SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
PHẠM VĂN THỤY
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT
QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
PHẠM VĂN THỤY
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT
QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI HỒNG THÁI
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÍ
PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN
KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT 11
1.1 Cơ sở lý luận quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 11
1.2 Mục tiêu, nội dung quản lí phương tiện kỹ thuật dạy
học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 29
1.3 Những nhân tố tác độngđếnhoạtđộngquản lí phương
tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quân khí 32
1.4 Thực trạng sử dụng, quản lí phương tiện kỹ thuật
dạy học ở trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 37
Chương 2 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG
TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG
CỤC KỸ THUẬT HIỆN NAY 52
2.1 Yêu cầu trong xây dựng và thực hiện các biện pháp
quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật
hiện nay 52
2.2 Hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy
học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay 56
2.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 85
4
Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n
ViÕt ®Çy ®ñ lµ ViÕt t¾t
Cán bộ giáo viên CBGV
Cơ sở vật chất CSVC
Giáo dục-Đào tạo GD-ĐT
Phương tiện kỹ thuật dạy học PTKTDH
Trang bị trường học TBTH
Trung học phổ thông THPT
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùngvới quátrìnhđổimớicảvề nội dungvà phươngpháp giáo dục - đào
tạo vớinhiều mô hình, biệnpháp khác nhaunhằm mở rộngquimô, nâng cao tính
tíchcựctrongdạyvàhọc mộtcáchtoàndiện, giúp người học hướng tới việc học
tập chủđộng, chốnglạithóiquenhọc tập thụđộngthì quátrìnhđổimớihoạtdộng
giáo dục -đào tạo còngắnvớisựpháttriển của khoa học kỹ thuật và đáp ứng sự
pháttriển văn hoá- xã hội. Muốnvậy cầnphảiđổimớiđồngbộ cácthànhtố trong
cấutrúc quátrìnhdạyhọc,trongđó phươngtiệnkỹ thuật dạy và học là một thành
tố rất quan trọng.
Luật Giáo dục năm2005 và sửađổinăm 2009 đãghi rõ:Mục tiêu giáo dục
là đào tạo ngườiViệt Nam pháttriển toàndiện có đạo đức,trithức sức khoẻ thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành vớilí tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hìnhthành và pháttriển nhân cáchphẩmchất và năng lực của công dân đáp ứng
vớiyêu cầucủasựnghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được mục
tiêu giáo dục, trongChiến lược phát triển GD-ĐT giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu
rõ:Tiếp tục côngtác xâydựngcơ sở vậtchấtnhàtrườngtheo hướng kiên cố hoá,
đảmbảo yêucầunâng cao chấtlượng giáo dục. Vậy, vấn đề quản lí phương tiện
kỹ thuật dạyhọc tạo bướcchuyểnbiếncơ bảntrongquảnlí giáo dục và nâng cao
chấtlượng giáo dục, thúc đẩybướcchuyểnbiếnsựnghiệp giáo dục pháttriển toàn
diện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đổi mới phương pháp dạy học có vị trí quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng GD-ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới biện
pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường, sẽ đem lại bộ mặt
mới cho giáo dục nói chung và dạy học nói riêng trong xã hội hiện đại. Quản
lí phương tiện kỹ thuật dạy học là quản lí một trong những thành tố của quá
trình dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học là một điều kiện rất quan trọng để
4
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trong những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho nhà
trường còn hạn chế ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dạy và học trong các
nhà trường. Thực tế ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí - Tổng cục Kỹ
thuật - Bộ Quốc phòng, hệ thống cơ sở vật chất thiết bị trường học mà đặc
biệt là phương tiện kỹ thuật dạy học có mặt chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động
dạy và học của nhà trường. Hầu hết trang thiết bị do trên đầu tư nên cũng có
nhiều vấn đề bất cập tiếp tục phải giải quyết như: Kinh phí ít, bổ sung thiết bị
trường học không được thường xuyên, không đồng bộ chưa đủ chủng loại, vũ
khí trang bị một số chủng loại chưa được đầu tư so với ở đơn vị…Mặt khác,
quan điểm của giáo viên về việc sử dụng mô hình học cụ một số còn hạn chế,
họ ngại sử dụng vì nó cồng kềnh, việc sử dụng trang thiết bị trình chiếu chưa
được thường xuyên vì phải đầu tư nhiều thời gian sưu tầm tài liệu, biên soạn
bài giảng trình chiếu...Vì vậy, việc sử dụng thiết bị trường học và ứng dụng
vào phương pháp dạy học còn hạn chế.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn “Biện pháp quản lí
phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí,
Tổng cục Kỹ thuật” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền
đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có
giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và
nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không
ngừng tiến lên. Lịch sử phát triển giáo dục, các quốc gia muốn phát triển bền
vững thì vấn đề quan trọng thì phải tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục;
trongđó có sự quan tâm rất lớn đến sự phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học
5
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, các nhà khoa học
đãđầu tư nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau và đã ra những kết luận có
giá trị về lí luận và thực tiễn của phương tiện kỹ thuật dạy học.
Từ thời Phục Hưng, nhiều nhà giáo dục tiên phong đã đưa ra các quan
điểm về phươngpháp dạy học tíchcực. Theohọ để giúp học sinh nắm vững các
vấn đề học tập cần sử dụng phương tiện trực quan. J.A.Komenxki (1592-1670)
nhà giáo dục lỗi lạc người Séc đánhgiá rất cao vai trò của phương tiện dạy học,
ông cho rằng “trực quan là nguyên tắc vàng ngọc”. Ông yêu cầu trong dạy học
giáo viên phải sử dụngcác phương tiện trực quan để người học huy động tất cả
các giác quan vào việc tri giác tài liệu, nhờ đó mà nâng cao khả năng nhận thức.
Theo V.I.Lênin, quyluật nhận thức củaconngười là “từtrực quan sinh độngđến
tư duy trừu tượng, từ tư duytrừu tượngđến thực tiễn”. Lí thuyết về dạy học trực
quan đãphát triển cùng với các lĩnh vực khác, từ đó giúp chúng ta nhận định đ-
ược vai trò của phương tiện - thiết bị trực quan trong quá trình dạy học, giúp
người học lĩnh hội được cả bản chất sự vật hiện tượng dễ dàng hơn.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ
thông tin và hội nhập quốc tế đã đem đến cho Việt Nam những kinh nghiệm
và cơ hội quý trong đầu tư, phát triển giáo dục. Một trong các bài học lớn của
các nước có nền giáo dục tiên tiến là đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học cho
các nhà trường. Bởi vì, muốn có chất lượng dạy học tốt, chất lượng con người
được đào tạo giỏi về kỹ năng nghề nghiệp thì đi cùng với nó là phải tăng
cường đầu tư, phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học, đây là một thành tố
không thể thiếu của quá trình dạy học hiện đại.
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu cải tiến, ứng dụng,
phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm
của các nhà khoa học, nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền lí thuyết
với thực hành. Tiêu biểu là các côngtrình nghiên cứu, đềtài khoa học sau:
6
“Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học” của Nguyên Lương (1995);
“Vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học hiện nay” của Hứa Xuân
Trường (1997); “Hiện trạng và những giải pháp đầu tư phát triển khai thác
phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường quân đội” của Nguyễn Lương
Sơn (1997); “Công tác thiết bị trường học trong giai đoạn hiện nay” của Lê
Hoàng Hảo (1998) báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về thiết bị giáo dục. Nhiều
nhà giáo, nhà nghiên cứukhoa học quantâm nghiên cứuvấn đề chế tạo, quản lí,
sử dụng và bảo quản phương tiện dạy học trong nhà trường như: Tác giả Tô
Xuân Giáp, Võ Chấp, VũTrọngRỹ…Những công trình nghiên cứu của các tác
giả đã xây dựng được một hệ thống lí luận về vị trí, vai trò, tác dụng và một số
yêu cầu về nguyên tắc chế tạo, sử dụng cũng như quản lí phương tiện dạy học
trong nhà trường hiện nay.
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đã
được nhiều nước trên thế giới quan tâm đến, trong thời gian qua có nhiều tác
giả trong nước đã nghiên cứu tiêu biểu như: "Các giải pháp quản lý cơ sở vật
chất và trang thiết bị trường học". Đề tài “Một số biện pháp quản lý cơ sở vật
chất và thiết bị trường học của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn Hà Nội”
của tác giả Đỗ Hoàng Điệp. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng việc quản lý
CSVC & TBTH của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn Hà Nội trong giai
đoạn 1996-2004, đề tài đã đề xuất một số biện pháp xây dựng và quản lý
CSVC & TBTH của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn Hà Nội. Đề tài: “Các
biện pháp quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ở trường THPT
Hải Phòng” của tác giả Vũ Văn Trà, đề tài “Các biện pháp quản lý cơ sở vật
chất và trang thiết bị trường học ở một số trường THCS Thanh Hoà” của tác
giả Lê Xuân Đào, đề tài luận văn “Biện pháp phát triển phương tiện kỹ thuật
dạy học trong nhà trường quân đội” của tác giả Nguyễn Thanh Hà…Các công
trình nghiên cứu đó đã đưa ra một số kết quả thực tiễn ở Việt Nam trong giai
7
đoạn hiện nay giúp các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục có cách nhìn tổng
thể toàn diện hơn về quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học.
Tuy nhiên vấn đề: "Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học" không thể
giống nhau ở mỗi cơ sở giáo dục. Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học của
trường trung cấp nóichung và Trường Trung cấp Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật
nóiriêng cònđược ít nghiên cứu. Vì mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cấp quản lý, mỗi
cấp học có điều kiện, bản sắc riêng và mục tiêu giáo dục và đào tạo riêng. Hơn
nữa việc nghiên cứu cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ở trường trung
cấp kỹ thuật có thể khác với ở trường phổ thông.
Tóm lại, các công trình, đề tài trên đã nghiên cứu về phương tiện kỹ
thuật dạy học ở các khía cạnh khác nhau như: Nguyên lí, cấu tạo, phân loại,
tính năng tác dụng của từng loại phương tiện; luận giải những cơ sở lí luận,
thực tiễn và đề xuất phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí, khai
thác, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học trong các nhà trường.
Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở giúp cho việc kế thừa, hoàn
thiện căn cứ lí luận của vấn đề phương tiện kỹ thuật dạy học, góp phần nghiên
cứu biện pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm mục đích nâng cao
chất lượng dạy học và GD-ĐT trong Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lí luận quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học và
đánh giá thực trạng việc quản lí cơ sở phương tiện kỹ thuật dạy học của
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí; đề xuất hệ thống biện pháp quản lí
phương tiện kỹ thuật dạy học hiện nay của ở Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
8
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học
thuộc quản lý nhà trường ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí.
Khảo sát đánh giá thực trạng quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí.
Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp
Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục kỹ thuật.
* Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.
* Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu nghiên cứu và thời gian từ năm 2007 – 2012.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lí và sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học có ý
nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Nếu
trong hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường mà đề ra
hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với điều
kiện thực tiễn của nhà trường như: Nâng cao nhận thức vai trò, tầm quan
trọng của phương tiện kỹ thuật dạy học, kế hoạch hóa việc việc đầu tư, phát
triển phương tiện kỹ thuật dạy học một cách khoa học, hợp lí; đồng thời
thường xuyên bồi dưỡng năng lực quản lí, khai thác, sử dụng phương tiện kỹ
thuật dạy học cho các chủ thể; kết hợp với cải tiến, phát huy sáng chế phương
tiện kỹ thuật dạy học thì hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở
9
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí được được tăng lên cả số lượng và chất
lượng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quân khí hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
đồngthời quántriệt sâu sắc các quanđiểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và ĐảngCộngsản Việt Nam về quản lí nhà nước về giáo
dục, các quanđiểm, nguyên tắc phương pháp của khoa học quản lí giáo dục, lý
luận về quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở nhà trường quân đội.
* Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận bao gồm:
Phân tích và hệ thống hoá các tài liệu lí luận, các công trình nghiên cứu
có liên quan:
Nghiên cứu các tài liệu của các nhà khoa học, tạp chí, sách báo có liên
quan vấn đề nghiên cứu;
Nghiên cứu các Quyết định, Nghị quyết và các văn bản của Đảng, Nhà
nước; của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Kỹ thuật;
Nghiên cứu các Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị của Trường Trung cấp
Kỹ thuật Quân khí;
Phương pháp này dùng để xây dựng cơ sở lí luận, phương pháp luận và
các phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp
quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học và thực trạng sử dụng các biện pháp
quản lí cơ sở vật chất và thiết bị của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
trong giai đoạn hiện nay.
10
Phương pháp quan sát: Tìm hiểu thực trạng họat động quản lí phương
tiện kỹ thuật dạy học của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay.
Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Bằng việc đưa ra kết quả
nghiên cứu lí luận thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm lại kết quả
nghiên cứu lí luận, phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá tính hợp lí
và khả thi của các biện pháp quản lí mà chúng tôi đề xuất.
Phươngpháp chuyên gia: Bằng việc đưara phiếu hỏi một số cán bộ quản
lí (Hiệu trưởng, Hiệu phó, cán bộ quản lý giáo dục) trực tiếp tham gia quản lí
phương tiện kỹ thuật dạy học có kiến thức và kinh nghiệm quản lí phương tiện
kỹ thuật dạy học Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí.
Sử dụng toán thống kê xử lí số liệu: Dùng phần để xử lí số liệu thu thập
được qua phiếu hỏi, đem lại kết quả chính xác, khách quan, có độ tin cậy cao.
7. Ý nghĩa của luận văn
Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa lí luận về quản lí phương tiện
kỹ thuật dạy học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lí phương
tiện kỹ thuật dạy học nói chung và quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật nói riêng, luận văn
đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay. Luận văn thực hiện thành công có ý
nghĩa rất quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn quản lí phương tiệc dạy học ở
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí; giúp cho các chủ thể quản lí nâng cao
hiệu quả quả lí phương tiện kỹ thuật dạy học để góp phần duy trì và âng cao
chất lượng công tác GD-ĐT của Nhà trường.
8. Cấu trúc luận văn gồm
Luận văn bao gồm phần mở đầu, hai chương (7 tiết), Kết luận, kiến
nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN
KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT
1.1. Cơ sở lý luận quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Quan niệm về phương tiện kỹ thuật dạy học
Theo các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục của Việt Nam cho rằng:
phương tiện kỹ thuật dạy học là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp
đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Còn đối với học sinh thì đó là
các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm,
định luật, lý thuyết khoa học...hình thành trong họ kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạt
được mục đích của quá trình dạy học.
Phương tiện dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị,
vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết,
lĩnh hội kiến thức của người học được tốt hơn. Ví dụ: sách giáo khoa, giáo
trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, tranh ảnh, phim, các đoạn clip
hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu qua đầu (overheat), máy chiếu đa
năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, của các phần mềm, chương trình
như Powerpoint, mindmap, Workbelch,…vật mẫu, vật thật các phương tiện,
dụng cụ trang bị trong các phòng thí nghiệm thực hành.
Phương tiện dạy học: là những vật mang (chứa đựng) thông tin học tập,
còn coi là giá mang thông tin (phần mềm). Nghĩa là, tự bản thân mỗi phương
tiện đều chứa đựng một khối lượng thông tin học tập nhất định, dưới dạng chữ,
âm thanh hoặc hìnhảnh, đó là các băngđĩa ghi âm, ghi hình mang nội dung học
12
tập, các phương tiện dùng cho sự tập dượt thành thạo các kỹ năng thực hành
như: các thiết bịmô phỏng, các vũkhí, đạn dược, khí tài quân sự…Các phương
tiện trên được sử dụng thông qua các nguyên lí sư phạm, tâm lí, khoa học kỹ
thuật, nhằm xây dựng cho học viên một khối lượng kiến thức hay cải thiện cách
ứng xử, hình thành các kỹ năng hoạt động thực tiễn.
Thiết bị kỹ thuật: là những vật chuyển tải thông tin, làm cho thông tin
có ý nghĩa, có tác dụng (phần cứng). Nghĩa là, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho
các giác quan của người học nguồn thông tin học tập dưới dạng tiếng hoặc
hình ảnh, hoặc cả hai cùng một lúc, trong đó những phương tiện như máy
chiếu, các loại máy thu thanh, thu hình, máy vi tính…là kết quả của sự phát
triển khoa học và công nghệ thông tin điện tử, có tác dụng tăng năng xuất và
hiệu quả truyền đạt các thông tin học tập rất cao đến người học.
Có thể hiểu phương tiện kỹ thuật dạy học là tất cả các phương tiện vật
chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học - công nghệ (chứa đựng)thông tin học tập
được huy động vào các hoạt động giáo dục- đào tạo trong nhà trường.
Các loại hình, đặc điểm và yêu cầu phương tiện kỹ thuật dạy học:
Loại hình phương tiện kỹ thuật dạy học:
Phương tiện kỹ thuật dạy học được phân loại theo rất nhiều cách, sau
đây là cách phân loại phổ biến nhất với 2 loại phương tiện kỹ thuật dạy học
cho hai mục đích:
Loại dùng để chứng minh: Được sử dụng vào mục đích tìm ra hoặc
chứng minh các hiện tượng, các quy luật tự nhiên và xã hội, nói chung là xây
dựng những tri thức trong việc truyền đạt những tri thức nhân loại từ người
dạy đến người học.
Loại dùng để thực hành: Được dùng để củng cố kiến thức và rèn luyện
kỹ năng, kỹ sảo cho người học.
13
Dựa vào hình thức tồn tại của phương tiện kỹ thuật dạy học, phân loại
như sau:
Môhình:Làvậtthay thế cho hiện tượng, sựvậtcó thực nhưngđãđượcđơn
giản hoá nhưng vẫn giữ được những thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng.
Mẫu vật:Làvậtthực còngiữđược toànbộcácthuộctính tự nhiên vốn có.
Ấn phẩm: Tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu bảng được in trên giấy.
Tàiliệu nghe - nhìn, phim, bản trong, băng đĩa âm thanh, băng đĩahình ảnh
Dụng cụ thí nghiệm: Chứng minh và thực hành để tái tạo lại những sự
vật hiện tượng.
Phương tiện kỹ thuậtnghe-nhìn, máytính: Đểthể hiện các tài liệu trực quan.
Việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của người học. Có liên quan chặt chẽ đến phương tiện kỹ thuật dạy học:
Người học được tổ chức hoạt động được làm (thực hành) nhiều hơn và
thông qua việc làm đó mà chiếm lĩnh tri thức.
Sự đổi mới ở đây chính là cách thức, điều kiện, công nghệ mới nhằm
thực hiện phương pháp đã có mà thôi và chính cái đổi mới đó lại nhờ vào
phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần cho học sinh hoạt động.
Như vậy: Phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần nâng cao chất lượng
của các phương pháp dạy học đã có mà không làm thay đổi bản chất các
phương pháp này.
Phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần đắc lực vào việc đa dạng hoá
các hình thức dạy học:
Phươngtiện kỹ thuật dạy học chứađựngnhững thông tin đã được mã hoá
có tiềm năng to lớn về tri thức và phương pháp làm việc theo hướng hoạt động
việc làm trong quá trình học tập. Nếu phương tiện kỹ thuật dạy học đủ và đa
dạng sẽ cho phép tổ chức nhiều nhiều hoạtđộngdạy học phong phú và có hiệu
quả. Phương tiện kỹ thuật dạy học là nhân tố đảm bảo chất lượng dạy học.
14
Xuất phát từ đặc trưng và tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người
trongquátrìnhdạyhọc,yếutố trực quan đóng vai trò quan trọng đối với sự lĩnh
hộikiến thức củangườihọc, đặcbiệtquantrọnglà kênh hình. Khoahọc đãchứng
minh khả năng củacác giác quan trong việc tiếp thu các tri thức có các giác độ:
nghe 10%, nhìn 81% các giác quan khác 9% (theo tài liệu VAT proheet).
b. Vị trí phương tiện kỹ thuật dạy học được xác định từ các góc độ
chủ yếu sau:
* Từ góc độ cấu trúc của hoạt động giáo dục - dạy học: Hoạt động giáo
dục nói chung và dạy học nói chung (gọi tắt là giáo dục - dạy học) có cấu trúc
gồm các thành tố chủ yếu là mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện -
điều kiện, hình thức tổ chức, lực lượng giáo dục - dạy học và môi trường (tự
nhiên và xã hội).
Theo hướng tiếp cận này, để cho quá trình giáo dục nói chung và dạy
học nói riêng vận hành theo hướng phát triển thì phải tạo được sự cộng tác tối
ưu của lực lượng giáo dục - dạy học nhằm xác đúng các nguyên tắc, qui luật,
áp dụng hài hoà các phương pháp, tận dụng các phương tiện và điều kiện tổ
chức có hiệu quả các hình thức dạy học, tìm ra phương thức đánh giá, tìm ra
phương thức đánh giá kết quả giáo dục đáng tin và tận dụng các yếu tố của
môi trường (tự nhiên và xã hội). Trong sơ đồ trên phương tiện kỹ thuật dạy học
thể hiện rõ là mộtthành tố cơ bản mang tínhtất yếu để mang lại kết quả dạy học
và góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu dạy học.
Như vậy, dưới góc độ này phương tiện kỹ thuật dạy học nằm trong hệ
thống các thành tố, cấu trúc của quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy
học nói riêng.
* Từ mục đích và phương tiện giáo dục: Để thực hiện được mục đích
giáo dục nói chung và dạy học nói riêng thì cần có những phương tiện (nghĩa
rộng: không chỉ là những phương tiện vật chất kỹ thuật mà còn cả những vấn
đề thông tin và thể chế xã hội). Nó bao gồm 4 nhóm chủ yếu sau.
15
Nhóm 1: Đóng vai trò tiền đề, đó là các yếu tố thuộc về lĩnh vực thể
chế và quy định giáo dục và đào tạo. Các yếu tố này giúp cho chủ thể giáo
dục và chủ thể dạy học định hướng được mục đích nội dung, chương trình, kế
hoạch, phương pháp, hình thức, tổ chức, đánh giá kết quả giáo dục. Nó là
phương tiện tiền đề để thực hiện mục đích giáo dục - dạy học.
Nhóm 2: Đóng vai trò quyết định, đó là các yếu tố thuộc về lực lượng
giáo dục như: Cán bộ quản lí, chủ thể giáo dục, được sắp xếp thành bộ máy tổ
chức trường học (gọi là bộ máy tổ chức và nhân lực giáo dục). Lực lượng giáo
dục (yếu tố con người) quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục cho nên bộ
máy tổ chức và nhân lực giáo dục được xem là phương tiện quyết định mục
đích giáo dục - dạy học.
Nhóm 3: Đóng vai trò tất yếu, đó là các yếu tố về lĩnh vực tài chính,
phương tiện kỹ thuật dạy học được đầu tư vào hoạt động giáo dục (gọi chung
là nguồn tài lực và vật lực giáo dục). Đó là những vật chất và kỹ thuật mang
tính tất yếu để tạo ra sự phát triển chung của các thành tố khác. Cho nên
nguồn tài lực và vật lực giáo dục là phương tiện tất yếu để thực hiện mục đích
giáo dục - dạy học.
Nhóm 4: Đóng vai trò cần thiết, đó là các yếu tố về lĩnh vực thông tin
và môi trường giáo dục (gọi chung là hệ thống thông tin và môi trường giáo
dục). Để thực hiện mục đích giáo dục, lực lượng giáo dục cần có đủ thông tin
giáo dục và cần có môi trường giáo dục thuận lợi. Như vậy hệ thống thông tin
và môi trường giáo dục vừa là điều kiện vừa là điều kiện và vừa là phương
tiện cần thiết để thực hiện mục đích giáo dục - giáo dục.
Tiếp cậntheo quanđiểm này thì dễnhận thấy hơn về sự phát triển liên tục
của hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng bởi ý nghĩa: Mục đích
một hoạt động trong giai đoạn này lại có thể là phương tiện của giai đoạn sau.
16
Như vậy, ở góc độ này thì phương tiện kỹ thuật dạy học là một điều
kiện không thể thiếu thực hiện mục đích giáo dục có vị trí ngang hàng với các
phương tiện thực hiện mục đích giáo dục khác.
* Từ góc độ không gian và thời gian các hoạt động nhà trường: Phương
tiện kỹ thuật dạy học có vịtrí thường trực trongmọi hoạtđộngcủa nhà trường và
đặc biệt là trong hoạt động dạy học (con đường giáo dục cơ bản nhất để thực
hiện quá trình giáo dục tổng thể).
Từgóc độ nộidungvàphươngpháp giáo dục phươngtiệnkỹ thuật dạyhọc
là mộtbộ phậnkhôngthểthiếu được để thực hiện nội dung và thực hiện phương
pháp dạyhọc.Bởivì phươngtiện kỹ thuật dạyhọc chứađựngmột phần nội dung
giáo dục -dạyhọc vàcó tác dụnggiúp cho người dạy, người học lựa chọn và cải
tiến các phương pháp dạy học, thực hiện mục đích giáo dục - dạy học.
* Từ góc độ quá trình quản lí của Hiệu trưởng: Là cách phân chia theo
tập hợp các công việc cùng tính chất chuyên môn để thực hiện chức năng
quản lí cụ thể. Theo cách phân chia này, nhà trường có các hoạt động quản lí
chủ yếu như: quản lí chính sách, quản lí tổ chức, quản lí kế hoạch, quản lí
nghiệp vụ, quản lí nguồn nhân lực, quản lí cơ sở vật chất và thiết bị trường
học, quản lí thông tin và môi trường. Quản lí phương tiện tổ chức và giá trị
của tổ chức: Quản lí theo nhiệm vụ của tổ chức:
Như vậy, vị trí của phương tiện kỹ thuật dạy học là một quá trình quản
lí cơ bản của nhà trường (quản lí nguồn tài lực và vật lực nhà trường).
Do đó, để quản lí nhà trường phải thực hiện quá trình quản lí bộ máy tổ
chức và nhân lực, quá trình quản lí nguồn lực, tài lực và vật lực và quá trình
quản lực thông tin và môi trường giáo dục.
Sơ đồ cấu trúc của quá trình dạy học có các thành tố chủ yếu: Mục
đích; nội dung; phương pháp; hình thức; người dạy và người học; phương
tiện; kết quả. Trong đó phương tiện dạy học là điều kiện, công cụ để giúp các
17
thành tố khác đạt đến mục tiêu của mình. Các thành tố trên luôn tác động qua
lại lẫn nhau để tạo hiệu quả, chất lượng cho quá trình dạy học; và có thể nói,
phương tiện kỹ thuật dạy học thể hiện rõ là một thành tố cơ bản, mang tính
chất tất yếu để mang lại kết quả dạy học, góp phần quan trọng trong thực hiện
mục tiêu giáo dục – đào tạo.
Lí luận và thực tiễn dạy học ở các trường đã khẳng định: Thiết bị dạy
học là “mắt xích” để gắn kết các nhân tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp;
đồng thời nó là điều kiện để thực hiện nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với
hành, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Trong đó phương pháp dạy học và
phương tiện kỹ thuật dạy học tuy là hai mặt của quá trình dạy học, song luôn
gắn bó, tương tác; thiết bị dạy học là công cụ của phương pháp dạy học, nó
càng hiện đại, càng hỗ trợ tốt hơn cho phương pháp.
Phươngtiện kỹ thuật dạy học là nhân tố minh chứng khách quan cho việc
gắn lí luận với thực tiễn. Thực tế cho thấy, bất kỳ một hoạt động nào cũng luôn
đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động. Vì thế, phương tiện kỹ
thuật dạy học sẽtạo ra sựtoàn diện của hoạtđộng, đồngthời phát huy được tính
tíchcực, chủđộngvà sáng tạo của người học; góp phần to lớn vào việc cải tiến
và đổi mới phương pháp dạy học; là điều kiện rất cần thiết để người dạy và ng-
ười học thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ dạy học đặt ra, giúp sự phối
hợp hiệp đồng giữa các cơ quan, đơn vị được nhanh chóng và thuận tiện.
c. Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học:
Phương tiện kỹ thuật dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự
nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực
tiếp của chúng.
Phương tiện kỹ thuật dạy học giúp cụ thể hóa những sự việc, vấn đề
quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. Giúp
học viên nắm bài học sâu sắc hơn.
18
Phương tiện kỹ thuật dạy học làm sinh động nội dung học tập, nâng
cao hứng thú học tập, nâng cao lòng tin của người học vào khoa học.
Phương tiện kỹ thuật dạy học còn giúp người học phát triển năng lực
nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện
tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy,...), giúp người học hình thành cảm
giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của
thông tin chứa trong phương tiện.
Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp
giáo viên điều khiển được hoạtđộngnhận thức của người học, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập của người học được thuận lợi và có hiệu suất cao. Dễ dàng
quản lí người học trong quá trình thực hành.
Với các thiết bị dạy học tiên tiến, như hệ thống máy tính với sự kết nối
mạng cùng với các phần mềm tiên tiến, ví dụ như phòng máy tính Hiclass:
người giáo viên có thể gửi các yêu cầu cụ thể riêng biệt tới từng học viên, tiếp
nhận đối thoại trực tiếp song phương hay đa phương như học viên có thể gửi
trả lời công khai, các học viên khác cũng có thể trả lời trực tiếp, riêng rẽ trên
các máy tính khác nhau. Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên có thể
vẫn giám sát, quản lí hoạt động của các học viên để có thể đưa ra các nhận xét
đánh giá kịp thời và chính xác.
Các phương tiện nghe nhìn đa phương tiện, máy tính điện tử...được sử
dụng kết hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian trình bày, có độ chính xác cao mà
vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với học viên. Một số
phần mềm chuyên dụng dùng trong dạy học kỹ thuật (được chuyển giao hoặc
tự xây dựng, cải tiến ở Việt Nam) đang được sử dụng có hiệu quả.
Trong quá trình dạy học các chức năng của các phương tiện dạy học
phải thể hiện được sự minh hoạ, biểu diễn, sự tác động để đạt được mục đích
dạy và học đó là: Truyền thụ tri thức, hình thành kĩ năng, phát triển hứng thú
học tập, tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
19
Trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học đã hỗ trợ rất nhiều
cho công việc của giáo viên và giúp cho người học tiếp thu kiến thức một
cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát
huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt
động nhận thức của người học trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho
người học những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình
nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của ngời học tăng dần theo các cấp
độ của tri giác.
Khi đưa những phương tiện kỹ thuật vào quá trình dạy học, giáo viên
có điều kiện để nâng cao tính tíchcực, tính tư duy độc lập của người học và từ
đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành
kỹ năng, kỹ xảo của người học. Ngoài ra với các phương tiện kỹ thuật dạy học
hiện đại giáo viên có thể rút ngắn được thời gian giảng giải thuyết trình để tập
trung hơn vào rèn luyện phương pháp, kĩ năng cho người học.
d. Tính chất của phương tiện kỹ thuật dạy học
Tính đa dạng phức tạp: Thể hiện ở mặt phương tiện kỹ thuật dạy học có
nhiều loại hình, nhiều vật thể và thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau.
Tính thường trực và liên tục: Thể hiện ở chỗ phương tiện kỹ thuật dạy
học có mặt thường xuyên trong trường để phục vụ quá trình giáo dục - dạy
học, nó tồn tại lâu dài trong trường học.
Tính khoa học: Thể hiện ở chỗ phương tiện kỹ thuật dạy học đã chứa
đựng trong nó những tri thức lý luận và thực tiễn; mặt khác nó là một trong
những điều kiện tất yếu để tìm ra chân lý, các quy luật tự nhiên và xã hội.
Tính tiêu chuẩn: Phương tiện kỹ thuật dạy học được thiết kế, thi công
và sản xuất theo quy chuẩn phù hợp với tính sư phạm và các quy chuẩn đó
thường xuyên được nâng cao để thích ứng với các giai đoạn phát triển giáo
dục nhằm chuẩn hoá các hoạt động của nhà trường.
20
Tính hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế: Phương tiện kỹ thuật dạy
học giúp nâng cao mức độ kết quả quá trình giáo dục nói chung và dạy học
nói riêng; khi sử dụng đúng mục đích, tận dụng công xuất của mỗi loại
phương tiện kỹ thuật dạy sẽ mang lại hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế
trong hoạt động giáo dục - dạy học.
Tóm lại: Phương tiện kỹ thuật dạy học được xem như một điều kiện
quan trọng để thực hiện nhiệm vụ dạy học; vì vậy, việc quản lí và khai thác sử
dụng phương tiện kỹ thuật dạy học có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo trong các nhà trường quân đội.
Từ nghiên cứu ở trên tác giả quan niệm: Phươngtiện kỹ thuậtdạyhọc ở
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí là tập hợp những thiết bị kỹ thuật và
phương tiện dạy học mà người dạy và người học trực tiếp sử dụng trong dạy
học nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học trong nhà trường.
Đó là các trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùngdạy học; các thiết bị thí nghiệm,
thực hành; các loại vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự và khí tài huấn luyện chiến
đấu. Các phương tiện kỹ thuật dạy học bằng công nghệ thông tin, như các thiết
bịđa năng, các phươngtiện dùng cho giảng dạy lí thuyết, các phương tiện dùng
cho rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành và các phương tiện kỹ thuật dạy học
hiện đại khác.
đ. Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ
thuật Quân khí
Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát
huy, kết hợp, sửdụng, điều chỉnh, điềuphốicác nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài
lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục
đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Biện pháp là cách làm, cách giải quyết
một côngviệc cụthể củamột cánhân hay một tập thể đểđạt được hiệu quả hoạt
động. Trong một tổ chức để đạt được mục tiêu quản lí, các chủ thể quản lý sử
21
dụng các biện pháp để tác động vào khách thể quản lí để đạt được mục tiêu đã
xác định, đó là chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức mà mình quản lý.
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học là những tác động hợp quy luật
của chủ thể quản lí trường học đến những đối tượng quản lí có liên quan đến
lĩnh vực phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm làm cho các hoạt động của nhà
trường vận hành đạt tới mục tiêu.
Từ quan niệm trên, tác giả cho rằng: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy
học ở Trường Trung cấp Kỹ thuậtQuân khí là hệ thống những cách thức phát
huy vai trò bằng những tác động hợp quy luật của chủ thể đến những đối
tượng có liên quan nhằm thực hiện việc khai thá và sử dụng có hiệu quả
phương tiện kỹ thuật dạy học để đạt mục tiêu giữ vững và nâng cao chất
lượng GD-ĐT của Nhà trường.
Để quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quân khí có hiệu quả, các chủ thể quản lý cần có những cách thức, biện pháp
tác động vào phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm nâng cao khả năng khai
thác, sử dụng của phương tiện kỹ thuật dạy học nhưng vẫn bảo đảm tốt, bền,
an toàn và tiết kiệm.
Với vai trò là chủ thể: Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường; cấp uỷ, chỉ
huy các khoa giáo viên là chủ thể lãnh đạo, quản lí, thực hiện các chủ trương,
biện pháp nhằm quản lí có hiệu quảphương tiện kỹ thuật dạy học, các đồng chí
giáo viên, nhân viên quảnlí cơ sở vật chất, học viên là chủ thể trong việc quản lí,
khai thác sửdụng phươngtiện kỹ thuật hạy học. Để đạt được các mục tiêu dạy
học, huấn luyện đề ra, các chủ thể tiến hành đồng bộ các cách thức, biện pháp
quản lí phươngtiện kỹ thuật và sử dụng có hiệu quả trong quá trình đào tạo tạo
ra sự biến đổi nâng cao chất lượng đào. Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật
dạy học được thể hiện ở các nghị quyết lãnh đạo của Đảng uỷ nhà trường, của
cấp uỷ các khoagiáo viên; thông quaviệc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế
hoạch quản lí và sử dung. Phương tiện kỹ thuật dạy học. Cấp uỷ, chỉ huy các
22
khoa giáo viên là chủ thể trực tiếp nhất thực hiện các biện pháp quản lí và sử
dụng phương tiện kỹ thuật dạy học vào quá trình giáo dục, đào tạo.
Nằm trong sự thống nhất của hệ thống các nhân tố của quá trình dạy
học, phương tiện kỹ thuật dạy học ở nhà trường quân đội có vai trò to lớn đối
với quá trình nhận thức thông tin học tập, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề
nghiệp quân sự, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sư phạm của cả người
dạy và người học, nâng cao tính hiệu quả quá trình dạy học.
Phương tiện kỹ thuật dạy học được thể hiện: Đối với quá trình nhận
thức thông tin học tập: Nhờ có phương tiện kỹ thuật dạy học mang tính trực
quan như; các thiết bị mô phỏng, máy vi tính, phim ảnh, băng hình
v.v...không những giúp người học tri giác trực tiếp để nắm vững các sự kiện,
hiện tượng, các quá trình, mà còn giúp họ kiểm tra lại tính đúng đắn của các
kiến thức, lý thuyết, sửa chữa và bổ sung, đánh giá chúng nếu như chúng
không phù hợp với thực tiễn, đẩy mạnh các giai đoạn của các quá trình nhận
thức sự vật hiện tượng (từ trực quan đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn). Đồng thời nếu đa dạng các phương tiện kỹ thuật dạy
học, thì hoạt động nhận thức, lĩnh hội nội dung bài học của học viên sẽ diễn ra
ở nhiều kênh khác nhau, các giác quan được huy động ở mức độ tối đa để tiếp
thu kiến thức, hứng thú học tập tăng lên, sự tập trung chú ý được tăng cường,
người học dễ hiểu, dễ nhớ, nắm vững các đối tượng nhận thức trong cả trạng
thái “tĩnh” và “động”, cả quá trình hình thành, phát triển của sự vật, hiện
tượng; buổi học thêm sinh động hấp dẫn, gây ấn tượng sâu sắc, kích thích
nhận thức và tích cực hóa hoạt động trí tuệ của học viên và làm cho họ dễ
dàng tiến hành các quá trình phân tích, tổng hợp các hiện tượng để rút ra các
kết luận đúng đắn. Mặt khác, các thiết bị kỹ thuật còn có vai trò quan trọng
trong việc giúp người dạy – người học đi sâu nhận thức, nghiên cứu, khám
phá thế giới vi mô. Với các cơ quan cảm giác thông thường không thể quan
23
sát được các hiện tượng thực tiễn, nên họ phải dùng những công cụ “làm dài
thêm” các cơ quan cảm giác đó, cho phép mình đi sâu vào thế giới vật chất
nằm sau giới hạn tri giác của các giác quan thông thường. Do đó, nhờ các
phươngtiện dạy học hiện đại mà người học có khả năng phát hiện ra một số tính
chất của vật chất lớn hơn nhiều khi không sử dụng nó. Vì thế có thể nói: trong
qúa trìnhdạyhọc, việc nhận thức, nghiên cứukhám phá kiến thức môn học, luôn
luôn gắn liền với các phương tiện ký thuật dạy học, phương tiện càng hiện đại
hiệu quả nhận thức, nghiên cứu càng lớn.
Đối với việc rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự: Nhà
trường quân sự không những đào tạo những con người nắm vững lí thuyết
khoa học, mà còn phải giỏi thực hành nghề nghiệp quân sự tương lai “gắn lí
thuyết với thực hành” nếu không những hiểu biết của họ chỉ dừng lại ở mức
độ nhận thức lí thuyết, chưa thể tác động vào thực tiễn để tái tạo và cải tạo nó.
Nhận thức lí luận và vận dụng nó vào thực tiễn là hai mặt của quá trình nhận
thức, giữa chúng có khoảng cách nhất định, khoảng cách đó nếu không thông
qua những hoạt động thực hành thì học viên không thể vượt qua được...Bởi lẽ,
“cơ sở bên trong của hoạt động trí tuệ phải được xây dựng trên những hoạt
động thực tiễn bên ngoài. Qua hoạt động thực tiễn, cấu trúc của đối tượng
nhận thức và phương pháp hoạt động đối với chúng dần dần chuyển vào vỏ
não biến thành nhận thức cấu trúc của đối tượng và phương pháp hoạt động
trí tuệ đối với chúng, lôgíc hoạt động thực tiễn chuyển vào vỏ não biến
thành tư duy”...Do đó, qua quá trình thực hành, thực tập, thí nghiệm năng
lực nhận thức của học viên phải được chú trọng phát triển trong quá trình
dạy học.
Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học để rèn luyện kỹ xảo, kỹ
năng thực hành kỹ năng nghề nghiệp quân sự, sẽ góp phần tăng cường mối
liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn quân sự, giữa học với hành, nhà trường với
24
đơn vị, đẩy mạnh việc hoàn thiện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự cho
người học. Qua thực hành các phương tiện kỹ thuật dạy học những hứng thú
nhận thức của học viên được kích thích; khi tiếp xúc với thực tiễn (vật thật -
tình huống có thật...), tư duy của họ luôn được đặt trước các tình huống mới,
buộc họ phải suy nghĩ tìm tòi, phát triển trí sáng tạo. Mặt khác, qua thực hành,
đức tính kiên trì cẩn thận, chính xác, ý thức, tính kỷ luật được rèn luyện, tình
yêu nghề nghiệp được nảy nở, giảng đường, thao trường, bãi tập gắn liền với
chiến trường, nhà trường với đơn vị, góp phần chuẩn bị tốt bản lĩnh tâm lý cho
học viên, giúp họ có thể bước vào hoạt động nghề nghiệp quân sự một cách tự
tin sau khi ra trường.
Đối với lao động sư phạm của người dạy và người học: Sử dụng các
phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động sưphạm
của người dạy và người học. Người dạy sẽ có điều kiện trình bày bài giảng sâu
sắc, sinh độnghấp dẫn hơn, giảm nhẹ các thao tác sư phạm, rút ngắn được thời
gian, hiệu quả buổi học tăng lên. Đặc biệt có những bài học, môn học nếu
không có phương tiện kỹ thuật dạy học trợ giúp thì không thể huấn luyện được.
Ví dụ như: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại vũ khí, trang bị khí tài
chiến đấu...Đồng thời, khi các thiết bị kỹ thuật hiện đại được đưa vào nhà
trường sẽ mở ra khả năng to lớn cho dạy học;nó không chỉ cho phép thông báo
kiến thức một cáchchính xác, diễn cảm đồngthời cho số lượng học viên không
hạn chế, mà còncó thể điều khiển tối ưu quá trình học tập của từng người riêng
lẻ, làm cho chất lượng kiến thức truyền thụ và khả năng tíchcực hóa hoạt động
nhận thức của học viên tăng lên. Đó cũng là một trong những đặc điểm của quá
trình dạy học hiện đại ở đại học quân sự hiện nay.
Mặt khác, khi phương tiện kỹ thuật dạy học được đưa vào nhà trường, sẽ
làm thay đổiphong cáchtư duy của người dạy và người học. Sau khi ra trường,
học viên phải sống và hoạt động trong môi trường công nghệ thông tin hiện
25
đại, tiếp xúc thường xuyên với các loại phương tiện tiên tiến, kỹ thuật cao.
Phương tiện kỹ thuật dạy học thô sơ, với lối dạy học truyền thống kém hiệu quả
do việc truyền đạt bằng ngôn ngữ là chủ yếu như hiện nay.
Phương pháp làm việc của giáo viên và học viên sẽ thay đổi khi nhà
trường được trang bị các phương tiện hiện đại, do đó phong cách tư duy và
hành động của họ cũng được hiện đại hóa, đáp ứng với những đòi hỏi mà sự
phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đặt ra.
Đốivới tínhhiệu quảcủaquátrìnhdạyhọc:Học tập là một quá trình hoạt
động căng thẳng của tư duy. Muốn đạt tới mục đích dạy và học người dạy và
ngườiđềuphảitập dượtcáchtưduy, quathao táccáctrí tuệ, từnhậnbiết, so sánh,
phântích, tốnghợp, cụ thể hóa, trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng và quá trình.
Như vậy, việc sử dụng thường xuyên phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ làm tăng
hiệu quảquátrìnhdạyhọc,phù hợp với xu thế dạy học hiện nay là tích cực đưa
côngnghệ, phươngtiệndạyhọc hiện đạivào dạyvà học ở các cấphọcvàbậc học.
Hiện nay, khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, đã trở thành
động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới phương pháp dạy học thông
qua việc ứng dụng, sử dụng các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho bài giảng
nhằm giúp cho học viên dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ lâu; khơi dậy tính tích cực, sáng
tạo trong quá trình học tập; khắc phục được sự tụt hậu trong quá trình dạy
học. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức nhất
định về tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm Powerpoint, word, các
phần mềm mô phỏng hoạt động của súng pháo khí tài đạn dược như autocad,
3Dxmax, solid...và làm chủ được các phương tiện kỹ thuật hiện đại; có kỹ
năng chuyển hoá những nội dung khoa học cần thuyết trình, trao đổi… thành
các sản phẩm được kỹ thuật hoá bởi phần mềm Power point và các phương
tiện hiện đại khác một cách tốt nhất. Muốn vậy, không còn cách nào khác,
người giáo viên phải tích cực, chủ động trong quá rình tự học tập, tự nghiên
26
cứu thông qua hệ thống sách tự học tin học, thông qua đồng chí, đồng đội
xung quanh hoặc thông qua các buổi tập huấn do Khoa, Nhà trường tổ chức…
để nâng cao về trình độ công nghệ thông tin, nâng cao được các kỹ năng sử
dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Có nắm và sử dụng thành thạo các
phương tiện kỹ thuật mới giúp các giáo viên có thể thiết kế được bài giảng
Power point vừa đảm bảo được nội dung, kỹ thuật, tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo
tính khoa học, tính sinh động hấp dẫn và tính định hướng chính trị. Mặt khác
cũng giúp giáo viên sử lý một cách linh hoạt những thao tác kỹ thuật khi thực
hành giảng, không để phương tiện dạy học làm phân tán sự chú ý của người
học mà thực sự là công cụ để kích thích tư duy, huy động giác quan, tạo sự
hưng phấn trong học tập của học viên.
Cũng giống như việc thục luyện, thông qua bài giảng, giảng thử ở các
chuyên đề bài giảng thông thường, sau khi đã soạn xong các trang trình chiếu
cần phải chiếu lên màn ảnh rộng để kiểm tra, điều chỉnh và thục luyện. Chú
trọng công tác thục luyện, thông qua bài, giảng thử sẽ giúp giảng viên, nhất là
những giảng viên trẻ rèn luyện phương pháp, tác phong, bản lĩnh sư phạm khi
đứng trước học viên. Qua quá trình thục luyện, giảng thử, giảng viên sẽ tìm ra
được cách chạy chương trình sao cho đạt mức độ hợp lý tối ưu nhất, đồng thời
cũng phát huy được trí tuệ của tập thể trong đóng góp, bổ sung, chỉnh sửa và
có sự thống nhất trong bộ môn, khoa để bài giảng được hoàn thiện cả về nội
dung và phương pháp. Không những thục luyện giảng thử trước khi thông qua
bài mà đòi hỏi giảng viên phải phát huy vai trò, trách nhiệm, tâm huyết, tích
cực thục luyện giảng thử sau khi thông qua bài, sau mỗi lần giảng đều phải có
sự bổ sung, điều chỉnh, cập nhật thông tin mới cho bài giảng thêm phong phú,
sinh động.
Thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên nắm chắc nội dung nhưng khi thực
hành giảng bằng trình chiếu vẫn có sự va vấp nhất định, việc kết hợp giữa nói,
27
phân tích và sử dụng các slide chưa được ăn khớp do chưa thành thạo các kỹ
năng trình chiếu. Ngược lại có những giáo viên có kỹ thuật, kỹ năng sử dụng
vi tính tốt nhưng do thục luyện nội dung chưa nhuyễn cũng không phát huy
hết hiệu quả của các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Do vậy, thục
luyện, thông qua bài, giảng thử sẽ giúp cho người giảng viên nắm chắc, nhuần
nhuyễn nội dung, đồng thời sẽ khắc phục được những sự cố về lỗikỹ thuật, nâng
cao được kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học. Có như vậy bài giảng có sử
dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại mới thực sự cuốn hút người học.
Sửdụngcác phươngtiện kỹ thuật dạy học kết hợp với phương pháp dạy
học pháthuytínhtíchcực,độclập củangườilà xu hướng tất yếu củadạyhọc hiện
đại. Nhưng dùcác phươngtiệndạyhọc có hiệnđại đến đâu đi chăng nữa vẫn chỉ
là côngcụ, phươngtiệnđểhỗ trợ cho quátrình giảng dạy chứ không thể thay thế
hoàntoànvai trò củangườithầy, khôngthể thay thế hoàn toàn các phương pháp
khác. Đểphântích,làmrõ một khái niệm, một nội dung nào đó, ngoài việc trình
chiếu ra cònphảicó sựkếthợp với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của người thầy để
tác độngvào cảm súc, tình cảm, ý chí của người học; còn phải kết hợp với các
phương pháp khác: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở.
* Một số hạn chế việc đầu tư trang thiết bị dạy học:
Một số trang thiết bị dạy học đã quá cũ kĩ, lạc hậu chưa được sửa chữa,
bổ sung hay thay mới gây ra một số ấn tượng về tính khoa học và không theo
kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Các trang thiết bị dạy học mới được trang bị nhưng vẫn còn một số
chưa đồng bộ, đầy đủ hay còn thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ nên sử dụng
chưa đạt được hiệu quả cao.
Một số giáo viên chỉ coi máy chiếu là phương tiện thể hiện các nội
dung, là bảng viết sẵn mà chưa sử dụng nó thành nơi thể hiện các mô tả, minh
họa trực tiếp.
28
e. Phân loại phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm các nhóm sau:
Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học được sử dụng để giáo viên truyền
đạt, học viên lĩnh hội kiến thức, nó tác động lên các giác quan của người học,
để truyền tải thông tin dạy học đến họ. Khi sử dụng các phương tiện này, th-
ường phải kết hợp với các phương pháp của giáo viên như thuyết trình, diễn
giải..để định hướng việc tiếp nhận có hiệu quả tri thức môn học.
Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học được sử dụng để luyện tập kỹ
năng: Đó là các thiết bị kỹ thuật và phương tiện dạy học giúp người học tiếp
thu và rèn luyện hoàn thiện các kỹ xảo, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, sử
dụng thành thạo các vũ khí trang bị kỹ thuật, khí tài chỉ huy, chiến đấu và rèn
luyện thể lực, tâm lí. Trong nhóm này bao gồm các phương tiện dùng để
luyện tập kỹ năng, kỹ xảo cá nhân và dùng để luyện tập kỹ năng, kỹ xảo chỉ
huy, phối hợp hiệp đồng.
Nhóm phươngtiện kỹ thuật dạy học kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo của học viên đó là: Các thiết bị đo lường, các máy trắc nghiệm, máy đo
thể lực, tâm lí, trí tuệ…Các phươngtiện này thường dùngđể thu thông tin ngược
từ phía người học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học tự học: Đây là các phương tiện mà
người học sử dụng nó vừa để lĩnh hội kiến thức, vừa để tập luyện, hoàn thiện
các kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
bản thân.
f. Hệ thống phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ
thuật Quân khí bao gồm:
Hệ thống mô hình vũ khí, khí tài, đạn dược, trang bị cắt bổ, các thiết bị
mô phỏng, các mô hình mô phỏng hệ thống điện, cơ trong giảng dạy lí thuyết.
Hệ thống vũ khí, khí tài, đạn dược dùng trong huấn luyện hướng dẫn
học viên thực hành và tổ chức cho học viên ôn luyện.
29
Hệ thống thiết bịphân tích hoá nghiệm, thí nghiệm thuốc phòng, thuốc nổ.
Hệ thống thiết bị thử rung, xóc....của khí tài quang học.
Thiết bị kiểm tra bắn đạn thật thông qua máy bắn tập.
Hệ thống âm thanh tại các giảng đường. Phương tiện kỹ thuật nghe -
nhìn: Băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình ảnh, máy chụp ảnh số, máy quét ảnh,
máy chiếu đaphương tiện Projector, máy vi tính, radio, cassette, đầu video, đầu
CD, VCD, DVD, tivi, thiết bị kết nối, lưu trữ thông tin, các phần mềm dạy học
(như phần mềm kiểm tra đánh giá; phần mềm visual basic; phần mềm
Microsoft power point; Hệ thống phần mềm mô phỏng công dụng, cấu tạo,
chuyển động, sử dụng vũ khí, khí tài, đạn dược như autucad, solid, 3dxmax...;
các phần mềm bổ trợ; các chương trình giảng dạy qua CD - ROM.
1.2. Mục tiêu, nội dung quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
Nói đến mục tiêu quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học là nói đến việc
quản lý phươngtiện kỹ thuật dạy học phải đạt được những kết quả với mức độ
như thế nào, hoặc nóicách khác là trạng thái của hoạt động quản lý này như thế
nào. Mục tiêu tổng thể của hoạtđộngquảnlý phươngtiện kỹ thuật dạy học gồm:
Một là: Đảm bảo hiệu lực các chế định trong ngành và liên ngành về
quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu bổ (sửa chữa) và bảo quản
phương tiện kỹ thuật dạy học một cách phù hợp nội dung, chương trình, kế
hoạchvà xu hướng cảitiến phương pháp dạyhọc đốivới từng cấp học, bậc học.
Hai là: Phát triển bộ máy tổ chức và nhân lực (thiết lập bộ máy quản lí,
nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ) và điều hành có hiệu
quả đội ngũ nhân lực tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sửa chữa
và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá
nhà trường.
30
Ba là: Thu thập và xử lý chính xác các thông tin giáo dục- dạy học (cập
nhật được mục đích nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp dạy học,
của từng môn học trong từng cấp học, bậc học) và cập nhật từng thông tin về
tiến bộ khoa học- công nghệ được vận dụng vào công nghệ thiết kế, xây dựng
và sản xuất phương tiện kỹ thuật dạy học. Đồng thời tạo được môi trường
giáo dục thuận lợi nhất nhằm huy động cộng đồng và xã hội vào việc tăng
cường phương tiện kỹ thuật dạy học cho nhà trường.
Nội dung quản lí đối với lĩnh vực phương tiện kỹ thuật dạy học bao
gồm những mặt sau:
Một là: Quản lí việc thực hiện các chế định của ngành và của liên
ngành về quản lý, phương tiện kỹ thuật dạy học.
Hai là: Quản lí bộ máy tổ chức và nhân lực nhà trường trong việc thực
thi xây dựng mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo phương tiện kỹ thuật dạy học
phù hợp với yêu cầu nội dung, đổi mới chương trình và phương pháp giáo
dục- dạy học.
Ba là: Quản lí nguồn tài lực và vật lực (trong đó chủ yếu là tài chính)
về lĩnh vực mua sắm, trang bị, bổ sung, tu sửa và bảo quản phương tiện kỹ
thuật dạy học. Cập nhật thông tin mới về phương tiện kỹ thuật dạy học.
Bốn là: Quản lí việc khai thác phương tiện kỹ thuật dạyhọc phải bảo đảm
tính an toàn về mọi phương diện (hạn chế hư hỏng, mất mát, không có hiện
tượng cháy nổ...), bảo đảm tính bí mật cao nhất.
Năm là: Quản lí việc cập nhật thông tin mới về phương tiện kỹ thuật
dạy học về mục đích, nội dung và chương trình giáo dục- dạy học; đồng thời
quản lý việc tạo dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng và xã hội để
huy động và trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học.
Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của
phương tiện trực quan mới giải quyết được như việc mô phỏng công dụng,
31
cấu tạo, chuyển động thực hiện phát bắn của các chi tiết bên trong của vũ khí:
khí tài, đạn dược; sự phản ứng hóa học của thuốc phóng, thuốc nổ...Người
học rất cần được trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp, thao tác quan sát,
nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể. Nghĩa là nguyên
lý học đi đôi với hành lúc nào cũng có giá trị thực tiễn cao.
Để học tập tích cực, cần phải học tập theo phương pháp tự khám phá,
tự chứng minh kiến thức, lý giải chặt chẽ và tường minh các phương pháp
nghiên cứu, đồng thời thể hiện rõ các kỹ năng của người học, thì các phương
tiện kỹ thuật dạy học có vai trò và tiềm năng to lớn.
Yêu cầu trực quan cao trong việc quan sát, trình diện, vận hành theo cơ
chế và cấu trúc của một hoạt động cần đến việc mô phỏng trừu tượng trong tư
duy và chínhviệc đó cầncó sự"giúp đỡ'' củaphương tiện kỹ thuật dạy học cho
phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu. Mặt
khác các nộidungphải được mô hình hoá, khái quát hoá thành những mẫu hình
cụ thể mà người học trực quan được. Như vậy, phương tiện kỹ thuật dạy học
cho phép thực hiện "nguyên tắc trực quan " trong dạy học rất quan trọng trong
các trườngnghề, góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng
cơ bản như: Tínhchínhxác; tính khoa học; tính thực tiễn, vận dụng được; tính
chuyển hoá; tính tổng hợp; tính bền vững; tính hệ thống.
Hệ thống phương tiện kỹ thuật dạy học dạy học có vai trò quan trọng
đặc biệt trong khả năng xây dựng, hình thành củng cố hệ thống hoá, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn.
Trong phương tiện kỹ thuật dạy học có các phương tiện kỹ thuật như
máy chiếu quang học, máy tạo khuyếch đại âm thanh, hình ảnh, máy lưu giữ
và tái hiện thông tin, vốn chứa đựng những tiềm năng sư phạm to lớn trong
việc hỗ trợ tích cực giảng dạy học tập.
32
Hiện tại đã có nhiều phương tiện kỹ thuật mới được ứng dụng trong
dạy học, giáo dục đặc biệt là việc vận dụng thông tin nói chung và tin học nói
riêng. Với sự tác động nhanh chóng của khoa học và công nghệ phương tiện
kỹ thuật dạy học được sử dụng trong trường học ngày càng nhiều sẽ làm thay
đổi một cách căn bản về mặt phương pháp và làm cho quá trình giáo dục -
dạy học sinh động và hiệu quả hơn.
Phương tiện kỹ thuật dạy học cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng
một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như:
Tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không phải làm giảm chất lượng thông
tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những
"vùng cộng tác" giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành,
củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo tay chân,
bồidưỡng khả năng tự học, tựchiếm lĩnh tri thức, tạo ra sựhứng thú lôi cuốn khi
học tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến hình thức lao động sư phạm, tạo khả
năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động dạy học.
1.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động quản lí phương tiện kỹ
thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
1.3.1. Nhân tố khách quan
Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng đánh giá:“Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn,
thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái
kinh tế toàn cầu, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt
được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
của Đại hội X; ứng phó có kết quả trước những diễn biến phức tạp của kinh tế
thế giới và trong nước; cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế
tăng lên. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị xã hội ổn
33
định; quốc phòng an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững...”. Đây là những thành tựu tạo đà cho sự
phát triển đất nước bền vững, tạo điều kiện đầu tư các nguồn lực cho việc xây
dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
trong đó có sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
dạy học cho các nhà trường quân đội đáp ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực cho toàn quân thời kỳ mới.
Sự phát triển khoa học công nghệ quân sự: Trước sự phát triển như vũ
bão của cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu, ngành khoa học công nghệ
quân sự đã có những phát triển vượt bậc, đã có nhiều phát minh, sáng chế, chế
tạo các loại vũ khí, khí tài, thiết bị quân sự, các ứng dụng mô phỏng đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật và hiệu quả sử dụng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc
trang bị, đầu tư cho nhà trường làm phươngtiện giảng dạythực hành sátvới điều
kiện thực tế chiến đấu, giúp người học sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ trước
những phươngtiện chiến đấuhiện đại. Khoa học côngnghệ quân sựđãgóp phần
từng bước hiện đại hóa các nhà trường quân đội bằng những phương tiện kỹ
thuật hiện đại.
Sựđầu tư ngân sáchcủaBộ Quốc phòng đối với nhà trường: Từng bước
hiện đại hóanhà trường quân độilà phương hướng, quan điểm chỉ đạo của Quân
ủy Trungương và Bộ Quốc phòng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây Bộ
Quốc phòngluônquan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học
cho các nhà trường. Nhìn chung, “một số học viện nhà trường từng bước được
đầu tư chiều sâu, hiện đạihóa trang thiết bị dạyhọc. Songso với yêu cầu thực tế
còn khá nhiều bất cập, ngân sách trang bị thường xuyên cho GD - ĐT còn hạn
hẹp. Hàng năm, Bộ Quốc phòngmớichỉ bảo đảm tăng từ 2 - 3% ngân sách đầu
tư cho trang thiết bị dạyhọc (khoảng 20 tỷ đồngcho tấtcả các trường) nên nhiều
trường mới nâng cấp được mộtsố trang thiết bịcơ bản, cơ sở và một số trang bị
34
dùng chung, chưa có điều kiện đầu tư chuyên sâu, chuyên ngành và xây dựng
phần mềm dạy học; vũ khí, khí tài mới còn thiếu và không đồng bộ, lạc hậu so
với đơn vị”. Chính vì vậy, sự đầu tư ngân sách của Bộ Quốc phòng có ảnh
hưởng rất lớn đến công tác phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.
Nhiệm vụ GD-ĐT của nhà trường và yêu cầu nâng cao chất lượng GD-
ĐT, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội thời kỳ mới: Đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là trách nhiệm to lớn của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp,
đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Xuất phát từ đặc
điểm đào tạo ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí là đào tạo đội ngũ nhân
viên chuyên môn kỹ thuật, thợ sửa chữa, thủ kho trong ngành quân khí cho
toàn quân. Nhà trường quân đội luôn gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học,
gắn nhà trường với đơn vị và thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”
đảm bảo cho học viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ khả năng đảm nhiệm các
chức vụ ban đầu theo tổ chức, biên chế của quân đội, tạo cơ sở nền tảng cho
họ phát triển được trong tương lai. Để thực hiện được vấn đề này, đòi hỏi
công tác đầu tư phát triển các phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ nâng cao
chất lượng dạy học và GD - ĐT là rất cần thiết.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Nhận thức về vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học của các lực
lượng trong nhà trường và cấp trên đối với chất lượng dạy học của nhà
trường: Để các phương tiện kỹ thuật dạy học được phát triển thì việc nhận
thức vị trí vai trò của các phương tiện kỹ thuật dạy học đối với quá trình dạy
học là một vấn đề vô cùng quan trọng, có nhận thức đúng thì mới có quan
điểm đúng trong việc đầu tư phát triển. Vì vậy, các lực lượng chức năng trong
35
nhà trường phải nhất quán quan điểm thường xuyên quan tâm chăm lo đầu tư
mua sắm trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ ngày càng tốt hơn
cho quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường. Phương tiện càng hiện đại,
càng đầy đủ thì chất lượng dạy học ngày càng cao. Đặc biệt với nhiệm vụ đào
tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị trong toàn quân có
khả năng ứng phó với chiến tranh hiện đại công nghệ cao trong mọi tình
huống, thì việc trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ cho quá
trình đào tạo sát thực tế là một tất yếu. Vì vậy, sự đầu tư đến đâu, trang bị đến
đâu phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các chủ thể quản lý cũng như các cơ
quan chức năng trong nhà trường cũng như các cơ quan chức năng cấp trên.
Nội lực của nhà trường đầu tư cho phương tiện kỹ thuật dạy học: Khả
năng, tiềm lực của nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, với
điều kiện nguồn tài chính, ngân sách có hạn, trong khi đó phải chi phí cho
nhiều các lĩnh vực khác, đo đó phải cân đối hài hòa các nguồn lực và đầu tư
có trọng tâm trọng điểm, đầu tư đến đâu, chắc đến đó, phải bảo đảm tính đồng
bộ, tiên tiến, hiện đại, đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại.
Cơ chế tổ chức, điều hành của hệ thống trong quản lí, khai thác, sử
dụng phương tiện kỹ thuật dạy học ở nhà trường: Cơ chế tổ chức, điều hành
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện, nếu cơ chế đúng, phù hợp với
thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng
và bảo đảm phương tiện kỹ thuật dạy học và ngược lại nó có thể gây hậu quả
và ảnh hưởng không tốt.
Các nội quy, quy trình thực hiện và quy định trong quản lí phương tiện
kỹ thuật dạy học: Để sự phát triển được đúng hướng, đòi hỏi cần phải ban
hành những nội quy, quy định rõ ràng theo đúng các văn bản quy định hướng
dẫn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng cho công tác đầu tư, mua sắm, trang bị
theo đúng kế hoạch đã xác định, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan,
36
đơn vị trong việc phối hợp thực hiện. Phải có những nội quy, quy định mới
làm căn cứ trong việc tổ chức thực hiện và tạo hướng mở trong việc khai thác
các nguồn lực từ nhiều hướng khác nhau.
Trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên trong quá trình quản lý, khai
thác, quản lý sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học: Đội ngũ cán bộ, nhân
viên quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc sử dụng, phát huy hiệu
quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có của nhà trường. Họ là trợ giáo,
hướng dẫn thực hành, là nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm công tác quản
lý vận hành, bảo quản. Vì vậy, phải đòi hỏi đủ về số lượng và trình độ khả
năng làm tốt công tác này, nhất là khai thác, sử dụng các phương tiện kỹ
thuật dạy học mới, hiện đại. Phải hiểu rõ tính năng, tác dụng, đặc điểm và
điều kiện hoạt động của phương tiện để có kế hoạch bố trí, sắp đặt và bảo
quản đúng yêu cầu; trong quá trình khai thác phải tuân thủ đúng quy trình,
đúng thao tác, góp phần phát huy hiệu quả của phương tiện và sử dụng được
lâu dài. Việc đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ, khả năng khai thác sử dụng của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Sử
dụng và trang bị phải kết hợp chặt chẽ với nhau, có như vậy mới phát huy
được hiệu quả đầu tư.
Sự chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý: Đây là nhân tố quan trọng
đảm bảo cho quá trình phát triển đúng theo kế hoạch đã đề ra. Đòi hỏi các cấp
quản lý phải nắm chắc các chế định, chế tài, các văn bản mang tính pháp lý để
điều hành một cách khoa học, đạt hiệu quả, tránh được thất thoát, lãng phí.
Đồng thời phải nắm chắc nhu cầu, tổ chức chỉ đạo việc đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm, quản lý chặt chẽ từng khâu, từng bước và cả quá trình.
Qua kết quả điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi đối với cán bộ, giáo
viên và học viên cho thấy: yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến
phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường là sự đầu tư ngân
37
sách của Bộ Quốc phòng đối với nhà trường (chiếm đa số) sau đó đến nhiệm
vụ GD-ĐT của từng nhà trường và yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT, xây
dựng đội ngũ cán bộ quân đội thời kỳ mới. Các yếu tố chủ quan có nhiều ảnh
hưởng hơn là nội lực của các trường đầu tư cho phương tiện kỹ thuật dạy học
; nhận thức về vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học của các lực lượng
trong nhà trường cũng như sự chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý và các
nội quy, quy trình thực hiện trong đầu tư phát triển được cán bộ, giáo viên và
học viên cho rằng những nhân tố này có ảnh hưởng nhiều đến phát triển
phương tiện kỹ thuật dạy học.
Tóm lại, từ những nhân tố khách quan và chủ quan trên chúng tôi cho
rằng: quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học trong
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí là quá trình tác động cần có định
hướng, có tổ chức dựa trên những thông tin về tình hình phương tiện và đặc
thù hoạt động quân sự, nhằm đảm bảo cho việc quản lí các phương tiện kỹ
thuật dạy học cả số lượng và chất lượng thông qua việc đầu tư, mua sắm,
quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản phù hợp với mục tiêu của nhà trường;
phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường bị chi phối ảnh hưởng bởi
những nhân tố khách quan, chủ quan; do đó cần phải tính đến các nhân tố đó
để phát triển ngày càng có hiệu quả hơn.
1.4. Thực trạng sử dụng, quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học
ở trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
Để có cơ sở thực tiễn giúp cho việc đề xuất các biện pháp phát triển
phươngtiện kỹ thuật dạyhọc ở TrườngTrung cấp Kỹ thuật Quân khí, tác giả đã
tiến hành thực hiện một số phương pháp điều tra sau:
1.4.1. Hiệu quả việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học
Trong quá trình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quân khí cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học, dần đáp
38
ứng với nhu cầu phát triển quy mô đào tạo của nhà trường: Đến nay nhà
trường đào tạo 6 chuyên ngành chuyên ngành Trung cấp chuyên nghiệp, đào
tạo 6 chuyên ngành chuyển cấp , chuyển loại và 5 chuyên ngành thợ sửa chữa.
Nhà trường đã chọn đội ngũ đồng thời bồi dưỡng những cán bộ phụ
trách có khả năng am hiểu về tính năng và tác dụng của các phương tiện kỹ
thuật dạy học. Nhà trường đã mở những lớp bồi dưỡng về công nghệ thông
tin, mở lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin cho
đội ngũ giáo viên, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với phương tiện kỹ thuật
dạy học, nhất là phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn về tính năng và tác
dụng của các phương tiện kỹ thuật dạy học; đồng thời hướng dẫn sử dụng
theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Các khoa, tổ chuyên môn, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương
tiện kỹ thuật dạy học (cụ thể là yêu cầu bắt buộc đối với người dạy sử dụng
các phương tiện kỹ thuật dạy học đã có; mặt khác cần thông qua tổ chuyên
môn để thảo luận và thống nhất quy định đối với người dạy phải sử dụng các
phương tiện kỹ thuật dạy học cần thiết nào cho từng tiết giảng, từng môn
học); nhất thiết không được dạy chay.
a.Việc bảo quản, bảo dưỡng
Trong những năm qua, nhất là 3 năm trở lại đây trong giai đoạn đầu tư
trang thiết bị trường học của nhà nước đối với các nhà trường quân đội giai
đoạn 2011 - 2015 được sự quan tâm của trên, nhà trường đã đầu tư nâng cấp 6
phòng học chuyên dùng, 8 phòng học phổ thông, các phòng học đã được đầu
tư nâng cấp trang thiết dạy học, đã sửa chữa 20 mô hình học cụ, nghiên cứu 5
đề tài cấp ngành và hàng chục sáng kiến cấp cơ sơt về mô phỏng hoạt động
của vũ khí, khí tài, đạn dược, các thiết bị cơ khí, nâng cấp hàng chục chuyên
đề thành sáng kiến.
39
Nhà trường đã triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý dạy và học. Hiện nay trường đã có 2 phòng máy vi tính (60
máy) được nối mạng LAN, lập dự án nâng cấp những trang thiết bị đã lạc
hậu. Hệ thống máy tịnh được trang bị đến đầu mối các phòng, khoa, bộ
môn, tiểu đoàn.
b. Việc quản lý việc bảo quản
Nhà trường đã mời chuyên gia hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng
qui trình vận hành và thời gian sử dụng của mỗi loại phương tiện kỹ thuật dạy
học cho người sử dụng để tránh hỏng hóc và mất an toàn.
Cất giữ các phương tiện kỹ thuật dạy học theo đúng tiêu chuẩn đã định
ra của các nhà sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng,…)
Thường xuyên bảo dưỡng (lau chùi, tra dầu mỡ, sấy nóng, hút bụi
và chạy bảo dưỡng,…). Thực hiện nghiêm chế độ ngày, giờ kỹ thuật theo
quy định…
1.4.2. Thực trạng về đầu tư trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học
Phương tiện kỹ thuật dạy học có vai trò quan trọng tác động trực tiếp
vào chất lượng của quá trình dạy học, nên khi đánh giá cần xem xét đủ cả hai
mặt chất lượng và số lượng các phương tiện của nhà trường.
a. Về số lượng phương tiện kỹ thuật dạy học
Kết quả trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên cho
thấy: các phươngtiệnkỹ thuậtdạyhọc củanhàtrườngnhìnchunglà mới đảmbảo
nhu cầu tối thiểu trong đầu tư. Về tài liệu cập nhật thông tin mới như băng đĩa,
phầnmềm dạyhọc;các loại máy tính, hệ thống âm thanh, loa đài tương đối đầy
đủ(có khoảng80,17đếnhơn85% cánbộ, giáo viên, học viên đánhgiá ở mức đầy
đủ). Song về các thiết bị mô phỏng, vũ khí, khí tài, vũ khí cắt bổ, phương tiện
phòng thí nghiệm, hệ thống máy chiếu, hệ thống kiểm tra, thực hành...
40
b. Về chất lượng phương tiện kỹ thuật dạy học
Qua nghiên cứu kết quả cho thấy chất lượng các phương tiện kỹ thuật
dạy học ngày một tốt hơn, tiện íchhơn, song cơ bản chưa thực sự đáp ứng nhu
cầu phát triển của nội dung, yêu cầu học tập hiện nay. Nhiều loại phương tiện
kỹ thuật đã cũ, đã được cấp từ lâu, tính đồng bộ hạn chế do vậy khó khăn cho
công tác khai thác sử dụng.
Về hệ thống vũ khí, trang bịcắtbổ hoặc mô hình hóa dùng trong dạy học
thực hành cơ bản các đối tượng đánh giá mức độ khá tốt trở lên, còn (18,25%
cán bộ, giáo viên, 20,5% học viên) đánh giá ở mức trung bình. Các thiết bị thực
hành, mô phỏng chiến đấu của các loại pháo, mô phỏng hoạt động của các bộ
phận củasúng pháo khí tài...có nhiều ý kiến đánh giá khá tốt trở lên( 87,5% cán
bộ, 88,75% giá viên, 88,33% học viên), số còn lại là trung bình. Các mô hình,
thiết bị luyện tập, kiểm tra huấn luyện ngoài các ý kiến đánh giá chất lượng khá
tốt trở lên, còn số đánh giá ở mức trung bình của các đối tượng cũng tương
đương nhau (12,5% cán bộ, 13,75% giáo viên, 11,67% học viên). Về các dụng
cụ thí nghiệm, hóa chất, thuốc nổ chất lượng cũng cơ bản khá tốt trở lên, song
còn12,5% cánbộ, giáo viên và học viên đánh giá ở mức trung bình, thậm chí có
1,25% cán bộ và giáo viên đánh giá ở mức yếu. Tài liệu cập nhật thông tin mới
như băng đĩa, phầnmềm dạy học chấtlượng đảm bảo tốt, song cũng còn ở mức
độ nhất định, có 16,25% cán bộ, giáo viên và 14,17% học viên đánh giá ở mức
trung bình. Về chất lượng hệ thống âm thanh đảm bảo cho quá trình dạy học
cũng còn 33,75% cán bộ, giáo viên, 32,5% học viên đánh giá ở mức khá,
13,75% cán bộ, giáo viên, 10,84% học viên đánh giá ở mức trung bình. Về hệ
thống máy tính, máy in, máy scan chất lượng cũng còn hạn chế hơn cả, có
15% cán bộ, 13,75% giáo viên, 14,17% học viên đánh giá ở mức trung bình.
Về các thiết bị nghe nhìn cũng cần phải nâng cao hơn nữa, có 41,25% cán
bộ, 40% giáo viên, 41,67% học viên đánh giá ở mức trung bình và khá. Các
41
loại thiết bị khác nhìn chung chất lượng đảm bảo tốt, tuy nhiên tính đồng bộ
và chất lượng cũng còn hạn chế, còn 15% cán bộ, 13,75% giáo viên, 15,83%
học viên đánh giá ở mức trung bình. Từ kết quả trên cho thấy còn nhiều loại
phương tiện chất lượng chưa cao. Vì vậy, các nhà trường cần có chế độ
chính sách cũng như kế hoạch đầu tư nâng cấp về chất lượng phương tiện kỹ
thuật dạy học một cách khoa học, hợp lý. Đồng thời tăng cường các hoạt
động bảo trì, bảo dưỡng một cách thường xuyên.
1.4.3.Thựctrạng việcquản lý, khaithác, sử dụng phươngtiện kỹthuật
dạy học
a. Đánh giávềhiệu suấtsửdụng cácphươngtiện kỹ thuậtdạyhọc ởnhà
trường. Mục đích là đánh giá được hiệu suất sử dụng các loại phương tiện kỹ
thuật dạy học hiện có, thể hiện ở số lần sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học
trongmột khoảng thời gian (học kỳ, năm học) xét theo từng loại so với yêu cầu
giảng dạymôn học đãquy định trong chươngtrình và kế hoạch dạy học. Đây là
chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy
học. Quakết quả phiếu trưng cầuý kiến cho thấy: Cơ bản phần lớn cán bộ, giáo
viên, học viên đánh giá hiệu suất sửdụng ở mức tốt và khá; còn 18,50% cán bộ,
17,50% giáo viên, 19,50% học viên đánh giá ở mức trung bình; một số ít đánh
giá ở mức yếu. Kết quảtrên cho thấy hiệu suấtsử dụngcác phương tiện kỹ thuật
dạy học còn hạn chế rất nhiều, cần phải có kế hoạch cụ thể đối với việc tăng
cườngtần suất và hiệu quảsử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá
trình dạy học.
b. Đánh giá về tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của đội
ngũ giáo viên
Trước hết đánh giá về mức độ thành thạo của giáo viên trong sử dụng
phương tiện kỹ thuật dạy học là xét theo kỹ năng sử dụng của giáo viên và
học viên trong quá trình sử dụng. Xem trình độ sử dụng có được nâng cao
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật
Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật

More Related Content

What's hot

Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Sử dụng phối hợp các phương tiện trong dạy học địa lí 11
Luận văn: Sử dụng phối hợp các phương tiện trong dạy học địa lí 11Luận văn: Sử dụng phối hợp các phương tiện trong dạy học địa lí 11
Luận văn: Sử dụng phối hợp các phương tiện trong dạy học địa lí 11
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu sốLuận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
 
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
 

Similar to Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật

Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
Shinji Huy
 

Similar to Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật (20)

LV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuật
LV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuậtLV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuật
LV: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường trung cấp kỹ thuật
 
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuậtQuản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
 
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
LV: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tí...
 
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc LiêuLuận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
 
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đLuận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
 
Biện Pháp Qu Ản Lý Ph Ương Tiện Dạy Học Tại Trường Đại Học Kiến Trúc Đà N Ẵng...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ph Ương Tiện Dạy Học Tại Trường Đại Học Kiến Trúc Đà N Ẵng...Biện Pháp Qu Ản Lý Ph Ương Tiện Dạy Học Tại Trường Đại Học Kiến Trúc Đà N Ẵng...
Biện Pháp Qu Ản Lý Ph Ương Tiện Dạy Học Tại Trường Đại Học Kiến Trúc Đà N Ẵng...
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà NộiĐề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Luận văn: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Kỹ thuật

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM VĂN THỤY BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM VĂN THỤY BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT 11 1.1 Cơ sở lý luận quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 11 1.2 Mục tiêu, nội dung quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 29 1.3 Những nhân tố tác độngđếnhoạtđộngquản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 32 1.4 Thực trạng sử dụng, quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 37 Chương 2 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT HIỆN NAY 52 2.1 Yêu cầu trong xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật hiện nay 52 2.2 Hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay 56 2.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 85
  • 4. 4 Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n ViÕt ®Çy ®ñ lµ ViÕt t¾t Cán bộ giáo viên CBGV Cơ sở vật chất CSVC Giáo dục-Đào tạo GD-ĐT Phương tiện kỹ thuật dạy học PTKTDH Trang bị trường học TBTH Trung học phổ thông THPT
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùngvới quátrìnhđổimớicảvề nội dungvà phươngpháp giáo dục - đào tạo vớinhiều mô hình, biệnpháp khác nhaunhằm mở rộngquimô, nâng cao tính tíchcựctrongdạyvàhọc mộtcáchtoàndiện, giúp người học hướng tới việc học tập chủđộng, chốnglạithóiquenhọc tập thụđộngthì quátrìnhđổimớihoạtdộng giáo dục -đào tạo còngắnvớisựpháttriển của khoa học kỹ thuật và đáp ứng sự pháttriển văn hoá- xã hội. Muốnvậy cầnphảiđổimớiđồngbộ cácthànhtố trong cấutrúc quátrìnhdạyhọc,trongđó phươngtiệnkỹ thuật dạy và học là một thành tố rất quan trọng. Luật Giáo dục năm2005 và sửađổinăm 2009 đãghi rõ:Mục tiêu giáo dục là đào tạo ngườiViệt Nam pháttriển toàndiện có đạo đức,trithức sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành vớilí tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hìnhthành và pháttriển nhân cáchphẩmchất và năng lực của công dân đáp ứng vớiyêu cầucủasựnghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, trongChiến lược phát triển GD-ĐT giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ:Tiếp tục côngtác xâydựngcơ sở vậtchấtnhàtrườngtheo hướng kiên cố hoá, đảmbảo yêucầunâng cao chấtlượng giáo dục. Vậy, vấn đề quản lí phương tiện kỹ thuật dạyhọc tạo bướcchuyểnbiếncơ bảntrongquảnlí giáo dục và nâng cao chấtlượng giáo dục, thúc đẩybướcchuyểnbiếnsựnghiệp giáo dục pháttriển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học có vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD-ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường, sẽ đem lại bộ mặt mới cho giáo dục nói chung và dạy học nói riêng trong xã hội hiện đại. Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học là quản lí một trong những thành tố của quá trình dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học là một điều kiện rất quan trọng để
  • 6. 4 đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho nhà trường còn hạn chế ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Thực tế ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí - Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, hệ thống cơ sở vật chất thiết bị trường học mà đặc biệt là phương tiện kỹ thuật dạy học có mặt chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy và học của nhà trường. Hầu hết trang thiết bị do trên đầu tư nên cũng có nhiều vấn đề bất cập tiếp tục phải giải quyết như: Kinh phí ít, bổ sung thiết bị trường học không được thường xuyên, không đồng bộ chưa đủ chủng loại, vũ khí trang bị một số chủng loại chưa được đầu tư so với ở đơn vị…Mặt khác, quan điểm của giáo viên về việc sử dụng mô hình học cụ một số còn hạn chế, họ ngại sử dụng vì nó cồng kềnh, việc sử dụng trang thiết bị trình chiếu chưa được thường xuyên vì phải đầu tư nhiều thời gian sưu tầm tài liệu, biên soạn bài giảng trình chiếu...Vì vậy, việc sử dụng thiết bị trường học và ứng dụng vào phương pháp dạy học còn hạn chế. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn “Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên. Lịch sử phát triển giáo dục, các quốc gia muốn phát triển bền vững thì vấn đề quan trọng thì phải tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục; trongđó có sự quan tâm rất lớn đến sự phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học
  • 7. 5 nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, các nhà khoa học đãđầu tư nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau và đã ra những kết luận có giá trị về lí luận và thực tiễn của phương tiện kỹ thuật dạy học. Từ thời Phục Hưng, nhiều nhà giáo dục tiên phong đã đưa ra các quan điểm về phươngpháp dạy học tíchcực. Theohọ để giúp học sinh nắm vững các vấn đề học tập cần sử dụng phương tiện trực quan. J.A.Komenxki (1592-1670) nhà giáo dục lỗi lạc người Séc đánhgiá rất cao vai trò của phương tiện dạy học, ông cho rằng “trực quan là nguyên tắc vàng ngọc”. Ông yêu cầu trong dạy học giáo viên phải sử dụngcác phương tiện trực quan để người học huy động tất cả các giác quan vào việc tri giác tài liệu, nhờ đó mà nâng cao khả năng nhận thức. Theo V.I.Lênin, quyluật nhận thức củaconngười là “từtrực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng, từ tư duytrừu tượngđến thực tiễn”. Lí thuyết về dạy học trực quan đãphát triển cùng với các lĩnh vực khác, từ đó giúp chúng ta nhận định đ- ược vai trò của phương tiện - thiết bị trực quan trong quá trình dạy học, giúp người học lĩnh hội được cả bản chất sự vật hiện tượng dễ dàng hơn. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế đã đem đến cho Việt Nam những kinh nghiệm và cơ hội quý trong đầu tư, phát triển giáo dục. Một trong các bài học lớn của các nước có nền giáo dục tiên tiến là đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học cho các nhà trường. Bởi vì, muốn có chất lượng dạy học tốt, chất lượng con người được đào tạo giỏi về kỹ năng nghề nghiệp thì đi cùng với nó là phải tăng cường đầu tư, phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học, đây là một thành tố không thể thiếu của quá trình dạy học hiện đại. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu cải tiến, ứng dụng, phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền lí thuyết với thực hành. Tiêu biểu là các côngtrình nghiên cứu, đềtài khoa học sau:
  • 8. 6 “Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học” của Nguyên Lương (1995); “Vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học hiện nay” của Hứa Xuân Trường (1997); “Hiện trạng và những giải pháp đầu tư phát triển khai thác phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường quân đội” của Nguyễn Lương Sơn (1997); “Công tác thiết bị trường học trong giai đoạn hiện nay” của Lê Hoàng Hảo (1998) báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về thiết bị giáo dục. Nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứukhoa học quantâm nghiên cứuvấn đề chế tạo, quản lí, sử dụng và bảo quản phương tiện dạy học trong nhà trường như: Tác giả Tô Xuân Giáp, Võ Chấp, VũTrọngRỹ…Những công trình nghiên cứu của các tác giả đã xây dựng được một hệ thống lí luận về vị trí, vai trò, tác dụng và một số yêu cầu về nguyên tắc chế tạo, sử dụng cũng như quản lí phương tiện dạy học trong nhà trường hiện nay. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm đến, trong thời gian qua có nhiều tác giả trong nước đã nghiên cứu tiêu biểu như: "Các giải pháp quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học". Đề tài “Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn Hà Nội” của tác giả Đỗ Hoàng Điệp. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng việc quản lý CSVC & TBTH của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn Hà Nội trong giai đoạn 1996-2004, đề tài đã đề xuất một số biện pháp xây dựng và quản lý CSVC & TBTH của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn Hà Nội. Đề tài: “Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ở trường THPT Hải Phòng” của tác giả Vũ Văn Trà, đề tài “Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ở một số trường THCS Thanh Hoà” của tác giả Lê Xuân Đào, đề tài luận văn “Biện pháp phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường quân đội” của tác giả Nguyễn Thanh Hà…Các công trình nghiên cứu đó đã đưa ra một số kết quả thực tiễn ở Việt Nam trong giai
  • 9. 7 đoạn hiện nay giúp các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục có cách nhìn tổng thể toàn diện hơn về quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học. Tuy nhiên vấn đề: "Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học" không thể giống nhau ở mỗi cơ sở giáo dục. Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học của trường trung cấp nóichung và Trường Trung cấp Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật nóiriêng cònđược ít nghiên cứu. Vì mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cấp quản lý, mỗi cấp học có điều kiện, bản sắc riêng và mục tiêu giáo dục và đào tạo riêng. Hơn nữa việc nghiên cứu cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ở trường trung cấp kỹ thuật có thể khác với ở trường phổ thông. Tóm lại, các công trình, đề tài trên đã nghiên cứu về phương tiện kỹ thuật dạy học ở các khía cạnh khác nhau như: Nguyên lí, cấu tạo, phân loại, tính năng tác dụng của từng loại phương tiện; luận giải những cơ sở lí luận, thực tiễn và đề xuất phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học trong các nhà trường. Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở giúp cho việc kế thừa, hoàn thiện căn cứ lí luận của vấn đề phương tiện kỹ thuật dạy học, góp phần nghiên cứu biện pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học và GD-ĐT trong Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá lí luận quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học và đánh giá thực trạng việc quản lí cơ sở phương tiện kỹ thuật dạy học của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí; đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học hiện nay của ở Trung cấp Kỹ thuật Quân khí góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 10. 8 * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học thuộc quản lý nhà trường ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục kỹ thuật. * Đối tượng nghiên cứu Hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. * Phạm vi nghiên cứu Các số liệu nghiên cứu và thời gian từ năm 2007 – 2012. 5. Giả thuyết khoa học Quản lí và sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Nếu trong hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường mà đề ra hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường như: Nâng cao nhận thức vai trò, tầm quan trọng của phương tiện kỹ thuật dạy học, kế hoạch hóa việc việc đầu tư, phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học một cách khoa học, hợp lí; đồng thời thường xuyên bồi dưỡng năng lực quản lí, khai thác, sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho các chủ thể; kết hợp với cải tiến, phát huy sáng chế phương tiện kỹ thuật dạy học thì hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở
  • 11. 9 Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí được được tăng lên cả số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, đồngthời quántriệt sâu sắc các quanđiểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ĐảngCộngsản Việt Nam về quản lí nhà nước về giáo dục, các quanđiểm, nguyên tắc phương pháp của khoa học quản lí giáo dục, lý luận về quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở nhà trường quân đội. * Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận bao gồm: Phân tích và hệ thống hoá các tài liệu lí luận, các công trình nghiên cứu có liên quan: Nghiên cứu các tài liệu của các nhà khoa học, tạp chí, sách báo có liên quan vấn đề nghiên cứu; Nghiên cứu các Quyết định, Nghị quyết và các văn bản của Đảng, Nhà nước; của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Kỹ thuật; Nghiên cứu các Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí; Phương pháp này dùng để xây dựng cơ sở lí luận, phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học và thực trạng sử dụng các biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí trong giai đoạn hiện nay.
  • 12. 10 Phương pháp quan sát: Tìm hiểu thực trạng họat động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Bằng việc đưa ra kết quả nghiên cứu lí luận thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm lại kết quả nghiên cứu lí luận, phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá tính hợp lí và khả thi của các biện pháp quản lí mà chúng tôi đề xuất. Phươngpháp chuyên gia: Bằng việc đưara phiếu hỏi một số cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Hiệu phó, cán bộ quản lý giáo dục) trực tiếp tham gia quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học có kiến thức và kinh nghiệm quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí. Sử dụng toán thống kê xử lí số liệu: Dùng phần để xử lí số liệu thu thập được qua phiếu hỏi, đem lại kết quả chính xác, khách quan, có độ tin cậy cao. 7. Ý nghĩa của luận văn Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa lí luận về quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học nói chung và quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật nói riêng, luận văn đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay. Luận văn thực hiện thành công có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn quản lí phương tiệc dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí; giúp cho các chủ thể quản lí nâng cao hiệu quả quả lí phương tiện kỹ thuật dạy học để góp phần duy trì và âng cao chất lượng công tác GD-ĐT của Nhà trường. 8. Cấu trúc luận văn gồm Luận văn bao gồm phần mở đầu, hai chương (7 tiết), Kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
  • 13. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT 1.1. Cơ sở lý luận quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 1.1.1. Các khái niệm cơ bản a. Quan niệm về phương tiện kỹ thuật dạy học Theo các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục của Việt Nam cho rằng: phương tiện kỹ thuật dạy học là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học...hình thành trong họ kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạt được mục đích của quá trình dạy học. Phương tiện dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của người học được tốt hơn. Ví dụ: sách giáo khoa, giáo trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, tranh ảnh, phim, các đoạn clip hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu qua đầu (overheat), máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, của các phần mềm, chương trình như Powerpoint, mindmap, Workbelch,…vật mẫu, vật thật các phương tiện, dụng cụ trang bị trong các phòng thí nghiệm thực hành. Phương tiện dạy học: là những vật mang (chứa đựng) thông tin học tập, còn coi là giá mang thông tin (phần mềm). Nghĩa là, tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng thông tin học tập nhất định, dưới dạng chữ, âm thanh hoặc hìnhảnh, đó là các băngđĩa ghi âm, ghi hình mang nội dung học
  • 14. 12 tập, các phương tiện dùng cho sự tập dượt thành thạo các kỹ năng thực hành như: các thiết bịmô phỏng, các vũkhí, đạn dược, khí tài quân sự…Các phương tiện trên được sử dụng thông qua các nguyên lí sư phạm, tâm lí, khoa học kỹ thuật, nhằm xây dựng cho học viên một khối lượng kiến thức hay cải thiện cách ứng xử, hình thành các kỹ năng hoạt động thực tiễn. Thiết bị kỹ thuật: là những vật chuyển tải thông tin, làm cho thông tin có ý nghĩa, có tác dụng (phần cứng). Nghĩa là, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho các giác quan của người học nguồn thông tin học tập dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh, hoặc cả hai cùng một lúc, trong đó những phương tiện như máy chiếu, các loại máy thu thanh, thu hình, máy vi tính…là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ thông tin điện tử, có tác dụng tăng năng xuất và hiệu quả truyền đạt các thông tin học tập rất cao đến người học. Có thể hiểu phương tiện kỹ thuật dạy học là tất cả các phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học - công nghệ (chứa đựng)thông tin học tập được huy động vào các hoạt động giáo dục- đào tạo trong nhà trường. Các loại hình, đặc điểm và yêu cầu phương tiện kỹ thuật dạy học: Loại hình phương tiện kỹ thuật dạy học: Phương tiện kỹ thuật dạy học được phân loại theo rất nhiều cách, sau đây là cách phân loại phổ biến nhất với 2 loại phương tiện kỹ thuật dạy học cho hai mục đích: Loại dùng để chứng minh: Được sử dụng vào mục đích tìm ra hoặc chứng minh các hiện tượng, các quy luật tự nhiên và xã hội, nói chung là xây dựng những tri thức trong việc truyền đạt những tri thức nhân loại từ người dạy đến người học. Loại dùng để thực hành: Được dùng để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo cho người học.
  • 15. 13 Dựa vào hình thức tồn tại của phương tiện kỹ thuật dạy học, phân loại như sau: Môhình:Làvậtthay thế cho hiện tượng, sựvậtcó thực nhưngđãđượcđơn giản hoá nhưng vẫn giữ được những thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng. Mẫu vật:Làvậtthực còngiữđược toànbộcácthuộctính tự nhiên vốn có. Ấn phẩm: Tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu bảng được in trên giấy. Tàiliệu nghe - nhìn, phim, bản trong, băng đĩa âm thanh, băng đĩahình ảnh Dụng cụ thí nghiệm: Chứng minh và thực hành để tái tạo lại những sự vật hiện tượng. Phương tiện kỹ thuậtnghe-nhìn, máytính: Đểthể hiện các tài liệu trực quan. Việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Có liên quan chặt chẽ đến phương tiện kỹ thuật dạy học: Người học được tổ chức hoạt động được làm (thực hành) nhiều hơn và thông qua việc làm đó mà chiếm lĩnh tri thức. Sự đổi mới ở đây chính là cách thức, điều kiện, công nghệ mới nhằm thực hiện phương pháp đã có mà thôi và chính cái đổi mới đó lại nhờ vào phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần cho học sinh hoạt động. Như vậy: Phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần nâng cao chất lượng của các phương pháp dạy học đã có mà không làm thay đổi bản chất các phương pháp này. Phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần đắc lực vào việc đa dạng hoá các hình thức dạy học: Phươngtiện kỹ thuật dạy học chứađựngnhững thông tin đã được mã hoá có tiềm năng to lớn về tri thức và phương pháp làm việc theo hướng hoạt động việc làm trong quá trình học tập. Nếu phương tiện kỹ thuật dạy học đủ và đa dạng sẽ cho phép tổ chức nhiều nhiều hoạtđộngdạy học phong phú và có hiệu quả. Phương tiện kỹ thuật dạy học là nhân tố đảm bảo chất lượng dạy học.
  • 16. 14 Xuất phát từ đặc trưng và tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người trongquátrìnhdạyhọc,yếutố trực quan đóng vai trò quan trọng đối với sự lĩnh hộikiến thức củangườihọc, đặcbiệtquantrọnglà kênh hình. Khoahọc đãchứng minh khả năng củacác giác quan trong việc tiếp thu các tri thức có các giác độ: nghe 10%, nhìn 81% các giác quan khác 9% (theo tài liệu VAT proheet). b. Vị trí phương tiện kỹ thuật dạy học được xác định từ các góc độ chủ yếu sau: * Từ góc độ cấu trúc của hoạt động giáo dục - dạy học: Hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói chung (gọi tắt là giáo dục - dạy học) có cấu trúc gồm các thành tố chủ yếu là mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện - điều kiện, hình thức tổ chức, lực lượng giáo dục - dạy học và môi trường (tự nhiên và xã hội). Theo hướng tiếp cận này, để cho quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng vận hành theo hướng phát triển thì phải tạo được sự cộng tác tối ưu của lực lượng giáo dục - dạy học nhằm xác đúng các nguyên tắc, qui luật, áp dụng hài hoà các phương pháp, tận dụng các phương tiện và điều kiện tổ chức có hiệu quả các hình thức dạy học, tìm ra phương thức đánh giá, tìm ra phương thức đánh giá kết quả giáo dục đáng tin và tận dụng các yếu tố của môi trường (tự nhiên và xã hội). Trong sơ đồ trên phương tiện kỹ thuật dạy học thể hiện rõ là mộtthành tố cơ bản mang tínhtất yếu để mang lại kết quả dạy học và góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu dạy học. Như vậy, dưới góc độ này phương tiện kỹ thuật dạy học nằm trong hệ thống các thành tố, cấu trúc của quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng. * Từ mục đích và phương tiện giáo dục: Để thực hiện được mục đích giáo dục nói chung và dạy học nói riêng thì cần có những phương tiện (nghĩa rộng: không chỉ là những phương tiện vật chất kỹ thuật mà còn cả những vấn đề thông tin và thể chế xã hội). Nó bao gồm 4 nhóm chủ yếu sau.
  • 17. 15 Nhóm 1: Đóng vai trò tiền đề, đó là các yếu tố thuộc về lĩnh vực thể chế và quy định giáo dục và đào tạo. Các yếu tố này giúp cho chủ thể giáo dục và chủ thể dạy học định hướng được mục đích nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp, hình thức, tổ chức, đánh giá kết quả giáo dục. Nó là phương tiện tiền đề để thực hiện mục đích giáo dục - dạy học. Nhóm 2: Đóng vai trò quyết định, đó là các yếu tố thuộc về lực lượng giáo dục như: Cán bộ quản lí, chủ thể giáo dục, được sắp xếp thành bộ máy tổ chức trường học (gọi là bộ máy tổ chức và nhân lực giáo dục). Lực lượng giáo dục (yếu tố con người) quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục cho nên bộ máy tổ chức và nhân lực giáo dục được xem là phương tiện quyết định mục đích giáo dục - dạy học. Nhóm 3: Đóng vai trò tất yếu, đó là các yếu tố về lĩnh vực tài chính, phương tiện kỹ thuật dạy học được đầu tư vào hoạt động giáo dục (gọi chung là nguồn tài lực và vật lực giáo dục). Đó là những vật chất và kỹ thuật mang tính tất yếu để tạo ra sự phát triển chung của các thành tố khác. Cho nên nguồn tài lực và vật lực giáo dục là phương tiện tất yếu để thực hiện mục đích giáo dục - dạy học. Nhóm 4: Đóng vai trò cần thiết, đó là các yếu tố về lĩnh vực thông tin và môi trường giáo dục (gọi chung là hệ thống thông tin và môi trường giáo dục). Để thực hiện mục đích giáo dục, lực lượng giáo dục cần có đủ thông tin giáo dục và cần có môi trường giáo dục thuận lợi. Như vậy hệ thống thông tin và môi trường giáo dục vừa là điều kiện vừa là điều kiện và vừa là phương tiện cần thiết để thực hiện mục đích giáo dục - giáo dục. Tiếp cậntheo quanđiểm này thì dễnhận thấy hơn về sự phát triển liên tục của hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng bởi ý nghĩa: Mục đích một hoạt động trong giai đoạn này lại có thể là phương tiện của giai đoạn sau.
  • 18. 16 Như vậy, ở góc độ này thì phương tiện kỹ thuật dạy học là một điều kiện không thể thiếu thực hiện mục đích giáo dục có vị trí ngang hàng với các phương tiện thực hiện mục đích giáo dục khác. * Từ góc độ không gian và thời gian các hoạt động nhà trường: Phương tiện kỹ thuật dạy học có vịtrí thường trực trongmọi hoạtđộngcủa nhà trường và đặc biệt là trong hoạt động dạy học (con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện quá trình giáo dục tổng thể). Từgóc độ nộidungvàphươngpháp giáo dục phươngtiệnkỹ thuật dạyhọc là mộtbộ phậnkhôngthểthiếu được để thực hiện nội dung và thực hiện phương pháp dạyhọc.Bởivì phươngtiện kỹ thuật dạyhọc chứađựngmột phần nội dung giáo dục -dạyhọc vàcó tác dụnggiúp cho người dạy, người học lựa chọn và cải tiến các phương pháp dạy học, thực hiện mục đích giáo dục - dạy học. * Từ góc độ quá trình quản lí của Hiệu trưởng: Là cách phân chia theo tập hợp các công việc cùng tính chất chuyên môn để thực hiện chức năng quản lí cụ thể. Theo cách phân chia này, nhà trường có các hoạt động quản lí chủ yếu như: quản lí chính sách, quản lí tổ chức, quản lí kế hoạch, quản lí nghiệp vụ, quản lí nguồn nhân lực, quản lí cơ sở vật chất và thiết bị trường học, quản lí thông tin và môi trường. Quản lí phương tiện tổ chức và giá trị của tổ chức: Quản lí theo nhiệm vụ của tổ chức: Như vậy, vị trí của phương tiện kỹ thuật dạy học là một quá trình quản lí cơ bản của nhà trường (quản lí nguồn tài lực và vật lực nhà trường). Do đó, để quản lí nhà trường phải thực hiện quá trình quản lí bộ máy tổ chức và nhân lực, quá trình quản lí nguồn lực, tài lực và vật lực và quá trình quản lực thông tin và môi trường giáo dục. Sơ đồ cấu trúc của quá trình dạy học có các thành tố chủ yếu: Mục đích; nội dung; phương pháp; hình thức; người dạy và người học; phương tiện; kết quả. Trong đó phương tiện dạy học là điều kiện, công cụ để giúp các
  • 19. 17 thành tố khác đạt đến mục tiêu của mình. Các thành tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau để tạo hiệu quả, chất lượng cho quá trình dạy học; và có thể nói, phương tiện kỹ thuật dạy học thể hiện rõ là một thành tố cơ bản, mang tính chất tất yếu để mang lại kết quả dạy học, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục – đào tạo. Lí luận và thực tiễn dạy học ở các trường đã khẳng định: Thiết bị dạy học là “mắt xích” để gắn kết các nhân tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp; đồng thời nó là điều kiện để thực hiện nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Trong đó phương pháp dạy học và phương tiện kỹ thuật dạy học tuy là hai mặt của quá trình dạy học, song luôn gắn bó, tương tác; thiết bị dạy học là công cụ của phương pháp dạy học, nó càng hiện đại, càng hỗ trợ tốt hơn cho phương pháp. Phươngtiện kỹ thuật dạy học là nhân tố minh chứng khách quan cho việc gắn lí luận với thực tiễn. Thực tế cho thấy, bất kỳ một hoạt động nào cũng luôn đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động. Vì thế, phương tiện kỹ thuật dạy học sẽtạo ra sựtoàn diện của hoạtđộng, đồngthời phát huy được tính tíchcực, chủđộngvà sáng tạo của người học; góp phần to lớn vào việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học; là điều kiện rất cần thiết để người dạy và ng- ười học thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ dạy học đặt ra, giúp sự phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan, đơn vị được nhanh chóng và thuận tiện. c. Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học: Phương tiện kỹ thuật dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. Phương tiện kỹ thuật dạy học giúp cụ thể hóa những sự việc, vấn đề quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. Giúp học viên nắm bài học sâu sắc hơn.
  • 20. 18 Phương tiện kỹ thuật dạy học làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập, nâng cao lòng tin của người học vào khoa học. Phương tiện kỹ thuật dạy học còn giúp người học phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy,...), giúp người học hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện. Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạtđộngnhận thức của người học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học được thuận lợi và có hiệu suất cao. Dễ dàng quản lí người học trong quá trình thực hành. Với các thiết bị dạy học tiên tiến, như hệ thống máy tính với sự kết nối mạng cùng với các phần mềm tiên tiến, ví dụ như phòng máy tính Hiclass: người giáo viên có thể gửi các yêu cầu cụ thể riêng biệt tới từng học viên, tiếp nhận đối thoại trực tiếp song phương hay đa phương như học viên có thể gửi trả lời công khai, các học viên khác cũng có thể trả lời trực tiếp, riêng rẽ trên các máy tính khác nhau. Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên có thể vẫn giám sát, quản lí hoạt động của các học viên để có thể đưa ra các nhận xét đánh giá kịp thời và chính xác. Các phương tiện nghe nhìn đa phương tiện, máy tính điện tử...được sử dụng kết hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian trình bày, có độ chính xác cao mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với học viên. Một số phần mềm chuyên dụng dùng trong dạy học kỹ thuật (được chuyển giao hoặc tự xây dựng, cải tiến ở Việt Nam) đang được sử dụng có hiệu quả. Trong quá trình dạy học các chức năng của các phương tiện dạy học phải thể hiện được sự minh hoạ, biểu diễn, sự tác động để đạt được mục đích dạy và học đó là: Truyền thụ tri thức, hình thành kĩ năng, phát triển hứng thú học tập, tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
  • 21. 19 Trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc của giáo viên và giúp cho người học tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của người học trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho người học những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của ngời học tăng dần theo các cấp độ của tri giác. Khi đưa những phương tiện kỹ thuật vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tíchcực, tính tư duy độc lập của người học và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của người học. Ngoài ra với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại giáo viên có thể rút ngắn được thời gian giảng giải thuyết trình để tập trung hơn vào rèn luyện phương pháp, kĩ năng cho người học. d. Tính chất của phương tiện kỹ thuật dạy học Tính đa dạng phức tạp: Thể hiện ở mặt phương tiện kỹ thuật dạy học có nhiều loại hình, nhiều vật thể và thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau. Tính thường trực và liên tục: Thể hiện ở chỗ phương tiện kỹ thuật dạy học có mặt thường xuyên trong trường để phục vụ quá trình giáo dục - dạy học, nó tồn tại lâu dài trong trường học. Tính khoa học: Thể hiện ở chỗ phương tiện kỹ thuật dạy học đã chứa đựng trong nó những tri thức lý luận và thực tiễn; mặt khác nó là một trong những điều kiện tất yếu để tìm ra chân lý, các quy luật tự nhiên và xã hội. Tính tiêu chuẩn: Phương tiện kỹ thuật dạy học được thiết kế, thi công và sản xuất theo quy chuẩn phù hợp với tính sư phạm và các quy chuẩn đó thường xuyên được nâng cao để thích ứng với các giai đoạn phát triển giáo dục nhằm chuẩn hoá các hoạt động của nhà trường.
  • 22. 20 Tính hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế: Phương tiện kỹ thuật dạy học giúp nâng cao mức độ kết quả quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng; khi sử dụng đúng mục đích, tận dụng công xuất của mỗi loại phương tiện kỹ thuật dạy sẽ mang lại hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế trong hoạt động giáo dục - dạy học. Tóm lại: Phương tiện kỹ thuật dạy học được xem như một điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ dạy học; vì vậy, việc quản lí và khai thác sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường quân đội. Từ nghiên cứu ở trên tác giả quan niệm: Phươngtiện kỹ thuậtdạyhọc ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí là tập hợp những thiết bị kỹ thuật và phương tiện dạy học mà người dạy và người học trực tiếp sử dụng trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học trong nhà trường. Đó là các trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùngdạy học; các thiết bị thí nghiệm, thực hành; các loại vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự và khí tài huấn luyện chiến đấu. Các phương tiện kỹ thuật dạy học bằng công nghệ thông tin, như các thiết bịđa năng, các phươngtiện dùng cho giảng dạy lí thuyết, các phương tiện dùng cho rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành và các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại khác. đ. Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sửdụng, điều chỉnh, điềuphốicác nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một côngviệc cụthể củamột cánhân hay một tập thể đểđạt được hiệu quả hoạt động. Trong một tổ chức để đạt được mục tiêu quản lí, các chủ thể quản lý sử
  • 23. 21 dụng các biện pháp để tác động vào khách thể quản lí để đạt được mục tiêu đã xác định, đó là chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức mà mình quản lý. Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lí trường học đến những đối tượng quản lí có liên quan đến lĩnh vực phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm làm cho các hoạt động của nhà trường vận hành đạt tới mục tiêu. Từ quan niệm trên, tác giả cho rằng: Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuậtQuân khí là hệ thống những cách thức phát huy vai trò bằng những tác động hợp quy luật của chủ thể đến những đối tượng có liên quan nhằm thực hiện việc khai thá và sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học để đạt mục tiêu giữ vững và nâng cao chất lượng GD-ĐT của Nhà trường. Để quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí có hiệu quả, các chủ thể quản lý cần có những cách thức, biện pháp tác động vào phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng của phương tiện kỹ thuật dạy học nhưng vẫn bảo đảm tốt, bền, an toàn và tiết kiệm. Với vai trò là chủ thể: Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường; cấp uỷ, chỉ huy các khoa giáo viên là chủ thể lãnh đạo, quản lí, thực hiện các chủ trương, biện pháp nhằm quản lí có hiệu quảphương tiện kỹ thuật dạy học, các đồng chí giáo viên, nhân viên quảnlí cơ sở vật chất, học viên là chủ thể trong việc quản lí, khai thác sửdụng phươngtiện kỹ thuật hạy học. Để đạt được các mục tiêu dạy học, huấn luyện đề ra, các chủ thể tiến hành đồng bộ các cách thức, biện pháp quản lí phươngtiện kỹ thuật và sử dụng có hiệu quả trong quá trình đào tạo tạo ra sự biến đổi nâng cao chất lượng đào. Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học được thể hiện ở các nghị quyết lãnh đạo của Đảng uỷ nhà trường, của cấp uỷ các khoagiáo viên; thông quaviệc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch quản lí và sử dung. Phương tiện kỹ thuật dạy học. Cấp uỷ, chỉ huy các
  • 24. 22 khoa giáo viên là chủ thể trực tiếp nhất thực hiện các biện pháp quản lí và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học vào quá trình giáo dục, đào tạo. Nằm trong sự thống nhất của hệ thống các nhân tố của quá trình dạy học, phương tiện kỹ thuật dạy học ở nhà trường quân đội có vai trò to lớn đối với quá trình nhận thức thông tin học tập, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sư phạm của cả người dạy và người học, nâng cao tính hiệu quả quá trình dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học được thể hiện: Đối với quá trình nhận thức thông tin học tập: Nhờ có phương tiện kỹ thuật dạy học mang tính trực quan như; các thiết bị mô phỏng, máy vi tính, phim ảnh, băng hình v.v...không những giúp người học tri giác trực tiếp để nắm vững các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, mà còn giúp họ kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức, lý thuyết, sửa chữa và bổ sung, đánh giá chúng nếu như chúng không phù hợp với thực tiễn, đẩy mạnh các giai đoạn của các quá trình nhận thức sự vật hiện tượng (từ trực quan đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn). Đồng thời nếu đa dạng các phương tiện kỹ thuật dạy học, thì hoạt động nhận thức, lĩnh hội nội dung bài học của học viên sẽ diễn ra ở nhiều kênh khác nhau, các giác quan được huy động ở mức độ tối đa để tiếp thu kiến thức, hứng thú học tập tăng lên, sự tập trung chú ý được tăng cường, người học dễ hiểu, dễ nhớ, nắm vững các đối tượng nhận thức trong cả trạng thái “tĩnh” và “động”, cả quá trình hình thành, phát triển của sự vật, hiện tượng; buổi học thêm sinh động hấp dẫn, gây ấn tượng sâu sắc, kích thích nhận thức và tích cực hóa hoạt động trí tuệ của học viên và làm cho họ dễ dàng tiến hành các quá trình phân tích, tổng hợp các hiện tượng để rút ra các kết luận đúng đắn. Mặt khác, các thiết bị kỹ thuật còn có vai trò quan trọng trong việc giúp người dạy – người học đi sâu nhận thức, nghiên cứu, khám phá thế giới vi mô. Với các cơ quan cảm giác thông thường không thể quan
  • 25. 23 sát được các hiện tượng thực tiễn, nên họ phải dùng những công cụ “làm dài thêm” các cơ quan cảm giác đó, cho phép mình đi sâu vào thế giới vật chất nằm sau giới hạn tri giác của các giác quan thông thường. Do đó, nhờ các phươngtiện dạy học hiện đại mà người học có khả năng phát hiện ra một số tính chất của vật chất lớn hơn nhiều khi không sử dụng nó. Vì thế có thể nói: trong qúa trìnhdạyhọc, việc nhận thức, nghiên cứukhám phá kiến thức môn học, luôn luôn gắn liền với các phương tiện ký thuật dạy học, phương tiện càng hiện đại hiệu quả nhận thức, nghiên cứu càng lớn. Đối với việc rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự: Nhà trường quân sự không những đào tạo những con người nắm vững lí thuyết khoa học, mà còn phải giỏi thực hành nghề nghiệp quân sự tương lai “gắn lí thuyết với thực hành” nếu không những hiểu biết của họ chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lí thuyết, chưa thể tác động vào thực tiễn để tái tạo và cải tạo nó. Nhận thức lí luận và vận dụng nó vào thực tiễn là hai mặt của quá trình nhận thức, giữa chúng có khoảng cách nhất định, khoảng cách đó nếu không thông qua những hoạt động thực hành thì học viên không thể vượt qua được...Bởi lẽ, “cơ sở bên trong của hoạt động trí tuệ phải được xây dựng trên những hoạt động thực tiễn bên ngoài. Qua hoạt động thực tiễn, cấu trúc của đối tượng nhận thức và phương pháp hoạt động đối với chúng dần dần chuyển vào vỏ não biến thành nhận thức cấu trúc của đối tượng và phương pháp hoạt động trí tuệ đối với chúng, lôgíc hoạt động thực tiễn chuyển vào vỏ não biến thành tư duy”...Do đó, qua quá trình thực hành, thực tập, thí nghiệm năng lực nhận thức của học viên phải được chú trọng phát triển trong quá trình dạy học. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học để rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng thực hành kỹ năng nghề nghiệp quân sự, sẽ góp phần tăng cường mối liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn quân sự, giữa học với hành, nhà trường với
  • 26. 24 đơn vị, đẩy mạnh việc hoàn thiện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự cho người học. Qua thực hành các phương tiện kỹ thuật dạy học những hứng thú nhận thức của học viên được kích thích; khi tiếp xúc với thực tiễn (vật thật - tình huống có thật...), tư duy của họ luôn được đặt trước các tình huống mới, buộc họ phải suy nghĩ tìm tòi, phát triển trí sáng tạo. Mặt khác, qua thực hành, đức tính kiên trì cẩn thận, chính xác, ý thức, tính kỷ luật được rèn luyện, tình yêu nghề nghiệp được nảy nở, giảng đường, thao trường, bãi tập gắn liền với chiến trường, nhà trường với đơn vị, góp phần chuẩn bị tốt bản lĩnh tâm lý cho học viên, giúp họ có thể bước vào hoạt động nghề nghiệp quân sự một cách tự tin sau khi ra trường. Đối với lao động sư phạm của người dạy và người học: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động sưphạm của người dạy và người học. Người dạy sẽ có điều kiện trình bày bài giảng sâu sắc, sinh độnghấp dẫn hơn, giảm nhẹ các thao tác sư phạm, rút ngắn được thời gian, hiệu quả buổi học tăng lên. Đặc biệt có những bài học, môn học nếu không có phương tiện kỹ thuật dạy học trợ giúp thì không thể huấn luyện được. Ví dụ như: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại vũ khí, trang bị khí tài chiến đấu...Đồng thời, khi các thiết bị kỹ thuật hiện đại được đưa vào nhà trường sẽ mở ra khả năng to lớn cho dạy học;nó không chỉ cho phép thông báo kiến thức một cáchchính xác, diễn cảm đồngthời cho số lượng học viên không hạn chế, mà còncó thể điều khiển tối ưu quá trình học tập của từng người riêng lẻ, làm cho chất lượng kiến thức truyền thụ và khả năng tíchcực hóa hoạt động nhận thức của học viên tăng lên. Đó cũng là một trong những đặc điểm của quá trình dạy học hiện đại ở đại học quân sự hiện nay. Mặt khác, khi phương tiện kỹ thuật dạy học được đưa vào nhà trường, sẽ làm thay đổiphong cáchtư duy của người dạy và người học. Sau khi ra trường, học viên phải sống và hoạt động trong môi trường công nghệ thông tin hiện
  • 27. 25 đại, tiếp xúc thường xuyên với các loại phương tiện tiên tiến, kỹ thuật cao. Phương tiện kỹ thuật dạy học thô sơ, với lối dạy học truyền thống kém hiệu quả do việc truyền đạt bằng ngôn ngữ là chủ yếu như hiện nay. Phương pháp làm việc của giáo viên và học viên sẽ thay đổi khi nhà trường được trang bị các phương tiện hiện đại, do đó phong cách tư duy và hành động của họ cũng được hiện đại hóa, đáp ứng với những đòi hỏi mà sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đặt ra. Đốivới tínhhiệu quảcủaquátrìnhdạyhọc:Học tập là một quá trình hoạt động căng thẳng của tư duy. Muốn đạt tới mục đích dạy và học người dạy và ngườiđềuphảitập dượtcáchtưduy, quathao táccáctrí tuệ, từnhậnbiết, so sánh, phântích, tốnghợp, cụ thể hóa, trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng và quá trình. Như vậy, việc sử dụng thường xuyên phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ làm tăng hiệu quảquátrìnhdạyhọc,phù hợp với xu thế dạy học hiện nay là tích cực đưa côngnghệ, phươngtiệndạyhọc hiện đạivào dạyvà học ở các cấphọcvàbậc học. Hiện nay, khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc ứng dụng, sử dụng các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho bài giảng nhằm giúp cho học viên dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ lâu; khơi dậy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập; khắc phục được sự tụt hậu trong quá trình dạy học. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức nhất định về tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm Powerpoint, word, các phần mềm mô phỏng hoạt động của súng pháo khí tài đạn dược như autocad, 3Dxmax, solid...và làm chủ được các phương tiện kỹ thuật hiện đại; có kỹ năng chuyển hoá những nội dung khoa học cần thuyết trình, trao đổi… thành các sản phẩm được kỹ thuật hoá bởi phần mềm Power point và các phương tiện hiện đại khác một cách tốt nhất. Muốn vậy, không còn cách nào khác, người giáo viên phải tích cực, chủ động trong quá rình tự học tập, tự nghiên
  • 28. 26 cứu thông qua hệ thống sách tự học tin học, thông qua đồng chí, đồng đội xung quanh hoặc thông qua các buổi tập huấn do Khoa, Nhà trường tổ chức… để nâng cao về trình độ công nghệ thông tin, nâng cao được các kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Có nắm và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật mới giúp các giáo viên có thể thiết kế được bài giảng Power point vừa đảm bảo được nội dung, kỹ thuật, tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo tính khoa học, tính sinh động hấp dẫn và tính định hướng chính trị. Mặt khác cũng giúp giáo viên sử lý một cách linh hoạt những thao tác kỹ thuật khi thực hành giảng, không để phương tiện dạy học làm phân tán sự chú ý của người học mà thực sự là công cụ để kích thích tư duy, huy động giác quan, tạo sự hưng phấn trong học tập của học viên. Cũng giống như việc thục luyện, thông qua bài giảng, giảng thử ở các chuyên đề bài giảng thông thường, sau khi đã soạn xong các trang trình chiếu cần phải chiếu lên màn ảnh rộng để kiểm tra, điều chỉnh và thục luyện. Chú trọng công tác thục luyện, thông qua bài, giảng thử sẽ giúp giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ rèn luyện phương pháp, tác phong, bản lĩnh sư phạm khi đứng trước học viên. Qua quá trình thục luyện, giảng thử, giảng viên sẽ tìm ra được cách chạy chương trình sao cho đạt mức độ hợp lý tối ưu nhất, đồng thời cũng phát huy được trí tuệ của tập thể trong đóng góp, bổ sung, chỉnh sửa và có sự thống nhất trong bộ môn, khoa để bài giảng được hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp. Không những thục luyện giảng thử trước khi thông qua bài mà đòi hỏi giảng viên phải phát huy vai trò, trách nhiệm, tâm huyết, tích cực thục luyện giảng thử sau khi thông qua bài, sau mỗi lần giảng đều phải có sự bổ sung, điều chỉnh, cập nhật thông tin mới cho bài giảng thêm phong phú, sinh động. Thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên nắm chắc nội dung nhưng khi thực hành giảng bằng trình chiếu vẫn có sự va vấp nhất định, việc kết hợp giữa nói,
  • 29. 27 phân tích và sử dụng các slide chưa được ăn khớp do chưa thành thạo các kỹ năng trình chiếu. Ngược lại có những giáo viên có kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vi tính tốt nhưng do thục luyện nội dung chưa nhuyễn cũng không phát huy hết hiệu quả của các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Do vậy, thục luyện, thông qua bài, giảng thử sẽ giúp cho người giảng viên nắm chắc, nhuần nhuyễn nội dung, đồng thời sẽ khắc phục được những sự cố về lỗikỹ thuật, nâng cao được kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học. Có như vậy bài giảng có sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại mới thực sự cuốn hút người học. Sửdụngcác phươngtiện kỹ thuật dạy học kết hợp với phương pháp dạy học pháthuytínhtíchcực,độclập củangườilà xu hướng tất yếu củadạyhọc hiện đại. Nhưng dùcác phươngtiệndạyhọc có hiệnđại đến đâu đi chăng nữa vẫn chỉ là côngcụ, phươngtiệnđểhỗ trợ cho quátrình giảng dạy chứ không thể thay thế hoàntoànvai trò củangườithầy, khôngthể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác. Đểphântích,làmrõ một khái niệm, một nội dung nào đó, ngoài việc trình chiếu ra cònphảicó sựkếthợp với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của người thầy để tác độngvào cảm súc, tình cảm, ý chí của người học; còn phải kết hợp với các phương pháp khác: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở. * Một số hạn chế việc đầu tư trang thiết bị dạy học: Một số trang thiết bị dạy học đã quá cũ kĩ, lạc hậu chưa được sửa chữa, bổ sung hay thay mới gây ra một số ấn tượng về tính khoa học và không theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Các trang thiết bị dạy học mới được trang bị nhưng vẫn còn một số chưa đồng bộ, đầy đủ hay còn thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ nên sử dụng chưa đạt được hiệu quả cao. Một số giáo viên chỉ coi máy chiếu là phương tiện thể hiện các nội dung, là bảng viết sẵn mà chưa sử dụng nó thành nơi thể hiện các mô tả, minh họa trực tiếp.
  • 30. 28 e. Phân loại phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm các nhóm sau: Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học được sử dụng để giáo viên truyền đạt, học viên lĩnh hội kiến thức, nó tác động lên các giác quan của người học, để truyền tải thông tin dạy học đến họ. Khi sử dụng các phương tiện này, th- ường phải kết hợp với các phương pháp của giáo viên như thuyết trình, diễn giải..để định hướng việc tiếp nhận có hiệu quả tri thức môn học. Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học được sử dụng để luyện tập kỹ năng: Đó là các thiết bị kỹ thuật và phương tiện dạy học giúp người học tiếp thu và rèn luyện hoàn thiện các kỹ xảo, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, sử dụng thành thạo các vũ khí trang bị kỹ thuật, khí tài chỉ huy, chiến đấu và rèn luyện thể lực, tâm lí. Trong nhóm này bao gồm các phương tiện dùng để luyện tập kỹ năng, kỹ xảo cá nhân và dùng để luyện tập kỹ năng, kỹ xảo chỉ huy, phối hợp hiệp đồng. Nhóm phươngtiện kỹ thuật dạy học kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học viên đó là: Các thiết bị đo lường, các máy trắc nghiệm, máy đo thể lực, tâm lí, trí tuệ…Các phươngtiện này thường dùngđể thu thông tin ngược từ phía người học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học tự học: Đây là các phương tiện mà người học sử dụng nó vừa để lĩnh hội kiến thức, vừa để tập luyện, hoàn thiện các kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân. f. Hệ thống phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí bao gồm: Hệ thống mô hình vũ khí, khí tài, đạn dược, trang bị cắt bổ, các thiết bị mô phỏng, các mô hình mô phỏng hệ thống điện, cơ trong giảng dạy lí thuyết. Hệ thống vũ khí, khí tài, đạn dược dùng trong huấn luyện hướng dẫn học viên thực hành và tổ chức cho học viên ôn luyện.
  • 31. 29 Hệ thống thiết bịphân tích hoá nghiệm, thí nghiệm thuốc phòng, thuốc nổ. Hệ thống thiết bị thử rung, xóc....của khí tài quang học. Thiết bị kiểm tra bắn đạn thật thông qua máy bắn tập. Hệ thống âm thanh tại các giảng đường. Phương tiện kỹ thuật nghe - nhìn: Băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình ảnh, máy chụp ảnh số, máy quét ảnh, máy chiếu đaphương tiện Projector, máy vi tính, radio, cassette, đầu video, đầu CD, VCD, DVD, tivi, thiết bị kết nối, lưu trữ thông tin, các phần mềm dạy học (như phần mềm kiểm tra đánh giá; phần mềm visual basic; phần mềm Microsoft power point; Hệ thống phần mềm mô phỏng công dụng, cấu tạo, chuyển động, sử dụng vũ khí, khí tài, đạn dược như autucad, solid, 3dxmax...; các phần mềm bổ trợ; các chương trình giảng dạy qua CD - ROM. 1.2. Mục tiêu, nội dung quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí Nói đến mục tiêu quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học là nói đến việc quản lý phươngtiện kỹ thuật dạy học phải đạt được những kết quả với mức độ như thế nào, hoặc nóicách khác là trạng thái của hoạt động quản lý này như thế nào. Mục tiêu tổng thể của hoạtđộngquảnlý phươngtiện kỹ thuật dạy học gồm: Một là: Đảm bảo hiệu lực các chế định trong ngành và liên ngành về quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu bổ (sửa chữa) và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học một cách phù hợp nội dung, chương trình, kế hoạchvà xu hướng cảitiến phương pháp dạyhọc đốivới từng cấp học, bậc học. Hai là: Phát triển bộ máy tổ chức và nhân lực (thiết lập bộ máy quản lí, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ) và điều hành có hiệu quả đội ngũ nhân lực tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sửa chữa và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá nhà trường.
  • 32. 30 Ba là: Thu thập và xử lý chính xác các thông tin giáo dục- dạy học (cập nhật được mục đích nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp dạy học, của từng môn học trong từng cấp học, bậc học) và cập nhật từng thông tin về tiến bộ khoa học- công nghệ được vận dụng vào công nghệ thiết kế, xây dựng và sản xuất phương tiện kỹ thuật dạy học. Đồng thời tạo được môi trường giáo dục thuận lợi nhất nhằm huy động cộng đồng và xã hội vào việc tăng cường phương tiện kỹ thuật dạy học cho nhà trường. Nội dung quản lí đối với lĩnh vực phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm những mặt sau: Một là: Quản lí việc thực hiện các chế định của ngành và của liên ngành về quản lý, phương tiện kỹ thuật dạy học. Hai là: Quản lí bộ máy tổ chức và nhân lực nhà trường trong việc thực thi xây dựng mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với yêu cầu nội dung, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục- dạy học. Ba là: Quản lí nguồn tài lực và vật lực (trong đó chủ yếu là tài chính) về lĩnh vực mua sắm, trang bị, bổ sung, tu sửa và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học. Cập nhật thông tin mới về phương tiện kỹ thuật dạy học. Bốn là: Quản lí việc khai thác phương tiện kỹ thuật dạyhọc phải bảo đảm tính an toàn về mọi phương diện (hạn chế hư hỏng, mất mát, không có hiện tượng cháy nổ...), bảo đảm tính bí mật cao nhất. Năm là: Quản lí việc cập nhật thông tin mới về phương tiện kỹ thuật dạy học về mục đích, nội dung và chương trình giáo dục- dạy học; đồng thời quản lý việc tạo dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng và xã hội để huy động và trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học. Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được như việc mô phỏng công dụng,
  • 33. 31 cấu tạo, chuyển động thực hiện phát bắn của các chi tiết bên trong của vũ khí: khí tài, đạn dược; sự phản ứng hóa học của thuốc phóng, thuốc nổ...Người học rất cần được trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp, thao tác quan sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể. Nghĩa là nguyên lý học đi đôi với hành lúc nào cũng có giá trị thực tiễn cao. Để học tập tích cực, cần phải học tập theo phương pháp tự khám phá, tự chứng minh kiến thức, lý giải chặt chẽ và tường minh các phương pháp nghiên cứu, đồng thời thể hiện rõ các kỹ năng của người học, thì các phương tiện kỹ thuật dạy học có vai trò và tiềm năng to lớn. Yêu cầu trực quan cao trong việc quan sát, trình diện, vận hành theo cơ chế và cấu trúc của một hoạt động cần đến việc mô phỏng trừu tượng trong tư duy và chínhviệc đó cầncó sự"giúp đỡ'' củaphương tiện kỹ thuật dạy học cho phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu. Mặt khác các nộidungphải được mô hình hoá, khái quát hoá thành những mẫu hình cụ thể mà người học trực quan được. Như vậy, phương tiện kỹ thuật dạy học cho phép thực hiện "nguyên tắc trực quan " trong dạy học rất quan trọng trong các trườngnghề, góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ bản như: Tínhchínhxác; tính khoa học; tính thực tiễn, vận dụng được; tính chuyển hoá; tính tổng hợp; tính bền vững; tính hệ thống. Hệ thống phương tiện kỹ thuật dạy học dạy học có vai trò quan trọng đặc biệt trong khả năng xây dựng, hình thành củng cố hệ thống hoá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong phương tiện kỹ thuật dạy học có các phương tiện kỹ thuật như máy chiếu quang học, máy tạo khuyếch đại âm thanh, hình ảnh, máy lưu giữ và tái hiện thông tin, vốn chứa đựng những tiềm năng sư phạm to lớn trong việc hỗ trợ tích cực giảng dạy học tập.
  • 34. 32 Hiện tại đã có nhiều phương tiện kỹ thuật mới được ứng dụng trong dạy học, giáo dục đặc biệt là việc vận dụng thông tin nói chung và tin học nói riêng. Với sự tác động nhanh chóng của khoa học và công nghệ phương tiện kỹ thuật dạy học được sử dụng trong trường học ngày càng nhiều sẽ làm thay đổi một cách căn bản về mặt phương pháp và làm cho quá trình giáo dục - dạy học sinh động và hiệu quả hơn. Phương tiện kỹ thuật dạy học cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như: Tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không phải làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những "vùng cộng tác" giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo tay chân, bồidưỡng khả năng tự học, tựchiếm lĩnh tri thức, tạo ra sựhứng thú lôi cuốn khi học tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động dạy học. 1.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 1.3.1. Nhân tố khách quan Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đánh giá:“Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội X; ứng phó có kết quả trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước; cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị xã hội ổn
  • 35. 33 định; quốc phòng an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững...”. Đây là những thành tựu tạo đà cho sự phát triển đất nước bền vững, tạo điều kiện đầu tư các nguồn lực cho việc xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại; trong đó có sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học cho các nhà trường quân đội đáp ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho toàn quân thời kỳ mới. Sự phát triển khoa học công nghệ quân sự: Trước sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu, ngành khoa học công nghệ quân sự đã có những phát triển vượt bậc, đã có nhiều phát minh, sáng chế, chế tạo các loại vũ khí, khí tài, thiết bị quân sự, các ứng dụng mô phỏng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và hiệu quả sử dụng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc trang bị, đầu tư cho nhà trường làm phươngtiện giảng dạythực hành sátvới điều kiện thực tế chiến đấu, giúp người học sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ trước những phươngtiện chiến đấuhiện đại. Khoa học côngnghệ quân sựđãgóp phần từng bước hiện đại hóa các nhà trường quân đội bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sựđầu tư ngân sáchcủaBộ Quốc phòng đối với nhà trường: Từng bước hiện đại hóanhà trường quân độilà phương hướng, quan điểm chỉ đạo của Quân ủy Trungương và Bộ Quốc phòng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây Bộ Quốc phòngluônquan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học cho các nhà trường. Nhìn chung, “một số học viện nhà trường từng bước được đầu tư chiều sâu, hiện đạihóa trang thiết bị dạyhọc. Songso với yêu cầu thực tế còn khá nhiều bất cập, ngân sách trang bị thường xuyên cho GD - ĐT còn hạn hẹp. Hàng năm, Bộ Quốc phòngmớichỉ bảo đảm tăng từ 2 - 3% ngân sách đầu tư cho trang thiết bị dạyhọc (khoảng 20 tỷ đồngcho tấtcả các trường) nên nhiều trường mới nâng cấp được mộtsố trang thiết bịcơ bản, cơ sở và một số trang bị
  • 36. 34 dùng chung, chưa có điều kiện đầu tư chuyên sâu, chuyên ngành và xây dựng phần mềm dạy học; vũ khí, khí tài mới còn thiếu và không đồng bộ, lạc hậu so với đơn vị”. Chính vì vậy, sự đầu tư ngân sách của Bộ Quốc phòng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. Nhiệm vụ GD-ĐT của nhà trường và yêu cầu nâng cao chất lượng GD- ĐT, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội thời kỳ mới: Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là trách nhiệm to lớn của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Xuất phát từ đặc điểm đào tạo ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí là đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật, thợ sửa chữa, thủ kho trong ngành quân khí cho toàn quân. Nhà trường quân đội luôn gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với đơn vị và thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” đảm bảo cho học viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ khả năng đảm nhiệm các chức vụ ban đầu theo tổ chức, biên chế của quân đội, tạo cơ sở nền tảng cho họ phát triển được trong tương lai. Để thực hiện được vấn đề này, đòi hỏi công tác đầu tư phát triển các phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ nâng cao chất lượng dạy học và GD - ĐT là rất cần thiết. 1.3.2. Nhân tố chủ quan Nhận thức về vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học của các lực lượng trong nhà trường và cấp trên đối với chất lượng dạy học của nhà trường: Để các phương tiện kỹ thuật dạy học được phát triển thì việc nhận thức vị trí vai trò của các phương tiện kỹ thuật dạy học đối với quá trình dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng, có nhận thức đúng thì mới có quan điểm đúng trong việc đầu tư phát triển. Vì vậy, các lực lượng chức năng trong
  • 37. 35 nhà trường phải nhất quán quan điểm thường xuyên quan tâm chăm lo đầu tư mua sắm trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường. Phương tiện càng hiện đại, càng đầy đủ thì chất lượng dạy học ngày càng cao. Đặc biệt với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị trong toàn quân có khả năng ứng phó với chiến tranh hiện đại công nghệ cao trong mọi tình huống, thì việc trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ cho quá trình đào tạo sát thực tế là một tất yếu. Vì vậy, sự đầu tư đến đâu, trang bị đến đâu phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các chủ thể quản lý cũng như các cơ quan chức năng trong nhà trường cũng như các cơ quan chức năng cấp trên. Nội lực của nhà trường đầu tư cho phương tiện kỹ thuật dạy học: Khả năng, tiềm lực của nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, với điều kiện nguồn tài chính, ngân sách có hạn, trong khi đó phải chi phí cho nhiều các lĩnh vực khác, đo đó phải cân đối hài hòa các nguồn lực và đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đầu tư đến đâu, chắc đến đó, phải bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại. Cơ chế tổ chức, điều hành của hệ thống trong quản lí, khai thác, sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học ở nhà trường: Cơ chế tổ chức, điều hành có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện, nếu cơ chế đúng, phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo đảm phương tiện kỹ thuật dạy học và ngược lại nó có thể gây hậu quả và ảnh hưởng không tốt. Các nội quy, quy trình thực hiện và quy định trong quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học: Để sự phát triển được đúng hướng, đòi hỏi cần phải ban hành những nội quy, quy định rõ ràng theo đúng các văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng cho công tác đầu tư, mua sắm, trang bị theo đúng kế hoạch đã xác định, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan,
  • 38. 36 đơn vị trong việc phối hợp thực hiện. Phải có những nội quy, quy định mới làm căn cứ trong việc tổ chức thực hiện và tạo hướng mở trong việc khai thác các nguồn lực từ nhiều hướng khác nhau. Trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên trong quá trình quản lý, khai thác, quản lý sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học: Đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc sử dụng, phát huy hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có của nhà trường. Họ là trợ giáo, hướng dẫn thực hành, là nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm công tác quản lý vận hành, bảo quản. Vì vậy, phải đòi hỏi đủ về số lượng và trình độ khả năng làm tốt công tác này, nhất là khai thác, sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học mới, hiện đại. Phải hiểu rõ tính năng, tác dụng, đặc điểm và điều kiện hoạt động của phương tiện để có kế hoạch bố trí, sắp đặt và bảo quản đúng yêu cầu; trong quá trình khai thác phải tuân thủ đúng quy trình, đúng thao tác, góp phần phát huy hiệu quả của phương tiện và sử dụng được lâu dài. Việc đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng khai thác sử dụng của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Sử dụng và trang bị phải kết hợp chặt chẽ với nhau, có như vậy mới phát huy được hiệu quả đầu tư. Sự chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý: Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho quá trình phát triển đúng theo kế hoạch đã đề ra. Đòi hỏi các cấp quản lý phải nắm chắc các chế định, chế tài, các văn bản mang tính pháp lý để điều hành một cách khoa học, đạt hiệu quả, tránh được thất thoát, lãng phí. Đồng thời phải nắm chắc nhu cầu, tổ chức chỉ đạo việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, quản lý chặt chẽ từng khâu, từng bước và cả quá trình. Qua kết quả điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi đối với cán bộ, giáo viên và học viên cho thấy: yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường là sự đầu tư ngân
  • 39. 37 sách của Bộ Quốc phòng đối với nhà trường (chiếm đa số) sau đó đến nhiệm vụ GD-ĐT của từng nhà trường và yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội thời kỳ mới. Các yếu tố chủ quan có nhiều ảnh hưởng hơn là nội lực của các trường đầu tư cho phương tiện kỹ thuật dạy học ; nhận thức về vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học của các lực lượng trong nhà trường cũng như sự chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý và các nội quy, quy trình thực hiện trong đầu tư phát triển được cán bộ, giáo viên và học viên cho rằng những nhân tố này có ảnh hưởng nhiều đến phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học. Tóm lại, từ những nhân tố khách quan và chủ quan trên chúng tôi cho rằng: quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học trong Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí là quá trình tác động cần có định hướng, có tổ chức dựa trên những thông tin về tình hình phương tiện và đặc thù hoạt động quân sự, nhằm đảm bảo cho việc quản lí các phương tiện kỹ thuật dạy học cả số lượng và chất lượng thông qua việc đầu tư, mua sắm, quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản phù hợp với mục tiêu của nhà trường; phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường bị chi phối ảnh hưởng bởi những nhân tố khách quan, chủ quan; do đó cần phải tính đến các nhân tố đó để phát triển ngày càng có hiệu quả hơn. 1.4. Thực trạng sử dụng, quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí Để có cơ sở thực tiễn giúp cho việc đề xuất các biện pháp phát triển phươngtiện kỹ thuật dạyhọc ở TrườngTrung cấp Kỹ thuật Quân khí, tác giả đã tiến hành thực hiện một số phương pháp điều tra sau: 1.4.1. Hiệu quả việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học Trong quá trình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học, dần đáp
  • 40. 38 ứng với nhu cầu phát triển quy mô đào tạo của nhà trường: Đến nay nhà trường đào tạo 6 chuyên ngành chuyên ngành Trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo 6 chuyên ngành chuyển cấp , chuyển loại và 5 chuyên ngành thợ sửa chữa. Nhà trường đã chọn đội ngũ đồng thời bồi dưỡng những cán bộ phụ trách có khả năng am hiểu về tính năng và tác dụng của các phương tiện kỹ thuật dạy học. Nhà trường đã mở những lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, mở lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với phương tiện kỹ thuật dạy học, nhất là phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn về tính năng và tác dụng của các phương tiện kỹ thuật dạy học; đồng thời hướng dẫn sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Các khoa, tổ chuyên môn, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học (cụ thể là yêu cầu bắt buộc đối với người dạy sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học đã có; mặt khác cần thông qua tổ chuyên môn để thảo luận và thống nhất quy định đối với người dạy phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học cần thiết nào cho từng tiết giảng, từng môn học); nhất thiết không được dạy chay. a.Việc bảo quản, bảo dưỡng Trong những năm qua, nhất là 3 năm trở lại đây trong giai đoạn đầu tư trang thiết bị trường học của nhà nước đối với các nhà trường quân đội giai đoạn 2011 - 2015 được sự quan tâm của trên, nhà trường đã đầu tư nâng cấp 6 phòng học chuyên dùng, 8 phòng học phổ thông, các phòng học đã được đầu tư nâng cấp trang thiết dạy học, đã sửa chữa 20 mô hình học cụ, nghiên cứu 5 đề tài cấp ngành và hàng chục sáng kiến cấp cơ sơt về mô phỏng hoạt động của vũ khí, khí tài, đạn dược, các thiết bị cơ khí, nâng cấp hàng chục chuyên đề thành sáng kiến.
  • 41. 39 Nhà trường đã triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy và học. Hiện nay trường đã có 2 phòng máy vi tính (60 máy) được nối mạng LAN, lập dự án nâng cấp những trang thiết bị đã lạc hậu. Hệ thống máy tịnh được trang bị đến đầu mối các phòng, khoa, bộ môn, tiểu đoàn. b. Việc quản lý việc bảo quản Nhà trường đã mời chuyên gia hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng qui trình vận hành và thời gian sử dụng của mỗi loại phương tiện kỹ thuật dạy học cho người sử dụng để tránh hỏng hóc và mất an toàn. Cất giữ các phương tiện kỹ thuật dạy học theo đúng tiêu chuẩn đã định ra của các nhà sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng,…) Thường xuyên bảo dưỡng (lau chùi, tra dầu mỡ, sấy nóng, hút bụi và chạy bảo dưỡng,…). Thực hiện nghiêm chế độ ngày, giờ kỹ thuật theo quy định… 1.4.2. Thực trạng về đầu tư trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học Phương tiện kỹ thuật dạy học có vai trò quan trọng tác động trực tiếp vào chất lượng của quá trình dạy học, nên khi đánh giá cần xem xét đủ cả hai mặt chất lượng và số lượng các phương tiện của nhà trường. a. Về số lượng phương tiện kỹ thuật dạy học Kết quả trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên cho thấy: các phươngtiệnkỹ thuậtdạyhọc củanhàtrườngnhìnchunglà mới đảmbảo nhu cầu tối thiểu trong đầu tư. Về tài liệu cập nhật thông tin mới như băng đĩa, phầnmềm dạyhọc;các loại máy tính, hệ thống âm thanh, loa đài tương đối đầy đủ(có khoảng80,17đếnhơn85% cánbộ, giáo viên, học viên đánhgiá ở mức đầy đủ). Song về các thiết bị mô phỏng, vũ khí, khí tài, vũ khí cắt bổ, phương tiện phòng thí nghiệm, hệ thống máy chiếu, hệ thống kiểm tra, thực hành...
  • 42. 40 b. Về chất lượng phương tiện kỹ thuật dạy học Qua nghiên cứu kết quả cho thấy chất lượng các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày một tốt hơn, tiện íchhơn, song cơ bản chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của nội dung, yêu cầu học tập hiện nay. Nhiều loại phương tiện kỹ thuật đã cũ, đã được cấp từ lâu, tính đồng bộ hạn chế do vậy khó khăn cho công tác khai thác sử dụng. Về hệ thống vũ khí, trang bịcắtbổ hoặc mô hình hóa dùng trong dạy học thực hành cơ bản các đối tượng đánh giá mức độ khá tốt trở lên, còn (18,25% cán bộ, giáo viên, 20,5% học viên) đánh giá ở mức trung bình. Các thiết bị thực hành, mô phỏng chiến đấu của các loại pháo, mô phỏng hoạt động của các bộ phận củasúng pháo khí tài...có nhiều ý kiến đánh giá khá tốt trở lên( 87,5% cán bộ, 88,75% giá viên, 88,33% học viên), số còn lại là trung bình. Các mô hình, thiết bị luyện tập, kiểm tra huấn luyện ngoài các ý kiến đánh giá chất lượng khá tốt trở lên, còn số đánh giá ở mức trung bình của các đối tượng cũng tương đương nhau (12,5% cán bộ, 13,75% giáo viên, 11,67% học viên). Về các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, thuốc nổ chất lượng cũng cơ bản khá tốt trở lên, song còn12,5% cánbộ, giáo viên và học viên đánh giá ở mức trung bình, thậm chí có 1,25% cán bộ và giáo viên đánh giá ở mức yếu. Tài liệu cập nhật thông tin mới như băng đĩa, phầnmềm dạy học chấtlượng đảm bảo tốt, song cũng còn ở mức độ nhất định, có 16,25% cán bộ, giáo viên và 14,17% học viên đánh giá ở mức trung bình. Về chất lượng hệ thống âm thanh đảm bảo cho quá trình dạy học cũng còn 33,75% cán bộ, giáo viên, 32,5% học viên đánh giá ở mức khá, 13,75% cán bộ, giáo viên, 10,84% học viên đánh giá ở mức trung bình. Về hệ thống máy tính, máy in, máy scan chất lượng cũng còn hạn chế hơn cả, có 15% cán bộ, 13,75% giáo viên, 14,17% học viên đánh giá ở mức trung bình. Về các thiết bị nghe nhìn cũng cần phải nâng cao hơn nữa, có 41,25% cán bộ, 40% giáo viên, 41,67% học viên đánh giá ở mức trung bình và khá. Các
  • 43. 41 loại thiết bị khác nhìn chung chất lượng đảm bảo tốt, tuy nhiên tính đồng bộ và chất lượng cũng còn hạn chế, còn 15% cán bộ, 13,75% giáo viên, 15,83% học viên đánh giá ở mức trung bình. Từ kết quả trên cho thấy còn nhiều loại phương tiện chất lượng chưa cao. Vì vậy, các nhà trường cần có chế độ chính sách cũng như kế hoạch đầu tư nâng cấp về chất lượng phương tiện kỹ thuật dạy học một cách khoa học, hợp lý. Đồng thời tăng cường các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng một cách thường xuyên. 1.4.3.Thựctrạng việcquản lý, khaithác, sử dụng phươngtiện kỹthuật dạy học a. Đánh giávềhiệu suấtsửdụng cácphươngtiện kỹ thuậtdạyhọc ởnhà trường. Mục đích là đánh giá được hiệu suất sử dụng các loại phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có, thể hiện ở số lần sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học trongmột khoảng thời gian (học kỳ, năm học) xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạymôn học đãquy định trong chươngtrình và kế hoạch dạy học. Đây là chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học. Quakết quả phiếu trưng cầuý kiến cho thấy: Cơ bản phần lớn cán bộ, giáo viên, học viên đánh giá hiệu suất sửdụng ở mức tốt và khá; còn 18,50% cán bộ, 17,50% giáo viên, 19,50% học viên đánh giá ở mức trung bình; một số ít đánh giá ở mức yếu. Kết quảtrên cho thấy hiệu suấtsử dụngcác phương tiện kỹ thuật dạy học còn hạn chế rất nhiều, cần phải có kế hoạch cụ thể đối với việc tăng cườngtần suất và hiệu quảsử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học. b. Đánh giá về tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của đội ngũ giáo viên Trước hết đánh giá về mức độ thành thạo của giáo viên trong sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học là xét theo kỹ năng sử dụng của giáo viên và học viên trong quá trình sử dụng. Xem trình độ sử dụng có được nâng cao