SlideShare a Scribd company logo
1 of 279
Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn: 10/8/2012
Ngày dạy: 16/8/2012
TUẦN 1
TIẾT 1
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con
Rồng Cháu Tiên
II.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về thể loại truyền thuyết
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu
- Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết dân gian
2.Kỹ năng
- Biết đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên
- Nhận ra một số chi tiết kỳ ảo tiêu biểu của truyền thuyết
3.Thái độ
- Tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt
- Ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc
III. CHUAN BI
- GV : Gi¸o ¸n
- HS: So¹n bµi
IVTIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS:
3.Bài mới:
GV giới thiệu: Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Câu ca dao ấy như một lời nhắc nhớ mỗi con người luôn phải nhớ về cội nguồn của
mình,chúng ta là dân tộc Việt sống trên mảnh đất cong cong hình chữ S từ bao đời nay
luôn tự hào mình là con cháu Lạc Hồng. Vì sao như vậy, bài học hôm nay sẽ cho các em
hiểu và tự hào hơn về nguồn gốc Con Rồng Cháu Tiên của mình
HOẠT ĐỘNG Gv-Hs KIẾN THỨC
Hoạt động 1: : Đọc văn bản và tìm hiểu khái
niệm truyền thuyết
- GV cho HS đọc toàn bộ VB, sau đó tóm tắt
truyện từ 5 đến 7 câu
Ngay sau nhan đề Con Rồng Cháu Tiên, chúng ta
đã gặp một khái niệm mới, đó là truyền thuyết,
vậy trước khi đi vào tìm hiểu ND chính của văn
bản này chúng ta cần phải hiểu rõ k/n truyền
thuyết là gì.Em hãy dựa vào chú thích và cho biết
truyền thuyết là gì?
I. Tìm hiểu chung
- Đọc
- Tóm tắt
II. Khái niệm truyền thuyết
-Là loại truyện dân gian kể về các
nhân vật sự kiện có liên quan đến
lịch sử thời quá khứ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản:
H?.Theo em truyện có thể chia làm mấy phần, nội
dung của từng phần ?
Cho HS đọc phần 1
H?.Qua phần 1 bạn vừa đọc, em thấy hình ảnh của
LLQ và AC được miêu tả ntn? GV gợi ý : miêu tả
ntn về hình dáng, nguồn gốc và tài năng?
H?.Vì sao tg lại tưởng tượng LLQ có nòi rồng, và
AC có nòi Tiên ? ( GV giảng thêm cho HS hiểu :
rồng là con vật trong tứ linh mà của nhân dân ta
tôn sùng và thờ cúng, nhắc đến tiên là nhắc đến vẻ
đẹp hoàn mỹ không gì có thể so sánh được, tg
muốn ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt)
H?.Vậy qua những gì chúng ta vừa phân tích , em
thấy hình tượng LLQ và AC hiện lên ntn?
Sau khi hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng
thì lại xảy ra một điều kỳ lạ nữa, đó là việc sinh nở
của nàng AC và việc hai người phải chia con,
chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết này
H?.Việc sinh nở của nàng Âu Cơ có gì kỳ lạ?
H?.Sự sinh nở kỳ diệu của AC có ý nghĩ ntn?
( GV giải thích chi tiết mang tính chất hoang
đường nhưng thú vị và giàu ý nghĩa, giảng cho HS
hiểu từ “đồngbào”
H?. Cho HS quan sát bức tranh SKG và hỏi : theo
em bức tranh đó minh họa điều gì ?
H?.Vì sao LLQ và AC phải chia con và chia ntn?
H?. Chia con như thế để làm gì?
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì
ảo
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá
của nhân dân đối với các sự kiện và
nhân vật lịch sử được kể
III. Tìm hiểu văn bản
Bố cục: 3 phần
P1: Từ đầu đến Long Trang : giới
thiệu LLQ Và AC
P2: Ít lâu sau….lên đường: chuyện
AC sinh con kỳ lạ và chuyện chia
con của LLQ Và AC
P3: phần còn lại: giải thích nguồn
gố Con Rồng Cháu Tiên
1.Giới thiệu LLQ , AC
a. Lạc Long Quân
- Nguồn gốc : Thần
- Hình dáng:mình rồng
- Tài năng: sức khỏe vô địch, nhiều
phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái,
dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi
b. Âu Cơ
- Nguồn gốc : Tiên
- Hình dáng : xinh đẹp tuyệt trần
Đẹp kỳ lạ, lớn lao với nguồn gốc vô
cùng cao quý
2.Sự sinh nở kỳ lạ của AC và
chuyện chia con của LLQ và AC
a. Âu Cơ sinh nở kỳ lạ
- Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra
trăm con hồng hào, lớn nhanh như
thổi không cần bú mớm, khôi ngô,
khỏe mạnh như thần
H?.Trong bài học hôm nay chúng ta gặp rất nhiều
chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ( từ việc nguồn gốc xuất
thân của LLQ, AC đến việc sinh nở kỳ diệu của
nàng AC, đến việc đàn con không cần bú mớm mà
vẫn lớn nhanh như thổi…)vậy theo em hiểu thế
nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ?
( Gv giảng thêm)Đã bao đời nay người Việt luôn
tin vào nguồn gốc Tiên, Rồng cao quý của dân tộc
mình, từ miền xuôi hay miền ngược, dù trong
nước hay ở nước ngoài chúng ta đều ghi nhớ rằng
chúng ta cùng chung một dòng máu, cùng chung
một bọc trứng ( đồng bào )vì vậy phải luôn yêu
thương và đoàn kết. Đó cũng chính là cội nguồn
sức mạnh tinh thần của dân tộc
Hoạt động 3: Tổng kết
H?.Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm
mục đích gì?
H? Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?
Hoạt động 4: Luyện tập
Gọi HS đọc câu hỏi 1 phần luyện tập SGK
Người Mường có chuyện “Quả trứng to đẻ ra trăm
người”
Người Khơ-mú có truyện “Quả bầu mẹ”
-Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao
lưu văn hóa giưa các dân tộc trên đất nước ta
Em hãy kể diễn cảm lại truyện Con Rồng Cháu
Tiên
Sự tưởng tượng, sáng tạo diệu kỳ
thể hiện sự găn bó, có chung một
dòng máu của cộng đồng người Việt
b. AC Và LLQ chia con
-50 con lên núi
-50 con xuống biển
- chia nhau cai quản các phương thể
hiện ước muốn mở mang và giữ
vững đất đai bờ cõi
- ý nguyện mọi người ở những vùng
đất khác nhau trong lãnh thổ nước
Việt đều cùng có chung nguồn gốc
- sự đoàn kết của toàn dân tộc
IV.Tổng kết
1.Nội dung
-Giải thích suy tôn nguồn gốc cao
quý của dân tộc Việt
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống
nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất
nước
2. Nghệ thuật
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ
ảo
V. Luyện tập
4.Củng cố, dặn dò
- Tập kể diễn cảm truyện Con Rồng Cháu Tiên
- Chuẩn bị bài “Bánh chưng bánh giầy” cho tiết học sau
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn: 10/8/2012
Ngày dạy: 16/8/2012
TUẦN 1
TIẾT 2
Văn bản: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “ Bánh
chưng bánh giầy”
II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
- Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao
nghề nông
2.Kỹ năng
- Đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện
3.Thái độ
- Biết tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc
III. CHUẨN BỊ
GV: so¹n gi¸o ¸n
HS: so¹n bµi
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS:
3.Bài mới:
Hằng năm khi Tết đến chúng ta thường hay làm rất nhiều loại bánh mứt để cúng ông bà
tổ tiên và hai thứ bánh không thể thiếu được trong ngày Tết đó là bánh chưng và bánh giày. Bài
học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao hai loại bánh đó luôn có mặt để làm nên hương vị
của những ngày Tết cổ truyền qua truyền thuyết Bánh chưng bánh giày
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích 5ph
Gọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bản
GV nhận xét cách đọc của HS
Qua phần đọc của bạn và phần nhận xét cách đọc của
GV, HS kể lại truyện
GV cho HS tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 25ph
H?Qua việc đọc , em hãy cho biết văn bản gồm có
mấy phần ?Nội dung của từng phần?
P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng Vương chọn người
nối ngôi
P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật
P3: còn lại: kết quả cuộc thi tài
GV đọc P1
I.Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Kể
2. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1.Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng
Vương chọn người nối ngôi
- P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc
H?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh
nào?
Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho
dân no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi
- Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất
thiết phải là con trưởng
- Điều vua đòi hỏi mang tính chất của một câu đố thử
tài
H?Ý định của vua ntn?
H?Để làm vừa ý vua các ông Lang đã làm gì?
Thi nhau làm các mâm cỗ thật cao sang
Gọi HS đọc P2
H?Lang Liêu cũng là con nhưng lại khác các Lang
khác ở điểm nào?
- Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm công việc đồng áng
H ?Vì sao Lang Liêu buồn?
- Vì nghèo không thể biện lễ vật cao sang như các anh,
tự nhận mình kém cỏi nên sợ không làm tròn chữ
“hiếu” với cha
H?Lang Liêu được thần giúp đỡ ntn ?( vì sao thần chỉ
mách bảo mà không làm giúp lễ vật) dành phần sáng
tạo cho Lang Liêu
Trong trời đất không gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm
bánh lễ Tiên Vương
- Vì chàng là người thiệt thòi nhất,tuy thân là con vua
nhưng phận lại gần gũi với dân
H?Sau khi được thần giúp đỡ Lang Liêu đã làm gì ?
Chọn gạo nếp trắng tinh, thơm lừng làm thành 2 loại
bánh khác nhau: hình tròn và hình vuông
- H?Qua việc làm bánh của Lang Liêu, em hiểu Lang
Liêu là người ntn ?
- Thông minh, tháo vát
H ?Vì sao Lang Liêu lại được thần giúp đỡ
Là người hiểu được ý của thần, lấy gạo là thứ làm ra
được làm bánh dâng Tiên Vương còn những Lang
khác dâng của ngon vật lạ nhưng nguyên liệu không
làm ra được
Gọi HS đọc P3
H ?Vua cha chọn lễ vật gì để cúng Tiên Vương ?
- Bánh của Lang Liêu
H ?Vì sao vua lại chọn bánh của Lang Liêu cúng Tiên
Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu ?
Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế( đều được làm từ lúa
gạo do chính con người làm ra, nuôi sốngs con người,
quý trọng nghề nông)
Bánh thể hiện ý tưởng sâu xa ( trời , đất và muôn loài)
Hai thứ bánh đều hợp với ý vua, đem cái quý nhất do
chính tay con người làm ra để cúng tổ tiên và dâng lên
đua tài dâng lễ vật
- P3: còn lại: kết quả cuộc thi tài
2. Hùng Vương chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua
có thể tập trung chăm lo cho dân no
ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi
-Ý chí của vua: Người nối ngôi phải
nối được chí vua, không nhất thiết
phải là con trưởng
- Hình thức ;dâng lễ lên Tiên Vương
3. Nhân vật Lang Liêu
-Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm
công việc đồng áng
-Được thần giúp đỡ chỉ cho cách lấy
gạo làm bánh
- Lang Liêu làm 2 loại bánh: bánh
chưng và bánh giày
- Thông minh, tháo vát
vua cha đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu
thảo
Hoạt động 3 : Tổng kết
H ?Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày có ý nghĩa
gì ?
-Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
-Biết ơn và tôn kính trời đất tổ tiên
GV giảng thêm cho HS về kho tàng truyện cổ dân gian
có những câu chuyện hướng tới mục đích giải thích
nguồn gốc sự vật như « sự tích trầu cau », « sự tích
dưa hấu »...
Hoạt động 4 : Luyện tập
H ?Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào ?Vì sao ?
H ?Ý nghĩa phong tục ngày tết nhân dân ta thường hay
nấu
bánh chưng bánh giày ?
Kể lại câu chuyện
4.Kết quả cuộc thi tài
- Hùng Vương chọn bánh của Lang
Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương
- Lang Liêu được truyền ngôi
III.Tổng kết
1.Nội dung
- Giải thích nguồn gốc Bánh chưng
bánh giày
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự tôn kính trời đất, tổ
tiên của nhân dân ta
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật tiêu biểu của
truyện dân gian
IV. Luyện tập
4.Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giày
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Soạn bài Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn: 14/8/2012
Ngày dạy: 18/8/2012
TUẦN 1
TIẾT 3
Tiếng Việt: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể :
- Khái niệm về từ
- Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng)
- Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt
2.Kỹ năng
- Nhận diện, phân biệt được:
Từ và tiếng
Từ đơn và từ phức
Từ ghép và từ láy
- Biết phân tích cấu tạo của từ
3.Thái độ
- Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
a. Thế nào là truyện truyền thuyết?Vì sao nói truyện con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết?
b.Em thích chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nào trong truyền thuyết bánh chưng bánh giầy?
3.Bài mới:
Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt
Mối sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung Tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương nhớ chảy muôn đời
(Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ)
Đoạn thơ các em vừa nghe thể hiện được sự trân trọng và thương yêu tiếng nói của dân tộc ta:
đó là Tiếng Việt, vậy Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào và làm sao để chúng ta có thể sử
dụng vốn Tiếng Việt của mình thật thuần thục, thật đẹp, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
điều này
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về từ
GV theo bảng phụ đã viết VD
H?VD trên bảng phụ được trích từ truyền thuyết con
Rồng cháu Tiên.Em hãy đọc kỹ VD này và cho biết
VD có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ?
- 12 tiếng
- 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch chéo)
H?Ta đã tìm ra được 12 tiếng, vậy theo em tiếng là
gì?
H? Tiếng được dùng để làm gì?
H?Vậy từ là gì?
H?Từ dùng để làm gì?
H?Khi nào một tiếng được coi là một từ ?
Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm hiểu về cấu tạo
từ
GV dùng bảng phụ có chép bài tập 1 SGK
Yêu cầu HS làm bài tập
HS điền được
Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục,
ngày, Tết, làm
Từ ghép:chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy: trồng trọt
H?Trong VD mà ta vừa phân loại có cả từ đơn và từ
phức. vậy em cho biết từ đơn và từ phức khác nhau
ntn?
H?.Hai từ trồng trọt và chăn nuôi có gì giống và
khác nhau?
Vậy ta có thêm một khái niệm: từ phức được tạo ra
bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là
từ ghép
Hiện tượng một từ mà có cùng âm giống nhau thì gọi
là hiện tượng láy âm, ta có thêm một khái niệm nữa:
từ phức có quan hệ láy âm gọi là từ láy
GV kết luận lại một lần nữa ( theo ghi nhớ SGK)
I.Khái niệm về từ
1.Ví dụ
Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt,/chăn
nuôi/ và /cách/ ăn ở
12 tiếng
- 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch
chéo)
- Tiếng là âm thanh phát ra, mỗi tiếng
là một âm tiết
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
- Từ là tiếng hoặc là những tiếng kết
hợp lại với nhau và có nghĩa
- Từ là đơn vị để tạo nên câu
- Khi một tiếng dùng để tạo câu, tiếng
ấy trở thành từ
* Ghi nhớ: SGK
II.Các kiểu cấu tạo từ
Ví dụ:
Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng
trọt,/ chăn nuôi và/ có/ tục/ ngày/ Tết/
làm/ bánh chưng/ bánh giầy
-Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm,
nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm
-Từ ghép:chăn nuôi, bánh chưng,
bánh giầy
-Từ láy: trồng trọt
- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn
- Từ gồm 2 hay nhiều tiếng gọi là từ
phức
-Từ phức được tạo ra bằng cách ghép
các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là
từ ghép
- Từ phức có quan hệ láy âm giữa các
tiếng gọi là từ láy
Hoạt động: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
1a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc từ ghép
b.Từ đồng nghĩa: gốc gác, cội nguồn
c.cha mẹ, cậu mợ
2. ông bà, dì dượng
Chị em, dì cháu
3.bánh nướng, bánh rán, bánh nhúng, bánh hấp
- .bánh tẻ, bánh ngô, bánh khoai, bánh đậu xanh
- bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi
4.miêu tả tiếng khóc
5.khanh khách, sằng sặc
- khan nhàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo
- khệnh khạng
* Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập
4. Củng cố, dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm BT ở VBT
- Soạn bài chuẩn bị cho tiết học : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạ
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn: 16/8/2012
Ngày dạy: 20/8/2012
TUẦN 1
TIẾT 4
Tập làm văn: GIAO TIẾP, VĂN BẢN
VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao
tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong sự lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm,thuyết minh, hành chính công vụ
2.Kỹ năng
- Nhận biết và lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt
- Nhận ra tác dụng của một phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể
3.Thái độ
- Ý thức trong giao tiếp và sử dụng văn bản
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản và mục đích
giao tiếp
H?Cô muốn cho các em hiểu bài thì cô phải làm gì?
?Mẹ đang đi công tác xa nhà, nhớ mẹ em thường làm gì?
H?Bạn thân của em đã chuyển trường đến một nơi khác rất
xa, nhớ bạn, muốn hỏi thăm bạn em làm gì?
-Những việc làm các em vừa nêu như cô phải giảng bài, em
gọi đt cho mẹ hay là em viết thư cho bạn đều phải dùng ngôn
từ để diễn đạt điều cần nói, cần viết. Nhờ ngôn từ mà cô có
thể giảng cho các em hiểu bài, mẹ có thể cảm nhận được em
nhớ mẹ ntn và bạn có thể biết được tình cảm của em.Ta gọi
những hành động như giảng bài viết thư, gọi đt…là hoạt
động giao tiếp
H?Vậy qua những điều cô vừa phân tích, em hiểu thế nào là
giao tiếp?
H?Khi em đọc báo hay xem TV, có phải em đang giao tiếp
hay không?. Vì sao?
I.Tìm hiểu chung về văn
bản và mục đích giao tiếp
1. Văn bản và mục đích giao
tiếp
a. Giao tiếp
-Giao tiếp là một hành động
truyền đạt,. tiếp nhận tư
tưởng, tình cảm bằng phương
tiện ngôn từ
b. Văn bản
VD: SGK
Nội dung: khuyên chúng ta
phải có lập trường kiên định
Hình thức:
-Phải có người truyền đạt và người tiếp nhận, đó phải là mối
quan hệ hai chiều thì mới gọi là giao tiếp,
-GV cho HS đọc câu ca dao trong SGK
H?Bài ca dao muốn nói điều gì?
Khuyên chúng ta phải có chính kiến, lập trường của mình
H?Bài ca dao được làm theo thể thơ gì?
-Lục bát
Bài ca dao trên hoàn chỉnh về mặt hình thức ( có thể thơ, có
sự lien kết chặt chẽ giữa câu 6, 8) và hoàn thiện về mặt ND
(diễn đạt được ý trọn vẹn là lời khuyên của ông cha ta, đó
cũng chính là chủ đề của câu ca dao)
Ta gọi bài ca dao trên là một văn bản
H? Vậy em hiểu văn bản là gì?
HS đọc ghi nhớ SGK
H?Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ bế
giảng có phải là văn bản không? Vì sao?
Là một văn bản vì có mục đích, có chủ đề, có liên kết về
ND(tổng kết tình hình năm học vừa qua)
H? Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là văn
bản không?
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu
đạt của văn bản
Dùng bảng phụ cho VD
- Hai đội bóng muốn xin phép sử dụng sân vận động của TP
- Tường thuật diễn biến trận đấu bong đá
- Tả lại những pha bóng đẹp
-Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích của 2 đội
-Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá
- Bày tỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém,
làm ảnh hưởng tới việc học tập của mọi người
Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Yêu cầu HS làm bài tập
GV nhận xét
1.aThuộc văn bản tự sự vì các sự việc trong truyện được kể
kế tiếp nhau,sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật
nội dung, ý nghĩa
b Miêu tả: tả cảnh thiên nhiên
c Nghị luận: bàn luận ý kiến
d Biểu cảm :thể hiện tình cảm
đ.Thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu
2. CRCT là văn bản tự sự vì kể việc, người, lời nói và hoạt
động theo
một diễn biế n nhất định
-Thể thơ lục bát
- Có sự liên kết chặt chẽ giữa
câu 6 và 8( hiệp vần với
nhau)
- Bài ca dao là một văn bản
- Văn bản là một chuỗi lời nói
miệng hay bài viết có chủ đề
thống nhất, có liên kết mạch
lạc, vận dụng phương thức
biểu đạt phù hợp để thực hiện
mục đích giao tiếp
II. Các kiểu văn bản và
phương thức biểu đạt của
văn bản
-.Hành chính công vụ
- Tự sự
- Miêu tả
-Thuyết minh
- Biểu cảm
-Nghị luận
Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
4.Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại các kiến thức chính: Văn bản là gì? Các phương thức biểu đạt của văn bản
- Học bài, thuộc ghi nhớ, làm bài tập ,4,5,6 trang 10,11 sách bài tập
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn: 16/8/2012
Ngày dạy: 20,22/8/2012
TUẦN 2
TIẾT 5,6
Văn bản : THÁNH GIÓNG
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được ND, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng
II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Những sự kiện và chi tiết lịch sử được kể lại trong tác phẩm
- Hiểu được nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đầ tài giữ nước
2.Kỹ năng:
- Phân tích một vài chi tiết kỳ ảo trong truyện truyền thuyết
- Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Nắm bắt được tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian
3.Thái độ
- Tự hào về lịch sử dân tộc
III. CHUẨN BỊ
-GV: chuẩn bị giáo án, một số tư liệu về Thánh Gióng
- HS: đọc trước văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt câu chuyện Bánh chưng bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyện bánh chưng bánh giầy?
3. Bài mới:
Ôi sức khỏe, xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân
Đoạn thơ trên viết về nhân vật nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV gọi 2 HS đọc văn bản
GV nhận xét cách đọc của HS, gọi HS nhận
xét cách đọc của bạn
Cho HS tìm hiểu chú thích ở SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
H? Mở đầu câu chuyện, có gì bất ngờ xảy
ra?
HS trả lời: bà mẹ đặt chân mình lên dấu chân
to ướm thử và thụ thai, mười hai tháng sau
sinh được một cậu bé
H? Cậu bé đó là ai?Sau khi được sinh ra
Thánh Gióng là người như thế nào?
I.Tìm hiểu chung
1. Đọc
2.Tóm tắt
3.Tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1.Sự ra đời của Thánh Gióng
-Mẹ ướm chân lên dấu chân lạ-thu thai-mười
hai tháng-sinh ra Thánh Gióng
HS trả lời :một cậu bé mặt mũi khôi ngô tuấn
tú,nhưng đến 3 tuổi vẫn không biết nói biết
cười, không biết đi
H? Những chi tiết em vừa nêu có khác
thường, có kỳ lạ không ?
- HS trả lời : Gióng được sinh ra trong một
gia đình bình thường như bao trẻ em khác
nhưng xuất thân lại rất khác thường và kì lạ
H? Lên 3 tuổi Thánh Gióng vẫn chưa biết đi
đứng, nói cười, vậy Thánh Gióng nói khi
nào ?
HS : Khi giặc Ân xâm phạm nước ta, nhà
vua cho sứ giả đi tìm người tài cứu nước,
Thánh Gióng nghe tiếng sứ giả bèn cất tiếng
nói
H? Vì sao Thánh Gióng lại nói lúc ấy, điều
đó có ý nghĩa gì ?
HS :Gióng muốn đánh giặc cứu nước
GV : Lời nói của Gióng là lời nói của lòng
yêu nước, là ý thức của một người dân đối
với vận mệnh của đất nước. Bình thường thì
âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà có nguy
biến thì sẵn sàng đứng ra gánh vác
H? Sau hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng có
những thay đổi gì ?
HS : Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn
không no, áo không đủ mặc
H? Chi tiết đó có ý nghĩa gì ?
HS : đó là những yếu tố tưởng tượng của
truyền thuyết
GV : nước nhà đang lâm nguy, nếu không
lướn nhanh e rằng Thánh Gióng sẽ không có
cơ hội giúp được đất nước và theo quan niệm
của nhân dân ta thì người anh hùng phải là
người phi thường, phải to lớn và có sức
mạnh hơn người. Gióng phải vươn vai để đạt
được sự phi thường đó
H? Vì sao bà con lại góp gạo nuôi Gióng ?
HS : vì ai cũng có lòng yêu nước và ai cũng
muốn góp công sức của mình để cứu nước, ai
cũng muốn Thánh Gióng đánh thắng giặc
đem lại bình yên cho nhân dân
GV : vì Gióng không hề xa lạ với bà con,
Gióng vốn được sinh ra trong một gia đình
bình thường như bao đứa trẻ khác. Chi tiết
này còn nói lên được lòng yêu nước của nhân
dân,Gióng là anh hùng sống giữa lòng nhân
-3 tuổi chư biết đi đứng, nói cười
- Sinh ra bình thường nhưng xuất thân lại
khác thường, kì lạ
2. Thánh Gióng ra trận đánh giặc
Lời nói đầu tiên xin đi dánh giặc
Y nghĩa :lời nói yêu nước
Lớn nhanh, cơm ăn không no, áo không đủ
mặc
Ý nghĩa:
- lớn nhanh để kịp đánh giặc: đáp ứng nhiệm
vụ cứu nước
- sự trưởng thành nhanh chóng về tinh thần
và sức mạnh của nhân dân ta
Bà con góp gạo nuôi Gióng vì:
- Gióng là anh hùng sống trong lòng
dân, anh hùng được dân nuôi dưỡng
bằng những gì bình thường, giản dị-
Gióng là con của nhân dân
- Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của
toàn dân
dân, được người dân thương yêu nuôi dưỡng,
Gióng là con của nhân dân
H? Gióng ra trận đánh giặc ntn ?
HS : ra trận bằng ngựa săt, roi sắt, áo giáp
sắt, oai phong, lẫm liệt, phi thẳng đến nơi có
giặc, giết hết lớp này đến lớp khác
H? Roi sắt gãy, Gióng đánh giặc bằng gì ?
HS : Gióng nhổ cụm tre cạnh đường dùng tre
đánh giặc
H? Vì sao tg lại để cho roi sắt bị gãy và để
Gióng nhổ tre đánh giặc ?
GV : Gióng đánh giặc bằng cỏ cây của đất
trời, cây tre luôn gắn với người dân Việt bao
đời nay,
H? Sau khi đánh tan giặc, Gióng làm gì ?
HS : Thánh Gióng về trời
H? Vì sao Gióng lại về trời ?
HS trả lời
GV : để Gióng về trời là một sự trân trọng
của nhân dân ta đối với người anh hùng của
dân tộc, người dân muốn giữ mãi hình ảnh
cao đẹp của Gióng, Gióng bay về trời Gióng
sẽ bất tử, Gióng hóa thân vào trời đất, Gióng
là biểu tượng của người dân Văn Lang
( tứ bất tử : Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử
Đồng Tử và Liễu Hạnh)
H? Hình tượng Thánh Gióng trong truyện có
ý nghĩa gì ?
HS trả lời
GV :là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người
anh hùng diệt giặc cứu nước
Là người anh hùng mang trong mình sức
mạnh cộng dồng trong buổi đầu dựng nước
H? Truyện liên quan đến sự thật lịch sử
nào ?
GV : cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt
đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân
tộc, số lượng và kiểu loại vũ khí của người
Việt cổ đã tăng lên từ giai đoạn Phùng
Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn
H? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì ?
GV cho HS làm bài tập phần luyện tập
SGK/24
Gióng ra trận đánh giặc
- Oai phong, lẫm liệt
- Nhổ tre đánh giặc
Ý nghĩa: đánh giặc bằng tre, cỏ cây của đất
nước-hình ảnh cây tre tượng trưng cho người
dân Việt Nam
3.Thánh Gióng bay về trời
- Gióng không màng danh lợi
- Gióng bay về trời- bất tử- hình tượng đẹp
sống mãi trong lòng dân
Ý nghĩa : lòng yêu mến , trân trọng muốn giữ
mãi hình tượng đẹp về Thánh Gióng của
nhân dân
5.Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người
anh hùng diệt giặc cứu nước
- Là người anh hung mang trong mình sức
mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước
6.Cơ sở lịch sử của truyện
-Cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi
hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc
-Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt
cổ đã tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên
đến giai đoạn Đông Sơn
III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK
Nghệ thuật:
- Xây dựng người anh hùng mang màu sắc
thần kỳ qua những chi tiết tưởng tượng kì ảo,
phi thường
Nội dung :
-Phản ánh cuộc đấu tranh giữ nước của dân
tộc ta
-Nói lên ước mơ của nhân dân ta muốn có
sức mạnh, đoàn kết để chiến thắng kẻ thù
IV. Luyện tập
4.Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng, truyện Thánh Gióng là một truyền thuyết
- Học thuộc ghi nhớ
- HS sưu tầm một số đoạn thơ, văn nói vê Thánh Gióng
- Tìm hiểu thêm về lễ hội Thánh Gióng
- Soạn bài “Từ mượn”
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:22/8/2012
Ngày dạy: 25/8/2012
TUẦN 2
TIẾT 7
Tiếng Việt : TỪ MƯỢN
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Hiểu thế nào là từ thuần Việt, từ mượn
-Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết
II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Khái niệm từ mượn
- Nguồn gốc của tiếng Việt trong từ mượn
- Nguyên tắc của từ mượn trong Tiếng Việt
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản
2.Kỹ năng:
- Nhận biết được các từ mượn
- Xác định đúng nguồn gốc của từ mượn
- Hiểu đúng nghĩa của từ mượn
- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn
3.Thái độ
- Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, tự điển Hán Việt
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
- Từ là gì? Cho VD?
- Thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy ?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
- GV treo bảng phụ có VD ghi ở SGK
H?Em hiểu nghĩa của từ “trượng” và “tráng
sỹ”ntn?( HS trả lời theo chú thích ở SGK trang
22)
GV: trượng: trước hết là một đơn vị đo, có
nghĩa là rất cao, tráng: cường cáng, sỹ là người
có tri thức ở thời xưa. Hai từ này là từ có
nguồn gốc từ tiếng Hán( Trung Quốc)
- GV treo bảng phụ có ghi VD phần 3/SGK
GV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
H? Trong các từ đó, từ nào là từ Hán Việt
H? Những từ nào là từ mượn của các ngôn
I.Từ thuần Việt và từ mượn
1.Từ mượn
VD:
- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng
biến thành một tráng sỹ mình cao hơn
trượng
- Tráng sỹ, trượng: Từ mượn
- Nguồn gốc : Tiếng Hán
- Từ mượn của các nước khác: ra-đi-ô,in-tơ-
nét, ga, bơm….
ngữ khác?
H? Em có nhận xét gì về cách viết của các từ
ra-đi-ô, in-tơ-nét?
H? Các từ mit ting, ti vi, xà phòng có phải là
từ mượn không?
-HS trả lời:
-
H? Em hiểu thế nào là từ thuần Việt?
-GV gọi HS đọc VD trong SGK ( ý kiến về
cách mượn từ của Bác Hồ)
H?Bác Hồ đã nêu nguyên tắc gì khi mượn từ ?
- Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch
đúng thì phải mượn chữ nước ngoài – làm giàu
thêm cho ngôn ngữ dân tộc
- Đã mượn thì phải mượn cho đúng
- Chúng ta phải giữ gìn quý trọng tiếng nói là
thứ của cải lâu đời và quý báu của dân tộc, khi
không cần thiết thì không nên mượn
GV cho HS lần lượt làm BT ở phần Luyện tập
Cho HS thảo luận nhóm
GV gọi đại diện trong nhóm lên trả lời
- Từ mượn được Việt hóa cao: ti vi, xà
phòng, mit ting….
* Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng
nước ngoài, bộ phận từ mượn quan trọng
nhất trong Tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán
b.Từ thuần Việt
*Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta tự sáng
tạo ra
* Ghi nhớ : SGK
II. Nguyên tắc mượn từ
VD: SGK
- Mặt tích cực: làm giàu thêm ngôn ngữ
của dân tộc
- Mặt tiêu cực:Làm cho ngôn ngữ dân
tộc bị pha tạp và nếu sử dụng không
đúng sẽ gây ra sự khó hiểu
* Ghi nhớ : SGK
III.Luyện tập
1a.vô cùng,ngạc nhiên, tự nhiên,sính lễ
b. gia nhân
c. pốp, internet
2a. khán : xem
giả: người….
b. yếu : quan trọng
điểm: điểm…
3.a. met, lit, kilomet
b.ghi-đông, pê-đan, gác-đờ-bu
c. ra-đi-ô, vi-ô-lông, pi-a-nô
4. phôn, fan, nốc ao
4.Củng cố, dặn dò:
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm đầy đủ bài tập ở SGK
- Soạn và chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn tự sự
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:25/8/2012
Ngày dạy” 27/8/2012
TUẦN 2
TIẾT 8
Tập làm văn :TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc, hiểu và tạo lập văn bản
1.Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự
2.Kỹ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể
3.Thái độ
- Yêu thích bộ môn ngữ văn
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
-Thế nào là văn bản ? Có mấy kiểu văn bản thường găp, kể tên các loại văn bản đó?
- Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm
chung của phương thức tự sự
GV treo bảng phụ có ghi VD 1 ở SGK
H? Trong cuộc sống hàng ngày các em
thường hay kể chuyện cho bạn, cho mẹ, cho
em của mình nghe, hay là em sẽ được nghe
mẹ, bà, bạn em kể cho em nghe những câu
chuyện cổ tích, những câu chuyện về cuộc
sống hàng ngày….. Theo VD trên bảng, em
cho biết người nghe muốn biết điều gì và
người kể phải làm gì?
HS : kể chuyện để biết, để nhận thức được sự
vật, con người để có những nhận xét đánh
giá khen chê. Đối với người kể là thông báo,
cho biết, giải thích, đối với người nghe là tìm
hiểu
H? Nếu người kể kể một câu chuyện không
thỏa mãn được mục đích của người nghe thì
câu chuyện đó không có ý nghĩa
2.GV hướng dẫn HS phân tích phương thức
tự sự của truyện Thánh Gióng theo câu hỏi
I.Tìm hiểu chung
1.Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương
thức tự sự
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi
các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia
cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một
ý nghĩa
- Người kể thông báo sự việc, giải thích sự
kiện
VD: Truyện Thánh Gióng là văn bản xâu
chuỗi các sự việc, có trước có sau
SGK
- Sự ra đời kỳ lạ, 3 tuổi đã đi đánh giặc
- Lớn nhanh như thổi
-Vươn vai thành tráng sỹ đi đánh giặc
- Thánh Gióng đánh tan giặc
- Cởi trả áo giáp sắt và bay về trời
- Vua biết ơn lập đền thờ và phong “ Phù
Đổng Thiên Vương”
- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
Tât cả những gạch đầu dòng là một chuỗi
những sự kiện được liệt kê, việc gì xảy ra
trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể
sau, sự việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn
đến sự việc xảy ra sau nên có vai trò giải
thích sự việc
BT1: Gọi HS đọc yêu cầu của SGK
Hướng dẫn HS trả lời theo câu hỏi
BT2: Gọi HS đọc bài thơ
Gọi HS kể lại câu chuyện theo ý thơ
BT3:Gọi HS đọc văn bản 1 và trả lời câu hỏi
có phải văn bản tự sự không? Vì sao
Gọi HS đọc văn bản 2
H?Văn bản có phải là văn bản tự sự không?
Vì sao? Tự sự ở đây đóng vai trò gì?
- Ra đời kỳ lạ
- 3 tuổi đòi đi đánh giặc
- Lớn nhanh như thổi
- Đsnh tan giặc Ân
- Bay về trời
- Nhà vua lập đền thờ và phong “ Phù
Đổng Thiên Vương”
2. Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập
BT1: Truyện kể về diễn biến tâm trạng của
ông già, có chuỗi sự kiện trước sau giải thích
được tư tưởng yêu cuộc sống của con người
BT2: Bài thơ tự sự
ND: bé Mây rủ mèo đặt bẫy chuột nhưng
mèo con tham ăn nên tự chui vào bẫy ( có
ND, có sự việc xảy ra trước, sau)
BT3: Không phải văn bản tự sự vì không có
chuỗi sự việc xảy ra trước, sau. Đó chỉ là một
bản tin thông báo cho mọi người biết :khai
mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứu 3 ở Huế
Là văn bản tự sự
4.Củng cố, dặn dò :
- Tự sự là gì ? Mục đích của tự sự
- Học thuộc ghi nhớ
- Liệt kê chuỗi sự việc trong các truyện LLQ, ÂC, Bánh chưng bánh giầy
- Chuẩn bị bài Sơn Tinh Thủy Tinh
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:25/8/2012
Ngày dạy: 27/8/2012
TUẦN 3
TIẾT 9 Văn bản : SƠN TINH, THỦY TINH
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ
Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và
chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ hoang đường
2.Kỹ năng:
- Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết
- Nắm bắt các sự kiện chính trong bài
- Xác định ý nghĩa của truyện
- Kể lại được truyện
3.Thái độ
- Lên án những hành động phá hoại môi trường sống
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
- Tóm tắt truyện Thánh Gióng
- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục và giải
thích từ khó
- GV cho HS đọc truyện, gọi HS nhận xét cách đọc của
bạn
- GV nhận xét cách đọc của HS
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích
- HS tìm bố cục : có thể chia truyện thành 3 đoạn
Đoạn 1: Vua Hùng kén rể
Đoạn 2: Sơn Tinh-Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh
của hai vị thần
Đoạn 3: Sự trả thù hằng năm của Thủy Tinh và chiến
thắng của Sơn Tinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các chi tiết truyện
H? Truyện có bao nhiêu nhân vật?
H?Ai là nhân vật chính ?Hai nhân vật đó có gì đặc biệt ?
- Hai nhân vật chủ yếu của truyện là Sơn Tinh và Thủy
Tinh, hai nhân vật đó đều tài nặng hơn người
GV: Tên của hai vị thần đó nói lên tài năng và lai lịch
I. Phần giới thiệu
1. Đọc truyện
2. Bố cục: 3 đoạn
a. Từ đầu….mỗi thứ một đôi
b.Tiếp theo…thần nước đành rút
quân
c. Phần còn lại
II. Phân tích
1.Giới thiệu các nhân vật
-Sơn Tinh: thần núi
-Thủy Tinh: thần nước
Tài sức ngang nhau
của họ (yếu tố kỳ ảo hoang đường), cả hai thần đều cân
tài cân sức
H? Vì sao vua Hùng lại muốn kén rể?
- Vì không biết chọn ai và vì muốn chọn được người tài
đức vẹn toàn
H? Vua Hùng kén rể như thế nào?
- Thách đố ai dâng lế vật sớm nhất thì thắng
H? Lễ vật gồm những gì?
H? Em có nhận xét gì về lễ vật vua đưa ra?
- Lễ vật là những thứ vùng rừng núi
Số chín và đôi một là con số tượng trưng cho may mắn,
lễ vật vua Hùng đưa ra vừa trang nghiêm, vừa truyền
thống, vừa giản dị và cũng vừa quý hiếm
- Nhà vua thiên về Sơn Tinh ( Thủy Tinh bất lợi)
H? Vì sao nhà vua thiên về Sơn Tinh?
- Phản ánh thái độ của người Việt cổ đối với rừng và lũ
lụt, lũ lụt gây tai họa, núi rừng là quê hương, là lợi ích
GV: Vì hai thần ngang tài, ngang sức nhau nên không qi
chịu thua ai, Thủy Tinh dù đến sau thất bại nhưng thần
vẫn quyết thể hiện tài sức của mình vì vậy cuộc chiến
đấu của hai vị thần vô cùng ác liệt
- HS đọc đoạn kể chuyện chiến đấu giữa hai vị thần
H? vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn
Tinh?
- Thần tức giận vì mình cũng giỏi giang, tài năng mà
thua cuộc và thần ghen với Sơn Tinh
H? Cảnh Thủy Tinh giương oai diễu võ, hô gió gọi mưa,
sóng dâng cuồn cuộn làm bão tố ngập trời thật là dữ dội
gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường
gặp hằng năm?
GV: Đó chính là sự kì ảo hóa cảnh lũ lụt vẫn thường xảy
ra ở vùng châu thổ sông Hồng hằng năm. Hiện tượng tự
nhiên khách quan đã được giải thích một cách kỳ thú
H? Sơn Tinh đã đối phó ntn?Kết quả ra sao?
H? Câu “ nước dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy
nhiêu” hàm ý gì?
HS thảo luận nhóm 2- trả lời
H? Kết thúc truyện như thế phản ánh sự thật gì?
GV gơi ý những chi tiết: hằng năm Thủy Tinh làm mưa
gió bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nam nào cũng
vậy nhưng không thắng nổi đành rút quân về
H? Ngoài việc giải thích nguyên nhân xảy ra của một
hiện tượng tự nhiên, người Việt cổ còn muốn nói lên
điều gì?
-Thể hiện ước mơ và ca ngợi sức mạnh của con người
2. Vua Hùng kén rể
- Thách cưới bằng lễ vật để chọn
người tài
- Lễ vật là những thứ vùng rừng
núi- vua Hùng thiên vị Sơn Tinh
3. Cuộc chiến đấu giữa hai thần
- Thủy Tinh thua cuộc nổi giạn
dâng nước nhấn chìm mọi vật
-Sơn Tinh không hề nao núng,
nước dâng lên bao nhiêu đồi núi
cao lên bấy nhiêu
- Thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn
sàng đối phó kịp thời và nhất định
chiến thắng bão lũ của nhân dân ta
trước thiên nhiên
H? Kết thúc truyện có gì đặc biệt?
Truyện không có kết thúc vì cuộc chiến giữ Sơn Tinh và
Thủy Tinh vẫn còn tiếp diễn hàng năm
* Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
4. Kết truyện
- Truyện lý giải hết sức độc đáo về
hiện tượng lũ lụt hằng năm từ đó
ca ngợi kỳ tích đắp đê ngăn lũ của
thời đại các vua Hùng đồng thời
thể hiện ước mơ chế ngự bõa lũ
của người Việt cổ
4.Củng cố, dặn dò
- Kể lại truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh
- Đọc truyện này em có suy nghĩ gì về việc nhà nước và nhân dân ta hiện nay đang tích cực
xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn chặt phá rừng
- Học bài, soạn bài Sự tích Hồ Gươm
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:25/8/2012
Ngày dạy: 27/8/2012
TUẦN 3
TIẾT 10
Tiếng việt: NGHĨA CỦA TỪ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là nghĩa của từ
2.Kỹ năng:
- Giải thích được nghĩa của từ
- Dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết
3.Thái độ
- Biết trân trọng và yêu quý Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
- Thế nào là từ mượn
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định nghĩa của từ
H? nếu lấy dấu(:) làm chuẩn thì các ví dụ trong SGK gồm
mấy phần?Là những phần nào?
Gồm 2 phần: -Phần bên trái là các từ in đậm cần giải thích
- Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ
H? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình
Hình thức
Nội dung
GV chốt: Nội dung là cái có từ lâu đời, là cái chứa đựng
trong hình thức của từ, vậy theo em hiểu thế nào là nghĩa
của từ?
GV gọi HS đọc to phần giải nghĩa từ tập quán, sau đó đặt
câu hỏi:
H? Trong 2 câu sau đây, 2 từ tập quán và thói quen có thể
thay thế cho nhau được hay không? Tại sao?
- Người Việt Nam có tập quán ăn trầu
- Bạn Nam có thói quan ăn quà vặt
Thảo luận nhóm 4
Hai từ đó không thể thay thế cho nhau vì từ tập quán có ý
nghĩa rộng thường gắn với chủ thể số đông
Từ thói quen có nghĩa hẹp thường gắn với chủ thể là một
cá nhân
I.Nghĩa của từ là gì?
VD: SGK
Nhận xét:
-Phần bên trái là các từ in
đậm cần giải thích
- Phần bên phải là nội dung
giải thích nghĩa của từ
Ghi nhớ : SGK
II. Cách giải thích nghĩa
của từ
VD:
Tập quán: thói quen của một
cộng đồng……
- Giải thích nghĩa của từ
H? Từ tập quán được giải thích ý nghĩa ntn?
Gọi HS đọc to phần giải thích từ lẫm liệt, sau đó hỏi
H? Trong VD sau có thể thay thế từ lẫm liệt bằng từ hùng
dũng, oai nghiêm dược không?
Tư thế lẫm liệt của người anh hùng
( có thể thay thế được vì chúng không làm cho nội dung
thông báo, sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi)
H? vậy nghĩa của từ lẫm liệt được giải thích bằng cách
nào?
H? Em có nhận xét gì về cách giải nghĩa của từ nao núng?
( giống như cách giải nghĩa của từ lẫm liệt)
Gọi HS đọc VD trên bảng phụ và nhận xét cách giải nghĩa
của từ nhẵn nhụi ( giải nghĩa của từ bằng cách đưa ra
những từ trái nghĩa với từ cần giải thích)
GV cho HS làm thêm một số bài tập nhanh
1)Tìm những từ trái nghĩa với từ cao thượng
Tìm những từ đồng nghĩa với từ thông minh
Đại diện 4 tổ lên tìm và viết các từ trái nghĩa, cả lớp nhận
xét đánh giá
H? Các từ cao thượng, thông minh được giải nghĩa bằng
cách nào?
2) Đại diện mỗi tổ lên chơi trò chơi đố chữ. Tổ 1 có thể
đọc phần giải nghĩa từ của tổ mình để tổ 2 có thể đoán ra
từ được giải nghĩa
3. GV viết một loạt các từ lên bảng cho đại diện tổ 3 chọn
từ sau đó đọc phần giải nghĩa từ của tổ mình để tổ 4 đoán
ra từ được giải nghĩa
bằng cách trình bày khái
niệm mà từ biểu thị
VD:
Lẫm liệt: hùng dũng, oai
nghiêm
- Giải thích nghĩa của từ
bằng cách đưa ra những từ
đồng nghĩa với từ cần giải
thích
VD
Nhẵn nhụi: không sù sì,
không nham nhở
-Giải thích nghĩa của từ
bằng cách đưa ra những từ
trái nghĩa với từ cần giải
thích
III. Luyện tập
4. Củng cố, dặn dò
- Thế nào là nghĩa của từ?
- Có mấy cách giải nghĩa của tử?Là những cách nào?
- Học bài và làm bài tập SGK
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:29/8/2012
Ngày dạy: 1/9/2012
TUẦN 3
TIẾT 11-12
Tập làm văn: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT
TRONG VĂN TỰ SỰ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Vai trò của sự việc trong văn tự sự
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
2.Kỹ năng:
- Xác định được sự việc,nhân vật trong một văn bản tự sự
- Xác định được sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể
3.Thái độ
- Biết trân trọng và yêu quý Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
- Thế nào là tự sự?
- Làm bài tập 4+5SGK/30
3.Bài mới:
Tiết học trước chúng ta đã nói tới phương thức tự sự là trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này
dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa. Tiết học này nhấn mạnh tìm
hiểu về sự việc và nhân vật, cách lựa chọn sự việc và nhân vật sao cho có ý nghĩa
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Đặc điểm của sự việc và nhân vật
trong văn tự sự
a. Xem xét sự việc trong truyện Sơn Tinh-Thủy
Tinh
1.Vua Hùng kén rể
2. Sơn Tinh-Thủy Tinh đến cầu hôn
3.Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
4.Sơn Tinh đến trước , được vợ
5.Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn
Tinh
6. Hai bên giao chiến hơn tháng trời, cuối cùng
Thủy Tinh thua rút về
7. Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn
Tinh nhưng đều thua
H ? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát
triển, sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho
biết mối quan hệ nhân quả của chúng
GV đảo trật tự các chuỗi sự việc trên bảng phụ và
gọi HS nhận xét có thể thay đổi trật tự các sự việc
I. Sự việc trong văn tự sự
- Sự việc khởi đầu (1)
- Sự việc phát triển(2,3,4)
- Sự việc cao trào(5,6)
- Sự việc kết thúc(7)
Sự việc trước giải thích lý do của sự
việc sau, và cả chuỗi sự việc khẳng
định chiến thắng của Sơn Tinh
được không ?
( không vì không logic, các sự việc không thể giải
thích được cho nhau)
Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : do ai,
ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân,
diễn biến, kết quả. Có 6 yếu tố đó thì truyện mới cụ
thể, sáng đó. Em hãy chỉ ra 6 yếu tố trong truyện
Sơn Tinh, Thủy Tinh
- 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh
- Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ở Phong Châu, đất của vua Hùng
- Thời vua Hùng
- Sự ghen tuông dai dẳng của hai thần hằng năm
-Thủy tinh thua nhưng không cam chịu, hằng năm
cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra
H ? Có thể xóa bỏ thời gian và địa điểm trong
truyện được không ?
( không được vì nếu vậy cốt truyện sẽ thiếu sức
thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền
thuyết)
-Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì
như thế mới có thể chống chọi nổi với Thủy Tinh
-Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể cũng
không được vì không có lý do để hai thần thi tài
-Việc Thủy Tinh nổi giận rất có lý vì : thần kiêu
ngạo cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh, chỉ vì
chậm chân mà mất vợ và tính ghen tuông ghê gớm
của thần
-không thể bỏ câu ‘hằng năm Thủy Tinh lại dâng
nước đánh Sơn Tinh’ vì đó là quy luật
GV gọi HS đọc to ghi nhớ trong SGK
GV chốt lại: sự việc trong văn tự sự được trình bày
cụ thể về:
-Thời gian, địa điểm
- Nhân vật cụ thể
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả
Hoạt động 2: Nhân vật trong tác phẩm tự sự
H? Trong truyện ST-TT có bao nhiêu nhân vật?
H? Ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ, nhận
vật phụ có cần thiết không?có bỏ qua được không?
( không thể bỏ qua được vì nhân vật phụ sẽ hỗ trợ
cho nhân vật chính)
H? Nhân vật chính được giới thiệu ntn?
Được kể nhiều nhất( tài năng, lai lịch, việc làm…)
-Ai làm ( nhân vật là ai)
-Việc xảy ra ở đâu(địa điểm)
- Việc xảy ra lúc nào( thời gian)
-Việc diễn biến thế nào(quá trinh)
-Việc xảy ra do đâu(nguyên nhân)
-Việc kết thúc thế nào(kết quả)
Ghi nhớ : SGK
2. Nhân vật trong tác phẩm tự sự
Nhân vật được thể hiện qua các
mặt : tên gọi, lai lịch, hình dáng,
tính nết, việc làm....
H? Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?
-Đượcđặttên,gọitên
- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng
- Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói
- Được miêu tả chân dung, trang phục, dáng điệu
H? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người
kể với Sơn Tinh?
- Điều kiện kén rể có lợi cho ST
- Việc ST thắng TT nhiều lần
- Không để cho TT thắng ST
Hoạtđộng3:Hướngdẫnluyệntập
1.Nêu các việc làm của nhân vật để hiểu vai trò và
ý nghĩa của nhân vật. Vai trò đây là nhân vật chính
hay phụ
-Vua Hùng kén rể
-Hai thần đến cầu hôn
- ST đến trước được vợ, TT đến sau mất Mị Nương
đuổi theo ST
- Trận đánh dữ dội của hai thần
-Kết quả ST thắng, TT đành rút quân
-Hằng năm hai thần đều giao chiến với nhau nhưng
lần nào TT cũng thua
2.Cho nhan đề truyện : Một lần không vâng lời
Nhân vật trong văn tự sự là người
thực hiện các sự việc, vừa là người
được nói tới, được biểu dương hay
bị lên án
Ghi nhớ :SGK
3. Luyện tập
1a trang 38,39
1b.Tóm tắt truyện theo sự việc của
các nhân vật chính
1c.Tên hai nhân vật chính của
truyện
2. Kể việc gì ? Không vâng lời cô
Diễn biến : chuyện xảy ra bao giờ ?
ở đâu - Ở lớp, không vâng lời cô,
không nghe giảng bài nên không
hiểu bài , kết quả không làm được
bài kiểm tra, bị điểm kém, hối hận
Nhân vật chính là ai ? là bản thân
em
4.Củng cố, dặn dò
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày ntn ?
- Nhân vật trong văn tự sự là ai ?
- Học bài, làm bài tập 2/38
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:7/9/2012
Ngày dạy: 10/9/2012
TUẦN 4
TIẾT 13
Văn bản : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Nhân vật sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm
- Truyền thuyết về địa danh
-Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn
2.Kỹ năng:
- Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết
- Kể lại được truyện
- Phân tích để thấy được ý nghĩa và một số chi tiết tưởng tượng trong truyện
3.Thái độ:
- Ý thức tìm hiểu nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
- Nêu ý nghĩa của truyện STTT
- Kết thúc truyện STTT phản ánh sự thật gì?
3.Bài mới:
Cuộc khởi ngghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu TKXV, bắtt đầu
từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Thanh Hóa và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng
quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Đây là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa, có
nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp và là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ
Gươm và Lê Lợi
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu
bố cục và giải thích từ khó
- GV cho HS đọc truyện, gọi HS nhận xét cách đọc của
bạn
- GV nhận xét cách đọc của HS
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích (1),(3),(4),(6),
(12)
- HS tìm bố cục : có thể chia truyện thành 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa
quân mượn gươm thần để đánh giặc
Phần 2: đoạn còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất
nước hết giặc
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
H? Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn
gươm thần?
I. Tìm hiểu chung
-Đọc
-Chú thích
-Bố cục
Phần 1: Từ đầu đến đất nước:
Long Quân cho nghĩa quân
mượn gươm thần để đánh giặc
Phần 2: đoạn còn lại: Long
Quân đòi gươm sau khi đất
nước hết giặc
II. Phân tích
1. Lê Lợi nhận gươm
Lưỡi gươm dưới nước
Chuôi gươm trên rừng
- đem lưỡi gươm tra vào chuôi
-Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược,
nhân dân ta căm giận nổi dậy chống lại nhưng buổi đầu
thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua, Long Quân thấy vậy,
quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần
H? Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?
-Lê Thận thả lưới ba lần, lưỡi gươm vẫn vào lưới ( con
số 3 theo quan niệm dân gian “quá tam ba bận” nên
khẳng định việc gươm vào lưới là việc trời định cho Lê
Thận phải nhận )
-Lê Thận gia nhập đoàn quân Tây Sơn, gươm gặp Lê
Lợi thì sáng lên hai chữ Thuận Thiên
- Trên đường bị giặc truy đuổi, Lê Lợi thấy ánh sáng lạ
và bắt gặp chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa( dị
bản chuôi gươm trong lòng đất, vỏ gươm trên ngọn cây)
-Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được tra vào chuôi gươm
của Lê Lợi thì vừa như in
H? Vì sao thần lại tách chuôi gươm với lưỡi gươm?
Tách người nhận lưỡi và người nhận chuôi?
-Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: khả năng
cứu nước ở khắp mọi nơi từ miền rừng núi cho đến miền
xuôi
-Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp
lại thì vừa như in: nguyện vọng của toàn dân tộc là nhất
trí cao, nghĩa quân trên dưới một lòng( truyền thuyết
LLQ AC “ có việc thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quên lời
hẹn”
H? Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi có
ý nghĩa gì?
-Khẳng định tính chất chính nghĩa “ ứng mệnh trời, hợp
lòng người”, đề cao vai trò minh chủ của Lê Lợi
-Yếu tố hoang đường ở hai chữ Thuận Thiên sáng trên
lưỡi gươm, trời tức là dân tộc, nhân dân đã giao cho lê
Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc. Gươm chọn
người, chờ người mà dâng, nguwoif nhận gươm cũng là
nhận trọng trách đối với đất nước
GV cho HS đọc phần đọc thêm Ấn kiếm Tây Sơn
H? Trong tay Lê Lợi gươm đã phát huy tác dụng như
thế nào?
HS thảo luận
Gươm thần tung hoành, gươm thần mở đường tăng thêm
nhuệ khí cho nghĩa quân, lòng yêu nước, đồng lòng
đoàn kết lại được trang bị vũ khí thần diệu nên chiến
thắng này là chiến thắng của chính nghĩa
H? Vì sao Long Quân đòi gươm thần?
-Nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh, đất nước đã
thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua và nhà Lê dời đô về
Thăng Long
H? Lê Lợi trả lại gươm ở đâu?
gươm vừa như in-nguyện vọng
của toàn dân thống nhất giao
cho Lê Lợi trách nhiệm đánh
giặc cứu nước
2. Lê Lợi trả gươm, sự tích Hồ
Gươm
-Đất nước thanh bình, thần
Long Quân đòi lại gươm
- Hồ Tả Vọng có cái tên mang
ý nghĩa lịch sử : hồ Hoàn Kiếm
H? Vì sao Lê Lợi không trả lại gươm ở Thanh Hóa là
nơi Lê Thận bắt được gươm mà lại trả lại gươm ở hồ Tả
Vọng?
HS thảo luận
Nhận gươm ở Thanh Hóa, trả lại gươm ở Thăng Long vì
nơi mở đầu cuộc kháng chiến lam Sơn là Thanh Hó và
nơi kết thúc là ở Đông Đô
H? Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm
HS thảo luận
-Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
-Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê
-Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm
( Chủ tướng Lê Lợi, dưới là Lê Thận ( tiêu biểu cho
nghĩa quân)trên là đức Long Quân- tượng trưng cho tổ
tiên hồn thiêng dân tộc. Các bộ phận gươm khớp vào
nhau là hình ảnh nhân dân các miền đồng lòng, thanh
gươm ngời sáng là chính nghĩa)
(Tên hồ khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa
quân Lam Sơn đối với giặc Minh. Tên hồ phản ánh tư
tưởng, tình cảm yêu hòa bình, khi có giặc cần gươm để
đánh giặc , khi thanh bình không cần gươm nữa, trả
gươm nhưng gươm vẫn còn đó nếu có giặc sang xâm
lược thì vẫn còn vũ khí để đánh giặc
H? Em cho biết truyền thuyết nào của dân tộc Việt nam
cũng có hình ảnh rùa vàng?Rùa vàng trong truyền thuyết
Việt nam tượng trưng cho cái gì? ( Sức mạnh và sự sáng
suốt của nhân dân ta trong lịch sử dựng nước và giữ
nước)
II.Tổng kết
Nội dung:Truyện giải thích tên
gọi hồ Hoàn Kiếm,ca ngợi cuộc
kháng chiến chính nghĩa chống
giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo
và chiến thắng vẻ vang, ý
nguyện đoàn kết và khát vọng
hòa bình của nhân dân ta
Nghệ thuật:Sử dụng một số
hình ảnh, chi tiết kỳ ảo giàu ý
nghĩa tượng trưng cho sức
mạnh trí tuệ sức mạnh của
chính nghĩa, của nhân dân
Ghi nhớ : SGK
4.Củng cố, dặn dò
- Làm BT 4 Sách BT
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Soạn bài Sọ Dừa
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:7/9/2012
Ngày dạy: 10/9/2012
TUẦN 4
TIẾT 14
Tập làm văn: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI TRONG VĂN TỰ SỰ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài trong bài văn tự sự
- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề
2.Kỹ năng:
- Tìm chủ đề và viết được dàn bài của bài văn tự sự
- Tập viết mở bài cho văn tự sự
3. Thái độ
-Học tập tích cực, yêu thể văn tự sự
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
- Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?
3.Bài mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với hai khái niệm: chủ đề và dàn bài đồng
thời chúng ta sẽ rèn kỹ năng tìm ra chủ đề và tự lập dàn bài cho bài văn tự sự
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sự
GV gọi HS đọc bài văn mẫu
H? Ý chính của bài văn được thể hiện ở những lời nào,
những lời đó nằm ở đoạn nào của bài văn?
- ý chính ở hai câu đầu bài
H? Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề hết
lòng yêu thương cứu giúp người bệnh như thế nào?
-Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước vì ông ta
bệnh nhẹ-bản lĩnh, tấm lòng của người thầy thuốc
H?Bài văn trên không có tên mà tên của một câu
chuyện, một bài văn sẽ thể hiện được chủ đề của câu
chuyện, bài văn đó, cho một số nhan đề sau, em hãy
chọn một nhan đề thích hợp:
- Tuệ Tĩnh và hai người bênh
- Tấm lòng thương người của người thầy Tuệ
Tĩnh
- Y đức của Tuệ Tĩnh
H? Chủ đề là gì?
Chủ đề còn có thể gọi là ý chính, ý chủ đạo trong bài
văn
Hoạt động 2 : Tìm hiểu dàn bài trong bài văn tự sự
I.Tìm hiểu chủ đề của bài văn
tự sự
Chủ đề là vấn đè chủ yếu mà văn
bản muốn nói đến
Chủ đề và sự việc có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau
II. Dàn bài của bài văn tự sự
H ? Bài văn trên có mấy phần, nêu tên từng phần
H ? Nhiệm vụ của mỗi phần, có thể thiếu một phần
nào có được không ?
Phần đầu : Mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự
việc
Phần thứ hai(dài nhất) thân bài :phát triển diễn biến
của sự việc
Phần thứ ba : kết bài : kết thúc câu chuyện
-Trong một bài văn phần nào cũng quan trọng không
thể thiếu phần nào được vì phần nào cũng có nhiệm vụ
riêng để gắn kết chặt chẽ một bài văn
Không thể thiếu phần mở bài vì người đọc sẽ khó theo
dõi câu chuyện
Không thể thiếu phần kết bài vì người đọc sẽ không
thể hiểu được câu chuyện kết thúc thế nào
Phần thân bài càng không thể thiếu vì nó là phần quan
trọng nhất, là xương sống của cả câu chuyện
GV cho HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3 Hướng dẫn luyện tập
a/Chủ đề câu chuyện này nhằm ca ngợi sự thông minh
và lòng trung thành của người nông dân, đồng thời chế
giễu tính tham lam, cậy quyền thế của ông quan nọ
Sự việc thể hiện chủ đề là câu nói của người nông dân
với vua
b/Bố cục của truyện :
Mở bài :câu đầu tiên
Thân bài :các câu tiếp theo
Kết bài : câu cuối cùng
c/So sánh với truyện Tuệ Tĩnh
Giống nhau : có 3 phần rõ ràng, kể theo thứ tự thời
gian, nhiều đối thoại
Khác nhau : chủ đề trong bài Tuệ Tĩnh bắt gặp ngay ở
phần đầu, bài này chủ đề trong suy nghĩ của người đọc
d/Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ sự đòi hỏi
vô lý của viên quan
Câu trả lời của người nông dân thật bất ngờ, nó thể
hiện trí thông minh và khéo léo của bác nông dân
gồm có 3 phần
Mở bài :giới thiệu chung về nhân
vật và sự việc
Thân bài : Kể diễn biến của sự
việc
Kết bài :kể kết cục vủa sự việc
III. Luyện tập
4.Củng cố, dặn dò
- Chủ đề trong văn tự sự là gì ?
- Dàn bài gồm có mấy phần ?Nhiệm vụ của mỗi phần ?
- Tìm chủ đề truyện Thánh Gióng và Bánh chưng bánh giầy
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:9/9/2012
Ngày dạy: 12,15/9/2012
TUẦN 4
TIẾT 15-16
Tập làm văn : TÌM HIỂU ĐỀ
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Biêt được cấu trúc yêu cầu của đề văn tự sự
- Hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, tìm ý,lập dàn ý khi làm bài văn tự sự
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý
2.Kỹ năng:
- Biết tìm hiểu đề:đọc kỹ đề,nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự
- Biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự
- Biết xây dựng dàn bài trước khi viết bài
3. Thái độ
- Có ý thức về việc phải xây dựng dàn bài trước khi viết bài văn
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ
- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bàicũ:
- Chủ đề trong văn tự sự là gì?
- Dàn bài chung của văn bản tự sự có mấy phần, nhiệm vụ từng phần?
3. Bài mới
Nếu cho em một đề bài hãy kể lại một câu chuyện mà em thích, em sẽ làm như thế nào. Hôm
nay chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó bằng cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
GV dùng bảng phụ chép 6 đề trong SGK và đặt câu
hỏi
H? Đọc thật kỹ đề 1 và cho biết đề 1 yêu cầu gì, câu,
chữ nào cho em biết điều đó?
-kể chuyện
-câu chuyện em thích
-bằng lời văn của em
H? Các đề (3),(4),(5),(6) không có từ kể ở đầu câu vậy
những đề đó có phải là tự sự không?
-vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có sự việc, có chuyện
về những ngày thơ ấu,ngày sinh nhật, quê em đổi mới,
em đã lớn
H? Xác định từ trọng tâm của mỗi đề và cho biết đề
yêu cầu làm nổi bật điều gì?
-câu chuyện em thích
-chuyện người bạn tốt
-kỉ niệm ấu thơ
I.Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu đề
VD: SGK
-Đọc kỹ đề bài
-Xác định từ trọng tâm
-Xác định yêu cầu của đề
bài: kể người, kể việc hay
tường thuật
- Tìm hiểu đề là tìm hiểu kỹ
lời văn đề xác định yêu cầu
của đề
-sinh nhật em
-quê em đổi mới
-em đã lớn
*Yêu cầu nổi bật của từng đề
- câu chuyện nào làm em thích thú
-những lời nói việc làm chứng tỏ đó là người bạn tốt
-một kỉ niệm ấu thơ sâu sắc khiến em không thể quên
-những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh
nhật của mình
-sự đổi mới cụ thể của quê em
-những biểu hiện về sự lớn lên về thể chất và tinh thần
của em
H? Em xác định đề nào nghiêng về kể người, đề nào
nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật?
Kể người 2,6
Kể việc 5,4,3
Tường thuật 4,1
H? Vậy theo em muốn tìm hiểu đề em phải tiến hành
những bước nào?
- đọc kỹ đề, đọc kỹ câu, chữ, xác định yêu cầu của đề
bài
Hoạt động 2:Cách làm bài văn tự sự
GV chọn đề 1 xóa các đề còn lại và cho học sinh tập
tìm ý và lập dàn ý
Bước 1: đọc kỹ đề bài
Gọi một HS đọc to, rõ ràng từng từ trong đề 1
H? Đề bài yêu cầu gì?
Kể lại câu chuyện em thích bằng lời văn của em
H? Em hiểu như thế nào là kể bằng lời văn của em?
Em phải dùng lời lẽ của mình, không sao chép của
người khác
Bước 2: Tìm ý
H? Em chọn truyện nào để kể lại?
H? Trong truyện đó em thích nhân vật nào? Sự việc
nào làm em thích nhất? Truyện thể hiện chủ đề gì?
Bước 3: Lập dàn ý
VD kể lại truyện Thánh Gióng
H? Bài văn gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của từng
phần?
GV: Quan trọng nhất là xác định truyện bắt đầu , kết
thúc ở đâu
*Mở bài
Đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai ông bà lão
sinh được một đứa con trai lên ba mà vẫn không biết
nói cười. Một hôm có sứ giả nhà vua…..
Nên bắt đầu từ chỗ đứa bé nghe sứ giả rao tìm người
tài ra đánh giặc bèn cất tiếng bảo mẹ gọi sứ giả vào
H?Vì sao lại bắt đầu kể từ chi tiết này?
II. Cách làm bài văn tự sự
Bước 1:
Tìm hiểu đề : xác định yêu
cầu của đề ra
Bước 2:
Lập ý: xác định nội dung sẽ
viết
- Nhân vật
- Sự việc
- Chủ đề
- Diễn biến
- Kết quả
Bước 3
Lập dàn ý
Sắp xếp việc kể trước, kể sau
để người đọc dễ hiểu
-MB: Giới thiệu nhân vật, sư
việc
-TB: Kể diễn biến sự việc
-KB:Kết cục sự việc, nêu ý
nghĩa
Bước 4
Viết bằng lời văn của em
theo dàn ý đã lập ( có thể bỏ
qua những chi tiết không cần
thiết,có thể tưởng tượng bổ
sung thêm miễn là phù hợp
Bắt đầu kể từ đó để không phải kể việc người mẹ thụ
thai, mang thai ntn
H? Vì sao phải giới thiệu “ Đời Hùng Vương thứ
6….vẫn không biết nói cười?
Vì nếu không giới thiệu nhân vật thì truyện sẽ không
có nhân vật và không kể được
*Diễn biến câu chuyện
- Thánh Gióng bảo vua rèn ngựa sắt, roi sắt
- Thánh Gióng ăn nhiều, lớn nhanh như thổi
- Khi ngựa sắt, roi sắt đem đến, Thánh Gióng vươn vai
thành tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận
-Thánh Gióng xông trận, giết giặc
-Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ khí
- Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi
ngựa bay về trời
*Kết thúc
Nên kết thúc truyện ở chỗ: vua nhớ công ơn, phong là
Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quên
nhà
GV nhấn mạnh: kể bằng lời văn của em là không phải
chép y nguyên câu truyện có trong sách, nếu viện dẫn
thì phải bỏ trong “”
Gọi HS đọc to ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Viết vào giấy cách lập dàn ý truyện Thánh Gióng
GV cho HS biết có nhiều cách để viết phần MB
VD:
- Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng
trong truyền thuyết. Đã lên ba mà Gióng vẫn không
cười không nói. Một hôm….
-Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ, đã lên
ba mà vẫn không biết nói cười, biết đi đứng…
-Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng.
Gióng là một người đặc biệt, khi lên ba vẫn không biết
nói cười…
với bài)
* Ghi nhớ: SGK/48
III. Luyện tập
Lập dàn ý bài Thánh Gióng
*Mở bài
Đời Hùng vương thứ 6, ở
làng Gióng có hai ông bà lão
sinh được một đứa con trai
lên ba mà vẫn không biết nói
cười. Một hôm có sứ giả nhà
vua…..
*Diễn biến câu chuyện
- Thánh Gióng bảo vua rèn
ngựa sắt, roi sắt
- Thánh Gióng ăn nhiều, lớn
nhanh như thổi
- Khi ngựa sắt, roi sắt đem
đến, Thánh Gióng vươn vai
thành tráng sĩ, cưỡi ngựa
cầm roi ra trận
-Thánh Gióng xông trận, giết
giặc
-Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ
khí
- Thắng giặc, Thánh Gióng
cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa
bay về trời
*Kết thúc
Vua nhớ công ơn, phong là
Phù Đổng Thiên Vương và
lập đền thờ ngay ở quên nhà
4.Củng cố, dặn dò
-Tìm hiểu đề bài gồm có những bước nào? Cách lập dàn bài
- Chuẩn bị viết bài TLV số 1
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:13/9/2012
Ngày dạy: 17/9/2012
TUẦN 5
TIẾT 17-18
LÀM BÀI VIẾT SỐ 1 VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Văn tự sự
- Viết bài hoàn chỉnh về văn tự sự trên cơ sở một truyền thuyết đã học
2.Kỹ năng:
- Biết hóa thân vào nhân vật để kể lại truyện, đảm bảo nội dung cốt truyện, nhân vật, sự việc,
diễn biến, kết quả,chủ đề, ý nghĩa truyện
- Nhận thức được tầm quan trọng của văn tự sự, biết cách làm bài văn tự sự
3. Thái độ
- Tích cực làm bài, tự giác, không sao chép
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : ra đề + đáp án
- Học sinh: học bài, chuẩn bị giấy bút
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Tiến trình
-GV chép đề lên bảng
-HS chép đề vào giấy kiểm tra
- Gv nêu yêu cầu
HS làm bài
GV giám sát
GV thu bài
Nhận xét giờ làm bài
I. Đề bài: Trong vai Thủy Tinh , hãy kể lại
truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh
1. Lập dàn ý
2. Viết bài văn
II. Yêu cầu:
- Nêu được ý chính của truyện
- Lập được dàn ý với bố cục 3 phần
- Kể đúng nội dung câu chuyện theo trình
tự trước sau
- Đúng ngôi kể- ngôi thứ nhất xưng
“tôi”lời của Thủy Tinh
- Nhập vai Thủy Tinh một cách tự nhiên
- Lời kể rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo
- Bố cục cân đối, trình bày sạch sẽ
III. Tiến trình
- HS làm bài nghiêm túc
- Gv giám sát, nhắc nhở HS trong thời gian
làm bài
IV. GV thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra
Biểu điểm - đáp án
Điểm 9,10: Đạt tối đa yêu cầu về nội dung, đúng cốt truyện
Xây dựng bố cục cân đối, biết cách lập dàn ý
Lời văn mạch lạc, chữ viết sạch, không sai chính tả,câu văn đúng ngữ pháp
Điểm 7,8: Đảm bảo được yêu cầu của đề bài, biết cách lập dàn ý, bố cục rỗ ràng
Bài làm còn hạn chế về chữ viết, đôi chố dùng từ chưa chính xác, đôi câu còn lủng củng
Điểm 5,6: Bài viết bảo đảm nội dung, cốt truyện, ,chữ xấu, lời văn còn vùng về, sai ngữ pháp,
bố cục bài chưa cân đối
Điểm 3,4: Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung,kỹ năng diễn đạt yếu,trình bày cẩu thả, sai chính
tả
Điểm0, 1,2:Lạc đề
3.Củng cố, dặn dò
Chuẩn bị bài : Từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:15/9/2012
Ngày dạy: 19/9/2012
TUẦN 5
TIẾT 19
Tiếng Việt: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Khái niệm từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
2.Kỹ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa
- Biết cách sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp
- Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong giao tiếp
3. Thái độ
- Tích cực học tập
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ
- Học sinh: soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hiểu thế nào là nghĩa của từ
- Có mấy cách giải nghĩa từ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Tìm hiểu nghĩa của từ chân
GV sử dụng bảng phụ có bài thơ Những cái chân
GV yêu cầu HS đọc kỹ bài thơ và cho biết
H? Có mấy sự vật có chân
Cái gậy, chiếc compa, cái kiềng, cái bàn
H? những cái chân ấy có thể nhìn thấy và sờ được không?
H? Vật nào trong bài thơ không có chân ?
Cái võng
H? Tại sao sự vật nào cũng có chân, cái võng không có chân
mà lại được đưa vào bài thơ?
- Cái võng không chân nhưng lại đi được khắp nơi nhờ anh
bộ đội hành quân
H? Trong tất cả những cái chân của các vật có chân,nghĩa
của từ chân đó có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Chân là nơi tiếp xúc với đất
Khác nhau:
- Chân của gậy để đỡ bà
- Chân của compa giúp compa quay được
-Chân của cái kiềng, cái bàn giúp nó đững vững
H? Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người và vật
I.Từ nhiều nghĩa
VD: SGK
-Từ có thể có một hay nhiều
nghĩa
Đứng bằng hai chân
H? Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung
Chân giường, chân tử, chân ghế
H? Bộ phận tiếp xúc với đất gắn chặt với đất hoặc sự vật
khác
Chân tường, chân núi
GV chốt : Từ chân là một từ nhiều nghĩa
Hoạt động 2: Tìm một số từ nhiều nghĩa
-Từ mũi, và từ mắt
H? Bộ phận của cơ thể người hoặc động vật dùng dể thở:
H? Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường
thủy
H? Bộ phận nhọn sắt của vũ khí
H? Bộ phận của lãnh thổ
H? Nói “Quả Na đã mở mắt”, vậy mắt ở đây có nghĩa là gì?
H? “Cây tre này có nhiều mắt”, mắt ở đây nghĩa là gì?
Hoạt động 3: Tìm một số từ chỉ có một nghĩa
Từ xe đạp : xe chỉ đạp mới đi được
Từ compa: chỉ đồ dùng học tập
Từ văn học: chỉ một môn học cụ thể
H? Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ chân, mũi, mắt, xe đạp,
compa...em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
GV chốt :Từ có thể có một hay nhiều nghĩa
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ
H? Nói “Em đi học bằng chân”, từ chân đó được hiểu như
thế nào?
-Là bộ phận của người tiếp xúc với đất, đó là nghĩa gốc
( nghĩa đen, nghĩa chính), nó là cơ sở để hình thành nghĩa
chuyển của từ
H? Trong một câu cụ thể, một từ có thể dùng với mấy nghĩa?
- Được dùng với một nghĩa
H? Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng theo
nghĩa nào?
Nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc
Gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập
BT1: Đầu :đầu sông, đầu nhà, đầu đường
Mũi: mũi tẹt, mũi lõ, mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền
Tay: đau tay, cánh tay, tay anh chị
BT2: Lá: lá phổi, lá lách
Quả : quả thận, quả tim
BT3: chỉ sự vật chuyển thành hành động :
Hộp sơn-sơn cửa
Cái bào-bào gỗ
Chỉ hành động chuyển thành đơn vị
Cuộn bức tranh-ba cuộn giấy
Đang nắm cơm-ba nắm cơm
II.Hiện tượng chuyển nghĩa
của từ
- Từ có nghĩa gốc và nghĩa
chuyển
- Hiện tượng chuyển
nghĩa: thay đổi nghĩa của
từ, tạo ra từ nhiều nghĩa
- Nghĩa gôc: nghĩa ban
đầu
- Nghĩa chuyển: nghĩa
được hình thành trên cơ
sở nghĩa gốc
Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập
BT3: từ bụng có 3 nghĩa
Bộ phận cơ thể của người hoặc vật
Biểu trưng cho ý nghĩ sâu kín: nghĩ bụng
Phần phình to ở một số bộ phận: bụng chân
b/ Nghĩa của từ bụng
ấm bụng
tốt bụng
bụng chân
4.Củng cố, dặn dò
Thế nào là nghĩa của từ?
Làm Bt 4,5 SGK
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:18/9/2012
Ngày dạy: 22/9/2012
TUẦN 5
TIẾT 20
Tập làm văn: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề về liên kết đoạn văn
- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể lại sự việc thường ngày
- Nhận ra hình thức và các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu nhân vật, sự việc
- Nhận ra mối liên kết giữa các câu trong đoạn văn
2.Kỹ năng:
- Biết xây dựng đoạn văn, giới thiệu nhân vật và kể lại sự việc
3. Thái độ
- Tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án,
- Học sinh: soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Cách lập dàn ý trong bài văn tự sự
3. Bài mới
- Nhiều câu văn liên kết với nhau tạo thành đoạn văn, bài văn được hình thành từ nhiều đoạn
văn liên kết với nhau
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lời văn giới thiệu nhân vật
GV gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGK
H? Hai đoạn văn trên giới thiệu những nhân vật nào?
- Hùng Vương thứ 18, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh
H? Hai đoạn văn đó giới thiệu sự việc gì?
- Vua Hùng kén rể và hai thần đến cầu hôn
H? Mục đích giới thiệu để làm gì?
- Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến của câu chuyện
H? Thứ tự các câu văn trong đoạn văn đó được sắp xếp như
thế nào , có đảo lộn được hay không?
- Sắp xếp theo trình tự trước sau
Đoạn 1
- Câu 1 : giới thiệu vua Hùng và Mị Nương ( giới thiệu nhân
vật)
- Câu 2 : Vua Hùng muốn kén rể xứng đáng
Đoạn 2
- Câu 1: Giới thiệu có hai nhân vật nhưng chưa rõ ràng
- Câu 2,3: Giới thiệu cụ thể về Sơn Tinh
- Câu 4,5: Giới thiệu cụ thể về Thủy Tinh
- Câu 6: Nhận xét chung về hai chàng
Đoạn 1 không thể đảo lộn các câu văn được vì sẽ làm người
đọc khó hiểu
Đoạn 2 có thể đảo lộn các câu văn được vì nếu thay đổi
I.Lời văn đoạn văn tự sự
1 Lời văn giới thiệu nhân
vật
- Khi kể người có thể giới
thiệu tên, họ, lai lịch,
qquan hệ, tính tình, tài
năng, ý nghĩa của nhân vật
VD: Hùng Vương thứ
mười tám có một người
con gái tên là Mị Nương,
người đẹp như hoa, tính
nết hiền dịu, vua cha yêu
thương nàng hết mực…
người đọc vẫn hiểu được , nó không làm thay đổi ý nghĩa của
đoạn văn
H? Vậy muốn giới thiệu nhân vật ta cần phải giới thiệu
những gì?
- Giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng..
Hoạt động 2: Lời văn kể sự việc
GV gọi HS đọc đoạn văn trong SGK
H? Em hãy kể ra những hành động của Thủy Tinh
-đùng đùng nổi giận, dem quân duổi theo, hô mưa gọi gió
làm giông bão
H? Những hành động đó của Thủy Tinh gây ra hậu quả gì?
- nước ngập ruộng đồng, nhà cửa…thành Phong Châu như
nổi lềnh bềnh trên một biển nước
H? Các hành động được kể theo trình tự như thế nào?
- được kể theo trình tự trước sau, có nguyên nhân và có kết
quả
H? Vậy muốn kể lại một sự việc trong một đoạn văn tự sự
em phải kể như thế nào?
- kể lại các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do
các hành động đó đem lại
Hoạt động 3 : Đoạn văn
GV cho HS đọc lại từng đoạn văn trên
H? Mỗi đoạn văn gồm có bao nhiêu câu?
Đoạn 1: 2 câu, đoạn 2: 6 câu, đoạn 3 : 3 câu
H? Em hãy tìm câu quan trọng nhất của từng đoạn?( câu chủ
đề)
Đoạn 1: Vua Hùng muốn kén rể
Đoạn 2: hai thần đến cầu hôn
Đoạn 3: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh
H? Để kể đến ý chính đó người kể đã kể ra các ý phụ, em hãy
chỉ ra các ý phụ trong từng đoạn
H? Các ý phụ có có ý nghĩa như thế nào đối với ý chính?
- giải thích ý chính, làm nổi bật ý chính
GV chốt: các câu trong đoạn quan có quan hệ với nhau rất
chặt chẽ, câu sau tiếp câu trước làm rõ ý của câu trước hoặc
nối tiếp hành động hoặc nêu kết quả của hành động
GV gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập
BT1:
a. Sọ Dừa làm thuê cho nhà phú ông
câu 1: hành động bắt đầu
câu 2: nhận xét chung về hành động
câu 3,4 : hành động cụ thể
câu 5 : kết quả
b. Thái độ của con gái phú ông đỗi với Sọ Dừa
câu 2: câu chủ đề
hành động nối tiếp và ngày càng cụ thể
c. Tính tình của cô Dần
2. Lời văn kể sự việc
Khi kể việc thì kể lại các
hành động, việc làm, kết
quả và sự thay đổi do các
hành động đó đem lại
VD: Thủy Tinh đến sau
đùng đùng nổi giận, đem
quân đuổi theo đòi cướp
Mị Nương. Thần hô mưa,
gọi gió làm thành giông
bão rung chuyển cả trời
đất. Nước ngập cánh đồng,
nước ngập nhà cửa, thành
Phong Châu như nổi lềnh
bềnh trên một biển nước
3. Đoạn văn
- Mỗi đoạn văn thường có
ý chính- câu chủ đề
- Những câu khác diễn đạt
ý phụ dẫn đến ý chính,
giải thích ý chính, làm cho
ý chính nổi bật lên
II. Luyện tập
câu 2: câu chủ đề
4.Củng cố, dặn dò
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK
- Làm BT 4,5 SGK
- Chuẩn bị bài Thạch Sanh
Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày soạn:20/9/2012
Ngày dạy: 24/9/2012
TUẦN 6
TIẾT 21-22
Văn bản: THẠCH SANH
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa truyện cổ tích
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện Thạch Sanh
2.Kỹ năng:
- Kể lại được truyện
- Đọc diễn cảm và tóm tắt được truyện
3. Thái độ
- Khâm phục lòng dũng cảm, thật thà, mưu trí và sống có nghĩa có tình của Thạch Sanh
- Biết yêu điều thiện, tránh xa điều ác
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : soạn giáo án, tranh ảnh về truyện Thạch Sanh
- Học sinh: soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại một đoạn trong bài Sự tích Hồ Gươm mà em thích và cho biết ý nghĩa của truyền thuyết
Sự tích Hồ Gươm
3. Bài mới
Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích của dân
tộc Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh, ông cha ta
muốn gởi gắm rất nhiều điều hay điều tốt đẹp.Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
những điều hay điều đẹp đó qua truyện cổ tích Thạch Sanh
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
GV chia câu chuyện làm 4 phần và gọi HS đọc từng phần
- Đoạn 1: từ đầu….mọi phép thần thông : kể vầ sự ra đời của
Thạch Sanh
- Đoạn 2: tiếp theo…phong cho làm quận công: Thạch Sanh bị
mẹ con Lý Thông lừa và cướp công
- Đoạn 3: tiếp theo ….hóa kiếp thành bọ hung: Thạch Sanh giết
đại bàng cứu công chúa và minh oan cho mình
- Đoạn 4: phần còn lại: Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước
chư hầu và lên làm vua
GV gọi HS nhận xét cách đọc của bạn sau đó GV nhận xét, góp
ý cách đọc của HS
HướngdẫnHStìm hiểu các chú thích 3,6,7,8,9,11,12,12 theo trò
chơi đố chữ
GV cho HS tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích: loại truyện dân
gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân v ật quen thuộc
-Nhân vật bất hạnh: mồ côi, người con riêng, người có hình
dạng xấu xí …
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng lạ
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
I.Phần giới thiệu
GV cho HS tìm hiểu khái
niệm truyện cổ tích: loại
truyện dân gian kể về cuộc
đời của một số kiểu nhân
vật quen thuộc
-Nhân vật bất hạnh: mồ côi,
người con riêng, người có
hình dạng xấu xí
- Nhân vật dũng sĩ và nhân
vật có tài năng lạ
- Nhân vật thông minh và
nhân vật ngốc nghếch
- Nhân vật là động vật: biết
nói năng, hoạt động, tính
cách như con người
Truyện cổ tích thường có
yếu tố hoang đường, thể
hiện ước mơ và niềm tin của
nhân dân về chiến thắng
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6

More Related Content

What's hot

Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiPhát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiJackson Linh
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2Nguyễn Sáu
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5dung nguyễn
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Nguyễn Sáu
 
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)mcbooksjsc
 
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌCNguyễn Sáu
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanMây Bay
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹCuc Nguyen
 
Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20nhatthai1969
 
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010lechi55
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.comHướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
ĐIểm báo 20 11
ĐIểm báo 20 11ĐIểm báo 20 11
ĐIểm báo 20 11lechi55
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012tieuhocvn .info
 
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

What's hot (20)

Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiPhát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
 
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
 
Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)
 
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹ
 
Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20
 
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.comHướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
 
ĐIểm báo 20 11
ĐIểm báo 20 11ĐIểm báo 20 11
ĐIểm báo 20 11
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
 
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
 

Viewers also liked

Mã giám sinh mua kiều
Mã giám sinh mua kiềuMã giám sinh mua kiều
Mã giám sinh mua kiềuNgoc Ha Pham
 
Giáo án Lịch sử Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Lịch sử  Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014Giáo án Lịch sử  Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Lịch sử Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014tieuhocvn .info
 
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tửSlide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tửBùi Việt Hà
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)daoviettrung
 
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6Học Tập Long An
 
Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6
Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6
Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6Học Tập Long An
 
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp ánTuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp ánBồi dưỡng Toán lớp 6
 

Viewers also liked (10)

Giáo Án Tin 10 - Bài 6
Giáo Án Tin 10 - Bài 6Giáo Án Tin 10 - Bài 6
Giáo Án Tin 10 - Bài 6
 
Giao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mauGiao an am nhac lop 8 mau
Giao an am nhac lop 8 mau
 
Mã giám sinh mua kiều
Mã giám sinh mua kiềuMã giám sinh mua kiều
Mã giám sinh mua kiều
 
Giáo án Lịch sử Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Lịch sử  Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014Giáo án Lịch sử  Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Lịch sử Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
 
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tửSlide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
 
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 6
 
Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6
Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6
Tổng hợp bài tập tiếng anh lớp 6
 
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp ánTuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
 

Similar to Giáo án văn 6

Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)jackjohn45
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiếtGiáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiếtJada Harber
 
De cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tu
De cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tuDe cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tu
De cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tuArsenal Tiến
 
Giới thiệu sách kien truc
Giới thiệu sách kien trucGiới thiệu sách kien truc
Giới thiệu sách kien truckientruc170688
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Lucienne Hagenes
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm họcGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm họcJada Harber
 
1705 phuong phap day con cua nguoi do thai
1705 phuong phap day con cua nguoi do thai1705 phuong phap day con cua nguoi do thai
1705 phuong phap day con cua nguoi do thaiTran Dao
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Quai long dam sa giang
Quai long dam sa giangQuai long dam sa giang
Quai long dam sa giangnhatthai1969
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuNgà Nguyễn
 
De thi thu dh khoi d 2013 van
De thi thu dh khoi d 2013   vanDe thi thu dh khoi d 2013   van
De thi thu dh khoi d 2013 vanadminseo
 
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9nataliej4
 
Tuan 1 the nao la ke chuyen
Tuan 1   the nao la ke chuyenTuan 1   the nao la ke chuyen
Tuan 1 the nao la ke chuyentieuhocvn .info
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Giáo án văn 6 (20)

Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiếtGiáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
 
De cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tu
De cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tuDe cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tu
De cuong-on-tap-hoc-ky-1-mon-ngu-van-6-truong-thcs-nguyen-van-tu
 
helo.pptx
helo.pptxhelo.pptx
helo.pptx
 
Giới thiệu sách kien truc
Giới thiệu sách kien trucGiới thiệu sách kien truc
Giới thiệu sách kien truc
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm họcGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
 
Thao lua
Thao luaThao lua
Thao lua
 
1705 phuong phap day con cua nguoi do thai
1705 phuong phap day con cua nguoi do thai1705 phuong phap day con cua nguoi do thai
1705 phuong phap day con cua nguoi do thai
 
Cuong thuyet trinh gts
Cuong thuyet trinh gtsCuong thuyet trinh gts
Cuong thuyet trinh gts
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
đE Tai Tram
đE Tai TramđE Tai Tram
đE Tai Tram
 
Quai long dam sa giang
Quai long dam sa giangQuai long dam sa giang
Quai long dam sa giang
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
De thi thu dh khoi d 2013 van
De thi thu dh khoi d 2013   vanDe thi thu dh khoi d 2013   van
De thi thu dh khoi d 2013 van
 
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
 
Tuan 1 the nao la ke chuyen
Tuan 1   the nao la ke chuyenTuan 1   the nao la ke chuyen
Tuan 1 the nao la ke chuyen
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NGỮ VĂN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

More from VoVi Phap Danh

Trg trc017-en hvac system control
Trg trc017-en hvac system controlTrg trc017-en hvac system control
Trg trc017-en hvac system controlVoVi Phap Danh
 
Trg trc014-en vav systems air conditioning
Trg trc014-en vav systems air conditioningTrg trc014-en vav systems air conditioning
Trg trc014-en vav systems air conditioningVoVi Phap Danh
 
Trg trc007-en fundamentals of hvac acoustics
Trg trc007-en fundamentals of hvac acousticsTrg trc007-en fundamentals of hvac acoustics
Trg trc007-en fundamentals of hvac acousticsVoVi Phap Danh
 
Trg trc003-en refrigeration cycle
Trg trc003-en refrigeration cycleTrg trc003-en refrigeration cycle
Trg trc003-en refrigeration cycleVoVi Phap Danh
 
Cd dien luc mien trung
Cd dien luc mien trungCd dien luc mien trung
Cd dien luc mien trungVoVi Phap Danh
 
Ho so nhan hieu evn 050110
Ho so nhan hieu evn 050110Ho so nhan hieu evn 050110
Ho so nhan hieu evn 050110VoVi Phap Danh
 
Vietnam training agenda
Vietnam training agendaVietnam training agenda
Vietnam training agendaVoVi Phap Danh
 
Vietnam data link training
Vietnam data link trainingVietnam data link training
Vietnam data link trainingVoVi Phap Danh
 
Quy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk email
Quy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk emailQuy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk email
Quy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk emailVoVi Phap Danh
 
De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013
De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013
De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013VoVi Phap Danh
 

More from VoVi Phap Danh (18)

Trg trc017-en hvac system control
Trg trc017-en hvac system controlTrg trc017-en hvac system control
Trg trc017-en hvac system control
 
Trg trc014-en vav systems air conditioning
Trg trc014-en vav systems air conditioningTrg trc014-en vav systems air conditioning
Trg trc014-en vav systems air conditioning
 
Trg trc007-en fundamentals of hvac acoustics
Trg trc007-en fundamentals of hvac acousticsTrg trc007-en fundamentals of hvac acoustics
Trg trc007-en fundamentals of hvac acoustics
 
Trg trc003-en refrigeration cycle
Trg trc003-en refrigeration cycleTrg trc003-en refrigeration cycle
Trg trc003-en refrigeration cycle
 
Cd dien luc mien trung
Cd dien luc mien trungCd dien luc mien trung
Cd dien luc mien trung
 
Ho so nhan hieu evn 050110
Ho so nhan hieu evn 050110Ho so nhan hieu evn 050110
Ho so nhan hieu evn 050110
 
Yeu cau abb
Yeu cau abbYeu cau abb
Yeu cau abb
 
Vietnam vision 2
Vietnam vision 2Vietnam vision 2
Vietnam vision 2
 
Vietnam training test
Vietnam training testVietnam training test
Vietnam training test
 
Vietnam training agenda
Vietnam training agendaVietnam training agenda
Vietnam training agenda
 
Vietnam data link training
Vietnam data link trainingVietnam data link training
Vietnam data link training
 
Power master unit 1
Power master unit 1Power master unit 1
Power master unit 1
 
Datalink 1
Datalink 1Datalink 1
Datalink 1
 
Datalink
DatalinkDatalink
Datalink
 
Data vision
Data visionData vision
Data vision
 
Vietnam vision 1
Vietnam vision 1Vietnam vision 1
Vietnam vision 1
 
Quy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk email
Quy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk emailQuy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk email
Quy trinh cau hinh outlook2k3 voi junk email
 
De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013
De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013
De thi hki mon gdcd 9 nam 2012 2013
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Giáo án văn 6

  • 1. Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày dạy: 16/8/2012 TUẦN 1 TIẾT 1 Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên II.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về thể loại truyền thuyết - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu - Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết dân gian 2.Kỹ năng - Biết đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên - Nhận ra một số chi tiết kỳ ảo tiêu biểu của truyền thuyết 3.Thái độ - Tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt - Ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc III. CHUAN BI - GV : Gi¸o ¸n - HS: So¹n bµi IVTIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS: 3.Bài mới: GV giới thiệu: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn Câu ca dao ấy như một lời nhắc nhớ mỗi con người luôn phải nhớ về cội nguồn của mình,chúng ta là dân tộc Việt sống trên mảnh đất cong cong hình chữ S từ bao đời nay luôn tự hào mình là con cháu Lạc Hồng. Vì sao như vậy, bài học hôm nay sẽ cho các em hiểu và tự hào hơn về nguồn gốc Con Rồng Cháu Tiên của mình HOẠT ĐỘNG Gv-Hs KIẾN THỨC Hoạt động 1: : Đọc văn bản và tìm hiểu khái niệm truyền thuyết - GV cho HS đọc toàn bộ VB, sau đó tóm tắt truyện từ 5 đến 7 câu Ngay sau nhan đề Con Rồng Cháu Tiên, chúng ta đã gặp một khái niệm mới, đó là truyền thuyết, vậy trước khi đi vào tìm hiểu ND chính của văn bản này chúng ta cần phải hiểu rõ k/n truyền thuyết là gì.Em hãy dựa vào chú thích và cho biết truyền thuyết là gì? I. Tìm hiểu chung - Đọc - Tóm tắt II. Khái niệm truyền thuyết -Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ
  • 2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản: H?.Theo em truyện có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần ? Cho HS đọc phần 1 H?.Qua phần 1 bạn vừa đọc, em thấy hình ảnh của LLQ và AC được miêu tả ntn? GV gợi ý : miêu tả ntn về hình dáng, nguồn gốc và tài năng? H?.Vì sao tg lại tưởng tượng LLQ có nòi rồng, và AC có nòi Tiên ? ( GV giảng thêm cho HS hiểu : rồng là con vật trong tứ linh mà của nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng, nhắc đến tiên là nhắc đến vẻ đẹp hoàn mỹ không gì có thể so sánh được, tg muốn ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt) H?.Vậy qua những gì chúng ta vừa phân tích , em thấy hình tượng LLQ và AC hiện lên ntn? Sau khi hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng thì lại xảy ra một điều kỳ lạ nữa, đó là việc sinh nở của nàng AC và việc hai người phải chia con, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết này H?.Việc sinh nở của nàng Âu Cơ có gì kỳ lạ? H?.Sự sinh nở kỳ diệu của AC có ý nghĩ ntn? ( GV giải thích chi tiết mang tính chất hoang đường nhưng thú vị và giàu ý nghĩa, giảng cho HS hiểu từ “đồngbào” H?. Cho HS quan sát bức tranh SKG và hỏi : theo em bức tranh đó minh họa điều gì ? H?.Vì sao LLQ và AC phải chia con và chia ntn? H?. Chia con như thế để làm gì? - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể III. Tìm hiểu văn bản Bố cục: 3 phần P1: Từ đầu đến Long Trang : giới thiệu LLQ Và AC P2: Ít lâu sau….lên đường: chuyện AC sinh con kỳ lạ và chuyện chia con của LLQ Và AC P3: phần còn lại: giải thích nguồn gố Con Rồng Cháu Tiên 1.Giới thiệu LLQ , AC a. Lạc Long Quân - Nguồn gốc : Thần - Hình dáng:mình rồng - Tài năng: sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi b. Âu Cơ - Nguồn gốc : Tiên - Hình dáng : xinh đẹp tuyệt trần Đẹp kỳ lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quý 2.Sự sinh nở kỳ lạ của AC và chuyện chia con của LLQ và AC a. Âu Cơ sinh nở kỳ lạ - Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con hồng hào, lớn nhanh như thổi không cần bú mớm, khôi ngô, khỏe mạnh như thần
  • 3. H?.Trong bài học hôm nay chúng ta gặp rất nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ( từ việc nguồn gốc xuất thân của LLQ, AC đến việc sinh nở kỳ diệu của nàng AC, đến việc đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi…)vậy theo em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? ( Gv giảng thêm)Đã bao đời nay người Việt luôn tin vào nguồn gốc Tiên, Rồng cao quý của dân tộc mình, từ miền xuôi hay miền ngược, dù trong nước hay ở nước ngoài chúng ta đều ghi nhớ rằng chúng ta cùng chung một dòng máu, cùng chung một bọc trứng ( đồng bào )vì vậy phải luôn yêu thương và đoàn kết. Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh tinh thần của dân tộc Hoạt động 3: Tổng kết H?.Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì? H? Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật? Hoạt động 4: Luyện tập Gọi HS đọc câu hỏi 1 phần luyện tập SGK Người Mường có chuyện “Quả trứng to đẻ ra trăm người” Người Khơ-mú có truyện “Quả bầu mẹ” -Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giưa các dân tộc trên đất nước ta Em hãy kể diễn cảm lại truyện Con Rồng Cháu Tiên Sự tưởng tượng, sáng tạo diệu kỳ thể hiện sự găn bó, có chung một dòng máu của cộng đồng người Việt b. AC Và LLQ chia con -50 con lên núi -50 con xuống biển - chia nhau cai quản các phương thể hiện ước muốn mở mang và giữ vững đất đai bờ cõi - ý nguyện mọi người ở những vùng đất khác nhau trong lãnh thổ nước Việt đều cùng có chung nguồn gốc - sự đoàn kết của toàn dân tộc IV.Tổng kết 1.Nội dung -Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước 2. Nghệ thuật - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo V. Luyện tập 4.Củng cố, dặn dò - Tập kể diễn cảm truyện Con Rồng Cháu Tiên - Chuẩn bị bài “Bánh chưng bánh giầy” cho tiết học sau
  • 4. Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày dạy: 16/8/2012 TUẦN 1 TIẾT 2 Văn bản: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “ Bánh chưng bánh giầy” II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết - Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông 2.Kỹ năng - Đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyền thuyết - Nhận ra những sự việc chính trong truyện 3.Thái độ - Biết tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc III. CHUẨN BỊ GV: so¹n gi¸o ¸n HS: so¹n bµi IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS: 3.Bài mới: Hằng năm khi Tết đến chúng ta thường hay làm rất nhiều loại bánh mứt để cúng ông bà tổ tiên và hai thứ bánh không thể thiếu được trong ngày Tết đó là bánh chưng và bánh giày. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao hai loại bánh đó luôn có mặt để làm nên hương vị của những ngày Tết cổ truyền qua truyền thuyết Bánh chưng bánh giày HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích 5ph Gọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bản GV nhận xét cách đọc của HS Qua phần đọc của bạn và phần nhận xét cách đọc của GV, HS kể lại truyện GV cho HS tìm hiểu chú thích Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 25ph H?Qua việc đọc , em hãy cho biết văn bản gồm có mấy phần ?Nội dung của từng phần? P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng Vương chọn người nối ngôi P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật P3: còn lại: kết quả cuộc thi tài GV đọc P1 I.Tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Kể 2. Chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1.Bố cục: 3 phần - P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng Vương chọn người nối ngôi - P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc
  • 5. H?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi - Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng - Điều vua đòi hỏi mang tính chất của một câu đố thử tài H?Ý định của vua ntn? H?Để làm vừa ý vua các ông Lang đã làm gì? Thi nhau làm các mâm cỗ thật cao sang Gọi HS đọc P2 H?Lang Liêu cũng là con nhưng lại khác các Lang khác ở điểm nào? - Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm công việc đồng áng H ?Vì sao Lang Liêu buồn? - Vì nghèo không thể biện lễ vật cao sang như các anh, tự nhận mình kém cỏi nên sợ không làm tròn chữ “hiếu” với cha H?Lang Liêu được thần giúp đỡ ntn ?( vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật) dành phần sáng tạo cho Lang Liêu Trong trời đất không gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương - Vì chàng là người thiệt thòi nhất,tuy thân là con vua nhưng phận lại gần gũi với dân H?Sau khi được thần giúp đỡ Lang Liêu đã làm gì ? Chọn gạo nếp trắng tinh, thơm lừng làm thành 2 loại bánh khác nhau: hình tròn và hình vuông - H?Qua việc làm bánh của Lang Liêu, em hiểu Lang Liêu là người ntn ? - Thông minh, tháo vát H ?Vì sao Lang Liêu lại được thần giúp đỡ Là người hiểu được ý của thần, lấy gạo là thứ làm ra được làm bánh dâng Tiên Vương còn những Lang khác dâng của ngon vật lạ nhưng nguyên liệu không làm ra được Gọi HS đọc P3 H ?Vua cha chọn lễ vật gì để cúng Tiên Vương ? - Bánh của Lang Liêu H ?Vì sao vua lại chọn bánh của Lang Liêu cúng Tiên Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu ? Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế( đều được làm từ lúa gạo do chính con người làm ra, nuôi sốngs con người, quý trọng nghề nông) Bánh thể hiện ý tưởng sâu xa ( trời , đất và muôn loài) Hai thứ bánh đều hợp với ý vua, đem cái quý nhất do chính tay con người làm ra để cúng tổ tiên và dâng lên đua tài dâng lễ vật - P3: còn lại: kết quả cuộc thi tài 2. Hùng Vương chọn người nối ngôi - Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi -Ý chí của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng - Hình thức ;dâng lễ lên Tiên Vương 3. Nhân vật Lang Liêu -Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm công việc đồng áng -Được thần giúp đỡ chỉ cho cách lấy gạo làm bánh - Lang Liêu làm 2 loại bánh: bánh chưng và bánh giày - Thông minh, tháo vát
  • 6. vua cha đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo Hoạt động 3 : Tổng kết H ?Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày có ý nghĩa gì ? -Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc -Biết ơn và tôn kính trời đất tổ tiên GV giảng thêm cho HS về kho tàng truyện cổ dân gian có những câu chuyện hướng tới mục đích giải thích nguồn gốc sự vật như « sự tích trầu cau », « sự tích dưa hấu »... Hoạt động 4 : Luyện tập H ?Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào ?Vì sao ? H ?Ý nghĩa phong tục ngày tết nhân dân ta thường hay nấu bánh chưng bánh giày ? Kể lại câu chuyện 4.Kết quả cuộc thi tài - Hùng Vương chọn bánh của Lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương - Lang Liêu được truyền ngôi III.Tổng kết 1.Nội dung - Giải thích nguồn gốc Bánh chưng bánh giày - Đề cao lao động, đề cao nghề nông - Thể hiện sự tôn kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta 2. Nghệ thuật - Sử dụng nghệ thuật tiêu biểu của truyện dân gian IV. Luyện tập 4.Củng cố, dặn dò - Nhắc lại ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giày - Học thuộc phần ghi nhớ - Soạn bài Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
  • 7. Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 14/8/2012 Ngày dạy: 18/8/2012 TUẦN 1 TIẾT 3 Tiếng Việt: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể : - Khái niệm về từ - Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng) - Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt 2.Kỹ năng - Nhận diện, phân biệt được: Từ và tiếng Từ đơn và từ phức Từ ghép và từ láy - Biết phân tích cấu tạo của từ 3.Thái độ - Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt III. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: a. Thế nào là truyện truyền thuyết?Vì sao nói truyện con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết? b.Em thích chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nào trong truyền thuyết bánh chưng bánh giầy? 3.Bài mới: Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt Mối sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung Tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương nhớ chảy muôn đời (Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ) Đoạn thơ các em vừa nghe thể hiện được sự trân trọng và thương yêu tiếng nói của dân tộc ta: đó là Tiếng Việt, vậy Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào và làm sao để chúng ta có thể sử dụng vốn Tiếng Việt của mình thật thuần thục, thật đẹp, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này
  • 8. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về từ GV theo bảng phụ đã viết VD H?VD trên bảng phụ được trích từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.Em hãy đọc kỹ VD này và cho biết VD có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ? - 12 tiếng - 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch chéo) H?Ta đã tìm ra được 12 tiếng, vậy theo em tiếng là gì? H? Tiếng được dùng để làm gì? H?Vậy từ là gì? H?Từ dùng để làm gì? H?Khi nào một tiếng được coi là một từ ? Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm hiểu về cấu tạo từ GV dùng bảng phụ có chép bài tập 1 SGK Yêu cầu HS làm bài tập HS điền được Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm Từ ghép:chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy Từ láy: trồng trọt H?Trong VD mà ta vừa phân loại có cả từ đơn và từ phức. vậy em cho biết từ đơn và từ phức khác nhau ntn? H?.Hai từ trồng trọt và chăn nuôi có gì giống và khác nhau? Vậy ta có thêm một khái niệm: từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghép Hiện tượng một từ mà có cùng âm giống nhau thì gọi là hiện tượng láy âm, ta có thêm một khái niệm nữa: từ phức có quan hệ láy âm gọi là từ láy GV kết luận lại một lần nữa ( theo ghi nhớ SGK) I.Khái niệm về từ 1.Ví dụ Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt,/chăn nuôi/ và /cách/ ăn ở 12 tiếng - 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch chéo) - Tiếng là âm thanh phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ - Từ là tiếng hoặc là những tiếng kết hợp lại với nhau và có nghĩa - Từ là đơn vị để tạo nên câu - Khi một tiếng dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ * Ghi nhớ: SGK II.Các kiểu cấu tạo từ Ví dụ: Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt,/ chăn nuôi và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy -Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm -Từ ghép:chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy -Từ láy: trồng trọt - Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn - Từ gồm 2 hay nhiều tiếng gọi là từ phức -Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghép - Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy
  • 9. Hoạt động: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập 1a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc từ ghép b.Từ đồng nghĩa: gốc gác, cội nguồn c.cha mẹ, cậu mợ 2. ông bà, dì dượng Chị em, dì cháu 3.bánh nướng, bánh rán, bánh nhúng, bánh hấp - .bánh tẻ, bánh ngô, bánh khoai, bánh đậu xanh - bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi 4.miêu tả tiếng khóc 5.khanh khách, sằng sặc - khan nhàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo - khệnh khạng * Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập 4. Củng cố, dặn dò - Học thuộc ghi nhớ - Làm BT ở VBT - Soạn bài chuẩn bị cho tiết học : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạ
  • 10. Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 16/8/2012 Ngày dạy: 20/8/2012 TUẦN 1 TIẾT 4 Tập làm văn: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong sự lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm,thuyết minh, hành chính công vụ 2.Kỹ năng - Nhận biết và lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt - Nhận ra tác dụng của một phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể 3.Thái độ - Ý thức trong giao tiếp và sử dụng văn bản III. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản và mục đích giao tiếp H?Cô muốn cho các em hiểu bài thì cô phải làm gì? ?Mẹ đang đi công tác xa nhà, nhớ mẹ em thường làm gì? H?Bạn thân của em đã chuyển trường đến một nơi khác rất xa, nhớ bạn, muốn hỏi thăm bạn em làm gì? -Những việc làm các em vừa nêu như cô phải giảng bài, em gọi đt cho mẹ hay là em viết thư cho bạn đều phải dùng ngôn từ để diễn đạt điều cần nói, cần viết. Nhờ ngôn từ mà cô có thể giảng cho các em hiểu bài, mẹ có thể cảm nhận được em nhớ mẹ ntn và bạn có thể biết được tình cảm của em.Ta gọi những hành động như giảng bài viết thư, gọi đt…là hoạt động giao tiếp H?Vậy qua những điều cô vừa phân tích, em hiểu thế nào là giao tiếp? H?Khi em đọc báo hay xem TV, có phải em đang giao tiếp hay không?. Vì sao? I.Tìm hiểu chung về văn bản và mục đích giao tiếp 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a. Giao tiếp -Giao tiếp là một hành động truyền đạt,. tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ b. Văn bản VD: SGK Nội dung: khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định Hình thức:
  • 11. -Phải có người truyền đạt và người tiếp nhận, đó phải là mối quan hệ hai chiều thì mới gọi là giao tiếp, -GV cho HS đọc câu ca dao trong SGK H?Bài ca dao muốn nói điều gì? Khuyên chúng ta phải có chính kiến, lập trường của mình H?Bài ca dao được làm theo thể thơ gì? -Lục bát Bài ca dao trên hoàn chỉnh về mặt hình thức ( có thể thơ, có sự lien kết chặt chẽ giữa câu 6, 8) và hoàn thiện về mặt ND (diễn đạt được ý trọn vẹn là lời khuyên của ông cha ta, đó cũng chính là chủ đề của câu ca dao) Ta gọi bài ca dao trên là một văn bản H? Vậy em hiểu văn bản là gì? HS đọc ghi nhớ SGK H?Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ bế giảng có phải là văn bản không? Vì sao? Là một văn bản vì có mục đích, có chủ đề, có liên kết về ND(tổng kết tình hình năm học vừa qua) H? Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là văn bản không? Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản Dùng bảng phụ cho VD - Hai đội bóng muốn xin phép sử dụng sân vận động của TP - Tường thuật diễn biến trận đấu bong đá - Tả lại những pha bóng đẹp -Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích của 2 đội -Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá - Bày tỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng tới việc học tập của mọi người Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập Yêu cầu HS làm bài tập GV nhận xét 1.aThuộc văn bản tự sự vì các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau,sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa b Miêu tả: tả cảnh thiên nhiên c Nghị luận: bàn luận ý kiến d Biểu cảm :thể hiện tình cảm đ.Thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu 2. CRCT là văn bản tự sự vì kể việc, người, lời nói và hoạt động theo một diễn biế n nhất định -Thể thơ lục bát - Có sự liên kết chặt chẽ giữa câu 6 và 8( hiệp vần với nhau) - Bài ca dao là một văn bản - Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp II. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản -.Hành chính công vụ - Tự sự - Miêu tả -Thuyết minh - Biểu cảm -Nghị luận Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2 4.Củng cố, dặn dò - Nhắc lại các kiến thức chính: Văn bản là gì? Các phương thức biểu đạt của văn bản - Học bài, thuộc ghi nhớ, làm bài tập ,4,5,6 trang 10,11 sách bài tập
  • 12. Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 16/8/2012 Ngày dạy: 20,22/8/2012 TUẦN 2 TIẾT 5,6 Văn bản : THÁNH GIÓNG I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được ND, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Những sự kiện và chi tiết lịch sử được kể lại trong tác phẩm - Hiểu được nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đầ tài giữ nước 2.Kỹ năng: - Phân tích một vài chi tiết kỳ ảo trong truyện truyền thuyết - Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại - Nắm bắt được tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian 3.Thái độ - Tự hào về lịch sử dân tộc III. CHUẨN BỊ -GV: chuẩn bị giáo án, một số tư liệu về Thánh Gióng - HS: đọc trước văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt câu chuyện Bánh chưng bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyện bánh chưng bánh giầy? 3. Bài mới: Ôi sức khỏe, xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân Đoạn thơ trên viết về nhân vật nào? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chung GV gọi 2 HS đọc văn bản GV nhận xét cách đọc của HS, gọi HS nhận xét cách đọc của bạn Cho HS tìm hiểu chú thích ở SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản H? Mở đầu câu chuyện, có gì bất ngờ xảy ra? HS trả lời: bà mẹ đặt chân mình lên dấu chân to ướm thử và thụ thai, mười hai tháng sau sinh được một cậu bé H? Cậu bé đó là ai?Sau khi được sinh ra Thánh Gióng là người như thế nào? I.Tìm hiểu chung 1. Đọc 2.Tóm tắt 3.Tìm hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1.Sự ra đời của Thánh Gióng -Mẹ ướm chân lên dấu chân lạ-thu thai-mười hai tháng-sinh ra Thánh Gióng
  • 13. HS trả lời :một cậu bé mặt mũi khôi ngô tuấn tú,nhưng đến 3 tuổi vẫn không biết nói biết cười, không biết đi H? Những chi tiết em vừa nêu có khác thường, có kỳ lạ không ? - HS trả lời : Gióng được sinh ra trong một gia đình bình thường như bao trẻ em khác nhưng xuất thân lại rất khác thường và kì lạ H? Lên 3 tuổi Thánh Gióng vẫn chưa biết đi đứng, nói cười, vậy Thánh Gióng nói khi nào ? HS : Khi giặc Ân xâm phạm nước ta, nhà vua cho sứ giả đi tìm người tài cứu nước, Thánh Gióng nghe tiếng sứ giả bèn cất tiếng nói H? Vì sao Thánh Gióng lại nói lúc ấy, điều đó có ý nghĩa gì ? HS :Gióng muốn đánh giặc cứu nước GV : Lời nói của Gióng là lời nói của lòng yêu nước, là ý thức của một người dân đối với vận mệnh của đất nước. Bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà có nguy biến thì sẵn sàng đứng ra gánh vác H? Sau hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng có những thay đổi gì ? HS : Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn không no, áo không đủ mặc H? Chi tiết đó có ý nghĩa gì ? HS : đó là những yếu tố tưởng tượng của truyền thuyết GV : nước nhà đang lâm nguy, nếu không lướn nhanh e rằng Thánh Gióng sẽ không có cơ hội giúp được đất nước và theo quan niệm của nhân dân ta thì người anh hùng phải là người phi thường, phải to lớn và có sức mạnh hơn người. Gióng phải vươn vai để đạt được sự phi thường đó H? Vì sao bà con lại góp gạo nuôi Gióng ? HS : vì ai cũng có lòng yêu nước và ai cũng muốn góp công sức của mình để cứu nước, ai cũng muốn Thánh Gióng đánh thắng giặc đem lại bình yên cho nhân dân GV : vì Gióng không hề xa lạ với bà con, Gióng vốn được sinh ra trong một gia đình bình thường như bao đứa trẻ khác. Chi tiết này còn nói lên được lòng yêu nước của nhân dân,Gióng là anh hùng sống giữa lòng nhân -3 tuổi chư biết đi đứng, nói cười - Sinh ra bình thường nhưng xuất thân lại khác thường, kì lạ 2. Thánh Gióng ra trận đánh giặc Lời nói đầu tiên xin đi dánh giặc Y nghĩa :lời nói yêu nước Lớn nhanh, cơm ăn không no, áo không đủ mặc Ý nghĩa: - lớn nhanh để kịp đánh giặc: đáp ứng nhiệm vụ cứu nước - sự trưởng thành nhanh chóng về tinh thần và sức mạnh của nhân dân ta Bà con góp gạo nuôi Gióng vì: - Gióng là anh hùng sống trong lòng dân, anh hùng được dân nuôi dưỡng bằng những gì bình thường, giản dị- Gióng là con của nhân dân - Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân
  • 14. dân, được người dân thương yêu nuôi dưỡng, Gióng là con của nhân dân H? Gióng ra trận đánh giặc ntn ? HS : ra trận bằng ngựa săt, roi sắt, áo giáp sắt, oai phong, lẫm liệt, phi thẳng đến nơi có giặc, giết hết lớp này đến lớp khác H? Roi sắt gãy, Gióng đánh giặc bằng gì ? HS : Gióng nhổ cụm tre cạnh đường dùng tre đánh giặc H? Vì sao tg lại để cho roi sắt bị gãy và để Gióng nhổ tre đánh giặc ? GV : Gióng đánh giặc bằng cỏ cây của đất trời, cây tre luôn gắn với người dân Việt bao đời nay, H? Sau khi đánh tan giặc, Gióng làm gì ? HS : Thánh Gióng về trời H? Vì sao Gióng lại về trời ? HS trả lời GV : để Gióng về trời là một sự trân trọng của nhân dân ta đối với người anh hùng của dân tộc, người dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp của Gióng, Gióng bay về trời Gióng sẽ bất tử, Gióng hóa thân vào trời đất, Gióng là biểu tượng của người dân Văn Lang ( tứ bất tử : Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh) H? Hình tượng Thánh Gióng trong truyện có ý nghĩa gì ? HS trả lời GV :là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nước Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng dồng trong buổi đầu dựng nước H? Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào ? GV : cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc, số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ đã tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn H? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì ? GV cho HS làm bài tập phần luyện tập SGK/24 Gióng ra trận đánh giặc - Oai phong, lẫm liệt - Nhổ tre đánh giặc Ý nghĩa: đánh giặc bằng tre, cỏ cây của đất nước-hình ảnh cây tre tượng trưng cho người dân Việt Nam 3.Thánh Gióng bay về trời - Gióng không màng danh lợi - Gióng bay về trời- bất tử- hình tượng đẹp sống mãi trong lòng dân Ý nghĩa : lòng yêu mến , trân trọng muốn giữ mãi hình tượng đẹp về Thánh Gióng của nhân dân 5.Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: - Là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nước - Là người anh hung mang trong mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước 6.Cơ sở lịch sử của truyện -Cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc -Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ đã tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK Nghệ thuật: - Xây dựng người anh hùng mang màu sắc thần kỳ qua những chi tiết tưởng tượng kì ảo, phi thường Nội dung : -Phản ánh cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta
  • 15. -Nói lên ước mơ của nhân dân ta muốn có sức mạnh, đoàn kết để chiến thắng kẻ thù IV. Luyện tập 4.Củng cố, dặn dò - Nhắc lại ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng, truyện Thánh Gióng là một truyền thuyết - Học thuộc ghi nhớ - HS sưu tầm một số đoạn thơ, văn nói vê Thánh Gióng - Tìm hiểu thêm về lễ hội Thánh Gióng - Soạn bài “Từ mượn”
  • 16. Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:22/8/2012 Ngày dạy: 25/8/2012 TUẦN 2 TIẾT 7 Tiếng Việt : TỪ MƯỢN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Hiểu thế nào là từ thuần Việt, từ mượn -Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: - Khái niệm từ mượn - Nguồn gốc của tiếng Việt trong từ mượn - Nguyên tắc của từ mượn trong Tiếng Việt - Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản 2.Kỹ năng: - Nhận biết được các từ mượn - Xác định đúng nguồn gốc của từ mượn - Hiểu đúng nghĩa của từ mượn - Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết - Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn 3.Thái độ - Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt III. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, tự điển Hán Việt - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Từ là gì? Cho VD? - Thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm - GV treo bảng phụ có VD ghi ở SGK H?Em hiểu nghĩa của từ “trượng” và “tráng sỹ”ntn?( HS trả lời theo chú thích ở SGK trang 22) GV: trượng: trước hết là một đơn vị đo, có nghĩa là rất cao, tráng: cường cáng, sỹ là người có tri thức ở thời xưa. Hai từ này là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán( Trung Quốc) - GV treo bảng phụ có ghi VD phần 3/SGK GV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: H? Trong các từ đó, từ nào là từ Hán Việt H? Những từ nào là từ mượn của các ngôn I.Từ thuần Việt và từ mượn 1.Từ mượn VD: - Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sỹ mình cao hơn trượng - Tráng sỹ, trượng: Từ mượn - Nguồn gốc : Tiếng Hán - Từ mượn của các nước khác: ra-đi-ô,in-tơ- nét, ga, bơm….
  • 17. ngữ khác? H? Em có nhận xét gì về cách viết của các từ ra-đi-ô, in-tơ-nét? H? Các từ mit ting, ti vi, xà phòng có phải là từ mượn không? -HS trả lời: - H? Em hiểu thế nào là từ thuần Việt? -GV gọi HS đọc VD trong SGK ( ý kiến về cách mượn từ của Bác Hồ) H?Bác Hồ đã nêu nguyên tắc gì khi mượn từ ? - Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng thì phải mượn chữ nước ngoài – làm giàu thêm cho ngôn ngữ dân tộc - Đã mượn thì phải mượn cho đúng - Chúng ta phải giữ gìn quý trọng tiếng nói là thứ của cải lâu đời và quý báu của dân tộc, khi không cần thiết thì không nên mượn GV cho HS lần lượt làm BT ở phần Luyện tập Cho HS thảo luận nhóm GV gọi đại diện trong nhóm lên trả lời - Từ mượn được Việt hóa cao: ti vi, xà phòng, mit ting…. * Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài, bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán b.Từ thuần Việt *Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra * Ghi nhớ : SGK II. Nguyên tắc mượn từ VD: SGK - Mặt tích cực: làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc - Mặt tiêu cực:Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp và nếu sử dụng không đúng sẽ gây ra sự khó hiểu * Ghi nhớ : SGK III.Luyện tập 1a.vô cùng,ngạc nhiên, tự nhiên,sính lễ b. gia nhân c. pốp, internet 2a. khán : xem giả: người…. b. yếu : quan trọng điểm: điểm… 3.a. met, lit, kilomet b.ghi-đông, pê-đan, gác-đờ-bu c. ra-đi-ô, vi-ô-lông, pi-a-nô 4. phôn, fan, nốc ao 4.Củng cố, dặn dò: - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? - Học thuộc ghi nhớ - Làm đầy đủ bài tập ở SGK - Soạn và chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn tự sự
  • 18. Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:25/8/2012 Ngày dạy” 27/8/2012 TUẦN 2 TIẾT 8 Tập làm văn :TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự - Vận dụng kiến thức đã học để đọc, hiểu và tạo lập văn bản 1.Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự 2.Kỹ năng: - Nhận biết được văn bản tự sự - Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể 3.Thái độ - Yêu thích bộ môn ngữ văn II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: -Thế nào là văn bản ? Có mấy kiểu văn bản thường găp, kể tên các loại văn bản đó? - Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự GV treo bảng phụ có ghi VD 1 ở SGK H? Trong cuộc sống hàng ngày các em thường hay kể chuyện cho bạn, cho mẹ, cho em của mình nghe, hay là em sẽ được nghe mẹ, bà, bạn em kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày….. Theo VD trên bảng, em cho biết người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì? HS : kể chuyện để biết, để nhận thức được sự vật, con người để có những nhận xét đánh giá khen chê. Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích, đối với người nghe là tìm hiểu H? Nếu người kể kể một câu chuyện không thỏa mãn được mục đích của người nghe thì câu chuyện đó không có ý nghĩa 2.GV hướng dẫn HS phân tích phương thức tự sự của truyện Thánh Gióng theo câu hỏi I.Tìm hiểu chung 1.Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa - Người kể thông báo sự việc, giải thích sự kiện VD: Truyện Thánh Gióng là văn bản xâu chuỗi các sự việc, có trước có sau
  • 19. SGK - Sự ra đời kỳ lạ, 3 tuổi đã đi đánh giặc - Lớn nhanh như thổi -Vươn vai thành tráng sỹ đi đánh giặc - Thánh Gióng đánh tan giặc - Cởi trả áo giáp sắt và bay về trời - Vua biết ơn lập đền thờ và phong “ Phù Đổng Thiên Vương” - Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng Tât cả những gạch đầu dòng là một chuỗi những sự kiện được liệt kê, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau, sự việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra sau nên có vai trò giải thích sự việc BT1: Gọi HS đọc yêu cầu của SGK Hướng dẫn HS trả lời theo câu hỏi BT2: Gọi HS đọc bài thơ Gọi HS kể lại câu chuyện theo ý thơ BT3:Gọi HS đọc văn bản 1 và trả lời câu hỏi có phải văn bản tự sự không? Vì sao Gọi HS đọc văn bản 2 H?Văn bản có phải là văn bản tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây đóng vai trò gì? - Ra đời kỳ lạ - 3 tuổi đòi đi đánh giặc - Lớn nhanh như thổi - Đsnh tan giặc Ân - Bay về trời - Nhà vua lập đền thờ và phong “ Phù Đổng Thiên Vương” 2. Ghi nhớ : SGK II. Luyện tập BT1: Truyện kể về diễn biến tâm trạng của ông già, có chuỗi sự kiện trước sau giải thích được tư tưởng yêu cuộc sống của con người BT2: Bài thơ tự sự ND: bé Mây rủ mèo đặt bẫy chuột nhưng mèo con tham ăn nên tự chui vào bẫy ( có ND, có sự việc xảy ra trước, sau) BT3: Không phải văn bản tự sự vì không có chuỗi sự việc xảy ra trước, sau. Đó chỉ là một bản tin thông báo cho mọi người biết :khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứu 3 ở Huế Là văn bản tự sự 4.Củng cố, dặn dò : - Tự sự là gì ? Mục đích của tự sự - Học thuộc ghi nhớ - Liệt kê chuỗi sự việc trong các truyện LLQ, ÂC, Bánh chưng bánh giầy - Chuẩn bị bài Sơn Tinh Thủy Tinh Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
  • 20. Ngày soạn:25/8/2012 Ngày dạy: 27/8/2012 TUẦN 3 TIẾT 9 Văn bản : SƠN TINH, THỦY TINH I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ hoang đường 2.Kỹ năng: - Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết - Nắm bắt các sự kiện chính trong bài - Xác định ý nghĩa của truyện - Kể lại được truyện 3.Thái độ - Lên án những hành động phá hoại môi trường sống - Bảo vệ môi trường thiên nhiên II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Tóm tắt truyện Thánh Gióng - Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục và giải thích từ khó - GV cho HS đọc truyện, gọi HS nhận xét cách đọc của bạn - GV nhận xét cách đọc của HS - Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích - HS tìm bố cục : có thể chia truyện thành 3 đoạn Đoạn 1: Vua Hùng kén rể Đoạn 2: Sơn Tinh-Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần Đoạn 3: Sự trả thù hằng năm của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các chi tiết truyện H? Truyện có bao nhiêu nhân vật? H?Ai là nhân vật chính ?Hai nhân vật đó có gì đặc biệt ? - Hai nhân vật chủ yếu của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh, hai nhân vật đó đều tài nặng hơn người GV: Tên của hai vị thần đó nói lên tài năng và lai lịch I. Phần giới thiệu 1. Đọc truyện 2. Bố cục: 3 đoạn a. Từ đầu….mỗi thứ một đôi b.Tiếp theo…thần nước đành rút quân c. Phần còn lại II. Phân tích 1.Giới thiệu các nhân vật -Sơn Tinh: thần núi -Thủy Tinh: thần nước Tài sức ngang nhau
  • 21. của họ (yếu tố kỳ ảo hoang đường), cả hai thần đều cân tài cân sức H? Vì sao vua Hùng lại muốn kén rể? - Vì không biết chọn ai và vì muốn chọn được người tài đức vẹn toàn H? Vua Hùng kén rể như thế nào? - Thách đố ai dâng lế vật sớm nhất thì thắng H? Lễ vật gồm những gì? H? Em có nhận xét gì về lễ vật vua đưa ra? - Lễ vật là những thứ vùng rừng núi Số chín và đôi một là con số tượng trưng cho may mắn, lễ vật vua Hùng đưa ra vừa trang nghiêm, vừa truyền thống, vừa giản dị và cũng vừa quý hiếm - Nhà vua thiên về Sơn Tinh ( Thủy Tinh bất lợi) H? Vì sao nhà vua thiên về Sơn Tinh? - Phản ánh thái độ của người Việt cổ đối với rừng và lũ lụt, lũ lụt gây tai họa, núi rừng là quê hương, là lợi ích GV: Vì hai thần ngang tài, ngang sức nhau nên không qi chịu thua ai, Thủy Tinh dù đến sau thất bại nhưng thần vẫn quyết thể hiện tài sức của mình vì vậy cuộc chiến đấu của hai vị thần vô cùng ác liệt - HS đọc đoạn kể chuyện chiến đấu giữa hai vị thần H? vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh? - Thần tức giận vì mình cũng giỏi giang, tài năng mà thua cuộc và thần ghen với Sơn Tinh H? Cảnh Thủy Tinh giương oai diễu võ, hô gió gọi mưa, sóng dâng cuồn cuộn làm bão tố ngập trời thật là dữ dội gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hằng năm? GV: Đó chính là sự kì ảo hóa cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra ở vùng châu thổ sông Hồng hằng năm. Hiện tượng tự nhiên khách quan đã được giải thích một cách kỳ thú H? Sơn Tinh đã đối phó ntn?Kết quả ra sao? H? Câu “ nước dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu” hàm ý gì? HS thảo luận nhóm 2- trả lời H? Kết thúc truyện như thế phản ánh sự thật gì? GV gơi ý những chi tiết: hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nam nào cũng vậy nhưng không thắng nổi đành rút quân về H? Ngoài việc giải thích nguyên nhân xảy ra của một hiện tượng tự nhiên, người Việt cổ còn muốn nói lên điều gì? -Thể hiện ước mơ và ca ngợi sức mạnh của con người 2. Vua Hùng kén rể - Thách cưới bằng lễ vật để chọn người tài - Lễ vật là những thứ vùng rừng núi- vua Hùng thiên vị Sơn Tinh 3. Cuộc chiến đấu giữa hai thần - Thủy Tinh thua cuộc nổi giạn dâng nước nhấn chìm mọi vật -Sơn Tinh không hề nao núng, nước dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu - Thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của nhân dân ta
  • 22. trước thiên nhiên H? Kết thúc truyện có gì đặc biệt? Truyện không có kết thúc vì cuộc chiến giữ Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn còn tiếp diễn hàng năm * Hướng dẫn tổng kết và luyện tập 4. Kết truyện - Truyện lý giải hết sức độc đáo về hiện tượng lũ lụt hằng năm từ đó ca ngợi kỳ tích đắp đê ngăn lũ của thời đại các vua Hùng đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự bõa lũ của người Việt cổ 4.Củng cố, dặn dò - Kể lại truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh - Đọc truyện này em có suy nghĩ gì về việc nhà nước và nhân dân ta hiện nay đang tích cực xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn chặt phá rừng - Học bài, soạn bài Sự tích Hồ Gươm Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
  • 23. Ngày soạn:25/8/2012 Ngày dạy: 27/8/2012 TUẦN 3 TIẾT 10 Tiếng việt: NGHĨA CỦA TỪ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Hiểu được thế nào là nghĩa của từ 2.Kỹ năng: - Giải thích được nghĩa của từ - Dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết 3.Thái độ - Biết trân trọng và yêu quý Tiếng Việt II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Thế nào là từ mượn - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định nghĩa của từ H? nếu lấy dấu(:) làm chuẩn thì các ví dụ trong SGK gồm mấy phần?Là những phần nào? Gồm 2 phần: -Phần bên trái là các từ in đậm cần giải thích - Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ H? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình Hình thức Nội dung GV chốt: Nội dung là cái có từ lâu đời, là cái chứa đựng trong hình thức của từ, vậy theo em hiểu thế nào là nghĩa của từ? GV gọi HS đọc to phần giải nghĩa từ tập quán, sau đó đặt câu hỏi: H? Trong 2 câu sau đây, 2 từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được hay không? Tại sao? - Người Việt Nam có tập quán ăn trầu - Bạn Nam có thói quan ăn quà vặt Thảo luận nhóm 4 Hai từ đó không thể thay thế cho nhau vì từ tập quán có ý nghĩa rộng thường gắn với chủ thể số đông Từ thói quen có nghĩa hẹp thường gắn với chủ thể là một cá nhân I.Nghĩa của từ là gì? VD: SGK Nhận xét: -Phần bên trái là các từ in đậm cần giải thích - Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ Ghi nhớ : SGK II. Cách giải thích nghĩa của từ VD: Tập quán: thói quen của một cộng đồng…… - Giải thích nghĩa của từ
  • 24. H? Từ tập quán được giải thích ý nghĩa ntn? Gọi HS đọc to phần giải thích từ lẫm liệt, sau đó hỏi H? Trong VD sau có thể thay thế từ lẫm liệt bằng từ hùng dũng, oai nghiêm dược không? Tư thế lẫm liệt của người anh hùng ( có thể thay thế được vì chúng không làm cho nội dung thông báo, sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi) H? vậy nghĩa của từ lẫm liệt được giải thích bằng cách nào? H? Em có nhận xét gì về cách giải nghĩa của từ nao núng? ( giống như cách giải nghĩa của từ lẫm liệt) Gọi HS đọc VD trên bảng phụ và nhận xét cách giải nghĩa của từ nhẵn nhụi ( giải nghĩa của từ bằng cách đưa ra những từ trái nghĩa với từ cần giải thích) GV cho HS làm thêm một số bài tập nhanh 1)Tìm những từ trái nghĩa với từ cao thượng Tìm những từ đồng nghĩa với từ thông minh Đại diện 4 tổ lên tìm và viết các từ trái nghĩa, cả lớp nhận xét đánh giá H? Các từ cao thượng, thông minh được giải nghĩa bằng cách nào? 2) Đại diện mỗi tổ lên chơi trò chơi đố chữ. Tổ 1 có thể đọc phần giải nghĩa từ của tổ mình để tổ 2 có thể đoán ra từ được giải nghĩa 3. GV viết một loạt các từ lên bảng cho đại diện tổ 3 chọn từ sau đó đọc phần giải nghĩa từ của tổ mình để tổ 4 đoán ra từ được giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị VD: Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm - Giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích VD Nhẵn nhụi: không sù sì, không nham nhở -Giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra những từ trái nghĩa với từ cần giải thích III. Luyện tập 4. Củng cố, dặn dò - Thế nào là nghĩa của từ? - Có mấy cách giải nghĩa của tử?Là những cách nào? - Học bài và làm bài tập SGK Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du
  • 25. Ngày soạn:29/8/2012 Ngày dạy: 1/9/2012 TUẦN 3 TIẾT 11-12 Tập làm văn: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Vai trò của sự việc trong văn tự sự - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 2.Kỹ năng: - Xác định được sự việc,nhân vật trong một văn bản tự sự - Xác định được sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể 3.Thái độ - Biết trân trọng và yêu quý Tiếng Việt II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Thế nào là tự sự? - Làm bài tập 4+5SGK/30 3.Bài mới: Tiết học trước chúng ta đã nói tới phương thức tự sự là trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa. Tiết học này nhấn mạnh tìm hiểu về sự việc và nhân vật, cách lựa chọn sự việc và nhân vật sao cho có ý nghĩa HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC Hoạt động 1 : Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự a. Xem xét sự việc trong truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh 1.Vua Hùng kén rể 2. Sơn Tinh-Thủy Tinh đến cầu hôn 3.Vua Hùng ra điều kiện chọn rể 4.Sơn Tinh đến trước , được vợ 5.Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh 6. Hai bên giao chiến hơn tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua rút về 7. Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua H ? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng GV đảo trật tự các chuỗi sự việc trên bảng phụ và gọi HS nhận xét có thể thay đổi trật tự các sự việc I. Sự việc trong văn tự sự - Sự việc khởi đầu (1) - Sự việc phát triển(2,3,4) - Sự việc cao trào(5,6) - Sự việc kết thúc(7) Sự việc trước giải thích lý do của sự việc sau, và cả chuỗi sự việc khẳng định chiến thắng của Sơn Tinh
  • 26. được không ? ( không vì không logic, các sự việc không thể giải thích được cho nhau) Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : do ai, ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có 6 yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng đó. Em hãy chỉ ra 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh - Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ở Phong Châu, đất của vua Hùng - Thời vua Hùng - Sự ghen tuông dai dẳng của hai thần hằng năm -Thủy tinh thua nhưng không cam chịu, hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra H ? Có thể xóa bỏ thời gian và địa điểm trong truyện được không ? ( không được vì nếu vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết) -Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thủy Tinh -Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể cũng không được vì không có lý do để hai thần thi tài -Việc Thủy Tinh nổi giận rất có lý vì : thần kiêu ngạo cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh, chỉ vì chậm chân mà mất vợ và tính ghen tuông ghê gớm của thần -không thể bỏ câu ‘hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh’ vì đó là quy luật GV gọi HS đọc to ghi nhớ trong SGK GV chốt lại: sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về: -Thời gian, địa điểm - Nhân vật cụ thể - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả Hoạt động 2: Nhân vật trong tác phẩm tự sự H? Trong truyện ST-TT có bao nhiêu nhân vật? H? Ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ, nhận vật phụ có cần thiết không?có bỏ qua được không? ( không thể bỏ qua được vì nhân vật phụ sẽ hỗ trợ cho nhân vật chính) H? Nhân vật chính được giới thiệu ntn? Được kể nhiều nhất( tài năng, lai lịch, việc làm…) -Ai làm ( nhân vật là ai) -Việc xảy ra ở đâu(địa điểm) - Việc xảy ra lúc nào( thời gian) -Việc diễn biến thế nào(quá trinh) -Việc xảy ra do đâu(nguyên nhân) -Việc kết thúc thế nào(kết quả) Ghi nhớ : SGK 2. Nhân vật trong tác phẩm tự sự Nhân vật được thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm....
  • 27. H? Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai? -Đượcđặttên,gọitên - Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng - Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói - Được miêu tả chân dung, trang phục, dáng điệu H? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh? - Điều kiện kén rể có lợi cho ST - Việc ST thắng TT nhiều lần - Không để cho TT thắng ST Hoạtđộng3:Hướngdẫnluyệntập 1.Nêu các việc làm của nhân vật để hiểu vai trò và ý nghĩa của nhân vật. Vai trò đây là nhân vật chính hay phụ -Vua Hùng kén rể -Hai thần đến cầu hôn - ST đến trước được vợ, TT đến sau mất Mị Nương đuổi theo ST - Trận đánh dữ dội của hai thần -Kết quả ST thắng, TT đành rút quân -Hằng năm hai thần đều giao chiến với nhau nhưng lần nào TT cũng thua 2.Cho nhan đề truyện : Một lần không vâng lời Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc, vừa là người được nói tới, được biểu dương hay bị lên án Ghi nhớ :SGK 3. Luyện tập 1a trang 38,39 1b.Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính 1c.Tên hai nhân vật chính của truyện 2. Kể việc gì ? Không vâng lời cô Diễn biến : chuyện xảy ra bao giờ ? ở đâu - Ở lớp, không vâng lời cô, không nghe giảng bài nên không hiểu bài , kết quả không làm được bài kiểm tra, bị điểm kém, hối hận Nhân vật chính là ai ? là bản thân em 4.Củng cố, dặn dò - Sự việc trong văn tự sự được trình bày ntn ? - Nhân vật trong văn tự sự là ai ? - Học bài, làm bài tập 2/38 Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:7/9/2012
  • 28. Ngày dạy: 10/9/2012 TUẦN 4 TIẾT 13 Văn bản : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Nhân vật sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Truyền thuyết về địa danh -Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2.Kỹ năng: - Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết - Kể lại được truyện - Phân tích để thấy được ý nghĩa và một số chi tiết tưởng tượng trong truyện 3.Thái độ: - Ý thức tìm hiểu nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Nêu ý nghĩa của truyện STTT - Kết thúc truyện STTT phản ánh sự thật gì? 3.Bài mới: Cuộc khởi ngghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu TKXV, bắtt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Thanh Hóa và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Đây là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp và là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Gươm và Lê Lợi HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục và giải thích từ khó - GV cho HS đọc truyện, gọi HS nhận xét cách đọc của bạn - GV nhận xét cách đọc của HS - Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích (1),(3),(4),(6), (12) - HS tìm bố cục : có thể chia truyện thành 2 phần Phần 1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc Phần 2: đoạn còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản H? Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? I. Tìm hiểu chung -Đọc -Chú thích -Bố cục Phần 1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc Phần 2: đoạn còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc II. Phân tích 1. Lê Lợi nhận gươm Lưỡi gươm dưới nước Chuôi gươm trên rừng - đem lưỡi gươm tra vào chuôi
  • 29. -Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận nổi dậy chống lại nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua, Long Quân thấy vậy, quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần H? Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? -Lê Thận thả lưới ba lần, lưỡi gươm vẫn vào lưới ( con số 3 theo quan niệm dân gian “quá tam ba bận” nên khẳng định việc gươm vào lưới là việc trời định cho Lê Thận phải nhận ) -Lê Thận gia nhập đoàn quân Tây Sơn, gươm gặp Lê Lợi thì sáng lên hai chữ Thuận Thiên - Trên đường bị giặc truy đuổi, Lê Lợi thấy ánh sáng lạ và bắt gặp chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa( dị bản chuôi gươm trong lòng đất, vỏ gươm trên ngọn cây) -Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được tra vào chuôi gươm của Lê Lợi thì vừa như in H? Vì sao thần lại tách chuôi gươm với lưỡi gươm? Tách người nhận lưỡi và người nhận chuôi? -Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: khả năng cứu nước ở khắp mọi nơi từ miền rừng núi cho đến miền xuôi -Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì vừa như in: nguyện vọng của toàn dân tộc là nhất trí cao, nghĩa quân trên dưới một lòng( truyền thuyết LLQ AC “ có việc thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quên lời hẹn” H? Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi có ý nghĩa gì? -Khẳng định tính chất chính nghĩa “ ứng mệnh trời, hợp lòng người”, đề cao vai trò minh chủ của Lê Lợi -Yếu tố hoang đường ở hai chữ Thuận Thiên sáng trên lưỡi gươm, trời tức là dân tộc, nhân dân đã giao cho lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc. Gươm chọn người, chờ người mà dâng, nguwoif nhận gươm cũng là nhận trọng trách đối với đất nước GV cho HS đọc phần đọc thêm Ấn kiếm Tây Sơn H? Trong tay Lê Lợi gươm đã phát huy tác dụng như thế nào? HS thảo luận Gươm thần tung hoành, gươm thần mở đường tăng thêm nhuệ khí cho nghĩa quân, lòng yêu nước, đồng lòng đoàn kết lại được trang bị vũ khí thần diệu nên chiến thắng này là chiến thắng của chính nghĩa H? Vì sao Long Quân đòi gươm thần? -Nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh, đất nước đã thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua và nhà Lê dời đô về Thăng Long H? Lê Lợi trả lại gươm ở đâu? gươm vừa như in-nguyện vọng của toàn dân thống nhất giao cho Lê Lợi trách nhiệm đánh giặc cứu nước 2. Lê Lợi trả gươm, sự tích Hồ Gươm -Đất nước thanh bình, thần Long Quân đòi lại gươm - Hồ Tả Vọng có cái tên mang ý nghĩa lịch sử : hồ Hoàn Kiếm
  • 30. H? Vì sao Lê Lợi không trả lại gươm ở Thanh Hóa là nơi Lê Thận bắt được gươm mà lại trả lại gươm ở hồ Tả Vọng? HS thảo luận Nhận gươm ở Thanh Hóa, trả lại gươm ở Thăng Long vì nơi mở đầu cuộc kháng chiến lam Sơn là Thanh Hó và nơi kết thúc là ở Đông Đô H? Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm HS thảo luận -Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn -Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê -Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm ( Chủ tướng Lê Lợi, dưới là Lê Thận ( tiêu biểu cho nghĩa quân)trên là đức Long Quân- tượng trưng cho tổ tiên hồn thiêng dân tộc. Các bộ phận gươm khớp vào nhau là hình ảnh nhân dân các miền đồng lòng, thanh gươm ngời sáng là chính nghĩa) (Tên hồ khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh. Tên hồ phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hòa bình, khi có giặc cần gươm để đánh giặc , khi thanh bình không cần gươm nữa, trả gươm nhưng gươm vẫn còn đó nếu có giặc sang xâm lược thì vẫn còn vũ khí để đánh giặc H? Em cho biết truyền thuyết nào của dân tộc Việt nam cũng có hình ảnh rùa vàng?Rùa vàng trong truyền thuyết Việt nam tượng trưng cho cái gì? ( Sức mạnh và sự sáng suốt của nhân dân ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước) II.Tổng kết Nội dung:Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm,ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo và chiến thắng vẻ vang, ý nguyện đoàn kết và khát vọng hòa bình của nhân dân ta Nghệ thuật:Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kỳ ảo giàu ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân Ghi nhớ : SGK 4.Củng cố, dặn dò - Làm BT 4 Sách BT - Học thuộc phần ghi nhớ - Soạn bài Sọ Dừa Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:7/9/2012
  • 31. Ngày dạy: 10/9/2012 TUẦN 4 TIẾT 14 Tập làm văn: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI TRONG VĂN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài trong bài văn tự sự - Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề 2.Kỹ năng: - Tìm chủ đề và viết được dàn bài của bài văn tự sự - Tập viết mở bài cho văn tự sự 3. Thái độ -Học tập tích cực, yêu thể văn tự sự II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? - Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai? 3.Bài mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với hai khái niệm: chủ đề và dàn bài đồng thời chúng ta sẽ rèn kỹ năng tìm ra chủ đề và tự lập dàn bài cho bài văn tự sự HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sự GV gọi HS đọc bài văn mẫu H? Ý chính của bài văn được thể hiện ở những lời nào, những lời đó nằm ở đoạn nào của bài văn? - ý chính ở hai câu đầu bài H? Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh như thế nào? -Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước vì ông ta bệnh nhẹ-bản lĩnh, tấm lòng của người thầy thuốc H?Bài văn trên không có tên mà tên của một câu chuyện, một bài văn sẽ thể hiện được chủ đề của câu chuyện, bài văn đó, cho một số nhan đề sau, em hãy chọn một nhan đề thích hợp: - Tuệ Tĩnh và hai người bênh - Tấm lòng thương người của người thầy Tuệ Tĩnh - Y đức của Tuệ Tĩnh H? Chủ đề là gì? Chủ đề còn có thể gọi là ý chính, ý chủ đạo trong bài văn Hoạt động 2 : Tìm hiểu dàn bài trong bài văn tự sự I.Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sự Chủ đề là vấn đè chủ yếu mà văn bản muốn nói đến Chủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau II. Dàn bài của bài văn tự sự
  • 32. H ? Bài văn trên có mấy phần, nêu tên từng phần H ? Nhiệm vụ của mỗi phần, có thể thiếu một phần nào có được không ? Phần đầu : Mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự việc Phần thứ hai(dài nhất) thân bài :phát triển diễn biến của sự việc Phần thứ ba : kết bài : kết thúc câu chuyện -Trong một bài văn phần nào cũng quan trọng không thể thiếu phần nào được vì phần nào cũng có nhiệm vụ riêng để gắn kết chặt chẽ một bài văn Không thể thiếu phần mở bài vì người đọc sẽ khó theo dõi câu chuyện Không thể thiếu phần kết bài vì người đọc sẽ không thể hiểu được câu chuyện kết thúc thế nào Phần thân bài càng không thể thiếu vì nó là phần quan trọng nhất, là xương sống của cả câu chuyện GV cho HS đọc phần ghi nhớ Hoạt động 3 Hướng dẫn luyện tập a/Chủ đề câu chuyện này nhằm ca ngợi sự thông minh và lòng trung thành của người nông dân, đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của ông quan nọ Sự việc thể hiện chủ đề là câu nói của người nông dân với vua b/Bố cục của truyện : Mở bài :câu đầu tiên Thân bài :các câu tiếp theo Kết bài : câu cuối cùng c/So sánh với truyện Tuệ Tĩnh Giống nhau : có 3 phần rõ ràng, kể theo thứ tự thời gian, nhiều đối thoại Khác nhau : chủ đề trong bài Tuệ Tĩnh bắt gặp ngay ở phần đầu, bài này chủ đề trong suy nghĩ của người đọc d/Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ sự đòi hỏi vô lý của viên quan Câu trả lời của người nông dân thật bất ngờ, nó thể hiện trí thông minh và khéo léo của bác nông dân gồm có 3 phần Mở bài :giới thiệu chung về nhân vật và sự việc Thân bài : Kể diễn biến của sự việc Kết bài :kể kết cục vủa sự việc III. Luyện tập 4.Củng cố, dặn dò - Chủ đề trong văn tự sự là gì ? - Dàn bài gồm có mấy phần ?Nhiệm vụ của mỗi phần ? - Tìm chủ đề truyện Thánh Gióng và Bánh chưng bánh giầy Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:9/9/2012
  • 33. Ngày dạy: 12,15/9/2012 TUẦN 4 TIẾT 15-16 Tập làm văn : TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Biêt được cấu trúc yêu cầu của đề văn tự sự - Hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, tìm ý,lập dàn ý khi làm bài văn tự sự - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý 2.Kỹ năng: - Biết tìm hiểu đề:đọc kỹ đề,nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự - Biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự - Biết xây dựng dàn bài trước khi viết bài 3. Thái độ - Có ý thức về việc phải xây dựng dàn bài trước khi viết bài văn II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ - Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Chủ đề trong văn tự sự là gì? - Dàn bài chung của văn bản tự sự có mấy phần, nhiệm vụ từng phần? 3. Bài mới Nếu cho em một đề bài hãy kể lại một câu chuyện mà em thích, em sẽ làm như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó bằng cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu đề GV dùng bảng phụ chép 6 đề trong SGK và đặt câu hỏi H? Đọc thật kỹ đề 1 và cho biết đề 1 yêu cầu gì, câu, chữ nào cho em biết điều đó? -kể chuyện -câu chuyện em thích -bằng lời văn của em H? Các đề (3),(4),(5),(6) không có từ kể ở đầu câu vậy những đề đó có phải là tự sự không? -vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có sự việc, có chuyện về những ngày thơ ấu,ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn H? Xác định từ trọng tâm của mỗi đề và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì? -câu chuyện em thích -chuyện người bạn tốt -kỉ niệm ấu thơ I.Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu đề VD: SGK -Đọc kỹ đề bài -Xác định từ trọng tâm -Xác định yêu cầu của đề bài: kể người, kể việc hay tường thuật - Tìm hiểu đề là tìm hiểu kỹ lời văn đề xác định yêu cầu của đề
  • 34. -sinh nhật em -quê em đổi mới -em đã lớn *Yêu cầu nổi bật của từng đề - câu chuyện nào làm em thích thú -những lời nói việc làm chứng tỏ đó là người bạn tốt -một kỉ niệm ấu thơ sâu sắc khiến em không thể quên -những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật của mình -sự đổi mới cụ thể của quê em -những biểu hiện về sự lớn lên về thể chất và tinh thần của em H? Em xác định đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật? Kể người 2,6 Kể việc 5,4,3 Tường thuật 4,1 H? Vậy theo em muốn tìm hiểu đề em phải tiến hành những bước nào? - đọc kỹ đề, đọc kỹ câu, chữ, xác định yêu cầu của đề bài Hoạt động 2:Cách làm bài văn tự sự GV chọn đề 1 xóa các đề còn lại và cho học sinh tập tìm ý và lập dàn ý Bước 1: đọc kỹ đề bài Gọi một HS đọc to, rõ ràng từng từ trong đề 1 H? Đề bài yêu cầu gì? Kể lại câu chuyện em thích bằng lời văn của em H? Em hiểu như thế nào là kể bằng lời văn của em? Em phải dùng lời lẽ của mình, không sao chép của người khác Bước 2: Tìm ý H? Em chọn truyện nào để kể lại? H? Trong truyện đó em thích nhân vật nào? Sự việc nào làm em thích nhất? Truyện thể hiện chủ đề gì? Bước 3: Lập dàn ý VD kể lại truyện Thánh Gióng H? Bài văn gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? GV: Quan trọng nhất là xác định truyện bắt đầu , kết thúc ở đâu *Mở bài Đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai ông bà lão sinh được một đứa con trai lên ba mà vẫn không biết nói cười. Một hôm có sứ giả nhà vua….. Nên bắt đầu từ chỗ đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài ra đánh giặc bèn cất tiếng bảo mẹ gọi sứ giả vào H?Vì sao lại bắt đầu kể từ chi tiết này? II. Cách làm bài văn tự sự Bước 1: Tìm hiểu đề : xác định yêu cầu của đề ra Bước 2: Lập ý: xác định nội dung sẽ viết - Nhân vật - Sự việc - Chủ đề - Diễn biến - Kết quả Bước 3 Lập dàn ý Sắp xếp việc kể trước, kể sau để người đọc dễ hiểu -MB: Giới thiệu nhân vật, sư việc -TB: Kể diễn biến sự việc -KB:Kết cục sự việc, nêu ý nghĩa Bước 4 Viết bằng lời văn của em theo dàn ý đã lập ( có thể bỏ qua những chi tiết không cần thiết,có thể tưởng tượng bổ sung thêm miễn là phù hợp
  • 35. Bắt đầu kể từ đó để không phải kể việc người mẹ thụ thai, mang thai ntn H? Vì sao phải giới thiệu “ Đời Hùng Vương thứ 6….vẫn không biết nói cười? Vì nếu không giới thiệu nhân vật thì truyện sẽ không có nhân vật và không kể được *Diễn biến câu chuyện - Thánh Gióng bảo vua rèn ngựa sắt, roi sắt - Thánh Gióng ăn nhiều, lớn nhanh như thổi - Khi ngựa sắt, roi sắt đem đến, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận -Thánh Gióng xông trận, giết giặc -Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ khí - Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời *Kết thúc Nên kết thúc truyện ở chỗ: vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quên nhà GV nhấn mạnh: kể bằng lời văn của em là không phải chép y nguyên câu truyện có trong sách, nếu viện dẫn thì phải bỏ trong “” Gọi HS đọc to ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập Viết vào giấy cách lập dàn ý truyện Thánh Gióng GV cho HS biết có nhiều cách để viết phần MB VD: - Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên ba mà Gióng vẫn không cười không nói. Một hôm…. -Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ, đã lên ba mà vẫn không biết nói cười, biết đi đứng… -Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng. Gióng là một người đặc biệt, khi lên ba vẫn không biết nói cười… với bài) * Ghi nhớ: SGK/48 III. Luyện tập Lập dàn ý bài Thánh Gióng *Mở bài Đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai ông bà lão sinh được một đứa con trai lên ba mà vẫn không biết nói cười. Một hôm có sứ giả nhà vua….. *Diễn biến câu chuyện - Thánh Gióng bảo vua rèn ngựa sắt, roi sắt - Thánh Gióng ăn nhiều, lớn nhanh như thổi - Khi ngựa sắt, roi sắt đem đến, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận -Thánh Gióng xông trận, giết giặc -Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ khí - Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời *Kết thúc Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quên nhà 4.Củng cố, dặn dò -Tìm hiểu đề bài gồm có những bước nào? Cách lập dàn bài - Chuẩn bị viết bài TLV số 1 Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:13/9/2012
  • 36. Ngày dạy: 17/9/2012 TUẦN 5 TIẾT 17-18 LÀM BÀI VIẾT SỐ 1 VĂN KỂ CHUYỆN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Văn tự sự - Viết bài hoàn chỉnh về văn tự sự trên cơ sở một truyền thuyết đã học 2.Kỹ năng: - Biết hóa thân vào nhân vật để kể lại truyện, đảm bảo nội dung cốt truyện, nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả,chủ đề, ý nghĩa truyện - Nhận thức được tầm quan trọng của văn tự sự, biết cách làm bài văn tự sự 3. Thái độ - Tích cực làm bài, tự giác, không sao chép II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : ra đề + đáp án - Học sinh: học bài, chuẩn bị giấy bút III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Tiến trình -GV chép đề lên bảng -HS chép đề vào giấy kiểm tra - Gv nêu yêu cầu HS làm bài GV giám sát GV thu bài Nhận xét giờ làm bài I. Đề bài: Trong vai Thủy Tinh , hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh 1. Lập dàn ý 2. Viết bài văn II. Yêu cầu: - Nêu được ý chính của truyện - Lập được dàn ý với bố cục 3 phần - Kể đúng nội dung câu chuyện theo trình tự trước sau - Đúng ngôi kể- ngôi thứ nhất xưng “tôi”lời của Thủy Tinh - Nhập vai Thủy Tinh một cách tự nhiên - Lời kể rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo - Bố cục cân đối, trình bày sạch sẽ III. Tiến trình - HS làm bài nghiêm túc - Gv giám sát, nhắc nhở HS trong thời gian làm bài IV. GV thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra Biểu điểm - đáp án Điểm 9,10: Đạt tối đa yêu cầu về nội dung, đúng cốt truyện
  • 37. Xây dựng bố cục cân đối, biết cách lập dàn ý Lời văn mạch lạc, chữ viết sạch, không sai chính tả,câu văn đúng ngữ pháp Điểm 7,8: Đảm bảo được yêu cầu của đề bài, biết cách lập dàn ý, bố cục rỗ ràng Bài làm còn hạn chế về chữ viết, đôi chố dùng từ chưa chính xác, đôi câu còn lủng củng Điểm 5,6: Bài viết bảo đảm nội dung, cốt truyện, ,chữ xấu, lời văn còn vùng về, sai ngữ pháp, bố cục bài chưa cân đối Điểm 3,4: Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung,kỹ năng diễn đạt yếu,trình bày cẩu thả, sai chính tả Điểm0, 1,2:Lạc đề 3.Củng cố, dặn dò Chuẩn bị bài : Từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:15/9/2012 Ngày dạy: 19/9/2012
  • 38. TUẦN 5 TIẾT 19 Tiếng Việt: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Khái niệm từ nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển 2.Kỹ năng: - Nhận diện được từ nhiều nghĩa - Biết cách sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp - Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong giao tiếp 3. Thái độ - Tích cực học tập - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ - Học sinh: soạn bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ - Em hiểu thế nào là nghĩa của từ - Có mấy cách giải nghĩa từ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1:Tìm hiểu nghĩa của từ chân GV sử dụng bảng phụ có bài thơ Những cái chân GV yêu cầu HS đọc kỹ bài thơ và cho biết H? Có mấy sự vật có chân Cái gậy, chiếc compa, cái kiềng, cái bàn H? những cái chân ấy có thể nhìn thấy và sờ được không? H? Vật nào trong bài thơ không có chân ? Cái võng H? Tại sao sự vật nào cũng có chân, cái võng không có chân mà lại được đưa vào bài thơ? - Cái võng không chân nhưng lại đi được khắp nơi nhờ anh bộ đội hành quân H? Trong tất cả những cái chân của các vật có chân,nghĩa của từ chân đó có gì giống và khác nhau? Giống nhau: Chân là nơi tiếp xúc với đất Khác nhau: - Chân của gậy để đỡ bà - Chân của compa giúp compa quay được -Chân của cái kiềng, cái bàn giúp nó đững vững H? Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người và vật I.Từ nhiều nghĩa VD: SGK -Từ có thể có một hay nhiều nghĩa
  • 39. Đứng bằng hai chân H? Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung Chân giường, chân tử, chân ghế H? Bộ phận tiếp xúc với đất gắn chặt với đất hoặc sự vật khác Chân tường, chân núi GV chốt : Từ chân là một từ nhiều nghĩa Hoạt động 2: Tìm một số từ nhiều nghĩa -Từ mũi, và từ mắt H? Bộ phận của cơ thể người hoặc động vật dùng dể thở: H? Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủy H? Bộ phận nhọn sắt của vũ khí H? Bộ phận của lãnh thổ H? Nói “Quả Na đã mở mắt”, vậy mắt ở đây có nghĩa là gì? H? “Cây tre này có nhiều mắt”, mắt ở đây nghĩa là gì? Hoạt động 3: Tìm một số từ chỉ có một nghĩa Từ xe đạp : xe chỉ đạp mới đi được Từ compa: chỉ đồ dùng học tập Từ văn học: chỉ một môn học cụ thể H? Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ chân, mũi, mắt, xe đạp, compa...em có nhận xét gì về nghĩa của từ? GV chốt :Từ có thể có một hay nhiều nghĩa Gọi HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ H? Nói “Em đi học bằng chân”, từ chân đó được hiểu như thế nào? -Là bộ phận của người tiếp xúc với đất, đó là nghĩa gốc ( nghĩa đen, nghĩa chính), nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ H? Trong một câu cụ thể, một từ có thể dùng với mấy nghĩa? - Được dùng với một nghĩa H? Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng theo nghĩa nào? Nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc Gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập BT1: Đầu :đầu sông, đầu nhà, đầu đường Mũi: mũi tẹt, mũi lõ, mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền Tay: đau tay, cánh tay, tay anh chị BT2: Lá: lá phổi, lá lách Quả : quả thận, quả tim BT3: chỉ sự vật chuyển thành hành động : Hộp sơn-sơn cửa Cái bào-bào gỗ Chỉ hành động chuyển thành đơn vị Cuộn bức tranh-ba cuộn giấy Đang nắm cơm-ba nắm cơm II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển - Hiện tượng chuyển nghĩa: thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa - Nghĩa gôc: nghĩa ban đầu - Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập
  • 40. BT3: từ bụng có 3 nghĩa Bộ phận cơ thể của người hoặc vật Biểu trưng cho ý nghĩ sâu kín: nghĩ bụng Phần phình to ở một số bộ phận: bụng chân b/ Nghĩa của từ bụng ấm bụng tốt bụng bụng chân 4.Củng cố, dặn dò Thế nào là nghĩa của từ? Làm Bt 4,5 SGK Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:18/9/2012 Ngày dạy: 22/9/2012
  • 41. TUẦN 5 TIẾT 20 Tập làm văn: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Học sinh nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề về liên kết đoạn văn - Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể lại sự việc thường ngày - Nhận ra hình thức và các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu nhân vật, sự việc - Nhận ra mối liên kết giữa các câu trong đoạn văn 2.Kỹ năng: - Biết xây dựng đoạn văn, giới thiệu nhân vật và kể lại sự việc 3. Thái độ - Tích cực học tập II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, - Học sinh: soạn bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ - Cách lập dàn ý trong bài văn tự sự 3. Bài mới - Nhiều câu văn liên kết với nhau tạo thành đoạn văn, bài văn được hình thành từ nhiều đoạn văn liên kết với nhau HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1: Lời văn giới thiệu nhân vật GV gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGK H? Hai đoạn văn trên giới thiệu những nhân vật nào? - Hùng Vương thứ 18, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh H? Hai đoạn văn đó giới thiệu sự việc gì? - Vua Hùng kén rể và hai thần đến cầu hôn H? Mục đích giới thiệu để làm gì? - Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến của câu chuyện H? Thứ tự các câu văn trong đoạn văn đó được sắp xếp như thế nào , có đảo lộn được hay không? - Sắp xếp theo trình tự trước sau Đoạn 1 - Câu 1 : giới thiệu vua Hùng và Mị Nương ( giới thiệu nhân vật) - Câu 2 : Vua Hùng muốn kén rể xứng đáng Đoạn 2 - Câu 1: Giới thiệu có hai nhân vật nhưng chưa rõ ràng - Câu 2,3: Giới thiệu cụ thể về Sơn Tinh - Câu 4,5: Giới thiệu cụ thể về Thủy Tinh - Câu 6: Nhận xét chung về hai chàng Đoạn 1 không thể đảo lộn các câu văn được vì sẽ làm người đọc khó hiểu Đoạn 2 có thể đảo lộn các câu văn được vì nếu thay đổi I.Lời văn đoạn văn tự sự 1 Lời văn giới thiệu nhân vật - Khi kể người có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, qquan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật VD: Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, vua cha yêu thương nàng hết mực…
  • 42. người đọc vẫn hiểu được , nó không làm thay đổi ý nghĩa của đoạn văn H? Vậy muốn giới thiệu nhân vật ta cần phải giới thiệu những gì? - Giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng.. Hoạt động 2: Lời văn kể sự việc GV gọi HS đọc đoạn văn trong SGK H? Em hãy kể ra những hành động của Thủy Tinh -đùng đùng nổi giận, dem quân duổi theo, hô mưa gọi gió làm giông bão H? Những hành động đó của Thủy Tinh gây ra hậu quả gì? - nước ngập ruộng đồng, nhà cửa…thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước H? Các hành động được kể theo trình tự như thế nào? - được kể theo trình tự trước sau, có nguyên nhân và có kết quả H? Vậy muốn kể lại một sự việc trong một đoạn văn tự sự em phải kể như thế nào? - kể lại các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động đó đem lại Hoạt động 3 : Đoạn văn GV cho HS đọc lại từng đoạn văn trên H? Mỗi đoạn văn gồm có bao nhiêu câu? Đoạn 1: 2 câu, đoạn 2: 6 câu, đoạn 3 : 3 câu H? Em hãy tìm câu quan trọng nhất của từng đoạn?( câu chủ đề) Đoạn 1: Vua Hùng muốn kén rể Đoạn 2: hai thần đến cầu hôn Đoạn 3: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh H? Để kể đến ý chính đó người kể đã kể ra các ý phụ, em hãy chỉ ra các ý phụ trong từng đoạn H? Các ý phụ có có ý nghĩa như thế nào đối với ý chính? - giải thích ý chính, làm nổi bật ý chính GV chốt: các câu trong đoạn quan có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, câu sau tiếp câu trước làm rõ ý của câu trước hoặc nối tiếp hành động hoặc nêu kết quả của hành động GV gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập BT1: a. Sọ Dừa làm thuê cho nhà phú ông câu 1: hành động bắt đầu câu 2: nhận xét chung về hành động câu 3,4 : hành động cụ thể câu 5 : kết quả b. Thái độ của con gái phú ông đỗi với Sọ Dừa câu 2: câu chủ đề hành động nối tiếp và ngày càng cụ thể c. Tính tình của cô Dần 2. Lời văn kể sự việc Khi kể việc thì kể lại các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động đó đem lại VD: Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả trời đất. Nước ngập cánh đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước 3. Đoạn văn - Mỗi đoạn văn thường có ý chính- câu chủ đề - Những câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính, giải thích ý chính, làm cho ý chính nổi bật lên II. Luyện tập
  • 43. câu 2: câu chủ đề 4.Củng cố, dặn dò - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK - Làm BT 4,5 SGK - Chuẩn bị bài Thạch Sanh Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn:20/9/2012 Ngày dạy: 24/9/2012
  • 44. TUẦN 6 TIẾT 21-22 Văn bản: THẠCH SANH I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Nắm được định nghĩa truyện cổ tích - Hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện Thạch Sanh 2.Kỹ năng: - Kể lại được truyện - Đọc diễn cảm và tóm tắt được truyện 3. Thái độ - Khâm phục lòng dũng cảm, thật thà, mưu trí và sống có nghĩa có tình của Thạch Sanh - Biết yêu điều thiện, tránh xa điều ác II. CHUẨN BỊ - Giáo viên : soạn giáo án, tranh ảnh về truyện Thạch Sanh - Học sinh: soạn bài III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ - Kể lại một đoạn trong bài Sự tích Hồ Gươm mà em thích và cho biết ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm 3. Bài mới Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh, ông cha ta muốn gởi gắm rất nhiều điều hay điều tốt đẹp.Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu những điều hay điều đẹp đó qua truyện cổ tích Thạch Sanh HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích GV chia câu chuyện làm 4 phần và gọi HS đọc từng phần - Đoạn 1: từ đầu….mọi phép thần thông : kể vầ sự ra đời của Thạch Sanh - Đoạn 2: tiếp theo…phong cho làm quận công: Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa và cướp công - Đoạn 3: tiếp theo ….hóa kiếp thành bọ hung: Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và minh oan cho mình - Đoạn 4: phần còn lại: Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua GV gọi HS nhận xét cách đọc của bạn sau đó GV nhận xét, góp ý cách đọc của HS HướngdẫnHStìm hiểu các chú thích 3,6,7,8,9,11,12,12 theo trò chơi đố chữ GV cho HS tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân v ật quen thuộc -Nhân vật bất hạnh: mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí … - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng lạ - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch I.Phần giới thiệu GV cho HS tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc -Nhân vật bất hạnh: mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng lạ - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch - Nhân vật là động vật: biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng