SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Câu 1: ~~>> Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta là chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.
~~>> Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của con người và đựơc biểu hiện
cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người.
~~>> Bản chất của ý thức: là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan bởi bộ óc của con
người, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn, từ lực lượng xhội, phản ánh quan hệ xhội khách quan là sự
phản ánh quan hệ xh, YT mang bản chất xh.
Ý thức lấy khách quan làm tiền đề, nội dung của YT là do TG khách quan qui định.
Tri thức là nhân tố cơ bản của YT, là phương thức tồn tại YT, YT bao gồm cả cảm xúc, tình
cảm, ý chí, ….
~~>> Mối quan hệ VC-YT:
>> VC là nguồn gốc quyết định YT (bộ óc con người là nguồn gốc YT)
>> VC quyết định nội dung YT tư tưởng (vui buồn đều có nd từ VC)
>> VC quyết định sự VĐ, sự biến đổi YT (suy nghĩ con người thay đổi)
>> VC là đk khách quan để thực hiện hoá YT tư tưởng con người.
>> YT có tính độc lập tương đối tác động trở lạiVC.
# 1 Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức
# Lịch sứ của triết học cũng là lịch sử của những cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề cơ bản
của triết học với hai phạm trù lớn: vật chất và ý thức. Song, để đi đến được những quan niệm,
định nghĩa khoa học và tương đối hoàn chỉnh về chúng cũng phải đến một giai đoạn lịch sử
nhất định với sự ra đời và phát triển của chủ nghỉa duy vật biện chứng.
Vật chất, theo Lênin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của
mình.Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.Đồng thời
vật chất vận động trong không gian và thời gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại
của vật chất,là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể .
Ý thức lẩn phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.Bản chất của ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tích cực,tự giác,chủ động,sáng
tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.Chính vì vậy,không
thể xem xét hai phạm trù này tách rời,cứng nhác, càng không thể coi ý thức (bao gồm cảm
xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có trước ,cái sinh ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển của thế giới
vật chất.
#
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
- Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có trước,nó sinh ra
và quyết định ý thức:
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung
quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .
Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự
nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức .
Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể
của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức .
-Tác động trở lại của ý thức
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn
nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và
chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở
lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người .
Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác
định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất
theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách
quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý
thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy
luật khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.
Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó
không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù
ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất .
Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội
có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội .
Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối
quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý …
Câu 2 : Qui luật là gì? Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại.
 Qui luật là : mối quan hệ bản chất tất yếu, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố,
các thuộc tính trong một sự vật và giữa các sự vật với nhau.
1. Nội dung cơ bản của quy luật lượng-chất:
- Vị trí quy luật: là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức
của quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
- Khái niệm cơ bản:
+ Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống
nhất hữu cơ của các thuộc tính, đặc trưng làm cho nó là nó và khác với những cái khác.
> Chất của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về chất của nó, cả chất và thuộc tính về
chất đều là khách quan vốn có của sự vật nhưng bộc lộ ra thông qua mối quan hệ qua lại.
> Chất của hệ thống có liên quan nội tại với chất của các bộ phận cấu thành và phương thức
liên kết giữa chúng.
+ Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính qui đinh vốn có của các sự vật về lượng, nó biểu thị
quy mô tồn tại của sự vật, quảng tính của sự vật, số lượng các bộ phận, thuộc tính của sự vật.
> Lượng là mặt khách quan vốn có của sự vật.
> Lượng của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về lượng, thuộc tính về lượng cũng bộc
lộ ra thông qua mối quan hệ.
- Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất:
+ Lượng đổi dẫn đến chất đổi
> Mọi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng của nó, khi sự vật vận động và phát triển, cả hai
mặt chất và lượng đều biến đổi theo. Sự thay đổi lượng có thể diễn ra trong một khoảng nhất
định mà chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
> Độ: là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, đó là khoảng thưòi gian giới
hạn mà trong giới hạn đó lượng thay đổi nhưng chất chưa thay đổi về cơ bản.
> Điểm nút: là điểm giới hạn trong sự thay đổi về lượng mà sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ
dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật.
> Nhảy vọt: là khái niệm dùng để chỉ 1 giai đoạn trong qúa trình vận động và phát triển ở đó
sự thay đổi về lượng đang dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật.
+ Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi về lượng: làm thay đổi quy mô tồn tại của sự
vật, thay đổi nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật đó.
Câu 4: Quan điểm của Mác-lênin về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Nêu những
điểm khác nhau và giống nhau giữa nhà nước pháp quyền và nhà nước XHCNVN
1. Nguồn gốc
+ Lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ chưa có nhà nước. Đó là thời kỳ cộng sản nguyên
thuỷ. Nhà nước ra đời khi xã hội đã phân chia g/c
+ Nguồn gốc sâu xa của nhà nước chính là do sự phát triển của llsx, trước hết là công cụ lao
động. LLSX phát triển đã làm cho chế độ sở hữu tư nhân ra đời, các g/c bóc lột và bị bóc lột
xuất hiện. Cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ-hai g/c đối kháng đầu tiên trong lịch sử-dẫn
đến nguy cơ huỷ diệt luôn cả xã hội. Để điều này không xảy ra, một cơ quan quyền lực đặc
biệt đã ra đời. Đó là nhà nước.
+ Nguồn gốc trực tiếp xuất hiện nhà nước chính là mâu thuẫn g/c gay gắt không điều hoà
được.
Như vậy, sự ra đời của nhà nước là một yếu tố khách quan để làm cho mâu thuẫn g/c diễn ra
trong vòng “trật tự” có thể duy trì chế độ kinh tế -xã hội và g/c thống trị mới.
2. Bản chất
+ Là nền chuyên chế của g/c này đối với g/c khác và đối với toàn xã hội. Nói khác đi, nhà
nước là tổ chức trính trị của g/c thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với
lợ ích của mình và đàn áp sự phản kháng của các g/c khác.
+ Trong xã hội có g/c đối kháng, g/c nào thống trị về kinh tế sẽ nắm chính quyền nhà nước
trong tay vì chỉ có g/c ấy mới có khả năng vật chất, để tổ chức, duy trì bộ máy nhà nước. G/c
bị trị xét về bản chất không có nhà nước.
+ Xét về bản chất, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một g/c, không có nhà nước
đứng trên g/c, đứng ngoài g/c, là công cụ bảo vệ lợi ích của g/c thống trị về kinh tế nhằm trấn
áp các g/c khác và toàn xã hội.
3. Nhà nước pháp quyền:
a/ Nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền là một hình thức tỏ chức nhà nước đặc
biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật với nội dung thực hiện quyền lực thuộc về
nhân dân.
b/ Những đặc điểm tiêu biểu:
- Ngự trị cao nhất của pháp luật, ko ai được đứng trên luật pháp.
- Quyền lực nhà nước thể hiện lợi ích và ý chí đại đa số nhân dân
- Bảo đảm thực tế quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân
Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp quyền nói chung; quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt
Nam nói riêng về nhà nuớc pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
5 đặc trưng chủ yếu sau:
- Một, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
- Hai, trong Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nuớc là thống
nhất, nhưng có sự phân công rành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nuớc là
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Ba, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đuợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở
hiến pháp, pháp luật. Ở đó hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thợng trong việc điều ch
ỉnh các quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Bốn, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nuớc và công dân, thực hành
dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
- Năm, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận.
Câu 5 : Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá (hai thuoc tinh cua hang hoa)? Sản
xuất hàng hóa tại sao phải tăng giá trị sử dụng? Muốn tăng giá trị sử dụng phải làm gì?
Tại sao phải giảm giá trị muốn giảm giá tri phãi làm gì?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng
để trao đổi với nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác
nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính:
a) Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất... Vật
phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự
nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện
thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng
mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của
của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử
dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội
thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao
đổi.
b) Giá trị hàng hoá:
Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ
về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất
chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra
chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.
c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị
là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra
bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn
giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao
động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã
hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản
xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của
hàng hoá.
Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là
sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng,
nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử
dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan
tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử
dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng
phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá
trị sử dụng.
Câu 6 Sx hàng hóa là hì? Ra đời trong dk nào? So sanh giua lưu thông hàng hóa giản
đơn và lưu thông hàng hóa TBCN có điểm giống và khác nhau cơ bản gì?
*1: Định nghĩa sản xuất HH: là một kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra để bán trên
thị trường.
- 2 điều kiện ra đời của sản xuất hang hoá:
Điều kiện 1) phân công lao động xã hội:
+) Định nghĩa: là sự phân chia lao động xã hội thành từng nhóm, từng bộ phận, từng ngành
nghề khác nhau để chuyên môn hoá người sản xuất để thiết lập quan hệ trao đổi.
+) Vai trò: là cơ sở, là nguyên nhân sâu xa cho sự ra đời của sản xuất hang hoá. Do phân
công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài thứ nhất định nhưng nhu
cầu của họ cần nhiều thứ => họ cần trao đổi với nhau => giữa họ có mối quan hệ phụ thuộc
nhau.
Điều kiện 2) Sự tách biệt tương đối về lợi ích kinh tế giữa các người sản xuất với nhau khởi
thuỷ là tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất.
Công hữu về TLSX: là chế độ chiếm hữu tư nhân nhỏ về TLSX do đó, spsx ra thuộc quyền
chiếm hữu của các cá nhân trong XH. Do đó, người khác muốn sở hữu sản phẩm của họ phải
thong qua trao đổi mua bán.
+) Vai trò: là nguyên nhân trực tiếp khiến cho việc trao đổi sản xuất mang hình thức trao đổi
hàng hoá. Lịch sử ra đời của sản xuất hang hoá là lịch sử ra đời của các cuộc phân công lao
động xã hội và sản xuất hang hoá ra đời từ sự tan rã của công xã nguyên thuỷ, tồn tại và phát
triển qua các chế độ: XHNT-PK-TBCN- CNXH giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.
Sản xuất hang hoá gồm: SXHH nhỏ( sxhh giản đơn)- XH nô lệ+ XH phong kiến
SXHH lớn ( kinh tế thị trường )- TBCN+ XHCN
Câu 7 :Nêu công thức chung của tư bản? Giải thích vì sao là công thức chung? Sức
lao động là gì? Trong điều kiện nào thì sức lao động trở thành hàng hóa? Hai thuộc
tính hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường như thế nào?
Công thức chung của tư bản
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu
tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng
bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất
định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Tiền được coi là tiền thông thường, thì vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền -
hàng), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền, rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng
hoá. Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H - T (tiền - hàng - tiền), tức
là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền.
Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T - H - T đều chuyển hoá thành tư bản.
So sánh công thức lưu thông hàng hoá giản đơn H - T - H và công thức lưu thông của
tư bản T - H - T, chúng ta thấy chúng có những điểm giống nhau: cả hai sự vận động do hai
giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật
chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và
người bán. Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức. Giữa hai công thức đó có
những điểm khác nhau về chất.
Lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H - T) và kết thúc bằng việc mua (T -
H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hoá, còn tiền chỉ đóng vai trò
trung gian. Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T - H) và kết thúc bằng
việc bán (H - T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hoá
chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu
về.
Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các
hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ
hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích
của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa giá trị tăng thêm. Vì
vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số
tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T - H -
T', trong đó T' = T + ∆T. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra (∆T), C.Mác gọi là giá trị thặng
dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị
thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận
động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
C.Mác gọi công thức T - H - T' là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư
bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù là tư bản thương nghiệp, tư bản
công nghiệp hay tư bản cho vay.
Sức lao động:
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ
thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sx hh.
Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá
với hai điều kiện sau:
Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và
chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
Người lao động ko có TLSX, ko có khả năng bán cái gì ngoài sức lđ.
Hàng hoá sức lđ:
-Hàng hoá slđ là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán
nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng
hoá thông thường.
-Giá trị của hàng hoá slđ cũng do lượng lao động xh cần thiết để sx và tái sx ra slđ quyết định.
Cho nên giá trị của hàng hoá slđ được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng
mà người lao động dùng để tái sản xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.
- Mặc khác lượng giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào
đk lịch sử, đk sx của mỗi quốc gia...Giá trị slđ ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về
hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất
lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và
được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu
của người sử dụng slđ. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người
lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu ko muốn bị đào thải, thất nghiệp.
- Trong quá trình lao động, slđ đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của TLSX và
lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị
của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá slđ. nguồn gốc của sự tăng giá trị
trong quá trình sx, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của GTTD.
2. So sánh hàng hoá slđ với hàng hoá thông thường
+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính GT và GTSD.
+ Khác nhau:
Hàng hoá slđ Hàng hoá thông thường
Người mua có quyền sd, ko có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua
Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt
Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương với GT
Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất
GTSD đặc biệt : tạo ra giá trị mới lớn hơn GT của bản thân nó, đó chính là GTTD GTSD thông
thường
Là nguồn gốc của GTTD Biểu hiện của của cải
Câu 8 Sản xuất giá trị thặng dư, quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư,
đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thật vậy, giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm
thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của
chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động
không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị
thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy
sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng
sản xuất ra hàng hoá với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu
được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lột
công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng
suất lao động và mở rộng sản xuất.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân
làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ
nghĩa tư bản. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư
bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi
mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày
càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý
và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ
nghĩa tư bản vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay
đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội,
nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống
tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc
lột giá trị thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc
điểm mới:
Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng
dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp
dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị
sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp
dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên
và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ
thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử
dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất
nhiều.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng
được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không ngang
giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bòn rút từ các nước kém
phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước
giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại
ngày nay. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã bòn rút chất xám, huỷ hoại môi sinh, cũng
như cội rễ đời sống văn hoá của các nước lạc hậu, chậm phát triển.
Câu 9 : Thời đại là gì?
1. Khái niệm thời đại. Nội dung, tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày
nay
1.1. Khái niệm thời đại
Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang
phát triển của xã hội loài người.
Tuy nhiên ở mỗi ngành khoa học, mỗi phương diện công tác khác nhau có cách gọi tên và
phân chia thời đại khác nhau.
Dưới góc độ của môn chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng ta chỉ nghiên cứu thời đại về mặt
chính trị - xã hội chứ không nghiên cứu ở những lĩnh vực khác.
- Cơ sở để phân chia lịch sử xã hội loài người thành các thời đại:
+ Căn cứ vào sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới
Lúc nào có một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời, nó sẽ mở ra một thời đại mới cho loài
người. Loài người có 5 hình thái kinh tế - xã hội tương ứng với nó có 5 thời đại lịch sử.
+ Căn cứ vào sự thay đổi của vị trí trung tâm của giai cấp trong xã hội Trong xã hội có giai cấp
và đối kháng giai cấp, một hình thái kinh tế - xã hội có một giai cấp giữ vai trò thống trị đứng ở
vị trí trung tâm của thời đại đó. Giai cấp ở vị trí trung tâm phải là giai cấp tiên tiến, đại diện cho
xu hướng vận động của lịch sử, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh xoá bỏ
chế độ cũ, thiết lập chế độ mới và mở ra thời đại mới.
Những đặc điểm cơ bản của xu thế vận động chủ yếu của thời đại hiện nay
những đặc điểm cơ bản của thời đại hiện nay:
Đặc điểm 1: đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của
nhân dân các nước hòa bình,độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội đang diễn ra trên phạm
vi toàn thế giới.
- cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản vẫn diễn ra quyết liệt.
Chủ nghĩa xã hội vẫn là dối trọng chính của chủ nghĩa tư bản.Do vậy,kể từ khi chủ nghĩa xã
hội ở lien xô và đông âu sụp đổ,giai cấp tư sản đã tìm mọi cách để chia rẽ,phá hoại phong trào
công nhân nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội cá nhân trên lý luận thực tiễn.
- nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới đã bị đẩy lùi nhưng xung đột sắc tộc,tôn giáo
xảy ra gay go,quyết liệt và diễn biết phức tạp trên thế giới,cuộc chạy đua vũ trang,hoạt động
can thiệp,lật đổ,khủng bố vẫn xảy ra ở nhiêu nơi.
Đặc điểm 2:cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang gây ra những thay đổi to
lớn trên thế giới.
-cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển hết sức mạnh mẽ,với trình độ
ngày càng cao,tạo ra điều kiện tăng nhanh năng lực sản xuất.Trung bình cứ 10 đến 15 năm
của cải nhân loại tăng gấp đôi.Từ đố tạo ra những thay đổi trong nhiều quan niệm của đời
sống xã hội từ kinh tế đến chính trị,văn hóa…đồng thời tạo ra xu hướng toàn cầu hóa trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày
càng tăng;khoảng cách sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước ngày càng lớn.Hiện nay,thế
giới đang bước vào nền kinh tế tri thức,và vòng đua của nhân loại trong thế kỉ 21 là vòng đua
vào nền kinh tế tri thức
Đặc điểm 3:sự xuất hiện nhứng vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc
gia.
Hiện nay nhân loại đang đứng trươc những vấn đề có tính toàn cầu,đó là:tình trạng bùng nổ
dân số ở các nước nghèo;sự nghèo đói ở các nước chậm phát triển;từng trạng ô nhiễm môi
trường,cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa cuộc sống của hang tỷ người trên trái đất.Tình trạng
buôn lậu ma túy,buôn lậu quốc tế,bênh tật hiểm nghèo đang có xu hướng gia tăng gây hậu
quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới
Vì vậy,đòi hỏi các quốc gia trên thế giới,không phân biệt chế độ chính trị,sắc tộc,tôn giáo đều
phải cùng nhau hợp lực để giải quyết có hiệu quả những vấn đề nêu trên nhằm duy trì sự tồn
tại và phát triển của thế giới
Đặc điểm 4:khu vực châu á thái bình dương.đang là khu vực phát triển năng động,khả năng
phát triển với tốc độ cao,đồng thời cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố có nguy cơ gây mất ổn
định.
Khu vực châu ấ thái bình dương là nơi tài nguyên chưa khai thác nhiều,giá lao động rẻ tạo
điều kiện cho các nước trong khu vực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.với thế mạnh
nông nghiệp nhiệt đới,giúp cho các nước mở rộng giao lưu quốc tế,tranh thủ công nghệ hiện
đại.song ở khu vực này chứa đựng những nhân tố gây ra mất ổn định vì khu vực này bao gồm
nhiều nền văn hóa,có nhiều hệ tư tưởng,nhiều tôn giáo,nhiều nguồn vốn nước ngoài đầu
tư.do vậy,cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra xung đột,mất ổn định
2.Những xu thế vận động chủ yếu của thời đại ngày nay:
thứ nhât: hòa bình,ổn định để cùng phát triển
từ hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới,các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của
hòa bình,ổn định để phát triển .Bởi ko nước nào phát triển được trong điều kiện có chiến
tranh.Do vậy hòa bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc trên thế giới.Có hòa bình
mới có điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới huy đọng động được sức
người sức của trong nhân đân dể phát triển đát nước nên phần lớn các nước trên thế giới đã
dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, qua đó mà phát triển tiềm lực của mình , tạo điều kiện giữ
gìn hòa bình trong nước và trên thé giới.
Thứ hai: gia tăng hợp tác giữa các quốc gia.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu
không có sự hợp tác. Do vậy, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Hình thức
hợp tác hiện nay rất đa dạng: hợp tác song phương, khu vực, quốc tế…ngày càng tham gia
nhiều vào đời sống kinh tế, chính trị của các nước. Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng
đa dạng: hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, hợp tac thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh
phục vũ trụ và hợp tác chính trị.
Thứ ba: Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ tự cường, đấu tranh chống
lại sự áp bức bóc lột và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa
dân tộc.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, phong trào cách mạng thế
giới, phương tiện thong tin, các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi cơ bản của
mình: quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát
triển. Mặt khác, các nước lớn thường ỷ lại vào thế mạnh kinh tế quân sự cảu mình để chi
phối , lấn áp, áp bức và xâm lược các nước nhỏ. Điều đó đã dẫn tới những cuộc đấu tranh
của cá dân tộc đòi hòa bình độc lập dân tộc.
Thứ tư: Các nước XHCN, các ĐCS và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và
phát triển.
Hiện nay, các XHCN tuy đang gặp khó khăn rất lớn về kinh tế nhưng các XHCN, các ĐCS và
công nhân quốc tế vẫn là lực lượng đi đầu nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại thế lực gây
chiến bảo vệ hòa bình thế giới, phấn đấu cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.
Thứ năm: Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác phải đấu tranh cùng tồn tại
trong hòa bình.
Các nước XHCN có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, do vậy
cần tranh thủ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước Tư Bản và cả nguồn vốn để
phát triển sản xuất. ngược lại các nước Tư Bản thấy được tiềm năng to lớn về đầu tư sản
xuất, mở rộng kinh doanh với các nước XHCN nên sự hợp tác giữa các nước XHCN và TBCN
là tất yếu.
Song sự đối lập giữa lợi ích và hệ tư tưởng giữa hai chế độ XH này không phải vì thế mà
mất đi. Cho nên giữa CNXH và CNTB hợp tác vừa đấu tranh là tất yếu.
Muốn thực hiện được điều đó, các ĐCS phải có đường lối cách mạng, có chiến lược, sách lược đúng
đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, phải tiếp tục bổ xung, phát triển chủ nghĩa Mác-leenin cho
phù hợp với thời đại ngày nay.
Câu 10 : Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã
hội chủ nghĩa
A. quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin
Chủ nghĩa xẫ hội là gai đoạn thập của hình thái kinh - tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nó có sự
khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với chủ nghĩa tư bản.
Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mac – lênin và
thực tiển xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ
nghĩa xã hội như sau.
đặc trưng thứ nhất: cơ sơ vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công
nghiệp hiện đại.
chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng xuất lao động lên cao, tạo ra ngày
càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa
của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại
đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phat triên cao.ở những nước thực hiện sự
quá độ”bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương
nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chât
kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.
đặc trưng thứ hai: chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
thu tiêu chế độ tư hưu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải
tạo xã hội theo lập trường của gccn.tuy nhiên ko phai xóa bỏ chế độ tư hưu nói chung mà là
xóa bỏ chế độ TBCN.
CNXH được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiêt lập chế độ sở hữu XHCN về tư liệu
sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ này được củng cố, hoàn thiện,
bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. mở đường cho
lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mẫu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho
mọi thành viên trong xh gắn bó với nhau vì lợi ích căn bản
đttr thứ 3: CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới
quá trình xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc xhcn là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa
số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó cần phải
tổ chức lao động và kỷ luật mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời
khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ.
đtr thứ 4: CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động nguyên tắc phân phối cơ bản
nhất
CNXH bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động, sáng tạo và hưởng thụ.
Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc” làm theo
lăng lực hưởng theo lao động”. đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn
này.
đtr thứ 5: CNXH có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất gccn,
tình nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
NNXHCN do ĐCS lãnh đạo. thông qua nhà nước đảng lãnh đạo toàn xh về mọi mặt và nhân
dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xh. Nhân dân lao động
tham gia nhiều vào công việc nhà nước. đây là một” nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác
tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình
ngày càng rõ hơn
đtr thứ 6: CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công băng bình
đẳng tiến bộ xã hội, tao những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.
mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô
dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống
xhcn, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai
cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện
được sự công bằng và bình đẳng xã hội.
những đặc trung trên phản ánh bản chất của CNXH nói lên tính ưu việt của CNXH và do đó
CNXH là một xã hội tốt đẹp lý tưởng ước mơ của toàn thể nhân loại. những đặc trưng đó có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó trong quá trình XD. CNXH cần phải quan tâm tất cả các
đặc trưng này.
B. những đặc trưng cơ bản của cnxh ở việt nam
Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của cnxh theo quan điểm của
chủ nghĩa mac- lênin, trong “ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội”, đảng ta đã xác định những đặc trưng của cnxh ở việt nam mà chúng ta sẽ xây
dựng là:
- do nhân dân lao đông làm chủ
- có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu
- có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo
lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
- các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cung tiến bộ
- có quan hệ hưu nghị và hợp tác với nhân dân tât cả các nước trên thế giới
những đặc trưng trên đều mang tính dự báo, với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đất
nước, thời đại, những đặc trưng sẽ được tiếp tục bổ sung phát triển trong tiến trình phát triển
của cm xhcn việt nam
Trình bày quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin về thời quá độ lên CNXH, phân tích tính
tất yếu quá độ lên CNXH bỏ qua chế độTBCN ở Việt Nam
* Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin về thời quá độ lên CNXH
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện sự chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội mới-xã hội
chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân và chính đảng của nó muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với tư
cách là một chế độ ưu việt, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản thì tất yếu phải trải qua thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì:
- Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội không thể ra đời tự phát
trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa hay các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Các xã hội trước chỉ
chuẩn bị những điều kiện vật chất để giai cấp công nhân thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, còn bản thân công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được thực hiện khi có cơ sở vật
chất - kỹ thuật cũng như với kiến trúc thượng tâng về chínhtrị, tư tưởng, văn hóa tương ứng.
- Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân cũng không thể đem áp dụng ngay tức
khắc những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, những nguyên tắc xây dựng và
bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với các xã hội trước; giai cấp thống trị cũ mới bị đánh bại
về chính trị nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn; nhiều tàn dư của xã hội cũ còn in vết trong xã
hội mới. Do đó cần có thời gian để tiến hành cải tạo những tàn dư của xã hội cũ, từng bước
xây dựng các nhân tố mới. Trong bài chào mừng công nhân Hunggari" V.I. Lênin khẳng định:
mục đích đó, người ta không thể đạt ngay tức khắc được, muốn thế, cần phải có một thời kỳ
quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, vì cải tô sản xuất là việc khó
khăn, vì cần có một thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống, và vì phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài mới có thể thắng được
sức mạnh to lớn của thói quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản".
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có hai kiểu: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp
* Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ nghĩa xã hội.
* Quá độ gián tiếp từ các nước tiền tư bản chủ nghĩa hay các nước tư bản trung bình lênh
chủ nghĩa xã hội.
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hột bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ỡ Việt Nam
-Tính tất yếu của sự quá đô lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa ở Việt
Nam Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975
trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như VI.Lê nên nói là kiểu "đặc biệt của
đặc biệt Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau:
- Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác-lê nín cho rằng, ở những nước nghèo nàn lạc
hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không
phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mơ đâu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên
nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như trung Quốc, Việt
Nam, Cu Ba, Triều Tiên Lào
- Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát triển của cách
mạng Việt Nam, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chê độ tư bản, trước hết là sự
lụa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ "Cương lĩnh chính trị năm 1930" đến "Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chu nghĩa xã hội được trình bày ở Đại hội VII năm
1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh chính trị về con đường lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với sự lựa chọn của Đảng là sự lạ chọn của chính nhân dân lao động nước ta khi theo
Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Để mang lại ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân không có con đường nào khác là con đườngđi lên chủ ngĩa xã hội.
Hiện nay mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển về kinh tê, chủ
nghĩa xã hội hiện thực sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Au, nhưng Đảng ta vẫn khẳng định đi lên
chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ nghĩa xãhội vẫn là khuynh hướng
phát triển khách quan của thời đại. Nó không chỉ là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong
quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản lý dựng đất nướe trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam một là. xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân vái giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng san lãnh đạo. Thực hiện ngày càng đầy đủ các
quyền dân chủ, làm chủ, quyền lực của nhân dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính
với mọi tội phạm và kẻ thù của nhân dân.
Hai là. phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền
với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao
động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là. phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng vê hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy hình thức
phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho chủ
nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước,
tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích
chân chính và phẩm giá con người.
Năm là, thực hiện chính sách dại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc
thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng. dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với
tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các
nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đâu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn
luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm
nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.

More Related Content

What's hot

Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupBan chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupMyLan2014
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninlongly
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431nataliej4
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 
Chương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlhChương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlhHằng Trần
 
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê ninThế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê ninSu Chann
 
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin nataliej4
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpSophie Nguyen
 
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngBài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngNguyễn Tú
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongTien Nguyen
 
Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất
Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhấtPhạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất
Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhấtcongnt1902
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịducnam1906
 

What's hot (20)

Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupBan chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
 
Bài tập
Bài tập Bài tập
Bài tập
 
Dc on tap_triet_hoc_mac_lenin
Dc on tap_triet_hoc_mac_leninDc on tap_triet_hoc_mac_lenin
Dc on tap_triet_hoc_mac_lenin
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Chương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlhChương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlh
 
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê ninThế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
 
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
 
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngBài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
 
Dap an triet
Dap an trietDap an triet
Dap an triet
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
 
Chuong i
Chuong iChuong i
Chuong i
 
Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất
Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhấtPhạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất
Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
 
Tâm lý y học
Tâm lý y họcTâm lý y học
Tâm lý y học
 

Viewers also liked

Viewers also liked (6)

De cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghnDe cuong ly luan nnpl dhqghn
De cuong ly luan nnpl dhqghn
 
Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2
 
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
 
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luậtMột số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
 
He thong chinh tri
He thong chinh triHe thong chinh tri
He thong chinh tri
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trị
 

Similar to Chinh tri

Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptVuSong1
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triếtXaNganGiang
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi   chu nghia duy vat bien chungChuong 1roi   chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chungLê Hồng Quang
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxVThuHng12
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfquynhvth23503b
 
De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml
De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnmlDe cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml
De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnmlPhuong MiNhon
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyychuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyyAnhTung16
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chấtjkyokovu
 

Similar to Chinh tri (20)

Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triết
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
triet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptxtriet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptx
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cương
 
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docxQuan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
 
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi   chu nghia duy vat bien chungChuong 1roi   chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
 
triết.doc
triết.doctriết.doc
triết.doc
 
CHUONG 2.ppt
CHUONG 2.pptCHUONG 2.ppt
CHUONG 2.ppt
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docx
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
 
Triết học.pptx
Triết học.pptxTriết học.pptx
Triết học.pptx
 
De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml
De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnmlDe cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml
De cuong on_thi_ket_thuc_mon_nnlcb_cua_cnml
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyychuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
chuong-2-triet-ml.pptxyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNGCHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
 
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Với Ý Thức.doc
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Với Ý Thức.docQuan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Với Ý Thức.doc
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Với Ý Thức.doc
 
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Với Ý Thức.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Với Ý Thức.docTiểu Luận Về Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Với Ý Thức.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Với Ý Thức.doc
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chất
 

More from Yugi Mina Susu

phân tích_kỹ_thuật
 phân tích_kỹ_thuật phân tích_kỹ_thuật
phân tích_kỹ_thuậtYugi Mina Susu
 
suy nghĩ và làm giàu
 suy nghĩ và làm giàu suy nghĩ và làm giàu
suy nghĩ và làm giàuYugi Mina Susu
 
Trading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietTrading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietYugi Mina Susu
 
giau tu chung khoan john boik
giau tu chung khoan   john boikgiau tu chung khoan   john boik
giau tu chung khoan john boikYugi Mina Susu
 
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-datdia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-datYugi Mina Susu
 
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_congcam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_congYugi Mina Susu
 
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoanYugi Mina Susu
 
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)Yugi Mina Susu
 
benjamin graham interpretation-financial-statements
 benjamin graham interpretation-financial-statements benjamin graham interpretation-financial-statements
benjamin graham interpretation-financial-statementsYugi Mina Susu
 
Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84Yugi Mina Susu
 
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01Yugi Mina Susu
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2Yugi Mina Susu
 
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02Yugi Mina Susu
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1Yugi Mina Susu
 
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01Yugi Mina Susu
 
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quocCau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quocYugi Mina Susu
 

More from Yugi Mina Susu (20)

phân tích_kỹ_thuật
 phân tích_kỹ_thuật phân tích_kỹ_thuật
phân tích_kỹ_thuật
 
suy nghĩ và làm giàu
 suy nghĩ và làm giàu suy nghĩ và làm giàu
suy nghĩ và làm giàu
 
Trading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietTrading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng viet
 
giau tu chung khoan john boik
giau tu chung khoan   john boikgiau tu chung khoan   john boik
giau tu chung khoan john boik
 
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-datdia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
dia-ly-chinh-tong-chon-huong-nha-dat
 
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_congcam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
cam xuc-la_ke_thu_so_1_cua_thanh_cong
 
168 no deposit bonus
168 no deposit bonus168 no deposit bonus
168 no deposit bonus
 
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan 24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
24 bai-hoc-song-con-de-dau-tu-thanh-cong-tren-con-duong-chung-khoan
 
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
 
benjamin graham interpretation-financial-statements
 benjamin graham interpretation-financial-statements benjamin graham interpretation-financial-statements
benjamin graham interpretation-financial-statements
 
Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84Luxury autojanuary201001 p84
Luxury autojanuary201001 p84
 
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
Lamgiautukhunghoang 120228023605-phpapp01
 
Dac nhan tam
Dac nhan tamDac nhan tam
Dac nhan tam
 
Cach tu hoc tieng han
Cach tu hoc tieng hanCach tu hoc tieng han
Cach tu hoc tieng han
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 2
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 2
 
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
Dollarizationwithlyricsanimationandaddedstuff 110529021328-phpapp02
 
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1Thuc hanh lam sang than kinh hoc   tap 1
Thuc hanh lam sang than kinh hoc tap 1
 
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
Dnkinhdoanhnnhanhvncung2 110528223141-phpapp01
 
Ceo o trung quoc
Ceo o trung quocCeo o trung quoc
Ceo o trung quoc
 
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quocCau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
Cau va tu_hoi_thoai_tieng_han_quoc
 

Chinh tri

  • 1. Câu 1: ~~>> Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta là chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. ~~>> Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của con người và đựơc biểu hiện cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người. ~~>> Bản chất của ý thức: là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan bởi bộ óc của con người, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn, từ lực lượng xhội, phản ánh quan hệ xhội khách quan là sự phản ánh quan hệ xh, YT mang bản chất xh. Ý thức lấy khách quan làm tiền đề, nội dung của YT là do TG khách quan qui định. Tri thức là nhân tố cơ bản của YT, là phương thức tồn tại YT, YT bao gồm cả cảm xúc, tình cảm, ý chí, …. ~~>> Mối quan hệ VC-YT: >> VC là nguồn gốc quyết định YT (bộ óc con người là nguồn gốc YT) >> VC quyết định nội dung YT tư tưởng (vui buồn đều có nd từ VC) >> VC quyết định sự VĐ, sự biến đổi YT (suy nghĩ con người thay đổi) >> VC là đk khách quan để thực hiện hoá YT tư tưởng con người. >> YT có tính độc lập tương đối tác động trở lạiVC. # 1 Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức # Lịch sứ của triết học cũng là lịch sử của những cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề cơ bản của triết học với hai phạm trù lớn: vật chất và ý thức. Song, để đi đến được những quan niệm, định nghĩa khoa học và tương đối hoàn chỉnh về chúng cũng phải đến một giai đoạn lịch sử nhất định với sự ra đời và phát triển của chủ nghỉa duy vật biện chứng. Vật chất, theo Lênin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình.Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất,là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể . Ý thức lẩn phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.Chính vì vậy,không thể xem xét hai phạm trù này tách rời,cứng nhác, càng không thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có trước ,cái sinh ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển của thế giới vật chất. # 2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có trước,nó sinh ra và quyết định ý thức: Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên . Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức . Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể
  • 2. của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức . -Tác động trở lại của ý thức Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người . Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất. Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất . Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội . Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý … Câu 2 : Qui luật là gì? Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.  Qui luật là : mối quan hệ bản chất tất yếu, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính trong một sự vật và giữa các sự vật với nhau. 1. Nội dung cơ bản của quy luật lượng-chất: - Vị trí quy luật: là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng. - Khái niệm cơ bản: + Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, đặc trưng làm cho nó là nó và khác với những cái khác. > Chất của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về chất của nó, cả chất và thuộc tính về chất đều là khách quan vốn có của sự vật nhưng bộc lộ ra thông qua mối quan hệ qua lại. > Chất của hệ thống có liên quan nội tại với chất của các bộ phận cấu thành và phương thức liên kết giữa chúng. + Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính qui đinh vốn có của các sự vật về lượng, nó biểu thị quy mô tồn tại của sự vật, quảng tính của sự vật, số lượng các bộ phận, thuộc tính của sự vật. > Lượng là mặt khách quan vốn có của sự vật. > Lượng của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về lượng, thuộc tính về lượng cũng bộc lộ ra thông qua mối quan hệ. - Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất: + Lượng đổi dẫn đến chất đổi > Mọi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng của nó, khi sự vật vận động và phát triển, cả hai mặt chất và lượng đều biến đổi theo. Sự thay đổi lượng có thể diễn ra trong một khoảng nhất định mà chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. > Độ: là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, đó là khoảng thưòi gian giới
  • 3. hạn mà trong giới hạn đó lượng thay đổi nhưng chất chưa thay đổi về cơ bản. > Điểm nút: là điểm giới hạn trong sự thay đổi về lượng mà sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật. > Nhảy vọt: là khái niệm dùng để chỉ 1 giai đoạn trong qúa trình vận động và phát triển ở đó sự thay đổi về lượng đang dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật. + Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi về lượng: làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, thay đổi nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật đó. Câu 4: Quan điểm của Mác-lênin về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Nêu những điểm khác nhau và giống nhau giữa nhà nước pháp quyền và nhà nước XHCNVN 1. Nguồn gốc + Lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ chưa có nhà nước. Đó là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước ra đời khi xã hội đã phân chia g/c + Nguồn gốc sâu xa của nhà nước chính là do sự phát triển của llsx, trước hết là công cụ lao động. LLSX phát triển đã làm cho chế độ sở hữu tư nhân ra đời, các g/c bóc lột và bị bóc lột xuất hiện. Cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ-hai g/c đối kháng đầu tiên trong lịch sử-dẫn đến nguy cơ huỷ diệt luôn cả xã hội. Để điều này không xảy ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước. + Nguồn gốc trực tiếp xuất hiện nhà nước chính là mâu thuẫn g/c gay gắt không điều hoà được. Như vậy, sự ra đời của nhà nước là một yếu tố khách quan để làm cho mâu thuẫn g/c diễn ra trong vòng “trật tự” có thể duy trì chế độ kinh tế -xã hội và g/c thống trị mới. 2. Bản chất + Là nền chuyên chế của g/c này đối với g/c khác và đối với toàn xã hội. Nói khác đi, nhà nước là tổ chức trính trị của g/c thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với lợ ích của mình và đàn áp sự phản kháng của các g/c khác. + Trong xã hội có g/c đối kháng, g/c nào thống trị về kinh tế sẽ nắm chính quyền nhà nước trong tay vì chỉ có g/c ấy mới có khả năng vật chất, để tổ chức, duy trì bộ máy nhà nước. G/c bị trị xét về bản chất không có nhà nước. + Xét về bản chất, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một g/c, không có nhà nước đứng trên g/c, đứng ngoài g/c, là công cụ bảo vệ lợi ích của g/c thống trị về kinh tế nhằm trấn áp các g/c khác và toàn xã hội. 3. Nhà nước pháp quyền: a/ Nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền là một hình thức tỏ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật với nội dung thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. b/ Những đặc điểm tiêu biểu: - Ngự trị cao nhất của pháp luật, ko ai được đứng trên luật pháp. - Quyền lực nhà nước thể hiện lợi ích và ý chí đại đa số nhân dân - Bảo đảm thực tế quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp quyền nói chung; quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng về nhà nuớc pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
  • 4. 5 đặc trưng chủ yếu sau: - Một, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. - Hai, trong Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nuớc là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nuớc là trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Ba, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đuợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Ở đó hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thợng trong việc điều ch ỉnh các quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. - Bốn, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nuớc và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương. - Năm, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận. Câu 5 : Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá (hai thuoc tinh cua hang hoa)? Sản xuất hàng hóa tại sao phải tăng giá trị sử dụng? Muốn tăng giá trị sử dụng phải làm gì? Tại sao phải giảm giá trị muốn giảm giá tri phãi làm gì? Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính: a) Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. b) Giá trị hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
  • 5. Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá. Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng. Câu 6 Sx hàng hóa là hì? Ra đời trong dk nào? So sanh giua lưu thông hàng hóa giản đơn và lưu thông hàng hóa TBCN có điểm giống và khác nhau cơ bản gì? *1: Định nghĩa sản xuất HH: là một kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra để bán trên thị trường. - 2 điều kiện ra đời của sản xuất hang hoá: Điều kiện 1) phân công lao động xã hội: +) Định nghĩa: là sự phân chia lao động xã hội thành từng nhóm, từng bộ phận, từng ngành nghề khác nhau để chuyên môn hoá người sản xuất để thiết lập quan hệ trao đổi. +) Vai trò: là cơ sở, là nguyên nhân sâu xa cho sự ra đời của sản xuất hang hoá. Do phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài thứ nhất định nhưng nhu cầu của họ cần nhiều thứ => họ cần trao đổi với nhau => giữa họ có mối quan hệ phụ thuộc nhau. Điều kiện 2) Sự tách biệt tương đối về lợi ích kinh tế giữa các người sản xuất với nhau khởi thuỷ là tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Công hữu về TLSX: là chế độ chiếm hữu tư nhân nhỏ về TLSX do đó, spsx ra thuộc quyền chiếm hữu của các cá nhân trong XH. Do đó, người khác muốn sở hữu sản phẩm của họ phải thong qua trao đổi mua bán. +) Vai trò: là nguyên nhân trực tiếp khiến cho việc trao đổi sản xuất mang hình thức trao đổi hàng hoá. Lịch sử ra đời của sản xuất hang hoá là lịch sử ra đời của các cuộc phân công lao động xã hội và sản xuất hang hoá ra đời từ sự tan rã của công xã nguyên thuỷ, tồn tại và phát triển qua các chế độ: XHNT-PK-TBCN- CNXH giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Sản xuất hang hoá gồm: SXHH nhỏ( sxhh giản đơn)- XH nô lệ+ XH phong kiến SXHH lớn ( kinh tế thị trường )- TBCN+ XHCN Câu 7 :Nêu công thức chung của tư bản? Giải thích vì sao là công thức chung? Sức lao động là gì? Trong điều kiện nào thì sức lao động trở thành hàng hóa? Hai thuộc tính hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường như thế nào? Công thức chung của tư bản Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu
  • 6. tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Tiền được coi là tiền thông thường, thì vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền, rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H - T (tiền - hàng - tiền), tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T - H - T đều chuyển hoá thành tư bản. So sánh công thức lưu thông hàng hoá giản đơn H - T - H và công thức lưu thông của tư bản T - H - T, chúng ta thấy chúng có những điểm giống nhau: cả hai sự vận động do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán. Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức. Giữa hai công thức đó có những điểm khác nhau về chất. Lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H - T) và kết thúc bằng việc mua (T - H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hoá, còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T - H) và kết thúc bằng việc bán (H - T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hoá chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T - H - T', trong đó T' = T + ∆T. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra (∆T), C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. C.Mác gọi công thức T - H - T' là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. Sức lao động: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sx hh. Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau: Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
  • 7. Người lao động ko có TLSX, ko có khả năng bán cái gì ngoài sức lđ. Hàng hoá sức lđ: -Hàng hoá slđ là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường. -Giá trị của hàng hoá slđ cũng do lượng lao động xh cần thiết để sx và tái sx ra slđ quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá slđ được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập. - Mặc khác lượng giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào đk lịch sử, đk sx của mỗi quốc gia...Giá trị slđ ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng. - Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng slđ. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu ko muốn bị đào thải, thất nghiệp. - Trong quá trình lao động, slđ đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của TLSX và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá slđ. nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sx, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của GTTD. 2. So sánh hàng hoá slđ với hàng hoá thông thường + Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính GT và GTSD. + Khác nhau: Hàng hoá slđ Hàng hoá thông thường Người mua có quyền sd, ko có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương với GT Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất GTSD đặc biệt : tạo ra giá trị mới lớn hơn GT của bản thân nó, đó chính là GTTD GTSD thông thường Là nguồn gốc của GTTD Biểu hiện của của cải Câu 8 Sản xuất giá trị thặng dư, quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thật vậy, giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hoá với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu
  • 8. được nhiều giá trị thặng dư. Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn. Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới: Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn. Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều. Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã bòn rút chất xám, huỷ hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hoá của các nước lạc hậu, chậm phát triển. Câu 9 : Thời đại là gì? 1. Khái niệm thời đại. Nội dung, tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay 1.1. Khái niệm thời đại
  • 9. Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên ở mỗi ngành khoa học, mỗi phương diện công tác khác nhau có cách gọi tên và phân chia thời đại khác nhau. Dưới góc độ của môn chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng ta chỉ nghiên cứu thời đại về mặt chính trị - xã hội chứ không nghiên cứu ở những lĩnh vực khác. - Cơ sở để phân chia lịch sử xã hội loài người thành các thời đại: + Căn cứ vào sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới Lúc nào có một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời, nó sẽ mở ra một thời đại mới cho loài người. Loài người có 5 hình thái kinh tế - xã hội tương ứng với nó có 5 thời đại lịch sử. + Căn cứ vào sự thay đổi của vị trí trung tâm của giai cấp trong xã hội Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, một hình thái kinh tế - xã hội có một giai cấp giữ vai trò thống trị đứng ở vị trí trung tâm của thời đại đó. Giai cấp ở vị trí trung tâm phải là giai cấp tiên tiến, đại diện cho xu hướng vận động của lịch sử, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, thiết lập chế độ mới và mở ra thời đại mới. Những đặc điểm cơ bản của xu thế vận động chủ yếu của thời đại hiện nay những đặc điểm cơ bản của thời đại hiện nay: Đặc điểm 1: đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước hòa bình,độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. - cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản vẫn diễn ra quyết liệt. Chủ nghĩa xã hội vẫn là dối trọng chính của chủ nghĩa tư bản.Do vậy,kể từ khi chủ nghĩa xã hội ở lien xô và đông âu sụp đổ,giai cấp tư sản đã tìm mọi cách để chia rẽ,phá hoại phong trào công nhân nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội cá nhân trên lý luận thực tiễn. - nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới đã bị đẩy lùi nhưng xung đột sắc tộc,tôn giáo xảy ra gay go,quyết liệt và diễn biết phức tạp trên thế giới,cuộc chạy đua vũ trang,hoạt động can thiệp,lật đổ,khủng bố vẫn xảy ra ở nhiêu nơi. Đặc điểm 2:cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang gây ra những thay đổi to lớn trên thế giới. -cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển hết sức mạnh mẽ,với trình độ ngày càng cao,tạo ra điều kiện tăng nhanh năng lực sản xuất.Trung bình cứ 10 đến 15 năm của cải nhân loại tăng gấp đôi.Từ đố tạo ra những thay đổi trong nhiều quan niệm của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị,văn hóa…đồng thời tạo ra xu hướng toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng;khoảng cách sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước ngày càng lớn.Hiện nay,thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức,và vòng đua của nhân loại trong thế kỉ 21 là vòng đua vào nền kinh tế tri thức Đặc điểm 3:sự xuất hiện nhứng vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia. Hiện nay nhân loại đang đứng trươc những vấn đề có tính toàn cầu,đó là:tình trạng bùng nổ dân số ở các nước nghèo;sự nghèo đói ở các nước chậm phát triển;từng trạng ô nhiễm môi trường,cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa cuộc sống của hang tỷ người trên trái đất.Tình trạng buôn lậu ma túy,buôn lậu quốc tế,bênh tật hiểm nghèo đang có xu hướng gia tăng gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới
  • 10. Vì vậy,đòi hỏi các quốc gia trên thế giới,không phân biệt chế độ chính trị,sắc tộc,tôn giáo đều phải cùng nhau hợp lực để giải quyết có hiệu quả những vấn đề nêu trên nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của thế giới Đặc điểm 4:khu vực châu á thái bình dương.đang là khu vực phát triển năng động,khả năng phát triển với tốc độ cao,đồng thời cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định. Khu vực châu ấ thái bình dương là nơi tài nguyên chưa khai thác nhiều,giá lao động rẻ tạo điều kiện cho các nước trong khu vực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.với thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới,giúp cho các nước mở rộng giao lưu quốc tế,tranh thủ công nghệ hiện đại.song ở khu vực này chứa đựng những nhân tố gây ra mất ổn định vì khu vực này bao gồm nhiều nền văn hóa,có nhiều hệ tư tưởng,nhiều tôn giáo,nhiều nguồn vốn nước ngoài đầu tư.do vậy,cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra xung đột,mất ổn định 2.Những xu thế vận động chủ yếu của thời đại ngày nay: thứ nhât: hòa bình,ổn định để cùng phát triển từ hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới,các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của hòa bình,ổn định để phát triển .Bởi ko nước nào phát triển được trong điều kiện có chiến tranh.Do vậy hòa bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc trên thế giới.Có hòa bình mới có điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới huy đọng động được sức người sức của trong nhân đân dể phát triển đát nước nên phần lớn các nước trên thế giới đã dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, qua đó mà phát triển tiềm lực của mình , tạo điều kiện giữ gìn hòa bình trong nước và trên thé giới. Thứ hai: gia tăng hợp tác giữa các quốc gia. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có sự hợp tác. Do vậy, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Hình thức hợp tác hiện nay rất đa dạng: hợp tác song phương, khu vực, quốc tế…ngày càng tham gia nhiều vào đời sống kinh tế, chính trị của các nước. Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng đa dạng: hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, hợp tac thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh phục vũ trụ và hợp tác chính trị. Thứ ba: Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ tự cường, đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, phong trào cách mạng thế giới, phương tiện thong tin, các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi cơ bản của mình: quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển. Mặt khác, các nước lớn thường ỷ lại vào thế mạnh kinh tế quân sự cảu mình để chi phối , lấn áp, áp bức và xâm lược các nước nhỏ. Điều đó đã dẫn tới những cuộc đấu tranh của cá dân tộc đòi hòa bình độc lập dân tộc. Thứ tư: Các nước XHCN, các ĐCS và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển. Hiện nay, các XHCN tuy đang gặp khó khăn rất lớn về kinh tế nhưng các XHCN, các ĐCS và công nhân quốc tế vẫn là lực lượng đi đầu nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại thế lực gây chiến bảo vệ hòa bình thế giới, phấn đấu cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại. Thứ năm: Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác phải đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình. Các nước XHCN có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, do vậy cần tranh thủ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước Tư Bản và cả nguồn vốn để
  • 11. phát triển sản xuất. ngược lại các nước Tư Bản thấy được tiềm năng to lớn về đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh với các nước XHCN nên sự hợp tác giữa các nước XHCN và TBCN là tất yếu. Song sự đối lập giữa lợi ích và hệ tư tưởng giữa hai chế độ XH này không phải vì thế mà mất đi. Cho nên giữa CNXH và CNTB hợp tác vừa đấu tranh là tất yếu. Muốn thực hiện được điều đó, các ĐCS phải có đường lối cách mạng, có chiến lược, sách lược đúng đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, phải tiếp tục bổ xung, phát triển chủ nghĩa Mác-leenin cho phù hợp với thời đại ngày nay. Câu 10 : Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa A. quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin Chủ nghĩa xẫ hội là gai đoạn thập của hình thái kinh - tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nó có sự khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với chủ nghĩa tư bản. Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mac – lênin và thực tiển xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau. đặc trưng thứ nhất: cơ sơ vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại. chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phat triên cao.ở những nước thực hiện sự quá độ”bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chât kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội. đặc trưng thứ hai: chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. thu tiêu chế độ tư hưu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của gccn.tuy nhiên ko phai xóa bỏ chế độ tư hưu nói chung mà là xóa bỏ chế độ TBCN. CNXH được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiêt lập chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mẫu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xh gắn bó với nhau vì lợi ích căn bản đttr thứ 3: CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới quá trình xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc xhcn là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó cần phải tổ chức lao động và kỷ luật mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ. đtr thứ 4: CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động nguyên tắc phân phối cơ bản nhất CNXH bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động, sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc” làm theo
  • 12. lăng lực hưởng theo lao động”. đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. đtr thứ 5: CNXH có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất gccn, tình nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. NNXHCN do ĐCS lãnh đạo. thông qua nhà nước đảng lãnh đạo toàn xh về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xh. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. đây là một” nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn đtr thứ 6: CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công băng bình đẳng tiến bộ xã hội, tao những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện. mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xhcn, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng và bình đẳng xã hội. những đặc trung trên phản ánh bản chất của CNXH nói lên tính ưu việt của CNXH và do đó CNXH là một xã hội tốt đẹp lý tưởng ước mơ của toàn thể nhân loại. những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó trong quá trình XD. CNXH cần phải quan tâm tất cả các đặc trưng này. B. những đặc trưng cơ bản của cnxh ở việt nam Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của cnxh theo quan điểm của chủ nghĩa mac- lênin, trong “ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đảng ta đã xác định những đặc trưng của cnxh ở việt nam mà chúng ta sẽ xây dựng là: - do nhân dân lao đông làm chủ - có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu - có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân - các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cung tiến bộ - có quan hệ hưu nghị và hợp tác với nhân dân tât cả các nước trên thế giới những đặc trưng trên đều mang tính dự báo, với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đất nước, thời đại, những đặc trưng sẽ được tiếp tục bổ sung phát triển trong tiến trình phát triển của cm xhcn việt nam Trình bày quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin về thời quá độ lên CNXH, phân tích tính tất yếu quá độ lên CNXH bỏ qua chế độTBCN ở Việt Nam * Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin về thời quá độ lên CNXH Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện sự chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội mới-xã hội
  • 13. chủ nghĩa. Giai cấp công nhân và chính đảng của nó muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ ưu việt, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản thì tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì: - Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội không thể ra đời tự phát trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa hay các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Các xã hội trước chỉ chuẩn bị những điều kiện vật chất để giai cấp công nhân thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn bản thân công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được thực hiện khi có cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như với kiến trúc thượng tâng về chínhtrị, tư tưởng, văn hóa tương ứng. - Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân cũng không thể đem áp dụng ngay tức khắc những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, những nguyên tắc xây dựng và bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với các xã hội trước; giai cấp thống trị cũ mới bị đánh bại về chính trị nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn; nhiều tàn dư của xã hội cũ còn in vết trong xã hội mới. Do đó cần có thời gian để tiến hành cải tạo những tàn dư của xã hội cũ, từng bước xây dựng các nhân tố mới. Trong bài chào mừng công nhân Hunggari" V.I. Lênin khẳng định: mục đích đó, người ta không thể đạt ngay tức khắc được, muốn thế, cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, vì cải tô sản xuất là việc khó khăn, vì cần có một thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, và vì phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản". Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có hai kiểu: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp * Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ nghĩa xã hội. * Quá độ gián tiếp từ các nước tiền tư bản chủ nghĩa hay các nước tư bản trung bình lênh chủ nghĩa xã hội. 2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hột bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ỡ Việt Nam -Tính tất yếu của sự quá đô lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa ở Việt Nam Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như VI.Lê nên nói là kiểu "đặc biệt của đặc biệt Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau: - Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác-lê nín cho rằng, ở những nước nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. - Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mơ đâu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên Lào - Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chê độ tư bản, trước hết là sự lụa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ "Cương lĩnh chính trị năm 1930" đến "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chu nghĩa xã hội được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh chính trị về con đường lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự lựa chọn của Đảng là sự lạ chọn của chính nhân dân lao động nước ta khi theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác là con đườngđi lên chủ ngĩa xã hội.
  • 14. Hiện nay mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển về kinh tê, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Au, nhưng Đảng ta vẫn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ nghĩa xãhội vẫn là khuynh hướng phát triển khách quan của thời đại. Nó không chỉ là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. - Những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản lý dựng đất nướe trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một là. xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân vái giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng san lãnh đạo. Thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền dân chủ, làm chủ, quyền lực của nhân dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi tội phạm và kẻ thù của nhân dân. Hai là. phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Ba là. phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng vê hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Năm là, thực hiện chính sách dại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng. dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đâu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng. Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.