SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
96 
4.4 Phát triển nhờ vào tài nguyên chưa được khai thác 
Các hoạt động kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, ở các nước đang phát triển phụ 
thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên (Bảng 2.3). Cho dù tài nguyên thiên nhiên này 
càng khan hiếm nhưng một vài nước đang phát triển vẫn còn một trữ lượng lớn 
khoáng sản, rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác chưa được khai thác để sản xuất 
các sản phẩm thô. Các nước như Úc, Canada, và Mỹ là những nước đã đạt được sự 
tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển chủ yếu nhờ vào việc 
khai thác tài nguyên thiên nhiên. Liệu các nước đang phát triển có trữ lượng tài 
nguyên thiên nhiên lớn ngày nay có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào 
nguồn tài nguyên chưa được khai thác hay không? Phần này sẽ tiến hành phân tích 
khả năng này dựa trên các lý thuyết về quá trình phát triển kinh tế của các nước giàu 
tài nguyên thiên nhiên. 
4.4.1 Chủ nghĩa thực dân và lý thuyết khai hoang 
"Lý thuyết khai hoang" của nhà kinh tế học người Myanma, Hla Myint (1971: 
ch.5) tập trung vào quá trình phát triển ở "những vùng đất hoang" nơi dân cư thưa 
thớt, đất đai hoang hoá còn nhiều, và tài nguyên thiên nhiên còn phong phú. Những 
vùng đất này có thể tìm thấy ở Đông Nam Á và châu Phi khi người phương tây xâm 
chiếm. Khi nền kinh tế của các nước này được gắn kết với thị trường thế giới sau khi 
bị xâm lược thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác (trước đây 
không có giá trị gì đối với cư dân bản địa) bắt đầu phát huy tác dụng vì chúng được sử 
dụng để sản xuất các sản phẩm thô cho thị trường thế giới. Những tài nguyên thiên 
nhiên này khi được khai thác bởi các doanh nghiệp phương tây sẽ đem lại một nguồn 
thu nhập mới. Một ví dụ điển hình là Malaysia. Malaysia đã trở thành một nước xuất 
khẩu hàng đầu các sản phẩm thô khi người Anh dùng vốn của mình và lao động đến từ 
Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành khai thác thiếc và cải tạo các khu rừng rậm thành các 
đồn điền cao su. 
Tuy nhiên quá trình phát triển "nhờ vào khai hoang" như vậy không tạo ra mức 
thu nhập và mức sống cao hơn cho người bản địa. Theo Hla Myint, chính quyền thực 
dân và tư bản ngoại quốc liên kết với nhau để hạn chế trình độ học vấn và tay nghề 
của người dân bản địa nhằm duy trì nguồn lao động rẻ. Một khía cạnh nữa là những 
thương nhân ngoại quốc cũng ra sức bóc lột người nông dân nhờ vào vị trí độc quyền 
(Hla Myint, 1965: ch.3 và 5). Tương tự như vậy, các nhà tư bản ngoại quốc thông qua 
các hoạt động khai mỏ và xây dựng đồn điền đã gây ra những tác động tiêu cực như 
chia rẽ dân tộc và lãng phí một lượng lớn thu nhập có được từ khai thác tài nguyên để 
nhập khẩu các hàng hoá xa xỉ từ nước ngoài. Lập luận này từng được ủng hộ rộng rãi
và được sử dụng để giải thích cho sự nghèo đói và kém phát triển ở những nước thuộc 
địa trước kia (Singer, 1950; Boeke, 1953; Lewis, 1989). 
Lý thuyết này cùng với "lý thuyết về sự phụ thuộc" – lý thuyết theo quan điểm 
tân Mác xít cho rằng nghèo đói được tạo ra ở Thế giới thứ ba là để duy trì tỷ lệ lợi tức 
tư bản ở mức cao cho các nước phát triển (Baran, 1957; Furtado, 1963; Frank, 1967) - 
là cơ sở lý luận để ủng hộ các chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu và quốc 
hữu hoá các nhà máy, mỏ tài nguyên của tư bản nước ngoài nắm giữ (Phần 8.2.4). 
Tuy nhiên, nhà kinh tế học người Jamaica W.A.Lewis (1970: ch.1) đã phản đối 
mạnh mẽ các lý thuyết này. Ông cho rằng không phải các đồn điền rộng lớn mà chính 
những người nông dân nhỏ lẻ đã đóng góp phần lớn làm tăng xuất khẩu các sản phẩm 
nhiệt đới từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Thu nhập của người nông dân, nếu 
không muốn nói là tiền lương, đã tăng lên khi sức lao động của các thành viên trong 
gia đình và tài nguyên đất đai được sử dụng nhiều hơn. Hơn thế nữa, ông cho rằng thu 
nhập tạo ra từ hoạt động khai mỏ và từ các đồn điền cũng có tác dụng thúc đẩy công 
nghiệp hoá tại nước bản địa. Cho dù ông thừa nhận rằng có một số chính sách thực 
dân đã bóp nghẹt sự phát triển của nền kinh tế nước bản địa nhưng chính quyền thực 
dân không cố tình hạn chế cung cấp các hàng hoá công cộng như giáo dục và giao 
thông để bóp nghẹt sự phát triển của nước bản địa. Chính quyền thực dân không thể 
tiến hành các hoạt động đầu tư công trên quy mô lớn được đơn giản là vì lúc bấy giờ 
khả năng tài chính của họ còn rất yếu. Vì vậy, ông cho rằng nếu như sự bùng nổ trong 
xuất khẩu các sản phẩm nhiệt đới không bị gián đoạn bởi cuộc Đại khủng hoảng thế 
giới trong những năm 1930 thì nhiều nước thuộc địa đã có thể chuyển đổi thành công 
từ các nước có nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính sang các nước công 
nghiệp. 
Hla Myint và Lewis có những cách giải thích hoàn toàn khác nhau về mục đích 
và hậu quả của các chính sách thực dân. Tuy nhiên, cả hai nhà kinh tế lớn này (cả hai 
đều sinh ra ở Thế giới thứ ba) đều thừa nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế dựa vào việc 
khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn để hoang sơ có thể đem lại sự tăng 
trưởng kinh tế bền vững và phúc lợi cho người dân bản địa hay không phụ thuộc rất 
nhiều vào việc huy động được các nguồn thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên để 
đầu tư vào nguồn vốn nhân lực và cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế nhằm làm cho cơ 
chế thị trường vận hành một cách có hiệu quả. 
97 
4.4.2 Lý thuyết sản phẩm chủ lực 
Lý thuyết sản phẩm chủ lực do nhà lịch sử kinh tế người Cananda đưa ra (Innis, 
1933; Watkins, 1963) có cơ sở giống như lý thuyết khai hoang khi giải thích về quá
trình phát triển của những vùng đất hoang hoá do tác động của thương mại quốc tế. 
Tuy nhiên, lý thuyết này (dựa trên lịch sử của các nước phát triển) tập trung vào mô 
hình dịch chuyển trong phát triển kinh tế ở những vùng đất hoang hoá bắt đầu từ giai 
đoạn khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu cho tới giai đoạn tăng trưởng 
thương mại và công nghiệp. "Sản phẩm chủ lực" ở đây có nghĩa là một loại hàng thô 
đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu ở những vùng đất hoang hóa. Khi dân số tăng 
lên do việc làm và thu nhập tăng nhờ xuất khẩu hàng chủ lực, tiêu dùng trong nước và 
các hoạt động chế biến, giao thông vận tải liên quan tới việc sản xuất và xuất khẩu 
hàng chủ lực sẽ tăng lên. Điều này sẽ kích thích thương mại và công nghiệp phát triển. 
Tuy nhiên, cần phải có nhiều thời gian trước khi đạt tới một ngưỡng tại đó tính kinh tế 
quy mô phát huy tác dụng trong ngành thương mại và công nghiệp. Nếu như các 
nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt trước khi đạt tới ngưỡng này thì không thể 
đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. 
Chính vì vậy, để có thể chuyển đổi thành công từ phát triển dựa trên khai thác 
tài nguyên thiên nhiên là chính sang phát triển dựa vào thương mại và công nghiệp 
cần phải có sự chuyển đổi từ sản phẩm chủ lực này sang sản phẩm chủ lực khác cho 
tới khi nền kinh tế đạt tới ngưỡng có thể phát triển thương mại và công nghiệp. Ở 
Canada, sự chuyển đổi này bắt đầu từ cá tuyết và lông thú khai thác ở khu vực duyên 
hải phía đông rồi chuyển sang gỗ khai thác ở các khu rừng nằm sâu trong lục địa và 
tiếp tục sang lúa mỳ trồng ở Đại bình nguyên. Thông qua quá trình này, thị trường 
trong nước được mở rộng với sự phát triển của mạng lưới thương mại, giao thông vận 
tải, các nhà máy chế biến gỗ, lúa mỳ cũng như các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng 
nội địa. 
Sự chuyển đổi này được thực hiện bởi những người nông dân, thương nhân, 
chủ mỏ, những người có động lực thúc đẩy là lợi nhuận. Tuy nhiên, để chuyển một 
nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu sang giai đoạn phát triển bền 
vững cần phải có sự hỗ trợ của hàng hoá công cộng. Sự chuyển đổi thành công từ các 
sản phẩm thuỷ sản sang gỗ và lúa mỳ nói trên sẽ không thể thành hiện thực nếu không 
có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ví dụ như hệ thống giao thông đường 
thuỷ và hệ thống đường sắt. Hệ thống hạ tầng thể chế ví dụ như đăng ký và cấp đất 
cũng cần phải được phát triển để mở rộng phạm vi canh tác ra phía tây. Khi khả năng 
mở rộng đất đai không còn nhiều thì cần phải phát triển các hệ thống nghiên cứu nông 
nghiệp và khuyến nông để duy trì xuất khẩu lúa mỳ (North, 1955). Có rất nhiều loại 
cơ sở hạ tầng vật chất, con người, và thể chế cần phải được xây dựng để có thể phát 
triển thương mại và công nghiệp. 
98
Cơ chế phát triển theo lý thuyết sản phẩm chủ lực đã chuyển đổi thành công 
các vùng đất hoang hoá ở Bắc Mỹ và Úc thành những nền kinh tế tăng trưởng bền 
vững giúp gia tăng phúc lợi kinh tế cho mọi người (ngoại trừ những thiệt hại mà người 
thổ dân phải chịu). Chưa có nước nào ở châu Á và ở châu Phi làm được điều tương tự. 
Sự thất bại ở những nước này có thể được lý giải bởi chính sách bóc lột của chủ nghĩa 
thực dân, sự cản trở của cuộc Đại khủng hoảng, hoặc các yếu tố khác. Tuy nhiên, rõ 
ràng qua lý thuyết khai hoang và lý thuyết sản phẩm chủ lực nếu chỉ đơn thuần khai 
thác tài nguyên thiên nhiên sẽ không thể có được sự tăng trưởng bền vững cũng như 
không thể nâng cao mức sống của cư dân bản địa. Vấn đề đối với các nước đang phát 
triển vẫn còn trữ lượng lớn tài nguyên lớn là phải tìm ra cách để có thể sử dụng thu 
nhập từ việc khai thác tài nguyên đầu tư vào vốn nhân lực và vốn cố định. Khi đó các 
nước này mới có thể chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế bền vững được. 
99 
4.4.3 Căn bệnh Hà Lan 
Dù sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên là một tài sản quan trọng cho phát triển 
kinh tế, đôi khi nó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ kinh tế. Hiện tượng này 
gọi là "căn bệnh Hà Lan" vì những gì Hà Lan đã phải trải qua sau khi phát hiện một 
lượng lớn khí tự nhiên ở vùng Biển Bắc vào cuối những năm 1950. Việc khai thác 
nguồn tài nguyên mới này đã đem lại sự cải thiện đáng kể trong cán cân thương mại 
của Hà Lan nhưng nó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm ngành công 
nghiệp trong nước và gia tăng thất nghiệp. Vì thặng dư thương mại tăng nên tỷ giá hối 
đoái cũng tăng theo làm suy giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp và công 
nghiệp trên thị trường thế giới (Corden và Neary, 1982). 
Giá trị gia tăng trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp bị sụt giảm do xuất 
khẩu tài nguyên tăng lên có mức độ lớn hơn nhiều so với khoản thu nhập tăng thêm từ 
hoạt động xuất khẩu tài nguyên. Trong khi đó vì ngành khai thác dầu khí cũng như các 
khoáng sản khác có đặc trưng là ngành sử dụng nhiều vốn (Bairoch, 1975: ch.3) nên 
số việc làm tăng thêm trong ngành này không đủ cho số người bị mất việc làm trong 
khu vực nông nghiệp và công nghiệp. 
Một số người thất nghiệp có thể tìm được việc làm trong các ngành như xây 
dựng và dịch vụ do khu vực khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng trưởng đã kéo theo 
nhu cầu việc làm trong ngành xây dựng và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, quá trình tái 
phân bổ lao động giữa các ngành như thế này thường diễn ra rất chậm. 
Sự nguy hiểm đe dọa các nước giàu tài nguyên thiên nhiên là những cuộc 
khủng hoảng về tài nguyên thiên nhiên ví dụ như cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 
nhất 1973-5 và lần thứ hai 1979-81 đã làm cho giá tài nguyên thiên nhiên và thu nhập
từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên tăng lên cao nhưng thường chỉ diễn ra tro ng một 
khoảng thời gian ngắn. Tỷ giá hối đoái tăng mạnh trong giai đoạn khủng hoảng sẽ có 
tác động nghiêm trọng tới các ngành nông nghiệp và công nghiệp trong nước gây ra 
thiệt hại đáng kể đối với tài sản cố định và kỹ năng quản lý, lao động cần thiết cho các 
ngành sản xuất ngoài ngành khai khoáng. Việc phục hồi lại các ngành này là rất khó 
khăn. Khi cuộc khủng hoảng qua đi, nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ sẽ giảm 
mạnh. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. Nếu 
một số ngành sản xuất quan trọng (hoặc ngành nông nghiệp), những ngành có vai trò 
bổ sung chiến lược đối với các ngành khác, bị suy thoái thì nền kinh tế khó có thể 
quay trở lại được lúc ban đầu và thậm chí còn bị rơi vào trạng thái cân bằng ở mức 
thấp (Krugman, 1987, 1991; Matsuyama, 1991). 
Căn bệnh Hà Lan đã từng xảy ra ở Nigeria. Nigeria là một nước xuất khẩu dầu 
mỏ lớn và đã hưởng lợi lớn từ hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Giống như các nước 
đang phát triển khác, tỷ giá hối đoái chính thức của Nigeria được giữ cố định. Tuy 
nhiên phần lớn thu nhập tăng lên từ xuất khẩu dầu mỏ được đầu tư cho các dự án hào 
nhoáng và dành cho chi tiêu của chính phủ. Cầu hữu hiệu tăng lên đã gây ra lạm phát. 
Tỷ giá hối đoái thực tế tăng mạnh vì tỷ giá hối đoái chính thức được giữ cố định và 
lạm phát trong nước tăng nhanh hơn rất nhiều so với lạm phát trên thế giới. Chính vì 
vậy, các ngành sản xuất ngoài ngành khai thác dầu mỏ, đặc biệt là ngành nông nghiệp, 
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Làng xóm ở khu vực nông thôn trở nên hoang vắng và 
lượng thất nghiệp ở khu vực thành thị tăng mạnh vì mọi người đổ xô ra thành phố 
kiếm việc làm trong khu vực dịch vụ. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì chính phủ 
Nigeria đã tiến hành xây dựng các ngành công nghiệp quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn 
bằng tiền thu được từ xuất khẩu dầu mỏ và các khoản tín dụng nước ngoài đổ về do 
khi mọi người kỳ vọng giá dầu mỏ tiếp tục tăng thì khả năng thanh toán của Nigeria là 
rất khả quan. Sau khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai qua đi năm 1981, Nigeria 
phải đối mặt với một khu vực nông thôn hoang vắng và các đô thị tràn ngập người thất 
nghiệp. Tình trạng này rất giống với tình trạng bị rơi vào cái bẫy ở mức cân bằng thấp 
trong lý thuyết về sự bổ sung chiến lược. 
Rất nhiều nước như Mêhicô cũng đã gặp phải vấn đề tương tự như Nigeria 
(Gelb cùng cộng sự, 1988; Little cùng cộng sự, 1993). Tuy nhiên, một nước đã không 
bị mắc căn bệnh Hà Lan nói trên chính là Indonesia (Pinto 1987). Giống như Nigeria, 
các khoản thu của chính phủ và thu từ xuất khẩu của Indonesia phụ thuộc nhiều vào 
dầu mỏ. Tuy nhiên, trong hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ, chính phủ Indonesia đã tăng 
cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi và hệ thống nghiên cứu nông nghiệp cũng như trợ 
giá cho phân bón và các yếu tố đầu vào khác. Chính vì vậy, các cơ sở sản xuất nông 
100
nghiệp của Indonesia được tăng cường. Điều này được minh chứng bằng khả năng tự 
chủ về gạo của nước này. Đồng thời Indonesia thực hiện chính sách tài khoá chặt nên 
đã kiềm chế được lạm phát. Đồng nội tệ bị phá giá liên tục (1978, 1983, 1986) cùng 
với sự tự do hoá thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài đã giúp phát triển các 
ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động mà Indonesia có lợi thế so sánh (Oguro và 
Kohama, 1995; Thorbeck, 1998). 
Sự khác biệt lớn về tăng trưởng kinh tế giữa Nigeria và Indonesia được thể hiện 
trong Bảng 2.1, 2.2 và 2.3. Sự tương phản giữa Nigeria và Indonesia không phải là 
duy nhất mà là sự điểm chung giữa khu vực châu Phi cận Sahara và khu vực Đông Á 
(Thorbeck, 1995a). Điều này cho thấy trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn không nhất 
thiết sẽ đem lại sự phát triển kinh tế mà có khi lại còn gây ra cản trở. Đồng thời, rõ 
ràng là các nước giàu tài nguyên thiên nhiên có thể thoát khỏi căn bệnh Hà Lan nếu có 
các chính sách thích hợp. 
101 
Ghi chú: 
1. Allen cho rằng những cải tiến của địa chủ không làm tăng năng suất nhưng làm 
giảm đầu vào lao động đáng kể. Quan điểm của ông phù hợp với quan điểm của Mác 
cho rằng nhập các thửa ruộng nhỏ của nhiều nông dân lại thành các trang trại lớn cho 
địa chủ đã tạo ra lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp (ch.5, phần 1). Theo 
Allen, có rất ít lao động bị mất vịêc làm trong khu vực nông nghiệp vào thế kỷ 18 có 
thể tìm được việc làm khác trong khu vực công nghiệp. 
2. Phần này chủ yếu dựa trên Kikuchi và Hayami (1985). Để biết thêm về cơ chế 
chuyển giao công nghệ nông nghiệp giữa các nước, xem Hayami và Ruttan (1985:ch 9 
và 10). 
3. Sự chuyển giao công nghệ nông nghiệp giữa các khu vực là nguyên nhân chủ yếu 
làm tăng năng suất trong nông nghiệp kể từ thời tiền sử đến nay (Sauer, 1952). Đối 
với gạo, sự chuyển giao các giống ngắn ngày và chịu được hạn hán từ vương quốc 
Champa ở miền trung khu vực Indo-China đến miền trung và miền nam của Trung 
Quốc đã làm cho sản xuất gạo tăng lên trong các đời nhà Sung, Yuang và nhà Minh 
(thế kỷ 12 đến thế kỷ 17) vì các giống mới này cho phép canh tác hai vụ (Ho, 1956; 
Barker và Herdt, 1985: 17). Tuy nhiên, sự chuyển giao những công nghệ tiền hiện đại 
này diễn ra rất chậm chạp so với sự chuyển giao công nghệ trong kỷ nguyên sản xuất 
nông nghiệp dựa trên khoa học bởi vì thời đó quá trình này không được hỗ trợ bởi các 
nghiên cứu khoa học và hệ thống khuyến nông có tổ chức.
4. Để biết thêm chi tiết về sự trì trệ trong năng suất ở những khu vực sản xuất gạo tiên 
tiến trong vùng nhiệt đới, xem Hayami và Otsuka (1994) và Pingali cùng cộng sự 
(1997). 
102

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTThắng Nguyễn
 
Word Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người ĐứcWord Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người Đứcbonbonjuly
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếRồng Ngủ Gật
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửvinhthanhdbk
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vận tải đường sắt
Vận tải đường sắtVận tải đường sắt
Vận tải đường sắtGiang Vu Hoang
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngDoan Tran Ngocvu
 
[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoài
[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoài[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoài
[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoàiTrần Mậu Thành
 
Dhl 110223071253-phpapp01
Dhl 110223071253-phpapp01Dhl 110223071253-phpapp01
Dhl 110223071253-phpapp01Mai Nè
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)dao minh
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisDigiword Ha Noi
 
Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tếCâu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng Mơ Vũ
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhIESCL
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...luanvantrust
 

What's hot (20)

BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 
Word Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người ĐứcWord Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người Đức
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Vận tải đường sắt
Vận tải đường sắtVận tải đường sắt
Vận tải đường sắt
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
 
[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoài
[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoài[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoài
[Kinh Doanh Quốc Tế] Thâm nhập thị trường nước ngoài
 
Dhl 110223071253-phpapp01
Dhl 110223071253-phpapp01Dhl 110223071253-phpapp01
Dhl 110223071253-phpapp01
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
 
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
 
Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tếCâu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
 

Similar to Chap3 m2-tv

Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Nang Vang
 
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpBTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpCnglNguyn1
 
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Chuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyenChuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyennhóc Ngố
 
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...TrngThKhnhNga
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii2113819
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docNguyễn Công Huy
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsVõ Tâm Long
 
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh newTai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh newchienhuynh12
 

Similar to Chap3 m2-tv (20)

Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
 
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpBTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
 
Tailieu.vncty.com da8
Tailieu.vncty.com da8Tailieu.vncty.com da8
Tailieu.vncty.com da8
 
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
 
Chuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyenChuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyen
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
 
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
[123doc] - tai-lieu-tieu-luan-van-de-viec-lam-cua-nguoi-nong-dan-sau-khi-bi-t...
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docxCơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
 
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
 
DA143.doc
DA143.docDA143.doc
DA143.doc
 
Bài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂM
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
 
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.docTiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp.docx
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmts
 
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh newTai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docx
 

More from Dao Hoa

Ryan air report
Ryan air reportRyan air report
Ryan air reportDao Hoa
 
Tiger airways
Tiger airwaysTiger airways
Tiger airwaysDao Hoa
 
Vietnam airline report
Vietnam airline reportVietnam airline report
Vietnam airline reportDao Hoa
 
Aeroflot airline report
Aeroflot airline reportAeroflot airline report
Aeroflot airline reportDao Hoa
 
Skyteam alliance
Skyteam allianceSkyteam alliance
Skyteam allianceDao Hoa
 
Concorde project
Concorde projectConcorde project
Concorde projectDao Hoa
 
Oneworld alliance
Oneworld allianceOneworld alliance
Oneworld allianceDao Hoa
 
Star alliance
Star allianceStar alliance
Star allianceDao Hoa
 
Southeast airlines
Southeast airlinesSoutheast airlines
Southeast airlinesDao Hoa
 
Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Dao Hoa
 
Chap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusChap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusDao Hoa
 
Chap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaChap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaDao Hoa
 
Chap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryChap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryDao Hoa
 
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Dao Hoa
 
Chap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathChap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathDao Hoa
 
Chap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishChap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishDao Hoa
 
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiChap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiDao Hoa
 
Chap5 m3-gini
Chap5 m3-giniChap5 m3-gini
Chap5 m3-giniDao Hoa
 
Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Dao Hoa
 

More from Dao Hoa (20)

Ryan air report
Ryan air reportRyan air report
Ryan air report
 
Tiger airways
Tiger airwaysTiger airways
Tiger airways
 
Vietnam airline report
Vietnam airline reportVietnam airline report
Vietnam airline report
 
Aeroflot airline report
Aeroflot airline reportAeroflot airline report
Aeroflot airline report
 
Skyteam alliance
Skyteam allianceSkyteam alliance
Skyteam alliance
 
Concorde project
Concorde projectConcorde project
Concorde project
 
Oneworld alliance
Oneworld allianceOneworld alliance
Oneworld alliance
 
Star alliance
Star allianceStar alliance
Star alliance
 
Southeast airlines
Southeast airlinesSoutheast airlines
Southeast airlines
 
Easyjet
EasyjetEasyjet
Easyjet
 
Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20
 
Chap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusChap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensus
 
Chap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaChap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africa
 
Chap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryChap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theory
 
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
 
Chap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathChap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical path
 
Chap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishChap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs british
 
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiChap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
 
Chap5 m3-gini
Chap5 m3-giniChap5 m3-gini
Chap5 m3-gini
 
Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Chap3 m2-tv

  • 1. 96 4.4 Phát triển nhờ vào tài nguyên chưa được khai thác Các hoạt động kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, ở các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên (Bảng 2.3). Cho dù tài nguyên thiên nhiên này càng khan hiếm nhưng một vài nước đang phát triển vẫn còn một trữ lượng lớn khoáng sản, rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác chưa được khai thác để sản xuất các sản phẩm thô. Các nước như Úc, Canada, và Mỹ là những nước đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Liệu các nước đang phát triển có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn ngày nay có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn tài nguyên chưa được khai thác hay không? Phần này sẽ tiến hành phân tích khả năng này dựa trên các lý thuyết về quá trình phát triển kinh tế của các nước giàu tài nguyên thiên nhiên. 4.4.1 Chủ nghĩa thực dân và lý thuyết khai hoang "Lý thuyết khai hoang" của nhà kinh tế học người Myanma, Hla Myint (1971: ch.5) tập trung vào quá trình phát triển ở "những vùng đất hoang" nơi dân cư thưa thớt, đất đai hoang hoá còn nhiều, và tài nguyên thiên nhiên còn phong phú. Những vùng đất này có thể tìm thấy ở Đông Nam Á và châu Phi khi người phương tây xâm chiếm. Khi nền kinh tế của các nước này được gắn kết với thị trường thế giới sau khi bị xâm lược thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác (trước đây không có giá trị gì đối với cư dân bản địa) bắt đầu phát huy tác dụng vì chúng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thô cho thị trường thế giới. Những tài nguyên thiên nhiên này khi được khai thác bởi các doanh nghiệp phương tây sẽ đem lại một nguồn thu nhập mới. Một ví dụ điển hình là Malaysia. Malaysia đã trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thô khi người Anh dùng vốn của mình và lao động đến từ Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành khai thác thiếc và cải tạo các khu rừng rậm thành các đồn điền cao su. Tuy nhiên quá trình phát triển "nhờ vào khai hoang" như vậy không tạo ra mức thu nhập và mức sống cao hơn cho người bản địa. Theo Hla Myint, chính quyền thực dân và tư bản ngoại quốc liên kết với nhau để hạn chế trình độ học vấn và tay nghề của người dân bản địa nhằm duy trì nguồn lao động rẻ. Một khía cạnh nữa là những thương nhân ngoại quốc cũng ra sức bóc lột người nông dân nhờ vào vị trí độc quyền (Hla Myint, 1965: ch.3 và 5). Tương tự như vậy, các nhà tư bản ngoại quốc thông qua các hoạt động khai mỏ và xây dựng đồn điền đã gây ra những tác động tiêu cực như chia rẽ dân tộc và lãng phí một lượng lớn thu nhập có được từ khai thác tài nguyên để nhập khẩu các hàng hoá xa xỉ từ nước ngoài. Lập luận này từng được ủng hộ rộng rãi
  • 2. và được sử dụng để giải thích cho sự nghèo đói và kém phát triển ở những nước thuộc địa trước kia (Singer, 1950; Boeke, 1953; Lewis, 1989). Lý thuyết này cùng với "lý thuyết về sự phụ thuộc" – lý thuyết theo quan điểm tân Mác xít cho rằng nghèo đói được tạo ra ở Thế giới thứ ba là để duy trì tỷ lệ lợi tức tư bản ở mức cao cho các nước phát triển (Baran, 1957; Furtado, 1963; Frank, 1967) - là cơ sở lý luận để ủng hộ các chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu và quốc hữu hoá các nhà máy, mỏ tài nguyên của tư bản nước ngoài nắm giữ (Phần 8.2.4). Tuy nhiên, nhà kinh tế học người Jamaica W.A.Lewis (1970: ch.1) đã phản đối mạnh mẽ các lý thuyết này. Ông cho rằng không phải các đồn điền rộng lớn mà chính những người nông dân nhỏ lẻ đã đóng góp phần lớn làm tăng xuất khẩu các sản phẩm nhiệt đới từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Thu nhập của người nông dân, nếu không muốn nói là tiền lương, đã tăng lên khi sức lao động của các thành viên trong gia đình và tài nguyên đất đai được sử dụng nhiều hơn. Hơn thế nữa, ông cho rằng thu nhập tạo ra từ hoạt động khai mỏ và từ các đồn điền cũng có tác dụng thúc đẩy công nghiệp hoá tại nước bản địa. Cho dù ông thừa nhận rằng có một số chính sách thực dân đã bóp nghẹt sự phát triển của nền kinh tế nước bản địa nhưng chính quyền thực dân không cố tình hạn chế cung cấp các hàng hoá công cộng như giáo dục và giao thông để bóp nghẹt sự phát triển của nước bản địa. Chính quyền thực dân không thể tiến hành các hoạt động đầu tư công trên quy mô lớn được đơn giản là vì lúc bấy giờ khả năng tài chính của họ còn rất yếu. Vì vậy, ông cho rằng nếu như sự bùng nổ trong xuất khẩu các sản phẩm nhiệt đới không bị gián đoạn bởi cuộc Đại khủng hoảng thế giới trong những năm 1930 thì nhiều nước thuộc địa đã có thể chuyển đổi thành công từ các nước có nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính sang các nước công nghiệp. Hla Myint và Lewis có những cách giải thích hoàn toàn khác nhau về mục đích và hậu quả của các chính sách thực dân. Tuy nhiên, cả hai nhà kinh tế lớn này (cả hai đều sinh ra ở Thế giới thứ ba) đều thừa nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn để hoang sơ có thể đem lại sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phúc lợi cho người dân bản địa hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc huy động được các nguồn thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên để đầu tư vào nguồn vốn nhân lực và cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế nhằm làm cho cơ chế thị trường vận hành một cách có hiệu quả. 97 4.4.2 Lý thuyết sản phẩm chủ lực Lý thuyết sản phẩm chủ lực do nhà lịch sử kinh tế người Cananda đưa ra (Innis, 1933; Watkins, 1963) có cơ sở giống như lý thuyết khai hoang khi giải thích về quá
  • 3. trình phát triển của những vùng đất hoang hoá do tác động của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, lý thuyết này (dựa trên lịch sử của các nước phát triển) tập trung vào mô hình dịch chuyển trong phát triển kinh tế ở những vùng đất hoang hoá bắt đầu từ giai đoạn khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu cho tới giai đoạn tăng trưởng thương mại và công nghiệp. "Sản phẩm chủ lực" ở đây có nghĩa là một loại hàng thô đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu ở những vùng đất hoang hóa. Khi dân số tăng lên do việc làm và thu nhập tăng nhờ xuất khẩu hàng chủ lực, tiêu dùng trong nước và các hoạt động chế biến, giao thông vận tải liên quan tới việc sản xuất và xuất khẩu hàng chủ lực sẽ tăng lên. Điều này sẽ kích thích thương mại và công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cần phải có nhiều thời gian trước khi đạt tới một ngưỡng tại đó tính kinh tế quy mô phát huy tác dụng trong ngành thương mại và công nghiệp. Nếu như các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt trước khi đạt tới ngưỡng này thì không thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính vì vậy, để có thể chuyển đổi thành công từ phát triển dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính sang phát triển dựa vào thương mại và công nghiệp cần phải có sự chuyển đổi từ sản phẩm chủ lực này sang sản phẩm chủ lực khác cho tới khi nền kinh tế đạt tới ngưỡng có thể phát triển thương mại và công nghiệp. Ở Canada, sự chuyển đổi này bắt đầu từ cá tuyết và lông thú khai thác ở khu vực duyên hải phía đông rồi chuyển sang gỗ khai thác ở các khu rừng nằm sâu trong lục địa và tiếp tục sang lúa mỳ trồng ở Đại bình nguyên. Thông qua quá trình này, thị trường trong nước được mở rộng với sự phát triển của mạng lưới thương mại, giao thông vận tải, các nhà máy chế biến gỗ, lúa mỳ cũng như các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. Sự chuyển đổi này được thực hiện bởi những người nông dân, thương nhân, chủ mỏ, những người có động lực thúc đẩy là lợi nhuận. Tuy nhiên, để chuyển một nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu sang giai đoạn phát triển bền vững cần phải có sự hỗ trợ của hàng hoá công cộng. Sự chuyển đổi thành công từ các sản phẩm thuỷ sản sang gỗ và lúa mỳ nói trên sẽ không thể thành hiện thực nếu không có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ví dụ như hệ thống giao thông đường thuỷ và hệ thống đường sắt. Hệ thống hạ tầng thể chế ví dụ như đăng ký và cấp đất cũng cần phải được phát triển để mở rộng phạm vi canh tác ra phía tây. Khi khả năng mở rộng đất đai không còn nhiều thì cần phải phát triển các hệ thống nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông để duy trì xuất khẩu lúa mỳ (North, 1955). Có rất nhiều loại cơ sở hạ tầng vật chất, con người, và thể chế cần phải được xây dựng để có thể phát triển thương mại và công nghiệp. 98
  • 4. Cơ chế phát triển theo lý thuyết sản phẩm chủ lực đã chuyển đổi thành công các vùng đất hoang hoá ở Bắc Mỹ và Úc thành những nền kinh tế tăng trưởng bền vững giúp gia tăng phúc lợi kinh tế cho mọi người (ngoại trừ những thiệt hại mà người thổ dân phải chịu). Chưa có nước nào ở châu Á và ở châu Phi làm được điều tương tự. Sự thất bại ở những nước này có thể được lý giải bởi chính sách bóc lột của chủ nghĩa thực dân, sự cản trở của cuộc Đại khủng hoảng, hoặc các yếu tố khác. Tuy nhiên, rõ ràng qua lý thuyết khai hoang và lý thuyết sản phẩm chủ lực nếu chỉ đơn thuần khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ không thể có được sự tăng trưởng bền vững cũng như không thể nâng cao mức sống của cư dân bản địa. Vấn đề đối với các nước đang phát triển vẫn còn trữ lượng lớn tài nguyên lớn là phải tìm ra cách để có thể sử dụng thu nhập từ việc khai thác tài nguyên đầu tư vào vốn nhân lực và vốn cố định. Khi đó các nước này mới có thể chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế bền vững được. 99 4.4.3 Căn bệnh Hà Lan Dù sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên là một tài sản quan trọng cho phát triển kinh tế, đôi khi nó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ kinh tế. Hiện tượng này gọi là "căn bệnh Hà Lan" vì những gì Hà Lan đã phải trải qua sau khi phát hiện một lượng lớn khí tự nhiên ở vùng Biển Bắc vào cuối những năm 1950. Việc khai thác nguồn tài nguyên mới này đã đem lại sự cải thiện đáng kể trong cán cân thương mại của Hà Lan nhưng nó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm ngành công nghiệp trong nước và gia tăng thất nghiệp. Vì thặng dư thương mại tăng nên tỷ giá hối đoái cũng tăng theo làm suy giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp và công nghiệp trên thị trường thế giới (Corden và Neary, 1982). Giá trị gia tăng trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp bị sụt giảm do xuất khẩu tài nguyên tăng lên có mức độ lớn hơn nhiều so với khoản thu nhập tăng thêm từ hoạt động xuất khẩu tài nguyên. Trong khi đó vì ngành khai thác dầu khí cũng như các khoáng sản khác có đặc trưng là ngành sử dụng nhiều vốn (Bairoch, 1975: ch.3) nên số việc làm tăng thêm trong ngành này không đủ cho số người bị mất việc làm trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Một số người thất nghiệp có thể tìm được việc làm trong các ngành như xây dựng và dịch vụ do khu vực khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng trưởng đã kéo theo nhu cầu việc làm trong ngành xây dựng và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, quá trình tái phân bổ lao động giữa các ngành như thế này thường diễn ra rất chậm. Sự nguy hiểm đe dọa các nước giàu tài nguyên thiên nhiên là những cuộc khủng hoảng về tài nguyên thiên nhiên ví dụ như cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất 1973-5 và lần thứ hai 1979-81 đã làm cho giá tài nguyên thiên nhiên và thu nhập
  • 5. từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên tăng lên cao nhưng thường chỉ diễn ra tro ng một khoảng thời gian ngắn. Tỷ giá hối đoái tăng mạnh trong giai đoạn khủng hoảng sẽ có tác động nghiêm trọng tới các ngành nông nghiệp và công nghiệp trong nước gây ra thiệt hại đáng kể đối với tài sản cố định và kỹ năng quản lý, lao động cần thiết cho các ngành sản xuất ngoài ngành khai khoáng. Việc phục hồi lại các ngành này là rất khó khăn. Khi cuộc khủng hoảng qua đi, nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ sẽ giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. Nếu một số ngành sản xuất quan trọng (hoặc ngành nông nghiệp), những ngành có vai trò bổ sung chiến lược đối với các ngành khác, bị suy thoái thì nền kinh tế khó có thể quay trở lại được lúc ban đầu và thậm chí còn bị rơi vào trạng thái cân bằng ở mức thấp (Krugman, 1987, 1991; Matsuyama, 1991). Căn bệnh Hà Lan đã từng xảy ra ở Nigeria. Nigeria là một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn và đã hưởng lợi lớn từ hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Giống như các nước đang phát triển khác, tỷ giá hối đoái chính thức của Nigeria được giữ cố định. Tuy nhiên phần lớn thu nhập tăng lên từ xuất khẩu dầu mỏ được đầu tư cho các dự án hào nhoáng và dành cho chi tiêu của chính phủ. Cầu hữu hiệu tăng lên đã gây ra lạm phát. Tỷ giá hối đoái thực tế tăng mạnh vì tỷ giá hối đoái chính thức được giữ cố định và lạm phát trong nước tăng nhanh hơn rất nhiều so với lạm phát trên thế giới. Chính vì vậy, các ngành sản xuất ngoài ngành khai thác dầu mỏ, đặc biệt là ngành nông nghiệp, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Làng xóm ở khu vực nông thôn trở nên hoang vắng và lượng thất nghiệp ở khu vực thành thị tăng mạnh vì mọi người đổ xô ra thành phố kiếm việc làm trong khu vực dịch vụ. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì chính phủ Nigeria đã tiến hành xây dựng các ngành công nghiệp quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn bằng tiền thu được từ xuất khẩu dầu mỏ và các khoản tín dụng nước ngoài đổ về do khi mọi người kỳ vọng giá dầu mỏ tiếp tục tăng thì khả năng thanh toán của Nigeria là rất khả quan. Sau khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai qua đi năm 1981, Nigeria phải đối mặt với một khu vực nông thôn hoang vắng và các đô thị tràn ngập người thất nghiệp. Tình trạng này rất giống với tình trạng bị rơi vào cái bẫy ở mức cân bằng thấp trong lý thuyết về sự bổ sung chiến lược. Rất nhiều nước như Mêhicô cũng đã gặp phải vấn đề tương tự như Nigeria (Gelb cùng cộng sự, 1988; Little cùng cộng sự, 1993). Tuy nhiên, một nước đã không bị mắc căn bệnh Hà Lan nói trên chính là Indonesia (Pinto 1987). Giống như Nigeria, các khoản thu của chính phủ và thu từ xuất khẩu của Indonesia phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Tuy nhiên, trong hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ, chính phủ Indonesia đã tăng cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi và hệ thống nghiên cứu nông nghiệp cũng như trợ giá cho phân bón và các yếu tố đầu vào khác. Chính vì vậy, các cơ sở sản xuất nông 100
  • 6. nghiệp của Indonesia được tăng cường. Điều này được minh chứng bằng khả năng tự chủ về gạo của nước này. Đồng thời Indonesia thực hiện chính sách tài khoá chặt nên đã kiềm chế được lạm phát. Đồng nội tệ bị phá giá liên tục (1978, 1983, 1986) cùng với sự tự do hoá thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài đã giúp phát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động mà Indonesia có lợi thế so sánh (Oguro và Kohama, 1995; Thorbeck, 1998). Sự khác biệt lớn về tăng trưởng kinh tế giữa Nigeria và Indonesia được thể hiện trong Bảng 2.1, 2.2 và 2.3. Sự tương phản giữa Nigeria và Indonesia không phải là duy nhất mà là sự điểm chung giữa khu vực châu Phi cận Sahara và khu vực Đông Á (Thorbeck, 1995a). Điều này cho thấy trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn không nhất thiết sẽ đem lại sự phát triển kinh tế mà có khi lại còn gây ra cản trở. Đồng thời, rõ ràng là các nước giàu tài nguyên thiên nhiên có thể thoát khỏi căn bệnh Hà Lan nếu có các chính sách thích hợp. 101 Ghi chú: 1. Allen cho rằng những cải tiến của địa chủ không làm tăng năng suất nhưng làm giảm đầu vào lao động đáng kể. Quan điểm của ông phù hợp với quan điểm của Mác cho rằng nhập các thửa ruộng nhỏ của nhiều nông dân lại thành các trang trại lớn cho địa chủ đã tạo ra lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp (ch.5, phần 1). Theo Allen, có rất ít lao động bị mất vịêc làm trong khu vực nông nghiệp vào thế kỷ 18 có thể tìm được việc làm khác trong khu vực công nghiệp. 2. Phần này chủ yếu dựa trên Kikuchi và Hayami (1985). Để biết thêm về cơ chế chuyển giao công nghệ nông nghiệp giữa các nước, xem Hayami và Ruttan (1985:ch 9 và 10). 3. Sự chuyển giao công nghệ nông nghiệp giữa các khu vực là nguyên nhân chủ yếu làm tăng năng suất trong nông nghiệp kể từ thời tiền sử đến nay (Sauer, 1952). Đối với gạo, sự chuyển giao các giống ngắn ngày và chịu được hạn hán từ vương quốc Champa ở miền trung khu vực Indo-China đến miền trung và miền nam của Trung Quốc đã làm cho sản xuất gạo tăng lên trong các đời nhà Sung, Yuang và nhà Minh (thế kỷ 12 đến thế kỷ 17) vì các giống mới này cho phép canh tác hai vụ (Ho, 1956; Barker và Herdt, 1985: 17). Tuy nhiên, sự chuyển giao những công nghệ tiền hiện đại này diễn ra rất chậm chạp so với sự chuyển giao công nghệ trong kỷ nguyên sản xuất nông nghiệp dựa trên khoa học bởi vì thời đó quá trình này không được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học và hệ thống khuyến nông có tổ chức.
  • 7. 4. Để biết thêm chi tiết về sự trì trệ trong năng suất ở những khu vực sản xuất gạo tiên tiến trong vùng nhiệt đới, xem Hayami và Otsuka (1994) và Pingali cùng cộng sự (1997). 102