SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
Download to read offline
Nếp Sống Cộng Đồng
Tác giả: Dietrich Bonhoeffer
Lời Nói Đầu
Cộng Đồng
Một ngày với tha nhân
Một ngày cô đơn
Nhiệm vụ
Xưng tội và tiệc thánh
Lời nói đầu
Điều chúng ta bàn ở đây, vì cớ bản chất của nó, chỉ có thể được thực hiện
với nỗ lực của tập thể. Vì đây không phải là việc riêng của một nhóm người,
nhưng là nhiệm vụ được giao cho Hội Thánh, nên vấn đề không phải là
những cách giải quyết vấn đề riêng rẽ, một cách ngẫu nhiên, nhưng là trách
nhiệm của Hội Thánh chung. Thái độ dè dặt, một sự dè dặt rất dễ hiểu, của
Hội Thánh trước nhiệm vụ này nên nhường chỗ cho tinh thần sẵn sàng giúp
đỡ. Sự đa dạng của các cộng đồng trong Hội Thánh đòi hỏi tất cả mọi người
có trách nhiệm phải cảnh giác cộng tác. Quyển sách này chỉ muốn góp phần
nho nhỏ vào vấn đề rộng rãi này và nếu có thể cũng muốn giúp để lý giải và
thực hành.
CỘNG ĐỒNG
“Kìa, anh em sống hoà thuận với nhau, thật tốt đẹp thay!” (Thi Tv 133:1).
Chúng ta cùng nhau suy niệm vài lời Kinh Thánh răn dạy chúng ta về nếp
sống cộng đồng.
Đối với người tin Chúa Giê-xu Cứu Thế, sinh hoạt cộng đồng với các anh
chị em tín hữu khác không phải là một việc dĩ nhiên. Chúa Giê-xu Cứu Thế
đã từng phải sống chung với những người thù nghịch Chúa. Trong những
giờ phút cuối cùng, lúc Chúa bị bắt, tất cả các môn đệ đã bỏ Chúa trốn đi.
Chúa chịu đau khổ một mình trên cây thập tự, hoàn toàn cô độc giữa những
người tội lỗi xấu xa đang cười nhạo Ngài. Chúa đã đến trong trần thế để đem
sự bình an cho kẻ thù chống lại Đức Chúa Trời. Người tin Chúa cũng vậy,
không sống cuộc đời ngăn cách trong tu viện nhưng sống giữa những người
thù nghịch mình. Đó là sứ mạng, là công tác của tín hữu. “Nước Trời phải
thể hiện giữa những người thù nghịch bạn. Nếu ai không sẵn sàng chịu cái
khổ này mà chỉ muốn quây quần với bạn bè, chỉ muốn ngồi trên những cánh
hoa hồng hoặc hoa huệ, không muốn sống với những người xấu xa mà chỉ
muốn sống với những người sùng đạo, người đó không thuộc về Nước Chúa.
Đó là những người phạm thượng và phản bội Chúa Cứu Thế! Nếu Chúa Cứu
Thế cũng xử sự như thế thì ai sẽ được phước hạnh đời đời?” (Luther).
“Ta đã gieo họ ra giữa các dân, ở các nước xa họ sẽ nhớ lại ta” (XaDr 10:9).
Theo ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời, cộng đồng tín hữu đã trở thành
một dân tộc tan lạc, như những hạt giống “bị xô đùa đây đó trong tất cả các
nước của thế gian” (PhuDnl 28:25). Đó là một lời nguyền rủa, nhưng cũng là
Lời Hứa dành cho chúng ta, dân Chúa phải sống trên đất khách, giữa những
người ngoại đạo, nhưng trở thành hạt giống của Nước Trời trên khắp thế
giới.
“Ta sẽ nhóm hiệp họ, vì ta đã chuộc họ lại”, “họ sẽ trở về” (XaDr 10:8, 9).
Lời Hứa này thành sự thực lúc nào? Lời Hứa này đã thành sự thực trong
Chúa Giê-xu Cứu Thế. Chúa đã chết để “nhóm con cái Đức Chúa Trời đã
tan lạc lại làm một đoàn” (GiGa 11:52), và Lời Hứa này sẽ thành sự thực
trong ngày Chúa tái lâm, khi các Thiên sứ của Đức Chúa Trời “nhóm lại
những người đã được chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương
trời này cho đến tận phương trời kia” (Mat Mt 24:31). Từ nay cho đến ngày
đó tuy dân Chúa phải sống tản mác nhưng được nối kết lại với nhau trong
Chúa Giê-xu Cứu Thế, là hạt giống gieo ra giữa người ngoại đạo nhưng trở
thành hiệp nhất bằng cách tưởng nhớ Chúa trên đất khách quê người.
Vì thế trong khoảng thời gian giữa cái chết của Chúa và ngày Chúa tái lâm,
sự kiện cộng đồng hữu hình của các tín hữu sinh hoạt chung với nhau là một
điềm chỉ biểu thị thực chất vĩnh hằng sẽ đến trong ngày Chúa tái lâm. Nhờ
ân sủng của Đức Chúa Trời mà Hội Thánh được phép hội họp quanh Lời và
Thánh Lễ của Chúa. Không phải tất cả mỗi tín hữu đều có được diễm phúc
này. Những tù nhân, bịnh nhân, những người bị lưu lạc và các vị truyền giáo
Tin Lành cho người nước ngoài phải sống một mình. Họ thấm thía hơn ai
hết rằng, cộng đồng hữu hình là ân sủng của Chúa. Họ cầu nguyện bằng lời
thơ:
“Xưa tôi đi cùng đoàn chúng,
Dẫn họ đến nhà Đức Chúa Trời,
Có tiếng reo mừng và ngợi khen,
Một đoàn đông giữ lễ” (Thi Tv 42:4).
Nhưng bây giờ, theo ý chỉ tốt lành của Đức Chúa Trời, họ sống một mình,
làm hạt giống gieo ra trên đất khách.
Tuy nhiên, cái kinh nghiệm được sinh hoạt cộng đồng chung với các anh chị
em trong Chúa mà họ không có, họ lại kinh nghiệm nồng nàn trong đức tin.
Vì thế cho nên Sứ đồ Giăng, một môn đệ của Chúa, tuy bị đày ải một mình
trên đảo Bát-mô, có thể vui mừng dự Lễ Thờ Phượng Chúa chung với Hội
Thánh “trong ngày của Chúa” (KhKh 1:10). Sứ đồ Giăng thấy bảy chân đèn,
là bảy Hội Thánh; thấy bảy ngôi sao, là bảy Thiên sứ của Hội Thánh; và thấy
ở giữa những chân đèn có Con Người, là Chúa Giê-xu Cứu Thế, trong vinh
quang của Đấng Phục sinh. Chúa đã dùng Lời Chúa khích lệ và an ủi Sứ đồ
Giăng. Đó là mối tương giao thiên thượng mà người tù bị đày ải đó được dự
phần trong ngày phục sinh của Chúa.
Đối với người tin Chúa, mối tương giao với các anh chị em khác là một
nguồn vui mừng và là một niềm khích lệ khôn tả. Sứ đồ Phao lô trong tù đã
mong đợi “người con trai yêu dấu trong đức tin” là Ti-mô-thê đến sống với
mình trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Phao lô không quên được
những giọt lệ của Ti-mô-thê trong lần chia tay cuối cùng (IITi 2Tm 1:4).
Mỗi lần suy nghĩ đến Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca, Phao lô “đêm ngày thành
tâm nài xin Chúa cho phép gặp lại anh em” (ITe1Tx 3:10). Và cụ Sứ đồ
Giăng cũng tâm sự rằng, niềm vui của mình chỉ trọn vẹn khi cụ, thay vì dùng
giấy mực, có thể đích thân đi thăm và trò chuyện với các tín hữu của mình
(IIGi 2Ga 1:12).
Người tin Chúa không hổ thẹn rằng mình còn rất xác thịt khi mong ước được
gần gũi tương giao với các tín hữu khác. Con người được dựng nên trong thể
xác. Trong thể xác Con Đức Chúa Trời đã đến trần gian vì cớ chúng ta,
trong thể xác Chúa đã sống lại, trong thể xác người tín hữu tiếp nhận Chúa
Cứu Thế, và sự sống lại từ cõi chết sẽ đem lại sự tương giao trọn vẹn của
những con người có thể xác và linh hồn do Đức Chúa Trời dựng nên. Người
tín hữu ca tụng Đấng Sáng Tạo, là Đấng Giải Hoà và Đấng Cứu rỗi, là Chúa
Cha, Con và Thánh Linh, về sự hiện diện trong thể xác của các anh chị em
trong Chúa. Các tu sĩ, bệnh nhân, các tín hữu bị lưu lạc khi được tương giao
với các anh chị em trong Chúa cảm nghiệm được sự hiện hiện của Chúa Ba
Ngôi. Trong khung cảnh cô đơn, người đi thăm và người được thăm nhận
diện Chúa Cứu Thế là Đấng đang hiện diện trong con người của nhau. Họ
tiếp nhau và gặp nhau trong tinh thần kỉnh kiền, khiêm cung và vui mừng
như thể đang gặp Chúa. Họ nhận lãnh phước hạnh của nhau như thể phước
hạnh của chính Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nhưng nếu chỉ gặp anh chị em một
lần ngắn ngủi mà còn được nhiều phước hạnh như vậy, thì những người
được sinh hoạt tương giao với nhau mỗi ngày còn phước hạnh nhiều hơn là
dường nào!
Tuy nhiên, cái ân sủng mà người cô đơn quí trọng bao nhiêu lại càng dễ bị
người nhận lãnh mỗi ngày khinh thường và chà đạp bấy nhiêu. Ta thường
quên rằng, sự tương giao với các anh chị em trong Chúa là món quà ân sủng
đến từ Nước Trời. Món quà này có thể bị lấy lại bất cứ lúc nào. Khoảng cách
giữa ta và cái cô đơn sâu thẳm đó có thể chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn
ngủi. Vì thế, ai đang được sống cộng đồng với những tín hữu khác, người đó
nên thành tâm ca tụng ân sủng của Đức Chúa Trời, phải quì gối cảm tạ Đức
Chúa Trời và xưng nhận rằng: sở dĩ chúng ta ngày nay còn được sống cộng
đồng với các anh chị em trong Chúa là nhờ ân sủng và chỉ nhờ ân sủng của
Chúa mà thôi.
Đức Chúa Trời ban cho mỗi cộng đồng hữu hình một lượng ân tứ khác nhau.
Một chuyến viếng thăm ngắn ngủi của các anh chị em trong Chúa, một buổi
cầu nguyện chung, một lời chúc phước có thể an ủi những tín hữu đang cô
độc rất nhiều. Một bức thư do chính tay một anh chị em đích thân viết có thể
là một niềm khích lệ rất lớn. Lời chúc phước do chính tay Phao lô viết trong
những bức thư của mình cũng nói lên mối tương giao đó. Chúa cho nhiều
người có đặc ân tương giao với nhau mỗi ngày Chúa nhật trong Lễ Thờ
Phượng. Cũng có người được diễm phúc sống một cuộc đời theo Chúa trong
gia đình đoàn tụ hạnh phúc. Các sinh viên thần học trước khi thụ phong Mục
sư được Chúa cho phép sống chung với các bạn đồng môn trong thời gian tu
học. Ngày nay, những tín hữu tin kính rất khát khao được sinh hoạt cộng
đồng với các anh chị em khác trong thời gian rảnh rỗi. Tín hữu ngày nay
hiểu rằng, sinh hoạt cộng đồng là ân sủng, sống tương giao là diễm phúc, là
“hoa hồng và hoa huệ” của cuộc đời theo Chúa (Luther).
Qua và trong Chúa Giê-xu Cứu Thế
Hội Thánh là một cộng đồng qua và trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Cộng đồng
tín hữu luôn luôn phải có - và chỉ có - ý nghĩa này. Dù chỉ là một cuộc gặp
gỡ ngắn ngủi hoặc là một cộng đồng sinh hoạt suốt năm, các tín hữu luôn
luôn ở trong mối tương giao này. Chúng ta thuộc về nhau chỉ qua và trong
Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi.
Điều này có nghĩa là gì?
Thứ nhất : Vì cớ Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu cần anh chị em trong
Chúa .
Thứ hai : Chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu đến với anh chị em
trong Chúa .
Thứ ba : Trong Chúa Giê-xu Cứu Thế chúng ta được lựa chọn từ cõi vĩnh
hằng đời đời , được chấp nhận trong thời gian hữu hạn và được hiệp nhất
trong cõi vĩnh hằng đời đời .
Thứ nhất : Người tin Chúa là người không còn tự đi tìm ân phúc cứu rỗi, sự
công chính nơi chính mình nữa, nhưng chỉ tìm nơi Chúa Giê-xu Cứu Thế mà
thôi. Người tín hữu biết rằng Lời Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu
Thế kết án mình phạm tội mặc dầu mình không cảm thấy có tội, và Lời Đức
Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế xử mình trắng án và công chính mặc
dầu mình không cảm thấy công chính. Người tín hữu không nhờ chính mình,
không nhờ tự tố cáo và tự bào chữa mà sống nữa, nhưng sống nhờ Đức Chúa
Trời tố cáo mình và bào chữa cho mình. Người tín hữu sống hoàn toàn nhờ
Lời của Đức Chúa Trời phán quyết về bản thân mình, tin tưởng đầu phục
dưới Lời tuyên án - tha bổng hoặc kết tội - của Đức Chúa Trời.
Cái chết và sự sống của người tín hữu không nằm trong tay của mình nữa,
nhưng người tín hữu tìm thấy cái chết và sự sống trong Lời Đức Chúa Trời
đến với mình. Các nhà Cải Chánh Tin Lành đã diễn đạt điểm này như sau:
Sự công chính của chúng ta là “sự công chính ngoại nhập”, một sự công
chính từ ngoài đến (extra nos). Người tín hữu tuỳ thuộc vào Lời Đức Chúa
Trời phán với mình, nương tựa vào Lời từ ngoài đến với mình, sống hoàn
toàn do Chân lý của Lời Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nếu có
người hỏi: “Ân cứu rỗi của bạn ở đâu, niềm hạnh phúc của bạn ở đâu, sự
công chính của bạn ở đâu?”, người tín hữu sẽ không bao giờ dẫn chứng
chính bản thân mình, nhưng dẫn chứng Lời Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-
xu Cứu Thế là Lời đã ban cho mình ân cứu rỗi, niềm hạnh phúc và sự công
chính. Người tín hữu chỉ kỳ vọng nơi Lời Đức Chúa Trời. Vì hằng ngày
khao khát sự công chính nên người tín hữu hằng ngày mong đợi Lời Đức
Chúa Trời. Chỉ nhờ “từ ngoài” mà ta no nê, đã khát. “Từ trong” chỉ là nghèo
khổ và cái chết. Sự giải cứu phải đến từ ngoài, đã đến và đến mỗi ngày qua
Lời của Chúa Giê-xu Cứu Thế, là Lời đem lại cho chúng ta sự Cứu rỗi, Công
chính, Vô tội và Hạnh phúc.
Đức Chúa Trời đã đặt Lời này trong môi miệng của chúng ta để chúng ta có
thể chia sẻ Lời này cho người khác. Ai đã từng đối diện với Lời Chúa, người
đó sẽ chia sẻ Lời Chúa cho người khác. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đi
tìm và tìm thấy Lời Sống của Chúa qua Lời Chứng của các anh chị em trong
Chúa, qua môi miệng của con người. Vì thế người tín hữu cần các anh chị
em khác chia sẻ Lời Đức Chúa Trời cho mình. Những lúc nghi ngờ, chán
nản, ta luôn luôn cần anh chị em trong Chúa; ta không thể tự giúp bản thân
ta, mà chỉ đánh mất chân lý rồi tự lừa mình mà thôi. Người tín hữu cần anh
chị em trong Chúa làm người khuân vác và rao truyền Lời Cứu Rỗi của Đức
Chúa Trời cho mình. Vì cớ Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu cần anh chị
em trong Chúa. Chúa Cứu Thế trong tâm ta yếu đuối hơn Chúa Cứu Thế
trong lời của người anh chị em; trong ta Chúa ẩn hiện lờ mờ, trong người
anh chị em Chúa mạc khải rõ ràng.
Vì thế mục tiêu chung của tất cả các cộng đồng tín hữu rất rõ ràng: gặp nhau
để chia sẻ Phúc Âm. Vì cớ mục tiêu này nên Đức Chúa Trời cho phép chúng
ta có cơ hội họp lại và ban cho chúng ta một mối tương giao. Mối tương giao
của chúng ta chỉ đặt căn bản trên Chúa Giê-xu Cứu Thế và “sự công chính
ngoại nhập” mà thôi. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng: Mối tương giao
của người tín hữu xuất phát từ Phúc-âm-về-sự-xưng-công-chính-nhờ-ân-
sủng. Đó là Phúc Âm của Kinh Thánh và của phong trào Cải chánh. Các tín
hữu mong đợi nhau chỉ trong mối tương giao này mà thôi.
Thứ hai : Chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu mới có thể đến với
anh chị em trong Chúa. Con người xung khắc nhau, nhưng “Chúa là sự bình
an của chúng ta” (Eph Ep 2:14). Trong Chúa, nhân loại đang chia rẽ trở
thành hiệp nhất. Nếu không có Chúa Cứu Thế, Đức Chúa Trời và con người
xung khắc nhau, và con người xung khắc với con người. Chúa Cứu Thế đã
trở thành môi giới hoà giải con người với Đức Chúa Trời và con người với
nhau. Nếu không có Chúa Cứu Thế ta không thể nhận biết Đức Chúa Trời,
không thể kêu cầu với Đức Chúa Trời, không thể đến với Đức Chúa Trời.
Nhưng nếu không có Chúa Cứu Thế ta cũng không thể nhận diện và không
thể đến với các anh chị em của ta. Con đường nối liền chúng ta với nhau bị
cái Tôi ngăn chận. Chúa Cứu Thế đã khai thông con đường đến với Đức
Chúa Trời và đến với anh chị em trong Chúa. Nhờ đó các tín hữu có thể
sống hoà thuận với nhau, yêu thương nhau, phục vụ nhau và nhất trí với
nhau. Nhưng chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế và chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu
Thế mà thôi. Chỉ trong Chúa Giê-xu Cứu Thế chúng ta mới trở thành một,
chỉ qua Chúa chúng ta mới liên hệ mật thiết với nhau. Chúa là người môi
giới duy nhất, người môi giới vĩnh cữu đời đời.
Thứ ba : Khi giáng thế làm người, Con Trời đã chấp nhận bản thể và nhân
tính của con người, chấp nhận chúng ta trong thực thể và xác thể. Đó là một
quyết định vĩnh cữu của Chúa Ba Ngôi. Hiện nay chúng ta ở trong Chúa. Hễ
Chúa ở đâu, Chúa mang thể xác của chúng ta ở đó; Chúa mang chúng ta. Hễ
Chúa ở đâu, chúng ta cũng ở đó, ở trong sự nhập thể, ở trên cây thập tự và ở
trong sự phục sinh của Ngài. Chúng ta thuộc về Chúa vì chúng ta ở trong
Ngài. Vì thế Kinh Thánh gọi chúng ta là thân thể của Chúa Cứu Thế. Vậy
nếu chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh được lựa chọn và được chấp nhận
trong Chúa Giê-xu Cứu Thế, chúng ta cũng cùng nhau thuộc về Chúa trong
cõi vĩnh cữu đời đời. Chúng ta, những người đang sống trong cộng đồng của
Chúa, sẽ sống với Chúa trong mối tương giao vĩnh cữu đời đời. Khi đối diện
với các anh chị em trong Chúa, chúng ta phải hiểu rằng, trong Chúa Giê-xu
Cứu Thế chúng ta đang hiệp nhất với các anh chị em mình. Tương giao
trong Chúa là tương giao qua và trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Tất cả những
lời giáo huấn và điều luật trong Kinh Thánh dạy về nếp sống cộng đồng của
tín hữu đều đặt trên điều kiện tiên quyết này.
“Còn như sự anh em yêu thương nhau, về điều đó, không cần viết cho anh
em, vì chính anh em đã học nơi Đức Chúa Trời, phải yêu thương nhau, ...
chúng tôi khuyên anh em luôn luôn thể hiện tình yêu thương đó mãi”
(ITe1Tx 4:9). Chính Chúa đã đích thân dạy chúng ta bài học yêu-thương-
anh-chị-em mình. Điểm duy nhất mà con người chúng ta còn có thể bổ túc
cho bài học này là ghi nhớ lời giáo huấn của Chúa. Bài học yêu-thương-anh-
chị-em bắt đầu khi Đức Chúa Trời thương xót chúng ta, khi Đức Chúa Trời
mạc khải Chúa Giê-xu Cứu Thế làm Người Anh cho chúng ta, khi Đức Chúa
Trời chiếm hữu tâm hồn của chúng ta qua tình yêu của Ngài. Vì Chúa đã
thương xót chúng ta, chúng ta cũng phải học tập thương xót anh chị em của
mình. Chúng ta đã nhận được sự tha thứ thay vì án phạt, chúng ta cũng phải
sẵn sàng tha thứ cho anh chị em của mình. Những điều Đức Chúa Trời đã
làm cho chúng ta là những điều chúng ta mắc nợ anh chị em của mình. Hễ
càng nhận lãnh bao nhiêu, chúng ta càng phải chia sẻ bấy nhiêu. Tình yêu-
thương-anh-chị-em của chúng ta càng lạt lẽo bao nhiêu, chúng ta càng ít
nương dựa vào sự thương xót và tình yêu thương của Đức Chúa Trời bấy
nhiêu. Chính Đức Chúa Trời đã đích thân dạy chúng ta phương cách gặp
nhau: Đức Chúa Trời đã tìm gặp chúng ta qua Chúa Giê-xu Cứu Thế. “Anh
em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Chúa Cứu Thế đã tiếp anh em, để Đức Chúa
Trời được vinh quang” (RoRm 15:7).
Nhờ điểm này, trong khi sinh hoạt tương giao với nhau, ta có thể hiểu được
giá trị của các tín hữu khác. Phao lô gọi Hội Thánh của mình là “các anh em
trong Chúa” (Phi Pl 1:14). Sở dĩ tôi là anh, là chị, là em của người khác là
nhờ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Đối với người khác tôi là một người
anh chị em nhờ những điều mà Chúa Giê-xu Cứu Thế đã làm cho tôi và với
tôi; người khác đối với tôi trở thành người anh chị em nhờ những điều mà
Chúa Giê-xu Cứu Thế đã làm cho và với người đó. Thật vậy, chúng ta trở
thành anh chị em chỉ nhờ Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Đây là một sự thật
có ý nghĩa rất sâu xa. Không phải một người kỉnh kiền, ăn nói sùng đạo,
xưng hô tình nghĩa là anh chị em. Nhưng anh chị em là người đã được Chúa
Giê-xu Cứu Thế cứu rỗi, được giải phóng khỏi tội lỗi, được kêu gọi đến đức
tin và đến sự sống vĩnh hằng. Tất cả những điều một tín hữu có, trong nội
tâm và lòng sùng đạo, không thể làm căn bản cho mối tương giao của chúng
ta, nhưng những điều phát xuất từ Chúa Cứu Thế mới là yếu tố thẩm định.
Mối tương giao của chúng ta đặt căn bản trên những điều Chúa Cứu Thế đã
làm cho chúng ta, không phải chỉ trong buổi đầu để rồi với dòng thời gian
tình nghĩa anh chị em sẽ đổi khác. Mối tương giao trong Chúa sẽ luôn luôn
tồn tại trong tương lai và cho đến đời đời. Chúng ta tương giao và sẽ tương
giao với anh chị em qua Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Mối tương giao của
chúng ta càng chân thật, càng sâu đậm bao nhiêu, tất cả những yếu tố khác
giữa chúng ta càng trở thành thứ yếu bấy nhiêu, và Chúa Giê-xu Cứu Thế và
công khó của Ngài giữa chúng ta càng rõ ràng, càng tinh ròng bấy nhiêu.
Chúng ta có nhau chỉ qua Chúa Cứu Thế, và qua Chúa Cứu Thế chúng ta
mới thực sự có nhau, có nhau mãi mãi.
Ngoài ra nếu ta còn đòi hỏi điều nào khác nữa tức là ta đã gieo mầm mống
chia rẽ ngay từ buổi đầu. Nếu ta muốn có nhiều hơn điều mà Chúa Cứu Thế
đã ban cho mình, thì ta không thành tâm mong đợi tình anh chị em trong
Chúa. Ta chỉ đi tìm những kinh nghiệm đặc biệt trong cộng đồng mà ta
không nhận được ở những chỗ khác mà thôi. Ta muốn đem vào tình anh chị
em trong Chúa những ước mong không rõ ràng và không tinh ròng. Trong
trường hợp này tình anh chị em trong Chúa thường bị nguy cơ nhiễm độc từ
trong ngay từ đầu. Nguyên nhân là vì ta lầm lẫn giữa tình anh chị em trong
Chúa với hình ảnh lý tưởng của một cộng đồng sùng đạo, là vì ta đồng hoá
những đòi hỏi tự nhiên của tâm hồn sùng đạo với thực chất tâm linh của tình
anh chị em trong Chúa.
Về tình anh chị em trong Chúa, chủ yếu là ngay từ đầu ta phải hiểu rõ rằng:
Thứ nhất : Tình huynh đệ trong Chúa không phải là một lý tưởng , nhưng là
một thực thể thiên thượng .
Thứ hai : Tình huynh đệ trong Chúa là một thực thể thuộc linh chứ không
phải là một thực thể tâm lý .
Nhiều cộng đồng tín hữu tan rã vì đã sinh hoạt dựa vào một hình ảnh lý
tưởng. Ngay cả những tín hữu tin kính nhiệt thành cũng thường có một hình
ảnh cố định nào đó về cách sinh hoạt cộng đồng của người theo Chúa và cố
gắng thực hiện hình ảnh đó. Nhưng nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời nên tất
cả những hình ảnh này đều không thể thực hiện được. Chúng ta phải vượt
qua những nỗi thất vọng về người khác, về giới tín hữu nói chung và về
chính mình để Đức Chúa Trời có thể hướng dẫn chúng ta nhận biết mối
tương giao đích thực trong Chúa.
Bởi ân sủng, Chúa không để chúng ta - dù chỉ trong một thời gian ngắn -
sống với những hình ảnh lý tưởng, đắm mình vào một kinh nghiệm vui thoả
hoặc những cảm giác hạnh phúc nào đó. Đức Chúa Trời không bao giờ lợi
dụng cảm xúc, nhưng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của chân lý. Chỉ khi
nào cộng đồng thất vọng nhiều, những tội lỗi xấu xa ló dạng, lúc đó cộng
đồng mới bắt đầu trở thành xứng đáng trước mặt Đức Chúa Trời, bắt đầu
thấu đáo được Lời Hứa của Chúa dành cho mình trong đức tin. Nỗi thất
vọng về cá nhân và về cộng đồng càng đến sớm chừng nào càng tốt chừng
nấy. Một cộng đồng không chịu đựng nổi những nỗi thất vọng này sẽ không
thể nào tồn tại được. Cộng đồng nào không dẹp bỏ, trái lại cố giữ những
hình ảnh lý tưởng của mình, cộng đồng đó sẽ đánh mất Lời Hứa về sự sinh
tồn dành cho một cộng đồng tín hữu. Cộng đồng đó không sớm thì muộn sẽ
tan rã. Tất cả những hình ảnh lý tưởng của con người trong cộng đồng tín
hữu đều cản trở sự tương giao chân thật; ta phải dẹp bỏ tất cả những hình
ảnh lý tưởng đó để cộng đồng có thể sống thực. Ai yêu những mơ mộng của
mình về một cộng đồng tín hữu nhiều hơn yêu chính cộng đồng tín hữu,
người đó sẽ trở thành người phá hoại cộng đồng tín hữu, dầu rằng cá nhân
người đó rất thành tâm, tin kính và hi sinh.
Đức Chúa Trời ghét mơ mộng; vì mơ mộng sinh kiêu ngạo và đòi hỏi nhiều.
Ai mơ mộng một cộng đồng lý tưởng, người đó đòi hỏi Đức Chúa Trời, đòi
hỏi người khác và đòi hỏi chính mình phải thực hiện những mơ mộng của
mình. Người đó bước vào cộng đồng tín hữu với tư cách là người đòi hỏi, tự
lập ra luật pháp riêng rồi dựa vào luật pháp đó phê chuẩn anh chị em và Đức
Chúa Trời. Người đó cư xử khắt khe và là một người chỉ trích các anh chị
em trong cộng đồng. Người đó hành động như thể mình vừa mới xây dựng
cộng đồng, như thể hình ảnh lý tưởng của mình có thể nối kết mọi người.
Những điều không hợp với ý muốn của mình, người đó cho là thất bại. Mơ
mộng của người đó sụp đổ ở đâu, người đó cho là cộng đồng sụp đổ ở đó.
Như thế người đó trước hết trở thành người kiện cáo anh chị em mình, rồi
sau đó trở thành người kiện cáo Đức Chúa Trời, và cuối cùng trở thành
người thất vọng kiện cáo chính mình.
Vì Đức Chúa Trời đã đặt một căn bản duy nhất cho cộng đồng của chúng ta,
vì Đức Chúa Trời đã từ lâu nối kết chúng ta với các anh chị em khác trong
Chúa Giê-xu Cứu Thế, từ trước khi chúng ta bước vào mối tương giao với
nhau, nên chúng ta không được bước vào cộng đồng với tư cách là người đòi
hỏi, nhưng với tư cách là người cảm tạ và nhận lãnh. Chúng ta cảm tạ Đức
Chúa Trời về những điều Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta cảm tạ Đức
Chúa Trời vì Ngài ban cho chúng ta các anh chị em là những người đang
sống trong sự kêu gọi, trong sự tha thứ, trong Lời Hứa của Ngài. Chúng ta
không than phiền về những điều mà Đức Chúa Trời không ban cho mình,
nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời về những điều Ngài ban cho mình mỗi ngày.
Các anh chị em trong Chúa vốn là những con người tội lỗi, tuyệt vọng, nay
được bước đi và sống trong phước hạnh của ân sủng Đức Chúa Trời. Đức
Chúa Trời ban cho chúng ta những anh chị em đó, như vậy chưa đủ sao?
Phải chăng những ân huệ mà Đức Chúa Trời ban cho cộng đồng tín hữu
hằng ngày, kể cả trong những ngày khó khăn, nghèo khổ, ít giá trị hơn cộng
đồng tín hữu? Lúc tội lỗi và hiểu lầm làm tổn thương sinh hoạt cộng đồng,
phải chăng lúc đó người anh chị em tội lỗi không còn là anh chị em đang
cùng với tôi sống trong Lời của Chúa Giê-xu Cứu Thế nữa sao? Và tội lỗi
của người anh chị em không phải là một lý do mới để tôi cảm tạ Chúa rằng,
tất cả chúng ta đều đang được sống trong tình yêu tha thứ của Đức Chúa
Trời qua Chúa Giê-xu Cứu Thế hay sao? Ngay cả lúc thất vọng về anh chị
em của mình, lúc đó tôi không được bình an vô cùng sao? Vì lúc đó tôi học
được rằng, tất cả chúng ta không bao giờ có thể sống nhờ lời nói và công
đức riêng của mình, nhưng chỉ nhờ vào một Lời và một Công Đức đã nối kết
chúng ta với chân lý, tức là nhờ sự tha thứ tội lỗi trong Chúa Giê-xu Cứu
Thế. Khi những màn sương ban mai của mơ mộng tan đi, lúc đó ngày đẹp
của mối tương giao trong Chúa bắt đầu.
Cũng như trong đời sống theo Chúa của mỗi cá nhân, cảm tạ là sinh hoạt chủ
yếu trong cộng đồng tín hữu. Ai biết cảm tạ về việc nhỏ, người đó mới nhận
được việc lớn. Chúng ta cản trở Đức Chúa Trời ban cho mình những ân tứ
thuộc linh to lớn - mà Chúa dành sẵn cho chúng ta - vì chúng ta không cảm
tạ về những điều chúng ta nhận lãnh hằng ngày. Chúng ta tưởng rằng mình
không có quyền thoả mãn với những kiến thức, kinh nghiệm, tình yêu thuộc
linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho mình trong khuôn khổ hạn hẹp. Chúng ta
nghĩ mình phải luôn luôn khao khát những ân tứ to lớn. Rồi chúng ta phàn
nàn rằng chúng ta thiếu hi vọng vững chắc, thiếu đức tin mạnh mẽ, thiếu
kinh nghiệm già dặn mà Đức Chúa Trời đã ban cho các tín hữu khác. Chúng
ta tưởng phàn nàn như vậy là thành tâm sùng đạo. Chúng ta cầu xin những
việc lớn mà quên cảm tạ về những ân huệ nho nhỏ hằng ngày (nhưng thực ra
không phải nhỏ!). Nhưng làm sao Đức Chúa Trời có thể giao cho chúng ta
những sự việc to lớn trong khi chúng ta không biết cảm tạ nhận lãnh những
sự việc nho nhỏ từ nơi Chúa. Nếu mỗi ngày chúng ta không cảm tạ về cộng
đồng tín hữu mà Chúa đã đặt để chúng ta vào - cho dù cộng đồng không có
kinh nghiệm đặc biệt, không giàu có cụ thể, mà chỉ có sự yếu đuối, đức tin
nhỏ bé và nhiều nan đề mà thôi - thì chúng ta sẽ luôn luôn kiện cáo trước
mặt Đức Chúa Trời về tất cả sự nghèo khổ, thiếu kém không tương ứng với
điều chúng ta kỳ vọng; và như vậy chúng ta cản trở không để Đức Chúa Trời
làm cho cộng đồng của chúng ta tăng trưởng theo tầm mức và sự giàu có mà
Chúa Giê-xu Cứu Thế đã dành sẵn cho chúng ta.
Điểm này đặc biệt quan trọng đối với các vị Mục sư và những thành viên
nhiệt tâm trong Hội Thánh, những người thường phàn nàn về Hội Thánh của
mình. Mục sư không nên phàn nàn về Hội Thánh của mình, nhất là với
người khác, cũng không được phàn nàn với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời
giao phó Hội Thánh cho Mục sư không phải để Mục sư kiện cáo Hội Thánh
trước mặt Ngài và trước mặt con người. Ai kiện cáo cộng đồng tín hữu của
mình, người đó trước tiên phải tự xét lại, tự hỏi phải chăng chính hình ảnh lý
tưởng của mình mới đáng bị Đức Chúa Trời phá huỷ. Nếu nhận thức như
vậy, ta nên cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng đã hướng dẫn mình có được nhận
thức này. Nếu nhận thức khác hơn, ta nên tránh trở thành người kiện cáo Hội
Thánh của Đức Chúa Trời, nhưng tốt hơn kiện cáo chính mình về sự vô tín
của mình. Ta phải xin Đức Chúa Trời cho mình thấy những thất bại và tội lỗi
của riêng mình. Ta cần cầu xin Chúa đừng để mình phạm tội với anh chị em
mình. Với ý thức mình cũng là một tội nhân, ta cầu thay cho các anh chị em
mình. Như thế ta sẽ làm tròn bổn phận của mình và cảm tạ Đức Chúa Trời.
Cộng đồng tín hữu cũng tương tự như sự nên thánh của mỗi cá nhân tín hữu.
Cộng đồng tín hữu là một món quà của Đức Chúa Trời tặng cho chúng ta tuy
chúng ta không xứng đáng được hưởng. Chỉ có Đức Chúa Trời mới thấu đáo
thực chất của cộng đồng chúng ta, cũng như chỉ có Ngài mới thấu đáo thực
chất của sự nên thánh trong chúng ta. Những điều tuy có vẻ yếu đuối và tầm
thường đối với chúng ta nhưng có thể là vĩ đại và vinh quang đối với Đức
Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cộng đồng tín hữu không phải
để chúng ta mỗi ngày lo đo nhiệt độ của cộng đồng, cũng như người tín hữu
không cần phải thường xuyên bắt mạch đời sống tâm linh của mình. Nếu
chúng ta mỗi ngày càng biết ơn nhận lãnh những điều Đức Chúa Trời ban
cho mình bao nhiêu, mỗi ngày cộng đồng sẽ càng tăng trưởng mạnh mẽ, đều
đặn, và phát triển theo ý chỉ tốt lành của Đức Chúa Trời bấy nhiêu.
Tình anh chị em trong Chúa không phải là một tình yêu lý tưởng mà chúng
ta phải thực hiện, nhưng là một thực thể do Đức Chúa Trời tạo dựng nên
trong Chúa Cứu Thế. Chúng ta được dự phần vào thực thể này. Nếu chúng ta
càng học biết thấu đáo rằng nền tảng, sức mạnh và Lời Hứa của cộng đồng
tín hữu của tất cả chúng ta đều đặt trên Chúa Giê-xu Cứu Thế, chúng ta sẽ
càng học tập suy nghĩ đến cộng đồng của chúng ta một cách bình thản hơn,
rồi cầu nguyện và hi vọng cho cộng đồng.
Một thực thể thuộc linh, không phải là một thực thể tâm lý
Vì chỉ đặt nền tảng trên Chúa Giê-xu Cứu Thế nên cộng đồng tín hữu là một
thực thể thuộc linh chứ không phải là một thực thể tâm lý. Đây là điểm phân
biệt cộng đồng tín hữu với tất cả các cộng đồng khác.
Theo Kinh Thánh, “thuộc linh” là điều do Chúa Thánh Linh - Đấng đã ban
Chúa Giê-xu Cứu Thế làm Chủ và Cứu Chúa trong tâm hồn chúng ta - tạo
dựng nên. Còn “tâm lý” đến từ các bản năng, sức mạnh và tài năng thiên
nhiên của linh hồn con người.
Căn bản của tất cả thực thể thuộc linh là Lời Đức Chúa Trời mạc khải rõ
ràng trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Căn bản của tất cả thực thể tâm lý là
những hoạt động và đòi hỏi đen tối, không tinh ròng của linh hồn con người.
Căn bản của cộng đồng thuộc linh là chân lý, còn căn bản của cộng đồng
tâm lý là dục vọng. Bản thể của cộng đồng thuộc linh là ánh sáng - vì “Đức
Chúa Trời là ánh sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm” (IGi1Ga 1:5) và
“nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng,
thì chúng ta tương giao với nhau” (1:7). Bản thể của cộng đồng tâm lý là tối
tăm - “vì thật là từ trong, từ lòng người mà ra những ác tưởng” (Mac Mc
7:21). Đó là sự tối tăm của đêm khuya, bao trùm trên những cội rễ của tất cả
mọi hành động của con người xác thịt, cũng bao trùm trên tất cả các bản
năng cao thượng và sùng đạo. Cộng đồng thuộc linh là cộng đồng của những
người được Chúa Cứu Thế kêu gọi, còn cộng đồng tâm lý là cộng đồng của
những linh hồn sùng đạo. Trong cộng đồng thuộc linh tình yêu sáng rực, là
Agape, phục vụ anh chị em; còn trong cộng đồng tâm lý tình yêu tối tăm của
bản năng vừa sùng đạo vừa vô đạo, tức là Eros, đốt cháy. Một bên là công
tác phục vụ anh chị em một cách trong sáng rõ ràng, còn một bên là đòi hỏi
thoả mãn không trong sáng rõ ràng. Một bên là khiêm nhường thuận phục
anh chị em, còn một bên thì muốn anh chị em phải khiêm nhường thuận
phục sự đòi hỏi của riêng mình. Trong cộng đồng thuộc linh chỉ có Lời Đức
Chúa Trời hướng dẫn, trong cộng đồng tâm lý ngoài Lời Đức Chúa Trời còn
có những con người có quyền hành, có kinh nghiệm, có ma lực thu hút đặc
biệt. Một bên chỉ có Lời Đức Chúa Trời trói buộc, còn một bên ngoài Lời
Đức Chúa Trời con người còn tự mình trói buộc mình. Một bên tất cả thế
lực, vinh quang và quyền hạn đều ở trong Chúa Thánh Linh, còn một bên
những người có quyền hành và có ảnh hưởng được quí trọng. Dĩ nhiên họ là
những người sùng đạo, thành tâm thiện chí phục vụ, nhưng thực tế chỉ là
soán ngôi Chúa Thánh Linh rồi đày Ngài đến một phương trời xa xăm vô
tưởng. Ở đây chỉ có tâm lý mà thôi. Vì thế ở đó có Chúa Thánh Linh hướng
dẫn, còn ở đây có kỹ thuật tâm lý, có phương pháp hướng dẫn. Ở đó có tình
yêu chân thành giúp đỡ anh chị em, không có tâm lý, không có kỹ thuật, còn
ở đây thì có phân tích và xây dựng tâm lý, ở đó có công tác phục vụ anh chị
em một cách khiêm nhường, giản dị, còn ở đây có đối xử dò xét, tính toán
của những con người xa lạ.
Có lẽ nhận xét sau đây giúp ta thấy điểm dị biệt giữa thực thể thuộc linh và
thực thể tâm lý rõ ràng nhất. Trong cộng đồng thuộc linh không khi nào có
sự liên hệ “trực tiếp” giữa một người với một người khác, còn trong cộng
đồng tâm lý có sự đòi hỏi tương giao, đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với linh hồn
người khác, một sự đòi hỏi tự nhiên, phát xuất từ đáy sâu của linh hồn con
người. Dục vọng này của linh hồn con người đòi hỏi sự hoà hợp tuyệt đối
giữa tôi với người hoặc bằng cách hợp nhất trong tình yêu, hoặc bằng cách
ép buộc người khác phải khuất phục dưới quyền hành và ảnh hưởng của tôi.
Người mạnh tâm lý được thoả mãn cùng cực và làm cho người yếu cảm
phục, yêu thương hoặc sợ hãi. Ở đây những mối liên hệ, gợi cảm, lệ thuộc
của con người đóng vai trò quan trọng, và tất cả những đặc điểm của một
cộng đồng gián tiếp qua Chúa Cứu Thế cũng xuất hiện trong cộng đồng tâm
lý trực tiếp, nhưng xuất hiện một cách méo mó.
Vì thế có loại tín hữu tâm lý. Tín hữu tâm lý bề ngoài giống như tin Chúa
thực, nhưng thực ra tin Chúa do một người cố ý hoặc vô tình lạm dụng khả
năng của mình làm cho một cá nhân hoặc cả một cộng đồng xúc động sâu xa
đến nỗi bị lôi cuốn làm theo ý hướng của người đó. Trong trường hợp này
linh hồn tác động trực tiếp trên linh hồn. Người yếu bị người mạnh chế ngự;
trước ảnh hưởng của người mạnh, người yếu không còn sức kháng cự nữa.
Người yếu bị cưỡng bức, chứ không thấu đáo vấn đề. Điểm này thể hiện rõ
ràng khi người tin Chúa tâm lý có bổn phận phải thực hành những việc
không liên quan hoặc mâu thuẫn với cá nhân của người mà mình chịu ảnh
hưởng. Trong trường hợp này người tin Chúa tâm lý thất bại. Điều này cho
thấy người đó hiển nhiên không tin Chúa nhờ Chúa Thánh Linh nhưng do
ảnh hưởng của con người và vì thế không bền vững.
Cũng vậy, có loại tình-yêu-người-lân-cận tâm lý. Tình yêu này có khả năng
hi sinh cực đoan, dấn thân tuyệt đối và kết quả còn cụ thể hơn tình yêu đích
thực của Chúa Cứu Thế nữa. Tình yêu này thao thao bất tuyệt bằng ngôn
ngữ của Chúa Cứu Thế. Nhưng đây là loại tình yêu mà Sứ đồ Phao lô đã nói:
“Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi người nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu
đốt” - nghĩa là nếu tôi nối kết những hành động cụ thể nhất của tình yêu với
sự hi sinh cụ thể nhất - “nhưng không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng
ích chi cho tôi” (ICo1Cr 13:3). Tình yêu tâm lý yêu tha nhân vì cớ bản thân
mình, còn tình yêu thuộc linh yêu người khác vì Chúa Cứu Thế. Vì thế tình
yêu tâm lý đi tìm sự tiếp xúc trực tiếp với người khác, không yêu người đang
được tự do, nhưng yêu người đang bị mình trói buộc. Tình yêu này muốn
thắng, muốn chiếm hữu, muốn lấn ép người khác bằng tất cả mọi phương
tiện. Tình yêu này không muốn ai kháng cự, chỉ muốn thống trị.
Tình yêu tâm lý không quí trọng nhưng tương đối hoá chân lý, vì tình yêu
này không muốn điều gì, kể cả chân lý, xen vào mối liên hệ giữa mình và
người mình yêu. Tình yêu tâm lý khát khao người khác, khát khao mối
tương giao và tình yêu của người khác, nhưng không phục vụ người khác.
Đã vậy, tình yêu tâm lý lại còn thích phục vụ giả dối nữa.
Điểm dị biệt giữa tình yêu thuộc linh và tình yêu tâm lý nằm trên hai bình
diện. Hai bình diện này tuy hai nhưng thực ra chỉ là một, đó là: tình yêu tâm
lý không bao giờ sẵn sàng chấp nhận để cho mối tương giao giả tạo của
mình đổ vỡ rồi xây dựng lại một mối tương giao chân thật, và tình yêu tâm
lý không thể yêu kẻ thù vì kẻ thù chống cự tình yêu này rất mãnh liệt.
Cả hai đều phát xuất từ một nguồn: tình yêu tâm lý tự bản năng là tham
muốn, tức là tham muốn mối tương giao tâm lý. Hễ khi nào tình yêu tâm lý
còn thoả mãn được lòng tham muốn này thì còn tham muốn, bất kể chân lý,
cũng bất kể tình yêu tha nhân đích thực. Còn hễ khi nào loại tình yêu này
không thể thoả mãn được lòng tham muốn của mình nữa thì tình yêu sẽ
chấm dứt, tức là chấm dứt yêu kẻ thù. Lúc đó tình yêu đổi thành thù ghét,
khinh thường và vu khống..
Nhưng lúc đó cũng là lúc mà tình yêu thuộc linh bắt đầu. Vì thế hễ khi nào
tình yêu tâm lý đối diện với tình yêu thuộc linh thì đổi thành ghen ghét cá
nhân, vì tình yêu thuộc linh không tham muốn nhưng phục vụ. Tình yêu tâm
lý lấy chính mình làm mục tiêu, làm thành quả, làm thần tượng để tôn sùng
và bắt tất cả cũng phải phục tùng. Tình yêu này chỉ chăm sóc, trang điểm và
yêu thương chính bản thân mình mà thôi. Nhưng tình yêu thuộc linh phát
xuất từ Chúa Cứu Thế. Tình yêu này phục vụ chỉ một mình Chúa, và biết
rằng chính mình không thể trực tiếp đến với tha nhân được.
Chúa Cứu Thế đứng giữa tôi và người. Tôi không biết tình yêu tha nhân là
gì. Vì đối với Chúa Cứu Thế, khái niệm phổ thông về tình yêu phát xuất từ
sự đòi hỏi của linh hồn tôi chỉ là lòng ghen ghét và tính vị kỷ xấu xa mà thôi.
Chỉ có Chúa Cứu Thế mới có thể lý giải bằng ngôn ngữ của Ngài cho tôi
hiểu tình yêu là gì. Chúa Giê-xu Cứu Thế dạy cho tôi biết tình yêu anh chị
em trong chân lý hoàn toàn trái ngược với ý tưởng và sự suy nghĩ của tôi. Vì
thế tình yêu thuộc linh liên hệ mật thiết với Lời của Chúa Giê-xu Cứu Thế.
Hễ khi nào Chúa Cứu Thế vì cớ tình yêu muốn giữ tôi lại trong mối tương
giao thì tôi ở lại trong mối tương giao, còn hễ khi nào chân lý của Ngài vì cớ
tình yêu đòi hỏi tôi chấm dứt mối tương giao thì tôi chấm dứt dù rằng tình
yêu tâm lý của tôi phản đối mãnh liệt. Sở dĩ tình yêu thuộc linh có thể yêu kẻ
thù như yêu anh chị em vì tình yêu thuộc linh không tham muốn nhưng phục
vụ, không phát xuất từ anh chị em hoặc từ kẻ thù nhưng phát xuất từ Chúa
Cứu Thế và từ Lời của Ngài. Tình yêu tâm lý không bao giờ có thể hiểu tình
yêu thuộc linh được; vì tình yêu thuộc linh đến từ trên, đối với tất cả các tình
yêu trần tục hoàn toàn là sự lạ, là việc mới, là điều khó hiểu.
Vì Chúa Cứu Thế đứng giữa tôi với tha nhân nên tôi không có quyền đòi hỏi
tương giao trực tiếp với tha nhân. Chúa Cứu Thế đã dạy tôi biết rằng, cũng
như Chúa đã giúp đỡ tôi, chỉ có chính Chúa mới có thể giúp đỡ tha nhân mà
thôi. Điều này có nghĩa là tôi phải để cho người khác tự do, không dùng tình
yêu thương của mình chỉ định, cưỡng bách, quản lý người khác. Khi người
khác được tự do, không lệ thuộc tôi, người đó sẽ kinh nghiệm được tình yêu
trong cương vị của người. Vì Chúa Cứu Thế yêu thương người nên đã trở
thành Người cho người. Chúa đã chết và đã sống lại cho người. Chúa đã tha
tội cho người và sửa soạn cho người một sự sống vĩnh cửu. Vì Chúa Cứu
Thế đã từ lâu hành động cụ thể cho người anh chị em của tôi, từ trước khi tôi
có thể bắt đầu hành động, nên tôi phải để người anh chị em của tôi được tự
do cho Chúa. Người anh chị em của tôi chỉ nên đối diện với tôi trên cương vị
của một người sống cho Chúa mà thôi. Đó là ý nghĩa của câu nói chúng ta
chỉ có thể gặp gỡ tha nhân qua trung gian của Chúa Cứu Thế. Tình yêu tâm
lý tự phác hoạ cho mình một hình ảnh về tha nhân: người đó phải và sẽ phải
như thế nào. Tình yêu này nắm lấy sự sống của tha nhân trong bàn tay mình.
Nhưng nhờ Chúa Giê-xu Cứu Thế tình yêu thuộc linh có thể nhận ra được
hình ảnh đích thực của tha nhân. Đó là hình ảnh mà Chúa Giê-xu Cứu Thế
đã và muốn tạo cho người.
Vì thế tình yêu thuộc linh thận trọng trong lời nói và việc làm với tha nhân,
chỉ nói chỉ làm những điều Chúa Cứu Thế dạy bảo mà thôi. Tình yêu này
không làm cho tha nhân xao xuyến tinh thần bằng cách gây ảnh hưởng một
cách quá riêng tư, trực tiếp, bằng cách xen vào cuộc sống của tha nhân một
cách bất khiết, không mừng khi thấy tha nhân sùng đạo thái quá. Nhưng tình
yêu này sẽ đối diện với người bằng Lời của Đức Chúa Trời một cách rõ ràng
và sẵn sàng để cho người một mình đối diện với Lời của Chúa trong một
thời gian dài để người được tự do, để Chúa Cứu Thế tác động trong người.
Tình yêu này sẽ tôn trọng ranh giới của người. Đó là ranh giới mà Chúa Cứu
Thế đã phân chia giữa chúng ta. Và tình yêu này sẽ tìm được mối tương giao
hoàn toàn với tha nhân trong Chúa Cứu Thế là Đấng duy nhất nối kết và hợp
nhất chúng ta. Vì thế tình yêu này sẽ thưa với Chúa Cứu Thế về người anh
chị em nhiều hơn là nói với người anh chị em về Chúa. Tình yêu này biết
rằng, con đường ngắn nhất dẫn đến tha nhân luôn luôn dẫn xuyên qua sự cầu
nguyện với Chúa Cứu Thế và rằng, tình yêu tha nhân hoàn toàn nối chặt với
chân lý trong Chúa Cứu Thế. Phát xuất từ tình yêu này, môn đệ Giăng đã
nói: “Tôi nghe con cái tôi làm theo chân lý, thì không còn có điều gì vui
mừng hơn nữa”(III Giăng 4).
Tình yêu tâm lý sống nhờ những dục vọng mờ ám không được kiểm soát và
không thể kiểm soát được. Tình yêu thuộc linh sống trong sự trong sáng của
việc làm do chân lý thúc đẩy. Tình yêu tâm lý tạo ra nô lệ, ràng buộc, gắng
gượng, tình yêu thuộc linh tạo ra tự do cho anh chị em trong Lời Chúa.
Tình yêu tâm lý vun trồng những đoá hoa giả tạo, tình yêu thuộc linh sinh
bông kết trái , xanh chín dưới bầu trời của Đức Chúa Trời, dưới mưa, bão và
mặt trời theo ý muốn tốt lành của Ngài.
Đối với tất cả các cộng đồng tín hữu, vấn đề sinh tồn là kịp thời nhận thức
điểm dị biệt giữa lý tưởng con người và thực thể thiên thượng, giữa mối
tương giao thuộc linh và mối tương giao tâm lý. Vấn đề sống chết của một
cộng đồng tín hữu là sớm ý thức được điểm này. Nói một cách khác: một
cộng đồng sống theo Lời Chúa chỉ lành mạnh khi cộng đồng đó không phải
là một phong trào, một dòng tu, một hội đoàn, một collegium pietatis, nhưng
là một phần của Một Hội Thánh Phổ thông của Chúa và chia sẻ với toàn thể
Hội Thánh nỗi khó khăn, cuộc chiến đấu và Lời Hứa của Chúa. Những
nguyên tắc tuyển chọn và thanh lọc người không dựa vào nhận xét khách
quan trong khi làm việc chung với nhau nhưng dựa vào mối liên hệ gia đình
và kỳ thị địa phương đều là mối nguy hiểm cho cộng đồng tín hữu. Trên con
đường tuyển chọn về phương diện tinh thần và thuộc linh, yếu tố tâm lý luôn
luôn mò vào, cướp mất tiềm năng thuộc linh của cộng đồng và hiệu năng của
Hội Thánh, rồi đẩy Hội Thánh đến chỗ lạc đạo. Loại trừ những người yếu
đuối, kém quan trọng, và những người có vẻ vô dụng ra khỏi một cộng đồng
tín hữu tức là loại trừ Chúa Cứu Thế là Đấng đang gõ cửa lòng của những
người anh chị em đau khổ đó. Vì thế chúng ta cần thận trọng về điểm này.
Nếu không nhận xét cẩn thận ta có thể nghĩ rằng, lý tưởng và thực thể, yếu
tố tâm lý và yếu tố thuộc linh dễ hoà đồng với nhau nhất trong một cộng
đồng gồm có nhiều thành phần khác nhau, cụ thể là trong hôn nhân, gia
đình, tình bạn, nghĩa là khi yếu tố tâm lý đóng vai trò then chốt trong sự hình
thành của cộng đồng, còn yếu tố thuộc linh chỉ đóng vài trò bổ sung mà thôi.
Ta tưởng rằng, chỉ trong những cộng đồng như vậy hai yếu tố này mới dễ bị
lẫn lộn hoặc hoà đồng với nhau, còn những cộng đồng hoàn toàn thuộc linh
không bị mối nguy hiểm này đe doạ. Nhưng nghĩ như vậy là lầm. Kinh
nghiệm cho thấy thực tế hoàn toàn khác hẳn. Một cuộc hôn nhân, một gia
đình, một tình bạn thường thấu đáo ranh giới của những yếu tố xây dựng
mối tương giao của mình; nếu lành mạnh, những cộng đồng này biết rõ ranh
giới giữa yếu tố tâm lý và yếu tố thuộc linh nằm ở đâu. Những cộng đồng
này biết rằng sự tương giao thuộc thể-tâm lý trái ngược với sự tương giao
thuộc linh. Trái lại trong một cộng đồng hoàn toàn có tính cách thuộc linh
yếu tố tâm lý rất dễ xen vào và hoà đồng. Một cộng đồng hoàn toàn thuộc
linh chẳng những rất nguy hiểm nhưng cũng rất bất thường. Nếu một cộng
đồng thuộc linh không có yếu tố thuộc thể-gia đình hoặc không có sự tương
giao qua công việc, nếu không có những sinh hoạt hằng ngày với tất cả
những nhu cầu đòi hỏi của những con người đang tích cực hoạt động, thì ở
đó ta phải cẩn thận và cảnh giác.
Có lẽ tất cả mọi tín hữu đều được Đức Chúa Trời ban cho ít nhất một lần
trong đời cái kinh nghiệm phước hạnh khó quên về mối tương giao chân thật
với các anh chị em trong Chúa. Nhưng kinh nghiệm này không gì khác hơn
là ân huệ Chúa ban thêm bên cạnh thức ăn hằng ngày mà Chúa ban cho sự
sống của cộng đồng tín hữu. Chúng ta không xứng đáng nhận được những
kinh nghiệm này, và chúng ta không sinh hoạt với các tín hữu khác vì cớ
những kinh nghiệm này. Yếu tố nối kết chúng ta lại với nhau không phải là
kinh nghiệm về tình anh chị em nhưng là niềm tin vững chắc nơi tình anh
chị em trong Chúa. Đức Chúa Trời đã và sẽ hành động trên tất cả chúng ta.
Trong đức tin chúng ta nắm chắc món quà vô giá này. Đây là món quà làm
cho chúng ta vui mừng và hạnh phúc, cũng làm cho chúng ta sẵn sàng từ
khước tất cả các kinh nghiệm mà Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta.
Chúng ta liên hệ với nhau không phải trong kinh nghiệm nhưng trong đức
tin.
“Kìa, anh em sống hoà thuận với nhau, thật tốt đẹp thay!” (Thi Tv 133:1).
Đó là lời Kinh Thánh khen tặng những cộng đồng sống theo Lời Chúa. Nếu
nghiêm túc lý giải từ “hoà thuận”, câu Kinh Thánh này có nghĩa: “Nếu anh
chị em sống với nhau trong Chúa Cứu Thế”; vì chỉ có Chúa Giê-xu Cứu Thế
duy nhất là sự hoà thuận của chúng ta. “Chúa là sự bình an của chúng ta”
(Eph Ep 2:14). Chúng ta đến với nhau, vui với nhau và tương giao với nhau
chỉ nhờ Chúa mà thôi.
Một Ngày Với Tha Nhân
Lạy Chúa! Lúc sương mai còn đọng
chúng con đồng thờ phượng Chúa cao sang.
Buổi tối, lúc mặt trời đà lặn
chúng con đồng hiệp nguyện hướng về Ngài.
Xin dâng lên lời ca tôn đại Chúa
hiện nay và mãi mãi đời đời.
(Luther, dựa theo Ambrosius)
Một ngày bắt đầu
“ Hãy để cho Lời Chúa Cứu Thế sống động trong anh em” (CoCl 3:16).
Một ngày trong thời Cựu ước bắt đầu vào buổi tối và chấm dứt vào chiều
hôm sau, lúc mặt trời lặn. Đó là thời gian mong đợi.
Một ngày trong thời Tân ước bắt đầu vào lúc hừng đông và chấm đứt vào
sáng hôm sau lúc ánh sáng ban mai vừa loé. Đó là thời gian ứng nghiệm,
thời gian phục sinh của Chúa. Chúa sinh ra vào ban đêm, ánh sáng đi vào
bóng tối. Khi Chúa Cứu Thế đau thương và chịu chết trên cây thập tự, giữa
trưa đã trở thành giữa khuya. Nhưng khi Chúa Cứu Thế chiến thắng mộ
phần, lúc đó là hừng đông của buổi sáng phục sinh. Bài ca ca tụng “Mặt trời
công chính” của Hội Thánh Cải chánh có lời như sau:
“Buổi sáng sớm, lúc mặt trời mọc,
Chúa Cứu Thế của tôi phục sinh;
đánh đuổi tội lỗi của đêm khuya,
đem lại ánh sáng, sự cứu rỗi và sự sống.
Ha lê lu gia!”
Đó là mặt trời mọc lên cho Hội Thánh đang mong đợi (MaMl 4:2), và
“những người yêu mến Chúa được giống như mặt trời, mọc lên rực rỡ” (Cac
Tl 5:31).
Ban mai thuộc về Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Phục sinh. Lúc ánh sáng
vừa loé là lúc Hội Thánh kỷ niệm buổi sáng sớm ngày hôm đó, buổi sáng
Chúa chiến thắng cái chết, ma quỉ và tội lỗi, buổi sáng Chúa ban sự sống
mới và sự cứu rỗi cho con người.
Ngày nay chúng ta, những người không còn sợ hãi, cũng không quí trọng
đêm tối như người xưa nữa, còn có thể cảm thông được niềm vui mừng của
các vị thánh tổ và của Hội Thánh đầu tiên khi ánh sáng ban mai vừa loé
không? Chúng ta cần học tập ca tụng Đức Chúa Trời Ba Ngôi vào mỗi buổi
sáng tinh sương. Chúng ta ca tụng Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo
Hoá đã bảo vệ sự sống của chúng ta trong đêm tối và đánh thức chúng ta dậy
để sống một ngày mới. Chúng ta ca tụng Chúa Con là Đức Chúa Trời, Cứu
Chúa của nhân loại, Đấng đã chiến thắng mộ phần và địa ngục cho chúng ta,
và là Đấng Thắng đang sống giữa chúng ta. Chúng ta ca tụng Chúa Thánh
Linh là Đức Chúa Trời, Đấng vào lúc trời còn tinh sương ban Lời của Đức
Chúa Trời làm ánh sáng soi sáng tâm hồn chúng ta, đánh đuổi bóng tối và tội
lỗi ra khỏi cuộc đời chúng ta, và dạy chúng ta cầu nguyện. Nếu biết ca tụng
Chúa như thế, chúng ta sẽ linh cảm được niềm vui của các anh chị em sống
hoà thuận với nhau, sau một đêm dài họp lại với nhau vào buổi sáng sớm để
cùng nhau ca tụng Chúa, cùng nhau nghe Lời Chúa và cùng nhau cầu
nguyện. Ban mai không thuộc về cá nhân một người nhưng là của toàn thể
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Ban mai thuộc về gia đình tín hữu,
thuộc về các cộng đồng anh chị em trong Chúa. Các bản thánh ca cổ của Hội
Thánh ca tụng Đức Chúa Trời vào ban mai vẫn còn văng vẳng. Các anh chị
em vùng Boehmen đã ca rằng:
Ban ngày đánh đuổi đêm tối;
hỡi tín hữu Chúa Cứu Thế,
hãy tỉnh táo và thức dậy,
ca tụng Chúa Trời, là Chúa.
Hãy nhớ, Chúa là Chúa Trời
dựng bạn theo hình tượng Chúa,
để bạn dễ nhận ra Ngài.
và
Ban ngày bắt đầu và ló dạng,
Ôi Chúa, chúng con ca tụng Chúa,
Chúng con cám ơn Chúa yêu quí,
Đã gìn giữ chúng con trong đêm.
Xin gìn giữ chúng con hôm nay
Là những người hành hương đau khổ,
Xin giúp, xin gìn và xin giữ,
Để chúng con tránh mọi xấu xa.
và
Vì ánh sáng ban ngày đã rọi,
Anh em hỡi, hãy cùng cảm tạ
Đức Chúa Trời nhân lành, từ bi
Bảo vệ chúng ta trong đêm tối.
Lạy Chúa, chúng con xin dâng hiến
Lời nói, việc làm và ước nguyện.
Xin Chúa dùng theo ý muốn Chúa,
để công việc chúng con tốt đẹp.
Một cộng đồng sống theo Lời Chúa cần bắt đầu buổi sáng sớm bằng một Lễ
Thờ Phượng chung. Toàn thể cộng đồng họp lại để ca tụng và cảm tạ, đọc
Kinh Thánh và cầu nguyện. Lời cầu nguyện và lời ca vang lên, xuyên qua sự
yên tĩnh của ban mai. Sau một đêm dài yên lặng chúng ta sẽ dễ cảm nhận lời
ca và Lời Chúa hơn. Kinh Thánh dạy rằng, ý nghĩ và lời nói đầu tiên trong
một ngày của Chúa phải là: “Buổi sáng Chúa sẽ nghe tiếng con, buổi sáng
con sẽ trình bày duyên cớ con trước mặt Chúa” (Thi Tv 5:3), “Buổi sáng lời
cầu nguyện con sẽ thấu đến trước mặt Chúa” (Thi Tv 88:13), “Hỡi Đức
Chúa Trời, lòng con tin chắc, lòng con tin chắc; con sẽ hát, phải, con sẽ hát
ngợi khen. Hỡi vinh quang ta, hãy tỉnh thức! Hỡi cầm sắt, hãy tỉnh thức!
Chính mình ta sẽ tỉnh thức thật sớm” (57:7-8). Vào lúc bình minh người tín
hữu khao khát Đức Chúa Trời: “Con thức trước rạng đông và kêu cầu; con
trông cậy nơi Lời Chúa” (119:147). “Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa
Trời con, vừa sáng con tìm cầu Chúa; Trong một đất khô khan, cực nhọc,
chẳng nước, linh hồn con khát khao Chúa, thân thể con mòn mỏi về Chúa”
(Thi Tv 63:1).
Sách “Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn” dạy: “Người ta biết rằng phải cảm tạ
Chúa trước khi mặt trời mọc, và đi gặp Chúa trước khi ánh sáng chiếu” (Sự
khôn ngoan của Sa-lô-môn 16:28), và sách Giê-xu Si-rách khuyên dạy riêng
các thầy giáo luật phải “nhớ thức dậy sớm để tìm kiếm Chúa là Đấng đã
dựng nên mình và cầu nguyện trước mặt Chúa Chí Cao” (Giê-xu Si-rách
39:6).
Kinh Thánh cũng mô tả ban mai là thời gian Chúa giúp đỡ đặc biệt. Đối với
một thành phố thuộc về Chúa, “Đức Chúa Trời ở giữa thành phố ấy; thành
phố ấy sẽ không bị rúng động. Vừa rạng đông Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ nó”
(Thi Tv 46:5). Và: “Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn
lắm” (CaAc 3:23).
Người tín hữu không nên bắt đầu ngày mới với những quay cuồng vội vã
của cuộc đời. Chúa là Đấng dựng nên ngày mới và cai quản ngày mới ấy.
Bóng tối mập mờ của ban đêm mơ mộng sẽ nhường chỗ cho ánh sáng của
Chúa Cứu Thế và Lời của Ngài. Tất cả những sự hỗn độn, bất khiết, lo lắng,
sợ hãi đều biến mất. Cho nên vào buổi sáng sớm, có nhiều ý nghĩ và lời nói
vô ích không cần phải thốt ra. Ý nghĩ và lời nói đầu tiên phải là Ý và Lời của
Chúa, của Cứu Chúa của cuộc đời chúng ta. “Con đang ngủ, hãy thức, hãy
vùng dậy từ trong đám người chết, thì Chúa Cứu Thế sẽ chiếu sáng con”
(Eph Ep 5:14).
Kinh Thánh tường thuật rằng, các tôi tớ của Chúa như Áp-ra-ham, Gia-cốp,
Môi-se, Giô-suê đã thức dậy sớm để tìm kiếm Chúa và thực hiện mạng lịnh
của Ngài (xem SaSt 19:27; 22:3; XuXh 8:16; 9:13; 24:4; Gios Gs 3:1; 6:12
v.v.!).
Các sách Phúc Âm tường thuật rằng, Chúa Giê-xu “sáng hôm sau, trời còn
mờ mờ, thức dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó” (Mac
Mc 1:35).
Có người thức dậy sớm vì lo lắng và thiếu bình an. Kinh Thánh dạy rằng:
“Uổng công thay cho các con thức dậy sớm, đi ngủ trễ, và ăn bánh lao khổ”
(Thi Tv 127:2). Thức dậy sớm vì yêu Chúa mới đáng quí. Đó là thói quen
của các tôi tớ Chúa trong Kinh Thánh.
Giờ tĩnh nguyện chung vào buổi sáng gồm có phần đọc Kinh Thánh, hát
Thánh ca và cầu nguyện. Một cộng đồng càng có nhiều thành phần khác
nhau, giờ tĩnh nguyện buổi sáng càng cần phải linh động. Đó là điểm rất cần
thiết. Một cộng đồng gia đình có trẻ con cần tĩnh nguyện khác với các nhà
thần học. Ta không thể đem giờ tĩnh nguyện của một cộng đồng này đến áp
dụng cho một cộng đồng khác; giờ tĩnh nguyện của các nhà thần học không
thể giống như giờ tĩnh nguyện của một gia đình có trẻ con.
Tuy nhiên, mỗi giờ tĩnh nguyện chung đều gồm có:
Lời của Kinh Thánh ,
Bài ca của Hội Thánh ,
Lời cầu nguyện của cộng đồng .
Sau đây chúng ta cùng bàn với nhau về những điểm này.
Sự mầu nhiệm của Thi thiên
Kinh Thánh Tân ước dạy chúng ta “Hãy dùng ca vịnh, thơ thánh, và bài hát
thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau” (Eph Ep 5:19) và “dùng những ca vịnh,
thơ thánh, bài hát thiêng liêng, mà dạy và khuyên nhau” (CoCl 3:16).
Từ xưa, phần cầu nguyện bằng Thi thiên đóng một vai trò rất quan trọng
trong Hội Thánh. Nhiều Hội Thánh bắt đầu Lễ Thờ Phượng bằng Thi thiên.
Nhưng rất tiếc ngày nay chúng ta đã đánh mất vai trò quan trọng của Thi
thiên. Thi thiên giữ một vai trò đặc biệt trong toàn bộ Kinh Thánh. Thi thiên
là Lời của Đức Chúa Trời, và đồng thời, ngoại trừ một vài ngoại lệ, cũng là
lời cầu nguyện của con người. Tại sao Lời Đức Chúa Trời cũng là lời của
con người?
Ngoài câu hỏi này ta còn có thêm một nhận xét: Nếu cầu nguyện bằng Thi
thiên, lúc đầu ta có thể dùng Thi thiên làm lời cầu nguyện của riêng mình,
nhưng đến một Thi thiên nào đó, ta tự cảm thấy không thể dùng Thi thiên
làm lời cầu nguyện của riêng mình được. Điển hình là những Thi thiên nói
về sự vô tội, về sự tha thứ, và một vài Thi thiên nói về sự thương khó.
Nhưng những lời cầu nguyện này là Lời của Chúa Thánh Linh. Người tín
hữu không thể viện một lý do mơ hồ nào mà cho rằng những lời này đã lỗi
thời hoặc thuộc về thời “tiền tôn giáo”. Như vậy, ta không thể hiểu, mà cũng
không thể cầu nguyện bằng những Lời Kinh Thánh này. Ta có thể đọc, nghe,
có thể kinh ngạc và hứng khởi về những Lời này, nhưng những Lời này vẫn
là lời cầu nguyện của một Người khác. Ta không thể cầu nguyện bằng
những Lời này, mà cũng không thể loại bỏ những Lời này ra ngoài Kinh
Thánh.
Trong trường hợp này, đáng lẽ ta nên tự nhủ rằng, trước hết ta cầu nguyện
bằng những Thi thiên mà mình có thể hiểu được. Đáng lẽ ta nên tạm gác lại
những điểm khó hiểu trong Kinh Thánh mà trở về với những điểm giản dị và
dễ hiểu trước.
Tuy nhiên, chính điểm khó hiểu này cho phép ta có một cái nhìn sơ khởi vào
sự mầu nhiệm của Thi thiên. Ta cầu nguyện bằng những Thi thiên đó nhưng
không dám cầu bằng môi miệng, mà phải lắp bắp và sợ hãi. Điều này cho
phép ta suy diễn rằng, Người cầu nguyện bằng Thi thiên phải là một Người
khác hẳn chúng ta, là Người quả quyết mình vô tội, là Người dám kêu nài
toà án của Đức Chúa Trời, là Người đã chịu đau khổ cùng tận. Người đó
không ai khác hơn là chính Chúa Giê-xu Cứu Thế. Chính Chúa là Người cầu
nguyện bằng những Thi thiên đó và bằng tất cả các Thi thiên. Kinh Thánh
Tân ước và Hội Thánh đã nhận biết và minh chứng điều này. Con người
Giê-xu Cứu Thế, Con Người thấu đáo đau khổ, nghèo khó và bệnh tật, cũng
là Đấng hoàn toàn vô tội và công chính, cầu nguyện bằng Thi thiên qua môi
miệng của Hội Thánh. Thi thiên như vậy đích thực là Lời Cầu nguyện của
Chúa Giê-xu Cứu Thế. Chúa đã cầu nguyện bằng Thi thiên, và Thi thiên đã
trở thành Lời Cầu nguyện muôn đời của Chúa. Đó là lý do tại sao Thi thiên
vừa là lời cầu nguyện với Chúa vừa là Lời của chính Chúa. Vì ở đây Chúa
Cứu Thế vừa cầu nguyện vừa gặp gỡ chúng ta. Chúa Giê-xu Cứu Thế cầu
nguyện bằng Thi thiên trong Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh của Chúa và
mỗi cá nhân cũng cầu nguyện, nhưng chỉ cầu nguyện thực sự khi Chúa Cứu
Thế cầu nguyện qua Hội Thánh và qua mỗi cá nhân. Người cầu nguyện
không nhân danh chính mình mà cầu nguyện, nhưng nhân danh Chúa Giê-xu
Cứu Thế. Người cầu nguyện không cầu nguyện vì nhu cầu thiên nhiên,
nhưng cầu nguyện vì mang hình hài của con người Cứu Thế, cầu nguyện
dựa trên Lời cầu nguyện của con người Giê-xu Cứu Thế. Chỉ nhờ đó mà lời
cầu nguyện mới được nhậm. Vì Chúa Cứu Thế cũng cầu nguyện Thi thiên -
Cầu nguyện của mỗi cá nhân và của Hội Thánh trước Ngôi Đức Chúa Trời,
và hơn nữa, vì những người cầu nguyện ở đây hoà mình vào Lời Cầu nguyện
của Chúa Giê-xu Cứu Thế, nên lời cầu nguyện vang đến tai Đức Chúa Trời.
Như thế, Chúa Cứu Thế trở thành Đấng Cầu Thay của chúng ta.
Thi thiên là Lời Cầu nguyện của Chúa Cứu Thế cầu thay cho Hội Thánh của
Ngài. Nay Chúa Cứu Thế ở với Chúa Cha, nhưng những con người mới của
Chúa Cứu Thế, Thân-thể-Chúa-Cứu-Thế-trên-trần-thế, tiếp tục cầu nguyện
Lời Cầu nguyện của Chúa cho đến khi thời gian chung kết. Lời Cầu nguyện
của Chúa không phải là lời riêng của một chi thể, mà là lời của toàn Thân-
thể-Chúa-Cứu-thế. Lời Thi-thiên mà một cá nhân không thể hiểu và không
thể dùng làm lời cầu nguyện của riêng mình sẽ trở thành sống động qua toàn
thể Hội Thánh. Vì thế cầu nguyện bằng Thi thiên là cách cầu nguyện đặc
biệt của cộng đồng. Nếu một câu hoặc một Thi thiên không thể là lời cầu
nguyện của riêng tôi thì câu hoặc Thi thiên đó sẽ là lời cầu nguyện của một
người khác trong cộng đồng. Như vậy lời cầu nguyện mới đích thực là lời
cầu nguyện của con người Giê-xu Cứu Thế đích thực và của Thân-thể-Chúa-
trên-trần-thế.
Qua Thi thiên chúng ta học tập cầu nguyện dựa trên Lời Cầu nguyện của
Chúa Cứu Thế. Thi thiên là một trường học dạy cầu nguyện.
Ở đây, chúng ta học được điểm thứ nhất : Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện là
dựa vào Lời Đức Chúa Trời, là cầu nguyện dựa vào Lời Hứa. Lời cầu
nguyện của tín hữu đặt căn bản trên Lời Chúa đã mạc khải chứ không có liên
hệ đến những ước muốn vị kỷ của con người. Chúng ta cầu nguyện dựa vào
lời cầu nguyện của con người đích thực Giê-xu Cứu Thế. Kinh Thánh dạy,
rằng Chúa Thánh Linh cầu nguyện trong và cho chúng ta, rằng Chúa Cứu
Thế cầu nguyện cho chúng ta, rằng chúng ta chỉ có thể cầu nguyện thực sự
với Đức Chúa Trời trong danh Chúa Giê-xu Cứu Thế.
Điểm thứ hai chúng ta học được từ lời cầu nguyện bằng Thi thiên là chúng ta
nên cầu nguyện gì. Phạm vi của Thi thiên chắc chắn rộng lớn hơn kinh
nghiệm của mỗi cá nhân chúng ta. Tuy nhiên trong đức tin, mỗi cá nhân đều
có thể cầu nguyện tất cả những lời cầu nguyện của Chúa Cứu Thế. Đó là
những lời cầu nguyện của con người đích thực và chỉ có Chúa mới có được
những kinh nghiệm trong những lời cầu nguyện này.
Chúng ta có thể cầu nguyện bằng những Thi thiên nói về sự trả thù không?
Vì là tội nhân và vì khi đọc những Thi thiên nói về sự trả thù chúng ta
thường có ngay những ý tưởng gian ác nên đáng lẽ chúng ta không thể dùng
những Thi thiên này để cầu nguyện. Nhưng Chúa Cứu Thế - Đấng đã chịu
tất cả những sự trả thù của Đức Chúa Trời thay cho chúng ta, Đấng đã tha
thứ cho kẻ thù, Đấng chịu sự trả thù để kẻ thù được tự do - ở trong chúng ta
nên chúng ta, những chi thể của Chúa, có thể dùng những Thi thiên nói về sự
trả thù để cầu nguyện, cầu nguyện qua và từ tâm hồn của Chúa.
Chúng ta có thể dùng Thi thiên để tự xưng mình vô tội, sùng đạo và công
chính không? Thực ra, tự sức chúng ta, chúng ta không thể dùng những Thi
thiên nói về sự vô tội, sùng đạo và công chính làm lời cầu nguyện của tâm
hồn tráo trở của mình được. Nhưng chúng ta có thể và phải dùng những Thi
thiên đó để cầu nguyện với tâm hồn vô tội và trong sạch của Chúa Giê-xu
Cứu Thế, và với sự vô tội của Chúa mà chúng ta được phép dự phần trong
đức tin; vì “huyết và sự công chính của Chúa Cứu Thế là trang sức và áo
choàng của chúng ta” nên chúng ta có thể và nên cầu nguyện bằng những
Thi thiên này. Qua Chúa những Thi thiên này cũng thuộc về chúng ta.
Chúng ta không thể hiểu, không thể biết được ý nghĩa của những Thi thiên
nói về sự thương khó, chúng ta có thể cầu nguyện bằng những Thi thiên đó
không? Chúng ta cần cầu nguyện bằng những Thi thiên nói về sự thương
khó, không phải để dấn thân vào những điều mà mình không có kinh
nghiệm, cũng không phải để tự than thân trách phận, nhưng vì những sự
thương khó này đích thực và có thực trong Chúa Giê-xu Cứu Thế, vì con
người Giê-xu Cứu Thế đã chịu bệnh tật, đau đớn, nhục nhã và chịu chết, và
vì tất cả mọi xác thịt đều cùng chịu thương khó và chịu chết trong sự thương
khó và cái chết của Chúa. Chúng ta có quyền cầu nguyện bằng những Thi
thiên nói về sự thương khó này vì cớ tất cả những điều đã xảy ra cho chúng
ta trên cây thập tự của Chúa Cứu Thế, vì cớ cái chết của con người cũ của
chúng ta, và vì cớ tất cả những điều đã xảy ra cho chúng ta từ khi chúng ta
chịu báp-tem. Qua cây thập tự của Chúa Giê-xu, Thân-thể-Chúa-trên-trần-
thế có thể dùng những Thi thiên nói về sự thương khó này làm lời cầu
nguyện phát xuất từ trong tâm hồn mình.
Điểm thứ ba chúng ta học được từ lời cầu nguyện bằng Thi thiên là sự cầu
nguyện cộng đồng. Khi Thân-thể-Chúa-Cứu Thế cầu nguyện, tôi, một cá
nhân, nhận biết rằng lời cầu nguyện của tôi chỉ là một phần nhỏ trong toàn
bộ lời cầu nguyện của Hội Thánh. Tôi học cầu nguyện lời cầu nguyện của
Thân-thể-Chúa. Tôi vươn mình ra khỏi những ước nguyện riêng tư và cầu
nguyện một cách vô tư. Nhiều Thi thiên đã được các Hội Chúng thời Cựu
ước dùng để cầu nguyện theo thể đối đáp. Thể thơ parallelismus
membrorum, là thể thơ có vế thứ hai lập lại cùng một sự việc nhưng với một
lời thơ khác, không phải chỉ thuần tuý là một thể thơ mà thôi, nhưng cũng có
ý nghĩa thần học. Trường hợp điển hình là Thi thiên 5. Trong Thi thiên này
có hai tiếng ngâm, cả hai đều thưa với Đức Chúa Trời cùng một lời cầu
nguyện nhưng mỗi tiếng ngâm một lời thơ khác. Phải chăng điều này dẫn
chứng rằng, người cầu nguyện không cầu nguyện một mình, nhưng luôn
luôn có một người thứ hai, một Người khác, một phần tử của Hội Thánh, của
Thân-thể-Chúa, vâng, chính Chúa Giê-xu Cứu Thế, cũng cùng cầu nguyện
chung để lời cầu nguyện của mỗi cá nhân được nhậm?
Cũng tương tự như vậy, thể thơ lập đi lập lại cùng một sự việc này làm cho
Thi thiên 119 dài dường như bất tận. Điều này cho ta hiểu rằng nếu muốn
mỗi lời cầu nguyện thấm sâu vào lòng, ta phải lập đi lập lại nhiều lần, rằng
cầu nguyện không phải là một lần dốc đổ tâm hồn - vui hoặc buồn - , nhưng
là một tiến trình học hỏi không ngừng, là tiếp thu, là ghi tạc vào ký ức ý
muốn của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Trong tác phẩm giải
nghĩa Thi thiên của mình, Oetinger đã nhấn mạnh một chân lý rất sâu nhiệm
khi sắp xếp các Thi thiên vào bảy lời cầu xin của bài Cầu nguyện chung
“Lạy Cha”. Oetinger muốn nói rằng, các Thi thiên hàm ý những lời cầu xin
ngắn ngủi trong Bài cầu nguyện của Chúa. Vì thế, tất cả những lời cầu
nguyện của chúng ta thật ra chỉ là Bài cầu nguyện của Chúa. Nếu càng đi sâu
vào các Thi thiên, chúng ta sẽ càng cầu nguyện bằng các Thi thiên thường
xuyên hơn, và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ càng giản dị hơn, càng phong
phú hơn.
Đọc Kinh Thánh
Sau phần cầu nguyện bằng Thi thiên - có một bài ca xen kẽ - là phần đọc
Kinh Thánh . “Hãy chăm chỉ đọc sách” (ITi1Tm 4:13).
Chúng ta phải vượt qua một vài thành kiến mới có thể cùng nhau nghiêm túc
đọc Kinh Thánh được. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, đọc Kinh Thánh là
đọc Lời Chúa dành cho ngày hôm đó. Vì thế nhiều người chỉ đọc một vài
câu Kinh Thánh chọn lọc ngắn ngủi làm câu gốc của ngày hôm đó. Chúa gia
ân ban cho chúng ta các sách chú giải Kinh Thánh. Đặc biệt là trong những
giai đoạn Hội Thánh phải chiến đấu chống lại những khó khăn, các sách chú
giải đã từng giúp đỡ cho nhiều người. Nhưng những câu gốc và những lời
chú giải không thể thay thế cho Kinh Thánh được. Lời chú giải trong ngày
không phải là Lời Kinh Thánh còn lại mãi mãi cho đến ngày Chúa đến. Kinh
Thánh trọng hơn chú giải. Kinh Thánh cũng trọng hơn “cơm canh hằng
ngày”. Kinh Thánh là Lời Mạc khải của Đức Chúa Trời dành cho tất cả mọi
người trong tất cả mọi thời đại. Kinh Thánh không gồm từng câu gốc một,
nhưng là một toàn bộ có giá trị toàn bộ. Toàn bộ Kinh Thánh là Lời Mạc
khải của Đức Chúa Trời. Chỉ trong mối tương quan mật thiết của Cựu ước
và Tân ước, của Lời Hứa và sự ứng nghiệm, của của lễ và luật pháp, của luật
pháp và Phúc Âm, của cây thập tự và sự phục sinh, của đức tin và vâng lời ta
mới có thể cảm nhận được toàn bộ Lời Chứng về Chúa Giê-xu Cứu Thế mà
thôi. Vì thế trong giờ tĩnh nguyện, ngoài phần cầu nguyện bằng Thi thiên
phải có phần đọc Kinh Thánh Cựu và Tân ước.
Mỗi sáng và mỗi tối mỗi gia đình cần phải nghe và đọc một chương Kinh
Thánh Cựu ước và ít nhất nửa chương Tân ước. Dĩ nhiên lúc đầu sẽ có
những ý kiến phản đối. Có người sẽ cho rằng, không ai có thể tiếp thu và ghi
nhớ nhiều ý tưởng và những mối tương quan trong một chương Kinh Thánh
dài được; hoặc, đọc nhiều mà không thể thực sự hấp thụ là khinh thường Lời
Chúa. Từ ý kiến chống đối này ta sẽ dễ trở về và thoả lòng với những câu
gốc trong các sách chú giải hằng ngày. Nhưng thực ra chủ trương này phạm
một lỗi rất lớn. Phải chăng chúng ta là những tín hữu trưởng thành mà thực
sự không thể hiểu được mối liên hệ thượng hạ văn của một chương Kinh
Thánh Cựu ước? Nếu thực sự như vậy thì điều này nói lên kiến thức Kinh
Thánh quá hạn hẹp và mức độ đọc Kinh Thánh hằng ngày quá ít ỏi của
chúng ta. Nếu chúng ta đã quen biết Kinh Thánh thì cùng nhau đọc một
chương không phải là điều khó thực hiện, nhất là khi mỗi người đều có Kinh
Thánh trên tay để dò theo. Nhưng nếu phải thú nhận rằng Kinh Thánh đối
với mình còn rất xa lạ, chúng ta có quyền để lỗi lầm thiếu kiến thức Kinh
Thánh này sinh ra thêm một hậu quả khác nữa không? Hoặc tốt hơn, chúng
ta phải cần cù và kiên nhẫn bù đắp lại thiếu sót của mình? Ở điểm này các
nhà thần học cần phải thực hành trước nhất. Chúng ta đừng nghĩ rằng, mục
tiêu của giờ tĩnh nguyện chung không phải là làm quen với Kinh Thánh;
đừng cho rằng, chúng ta chỉ nên nghĩ đến mục tiêu này khi đọc Kinh Thánh
vào những lúc khác ngoài giờ tĩnh nguyện. Người nào nghĩ như vậy là hiểu
lầm giờ tĩnh nguyện chung. Mọi người đều cần tiếp thu Lời Chúa theo
phương cách và kiến thức của mình. Trong giờ tĩnh nguyện các em thiếu nhi
có thể nghe và học lần đầu tiên các câu chuyện trong Kinh Thánh, người
trưởng thành học những câu chuyện này lại và kỹ hơn, và không ai có thể
học xong Kinh Thánh được.
Chẳng những tín hữu chưa trưởng thành nhưng nhiều tín hữu đã trưởng
thành cũng thường than phiền rằng phần đọc Kinh Thánh quá dài, không thể
nào tiếp thu nổi. Thật ra, đối với tín hữu trưởng thành phần đọc Kinh Thánh
nào cũng “quá dài” hết, kể cả khi đọc khúc Kinh Thánh ngắn nhất. Tại sao?
Kinh Thánh là một toàn bộ, và mỗi chữ, mỗi câu đều liên hệ chặt chẽ với nội
dung của toàn bộ Kinh Thánh đến nỗi chúng ta không thể tách rời một chữ,
một câu ra khỏi toàn bộ Kinh Thánh để suy niệm được. Mỗi chữ trong Kinh
Thánh đều bao la rộng rãi hơn kiến thức của chúng ta. Mỗi ngày, khi đối
diện với thực tế này, chúng ta nên hướng về Chúa Giê-xu Cứu Thế, là Đấng
“mà trong Ngài đã giấu kín mọi điều quí báu về sự khôn ngoan thông sáng”
(CoCl 2:3). Như vậy mỗi phần đọc Kinh Thánh đều phải luôn luôn “quá dài”
để không trở thành những câu châm ngôn, nhưng là Lời Mạc khải của Đức
Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế.
Vì Kinh Thánh là một Corpus, một toàn bộ sống động, nên phần đọc Kinh
Thánh trong gia đình phải là lectio continua, nghĩa là phải theo thứ tự từ đầu
đến cuối. Chúng ta phải đọc và nghe theo thứ tự các sách Lịch sử, các sách
Tiên tri, các Phúc Âm, các Thư tín và sách Khải thị. Nhờ đó Hội Thánh
được đưa dẫn vào thế giới Mạc khải của dân tộc Do thái với các Tiên tri, các
Quan xét, các Vua và các thầy Tế lễ, các cuộc chiến, các lễ, các của lễ và các
sự khổ nạn. Hội Thánh được hướng dẫn vào các câu chuyện Giáng sinh, vào
Lễ Báp tem, vào các phép lạ và bài giảng luận, vào sự thương khó, cái chết
và sự phục sinh của Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nhờ đó Hội Thánh thấu đáo
được sự cứu rỗi của Chúa dành cho nhân loại trên trần thế này và tiếp nhận
sự cứu rỗi đó cho chính mình. Cách đọc Kinh Thánh theo thứ tự từ đầu đến
cuối đòi hỏi người nghe phải dấn thân đến chỗ mà Chúa đã một lần dấn thân
để cứu rỗi con người.
Chính nhờ phần đọc Kinh Thánh này mà những sách Lịch sử đối với chúng
ta sẽ trở thành mới mẻ. Chúng ta được tham dự vào những sự cố đã một lần
xảy ra cho mình. Chúng ta sẽ quên mình và đánh mất bản thân để dấn thân
ra đi, xuyên qua Biển Đỏ, lưu lạc trong sa mạc, rồi vượt sông Giô-đanh tiến
vào Đất Hứa. Chúng ta sẽ cùng với dân Do Thái nghi ngờ và vô tín, rồi sau
khi bị sửa phạt chúng ta sẽ ăn năn, sẽ kinh nghiệm một lần nữa sự giúp đỡ và
đức thành tín của Chúa. Tất cả những sự kiện này không phải là giấc mơ,
nhưng là những sự cố thiêng liêng. Chúng ta sẽ được đem ra khỏi hoàn cảnh
sống của mình và được đặt vào Lịch sử thánh của Chúa trên trần thế. Trong
Lịch sử này, Chúa đã và hôm nay vẫn còn đang tác động qua chúng ta, qua
những nan đề và tội lỗi của chúng ta, vì cớ sự công chính và ân sủng của
Ngài. Quan trọng không phải Chúa là khán giả, là người tham dự vào cuộc
sống của chúng ta, nhưng quan trọng là chúng ta là thính giả, là người tham
dự vào công trình của Chúa trong lịch sử cứu rỗi. Đó là lịch sử của Chúa
Cứu Thế trên trần thế. Và chỉ khi nào lúc đó chúng ta ở trong lịch sử đó,
hiện nay Chúa mới ở với chúng ta.
Ở đây có một quá trình hoàn toàn nghịch đảo. Quan trọng không phải sự
giúp đỡ và sự hiện diện của Chúa còn phải được thể hiện trong cuộc đời của
chúng ta trước đã, nhưng sự hiện diện và sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời
dành cho chúng ta đã được thể hiện trong cuộc đời của Chúa Giê-xu Cứu
Thế rồi. Thực vậy, đối với chúng ta, thấu đáo những việc Đức Chúa Trời đã
thực hiện qua dân Do Thái, thấu đáo những việc Đức Chúa Trời đã làm qua
Con của Ngài quan trọng hơn là tìm hiểu những điều Đức Chúa Trời đang
sắm sẵn cho mình trong ngày hôm nay. Chúa Giê-xu đã chết quan trọng hơn
là tôi sẽ chết. Và Chúa đã phục sinh là lý do duy nhất khiến tôi tin chắc rằng
tôi được sống lại trong ngày tận thế. Sự cứu rỗi của chúng ta đến từ “ngoài
chúng ta” (extra nos). Sự cứu rỗi không ở trong lịch sử của đời tôi nhưng ở
trong lịch sử của Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nếu đặt mình vào Chúa, vào sự
nhập thể làm người của Chúa, vào cây thập tự và vào sự phục sinh của Ngài,
tôi sẽ ở với Chúa và Chúa với tôi.
Khi thấu đáo như vậy, phần đọc Kinh Thánh hằng ngày sẽ trở thành có ý
nghĩa và ích lợi hơn. Những điều chúng ta gọi là cuộc đời, nan đề, tội lỗi của
chúng ta chưa đích thực là cuộc đời, nan đề, tội lỗi của chúng ta đâu. Chỉ
trong Kinh Thánh mới có cuộc đời, nan đề, tội lỗi và sự cứu rỗi đích thực
của chúng ta. Chúa đã vui lòng hành động cho chúng ta ở chỗ nào, chỉ ở chỗ
đó Chúa mới giúp đỡ chúng ta. Chỉ nhờ Kinh Thánh chúng ta mới biết được
cuộc đời của chúng ta. Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác và Gia-cốp là
Đức Chúa Trời và Cha của Chúa Giê-xu Cứu Thế, và là Đức Chúa Trời của
chúng ta.
Chúng ta cần phải gần gũi Kinh Thánh, noi gương các Nhà Cải Chánh và
các bậc cha ông của mình. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta không có phép sợ
mất thời gian hoặc lo tốn công. Sở dĩ chúng ta cần đọc Kinh Thánh trước hết
vì cớ sự cứu rỗi của chúng ta. Nhưng ngoài ra còn có nhiều lý do quan trọng
khác nữa. Thí dụ như: Nếu không thấu đáo căn bản của Kinh Thánh, làm sao
chúng ta có thể vững tin trong những hoạt động cho Hội Thánh hoặc cho cá
nhân mình? Không phải tâm hồn của chúng ta, nhưng Lời Chúa quyết định
con đường chúng ta đi. Ngày nay có bao nhiêu người còn nhận thức được rõ
ràng vai trò quan trọng của Kinh Thánh? Để đi đến những quyết định quan
trọng chúng ta thường dựa vào vô số những yếu tố “từ cuộc đời”, từ “kinh
nghiệm”, nhưng không hề dựa vào Kinh Thánh, nhất là trong những trường
hợp nếu lấy Kinh Thánh làm chuẩn thì chắc chắn chúng ta đã có quyết định
ngược lại! Những người khinh thường Kinh Thánh thường là những người
không đọc, không biết, không thành tâm nghiên cứu Kinh Thánh. Và ai
không học tập tự sử dụng Kinh Thánh, người đó không phải là một tín hữu
Tin Lành.
Ngoài ra chúng ta cũng cần tự hỏi: Nếu không nhờ Lời Chúa làm sao chúng
ta có thể giúp đỡ các anh chị em của mình đang gặp khó khăn hoặc đang bị
cám dỗ? Tất cả những lời nói của chúng ta đều sẽ vô ích. Nhưng nếu ai
giống như “một chủ nhà kia, đem những vật mới và cũ ở trong kho mình ra”
(Mat Mt 13:52), nếu ai có thể dùng Lời Chúa, nói ra vô số những mạng lịnh,
những lời cáo trách, an ủi của Kinh Thánh, người đó sẽ nhờ Lời Chúa đánh
đuổi ma quỉ và giúp đỡ anh chị em của mình. “Vì từ khi con còn thơ ấu đã
biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan” (IITi 2Tm 3:15).
Chúng ta nên đọc Kinh Thánh như thế nào? Trong các gia đình tín hữu, tốt
nhất mọi người nên thay phiên nhau đọc Kinh Thánh từ đầu đến cuối. Chúng
ta sẽ nhận thấy đọc Kinh Thánh không phải dễ. Nếu tâm hồn chúng ta càng
giản dị, càng khiêm cung trước Lời Chúa chừng nào, cách đọc của chúng ta
sẽ càng tương xứng với Lời đọc chừng nấy. Sự khác biệt giữa một tín hữu
trưởng thành và một tín hữu chưa trưởng thành biểu lộ trong khi đọc Kinh
Thánh. Một nguyên tắc căn bản là người đọc không bao giờ được đồng hoá
mình với từ “Ta” của Chúa. Không phải tôi quở trách nhưng Chúa quở trách.
Không phải tôi an ủi nhưng Chúa an ủi. Không phải tôi khuyên bảo nhưng
Chúa khuyên bảo. Tuy nhiên, khi đọc Chúa quở trách, an ủi, khuyên bảo, tôi
không đọc một cách bàng quan, nhưng đọc với tất cả tâm hồn. Như thế, tôi
sẽ không lầm lẫn tôi với Chúa nhưng sẽ thành tâm phục vụ Ngài. Nếu không
tôi sẽ đọc một cách hùng biện, văn hoa, ướt át hoặc truyền cảm, nghĩa là tôi
hướng sự chú ý của người nghe về tôi thay vì về Lời Chúa; đó là tội trong
cách đọc Kinh Thánh. Đọc Kinh Thánh cũng tượng tự như khi đọc thư của
một người bạn cho người khác nghe. Chúng ta không thể đọc bức thư của
bạn như thể chính mình là người viết bức thư đó, nhưng chúng ta cũng
không thể đọc như thể bức thư đó không liên hệ gì đến mình; chúng ta phải
chú tâm đọc bức thư và đọc với tình cảm của mình dành cho người bạn.
Cách đọc Kinh Thánh nghiêm túc không tuỳ vào sự luyện tập về phần kỹ
thuật nhưng tuỳ vào trình độ thuộc linh mỗi người. Nhiều tín hữu già dặn tuy
đọc Kinh Thánh khó khăn, vụng về nhưng thường vượt xa hơn cả cách đọc
Kinh Thánh lưu loát nhất của một Mục sư. Trong một gia đình tín hữu chúng
ta có thể giúp đỡ lẫn nhau về phương diện này.
Ngoài phần đọc Kinh Thánh theo thứ tự từ đầu đến cuối chúng ta cũng
không nên quên vai trò của các sách chú giải Kinh Thánh. Trong chương
trình của giờ tĩnh nguyện, chúng ta có thể đọc sách chú giải ở phần đầu hoặc
ở một phần thích hợp nào đó để có một câu gốc cho cả tuần hoặc ngày hôm
đó.
Ca bài ca mới
Bên cạnh lời cầu nguyện bằng Thi thiên và Lời Kinh Thánh là Bài ca cộng
đồng , tức là lời tôn vinh, cảm tạ, cầu xin của Hội Thánh.
Thi thiên kêu gọi chúng ta “hãy hát cho Đức Gia-vê một Bài ca mới” (Thi
Tv 98:1). Mỗi buổi sáng sớm, gia đình tín hữu ca Bài ca mới ca tụng Chúa
Cứu Thế. Đó là Bài ca mới mà toàn thể Hội Thánh của Chúa ở trên trời dưới
đất hoà ca tôn vinh Chúa, và chúng ta được mời gọi đồng ca Bài ca đó. Đó là
Bài ca tôn vinh vĩ đại duy nhất mà Đức Chúa Trời đã sáng tác trong cõi vĩnh
hằng. Ai bước vào Hội Thánh của Chúa, người đó sẽ đồng ca Bài ca này. Đó
là Bài ca tôn vinh mà “các sao mai đồng hát hoà nhau, và các con trai Đức
Chúa Trời cất tiếng reo mừng” (Giop G 38:7) trước khi sáng thế. Đó là Bài
ca chiến thắng của dân Do Thái sau khi vượt Biển Đỏ, là Bài ca của Ma-ri
sau khi nhận được tin mừng, là Bài ca của Phao-lô và Si-la ca giữa đêm
khuya trong ngục tù. Đó là “Bài ca Môi se” của một ca đoàn đồng ca bên
biển pha ly sau khi được giải cứu (KhKh 15:3). Đó là Bài ca của Hội Thánh
trên trời. Mỗi sáng và mỗi tối Hội Thánh dưới đất đồng ca Bài ca này để ca
tụng Đức Chúa Trời Ba Ngôi và công việc của Ngài. Ở dưới đất Bài ca này
nghe khác, ở trên trời Bài ca này nghe khác. Ở dưới đất Bài ca này là Bài ca
của những người tin, ở trên trời Bài ca này là Bài ca của những người thấy;
ở dưới đất Bài ca này là Bài ca trong ngôn ngữ nghèo nàn của con người, ở
trên trời Bài ca này là Bài ca trong ngôn ngữ “không thể nói, mà không có
phép cho người nào nói ra” (IICo 2Cr 12:4). Đó là “Bài ca mới”, “không ai
học được Bài ca đó, hoạ chăng chỉ có mười bốn ngàn người” (KhKh 14:3)
hoà ca, có “đờn cầm của Đức Chúa Trời ” đệm theo (KhKh 15:2). Chúng ta
biết gì về Bài ca mới và đờn cầm của Chúa? Bài ca mới của chúng ta là Bài
ca của con người, của những khách hành hương có Lời Chúa bừng sáng lên
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong
Nep song cong dong

More Related Content

What's hot

Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenkhicon038
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhgxduchoa
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiCngTrn675453
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Cau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenCau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenco_doc_nhan
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
Mẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho Ngài
Mẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho NgàiMẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho Ngài
Mẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho Ngàigxduchoa
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayco_doc_nhan
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dauan hoa thanh nien
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)gremy2013
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 

What's hot (18)

Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyen
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tội
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Cau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenCau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyen
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Mẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho Ngài
Mẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho NgàiMẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho Ngài
Mẫu cầu nguyện Taize 3: Tận hiến cho Ngài
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 

Viewers also liked

Ecuador power point comercial y atractivo
Ecuador power point comercial y atractivoEcuador power point comercial y atractivo
Ecuador power point comercial y atractivobryandavittt
 
Liderazgo y el entorno político
Liderazgo y el entorno políticoLiderazgo y el entorno político
Liderazgo y el entorno políticoBoris Darmont
 
Exponencial
ExponencialExponencial
Exponencialchicomsa
 
O transporte público para idosos suporte dado por quem
O transporte público para idosos   suporte dado por quemO transporte público para idosos   suporte dado por quem
O transporte público para idosos suporte dado por quemclaudenice leme
 
Las princesas NO existen
Las princesas NO existenLas princesas NO existen
Las princesas NO existenJana Merino
 
Bond University presentation to: TLCANZ 2016
Bond University presentation to: TLCANZ 2016Bond University presentation to: TLCANZ 2016
Bond University presentation to: TLCANZ 2016Sandra Thwaites
 
Modulos de la web de jimdo
Modulos de la web de jimdoModulos de la web de jimdo
Modulos de la web de jimdoFUERZA AEREA
 
Сервисы для создания интеллектуальных игр
Сервисы для создания интеллектуальных игрСервисы для создания интеллектуальных игр
Сервисы для создания интеллектуальных игрshamardina
 
Lista de exercícios análise combinatória
Lista de exercícios   análise combinatóriaLista de exercícios   análise combinatória
Lista de exercícios análise combinatóriaJacques Douglas Silva
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctLong Do Hoang
 
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNG
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNGPHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNG
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNGMat Phap
 
Ngai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banNgai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banLong Do Hoang
 
Coaching financiero
Coaching financieroCoaching financiero
Coaching financieroBitacorach
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 

Viewers also liked (19)

Ecuador power point comercial y atractivo
Ecuador power point comercial y atractivoEcuador power point comercial y atractivo
Ecuador power point comercial y atractivo
 
Así piensan los empresarios. Sondeo 2017
Así piensan los empresarios. Sondeo 2017Así piensan los empresarios. Sondeo 2017
Así piensan los empresarios. Sondeo 2017
 
Liderazgo y el entorno político
Liderazgo y el entorno políticoLiderazgo y el entorno político
Liderazgo y el entorno político
 
Exponencial
ExponencialExponencial
Exponencial
 
180 sites in 180 days
180 sites in 180 days180 sites in 180 days
180 sites in 180 days
 
O transporte público para idosos suporte dado por quem
O transporte público para idosos   suporte dado por quemO transporte público para idosos   suporte dado por quem
O transporte público para idosos suporte dado por quem
 
Las princesas NO existen
Las princesas NO existenLas princesas NO existen
Las princesas NO existen
 
Determinação
DeterminaçãoDeterminação
Determinação
 
Bond University presentation to: TLCANZ 2016
Bond University presentation to: TLCANZ 2016Bond University presentation to: TLCANZ 2016
Bond University presentation to: TLCANZ 2016
 
Modulos de la web de jimdo
Modulos de la web de jimdoModulos de la web de jimdo
Modulos de la web de jimdo
 
Сервисы для создания интеллектуальных игр
Сервисы для создания интеллектуальных игрСервисы для создания интеллектуальных игр
Сервисы для создания интеллектуальных игр
 
Lista de exercícios análise combinatória
Lista de exercícios   análise combinatóriaLista de exercícios   análise combinatória
Lista de exercícios análise combinatória
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNG
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNGPHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNG
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO MẬT TÔNG
 
Ngai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banNgai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh ban
 
Coaching financiero
Coaching financieroCoaching financiero
Coaching financiero
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Nghi ngo
Nghi ngoNghi ngo
Nghi ngo
 

Similar to Nep song cong dong

Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoco_doc_nhan
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009La Ga
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừnggxduchoa
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa GiêsuNgukita Nguyen
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsugxduchoa
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếnMẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếngxduchoa
 

Similar to Nep song cong dong (20)

Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
 
So 145
So 145So 145
So 145
 
So 185
So 185So 185
So 185
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếnMẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 

Recently uploaded

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 

Nep song cong dong

  • 1. Nếp Sống Cộng Đồng Tác giả: Dietrich Bonhoeffer Lời Nói Đầu Cộng Đồng Một ngày với tha nhân Một ngày cô đơn Nhiệm vụ Xưng tội và tiệc thánh Lời nói đầu Điều chúng ta bàn ở đây, vì cớ bản chất của nó, chỉ có thể được thực hiện với nỗ lực của tập thể. Vì đây không phải là việc riêng của một nhóm người, nhưng là nhiệm vụ được giao cho Hội Thánh, nên vấn đề không phải là những cách giải quyết vấn đề riêng rẽ, một cách ngẫu nhiên, nhưng là trách nhiệm của Hội Thánh chung. Thái độ dè dặt, một sự dè dặt rất dễ hiểu, của Hội Thánh trước nhiệm vụ này nên nhường chỗ cho tinh thần sẵn sàng giúp đỡ. Sự đa dạng của các cộng đồng trong Hội Thánh đòi hỏi tất cả mọi người có trách nhiệm phải cảnh giác cộng tác. Quyển sách này chỉ muốn góp phần nho nhỏ vào vấn đề rộng rãi này và nếu có thể cũng muốn giúp để lý giải và thực hành. CỘNG ĐỒNG “Kìa, anh em sống hoà thuận với nhau, thật tốt đẹp thay!” (Thi Tv 133:1). Chúng ta cùng nhau suy niệm vài lời Kinh Thánh răn dạy chúng ta về nếp sống cộng đồng. Đối với người tin Chúa Giê-xu Cứu Thế, sinh hoạt cộng đồng với các anh chị em tín hữu khác không phải là một việc dĩ nhiên. Chúa Giê-xu Cứu Thế đã từng phải sống chung với những người thù nghịch Chúa. Trong những giờ phút cuối cùng, lúc Chúa bị bắt, tất cả các môn đệ đã bỏ Chúa trốn đi. Chúa chịu đau khổ một mình trên cây thập tự, hoàn toàn cô độc giữa những người tội lỗi xấu xa đang cười nhạo Ngài. Chúa đã đến trong trần thế để đem sự bình an cho kẻ thù chống lại Đức Chúa Trời. Người tin Chúa cũng vậy, không sống cuộc đời ngăn cách trong tu viện nhưng sống giữa những người
  • 2. thù nghịch mình. Đó là sứ mạng, là công tác của tín hữu. “Nước Trời phải thể hiện giữa những người thù nghịch bạn. Nếu ai không sẵn sàng chịu cái khổ này mà chỉ muốn quây quần với bạn bè, chỉ muốn ngồi trên những cánh hoa hồng hoặc hoa huệ, không muốn sống với những người xấu xa mà chỉ muốn sống với những người sùng đạo, người đó không thuộc về Nước Chúa. Đó là những người phạm thượng và phản bội Chúa Cứu Thế! Nếu Chúa Cứu Thế cũng xử sự như thế thì ai sẽ được phước hạnh đời đời?” (Luther). “Ta đã gieo họ ra giữa các dân, ở các nước xa họ sẽ nhớ lại ta” (XaDr 10:9). Theo ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời, cộng đồng tín hữu đã trở thành một dân tộc tan lạc, như những hạt giống “bị xô đùa đây đó trong tất cả các nước của thế gian” (PhuDnl 28:25). Đó là một lời nguyền rủa, nhưng cũng là Lời Hứa dành cho chúng ta, dân Chúa phải sống trên đất khách, giữa những người ngoại đạo, nhưng trở thành hạt giống của Nước Trời trên khắp thế giới. “Ta sẽ nhóm hiệp họ, vì ta đã chuộc họ lại”, “họ sẽ trở về” (XaDr 10:8, 9). Lời Hứa này thành sự thực lúc nào? Lời Hứa này đã thành sự thực trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Chúa đã chết để “nhóm con cái Đức Chúa Trời đã tan lạc lại làm một đoàn” (GiGa 11:52), và Lời Hứa này sẽ thành sự thực trong ngày Chúa tái lâm, khi các Thiên sứ của Đức Chúa Trời “nhóm lại những người đã được chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời này cho đến tận phương trời kia” (Mat Mt 24:31). Từ nay cho đến ngày đó tuy dân Chúa phải sống tản mác nhưng được nối kết lại với nhau trong Chúa Giê-xu Cứu Thế, là hạt giống gieo ra giữa người ngoại đạo nhưng trở thành hiệp nhất bằng cách tưởng nhớ Chúa trên đất khách quê người. Vì thế trong khoảng thời gian giữa cái chết của Chúa và ngày Chúa tái lâm, sự kiện cộng đồng hữu hình của các tín hữu sinh hoạt chung với nhau là một điềm chỉ biểu thị thực chất vĩnh hằng sẽ đến trong ngày Chúa tái lâm. Nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời mà Hội Thánh được phép hội họp quanh Lời và Thánh Lễ của Chúa. Không phải tất cả mỗi tín hữu đều có được diễm phúc này. Những tù nhân, bịnh nhân, những người bị lưu lạc và các vị truyền giáo Tin Lành cho người nước ngoài phải sống một mình. Họ thấm thía hơn ai hết rằng, cộng đồng hữu hình là ân sủng của Chúa. Họ cầu nguyện bằng lời thơ: “Xưa tôi đi cùng đoàn chúng, Dẫn họ đến nhà Đức Chúa Trời, Có tiếng reo mừng và ngợi khen, Một đoàn đông giữ lễ” (Thi Tv 42:4). Nhưng bây giờ, theo ý chỉ tốt lành của Đức Chúa Trời, họ sống một mình, làm hạt giống gieo ra trên đất khách.
  • 3. Tuy nhiên, cái kinh nghiệm được sinh hoạt cộng đồng chung với các anh chị em trong Chúa mà họ không có, họ lại kinh nghiệm nồng nàn trong đức tin. Vì thế cho nên Sứ đồ Giăng, một môn đệ của Chúa, tuy bị đày ải một mình trên đảo Bát-mô, có thể vui mừng dự Lễ Thờ Phượng Chúa chung với Hội Thánh “trong ngày của Chúa” (KhKh 1:10). Sứ đồ Giăng thấy bảy chân đèn, là bảy Hội Thánh; thấy bảy ngôi sao, là bảy Thiên sứ của Hội Thánh; và thấy ở giữa những chân đèn có Con Người, là Chúa Giê-xu Cứu Thế, trong vinh quang của Đấng Phục sinh. Chúa đã dùng Lời Chúa khích lệ và an ủi Sứ đồ Giăng. Đó là mối tương giao thiên thượng mà người tù bị đày ải đó được dự phần trong ngày phục sinh của Chúa. Đối với người tin Chúa, mối tương giao với các anh chị em khác là một nguồn vui mừng và là một niềm khích lệ khôn tả. Sứ đồ Phao lô trong tù đã mong đợi “người con trai yêu dấu trong đức tin” là Ti-mô-thê đến sống với mình trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Phao lô không quên được những giọt lệ của Ti-mô-thê trong lần chia tay cuối cùng (IITi 2Tm 1:4). Mỗi lần suy nghĩ đến Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca, Phao lô “đêm ngày thành tâm nài xin Chúa cho phép gặp lại anh em” (ITe1Tx 3:10). Và cụ Sứ đồ Giăng cũng tâm sự rằng, niềm vui của mình chỉ trọn vẹn khi cụ, thay vì dùng giấy mực, có thể đích thân đi thăm và trò chuyện với các tín hữu của mình (IIGi 2Ga 1:12). Người tin Chúa không hổ thẹn rằng mình còn rất xác thịt khi mong ước được gần gũi tương giao với các tín hữu khác. Con người được dựng nên trong thể xác. Trong thể xác Con Đức Chúa Trời đã đến trần gian vì cớ chúng ta, trong thể xác Chúa đã sống lại, trong thể xác người tín hữu tiếp nhận Chúa Cứu Thế, và sự sống lại từ cõi chết sẽ đem lại sự tương giao trọn vẹn của những con người có thể xác và linh hồn do Đức Chúa Trời dựng nên. Người tín hữu ca tụng Đấng Sáng Tạo, là Đấng Giải Hoà và Đấng Cứu rỗi, là Chúa Cha, Con và Thánh Linh, về sự hiện diện trong thể xác của các anh chị em trong Chúa. Các tu sĩ, bệnh nhân, các tín hữu bị lưu lạc khi được tương giao với các anh chị em trong Chúa cảm nghiệm được sự hiện hiện của Chúa Ba Ngôi. Trong khung cảnh cô đơn, người đi thăm và người được thăm nhận diện Chúa Cứu Thế là Đấng đang hiện diện trong con người của nhau. Họ tiếp nhau và gặp nhau trong tinh thần kỉnh kiền, khiêm cung và vui mừng như thể đang gặp Chúa. Họ nhận lãnh phước hạnh của nhau như thể phước hạnh của chính Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nhưng nếu chỉ gặp anh chị em một lần ngắn ngủi mà còn được nhiều phước hạnh như vậy, thì những người được sinh hoạt tương giao với nhau mỗi ngày còn phước hạnh nhiều hơn là dường nào! Tuy nhiên, cái ân sủng mà người cô đơn quí trọng bao nhiêu lại càng dễ bị người nhận lãnh mỗi ngày khinh thường và chà đạp bấy nhiêu. Ta thường
  • 4. quên rằng, sự tương giao với các anh chị em trong Chúa là món quà ân sủng đến từ Nước Trời. Món quà này có thể bị lấy lại bất cứ lúc nào. Khoảng cách giữa ta và cái cô đơn sâu thẳm đó có thể chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Vì thế, ai đang được sống cộng đồng với những tín hữu khác, người đó nên thành tâm ca tụng ân sủng của Đức Chúa Trời, phải quì gối cảm tạ Đức Chúa Trời và xưng nhận rằng: sở dĩ chúng ta ngày nay còn được sống cộng đồng với các anh chị em trong Chúa là nhờ ân sủng và chỉ nhờ ân sủng của Chúa mà thôi. Đức Chúa Trời ban cho mỗi cộng đồng hữu hình một lượng ân tứ khác nhau. Một chuyến viếng thăm ngắn ngủi của các anh chị em trong Chúa, một buổi cầu nguyện chung, một lời chúc phước có thể an ủi những tín hữu đang cô độc rất nhiều. Một bức thư do chính tay một anh chị em đích thân viết có thể là một niềm khích lệ rất lớn. Lời chúc phước do chính tay Phao lô viết trong những bức thư của mình cũng nói lên mối tương giao đó. Chúa cho nhiều người có đặc ân tương giao với nhau mỗi ngày Chúa nhật trong Lễ Thờ Phượng. Cũng có người được diễm phúc sống một cuộc đời theo Chúa trong gia đình đoàn tụ hạnh phúc. Các sinh viên thần học trước khi thụ phong Mục sư được Chúa cho phép sống chung với các bạn đồng môn trong thời gian tu học. Ngày nay, những tín hữu tin kính rất khát khao được sinh hoạt cộng đồng với các anh chị em khác trong thời gian rảnh rỗi. Tín hữu ngày nay hiểu rằng, sinh hoạt cộng đồng là ân sủng, sống tương giao là diễm phúc, là “hoa hồng và hoa huệ” của cuộc đời theo Chúa (Luther). Qua và trong Chúa Giê-xu Cứu Thế Hội Thánh là một cộng đồng qua và trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Cộng đồng tín hữu luôn luôn phải có - và chỉ có - ý nghĩa này. Dù chỉ là một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi hoặc là một cộng đồng sinh hoạt suốt năm, các tín hữu luôn luôn ở trong mối tương giao này. Chúng ta thuộc về nhau chỉ qua và trong Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Điều này có nghĩa là gì? Thứ nhất : Vì cớ Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu cần anh chị em trong Chúa . Thứ hai : Chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu đến với anh chị em trong Chúa . Thứ ba : Trong Chúa Giê-xu Cứu Thế chúng ta được lựa chọn từ cõi vĩnh hằng đời đời , được chấp nhận trong thời gian hữu hạn và được hiệp nhất trong cõi vĩnh hằng đời đời . Thứ nhất : Người tin Chúa là người không còn tự đi tìm ân phúc cứu rỗi, sự công chính nơi chính mình nữa, nhưng chỉ tìm nơi Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Người tín hữu biết rằng Lời Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế kết án mình phạm tội mặc dầu mình không cảm thấy có tội, và Lời Đức
  • 5. Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế xử mình trắng án và công chính mặc dầu mình không cảm thấy công chính. Người tín hữu không nhờ chính mình, không nhờ tự tố cáo và tự bào chữa mà sống nữa, nhưng sống nhờ Đức Chúa Trời tố cáo mình và bào chữa cho mình. Người tín hữu sống hoàn toàn nhờ Lời của Đức Chúa Trời phán quyết về bản thân mình, tin tưởng đầu phục dưới Lời tuyên án - tha bổng hoặc kết tội - của Đức Chúa Trời. Cái chết và sự sống của người tín hữu không nằm trong tay của mình nữa, nhưng người tín hữu tìm thấy cái chết và sự sống trong Lời Đức Chúa Trời đến với mình. Các nhà Cải Chánh Tin Lành đã diễn đạt điểm này như sau: Sự công chính của chúng ta là “sự công chính ngoại nhập”, một sự công chính từ ngoài đến (extra nos). Người tín hữu tuỳ thuộc vào Lời Đức Chúa Trời phán với mình, nương tựa vào Lời từ ngoài đến với mình, sống hoàn toàn do Chân lý của Lời Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nếu có người hỏi: “Ân cứu rỗi của bạn ở đâu, niềm hạnh phúc của bạn ở đâu, sự công chính của bạn ở đâu?”, người tín hữu sẽ không bao giờ dẫn chứng chính bản thân mình, nhưng dẫn chứng Lời Đức Chúa Trời trong Chúa Giê- xu Cứu Thế là Lời đã ban cho mình ân cứu rỗi, niềm hạnh phúc và sự công chính. Người tín hữu chỉ kỳ vọng nơi Lời Đức Chúa Trời. Vì hằng ngày khao khát sự công chính nên người tín hữu hằng ngày mong đợi Lời Đức Chúa Trời. Chỉ nhờ “từ ngoài” mà ta no nê, đã khát. “Từ trong” chỉ là nghèo khổ và cái chết. Sự giải cứu phải đến từ ngoài, đã đến và đến mỗi ngày qua Lời của Chúa Giê-xu Cứu Thế, là Lời đem lại cho chúng ta sự Cứu rỗi, Công chính, Vô tội và Hạnh phúc. Đức Chúa Trời đã đặt Lời này trong môi miệng của chúng ta để chúng ta có thể chia sẻ Lời này cho người khác. Ai đã từng đối diện với Lời Chúa, người đó sẽ chia sẻ Lời Chúa cho người khác. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đi tìm và tìm thấy Lời Sống của Chúa qua Lời Chứng của các anh chị em trong Chúa, qua môi miệng của con người. Vì thế người tín hữu cần các anh chị em khác chia sẻ Lời Đức Chúa Trời cho mình. Những lúc nghi ngờ, chán nản, ta luôn luôn cần anh chị em trong Chúa; ta không thể tự giúp bản thân ta, mà chỉ đánh mất chân lý rồi tự lừa mình mà thôi. Người tín hữu cần anh chị em trong Chúa làm người khuân vác và rao truyền Lời Cứu Rỗi của Đức Chúa Trời cho mình. Vì cớ Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu cần anh chị em trong Chúa. Chúa Cứu Thế trong tâm ta yếu đuối hơn Chúa Cứu Thế trong lời của người anh chị em; trong ta Chúa ẩn hiện lờ mờ, trong người anh chị em Chúa mạc khải rõ ràng. Vì thế mục tiêu chung của tất cả các cộng đồng tín hữu rất rõ ràng: gặp nhau để chia sẻ Phúc Âm. Vì cớ mục tiêu này nên Đức Chúa Trời cho phép chúng ta có cơ hội họp lại và ban cho chúng ta một mối tương giao. Mối tương giao của chúng ta chỉ đặt căn bản trên Chúa Giê-xu Cứu Thế và “sự công chính
  • 6. ngoại nhập” mà thôi. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng: Mối tương giao của người tín hữu xuất phát từ Phúc-âm-về-sự-xưng-công-chính-nhờ-ân- sủng. Đó là Phúc Âm của Kinh Thánh và của phong trào Cải chánh. Các tín hữu mong đợi nhau chỉ trong mối tương giao này mà thôi. Thứ hai : Chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế người tín hữu mới có thể đến với anh chị em trong Chúa. Con người xung khắc nhau, nhưng “Chúa là sự bình an của chúng ta” (Eph Ep 2:14). Trong Chúa, nhân loại đang chia rẽ trở thành hiệp nhất. Nếu không có Chúa Cứu Thế, Đức Chúa Trời và con người xung khắc nhau, và con người xung khắc với con người. Chúa Cứu Thế đã trở thành môi giới hoà giải con người với Đức Chúa Trời và con người với nhau. Nếu không có Chúa Cứu Thế ta không thể nhận biết Đức Chúa Trời, không thể kêu cầu với Đức Chúa Trời, không thể đến với Đức Chúa Trời. Nhưng nếu không có Chúa Cứu Thế ta cũng không thể nhận diện và không thể đến với các anh chị em của ta. Con đường nối liền chúng ta với nhau bị cái Tôi ngăn chận. Chúa Cứu Thế đã khai thông con đường đến với Đức Chúa Trời và đến với anh chị em trong Chúa. Nhờ đó các tín hữu có thể sống hoà thuận với nhau, yêu thương nhau, phục vụ nhau và nhất trí với nhau. Nhưng chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế và chỉ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Chỉ trong Chúa Giê-xu Cứu Thế chúng ta mới trở thành một, chỉ qua Chúa chúng ta mới liên hệ mật thiết với nhau. Chúa là người môi giới duy nhất, người môi giới vĩnh cữu đời đời. Thứ ba : Khi giáng thế làm người, Con Trời đã chấp nhận bản thể và nhân tính của con người, chấp nhận chúng ta trong thực thể và xác thể. Đó là một quyết định vĩnh cữu của Chúa Ba Ngôi. Hiện nay chúng ta ở trong Chúa. Hễ Chúa ở đâu, Chúa mang thể xác của chúng ta ở đó; Chúa mang chúng ta. Hễ Chúa ở đâu, chúng ta cũng ở đó, ở trong sự nhập thể, ở trên cây thập tự và ở trong sự phục sinh của Ngài. Chúng ta thuộc về Chúa vì chúng ta ở trong Ngài. Vì thế Kinh Thánh gọi chúng ta là thân thể của Chúa Cứu Thế. Vậy nếu chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh được lựa chọn và được chấp nhận trong Chúa Giê-xu Cứu Thế, chúng ta cũng cùng nhau thuộc về Chúa trong cõi vĩnh cữu đời đời. Chúng ta, những người đang sống trong cộng đồng của Chúa, sẽ sống với Chúa trong mối tương giao vĩnh cữu đời đời. Khi đối diện với các anh chị em trong Chúa, chúng ta phải hiểu rằng, trong Chúa Giê-xu Cứu Thế chúng ta đang hiệp nhất với các anh chị em mình. Tương giao trong Chúa là tương giao qua và trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Tất cả những lời giáo huấn và điều luật trong Kinh Thánh dạy về nếp sống cộng đồng của tín hữu đều đặt trên điều kiện tiên quyết này. “Còn như sự anh em yêu thương nhau, về điều đó, không cần viết cho anh em, vì chính anh em đã học nơi Đức Chúa Trời, phải yêu thương nhau, ... chúng tôi khuyên anh em luôn luôn thể hiện tình yêu thương đó mãi”
  • 7. (ITe1Tx 4:9). Chính Chúa đã đích thân dạy chúng ta bài học yêu-thương- anh-chị-em mình. Điểm duy nhất mà con người chúng ta còn có thể bổ túc cho bài học này là ghi nhớ lời giáo huấn của Chúa. Bài học yêu-thương-anh- chị-em bắt đầu khi Đức Chúa Trời thương xót chúng ta, khi Đức Chúa Trời mạc khải Chúa Giê-xu Cứu Thế làm Người Anh cho chúng ta, khi Đức Chúa Trời chiếm hữu tâm hồn của chúng ta qua tình yêu của Ngài. Vì Chúa đã thương xót chúng ta, chúng ta cũng phải học tập thương xót anh chị em của mình. Chúng ta đã nhận được sự tha thứ thay vì án phạt, chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ cho anh chị em của mình. Những điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta là những điều chúng ta mắc nợ anh chị em của mình. Hễ càng nhận lãnh bao nhiêu, chúng ta càng phải chia sẻ bấy nhiêu. Tình yêu- thương-anh-chị-em của chúng ta càng lạt lẽo bao nhiêu, chúng ta càng ít nương dựa vào sự thương xót và tình yêu thương của Đức Chúa Trời bấy nhiêu. Chính Đức Chúa Trời đã đích thân dạy chúng ta phương cách gặp nhau: Đức Chúa Trời đã tìm gặp chúng ta qua Chúa Giê-xu Cứu Thế. “Anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Chúa Cứu Thế đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh quang” (RoRm 15:7). Nhờ điểm này, trong khi sinh hoạt tương giao với nhau, ta có thể hiểu được giá trị của các tín hữu khác. Phao lô gọi Hội Thánh của mình là “các anh em trong Chúa” (Phi Pl 1:14). Sở dĩ tôi là anh, là chị, là em của người khác là nhờ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Đối với người khác tôi là một người anh chị em nhờ những điều mà Chúa Giê-xu Cứu Thế đã làm cho tôi và với tôi; người khác đối với tôi trở thành người anh chị em nhờ những điều mà Chúa Giê-xu Cứu Thế đã làm cho và với người đó. Thật vậy, chúng ta trở thành anh chị em chỉ nhờ Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Đây là một sự thật có ý nghĩa rất sâu xa. Không phải một người kỉnh kiền, ăn nói sùng đạo, xưng hô tình nghĩa là anh chị em. Nhưng anh chị em là người đã được Chúa Giê-xu Cứu Thế cứu rỗi, được giải phóng khỏi tội lỗi, được kêu gọi đến đức tin và đến sự sống vĩnh hằng. Tất cả những điều một tín hữu có, trong nội tâm và lòng sùng đạo, không thể làm căn bản cho mối tương giao của chúng ta, nhưng những điều phát xuất từ Chúa Cứu Thế mới là yếu tố thẩm định. Mối tương giao của chúng ta đặt căn bản trên những điều Chúa Cứu Thế đã làm cho chúng ta, không phải chỉ trong buổi đầu để rồi với dòng thời gian tình nghĩa anh chị em sẽ đổi khác. Mối tương giao trong Chúa sẽ luôn luôn tồn tại trong tương lai và cho đến đời đời. Chúng ta tương giao và sẽ tương giao với anh chị em qua Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Mối tương giao của chúng ta càng chân thật, càng sâu đậm bao nhiêu, tất cả những yếu tố khác giữa chúng ta càng trở thành thứ yếu bấy nhiêu, và Chúa Giê-xu Cứu Thế và công khó của Ngài giữa chúng ta càng rõ ràng, càng tinh ròng bấy nhiêu. Chúng ta có nhau chỉ qua Chúa Cứu Thế, và qua Chúa Cứu Thế chúng ta
  • 8. mới thực sự có nhau, có nhau mãi mãi. Ngoài ra nếu ta còn đòi hỏi điều nào khác nữa tức là ta đã gieo mầm mống chia rẽ ngay từ buổi đầu. Nếu ta muốn có nhiều hơn điều mà Chúa Cứu Thế đã ban cho mình, thì ta không thành tâm mong đợi tình anh chị em trong Chúa. Ta chỉ đi tìm những kinh nghiệm đặc biệt trong cộng đồng mà ta không nhận được ở những chỗ khác mà thôi. Ta muốn đem vào tình anh chị em trong Chúa những ước mong không rõ ràng và không tinh ròng. Trong trường hợp này tình anh chị em trong Chúa thường bị nguy cơ nhiễm độc từ trong ngay từ đầu. Nguyên nhân là vì ta lầm lẫn giữa tình anh chị em trong Chúa với hình ảnh lý tưởng của một cộng đồng sùng đạo, là vì ta đồng hoá những đòi hỏi tự nhiên của tâm hồn sùng đạo với thực chất tâm linh của tình anh chị em trong Chúa. Về tình anh chị em trong Chúa, chủ yếu là ngay từ đầu ta phải hiểu rõ rằng: Thứ nhất : Tình huynh đệ trong Chúa không phải là một lý tưởng , nhưng là một thực thể thiên thượng . Thứ hai : Tình huynh đệ trong Chúa là một thực thể thuộc linh chứ không phải là một thực thể tâm lý . Nhiều cộng đồng tín hữu tan rã vì đã sinh hoạt dựa vào một hình ảnh lý tưởng. Ngay cả những tín hữu tin kính nhiệt thành cũng thường có một hình ảnh cố định nào đó về cách sinh hoạt cộng đồng của người theo Chúa và cố gắng thực hiện hình ảnh đó. Nhưng nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời nên tất cả những hình ảnh này đều không thể thực hiện được. Chúng ta phải vượt qua những nỗi thất vọng về người khác, về giới tín hữu nói chung và về chính mình để Đức Chúa Trời có thể hướng dẫn chúng ta nhận biết mối tương giao đích thực trong Chúa. Bởi ân sủng, Chúa không để chúng ta - dù chỉ trong một thời gian ngắn - sống với những hình ảnh lý tưởng, đắm mình vào một kinh nghiệm vui thoả hoặc những cảm giác hạnh phúc nào đó. Đức Chúa Trời không bao giờ lợi dụng cảm xúc, nhưng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của chân lý. Chỉ khi nào cộng đồng thất vọng nhiều, những tội lỗi xấu xa ló dạng, lúc đó cộng đồng mới bắt đầu trở thành xứng đáng trước mặt Đức Chúa Trời, bắt đầu thấu đáo được Lời Hứa của Chúa dành cho mình trong đức tin. Nỗi thất vọng về cá nhân và về cộng đồng càng đến sớm chừng nào càng tốt chừng nấy. Một cộng đồng không chịu đựng nổi những nỗi thất vọng này sẽ không thể nào tồn tại được. Cộng đồng nào không dẹp bỏ, trái lại cố giữ những hình ảnh lý tưởng của mình, cộng đồng đó sẽ đánh mất Lời Hứa về sự sinh tồn dành cho một cộng đồng tín hữu. Cộng đồng đó không sớm thì muộn sẽ tan rã. Tất cả những hình ảnh lý tưởng của con người trong cộng đồng tín hữu đều cản trở sự tương giao chân thật; ta phải dẹp bỏ tất cả những hình ảnh lý tưởng đó để cộng đồng có thể sống thực. Ai yêu những mơ mộng của
  • 9. mình về một cộng đồng tín hữu nhiều hơn yêu chính cộng đồng tín hữu, người đó sẽ trở thành người phá hoại cộng đồng tín hữu, dầu rằng cá nhân người đó rất thành tâm, tin kính và hi sinh. Đức Chúa Trời ghét mơ mộng; vì mơ mộng sinh kiêu ngạo và đòi hỏi nhiều. Ai mơ mộng một cộng đồng lý tưởng, người đó đòi hỏi Đức Chúa Trời, đòi hỏi người khác và đòi hỏi chính mình phải thực hiện những mơ mộng của mình. Người đó bước vào cộng đồng tín hữu với tư cách là người đòi hỏi, tự lập ra luật pháp riêng rồi dựa vào luật pháp đó phê chuẩn anh chị em và Đức Chúa Trời. Người đó cư xử khắt khe và là một người chỉ trích các anh chị em trong cộng đồng. Người đó hành động như thể mình vừa mới xây dựng cộng đồng, như thể hình ảnh lý tưởng của mình có thể nối kết mọi người. Những điều không hợp với ý muốn của mình, người đó cho là thất bại. Mơ mộng của người đó sụp đổ ở đâu, người đó cho là cộng đồng sụp đổ ở đó. Như thế người đó trước hết trở thành người kiện cáo anh chị em mình, rồi sau đó trở thành người kiện cáo Đức Chúa Trời, và cuối cùng trở thành người thất vọng kiện cáo chính mình. Vì Đức Chúa Trời đã đặt một căn bản duy nhất cho cộng đồng của chúng ta, vì Đức Chúa Trời đã từ lâu nối kết chúng ta với các anh chị em khác trong Chúa Giê-xu Cứu Thế, từ trước khi chúng ta bước vào mối tương giao với nhau, nên chúng ta không được bước vào cộng đồng với tư cách là người đòi hỏi, nhưng với tư cách là người cảm tạ và nhận lãnh. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời về những điều Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài ban cho chúng ta các anh chị em là những người đang sống trong sự kêu gọi, trong sự tha thứ, trong Lời Hứa của Ngài. Chúng ta không than phiền về những điều mà Đức Chúa Trời không ban cho mình, nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời về những điều Ngài ban cho mình mỗi ngày. Các anh chị em trong Chúa vốn là những con người tội lỗi, tuyệt vọng, nay được bước đi và sống trong phước hạnh của ân sủng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những anh chị em đó, như vậy chưa đủ sao? Phải chăng những ân huệ mà Đức Chúa Trời ban cho cộng đồng tín hữu hằng ngày, kể cả trong những ngày khó khăn, nghèo khổ, ít giá trị hơn cộng đồng tín hữu? Lúc tội lỗi và hiểu lầm làm tổn thương sinh hoạt cộng đồng, phải chăng lúc đó người anh chị em tội lỗi không còn là anh chị em đang cùng với tôi sống trong Lời của Chúa Giê-xu Cứu Thế nữa sao? Và tội lỗi của người anh chị em không phải là một lý do mới để tôi cảm tạ Chúa rằng, tất cả chúng ta đều đang được sống trong tình yêu tha thứ của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Cứu Thế hay sao? Ngay cả lúc thất vọng về anh chị em của mình, lúc đó tôi không được bình an vô cùng sao? Vì lúc đó tôi học được rằng, tất cả chúng ta không bao giờ có thể sống nhờ lời nói và công đức riêng của mình, nhưng chỉ nhờ vào một Lời và một Công Đức đã nối kết
  • 10. chúng ta với chân lý, tức là nhờ sự tha thứ tội lỗi trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Khi những màn sương ban mai của mơ mộng tan đi, lúc đó ngày đẹp của mối tương giao trong Chúa bắt đầu. Cũng như trong đời sống theo Chúa của mỗi cá nhân, cảm tạ là sinh hoạt chủ yếu trong cộng đồng tín hữu. Ai biết cảm tạ về việc nhỏ, người đó mới nhận được việc lớn. Chúng ta cản trở Đức Chúa Trời ban cho mình những ân tứ thuộc linh to lớn - mà Chúa dành sẵn cho chúng ta - vì chúng ta không cảm tạ về những điều chúng ta nhận lãnh hằng ngày. Chúng ta tưởng rằng mình không có quyền thoả mãn với những kiến thức, kinh nghiệm, tình yêu thuộc linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho mình trong khuôn khổ hạn hẹp. Chúng ta nghĩ mình phải luôn luôn khao khát những ân tứ to lớn. Rồi chúng ta phàn nàn rằng chúng ta thiếu hi vọng vững chắc, thiếu đức tin mạnh mẽ, thiếu kinh nghiệm già dặn mà Đức Chúa Trời đã ban cho các tín hữu khác. Chúng ta tưởng phàn nàn như vậy là thành tâm sùng đạo. Chúng ta cầu xin những việc lớn mà quên cảm tạ về những ân huệ nho nhỏ hằng ngày (nhưng thực ra không phải nhỏ!). Nhưng làm sao Đức Chúa Trời có thể giao cho chúng ta những sự việc to lớn trong khi chúng ta không biết cảm tạ nhận lãnh những sự việc nho nhỏ từ nơi Chúa. Nếu mỗi ngày chúng ta không cảm tạ về cộng đồng tín hữu mà Chúa đã đặt để chúng ta vào - cho dù cộng đồng không có kinh nghiệm đặc biệt, không giàu có cụ thể, mà chỉ có sự yếu đuối, đức tin nhỏ bé và nhiều nan đề mà thôi - thì chúng ta sẽ luôn luôn kiện cáo trước mặt Đức Chúa Trời về tất cả sự nghèo khổ, thiếu kém không tương ứng với điều chúng ta kỳ vọng; và như vậy chúng ta cản trở không để Đức Chúa Trời làm cho cộng đồng của chúng ta tăng trưởng theo tầm mức và sự giàu có mà Chúa Giê-xu Cứu Thế đã dành sẵn cho chúng ta. Điểm này đặc biệt quan trọng đối với các vị Mục sư và những thành viên nhiệt tâm trong Hội Thánh, những người thường phàn nàn về Hội Thánh của mình. Mục sư không nên phàn nàn về Hội Thánh của mình, nhất là với người khác, cũng không được phàn nàn với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời giao phó Hội Thánh cho Mục sư không phải để Mục sư kiện cáo Hội Thánh trước mặt Ngài và trước mặt con người. Ai kiện cáo cộng đồng tín hữu của mình, người đó trước tiên phải tự xét lại, tự hỏi phải chăng chính hình ảnh lý tưởng của mình mới đáng bị Đức Chúa Trời phá huỷ. Nếu nhận thức như vậy, ta nên cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng đã hướng dẫn mình có được nhận thức này. Nếu nhận thức khác hơn, ta nên tránh trở thành người kiện cáo Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nhưng tốt hơn kiện cáo chính mình về sự vô tín của mình. Ta phải xin Đức Chúa Trời cho mình thấy những thất bại và tội lỗi của riêng mình. Ta cần cầu xin Chúa đừng để mình phạm tội với anh chị em mình. Với ý thức mình cũng là một tội nhân, ta cầu thay cho các anh chị em mình. Như thế ta sẽ làm tròn bổn phận của mình và cảm tạ Đức Chúa Trời.
  • 11. Cộng đồng tín hữu cũng tương tự như sự nên thánh của mỗi cá nhân tín hữu. Cộng đồng tín hữu là một món quà của Đức Chúa Trời tặng cho chúng ta tuy chúng ta không xứng đáng được hưởng. Chỉ có Đức Chúa Trời mới thấu đáo thực chất của cộng đồng chúng ta, cũng như chỉ có Ngài mới thấu đáo thực chất của sự nên thánh trong chúng ta. Những điều tuy có vẻ yếu đuối và tầm thường đối với chúng ta nhưng có thể là vĩ đại và vinh quang đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cộng đồng tín hữu không phải để chúng ta mỗi ngày lo đo nhiệt độ của cộng đồng, cũng như người tín hữu không cần phải thường xuyên bắt mạch đời sống tâm linh của mình. Nếu chúng ta mỗi ngày càng biết ơn nhận lãnh những điều Đức Chúa Trời ban cho mình bao nhiêu, mỗi ngày cộng đồng sẽ càng tăng trưởng mạnh mẽ, đều đặn, và phát triển theo ý chỉ tốt lành của Đức Chúa Trời bấy nhiêu. Tình anh chị em trong Chúa không phải là một tình yêu lý tưởng mà chúng ta phải thực hiện, nhưng là một thực thể do Đức Chúa Trời tạo dựng nên trong Chúa Cứu Thế. Chúng ta được dự phần vào thực thể này. Nếu chúng ta càng học biết thấu đáo rằng nền tảng, sức mạnh và Lời Hứa của cộng đồng tín hữu của tất cả chúng ta đều đặt trên Chúa Giê-xu Cứu Thế, chúng ta sẽ càng học tập suy nghĩ đến cộng đồng của chúng ta một cách bình thản hơn, rồi cầu nguyện và hi vọng cho cộng đồng. Một thực thể thuộc linh, không phải là một thực thể tâm lý Vì chỉ đặt nền tảng trên Chúa Giê-xu Cứu Thế nên cộng đồng tín hữu là một thực thể thuộc linh chứ không phải là một thực thể tâm lý. Đây là điểm phân biệt cộng đồng tín hữu với tất cả các cộng đồng khác. Theo Kinh Thánh, “thuộc linh” là điều do Chúa Thánh Linh - Đấng đã ban Chúa Giê-xu Cứu Thế làm Chủ và Cứu Chúa trong tâm hồn chúng ta - tạo dựng nên. Còn “tâm lý” đến từ các bản năng, sức mạnh và tài năng thiên nhiên của linh hồn con người. Căn bản của tất cả thực thể thuộc linh là Lời Đức Chúa Trời mạc khải rõ ràng trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Căn bản của tất cả thực thể tâm lý là những hoạt động và đòi hỏi đen tối, không tinh ròng của linh hồn con người. Căn bản của cộng đồng thuộc linh là chân lý, còn căn bản của cộng đồng tâm lý là dục vọng. Bản thể của cộng đồng thuộc linh là ánh sáng - vì “Đức Chúa Trời là ánh sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm” (IGi1Ga 1:5) và “nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta tương giao với nhau” (1:7). Bản thể của cộng đồng tâm lý là tối tăm - “vì thật là từ trong, từ lòng người mà ra những ác tưởng” (Mac Mc 7:21). Đó là sự tối tăm của đêm khuya, bao trùm trên những cội rễ của tất cả mọi hành động của con người xác thịt, cũng bao trùm trên tất cả các bản năng cao thượng và sùng đạo. Cộng đồng thuộc linh là cộng đồng của những người được Chúa Cứu Thế kêu gọi, còn cộng đồng tâm lý là cộng đồng của
  • 12. những linh hồn sùng đạo. Trong cộng đồng thuộc linh tình yêu sáng rực, là Agape, phục vụ anh chị em; còn trong cộng đồng tâm lý tình yêu tối tăm của bản năng vừa sùng đạo vừa vô đạo, tức là Eros, đốt cháy. Một bên là công tác phục vụ anh chị em một cách trong sáng rõ ràng, còn một bên là đòi hỏi thoả mãn không trong sáng rõ ràng. Một bên là khiêm nhường thuận phục anh chị em, còn một bên thì muốn anh chị em phải khiêm nhường thuận phục sự đòi hỏi của riêng mình. Trong cộng đồng thuộc linh chỉ có Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn, trong cộng đồng tâm lý ngoài Lời Đức Chúa Trời còn có những con người có quyền hành, có kinh nghiệm, có ma lực thu hút đặc biệt. Một bên chỉ có Lời Đức Chúa Trời trói buộc, còn một bên ngoài Lời Đức Chúa Trời con người còn tự mình trói buộc mình. Một bên tất cả thế lực, vinh quang và quyền hạn đều ở trong Chúa Thánh Linh, còn một bên những người có quyền hành và có ảnh hưởng được quí trọng. Dĩ nhiên họ là những người sùng đạo, thành tâm thiện chí phục vụ, nhưng thực tế chỉ là soán ngôi Chúa Thánh Linh rồi đày Ngài đến một phương trời xa xăm vô tưởng. Ở đây chỉ có tâm lý mà thôi. Vì thế ở đó có Chúa Thánh Linh hướng dẫn, còn ở đây có kỹ thuật tâm lý, có phương pháp hướng dẫn. Ở đó có tình yêu chân thành giúp đỡ anh chị em, không có tâm lý, không có kỹ thuật, còn ở đây thì có phân tích và xây dựng tâm lý, ở đó có công tác phục vụ anh chị em một cách khiêm nhường, giản dị, còn ở đây có đối xử dò xét, tính toán của những con người xa lạ. Có lẽ nhận xét sau đây giúp ta thấy điểm dị biệt giữa thực thể thuộc linh và thực thể tâm lý rõ ràng nhất. Trong cộng đồng thuộc linh không khi nào có sự liên hệ “trực tiếp” giữa một người với một người khác, còn trong cộng đồng tâm lý có sự đòi hỏi tương giao, đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với linh hồn người khác, một sự đòi hỏi tự nhiên, phát xuất từ đáy sâu của linh hồn con người. Dục vọng này của linh hồn con người đòi hỏi sự hoà hợp tuyệt đối giữa tôi với người hoặc bằng cách hợp nhất trong tình yêu, hoặc bằng cách ép buộc người khác phải khuất phục dưới quyền hành và ảnh hưởng của tôi. Người mạnh tâm lý được thoả mãn cùng cực và làm cho người yếu cảm phục, yêu thương hoặc sợ hãi. Ở đây những mối liên hệ, gợi cảm, lệ thuộc của con người đóng vai trò quan trọng, và tất cả những đặc điểm của một cộng đồng gián tiếp qua Chúa Cứu Thế cũng xuất hiện trong cộng đồng tâm lý trực tiếp, nhưng xuất hiện một cách méo mó. Vì thế có loại tín hữu tâm lý. Tín hữu tâm lý bề ngoài giống như tin Chúa thực, nhưng thực ra tin Chúa do một người cố ý hoặc vô tình lạm dụng khả năng của mình làm cho một cá nhân hoặc cả một cộng đồng xúc động sâu xa đến nỗi bị lôi cuốn làm theo ý hướng của người đó. Trong trường hợp này linh hồn tác động trực tiếp trên linh hồn. Người yếu bị người mạnh chế ngự; trước ảnh hưởng của người mạnh, người yếu không còn sức kháng cự nữa.
  • 13. Người yếu bị cưỡng bức, chứ không thấu đáo vấn đề. Điểm này thể hiện rõ ràng khi người tin Chúa tâm lý có bổn phận phải thực hành những việc không liên quan hoặc mâu thuẫn với cá nhân của người mà mình chịu ảnh hưởng. Trong trường hợp này người tin Chúa tâm lý thất bại. Điều này cho thấy người đó hiển nhiên không tin Chúa nhờ Chúa Thánh Linh nhưng do ảnh hưởng của con người và vì thế không bền vững. Cũng vậy, có loại tình-yêu-người-lân-cận tâm lý. Tình yêu này có khả năng hi sinh cực đoan, dấn thân tuyệt đối và kết quả còn cụ thể hơn tình yêu đích thực của Chúa Cứu Thế nữa. Tình yêu này thao thao bất tuyệt bằng ngôn ngữ của Chúa Cứu Thế. Nhưng đây là loại tình yêu mà Sứ đồ Phao lô đã nói: “Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi người nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt” - nghĩa là nếu tôi nối kết những hành động cụ thể nhất của tình yêu với sự hi sinh cụ thể nhất - “nhưng không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi” (ICo1Cr 13:3). Tình yêu tâm lý yêu tha nhân vì cớ bản thân mình, còn tình yêu thuộc linh yêu người khác vì Chúa Cứu Thế. Vì thế tình yêu tâm lý đi tìm sự tiếp xúc trực tiếp với người khác, không yêu người đang được tự do, nhưng yêu người đang bị mình trói buộc. Tình yêu này muốn thắng, muốn chiếm hữu, muốn lấn ép người khác bằng tất cả mọi phương tiện. Tình yêu này không muốn ai kháng cự, chỉ muốn thống trị. Tình yêu tâm lý không quí trọng nhưng tương đối hoá chân lý, vì tình yêu này không muốn điều gì, kể cả chân lý, xen vào mối liên hệ giữa mình và người mình yêu. Tình yêu tâm lý khát khao người khác, khát khao mối tương giao và tình yêu của người khác, nhưng không phục vụ người khác. Đã vậy, tình yêu tâm lý lại còn thích phục vụ giả dối nữa. Điểm dị biệt giữa tình yêu thuộc linh và tình yêu tâm lý nằm trên hai bình diện. Hai bình diện này tuy hai nhưng thực ra chỉ là một, đó là: tình yêu tâm lý không bao giờ sẵn sàng chấp nhận để cho mối tương giao giả tạo của mình đổ vỡ rồi xây dựng lại một mối tương giao chân thật, và tình yêu tâm lý không thể yêu kẻ thù vì kẻ thù chống cự tình yêu này rất mãnh liệt. Cả hai đều phát xuất từ một nguồn: tình yêu tâm lý tự bản năng là tham muốn, tức là tham muốn mối tương giao tâm lý. Hễ khi nào tình yêu tâm lý còn thoả mãn được lòng tham muốn này thì còn tham muốn, bất kể chân lý, cũng bất kể tình yêu tha nhân đích thực. Còn hễ khi nào loại tình yêu này không thể thoả mãn được lòng tham muốn của mình nữa thì tình yêu sẽ chấm dứt, tức là chấm dứt yêu kẻ thù. Lúc đó tình yêu đổi thành thù ghét, khinh thường và vu khống.. Nhưng lúc đó cũng là lúc mà tình yêu thuộc linh bắt đầu. Vì thế hễ khi nào tình yêu tâm lý đối diện với tình yêu thuộc linh thì đổi thành ghen ghét cá nhân, vì tình yêu thuộc linh không tham muốn nhưng phục vụ. Tình yêu tâm lý lấy chính mình làm mục tiêu, làm thành quả, làm thần tượng để tôn sùng
  • 14. và bắt tất cả cũng phải phục tùng. Tình yêu này chỉ chăm sóc, trang điểm và yêu thương chính bản thân mình mà thôi. Nhưng tình yêu thuộc linh phát xuất từ Chúa Cứu Thế. Tình yêu này phục vụ chỉ một mình Chúa, và biết rằng chính mình không thể trực tiếp đến với tha nhân được. Chúa Cứu Thế đứng giữa tôi và người. Tôi không biết tình yêu tha nhân là gì. Vì đối với Chúa Cứu Thế, khái niệm phổ thông về tình yêu phát xuất từ sự đòi hỏi của linh hồn tôi chỉ là lòng ghen ghét và tính vị kỷ xấu xa mà thôi. Chỉ có Chúa Cứu Thế mới có thể lý giải bằng ngôn ngữ của Ngài cho tôi hiểu tình yêu là gì. Chúa Giê-xu Cứu Thế dạy cho tôi biết tình yêu anh chị em trong chân lý hoàn toàn trái ngược với ý tưởng và sự suy nghĩ của tôi. Vì thế tình yêu thuộc linh liên hệ mật thiết với Lời của Chúa Giê-xu Cứu Thế. Hễ khi nào Chúa Cứu Thế vì cớ tình yêu muốn giữ tôi lại trong mối tương giao thì tôi ở lại trong mối tương giao, còn hễ khi nào chân lý của Ngài vì cớ tình yêu đòi hỏi tôi chấm dứt mối tương giao thì tôi chấm dứt dù rằng tình yêu tâm lý của tôi phản đối mãnh liệt. Sở dĩ tình yêu thuộc linh có thể yêu kẻ thù như yêu anh chị em vì tình yêu thuộc linh không tham muốn nhưng phục vụ, không phát xuất từ anh chị em hoặc từ kẻ thù nhưng phát xuất từ Chúa Cứu Thế và từ Lời của Ngài. Tình yêu tâm lý không bao giờ có thể hiểu tình yêu thuộc linh được; vì tình yêu thuộc linh đến từ trên, đối với tất cả các tình yêu trần tục hoàn toàn là sự lạ, là việc mới, là điều khó hiểu. Vì Chúa Cứu Thế đứng giữa tôi với tha nhân nên tôi không có quyền đòi hỏi tương giao trực tiếp với tha nhân. Chúa Cứu Thế đã dạy tôi biết rằng, cũng như Chúa đã giúp đỡ tôi, chỉ có chính Chúa mới có thể giúp đỡ tha nhân mà thôi. Điều này có nghĩa là tôi phải để cho người khác tự do, không dùng tình yêu thương của mình chỉ định, cưỡng bách, quản lý người khác. Khi người khác được tự do, không lệ thuộc tôi, người đó sẽ kinh nghiệm được tình yêu trong cương vị của người. Vì Chúa Cứu Thế yêu thương người nên đã trở thành Người cho người. Chúa đã chết và đã sống lại cho người. Chúa đã tha tội cho người và sửa soạn cho người một sự sống vĩnh cửu. Vì Chúa Cứu Thế đã từ lâu hành động cụ thể cho người anh chị em của tôi, từ trước khi tôi có thể bắt đầu hành động, nên tôi phải để người anh chị em của tôi được tự do cho Chúa. Người anh chị em của tôi chỉ nên đối diện với tôi trên cương vị của một người sống cho Chúa mà thôi. Đó là ý nghĩa của câu nói chúng ta chỉ có thể gặp gỡ tha nhân qua trung gian của Chúa Cứu Thế. Tình yêu tâm lý tự phác hoạ cho mình một hình ảnh về tha nhân: người đó phải và sẽ phải như thế nào. Tình yêu này nắm lấy sự sống của tha nhân trong bàn tay mình. Nhưng nhờ Chúa Giê-xu Cứu Thế tình yêu thuộc linh có thể nhận ra được hình ảnh đích thực của tha nhân. Đó là hình ảnh mà Chúa Giê-xu Cứu Thế đã và muốn tạo cho người. Vì thế tình yêu thuộc linh thận trọng trong lời nói và việc làm với tha nhân,
  • 15. chỉ nói chỉ làm những điều Chúa Cứu Thế dạy bảo mà thôi. Tình yêu này không làm cho tha nhân xao xuyến tinh thần bằng cách gây ảnh hưởng một cách quá riêng tư, trực tiếp, bằng cách xen vào cuộc sống của tha nhân một cách bất khiết, không mừng khi thấy tha nhân sùng đạo thái quá. Nhưng tình yêu này sẽ đối diện với người bằng Lời của Đức Chúa Trời một cách rõ ràng và sẵn sàng để cho người một mình đối diện với Lời của Chúa trong một thời gian dài để người được tự do, để Chúa Cứu Thế tác động trong người. Tình yêu này sẽ tôn trọng ranh giới của người. Đó là ranh giới mà Chúa Cứu Thế đã phân chia giữa chúng ta. Và tình yêu này sẽ tìm được mối tương giao hoàn toàn với tha nhân trong Chúa Cứu Thế là Đấng duy nhất nối kết và hợp nhất chúng ta. Vì thế tình yêu này sẽ thưa với Chúa Cứu Thế về người anh chị em nhiều hơn là nói với người anh chị em về Chúa. Tình yêu này biết rằng, con đường ngắn nhất dẫn đến tha nhân luôn luôn dẫn xuyên qua sự cầu nguyện với Chúa Cứu Thế và rằng, tình yêu tha nhân hoàn toàn nối chặt với chân lý trong Chúa Cứu Thế. Phát xuất từ tình yêu này, môn đệ Giăng đã nói: “Tôi nghe con cái tôi làm theo chân lý, thì không còn có điều gì vui mừng hơn nữa”(III Giăng 4). Tình yêu tâm lý sống nhờ những dục vọng mờ ám không được kiểm soát và không thể kiểm soát được. Tình yêu thuộc linh sống trong sự trong sáng của việc làm do chân lý thúc đẩy. Tình yêu tâm lý tạo ra nô lệ, ràng buộc, gắng gượng, tình yêu thuộc linh tạo ra tự do cho anh chị em trong Lời Chúa. Tình yêu tâm lý vun trồng những đoá hoa giả tạo, tình yêu thuộc linh sinh bông kết trái , xanh chín dưới bầu trời của Đức Chúa Trời, dưới mưa, bão và mặt trời theo ý muốn tốt lành của Ngài. Đối với tất cả các cộng đồng tín hữu, vấn đề sinh tồn là kịp thời nhận thức điểm dị biệt giữa lý tưởng con người và thực thể thiên thượng, giữa mối tương giao thuộc linh và mối tương giao tâm lý. Vấn đề sống chết của một cộng đồng tín hữu là sớm ý thức được điểm này. Nói một cách khác: một cộng đồng sống theo Lời Chúa chỉ lành mạnh khi cộng đồng đó không phải là một phong trào, một dòng tu, một hội đoàn, một collegium pietatis, nhưng là một phần của Một Hội Thánh Phổ thông của Chúa và chia sẻ với toàn thể Hội Thánh nỗi khó khăn, cuộc chiến đấu và Lời Hứa của Chúa. Những nguyên tắc tuyển chọn và thanh lọc người không dựa vào nhận xét khách quan trong khi làm việc chung với nhau nhưng dựa vào mối liên hệ gia đình và kỳ thị địa phương đều là mối nguy hiểm cho cộng đồng tín hữu. Trên con đường tuyển chọn về phương diện tinh thần và thuộc linh, yếu tố tâm lý luôn luôn mò vào, cướp mất tiềm năng thuộc linh của cộng đồng và hiệu năng của Hội Thánh, rồi đẩy Hội Thánh đến chỗ lạc đạo. Loại trừ những người yếu đuối, kém quan trọng, và những người có vẻ vô dụng ra khỏi một cộng đồng tín hữu tức là loại trừ Chúa Cứu Thế là Đấng đang gõ cửa lòng của những
  • 16. người anh chị em đau khổ đó. Vì thế chúng ta cần thận trọng về điểm này. Nếu không nhận xét cẩn thận ta có thể nghĩ rằng, lý tưởng và thực thể, yếu tố tâm lý và yếu tố thuộc linh dễ hoà đồng với nhau nhất trong một cộng đồng gồm có nhiều thành phần khác nhau, cụ thể là trong hôn nhân, gia đình, tình bạn, nghĩa là khi yếu tố tâm lý đóng vai trò then chốt trong sự hình thành của cộng đồng, còn yếu tố thuộc linh chỉ đóng vài trò bổ sung mà thôi. Ta tưởng rằng, chỉ trong những cộng đồng như vậy hai yếu tố này mới dễ bị lẫn lộn hoặc hoà đồng với nhau, còn những cộng đồng hoàn toàn thuộc linh không bị mối nguy hiểm này đe doạ. Nhưng nghĩ như vậy là lầm. Kinh nghiệm cho thấy thực tế hoàn toàn khác hẳn. Một cuộc hôn nhân, một gia đình, một tình bạn thường thấu đáo ranh giới của những yếu tố xây dựng mối tương giao của mình; nếu lành mạnh, những cộng đồng này biết rõ ranh giới giữa yếu tố tâm lý và yếu tố thuộc linh nằm ở đâu. Những cộng đồng này biết rằng sự tương giao thuộc thể-tâm lý trái ngược với sự tương giao thuộc linh. Trái lại trong một cộng đồng hoàn toàn có tính cách thuộc linh yếu tố tâm lý rất dễ xen vào và hoà đồng. Một cộng đồng hoàn toàn thuộc linh chẳng những rất nguy hiểm nhưng cũng rất bất thường. Nếu một cộng đồng thuộc linh không có yếu tố thuộc thể-gia đình hoặc không có sự tương giao qua công việc, nếu không có những sinh hoạt hằng ngày với tất cả những nhu cầu đòi hỏi của những con người đang tích cực hoạt động, thì ở đó ta phải cẩn thận và cảnh giác. Có lẽ tất cả mọi tín hữu đều được Đức Chúa Trời ban cho ít nhất một lần trong đời cái kinh nghiệm phước hạnh khó quên về mối tương giao chân thật với các anh chị em trong Chúa. Nhưng kinh nghiệm này không gì khác hơn là ân huệ Chúa ban thêm bên cạnh thức ăn hằng ngày mà Chúa ban cho sự sống của cộng đồng tín hữu. Chúng ta không xứng đáng nhận được những kinh nghiệm này, và chúng ta không sinh hoạt với các tín hữu khác vì cớ những kinh nghiệm này. Yếu tố nối kết chúng ta lại với nhau không phải là kinh nghiệm về tình anh chị em nhưng là niềm tin vững chắc nơi tình anh chị em trong Chúa. Đức Chúa Trời đã và sẽ hành động trên tất cả chúng ta. Trong đức tin chúng ta nắm chắc món quà vô giá này. Đây là món quà làm cho chúng ta vui mừng và hạnh phúc, cũng làm cho chúng ta sẵn sàng từ khước tất cả các kinh nghiệm mà Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta. Chúng ta liên hệ với nhau không phải trong kinh nghiệm nhưng trong đức tin. “Kìa, anh em sống hoà thuận với nhau, thật tốt đẹp thay!” (Thi Tv 133:1). Đó là lời Kinh Thánh khen tặng những cộng đồng sống theo Lời Chúa. Nếu nghiêm túc lý giải từ “hoà thuận”, câu Kinh Thánh này có nghĩa: “Nếu anh chị em sống với nhau trong Chúa Cứu Thế”; vì chỉ có Chúa Giê-xu Cứu Thế duy nhất là sự hoà thuận của chúng ta. “Chúa là sự bình an của chúng ta”
  • 17. (Eph Ep 2:14). Chúng ta đến với nhau, vui với nhau và tương giao với nhau chỉ nhờ Chúa mà thôi. Một Ngày Với Tha Nhân Lạy Chúa! Lúc sương mai còn đọng chúng con đồng thờ phượng Chúa cao sang. Buổi tối, lúc mặt trời đà lặn chúng con đồng hiệp nguyện hướng về Ngài. Xin dâng lên lời ca tôn đại Chúa hiện nay và mãi mãi đời đời. (Luther, dựa theo Ambrosius) Một ngày bắt đầu “ Hãy để cho Lời Chúa Cứu Thế sống động trong anh em” (CoCl 3:16). Một ngày trong thời Cựu ước bắt đầu vào buổi tối và chấm dứt vào chiều hôm sau, lúc mặt trời lặn. Đó là thời gian mong đợi. Một ngày trong thời Tân ước bắt đầu vào lúc hừng đông và chấm đứt vào sáng hôm sau lúc ánh sáng ban mai vừa loé. Đó là thời gian ứng nghiệm, thời gian phục sinh của Chúa. Chúa sinh ra vào ban đêm, ánh sáng đi vào bóng tối. Khi Chúa Cứu Thế đau thương và chịu chết trên cây thập tự, giữa trưa đã trở thành giữa khuya. Nhưng khi Chúa Cứu Thế chiến thắng mộ phần, lúc đó là hừng đông của buổi sáng phục sinh. Bài ca ca tụng “Mặt trời công chính” của Hội Thánh Cải chánh có lời như sau: “Buổi sáng sớm, lúc mặt trời mọc, Chúa Cứu Thế của tôi phục sinh; đánh đuổi tội lỗi của đêm khuya, đem lại ánh sáng, sự cứu rỗi và sự sống. Ha lê lu gia!” Đó là mặt trời mọc lên cho Hội Thánh đang mong đợi (MaMl 4:2), và “những người yêu mến Chúa được giống như mặt trời, mọc lên rực rỡ” (Cac Tl 5:31). Ban mai thuộc về Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Phục sinh. Lúc ánh sáng vừa loé là lúc Hội Thánh kỷ niệm buổi sáng sớm ngày hôm đó, buổi sáng Chúa chiến thắng cái chết, ma quỉ và tội lỗi, buổi sáng Chúa ban sự sống mới và sự cứu rỗi cho con người. Ngày nay chúng ta, những người không còn sợ hãi, cũng không quí trọng đêm tối như người xưa nữa, còn có thể cảm thông được niềm vui mừng của các vị thánh tổ và của Hội Thánh đầu tiên khi ánh sáng ban mai vừa loé
  • 18. không? Chúng ta cần học tập ca tụng Đức Chúa Trời Ba Ngôi vào mỗi buổi sáng tinh sương. Chúng ta ca tụng Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hoá đã bảo vệ sự sống của chúng ta trong đêm tối và đánh thức chúng ta dậy để sống một ngày mới. Chúng ta ca tụng Chúa Con là Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của nhân loại, Đấng đã chiến thắng mộ phần và địa ngục cho chúng ta, và là Đấng Thắng đang sống giữa chúng ta. Chúng ta ca tụng Chúa Thánh Linh là Đức Chúa Trời, Đấng vào lúc trời còn tinh sương ban Lời của Đức Chúa Trời làm ánh sáng soi sáng tâm hồn chúng ta, đánh đuổi bóng tối và tội lỗi ra khỏi cuộc đời chúng ta, và dạy chúng ta cầu nguyện. Nếu biết ca tụng Chúa như thế, chúng ta sẽ linh cảm được niềm vui của các anh chị em sống hoà thuận với nhau, sau một đêm dài họp lại với nhau vào buổi sáng sớm để cùng nhau ca tụng Chúa, cùng nhau nghe Lời Chúa và cùng nhau cầu nguyện. Ban mai không thuộc về cá nhân một người nhưng là của toàn thể Hội Thánh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Ban mai thuộc về gia đình tín hữu, thuộc về các cộng đồng anh chị em trong Chúa. Các bản thánh ca cổ của Hội Thánh ca tụng Đức Chúa Trời vào ban mai vẫn còn văng vẳng. Các anh chị em vùng Boehmen đã ca rằng: Ban ngày đánh đuổi đêm tối; hỡi tín hữu Chúa Cứu Thế, hãy tỉnh táo và thức dậy, ca tụng Chúa Trời, là Chúa. Hãy nhớ, Chúa là Chúa Trời dựng bạn theo hình tượng Chúa, để bạn dễ nhận ra Ngài. và Ban ngày bắt đầu và ló dạng, Ôi Chúa, chúng con ca tụng Chúa, Chúng con cám ơn Chúa yêu quí, Đã gìn giữ chúng con trong đêm. Xin gìn giữ chúng con hôm nay Là những người hành hương đau khổ, Xin giúp, xin gìn và xin giữ, Để chúng con tránh mọi xấu xa. và Vì ánh sáng ban ngày đã rọi, Anh em hỡi, hãy cùng cảm tạ Đức Chúa Trời nhân lành, từ bi Bảo vệ chúng ta trong đêm tối. Lạy Chúa, chúng con xin dâng hiến Lời nói, việc làm và ước nguyện.
  • 19. Xin Chúa dùng theo ý muốn Chúa, để công việc chúng con tốt đẹp. Một cộng đồng sống theo Lời Chúa cần bắt đầu buổi sáng sớm bằng một Lễ Thờ Phượng chung. Toàn thể cộng đồng họp lại để ca tụng và cảm tạ, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Lời cầu nguyện và lời ca vang lên, xuyên qua sự yên tĩnh của ban mai. Sau một đêm dài yên lặng chúng ta sẽ dễ cảm nhận lời ca và Lời Chúa hơn. Kinh Thánh dạy rằng, ý nghĩ và lời nói đầu tiên trong một ngày của Chúa phải là: “Buổi sáng Chúa sẽ nghe tiếng con, buổi sáng con sẽ trình bày duyên cớ con trước mặt Chúa” (Thi Tv 5:3), “Buổi sáng lời cầu nguyện con sẽ thấu đến trước mặt Chúa” (Thi Tv 88:13), “Hỡi Đức Chúa Trời, lòng con tin chắc, lòng con tin chắc; con sẽ hát, phải, con sẽ hát ngợi khen. Hỡi vinh quang ta, hãy tỉnh thức! Hỡi cầm sắt, hãy tỉnh thức! Chính mình ta sẽ tỉnh thức thật sớm” (57:7-8). Vào lúc bình minh người tín hữu khao khát Đức Chúa Trời: “Con thức trước rạng đông và kêu cầu; con trông cậy nơi Lời Chúa” (119:147). “Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa Trời con, vừa sáng con tìm cầu Chúa; Trong một đất khô khan, cực nhọc, chẳng nước, linh hồn con khát khao Chúa, thân thể con mòn mỏi về Chúa” (Thi Tv 63:1). Sách “Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn” dạy: “Người ta biết rằng phải cảm tạ Chúa trước khi mặt trời mọc, và đi gặp Chúa trước khi ánh sáng chiếu” (Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn 16:28), và sách Giê-xu Si-rách khuyên dạy riêng các thầy giáo luật phải “nhớ thức dậy sớm để tìm kiếm Chúa là Đấng đã dựng nên mình và cầu nguyện trước mặt Chúa Chí Cao” (Giê-xu Si-rách 39:6). Kinh Thánh cũng mô tả ban mai là thời gian Chúa giúp đỡ đặc biệt. Đối với một thành phố thuộc về Chúa, “Đức Chúa Trời ở giữa thành phố ấy; thành phố ấy sẽ không bị rúng động. Vừa rạng đông Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ nó” (Thi Tv 46:5). Và: “Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm” (CaAc 3:23). Người tín hữu không nên bắt đầu ngày mới với những quay cuồng vội vã của cuộc đời. Chúa là Đấng dựng nên ngày mới và cai quản ngày mới ấy. Bóng tối mập mờ của ban đêm mơ mộng sẽ nhường chỗ cho ánh sáng của Chúa Cứu Thế và Lời của Ngài. Tất cả những sự hỗn độn, bất khiết, lo lắng, sợ hãi đều biến mất. Cho nên vào buổi sáng sớm, có nhiều ý nghĩ và lời nói vô ích không cần phải thốt ra. Ý nghĩ và lời nói đầu tiên phải là Ý và Lời của Chúa, của Cứu Chúa của cuộc đời chúng ta. “Con đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Chúa Cứu Thế sẽ chiếu sáng con” (Eph Ep 5:14). Kinh Thánh tường thuật rằng, các tôi tớ của Chúa như Áp-ra-ham, Gia-cốp, Môi-se, Giô-suê đã thức dậy sớm để tìm kiếm Chúa và thực hiện mạng lịnh
  • 20. của Ngài (xem SaSt 19:27; 22:3; XuXh 8:16; 9:13; 24:4; Gios Gs 3:1; 6:12 v.v.!). Các sách Phúc Âm tường thuật rằng, Chúa Giê-xu “sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, thức dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó” (Mac Mc 1:35). Có người thức dậy sớm vì lo lắng và thiếu bình an. Kinh Thánh dạy rằng: “Uổng công thay cho các con thức dậy sớm, đi ngủ trễ, và ăn bánh lao khổ” (Thi Tv 127:2). Thức dậy sớm vì yêu Chúa mới đáng quí. Đó là thói quen của các tôi tớ Chúa trong Kinh Thánh. Giờ tĩnh nguyện chung vào buổi sáng gồm có phần đọc Kinh Thánh, hát Thánh ca và cầu nguyện. Một cộng đồng càng có nhiều thành phần khác nhau, giờ tĩnh nguyện buổi sáng càng cần phải linh động. Đó là điểm rất cần thiết. Một cộng đồng gia đình có trẻ con cần tĩnh nguyện khác với các nhà thần học. Ta không thể đem giờ tĩnh nguyện của một cộng đồng này đến áp dụng cho một cộng đồng khác; giờ tĩnh nguyện của các nhà thần học không thể giống như giờ tĩnh nguyện của một gia đình có trẻ con. Tuy nhiên, mỗi giờ tĩnh nguyện chung đều gồm có: Lời của Kinh Thánh , Bài ca của Hội Thánh , Lời cầu nguyện của cộng đồng . Sau đây chúng ta cùng bàn với nhau về những điểm này. Sự mầu nhiệm của Thi thiên Kinh Thánh Tân ước dạy chúng ta “Hãy dùng ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau” (Eph Ep 5:19) và “dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng, mà dạy và khuyên nhau” (CoCl 3:16). Từ xưa, phần cầu nguyện bằng Thi thiên đóng một vai trò rất quan trọng trong Hội Thánh. Nhiều Hội Thánh bắt đầu Lễ Thờ Phượng bằng Thi thiên. Nhưng rất tiếc ngày nay chúng ta đã đánh mất vai trò quan trọng của Thi thiên. Thi thiên giữ một vai trò đặc biệt trong toàn bộ Kinh Thánh. Thi thiên là Lời của Đức Chúa Trời, và đồng thời, ngoại trừ một vài ngoại lệ, cũng là lời cầu nguyện của con người. Tại sao Lời Đức Chúa Trời cũng là lời của con người? Ngoài câu hỏi này ta còn có thêm một nhận xét: Nếu cầu nguyện bằng Thi thiên, lúc đầu ta có thể dùng Thi thiên làm lời cầu nguyện của riêng mình, nhưng đến một Thi thiên nào đó, ta tự cảm thấy không thể dùng Thi thiên làm lời cầu nguyện của riêng mình được. Điển hình là những Thi thiên nói về sự vô tội, về sự tha thứ, và một vài Thi thiên nói về sự thương khó. Nhưng những lời cầu nguyện này là Lời của Chúa Thánh Linh. Người tín hữu không thể viện một lý do mơ hồ nào mà cho rằng những lời này đã lỗi thời hoặc thuộc về thời “tiền tôn giáo”. Như vậy, ta không thể hiểu, mà cũng
  • 21. không thể cầu nguyện bằng những Lời Kinh Thánh này. Ta có thể đọc, nghe, có thể kinh ngạc và hứng khởi về những Lời này, nhưng những Lời này vẫn là lời cầu nguyện của một Người khác. Ta không thể cầu nguyện bằng những Lời này, mà cũng không thể loại bỏ những Lời này ra ngoài Kinh Thánh. Trong trường hợp này, đáng lẽ ta nên tự nhủ rằng, trước hết ta cầu nguyện bằng những Thi thiên mà mình có thể hiểu được. Đáng lẽ ta nên tạm gác lại những điểm khó hiểu trong Kinh Thánh mà trở về với những điểm giản dị và dễ hiểu trước. Tuy nhiên, chính điểm khó hiểu này cho phép ta có một cái nhìn sơ khởi vào sự mầu nhiệm của Thi thiên. Ta cầu nguyện bằng những Thi thiên đó nhưng không dám cầu bằng môi miệng, mà phải lắp bắp và sợ hãi. Điều này cho phép ta suy diễn rằng, Người cầu nguyện bằng Thi thiên phải là một Người khác hẳn chúng ta, là Người quả quyết mình vô tội, là Người dám kêu nài toà án của Đức Chúa Trời, là Người đã chịu đau khổ cùng tận. Người đó không ai khác hơn là chính Chúa Giê-xu Cứu Thế. Chính Chúa là Người cầu nguyện bằng những Thi thiên đó và bằng tất cả các Thi thiên. Kinh Thánh Tân ước và Hội Thánh đã nhận biết và minh chứng điều này. Con người Giê-xu Cứu Thế, Con Người thấu đáo đau khổ, nghèo khó và bệnh tật, cũng là Đấng hoàn toàn vô tội và công chính, cầu nguyện bằng Thi thiên qua môi miệng của Hội Thánh. Thi thiên như vậy đích thực là Lời Cầu nguyện của Chúa Giê-xu Cứu Thế. Chúa đã cầu nguyện bằng Thi thiên, và Thi thiên đã trở thành Lời Cầu nguyện muôn đời của Chúa. Đó là lý do tại sao Thi thiên vừa là lời cầu nguyện với Chúa vừa là Lời của chính Chúa. Vì ở đây Chúa Cứu Thế vừa cầu nguyện vừa gặp gỡ chúng ta. Chúa Giê-xu Cứu Thế cầu nguyện bằng Thi thiên trong Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh của Chúa và mỗi cá nhân cũng cầu nguyện, nhưng chỉ cầu nguyện thực sự khi Chúa Cứu Thế cầu nguyện qua Hội Thánh và qua mỗi cá nhân. Người cầu nguyện không nhân danh chính mình mà cầu nguyện, nhưng nhân danh Chúa Giê-xu Cứu Thế. Người cầu nguyện không cầu nguyện vì nhu cầu thiên nhiên, nhưng cầu nguyện vì mang hình hài của con người Cứu Thế, cầu nguyện dựa trên Lời cầu nguyện của con người Giê-xu Cứu Thế. Chỉ nhờ đó mà lời cầu nguyện mới được nhậm. Vì Chúa Cứu Thế cũng cầu nguyện Thi thiên - Cầu nguyện của mỗi cá nhân và của Hội Thánh trước Ngôi Đức Chúa Trời, và hơn nữa, vì những người cầu nguyện ở đây hoà mình vào Lời Cầu nguyện của Chúa Giê-xu Cứu Thế, nên lời cầu nguyện vang đến tai Đức Chúa Trời. Như thế, Chúa Cứu Thế trở thành Đấng Cầu Thay của chúng ta. Thi thiên là Lời Cầu nguyện của Chúa Cứu Thế cầu thay cho Hội Thánh của Ngài. Nay Chúa Cứu Thế ở với Chúa Cha, nhưng những con người mới của Chúa Cứu Thế, Thân-thể-Chúa-Cứu-Thế-trên-trần-thế, tiếp tục cầu nguyện
  • 22. Lời Cầu nguyện của Chúa cho đến khi thời gian chung kết. Lời Cầu nguyện của Chúa không phải là lời riêng của một chi thể, mà là lời của toàn Thân- thể-Chúa-Cứu-thế. Lời Thi-thiên mà một cá nhân không thể hiểu và không thể dùng làm lời cầu nguyện của riêng mình sẽ trở thành sống động qua toàn thể Hội Thánh. Vì thế cầu nguyện bằng Thi thiên là cách cầu nguyện đặc biệt của cộng đồng. Nếu một câu hoặc một Thi thiên không thể là lời cầu nguyện của riêng tôi thì câu hoặc Thi thiên đó sẽ là lời cầu nguyện của một người khác trong cộng đồng. Như vậy lời cầu nguyện mới đích thực là lời cầu nguyện của con người Giê-xu Cứu Thế đích thực và của Thân-thể-Chúa- trên-trần-thế. Qua Thi thiên chúng ta học tập cầu nguyện dựa trên Lời Cầu nguyện của Chúa Cứu Thế. Thi thiên là một trường học dạy cầu nguyện. Ở đây, chúng ta học được điểm thứ nhất : Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện là dựa vào Lời Đức Chúa Trời, là cầu nguyện dựa vào Lời Hứa. Lời cầu nguyện của tín hữu đặt căn bản trên Lời Chúa đã mạc khải chứ không có liên hệ đến những ước muốn vị kỷ của con người. Chúng ta cầu nguyện dựa vào lời cầu nguyện của con người đích thực Giê-xu Cứu Thế. Kinh Thánh dạy, rằng Chúa Thánh Linh cầu nguyện trong và cho chúng ta, rằng Chúa Cứu Thế cầu nguyện cho chúng ta, rằng chúng ta chỉ có thể cầu nguyện thực sự với Đức Chúa Trời trong danh Chúa Giê-xu Cứu Thế. Điểm thứ hai chúng ta học được từ lời cầu nguyện bằng Thi thiên là chúng ta nên cầu nguyện gì. Phạm vi của Thi thiên chắc chắn rộng lớn hơn kinh nghiệm của mỗi cá nhân chúng ta. Tuy nhiên trong đức tin, mỗi cá nhân đều có thể cầu nguyện tất cả những lời cầu nguyện của Chúa Cứu Thế. Đó là những lời cầu nguyện của con người đích thực và chỉ có Chúa mới có được những kinh nghiệm trong những lời cầu nguyện này. Chúng ta có thể cầu nguyện bằng những Thi thiên nói về sự trả thù không? Vì là tội nhân và vì khi đọc những Thi thiên nói về sự trả thù chúng ta thường có ngay những ý tưởng gian ác nên đáng lẽ chúng ta không thể dùng những Thi thiên này để cầu nguyện. Nhưng Chúa Cứu Thế - Đấng đã chịu tất cả những sự trả thù của Đức Chúa Trời thay cho chúng ta, Đấng đã tha thứ cho kẻ thù, Đấng chịu sự trả thù để kẻ thù được tự do - ở trong chúng ta nên chúng ta, những chi thể của Chúa, có thể dùng những Thi thiên nói về sự trả thù để cầu nguyện, cầu nguyện qua và từ tâm hồn của Chúa. Chúng ta có thể dùng Thi thiên để tự xưng mình vô tội, sùng đạo và công chính không? Thực ra, tự sức chúng ta, chúng ta không thể dùng những Thi thiên nói về sự vô tội, sùng đạo và công chính làm lời cầu nguyện của tâm hồn tráo trở của mình được. Nhưng chúng ta có thể và phải dùng những Thi thiên đó để cầu nguyện với tâm hồn vô tội và trong sạch của Chúa Giê-xu Cứu Thế, và với sự vô tội của Chúa mà chúng ta được phép dự phần trong
  • 23. đức tin; vì “huyết và sự công chính của Chúa Cứu Thế là trang sức và áo choàng của chúng ta” nên chúng ta có thể và nên cầu nguyện bằng những Thi thiên này. Qua Chúa những Thi thiên này cũng thuộc về chúng ta. Chúng ta không thể hiểu, không thể biết được ý nghĩa của những Thi thiên nói về sự thương khó, chúng ta có thể cầu nguyện bằng những Thi thiên đó không? Chúng ta cần cầu nguyện bằng những Thi thiên nói về sự thương khó, không phải để dấn thân vào những điều mà mình không có kinh nghiệm, cũng không phải để tự than thân trách phận, nhưng vì những sự thương khó này đích thực và có thực trong Chúa Giê-xu Cứu Thế, vì con người Giê-xu Cứu Thế đã chịu bệnh tật, đau đớn, nhục nhã và chịu chết, và vì tất cả mọi xác thịt đều cùng chịu thương khó và chịu chết trong sự thương khó và cái chết của Chúa. Chúng ta có quyền cầu nguyện bằng những Thi thiên nói về sự thương khó này vì cớ tất cả những điều đã xảy ra cho chúng ta trên cây thập tự của Chúa Cứu Thế, vì cớ cái chết của con người cũ của chúng ta, và vì cớ tất cả những điều đã xảy ra cho chúng ta từ khi chúng ta chịu báp-tem. Qua cây thập tự của Chúa Giê-xu, Thân-thể-Chúa-trên-trần- thế có thể dùng những Thi thiên nói về sự thương khó này làm lời cầu nguyện phát xuất từ trong tâm hồn mình. Điểm thứ ba chúng ta học được từ lời cầu nguyện bằng Thi thiên là sự cầu nguyện cộng đồng. Khi Thân-thể-Chúa-Cứu Thế cầu nguyện, tôi, một cá nhân, nhận biết rằng lời cầu nguyện của tôi chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ lời cầu nguyện của Hội Thánh. Tôi học cầu nguyện lời cầu nguyện của Thân-thể-Chúa. Tôi vươn mình ra khỏi những ước nguyện riêng tư và cầu nguyện một cách vô tư. Nhiều Thi thiên đã được các Hội Chúng thời Cựu ước dùng để cầu nguyện theo thể đối đáp. Thể thơ parallelismus membrorum, là thể thơ có vế thứ hai lập lại cùng một sự việc nhưng với một lời thơ khác, không phải chỉ thuần tuý là một thể thơ mà thôi, nhưng cũng có ý nghĩa thần học. Trường hợp điển hình là Thi thiên 5. Trong Thi thiên này có hai tiếng ngâm, cả hai đều thưa với Đức Chúa Trời cùng một lời cầu nguyện nhưng mỗi tiếng ngâm một lời thơ khác. Phải chăng điều này dẫn chứng rằng, người cầu nguyện không cầu nguyện một mình, nhưng luôn luôn có một người thứ hai, một Người khác, một phần tử của Hội Thánh, của Thân-thể-Chúa, vâng, chính Chúa Giê-xu Cứu Thế, cũng cùng cầu nguyện chung để lời cầu nguyện của mỗi cá nhân được nhậm? Cũng tương tự như vậy, thể thơ lập đi lập lại cùng một sự việc này làm cho Thi thiên 119 dài dường như bất tận. Điều này cho ta hiểu rằng nếu muốn mỗi lời cầu nguyện thấm sâu vào lòng, ta phải lập đi lập lại nhiều lần, rằng cầu nguyện không phải là một lần dốc đổ tâm hồn - vui hoặc buồn - , nhưng là một tiến trình học hỏi không ngừng, là tiếp thu, là ghi tạc vào ký ức ý muốn của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Trong tác phẩm giải
  • 24. nghĩa Thi thiên của mình, Oetinger đã nhấn mạnh một chân lý rất sâu nhiệm khi sắp xếp các Thi thiên vào bảy lời cầu xin của bài Cầu nguyện chung “Lạy Cha”. Oetinger muốn nói rằng, các Thi thiên hàm ý những lời cầu xin ngắn ngủi trong Bài cầu nguyện của Chúa. Vì thế, tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta thật ra chỉ là Bài cầu nguyện của Chúa. Nếu càng đi sâu vào các Thi thiên, chúng ta sẽ càng cầu nguyện bằng các Thi thiên thường xuyên hơn, và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ càng giản dị hơn, càng phong phú hơn. Đọc Kinh Thánh Sau phần cầu nguyện bằng Thi thiên - có một bài ca xen kẽ - là phần đọc Kinh Thánh . “Hãy chăm chỉ đọc sách” (ITi1Tm 4:13). Chúng ta phải vượt qua một vài thành kiến mới có thể cùng nhau nghiêm túc đọc Kinh Thánh được. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, đọc Kinh Thánh là đọc Lời Chúa dành cho ngày hôm đó. Vì thế nhiều người chỉ đọc một vài câu Kinh Thánh chọn lọc ngắn ngủi làm câu gốc của ngày hôm đó. Chúa gia ân ban cho chúng ta các sách chú giải Kinh Thánh. Đặc biệt là trong những giai đoạn Hội Thánh phải chiến đấu chống lại những khó khăn, các sách chú giải đã từng giúp đỡ cho nhiều người. Nhưng những câu gốc và những lời chú giải không thể thay thế cho Kinh Thánh được. Lời chú giải trong ngày không phải là Lời Kinh Thánh còn lại mãi mãi cho đến ngày Chúa đến. Kinh Thánh trọng hơn chú giải. Kinh Thánh cũng trọng hơn “cơm canh hằng ngày”. Kinh Thánh là Lời Mạc khải của Đức Chúa Trời dành cho tất cả mọi người trong tất cả mọi thời đại. Kinh Thánh không gồm từng câu gốc một, nhưng là một toàn bộ có giá trị toàn bộ. Toàn bộ Kinh Thánh là Lời Mạc khải của Đức Chúa Trời. Chỉ trong mối tương quan mật thiết của Cựu ước và Tân ước, của Lời Hứa và sự ứng nghiệm, của của lễ và luật pháp, của luật pháp và Phúc Âm, của cây thập tự và sự phục sinh, của đức tin và vâng lời ta mới có thể cảm nhận được toàn bộ Lời Chứng về Chúa Giê-xu Cứu Thế mà thôi. Vì thế trong giờ tĩnh nguyện, ngoài phần cầu nguyện bằng Thi thiên phải có phần đọc Kinh Thánh Cựu và Tân ước. Mỗi sáng và mỗi tối mỗi gia đình cần phải nghe và đọc một chương Kinh Thánh Cựu ước và ít nhất nửa chương Tân ước. Dĩ nhiên lúc đầu sẽ có những ý kiến phản đối. Có người sẽ cho rằng, không ai có thể tiếp thu và ghi nhớ nhiều ý tưởng và những mối tương quan trong một chương Kinh Thánh dài được; hoặc, đọc nhiều mà không thể thực sự hấp thụ là khinh thường Lời Chúa. Từ ý kiến chống đối này ta sẽ dễ trở về và thoả lòng với những câu gốc trong các sách chú giải hằng ngày. Nhưng thực ra chủ trương này phạm một lỗi rất lớn. Phải chăng chúng ta là những tín hữu trưởng thành mà thực sự không thể hiểu được mối liên hệ thượng hạ văn của một chương Kinh Thánh Cựu ước? Nếu thực sự như vậy thì điều này nói lên kiến thức Kinh
  • 25. Thánh quá hạn hẹp và mức độ đọc Kinh Thánh hằng ngày quá ít ỏi của chúng ta. Nếu chúng ta đã quen biết Kinh Thánh thì cùng nhau đọc một chương không phải là điều khó thực hiện, nhất là khi mỗi người đều có Kinh Thánh trên tay để dò theo. Nhưng nếu phải thú nhận rằng Kinh Thánh đối với mình còn rất xa lạ, chúng ta có quyền để lỗi lầm thiếu kiến thức Kinh Thánh này sinh ra thêm một hậu quả khác nữa không? Hoặc tốt hơn, chúng ta phải cần cù và kiên nhẫn bù đắp lại thiếu sót của mình? Ở điểm này các nhà thần học cần phải thực hành trước nhất. Chúng ta đừng nghĩ rằng, mục tiêu của giờ tĩnh nguyện chung không phải là làm quen với Kinh Thánh; đừng cho rằng, chúng ta chỉ nên nghĩ đến mục tiêu này khi đọc Kinh Thánh vào những lúc khác ngoài giờ tĩnh nguyện. Người nào nghĩ như vậy là hiểu lầm giờ tĩnh nguyện chung. Mọi người đều cần tiếp thu Lời Chúa theo phương cách và kiến thức của mình. Trong giờ tĩnh nguyện các em thiếu nhi có thể nghe và học lần đầu tiên các câu chuyện trong Kinh Thánh, người trưởng thành học những câu chuyện này lại và kỹ hơn, và không ai có thể học xong Kinh Thánh được. Chẳng những tín hữu chưa trưởng thành nhưng nhiều tín hữu đã trưởng thành cũng thường than phiền rằng phần đọc Kinh Thánh quá dài, không thể nào tiếp thu nổi. Thật ra, đối với tín hữu trưởng thành phần đọc Kinh Thánh nào cũng “quá dài” hết, kể cả khi đọc khúc Kinh Thánh ngắn nhất. Tại sao? Kinh Thánh là một toàn bộ, và mỗi chữ, mỗi câu đều liên hệ chặt chẽ với nội dung của toàn bộ Kinh Thánh đến nỗi chúng ta không thể tách rời một chữ, một câu ra khỏi toàn bộ Kinh Thánh để suy niệm được. Mỗi chữ trong Kinh Thánh đều bao la rộng rãi hơn kiến thức của chúng ta. Mỗi ngày, khi đối diện với thực tế này, chúng ta nên hướng về Chúa Giê-xu Cứu Thế, là Đấng “mà trong Ngài đã giấu kín mọi điều quí báu về sự khôn ngoan thông sáng” (CoCl 2:3). Như vậy mỗi phần đọc Kinh Thánh đều phải luôn luôn “quá dài” để không trở thành những câu châm ngôn, nhưng là Lời Mạc khải của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cứu Thế. Vì Kinh Thánh là một Corpus, một toàn bộ sống động, nên phần đọc Kinh Thánh trong gia đình phải là lectio continua, nghĩa là phải theo thứ tự từ đầu đến cuối. Chúng ta phải đọc và nghe theo thứ tự các sách Lịch sử, các sách Tiên tri, các Phúc Âm, các Thư tín và sách Khải thị. Nhờ đó Hội Thánh được đưa dẫn vào thế giới Mạc khải của dân tộc Do thái với các Tiên tri, các Quan xét, các Vua và các thầy Tế lễ, các cuộc chiến, các lễ, các của lễ và các sự khổ nạn. Hội Thánh được hướng dẫn vào các câu chuyện Giáng sinh, vào Lễ Báp tem, vào các phép lạ và bài giảng luận, vào sự thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nhờ đó Hội Thánh thấu đáo được sự cứu rỗi của Chúa dành cho nhân loại trên trần thế này và tiếp nhận sự cứu rỗi đó cho chính mình. Cách đọc Kinh Thánh theo thứ tự từ đầu đến
  • 26. cuối đòi hỏi người nghe phải dấn thân đến chỗ mà Chúa đã một lần dấn thân để cứu rỗi con người. Chính nhờ phần đọc Kinh Thánh này mà những sách Lịch sử đối với chúng ta sẽ trở thành mới mẻ. Chúng ta được tham dự vào những sự cố đã một lần xảy ra cho mình. Chúng ta sẽ quên mình và đánh mất bản thân để dấn thân ra đi, xuyên qua Biển Đỏ, lưu lạc trong sa mạc, rồi vượt sông Giô-đanh tiến vào Đất Hứa. Chúng ta sẽ cùng với dân Do Thái nghi ngờ và vô tín, rồi sau khi bị sửa phạt chúng ta sẽ ăn năn, sẽ kinh nghiệm một lần nữa sự giúp đỡ và đức thành tín của Chúa. Tất cả những sự kiện này không phải là giấc mơ, nhưng là những sự cố thiêng liêng. Chúng ta sẽ được đem ra khỏi hoàn cảnh sống của mình và được đặt vào Lịch sử thánh của Chúa trên trần thế. Trong Lịch sử này, Chúa đã và hôm nay vẫn còn đang tác động qua chúng ta, qua những nan đề và tội lỗi của chúng ta, vì cớ sự công chính và ân sủng của Ngài. Quan trọng không phải Chúa là khán giả, là người tham dự vào cuộc sống của chúng ta, nhưng quan trọng là chúng ta là thính giả, là người tham dự vào công trình của Chúa trong lịch sử cứu rỗi. Đó là lịch sử của Chúa Cứu Thế trên trần thế. Và chỉ khi nào lúc đó chúng ta ở trong lịch sử đó, hiện nay Chúa mới ở với chúng ta. Ở đây có một quá trình hoàn toàn nghịch đảo. Quan trọng không phải sự giúp đỡ và sự hiện diện của Chúa còn phải được thể hiện trong cuộc đời của chúng ta trước đã, nhưng sự hiện diện và sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta đã được thể hiện trong cuộc đời của Chúa Giê-xu Cứu Thế rồi. Thực vậy, đối với chúng ta, thấu đáo những việc Đức Chúa Trời đã thực hiện qua dân Do Thái, thấu đáo những việc Đức Chúa Trời đã làm qua Con của Ngài quan trọng hơn là tìm hiểu những điều Đức Chúa Trời đang sắm sẵn cho mình trong ngày hôm nay. Chúa Giê-xu đã chết quan trọng hơn là tôi sẽ chết. Và Chúa đã phục sinh là lý do duy nhất khiến tôi tin chắc rằng tôi được sống lại trong ngày tận thế. Sự cứu rỗi của chúng ta đến từ “ngoài chúng ta” (extra nos). Sự cứu rỗi không ở trong lịch sử của đời tôi nhưng ở trong lịch sử của Chúa Giê-xu Cứu Thế. Nếu đặt mình vào Chúa, vào sự nhập thể làm người của Chúa, vào cây thập tự và vào sự phục sinh của Ngài, tôi sẽ ở với Chúa và Chúa với tôi. Khi thấu đáo như vậy, phần đọc Kinh Thánh hằng ngày sẽ trở thành có ý nghĩa và ích lợi hơn. Những điều chúng ta gọi là cuộc đời, nan đề, tội lỗi của chúng ta chưa đích thực là cuộc đời, nan đề, tội lỗi của chúng ta đâu. Chỉ trong Kinh Thánh mới có cuộc đời, nan đề, tội lỗi và sự cứu rỗi đích thực của chúng ta. Chúa đã vui lòng hành động cho chúng ta ở chỗ nào, chỉ ở chỗ đó Chúa mới giúp đỡ chúng ta. Chỉ nhờ Kinh Thánh chúng ta mới biết được cuộc đời của chúng ta. Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác và Gia-cốp là Đức Chúa Trời và Cha của Chúa Giê-xu Cứu Thế, và là Đức Chúa Trời của
  • 27. chúng ta. Chúng ta cần phải gần gũi Kinh Thánh, noi gương các Nhà Cải Chánh và các bậc cha ông của mình. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta không có phép sợ mất thời gian hoặc lo tốn công. Sở dĩ chúng ta cần đọc Kinh Thánh trước hết vì cớ sự cứu rỗi của chúng ta. Nhưng ngoài ra còn có nhiều lý do quan trọng khác nữa. Thí dụ như: Nếu không thấu đáo căn bản của Kinh Thánh, làm sao chúng ta có thể vững tin trong những hoạt động cho Hội Thánh hoặc cho cá nhân mình? Không phải tâm hồn của chúng ta, nhưng Lời Chúa quyết định con đường chúng ta đi. Ngày nay có bao nhiêu người còn nhận thức được rõ ràng vai trò quan trọng của Kinh Thánh? Để đi đến những quyết định quan trọng chúng ta thường dựa vào vô số những yếu tố “từ cuộc đời”, từ “kinh nghiệm”, nhưng không hề dựa vào Kinh Thánh, nhất là trong những trường hợp nếu lấy Kinh Thánh làm chuẩn thì chắc chắn chúng ta đã có quyết định ngược lại! Những người khinh thường Kinh Thánh thường là những người không đọc, không biết, không thành tâm nghiên cứu Kinh Thánh. Và ai không học tập tự sử dụng Kinh Thánh, người đó không phải là một tín hữu Tin Lành. Ngoài ra chúng ta cũng cần tự hỏi: Nếu không nhờ Lời Chúa làm sao chúng ta có thể giúp đỡ các anh chị em của mình đang gặp khó khăn hoặc đang bị cám dỗ? Tất cả những lời nói của chúng ta đều sẽ vô ích. Nhưng nếu ai giống như “một chủ nhà kia, đem những vật mới và cũ ở trong kho mình ra” (Mat Mt 13:52), nếu ai có thể dùng Lời Chúa, nói ra vô số những mạng lịnh, những lời cáo trách, an ủi của Kinh Thánh, người đó sẽ nhờ Lời Chúa đánh đuổi ma quỉ và giúp đỡ anh chị em của mình. “Vì từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan” (IITi 2Tm 3:15). Chúng ta nên đọc Kinh Thánh như thế nào? Trong các gia đình tín hữu, tốt nhất mọi người nên thay phiên nhau đọc Kinh Thánh từ đầu đến cuối. Chúng ta sẽ nhận thấy đọc Kinh Thánh không phải dễ. Nếu tâm hồn chúng ta càng giản dị, càng khiêm cung trước Lời Chúa chừng nào, cách đọc của chúng ta sẽ càng tương xứng với Lời đọc chừng nấy. Sự khác biệt giữa một tín hữu trưởng thành và một tín hữu chưa trưởng thành biểu lộ trong khi đọc Kinh Thánh. Một nguyên tắc căn bản là người đọc không bao giờ được đồng hoá mình với từ “Ta” của Chúa. Không phải tôi quở trách nhưng Chúa quở trách. Không phải tôi an ủi nhưng Chúa an ủi. Không phải tôi khuyên bảo nhưng Chúa khuyên bảo. Tuy nhiên, khi đọc Chúa quở trách, an ủi, khuyên bảo, tôi không đọc một cách bàng quan, nhưng đọc với tất cả tâm hồn. Như thế, tôi sẽ không lầm lẫn tôi với Chúa nhưng sẽ thành tâm phục vụ Ngài. Nếu không tôi sẽ đọc một cách hùng biện, văn hoa, ướt át hoặc truyền cảm, nghĩa là tôi hướng sự chú ý của người nghe về tôi thay vì về Lời Chúa; đó là tội trong cách đọc Kinh Thánh. Đọc Kinh Thánh cũng tượng tự như khi đọc thư của
  • 28. một người bạn cho người khác nghe. Chúng ta không thể đọc bức thư của bạn như thể chính mình là người viết bức thư đó, nhưng chúng ta cũng không thể đọc như thể bức thư đó không liên hệ gì đến mình; chúng ta phải chú tâm đọc bức thư và đọc với tình cảm của mình dành cho người bạn. Cách đọc Kinh Thánh nghiêm túc không tuỳ vào sự luyện tập về phần kỹ thuật nhưng tuỳ vào trình độ thuộc linh mỗi người. Nhiều tín hữu già dặn tuy đọc Kinh Thánh khó khăn, vụng về nhưng thường vượt xa hơn cả cách đọc Kinh Thánh lưu loát nhất của một Mục sư. Trong một gia đình tín hữu chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau về phương diện này. Ngoài phần đọc Kinh Thánh theo thứ tự từ đầu đến cuối chúng ta cũng không nên quên vai trò của các sách chú giải Kinh Thánh. Trong chương trình của giờ tĩnh nguyện, chúng ta có thể đọc sách chú giải ở phần đầu hoặc ở một phần thích hợp nào đó để có một câu gốc cho cả tuần hoặc ngày hôm đó. Ca bài ca mới Bên cạnh lời cầu nguyện bằng Thi thiên và Lời Kinh Thánh là Bài ca cộng đồng , tức là lời tôn vinh, cảm tạ, cầu xin của Hội Thánh. Thi thiên kêu gọi chúng ta “hãy hát cho Đức Gia-vê một Bài ca mới” (Thi Tv 98:1). Mỗi buổi sáng sớm, gia đình tín hữu ca Bài ca mới ca tụng Chúa Cứu Thế. Đó là Bài ca mới mà toàn thể Hội Thánh của Chúa ở trên trời dưới đất hoà ca tôn vinh Chúa, và chúng ta được mời gọi đồng ca Bài ca đó. Đó là Bài ca tôn vinh vĩ đại duy nhất mà Đức Chúa Trời đã sáng tác trong cõi vĩnh hằng. Ai bước vào Hội Thánh của Chúa, người đó sẽ đồng ca Bài ca này. Đó là Bài ca tôn vinh mà “các sao mai đồng hát hoà nhau, và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng” (Giop G 38:7) trước khi sáng thế. Đó là Bài ca chiến thắng của dân Do Thái sau khi vượt Biển Đỏ, là Bài ca của Ma-ri sau khi nhận được tin mừng, là Bài ca của Phao-lô và Si-la ca giữa đêm khuya trong ngục tù. Đó là “Bài ca Môi se” của một ca đoàn đồng ca bên biển pha ly sau khi được giải cứu (KhKh 15:3). Đó là Bài ca của Hội Thánh trên trời. Mỗi sáng và mỗi tối Hội Thánh dưới đất đồng ca Bài ca này để ca tụng Đức Chúa Trời Ba Ngôi và công việc của Ngài. Ở dưới đất Bài ca này nghe khác, ở trên trời Bài ca này nghe khác. Ở dưới đất Bài ca này là Bài ca của những người tin, ở trên trời Bài ca này là Bài ca của những người thấy; ở dưới đất Bài ca này là Bài ca trong ngôn ngữ nghèo nàn của con người, ở trên trời Bài ca này là Bài ca trong ngôn ngữ “không thể nói, mà không có phép cho người nào nói ra” (IICo 2Cr 12:4). Đó là “Bài ca mới”, “không ai học được Bài ca đó, hoạ chăng chỉ có mười bốn ngàn người” (KhKh 14:3) hoà ca, có “đờn cầm của Đức Chúa Trời ” đệm theo (KhKh 15:2). Chúng ta biết gì về Bài ca mới và đờn cầm của Chúa? Bài ca mới của chúng ta là Bài ca của con người, của những khách hành hương có Lời Chúa bừng sáng lên