SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
HOÀNG THỊ THANH NHÀN
MỨC TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CHỈ
SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
HOÀNG THỊ THANH NHÀN
MỨC TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CHỈ
SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính- Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang người đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô những người đã
tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân tình đến em Bạch Thị Phương
Thảo; Trần Quốc Phong, Nguyễn Quốc Huy và các bạn học đã hỗ
trợ nhiệt tình để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Lời cảm ơn sau cùng tôi xin gởi đến những thành viên trong gia
đình, những người đã hỗ trợ về tinh thần và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2012
Hoàng Thị Thanh Nhàn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ của
người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả của bài nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.
Số liệu thống kê trong bài nghiên cứu được lấy từ những nguồn dữ liệu đáng tin cậy
và được chú thích rõ ràng trong bài nghiên cứu của tôi.
Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2012
Tác giả
Hoàng Thị Thanh Nhàn
MỤC LỤC
TÓM TẮT ...............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................2
CHƢƠNG 1.............................................................................................................5
TỔNG QUAN LÝ THYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI
VIỆT NAM..............................................................................................................5
1.1 Thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT)...............................................5
1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá là nhƣ thế nào ...........6
1.3 Tổng quan về các nghiên cứu điển hình về ERPT ở các nƣớc .....................7
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................8
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................10
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................13
CHƢƠNG 2.............................................................................................................14
ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2011.....................................................................14
2.1 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................14
2.2 Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................16
2.3 Các bƣớc thực hiện trong quá trình chạy mô hình .......................................17
2.4 Kết quả thực nghiệm........................................................................................18
2.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị.................................................................................18
2.4.2 Xác định độ trễ cho các biến trong mô hình ...................................................18
2.4.3 Hàm phản ứng xung (impulse response).........................................................19
2.4.4 Chức năng phân rã phương sai.......................................................................27
2.4.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................29
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................31
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................34
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................39
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................43
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................47
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................51
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IMP : Chỉ số giá nhập khẩu
PPI : Chỉ số giá sản xuất
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng
GAP : Chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng
IP : Giá trị sản xuất công nghiệp
M2 : Cung tiền M2
TGHD : Tỷ giá hối đoái
ERPT : Mức truyền dẫn tỷ giá-Exchange Rate Pass-Through
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHNN :Ngân hàng nhà nước
VND : Việt Nam đồng
USD : Đô la Mỹ
NEER : Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương
IFS : Thống kê tài chính quốc tế
ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á
ADF : Augmented Dickey-Fuller
WB : World bank
GSO : Tổng cục thống kê Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
Bảng 2.2: Kết quả xác định độ trễ cho mô hình
Bảng 2.3: Kết quả chuẩn hóa cú sốc NEER- hệ số truyền dẫn đến chỉ số giá
Bảng 2.4: Kết quả phân rã phương sai
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá
Hình 2.1: Phản ứng của các chỉ số giá đối với cú sốc NEER
Hình 2.2: Tổng hợp phản ứng ba chỉ số giá với 1% cú sốc NEER
Hình 2.3 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 2 (Cholesky Ordering 2)
Hình 2.4 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 3 (Cholesky Ordering 3)
Hình 2.5 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 4 (Cholesky Ordering 4)
Hình 2.6: Tác động của các cú sốc giá dầu, cung tiền, Gap đến chỉ số giá
1
TÓM TẮT
Mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá trong nước là một chủ đề đã được
nghiên cứu khá rộng trên toàn thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu cho vấn
đề này còn rất ít. Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã đo lường mức độ và thời
gian của mức truyền dẫn tỷ giá vào chuỗi giá cả trong nước( IMP,PPI,CPI) là như thế
nào trong giai đoạn 2001 đến 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ
giá (ERPT) đến IMP là lớn nhất và hoàn toàn sau 5 quý kể từ lúc xảy ra cú sốc tỷ giá,
kế đến là PPI và cuối cùng là CPI tuy nhiên mức ảnh hưởng đến CPI là không hoàn
toàn, mức ảnh hưởng theo khuynh hướng giảm dần theo chuỗi chỉ số giá cả trong nước
là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu ở các nước. Hơn nữa, trong bài nghiên cứu
chỉ ra rằng ở Việt Nam chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi chỉ số
giá trong nước. Do vậy, để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì
ngân hàng nhà nước cần phải thận trọng trong vấn đề kiểm soát cung tiền.
Từ khóa: Truyền dẫn tỷ giá (ERPT), mô hình hồi qui vecto (VAR), chỉ số giá nhập
khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng(CPI),
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và lạm phát là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng của mỗi quốc gia.Việc điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát luôn là một vấn đề
đáng quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, biến động của
TGHĐ trong thời gian vừa qua không chỉ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất
nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của công
chúng.
Như vậy, liệu rằng có một mối quan hệ như thế nào giữa TGHĐ và lạm phát? Sự thay
đổi trong TGHĐ có tác động đáng kể đến lạm phát hay không? Và nếu có thì mức độ
tác động là như thế nào? Biến động của giá cả hàng hóa trên thế giới cụ thể giá dầu có
ảnh hưởng như thế nào đến thay đổi tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam? Chính sách tiền tệ
liệu có tác động đến lạm phát hay không và nếu có thì mức độ của nó như thế nào? Để
trả lời cho những câu hỏi trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Mức độ truyền dẫn của tỷ
giá vào các chỉ số giá ở Việt Nam” để làm luận văn bảo vệ khóa học thạc sĩ của
mình.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) vào các chỉ số giá: chỉ số
giá nhập khẩu (IMP); chỉ số giá sản xuất (PPI); chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn là một
đề tài đáng quan tâm của các nhà kinh tế thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan
đến vấn đề này đã được thực hiện ở nhiều quốc gia; nhiều nền kinh tế trên thế giới như
so sánh mức độ truyền dẫn tỷ giá ( ERPT) vào chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá
sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở những nước phát triển và những nước mới
nổi trong nhiều giai đoạn và thời gian khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu cũng
góp phần không nhỏ đối với những nhà điều hành chính sách ở các quốc gia nói trên.
Tại Việt Nam, những năm gần đây cùng với sự tăng mạnh của tỷ lệ lạm phát và chính
sách điều hành tỷ giá cũng linh hoạt hơn, mức độ phá giá của VND ngày càng lớn do
3
đó việc cập nhật và xác định mức độ ảnh hưởng của việc phá giá VND đối với nền
kinh tế đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)trong nước là vô cùng cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Như đã nêu rõ ở phần lý do chọn đề tài, tác giả có hai vấn đề cần nghiên cứu:
Thứ nhất: tác giả muốn xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào
các chỉ số giá ở Việt Nam là như thế nào.
Thứ hai: tác giả muốn xem xét mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng
như thế nào đến chỉ số giá ở Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình, các đối tượng nghiên cứu của tác giả như
sau:
- CPI : chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam
- IMP : chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam
- PPI : chỉ số giá sản suất của Việt Nam
- IP : giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam
- Neer, Reer : tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (Neer), tỷ giá thực hiệu lực
đa phương (Reer) của Việt Nam so với đổng tiền các nước trong khu vực. Ở bài
nghiên cứu của mình tác giả lựa chọn 10 quốc gia có quan hệ giao thương
chiếm 82 % tỷ trọng giao thương với Việt Nam bao gồm: Nhật, Singapore,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia
- Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số
giá ở Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Các số liệu về chi số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá
sản suất (PPI), giá trị sản xuất công nghiệp (IP) của Việt Nam sẽ được nghiên
cứu trong giai đoạn từ năm 2001- 2011
- Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (Neer) so với 10 đối tác thương mại lớn
của Việt Nam cũng được nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2011
6. Phương pháp nghiên cứu
4
- Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu thu thập được tác giả so sánh với mục
tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp mô hình hóa: phương pháp này được sử dụng để làm rõ những
phân tích định tính bằng những hình vẽ cụ thể để các vấn đề trở nên dễ hiểu
hơn.
- Phương pháp phân tích kinh tế lượng: tác giả sử dụng mô hình VAR (vector
autoregression model) để đo lường và phân tích mức độ truyền dẫn tỷ giá
(ERPT) vào chỉ số giá ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011
7. Dữ liệu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ
liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO); nguồn dữ liệu datastream từ tổ chức tài
chính quốc tế (IFS); ngân hàng thế giới (WB), trong khoảng thời gian từ 2001-
2011.
8. Bố cục luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm
hai chương.
- Chương 1: Tổng quan lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Viêt Nam
Chương 2: Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá ở Việt
Nam giai đoạn 2001-2011
9. Đóng góp của luận văn
- Thứ nhất, luận văn góp phần cung cấp thông tin tổng quan hơn về mức độ
truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam là như thế nào trong giai đoạn nghiên
cứu.
- Thứ hai, luận văn đã xác định được xu hướng biến động của mức độ truyển dẫn
tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
- Thứ ba, thực hiện chức năng phân rã phương sai, luận văn xác định được mức
độ ảnh hưởng như thế nào của các nhân tố đến chỉ số giá ở Việt Nam.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI
VIỆT NAM
1.1 Thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT)
Có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về truyền dẫn tỷ giá, điển hình như của
Giovanni P.Olivei (2002) cho rằng truyển dẫn tỷ giá hối đoái như là sự tác động của
sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu ( tính trên đồng nội tệ) đối với những
quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với nhau. Hay nói cách khác là 1% thay đổi của tỷ
giá hối đoái sẽ tác động như thế nào đến sự thay đổi giá nhập khẩu.
Nghiên cứu khác của Amit Ghosh và Ramkishen S.Rajan (2007) cho rằng truyền
dẫn tỷ giá là sự ảnh hưởng của những thay đổi của tỷ giá hối đoái vào giá của hàng hóa
nhập khẩu cũng như vào giá cả hàng hóa nội địa nói chung( dựa trên đơn vị tiền tệ của
nước nhập khẩu).
Rudrani Bhattacharya, Ila Patnaik, Ajay Shah (2008) trong nghiên cứu của mình
đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa
trong nước(domestic prices) -giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng và cả giá
hàng hóa xuất khẩu- được xác định bởi các nhà nhập khẩu trong nước khi có sự thay
đổi 1% của biến động tỷ giá hối đoái.
Nkunde Mwase (2006) có định nghĩa rộng hơn về truyền dẫn tỷ giá hối đoái chính là
sự thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước như thế nào khi có sự thay đổi 1% của cú
sốc tỷ giá.
Jonathan McCarthy (2000) nghiên cứu tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái và
giá nhập khẩu đến chỉ số giá trong nước( PPI, CPI) ở những quốc gia phát triển và tác
giả sử dụng mô hình VAR để phân tích sự tương quan của sự biến động của tỷ giá hối
đoái và giá nhập khẩu đến chuỗi các chỉ số giá ở các nước phát triển.
Một nghiên cứu điển hình nữa trong vần đề này là của Takatoshi Ito và Kiyotaka
Sato (2006) cũng định nghĩa truyền dẫn tỷ giá là mức ảnh hưởng của biến động tỷ giá
6
lên giá nội địa và mức ảnh hưởng này thường được thảo luận cùng với những chính
sách vĩ mô của nền kinh tế.
Nhìn chung tất cả các nghiên cứu đều nhận thấy rằng sự biến động tỷ giá hối đoái có
ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của giá cả trong nước và nếu ta biết được mức độ
ảnh hưởng của nó là như thế nào, ở mức độ nào, thì việc điều hành tỷ giá hối đoái sẽ
trở thành một công cụ hữu hiệu để kiểm soát những biến động của nền kinh tế.
Qua một số những nghiên cứu đã nêu tác giả khái quát định nghĩa truyền dẫn tỷ giá
như sau:“ truyền dẫn tỷ giá là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa nội địa - chỉ
số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)- khi có
sự thay đổi một phần trăm (1%)của cú sốc tỷ giá”.
1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá là như thế nào?
Theo Rudrani Bahttacharya (2008) cho rằng cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá hàng
hóa nội địa qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào
của các hàng hóa nhập khẩu .
Giai đoạn 2: Khi tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu thì
thông qua cung cầu thị trường nó sẽ lâp tức ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và sẽ
làm tăng giá hàng hóa trong nước.
Và mức truyền dẫn được gọi là hoàn toàn(complete) khi 1% thay đổi tỷ giá sẽ dẫn đến
sự thay đổi trong giá cả nội địa cũng ở mức 1%, và nếu mức độ thay đổi này nhỏ hơn
1% thì mức truyền dẫn được gọi là không hoàn toàn(incomplete).
Theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), những thay đổi của TGHĐ sẽ ảnh hưởng đến
tỷ lệ lạm phát qua hai kênh cơ bản là: trực tiếp và gián tiếp.
a. Kênh trực tiếp: Để đơn giản hoá phân tích và không mất tính tổng quát, ta
có thể xem cú sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng
hoá và nguyên liệu nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu
tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu
tăng sẽ phản ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. (Hình 1.2).
7
Hình 1.2: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá
Nguồn: Nicoleta (2007)
b. Kênh gián tiếp: Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với
hàng quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung - cầu thị
trường hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lương và
tăng tổng cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là
trong dài hạn do giá thường cứng nhắc trong ngắn hạn.
Một kênh gián tiếp quan trọng khác : trong ngắn hạn cũng như dài hạn thông qua tỷ
lệ đô la hoá nền kinh tế, tức là tình trạng người dân sở hữu các tài sản tính bằng ngoại
tệ. Giả định TGHĐ tăng, tức là nội tệ mất giá và ngoại tệ tăng giá, người dân có xu
hướng chuyển sang nắm giữ các tài sản bằng ngoại tệ, đẩy giá của các tài sản tính
bằng ngoại tệ tăng, thông thường là bất động sản và các mặt hàng xa xỉ, và mặt bằng
giá chung sẽ tăng lên hay CPI sẽ tăng.
1.3 Tổng quan về các nghiên cứu điển hình về truyền dẫn tỷ giá(ERPT) ở các
nước
Về cơ bản vai trò quan trọng nhất của truyền dẫn tỷ giá là mức độ ảnh hưởng của nó
trong khả năng dự báo lạm phát trong nền kinh tế, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng
đối với ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Nắm bắt được vai
trò của nó mà các nhà kinh tế đã không ngừng nghiên cứu để xác định mức độ ảnh
hưởng của truyền dẫn tỷ giá đến giá cả nội địa nhằm tăng khả năng dự báo cho chính
phủ trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của nền kinh tế các nước. Dưới đây tác
giả xin điểm qua một số các nghiên cứu điển hình.
Hàng hóa nhập
khẩu( chỉ số giá
nước ngoài-P*)
Hàng hóa nhập
khẩu( chỉ số giá
nhập khẩu-P)
Nguyên vật liệu
sản xuất( chỉ số
giá sản xuất-
PPI)
Hàng tiêu
dùng cuối
cùng( chỉ số
giá tiêu dùng-
CPI)
Hàng tiêu dùng
cuối cùng( chỉ
số giá tiêu dùng-
CPI)
4
1 2 3
8
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới.
Khi xem xét phản ứng của giá nhập khẩu của các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ đối với
những biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1981-1999, Oliver (2002), kết quả
nghiên cứu là mức truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu là không hoàn toàn, trung bình
ở mức 0.5 % đối với các ngành công nghiệp trong giai đoạn 1980s và mức độ truyền
dẫn càng nhỏ hơn cụ thể 0.25% trong giai đoạn 1990s. Do đó, đề xuất của tác giả là để
giảm lượng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì chính phủ nên phá giá đồng nội
tệ(USD).
Môi trường lạm phát và mức biến động tỷ giá ở một quốc gia là một trong những nhân
tố ảnh hưởng rất lớn đến mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá. Theo Campa &
Goldberg(2004) nghiên cứu về mức độ truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu của 23
nước OECD và kết quả nghiên cứu cho thấy các nước có tỷ giá hối đoái và lạm phát
biến động ít hơn sẽ có tỷ lệ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu thấp hơn.
Cùng với kết luận trên có nghiên cứu của Ghosh và Rajan(2008) tác giả đã sử dụng
phương pháp hồi qui tuyến tính OLS để đo lường độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ
số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu của Hàn Quốc, Thái Lan, kết quả nghiên cứu
đã cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá ở Thái Lan cao hơn ở Hàn Quốc, bài nghiên cứu
cũng cho thấy độ mở của nền kinh tế và sự thay đổi của tỷ giá càng lớn thì độ lớn của
truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu càng tăng.
Sự phụ thuộc hàng nhập khẩu của một quốc gia và qui mô của một quốc gia cũng là
một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá.
Theo Campa,Goldberg & Gonzales-Minguez (2005) khi nghiên cứu về mức truyền
dẫn tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu giữa các nước và các loại sản phẩm trong khu
vực đồng Euro. Kết quả nghiên cứu: trong ngắn hạn, ảnh hưởng của biến động tỷ giá
đến giá nhập khẩu cao nhưng không hoàn toàn (nhỏ hơn 1), và rằng mức truyền dẫn là
khác nhau giữa các ngành công nghiệp và các quốc gia. Trong dài hạn: mức chuyển
dịch lại cao hơn (gần bằng 1), không tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng sự ra đời
của đồng Euro gây ra một sự thay đổi cấu trúc về mức truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập
khẩu của khu vực đồng Euro.
9
Mc Cathay(2000) là người tiên phong trong việc sử dụng mô hình VAR đệ qui
(recursive VAR) để nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả
là phân tích thực nghiệm tác động của thay đổi tỷ giá và giá nhập khẩu ảnh hưởng như
thế nào đến chỉ số PPI, CPI ở các nước công nghiệp cụ thể là ( United States, Japan,
Germany, France, UK, Belgium, Netherland, Sweden, Switzerland), kết quả cho thấy
biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu (external factors) có ảnh hưởng không đáng
kể đến PPI, CPI ở các nước công nghiệp ở thời kỳ hậu Bretton Woods nhưng nó ảnh
hưởng đáng kể đến những quốc gia có thị phần nhập khẩu lớn và môi trường cạnh
tranh không cao. Hahn(2003) trong nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng mô
hình VAR đệ qui để nghiên cứu về tác động của các cú sốc ngoại tác (cú sốc giá dầu,
cú sốc tỷ giá, cú sốc giá cả hàng hóa nhập khẩu trừ giá dầu) đến chuỗi các chỉ số giá
(IMP, PPI, CPI) của khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy mức độ truyền dẫn lớn nhất và nhanh nhất là do cú sốc của giá nhập khẩu
không bao gồm giá dầu, tiếp đó là cú sốc tỷ giá và cú sốc giá dầu. Mức độ ảnh hưởng
của các cú sốc này giảm dần theo chuỗi phân phối giá (IMP->PPI->CPI). Tác động
của các cú sốc giải thích phần lớn sự khác biệt trong chuỗi các chỉ số giá. Kết quả của
bài cũng góp phần cung cấp thông tin cho ủy ban quản lý tiền tệ khu vực đồng tiền
chung Châu Âu (EMU-Euro pean Moneytary Union) có những chính sách phù hợp
cho khu vực. Nghiên cứu cũng cho thấy một mối quan hệ cùng chiều rõ rệt giữa độ lớn
của sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát, điều này phù hợp với giả thuyết của
Taylor(2000). Kết quả nghiên cứu cũng trình bày có mối tương quan cùng chiều giữa
độ mở hàng nhập khẩu của một quốc gia và mức truyền dẫn tỷ giá là thấp hơn so với
các nước mới nổi.
Nhìn chung các nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá ở các nước phát
triển đều cho thấy rằng mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá ở các nước phát triển là
thấp hơn so với các nước mới nổi và các nước ở khu vực Châu Á. Điển hình cho các
nghiên cứu ở khu vực Châu Á là nghiên cứu của Ito và Sato (2007), tác giả đã dùng
mô hình VAR nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá đối với các nước thuộc khu vực Đông
Nam Á chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 gồm: Hàn Quốc,
10
Indonesia; Thai Lan, Philippine, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ lớn của
mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu (IMP) là cao nhất, sau đó đến
PPI, và cuối cùng là CPI. Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến IMP là khá cao ở tất cả
các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ; mức truyền dẫn đến CPI nhìn
chung là thấp ở tất cả các nước khác ngoại trừ Indonesia, điều này cho thấy NHTW ở
tất cả các nước đã áp dụng chặt chẽ chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế lạm phát,
tuy nhiên tại Indonesia do phải đối mặt với vấn đề thanh khoản kém và thiếu vốn trong
hệ thống ngân hàng nên NHTW Indonesia phải nới rộng cung tiền; mâu thuẫn trong
chính sách tiền tệ khiến nước này phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng
hoảng 1997-1998.
1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây do nhận thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc
nghiên cứu mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá là rất cần thiết cho việc hoạch định
chính sách tỷ giá cho chính phủ. Do vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu có giá trị
trong thời gian gần đây và tác giả xin được giới thiệu một vài nghiên cứu chuyên sâu
trong lĩnh vực này như sau:
Võ Văn Minh (2009) “ Exchage Rate Pass Through and Its Implication for
Inflation in Viet Nam”. Tác giả sử dụng mô hình VAR để ước lượng mức tác động
của cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Dữ liệu được
lấy từ tháng 1/2001- T2/2007. Kết quả nghiên cứu ERPT truyền dẫn đến IMP sau 6
tháng là 1.04 và sau 1 năm là 0.21, tác giả giải thích điều này do các hợp đồng nhập
khẩu dựa trên cơ sở giao hàng trong tương lai. Khi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phát
hiện cơn sốc tỷ giá họ đưa các điều khoản này vào làm cơ sở giao hàng. Bên cạnh đó
mức độ truyền dẫn đến CPI trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tich lũy sau 1
năm là 0.13 - ở mức thấp so với các nước trong khu vực, tác giả giải thích điều này là
do môi trường lạm phát, tình trạng dola hóa thấp và việc tự do hóa lãi suất ở giai đoạn
này đã cho kết quả như vậy.
Nghiên cứu Trần Mai Anh, Nguyễn Đình Minh Anh và Võ Trí Thành (2011) “
ERPT into Inflation in Viet Nam: An Assessment Using VAR approach”, trong bài
11
nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng phương pháp VAR để đánh giá ảnh hưởng
của biến động tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam. Kết qủa nghiên cứu cho thấy mức
truyền dẫn ERPT vào CPI Việt Nam giai đoạn 2005-2009 là 0.07 (thấp) và nó gần như
không còn ảnh hưởng từ tháng thứ 3,từ nghiên cứu của mình tác giả cho rằng lạm phát
trong nước chủ yếu do tác động của cung tiền, do đó việc thực thi quản lý chính sách
tiền tệ là giải pháp tốt để kiềm chế lạm phát. Tác giả đề xuất một sự linh hoạt hơn
trong việc điều hành chế độ tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước.
Bạch Thị Phương Thảo (2011) “ Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số gía tại
Việt Nam giai đoạn 2001-2011” . Kết quả nghiên cứu cho thấy mức truyền dẫn
TGHĐ của Việt Nam giai đoạn hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh , thời gian tác
động kéo dài và không ở mức thấp so với các nước khác. Do đó các cú sốc về TGHĐ
chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số giá qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số kinh
tế vĩ mô và từ đó ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Trần Quốc Phong (2012) “ Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng
Việt Nam giai đoạn 2000-2011”. Trong bài nghiên cứu tác giả xem xét mức độ truyền
dẫn của tỷ giá song phương VND/CNY vào CPI Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho
rằng trong dài hạn mức độ truyền dẫn là 0,68 và 1,47 tương ứng với CPI, PPI làm đại
diện cho chi phí sản xuất Trung Quốc và mức truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu
lực Neer vào CPI Việt Nam là 0,17. Trong ngắn hạn, mức truyền dẫn của tỷ giá song
phương VND/CNY vào CPI Việt Nam là 0,3 và 0,64 tương ứng với CPI, PPI là chi phí
sản xuất của Trung Quốc và mức truyền dẫn của Neer vào CPI của Việt Nam là 0,16.
Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu mức truyền dẫn của tỷ giá vào CPI Việt Nam
có xu hướng tăng dần. Kết luận này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Trần
Ngọc Thơ và cộng sự (2012) và nghiên cứu của Lục Văn Cường (2012), trong bài
nghiên cứu của mình tác giả cho rằng xu hướng mức truyền dẫn tỷ giá là tăng dần và
mức truyền dẫn là lớn nhất đối với chỉ số IMP, kế đến là PPI và cuối cùng là CPI Việt
Nam. Tác giả cũng cho rằng chỉ số CPI Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cú sốc
của chính sách tiền tệ.
12
Như vậy qua tất cả các kết quả nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá tại Việt
Nam cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam hiện đang ở mức thấp
và có xu hướng tăng nhanh, do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lượng hóa về mức truyền
dẫn tỷ giá là điều nên làm nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá
và năng lực dự báo cũng như kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế.
13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong thực tế có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về mức độ truyền dẫn tỷ giá
(ERPT) vào chỉ số giá hàng hóa ở các nước. Để tạo sự thống nhất cho bài nghiên cứu
của mình, tác giả sử dụng khái niệm truyền dẫn tỷ giá tương tự như các nghiên cứu ở
các nước đang phát triển nghĩa là “ truyền dẫn tỷ giá là phần trăm của sự thay đổi của
giá cả hàng hóa nội địa - chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số
giá tiêu dùng (CPI)- khi có sự thay đổi một phần trăm (1%)của cú sốc tỷ giá”.
Và theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), cơ chế truyền dẫn tỷ giá ảnh hưởng đến chỉ
số giá thông qua hai kênh cơ bản: trực tiếp và gián tiếp.
a. Kênh trực tiếp: để đơn giản hoá phân tích và không mất tính tổng quát, ta có thể
xem cú sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng hoá và
nguyên liệu nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi
phí sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu tăng sẽ
phản ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng.
b. Kênh gián tiếp: khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với
hàng quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung - cầu thị
trường hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lương và
tăng tổng cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là
trong dài hạn do giá thường cứng nhắc trong ngắn hạn.
Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu về ERPT, phương pháp được sử dụng để
đo lường mức độ truyền dẫn của ERPT thường là phương pháp hồi qui tuyến tính và
phương pháp VAR. Vì mô hình VAR khá đơn giản và chúng ta không phải băn khoăn
về việc biến nào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh do đó mà mô hình
VAR được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế có liên quan
đến các biến vĩ mô.
14
CHƯƠNG 2
ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) VÀO CHỈ SỐ
GIÁ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001Q1-2011Q4
2.1 Mô hình nghiên cứu
Để đo lường mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá ở Việt Nam tác giả đã sử dụng mô
hình tương tự như trong nghiên cứu của Ito và Sato(2007), Mc Carthy(2000) và nghiên
cứu của Hahn(2003). Tác giả xây dựng mô hình VAR với 07 biến nội sinh được sắp
xếp như sau:
xt = ( lnoil, gap, lnM2, lnNeer, lnIMP, lnPPI, lnCPI )
- lnOil : đại diện cho giá dầu thế giới
- Gap : chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng
- lnM2 : đại diện cho biến cung tiền M2
- lnNeer : tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương
- lnIMP; lnPPI; lnCPI: là các chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số
giá tiêu dùng.
Trật tự sắp xếp thứ tự các biến trong mô hình cũng được dựa theo các nghiên cứu
trước đây Mc Carthy (2000) và Hahn (2003).Trong bài nghiên cứu này tác giả thực
hiện những giả định sau:
- Biến giá dầu(oil) tượng trưng cho cú sốc cung chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú
sốc của chính nó và ảnh hưởng đồng thời lên tất cả các biến đằng sau nó trong mô
hình;
- Biến Gap tượng trưng cho cú sốc cầu chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú sốc giá
dầu, cú sốc của chính nó và ảnh hưởng đồng thời lên các biến đằng sau nó ngoại
trừ biến giá dầu;
- Biến cung tiền(M2) chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú sốc cung, cú sốc cầu và cú
sốc của chính nó, đồng thời ảnh hưởng lên các biến đằng sau nó;
- Biến Neer chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú sốc cung, cú sốc cầu, cú sốc tiền tệ
và cú sốc của chính nó, đồng thời ảnh hưởng lên các biến sau nó;
15
- Các biến IMP;PPI;CPI chịu tác động đồng thời từ cú sốc cung, cú sốc cầu, cú
sốc tiền tệ, cú sốc tỷ giá và cú sốc của chính nó theo chuỗi phân phối giá, có nghĩa
là cú sốc của chỉ số IMP ảnh hưởng đến PPI, CPI theo hướng
IMP-->PPI--> CPI và không có phản hồi tức thời từ các biến trong chuỗi phân
phối giá.
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tác giả muốn đo lường mức độ và tốc độ(thời gian sau
bao lâu) xảy ra cú sốc tỷ giá và các biến vĩ mô ảnh hưởng đến chuỗi chỉ số giá ở Việt
Nam. Do vậy, để xác định ảnh hưởng của những cú sốc xảy ra đối với các biến trong
mô hình thì tác giả đã sử dụng phương pháp phân rã Cholesky (Cholesky
decomposition) của ma trân tương quan Ω, ma trận tương quan phương sai, hiệp
phương sai là một dạng rút gọn của mô hình VAR( VAR-residual). Mối quan hệ giữa
ma trận phương sai, hiệp phương sai các phần dư (ut) và các nhiễu trắng của nó (et) có
thể được viết lại như sau:
ut
oil
S11 0 0 0 0 0 0 et
oil
ut
gap
S21 S22 0 0 0 0 0 et
gap
ut
m2
S31 S32 S33 0 0 0 0 et
m2
ut
neer
S41 S42 S43 S44 0 0 0 et
neer
ut
imp
S51 S52 S53 S54 S55 0 0 et
imp
ut
ppi
S61 S62 S63 S64 S65 S66 0 et
ppi
ut
cpi
S71 S71 S73 S74 S75 S76 S77 et
cpi
- ut
oil
, ut
gap
, ut
m2
, ut
neer
, ut
imp
, ut
ppi
, ut
cpi
lần lượt là đại diện cho các phần dư của
các biến trong mô hình.
- et
oil
, et
gap
, et
m
, et
neer
et
imp
, et
ppi
, et
cpi
lần lượt là đại diện cho các cú sốc của các
biến trong mô hình.
- Kết quả của ma trận tam giác dưới cho rằng các cú sốc của các biến trong mô
hình không xảy ra đồng thời ảnh hưởng lên những biến nội sinh trước nó theo
trật tự sắp xếp của các biến trong mô hình.
=
16
j=1
- Ta biết rằng trật tự sắp xếp của các biến trong mô hình VAR có thể ảnh hưởng
đến kết quả nghiên cứu, do vậy tác giả sẽ thảo luận kỹ hơn trong phần phân tích
sự thay đổi trật tự các biến trong mô hình ở phần tiếp theo.
2.2 Dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu hàng quý, từ quý 1 năm 2001 đến quý 4
năm 2011. Nguồn dữ liệu và cách xử lý dữ liệu ban đầu như sau:
- Giá dầu thế giới được lấy theo giá dầu UK Brent, đơn vị tính USD/gallon, được
qui về ký gốc (Q1 2001=100) và được hiệu chỉnh để loại bỏ yếu tố mùa vụ bằng
phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu từ World Bank
- Output Gap (GAP) mức chênh lệch sản lượng của nền kinh tế tức mức chênh
lệch sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng, tác giả đã sử dụng dữ liệu
giá trị sản xuất công nghiệp (IP) Việt Nam. Để tính được mức sản lượng tiềm
năng, tác giả đã sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescott Filter để ước lượng. Nguồn từ
cục thống kê Việt Nam (GSO)
- Mức tăng cung tiền M2 đại diện cho chính sách tiền tệ, được hiệu chỉnh để loại
bỏ yếu tố mùa vụ bằng Census X12 . Nguồn dữ liệu được lấy từ IFS
- NEER tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương, được tính với 10 đối tác thương
mại chính với Việt Nam và được qui về kỳ gốc (Q1 2001=100) và được hiệu
chỉnh để loại bỏ yếu tố mùa vụ. Nguồn dữ liệu được lấy từ World Bank, IFS.
Công thức tính NEER như sau:
Trong đó:
ejt: : tỷ giá danh nghĩa của đồng VND so với đồng tiền nước j tại thời gian t . Rổ
tiền tệ mà tác giả lựa chọn ở đây là 10 đồng tiền của các đối tác thương mại
chính của Việt Nam bao gồm: Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,
NEER= ∑ ejt. wj
n
17
Thái Lan, Úc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia. Mười đối tác thương mại này
chiếm 82% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
t : là thời gian
n: là số lượng các đối tác thương mại của Việt Nam
wj: tỷ trọng thương mại của đối tác j
- IMP; PPI; CPI: lần lượt là chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá
tiêu dùng Việt Nam được hiệu chỉnh để loại bỏ yếu tố mùa vụ và được qui về
kỳ gốc (Q1 2001=100). Nguồn dữ liệu được lấy từ GSO.
Tất cả các biến đều được đưa về dạng logarit cơ số mủ tự nhiên ngoại trừ biến GAP
2.3 Các bước thực hiện trong quá trình chạy mô hình
Để đo lường mức độ và tốc độ (sau bao lâu) của biến động tỷ giá hối đoái đến chỉ số
giá ở Việt Nam tác giả thực hiện theo các bước sau:
- Thứ nhất, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) để xem
xét tính dừng, hoặc không dừng của các chuỗi thời gian của các biến trong mô
hình.
- Thứ hai, để xác định độ lớn và thời gian tác động của một cú sốc của một biến
không chỉ ảnh hưởng đến chính nó, mà nó còn ảnh hưởng đến các biến khác
trong mô hình thông qua các mối quan hệ cùng tồn tại đồng thời ở thời điểm
xảy ra cú sốc, do vậy tác giả thực hiện phân tích hàm phản ứng xung (impluse
response) trong mô hình VAR để đánh giá.
- Thứ ba, trật tự sắp xếp các biến trong mô hình có thể ảnh hưởng đến kết quả
đạt được do vậy tác giả sẽ thay đổi trật tự các biến dựa theo nghiên cứu của Ito
và Sato(2007) để xem xét kết quả đạt được.
- Thứ tư, phân tích phương sai (Variance decomposition) được sử dụng để ước
lượng nguyên nhân của sự thay đổi phương sai của các biến trong mô hình
nhằm giải thích rõ hơn cú sốc xảy ra của biến nào là quan trọng ảnh hưởng đến
chỉ số giá.
18
2.4 Kết quả thực nghiệm
2.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test)
Trước khi thực hiện chạy mô hình hồi qui để đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối
đoái vào chỉ số giá, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp
(Augmented Dickey-Fuller) để xét xem các chuỗi dữ liệu có dừng hay không. Kết quả
như sau:
Bảng 2.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
ADF(T-test) 1% 5% 10% Kết quả
LNOIL -1.251320 -3.596616 -2.933158 -2.604867 không dừng
GAP -3.001177 -3.615588 -2.941145 -2.609066 Không dừng ở mức 1%
LNM2 -0.244016 -3.600987 -2.935001 -2.605836 không dừng
LNNEER 1.841522 -3.592462 -2.931404 -2.603944 không dừng
LNIMP 0.095668 -3.596616 -2.933158 -2.604867 không dừng
LNPPI 1.648051 -3.600987 -2.935001 -2.605836 không dừng
LNCPI 1.032030 -3.639407 -2.951125 -2.614300 không dừng
ADF(T-test)
ΔLNOIL -7.445066 -2.622585 -1.949097 -1.611824 Dừng
ΔGAP -11.61229 -2.625606 -1.949609 -1.611593 Dừng
ΔLNM2 -6.847226 -2.627238 -1.949856 -1.611469 Dừng
ΔLNNEER -6.603217 -2.628961 -1.950117 -1.611339 Dừng
ΔLNIMP -9.162170 -2.622585 -1.949097 -1.611824 Dừng
ΔLNPPI -6.136659 -2.624057 -1.949319 -1.611711 Dừng
ΔLNCPI -2.128896 -2.636901 -1.951332 -1.610747 Dừng mức 5% và 10%
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi thời gian đều không dừng ở chuỗi gốc I(0)
và đều là chuỗi dừng ở sai phân bậc I(1).Việc sử dụng mô hình VAR với phương pháp
phân rã Cholesky hồi qui các biến ở chuỗi sai phân bậc 1 I(1) sẽ cho ta kết quả cụ thể
hơn được thể hiện ở phần tiếp theo.
2.4.2 Xác định độ trễ cho các biến trong mô hình
Kết quả xác định độ trễ cho các biến trong mô hình được thể hiện qua bảng sau:
19
VAR Lag Order Selection
Criteria
Endogenous variables: DGAP DLNCPI DLNIMP DLNM2 DLNNEER DLNOIL DLNPPI
Exogenous variables: C
Date: 09/25/12 Time: 22:12
Sample: 2001Q1 2011Q4
Included observations: 41
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 113.3197 NA 1.32E-11 -5.18633
-
4.893767* -5.07979
1 189.7122 122.9732 3.59E-12 -6.52255 -4.18206 -5.670268*
2 248.5172 74.58206* 2.76e-12* -7.000841* -2.61243 -5.40282
* indicates lag order selected by the criterion
LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level)
FPE: Final prediction error
AIC: Akaike information
criterion
SC: Schwarz information criterion
HQ: Hannan-Quinn information criterion
Kết quả chọn độ trễ tối ưu được thể hiện ở bảng 2.2, với các tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ
khác nhau (LR, FPE, AIC, SC, HQ). Tiêu chuẩn thông dụng AIC chọn độ trễ là 2 quý
và các tiêu chuẩn khác như LR, FPE, cũng cho kết quả tương tự. Do vậy, tác giả lựa
chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR trong nghiên cứu của mình cũng là 2 quý.
2.4.3 Hàm phản ứng xung( impulse respone)
Phương pháp phân rã Cholesky được sử dụng để xác định mức tác động của các cú sốc
đến chỉ số giá. Kết quả hàm phản ứng xung như sau:
 Tác động của cú sốc tỷ giá NEER đến chỉ số giá1
1
Chi tiết kết quả hàm phản ứng xem phụ lục 1
Bảng 2.2: Kết quả xác định độ trễ cho mô hình
Tải bản FULL (59 trang): https://bit.ly/3E5eCIu
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
20
Để đo lường mức tác động của cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá thì phải chuyển một đơn vị
độ lệch chuẩn của cú sốc tỷ giá hối đoái sang một phần trăm thay đổi trong cú sốc tỷ
giá hay nói cách khác phải chuẩn hóa cú sốc tỷ giá để đo lường mức độ truyền dẫn.
Dựa theo nghiên cứu của Ito và Sato (2007) công thức chuẩn hóa cú sốc được viết lại
như sau:
PT t,t+j = ∑ t,t+j ∑ t,t+j
- t, t+j : phản ứng tích lũy của sự thay đổi của các chỉ số giá do tác động của cú
sốc tỷ giá sau j tháng
- t,t+j : phản ứng tích lũy của sự thay đổi tỷ giá đối với cú sốc của chính nó sau j
tháng.
- PT t,t+j : phản ứng tích lũy của sự thay đổi của các chỉ số giá đối với cú sốc tỷ
giá sau j tháng đã được chuẩn hóa
Hình 2.1: Phản ứng của các chỉ số giá đối với cú sốc NEER
Tải bản FULL (59 trang): https://bit.ly/3E5eCIu
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
21
Dựa vào hình 2.1, hình 2.2 và bảng 2.3 tác giả có nhận xét.
- Mức ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá nhập khẩu(IMP) là lớn
nhất kế đến là chỉ số giá sản xuất(PPI) và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI),
tác giả cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Ito và
Sato, 2007) về ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá đến chuỗi giá cả trong nước. Qua hình
vẽ và bảng số liệu tác giả thấy rằng mức truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá
nhập khẩu có ý nghĩa thống kê kể từ quý 1 và mức truyền dẫn là hoàn toàn kể từ
quý thứ ba, mức ảnh hưởng là lớn nhất sau 5 quý 1.36 và có xu hướng giảm dần
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hình 2.2: Tổng hợp phản ứng ba chỉ số giá với 1% cú
sốc NEER
IMP PPI CPI
Period IMP PPI CPI
1 0.327 0.122 0.048
2 0.832 0.301 0.287
3 1.133 0.866 0.515
4 1.287 1.038 0.631
5 1.360 1.133 0.620
6 1.312 0.888 0.523
7 1.083 0.620 0.336
8 0.937 0.432 0.238
9 0.900 0.479 0.236
10 0.957 0.601 0.292
Bảng 2.3: Kết quả chuẩn hóa cú sốc NEER- hệ số truyền dẫn đến chỉ số giá
6677861

More Related Content

Similar to Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf

Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt NamLuận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Ebook
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf (20)

Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOTĐề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Gia the gioi len ttck
Gia the gioi len ttckGia the gioi len ttck
Gia the gioi len ttck
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt NamLuận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
 
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đYếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàngĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
 
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
Luận Văn Tác Động Bất Đối Xứng Của Thay Đổi Giá Dầu Lên Giá Chứng Khoán Của V...
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
 
Tcdk002 kinh te v mo
Tcdk002 kinh te v  moTcdk002 kinh te v  mo
Tcdk002 kinh te v mo
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩmChính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
 
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tếLuận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------o0o--------- HOÀNG THỊ THANH NHÀN MỨC TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------o0o--------- HOÀNG THỊ THANH NHÀN MỨC TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính- Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang người đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân tình đến em Bạch Thị Phương Thảo; Trần Quốc Phong, Nguyễn Quốc Huy và các bạn học đã hỗ trợ nhiệt tình để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Lời cảm ơn sau cùng tôi xin gởi đến những thành viên trong gia đình, những người đã hỗ trợ về tinh thần và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2012 Hoàng Thị Thanh Nhàn
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ của người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung nghiên cứu và kết quả của bài nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Số liệu thống kê trong bài nghiên cứu được lấy từ những nguồn dữ liệu đáng tin cậy và được chú thích rõ ràng trong bài nghiên cứu của tôi. Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2012 Tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn
  • 5. MỤC LỤC TÓM TẮT ...............................................................................................................1 MỞ ĐẦU..................................................................................................................2 CHƢƠNG 1.............................................................................................................5 TỔNG QUAN LÝ THYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM..............................................................................................................5 1.1 Thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT)...............................................5 1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá là nhƣ thế nào ...........6 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu điển hình về ERPT ở các nƣớc .....................7 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................8 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................13 CHƢƠNG 2.............................................................................................................14 ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2011.....................................................................14 2.1 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................14 2.2 Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................16 2.3 Các bƣớc thực hiện trong quá trình chạy mô hình .......................................17 2.4 Kết quả thực nghiệm........................................................................................18 2.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị.................................................................................18 2.4.2 Xác định độ trễ cho các biến trong mô hình ...................................................18 2.4.3 Hàm phản ứng xung (impulse response).........................................................19 2.4.4 Chức năng phân rã phương sai.......................................................................27 2.4.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................29 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................31 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................34 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................39 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................43 PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................47 PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................51
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IMP : Chỉ số giá nhập khẩu PPI : Chỉ số giá sản xuất CPI : Chỉ số giá tiêu dùng GAP : Chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng IP : Giá trị sản xuất công nghiệp M2 : Cung tiền M2 TGHD : Tỷ giá hối đoái ERPT : Mức truyền dẫn tỷ giá-Exchange Rate Pass-Through NHTW : Ngân hàng trung ương NHNN :Ngân hàng nhà nước VND : Việt Nam đồng USD : Đô la Mỹ NEER : Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương IFS : Thống kê tài chính quốc tế ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á ADF : Augmented Dickey-Fuller WB : World bank GSO : Tổng cục thống kê Việt Nam
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Bảng 2.2: Kết quả xác định độ trễ cho mô hình Bảng 2.3: Kết quả chuẩn hóa cú sốc NEER- hệ số truyền dẫn đến chỉ số giá Bảng 2.4: Kết quả phân rã phương sai DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.2: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá Hình 2.1: Phản ứng của các chỉ số giá đối với cú sốc NEER Hình 2.2: Tổng hợp phản ứng ba chỉ số giá với 1% cú sốc NEER Hình 2.3 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 2 (Cholesky Ordering 2) Hình 2.4 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 3 (Cholesky Ordering 3) Hình 2.5 Hàm phản ứng xung theo trật tự thứ 4 (Cholesky Ordering 4) Hình 2.6: Tác động của các cú sốc giá dầu, cung tiền, Gap đến chỉ số giá
  • 8. 1 TÓM TẮT Mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá trong nước là một chủ đề đã được nghiên cứu khá rộng trên toàn thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu cho vấn đề này còn rất ít. Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã đo lường mức độ và thời gian của mức truyền dẫn tỷ giá vào chuỗi giá cả trong nước( IMP,PPI,CPI) là như thế nào trong giai đoạn 2001 đến 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến IMP là lớn nhất và hoàn toàn sau 5 quý kể từ lúc xảy ra cú sốc tỷ giá, kế đến là PPI và cuối cùng là CPI tuy nhiên mức ảnh hưởng đến CPI là không hoàn toàn, mức ảnh hưởng theo khuynh hướng giảm dần theo chuỗi chỉ số giá cả trong nước là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu ở các nước. Hơn nữa, trong bài nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi chỉ số giá trong nước. Do vậy, để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì ngân hàng nhà nước cần phải thận trọng trong vấn đề kiểm soát cung tiền. Từ khóa: Truyền dẫn tỷ giá (ERPT), mô hình hồi qui vecto (VAR), chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng(CPI),
  • 9. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và lạm phát là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia.Việc điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát luôn là một vấn đề đáng quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, biến động của TGHĐ trong thời gian vừa qua không chỉ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng. Như vậy, liệu rằng có một mối quan hệ như thế nào giữa TGHĐ và lạm phát? Sự thay đổi trong TGHĐ có tác động đáng kể đến lạm phát hay không? Và nếu có thì mức độ tác động là như thế nào? Biến động của giá cả hàng hóa trên thế giới cụ thể giá dầu có ảnh hưởng như thế nào đến thay đổi tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam? Chính sách tiền tệ liệu có tác động đến lạm phát hay không và nếu có thì mức độ của nó như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá ở Việt Nam” để làm luận văn bảo vệ khóa học thạc sĩ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) vào các chỉ số giá: chỉ số giá nhập khẩu (IMP); chỉ số giá sản xuất (PPI); chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn là một đề tài đáng quan tâm của các nhà kinh tế thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện ở nhiều quốc gia; nhiều nền kinh tế trên thế giới như so sánh mức độ truyền dẫn tỷ giá ( ERPT) vào chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở những nước phát triển và những nước mới nổi trong nhiều giai đoạn và thời gian khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu cũng góp phần không nhỏ đối với những nhà điều hành chính sách ở các quốc gia nói trên. Tại Việt Nam, những năm gần đây cùng với sự tăng mạnh của tỷ lệ lạm phát và chính sách điều hành tỷ giá cũng linh hoạt hơn, mức độ phá giá của VND ngày càng lớn do
  • 10. 3 đó việc cập nhật và xác định mức độ ảnh hưởng của việc phá giá VND đối với nền kinh tế đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)trong nước là vô cùng cần thiết. 3. Mục tiêu nghiên cứu Như đã nêu rõ ở phần lý do chọn đề tài, tác giả có hai vấn đề cần nghiên cứu: Thứ nhất: tác giả muốn xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào các chỉ số giá ở Việt Nam là như thế nào. Thứ hai: tác giả muốn xem xét mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số giá ở Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình, các đối tượng nghiên cứu của tác giả như sau: - CPI : chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam - IMP : chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam - PPI : chỉ số giá sản suất của Việt Nam - IP : giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam - Neer, Reer : tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (Neer), tỷ giá thực hiệu lực đa phương (Reer) của Việt Nam so với đổng tiền các nước trong khu vực. Ở bài nghiên cứu của mình tác giả lựa chọn 10 quốc gia có quan hệ giao thương chiếm 82 % tỷ trọng giao thương với Việt Nam bao gồm: Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia - Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu - Các số liệu về chi số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản suất (PPI), giá trị sản xuất công nghiệp (IP) của Việt Nam sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2001- 2011 - Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (Neer) so với 10 đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng được nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2011 6. Phương pháp nghiên cứu
  • 11. 4 - Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu thu thập được tác giả so sánh với mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp mô hình hóa: phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng những hình vẽ cụ thể để các vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: tác giả sử dụng mô hình VAR (vector autoregression model) để đo lường và phân tích mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 7. Dữ liệu nghiên cứu Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO); nguồn dữ liệu datastream từ tổ chức tài chính quốc tế (IFS); ngân hàng thế giới (WB), trong khoảng thời gian từ 2001- 2011. 8. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm hai chương. - Chương 1: Tổng quan lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Viêt Nam Chương 2: Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 9. Đóng góp của luận văn - Thứ nhất, luận văn góp phần cung cấp thông tin tổng quan hơn về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam là như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu. - Thứ hai, luận văn đã xác định được xu hướng biến động của mức độ truyển dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. - Thứ ba, thực hiện chức năng phân rã phương sai, luận văn xác định được mức độ ảnh hưởng như thế nào của các nhân tố đến chỉ số giá ở Việt Nam.
  • 12. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM 1.1 Thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) Có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về truyền dẫn tỷ giá, điển hình như của Giovanni P.Olivei (2002) cho rằng truyển dẫn tỷ giá hối đoái như là sự tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu ( tính trên đồng nội tệ) đối với những quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với nhau. Hay nói cách khác là 1% thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ tác động như thế nào đến sự thay đổi giá nhập khẩu. Nghiên cứu khác của Amit Ghosh và Ramkishen S.Rajan (2007) cho rằng truyền dẫn tỷ giá là sự ảnh hưởng của những thay đổi của tỷ giá hối đoái vào giá của hàng hóa nhập khẩu cũng như vào giá cả hàng hóa nội địa nói chung( dựa trên đơn vị tiền tệ của nước nhập khẩu). Rudrani Bhattacharya, Ila Patnaik, Ajay Shah (2008) trong nghiên cứu của mình đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước(domestic prices) -giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng và cả giá hàng hóa xuất khẩu- được xác định bởi các nhà nhập khẩu trong nước khi có sự thay đổi 1% của biến động tỷ giá hối đoái. Nkunde Mwase (2006) có định nghĩa rộng hơn về truyền dẫn tỷ giá hối đoái chính là sự thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước như thế nào khi có sự thay đổi 1% của cú sốc tỷ giá. Jonathan McCarthy (2000) nghiên cứu tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến chỉ số giá trong nước( PPI, CPI) ở những quốc gia phát triển và tác giả sử dụng mô hình VAR để phân tích sự tương quan của sự biến động của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến chuỗi các chỉ số giá ở các nước phát triển. Một nghiên cứu điển hình nữa trong vần đề này là của Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) cũng định nghĩa truyền dẫn tỷ giá là mức ảnh hưởng của biến động tỷ giá
  • 13. 6 lên giá nội địa và mức ảnh hưởng này thường được thảo luận cùng với những chính sách vĩ mô của nền kinh tế. Nhìn chung tất cả các nghiên cứu đều nhận thấy rằng sự biến động tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của giá cả trong nước và nếu ta biết được mức độ ảnh hưởng của nó là như thế nào, ở mức độ nào, thì việc điều hành tỷ giá hối đoái sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu để kiểm soát những biến động của nền kinh tế. Qua một số những nghiên cứu đã nêu tác giả khái quát định nghĩa truyền dẫn tỷ giá như sau:“ truyền dẫn tỷ giá là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa nội địa - chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)- khi có sự thay đổi một phần trăm (1%)của cú sốc tỷ giá”. 1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá là như thế nào? Theo Rudrani Bahttacharya (2008) cho rằng cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá hàng hóa nội địa qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu . Giai đoạn 2: Khi tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu thì thông qua cung cầu thị trường nó sẽ lâp tức ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước. Và mức truyền dẫn được gọi là hoàn toàn(complete) khi 1% thay đổi tỷ giá sẽ dẫn đến sự thay đổi trong giá cả nội địa cũng ở mức 1%, và nếu mức độ thay đổi này nhỏ hơn 1% thì mức truyền dẫn được gọi là không hoàn toàn(incomplete). Theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), những thay đổi của TGHĐ sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát qua hai kênh cơ bản là: trực tiếp và gián tiếp. a. Kênh trực tiếp: Để đơn giản hoá phân tích và không mất tính tổng quát, ta có thể xem cú sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu tăng sẽ phản ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. (Hình 1.2).
  • 14. 7 Hình 1.2: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá Nguồn: Nicoleta (2007) b. Kênh gián tiếp: Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung - cầu thị trường hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lương và tăng tổng cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là trong dài hạn do giá thường cứng nhắc trong ngắn hạn. Một kênh gián tiếp quan trọng khác : trong ngắn hạn cũng như dài hạn thông qua tỷ lệ đô la hoá nền kinh tế, tức là tình trạng người dân sở hữu các tài sản tính bằng ngoại tệ. Giả định TGHĐ tăng, tức là nội tệ mất giá và ngoại tệ tăng giá, người dân có xu hướng chuyển sang nắm giữ các tài sản bằng ngoại tệ, đẩy giá của các tài sản tính bằng ngoại tệ tăng, thông thường là bất động sản và các mặt hàng xa xỉ, và mặt bằng giá chung sẽ tăng lên hay CPI sẽ tăng. 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu điển hình về truyền dẫn tỷ giá(ERPT) ở các nước Về cơ bản vai trò quan trọng nhất của truyền dẫn tỷ giá là mức độ ảnh hưởng của nó trong khả năng dự báo lạm phát trong nền kinh tế, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Nắm bắt được vai trò của nó mà các nhà kinh tế đã không ngừng nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá đến giá cả nội địa nhằm tăng khả năng dự báo cho chính phủ trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của nền kinh tế các nước. Dưới đây tác giả xin điểm qua một số các nghiên cứu điển hình. Hàng hóa nhập khẩu( chỉ số giá nước ngoài-P*) Hàng hóa nhập khẩu( chỉ số giá nhập khẩu-P) Nguyên vật liệu sản xuất( chỉ số giá sản xuất- PPI) Hàng tiêu dùng cuối cùng( chỉ số giá tiêu dùng- CPI) Hàng tiêu dùng cuối cùng( chỉ số giá tiêu dùng- CPI) 4 1 2 3
  • 15. 8 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới. Khi xem xét phản ứng của giá nhập khẩu của các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ đối với những biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1981-1999, Oliver (2002), kết quả nghiên cứu là mức truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu là không hoàn toàn, trung bình ở mức 0.5 % đối với các ngành công nghiệp trong giai đoạn 1980s và mức độ truyền dẫn càng nhỏ hơn cụ thể 0.25% trong giai đoạn 1990s. Do đó, đề xuất của tác giả là để giảm lượng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì chính phủ nên phá giá đồng nội tệ(USD). Môi trường lạm phát và mức biến động tỷ giá ở một quốc gia là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá. Theo Campa & Goldberg(2004) nghiên cứu về mức độ truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu của 23 nước OECD và kết quả nghiên cứu cho thấy các nước có tỷ giá hối đoái và lạm phát biến động ít hơn sẽ có tỷ lệ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu thấp hơn. Cùng với kết luận trên có nghiên cứu của Ghosh và Rajan(2008) tác giả đã sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính OLS để đo lường độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu của Hàn Quốc, Thái Lan, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá ở Thái Lan cao hơn ở Hàn Quốc, bài nghiên cứu cũng cho thấy độ mở của nền kinh tế và sự thay đổi của tỷ giá càng lớn thì độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu càng tăng. Sự phụ thuộc hàng nhập khẩu của một quốc gia và qui mô của một quốc gia cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá. Theo Campa,Goldberg & Gonzales-Minguez (2005) khi nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu giữa các nước và các loại sản phẩm trong khu vực đồng Euro. Kết quả nghiên cứu: trong ngắn hạn, ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến giá nhập khẩu cao nhưng không hoàn toàn (nhỏ hơn 1), và rằng mức truyền dẫn là khác nhau giữa các ngành công nghiệp và các quốc gia. Trong dài hạn: mức chuyển dịch lại cao hơn (gần bằng 1), không tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng sự ra đời của đồng Euro gây ra một sự thay đổi cấu trúc về mức truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu của khu vực đồng Euro.
  • 16. 9 Mc Cathay(2000) là người tiên phong trong việc sử dụng mô hình VAR đệ qui (recursive VAR) để nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là phân tích thực nghiệm tác động của thay đổi tỷ giá và giá nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số PPI, CPI ở các nước công nghiệp cụ thể là ( United States, Japan, Germany, France, UK, Belgium, Netherland, Sweden, Switzerland), kết quả cho thấy biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu (external factors) có ảnh hưởng không đáng kể đến PPI, CPI ở các nước công nghiệp ở thời kỳ hậu Bretton Woods nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến những quốc gia có thị phần nhập khẩu lớn và môi trường cạnh tranh không cao. Hahn(2003) trong nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng mô hình VAR đệ qui để nghiên cứu về tác động của các cú sốc ngoại tác (cú sốc giá dầu, cú sốc tỷ giá, cú sốc giá cả hàng hóa nhập khẩu trừ giá dầu) đến chuỗi các chỉ số giá (IMP, PPI, CPI) của khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn lớn nhất và nhanh nhất là do cú sốc của giá nhập khẩu không bao gồm giá dầu, tiếp đó là cú sốc tỷ giá và cú sốc giá dầu. Mức độ ảnh hưởng của các cú sốc này giảm dần theo chuỗi phân phối giá (IMP->PPI->CPI). Tác động của các cú sốc giải thích phần lớn sự khác biệt trong chuỗi các chỉ số giá. Kết quả của bài cũng góp phần cung cấp thông tin cho ủy ban quản lý tiền tệ khu vực đồng tiền chung Châu Âu (EMU-Euro pean Moneytary Union) có những chính sách phù hợp cho khu vực. Nghiên cứu cũng cho thấy một mối quan hệ cùng chiều rõ rệt giữa độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát, điều này phù hợp với giả thuyết của Taylor(2000). Kết quả nghiên cứu cũng trình bày có mối tương quan cùng chiều giữa độ mở hàng nhập khẩu của một quốc gia và mức truyền dẫn tỷ giá là thấp hơn so với các nước mới nổi. Nhìn chung các nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá ở các nước phát triển đều cho thấy rằng mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá ở các nước phát triển là thấp hơn so với các nước mới nổi và các nước ở khu vực Châu Á. Điển hình cho các nghiên cứu ở khu vực Châu Á là nghiên cứu của Ito và Sato (2007), tác giả đã dùng mô hình VAR nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá đối với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 gồm: Hàn Quốc,
  • 17. 10 Indonesia; Thai Lan, Philippine, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu (IMP) là cao nhất, sau đó đến PPI, và cuối cùng là CPI. Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến IMP là khá cao ở tất cả các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ; mức truyền dẫn đến CPI nhìn chung là thấp ở tất cả các nước khác ngoại trừ Indonesia, điều này cho thấy NHTW ở tất cả các nước đã áp dụng chặt chẽ chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế lạm phát, tuy nhiên tại Indonesia do phải đối mặt với vấn đề thanh khoản kém và thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng nên NHTW Indonesia phải nới rộng cung tiền; mâu thuẫn trong chính sách tiền tệ khiến nước này phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng 1997-1998. 1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam trong những năm gần đây do nhận thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá là rất cần thiết cho việc hoạch định chính sách tỷ giá cho chính phủ. Do vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu có giá trị trong thời gian gần đây và tác giả xin được giới thiệu một vài nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này như sau: Võ Văn Minh (2009) “ Exchage Rate Pass Through and Its Implication for Inflation in Viet Nam”. Tác giả sử dụng mô hình VAR để ước lượng mức tác động của cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Dữ liệu được lấy từ tháng 1/2001- T2/2007. Kết quả nghiên cứu ERPT truyền dẫn đến IMP sau 6 tháng là 1.04 và sau 1 năm là 0.21, tác giả giải thích điều này do các hợp đồng nhập khẩu dựa trên cơ sở giao hàng trong tương lai. Khi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phát hiện cơn sốc tỷ giá họ đưa các điều khoản này vào làm cơ sở giao hàng. Bên cạnh đó mức độ truyền dẫn đến CPI trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tich lũy sau 1 năm là 0.13 - ở mức thấp so với các nước trong khu vực, tác giả giải thích điều này là do môi trường lạm phát, tình trạng dola hóa thấp và việc tự do hóa lãi suất ở giai đoạn này đã cho kết quả như vậy. Nghiên cứu Trần Mai Anh, Nguyễn Đình Minh Anh và Võ Trí Thành (2011) “ ERPT into Inflation in Viet Nam: An Assessment Using VAR approach”, trong bài
  • 18. 11 nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng phương pháp VAR để đánh giá ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam. Kết qủa nghiên cứu cho thấy mức truyền dẫn ERPT vào CPI Việt Nam giai đoạn 2005-2009 là 0.07 (thấp) và nó gần như không còn ảnh hưởng từ tháng thứ 3,từ nghiên cứu của mình tác giả cho rằng lạm phát trong nước chủ yếu do tác động của cung tiền, do đó việc thực thi quản lý chính sách tiền tệ là giải pháp tốt để kiềm chế lạm phát. Tác giả đề xuất một sự linh hoạt hơn trong việc điều hành chế độ tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước. Bạch Thị Phương Thảo (2011) “ Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số gía tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011” . Kết quả nghiên cứu cho thấy mức truyền dẫn TGHĐ của Việt Nam giai đoạn hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh , thời gian tác động kéo dài và không ở mức thấp so với các nước khác. Do đó các cú sốc về TGHĐ chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số giá qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và từ đó ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Trần Quốc Phong (2012) “ Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2000-2011”. Trong bài nghiên cứu tác giả xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá song phương VND/CNY vào CPI Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho rằng trong dài hạn mức độ truyền dẫn là 0,68 và 1,47 tương ứng với CPI, PPI làm đại diện cho chi phí sản xuất Trung Quốc và mức truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu lực Neer vào CPI Việt Nam là 0,17. Trong ngắn hạn, mức truyền dẫn của tỷ giá song phương VND/CNY vào CPI Việt Nam là 0,3 và 0,64 tương ứng với CPI, PPI là chi phí sản xuất của Trung Quốc và mức truyền dẫn của Neer vào CPI của Việt Nam là 0,16. Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu mức truyền dẫn của tỷ giá vào CPI Việt Nam có xu hướng tăng dần. Kết luận này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012) và nghiên cứu của Lục Văn Cường (2012), trong bài nghiên cứu của mình tác giả cho rằng xu hướng mức truyền dẫn tỷ giá là tăng dần và mức truyền dẫn là lớn nhất đối với chỉ số IMP, kế đến là PPI và cuối cùng là CPI Việt Nam. Tác giả cũng cho rằng chỉ số CPI Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cú sốc của chính sách tiền tệ.
  • 19. 12 Như vậy qua tất cả các kết quả nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá tại Việt Nam cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam hiện đang ở mức thấp và có xu hướng tăng nhanh, do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lượng hóa về mức truyền dẫn tỷ giá là điều nên làm nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và năng lực dự báo cũng như kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế.
  • 20. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong thực tế có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về mức độ truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá hàng hóa ở các nước. Để tạo sự thống nhất cho bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng khái niệm truyền dẫn tỷ giá tương tự như các nghiên cứu ở các nước đang phát triển nghĩa là “ truyền dẫn tỷ giá là phần trăm của sự thay đổi của giá cả hàng hóa nội địa - chỉ số giá nhập khẩu(IMP), chỉ số giá sản xuất(PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)- khi có sự thay đổi một phần trăm (1%)của cú sốc tỷ giá”. Và theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), cơ chế truyền dẫn tỷ giá ảnh hưởng đến chỉ số giá thông qua hai kênh cơ bản: trực tiếp và gián tiếp. a. Kênh trực tiếp: để đơn giản hoá phân tích và không mất tính tổng quát, ta có thể xem cú sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu tăng sẽ phản ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. b. Kênh gián tiếp: khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung - cầu thị trường hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lương và tăng tổng cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là trong dài hạn do giá thường cứng nhắc trong ngắn hạn. Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu về ERPT, phương pháp được sử dụng để đo lường mức độ truyền dẫn của ERPT thường là phương pháp hồi qui tuyến tính và phương pháp VAR. Vì mô hình VAR khá đơn giản và chúng ta không phải băn khoăn về việc biến nào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh do đó mà mô hình VAR được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế có liên quan đến các biến vĩ mô.
  • 21. 14 CHƯƠNG 2 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) VÀO CHỈ SỐ GIÁ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001Q1-2011Q4 2.1 Mô hình nghiên cứu Để đo lường mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá ở Việt Nam tác giả đã sử dụng mô hình tương tự như trong nghiên cứu của Ito và Sato(2007), Mc Carthy(2000) và nghiên cứu của Hahn(2003). Tác giả xây dựng mô hình VAR với 07 biến nội sinh được sắp xếp như sau: xt = ( lnoil, gap, lnM2, lnNeer, lnIMP, lnPPI, lnCPI ) - lnOil : đại diện cho giá dầu thế giới - Gap : chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng - lnM2 : đại diện cho biến cung tiền M2 - lnNeer : tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương - lnIMP; lnPPI; lnCPI: là các chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Trật tự sắp xếp thứ tự các biến trong mô hình cũng được dựa theo các nghiên cứu trước đây Mc Carthy (2000) và Hahn (2003).Trong bài nghiên cứu này tác giả thực hiện những giả định sau: - Biến giá dầu(oil) tượng trưng cho cú sốc cung chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú sốc của chính nó và ảnh hưởng đồng thời lên tất cả các biến đằng sau nó trong mô hình; - Biến Gap tượng trưng cho cú sốc cầu chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú sốc giá dầu, cú sốc của chính nó và ảnh hưởng đồng thời lên các biến đằng sau nó ngoại trừ biến giá dầu; - Biến cung tiền(M2) chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc của chính nó, đồng thời ảnh hưởng lên các biến đằng sau nó; - Biến Neer chịu ảnh hưởng đồng thời từ cú sốc cung, cú sốc cầu, cú sốc tiền tệ và cú sốc của chính nó, đồng thời ảnh hưởng lên các biến sau nó;
  • 22. 15 - Các biến IMP;PPI;CPI chịu tác động đồng thời từ cú sốc cung, cú sốc cầu, cú sốc tiền tệ, cú sốc tỷ giá và cú sốc của chính nó theo chuỗi phân phối giá, có nghĩa là cú sốc của chỉ số IMP ảnh hưởng đến PPI, CPI theo hướng IMP-->PPI--> CPI và không có phản hồi tức thời từ các biến trong chuỗi phân phối giá. Mục tiêu của bài nghiên cứu là tác giả muốn đo lường mức độ và tốc độ(thời gian sau bao lâu) xảy ra cú sốc tỷ giá và các biến vĩ mô ảnh hưởng đến chuỗi chỉ số giá ở Việt Nam. Do vậy, để xác định ảnh hưởng của những cú sốc xảy ra đối với các biến trong mô hình thì tác giả đã sử dụng phương pháp phân rã Cholesky (Cholesky decomposition) của ma trân tương quan Ω, ma trận tương quan phương sai, hiệp phương sai là một dạng rút gọn của mô hình VAR( VAR-residual). Mối quan hệ giữa ma trận phương sai, hiệp phương sai các phần dư (ut) và các nhiễu trắng của nó (et) có thể được viết lại như sau: ut oil S11 0 0 0 0 0 0 et oil ut gap S21 S22 0 0 0 0 0 et gap ut m2 S31 S32 S33 0 0 0 0 et m2 ut neer S41 S42 S43 S44 0 0 0 et neer ut imp S51 S52 S53 S54 S55 0 0 et imp ut ppi S61 S62 S63 S64 S65 S66 0 et ppi ut cpi S71 S71 S73 S74 S75 S76 S77 et cpi - ut oil , ut gap , ut m2 , ut neer , ut imp , ut ppi , ut cpi lần lượt là đại diện cho các phần dư của các biến trong mô hình. - et oil , et gap , et m , et neer et imp , et ppi , et cpi lần lượt là đại diện cho các cú sốc của các biến trong mô hình. - Kết quả của ma trận tam giác dưới cho rằng các cú sốc của các biến trong mô hình không xảy ra đồng thời ảnh hưởng lên những biến nội sinh trước nó theo trật tự sắp xếp của các biến trong mô hình. =
  • 23. 16 j=1 - Ta biết rằng trật tự sắp xếp của các biến trong mô hình VAR có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, do vậy tác giả sẽ thảo luận kỹ hơn trong phần phân tích sự thay đổi trật tự các biến trong mô hình ở phần tiếp theo. 2.2 Dữ liệu nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu hàng quý, từ quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011. Nguồn dữ liệu và cách xử lý dữ liệu ban đầu như sau: - Giá dầu thế giới được lấy theo giá dầu UK Brent, đơn vị tính USD/gallon, được qui về ký gốc (Q1 2001=100) và được hiệu chỉnh để loại bỏ yếu tố mùa vụ bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu từ World Bank - Output Gap (GAP) mức chênh lệch sản lượng của nền kinh tế tức mức chênh lệch sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng, tác giả đã sử dụng dữ liệu giá trị sản xuất công nghiệp (IP) Việt Nam. Để tính được mức sản lượng tiềm năng, tác giả đã sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescott Filter để ước lượng. Nguồn từ cục thống kê Việt Nam (GSO) - Mức tăng cung tiền M2 đại diện cho chính sách tiền tệ, được hiệu chỉnh để loại bỏ yếu tố mùa vụ bằng Census X12 . Nguồn dữ liệu được lấy từ IFS - NEER tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương, được tính với 10 đối tác thương mại chính với Việt Nam và được qui về kỳ gốc (Q1 2001=100) và được hiệu chỉnh để loại bỏ yếu tố mùa vụ. Nguồn dữ liệu được lấy từ World Bank, IFS. Công thức tính NEER như sau: Trong đó: ejt: : tỷ giá danh nghĩa của đồng VND so với đồng tiền nước j tại thời gian t . Rổ tiền tệ mà tác giả lựa chọn ở đây là 10 đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam bao gồm: Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, NEER= ∑ ejt. wj n
  • 24. 17 Thái Lan, Úc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia. Mười đối tác thương mại này chiếm 82% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. t : là thời gian n: là số lượng các đối tác thương mại của Việt Nam wj: tỷ trọng thương mại của đối tác j - IMP; PPI; CPI: lần lượt là chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam được hiệu chỉnh để loại bỏ yếu tố mùa vụ và được qui về kỳ gốc (Q1 2001=100). Nguồn dữ liệu được lấy từ GSO. Tất cả các biến đều được đưa về dạng logarit cơ số mủ tự nhiên ngoại trừ biến GAP 2.3 Các bước thực hiện trong quá trình chạy mô hình Để đo lường mức độ và tốc độ (sau bao lâu) của biến động tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá ở Việt Nam tác giả thực hiện theo các bước sau: - Thứ nhất, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) để xem xét tính dừng, hoặc không dừng của các chuỗi thời gian của các biến trong mô hình. - Thứ hai, để xác định độ lớn và thời gian tác động của một cú sốc của một biến không chỉ ảnh hưởng đến chính nó, mà nó còn ảnh hưởng đến các biến khác trong mô hình thông qua các mối quan hệ cùng tồn tại đồng thời ở thời điểm xảy ra cú sốc, do vậy tác giả thực hiện phân tích hàm phản ứng xung (impluse response) trong mô hình VAR để đánh giá. - Thứ ba, trật tự sắp xếp các biến trong mô hình có thể ảnh hưởng đến kết quả đạt được do vậy tác giả sẽ thay đổi trật tự các biến dựa theo nghiên cứu của Ito và Sato(2007) để xem xét kết quả đạt được. - Thứ tư, phân tích phương sai (Variance decomposition) được sử dụng để ước lượng nguyên nhân của sự thay đổi phương sai của các biến trong mô hình nhằm giải thích rõ hơn cú sốc xảy ra của biến nào là quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số giá.
  • 25. 18 2.4 Kết quả thực nghiệm 2.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) Trước khi thực hiện chạy mô hình hồi qui để đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp (Augmented Dickey-Fuller) để xét xem các chuỗi dữ liệu có dừng hay không. Kết quả như sau: Bảng 2.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF(T-test) 1% 5% 10% Kết quả LNOIL -1.251320 -3.596616 -2.933158 -2.604867 không dừng GAP -3.001177 -3.615588 -2.941145 -2.609066 Không dừng ở mức 1% LNM2 -0.244016 -3.600987 -2.935001 -2.605836 không dừng LNNEER 1.841522 -3.592462 -2.931404 -2.603944 không dừng LNIMP 0.095668 -3.596616 -2.933158 -2.604867 không dừng LNPPI 1.648051 -3.600987 -2.935001 -2.605836 không dừng LNCPI 1.032030 -3.639407 -2.951125 -2.614300 không dừng ADF(T-test) ΔLNOIL -7.445066 -2.622585 -1.949097 -1.611824 Dừng ΔGAP -11.61229 -2.625606 -1.949609 -1.611593 Dừng ΔLNM2 -6.847226 -2.627238 -1.949856 -1.611469 Dừng ΔLNNEER -6.603217 -2.628961 -1.950117 -1.611339 Dừng ΔLNIMP -9.162170 -2.622585 -1.949097 -1.611824 Dừng ΔLNPPI -6.136659 -2.624057 -1.949319 -1.611711 Dừng ΔLNCPI -2.128896 -2.636901 -1.951332 -1.610747 Dừng mức 5% và 10% Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi thời gian đều không dừng ở chuỗi gốc I(0) và đều là chuỗi dừng ở sai phân bậc I(1).Việc sử dụng mô hình VAR với phương pháp phân rã Cholesky hồi qui các biến ở chuỗi sai phân bậc 1 I(1) sẽ cho ta kết quả cụ thể hơn được thể hiện ở phần tiếp theo. 2.4.2 Xác định độ trễ cho các biến trong mô hình Kết quả xác định độ trễ cho các biến trong mô hình được thể hiện qua bảng sau:
  • 26. 19 VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: DGAP DLNCPI DLNIMP DLNM2 DLNNEER DLNOIL DLNPPI Exogenous variables: C Date: 09/25/12 Time: 22:12 Sample: 2001Q1 2011Q4 Included observations: 41 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 113.3197 NA 1.32E-11 -5.18633 - 4.893767* -5.07979 1 189.7122 122.9732 3.59E-12 -6.52255 -4.18206 -5.670268* 2 248.5172 74.58206* 2.76e-12* -7.000841* -2.61243 -5.40282 * indicates lag order selected by the criterion LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion Kết quả chọn độ trễ tối ưu được thể hiện ở bảng 2.2, với các tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ khác nhau (LR, FPE, AIC, SC, HQ). Tiêu chuẩn thông dụng AIC chọn độ trễ là 2 quý và các tiêu chuẩn khác như LR, FPE, cũng cho kết quả tương tự. Do vậy, tác giả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR trong nghiên cứu của mình cũng là 2 quý. 2.4.3 Hàm phản ứng xung( impulse respone) Phương pháp phân rã Cholesky được sử dụng để xác định mức tác động của các cú sốc đến chỉ số giá. Kết quả hàm phản ứng xung như sau:  Tác động của cú sốc tỷ giá NEER đến chỉ số giá1 1 Chi tiết kết quả hàm phản ứng xem phụ lục 1 Bảng 2.2: Kết quả xác định độ trễ cho mô hình Tải bản FULL (59 trang): https://bit.ly/3E5eCIu Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 27. 20 Để đo lường mức tác động của cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá thì phải chuyển một đơn vị độ lệch chuẩn của cú sốc tỷ giá hối đoái sang một phần trăm thay đổi trong cú sốc tỷ giá hay nói cách khác phải chuẩn hóa cú sốc tỷ giá để đo lường mức độ truyền dẫn. Dựa theo nghiên cứu của Ito và Sato (2007) công thức chuẩn hóa cú sốc được viết lại như sau: PT t,t+j = ∑ t,t+j ∑ t,t+j - t, t+j : phản ứng tích lũy của sự thay đổi của các chỉ số giá do tác động của cú sốc tỷ giá sau j tháng - t,t+j : phản ứng tích lũy của sự thay đổi tỷ giá đối với cú sốc của chính nó sau j tháng. - PT t,t+j : phản ứng tích lũy của sự thay đổi của các chỉ số giá đối với cú sốc tỷ giá sau j tháng đã được chuẩn hóa Hình 2.1: Phản ứng của các chỉ số giá đối với cú sốc NEER Tải bản FULL (59 trang): https://bit.ly/3E5eCIu Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 28. 21 Dựa vào hình 2.1, hình 2.2 và bảng 2.3 tác giả có nhận xét. - Mức ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá nhập khẩu(IMP) là lớn nhất kế đến là chỉ số giá sản xuất(PPI) và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tác giả cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Ito và Sato, 2007) về ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá đến chuỗi giá cả trong nước. Qua hình vẽ và bảng số liệu tác giả thấy rằng mức truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến chỉ số giá nhập khẩu có ý nghĩa thống kê kể từ quý 1 và mức truyền dẫn là hoàn toàn kể từ quý thứ ba, mức ảnh hưởng là lớn nhất sau 5 quý 1.36 và có xu hướng giảm dần 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hình 2.2: Tổng hợp phản ứng ba chỉ số giá với 1% cú sốc NEER IMP PPI CPI Period IMP PPI CPI 1 0.327 0.122 0.048 2 0.832 0.301 0.287 3 1.133 0.866 0.515 4 1.287 1.038 0.631 5 1.360 1.133 0.620 6 1.312 0.888 0.523 7 1.083 0.620 0.336 8 0.937 0.432 0.238 9 0.900 0.479 0.236 10 0.957 0.601 0.292 Bảng 2.3: Kết quả chuẩn hóa cú sốc NEER- hệ số truyền dẫn đến chỉ số giá 6677861