SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_____________________________________
ĐẶNG VĂN TUYỂN
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
CÔNG TY: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh -2016
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________________________
ĐẶNG VĂN TUYỂN
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
CÔNG TY: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VIỆT QUẢNG
Thành phố Hồ Chí Minh -2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các đoạn trích dẫn và số
liệu trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác
cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề
tài khác.
Đặng Văn Tuyển
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
Tóm tắt.................................................................................................................................................................1
Chương 1. Giới thiệu chung về bài nghiên cứu....................................................................................2
Chương 2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây..........................................................................5
Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
Chương 4. Kết quả nghiên cứu............................................................................................................. 35
4.1 Giả thuyết 1 : Giá dầu tác động đến các ngành khác nhau có mức độ khác nhau............
4.1.1 Tóm lược ....................................................................................................................................................... 35
4.1.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................................... 40
4.1.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 42
4.2 Giả thuyết 2: Tồn tại độ trễ trong mối quan hệ giữa giá dầu và TSSL cổ phiếu........... 49
4.2.1 Tóm lược ....................................................................................................................................................... 49
4.2.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................................................. 50
4.2.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 51
4.3 Giả thuyết thứ 3: Giá dầu tác động đến TSSL cổ phiếu theo các cơ chế khác nhau, điều
này có nghĩa sẽ tồn tại giá trị ngưỡng làm thay đổi tác động của giá dầu đến TSSL cổ phiếu
57
4.3.1 Tóm lược ....................................................................................................................................................... 57
4.3.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................................................. 57
4.3.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 62
Chương 5. Kết luận ...................................................................................................................................... 71
Danh mục tài liệu tham khảo
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Mô tả tính toán các biến trong nghiên cứu Chen, Roll and Ross (1986).....12
Bảng 4.1.1. 1: Thống kê các ngành nghiên cứu trên sàn Giao Dịch Chứng Khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh (Hose)....................................................................................36
Bảng 4.1.1. 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các ngành và giá dầu ..........................39
Bảng 4.1.2. 1:Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.......................................................42
Bảng 4.1.3. 1: Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp biến giả ngành ...........44
Bảng 4.1.3. 2: Thống kê kết quả ước lượng cho từng công ty và thống kê theo ngành 47
Bảng 4.3.3. 1: Kiểm định hiệu ứng ngưỡng với các mô hình một giá trị ngưỡng , hai
giá trị ngưỡng và ba giá trị ngưỡng ..............................................................................63
Bảng 4.3.3.2 : Giá trị các giá trị ngưỡng trong các mô hình........................................64
Bảng 4.3.3.3 : Hệ số ước lượng các biến của mô hình 1 giá trị ngưỡng.......................65
Bảng 4.3.3.4: Hệ số ước lượng các biến của mô hình 2 giá trị ngưỡng........................65
Bảng 4.3.3.5 : Kiểm định mô hình hai giá trị ngưỡng cho các ngành...........................67
Bảng 4.3.3. 6: Hai giá trị ngưỡng đối với các ngành....................................................67
Bảng 4.3.3. 7: Kết quả ước lượng mô hình hai giá trị ngưỡng cho từng ngành ...........69
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Đồ thị tỷ lệ chi tiêu năng lượng/ dầu mỏ giai đoạn trước năm 1988...........15
Hình 4.1.1. 1: Đồ thị của biến thay đổi giá dầu (OP) và TSSL bình quân các công ty
trong ngành năng lượng và công nghiệp hàng tháng....................................................39
Hình 4.2.3. 1: Đồ thị tỷ lệ hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê theo từng độ trễ cho
mỗi ngành.......................................................................................................................56
Hình 4.3.3. 1: Đồ thị hai giá trị ngưỡng của các ngành ...............................................66
Hình 4.3.3. 2: Đồ thị hệ số ước lượng của mô hình hai giá trị ngưỡng của các ngành
theo từng hệ số ước lượng..............................................................................................70
1
Tác Động Của Giá Dầu Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Công Ty: Nghiên Cứu Thực
Nghiệm Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này của tôi kiểm định tác động của giá dầu và TSSL của các công ty
được niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (Hose). Thứ
nhất, tôi thấy rằng giá dầu tác động đến TSSL của các công ty ở các mức độ khác nhau
ở các ngành khác nhau. Thứ hai, nghiên cứu của tôi cho thấy một bằng chứng rõ ràng
về hiệu ứng trễ của giá dầu đối với với TSSL các công ty. Cuối cùng, nghiên cứu của
tôi lý giải rằng giá dầu tác động đến TSSL thông qua nhiều cơ chế khác nhau và rất
nhiều ngành có tồn tại hiện tượng này.
2
Chương 1. Giới thiệu chung về bài nghiên cứu
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong các nghiên cứu trước đây biến vĩ mô thường được đưa vào để nghiên cứu tác
động đến thị trường chứng khoán như: lãi suất, lạm phát, cung tiền…Nhiều nghiên cứu
thực nghiệm tại Việt Nam và thế giới cũng mang lại những kết quả đánh giá được tác
động của các yếu tố vĩ mô.
Ngày nay một trong những mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó là xăng dầu. Khi giá xăng dầu có sự vận động nó sẽ tác động không
nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo cả hướng tích cực và
tiêu cực tuỳ vào sự thay đổi diễn ra thế nào. Tại Việt Nam, một quốc gia nhập khẩu
dầu, khi giá xăng dầu thế giới thay đổi sẽ tác động trực tiếp lên giá xăng dầu ở Việt
Nam và làm cho nhiên liệu, nguyên vật liệu đầu vào các ngành sản xuất kinh doanh
tăng hay giảm theo giá dầu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào việc kiểm định tác động của sự thay đổi giá dầu đến tỷ
suất sinh lợi của các công ty niêm yết, từ đó xem xét mức độ tác động của giá dầu đến
các công ty trong các ngành sản xuất kinh doanh các nhau có sự khác nhau hay đồng
nhất.
Từ kết quả của bài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và
các nhà đầu tư nghiên cứu những tác động của các yếu tố trong đó có yếu tố thay đổi
giá dầu trước khi đưa ra quyết định đầu tư vốn vào các doanh nghiệp niêm yết trên sản
giao dịch chứng khoán.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bài nghiên cứu đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
 Tác động của thay đổi giá dầu đến TSSL công ty có tồn tại và sẽ thay đổi như
thế nào giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngành khách nhau?
3
 Sự thay đổi của giá dầu tác động lên TSSL chứng khoán niêm yết có độ trễ là
bao nhiêu?
 Tác động của thay đổi giá dầu đến TSSL công ty có theo nhiều cơ chế khác
nhau hay không?
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tác động của giá dầu thế giới và chứng khoán
niêm yết Việt Nam. Từ đó cho thấy tác động của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi công ty
niêm yết như thế nào.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ giới hạn tại 214 công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Tp.HCM (HOSE), bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày
31 tháng 03 năm 2016.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm định tác động của thay đổi của giá dầu và TSSL chứng khoán tại thị
trường Việt Nam, bài nghiên cứu thực hiện theo phương pháp được đề xuất bởi
Narayan, Sharma (2011) ứng dụng mô hình GARCH (1,1) để thực hiện kiểm định.
Với chuỗi dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo tháng, một hiện tượng thông thường
đối với chuỗi dữ liệu dạng như vậy là tồn tại phương sai sai số thay đổi. Do đó, bài
nghiên cứu ứng dụng mô hình GARCH (1,1) là phù hợp để đánh giá tác động từ thay
đổi giá dầu thế giới lên TSSL chứng khoán niêm yết Việt Nam.
1.5 Ý nghĩa đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những đóng góp sau đây:
 Cho thấy sự khác biệt tác động của biến thay đổi giá dầu đến tỷ suất sinh lợi của các
4
công ty trong các ngành khác nhau. Khác với các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem
xét mối quan hệ giá dầu và thị trường chứng khoán Việt Nam thong quả chỉ số VN-
Index.
 Xác định độ trễ quan trọng nhất của tác động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi công ty
niêm yết tại Việt Nam.
 Cho thấy các cơ chế tác động của thay đổi giá dầu đến tỷ suất sinh lợi của công ty
niêm yết tại Việt Nam.
1.6 Bố cục bài nghiên cứu
 Chương I – Giới thiệu chung về bài nghiên cứu.
Chương I đã giới thiệu những vấn đề chung về bài nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi và
những kết quả kỳ vọng đạt được.
Các phần tiếp theo của bài nghiên cứu được bố cục như sau:
 Chương II – Tổng quan các nghiên cứu trước đây.
Phần này sẽ trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây qua đó sẽ có được
một góc nhìn tổng quan và có sự so sánh về kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu
khác nhau với mô hình, dữ liệu khác biệt.
 Chương III- Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Phần này sẽ trình bày chi tiết cách dữ liệu được chọn lọc, thu thập, tính toán và phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong mô hình để trả lời cho các câu hỏi được đặt ra.
 Chương IV- Kết quả nghiên cứu.
Phần này sẽ trình bày các kết quả định lượng từ việc hồi quy dữ liệu, qua đó thấy được
mức độ ảnh hưởng cũng như mối quan hệ giữa thay đổi giá dầu thế giới và TSSL
chứng khoán niêm yết tại Việt Nam
 Chương V sẽ tổng kết lại bài nghiên cứu, các kết quả và khuyến nghị được rút ra từ
bài nghiên cứu.
5
Chương 2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây
Các lý thuyết kinh tế học cho thấy mối tương quan nghịch chiều từ sự gia tăng
của giá dầu lên thành quả của thị trường Friedman. Điều đó bắt nguồn từ việc giá dầu
tăng sẽ dẫn đến sự suy giảm trong tổng sản phẩm quốc nội GDP của các quốc gia, kéo
theo tình trạng kinh doanh kém của các công ty bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ
thay đổi giá dầu. Thu nhập giảm, vì sự gia tăng chi phí đầu vào là xăng dầu, và hiển
nhiên là TSSL chứng khoán cũng sẽ giảm theo tác động dây chuyền đó.
Lý thuyết cơ sở trong nghiên cứu của tôi xuất phát từ hai nhánh nghiên cứu lớn về mối
quan hệ giữa giá dầu và các yếu tố vĩ mô cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô
và kết quả hoạt động của công ty. Ở nhánh thứ nhất, các nghiên cứu có liên quan như
Hamilton (1983), Melick and Thomas (1997), MacLaury (1978) và Ederington and
Guan (2010) có mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Các
nghiên cứu này cũng dự báo độ biến động của giá dầu thô. Nhánh nghiên cứu thứ hai,
các nghiên cứu này cho thấy rằng một mức tăng trưởng kinh tế cao sẽ dẫn đến một thị
trường cổ phiếu lợi nhuận cao. Hai nhánh nghiên cứu này dẫn đến kết luận rằng khi giá
dầu tăng lên sẽ làm giảm tổng sản lượng quốc nội (GDP) thông qua đó sẽ làm giảm
doanh thu của những công ty trong đó giá dầu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
chi phí sản xuất và điều này dẫn đến một sự sụt giảm trong giá cổ phiếu. nếu thị trường
cổ phiếu không hiệu quả thì tác động của giá dầu đến TSSL sẽ có hiệu ứng trễ. Trong
bài nghiên cứu này, tôi sẽ xem xét liệu tác động của giá dầu đến TSSL của các công ty
có ngược lại với TSSL thị trường cổ phiếu hay không. Nghiên cứu này của tôi dựa trên
các nghiên cứu tiên phong của Jones and Kaul (1996), Chen (1986), và Driesprong
(2008).
Jones and Kaul (1996) sử dụng mô hình chuỗi thời gian để kiểm định tác động của giá
dầu thực lên TSSL cổ phiếu thực dựa trên dữ liệu hàng quý của bốn quốc gia phát triển
lần lượt là Mỹ (1947-1991), Canada (1960-1991), Nhật bản (1970-1991) và Anh
6
(1962-1991). Các tác giả này tìm thấy rằng giá dầu có tác động âm với TSSL thực cho
tất cả bốn quốc gia trên.
Chen (1986) sử dụng mô hình hồi quy đa biến trong đó TSSL thị trường là một hàm số
phụ thuộc vào các biến kinh tế vĩ mô và biến giá dầu trên thị trường Mỹ. Phân tích thực
nghiệm của họ sử dụng dữ liệu theo tháng trong giai đoạn 1953-1983. Các tác giả
không tìm thấy ý nghĩa thống kê trong tác động của giá dầu đến TSSL của thị trường.
Driesprong (2008) kiểm định tác động của giá dầu đến TSSL thị trường cổ phiếu tổng
hợp sử dụng dữ liệu theo tháng giai đoạn tháng 10/1973 đến tháng 04/2003 cho 48
quốc gia phát triển và đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ
ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với 17 trong số 18 nước phát triển và kết luận
này vẫn đúng với các nước đang phát triển tuy nhiên điều này là không đúng khi sử
dụng dữ liệu gộp lại với nhau. Một điểm chung trong các nghiên cứu này là tập trung
vào nghiên cứu cho thị trường tổng hợp. Jones and Kaul (1996) kiểm định dựa trên thị
trường tổng hợp của Mỹ, Canada, Nhật bản, Anh. Chen (1986) nghiên cứu trên thị
trường tổng hợp của Mỹ. Driesprong (2008) kiểm định dựa trên chỉ số thị trường cổ
phiếu tổng hợp của 18 quốc gia.
Nghiên cứu của Narayan và Sharma (2011) kiểm định quan hệ giữa giá dầu và TSSL
chứng khoán tại 560 công ty niêm yết trên NYSE giai đoạn từ ngày 05 tháng 01 năm
2000 đến 31 tháng 12 năm 2008. Các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy giá dầu tác
động lên TSSL chứng khoán thay đổi tùy thuộc vào ngành công ty đang hoạt động. Sự
khác biệt từ thay đổi giá dầu lên TSSL các chứng khoán cũng thay đổi tùy thuộc vào
qui mô của công ty.
Để cụ thể hơn tôi lần lượt đi vào từng nghiên cứu của Jones and Kaul (1996), Chen
(1986), và Driesprong (2008) và một số nghiên cứu khác.
Đầu tiên là Chen, Roll and Ross (1986), nghiên cứu này của tác giả bắt đầu khi cho
rằng giá cả của tài sản thì chịu tác động bởi các tin tức kinh tế. Giá cả của tài sản thị
chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các sự kiện không dự báo được, trong đó có một số sự
7
kiện có tác động mạnh hơn các sự kiện khác. Cùng với khả năng của nhà đầu tư trong
việc đa dạng hóa danh mục, lý thuyết tài chính hiện đại tập trung xem xét các tác động
hệ thống như là một phần của rủi ro đầu tư. Kết luận chung được đưa ra cho lý thuyết
này là cần thêm vào trong mô hình định giá một yếu tố TSSL dài hạn khi tài sản chịu
tác động bởi những tin tức kinh tế hệ thống và sẽ không có được bất kỳ một lợi ích
thêm nào từ việc đa dạng hóa rủi ro này. Nội dung của lý thuyết này không có gì quá
tranh cãi tuy nhiên các sự kiện nào có thể tác động đến tất cả các tài sản. Có một
khoảng cách lớn trong các nghiên cứu về lý thuyết các yếu tố trạng thái đại diện cho
tác động hệ thống và sự thiếu hiểu biết trong việc xác định các yếu tố này. Sự biến
động của giá cả tài sản gợi ý về sự hiện diện của các tác động ngoại sinh tương ứng tuy
nhiên các biến kinh tế này chưa được xác định trong các nghiên cứu trước đây hoặc
nếu có thì chỉ riêng lẻ và không đầy đủ.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng khung lý thuyết để từ đó lựa chọn các yếu
tố đại diện cho các biến trạng thái hệ thống. Một đóng góp lớn của nghiên cứu này là
tác giả sử dụng kỹ thuật tính toán để đo lường các yếu tố không mong đợi trong các
biến trạng thái. Các mô hình được xây dựng để kiểm định liệu các biến trạng thái này
có tác động đến TSSL hay không. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cung cấp các chỉ số thị
trường, chỉ số thu nhập và chỉ số giá dầu trong mối so sánh với các biến trạng thái khác
về mức độ quan trọng trong việc định giá.
Lý thuyết trung tâm trong nghiên cứu của Chen and Roll (1986) cho rằng không một lý
thuyết thỏa đáng nào có thể kết luận về mối quan hệ giữa thị trường tài chính và các
yếu tố kinh tế vĩ mô là hoàn toàn một chiều. Tuy nhiên, giá cổ phiếu thường phản ứng
trước các yếu tố bên ngoài. Dễ dàng nhận thấy rằng các biến kinh tế vĩ mô là nội sinh.
Chỉ có các yếu tố tự nhiên như thiên thạch, động đất hay những yếu tố tương tự mới
thực sự ngoại sinh đối với nền kinh tế thế giới, tuy nhiên để thiết lập một mô hình định
giá dựa trên những yếu tố hệ thống này là một điều vượt quá khả năng hiện tại của
chúng ta. Mục tiêu nghiên cứu của các tác giả trong bài đơn thuần chỉ là xây dựng mô
8
hình mà trong đó TSSL cổ phiếu là một hàm số của các biến kinh tế vĩ mô với TSSL
của các loại tài sản khác mà không phải cổ phiếu. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ xem thị
trường cổ phiếu là một biến nội sinh so với các thị trường khác.
Dựa vào những tranh luận thường thấy trong lý thuyết thị trường vốn, chỉ các biến
trạng thái kinh tế chung mới ảnh hưởng đến việc định giá của toàn bộ thị trường cổ
phiếu. Bất kỳ một biến hệ thống nào tác động đến hoạt động định giá của nền kinh tế
hay tác động đến mức cổ tức cũng ảnh hưởng đến TSSL thị trường cổ phiếu. Hơn nữa,
bất kỳ một biến nào cần thiết để mô tả bản chất tự nhiên của TSSL một cách hoàn thiện
cũng sẽ là một phần trong các yếu tố rủi ro hệ thống. Một ví dụ về các biến này là một
biến mà không có tác động trực tiếp lên dòng tiền ngắn hạn nhưng thực sự diễn đạt
được sự thay đổi trong cơ hội đầu tư. Giá cổ phiếu được diễn đạt bằng giá trị chiết
khấu của dòng cổ tức kỳ vọng:
k
c
E
p
)
(

Trong đó c đại diện cho dòng cổ tức còn k là hệ số chiết khấu. Điều này ám chỉ rằng,
TSSL của một thời kỳ nào đó được đo lường bởi:
p
c
k
dk
c
E
c
E
d
p
c
p
dp




)
(
)]
(
[
Điều này cho thấy rằng, các yếu tố hệ thống mà tác động đến TSSL là những yếu tố
làm thay đổi tỷ lệ chiết khấu k và dòng tiền kỳ vọng E(c).
Tỷ lệ chiếu khấu được tính bằng bình quân lãi suất theo thời gian và nó thay đổi khi có
sự thay đổi của lãi suất hoặc cấu trúc kỳ hạn đối với các kỳ hạn khác nhau. Do đó,
những sự thay đổi bất thường trong lãi suất phi rủi ro sẽ tác động đến việc định giá và
thông qua tác động của chúng đối với giá trị thời gian của các dòng tiền trong tương lai
sẽ tác động đến TSSL của cổ phiếu. Hệ số tỷ lệ chiết khấu cũng bị tác động bởi yếu tố
phần bù rủi ro nên những sự thay đổi bất thường trong phần bù rủi ro cũng tác động
đến TSSL. Trên phương diện đường cầu, sự thay đổi trong thỏa dụng biên gián tiếp
9
được đo lường bằng sự thay đổi tiêu dùng thực cũng sẽ tác động đến việc định giá và
những tác động này cũng nên được xem xét như là một sự thay đổi bất thường trong
phần bù rủi ro.
Dòng tiền kỳ vọng thay đổi bởi các yếu tố danh nghĩa và thực. Sự thay đổi trong tỷ lệ
lạm phát kỳ vọng có thể tác động đến dòng tiền kỳ vọng cũng như lãi suất danh nghĩa.
Tới khi việc định giá dựa trên những đại lượng thực thì những sự thay đổi bất thường
về giá sẽ có tác động một cách hệ thống và tới khi sự thay đổi về giá cả tương đối gắn
liền với lạm phát, thì sự thay đổi trong định giá tài sản có thể là bởi sự thay đổi trong
lạm phát bình quân. Cuối cùng, sự thay đổi trong sản lượng thực có thể tác động đến
giá trị dòng tiền thực hiện tại. Một khi phần bù rủi ro không nắm bắt được phần không
chắc chắn trong sản lượng ngành thì những cải cách trong năng suất sẽ có một tác động
đến TSSL cổ phiếu thông qua tác động của nó lên dòng tiền.
Một đóng góp lớn trong nghiên cứu của Chen, Roll and Ross (1986) là cung cấp cách
tính toán các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình định giá tài sản.
Sản lượng công nghiệp
Một chỉ số cơ bản trong chuỗi các biến vĩ mô là sản lượng công nghiệp (IP). Chỉ số này
được thu thập từ khảo sát tình hình kinh doanh hiện tại. Nếu IPt kí hiệu cho sản lượng
công nghiệp tháng t thì tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp được đo lường bằng
MPt :
MPt= ln(IPt)- ln(IPt-1)
Và tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ được đo lường bằng YPt:
YPt= ln(IPt)- ln(IPt-12)
Lạm phát
Yếu tố lạm phát bất thường được tính toán như sau:
UI(t) = I(t) – E[I(t)/t-1]
10
Trong đó I(t) là số liệu lạm phát hàng tháng được đo lường bằng sai phân bậc 1 của giá
trị logarit chỉ số giá tiêu dùng kỳ t. Chuỗi số liệu về lạm phát kỳ vọng E[I(t)/t -1] giai
đoạn 1953-1978 được thu thập theo phương pháp trong nghiên cứu của Fama and
Gibbons (1984). Nếu RHO(t) thể hiện tỷ suất sinh lợi thực sau khi có hiệu lực trong kỳ
t và TB(t-1) là lãi suất T-bill đã biết ở kỳ t-1 và đang áp dụng cho kỳ t, khi đó phương
trình Fisher cho rằng:
TB(t-1) = E[RHO(t)/t-1] + E[I(t)/t-1]
Do đó TB(t-1) đo lường lãi suất T-bill thực. Từ việc phân tích chuỗi thời gian của biến
này, Fama and Gibbons (1984) đã xây dựng một chuỗi thời gian cho biến E[RHO(t)/t-
1]. Khi đó, biến lạm phát kỳ vọng được đo lường bằng cách lấy TB(t-1) trừ đi giá trị lãi
suất thực kỳ vọng. Một biến không kỳ vọng khác cũng có tác động riêng biệt so vơi UI
là biến thay đổi trong lạm phát kỳ vọng.
DEI= E[I(t+1)/t] – E[I(t)/t-1]
Phần bù rủi ro
Để nắm bắt tác động của sự thay đổi không kỳ vọng trong phần bù rủi ro đến TSSL,
bài nghiên cứu này của các tác giả xây dựng một biến từ thị trường tiền tệ, ký hiệu là
UPR và được xác định:
UPR(t)= “Baa and under” bond portfolio return(t) – LGB(t)
Trong đo LGB(t) là biến TSSL của danh mục trái phiếu chính phủ dài hạn được thu
thập từ nghiên cứu của Ibbotson and Sinquefield (1982) trong giai đoạn 1953-1978. Dữ
liệu của LGB trong giai đoạn này được thu thập từ cơ sở dữ liệu CRSP. Mặc dù biến
UPR không phải là một biến theo dạng như một cú sốc, nhưng nó có thể được xem như
là một biến không kỳ vọng và trong nghiên cứu của mình, các tác giả xem nó như là
một yếu tố đại diện cho nền kinh tế. Biến lãi suất trái phiếu tín nhiệm thấp được sử
dụng cho trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi và được thu thập từ R.G. Ibbotson
and Company trong giai đoạn trước năm 1977. Thông tin mô tả về mẫu dữ liệu được
trình bày trong nghiên cứu của Ibbotson (1979).
11
Biến UPR sẽ có trung bình bằng 0 trong điều kiện nhà đầu tư trên thị trường bàng quan
với rủi ro và thật tự nhiên khi xem xét biến này là một yếu tố trực tiếp thể hiện mức độ
quan ngại rủi ro hàm ẩn trong các mô hình định giá. Bài nghiên cứu này hi vọng rằng
biến UPR có thể phản ánh được phần nhiều những diễn biến không mong đợi của mức
độ quan ngại rủi ro và mức rủi ro được hàm ý trong các mô hình định giá cổ phiếu trên
thị trường.
Cấu trúc kỳ hạn
Để xác định mức độ tác động của đường cấu trúc kỳ hạn, các tác giả xây dựng một
biến đo lường lãi suất khác là UTS:
UTS (t)= LGB(t) – TB(t-1)
Với giả định bàng quan với rủi ro, khi đó: E[UTS(t)/t-1]=0. Biến UTS có thể được xem
xét như là một yếu tố đo lường cho lãi suất không kỳ vọng của trái phiếu dài hạn.
Chỉ số thị trường
Một nỗ lực lớn trong nghiên cứu của tác giả là xem xét mối quan hệ giữa các biến kinh
tế không liên quan tới cổ phiếu và TSSL của cổ phiếu. Tuy nhiên, bởi vì các định tính
về việc làm phẳng và trung bình hóa của hầu hết các biến kinh tế vĩ mô nên trong ngắn
hạn, chẳng hạn một tháng thì khó để mong đợi rằng các biến này có thể nắm bắt được
tất cả thông tin trên thị trường trong cùng kỳ. Tuy nhiên, giá cổ phiếu thì lại phản ứng
rất nhanh chóng với các thông tin được công bố. Tác động này khiến cho ngay cả trong
trường hợp tốt nhất thì TSSL của thị trường vẫn ít bị tác động và nhiễu rất nhiều trong
mối liên hệ với phần dư của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Điều này làm chệch đi kết quả
nghiên cứu của chúng tôi theo hướng tìm ra một mối liên hệ mạnh mẽ giữa TSSL của
chỉ số thị trường và TSSL các danh mục khác hơn TSSL của các danh mục này và
phần dư của các yếu tố thị trường. Để kiểm định tác động định giá tương đối của các
chỉ số thị trường truyền thống, các tác giả đã sử dụng các biến sau đây:
EWNY(t)= TSSL của chỉ số NYSE với tỷ trọng của các cổ phiếu bằng nhau
12
VWNY(t)= TSSL của chỉ số NYSE dựa trên trọng số giá trị thị trường
Các biến này sẽ có thể phản ảnh cả thông tin thực về sản lượng của ngành cũng như tác
động danh nghĩa của biến lạm phát.
Tiêu dùng
Bổ sung vào phần thảo luận ở trên về các biến kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đưa vào
kiểm định chuỗi giá trị của sự thay đổi trong tiêu dùng thực theo thời gian, CG. Chỉ số
này được đo lường cho bình quân mỗi người và bao gồm cả dịch vụ. Biến này được
tính toán bằng cách lấy giá trị CITIBASE (là giá trị tiêu dùng thực đã được điều chỉnh
đi yếu tố mùa vụ trừ đi phần hàng hóa lâu bền) chia cho dân số được cơ quan Bureau
of Census- Mỹ dự báo hàng tháng. Mô tả chi tiết về chuỗi dữ liệu này được trình bày
trong nghiên cứu của Hansen and Singleton (1983).
Giá dầu
Các nhà nghiên cứu vẫn tranh luận với nhau rất nhiều về việc xem xét giá dầu như là
một yếu tố rủi ro chung tác động đến TSSL của thị trường cổ phiếu cũng như việc định
giá cổ phiếu. Để kiểm định định đề này cũng như tìm kiếm một yếu tố vĩ mô khác so
với các yếu tố đã thảo luận ở trên, bài nghiên cứu này đã xây dựng nên chuỗi dữ liệu
OG (đại diện cho yếu tố giá dầu) bằng cách lấy sai phân bậc một của lô ga rít chỉ số giá
sản xuất đối với lĩnh vực dầu mỏ.
Bảng 2. 1: Mô tả tính toán các biến trong nghiên cứu Chen, Roll and Ross (1986)
Ký hiệu Biến Định nghĩa
Các biến cơ bản
I Lạm phát Lô ga rít mức tăng tương
đối của chỉ số giá CPI
TB Lãi suất trái phiếu Lãi suất cuối kỳ của trái
phiếu 1 tháng
LGB Trái phiếu CP dài hạn Lãi suất trái phiếu CP dài
13
hạn
IP Sản lượng công nghiệp Sản lượng công nghiệp
trong tháng
Baa Trái phiếu có mức tín
nhiệm thấp
Lãi suất của các trái phiếu
có tín nhiệm từ Baa trở
xuống
EWNY Cổ phiếu có trọng số bằng
nhau
Lãi suất của danh mục các
cổ phiếu được niêm yết
trên sàn NYSE với trọng
số bằng nhau
CG Tiêu dùng Mức tăng trưởng chi tiêu
bình quân đầu người
OG Giá dầu Lô ga rít mức tăng tương
đối của chỉ số PPI đối
với ngành dầu
Các biến được tính toán dựa trên các biến cơ bản
MP(t) Mức tăng trưởng hàng
tháng của chỉ số sản lượng
công nghiệp
Ln(IP(t)/IP(t-1))
YP(t) Mức tăng trưởng hàng năm
của chỉ số sản lượng công
nghiệp
Ln(IP(t)/IP(t-12))
E(I(t)) Lạm phát kỳ vọng Fama and Gibbons (1984)
UI(t) Lạm phát không kỳ vọng I(t)- E(I(t)/t-1)
RHO(t) Lãi suất thực TB(t-1)- I(t)
DEI(t) Thay đổi trong lạm phát kỳ
vọng
E[I(t+1)/t]- E[I(t)/t-1]
14
URP(t) Phần bù rủi ro Baa(t)- LGB(t)
UTS(t) Cấu trúc kỳ hạn LGB(t)-TB(t-1)
Nguồn dữ liệu: Chen, Roll, Ross (1986)
Tiếp theo là nghiên cứu của Jones and Kaul (1996), trong bài nghiên cứu này các tác
giả thực hiện kiểm định liệu phản ứng của các thị trưởng cổ phiếu trên thế giới đối với
các cú sốc giá dầu có thể được giải thích bởi đồng thời hoặc một trong hai yếu tố sự
thay đổi trong dòng tiền thực và sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng hay không. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng, đối với thị trường Mỹ và Canada thời kỳ hậu chiến, phản
ứng của giá cổ phiếu đối với cú sốc giá dầu có thể hoàn toàn được tính toán bởi tác
động của giá dầu đối với dòng tiền. Ngược lại, đối với thị trường Anh và Nhật thì
những cú sốc giá dầu xuất hiện sẽ giải thích tốt hơn cho sự thay đổi trong giá cổ phiếu
so với sự thay đổi trong dòng tiền thực hay TSSL kỳ vọng.
15
Hình 2. 1: Đồ thị tỷ lệ chi tiêu năng lượng/ dầu mỏ giai đoạn trước năm 1988
Nguồn: Fed St.Louis https://research.stlouisfed.org
Nền kinh tế thế giới phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động trong giá dầu. Có hai đặc
điểm nổi bật của dầu trong nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu chiến. Thứ nhất, dầu là
nguyên liệu được sử dụng một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Bảng thống kê bên dưới
cho thấy rằng trước năm 1988, tỷ lệ chi tiêu cho năng lượng so với GNP luôn cao hơn
mức 8% tại Mỹ trong đó dầu mỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 3.8%. Thứ hai, những sự
tăng giá đột ngột trong thời kỳ hậu chiến xuất hiện là do bởi chi phối bởi những cú sốc
ngoại sinh đối với các yếu tố còn lại của nền kinh tế thế giới. Phân tích độ biến động
giá dầu trong nghiên cứu của Hamilton (1983, 1985) đưa ra kết luận rằng sự thay đổi
trong giá dầu danh nghĩa của giá dầu ở một thời điểm cụ thể thể hiện sự biến chuyển
của các yếu tố ngoại sinh lớn liên quan tới lĩnh vực dầu mỏ. Hamilton cho rằng cần đưa
ra một sự giải thích theo hướng nhân quả cho mối tương quan giữa giá dầu và tình
trạng kinh tế vĩ mô. Tương tự, vai trò quan trọng của giá dầu tại một số quốc gia khác
16
cũng được tìm hiểu bởi các nghiên cứu của các tác giả Helliwell, Sturm, Jarrett and
Salou (1986), Rasche and Tatom (1981).
Mặc dù dầu đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng có rất ít các nghiên
cứu trước Jones and Kaul (1996) phân tích về tác động của giá dầu đến thị trường cổ
phiếu. Trong bài nghiên cứu của mình, hai tác giả tìm hiểu về tác động của sự thay đổi
trong giá dầu đến giá cổ phiếu trong giai đoạn hậu chiến. Đóng góp trong nghiên cứu
này của tác giả là việc đo lường xem liệu thị trường cổ phiếu có định giá một cách hợp
lý tác động của các cú sốc giá dầu đến nền kinh tế hay không.
Nghiên cứu chi tiết của các tác giả về phản ứng của thị trường cổ phiếu đối với các cú
sốc giá dầu cho thấy rằng giá cổ phiếu phản ứng hợp lý với những thông tin về dòng
tiền thực hiện tại và tương lai. Các tác giả không tìm thấy được một bằng chứng nào về
phản ứng quá mức của thị trường. Trong khi thị trường cổ phiếu Canada cũng dường
như phản ứng hợp lý với các cú sốc giá dầu thì những diễn biến ở thị trường Nhật Bản
và Anh cho thấy điều khác biệt. Bài nghiên cứu này không thể giải thích một cách hoàn
toàn các phản ứng của thị trường cổ phiếu đối với những thay đổi của giá dầu khi sử
dụng các mô hình định giá tài sản đương đại; những cú sốc giá dầu ở thị trường Nhật
Bản và Anh dường như tác động đến giá cổ phiếu với mức độ lớn hơn so với tác động
của chính những cú sốc này lên dòng tiền thực. Nỗ lực của tác giả khi đưa yếu tố thay
đổi trong TSSL kỳ vọng vào mô hình để tính toán cũng không giải thích được tác động
của cú sốc giá dầu lên thị trường cổ phiếu. Các sai số đo lường liên quan đến lạm phát,
giá dầu và đặc biệt là yếu tố dòng tiền thực kỳ vọng dường như cũng không tác động
đến kết quả phân tích của bài nghiên cứu. Do đó, kết luận được các tác giả đưa ra đối
với thị trường Nhật Bản và Anh như sau: (a) Giá dầu tác động đến TSSL kỳ vọng theo
một phương thức mà biến đại diện cho TSSL kỳ vọng được các tác giả sử dụng trong
bài không giải thích được hoặc (b) Thị trường cổ phiếu ở các quốc gia này phản ứng
quá mức với các cú sốc giá dầu.
17
Bài nghiên cứu của Jones and Kaul (1996) sử dụng mô hình định giá dựa trên dòng
tiền/cổ tức chuẩn trong nghiên cứu tài chính để kiểm định xem phản ứng của giá cổ
phiếu đối với sự thay đổi giá dầu là hợp lý hay quá mức. Theo Campbell (1991),
Campbell and Shiller (1988), TSSL thực của cổ phiếu sau khi lấy logarit được diễn đạt
như sau:

















0 1
1
1
1
j j
j
t
RS
j
t
E
t
E
j
t
C
j
t
E
E
t
RS
t
E
t
RS 
 )
(
)
(
)
( (1)
Trong đó ký hiệu E đại diện cho yếu tố kỳ vọng, C thể hiện dòng tiền thực sau khi
được lấy logarit, ρ là tham số có giá trị gần bằng 1. Phương trình định giá cổ phiếu trên
cho thấy rằng giá trị cổ phiếu biến đổi theo thời gian phụ thuộc vào hai yếu tố là TSSL
kỳ vọng và TSSL không kỳ vọng. Trong đó, TSSL không kỳ vọng xuất phát từ 2 yếu tố
là (a) sự thay đổi trong dòng tiền kỳ vọng hiện tại và tương lai (b) là TSSL kỳ vọng
trong tương lai.
Cú sốc giá dầu và giá cổ phiếu
Các kiểm định trong bài về tính hợp lý thị trường cổ phiếu dựa trên phương trình (1) và
sử dụng tác động của dầu để đo lường liệu giá cổ phiếu có phản ứng quá mức với
những tin tức mới có liên quan đến nền kinh tế hay không. Ngoài ra, các tác giả còn đo
lường xem liệu phản ứng của giá cổ phiếu đối với cú sốc giá dầu có thể hoàn toàn được
giải thích thông qua dòng tiền thực ở hiện tại và tương lai hay sự thay đổi trong TSSL
kỳ vọng hay không. Cụ thể, mô hình ước lượng được diễn đạt dưới dạng:






















0 0
1
0
1
1
j
t
s
t
OIL
k
x
s
j
t
RS
t
E
t
E
j
j
t
C
j
t
E
t
E
t
RS
t
E
t
RS



)
(
)
(
)
(
(2)
Trong đó OIL là biến giá dầu, được đo lường bằng phần trăm thay đổi giá dầu ở kỳ t.
Nếu thị trường cổ phiếu là hợp lý thì các hệ số ước lượng đối với biến giá dầu sẽ đồng
thời bằng 0. Bởi dựa vào phương trình (1), các cú sốc giá dầu chỉ có ảnh hưởng đến giá
18
cổ phiếu nếu chỉ khi nó tác động đến dòng tiền hiện tại, tương lai hoặc làm thay đổi
TSSL. Ngược lại, nếu thị trường cố phiếu phản ứng quá mức đối với các cú sốc giá dầu
thì giả thuyết rằng các hệ số ước lượng của biến giá dầu đồng thời bằng 0 sẽ bị bác bỏ.
Một điều quan trọng đáng lưu ý là các biến trễ của giá dầu cũng được đưa vào giải
thích trong mô hình (1) và (2) bởi các cú sốc giá dầu trong quá khứ cũng tác động đến
TSSL kỳ vọng hiện tại. Và nếu như kỳ vọng qua các thời kỳ là không đổi, thì mối
tương quan giữa TSSL và cá biến trễ giá dầu đều là những bằng chứng trực tiếp cho
thấy thị trường không hiệu quả.
Nghiên cứu của Jones and Kaul (1996) có nhiều điểm mới so với những nghiên cứu
trước đây. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho rằng TSSL cổ phiếu không
chỉ chịu tác động bởi sự thay đổi của dòng tiền hiện tại và tương lai mà còn được xác
định bởi những yếu tố mang tính đầu cơ như cảm xúc của nhà đầu tư hay mức độ phản
ứng quá mức của thị trường đối với các tin tức. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả
năng dự báo TSSL cổ phiếu tăng lên mạnh mẽ theo thời gian là một bằng chứng cho
thấy tác động của các yếu tố nêu trên. Các nỗ lực nghiên cứu gần đây cố gắng đo lường
liệu tính dự báo về TSSL cổ phiếu có hợp lý hay không, bằng cách áp đặt một cấu trúc
nhân tố rủi ro (dựa vào mô hình CAPM hoặc APT) có thể giải thích hoặc loại bỏ khả
năng dự báo TSSL nói trên. Nếu các yếu tố này và những rủi ro có liên quan có thể giải
thích cho tính dự báo TSSL cổ phiếu thì thị trường là hợp lý và ngược lại. Một số
nghiên cứu điển hình như Cutler, Poterba, and Summers (1991), Fama and French
(1989), Ferson and Harvey (1991), Ferson and Korajczyk (1995), Morck, Shleifer, and
Vishny (1990), và Sentana and Wadhwani (1991) .
Chúng ta xem xét phương pháp nghiên cứu Ferson and Korajczyk (1995) như một ví
dụ minh họa cho những nhận định trên.
it
u
k
j
jt
F
ij
L
p
pt
Z
ip
i
it
R 








1
1
1
0


 (3)
19
Trong đó Rit là TSSL vượt trội của cổ phiếu (danh mục), Zpt-1 là giá trị của các biến
tiền định kỳ t, Fjt là giá trị của các yếu tố rủi ro kỳ t. Nếu thị trường cổ phiếu là hợp lý
thì hệ số ước lượng của các biến Z sẽ đồng thời bằng 0 và ngược lại. Vấn đề đối với
các mô hình như trên là bởi tính bất hợp lý của thị trường thuộc về vấn đề định giá,
việc sử dụng các biến tài chính nội sinh để xác định hợp lý (hay bất hợp lý) của giá cổ
phiếu sẽ dẫn đến một kết luận không thuyết phục. Cụ thể, các biến tiền định như TSSL
quá khứ, tỷ lệ cổ tức, lãi suất T-Bill là những biến định giá nội sinh và không có tác
động nhân quả đối với nền kinh tế hay thị trường cổ phiếu. Thế nên, sự tương quan
giữa các biến này với TSSL cổ phiếu có thể hoàn toàn được dẫn dắt bởi các yếu tố
chung. Quan trọng hơn, các nhân tố bên phải phương trình (3) thông thường cũng là
các biến nội sinh do đó cũng có thể là đối tượng chịu tác động bởi cùng các yếu tố ảnh
hưởng như biến phụ thuộc vế bên trái phương trình. Do đó, điều này cuối cùng khiến
cho việc phân biệt giữa chuyển động giá hợp và bất hợp lý trở nên không thể. Bài
nghiên cứu cố gắng phá vỡ những hạn chế trong các nghiên cứu trước đây. Đầu tiên,
cần lưu ý rằng việc xem xét tác động của sự thay đổi trong giá dầu đều dựa trên các
chuỗi thời gian kinh tế. Tác động của các cú sốc giá dầu đến thị trường thực sự mang ý
nghĩa kinh tế và dường như không chịu tác động bởi những hành vi đầu cơ như trên bởi
vì những cú sốc này bị chi phối bởi những sự kiện ngoại sinh như chiến tranh hay sự
cấm vận đối với OPEC. Do đó, không giống với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu
này của các tác giả tập trung xem xét tác động nhân quả của các sự kiện kinh tế quan
trọng như cú sốc giá dầu đến nền kinh tế và dòng tiền thực đồng thời đo lường khả
năng định giá của thị trường cổ phiếu đối với những cú sốc này.
Để xác định xem thị trường cổ phiếu có phản ứng một cách hợp lý trước các cú sốc giá
dầu hay không, các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hai bước, đây là phương
pháp ít nhất có thể phần nào khác phục được các hạn chế trong nghiên cứu trước đây.
Trong bước đầu tiên, các tác giả sẽ tóm lược các thay đổi tiềm năng trong TSSL kỳ
vọng và kiểm định liệu xem tác động của các cú sốc giá dầu lên TSSL cổ phiếu có thể
20
hoàn toàn được giải thích bằng các đo lường dòng tiền thực trong phương trình (2) hay
không. Một lợi thế quan trọng trong việc sử dụng các biến dòng tiền hiện tại và dòng
tiền tương lai riêng rẽ là nếu tác động của các biến này trong phương trình (2) đủ để
trung lập tác động của cú sốc giá dầu lên TSSL cổ phiếu thì ta có thể kết luận thị
trường cổ phiếu là hiệu quả. Kết luận này được rút ra bởi vì tính đặc trưng của dòng
tiền thực. Không giống như các nhân tố được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây,
yếu tố dòng tiền thực không chịu tác động bởi nhưng hành vi mang tính đầu cơ. Tuy
nhiên ngược lại, khi các đo lường đại diện cho dòng tiền thực không thể giải thích tác
động của các cú sốc giá dầu đến TSSL cổ phiếu, chúng ta không thể kết luận là thị
trường không hiệu quả. Sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng cũng có thể giúp giải thích
cho tác động của cú sốc giá dầu đến giá cổ phiếu. Do đó, bước thứ hai trong mô hình
nghiên cứu của các tác giả là giải thích tác động của cú sốc giá dầu lên TSSL cổ phiếu
trong đó TSSL cổ phiếu là biến phụ thuộc, dòng tiền thực và TSSL kỳ vọng là biến độc
lập. Tuy nhiên, một vấn đề lớn trong việc xác định sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng là
việc phải sử dụng một biến đại diện có mức độ chấp nhận cao, các yếu tố như chênh
lệch kỳ hạn, tỷ lệ cổ tức đều là những biến tài chính cùng bị ảnh hưởng bởi những hành
vi đầu cơ giống như TSSL cổ phiếu. Do đó, cũng giống như những bài nghiên cứu
trước khi đưa ra một cấu trúc các nhân tố để giải thích cho TSSL, bước thứ hai trong
phương pháp của chúng tôi trong việc giải thích tác động của các cú sốc giá dầu đến
TSSL cổ phiếu cũng gặp phải những vấn đề trên, bất kỳ một mối tương quan nào giữa
TSSL thực và TSSL kỳ vọng cũng đều là giả tạo và được dẫn dắt bởi các hành vi nổi
bật nhất thời. Tuy nhiên, quy trình thực hiện bước hai trong phương pháp nghiên cứu
của các tác giả liên quan tới việc đánh giá một cách riêng biệt tác động của biến dòng
tiền thực và sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng có thể cung cấp những hiểu biết mới cho
quy trình định giá cổ phiếu.
Kế thừa các bài nghiên cứu trước Driesprong, G., Jacobsen, B., & Maat, B. (2008),
nghiên cứu thay đổi giá dầu tác động rất lớn đến kinh tế thế giới. Tầm quan trọng của
21
giá dầu đối với kinh tế thế giới khiến cho các dự báo tăng trưởng kinh tế thường đưa ra
các giả định rằng không tồn tại cú sốc giá dầu. Bài nghiên cứu của IMF (2000) đưa ra
dự báo rằng cứ mỗi khi giá dầu tăng 5 đô la Mỹ trên 1 thùng thì sẽ khiến cho tăng
trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0.3% trong năm tiếp theo. Trong khi rất nhiều bài nghiên
cứu tập trung xem xét tác động của giá dầu đến nền kinh tế Hooker 1999, Hamilton
2003, Hammes and Wills 2005 thì một vài nghiên cứu thực hiện phân tích tác động của
sự thay đổi giá dầu đến TSSL thị trường cổ phiếu. Một trong số các nghiên cứu này
như Chen, Ross and Roll (1986), Ferson and Campbell (1993) và Jones and Kaul
(1996), các nghiên cứu này xem xét liệu các rủi ro liên quan tới giá dầu có được định
giá trên thị trường cổ phiếu hay không. Mặc dù một câu hỏi rất quan trọng là liệu giá
dầu có thể dự báo được TSSL thị trường cổ phiếu trong tương lai hay không lại không
nhận được bất kỳ một sự lưu ý nào đáng kể trong các nghiên cứu trước đây. Nghiên
cứu của Jones and Kaul (1996) vẫn đưa ra nhận định rằng giá dầu có thể dự báo được
TSSL thị trường cổ phiếu trong tương lai. Bài nghiên cứu này của các tác giả xem xét
rằng liệu sự thay đổi trong giá dầu có thể dự báo được TSSL cổ phiếu hay không. Sử
dụng dữ liệu thị trường cổ phiếu của 48 quốc gia, một chỉ số thị trường thế giới và một
số chuỗi dữ liệu đo lường cho giá dầu, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giá dầu thực
sự có thể giải thích cho TSSL thị trường cổ phiếu. TSSL cổ phiếu có xu hưởng giảm
nếu giá dầu tháng trước tăng và có xu hướng tăng khi giá dầu tháng trước giảm. Dự
báo này không chỉ có ý nghĩa thống kê mà còn có cả ý nghĩa kinh tế ở nhiều quốc gia
và đối với chỉ số thị trường thế giới. Ví dụ, một cú sốc giá dầu có độ lớn bằng một đơn
vị độ lệch chuẩn sẽ khiến cho TSSL thị trường thế giới giảm 1%. Bài nghiên cứu kiểm
định hai giả thuyết đối với khả năng dự báo giá cổ phiếu. Một giải thích thường được
nêu ra cho khả năng dự báo giá cổ phiếu dựa trên các biến vĩ mô là phần bù rủi ro thay
đổi theo thời gian. Nghiên cứu này cho thấy không có bằng chứng nào ủng hộ cho giả
thuyết trên. Ngược lại, kết quả nghiên cứu này nhất quán với giả thuyết phản ứng dưới
mức, dư ờng như mất một khoảng thời để các thông tin về sự thay đổi giá dầu có thể
22
phản ánh một cách đầy đủ vào giá cổ phiếu. Thoạt đầu kết quả nghiên cứu này có thể
gây sự ngạc nhiên. Theo giả định thị trường hiệu quả, nhà đầu tư mong đợi rằng thông
tin giá dầu là dạng thông tin thực sự có độ chắc chắn và nhanh chóng tác động đến giá
cổ phiếu. Nhà đầu tư trên toàn cầu có thể theo dõi thông tin giá dầu liên tục và không
tốn bất kỳ chi phí nào. Hơn nữa, giá dầu là một trong những nhân tố quan trọng trong
nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho thấy rằng mặc dù thông tin giá
dầu được công bố công khai nhưng kết quả nghiên cứu cũng có thể được giải thích dựa
vào giả thuyết thông tin được truyền tải một cách dần dần được đề xuất bởi Hong and
Stein (1999). Họ cho thấy rằng, hiện tượng phản ứng dưới mức có thể xuất hiện khi các
nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc định giá tác động của thông tin lên giá cổ phiếu
hay nói cách khác là phản ứng của các nhà đầu tư với một thông tin diễn ra tại các thời
điểm khác nhau. Bằng chứng trong nghiên cứu này của Driesprong, Jacobsen and Maat
(2008) ủng hộ cho giả thuyết này. Đáng chú ý nhất, khi sử dụng độ trễ vài ngày giao
dịch giữa TSSL cổ phiếu tháng và sự thay đổi trong giá dầu trước đó, khả năng dự báo
mối quan hệ giữa hai biến này tăng lên một cách đáng kể. Hơn nữa, khả năng dự báo
trở nên rõ ràng hơn trong những ngành mà tác động kinh tế của việc thay đổi giá dầu
đến những ngành này rất khó để đoán biết. Dầu và những ngành bị dẫn dắt bởi tác
động của giá dầu cho thấy khả năng dự báo kém hơn. Bài nghiên cứu này của tác giả
đưa ra hai đóng góp quan trọng cho những nghiên cứu trước đây. Trước hết, nghiên
cứu này là nghiên cứu đầu tiên xem xét đồng thời ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế
của khả năng dự báo TSSL cổ phiếu bằng sự thay đổi trong giá dầu. Thứ hai, khả năng
dự báo TSSL cổ phiếu dựa trên sự thay đổi giá dầu thực sự là một phương pháp dự báo
mới bởi nó không chịu tác động bởi các phần bù rủi ro thay đổi theo thời gian, Schwert
(2003) cung cấp một vài dẫn chứng cho kết luận này. Trong trường hợp bài nghiên
cứu, một tranh luận chống lại nghiên cứu dựa vào phần bù rủi ro thay đổi theo thời
gian là nếu giá dầu cân bằng ở mức cao thì mức dự báo về TSSL thị trường cổ phiếu
nên tăng cao bởi vì các cú sốc về giá tăng sự không chắc chắn. Tuy nhiên, tác động này
23
trên thực tế lại đi theo một chiều hướng khác: giá dầu tăng cầu sẽ làm giảm TSSL cổ
phiếu. Schwert (2003) chỉ ra rằng, giống như là một tiêu chuẩn cao, khi khả năng dự
báo không phải là kết quả của TSSL cân bằng thay đổi theo thời gian thì đây là bằng
chứng cho thấy rằng TSSL cổ phiếu vượt trội có thể âm về mặt dự báo. Tác giả chỉ ra
rằng những tài liệu nghiên cứu trước đây chưa chỉ ra điều này. Khả năng dự báo cho
những biến này giới hạn cho TSSL vượt trội chỉ có thể dương. Việc dự báo TSSL cổ
phiếu dựa vào sự thay đổi giá dầu đáp ứng tiêu chuẩn này. Sự thay đổi giá dầu dự báo
TSSL vượt trội âm. Cùng với giả thuyết truyền tải thông tin dần dần, việc thực hiện
nghiên cứu của các tác giả cũng liên quan đến nghiên cứu của Hong, Torous and
Valkanov (2007) khi chỉ ra rằng chỉ số TSSL cổ phiếu theo ngành sẽ dự báo chỉ số thị
trường cổ phiếu và cũng theo các nghiên cứu của Hong, Lim and Stein (2000) và
Doukas and McKnight (2005) đã chỉ ra rằng tác động xu hướng được biết đến rộng rãi
có thể là do việc thông tin phân tán một cách chậm rãi giữa những nhà đầu tư. Phương
pháp trong bài nghiên cứu này khác biệt so với nghiên cứu trước đó của Pollet (2003).
Pollet (2003) cho thấy rằng thay đổi kỳ vọng trong giá dầu có thể giải thích thành quả
tương đối của các nhóm ngành trong nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, nghiên cứu
Driesprong, Jacobsen and Maat (2008) xem xét tác động của sự thay đổi giá dầu thực
tế đến TSSL thị trường cổ phiếu của một vài nước cũng như cho thị trường toàn thế
giới.
Barberis, Shleifer and Vishny (1998), bài viết này của các tác giả chỉ ra rằng những
nghiên cứu trong giai đoạn này đã khám phá ra quy luật mới trong thị trường tài chính
đó là sự phản ứng dưới mức của giá cổ phiếu trước các tin tức trên thị trường như báo
cáo thu nhập và sự phản ứng quá mức của giá cổ phiếu trước một chuỗi các tin tức tốt
hoặc một chuỗi các tin tức xấu. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng một
mô hình về cảm xúc của nhà đầu tư lý giải việc hình thành niềm tin của nhà đầu tư trên
thị trường tài chính như thế nào, và mô hình này nhất quán với các kết quả nghiên cứu
24
thực nghiệm. Mô hình này được xây dựng dựa trên các bằng chứng tâm lý học và tạo
ra các yếu tố phản ứng dưới mức cũng như phản ứng quá mức cho một chuỗi các giá trị
tham số. Dựa vào các chứng cứ thực nghiệm, nghiên cứu này chỉ ra rằng trong khung
thời gian từ 1-2 tháng thì giá cổ phiếu sẽ phản ứng dưới mức trước các tin tức. Do đó,
tin tức sẽ chỉ được truyền tải một cách chậm chạp vào trong giá và càng về sau thì giá
cổ phiếu càng có tương quan mạnh đối với các thông tin này. Một cách diễn đạt khác
để lý giải cho hiện tượng này là một tin tức tốt ở thời điểm hiện tại sẽ có nhiều khả
năng làm tăng TSSL trong tương lai. Đối với phản ứng quá mức, các bằng chứng chỉ ra
rằng trong một khung thời gian dài hơn, khoảng từ 3-5 năm giá cổ phiếu phản ứng quá
mức trước các tin tức tuân theo một mẫu hình nhất quán nào đó khi tác động đến
TSSL. Cho nên, các chứng khoán mà đã từng có một sự ghi nhận dài các tin tức tốt sẽ
có xu hướng phản ứng quá mức và có TSSL bình quân thấp sau đó. Nói cách khác,
những cổ phiếu có một chuỗi kết quả hoạt động tốt sẽ nhận được một sự định giá rất
cao, tuy nhiên những sự định giá này sau đó sẽ đưa về giá trị trung bình. Những bằng
chứng này đưa ra sự thách thức dành cho lý thuyết thị trường hiệu quả bởi vì nó chỉ ra
rằng trên các thị trường khác nhau, những nhà đầu tư thông thái có thể thu được TSSL
vượt trội mà không phải nhận thêm bất kỳ rủi ro nào bằng cách lợi dụng sự phản ứng
dưới mức và phản ứng quá mức. Một trong những lý giải đáng lưu ý cho hiện tượng
này dựa trên quan điểm của lý thuyết thị trường hiệu quả là nghiên cứu của Fama and
French (1996). Các tác giả này tin rằng, mô hình ba nhân tố của họ có thể lý giải cho
hiện tượng phản ứng quá mức trong thực tế nhưng không thể lý giải được cho sự tiếp
nối của các TSSL trong ngắn hạn (phản ứng dưới mức). Bằng chứng này cũng đưa ra
một thách thức đối với lý thuyết tài chính hành vi bởi vì các mô hình trước đây không
thể nào lý giải cho hiện tượng này. Thách thức đặt ra là nhà đầu tư hình thành niềm tin
như thế nào để dẫn đến hiện tượng phản ứng dưới mức và phản ứng quá mức. Trong
nghiên cứu này, các tác giả sử dụng mô hình diễn đạt cảm xúc của nhà đầu tư và lý giải
cách nhà đầu tư hình thành nên niềm tin của mình. Mô hình này của tác giả phù hợp
25
với các bằng chứng thống kê thu thập trên thị trường. Mô hình này cũng phù hợp với
các kết quả nghiên cứu mô phỏng cho hai tình huống là sự thất bại của nhà đầu tư khi
đưa ra các phán quyết dựa trên thị thiếu chắc chắn và các mẫu hình giao dịch của nhà
đầu tư. Cụ thể, các nhận định của các tác giả về vấn đề hành xử một cách phỏng đoán
mà bỏ qua các quy tắc về xác suất trong xử lý trước các sự kiện của một số kiểu nhà
đầu tư nhất quán với kết quả nghiên cứu của Tversky and Kahneman (1974). Ví dụ trên
thị trường cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể phân loại một vài cổ phiếu nào đó là các cổ
phiếu tăng trưởng dựa trên sự tăng trưởng doanh thu liên tục trong quá khứ mà bỏ qua
khả năng rằng có rất ít công ty có thể tiếp tục duy trì tăng trưởng. Nghiên cứu của các
tác giả cũng liên quan đến một vấn đề khác trong nghiên cứu tâm lý hành vi là nhà đầu
tư bảo thủ, được định nghĩa là nhà đầu tư rất chậm cập nhật mô hình của mình khi đối
mặt với các bằng chứng mới. Hiện tượng phản ứng quá mức cũng nhất quán với hiện
tượng bảo thủ của nhà đầu tư.
Mô hình nghiên cứu của Barberis, Sheleifer and Vishny (1998) xây dựng cho một nhà
đầu tư và một tài sản. Nhà đầu tư này nên được xem xét như là một người mà niềm tin
phản ánh các dự báo đồng nhất ngay cả khi những nhà đầu tư khác nắm giữ những kỳ
vọng khác. Niềm tin của nhà đầu tư tiêu biểu này tác động đến giá và TSSL cổ phiếu.
Trong mô hình nghiên cứu của mình chúng tôi không giải thích tại sao việc kinh doanh
chênh lệch giá lại thất bại trong việc loại bỏ sự chênh lệch trong định giá tài sản. Với
mục đích cụ thể của bài nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào các nghiên cứu đã lý giải
tại sao những sự chênh lệch với giá hiệu quả lại có thể duy trì ổn định (các nghiên cứu
liên quan như De Long 1990a, Shleifer and Vishny 1997). Theo các nghiên cứu này,
một lý do quan trọng khiến cho việc kinh doanh chênh lệch giá gặp phải giới hạn là vì
diễn biến cảm xúc của nhà đầu tư một phần là không thể đoán trước được, do đó việc
đặt cược vào kinh doanh chênh lệch giá dựa vào việc định giá sai lệch này dẫn đến rủi
ro trong ngắn hạn, đây là khoảng thời gian mà cảm xúc của nhà đầu tư cực kỳ mãnh
26
liệt và giá cả cổ phiếu có thể chuyển động vượt xa với giá trị nội tại của nó. Và kết quả
của rủi ro xuất phát từ những “giao dịch nhiễu loạn” (noisy trader risk) này khiến cho
vị thế kinh doanh chênh lệch giá có thể mất đi tiền trong ngắn hạn. Khi những người
kinh doanh chênh lệch giá quan ngại rủi ro, sử dụng đòn bẩy hoặc quản lý tài sản của
người khác và gặp phải rủi ro của việc thua lỗ do kết quả hoạt động nghèo nàn thì rủi
ro của việc định giá sai lệch quá nhiều sẽ cắt giảm vị thế mà họ có. Do đó, kinh doanh
chênh lệch giá thất bại trong việc loại bỏ hoàn toàn sự định giá sai lệch và cảm xúc của
nhà đầu tư sẽ tác động giá cả cổ phiếu tại điểm cân bằng. Trong mô hình bên dưới, cảm
xúc của nhà đầu tư thực tế là phần nào đó không dự đoán được cho nên nếu đưa chênh
lệch giá vào mô hình thì yếu tố này sẽ bị hạn chế. Trong khi các nghiên cứu trước đây
nói rất nhiều về việc định giá sai lệch có thể duy trì ổn định thì họ lại nói rất ít tới bản
chất của sự định giá sai lệch có thể quan sát được này. Do đó, bài nghiên cứu này của
các tác giả cần một mô hình mà có thể lý giải được việc kỳ vọng của nhà đầu tư hình
thành như thế nào. Bài nghiên cứu này sẽ cung cấp một mô hình như vậy để nghiên
cứu các vấn đề nêu trên. Trong mô hình nghiên cứu của các tác giả, thu nhập trên tài
sản là một biến số tuân theo bước đi ngẫu nhiên (random walk). Tuy nhiên, nhà đầu tư
không biết điều này. Hơn nữa, nhà đầu tư này tin rằng thu nhập của một công ty sẽ chỉ
di chuyển giữa hai trạng thái hay hai cơ chế nhất định. Ở trạng thái thứ nhất, thu nhập
của công ty là một chuỗi có giá trị trung bình quay lại ban đầu. Ở trạng thái thứ hai, thu
nhập này là một chuỗi có xu hướng và dường như tăng nhiều hơn sau mỗi lần tăng
trước đó. Khả năng chuyển đổi giữa hai trạng thái cũng như các thuộc tính thống kê
của chuỗi thu nhập ở mỗi trạng thái trong suy nghĩ của nhà đầu tư là cố định. Cụ thể,
tại một thời điểm bất kỳ thì thu nhập của công ty dường như đứng yên trong một trạng
thái hơn là chuyển đổi giữa hai trạng thái. Tại mỗi kỳ, nhà đầu tư sẽ quan sát thu nhập
của công ty và sử dụng thông tin này để cập nhật niềm tin của mình xem liệu anh ta
đang ở trạng thái nào. Trong quá trình cập nhật của mình, nhà đầu tư dựa vào trường
phái thống kê Bayes (Bayesian) mặc dù mô hình của anh ta là không chính xác. Cụ thể,
27
khi một thông tin thu nhập tích cực theo sau một thông tin tích cực trước đó, nhà đầu tư
tăng khả năng rằng anh ta đang nằm trong cơ chế có xu hướng, ngược lại khi một
thông tin tích cực theo sau một thông tin tiêu cực trước đó, nhà đầu tư bắt đầu tin rằng
anh ta thuộc cơ chế trung bình lặp lại (mean reverting). Các tác giả giải mô hình này và
chỉ ra rằng với một hệ các giá trị tham số hợp lý, nó sẽ tạo ra các dự báo thực nghiệm
đã được quan sát trong dữ liệu. Nghiên cứu của Daniel (1998) cũng xây dựng một mô
hình cho cảm xúc của nhà đầu tư nhằm dung hòa mối quan hệ giữa việc phản ứng quá
mức và phản ứng dưới mức. Nghiên cứu này cũng dùng các khái niệm tâm lý học để
hỗ trợ cho khung nghiên cứu của mình mặc dù những nền tảng trong mô hình của họ là
thiếu thận trọng và tự giải thích cho nhau và điều này không giống với các ý tưởng tâm
lý học mà bài nghiên cứu này sử dụng. Rất có thể rằng những hiện tượng mà bài
nghiên cứu trước đó mô tả và những hiện tượng mà dẫn dắt mô hình nghiên cứu trong
bài nghiên cứu này đều đóng vài trò trong việc tạo ra các bằng chứng thực nghiệm.
Hong and Stein (1999), trong bài nghiên cứu này các tác giả xây dựng mô hình nghiên
cứu mà trong đó thị trường tồn tại hai nhóm những người đại diện phổ biến là các
“chuyên viên phân tích tin tức” (news- watchers) và những nhà giao dịch theo xu
hướng (momentum traderes). Mỗi chuyên viên phân tích tin tức quan sát một vài thông
tin tư nhân nhưng thất bại trong việc tách thông tin của các phân tích viên tin tức khác
ra khỏi giá. Nếu thông tin được khuếch tán dần dần qua đám đông thì giá chứng khoán
sẽ phản ứng dưới mức trong ngắn hạn. Sự phản ứng dưới mức ám chỉ rằng những nhà
giao dịch theo xu hướng có thể kiếm lời từ việc theo đuổi xu hướng. Tuy nhiên, nếu họ
chỉ thực hiện các kế hoạch đơn giản thì những nỗ lực kinh doanh chênh lệch giá của họ
sẽ không tránh khỏi dẫn đến sự phản ứng quá mức trong dài hạn. Bên cạnh việc đưa ra
một tính toán tổng hợp cho sự phản ứng quá mức và phản ứng dưới mức, mô hình
nghiên cứu của các tác giả còn cung cấp một vài hàm ý riêng biệt. Bài nghiên cứu này
cho rằng thời điểm trước đó, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra nhiều cách
Tải bản FULL (78 trang): https://bit.ly/3KpTmki
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
28
thức khác nhau mà tại đó TSSL tài sản có thể được dự báo dựa vào các thông tin phổ
biến có sẵn. Mặc dù các bài nghiên cứu này sử dụng nhiều biến dự báo khác nhau
nhưng các kết quả nghiên cứu có thể được xếp vào một trong hai hiện tượng sau. Thứ
nhất, trong ngắn hạn và trung hạn TSSL xuất hiện một cách tiếp nối nhau hay theo một
xu hướng. Thứ hai, về dài hạn giá trị TSSL này cũng có xu hướng quay lại giá trị trung
bình trước đó. Chúng ta rõ ràng thấy được rằng những mô hình định giá tài sản truyền
thống như CAPM của Sharpe (1964) và Lintner (1995), mô hình chênh lệch giá của
Ross (1976) hay mô hình ICAMP của Merton (1973) gặp nhiều khó khăn trong việc
giải thích cho ngày càng nhiều hiện tượng này, tất cả các mô hình có thể dự báo cho
TSSL trong ngắn hạn lẫn dài hạn phải theo đuổi sự khác biệt trong việc truyền ý nghĩa
kinh tế của các nhân tố rủi ro. Và có một vài bằng chứng cho thấy rằng điều này có thể
thực hiện được. Để giải quyết những khó khăn trên, nhiều bài nghiên cứu đã sử dụng lý
thuyết hành vi như là một phương pháp thay thế các mô hình cổ điển, trong đó lý
thuyết hành vi có thể phân tích mở rộng bằng việc thêm vào các giả định mới từ những
giả định cổ điển như nhà đầu tư là hợp lý và có vô hạn nhà đầu tư trên thị trường.
Nhưng một điều khó khăn đối với phương pháp này là có rất nhiều các giả định có thể
thêm vào và rất khó để biết được nên bắt đầu từ đâu. Để đưa ra một số nguyên tắc cho
việc xử lý mô hình, sẽ rất hữu ích khi đưa ra một tiêu chí mà dựa vào đó các lý thuyết
mới được kỳ vọng sẽ thỏa mãn tiêu chí này. Điều này có vẻ là một sự thỏa thuận lớn và
có thể thành công, các lý thuyết tiềm năng, tối thiểu phải đáp ứng được: (1) đưa ra các
giả thuyết còn lại về hành vi của nhà đầu tư, các giả thuyết này vừa hợp lý và vừa nhất
quán với dữ liệu quan sát; (2) phải giải thích được các bằng chứng thực nghiệm hiện có
theo một cách đơn giản và riêng biệt; (3) phải đưa ra được thêm các dự báo mà có thể
được sử dụng để kiểm định ngoài mẫu và có giá trị không giới hạn. Fama (1998) nhấn
mạnh hai tiêu chí sau cùng: “ tuân theo những quy tắc khoa học chuẩn mực, lý thuyết
thị trường hiệu quả chỉ có thể bị thay thế bởi những mô hình tốt hơn. Lý thuyết thay thế
mới này sẽ có một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nó phải xác định được điều này trong
29
tâm lý của nhà đầu tư dẫn đến việc phản ứng dưới mức đối với một vài sự kiện đồng
thời lại phản ứng quá mức đối với những loại sự kiện khác. Và lý thuyết thay thế này
phải đưa ra một giả thuyết được định nghĩa một cách rõ ràng, bản thân nó phải có khả
năng bị bác bỏ bởi những kiểm định thực nghiệm khác. Một số bài nghiên cứu đã
đương đầu với những thách thức này. Cả nghiên cứu của Barberis, Shleifer and Vishny
(1998) và Daniel, Hirshleifer and Subrahmanyam (1998) đều giả định rằng giá cả được
dẫn dắt bởi một yếu tố đại diện đơn nhất và do đó chỉ ra một vài sự chệch theo kinh
nghiệm mà yếu tố đại diện này có thể có. Sau đó các tác giả này nghiên cứu ra phạm vi
mà các mức chệch này đủ để cung cấp đồng thời cho cả sự liên tục trong ngắn hạn và
sự quay lại trong dài hạn. Bài nghiên cứu này theo đuổi chung mục đích với nghiên
cứu của Barberis (1998) và Daniel (1998) trong việc xây dựng một mô hình riêng biệt.
Tuy nhiên, các tác giả này về cơ bản đưa ra một phương pháp hoàn toàn khác. Thay vì
nói nhiều về tâm lý của yếu tố đại diện, nghiên cứu của các tác giả tập trung nhiều hơn
trong việc lý giải sự tương tác giữa các đại diện đa dạng. Để cho mô hình trở nên linh
hoạt, các tác giả đã bỏ bớt những hành động từ những sai lệch nhận thức đơn lẻ nào đó
và thêm vào các hành động thể hiện tự tương tác của các nhà giao dịch với những nhà
giao dịch khác. Cụ thể, trong mô hình của mình các tác giả đã chia thị trường thành hai
nhóm là “nhóm các chuyên viên phân tích tin tức” và “nhóm các nhà giao dịch theo xu
hướng”. Cả hai nhóm này đều là những nhà đầu tư đầy lý trí trong những bối cảnh
thông thường. Mỗi nhóm nhà đầu tư này chỉ xử lý những thông tin phổ biến nhất định.
Đối với nhóm phân tích tin tức, các nhà đầu tư này đưa ra các dự báo của mình dựa
trên các tín hiệu mà cá nhân họ quan sát được từ những yếu tố cơ bản của doanh
nghiệp, hạn chế của nhóm này là họ không quan tâm đến giá cả hiện tại cũng như giá
cả trong quá khứ. Nhóm nhà đầu tư theo xu hướng, các nhà đầu tư theo nhóm này đưa
ra các dự báo của mình dựa trên giá cả hiện tại và giá cả trong quá khứ, tuy nhiên hạn
chế của nhóm này là họ đưa ra các mô hình dự báo hết sức đơn giản dựa trên giá cả quá
khứ và hiện tại. Các tác giả, dựa trên hai nhóm này đã xây dựng mô hình nghiên cứu
30
của mình để xem xét các hiệu ứng phản ứng dưới mức và phản ứng quá mức của nhà
đầu tư trên thị trường.
Tóm lại, một điểm chung đáng lưu ý trong các nghiên cứu tiên phong là các nghiên
cứu này tập trung vào xem xét tác động của giá dầu đến thị trường chung. Jones and
Kaul (1996) kiểm định tác động này sử dụng thị trường chung của Mỹ, Canada, Nhật
Bản và Anh. Chen (1986) xem xét trên thị trường chung của Mỹ. Driesprong (2008)
kiểm định trên chỉ số thị trường chung của 18 quốc gia. Nói một cách khác, các bài
nghiên cứu này đều đứng trên quan điểm vĩ mô để xem xét tác động của giá dầu đến
TSSL cổ phiếu. Bài nghiên cứu này của tôi, tương tự như nghiên cứu của Narayan and
Sharma (2011) xem xét tác động của giá dầu ở góc độ vi mô. Tôi sẽ kiểm định tác
động của giá dầu đến TSSL cổ phiếu các công ty niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng
Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông qua kiểm định 3 giả thuyết cơ bản được
nêu trong nghiên cứu trên của các tác giả. Ngoài ra, tôi sẽ cố gắng phát triển mô hình
riêng biệt trong nghiên cứu của mình nhằm phù hợp với các đặc trưng dữ liệu thị
trường chứng khoán trong nước. Phần lớn mô hình cũng như các biến nghiên cứu trong
bài sẽ được xây dựng để kiểm định 3 giả thuyết nghiên cứu một cách hợp lý. Ba giả
thuyết nghiên cứu bao gồm:
Giả thuyết 1: Giá dầu tác động đến các ngành khác nhau có mức độ khác nhau
Giả thuyết 2: Tồn tại độ trễ trong mối quan hệ giữa giá dầu và TSSL cổ phiếu
Giả thuyết 3: Giá dầu tác động đến TSSL cổ phiếu theo các cơ chế khác nhau, điều
này có nghĩa sẽ tồn tại giá trị ngưỡng làm thay đổi cơ chế tác động của giá dầu đến
TSSL cổ phiếu
Vì bài nghiên cứu sẽ tập trung vào giải quyết 3 giả thuyết nghiên cứu nêu trên nên cấu
trúc bài nghiên cứu sẽ được trình bày lần lượt theo các giả thuyết. Trong mỗi giả
Tải bản FULL (78 trang): https://bit.ly/3KpTmki
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
31
thuyết, tôi sẽ trình bày phần mô hình, phương pháp nghiên cứu cũng như mô tả dữ liệu
và xây dựng các biến nghiên cứu.
6666450

More Related Content

Similar to Tác động của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi - nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf

Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...
Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...
Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Thanh Hoa
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfHoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfMan_Ebook
 
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...nataliej4
 

Similar to Tác động của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi - nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (20)

Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...
Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...
Ảnh hưởng của các thành phần dồn tích đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các c...
 
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoáĐề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
 
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt Nam
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt NamLuận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt Nam
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt Nam
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
 
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOTĐề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩmChính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
 
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfHoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
 
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoánKiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
 
Luận văn: Hiện tượng bong bong hợp lí trên thị trường chứng khoán
Luận văn: Hiện tượng bong bong hợp lí trên thị trường chứng khoánLuận văn: Hiện tượng bong bong hợp lí trên thị trường chứng khoán
Luận văn: Hiện tượng bong bong hợp lí trên thị trường chứng khoán
 
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệpQuản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
 
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Tác động của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi - nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _____________________________________ ĐẶNG VĂN TUYỂN TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CÔNG TY: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh -2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________________________ ĐẶNG VĂN TUYỂN TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CÔNG TY: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VIỆT QUẢNG Thành phố Hồ Chí Minh -2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các đoạn trích dẫn và số liệu trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Đặng Văn Tuyển
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng Danh mục hình Tóm tắt.................................................................................................................................................................1 Chương 1. Giới thiệu chung về bài nghiên cứu....................................................................................2 Chương 2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây..........................................................................5 Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32 Chương 4. Kết quả nghiên cứu............................................................................................................. 35 4.1 Giả thuyết 1 : Giá dầu tác động đến các ngành khác nhau có mức độ khác nhau............ 4.1.1 Tóm lược ....................................................................................................................................................... 35 4.1.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................................... 40 4.1.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 42 4.2 Giả thuyết 2: Tồn tại độ trễ trong mối quan hệ giữa giá dầu và TSSL cổ phiếu........... 49 4.2.1 Tóm lược ....................................................................................................................................................... 49 4.2.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................................................. 50 4.2.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 51 4.3 Giả thuyết thứ 3: Giá dầu tác động đến TSSL cổ phiếu theo các cơ chế khác nhau, điều này có nghĩa sẽ tồn tại giá trị ngưỡng làm thay đổi tác động của giá dầu đến TSSL cổ phiếu 57 4.3.1 Tóm lược ....................................................................................................................................................... 57 4.3.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................................................. 57 4.3.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 62 Chương 5. Kết luận ...................................................................................................................................... 71 Danh mục tài liệu tham khảo
  • 5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Mô tả tính toán các biến trong nghiên cứu Chen, Roll and Ross (1986).....12 Bảng 4.1.1. 1: Thống kê các ngành nghiên cứu trên sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (Hose)....................................................................................36 Bảng 4.1.1. 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các ngành và giá dầu ..........................39 Bảng 4.1.2. 1:Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.......................................................42 Bảng 4.1.3. 1: Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp biến giả ngành ...........44 Bảng 4.1.3. 2: Thống kê kết quả ước lượng cho từng công ty và thống kê theo ngành 47 Bảng 4.3.3. 1: Kiểm định hiệu ứng ngưỡng với các mô hình một giá trị ngưỡng , hai giá trị ngưỡng và ba giá trị ngưỡng ..............................................................................63 Bảng 4.3.3.2 : Giá trị các giá trị ngưỡng trong các mô hình........................................64 Bảng 4.3.3.3 : Hệ số ước lượng các biến của mô hình 1 giá trị ngưỡng.......................65 Bảng 4.3.3.4: Hệ số ước lượng các biến của mô hình 2 giá trị ngưỡng........................65 Bảng 4.3.3.5 : Kiểm định mô hình hai giá trị ngưỡng cho các ngành...........................67 Bảng 4.3.3. 6: Hai giá trị ngưỡng đối với các ngành....................................................67 Bảng 4.3.3. 7: Kết quả ước lượng mô hình hai giá trị ngưỡng cho từng ngành ...........69
  • 6. DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Đồ thị tỷ lệ chi tiêu năng lượng/ dầu mỏ giai đoạn trước năm 1988...........15 Hình 4.1.1. 1: Đồ thị của biến thay đổi giá dầu (OP) và TSSL bình quân các công ty trong ngành năng lượng và công nghiệp hàng tháng....................................................39 Hình 4.2.3. 1: Đồ thị tỷ lệ hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê theo từng độ trễ cho mỗi ngành.......................................................................................................................56 Hình 4.3.3. 1: Đồ thị hai giá trị ngưỡng của các ngành ...............................................66 Hình 4.3.3. 2: Đồ thị hệ số ước lượng của mô hình hai giá trị ngưỡng của các ngành theo từng hệ số ước lượng..............................................................................................70
  • 7. 1 Tác Động Của Giá Dầu Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Công Ty: Nghiên Cứu Thực Nghiệm Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Tóm tắt Bài nghiên cứu này của tôi kiểm định tác động của giá dầu và TSSL của các công ty được niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (Hose). Thứ nhất, tôi thấy rằng giá dầu tác động đến TSSL của các công ty ở các mức độ khác nhau ở các ngành khác nhau. Thứ hai, nghiên cứu của tôi cho thấy một bằng chứng rõ ràng về hiệu ứng trễ của giá dầu đối với với TSSL các công ty. Cuối cùng, nghiên cứu của tôi lý giải rằng giá dầu tác động đến TSSL thông qua nhiều cơ chế khác nhau và rất nhiều ngành có tồn tại hiện tượng này.
  • 8. 2 Chương 1. Giới thiệu chung về bài nghiên cứu 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Trong các nghiên cứu trước đây biến vĩ mô thường được đưa vào để nghiên cứu tác động đến thị trường chứng khoán như: lãi suất, lạm phát, cung tiền…Nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và thế giới cũng mang lại những kết quả đánh giá được tác động của các yếu tố vĩ mô. Ngày nay một trong những mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là xăng dầu. Khi giá xăng dầu có sự vận động nó sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo cả hướng tích cực và tiêu cực tuỳ vào sự thay đổi diễn ra thế nào. Tại Việt Nam, một quốc gia nhập khẩu dầu, khi giá xăng dầu thế giới thay đổi sẽ tác động trực tiếp lên giá xăng dầu ở Việt Nam và làm cho nhiên liệu, nguyên vật liệu đầu vào các ngành sản xuất kinh doanh tăng hay giảm theo giá dầu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào việc kiểm định tác động của sự thay đổi giá dầu đến tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết, từ đó xem xét mức độ tác động của giá dầu đến các công ty trong các ngành sản xuất kinh doanh các nhau có sự khác nhau hay đồng nhất. Từ kết quả của bài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhà đầu tư nghiên cứu những tác động của các yếu tố trong đó có yếu tố thay đổi giá dầu trước khi đưa ra quyết định đầu tư vốn vào các doanh nghiệp niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bài nghiên cứu đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:  Tác động của thay đổi giá dầu đến TSSL công ty có tồn tại và sẽ thay đổi như thế nào giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngành khách nhau?
  • 9. 3  Sự thay đổi của giá dầu tác động lên TSSL chứng khoán niêm yết có độ trễ là bao nhiêu?  Tác động của thay đổi giá dầu đến TSSL công ty có theo nhiều cơ chế khác nhau hay không? 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tác động của giá dầu thế giới và chứng khoán niêm yết Việt Nam. Từ đó cho thấy tác động của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi công ty niêm yết như thế nào. Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ giới hạn tại 214 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 03 năm 2016. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để kiểm định tác động của thay đổi của giá dầu và TSSL chứng khoán tại thị trường Việt Nam, bài nghiên cứu thực hiện theo phương pháp được đề xuất bởi Narayan, Sharma (2011) ứng dụng mô hình GARCH (1,1) để thực hiện kiểm định. Với chuỗi dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo tháng, một hiện tượng thông thường đối với chuỗi dữ liệu dạng như vậy là tồn tại phương sai sai số thay đổi. Do đó, bài nghiên cứu ứng dụng mô hình GARCH (1,1) là phù hợp để đánh giá tác động từ thay đổi giá dầu thế giới lên TSSL chứng khoán niêm yết Việt Nam. 1.5 Ý nghĩa đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những đóng góp sau đây:  Cho thấy sự khác biệt tác động của biến thay đổi giá dầu đến tỷ suất sinh lợi của các
  • 10. 4 công ty trong các ngành khác nhau. Khác với các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét mối quan hệ giá dầu và thị trường chứng khoán Việt Nam thong quả chỉ số VN- Index.  Xác định độ trễ quan trọng nhất của tác động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi công ty niêm yết tại Việt Nam.  Cho thấy các cơ chế tác động của thay đổi giá dầu đến tỷ suất sinh lợi của công ty niêm yết tại Việt Nam. 1.6 Bố cục bài nghiên cứu  Chương I – Giới thiệu chung về bài nghiên cứu. Chương I đã giới thiệu những vấn đề chung về bài nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi và những kết quả kỳ vọng đạt được. Các phần tiếp theo của bài nghiên cứu được bố cục như sau:  Chương II – Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Phần này sẽ trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây qua đó sẽ có được một góc nhìn tổng quan và có sự so sánh về kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu khác nhau với mô hình, dữ liệu khác biệt.  Chương III- Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần này sẽ trình bày chi tiết cách dữ liệu được chọn lọc, thu thập, tính toán và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong mô hình để trả lời cho các câu hỏi được đặt ra.  Chương IV- Kết quả nghiên cứu. Phần này sẽ trình bày các kết quả định lượng từ việc hồi quy dữ liệu, qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng cũng như mối quan hệ giữa thay đổi giá dầu thế giới và TSSL chứng khoán niêm yết tại Việt Nam  Chương V sẽ tổng kết lại bài nghiên cứu, các kết quả và khuyến nghị được rút ra từ bài nghiên cứu.
  • 11. 5 Chương 2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây Các lý thuyết kinh tế học cho thấy mối tương quan nghịch chiều từ sự gia tăng của giá dầu lên thành quả của thị trường Friedman. Điều đó bắt nguồn từ việc giá dầu tăng sẽ dẫn đến sự suy giảm trong tổng sản phẩm quốc nội GDP của các quốc gia, kéo theo tình trạng kinh doanh kém của các công ty bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ thay đổi giá dầu. Thu nhập giảm, vì sự gia tăng chi phí đầu vào là xăng dầu, và hiển nhiên là TSSL chứng khoán cũng sẽ giảm theo tác động dây chuyền đó. Lý thuyết cơ sở trong nghiên cứu của tôi xuất phát từ hai nhánh nghiên cứu lớn về mối quan hệ giữa giá dầu và các yếu tố vĩ mô cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và kết quả hoạt động của công ty. Ở nhánh thứ nhất, các nghiên cứu có liên quan như Hamilton (1983), Melick and Thomas (1997), MacLaury (1978) và Ederington and Guan (2010) có mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu này cũng dự báo độ biến động của giá dầu thô. Nhánh nghiên cứu thứ hai, các nghiên cứu này cho thấy rằng một mức tăng trưởng kinh tế cao sẽ dẫn đến một thị trường cổ phiếu lợi nhuận cao. Hai nhánh nghiên cứu này dẫn đến kết luận rằng khi giá dầu tăng lên sẽ làm giảm tổng sản lượng quốc nội (GDP) thông qua đó sẽ làm giảm doanh thu của những công ty trong đó giá dầu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chi phí sản xuất và điều này dẫn đến một sự sụt giảm trong giá cổ phiếu. nếu thị trường cổ phiếu không hiệu quả thì tác động của giá dầu đến TSSL sẽ có hiệu ứng trễ. Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ xem xét liệu tác động của giá dầu đến TSSL của các công ty có ngược lại với TSSL thị trường cổ phiếu hay không. Nghiên cứu này của tôi dựa trên các nghiên cứu tiên phong của Jones and Kaul (1996), Chen (1986), và Driesprong (2008). Jones and Kaul (1996) sử dụng mô hình chuỗi thời gian để kiểm định tác động của giá dầu thực lên TSSL cổ phiếu thực dựa trên dữ liệu hàng quý của bốn quốc gia phát triển lần lượt là Mỹ (1947-1991), Canada (1960-1991), Nhật bản (1970-1991) và Anh
  • 12. 6 (1962-1991). Các tác giả này tìm thấy rằng giá dầu có tác động âm với TSSL thực cho tất cả bốn quốc gia trên. Chen (1986) sử dụng mô hình hồi quy đa biến trong đó TSSL thị trường là một hàm số phụ thuộc vào các biến kinh tế vĩ mô và biến giá dầu trên thị trường Mỹ. Phân tích thực nghiệm của họ sử dụng dữ liệu theo tháng trong giai đoạn 1953-1983. Các tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê trong tác động của giá dầu đến TSSL của thị trường. Driesprong (2008) kiểm định tác động của giá dầu đến TSSL thị trường cổ phiếu tổng hợp sử dụng dữ liệu theo tháng giai đoạn tháng 10/1973 đến tháng 04/2003 cho 48 quốc gia phát triển và đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với 17 trong số 18 nước phát triển và kết luận này vẫn đúng với các nước đang phát triển tuy nhiên điều này là không đúng khi sử dụng dữ liệu gộp lại với nhau. Một điểm chung trong các nghiên cứu này là tập trung vào nghiên cứu cho thị trường tổng hợp. Jones and Kaul (1996) kiểm định dựa trên thị trường tổng hợp của Mỹ, Canada, Nhật bản, Anh. Chen (1986) nghiên cứu trên thị trường tổng hợp của Mỹ. Driesprong (2008) kiểm định dựa trên chỉ số thị trường cổ phiếu tổng hợp của 18 quốc gia. Nghiên cứu của Narayan và Sharma (2011) kiểm định quan hệ giữa giá dầu và TSSL chứng khoán tại 560 công ty niêm yết trên NYSE giai đoạn từ ngày 05 tháng 01 năm 2000 đến 31 tháng 12 năm 2008. Các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy giá dầu tác động lên TSSL chứng khoán thay đổi tùy thuộc vào ngành công ty đang hoạt động. Sự khác biệt từ thay đổi giá dầu lên TSSL các chứng khoán cũng thay đổi tùy thuộc vào qui mô của công ty. Để cụ thể hơn tôi lần lượt đi vào từng nghiên cứu của Jones and Kaul (1996), Chen (1986), và Driesprong (2008) và một số nghiên cứu khác. Đầu tiên là Chen, Roll and Ross (1986), nghiên cứu này của tác giả bắt đầu khi cho rằng giá cả của tài sản thì chịu tác động bởi các tin tức kinh tế. Giá cả của tài sản thị chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các sự kiện không dự báo được, trong đó có một số sự
  • 13. 7 kiện có tác động mạnh hơn các sự kiện khác. Cùng với khả năng của nhà đầu tư trong việc đa dạng hóa danh mục, lý thuyết tài chính hiện đại tập trung xem xét các tác động hệ thống như là một phần của rủi ro đầu tư. Kết luận chung được đưa ra cho lý thuyết này là cần thêm vào trong mô hình định giá một yếu tố TSSL dài hạn khi tài sản chịu tác động bởi những tin tức kinh tế hệ thống và sẽ không có được bất kỳ một lợi ích thêm nào từ việc đa dạng hóa rủi ro này. Nội dung của lý thuyết này không có gì quá tranh cãi tuy nhiên các sự kiện nào có thể tác động đến tất cả các tài sản. Có một khoảng cách lớn trong các nghiên cứu về lý thuyết các yếu tố trạng thái đại diện cho tác động hệ thống và sự thiếu hiểu biết trong việc xác định các yếu tố này. Sự biến động của giá cả tài sản gợi ý về sự hiện diện của các tác động ngoại sinh tương ứng tuy nhiên các biến kinh tế này chưa được xác định trong các nghiên cứu trước đây hoặc nếu có thì chỉ riêng lẻ và không đầy đủ. Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng khung lý thuyết để từ đó lựa chọn các yếu tố đại diện cho các biến trạng thái hệ thống. Một đóng góp lớn của nghiên cứu này là tác giả sử dụng kỹ thuật tính toán để đo lường các yếu tố không mong đợi trong các biến trạng thái. Các mô hình được xây dựng để kiểm định liệu các biến trạng thái này có tác động đến TSSL hay không. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cung cấp các chỉ số thị trường, chỉ số thu nhập và chỉ số giá dầu trong mối so sánh với các biến trạng thái khác về mức độ quan trọng trong việc định giá. Lý thuyết trung tâm trong nghiên cứu của Chen and Roll (1986) cho rằng không một lý thuyết thỏa đáng nào có thể kết luận về mối quan hệ giữa thị trường tài chính và các yếu tố kinh tế vĩ mô là hoàn toàn một chiều. Tuy nhiên, giá cổ phiếu thường phản ứng trước các yếu tố bên ngoài. Dễ dàng nhận thấy rằng các biến kinh tế vĩ mô là nội sinh. Chỉ có các yếu tố tự nhiên như thiên thạch, động đất hay những yếu tố tương tự mới thực sự ngoại sinh đối với nền kinh tế thế giới, tuy nhiên để thiết lập một mô hình định giá dựa trên những yếu tố hệ thống này là một điều vượt quá khả năng hiện tại của chúng ta. Mục tiêu nghiên cứu của các tác giả trong bài đơn thuần chỉ là xây dựng mô
  • 14. 8 hình mà trong đó TSSL cổ phiếu là một hàm số của các biến kinh tế vĩ mô với TSSL của các loại tài sản khác mà không phải cổ phiếu. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ xem thị trường cổ phiếu là một biến nội sinh so với các thị trường khác. Dựa vào những tranh luận thường thấy trong lý thuyết thị trường vốn, chỉ các biến trạng thái kinh tế chung mới ảnh hưởng đến việc định giá của toàn bộ thị trường cổ phiếu. Bất kỳ một biến hệ thống nào tác động đến hoạt động định giá của nền kinh tế hay tác động đến mức cổ tức cũng ảnh hưởng đến TSSL thị trường cổ phiếu. Hơn nữa, bất kỳ một biến nào cần thiết để mô tả bản chất tự nhiên của TSSL một cách hoàn thiện cũng sẽ là một phần trong các yếu tố rủi ro hệ thống. Một ví dụ về các biến này là một biến mà không có tác động trực tiếp lên dòng tiền ngắn hạn nhưng thực sự diễn đạt được sự thay đổi trong cơ hội đầu tư. Giá cổ phiếu được diễn đạt bằng giá trị chiết khấu của dòng cổ tức kỳ vọng: k c E p ) (  Trong đó c đại diện cho dòng cổ tức còn k là hệ số chiết khấu. Điều này ám chỉ rằng, TSSL của một thời kỳ nào đó được đo lường bởi: p c k dk c E c E d p c p dp     ) ( )] ( [ Điều này cho thấy rằng, các yếu tố hệ thống mà tác động đến TSSL là những yếu tố làm thay đổi tỷ lệ chiết khấu k và dòng tiền kỳ vọng E(c). Tỷ lệ chiếu khấu được tính bằng bình quân lãi suất theo thời gian và nó thay đổi khi có sự thay đổi của lãi suất hoặc cấu trúc kỳ hạn đối với các kỳ hạn khác nhau. Do đó, những sự thay đổi bất thường trong lãi suất phi rủi ro sẽ tác động đến việc định giá và thông qua tác động của chúng đối với giá trị thời gian của các dòng tiền trong tương lai sẽ tác động đến TSSL của cổ phiếu. Hệ số tỷ lệ chiết khấu cũng bị tác động bởi yếu tố phần bù rủi ro nên những sự thay đổi bất thường trong phần bù rủi ro cũng tác động đến TSSL. Trên phương diện đường cầu, sự thay đổi trong thỏa dụng biên gián tiếp
  • 15. 9 được đo lường bằng sự thay đổi tiêu dùng thực cũng sẽ tác động đến việc định giá và những tác động này cũng nên được xem xét như là một sự thay đổi bất thường trong phần bù rủi ro. Dòng tiền kỳ vọng thay đổi bởi các yếu tố danh nghĩa và thực. Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát kỳ vọng có thể tác động đến dòng tiền kỳ vọng cũng như lãi suất danh nghĩa. Tới khi việc định giá dựa trên những đại lượng thực thì những sự thay đổi bất thường về giá sẽ có tác động một cách hệ thống và tới khi sự thay đổi về giá cả tương đối gắn liền với lạm phát, thì sự thay đổi trong định giá tài sản có thể là bởi sự thay đổi trong lạm phát bình quân. Cuối cùng, sự thay đổi trong sản lượng thực có thể tác động đến giá trị dòng tiền thực hiện tại. Một khi phần bù rủi ro không nắm bắt được phần không chắc chắn trong sản lượng ngành thì những cải cách trong năng suất sẽ có một tác động đến TSSL cổ phiếu thông qua tác động của nó lên dòng tiền. Một đóng góp lớn trong nghiên cứu của Chen, Roll and Ross (1986) là cung cấp cách tính toán các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình định giá tài sản. Sản lượng công nghiệp Một chỉ số cơ bản trong chuỗi các biến vĩ mô là sản lượng công nghiệp (IP). Chỉ số này được thu thập từ khảo sát tình hình kinh doanh hiện tại. Nếu IPt kí hiệu cho sản lượng công nghiệp tháng t thì tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp được đo lường bằng MPt : MPt= ln(IPt)- ln(IPt-1) Và tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ được đo lường bằng YPt: YPt= ln(IPt)- ln(IPt-12) Lạm phát Yếu tố lạm phát bất thường được tính toán như sau: UI(t) = I(t) – E[I(t)/t-1]
  • 16. 10 Trong đó I(t) là số liệu lạm phát hàng tháng được đo lường bằng sai phân bậc 1 của giá trị logarit chỉ số giá tiêu dùng kỳ t. Chuỗi số liệu về lạm phát kỳ vọng E[I(t)/t -1] giai đoạn 1953-1978 được thu thập theo phương pháp trong nghiên cứu của Fama and Gibbons (1984). Nếu RHO(t) thể hiện tỷ suất sinh lợi thực sau khi có hiệu lực trong kỳ t và TB(t-1) là lãi suất T-bill đã biết ở kỳ t-1 và đang áp dụng cho kỳ t, khi đó phương trình Fisher cho rằng: TB(t-1) = E[RHO(t)/t-1] + E[I(t)/t-1] Do đó TB(t-1) đo lường lãi suất T-bill thực. Từ việc phân tích chuỗi thời gian của biến này, Fama and Gibbons (1984) đã xây dựng một chuỗi thời gian cho biến E[RHO(t)/t- 1]. Khi đó, biến lạm phát kỳ vọng được đo lường bằng cách lấy TB(t-1) trừ đi giá trị lãi suất thực kỳ vọng. Một biến không kỳ vọng khác cũng có tác động riêng biệt so vơi UI là biến thay đổi trong lạm phát kỳ vọng. DEI= E[I(t+1)/t] – E[I(t)/t-1] Phần bù rủi ro Để nắm bắt tác động của sự thay đổi không kỳ vọng trong phần bù rủi ro đến TSSL, bài nghiên cứu này của các tác giả xây dựng một biến từ thị trường tiền tệ, ký hiệu là UPR và được xác định: UPR(t)= “Baa and under” bond portfolio return(t) – LGB(t) Trong đo LGB(t) là biến TSSL của danh mục trái phiếu chính phủ dài hạn được thu thập từ nghiên cứu của Ibbotson and Sinquefield (1982) trong giai đoạn 1953-1978. Dữ liệu của LGB trong giai đoạn này được thu thập từ cơ sở dữ liệu CRSP. Mặc dù biến UPR không phải là một biến theo dạng như một cú sốc, nhưng nó có thể được xem như là một biến không kỳ vọng và trong nghiên cứu của mình, các tác giả xem nó như là một yếu tố đại diện cho nền kinh tế. Biến lãi suất trái phiếu tín nhiệm thấp được sử dụng cho trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi và được thu thập từ R.G. Ibbotson and Company trong giai đoạn trước năm 1977. Thông tin mô tả về mẫu dữ liệu được trình bày trong nghiên cứu của Ibbotson (1979).
  • 17. 11 Biến UPR sẽ có trung bình bằng 0 trong điều kiện nhà đầu tư trên thị trường bàng quan với rủi ro và thật tự nhiên khi xem xét biến này là một yếu tố trực tiếp thể hiện mức độ quan ngại rủi ro hàm ẩn trong các mô hình định giá. Bài nghiên cứu này hi vọng rằng biến UPR có thể phản ánh được phần nhiều những diễn biến không mong đợi của mức độ quan ngại rủi ro và mức rủi ro được hàm ý trong các mô hình định giá cổ phiếu trên thị trường. Cấu trúc kỳ hạn Để xác định mức độ tác động của đường cấu trúc kỳ hạn, các tác giả xây dựng một biến đo lường lãi suất khác là UTS: UTS (t)= LGB(t) – TB(t-1) Với giả định bàng quan với rủi ro, khi đó: E[UTS(t)/t-1]=0. Biến UTS có thể được xem xét như là một yếu tố đo lường cho lãi suất không kỳ vọng của trái phiếu dài hạn. Chỉ số thị trường Một nỗ lực lớn trong nghiên cứu của tác giả là xem xét mối quan hệ giữa các biến kinh tế không liên quan tới cổ phiếu và TSSL của cổ phiếu. Tuy nhiên, bởi vì các định tính về việc làm phẳng và trung bình hóa của hầu hết các biến kinh tế vĩ mô nên trong ngắn hạn, chẳng hạn một tháng thì khó để mong đợi rằng các biến này có thể nắm bắt được tất cả thông tin trên thị trường trong cùng kỳ. Tuy nhiên, giá cổ phiếu thì lại phản ứng rất nhanh chóng với các thông tin được công bố. Tác động này khiến cho ngay cả trong trường hợp tốt nhất thì TSSL của thị trường vẫn ít bị tác động và nhiễu rất nhiều trong mối liên hệ với phần dư của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Điều này làm chệch đi kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo hướng tìm ra một mối liên hệ mạnh mẽ giữa TSSL của chỉ số thị trường và TSSL các danh mục khác hơn TSSL của các danh mục này và phần dư của các yếu tố thị trường. Để kiểm định tác động định giá tương đối của các chỉ số thị trường truyền thống, các tác giả đã sử dụng các biến sau đây: EWNY(t)= TSSL của chỉ số NYSE với tỷ trọng của các cổ phiếu bằng nhau
  • 18. 12 VWNY(t)= TSSL của chỉ số NYSE dựa trên trọng số giá trị thị trường Các biến này sẽ có thể phản ảnh cả thông tin thực về sản lượng của ngành cũng như tác động danh nghĩa của biến lạm phát. Tiêu dùng Bổ sung vào phần thảo luận ở trên về các biến kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đưa vào kiểm định chuỗi giá trị của sự thay đổi trong tiêu dùng thực theo thời gian, CG. Chỉ số này được đo lường cho bình quân mỗi người và bao gồm cả dịch vụ. Biến này được tính toán bằng cách lấy giá trị CITIBASE (là giá trị tiêu dùng thực đã được điều chỉnh đi yếu tố mùa vụ trừ đi phần hàng hóa lâu bền) chia cho dân số được cơ quan Bureau of Census- Mỹ dự báo hàng tháng. Mô tả chi tiết về chuỗi dữ liệu này được trình bày trong nghiên cứu của Hansen and Singleton (1983). Giá dầu Các nhà nghiên cứu vẫn tranh luận với nhau rất nhiều về việc xem xét giá dầu như là một yếu tố rủi ro chung tác động đến TSSL của thị trường cổ phiếu cũng như việc định giá cổ phiếu. Để kiểm định định đề này cũng như tìm kiếm một yếu tố vĩ mô khác so với các yếu tố đã thảo luận ở trên, bài nghiên cứu này đã xây dựng nên chuỗi dữ liệu OG (đại diện cho yếu tố giá dầu) bằng cách lấy sai phân bậc một của lô ga rít chỉ số giá sản xuất đối với lĩnh vực dầu mỏ. Bảng 2. 1: Mô tả tính toán các biến trong nghiên cứu Chen, Roll and Ross (1986) Ký hiệu Biến Định nghĩa Các biến cơ bản I Lạm phát Lô ga rít mức tăng tương đối của chỉ số giá CPI TB Lãi suất trái phiếu Lãi suất cuối kỳ của trái phiếu 1 tháng LGB Trái phiếu CP dài hạn Lãi suất trái phiếu CP dài
  • 19. 13 hạn IP Sản lượng công nghiệp Sản lượng công nghiệp trong tháng Baa Trái phiếu có mức tín nhiệm thấp Lãi suất của các trái phiếu có tín nhiệm từ Baa trở xuống EWNY Cổ phiếu có trọng số bằng nhau Lãi suất của danh mục các cổ phiếu được niêm yết trên sàn NYSE với trọng số bằng nhau CG Tiêu dùng Mức tăng trưởng chi tiêu bình quân đầu người OG Giá dầu Lô ga rít mức tăng tương đối của chỉ số PPI đối với ngành dầu Các biến được tính toán dựa trên các biến cơ bản MP(t) Mức tăng trưởng hàng tháng của chỉ số sản lượng công nghiệp Ln(IP(t)/IP(t-1)) YP(t) Mức tăng trưởng hàng năm của chỉ số sản lượng công nghiệp Ln(IP(t)/IP(t-12)) E(I(t)) Lạm phát kỳ vọng Fama and Gibbons (1984) UI(t) Lạm phát không kỳ vọng I(t)- E(I(t)/t-1) RHO(t) Lãi suất thực TB(t-1)- I(t) DEI(t) Thay đổi trong lạm phát kỳ vọng E[I(t+1)/t]- E[I(t)/t-1]
  • 20. 14 URP(t) Phần bù rủi ro Baa(t)- LGB(t) UTS(t) Cấu trúc kỳ hạn LGB(t)-TB(t-1) Nguồn dữ liệu: Chen, Roll, Ross (1986) Tiếp theo là nghiên cứu của Jones and Kaul (1996), trong bài nghiên cứu này các tác giả thực hiện kiểm định liệu phản ứng của các thị trưởng cổ phiếu trên thế giới đối với các cú sốc giá dầu có thể được giải thích bởi đồng thời hoặc một trong hai yếu tố sự thay đổi trong dòng tiền thực và sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đối với thị trường Mỹ và Canada thời kỳ hậu chiến, phản ứng của giá cổ phiếu đối với cú sốc giá dầu có thể hoàn toàn được tính toán bởi tác động của giá dầu đối với dòng tiền. Ngược lại, đối với thị trường Anh và Nhật thì những cú sốc giá dầu xuất hiện sẽ giải thích tốt hơn cho sự thay đổi trong giá cổ phiếu so với sự thay đổi trong dòng tiền thực hay TSSL kỳ vọng.
  • 21. 15 Hình 2. 1: Đồ thị tỷ lệ chi tiêu năng lượng/ dầu mỏ giai đoạn trước năm 1988 Nguồn: Fed St.Louis https://research.stlouisfed.org Nền kinh tế thế giới phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động trong giá dầu. Có hai đặc điểm nổi bật của dầu trong nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu chiến. Thứ nhất, dầu là nguyên liệu được sử dụng một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Bảng thống kê bên dưới cho thấy rằng trước năm 1988, tỷ lệ chi tiêu cho năng lượng so với GNP luôn cao hơn mức 8% tại Mỹ trong đó dầu mỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 3.8%. Thứ hai, những sự tăng giá đột ngột trong thời kỳ hậu chiến xuất hiện là do bởi chi phối bởi những cú sốc ngoại sinh đối với các yếu tố còn lại của nền kinh tế thế giới. Phân tích độ biến động giá dầu trong nghiên cứu của Hamilton (1983, 1985) đưa ra kết luận rằng sự thay đổi trong giá dầu danh nghĩa của giá dầu ở một thời điểm cụ thể thể hiện sự biến chuyển của các yếu tố ngoại sinh lớn liên quan tới lĩnh vực dầu mỏ. Hamilton cho rằng cần đưa ra một sự giải thích theo hướng nhân quả cho mối tương quan giữa giá dầu và tình trạng kinh tế vĩ mô. Tương tự, vai trò quan trọng của giá dầu tại một số quốc gia khác
  • 22. 16 cũng được tìm hiểu bởi các nghiên cứu của các tác giả Helliwell, Sturm, Jarrett and Salou (1986), Rasche and Tatom (1981). Mặc dù dầu đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng có rất ít các nghiên cứu trước Jones and Kaul (1996) phân tích về tác động của giá dầu đến thị trường cổ phiếu. Trong bài nghiên cứu của mình, hai tác giả tìm hiểu về tác động của sự thay đổi trong giá dầu đến giá cổ phiếu trong giai đoạn hậu chiến. Đóng góp trong nghiên cứu này của tác giả là việc đo lường xem liệu thị trường cổ phiếu có định giá một cách hợp lý tác động của các cú sốc giá dầu đến nền kinh tế hay không. Nghiên cứu chi tiết của các tác giả về phản ứng của thị trường cổ phiếu đối với các cú sốc giá dầu cho thấy rằng giá cổ phiếu phản ứng hợp lý với những thông tin về dòng tiền thực hiện tại và tương lai. Các tác giả không tìm thấy được một bằng chứng nào về phản ứng quá mức của thị trường. Trong khi thị trường cổ phiếu Canada cũng dường như phản ứng hợp lý với các cú sốc giá dầu thì những diễn biến ở thị trường Nhật Bản và Anh cho thấy điều khác biệt. Bài nghiên cứu này không thể giải thích một cách hoàn toàn các phản ứng của thị trường cổ phiếu đối với những thay đổi của giá dầu khi sử dụng các mô hình định giá tài sản đương đại; những cú sốc giá dầu ở thị trường Nhật Bản và Anh dường như tác động đến giá cổ phiếu với mức độ lớn hơn so với tác động của chính những cú sốc này lên dòng tiền thực. Nỗ lực của tác giả khi đưa yếu tố thay đổi trong TSSL kỳ vọng vào mô hình để tính toán cũng không giải thích được tác động của cú sốc giá dầu lên thị trường cổ phiếu. Các sai số đo lường liên quan đến lạm phát, giá dầu và đặc biệt là yếu tố dòng tiền thực kỳ vọng dường như cũng không tác động đến kết quả phân tích của bài nghiên cứu. Do đó, kết luận được các tác giả đưa ra đối với thị trường Nhật Bản và Anh như sau: (a) Giá dầu tác động đến TSSL kỳ vọng theo một phương thức mà biến đại diện cho TSSL kỳ vọng được các tác giả sử dụng trong bài không giải thích được hoặc (b) Thị trường cổ phiếu ở các quốc gia này phản ứng quá mức với các cú sốc giá dầu.
  • 23. 17 Bài nghiên cứu của Jones and Kaul (1996) sử dụng mô hình định giá dựa trên dòng tiền/cổ tức chuẩn trong nghiên cứu tài chính để kiểm định xem phản ứng của giá cổ phiếu đối với sự thay đổi giá dầu là hợp lý hay quá mức. Theo Campbell (1991), Campbell and Shiller (1988), TSSL thực của cổ phiếu sau khi lấy logarit được diễn đạt như sau:                  0 1 1 1 1 j j j t RS j t E t E j t C j t E E t RS t E t RS   ) ( ) ( ) ( (1) Trong đó ký hiệu E đại diện cho yếu tố kỳ vọng, C thể hiện dòng tiền thực sau khi được lấy logarit, ρ là tham số có giá trị gần bằng 1. Phương trình định giá cổ phiếu trên cho thấy rằng giá trị cổ phiếu biến đổi theo thời gian phụ thuộc vào hai yếu tố là TSSL kỳ vọng và TSSL không kỳ vọng. Trong đó, TSSL không kỳ vọng xuất phát từ 2 yếu tố là (a) sự thay đổi trong dòng tiền kỳ vọng hiện tại và tương lai (b) là TSSL kỳ vọng trong tương lai. Cú sốc giá dầu và giá cổ phiếu Các kiểm định trong bài về tính hợp lý thị trường cổ phiếu dựa trên phương trình (1) và sử dụng tác động của dầu để đo lường liệu giá cổ phiếu có phản ứng quá mức với những tin tức mới có liên quan đến nền kinh tế hay không. Ngoài ra, các tác giả còn đo lường xem liệu phản ứng của giá cổ phiếu đối với cú sốc giá dầu có thể hoàn toàn được giải thích thông qua dòng tiền thực ở hiện tại và tương lai hay sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng hay không. Cụ thể, mô hình ước lượng được diễn đạt dưới dạng:                       0 0 1 0 1 1 j t s t OIL k x s j t RS t E t E j j t C j t E t E t RS t E t RS    ) ( ) ( ) ( (2) Trong đó OIL là biến giá dầu, được đo lường bằng phần trăm thay đổi giá dầu ở kỳ t. Nếu thị trường cổ phiếu là hợp lý thì các hệ số ước lượng đối với biến giá dầu sẽ đồng thời bằng 0. Bởi dựa vào phương trình (1), các cú sốc giá dầu chỉ có ảnh hưởng đến giá
  • 24. 18 cổ phiếu nếu chỉ khi nó tác động đến dòng tiền hiện tại, tương lai hoặc làm thay đổi TSSL. Ngược lại, nếu thị trường cố phiếu phản ứng quá mức đối với các cú sốc giá dầu thì giả thuyết rằng các hệ số ước lượng của biến giá dầu đồng thời bằng 0 sẽ bị bác bỏ. Một điều quan trọng đáng lưu ý là các biến trễ của giá dầu cũng được đưa vào giải thích trong mô hình (1) và (2) bởi các cú sốc giá dầu trong quá khứ cũng tác động đến TSSL kỳ vọng hiện tại. Và nếu như kỳ vọng qua các thời kỳ là không đổi, thì mối tương quan giữa TSSL và cá biến trễ giá dầu đều là những bằng chứng trực tiếp cho thấy thị trường không hiệu quả. Nghiên cứu của Jones and Kaul (1996) có nhiều điểm mới so với những nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho rằng TSSL cổ phiếu không chỉ chịu tác động bởi sự thay đổi của dòng tiền hiện tại và tương lai mà còn được xác định bởi những yếu tố mang tính đầu cơ như cảm xúc của nhà đầu tư hay mức độ phản ứng quá mức của thị trường đối với các tin tức. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả năng dự báo TSSL cổ phiếu tăng lên mạnh mẽ theo thời gian là một bằng chứng cho thấy tác động của các yếu tố nêu trên. Các nỗ lực nghiên cứu gần đây cố gắng đo lường liệu tính dự báo về TSSL cổ phiếu có hợp lý hay không, bằng cách áp đặt một cấu trúc nhân tố rủi ro (dựa vào mô hình CAPM hoặc APT) có thể giải thích hoặc loại bỏ khả năng dự báo TSSL nói trên. Nếu các yếu tố này và những rủi ro có liên quan có thể giải thích cho tính dự báo TSSL cổ phiếu thì thị trường là hợp lý và ngược lại. Một số nghiên cứu điển hình như Cutler, Poterba, and Summers (1991), Fama and French (1989), Ferson and Harvey (1991), Ferson and Korajczyk (1995), Morck, Shleifer, and Vishny (1990), và Sentana and Wadhwani (1991) . Chúng ta xem xét phương pháp nghiên cứu Ferson and Korajczyk (1995) như một ví dụ minh họa cho những nhận định trên. it u k j jt F ij L p pt Z ip i it R          1 1 1 0    (3)
  • 25. 19 Trong đó Rit là TSSL vượt trội của cổ phiếu (danh mục), Zpt-1 là giá trị của các biến tiền định kỳ t, Fjt là giá trị của các yếu tố rủi ro kỳ t. Nếu thị trường cổ phiếu là hợp lý thì hệ số ước lượng của các biến Z sẽ đồng thời bằng 0 và ngược lại. Vấn đề đối với các mô hình như trên là bởi tính bất hợp lý của thị trường thuộc về vấn đề định giá, việc sử dụng các biến tài chính nội sinh để xác định hợp lý (hay bất hợp lý) của giá cổ phiếu sẽ dẫn đến một kết luận không thuyết phục. Cụ thể, các biến tiền định như TSSL quá khứ, tỷ lệ cổ tức, lãi suất T-Bill là những biến định giá nội sinh và không có tác động nhân quả đối với nền kinh tế hay thị trường cổ phiếu. Thế nên, sự tương quan giữa các biến này với TSSL cổ phiếu có thể hoàn toàn được dẫn dắt bởi các yếu tố chung. Quan trọng hơn, các nhân tố bên phải phương trình (3) thông thường cũng là các biến nội sinh do đó cũng có thể là đối tượng chịu tác động bởi cùng các yếu tố ảnh hưởng như biến phụ thuộc vế bên trái phương trình. Do đó, điều này cuối cùng khiến cho việc phân biệt giữa chuyển động giá hợp và bất hợp lý trở nên không thể. Bài nghiên cứu cố gắng phá vỡ những hạn chế trong các nghiên cứu trước đây. Đầu tiên, cần lưu ý rằng việc xem xét tác động của sự thay đổi trong giá dầu đều dựa trên các chuỗi thời gian kinh tế. Tác động của các cú sốc giá dầu đến thị trường thực sự mang ý nghĩa kinh tế và dường như không chịu tác động bởi những hành vi đầu cơ như trên bởi vì những cú sốc này bị chi phối bởi những sự kiện ngoại sinh như chiến tranh hay sự cấm vận đối với OPEC. Do đó, không giống với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này của các tác giả tập trung xem xét tác động nhân quả của các sự kiện kinh tế quan trọng như cú sốc giá dầu đến nền kinh tế và dòng tiền thực đồng thời đo lường khả năng định giá của thị trường cổ phiếu đối với những cú sốc này. Để xác định xem thị trường cổ phiếu có phản ứng một cách hợp lý trước các cú sốc giá dầu hay không, các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hai bước, đây là phương pháp ít nhất có thể phần nào khác phục được các hạn chế trong nghiên cứu trước đây. Trong bước đầu tiên, các tác giả sẽ tóm lược các thay đổi tiềm năng trong TSSL kỳ vọng và kiểm định liệu xem tác động của các cú sốc giá dầu lên TSSL cổ phiếu có thể
  • 26. 20 hoàn toàn được giải thích bằng các đo lường dòng tiền thực trong phương trình (2) hay không. Một lợi thế quan trọng trong việc sử dụng các biến dòng tiền hiện tại và dòng tiền tương lai riêng rẽ là nếu tác động của các biến này trong phương trình (2) đủ để trung lập tác động của cú sốc giá dầu lên TSSL cổ phiếu thì ta có thể kết luận thị trường cổ phiếu là hiệu quả. Kết luận này được rút ra bởi vì tính đặc trưng của dòng tiền thực. Không giống như các nhân tố được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, yếu tố dòng tiền thực không chịu tác động bởi nhưng hành vi mang tính đầu cơ. Tuy nhiên ngược lại, khi các đo lường đại diện cho dòng tiền thực không thể giải thích tác động của các cú sốc giá dầu đến TSSL cổ phiếu, chúng ta không thể kết luận là thị trường không hiệu quả. Sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng cũng có thể giúp giải thích cho tác động của cú sốc giá dầu đến giá cổ phiếu. Do đó, bước thứ hai trong mô hình nghiên cứu của các tác giả là giải thích tác động của cú sốc giá dầu lên TSSL cổ phiếu trong đó TSSL cổ phiếu là biến phụ thuộc, dòng tiền thực và TSSL kỳ vọng là biến độc lập. Tuy nhiên, một vấn đề lớn trong việc xác định sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng là việc phải sử dụng một biến đại diện có mức độ chấp nhận cao, các yếu tố như chênh lệch kỳ hạn, tỷ lệ cổ tức đều là những biến tài chính cùng bị ảnh hưởng bởi những hành vi đầu cơ giống như TSSL cổ phiếu. Do đó, cũng giống như những bài nghiên cứu trước khi đưa ra một cấu trúc các nhân tố để giải thích cho TSSL, bước thứ hai trong phương pháp của chúng tôi trong việc giải thích tác động của các cú sốc giá dầu đến TSSL cổ phiếu cũng gặp phải những vấn đề trên, bất kỳ một mối tương quan nào giữa TSSL thực và TSSL kỳ vọng cũng đều là giả tạo và được dẫn dắt bởi các hành vi nổi bật nhất thời. Tuy nhiên, quy trình thực hiện bước hai trong phương pháp nghiên cứu của các tác giả liên quan tới việc đánh giá một cách riêng biệt tác động của biến dòng tiền thực và sự thay đổi trong TSSL kỳ vọng có thể cung cấp những hiểu biết mới cho quy trình định giá cổ phiếu. Kế thừa các bài nghiên cứu trước Driesprong, G., Jacobsen, B., & Maat, B. (2008), nghiên cứu thay đổi giá dầu tác động rất lớn đến kinh tế thế giới. Tầm quan trọng của
  • 27. 21 giá dầu đối với kinh tế thế giới khiến cho các dự báo tăng trưởng kinh tế thường đưa ra các giả định rằng không tồn tại cú sốc giá dầu. Bài nghiên cứu của IMF (2000) đưa ra dự báo rằng cứ mỗi khi giá dầu tăng 5 đô la Mỹ trên 1 thùng thì sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0.3% trong năm tiếp theo. Trong khi rất nhiều bài nghiên cứu tập trung xem xét tác động của giá dầu đến nền kinh tế Hooker 1999, Hamilton 2003, Hammes and Wills 2005 thì một vài nghiên cứu thực hiện phân tích tác động của sự thay đổi giá dầu đến TSSL thị trường cổ phiếu. Một trong số các nghiên cứu này như Chen, Ross and Roll (1986), Ferson and Campbell (1993) và Jones and Kaul (1996), các nghiên cứu này xem xét liệu các rủi ro liên quan tới giá dầu có được định giá trên thị trường cổ phiếu hay không. Mặc dù một câu hỏi rất quan trọng là liệu giá dầu có thể dự báo được TSSL thị trường cổ phiếu trong tương lai hay không lại không nhận được bất kỳ một sự lưu ý nào đáng kể trong các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Jones and Kaul (1996) vẫn đưa ra nhận định rằng giá dầu có thể dự báo được TSSL thị trường cổ phiếu trong tương lai. Bài nghiên cứu này của các tác giả xem xét rằng liệu sự thay đổi trong giá dầu có thể dự báo được TSSL cổ phiếu hay không. Sử dụng dữ liệu thị trường cổ phiếu của 48 quốc gia, một chỉ số thị trường thế giới và một số chuỗi dữ liệu đo lường cho giá dầu, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giá dầu thực sự có thể giải thích cho TSSL thị trường cổ phiếu. TSSL cổ phiếu có xu hưởng giảm nếu giá dầu tháng trước tăng và có xu hướng tăng khi giá dầu tháng trước giảm. Dự báo này không chỉ có ý nghĩa thống kê mà còn có cả ý nghĩa kinh tế ở nhiều quốc gia và đối với chỉ số thị trường thế giới. Ví dụ, một cú sốc giá dầu có độ lớn bằng một đơn vị độ lệch chuẩn sẽ khiến cho TSSL thị trường thế giới giảm 1%. Bài nghiên cứu kiểm định hai giả thuyết đối với khả năng dự báo giá cổ phiếu. Một giải thích thường được nêu ra cho khả năng dự báo giá cổ phiếu dựa trên các biến vĩ mô là phần bù rủi ro thay đổi theo thời gian. Nghiên cứu này cho thấy không có bằng chứng nào ủng hộ cho giả thuyết trên. Ngược lại, kết quả nghiên cứu này nhất quán với giả thuyết phản ứng dưới mức, dư ờng như mất một khoảng thời để các thông tin về sự thay đổi giá dầu có thể
  • 28. 22 phản ánh một cách đầy đủ vào giá cổ phiếu. Thoạt đầu kết quả nghiên cứu này có thể gây sự ngạc nhiên. Theo giả định thị trường hiệu quả, nhà đầu tư mong đợi rằng thông tin giá dầu là dạng thông tin thực sự có độ chắc chắn và nhanh chóng tác động đến giá cổ phiếu. Nhà đầu tư trên toàn cầu có thể theo dõi thông tin giá dầu liên tục và không tốn bất kỳ chi phí nào. Hơn nữa, giá dầu là một trong những nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho thấy rằng mặc dù thông tin giá dầu được công bố công khai nhưng kết quả nghiên cứu cũng có thể được giải thích dựa vào giả thuyết thông tin được truyền tải một cách dần dần được đề xuất bởi Hong and Stein (1999). Họ cho thấy rằng, hiện tượng phản ứng dưới mức có thể xuất hiện khi các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc định giá tác động của thông tin lên giá cổ phiếu hay nói cách khác là phản ứng của các nhà đầu tư với một thông tin diễn ra tại các thời điểm khác nhau. Bằng chứng trong nghiên cứu này của Driesprong, Jacobsen and Maat (2008) ủng hộ cho giả thuyết này. Đáng chú ý nhất, khi sử dụng độ trễ vài ngày giao dịch giữa TSSL cổ phiếu tháng và sự thay đổi trong giá dầu trước đó, khả năng dự báo mối quan hệ giữa hai biến này tăng lên một cách đáng kể. Hơn nữa, khả năng dự báo trở nên rõ ràng hơn trong những ngành mà tác động kinh tế của việc thay đổi giá dầu đến những ngành này rất khó để đoán biết. Dầu và những ngành bị dẫn dắt bởi tác động của giá dầu cho thấy khả năng dự báo kém hơn. Bài nghiên cứu này của tác giả đưa ra hai đóng góp quan trọng cho những nghiên cứu trước đây. Trước hết, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên xem xét đồng thời ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế của khả năng dự báo TSSL cổ phiếu bằng sự thay đổi trong giá dầu. Thứ hai, khả năng dự báo TSSL cổ phiếu dựa trên sự thay đổi giá dầu thực sự là một phương pháp dự báo mới bởi nó không chịu tác động bởi các phần bù rủi ro thay đổi theo thời gian, Schwert (2003) cung cấp một vài dẫn chứng cho kết luận này. Trong trường hợp bài nghiên cứu, một tranh luận chống lại nghiên cứu dựa vào phần bù rủi ro thay đổi theo thời gian là nếu giá dầu cân bằng ở mức cao thì mức dự báo về TSSL thị trường cổ phiếu nên tăng cao bởi vì các cú sốc về giá tăng sự không chắc chắn. Tuy nhiên, tác động này
  • 29. 23 trên thực tế lại đi theo một chiều hướng khác: giá dầu tăng cầu sẽ làm giảm TSSL cổ phiếu. Schwert (2003) chỉ ra rằng, giống như là một tiêu chuẩn cao, khi khả năng dự báo không phải là kết quả của TSSL cân bằng thay đổi theo thời gian thì đây là bằng chứng cho thấy rằng TSSL cổ phiếu vượt trội có thể âm về mặt dự báo. Tác giả chỉ ra rằng những tài liệu nghiên cứu trước đây chưa chỉ ra điều này. Khả năng dự báo cho những biến này giới hạn cho TSSL vượt trội chỉ có thể dương. Việc dự báo TSSL cổ phiếu dựa vào sự thay đổi giá dầu đáp ứng tiêu chuẩn này. Sự thay đổi giá dầu dự báo TSSL vượt trội âm. Cùng với giả thuyết truyền tải thông tin dần dần, việc thực hiện nghiên cứu của các tác giả cũng liên quan đến nghiên cứu của Hong, Torous and Valkanov (2007) khi chỉ ra rằng chỉ số TSSL cổ phiếu theo ngành sẽ dự báo chỉ số thị trường cổ phiếu và cũng theo các nghiên cứu của Hong, Lim and Stein (2000) và Doukas and McKnight (2005) đã chỉ ra rằng tác động xu hướng được biết đến rộng rãi có thể là do việc thông tin phân tán một cách chậm rãi giữa những nhà đầu tư. Phương pháp trong bài nghiên cứu này khác biệt so với nghiên cứu trước đó của Pollet (2003). Pollet (2003) cho thấy rằng thay đổi kỳ vọng trong giá dầu có thể giải thích thành quả tương đối của các nhóm ngành trong nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, nghiên cứu Driesprong, Jacobsen and Maat (2008) xem xét tác động của sự thay đổi giá dầu thực tế đến TSSL thị trường cổ phiếu của một vài nước cũng như cho thị trường toàn thế giới. Barberis, Shleifer and Vishny (1998), bài viết này của các tác giả chỉ ra rằng những nghiên cứu trong giai đoạn này đã khám phá ra quy luật mới trong thị trường tài chính đó là sự phản ứng dưới mức của giá cổ phiếu trước các tin tức trên thị trường như báo cáo thu nhập và sự phản ứng quá mức của giá cổ phiếu trước một chuỗi các tin tức tốt hoặc một chuỗi các tin tức xấu. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng một mô hình về cảm xúc của nhà đầu tư lý giải việc hình thành niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường tài chính như thế nào, và mô hình này nhất quán với các kết quả nghiên cứu
  • 30. 24 thực nghiệm. Mô hình này được xây dựng dựa trên các bằng chứng tâm lý học và tạo ra các yếu tố phản ứng dưới mức cũng như phản ứng quá mức cho một chuỗi các giá trị tham số. Dựa vào các chứng cứ thực nghiệm, nghiên cứu này chỉ ra rằng trong khung thời gian từ 1-2 tháng thì giá cổ phiếu sẽ phản ứng dưới mức trước các tin tức. Do đó, tin tức sẽ chỉ được truyền tải một cách chậm chạp vào trong giá và càng về sau thì giá cổ phiếu càng có tương quan mạnh đối với các thông tin này. Một cách diễn đạt khác để lý giải cho hiện tượng này là một tin tức tốt ở thời điểm hiện tại sẽ có nhiều khả năng làm tăng TSSL trong tương lai. Đối với phản ứng quá mức, các bằng chứng chỉ ra rằng trong một khung thời gian dài hơn, khoảng từ 3-5 năm giá cổ phiếu phản ứng quá mức trước các tin tức tuân theo một mẫu hình nhất quán nào đó khi tác động đến TSSL. Cho nên, các chứng khoán mà đã từng có một sự ghi nhận dài các tin tức tốt sẽ có xu hướng phản ứng quá mức và có TSSL bình quân thấp sau đó. Nói cách khác, những cổ phiếu có một chuỗi kết quả hoạt động tốt sẽ nhận được một sự định giá rất cao, tuy nhiên những sự định giá này sau đó sẽ đưa về giá trị trung bình. Những bằng chứng này đưa ra sự thách thức dành cho lý thuyết thị trường hiệu quả bởi vì nó chỉ ra rằng trên các thị trường khác nhau, những nhà đầu tư thông thái có thể thu được TSSL vượt trội mà không phải nhận thêm bất kỳ rủi ro nào bằng cách lợi dụng sự phản ứng dưới mức và phản ứng quá mức. Một trong những lý giải đáng lưu ý cho hiện tượng này dựa trên quan điểm của lý thuyết thị trường hiệu quả là nghiên cứu của Fama and French (1996). Các tác giả này tin rằng, mô hình ba nhân tố của họ có thể lý giải cho hiện tượng phản ứng quá mức trong thực tế nhưng không thể lý giải được cho sự tiếp nối của các TSSL trong ngắn hạn (phản ứng dưới mức). Bằng chứng này cũng đưa ra một thách thức đối với lý thuyết tài chính hành vi bởi vì các mô hình trước đây không thể nào lý giải cho hiện tượng này. Thách thức đặt ra là nhà đầu tư hình thành niềm tin như thế nào để dẫn đến hiện tượng phản ứng dưới mức và phản ứng quá mức. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng mô hình diễn đạt cảm xúc của nhà đầu tư và lý giải cách nhà đầu tư hình thành nên niềm tin của mình. Mô hình này của tác giả phù hợp
  • 31. 25 với các bằng chứng thống kê thu thập trên thị trường. Mô hình này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu mô phỏng cho hai tình huống là sự thất bại của nhà đầu tư khi đưa ra các phán quyết dựa trên thị thiếu chắc chắn và các mẫu hình giao dịch của nhà đầu tư. Cụ thể, các nhận định của các tác giả về vấn đề hành xử một cách phỏng đoán mà bỏ qua các quy tắc về xác suất trong xử lý trước các sự kiện của một số kiểu nhà đầu tư nhất quán với kết quả nghiên cứu của Tversky and Kahneman (1974). Ví dụ trên thị trường cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể phân loại một vài cổ phiếu nào đó là các cổ phiếu tăng trưởng dựa trên sự tăng trưởng doanh thu liên tục trong quá khứ mà bỏ qua khả năng rằng có rất ít công ty có thể tiếp tục duy trì tăng trưởng. Nghiên cứu của các tác giả cũng liên quan đến một vấn đề khác trong nghiên cứu tâm lý hành vi là nhà đầu tư bảo thủ, được định nghĩa là nhà đầu tư rất chậm cập nhật mô hình của mình khi đối mặt với các bằng chứng mới. Hiện tượng phản ứng quá mức cũng nhất quán với hiện tượng bảo thủ của nhà đầu tư. Mô hình nghiên cứu của Barberis, Sheleifer and Vishny (1998) xây dựng cho một nhà đầu tư và một tài sản. Nhà đầu tư này nên được xem xét như là một người mà niềm tin phản ánh các dự báo đồng nhất ngay cả khi những nhà đầu tư khác nắm giữ những kỳ vọng khác. Niềm tin của nhà đầu tư tiêu biểu này tác động đến giá và TSSL cổ phiếu. Trong mô hình nghiên cứu của mình chúng tôi không giải thích tại sao việc kinh doanh chênh lệch giá lại thất bại trong việc loại bỏ sự chênh lệch trong định giá tài sản. Với mục đích cụ thể của bài nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào các nghiên cứu đã lý giải tại sao những sự chênh lệch với giá hiệu quả lại có thể duy trì ổn định (các nghiên cứu liên quan như De Long 1990a, Shleifer and Vishny 1997). Theo các nghiên cứu này, một lý do quan trọng khiến cho việc kinh doanh chênh lệch giá gặp phải giới hạn là vì diễn biến cảm xúc của nhà đầu tư một phần là không thể đoán trước được, do đó việc đặt cược vào kinh doanh chênh lệch giá dựa vào việc định giá sai lệch này dẫn đến rủi ro trong ngắn hạn, đây là khoảng thời gian mà cảm xúc của nhà đầu tư cực kỳ mãnh
  • 32. 26 liệt và giá cả cổ phiếu có thể chuyển động vượt xa với giá trị nội tại của nó. Và kết quả của rủi ro xuất phát từ những “giao dịch nhiễu loạn” (noisy trader risk) này khiến cho vị thế kinh doanh chênh lệch giá có thể mất đi tiền trong ngắn hạn. Khi những người kinh doanh chênh lệch giá quan ngại rủi ro, sử dụng đòn bẩy hoặc quản lý tài sản của người khác và gặp phải rủi ro của việc thua lỗ do kết quả hoạt động nghèo nàn thì rủi ro của việc định giá sai lệch quá nhiều sẽ cắt giảm vị thế mà họ có. Do đó, kinh doanh chênh lệch giá thất bại trong việc loại bỏ hoàn toàn sự định giá sai lệch và cảm xúc của nhà đầu tư sẽ tác động giá cả cổ phiếu tại điểm cân bằng. Trong mô hình bên dưới, cảm xúc của nhà đầu tư thực tế là phần nào đó không dự đoán được cho nên nếu đưa chênh lệch giá vào mô hình thì yếu tố này sẽ bị hạn chế. Trong khi các nghiên cứu trước đây nói rất nhiều về việc định giá sai lệch có thể duy trì ổn định thì họ lại nói rất ít tới bản chất của sự định giá sai lệch có thể quan sát được này. Do đó, bài nghiên cứu này của các tác giả cần một mô hình mà có thể lý giải được việc kỳ vọng của nhà đầu tư hình thành như thế nào. Bài nghiên cứu này sẽ cung cấp một mô hình như vậy để nghiên cứu các vấn đề nêu trên. Trong mô hình nghiên cứu của các tác giả, thu nhập trên tài sản là một biến số tuân theo bước đi ngẫu nhiên (random walk). Tuy nhiên, nhà đầu tư không biết điều này. Hơn nữa, nhà đầu tư này tin rằng thu nhập của một công ty sẽ chỉ di chuyển giữa hai trạng thái hay hai cơ chế nhất định. Ở trạng thái thứ nhất, thu nhập của công ty là một chuỗi có giá trị trung bình quay lại ban đầu. Ở trạng thái thứ hai, thu nhập này là một chuỗi có xu hướng và dường như tăng nhiều hơn sau mỗi lần tăng trước đó. Khả năng chuyển đổi giữa hai trạng thái cũng như các thuộc tính thống kê của chuỗi thu nhập ở mỗi trạng thái trong suy nghĩ của nhà đầu tư là cố định. Cụ thể, tại một thời điểm bất kỳ thì thu nhập của công ty dường như đứng yên trong một trạng thái hơn là chuyển đổi giữa hai trạng thái. Tại mỗi kỳ, nhà đầu tư sẽ quan sát thu nhập của công ty và sử dụng thông tin này để cập nhật niềm tin của mình xem liệu anh ta đang ở trạng thái nào. Trong quá trình cập nhật của mình, nhà đầu tư dựa vào trường phái thống kê Bayes (Bayesian) mặc dù mô hình của anh ta là không chính xác. Cụ thể,
  • 33. 27 khi một thông tin thu nhập tích cực theo sau một thông tin tích cực trước đó, nhà đầu tư tăng khả năng rằng anh ta đang nằm trong cơ chế có xu hướng, ngược lại khi một thông tin tích cực theo sau một thông tin tiêu cực trước đó, nhà đầu tư bắt đầu tin rằng anh ta thuộc cơ chế trung bình lặp lại (mean reverting). Các tác giả giải mô hình này và chỉ ra rằng với một hệ các giá trị tham số hợp lý, nó sẽ tạo ra các dự báo thực nghiệm đã được quan sát trong dữ liệu. Nghiên cứu của Daniel (1998) cũng xây dựng một mô hình cho cảm xúc của nhà đầu tư nhằm dung hòa mối quan hệ giữa việc phản ứng quá mức và phản ứng dưới mức. Nghiên cứu này cũng dùng các khái niệm tâm lý học để hỗ trợ cho khung nghiên cứu của mình mặc dù những nền tảng trong mô hình của họ là thiếu thận trọng và tự giải thích cho nhau và điều này không giống với các ý tưởng tâm lý học mà bài nghiên cứu này sử dụng. Rất có thể rằng những hiện tượng mà bài nghiên cứu trước đó mô tả và những hiện tượng mà dẫn dắt mô hình nghiên cứu trong bài nghiên cứu này đều đóng vài trò trong việc tạo ra các bằng chứng thực nghiệm. Hong and Stein (1999), trong bài nghiên cứu này các tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu mà trong đó thị trường tồn tại hai nhóm những người đại diện phổ biến là các “chuyên viên phân tích tin tức” (news- watchers) và những nhà giao dịch theo xu hướng (momentum traderes). Mỗi chuyên viên phân tích tin tức quan sát một vài thông tin tư nhân nhưng thất bại trong việc tách thông tin của các phân tích viên tin tức khác ra khỏi giá. Nếu thông tin được khuếch tán dần dần qua đám đông thì giá chứng khoán sẽ phản ứng dưới mức trong ngắn hạn. Sự phản ứng dưới mức ám chỉ rằng những nhà giao dịch theo xu hướng có thể kiếm lời từ việc theo đuổi xu hướng. Tuy nhiên, nếu họ chỉ thực hiện các kế hoạch đơn giản thì những nỗ lực kinh doanh chênh lệch giá của họ sẽ không tránh khỏi dẫn đến sự phản ứng quá mức trong dài hạn. Bên cạnh việc đưa ra một tính toán tổng hợp cho sự phản ứng quá mức và phản ứng dưới mức, mô hình nghiên cứu của các tác giả còn cung cấp một vài hàm ý riêng biệt. Bài nghiên cứu này cho rằng thời điểm trước đó, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra nhiều cách Tải bản FULL (78 trang): https://bit.ly/3KpTmki Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 34. 28 thức khác nhau mà tại đó TSSL tài sản có thể được dự báo dựa vào các thông tin phổ biến có sẵn. Mặc dù các bài nghiên cứu này sử dụng nhiều biến dự báo khác nhau nhưng các kết quả nghiên cứu có thể được xếp vào một trong hai hiện tượng sau. Thứ nhất, trong ngắn hạn và trung hạn TSSL xuất hiện một cách tiếp nối nhau hay theo một xu hướng. Thứ hai, về dài hạn giá trị TSSL này cũng có xu hướng quay lại giá trị trung bình trước đó. Chúng ta rõ ràng thấy được rằng những mô hình định giá tài sản truyền thống như CAPM của Sharpe (1964) và Lintner (1995), mô hình chênh lệch giá của Ross (1976) hay mô hình ICAMP của Merton (1973) gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích cho ngày càng nhiều hiện tượng này, tất cả các mô hình có thể dự báo cho TSSL trong ngắn hạn lẫn dài hạn phải theo đuổi sự khác biệt trong việc truyền ý nghĩa kinh tế của các nhân tố rủi ro. Và có một vài bằng chứng cho thấy rằng điều này có thể thực hiện được. Để giải quyết những khó khăn trên, nhiều bài nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết hành vi như là một phương pháp thay thế các mô hình cổ điển, trong đó lý thuyết hành vi có thể phân tích mở rộng bằng việc thêm vào các giả định mới từ những giả định cổ điển như nhà đầu tư là hợp lý và có vô hạn nhà đầu tư trên thị trường. Nhưng một điều khó khăn đối với phương pháp này là có rất nhiều các giả định có thể thêm vào và rất khó để biết được nên bắt đầu từ đâu. Để đưa ra một số nguyên tắc cho việc xử lý mô hình, sẽ rất hữu ích khi đưa ra một tiêu chí mà dựa vào đó các lý thuyết mới được kỳ vọng sẽ thỏa mãn tiêu chí này. Điều này có vẻ là một sự thỏa thuận lớn và có thể thành công, các lý thuyết tiềm năng, tối thiểu phải đáp ứng được: (1) đưa ra các giả thuyết còn lại về hành vi của nhà đầu tư, các giả thuyết này vừa hợp lý và vừa nhất quán với dữ liệu quan sát; (2) phải giải thích được các bằng chứng thực nghiệm hiện có theo một cách đơn giản và riêng biệt; (3) phải đưa ra được thêm các dự báo mà có thể được sử dụng để kiểm định ngoài mẫu và có giá trị không giới hạn. Fama (1998) nhấn mạnh hai tiêu chí sau cùng: “ tuân theo những quy tắc khoa học chuẩn mực, lý thuyết thị trường hiệu quả chỉ có thể bị thay thế bởi những mô hình tốt hơn. Lý thuyết thay thế mới này sẽ có một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nó phải xác định được điều này trong
  • 35. 29 tâm lý của nhà đầu tư dẫn đến việc phản ứng dưới mức đối với một vài sự kiện đồng thời lại phản ứng quá mức đối với những loại sự kiện khác. Và lý thuyết thay thế này phải đưa ra một giả thuyết được định nghĩa một cách rõ ràng, bản thân nó phải có khả năng bị bác bỏ bởi những kiểm định thực nghiệm khác. Một số bài nghiên cứu đã đương đầu với những thách thức này. Cả nghiên cứu của Barberis, Shleifer and Vishny (1998) và Daniel, Hirshleifer and Subrahmanyam (1998) đều giả định rằng giá cả được dẫn dắt bởi một yếu tố đại diện đơn nhất và do đó chỉ ra một vài sự chệch theo kinh nghiệm mà yếu tố đại diện này có thể có. Sau đó các tác giả này nghiên cứu ra phạm vi mà các mức chệch này đủ để cung cấp đồng thời cho cả sự liên tục trong ngắn hạn và sự quay lại trong dài hạn. Bài nghiên cứu này theo đuổi chung mục đích với nghiên cứu của Barberis (1998) và Daniel (1998) trong việc xây dựng một mô hình riêng biệt. Tuy nhiên, các tác giả này về cơ bản đưa ra một phương pháp hoàn toàn khác. Thay vì nói nhiều về tâm lý của yếu tố đại diện, nghiên cứu của các tác giả tập trung nhiều hơn trong việc lý giải sự tương tác giữa các đại diện đa dạng. Để cho mô hình trở nên linh hoạt, các tác giả đã bỏ bớt những hành động từ những sai lệch nhận thức đơn lẻ nào đó và thêm vào các hành động thể hiện tự tương tác của các nhà giao dịch với những nhà giao dịch khác. Cụ thể, trong mô hình của mình các tác giả đã chia thị trường thành hai nhóm là “nhóm các chuyên viên phân tích tin tức” và “nhóm các nhà giao dịch theo xu hướng”. Cả hai nhóm này đều là những nhà đầu tư đầy lý trí trong những bối cảnh thông thường. Mỗi nhóm nhà đầu tư này chỉ xử lý những thông tin phổ biến nhất định. Đối với nhóm phân tích tin tức, các nhà đầu tư này đưa ra các dự báo của mình dựa trên các tín hiệu mà cá nhân họ quan sát được từ những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, hạn chế của nhóm này là họ không quan tâm đến giá cả hiện tại cũng như giá cả trong quá khứ. Nhóm nhà đầu tư theo xu hướng, các nhà đầu tư theo nhóm này đưa ra các dự báo của mình dựa trên giá cả hiện tại và giá cả trong quá khứ, tuy nhiên hạn chế của nhóm này là họ đưa ra các mô hình dự báo hết sức đơn giản dựa trên giá cả quá khứ và hiện tại. Các tác giả, dựa trên hai nhóm này đã xây dựng mô hình nghiên cứu
  • 36. 30 của mình để xem xét các hiệu ứng phản ứng dưới mức và phản ứng quá mức của nhà đầu tư trên thị trường. Tóm lại, một điểm chung đáng lưu ý trong các nghiên cứu tiên phong là các nghiên cứu này tập trung vào xem xét tác động của giá dầu đến thị trường chung. Jones and Kaul (1996) kiểm định tác động này sử dụng thị trường chung của Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh. Chen (1986) xem xét trên thị trường chung của Mỹ. Driesprong (2008) kiểm định trên chỉ số thị trường chung của 18 quốc gia. Nói một cách khác, các bài nghiên cứu này đều đứng trên quan điểm vĩ mô để xem xét tác động của giá dầu đến TSSL cổ phiếu. Bài nghiên cứu này của tôi, tương tự như nghiên cứu của Narayan and Sharma (2011) xem xét tác động của giá dầu ở góc độ vi mô. Tôi sẽ kiểm định tác động của giá dầu đến TSSL cổ phiếu các công ty niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông qua kiểm định 3 giả thuyết cơ bản được nêu trong nghiên cứu trên của các tác giả. Ngoài ra, tôi sẽ cố gắng phát triển mô hình riêng biệt trong nghiên cứu của mình nhằm phù hợp với các đặc trưng dữ liệu thị trường chứng khoán trong nước. Phần lớn mô hình cũng như các biến nghiên cứu trong bài sẽ được xây dựng để kiểm định 3 giả thuyết nghiên cứu một cách hợp lý. Ba giả thuyết nghiên cứu bao gồm: Giả thuyết 1: Giá dầu tác động đến các ngành khác nhau có mức độ khác nhau Giả thuyết 2: Tồn tại độ trễ trong mối quan hệ giữa giá dầu và TSSL cổ phiếu Giả thuyết 3: Giá dầu tác động đến TSSL cổ phiếu theo các cơ chế khác nhau, điều này có nghĩa sẽ tồn tại giá trị ngưỡng làm thay đổi cơ chế tác động của giá dầu đến TSSL cổ phiếu Vì bài nghiên cứu sẽ tập trung vào giải quyết 3 giả thuyết nghiên cứu nêu trên nên cấu trúc bài nghiên cứu sẽ được trình bày lần lượt theo các giả thuyết. Trong mỗi giả Tải bản FULL (78 trang): https://bit.ly/3KpTmki Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 37. 31 thuyết, tôi sẽ trình bày phần mô hình, phương pháp nghiên cứu cũng như mô tả dữ liệu và xây dựng các biến nghiên cứu. 6666450