SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HẢI DƯƠNG
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN
NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
NGUYỄN HẢI DƯƠNG
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN
NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO HÀO THI
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Dương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright với nguồn kiến thức sâu rộng, uyên bác và lòng nhiệt tình giảng dạy đã giúp học
viên tiếp nhận được nhiều kiến thức mới mẻ, thiết thực và bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Tiến sĩ Cao Hào Thi đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Vinh, UBND thị xã Thái
Hoà, UBND thị xã Cửa Lò, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò, và các Ban,
Ngành tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên thực hiện luận văn.
iii
TÓM TẮT
Thị xã Cửa Lò là một đô thị ven biển của tỉnh Nghệ An có nhiều tiềm năng trong việc phát
triển du lịch và dịch vụ. Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, cùng với sự gia tăng
dân số, khách du lịch và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho hệ thống hạ tầng kỹ
thuật của thị xã Cửa Lò trở nên quá tải. Hệ thống cung cấp nước sạch của Cửa Lò hiện tại
chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của 51% dân số.
Để đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh đến năm
2025, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò đang lập dự án đầu tư nâng cấp,
mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò bằng việc xây dựng mới một nhà máy nước có công
suất 35.000 m3
/ngày đêm và mở rộng hệ thống cung cấp nước cho người dân thị xã và
vùng lân cận. Dự án có tổng vốn đầu tư là 22,040 triệu USD bao gồm vốn vay ODA
18,055 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 3,985 triệu USD; được chia làm 2 giai đoạn,
giai đoạn 1 từ năm 2012 đến năm 2015, giai đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021.
Qua việc phân tích lợi ích và chi phí cho thấy dự án có tính khả thi về mặt tài chính, điều
này thể hiện ở kết quả phân tích tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư cho giá trị hiện
tại ròng NPVf
TIP = 225,615 tỷ VNĐ; phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư cho kết
quả giá trị hiện tại ròng NPVf
EIP = 154,440 tỷ VNĐ. Với kết quả đó, theo quan điểm của
chủ đầu tư thì thực hiện dự án sẽ có hiệu quả về mặt tài chính, dự án mang lại lợi ích ròng
cho chủ đầu tư là 154,440 tỷ VNĐ.
Phân tích kinh tế cho kết quả giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án NPVe
= 305,650 tỷ
VNĐ, suất sinh lợi nội tại kinh tế 14,24% lớn hơn suất chiết khấu kinh tế thực 8% và giá
trị ngoại tác dự án tạo ra là 168,388 tỷ VNĐ. Phân tích phân phối cho thấy chính phủ thu
được một khoản 58,074 tỷ VNĐ, các đối tượng sử dụng nước sạch được hưởng lợi từ dự án
107,715 tỷ VNĐ, người lao động được hưởng 6,983 tỷ VNĐ. Như vậy, xét trên quan điểm
nền kinh tế, dự án có tính khả thi về mặt kinh tế và xã hội.
Kết quả phân tích cũng cho thấy chủ đầu tư được hưởng lợi tương đối lớn là 154,440 tỷ
VNĐ do tỉ lệ tăng giá nước là 12%/lần, 2 năm tăng một lần. Người dân sở hữu quyền sử
dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án bị thiệt hại 4,383 tỷ VNĐ do chi phí đền bù tài chính
không đủ bù đắp chi phí kinh tế. Vì vậy kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An áp dụng tỉ lệ tăng
giá nước là 6,5%/lần, 2 năm tăng một lần, với mức tăng này thì giá trị hiện tại ròng tài
chính của tổng đầu tư NVPf
TIP = 0 nhưng giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVe
= 181,322 tỷ
VNĐ, dự án vẫn có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đồng thời có chính sách hỗ trợ thêm
cho những người sở hữu quyền sử dụng đất bị thu hồi một khoản tiền 4,383 tỷ VNĐ nhằm
phân phối lợi ích mà dự án đem lại cho các đối tượng liên quan một cách hiệu quả, công
bằng hơn và tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện dự án.
Từ những kết quả trên cho thấy dự án khả thi cả về mặt tài chính, kinh tế và xã hội. Vì vậy,
đề nghị UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, ra quyết định đầu tư để thực hiện Dự án nâng cấp,
mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT......................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC..........................................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU. ....................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.............................................................................................x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...........................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................................1
1.2. Vấn đề chính sách. ..................................................................................................................2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài..............................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................3
1.5. Bố cục luận văn.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ................................................................5
2.1. Các quan điểm phân tích dự án...............................................................................................5
2.1.1. Phân tích tài chính..........................................................................................................5
2.1.2. Phân tích kinh tế .............................................................................................................5
2.1.3. Phân tích phân phối........................................................................................................6
2.2. Các phương pháp phân tích dự án...........................................................................................6
2.2.1. Các phương pháp phân tích tài chính.............................................................................6
2.2.2. Các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội ....................................................................7
2.3. Xác định khung phân tích lợi ích – chi phí cho dự án cấp nước.............................................7
2.3.1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án....................................................................7
2.3.2. Khung phân tích đối với dự án cấp nước........................................................................9
v
CHƯƠNG 3. MÔ TẢ DỰ ÁN..........................................................................................................11
3.1. Giới thiệu chủ đầu tư............................................................................................................11
3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án...............................................................................................11
3.2.1. Mục tiêu của dự án........................................................................................................11
3.2.2. Vị trí, diện tích ..............................................................................................................12
3.2.3. Quy mô công suất..........................................................................................................12
3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý.............................................................................................12
3.2.5. Các hạng mục công trình chính và tiến độ của dự án ..................................................13
3.2.6. Nguồn vốn đầu tư dự án................................................................................................13
3.3. Sơ đồ cấu trúc dự án..............................................................................................................14
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................................................................16
4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở dự án .....................................................................16
4.1.1. Đồng tiền sử dụng phân tích, lạm phát và thời điểm phân tích....................................16
4.1.2. Thông số vận hành nhà máy………………………………...……....………………...17
4.1.3. Doanh thu tài chính dự án ............................................................................................18
4.1.4. Chi phí tài chính dự án .................................................................................................19
4.1.5. Khấu hao tài sản...........................................................................................................21
4.1.6. Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.....................................................................21
4.1.7. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả ............................................................22
4.1.8. Thuế thu nhập doanh nghiệp.........................................................................................22
4.2. Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án ...........................................................23
4.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư...............................................23
4.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư ...............................................24
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN...................................................................................27
5.1. Phân tích độ nhạy..................................................................................................................27
5.1.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều.............................................................................................27
vi
5.1.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều.............................................................................................29
5.2. Phân tích kịch bản của dự án theo giá nước..........................................................................30
5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo .........................................................................................31
CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN.................................................................................34
6.1. Xác định suất chiết khấu kinh tế - EOCK.............................................................................34
6.2. Thời gian phân tích kinh tế ...................................................................................................34
6.3. Xác định phí thưởng ngoại hối..............................................................................................34
6.4. Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - CF .............................................34
6.4.1. Xác định giá kinh tế của nước.......................................................................................34
6.4.2. Xác định hệ số chuyển đổi của chi phí..........................................................................39
6.5. Kết quả phân tích kinh tế của dự án......................................................................................40
6.6. Phân tích phân phối...............................................................................................................41
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.....................................................................43
7.1. Kết luận.................................................................................................................................43
7.2. Kiến nghị...............................................................................................................................43
7.2.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An.........................................................................................43
7.2.2. Đối với Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò............................................44
7.3. Những hạn chế của đề tài......................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................48
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................48
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ADB: Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á
AP: Accounts Payables - Khoản phải trả
AR: Accounts Receivables - Khoản phải thu
B/C: Benefit against Cost - Tỉ số lợi ích chi phí
CB Thay đổi tiền mặt
CF: Conversion factor - Hệ số chuyển đổi
CIF: Cost, insurance and freight - Chi phí, bảo hiểm và chuyên chở
DSCR: Debt-Service Coverage Ratio - Tỉ lệ an toàn nợ vay
EIP: Chủ đầu tư
EOCK: Economic Opportunity Cost of capital - Chi phí cơ hội kinh tế của vốn
Evadj: Economic value adjusted - Giá trị kinh tế hiệu chỉnh
Evunadj: Economic value unadjusted - Giá trị kinh tế chưa hiệu chỉnh
Ext: Externalities – Ngoại tác
FEP: Phí thưởng ngoại hối
FFA: Hiệp định khung giải ngân
FV: Finance value – Giá trị tài chính
IRR: Internal ratio of Return - Suất sinh lợi nội tại
IRR EIP: Suất sinh lợi nội tại chủ đầu tư
IRR TIP: Suất sinh lợi nội tại tổng đầu tư
IMF: International money fund - Quỹ tiền Tệ Quốc tế
Libor: London interbank offerring rate – Lãi suất liên ngân hàng London
MARR: Minimum Acceptable Rate of Return - Suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu
MFF: Thể thức giải ngân phân kỳ
MOF: Ministry of Finance - Bộ Tài chính
MTV: Một thành viên
NPV: Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng
NPVe
: Giá trị hiện tại ròng kinh tế
NPVext
Giá trị hiện tại ròng ngoại tác
NPVf
EIP: Giá trị hiện tại ròng tài chính của chủ đầu tư
NPVf
TIP: Giá trị hiện tại ròng tài chính của tổng đầu tư
viii
ODA : Official Development Aid - Viện trợ phát triển chính thức
OCR: Ordinary Capital Resources – nguồn vốn thông thường
PER2: Khoản vay vòng 2
PMU: Project management unit – Ban quản lý dự án
PV : Presen value - Giá trị hiện tại
SXKD: Sản xuất kinh doanh
T: Tax – Thuế
TIP: Tổng đầu tư
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
USD: United States Dollar - Đồng Đôla Mỹ
UBND: Uỷ ban nhân dân
VAT: Value added tax - Thuế giá trị gia tăng
VDB: Vietnam Development Bank – Ngân hàng Đầu tư Việt Nam
WACC: Weighted average cost of capital - Chi phí vốn bình quân trọng số
WB: World Bank - Ngân hàng thế giới
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH cấp nước Cửa Lò………. 11
Bảng 4.1 Tỉ lệ lạm phát USD…..…………………………………………..….….......17
Bảng 4.2 Tỉ lệ lạm phát VNĐ….…………………………………………..….….......17
Bảng 4.3 Giá bán nước trung bình cho tiêu dùng……………………….……..…….. 19
Bảng 4.4 Chi phí đầu tư ban đầu…………………………………………...…….….. 20
Bảng 4.5 Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả..…………...…... 22
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư……………...…... 24
Bảng 4.7 Kết quả tính toán Hệ số an toàn trả nợ….……….…................................... 24
Bảng 4.8 Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư….…….….…........ 25
Bảng 5.1 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát USD…………....……....… 28
Bảng 5.2 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát VNĐ……………….....…... 28
Bảng 5.3 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến tỉ lệ thất thoát nước.……..…..............28
Bảng 5.4 Kết quả phân tích phân tích độ nhạy theo biến giá bán nước sạch............…29
Bảng 5.5 Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều…...…………………….….......…….… 30
Bảng 5.6 Kết quả phân tích kịch bản theo giá nước………………………………… 30
Bảng 6.1 Bảng thông số của các đối tượng sử dụng nước........................................…35
Bảng 6.2 Giá nước kinh tế của đối tượng mua nước……………………….….......… 36
Bảng 6.3 Các hạng mục của giếng khoan…………………………………........…… 37
Bảng 6.4 Giá thành 1 m3
nước giếng khoan của các hộ gia đình….………....…….... 37
Bảng 6.5 Giá nước kinh tế của đối tượng dùng giếng khoan……….………..…….... 37
Bảng 6.6 Các hạng mục giếng khoan của UBND phường Nghi Hải............................38
Bảng 6.7 Giá thành 1 m3
nước giếng khoan của UBND phường Nghi Hải................. 38
Bảng 6.8 Giá nước kinh tế của UBND phường Nghi Hải..............…………...……... 39
Bảng 6.9 Giá nước kinh tế của dự án………………………………………............…39
Bảng 6.10 Các hệ số chuyển đổi CF…………………………………………..........….40
Bảng 6.11 Kết quả phân tích kinh tế dự án……………………………….………....…40
Bảng 6.12 Ngoại tác của dự án…………………..…………………………….………41
Bảng 6.13 Tác động phân phối…………………………………………..………....… 42
x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Lợi ích của các hộ trước đây dùng nước mua.……………..……………… 9
Hình 2.2 Lợi ích của các hộ trước đây dùng nước giếng...…………..………………10
Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc dự án…………………………………………....…………. 14
Hình 4.1 Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư…………… 23
Hình 4.2 Biểu đồ hệ số an toàn trả nợ (DSCR)........................................................... 24
Hình 4.3 Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư…………….. 25
Hình 5.1 Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư.......32
Hình 5.2 Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư........33
Hình 6.1 Biểu đồ ngân lưu kinh tế của dự án…………...…………………....……... 40
xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch tại thị xã Cửa Lò………....................48
Phụ lục 1.1 Dự báo dân số thị xã Cửa Lò đến năm 2030……………...…………..…. 48
Phụ lục 1.2 Dự báo dân số thị xã Cửa Lò được cấp nước đến năm 2030……………..49
Phụ lục 1.3 Tổng nhu cầu dùng nước thị xã Cửa Lò đến năm 2030……………...… 50
Phụ lục 2. Các thông số dự án……………………………………………...….......... 51
Phụ lục 3. Lịch khấu hao hợp nhất……………………………………..………..…. 54
Phụ lục 4. Chi phí sản xuất………………………………………….………….....…55
Phụ lục 5. Chỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái...............................................................56
Phụ lục 6. Lịch trả nợ USD…………………………………………….………....… 57
Phụ lục 7. Lịch trả nợ qui đổi ra VNĐ……..………………………….……….....… 58
Phụ lục 8. Xác định chi phí vốn dự án – WACC………………………….…..……..59
Phụ lục 9. Doanh thu tài chính…………………………………………….…....…... 60
Phụ lục 10. Chi phí hoạt động hàng năm danh nghĩa……………….…………....…. 61
Phụ lục 11. Báo cáo thu nhập danh nghĩa…………………………….……..…..…… 62
Phụ lục 12. Báo cáo ngân lưu tài chính dự án - danh nghĩa……………..………....… 64
Phụ lục 13. Báo cáo ngân lưu tài chính dự án - thực………………………….……... 66
Phụ lục 14. Báo cáo ngân lưu kinh tế - thực…......…………………………..………. 68
Phụ lục 15. Phân tích độ nhạy....................................................................................... 70
Phụ lục 16. Xác định hệ số chuyển đổi kinh tế……………………………..…...…… 73
Phụ lục 17. Phân tích phân phối.................................................................................... 77
Phụ lục 18. Mô phỏng Monte Carlo……………………………………….…….…… 78
Phụ lục 19. Nhà máy nước Cửa Lò và địa điểm xây dựng nhà máy nước Nghi Hoa....81
Phụ lục 19.1. Nhà máy nước Cửa Lò......………………................................………… 81
Phụ lục 19.2. Địa điểm xây dựng nhà máy nước Nghi Hoa……....……………………. 81
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
Năm 1986, Việt Nam bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, từ đó đến nay đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể, Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới, kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Song song
với quá trình phát triển kinh tế là quá trình phát triển bền vững, hoàn thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng và bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế; đặc biệt là các công trình cấp thoát nước
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia Việt Nam về nước sạch ra đời năm 1998, quá trình thực
hiện đã có hiệu quả rõ rệt, số lượng người dân tiếp cận được với nước sạch và điều kiện vệ
sinh an toàn đã tăng lên đáng kể. Ngày 11/7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
117/2007/NĐ-CP về sản xuất và tiêu thụ nước sạch. Nghị định đã quy định chi tiết các
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước
tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao và khu kinh tế. Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có các
hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam.
Mục tiêu cấp nước đô thị đã được thể hiện rõ trong “Định hướng phát triển cấp nước đô thị
Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”1
được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 đó là nâng mức độ bao phủ dịch
vụ cấp nước lên 90% cho các đô thị loại I, II, III, IV và 70% cho đô thị loại V năm 2020.
Thị xã Cửa Lò là một trong 2 thị xã của tỉnh Nghệ An, nằm cách thành phố Vinh - trung
tâm tỉnh lỵ 20 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2.812 ha, với 7 đơn vị
hành chính cấp phường là Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi
Hòa và Nghi Hải.
Hiện nay, thị xã Cửa Lò đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại III và đang chuẩn bị
sáp nhập thêm 5 xã giáp ranh của huyện Nghi Lộc để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
1
Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng
phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
2
Dân số Cửa Lò hiện nay là 52.494 người và dự báo tăng lên 109.000 người vào năm 2020
và đến năm 2025 là 115.415 người (chi tiết xem tại Phụ lục 1.1). Thị xã có một nhà máy
nước với tổng công suất thiết kế 5.000 m3
/ngày đêm, nhưng do mực nước ngầm không đủ
cung cấp cho nhà máy xử lý cho nên công suất hoạt động thực tế chỉ đạt 3.200 m3
/ngày
đêm. Với công suất này, nhà máy không đủ nhu cầu dùng nước sạch của thị xã, năm 2010
tỉ lệ phục vụ chung của nhà máy chỉ khoảng 51%. Các hộ gia đình còn lại (49%) buộc phải
lấy nước từ những nguồn ít an toàn và kém tin cậy hơn như nước giếng khoan, giếng đào,
sông suối hoặc đi mua để dùng cho ăn uống và sinh hoạt.
Trong thời gian tới, ngoài lượng nước sạch thiếu hụt do việc dân số tăng lên như trên, thị
xã Cửa Lò còn phải đối mặt với khoảng cách ngày càng lớn giữa công suất cấp nước và
nhu cầu sử dụng nước gia tăng từ khách du lịch, từ các ngành công nghiệp, thương mại và
dịch vụ; mức chênh lệch giữa cung và cầu được dự đoán sẽ lên đến 35.000 m3
/ngày đêm
(chi tiết xem tại Phụ lục 1.3). Với bối cảnh đó của thị xã Cửa Lò thì việc đầu tư vào cơ sở
hạ tầng, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực cấp nước là hết sức cấp thiết, bởi tiếp cận và sử dụng
nước sạch là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân.
Việc nâng cao tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch cũng đồng nghĩa với việc giảm các
bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn như tiêu chảy, các bệnh về
mắt và truyền nhiễm khác, thông qua đó làm giảm các chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ
và giảm các chi tiêu của người dân trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến nguồn nước
không hợp vệ sinh như trên. Đặc biệt là đối với đại bộ phận dân cư có mức sống thấp.
1.2. Vấn đề chính sách
Thị xã Cửa Lò đã có một nhà máy nước với công suất thiết kế 5.000 m3
/ngày đêm, nhưng
do lượng nước ngầm cung cấp không đủ nên nhà máy chỉ hoạt động với công suất thực tế
là 3.200 m3
/ngày đêm. Để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò thì
UBND tỉnh Nghệ An và chủ đầu tư cần phải xem xét đến một số vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất, đó là nguồn nước ngầm không đủ cung cấp cho hoạt động của nhà máy
xử lý nước Cửa Lò, cho nên cần phải sử dụng nguồn mặt (từ nước sông Phương Tích) cách
thị xã 15 km để để cung cấp cho hệ thống cấp nước mở rộng.
Vấn đề thứ hai, đó là với diện tích 4.500 m2
, Nhà máy nước Cửa Lò hiện tại chỉ đủ khả
năng mở rộng lên 10.000 m3
/ngày đêm, không đủ đáp ứng nhu cầu 38.200 m3
/ngày đêm
trong tương lai. Vì thế cần phải lựa chọn một địa điểm mới tại xã Nghi Hoa, nơi có sông
3
Phương Tích chảy qua để xây dựng thêm một nhà máy xử lý nước ngoài nhà máy xử lý
nước Cửa Lò đã có.
Vấn đề thứ 3, đó là Nghị định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản
xuất và tiêu thụ nước sạch đã quy định việc thay đổi phương thức cung cấp nước từ hàng
hoá xã hội sang hàng hoá thương mại, yêu cầu các công ty cấp nước vận hành theo nguyên
tắc thu đủ bù chi thông qua việc kết hợp giá nước và trợ cấp. Một trong những yếu tố quan
trọng của nguyên tắc “thu đủ bù chi” đó là việc xác định đúng mức giá nước hiện tại và lộ
trình tăng giá nước để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng bước loại bỏ trợ cấp và nợ
dịch vụ thông qua giá nước.
Những vấn đề trên cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trên các phương diện như quy mô
đầu tư và các giai đoạn đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò,
tỉnh Nghệ An.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa vào khung phân tích lợi ích và chi phí để phân tích
tính khả thi của dự án về mặt tài chính, kinh tế và xã hội, từ đó đưa ra quyết định đầu tư dự
án. Thông qua việc phân tích tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội của dự án, luận
văn sẽ nghiên cứu, trả lời các câu hỏi đặt ra như sau:
Thứ nhất, UBND tỉnh Nghệ An có nên chấp thuận cho việc đầu tư hay không đầu tư đối
với Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò?
Thứ hai, dự án đã tạo ra những ngoại tác gì cho từng nhóm đối tượng liên quan đến dự án?
Thứ ba, có cần hay không cần chính sách của nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện Dự án
nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò?
Ngoài việc trả lời cho ba câu hỏi trên, luận văn sẽ giải quyết thêm các vấn đề mà Nhà nước
và chủ đầu tư đang đối mặt bằng cách đề xuất phương án điều chỉnh tốt nhất cho dự án: (1)
thời điểm đầu tư và quy mô dự án cho phù hợp theo từng giai đoạn tăng trưởng về nhu cầu
sử dụng nước của dân cư; (2) xác định mức giá nước sau khi hệ thống cấp nước thị xã Cửa
Lò đi vào hoạt động và lộ trình tăng giá nước để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng
bước loại bỏ trợ cấp và nợ dịch vụ thông qua giá nước.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Thông qua các thông số đầu vào, các số liệu thống kê vĩ mô, một số nghiên cứu trước đó,
luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích về tính hiệu quả tài chính và hiệu quả về
4
mặt kinh tế - xã hội của dự án. Đồng thời tiến hành phân tích rủi ro và phân tích phân phối
để xác định lợi ích và thiệt hại đối với các đối tượng liên quan đến việc triển khai cả hai
giai đoạn của dự án.
1.5. Bố cục luận văn
Luận văn được kết cấu thành 7 chương, gồm:
Chương 1: Phân tích bối cảnh cần thiết của việc đầu tư dự án và sự hình thành đề tài
nghiên cứu. Từ đánh giá sự cần thiết đầu tư dự án để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và xác
định phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trước để xác định khung phân tích
ứng dụng cho việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.
Chương 3: Mô tả các thông tin chính về dự án như: địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất,
nguồn vốn đầu tư… và các thông tin cơ bản về chủ đầu tư dự kiến của dự án.
Chương 4: Mô tả các thông số chính trong mô hình cơ sở để phân tích tài chính dự án,
thực hiện tính toán và phân tích hiệu quả về tài chính dự án thông qua dòng ngân lưu tài
chính để đánh khả năng đảm bảo tài chính của dự án.
Chương 5: Trình bày các yếu tố tác động đến tính rủi ro của dự án, từ đó tiến hành phân
tích rủi ro dự án thông qua việc phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng
Monte Carlo.
Chương 6: Thực hiện trình bày kết quả phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích phân phối
để đề xuất kết luận và gợi ý chính sách cho dự án.
Chương 7: Qua các kết quả phân tích hiệu quả tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế và
phân tích rủi ro, phân tích mô phỏng và phân tích phân phối đề xuất kết luận và gợi ý chính
sách cho dự án.
5
CHƯƠNG 2
KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ
Chương 2 sẽ tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trước để xác định khung phân tích
ứng dụng cho việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của Dự án nâng
cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2.1. Các quan điểm phân tích dự án2
2.1.1. Phân tích tài chính
a. Quan điểm tổng đầu tư
Quan điểm tổng đầu tư là quan điểm của những người góp vốn để thực hiện dự án, những
người góp vốn (thông thường là ngân hàng) coi dự án đầu tư như là một hoạt động có khả
năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hút những nguồn vốn tài chính rõ ràng. Mối quan
tâm của họ là xác định hiệu quả của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn góp và
đảm bảo quyền lợi của mình cũng như của chủ đầu tư. Do vậy trong phân tích hiệu quả tài
chính, sử dụng suất chiết khấu là chi phí vốn bình quân trọng số – WACC để xem xét khả
năng hoàn vốn cho các bên liên quan.
b. Quan điểm chủ đầu tư
Chủ đầu tư xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án so với những gì họ có thể thu lợi
được trong trường hợp không có dự án. Do đó chủ đầu tư sẽ xem xét những lợi ích mà họ
nhận được và những chi phí họ phải trả khi thực hiện dự án. Trong phân tích tài chính, sử
dụng suất chiết khấu của chủ đầu tư để xem xét suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư. Dòng
ngân lưu của chủ đầu tư là dòng ngân lưu sau khi loại bỏ ngân lưu nợ vay ra khỏi ngân lưu
ròng của dự án trên quan điểm tổng đầu tư.
2.1.2. Phân tích kinh tế
Theo quan điểm của toàn quốc gia, khi phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lợi của dự
án sẽ sử dụng giá cả kinh tế để xác định giá trị của các chi phí và lợi ích của dự án, đồng
thời thực hiện các điều chỉnh nếu thấy cần thiết và bổ sung thêm các ngoại tác hay các lợi
ích hoặc chi phí mà dự án tạo ra bên ngoài vùng dự án. Phân tích kinh tế sử dụng suất chiết
khấu kinh tế là chi phí cơ hội của vốn để xem xét ai được lợi và ai là người bị hại, từ đó có
2
Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr. 12 chương 3 )
6
chính sách giảm thiệt hại cho những đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dự án và huy
động các nguồn lực đóng góp từ những đối tượng được hưởng, đảm bảo phân phối một các
hiệu quả và công bằng hơn những lợi ích mà việc thực hiện dự án mang lại.
2.1.3. Phân tích phân phối
Phân tích phân phối là quá trình xem xét lợi ích ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối
tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi dự án sau khi trừ đi chi phí cơ hội của họ,
phân tích được dựa trên cơ sở sự khác biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
Tổng các ngoại tác được tính bằng công thức:
NPVext
= NPVe
- NPVf
@EOCK = NPVe
- NPVf
@WACC - (NPVf
@EOCK - NPVf
@WACC)
Trong đó: NPVext
là NPV của các ngoại tác
NPVe
là NPV của ngân lưu kinh tế
NPVf
@WACC là NPV của ngân lưu tài chính, sử dụng chiết khấu WACC
NPVf
@EOCK là NPV của ngân lưu tài chính, sử dụng chiết khấu EOCK
(NPVf
@EOCK - NPVf
@WACC) là NPV của chi phí cơ hội tổng quát của các
ngoại tác bị mất đi do sử dụng vốn của dự án.
2.2. Các phương pháp phân tích dự án
2.2.1. Các phương pháp phân tích tài chính
2.2.1.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)3
: Xác định giá trị hiện tại ròng của ngân
lưu dự án theo các quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư, ngân sách và toàn bộ nền kinh tế với
một suất chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn, lựa chọn theo tiêu chí NPV
dương hoặc bằng không có nghĩa là dự án tốt. Cùng một mức sinh lợi yêu cầu, giữa hai dự
án thì chọn dự án có NPV cao hơn. Công thức để tính NPV:
 


n
e0t
t
tt
)r(1
)C(B
NPV
Trong đó: Bt: Lợi ích năm t
Ct: Chi phí năm t
re: Suất chiết khấu
2.2.1.2. Phương pháp suất sinh lợi nội tại (IRR)4
: IRR phản ánh khả năng sinh lời của một
3
Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.5 chương 4)
4
Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.12 chương 4)
7
dự án và được tính toán khi cho NPV về bằng không, lựa chọn theo tiêu chí lớn hơn hoặc
bằng suất sinh lợi tối thiểu (MARR) mà nhà đầu tư mong đợi. Công thức tính IRR:
 


n
0t
t
tt
IRR)(1
)C(B
0NPV
2.2.1.3. Phương pháp tỉ số lợi ích - chi phí (B/C)5
: Tỉ số hiện giá ròng của ngân lưu lợi ích
và hiện giá ròng của ngân lưu chi phí, với suất chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn, lựa
chọn theo tiêu chí tỉ số B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án được chấp nhận.
2.2.2. Các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội
Phương pháp phân tích kinh tế và xã hội sẽ giúp cho việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của dự án đối với nền kinh tế. Phân tích kinh tế cũng đánh giá các tiêu chí NPV, IRR, B/C
như trong phân tích tài chính, nhưng khác nhau ở chỗ trong khi phân tích tài chính chỉ tính
đến những lợi ích và chi phí liên quan đến nhà đầu tư và chủ dự án thì phân tích kinh tế lại
tính toán toàn bộ lợi ích và chi phí theo quan điểm của cả nền kinh tế. Các phương pháp
phân tích kinh tế gồm:
2.2.2.1. Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích6
: Tính đến tác động phụ và các tác động
khác không được phản ánh trong phân tích tài chính, lượng hoá và cuối cùng là định giá
chúng bằng tiền.
2.2.2.2. Phương pháp có và không có dự án7
: Khi thực hiện một dự án sẽ làm giảm cung
đầu vào và làm tăng cung đầu ra cung cấp cho các nơi khác của một nền kinh tế, tính toán
dựa trên việc khảo sát sự khác biệt về mức độ sẵn có của đầu vào và đầu ra khi có hoặc
không có dự án từ đó xác định được chi phí và lợi ích gia tăng.
2.2.2.3. Phương pháp hệ số chuyển đổi giá8
: Dựa trên quan điểm tài chính và với các hệ số
chuyển đổi CF để tính toán ra giá trị kinh tế của các ngân lưu.
2.3. Xác định khung phân tích lợi ích – chi phí cho dự án cấp nước
2.3.1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án
2.3.1.1. Lợi ích và chi phí tài chính
a) Lợi ích tài chính
5
Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.9 chương 4)
6
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.31)
7
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.23)
8
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.73)
8
Dự án mang lại lợi ích tài chính đó là doanh thu bán nước.
Doanh thu bán nước = Sản lượng nước bán ra trong năm x Giá bán nước trung bình
Trong đó sản lượng nước bán ra trong năm được tính toán bằng việc xác định công suất
vận hành của nhà máy nước, tỉ lệ thất thoát nước, tỉ lệ bán nước và số ngày hoạt động trong
năm. Giá bán nước trung bình được xác định trên cơ sở tính toán bình quân có trọng số giá
bán nước dùng cho sinh hoạt cá nhân, cơ quan, cơ sở sản xuất công nghiệp và kinh doanh.
b) Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của dự án gồm các khoản như:
- Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư gián tiếp,
chi phí dự phòng.
- Chi phí vận hành cấp nước gồm điện, chi phí hoá chất (Phèn, Clo và hoá chất khác).
- Lương công nhân vận hành và công nhân bán hàng.
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ.
- Chi phí quản lý
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.1.2. Lợi ích kinh tế
Dự án tạo ra một số lợi ích kinh tế có thể lượng ước lượng được như:
- Lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho những người trước đây không có nước máy phải đi
mua nước để sử dụng.
- Lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho những người đã dùng nước giếng nay chuyển sang
tiêu dùng nước máy.
- Ngoài ra, dự án còn tạo ra các lợi ích khác như giảm thiểu các bệnh tiêu chảy, các bệnh
về mắt và truyền nhiễm khác liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn, thông
qua đó làm giảm các chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ của người dân. Đồng thời dự án
còn góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo môi trường sống tốt hơn nên
thu hút được nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, phân tích chỉ tập trung thu thập số liệu để ước
lượng lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người trước đây không có nước máy phải đi mua
nước nay chuyển sang tiêu dùng nước máy và lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người đã
dùng nước giếng nay chuyển sang tiêu dùng nước máy.
9
2.3.2. Khung phân tích đối với dự án cấp nước9
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích kinh tế thông qua hệ số chuyển đổi (CF) từ giá
tài chính sang giá kinh tế để xác định hiệu quả của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh
tế. Chi phí và lợi ích của dự án được xác định như sau:
2.3.2.1. Chi phí dự án
Chi phí dự án (kinh tế) = Chi phí dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF)
2.3.2.2. Lợi ích dự án
Lợi ích dự án (kinh tế) = Lợi ích dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF)
2.3.2.3. Khung phân tích
- Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người tiêu dùng trước đây không có
nước máy phải đi mua (Bnước mua) được trình bày tại Hình 2.1.
Hình 2.1. Lợi ích của các hộ kết nối trước đây phải đi mua nước để dùng
Bnước mua = +
Bnước mua = SQAAPnước muaO + SQAACQC
- Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người đã dùng nước giếng nay
chuyển sang tiêu dùng nước máy (Bnước giếng) được trình bày tại Hình 2.2.
9
Nguyễn Xuân Thành – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Nghiên cứu tình huống dự án Nhà máy
nước BOO Thủ đức (2011)
Lợi ích thay thế từ tiết
kiệm nguồn lực
Lợi ích tăng thêm từ
tiêu dùng nước dự án
Lợi ích của hộ kết nối trước đây dùng nước mua
Lượng nước tiêu thụ (m3
)
Giá (VNĐ/m3
)
QC
O QA
Pnước máy
Pnước mua Hộ kết nối trước đây dùng nước mua
A
C
10
Hình 2.2. Lợi ích của các hộ kết nối trước đây dùng nước giếng
Bnước giếng = +
Bnước giếng = SQBBPnước giếngO + SQBBCQC
Tóm lại, Chương 2 đã tổng hợp và đưa ra các quan điểm phân tích; phương pháp phân
tích; xác định các lợi ích, chi phí tài chính; lợi ích, chi phí kinh tế và khung phân tích của
Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Lợi ích thay thế từ tiết
kiệm nguồn lực
Lợi ích tăng thêm từ tiêu
dùng nước dự án
Lợi ích của hộ kết nối trước đây dùng nước giếng
Lượng nước tiêu thụ (m3
)
Giá (VNĐ/m3
)
Pnước máy
Pnước giếng Hộ kết nối trước đây dùng nước giếng
QB QC
C
B
O
11
CHƯƠNG 3
MÔ TẢ DỰ ÁN
Chương 3 sẽ mô tả các thông tin chính như địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất, các hạng
mục đầu tư, chi phí hoạt động và các thông tin cơ bản về chủ đầu tư của Dự án nâng cấp,
mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò.
3.1. Giới thiệu chủ đầu tư
Chủ đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống nước thị xã Cửa Lò là Công ty TNHH một
thành viên (MTV) cấp nước Cửa Lò. Đây là doanh nghiệp do nhà nước thành lập năm
1998 với chức năng khai thác, quản lý hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Cửa
Lò. Sản phẩm của doanh nghiệp là nước sạch cấp tới các hộ gia đình tại các khu vực trên
địa bàn thị xã Cửa Lò và vùng lân cận.
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò
Hạng mục Năm 2008 2009 2010
Tổng tài sản (1000 VNĐ) 15.906.643 19.818.635 26.407.812
Doanh thu (1000 VNĐ) 2.583.713 3.547.026 4.333.153
Lợi nhuận sau thuế (1000 VNĐ) -30.055 284.141 275.441
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009, 2010 của Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò sẽ thành lập
Ban quản lý dự án (PMU), PMU sẽ thay mặt chủ đầu tư thực hiện các công việc đầu tư và
thực hiện dự án.
3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án
3.2.1. Mục tiêu của dự án
3.2.1.1. Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn của dự án là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân thị xã Cửa Lò,
thông qua việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu bệnh tật do nguồn nước
gây ra. Dự án cũng góp phần vào Chiến lược phát triển toàn diện và giảm nghèo, và cam
kết của Việt Nam đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong vấn đề cấp nước và vệ
sinh môi trường nông thôn, với mục tiêu đến năm 2010 có 60% dân số có nước sinh hoạt
hợp vệ sinh để dùng và đến năm 2020 là 100% dân số.
12
3.2.1.2. Mục tiêu ngắn hạn
- Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015 xây dựng thêm một nhà máy xử lý nước mới tại xã
Nghi Hoa công suất 20.000 m3
/ngày đêm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và giai
đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021 sẽ nâng công suất lên 35.000 m3
/ngày đêm để đáp ứng
nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân thị xã.
- Xây dựng, lắp đặt thêm mạng lưới truyền tải, phân phối và đấu nối vào các hộ tiêu thụ
nước nhằm khép kín hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, đảm bảo cung cấp nước cho người
dân đến năm 2021 theo tiêu chuẩn 180 lít/người ngày đêm đối với khu vực nội thị và 150
lít/người ngày đêm đối với khu vực ngoại thành.
3.2.2. Vị trí, diện tích
Nhà máy nước Nghi Hoa được lựa chọn đặt tại xóm Vận Tải, xã Nghi Hoa, huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An10
. Khu đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích là 8,07 ha đất hoang hoá
và ao hồ, phía Đông giáp sông Phương Tích; phía Tây giáp đất nông nghiệp xã Nghi Hoa;
phía Nam giáp Núi đá; phía Bắc giáp Tỉnh lộ 534. Sông Phương Tích là sông nội tỉnh,
đoạn chảy qua khu vực dự án dài 24,7 km, lưu vực sông rộng 170 km2
.
3.2.3. Quy mô công suất
Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An sau khi hoàn
thành đi vào sử dụng sẽ có công suất cấp nước danh nghĩa 35.000 m3
/ngày đêm, tương
đương với 12,78 triệu m3
/năm.
3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý
Dự án sử dụng nguồn nước mặt của sông Phương Tích để cung cấp nước thô cho nhà máy
xử lý nước. Do được bố trí ngay bên cạnh bờ sông nên việc cung cấp nước thô cho nhà
máy xử lý nước rất thuận lợi và tiết kiệm được chi phí về điện năng.
Dây chuyền công nghệ xử lý nước được lựa chọn như sau:
10
Quyết định số 3300/QĐ UBND-CN ngày 13/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt
quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy cấp nước cho thị xã Cửa Lò.
Nước sông
Phương Tích
Cửa thu
nước
thu
Hồ sơ
lắng
Thiết bị
trộn cơ khí
Bể phản ứng
cơ khí
Bể lắng
Lamen
Bể lọc tự
rửa
Bể chứa
nước sạch
Khử trùng
Clo
Hệ thống phân
mạng phối
Hộ gia đình sử
dùng nước
13
3.2.5. Các hạng mục công trình chính và tiến độ của dự án
Theo báo cáo nghiên cứu đầu tư11
do Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thái Bình Dương lập, Dự
án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò sẽ thực hiện theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 gồm các hạng mục: (1) Đền bù và giải phóng mặt bằng 8,07 ha để xây dựng
nhà máy nước Nghi Hoa; (2) Xây dựng các hạng mục chính tại nhà máy gồm công trình
thu nước, hồ chứa nước, trạm bơm nước thô, cụm xử lý, bể chứa nước sạch, trạm bơm cấp
2, nhà hoá chất, hố thu bùn và công trình phụ trợ như nhà hành chính, nhà kho, nhà bảo vệ,
nhà để xe, sân đường, cổng tường rào, cây xanh; và (3) Xây dựng mạng lưới đường ống
truyền tải, phân phối và đấu nối vào các hộ gia đình với công suất 20.000 m3
/ngày đêm.
Giai đoạn 2, sẽ tiếp tục xây dựng thêm một một số hạng mục trong nhà máy nước Nghi
Hoa, lắp đặt mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước, truyền tải, phân phối, dịch vụ và đấu
nối vào các hộ gia đình với công suất 15.000 m3
/ngày đêm.
Như vậy, sau khi kết thúc đầu tư, hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò sẽ có công suất 38.200
m3
/ngày đêm, gồm nhà máy nước Cửa Lò có công suất 3.200 m3
/ngày đêm và nhà máy
nước Nghi Hoa công suất 35.000 m3
/ngày đêm và phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước của
100.895 người dân của thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
3.2.6. Nguồn vốn đầu tư dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án là 22,040 triệu USD, gồm vốn vay ODA 18,055 triệu USD và
vốn đối ứng trong nước 3,985 triệu USD. Giai đoạn 1 đầu tư 16,316 triệu USD và giai
đoạn 2 đầu tư 5,724 triệu USD.
Nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 1 đã được xác định là vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB) và vốn đối ứng trong nước tại Biên bản ghi nhớ ngày 07/10/2011 giữa một phái
đoàn của ADB và Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khoản vay vòng 2
(PFR2), chương trình đầu tư ngành nước Việt Nam - thể thức giải ngân phân kỳ (MFF)12
,
kế hoạch đầu tư dự án sơ bộ cho khoản vay PFR2 đã được ký kết.
11
Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò - Báo cáo đề xuất đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ
thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tháng 7 năm 2011.
12
Ngày 20/02/2011, Ban giám đốc của ADB đã phê duyệt một khoản MFF dành 1 tỷ USD từ các nguồn vốn
thông thường (OCR) dành cho ngành nước Việt Nam để thực hiện dự án cấp nước và nước thải đô thị Việt
Nam (VUWSWP). Hiệp định khung giải ngân (FFA) đã được ký vào ngày 05/5/2011. Khoản vay PFR2
nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về việc mở rộng và cải tạo các công trình cấp nước ở các tỉnh, thành phố có
tiểu dự án, trong đó có thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
14
Trong số 16,316 triệu USD giai đoạn 1 sẽ có 81,9% vốn vay ADB (tương đương 13,597
triệu USD) và 18,1% vốn đối ứng của Việt Nam (tương đương 2,719 triệu USD)13
.
Dự kiến giai đoạn 2, phương thức huy động vốn cũng sẽ là vốn ODA 82,0% (tương đương
4,458 triệu USD) và vốn đối ứng Việt Nam 18,0% (tương đương 1,266 triệu USD).
3.3. Sơ đồ cấu trúc dự án
Sơ đồ cấu trúc dự án được trình bày ở Hình 3.1.
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc dự án
Về cơ chế quản lý dự án, UBND tỉnh Nghệ An là cơ quan chủ quản sẽ giao cho Công ty
TNHH MTV cấp nước Cửa Lò làm chủ đầu tư và giao cho UBND thị xã Cửa Lò trực tiếp
chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch và xây dựng dự án.
Về cơ chế tài chính của dự án, ADB cho Chính phủ Việt Nam vay một khoản tín dụng trị
giá 1 tỷ USD để thực hiện Chương trình phát triển ngành nước Việt Nam với các điều kiện
13
Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp
nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD.
Công ty TNHH
MTV CN Cửa Lò
UBND
thị xã Cửa Lò
Công ty CP KN
Thái Bình Dương
81,9% vốn ODA
18,1% vốn đối
ứng
Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
Kho bạc Nhà
nước Nghệ An
Bộ Tài chính
UBND tỉnh
Nghệ An
Ngân hàng Phát
triển Châu Á
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Dự án nâng cấp, mở rộng
hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò
Hộ gia đình sử
dụng nước sạch
15
tài chính dự kiến sau: đồng tiền vay là USD, thời gian vay 25 năm, thời gian ân hạn 5 năm,
thời gian trả nợ 20 năm, lãi suất vay danh nghĩa 4,36%/năm gồm lãi suất Libor cộng với
khoản phí của ADB. Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ Việt Nam nhận phần vốn vay ADB
và cho các chủ đầu tư vay lại với cơ chế tài chính: đồng tiền vay lại là USD, thời gian vay
25 năm, thời gian ân hạn 5 năm, thời gian trả nợ 20 năm, lãi suất vay danh nghĩa
4,61%/năm gồm lãi suất ADB cho Việt Nam vay cộng với phí vay lại trong nước theo
Nghị định số 78/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Việc vay lại được thực hiện thông qua Ngân
hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Tóm lại, Trên cở sở báo cáo đề xuất đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị
xã Cửa Lò do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò cung cấp, cùng với sự hỗ
trợ của UBND thị xã Cửa Lò, các chuyên gia trong ngành nước và tham khảo từ các dự
báo của các tổ chức, các kết quả nghiên cứu trước đó, Chương 3 đã phân tích các thông số
chính của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò như mục tiêu, vị trí,
quy mô đầu tư, quy trình công nghệ xử lý, các hạng mục đầu tư chính, nguồn vốn đầu tư và
sơ đồ cấu trúc của dự án.
16
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
Phân tích tài chính là quá trình xác định những đầu vào cần thiết và các kết quả tạo ra của
dự án, tính toán giá trị theo giá thị trường, và xác định thặng dư hàng năm cũng như thặng
dư tích luỹ14
. Chương 4 sẽ mô tả các thông số chính trong mô hình cơ sở để phân tích tài
chính, thực hiện tính toán và phân tích hiệu quả về tài chính, thông qua dòng ngân lưu tài
chính dự án để đánh giá khả năng đảm bảo tài chính.
4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở dự án
4.1.1. Đồng tiền sử dụng, lạm phát và thời điểm phân tích dự án
4.1.1.1. Thời điểm và thời gian phân tích dự án
Dự án sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2012 cho nên luận văn xác định thời
điểm phân tích dự án bắt đầu từ năm 2012 và năm 2012 được giả định là năm 0 của dự án.
Thời gian phân tích dự án là 33 năm, từ năm 2012 đến năm 2044.
4.1.1.2. Đồng tiền sử dụng
Dự án sử dụng nguồn vốn vay của ADB và vốn đối ứng trong nước, cho nên đồng tiền sử
dụng để phân tích trong luận văn là USD quy đổi ra VNĐ. Tỉ giá hối đoái sử dụng cho việc
phân tích được lấy theo tỉ giá bán USD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tháng 2 năm
2012 là 20.828 VNĐ/1 USD15
. Tỷ giá hối đoái kỳ vọng được điều chỉnh hàng năm theo tỉ
lệ lạm phát USD và lạm phát VNĐ (chi tiết xem tại Phụ lục 5).
4.1.1.3. Lạm phát USD và VNĐ
Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức
tạp, lạm phát USD và lạm phát VNĐ có những diễn biến khó lường. Theo số liệu thống kê
của Ngân hàng thế giới16
, tỉ lệ lạm phát bình quân từ năm 1998 đến nay của Mỹ khoảng
gần 3%/năm và của Việt Nam là khoảng 6%/năm.
- Lạm phát USD: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo về tỉ lệ lạm phát Hoa Kỳ tại Bảng 4.1
Trên cơ sở dự báo của IMF, luận văn sử dụng tỉ lệ lạm phát USD là 2%/năm từ năm 2012
14
Đinh Thế Hiển, Lập (2002), thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê. Tr.39
15
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012),“tỉ giá bình quân liên ngân hàng”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
truy cập ngày 18/02/2012 tại địa chỉ: http://www.sbv.gov.vn
16
Nguồn: Ngân hàng thế giới http://worldbank.org/[2]
17
cho đến hết vòng đời của dự án là năm (2044).
Bảng 4.1. Tỉ lệ lạm phát USD
Năm 2009 2010 2011 2012 Sau 2013
Lạm phát USD -0,36% 1,64% -1,3% 1,7% 2%
Nguồn: IMF, World economic outlook, 07/2010
- Lạm phát VNĐ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo về tỉ lệ lạm phát VNĐ tại Bảng 4.2
Bảng 4.2. Tỉ lệ lạm phát VNĐ
Năm 2009 2010 2011 2012
Lạm phát VNĐ 6,7% 9,2% 19% 10,5%
Nguồn: World Bank East asia and pacific economic update 2011
Trên cơ sở dự báo của IMF, luận văn sử dụng tỉ lệ lạm phát bình quân hàng năm đối với
VNĐ là 7%/năm từ năm 2012 cho đến hết vòng đời của dự án (năm 2044).
4.1.2. Thông số vận hành nhà máy
Nhà máy nước Nghi Hoa hoạt động 24/24 giờ để cung cấp nước sạch cho nhu cầu của
người dân với các thông số vận hành như sau:
4.1.2.1. Số ngày hoạt động trong năm
Số ngày hoạt động trong năm là 365 ngày. Công suất thiết kế giai đoạn 1 là 20.000
m3
/ngày đêm, giai đoạn 2 là 15.000 m3
/ngày đêm. Sau khi xây dựng xong giai đoạn 2, nhà
máy sẽ có công suất là 35.000 m3
/ngày đêm, tương đương với 12,78 triệu m3
/năm.
4.1.2.2. Sản lượng nước sản xuất trong năm
Dự án sản xuất nước có qui trình sản xuất đơn giản, sau khi lắp đặt xong chỉ cần 3 tháng
vận hành, chạy thử là sẽ đạt công suất thiết kế cho nên phân tích giả định trong năm đầu
tiên khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ vận hành với 90% công suất thiết kế và đạt 100%
công suất thiết kế vào năm thứ 2 trở đi (chi tiết tại Phụ lục 9).
4.1.2.3. Tỉ lệ thất thoát nước
Căn cứ vào chiến lược phát triển cấp nước, thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt17
thì mục tiêu cấp nước đến
17
Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển
cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
18
năm 2025 là giảm tỉ lệ thất thoát xuống dưới 20%. Qua tìm hiểu tại Công ty TNHH một
thành viên cấp nước Cửa Lò thì trong năm 2011 công ty đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật
và giải pháp quản lý để giảm tỉ lệ thất thoát nước của nhà máy xuống còn 20% và trong kế
hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012, Công ty đề ra mục tiêu là giảm tỉ lệ thất thoát nước
xuống còn 18%. Trong mô hình cơ sở, luận văn đề nghị sử dụng tỉ lệ thất thoát nước là
20% và tỉ lệ này không thay đổi trong suất thời gian còn lại của dự án.
4.1.2.4. Tỉ lệ nước bán ra trong năm
Qua số liệu do Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò cung cấp và kết quả điều tra khảo
sát thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch của các đối tượng sử dụng nước là rất lớn.
Hiện nay những khu vực không có nước máy, các tổ chức và cá nhân phải sử dụng nước
ngầm (giếng khoan) để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Cửa lò là đô thị ven
biển nên nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm nên chi phí xử lý nước
để sử dụng là tốn kém và phức tạp. Do đó khi nhà máy nước đi vào hoạt động, có hệ thống
cung cấp nước đến tận hộ gia đình thì các tổ chức, cá nhân sẽ mua nước của nhà máy để
dùng cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh vì thế phân tích giả định tỉ lệ bán
nước là 100% sản lượng nước bán ra.
4.1.3. Doanh thu tài chính dự án
4.1.3.1. Xác định doanh thu tài chính của dự án
Doanh thu tài chính được xác định trên cơ sở sản lượng nước bán ra trong năm và mức giá
bán nước trung bình cho các đối tượng tiêu dùng.
Doanh thu bán nước = Sản lượng nước bán ra trong năm x Giá bán nước trung bình
Trong công thức trên, Sản lượng nước bán ra trong năm được tính toán thông qua việc xác
định công suất vận hành của nhà máy nước, tỉ lệ thất thoát nước, tỉ lệ bán nước và số ngày
hoạt động trong năm của nhà máy sau khi đã đầu tư xong giai đoạn 2 và đi vào hoạt động
ổn định. Sản lượng nước bán ra trong năm của nhà máy là 10,22 triệu m3
/năm (chi tiết tính
toán tại Phụ lục 9).
Giá bán nước trung bình được xác định trên cơ sở tính toán bình quân có trọng số giá bán
nước dùng cho sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt cơ quan, cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở
kinh doanh. Hiện tại giá bán nước sạch trên địa bàn Cửa Lò được thực hiện theo khung giá
ban hành tại Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ
19
An18
. Căn cứ vào số liệu do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò cung cấp19
,
mức giá bán nước sạch trung bình cho tiêu dùng năm 2012 được xác định tại Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Giá bán nước trung bình cho tiêu dùng năm 2012 (VNĐ/m3
)
Đối tượng dùng nước
Tỉ
trọng
Giá bán
nước sạch
Giá bán
trung bình
(a) (b) (c) = (a)*(b)
Nước sinh hoạt cho dân cư 60% 5.500 3.300
Nước cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện 5% 7.800 390
Nước dùng cho sản xuất vật chất 15% 8.500 1.275
Nước kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn 20% 10.500 2.100
Giá bán nước (tính trung bình trọng số) 7.065
Nguồn: Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò, năm 2011
Như vậy mức giá bán nước sạch trung bình trong mô hình cơ sở là 7.065 VNĐ/m3
. Giá bán
nước sạch sẽ được điều chỉnh tăng 2 năm 1 lần, mỗi lần tăng 12%20
.
4.1.4. Chi phí tài chính dự án
4.1.4.1. Chi phí đầu tư ban đầu
Chi phí đầu tư ban đầu của dự án được trình bày ở Bảng 4.4
4.1.4.2. Chi phí sản xuất vận hành
a. Điện: Định mức tiêu thụ điện 0,35 kwh/1 m3
nước sạch21
; đơn giá điện áp dụng cho dự
án sản xuất sử dụng điện dưới 6 kv, giờ bình thường là 1.139 VNĐ/kwh, giờ thấp điểm 708
VNĐ/kwh, giờ cao điểm 2.061 VNĐ/kwh, phân tích đề nghị áp dụng mức giá bán điện
theo mức giá bán bình quân năm 2011 của Bộ Công thương22
là 1.366 VNĐ/kwh.
b. Hoá chất: Hoá chất để sản xuất nước sạch gồm Clo, phèn và vật liệu khác.
18
Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định giá tiêu
thụ sản phẩm nước sạch trên địa bàn thị xã Cửa Lò.
19
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò do Công ty cổ phần
Kỹ nghệ Thái bình Dương lập tháng 7 năm 2011.
20
Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp
nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD.
21
Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán
công tác sản xuất nước sạch.
22
Thông tư số 05/2011/TT-BCT ngày 25/02/2011 của Bộ Công Thương, quy định giá về giá bán điện năm
2011 và hướng dẫn thực hiện.
20
- Định mức phèn là 0,009 kg/1m3
nước sạch23
với đơn giá 9.000 VNĐ/kg
- Định mức clo là 0,0021 kg/1m3
nước sạch24
với đơn giá 11.000 VNĐ/kg
- Vật liệu khác (chủ yếu là vôi, chiếm 7% chi phí clo và phèn).
c. Lao động: Lao động trực tiếp sản xuất, lao động quản lý mạng cấp nước và khách hàng
là 20 người với tiền lương trung bình 2.500.000 VNĐ/người/tháng.
d. Sửa chữa và bảo trì hàng năm: Chi phí sửa chữa và bảo trì hàng năm chiếm 10% giá trị
khấu hao cơ bản hàng năm.
e. Quản lý chung: Chi phí quản lý chung gồm chi phí hành chính, chi phí quản lý được xác
định bằng 5% tổng các loại chi phí như hoá chất, điện năng, tiền lương công nhân và sửa
chữa bảo trì.
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư ban đầu (thực)
Hạng mục đầu tư
Số tiền
(USD)
Quy đổi
(tỷ VNĐ)
Giai đoạn I (2012 – 2014)
- Xây lắp và thiết bị 12.698.369 264,481
- Quản lý dự án 278.666 5,804
- Tư vấn đầu tư xây dựng 488.414 10,172
- Bồi thường, giải phóng mặt bằng 528.135 11,000
- Chi phí khác 194.474 4,050
- Chi phí dự phòng (15%) 2.128.209 44,326
Giai đoạn II (2020 – 2021)
- Xây dựng và thiết bị 4.290,537 89,363
- Chuẩn bị đầu tư 424,298 8,837
- Quản lý dự án 85,596 1,782
- Chi phí khác 176,794 3,682
- Chi phí dự phòng (15%) 746,584 15,549
Tổng cộng 2 giai đoạn 22.040.075 459,050
Nguồn: Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò, năm 2011
23
Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán
công tác sản xuất nước sạch.
24
Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán
công tác sản xuất nước sạch.
21
4.1.5. Khấu hao tài sản
4.1.5.1. Giá trị tài sản để tính khấu hao
Giá trị tài sản để tính khấu hao của dự án gồm:
Giai đoạn 1:
- Máy móc thiết bị 35,809 tỷ VNĐ
- Giải phóng mặt bằng, xây dựng và đường ống 255,664 tỷ VNĐ
- Chi phí khác 48,956 tỷ VNĐ
Giai đoạn 2:
- Máy móc thiết bị 26,792 tỷ VNĐ
- Giải phóng mặt bằng, xây dựng và đường ống 108,956 tỷ VNĐ
- Chi phí khác 30,360 tỷ VNĐ
4.1.5.2. Giá trị đầu tư không tính khấu hao
Giá trị đầu tư không tính khấu hao gồm:
- Chi phí quản lý dự án (do ban quản lý dự án chỉ tồn tại trong thời gian xây dựng).
- Dự phòng phí (dự phòng được phân bổ vào trong các hạng mục của chi phí đầu tư dự án).
4.1.5.3. Phương pháp khấu hao
Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian tính khấu hao như sau:
- Hạng mục máy móc thiết bị 10 năm
- Hạng mục xây dựng đường ống 20 năm
- Hạng mục khác (khấu hao mềm) 20 năm
Vòng đời kinh tế:
- Máy móc, thiết bị 25 năm
- Đường ống 25 năm
- Xây dựng 30 năm
Chi tiết về khấu hao tài sản được tính toán tại Phụ lục 3.
4.1.6. Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn
4.1.6.1. Nguồn vốn đầu tư
Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò sử dụng 2 nguồn vốn:
- Vốn vay ADB chiếm khoảng 81,9% tổng vốn đầu tư, chi tiết kế hoạch vay vốn và lịch trả
nợ vay được tính toán tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7.
22
- Vốn đối ứng trong nước là 18,1% sẽ được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước25
, do đó luận
văn đề nghị chọn suất chiết khấu tài chính danh nghĩa của vốn chủ sở hữu (rE) là chi phí
vốn của ngân sách với giá trị xác định bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm của
Việt Nam năm 2012 là 12,25%/năm26
.
4.1.6.2. Chi phí sử dụng vốn
Chi phí vốn bình quân trọng số WACC được xác định theo công thức sau
Trong đó: - rE: Chi phí vốn chủ sở hữu = 12,25%
- rD: Chi phí vốn vay của ngân hàng = 9,74%
- E: Giá trị vốn chủ sở hữu = 58,747 tỷ VNĐ
- D: Giá trị vay nợ = 298,671 tỷ VNĐ
Chi phí vốn bình quân trọng số WACC sẽ được giả định là không đổi trong suất thời gian
phân tích của dự án. Chi phí vốn bình quân trọng số danh nghĩa của dự án là WACC danh
nghĩa là 10,15%, với giả định mức lạm phát VNĐ là 7%/năm thì WACC thực sẽ là 2,94%.
Chi tiết tính toán WACC danh nghĩa và WACC thực tại Phụ lục 8.
4.1.7. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả
Qua nghiên cứu các số liệu do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò cung cấp,
số dư tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả được tính toán tại Bảng 4.5
Bảng 4.5. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả (1.000 VNĐ)
Khoản mục 2008 2009 2010
Doanh thu 2.583.713 3.547.026 4.333.153
Tiền mặt 76.496 115.190 165.602
Tỉ lệ 3,0% 3,2% 3,8%
Khoản phải thu 71.356 162.382 115.564
Tỉ lệ 2,8% 4,6% 2,7%
Khoản phải trả 131.672 154.046 226.017
Tỉ lệ 5,1% 4,3% 5,2%
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009 và 2010 của Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò
25
Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp
nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD.
26
Trang báo điện vnexpress (2012), huy động 1.880 tỷ VNĐ trái phiếu chính phủ đầu năm, truy cập ngày
18/02/2012 tại địa chỉ: http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai-chinh/tien-te/2012/01/huy-dong-1-880-
ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-dau-nam-5004/
23
Trên cơ sở số liệu tại Bảng 4.5 phân tích giả định số dư tiền mặt chiếm 3,3% doanh thu,
các khoản phải thu chiếm 3% doanh thu, các khoản phải trả chiếm 10% chi phí hoạt động.
4.1.8. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Thông tư số 130/2008TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì Dự án nâng cấp, mở rộng hệ
thống cấp nước thị xã Cửa Lò được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập: miễn thuế thu nhập 4
năm đầu tiên kể từ khi kinh doanh có lãi, 4 năm tiếp theo hưởng mức suất thuế 10%/năm,
sau đó chịu mức thuế suất 25%/năm. Số năm chuyển lỗ tối đa 5 năm.
4.2. Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án
4.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư
Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư là căn cứ để xác định các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án. Đồng thời đây sẽ là căn cứ cơ bản
để ngân hàng quyết định tài trợ vốn cho dự án.
Chi tiết tính toán các ngân lưu của dự án gồm ngân lưu tổng đầu tư danh nghĩa và thực
được trình bày tại Phụ lục 12 và Phụ lục 13. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm
tổng đầu tư được trình bày ở Hình 4.1. và Bảng 4.6.
Hình 4.1. Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư
Từ biểu đồ ngân lưu tổng đầu tư (Hình 4.1) cho thấy dự án có dòng ngân lưu tổng đầu tư
âm trong các năm 0, 1, 2 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 1 (năm
2012, 2013, 2014) và năm thứ 9 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 2
(năm 2020), các năm còn lại khi dự án đi vào hoạt động ổn định, có doanh thu bán nước
sạch thì dòng ngân lưu dương.
-200,000
-100,000
0
100,000
200,000
300,000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112131415161718192021222324252627282930313233
Tỷ VNĐ
Năm
Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư NPVf
TIP
24
Bảng 4.6. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư
Các chỉ tiêu
Kết quả
(theo giá danh nghĩa)
Kết quả
(theo giá thực)
Hệ số chiết khấu - WACC (%) 10,15 2,94
NPV (tỷ VNĐ) 225,615 225,615
IRR (%) 14,41 6,92
B/C 1,70 1,70
Hệ số an toàn trả nợ trung bình 2,49
Từ kết quả phân tích (Bảng 4.6) cho thấy Suất sinh lợi nội tại thực (IRR thực) của tổng đầu
tư bằng 6,92% cao hơn suất chiết khấu thực của tổng đầu tư - WACC thực = 2,94%. Giá trị
hiện tại ròng (NPVf
TIP) của dự án bằng 225,615 tỷ VNĐ > 0; Tỉ số lợi ích - chi phí (B/C) =
1,70 > 1. Với kết quả này, theo quan điểm của tổng đầu tư thì việc thực hiện Dự án nâng
cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò sẽ có hiệu quả về mặt tài chính.
Hình 4.2. Biểu đồ hệ số an toàn trả nợ (DSCR
Bảng 4.7. Kết quả tính toán Hệ số an toàn trả nợ
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
DSCR 0,80 1,51 0,15 0,27 0,23 0,11 -1,09
Năm 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031
DSCR 1,02 0,96 0,96 0,59 0,72 0,67 0,83 0,78 0,94 0,89
Năm 2032 2033 2034 2035 2036 2037 2038 2039 2040 2041
DSCR 1,07 1,02 1,22 1,13 1,36 5,96 6,71 6,51 7,35 7,15
Năm 2042 2043 2044
DSCR 8,02 7,83 8,90
Kết quả phân tích hệ số an toàn trả nợ (DSCR) được trình bày tại Hình 4.2, Bảng 4.6 và
Bảng 4.7. Để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính cho vay thường yêu cầu DSCR
> 1,2 Qua việc phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (Bảng 4.6) cho kết quả
DSCR trung bình của dự án = 2,49 >1,2 với kết quả này cho thấy dự án có khả năng trả nợ
-2.40
-1.20
0.00
1.20
2.40
3.60
4.80
6.00
7.20
8.40
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29
Hệ số
Năm
Hệ số an toàn trả nợ DSCR
25
rất cao. Tuy nhiên thông qua biểu đồ của hệ số an toàn trả nợ (Hình 4.2.) và kết quả tính
toán hệ số an toàn trả nợ (Bảng 4.7.) cho thấy có một số năm dự án gặp khó khăn trong
việc trả nợ vốn vay ngân hàng do có DSCR < 1 (nhất là năm 2021 có DSCR = -1,09).
4.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư
Chi tiết tính toán các ngân lưu của dự án gồm ngân lưu chủ đầu tư danh nghĩa và thực được
trình bày tại Phụ lục 12 và Phụ lục 13. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu
tư được trình bày ở Hình 4.3 và Bảng 4.8.
Hình 4.3. Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư
Từ biểu đồ ngân lưu chủ đầu tư (Hình 4.3.) cho thấy dự án có dòng ngân lưu chủ đầu tư âm
trong các năm 1, 2, 3 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 1 (năm
2012, 2013,2014) và năm thứ 9 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 2
(năm 2020), các năm còn lại khi dự án đi vào hoạt động ổn định, có doanh thu bán nước
sạch thì dòng ngân lưu của dự án dương.
Bảng 4.8. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư
Các chỉ tiêu
Kết quả
(theo giá danh nghĩa)
Kết quả
(theo giá thực)
Chi phí vốn chủ sở hữu (%) 12,25 4,91
NPV (tỷ VNĐ) 154,440 154,440
IRR (%) 24,12 16,00
B/C 3,48 3,48
Từ kết quả phân tích (Bảng 4.8.) cho thấy Giá trị hiện tại ròng (NPVf
EIP) của dự án bằng
154,440 tỷ VNĐ > 0; Suất sinh lợi nội tại thực (IRR thực) của chủ đầu tư bằng 16,00% cao
hơn chi phí vốn thực của chủ đầu tư là 4,91%. Tỉ số lợi ích - chi phí (B/C) = 3,48 > 1. Với
kết quả đó, theo quan điểm của chủ đầu tư thì thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống
-50,000
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
Tỷ VNĐ
Năm
Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư NPVf
EIP
26
cấp nước Cửa Lò sẽ có hiệu quả về mặt tài chính, dự án mang lại lợi ích ròng cho chủ đầu
tư là 154,440 tỷ VNĐ.
Tóm lại, qua phân tích tài chính Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò theo
các quan điểm khác nhau về tiêu chí đánh giá dự án gồm Giá trị hiện tại ròng (NPV), Suất
sinh lợi nội tại (IRR), Tỉ suất lợi ích - chi phí (B/C) và Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) cho
thấy dự án khả thi về mặt tài chính. Nếu dự án được triển khai thực hiện thì lợi ích ròng
của dự án là 225,615 tỷ VNĐ và lợi ích của chủ đầu tư là 154,440 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, quá
trình phân tích tài chính cũng cho thấy có một số năm dự án gặp khó khăn trong việc trả
nợ vốn vay ngân hàng.
27
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN
Các kết quả của một dự án nhất định sẽ phụ thuộc vào những sự kiện bất định trong tương
lai27
. Những lợi ích và chi phí đã được sử dụng để tính toán trong phân tích tài chính của
dự án chỉ mới là những giá trị hợp lý trong những thời điểm xác định, trong suốt thời kỳ
hoạt động của dự án, những giá trị này có thể có những biến động và tạo ra những rủi ro
cho dự án. Chương 5 sẽ xác định các yếu tố tác động đến tính rủi ro của dự án, từ đó tiến
hành phân tích rủi ro của dự án qua việc phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích
mô phỏng Monte Carlo.
5.1. Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy góp phần đánh giá rủi ro bằng cách xác định những biến số có ảnh
hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của dự án và lượng hoá mức độ ảnh hưởng của chúng28
.
Các biến được lựa chọn để phân tích độ nhạy đó là tỉ lệ lạm phát USD, tỉ lệ lạm phát VNĐ,
tỉ lệ thất thoát nước, và giá bán nước sạch.
5.1.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều
a. Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả tài chính
Lạm phát (hay giảm phát) là sự tăng (hay giảm) mức giá chung trong nền kinh tế, trong
phân tích tài chính của dự án, các giá trị tài chính trong ngân lưu tài chính của dự án thông
thường được ước lượng theo thời gian cho nên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát. Do dự
án sử dụng nguồn vốn vay ADB là USD, quy đổi ra VNĐ để mua máy móc thiết bị và sử
dụng vốn đối ứng là VNĐ cho nên kết quả phân tích tài chính của dự án sẽ bị ảnh hưởng
bởi lạm phát USD và lạm phát VNĐ.
Phân tích ảnh hưởng của lạm phát USD đến hiệu quả tài chính của dự án được trình bày ở
Bảng 5.1. Qua việc phân tích độ nhạy theo biến lạm phát USD cho thấy kết quả tài chính
của dự án nhạy cảm với lạm phát USD, khi lạm phát USD tăng sẽ làm cho tỉ giá hối đoái
kỳ vọng danh nghĩa giảm xuống vì thế chi phí đầu tư danh nghĩa sẽ giảm điều này làm cho
NPV của dự án tăng lên.
27
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.195)
28
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.197)
28
Bảng 5.1. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát USD
Lạm phát
USD
NPVf
TIP
(Tỷ VNĐ)
0% 217,313
1,0% 223,270
2,0% 225,615
3,0% 231,007
5,0% 241,251
Kết quả phân tích ảnh hưởng của lạm phát VNĐ đến hiệu quả tài chính của dự án được
trình bày ở Bảng 5.2.
Bảng 5.2. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát VNĐ
Lạm phát
VNĐ
NPVf
TIP
(Tỷ VNĐ)
0,0% 2.013,761
3,0% 916,964
5,0% 500,552
7,0% 225,615
9,58% 0
10,0% -26,375
Qua việc phân tích độ nhạy theo biến lạm phát VNĐ cho thấy kết quả tài chính của dự án
nhạy cảm với lạm phát VNĐ, khi các yếu tố khác không đổi, nếu mức lạm phát VNĐ tăng
thì NPV của chủ đầu tư sẽ giảm. Với mức lạm phát VNĐ 9,58%/năm thì NPV của tổng
đầu tư bằng 0. Chi tiết phân tích ảnh hưởng của lạm phát VNĐ đến giá trị hiện tại (PV) của
các hạng mục trong ngân lưu tổng đầu tư tại Phụ lục 15.6.
b. Phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ thất thoát nước đến hiệu quả tài chính
Tỉ lệ thất thoát nước ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của dự án cho nên yếu tố này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả tài chính của dự án. Phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ thất thoát
nước bằng cách thay đổi tỉ lệ thất thoát nước từ 0% đến 45% để xem xét mối quan hệ giữa
tỉ lệ thất thoát nước với hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả phân tích tỉ lệ thất thoát nước
ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án được trình bày ở Bảng 5.3.
Bảng 5.3. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến tỉ lệ thất thoát nước
Tỉ lệ thất
thoát nước
NPVf
TIP
(Tỷ VNĐ)
0,0% 414,868
10,0% 318,810
20,0% 225,615
30,0% 143,604
44,38% 0
200
220
240
260
0% 1,0% 2,0% 3,0% 4,0% 5,0%
Tỷ VNĐ
Tỉ lệ lạm phát USD
NPVTài chính theo quan điểm tổng đầu tư
-1,000
0
1,000
2,000
3,000
0,0% 3,0% 5,0% 7,0% 9,58% 10,0%
Tỷ VNĐ
Tỉ lệ lạm phát VNĐ
NPVTài chính theo quan điểm tổng đầu tư
-
500,000
0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 44.38%
Tỷ VNĐ
Tỉ lệ thất thoát nước
NPVTàichính theo quan điểm tổng đầu tư
29
Kết quả phân tích ở Bảng 5.3 cho thấy trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, tỉ
lệ thất thoát nước có mối quan hệ nghịch biến đối với hiệu quả tài chính dự án, khi tỉ lệ thất
thoát nước tăng lên thì NPV tổng đầu tư giảm. Tỉ lệ thất thoát nước tăng lên 44,38% thì
NPV của tổng đầu tư sẽ bằng 0.
c. Phân tích ảnh hưởng của giá bán nước sạch đến hiệu quả tài chính
Lợi ích của dự án là doanh thu bán nước, doanh thu bán nước phụ thuộc vào sản lượng và
giá bán nước sạch. Vì vậy giá nước sạch sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án.
Kết quả phân tích ảnh hưởng của giá bán nước sạch đến hiệu quả tài chính của dự án được
trình bày ở Bảng 5.4 cho thấy doanh thu dự án tỉ lệ thuận với giá bán nước sạch, khi giá
bán nước sạch tăng hoặc giảm thì NPV chủ đầu tư cũng biến thiên tăng hoặc giảm theo.
Kết quả phân tích cho thấy việc xác định khung giá nước, lộ trình tăng giá nước và tỉ lệ
tăng giá nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò của UBND tỉnh Nghệ An đã đảm bảo đáp ứng
yêu cầu Nghị định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và tiêu
thụ nước sạch. Với việc cho phép tăng giá nước sạch 2 năm 1 lần và mỗi lần tăng 12% thì
dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính.
Kết quả tính toán cũng cho thấy rằng với tỉ lệ tăng giá nước sạch 6,39%/1 lần, 2 năm tăng
1 lần thì NPV tổng đầu tư bằng 0.
Bảng 5.4. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến giá bán nước sạch
Tỉ lệ tăng giá nước
Chỉ tiêu
6.0% 6,39% 10% 12% 14%
NPVf
TIP @ 10,15% (13,616) 0 133,240 225,615 336,428
IRRf
TIP 9,78% 10,15% 12,97% 14,41% 15,83%
NPVf
EIP @ 12,25% (13,633) (3,822) 90,190 154,440 231,082
IRRf
EIP 9,97% 11,67% 20,63% 24,12% 27,32%
NPVe
@ 8% 174,283 181,322 256,012 305,650 362,406
IRRe
12.00% 12.14% 13.46% 14.24% 15.04%
5.1.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều
Thông qua việc phân tích độ nhạy 1 chiều đã xác định được 2 biến số quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp tới doanh thu của dự án đó là giá bán nước sạch và tỉ lệ thất thoát nước.
Phân tích độ nhạy 2 chiều để xem xét sự thay đổi đồng thời cả 2 biến số này sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả phân tích được trình bày tại Bảng
5.5. cho thấy tỉ lệ thất thoát nước ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả tài chính của dự án, khi tỉ
lệ thất thoát nước tăng lên 44,4% nếu như không tăng giá nước thì NPV chủ đầu tư sẽ nhận
30
giá trị 0, với tỉ lệ thất thoát nước 55% thì nếu giá nước tăng thêm 20% thì dự án vẫn không
có hiệu quả về mặt tài chính.
Bảng 5.5. Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều (tỷ VNĐ)
Giá nước (VNĐ)
NPVf
(TIP)
7,065 -5% 0% 5% 10% 15% 20%
130,981 6,712 7,065 7,418 7,913 8,125 8,478
Tỉlệthấtthoátnước
0% 366,839 414,868 462,897 530,137 558,954 606,983
10,0% 279,103 318,810 362,036 422,552 448,488 491,714
20,0% 193,586 225,615 264,515 314,968 338,021 376,445
30,0% 107,326 143,604 172,485 213,320 230,478 264,515
41,5% 14,741 42,053 71,048 114,582 133,239 160,568
44,4% (27,836) 0 27,673 66,133 81,064 109,891
55,0% (131,240) (109,024) (85,636) (52,750) (39,639) (15,313)
5.2. Phân tích kịch bản của dự án theo giá nước
Giá bán nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An do UBND tỉnh Nghệ An quy định. Khung giá
nước năm 2012 đã được UBND tỉnh Nghệ An ban hành. Thời gian tăng giá nước và tỉ lệ
tăng giá nước của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò đã được
UBND tỉnh cam kết bằng văn bản29
. Để xem xét lại tính hợp lý của UBND tỉnh Nghệ An
trong việc ban hành khung giá nước, luận văn tiến hành phân tích kịch bản cho giá nước:
Kịch bản 1: Mô hình cơ sở, với giá nước được điều chỉnh 2 năm một lần, mỗi lần tăng 12%
Kịch bản 2: Mô hình cơ sở, với giá nước được điều chỉnh 1 năm một lần, theo tỉ lệ lạm
phát VNĐ hàng năm bình quân 7%.
Kịch bản 3: Mô hình cơ sở, với giá nước được điều chỉnh 1 năm một lần, mỗi lần tăng
3.5% (tăng 50% so với tỉ lệ lạm phát VNĐ hàng năm).
Kết quả phân tích kịch bản theo giá nước được tính ở Bảng 5.6
Bảng 5.6. Kết quả phân tích kịch bản theo giá nước
Hạng mục Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3
NPV f
EIP (tỷ VNĐ) 154,440 275,566 18,944
IRRf
EIP (%) 24,12 29,59 14,78
29
Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp
nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD.
31
Kết quả Bảng 5.6 cho thấy với mô hình cơ sở (kịch bản 1) khi giá nước tăng theo quy định
của UBND tỉnh Nghệ An thì dự án đạt hiệu quả tài chính.
5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo
Phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến
để khắc phục các nhược điểm của phân tích độ nhạy đó là phân tích độ nhạy không tính
đến xác suất xảy ra của các sự kiện; không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến
số; và việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỉ lệ phần trăm nhất định
không phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên có nhiều khả năng xảy ra của các
biến số chính.
Trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực hạn chế, không có điều kiện quan sát các dự án
trong quá khứ để biết được xác suất xảy ra, do đó không xác định được miền xác suất.
Trong phân tích mô phỏng Monte Carlo, các giả thuyết được sử dụng kết quả nghiên cứu
của Lê Ngọc Tú30
và các giả định chủ quan để xác định các biến số quan trọng có tác động
đến NPV và IRR của dự án là tỉ lệ lạm phát USD, tỉ lệ lạm phát VNĐ, tiền lương công
nhân, tỉ lệ thất thoát nước, giá bán nước, và lãi suất vốn vay. Với các giả thuyết:
Tỉ lệ lạm phát USD Phân phối tam giác
Giá trị tối thiểu 1%
Giá trị dễ xảy ra nhất 2%
Giá trị tối đa 4%
Tỉ lệ lạm phát VNĐ Phân phối tam giác
Giá trị tối thiểu 6%
Giá trị dễ xảy ra nhất 7%
Giá trị tối đa 10%
Tiền lương công nhân (VNĐ/m3
) Phân phối tam giác
Giá trị tối thiểu 300,0
Giá trị dễ xảy ra nhất 343,7
Giá trị tối đa 400,0
30
Lê Ngọc Tú (2011), Phân tích lợi ích và chi phí của Dự án đầu tư nhà máy cấp nước sạch tại thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ chương trình Chính sách công MPP – Fulbight.
32
Tỉ lệ thất thoát nước Phân phối tam giác
Giá trị tối thiểu 18%
Giá trị dễ xảy ra nhất 20%
Giá trị tối đa 22%
Giá bán nước (VNĐ/m3
) Phân phối tam giác
Giá trị tối thiểu 6.500
Giá trị dễ xảy ra nhất 7.065
Giá trị tối đa 8.000
Lãi suất vốn vay ADB Phân phối chuẩn
Giá trị trung bình 4,61%
Độ lệch chuẩn 0,46%
Kết quả phân tích rủi ro ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (NPVf
TIP) bằng mô
phỏng Monte Carlo với 20.000 lần thử được trình bày ở Hình 5.1 và Phụ lục 16. Xác suất
NPVf
TIP dương là 85,95%, kết quả này cho thấy mức độ rủi ro của dự án xảy ra là tương
đối thấp. Dự án có tính hấp dẫn đối với các tổ chức cho vay.
Hình 5.1. Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư - NPVf
TIP
Thống kê Giá trị dự báo
Số lần thử 20.000
Trung bình $101,051
Trung vị $105,084
Độ lệch chuẩn $85,976
Phương sai $7,391,822,027
Độ lệch -0,1421
Độ nhọn 2,51
Độ biến thiên 0,8508
Giá trị nhỏ nhất ($255,121)
Giá trị lớn nhất $407,056
Bề rộng khoảng $662,177
Sai số chuẩn trung bình $608
Xác suất để NPVf
TIP dương 85,95%
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final
Nguyen hai duong final

More Related Content

What's hot

Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụngLuận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụngNguyen Dai Duong
 
luan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfluan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMvietlod.com
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...Thư viện luận văn đại hoc
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An BìnhĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An BìnhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụngLuận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
 
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
 
luan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfluan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdf
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
 
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng CitibankĐề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàngLuận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An BìnhĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 

Viewers also liked

PREZENTARE 2015 AUGUST
PREZENTARE 2015 AUGUSTPREZENTARE 2015 AUGUST
PREZENTARE 2015 AUGUSTPalliu Ion
 
Know your project
Know your projectKnow your project
Know your projectRuby Singh
 
IDBI Basic of MF & SBI Product
IDBI Basic of  MF &  SBI ProductIDBI Basic of  MF &  SBI Product
IDBI Basic of MF & SBI ProductAradhana Rai
 
Bharti realty corporate presentation
Bharti realty corporate presentationBharti realty corporate presentation
Bharti realty corporate presentationRuby Singh
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1myphuongblu
 
Ckv 29. amin aminoaxit
Ckv 29. amin   aminoaxitCkv 29. amin   aminoaxit
Ckv 29. amin aminoaxitchemninor1
 

Viewers also liked (17)

PREZENTARE 2015 AUGUST
PREZENTARE 2015 AUGUSTPREZENTARE 2015 AUGUST
PREZENTARE 2015 AUGUST
 
Know your project
Know your projectKnow your project
Know your project
 
IDBI Basic of MF & SBI Product
IDBI Basic of  MF &  SBI ProductIDBI Basic of  MF &  SBI Product
IDBI Basic of MF & SBI Product
 
work_Siddharth Menon
work_Siddharth Menonwork_Siddharth Menon
work_Siddharth Menon
 
Bharti realty corporate presentation
Bharti realty corporate presentationBharti realty corporate presentation
Bharti realty corporate presentation
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
 
Bioteknologi
BioteknologiBioteknologi
Bioteknologi
 
Ckv 29. amin aminoaxit
Ckv 29. amin   aminoaxitCkv 29. amin   aminoaxit
Ckv 29. amin aminoaxit
 
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁNTƯ VẤN LẬP DỰ ÁN
TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN
 
Lap du an trung tam the thao phuc hop
Lap du an trung tam the thao phuc hopLap du an trung tam the thao phuc hop
Lap du an trung tam the thao phuc hop
 
Lap du an khu du lich nghi duong nam du 2 sao
Lap du an khu du lich nghi duong nam du 2 saoLap du an khu du lich nghi duong nam du 2 sao
Lap du an khu du lich nghi duong nam du 2 sao
 
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vangLap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
 
Dự án đầu tư xây dựng cầu xẻo vẹt theo hình thức bot
Dự án đầu tư xây dựng cầu xẻo vẹt theo hình thức botDự án đầu tư xây dựng cầu xẻo vẹt theo hình thức bot
Dự án đầu tư xây dựng cầu xẻo vẹt theo hình thức bot
 
Dự án nông nghiệp trang trại vac hậu giang
Dự án nông nghiệp trang trại vac hậu giangDự án nông nghiệp trang trại vac hậu giang
Dự án nông nghiệp trang trại vac hậu giang
 
Dự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàng
Dự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàngDự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàng
Dự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàng
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 
Lap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia lai
Lap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia laiLap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia lai
Lap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia lai
 

Similar to Nguyen hai duong final

Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiGiải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưCường Sol
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI nataliej4
 
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Nguyen hai duong final (20)

Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
 
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiGiải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lýLV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông HồngLuận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
 
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.docQuy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HÀM RỒNG SA PA – LÀO CAI
 
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
 
Đề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đ
Đề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đĐề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đ
Đề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
 

Nguyen hai duong final

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HẢI DƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  • 2. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN HẢI DƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO HÀO THI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  • 3.
  • 4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Hải Dương
  • 5. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright với nguồn kiến thức sâu rộng, uyên bác và lòng nhiệt tình giảng dạy đã giúp học viên tiếp nhận được nhiều kiến thức mới mẻ, thiết thực và bổ ích. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Tiến sĩ Cao Hào Thi đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Vinh, UBND thị xã Thái Hoà, UBND thị xã Cửa Lò, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò, và các Ban, Ngành tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên thực hiện luận văn.
  • 6. iii TÓM TẮT Thị xã Cửa Lò là một đô thị ven biển của tỉnh Nghệ An có nhiều tiềm năng trong việc phát triển du lịch và dịch vụ. Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, cùng với sự gia tăng dân số, khách du lịch và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị xã Cửa Lò trở nên quá tải. Hệ thống cung cấp nước sạch của Cửa Lò hiện tại chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của 51% dân số. Để đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh đến năm 2025, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò đang lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò bằng việc xây dựng mới một nhà máy nước có công suất 35.000 m3 /ngày đêm và mở rộng hệ thống cung cấp nước cho người dân thị xã và vùng lân cận. Dự án có tổng vốn đầu tư là 22,040 triệu USD bao gồm vốn vay ODA 18,055 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 3,985 triệu USD; được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2012 đến năm 2015, giai đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021. Qua việc phân tích lợi ích và chi phí cho thấy dự án có tính khả thi về mặt tài chính, điều này thể hiện ở kết quả phân tích tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư cho giá trị hiện tại ròng NPVf TIP = 225,615 tỷ VNĐ; phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư cho kết quả giá trị hiện tại ròng NPVf EIP = 154,440 tỷ VNĐ. Với kết quả đó, theo quan điểm của chủ đầu tư thì thực hiện dự án sẽ có hiệu quả về mặt tài chính, dự án mang lại lợi ích ròng cho chủ đầu tư là 154,440 tỷ VNĐ. Phân tích kinh tế cho kết quả giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án NPVe = 305,650 tỷ VNĐ, suất sinh lợi nội tại kinh tế 14,24% lớn hơn suất chiết khấu kinh tế thực 8% và giá trị ngoại tác dự án tạo ra là 168,388 tỷ VNĐ. Phân tích phân phối cho thấy chính phủ thu được một khoản 58,074 tỷ VNĐ, các đối tượng sử dụng nước sạch được hưởng lợi từ dự án 107,715 tỷ VNĐ, người lao động được hưởng 6,983 tỷ VNĐ. Như vậy, xét trên quan điểm nền kinh tế, dự án có tính khả thi về mặt kinh tế và xã hội. Kết quả phân tích cũng cho thấy chủ đầu tư được hưởng lợi tương đối lớn là 154,440 tỷ VNĐ do tỉ lệ tăng giá nước là 12%/lần, 2 năm tăng một lần. Người dân sở hữu quyền sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án bị thiệt hại 4,383 tỷ VNĐ do chi phí đền bù tài chính không đủ bù đắp chi phí kinh tế. Vì vậy kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An áp dụng tỉ lệ tăng giá nước là 6,5%/lần, 2 năm tăng một lần, với mức tăng này thì giá trị hiện tại ròng tài chính của tổng đầu tư NVPf TIP = 0 nhưng giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVe = 181,322 tỷ VNĐ, dự án vẫn có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đồng thời có chính sách hỗ trợ thêm cho những người sở hữu quyền sử dụng đất bị thu hồi một khoản tiền 4,383 tỷ VNĐ nhằm phân phối lợi ích mà dự án đem lại cho các đối tượng liên quan một cách hiệu quả, công bằng hơn và tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện dự án. Từ những kết quả trên cho thấy dự án khả thi cả về mặt tài chính, kinh tế và xã hội. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, ra quyết định đầu tư để thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò.
  • 7. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii TÓM TẮT......................................................................................................................................... iii MỤC LỤC..........................................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU. ....................................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.............................................................................................x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...........................................................................................................xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................................1 1.2. Vấn đề chính sách. ..................................................................................................................2 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài..............................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................3 1.5. Bố cục luận văn.......................................................................................................................4 CHƯƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ................................................................5 2.1. Các quan điểm phân tích dự án...............................................................................................5 2.1.1. Phân tích tài chính..........................................................................................................5 2.1.2. Phân tích kinh tế .............................................................................................................5 2.1.3. Phân tích phân phối........................................................................................................6 2.2. Các phương pháp phân tích dự án...........................................................................................6 2.2.1. Các phương pháp phân tích tài chính.............................................................................6 2.2.2. Các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội ....................................................................7 2.3. Xác định khung phân tích lợi ích – chi phí cho dự án cấp nước.............................................7 2.3.1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án....................................................................7 2.3.2. Khung phân tích đối với dự án cấp nước........................................................................9
  • 8. v CHƯƠNG 3. MÔ TẢ DỰ ÁN..........................................................................................................11 3.1. Giới thiệu chủ đầu tư............................................................................................................11 3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án...............................................................................................11 3.2.1. Mục tiêu của dự án........................................................................................................11 3.2.2. Vị trí, diện tích ..............................................................................................................12 3.2.3. Quy mô công suất..........................................................................................................12 3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý.............................................................................................12 3.2.5. Các hạng mục công trình chính và tiến độ của dự án ..................................................13 3.2.6. Nguồn vốn đầu tư dự án................................................................................................13 3.3. Sơ đồ cấu trúc dự án..............................................................................................................14 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................................................................16 4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở dự án .....................................................................16 4.1.1. Đồng tiền sử dụng phân tích, lạm phát và thời điểm phân tích....................................16 4.1.2. Thông số vận hành nhà máy………………………………...……....………………...17 4.1.3. Doanh thu tài chính dự án ............................................................................................18 4.1.4. Chi phí tài chính dự án .................................................................................................19 4.1.5. Khấu hao tài sản...........................................................................................................21 4.1.6. Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.....................................................................21 4.1.7. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả ............................................................22 4.1.8. Thuế thu nhập doanh nghiệp.........................................................................................22 4.2. Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án ...........................................................23 4.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư...............................................23 4.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư ...............................................24 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN...................................................................................27 5.1. Phân tích độ nhạy..................................................................................................................27 5.1.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều.............................................................................................27
  • 9. vi 5.1.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều.............................................................................................29 5.2. Phân tích kịch bản của dự án theo giá nước..........................................................................30 5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo .........................................................................................31 CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN.................................................................................34 6.1. Xác định suất chiết khấu kinh tế - EOCK.............................................................................34 6.2. Thời gian phân tích kinh tế ...................................................................................................34 6.3. Xác định phí thưởng ngoại hối..............................................................................................34 6.4. Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - CF .............................................34 6.4.1. Xác định giá kinh tế của nước.......................................................................................34 6.4.2. Xác định hệ số chuyển đổi của chi phí..........................................................................39 6.5. Kết quả phân tích kinh tế của dự án......................................................................................40 6.6. Phân tích phân phối...............................................................................................................41 CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.....................................................................43 7.1. Kết luận.................................................................................................................................43 7.2. Kiến nghị...............................................................................................................................43 7.2.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An.........................................................................................43 7.2.2. Đối với Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò............................................44 7.3. Những hạn chế của đề tài......................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................48 PHỤ LỤC..........................................................................................................................................48
  • 10. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ADB: Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á AP: Accounts Payables - Khoản phải trả AR: Accounts Receivables - Khoản phải thu B/C: Benefit against Cost - Tỉ số lợi ích chi phí CB Thay đổi tiền mặt CF: Conversion factor - Hệ số chuyển đổi CIF: Cost, insurance and freight - Chi phí, bảo hiểm và chuyên chở DSCR: Debt-Service Coverage Ratio - Tỉ lệ an toàn nợ vay EIP: Chủ đầu tư EOCK: Economic Opportunity Cost of capital - Chi phí cơ hội kinh tế của vốn Evadj: Economic value adjusted - Giá trị kinh tế hiệu chỉnh Evunadj: Economic value unadjusted - Giá trị kinh tế chưa hiệu chỉnh Ext: Externalities – Ngoại tác FEP: Phí thưởng ngoại hối FFA: Hiệp định khung giải ngân FV: Finance value – Giá trị tài chính IRR: Internal ratio of Return - Suất sinh lợi nội tại IRR EIP: Suất sinh lợi nội tại chủ đầu tư IRR TIP: Suất sinh lợi nội tại tổng đầu tư IMF: International money fund - Quỹ tiền Tệ Quốc tế Libor: London interbank offerring rate – Lãi suất liên ngân hàng London MARR: Minimum Acceptable Rate of Return - Suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu MFF: Thể thức giải ngân phân kỳ MOF: Ministry of Finance - Bộ Tài chính MTV: Một thành viên NPV: Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng NPVe : Giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVext Giá trị hiện tại ròng ngoại tác NPVf EIP: Giá trị hiện tại ròng tài chính của chủ đầu tư NPVf TIP: Giá trị hiện tại ròng tài chính của tổng đầu tư
  • 11. viii ODA : Official Development Aid - Viện trợ phát triển chính thức OCR: Ordinary Capital Resources – nguồn vốn thông thường PER2: Khoản vay vòng 2 PMU: Project management unit – Ban quản lý dự án PV : Presen value - Giá trị hiện tại SXKD: Sản xuất kinh doanh T: Tax – Thuế TIP: Tổng đầu tư TNHH: Trách nhiệm hữu hạn USD: United States Dollar - Đồng Đôla Mỹ UBND: Uỷ ban nhân dân VAT: Value added tax - Thuế giá trị gia tăng VDB: Vietnam Development Bank – Ngân hàng Đầu tư Việt Nam WACC: Weighted average cost of capital - Chi phí vốn bình quân trọng số WB: World Bank - Ngân hàng thế giới
  • 12. ix DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH cấp nước Cửa Lò………. 11 Bảng 4.1 Tỉ lệ lạm phát USD…..…………………………………………..….….......17 Bảng 4.2 Tỉ lệ lạm phát VNĐ….…………………………………………..….….......17 Bảng 4.3 Giá bán nước trung bình cho tiêu dùng……………………….……..…….. 19 Bảng 4.4 Chi phí đầu tư ban đầu…………………………………………...…….….. 20 Bảng 4.5 Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả..…………...…... 22 Bảng 4.6 Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư……………...…... 24 Bảng 4.7 Kết quả tính toán Hệ số an toàn trả nợ….……….…................................... 24 Bảng 4.8 Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư….…….….…........ 25 Bảng 5.1 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát USD…………....……....… 28 Bảng 5.2 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát VNĐ……………….....…... 28 Bảng 5.3 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến tỉ lệ thất thoát nước.……..…..............28 Bảng 5.4 Kết quả phân tích phân tích độ nhạy theo biến giá bán nước sạch............…29 Bảng 5.5 Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều…...…………………….….......…….… 30 Bảng 5.6 Kết quả phân tích kịch bản theo giá nước………………………………… 30 Bảng 6.1 Bảng thông số của các đối tượng sử dụng nước........................................…35 Bảng 6.2 Giá nước kinh tế của đối tượng mua nước……………………….….......… 36 Bảng 6.3 Các hạng mục của giếng khoan…………………………………........…… 37 Bảng 6.4 Giá thành 1 m3 nước giếng khoan của các hộ gia đình….………....…….... 37 Bảng 6.5 Giá nước kinh tế của đối tượng dùng giếng khoan……….………..…….... 37 Bảng 6.6 Các hạng mục giếng khoan của UBND phường Nghi Hải............................38 Bảng 6.7 Giá thành 1 m3 nước giếng khoan của UBND phường Nghi Hải................. 38 Bảng 6.8 Giá nước kinh tế của UBND phường Nghi Hải..............…………...……... 39 Bảng 6.9 Giá nước kinh tế của dự án………………………………………............…39 Bảng 6.10 Các hệ số chuyển đổi CF…………………………………………..........….40 Bảng 6.11 Kết quả phân tích kinh tế dự án……………………………….………....…40 Bảng 6.12 Ngoại tác của dự án…………………..…………………………….………41 Bảng 6.13 Tác động phân phối…………………………………………..………....… 42
  • 13. x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Lợi ích của các hộ trước đây dùng nước mua.……………..……………… 9 Hình 2.2 Lợi ích của các hộ trước đây dùng nước giếng...…………..………………10 Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc dự án…………………………………………....…………. 14 Hình 4.1 Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư…………… 23 Hình 4.2 Biểu đồ hệ số an toàn trả nợ (DSCR)........................................................... 24 Hình 4.3 Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư…………….. 25 Hình 5.1 Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư.......32 Hình 5.2 Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư........33 Hình 6.1 Biểu đồ ngân lưu kinh tế của dự án…………...…………………....……... 40
  • 14. xi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch tại thị xã Cửa Lò………....................48 Phụ lục 1.1 Dự báo dân số thị xã Cửa Lò đến năm 2030……………...…………..…. 48 Phụ lục 1.2 Dự báo dân số thị xã Cửa Lò được cấp nước đến năm 2030……………..49 Phụ lục 1.3 Tổng nhu cầu dùng nước thị xã Cửa Lò đến năm 2030……………...… 50 Phụ lục 2. Các thông số dự án……………………………………………...….......... 51 Phụ lục 3. Lịch khấu hao hợp nhất……………………………………..………..…. 54 Phụ lục 4. Chi phí sản xuất………………………………………….………….....…55 Phụ lục 5. Chỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái...............................................................56 Phụ lục 6. Lịch trả nợ USD…………………………………………….………....… 57 Phụ lục 7. Lịch trả nợ qui đổi ra VNĐ……..………………………….……….....… 58 Phụ lục 8. Xác định chi phí vốn dự án – WACC………………………….…..……..59 Phụ lục 9. Doanh thu tài chính…………………………………………….…....…... 60 Phụ lục 10. Chi phí hoạt động hàng năm danh nghĩa……………….…………....…. 61 Phụ lục 11. Báo cáo thu nhập danh nghĩa…………………………….……..…..…… 62 Phụ lục 12. Báo cáo ngân lưu tài chính dự án - danh nghĩa……………..………....… 64 Phụ lục 13. Báo cáo ngân lưu tài chính dự án - thực………………………….……... 66 Phụ lục 14. Báo cáo ngân lưu kinh tế - thực…......…………………………..………. 68 Phụ lục 15. Phân tích độ nhạy....................................................................................... 70 Phụ lục 16. Xác định hệ số chuyển đổi kinh tế……………………………..…...…… 73 Phụ lục 17. Phân tích phân phối.................................................................................... 77 Phụ lục 18. Mô phỏng Monte Carlo……………………………………….…….…… 78 Phụ lục 19. Nhà máy nước Cửa Lò và địa điểm xây dựng nhà máy nước Nghi Hoa....81 Phụ lục 19.1. Nhà máy nước Cửa Lò......………………................................………… 81 Phụ lục 19.2. Địa điểm xây dựng nhà máy nước Nghi Hoa……....……………………. 81
  • 15.
  • 16. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề Năm 1986, Việt Nam bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, từ đó đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Song song với quá trình phát triển kinh tế là quá trình phát triển bền vững, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế; đặc biệt là các công trình cấp thoát nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia Việt Nam về nước sạch ra đời năm 1998, quá trình thực hiện đã có hiệu quả rõ rệt, số lượng người dân tiếp cận được với nước sạch và điều kiện vệ sinh an toàn đã tăng lên đáng kể. Ngày 11/7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất và tiêu thụ nước sạch. Nghị định đã quy định chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu cấp nước đô thị đã được thể hiện rõ trong “Định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 đó là nâng mức độ bao phủ dịch vụ cấp nước lên 90% cho các đô thị loại I, II, III, IV và 70% cho đô thị loại V năm 2020. Thị xã Cửa Lò là một trong 2 thị xã của tỉnh Nghệ An, nằm cách thành phố Vinh - trung tâm tỉnh lỵ 20 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2.812 ha, với 7 đơn vị hành chính cấp phường là Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Hòa và Nghi Hải. Hiện nay, thị xã Cửa Lò đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại III và đang chuẩn bị sáp nhập thêm 5 xã giáp ranh của huyện Nghi Lộc để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. 1 Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
  • 17. 2 Dân số Cửa Lò hiện nay là 52.494 người và dự báo tăng lên 109.000 người vào năm 2020 và đến năm 2025 là 115.415 người (chi tiết xem tại Phụ lục 1.1). Thị xã có một nhà máy nước với tổng công suất thiết kế 5.000 m3 /ngày đêm, nhưng do mực nước ngầm không đủ cung cấp cho nhà máy xử lý cho nên công suất hoạt động thực tế chỉ đạt 3.200 m3 /ngày đêm. Với công suất này, nhà máy không đủ nhu cầu dùng nước sạch của thị xã, năm 2010 tỉ lệ phục vụ chung của nhà máy chỉ khoảng 51%. Các hộ gia đình còn lại (49%) buộc phải lấy nước từ những nguồn ít an toàn và kém tin cậy hơn như nước giếng khoan, giếng đào, sông suối hoặc đi mua để dùng cho ăn uống và sinh hoạt. Trong thời gian tới, ngoài lượng nước sạch thiếu hụt do việc dân số tăng lên như trên, thị xã Cửa Lò còn phải đối mặt với khoảng cách ngày càng lớn giữa công suất cấp nước và nhu cầu sử dụng nước gia tăng từ khách du lịch, từ các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ; mức chênh lệch giữa cung và cầu được dự đoán sẽ lên đến 35.000 m3 /ngày đêm (chi tiết xem tại Phụ lục 1.3). Với bối cảnh đó của thị xã Cửa Lò thì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực cấp nước là hết sức cấp thiết, bởi tiếp cận và sử dụng nước sạch là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân. Việc nâng cao tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch cũng đồng nghĩa với việc giảm các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn như tiêu chảy, các bệnh về mắt và truyền nhiễm khác, thông qua đó làm giảm các chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ và giảm các chi tiêu của người dân trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến nguồn nước không hợp vệ sinh như trên. Đặc biệt là đối với đại bộ phận dân cư có mức sống thấp. 1.2. Vấn đề chính sách Thị xã Cửa Lò đã có một nhà máy nước với công suất thiết kế 5.000 m3 /ngày đêm, nhưng do lượng nước ngầm cung cấp không đủ nên nhà máy chỉ hoạt động với công suất thực tế là 3.200 m3 /ngày đêm. Để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò thì UBND tỉnh Nghệ An và chủ đầu tư cần phải xem xét đến một số vấn đề sau: Vấn đề thứ nhất, đó là nguồn nước ngầm không đủ cung cấp cho hoạt động của nhà máy xử lý nước Cửa Lò, cho nên cần phải sử dụng nguồn mặt (từ nước sông Phương Tích) cách thị xã 15 km để để cung cấp cho hệ thống cấp nước mở rộng. Vấn đề thứ hai, đó là với diện tích 4.500 m2 , Nhà máy nước Cửa Lò hiện tại chỉ đủ khả năng mở rộng lên 10.000 m3 /ngày đêm, không đủ đáp ứng nhu cầu 38.200 m3 /ngày đêm trong tương lai. Vì thế cần phải lựa chọn một địa điểm mới tại xã Nghi Hoa, nơi có sông
  • 18. 3 Phương Tích chảy qua để xây dựng thêm một nhà máy xử lý nước ngoài nhà máy xử lý nước Cửa Lò đã có. Vấn đề thứ 3, đó là Nghị định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và tiêu thụ nước sạch đã quy định việc thay đổi phương thức cung cấp nước từ hàng hoá xã hội sang hàng hoá thương mại, yêu cầu các công ty cấp nước vận hành theo nguyên tắc thu đủ bù chi thông qua việc kết hợp giá nước và trợ cấp. Một trong những yếu tố quan trọng của nguyên tắc “thu đủ bù chi” đó là việc xác định đúng mức giá nước hiện tại và lộ trình tăng giá nước để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng bước loại bỏ trợ cấp và nợ dịch vụ thông qua giá nước. Những vấn đề trên cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trên các phương diện như quy mô đầu tư và các giai đoạn đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa vào khung phân tích lợi ích và chi phí để phân tích tính khả thi của dự án về mặt tài chính, kinh tế và xã hội, từ đó đưa ra quyết định đầu tư dự án. Thông qua việc phân tích tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội của dự án, luận văn sẽ nghiên cứu, trả lời các câu hỏi đặt ra như sau: Thứ nhất, UBND tỉnh Nghệ An có nên chấp thuận cho việc đầu tư hay không đầu tư đối với Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò? Thứ hai, dự án đã tạo ra những ngoại tác gì cho từng nhóm đối tượng liên quan đến dự án? Thứ ba, có cần hay không cần chính sách của nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò? Ngoài việc trả lời cho ba câu hỏi trên, luận văn sẽ giải quyết thêm các vấn đề mà Nhà nước và chủ đầu tư đang đối mặt bằng cách đề xuất phương án điều chỉnh tốt nhất cho dự án: (1) thời điểm đầu tư và quy mô dự án cho phù hợp theo từng giai đoạn tăng trưởng về nhu cầu sử dụng nước của dân cư; (2) xác định mức giá nước sau khi hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò đi vào hoạt động và lộ trình tăng giá nước để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng bước loại bỏ trợ cấp và nợ dịch vụ thông qua giá nước. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Thông qua các thông số đầu vào, các số liệu thống kê vĩ mô, một số nghiên cứu trước đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích về tính hiệu quả tài chính và hiệu quả về
  • 19. 4 mặt kinh tế - xã hội của dự án. Đồng thời tiến hành phân tích rủi ro và phân tích phân phối để xác định lợi ích và thiệt hại đối với các đối tượng liên quan đến việc triển khai cả hai giai đoạn của dự án. 1.5. Bố cục luận văn Luận văn được kết cấu thành 7 chương, gồm: Chương 1: Phân tích bối cảnh cần thiết của việc đầu tư dự án và sự hình thành đề tài nghiên cứu. Từ đánh giá sự cần thiết đầu tư dự án để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trước để xác định khung phân tích ứng dụng cho việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án. Chương 3: Mô tả các thông tin chính về dự án như: địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất, nguồn vốn đầu tư… và các thông tin cơ bản về chủ đầu tư dự kiến của dự án. Chương 4: Mô tả các thông số chính trong mô hình cơ sở để phân tích tài chính dự án, thực hiện tính toán và phân tích hiệu quả về tài chính dự án thông qua dòng ngân lưu tài chính để đánh khả năng đảm bảo tài chính của dự án. Chương 5: Trình bày các yếu tố tác động đến tính rủi ro của dự án, từ đó tiến hành phân tích rủi ro dự án thông qua việc phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng Monte Carlo. Chương 6: Thực hiện trình bày kết quả phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích phân phối để đề xuất kết luận và gợi ý chính sách cho dự án. Chương 7: Qua các kết quả phân tích hiệu quả tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro, phân tích mô phỏng và phân tích phân phối đề xuất kết luận và gợi ý chính sách cho dự án.
  • 20. 5 CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ Chương 2 sẽ tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trước để xác định khung phân tích ứng dụng cho việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. 2.1. Các quan điểm phân tích dự án2 2.1.1. Phân tích tài chính a. Quan điểm tổng đầu tư Quan điểm tổng đầu tư là quan điểm của những người góp vốn để thực hiện dự án, những người góp vốn (thông thường là ngân hàng) coi dự án đầu tư như là một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hút những nguồn vốn tài chính rõ ràng. Mối quan tâm của họ là xác định hiệu quả của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn góp và đảm bảo quyền lợi của mình cũng như của chủ đầu tư. Do vậy trong phân tích hiệu quả tài chính, sử dụng suất chiết khấu là chi phí vốn bình quân trọng số – WACC để xem xét khả năng hoàn vốn cho các bên liên quan. b. Quan điểm chủ đầu tư Chủ đầu tư xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án so với những gì họ có thể thu lợi được trong trường hợp không có dự án. Do đó chủ đầu tư sẽ xem xét những lợi ích mà họ nhận được và những chi phí họ phải trả khi thực hiện dự án. Trong phân tích tài chính, sử dụng suất chiết khấu của chủ đầu tư để xem xét suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư. Dòng ngân lưu của chủ đầu tư là dòng ngân lưu sau khi loại bỏ ngân lưu nợ vay ra khỏi ngân lưu ròng của dự án trên quan điểm tổng đầu tư. 2.1.2. Phân tích kinh tế Theo quan điểm của toàn quốc gia, khi phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lợi của dự án sẽ sử dụng giá cả kinh tế để xác định giá trị của các chi phí và lợi ích của dự án, đồng thời thực hiện các điều chỉnh nếu thấy cần thiết và bổ sung thêm các ngoại tác hay các lợi ích hoặc chi phí mà dự án tạo ra bên ngoài vùng dự án. Phân tích kinh tế sử dụng suất chiết khấu kinh tế là chi phí cơ hội của vốn để xem xét ai được lợi và ai là người bị hại, từ đó có 2 Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr. 12 chương 3 )
  • 21. 6 chính sách giảm thiệt hại cho những đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dự án và huy động các nguồn lực đóng góp từ những đối tượng được hưởng, đảm bảo phân phối một các hiệu quả và công bằng hơn những lợi ích mà việc thực hiện dự án mang lại. 2.1.3. Phân tích phân phối Phân tích phân phối là quá trình xem xét lợi ích ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi dự án sau khi trừ đi chi phí cơ hội của họ, phân tích được dựa trên cơ sở sự khác biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Tổng các ngoại tác được tính bằng công thức: NPVext = NPVe - NPVf @EOCK = NPVe - NPVf @WACC - (NPVf @EOCK - NPVf @WACC) Trong đó: NPVext là NPV của các ngoại tác NPVe là NPV của ngân lưu kinh tế NPVf @WACC là NPV của ngân lưu tài chính, sử dụng chiết khấu WACC NPVf @EOCK là NPV của ngân lưu tài chính, sử dụng chiết khấu EOCK (NPVf @EOCK - NPVf @WACC) là NPV của chi phí cơ hội tổng quát của các ngoại tác bị mất đi do sử dụng vốn của dự án. 2.2. Các phương pháp phân tích dự án 2.2.1. Các phương pháp phân tích tài chính 2.2.1.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)3 : Xác định giá trị hiện tại ròng của ngân lưu dự án theo các quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư, ngân sách và toàn bộ nền kinh tế với một suất chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn, lựa chọn theo tiêu chí NPV dương hoặc bằng không có nghĩa là dự án tốt. Cùng một mức sinh lợi yêu cầu, giữa hai dự án thì chọn dự án có NPV cao hơn. Công thức để tính NPV:     n e0t t tt )r(1 )C(B NPV Trong đó: Bt: Lợi ích năm t Ct: Chi phí năm t re: Suất chiết khấu 2.2.1.2. Phương pháp suất sinh lợi nội tại (IRR)4 : IRR phản ánh khả năng sinh lời của một 3 Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.5 chương 4) 4 Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.12 chương 4)
  • 22. 7 dự án và được tính toán khi cho NPV về bằng không, lựa chọn theo tiêu chí lớn hơn hoặc bằng suất sinh lợi tối thiểu (MARR) mà nhà đầu tư mong đợi. Công thức tính IRR:     n 0t t tt IRR)(1 )C(B 0NPV 2.2.1.3. Phương pháp tỉ số lợi ích - chi phí (B/C)5 : Tỉ số hiện giá ròng của ngân lưu lợi ích và hiện giá ròng của ngân lưu chi phí, với suất chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn, lựa chọn theo tiêu chí tỉ số B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án được chấp nhận. 2.2.2. Các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội Phương pháp phân tích kinh tế và xã hội sẽ giúp cho việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế. Phân tích kinh tế cũng đánh giá các tiêu chí NPV, IRR, B/C như trong phân tích tài chính, nhưng khác nhau ở chỗ trong khi phân tích tài chính chỉ tính đến những lợi ích và chi phí liên quan đến nhà đầu tư và chủ dự án thì phân tích kinh tế lại tính toán toàn bộ lợi ích và chi phí theo quan điểm của cả nền kinh tế. Các phương pháp phân tích kinh tế gồm: 2.2.2.1. Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích6 : Tính đến tác động phụ và các tác động khác không được phản ánh trong phân tích tài chính, lượng hoá và cuối cùng là định giá chúng bằng tiền. 2.2.2.2. Phương pháp có và không có dự án7 : Khi thực hiện một dự án sẽ làm giảm cung đầu vào và làm tăng cung đầu ra cung cấp cho các nơi khác của một nền kinh tế, tính toán dựa trên việc khảo sát sự khác biệt về mức độ sẵn có của đầu vào và đầu ra khi có hoặc không có dự án từ đó xác định được chi phí và lợi ích gia tăng. 2.2.2.3. Phương pháp hệ số chuyển đổi giá8 : Dựa trên quan điểm tài chính và với các hệ số chuyển đổi CF để tính toán ra giá trị kinh tế của các ngân lưu. 2.3. Xác định khung phân tích lợi ích – chi phí cho dự án cấp nước 2.3.1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án 2.3.1.1. Lợi ích và chi phí tài chính a) Lợi ích tài chính 5 Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.9 chương 4) 6 Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.31) 7 Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.23) 8 Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.73)
  • 23. 8 Dự án mang lại lợi ích tài chính đó là doanh thu bán nước. Doanh thu bán nước = Sản lượng nước bán ra trong năm x Giá bán nước trung bình Trong đó sản lượng nước bán ra trong năm được tính toán bằng việc xác định công suất vận hành của nhà máy nước, tỉ lệ thất thoát nước, tỉ lệ bán nước và số ngày hoạt động trong năm. Giá bán nước trung bình được xác định trên cơ sở tính toán bình quân có trọng số giá bán nước dùng cho sinh hoạt cá nhân, cơ quan, cơ sở sản xuất công nghiệp và kinh doanh. b) Chi phí tài chính Chi phí tài chính của dự án gồm các khoản như: - Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư gián tiếp, chi phí dự phòng. - Chi phí vận hành cấp nước gồm điện, chi phí hoá chất (Phèn, Clo và hoá chất khác). - Lương công nhân vận hành và công nhân bán hàng. - Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. - Chi phí quản lý - Thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.3.1.2. Lợi ích kinh tế Dự án tạo ra một số lợi ích kinh tế có thể lượng ước lượng được như: - Lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho những người trước đây không có nước máy phải đi mua nước để sử dụng. - Lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho những người đã dùng nước giếng nay chuyển sang tiêu dùng nước máy. - Ngoài ra, dự án còn tạo ra các lợi ích khác như giảm thiểu các bệnh tiêu chảy, các bệnh về mắt và truyền nhiễm khác liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn, thông qua đó làm giảm các chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ của người dân. Đồng thời dự án còn góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo môi trường sống tốt hơn nên thu hút được nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn. Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, phân tích chỉ tập trung thu thập số liệu để ước lượng lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người trước đây không có nước máy phải đi mua nước nay chuyển sang tiêu dùng nước máy và lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người đã dùng nước giếng nay chuyển sang tiêu dùng nước máy.
  • 24. 9 2.3.2. Khung phân tích đối với dự án cấp nước9 Luận văn sử dụng phương pháp phân tích kinh tế thông qua hệ số chuyển đổi (CF) từ giá tài chính sang giá kinh tế để xác định hiệu quả của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Chi phí và lợi ích của dự án được xác định như sau: 2.3.2.1. Chi phí dự án Chi phí dự án (kinh tế) = Chi phí dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF) 2.3.2.2. Lợi ích dự án Lợi ích dự án (kinh tế) = Lợi ích dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF) 2.3.2.3. Khung phân tích - Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người tiêu dùng trước đây không có nước máy phải đi mua (Bnước mua) được trình bày tại Hình 2.1. Hình 2.1. Lợi ích của các hộ kết nối trước đây phải đi mua nước để dùng Bnước mua = + Bnước mua = SQAAPnước muaO + SQAACQC - Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người đã dùng nước giếng nay chuyển sang tiêu dùng nước máy (Bnước giếng) được trình bày tại Hình 2.2. 9 Nguyễn Xuân Thành – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Nghiên cứu tình huống dự án Nhà máy nước BOO Thủ đức (2011) Lợi ích thay thế từ tiết kiệm nguồn lực Lợi ích tăng thêm từ tiêu dùng nước dự án Lợi ích của hộ kết nối trước đây dùng nước mua Lượng nước tiêu thụ (m3 ) Giá (VNĐ/m3 ) QC O QA Pnước máy Pnước mua Hộ kết nối trước đây dùng nước mua A C
  • 25. 10 Hình 2.2. Lợi ích của các hộ kết nối trước đây dùng nước giếng Bnước giếng = + Bnước giếng = SQBBPnước giếngO + SQBBCQC Tóm lại, Chương 2 đã tổng hợp và đưa ra các quan điểm phân tích; phương pháp phân tích; xác định các lợi ích, chi phí tài chính; lợi ích, chi phí kinh tế và khung phân tích của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Lợi ích thay thế từ tiết kiệm nguồn lực Lợi ích tăng thêm từ tiêu dùng nước dự án Lợi ích của hộ kết nối trước đây dùng nước giếng Lượng nước tiêu thụ (m3 ) Giá (VNĐ/m3 ) Pnước máy Pnước giếng Hộ kết nối trước đây dùng nước giếng QB QC C B O
  • 26. 11 CHƯƠNG 3 MÔ TẢ DỰ ÁN Chương 3 sẽ mô tả các thông tin chính như địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất, các hạng mục đầu tư, chi phí hoạt động và các thông tin cơ bản về chủ đầu tư của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò. 3.1. Giới thiệu chủ đầu tư Chủ đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống nước thị xã Cửa Lò là Công ty TNHH một thành viên (MTV) cấp nước Cửa Lò. Đây là doanh nghiệp do nhà nước thành lập năm 1998 với chức năng khai thác, quản lý hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Sản phẩm của doanh nghiệp là nước sạch cấp tới các hộ gia đình tại các khu vực trên địa bàn thị xã Cửa Lò và vùng lân cận. Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò Hạng mục Năm 2008 2009 2010 Tổng tài sản (1000 VNĐ) 15.906.643 19.818.635 26.407.812 Doanh thu (1000 VNĐ) 2.583.713 3.547.026 4.333.153 Lợi nhuận sau thuế (1000 VNĐ) -30.055 284.141 275.441 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009, 2010 của Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò Với chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò sẽ thành lập Ban quản lý dự án (PMU), PMU sẽ thay mặt chủ đầu tư thực hiện các công việc đầu tư và thực hiện dự án. 3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án 3.2.1. Mục tiêu của dự án 3.2.1.1. Mục tiêu dài hạn Mục tiêu dài hạn của dự án là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân thị xã Cửa Lò, thông qua việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu bệnh tật do nguồn nước gây ra. Dự án cũng góp phần vào Chiến lược phát triển toàn diện và giảm nghèo, và cam kết của Việt Nam đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, với mục tiêu đến năm 2010 có 60% dân số có nước sinh hoạt hợp vệ sinh để dùng và đến năm 2020 là 100% dân số.
  • 27. 12 3.2.1.2. Mục tiêu ngắn hạn - Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015 xây dựng thêm một nhà máy xử lý nước mới tại xã Nghi Hoa công suất 20.000 m3 /ngày đêm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và giai đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021 sẽ nâng công suất lên 35.000 m3 /ngày đêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân thị xã. - Xây dựng, lắp đặt thêm mạng lưới truyền tải, phân phối và đấu nối vào các hộ tiêu thụ nước nhằm khép kín hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, đảm bảo cung cấp nước cho người dân đến năm 2021 theo tiêu chuẩn 180 lít/người ngày đêm đối với khu vực nội thị và 150 lít/người ngày đêm đối với khu vực ngoại thành. 3.2.2. Vị trí, diện tích Nhà máy nước Nghi Hoa được lựa chọn đặt tại xóm Vận Tải, xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An10 . Khu đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích là 8,07 ha đất hoang hoá và ao hồ, phía Đông giáp sông Phương Tích; phía Tây giáp đất nông nghiệp xã Nghi Hoa; phía Nam giáp Núi đá; phía Bắc giáp Tỉnh lộ 534. Sông Phương Tích là sông nội tỉnh, đoạn chảy qua khu vực dự án dài 24,7 km, lưu vực sông rộng 170 km2 . 3.2.3. Quy mô công suất Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An sau khi hoàn thành đi vào sử dụng sẽ có công suất cấp nước danh nghĩa 35.000 m3 /ngày đêm, tương đương với 12,78 triệu m3 /năm. 3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý Dự án sử dụng nguồn nước mặt của sông Phương Tích để cung cấp nước thô cho nhà máy xử lý nước. Do được bố trí ngay bên cạnh bờ sông nên việc cung cấp nước thô cho nhà máy xử lý nước rất thuận lợi và tiết kiệm được chi phí về điện năng. Dây chuyền công nghệ xử lý nước được lựa chọn như sau: 10 Quyết định số 3300/QĐ UBND-CN ngày 13/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy cấp nước cho thị xã Cửa Lò. Nước sông Phương Tích Cửa thu nước thu Hồ sơ lắng Thiết bị trộn cơ khí Bể phản ứng cơ khí Bể lắng Lamen Bể lọc tự rửa Bể chứa nước sạch Khử trùng Clo Hệ thống phân mạng phối Hộ gia đình sử dùng nước
  • 28. 13 3.2.5. Các hạng mục công trình chính và tiến độ của dự án Theo báo cáo nghiên cứu đầu tư11 do Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thái Bình Dương lập, Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò sẽ thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm các hạng mục: (1) Đền bù và giải phóng mặt bằng 8,07 ha để xây dựng nhà máy nước Nghi Hoa; (2) Xây dựng các hạng mục chính tại nhà máy gồm công trình thu nước, hồ chứa nước, trạm bơm nước thô, cụm xử lý, bể chứa nước sạch, trạm bơm cấp 2, nhà hoá chất, hố thu bùn và công trình phụ trợ như nhà hành chính, nhà kho, nhà bảo vệ, nhà để xe, sân đường, cổng tường rào, cây xanh; và (3) Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối và đấu nối vào các hộ gia đình với công suất 20.000 m3 /ngày đêm. Giai đoạn 2, sẽ tiếp tục xây dựng thêm một một số hạng mục trong nhà máy nước Nghi Hoa, lắp đặt mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước, truyền tải, phân phối, dịch vụ và đấu nối vào các hộ gia đình với công suất 15.000 m3 /ngày đêm. Như vậy, sau khi kết thúc đầu tư, hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò sẽ có công suất 38.200 m3 /ngày đêm, gồm nhà máy nước Cửa Lò có công suất 3.200 m3 /ngày đêm và nhà máy nước Nghi Hoa công suất 35.000 m3 /ngày đêm và phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước của 100.895 người dân của thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 3.2.6. Nguồn vốn đầu tư dự án Tổng vốn đầu tư của dự án là 22,040 triệu USD, gồm vốn vay ODA 18,055 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 3,985 triệu USD. Giai đoạn 1 đầu tư 16,316 triệu USD và giai đoạn 2 đầu tư 5,724 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 1 đã được xác định là vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và vốn đối ứng trong nước tại Biên bản ghi nhớ ngày 07/10/2011 giữa một phái đoàn của ADB và Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khoản vay vòng 2 (PFR2), chương trình đầu tư ngành nước Việt Nam - thể thức giải ngân phân kỳ (MFF)12 , kế hoạch đầu tư dự án sơ bộ cho khoản vay PFR2 đã được ký kết. 11 Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò - Báo cáo đề xuất đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tháng 7 năm 2011. 12 Ngày 20/02/2011, Ban giám đốc của ADB đã phê duyệt một khoản MFF dành 1 tỷ USD từ các nguồn vốn thông thường (OCR) dành cho ngành nước Việt Nam để thực hiện dự án cấp nước và nước thải đô thị Việt Nam (VUWSWP). Hiệp định khung giải ngân (FFA) đã được ký vào ngày 05/5/2011. Khoản vay PFR2 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về việc mở rộng và cải tạo các công trình cấp nước ở các tỉnh, thành phố có tiểu dự án, trong đó có thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
  • 29. 14 Trong số 16,316 triệu USD giai đoạn 1 sẽ có 81,9% vốn vay ADB (tương đương 13,597 triệu USD) và 18,1% vốn đối ứng của Việt Nam (tương đương 2,719 triệu USD)13 . Dự kiến giai đoạn 2, phương thức huy động vốn cũng sẽ là vốn ODA 82,0% (tương đương 4,458 triệu USD) và vốn đối ứng Việt Nam 18,0% (tương đương 1,266 triệu USD). 3.3. Sơ đồ cấu trúc dự án Sơ đồ cấu trúc dự án được trình bày ở Hình 3.1. Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc dự án Về cơ chế quản lý dự án, UBND tỉnh Nghệ An là cơ quan chủ quản sẽ giao cho Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò làm chủ đầu tư và giao cho UBND thị xã Cửa Lò trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch và xây dựng dự án. Về cơ chế tài chính của dự án, ADB cho Chính phủ Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 1 tỷ USD để thực hiện Chương trình phát triển ngành nước Việt Nam với các điều kiện 13 Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD. Công ty TNHH MTV CN Cửa Lò UBND thị xã Cửa Lò Công ty CP KN Thái Bình Dương 81,9% vốn ODA 18,1% vốn đối ứng Ngân hàng Phát triển Việt Nam Kho bạc Nhà nước Nghệ An Bộ Tài chính UBND tỉnh Nghệ An Ngân hàng Phát triển Châu Á Bộ Kế hoạch và Đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò Hộ gia đình sử dụng nước sạch
  • 30. 15 tài chính dự kiến sau: đồng tiền vay là USD, thời gian vay 25 năm, thời gian ân hạn 5 năm, thời gian trả nợ 20 năm, lãi suất vay danh nghĩa 4,36%/năm gồm lãi suất Libor cộng với khoản phí của ADB. Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ Việt Nam nhận phần vốn vay ADB và cho các chủ đầu tư vay lại với cơ chế tài chính: đồng tiền vay lại là USD, thời gian vay 25 năm, thời gian ân hạn 5 năm, thời gian trả nợ 20 năm, lãi suất vay danh nghĩa 4,61%/năm gồm lãi suất ADB cho Việt Nam vay cộng với phí vay lại trong nước theo Nghị định số 78/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Việc vay lại được thực hiện thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Tóm lại, Trên cở sở báo cáo đề xuất đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò cung cấp, cùng với sự hỗ trợ của UBND thị xã Cửa Lò, các chuyên gia trong ngành nước và tham khảo từ các dự báo của các tổ chức, các kết quả nghiên cứu trước đó, Chương 3 đã phân tích các thông số chính của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò như mục tiêu, vị trí, quy mô đầu tư, quy trình công nghệ xử lý, các hạng mục đầu tư chính, nguồn vốn đầu tư và sơ đồ cấu trúc của dự án.
  • 31. 16 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN Phân tích tài chính là quá trình xác định những đầu vào cần thiết và các kết quả tạo ra của dự án, tính toán giá trị theo giá thị trường, và xác định thặng dư hàng năm cũng như thặng dư tích luỹ14 . Chương 4 sẽ mô tả các thông số chính trong mô hình cơ sở để phân tích tài chính, thực hiện tính toán và phân tích hiệu quả về tài chính, thông qua dòng ngân lưu tài chính dự án để đánh giá khả năng đảm bảo tài chính. 4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở dự án 4.1.1. Đồng tiền sử dụng, lạm phát và thời điểm phân tích dự án 4.1.1.1. Thời điểm và thời gian phân tích dự án Dự án sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2012 cho nên luận văn xác định thời điểm phân tích dự án bắt đầu từ năm 2012 và năm 2012 được giả định là năm 0 của dự án. Thời gian phân tích dự án là 33 năm, từ năm 2012 đến năm 2044. 4.1.1.2. Đồng tiền sử dụng Dự án sử dụng nguồn vốn vay của ADB và vốn đối ứng trong nước, cho nên đồng tiền sử dụng để phân tích trong luận văn là USD quy đổi ra VNĐ. Tỉ giá hối đoái sử dụng cho việc phân tích được lấy theo tỉ giá bán USD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tháng 2 năm 2012 là 20.828 VNĐ/1 USD15 . Tỷ giá hối đoái kỳ vọng được điều chỉnh hàng năm theo tỉ lệ lạm phát USD và lạm phát VNĐ (chi tiết xem tại Phụ lục 5). 4.1.1.3. Lạm phát USD và VNĐ Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, lạm phát USD và lạm phát VNĐ có những diễn biến khó lường. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới16 , tỉ lệ lạm phát bình quân từ năm 1998 đến nay của Mỹ khoảng gần 3%/năm và của Việt Nam là khoảng 6%/năm. - Lạm phát USD: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo về tỉ lệ lạm phát Hoa Kỳ tại Bảng 4.1 Trên cơ sở dự báo của IMF, luận văn sử dụng tỉ lệ lạm phát USD là 2%/năm từ năm 2012 14 Đinh Thế Hiển, Lập (2002), thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê. Tr.39 15 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012),“tỉ giá bình quân liên ngân hàng”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập ngày 18/02/2012 tại địa chỉ: http://www.sbv.gov.vn 16 Nguồn: Ngân hàng thế giới http://worldbank.org/[2]
  • 32. 17 cho đến hết vòng đời của dự án là năm (2044). Bảng 4.1. Tỉ lệ lạm phát USD Năm 2009 2010 2011 2012 Sau 2013 Lạm phát USD -0,36% 1,64% -1,3% 1,7% 2% Nguồn: IMF, World economic outlook, 07/2010 - Lạm phát VNĐ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo về tỉ lệ lạm phát VNĐ tại Bảng 4.2 Bảng 4.2. Tỉ lệ lạm phát VNĐ Năm 2009 2010 2011 2012 Lạm phát VNĐ 6,7% 9,2% 19% 10,5% Nguồn: World Bank East asia and pacific economic update 2011 Trên cơ sở dự báo của IMF, luận văn sử dụng tỉ lệ lạm phát bình quân hàng năm đối với VNĐ là 7%/năm từ năm 2012 cho đến hết vòng đời của dự án (năm 2044). 4.1.2. Thông số vận hành nhà máy Nhà máy nước Nghi Hoa hoạt động 24/24 giờ để cung cấp nước sạch cho nhu cầu của người dân với các thông số vận hành như sau: 4.1.2.1. Số ngày hoạt động trong năm Số ngày hoạt động trong năm là 365 ngày. Công suất thiết kế giai đoạn 1 là 20.000 m3 /ngày đêm, giai đoạn 2 là 15.000 m3 /ngày đêm. Sau khi xây dựng xong giai đoạn 2, nhà máy sẽ có công suất là 35.000 m3 /ngày đêm, tương đương với 12,78 triệu m3 /năm. 4.1.2.2. Sản lượng nước sản xuất trong năm Dự án sản xuất nước có qui trình sản xuất đơn giản, sau khi lắp đặt xong chỉ cần 3 tháng vận hành, chạy thử là sẽ đạt công suất thiết kế cho nên phân tích giả định trong năm đầu tiên khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ vận hành với 90% công suất thiết kế và đạt 100% công suất thiết kế vào năm thứ 2 trở đi (chi tiết tại Phụ lục 9). 4.1.2.3. Tỉ lệ thất thoát nước Căn cứ vào chiến lược phát triển cấp nước, thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt17 thì mục tiêu cấp nước đến 17 Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
  • 33. 18 năm 2025 là giảm tỉ lệ thất thoát xuống dưới 20%. Qua tìm hiểu tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò thì trong năm 2011 công ty đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý để giảm tỉ lệ thất thoát nước của nhà máy xuống còn 20% và trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012, Công ty đề ra mục tiêu là giảm tỉ lệ thất thoát nước xuống còn 18%. Trong mô hình cơ sở, luận văn đề nghị sử dụng tỉ lệ thất thoát nước là 20% và tỉ lệ này không thay đổi trong suất thời gian còn lại của dự án. 4.1.2.4. Tỉ lệ nước bán ra trong năm Qua số liệu do Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò cung cấp và kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch của các đối tượng sử dụng nước là rất lớn. Hiện nay những khu vực không có nước máy, các tổ chức và cá nhân phải sử dụng nước ngầm (giếng khoan) để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Cửa lò là đô thị ven biển nên nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm nên chi phí xử lý nước để sử dụng là tốn kém và phức tạp. Do đó khi nhà máy nước đi vào hoạt động, có hệ thống cung cấp nước đến tận hộ gia đình thì các tổ chức, cá nhân sẽ mua nước của nhà máy để dùng cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh vì thế phân tích giả định tỉ lệ bán nước là 100% sản lượng nước bán ra. 4.1.3. Doanh thu tài chính dự án 4.1.3.1. Xác định doanh thu tài chính của dự án Doanh thu tài chính được xác định trên cơ sở sản lượng nước bán ra trong năm và mức giá bán nước trung bình cho các đối tượng tiêu dùng. Doanh thu bán nước = Sản lượng nước bán ra trong năm x Giá bán nước trung bình Trong công thức trên, Sản lượng nước bán ra trong năm được tính toán thông qua việc xác định công suất vận hành của nhà máy nước, tỉ lệ thất thoát nước, tỉ lệ bán nước và số ngày hoạt động trong năm của nhà máy sau khi đã đầu tư xong giai đoạn 2 và đi vào hoạt động ổn định. Sản lượng nước bán ra trong năm của nhà máy là 10,22 triệu m3 /năm (chi tiết tính toán tại Phụ lục 9). Giá bán nước trung bình được xác định trên cơ sở tính toán bình quân có trọng số giá bán nước dùng cho sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt cơ quan, cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở kinh doanh. Hiện tại giá bán nước sạch trên địa bàn Cửa Lò được thực hiện theo khung giá ban hành tại Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ
  • 34. 19 An18 . Căn cứ vào số liệu do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò cung cấp19 , mức giá bán nước sạch trung bình cho tiêu dùng năm 2012 được xác định tại Bảng 4.3. Bảng 4.3. Giá bán nước trung bình cho tiêu dùng năm 2012 (VNĐ/m3 ) Đối tượng dùng nước Tỉ trọng Giá bán nước sạch Giá bán trung bình (a) (b) (c) = (a)*(b) Nước sinh hoạt cho dân cư 60% 5.500 3.300 Nước cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện 5% 7.800 390 Nước dùng cho sản xuất vật chất 15% 8.500 1.275 Nước kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn 20% 10.500 2.100 Giá bán nước (tính trung bình trọng số) 7.065 Nguồn: Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò, năm 2011 Như vậy mức giá bán nước sạch trung bình trong mô hình cơ sở là 7.065 VNĐ/m3 . Giá bán nước sạch sẽ được điều chỉnh tăng 2 năm 1 lần, mỗi lần tăng 12%20 . 4.1.4. Chi phí tài chính dự án 4.1.4.1. Chi phí đầu tư ban đầu Chi phí đầu tư ban đầu của dự án được trình bày ở Bảng 4.4 4.1.4.2. Chi phí sản xuất vận hành a. Điện: Định mức tiêu thụ điện 0,35 kwh/1 m3 nước sạch21 ; đơn giá điện áp dụng cho dự án sản xuất sử dụng điện dưới 6 kv, giờ bình thường là 1.139 VNĐ/kwh, giờ thấp điểm 708 VNĐ/kwh, giờ cao điểm 2.061 VNĐ/kwh, phân tích đề nghị áp dụng mức giá bán điện theo mức giá bán bình quân năm 2011 của Bộ Công thương22 là 1.366 VNĐ/kwh. b. Hoá chất: Hoá chất để sản xuất nước sạch gồm Clo, phèn và vật liệu khác. 18 Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định giá tiêu thụ sản phẩm nước sạch trên địa bàn thị xã Cửa Lò. 19 Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò do Công ty cổ phần Kỹ nghệ Thái bình Dương lập tháng 7 năm 2011. 20 Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD. 21 Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch. 22 Thông tư số 05/2011/TT-BCT ngày 25/02/2011 của Bộ Công Thương, quy định giá về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực hiện.
  • 35. 20 - Định mức phèn là 0,009 kg/1m3 nước sạch23 với đơn giá 9.000 VNĐ/kg - Định mức clo là 0,0021 kg/1m3 nước sạch24 với đơn giá 11.000 VNĐ/kg - Vật liệu khác (chủ yếu là vôi, chiếm 7% chi phí clo và phèn). c. Lao động: Lao động trực tiếp sản xuất, lao động quản lý mạng cấp nước và khách hàng là 20 người với tiền lương trung bình 2.500.000 VNĐ/người/tháng. d. Sửa chữa và bảo trì hàng năm: Chi phí sửa chữa và bảo trì hàng năm chiếm 10% giá trị khấu hao cơ bản hàng năm. e. Quản lý chung: Chi phí quản lý chung gồm chi phí hành chính, chi phí quản lý được xác định bằng 5% tổng các loại chi phí như hoá chất, điện năng, tiền lương công nhân và sửa chữa bảo trì. Bảng 4.4. Chi phí đầu tư ban đầu (thực) Hạng mục đầu tư Số tiền (USD) Quy đổi (tỷ VNĐ) Giai đoạn I (2012 – 2014) - Xây lắp và thiết bị 12.698.369 264,481 - Quản lý dự án 278.666 5,804 - Tư vấn đầu tư xây dựng 488.414 10,172 - Bồi thường, giải phóng mặt bằng 528.135 11,000 - Chi phí khác 194.474 4,050 - Chi phí dự phòng (15%) 2.128.209 44,326 Giai đoạn II (2020 – 2021) - Xây dựng và thiết bị 4.290,537 89,363 - Chuẩn bị đầu tư 424,298 8,837 - Quản lý dự án 85,596 1,782 - Chi phí khác 176,794 3,682 - Chi phí dự phòng (15%) 746,584 15,549 Tổng cộng 2 giai đoạn 22.040.075 459,050 Nguồn: Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò, năm 2011 23 Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch. 24 Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch.
  • 36. 21 4.1.5. Khấu hao tài sản 4.1.5.1. Giá trị tài sản để tính khấu hao Giá trị tài sản để tính khấu hao của dự án gồm: Giai đoạn 1: - Máy móc thiết bị 35,809 tỷ VNĐ - Giải phóng mặt bằng, xây dựng và đường ống 255,664 tỷ VNĐ - Chi phí khác 48,956 tỷ VNĐ Giai đoạn 2: - Máy móc thiết bị 26,792 tỷ VNĐ - Giải phóng mặt bằng, xây dựng và đường ống 108,956 tỷ VNĐ - Chi phí khác 30,360 tỷ VNĐ 4.1.5.2. Giá trị đầu tư không tính khấu hao Giá trị đầu tư không tính khấu hao gồm: - Chi phí quản lý dự án (do ban quản lý dự án chỉ tồn tại trong thời gian xây dựng). - Dự phòng phí (dự phòng được phân bổ vào trong các hạng mục của chi phí đầu tư dự án). 4.1.5.3. Phương pháp khấu hao Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian tính khấu hao như sau: - Hạng mục máy móc thiết bị 10 năm - Hạng mục xây dựng đường ống 20 năm - Hạng mục khác (khấu hao mềm) 20 năm Vòng đời kinh tế: - Máy móc, thiết bị 25 năm - Đường ống 25 năm - Xây dựng 30 năm Chi tiết về khấu hao tài sản được tính toán tại Phụ lục 3. 4.1.6. Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn 4.1.6.1. Nguồn vốn đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò sử dụng 2 nguồn vốn: - Vốn vay ADB chiếm khoảng 81,9% tổng vốn đầu tư, chi tiết kế hoạch vay vốn và lịch trả nợ vay được tính toán tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7.
  • 37. 22 - Vốn đối ứng trong nước là 18,1% sẽ được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước25 , do đó luận văn đề nghị chọn suất chiết khấu tài chính danh nghĩa của vốn chủ sở hữu (rE) là chi phí vốn của ngân sách với giá trị xác định bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm của Việt Nam năm 2012 là 12,25%/năm26 . 4.1.6.2. Chi phí sử dụng vốn Chi phí vốn bình quân trọng số WACC được xác định theo công thức sau Trong đó: - rE: Chi phí vốn chủ sở hữu = 12,25% - rD: Chi phí vốn vay của ngân hàng = 9,74% - E: Giá trị vốn chủ sở hữu = 58,747 tỷ VNĐ - D: Giá trị vay nợ = 298,671 tỷ VNĐ Chi phí vốn bình quân trọng số WACC sẽ được giả định là không đổi trong suất thời gian phân tích của dự án. Chi phí vốn bình quân trọng số danh nghĩa của dự án là WACC danh nghĩa là 10,15%, với giả định mức lạm phát VNĐ là 7%/năm thì WACC thực sẽ là 2,94%. Chi tiết tính toán WACC danh nghĩa và WACC thực tại Phụ lục 8. 4.1.7. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả Qua nghiên cứu các số liệu do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò cung cấp, số dư tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả được tính toán tại Bảng 4.5 Bảng 4.5. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả (1.000 VNĐ) Khoản mục 2008 2009 2010 Doanh thu 2.583.713 3.547.026 4.333.153 Tiền mặt 76.496 115.190 165.602 Tỉ lệ 3,0% 3,2% 3,8% Khoản phải thu 71.356 162.382 115.564 Tỉ lệ 2,8% 4,6% 2,7% Khoản phải trả 131.672 154.046 226.017 Tỉ lệ 5,1% 4,3% 5,2% Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009 và 2010 của Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò 25 Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD. 26 Trang báo điện vnexpress (2012), huy động 1.880 tỷ VNĐ trái phiếu chính phủ đầu năm, truy cập ngày 18/02/2012 tại địa chỉ: http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai-chinh/tien-te/2012/01/huy-dong-1-880- ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-dau-nam-5004/
  • 38. 23 Trên cơ sở số liệu tại Bảng 4.5 phân tích giả định số dư tiền mặt chiếm 3,3% doanh thu, các khoản phải thu chiếm 3% doanh thu, các khoản phải trả chiếm 10% chi phí hoạt động. 4.1.8. Thuế thu nhập doanh nghiệp Theo Thông tư số 130/2008TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập: miễn thuế thu nhập 4 năm đầu tiên kể từ khi kinh doanh có lãi, 4 năm tiếp theo hưởng mức suất thuế 10%/năm, sau đó chịu mức thuế suất 25%/năm. Số năm chuyển lỗ tối đa 5 năm. 4.2. Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án 4.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư là căn cứ để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án. Đồng thời đây sẽ là căn cứ cơ bản để ngân hàng quyết định tài trợ vốn cho dự án. Chi tiết tính toán các ngân lưu của dự án gồm ngân lưu tổng đầu tư danh nghĩa và thực được trình bày tại Phụ lục 12 và Phụ lục 13. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày ở Hình 4.1. và Bảng 4.6. Hình 4.1. Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư Từ biểu đồ ngân lưu tổng đầu tư (Hình 4.1) cho thấy dự án có dòng ngân lưu tổng đầu tư âm trong các năm 0, 1, 2 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 1 (năm 2012, 2013, 2014) và năm thứ 9 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 2 (năm 2020), các năm còn lại khi dự án đi vào hoạt động ổn định, có doanh thu bán nước sạch thì dòng ngân lưu dương. -200,000 -100,000 0 100,000 200,000 300,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112131415161718192021222324252627282930313233 Tỷ VNĐ Năm Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư NPVf TIP
  • 39. 24 Bảng 4.6. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư Các chỉ tiêu Kết quả (theo giá danh nghĩa) Kết quả (theo giá thực) Hệ số chiết khấu - WACC (%) 10,15 2,94 NPV (tỷ VNĐ) 225,615 225,615 IRR (%) 14,41 6,92 B/C 1,70 1,70 Hệ số an toàn trả nợ trung bình 2,49 Từ kết quả phân tích (Bảng 4.6) cho thấy Suất sinh lợi nội tại thực (IRR thực) của tổng đầu tư bằng 6,92% cao hơn suất chiết khấu thực của tổng đầu tư - WACC thực = 2,94%. Giá trị hiện tại ròng (NPVf TIP) của dự án bằng 225,615 tỷ VNĐ > 0; Tỉ số lợi ích - chi phí (B/C) = 1,70 > 1. Với kết quả này, theo quan điểm của tổng đầu tư thì việc thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò sẽ có hiệu quả về mặt tài chính. Hình 4.2. Biểu đồ hệ số an toàn trả nợ (DSCR Bảng 4.7. Kết quả tính toán Hệ số an toàn trả nợ Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 DSCR 0,80 1,51 0,15 0,27 0,23 0,11 -1,09 Năm 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 DSCR 1,02 0,96 0,96 0,59 0,72 0,67 0,83 0,78 0,94 0,89 Năm 2032 2033 2034 2035 2036 2037 2038 2039 2040 2041 DSCR 1,07 1,02 1,22 1,13 1,36 5,96 6,71 6,51 7,35 7,15 Năm 2042 2043 2044 DSCR 8,02 7,83 8,90 Kết quả phân tích hệ số an toàn trả nợ (DSCR) được trình bày tại Hình 4.2, Bảng 4.6 và Bảng 4.7. Để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính cho vay thường yêu cầu DSCR > 1,2 Qua việc phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (Bảng 4.6) cho kết quả DSCR trung bình của dự án = 2,49 >1,2 với kết quả này cho thấy dự án có khả năng trả nợ -2.40 -1.20 0.00 1.20 2.40 3.60 4.80 6.00 7.20 8.40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Hệ số Năm Hệ số an toàn trả nợ DSCR
  • 40. 25 rất cao. Tuy nhiên thông qua biểu đồ của hệ số an toàn trả nợ (Hình 4.2.) và kết quả tính toán hệ số an toàn trả nợ (Bảng 4.7.) cho thấy có một số năm dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng do có DSCR < 1 (nhất là năm 2021 có DSCR = -1,09). 4.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư Chi tiết tính toán các ngân lưu của dự án gồm ngân lưu chủ đầu tư danh nghĩa và thực được trình bày tại Phụ lục 12 và Phụ lục 13. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư được trình bày ở Hình 4.3 và Bảng 4.8. Hình 4.3. Biểu đồ ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư Từ biểu đồ ngân lưu chủ đầu tư (Hình 4.3.) cho thấy dự án có dòng ngân lưu chủ đầu tư âm trong các năm 1, 2, 3 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 1 (năm 2012, 2013,2014) và năm thứ 9 tương ứng với thời gian đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 2 (năm 2020), các năm còn lại khi dự án đi vào hoạt động ổn định, có doanh thu bán nước sạch thì dòng ngân lưu của dự án dương. Bảng 4.8. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư Các chỉ tiêu Kết quả (theo giá danh nghĩa) Kết quả (theo giá thực) Chi phí vốn chủ sở hữu (%) 12,25 4,91 NPV (tỷ VNĐ) 154,440 154,440 IRR (%) 24,12 16,00 B/C 3,48 3,48 Từ kết quả phân tích (Bảng 4.8.) cho thấy Giá trị hiện tại ròng (NPVf EIP) của dự án bằng 154,440 tỷ VNĐ > 0; Suất sinh lợi nội tại thực (IRR thực) của chủ đầu tư bằng 16,00% cao hơn chi phí vốn thực của chủ đầu tư là 4,91%. Tỉ số lợi ích - chi phí (B/C) = 3,48 > 1. Với kết quả đó, theo quan điểm của chủ đầu tư thì thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống -50,000 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Tỷ VNĐ Năm Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư NPVf EIP
  • 41. 26 cấp nước Cửa Lò sẽ có hiệu quả về mặt tài chính, dự án mang lại lợi ích ròng cho chủ đầu tư là 154,440 tỷ VNĐ. Tóm lại, qua phân tích tài chính Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò theo các quan điểm khác nhau về tiêu chí đánh giá dự án gồm Giá trị hiện tại ròng (NPV), Suất sinh lợi nội tại (IRR), Tỉ suất lợi ích - chi phí (B/C) và Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) cho thấy dự án khả thi về mặt tài chính. Nếu dự án được triển khai thực hiện thì lợi ích ròng của dự án là 225,615 tỷ VNĐ và lợi ích của chủ đầu tư là 154,440 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, quá trình phân tích tài chính cũng cho thấy có một số năm dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng.
  • 42. 27 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN Các kết quả của một dự án nhất định sẽ phụ thuộc vào những sự kiện bất định trong tương lai27 . Những lợi ích và chi phí đã được sử dụng để tính toán trong phân tích tài chính của dự án chỉ mới là những giá trị hợp lý trong những thời điểm xác định, trong suốt thời kỳ hoạt động của dự án, những giá trị này có thể có những biến động và tạo ra những rủi ro cho dự án. Chương 5 sẽ xác định các yếu tố tác động đến tính rủi ro của dự án, từ đó tiến hành phân tích rủi ro của dự án qua việc phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng Monte Carlo. 5.1. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy góp phần đánh giá rủi ro bằng cách xác định những biến số có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của dự án và lượng hoá mức độ ảnh hưởng của chúng28 . Các biến được lựa chọn để phân tích độ nhạy đó là tỉ lệ lạm phát USD, tỉ lệ lạm phát VNĐ, tỉ lệ thất thoát nước, và giá bán nước sạch. 5.1.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều a. Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả tài chính Lạm phát (hay giảm phát) là sự tăng (hay giảm) mức giá chung trong nền kinh tế, trong phân tích tài chính của dự án, các giá trị tài chính trong ngân lưu tài chính của dự án thông thường được ước lượng theo thời gian cho nên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát. Do dự án sử dụng nguồn vốn vay ADB là USD, quy đổi ra VNĐ để mua máy móc thiết bị và sử dụng vốn đối ứng là VNĐ cho nên kết quả phân tích tài chính của dự án sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát USD và lạm phát VNĐ. Phân tích ảnh hưởng của lạm phát USD đến hiệu quả tài chính của dự án được trình bày ở Bảng 5.1. Qua việc phân tích độ nhạy theo biến lạm phát USD cho thấy kết quả tài chính của dự án nhạy cảm với lạm phát USD, khi lạm phát USD tăng sẽ làm cho tỉ giá hối đoái kỳ vọng danh nghĩa giảm xuống vì thế chi phí đầu tư danh nghĩa sẽ giảm điều này làm cho NPV của dự án tăng lên. 27 Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.195) 28 Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.197)
  • 43. 28 Bảng 5.1. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát USD Lạm phát USD NPVf TIP (Tỷ VNĐ) 0% 217,313 1,0% 223,270 2,0% 225,615 3,0% 231,007 5,0% 241,251 Kết quả phân tích ảnh hưởng của lạm phát VNĐ đến hiệu quả tài chính của dự án được trình bày ở Bảng 5.2. Bảng 5.2. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát VNĐ Lạm phát VNĐ NPVf TIP (Tỷ VNĐ) 0,0% 2.013,761 3,0% 916,964 5,0% 500,552 7,0% 225,615 9,58% 0 10,0% -26,375 Qua việc phân tích độ nhạy theo biến lạm phát VNĐ cho thấy kết quả tài chính của dự án nhạy cảm với lạm phát VNĐ, khi các yếu tố khác không đổi, nếu mức lạm phát VNĐ tăng thì NPV của chủ đầu tư sẽ giảm. Với mức lạm phát VNĐ 9,58%/năm thì NPV của tổng đầu tư bằng 0. Chi tiết phân tích ảnh hưởng của lạm phát VNĐ đến giá trị hiện tại (PV) của các hạng mục trong ngân lưu tổng đầu tư tại Phụ lục 15.6. b. Phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ thất thoát nước đến hiệu quả tài chính Tỉ lệ thất thoát nước ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của dự án cho nên yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tài chính của dự án. Phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ thất thoát nước bằng cách thay đổi tỉ lệ thất thoát nước từ 0% đến 45% để xem xét mối quan hệ giữa tỉ lệ thất thoát nước với hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả phân tích tỉ lệ thất thoát nước ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án được trình bày ở Bảng 5.3. Bảng 5.3. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến tỉ lệ thất thoát nước Tỉ lệ thất thoát nước NPVf TIP (Tỷ VNĐ) 0,0% 414,868 10,0% 318,810 20,0% 225,615 30,0% 143,604 44,38% 0 200 220 240 260 0% 1,0% 2,0% 3,0% 4,0% 5,0% Tỷ VNĐ Tỉ lệ lạm phát USD NPVTài chính theo quan điểm tổng đầu tư -1,000 0 1,000 2,000 3,000 0,0% 3,0% 5,0% 7,0% 9,58% 10,0% Tỷ VNĐ Tỉ lệ lạm phát VNĐ NPVTài chính theo quan điểm tổng đầu tư - 500,000 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 44.38% Tỷ VNĐ Tỉ lệ thất thoát nước NPVTàichính theo quan điểm tổng đầu tư
  • 44. 29 Kết quả phân tích ở Bảng 5.3 cho thấy trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, tỉ lệ thất thoát nước có mối quan hệ nghịch biến đối với hiệu quả tài chính dự án, khi tỉ lệ thất thoát nước tăng lên thì NPV tổng đầu tư giảm. Tỉ lệ thất thoát nước tăng lên 44,38% thì NPV của tổng đầu tư sẽ bằng 0. c. Phân tích ảnh hưởng của giá bán nước sạch đến hiệu quả tài chính Lợi ích của dự án là doanh thu bán nước, doanh thu bán nước phụ thuộc vào sản lượng và giá bán nước sạch. Vì vậy giá nước sạch sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả phân tích ảnh hưởng của giá bán nước sạch đến hiệu quả tài chính của dự án được trình bày ở Bảng 5.4 cho thấy doanh thu dự án tỉ lệ thuận với giá bán nước sạch, khi giá bán nước sạch tăng hoặc giảm thì NPV chủ đầu tư cũng biến thiên tăng hoặc giảm theo. Kết quả phân tích cho thấy việc xác định khung giá nước, lộ trình tăng giá nước và tỉ lệ tăng giá nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò của UBND tỉnh Nghệ An đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu Nghị định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và tiêu thụ nước sạch. Với việc cho phép tăng giá nước sạch 2 năm 1 lần và mỗi lần tăng 12% thì dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính. Kết quả tính toán cũng cho thấy rằng với tỉ lệ tăng giá nước sạch 6,39%/1 lần, 2 năm tăng 1 lần thì NPV tổng đầu tư bằng 0. Bảng 5.4. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến giá bán nước sạch Tỉ lệ tăng giá nước Chỉ tiêu 6.0% 6,39% 10% 12% 14% NPVf TIP @ 10,15% (13,616) 0 133,240 225,615 336,428 IRRf TIP 9,78% 10,15% 12,97% 14,41% 15,83% NPVf EIP @ 12,25% (13,633) (3,822) 90,190 154,440 231,082 IRRf EIP 9,97% 11,67% 20,63% 24,12% 27,32% NPVe @ 8% 174,283 181,322 256,012 305,650 362,406 IRRe 12.00% 12.14% 13.46% 14.24% 15.04% 5.1.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều Thông qua việc phân tích độ nhạy 1 chiều đã xác định được 2 biến số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của dự án đó là giá bán nước sạch và tỉ lệ thất thoát nước. Phân tích độ nhạy 2 chiều để xem xét sự thay đổi đồng thời cả 2 biến số này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả phân tích được trình bày tại Bảng 5.5. cho thấy tỉ lệ thất thoát nước ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả tài chính của dự án, khi tỉ lệ thất thoát nước tăng lên 44,4% nếu như không tăng giá nước thì NPV chủ đầu tư sẽ nhận
  • 45. 30 giá trị 0, với tỉ lệ thất thoát nước 55% thì nếu giá nước tăng thêm 20% thì dự án vẫn không có hiệu quả về mặt tài chính. Bảng 5.5. Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều (tỷ VNĐ) Giá nước (VNĐ) NPVf (TIP) 7,065 -5% 0% 5% 10% 15% 20% 130,981 6,712 7,065 7,418 7,913 8,125 8,478 Tỉlệthấtthoátnước 0% 366,839 414,868 462,897 530,137 558,954 606,983 10,0% 279,103 318,810 362,036 422,552 448,488 491,714 20,0% 193,586 225,615 264,515 314,968 338,021 376,445 30,0% 107,326 143,604 172,485 213,320 230,478 264,515 41,5% 14,741 42,053 71,048 114,582 133,239 160,568 44,4% (27,836) 0 27,673 66,133 81,064 109,891 55,0% (131,240) (109,024) (85,636) (52,750) (39,639) (15,313) 5.2. Phân tích kịch bản của dự án theo giá nước Giá bán nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An do UBND tỉnh Nghệ An quy định. Khung giá nước năm 2012 đã được UBND tỉnh Nghệ An ban hành. Thời gian tăng giá nước và tỉ lệ tăng giá nước của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò đã được UBND tỉnh cam kết bằng văn bản29 . Để xem xét lại tính hợp lý của UBND tỉnh Nghệ An trong việc ban hành khung giá nước, luận văn tiến hành phân tích kịch bản cho giá nước: Kịch bản 1: Mô hình cơ sở, với giá nước được điều chỉnh 2 năm một lần, mỗi lần tăng 12% Kịch bản 2: Mô hình cơ sở, với giá nước được điều chỉnh 1 năm một lần, theo tỉ lệ lạm phát VNĐ hàng năm bình quân 7%. Kịch bản 3: Mô hình cơ sở, với giá nước được điều chỉnh 1 năm một lần, mỗi lần tăng 3.5% (tăng 50% so với tỉ lệ lạm phát VNĐ hàng năm). Kết quả phân tích kịch bản theo giá nước được tính ở Bảng 5.6 Bảng 5.6. Kết quả phân tích kịch bản theo giá nước Hạng mục Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 NPV f EIP (tỷ VNĐ) 154,440 275,566 18,944 IRRf EIP (%) 24,12 29,59 14,78 29 Văn bản số 6445/UBND-TM ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuẩn bị các dự án cấp nước giai đoạn 2 vay MFF của ABD.
  • 46. 31 Kết quả Bảng 5.6 cho thấy với mô hình cơ sở (kịch bản 1) khi giá nước tăng theo quy định của UBND tỉnh Nghệ An thì dự án đạt hiệu quả tài chính. 5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo Phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến để khắc phục các nhược điểm của phân tích độ nhạy đó là phân tích độ nhạy không tính đến xác suất xảy ra của các sự kiện; không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến số; và việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỉ lệ phần trăm nhất định không phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên có nhiều khả năng xảy ra của các biến số chính. Trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực hạn chế, không có điều kiện quan sát các dự án trong quá khứ để biết được xác suất xảy ra, do đó không xác định được miền xác suất. Trong phân tích mô phỏng Monte Carlo, các giả thuyết được sử dụng kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Tú30 và các giả định chủ quan để xác định các biến số quan trọng có tác động đến NPV và IRR của dự án là tỉ lệ lạm phát USD, tỉ lệ lạm phát VNĐ, tiền lương công nhân, tỉ lệ thất thoát nước, giá bán nước, và lãi suất vốn vay. Với các giả thuyết: Tỉ lệ lạm phát USD Phân phối tam giác Giá trị tối thiểu 1% Giá trị dễ xảy ra nhất 2% Giá trị tối đa 4% Tỉ lệ lạm phát VNĐ Phân phối tam giác Giá trị tối thiểu 6% Giá trị dễ xảy ra nhất 7% Giá trị tối đa 10% Tiền lương công nhân (VNĐ/m3 ) Phân phối tam giác Giá trị tối thiểu 300,0 Giá trị dễ xảy ra nhất 343,7 Giá trị tối đa 400,0 30 Lê Ngọc Tú (2011), Phân tích lợi ích và chi phí của Dự án đầu tư nhà máy cấp nước sạch tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ chương trình Chính sách công MPP – Fulbight.
  • 47. 32 Tỉ lệ thất thoát nước Phân phối tam giác Giá trị tối thiểu 18% Giá trị dễ xảy ra nhất 20% Giá trị tối đa 22% Giá bán nước (VNĐ/m3 ) Phân phối tam giác Giá trị tối thiểu 6.500 Giá trị dễ xảy ra nhất 7.065 Giá trị tối đa 8.000 Lãi suất vốn vay ADB Phân phối chuẩn Giá trị trung bình 4,61% Độ lệch chuẩn 0,46% Kết quả phân tích rủi ro ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (NPVf TIP) bằng mô phỏng Monte Carlo với 20.000 lần thử được trình bày ở Hình 5.1 và Phụ lục 16. Xác suất NPVf TIP dương là 85,95%, kết quả này cho thấy mức độ rủi ro của dự án xảy ra là tương đối thấp. Dự án có tính hấp dẫn đối với các tổ chức cho vay. Hình 5.1. Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư - NPVf TIP Thống kê Giá trị dự báo Số lần thử 20.000 Trung bình $101,051 Trung vị $105,084 Độ lệch chuẩn $85,976 Phương sai $7,391,822,027 Độ lệch -0,1421 Độ nhọn 2,51 Độ biến thiên 0,8508 Giá trị nhỏ nhất ($255,121) Giá trị lớn nhất $407,056 Bề rộng khoảng $662,177 Sai số chuẩn trung bình $608 Xác suất để NPVf TIP dương 85,95%