SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
Quan niệm theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất mà
con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi để tạo ra
sản phẩm như lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các ngành:
trồng trọt, chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp.
Quan niệm theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với quá
trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Phát triển nông nghiệp: “ Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp
nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường
trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước
nâng cao hiệu quả sản xuất[17]”.
1.1.2. Vai trò sản xuất
Từ khi hình thành cho hiện tại, ngành đóng góp lớn trong phát triển kinh tế nói
chung mà còn đảm bảo tồn tại và phát triển của loài người nói riêng. Ăngghen đã khẳng
định: “Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và
hiện nay, nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế” (dẫn theo [20]).
Cụ thể, ngành có những vai trò to lớn như sau:
1.1.2.1. Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho đời sống
con người
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở hầu như tất cả
các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển. Hầu hết sản phẩm của ngành nhằm
phục vụ nhu cầu cần thiết cho đời sống, đảm bảo cơ bản về nhu cầu về nguồn dinh
dưỡng cho đời sống của con người. Chưa có một ngành nào dù có thể hiện đại phát
triển tới đâu có thể thay thế được nông nghiệp, mặc dù các một số sản phẩm công
nghiệp đáp ứng không hề nhỏ nhu cầu trên.
Trong bối cảnh hiện nay, khi sự bùng nổ dân số và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ
ở thập kỷ gần đây cùng với khí hậu ngày càng biến đổi mang tính toàn cầu tác động
nguy hại đến sản xuất của nền nông nghiệp TG, kéo theo sau đó những hệ lụy khôn
lường về an ninh LTTP của nhân loại. Đảm bảo an linh về lương thực trở thành một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
yêu cấp bách cầu thiết yếu của toàn cầu. Sản xuất NN nâng cao trình độ sản xuất, ứng
dụng yếu tố khoa học lẫn công nghệ tiên tiến trong sản xuất cần chú trong.
Bên cạnh lương thực, nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
hàng ngày của con người thông qua việc cung cấp các thực phẩm giàu đạm, lipit, cũng
như các sản phẩm ngành chăn nuôi nâng cao thể trạng và tăng tuổi thọ của con người,
đảm bảo khả năng tái sản xuất xã hội.
1.1.2.2. Nông nghiệp cung cấp sản phẩm vào đầu cho công nghiệp nói riêng cũng như
toàn bộ nền kinh tế nói chung
Các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như may mặc, đồ uống…
tất cả đều sử dụng các nguyên liệu thiết yều từ sản phẩm nông nghiệp.
Các quốc gia đang phát triển “Nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào chủ
yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng. Mặt khác, thông qua công nghiệp chế biến, nông sản có giá trị được tăng lên và
đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Chính vì thế, xét trên nhiều khía cạnh, nông nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến sự
phát triển và phân bố của nhóm ngành công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp cũng là ngành tạo ra nguồn vốn lớn cho phát triển của kinh tế trong
đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Nguồn vốn từ
ngành nông nghiệp có thể tạo ra bằng nhiều cách: tiết kiệm của nông dân đầu tư vào
các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông
sản… Việc huy động nguồn vốn từ nông nghiệp sẽ tạo động lực quan trọng,chúng góp
phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” [13].
1.1.2.3. Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, cung cấp lao động cho nhu cầu tái sản xuất
mở rộng của công nghiệp
Ngành đã thu hút đông đảo lực lượng lao động, đặc biết đối với các nước đang
phát triển. Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu
vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Bước vào giai
đoạn đầu của công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung
sống ở khu vực nông thôn. Chính vì thế, khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là
nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác thúc đẩy
năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động giải phóng
ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệp và đô thị. Đó chính là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia, gắn liền với
sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
1.1.2.4. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn sản phẩm hàng hóa
của các ngành kinh tế
Nông nghiệp và nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu ngành và tổng sản phẩm
quốc nội của nhân dân được thể hiện các nước phát triển. Đời sống người dân được
nâng cao theo từng ngày, cơ cấu ngành nghề kinh tế ở nông thôn ngày càng đa dạng,
nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường rộng lớn và ổn định của nền kinh tế
khi đạt tốc độ tăng trưởng. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, giúp nâng cao thu nhập
cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản
phẩm công nghiệp tăng, nó sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển
1.1.2.5. Nông nghiệp cung cấp nông sản xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
Tất cả các nguồn nông sản là bộ phận hàng hóa chủ yếu và đem lại giá trị ngoại
tệ lớn khi xuất khẩu. Đối với các quốc gia đang phát triển đều có những nhu cầu lớn về
ngoại nhập khẩu thiết bị, vật tư, đầu tư máy móc… Xuất khẩu nông sản đem lại một
phẩn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu đó.
Lịch sử phát triển, nông sản được coi là hàng hóa, là một yếu tố quan trọng phát
triển ngành ngoại thương trong thời kỳ đầu, một số nước cho thấy nguồn vốn được tích
lũy từ chính các sản phẩm ngành nông nghiệp tạo ra các mặt hàng hóa xuất khẩu. Ở
các thời kỳ sau, hầu hết các quốc gia sản phẩm nông nghiệp trở thành ngành sản xuất
chủ đạo đặc biệt nửa đầu quá trình CNH,HĐH.
1.1.2.6. Nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Trong sản xuất nông nghiệp, luân canh cây trồng, trồng rừng nhằm phủ xanh đồi
núi trọc, hay quan tâm đến cải tạo đất đai, hạn chế sử dụng các loại đất trừ sâu độc hại
trong quá trình sản xuất nông nghiệp… đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo môi
trường sinh thái cân bằng, chống suy giảm nguồn lực và mất đa dạng sinh thái, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên... là điều kiện cơ bản cho sự phát triển ổn định và bền vững của
nông nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai có vị trí quan trọng đặc biệt đất đai đã trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thể thay thế khác hẳn đất sử dụng trong công nghiệp và dịch vụ “Thường thì không thể
có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển,
mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất đai. Đất đai trong nông nghiệp còn
là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao
động vì nó chịu tác động của con người để tạo ra môi trường cho sinh vật phát triển,còn
là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động” [23]. Trong quá
trình lao động sản xuất, hao mòn đất đai ít hơn so với các tư liệu sản xuất khác. Con
người biết cách duy trì nâng và cao độ phì trong đất thì có thể hoàn toàn sử dụng được
thời gian dài.
1.1.3.2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống
Đối tượng của nông nghiệp là những sinh vật có cơ thể sống, phát triển theo
những quy luật và ảnh hưởng của các yếu tố như khí hậu, lượng mưa, thời tiết… Hầu
hết các quy luật tự nhiên độc lập với ý muốn chủ quan của loài người. Vì thế mọi tác
động trong sản xuất nông nghiệp của con người đều phải xuất phát từ nhận thức đúng
quy luật tự nhiên.
Nguyên liệu ban đầu nông nghiệp là hạt giống, con giống. Quá trình sản xuất có
thể làm tăng hoặc làm giảm thành phẩm do tác động của yếu tố về tự nhiên. Vì thế cần
không ngừng chọn lọc, lai tạo để có được những cây giống tốt, ưu thế phù hợp với điều
kiện ngoại cảnh.
1.1.3.3. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
Tính thời vụ mang tính chất đặc trưng nhất, ngành trồng trọt mang tính chất điển
hình nhất. Tính thời biểu hiện rõ rằng nhất thời gian lao động không trùng với thời gian
sản xuất. Thời gian lao động đó chính là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực
tiếp đến việc hình thành sản phẩm. Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản
phẩm trong quá trình sản xuất.
Quá trình sinh học của cây trồng và vật nuôi diễn ra thông qua hàng loạt các giai
đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần
thiết cho giai đoạn sau. Vì thế sự tác động của con người vào giai đoạn sinh trưởng
hoàn toàn không phải như nhau. Từ đây nảy sinh tình trạng có lúc đòi hỏi lao động
căng thẳng và liên tục, nhưng có những lúc thư nhàn, thậm chí không cần lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
động. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong suốt chu
kỳ sản xuất là một trong những hình thức biểu hiện của tính thời vụ.
Tính thời vụ thể hiện ở cả lúc thu hoạch, chế biến hay dự trữ bao tiêu ra ngoài thị
trường.
1.1.3.4. Trong sản xuất phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên
Xuất phát từ đối tượng của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, phát triển theo
quy luật tự nhiên còn chịu sự tác động của yếu tố tự nhiên… đã quy định đặc điểm phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp “Sự phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên được thể hiện ở sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân
đới của tự nhiên. Sự tồn tại của nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của các đới tự
nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong sử dụng lao động, trong trao đổi
sản phẩm chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính
bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp đa phần do tai biến thiên nhiên và thời tiết
khắc nghiệt. Các yếu tố tự nhiên kết hợp, cùng tác động với nhau trong một thể thống
nhất, sự thay đổi của hệ thống các yếu tố tự nhiên đã quy định khả năng nuôi trồng các
loại cây trồng, vật nuôi cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình
kỹ thuật để sản xuất ra nông phẩm” [28].
Sản xuất cần phải bố trí sắp xếp sao cho phù hợp từng vùng sinh thái sẽ nâng cao
các hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xem xét và năm bắt được mọi đặc điểm tự nhiên
tăng khả cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đồng thời áp dụng tiến bộ KHKT vào
ứng dụng sản xuất nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá lớn của tự nhiên trong sản xuất nông
nghiệp.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
1.1.4.1. Vị trí địa lí
Ngoài yếu tố khí hậu cùng với thổ nhưỡng, thì vị trí địa lí quy định sự có mặt của
các hoạt động nông nghiệp. Trong một đới tự nhiên VTĐL có tác động nhất định đến
phương hướng chính trong sản xuất, tới phân công cả trao đổi lao động trong sản xuất
nông nghiệp. Chính vì thế, các nước có vị trí thuộc khu vực nhiệt đới, độ ẩm, ánh sáng
lớn thuận lợi phát triển của nền nông nghiệp nhiệt đới. Ngược lại, những nước nằm
trong đới hoang mạc và có vị trí sâu trong lục địa sẽ khó phát triển nông nghiệp đa
dạng, các nước giáp biển có điều kiện đẩy mạnh ngành thủy sản trong khi các nước
nằm sâu trong lục địa không thể phát triển ngành này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tương đối lớn đối đến phát triển và cả phân bố
nông nghiệp.Các nhân tố có ảnh hưởng tới cơ cấu ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi,
tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, nó còn tác động khả năng áp kĩ
thuật mọi quy trình để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, quyết định tới
chất lượng sản xuất nông nghiệp.
- Địa hình
Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng lớn hoạt động nông nghiệp. Hình thái, độ cao,
cấu trúc địa hình có tác động đến mức độ canh tác, khả năng áp dụng cơ giới hóa trong
việc lựa chọn cơ cấu vật nuôi lẫn cây trồng cũng là điều kiện hình thành vùng chuyên
canh. Nơi có bề mặt bằng phẳng tác động cho việc canh tác, phát triển hệ thống luân
canh trở lên thuận lợi, hình thành nên vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn. Ngược
lại, dạng địa hình dốc gây tác động khiến cho việc tiến hành công tác thủy lợi, chống
xói mòn, rửa trôi gặp nhiều khó khăn…
- Đất đai
Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể sản xuất nông
nghiệp nếu không có đất đai. Các loại đất, độ phì của đất hay quỹ đất còn có mức ảnh
hưởng lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, sự phân bố và cơ cấu cây trồng lẫn
vật nuôi, khả năng thâm canh và năng suất vật nuôi, cây trồng. Đất đai vừa là môi
trường sống lại chính là nguồn đưa chất dinh dưỡng duy trì sự sống của cây trồng. Các
nơi có tài nguyên đất dồi dào, màu mỡ, tầng đất tơi xốp, thoáng khí, các đặc tính phù
hợp sẽ cho hiệu quả cao và ngược lại khi đất bị chai, cứng, độ tơi xốp kém. Một số loại
cây thì chỉ thích hợp với những loại đất nhất định: “Đất nào cây ấy”.
Toàn thế giới, diện tích đất nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ “chiếm 12% diện tích tự
nhiên” [12], bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm, đất hoang hóa
chưa được khai thác nhiều, đất bị xói mòn, rửa trôi diện tích ngày càng lớn. Do đó, phải
có chiến lược sử dụng một cách hợp lí loài tài nguyên quan trọng nhưng đang có nguy
cơ cạn kiệt này.
- Khí hậu
Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng không thể thiếu trong sự tồn tại, sinh
trưởng và phát triển của giới sinh vật. Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa... những bất
thường của thời tiết điều có tác động rất lớn đến xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cơ cấu mùa vụ, khả năng thâm canh xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu còn quy định tính mùa vụ trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp thông qua tính mùa vụ của khí hậu.
“Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định. Vượt
quá giới hạn cho phép này, chúng sẽ chậm phát triển và chết. Trên thế giới hình thành
5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hòa có mùa hè dài và nóng,
đới ôn hòa có mùa hè mát và ẩm, và đới cực) nó phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí
hậu. Những vùng dồi dào nhiệt ẩm, ánh sáng, lượng mưa… có thể cho phép trồng nhiều
vụ trong năm với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng,còn có khả năng xen canh gối vụ
như vùng nhiệt đới” [29]. Ngược lại, vùng ôn đới có một mùa đông phủ tuyết nên có ít
vụ trong năm. Các điều kiện thời tiết bất thường của khí hậu cũng nhiều gây khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước
Nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến đến năng suất, chất lượng cây trồng, tác động
lớn hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Những vùng nông nghiệp trù phú có nguồn nước
dồi dào ngược lại vùng, sa mạc, hoang mạc, bán hoang mạc… khó có thể phát triển sản
xuất nông nghiệp. Mặt khác, nơi có nguồn nước phân bố không đều dẫn đến tình trạng
dư nước hoặc có thể thiếu nước vào các mùa mưa hoặc khô. Do đó, cần phải sử dụng
hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên là cơ sở thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật
nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật cũng là tiền đề để hình thành và phát
triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù
hợp với các điều kiện tự nhiên sinh thái. Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện
tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi, thủy
sản.
1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động
Dân cư cũng vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp, có sức ảnh hưởng lớn tác động tới hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Một mặt, dân cư - lao động còn là lực lượng sản xuất trực tiếp mặt khác để tạo ra
các sản phẩm nông nghiệp. Không giống như công nghiệp, nhiều khâu trong sản xuất
nông nghiệp lại không thể dùng máy móc mà phải được thực hiện bằng lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thủ công. Nguồn lao động được coi như nhân tố quan trọng để thúc đẩy phát triển nông
nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng, chất lượng của nguồn lao động còn tác
động không nhỏ đến sự phát triển, phân bố của sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động
đông, gia tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ tạo nên áp lực
cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng và ngược lại.
Quy mô, truyền thống, tập quán ăn uống của dân cư có tác động to lớn đến quy
mô và sự phát triển của các ngành kinh tế, bao gồm trong đó có nông nghiệp. Quy mô
dân số càng đông, nhu cầu tiêu thụ nhiều, tạo động lực thúc đẩy phát triển. Bên cạnh
đó, các yếu tố truyền thống, tập quán sẽ quy định cơ cấu ngành nông nghiệp chủ yếu
của một lãnh thổ.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục tạo ra các tiền đề cơ bản, có thể
thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển của nông nghiệp. Số lượng cũng như chất lượng
của CSVC và CSHT trong nông nghiệp (cơ sở chế biến, giao thông vận tải, thủy lợi,
điện lực, bưu chính viễn thông,…) giúp sản phẩm nông nghiệp nâng cao về mặt chất
lương, mặt khác đảm bảo mối liên kết và liên hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật.
-Khoa học kĩ thuật công nghệ
Khoa học công nghệ thực sự là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
của nông nghiệp. Việc ứng dụng ngày càng cao các tiến bộ khoa học công nghệ vào
sản xuất đã tạo sự chủ động trong việc nâng cao năng suất, còn tạo ra các thế hệ giống
mới có hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự hình thành của các vùng chuyên canh. Góp
phần chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, mặt khác tiến bộ KHCN cũng góp phần hạn
chế ảnh hưởng của tự nhiên.
- Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp
Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp đúng đắn phù hợp sẽ tạo tiền đề cho
nông nghiệp phát triển đúng hướng, trái lại sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi nền nông
nghiệp phát triển, chính sách về nông nghiệp và quan hệ sở hữu tác động lớn tổ chức
hình thức sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các hệ thống các chính sách nông nghiệp
như khuyến nông, khuyến lâm, chính sách ưu đãi vốn… còn có tác dụng thúc đẩy và
định hướng sự phát triển của ngành nông nghiệp phù hợp với xu thế chung.
- Nguồn vốn
Quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với quốc gia đang phát
triển thì nguồn vốn đóng vai trò rất to lớn. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động lớn đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất,
đáp ứng các chương trình phát triển của nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư vào sản xuất
nhiều sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhằm thúc đẩy
sự phát triển nông nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu.
- Thị trường tiêu thụ
Mọi biến động trên thị trường đều có tác động tích cực cũng như tiêu cực đến sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra, thị trường còn có tác động điều tiết đối với sự hình thành
và phát triển của các vùng nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa.
Chính vì thế, thị trường bao tiêu sản phẩm nông nghiệp là yếu tố cơ bản ảnh
hưởng tới quy mô, giá trị và cơ cấu các loại sản phẩm nông nghiệp, phát triển và ngược
lại tới việc thúc đẩy ngành nông nghiệp.
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp
- GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng giá trị GDP toàn
nền kinh tế. Chỉ tiêu đã phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn nền
kinh tế của một vùng, khu vực hoặc quốc gia, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá
trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, nông
nghiệp còn đóng vai trò là ngành kinh tế truyền thống với tỉ trọng khoảng 20 - 30%
GDP, trong khi đó các nước phát triển có GDP nông nghiệp chỉ khoảng từ 1 - 7%.
Xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế hiện nay đang diễn ra theo hướng giảm
dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật sẽ nâng cao năng suất, giá trị và chất lượng sản phẩm làm quy mô giá trị
sản xuất không ngừng tăng.
- Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp
Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên mà
các yếu tố này lại có giới hạn nhất định của nó nên sự tăng trưởng trong nông nghiệp
có phần khó hơn so với các ngành khác.
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp không những phản ánh trình độ cơ
giới hóa, hiện đại hóa còn thể hiện trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
nông nghiệp. Để tính tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp, người ta thường lấy giá trị
so sánh một năm cố định hoặc so với năm gốc (Ở Việt Nam tính tốc độ tăng trưởng
theo giá so sánh 1994).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- GTSX nông nghiệp và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành
GTSX nông nghiệp là tổng GTSX và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trên một
đơn vị lãnh thổ, trong một thời kỳ nhất định.
Cơ cấu GTSX nông nghiệp là tương quan về GTSX giữa các bộ phận trong tổng thể
hoạt động kinh tế nông nghiệp, thể hiện các mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả
về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó. Nếu các thước đo về sự tăng trưởng (GTSX,
GDP) phản ánh về sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những
chuyển biến về chất trong quá trình phát triển của nông nghiệp.
- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Giá trị được tạo ra trên 1ha đất nông nghiệp)
Công thức tính: G = P/S
Trong đó:P: GTSX (triệu đồng)
S: Diện tích gieo trồng (ha)
G: GTSX/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha)
Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, khi
sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng vụ, việc lựa chọn cơ cấu
cây trồng vật nuôi hợp lí thì giá trị của các nông sản được tạo ra ngày càng nhiều. Chính
vì vậy, có nhiều quốc gia phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không nhiều nhưng
giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra không ngừng gia tăng.
- Năng suất lao động nông
nghiệp Công thức tính: N = P/L
Trong đó:
P: GTSX nông nghiệp (triệu đồng).
L: Số lao động nông nghiệp (người).
N: Năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động).
Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng
lao động mà còn thể hiện khả năng áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Mức
độ áp dụng KHKT càng cao thì GTSX được tạo ra trong nông nghiệp ngày càng tăng
trên một số lượng lao động nông nghiệp lại ngày càng giảm.
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Theo K.I.Ivanov: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết
không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở
các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp
tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội
cao nhất” (dẫn theo [12]).
Cơ bản, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp bao gồm: hộ gia đình (nông hộ),
trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên canh tập trung, vùng nông nghiệp, cho
thấy rằng TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp tới cao, đơn giản và phức tạp.
1.1.6.1. Hộ gia đình (Nông hộ)
Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng mà còn là hình thức vốn có của sản
xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, Việt Nam nằm
trong số đó, hộ gia đình được ví như là một tế bào thống nhất các thành có cùng huyết
tộc, mọi người điều có trách nhiệm làm tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp.
Hộ gia đình bao gồm các đặc điểm cơ bản như: quy mô đất đai nhỏ bé, thể hiện
rõ tính chất tiểu nông, quy mô vốn nhỏ, khả năng tích lũy thấp, hạn chế khả năng tái
đầu tư. Lao động hầu như là sử dụng lao động gia đình, kỹ thuật canh tác và công cụ
sản xuất ít biến đổi,còn mang nặng tính truyền thống. Quy mô sản xuất ở hộ gia đình
rất nhỏ bé.
Hộ gia đình là hình thức TCLTNN ở trình độ thấp nhưng lại có vai trò quan trọng,
hộ gia đình làm tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, thúc
đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ mới nhằm mục đích sản xuất hàng hóa.
1.1.6.2. Trang trại
Công nghiệp hóa đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành, đây là hình
thức của quá trình tất yếu phát triển nông nghiệp trong quá trình CNH-HĐH.
Các đặc điểm nổi bật chính của hình thức là: mục đích chủ yếu của trang trại là sản
xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập, quy mô đất đai tương đối lớn, thể hiện
tiến bộ trong sản xuất, lao động thuê mướn theo thời vụ hoặc thường xuyên. Vai trò to lớn
trong phát triển nông nghiệp ở các nước phát triển và đang phát triển.
1.1.6.3. Hợp tác xã nông nghiệp
HTXNN là một trong những một trong những hình thức phổ biến nhất trên thế
giới với nhiều tên gọi khác nhau. HTXNN là một tổ chức kinh tế do chính nông dân tự
nguyện thành lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ
nguồn khác để duy trì phát triển kinh tế hộ và tăng nhanh tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả
cao cho các chủ trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đặc điểm của HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp là hình thức tổ chức liên kết tự
nguyện của những nông hộ, nông trại điều có chung yêu cầu về dịch vụ cho sản xuất,
kinh doanh. Mục đích chính của HTXNN là nhằm cung cấp dịch vụ cho xã viên,sau đó
đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời nó cũng tuân theo
nguyên tắc tái sản xuất mở rộng. Hiện nay có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành
và HTX đa ngành.
1.1.6.4.Vùng chuyên canh tập trung
Vùng chuyên canh tập trung là lãnh thổ có sự đồng nhất tương đối về các điều
kiện phát triển. Đặc điểm của các vùng chuyên canh là thể hiện tính chất chuyên môn
hóa đặc trưng dựa trên việc khai thác các thế mạnh nổi bật của lãnh thổ.
Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có vai trò quan trọng, cho phép khai
thác hiệu quả các thế lợi của từng lãnh thổ, các sản phẩm có lợi thế phát triển giúp sản
phẩm nông nghiệp có thị trường xuất khẩu ổn định, cạnh tranh cao và có nhu cầu lớn
về nguyên liệu thay thế nhập khẩu, nâng cao thu nhập nông hộ trên một diện tích canh
tác.
1.1.6.5. Vùng nông nghiệp sinh thái
Trong TCLTNN thì đây là hình thức cao nhất, bao gồm tất cả các hình thức tổ
chức lãnh thổ ở cấp thấp hơn.
Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có mối tương đồng,
đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, và được hình thành với mục đích
phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp từ đó trên cơ sở sử
dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước
cũng như trong nội bộ từng vùng.
Vùng nông nghiệp còn là một bộ phận lãnh thổ của đất nước bao gồm những lãnh
thổ có sự tương đồng về: điều kiện sinh thái nông nghiệp (điều kiện khí hậu, đất đai,
nguồn nước…), điều kiện kinh tế xã hội, trình độ thâm canh, hay cơ sở vật chất kỹ
thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông sản hàng hóa, chế độ
canh tác…
Ở phạm vi lãnh thổ cấp tỉnh, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hầu hết
là các hình thức phổ biến sau: Nông hộ, trang trại, hợp tác xã, vùng chuyên canh tập
trung. Các hình thức này còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp
phát triển đa dạng, trên cơ sở đó sử dụng hiệu quả các lợi thế về lãnh thổ, nhằm đảm
bảo ổn định và thúc đẩy năng suất lao động xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về phân bố nông nghiệp và phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng
sông Hồng giai đoạn 2010 - 2017
1.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu
ĐBSH là vùng có rất điều kiện cũng như lợi thế phát triển cũng như sản xuất
ngành nông nghiệp. Giai đoạn hiện tại, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm vị trí cao
trong nền kinh tế của ĐBSH tỉ trọng có xu hướng giảm và hiện chỉ chiếm 17% GDP
toàn vùng. Điều này phản ánh sự thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH - HĐH.
ĐBSH đang có nhiều đổi mới trong ngành nông nghiệp: Nền sản xuất theo hướng
định hướng hàng hóa đi liền phát triển nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy
mạnh thâm canh, chuyên canh gắn với phát triển chăn nuôi, cây ăn quả… GTSX ngành
nông nghiệp ngày càng tăng mạnh và vững chắc.
Bảng 1.1. GTSX nông - lâm - thủy sản vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017
Năm 2010 2015 2017
Toàn vùng (tỉ đồng) 34.375,7 38.375,9 41814,1
Tỉ lệ so với cả nước (%) 13,9 12,5 11,9
Nguồn: Tính toán từ http://www.gso.gov
Trong cơ cấu GTSX khu vực I ở ĐBSH, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, xu hướng
giảm qua các năm, hoạt động thủy sản chưa khai thác hết tiềm năng, tỉ trọng có tăng
nhưng mới chỉ chiếm 13,1% năm 2010, hoạt động lâm nghiệp không đáng kể. 1.2.1.2.
Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất trong khu vực I ở ĐBSH. ĐBSH vùng
trọng điểm lương thực, chỉ sau vùng ĐBSCL.
Cơ cấu nông nghiệp của ĐBSH chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành
trồng trọt, tăng chăn nuôi, chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp là dịch vụ.
Bảng 1.2. Cơ cấu sản xuất và GTSX nông nghiệp ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2017
1. Giá trị sản xuất nông nghiệp Tỉ đồng 30.061,0 33.302,9 36.544,1
Tỉ lệ (%) so với cả nước % 16,8 17,6 16,8
2. Cơ cấu giá trị sản xuất
- Trồng trọt % 72,5 67,4 62,4
- Chăn nuôi % 25,2 29,9 34,6
- Dịch vụ nông nghiệp % 2,3 2,7 3,0
Nguồn: Tính toán từ http://www.gso.gov
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Qua bảng số liệu kết hợp với biểu đồ so sánh cho thấy, trồng trọt chiếm trên 60%,
chăn nuôi có xu hướng tăng và đang từng bước phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu lớn
của thị trường tiêu thụ năm 2017 chiếm 24,6%, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ ít, điều
đó có thể thấy ngành trồng trọt vẫn là ngành chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp
của vùng.
Hình 1.1. Cơ cấu GTSX nông nghiệp vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017
(ĐVT: %)
a) Ngành trồng trọt
“Tổng diện tích gieo trồng lương thực có hạt là 1.190,2 nghìn ha năm 2017
chiếm 13,6% diện tích cây lương thực có hạt cả nước” [16].
* Cây lương thực
Cây lương thực của ĐBSH: gồm lúa, ngô và các cây hoa màu như khoai lang, sắn,
lạc… Chính sách phát triển nông nghiệp, sản xuất theo hướng hiện đại và khắc phục tình
trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trước kia với nhiều biện pháp khác nhau như: sử dụng
các giống mới, thay đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các biện pháp thâm canh... giúp cho sản
lượng và năng suất cây lương thực không ngừng tăng lên qua các năm.
- Cây lúa
Cây lúa đứng ở giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu cây lương thực có hạt,
luôn chiếm 85% diện tích và khoảng 90% sản lượng lương thực có hạt. Lúa được trồng
ở tất cả vùng, phân bố tập trung ở các tỉnh Thái Bình,Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương,
một số địa bàn ngoại thành ven thành phố HN…
Trong thời gian gần đây, ĐBSH diện tích cây lúa có xu hướng giảm xuống là do
vùng thay thế một số cây trồng đem lại hiệu quả cao, song sản lượng lúa vẫn tăng ổn
định qua các năm, lớn thứ 2 sau vùng ĐBSCL nguyên nhân đó là sự gia tăng về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
năng suất lúa kéo theo đó BQLT trên đầu người của ĐBSH xếp thứ hạng cao so với
các vùng khác. Năm 2017, lúa cả năm vùng ĐBSH đạt 2,5 triệu tấn sản lượng. Các tỉnh
có năng suất lúa cao và đứng đầu là Thái Bình (65,9 tạ/ha) sau đó là Hưng Yên (64,5
tạ/ha), Bắc Ninh (63,5 tạ/ha)… (Nguồn: Tính toán từ http://www.gso.gov).
Vùng đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ làm tăng năng suất cây lúa, đưa giống
giống cây trồng ngắn ngày có năng suất cao, tiến bộ về KHKT đưa ra các giống lúa
chất lượng vào trồng đại trà. Bên cạnh đó còn áp dụng nhiều biện pháp cơ giới hóa,
hóa học hóa, thủy lợi vào sản xuất.
ĐBSH có 2 vụ lúa chính là vụ mùa và đông xuân. Diện tích vụ đông xuân và vụ
mùa không khác nhau nhiều, tuy nhiên năng suất lúa vụ đông xuân cao hơn vụ mùa
nhiều (66,9 tạ/ha so với 55,2 tạ/ha), vì thế sản lượng lúa vụ đông xuân luôn cao hơn
1,2 lần vụ mùa (Tính toán từ http://www.gso.gov).
- Cây hoa màu lương thực
ĐBSH có nhiều loại cây hoa màu lương thực. Cây ngô là cây hoa màu được trồng
nhiều nhất và cũng giữ vai trò quan trọng chỉ sau cây lúa. Ngô được trồng rộng rãi,
nhất là ở các tỉnh có diện tích bãi bồi lớn như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc
Ninh… Cây khoai lang là cây trồng ngắn ngày, tương đối dễ tính, được trồng luân canh
với cây công nghiệp hàng năm, các cây rau đậu trên đất trồng lúa ở khắp các tỉnh trong
vùng.
- Cây rau đậu: Cây rau chiếm tỉ trọng lớn hơn cả, rau được trồng nhiều ở các bãi ven
sông, tại các vùng ven thành phố và đô thị lớn, hình thành vành đai quanh các đô thị như
Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội,… Sản xuất rau của vùng theo hướng
an toàn sẽ đi vào chất lượng, các loại rau cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Cây công nghiệp hàng năm: Vùng phát triển chủ yếu cây đậu tương, lạc,
vừng, cói,…
b) Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi của ĐBSH có quy mô tương đối lớn, chủ yếu ở hình thức trang trại,
khu vực kinh tế hộ gia đình. Trong đó cơ cấu vật nuôi, đàn gia cầm và lợn chiếm tỉ
trọng lớn hơn cả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 1.3. Số lượng gia súc, gia cầm ĐBSH, giai đoạn 2010 - 2017
Vật nuôi Đơn vị Năm 2010 Năm 2017
1.Đàn trâu Nghìn con 98,7 54,3
2. Đàn bò Nghìn con 581,7 675,1
3. Đàn lợn Nghìn con 6761,4 8.124,3
4. Đàn gia cầm Nghìn con 80644 108.711
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, 2017
- Chăn nuôi đàn bò, trâu
+ Đàn trâu: Con vật truyền thống ĐBSH, trước kia trâu được coi được coi là đầu
cơ nghiệp nhưng hiện nay đang giảm nhanh do nông nghiệp đã được cơ giới hóa. Năm
2017 số lượng đàn trâu của vùng chiếm 4,6% đàn trâu cả nước (Nguồn: Tính toán từ
http://www.gso.gov). Các tỉnh nuôi nhiều trâu nhất là Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam
Định, Ninh Bình, Hưng Yên,…
+ Đàn bò: Hiện nay chăn nuôi bò ở ĐBSH chủ yếu để lấy thịt, sữa, đã hình thành
được một số khu chăn nuôi bò sữa ven đô (ngoại thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn La).
Chăn nuôi bò thịt khá phát triển năm 2017 đàn bò của vùng chiếm 9,7% đàn bò cả nước
(Tính toán từ http://www.gso.gov), đàn bò phân bố chủ yếu ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái
Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình,…
- Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn ở ĐBSH chủ yếu được tiến hành theo hướng hàng hóa, gắn với
từng hộ gia đình và trang trại, tuy nhiên chưa quen với chăn nuôi và thức ăn CN giá
còn cao, ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh nên số lượng lợn đang giảm nhẹ. Tuy nhiên
gần đây, đàn lợn đang có xu hướng nạc hóa và đang cơ cấu lại đàn lợn theo hướng công
nghiệp, năng suất đàn lợn tăng cao. Năm 2017, đàn lợn của vùng chiếm 22% đàn lợn
cả nước (Tính toán từ http://www.gso.gov). Lợn được nuôi nhiều ở các tỉnh Hải Dương,
Nam Định, Hải Phòng,... đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
- Chăn nuôi gia cầm: ĐBSH đã từng bước chuyển biến từ chăn nuôi quảng canh
sang chăn nuôi chăn nuôi thả vườn kết hợp chăn nuôi công nghiệp với hướng siêu trứng
và thịt đưa các giống gia cầm mới chất lượng tốt đã được đưa vào phát triển. Các tỉnh
Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh… Đàn gia cầm của vùng năm 2017 chiếm
30% đàn gia cầm (Tính toán từ http://www.gso.gov).Tuy nhiên, số lượng
gia cầm có biến động qua các năm là do ảnh hưởng mạnh bởi dịch cúm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.1.3. Thủy sản
a) Nuôi trồng thủy sản
Tỉ trọng nuôi trồng thủy sản ngày càng lớn, xu hướng tăng qua các năm, chiếm
trên 70% tổng sản lượng thủy sản. Hiện nay, một diện tích khá lớn khác ngoài mặt nước
được chuyển sang NTTS điển hình như chuyển ruộng trũng sang NTTS; chuyển vùng
đất ven biển sang nuôi tôm, cua, ngao, sò… Các tỉnh NTTS nhiều là Nam Định, Hải
Phòng, Ninh Bình và Thái Bình.
b) Khai thác thủy sản
Đây là nghề truyền thống của cư dân ven biển vùng ĐBSH. Một số tỉnh có sản
lượng thủy sản khai thác lớn như Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định.
1.2.1.4. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cơ bản
a) Kinh tế trang trại
ĐBSH có số trang trại là 4.512 chiếm 19,5 % số trang trại cả nước (Tính toán từ
http://www.gso.gov), trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là chủ yếu. Quy mô diện
tích và sử dụng lao động còn nhỏ, vốn vay ngân hàng để đầu tư chưa nhiều, tuy nhiên
thu nhập bình quân 1 trang trại đạt khá ổn định (58,3 triệu đồng/năm). Các trang trại
phân bố nhiều ở Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng…
b) Hợp tác xã nông nghiệp.
Các HTXNN của vùng thời gian qua hầu như đã được chuyển sang hợp tác xã
kiểu mới, chủ yếu phát triển làm dịch vụ và hoạt động kinh doanh độc lập.
Số HTX của ĐBSH năm 2017 là 3141 chiếm 49,8% số HTX cả nước, trong đó
HTX nông nghiệp chiếm gần 45% cả nước và HTX thủy sản chiếm 12,5% cả nước.
Các HTX nông nghiệp phát triển lớn nhất ở tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, còn HTX thủy
sản ở tỉnh Nam Định và Hải Phòng.
1.2.1.5. Một số tồn tại và hạn chế
- Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác thấp, nguyên nhân chính là do mở rộng
diện tích đất thổ cư và chuyên dùng, CNH-HĐH diễn ra nhanh làm cho đất sản xuất lương
thực bị thu hẹp. Đất nằm trong đê không được bồi tụ, bị thoái hóa thường xuyên.
- Bình quân đất canh tác trên đầu người còn thấp (dưới 0,06ha/người), lao động
vẫn còn dư thừa.
- Diễn biến thời tiết bất thường như sương muối, rét đậm và bão lũ khiến làm
nguy hại tới sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Thu nhập từ nông nghiệp còn thấp và chưa ổn định ảnh hưởng đến việc phát
triển của ngành tạo nên sự phân hóa nông thôn đang diễn ngày càng xa hơn.
- Sử dụng phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng phương pháp, quá
liều lượng dẫn tới tình trạng thoái hóa đất và đất bị bạc màu, đất bị chua hóa, ảnh hưởng
tới môi trường.
1.2.2. Một số nét cơ bản nông nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017
Nằm trong vùng KTTĐBB, vị trí địa lí của tỉnh mang tính chiến lược trong phát
triển KTXH cũng như an ninh quốc phòng của cả nước. Hưng Yên được coi là cửa ngõ
của thủ đô Hà Nội cùng với các tuyến vành đai 3, 4, 5, Hà Nội trở thành thị trường tiêu
thụ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, Hưng Yên có mối quan hệ chặt
chẽ với các tỉnh Hải Hương, Hải Phòng trong hợp tác kinh tế và cả sản xuất nông
nghiệp. Hưng Yên có mặt hàng nông sản đa dạng, nhất là cây ăn quả như chuối, nhãn,
cam cũng dễ dàng được vận chuyển qua quốc lộ 1 vào các tỉnh miền Trung, tăng cường
mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo định hướng hàng hóa, ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết trong khâu sản
xuất và chế biến bao tiêu sản phẩm.
Hưng Yên điển hình là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một mùa đông lạnh rõ rệt
kéo dài khoảng 2 - 4 tháng. Địa hình bằng phẳng, khí hậu của Hưng Yên phân hóa theo
mùa, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, thâm canh trồng lúa nước từ lâu
đời vì vậy nền nông nghiệp khá sớm. Tỉnh có dân số trẻ, trình độ KHKT cao, tiếp giáp
với Hà Nội dễ dàng tiếp thu và học tập KHCN, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ
sở hạ tầng của tỉnh cũng được đầu tư khá mạnh và ngày càng hoàn thiện đã góp phần
thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH của tỉnh.
Nông nghiệp của tỉnh có vị trí quan trọng trong nền cơ cấu các ngành kinh tế, tuy
nhiên tỉ trọng ngành giảm dần phản ánh xu hướng thay đổi tiến bộ trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và của cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
100%
90% 20,78 15,29 13,4 12,91 13,19
80%
70%
60%
Dịch vụ
47,78
64,31 71,63 71,58
50% 73,12
40%
Công nghiệp xây
dựng
30% Nông - lâm- thủy
20%
sản
10%
31,45
20,4
14,97 15,51 13,69
0% Năm
2010 2012 2014 2016 2017
Hình 1.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Hưng Yên giai đoạn 2010 -
2017 Nguồn: NGTK tỉnh Hưng Yên năm 2017
Qua biểu đồ cơ cấu GDP cho thấy xu hướng chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
Do tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất thấp hơn so với KV II và III, tỉ trọng khu
vực I có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế (từ 31,45% năm 2010 xuống 13,69% năm
2017), như vậy trong vòng 8 năm, tỉ trọng nông nghiệp giảm 17,76%.
Tỉ trọng của khu vực I chỉ chiếm 13,69% (năm 2017), tuy nhiên GTSX nông -
lâm - thủy sản không ngừng tăng. Năm 2010 đạt 13.329.96 triệu đồng, đến năm 2017
tăng lên 21.816.612 triệu đồng (tính theo giá thực tế). Nông nghiệp của tỉnh phát triển
không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu, đồng thời cần chú trọng phát
triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trong cơ cấu khu vực I, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trên 90% (năm
2017) trong khi ngành lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng tương đồng với nhau chỉ
chiếm một phần nhỏ chưa đến 10% (năm 2017). Hiện nay trong cơ cấu có sự chuyển
dịch theo hướng giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỉ trọng của
ngành thủy sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2010 - 2017
Tiêu chí
2010 2017
Triệu đồng % Triệu đồng %
Tổng số: 13.329.969 100,0 21.816.612 100,0
Chia ra:
+ Nông nghiệp 12.436.970 93,30 19.678.456 90,1
+ Lâm nghiệp 34.735 0,26 27.685 0,01
+ Thủy sản 858.264 6,44 2.110.471 9,8
Nguồn: NGTK tỉnh Hưng Yên năm 2017
Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng của ngành
trồng trọt từ 52,4% năm 2010 giảm còn 50,3% vào năm 2017, ngành chăn nuôi tăng từ
45,4% năm 2010 lên 46,5% năm 2017, còn lại dịch vụ nông nghiệp năm 2010 là 2,2%
lên 3,8% năm 2017.
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX nông nghiệp Hưng Yên
giai đoạn 2001 - 2011 (Giá hiện hành)
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Năm (Triệu đồng)
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
2010 12.436.970 6.513.714 52,4 5.646.056 45,4 277.200 2,2
2014 15.805.582 7.935.456 50,2 7.524.670 47,5 345.456 2,3
2017 19.174.194 9.756.678 50,3 8.908.838 46,5 508.678 3,8
Nguồn: NGTK tỉnh Hưng Yên năm 2017
- Trồng trọt: Cây lương thực, rau đậu thực phẩm trong cơ cấu cây trồng hàng
năm nhằm giải quyết các nhu cầu tại chỗ cho người dân và các khu đô thị lân cận, hoặc
khu công nghiệp là quan trọng, đồng thời xuất khẩu đi các tỉnh lân cận, cây lúa
đóng vai trò chủ yếu chiếm 61% diện tích trồng cây hàng năm, còn lại rau củ chiếm
39%. Nhóm các cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ lệ 17,3%, cây ăn quả được coi như
nhóm cây cây hàng hóa chủ yếu là nhãn, chuối, bưởi... đến năm 2017 diện tích cây ăn
quả giống mới đạt 80% tổng diện tích đủ điều kiện để chứng nhận VietGAP.
- Chăn nuôi: Mục tiêu giai đoạn năm 2016 - 2020 tăng 7% sản lượng sản phẩm,
chiếm trên 40% đến 50% tổng sản lượng thịt hơi sản xuất trong tỉnh, xây dựng mới từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6-8 cơ sở giết mổ. Sử dụng hiệu quả cao diện tích mặt nước trong nuôi trồng thủy hải
sản, phát triển nuôi thâm canh để tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng tốt con giống
thuỷ sản... Chuyển mạnh hình thức chăn nuôi, gia súc gia cầm theo phương thức chính
chăn nuôi công nghiệp, trang trại nâng cao năng suất, chất lượng tốt các loại lợn nạc,
bò lai, gia cầm siêu trứng, siêu thịt...
- Dịch vụ nông nghiệp: Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ngày càng có sự
chuyển biến tích cực, các dịch vụ nông nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực làm
đất, thủy lợi, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại giống cây trồng vật
nuôi...đáp ứng nhu cầu cần thiết trong sản xuất nông nghiệp, các mô hình HTX nông
sản tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hình thành các HTX: Đông Tảo (huyện Khoái
Châu), Long Hưng (huyện Văn Giang)... dần đưa hoạt động dịch vụ NN có vị trí quan
trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tiểu kết chương 1
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển KT- XH. Nền kinh tế
này đảm bảo an ninh lương thực cho loài người, cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt
động sản xuất các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và góp phần sử dụng hợp lý
tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái,... Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng,
tính mùa vụ,... sản xuất nông nghiệp cần có những quy hoạch, định hướng cụ thể, phù
hợp với thực tiễn phát triển ở mỗi vùng miền.
Tong thực tế phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010 -
2017 cho thấy, ngành nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo cơ sở và góp
phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp phát triển. Hình thành nên các
vùng nông nghiệp sản xuất trọng điểm, trong đó có vùng ĐBSH. Hưng Yên là tỉnh có
sản xuất lúa, chăn nuôi gia cầm và cây ăn quả là những lĩnh vực nổi bật của tỉnh.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx

Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...TrngThKhnhNga
 
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2tNg4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2ttranngochieu92
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmDự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmYenPhuong16
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngChém Gió Thành Bão
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docsividocz
 
Chap3 m2-tv
Chap3 m2-tvChap3 m2-tv
Chap3 m2-tvDao Hoa
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx (20)

Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docxTiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
 
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docxTiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
 
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2tNg4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t
 
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đĐề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng HoáLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
 
Tailieu.vncty.com da8
Tailieu.vncty.com da8Tailieu.vncty.com da8
Tailieu.vncty.com da8
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồngLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
 
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmDự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
 
Chap3 m2-tv
Chap3 m2-tvChap3 m2-tv
Chap3 m2-tv
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm Quan niệm theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp. Quan niệm theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Phát triển nông nghiệp: “ Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất[17]”. 1.1.2. Vai trò sản xuất Từ khi hình thành cho hiện tại, ngành đóng góp lớn trong phát triển kinh tế nói chung mà còn đảm bảo tồn tại và phát triển của loài người nói riêng. Ăngghen đã khẳng định: “Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay, nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế” (dẫn theo [20]). Cụ thể, ngành có những vai trò to lớn như sau: 1.1.2.1. Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho đời sống con người Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở hầu như tất cả các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển. Hầu hết sản phẩm của ngành nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết cho đời sống, đảm bảo cơ bản về nhu cầu về nguồn dinh dưỡng cho đời sống của con người. Chưa có một ngành nào dù có thể hiện đại phát triển tới đâu có thể thay thế được nông nghiệp, mặc dù các một số sản phẩm công nghiệp đáp ứng không hề nhỏ nhu cầu trên. Trong bối cảnh hiện nay, khi sự bùng nổ dân số và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở thập kỷ gần đây cùng với khí hậu ngày càng biến đổi mang tính toàn cầu tác động nguy hại đến sản xuất của nền nông nghiệp TG, kéo theo sau đó những hệ lụy khôn lường về an ninh LTTP của nhân loại. Đảm bảo an linh về lương thực trở thành một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 yêu cấp bách cầu thiết yếu của toàn cầu. Sản xuất NN nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng yếu tố khoa học lẫn công nghệ tiên tiến trong sản xuất cần chú trong. Bên cạnh lương thực, nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người thông qua việc cung cấp các thực phẩm giàu đạm, lipit, cũng như các sản phẩm ngành chăn nuôi nâng cao thể trạng và tăng tuổi thọ của con người, đảm bảo khả năng tái sản xuất xã hội. 1.1.2.2. Nông nghiệp cung cấp sản phẩm vào đầu cho công nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung Các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như may mặc, đồ uống… tất cả đều sử dụng các nguyên liệu thiết yều từ sản phẩm nông nghiệp. Các quốc gia đang phát triển “Nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Mặt khác, thông qua công nghiệp chế biến, nông sản có giá trị được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì thế, xét trên nhiều khía cạnh, nông nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố của nhóm ngành công nghiệp chế biến. Nông nghiệp cũng là ngành tạo ra nguồn vốn lớn cho phát triển của kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Nguồn vốn từ ngành nông nghiệp có thể tạo ra bằng nhiều cách: tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… Việc huy động nguồn vốn từ nông nghiệp sẽ tạo động lực quan trọng,chúng góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” [13]. 1.1.2.3. Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, cung cấp lao động cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng của công nghiệp Ngành đã thu hút đông đảo lực lượng lao động, đặc biết đối với các nước đang phát triển. Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Bước vào giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Chính vì thế, khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác thúc đẩy năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệp và đô thị. Đó chính là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia, gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.2.4. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn sản phẩm hàng hóa của các ngành kinh tế Nông nghiệp và nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu ngành và tổng sản phẩm quốc nội của nhân dân được thể hiện các nước phát triển. Đời sống người dân được nâng cao theo từng ngày, cơ cấu ngành nghề kinh tế ở nông thôn ngày càng đa dạng, nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường rộng lớn và ổn định của nền kinh tế khi đạt tốc độ tăng trưởng. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, giúp nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, nó sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển 1.1.2.5. Nông nghiệp cung cấp nông sản xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước Tất cả các nguồn nông sản là bộ phận hàng hóa chủ yếu và đem lại giá trị ngoại tệ lớn khi xuất khẩu. Đối với các quốc gia đang phát triển đều có những nhu cầu lớn về ngoại nhập khẩu thiết bị, vật tư, đầu tư máy móc… Xuất khẩu nông sản đem lại một phẩn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu đó. Lịch sử phát triển, nông sản được coi là hàng hóa, là một yếu tố quan trọng phát triển ngành ngoại thương trong thời kỳ đầu, một số nước cho thấy nguồn vốn được tích lũy từ chính các sản phẩm ngành nông nghiệp tạo ra các mặt hàng hóa xuất khẩu. Ở các thời kỳ sau, hầu hết các quốc gia sản phẩm nông nghiệp trở thành ngành sản xuất chủ đạo đặc biệt nửa đầu quá trình CNH,HĐH. 1.1.2.6. Nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Trong sản xuất nông nghiệp, luân canh cây trồng, trồng rừng nhằm phủ xanh đồi núi trọc, hay quan tâm đến cải tạo đất đai, hạn chế sử dụng các loại đất trừ sâu độc hại trong quá trình sản xuất nông nghiệp… đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo môi trường sinh thái cân bằng, chống suy giảm nguồn lực và mất đa dạng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên... là điều kiện cơ bản cho sự phát triển ổn định và bền vững của nông nghiệp. 1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai có vị trí quan trọng đặc biệt đất đai đã trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thể thay thế khác hẳn đất sử dụng trong công nghiệp và dịch vụ “Thường thì không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất đai. Đất đai trong nông nghiệp còn là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì nó chịu tác động của con người để tạo ra môi trường cho sinh vật phát triển,còn là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động” [23]. Trong quá trình lao động sản xuất, hao mòn đất đai ít hơn so với các tư liệu sản xuất khác. Con người biết cách duy trì nâng và cao độ phì trong đất thì có thể hoàn toàn sử dụng được thời gian dài. 1.1.3.2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống Đối tượng của nông nghiệp là những sinh vật có cơ thể sống, phát triển theo những quy luật và ảnh hưởng của các yếu tố như khí hậu, lượng mưa, thời tiết… Hầu hết các quy luật tự nhiên độc lập với ý muốn chủ quan của loài người. Vì thế mọi tác động trong sản xuất nông nghiệp của con người đều phải xuất phát từ nhận thức đúng quy luật tự nhiên. Nguyên liệu ban đầu nông nghiệp là hạt giống, con giống. Quá trình sản xuất có thể làm tăng hoặc làm giảm thành phẩm do tác động của yếu tố về tự nhiên. Vì thế cần không ngừng chọn lọc, lai tạo để có được những cây giống tốt, ưu thế phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. 1.1.3.3. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ Tính thời vụ mang tính chất đặc trưng nhất, ngành trồng trọt mang tính chất điển hình nhất. Tính thời biểu hiện rõ rằng nhất thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất. Thời gian lao động đó chính là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp đến việc hình thành sản phẩm. Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm trong quá trình sản xuất. Quá trình sinh học của cây trồng và vật nuôi diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn sau. Vì thế sự tác động của con người vào giai đoạn sinh trưởng hoàn toàn không phải như nhau. Từ đây nảy sinh tình trạng có lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, nhưng có những lúc thư nhàn, thậm chí không cần lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 động. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong suốt chu kỳ sản xuất là một trong những hình thức biểu hiện của tính thời vụ. Tính thời vụ thể hiện ở cả lúc thu hoạch, chế biến hay dự trữ bao tiêu ra ngoài thị trường. 1.1.3.4. Trong sản xuất phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên Xuất phát từ đối tượng của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, phát triển theo quy luật tự nhiên còn chịu sự tác động của yếu tố tự nhiên… đã quy định đặc điểm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp “Sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên được thể hiện ở sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới của tự nhiên. Sự tồn tại của nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của các đới tự nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong sử dụng lao động, trong trao đổi sản phẩm chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp đa phần do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Các yếu tố tự nhiên kết hợp, cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất, sự thay đổi của hệ thống các yếu tố tự nhiên đã quy định khả năng nuôi trồng các loại cây trồng, vật nuôi cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra nông phẩm” [28]. Sản xuất cần phải bố trí sắp xếp sao cho phù hợp từng vùng sinh thái sẽ nâng cao các hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xem xét và năm bắt được mọi đặc điểm tự nhiên tăng khả cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đồng thời áp dụng tiến bộ KHKT vào ứng dụng sản xuất nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá lớn của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1.1.4.1. Vị trí địa lí Ngoài yếu tố khí hậu cùng với thổ nhưỡng, thì vị trí địa lí quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp. Trong một đới tự nhiên VTĐL có tác động nhất định đến phương hướng chính trong sản xuất, tới phân công cả trao đổi lao động trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, các nước có vị trí thuộc khu vực nhiệt đới, độ ẩm, ánh sáng lớn thuận lợi phát triển của nền nông nghiệp nhiệt đới. Ngược lại, những nước nằm trong đới hoang mạc và có vị trí sâu trong lục địa sẽ khó phát triển nông nghiệp đa dạng, các nước giáp biển có điều kiện đẩy mạnh ngành thủy sản trong khi các nước nằm sâu trong lục địa không thể phát triển ngành này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tương đối lớn đối đến phát triển và cả phân bố nông nghiệp.Các nhân tố có ảnh hưởng tới cơ cấu ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, nó còn tác động khả năng áp kĩ thuật mọi quy trình để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, quyết định tới chất lượng sản xuất nông nghiệp. - Địa hình Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng lớn hoạt động nông nghiệp. Hình thái, độ cao, cấu trúc địa hình có tác động đến mức độ canh tác, khả năng áp dụng cơ giới hóa trong việc lựa chọn cơ cấu vật nuôi lẫn cây trồng cũng là điều kiện hình thành vùng chuyên canh. Nơi có bề mặt bằng phẳng tác động cho việc canh tác, phát triển hệ thống luân canh trở lên thuận lợi, hình thành nên vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn. Ngược lại, dạng địa hình dốc gây tác động khiến cho việc tiến hành công tác thủy lợi, chống xói mòn, rửa trôi gặp nhiều khó khăn… - Đất đai Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Các loại đất, độ phì của đất hay quỹ đất còn có mức ảnh hưởng lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, sự phân bố và cơ cấu cây trồng lẫn vật nuôi, khả năng thâm canh và năng suất vật nuôi, cây trồng. Đất đai vừa là môi trường sống lại chính là nguồn đưa chất dinh dưỡng duy trì sự sống của cây trồng. Các nơi có tài nguyên đất dồi dào, màu mỡ, tầng đất tơi xốp, thoáng khí, các đặc tính phù hợp sẽ cho hiệu quả cao và ngược lại khi đất bị chai, cứng, độ tơi xốp kém. Một số loại cây thì chỉ thích hợp với những loại đất nhất định: “Đất nào cây ấy”. Toàn thế giới, diện tích đất nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ “chiếm 12% diện tích tự nhiên” [12], bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm, đất hoang hóa chưa được khai thác nhiều, đất bị xói mòn, rửa trôi diện tích ngày càng lớn. Do đó, phải có chiến lược sử dụng một cách hợp lí loài tài nguyên quan trọng nhưng đang có nguy cơ cạn kiệt này. - Khí hậu Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng không thể thiếu trong sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của giới sinh vật. Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa... những bất thường của thời tiết điều có tác động rất lớn đến xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cơ cấu mùa vụ, khả năng thâm canh xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Khí hậu còn quy định tính mùa vụ trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua tính mùa vụ của khí hậu. “Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định. Vượt quá giới hạn cho phép này, chúng sẽ chậm phát triển và chết. Trên thế giới hình thành 5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hòa có mùa hè dài và nóng, đới ôn hòa có mùa hè mát và ẩm, và đới cực) nó phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu. Những vùng dồi dào nhiệt ẩm, ánh sáng, lượng mưa… có thể cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng,còn có khả năng xen canh gối vụ như vùng nhiệt đới” [29]. Ngược lại, vùng ôn đới có một mùa đông phủ tuyết nên có ít vụ trong năm. Các điều kiện thời tiết bất thường của khí hậu cũng nhiều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. - Nguồn nước Nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến đến năng suất, chất lượng cây trồng, tác động lớn hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Những vùng nông nghiệp trù phú có nguồn nước dồi dào ngược lại vùng, sa mạc, hoang mạc, bán hoang mạc… khó có thể phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, nơi có nguồn nước phân bố không đều dẫn đến tình trạng dư nước hoặc có thể thiếu nước vào các mùa mưa hoặc khô. Do đó, cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Sinh vật Sinh vật trong tự nhiên là cơ sở thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật cũng là tiền đề để hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với các điều kiện tự nhiên sinh thái. Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản. 1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động Dân cư cũng vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, có sức ảnh hưởng lớn tác động tới hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một mặt, dân cư - lao động còn là lực lượng sản xuất trực tiếp mặt khác để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. Không giống như công nghiệp, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp lại không thể dùng máy móc mà phải được thực hiện bằng lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thủ công. Nguồn lao động được coi như nhân tố quan trọng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng, chất lượng của nguồn lao động còn tác động không nhỏ đến sự phát triển, phân bố của sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động đông, gia tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ tạo nên áp lực cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng và ngược lại. Quy mô, truyền thống, tập quán ăn uống của dân cư có tác động to lớn đến quy mô và sự phát triển của các ngành kinh tế, bao gồm trong đó có nông nghiệp. Quy mô dân số càng đông, nhu cầu tiêu thụ nhiều, tạo động lực thúc đẩy phát triển. Bên cạnh đó, các yếu tố truyền thống, tập quán sẽ quy định cơ cấu ngành nông nghiệp chủ yếu của một lãnh thổ. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục tạo ra các tiền đề cơ bản, có thể thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển của nông nghiệp. Số lượng cũng như chất lượng của CSVC và CSHT trong nông nghiệp (cơ sở chế biến, giao thông vận tải, thủy lợi, điện lực, bưu chính viễn thông,…) giúp sản phẩm nông nghiệp nâng cao về mặt chất lương, mặt khác đảm bảo mối liên kết và liên hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật. -Khoa học kĩ thuật công nghệ Khoa học công nghệ thực sự là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp. Việc ứng dụng ngày càng cao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã tạo sự chủ động trong việc nâng cao năng suất, còn tạo ra các thế hệ giống mới có hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự hình thành của các vùng chuyên canh. Góp phần chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, mặt khác tiến bộ KHCN cũng góp phần hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên. - Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp đúng đắn phù hợp sẽ tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển đúng hướng, trái lại sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi nền nông nghiệp phát triển, chính sách về nông nghiệp và quan hệ sở hữu tác động lớn tổ chức hình thức sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các hệ thống các chính sách nông nghiệp như khuyến nông, khuyến lâm, chính sách ưu đãi vốn… còn có tác dụng thúc đẩy và định hướng sự phát triển của ngành nông nghiệp phù hợp với xu thế chung. - Nguồn vốn Quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với quốc gia đang phát triển thì nguồn vốn đóng vai trò rất to lớn. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động lớn đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển của nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nhiều sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu. - Thị trường tiêu thụ Mọi biến động trên thị trường đều có tác động tích cực cũng như tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, thị trường còn có tác động điều tiết đối với sự hình thành và phát triển của các vùng nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa. Chính vì thế, thị trường bao tiêu sản phẩm nông nghiệp là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quy mô, giá trị và cơ cấu các loại sản phẩm nông nghiệp, phát triển và ngược lại tới việc thúc đẩy ngành nông nghiệp. 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp - GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng giá trị GDP toàn nền kinh tế. Chỉ tiêu đã phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn nền kinh tế của một vùng, khu vực hoặc quốc gia, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp còn đóng vai trò là ngành kinh tế truyền thống với tỉ trọng khoảng 20 - 30% GDP, trong khi đó các nước phát triển có GDP nông nghiệp chỉ khoảng từ 1 - 7%. Xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế hiện nay đang diễn ra theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ nâng cao năng suất, giá trị và chất lượng sản phẩm làm quy mô giá trị sản xuất không ngừng tăng. - Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên mà các yếu tố này lại có giới hạn nhất định của nó nên sự tăng trưởng trong nông nghiệp có phần khó hơn so với các ngành khác. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp không những phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa còn thể hiện trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Để tính tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp, người ta thường lấy giá trị so sánh một năm cố định hoặc so với năm gốc (Ở Việt Nam tính tốc độ tăng trưởng theo giá so sánh 1994). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - GTSX nông nghiệp và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành GTSX nông nghiệp là tổng GTSX và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu GTSX nông nghiệp là tương quan về GTSX giữa các bộ phận trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp, thể hiện các mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó. Nếu các thước đo về sự tăng trưởng (GTSX, GDP) phản ánh về sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyển biến về chất trong quá trình phát triển của nông nghiệp. - Hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Giá trị được tạo ra trên 1ha đất nông nghiệp) Công thức tính: G = P/S Trong đó:P: GTSX (triệu đồng) S: Diện tích gieo trồng (ha) G: GTSX/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha) Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng vụ, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lí thì giá trị của các nông sản được tạo ra ngày càng nhiều. Chính vì vậy, có nhiều quốc gia phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không nhiều nhưng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra không ngừng gia tăng. - Năng suất lao động nông nghiệp Công thức tính: N = P/L Trong đó: P: GTSX nông nghiệp (triệu đồng). L: Số lao động nông nghiệp (người). N: Năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động). Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động mà còn thể hiện khả năng áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Mức độ áp dụng KHKT càng cao thì GTSX được tạo ra trong nông nghiệp ngày càng tăng trên một số lượng lao động nông nghiệp lại ngày càng giảm. 1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Theo K.I.Ivanov: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất” (dẫn theo [12]). Cơ bản, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp bao gồm: hộ gia đình (nông hộ), trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên canh tập trung, vùng nông nghiệp, cho thấy rằng TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp tới cao, đơn giản và phức tạp. 1.1.6.1. Hộ gia đình (Nông hộ) Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng mà còn là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, Việt Nam nằm trong số đó, hộ gia đình được ví như là một tế bào thống nhất các thành có cùng huyết tộc, mọi người điều có trách nhiệm làm tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Hộ gia đình bao gồm các đặc điểm cơ bản như: quy mô đất đai nhỏ bé, thể hiện rõ tính chất tiểu nông, quy mô vốn nhỏ, khả năng tích lũy thấp, hạn chế khả năng tái đầu tư. Lao động hầu như là sử dụng lao động gia đình, kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi,còn mang nặng tính truyền thống. Quy mô sản xuất ở hộ gia đình rất nhỏ bé. Hộ gia đình là hình thức TCLTNN ở trình độ thấp nhưng lại có vai trò quan trọng, hộ gia đình làm tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ mới nhằm mục đích sản xuất hàng hóa. 1.1.6.2. Trang trại Công nghiệp hóa đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành, đây là hình thức của quá trình tất yếu phát triển nông nghiệp trong quá trình CNH-HĐH. Các đặc điểm nổi bật chính của hình thức là: mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập, quy mô đất đai tương đối lớn, thể hiện tiến bộ trong sản xuất, lao động thuê mướn theo thời vụ hoặc thường xuyên. Vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp ở các nước phát triển và đang phát triển. 1.1.6.3. Hợp tác xã nông nghiệp HTXNN là một trong những một trong những hình thức phổ biến nhất trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau. HTXNN là một tổ chức kinh tế do chính nông dân tự nguyện thành lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ nguồn khác để duy trì phát triển kinh tế hộ và tăng nhanh tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả cao cho các chủ trang trại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đặc điểm của HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp là hình thức tổ chức liên kết tự nguyện của những nông hộ, nông trại điều có chung yêu cầu về dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh. Mục đích chính của HTXNN là nhằm cung cấp dịch vụ cho xã viên,sau đó đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời nó cũng tuân theo nguyên tắc tái sản xuất mở rộng. Hiện nay có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành và HTX đa ngành. 1.1.6.4.Vùng chuyên canh tập trung Vùng chuyên canh tập trung là lãnh thổ có sự đồng nhất tương đối về các điều kiện phát triển. Đặc điểm của các vùng chuyên canh là thể hiện tính chất chuyên môn hóa đặc trưng dựa trên việc khai thác các thế mạnh nổi bật của lãnh thổ. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có vai trò quan trọng, cho phép khai thác hiệu quả các thế lợi của từng lãnh thổ, các sản phẩm có lợi thế phát triển giúp sản phẩm nông nghiệp có thị trường xuất khẩu ổn định, cạnh tranh cao và có nhu cầu lớn về nguyên liệu thay thế nhập khẩu, nâng cao thu nhập nông hộ trên một diện tích canh tác. 1.1.6.5. Vùng nông nghiệp sinh thái Trong TCLTNN thì đây là hình thức cao nhất, bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ ở cấp thấp hơn. Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có mối tương đồng, đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, và được hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp từ đó trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng. Vùng nông nghiệp còn là một bộ phận lãnh thổ của đất nước bao gồm những lãnh thổ có sự tương đồng về: điều kiện sinh thái nông nghiệp (điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước…), điều kiện kinh tế xã hội, trình độ thâm canh, hay cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông sản hàng hóa, chế độ canh tác… Ở phạm vi lãnh thổ cấp tỉnh, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hầu hết là các hình thức phổ biến sau: Nông hộ, trang trại, hợp tác xã, vùng chuyên canh tập trung. Các hình thức này còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển đa dạng, trên cơ sở đó sử dụng hiệu quả các lợi thế về lãnh thổ, nhằm đảm bảo ổn định và thúc đẩy năng suất lao động xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về phân bố nông nghiệp và phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2017 1.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu ĐBSH là vùng có rất điều kiện cũng như lợi thế phát triển cũng như sản xuất ngành nông nghiệp. Giai đoạn hiện tại, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm vị trí cao trong nền kinh tế của ĐBSH tỉ trọng có xu hướng giảm và hiện chỉ chiếm 17% GDP toàn vùng. Điều này phản ánh sự thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. ĐBSH đang có nhiều đổi mới trong ngành nông nghiệp: Nền sản xuất theo hướng định hướng hàng hóa đi liền phát triển nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh, chuyên canh gắn với phát triển chăn nuôi, cây ăn quả… GTSX ngành nông nghiệp ngày càng tăng mạnh và vững chắc. Bảng 1.1. GTSX nông - lâm - thủy sản vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017 Năm 2010 2015 2017 Toàn vùng (tỉ đồng) 34.375,7 38.375,9 41814,1 Tỉ lệ so với cả nước (%) 13,9 12,5 11,9 Nguồn: Tính toán từ http://www.gso.gov Trong cơ cấu GTSX khu vực I ở ĐBSH, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, xu hướng giảm qua các năm, hoạt động thủy sản chưa khai thác hết tiềm năng, tỉ trọng có tăng nhưng mới chỉ chiếm 13,1% năm 2010, hoạt động lâm nghiệp không đáng kể. 1.2.1.2. Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất trong khu vực I ở ĐBSH. ĐBSH vùng trọng điểm lương thực, chỉ sau vùng ĐBSCL. Cơ cấu nông nghiệp của ĐBSH chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng chăn nuôi, chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp là dịch vụ. Bảng 1.2. Cơ cấu sản xuất và GTSX nông nghiệp ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2017 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp Tỉ đồng 30.061,0 33.302,9 36.544,1 Tỉ lệ (%) so với cả nước % 16,8 17,6 16,8 2. Cơ cấu giá trị sản xuất - Trồng trọt % 72,5 67,4 62,4 - Chăn nuôi % 25,2 29,9 34,6 - Dịch vụ nông nghiệp % 2,3 2,7 3,0 Nguồn: Tính toán từ http://www.gso.gov Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Qua bảng số liệu kết hợp với biểu đồ so sánh cho thấy, trồng trọt chiếm trên 60%, chăn nuôi có xu hướng tăng và đang từng bước phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường tiêu thụ năm 2017 chiếm 24,6%, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ ít, điều đó có thể thấy ngành trồng trọt vẫn là ngành chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng. Hình 1.1. Cơ cấu GTSX nông nghiệp vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017 (ĐVT: %) a) Ngành trồng trọt “Tổng diện tích gieo trồng lương thực có hạt là 1.190,2 nghìn ha năm 2017 chiếm 13,6% diện tích cây lương thực có hạt cả nước” [16]. * Cây lương thực Cây lương thực của ĐBSH: gồm lúa, ngô và các cây hoa màu như khoai lang, sắn, lạc… Chính sách phát triển nông nghiệp, sản xuất theo hướng hiện đại và khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trước kia với nhiều biện pháp khác nhau như: sử dụng các giống mới, thay đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các biện pháp thâm canh... giúp cho sản lượng và năng suất cây lương thực không ngừng tăng lên qua các năm. - Cây lúa Cây lúa đứng ở giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu cây lương thực có hạt, luôn chiếm 85% diện tích và khoảng 90% sản lượng lương thực có hạt. Lúa được trồng ở tất cả vùng, phân bố tập trung ở các tỉnh Thái Bình,Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, một số địa bàn ngoại thành ven thành phố HN… Trong thời gian gần đây, ĐBSH diện tích cây lúa có xu hướng giảm xuống là do vùng thay thế một số cây trồng đem lại hiệu quả cao, song sản lượng lúa vẫn tăng ổn định qua các năm, lớn thứ 2 sau vùng ĐBSCL nguyên nhân đó là sự gia tăng về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 năng suất lúa kéo theo đó BQLT trên đầu người của ĐBSH xếp thứ hạng cao so với các vùng khác. Năm 2017, lúa cả năm vùng ĐBSH đạt 2,5 triệu tấn sản lượng. Các tỉnh có năng suất lúa cao và đứng đầu là Thái Bình (65,9 tạ/ha) sau đó là Hưng Yên (64,5 tạ/ha), Bắc Ninh (63,5 tạ/ha)… (Nguồn: Tính toán từ http://www.gso.gov). Vùng đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ làm tăng năng suất cây lúa, đưa giống giống cây trồng ngắn ngày có năng suất cao, tiến bộ về KHKT đưa ra các giống lúa chất lượng vào trồng đại trà. Bên cạnh đó còn áp dụng nhiều biện pháp cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi vào sản xuất. ĐBSH có 2 vụ lúa chính là vụ mùa và đông xuân. Diện tích vụ đông xuân và vụ mùa không khác nhau nhiều, tuy nhiên năng suất lúa vụ đông xuân cao hơn vụ mùa nhiều (66,9 tạ/ha so với 55,2 tạ/ha), vì thế sản lượng lúa vụ đông xuân luôn cao hơn 1,2 lần vụ mùa (Tính toán từ http://www.gso.gov). - Cây hoa màu lương thực ĐBSH có nhiều loại cây hoa màu lương thực. Cây ngô là cây hoa màu được trồng nhiều nhất và cũng giữ vai trò quan trọng chỉ sau cây lúa. Ngô được trồng rộng rãi, nhất là ở các tỉnh có diện tích bãi bồi lớn như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh… Cây khoai lang là cây trồng ngắn ngày, tương đối dễ tính, được trồng luân canh với cây công nghiệp hàng năm, các cây rau đậu trên đất trồng lúa ở khắp các tỉnh trong vùng. - Cây rau đậu: Cây rau chiếm tỉ trọng lớn hơn cả, rau được trồng nhiều ở các bãi ven sông, tại các vùng ven thành phố và đô thị lớn, hình thành vành đai quanh các đô thị như Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội,… Sản xuất rau của vùng theo hướng an toàn sẽ đi vào chất lượng, các loại rau cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Cây công nghiệp hàng năm: Vùng phát triển chủ yếu cây đậu tương, lạc, vừng, cói,… b) Ngành chăn nuôi Chăn nuôi của ĐBSH có quy mô tương đối lớn, chủ yếu ở hình thức trang trại, khu vực kinh tế hộ gia đình. Trong đó cơ cấu vật nuôi, đàn gia cầm và lợn chiếm tỉ trọng lớn hơn cả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 1.3. Số lượng gia súc, gia cầm ĐBSH, giai đoạn 2010 - 2017 Vật nuôi Đơn vị Năm 2010 Năm 2017 1.Đàn trâu Nghìn con 98,7 54,3 2. Đàn bò Nghìn con 581,7 675,1 3. Đàn lợn Nghìn con 6761,4 8.124,3 4. Đàn gia cầm Nghìn con 80644 108.711 Nguồn: Niên giám thống kê 2010, 2017 - Chăn nuôi đàn bò, trâu + Đàn trâu: Con vật truyền thống ĐBSH, trước kia trâu được coi được coi là đầu cơ nghiệp nhưng hiện nay đang giảm nhanh do nông nghiệp đã được cơ giới hóa. Năm 2017 số lượng đàn trâu của vùng chiếm 4,6% đàn trâu cả nước (Nguồn: Tính toán từ http://www.gso.gov). Các tỉnh nuôi nhiều trâu nhất là Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên,… + Đàn bò: Hiện nay chăn nuôi bò ở ĐBSH chủ yếu để lấy thịt, sữa, đã hình thành được một số khu chăn nuôi bò sữa ven đô (ngoại thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn La). Chăn nuôi bò thịt khá phát triển năm 2017 đàn bò của vùng chiếm 9,7% đàn bò cả nước (Tính toán từ http://www.gso.gov), đàn bò phân bố chủ yếu ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình,… - Chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn ở ĐBSH chủ yếu được tiến hành theo hướng hàng hóa, gắn với từng hộ gia đình và trang trại, tuy nhiên chưa quen với chăn nuôi và thức ăn CN giá còn cao, ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh nên số lượng lợn đang giảm nhẹ. Tuy nhiên gần đây, đàn lợn đang có xu hướng nạc hóa và đang cơ cấu lại đàn lợn theo hướng công nghiệp, năng suất đàn lợn tăng cao. Năm 2017, đàn lợn của vùng chiếm 22% đàn lợn cả nước (Tính toán từ http://www.gso.gov). Lợn được nuôi nhiều ở các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng,... đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. - Chăn nuôi gia cầm: ĐBSH đã từng bước chuyển biến từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi chăn nuôi thả vườn kết hợp chăn nuôi công nghiệp với hướng siêu trứng và thịt đưa các giống gia cầm mới chất lượng tốt đã được đưa vào phát triển. Các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh… Đàn gia cầm của vùng năm 2017 chiếm 30% đàn gia cầm (Tính toán từ http://www.gso.gov).Tuy nhiên, số lượng gia cầm có biến động qua các năm là do ảnh hưởng mạnh bởi dịch cúm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.1.3. Thủy sản a) Nuôi trồng thủy sản Tỉ trọng nuôi trồng thủy sản ngày càng lớn, xu hướng tăng qua các năm, chiếm trên 70% tổng sản lượng thủy sản. Hiện nay, một diện tích khá lớn khác ngoài mặt nước được chuyển sang NTTS điển hình như chuyển ruộng trũng sang NTTS; chuyển vùng đất ven biển sang nuôi tôm, cua, ngao, sò… Các tỉnh NTTS nhiều là Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình và Thái Bình. b) Khai thác thủy sản Đây là nghề truyền thống của cư dân ven biển vùng ĐBSH. Một số tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn như Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. 1.2.1.4. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cơ bản a) Kinh tế trang trại ĐBSH có số trang trại là 4.512 chiếm 19,5 % số trang trại cả nước (Tính toán từ http://www.gso.gov), trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là chủ yếu. Quy mô diện tích và sử dụng lao động còn nhỏ, vốn vay ngân hàng để đầu tư chưa nhiều, tuy nhiên thu nhập bình quân 1 trang trại đạt khá ổn định (58,3 triệu đồng/năm). Các trang trại phân bố nhiều ở Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng… b) Hợp tác xã nông nghiệp. Các HTXNN của vùng thời gian qua hầu như đã được chuyển sang hợp tác xã kiểu mới, chủ yếu phát triển làm dịch vụ và hoạt động kinh doanh độc lập. Số HTX của ĐBSH năm 2017 là 3141 chiếm 49,8% số HTX cả nước, trong đó HTX nông nghiệp chiếm gần 45% cả nước và HTX thủy sản chiếm 12,5% cả nước. Các HTX nông nghiệp phát triển lớn nhất ở tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, còn HTX thủy sản ở tỉnh Nam Định và Hải Phòng. 1.2.1.5. Một số tồn tại và hạn chế - Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác thấp, nguyên nhân chính là do mở rộng diện tích đất thổ cư và chuyên dùng, CNH-HĐH diễn ra nhanh làm cho đất sản xuất lương thực bị thu hẹp. Đất nằm trong đê không được bồi tụ, bị thoái hóa thường xuyên. - Bình quân đất canh tác trên đầu người còn thấp (dưới 0,06ha/người), lao động vẫn còn dư thừa. - Diễn biến thời tiết bất thường như sương muối, rét đậm và bão lũ khiến làm nguy hại tới sản xuất nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Thu nhập từ nông nghiệp còn thấp và chưa ổn định ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành tạo nên sự phân hóa nông thôn đang diễn ngày càng xa hơn. - Sử dụng phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng phương pháp, quá liều lượng dẫn tới tình trạng thoái hóa đất và đất bị bạc màu, đất bị chua hóa, ảnh hưởng tới môi trường. 1.2.2. Một số nét cơ bản nông nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017 Nằm trong vùng KTTĐBB, vị trí địa lí của tỉnh mang tính chiến lược trong phát triển KTXH cũng như an ninh quốc phòng của cả nước. Hưng Yên được coi là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội cùng với các tuyến vành đai 3, 4, 5, Hà Nội trở thành thị trường tiêu thụ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, Hưng Yên có mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh Hải Hương, Hải Phòng trong hợp tác kinh tế và cả sản xuất nông nghiệp. Hưng Yên có mặt hàng nông sản đa dạng, nhất là cây ăn quả như chuối, nhãn, cam cũng dễ dàng được vận chuyển qua quốc lộ 1 vào các tỉnh miền Trung, tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ. Nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo định hướng hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết trong khâu sản xuất và chế biến bao tiêu sản phẩm. Hưng Yên điển hình là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một mùa đông lạnh rõ rệt kéo dài khoảng 2 - 4 tháng. Địa hình bằng phẳng, khí hậu của Hưng Yên phân hóa theo mùa, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, thâm canh trồng lúa nước từ lâu đời vì vậy nền nông nghiệp khá sớm. Tỉnh có dân số trẻ, trình độ KHKT cao, tiếp giáp với Hà Nội dễ dàng tiếp thu và học tập KHCN, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng của tỉnh cũng được đầu tư khá mạnh và ngày càng hoàn thiện đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH của tỉnh. Nông nghiệp của tỉnh có vị trí quan trọng trong nền cơ cấu các ngành kinh tế, tuy nhiên tỉ trọng ngành giảm dần phản ánh xu hướng thay đổi tiến bộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và của cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 100% 90% 20,78 15,29 13,4 12,91 13,19 80% 70% 60% Dịch vụ 47,78 64,31 71,63 71,58 50% 73,12 40% Công nghiệp xây dựng 30% Nông - lâm- thủy 20% sản 10% 31,45 20,4 14,97 15,51 13,69 0% Năm 2010 2012 2014 2016 2017 Hình 1.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017 Nguồn: NGTK tỉnh Hưng Yên năm 2017 Qua biểu đồ cơ cấu GDP cho thấy xu hướng chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Do tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất thấp hơn so với KV II và III, tỉ trọng khu vực I có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế (từ 31,45% năm 2010 xuống 13,69% năm 2017), như vậy trong vòng 8 năm, tỉ trọng nông nghiệp giảm 17,76%. Tỉ trọng của khu vực I chỉ chiếm 13,69% (năm 2017), tuy nhiên GTSX nông - lâm - thủy sản không ngừng tăng. Năm 2010 đạt 13.329.96 triệu đồng, đến năm 2017 tăng lên 21.816.612 triệu đồng (tính theo giá thực tế). Nông nghiệp của tỉnh phát triển không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu, đồng thời cần chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong cơ cấu khu vực I, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trên 90% (năm 2017) trong khi ngành lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng tương đồng với nhau chỉ chiếm một phần nhỏ chưa đến 10% (năm 2017). Hiện nay trong cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành thủy sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017 Tiêu chí 2010 2017 Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng số: 13.329.969 100,0 21.816.612 100,0 Chia ra: + Nông nghiệp 12.436.970 93,30 19.678.456 90,1 + Lâm nghiệp 34.735 0,26 27.685 0,01 + Thủy sản 858.264 6,44 2.110.471 9,8 Nguồn: NGTK tỉnh Hưng Yên năm 2017 Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt từ 52,4% năm 2010 giảm còn 50,3% vào năm 2017, ngành chăn nuôi tăng từ 45,4% năm 2010 lên 46,5% năm 2017, còn lại dịch vụ nông nghiệp năm 2010 là 2,2% lên 3,8% năm 2017. Bảng 1.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX nông nghiệp Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2011 (Giá hiện hành) Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Năm (Triệu đồng) Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % 2010 12.436.970 6.513.714 52,4 5.646.056 45,4 277.200 2,2 2014 15.805.582 7.935.456 50,2 7.524.670 47,5 345.456 2,3 2017 19.174.194 9.756.678 50,3 8.908.838 46,5 508.678 3,8 Nguồn: NGTK tỉnh Hưng Yên năm 2017 - Trồng trọt: Cây lương thực, rau đậu thực phẩm trong cơ cấu cây trồng hàng năm nhằm giải quyết các nhu cầu tại chỗ cho người dân và các khu đô thị lân cận, hoặc khu công nghiệp là quan trọng, đồng thời xuất khẩu đi các tỉnh lân cận, cây lúa đóng vai trò chủ yếu chiếm 61% diện tích trồng cây hàng năm, còn lại rau củ chiếm 39%. Nhóm các cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ lệ 17,3%, cây ăn quả được coi như nhóm cây cây hàng hóa chủ yếu là nhãn, chuối, bưởi... đến năm 2017 diện tích cây ăn quả giống mới đạt 80% tổng diện tích đủ điều kiện để chứng nhận VietGAP. - Chăn nuôi: Mục tiêu giai đoạn năm 2016 - 2020 tăng 7% sản lượng sản phẩm, chiếm trên 40% đến 50% tổng sản lượng thịt hơi sản xuất trong tỉnh, xây dựng mới từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6-8 cơ sở giết mổ. Sử dụng hiệu quả cao diện tích mặt nước trong nuôi trồng thủy hải sản, phát triển nuôi thâm canh để tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng tốt con giống thuỷ sản... Chuyển mạnh hình thức chăn nuôi, gia súc gia cầm theo phương thức chính chăn nuôi công nghiệp, trang trại nâng cao năng suất, chất lượng tốt các loại lợn nạc, bò lai, gia cầm siêu trứng, siêu thịt... - Dịch vụ nông nghiệp: Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ngày càng có sự chuyển biến tích cực, các dịch vụ nông nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực làm đất, thủy lợi, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại giống cây trồng vật nuôi...đáp ứng nhu cầu cần thiết trong sản xuất nông nghiệp, các mô hình HTX nông sản tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hình thành các HTX: Đông Tảo (huyện Khoái Châu), Long Hưng (huyện Văn Giang)... dần đưa hoạt động dịch vụ NN có vị trí quan trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tiểu kết chương 1 Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển KT- XH. Nền kinh tế này đảm bảo an ninh lương thực cho loài người, cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái,... Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng, tính mùa vụ,... sản xuất nông nghiệp cần có những quy hoạch, định hướng cụ thể, phù hợp với thực tiễn phát triển ở mỗi vùng miền. Tong thực tế phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017 cho thấy, ngành nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo cơ sở và góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp phát triển. Hình thành nên các vùng nông nghiệp sản xuất trọng điểm, trong đó có vùng ĐBSH. Hưng Yên là tỉnh có sản xuất lúa, chăn nuôi gia cầm và cây ăn quả là những lĩnh vực nổi bật của tỉnh.