SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1491
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khu vực hoá, toàn cầu hoá được coi như một xu hướng tất yếu đối với
mọi quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình. Tất cả các quốc gia trong đó có
Việt Nam, đều muốn hội nhập với thế giới nhằm tìm kiếm thêm những cơ hội mở rộng
quan hệ hợp tác buôn bán với các nước khác. Điều này có nghĩa là chúng ta sẵn sàng
hợp tác, cạnh tranh lành mạnh với các nước khác trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh
vực thương mại.
Với chính sách hội nhập, mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra
những cơ hội hợp tác kinh doanh, trao đổi làm ăn cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát
triển mạnh mẽ. Hàng dệt may là một trong số 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy đứng ở vị trí thứ hai, nhưng đây là mặt hàng có
nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao. Hơn nữa, Trong điều kiện nước ta
hiện nay, tập trung phát triển hàng dệt may là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh vẫn là
những điểm còn hạn chế của ta trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh
của hàng dệt may Việt Nam. Để khắc phục điều này, đòi hỏi chúng ta phải có những biện
pháp tích cực để mở rộng thị trường, đón bắt nhu cầu về mẫu mã và chủng loại của khách
hàng. Một trong những biện pháp quan trọng đó chính là nâng cao hiệu quả của hoạt động
xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may. Điều này sẽ quyết định
chỗ đứng của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực.
Công ty cổ phần Dệt May Huế là một trong những công ty lớn tại địa bàn tỉnh
Thừa Thiên - Huế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, trong những năm qua lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ, công nhân viên
của Phòng Kế hoạch– Xuất nhập khẩu đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1492
khăn để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại của mình. Chính
điều đó Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu và đã khẳng định được vai trò, vị
trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế cũng như trong cả nước. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của
Công ty mang lại hiệu quả cao hơn và được biết đến nhiều hơn trên thị trường thế giới
đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tôi đã chọn đề tài : “ĐẨY
MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ” làm khoá luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến thương mại
nói chung và trong lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, làm rõ thực trạng hoạt động xúc tiến
thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của công ty Cổ phần Dệt may Huế trong thời gian
qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
2.2. Các mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xúc
tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Dệt May Huế.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương
mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng dệt may.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cở sở sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Các sự vật và hiện tượng được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ
với các sự vật hiện tượng khác. Các vật và hiện tượng không ở trạng thái tĩnh mà luôn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1493
luôn ở trạng thái động, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các sự vật không chỉ
được xem xét tại một thời điểm mà theo một chuỗi thời gian nhất định. Đây là phương
pháp luận có tính cơ bản và xuyên suốt trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài
nhằm đảm bảo tính logic về nội dung, hình thức và thời gian.
3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, qua các phương tiện thông tin như báo
chí, internet, sách, khoá luận của các khóa trước ở trường về các vấn đề liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tổ thống kê: Nguồn số liệu thứ cấp được phân tích bằng
phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau nhằm mô tả, phân tích,
khái quát các đặc điểm chung về cơ sở vật chất, năng lực… của công ty trong thời gian
nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng và nội dung: thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ phần Dệt May Huế.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng trong khoá luận được thu thập
trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010, các giải pháp đề xuất cho giai
đoạn 2010- 2015.
- Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần Dệt May Huế.
5. Kết cấu của luận văn
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu. Tóm tắt bố cục của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong phần này, bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lý thuyết về xúc tiến thương mại và xuất khẩu.
- Ý nghĩa của hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1494
- Thị trường xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới và tại Việt Nam các năm gần
đây.
Chương 2: Thực trạng công tác xúc tiến thương mại của Công ty Cổ phần
Dệt may Huế trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may
- Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt may Huế
- Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
- Tình hình hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
- Những ưu điểm và hạn chế của hoạt động xúc tiến thương mại ở Công ty trong
thời gian qua.
Chương 3: Định hướng và giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trình bày các giải
pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và hạn chế của đề tài. Đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực
hiện giải pháp cho nội dung nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1495
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU
1.1.Tổng quan về xúc tiến thương mại
1.1.1. Khái niệm về xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại ( XTTM- trade promotion) được hiểu và định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau.
Trong “Marketing căn bản” của Philip Kotler thì: “Xúc tiến là hoạt động thông
tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải đến khách
hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi
ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh
nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh
nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.”(Theo giáo
trình Marketing Thương Mại của PGS.TS. NGUYỄN XUÂN QUANG).
Các nhà lý luận của các nước tư bản quan niệm xúc tiến là hình thái quan hệ xác
định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc
chào hàng một cách năng động và hiệu quả nhất.
Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công cụ, một
chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán
và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và
chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ.
Theo giáo trình Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của khoa
Marketing trường Đại học Kinh tế quốc dân thì “Xúc tiến thương mại là các biện pháp
và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới
người mua, lôi kéo người mua về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng.
Xúc tiến thương mại bao gồm 3 nội dung chính : Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ,
xúc tiến bán hàng”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1496
Như vậy, tuy các định nghĩa diễn đạt xúc tiến thương mại bằng các từ ngữ khác
nhau nhưng nội hàm của xúc tiến thương mại chỉ là một. Đó là họat động thông tin có
định hướng khách hàng, nhằm mục đích chào hàng năng động và hiệu quả, khuyến
khích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Đây là quan niệm truyền thống hay còn gọi là
quan niệm hẹp về xúc tiến thương mại. Trong phạm vi đề tài thuật ngữ xúc tiến thương mại
được sử dụng theo cách tiếp cận này.
Cách tiếp cận này coi hoạt động xúc tiến thương mại là một trong bốn “P” của
marketing gồm sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến
(promotion). Với cách tiếp cận này thì hoạt động xúc tiến thương mại chỉ có vai trò
như một trong bốn tham số tác động tới hoạt động thương mại.
Trong luận văn này, thuật ngữ xúc tiến thương mại được hiểu là hoạt động thúc
đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động
khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triễn lãm
thương mại.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại và những vấn đề đặt ra
1.1.2.1. Vai trò
Xúc tiến thương mại với những nội dung ở trên ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết, xúc tiến thương mại là
hoạt động đầu tiên quan trọng không thể thiếu được và cần phải tiến hành trước khi
doanh nghiệp muốn xâm nhập, muốn mở rộng thị trường, mở rộng khả năng ảnh
hưởng của mình trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, xúc tiến thương mại mang đến cho người tiêu dùng những thông tin cần
thiết về sản phẩm và doanh nghiệp, để định hướng người tiêu dùng trong việc lựa
chọn, đưa ra quyết định mua hàng.
Thứ ba, xúc tiến thương mại là một phương tiện làm tăng hiệu quả kinh doanh
khi làm rõ sự khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm cùng loại trên thị
trường, thông qua đó tăng số lượng bán và giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
Thứ tư, thông qua hoạt động khuyến mại, tổ chức hội chợ triển lãm... doanh
nghiệp có thêm kênh để tiếp xúc với khách hàng, mở rộng và thắt chặt quan hệ giữa
doanh nghiệp với khách hàng, để hiểu biết và giữ khách hàng tốt hơn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1497
Thứ năm, với các công cụ của xúc tiến thương mại đều là những phương tiện
cạnh tranh mạnh, là phương tiện đẩy hàng đi trong lưu thông, giúp doanh nghiệp mau
chóng lôi kéo khách hàng, mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh.
Thứ sáu, trong thời kì hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các công cụ xúc tiến
thương mại là những phương tiện hữu hiệu, là cầu nối để giúp doanh nghiệp xâm nhập
vào thị trường quốc tế, người tiêu dùng nước ngoài biết đến và tiêu dùng những sản
phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
1.1.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xúc tiến thương mại trong
bối cảnh hội nhập
Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập, có nhiều vấn đề dang đặt ra đối với hoạt động này trong việc phát huy
vai trò của. Đó là:
- Hỗ trợ và cung cấp các thông tin nghiệp vụ cần thiết và chính xác là một trong
những yêu cầu bức thiết. Hiện nay, môi trường và thị trường kinh doanh đã có những
thay đổi lớn, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội.
Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, hạn ngạch
xuất nhập khẩu sẽ bị bãi bỏ cùng với các khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Điều
này tạo thuận lợi lớn cho việc giao thương nhưng cũng đưa các nhà kinh doanh vào
môi trường cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế. Các thông tin về các hiệp định
thương mại, thuế quan, hàng rào phi thuế quan là rất cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường ít được thông tin đầy đủ. Vì thế,
vai trò của xúc tiến thương mại là phải cập nhật và nắm vững thông tin để cung cấp
cho doanh nghiệp một cách kịp thời và chính xác.
- Tăng cường vai trò là cầu nối giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và tìm
kiếm khách hàng. Bên cạnh môi trường kinh doanh thay đổi, thị trường kinh doanh
hiển nhiên cũng thay đổi liên tục. Các yếu tố cấu tạo nên thị trường như nhu cầu của
người tiêu dùng, nhà sản xuất, kênh phân phối, giao dịch, dịch vụ … hiện nay đã khác
hẳn những năm trước đây. Hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại phải nhanh
nhạy với những thay đổi của thị trường, nắm bắt và dự báo xu hướng thị trường để tư
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1498
vấn và hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường
trong nước cũng như thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh. Xúc tiến thương mại sẽ làm cầu nối đưa doanh nghiệp đi nghiên cứu mở
rộng thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu và thận trọng hơn khi lựa chon bạn hàng, thị
trường và phương thức kinh doanh khi ký kết hợp đồng.
- Đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp,
ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả. Internet cũng là một công cụ rất
hữu ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhà xuất khẩu. Đây là kênh thu thập
và phổ biến thông tin, công cụ bán hàng và marketing hữu hiệu. Thông qua đó, người
ta có thể chào giá, giới thiệu sản phẩm, giao dịch,… với các công ty khác trên khắp thế
giới. Nhưng trên thực tế, sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả, mang lại lợi
nhuận là điều không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng làm được. Do đó, vai trò của
các tổ chức xúc tiến thương mại là tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ thương mại
điện tử để doanh nghiệp có khả năng sử dụng công cụ này. Bên cạnh đó, cần quan tâm
đến đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao hơn nữa khả năng và trình độ quản lý
của doanh nghiệp.
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cũng là
một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín của hàng hoá và doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường cả trong
nước và nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không chỉ cạnh tranh với các
doanh nghiệp trong nước mà chúng ta còn phải cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài
đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Một sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ độc
quyền dưới mắt người tiêu dùng thì đó là biểu tượng xác định uy tín về mặt chất lượng
của sản phẩm, mặt khác nó còn khẳng định về mặt trách nhiệm của nhà cung cấp đối
với người tiêu dùng. Do vậy, sức mua trên thị trường đối với những sản phẩm có
thương hiệu thường lớn hơn, và ngưòi tiêu dùng sẳn sàng chi trả cao hơn những sản
phẩm cùng loại mà không có thương hiệu. Nói tóm lại, chất lượng và thương hiệu của
sản phẩm là điều kiện tiên quyết trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để doanh
nghiệp hiểu và bắt tay vào làm là cả một quá trình. Do đó, vai trò của xúc tiến thương
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1499
mại là làm sao tư vấn, cung cấp thông tin và hướng dẫn để doanh nghiệp có nhận thức
đúng đắn hơn về tầm quan trọng của thương hiệu và có sự đầu tư nhất định cho việc
phát triển thương hiệu. Hiện nay, tỉnh ta việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm
còn quá ít so với tiềm năng, chất lượng sản phẩm cũng chưa thật đều. Tỉnh cũng đã có
nhiều chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu để
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Xúc tiến thương mại có vai trò trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhằm góp phần
tăng trưởng kinh tế xã hội. Vậy, làm thế nào để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp. Điều này
đòi hỏi người làm công tác xúc tiến thương mại phải có kiến thức về kinh tế vĩ mô,
giao thương quốc tế, công nghệ thông tin…; cập nhật và bổ sung kiến thức thường
xuyên để nâng cao trình độ; nhận thức được những gì đang diễn ra; có óc phán đoán,
tiên liệu xu hướng thị trường để có thể tư vấn một cách hữu hiệu cho doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mình
để linh hoạt và thích ứng khi điều kiện thị trường thay đổi. Tuy nhiên, vấn đề chính là
doanh nghiệp phải năng động, tự nhận thức được những thay đổi trên thế giới, và có ý
thức tự vận động để tồn tại và phát triển.
1.1.3. Nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại
1.1.3.1. Quảng cáo
Theo nghĩa rộng, các nhà nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra nhiều định nghĩa
khác nhau.
Quảng cáo là phương tiện biểu hiện trong đó dùng sách báo, lời nó hay hình vẽ
do chủ quảng cáo chi tiền để công khai tuyên truyền cho cá nhân, sản phẩm, dịch vụ, nhận
được phiếu bầu hoặc sự tán thành (năm 1932, trong tờ tuần báo thời quảng cáo Mỹ).
Quảng cáo là một hình thức tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm, thông báo
nội dung phục vụ và tiết mục văn nghệ với công chúng bằng hình thức đăng tin trên
báo chí, phát tin trên đài truyền thanh, trên đài truyền hình, trên điện ảnh, trên máy
chiếu, trên các tờ áp phích, bằng các triễn lãm trưng bày hàng.(Từ điển có tên là Từ
Hải ở Trung Quốc xuất bản vào năm 1980)
Theo nghĩa hẹp, quảng cáo được hiểu là quảng cáo kinh tế, quảng cáo thương
mại. Quảng cáo thương mại cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
thời gian với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật định nghĩa về quảng
cáo ngày càng được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn.
Quảng cáo thương mại là hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện
qa những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí. (Theo
Philip Kotler).
Hiệp hội tiêu thụ Mỹ (AMA) cho rằng, quảng cáo thương mại là giới thiệu và
phổ biến sản phẩm hoặc dịch vụ không có người thuyết minh do chủ quảng cáo cụ thể
chi tiền cho việc quảng cáo ấy.
Quảng cáo được chia thành nhiều loại dựa trên các cánh tiếp nhận như đứng trên
giác độ tiếp nhận quảng cáo để nghiên cứu thì quảng cáo thương mại có hai loại đó là
quảng cáo lôi kéo và quảng cáo thúc đẩy; đứng trên giác độ phương thức tác động,
người ta có quảng cáo hợp lý và quảng cáo gây tác động; theo phương thức thể hiện
quảng cáo cũng có thể chia ra quảng cáo cứng và quảng cáo mền; đứng trên giác độ
đối tượng được quảng cáo để nghiên cứu, thì quảng cáo thương mại có hai loại: quảng
cáo gây tiến vang và quảng cáo sản phẩm.
Các phương tiện quảng cáo có nhiều loại như quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng bao gồm báo chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, máy thu
thanh, băng video, internet…; quảng cáo trực tiếp như là catologue gởi qua đường bưu
điện, phát tờ rơi quảng cáo, gọi điện… hoặc là quảng cáo tại nơi bán hàng.
Quảng cáo vừa là sự cần thiết khách quan, vừa là một nổ lực chủ quan của doanh
nghiệp thương mại và vì vậy nó có tác dụng nhiều mặt. Trước tiên là thông tin đến với
nhóm khách hàng hoặc quần chúng biết để tranh thủ được nhiều khách hàng đến với
doanh nghiệp. Nhờ có quảng cáo, khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp và
doanh nghiệp bán được nhiều hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, quảng cáo là một
thông tin giúp cho khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa và tạo điều kiện để doanh
nghiệp thương mại có thể bán được nhiều hàng. Quảng cáo còn tạo ra sự khác biệt cho
sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Khuyến mại
Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán
hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách giành
những lợi ích nhất định cho khách hàng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Các hình thức khuyến mại chủ yếu gồm:
- Giảm giá: Giảm giá trong một thời gian là một trong những kỹ thuật xúc tiến
khá phổ biến mà các doanh nghiệp thường dùng.
- Phân phát hàng mẫu miễn phí: Đây là việc phân phát miễn phí cho người tiêu dùng.
- Phiếu mua hàng: Là một loại giấy xác nhận người cầm giấy sẽ được hưởng ưu
đãi giảm giá khi mua hàng tại công ty phát hành phiếu mua hàng. Thông thường phiếu
mua hàng sẽ được phát cho khách hàng khi đến mua hàng tại công ty.
- Trả lại một phần tiền: Đây là hình thức người bán giảm giá cho người mua sau
khi mua hàng chứ không phải tại cửa hàng bán lẻ. Người mua hàng sẽ gởi cho người
bán một chứng từ chứng tỏ đã mua hàng của công ty và công ty sẽ hoàn trả lại một
phần tiền qua bưu điện.
- Thương vụ có chiết khấu nhỏ: là cách kích thích người tiêu dùng thông qua
việc đảm bảo cho người tiêu dùng tiết kiệm được một phần chi phí so với giá bình
thường của sản phẩm.
- Thi- cá cược – trò chơi: Đây là hình thức tạo ra cơ may nào đó cho khách hàng
bằng cách tổ chức cáo cuộc thi tìm hiểu, các trò chơi trong một thời hạn nhất định.
- Ngoài ra còn có một số hình thức khác như: dùng thử hàng hoá không phải trả
tiền, phần thưởng, tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo…
Đối với các trung gian phân phối, các công ty còn có thể sử dụng một số các
hình thức xúc tiến bán khác nữa như: chiết khấu, hoặc thêm hàng hoá cho khách hàng
mua hàng với lượng hàng nhất định.
1.1.3.3. Hội chợ
Triển lãm thương mại là một loạt hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc
trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và
thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá.
Các hoạt động trước triển lãm bao gồm xác định mục tiêu của doanh nghiệp cần
đạt tới nói chung và mục tiêu marketing của doanh nghiệp; xây dựng các mục tiêu cho
việc tham gia hội chợ triển lãm; lựa chọn hội chợ triễn lãm để tham gia, tổ chức thiết
kế xây dựng gian hàng tại hội chợ triển lãm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Hội chợ triển lãm thực hiện các hoạt động giới thiệu hàng hoá, giao tiếp và bán
hàng tại hội chợ.
Mọi hội chợ triển lãm sau khi kết thúc đòi hỏi phải có sự đánh giá các kết quả
đạt được, đồng thời tiến hành thiết lập và vận hành các mối quan hệ với khách hàng
sau hội chợ triển lãm.
Thông qua hội chợ triển lãm các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu,
sở thích phong tục tập quán cũng như quy định cụ thể của các địa phương, các thị
trường khác nhau để có kế hoạch xâm nhập thị trường. Tham gia hội chợ là cơ hội để
doanh nghiệp đo lường phản ứng của quảng đại quần chúng, của khách hàng đối với
sản phẩm của mình, có điều kiện xem xét so sánh với các đối thủ cạnh tranh, nhất là
những hội chuyên ngành để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó, hội chợ còn
là nơi học hỏi kinh nghiệm của các đối tác nhất là của đối tác nước ngoài về biện pháp
marketing để có phương thức ứng xử phù hợp trên thị trường.
1.1.3.4. Bán hàng trực tiếp
Bán hàng thực chất là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trực
tiếp giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Trong đó người bán hàng có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền.
1.1.3.5. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác
Quan hệ công chúng là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức
tới các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước như nói chuyện, tuyên truyền,
quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện… Các hoạt động khuyếch trương có thể là
hoạt động tài trợ,hoạt động họp báo, tạp chí của công ty…
Trong kinh doanh hiện đại, tác động của quan hệ công chúng là vấ đề hết sức
nhạy cảm, quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được với sự giúp đỡ của chính quyền, các
cơ quan chức năng, sự quan tâm của dư luận xã hội. Ngược lại nếu không tranh thủ
được sự quan tâm của chính quyền, dư luận xã hội mà trước hết là các phương tiện
truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo chí, báo điện tử... doanh nghiệp sẽ mất
dần vị thế uy tín trong hoạt động kinh doanh, sẽ mất khách hàng, không có doanh thu,
nếu kéo dài có thể dẫn tới phá sản.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
1.2. Xuất khẩu và xúc tiến thương mại trong xuất khẩu
1.2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và đơn hàng của hoạt động xuất khẩu
1.2.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó( hàng hóa) ra thị
trường nước ngoài để thu ngoại tệ. Theo luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 thì
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa
vào Khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là Khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật”
Xuất khẩu thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại. Nhưng nếu
chúng ta muốn đẩy mạnh xuất khẩu, đem lại sự năng động và hiệu quả cho hoạt động
xuất khẩu thì đó lại là chức năng của xúc tiến thương mại mà cụ thế là xúc tiến xuất
khẩu. Động cơ để một đất nước tiến hành hoạt động xúc tiến xuất khẩu chính là nhu
cầu và yêu cầu của nước đó phải đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.1.2. Vai trò của xuất khẩu
Xét từ góc độ của nền kinh tế thì xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế bởi trong tính toán tổng cầu thì xuất khẩu được coi là nhu cầu
từ bên ngoài. Chính vì điều đó mà phần lớn các nước đang phát triển theo đuổi
chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, nhất là đối với các nước có cầu
nội địa yếu.
Đối với doanh nghiệp, xuất khẩu giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng khả năng
sản xuất, mở rộng cơ hội đầu tư kinh doanh, mở rộng được lĩnh vực kinh doanh. Nhờ
hoạt động xuất khẩu, các công ty có thể đạt được mức doanh số lớn hơn nhờ thực hiện
chuyển giao các khả năng riêng biệt của mình. Các khả năng riêng biệt là những điểm
mạnh cho phép công ty đạt được hiệu quả, chất lượng… từ đó có thể tăng doanh số các
sản phẩm của mình qua việc khai thác thêm các thị trường mới do vậy có thể tăng
được quy mô sản xuất và giảm được chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp có cơ hội kinh
doanh đa dạng hơn, xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn khả năng và nguồn lực của mình
như lợi thế về khả năng riêng biệt. Khả năng riêng biệt tạo ra nền tảng cho lợi thế cạnh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
tranh của công ty, giúp hạ thấp chi phí trong việc tạo ra giá trị hoặc tạo ra giá trị khác
biệt để có thể định giá cao hơn.
Nhờ các hoạt động xuất khẩu công ty có thể tạo được lợi thế tạo ra giá trị ở vị trí
tối ưu. Định vị một hoạt động tạo ra giá trị tối ưu cho hoạt động đó có thể có một trong
hai ảnh hưởng là hạ thấp chi phí của việc tạo ra giá trị, giúp công ty đạt được vị trí
cạnh tranh nhờ chi phí thấp hoặc giúp công ty khác biệt hoá sản phẩm của mình và đặt
giá cao. Do đó các nỗ lực hiện thực quán lợi thế vị trí nhất quán với các chiến lược ở
cấp doanh nghiệp nói chung về chi phí thấp và sự khác biệt hoá sản phẩm.
Hoạt động xuất khẩu cho phép doanh nghiệp có thể hạ thấp chi phí nhờ được lợi
thế quy mô và hiệu ứng “đường cong kinh nghiệm”. Lợi thế quy mô làm giảm chi phí
cố định của một sản phẩm. Tác động của đường cong kinh nghiệm sẽ làm giảm chi phí
khả biến đơn vị sản phẩm do nâng cao kỹ năng, kỹ sảo của người lao động.
Ngoài ra, kinh doanh ở thị trường nước ngoài giúp các nhà quản lý doanh nghiệp
có những ý tưởng mới mẻ hay những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề.
Từng cá nhân sẽ phát triển kỹ năng quản lý chung của họ và nâng cao hiệu suất cá
nhân. Họ sẽ trở nên năng động hơn và mở rộng tầm nhận thức hơn. Những mối quan
hệ và những kinh nghiệm có được qua việc bán hàng ra nước ngoài có thể tạo cho
công ty một lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Tất cả những điều đó tạo nên động lực làm việc
cho mỗi cá nhân và cho cả toàn doanh nghiệp.
1.2.1.3. Một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu đang phát triển với quy mô lớn, tốc độ cao. Những
năm gần đây, tốc độ phát triển kim ngạch trên toàn thế giới ngày càng tăng. Ví dụ giai
đoạn 1926- 1929 bình quân đạt 65,9 tỷ USD/năm. Năm 1980 là 2843,2 tỷ USD, tăng
20 lần so với năm1960. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế đạt 10%
cao hơn 2 lần so với mức 4,3% năm 1999 và hơn 2,5 lần so với mức 3,8% năm 1998.
Những năm gần đây, kinh doanh quốc tế được tăng cường trên khắp các châu lục. Sự
phát triển liên kết kinh tế quốc tế đã giúp thương mại hàng hoá quốc tế tăng nhanh.
Trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng thuận lợi, nhờ phương tiện thông tin và giao
thông vận tải phát triển. Điều kiện buôn bán quốc tế ngày càng thông thoáng do các
nước áp dụng các biện pháp giảm dần thuế quan và bớt dần hàng rào phi thuế quan.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Hoạt động xuất khẩu có xu hướng phát triển đa dạng về hình thức từ xuất khẩu
hàng hoá, xuất khẩu dịch vụ đến các yếu tố sản xuất như vốn, sức lao động, khoa học
công nghệ.... Trong đó, sự gia tăng thương mại phi hàng hoá nhanh hơn sự gia tăng
thương mại hàng hoá. Sự phát triển đa dạng của thương mại quốc tế đánh dấu bước
phát triển mới trong trao đổi và phân công lao động quốc tế ở tầm cao không chỉ dừng
ở mức thông qua thị trường quốc tế đơn phương mà tiến tới sự hợp tác song phương,
đa phương, hợp tác khu vực trên các lĩnh vực trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, khoa
học công nghệ…Tốc độ gia tăng nhanh chóng của thương mại phi hàng hoá tạo ra
nguồn thu ngoại tệ lớn cho các nước, đặt biệt là đối với các nước đang phát triển.
Xuất khẩu ngày càng có vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong xu thế
phát triển của kinh tế thế giới, toàn cầu hoá và mở cửa kinh tế quốc gia, các nước trên
thế giới không thể phát triển kinh tế riêng rẽ được mà phải tham gia vào các hoạt động
kinh tế với nước ngoài ở những mức độ khác nhau. Phát triển thương mại quốc tế là
một trong những định hướng kinh tế được hầu hết nước lựa chọn. Ngày nay, tất cả các
nước đều có thương mại quốc tế, song thương mại quốc tế phát triển chủ yếu tập trung
vào các nước công nghiệp phát triển. Hai vấn đề này phản ánh lực lượng sản xuất của
thế giới được phát triển đáng kể và tiềm lực kinh tế của các nước công nghiệp ngày
một tăng, ưu thế ngày càng lớn.
Song song với quá trình đó các trung tâm thương mại quốc tế được hình thành
ngày càng nhiều. Bên cạnh 3 trung tâm kinh tế lớn là Mỹ- Canada, Tây Âu và Đông Bắc
Âu, còn có các khối kinh tế lớn như khối Asean, Trung mỹ, Tây phi. Nhìn chung, các
trung tâm và các khối kinh tế này đang ngày càng được hoàn thiện nhằm tận dụng các
mối quan hệ lẫn nhau về mặt địa lý, về văn hóa dân tộc, về lợi ích, khắc phục những
mâu thuẫn bất đồng, tăng cường đoàn kết nhằm phát triển kinh tế và thương mại, mở
rộng quan hệ kinh tế với các trung tâm, các khối kinh tế khác để cùng phát triển.
Những vấn đề trên đây cho thấy trong đời sống kinh tế hiện nay, thương mại
quốc tế, hợp tác quốc tế về sản xuất và khoa học công nghệ ngày càng có vai trò quan
trọng, nước nào cũng đều muốn tham gia vào các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài
nhằm tranh thủ lợi thế tương đối trong phân công lao động và trao đổi quốc tế để thực
hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn bởi xu thế phát triển trên thế giới. Trong
thời đại ngày nay thì xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo
ngự trị các mối quan hệ trên thế giới xét cả trên bình diện kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, cùng với xu thế đó cũng không tránh khỏi những biến cố bất ngờ,
những tình huống phức tạp nảy sinh. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, xuất khẩu
có thể gặp không ít khó khăn phức tạp một phần là do các yếu tố chủ quan và khách
quan mang lại.
1.2.1.4. Một số loại đơn hàng của hoạt động xuất khẩu
CMT ( Viết tắt của Cut- Make- Trim) là một phương thức xuất khẩu, theo đó
các khách mua, các đại lý mua hàng và các tổ chức mua hàng ở Châu Á cung cấp cho
doanh nghiệp Việt Nam toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm mẫu thiết kế,
nguyên liệu, chịu trách nhiệm vận chuyển và các nhà sản xuất Việt Nam chỉ cần thực hiện
việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. CMT là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất, yêu
cầu doanh nghiệp chỉ cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện
mẫu sản phẩm.
FOB là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT. Theo phương
thức FOB, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc mua nguyên liệu. Thuật ngữ
‘FOB’ trong ngữ cảnh này được hiểu là một hình thức sản xuất/ phân phối hàng dệt
may và thực tế không liên quan đến định nghĩa của Incoterm. Các hoạt động theo
phương thức FOB thay đổi đáng kể dựa trên các hình thức quan hệ hợp đồng thực tế
giữa doanh nghiệp Việt Nam với các khách mua nước ngoài và được chia thành ba loại
dưới đây:
 FOB loại I: Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam thu mua nguyên liệu đầu
vào từ các nhà cung cấp do khách mua nước ngoài chỉ định. Phương thức xuất khẩu
này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu
mua nguyên liệu và vận chuyển
 FOB loại II: Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam nhận mẫu hàng từ khách
hàng nước ngoài. Theo phương thức này các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp
mẫu thiết kế và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển
nguyên liệu và thành phẩm tới cảng khách hàng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
 FOB loại III: Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam tự thực hiện sản xuất hàng
may mặc theo thiết kế riêng của mình và không phải chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết
trước nào với các khách mua nước ngoài. Để có thể thực hiện thành công hoạt động
sản xuất theo phương thức này, các doanh nghiệp dệt may Việt nam cần phải có khả
năng thiết kế, marketing và hậu cần.
1.2.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xúc tiến thương mại trong kinh
doanh xuất khẩu
Xu thế hoà bình, hợp tác cùng phát triển ngày một trở thành đòi hỏi bức xúc của
các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nước đều giành ưu tiên cho phát triển
kinh tế, cần phải có mối trường hoà bình ổn định và thực hiện chính sách mở cửa. Các
nền kinh tế ngày càng gắn bó, tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh
tế. Các thể chế đa phương thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng cùng với sự
phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự cường của các dân tộc. Trước những biến động
to lớn về khoa học công nghệ, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiên điều chỉnh cơ
cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào
thuế quan và phi thuế quan làm cho việc trao đổi hàng hoá ngày càng thông thoáng
hơn, mở đường cho kinh tế phát triển.
Xu thế khu vực hoá cũng đã xuất hiện những năm 50 và đang phát triển mạnh
mẽ cho tới ngày nay.
Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư
ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung.
Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động hội nhập một cách chủ động và
tích cực. Năm 1995 Việt Nam chính thức là thành viên của ASEAN. Năm 2006 Việt
Nam gia nhập WTO.
Những kết quả bước đầu của quá trình hội nhập đã tạo tiền đề cho phát triển kinh
tế và đây là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển các hoạt động xúc tiến.
Những nỗ lực của chính phủ về phát triển thương mại nói chung và xúc tiến
thương mại nói riêng vì vậy trong mấy năm gần đây tất cả các hoạt động xúc tiến
thương mại diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề được tiến hành ở cơ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
quan của chính phủ, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh doanh dịch vụ và các doanh
nghiệp sản xuất- kinh doanh.
Những thông tin thương mại cần thiết như thông tin về thị trường, thông tin về
sản phẩm, thông tin về kỹ thuật xúc tiến, thông tin về điều kiện thương mại quốc tế,
thông tin về vận tải và thông tin trong nước được truyền thông một cách rộng rãi và
tiếp cận một cách dễ dàng bởi các công cụ xử lý thông tin hiện đại.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử, với
các phương tiện như: điện thoại, Telex và fax, truyền hình thiết bị, kỹ thuật thanh toán
điện tử, mạng cục bộ và mạng diện rộng, internet và Web. Các hình thức hoạt động
chủ yếu của thương mại điện tử là thư tín điện tử bao gồm thanh toán điện tử, trao đổi
dữ liệu điện tử, giao gửi số hoá các dung liệu…
Thương mại điện tử cung cấp các công cụ tạo điều kiện dễ dàng cho công ty
thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Bên cạnh đó cũng chịu tác động của nhiều thách thức:
Do lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu chịu ảnh hưởng của những biến đổi của tình
hình kinh tế ngoại thương, tỷ giá hối đoái.
Trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế chính trị đang có những diễn biến
phức tạp chứa đựng những bất ngờ, những nguy cơ khó lường gây cản trở cho việc
kinh doanh.
Thách thức trong việc mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới đòi hỏi phải
có những hiểu biết về thị trường. Trên thị trường quốc tế, mỗi một nước, mỗi một khu
vực có những đặc tính riêng về khu vực, về thu nhập, nhu cầu, văn hoá, cách thức
mua, hành vi mua, ngôn ngữ khác nhau điều này gây khó khăn cho công ty trong việc
tiếp cận thị trường.
Sự tiến bộ khoa học công nghệ và sự xuất hiện của thương mại điện tử chính là
thời cơ và cũng chính là thách thức đối với doanh nghiệp nếu công ty đủ nguồn nhân
lực để có thể ứng dụng những công nghệ này.
Môi trường văn hoá như cách sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, cách tiếp cận thông
tin, trình độ học vấn, thái độ đối với các sản phẩm do nước ngoài cung cấp… tất cả
những thứ này đều gây ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại. Xúc tiến
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
thương mại thực chất là một quá trình truyền thông tin marketing, khi hoạch định một
chương trình marketing cần tính đến tất cả các yếu tố trên.
Cầu thị trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến
xuất khẩu. Nếu phạm vi thị trường của một sản phẩm chỉ ở trong khuôn khổ một khu
vực địa lý đó, khi cầu thị trường giảm mạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh sản phẩm đó. Nhưng nếu sản phẩm đó tham gia vào nhiều đoạn thị trường ở
nhiều khu vực địa lý khác nhau thì các đoạn có thể bù đắp hoặc ứng cứu được cho
nhau, hoạt động xúc tiến thương mại có thể triển khai cho tất cả các đoạn thị trường,
hoặc riêng cho từng đoạn thị trường, khi thị trường lớn hoạt động xúc tiến cũng được
lợi thế theo quy mô.
Yếu tố pháp luật như khi tham gia thị trương nhập khẩu các giao dịch tranh chấp
sẽ liên quan đến hệ thống luật pháp của hơn một quốc gia. Luật pháp địa phương quyết
định các hoạt độnh marketing thông qua các đặc điểm cần có của sản phẩm độ an toàn,
nội dung vật lý, kích thướt… việc đóng gói và gắn tên nhãn hiệu, thời gian bảo hành,
giá cả, xúc tiến bán hàng và nhiều vấn đề khác. Phát luật của các nước khác nhau sẽ có
những quy định khác nhau về quảng cáo, các biện pháp khuyến mại, các hình thức
quan hệ công chúng .v.v...
Yếu tố chính trị là cơ cấu chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng quyết định
đến các chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc
xác định cơ cấu kinh tế, chính phủ có thể giành ưu tiên phát triển cho ngành kinh tế
này hoặc ngành kinh tế khác. Sự phát triển mạnh mẽ của một ngành kinh tế sẽ tạo cơ
sở vật chất cho hoạt động xúc tiến. Người dân ở mỗi quốc gia khác nhau, có nền chính
trị khác nhau, sẽ có những quan điểm về mỗi vấn đề khác nhau.
Môi trường cạnh tranh khi tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế các công ty
phải đối mặt với mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, hình thức phức tạp hơn. Đó là sự cạnh
tranh trong cùng một ngành, trên toàn cầu và giữa các ngành với nhau. Tuy cạnh tranh
sẽ làm giảm tỷ suất lợi tức trên vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định nhưng doanh nghiệp
cũng có thể có được những lợi thế nhất định từ cạnh tranh. Ví dụ như có thể khai thác
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
tốt hơn lợi thế cạnh tranh, khai thác triệt để khả năng và nguồn lực của mình để tấn công
vào những khoảng trống của thị trường. Cạnh tranh tạo ra những động lực để buộc các
doanh nghiệp vươn lên. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các đối thủ
cạnh tranh ngày càng nhiều, công chúng ngày càng tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin,
để có thể định vị hình ảnh của riêng mình trong tâm trí khách hàng các chương trình xúc
tiên ngày càng phải được tiến hành bài bản và có hiệu quả cao hơn.
Tình hình kinh tế như thu nhập của dân cư có mối liên hệ trực tiếp đến người
tiêu dùng. Sự tăng trưởng cua các chỉ số kinh tế sẽ là điều kiện cần thiết để tăng tiêu
dùng cá nhân và toàn xã hội, từ đó kích thích sản xuất phát triển. Tinh hình này kéo
theo các hoạt động liên quan phát triển trong đó có hoạt động xúc tiến, chi phí xúc tiến
được tính vào giá cả, khi thu nhập cao họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận giá cả cao
hơn. Kinh tế phát triển sẽ cung cấp các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động xúc
tiến phát triển.
1.2.3. Vai trò của xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất khẩu đối với các
doanh nghiệp Việt Nam
Sự chuyển đổi và mở cửa hội nhập đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp Việt
Nam những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và đẩy mạnh
xuất khẩu. Đồng thời, chính sự chuyển đổi và mở cửa này cũng đặt ra những thách
thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi họ đang và sẽ phải cạnh tranh gay
gắt và bình đẳng với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh hơn gấp nhiều
lần không những trong xuất khẩu mà còn cả ngay trên thị trường nội địa. Do vậy hoạt
động xúc tiến thương mại đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của các doanh nghiệp.
Trên phương diện quốc gia, nước ta có tận dụng được những cơ hội và hạn chế
được những thách thức hay không chủ yếu phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ của
chúng ta có xâm nhập được vào thị trường thế giới hay không và đứng vững được trên
thị trường nội địa hay không. Đồng thời việc nhập khẩu phải đảm bảo được đúng định
hướng đổi mới công nghệ, phục vụ tốt nhu cầu trên thị trường nội địa. Do vậy, hoạt
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
động xúc tiến thương mại sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Đối với Việt Nam, ngoài những hoạt động phát triển xuất khẩu thì hoạt động xúc
tiến để đầu tư và mở rộng thị trường cũng rất quan trọng. Những hoạt động này sẽ góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp.
Hơn nữa, trong điều kiện nước ta hiện nay, do sức mua trong nước còn thấp việc
tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong xuất khẩu sẽ góp phần quan trọng để
giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đặt biệt là trong những lĩnh vực đang có nguy cơ dư
thừa năng lực sản xuất như một số mặt hàng nông sản và trong ngành may mặc, giày
dép, thủ công mỹ nghệ… Duy trì được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao là một trong
những yếu tố quyết định để duy trì nhịp độ tăng trưởng GDP cao, giảm bớt sức ép về
việc làm...
1.3. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới và tại Việt Nam trong
những năm gần đây
1.3.1. Tình hình thị trường xuất nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới
Ngành dệt may thế giới hiện nay chịu tác động của người mua hơn là nhà sản
xuất. Các nhà bán lẻ hàng dệt may lớn ở các nền kinh tế phát triển dẫn đầu về lượng
người mua như Wal- Mart, Sears, JC Penny, Liz Claiborne và Gap…đang nắm vai trò
chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Các nhà bán lẻ này được mô
tả như các nhà sản xuất không có nhà máy. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của họ có
được từ sự nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, kinh doanh, tiếp thị và khả năng
phản ứng nhanh chóng theo khuynh hướng tiêu thụ mới của khách hàng.
Các mạng lưới tìm kiếm nguồn hàng trọn gói đang phát triển mạnh trên toàn cầu.
Các hãng dệt may thương hiệu lớn của mỹ chủ yếu tìm nguồn sản xuất của họ ở
Mêhicô và khu vực Caribê, các công ty EU xây dựng mạng lưới mua hàng ở Bắc Phi
và Đông Âu. Nhật Bản và những nền kinh tế công nghiệp mới của Châu Á tập trung
vào khu vực có mức lương thấp hơn tại Châu Á.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Bảng 1: Trị giá nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường lớn giai đoạn
2005- 2009
Đơn vị tính: Tỷ USD
Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Hoa Kỳ 97,37 101,15 103,98 100,51 86,74
Đức 36.31 39,02 42,33 45,27 45,34
Nhật Bản 27,5 29,11 29,36 31,66 31,07
Anh 27,86 29,29 32,6 31,54 27,31
Pháp 24,58 25,59 28,8 30,95 26,95
Hồng Kông 31,32 32,02 31,99 30,09 24,85
Italia 21,30 23,93 26,71 27,55 23,01
Trung Quốc 23,44 25,68 25,37 25 21,78
Bỉ 11,69 12,37 13,83 14,91 12,38
Canada 9,91 10,73 11,55 11,93 10,55
Nguồn: www.trademap.org
Số liệu thống kê trên cho thấy thị trường dệt may thế giới rất rộng lớn và cơ hội
cho hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều. Trong đó, Mỹ là một thị trường nhập khẩu
tiềm năng trên thế giới, chiếm giá trị cao nhất và ngày càng tăng qua các năm. Tuy
nhiên, trong những năm 2008, 2009 thì giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ có
giảm sút, đó là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng giá trị nhập
khẩu của Mỹ trong những năm đó vẫn đứng đầu trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các
thị trường nhập khẩu khác cũng chiếm giá trị nhập khẩu lớn như Đức, Nhật Bản, Hồng
Kông... và giá trị nhập khẩu của các nước này cũng tăng qua các năm. Đây là những
thị trường nhập khẩu tiềm năng của các quốc gia xuất khẩu trên thế giới.
Từ đầu năm 2009, nhiều nền kinh tế phát triển đã không còn áp dụng hạn ngạch
đối với hàng dệt may. Tuy nhiên những quy định hiện còn tồn tại khiến nhiều nước
thành viên WTO thực hiện những hành động chống bán phá giá, và dự kiến số lượng
các hành động này vẫn tiếp tục gia tăng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Sự thắt chặt tín dụng, sự thu hẹp nhu cầu và áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trên
từng thị trường đã khiến một loạt các công ty dệt may ở nhiều nước rơi vào phá sản,
đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng. Mức tuyển
dụng lao động trong ngành dệt may toàn cầu do đó cũng giảm mạnh.
Câu chuyện suy thoái kinh tế đã khiến người tiêu dùng hàng dệt may ở nhiều
nước chuyển hướng sang tìm kiếm hàng dệt may có giá trị nhưng ở mức giá cạnh
tranh. Các thương hiệu xa xỉ đã phải chịu những tác động mạnh nhất, điển hình là
trường hợp thương hiệu thời trang Christian Lacroix bắt đầu phá sản vào tháng 5/2009.
Cho đến nay, những thương hiệu dệt may có khả năng kết hợp giá trị với năng lực đáp
ứng các xu hướng mới của thị trường và có mức độ tồn kho ít là những thương hiệu
chiến thắng trong khủng hoảng. Đó là: Uniqlo ở Nhật Bản, Zara(Inditex), Primark ở
Châu Âu… Tại Nhật Bản, sự phát triển của chuỗi cửa hàng dệt may bán lẻ nhanh Fast
Retailing là một ví dụ về thành công trong khủng hoảng. Những cửa hàng trong chuỗi
này hiện đang bán các loại quần bò g.u. nhập từ Campuchia khiến cơ thể thon thả với
mức giá 1.300 yên (13,8 USD), chỉ bằng 1/3 mức giá so với ở nơi khác. Tadashi
Yanai, chủ của Fast Retailing và là một trong những người Nhật giàu có nhất, Gần đây
nói rằng: “Khi lương không tăng đó là lúc người ta muốn nghiêng sang mua những thứ
càng rẻ càng tốt”.
Trên thị trường dệt may toàn cầu, Trung Quốc vẫn là lực lượng chính, nhưng
không phải là không có đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu hàng
dệt may lớn nhất thế giới. Việc kết thúc hạng ngạch đối với các mặt hàng dệt may
nhập khẩu từ Trung Quốc vào các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu là rất quan
trọng. Tuy nhiên, mức lương cao hơn của người lao động và đồng nhân dân tệ tăng giá
đã khiến sản phẩm dệt may Trung Quốc không còn sức hấp dẫn về giá như trước.
Nhiều nước xuất khẩu hàng dệt may khác có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc
như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thị phần. Bên cạnh đó,
nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản cũng muốn
giảm sự phụ thuộc nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc và đã chuyển hướng hợp
tác sang các nhà sản xuất Châu Á khác.
Đầu quý III/2009, sự suy giảm bán lẻ hàng dệt may ở khắp các nước trên toàn
cầu đã chạm đáy và thị trường đã phục hồi vào năm 2010. Năm 2008 dung lượng thị
trường dệt may toàn cầu có giá trị xấp xỉ 460 tỷ USD và đạt gần 700 tỷ USD vào năm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
2010. Để đạt được sự phục hồi vững chắc, ba điều cần có trong lĩnh vực dệt may nói
riêng và trong toàn ngành kinh tế nói chung là tăng lợi nhuận, thị trường toàn cầu phục
hồi về nhu cầu và giá tăng.
1.3.2. Tình hình thị trường hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt nam đã có những bước phát triển
đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch cả
nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 chiếm 17,9% so
với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%, vải lụa thành
phẩm tăng 8,9%, sảm phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%, quần áo may sẵn tăng 12,6%.
Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành 1
trong 9 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt
may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất
khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng
khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản…
Bảng 2: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường EU, Hoa Kỳ
và Nhật Bản từ 2005- 2009
Đơn vị tính: Triệu USD
Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Hoa Kỳ 2591 3045 4465 5100 4995
EU 897 1253 1499 1704 1851
Nhật Bản 612 628 705 820 954
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị
trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này
sang Hoa Kỳ luôn chiếm trên 50% tổng Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả
nước. Bên cạnh đó, EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt
may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng này. Tuy nhiên, trong ba thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung
bình là 19%/năm trong gia đoạn 2005- 2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ
tăng bình quân lần lượt là 17% và 12%.
Năm 2010, ngành Dệt May Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khả quan
như kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009. Trong đó, thị
trường Mỹ đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 22%; EU đạt 1,8 tỷ USD, tăng 14%; Nhật Bản 1,2
tỷ USD, tăng 20%. Riêng Tập đoàn Dệt May Việt Nam, trong năm 2010 đã đánh dấu
những bước phát triển mới với các chỉ tiêu tăng trưởng đạt và vượt kế hoạch đề ra,
như: Doanh thu đạt 30.600,2 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009, vượt 17% so với kế
hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2009, vượt 12% so
với kế hoạch; lợi nhuận đạt 911,2 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2009, vượt 10% so
với kế hoạch; doanh thu nội địa đạt 15.364,6 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2009, vượt
8% so với kế hoạch. Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa năm 2010 đạt 49%, tăng 2% so với
năm 2009. (Theo Tổng cục Hải Quan)
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn
hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế
và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện nay vẫn chưa nhiều. Do đó, giá trị gia tăng
trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay còn thấp, dẫn đến lợi nhuận thu
về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm
qua. Bên cạnh đó các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị
trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay. Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù
được đánh giá khá cao tại nước ngoài thì lại không được coi trọng ở trong nước. Quần áo
của Trung Quốc với mẫu mã và thiết kế đa dạng thì lại được tìm thấy ở khắp các cửa hàng,
siêu thị, chợ trong khi hàng Việt Nam dường như vắng bóng.
Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào
nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu
thường chiếm từ 70- 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy đã được chú trọng
đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc không đáp
ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng phía nước ngoài
cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt
Nam không có điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu sản xuất trong nước với giá
thành rẻ hơn. Như vậy giá trị thực tế mà ngành may thu được không hề cao so với kim
ngạch xuất khẩu. Điều này một lần nữa lý giải tại sao tuy giá trị xuất khẩu ngành may
cao nhưng cả chủ và thợ trong ngành lại không mặn mà lắm với công việc. Nhiều
doanh nghiệp may đã có sự chuyển hướng sang các ngành nghề lĩnh vực khác như đầu
tư và kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính.. để tăng thêm thu nhập.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ TRONG LĨNH VỰC
XUẤT KHẨU
Tên viết tắt : HUEGATEX
Lo go :
Trụ sở chính : Thủy Dương- Hương Thủy- Thừa Thiên Huế
Tel : ( 054.3) 864.326- 864.430- 864.337
Fax : ( 054.3) 864.338
Email : khxnk@huegatex.com
Websiet : www.huegatex.com
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế
2.1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty
Công Ty Cổ Phần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEXCO), nằm trên quốc lộ
1A cách thành phố Huế 02 km về phía Nam, cách sân bay Phú Bài 10 km về phía Bắc,
được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Dệt may Huế, thành viên của Tập đoàn
Dệt may Việt Nam. Năm 1979 hiệp định được ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam –
Hungary quyết định xây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam. Ngày 16/01/1988, Bộ
Công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập Nhà máy sợi Huế. Ngày 26/03/1988, Nhà
máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Ngày 19/02/1994 thành lập
Công ty Dệt may Huế (tên giao dịch: Hue garment company, viết tắt: Hutexco) thuộc
Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) theo quy định 140/CNN của Bộ Công
nghiệp, do Nhà máy Sợi tiếp nhận thêm nhà máy Dệt Huế. Ngày 26/03/1997, Công ty
xây dựng thêm Nhà máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất. Cuối
năm 1998, quy mô mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được tách
thành hai nhà máy: Nhà máy Dệt nhuộm và Nhà máy May. Nhà máy khi đi vào sản
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
xuất, sản phẩm hàng dệt kim của Công ty đã được xuất sang thị trường Nhật Bản, EU,
Đài Loan…và cả thị trường nội địa. Năm 2002, Công ty đã lắp thêm 8.000 cọc sợi cho
nhà máy May với thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sĩ, đầu tư thêm nhà máy sợi với
50.000 cọc sợi tại Khu công nghiệp Phú Bài. Lúc này, Công ty Dệt may Huế có 5
thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng: Nhà máy sợi, Nhà máy may
I, Nhà máy dệt- nhuộm, Nhà máy dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụ trợ.
Căn cứ Quyết định số: 169/2004/QĐ- BCN ngày 09/12/2004 và Quyết định số
2722/2005/QĐ- BCN ngày 25/08/2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương
án Cổ phần hóa chuyển công ty Dệt may Huế thành công ty Cổ phần Dệt may Huế (từ
năm 2006, Nhà máy may I được tách ra làm Công ty riêng lấy tên là Quinmax với
100% vốn đầu tư nước ngoài)
Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất, kinh doanh xuất- nhập khẩu
các sản phẩm sợi, dệt, nhuộm, may mặc, nguyên liệu thiết bị ngành dệt may, các mặt
hàng tiêu dùng, địa ốc, khách sạn,...Các loại sản phẩm của Công ty hiện nay đang
được xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc,
Canada …
Các nhà máy thành viên gồm
1. Nhà máy Sợi: được trang bị đồng bộ 4 dây chuyền các thiết bị nhập khẩu từ
Đức, Thụy Sĩ với 60.000 cọc sợi.
2. Nhà máy Dệt- Nhuộm: được trang bị các thiết bị dệt kim nhuộm nhập khẩu từ
Đức, Thuỵ Sĩ, Đài Loan.
3. Nhà máy May I và nhà máy May II: được trang bị các thiết bị nhập khẩu từ
Nhật Bản, Đài Loan. Sản phẩm chính là áo Polo - Shirt, áo Jacket, quần short và các
loại hàng may mặc làm từ vải dệt kim và dệt thoi.
4. Xí nghiệp cơ điện phụ trợ: cung cấp điện, nước cho các đơn vị sản xuất và gia
công cơ điện phụ tùng, các công trình xây dựng nhỏ.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1. Chức năng
Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực
tiếp, các mặt hàng sợi, vải, sản phẩm may mặc các loại.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
Công ty được phép huy động vốn và sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế, của các
thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh với
các hình thức:
 Liên doanh, hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật và nhà nước
 Mở các cửa hàng, đại lý và giới thiệu bán sản phẩm
 Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Là một đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế
độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại các ngân hàng, có con dấu riêng
để tiện lợi việc giao dịch trong và ngoài nước.
- Bảo toàn vốn và phát triển vốn Nhà nước giao, Công ty được huy động bởi
vốn của các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển.
- Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà nước giao, thực hiện đầy đủ các
chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm
bảo có việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ Công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh công ty cũng như toàn xã
hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
- Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng góp phần làm cho công
ty ngày càng lớn mạnh.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công Ty
Mô hình cơ cấu tổ chức mà Công ty hiện đang áp dụng thuộc kiểu mô hình hỗn
hợp trực tuyến- chức năng. Mô hình này đã phát huy được những lợi thế của nó. Cơ
cấu tổ chức của Công Ty hiện tại gồm: các phòng ban, các đơn vị thành viên.
Các phòng ban bao gồm: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán tài chính,
Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu, Phòng Kỹ thuật Đầu Tư, Phòng Kinh doanh,
Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm, Ban bảo vệ, Trạm Y tế và Ban đời sống.
Các đơn vị thành viên: gồm Nhà máy May, Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm,
Xí nghiệp Cơ điện phụ trợ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc và các phòng ban nghiệp vụ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
2.1.4. Các nguồn lực của Công Ty
2.1.4.1. Lao động
Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty qua ba năm 2008 - 2010
ĐVT:Người
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
% +/- % +/- %
Tổng số lao động 3.087 100,00 3.052 100,00 3.352 100,00 - 35 - 1,13 300 9,83
1. Phân theo tính
chất sản xuất
Trực tiếp 2.668 86,43 2.763 90,53 3.063 91,40 95 3,56 300 10,86
Gián tiếp 419 13,57 289 9,47 289 8,60 - 130 - 31,03 0.00 0.00
2. Phân theo trình độ
Đại học 151 4,89 147 4,82 147 4,38 - 4 - 2,65 0.00 0,00
Trung cấp 174 5,64 168 5,50 168 5,01 - 6 - 3,45 0.00 0,00
Công nhân kỹ thuật 2.604 84,35 2.607 85,42 2.607 77,74 3 0,12 0.00 0,00
Lao động giản đơn 158 5,12 130 4,26 430 4,27 - 28 - 17,72 300 230,77
3. Phân theo giới tính
Nam 863 27,96 851 27,88 925 2,.6 - 12 - 1,39 74 8,70
Nữ 2.224 72,04 2.201 72,12 2.427 72,4 - 23 - 1,03 226 10,27
Nguồn: Phòng Kế toán- tài vụ
Qua bảng 3 ta thấy, số lượng lao động đều có sự biến đổi theo các năm. Số
lượng lao động năm 2009 thấp hơn không đáng kể so với năm 2008. Nguyên nhân của
sự giảm đi này trong năm 2009 là do trong năm 2009 có một số công nhân nữ nghỉ thai
sản và một số chuyển đi sang công ty khác làm việc và đồng thời có một số nhân viên
được điều sang các công ty đối tác. Do đó để đảm bảo nguồn nhân lực trong tình trạng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
ổn định đáp ứng tiến độ sản xuất đơn hàng năm 2010 Công ty đã mở rộng quy mô về
nhân lực, tăng lên 300 người so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 9.8%.
- Xét theo tính chất sản xuất: Công ty Cổ Phần Dệt May Huế là Công ty hoạt
động sản xuất kinh doanh nên số lượng lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ lớn
nhất. Các lao động này làm việc ở các nhà máy May, Dệt nhuộm, nhà máy Sợi, xí nghiệp
cơ điện. Cụ thể năm 2008, tỷ lệ này chiếm 86,43%, 2009 chiếm 90,53%, và đặc biệt sang
năm 2010 công ty có tuyển dụng theo 300 công nhân nên tỷ lệ này tăng lên 91,40%.
- Xét về mặt trình độ lao động:
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy, công nhân kỹ thuật chiếm 1 tỷ lệ cao qua 3
năm, năm 2008 chiếm 84,35%, 2010 chiếm 77,74% và số lượng công nhân kỹ thuật
năm 2009 là 2607 công nhân tăng 3 công nhân so với năm 2008. Điều này chứng tỏ
Công ty có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của công
việc, đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó thì số lượng công nhân có trình độ đại
học và trung cấp chỉ chiếm những tỉ lệ rất nhỏ là 4,38% và 4.01% trong năm 2010. Vì
vậy, trong thời gian tới Công ty sẽ có những chế độ đãi ngộ và chính sách lương bổng
hợp lý để thu hút và giữ chân các nhân viên.
- Xét về mặt giới tính thì:
Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, phù hợp với lao động nữ
nên trong Công ty lao động nữ luôn chiếm số lượng lớn hơn lao động nam. Năm 2009,
lao động nữ chiếm 72,40%, lao động nam chiếm 27,60%.
Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao
động. Hiện nay, Công ty cổ phần dệt may Huế đang khuyến khích và tạo điều kiện cho
cán bộ nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề.
2.1.4.2. Nguồn vốn của Công ty
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33
Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/200
9
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
A: Tài Sản 289 986,62 100 290 111,05 100 369 674,96 100
124,43
0,04
79
563,91 27,43
I. Tµi s¶n ng¾n h¹n 154 578,60 53,30 158 911,06 54,78 233 859,38 63,26
4 332,46
2,8
74
948,32 47,16
1. TiÒn vµ c¸c kho¶n tương ®ư¬ng tiÒn 4 722,52 3,05 7 426,95 4,67 7 748,62 3,31 2 704,43 57,27 321,67 4,33
2. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 50 722,24 32,82 91 326,37 57,47 105 886,33 45,28
40
604,13 80,05
14
559,96 15,94
3. Hµng tån kho 98 693,62 63,85 58 176,72 36,61 117 089,02 50,07
- 40
516,9
-
41,05
58 912,3
101,26
4. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 440,46 0,28 1 981,00 1,25 3 135,40 1,34 1 540,54 349,76 1 154,4 58,27
II. Tµi s¶n dµi h¹n 135 407,75 46,70 131199,98 45,22 135 815,58 36,74
- 4
207,77 - 3,11
4 615,6
3,52
1. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 424,76 0,31 414,43 0,32 375,18 0,28 - 10,33 - 2,43 - 39,25 - 9,47
2. Tµi s¶n cè ®Þnh 130 735,61 96,55 125 869,15 95,94 126 777,38 93,34
- 4
866,46 - 3,72
908,23
0,72
3. C¸c kho¶n ®Çu tư tµi chÝnh dµi h¹n 3 833,00 2,83 4 383,00 3,34 6 653,00 4,90 550 14,35 2 270 51,79
4. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 414,37 0,31 533,39 0,4 2 010,00 1,48 119,02 28,72 1 476,61 276,83
B: Nguån vèn 289 986,62 100 290 111,05 100 369 674,96 100 124,43 0,04 79 27,43
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34
563,91
I. Nî ph¶i tr¶ 258 684,44 89,21 256 577,14 88,44 319 607,41 86,45
- 2 107,3
- 0,81
63
030,27 24,57
1. Nî ng¾n h¹n 187 122,54 72,33 203 910,52 79,47 258 903,99 81,01
16
787,98 8,97
54
993,47 26,97
2. Nî dµi h¹n 71 561,90 27,67 52 666,56 20,53 60 703,42 18,99
- 18
895,34 - 26,4
8 036,86
15,26
II. Vèn chñ së h÷u 31 302,17 10,79 33 533,90 11,56 50 067,54 13,55
2 231,73
7,13
16
533,64 4,.3
Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
Tổng tài sản tăng qua các năm cụ thể là năm 2009 tăng so với năm 2008 là
124,43 triệu đồng tương ứng 0,42% và năm 2010 tăng so với 2009 là 79563,91 triệu
đồng tương ứng tăng 27,43%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản ngắn
hạn trong đó các khoản mục tài sản ngắn hạn khác và khoản phải thu có xu hướng tăng
lên và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Sự tăng lên của
khoản mục khoản phải thu không được coi là xu hướng tích cực vì chủ yếu là do
khoản phải thu khách hàng tăng điều này có thể gây bất lợi cho công ty trong quá trình
thu hồi vốn.
Đáng chú ý trong 3 năm khoản mục hàng tồn kho luôn có sự biến động lớn nhất,
cụ thể là năm 2009 lượng hàng tồn kho giảm so với 2008 là 40516,89 triệu đồng tương
ứng giảm 41,05% trong khi đó lượng hàng tồn kho năm 2010 tăng so với năm 2009 là
58912,29 triệu tương ứng tăng 101,26%. Lượng hàng tồn kho tăng cao cũng không
được đánh giá tốt tuy nhiên để đánh giá việc quản trị hàng tồn kho ở Công ty tốt hay
không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tài sản dài hạn của Công ty qua ba năm có sự biến động rõ rệt. Năm 2009 tài
sản dài hạn giảm 4 207,77 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân làm giảm tài sản
dài hạn là do sự giảm xuống chủ yếu của khoản mục phải thu dài hạn đây là một nhân
tố tích cực cho thấy khả năng thu hồi vốn của Công ty rất tốt do đó có thể tăng nguồn
vốn tái đầu tư cho Công ty. Tuy nhiên, trong năm 2010 tài sản dài hạn đã tăng so với
năm 2009 là 4 615,59 triệu đồng tương ứng với 3,52%. Đây là một sự biến động có ý
nghĩa tích cực.
Tổng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty có sự thay đổi qua 3 năm theo chiều
tăng lên, tỷ lệ cũng tăng lên theo từng năm. Năm 2009 tổng vốn sản xuất kinh doanh
của Công ty là 290111,05 triệu đồng tăng 124 432,90 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ
tăng là 0.04%, năm 2010 là 369 674,96 triệu đồng tăng 79 563,91 triệu đồng tỷ lệ tăng
là 27.43% so với năm 2009. Vốn sản xuất kinh doanh tăng là hệ quả của chính sách
mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm xưởng may, đầu tư thêm trang
thiệt bị, máy móc hiện đại ở nhà máy Sợi, mua nhiều nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
của công ty…
Ta có thể nhận xét theo một số khía cạnh như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
- Xét về đặc điểm vốn:
Vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm điều tăng lên về số lượng cũng như tỷ lệ
phần trăm trong tổng vốn sản xuất kinh doanh. Năm 2008 là 31302,17 triệu đồng. Năm
2008 là 33533,90 triệu đồng tăng 7.13% so với năm 2008.Và năm 2010 là 50607,54
triệu đồng tăng 49.3% so với năm 2009. Sự tăng lên này trong năm 2010 là một điều
đáng kể, nó chứng tỏ rằng Công ty đã hoạt động kinh doanh tốt và thu hút được ngày
càng nhiều vốn đầu tư từ phía các cổ đông.
- Xét theo theo nguồn hình thành: qua 3 năm nợ phải trả luôn luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Tỷ trọng nợ phải trả cho năm 2008 là
89.2%, năm 2009 là 88.44%, năm 2010 là 86.45%, còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm
tỷ lên nhỏ hơn tỷ trọng nợ phải trả. Như vậy tính tự chủ của Công ty về nguồn vốn của
mình còn thấp, tuy nhiên một dấu hiệu khả quan là tỷ trọng này đang ngày càng tăng
lên. Biết tận dụng nguồn nợ vay để hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt nhưng nó
cũng là con dao hai mặt nên Công ty phải quản lý tốt nguồn vố sở hữu của mình.
2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37
Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008- 2010)
ĐVT: triệu đồng
tiªu 2008 2009 2010
SO SÁNH
2009/ 2008 2010/ 2009
+ / - % +/ -
nh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 502 772,10 555106,66 787837,51 52334,55 10,41 232730,84
kho¶n gi¶m trõ 142,14 - 142,14 - 100.00
Gi¶m gi¸ hµng b¸n 142,14 - 142,14 - 100.00
nh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 502629,96 555106,66 787837,51 52476,70 10,44 232730,84
vèn hµng b¸n 453699,81 494674, 86 700150,36 40975,05 9,03 205475,49
nhuËn gép b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 48930,14 60 431,79 87687,15 11501,65 23,51 27255,35
nh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 6702,20 4305,89 5490,35 - 2396,31 - 35,75 1184,46
phÝ tµi chÝnh 24934,09 20291,70 24436,41 - 4642,39 - 18,62 4144,70
Trong ®ã: L·i vay ph¶i tr¶ 20593,01 15945,79 22415,24 - 4647,21 - 22,57 6469,44
phÝ b¸n hµng 14043,79 17076,16 29517,11 3032,37 21,59 12440,94
phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 15676,40 25793,59 17134,94 10117,19 64,54 - 8658,64
nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 978,06 1576,23 22089,02 598,16 61,16 20512,79
nhËp kh¸c 565,12 3 755 194 888 1 170 501 472 3 190 068 413 564.49 - 2 584 693 416
phÝ kh¸c 221 729 956 107,40 172,05 - 114,32 - 51,56 64,65
nhuËn kh¸c 343,39 3647,79 998,44 3304,39 962,27 - 2649,34
lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ 1 321,46 5224,02 23087,47 3902,56 295,32 17863,45
phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh 199,52 470,74 3994,13 271,22 135,94 3523,38
phÝ thuÕ TNDN ho·n l¹i
nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 1121,94 4753,27 19093,33 3631,33 323.67 14340,06
Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
Bước vào năm 2009 như nhiều ngành hàng khác, ngành dệt may gặp rất nhiều
khó khăn. Giá cả nguyên liệu bông tăng giảm thất thường không theo quy luật, mặt
hàng sợi trên thị trường chững lại, có thời điểm hàng của Công ty bị tồn kho với số
lượng lớn, dẫn đến ứ đọng vốn, dư nợ ngân hàng cao. Hàng may mặc cũng rơi vào tình
trạng khó khăn không kém khi đơn hàng nhỏ, xuất khẩu giảm do suy thoái kinh tế...
Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Tuy nhiên, để vượt qua các áp lực đó, Công ty đã đề ra hàng loạt giảm pháp cụ
thể như đối với hàng sợi, bố trí dây chuyền và mặt hàng hợp lý, nâng cao chất lượng,
nâng cao hiệu suất máy; đối với hàng may đầu tư và tổ chức sản xuất theo phương
pháp rải chuyền tiên tiến, tập trung nguồn hàng, giảm các thao tác thừa để tăng năng
suất, thậm chí để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động Công ty còn nhận
thêm nhiều mặt hàng gia công mới như Jacket, quần áo thể thao, quần áo trẻ em dù giá
trị thấp... Nhiều hoạt động khác cũng được chú trọng như công tác cung ứng nguyên
liệu phải tính toán phù hợp; xử lý triệt để hàng tồn kho; tích cực thu hồi công nợ; đề ra
nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong sản xuất, sinh hoạt; kết hợp nhiều biện pháp để
tăng vòng quay vốn... Đồng thời Công ty còn phát động nhiều phong trào thi đua phát
huy sáng kiến kỹ thuật, lao động sáng tạo, thực hành tiết kiện trong sản xuất, chống
lãm phí, tham ô...trong toàn doanh nghiệp. Với những giải pháp trên, sản xuất kinh
doanh của công ty đã dần có hiệu quả, đảm bảo việc làm cho 3352 lao động với thu
nhập bình quân 1.999.542 đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm 2008. Với những
thành tích đó, năm 2009 Công ty cổ phần dệt may- huế đang được đề nghị Bộ Công
Thương tặng ‘Cờ thi đua xuất sắc’ cho tập thể cán bộ công nhân viên cuả công ty.
Bước vào năm 2010, đề ra chỉ tiêu tăng trưởng vượt mức 5% và Công ty đã hoàn
thành vượt kế hoạch chỉ tiêu. Bên cạnh đó Công ty còn đẩy nhanh tiến độ dự án 2 vạn
cọc sợi và nhà máy may 16 chuyền; tiếp nhận và đưa nhà máy QuinMax vào hoạt động
sớm; cải tiến công tác kinh doanh sợi; tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm sợi hàng dệt nhuộm may cả trong và ngoài nước; xây dựng môi trường văn hóa
trong Công ty, tạo môi trường làm việc thân thiện cho người lao động. Cũng trong
năm 2010, với những thành tích đạt được công ty đã được tập đoàn dệt may Việt Nam
khen tặng .
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm
ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể
năm 2009 doanh thu tăng 52334,55 triệu đồng, lợi nhuận tăng 3631,33 triệu đồng so
với năm 2008, tỷ lệ tăng tương đương lần lượt là 10.41% và 323.67%. Còn năm 2010
so với năm 2009 thì doanh thu tăng lên 232730,84 triệu đồng tương đương tăng
41.93%, lợi nhuận của Công ty tăng lên 14340,06 triệu đồng tương đương với tăng
301.69 %. Đây là môt kết quả tốt bởi vì tỷ lệ tăng của lợi nhuận cao hơn tỷ lệ tăng của
chi phí qua các năm. Ngoài ra tỷ lệ của tổng chi phí so với tổng doanh thu của Công ty
có giảm xuống qua 3 năm dù với chỉ với một tỷ lệ nhỏ, đây là dấu hiệu cho thấy Công
ty ngày càng hoạt động có hiệu quả đó là kết quả của quá trình nổ lực của Công ty với
những biện pháp tốt để làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
2.2.1. Giới thiệu về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần dệt
may Huế
Công ty cổ phần Dệt may Huế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu sợi và hàng dệt may.Trong đó, mặt hàng dệt may được giao cho phòng Kế hoạch-
Xuất nhập khẩu của Công ty. Đây là một hoạt động quan trọng đóng góp phần lớn vào
doanh thu của Công ty.
2.2.1.1. Tình hình nhân sự của phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu
Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu bao gồm 19 người trong đó có một trưởng
phòng, một phó phòng và 17 chuyên viên. Nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng
cao được tuyển chọn từ các trường đại học, có bề dày kinh nghiệm, hoạt động nhiệt
tình năng nổ. Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu xứng đáng là lá cờ đầu, là cơ sở cho
các lĩnh vực hoạt động khác của công ty.
2.2.1.2. Mặt hàng, thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty
Quota Cat (các sản phẩm Công ty đã từng xuất khẩu) gồm:
- 338/339: Áo dệt kim nam, nữ cotton.
- 340: Sơ mi vải dệt thoi nam và bé trai, cotton, vải nhân tạo.
- 342: Váy cotton.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
- 347/348: Quần âu nam, nữ.
- 634/635: Áo khoác nam, nữ vải nhân tạo.
- 638/639: Sơ mi dệt kim vải nhân tạo.
Trade Mark
- Khách hàng Supereme: Ping, PGA Tour, Champion Tour, Links Edition, Belk
Protour, Callaway, Grand Slam.
- Khách hàng Itochu: Maximum.
- Khách hàng Melcosa: Bluemax, Camif, Otto
- Khách hàng Kanematsu: Varoz, Big run, Big jemusion.
Thị trường xuất khẩu chung của Công ty trong năm 2010
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm 2008- 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1.Tổng doanh thu 502 772.10 100 555 106.66 100 787 837.51 100
- Doanh thu nội địa 303 823.04 60.43 272 648.35 49.12 314 083.39 39.87
- Doanh thu kinh doanh xuất
khẩu
198 949.06 39.57 282 458.31 50.88 473 754.12 60.13
Trong đó: doanh thu cho xuất
khẩu hàng dệt may
185 287.81 93.13 227 140.78 80.42 292 484.85 61.74
2.Tổng chi phí 501 450.64 100 549 882.64 100 764 750.04 100
- Chi phí nội địa 303 112.37 60.45 271 318.93 49.34 310 857.69 40.65
- Chi phí cho kinh doanh nội địa 198 338.27 39.55 278 563.71 50.66 453 892.35 59.35
Trong đó: chi phí cho kinh doanh
xuất khẩu hàng dệt may
184 717.00 93.13 224 009.14 80.42 280 224.18 61.74
3.Tổng lợi nhuận 1 321.46 100 5 224.02 100 23 087.47 100
- Lợi nhuận kinh doanh nội địa 710.67 53.78 1 329.42 25.45 3 225.7 13.97
- Lợi nhuận cho kinh doanh xuất
khẩu
610.79 46.22 3 894.6 74.55 19 861.77 86.03
Trong đó: lợi nhuận từ kinh
doanh xuất khẩu hàng dệt may
570.81 93.45 3 131.64 80.41 12260.67 61.73
Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc

More Related Content

Similar to Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc

Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...
Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...
Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...sividocz
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIDương Hà
 
Luận Văn Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...
Luận Văn  Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...Luận Văn  Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...
Luận Văn Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...sividocz
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...mokoboo56
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc (20)

Đề tài thâm nhập thị trường tiêu thụ bàn ghế học sinh, HOT
Đề tài thâm nhập thị trường tiêu thụ bàn ghế học sinh, HOTĐề tài thâm nhập thị trường tiêu thụ bàn ghế học sinh, HOT
Đề tài thâm nhập thị trường tiêu thụ bàn ghế học sinh, HOT
 
Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...
Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...
Hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần bao bì Ph...
 
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công TyMột Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
 
Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựn...
Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựn...Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựn...
Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựn...
 
Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở  Công TyChuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở  Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở Công Ty
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
 
Đề tài thực trạng kinh doanh vi tính, ĐIỂM 8
Đề tài  thực trạng kinh doanh vi tính, ĐIỂM 8Đề tài  thực trạng kinh doanh vi tính, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng kinh doanh vi tính, ĐIỂM 8
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing máy vi tính tại công ty Thiên Hà Xanh
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing máy vi tính tại công ty Thiên Hà XanhGiải pháp hoàn thiện hoạt động marketing máy vi tính tại công ty Thiên Hà Xanh
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing máy vi tính tại công ty Thiên Hà Xanh
 
Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tại...
Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tại...Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tại...
Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tại...
 
Thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần nhựa Bình Minh.doc
Thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần nhựa Bình Minh.docThực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần nhựa Bình Minh.doc
Thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần nhựa Bình Minh.doc
 
Luận Văn Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...
Luận Văn  Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...Luận Văn  Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...
Luận Văn Chiến lược Marketing cho sản phẩm khí đốt hỏa lỏng (gas) tại công t...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
 
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Đối Với Sản Phẩm Dụng C...
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Đối Với Sản Phẩm Dụng C...Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Đối Với Sản Phẩm Dụng C...
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Đối Với Sản Phẩm Dụng C...
 
Trọn bộ 5+ lời mở đầu báo cáo thực tập quy trình bán hàng
Trọn bộ 5+ lời mở đầu báo cáo thực tập quy trình bán hàngTrọn bộ 5+ lời mở đầu báo cáo thực tập quy trình bán hàng
Trọn bộ 5+ lời mở đầu báo cáo thực tập quy trình bán hàng
 
Hoàn Thiện Công Tác Nguồn Nhân Lực Tại Siêu Thị Coop Mart.
Hoàn Thiện Công Tác Nguồn Nhân Lực Tại Siêu Thị Coop Mart.Hoàn Thiện Công Tác Nguồn Nhân Lực Tại Siêu Thị Coop Mart.
Hoàn Thiện Công Tác Nguồn Nhân Lực Tại Siêu Thị Coop Mart.
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free downloadĐề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
 
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docxChuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
 
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docxBáo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
 
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
 
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
 
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.docDự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
 
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.docDự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
 
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
 
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
 
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.docStudy on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
 
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
 
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docxCurrent status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
 
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
 
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docxINTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
 
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần dệt may Huế.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1491 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khu vực hoá, toàn cầu hoá được coi như một xu hướng tất yếu đối với mọi quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình. Tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam, đều muốn hội nhập với thế giới nhằm tìm kiếm thêm những cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán với các nước khác. Điều này có nghĩa là chúng ta sẵn sàng hợp tác, cạnh tranh lành mạnh với các nước khác trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Với chính sách hội nhập, mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh doanh, trao đổi làm ăn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ. Hàng dệt may là một trong số 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy đứng ở vị trí thứ hai, nhưng đây là mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao. Hơn nữa, Trong điều kiện nước ta hiện nay, tập trung phát triển hàng dệt may là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh vẫn là những điểm còn hạn chế của ta trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Để khắc phục điều này, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp tích cực để mở rộng thị trường, đón bắt nhu cầu về mẫu mã và chủng loại của khách hàng. Một trong những biện pháp quan trọng đó chính là nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may. Điều này sẽ quyết định chỗ đứng của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực. Công ty cổ phần Dệt May Huế là một trong những công ty lớn tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong những năm qua lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Phòng Kế hoạch– Xuất nhập khẩu đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1492 khăn để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại của mình. Chính điều đó Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu và đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như trong cả nước. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty mang lại hiệu quả cao hơn và được biết đến nhiều hơn trên thị trường thế giới đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực này. Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tôi đã chọn đề tài : “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và trong lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, làm rõ thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của công ty Cổ phần Dệt may Huế trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này trong thời gian tới. 2.2. Các mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Dệt May Huế. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng dệt may. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện trên cở sở sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các sự vật và hiện tượng được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với các sự vật hiện tượng khác. Các vật và hiện tượng không ở trạng thái tĩnh mà luôn
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1493 luôn ở trạng thái động, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các sự vật không chỉ được xem xét tại một thời điểm mà theo một chuỗi thời gian nhất định. Đây là phương pháp luận có tính cơ bản và xuyên suốt trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm đảm bảo tính logic về nội dung, hình thức và thời gian. 3.2. Phương pháp thu thập số liệu Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, qua các phương tiện thông tin như báo chí, internet, sách, khoá luận của các khóa trước ở trường về các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương pháp phân tổ thống kê: Nguồn số liệu thứ cấp được phân tích bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau nhằm mô tả, phân tích, khái quát các đặc điểm chung về cơ sở vật chất, năng lực… của công ty trong thời gian nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng và nội dung: thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ phần Dệt May Huế. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng trong khoá luận được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010, các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2010- 2015. - Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần Dệt May Huế. 5. Kết cấu của luận văn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tóm tắt bố cục của đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong phần này, bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu - Trình bày cơ sở lý thuyết về xúc tiến thương mại và xuất khẩu. - Ý nghĩa của hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu.
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1494 - Thị trường xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới và tại Việt Nam các năm gần đây. Chương 2: Thực trạng công tác xúc tiến thương mại của Công ty Cổ phần Dệt may Huế trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may - Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt may Huế - Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty - Tình hình hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may của Công ty - Những ưu điểm và hạn chế của hoạt động xúc tiến thương mại ở Công ty trong thời gian qua. Chương 3: Định hướng và giải pháp Từ kết quả nghiên cứu và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trình bày các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may của Công ty. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận và hạn chế của đề tài. Đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện giải pháp cho nội dung nghiên cứu.
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1495 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU 1.1.Tổng quan về xúc tiến thương mại 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại ( XTTM- trade promotion) được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Trong “Marketing căn bản” của Philip Kotler thì: “Xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải đến khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.”(Theo giáo trình Marketing Thương Mại của PGS.TS. NGUYỄN XUÂN QUANG). Các nhà lý luận của các nước tư bản quan niệm xúc tiến là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và hiệu quả nhất. Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ. Theo giáo trình Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của khoa Marketing trường Đại học Kinh tế quốc dân thì “Xúc tiến thương mại là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi kéo người mua về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng. Xúc tiến thương mại bao gồm 3 nội dung chính : Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng”.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1496 Như vậy, tuy các định nghĩa diễn đạt xúc tiến thương mại bằng các từ ngữ khác nhau nhưng nội hàm của xúc tiến thương mại chỉ là một. Đó là họat động thông tin có định hướng khách hàng, nhằm mục đích chào hàng năng động và hiệu quả, khuyến khích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Đây là quan niệm truyền thống hay còn gọi là quan niệm hẹp về xúc tiến thương mại. Trong phạm vi đề tài thuật ngữ xúc tiến thương mại được sử dụng theo cách tiếp cận này. Cách tiếp cận này coi hoạt động xúc tiến thương mại là một trong bốn “P” của marketing gồm sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion). Với cách tiếp cận này thì hoạt động xúc tiến thương mại chỉ có vai trò như một trong bốn tham số tác động tới hoạt động thương mại. Trong luận văn này, thuật ngữ xúc tiến thương mại được hiểu là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triễn lãm thương mại. 1.1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại và những vấn đề đặt ra 1.1.2.1. Vai trò Xúc tiến thương mại với những nội dung ở trên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết, xúc tiến thương mại là hoạt động đầu tiên quan trọng không thể thiếu được và cần phải tiến hành trước khi doanh nghiệp muốn xâm nhập, muốn mở rộng thị trường, mở rộng khả năng ảnh hưởng của mình trong hoạt động kinh doanh. Thứ hai, xúc tiến thương mại mang đến cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết về sản phẩm và doanh nghiệp, để định hướng người tiêu dùng trong việc lựa chọn, đưa ra quyết định mua hàng. Thứ ba, xúc tiến thương mại là một phương tiện làm tăng hiệu quả kinh doanh khi làm rõ sự khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, thông qua đó tăng số lượng bán và giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Thứ tư, thông qua hoạt động khuyến mại, tổ chức hội chợ triển lãm... doanh nghiệp có thêm kênh để tiếp xúc với khách hàng, mở rộng và thắt chặt quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, để hiểu biết và giữ khách hàng tốt hơn.
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1497 Thứ năm, với các công cụ của xúc tiến thương mại đều là những phương tiện cạnh tranh mạnh, là phương tiện đẩy hàng đi trong lưu thông, giúp doanh nghiệp mau chóng lôi kéo khách hàng, mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh. Thứ sáu, trong thời kì hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các công cụ xúc tiến thương mại là những phương tiện hữu hiệu, là cầu nối để giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường quốc tế, người tiêu dùng nước ngoài biết đến và tiêu dùng những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. 1.1.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xúc tiến thương mại trong bối cảnh hội nhập Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, có nhiều vấn đề dang đặt ra đối với hoạt động này trong việc phát huy vai trò của. Đó là: - Hỗ trợ và cung cấp các thông tin nghiệp vụ cần thiết và chính xác là một trong những yêu cầu bức thiết. Hiện nay, môi trường và thị trường kinh doanh đã có những thay đổi lớn, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội. Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, hạn ngạch xuất nhập khẩu sẽ bị bãi bỏ cùng với các khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Điều này tạo thuận lợi lớn cho việc giao thương nhưng cũng đưa các nhà kinh doanh vào môi trường cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế. Các thông tin về các hiệp định thương mại, thuế quan, hàng rào phi thuế quan là rất cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường ít được thông tin đầy đủ. Vì thế, vai trò của xúc tiến thương mại là phải cập nhật và nắm vững thông tin để cung cấp cho doanh nghiệp một cách kịp thời và chính xác. - Tăng cường vai trò là cầu nối giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh môi trường kinh doanh thay đổi, thị trường kinh doanh hiển nhiên cũng thay đổi liên tục. Các yếu tố cấu tạo nên thị trường như nhu cầu của người tiêu dùng, nhà sản xuất, kênh phân phối, giao dịch, dịch vụ … hiện nay đã khác hẳn những năm trước đây. Hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại phải nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường, nắm bắt và dự báo xu hướng thị trường để tư
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1498 vấn và hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Xúc tiến thương mại sẽ làm cầu nối đưa doanh nghiệp đi nghiên cứu mở rộng thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu và thận trọng hơn khi lựa chon bạn hàng, thị trường và phương thức kinh doanh khi ký kết hợp đồng. - Đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả. Internet cũng là một công cụ rất hữu ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhà xuất khẩu. Đây là kênh thu thập và phổ biến thông tin, công cụ bán hàng và marketing hữu hiệu. Thông qua đó, người ta có thể chào giá, giới thiệu sản phẩm, giao dịch,… với các công ty khác trên khắp thế giới. Nhưng trên thực tế, sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả, mang lại lợi nhuận là điều không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng làm được. Do đó, vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại là tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ thương mại điện tử để doanh nghiệp có khả năng sử dụng công cụ này. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao hơn nữa khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp. - Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cũng là một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín của hàng hoá và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường cả trong nước và nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà chúng ta còn phải cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Một sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền dưới mắt người tiêu dùng thì đó là biểu tượng xác định uy tín về mặt chất lượng của sản phẩm, mặt khác nó còn khẳng định về mặt trách nhiệm của nhà cung cấp đối với người tiêu dùng. Do vậy, sức mua trên thị trường đối với những sản phẩm có thương hiệu thường lớn hơn, và ngưòi tiêu dùng sẳn sàng chi trả cao hơn những sản phẩm cùng loại mà không có thương hiệu. Nói tóm lại, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm là điều kiện tiên quyết trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hiểu và bắt tay vào làm là cả một quá trình. Do đó, vai trò của xúc tiến thương
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.1499 mại là làm sao tư vấn, cung cấp thông tin và hướng dẫn để doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của thương hiệu và có sự đầu tư nhất định cho việc phát triển thương hiệu. Hiện nay, tỉnh ta việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm còn quá ít so với tiềm năng, chất lượng sản phẩm cũng chưa thật đều. Tỉnh cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Xúc tiến thương mại có vai trò trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Vậy, làm thế nào để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người làm công tác xúc tiến thương mại phải có kiến thức về kinh tế vĩ mô, giao thương quốc tế, công nghệ thông tin…; cập nhật và bổ sung kiến thức thường xuyên để nâng cao trình độ; nhận thức được những gì đang diễn ra; có óc phán đoán, tiên liệu xu hướng thị trường để có thể tư vấn một cách hữu hiệu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mình để linh hoạt và thích ứng khi điều kiện thị trường thay đổi. Tuy nhiên, vấn đề chính là doanh nghiệp phải năng động, tự nhận thức được những thay đổi trên thế giới, và có ý thức tự vận động để tồn tại và phát triển. 1.1.3. Nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại 1.1.3.1. Quảng cáo Theo nghĩa rộng, các nhà nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Quảng cáo là phương tiện biểu hiện trong đó dùng sách báo, lời nó hay hình vẽ do chủ quảng cáo chi tiền để công khai tuyên truyền cho cá nhân, sản phẩm, dịch vụ, nhận được phiếu bầu hoặc sự tán thành (năm 1932, trong tờ tuần báo thời quảng cáo Mỹ). Quảng cáo là một hình thức tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm, thông báo nội dung phục vụ và tiết mục văn nghệ với công chúng bằng hình thức đăng tin trên báo chí, phát tin trên đài truyền thanh, trên đài truyền hình, trên điện ảnh, trên máy chiếu, trên các tờ áp phích, bằng các triễn lãm trưng bày hàng.(Từ điển có tên là Từ Hải ở Trung Quốc xuất bản vào năm 1980) Theo nghĩa hẹp, quảng cáo được hiểu là quảng cáo kinh tế, quảng cáo thương mại. Quảng cáo thương mại cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 thời gian với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật định nghĩa về quảng cáo ngày càng được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn. Quảng cáo thương mại là hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện qa những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí. (Theo Philip Kotler). Hiệp hội tiêu thụ Mỹ (AMA) cho rằng, quảng cáo thương mại là giới thiệu và phổ biến sản phẩm hoặc dịch vụ không có người thuyết minh do chủ quảng cáo cụ thể chi tiền cho việc quảng cáo ấy. Quảng cáo được chia thành nhiều loại dựa trên các cánh tiếp nhận như đứng trên giác độ tiếp nhận quảng cáo để nghiên cứu thì quảng cáo thương mại có hai loại đó là quảng cáo lôi kéo và quảng cáo thúc đẩy; đứng trên giác độ phương thức tác động, người ta có quảng cáo hợp lý và quảng cáo gây tác động; theo phương thức thể hiện quảng cáo cũng có thể chia ra quảng cáo cứng và quảng cáo mền; đứng trên giác độ đối tượng được quảng cáo để nghiên cứu, thì quảng cáo thương mại có hai loại: quảng cáo gây tiến vang và quảng cáo sản phẩm. Các phương tiện quảng cáo có nhiều loại như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, máy thu thanh, băng video, internet…; quảng cáo trực tiếp như là catologue gởi qua đường bưu điện, phát tờ rơi quảng cáo, gọi điện… hoặc là quảng cáo tại nơi bán hàng. Quảng cáo vừa là sự cần thiết khách quan, vừa là một nổ lực chủ quan của doanh nghiệp thương mại và vì vậy nó có tác dụng nhiều mặt. Trước tiên là thông tin đến với nhóm khách hàng hoặc quần chúng biết để tranh thủ được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Nhờ có quảng cáo, khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp và doanh nghiệp bán được nhiều hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, quảng cáo là một thông tin giúp cho khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa và tạo điều kiện để doanh nghiệp thương mại có thể bán được nhiều hàng. Quảng cáo còn tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Khuyến mại Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách giành những lợi ích nhất định cho khách hàng.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Các hình thức khuyến mại chủ yếu gồm: - Giảm giá: Giảm giá trong một thời gian là một trong những kỹ thuật xúc tiến khá phổ biến mà các doanh nghiệp thường dùng. - Phân phát hàng mẫu miễn phí: Đây là việc phân phát miễn phí cho người tiêu dùng. - Phiếu mua hàng: Là một loại giấy xác nhận người cầm giấy sẽ được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua hàng tại công ty phát hành phiếu mua hàng. Thông thường phiếu mua hàng sẽ được phát cho khách hàng khi đến mua hàng tại công ty. - Trả lại một phần tiền: Đây là hình thức người bán giảm giá cho người mua sau khi mua hàng chứ không phải tại cửa hàng bán lẻ. Người mua hàng sẽ gởi cho người bán một chứng từ chứng tỏ đã mua hàng của công ty và công ty sẽ hoàn trả lại một phần tiền qua bưu điện. - Thương vụ có chiết khấu nhỏ: là cách kích thích người tiêu dùng thông qua việc đảm bảo cho người tiêu dùng tiết kiệm được một phần chi phí so với giá bình thường của sản phẩm. - Thi- cá cược – trò chơi: Đây là hình thức tạo ra cơ may nào đó cho khách hàng bằng cách tổ chức cáo cuộc thi tìm hiểu, các trò chơi trong một thời hạn nhất định. - Ngoài ra còn có một số hình thức khác như: dùng thử hàng hoá không phải trả tiền, phần thưởng, tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo… Đối với các trung gian phân phối, các công ty còn có thể sử dụng một số các hình thức xúc tiến bán khác nữa như: chiết khấu, hoặc thêm hàng hoá cho khách hàng mua hàng với lượng hàng nhất định. 1.1.3.3. Hội chợ Triển lãm thương mại là một loạt hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá. Các hoạt động trước triển lãm bao gồm xác định mục tiêu của doanh nghiệp cần đạt tới nói chung và mục tiêu marketing của doanh nghiệp; xây dựng các mục tiêu cho việc tham gia hội chợ triển lãm; lựa chọn hội chợ triễn lãm để tham gia, tổ chức thiết kế xây dựng gian hàng tại hội chợ triển lãm.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Hội chợ triển lãm thực hiện các hoạt động giới thiệu hàng hoá, giao tiếp và bán hàng tại hội chợ. Mọi hội chợ triển lãm sau khi kết thúc đòi hỏi phải có sự đánh giá các kết quả đạt được, đồng thời tiến hành thiết lập và vận hành các mối quan hệ với khách hàng sau hội chợ triển lãm. Thông qua hội chợ triển lãm các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, sở thích phong tục tập quán cũng như quy định cụ thể của các địa phương, các thị trường khác nhau để có kế hoạch xâm nhập thị trường. Tham gia hội chợ là cơ hội để doanh nghiệp đo lường phản ứng của quảng đại quần chúng, của khách hàng đối với sản phẩm của mình, có điều kiện xem xét so sánh với các đối thủ cạnh tranh, nhất là những hội chuyên ngành để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó, hội chợ còn là nơi học hỏi kinh nghiệm của các đối tác nhất là của đối tác nước ngoài về biện pháp marketing để có phương thức ứng xử phù hợp trên thị trường. 1.1.3.4. Bán hàng trực tiếp Bán hàng thực chất là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Trong đó người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền. 1.1.3.5. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác Quan hệ công chúng là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước như nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện… Các hoạt động khuyếch trương có thể là hoạt động tài trợ,hoạt động họp báo, tạp chí của công ty… Trong kinh doanh hiện đại, tác động của quan hệ công chúng là vấ đề hết sức nhạy cảm, quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được với sự giúp đỡ của chính quyền, các cơ quan chức năng, sự quan tâm của dư luận xã hội. Ngược lại nếu không tranh thủ được sự quan tâm của chính quyền, dư luận xã hội mà trước hết là các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo chí, báo điện tử... doanh nghiệp sẽ mất dần vị thế uy tín trong hoạt động kinh doanh, sẽ mất khách hàng, không có doanh thu, nếu kéo dài có thể dẫn tới phá sản.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 1.2. Xuất khẩu và xúc tiến thương mại trong xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và đơn hàng của hoạt động xuất khẩu 1.2.1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó( hàng hóa) ra thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. Theo luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 thì “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào Khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là Khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Xuất khẩu thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại. Nhưng nếu chúng ta muốn đẩy mạnh xuất khẩu, đem lại sự năng động và hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu thì đó lại là chức năng của xúc tiến thương mại mà cụ thế là xúc tiến xuất khẩu. Động cơ để một đất nước tiến hành hoạt động xúc tiến xuất khẩu chính là nhu cầu và yêu cầu của nước đó phải đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.2.1.2. Vai trò của xuất khẩu Xét từ góc độ của nền kinh tế thì xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bởi trong tính toán tổng cầu thì xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài. Chính vì điều đó mà phần lớn các nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, nhất là đối với các nước có cầu nội địa yếu. Đối với doanh nghiệp, xuất khẩu giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng khả năng sản xuất, mở rộng cơ hội đầu tư kinh doanh, mở rộng được lĩnh vực kinh doanh. Nhờ hoạt động xuất khẩu, các công ty có thể đạt được mức doanh số lớn hơn nhờ thực hiện chuyển giao các khả năng riêng biệt của mình. Các khả năng riêng biệt là những điểm mạnh cho phép công ty đạt được hiệu quả, chất lượng… từ đó có thể tăng doanh số các sản phẩm của mình qua việc khai thác thêm các thị trường mới do vậy có thể tăng được quy mô sản xuất và giảm được chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh đa dạng hơn, xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới. Xuất khẩu giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn khả năng và nguồn lực của mình như lợi thế về khả năng riêng biệt. Khả năng riêng biệt tạo ra nền tảng cho lợi thế cạnh
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 tranh của công ty, giúp hạ thấp chi phí trong việc tạo ra giá trị hoặc tạo ra giá trị khác biệt để có thể định giá cao hơn. Nhờ các hoạt động xuất khẩu công ty có thể tạo được lợi thế tạo ra giá trị ở vị trí tối ưu. Định vị một hoạt động tạo ra giá trị tối ưu cho hoạt động đó có thể có một trong hai ảnh hưởng là hạ thấp chi phí của việc tạo ra giá trị, giúp công ty đạt được vị trí cạnh tranh nhờ chi phí thấp hoặc giúp công ty khác biệt hoá sản phẩm của mình và đặt giá cao. Do đó các nỗ lực hiện thực quán lợi thế vị trí nhất quán với các chiến lược ở cấp doanh nghiệp nói chung về chi phí thấp và sự khác biệt hoá sản phẩm. Hoạt động xuất khẩu cho phép doanh nghiệp có thể hạ thấp chi phí nhờ được lợi thế quy mô và hiệu ứng “đường cong kinh nghiệm”. Lợi thế quy mô làm giảm chi phí cố định của một sản phẩm. Tác động của đường cong kinh nghiệm sẽ làm giảm chi phí khả biến đơn vị sản phẩm do nâng cao kỹ năng, kỹ sảo của người lao động. Ngoài ra, kinh doanh ở thị trường nước ngoài giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có những ý tưởng mới mẻ hay những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Từng cá nhân sẽ phát triển kỹ năng quản lý chung của họ và nâng cao hiệu suất cá nhân. Họ sẽ trở nên năng động hơn và mở rộng tầm nhận thức hơn. Những mối quan hệ và những kinh nghiệm có được qua việc bán hàng ra nước ngoài có thể tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Tất cả những điều đó tạo nên động lực làm việc cho mỗi cá nhân và cho cả toàn doanh nghiệp. 1.2.1.3. Một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu đang phát triển với quy mô lớn, tốc độ cao. Những năm gần đây, tốc độ phát triển kim ngạch trên toàn thế giới ngày càng tăng. Ví dụ giai đoạn 1926- 1929 bình quân đạt 65,9 tỷ USD/năm. Năm 1980 là 2843,2 tỷ USD, tăng 20 lần so với năm1960. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế đạt 10% cao hơn 2 lần so với mức 4,3% năm 1999 và hơn 2,5 lần so với mức 3,8% năm 1998. Những năm gần đây, kinh doanh quốc tế được tăng cường trên khắp các châu lục. Sự phát triển liên kết kinh tế quốc tế đã giúp thương mại hàng hoá quốc tế tăng nhanh. Trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng thuận lợi, nhờ phương tiện thông tin và giao thông vận tải phát triển. Điều kiện buôn bán quốc tế ngày càng thông thoáng do các nước áp dụng các biện pháp giảm dần thuế quan và bớt dần hàng rào phi thuế quan.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Hoạt động xuất khẩu có xu hướng phát triển đa dạng về hình thức từ xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu dịch vụ đến các yếu tố sản xuất như vốn, sức lao động, khoa học công nghệ.... Trong đó, sự gia tăng thương mại phi hàng hoá nhanh hơn sự gia tăng thương mại hàng hoá. Sự phát triển đa dạng của thương mại quốc tế đánh dấu bước phát triển mới trong trao đổi và phân công lao động quốc tế ở tầm cao không chỉ dừng ở mức thông qua thị trường quốc tế đơn phương mà tiến tới sự hợp tác song phương, đa phương, hợp tác khu vực trên các lĩnh vực trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, khoa học công nghệ…Tốc độ gia tăng nhanh chóng của thương mại phi hàng hoá tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho các nước, đặt biệt là đối với các nước đang phát triển. Xuất khẩu ngày càng có vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, toàn cầu hoá và mở cửa kinh tế quốc gia, các nước trên thế giới không thể phát triển kinh tế riêng rẽ được mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế với nước ngoài ở những mức độ khác nhau. Phát triển thương mại quốc tế là một trong những định hướng kinh tế được hầu hết nước lựa chọn. Ngày nay, tất cả các nước đều có thương mại quốc tế, song thương mại quốc tế phát triển chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển. Hai vấn đề này phản ánh lực lượng sản xuất của thế giới được phát triển đáng kể và tiềm lực kinh tế của các nước công nghiệp ngày một tăng, ưu thế ngày càng lớn. Song song với quá trình đó các trung tâm thương mại quốc tế được hình thành ngày càng nhiều. Bên cạnh 3 trung tâm kinh tế lớn là Mỹ- Canada, Tây Âu và Đông Bắc Âu, còn có các khối kinh tế lớn như khối Asean, Trung mỹ, Tây phi. Nhìn chung, các trung tâm và các khối kinh tế này đang ngày càng được hoàn thiện nhằm tận dụng các mối quan hệ lẫn nhau về mặt địa lý, về văn hóa dân tộc, về lợi ích, khắc phục những mâu thuẫn bất đồng, tăng cường đoàn kết nhằm phát triển kinh tế và thương mại, mở rộng quan hệ kinh tế với các trung tâm, các khối kinh tế khác để cùng phát triển. Những vấn đề trên đây cho thấy trong đời sống kinh tế hiện nay, thương mại quốc tế, hợp tác quốc tế về sản xuất và khoa học công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng, nước nào cũng đều muốn tham gia vào các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài nhằm tranh thủ lợi thế tương đối trong phân công lao động và trao đổi quốc tế để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mình.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn bởi xu thế phát triển trên thế giới. Trong thời đại ngày nay thì xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo ngự trị các mối quan hệ trên thế giới xét cả trên bình diện kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, cùng với xu thế đó cũng không tránh khỏi những biến cố bất ngờ, những tình huống phức tạp nảy sinh. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, xuất khẩu có thể gặp không ít khó khăn phức tạp một phần là do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. 1.2.1.4. Một số loại đơn hàng của hoạt động xuất khẩu CMT ( Viết tắt của Cut- Make- Trim) là một phương thức xuất khẩu, theo đó các khách mua, các đại lý mua hàng và các tổ chức mua hàng ở Châu Á cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm mẫu thiết kế, nguyên liệu, chịu trách nhiệm vận chuyển và các nhà sản xuất Việt Nam chỉ cần thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. CMT là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất, yêu cầu doanh nghiệp chỉ cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm. FOB là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT. Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc mua nguyên liệu. Thuật ngữ ‘FOB’ trong ngữ cảnh này được hiểu là một hình thức sản xuất/ phân phối hàng dệt may và thực tế không liên quan đến định nghĩa của Incoterm. Các hoạt động theo phương thức FOB thay đổi đáng kể dựa trên các hình thức quan hệ hợp đồng thực tế giữa doanh nghiệp Việt Nam với các khách mua nước ngoài và được chia thành ba loại dưới đây:  FOB loại I: Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam thu mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp do khách mua nước ngoài chỉ định. Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu mua nguyên liệu và vận chuyển  FOB loại II: Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam nhận mẫu hàng từ khách hàng nước ngoài. Theo phương thức này các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp mẫu thiết kế và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng khách hàng.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17  FOB loại III: Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam tự thực hiện sản xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng của mình và không phải chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết trước nào với các khách mua nước ngoài. Để có thể thực hiện thành công hoạt động sản xuất theo phương thức này, các doanh nghiệp dệt may Việt nam cần phải có khả năng thiết kế, marketing và hậu cần. 1.2.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất khẩu Xu thế hoà bình, hợp tác cùng phát triển ngày một trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nước đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, cần phải có mối trường hoà bình ổn định và thực hiện chính sách mở cửa. Các nền kinh tế ngày càng gắn bó, tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Các thể chế đa phương thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự cường của các dân tộc. Trước những biến động to lớn về khoa học công nghệ, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiên điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan làm cho việc trao đổi hàng hoá ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế phát triển. Xu thế khu vực hoá cũng đã xuất hiện những năm 50 và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay. Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung. Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động hội nhập một cách chủ động và tích cực. Năm 1995 Việt Nam chính thức là thành viên của ASEAN. Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Những kết quả bước đầu của quá trình hội nhập đã tạo tiền đề cho phát triển kinh tế và đây là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển các hoạt động xúc tiến. Những nỗ lực của chính phủ về phát triển thương mại nói chung và xúc tiến thương mại nói riêng vì vậy trong mấy năm gần đây tất cả các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề được tiến hành ở cơ
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 quan của chính phủ, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh. Những thông tin thương mại cần thiết như thông tin về thị trường, thông tin về sản phẩm, thông tin về kỹ thuật xúc tiến, thông tin về điều kiện thương mại quốc tế, thông tin về vận tải và thông tin trong nước được truyền thông một cách rộng rãi và tiếp cận một cách dễ dàng bởi các công cụ xử lý thông tin hiện đại. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử, với các phương tiện như: điện thoại, Telex và fax, truyền hình thiết bị, kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng cục bộ và mạng diện rộng, internet và Web. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử là thư tín điện tử bao gồm thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, giao gửi số hoá các dung liệu… Thương mại điện tử cung cấp các công cụ tạo điều kiện dễ dàng cho công ty thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó cũng chịu tác động của nhiều thách thức: Do lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu chịu ảnh hưởng của những biến đổi của tình hình kinh tế ngoại thương, tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế chính trị đang có những diễn biến phức tạp chứa đựng những bất ngờ, những nguy cơ khó lường gây cản trở cho việc kinh doanh. Thách thức trong việc mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới đòi hỏi phải có những hiểu biết về thị trường. Trên thị trường quốc tế, mỗi một nước, mỗi một khu vực có những đặc tính riêng về khu vực, về thu nhập, nhu cầu, văn hoá, cách thức mua, hành vi mua, ngôn ngữ khác nhau điều này gây khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận thị trường. Sự tiến bộ khoa học công nghệ và sự xuất hiện của thương mại điện tử chính là thời cơ và cũng chính là thách thức đối với doanh nghiệp nếu công ty đủ nguồn nhân lực để có thể ứng dụng những công nghệ này. Môi trường văn hoá như cách sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, cách tiếp cận thông tin, trình độ học vấn, thái độ đối với các sản phẩm do nước ngoài cung cấp… tất cả những thứ này đều gây ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại. Xúc tiến
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 thương mại thực chất là một quá trình truyền thông tin marketing, khi hoạch định một chương trình marketing cần tính đến tất cả các yếu tố trên. Cầu thị trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nếu phạm vi thị trường của một sản phẩm chỉ ở trong khuôn khổ một khu vực địa lý đó, khi cầu thị trường giảm mạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh sản phẩm đó. Nhưng nếu sản phẩm đó tham gia vào nhiều đoạn thị trường ở nhiều khu vực địa lý khác nhau thì các đoạn có thể bù đắp hoặc ứng cứu được cho nhau, hoạt động xúc tiến thương mại có thể triển khai cho tất cả các đoạn thị trường, hoặc riêng cho từng đoạn thị trường, khi thị trường lớn hoạt động xúc tiến cũng được lợi thế theo quy mô. Yếu tố pháp luật như khi tham gia thị trương nhập khẩu các giao dịch tranh chấp sẽ liên quan đến hệ thống luật pháp của hơn một quốc gia. Luật pháp địa phương quyết định các hoạt độnh marketing thông qua các đặc điểm cần có của sản phẩm độ an toàn, nội dung vật lý, kích thướt… việc đóng gói và gắn tên nhãn hiệu, thời gian bảo hành, giá cả, xúc tiến bán hàng và nhiều vấn đề khác. Phát luật của các nước khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về quảng cáo, các biện pháp khuyến mại, các hình thức quan hệ công chúng .v.v... Yếu tố chính trị là cơ cấu chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến các chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định cơ cấu kinh tế, chính phủ có thể giành ưu tiên phát triển cho ngành kinh tế này hoặc ngành kinh tế khác. Sự phát triển mạnh mẽ của một ngành kinh tế sẽ tạo cơ sở vật chất cho hoạt động xúc tiến. Người dân ở mỗi quốc gia khác nhau, có nền chính trị khác nhau, sẽ có những quan điểm về mỗi vấn đề khác nhau. Môi trường cạnh tranh khi tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế các công ty phải đối mặt với mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, hình thức phức tạp hơn. Đó là sự cạnh tranh trong cùng một ngành, trên toàn cầu và giữa các ngành với nhau. Tuy cạnh tranh sẽ làm giảm tỷ suất lợi tức trên vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định nhưng doanh nghiệp cũng có thể có được những lợi thế nhất định từ cạnh tranh. Ví dụ như có thể khai thác
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 tốt hơn lợi thế cạnh tranh, khai thác triệt để khả năng và nguồn lực của mình để tấn công vào những khoảng trống của thị trường. Cạnh tranh tạo ra những động lực để buộc các doanh nghiệp vươn lên. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, công chúng ngày càng tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, để có thể định vị hình ảnh của riêng mình trong tâm trí khách hàng các chương trình xúc tiên ngày càng phải được tiến hành bài bản và có hiệu quả cao hơn. Tình hình kinh tế như thu nhập của dân cư có mối liên hệ trực tiếp đến người tiêu dùng. Sự tăng trưởng cua các chỉ số kinh tế sẽ là điều kiện cần thiết để tăng tiêu dùng cá nhân và toàn xã hội, từ đó kích thích sản xuất phát triển. Tinh hình này kéo theo các hoạt động liên quan phát triển trong đó có hoạt động xúc tiến, chi phí xúc tiến được tính vào giá cả, khi thu nhập cao họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận giá cả cao hơn. Kinh tế phát triển sẽ cung cấp các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động xúc tiến phát triển. 1.2.3. Vai trò của xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam Sự chuyển đổi và mở cửa hội nhập đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, chính sự chuyển đổi và mở cửa này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi họ đang và sẽ phải cạnh tranh gay gắt và bình đẳng với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh hơn gấp nhiều lần không những trong xuất khẩu mà còn cả ngay trên thị trường nội địa. Do vậy hoạt động xúc tiến thương mại đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trên phương diện quốc gia, nước ta có tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức hay không chủ yếu phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ của chúng ta có xâm nhập được vào thị trường thế giới hay không và đứng vững được trên thị trường nội địa hay không. Đồng thời việc nhập khẩu phải đảm bảo được đúng định hướng đổi mới công nghệ, phục vụ tốt nhu cầu trên thị trường nội địa. Do vậy, hoạt
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 động xúc tiến thương mại sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đối với Việt Nam, ngoài những hoạt động phát triển xuất khẩu thì hoạt động xúc tiến để đầu tư và mở rộng thị trường cũng rất quan trọng. Những hoạt động này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp. Hơn nữa, trong điều kiện nước ta hiện nay, do sức mua trong nước còn thấp việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong xuất khẩu sẽ góp phần quan trọng để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đặt biệt là trong những lĩnh vực đang có nguy cơ dư thừa năng lực sản xuất như một số mặt hàng nông sản và trong ngành may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ… Duy trì được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao là một trong những yếu tố quyết định để duy trì nhịp độ tăng trưởng GDP cao, giảm bớt sức ép về việc làm... 1.3. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm gần đây 1.3.1. Tình hình thị trường xuất nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới Ngành dệt may thế giới hiện nay chịu tác động của người mua hơn là nhà sản xuất. Các nhà bán lẻ hàng dệt may lớn ở các nền kinh tế phát triển dẫn đầu về lượng người mua như Wal- Mart, Sears, JC Penny, Liz Claiborne và Gap…đang nắm vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Các nhà bán lẻ này được mô tả như các nhà sản xuất không có nhà máy. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của họ có được từ sự nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, kinh doanh, tiếp thị và khả năng phản ứng nhanh chóng theo khuynh hướng tiêu thụ mới của khách hàng. Các mạng lưới tìm kiếm nguồn hàng trọn gói đang phát triển mạnh trên toàn cầu. Các hãng dệt may thương hiệu lớn của mỹ chủ yếu tìm nguồn sản xuất của họ ở Mêhicô và khu vực Caribê, các công ty EU xây dựng mạng lưới mua hàng ở Bắc Phi và Đông Âu. Nhật Bản và những nền kinh tế công nghiệp mới của Châu Á tập trung vào khu vực có mức lương thấp hơn tại Châu Á.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Bảng 1: Trị giá nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường lớn giai đoạn 2005- 2009 Đơn vị tính: Tỷ USD Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hoa Kỳ 97,37 101,15 103,98 100,51 86,74 Đức 36.31 39,02 42,33 45,27 45,34 Nhật Bản 27,5 29,11 29,36 31,66 31,07 Anh 27,86 29,29 32,6 31,54 27,31 Pháp 24,58 25,59 28,8 30,95 26,95 Hồng Kông 31,32 32,02 31,99 30,09 24,85 Italia 21,30 23,93 26,71 27,55 23,01 Trung Quốc 23,44 25,68 25,37 25 21,78 Bỉ 11,69 12,37 13,83 14,91 12,38 Canada 9,91 10,73 11,55 11,93 10,55 Nguồn: www.trademap.org Số liệu thống kê trên cho thấy thị trường dệt may thế giới rất rộng lớn và cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều. Trong đó, Mỹ là một thị trường nhập khẩu tiềm năng trên thế giới, chiếm giá trị cao nhất và ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong những năm 2008, 2009 thì giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ có giảm sút, đó là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng giá trị nhập khẩu của Mỹ trong những năm đó vẫn đứng đầu trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu khác cũng chiếm giá trị nhập khẩu lớn như Đức, Nhật Bản, Hồng Kông... và giá trị nhập khẩu của các nước này cũng tăng qua các năm. Đây là những thị trường nhập khẩu tiềm năng của các quốc gia xuất khẩu trên thế giới. Từ đầu năm 2009, nhiều nền kinh tế phát triển đã không còn áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may. Tuy nhiên những quy định hiện còn tồn tại khiến nhiều nước thành viên WTO thực hiện những hành động chống bán phá giá, và dự kiến số lượng các hành động này vẫn tiếp tục gia tăng.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Sự thắt chặt tín dụng, sự thu hẹp nhu cầu và áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trên từng thị trường đã khiến một loạt các công ty dệt may ở nhiều nước rơi vào phá sản, đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng. Mức tuyển dụng lao động trong ngành dệt may toàn cầu do đó cũng giảm mạnh. Câu chuyện suy thoái kinh tế đã khiến người tiêu dùng hàng dệt may ở nhiều nước chuyển hướng sang tìm kiếm hàng dệt may có giá trị nhưng ở mức giá cạnh tranh. Các thương hiệu xa xỉ đã phải chịu những tác động mạnh nhất, điển hình là trường hợp thương hiệu thời trang Christian Lacroix bắt đầu phá sản vào tháng 5/2009. Cho đến nay, những thương hiệu dệt may có khả năng kết hợp giá trị với năng lực đáp ứng các xu hướng mới của thị trường và có mức độ tồn kho ít là những thương hiệu chiến thắng trong khủng hoảng. Đó là: Uniqlo ở Nhật Bản, Zara(Inditex), Primark ở Châu Âu… Tại Nhật Bản, sự phát triển của chuỗi cửa hàng dệt may bán lẻ nhanh Fast Retailing là một ví dụ về thành công trong khủng hoảng. Những cửa hàng trong chuỗi này hiện đang bán các loại quần bò g.u. nhập từ Campuchia khiến cơ thể thon thả với mức giá 1.300 yên (13,8 USD), chỉ bằng 1/3 mức giá so với ở nơi khác. Tadashi Yanai, chủ của Fast Retailing và là một trong những người Nhật giàu có nhất, Gần đây nói rằng: “Khi lương không tăng đó là lúc người ta muốn nghiêng sang mua những thứ càng rẻ càng tốt”. Trên thị trường dệt may toàn cầu, Trung Quốc vẫn là lực lượng chính, nhưng không phải là không có đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Việc kết thúc hạng ngạch đối với các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc vào các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu là rất quan trọng. Tuy nhiên, mức lương cao hơn của người lao động và đồng nhân dân tệ tăng giá đã khiến sản phẩm dệt may Trung Quốc không còn sức hấp dẫn về giá như trước. Nhiều nước xuất khẩu hàng dệt may khác có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản cũng muốn giảm sự phụ thuộc nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc và đã chuyển hướng hợp tác sang các nhà sản xuất Châu Á khác. Đầu quý III/2009, sự suy giảm bán lẻ hàng dệt may ở khắp các nước trên toàn cầu đã chạm đáy và thị trường đã phục hồi vào năm 2010. Năm 2008 dung lượng thị trường dệt may toàn cầu có giá trị xấp xỉ 460 tỷ USD và đạt gần 700 tỷ USD vào năm
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 2010. Để đạt được sự phục hồi vững chắc, ba điều cần có trong lĩnh vực dệt may nói riêng và trong toàn ngành kinh tế nói chung là tăng lợi nhuận, thị trường toàn cầu phục hồi về nhu cầu và giá tăng. 1.3.2. Tình hình thị trường hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 chiếm 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%, vải lụa thành phẩm tăng 8,9%, sảm phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%, quần áo may sẵn tăng 12,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 9 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản… Bảng 2: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản từ 2005- 2009 Đơn vị tính: Triệu USD Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hoa Kỳ 2591 3045 4465 5100 4995 EU 897 1253 1499 1704 1851 Nhật Bản 612 628 705 820 954 Nguồn: Tổng cục Hải quan Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ luôn chiếm trên 50% tổng Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Bên cạnh đó, EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Tuy nhiên, trong ba thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 19%/năm trong gia đoạn 2005- 2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ tăng bình quân lần lượt là 17% và 12%. Năm 2010, ngành Dệt May Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khả quan như kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009. Trong đó, thị trường Mỹ đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 22%; EU đạt 1,8 tỷ USD, tăng 14%; Nhật Bản 1,2 tỷ USD, tăng 20%. Riêng Tập đoàn Dệt May Việt Nam, trong năm 2010 đã đánh dấu những bước phát triển mới với các chỉ tiêu tăng trưởng đạt và vượt kế hoạch đề ra, như: Doanh thu đạt 30.600,2 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009, vượt 17% so với kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2009, vượt 12% so với kế hoạch; lợi nhuận đạt 911,2 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2009, vượt 10% so với kế hoạch; doanh thu nội địa đạt 15.364,6 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2009, vượt 8% so với kế hoạch. Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa năm 2010 đạt 49%, tăng 2% so với năm 2009. (Theo Tổng cục Hải Quan) Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện nay vẫn chưa nhiều. Do đó, giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay còn thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. Bên cạnh đó các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay. Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại nước ngoài thì lại không được coi trọng ở trong nước. Quần áo của Trung Quốc với mẫu mã và thiết kế đa dạng thì lại được tìm thấy ở khắp các cửa hàng, siêu thị, chợ trong khi hàng Việt Nam dường như vắng bóng. Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm từ 70- 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng phía nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn. Như vậy giá trị thực tế mà ngành may thu được không hề cao so với kim ngạch xuất khẩu. Điều này một lần nữa lý giải tại sao tuy giá trị xuất khẩu ngành may cao nhưng cả chủ và thợ trong ngành lại không mặn mà lắm với công việc. Nhiều doanh nghiệp may đã có sự chuyển hướng sang các ngành nghề lĩnh vực khác như đầu tư và kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính.. để tăng thêm thu nhập.
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU Tên viết tắt : HUEGATEX Lo go : Trụ sở chính : Thủy Dương- Hương Thủy- Thừa Thiên Huế Tel : ( 054.3) 864.326- 864.430- 864.337 Fax : ( 054.3) 864.338 Email : khxnk@huegatex.com Websiet : www.huegatex.com 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty Công Ty Cổ Phần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEXCO), nằm trên quốc lộ 1A cách thành phố Huế 02 km về phía Nam, cách sân bay Phú Bài 10 km về phía Bắc, được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Dệt may Huế, thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Năm 1979 hiệp định được ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam – Hungary quyết định xây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam. Ngày 16/01/1988, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập Nhà máy sợi Huế. Ngày 26/03/1988, Nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Ngày 19/02/1994 thành lập Công ty Dệt may Huế (tên giao dịch: Hue garment company, viết tắt: Hutexco) thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) theo quy định 140/CNN của Bộ Công nghiệp, do Nhà máy Sợi tiếp nhận thêm nhà máy Dệt Huế. Ngày 26/03/1997, Công ty xây dựng thêm Nhà máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất. Cuối năm 1998, quy mô mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được tách thành hai nhà máy: Nhà máy Dệt nhuộm và Nhà máy May. Nhà máy khi đi vào sản
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 xuất, sản phẩm hàng dệt kim của Công ty đã được xuất sang thị trường Nhật Bản, EU, Đài Loan…và cả thị trường nội địa. Năm 2002, Công ty đã lắp thêm 8.000 cọc sợi cho nhà máy May với thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sĩ, đầu tư thêm nhà máy sợi với 50.000 cọc sợi tại Khu công nghiệp Phú Bài. Lúc này, Công ty Dệt may Huế có 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng: Nhà máy sợi, Nhà máy may I, Nhà máy dệt- nhuộm, Nhà máy dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụ trợ. Căn cứ Quyết định số: 169/2004/QĐ- BCN ngày 09/12/2004 và Quyết định số 2722/2005/QĐ- BCN ngày 25/08/2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án Cổ phần hóa chuyển công ty Dệt may Huế thành công ty Cổ phần Dệt may Huế (từ năm 2006, Nhà máy may I được tách ra làm Công ty riêng lấy tên là Quinmax với 100% vốn đầu tư nước ngoài) Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất, kinh doanh xuất- nhập khẩu các sản phẩm sợi, dệt, nhuộm, may mặc, nguyên liệu thiết bị ngành dệt may, các mặt hàng tiêu dùng, địa ốc, khách sạn,...Các loại sản phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Canada … Các nhà máy thành viên gồm 1. Nhà máy Sợi: được trang bị đồng bộ 4 dây chuyền các thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ với 60.000 cọc sợi. 2. Nhà máy Dệt- Nhuộm: được trang bị các thiết bị dệt kim nhuộm nhập khẩu từ Đức, Thuỵ Sĩ, Đài Loan. 3. Nhà máy May I và nhà máy May II: được trang bị các thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan. Sản phẩm chính là áo Polo - Shirt, áo Jacket, quần short và các loại hàng may mặc làm từ vải dệt kim và dệt thoi. 4. Xí nghiệp cơ điện phụ trợ: cung cấp điện, nước cho các đơn vị sản xuất và gia công cơ điện phụ tùng, các công trình xây dựng nhỏ. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp, các mặt hàng sợi, vải, sản phẩm may mặc các loại.
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 Công ty được phép huy động vốn và sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế, của các thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh với các hình thức:  Liên doanh, hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật và nhà nước  Mở các cửa hàng, đại lý và giới thiệu bán sản phẩm  Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Là một đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại các ngân hàng, có con dấu riêng để tiện lợi việc giao dịch trong và ngoài nước. - Bảo toàn vốn và phát triển vốn Nhà nước giao, Công ty được huy động bởi vốn của các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển. - Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà nước giao, thực hiện đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. - Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. - Bảo vệ Công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh công ty cũng như toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. - Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng góp phần làm cho công ty ngày càng lớn mạnh. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công Ty Mô hình cơ cấu tổ chức mà Công ty hiện đang áp dụng thuộc kiểu mô hình hỗn hợp trực tuyến- chức năng. Mô hình này đã phát huy được những lợi thế của nó. Cơ cấu tổ chức của Công Ty hiện tại gồm: các phòng ban, các đơn vị thành viên. Các phòng ban bao gồm: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu, Phòng Kỹ thuật Đầu Tư, Phòng Kinh doanh, Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm, Ban bảo vệ, Trạm Y tế và Ban đời sống. Các đơn vị thành viên: gồm Nhà máy May, Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm, Xí nghiệp Cơ điện phụ trợ. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc và các phòng ban nghiệp vụ.
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 2.1.4. Các nguồn lực của Công Ty 2.1.4.1. Lao động Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty qua ba năm 2008 - 2010 ĐVT:Người Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng số lao động 3.087 100,00 3.052 100,00 3.352 100,00 - 35 - 1,13 300 9,83 1. Phân theo tính chất sản xuất Trực tiếp 2.668 86,43 2.763 90,53 3.063 91,40 95 3,56 300 10,86 Gián tiếp 419 13,57 289 9,47 289 8,60 - 130 - 31,03 0.00 0.00 2. Phân theo trình độ Đại học 151 4,89 147 4,82 147 4,38 - 4 - 2,65 0.00 0,00 Trung cấp 174 5,64 168 5,50 168 5,01 - 6 - 3,45 0.00 0,00 Công nhân kỹ thuật 2.604 84,35 2.607 85,42 2.607 77,74 3 0,12 0.00 0,00 Lao động giản đơn 158 5,12 130 4,26 430 4,27 - 28 - 17,72 300 230,77 3. Phân theo giới tính Nam 863 27,96 851 27,88 925 2,.6 - 12 - 1,39 74 8,70 Nữ 2.224 72,04 2.201 72,12 2.427 72,4 - 23 - 1,03 226 10,27 Nguồn: Phòng Kế toán- tài vụ Qua bảng 3 ta thấy, số lượng lao động đều có sự biến đổi theo các năm. Số lượng lao động năm 2009 thấp hơn không đáng kể so với năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm đi này trong năm 2009 là do trong năm 2009 có một số công nhân nữ nghỉ thai sản và một số chuyển đi sang công ty khác làm việc và đồng thời có một số nhân viên được điều sang các công ty đối tác. Do đó để đảm bảo nguồn nhân lực trong tình trạng
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 ổn định đáp ứng tiến độ sản xuất đơn hàng năm 2010 Công ty đã mở rộng quy mô về nhân lực, tăng lên 300 người so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 9.8%. - Xét theo tính chất sản xuất: Công ty Cổ Phần Dệt May Huế là Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nên số lượng lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các lao động này làm việc ở các nhà máy May, Dệt nhuộm, nhà máy Sợi, xí nghiệp cơ điện. Cụ thể năm 2008, tỷ lệ này chiếm 86,43%, 2009 chiếm 90,53%, và đặc biệt sang năm 2010 công ty có tuyển dụng theo 300 công nhân nên tỷ lệ này tăng lên 91,40%. - Xét về mặt trình độ lao động: Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy, công nhân kỹ thuật chiếm 1 tỷ lệ cao qua 3 năm, năm 2008 chiếm 84,35%, 2010 chiếm 77,74% và số lượng công nhân kỹ thuật năm 2009 là 2607 công nhân tăng 3 công nhân so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Công ty có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc, đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó thì số lượng công nhân có trình độ đại học và trung cấp chỉ chiếm những tỉ lệ rất nhỏ là 4,38% và 4.01% trong năm 2010. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty sẽ có những chế độ đãi ngộ và chính sách lương bổng hợp lý để thu hút và giữ chân các nhân viên. - Xét về mặt giới tính thì: Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, phù hợp với lao động nữ nên trong Công ty lao động nữ luôn chiếm số lượng lớn hơn lao động nam. Năm 2009, lao động nữ chiếm 72,40%, lao động nam chiếm 27,60%. Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiện nay, Công ty cổ phần dệt may Huế đang khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề. 2.1.4.2. Nguồn vốn của Công ty
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/200 9 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A: Tài Sản 289 986,62 100 290 111,05 100 369 674,96 100 124,43 0,04 79 563,91 27,43 I. Tµi s¶n ng¾n h¹n 154 578,60 53,30 158 911,06 54,78 233 859,38 63,26 4 332,46 2,8 74 948,32 47,16 1. TiÒn vµ c¸c kho¶n tương ®ư¬ng tiÒn 4 722,52 3,05 7 426,95 4,67 7 748,62 3,31 2 704,43 57,27 321,67 4,33 2. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 50 722,24 32,82 91 326,37 57,47 105 886,33 45,28 40 604,13 80,05 14 559,96 15,94 3. Hµng tån kho 98 693,62 63,85 58 176,72 36,61 117 089,02 50,07 - 40 516,9 - 41,05 58 912,3 101,26 4. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 440,46 0,28 1 981,00 1,25 3 135,40 1,34 1 540,54 349,76 1 154,4 58,27 II. Tµi s¶n dµi h¹n 135 407,75 46,70 131199,98 45,22 135 815,58 36,74 - 4 207,77 - 3,11 4 615,6 3,52 1. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 424,76 0,31 414,43 0,32 375,18 0,28 - 10,33 - 2,43 - 39,25 - 9,47 2. Tµi s¶n cè ®Þnh 130 735,61 96,55 125 869,15 95,94 126 777,38 93,34 - 4 866,46 - 3,72 908,23 0,72 3. C¸c kho¶n ®Çu tư tµi chÝnh dµi h¹n 3 833,00 2,83 4 383,00 3,34 6 653,00 4,90 550 14,35 2 270 51,79 4. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 414,37 0,31 533,39 0,4 2 010,00 1,48 119,02 28,72 1 476,61 276,83 B: Nguån vèn 289 986,62 100 290 111,05 100 369 674,96 100 124,43 0,04 79 27,43
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 563,91 I. Nî ph¶i tr¶ 258 684,44 89,21 256 577,14 88,44 319 607,41 86,45 - 2 107,3 - 0,81 63 030,27 24,57 1. Nî ng¾n h¹n 187 122,54 72,33 203 910,52 79,47 258 903,99 81,01 16 787,98 8,97 54 993,47 26,97 2. Nî dµi h¹n 71 561,90 27,67 52 666,56 20,53 60 703,42 18,99 - 18 895,34 - 26,4 8 036,86 15,26 II. Vèn chñ së h÷u 31 302,17 10,79 33 533,90 11,56 50 067,54 13,55 2 231,73 7,13 16 533,64 4,.3 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 Tổng tài sản tăng qua các năm cụ thể là năm 2009 tăng so với năm 2008 là 124,43 triệu đồng tương ứng 0,42% và năm 2010 tăng so với 2009 là 79563,91 triệu đồng tương ứng tăng 27,43%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn trong đó các khoản mục tài sản ngắn hạn khác và khoản phải thu có xu hướng tăng lên và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Sự tăng lên của khoản mục khoản phải thu không được coi là xu hướng tích cực vì chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng điều này có thể gây bất lợi cho công ty trong quá trình thu hồi vốn. Đáng chú ý trong 3 năm khoản mục hàng tồn kho luôn có sự biến động lớn nhất, cụ thể là năm 2009 lượng hàng tồn kho giảm so với 2008 là 40516,89 triệu đồng tương ứng giảm 41,05% trong khi đó lượng hàng tồn kho năm 2010 tăng so với năm 2009 là 58912,29 triệu tương ứng tăng 101,26%. Lượng hàng tồn kho tăng cao cũng không được đánh giá tốt tuy nhiên để đánh giá việc quản trị hàng tồn kho ở Công ty tốt hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tài sản dài hạn của Công ty qua ba năm có sự biến động rõ rệt. Năm 2009 tài sản dài hạn giảm 4 207,77 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân làm giảm tài sản dài hạn là do sự giảm xuống chủ yếu của khoản mục phải thu dài hạn đây là một nhân tố tích cực cho thấy khả năng thu hồi vốn của Công ty rất tốt do đó có thể tăng nguồn vốn tái đầu tư cho Công ty. Tuy nhiên, trong năm 2010 tài sản dài hạn đã tăng so với năm 2009 là 4 615,59 triệu đồng tương ứng với 3,52%. Đây là một sự biến động có ý nghĩa tích cực. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty có sự thay đổi qua 3 năm theo chiều tăng lên, tỷ lệ cũng tăng lên theo từng năm. Năm 2009 tổng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là 290111,05 triệu đồng tăng 124 432,90 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng là 0.04%, năm 2010 là 369 674,96 triệu đồng tăng 79 563,91 triệu đồng tỷ lệ tăng là 27.43% so với năm 2009. Vốn sản xuất kinh doanh tăng là hệ quả của chính sách mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm xưởng may, đầu tư thêm trang thiệt bị, máy móc hiện đại ở nhà máy Sợi, mua nhiều nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty… Ta có thể nhận xét theo một số khía cạnh như sau:
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 - Xét về đặc điểm vốn: Vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm điều tăng lên về số lượng cũng như tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn sản xuất kinh doanh. Năm 2008 là 31302,17 triệu đồng. Năm 2008 là 33533,90 triệu đồng tăng 7.13% so với năm 2008.Và năm 2010 là 50607,54 triệu đồng tăng 49.3% so với năm 2009. Sự tăng lên này trong năm 2010 là một điều đáng kể, nó chứng tỏ rằng Công ty đã hoạt động kinh doanh tốt và thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư từ phía các cổ đông. - Xét theo theo nguồn hình thành: qua 3 năm nợ phải trả luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Tỷ trọng nợ phải trả cho năm 2008 là 89.2%, năm 2009 là 88.44%, năm 2010 là 86.45%, còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lên nhỏ hơn tỷ trọng nợ phải trả. Như vậy tính tự chủ của Công ty về nguồn vốn của mình còn thấp, tuy nhiên một dấu hiệu khả quan là tỷ trọng này đang ngày càng tăng lên. Biết tận dụng nguồn nợ vay để hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt nhưng nó cũng là con dao hai mặt nên Công ty phải quản lý tốt nguồn vố sở hữu của mình. 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008- 2010) ĐVT: triệu đồng tiªu 2008 2009 2010 SO SÁNH 2009/ 2008 2010/ 2009 + / - % +/ - nh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 502 772,10 555106,66 787837,51 52334,55 10,41 232730,84 kho¶n gi¶m trõ 142,14 - 142,14 - 100.00 Gi¶m gi¸ hµng b¸n 142,14 - 142,14 - 100.00 nh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 502629,96 555106,66 787837,51 52476,70 10,44 232730,84 vèn hµng b¸n 453699,81 494674, 86 700150,36 40975,05 9,03 205475,49 nhuËn gép b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 48930,14 60 431,79 87687,15 11501,65 23,51 27255,35 nh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 6702,20 4305,89 5490,35 - 2396,31 - 35,75 1184,46 phÝ tµi chÝnh 24934,09 20291,70 24436,41 - 4642,39 - 18,62 4144,70 Trong ®ã: L·i vay ph¶i tr¶ 20593,01 15945,79 22415,24 - 4647,21 - 22,57 6469,44 phÝ b¸n hµng 14043,79 17076,16 29517,11 3032,37 21,59 12440,94 phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 15676,40 25793,59 17134,94 10117,19 64,54 - 8658,64 nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 978,06 1576,23 22089,02 598,16 61,16 20512,79 nhËp kh¸c 565,12 3 755 194 888 1 170 501 472 3 190 068 413 564.49 - 2 584 693 416 phÝ kh¸c 221 729 956 107,40 172,05 - 114,32 - 51,56 64,65 nhuËn kh¸c 343,39 3647,79 998,44 3304,39 962,27 - 2649,34 lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ 1 321,46 5224,02 23087,47 3902,56 295,32 17863,45 phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh 199,52 470,74 3994,13 271,22 135,94 3523,38 phÝ thuÕ TNDN ho·n l¹i nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 1121,94 4753,27 19093,33 3631,33 323.67 14340,06 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 Bước vào năm 2009 như nhiều ngành hàng khác, ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn. Giá cả nguyên liệu bông tăng giảm thất thường không theo quy luật, mặt hàng sợi trên thị trường chững lại, có thời điểm hàng của Công ty bị tồn kho với số lượng lớn, dẫn đến ứ đọng vốn, dư nợ ngân hàng cao. Hàng may mặc cũng rơi vào tình trạng khó khăn không kém khi đơn hàng nhỏ, xuất khẩu giảm do suy thoái kinh tế... Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, để vượt qua các áp lực đó, Công ty đã đề ra hàng loạt giảm pháp cụ thể như đối với hàng sợi, bố trí dây chuyền và mặt hàng hợp lý, nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu suất máy; đối với hàng may đầu tư và tổ chức sản xuất theo phương pháp rải chuyền tiên tiến, tập trung nguồn hàng, giảm các thao tác thừa để tăng năng suất, thậm chí để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động Công ty còn nhận thêm nhiều mặt hàng gia công mới như Jacket, quần áo thể thao, quần áo trẻ em dù giá trị thấp... Nhiều hoạt động khác cũng được chú trọng như công tác cung ứng nguyên liệu phải tính toán phù hợp; xử lý triệt để hàng tồn kho; tích cực thu hồi công nợ; đề ra nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong sản xuất, sinh hoạt; kết hợp nhiều biện pháp để tăng vòng quay vốn... Đồng thời Công ty còn phát động nhiều phong trào thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật, lao động sáng tạo, thực hành tiết kiện trong sản xuất, chống lãm phí, tham ô...trong toàn doanh nghiệp. Với những giải pháp trên, sản xuất kinh doanh của công ty đã dần có hiệu quả, đảm bảo việc làm cho 3352 lao động với thu nhập bình quân 1.999.542 đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm 2008. Với những thành tích đó, năm 2009 Công ty cổ phần dệt may- huế đang được đề nghị Bộ Công Thương tặng ‘Cờ thi đua xuất sắc’ cho tập thể cán bộ công nhân viên cuả công ty. Bước vào năm 2010, đề ra chỉ tiêu tăng trưởng vượt mức 5% và Công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch chỉ tiêu. Bên cạnh đó Công ty còn đẩy nhanh tiến độ dự án 2 vạn cọc sợi và nhà máy may 16 chuyền; tiếp nhận và đưa nhà máy QuinMax vào hoạt động sớm; cải tiến công tác kinh doanh sợi; tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sợi hàng dệt nhuộm may cả trong và ngoài nước; xây dựng môi trường văn hóa trong Công ty, tạo môi trường làm việc thân thiện cho người lao động. Cũng trong năm 2010, với những thành tích đạt được công ty đã được tập đoàn dệt may Việt Nam khen tặng .
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 doanh thu tăng 52334,55 triệu đồng, lợi nhuận tăng 3631,33 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng tương đương lần lượt là 10.41% và 323.67%. Còn năm 2010 so với năm 2009 thì doanh thu tăng lên 232730,84 triệu đồng tương đương tăng 41.93%, lợi nhuận của Công ty tăng lên 14340,06 triệu đồng tương đương với tăng 301.69 %. Đây là môt kết quả tốt bởi vì tỷ lệ tăng của lợi nhuận cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí qua các năm. Ngoài ra tỷ lệ của tổng chi phí so với tổng doanh thu của Công ty có giảm xuống qua 3 năm dù với chỉ với một tỷ lệ nhỏ, đây là dấu hiệu cho thấy Công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả đó là kết quả của quá trình nổ lực của Công ty với những biện pháp tốt để làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 2.2.1. Giới thiệu về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần dệt may Huế Công ty cổ phần Dệt may Huế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sợi và hàng dệt may.Trong đó, mặt hàng dệt may được giao cho phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu của Công ty. Đây là một hoạt động quan trọng đóng góp phần lớn vào doanh thu của Công ty. 2.2.1.1. Tình hình nhân sự của phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu bao gồm 19 người trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng và 17 chuyên viên. Nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao được tuyển chọn từ các trường đại học, có bề dày kinh nghiệm, hoạt động nhiệt tình năng nổ. Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu xứng đáng là lá cờ đầu, là cơ sở cho các lĩnh vực hoạt động khác của công ty. 2.2.1.2. Mặt hàng, thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Quota Cat (các sản phẩm Công ty đã từng xuất khẩu) gồm: - 338/339: Áo dệt kim nam, nữ cotton. - 340: Sơ mi vải dệt thoi nam và bé trai, cotton, vải nhân tạo. - 342: Váy cotton.
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 - 347/348: Quần âu nam, nữ. - 634/635: Áo khoác nam, nữ vải nhân tạo. - 638/639: Sơ mi dệt kim vải nhân tạo. Trade Mark - Khách hàng Supereme: Ping, PGA Tour, Champion Tour, Links Edition, Belk Protour, Callaway, Grand Slam. - Khách hàng Itochu: Maximum. - Khách hàng Melcosa: Bluemax, Camif, Otto - Khách hàng Kanematsu: Varoz, Big run, Big jemusion. Thị trường xuất khẩu chung của Công ty trong năm 2010 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm 2008- 2010 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Tổng doanh thu 502 772.10 100 555 106.66 100 787 837.51 100 - Doanh thu nội địa 303 823.04 60.43 272 648.35 49.12 314 083.39 39.87 - Doanh thu kinh doanh xuất khẩu 198 949.06 39.57 282 458.31 50.88 473 754.12 60.13 Trong đó: doanh thu cho xuất khẩu hàng dệt may 185 287.81 93.13 227 140.78 80.42 292 484.85 61.74 2.Tổng chi phí 501 450.64 100 549 882.64 100 764 750.04 100 - Chi phí nội địa 303 112.37 60.45 271 318.93 49.34 310 857.69 40.65 - Chi phí cho kinh doanh nội địa 198 338.27 39.55 278 563.71 50.66 453 892.35 59.35 Trong đó: chi phí cho kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may 184 717.00 93.13 224 009.14 80.42 280 224.18 61.74 3.Tổng lợi nhuận 1 321.46 100 5 224.02 100 23 087.47 100 - Lợi nhuận kinh doanh nội địa 710.67 53.78 1 329.42 25.45 3 225.7 13.97 - Lợi nhuận cho kinh doanh xuất khẩu 610.79 46.22 3 894.6 74.55 19 861.77 86.03 Trong đó: lợi nhuận từ kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may 570.81 93.45 3 131.64 80.41 12260.67 61.73 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ