SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
"GÁC ĐỜI LẺ LOI"
Sáng nay, một người quen đến gặp và chia
sẻ với tôi về cuộc sống của anh, anh yêu mến Giáo
Hội tha thiết, trăn trở về những sinh hoạt của Giáo
Hội và ao ước đóng góp phần nhỏ bé của mình vào
sự lớn mạnh của Giáo Hội. Cùng với những chia sẻ
đó, anh nói về cuộc sống gia đình của anh, hạnh
phúc nhưng lại trắc trở, anh và chị sống chung
không có Bí Tích Hôn Phối, chỉ vì chị đã có Hôn
Phối với một người trước anh.
Trong Tòa Hoà Giải, chúng tôi gặp rất nhiều
trường hợp não nề bi đát như vậy, thật khó xử khi
luật Giáo Hội xưa nay vẫn không cho phép chúng tôi giải tội để họ được rước lễ, nhưng nghe từng lời
tâm sự, từng tiếng lòng tha thiết ước ao được rước Chúa, mới thấu cảm phần nào nỗi đau thương nặng
nề họ phải gánh chịu.
Số người ly dị vẫn ngày một tăng, ít ai sau ly dị mà có thể sống độc thân, chuyện tái hôn làm
nhiều gia đình lâm vào tình trạng sống đạo một cách không trọn vẹn, và đương nhiên là nhiều tủi thân
đau khổ. Một mặt không thể chối bỏ niềm tin, nhưng một mặt cứ phải mang tâm trạng tội lỗi vì không
được rước lễ, chưa kể đến các áp lực đến từ dư luận trong cộng đồng.
Thiên Chúa muốn cho mọi người sống hạnh phúc, không bao giờ Thiên Chúa chấp nhận sự đau
khổ dằn vặt con người, vậy nếu cuộc hôn nhân sau làm người ta được hạnh phúc hơn trước đó, thì đấy
có là phải ý Chúa không ?
Người bệnh cần thuốc để chữa bệnh, nhưng không chỉ là thuốc, dinh dưỡng mới là quan trọng,
cắt nguồn dinh dưỡng là cắt luôn sự sống của con bệnh. Bí Tích Thánh Thể là của ăn dinh dưỡng cho
Sự Sống đời đời, cắt mất của ăn này, hỏi người bệnh có thể tiếp tục sống để được chữa bệnh không ?
Chúa Giêsu thiết lập các Bí Tích để thông ban cho chúng ta những ân sủng cần thiết, nhưng Chúa
Giêsu không hoàn toàn phụ thuộc vào Bí Tích như là một con đường độc nhất để thông ban ân sủng, Ngài
còn có trăm phương ngàn cách để thi ân giáng phúc cho chúng ta từ lòng xót thương hải hà của Ngài.
Cách sống Đạo, cách dạy Giáo Lý của chúng ta lắm khi vô tình gây một áp lực rất lờn lên lương
tâm của những người tái hôn sau ly dị, phần rất đông bị mặc cảm dày vò khiến lắm khi họ lung lay niềm
tin. Giáo Hội không thể phá bỏ kỷ luật cần thiết cho
một thế chế trong xã hội, nhưng tổ chức trật tự thế
nào đó để bộc lộ được hai chiều kích: lòng nhân từ
xót thương của Thiên Chúa và niềm hy vọng của
những ai tin vào Thiên Chúa. Rõ ràng đây là một
thách đố lớn cho Giáo Hội.
Năm Thánh Hóa Gia Đình để tân Phúc Âm
Hóa, phải chăng là một thời điểm thích hợp để Giáo
Hội chú tâm chăm sóc đến những gia đình có hoàn
cảnh đặc biệt. Họ cần phải được quan tâm, có
quyền được quan tâm. Họ cần phải được hướng
dẫn lương tâm về đời sống Đức Tin, chấp nhận
hoàn cảnh thực tế, sống niềm tin vào Thiên Chúa
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 612 – CHÚA NHẬT 1.6.2014
mạnh mẽ, lại rao truyền niềm tin ấy đến cho người khác nữa. Dù họ là ai và ra thế nào đi chăng nữa, họ
vẫn là con cái của Mẹ Giáo Hội, vẫn là đối tượng mà Chúa Giêsu luôn ân cần ra đi tìm kiếm, rồi yêu
thương bồng ẵm trở về.
Năm Thánh Hóa Gia Đình là cơ hội cho chúng ta tạo ra các cuộc gặp gỡ giữa Giáo Hội và những
anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt, một cuộc đối thoại để cảm thông, hiểu biết, yêu thương và tôn trọng,
để anh chị em này sống vui tươi, phát triển và cộng tác tích cực phần của mình trong công cuộc xây
dựng của Giáo Hội.
Năm Thánh Hóa Gia Đình là cơ hội để đóng cửa các thứ… “gác đời lẻ loi” !
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 1.6.2014
( Ghi chú: tựa đề bài viết lấy từ lời một bài hát của Phạm Duy )
MỤC LỤC TÌM BÀI:
"GÁC ĐỜI LẺ LOI" ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................................................................... 01
CÙNG LOAN TIN MỪNG VỚI CHÚA GIÊSU ( Lm. Inhatiô Trần Ngà ) ................................................. 02
SỰ SỐNG MỚI – HIỆN DIỆN MỚI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ...................................................... 03
"CHÚA LÊN TRỜI, TA HÃY YÊU MẾN NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI" ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ....... 04
SỨ MỆNH KITÔ HỮU HÔM NAY ( AM. Trần Bình An ) ........................................................................ 06
HÀNH TRÌNH VỀ TRỜI ( Trầm Thiên Thu ) .......................................................................................... 07
KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ...................................................................... 09
ĐÙNG Ở LẠI QUÁ LÂU ( M. Hoàng Thị Thuỳ Trang ) ........................................................................... 13
PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 10: HẾT LÒNG MUỐN NÊN GIỐNG ĐỨC KITÔ ( Nguyễn Trung ) ...... 14
"LẠY CHÚA, CỨU VỚT KẺ LẠC ĐƯỜNG" ( Lm. Giuse Lê Quang Uy ) ............................................... 16
CÂU CHUYỆN NHỎ, BÀI HỌC LỚN ( Nguyễn Trung ) ......................................................................... 19
CHÚA CHIÊN LÀNH ( Phùng Văn Hoá ) ............................................................................................... 21
CỬA VÀ CỔNG ( Trầm Thiên Thu ) ...................................................................................................... 22
CHUYỆN CỦA BỆNH NHÂN TÔI ( Bs. Thanh Thuỷ ) ........................................................................... 24
"YÊU EM, ANH KHÔNG ĐÒI QUÀ !" ( Joseph C. Pham ) ..................................................................... 26
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ........ 28
CÙNG LOAN TIN MỪNG VỚI CHÚA GIÊSU
Tin Mừng hôm nay cho biết ngay khi Chúa Giêsu từ biệt các môn đệ để lên Trời thì đồng thời Ngài
lại hứa ở cùng họ mọi ngày cho đến tận thế. Vừa lên Trời xa khuất các ông lại vừa ở lại mãi với các ông,
hai việc nầy xem ra mâu thuẫn. Nhưng thực ra, chẳng có mâu thuẫn gì, vì Chúa Giêsu lên Trời là lúc Ngài
được Thiên Chúa Cha tôn vinh, đồng thời là lúc Ngài chấm dứt sự hiện diện hữu hình trong một thân xác
cụ thể để chuyển sang một hình thức hiện diện vô hình không bị giới hạn bởi thân xác, bởi không gian và
thời gian. Nhờ đó, Ngài có thể hiện diện trong tâm hồn các môn đệ khắp nơi trên thế giới cho đến ngày tận
thế: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
Nếu tôi chỉ có một quả cam và tôi muốn phát cho một
ngàn người hiện diện trong Nhà Thờ, mỗi người một quả, thì
điều đó không thể thực hiện được.
Nhưng nếu tôi có một điều khôn ngoan, chẳng hạn điều
tôi học được từ Chúa Giêsu: "Được lời lãi cả thế gian mà thiệt
mất linh hồn mình thì được ích gì" rồi tôi đem phát điều khôn
ngoan đó cho cả ngàn người ngồi trong Nhà Thờ, hay cho cả tỉ
người trên thế giới... thì mỗi người đều có thể nhận được
nguyên vẹn một điều khôn ngoan y như nhau.
Thế đó, một quả cam thì không thể ban phát cho nhiều
người, mỗi người một quả được, nhưng một điều khôn ngoan,
một món quà thiêng liêng thì có thể phân phát cho nhiều người
và ai cũng được lãnh nhận trọn vẹn món quà đó như nhau.
2
CÙNG SUY NIỆM
Khi Chúa Giêsu lên Trời, Ngài không còn hiện diện trong thân xác hữu hình nữa. Ngài không
mang thân xác vật chất nên không còn bị lệ thuộc bởi không gian và thời gian, do đó Ngài có thể hiện
diện trong tâm hồn mọi tín hữu và ai ai trong chúng ta cũng có Ngài hiện diện trọn vẹn trong bản thân
mình. ( Tất nhiên, minh hoạ nào cũng khập khiễng, không thể diễn tả mầu nhiệm về Thiên Chúa. Sự
khôn ngoan thì không ngôi vị, còn Chúa Giêsu thì có Ngôi Vị ).
Chúa Giêsu ở với chúng ta để làm gì ?
Là để cho chúng ta được tham gia vào công cuộc cứu thế của Ngài, được tiếp tục sứ mạng cao
cả mà Thiên Chúa Cha đã trao cho Ngài như lời Ngài mời gọi: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở
thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ
tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em".
Thế là từ đây, chúng ta được vinh dự cùng loan Tin Mừng với Chúa Giêsu, cùng được tham gia
sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu, mặc dù chúng ta yếu hèn và bất xứng.
Nhưng phận người phàm hèn như chúng ta làm sao có thể đảm đương một trách nhiệm cao cả
và lớn lao như thế ?
Lúc mới lên bốn, tôi bắt đầu cắp sách đến trường làng để học đọc, học viết. Cô giáo đầu đời của
tôi là một nữ tu. Dì phát cho tôi cuốn tập trắng, một cây bút chì và dạy tôi tập viết. Vì tôi viết ngoằn
ngoèo không ra chữ nên Dì mới nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, để bàn tay bé xíu của tôi nằm gọn trong
bàn tay của Dì, và cứ thế, Dì kèm cho tôi viết những nét chữ đầu đời. Nhờ thế tôi mới viết ra chữ ra câu.
Hôm nay Chúa Giêsu đang ở trong mỗi một người chúng ta như lời Ngài đã phán: "Thầy ở cùng
anh em mọi ngày cho đến tận thế". Ngài đang kêu mời chúng ta hợp tác với Ngài trong việc loan báo Tin
Mừng. "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em".
Nhiều người chưa hề nhận biết Tin Mừng của Chúa Giêsu. Tâm hồn họ còn là một trang giấy
trắng. Chúa Giêsu muốn nắm lấy bàn tay nhỏ bé yếu đuối của chúng ta để viết lên trong lòng họ những
trang Tin Mừng về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, về tình huynh đệ không biên giới... Chúa
Giêsu muốn dùng cuộc đời chúng ta để đem lại ơn cứu độ cho nhiều người.
Chúng ta chỉ là những con người hèn mọn yếu đuối, chẳng làm nên tích sự gì. Vậy hãy để bàn
tay nhỏ bé của mình nằm gọn trong lòng bàn tay Chúa. Hãy trao cuộc đời chúng ta cho Chúa sử dụng
để Ngài viết nên Tin Mừng trong tâm hồn tha nhân.
Lạy Chúa Giêsu, dù chúng con bất xứng nhưng Chúa vẫn cư ngụ trong chúng con và
cùng chúng con loan báo Tin Mừng. Xin cho từng người trong chúng con quảng đại hiến thân
cho Chúa, cộng tác với Chúa trong sứ mạng vô cùng cao cả và tốt đẹp nầy.
Lm. Inhatiô TRẦN NGÀ
SỰ SỐNG MỚI – HIỆN DIỆN MỚI
Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ
Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên ? Thắc
mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên
Trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng
dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta
đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã
sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm
ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên
trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha.
Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, Trời ở đây đâu phải
là một nơi chốn. Con người có thân xác, bị giới hạn trong không gian,
cần một nơi chốn để cư ngụ. Thiên Chúa không bị giới hạn trong không
gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa.
Vậy, tại sao ta nói Chúa Giêsu lên Trời ? Lên Trời ở đây có ý nghĩa gì ?
Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống
chan hoà yêu thương. Sự Sống của Thiên chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống
như sự sống của động vật hay loài người. Đó là Sự Sống Thần Linh. Sự Sống vượt không gian, vượt
thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự Sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi
3
đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là Sự Sống viên mãn tràn đầy. Được tham dự vào Sự Sống ấy là một
hạnh phúc vô song. Đó chính là Thiên Đàng.
Lên Trời hay lên Thiên Đàng như vậy không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống.
Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang Sự Sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ
thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên Trời có
nghĩa là Đức Giêsu về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên Trời
không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng là lên theo cấp độ Sự Sống, là sống cao
hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn.
Chính vì thế, Chúa Giêsu lên Trời không phải là giã từ thế giới, để đi vào xa vắng mịt mù. Nhưng
Người đi vào một hiện hữu mới để hiện diện mãnh liệt hơn. Không còn bị kềm chế trong không gian, giờ
đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi. Không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, giờ đây Người có thể hiện
diện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường
về với Thiên Chúa. Người ở đó trong Bí Tích Thánh Thể huyền diệu để nuôi linh hồn ta, để kết hợp với
ta, để giúp ta đủ sức mạnh đi hết con đường trần gian khổ. Người ở đó trong những người anh em đồng
tâm nhất trí cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Người ở đó trong những anh em bé nhỏ
nghèo hèn đang chờ chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay nhân ái. Người ở đó trong những
người hiến thân phục vụ anh em, trong những người hy sinh bản thân mình cho công bình, cho chân lý,
cho một thế giới tươi đẹp hơn. Người có mặt trên khắp mọi nơi nẻo đường, trong tất cả mọi cảnh ngộ
của cuộc đời. Người có mặt trong mọi thời gian đúng như Người đã hứa: “Thầy ở cùng các con mọi
ngày cho đến tận thế”.
Bây giờ thì chúng ta đã hiểu: Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật
lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng Trời là Thiên Đàng, là chính Sự Sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là
chính Thiên Chúa Ba Ngôi.
Bây giờ chúng ta đã hiểu lên Trời không phải là bay bổng lên không gian. Nhưng là chuyển
đổi cấp độ sự sống, hay là bước vào Sự Sống siêu nhiên của Thiên Chúa.
Bây giờ thì chúng ta đã hiểu, lên Trời không phải là vắng mặt, là xa vắng, nhưng lại là một
hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.
Chúa Giêsu là người mở đường cho nhân loại. Người tiến về một thế giới Sự Sống viên mãn,
cao cả để cho ta thêm niềm tin tưởng rằng: vận mệnh của Người cũng sẽ là vận mệnh của ta. Ta cũng
sẽ được cùng Người bước vào Sự Sống Thần Linh vĩnh cửu, miễn là ta đi vào con đường của Người:
con đường khiêm nhường phục vụ. Miễn là ta vâng giữ lời Người truyền dạy: Hãy yêu tha nhân như
chính bản thân mình.
Lạy Đức Giêsu, xin hãy nâng lòng con lên khao khát những sự trên Trời. Amen.
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
CHÚA LÊN TRỜI,
TA HÃY MẾN YÊU NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI
Hôm nay, Chúa lên Trời, chúng ta hướng tâm hồn lên với Chúa, và trông đợi Người lại đến như lời
đã hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta hãy nuôi dưỡng lòng ái mộ
những sự trên Trời, để cũng được cả xác lẫn hồn về Trời với Chúa. Đây là niềm vui lớn lao và tràn đầy hy
vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế. Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các
bài đọc Thánh Kinh diễn tả. Nội dung chứa đựng trong những lời sau: "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và
giảng dạy, Người căn dặn các Tông Đồ xong... " và
sau đó "Người lên Trời" ( x. Cv 1, 1 – 11 ).
Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời
đời của Thiên Chúa, "đã đến giờ Chúa Giêsu rời
bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này
được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ
Chúa về Trời. Chúa từ giã Đức Maria Mẹ Người
và nhất là tâm sự với các môn đệ nhiều điều. Hôm
nay Người bảo các ông: "Các con sẽ nhận được
sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các
con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại
4
Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất" ( Cv 1, 8 ). Thế là nhiệm
vụ từ đây được ủy thác, đến lượt mình các Tông Đồ phải thi hành cách trung thành.
Đang lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần, Món Quà do Chúa Cha ban xuống, Ngài là là sức mạnh
của các Tông Đồ. Chính Ngài hướng dẫn Giáo Hội đi trên đường chân lý, Tin Mừng phải được rao
truyền bởi quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải do sức mạnh hay khôn ngoan của người đời.
Trước khi về Trời, Chúa Giêsu "đã ra lệnh cho
các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi
điều Chúa Cha đã hứa" ( Cv 1, 4 ). Người nói với các
ông: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép
rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần,
giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho
các con" ( Mt 28, 19 ). Căn cứ vào lời của Chúa
Giêsu, các Tông Đồ có trách nhiệm phải loan báo Tin
Mừng cho thế giới, làm phép cho họ nhân danh Cha
và Con và Thánh Thần, nói cho thế gian biết về Nước
Thiên Chúa và ơn cứu độ, nhất là phải làm chứng về
Chúa Kitô "cho đến tận cùng trái đất" ( Cv 1, 8 ). Giáo
Hội sơ khai thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, nên đã
khai mở thời kỳ truyền giáo dù biết rằng thời kỳ này
chỉ kết thúc vào ngày Chúa Giêsu lên Trời, và trở lại.
Những lời Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội là kho tàng vô giá. Giáo Hội không những phải gìn giữ,
loan báo, suy niệm mà còn sống nữa. Chúa Thánh Thần sẽ làm bén rễ sâu trong lòng Giáo Hội ơn đặc
sủng được sai đi. Chúa Giêsu đã và sẽ luôn sống trong Giáo Hội như lời Người đã hứa: "Và đây Thầy ở
cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20 ). Vì thế, Giáo Hội nhận ra sự cần thiết phải trung
thành với kho tàng Đức Tin và những lời Chúa truyền dạy, đồng thời thông truyền từ thế hệ này đến thế
hệ khác, tới chúng ta ngày hôm nay.
Lời Chúa và chỉ có Lời Chúa là nền tảng cho mọi sứ vụ, cũng như tất cả các hoạt động mục vụ
của Giáo Hội. Thẩm quyền của Lời Chúa là nền tảng mà Công Đồng Vatican 2 và Thánh Giáo Hoàng
Gioan 23 đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc: "Mối quan tâm chính của Công Đồng Đại Kết, là
kho tàng thiêng liêng Kitô giáo phải luôn được giữ gìn và giảng dạy" ( Bài phát biểu của ngày
11.10.1962 ). Thách thức lớn nhất của chúng ta là trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu.
Suy tư thứ hai về ý nghĩa Chúa Giêsu lên Trời dựa trên cụm từ: "Chúa Giêsu lên Trời ngự bên
hữu Đức Chúa Cha... "
Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa
Cha đến muốn đời. Theo lời Thánh Giáo Hoàng Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào
Thiên Đàng và ở trên đó, "vinh quang của Đầu" đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác" ( x. Sermo
Ascensione Domini ). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào Thiên Đàng, "Người là Đầu và là Trưởng Tử
giữa đàn em đông đúc" ( Rm 8, 29 ). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức
Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta ( thân xác ), Chúa Giêsu là ( Đầu ) hằng sống đến muôn thủa
muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7, 25 ). Từ tòa cao
vinh hiển, Người gửi cho Giáo Hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời
nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cho chúng ta, chúng ta có
hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo Hội có thể gặp phải những khó
khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể có lúc gặp thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa
Cha, Giáo Hội sẽ không bao giờ bị khuất phục. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của
Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách
quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Kitô ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì
mầu nhiệm này, toàn thể Giáo Hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô,
Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.
Chúa Giêsu vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là
niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa,
chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên Trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.
Hướng về Mẹ Maria "Nữ Vương Thiên Ðàng", chúng ta xin Mẹ bảo vệ gìn giữ chúng ta là con cái
Mẹ, biết sống và thực hành Lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng ta cũng được về Trời với Chúa
Giêsu. Đức Mẹ và các Thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
5
SỨ MỆNH KITÔ HỮU HÔM NAY
“... Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà
cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró,
tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người
anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ
toàn da, gân với xương.
Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân,
anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất
cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì
đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen…
Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn
mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung
kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ
nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình
tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người
cho điếu thuốc.( Ảnh bên trái: cha Chính Nguyễn Văn Vinh lúc còn làm cha sở Nhà Thờ Lớn Hà Nội ).
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm
liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" ( tên họ đặt cho anh ta ) và giao
cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta
đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên
cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa,
kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ.
Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta
chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được
đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho
người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối.
Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết,
và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo
quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy.
Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh
ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách
khoác trên người anh ta cũng khóc… Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào
trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy ? Một thằng khùng
hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền ?...” ( Phùng Quán, Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá ).
Nhân vật bên trên được nhà văn Phùng Quán phác họa, chính là Lm. Gioan Lasan Nguyễn Văn
Vinh, ( 1912 – 1971 ). Cha Chính Vinh, du học 17 năm tại Pháp, từng là giáo sư các môn Thánh Kinh,
Âm nhạc, Triết học, Pháp, Anh ngữ tại Tiểu Chủng Viện Piô XII, Trung Học Chu Văn An và Đại Học Hà
Nội. Ngài về với Chúa tại nhà tù Cổng Trời, Hà Giang, sau 17 năm chịu đày ải.
Hôm nay, mừng lễ Chúa Thăng Thiên, cũng là kỷ niệm ngày Đức Giêsu trao sứ mệnh cho các
Kitô hữu: Loan báo Tin Mừng đến muôn dân và muôn nơi. Trong thời đại bùng nổ thông tin, để tránh
nhiễu loạn, thiên hạ chỉ còn tin vào những gì mắt thấy tai nghe, cụ thể qua gương sáng Kitô hữu. Cha
Chính Vinh là một chứng nhân tuyệt vời của Đức Giêsu trong cuộc đời.
Chứng nhân bằng cuộc sống
“Chính anh em sẽ là chứng nhân của những điều này” ( Lc 24, 48 ). Đó là huấn lệnh, cũng là lời
mời gọi vô cùng tha thiết, quan trọng và cuối cùng của Đức Kitô, trước khi Người về cùng Đức Chúa Cha.
Có nhiều cách làm chứng nhân, nhưng làm chứng nhân qua cuộc sống, chứng nhân qua Tình Yêu, như
Cha Chính Vinh đều khá âm thầm, lặng lẽ, nhưng lại ảnh hưởng rất sâu rộng và hiệu quả. Lội ngược dòng
đời, xô bồ, vật chất và thực dụng, người tín hữu Kitô cần chăm chỉ, tận tụy làm tròn bổn phận, vì “bổn
phận là ý Chúa trong giây phút hiện tại” ( Đường Hy Vọng, số 17 ). Bổn phận làm cha mẹ, con cái, thầy
giáo, công nhân, chủ nhân... mỗi người lại kiêm nhiệm biết bao bổn phận đối với bản thân và tha nhân.
Đức Giêsu đã long trọng khẳng định: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai ta, và chu
toàn công việc của Người.” ( Ga 4, 34 ). Thánh Phaolô cũng khuyên nhủ tín hữu Rôma có bổn phận
sống cho Chúa, sống theo Thánh Ý nhiệm mầu: “Vì không ai trong chúng ta được sống cho mình, và
cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu ta sống, chính cho Chúa mà ta sống; và nếu ta chết, thì
chính cho Chúa mà ta chết. Vậy dù sống dù chết, ta vẫn thuộc về Chúa” ( Rm 14, 7 – 8 ).
6
Chứng nhân bằng Tình Yêu
"Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau"
( Ga 13, 35 ). Thánh Gioan Tông Đồ giải thích cặn kẽ vì sao: "Thiên Chúa là tình yêu: Ai ở lại trong
tình yêu, thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy." ( 1 Ga 4, 16 ).
Đức Giêsu cụ thể hóa Tình Yêu bằng hành động phục vụ:“Ta đến không phải để được phục vụ,
nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” ( Mt 20, 28 ). Đức Kitô còn
minh chứng lời giảng dạy bằng chính việc Người quỳ xuống, rửa chân cho các môn đệ. Đỉnh điểm là
cuộc khổ nạn và chết nhục nhã trên thập tự để cứu độ con người.
Người luôn kêu gọi xả kỷ vị tha, từ bỏ mình, để phục vụ mọi người, mọi lúc, nhất là những kẻ cơ
hàn, đói khát, nghèo khổ, bệnh tật, bị áp bức, tù tội. Đừng để sau này muộn màng phân bua với Chúa:
“Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng đau yếu
hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu ?” ( Mt 25, 44 )
Còn Thầy, Thầy bảo các con:”Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ
ngược đãi các con.”( Mt 5, 43 – 44 ).Tình Yêu không biên giới, không phân biệt, bạn thù, xóa sạch mọi
trở ngại, khác biệt, oán thù, mà tha thứ và hòa giải. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ
làm.” ( Lc 23, 34 )
“Đừng nhát sợ ! Hãy xem Công vụ các Thánh Tông đồ: đói khát, rách rưới, trộm cướp, roi đòn,
đắm tàu, vụ vạ, tù ngục, chết chóc, .. Nếu con sợ, đừng làm tông đồ.” ( Đường Hy Vọng, số 167 )
Lạy Chúa Giêsu, Người lên Trời, xin hướng lòng chúng con lên cùng, để chúng con có thể
dứt bỏ cám dỗ, đam mê, ham hố thế gian, mà sống Lời Chúa thực sự, hầu xứng đáng trở nên
chứng nhân của Người giữa xã hội u mê trần tục.
Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ đốt lửa mến trong lòng chúng con, để chúng con yêu Chúa, yêu
người thắm thiết và trung thực, như Mẹ vẫn yêu con cái khắp nơi từ xưa đến nay và mãi mãi.
AM. TRẦN BÌNH AN
HÀNH TRÌNH VỀ TRỜI
Lễ Thăng Thiên không chỉ là lễ kính mừng Chúa Giêsu
lên Trời mà còn là dịp tái khẳng định tín điều mà chúng ta vẫn
tuyên xưng: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, LÊN
TRỜI ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng”. Nếu Đức
Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta vô ích, và chúng ta
chỉ là những người hoang tưởng, nhưng Ngài đã thực sự sống
lại và lên Trời.
Chúa Giêsu lên Trời là để minh chứng và xác định lời hứa
Ngài đã nói trước: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em thì Thầy lại đến
và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”
( Ga 14, 3 ). Đối với phàm nhân chúng ta, chắc chắn không còn
niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn nữa !
Thật là kỳ diệu, Thiên Chúa mà hóa thành Con Người,
Con Người mà là Thiên Chúa, vừa hữu hình vừa vô hình. Chắc
chắn chẳng một thần linh nào như vậy. Chỉ có Thiên Chúa của
chúng ta như vậy mà thôi, độc nhất vô nhị. Thánh Phaolô đã nói: “Phải công nhận rằng: mầu nhiệm của
đạo thánh thật là cao cả, đó là: Đức Kitô xuất hiện trong thân phận người phàm, được Chúa Thánh Thần
chứng thực là công chính; Người được các thiên thần chiêm ngưỡng, và được loan truyền giữa muôn
dân; Người được cả hoàn cầu tin kính, được siêu thăng cõi trời vinh hiển” ( 1 Tm 3, 16 ).
Người ta chỉ nói LÊN trời, TỚI trời, hoặc VÀO trời, vì người ta không xuất phát từ trời. Nhưng
Chúa Giêsu nói VỀ trời, vì Ngài xuất phát từ Trời, từ Chúa Cha: “Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh
em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” ( Ga 14, 28 ).
Người ta chỉ có thể VỀ nơi mà mình đã từng ở, còn nơi mình chưa ở thì không thể dùng động từ VỀ.
Thế mà chúng ta cũng được Ngài cho phép VỀ trời với Ngài, dù chúng ta không xuất phát từ trời, chỉ là
bụi tro xuất phát từ đất. Thật kỳ diệu quá đỗi !
Thánh Luca viết trong sách Công Vụ: “Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường
thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới ngày Người được
rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh
7
Thần. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu
khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. Một
hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi
Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói
tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa
trong Thánh Thần” ( Cv 1, 1 – 5 ). Chúa Giêsu về trời, nhưng rồi Ngài lại gởi Chúa Thánh Thần đến với
chúng ta, đồng hành và hoạt động với chúng ta mọi nơi, mọi lúc.
Tư tưởng loài người không cao hơn mặt đất, tầm nhìn không vượt qua cái bóng của mình, thế
nên khi nghe Đức Giêsu nói vậy, những người đang tụ họp ở đó tưởng rằng Ngài sắp sửa khôi phục
vương quốc Ítraen. Nhưng Ngài đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn
quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh
em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và
cho đến tận cùng trái đất” ( Cv 1, 7 – 8 ). Nói xong, Ngài được cất lên ngay trước mắt các ông, và có
đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Họ ngơ ngẩn nhìn nhau rồi nhìn theo
hút Ngài, chẳng hiểu thế là thế nào.
Đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, bỗng có hai người đàn ông mặc áo
trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời ? Đức Giêsu, Đấng
vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” ( Cv 1,
11 ). Lời giải thích này cho chúng ta biết chắc rằng Chúa Giêsu sẽ đến thế gian lần thứ hai vào một lúc
nào đó, bất kỳ thời điểm nào mà chúng ta không thể biết được, thậm chí có thể là ngày mai hoặc hôm
nay. Vì thế mà ai cũng phải sẵn sàng và tỉnh thức. Không chỉ vậy, với mỗi người còn là cái chết, vì tử
thần có thể đến bất cứ lúc nào, không ai có thể ngờ được !
Cuộc đời Kitô hữu là cuộc lữ hành trần gian, là hành trình đức tin, là hành trình về trời. Đức Kitô
đã về trời trước, đó là bảo chứng cho chúng ta. Tác giả Thánh Vịnh mời gọi: “Vỗ tay đi nào, muôn dân
hỡi ! Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo ! Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý, là Vua Cả
thống trị khắp địa cầu” ( Tv 47, 2 – 3 ).
Niềm vui quá lớn, nỗi mừng khôn tả. Nhưng chúng ta hữu hạn, chỉ biết thể hiện bằng tất cả khả
năng phàm nhân: “Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo, Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và. Hãy đàn
ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta ! Thiên Chúa là Vua toàn cõi
địa cầu, hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ. Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân, Thiên Chúa ngự
trên toà uy linh cao cả” ( Tv 47, 6 – 9 ). Thiên Chúa không đòi hỏi quá sức chúng ta, Ngài chỉ muốn
chúng ta chân thành với khả năng riêng của mỗi người.
Thánh Phaolô cho biết: “Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người. Xin Người soi
lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là
gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao
Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu” ( Ep 1, 17 – 19a ). Nhận biết Thiên Chúa là niềm hạnh
phúc lớn lao, nhận biết Ý Ngài và vui mừng làm theo là niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Quả thật, chấp nhận
và làm theo Ý Chúa là điều không dễ chút nào, vì chúng ta thường chỉ muốn “được như ý” mà thôi !
Thánh Phaolô giải thích: “Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu
dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. Như
vậy, Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không
những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức
Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội
Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người,
Đấng làm cho tất cả được viên mãn” ( Ep 1, 19b – 23 ).
Đức Kitô được Chúa Cha trao ban mọi thứ, nhưng Ngài
không giữ riêng cho Ngài, mà Ngài lại muốn chia sẻ với
chúng ta, làm cho chúng ta được viên mãn với Ngài, dù
chúng ta không chỉ là phàm nhân mà còn là những tội
nhân hoàn toàn bất xứng.
Niềm hạnh phúc như điệp khúc cứ lặp đi lặp lại
trong cuộc đời chúng ta, trên suốt hành trình về Trời.
Không hạnh phúc sao được, vì chúng ta được Thiên
Chúa ưu đãi quá nhiều, minh nhiên nhất là chúng ta
được xóa án tử và được khôi phục cương vị làm con,
đặc biệt là cũng sẽ được về Trời.
8
Một hôm, mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông
đến. Khi thấy Ngài, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Bản tính nhân loại là thế, tận mắt
thấy bao phép lạ mà vẫn chưa đủ tin. Vả lại, họ cứ tưởng Đức Giêsu là chính khách, Ngài sẽ giành
quyền cai trị Ítraen từ bọn thực dân Rôma. Khi đó, Đức Giêsu đến gần họ và nói: “Thầy đã được trao
toàn quyền trên trời dưới đất” ( Mt 28, 18 ). Có lẽ nghe Ngài nói vậy thì họ càng cho rằng Chúa Giêsu
đang làm chính trị thật, điều họ nghĩ không sai. Thế nhưng lại không phải vậy, Chúa Giêsu không bao
giờ làm chính trị, và Phúc Âm cũng không là bản cương lĩnh chính trị.
Chúa Giêsu nói với họ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa
cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã
truyền cho anh em” ( Mt 28, 19 – 20a ). Ngài biết Ngài sắp đến giờ về cùng Chúa Cha, nên Ngài căn
dặn kỹ lưỡng. Ngài về trời nên Ngài bảo chúng ta vào đời làm chứng nhân về Ngài. Đó vừa là một tặng
phẩm vừa là một mệnh lệnh, vừa là một đặc ân vừa là một trọng trách.
Trước khi về trời, lời cuối của Chúa Giêsu trên thế gian là một lời hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi
ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 20b ). Lời hứa đó đã được chứng tỏ rõ ràng nhất là Bí tích Thánh Thể,
một phép lạ vĩ đại vẫn xảy ra hằng ngày ở khắp nơi trên thế giới. Biết rõ chúng ta yếu đuối nên Chúa
Giêsu rất “tội nghiệp” chúng ta, Ngài cũng đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” ( Ga 14, 8 ). Và
lời hứa đó lại được thực hiện ngay lập tức: Ngài về trời rồi gởi Đấng Bảo Trợ đến ở với chúng ta ( Ga
14, 16 ). Thánh Thể và Thánh Thần luôn đồng hành với chúng ta trên suốt Hành Trình Về Trời.
Cái gì cũng có “mở” và “kết”. Cũng vậy, Hành Trình Về Trời được khởi đầu từ điểm SINH và kết
thúc ở điểm TỬ. Hành trình đó có thể là “con đường” dài hoặc ngắn, không ai biết; “con đường” đó cũng
có thể rộng hoặc hẹp, nhưng ai chọn đường hẹp thì tốt hơn đường rộng, càng thênh thang càng “dễ
chết”, có thể “chết yểu”, “chết” trước kỳ hạn, “chết” ngay khi mình đang sống. Chết như vậy thì thật là
nguy hiểm ! Vì thế, chính Chúa Giêsu đã khuyên những ai thực sự muốn được trường sinh vĩnh phúc:
“Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại
đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13 –
14 ). Không chỉ đơn giản như vậy, người ta còn phải “chiến đấu để qua được cửa hẹp” ( Lc 13, 24 ). Rất
“ngược đời”, nhưng phải dám “ngược” như vậy thì mới mong “xuôi” về vĩnh cửu.
Thánh nữ Faustina so sánh: “Như bệnh tật được đo bằng nhiệt kế, sốt cao cho chúng ta biết là
bệnh nặng, đời sống tâm linh cũng vậy, đau khổ là nhiệt kế đo tình yêu Chúa trong linh hồn” ( Nhật Ký,
số 774 ). Đây là điều rất khó đối với bản chất phàm nhân, nhưng người ta có thể chấp nhận nếu cố
gắng hiểu theo cách hiểu của Chúa và nhìn theo cách nhìn của Chúa.
Lạy Thiên Chúa, Con Chúa về trời là dấu bảo đảm về sự sống vĩnh hằng mà chúng con
đang cố gắng chiến đấu để đạt được. Xin mau ban Chúa Thánh Thần để đổi mới chúng con, làm
cho chúng con can đảm làm chứng về Chúa Ba Ngôi. Xin giúp chúng con đủ sức vượt qua chính
mình để xứng đáng lãnh nhận những gì Ngài đã hứa ban. Chúng con cầu xin nhân danh Đức
Giêsu Kitô Phục Sinh, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI
Những ngày này, đọc trên các trang
mạng hay xem truyền hình Việt Nam, kênh
nào cũng nói về Biển Đông, dàn khoan HD
981, Trung Quốc xâm lược.
“Tính đến 8g30 sáng 25 tháng 5, đã
có 37.181 người ký tên vào bản kiến nghị
trên website chính thức của Nhà Trắng.
Như vậy, từ đây đến ngày 12.6.2014, cần
thêm 62,819 chữ ký nữa để chính quyền
ông Obama có hành động cụ thể với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-
981 ( Hải Dương-981 ) trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bản kiến nghị có tiêu đề: Hãy
áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam thông qua
việc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981.
Theo nội dung kiến nghị, mối quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đang ngày càng tốt đẹp
hơn trong sự hợp tác và hoà bình. Người Việt Nam khắp nơi trên thế giới kêu gọi Nhà Trắng có các biện
pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc vì đã ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế và chủ
quyền của Việt Nam bằng việc hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ Haiyang Shiyou-981 trong vùng biển Việt
9
Nam.Theo các quy định hiện hành của Chính phủ Mỹ, kiến nghị sẽ trở thành chính thức và được Nhà
Trắng xem xét nếu có đủ 100.000 chữ ký ủng hộ trước ngày 12.6.2014. Đến 22g30 ngày 25 tháng 5, đã
có 43.658 chữ ký, còn cần thêm 56.342 chữ ký nữa. Như vậy, trong 15 giờ đồng hồ qua, đã có thêm
6.477 người ký tên vào bản kiến nghị” ( Ngọc Hồ ).
“Tàu Trung Quốc đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên biển của Việt Nam. Họ đã húc vỡ, chìm
tàu cá Đna 90152 của bà Huỳnh Thị Kim Hoa ( quận Thanh Khê, Đà Nẵng ) vào chiều 26 tháng 5. Tàu
vỡ toang và chìm, 10 thuyền viên nhảy xuống biển, rất may là được các tàu cá khác đến cứu kịp thời.
Ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hội Nghề Cá Thành phố Đà Nẵng chỉ thẳng rằng hành động cố tình
đâm vào tàu cá ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là vô nhân đạo và cố ý giết người.
Ngư dân của các địa phương khu vực miền Trung cho biết hiện nay cứ ra khơi là bị tàu sắt giả
dạng tàu cá Trung Quốc truy đuổi, tấn công. Ngư dân phải xoay xở đủ cách để tránh bị húc chìm, kiếm
miếng ăn phải đổi cả tính mạng. Chị Đặng Thị Sương, vợ của một thuyền viên trên chiếc tàu Đna 90152
nói: “Nghề đi biển là nghề làm ăn từ bao đời nay của người dân nơi đây. Cha mẹ sinh ảnh ra là để ảnh
đi biển. Giờ không đi biển thì biết làm gì. Tàu Trung Quốc có đâm thì vẫn tiếp tục đi biển”.
Cái giá của đi biển bây giờ là giá máu, không phải chỉ vì thiên tai bão tố, mà vì mưu đồ độc chiếm
biển Đông của Trung Quốc. Âm mưu của họ là muốn cho ngư dân Việt Nam sợ hãi, kiệt quệ, không có
tài sản để đóng tàu mà phải bỏ vùng biển truyền thống Hoàng Sa. Một khi ngư dân Việt Nam bỏ biển, thì
Trung Quốc mặc nhiên sở hữu một vùng ngư trường rộng lớn, chiếc lưỡi bò không còn trong trí tượng
tượng của Bắc Kinh nữa. Âm mưu đưa tàu sắt ra húc tàu cá của ngư dân Việt Nam cũng giống như đưa
tàu to húc tàu chấp pháp Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng Trung Quốc sẽ
không bao giờ thực hiện được âm mưu của mình, bởi vì một lẽ rất đơn giản: Việt Nam ! Hãy nghe người
phụ nữ chủ tàu bị húc chìm nói: “Tuy nhiên còn một tàu đó, có bị Trung Quốc đâm thì mình vẫn tiếp tục
vươn khơi. Dân biển mà không bám biển lấy gì mà ăn, còn để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước
mình nữa chứ”. Một người dân bình thường, chỉ có ước mơ đơn giản là làm nghề biển để kiếm cái ăn.
Nhưng cũng biết “bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước”.
Trung Quốc có thể dùng vũ lực để hiếp đáp, gây hấn, xâm lấn nhất thời, nhưng chắc chắn một
điều, sẽ không bao giờ thực hiện được dã tâm thôn tính biển Đông của Việt Nam. 90 triệu dân Việt Nam
không khoanh tay ngồi nhìn cái lưỡi bò tham lam tự tung tự tác” ( Lê Chân Nhân ).
1. Khát vọng ngàn đời
Đọc lại câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương để tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân Việt.
Vào đời Vua Hùng Vương thứ sáu có nạn giặc Ân bên Tàu. Chúng cậy thế mạnh nên hay sang
quấy nhiễu nước ta. Vua truyền hịch đi khắp nơi để tìm người tài giỏi giúp nước diệt giặc. Bấy giờ ở
làng Phù Đổng có một cậu bé đã 3 tuổi mà chỉ nằm ngửa không nói được một lời nào. Nghe sứ giả nhà
vua rao hịch tìm người tài diệt giặc, cậu liền nhờ sứ giả xin với Vua, đúc cho cậu một cây roi sắt và cấp
cho cậu một con ngựa bằng sắt, để cậu đi đánh đuổi ngoại xâm. Nghe lời người hiền tài nhắn gởi, Vua
thuận ý. Cậu bé liền vươn vai thành người to lớn, khỏe mạnh. Cậu
đứng dậy, cầm roi sắt, nhảy lên yên ngựa, oai phong đi đánh giặc Ân.
Dẹp xong giặc, cậu phóng ngựa lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Vua nghĩ
là thiên thần của trời cao xuống trần cứu giúp nên liền xây một đền thờ
gọi là đền Phù Đổng Thiên Vương để tạ ơn và tưởng nhớ.
Câu chuyện huyền sử nói lên khát vọng của một dân tộc nhỏ bé
luôn bị ngoại bang quấy nhiễu. Một tiểu quốc hiền hòa trước một đại
hán bá quyền bành trướng. Vì thế mà ước mơ có được sứ thần từ trời
cao đến cứu giúp. Một khát vọng ngàn đời, được tự do và độc lập,
được công lý và dân chủ.
Con người mọi thời đại luôn khát khao bay lên trời. Đi dưới đất,
ngược xuôi trên biển trên sông, con người luôn ước vọng, phải làm
sao lên được trời cao.
Vì thế, ngày 4.6.1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay
lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người chứng
kiến. Ngày 12.4.1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng
khí quyển của trái đất trong phi thuyền Sputnik của Liên Xô.
Đến ngày 16.7.1969, hai phi hành gia người Mỹ là Armstrong và
Aldrin bay lên tới mặt trăng bằng Apollo 11. Cả thế giới đã hồi hộp
theo dõi những phi hành gia bay vào vũ trụ. Nhưng chuyến bay nào rồi
cũng phải trở về trái đất.
10
2. Chúa Giêsu Lên Trời
Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu lên Trời. Người trở về Nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ
vụ Chúa Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm xa nhà, Người hồi hương trong vinh quang phục sinh và
“được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” ( Mc 16, 19 ).
Chúa Giêsu lên Trời, một cảnh tượng thật huyền diệu. Thân xác Người nhẹ bay lên cao. Tay Người
ban phúc lành cho các tín hữu. Dáng Người nhỏ dần và hòa biến vào không gian vô tận. Trên trời cao, các
thiên thần và triều thần Thiên Quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn. Tác giả
Thánh Vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ:
“Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên.
Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra,
để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào.
Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt,
là Chúa oai phong chiến thắng.
Hỡi các khải hoàn môn,
hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên,
để Vua vinh hiển tiến vào.
Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”.
Đoàn tùy tùng theo Chúa về trời đông vô kể, các Thánh thời Cựu Ước, các Tổ Phụ, các Ngôn
Sứ, các người công chính… đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có Thánh Cả Giuse, Thánh
Gioan Tiền Hô, Tổ Phụ Abraham, Giacóp, Môsê, Thánh Gióp, vua Đavít, các Ngôn Sứ, hân hoan cung
nghinh Đấng Phục Sinh khải hoàn về Thiên Quốc.
Trên núi Cây Dầu cả cộng đoàn môn đệ đang ngây ngất chiêm ngưỡng, tâm trí như mất hút vào
không gian vô tận, lòng rộn rã hân hoan:
“Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa.
Hãy trổi cao kèn sáo, đàn ca lên
dâng Người khúc ca tuyệt mỹ,
Chúa là Vua khắp muôn dân,
ngự trên tòa uy linh cao cả” ( Tv 47, 2 – 3, 6 – 9 ).
Chúa về Trời vì chính Người đã từ Trời xuống
thế: “Không ai đã lên Trời, ngoại trừ Con Người, Đấng
đã từ Trời xuống” ( Ga 3, 13 ). Người đến nhân gian để
nói với nhân loại về Nước Trời, mặc khải cho con người
biết Thiên Chúa. Người giúp họ thay đổi quan niệm về
Thiên Chúa cũng như quan niệm về con người.
3. Hiện diện mới
Chúa về Trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt.
Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.
Chúa về Trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát
vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không
còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón
nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức
được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên
cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và
hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh
của Chúa Kitô.
Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả
những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm
thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không
thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con
người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn
toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính
Người đã nói “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở
lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ).
Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “Thầy là
cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái
11
vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được” ( Ga 15, 5 ). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm
này khi viết: “Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người
là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật, đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một
nghịch lý thâm u nhất của triết học”.
4. Trao Sứ Vụ
Chúa về Trời mở ra sứ vụ mới cho các Tông Đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn
cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài
thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của
Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho
sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác
nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông Đồ, qua các Tông Đồ rồi đến các
môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi
ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa
là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên
ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ
những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý,
trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế Giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền
với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh
Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” ( Mt 28, 19 ).
Các Tông Đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không
mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội. Có truyền giáo là có truyền thông,
và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận Đức
Tin và được sống trong ơn cứu rỗi.
Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” ( 1 Ga 1, 3 ) để mọi người được
hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông Công Giáo.
Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông
Công Giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống Đức Tin.
Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến
khích con cái mình vận dụng những phương tiện
truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan
báo Tin Mừng. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống gọi
những người làm truyền thông là những thừa tác
viên mới trong công cuộc truyền giáo mới vì họ
luôn gắn bó với một phương tiện mới.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân
Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 48, có
chủ đề: Truyền thông, phục vụ một nền văn hóa
gặp gỡ đích thực. Truyền thông là cơ hội gặp gỡ
giữa con người với nhau và đồng thời là dịp xây
dựng tình cận thân trong ý nghĩa của Tin Mừng. Đó
là hình ảnh của người Samari nhân hậu.
Nếu Chúa Giêsu sinh ra trong thời đại này,
Người sẽ dùng Internet để rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô là nhà truyền thông đầu tiên, vĩ đại, đại
tài vì sứ điệp của Người là Tin Mừng, là tin vui cho mọi người. Chúa Giêsu có mạng lưới gồm các Tông
Đồ thông truyền Tin Mừng cho nhân loại. Qua các môn đệ, Tin Mừng được loan truyền từ thế hệ này
đến thế hệ khác.Chúa Giêsu không có các phương tiện hiện đại, Người có các Tông Đồ, các môn đệ,
các thế hệ nối tiếp nhau như mạng lưới phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên thế giới.
Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin Mừng Cứu Độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn,
nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người
nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại. Ước mong mỗi người tín
hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với Đức Tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của
Chúa Thánh Thần, góp phần loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Lm Giuse NGUYỄN HỮU AN
12
ĐỪNG Ở LẠI QUÁ LÂU
Đến trần gian để thi hành ý muốn của Thiên Chúa Cha, mang Ơn Cứu Độ đến cho mọi người,
hôm nay Đức Giêsu đã hoàn thành sứ mệnh của mình, Ngài về Trời, chấm dứt hành trình rao giảng.
Ý định cao cả nhất của Thiên Chúa chính là muốn cho muôn người được Ơn Cứu Độ để được
sống hạnh phúc. Ý định ấy được tiên báo bằng cả một hành trình dài trong lịch sử, và được Đức Giêsu
kết thúc. Trước Ngài, có biết bao nhiêu lời tiên báo về Ơn Cứu Độ. Sau Ngài không còn phải chờ đợi
một lời tiên báo khác hơn. Vì Ngài là mặc khải tròn đầy và trọn vẹn nhất.
Chỉ cần nhìn vào cuộc đời
Đức Giêsu, ta có thể thấy được tất
cả mầu nhiệm về Thiên Chúa. Đó
chính là mầu nhiệm của yêu
thương và cứu độ. Yêu thuơng tạo
dựng con người, Thiên Chúa ban
cho con người tất cả: tự do, ý chí,
lý trí, tình cảm và lương tâm.
Lạm dụng quyền tự do,
con người đánh mất ân nghĩa
cùng Thiên Chúa và phạm tội
phản nghịch với Ngài. Mối dây
liên hệ giữa Thiên Chúa và con
người bị rạn nứt.
Đức Giêsu chính là nhịp
cầu nối kết con người với Thiên
Chúa. Chính nhờ sự vâng phục tự
hủy quên mình của Ngài mà chúng
ta mới được phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa và sống mật thiết với Ngài.
Đến trần gian, Đức Giêsu không mang sứ vụ nào khác hơn ngoài việc cứu độ hầu đưa con
người trở về với nguồn gốc của mình. Vì ý định ấy, Ngài đã không ngần ngại bỏ mình vì chúng ta. Ngài
đã hy sinh tất cả hầu chỉ minh chứng tình yêu Thiên Chúa là thật.
Cuộc đời, sứ vụ cùng với lời rao giảng của Đức Giêsu là những chứng tá mặc khải mầu nhiệm
Thiên Quốc. Chúng ta biết có Thiên Chúa là Cha đã hết tình yêu thương chúng ta. Không chỉ tạo dựng,
không chỉ yêu thương, Ngài còn hy sinh ngay cả Con Một mình để cứu chúng ta.
Chỉ cần học, một bài học yêu thương. Chỉ cần sống, sống một đời thương yêu. Chỉ cần tin, tin
một Tình Yêu duy nhất là chúng ta có đủ hành trang mang Tin Mừng, mang Ơn Cứu Độ đến cho muôn
người như lời Đức Giêsu căn dặn: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép
rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” ( Ga 28, 19 ).
Sứ mệnh của Đức Giêsu là rao giảng, Ngài đã dùng chính cái chết của mình để mặc khải tình
yêu thương của Thiên Chúa Cha. Ý định duy nhất của Thiên Chúa là muốn cho loài người được cứu
độ, được hạnh phúc yêu thương. Tinh yêu thương của Thiên Chúa trao ban cho tất cả mọi người,
không loại trừ một ai. Và ý định cao quí nhất cũng chính là tình yêu thương vô biên ấy được lan tỏa
đến tất cả mọi người.
Thiên Chúa dựng nên con người và biết điều gì cần cho con người sống. Chưa bao giờ Ngài bỏ
mặc nhân loại mồ côi. Tình yêu Thiên Chúa lúc nào cũng tràn đầy, sung mãn như nguồn suối tuôn đổ
sự sống hồng phúc trên họ. Thế nhưng chẳng hiểu sao con người cứ mãi mãi hoài nghi ?
Lạy Chúa, trần gian chỉ là cõi tạm Ngài ký gửi con vào và ban cuộc đời cho con thủ đắc.
Mỗi người một cuộc đời. Đó chính là cầu nối đưa nhân loại trở lại nơi mình phát xuất ra. Hành
trình trần gian dài hay ngắn không quan trọng, hạnh phúc hay đau khổ cũng là chuyện thường
tình, làm thế nào để có thể trở về đúng nơi mình được dựng nên mới là quan trọng.
Xin giúp con hiểu rằng, thế giới bao người quanh con đang tranh giành ganh đua hơn
thiệt chỉ là đường để dẫn con về. Ngày lại ngày qua, chẳng biết giờ nào con đến đích. Chỉ cần
giúp con đừng ở lại quá lâu tại nơi nào đó trên trái đất này.
Xin giúp con biết sống như thể chỉ còn ngày mai nữa thôi, là sẽ về được tới nơi, mà khi
xưa, ngày ấy, con đã được sinh ra.
M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG
13
Bài 10. PHONG CÁCH PHANXICÔ
HẾT LÒNG MUỐN NÊN GIỐNG NHƯ ĐỨC KITÔ
Đây là danh sách 9 danh nhân vĩ đại nhất của toàn nhân loại trong ngàn năm thứ hai ( 1000 –
2000 ) do Time, tạp chí thế tục có khuynh hướng đả kích Nhà Thờ, bình chọn và xếp thứ tự dựa theo
năm sinh ( nguồn http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,976745,00.html ).
St. Francis of Assisi ( 1181 – 1226 ) Sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn
Johannes Gutenberg ( 1395 – 1468 ) Phát minh ra máy in
Michelangelo ( 1475 – 1564 ) Điêu khắc gia, họa sĩ
Martin Luther ( 1483 – 1546 ) Khởi xướng ra Nhà Thờ Tin Lành
Galileo ( 1564 – 1642 ) Khoa học gia
William Shakespeare ( 1564 – 1616 ) Kịch tác gia
Thomas Jefferson ( 1743 – 1826 ) Chính trị gia
Wolfgang Amadeus Mozart ( 1756 – 1791 ) Nhạc sĩ
Albert Einstein ( 1879 – 1955 ) Khoa học gia
Chỉ có 1 chính trị gia, 1 nhà phát minh, và 2 khoa học gia nằm trong danh sách này, 5 nhân vật
còn lại đều là danh nhân văn hóa. Điều này cho thấy về lâu về dài, các thể chế chính trị và những phát
minh khoa học kỹ thuật, tuy trước mắt rất thiết yếu cho đời sống con người, sẽ không còn quan trọng
cho bằng sự thỏa mãn tinh thần mà con người luôn khao khát. Những người theo chủ nghĩa duy vật, lấy
thế giới đại đồng với sự thỏa mãn vật chất làm cứu cánh tối thượng và nhân danh nó mà nhẫn tâm tiêu
diệt người khác, nên coi đây là một lời cảnh tỉnh, vì cuối cùng tinh thần sẽ chiến thắng trên vật chất.
Tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử, dù không tin vào
Đức Kitô, vẫn buộc phải nhìn nhận ảnh hưởng của Đạo Kitô trên
toàn nhân loại. Ngoại trừ bác học Albert Einstein theo Do Thái
Giáo, 8 nhân vật kia đều là Kitô hữu và Lòng Tin đã khơi nguồn
lên sự nghiệp của họ. Phanxicô là vị Thánh duy nhất nằm trong
danh sách này. Một số bảng bình chọn khác lại đưa Thomas
Aquinas vào và loại trừ Phanxicô. Các kiểu xếp hạng như thế
thường không đưa ra một kết quả thống nhất. Khi nói về hệ thống
tư tưởng sâu sắc và các tác phẩm thần học – triết lý đồ sộ được
giảng dạy tại các trường đại học và Chủng Viện, Thánh Tiến Sĩ
Thomas Aquinas có tầm ảnh hưởng rất lớn lao. Nhưng sự vĩ đại
đích thực của Phanxicô lại nằm ở chỗ anh chính là một tấm
gương phản chiếu rất trung thực và lạ lùng chân dung Đức Kitô.
Nhà Thờ không bao giờ xếp hạng các thánh. Không có ai
lớn hơn và cao hơn ai. Chúa Giêsu cho biết: “Ai là người nhỏ
nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” ( Lc 9,
48 ). Công nhận ai đó là thánh tức là khẳng định người đó đã nhận
được lời hứa: "Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở. Thầy đi
dọn chỗ cho anh em, Thầy sẽ đến và đem anh em về với
Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó" ( x. Ga 14, 2 – 3 ).
Ngoài một số vị đã được phong Thánh và trở thành mẫu gương chung cho các tín hữu, Lòng Tin
mang lại cho ta sự thâm tín rằng tuyệt đại đa số những người quá cố cũng đang hát lên khúc Khải Hoàn
ca trên Thiên Quốc: "Sau đó, tôi nghe như có tiếng hô lớn của đoàn người đông đảo ở trên trời
vang lên: "Halêluia ! Thiên Chúa ta thờ là Đấng Cứu Độ” ( Kh 19, 1 ).
Mỗi cá nhân đều có thể chọn ra một vị Thánh làm mẫu gương cho mình tức là nhìn nhận ngài là
một phản ánh trung thực khuôn mặt của Đức Kitô. Có gì sai trái không nếu ta tôn kính và chọn cha mẹ
ta làm gương mẫu cho ta, các ngài là những người thiết thân nhất với ta, đã suốt đời tận tụy hy sinh để
14
CÙNG TRÂN TRỌNG
ta có ngày hôm nay ? Vào giai đoạn mới truyền đạo tại nước ta, Nhà Thờ đã mắc một sai lầm nghiêm
trọng khi bài bác việc thờ cúng ông bà.
Phanxicô viết theo nguyên gốc tiếng Ý là "Francesco" có nghĩa là "Người đàn ông tự do của
nước Pháp". Đặt cho con trai tên Phanxicô, thân phụ của anh chỉ muốn anh sẽ trở thành một con
người thành đạt về mặt thế tục. Thời đó nước Pháp được coi như trung tâm Âu Châu và người ta có
khuynh hướng tôn sùng Pháp như nhiều người Việt Nam bây giờ ái mộ nước Mỹ ( do vậy mới có vụ án
Michael T. Sestak, cựu nhân viên Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ ở Sàigòn bán visa du lịch với giá 20 ngàn
USD cho một số người muốn đi Mỹ chơi một chuyến cho biết ).
Nhưng Phanxicô đã thi hành một sứ mạng đặc
biệt. "Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính
Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em
ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn
tại" ( Ga 15, 15 ). Mọi người có mặt trên cuộc đời này,
kể cả bạn và tôi, dù có tin hay không, dù cuộc sống có
thế nào đi chăng nữa, đều là một sự tuyển chọn của
Thiên Chúa để thi hành một sứ mạng đặc biệt cho
Người. Không ai có thể tự chọn ngày sinh tháng đẻ, phái
tính, thể hình, chủng tộc, quốc gia cho mình được.
Nhưng Phanxicô đã vô cùng trổi vượt với phong cách
lắng nghe và thể hiện ý Chúa trong cuộc đời anh.
Ngày 14.3.2013, CNN ( hãng thông tấn thế tục
thường công kích Nhà Thờ ) đã có bài nhận định sau về
tông hiệu Phanxicô của vị đương kim Papa như sau:
( Trích ) Thánh Phanxicô Assisi, tông hiệu của Papa Phanxicô, được đông đảo Kitô Hữu mến mộ
vì truyền thống Nhà Thờ nhìn nhận ngài là một người nổi bật với một khát vọng mãnh liệt muốn nên giống
như Đức Kitô. Ngài là quan thầy của nước Italia, sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ngưỡng mộ
thiên nhiên, đầy tớ phục vụ người cùng khổ. Mầu nâu của áo Dòng Phanxicô đã trở thành một biểu tượng
cho tinh thần của ngài.
Về nguyên nhân chọn tông hiệu Phanxicô của vị tân Papa, Linh Mục Thomas Rosica, người phát
ngôn của Vatican, cho biết: “Phanxicô đã từ bỏ giầu sang phú quý để trở thành một người nghèo. Ngài
là một nhân vật vĩ đại, rất vĩ đại của Nhà Thờ, nhưng còn nổi bật qua hành động nối kết các Kitô Hữu
với những ai không cùng Lòng Tin.”
Vào ngày có vị Papa mới, thiên hạ đã xôn xao: Tại sao ngài lại lấy tên Phanxicô ? Ngài là ai ? Có
phải ngài muốn mang Nhà Thờ quay về với nền tảng ban đầu không ? Theo website của Vatican, Papa
Piô XI đã viết trong một tông thư: "Chưa từng có ai mang khuôn mặt Giêsu Kitô và phong cách Tin
Mừng tỏa sáng và mãnh liệt như Phanxicô. Thật là chính đáng khi ta nhìn nhận ngài như là một
Đức Giêsu Kitô khác" ( In an encyclical, Pope Pius XI stated that "there has never been anyone in whom
the image of Jesus Christ and the evangelical manner of life shone forth more lifelike and strikingly than in
St. Francis." St. Francis "was also rightly spoken of as 'another Jesus Christ,'" Pius XI said ).
Phanxicô sinh năm 1181 tại Assisi, con trai thừa kế của một thương gia giầu có, thời tuổi trẻ
quen sống phóng túng với những người hát rong. Vào năm 20 tuổi, sau một trận đánh với một thành
phố kình địch, ngài bị bắt làm tù binh trong một năm. Sau khi được thả về nhờ có tiền chuộc mạng của
cha mình, ngài bị một bệnh nặng trong một thời gian rồi thay đổi cuộc sống, từ bỏ việc theo đuổi danh
vọng. Ngài đi gặp những người phong, có lần còn ôm hôn một người phong. Ngài ăn mặc rách rưới,
sống chung với đám ăn mày tại quảng trường Thánh Phêrô tại Roma.
Website của Vatican ghi lại vào năm 2010, Papa Benedict XVI đã nói về Phanxicô như sau:
Khi đến cầu nguyện tại Nhà Thờ đổ nát Thánh Damian, ngài nhìn thấy và nghe được Đức Kitô
trên thập giá nói: “Phanxicô, hãy đi sửa lại Nhà Thờ đang đổ nát của ta.” Sự đổ nát của tòa nhà là biểu
tượng của tình trạng đáng lo trầm trọng của Nhà Thờ. Vào lúc đó Nhà Thờ chỉ mang một Lòng Tin hình
thức không có khả năng hoán cải con người, hàng Giáo Sĩ trở nên nguội lạnh, thiếu xót Lòng Mến.
Thân phụ của Phanxicô hoài nghi lòng quảng đại và sự dấn thân phục vụ người nghèo của
Phanxicô. Trước sự hiện diện của Giám Mục Assisi, Phanxicô đã cởi quần áo ra trả lại cho cha mình
và từ bỏ quyền thừa kế gia tài. Ngài sống như một ẩn sĩ và đến Roma vào năm 1209 để đề nghị với
Papa Innocent III một lối sống Kitô mới. Từ đó Dòng Phanxicô được thành hình ( Nguồn:
http://www.cnn.com/2013/03/13/world/st--francis-of-assisi-profile ).
NGUYỄN TRUNG, 5.2014 ( Còn tiếp )
15
“LẠY CHÚA, CỨU VỚT KẺ LẠC ĐƯỜNG...”
Tôi tin là trong đời Linh Mục, mình được Chúa ban cho có cái duyên gặp gỡ khá đặc biệt, đó là
được gặp rất nhiều người từ vô thần mà trở nên tín hữu, từ đảng viên mà thành con cái Thiên Chúa.
Thoạt tiên không để ý, cứ nghĩ như chuyện tình cờ ngẫu nhiên, nhưng rồi khi mọi sự đã diễn ra, tạm gọi
là xong xuôi đầu đuôi trọn vẹn, nhìn lại tất cả, tôi ngỡ ngàng buột miệng ồ lên một tiếng vui nhè nhẹ
trong lòng: đúng là có cái duyên !
Bản thân tôi cuộc đời đến hôm nay vừa tròn 55 tuổi, sinh ra và lớn lên trong miền Nam trước
biến cố 75, chẳng có dính líu gì đến Đảng CS, gọn một tiếng, tôi không thích, ghét nữa là khác, mà đúng
hơn, phải nói là... sợ ! Ghét là ghét cái chủ thuyết CS ấy, và sợ là sợ cái lý lẽ “cứu cánh biện minh cho
phương tiện” chắp vá vay mượn của Machiavelli, không từ một trò độc ác tàn bạo nào mà không làm để
đạt cho bằng được mục đích của họ. Vậy chứ với con người đảng viên chung chung, tôi chỉ thấy ghê
ghê, ngại ngại, cũng thấy tội tội họ nữa, vì hầu hết đã bị chiêu dụ cuốn hút vào với Đảng CS trong
những cơn xoáy lịch sử kinh khủng của đất nước tôi suốt hơn 80 năm vừa qua.
Ấy thế mà rồi, từ năm biến cố 30 tháng 4 trở lại đây, khi tôi buộc phải sống chung với những
người theo CS, phải chịu lấy cái ách của chế độ CS, tôi đã gặp gỡ được khá nhiều người CS trong
những hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đặc biệt đến nỗi tôi phải gọi đó là có “cái duyên” với họ.
Trong bài viết này, tôi chọn kể lại 3 trong số rất nhiều “cái duyên gặp gỡ” như thế...
Chuyện thứ nhất:
Dạo ấy, sau khi tôi chịu chức Linh Mục âm thầm từ năm 1998 ở trong Nam, gia đình anh chị ruột
mãi sau mới biết, còn dòng họ nội ngoại tuyệt nhiên không có chuyện “vinh quy bái tổ” với lại tiệc tùng
liên hoan chi cả, tôi xin cha Giám Tỉnh cho về phục vụ Giáo Phận Bắc Ninh là quê nội tổ xa xưa của
mình. Một lần năm 2001, có dịp xuôi từ Bắc Giang về Hà Nội, tôi cố gắng dò tìm cho ra những người họ
hàng nội ngoại còn sót lại. Cuối cùng tôi gặp được anh Q. của tôi.
Anh Q. 72 tuổi, là con trai út của bác Cả, còn
tôi lúc ấy 42 tuổi, là con trai út của chú Ba. Bác Cả
và chú Ba đều đã về với Chúa từ lâu, bây giờ hai
người con là anh em họ với nhau mới có dịp gặp
nhau. Bước qua cổng ngôi biệt thự tương đối là
“oách” giữa lòng thủ đô Hà Nội nhà dân san sát chen
chúc, tôi ngờ ngợ anh Q. phải là một cán bộ “oách”
tương xứng.
Anh em gặp nhau lần đầu, chỉ mấy lời xác
định tông chi trong họ là một già một trẻ ôm chầm
lấy nhau. Anh Q. tỏ ra ân hận, kể chuyện xưa, lúc
anh mới 16 tuổi đã thoát ly gia đình năm 45 để
theo Việt Minh, làm một chú vệ quốc quân. Ông
nội chúng tôi biết được, vốn dĩ đã ghê sợ người
CS với chủ trương Tam Vô ( vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc ), đã bắt bác Cả phải đi lôi cổ anh cháu
trai ham vui về, nện cho một trận gãy đôi cả cây phất trần. Vậy mà chứng nào tật nấy, anh Q. tôi lại bỏ
nhà ra đi cho đến năm 54, nghe tin ông nội mất đã mấy năm, mới dám lò dò về thăm nhà dù lúc ấy đã là
một anh... CA coi trời bằng vung ! ( Ảnh trên: Quân Việt Mi tiếp quản Hà Nội năm 1954 )
Đến một lúc câu chuyện thân tình, anh Q. khóc nấc lên, nắm lấy bàn tay chú em họ nhỏ hơn đến
30 tuổi, nói một hơi trong nghẹn ngào:
“Giêsu Ma lạy Chúa tôi, đâu có bao giờ anh nghĩ trong họ tộc nhà mình lại có được một Linh
Mục như em. Cuộc đời anh, anh thề với em, anh tuy là CA nhưng anh chưa hề làm chuyện gì sai với
lương tâm. Em xem, anh bỏ Đạo theo Đảng, Đảng bố trí cho lấy vợ cũng đảng viên CA, nhưng lý lịch
anh suốt đời vẫn cứ bị xếp hạng hai, họ không tin anh nên anh chỉ được làm chân CA bàn giấy... Giêsu
Ma, lạy Chúa tôi, đấy, lâu lắm rồi bây giờ gặp em, anh mới dám gọi “Giêsu Ma”. Của đáng tội, biết đâu
đấy em nhỉ, vì kẹt lý lịch như vậy mà anh đã không có dịp phạm tội ác chăng ? Anh hứa với em, em
thông cảm cho anh, em là Linh Mục, em xin Chúa tha thứ cho anh. Bây giờ anh về hưu rồi, chỉ vài năm
nữa thôi, sau khi mấy đứa con anh nó ổn định kinh tế chính trị cả rồi, không ngại trù giập gì nữa, anh sẽ
xin trở lại với Chúa, em giúp anh nhé...”
16
CÙNG CHIA SẺ
Thật tiếc là tôi đã không còn có dịp gặp lại anh Q. Tối hôm ấy, bà chị dâu họ của tôi, vợ đảng
viên CA của anh Q., khi biết tôi là “cố đạo” đã thay đổi hẳn thái độ, anh em tôi trò chuyện với nhau chỉ
được khoảng nửa giờ mà bà ấy cứ đảo qua lượn lại mấy lần, đuổi khéo tôi bằng cách thúc ông chồng
uống thuốc rồi còn phải đi nghỉ.
Tôi ôm ông anh già khọm tội nghiệp lần cuối rồi ra về. Âu cũng là “cái duyên gặp gỡ”, vâng, một
lần “gặp” duy nhất nhưng chắc là cũng “gỡ” được khá nhiều những nút rối dày vò ân hận trong tâm hồn
một đảng viên CS trót lạc đường.
Chuyện thứ nhì:
Năm 2006, khi vừa phôi thai Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống của DCCT, Nhóm BVSS Sàigòn được
thành lập với hơn mười chị em, trong số này có cô T. Cô T. là người miền Nam, vì tế nhị tôi chưa bao
giờ hỏi cô đầu đuôi chuyện vợ chồng cô đã theo Đảng như thế nào, chỉ biết cô tìm đến với Nhóm BVSS
trong nước mắt của sám hối vì đã một lần phải theo chính sách Nhà Nước mà trót phá thai.
Gần như những chuyển biến trong tâm hồn cô T. xảy ra cùng một lúc và rất nhanh, rất mạnh. Cô
T. được người quen rủ đi dự các buổi cầu nguyện với Thánh Kinh tại DCCT. Phần tôi thì lại thường
được mấy anh chị đứng đầu nhóm này mời dâng Thánh Lễ cho họ vào buổi tối sau khi học hỏi và cầu
nguyện. Nhiều lần trong các bài giảng, xoay đi xoay lại với nội dung bài Tin Mừng một hồi, thế nào tôi
cũng đề cập đến thảm họa nạo phá thai tại Việt Nam, đặc biệt kinh khủng tại Hà Nội và Sàigòn.
Tôi tha thiết ngỏ lời xin anh chị em hiệp ý cầu nguyện, rồi cụ thể hơn, xin họ hãy là những “chiến
sĩ BVSS” được Chúa Thánh Thần sử dụng trong một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là cả một
lý thuyết sống vô thần, một chính sách kế hoạch hóa gia đình được hậu thuẫn bởi luật Nhà Nước cho tự
do phá thai, và một bên là những người dân bình thường, với “vũ khí” trên tay chỉ là tràng chuỗi Mai
Khôi, nỗ lực sống theo nền văn minh Tình Thương và văn hóa Sự Sống mà Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô 2 đã kêu gọi.
Cô T. và chắc nhiều người khác nữa, cuối cùng đã được Chúa Thánh Thần tác động. Họ trải qua
một nỗi xót xa dữ dội khi nhận ra trong quá khứ họ đã bị Nhà Nước CS lừa dối tinh vi xảo quyệt trong
mấy chục năm liền. Chính cô T. và nhiều người phụ nữ khác đã kể tất cả cho anh em Linh Mục chúng
tôi sự thật phũ phàng, họ đã ngu ngơ dại dột tin vào những lời tuyên truyền khéo léo, rằng phôi thai mới
hình thành mấy tuần chỉ là... cục thịt, chỉ là giọt máu, loại bỏ đi thì chẳng có tội vạ gì mà sợ, ngược lại
còn là có công với chính sách dân số, được thưởng, được khen vì biết “dừng lại ở hai con”. Hành vi giết
người, giết chính con mình được che đậy dưới mỹ từ “hút điều hòa kinh nguyệt”, “kế hoạch hóa dân
số”... Mỉa mai là Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Em lại là nơi phá thai đạt thành tích cao nhất !
Cuối cùng thì cô T. đến xin tôi cho cô được... xưng tội. Cô nói cô không phải là người Công Giáo
nhưng đã thật sự sám hối vì đã trót phá thai. Tôi phải thuyết phục một hồi cô T. mới hiểu ra để bắt đầu
xin học đạo để theo Chúa. Ngày cô được Thánh Tẩy cũng là ngày cô chính thức trả thẻ Đảng.
Từ nay, trong việc BVSS, cô T. hăng hái và can đảm kỳ lạ trong những lần cô tin là được chính
Chúa Giêsu sai đi cứu một người sắp phá thai nào đó. Và thường thì cô thắng vẻ vang. Dù vậy, cô vẫn
khiêm tốn xác tín đó là công của Mẹ Maria, Thánh Bổn Mạng kính yêu của cô, chứ đối với cô, chỉ là nỗ
lực “đái công chuộc tội” mà thôi !
Khi đến chơi nhà dịp Tết, ông chồng của cô T. lúc ấy còn đang làm trong ngành du lịch, đã tự ý khất
với tôi xin cho ông một thời gian nữa, ông cũng xin theo Chúa, ông bảo mỗi lần bà xã đi học Giáo Lý với tôi
thế nào thì về nhà bao giờ cũng giảng lại cho ông, ông đã tin Chúa, nhưng xin chờ mấy năm nữa, về hưu,
ông sẽ toàn tâm toàn ý theo đạo…
Chuyện thứ ba:
Một ngày đầu tháng 4 vừa qua, tôi được
cha Đinh Hữu Thoại báo tin với một sự dè dặt
chừng mực: nhạc sĩ Tô Hải muốn được rửa tội
theo Chúa. Lễ An Táng thầy giáo Tân Tòng Đinh
Đăng Định vừa xong ( Ảnh chụp bên phải ), dư âm
về quang cảnh, bầu khí Thánh Lễ ở DCCT, và đặc
biệt là bài giảng thấm thía của cha Nguyễn Thể
Hiện, biết đâu tất cả những điều ấy làm cho cụ Tô
Hải xúc động rồi nhất thời cụ nẩy ra ý xin theo đạo.
Anh em chúng tôi không dám võ đoán thêm, quyết
định phải đến thăm tận nhà cụ, lắng nghe trực tiếp
tâm sự và ước nguyện của cụ xem sao.
17
Thú thật là trước dịp này, bản thân tôi ít chú ý những thông tin về cụ, chỉ biết loáng thoáng về cuốn
“Hồi ký của một thằng hèn” gây chấn động dư luận trong và ngoài nước của cụ, thế thôi. Đi thang máy lên
đến tầng 11, thoạt bước vào căn hộ chung cư của cụ, tự dưng tôi cảm thấy như bước vào nhà một người
thân quen tin cậy nhau từ lâu. Cách tiếp đón của vợ chồng cụ thật niềm nở hồn hậu. Ngoài ra còn khá
đông anh chị em khác nữa, đôi bên chào hỏi nhau ríu rít. Hóa ra được điện thoại của cha Thoại, gia đình
cụ gọi người này người kia đến, cứ như là đón thượng khách, chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại !?!
Thế rồi ngay trong buổi sơ giao, tôi và cha Thoại đã thấy rõ Lòng Tin của cụ Tô Hải vào Chúa là
chín chắn xác thực, không phải chuyện xúc động nhất thời, hời hợt bề ngoài. Chúng tôi có vội vàng lỡ
hứa với cụ sẽ cử hành Bí Tích gia nhập đạo cho cụ vào Thánh Lễ Xa Quê cầu nguyện cho Hòa Bình và
Công Lý Chúa Nhật 27 tháng 4 tại DCCT. Cụ và mọi người mừng lắm... Đến khi về nhà bàn bạc với các
Bề Trên mới thấy như vậy vội quá, cụ còn tương đối minh mẫn sáng suốt, sức có yếu, thở có khó, phải
ngồi một chỗ, nhưng không phải là ca nguy tử, rất cần có thời gian giúp cụ những điểm căn bản của
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.
Vậy là trong mấy tuần tiếp theo trong tháng 5, tôi tìm đến với cụ Tô Hải, lúc nào cũng rủ thêm
mấy bạn trẻ Nhóm Fiat, có ý sẽ giúp cụ tiếp nhận những chân lý cốt yếu của Tin Mừng Chúa Giêsu.
Tiếng là đến giúp Giáo Lý, nhưng của đáng tội, lần nào cũng vậy, tôi chỉ ngồi yên chăm chú lắng nghe,
còn cụ thì thao thao bất tuyệt, lắm khi sặc nước bọt hoặc hụt hơi thở không kịp. Tôi thật sự tôn trọng với
những giờ phút mở lòng bộc bạch chân thành của cụ, lịch sử đất nước như diễn lại với trận đánh Điện
Biên Phủ tàn khốc năm 1954, với vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bi thảm năm 1956, với bao nhiêu là máu
và nước mắt, bất công và dối trá... Còn các bạn trẻ thì cứ tròn xoe mắt trước một chứng nhân lịch sử tự
giới thiệu là… quá hèn vì “đã 62 năm sống trong lừa dối và đi lừa dối mọi người”, nhưng nay thì hết hèn,
dứt khoát lột trần tất cả sự thật !
Thế rồi, như ơn Chúa soi sáng, đến
đúng chỗ cần phải trình bày Giáo Lý Tin
Mừng thì tôi tìm ngay được khoảng hở để nói
chen vào. Một lần tôi nhẹ nhàng đề nghị cụ
sáng tác một bài hát như ông đại úy Nguyễn
Hữu Cầu đã sáng tác trong tù bài “Khỏe re
như con bò kéo xe”... Chỉ mới nghe có thế
thôi mà cụ phản ứng nhanh và mạnh: “Điểm
nào tôi cũng kính phục ông Cầu, chỉ có mỗi
chuyện ông ấy bảo quên hết, tha thứ hết,
không oán thù chi nữa thì tôi dứt khoát không
đồng ý ! Làm sao mà tha thứ được chứ, càng
nghĩ càng giận, càng uất hận cái lũ tàn ác với
nhân dân và phản bội tổ quốc !
Nói xong, cụ mệt vã ra, thở hổn hển
và tay run lập cập. Tôi nhỏ nhẹ nói: “Cụ ơi, cụ theo Chúa Giêsu thì rồi cụ cũng sẽ sống, sẽ cư xử như
Ngài. Ngài bị kẻ dữ nó đánh, nó chửi, nó vu khống, nó kết án chết oan uổng, vậy mà cụ biết không, Ngài
thưa với Cha của Ngài: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Thưa cụ, Chúa Giêsu lên án tội
ác nhưng Ngài lại không bao giờ lên án tội nhân. Vậy mai này cụ theo Chúa Giêsu rồi, cụ vẫn là cụ lâu
nay, can đảm, dõng dạc, mạnh mẽ lên án tội ác, nỗ lực sống điều thiện để cái ác dần dần bị đẩy lui và thất
bại không thể làm hại con người nữa, nhưng chuyện hận thù thì cụ sẽ buông rơi tất cả, chỉ hát Kinh Hòa
Bình của ông Thánh Phanxicô mà cụ yêu quý tự ý chọn làm Thánh Bổn Mạng, thậm chí cụ còn cầu
nguyện cho chính những bọn ác biết cải tà quy chánh...”
Có lẽ cụ Tô Hải lần đầu nghe được một luận chứng kỳ lạ như thế, cụ bâng khuâng thinh lặng
một lúc, các nếp nhăn trên khuôn mặt vị lão trượng 88 tuổi đời như giãn ra, ánh mắt như rạng lên sau
cặp kính dày cộm, rồi cụ sực tỉnh nhớ lại tinh thần của Nguyễn Trãi: “Lấy chí nhân mà thay cường
bạo, đem đại nghĩa để thắng hung tàn”. Mà đây, Tin Mừng của Chúa Giêsu còn lớn hơn cả đường lối
của các vị anh hùng xưa trong việc trị quốc, bình thiên hạ. Nếu tôi nhìn không lầm, lúc ấy cụ đã khóc !
Và tôi tin đó là giọt nước mắt của Metanoia...
Chúa Nhật 25.5.2014 vừa qua, đúng giờ hẹn cụ Tô Hải có mặt, ngồi trên xe lăn, quần áo màu
nâu nhạt rất nhã, thắt cà vạt chỉnh tề, được người thân đẩy vào trước gian kính Mẹ Hằng Cứu Giúp
trong Nhà Thờ. Tôi vắn tắt giới thiệu cụ trước cộng đoàn rồi đích thân chuẩn bị các nghi thức tiếp nhận
cụ vào Hội Thánh Công Giáo. Sau bài giảng, Bí Tích Thánh Tẩy và Bí Tích Thêm Sức được long trọng
cử hành, cha Vũ Khởi Phụng là người đỡ đầu cho cụ. Có thể nhận thấy hai cụ già cách nhau gần một
con giáp, một Linh Mục Mátthêu, một Tân Tòng Phanxicô, từ nay sẽ trở thành đôi bạn vong niên cùng
giúp nhau “sinh hoa kết quả” trong Đức Tin như lời chia sẻ Tin Mừng của cha.
18
Thay lời kết
Ấy “cái duyên gặp gỡ” trong đời tôi là vậy. Với bài viết
này, tôi chỉ kể được có ba, còn khá nhiều những anh chị em,
những người đàn ông đàn bà, trẻ có già cũng có, mà tôi đã
được gặp gỡ, nghe họ tâm sự, đóng góp phần nhỏ bé của
mình để giúp họ “thoát thai vào đời”.
Vâng, bản thân họ đã được ơn thiêng lạ lùng để nhận ra
họ đang “lạc đường” giữa bao cảnh huống nhiễu nhương của
cuộc sống. Không ai khác, mà chính là Chúa Giêsu đã đến với
họ bằng nhiều cách thế kỳ diệu và bất ngờ, giúp họ hạnh ngộ,
khám phá một chân lý sâu xa: chính Ngài là Đường, rồi Ngài lại
còn là Bạn Đường bước đi tay trong tay ngay kề bên. Dù họ
đang ở độ tuổi nào, không hề mất trí nhớ nhưng lại sẵn sàng
quên hết quá khứ thương đau, lắm khi đầy tủi hận, để chập
chững đi lại từ đầu trong niềm vui của một trẻ thơ an nhiên.
Đối với riêng cụ Phanxicô Tô Hải, cụ đã có đến hai lần
đổi đời, lần đầu để không còn là “một thằng hèn”, và lần sau
này để không còn là “một kẻ lạc đường”.
Cuối cùng, tôi xin chép lại lời bài ca cụ Tô Hải đã sáng tác dâng tặng Chúa Giêsu chỉ mấy ngày
trước khi được Thánh Tẩy…
LẠY CHÚA, CỨU VỚT KẺ LẠC ĐƯỜNG
Lạy Chúa Giêsu lòng lành bao la sáng mãi trên Trời,
Thương con, đây một kiếp người lạc lối giữa cõi thế mất hết niềm tin.
Giờ đây bên chân Chúa, con xin được nguyện cầu,
Quên đi hận thù, để cho bóng tối sẽ sớm được xua tan
Trên quê hương Việt Nam của chúng con…
Bài Thánh Ca vang vọng về nơi nơi có Chúa trên đời,
Mong sao qua một quãng đời tội lỗi, Chúa chứng giám tiếng hát niềm tin.
Lời ca dâng lên Chúa mang theo lời nguyện cầu,
Mong trong cuộc đời niềm tin nơi Chúa, cái ác phải tan đi
Trên quê hương Việt Nam của chúng con. Amen.
( Phanxicô Tô Hải, 20.5.2014 )
Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, 30.5.2014
CÂU CHUYỆN NHỎ, BÀI HỌC LỚN
Bài viết TÂN PHÚC ÂM HÓA HÔM NAY ( Báo Ephata 611 ) của Lm. Vĩnh Sang nói lên trăn trở
chính đáng của ông nói riêng và chắc chắn của rất nhiều người khác nói chung về hiệu quả của công
cuộc Phúc Âm Hóa trên đất nước ta.
Tại sao có sự không tương thích giữa hiệu quả trong việc trồng người tại Việt Nam của Tỉnh
Dòng Thánh Anna vào lúc mới thành lập, còn đang phải vật lộn với nghìn trùng khó khăn, hơn nữa các
tu sĩ còn phải học một ngôn ngữ xa lạ, người Tây Phương rất ngại học các ngôn ngữ Á Đông vì chúng
khác hẳn với các thứ tiếng Âu Châu. Thế mà từ 67 thừa sai Canada, sau 88 năm ( 1925 – 2013 ), tỉnh
DCCT Việt Nam đã có 321 Tu Sĩ. Nói theo từ kinh doanh thì “một vốn bốn lời”. Đó là chưa nói đến hằng
hà sa số tín hữu, trong đó có người viết bài này, được vô vàn ơn ích phần hồn cũng như phần xác qua
việc phục vụ của DCCT Việt Nam.
Trong khi đó, khi kỷ niệm 50 năm thành lập, Tỉnh Dòng Việt Nam chỉ đào tạo được 18 Tu Sĩ
thuộc các sắc tộc thiểu số. Người đi buôn sẽ nói rằng: “Lỗ thê thảm”. Cha Vĩnh Sang nhìn ra lý do: Điều
quan trọng là các Thừa Sai đã xây dựng một chương trình đào tạo chung… các sinh viên Việt Nam học
chung với các sinh viên Canada… sự hiệp nhất và đoàn kết theo tinh thần “gia thất” được định hướng
và thực hiện như một triết lý về đào tạo trong Học Viện của Tỉnh Dòng. Là một người bên ngoài tôi
không dám đi sâu hơn vào việc đào tạo của DCCT Việt Nam nhưng tôi cho rằng Nhà Thờ Việt Nam nói
chung vẫn có thể qua đó mà rút ra một bài học lớn cho mình trong việc Phúc Âm Hóa tại Việt Nam.
19
CÙNG THAO THỨC
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612
Ephata 612

More Related Content

What's hot (20)

Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 

Similar to Ephata 612

5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Tien Nguyen
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dongco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhTam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhLe Vu
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtthuyn15
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Nguyen
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXHa Dat
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 

Similar to Ephata 612 (20)

5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
CN 6 PS Slideshow
CN 6 PS SlideshowCN 6 PS Slideshow
CN 6 PS Slideshow
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhTam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhật
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGX
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (11)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 

Ephata 612

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com "GÁC ĐỜI LẺ LOI" Sáng nay, một người quen đến gặp và chia sẻ với tôi về cuộc sống của anh, anh yêu mến Giáo Hội tha thiết, trăn trở về những sinh hoạt của Giáo Hội và ao ước đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự lớn mạnh của Giáo Hội. Cùng với những chia sẻ đó, anh nói về cuộc sống gia đình của anh, hạnh phúc nhưng lại trắc trở, anh và chị sống chung không có Bí Tích Hôn Phối, chỉ vì chị đã có Hôn Phối với một người trước anh. Trong Tòa Hoà Giải, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp não nề bi đát như vậy, thật khó xử khi luật Giáo Hội xưa nay vẫn không cho phép chúng tôi giải tội để họ được rước lễ, nhưng nghe từng lời tâm sự, từng tiếng lòng tha thiết ước ao được rước Chúa, mới thấu cảm phần nào nỗi đau thương nặng nề họ phải gánh chịu. Số người ly dị vẫn ngày một tăng, ít ai sau ly dị mà có thể sống độc thân, chuyện tái hôn làm nhiều gia đình lâm vào tình trạng sống đạo một cách không trọn vẹn, và đương nhiên là nhiều tủi thân đau khổ. Một mặt không thể chối bỏ niềm tin, nhưng một mặt cứ phải mang tâm trạng tội lỗi vì không được rước lễ, chưa kể đến các áp lực đến từ dư luận trong cộng đồng. Thiên Chúa muốn cho mọi người sống hạnh phúc, không bao giờ Thiên Chúa chấp nhận sự đau khổ dằn vặt con người, vậy nếu cuộc hôn nhân sau làm người ta được hạnh phúc hơn trước đó, thì đấy có là phải ý Chúa không ? Người bệnh cần thuốc để chữa bệnh, nhưng không chỉ là thuốc, dinh dưỡng mới là quan trọng, cắt nguồn dinh dưỡng là cắt luôn sự sống của con bệnh. Bí Tích Thánh Thể là của ăn dinh dưỡng cho Sự Sống đời đời, cắt mất của ăn này, hỏi người bệnh có thể tiếp tục sống để được chữa bệnh không ? Chúa Giêsu thiết lập các Bí Tích để thông ban cho chúng ta những ân sủng cần thiết, nhưng Chúa Giêsu không hoàn toàn phụ thuộc vào Bí Tích như là một con đường độc nhất để thông ban ân sủng, Ngài còn có trăm phương ngàn cách để thi ân giáng phúc cho chúng ta từ lòng xót thương hải hà của Ngài. Cách sống Đạo, cách dạy Giáo Lý của chúng ta lắm khi vô tình gây một áp lực rất lờn lên lương tâm của những người tái hôn sau ly dị, phần rất đông bị mặc cảm dày vò khiến lắm khi họ lung lay niềm tin. Giáo Hội không thể phá bỏ kỷ luật cần thiết cho một thế chế trong xã hội, nhưng tổ chức trật tự thế nào đó để bộc lộ được hai chiều kích: lòng nhân từ xót thương của Thiên Chúa và niềm hy vọng của những ai tin vào Thiên Chúa. Rõ ràng đây là một thách đố lớn cho Giáo Hội. Năm Thánh Hóa Gia Đình để tân Phúc Âm Hóa, phải chăng là một thời điểm thích hợp để Giáo Hội chú tâm chăm sóc đến những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Họ cần phải được quan tâm, có quyền được quan tâm. Họ cần phải được hướng dẫn lương tâm về đời sống Đức Tin, chấp nhận hoàn cảnh thực tế, sống niềm tin vào Thiên Chúa 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 612 – CHÚA NHẬT 1.6.2014
  • 2. mạnh mẽ, lại rao truyền niềm tin ấy đến cho người khác nữa. Dù họ là ai và ra thế nào đi chăng nữa, họ vẫn là con cái của Mẹ Giáo Hội, vẫn là đối tượng mà Chúa Giêsu luôn ân cần ra đi tìm kiếm, rồi yêu thương bồng ẵm trở về. Năm Thánh Hóa Gia Đình là cơ hội cho chúng ta tạo ra các cuộc gặp gỡ giữa Giáo Hội và những anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt, một cuộc đối thoại để cảm thông, hiểu biết, yêu thương và tôn trọng, để anh chị em này sống vui tươi, phát triển và cộng tác tích cực phần của mình trong công cuộc xây dựng của Giáo Hội. Năm Thánh Hóa Gia Đình là cơ hội để đóng cửa các thứ… “gác đời lẻ loi” ! Lm. VĨNH SANG, DCCT, 1.6.2014 ( Ghi chú: tựa đề bài viết lấy từ lời một bài hát của Phạm Duy ) MỤC LỤC TÌM BÀI: "GÁC ĐỜI LẺ LOI" ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................................................................... 01 CÙNG LOAN TIN MỪNG VỚI CHÚA GIÊSU ( Lm. Inhatiô Trần Ngà ) ................................................. 02 SỰ SỐNG MỚI – HIỆN DIỆN MỚI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ...................................................... 03 "CHÚA LÊN TRỜI, TA HÃY YÊU MẾN NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI" ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ....... 04 SỨ MỆNH KITÔ HỮU HÔM NAY ( AM. Trần Bình An ) ........................................................................ 06 HÀNH TRÌNH VỀ TRỜI ( Trầm Thiên Thu ) .......................................................................................... 07 KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ...................................................................... 09 ĐÙNG Ở LẠI QUÁ LÂU ( M. Hoàng Thị Thuỳ Trang ) ........................................................................... 13 PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 10: HẾT LÒNG MUỐN NÊN GIỐNG ĐỨC KITÔ ( Nguyễn Trung ) ...... 14 "LẠY CHÚA, CỨU VỚT KẺ LẠC ĐƯỜNG" ( Lm. Giuse Lê Quang Uy ) ............................................... 16 CÂU CHUYỆN NHỎ, BÀI HỌC LỚN ( Nguyễn Trung ) ......................................................................... 19 CHÚA CHIÊN LÀNH ( Phùng Văn Hoá ) ............................................................................................... 21 CỬA VÀ CỔNG ( Trầm Thiên Thu ) ...................................................................................................... 22 CHUYỆN CỦA BỆNH NHÂN TÔI ( Bs. Thanh Thuỷ ) ........................................................................... 24 "YÊU EM, ANH KHÔNG ĐÒI QUÀ !" ( Joseph C. Pham ) ..................................................................... 26 CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ........ 28 CÙNG LOAN TIN MỪNG VỚI CHÚA GIÊSU Tin Mừng hôm nay cho biết ngay khi Chúa Giêsu từ biệt các môn đệ để lên Trời thì đồng thời Ngài lại hứa ở cùng họ mọi ngày cho đến tận thế. Vừa lên Trời xa khuất các ông lại vừa ở lại mãi với các ông, hai việc nầy xem ra mâu thuẫn. Nhưng thực ra, chẳng có mâu thuẫn gì, vì Chúa Giêsu lên Trời là lúc Ngài được Thiên Chúa Cha tôn vinh, đồng thời là lúc Ngài chấm dứt sự hiện diện hữu hình trong một thân xác cụ thể để chuyển sang một hình thức hiện diện vô hình không bị giới hạn bởi thân xác, bởi không gian và thời gian. Nhờ đó, Ngài có thể hiện diện trong tâm hồn các môn đệ khắp nơi trên thế giới cho đến ngày tận thế: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." Nếu tôi chỉ có một quả cam và tôi muốn phát cho một ngàn người hiện diện trong Nhà Thờ, mỗi người một quả, thì điều đó không thể thực hiện được. Nhưng nếu tôi có một điều khôn ngoan, chẳng hạn điều tôi học được từ Chúa Giêsu: "Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn mình thì được ích gì" rồi tôi đem phát điều khôn ngoan đó cho cả ngàn người ngồi trong Nhà Thờ, hay cho cả tỉ người trên thế giới... thì mỗi người đều có thể nhận được nguyên vẹn một điều khôn ngoan y như nhau. Thế đó, một quả cam thì không thể ban phát cho nhiều người, mỗi người một quả được, nhưng một điều khôn ngoan, một món quà thiêng liêng thì có thể phân phát cho nhiều người và ai cũng được lãnh nhận trọn vẹn món quà đó như nhau. 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. Khi Chúa Giêsu lên Trời, Ngài không còn hiện diện trong thân xác hữu hình nữa. Ngài không mang thân xác vật chất nên không còn bị lệ thuộc bởi không gian và thời gian, do đó Ngài có thể hiện diện trong tâm hồn mọi tín hữu và ai ai trong chúng ta cũng có Ngài hiện diện trọn vẹn trong bản thân mình. ( Tất nhiên, minh hoạ nào cũng khập khiễng, không thể diễn tả mầu nhiệm về Thiên Chúa. Sự khôn ngoan thì không ngôi vị, còn Chúa Giêsu thì có Ngôi Vị ). Chúa Giêsu ở với chúng ta để làm gì ? Là để cho chúng ta được tham gia vào công cuộc cứu thế của Ngài, được tiếp tục sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa Cha đã trao cho Ngài như lời Ngài mời gọi: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em". Thế là từ đây, chúng ta được vinh dự cùng loan Tin Mừng với Chúa Giêsu, cùng được tham gia sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu, mặc dù chúng ta yếu hèn và bất xứng. Nhưng phận người phàm hèn như chúng ta làm sao có thể đảm đương một trách nhiệm cao cả và lớn lao như thế ? Lúc mới lên bốn, tôi bắt đầu cắp sách đến trường làng để học đọc, học viết. Cô giáo đầu đời của tôi là một nữ tu. Dì phát cho tôi cuốn tập trắng, một cây bút chì và dạy tôi tập viết. Vì tôi viết ngoằn ngoèo không ra chữ nên Dì mới nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, để bàn tay bé xíu của tôi nằm gọn trong bàn tay của Dì, và cứ thế, Dì kèm cho tôi viết những nét chữ đầu đời. Nhờ thế tôi mới viết ra chữ ra câu. Hôm nay Chúa Giêsu đang ở trong mỗi một người chúng ta như lời Ngài đã phán: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". Ngài đang kêu mời chúng ta hợp tác với Ngài trong việc loan báo Tin Mừng. "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em". Nhiều người chưa hề nhận biết Tin Mừng của Chúa Giêsu. Tâm hồn họ còn là một trang giấy trắng. Chúa Giêsu muốn nắm lấy bàn tay nhỏ bé yếu đuối của chúng ta để viết lên trong lòng họ những trang Tin Mừng về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, về tình huynh đệ không biên giới... Chúa Giêsu muốn dùng cuộc đời chúng ta để đem lại ơn cứu độ cho nhiều người. Chúng ta chỉ là những con người hèn mọn yếu đuối, chẳng làm nên tích sự gì. Vậy hãy để bàn tay nhỏ bé của mình nằm gọn trong lòng bàn tay Chúa. Hãy trao cuộc đời chúng ta cho Chúa sử dụng để Ngài viết nên Tin Mừng trong tâm hồn tha nhân. Lạy Chúa Giêsu, dù chúng con bất xứng nhưng Chúa vẫn cư ngụ trong chúng con và cùng chúng con loan báo Tin Mừng. Xin cho từng người trong chúng con quảng đại hiến thân cho Chúa, cộng tác với Chúa trong sứ mạng vô cùng cao cả và tốt đẹp nầy. Lm. Inhatiô TRẦN NGÀ SỰ SỐNG MỚI – HIỆN DIỆN MỚI Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên ? Thắc mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên Trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha. Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, Trời ở đây đâu phải là một nơi chốn. Con người có thân xác, bị giới hạn trong không gian, cần một nơi chốn để cư ngụ. Thiên Chúa không bị giới hạn trong không gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa. Vậy, tại sao ta nói Chúa Giêsu lên Trời ? Lên Trời ở đây có ý nghĩa gì ? Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống chan hoà yêu thương. Sự Sống của Thiên chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống như sự sống của động vật hay loài người. Đó là Sự Sống Thần Linh. Sự Sống vượt không gian, vượt thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự Sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi 3
  • 4. đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là Sự Sống viên mãn tràn đầy. Được tham dự vào Sự Sống ấy là một hạnh phúc vô song. Đó chính là Thiên Đàng. Lên Trời hay lên Thiên Đàng như vậy không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống. Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang Sự Sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên Trời có nghĩa là Đức Giêsu về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên Trời không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng là lên theo cấp độ Sự Sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn. Chính vì thế, Chúa Giêsu lên Trời không phải là giã từ thế giới, để đi vào xa vắng mịt mù. Nhưng Người đi vào một hiện hữu mới để hiện diện mãnh liệt hơn. Không còn bị kềm chế trong không gian, giờ đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi. Không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, giờ đây Người có thể hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau. Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường về với Thiên Chúa. Người ở đó trong Bí Tích Thánh Thể huyền diệu để nuôi linh hồn ta, để kết hợp với ta, để giúp ta đủ sức mạnh đi hết con đường trần gian khổ. Người ở đó trong những người anh em đồng tâm nhất trí cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Người ở đó trong những anh em bé nhỏ nghèo hèn đang chờ chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay nhân ái. Người ở đó trong những người hiến thân phục vụ anh em, trong những người hy sinh bản thân mình cho công bình, cho chân lý, cho một thế giới tươi đẹp hơn. Người có mặt trên khắp mọi nơi nẻo đường, trong tất cả mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Người có mặt trong mọi thời gian đúng như Người đã hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Bây giờ thì chúng ta đã hiểu: Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng Trời là Thiên Đàng, là chính Sự Sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Bây giờ chúng ta đã hiểu lên Trời không phải là bay bổng lên không gian. Nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, hay là bước vào Sự Sống siêu nhiên của Thiên Chúa. Bây giờ thì chúng ta đã hiểu, lên Trời không phải là vắng mặt, là xa vắng, nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời. Chúa Giêsu là người mở đường cho nhân loại. Người tiến về một thế giới Sự Sống viên mãn, cao cả để cho ta thêm niềm tin tưởng rằng: vận mệnh của Người cũng sẽ là vận mệnh của ta. Ta cũng sẽ được cùng Người bước vào Sự Sống Thần Linh vĩnh cửu, miễn là ta đi vào con đường của Người: con đường khiêm nhường phục vụ. Miễn là ta vâng giữ lời Người truyền dạy: Hãy yêu tha nhân như chính bản thân mình. Lạy Đức Giêsu, xin hãy nâng lòng con lên khao khát những sự trên Trời. Amen. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT CHÚA LÊN TRỜI, TA HÃY MẾN YÊU NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI Hôm nay, Chúa lên Trời, chúng ta hướng tâm hồn lên với Chúa, và trông đợi Người lại đến như lời đã hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta hãy nuôi dưỡng lòng ái mộ những sự trên Trời, để cũng được cả xác lẫn hồn về Trời với Chúa. Đây là niềm vui lớn lao và tràn đầy hy vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế. Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả. Nội dung chứa đựng trong những lời sau: "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông Đồ xong... " và sau đó "Người lên Trời" ( x. Cv 1, 1 – 11 ). Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, "đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Chúa từ giã Đức Maria Mẹ Người và nhất là tâm sự với các môn đệ nhiều điều. Hôm nay Người bảo các ông: "Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại 4
  • 5. Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất" ( Cv 1, 8 ). Thế là nhiệm vụ từ đây được ủy thác, đến lượt mình các Tông Đồ phải thi hành cách trung thành. Đang lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần, Món Quà do Chúa Cha ban xuống, Ngài là là sức mạnh của các Tông Đồ. Chính Ngài hướng dẫn Giáo Hội đi trên đường chân lý, Tin Mừng phải được rao truyền bởi quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải do sức mạnh hay khôn ngoan của người đời. Trước khi về Trời, Chúa Giêsu "đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa" ( Cv 1, 4 ). Người nói với các ông: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" ( Mt 28, 19 ). Căn cứ vào lời của Chúa Giêsu, các Tông Đồ có trách nhiệm phải loan báo Tin Mừng cho thế giới, làm phép cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, nói cho thế gian biết về Nước Thiên Chúa và ơn cứu độ, nhất là phải làm chứng về Chúa Kitô "cho đến tận cùng trái đất" ( Cv 1, 8 ). Giáo Hội sơ khai thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, nên đã khai mở thời kỳ truyền giáo dù biết rằng thời kỳ này chỉ kết thúc vào ngày Chúa Giêsu lên Trời, và trở lại. Những lời Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội là kho tàng vô giá. Giáo Hội không những phải gìn giữ, loan báo, suy niệm mà còn sống nữa. Chúa Thánh Thần sẽ làm bén rễ sâu trong lòng Giáo Hội ơn đặc sủng được sai đi. Chúa Giêsu đã và sẽ luôn sống trong Giáo Hội như lời Người đã hứa: "Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20 ). Vì thế, Giáo Hội nhận ra sự cần thiết phải trung thành với kho tàng Đức Tin và những lời Chúa truyền dạy, đồng thời thông truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tới chúng ta ngày hôm nay. Lời Chúa và chỉ có Lời Chúa là nền tảng cho mọi sứ vụ, cũng như tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo Hội. Thẩm quyền của Lời Chúa là nền tảng mà Công Đồng Vatican 2 và Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc: "Mối quan tâm chính của Công Đồng Đại Kết, là kho tàng thiêng liêng Kitô giáo phải luôn được giữ gìn và giảng dạy" ( Bài phát biểu của ngày 11.10.1962 ). Thách thức lớn nhất của chúng ta là trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu. Suy tư thứ hai về ý nghĩa Chúa Giêsu lên Trời dựa trên cụm từ: "Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha... " Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha đến muốn đời. Theo lời Thánh Giáo Hoàng Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào Thiên Đàng và ở trên đó, "vinh quang của Đầu" đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác" ( x. Sermo Ascensione Domini ). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào Thiên Đàng, "Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc" ( Rm 8, 29 ). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta ( thân xác ), Chúa Giêsu là ( Đầu ) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7, 25 ). Từ tòa cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo Hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cho chúng ta, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo Hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể có lúc gặp thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Giáo Hội sẽ không bao giờ bị khuất phục. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Kitô ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo Hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến. Chúa Giêsu vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên Trời và tích cực làm việc vì Nước Trời. Hướng về Mẹ Maria "Nữ Vương Thiên Ðàng", chúng ta xin Mẹ bảo vệ gìn giữ chúng ta là con cái Mẹ, biết sống và thực hành Lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng ta cũng được về Trời với Chúa Giêsu. Đức Mẹ và các Thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ 5
  • 6. SỨ MỆNH KITÔ HỮU HÔM NAY “... Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.( Ảnh bên trái: cha Chính Nguyễn Văn Vinh lúc còn làm cha sở Nhà Thờ Lớn Hà Nội ). Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" ( tên họ đặt cho anh ta ) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy ? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền ?...” ( Phùng Quán, Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá ). Nhân vật bên trên được nhà văn Phùng Quán phác họa, chính là Lm. Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh, ( 1912 – 1971 ). Cha Chính Vinh, du học 17 năm tại Pháp, từng là giáo sư các môn Thánh Kinh, Âm nhạc, Triết học, Pháp, Anh ngữ tại Tiểu Chủng Viện Piô XII, Trung Học Chu Văn An và Đại Học Hà Nội. Ngài về với Chúa tại nhà tù Cổng Trời, Hà Giang, sau 17 năm chịu đày ải. Hôm nay, mừng lễ Chúa Thăng Thiên, cũng là kỷ niệm ngày Đức Giêsu trao sứ mệnh cho các Kitô hữu: Loan báo Tin Mừng đến muôn dân và muôn nơi. Trong thời đại bùng nổ thông tin, để tránh nhiễu loạn, thiên hạ chỉ còn tin vào những gì mắt thấy tai nghe, cụ thể qua gương sáng Kitô hữu. Cha Chính Vinh là một chứng nhân tuyệt vời của Đức Giêsu trong cuộc đời. Chứng nhân bằng cuộc sống “Chính anh em sẽ là chứng nhân của những điều này” ( Lc 24, 48 ). Đó là huấn lệnh, cũng là lời mời gọi vô cùng tha thiết, quan trọng và cuối cùng của Đức Kitô, trước khi Người về cùng Đức Chúa Cha. Có nhiều cách làm chứng nhân, nhưng làm chứng nhân qua cuộc sống, chứng nhân qua Tình Yêu, như Cha Chính Vinh đều khá âm thầm, lặng lẽ, nhưng lại ảnh hưởng rất sâu rộng và hiệu quả. Lội ngược dòng đời, xô bồ, vật chất và thực dụng, người tín hữu Kitô cần chăm chỉ, tận tụy làm tròn bổn phận, vì “bổn phận là ý Chúa trong giây phút hiện tại” ( Đường Hy Vọng, số 17 ). Bổn phận làm cha mẹ, con cái, thầy giáo, công nhân, chủ nhân... mỗi người lại kiêm nhiệm biết bao bổn phận đối với bản thân và tha nhân. Đức Giêsu đã long trọng khẳng định: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai ta, và chu toàn công việc của Người.” ( Ga 4, 34 ). Thánh Phaolô cũng khuyên nhủ tín hữu Rôma có bổn phận sống cho Chúa, sống theo Thánh Ý nhiệm mầu: “Vì không ai trong chúng ta được sống cho mình, và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu ta sống, chính cho Chúa mà ta sống; và nếu ta chết, thì chính cho Chúa mà ta chết. Vậy dù sống dù chết, ta vẫn thuộc về Chúa” ( Rm 14, 7 – 8 ). 6
  • 7. Chứng nhân bằng Tình Yêu "Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau" ( Ga 13, 35 ). Thánh Gioan Tông Đồ giải thích cặn kẽ vì sao: "Thiên Chúa là tình yêu: Ai ở lại trong tình yêu, thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy." ( 1 Ga 4, 16 ). Đức Giêsu cụ thể hóa Tình Yêu bằng hành động phục vụ:“Ta đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” ( Mt 20, 28 ). Đức Kitô còn minh chứng lời giảng dạy bằng chính việc Người quỳ xuống, rửa chân cho các môn đệ. Đỉnh điểm là cuộc khổ nạn và chết nhục nhã trên thập tự để cứu độ con người. Người luôn kêu gọi xả kỷ vị tha, từ bỏ mình, để phục vụ mọi người, mọi lúc, nhất là những kẻ cơ hàn, đói khát, nghèo khổ, bệnh tật, bị áp bức, tù tội. Đừng để sau này muộn màng phân bua với Chúa: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu ?” ( Mt 25, 44 ) Còn Thầy, Thầy bảo các con:”Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con.”( Mt 5, 43 – 44 ).Tình Yêu không biên giới, không phân biệt, bạn thù, xóa sạch mọi trở ngại, khác biệt, oán thù, mà tha thứ và hòa giải. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” ( Lc 23, 34 ) “Đừng nhát sợ ! Hãy xem Công vụ các Thánh Tông đồ: đói khát, rách rưới, trộm cướp, roi đòn, đắm tàu, vụ vạ, tù ngục, chết chóc, .. Nếu con sợ, đừng làm tông đồ.” ( Đường Hy Vọng, số 167 ) Lạy Chúa Giêsu, Người lên Trời, xin hướng lòng chúng con lên cùng, để chúng con có thể dứt bỏ cám dỗ, đam mê, ham hố thế gian, mà sống Lời Chúa thực sự, hầu xứng đáng trở nên chứng nhân của Người giữa xã hội u mê trần tục. Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ đốt lửa mến trong lòng chúng con, để chúng con yêu Chúa, yêu người thắm thiết và trung thực, như Mẹ vẫn yêu con cái khắp nơi từ xưa đến nay và mãi mãi. AM. TRẦN BÌNH AN HÀNH TRÌNH VỀ TRỜI Lễ Thăng Thiên không chỉ là lễ kính mừng Chúa Giêsu lên Trời mà còn là dịp tái khẳng định tín điều mà chúng ta vẫn tuyên xưng: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, LÊN TRỜI ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng”. Nếu Đức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta vô ích, và chúng ta chỉ là những người hoang tưởng, nhưng Ngài đã thực sự sống lại và lên Trời. Chúa Giêsu lên Trời là để minh chứng và xác định lời hứa Ngài đã nói trước: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” ( Ga 14, 3 ). Đối với phàm nhân chúng ta, chắc chắn không còn niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn nữa ! Thật là kỳ diệu, Thiên Chúa mà hóa thành Con Người, Con Người mà là Thiên Chúa, vừa hữu hình vừa vô hình. Chắc chắn chẳng một thần linh nào như vậy. Chỉ có Thiên Chúa của chúng ta như vậy mà thôi, độc nhất vô nhị. Thánh Phaolô đã nói: “Phải công nhận rằng: mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là: Đức Kitô xuất hiện trong thân phận người phàm, được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính; Người được các thiên thần chiêm ngưỡng, và được loan truyền giữa muôn dân; Người được cả hoàn cầu tin kính, được siêu thăng cõi trời vinh hiển” ( 1 Tm 3, 16 ). Người ta chỉ nói LÊN trời, TỚI trời, hoặc VÀO trời, vì người ta không xuất phát từ trời. Nhưng Chúa Giêsu nói VỀ trời, vì Ngài xuất phát từ Trời, từ Chúa Cha: “Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” ( Ga 14, 28 ). Người ta chỉ có thể VỀ nơi mà mình đã từng ở, còn nơi mình chưa ở thì không thể dùng động từ VỀ. Thế mà chúng ta cũng được Ngài cho phép VỀ trời với Ngài, dù chúng ta không xuất phát từ trời, chỉ là bụi tro xuất phát từ đất. Thật kỳ diệu quá đỗi ! Thánh Luca viết trong sách Công Vụ: “Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh 7
  • 8. Thần. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần” ( Cv 1, 1 – 5 ). Chúa Giêsu về trời, nhưng rồi Ngài lại gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, đồng hành và hoạt động với chúng ta mọi nơi, mọi lúc. Tư tưởng loài người không cao hơn mặt đất, tầm nhìn không vượt qua cái bóng của mình, thế nên khi nghe Đức Giêsu nói vậy, những người đang tụ họp ở đó tưởng rằng Ngài sắp sửa khôi phục vương quốc Ítraen. Nhưng Ngài đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” ( Cv 1, 7 – 8 ). Nói xong, Ngài được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Họ ngơ ngẩn nhìn nhau rồi nhìn theo hút Ngài, chẳng hiểu thế là thế nào. Đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời ? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” ( Cv 1, 11 ). Lời giải thích này cho chúng ta biết chắc rằng Chúa Giêsu sẽ đến thế gian lần thứ hai vào một lúc nào đó, bất kỳ thời điểm nào mà chúng ta không thể biết được, thậm chí có thể là ngày mai hoặc hôm nay. Vì thế mà ai cũng phải sẵn sàng và tỉnh thức. Không chỉ vậy, với mỗi người còn là cái chết, vì tử thần có thể đến bất cứ lúc nào, không ai có thể ngờ được ! Cuộc đời Kitô hữu là cuộc lữ hành trần gian, là hành trình đức tin, là hành trình về trời. Đức Kitô đã về trời trước, đó là bảo chứng cho chúng ta. Tác giả Thánh Vịnh mời gọi: “Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi ! Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo ! Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý, là Vua Cả thống trị khắp địa cầu” ( Tv 47, 2 – 3 ). Niềm vui quá lớn, nỗi mừng khôn tả. Nhưng chúng ta hữu hạn, chỉ biết thể hiện bằng tất cả khả năng phàm nhân: “Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo, Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và. Hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta ! Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu, hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ. Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân, Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả” ( Tv 47, 6 – 9 ). Thiên Chúa không đòi hỏi quá sức chúng ta, Ngài chỉ muốn chúng ta chân thành với khả năng riêng của mỗi người. Thánh Phaolô cho biết: “Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người. Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu” ( Ep 1, 17 – 19a ). Nhận biết Thiên Chúa là niềm hạnh phúc lớn lao, nhận biết Ý Ngài và vui mừng làm theo là niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Quả thật, chấp nhận và làm theo Ý Chúa là điều không dễ chút nào, vì chúng ta thường chỉ muốn “được như ý” mà thôi ! Thánh Phaolô giải thích: “Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. Như vậy, Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” ( Ep 1, 19b – 23 ). Đức Kitô được Chúa Cha trao ban mọi thứ, nhưng Ngài không giữ riêng cho Ngài, mà Ngài lại muốn chia sẻ với chúng ta, làm cho chúng ta được viên mãn với Ngài, dù chúng ta không chỉ là phàm nhân mà còn là những tội nhân hoàn toàn bất xứng. Niềm hạnh phúc như điệp khúc cứ lặp đi lặp lại trong cuộc đời chúng ta, trên suốt hành trình về Trời. Không hạnh phúc sao được, vì chúng ta được Thiên Chúa ưu đãi quá nhiều, minh nhiên nhất là chúng ta được xóa án tử và được khôi phục cương vị làm con, đặc biệt là cũng sẽ được về Trời. 8
  • 9. Một hôm, mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Ngài, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Bản tính nhân loại là thế, tận mắt thấy bao phép lạ mà vẫn chưa đủ tin. Vả lại, họ cứ tưởng Đức Giêsu là chính khách, Ngài sẽ giành quyền cai trị Ítraen từ bọn thực dân Rôma. Khi đó, Đức Giêsu đến gần họ và nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” ( Mt 28, 18 ). Có lẽ nghe Ngài nói vậy thì họ càng cho rằng Chúa Giêsu đang làm chính trị thật, điều họ nghĩ không sai. Thế nhưng lại không phải vậy, Chúa Giêsu không bao giờ làm chính trị, và Phúc Âm cũng không là bản cương lĩnh chính trị. Chúa Giêsu nói với họ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” ( Mt 28, 19 – 20a ). Ngài biết Ngài sắp đến giờ về cùng Chúa Cha, nên Ngài căn dặn kỹ lưỡng. Ngài về trời nên Ngài bảo chúng ta vào đời làm chứng nhân về Ngài. Đó vừa là một tặng phẩm vừa là một mệnh lệnh, vừa là một đặc ân vừa là một trọng trách. Trước khi về trời, lời cuối của Chúa Giêsu trên thế gian là một lời hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 20b ). Lời hứa đó đã được chứng tỏ rõ ràng nhất là Bí tích Thánh Thể, một phép lạ vĩ đại vẫn xảy ra hằng ngày ở khắp nơi trên thế giới. Biết rõ chúng ta yếu đuối nên Chúa Giêsu rất “tội nghiệp” chúng ta, Ngài cũng đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” ( Ga 14, 8 ). Và lời hứa đó lại được thực hiện ngay lập tức: Ngài về trời rồi gởi Đấng Bảo Trợ đến ở với chúng ta ( Ga 14, 16 ). Thánh Thể và Thánh Thần luôn đồng hành với chúng ta trên suốt Hành Trình Về Trời. Cái gì cũng có “mở” và “kết”. Cũng vậy, Hành Trình Về Trời được khởi đầu từ điểm SINH và kết thúc ở điểm TỬ. Hành trình đó có thể là “con đường” dài hoặc ngắn, không ai biết; “con đường” đó cũng có thể rộng hoặc hẹp, nhưng ai chọn đường hẹp thì tốt hơn đường rộng, càng thênh thang càng “dễ chết”, có thể “chết yểu”, “chết” trước kỳ hạn, “chết” ngay khi mình đang sống. Chết như vậy thì thật là nguy hiểm ! Vì thế, chính Chúa Giêsu đã khuyên những ai thực sự muốn được trường sinh vĩnh phúc: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13 – 14 ). Không chỉ đơn giản như vậy, người ta còn phải “chiến đấu để qua được cửa hẹp” ( Lc 13, 24 ). Rất “ngược đời”, nhưng phải dám “ngược” như vậy thì mới mong “xuôi” về vĩnh cửu. Thánh nữ Faustina so sánh: “Như bệnh tật được đo bằng nhiệt kế, sốt cao cho chúng ta biết là bệnh nặng, đời sống tâm linh cũng vậy, đau khổ là nhiệt kế đo tình yêu Chúa trong linh hồn” ( Nhật Ký, số 774 ). Đây là điều rất khó đối với bản chất phàm nhân, nhưng người ta có thể chấp nhận nếu cố gắng hiểu theo cách hiểu của Chúa và nhìn theo cách nhìn của Chúa. Lạy Thiên Chúa, Con Chúa về trời là dấu bảo đảm về sự sống vĩnh hằng mà chúng con đang cố gắng chiến đấu để đạt được. Xin mau ban Chúa Thánh Thần để đổi mới chúng con, làm cho chúng con can đảm làm chứng về Chúa Ba Ngôi. Xin giúp chúng con đủ sức vượt qua chính mình để xứng đáng lãnh nhận những gì Ngài đã hứa ban. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen. TRẦM THIÊN THU KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI Những ngày này, đọc trên các trang mạng hay xem truyền hình Việt Nam, kênh nào cũng nói về Biển Đông, dàn khoan HD 981, Trung Quốc xâm lược. “Tính đến 8g30 sáng 25 tháng 5, đã có 37.181 người ký tên vào bản kiến nghị trên website chính thức của Nhà Trắng. Như vậy, từ đây đến ngày 12.6.2014, cần thêm 62,819 chữ ký nữa để chính quyền ông Obama có hành động cụ thể với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou- 981 ( Hải Dương-981 ) trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bản kiến nghị có tiêu đề: Hãy áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam thông qua việc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981. Theo nội dung kiến nghị, mối quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đang ngày càng tốt đẹp hơn trong sự hợp tác và hoà bình. Người Việt Nam khắp nơi trên thế giới kêu gọi Nhà Trắng có các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc vì đã ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam bằng việc hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ Haiyang Shiyou-981 trong vùng biển Việt 9
  • 10. Nam.Theo các quy định hiện hành của Chính phủ Mỹ, kiến nghị sẽ trở thành chính thức và được Nhà Trắng xem xét nếu có đủ 100.000 chữ ký ủng hộ trước ngày 12.6.2014. Đến 22g30 ngày 25 tháng 5, đã có 43.658 chữ ký, còn cần thêm 56.342 chữ ký nữa. Như vậy, trong 15 giờ đồng hồ qua, đã có thêm 6.477 người ký tên vào bản kiến nghị” ( Ngọc Hồ ). “Tàu Trung Quốc đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên biển của Việt Nam. Họ đã húc vỡ, chìm tàu cá Đna 90152 của bà Huỳnh Thị Kim Hoa ( quận Thanh Khê, Đà Nẵng ) vào chiều 26 tháng 5. Tàu vỡ toang và chìm, 10 thuyền viên nhảy xuống biển, rất may là được các tàu cá khác đến cứu kịp thời. Ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hội Nghề Cá Thành phố Đà Nẵng chỉ thẳng rằng hành động cố tình đâm vào tàu cá ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là vô nhân đạo và cố ý giết người. Ngư dân của các địa phương khu vực miền Trung cho biết hiện nay cứ ra khơi là bị tàu sắt giả dạng tàu cá Trung Quốc truy đuổi, tấn công. Ngư dân phải xoay xở đủ cách để tránh bị húc chìm, kiếm miếng ăn phải đổi cả tính mạng. Chị Đặng Thị Sương, vợ của một thuyền viên trên chiếc tàu Đna 90152 nói: “Nghề đi biển là nghề làm ăn từ bao đời nay của người dân nơi đây. Cha mẹ sinh ảnh ra là để ảnh đi biển. Giờ không đi biển thì biết làm gì. Tàu Trung Quốc có đâm thì vẫn tiếp tục đi biển”. Cái giá của đi biển bây giờ là giá máu, không phải chỉ vì thiên tai bão tố, mà vì mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Âm mưu của họ là muốn cho ngư dân Việt Nam sợ hãi, kiệt quệ, không có tài sản để đóng tàu mà phải bỏ vùng biển truyền thống Hoàng Sa. Một khi ngư dân Việt Nam bỏ biển, thì Trung Quốc mặc nhiên sở hữu một vùng ngư trường rộng lớn, chiếc lưỡi bò không còn trong trí tượng tượng của Bắc Kinh nữa. Âm mưu đưa tàu sắt ra húc tàu cá của ngư dân Việt Nam cũng giống như đưa tàu to húc tàu chấp pháp Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ thực hiện được âm mưu của mình, bởi vì một lẽ rất đơn giản: Việt Nam ! Hãy nghe người phụ nữ chủ tàu bị húc chìm nói: “Tuy nhiên còn một tàu đó, có bị Trung Quốc đâm thì mình vẫn tiếp tục vươn khơi. Dân biển mà không bám biển lấy gì mà ăn, còn để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước mình nữa chứ”. Một người dân bình thường, chỉ có ước mơ đơn giản là làm nghề biển để kiếm cái ăn. Nhưng cũng biết “bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước”. Trung Quốc có thể dùng vũ lực để hiếp đáp, gây hấn, xâm lấn nhất thời, nhưng chắc chắn một điều, sẽ không bao giờ thực hiện được dã tâm thôn tính biển Đông của Việt Nam. 90 triệu dân Việt Nam không khoanh tay ngồi nhìn cái lưỡi bò tham lam tự tung tự tác” ( Lê Chân Nhân ). 1. Khát vọng ngàn đời Đọc lại câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương để tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân Việt. Vào đời Vua Hùng Vương thứ sáu có nạn giặc Ân bên Tàu. Chúng cậy thế mạnh nên hay sang quấy nhiễu nước ta. Vua truyền hịch đi khắp nơi để tìm người tài giỏi giúp nước diệt giặc. Bấy giờ ở làng Phù Đổng có một cậu bé đã 3 tuổi mà chỉ nằm ngửa không nói được một lời nào. Nghe sứ giả nhà vua rao hịch tìm người tài diệt giặc, cậu liền nhờ sứ giả xin với Vua, đúc cho cậu một cây roi sắt và cấp cho cậu một con ngựa bằng sắt, để cậu đi đánh đuổi ngoại xâm. Nghe lời người hiền tài nhắn gởi, Vua thuận ý. Cậu bé liền vươn vai thành người to lớn, khỏe mạnh. Cậu đứng dậy, cầm roi sắt, nhảy lên yên ngựa, oai phong đi đánh giặc Ân. Dẹp xong giặc, cậu phóng ngựa lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Vua nghĩ là thiên thần của trời cao xuống trần cứu giúp nên liền xây một đền thờ gọi là đền Phù Đổng Thiên Vương để tạ ơn và tưởng nhớ. Câu chuyện huyền sử nói lên khát vọng của một dân tộc nhỏ bé luôn bị ngoại bang quấy nhiễu. Một tiểu quốc hiền hòa trước một đại hán bá quyền bành trướng. Vì thế mà ước mơ có được sứ thần từ trời cao đến cứu giúp. Một khát vọng ngàn đời, được tự do và độc lập, được công lý và dân chủ. Con người mọi thời đại luôn khát khao bay lên trời. Đi dưới đất, ngược xuôi trên biển trên sông, con người luôn ước vọng, phải làm sao lên được trời cao. Vì thế, ngày 4.6.1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người chứng kiến. Ngày 12.4.1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Sputnik của Liên Xô. Đến ngày 16.7.1969, hai phi hành gia người Mỹ là Armstrong và Aldrin bay lên tới mặt trăng bằng Apollo 11. Cả thế giới đã hồi hộp theo dõi những phi hành gia bay vào vũ trụ. Nhưng chuyến bay nào rồi cũng phải trở về trái đất. 10
  • 11. 2. Chúa Giêsu Lên Trời Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu lên Trời. Người trở về Nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ vụ Chúa Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm xa nhà, Người hồi hương trong vinh quang phục sinh và “được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” ( Mc 16, 19 ). Chúa Giêsu lên Trời, một cảnh tượng thật huyền diệu. Thân xác Người nhẹ bay lên cao. Tay Người ban phúc lành cho các tín hữu. Dáng Người nhỏ dần và hòa biến vào không gian vô tận. Trên trời cao, các thiên thần và triều thần Thiên Quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn. Tác giả Thánh Vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ: “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”. Đoàn tùy tùng theo Chúa về trời đông vô kể, các Thánh thời Cựu Ước, các Tổ Phụ, các Ngôn Sứ, các người công chính… đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có Thánh Cả Giuse, Thánh Gioan Tiền Hô, Tổ Phụ Abraham, Giacóp, Môsê, Thánh Gióp, vua Đavít, các Ngôn Sứ, hân hoan cung nghinh Đấng Phục Sinh khải hoàn về Thiên Quốc. Trên núi Cây Dầu cả cộng đoàn môn đệ đang ngây ngất chiêm ngưỡng, tâm trí như mất hút vào không gian vô tận, lòng rộn rã hân hoan: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo, đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” ( Tv 47, 2 – 3, 6 – 9 ). Chúa về Trời vì chính Người đã từ Trời xuống thế: “Không ai đã lên Trời, ngoại trừ Con Người, Đấng đã từ Trời xuống” ( Ga 3, 13 ). Người đến nhân gian để nói với nhân loại về Nước Trời, mặc khải cho con người biết Thiên Chúa. Người giúp họ thay đổi quan niệm về Thiên Chúa cũng như quan niệm về con người. 3. Hiện diện mới Chúa về Trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới. Chúa về Trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô. Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái 11
  • 12. vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được” ( Ga 15, 5 ). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: “Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật, đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học”. 4. Trao Sứ Vụ Chúa về Trời mở ra sứ vụ mới cho các Tông Đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông Đồ, qua các Tông Đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu. Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế Giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” ( Mt 28, 19 ). Các Tông Đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội. Có truyền giáo là có truyền thông, và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận Đức Tin và được sống trong ơn cứu rỗi. Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” ( 1 Ga 1, 3 ) để mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông Công Giáo. Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông Công Giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống Đức Tin. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống gọi những người làm truyền thông là những thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới vì họ luôn gắn bó với một phương tiện mới. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 48, có chủ đề: Truyền thông, phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực. Truyền thông là cơ hội gặp gỡ giữa con người với nhau và đồng thời là dịp xây dựng tình cận thân trong ý nghĩa của Tin Mừng. Đó là hình ảnh của người Samari nhân hậu. Nếu Chúa Giêsu sinh ra trong thời đại này, Người sẽ dùng Internet để rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô là nhà truyền thông đầu tiên, vĩ đại, đại tài vì sứ điệp của Người là Tin Mừng, là tin vui cho mọi người. Chúa Giêsu có mạng lưới gồm các Tông Đồ thông truyền Tin Mừng cho nhân loại. Qua các môn đệ, Tin Mừng được loan truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.Chúa Giêsu không có các phương tiện hiện đại, Người có các Tông Đồ, các môn đệ, các thế hệ nối tiếp nhau như mạng lưới phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên thế giới. Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin Mừng Cứu Độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay. Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại. Ước mong mỗi người tín hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với Đức Tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, góp phần loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Lm Giuse NGUYỄN HỮU AN 12
  • 13. ĐỪNG Ở LẠI QUÁ LÂU Đến trần gian để thi hành ý muốn của Thiên Chúa Cha, mang Ơn Cứu Độ đến cho mọi người, hôm nay Đức Giêsu đã hoàn thành sứ mệnh của mình, Ngài về Trời, chấm dứt hành trình rao giảng. Ý định cao cả nhất của Thiên Chúa chính là muốn cho muôn người được Ơn Cứu Độ để được sống hạnh phúc. Ý định ấy được tiên báo bằng cả một hành trình dài trong lịch sử, và được Đức Giêsu kết thúc. Trước Ngài, có biết bao nhiêu lời tiên báo về Ơn Cứu Độ. Sau Ngài không còn phải chờ đợi một lời tiên báo khác hơn. Vì Ngài là mặc khải tròn đầy và trọn vẹn nhất. Chỉ cần nhìn vào cuộc đời Đức Giêsu, ta có thể thấy được tất cả mầu nhiệm về Thiên Chúa. Đó chính là mầu nhiệm của yêu thương và cứu độ. Yêu thuơng tạo dựng con người, Thiên Chúa ban cho con người tất cả: tự do, ý chí, lý trí, tình cảm và lương tâm. Lạm dụng quyền tự do, con người đánh mất ân nghĩa cùng Thiên Chúa và phạm tội phản nghịch với Ngài. Mối dây liên hệ giữa Thiên Chúa và con người bị rạn nứt. Đức Giêsu chính là nhịp cầu nối kết con người với Thiên Chúa. Chính nhờ sự vâng phục tự hủy quên mình của Ngài mà chúng ta mới được phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa và sống mật thiết với Ngài. Đến trần gian, Đức Giêsu không mang sứ vụ nào khác hơn ngoài việc cứu độ hầu đưa con người trở về với nguồn gốc của mình. Vì ý định ấy, Ngài đã không ngần ngại bỏ mình vì chúng ta. Ngài đã hy sinh tất cả hầu chỉ minh chứng tình yêu Thiên Chúa là thật. Cuộc đời, sứ vụ cùng với lời rao giảng của Đức Giêsu là những chứng tá mặc khải mầu nhiệm Thiên Quốc. Chúng ta biết có Thiên Chúa là Cha đã hết tình yêu thương chúng ta. Không chỉ tạo dựng, không chỉ yêu thương, Ngài còn hy sinh ngay cả Con Một mình để cứu chúng ta. Chỉ cần học, một bài học yêu thương. Chỉ cần sống, sống một đời thương yêu. Chỉ cần tin, tin một Tình Yêu duy nhất là chúng ta có đủ hành trang mang Tin Mừng, mang Ơn Cứu Độ đến cho muôn người như lời Đức Giêsu căn dặn: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” ( Ga 28, 19 ). Sứ mệnh của Đức Giêsu là rao giảng, Ngài đã dùng chính cái chết của mình để mặc khải tình yêu thương của Thiên Chúa Cha. Ý định duy nhất của Thiên Chúa là muốn cho loài người được cứu độ, được hạnh phúc yêu thương. Tinh yêu thương của Thiên Chúa trao ban cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai. Và ý định cao quí nhất cũng chính là tình yêu thương vô biên ấy được lan tỏa đến tất cả mọi người. Thiên Chúa dựng nên con người và biết điều gì cần cho con người sống. Chưa bao giờ Ngài bỏ mặc nhân loại mồ côi. Tình yêu Thiên Chúa lúc nào cũng tràn đầy, sung mãn như nguồn suối tuôn đổ sự sống hồng phúc trên họ. Thế nhưng chẳng hiểu sao con người cứ mãi mãi hoài nghi ? Lạy Chúa, trần gian chỉ là cõi tạm Ngài ký gửi con vào và ban cuộc đời cho con thủ đắc. Mỗi người một cuộc đời. Đó chính là cầu nối đưa nhân loại trở lại nơi mình phát xuất ra. Hành trình trần gian dài hay ngắn không quan trọng, hạnh phúc hay đau khổ cũng là chuyện thường tình, làm thế nào để có thể trở về đúng nơi mình được dựng nên mới là quan trọng. Xin giúp con hiểu rằng, thế giới bao người quanh con đang tranh giành ganh đua hơn thiệt chỉ là đường để dẫn con về. Ngày lại ngày qua, chẳng biết giờ nào con đến đích. Chỉ cần giúp con đừng ở lại quá lâu tại nơi nào đó trên trái đất này. Xin giúp con biết sống như thể chỉ còn ngày mai nữa thôi, là sẽ về được tới nơi, mà khi xưa, ngày ấy, con đã được sinh ra. M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG 13
  • 14. Bài 10. PHONG CÁCH PHANXICÔ HẾT LÒNG MUỐN NÊN GIỐNG NHƯ ĐỨC KITÔ Đây là danh sách 9 danh nhân vĩ đại nhất của toàn nhân loại trong ngàn năm thứ hai ( 1000 – 2000 ) do Time, tạp chí thế tục có khuynh hướng đả kích Nhà Thờ, bình chọn và xếp thứ tự dựa theo năm sinh ( nguồn http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,976745,00.html ). St. Francis of Assisi ( 1181 – 1226 ) Sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Johannes Gutenberg ( 1395 – 1468 ) Phát minh ra máy in Michelangelo ( 1475 – 1564 ) Điêu khắc gia, họa sĩ Martin Luther ( 1483 – 1546 ) Khởi xướng ra Nhà Thờ Tin Lành Galileo ( 1564 – 1642 ) Khoa học gia William Shakespeare ( 1564 – 1616 ) Kịch tác gia Thomas Jefferson ( 1743 – 1826 ) Chính trị gia Wolfgang Amadeus Mozart ( 1756 – 1791 ) Nhạc sĩ Albert Einstein ( 1879 – 1955 ) Khoa học gia Chỉ có 1 chính trị gia, 1 nhà phát minh, và 2 khoa học gia nằm trong danh sách này, 5 nhân vật còn lại đều là danh nhân văn hóa. Điều này cho thấy về lâu về dài, các thể chế chính trị và những phát minh khoa học kỹ thuật, tuy trước mắt rất thiết yếu cho đời sống con người, sẽ không còn quan trọng cho bằng sự thỏa mãn tinh thần mà con người luôn khao khát. Những người theo chủ nghĩa duy vật, lấy thế giới đại đồng với sự thỏa mãn vật chất làm cứu cánh tối thượng và nhân danh nó mà nhẫn tâm tiêu diệt người khác, nên coi đây là một lời cảnh tỉnh, vì cuối cùng tinh thần sẽ chiến thắng trên vật chất. Tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử, dù không tin vào Đức Kitô, vẫn buộc phải nhìn nhận ảnh hưởng của Đạo Kitô trên toàn nhân loại. Ngoại trừ bác học Albert Einstein theo Do Thái Giáo, 8 nhân vật kia đều là Kitô hữu và Lòng Tin đã khơi nguồn lên sự nghiệp của họ. Phanxicô là vị Thánh duy nhất nằm trong danh sách này. Một số bảng bình chọn khác lại đưa Thomas Aquinas vào và loại trừ Phanxicô. Các kiểu xếp hạng như thế thường không đưa ra một kết quả thống nhất. Khi nói về hệ thống tư tưởng sâu sắc và các tác phẩm thần học – triết lý đồ sộ được giảng dạy tại các trường đại học và Chủng Viện, Thánh Tiến Sĩ Thomas Aquinas có tầm ảnh hưởng rất lớn lao. Nhưng sự vĩ đại đích thực của Phanxicô lại nằm ở chỗ anh chính là một tấm gương phản chiếu rất trung thực và lạ lùng chân dung Đức Kitô. Nhà Thờ không bao giờ xếp hạng các thánh. Không có ai lớn hơn và cao hơn ai. Chúa Giêsu cho biết: “Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” ( Lc 9, 48 ). Công nhận ai đó là thánh tức là khẳng định người đó đã nhận được lời hứa: "Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở. Thầy đi dọn chỗ cho anh em, Thầy sẽ đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó" ( x. Ga 14, 2 – 3 ). Ngoài một số vị đã được phong Thánh và trở thành mẫu gương chung cho các tín hữu, Lòng Tin mang lại cho ta sự thâm tín rằng tuyệt đại đa số những người quá cố cũng đang hát lên khúc Khải Hoàn ca trên Thiên Quốc: "Sau đó, tôi nghe như có tiếng hô lớn của đoàn người đông đảo ở trên trời vang lên: "Halêluia ! Thiên Chúa ta thờ là Đấng Cứu Độ” ( Kh 19, 1 ). Mỗi cá nhân đều có thể chọn ra một vị Thánh làm mẫu gương cho mình tức là nhìn nhận ngài là một phản ánh trung thực khuôn mặt của Đức Kitô. Có gì sai trái không nếu ta tôn kính và chọn cha mẹ ta làm gương mẫu cho ta, các ngài là những người thiết thân nhất với ta, đã suốt đời tận tụy hy sinh để 14 CÙNG TRÂN TRỌNG
  • 15. ta có ngày hôm nay ? Vào giai đoạn mới truyền đạo tại nước ta, Nhà Thờ đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi bài bác việc thờ cúng ông bà. Phanxicô viết theo nguyên gốc tiếng Ý là "Francesco" có nghĩa là "Người đàn ông tự do của nước Pháp". Đặt cho con trai tên Phanxicô, thân phụ của anh chỉ muốn anh sẽ trở thành một con người thành đạt về mặt thế tục. Thời đó nước Pháp được coi như trung tâm Âu Châu và người ta có khuynh hướng tôn sùng Pháp như nhiều người Việt Nam bây giờ ái mộ nước Mỹ ( do vậy mới có vụ án Michael T. Sestak, cựu nhân viên Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ ở Sàigòn bán visa du lịch với giá 20 ngàn USD cho một số người muốn đi Mỹ chơi một chuyến cho biết ). Nhưng Phanxicô đã thi hành một sứ mạng đặc biệt. "Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại" ( Ga 15, 15 ). Mọi người có mặt trên cuộc đời này, kể cả bạn và tôi, dù có tin hay không, dù cuộc sống có thế nào đi chăng nữa, đều là một sự tuyển chọn của Thiên Chúa để thi hành một sứ mạng đặc biệt cho Người. Không ai có thể tự chọn ngày sinh tháng đẻ, phái tính, thể hình, chủng tộc, quốc gia cho mình được. Nhưng Phanxicô đã vô cùng trổi vượt với phong cách lắng nghe và thể hiện ý Chúa trong cuộc đời anh. Ngày 14.3.2013, CNN ( hãng thông tấn thế tục thường công kích Nhà Thờ ) đã có bài nhận định sau về tông hiệu Phanxicô của vị đương kim Papa như sau: ( Trích ) Thánh Phanxicô Assisi, tông hiệu của Papa Phanxicô, được đông đảo Kitô Hữu mến mộ vì truyền thống Nhà Thờ nhìn nhận ngài là một người nổi bật với một khát vọng mãnh liệt muốn nên giống như Đức Kitô. Ngài là quan thầy của nước Italia, sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ngưỡng mộ thiên nhiên, đầy tớ phục vụ người cùng khổ. Mầu nâu của áo Dòng Phanxicô đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần của ngài. Về nguyên nhân chọn tông hiệu Phanxicô của vị tân Papa, Linh Mục Thomas Rosica, người phát ngôn của Vatican, cho biết: “Phanxicô đã từ bỏ giầu sang phú quý để trở thành một người nghèo. Ngài là một nhân vật vĩ đại, rất vĩ đại của Nhà Thờ, nhưng còn nổi bật qua hành động nối kết các Kitô Hữu với những ai không cùng Lòng Tin.” Vào ngày có vị Papa mới, thiên hạ đã xôn xao: Tại sao ngài lại lấy tên Phanxicô ? Ngài là ai ? Có phải ngài muốn mang Nhà Thờ quay về với nền tảng ban đầu không ? Theo website của Vatican, Papa Piô XI đã viết trong một tông thư: "Chưa từng có ai mang khuôn mặt Giêsu Kitô và phong cách Tin Mừng tỏa sáng và mãnh liệt như Phanxicô. Thật là chính đáng khi ta nhìn nhận ngài như là một Đức Giêsu Kitô khác" ( In an encyclical, Pope Pius XI stated that "there has never been anyone in whom the image of Jesus Christ and the evangelical manner of life shone forth more lifelike and strikingly than in St. Francis." St. Francis "was also rightly spoken of as 'another Jesus Christ,'" Pius XI said ). Phanxicô sinh năm 1181 tại Assisi, con trai thừa kế của một thương gia giầu có, thời tuổi trẻ quen sống phóng túng với những người hát rong. Vào năm 20 tuổi, sau một trận đánh với một thành phố kình địch, ngài bị bắt làm tù binh trong một năm. Sau khi được thả về nhờ có tiền chuộc mạng của cha mình, ngài bị một bệnh nặng trong một thời gian rồi thay đổi cuộc sống, từ bỏ việc theo đuổi danh vọng. Ngài đi gặp những người phong, có lần còn ôm hôn một người phong. Ngài ăn mặc rách rưới, sống chung với đám ăn mày tại quảng trường Thánh Phêrô tại Roma. Website của Vatican ghi lại vào năm 2010, Papa Benedict XVI đã nói về Phanxicô như sau: Khi đến cầu nguyện tại Nhà Thờ đổ nát Thánh Damian, ngài nhìn thấy và nghe được Đức Kitô trên thập giá nói: “Phanxicô, hãy đi sửa lại Nhà Thờ đang đổ nát của ta.” Sự đổ nát của tòa nhà là biểu tượng của tình trạng đáng lo trầm trọng của Nhà Thờ. Vào lúc đó Nhà Thờ chỉ mang một Lòng Tin hình thức không có khả năng hoán cải con người, hàng Giáo Sĩ trở nên nguội lạnh, thiếu xót Lòng Mến. Thân phụ của Phanxicô hoài nghi lòng quảng đại và sự dấn thân phục vụ người nghèo của Phanxicô. Trước sự hiện diện của Giám Mục Assisi, Phanxicô đã cởi quần áo ra trả lại cho cha mình và từ bỏ quyền thừa kế gia tài. Ngài sống như một ẩn sĩ và đến Roma vào năm 1209 để đề nghị với Papa Innocent III một lối sống Kitô mới. Từ đó Dòng Phanxicô được thành hình ( Nguồn: http://www.cnn.com/2013/03/13/world/st--francis-of-assisi-profile ). NGUYỄN TRUNG, 5.2014 ( Còn tiếp ) 15
  • 16. “LẠY CHÚA, CỨU VỚT KẺ LẠC ĐƯỜNG...” Tôi tin là trong đời Linh Mục, mình được Chúa ban cho có cái duyên gặp gỡ khá đặc biệt, đó là được gặp rất nhiều người từ vô thần mà trở nên tín hữu, từ đảng viên mà thành con cái Thiên Chúa. Thoạt tiên không để ý, cứ nghĩ như chuyện tình cờ ngẫu nhiên, nhưng rồi khi mọi sự đã diễn ra, tạm gọi là xong xuôi đầu đuôi trọn vẹn, nhìn lại tất cả, tôi ngỡ ngàng buột miệng ồ lên một tiếng vui nhè nhẹ trong lòng: đúng là có cái duyên ! Bản thân tôi cuộc đời đến hôm nay vừa tròn 55 tuổi, sinh ra và lớn lên trong miền Nam trước biến cố 75, chẳng có dính líu gì đến Đảng CS, gọn một tiếng, tôi không thích, ghét nữa là khác, mà đúng hơn, phải nói là... sợ ! Ghét là ghét cái chủ thuyết CS ấy, và sợ là sợ cái lý lẽ “cứu cánh biện minh cho phương tiện” chắp vá vay mượn của Machiavelli, không từ một trò độc ác tàn bạo nào mà không làm để đạt cho bằng được mục đích của họ. Vậy chứ với con người đảng viên chung chung, tôi chỉ thấy ghê ghê, ngại ngại, cũng thấy tội tội họ nữa, vì hầu hết đã bị chiêu dụ cuốn hút vào với Đảng CS trong những cơn xoáy lịch sử kinh khủng của đất nước tôi suốt hơn 80 năm vừa qua. Ấy thế mà rồi, từ năm biến cố 30 tháng 4 trở lại đây, khi tôi buộc phải sống chung với những người theo CS, phải chịu lấy cái ách của chế độ CS, tôi đã gặp gỡ được khá nhiều người CS trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đặc biệt đến nỗi tôi phải gọi đó là có “cái duyên” với họ. Trong bài viết này, tôi chọn kể lại 3 trong số rất nhiều “cái duyên gặp gỡ” như thế... Chuyện thứ nhất: Dạo ấy, sau khi tôi chịu chức Linh Mục âm thầm từ năm 1998 ở trong Nam, gia đình anh chị ruột mãi sau mới biết, còn dòng họ nội ngoại tuyệt nhiên không có chuyện “vinh quy bái tổ” với lại tiệc tùng liên hoan chi cả, tôi xin cha Giám Tỉnh cho về phục vụ Giáo Phận Bắc Ninh là quê nội tổ xa xưa của mình. Một lần năm 2001, có dịp xuôi từ Bắc Giang về Hà Nội, tôi cố gắng dò tìm cho ra những người họ hàng nội ngoại còn sót lại. Cuối cùng tôi gặp được anh Q. của tôi. Anh Q. 72 tuổi, là con trai út của bác Cả, còn tôi lúc ấy 42 tuổi, là con trai út của chú Ba. Bác Cả và chú Ba đều đã về với Chúa từ lâu, bây giờ hai người con là anh em họ với nhau mới có dịp gặp nhau. Bước qua cổng ngôi biệt thự tương đối là “oách” giữa lòng thủ đô Hà Nội nhà dân san sát chen chúc, tôi ngờ ngợ anh Q. phải là một cán bộ “oách” tương xứng. Anh em gặp nhau lần đầu, chỉ mấy lời xác định tông chi trong họ là một già một trẻ ôm chầm lấy nhau. Anh Q. tỏ ra ân hận, kể chuyện xưa, lúc anh mới 16 tuổi đã thoát ly gia đình năm 45 để theo Việt Minh, làm một chú vệ quốc quân. Ông nội chúng tôi biết được, vốn dĩ đã ghê sợ người CS với chủ trương Tam Vô ( vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc ), đã bắt bác Cả phải đi lôi cổ anh cháu trai ham vui về, nện cho một trận gãy đôi cả cây phất trần. Vậy mà chứng nào tật nấy, anh Q. tôi lại bỏ nhà ra đi cho đến năm 54, nghe tin ông nội mất đã mấy năm, mới dám lò dò về thăm nhà dù lúc ấy đã là một anh... CA coi trời bằng vung ! ( Ảnh trên: Quân Việt Mi tiếp quản Hà Nội năm 1954 ) Đến một lúc câu chuyện thân tình, anh Q. khóc nấc lên, nắm lấy bàn tay chú em họ nhỏ hơn đến 30 tuổi, nói một hơi trong nghẹn ngào: “Giêsu Ma lạy Chúa tôi, đâu có bao giờ anh nghĩ trong họ tộc nhà mình lại có được một Linh Mục như em. Cuộc đời anh, anh thề với em, anh tuy là CA nhưng anh chưa hề làm chuyện gì sai với lương tâm. Em xem, anh bỏ Đạo theo Đảng, Đảng bố trí cho lấy vợ cũng đảng viên CA, nhưng lý lịch anh suốt đời vẫn cứ bị xếp hạng hai, họ không tin anh nên anh chỉ được làm chân CA bàn giấy... Giêsu Ma, lạy Chúa tôi, đấy, lâu lắm rồi bây giờ gặp em, anh mới dám gọi “Giêsu Ma”. Của đáng tội, biết đâu đấy em nhỉ, vì kẹt lý lịch như vậy mà anh đã không có dịp phạm tội ác chăng ? Anh hứa với em, em thông cảm cho anh, em là Linh Mục, em xin Chúa tha thứ cho anh. Bây giờ anh về hưu rồi, chỉ vài năm nữa thôi, sau khi mấy đứa con anh nó ổn định kinh tế chính trị cả rồi, không ngại trù giập gì nữa, anh sẽ xin trở lại với Chúa, em giúp anh nhé...” 16 CÙNG CHIA SẺ
  • 17. Thật tiếc là tôi đã không còn có dịp gặp lại anh Q. Tối hôm ấy, bà chị dâu họ của tôi, vợ đảng viên CA của anh Q., khi biết tôi là “cố đạo” đã thay đổi hẳn thái độ, anh em tôi trò chuyện với nhau chỉ được khoảng nửa giờ mà bà ấy cứ đảo qua lượn lại mấy lần, đuổi khéo tôi bằng cách thúc ông chồng uống thuốc rồi còn phải đi nghỉ. Tôi ôm ông anh già khọm tội nghiệp lần cuối rồi ra về. Âu cũng là “cái duyên gặp gỡ”, vâng, một lần “gặp” duy nhất nhưng chắc là cũng “gỡ” được khá nhiều những nút rối dày vò ân hận trong tâm hồn một đảng viên CS trót lạc đường. Chuyện thứ nhì: Năm 2006, khi vừa phôi thai Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống của DCCT, Nhóm BVSS Sàigòn được thành lập với hơn mười chị em, trong số này có cô T. Cô T. là người miền Nam, vì tế nhị tôi chưa bao giờ hỏi cô đầu đuôi chuyện vợ chồng cô đã theo Đảng như thế nào, chỉ biết cô tìm đến với Nhóm BVSS trong nước mắt của sám hối vì đã một lần phải theo chính sách Nhà Nước mà trót phá thai. Gần như những chuyển biến trong tâm hồn cô T. xảy ra cùng một lúc và rất nhanh, rất mạnh. Cô T. được người quen rủ đi dự các buổi cầu nguyện với Thánh Kinh tại DCCT. Phần tôi thì lại thường được mấy anh chị đứng đầu nhóm này mời dâng Thánh Lễ cho họ vào buổi tối sau khi học hỏi và cầu nguyện. Nhiều lần trong các bài giảng, xoay đi xoay lại với nội dung bài Tin Mừng một hồi, thế nào tôi cũng đề cập đến thảm họa nạo phá thai tại Việt Nam, đặc biệt kinh khủng tại Hà Nội và Sàigòn. Tôi tha thiết ngỏ lời xin anh chị em hiệp ý cầu nguyện, rồi cụ thể hơn, xin họ hãy là những “chiến sĩ BVSS” được Chúa Thánh Thần sử dụng trong một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là cả một lý thuyết sống vô thần, một chính sách kế hoạch hóa gia đình được hậu thuẫn bởi luật Nhà Nước cho tự do phá thai, và một bên là những người dân bình thường, với “vũ khí” trên tay chỉ là tràng chuỗi Mai Khôi, nỗ lực sống theo nền văn minh Tình Thương và văn hóa Sự Sống mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã kêu gọi. Cô T. và chắc nhiều người khác nữa, cuối cùng đã được Chúa Thánh Thần tác động. Họ trải qua một nỗi xót xa dữ dội khi nhận ra trong quá khứ họ đã bị Nhà Nước CS lừa dối tinh vi xảo quyệt trong mấy chục năm liền. Chính cô T. và nhiều người phụ nữ khác đã kể tất cả cho anh em Linh Mục chúng tôi sự thật phũ phàng, họ đã ngu ngơ dại dột tin vào những lời tuyên truyền khéo léo, rằng phôi thai mới hình thành mấy tuần chỉ là... cục thịt, chỉ là giọt máu, loại bỏ đi thì chẳng có tội vạ gì mà sợ, ngược lại còn là có công với chính sách dân số, được thưởng, được khen vì biết “dừng lại ở hai con”. Hành vi giết người, giết chính con mình được che đậy dưới mỹ từ “hút điều hòa kinh nguyệt”, “kế hoạch hóa dân số”... Mỉa mai là Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Em lại là nơi phá thai đạt thành tích cao nhất ! Cuối cùng thì cô T. đến xin tôi cho cô được... xưng tội. Cô nói cô không phải là người Công Giáo nhưng đã thật sự sám hối vì đã trót phá thai. Tôi phải thuyết phục một hồi cô T. mới hiểu ra để bắt đầu xin học đạo để theo Chúa. Ngày cô được Thánh Tẩy cũng là ngày cô chính thức trả thẻ Đảng. Từ nay, trong việc BVSS, cô T. hăng hái và can đảm kỳ lạ trong những lần cô tin là được chính Chúa Giêsu sai đi cứu một người sắp phá thai nào đó. Và thường thì cô thắng vẻ vang. Dù vậy, cô vẫn khiêm tốn xác tín đó là công của Mẹ Maria, Thánh Bổn Mạng kính yêu của cô, chứ đối với cô, chỉ là nỗ lực “đái công chuộc tội” mà thôi ! Khi đến chơi nhà dịp Tết, ông chồng của cô T. lúc ấy còn đang làm trong ngành du lịch, đã tự ý khất với tôi xin cho ông một thời gian nữa, ông cũng xin theo Chúa, ông bảo mỗi lần bà xã đi học Giáo Lý với tôi thế nào thì về nhà bao giờ cũng giảng lại cho ông, ông đã tin Chúa, nhưng xin chờ mấy năm nữa, về hưu, ông sẽ toàn tâm toàn ý theo đạo… Chuyện thứ ba: Một ngày đầu tháng 4 vừa qua, tôi được cha Đinh Hữu Thoại báo tin với một sự dè dặt chừng mực: nhạc sĩ Tô Hải muốn được rửa tội theo Chúa. Lễ An Táng thầy giáo Tân Tòng Đinh Đăng Định vừa xong ( Ảnh chụp bên phải ), dư âm về quang cảnh, bầu khí Thánh Lễ ở DCCT, và đặc biệt là bài giảng thấm thía của cha Nguyễn Thể Hiện, biết đâu tất cả những điều ấy làm cho cụ Tô Hải xúc động rồi nhất thời cụ nẩy ra ý xin theo đạo. Anh em chúng tôi không dám võ đoán thêm, quyết định phải đến thăm tận nhà cụ, lắng nghe trực tiếp tâm sự và ước nguyện của cụ xem sao. 17
  • 18. Thú thật là trước dịp này, bản thân tôi ít chú ý những thông tin về cụ, chỉ biết loáng thoáng về cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” gây chấn động dư luận trong và ngoài nước của cụ, thế thôi. Đi thang máy lên đến tầng 11, thoạt bước vào căn hộ chung cư của cụ, tự dưng tôi cảm thấy như bước vào nhà một người thân quen tin cậy nhau từ lâu. Cách tiếp đón của vợ chồng cụ thật niềm nở hồn hậu. Ngoài ra còn khá đông anh chị em khác nữa, đôi bên chào hỏi nhau ríu rít. Hóa ra được điện thoại của cha Thoại, gia đình cụ gọi người này người kia đến, cứ như là đón thượng khách, chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại !?! Thế rồi ngay trong buổi sơ giao, tôi và cha Thoại đã thấy rõ Lòng Tin của cụ Tô Hải vào Chúa là chín chắn xác thực, không phải chuyện xúc động nhất thời, hời hợt bề ngoài. Chúng tôi có vội vàng lỡ hứa với cụ sẽ cử hành Bí Tích gia nhập đạo cho cụ vào Thánh Lễ Xa Quê cầu nguyện cho Hòa Bình và Công Lý Chúa Nhật 27 tháng 4 tại DCCT. Cụ và mọi người mừng lắm... Đến khi về nhà bàn bạc với các Bề Trên mới thấy như vậy vội quá, cụ còn tương đối minh mẫn sáng suốt, sức có yếu, thở có khó, phải ngồi một chỗ, nhưng không phải là ca nguy tử, rất cần có thời gian giúp cụ những điểm căn bản của Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Vậy là trong mấy tuần tiếp theo trong tháng 5, tôi tìm đến với cụ Tô Hải, lúc nào cũng rủ thêm mấy bạn trẻ Nhóm Fiat, có ý sẽ giúp cụ tiếp nhận những chân lý cốt yếu của Tin Mừng Chúa Giêsu. Tiếng là đến giúp Giáo Lý, nhưng của đáng tội, lần nào cũng vậy, tôi chỉ ngồi yên chăm chú lắng nghe, còn cụ thì thao thao bất tuyệt, lắm khi sặc nước bọt hoặc hụt hơi thở không kịp. Tôi thật sự tôn trọng với những giờ phút mở lòng bộc bạch chân thành của cụ, lịch sử đất nước như diễn lại với trận đánh Điện Biên Phủ tàn khốc năm 1954, với vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bi thảm năm 1956, với bao nhiêu là máu và nước mắt, bất công và dối trá... Còn các bạn trẻ thì cứ tròn xoe mắt trước một chứng nhân lịch sử tự giới thiệu là… quá hèn vì “đã 62 năm sống trong lừa dối và đi lừa dối mọi người”, nhưng nay thì hết hèn, dứt khoát lột trần tất cả sự thật ! Thế rồi, như ơn Chúa soi sáng, đến đúng chỗ cần phải trình bày Giáo Lý Tin Mừng thì tôi tìm ngay được khoảng hở để nói chen vào. Một lần tôi nhẹ nhàng đề nghị cụ sáng tác một bài hát như ông đại úy Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác trong tù bài “Khỏe re như con bò kéo xe”... Chỉ mới nghe có thế thôi mà cụ phản ứng nhanh và mạnh: “Điểm nào tôi cũng kính phục ông Cầu, chỉ có mỗi chuyện ông ấy bảo quên hết, tha thứ hết, không oán thù chi nữa thì tôi dứt khoát không đồng ý ! Làm sao mà tha thứ được chứ, càng nghĩ càng giận, càng uất hận cái lũ tàn ác với nhân dân và phản bội tổ quốc ! Nói xong, cụ mệt vã ra, thở hổn hển và tay run lập cập. Tôi nhỏ nhẹ nói: “Cụ ơi, cụ theo Chúa Giêsu thì rồi cụ cũng sẽ sống, sẽ cư xử như Ngài. Ngài bị kẻ dữ nó đánh, nó chửi, nó vu khống, nó kết án chết oan uổng, vậy mà cụ biết không, Ngài thưa với Cha của Ngài: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Thưa cụ, Chúa Giêsu lên án tội ác nhưng Ngài lại không bao giờ lên án tội nhân. Vậy mai này cụ theo Chúa Giêsu rồi, cụ vẫn là cụ lâu nay, can đảm, dõng dạc, mạnh mẽ lên án tội ác, nỗ lực sống điều thiện để cái ác dần dần bị đẩy lui và thất bại không thể làm hại con người nữa, nhưng chuyện hận thù thì cụ sẽ buông rơi tất cả, chỉ hát Kinh Hòa Bình của ông Thánh Phanxicô mà cụ yêu quý tự ý chọn làm Thánh Bổn Mạng, thậm chí cụ còn cầu nguyện cho chính những bọn ác biết cải tà quy chánh...” Có lẽ cụ Tô Hải lần đầu nghe được một luận chứng kỳ lạ như thế, cụ bâng khuâng thinh lặng một lúc, các nếp nhăn trên khuôn mặt vị lão trượng 88 tuổi đời như giãn ra, ánh mắt như rạng lên sau cặp kính dày cộm, rồi cụ sực tỉnh nhớ lại tinh thần của Nguyễn Trãi: “Lấy chí nhân mà thay cường bạo, đem đại nghĩa để thắng hung tàn”. Mà đây, Tin Mừng của Chúa Giêsu còn lớn hơn cả đường lối của các vị anh hùng xưa trong việc trị quốc, bình thiên hạ. Nếu tôi nhìn không lầm, lúc ấy cụ đã khóc ! Và tôi tin đó là giọt nước mắt của Metanoia... Chúa Nhật 25.5.2014 vừa qua, đúng giờ hẹn cụ Tô Hải có mặt, ngồi trên xe lăn, quần áo màu nâu nhạt rất nhã, thắt cà vạt chỉnh tề, được người thân đẩy vào trước gian kính Mẹ Hằng Cứu Giúp trong Nhà Thờ. Tôi vắn tắt giới thiệu cụ trước cộng đoàn rồi đích thân chuẩn bị các nghi thức tiếp nhận cụ vào Hội Thánh Công Giáo. Sau bài giảng, Bí Tích Thánh Tẩy và Bí Tích Thêm Sức được long trọng cử hành, cha Vũ Khởi Phụng là người đỡ đầu cho cụ. Có thể nhận thấy hai cụ già cách nhau gần một con giáp, một Linh Mục Mátthêu, một Tân Tòng Phanxicô, từ nay sẽ trở thành đôi bạn vong niên cùng giúp nhau “sinh hoa kết quả” trong Đức Tin như lời chia sẻ Tin Mừng của cha. 18
  • 19. Thay lời kết Ấy “cái duyên gặp gỡ” trong đời tôi là vậy. Với bài viết này, tôi chỉ kể được có ba, còn khá nhiều những anh chị em, những người đàn ông đàn bà, trẻ có già cũng có, mà tôi đã được gặp gỡ, nghe họ tâm sự, đóng góp phần nhỏ bé của mình để giúp họ “thoát thai vào đời”. Vâng, bản thân họ đã được ơn thiêng lạ lùng để nhận ra họ đang “lạc đường” giữa bao cảnh huống nhiễu nhương của cuộc sống. Không ai khác, mà chính là Chúa Giêsu đã đến với họ bằng nhiều cách thế kỳ diệu và bất ngờ, giúp họ hạnh ngộ, khám phá một chân lý sâu xa: chính Ngài là Đường, rồi Ngài lại còn là Bạn Đường bước đi tay trong tay ngay kề bên. Dù họ đang ở độ tuổi nào, không hề mất trí nhớ nhưng lại sẵn sàng quên hết quá khứ thương đau, lắm khi đầy tủi hận, để chập chững đi lại từ đầu trong niềm vui của một trẻ thơ an nhiên. Đối với riêng cụ Phanxicô Tô Hải, cụ đã có đến hai lần đổi đời, lần đầu để không còn là “một thằng hèn”, và lần sau này để không còn là “một kẻ lạc đường”. Cuối cùng, tôi xin chép lại lời bài ca cụ Tô Hải đã sáng tác dâng tặng Chúa Giêsu chỉ mấy ngày trước khi được Thánh Tẩy… LẠY CHÚA, CỨU VỚT KẺ LẠC ĐƯỜNG Lạy Chúa Giêsu lòng lành bao la sáng mãi trên Trời, Thương con, đây một kiếp người lạc lối giữa cõi thế mất hết niềm tin. Giờ đây bên chân Chúa, con xin được nguyện cầu, Quên đi hận thù, để cho bóng tối sẽ sớm được xua tan Trên quê hương Việt Nam của chúng con… Bài Thánh Ca vang vọng về nơi nơi có Chúa trên đời, Mong sao qua một quãng đời tội lỗi, Chúa chứng giám tiếng hát niềm tin. Lời ca dâng lên Chúa mang theo lời nguyện cầu, Mong trong cuộc đời niềm tin nơi Chúa, cái ác phải tan đi Trên quê hương Việt Nam của chúng con. Amen. ( Phanxicô Tô Hải, 20.5.2014 ) Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, 30.5.2014 CÂU CHUYỆN NHỎ, BÀI HỌC LỚN Bài viết TÂN PHÚC ÂM HÓA HÔM NAY ( Báo Ephata 611 ) của Lm. Vĩnh Sang nói lên trăn trở chính đáng của ông nói riêng và chắc chắn của rất nhiều người khác nói chung về hiệu quả của công cuộc Phúc Âm Hóa trên đất nước ta. Tại sao có sự không tương thích giữa hiệu quả trong việc trồng người tại Việt Nam của Tỉnh Dòng Thánh Anna vào lúc mới thành lập, còn đang phải vật lộn với nghìn trùng khó khăn, hơn nữa các tu sĩ còn phải học một ngôn ngữ xa lạ, người Tây Phương rất ngại học các ngôn ngữ Á Đông vì chúng khác hẳn với các thứ tiếng Âu Châu. Thế mà từ 67 thừa sai Canada, sau 88 năm ( 1925 – 2013 ), tỉnh DCCT Việt Nam đã có 321 Tu Sĩ. Nói theo từ kinh doanh thì “một vốn bốn lời”. Đó là chưa nói đến hằng hà sa số tín hữu, trong đó có người viết bài này, được vô vàn ơn ích phần hồn cũng như phần xác qua việc phục vụ của DCCT Việt Nam. Trong khi đó, khi kỷ niệm 50 năm thành lập, Tỉnh Dòng Việt Nam chỉ đào tạo được 18 Tu Sĩ thuộc các sắc tộc thiểu số. Người đi buôn sẽ nói rằng: “Lỗ thê thảm”. Cha Vĩnh Sang nhìn ra lý do: Điều quan trọng là các Thừa Sai đã xây dựng một chương trình đào tạo chung… các sinh viên Việt Nam học chung với các sinh viên Canada… sự hiệp nhất và đoàn kết theo tinh thần “gia thất” được định hướng và thực hiện như một triết lý về đào tạo trong Học Viện của Tỉnh Dòng. Là một người bên ngoài tôi không dám đi sâu hơn vào việc đào tạo của DCCT Việt Nam nhưng tôi cho rằng Nhà Thờ Việt Nam nói chung vẫn có thể qua đó mà rút ra một bài học lớn cho mình trong việc Phúc Âm Hóa tại Việt Nam. 19 CÙNG THAO THỨC