SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Download to read offline
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012	
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ OANH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CƯÚ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG
HỘ VEN HỒ HOÀ BÌNH. (THÍ ĐIỂM TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG
ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG
TỈNH HOÀ BÌNH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, 2012
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ OANH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CƯÚ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG
HỘ VEN HỒ HOÀ BÌNH. (THÍ ĐIỂM TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG
ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI - HUYỆN CAO PHONG
TỈNH HOÀ BÌNH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên nghành: Sinh thái môi trường
Mã số: 60 85 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY
Hà Nội, 2012
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thày
hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Thuỵ - Bộ môn Sinh thái môi trường, Trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên Hà Nội đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời
gian qua. Tôi xin cảm ơn các thày cô trong khoa Môi trường, gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này cũng
như khoá học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học Viên
Nguyễn Thị Oanh
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
4
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh Mục Bảng....................................................................................................
Danh Mục hình.....................................................................................................
Các từ viết tắt.......................................................................................................
Mở đầu.................................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................3
Kết quả các nghiên cứu chức năng sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt
Nam......................................................................................................................3
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................7
Chương 2. Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên
cứu.......................................................................................................................14
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................14
2.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................14
2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................15
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................15
2.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp......................................................15
2.2.2. Phương pháp nội nghiệp..........................................................18
2.2.2.1. Phương pháp kế thừa........................................................18
2.2.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm...............18
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số
liệu.................................................................................................19
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................20
3.1. Khái quát đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên
cứu........................................................................................................................20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................20
3.1.1.1. Vài nét về khu vực phòng hộ sông Đà và
thuỷ điện Hoà Bình..............................................................................................20
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
5
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu........................22
a. Vị trí địa lý...........................................................................22
b. Địa hình...............................................................................22
c. Khí hậu................................................................................23
d. Thuỷ văn..............................................................................24
e. Điều kiện thổ nhưỡng...........................................................25
g. Tài nguyên rừng...................................................................26
h. Tài nguyên động vật.............................................................28
3.1.2. Điều kiện Kinh tế- xã hội.....................................................................29
3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế xã hội
và môi trường vùng ven hồ.....................................................................................29
3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động.....................................................29
a. Dân số...................................................................................30
b. Đặc điểm kinh tế..................................................................31
3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên
cứu...........................................................................................................................33
3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu.......................35
3.4. Diễn biến thảm thực vật tại các mô hình nghiên cứu.......................................38
3.5. Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình nghiên cứu.....................................40
3.6. Hiệu quả điều tiết dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu....................44
3.7. Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất...................................................47
3.8. Lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu.....................................................50
3.9. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt tại các mô
hình nghiên cứu……………………………………………………………………25
3.10. Nghiên cứu phát triển các mô hình phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ
sông Đà tỉnh Hoà Bình
3.10.1. Các giải pháp kỹ thuật......................................................................57
3.10.2. Các giải pháp kinh tế-xã hội.............................................................60
Kết luận và khuyến nghị..........................................................................................62
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
6
Kết luận.................................................................................................................62
Khuyến nghị..........................................................................................................63
Tài liệu tham khảo..................................................................................................64
Phụ lục........................................................................................................................
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất vùng xung yếu sông Đà tỉnh Hòa Bình.
Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu
Bảng 3.3: Dân số và lao động khu vực nghiên cứu
Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu
Bảng 3.5: Nhiệt độ và lượng mưa quan trắc được tại khu vực nghiên cứu
Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu
Bảng 3.7: Lượng xói mòn tại các mô hình nghiên cứu qua các năm thu thập
Bảng 3.8: Chi phí nạo vét bùn do xói mòn gây ra tại các mô hình rừng trồng năm
2011
Bảng 3.9: Diễn biến dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu
Bảng 3.10 Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá học đất tại các mô hình nghiên
cứu
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các mô hình nghiên cứu đến lượng rơi rụng
Bảng 3.12: Sự rửa trôi các chất dinh dưỡng tại một số mô hình nghiên cứu theo các
dòng chảy bề mặt
Bảng 3.13: Chi phí bị mất từ hàm lượng các chất dinh dưỡng bị rửa trôi tại các mô
h́nh rừng trồng năm 2011
Bảng 3.14. Đề xuất bổ sung một số giải pháp kỹ thuật
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
8
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1. Diễn biến về số lượng các loài cây tái sinh của các mô hình nghiên cứu
Biều đồ 2 . Lượng đất mất do xói mòn tại các mô hình nghiên cứu
Biểu đồ 3. Lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu
Biểu đồ 4. Lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
9
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP : Che phủ
ĐC : Đối chứng không trồng rừng
KL : Khối lượng
MH1 : Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược liệu
MH2 : Mô hình trồng Luồng thuần loài
MH3 : Mô hình Nông lâm kết hợp
MH4 : Mô hình Làm giàu rừng
MH5 : Mô hình cây bản địa đa tác dụng
MH6 : Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa
MH7 : Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa
MH8 : Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa
N : Nitơ
P : Phốt pho
ts : Tổng số
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012	
MỞ ĐẦU
Vùng đầu nguồn sông Đà là vùng phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Trong những năm qua, cùng với việc xây
dựng đập Hoà Bình là việc khai thác rừng bừa bãi, tập quán canh tác trên đất dốc
không đúng kỹ thuật của dân cư địa phương rất phổ biến (như đốt nương làm rẫy và
thức sử dụng đất không hợp lý...). Hậu quả là tài nguyên đất, rừng nơi đây đang
đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Điều này
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, kinh tế xã hội cũng như đời sống cộng
đồng dân cư trong khu vực. Do vậy, việc phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng phòng
hộ đầu nguồn khu vực xung yếu nói chung và ở khu vực vùng lòng hồ sông Đà nói
riêng đang là vấn đề cấp bách trong những năm gần đây.
Theo Đặng Huy Huỳnh (1990), diện tích lưu vực hồ Hoà Bình là 2.567.000
ha, trong đó diện tích rừng trên lưu vực chỉ còn 266.000 ha. Lượng bùn cát lắng
đọng hàng năm do mưa, bão, trượt lở trung bình khoảng 83,6 triệu tấn. Với tốc độ
đó sau 25 năm lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình sẽ mất 60% dung tích chính. Theo Lưu
Danh Doanh (Trung tâm khảo quản lý và khảo sát môi trường) [38] thì “Lưu vực
sông Đà và hồ chứa Hoà Bình thuộc khu vực có cường độ xói mòn vào loại mạnh
nhất so với các lưu vực sông khác ở nước ta. Trung bình hàng năm trên 1km2
bị mất
đi khoảng 20.000 - 40.000 tấn đất màu. Mức độ bồi lắng của hồ Hoà Bình thuộc
loại nghiêm trọng”.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do rừng phòng hộ trong khu vực đã, đang
bị suy thoái nghiêm trọng, chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng bị
suy giảm. Hậu quả trực tiếp của việc mất rừng và suy thoái rừng là xói mòn, mất
đất, bồi lắng lòng hồ do các nguyên nhân khác nhau. Do vậy, kiểm soát sự mất đất
do xói mòn đã trở thành vấn đề mang tính cấp thiết. Một trong những biện pháp
quan trọng là trồng rừng hay phục hồi lại rừng đã mất. Trong những năm qua, nhà
nước đã triển khai rất nhiều các chương trình, dự án nhằm khôi phục lại diện tích
1
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
2
rừng đã bị tàn phá tại khu vực ven hồ sông Đà (như chương trình PAM, dự án 661,
dự án RENFODA- JICA...). Các chương trình, dự án đã thiết kế và triển khai nhiều
mô hình trồng rừng và bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định về mặt môi
trường vùng đầu nguồn. Tuy vậy, những nghiên cứu chuyên sâu mang tính quan
trắc theo thời gian của các công trình trên còn hạn chế. Vì vậy để đóng góp các cơ
sở khoa học cho vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu phát triển các
mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hoà Bình. (Thí điểm tại tiểu khu 54
lòng hồ sông Đà và Khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa
Bình)”.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái quát các nghiên cứu chức năng sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu về sinh thái rừng và ảnh hưởng của rừng trồng đến môi
trường đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng
phòng hộ của rừng bao gồm cả việc giữ đất và do đó kiểm soát xói mòn và quá trình
lắng đọng bùn cát, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm
soát chất lượng nước... Việc mất đi lớp thảm phủ rừng do việc khai thác gỗ bừa bãi
hoặc sử dụng đất không hợp lý ở vùng đầu nguồn có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với vùng hạ lưu (Hamilton và King, 1993)[43].
Ở các nước phát triển trên thế giới, việc nghiên cứu về sinh thái rừng nói
chung và sinh thái rừng trồng nói riêng đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu và giới thiệu trong các tài liệu và diễn đàn quốc tế từ đầu thế kỷ 20. Các
nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của rừng trồng tới lập địa. Mấy chục năm gần
đây, đã có nhiều nghiên cứu về rừng đã bước đầu cho thấy sự thoái hóa lập địa do
khai thác rừng Thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Úc. Theo các tác giả, có tới
90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai thác. Turvey
(1983) [35] cũng cho rằng sự thay thế rừng Bạch đàn tự nhiên bằng rừng Thông
Pinus radiatan với chu kỳ chặt 15- 20 năm cũng làm giảm độ phì của đất do khai
thác gỗ. Mặt khác, tầng thảm mục dày và khó phân giải của Thông cũng làm chậm
sự quay vòng của các nguyên tố khoáng và đạm ở các lập địa này.
Các nghiên cứu của các tác giả cũng quan tâm nhiều tới vai trò của rừng
trong việc phòng hộ môi trường, đề cập tới vấn đề dinh dưỡng đất, chế độ nước, khả
năng ngăn cản xói mòn, dòng chảy. Tác giả Gosh (1978) [35] đã đánh giá ảnh
hưởng của rừng trồng Bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh dưỡng trong đất tại
Ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có những kết luận khẳng định. Theo
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
4
Gósh các mối lợi về kinh tế do Bạch đàn đưa lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại
nếu có.
Những nghiên cứu cho thấy việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh hưởng
tích cực khi mà độ phì đất được cải thiện và đem lại ảnh hưởng tiêu cực nếu nó làm
mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất. Nhìn chung, việc trồng rừng
cải thiện các tính chất vật lý đất (xét sau một khoảng thời gian dài sau khi trồng).
Tuy nhiên, việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất [41].
Trong vùng nhiệt đới, rừng cây mọc nhanh ảnh hưởng đến đất không chỉ ở
việc tiêu thụ dinh dưỡng. Tốc độ tuần hoàn vật chất cũng diễn ra một cách nhanh
chóng hơn. Khi trồng rừng thì có một yếu tố quan trọng là khi đó có sự đảo lộn quá
trình trao đổi vật chất giữa rừng và đất khi thay thế các hệ sinh thái tự nhiên đa dạng
bằng một hệ sinh thái nhân tạo độc canh có sự tác động của con người.
Những nghiên cứu gần đây tập trung tìm hiểu về các chức năng sinh thái
môi trường của rừng. Theo Lee Soo-hwa (Lee-Soo-hwa, 2007.
(http://www.korea.net/news/news) cho rằng đất rừng tốt có thể thấm được
khoảng 250 mm nước mưa trong một giờ. Tuy nhiên, theo ông thì rừng Thông qua
tác động tới cấu trúc sẽ không tốt cho cải thiện nguồn nước thậm chí còn làm tăng
sự thiếu nước do làm cho một lượng nước lớn bị ngăn giữ lại từ các tầng tán và bốc
hơi. Ngược lại, khi rừng được cải thiện tầng tán thì sẽ tạo điều kiện cho nước mưa
thấm vào đất nhiều hơn, đất lưu giữ được nước tốt hơn và sự chiếu sáng sẽ làm cho
các vi sinh vật đất như giun hoạt động tốt hơn. Vì vậy có tác dụng duy trì nguồn
nước và cải thiện nguồn nước tốt hơn.
Theo Farley và cộng sự (2005) [35] đã chỉ ra rằng khi đất trảng cỏ và đất cây
bụi chuyển sang rừng trồng thì lượng dòng chảy năm giảm đi 44% và 31%. Tác
động làm giảm dòng chảy kiệt của rừng trồng còn thể hiện rõ hơn cả lượng dòng
chảy trung bình năm. Theo Nisbet (2001)[35], rừng có thể có tác dụng làm giảm
dòng chảy mặt và chống xói mòn tốt; tuy nhiên các hoạt động trồng rừng và tác
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
5
động vào rừng như: làm đường giao thông, làm đất khi trồng rừng, chăm sóc rừng,
khai thác ...có thể dẫn tới làm tăng dòng chảy mặt và xói mòn cho lưu vực.
Theo Zhang và cộng sự (2007)[35] cho rằng, nếu các chỉ số về trạng thái
thảm thực vật rừng (cấu trúc, loại đất, địa hình...) có ảnh hưởng đến dòng chảy của
lưu vực thì phân bố không gian của rừng cũng ảnh hưởng quan trọng, nhất là khi
rừng được phân bố ở những khu vực tiếp nối trực tiếp với hệ thống tích nước của
thuỷ vực như sông, suối, hồ... Mặt khác, rừng trồng có ảnh hưởng đối với dòng chảy
mặt và dòng chảy ngầm cho nên nó gây ảnh hưởng đối với độ mặn của nước sông
suối trong lưu vực. Ở những nơi lượng muối phân bố nhiều ở tầng lớp đất mặt thì
ảnh hưỏng đó sẽ thể hiện rõ chỉ trong vòng 2 - 5 năm sau khi trồng rừng. Tuy nhiên,
đối với vùng mà sự phân bố nguồn mặn chủ yếu ở tầng nước ngầm thì ảnh hưởng
đó sẽ chậm hơn rất nhiều tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống nước ngầm nơi đó.
Ngoài ra, những khoảng trống ở phần trên sườn dốc có thể gây ra ảnh hưởng đối với
sản lượng nước thấp hơn ở phần dưới sườn dốc. Vì vậy, cần ưu tiên lựa chọn vùng
trồng rừng cho hợp lý trên quan điểm quản lý nguồn nước.
Theo M. Guardiola và cộng sự (2010)[35], việc thay thế các rừng cây bản địa
bằng rừng Cao su ở Nam Keng (Trung Quốc) và ở Pang Khum (miền Bắc Thái
Lan) đã làm tăng lượng bốc thoát hơi nước, do đó làm giảm dòng chảy cũng như
lượng nước được tích trữ trong lưu vực. Mặc dù, việc trồng rừng và những biện
pháp bảo tồn đất có những tác dụng nhất định trong việc giảm đỉnh lũ nhưng ít có
trường hợp nào cho thấy các biện pháp đó có tác dụng làm tăng dòng chảy kiệt.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy việc trồng rừng đã làm giảm sản lượng
nước bình quân và dòng chảy trong mùa khô của lưu vực. Trong không ít trường
hợp, dòng chảy kiệt bị giảm đáng kể sau khi trồng rừng. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp nó lại tăng dòng chảy ngầm và dòng chảy kiệt nhờ có việc làm tăng tính
thấm nước của đất. Trung bình sự giảm sản lượng dòng chảy do trồng rừng biến
động trong khoảng từ 50 mm/năm đối với vùng khô cho đến 300 mm/năm đối với
vùng ẩm ướt. Điều đó có thể làm giảm sản lượng nước tương đối năm ở mức 20 -
40% (Ge Sun và cộng sự, 2005).[35].
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
6
Sự ảnh hưởng của rừng trồng tới dòng chảy không chỉ ở diện tích mà còn sự
phân bố của nó và các biện pháp tác động vào rừng. Ảnh hưởng sự phấn bố không
gian của rừng tới nguồn nước đã được nghiên cứu một cách khá hệ thống trong
công trình của Carsten và cộng sự (2007)[35]. Công trình này đã thừa nhận vai trò
của rừng đối với việc cải thiện nguồn nước và chu trình vật chất; đồng thời nghiên
cứu này cũng khẳng định rằng ảnh hưởng của rừng tới nước trên quy mô rộng vẫn
cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Nghiên cứu sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn cũng được quan tâm. Các
mô hình sử dụng đất đã được xây dựng có thể kể tới như: mô hình du canh của
Conklin, 1975; tiếp đó là phương thức Taungya được U.Pankle đề xuất năm 1806.
Phương thức Taungya của Pankle là trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng
Tếch chưa khép tán. Đến năm 1977 King đã đề xuất phương thức nông lâm kết hợp
thay thế cho phương thức Taungya.
Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn cũng được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu quan tâm tới các vấn đề như tái
sinh rừng nhiệt đới, tổ thành cây tái sinh có khác biệt hay giống với tầng cây cao
như các tác giả: Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939,1965; Aubrerrille, 1983; ....
[9].Các phương thức kỹ thuật lâm sinh xử lý nhằm xúc tiến tái sinh rừng nhiệt đới
cũng được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như Kennedy, 1935; Lancaster, 1953...
Trong những năm gần đây, Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã tiến
hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước
nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là Bạch đàn, Thông,
Keo trồng thuần loài tại các dạng lập địa ở các nước Brazil, Công gô, Nam Phi,
Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nay bắt đầu nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng
khác nhau đã có ảnh hưởng rất khác nhau đến một số yếu tố độ phì đất, cân bằng
nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Tài nguyên
rừng của nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu gỗ
của Việt Nam liên tục tăng lên khiến cho rừng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị
khai thác quá mức, kèm theo đó là sự suy giảm đáng kể các chức năng sinh thái mà
rừng đã và đang cung cấp trong việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Ở
nước ta, vấn đề về môi trường rừng đã được khởi động nghiên cứu từ rất lâu. Tuy
nhiên, do nhiều lý do các nghiên cứu về sinh thái môi trường rừng chưa được chú ý
xứng đáng với vị trí của nó. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của nước ta còn khó
khăn cũng như khó khăn chung của toàn xã hội nên vấn đề nghiên cứu môi trường
nói chung và môi trường rừng nói riêng vẫn còn rất nhiều bất cập và cần thiết phải
có nhiều các công trình nghiên cứu tiếp theo. Một số công trình nghiên cứu trước
đây được tóm tắt như sau:
Nghiên cứu đánh giá tác động của rừng tới môi trường, đặc biệt là rừng tự
nhiên ở nước ta cũng đã được quan tâm chú ý từ đầu những năm 1970 với cơ sở ban
đầu do Liên Xô cũ giúp đỡ, nội dung nghiên cứu tập trung vào khả năng chống xói
mòn và điều tiết nguồn nước của các trạng thái rừng; các nội dung nghiên cứu khác
như vai trò điều tiết tiểu khí hậu, đất đai... cũng được quan tâm nhưng chưa nhiều
và hệ thống.
Từ năm 1973 đến năm 1981 Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp đã xây dựng các
khu nghiên cứu thuỷ văn rừng định vị ở Núi Tiên (Hữu Lũng) và Tứ Quận (Hà
Tuyên). Các công trình nghiên cứu trong thời gian này tập trung chủ yếu vào nghiên
cứu một số các nhân tố khí hậu rừng, khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng,
ảnh hưởng của độ tàn che rừng tới khả năng giữ đất và điều tiết dòng chảy mặt của
rừng như công trình của Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô (1984)[26], của Hoàng
Niêm (1994)[25]... Đây là những công trình nghiên cứu khởi điểm rất quan trọng,
tạo lập được một số cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng giữ nước, bảo vệ đất ở
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
8
nước ta đồng thời cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới, định lượng về thuỷ văn
rừng.
Trong những năm 1980 các công trình nghiên cứu đã tập trung vào xói mòn
đất và khả năng giữ nước của một số thảm cây trồng nông nghiệp và công nghiệp,
đặc biệt là ở các vùng Tây Nguyên. Trong thời gian này, nhiều khu nghiên cứu quan
trắc định vị đã được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng, gỗ, kim loại,… Hàng
loạt các công trình mang nhiều sắc thái và đi vào định lượng một cách vững chắc
như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ, Lê Thạc Cán (1983), của
Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984)[23]... Những công
trình nghiên cứu này đã làm rõ ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới xói mòn, vai trò
phòng hộ về chống xói mòn của một số thảm thực vật nông nghiệp, đã chú ý tới độ
che phủ gắn liền với các giai đoạn phát triển của cây trồng, định hướng cho việc xây
dựng các giải pháp phòng chống xói mòn trên đất dốc.
Đầu những năm 1990, khi nước ta thực hiện chương trình 327 với đối tượng
chủ yếu là rừng phòng hộ, nghiên cứu thuỷ văn và xói mòn đất rừng cũng được đẩy
mạnh. Nguyễn Ngọc Bình đã nghiên cứu về các biện pháp công trình và cây xanh
che phủ ở Bắc Thái, Sơn La... Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1996) [20] đã nghiên
cứu phân cấp xung yếu cho lưu vực nguồn nước. Kết quả những nghiên cứu này
cho thấy độ dốc tăng từ 10-15o
thì xói mòn sẽ tăng lên 21,44%. Khi chiều dài sườn
dốc tăng lên gấp đôi thì xói mòn cũng tăng lên gấp 2 lần. Nghiên cứu của Võ Đại
Hải (1996) [13], Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996) [20] đã xây dựng 20 khu
nghiên cứu định vị ở Tây Nguyên dưới các dạng thảm thực vật có cấu trúc khác
nhau. Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về xói mòn đất rừng
ở nước ta, đặc biệt là đã làm rõ vai trò phòng hộ chống xói mòn và điều tiết nước
của rừng. Các nghiên cứu của Võ Đại Hải cho thấy khi giảm độ tàn che từ 0,7 - 0,8
xuống mức 0,3 - 0,4 thì dòng chảy mặt tăng 30,4% đối với rừng tự nhiên và 33,8%
đối với rừng Le. Khi độ dốc tăng lên thì thì lượng dòng chảy cũng tăng lên. Chẳng
hạn khi độ dốc tăng lên 2 lần thì lượng dòng chảy mặt tăng lên 58,1%.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
9
Các nghiên cứu của Vũ Thanh Te, Trần Quốc Thưởng, Phạm Anh Tuấn
(2005) [33] về tác động của lớp phủ thực vật đến khả năng gây xói mòn đất và vận
chuyển bùn cát trên lưu vực sông chợ Lèn đã nhận thấy lớp phủ thực vật càng dày
thì khả năng làm chậm dòng chảy trên bề mặt sườn dốc càng tăng (từ 7 - 11 lần).
Một số tác giả khác đã tập trung nghiên cứu vai trò điều tiết nước, xói ṃn
của rừng, ảnh hưởng của thảm thực vật đến dòng chảy của các con sông, suối như
công trình của Nguyễn Viết Phổ (1992), Vũ Văn Tuấn (1982) [35], Thái Phiên và
Trần Đức Toàn (1988) [27].... Những nghiên cứu này đã cho ta thấy vai trò điều tiết
nước hữu hiệu của thảm thực vật rừng, đặc biệt là việc cung cấp nước cho các con
sông, suối vào mùa khô, dòng chảy kiệt ở những vùng có rừng cao hơn những vùng
không có rừng.
Khi so với lượng mưa, dòng chảy mặt biến động rất lớn và thường dao động
trong khoảng từ 3 - 5% đối với rừng Thông (Ngô Đình Quế, 2008) [31] trong đó
cao nhất ở trảng cỏ đến thảm cây bụi, rừng trồng và thấp nhất ở rừng tự nhiên.
Lượng dòng chảy mặt phụ thuộc vào nhân tố lượng mưa, địa hình, tính chất đất, cấu
trúc thảm thực vật và cả phương pháp quan trắc. Hệ số dòng chảy mặt có liên hệ
chặt chẽ với các nhân tố độ dốc mặt đất, hệ số xói mòn đất, độ giao tán hoặc độ tàn
che tầng cây cao, độ che phủ của thảm tươi cây bụi và độ che phủ của rừng (Phạm
Thị Hương Lan, 2005 ) [18].
Theo Nguyễn Quang Mỹ (1990) [23] thì vật rơi rụng ở trạng thái thô có thể
hút được lượng nước bằng 1,38 lần trọng lượng khô của nó, nếu đã bị phân huỷ 30 -
40% thì có thể hút được lượng nước gấp 3,21 lần trọng lượng khô. Về giá trị tuyệt
đối, lớp thảm mục có thể hút được 35,840 lít nước trên 1 ha rừng tự nhiên (tương
đương với một trận mưa 3,6 mm). Tuy nhiên thì tỷ lệ % lượng nước hữu hiệu của
vật rơi rụng thấp hơn tỷ lệ % lượng giữ nước tối đa của nó (chỉ đạt từ 2,5 - 83,2
mm/ha/năm, tương đương với mức 0,1 - 4,6% tổng lượng mưa) [20].
Trong nghiên cứu về vai trò bảo vệ nguồn nước của 4 dạng thảm thực vật
(thảm cây bụi cao, thảm cây bụi thấp, rừng trồng Keo và rừng trồng Bạch đàn),
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
10
Nguyễn Thế Hưng (2008) [35] đã cho thấy khả năng giữ nước của các thảm thực
vật giảm dần từ thảm cây bụi cao đến rừng trồng Keo, rừng trồng Bạch đàn và thấp
nhất là thảm cây bụi thấp, với tổng lượng nước hàng năm giữ được trong các thảm
thực vật tương ứng là 988,97 tấn/ha, 639,07 tấn/ha, 724,58 tấn/ha và 660,62 tấn/ha.
Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng. Nghiên cứu của Võ
Minh Châu (1993) [9] cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn
Mọ từ 23,971 ha xuống còn 6.000 ha đã làm cho nước hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể,
giảm từ 340 triệu m3
nước xuống còn 60 triệu m3
. Do đó không đảm bảo nước cho
sản xuất nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha.
Một số công trình nghiên cứu đã được tiến hành về sử dụng đất dốc, hạn chế
xói mòn và tăng độ phì của đất cho một số vùng với những đối tượng cụ thể. Việc
thiết lập băng cây xanh theo đường đồng mức nhằm chia cắt dòng chảy bề mặt có
hiệu quả cao, lượng nước trôi có thể giảm từ 31% - 42%, lượng đất trôi có thể giảm
49% - 52% và năng suất cây trồng tăng 41% - 43% (Đậu Cao Lộc và các cộng tác
viên, 1998). Mặc dù hàng rào cây xanh họ đậu chiếm khoảng 10% diện tích, song
năng suất cây trồng vẫn tăng 15 - 25% so với không làm băng xanh (Nguyễn Tử
Xiêm và Thái Phiên) [27].
Nghiên cứu của Trần Quang Bảo (1999)[2] tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh cho
thấy cường độ xói mòn đất dưới tán rừng Bạch đàn trắng phụ thuộc vào mật độ
rừng trồng và độ xốp, độ dốc, độ dày tầng đất. Số liệu nghiên cứu của Nguyễn
Quang Mỹ (1984)[23] ở Tây Nguyên cho thấy độ tàn che của thảm cây trồng có ảnh
hưởng rất lớn tới độ vẩn đục của dòng chảy (hay còn gọi là dòng rắn), thảm cây
trồng có độ che phủ yếu thì nồng độ đậm đặc của dòng chảy chiếm tỉ lệ cao hơn.
Thí nghiệm xói mòn đất dưới các thảm thực vật nông nghiệp khác ở Tây
Nguyên được Nguyễn Quang Mỹ nghiên cứu vào những năm 1980 cho thấy rằng
lượng nước tạo dòng và tổn thất về đất phụ thuộc vào đặc điểm che phủ của các
thảm cây trồng. Trong những điều kiện như nhau về đất, vi khí hậu, địa hình, kỹ
thuật canh tác,… nhưng khác nhau về thảm cây trồng thì lượng nước tạo dòng và
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
11
xói mòn đất ở đó khác nhau. Hay nói cách khác đi, ở đâu có độ che phủ đất kém thì
dòng chảy mặt và đất bị xói mòn lớn hơn. Cụ thể đất khai hoang chiếm 20%; đất
trồng lạc chiếm 19%; đất trồng sắn và ngô chiếm 14%; đất trồng lúa chiếm 13,5%;
đất trồng cỏ 12%; đất trồng khoai lang 5,5%; đất trồng cafe lâu năm tán che kín thì
lượng nước tạo dòng còn lại 2% ) [23].
Nguyễn Xuân Quát (1996)[28] đã nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền
vững”, kết quả đã đưa ra được các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững,
khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích
ứng cho các mô hình này. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003) [26] cũng đã có nghiên cứu
xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa
vào nhu cầu khí hậu.
Trong những năm qua, cùng với việc xây dựng các công trình thuỷ điện là
việc phá rừng đầu nguồn làm cho gia tăng các hiện tượng xói mòn, bồi lắng lòng hồ
và đã dẫn đến nhiều hệ luỵ cho vùng và cho những vùng hạ du. Đã có nhiều dự án,
chương trình, đề tài nghiên cứu về hiện tượng này và những tác động của việc trồng
rừng đến môi trường vùng đầu nguồn. Trong đó có những phương pháp nghiên cứu
xói mòn đã được thực hiện. Một trong số đó là phương pháp nghiên cứu xói mòn
theo các mô hình định lượng được phát triển mạnh trong những năm gần đây nhờ
công nghệ tin học và GIS. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, độ chính xác
cao. Ở Việt Nam đã có một số tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu này ở các
mức độ khác nhau như: Phạm Ngọc Dũng - trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội,
Nguyễn Quang Mỹ - Đại học Tổng hợp, Võ Đại Hải - Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam; Lại Huy Phương - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng.
Gần đây, ngành lâm nghiệp đã có những nghiên cứu tập trung vào việc tạo
lập cơ sở cho việc gây trồng rừng thông qua việc nghiên cứu trên các đối tượng cây
trồng cụ thể trên những loại lập địa và vùng sinh thái khác nhau. Trong đó có những
nghiên cứu về Bạch đàn, Keo, Thông...và một số loài cây bản địa. Nghiên cứu về
quan hệ rừng Bạch đàn tới môi trường có khá nhiều các công trình của các tác giả
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
12
như: Thái Văn Trừng, Vũ Đình Phương, Hoàng Chương, Hoàng Xuân Tý, Nguyễn
Ngọc Bình, Đỗ Đình Sâm (Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam) [2]. Do trước đây
Bạch đàn được du nhập vào nước ta với những đặc tính được cho là rất tốt với Việt
Nam lúc đó như năng suất cao, ít sâu bệnh, gỗ sử dụng vào nhiều mục đích. Tuy
nhiên, sau một thời gian sử dụng loài cây Bạch đàn gần như cây trồng rừng chính áp
dụng cho mọi vùng, mọi điều kiện lập địa đã nảy sinh ra nhiều vấn đề về loài cây
này. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh mối tương tác giữa loài Bạch đàn
và môi trường. Nhiều nghiên cứu cũng đã được triển khai xung quanh các vấn đề
liệu Bạch đàn có làm tăng dòng chảy bề mặt, tăng xói mòn dất hay không hoặc là có
làm giảm độ phì đất hay không, có làm cho đất chua thêm hay không? Đỗ Đình
Sâm (1984) [2] đã chứng minh rằng việc trồng Bạch đàn không làm chua đất,
lượng nước do Bạch đàn tiêu thụ rất ít và đặc biệt là rừng trồng Bạch đàn luôn
thường xuyên làm cho đất tốt lên, nhất là ở những trạng thái lập địa nghèo.
Theo Bùi Thị Huế (1996) [2], mặc dù Bạch đàn có cường độ thoát hơi nước
mạnh nhưng do tổng diện tích lá nhỏ nên vẫn có lượng thoát hơi nước nhỏ hơn so
với rừng Keo cùng tuổi từ 1,5 đến 3,3 lần. Hiệu suất sử dụng nước của Bạch đàn
cao hơn Keo từ 1,7 đến 2,8 lần. Bên cạnh đó tác giả cũng thấy rằng, nếu trồng Bạch
đàn ở lập địa tốt thì sau 3 năm trồng rừng, lượng mùn trong lớp đất mặt giảm đi
khoảng 12,1 tấn so với trước khi trồng rừng. Đạm cũng bị giảm đi khoảng 123
kg/ha. Nhưng nếu trồng tại lập địa xấu, đất đồi trơ trọc sỏi đá như tại Thanh Vân -
Phú Thọ, sau 3 năm lượng mùn tăng lên được 2,8 tấn/ha, còn đạm tăng lên được 10
kg/ha. Ngoài ra cũng có những ý kiến cho rằng Bạch đàn làm khô và gây độc cho
đất. Nhưng nhìn chung các ý kiến này còn chung chung, chưa dứt khoát.
Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu xây dựng các mô hình trồng rừng sử dụng các
loại cây chủ yếu như Keo (3 loài là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai). Các loài
Keo này được nhiều nghiên cứu ghi nhận là loài cây có ảnh hưởng tốt với môi
trường, với đất như: Có khả năng cố định đạm, cải thiện độ xốp của đất. Do sinh
khối lớn, sinh trưởng nhanh nên lượng rơi rụng, phân giải chất hữu cơ dưới rừng
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
13
trồng Keo hàng năm là khá lớn đảm bảo cung cấp mùn cho đất, góp phần vào cân
bằng dinh dưỡng trong đất.
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa rừng trồng Keo và môi trường có các công
trình của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế (2001) [29]. Trong đó, các nghiên cứu của
hai tác giả này tập trung vào diễn biến độ phì đất (với các yếu tố như độ xốp, hàm
lượng mùn, N,P, K; số lượng vi sinh vật đất) dưới ảnh hưởng của rừng trồng Keo ở
các độ tuổi khác nhau.
Các loài cây bản địa cũng được ưu tiên sử dụng vừa đem lại những lợi ích
kinh tế, bảo tồn nguồn gen địa phương vừa phù hợp với lập địa và điều kiện gây
trồng của từng vùng sinh thái khác nhau. Sự kết hợp giữa các loài bản địa với Keo,
các loài cây phù trợ đã được tiến hành trồng thí nghiệm ở nhiều nơi và thu được
những kết quả bước đầu tương đối khả quan.
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về môi trường rừng và tác động của
rừng đến môi trường không được tiến hành liên tục và toàn diện cả về nội dung,
không gian, cũng như đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu về sinh thái rừng trồng
cũng chưa thu được nhiều kết quả. Tại vùng xung yếu ven hồ Hoà Bình cũng đã tiến
hành trồng những mô hình sinh thái rừng trong đó sử dụng các loài cây bản địa với
mục đích phòng hộ môi trường vùng đầu nguồn. Các mô hình này bước đầu đã có
những tác động đáng kể và phát huy hiệu quả của công tác trồng rừng về mặt sinh
thái, môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
các mô hình sinh thái rừng này chưa được tiến hành một cách sâu, rộng, chưa có thể
áp dụng và nhân rộng vào thực tiễn cho những vùng có điều kiện sinh thái tương
đồng. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven
hồ Hoà Bình đặt ra là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết cho việc xây dựng
vốn rừng phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường vùng đầu nguồn trong bối cảnh
hiện nay. Đề tài nghiên cứu chúng tôi chọn lựa chính là tìm ra cơ sở khoa học giải
quyết tính cấp thiết của vấn đề này.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
14
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là thảm thực vật, môi trường đất,
nước trong các mô hình nghiên cứu sau:
- Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược liệu. Ký hiệu là MH1
- Mô hình trồng Luồng thuần loài (MH2)
- Mô hình Nông lâm kết hợp (MH3)
- Mô hình Làm giàu rừng (MH4)
- Mô hình cây bản địa đa tác dụng (MH5)
- Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa (MH6)
- Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa (MH7)
- Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa (MH8)
- Đối chứng: không trồng rừng (ĐC).
Trong đó các loài cây bản địa được sử dụng để trồng bao gồm: Trám trắng
(Canarium album), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Re gừng (Cinnamomum
obtusifolium), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Lim xanh (Erythrophleum fordii),
Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Sao đen (Hopea odorata).
* Phạm vi nghiên cứu:
Các mô hình nghiên cứu được tiến hành tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà
(MH1, 2, 3, 4, 5) và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình
(MH6, 7, 8, ĐC). Thời gian từ năm 2006 đến năm 2011.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng luận cứ khoa học làm cơ sở để đề xuất giải pháp cải tạo
và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
15
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số mô hình sinh thái rừng đến một số yếu
tố môi trường nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng và cải thiện môi trường;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ
đầu nguồn khu vực ven hồ Hoà Bình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng các mô hình rừng trồng phòng hộ
- Nghiên cứu diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình
- Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình
- Hiệu quả điều tiết dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu
- Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất
- Nghiên cứu lượng rơi rụng tại các mô hình
- Lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt
- Nghiên cứu một số giải pháp để phát triển các mô hình rừng trồng tại khu
vực nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp:
- Bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức lặp lại 3 lần,
trong mỗi khối chọn được sự đồng nhất về điều kiện lập địa. Diện tích mỗi ô thí
nghiệm là 0,6 ha, các ô được bố trí theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Trong
đó:
MH1: Trồng cây Bản địa xen cây Dược liệu. Cây bản địa gồm 5 loài: Re
gừng (Cinamomum obtussifolium), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Sao đen (Hopea
odorata), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Pentophorum pterocarpum),.
Các loài Dược liệu bao gồm có: Ba kích (Monrinda Officinalis), Sa nhân (Amonum
ovoideum), Gừng (Zinziber officinalis). Phương thức trồng hỗn giao theo hàng dọc
theo đường đồng mức.
MH2: Trồng Luồng thuần loài
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
16
MH3: Trồng cây lâm nghiệp (Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen) kết hợp
với cây nông nghiệp (Na, Xoài, Ngô, Sắn), trồng theo phương thức một hàng cây
lâm nghiệp xen 1 hàng cây nông nghiệp.
MH4: mô hình làm giàu rừng: Khoanh nuôi rừng hiện có và bố trí trồng bổ
sung theo rạch bằng các loài Bản địa.
MH5: trồng cây Bản địa đa tác dụng, với các loài: Trám trắng (Canarium
album), Trám đen (Canarium nigrum), Sấu (Dracotomelum duperreanum).
MH6: trồng Keo lai (Acacia Hybrid) xen cây Bản địa. Keo lai có vai trò là
loài cây phù trợ. Các loài bản địa được trồng trong mô hình có vai trò là những cây
mục đích.
MH7: trồng cây Cốt khí (phù trợ) xen cây Bản địa. Ta tạo các băng Cốt khí
dọc theo đường đồng mức. Giữa các băng Cốt khí trồng cây bản địa hỗn giao theo
hàng.
MH8: trồng Luồng (Dendrocalagamus babatus) xen cây bản địa. Các loài
bản địa được trồng gồm Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng.
ĐC: không tác động
- Thu thập số liệu ngoài hiện trường:
+ Điều tra trạng thái thực vật bằng phương pháp lập ô định vị với diện tích
1000m2
(40x25m). Các ô dạng bản được lập trong ô tiêu chuẩn điển hình với diện
tích 16m2
(4x4m), số lượng ô dạng bản là 5 ô. Các ô dạng bản được bố trí tại 4 góc
và trung tâm ô tiêu chuẩn điển hình. Sau đó ta tiến hành điều tra các chỉ tiêu như
đếm số loài, độ che phủ, và sự xuất hiện các loài mới.
+ Thu thập lượng xói mòn: tại mỗi mô hình xây dựng một ô định vị để
nghiên cứu về tình trạng xói mòn, dòng chảy bề mặt.
Số liệu xói mòn (thể hiện là lượng đất mất do xói mòn bề mặt) được thu thập
theo đợt mưa và căn cứ vào trạm khí tượng đặt tại Trạm nghiên cứu môi trường và
rừng phòng hộ sông Đà.
Lượng xói mòn thu thập dựa vào ô định vị xây dựng tại mỗi mô hình. Trong
mỗi mô hình ta xây dựng hai ô định vị để theo dõi. Các ô định vị được chọn đặt ở
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
17
những vị trí tương đồng nhau về thảm thực vật và độ dốc. Ô định vị có diện tích là
200m2
(kích thước là10x20m), được xây dựng bằng gạch cao 10cm, có tác dụng
tránh lượng nước chảy từ ngoài vào. Xung quanh thành ô được lát máng chống
thấm nước bằng xi măng. Dưới ô định vị có hai bể hứng lượng mưa chảy từ ô định
vị vào. Trên bể có đặt một đồng hồ đo nước. Đồng hồ này có tác dụng đo lượng
dòng chảy bề mặt trong khu vực ô định vị. Bể 1 có thể tích 2m3
(kích thước là
2mx1mx1m). Xung quanh thành bể được thiết kế đặt 10 ống xả nước có tác dụng
khi bể 1 tràn thì nước sẽ tràn sang bể thứ 2. Bể 2 có kích thước nhỏ hơn bể 1
(0,5x0,5x0,5m).
Khi thu thập số liệu, ta lấy hết lượng đất trên máng và trong bể lọc rồi đem
cân. Ngoài ra, tháo hết nước ở bể, để lắng đọng sau đó đem cân lượng đất lắng đọng
đó. Tổng lượng đất ở hai lần cân sẽ là lượng đất bị mất do xói mòn tại ô định vị.
+ Thu thập số liệu dòng chảy bề mặt
Số liệu dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu được thu thập dựa vào
ô định vị. Trong mỗi ô định vị ta dùng phương pháp ghi chỉ số nước chảy qua đồng
hồ đo nước lắp trên bể hứng. Số liệu dòng chảy bề mặt theo đợt mưa chính là chỉ số
cuối của đồng hồ (chỉ số theo dõi lần trước) trừ đi chỉ số đầu (chỉ số tạm thời tại
điểm theo dõi). Trong trường hợp cả đợt mưa có lượng mưa nhỏ hơn 50mm ta có
thể coi như không có dòng chảy bề mặt và khi đó chưa xảy ra hiện tượng xói mòn
đất.
+ Thu thập số liệu về đất
Điều tra đất cũng được tiến hành trên một số ô tiêu chuẩn điển hình tại mỗi ô
thí nghiệm. Các chỉ tiêu điều tra đất được thực hiện trên phẫu diện đất. Phẫu diện
đất được chọn điển hình cho khu vực về độ dốc, hiện trạng thực bì, độ che phủ…
Kích thước phẫu diện như sau: rộng 0,8m, dài 1,5m, sâu từ 1,0-1,2m tùy vào
độ sâu của tầng đất. Các chỉ tiêu thu thập gồm: mô tả phẫu diện, màu sắc đất ở các
tầng, độ chặt, độ ẩm, độ đá lẫn, tỷ lệ rễ…
Lấy mẫu phân tích: mẫu đất lấy được tại các mô hình được cho vào túi nilon
với trọng lượng là 0,5kg/mẫu. Mẫu đất được lấy tại những vị trí đặc trưng cho mô
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
18
hình theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Sau khi lấy, mẫu đất được tiến hành phân
tích tại phòng thí nghiệm đất và môi trường của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và
Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
+ Thu thập số liệu lượng dinh dưỡng bị mất theo dòng chảy bề mặt
Lượng dinh dưỡng bị mất do các dòng chảy bề mặt được xác định như sau:
Trước khi lấy mẫu, tại mỗi ô định vị ta phải khuấy đều nước ở trong bể, sau đó
dùng chai nhựa có thể tích 500ml để lấy nước. Mẫu thu được được đưa về phân tích
trong phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng để
xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng.
+ Thu thập số liệu lượng rơi rụng
Số liệu lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu được thu thập dựa vào ô
dạng bản. Mỗi mô hình ta chọn một vị trí thích hợp đặc trưng, đại diện để xây dựng
một ô dạng bản. Diện tích ô dạng bản là 1m2
(1mx1m). Cứ 3 tháng ta lại tiến hành
thu thập số liệu một lần bằng cách vơ toàn bộ vật rơi rụng (cành, lá, hoa, quả…)
trong ô, sau đó đem cân và đem về sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70o
C trong 6 giờ để
xác định độ ẩm của vật rơi rụng tại các mô hình.
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp:
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có của các dự án nghiên cứu, các số liệu
điều tra trong các đề tài khác nhau…tại khu vực nghiên cứu. Những công trình khoa
học đã công bố có liên quan tới phạm vi và khu vực nghiên cứu.
2.4.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
* Phân tích một số tính chất hóa lý của đất cụ thể như sau:
- Độ ẩm: sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105o
C đến trọng lượng không đổi
- Mùn tổng số: Theo Walkley Black
- Đạm tổng số: Phương pháp Kjendal
- pH của đất: dùng pH met M25
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
19
- P2O5 dễ tiêu: Kiecxanop
- K2O dễ tiêu: Maslova và đo trên quang kế ngọn lửa
* Phân tích một số chỉ tiêu trong nước như sau:
- pH: xác định bằng máy đo pH
- K2O: xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa
- P2O và NH4
+
: xác định bằng phương pháp so màu
2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: được tiến hành trên máy tính với sự hỗ trợ của
phần mềm excel 5.0.
+ Tính toán lượng đất mất do xói mòn:
Lượng đất mất do xói mòn dựa trên lượng đất thu thập được trên mỗi ô đinh vị quy
đổi ra cho toàn bộ diện tích 1ha
M = (m x 10000)/200
trong đó: M là lượng đất mất do xói mòn (tấn/ha)
m là lượng đất thu thập được tại ô định vị.
+ Tính toán lượng dòng chảy bề mặt:
Số liệu dòng chảy bề mặt tại các mô hình được tính như sau:
Dbm= (CScuối – CSđầu).10000/200
Trong đó: Dbm là Lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình (m3
/ha)
CScuối là chỉ số cuối của đồng hồ đo nước tại ô định vị (chỉ số tại thời
điểm thu thập)
CSđầu là chỉ số đầu của đồng hồ (chỉ số theo dõi lần trước).
+ Tính toán lượng vật rơi rụng tại các mô hình: là tổng của các lần thu thập
được trong năm, sử dụng công thức sau:
L = (a1 +a2 +a3 + a4)x 10000
Trong đó: L là tổng lượng rơi rụng tại mô hình (tấn/ha/năm)
a1 là lượng rơi rụng thu thập được lần 1
a2 là lượng rơi rụng thu thập được lần 2
a3 là lượng rơi rụng thu thập được lần 3
a4 là lượng rơi rụng thu thập được lần 4.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
20
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vài nét về khu vực phòng hộ sông Đà và thủy điện Hòa Bình
Khu phòng hộ sông Đà đã được thành lập trên phạm vi 3 tỉnh Tây Bắc là Lai
Châu, Sơn La và Hoà Bình, trong đó diện tích lưu vực Sông Đà tại Hòa Bình là
159.860 ha. Vùng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình gồm 2 dải đất chạy dọc ven
hồ có chiều dài 200 km tính từ đập chính công trình thuỷ điện Hoà Bình đến Tạ Bú
(Sơn La), chiều rộng mỗi dải bình quân 2 km tính từ mép nước hồ lên. Phạm vi đất
đai vùng dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình
nằm trong địa phận các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, thành phố
Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) và các huyện: Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Mộc Châu,
Phù Yên (tỉnh Sơn La).
Vùng phòng hộ sông Đà tỉnh Hoà Bình bao gồm 20 xã thuộc 4 huyện và
thành phố Hoà Bình với tổng diện tích tự nhiên là 70.619 ha. Diện tích các loại đất
vùng xung yếu sông Đà tình Hoà Bình được trình bày trong bảng 3.1
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
21
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất vùng xung yếu sông Đà tỉnh Hòa Bình
Huyện,
Xã
Tổng
Diện
tích
(ha)
Loại đất ( ha)
Đất
nông
nghiệp
Đất ở
và
vườn
tạp
Đất
chuyên
dùng
Đất
chưa sử
dụng
Đất
lâm
nghiệp
Tổng số 70619,0 2.195,7 1.800,6 11.275,8 2653,1 52693,8
I. Đà Bắc 46899,0 1.193,1 1.215,6 7086,8 1208,1 36195,5
1. Đồng Nghê 3117,0 26,4 66,8 62,2 17,9 2.943,7
2. Suối Nánh 3555,0 23,1 37,2 110,6 117,2 3.266,9
3. Mường
Tuổng
1402,0 23,0 63,6 195,8 12,3 1.107,3
4. Mường
Chiềng
2519,0 97,6 73,9 53,1 97,8 2.196,6
5. Đồng Chum 5515,0 273,2 137,8 183,5 302,1 4.618,4
6. Đồng Ruộng 4220,0 73,6 171,0 350,1 64,0 3.561,3
7. Yên Hoà 3305,0 211,6 120,4 356,6 - 2.616,4
8. Tân Dân 4350,0 71,3 109,9 707,0 93,7 3.368,1
9. Tiền Phong 6244,0 24,0 104,3 2000,8 254,7 3.860,2
10. Vầy Nưa 5980,0 175,0 113,6 1836,6 226,4 3.628,4
11. Hiền Lương 3907,0 98,8 148,1 926,5 6,6 2.727
12. Toàn Sơn 2785,0 95,5 69,0 303,9 15,4 2.301,2
II. Mai Châu 8746,0 540,8 214,0 949,9 382,1 6.659,2
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
22
1. Tân Mai 3562,0 188,4 42,1 737,9 191,0 2.402,6
2. Phúc Sạn 3315,0 264,7 131,4 199,2 171,8 2.547,9
3. Ba Khan 1869,0 87,7 40,5 12,8 19,3 1.708,7
III. Tân Lạc 7182,0 165,3 145,7 1594,8 313,7 4.962,5
Trung Hoà 3432,0 131,3 91,7 219,7 313,7 2.675,6
Ngòi Hoa 3750,0 34,0 54,0 1375,1 - 2.286,9
IV. Cao Phong 6162,0 273,8 197,5 1008,9 682,1 3.999,7
Thung Nai 3554,0 217,2 93,7 743,0 460,3 2.039,8
Bình Thanh 2608,0 56,6 103,8 265,9 221,8 1.959,9
V. TP Hoà Bình 1630,0 22,7 27,8 635,5 67,1 876,9
1. Thái Thịnh 1630,0 22,7 27,8 635,5 67,1 876,9
(Nguồn: Đoàn điều tra quy hoạch rừng Hòa Bình, 2007)
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
a. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.
Thung Nai là xã nằm phía Tây Bắc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách thành
phố Hòa Bình khoảng 18 km theo quốc lộ 6, có tọa độ địa lý như sau:
- 200
47’23’’ vĩ độ Bắc.
- 1050
16’42’’ kinh độ Đông
Về mặt địa giới: + Phía Bắc giáp xã Bình Thanh và xã Bắc Phong.
+ Phía Nam giáp xã Tây Phong.
+ Phía Đông giáp xã Đông Phong.
+ Phía Tây giáp Tiền Phong và xã Vầy Nưa
b. Địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc kiểu địa hình đồi núi thấp, nằm gọn trong 2 dãy
núi chính theo hướng Đông - Tây, độ cao trung bình khoảng từ 360 m đến 550 m,
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
23
thấp nhất là vùng tiếp giáp với mép nước lòng hồ Hòa Bình (120 m). Độ dốc tương
đối lớn, trung bình từ 16 - 250
, có nơi dốc đứng ở vách các núi đá. Địa hình ít bị chia
cắt nhưng do độ dốc lớn nên có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất kinh doanh
trên địa bàn, đặc biệt là canh tác nông nghiệp. Về mùa mưa thường xảy ra xói mòn
và rửa trôi đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lòng hồ.
c. Khí hậu
Hoà Bình là tỉnh có đặc thù khí hậu bị chia cắt thành nhiều tiểu vùng khác
nhau, nên khí hậu có nhiều kiểu mang tính chất của vùng núi, vùng trung du và
đồng bằng. Diễn biến thời tiết, khí hậu không theo quy luật chung của vùng nào cụ
thể mà tuỳ theo thời gian trong năm có thể biến đổi theo xu thế của vùng Tây Bắc,
Đông Bắc và Trung Du hoặc đồng bằng Bắc Bộ.
Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình nên khí hậu xã Thung Nai mang tính
chất nhiệt đới vùng lòng hồ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc và gió Tây Nam.
Xã Thung Nai chịu ảnh hưởng của bão không đáng kể.
- Chế độ gió: Có 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam, ngoài
ra còn có gió Tây Nam thường xuất hiện vào các tháng 5 và 6 kéo dài trong vài ba
ngày. Gió Đông Bắc (khô, lạnh) và gió Tây Nam (khô, nóng) là hai loại gió gây tác
hại đến sản xuất nông - lâm nghiệp cho người dân trong vùng.
- Các nhân tố cực đoan: Do lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn thường
tập trung vào các tháng 7, 8, 9 cộng với địa hình bị chia cắt, độ dốc cao và việc phát
nương làm rẫy của các hộ dân đã tạo ra nhiều dòng chảy bề mặt gây xói mòn mạnh
và thường xuất hiện lũ quét ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt
của người dân. Nhìn chung, điều kiện khí hậu ở đây rất phù hợp cho sinh trưởng và
phát triển của nhiều loài cây trồng nông, lâm, công nghiệp và cây ăn quả.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
24
Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu
Tháng
Đặc trưng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Lượng mưa TB
(mm)
20,6 15,0 36,2 91,4 243,6 270,8 287,0 324,0 301,6 197,0 57,5 14,6 1859,3
Số ngày
mưaTB
9 9,6 11,5 13,6 17,9 18,1 18,8 18,1 14,1 11,7 7,5 5,2 155,1
Độ ẩm (%) 85 85 85 85 83 84 84 86 86 86 84 84 85
Số giờ
nắng(giờ)
82,6 63,5 72,9 112,9 186,2 164,8 189,2 169,1 172,9 159,0 133,4 129,2
1.635,
7
Số ngày nắng
( ngày)
20 15 18 23 26 27 28 28 27 25 25 22 284
Nhiệt độ cao
nhất TB (0
C)
20,2 21,1 24,7 29,1 32,8 33,6 33,7 32,7 31,3 28,9 25,7 22,5 28,0
Nhiệt độ thấp
nhất TB (0
C)
13,1 14,8 18,2 21,4 23,5 24,8 25,0 24,8 23,5 20,8 17,5 14,2 20,1
Nhiệt độ TB
(0
C)
16,1 17,5 20,6 24,4 27,2 28,2 28,4 27,8 26,7 24,0 20,5 17,5 23,2
Lượng bốc hơi
(mm)
50,0 48,0 57,0 65,6 84,9 81,3 80,9 63,5 59,8 60,9 55,6 55,1 762,6
Tốc độ gió TB
(m/s)
1,1 1,0 1,1 1,1 1,1 0,9 1,0 0,9 0,9 0,9 0,9 1,0 1,0
(Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo KTTV tỉnh Hoà Bình)
d. Thủy văn
Xã Thung Nai nằm ở phía tả ngạn Sông Đà, đường thuỷ nối liền xã với lòng
hồ Hòa Bình. Trong phạm vi xã không có sông suối lớn nhưng do tiếp giáp với mép
nước sông Đà nên mực nước ngầm tương đối cao, rất thuận tiện cho sản xuất nông
nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt. Do địa hình dốc lớn nên hệ thống suối nhỏ trên
địa bàn xã không có khả năng giữ nước quanh năm nên canh tác nông, lâm nghiệp
gặp rất nhiều khó khăn. Mùa khô cũng là mùa tích nước của hồ thuỷ điện (từ tháng
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
25
9 đến tháng 4 năm sau) mực nước dâng cao (110- 120 m), rất thuận lợi cho việc vận
chuyển, giao thông đường thuỷ. Mùa mưa cũng là mùa hồ Hoà Bình xả lũ, mực
nước xuống thấp (80- 90 m), giao thông đi lại khó khăn. Mặt khác vào mùa xả lũ
của hồ thuỷ điện một số diện tích lớn của đất bán ngập hoàn toàn trống trải bị phơi
ra, mưa lớn đã gây nên xói mòn, sạt lở nghiêm trọng. Đây là vấn đề bức xúc hiện
nay đối với tất cả các hồ thuỷ điện cần được sự quan tâm của các nhà khoa học và
các ngành, các cấp.
Về thuỷ lợi: hầu hết diện tích đất trong khu vực phải dựa vào nguồn nước tự
nhiên. Chỉ một số diện tích hẹp ở ven các suối là đủ nước tưới để canh tác. Như
vậy, tiềm năng thuỷ lợi của khu vực là rất hạn chế. Đây là một đặc điểm tự nhiên
quan trọng cần được tính đến trong quá trình quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.
e. Điều kiện thổ nhưỡng
Đất trong khu vực nghiên cứu được hình thành chủ yếu trên 3 loại đá mẹ: đá
sét, phiến thạch sét và đá vôi. Qua điều tra cho thấy trong khu vực gồm các loại đất
chính sau:
- Đất Feralit vàng nâu phát triển trên đá sét, phân bố ở phần sườn và đỉnh.
Loại này có tầng đất dày thích hợp với trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá phiến thạch sét, phân bố dọc theo
sườn đồi, thung lũng, suối, tầng đất dày, thường bí chặt, khó thoát nước, hàm lượng
mùn thấp.
- Đất Feralit nâu nhạt phát triển trên đá vôi, phân bố chủ yếu ở các thung
lũng chân núi đá vôi, đất thoát nước tốt, hàm lượng mùn cao, tầng đất khá dày thích
hợp cho việc canh tác cây nông nghiệp và công nghiệp ngắn ngày.
Nhìn chung, đất có tầng dày, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét trung
bình, tỉ lệ đá lẫn ít. Ngoài ra, còn có các loại đất feralit trên sản phẩm dốc tụ của đá
vôi, đất trên đá vôi của địa hình karstơ,... chiếm một tỉ lệ ít, phân bố chủ yếu ở độ
cao dưới 170 m, ở chân dốc, ven suối, độ dốc thấp, đất tương đối màu mỡ, phù hợp
cho việc phát triển cây lâm nghiệp, cây lương thực, ăn quả và cây công nghiệp.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
26
g. Tài nguyên rừng
Vùng hồ nằm trong vùng Tây Bắc, là 1 trong 9 vùng địa lý sinh thái có sự đa
dạng cao về thành phần các loài thực vật. Đặc điểm của thực vật vùng hồ phản ánh
hệ thực vật ở đây phần lớn thuộc thành phần khu hệ bản điạ Bắc Việt Nam - Nam
Trung Hoa và khu hệ Ấn Độ - Mianma di cư đến nhưng số loài thuộc thành phần
bản địa tương đối thấp. Vùng hồ có một số loài thực vật cổ nhiệt đới xuất hiện tuy
rất hiếm như Sơn tuế đá vôi (Cyas balance), Dây gắm (Ngetum montanum)…..
Do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội ở các mức độ và thời gian
khác nhau đã hình thành nên các trạng thái rừng đan xen nhau tại vùng hồ. Mỗi
trạng thái có cấu trúc ngoại hình và tổ thành loài cây khác nhau với các đặc trưng
như sau:
- Trạng thái rừng trên núi đá vôi ít bị tác động: Tập trung trên các đỉnh núi
đá vôi cao, dốc và hiểm trở rừng có hai tầng tán chính, tầng trên thường không liên
tục. Loài ưu thế là Nghiến đỏ (E xcentrodendron Tonkinensis) và một số loài khác
như Trai lý (Garcinia fagacoides), Đinh (Makhamia pierrei), Dâu da xoan
(Allospondias lakonensis), Thung (Tetrameles nudiflora). Tầng dưới gồm các cây
ưu thế như: Ô rô (Circus Japonicus), Mạy tèo (Streblus macrophyllus) Đẻn ba lá
(Vitex trifolia), Đại phong tử (Hydonocarpus hainanensis).
- Trạng thái rừng trên núi đá vôi đã bị tác động mạnh: Trạng thái rừng này
chiếm diện tích khá lớn, thành phần loài tương tự trạng thái rừng trên, nhưng mật độ
cây thưa hơn, chiều cao trung bình từ 10 - 15m, đường kính 20 - 30cm.
- Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá: Xuất hiện ở các thung lũng, khe của núi
đá, thường có diện tích nhỏ nằm rải rác trong toàn khu vực. Thành phần loài chủ
yếu là: Phay (Duabanga sonneratioides), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Dâu
(Morus artalit), Sến (Celtis sinensis), Nóng (Saurauja tristyla), Gội nếp (Aglaia
gigantea), ở nơi ít bị tác động, cây cao trên 20m, đường kính 60cm.
- Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt và sau nương rẫy. Trạng thái
rừng này phân bố chủ yếu trên rừng núi đất và một phần nhỏ trên các thung lũng đá
vôi. Thường gặp các loài cây gỗ nhỏ tiên phong, ưa sáng như Thôi ba (Alanggium
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
27
chinensis), Trám trắng (Canarium album), Muối (Rhus chinensis), Bùm bụp
(Malluotus barbatus), Cánh kiến (Mallutus phinippinnensis)… Ngoài ra còn xuất
hiện một số loài tre nứa tập trung thành đám nhỏ như Vầu (Indosasa hispida), Nứa
(Ncohouzeaua dulloa)…
Ngoài ra còn những mảng nhỏ trên núi đất cao, đại diện có một số loài cây
như Thích (Acera tonkinensis), Bạc tán (Beichmiedia sp), Nanh chuột (Coiptocarya
sp), Dẻ lá tre (Quercus bambuifolia), Thị rừng (Diiospirros sp)….
- Trạng thái rừng ven bờ nước (hồ, sông suối): Đây là đặc thù riêng có của
vùng hồ với nhiều loại đặc trưng như: Vối thuốc (Schima superba), Nhội (Bischofia
trifolia), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Cơi (Pterrocarya tonkinensis).
Trong khu vực còn có tổ thành phong phú của các loài cây thuốc. Theo
nghiên cứu phân loại theo nhóm tác dụng chữa bệnh của các loài cây dùng làm
thuốc của Đỗ Tất Lợi thì có gần 240 loài được phân bố theo 19 nhóm công dụng
khác nhau. Tập đoàn cây thuốc cực kỳ phong phú và là một tài sản quý báu không
chỉ có tác dụng đối với bảo vệ sức khoẻ cộng đồng địa phương mà còn mở ra một
triển vọng của nghề khai thác và chế biến dược thảo.
Thung Nai trước đây vốn là một xã có diện tích rừng tương đối lớn so với
tổng diện tích tự nhiên, độ che phủ chiếm tới 85%, trữ lượng lớn, chất lượng chủng
loại tốt và tập trung. Trước năm 1987 nhân dân trong xã chủ yếu tập trung vào việc
khai thác gỗ và các lâm sản khác mà không chú ý đến quản lý, bảo vệ và xây dựng,
phát triển vốn rừng. Chính vì lẽ đó, mà tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng,
quần thể thực vật rừng vốn rất phong phú trước kia như các loại họ Xoan, Giẻ, Bồ
đề, Dầu, Tre, Nứa... nay chỉ còn lại chủ yếu là rừng tre nứa nhỏ và cây ưa sáng mọc
nhanh không có giá trị cao. Trên toàn xã hiện không còn rừng nguyên sinh. Rừng
thưa cây gỗ và rừng non phục hồi còn lại rất ít với tổ thành chủ yếu là các loài cây
ưa sáng, giá trị kinh tế thấp như Nanh chuột, Chấu, Ngát, Cà ổi, Vàng chanh, Sung,
Giẻ các loại, Gội gác, Xoan đào, Lim xẹt,... Rừng núi đá chủ yếu là các lùm cây bụi,
dây leo, rải rác còn sót lại một số cây gỗ quý như Chò chỉ, Trai, Nghiến... với số
lượng không đáng kể. Diện tích rừng trồng một vài năm gần đây cũng đã tăng lên
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
28
nhưng các loài cây trồng cũng chủ yếu là Bạch đàn, Keo tai tượng và gần đây là
Luồng. Các loài cây bản địa như Lát hoa, Giổi, Trám, Sấu,... chưa được gây trồng
trên diện rộng, hiện mới chỉ có các mô hình nghiên cứu thử nghiệm.
h. Tài nguyên động vật.
Cũng theo các tài liệu của Đoàn điều tra quy hoạch rừng tỉnh Hoà Bình, vùng
hồ Hoà Bình là nơi tiếp giáp với các luồng di cư động vật từ Đông Bắc và Tây Bắc
vào phía Nam, nên hệ động vật còn tương đối phong phú. Tổng số loài được khai
thác, sử dụng, hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người là 146 loài,
trong đó có: 34 loài thuộc nhóm chim, 32 loài thuộc nhóm thú, 9 loài thuộc nhóm
rắn, 6 loài thuộc nhóm ếch và ba ba, 31 loài cá và 34 loài côn trùng .
Trong thành phần gia súc, gia cầm của vùng hồ phổ biến nhất là các loài trâu,
bò, lợn, gà, vịt, ngan, chó, mèo, dê và thỏ.
Với diện tích mặt nước khá lớn, cá trở thành một nguồn tài nguyên quan
trọng với đời sống người dân vùng hồ, trong đó có nhiều loài có giá trị đem lại thu
nhập đáng kể cho nhân dân vùng lòng hồ.
Địa hình của khu vực lòng hồ chủ yếu là đồi núi hiểm trở. Vì vậy, hệ động
vật rừng rất phong phú và đa dạng. Số liệu điều tra trong dân cho thấy hiện vẫn còn
một số loài động vật quý như: khỉ, trăn, rắn và nhiều loài chim. Một số loài có trong
sách đỏ Việt Nam như: gà lôi, khỉ, rắn hổ mang chúa….Tuy nhiên, số lượng cá thể
của mỗi loài còn rất ít. Trong tương lai, với hy vọng xây dựng khu hồ thành một
vùng kinh tế sinh thái điển hình.
Những phân tích về tài nguyên sinh vật cho thấy rằng một trong những tiềm
năng to lớn để giải quyết khó khăn trong quá trình phát triển ở vùng hồ là sự tồn tại
một tổ thành thực vật, động vật phong phú. Chúng có thể đáp ứng được những nhu
cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men, gỗ củi và nhiều loại sản phẩm thiết yếu
khác. Tuy nhiên, cần có những chính sách để bảo vệ nghiêm ngặt và quản lý chúng
một cách bền vững, hiệu quả cao.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế - xã hội và
môi trường vùng ven hồ
Việc đắp đập ngăn sông Đà, xây dựng hồ chứa Hoà Bình làm ngập những
vùng đất thấp ven sông đã gây nên những tổn thất lớn về tài nguyên trong vùng:
813,1 ha rừng gỗ; 795,71 ha rừng tre nứa và một lượng đáng kể các thảm cỏ, thảm
thực vật khác đều bị ngập chìm dưới nước. Trước hết, hơn 1.608 ha lúa hai vụ,
1.341 ha lúa một vụ và hàng nghìn héc ta hoa màu, cây ăn quả bị vĩnh viễn mất đi
do ngập chìm dưới nước. Đồng thời nhiều động vật quý hiếm bị mất đi do diều kiện
sống tại nơi ở và khu vực xung quanh bị thay đổi. Một số cơ sở hạ tầng cũng bị phá
huỷ như: 107.308 m2
nhà ở, 156 đập nước và hồ thuỷ lợi, 153 km kênh mương, 655
km đường ô tô, 30 km đường dây điện thoại.
Tác động trực tiếp của việc xây dựng hồ chứa là làm thay đổi toàn bộ hệ sinh
thái tự nhiên và nhân văn, ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ các sinh vật trong hệ
sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư trong vùng. Hệ sinh thái trên
cạn bị dần thay thế bởi hệ sinh thái nước, đất ngập nước và hệ sinh thái bán ngập.
Mặt khác, những vùng bị ngập đều là những vùng đất màu mỡ ven sông. Vì vậy,
gần 50.000 dân (8.451 hộ) thuộc 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La phải di chuyển đi xây
dựng nơi ở mới. Điều này đã gây nên một sự xáo trộn rất lớn trong đời sống của
người dân thể hiện không những là chỗ ở thay đổi mà còn kéo theo cả diện tích đất
và phương thức canh tác cũng thay đổi gây ra rất nhiều khó khăn cho nhân dân
trong vùng phải di dời.
3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động
Cho đến nay Thung Nai có 6 xã. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sinh
sống ở độ cao trên 120m so với mực nước biển. Phần lớn đất canh tác nông nghiệp,
đặc biệt đất canh tác lúa nước đều đã bị ngập, đời sống người dân gặp rất nhiều khó
khăn, thành phần dân tộc Mường, Dao ở đây chiếm tới 97%.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
30
a. Dân số
Theo số liệu điều tra của xã năm 2010 dân số trong xã thể hiện trong bảng
3.3.
Bảng 3.3: Dân số và lao động khu vực nghiên cứu
TT
Tên xóm Số hộ Số khẩu Số lao động
1 Xóm Nai 52 246 131
2 Xóm Mới 62 271 143
3 Xóm Kinh Tế Mới 23 81 46
4 Xóm Tiện 93 474 245
5 Xóm Chiềng 63 311 163
6 Xóm Mu 56 254 136
Tổng cộng 349 1.637 864
(Nguồn: Báo cáo tình hình dân số - lao động xã Thung Nai, 2009)
Đặc điểm dân tộc: người Mường là dân tộc bản địa có số lượng lớn nhất
(>90%). Tổ chức làng bản của người Mường khá chặt chẽ do Trưởng xóm hoặc Già
làng đứng đầu.
Tình hình lao động của khu vực: hầu hết là lao động trẻ, trình độ văn hoá
thấp, không có chuyên môn kỹ thuật. Lao động ở đây chưa thực sự cần cù, chịu khó
tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Điều này lý giải tại sao đất đai ở khu vực chưa
được sử dụng có hiệu quả như tiềm năng của nó.
Thời gian lao động trong năm được sử dụng khoảng 6 - 8 tháng tuỳ theo hộ
gia đình. Người dân địa phương tiêu tốn nhiều thời gian vào các hoạt động: đánh cá
lòng hồ canh tác nương rẫy và khai thác gỗ, củi cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Hoạt động canh tác nương rẫy rất vất vả, khoảng cách từ nhà đến nương rẫy khá xa,
đường đi lại khó khăn, việc vận chuyển sản phẩm hoàn toàn thủ công (vác, gánh,
gùi), đời sống còn vô vàn khó khăn.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
31
b. Đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế chung của khu vực nghiên cứu là sản xuất nông lâm nghiệp;
nhưng sau khi ngăn đập, gần như toàn bộ đất canh tác nông nghiệp đều bị ngập
nước. Để giải quyết nhu cầu thiết yếu và lương thực trong điều kiện không còn
ruộng nước, người dân buộc phải phá rừng làm nương. Trong điều kiện đất dốc và
mưa mùa nhiệt đới, nương rẫy làm cho đất bị thoái hoá nhanh chóng, năng suất
trung bình chỉ đạt 500 - 700 kg thóc/ 1 ha. Qua điều tra cho thấy, vùng hồ Hoà Bình
là một trong những vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước, chỉ
xấp xỉ 50.000 - 90.000đ/ người/ tháng, thu nhập bình quân đầu người qui ra thóc chỉ
khoảng 250kg/người/năm, 30 - 40% hộ dân thuộc diện đói nghèo.
* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã là cây nông nghiệp ngắn ngày, cây
hàng năm như: Lúa, Ngô, Đậu, Lạc, Sắn. Phương thức canh tác phổ biến là nương
rẫy quảng canh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết nên năng suất rất
thấp. Trong đó cây Ngô là cây lương thực quan trọng hàng đầu và là nguồn thu
nhập chính của các hộ dân trong xã, thường được trồng trên các chân đất cao, các
sườn đồi thoải, trong các bãi bằng hoặc trồng Nông lâm kết hợp, năng suất rất thấp.
Vườn hộ gia đình có diện tích bình quân 1.500 - 1.600m2
/hộ nhưng mang lại
lợi ích kinh tế rất thấp vì phần lớn là vườn tạp, các loại cây trồng sử dụng giống địa
phương là chính như: Mít, Bưởi, Hồng bì ... lại không được chăm bón nên chỉ đáp
ứng nhu cầu trong gia đình, chưa thành sản phẩm hàng hoá.
* Chăn nuôi
Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ... trừ những hộ đặc
biệt khó khăn (quá nghèo) hoặc già nua. Việc chăn nuôi hiện nay vẫn mang tính
chăn thả tự nhiên, thiếu đầu tư, thiếu giống tốt và chưa chú ý phòng dịch bệnh nên
đàn gia súc, gia cầm phát triển còn chậm, hiệu quả chưa cao. Một tiềm năng của xã
là có diện tích mặt nước nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ở vùng hồ sông Đà khá lớn
nhưng chưa được khai thác, sử dụng triệt để.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
32
* Sản xuất lâm nghiệp
Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của xã đã được quy hoạch là rừng phòng
hộ rất xung yếu của hồ Hoà Bình nên trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nguồn thu
chủ yếu các hộ là tiền công trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ. Trong những
năm qua trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các hộ dân trong khu vực nghiên cứu đã
tham gia trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ theo chương trình 327, dự
án PAM 3352, dự án 747, dự án 661, trồng rừng kinh tế, phòng hộ, trồng cây ăn quả
và cây công nghiệp. Tình đến nay đã trồng được 1.562 ha rừng các loại, trong đó
trồng rừng với mục đích phòng hộ đầu nguồn là chủ yếu.
* Một số nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên
cứu
Thế mạnh tiềm năng:
- Là một xã vùng ven hồ Hoà Bình thuộc quy hoạch rừng phòng hộ rất xung
yếu cấp quốc gia, đã, đang và sẽ tiếp tục được Nhà nước đầu tư xây dựng và bảo vệ
rừng phòng hộ và đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
- Gần thị trường (thành phố Hoà Bình), có hệ thống giao thông thuỷ, bộ
tương đối thuận lợi, có mạng lưới điện đến hầu hết các hộ gia đình.
- Có diện tích đất tự nhiên lớn, là một lợi thế để phát triển nông lâm nghiệp,
trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cho sản phẩm hàng hoá.
- Rừng tự nhiên (tuy đã nghèo kiệt) có thể áp dụng các biện pháp phục hồi
nhằm nâng cao độ che phủ, đảm bảo yêu cầu của khu rừng phòng hộ rất xung yếu
đồng thời có thể khai thác hợp lý về kinh tế.
- Có diện tích mặt nước lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh là một lợi thế lớn để
phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển vận chuyển
đường thuỷ.
Khó khăn:
- Nhìn chung đời sống của các hộ dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp,
trình độ dân trí thấp, chưa thoát khỏi kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
33
- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, đặc biệt diện tích cấy lúa
nước không đáng kể. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, thiếu nước và đất kém mầu mỡ
nên rất khó khăn về lương thực.
- Do đói nghèo, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản
vẫn xảy ra, rừng tự nhiên hiện còn khó bảo tồn nguyên vẹn.
- Chưa có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, việc sử dụng đất còn tuỳ tiện,
giao khoán đất lâm nghiệp chưa thực hiện triệt để và trái với những quy định của
pháp luật.
- Đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sử dụng lao động và thói
quen chi tiêu lãng phí của người dân vẫn còn xảy ra.
- Đầu tư của Nhà nước cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn
quá thấp không kích thích được người dân làm nghề rừng.
3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên
cứu
Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu được
trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu
TT Tên mô
hình
Loài cây trồng Năm
trồng
Mật độ trồng
(cây/ha)
Độ che phủ
(%)
1 MH1 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, sa
nhân, Ba kích, gừng
2004 600 73
2 MH2 Luồng 2004 240 71
3 MH3 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng,
Xoài, Nhãn, Ngô, sắn
2004 1165 64
4 MH4 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng 2004 400 79
5 MH5 Trám trắng, Trám đen, Sấu 2004 600 76
6 MH6 Keo lai, Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ
đỏ, Re gừng, Sao đen
2004 830 71
7 MH7 Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re
gừng, Sao đen, Cốt khí
2004 1000 72
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
34
8 MH8 Lim xanh, Dẻ đỏ, Re gừng,
Luồng
2004 730 60
9 ĐC Cây bụi - - 56
Số liệu Bảng 3.4 cho thấy: các mô hình khác nhau được lựa chọn loài cây
trồng khác nhau với mật độ khác nhau, trong đó mật độ trồng ban đầu từ 240 cây/ha
(MH2) đến 1165 cây/ha (MH3), trồng từ năm 2004. Các loài cây được sử dụng
trồng trong các mô hình là các laòi cây bản địa bao gồm Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ,
Kháo vàng, Sao đen, re gừng. Các mô hình nghiên cứu tiến hành trồng thử nghiệm
kết hợp các loài cây bản địa với một số loài khác nhau, trong đó:
Mô hình 1: tiến hành trồng cây bản địa kết hợp với cây dược liệu. Cây dược
liệu được dùng gồm Sa nhân, Ba kích, xạ đen, gừng; trồng theo phương thức hỗn
giao: hai hàng cây bản địa xen một hàng cây dược liệu. Mật độ trồng là 600cây/ha.
Độ che phủ sau 7 năm đạt 73%.
Mô hình 2: trồng Luồng thuần loài, với mật độ 240 cây/ha, độ che phủ sau 7
năm trồng đạt 71%
Mô hình 3: là mô hình Nông lâm kết hợp. Loài cây Lâm gnhiệp sử dụng gồm
có Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng. Các cây nông nghiệp trồng kết hợp trong mô
hình gồm có Xoài, Nhãn, cây nông nghệp hàng năm (khoai, sắn), trồng với mật độ
1165 cây/ha, trồng theo băng theo đường đồng mức. Sau 7 năm dộ che phủ đạt
64%.
Mô hình 4 là mô hình Làm giàu rừng: tiến hành bằng cách khoanh, nuôi có
trồng bổ xung theo đám hoặc lỗ trống một số loài bản địa vào nền rừng hiện có. Các
loài sử dụng trong mô hình này là Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng với mật độ trồng
là 400 cây/ha. Sau 7 năm trồng độ che phủ tại mô hình đạt 79%.
Mô hình 5 là mô hình trồng cây bản địa đa tác dụng. Cây bản địa đa tác dụng
là những loài cây bản địa, có nhiều tác dụng. Chúng có thể dùng để trồng với mục
đích lấy gỗ, lấy quả, hạt sử dụng phục vụ cho các mục đích của con người. Ba loài
cây bản địa đa tác dụng đã được sử dụng trong mô hình này là Trám trắng, Trám
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
35
đen, Sấu. Mật độ trồng của mô hình là 600 cây/ha. Độ che phủ cho tới thời điểm
hiện tại đạt 76%.
Mô hình 6 là mô hình trồng Cây bản địa xen với Keo lai, trồng theo phương
thức hai hàng Keo lai xen một hàng cây bản địa. Các loài bản địa sử dụng trong mô
hình bao gồm có: Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen. Mật độ trồng tại
mô hình này là 830 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 71%.
Mô hình 7 là mô hình Cây bản địa (Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao
đen xen cây Cốt khí). Cốt khí được gieo bằng hạt với số lượng 60kg/ha. Phương
thức trồng là tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức, giữa các băng Cốt khí
trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng, với mật độ trồng là 1000 cây/ha. Sau 7 năm
độ che phủ tại mô hình đạt 72%.
Mô hình 8 là mô hình trồng Luồng xen cây bản địa.với phương thức trồng 1
hàng Luồng xen một hàng cây bản địa. Cây bản địa trong mô hình là Lim xanh, Giẻ
đỏ và Re hương. Mật độ trồng 730 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại đạt
60%.
Mô hình đối chứng là mô hình được dùng để so sánh với các mô hình khác.
Tại ô đối chứng không có sự tác động của công tác trồng rừng. Các lào cây trong ô
đối chứng chủ yếu là cây bụi, độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 56%.
Như vậy, hiện trạng các mô hình sau 7 năm đã có sự khác biệt về độ che
phủ, dao động từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô hình là mô hình 8 (trồng Luồng
xen cây bản địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình 4 (mô hình làm giàu
rừng), đạt 79%. Tại ô đối chứng độ che phủ đạt 56%.
3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu
Thời tiết là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống của cây rừng nói riêng
và của hệ sinh thái rừng nói chung. Trong đó hai nhân là nhiệt độ và lượng mưa là
quan trọng nhất. Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống các sinh vật, có ý nghĩa quyết định khả năng cung cấp và hiệu quả sinh
thái của nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất khoáng cho thực
vật, thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng, chu trình khoáng, chu trình nước và nhiều quá
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
36
trình khác diễn ra trong các hệ sinh thái rừng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố
địa lý của các thảm thực vật và hệ động vật và đóng vai trò chủ yếu trong việc ấn
định hình thái, đặc tính sinh lý và tập tính của sinh vật. Do vậy, nhiệt độ là một
trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng các mô hình
trồng rừng hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi để tránh được những rủi ro do
thời tiết gây ra. Bên cạnh nhiệt độ thì lượng mưa cũng là một yếu tố khí tượng quan
trọng quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng và nó quyết định thời vụ
trồng rừng trong từng khu vực. Lượng mưa còn có thể gây ra những ảnh hưởng tới
sự xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, thu thập các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa là một
công việc rất cần thiết trong các nghiên cứu về rừng.
Số liệu theo dõi khí tượng được tổng hợp tại trạm quan trắc khí tượng đặt tại
Trạm nghiên cứu môi trường và rừng phòng hộ sông Đà và các trạm khí tượng lân
cận qua 1 số năm được trình bảy trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Nhiệt độ và lượng mưa quan trắc được tại khu vực nghiên cứu
Tháng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
nhiệt
độ
(o
C)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(o
C)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(o
C)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(o
C)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(o
C)
Lượng
mưa
(mm)
1 16.1 5.4 15.6 8.0 15.2 9.1 15 10.2 15.9 8.6
2 17.6 18.0 21.6 40.0 20.6 18.9 20.9 19.1 21.3 17.6
3 18.8 20.8 21.3 34.2 21.5 32.5 22.3 31.5 20.1 30.2
4 24.0 35.0 22.3 39.0 23.4 35.2 23.6 30.1 24.0 87.6
5 27.6 204.2 25.3 187.2 26.1 153.4 25.8 159.2 27.3 302.6
6 27.9 483.8 27.5 246.0 28.2 256.8 28.2 250.3 30.5 382.5
7 27.0 295.6 27.7 350.8 30.2 289.2 32.2 300.6 30.1 300.2
8 23.3 300.8 27.0 215.2 29.5 226.1 28.9 220.8 29.5 402.3
9 25.9 457.2 25.1 329.4 26.2 300.6 27.1 283.4 28.6 225.3
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
37
10 23.7 29.4 23.0 445.2 24.6 35.3 24.2 40.3 23.8 37.2
11 17.9 2.0 18.2 21.2 20.8 100.2 20.5 80.5 20.1 38.9
12 20.6 0.0 19.0 11.8 18.3 25.0 17.9 23.6 19.2 24.3
TB 22.53 22.8 23.72 23.88 24.20
Tổng 1852.2 1928.0 1482.3 1449.6 1857.3
Từ Bảng số liệu trên cho thấy:
Về nhiệt độ, các năm từ 2006 tới năm 2011 có nhiệt độ trung bình năm chênh
lệch không lớn nhưng có xu hướng tăng dần lên, dao động trong khoảng từ 22,53o
C
(năm 2006) cho tới 24,20o
C (năm 2011). Bảng số liệu quan trắc được tại vùng
nghiên cứu cũng cho thấy một xu hướng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, các
tháng trong năm ngày càng trở lên lớn hơn. Năm 2006 nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là vào tháng 6 (27,9o
C) thấp nhất là tháng 1 (16,1o
C). Năm 2007 nhiệt độ cao
nhất là vào tháng 7 (27,7 o
C) thấp nhất là vào tháng 1 (15,6o
C), trung bình cả năm là
22,53o
C. Năm 2009 nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 (30,20
C) và thấp nhất
vào tháng 1 (15,20
C), trung bình năm là 22,8o
C. Năm 2010, nhiệt độ cao nhất là vào
tháng 7 (32.2o
C), thấp nhất là vào tháng 1 (15o
C), nhiệt độ trung bình năm là
23,88o
C. Năm 2011, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 (30,5o
C) và thấp nhất vào
tháng 1 (15,9o
C), nhiệt độ trung bình năm đạt 24,20o
C
Về lượng mưa thấy rằng, thời tiết tại khu vực nghiên cứu có sự phân biệt rõ
rệt, một năm thời tiết chia thành 2 mùa khác biệt: mùa mưa nhiều và mùa ít mưa.
Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 cho tới tháng 10; mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11
cho tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa qua các năm thu thập cho thấy có sự chênh
lệch đáng kể, xu hướng giảm dần về tổng lượng mưa bình quân trong năm nhưng
tăng cường độ và lượng mưa trong các tháng mưa. Số liệu qua một số năm thu thập
cho thấy lượng mưa trong khu vực dao động từ 1.449,6 mm (năm 2010) đến 1.928,0
mm (năm 2007). Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 năm 2006 (không có
mưa), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 năm 2006, lượng mưa đạt 483,8 mm.
LUẬN	VĂN	THẠC	SỸ	NĂM	2012
	 	
	
38
3.4. Diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình nghiên cứu
Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng đối với quần xã thực vật rừng cũng
như hệ sinh thái rừng. Thảm thực vật có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều tiết
nguồn nước và ngăn ngừa xói mòn đất, ngăn chặn hiện tượng rửa trôi. Ngooài ra,
thảm thực vật còn có vai trò cung cấp nguồn vật chất hữu cơ rất lớn, làm tăng độ phì
nhiêu cho đất, tạo nên rừng có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng tán. Thảm thực vật rừng
giúp tạo nên độ che phủ mặt đất. Đồng thời cũng là nhân tố hỗ trợ và cạnh tranh đối
với các loài cây trồng. Vì vậy, việc nghiên cứu thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan
trọng trong việc điều chỉnh, bổ sung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nghiên cứu
diễn biến môi trường, sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu diễn biến thảm thực vật
rừng tại các mô hình rừng trồng được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu
Mô
hình
năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
MH1 29 67 30 68 30 70 33 71 34 75 35 73
MH2 27 61 29 64 30 68 31 69 32 70 32 71
MH3 23 55 24 59 25 62 28 62 30 63 31 64
MH4 31 73 32 75 32 77 35 78 36 78 36 79
MH5 24 65 26 67 27 70 29 72 30 74 30 75
MH6 24 62 25 65 27 67 28 67 28 69 31 76
MH7 22 61 24 64 25 66 27 67 27 68 29 72
MH8 17 50 18 54 20 56 22 57 23 58 24 60
ĐC 4 30 7 43 8 52 10 53 13 54 16 56
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số loài và độ che phủ ở tất cả các công thức thí
nghiệm đều tăng dần lên theo các năm và đều cao hơn so với ô đối chứng. Cao nhất
là mô hình 4 (làm giàu rừng) số loài năm 2006 (sau khi trồng 2 năm) có số loài là
31, độ che phủ tương ứng là 73%. Đến độ tuổi 7, số loài tại mô hình đạt 36 loài và
độ che phủ tăng lên là 79%. Tiếp đến là mô hình 6 (bản địa xen Cốt khí), ở độ tuổi 2
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ
Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ

More Related Content

Similar to Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ

Similar to Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ (20)

Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
 
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhịLuận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
 
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB sông Hồng
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB  sông HồngĐề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB  sông Hồng
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB sông Hồng
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biểnMô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
Luận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biển
Luận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biểnLuận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biển
Luận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biển
 
Luận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAY
Luận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAYLuận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAY
Luận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAY
 
Luận văn: Tổ chức không gian xanh trong khu đô thị mới Mỗ Lao
Luận văn: Tổ chức không gian xanh trong khu đô thị mới Mỗ LaoLuận văn: Tổ chức không gian xanh trong khu đô thị mới Mỗ Lao
Luận văn: Tổ chức không gian xanh trong khu đô thị mới Mỗ Lao
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOTLuận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

Luận văn: Phát triển mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ, 9đ

  • 1. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ OANH ĐỀ TÀI NGHIÊN CƯÚ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG HỘ VEN HỒ HOÀ BÌNH. (THÍ ĐIỂM TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG TỈNH HOÀ BÌNH) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2012
  • 2. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ OANH ĐỀ TÀI NGHIÊN CƯÚ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG HỘ VEN HỒ HOÀ BÌNH. (THÍ ĐIỂM TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI - HUYỆN CAO PHONG TỈNH HOÀ BÌNH) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên nghành: Sinh thái môi trường Mã số: 60 85 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY Hà Nội, 2012
  • 3. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thày hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Thuỵ - Bộ môn Sinh thái môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin cảm ơn các thày cô trong khoa Môi trường, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này cũng như khoá học của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2012 Học Viên Nguyễn Thị Oanh
  • 4. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 4 MỤC LỤC Lời cảm ơn Danh Mục Bảng.................................................................................................... Danh Mục hình..................................................................................................... Các từ viết tắt....................................................................................................... Mở đầu.................................................................................................................1 Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................3 Kết quả các nghiên cứu chức năng sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt Nam......................................................................................................................3 1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................7 Chương 2. Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................14 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................14 2.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................14 2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................15 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................15 2.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp......................................................15 2.2.2. Phương pháp nội nghiệp..........................................................18 2.2.2.1. Phương pháp kế thừa........................................................18 2.2.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm...............18 2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................19 Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................20 3.1. Khái quát đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu........................................................................................................................20 3.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................20 3.1.1.1. Vài nét về khu vực phòng hộ sông Đà và thuỷ điện Hoà Bình..............................................................................................20
  • 5. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 5 3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu........................22 a. Vị trí địa lý...........................................................................22 b. Địa hình...............................................................................22 c. Khí hậu................................................................................23 d. Thuỷ văn..............................................................................24 e. Điều kiện thổ nhưỡng...........................................................25 g. Tài nguyên rừng...................................................................26 h. Tài nguyên động vật.............................................................28 3.1.2. Điều kiện Kinh tế- xã hội.....................................................................29 3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế xã hội và môi trường vùng ven hồ.....................................................................................29 3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động.....................................................29 a. Dân số...................................................................................30 b. Đặc điểm kinh tế..................................................................31 3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên cứu...........................................................................................................................33 3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu.......................35 3.4. Diễn biến thảm thực vật tại các mô hình nghiên cứu.......................................38 3.5. Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình nghiên cứu.....................................40 3.6. Hiệu quả điều tiết dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu....................44 3.7. Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất...................................................47 3.8. Lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu.....................................................50 3.9. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu……………………………………………………………………25 3.10. Nghiên cứu phát triển các mô hình phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình 3.10.1. Các giải pháp kỹ thuật......................................................................57 3.10.2. Các giải pháp kinh tế-xã hội.............................................................60 Kết luận và khuyến nghị..........................................................................................62
  • 6. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 6 Kết luận.................................................................................................................62 Khuyến nghị..........................................................................................................63 Tài liệu tham khảo..................................................................................................64 Phụ lục........................................................................................................................
  • 7. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích các loại đất vùng xung yếu sông Đà tỉnh Hòa Bình. Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu Bảng 3.3: Dân số và lao động khu vực nghiên cứu Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu Bảng 3.5: Nhiệt độ và lượng mưa quan trắc được tại khu vực nghiên cứu Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu Bảng 3.7: Lượng xói mòn tại các mô hình nghiên cứu qua các năm thu thập Bảng 3.8: Chi phí nạo vét bùn do xói mòn gây ra tại các mô hình rừng trồng năm 2011 Bảng 3.9: Diễn biến dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu Bảng 3.10 Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá học đất tại các mô hình nghiên cứu Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các mô hình nghiên cứu đến lượng rơi rụng Bảng 3.12: Sự rửa trôi các chất dinh dưỡng tại một số mô hình nghiên cứu theo các dòng chảy bề mặt Bảng 3.13: Chi phí bị mất từ hàm lượng các chất dinh dưỡng bị rửa trôi tại các mô h́nh rừng trồng năm 2011 Bảng 3.14. Đề xuất bổ sung một số giải pháp kỹ thuật
  • 8. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 8 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1. Diễn biến về số lượng các loài cây tái sinh của các mô hình nghiên cứu Biều đồ 2 . Lượng đất mất do xói mòn tại các mô hình nghiên cứu Biểu đồ 3. Lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu Biểu đồ 4. Lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu
  • 9. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 9 CÁC TỪ VIẾT TẮT CP : Che phủ ĐC : Đối chứng không trồng rừng KL : Khối lượng MH1 : Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược liệu MH2 : Mô hình trồng Luồng thuần loài MH3 : Mô hình Nông lâm kết hợp MH4 : Mô hình Làm giàu rừng MH5 : Mô hình cây bản địa đa tác dụng MH6 : Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa MH7 : Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa MH8 : Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa N : Nitơ P : Phốt pho ts : Tổng số
  • 10. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 MỞ ĐẦU Vùng đầu nguồn sông Đà là vùng phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Trong những năm qua, cùng với việc xây dựng đập Hoà Bình là việc khai thác rừng bừa bãi, tập quán canh tác trên đất dốc không đúng kỹ thuật của dân cư địa phương rất phổ biến (như đốt nương làm rẫy và thức sử dụng đất không hợp lý...). Hậu quả là tài nguyên đất, rừng nơi đây đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, kinh tế xã hội cũng như đời sống cộng đồng dân cư trong khu vực. Do vậy, việc phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực xung yếu nói chung và ở khu vực vùng lòng hồ sông Đà nói riêng đang là vấn đề cấp bách trong những năm gần đây. Theo Đặng Huy Huỳnh (1990), diện tích lưu vực hồ Hoà Bình là 2.567.000 ha, trong đó diện tích rừng trên lưu vực chỉ còn 266.000 ha. Lượng bùn cát lắng đọng hàng năm do mưa, bão, trượt lở trung bình khoảng 83,6 triệu tấn. Với tốc độ đó sau 25 năm lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình sẽ mất 60% dung tích chính. Theo Lưu Danh Doanh (Trung tâm khảo quản lý và khảo sát môi trường) [38] thì “Lưu vực sông Đà và hồ chứa Hoà Bình thuộc khu vực có cường độ xói mòn vào loại mạnh nhất so với các lưu vực sông khác ở nước ta. Trung bình hàng năm trên 1km2 bị mất đi khoảng 20.000 - 40.000 tấn đất màu. Mức độ bồi lắng của hồ Hoà Bình thuộc loại nghiêm trọng”. Nguyên nhân của tình trạng trên là do rừng phòng hộ trong khu vực đã, đang bị suy thoái nghiêm trọng, chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng bị suy giảm. Hậu quả trực tiếp của việc mất rừng và suy thoái rừng là xói mòn, mất đất, bồi lắng lòng hồ do các nguyên nhân khác nhau. Do vậy, kiểm soát sự mất đất do xói mòn đã trở thành vấn đề mang tính cấp thiết. Một trong những biện pháp quan trọng là trồng rừng hay phục hồi lại rừng đã mất. Trong những năm qua, nhà nước đã triển khai rất nhiều các chương trình, dự án nhằm khôi phục lại diện tích 1
  • 11. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 2 rừng đã bị tàn phá tại khu vực ven hồ sông Đà (như chương trình PAM, dự án 661, dự án RENFODA- JICA...). Các chương trình, dự án đã thiết kế và triển khai nhiều mô hình trồng rừng và bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định về mặt môi trường vùng đầu nguồn. Tuy vậy, những nghiên cứu chuyên sâu mang tính quan trắc theo thời gian của các công trình trên còn hạn chế. Vì vậy để đóng góp các cơ sở khoa học cho vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hoà Bình. (Thí điểm tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà và Khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình)”.
  • 12. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khái quát các nghiên cứu chức năng sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu về sinh thái rừng và ảnh hưởng của rừng trồng đến môi trường đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng phòng hộ của rừng bao gồm cả việc giữ đất và do đó kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước... Việc mất đi lớp thảm phủ rừng do việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý ở vùng đầu nguồn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với vùng hạ lưu (Hamilton và King, 1993)[43]. Ở các nước phát triển trên thế giới, việc nghiên cứu về sinh thái rừng nói chung và sinh thái rừng trồng nói riêng đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và giới thiệu trong các tài liệu và diễn đàn quốc tế từ đầu thế kỷ 20. Các nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của rừng trồng tới lập địa. Mấy chục năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về rừng đã bước đầu cho thấy sự thoái hóa lập địa do khai thác rừng Thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Úc. Theo các tác giả, có tới 90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai thác. Turvey (1983) [35] cũng cho rằng sự thay thế rừng Bạch đàn tự nhiên bằng rừng Thông Pinus radiatan với chu kỳ chặt 15- 20 năm cũng làm giảm độ phì của đất do khai thác gỗ. Mặt khác, tầng thảm mục dày và khó phân giải của Thông cũng làm chậm sự quay vòng của các nguyên tố khoáng và đạm ở các lập địa này. Các nghiên cứu của các tác giả cũng quan tâm nhiều tới vai trò của rừng trong việc phòng hộ môi trường, đề cập tới vấn đề dinh dưỡng đất, chế độ nước, khả năng ngăn cản xói mòn, dòng chảy. Tác giả Gosh (1978) [35] đã đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng Bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh dưỡng trong đất tại Ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có những kết luận khẳng định. Theo
  • 13. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 4 Gósh các mối lợi về kinh tế do Bạch đàn đưa lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại nếu có. Những nghiên cứu cho thấy việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực khi mà độ phì đất được cải thiện và đem lại ảnh hưởng tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất. Nhìn chung, việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất (xét sau một khoảng thời gian dài sau khi trồng). Tuy nhiên, việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất [41]. Trong vùng nhiệt đới, rừng cây mọc nhanh ảnh hưởng đến đất không chỉ ở việc tiêu thụ dinh dưỡng. Tốc độ tuần hoàn vật chất cũng diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Khi trồng rừng thì có một yếu tố quan trọng là khi đó có sự đảo lộn quá trình trao đổi vật chất giữa rừng và đất khi thay thế các hệ sinh thái tự nhiên đa dạng bằng một hệ sinh thái nhân tạo độc canh có sự tác động của con người. Những nghiên cứu gần đây tập trung tìm hiểu về các chức năng sinh thái môi trường của rừng. Theo Lee Soo-hwa (Lee-Soo-hwa, 2007. (http://www.korea.net/news/news) cho rằng đất rừng tốt có thể thấm được khoảng 250 mm nước mưa trong một giờ. Tuy nhiên, theo ông thì rừng Thông qua tác động tới cấu trúc sẽ không tốt cho cải thiện nguồn nước thậm chí còn làm tăng sự thiếu nước do làm cho một lượng nước lớn bị ngăn giữ lại từ các tầng tán và bốc hơi. Ngược lại, khi rừng được cải thiện tầng tán thì sẽ tạo điều kiện cho nước mưa thấm vào đất nhiều hơn, đất lưu giữ được nước tốt hơn và sự chiếu sáng sẽ làm cho các vi sinh vật đất như giun hoạt động tốt hơn. Vì vậy có tác dụng duy trì nguồn nước và cải thiện nguồn nước tốt hơn. Theo Farley và cộng sự (2005) [35] đã chỉ ra rằng khi đất trảng cỏ và đất cây bụi chuyển sang rừng trồng thì lượng dòng chảy năm giảm đi 44% và 31%. Tác động làm giảm dòng chảy kiệt của rừng trồng còn thể hiện rõ hơn cả lượng dòng chảy trung bình năm. Theo Nisbet (2001)[35], rừng có thể có tác dụng làm giảm dòng chảy mặt và chống xói mòn tốt; tuy nhiên các hoạt động trồng rừng và tác
  • 14. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 5 động vào rừng như: làm đường giao thông, làm đất khi trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác ...có thể dẫn tới làm tăng dòng chảy mặt và xói mòn cho lưu vực. Theo Zhang và cộng sự (2007)[35] cho rằng, nếu các chỉ số về trạng thái thảm thực vật rừng (cấu trúc, loại đất, địa hình...) có ảnh hưởng đến dòng chảy của lưu vực thì phân bố không gian của rừng cũng ảnh hưởng quan trọng, nhất là khi rừng được phân bố ở những khu vực tiếp nối trực tiếp với hệ thống tích nước của thuỷ vực như sông, suối, hồ... Mặt khác, rừng trồng có ảnh hưởng đối với dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm cho nên nó gây ảnh hưởng đối với độ mặn của nước sông suối trong lưu vực. Ở những nơi lượng muối phân bố nhiều ở tầng lớp đất mặt thì ảnh hưỏng đó sẽ thể hiện rõ chỉ trong vòng 2 - 5 năm sau khi trồng rừng. Tuy nhiên, đối với vùng mà sự phân bố nguồn mặn chủ yếu ở tầng nước ngầm thì ảnh hưởng đó sẽ chậm hơn rất nhiều tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống nước ngầm nơi đó. Ngoài ra, những khoảng trống ở phần trên sườn dốc có thể gây ra ảnh hưởng đối với sản lượng nước thấp hơn ở phần dưới sườn dốc. Vì vậy, cần ưu tiên lựa chọn vùng trồng rừng cho hợp lý trên quan điểm quản lý nguồn nước. Theo M. Guardiola và cộng sự (2010)[35], việc thay thế các rừng cây bản địa bằng rừng Cao su ở Nam Keng (Trung Quốc) và ở Pang Khum (miền Bắc Thái Lan) đã làm tăng lượng bốc thoát hơi nước, do đó làm giảm dòng chảy cũng như lượng nước được tích trữ trong lưu vực. Mặc dù, việc trồng rừng và những biện pháp bảo tồn đất có những tác dụng nhất định trong việc giảm đỉnh lũ nhưng ít có trường hợp nào cho thấy các biện pháp đó có tác dụng làm tăng dòng chảy kiệt. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy việc trồng rừng đã làm giảm sản lượng nước bình quân và dòng chảy trong mùa khô của lưu vực. Trong không ít trường hợp, dòng chảy kiệt bị giảm đáng kể sau khi trồng rừng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó lại tăng dòng chảy ngầm và dòng chảy kiệt nhờ có việc làm tăng tính thấm nước của đất. Trung bình sự giảm sản lượng dòng chảy do trồng rừng biến động trong khoảng từ 50 mm/năm đối với vùng khô cho đến 300 mm/năm đối với vùng ẩm ướt. Điều đó có thể làm giảm sản lượng nước tương đối năm ở mức 20 - 40% (Ge Sun và cộng sự, 2005).[35].
  • 15. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 6 Sự ảnh hưởng của rừng trồng tới dòng chảy không chỉ ở diện tích mà còn sự phân bố của nó và các biện pháp tác động vào rừng. Ảnh hưởng sự phấn bố không gian của rừng tới nguồn nước đã được nghiên cứu một cách khá hệ thống trong công trình của Carsten và cộng sự (2007)[35]. Công trình này đã thừa nhận vai trò của rừng đối với việc cải thiện nguồn nước và chu trình vật chất; đồng thời nghiên cứu này cũng khẳng định rằng ảnh hưởng của rừng tới nước trên quy mô rộng vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa. Nghiên cứu sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn cũng được quan tâm. Các mô hình sử dụng đất đã được xây dựng có thể kể tới như: mô hình du canh của Conklin, 1975; tiếp đó là phương thức Taungya được U.Pankle đề xuất năm 1806. Phương thức Taungya của Pankle là trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch chưa khép tán. Đến năm 1977 King đã đề xuất phương thức nông lâm kết hợp thay thế cho phương thức Taungya. Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu quan tâm tới các vấn đề như tái sinh rừng nhiệt đới, tổ thành cây tái sinh có khác biệt hay giống với tầng cây cao như các tác giả: Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939,1965; Aubrerrille, 1983; .... [9].Các phương thức kỹ thuật lâm sinh xử lý nhằm xúc tiến tái sinh rừng nhiệt đới cũng được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như Kennedy, 1935; Lancaster, 1953... Trong những năm gần đây, Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là Bạch đàn, Thông, Keo trồng thuần loài tại các dạng lập địa ở các nước Brazil, Công gô, Nam Phi, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nay bắt đầu nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng rất khác nhau đến một số yếu tố độ phì đất, cân bằng nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
  • 16. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Tài nguyên rừng của nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu gỗ của Việt Nam liên tục tăng lên khiến cho rừng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị khai thác quá mức, kèm theo đó là sự suy giảm đáng kể các chức năng sinh thái mà rừng đã và đang cung cấp trong việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Ở nước ta, vấn đề về môi trường rừng đã được khởi động nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, do nhiều lý do các nghiên cứu về sinh thái môi trường rừng chưa được chú ý xứng đáng với vị trí của nó. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của nước ta còn khó khăn cũng như khó khăn chung của toàn xã hội nên vấn đề nghiên cứu môi trường nói chung và môi trường rừng nói riêng vẫn còn rất nhiều bất cập và cần thiết phải có nhiều các công trình nghiên cứu tiếp theo. Một số công trình nghiên cứu trước đây được tóm tắt như sau: Nghiên cứu đánh giá tác động của rừng tới môi trường, đặc biệt là rừng tự nhiên ở nước ta cũng đã được quan tâm chú ý từ đầu những năm 1970 với cơ sở ban đầu do Liên Xô cũ giúp đỡ, nội dung nghiên cứu tập trung vào khả năng chống xói mòn và điều tiết nguồn nước của các trạng thái rừng; các nội dung nghiên cứu khác như vai trò điều tiết tiểu khí hậu, đất đai... cũng được quan tâm nhưng chưa nhiều và hệ thống. Từ năm 1973 đến năm 1981 Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp đã xây dựng các khu nghiên cứu thuỷ văn rừng định vị ở Núi Tiên (Hữu Lũng) và Tứ Quận (Hà Tuyên). Các công trình nghiên cứu trong thời gian này tập trung chủ yếu vào nghiên cứu một số các nhân tố khí hậu rừng, khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng, ảnh hưởng của độ tàn che rừng tới khả năng giữ đất và điều tiết dòng chảy mặt của rừng như công trình của Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô (1984)[26], của Hoàng Niêm (1994)[25]... Đây là những công trình nghiên cứu khởi điểm rất quan trọng, tạo lập được một số cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng giữ nước, bảo vệ đất ở
  • 17. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 8 nước ta đồng thời cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới, định lượng về thuỷ văn rừng. Trong những năm 1980 các công trình nghiên cứu đã tập trung vào xói mòn đất và khả năng giữ nước của một số thảm cây trồng nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là ở các vùng Tây Nguyên. Trong thời gian này, nhiều khu nghiên cứu quan trắc định vị đã được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng, gỗ, kim loại,… Hàng loạt các công trình mang nhiều sắc thái và đi vào định lượng một cách vững chắc như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ, Lê Thạc Cán (1983), của Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984)[23]... Những công trình nghiên cứu này đã làm rõ ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới xói mòn, vai trò phòng hộ về chống xói mòn của một số thảm thực vật nông nghiệp, đã chú ý tới độ che phủ gắn liền với các giai đoạn phát triển của cây trồng, định hướng cho việc xây dựng các giải pháp phòng chống xói mòn trên đất dốc. Đầu những năm 1990, khi nước ta thực hiện chương trình 327 với đối tượng chủ yếu là rừng phòng hộ, nghiên cứu thuỷ văn và xói mòn đất rừng cũng được đẩy mạnh. Nguyễn Ngọc Bình đã nghiên cứu về các biện pháp công trình và cây xanh che phủ ở Bắc Thái, Sơn La... Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1996) [20] đã nghiên cứu phân cấp xung yếu cho lưu vực nguồn nước. Kết quả những nghiên cứu này cho thấy độ dốc tăng từ 10-15o thì xói mòn sẽ tăng lên 21,44%. Khi chiều dài sườn dốc tăng lên gấp đôi thì xói mòn cũng tăng lên gấp 2 lần. Nghiên cứu của Võ Đại Hải (1996) [13], Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996) [20] đã xây dựng 20 khu nghiên cứu định vị ở Tây Nguyên dưới các dạng thảm thực vật có cấu trúc khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về xói mòn đất rừng ở nước ta, đặc biệt là đã làm rõ vai trò phòng hộ chống xói mòn và điều tiết nước của rừng. Các nghiên cứu của Võ Đại Hải cho thấy khi giảm độ tàn che từ 0,7 - 0,8 xuống mức 0,3 - 0,4 thì dòng chảy mặt tăng 30,4% đối với rừng tự nhiên và 33,8% đối với rừng Le. Khi độ dốc tăng lên thì thì lượng dòng chảy cũng tăng lên. Chẳng hạn khi độ dốc tăng lên 2 lần thì lượng dòng chảy mặt tăng lên 58,1%.
  • 18. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 9 Các nghiên cứu của Vũ Thanh Te, Trần Quốc Thưởng, Phạm Anh Tuấn (2005) [33] về tác động của lớp phủ thực vật đến khả năng gây xói mòn đất và vận chuyển bùn cát trên lưu vực sông chợ Lèn đã nhận thấy lớp phủ thực vật càng dày thì khả năng làm chậm dòng chảy trên bề mặt sườn dốc càng tăng (từ 7 - 11 lần). Một số tác giả khác đã tập trung nghiên cứu vai trò điều tiết nước, xói ṃn của rừng, ảnh hưởng của thảm thực vật đến dòng chảy của các con sông, suối như công trình của Nguyễn Viết Phổ (1992), Vũ Văn Tuấn (1982) [35], Thái Phiên và Trần Đức Toàn (1988) [27].... Những nghiên cứu này đã cho ta thấy vai trò điều tiết nước hữu hiệu của thảm thực vật rừng, đặc biệt là việc cung cấp nước cho các con sông, suối vào mùa khô, dòng chảy kiệt ở những vùng có rừng cao hơn những vùng không có rừng. Khi so với lượng mưa, dòng chảy mặt biến động rất lớn và thường dao động trong khoảng từ 3 - 5% đối với rừng Thông (Ngô Đình Quế, 2008) [31] trong đó cao nhất ở trảng cỏ đến thảm cây bụi, rừng trồng và thấp nhất ở rừng tự nhiên. Lượng dòng chảy mặt phụ thuộc vào nhân tố lượng mưa, địa hình, tính chất đất, cấu trúc thảm thực vật và cả phương pháp quan trắc. Hệ số dòng chảy mặt có liên hệ chặt chẽ với các nhân tố độ dốc mặt đất, hệ số xói mòn đất, độ giao tán hoặc độ tàn che tầng cây cao, độ che phủ của thảm tươi cây bụi và độ che phủ của rừng (Phạm Thị Hương Lan, 2005 ) [18]. Theo Nguyễn Quang Mỹ (1990) [23] thì vật rơi rụng ở trạng thái thô có thể hút được lượng nước bằng 1,38 lần trọng lượng khô của nó, nếu đã bị phân huỷ 30 - 40% thì có thể hút được lượng nước gấp 3,21 lần trọng lượng khô. Về giá trị tuyệt đối, lớp thảm mục có thể hút được 35,840 lít nước trên 1 ha rừng tự nhiên (tương đương với một trận mưa 3,6 mm). Tuy nhiên thì tỷ lệ % lượng nước hữu hiệu của vật rơi rụng thấp hơn tỷ lệ % lượng giữ nước tối đa của nó (chỉ đạt từ 2,5 - 83,2 mm/ha/năm, tương đương với mức 0,1 - 4,6% tổng lượng mưa) [20]. Trong nghiên cứu về vai trò bảo vệ nguồn nước của 4 dạng thảm thực vật (thảm cây bụi cao, thảm cây bụi thấp, rừng trồng Keo và rừng trồng Bạch đàn),
  • 19. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 10 Nguyễn Thế Hưng (2008) [35] đã cho thấy khả năng giữ nước của các thảm thực vật giảm dần từ thảm cây bụi cao đến rừng trồng Keo, rừng trồng Bạch đàn và thấp nhất là thảm cây bụi thấp, với tổng lượng nước hàng năm giữ được trong các thảm thực vật tương ứng là 988,97 tấn/ha, 639,07 tấn/ha, 724,58 tấn/ha và 660,62 tấn/ha. Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng. Nghiên cứu của Võ Minh Châu (1993) [9] cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn Mọ từ 23,971 ha xuống còn 6.000 ha đã làm cho nước hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể, giảm từ 340 triệu m3 nước xuống còn 60 triệu m3 . Do đó không đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha. Một số công trình nghiên cứu đã được tiến hành về sử dụng đất dốc, hạn chế xói mòn và tăng độ phì của đất cho một số vùng với những đối tượng cụ thể. Việc thiết lập băng cây xanh theo đường đồng mức nhằm chia cắt dòng chảy bề mặt có hiệu quả cao, lượng nước trôi có thể giảm từ 31% - 42%, lượng đất trôi có thể giảm 49% - 52% và năng suất cây trồng tăng 41% - 43% (Đậu Cao Lộc và các cộng tác viên, 1998). Mặc dù hàng rào cây xanh họ đậu chiếm khoảng 10% diện tích, song năng suất cây trồng vẫn tăng 15 - 25% so với không làm băng xanh (Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên) [27]. Nghiên cứu của Trần Quang Bảo (1999)[2] tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh cho thấy cường độ xói mòn đất dưới tán rừng Bạch đàn trắng phụ thuộc vào mật độ rừng trồng và độ xốp, độ dốc, độ dày tầng đất. Số liệu nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ (1984)[23] ở Tây Nguyên cho thấy độ tàn che của thảm cây trồng có ảnh hưởng rất lớn tới độ vẩn đục của dòng chảy (hay còn gọi là dòng rắn), thảm cây trồng có độ che phủ yếu thì nồng độ đậm đặc của dòng chảy chiếm tỉ lệ cao hơn. Thí nghiệm xói mòn đất dưới các thảm thực vật nông nghiệp khác ở Tây Nguyên được Nguyễn Quang Mỹ nghiên cứu vào những năm 1980 cho thấy rằng lượng nước tạo dòng và tổn thất về đất phụ thuộc vào đặc điểm che phủ của các thảm cây trồng. Trong những điều kiện như nhau về đất, vi khí hậu, địa hình, kỹ thuật canh tác,… nhưng khác nhau về thảm cây trồng thì lượng nước tạo dòng và
  • 20. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 11 xói mòn đất ở đó khác nhau. Hay nói cách khác đi, ở đâu có độ che phủ đất kém thì dòng chảy mặt và đất bị xói mòn lớn hơn. Cụ thể đất khai hoang chiếm 20%; đất trồng lạc chiếm 19%; đất trồng sắn và ngô chiếm 14%; đất trồng lúa chiếm 13,5%; đất trồng cỏ 12%; đất trồng khoai lang 5,5%; đất trồng cafe lâu năm tán che kín thì lượng nước tạo dòng còn lại 2% ) [23]. Nguyễn Xuân Quát (1996)[28] đã nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”, kết quả đã đưa ra được các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích ứng cho các mô hình này. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003) [26] cũng đã có nghiên cứu xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa vào nhu cầu khí hậu. Trong những năm qua, cùng với việc xây dựng các công trình thuỷ điện là việc phá rừng đầu nguồn làm cho gia tăng các hiện tượng xói mòn, bồi lắng lòng hồ và đã dẫn đến nhiều hệ luỵ cho vùng và cho những vùng hạ du. Đã có nhiều dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu về hiện tượng này và những tác động của việc trồng rừng đến môi trường vùng đầu nguồn. Trong đó có những phương pháp nghiên cứu xói mòn đã được thực hiện. Một trong số đó là phương pháp nghiên cứu xói mòn theo các mô hình định lượng được phát triển mạnh trong những năm gần đây nhờ công nghệ tin học và GIS. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, độ chính xác cao. Ở Việt Nam đã có một số tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu này ở các mức độ khác nhau như: Phạm Ngọc Dũng - trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Nguyễn Quang Mỹ - Đại học Tổng hợp, Võ Đại Hải - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Lại Huy Phương - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng. Gần đây, ngành lâm nghiệp đã có những nghiên cứu tập trung vào việc tạo lập cơ sở cho việc gây trồng rừng thông qua việc nghiên cứu trên các đối tượng cây trồng cụ thể trên những loại lập địa và vùng sinh thái khác nhau. Trong đó có những nghiên cứu về Bạch đàn, Keo, Thông...và một số loài cây bản địa. Nghiên cứu về quan hệ rừng Bạch đàn tới môi trường có khá nhiều các công trình của các tác giả
  • 21. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 12 như: Thái Văn Trừng, Vũ Đình Phương, Hoàng Chương, Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ Đình Sâm (Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam) [2]. Do trước đây Bạch đàn được du nhập vào nước ta với những đặc tính được cho là rất tốt với Việt Nam lúc đó như năng suất cao, ít sâu bệnh, gỗ sử dụng vào nhiều mục đích. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng loài cây Bạch đàn gần như cây trồng rừng chính áp dụng cho mọi vùng, mọi điều kiện lập địa đã nảy sinh ra nhiều vấn đề về loài cây này. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh mối tương tác giữa loài Bạch đàn và môi trường. Nhiều nghiên cứu cũng đã được triển khai xung quanh các vấn đề liệu Bạch đàn có làm tăng dòng chảy bề mặt, tăng xói mòn dất hay không hoặc là có làm giảm độ phì đất hay không, có làm cho đất chua thêm hay không? Đỗ Đình Sâm (1984) [2] đã chứng minh rằng việc trồng Bạch đàn không làm chua đất, lượng nước do Bạch đàn tiêu thụ rất ít và đặc biệt là rừng trồng Bạch đàn luôn thường xuyên làm cho đất tốt lên, nhất là ở những trạng thái lập địa nghèo. Theo Bùi Thị Huế (1996) [2], mặc dù Bạch đàn có cường độ thoát hơi nước mạnh nhưng do tổng diện tích lá nhỏ nên vẫn có lượng thoát hơi nước nhỏ hơn so với rừng Keo cùng tuổi từ 1,5 đến 3,3 lần. Hiệu suất sử dụng nước của Bạch đàn cao hơn Keo từ 1,7 đến 2,8 lần. Bên cạnh đó tác giả cũng thấy rằng, nếu trồng Bạch đàn ở lập địa tốt thì sau 3 năm trồng rừng, lượng mùn trong lớp đất mặt giảm đi khoảng 12,1 tấn so với trước khi trồng rừng. Đạm cũng bị giảm đi khoảng 123 kg/ha. Nhưng nếu trồng tại lập địa xấu, đất đồi trơ trọc sỏi đá như tại Thanh Vân - Phú Thọ, sau 3 năm lượng mùn tăng lên được 2,8 tấn/ha, còn đạm tăng lên được 10 kg/ha. Ngoài ra cũng có những ý kiến cho rằng Bạch đàn làm khô và gây độc cho đất. Nhưng nhìn chung các ý kiến này còn chung chung, chưa dứt khoát. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu xây dựng các mô hình trồng rừng sử dụng các loại cây chủ yếu như Keo (3 loài là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai). Các loài Keo này được nhiều nghiên cứu ghi nhận là loài cây có ảnh hưởng tốt với môi trường, với đất như: Có khả năng cố định đạm, cải thiện độ xốp của đất. Do sinh khối lớn, sinh trưởng nhanh nên lượng rơi rụng, phân giải chất hữu cơ dưới rừng
  • 22. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 13 trồng Keo hàng năm là khá lớn đảm bảo cung cấp mùn cho đất, góp phần vào cân bằng dinh dưỡng trong đất. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa rừng trồng Keo và môi trường có các công trình của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế (2001) [29]. Trong đó, các nghiên cứu của hai tác giả này tập trung vào diễn biến độ phì đất (với các yếu tố như độ xốp, hàm lượng mùn, N,P, K; số lượng vi sinh vật đất) dưới ảnh hưởng của rừng trồng Keo ở các độ tuổi khác nhau. Các loài cây bản địa cũng được ưu tiên sử dụng vừa đem lại những lợi ích kinh tế, bảo tồn nguồn gen địa phương vừa phù hợp với lập địa và điều kiện gây trồng của từng vùng sinh thái khác nhau. Sự kết hợp giữa các loài bản địa với Keo, các loài cây phù trợ đã được tiến hành trồng thí nghiệm ở nhiều nơi và thu được những kết quả bước đầu tương đối khả quan. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về môi trường rừng và tác động của rừng đến môi trường không được tiến hành liên tục và toàn diện cả về nội dung, không gian, cũng như đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu về sinh thái rừng trồng cũng chưa thu được nhiều kết quả. Tại vùng xung yếu ven hồ Hoà Bình cũng đã tiến hành trồng những mô hình sinh thái rừng trong đó sử dụng các loài cây bản địa với mục đích phòng hộ môi trường vùng đầu nguồn. Các mô hình này bước đầu đã có những tác động đáng kể và phát huy hiệu quả của công tác trồng rừng về mặt sinh thái, môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các mô hình sinh thái rừng này chưa được tiến hành một cách sâu, rộng, chưa có thể áp dụng và nhân rộng vào thực tiễn cho những vùng có điều kiện sinh thái tương đồng. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hoà Bình đặt ra là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết cho việc xây dựng vốn rừng phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường vùng đầu nguồn trong bối cảnh hiện nay. Đề tài nghiên cứu chúng tôi chọn lựa chính là tìm ra cơ sở khoa học giải quyết tính cấp thiết của vấn đề này.
  • 23. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 14 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là thảm thực vật, môi trường đất, nước trong các mô hình nghiên cứu sau: - Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược liệu. Ký hiệu là MH1 - Mô hình trồng Luồng thuần loài (MH2) - Mô hình Nông lâm kết hợp (MH3) - Mô hình Làm giàu rừng (MH4) - Mô hình cây bản địa đa tác dụng (MH5) - Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa (MH6) - Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa (MH7) - Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa (MH8) - Đối chứng: không trồng rừng (ĐC). Trong đó các loài cây bản địa được sử dụng để trồng bao gồm: Trám trắng (Canarium album), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Re gừng (Cinnamomum obtusifolium), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Sao đen (Hopea odorata). * Phạm vi nghiên cứu: Các mô hình nghiên cứu được tiến hành tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà (MH1, 2, 3, 4, 5) và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình (MH6, 7, 8, ĐC). Thời gian từ năm 2006 đến năm 2011. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Góp phần xây dựng luận cứ khoa học làm cơ sở để đề xuất giải pháp cải tạo và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà 2.1.2. Mục tiêu cụ thể
  • 24. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 15 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số mô hình sinh thái rừng đến một số yếu tố môi trường nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng và cải thiện môi trường; - Đề xuất một số giải pháp phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực ven hồ Hoà Bình. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng các mô hình rừng trồng phòng hộ - Nghiên cứu diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình - Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình - Hiệu quả điều tiết dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu - Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất - Nghiên cứu lượng rơi rụng tại các mô hình - Lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt - Nghiên cứu một số giải pháp để phát triển các mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp: - Bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức lặp lại 3 lần, trong mỗi khối chọn được sự đồng nhất về điều kiện lập địa. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 0,6 ha, các ô được bố trí theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Trong đó: MH1: Trồng cây Bản địa xen cây Dược liệu. Cây bản địa gồm 5 loài: Re gừng (Cinamomum obtussifolium), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Sao đen (Hopea odorata), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Pentophorum pterocarpum),. Các loài Dược liệu bao gồm có: Ba kích (Monrinda Officinalis), Sa nhân (Amonum ovoideum), Gừng (Zinziber officinalis). Phương thức trồng hỗn giao theo hàng dọc theo đường đồng mức. MH2: Trồng Luồng thuần loài
  • 25. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 16 MH3: Trồng cây lâm nghiệp (Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen) kết hợp với cây nông nghiệp (Na, Xoài, Ngô, Sắn), trồng theo phương thức một hàng cây lâm nghiệp xen 1 hàng cây nông nghiệp. MH4: mô hình làm giàu rừng: Khoanh nuôi rừng hiện có và bố trí trồng bổ sung theo rạch bằng các loài Bản địa. MH5: trồng cây Bản địa đa tác dụng, với các loài: Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium nigrum), Sấu (Dracotomelum duperreanum). MH6: trồng Keo lai (Acacia Hybrid) xen cây Bản địa. Keo lai có vai trò là loài cây phù trợ. Các loài bản địa được trồng trong mô hình có vai trò là những cây mục đích. MH7: trồng cây Cốt khí (phù trợ) xen cây Bản địa. Ta tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức. Giữa các băng Cốt khí trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng. MH8: trồng Luồng (Dendrocalagamus babatus) xen cây bản địa. Các loài bản địa được trồng gồm Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng. ĐC: không tác động - Thu thập số liệu ngoài hiện trường: + Điều tra trạng thái thực vật bằng phương pháp lập ô định vị với diện tích 1000m2 (40x25m). Các ô dạng bản được lập trong ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 16m2 (4x4m), số lượng ô dạng bản là 5 ô. Các ô dạng bản được bố trí tại 4 góc và trung tâm ô tiêu chuẩn điển hình. Sau đó ta tiến hành điều tra các chỉ tiêu như đếm số loài, độ che phủ, và sự xuất hiện các loài mới. + Thu thập lượng xói mòn: tại mỗi mô hình xây dựng một ô định vị để nghiên cứu về tình trạng xói mòn, dòng chảy bề mặt. Số liệu xói mòn (thể hiện là lượng đất mất do xói mòn bề mặt) được thu thập theo đợt mưa và căn cứ vào trạm khí tượng đặt tại Trạm nghiên cứu môi trường và rừng phòng hộ sông Đà. Lượng xói mòn thu thập dựa vào ô định vị xây dựng tại mỗi mô hình. Trong mỗi mô hình ta xây dựng hai ô định vị để theo dõi. Các ô định vị được chọn đặt ở
  • 26. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 17 những vị trí tương đồng nhau về thảm thực vật và độ dốc. Ô định vị có diện tích là 200m2 (kích thước là10x20m), được xây dựng bằng gạch cao 10cm, có tác dụng tránh lượng nước chảy từ ngoài vào. Xung quanh thành ô được lát máng chống thấm nước bằng xi măng. Dưới ô định vị có hai bể hứng lượng mưa chảy từ ô định vị vào. Trên bể có đặt một đồng hồ đo nước. Đồng hồ này có tác dụng đo lượng dòng chảy bề mặt trong khu vực ô định vị. Bể 1 có thể tích 2m3 (kích thước là 2mx1mx1m). Xung quanh thành bể được thiết kế đặt 10 ống xả nước có tác dụng khi bể 1 tràn thì nước sẽ tràn sang bể thứ 2. Bể 2 có kích thước nhỏ hơn bể 1 (0,5x0,5x0,5m). Khi thu thập số liệu, ta lấy hết lượng đất trên máng và trong bể lọc rồi đem cân. Ngoài ra, tháo hết nước ở bể, để lắng đọng sau đó đem cân lượng đất lắng đọng đó. Tổng lượng đất ở hai lần cân sẽ là lượng đất bị mất do xói mòn tại ô định vị. + Thu thập số liệu dòng chảy bề mặt Số liệu dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu được thu thập dựa vào ô định vị. Trong mỗi ô định vị ta dùng phương pháp ghi chỉ số nước chảy qua đồng hồ đo nước lắp trên bể hứng. Số liệu dòng chảy bề mặt theo đợt mưa chính là chỉ số cuối của đồng hồ (chỉ số theo dõi lần trước) trừ đi chỉ số đầu (chỉ số tạm thời tại điểm theo dõi). Trong trường hợp cả đợt mưa có lượng mưa nhỏ hơn 50mm ta có thể coi như không có dòng chảy bề mặt và khi đó chưa xảy ra hiện tượng xói mòn đất. + Thu thập số liệu về đất Điều tra đất cũng được tiến hành trên một số ô tiêu chuẩn điển hình tại mỗi ô thí nghiệm. Các chỉ tiêu điều tra đất được thực hiện trên phẫu diện đất. Phẫu diện đất được chọn điển hình cho khu vực về độ dốc, hiện trạng thực bì, độ che phủ… Kích thước phẫu diện như sau: rộng 0,8m, dài 1,5m, sâu từ 1,0-1,2m tùy vào độ sâu của tầng đất. Các chỉ tiêu thu thập gồm: mô tả phẫu diện, màu sắc đất ở các tầng, độ chặt, độ ẩm, độ đá lẫn, tỷ lệ rễ… Lấy mẫu phân tích: mẫu đất lấy được tại các mô hình được cho vào túi nilon với trọng lượng là 0,5kg/mẫu. Mẫu đất được lấy tại những vị trí đặc trưng cho mô
  • 27. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 18 hình theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Sau khi lấy, mẫu đất được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm đất và môi trường của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. + Thu thập số liệu lượng dinh dưỡng bị mất theo dòng chảy bề mặt Lượng dinh dưỡng bị mất do các dòng chảy bề mặt được xác định như sau: Trước khi lấy mẫu, tại mỗi ô định vị ta phải khuấy đều nước ở trong bể, sau đó dùng chai nhựa có thể tích 500ml để lấy nước. Mẫu thu được được đưa về phân tích trong phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng để xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng. + Thu thập số liệu lượng rơi rụng Số liệu lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu được thu thập dựa vào ô dạng bản. Mỗi mô hình ta chọn một vị trí thích hợp đặc trưng, đại diện để xây dựng một ô dạng bản. Diện tích ô dạng bản là 1m2 (1mx1m). Cứ 3 tháng ta lại tiến hành thu thập số liệu một lần bằng cách vơ toàn bộ vật rơi rụng (cành, lá, hoa, quả…) trong ô, sau đó đem cân và đem về sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70o C trong 6 giờ để xác định độ ẩm của vật rơi rụng tại các mô hình. 2.4.2. Phương pháp nội nghiệp: 2.4.2.1. Phương pháp kế thừa - Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. - Kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có của các dự án nghiên cứu, các số liệu điều tra trong các đề tài khác nhau…tại khu vực nghiên cứu. Những công trình khoa học đã công bố có liên quan tới phạm vi và khu vực nghiên cứu. 2.4.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm * Phân tích một số tính chất hóa lý của đất cụ thể như sau: - Độ ẩm: sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105o C đến trọng lượng không đổi - Mùn tổng số: Theo Walkley Black - Đạm tổng số: Phương pháp Kjendal - pH của đất: dùng pH met M25
  • 28. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 19 - P2O5 dễ tiêu: Kiecxanop - K2O dễ tiêu: Maslova và đo trên quang kế ngọn lửa * Phân tích một số chỉ tiêu trong nước như sau: - pH: xác định bằng máy đo pH - K2O: xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa - P2O và NH4 + : xác định bằng phương pháp so màu 2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: được tiến hành trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm excel 5.0. + Tính toán lượng đất mất do xói mòn: Lượng đất mất do xói mòn dựa trên lượng đất thu thập được trên mỗi ô đinh vị quy đổi ra cho toàn bộ diện tích 1ha M = (m x 10000)/200 trong đó: M là lượng đất mất do xói mòn (tấn/ha) m là lượng đất thu thập được tại ô định vị. + Tính toán lượng dòng chảy bề mặt: Số liệu dòng chảy bề mặt tại các mô hình được tính như sau: Dbm= (CScuối – CSđầu).10000/200 Trong đó: Dbm là Lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình (m3 /ha) CScuối là chỉ số cuối của đồng hồ đo nước tại ô định vị (chỉ số tại thời điểm thu thập) CSđầu là chỉ số đầu của đồng hồ (chỉ số theo dõi lần trước). + Tính toán lượng vật rơi rụng tại các mô hình: là tổng của các lần thu thập được trong năm, sử dụng công thức sau: L = (a1 +a2 +a3 + a4)x 10000 Trong đó: L là tổng lượng rơi rụng tại mô hình (tấn/ha/năm) a1 là lượng rơi rụng thu thập được lần 1 a2 là lượng rơi rụng thu thập được lần 2 a3 là lượng rơi rụng thu thập được lần 3 a4 là lượng rơi rụng thu thập được lần 4.
  • 29. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. KHÁI QUÁT ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vài nét về khu vực phòng hộ sông Đà và thủy điện Hòa Bình Khu phòng hộ sông Đà đã được thành lập trên phạm vi 3 tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình, trong đó diện tích lưu vực Sông Đà tại Hòa Bình là 159.860 ha. Vùng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình gồm 2 dải đất chạy dọc ven hồ có chiều dài 200 km tính từ đập chính công trình thuỷ điện Hoà Bình đến Tạ Bú (Sơn La), chiều rộng mỗi dải bình quân 2 km tính từ mép nước hồ lên. Phạm vi đất đai vùng dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình nằm trong địa phận các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, thành phố Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) và các huyện: Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Mộc Châu, Phù Yên (tỉnh Sơn La). Vùng phòng hộ sông Đà tỉnh Hoà Bình bao gồm 20 xã thuộc 4 huyện và thành phố Hoà Bình với tổng diện tích tự nhiên là 70.619 ha. Diện tích các loại đất vùng xung yếu sông Đà tình Hoà Bình được trình bày trong bảng 3.1
  • 30. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 21 Bảng 3.1: Diện tích các loại đất vùng xung yếu sông Đà tỉnh Hòa Bình Huyện, Xã Tổng Diện tích (ha) Loại đất ( ha) Đất nông nghiệp Đất ở và vườn tạp Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng Đất lâm nghiệp Tổng số 70619,0 2.195,7 1.800,6 11.275,8 2653,1 52693,8 I. Đà Bắc 46899,0 1.193,1 1.215,6 7086,8 1208,1 36195,5 1. Đồng Nghê 3117,0 26,4 66,8 62,2 17,9 2.943,7 2. Suối Nánh 3555,0 23,1 37,2 110,6 117,2 3.266,9 3. Mường Tuổng 1402,0 23,0 63,6 195,8 12,3 1.107,3 4. Mường Chiềng 2519,0 97,6 73,9 53,1 97,8 2.196,6 5. Đồng Chum 5515,0 273,2 137,8 183,5 302,1 4.618,4 6. Đồng Ruộng 4220,0 73,6 171,0 350,1 64,0 3.561,3 7. Yên Hoà 3305,0 211,6 120,4 356,6 - 2.616,4 8. Tân Dân 4350,0 71,3 109,9 707,0 93,7 3.368,1 9. Tiền Phong 6244,0 24,0 104,3 2000,8 254,7 3.860,2 10. Vầy Nưa 5980,0 175,0 113,6 1836,6 226,4 3.628,4 11. Hiền Lương 3907,0 98,8 148,1 926,5 6,6 2.727 12. Toàn Sơn 2785,0 95,5 69,0 303,9 15,4 2.301,2 II. Mai Châu 8746,0 540,8 214,0 949,9 382,1 6.659,2
  • 31. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 22 1. Tân Mai 3562,0 188,4 42,1 737,9 191,0 2.402,6 2. Phúc Sạn 3315,0 264,7 131,4 199,2 171,8 2.547,9 3. Ba Khan 1869,0 87,7 40,5 12,8 19,3 1.708,7 III. Tân Lạc 7182,0 165,3 145,7 1594,8 313,7 4.962,5 Trung Hoà 3432,0 131,3 91,7 219,7 313,7 2.675,6 Ngòi Hoa 3750,0 34,0 54,0 1375,1 - 2.286,9 IV. Cao Phong 6162,0 273,8 197,5 1008,9 682,1 3.999,7 Thung Nai 3554,0 217,2 93,7 743,0 460,3 2.039,8 Bình Thanh 2608,0 56,6 103,8 265,9 221,8 1.959,9 V. TP Hoà Bình 1630,0 22,7 27,8 635,5 67,1 876,9 1. Thái Thịnh 1630,0 22,7 27,8 635,5 67,1 876,9 (Nguồn: Đoàn điều tra quy hoạch rừng Hòa Bình, 2007) 3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu a. Vị trí địa lý Khu vực nghiên cứu thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. Thung Nai là xã nằm phía Tây Bắc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 18 km theo quốc lộ 6, có tọa độ địa lý như sau: - 200 47’23’’ vĩ độ Bắc. - 1050 16’42’’ kinh độ Đông Về mặt địa giới: + Phía Bắc giáp xã Bình Thanh và xã Bắc Phong. + Phía Nam giáp xã Tây Phong. + Phía Đông giáp xã Đông Phong. + Phía Tây giáp Tiền Phong và xã Vầy Nưa b. Địa hình Khu vực nghiên cứu thuộc kiểu địa hình đồi núi thấp, nằm gọn trong 2 dãy núi chính theo hướng Đông - Tây, độ cao trung bình khoảng từ 360 m đến 550 m,
  • 32. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 23 thấp nhất là vùng tiếp giáp với mép nước lòng hồ Hòa Bình (120 m). Độ dốc tương đối lớn, trung bình từ 16 - 250 , có nơi dốc đứng ở vách các núi đá. Địa hình ít bị chia cắt nhưng do độ dốc lớn nên có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là canh tác nông nghiệp. Về mùa mưa thường xảy ra xói mòn và rửa trôi đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lòng hồ. c. Khí hậu Hoà Bình là tỉnh có đặc thù khí hậu bị chia cắt thành nhiều tiểu vùng khác nhau, nên khí hậu có nhiều kiểu mang tính chất của vùng núi, vùng trung du và đồng bằng. Diễn biến thời tiết, khí hậu không theo quy luật chung của vùng nào cụ thể mà tuỳ theo thời gian trong năm có thể biến đổi theo xu thế của vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Du hoặc đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình nên khí hậu xã Thung Nai mang tính chất nhiệt đới vùng lòng hồ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc và gió Tây Nam. Xã Thung Nai chịu ảnh hưởng của bão không đáng kể. - Chế độ gió: Có 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam, ngoài ra còn có gió Tây Nam thường xuất hiện vào các tháng 5 và 6 kéo dài trong vài ba ngày. Gió Đông Bắc (khô, lạnh) và gió Tây Nam (khô, nóng) là hai loại gió gây tác hại đến sản xuất nông - lâm nghiệp cho người dân trong vùng. - Các nhân tố cực đoan: Do lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 cộng với địa hình bị chia cắt, độ dốc cao và việc phát nương làm rẫy của các hộ dân đã tạo ra nhiều dòng chảy bề mặt gây xói mòn mạnh và thường xuất hiện lũ quét ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhìn chung, điều kiện khí hậu ở đây rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng nông, lâm, công nghiệp và cây ăn quả.
  • 33. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 24 Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu Tháng Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Lượng mưa TB (mm) 20,6 15,0 36,2 91,4 243,6 270,8 287,0 324,0 301,6 197,0 57,5 14,6 1859,3 Số ngày mưaTB 9 9,6 11,5 13,6 17,9 18,1 18,8 18,1 14,1 11,7 7,5 5,2 155,1 Độ ẩm (%) 85 85 85 85 83 84 84 86 86 86 84 84 85 Số giờ nắng(giờ) 82,6 63,5 72,9 112,9 186,2 164,8 189,2 169,1 172,9 159,0 133,4 129,2 1.635, 7 Số ngày nắng ( ngày) 20 15 18 23 26 27 28 28 27 25 25 22 284 Nhiệt độ cao nhất TB (0 C) 20,2 21,1 24,7 29,1 32,8 33,6 33,7 32,7 31,3 28,9 25,7 22,5 28,0 Nhiệt độ thấp nhất TB (0 C) 13,1 14,8 18,2 21,4 23,5 24,8 25,0 24,8 23,5 20,8 17,5 14,2 20,1 Nhiệt độ TB (0 C) 16,1 17,5 20,6 24,4 27,2 28,2 28,4 27,8 26,7 24,0 20,5 17,5 23,2 Lượng bốc hơi (mm) 50,0 48,0 57,0 65,6 84,9 81,3 80,9 63,5 59,8 60,9 55,6 55,1 762,6 Tốc độ gió TB (m/s) 1,1 1,0 1,1 1,1 1,1 0,9 1,0 0,9 0,9 0,9 0,9 1,0 1,0 (Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo KTTV tỉnh Hoà Bình) d. Thủy văn Xã Thung Nai nằm ở phía tả ngạn Sông Đà, đường thuỷ nối liền xã với lòng hồ Hòa Bình. Trong phạm vi xã không có sông suối lớn nhưng do tiếp giáp với mép nước sông Đà nên mực nước ngầm tương đối cao, rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt. Do địa hình dốc lớn nên hệ thống suối nhỏ trên địa bàn xã không có khả năng giữ nước quanh năm nên canh tác nông, lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Mùa khô cũng là mùa tích nước của hồ thuỷ điện (từ tháng
  • 34. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 25 9 đến tháng 4 năm sau) mực nước dâng cao (110- 120 m), rất thuận lợi cho việc vận chuyển, giao thông đường thuỷ. Mùa mưa cũng là mùa hồ Hoà Bình xả lũ, mực nước xuống thấp (80- 90 m), giao thông đi lại khó khăn. Mặt khác vào mùa xả lũ của hồ thuỷ điện một số diện tích lớn của đất bán ngập hoàn toàn trống trải bị phơi ra, mưa lớn đã gây nên xói mòn, sạt lở nghiêm trọng. Đây là vấn đề bức xúc hiện nay đối với tất cả các hồ thuỷ điện cần được sự quan tâm của các nhà khoa học và các ngành, các cấp. Về thuỷ lợi: hầu hết diện tích đất trong khu vực phải dựa vào nguồn nước tự nhiên. Chỉ một số diện tích hẹp ở ven các suối là đủ nước tưới để canh tác. Như vậy, tiềm năng thuỷ lợi của khu vực là rất hạn chế. Đây là một đặc điểm tự nhiên quan trọng cần được tính đến trong quá trình quy hoạch sử dụng đất ở địa phương. e. Điều kiện thổ nhưỡng Đất trong khu vực nghiên cứu được hình thành chủ yếu trên 3 loại đá mẹ: đá sét, phiến thạch sét và đá vôi. Qua điều tra cho thấy trong khu vực gồm các loại đất chính sau: - Đất Feralit vàng nâu phát triển trên đá sét, phân bố ở phần sườn và đỉnh. Loại này có tầng đất dày thích hợp với trồng cây lâm nghiệp. - Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá phiến thạch sét, phân bố dọc theo sườn đồi, thung lũng, suối, tầng đất dày, thường bí chặt, khó thoát nước, hàm lượng mùn thấp. - Đất Feralit nâu nhạt phát triển trên đá vôi, phân bố chủ yếu ở các thung lũng chân núi đá vôi, đất thoát nước tốt, hàm lượng mùn cao, tầng đất khá dày thích hợp cho việc canh tác cây nông nghiệp và công nghiệp ngắn ngày. Nhìn chung, đất có tầng dày, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét trung bình, tỉ lệ đá lẫn ít. Ngoài ra, còn có các loại đất feralit trên sản phẩm dốc tụ của đá vôi, đất trên đá vôi của địa hình karstơ,... chiếm một tỉ lệ ít, phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 170 m, ở chân dốc, ven suối, độ dốc thấp, đất tương đối màu mỡ, phù hợp cho việc phát triển cây lâm nghiệp, cây lương thực, ăn quả và cây công nghiệp.
  • 35. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 26 g. Tài nguyên rừng Vùng hồ nằm trong vùng Tây Bắc, là 1 trong 9 vùng địa lý sinh thái có sự đa dạng cao về thành phần các loài thực vật. Đặc điểm của thực vật vùng hồ phản ánh hệ thực vật ở đây phần lớn thuộc thành phần khu hệ bản điạ Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và khu hệ Ấn Độ - Mianma di cư đến nhưng số loài thuộc thành phần bản địa tương đối thấp. Vùng hồ có một số loài thực vật cổ nhiệt đới xuất hiện tuy rất hiếm như Sơn tuế đá vôi (Cyas balance), Dây gắm (Ngetum montanum)….. Do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội ở các mức độ và thời gian khác nhau đã hình thành nên các trạng thái rừng đan xen nhau tại vùng hồ. Mỗi trạng thái có cấu trúc ngoại hình và tổ thành loài cây khác nhau với các đặc trưng như sau: - Trạng thái rừng trên núi đá vôi ít bị tác động: Tập trung trên các đỉnh núi đá vôi cao, dốc và hiểm trở rừng có hai tầng tán chính, tầng trên thường không liên tục. Loài ưu thế là Nghiến đỏ (E xcentrodendron Tonkinensis) và một số loài khác như Trai lý (Garcinia fagacoides), Đinh (Makhamia pierrei), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Thung (Tetrameles nudiflora). Tầng dưới gồm các cây ưu thế như: Ô rô (Circus Japonicus), Mạy tèo (Streblus macrophyllus) Đẻn ba lá (Vitex trifolia), Đại phong tử (Hydonocarpus hainanensis). - Trạng thái rừng trên núi đá vôi đã bị tác động mạnh: Trạng thái rừng này chiếm diện tích khá lớn, thành phần loài tương tự trạng thái rừng trên, nhưng mật độ cây thưa hơn, chiều cao trung bình từ 10 - 15m, đường kính 20 - 30cm. - Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá: Xuất hiện ở các thung lũng, khe của núi đá, thường có diện tích nhỏ nằm rải rác trong toàn khu vực. Thành phần loài chủ yếu là: Phay (Duabanga sonneratioides), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Dâu (Morus artalit), Sến (Celtis sinensis), Nóng (Saurauja tristyla), Gội nếp (Aglaia gigantea), ở nơi ít bị tác động, cây cao trên 20m, đường kính 60cm. - Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt và sau nương rẫy. Trạng thái rừng này phân bố chủ yếu trên rừng núi đất và một phần nhỏ trên các thung lũng đá vôi. Thường gặp các loài cây gỗ nhỏ tiên phong, ưa sáng như Thôi ba (Alanggium
  • 36. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 27 chinensis), Trám trắng (Canarium album), Muối (Rhus chinensis), Bùm bụp (Malluotus barbatus), Cánh kiến (Mallutus phinippinnensis)… Ngoài ra còn xuất hiện một số loài tre nứa tập trung thành đám nhỏ như Vầu (Indosasa hispida), Nứa (Ncohouzeaua dulloa)… Ngoài ra còn những mảng nhỏ trên núi đất cao, đại diện có một số loài cây như Thích (Acera tonkinensis), Bạc tán (Beichmiedia sp), Nanh chuột (Coiptocarya sp), Dẻ lá tre (Quercus bambuifolia), Thị rừng (Diiospirros sp)…. - Trạng thái rừng ven bờ nước (hồ, sông suối): Đây là đặc thù riêng có của vùng hồ với nhiều loại đặc trưng như: Vối thuốc (Schima superba), Nhội (Bischofia trifolia), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Cơi (Pterrocarya tonkinensis). Trong khu vực còn có tổ thành phong phú của các loài cây thuốc. Theo nghiên cứu phân loại theo nhóm tác dụng chữa bệnh của các loài cây dùng làm thuốc của Đỗ Tất Lợi thì có gần 240 loài được phân bố theo 19 nhóm công dụng khác nhau. Tập đoàn cây thuốc cực kỳ phong phú và là một tài sản quý báu không chỉ có tác dụng đối với bảo vệ sức khoẻ cộng đồng địa phương mà còn mở ra một triển vọng của nghề khai thác và chế biến dược thảo. Thung Nai trước đây vốn là một xã có diện tích rừng tương đối lớn so với tổng diện tích tự nhiên, độ che phủ chiếm tới 85%, trữ lượng lớn, chất lượng chủng loại tốt và tập trung. Trước năm 1987 nhân dân trong xã chủ yếu tập trung vào việc khai thác gỗ và các lâm sản khác mà không chú ý đến quản lý, bảo vệ và xây dựng, phát triển vốn rừng. Chính vì lẽ đó, mà tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng, quần thể thực vật rừng vốn rất phong phú trước kia như các loại họ Xoan, Giẻ, Bồ đề, Dầu, Tre, Nứa... nay chỉ còn lại chủ yếu là rừng tre nứa nhỏ và cây ưa sáng mọc nhanh không có giá trị cao. Trên toàn xã hiện không còn rừng nguyên sinh. Rừng thưa cây gỗ và rừng non phục hồi còn lại rất ít với tổ thành chủ yếu là các loài cây ưa sáng, giá trị kinh tế thấp như Nanh chuột, Chấu, Ngát, Cà ổi, Vàng chanh, Sung, Giẻ các loại, Gội gác, Xoan đào, Lim xẹt,... Rừng núi đá chủ yếu là các lùm cây bụi, dây leo, rải rác còn sót lại một số cây gỗ quý như Chò chỉ, Trai, Nghiến... với số lượng không đáng kể. Diện tích rừng trồng một vài năm gần đây cũng đã tăng lên
  • 37. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 28 nhưng các loài cây trồng cũng chủ yếu là Bạch đàn, Keo tai tượng và gần đây là Luồng. Các loài cây bản địa như Lát hoa, Giổi, Trám, Sấu,... chưa được gây trồng trên diện rộng, hiện mới chỉ có các mô hình nghiên cứu thử nghiệm. h. Tài nguyên động vật. Cũng theo các tài liệu của Đoàn điều tra quy hoạch rừng tỉnh Hoà Bình, vùng hồ Hoà Bình là nơi tiếp giáp với các luồng di cư động vật từ Đông Bắc và Tây Bắc vào phía Nam, nên hệ động vật còn tương đối phong phú. Tổng số loài được khai thác, sử dụng, hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người là 146 loài, trong đó có: 34 loài thuộc nhóm chim, 32 loài thuộc nhóm thú, 9 loài thuộc nhóm rắn, 6 loài thuộc nhóm ếch và ba ba, 31 loài cá và 34 loài côn trùng . Trong thành phần gia súc, gia cầm của vùng hồ phổ biến nhất là các loài trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, chó, mèo, dê và thỏ. Với diện tích mặt nước khá lớn, cá trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng với đời sống người dân vùng hồ, trong đó có nhiều loài có giá trị đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân vùng lòng hồ. Địa hình của khu vực lòng hồ chủ yếu là đồi núi hiểm trở. Vì vậy, hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng. Số liệu điều tra trong dân cho thấy hiện vẫn còn một số loài động vật quý như: khỉ, trăn, rắn và nhiều loài chim. Một số loài có trong sách đỏ Việt Nam như: gà lôi, khỉ, rắn hổ mang chúa….Tuy nhiên, số lượng cá thể của mỗi loài còn rất ít. Trong tương lai, với hy vọng xây dựng khu hồ thành một vùng kinh tế sinh thái điển hình. Những phân tích về tài nguyên sinh vật cho thấy rằng một trong những tiềm năng to lớn để giải quyết khó khăn trong quá trình phát triển ở vùng hồ là sự tồn tại một tổ thành thực vật, động vật phong phú. Chúng có thể đáp ứng được những nhu cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men, gỗ củi và nhiều loại sản phẩm thiết yếu khác. Tuy nhiên, cần có những chính sách để bảo vệ nghiêm ngặt và quản lý chúng một cách bền vững, hiệu quả cao.
  • 38. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế - xã hội và môi trường vùng ven hồ Việc đắp đập ngăn sông Đà, xây dựng hồ chứa Hoà Bình làm ngập những vùng đất thấp ven sông đã gây nên những tổn thất lớn về tài nguyên trong vùng: 813,1 ha rừng gỗ; 795,71 ha rừng tre nứa và một lượng đáng kể các thảm cỏ, thảm thực vật khác đều bị ngập chìm dưới nước. Trước hết, hơn 1.608 ha lúa hai vụ, 1.341 ha lúa một vụ và hàng nghìn héc ta hoa màu, cây ăn quả bị vĩnh viễn mất đi do ngập chìm dưới nước. Đồng thời nhiều động vật quý hiếm bị mất đi do diều kiện sống tại nơi ở và khu vực xung quanh bị thay đổi. Một số cơ sở hạ tầng cũng bị phá huỷ như: 107.308 m2 nhà ở, 156 đập nước và hồ thuỷ lợi, 153 km kênh mương, 655 km đường ô tô, 30 km đường dây điện thoại. Tác động trực tiếp của việc xây dựng hồ chứa là làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn, ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ các sinh vật trong hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư trong vùng. Hệ sinh thái trên cạn bị dần thay thế bởi hệ sinh thái nước, đất ngập nước và hệ sinh thái bán ngập. Mặt khác, những vùng bị ngập đều là những vùng đất màu mỡ ven sông. Vì vậy, gần 50.000 dân (8.451 hộ) thuộc 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La phải di chuyển đi xây dựng nơi ở mới. Điều này đã gây nên một sự xáo trộn rất lớn trong đời sống của người dân thể hiện không những là chỗ ở thay đổi mà còn kéo theo cả diện tích đất và phương thức canh tác cũng thay đổi gây ra rất nhiều khó khăn cho nhân dân trong vùng phải di dời. 3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động Cho đến nay Thung Nai có 6 xã. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sinh sống ở độ cao trên 120m so với mực nước biển. Phần lớn đất canh tác nông nghiệp, đặc biệt đất canh tác lúa nước đều đã bị ngập, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, thành phần dân tộc Mường, Dao ở đây chiếm tới 97%.
  • 39. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 30 a. Dân số Theo số liệu điều tra của xã năm 2010 dân số trong xã thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Dân số và lao động khu vực nghiên cứu TT Tên xóm Số hộ Số khẩu Số lao động 1 Xóm Nai 52 246 131 2 Xóm Mới 62 271 143 3 Xóm Kinh Tế Mới 23 81 46 4 Xóm Tiện 93 474 245 5 Xóm Chiềng 63 311 163 6 Xóm Mu 56 254 136 Tổng cộng 349 1.637 864 (Nguồn: Báo cáo tình hình dân số - lao động xã Thung Nai, 2009) Đặc điểm dân tộc: người Mường là dân tộc bản địa có số lượng lớn nhất (>90%). Tổ chức làng bản của người Mường khá chặt chẽ do Trưởng xóm hoặc Già làng đứng đầu. Tình hình lao động của khu vực: hầu hết là lao động trẻ, trình độ văn hoá thấp, không có chuyên môn kỹ thuật. Lao động ở đây chưa thực sự cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Điều này lý giải tại sao đất đai ở khu vực chưa được sử dụng có hiệu quả như tiềm năng của nó. Thời gian lao động trong năm được sử dụng khoảng 6 - 8 tháng tuỳ theo hộ gia đình. Người dân địa phương tiêu tốn nhiều thời gian vào các hoạt động: đánh cá lòng hồ canh tác nương rẫy và khai thác gỗ, củi cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Hoạt động canh tác nương rẫy rất vất vả, khoảng cách từ nhà đến nương rẫy khá xa, đường đi lại khó khăn, việc vận chuyển sản phẩm hoàn toàn thủ công (vác, gánh, gùi), đời sống còn vô vàn khó khăn.
  • 40. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 31 b. Đặc điểm kinh tế Nền kinh tế chung của khu vực nghiên cứu là sản xuất nông lâm nghiệp; nhưng sau khi ngăn đập, gần như toàn bộ đất canh tác nông nghiệp đều bị ngập nước. Để giải quyết nhu cầu thiết yếu và lương thực trong điều kiện không còn ruộng nước, người dân buộc phải phá rừng làm nương. Trong điều kiện đất dốc và mưa mùa nhiệt đới, nương rẫy làm cho đất bị thoái hoá nhanh chóng, năng suất trung bình chỉ đạt 500 - 700 kg thóc/ 1 ha. Qua điều tra cho thấy, vùng hồ Hoà Bình là một trong những vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước, chỉ xấp xỉ 50.000 - 90.000đ/ người/ tháng, thu nhập bình quân đầu người qui ra thóc chỉ khoảng 250kg/người/năm, 30 - 40% hộ dân thuộc diện đói nghèo. * Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã là cây nông nghiệp ngắn ngày, cây hàng năm như: Lúa, Ngô, Đậu, Lạc, Sắn. Phương thức canh tác phổ biến là nương rẫy quảng canh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết nên năng suất rất thấp. Trong đó cây Ngô là cây lương thực quan trọng hàng đầu và là nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong xã, thường được trồng trên các chân đất cao, các sườn đồi thoải, trong các bãi bằng hoặc trồng Nông lâm kết hợp, năng suất rất thấp. Vườn hộ gia đình có diện tích bình quân 1.500 - 1.600m2 /hộ nhưng mang lại lợi ích kinh tế rất thấp vì phần lớn là vườn tạp, các loại cây trồng sử dụng giống địa phương là chính như: Mít, Bưởi, Hồng bì ... lại không được chăm bón nên chỉ đáp ứng nhu cầu trong gia đình, chưa thành sản phẩm hàng hoá. * Chăn nuôi Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ... trừ những hộ đặc biệt khó khăn (quá nghèo) hoặc già nua. Việc chăn nuôi hiện nay vẫn mang tính chăn thả tự nhiên, thiếu đầu tư, thiếu giống tốt và chưa chú ý phòng dịch bệnh nên đàn gia súc, gia cầm phát triển còn chậm, hiệu quả chưa cao. Một tiềm năng của xã là có diện tích mặt nước nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ở vùng hồ sông Đà khá lớn nhưng chưa được khai thác, sử dụng triệt để.
  • 41. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 32 * Sản xuất lâm nghiệp Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của xã đã được quy hoạch là rừng phòng hộ rất xung yếu của hồ Hoà Bình nên trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nguồn thu chủ yếu các hộ là tiền công trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ. Trong những năm qua trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các hộ dân trong khu vực nghiên cứu đã tham gia trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ theo chương trình 327, dự án PAM 3352, dự án 747, dự án 661, trồng rừng kinh tế, phòng hộ, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. Tình đến nay đã trồng được 1.562 ha rừng các loại, trong đó trồng rừng với mục đích phòng hộ đầu nguồn là chủ yếu. * Một số nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu Thế mạnh tiềm năng: - Là một xã vùng ven hồ Hoà Bình thuộc quy hoạch rừng phòng hộ rất xung yếu cấp quốc gia, đã, đang và sẽ tiếp tục được Nhà nước đầu tư xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ và đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. - Gần thị trường (thành phố Hoà Bình), có hệ thống giao thông thuỷ, bộ tương đối thuận lợi, có mạng lưới điện đến hầu hết các hộ gia đình. - Có diện tích đất tự nhiên lớn, là một lợi thế để phát triển nông lâm nghiệp, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cho sản phẩm hàng hoá. - Rừng tự nhiên (tuy đã nghèo kiệt) có thể áp dụng các biện pháp phục hồi nhằm nâng cao độ che phủ, đảm bảo yêu cầu của khu rừng phòng hộ rất xung yếu đồng thời có thể khai thác hợp lý về kinh tế. - Có diện tích mặt nước lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh là một lợi thế lớn để phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển vận chuyển đường thuỷ. Khó khăn: - Nhìn chung đời sống của các hộ dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp, chưa thoát khỏi kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp.
  • 42. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 33 - Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, đặc biệt diện tích cấy lúa nước không đáng kể. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, thiếu nước và đất kém mầu mỡ nên rất khó khăn về lương thực. - Do đói nghèo, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản vẫn xảy ra, rừng tự nhiên hiện còn khó bảo tồn nguyên vẹn. - Chưa có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, việc sử dụng đất còn tuỳ tiện, giao khoán đất lâm nghiệp chưa thực hiện triệt để và trái với những quy định của pháp luật. - Đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sử dụng lao động và thói quen chi tiêu lãng phí của người dân vẫn còn xảy ra. - Đầu tư của Nhà nước cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn quá thấp không kích thích được người dân làm nghề rừng. 3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên cứu Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.4. Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu TT Tên mô hình Loài cây trồng Năm trồng Mật độ trồng (cây/ha) Độ che phủ (%) 1 MH1 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, sa nhân, Ba kích, gừng 2004 600 73 2 MH2 Luồng 2004 240 71 3 MH3 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, Xoài, Nhãn, Ngô, sắn 2004 1165 64 4 MH4 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng 2004 400 79 5 MH5 Trám trắng, Trám đen, Sấu 2004 600 76 6 MH6 Keo lai, Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re gừng, Sao đen 2004 830 71 7 MH7 Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re gừng, Sao đen, Cốt khí 2004 1000 72
  • 43. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 34 8 MH8 Lim xanh, Dẻ đỏ, Re gừng, Luồng 2004 730 60 9 ĐC Cây bụi - - 56 Số liệu Bảng 3.4 cho thấy: các mô hình khác nhau được lựa chọn loài cây trồng khác nhau với mật độ khác nhau, trong đó mật độ trồng ban đầu từ 240 cây/ha (MH2) đến 1165 cây/ha (MH3), trồng từ năm 2004. Các loài cây được sử dụng trồng trong các mô hình là các laòi cây bản địa bao gồm Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Kháo vàng, Sao đen, re gừng. Các mô hình nghiên cứu tiến hành trồng thử nghiệm kết hợp các loài cây bản địa với một số loài khác nhau, trong đó: Mô hình 1: tiến hành trồng cây bản địa kết hợp với cây dược liệu. Cây dược liệu được dùng gồm Sa nhân, Ba kích, xạ đen, gừng; trồng theo phương thức hỗn giao: hai hàng cây bản địa xen một hàng cây dược liệu. Mật độ trồng là 600cây/ha. Độ che phủ sau 7 năm đạt 73%. Mô hình 2: trồng Luồng thuần loài, với mật độ 240 cây/ha, độ che phủ sau 7 năm trồng đạt 71% Mô hình 3: là mô hình Nông lâm kết hợp. Loài cây Lâm gnhiệp sử dụng gồm có Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng. Các cây nông nghiệp trồng kết hợp trong mô hình gồm có Xoài, Nhãn, cây nông nghệp hàng năm (khoai, sắn), trồng với mật độ 1165 cây/ha, trồng theo băng theo đường đồng mức. Sau 7 năm dộ che phủ đạt 64%. Mô hình 4 là mô hình Làm giàu rừng: tiến hành bằng cách khoanh, nuôi có trồng bổ xung theo đám hoặc lỗ trống một số loài bản địa vào nền rừng hiện có. Các loài sử dụng trong mô hình này là Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng với mật độ trồng là 400 cây/ha. Sau 7 năm trồng độ che phủ tại mô hình đạt 79%. Mô hình 5 là mô hình trồng cây bản địa đa tác dụng. Cây bản địa đa tác dụng là những loài cây bản địa, có nhiều tác dụng. Chúng có thể dùng để trồng với mục đích lấy gỗ, lấy quả, hạt sử dụng phục vụ cho các mục đích của con người. Ba loài cây bản địa đa tác dụng đã được sử dụng trong mô hình này là Trám trắng, Trám
  • 44. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 35 đen, Sấu. Mật độ trồng của mô hình là 600 cây/ha. Độ che phủ cho tới thời điểm hiện tại đạt 76%. Mô hình 6 là mô hình trồng Cây bản địa xen với Keo lai, trồng theo phương thức hai hàng Keo lai xen một hàng cây bản địa. Các loài bản địa sử dụng trong mô hình bao gồm có: Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen. Mật độ trồng tại mô hình này là 830 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 71%. Mô hình 7 là mô hình Cây bản địa (Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen xen cây Cốt khí). Cốt khí được gieo bằng hạt với số lượng 60kg/ha. Phương thức trồng là tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức, giữa các băng Cốt khí trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng, với mật độ trồng là 1000 cây/ha. Sau 7 năm độ che phủ tại mô hình đạt 72%. Mô hình 8 là mô hình trồng Luồng xen cây bản địa.với phương thức trồng 1 hàng Luồng xen một hàng cây bản địa. Cây bản địa trong mô hình là Lim xanh, Giẻ đỏ và Re hương. Mật độ trồng 730 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại đạt 60%. Mô hình đối chứng là mô hình được dùng để so sánh với các mô hình khác. Tại ô đối chứng không có sự tác động của công tác trồng rừng. Các lào cây trong ô đối chứng chủ yếu là cây bụi, độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 56%. Như vậy, hiện trạng các mô hình sau 7 năm đã có sự khác biệt về độ che phủ, dao động từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô hình là mô hình 8 (trồng Luồng xen cây bản địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình 4 (mô hình làm giàu rừng), đạt 79%. Tại ô đối chứng độ che phủ đạt 56%. 3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu Thời tiết là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống của cây rừng nói riêng và của hệ sinh thái rừng nói chung. Trong đó hai nhân là nhiệt độ và lượng mưa là quan trọng nhất. Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống các sinh vật, có ý nghĩa quyết định khả năng cung cấp và hiệu quả sinh thái của nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất khoáng cho thực vật, thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng, chu trình khoáng, chu trình nước và nhiều quá
  • 45. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 36 trình khác diễn ra trong các hệ sinh thái rừng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố địa lý của các thảm thực vật và hệ động vật và đóng vai trò chủ yếu trong việc ấn định hình thái, đặc tính sinh lý và tập tính của sinh vật. Do vậy, nhiệt độ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng các mô hình trồng rừng hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi để tránh được những rủi ro do thời tiết gây ra. Bên cạnh nhiệt độ thì lượng mưa cũng là một yếu tố khí tượng quan trọng quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng và nó quyết định thời vụ trồng rừng trong từng khu vực. Lượng mưa còn có thể gây ra những ảnh hưởng tới sự xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, thu thập các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa là một công việc rất cần thiết trong các nghiên cứu về rừng. Số liệu theo dõi khí tượng được tổng hợp tại trạm quan trắc khí tượng đặt tại Trạm nghiên cứu môi trường và rừng phòng hộ sông Đà và các trạm khí tượng lân cận qua 1 số năm được trình bảy trong Bảng 3.5. Bảng 3.5: Nhiệt độ và lượng mưa quan trắc được tại khu vực nghiên cứu Tháng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 nhiệt độ (o C) Lượng mưa (mm) nhiệt độ (o C) Lượng mưa (mm) nhiệt độ (o C) Lượng mưa (mm) nhiệt độ (o C) Lượng mưa (mm) nhiệt độ (o C) Lượng mưa (mm) 1 16.1 5.4 15.6 8.0 15.2 9.1 15 10.2 15.9 8.6 2 17.6 18.0 21.6 40.0 20.6 18.9 20.9 19.1 21.3 17.6 3 18.8 20.8 21.3 34.2 21.5 32.5 22.3 31.5 20.1 30.2 4 24.0 35.0 22.3 39.0 23.4 35.2 23.6 30.1 24.0 87.6 5 27.6 204.2 25.3 187.2 26.1 153.4 25.8 159.2 27.3 302.6 6 27.9 483.8 27.5 246.0 28.2 256.8 28.2 250.3 30.5 382.5 7 27.0 295.6 27.7 350.8 30.2 289.2 32.2 300.6 30.1 300.2 8 23.3 300.8 27.0 215.2 29.5 226.1 28.9 220.8 29.5 402.3 9 25.9 457.2 25.1 329.4 26.2 300.6 27.1 283.4 28.6 225.3
  • 46. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 37 10 23.7 29.4 23.0 445.2 24.6 35.3 24.2 40.3 23.8 37.2 11 17.9 2.0 18.2 21.2 20.8 100.2 20.5 80.5 20.1 38.9 12 20.6 0.0 19.0 11.8 18.3 25.0 17.9 23.6 19.2 24.3 TB 22.53 22.8 23.72 23.88 24.20 Tổng 1852.2 1928.0 1482.3 1449.6 1857.3 Từ Bảng số liệu trên cho thấy: Về nhiệt độ, các năm từ 2006 tới năm 2011 có nhiệt độ trung bình năm chênh lệch không lớn nhưng có xu hướng tăng dần lên, dao động trong khoảng từ 22,53o C (năm 2006) cho tới 24,20o C (năm 2011). Bảng số liệu quan trắc được tại vùng nghiên cứu cũng cho thấy một xu hướng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, các tháng trong năm ngày càng trở lên lớn hơn. Năm 2006 nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là vào tháng 6 (27,9o C) thấp nhất là tháng 1 (16,1o C). Năm 2007 nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 (27,7 o C) thấp nhất là vào tháng 1 (15,6o C), trung bình cả năm là 22,53o C. Năm 2009 nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 (30,20 C) và thấp nhất vào tháng 1 (15,20 C), trung bình năm là 22,8o C. Năm 2010, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 (32.2o C), thấp nhất là vào tháng 1 (15o C), nhiệt độ trung bình năm là 23,88o C. Năm 2011, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 (30,5o C) và thấp nhất vào tháng 1 (15,9o C), nhiệt độ trung bình năm đạt 24,20o C Về lượng mưa thấy rằng, thời tiết tại khu vực nghiên cứu có sự phân biệt rõ rệt, một năm thời tiết chia thành 2 mùa khác biệt: mùa mưa nhiều và mùa ít mưa. Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 cho tới tháng 10; mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa qua các năm thu thập cho thấy có sự chênh lệch đáng kể, xu hướng giảm dần về tổng lượng mưa bình quân trong năm nhưng tăng cường độ và lượng mưa trong các tháng mưa. Số liệu qua một số năm thu thập cho thấy lượng mưa trong khu vực dao động từ 1.449,6 mm (năm 2010) đến 1.928,0 mm (năm 2007). Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 năm 2006 (không có mưa), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 năm 2006, lượng mưa đạt 483,8 mm.
  • 47. LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 38 3.4. Diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình nghiên cứu Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng đối với quần xã thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng. Thảm thực vật có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều tiết nguồn nước và ngăn ngừa xói mòn đất, ngăn chặn hiện tượng rửa trôi. Ngooài ra, thảm thực vật còn có vai trò cung cấp nguồn vật chất hữu cơ rất lớn, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, tạo nên rừng có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng tán. Thảm thực vật rừng giúp tạo nên độ che phủ mặt đất. Đồng thời cũng là nhân tố hỗ trợ và cạnh tranh đối với các loài cây trồng. Vì vậy, việc nghiên cứu thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh, bổ sung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nghiên cứu diễn biến môi trường, sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình rừng trồng được trình bày trong Bảng 3.6. Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu Mô hình năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011 Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) Số loài CP (%) MH1 29 67 30 68 30 70 33 71 34 75 35 73 MH2 27 61 29 64 30 68 31 69 32 70 32 71 MH3 23 55 24 59 25 62 28 62 30 63 31 64 MH4 31 73 32 75 32 77 35 78 36 78 36 79 MH5 24 65 26 67 27 70 29 72 30 74 30 75 MH6 24 62 25 65 27 67 28 67 28 69 31 76 MH7 22 61 24 64 25 66 27 67 27 68 29 72 MH8 17 50 18 54 20 56 22 57 23 58 24 60 ĐC 4 30 7 43 8 52 10 53 13 54 16 56 Qua bảng số liệu trên ta thấy, số loài và độ che phủ ở tất cả các công thức thí nghiệm đều tăng dần lên theo các năm và đều cao hơn so với ô đối chứng. Cao nhất là mô hình 4 (làm giàu rừng) số loài năm 2006 (sau khi trồng 2 năm) có số loài là 31, độ che phủ tương ứng là 73%. Đến độ tuổi 7, số loài tại mô hình đạt 36 loài và độ che phủ tăng lên là 79%. Tiếp đến là mô hình 6 (bản địa xen Cốt khí), ở độ tuổi 2