SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Đặng Ngọc Phúc Quỳnh
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI TẦM GỬI NĂM
NHỊ (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.)
- THUỘC HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE)
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________
Đặng Ngọc Phúc Quỳnh
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI TẦM GỬI NĂM
NHỊ (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.)
- THUỘC HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE)
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số : 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN NGỌT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi đến Thầy Phạm Văn Ngọt lòng tri ân sâu sắc của người học
trò được thầy dìu dắt và tận tình hướng dẫn hoàn thành luận văn này.
Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngà, Chuyên viên phòng thí
nghiệm Di truyền – Thực Vật, cô Trần Thị Minh Định, phòng thí nghiệm Vi sinh
đã tạo điều kiện cho em thực hiện giải phẫu, phân tích mẫu và thử hoạt tính
kháng khuẩn của mẫu nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn ở phòng thí nghiệm về những
giúp đỡ chân tình, những chia sẻ kịp thời để thí nghiệm đạt kết quả tốt.
Vô cùng biết ơn những thành viên yêu quí trong gia đình đã luôn động
viên và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan nội dung nêu trong luận văn phản ánh trung thực những vấn
đề do chính bản thân học viên khảo sát và thu kết quả trong khi thực hiện đề tài.
Hình ảnh minh họa do chính học viên thực hiện. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
về các vấn đề có liên quan trong luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Học viên ký tên
Đặng Ngọc Phúc Quỳnh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Các từ viết tắt trong luận văn ...................................................................................... i
Danh mục bảng .......................................................................................................... ii
Danh mục hình .......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Những nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.)
Miq.) .......................................................................................................................3
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới..............................................................4
1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam...............................................................6
1.2. Các cây chủ............................................................................................................7
1.2.1. Cây Khế ..................................................................................................7
1.2.2. Cây Mãng cầu ta .....................................................................................8
1.2.3. Cây Bàng.................................................................................................9
1.2.4. Cây Mận................................................................................................11
1.2.5. Cây Xoài ...............................................................................................12
1.2.6. Cây Sứ đỏ.................................................................................................12
1.3. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – thành phố Hồ Chí Minh........................13
1.3.1. Vị trí địa lý............................................................................................13
1.3.2. Địa hình.................................................................................................14
1.3.3. Khí hậu – thời tiết .................................................................................15
1.3.4. Thủy văn ...............................................................................................17
1.3.5. Thảm thực vật .......................................................................................17
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................19
2.1. Vật liệu nghiên cứu: ...........................................................................................19
2.2. Địa điểm thu mẫu................................................................................................19
2.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................19
2.4.1. Phương pháp thu mẫu TGNN ngoài thực địa .......................................19
2.4.2. Phương pháp bảo quản mẫu..................................................................19
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá TGNN ..................20
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân..............................21
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa ................................................21
2.4.6. Nghiên cứu hình thái vị trí của rễ giác mút TGNN với cành cây chủ..21
2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN ....................21
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26
3.1. Hình thái, kích thước và cấu tạo giải phẫu lá TGNN.....................................26
3.1.1. Hình thái lá TGNN ...............................................................................26
3.1.2. Kích thước lá TGNN ............................................................................33
3.1.3. Số lượng và kích thước khí khổng của TGNN .....................................34
3.1.4. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ..................................................................39
3.1.5. Sự tương quan về kích thước lá TGNN với số lượng khí khổng, diện
tích khí khổng và độ dầy lá................................................................................45
3.2. Hình thái và cấu tạo thân TGNN ......................................................................46
3.2.1. Mô tả hình thái thân..............................................................................46
3.2.2. Cấu trúc thân non..................................................................................46
3.3. Hình thái vị trí tiếp xúc của rễ mút TGNN với cành cây chủ .......................50
3.4. Hình thái hoa TGNN .............................................................................................54
3.4.1. Mô tả hoa ..............................................................................................54
3.4.2. Kích thước các thành phần cấu tạo hoa ................................................56
3.5. Hoạt tính kháng khuẩn ..........................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
i
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
KK: Khí khổng
L: Chiều dài
Nxb: Nhà xuất bản
R: Chiều rộng
TGNN: Tầm gửi năm nhị
ii
DANH MỤC BẢNG
STT NỘI DUNG Trang
Bảng 2 Ký hiệu các mẫu cao thử Tầm gửi năm nhị 21
Bảng 3.1 Kích thước lá trung bình của TGNN ký sinh trên các loài cây chủ
(n = 60)
32
Bảng 3.2 Số lượng (cái/mm2
) khí khổng trung bình của lá TGNN ký sinh
trên các loài cây chủ (n = 60)
35
Bảng 3.3 Kích thước khí khổng trung bình (µm) của TGNN ký sinh trên
các loài cây chủ (n = 60)
38
Bảng 3.4 Độ dầy (µm) và tỉ lệ % các lớp tế bào lá TGNN ký sinh trên các
loài cây chủ (n = 60)
44
Bảng 3.5 Các kiểu hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây
chủ
51
Bảng 3.6 Kích thước (mm) các thành phần hoa của loài TGNN ký sinh trên
các loài cây chủ (n = 60)
58
Bảng 3.7 Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các cao thử (n = 5) 60
iii
DANH MỤC HÌNH
STT NỘI DUNG Trang
Hình 1.1 Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti 5
Hình 1.2 Cấu trúc hợp chất MM1 và MM2 6
Hình 1.3 TGNN ký sinh trên cây Khế 8
Hình 1.4 TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu 9
Hình 1.5 TGNN ký sinh trên cây Bàng 10
Hình 1.6 TGNN ký sinh trên cây Mận 11
Hình 1.7 TGNN ký sinh trên cây Xoài 12
Hình 1.8 TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 13
Hình 1.9 Sơ đồ thành phố Hồ Chí Minh 15
Hình 2.1 Vị trí quét sơn móng tay để quan sát khí khổng (mặt trên và mặt
dưới lá)
20
Hình 2.2 Vị trí đục lỗ thạch và vòng vô khuẩn 23
Hình 3.1 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mận 26
Hình 3.2 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài 28
Hình 3.3 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 29
Hình 3.4 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Khế 30
Hình 3.5 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 31
Hình 3.6 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 32
Hình 3.7 Biểu bì và khí khổng của lá TGNN 35
Hình 3.8 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Mận (trên 1 mm2
)
36
Hình 3.9 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Xoài (trên 1 mm2
)
36
Hình 3.10 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Bàng (trên 1 mm2
)
36
Hình 3.11 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 37
iv
trên cây Khế (trên 1 mm2
)
Hình 3.12 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Mãng cầu ta (trên 1 mm2
)
37
Hình 3.13 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Sứ đỏ (trên 1 mm2
)
37
Hình 3.14 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mận 39
Hình 3.15 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài 40
Hình 3.16 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 40
Hình 3.17 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Khế 41
Hình 3.18 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 41
Hình 3.19 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 42
Hình 3.20 Thân TGNN ký sinh trên cây Mận 46
Hình 3.21 Cấu tạo một phần lát cắt thân TGNN ký sinh trên cây Mận 47
Hình 3.22 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mận 48
Hình 3.23 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Xoài 48
Hình 3.24 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Bàng 49
Hình 3.25 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Khế 49
Hình 3.26 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mãng cầu ta 50
Hình 3.27 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Sứ đỏ 50
Hình 3.28 Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 1 52
Hình 3.29 Hình thái vị trí tiếp xúc củaTGNN với các cây chủ - kiểu 2 53
Hình 3.30 Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 3 54
Hình 3.31 Các thành phần cấu tạo hoa TGNN 55
Hình 3.32 Hoa Tầm gửi năm nhị 56 –57
Hình 3.33 Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của các cao thử 61
Hình 3.34 Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các cao thử 61
Hình 3.35 Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao thử 62
Hình 3.36 Kết quả hoạt tính kháng E. coli của các cao thử 62
v
Hình 3.37 Kết quả hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin của các cao thử 63
Hình 3.38 Kết quả hoạt tính kháng MRSA của các cao thử 63
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, hình ảnh cây Tầm gửi đã trở nên quen thuộc với con người. Tầm
gửi là loài bán ký sinh vì tuy sống nhờ cây chủ nhưng hầu hết chúng có lá xanh giúp
tự tạo năng lượng qua quá trình quang hợp. Hạt Tầm gửi được phát tán qua mỏ,
chân và cơ quan tiêu hóa của chim chóc. Nhiều loài chim sử dụng cành Tầm gửi để
làm tổ, quả để làm thức ăn. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi [27].
Họ Tầm gửi (Loranthaceae) có khoảng 75 chi với 1000 loài, gồm những cây
sống bán ký sinh trên các loài cây chủ ở vùng nhiệt đới. Trong họ Tầm gửi có một
số loài được sử dụng làm thuốc như loài Tang ký sinh (Loranthus parasiticus (L.)
Merr.) ký sinh trên cây Dâu (Morus alba L.) có tác dụng giảm đau và cải thiện chức
năng vận động khớp; loài Mộc ký cong (Dendrophthoe falcata (L.f.) Dans.) được
sử dụng trong dân gian để điều trị bệnh lao, mụn nhọt, hen suyễn, rối loạn kinh
nguyệt, rối loạn tâm thần, ngăn ngừa sỏi thận, bệnh về bàng quang, xuất huyết, trừ
giun sán, lọc máu, bệnh về da và vết thương; tầm gửi cây Gạo (Taxillus chinensis
(DC) Dans) có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bị bệnh
gan, thận.
Đối với loài Tầm gửi năm nhị (TGNN) (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) (còn
được gọi là Mộc ký ngũ hùng), lá dùng để nấu nước uống trị ho hoặc dùng lá giã
đắp trị chỗ đau và loét, có hoạt tính kháng khuẩn, kháng ung thư. Loài TGNN rất
phổ biến ở nước ta, sống ký sinh trên các loài cây trồng và hoang dại, nhưng việc
nghiên cứu, đánh giá về loài này chưa đầy đủ. Vì vậy, đề tài của chúng tôi tiến hành
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài TGNN (Dendrophthoe
pentandra (L.) Miq. ký sinh trên một số loài cây chủ khác nhau là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tính đa dạng về hình thái và giải phẫu của loài TGNN ký sinh trên 6
loài cây chủ là Mận, Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta và Sứ đỏ.
2
Xác định hoạt tính kháng một số vi khuẩn của loài TGNN ký sinh trên 6 loài
cây này.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự đa dạng về hình thái - giải phẫu lá, giải phẫu thân non, hình
thái - vị trí rễ giác mút cắm vào cây chủ và thành phần cấu tạo hoa của loài TGNN
ký sinh trên 6 loài cây chủ: Khế (Averrhoa carambola L.), Mãng cầu ta (Annona
squamosa L.), Sứ đỏ (Plumeria rubra L.), Mận (Syzygium samarangense (Blume)
Merr. & Perry), Xoài (Mangifera indica L.) và Bàng (Terminalia catappa L.).
- Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây
chủ trên với 6 chủng vi khuẩn Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, MRSA (Methicillin-Resistant
Staphylococcus aureus), Escherichia coli kháng Ampicilin.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ ở Quận Thủ Đức và Quận
5 thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Những nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe
pentandra (L.) Miq.)
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Mộc lan – Magnoliophyta
Lớp: Mộc lan – Magnoliopsida (Brongniart, 1843)
Phân lớp: Hoa hồng – Rosidae (Takhtajan, 1967)
Bộ: Đàm hương – Santalales (Dumortier, 1829)
Họ: Tầm gửi – Loranthaceae (A.l. De Jussieu, 1808)
Chi: Dendrophthoe (Martius, 1830)
Loài: Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.
Tên đồng nghĩa: Dendrophthoe farinose (Desr.) Mart., Dendrophthoe
leucobotrya Miq., Dendrophthoe venosa (Blume) Mart., Elytranthe farinosa (Desr.)
G. Don, Loranthus pentandrus L. [17].
Tên địa phương: Tầm gửi năm nhị, Mộc ký ngũ hùng (Việt Nam); Kemlandean,
Kemadean, Mangandeuh, Pasilan (Indonesia); Ka fak ma muang (Thái Lan).
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Tầm gửi năm nhị còn được gọi là Mộc kí ngũ hùng, là cây bán kí sinh, có nhánh
to, hình trụ, sù sì. Lá mọc so le, có khi gần như đối, phiến lá đa dạng, chóp tù hay
nhọn, góc tù, không lông, dày như da, dài 5 – 9 cm, rộng 3 – 6 cm. Hoa xếp thành
chùm, đơn độc hoặc từng đôi ở nách lá, lá bắc 1, nhỏ; cánh hoa 5 đính thành ống
hơi phình, phía trong đỏ. Quả xoan tròn, cao đến 1cm, bao bởi các thùy của đài.
4
1.1.1.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố
Loài TGNN phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam,
Malaysia, Indonesia (Sumatra, Borneo, Java), Philippines, Nepan…
Ở Việt Nam, Tầm gửi năm nhị mọc thông thường ở đồng bằng, trung du cho
tới rừng ngập mặn ven biển, từ Hà Tây đến Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận,
Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang [32]. Thường
gặp kí sinh trên nhiều loài cây hoang dại và cây trồng như: Trứng cá, Bằng lăng,
Gòn, Bàng, Sứ, Xoài, Mận, Khế, Mãng cầu ta, …v.v.
1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Trong dân gian, lá của TGNN được dùng phối hợp với lá chè nấu nước uống
trị ho. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá giã nát đắp trị chỗ đau và loét. Ở Malaysia,
TGNN được dùng làm thuốc cho phụ nữ mau chóng hồi phục sau sinh, chữa vết
thương và lở loét. Ở Indonesia, người ta còn dùng TGNN để chữa ung thư [3].
Theo bài viết “Các cây thuốc được dùng trong trung tâm nghiên cứu phát
triển hoàng gia Kungkrabaen, tỉnh Chanthaburi” của Wongsatit Chuakul và cộng sự,
toàn bộ cây TGNN ký sinh trên cây Gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn.) được giã
nát với nước vo gạo dùng để trị tiêu chảy, nước sắc từ cây TGNN ký sinh trên cây
xoài (Magifera indica L.) dùng để trị tiểu đường [25].
Năm 1936, nhà bác học Rauch đã phát hiện Dendrophthoe pentandra (L.)
Miq có bộ nhiễm sắc thể (2n = 16) [16].
Năm 2005, Sylvia L. P. Ang và Jean W. H. Wong đã tiến hành nuôi cấy mô
với vật liệu là phôi hạt và mô callus trên hai loài tầm gửi là Dendrophthoe
pentandra (L.) Miq và Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blum trong môi trường
Murashige và Skoog (môi trường MS) có bổ sung nước dừa (15 – 20%) ở điều kiện
thông thoáng. Kết quả cho thấy, trong môi trường cơ bản MS có chứa hormone thì
thời gian cần thiết cho sự nảy mầm của Dendrophthoe pentandra ngắn hơn nhiều so
với Macrosolen cochinchinensis. Sau khi nảy mầm, tầm gửi cần được bổ sung kích
thích tố sinh trưởng. Hai ông nhận thấy rằng ở môi trường 6-benzylaminopurine
5
(BA) 20µM, thì chỉ có Dendrophthoe pentandra phát triển bình thường, còn ở môi
trường có nước dừa (15 - 20%) thì cả hai loài đều phát triển toàn diện trong bình
nuôi cấy [23].
Năm 2006, nhóm tác giả người Indonesia gồm Nina Artani, Yelli Ma’arifa
và Muhammad Hanafi đã tách được hợp chất chống oxy hóa là quercitrin
(C21H20O11) và querceti (C15H10O7) từ cao ethanol của cây TGNN Dendrophthoe
pentandra (L.) Miq ký sinh trên cây Khế (Averrhoa carambola) [20].
Hình 1.1. Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti
Tháng 3 năm 2011, nhóm tác giả người Indonesia gồm Wahyu Widowati,
Tjandrawati Mozet, Chandra Risdian, Hana Ratnawati, Susy Tjahani, và Ferry
Sandra đã so sánh tính chống oxy hóa và đặc tính ức chế sinh trưởng dòng tế bào
ung thư T47D của cao ethanol từ Trầu không Piper betle L., Dừa cạn Catharanthus
roseus (L.) G. Don, TGNN Dendrophthoe pentandra L., và Nghệ Curcuma mangga
Val. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng lá P. betle, rễ C. roseus, lá và cành nhỏ của D.
pentandra ký sinh trên cây xoài, thân rễ (củ) của C. mangga làm vật liệu. Kết quả
cho thấy P. betle là nguồn dược liệu thiên nhiên đầy hứa hẹn về khả năng chống
oxy hóa và ức chế tăng trưởng tế bào ung thư, cao ethanol của C. roseus có thể ức
chế tăng trưởng tế bào ung thư nhưng không có hoạt tính chống oxy hóa, cao
6
ethanol của C. mangga không chứa cả hai hoạt tính trên. Xét riêng cao ethanol của
TGNN D. pentandra, thấy rằng D. pentandra có hoạt tính kháng tế bào ung thư rất
thấp, thậm chí không có. Kết quả này kiểm chứng nghiên cứu trước đây với nước
sắc thô của D. pentandra trên đối tượng chuột đã được xử lý với
dimetilaminobenzena (DAB) – chất gây ung thư, kết quả cho thấy không tác dụng
(Windarti, 1990), chất querceti ly trích từ D. pentandra cũng không có hoạt tính
kháng ung thư theo phương pháp BST (Brine Shrimp Letahlity Test) (Dewiyanus,
1996), nhưng cao dichlorometan của D. pentandra thử nghiệm trên ấu trùng tôm A.
salina trong 24 giờ lại cho kết quả là có hoạt tính kháng tế bào ung thư (Wahjudi,
1996). Bằng phương pháp PDDH, nhóm nghiên cứu cho thấy D. pentandra có hoạt
tính chống oxy hóa rất cao, tương đương với acid ascorbic và querceti [24].
1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thời gian qua có một số công trình nghiên cứu về Tầm gửi năm
nhị đã được công bố.
Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hạt đã tách được 2 hợp
chất là β-sitosterol, β-sitosteryl arachidate từ lá TGNN ký sinh trên cây Mít
(Artocarpus heterophyllus Lamk.). Đây là lần đầu tiên hợp chất β-sitosteryl
arachidate được cô lập trong chi Dendrophthoe [3]. Dung dịch của β-sitosteryl
arachidate ở nồng độ 10-3
M đến 10-4
M được biết có tác dụng bảo vệ tế bào MT-4
khỏi sự tấn công của virut HIV [13].
HO
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
2930
O
17
18
19
22
5
24
26
27
28
29
3
O
HO
HO
OH
HO
2
1
4 6
7
8
9
11
12
13
14
16
15
21
20 23
1'2'
3'
4'
5'
6'
10
25
Hình 1.2. Cấu trúc hợp chất MM1 và MM2
Fridelane (MM1) Daucosterol (MM2)
7
Năm 2010, Phạm Văn Ngọt và cộng sự nghiên cứu khả năng kháng khuẩn
của loài này; bước đầu cho thấy cao ethyl acetate được điều chế từ Dendrophthoe
pentandra ký sinh trên cây Xoài (Mangifera indica) có hoạt tính kháng khuẩn đối
với Staphylococcus aureus ATCC 29213, Staphylococcus aureus kháng methycilin
(MRSA) ATCC 43300 và Bacillus subtilis PY 79 ở nồng độ 1024 µg/ml [9].
Năm 2011, Phạm Văn Ngọt và cộng sự cho biết:
- Nước sắc của loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài, Dâu Tằm không có khả
năng kháng Escherichia coli, Klensiella pneumoniae;
- Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Dâu tằm có hoạt tính kháng Bacillus
subillis, Staphylococus aureus ở mức yếu; không có hoạt tính kháng Pseudomomas
aeruginosa;
- Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài có hoạt tính kháng khuẩn
Bacillus subillis ở mức yếu; kháng Staphylococus aureus và Pseudomomas
aeruginosa ở mức trung bình;
- Cao khô li trích từ loài TGNN kí sinh trên cây Mít, Xoài, Dâu tằm ở nồng độ
1.000µg/ml đều có hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, dòng tế
bào ung thư phổi NIC – H460 và tế bào ung thư vú MCF – 7 [10].
1.2. Các cây chủ
1.2.1. Cây Khế
Tên khoa học: Averrhoa carambola L.
Họ Oxalidaceace (họ Chua me đất).
Tên thường gọi: khế ta, khế cơm, khế chua [8].
Cây có nguồn gốc từ Sri Lanka và được trồng khắp nơi ở Việt Nam.
Khế là cây gỗ cao 4 – 6 m. Lá mọc cách, kép lông chim lẻ, dài 11 – 17 cm; lá
chét gồm 3 – 5 đôi, nguyên, mềm, hình trứng nhọn; những lá chét ở phía trên lớn
hơn đạt tới 8,5 cm chiều dài, trên 3,5 cm chiều rộng. Hoa mọc thành chùm xim dài
3 – 7cm, ở kẽ lá, màu hồng hay tím nhạt, 5 nhị hữu thụ xen kẽ 5 nhị thoái hóa. Bộ
8
nhụy 5 lá noãn hợp thành, bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa 4 noãn. Quả mọng có 5 cạnh,
vị chua.
Theo đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình, không độc, trị phong, nhiệt, giải
khát. Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những chỗ bị lở sơn (sơn
ăn). Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẫn ngứa, lở loét,
sưng đau do dị ứng. Tại Campuchia, người ta dùng rễ cây khế phối hợp với vỏ cây
khleng pear hay khleny kraham (Bauhinia bassacensis Pierre ex Gagnep.) và vỏ cây
Lagerstrocmin floribunda Jack. với gạo (hái ở cây mọc hoang) sắc với nước, cô đặc
lại còn 1/3, thêm đường cho ngọt mà uống để chữa ngộ độc, đặc biệt ngộ độc do mã
tiền [8].
Hình 1.3. TGNN ký sinh trên cây Khế
1.2.2. Cây Mãng cầu ta
Tên khoa học: Annona squamosa L.
Họ Annonaceae (họ Na).
Tên thường gọi: na, mãng cầu dai, mãng cầu ta.
Mãng cầu ta là một thứ cây nhỡ cao 2 – 6 m. Thân tròn, vỏ nháp, mang nhiều
cành. Lá mọc cách, hình bầu dục dài 7 – 10 cm, rộng 3 – 4 cm. Hoa đơn độc, nở vào
9
tháng 3 – 4, cánh hoa màu mỡ gà, thường mọc đối diện lá. Nhị nhiều, chỉ nhị rộng,
chỉ hơi hẹp hơn bao phấn một chút. Bộ nhụy nhiều lá noãn rời, mỗi nhụy mang 1
noãn. Quả kép màu xanh lục, nhạt, gồm nhiều múi, mỗi múi là một quả mọng. Thịt
quả trắng mềm, ngọt và thơm. Mùa quả từ tháng 8 -11. Trong trái mãng cầu ta có
72% glucose; 14,52% saccarose; 1,75% tinh bột; 2,7% protit.
Mãng cầu ta được trồng rộng rãi khắp nước ta, ngon nhất là mãng cầu dai.
Nhưng đây là một loài cây mau cỗi, sau 7 – 8 năm nên đốn bỏ và trồng lại.
Trong dân gian người ta thường dùng lá mãng cầu ta để chữa sốt rét, hạt
mãng cầu tán nhỏ dùng trừ chấy rận [8].
Hình 1.4. TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta
1.2.3. Cây Bàng
Tên khoa học: Terminalia catappa L.
Họ Combretaceae (họ Trâm bầu)
Cây gỗ lớn, cao khoảng 7 – 10 m, không lông, tán lá mọc thẳng, đối xứng và
các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá trở nên phẳng hơn để tạo thành hình
dáng giống cái bát trải rộng. Lá to, hình trứng, xanh thẫm và bóng. Đây là loài cây
10
có lá rụng vào mùa khô, trước khi rụng thì lá chuyển sang màu đỏ ánh hồng hay nâu
vàng do có các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.
Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Cả hai
loại hoa đều có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc
trên các nách lá hoặc đầu cành. Quả hạch, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang
màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.
Cao vỏ thân cây bàng (bỏ lớp vỏ đen bên ngoài) có tác dụng lợi tiểu, cường
tim. Cao methanol có tác dụng giảm co thắt ruột thỏ cô lập.
Lá được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ.
Búp non phơi khô tán bột rắc trị ghẻ, trị sâu quảng, sắc đặc ngậm trị sâu răng.
Dùng tươi, xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức. Vỏ thân sắc uống trị lỵ và
tiêu chảy, rửa vết loét, vết thương. Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín
là một thứ thuốc để chữa hủi. Hạt nấu uống để trị tiêu chảy ra máu [31].
Hình 1.5. TGNN ký sinh trên cây Bàng
11
1.2.4. Cây Mận
Tên khoa học: Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perry
Họ Myrtaceae (họ Sim)
Tên khác: Roi
Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây gỗ, cao trung bình từ 10 đến 12 m.
Lá hình mũi giáo, thon hẹp nơi gốc, thon dài và mảnh ở phía đầu, dài khoảng 13 –
20 cm, rộng khoảng 3 – 5 cm, cuống ngắn.
Hoa khá lớn màu trắng hay xanh nhạt, mọc thành từng chùm ở ngọn. Quả
mọng, gần như hình cầu, có khi dạng quả lê, xốp, da ngoài bóng như thoa sáp [30].
Hình 1.6. TGNN ký sinh trên cây Mận
12
1.2.5. Cây Xoài
Tên khoa học: Mangifera indica L.
Họ Anacardiaceae (họ Đào lộn hột)
Có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới Châu Á.
Cây cao to, 15 – 20 m. Lá nguyên. Mọc cách, đơn, thuôn dài, nhẵn, bóng, dài
15 – 30 cm, rộng 5 – 7 cm. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, thành chùy ở đầu cành. Quả
hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng trên có những thớ sợi khi nảy mầm thì hơi
mở ra. Cây ra quả vào mùa hè. Hạt có lớn vỏ mỏng, màu nâu, không phôi nhũ, lá
mầm không đều.
Ngoài quả ra, người ta còn dùng vỏ thân, nhựa thân, hạt và lá làm thuốc [8].
Hình 1.7. TGNN ký sinh trên cây Xoài
1.2.6. Cây Sứ đỏ
Tên khoa học: Plumeria rubra L.
Họ Apocynaceae (họ Trúc đào)
Tên thường gọi: Sứ cùi, Đại
Cây Sứ đỏ là một cây nhỡ, nhánh mập, mủ trắng. Lá Lá thường rụng vào
tháng 1, 2; phiến to, không lông, thon. Hoa màu hồng, rất thơm, tâm vàng [4]. Quả
đại dài, hình trụ.
13
Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng trị tiêu chảy, vỏ rễ được dùng trị bệnh lậu và
loét đường sinh dục. Nhựa cũng được dùng như vỏ, chữa chai chân, sưng tấy, mụt
nhọt. lá cũng được dùng chữa bong gân, sai khớp, mụt nhọt. Nhiều người còn dùng
vỏ cây ngâm rượu để ngậm chữa chứng nhức răng do viêm lợi.
Hình 1.8. TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ
1.3. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 100
10’ – 100
38’ vĩ
độ Bắc và 1060
22’ – 1060
54’ kinh độ Đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây
Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp
tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang [29].
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi.
Cực Tây là xã Thái Mỹ, Huyện Củ Chi.
Cực Nam là xã Long Hòa, Huyện Cần Giờ.
14
Cực Đông là xã Thạnh An, Huyện Cần Giờ.
1.3.2. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam
bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện
Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao
trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32 m, như đồi
Long Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các
quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình trên dưới 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn
nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn.
Vùng này có độ cao trung bình 5-10 m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng
khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt [29].
15
Hình 1.9. Sơ đồ Thành phố Hồ Chí Minh
( : Nơi thu mẫu Tầm gửi năm nhị)
1.3.3. Khí hậu – thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết Thành phố Hồ
Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác
động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của
trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí
16
hậu Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2
/năm. Số giờ nắng trung
bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
400
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80
C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng
4 (28,80
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng
1 (25,70
C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280
C. Ðiều
kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật
nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu
cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1949 mm. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm
tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9
thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng
kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh
hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và
các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây
Nam.
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm là 79,5%; bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt
đối xuống tới 20%.
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn
Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung
bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc-
Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2,
tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió Tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản, Thành phố Hồ
Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-
Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ
nhẹ [29].
17
1.3.4. Thủy văn
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành
phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai
bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn,
khoảng 45000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ
m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài
Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí
Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông
Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng
225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông
Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của
Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng
Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong
đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch
chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi... Hệ
thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do
chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã
gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành [29].
1.3.5. Thảm thực vật
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở Thành phố Hồ Chí
Minh như đã trình bày, người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh - kiểu
lập địa, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu gồm rừng
nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.
Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song sự
tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định
18
phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn,
nhất là về cảnh quan, môi trường sinh thái ở một thành phố đông dân cư của vùng
nhiệt đới [29].
19
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu:
Các bộ phận thân, lá, hoa, rễ mút của cây Tầm gửi năm nhị ký sinh trên các
cây chủ ở thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Địa điểm thu mẫu
Thu mẫu TGNN ký sinh trên một số cây chủ ở Quận 5 và Quận Thủ Đức của
thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành thu mẫu TGNN sống ký sinh trên các cây chủ vào 2 đợt:
- Đợt 1: vào tháng 02/2012
- Đợt 2: vào tháng 07/2012
Thử hoạt tính kháng khuẩn: tháng 07, tháng 08/2012
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu mẫu TGNN ngoài thực địa
Mẫu TGNN có đầy đủ các bộ phận, cành, lá, hoa và quả. Trên mỗi cây chủ
mà loài TGNN ký sinh, lấy từ 5 -7 mẫu. Trong quá trình thu mẫu, kết hợp chụp hình
TGNN, ghi chép lại các đặc điểm dễ mất như màu sắc lá, hoa, quả, … Lấy mẫu
TGNN ở bề mặt tán cây chủ nơi nhận ánh sáng tương đối giống nhau ở các cây chủ
khác nhau.
2.4.2. Phương pháp bảo quản mẫu
Đối với lá và hoa, sử dụng bình đựng nước đá có kích thước vừa phải để bảo
quản tạm thời, sau khi đưa về phòng thí nghiệm ta bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt
độ 50
C.
Lá dùng để nghiên cứu về giải phẫu được ngâm trong dung dịch formol 4%.
20
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá TGNN
Quan sát hình thái lá bánh tẻ (lá thứ 7 tính từ ngọn của cành cấp 2): hình
dạng, màu sắc.
Dùng thước kẹp để đo kích thước của 60 lá bánh tẻ, sau đó tính giá trị trung
bình về chiều dài lá, chiều rộng lá, tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng của lá, diện tích lá.
Hình 2.1. Vị trí quét sơn móng tay để quan sát khí khổng (mặt trên và mặt
dưới lá)
Số lượng và kích thước tế bào khí khổng của lá TGNN được xác định bằng
cách chọn 60 lá bánh tẻ, lau sạch, quét một lớp sơn móng tay bóng, không màu
(thành phần chính là methylmethacrylate (MMA)) lần lượt lên mặt trên, mặt dưới
của lá (khoảng 1 – 2 cm2
), để khô trong khoảng 10 phút [7]. Sau đó dùng kim mũi
mác bóc lớp sơn, đặt nhẹ nhàng lên lam kính, đậy lamen rồi quan sát dưới kính hiển
vi.
Kích thước tế bào khí khổng được xác định theo trị số đo dưới kính hiển vi.
Diện tích khí khổng cũng được tính là tích số chiều dài x chiều rộng [7].
Để nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá TGNN tiến hành cắt mỏng lá bánh tẻ của
loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác nhau bằng dao lam, sau đó tiến hành
nhuộm kép:
− Cắt mẫu thành từng lát mỏng.
− Cho lát cắt vào đĩa đồng hồ chứa javen ngâm trong 15 phút.
21
− Rửa sạch mẫu bằng nước cất: dùng ống nhỏ giọt hút hết javen ra sau đó cho
nước cất vào, lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi mẫu sạch.
− Cho acid acetic ngâm trong 5 phút để rửa hết javen, sau đó rửa sạch bằng
nước cất.
− Cho dung dịch carmin – phèn chua vào mẫu ngâm trong 15 phút, sau đó rửa
sạch bằng nước cất.
− Nhuộm xanh methylen trong 1 phút.
− Sau đó rửa sạch bằng nước cất và ngâm trong nước cất để mẫu khỏi bị khô.
Đo độ dầy của các lớp mô dưới trắc vi thị kính [6].
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân
Mô tả: dạng thân, màu sắc thân.
Giải phẫu cấu trúc thân non (cách ngọn 1 cm) của loài TGNN bằng phương
pháp cắt mỏng bằng dao lam và mẫu được nhuộm kép với xanh methylen và đỏ
carmin.
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa
Quan sát và mô tả: cụm hoa, hình dạng, kích thước các thành phần cấu tạo
hoa (dùng thước kẹp để đo kích thước) của loài TGNN ký sinh trên các cây chủ.
2.4.6. Nghiên cứu hình thái vị trí của rễ giác mút TGNN với cành cây
chủ
Quan sát hình thái và cắt dọc vị trí ký sinh của TGNN với cây chủ để thấy
được hình thái của rễ giác mút và mối liên hệ với cây chủ.
2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN
2.4.7.1. Vi khuẩn thử nghiệm (6 chủng):
Escherichia coli
Pseudomonas aeruginosa
Staphylococcus aureus
Bacillus subtilis
22
MRSA (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus)
Escherichia coli kháng Ampicilin
2.4.7.2. Phương pháp điều chế mẫu thử hoạt tính
Mẫu lá TGNN tươi được sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 80o
C. Lấy 100 g
mẫu khô hòa với 500 ml nước cất đem đun bằng ấm điện cho tới khi còn khoảng 50
ml (khoảng 70 phút). Sau đó, chế nước sắc vào cốc đong.
Để thử hoạt tính kháng khuẩn thì dùng luôn mẫu thử dạng cao nước: pha 50
ml nước sắc TGNN vào 50 ml nước cất vô trùng.
Ký hiệu từng mẫu thử như sau:
Bảng 2. Ký hiệu các mẫu cao Tầm gửi năm nhị
STT Cây chủ Ký hiệu cao thử
1 Mận TM
2 Khế TK
3 Xoài TX
4 Mãng cầu ta TMc
5 Bàng TB
6 Sứ đỏ TS
2.4.7.3. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của cao nước
Chuẩn bị môi trường NA (Nutrient agar) để nuôi cấy các chủng vi khuẩn
Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus
subtilis, MRSA (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus), Escherichia coli
kháng Ampicilin trên các đĩa Petri.
Các đĩa Petri được rửa sạch và sấy vô trùng ở 1800
C trog 40 phút.
Đổ thạch NA đã hấp vô trùng vào đĩa Petri, để yên cho môi trường nguội,
mặt thạch phải phẳng, cao khoảng 2 mm.
23
Tạo dịch huyền phù của 6 chủng vi khuẩn trên.
Dùng pipet lấy 20 µl dịch huyền phù có vi khuẩn kiểm định nhỏ vào đĩa Petri
chứa môi trường NA sẵn có. Dùng que trang vô trùng trang đều dịch huyền phù trên
bề mặt thạch.
Dùng một ống thép không gỉ vô trùng có đường kính 0,9 cm, đặt nhẹ lên
thạch, lấy kim mũi mác (đã vô trùng) lấy miếng thạch được khoét bởi ống thép lên.
Sau đó dùng pipet lấy 100 µl nước cao thử, nhỏ vào lỗ thạch.
Bao gói và đặt các đĩa Petri vào tủ lạnh từ 4 – 5 giờ cho cao khuếch tán vào
môi trường thạch, sau đó mang ra để ở nhiệt độ phòng từ 8 – 12 giờ rồi kiểm tra kết
quả, nếu cao thử có hoạt tính thì sẽ tạo vòng vô khuẩn, chụp hình và đo đường kính
vòng vô khuẩn 5 lần.
Đánh giá độ mạnh của hoạt tính: căn cứ vào vòng vô khuẩn sau khi trừ
0.9cm đường kính vòng đục lỗ nhỏ cao thử.
Hình 2.2. Vị trí đục lỗ thạch và vòng vô khuẩn
Kiểm tra kết quả:
Hoạt tính kháng khuẩn = (D – d) cm, với D = đường kính vòng phân giải, d =
đường kính lỗ thạch
Quy ước:
(D-d) ≥ 2,5 cm: Hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh
(D-d) ≥ 2,0 cm: Hoạt tính kháng khuẩn mạnh
(D-d) ≥ 1,5 cm: Hoạt tính kháng khuẩn trung bình
Vòng vô khuẩn
Lỗ thạch
Đĩa thạch cấy vi
khuẩn thử nghiệm
24
(D-d) < 1,5 cm: Hoạt tính kháng khuẩn yếu.
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng toán thống kê, phần mềm Statgraphics Centurion XVI và phần mềm
Excel để xử lý số liệu thu được (Nguyễn Hải Tuấn, Ngô Kim Khôi, 1996)
- Tính giá trị trung bình mẫu:
X =
1
n 1
n
i
i
X
=
∑
X : giá trị trung bình
Xi: trị số đo đếm
n: số mẫu đo đếm
- Độ lệch tiêu chuẩn: phản ánh độ sai lệch hoặc độ dao động của các giá trị với giá
trị trung bình.
Sn= 2
1
1
( )
1
n
i
i
X X
n =
−
−
∑ (với n > 30)
Sn: độ lệch tiêu chuẩn
X : giá trị trung bình
Xi: trị số đo đếm
n: số mẫu đo đếm
- So sánh trung bình 2 mẫu
Tính
2
2
2
1
2
1
21
n
S
n
S
XX
U
+
−
=
Nếu U > 1,96 thì sự sai khác giữa X1 và X2 là rõ rệt với độ tin cậy 95%.
- Hệ số tương quan 2 mẫu:
25
Với: r: hệ số tương quan
xi, yi: giá trị của mẫu
Đánh giá r:
r = 0: x, y hoàn toàn độc lập với nhau
r = 1: x, y có quan hệ tuyến tính với nhau
0,0 < r < 0,3: Mức độ tương quan yếu
0,3 < r < 0,5: Mức độ tương quan trung bình
0,5 < r < 0,7: Mức độ tương quan tương đối chặt
0,7 < r < 0,9: Mức độ tương quan chặt
0,9 < r < 1: Mức độ tương quan rất chặt
26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hình thái, kích thước và cấu tạo giải phẫu lá TGNN
3.1.1. Hình thái lá TGNN
Lá đơn, mọc cách, đôi khi gần như đối, không lông, dầy như da, xếp thành 2
hàng trên cành nhỏ. Phiến lá giòn, đa hình, đầu lá tù hay nhọn, đáy lá nhọn, tù hay
tròn. Lá có 3 đến 4 đôi gân xếp xen kẽ, hình lông chim. Gân chính giữa lớn, lồi hai
mặt.
3.1.1.1. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Mận
TGNN ký sinh trên cây Mận có các dạng lá được thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mận
D
C
E
A B
27
Qua hình 3.1 cho thấy TGNN có 5 kiểu lá:
− Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2 lần, chóp
lá nhọn và gốc lá tù hay nhọn (hình 3.1. A).
− Kiểu lá 2: phiến hình bầu dục rộng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2 lần,
chóp lá và gốc lá đều tù (hình 3.1. B).
− Kiểu lá 3: phiến lá hình tim ngược có chóp lá hai thùy, gốc lá nhọn hay bất
đối (hình 3.1. C).
− Kiểu lá 4: phiến lá hình trứng ngược có chóp lá tù, gốc lá nhọn (hình 3.1. D).
− Kiểu lá 5: phiến hình trứng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, rộng
hơn ở phần dưới gốc, phiến lá dạng quả trứng (hình 3.1. E).
Lá TGNN ký sinh trên cây Mận có mép nguyên phẳng hay lượn sóng, màu
xanh đậm. Kiểu lá thường gặp nhất là kiểu lá hình bầu dục. Lá màu lục lợt, những
phần gần gân lá lại hơi ngả vàng. Gân chính lồi rõ.
3.1.1.2. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Xoài
TGNN ký sinh trên cây Xoài có 4 kiểu lá:
− Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2 lần, chóp
lá tù hay nhọn, gốc lá nhọn (hình 3.2. A1, A2).
− Kiểu lá 2: phiến hình trứng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, phần
dưới gốc rộng hơn, phiến lá dạng quả trứng (hình 3.2. B).
− Kiểu lá 3: phiến hình tim ngược có chiều dài gần bằng chiều rộng, chóp lá
hai thùy, gốc nhọn (hình 3.2. C).
− Kiểu lá 4: phiến hình trứng ngược có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần,
phần gần chóp rộng hơn (hình 3.2. D).
Lá TGNN ký sinh trên cây Xoài có màu lục đậm, mép nguyên, có khi hơi
gợn sóng. Đa số lá có phiến bầu dục hay hình trứng, hiếm khi thấy lá hình tim.
28
Hình 3.2. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài
3.1.1.3. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Bàng
TGNN ký sinh trên cây Bàng có 4 kiểu lá:
− Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục, có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần,
chóp lá nhọn và gốc lá nhọn, lệch (hình 3.3. A1, A2).
− Kiểu lá 2: phiến hình tròn, có chiều dài xấp xỉ chiều rộng (hình 3.3. B).
− Kiểu lá 3: phiến hình trứng, có chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần chiều rộng, chóp
lá nhọn và gốc lá tròn (hình 3.3. C).
− Kiểu lá 4: phiến hình trứng ngược, có chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần chiều rộng,
chóp lá tròn và gốc bất đối (hình 3.3.D).
Lá TGNN ký sinh trên cây Bàng có màu lục lợt, mép nguyên. Kiểu lá bầu
dục phổ biến nhất.
A1 B C
A2 D
29
Hình 3.3. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng
3.1.1.4. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Khế
TGNN ký sinh trên cây Khế có 3 kiểu lá:
− Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, chóp
lá tù và gốc lá tròn hay nhọn (hình 3.4. A1, A2).
− Kiểu lá 2: phiến hình trứng, chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần, phần rộng hơn ở phía
gần gốc lá (hình 3.4. B1, B2).
− Kiểu lá 3: phiến hình trứng ngược, chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần, phần rộng
hơn ở phía gần chóp lá (hình 3.4. C).
Lá TGNN ký sinh trên cây Khế có màu lục đậm như lá TGNN ký sinh trên
cây Xoài. Lá có mép nguyên. Trong các kiểu lá trên, kiểu lá bầu dục là thường gặp.
A1 BA2
DC
30
Hình 3.4. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Khế
3.1.1.5. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta
TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta có 4 kiểu lá:
− Kiểu lá 1: phiến hình trứng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, chóp lá
nhọn và gốc lá lệch, phần rộng nhất gần với gốc lá (hình 3.5. A).
− Kiểu lá 2: phiến hình bầu dục rộng có chiều dài gấp chiều rộng khoảng 1,5
lần, chóp lá tròn, gốc lá lệch (hình 3.5. B).
− Kiểu lá 3: phiến hình bầu dục thuôn có chiều dài gấp 3 – 4 lần chiều rộng,
chóp lá nhọn, gốc lá nhọn, lệch (hình 3.5. C).
− Kiểu lá 4: phiến hình mũi mác ngược có chiều dài gấp chiều rộng khoảng 3 –
4 lần, chóp lá tù, gốc lá nhọn, lệch, phần rộng nhất ở gần chóp (hình 3.5. D).
Lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta có mép nguyên hay gợn sóng.
A1
B1
A2 B2
C
31
Hình 3.5. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta
3.1.1.6. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ
TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có 2 kiểu lá:
− Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục, có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần,
chóp lá nhọn, gốc lá nhọn hay tròn (hình 3.6. A1, A2).
− Kiểu lá 2: phiến hình trứng, có chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần chiều rộng, chóp
lá nhọn và gốc lá tròn, lệch (hình 3.6. B1, B2).
Lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có màu lục lợt. Đa số các lá có phiến hình
bầu dục. Mép lá nguyên, có khi hơi gợn sóng.
A B
C D
32
Hình 3.6. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ
Nhận xét:
Hình dạng phiến lá TGNN trên 6 loài cây chủ rất đa dạng. Trong đó kiểu
phiến bầu dục là kiểu phổ biến nhất, kế đó là kiểu phiến hình trứng, hình trứng
ngược, ít khi thấy kiểu phiến hình tim ngược, hình mác. Dạng mép lá TGNN trên
các đối tượng khảo sát cũng đa dạng từ kiểu mép nguyên phẳng, mép uốn cong đến
mép lượn sóng.
Về màu lá cho thấy TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có lá màu lục lợt nhất; lá
TGNN ký sinh trên cây Bàng có màu lục lợt; còn lá TGNN ký sinh trên cây Xoài,
Khế và Mãng cầu ta có màu lục đậm hơn.
B1A1
A2 B2
33
3.1.2. Kích thước lá TGNN
Do hình thái phiến lá TGNN đa dạng ở các cây chủ khác nhau, chúng tôi đã
chọn kiểu lá hình bầu dục để đo kích thước vì đây là kiểu lá thường gặp ở các cây
chủ. Số liệu về kích thước trung bình của lá TGNN được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Kích thước lá trung bình của TGNN ký sinh trên
các loài cây chủ (n = 60)
Cây chủ
Chiều dài lá
(cm)
Chiều rộng
lá (cm)
Tỉ lệ chiều
dài/chiều rộng
Chiều dài
cuống lá
(cm)
Diện tích lá
(cm2
)
Mận 8,08 ± 2,32 4,13 ± 1,12 1,97 ± 0,25 0,82 ± 0,20 35,59 ± 19,18
Xoài 8,78 ± 1,33 4,79 ± 0,93 1,86 ± 0,20 1,00 ± 0,27 42,98 ± 14,62
Bàng 8,62 ± 1,75 4,78 ± 0,88 1,82 ± 0,28 0,71 ± 0,42 42,21 ± 16,69
Khế 9,11 ± 2,17 4,32 ± 1,18 2,15 ± 0,28 0,83 ± 0,18 41,55 ± 20,63
Mãng cầu ta 7,46 ± 2,24 3,96 ± 1,58 2,02 ± 0,45 0,79 ± 0,38 32,56 ± 20,08
Sứ đỏ 10,27 ± 1,24 5,29 ± 0,95 1,99 ± 0,35 0,66 ± 0,16 54,80 ± 14,64
Qua các số liệu ở bảng 3.1 và các phụ lục 1, 6, 2, 7, 5, 10 cho thấy có sự sai
khác rõ rệt về kích thước lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ. Chiều dài, chiều
rộng và diện tích lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta có kích thước nhỏ nhất với
các giá trị tương ứng là 7,64 cm, 3,96 cm và 32,56 cm2
. Lá TGNN ký sinh trên cây
Sứ đỏ có kích thước lớn nhất với chiều dài lá 10,27 cm, chiều rộng lá 5,29 cm và
diện tích lá 54,84 cm2
. Kích thước lá TGNN ký sinh trên cây Xoài, Bàng và Khế ít
có sự sai khác.
Về tỉ lệ chiều dài/chiều rộng của lá thì lá TGNN sống ký sinh trên các cây
chủ có sự sai khác ý nghĩa. Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng của lá TGNN ký sinh trên cây
34
Bàng có tỉ lệ nhỏ nhất 1,82, còn trên cây Khế có tỉ lệ lớn nhất 2,15. (Phụ lục bảng 4,
9).
Chiều dài cuống lá TGNN trên các loài cây chủ có đặc điểm: lá TGNN trên
cây Mận, Khế có chiều dài cuống giống nhau và khác chiều dài cuống lá TGNN
trên các loài cây chủ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%
(P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 3, 8). Lá TGNN trên cây Xoài có cuống dài
nhất (1,00 ± 0,27 cm), lá TGNN trên cây Sứ đỏ có cuống ngắn nhất (0,66 ± 0,16
cm).
Diện tích lá TGNN trên cây Xoài và Bàng tương đương nhau và khác với các
lá trên các loài cây chủ còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy
95% (P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 5, 10). Lá TGNN ký sinh trên cây Sứ
đỏ có diện tích lớn nhất (54,80 ± 14,64 cm2
), lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta
có diện tích nhỏ nhất (32,56 ± 20,08 cm2
).
Có mối tương quan chặt giữa chiều dài cuống lá với diện tích lá TGNN.
Phương trình tương quan giữa chiều dài cuống lá với diện tích lá TGNN là
y = 2,3668x2
– 18,226x + 69,51 R² = 0,874
x: chiều dài cuống lá (cm) y: diện tích lá (cm2
)
R: hệ số tương quan
3.1.3. Số lượng và kích thước khí khổng của TGNN
3.1.3.1. Số lượng khí khổng
Khí khổng có ở hai mặt lá, cấu tạo theo kiểu song bào (kiểu Cà phê), tức là
có hai tế bào phụ xếp song song với 2 tế bào gác.
35
Hình 3.7. Biểu bì và khí khổng của lá TGNN
1.Tế bào gác 2. Khe khí khổng 3. Tế bào phụ
Số lượng khí khổng trung bình ở 2 mặt lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ
được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Số lượng (cái/mm2
) khí khổng trung bình của lá TGNN ký sinh trên
các loài cây chủ (n = 60)
Cây chủ Mặt trên lá Mặt dưới lá
Mận 104 ± 14 157 ± 23
Xoài 91 ± 10 144 ± 25
Bàng 74 ± 19 109 ± 23
Khế 74 ± 8 134 ± 13
Mãng cầu ta 76 ± 12 128 ± 38
Sứ đỏ 87 ± 14 141 ± 22
20 µm
1
2
3
36
Hình 3.8. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Mận (trên 1 mm2
)
Hình 3.9. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Xoài (trên 1 mm2
)
Hình 3.10. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Bàng (trên 1 mm2
)
A
A
A B
B
B
100 µm100 µm
100 µm 100 µm
100 µm 100 µm
37
Hình 3.11. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Khế (trên 1 mm2
)
Hình 3.12. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Mãng cầu (trên 1 mm2
)
Hình 3.13. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh
trên cây Sứ đỏ (trên 1 mm2
)
Qua số liệu ở bảng 3.2 và các hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13 cho thấy:
+ Số lượng khí khổng mặt trên của lá TGNN trên các loài cây chủ có sự khác
biệt và có ý nghĩa về mặt thống kê (P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 11, 13).
A
A B
B
A B
100 µm 100 µm
100 µm 100 µm
100 µm100 µm
38
Ở mặt trên của lá TGNN sống ký sinh trên cây Mận có số lượng khí khổng nhiều
nhất (104 khí khổng/1 mm2
), còn lá TGNN ký sinh trên cây Bàng có số lượng khí
khổng ít nhất (74 khí khổng/1 mm2
).
+ Số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá TGNN các loài cây chủ khác biệt có
ý nghĩa về mặt thống kê (P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 12, 14). Lá TGNN
ký sinh trên cây Mận có số lượng khí khổng nhiều nhất (157 khí khổng/1 mm2
), lá
TGNN ký sinh trên cây Bàng có số lượng ít nhất (109 khí khổng/1 mm2
).
3.1.3.2. Kích thước khí khổng
Kích thước của khí khổng ở lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ được trình
bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kích thước khí khổng trung bình (µm) của TGNN ký sinh trên các
loài cây chủ (n = 60)
Cây chủ
Khí khổng ở mặt trên lá Khí khổng ở mặt dưới lá
Chiều
dài
Chiều
rộng
Diện tích
Chiều
dài
Chiều
rộng
Diện tích
Mận
21,75 ±
2,94
16,69 ±
2,56
366,75 ± 93,10
22,43 ±
3,49
16,85 ±
2,96
385,25 ± 119,28
Xoài
22,50 ±
2,16
15,92 ±
2,01
359,92 ± 66,05
22,19 ±
2,10
16,60 ±
2,74
370,86 ± 78,56
Bàng
24,53 ±
2,39
17,77 ±
1,84
436,98 ± 70,49
23,04 ±
3,15
17,72 ±
2,72
410,80 ± 76,94
Khế
21,84 ±
3,14
16,68 ±
2,75
369,46 ± 102,43
20,50 ±
2,42
15,87 ±
2,30
328,23 ± 76,94
Mãng
cầu ta
24,20 ±
2,15
18,14 ±
2,29
440,39 ± 75,20
23,19 ±
2,89
16,93 ±
2,90
396,04 ± 99,21
Sứ đỏ
24,16 ±
2,29
18,87 ±
2,47
458,59 ± 92,36
23,40 ±
2,42
18,78 ±
2,78
443,12 ± 103,73
39
Qua các số liệu ở bảng 3.3 và phụ lục 15, 17, 16, 18 cho thấy:
Diện tích khí khổng mặt trên và mặt dưới của lá TGNN trên các loài cây chủ
có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (P-value = 0,000 < 0,05). Diện tích khí khổng
trung bình mặt trên và mặt dưới của lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ là lớn nhất
(diện tích tương ứng là 458,59 µm2
và 443,12 µm2
); còn trên cây Xoài (diện tích
tương ứng là 359,92 µm2
và 370,86 µm2
) và trên cây Khế (diện tích tương ứng là
369,46 µm2
và 328,23 µm2
) là nhỏ nhất.
3.1.4. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN
Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ được thể hiện ở
hình 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18 và 3.19
Hình 3.14. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mận
1. Biểu bì mang cutin 2. Khí khổng 3. Hạ bì 4. Thể cứng
5. Lục mô 6. Mô dầy 7. Gỗ 8. Libe
50µm
40
Hình 3.15. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài
Hình 3.16. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng
100µm
100µm
41
Hình 3.17. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Khế
Hình 3.18. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta
100µm
100µm
42
Hình 3.19. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ
Nhận xét:
 Về cấu tạo phiến lá:
Cấu tạo giải phẫu phiến lá TGNN từ mặt trên xuống mặt dưới lá gồm các lớp
tế bào:
- Tầng cutin trên
- Biểu bì trên: 1 lớp tế bào
- Hạ bì trên: 1 lớp tế bào
- Lục mô: phân hóa yếu, gồm khoảng 10 – 12 lớp tế bào.
- Hạ bì dưới: 1 lớp tế bào
- Biểu bì dưới: 1 lớp tế bào
- Tầng cutin dưới
- Rải rác trong lục mô có các thể cứng
100µm
43
 Về cấu tạo gân lá
Cấu tạo giải phẫu phần gân chính của lá TGNN từ mặt trên xuống mặt dưới
lá gồm các lớp tế bào:
- Tầng cutin trên
- Biểu bì trên: 1 lớp tế bào
- Hạ bì trên: 1 lớp tế bào
- Mô dầy xốp trên: 3 - 4 lớp tế bào có vách dầy đều, có khoảng gian bào
nhỏ.
- Nhu mô: tế bào hình cầu hay đa giác có kích thước lớn hơn tế bào của mô
dầy. Có các thể cứng rải rác trong nhu mô.
- Mô dầy xốp dưới: 3 - 4 lớp tế bào có vách dầy đều.
- Bó dẫn: gồm gỗ phía trên, libe phía dưới. Có khoảng 3 – 4 bó dẫn,
- Hạ bì dưới: 1 lớp tế bào
- Biểu bì dưới: 1 lớp tế bào
- Tầng cutin dưới.
Nhìn chung cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ ít có sai
khác, chúng chỉ khác nhau về độ dầy của các lớp tế bào.
Biểu bì gồm những tế bào nhỏ xếp đều đặn, mang lớp cutin dầy, lớp cutin
mặt dưới dầy hơn mặt trên. Hạ bì gồm 1 lớp tế bào nằm sát lớp biểu bì, vách dầy
hơn, thường bắt màu thuốc nhuộm đậm hơn. Hạ bì trên dầy hơn hạ bì dưới. Sự có
mặt của lớp hạ bì và lớp cutin dầy chứng tỏ TGNN là loài cây ưa sáng.
Lục mô phân hóa kém, gồm khoảng 10 – 12 lớp tế bào; từ mặt trên xuống
mặt dưới lá gồm: 2 – 3 lớp tế bào lục mô hơi thuôn dài có nhiều lục lạp và rất ít
khoảng gian bào, 6 – 7 lớp tế bào lục mô ở giữa lá có dạng đa giác hay hình cầu,
khoảng 2 lớp tế bào lục mô phía mặt dưới lá có kích thước nhỏ có nhiều lục lạp và
rất ít khoảng gian bào; có nhiều mô cứng nằm rải rác trong phần lục mô ở phiến lá
và quanh bó mạch chính ở phần gân lá.
Độ dầy các lớp tế bào của lá TGNN được trình bày trong bảng 3.4
44
Bảng 3.4. Độ dầy (µm) và tỉ lệ % các lớp tế bào lá TGNN ký sinh trên
các loài cây chủ (n = 60)
Cây
chủ
Cutin
trên
Biểu bì
trên
Hạ bì
trên
Lục mô Hạ bì
dưới
Biểu bì
dưới
Cutin
dưới
Tổng
Mận
5,12 ±
0,98
13,37 ±
2,05
15,80
± 2,74
301,82
± 38,10
14,10 ±
2,77
14,00 ±
1,76
6,18 ±
1,07
369,95 ±
13,70
1,38% 3,61% 4,27% 81,49% 3,81% 3,78% 1,67% 100 %
Xoài
4,42 ±
1,14
12,40 ±
2,45
14,81 ±
2,05
305,82
± 50,64
12,55 ±
2,07
12,93 ±
1,95
5,35 ±
0,80
368,36 ±
18,49
1,2% 3,37% 4,02% 83,04% 3,41% 3,51% 1,45% 100 %
Bàng
4,57 ±
1,44
12,53 ±
1,58
15,05 ±
2,43
340,24
± 49,90
15,33 ±
2,45
14,08 ±
1,54
5,45 ±
1,28
407,24 ±
18,15
1,12% 3,08% 3,70% 83,55% 3,76% 3,46% 1,34% 100 %
Khế
4,18 ±
0,97
12,91 ±
2,67
15,13 ±
3,53
317,56
± 34,65
13,16 ±
2,41
13,05 ±
1,54
5,26 ±
1,01
381,40 ±
12,37
1,1% 3,39% 3,97% 83,29% 3,45% 3,42% 1,38% 100 %
Mãng
cầu ta
5,32 ±
1,09
15,49 ±
2,17
17,58 ±
3,18
308,20
± 33,52
13,95 ±
2,32
14,64 ±
1,99
6,32 ±
1,11
381,50 ±
11,94
1,39% 4,06% 4,61% 80,79% 3,66% 3,84% 1,66% 100 %
Sứ đỏ
4,33 ±
0,95
14,75 ±
1,54
16,72 ±
2,87
336,07
± 30,11
14,48 ±
2,36
15,47 ±
2,11
5,84 ±
1,03
407,70 ±
10,72
1,06% 3,62% 4,10% 82,44% 3,55% 3,79% 1,43% 100 %
Nhận xét:
Qua nghiên cứu giải phẫu lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác nhau,
chúng tôi nhận thấy cấu trúc và số lớp tế bào lá là tương đương nhau; độ dầy các
lớp tế bào lá TGNN trên các cây chủ có sự sai khác nhất định và mang ý nghĩa
thống kê (P-value = 0,000 < 0,05) (phụ lục bảng 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27,
28, 29, 30, 31, 32).
45
Lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có độ dầy lớn nhất (407,70 µm), còn lá
TGNN ký sinh trên cây Xoài có độ dầy mỏng nhất (368,36 µm). Độ dầy lá do độ
dầy lục mô quyết định, do nó chiếm từ 80,79% đến 83,55%.
Độ dầy lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ có sự sai khác rõ rệt giữa 2
nhóm: Nhóm 1 trên các cây chủ Xoài, Mận, Khế, Mãng cầu ta; nhóm 2 trên cây chủ
Bàng, Sứ đỏ. Sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P-value = 0,000 < 0,05).
Lớp lục mô của lá TGNN ký sinh trên cây Bàng dầy nhất (340,24 ± 49,90
µm), trên cây Mận mỏng nhất (301,82 ± 38,10 µm). Độ dầy của lớp lục mô lá TGNN
ký sinh trên cây Xoài, Mãng cầu ta như nhau. Độ dầy của lớp lục mô lá TGNN ký
sinh trên cây Sứ đỏ và Bàng cũng giống nhau; còn trên các cây chủ còn lại thì khác
biệt đáng kể (Phụ lục bảng 22, 29).
3.1.5. Sự tương quan về kích thước lá TGNN với số lượng khí khổng,
diện tích khí khổng và độ dầy lá
Lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ có sự sai khác về diện tích lá, số lượng
khí khổng, diện tích khí khổng và độ dầy của lá.
Mối tương quan giữa diện tích lá với diện tích khí khổng, tương quan giữa
diện tích lá và số lượng khí khổng, tương quan giữa diện tích lá và độ dầy của lá là
rất yếu.
Tuy nhiên có mối tương quan chặt giữa số lượng khí khổng ở mặt trên và
mặt dưới lá TGNN. Phương trình tương quan giữa số khí khổng ở mặt trên và mặt
dưới lá TGNN như sau:
y = 110,92x0,1768
R² = 0,8858
y: số khí khổng ở mặt trên của lá TGNN
x: số khí khổng ở mặt dưới của lá TGNN
R: hệ số tương quan
46
3.2. Hình thái và cấu tạo thân TGNN
3.2.1. Mô tả hình thái thân
Thân cây TGNN mọc ra từ vị trí của rễ mút, chiều dài của thân chính từ 1 –
1,5 m có khi đến 2 m; đường kính thân khoảng 0,5 cm. Thân sù sì, vỏ thân có rất
nhiều bì khổng. Dọc theo thân có những vằn mờ kiểu lượn sóng. Hình dạng thân
của TGNN trên các cây chủ về cơ bản là giống nhau, màu sắc thay đổi từ màu xám
trắng đến nâu đen.
Hình 3.20. Thân TGNN ký sinh trên cây Mận
3.2.2. Cấu trúc thân non
Cấu tạo giải phẫu thân non TGNN được thể hiện ở hình 3.21
47
Hình 3.21. Cấu tạo một phần lát cắt thân TGNN ký sinh trên cây Mận
1. Lông 2. Biểu bì 3. Nhu mô vỏ
4. Thể cứng 5. Libe sơ cấp 6. Vùng phân sinh libe-gỗ
7. Gỗ sơ cấp 8. Nhu mô tủy
Cấu tạo thân của TGNN có sự phân biệt rõ ràng giữa vùng vỏ và vùng tuỷ.
Gồm có:
Miền vỏ: Gồm biểu bì có lông, các tế bào mô mềm và các thể cứng. Các thể
cứng xếp rải rác bao quanh phía ngoài miền trụ và nằm xen lẫn với các tế bào mô
mềm vỏ. Các đám cương mô nằm ngoài libe.
Miền trụ: Trong phần trụ, libe và gỗ xếp chồng chất hở, theo trật tự libe ở
phía ngoài, gỗ ở phía trong, vùng phân sinh libe – gỗ nằm ở giữa.
Trên tất cả các cây chủ, trong nhu mô tủy có các thể cứng rất lớn tập trung
thành từng đám.
Nhìn chung, thân non của loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác
nhau không có sự sai khác về cấu trúc (hình 3.22, 3.23, 3.24, 3.25, 3.26, 3.27).
0,1mm
48
Hình 3.22. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mận
Hình 3.23. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Xoài
0,2mm
0,2mm
49
Hình 3.24. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Bàng
Hình 3.25. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Khế
0,2mm
0,2mm
50
Hình 3.26. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mãng cầu ta
Hình 3.27. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Sứ đỏ
3.3. Hình thái vị trí tiếp xúc của rễ mút TGNN với cành cây chủ
Rễ mút của các loài trong họ Tầm gửi là một cấu trúc đặc biệt giúp cây lấy
nước và các muối khoáng từ cây chủ.
0,2mm
0,2mm
51
Năm 1998, Calvin và Wilson đã phân biệt hình thái vị trí tiếp xúc của rễ mút
các loài thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) với cành cây chủ có 4 kiểu đó là:
+ Kiểu 1: rễ Tầm gửi ở phía ngoài vỏ cành cây chủ, mọc dọc theo bề mặt của cành
và có rễ mút đâm xuyên qua vỏ vào gỗ của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.
+ Kiểu 2: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của rễ mút là chủ yếu và
một phần mô của cây chủ.
+ Kiểu 3: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của cây chủ là chủ yếu và
một phần mô của rễ mút.
+ Kiểu 4: rễ cây ký sinh đâm vào vỏ cây chủ, lan truyền trong vỏ và đi đến vùng gỗ
của cây chủ để hút chất dinh dưỡng [14].
Kết quả nghiên cứu cho thấy loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ có 3
loại hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây chủ.
Bảng 3.5. Các kiểu hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây chủ
Cây chủ Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3
Mận X X
Xoài X
Bàng X X
Khế X
Mãng cầu ta X X
Sứ đỏ X
52
Hình 3.28. Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 1
A. Mận B. Xoài C. Khế D. Bàng,
E. Mãng cầu ta F. Cắt dọc vị trí rễ mút TGNN trên cây Xoài
1. Cành cây chủ 2. Thân TGNN
3. Khối u do rễ mút sơ cấp tạo thành 4. Rễ mút
A
B
C
D
E
F
1
3
24
3
2 1
2
1
3
13
2
3 1
2
1 23
53
Hình 3.29. Hình thái vị trí tiếp xúc củaTGNN với các cây chủ - kiểu 2
(trên cây Mãng cầu ta (A) và Mận (B))
1.Cành cây chủ 2. Thân TGNN 3. Rễ mút
4. Mô TGNN 5. Mô cây chủ
1
3
4
2
5
A1
B1 2
5
4
1
3
A2
B2
54
Hình 3.30. Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 3
(trên cây Bàng (A), Sứ đỏ (B))
1. Cành cây chủ 2. Thân TGNN 3. Rễ mút 4. Mô cây chủ phình to
3.4. Hình thái hoa TGNN
3.4.1. Mô tả hoa
TGNN có hoa đều, lưỡng tính, màu xanh nhạt, có khi hơi ngả vàng, mọc
thành chùm ở nách lá. Hoa phủ đầy lông, đặc biệt ở bầu nhụy. Cuống hoa dài
khoảng 2 – 4,5 mm, đế hoa bằng. Lá bắc nhỏ, dạng vảy ôm lấy bầu nhụy. Đài: 5 – 6
lá đài, hợp, tiền khai van. Tràng hoa 5 cánh chia làm 2 phần, phần dưới dính thành
2
4
3
2
1
A2
A1
B1 B2
1
2
3
4
55
ống hơi phình, phần trên tự do cong trở lại phía cuống hoa. Bộ nhị gồm 5 nhị đều,
rời, phần dưới dính liền với ống tràng, phần trên tự do; chỉ nhị màu vàng nhạt hay
hơi ngả sang màu da cam; bao phấn hướng nội màu da cam hoặc đỏ, nứt dọc; hạt
phấn rời, hình sao 3 cánh, màu vàng tươi. Bộ nhụy có bầu dưới, một ô, một noãn
đính đáy, vòi nhụy dài vượt quá nhị, đầu nhụy tròn có một rãnh hình chữ X.
Hình 3.31. Các thành phần cấu tạo hoa TGNN
A. Cành mang hoa B. Hoa cắt dọc
C.Lá bắc của hoa D. Bầu nhụy cắt dọc
E. Nhị dính với cánh hoa
A
B
C D E
56
3.4.2. Kích thước các thành phần cấu tạo hoa
Hình thái hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ được thể hiện ở hình 3.32
A. Hoa TGNN ký sinh trên cây Mận
B. Hoa TGNN ký sinh trên cây Xoài
C. Hoa TGNN ký sinh trên cây Bàng
57
D. Hoa TGNN ký sinh trên cây Khế
E. Hoa TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta
F. Hoa TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ
Hình 3.32. Hoa Tầm gửi năm nhị
58
Kích thước các thành phần cấu tạo hoa TGNN ký sinh trên các cây chủ khác
nhau được thể hiện qua bảng 3.6
Bảng 3.6. Kích thước (mm) các thành phần hoa của loài TGNN ký sinh trên
các loài cây chủ (n = 60)
Cây
chủ
Cuống
(mm)
Bầu
nhụy
(mm)
Ống
tràng
(mm)
Tràng tự
do (mm)
Chỉ nhị
(mm)
Bao
phấn
(mm)
Vòi nhụy
(mm)
Mận
2,53 ±
0,70
3,26 ±
0,59
5,72 ±
1,50
11,75 ±
1,50
16,25 ±
1,89
2,77 ±
0,57
17,29 ±
1,94
Xoài
3,27 ±
1,55
3,20 ±
0,50
5,37 ±
1,08
13,10 ±
2,70
17,61 ±
1,97
3,16 ±
0,84
18,65 ±
2,43
Bàng
3,32 ±
0,64
3,21 ±
0,57
4,79 ±
0,87
15,42 ±
2,11
19,21 ±
2,01
4,57 ±
0,93
20,47 ±
2,05
Khế
3,04 ±
0,82
3,22 ±
0,75
5,40 ±
1,13
12,94 ±
2,29
16,70 ±
2,64
3,44 ±
0,86
18,40 ±
2,30
Mãng
cầu ta
4,14 ±
0,91
3,40 ±
0,62
5,95 ±
1,20
14,07 ±
1,96
14,89 ±
3,84
3,62 ±
1,03
16,36 ±
4,16
Sứ đỏ
3,01 ±
0,46
3,44 ±
0,52
6,32 ±
0,78
15,88 ±
2,18
19,49 ±
3,26
4,72 ±
0,87
21,18 ±
2,11
Từ những số liệu ở bảng 3.6 cho thấy:
- Cuống hoa TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta dài nhất (4,14 ± 0,91 mm),
trên cây Mận ngắn nhất (3,01 ± 0,46 mm); còn trên 4 loài cây chủ Xoài, Bàng, Khế,
Mãng cầu ta sai khác không có ý nghĩa (phụ lục 33, 40).
− Bầu nhụy TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ dài nhất (3,44 ± 0,52 mm), còn độ
dài của bầu nhụy TGNN ký sinh trên 5 cây chủ còn lại sai khác không rõ rệt (phụ
lục 34, 41).
− Chiều dài ống tràng của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (6,32 ± 0,78
mm), trên cây Bàng ngắn nhất (4,79 ± 0,87 mm). Sự sai khác về chiều dài ống tràng
của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai khác có ý nghĩa (phụ lục 35, 42).
59
− Chiều dài phần tràng tự do của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (15,88 ±
2,18 mm), trên cây Mận ngắn nhất (11,75 ± 1,50 mm). Sự sai khác về chiều dài
phần tràng tự do của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai khác có ý nghĩa (phụ
lục 36, 43).
− Chiều dài chỉ nhị của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (19,49 ± 3,26 mm),
trên cây Mãng cầu ta ngắn nhất (14,89 ± 3,84 mm). Bao phấn của hoa TGNN trên
cây Sứ đỏ dài nhất (4,72 ± 0,87 mm), trên cây Mận ngắn nhất (2,77 ± 0,57 mm). Sự
sai khác về chiều dài nhị và bao phấn của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai
khác có ý nghĩa (phụ lục 37, 44, 38, 45).
− Chiều dài vòi nhụy của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (21,18 ± 2,11
mm), trên cây Mãng cầu ta ngắn nhất (16,36 ± 4,16 mm). Sự sai khác về chiều nhụy
của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai khác có ý nghĩa (phụ lục 39, 46).
Như vậy hoa TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có các chỉ số kích thước lớn nhất so
với hoa TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác. Hoa TGNN trên các cây chủ
khác nhau cũng có những khác biệt nhất định về kích thước các thành phần cấu tạo
hoa.
Như ở mục 3.1.2 cho thấy lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có kích thước lớn
nhất và hoa có nhiều thành phần cấu tạo lớn nhất. Trong khi đó diện tích lá TGNN
năm nhị ký sinh trên cây Mận và Mãng cầu ta có kích thước nhỏ thì các thành phần
cấu tạo hoa cũng thường nhỏ.
Tương quan giữa diện tích lá với chiều dài ống tràng của hoa, diện tích lá với
vòi nhụy của hoa và giữa diện tích lá với bầu nhụy của hoa TGNN là chặt.
Phương trình tương quan giữa diện tích lá với chiều dài ống tràng ở hoa
TGNN như sau:
y = 0,145x2
– 0,8621x + 6,41 với R² = 0,8504
y: giá trị diện tích lá (cm2
) x: giá trị chiều dài ống tràng (cm)
R: hệ số tương quan
60
Phương trình tương quan giữa diện tích lá với chiều dài vòi nhụy ở hoa
TGNN như sau:
y = 0,0664x2
+ 1,3293x + 15,08 với R² = 0,7862
y: giá trị diện tích lá (cm2
)
x: giá trị chiều dài vòi nhụy (cm)
Phương trình tương quan giữa diện tích lá với chiều dài bầu nhụy ở hoa
TGNN như sau:
y = 0,0361x2
– 0,2522x + 3,624 với R² = 0,8851
y: giá trị diện tích lá (cm2
)
x: giá trị chiều dài bầu nhụy (cm)
3.5. Hoạt tính kháng khuẩn
Hoạt tính kháng các chủng vi khuẩn của các cao thử được thể hiện qua bảng
3.7 và các hình 3.33, 3.34, 3.35, 3.36, 3.37, 3.38)
Bảng 3.7. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các cao thử (n = 5)
Tên
cao
Đường kính vòng vô khuẩn D – d (cm)
Bacillus
subtilis
Staphylococcus
aureus
Pseudomonas
aeruginosa
E. coli
E. coli
kháng
Ampicillin
MRSA
TM 0,53 ± 0,01 0,53 ± 0,03 0 0 0 0,59 ± 0,03
TX 0,28 ± 0,02 0,27 ± 0,02 0 0 0 0
TB 0,50 ± 0,03 0,64 ± 0,05 0 0 0 0,61 ± 0,03
TK 0,32 ± 0,04 0,50 ± 0,03 0 0 0 0
TMc 0,77 ± 0,23 0,65 ± 0,05 0 0 0,56 ± 0,07 0,52 ± 0,08
TS 0,60 ± 0,05 0,53 ± 0,08 0 0 0 0,27 ± 0,03
Ghi chú:
TM: cao TGNN ký sinh trên Mận TX: caoTGNN ký sinh trên Xoài
TB: cao TGNN ký sinh trên Bàng TK: cao TGNN ký sinh trên Khế
TMc: cao TGNN ký sinh trên Mãng cầu ta TS: cao TGNN ký sinh trên Sứ đỏ
61
TM- Bs TX-Bs TB-Bs
TK-Bs TMc-Bs TS-Bs
Hình 3.33. Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của các cao thử
TM-SA TX-SA TB-SA
TK-SA TMc-SA TS-SA
Hình 3.34. Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các cao thử
TS1
62
TM-Pseu TX-Pseu TB-Pseu
TK-Pseu TMc-Pseu TS-Pseu
Hình 3.35. Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao thử
TM - E. coli TX - E. coli TB - E. coli
TK - E. coli TMc - E. coli TS – E. coli
Hình 3.36. Kết quả hoạt tính kháng E. coli của các cao thử
63
TM- E. coli kháng Ampicilin TX - E. coli kháng Ampicilin TB - E. coli kháng Ampicilin
TK - E. coli kháng Ampicilin TMc - E. coli kháng Ampicilin TS - E. coli kháng Ampicilin
Hình 3.37. Kết quả hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin của các cao thử
TM-MRSA TX-MRSA TB-MRSA
TK-MRSA TMC-MRSA TS-MRSA
Hình 3.38. Kết quả hoạt tính kháng MRSA của các cao thử
64
Nhận xét:
- Tất cả các cao thử đều cho hoạt tính kháng Bacillus subtilis và
Staphylococcus aureus ở mức yếu. Đối với Bacillus subtilis thì cao TMc kháng với
mức mạnh nhất (vòng vô khuẩn 0,77 ± 0,23 cm), cao TX kháng với mức yếu nhất
(vòng vô khuẩn 0,28 ± 0,02 cm). Đối với Staphylococcus aureus thì cao TMc
kháng với mức mạnh nhất (vòng vô khuẩn 0,65 ± 0,05 cm), cao TX kháng với mức
yếu nhất (vòng vô khuẩn 0,27 ± 0,02 cm).
- Không có cao thử nào có hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa và E.
coli.
- Chỉ có cao TMc có hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin (vòng vô khuẩn
0,56 ± 0,07 cm) ở mức yếu.
- Các cao TM, TB, TMc, TS kháng được MRSA ở mức yếu. Trong đó, TS
kháng yếu nhất (vòng vô khuẩn 0,27 ± 0,03 cm), TB kháng mạnh nhất (vòng vô
khuẩn 0,61 ± 0,03 cm). Như vậy loài TGNN ký sinh trên cây Xoài và cây Khế
không có hoạt tính kháng MRSA.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và của Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2011)
cho thấy nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Dâu tằm không có hoạt tính kháng
Pseudomomas aeruginosa, còn nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài có
hoạt tính kháng khuẩn Pseudomomas aeruginosa ở mức trung bình chứng tỏ khả
năng kháng khuẩn của loài TGNN chịu ảnh hưởng của cây chủ.
65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học loài TGNN ký sinh trên 6
loài cây chủ là Mận, Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta và Sứ đỏ ở thành phố Hồ Chí
Minh, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Hình dạng và cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ ít có sự
sai khác; tuy nhiên có sự sai khác rõ về chiều dài cuống lá, diện tích lá, độ dầy của
lá và số lượng khí khổng ở hai mặt lá .
- Không có sự sai khác rõ về hình thái và cấu tạo giải phẫu thân non của
TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ
- Về hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây chủ thường gặp
kiểu 1: rễ Tầm gửi ở phía ngoài vỏ cành cây chủ, mọc dọc theo bề mặt của cành và
có rễ mút đâm xuyên qua vỏ và vào gỗ của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.
- Hoa TGNN ký sinh trên các cây chủ khác nhau cũng có những khác biệt nhất
định về kích thước các thành phần cấu tạo hoa. Hoa TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ
có các chỉ số kích thước lớn nhất so với hoa TGNN ký sinh trên các loài cây chủ
khác.
- Về hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN thì:
+ Tất cả các cao thử đều cho hoạt tính kháng Bacillus subtilis và Staphylococcus
aureus ở mức yếu. Các cao TM, TB, TMc, TS kháng được MRSA ở mức yếu.
+ Chỉ có cao TMc có hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin ở mức yếu.
+ Không có cao thử nào có hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa và E. coli.
2. KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của loài TGNN
- Nghiên cứu sự sai khác về di truyền của loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ
khác nhau.
- Tiếp tục thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng ung thư của loài TGNN.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt
kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.
2. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Hoàng Hạt và cộng sự (2009), “β-sitosterol, β-sitosteryl arachidate và
một este mới của cây mộc ý ngũ hùng ký sinh trên cây mít”, Tạp chí khoa học
ĐHSP TP HCM, (số 24), tr. 62-66.
4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển 2, Nxb Trẻ, tr. 693.
5. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993), Cây gỗ kinh tế, Nxb Nông nghiệp.
6. Trần Công Khanh (1981), Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, tr. 22.
7. Lê Đình Khả và cộng sự (2009), “Nghiên cứu, xác định và so sánh một số đặc
điểm của các dòng keo tai tượng tứ bội và nhị bội ở Việt Nam”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 114 – 120.
8. Đỗ Tất Lợi (2004), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội,
tr.102, 569, 622.
9. Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em, Hoàng Văn Tới (2010), “Nghiên cứu
khả năng kháng khuẩn của loài Mộc ký ngũ hùng Dendrophthoe pentandra
(L.) Miq. thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae”, Tạp chí khoa học - Phòng Khoa
học Công nghệ và Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, 24(58),tr. 67 – 71.
10.Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Hoàng Hạt, Phạm Xuân Bằng (2011), “Hoạt tính
kháng khuẩn và kháng ung thư của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe
pentandra (L.) Blume in Chult. F.) thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae)”, Hội
nghị Khoa học toàn quốc lần thứ tư – Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật,
tr. 1233 – 1240.
67
11.Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
12.Trần Thanh Thủy (1999), Hướng dẫn thực hành vi sinh thực vật, Nxb Giáo
dục, tr. 34 - 35, 50 - 52, 168 – 170.
TIẾNG ANH
13.Carl Eugster và Richen (2000), “Spontaneously disperrsible concentrates
compringsing esters of baccatin - II compounds having antitumor and
antiviral activity”, Switerland, Patent (number 6057359).
14.Clyde L. Calvin, Carol A. Wilson (2006), “Comparative morphology of
epicortical roots in Old and New World Loranthaceae with reference to root
types, origin, patterns of longitudinal extension and potential for clonal
growth”, Flora;Morphologie, Geobotanik, Oekophysiologie, 201(1), pp.51-
64.
15.Qiu, Huaxing, “Loranthaceae”, Flora of China, 5, pp. 220 – 239.
16. Lake S. Gill và G. Hawksworth (1961), The Mistletoes - A literature review
17. FAO (2006), Mangrove guidebook for Southern Asia, Part 2, Descriptions -
Epiphyles, pp. 398 – 399.
18. Mohan Prasad Devkota, Gerhard Glatzel (2007), “Comparative
haustoriummorphology and vegetative reproduction in the Old World genus
Scurrula L. (Loranthaceae) from the Central Nepal Himalayas”, Flora,
202(3), pp.179-193.
19. M. C. thriveni, G. R. Shivamurthy (2010), “Mistletoes and their hosts in
Karnataka, Journal of American Science”, The Journal of American Science,
6(10), pp. 827-834.
20. Nina Artani, Yelli Ma’arifa và Muhammad Hanafi (2006), “Isolation and
Identification of Active Antioxidant Compound from Star Fruit (Averrhoa
carambola) Mistletoe (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) Ethanol Extract”,
Journal of Applied Sciences, 6(8), pp. 1659 – 1663.
68
21.Rafael Arruda, Luce lia Nobre Carvalho, Kleber Del-Claro (2006), “Host
specifility of a Brazilian mistletoe, Struthanthus aff. Polyanthus
(Loranthaceae), in cerrado tropical savanna”, Flora-Morphology,
Distribution, Functional Ecology of Plants, 201(2), pp.127-134.
22.Sarvani Manthri, Chaitanya Sravanthi Kota, Manjula Talluri (2006),
“Pharmacognostic, phytochemical and pharmacological review of
Dendrophthoe falcata”, Journal of Phytology, 3(3), pp. 18 – 25.
23. Sylvia L. P. Ang & Jean W. H. Wong (2005), “A protocol for invitro
germination ans sustainable growth of two tropical mistletoes”, Plant cell,
Tissue and Organ Culture, pp. 221-228.
24. Wahyu Widowati, Tjandrawati Mozet, Chandra Risdian, Hana Ratnawati,
Susy Tjahani, và Ferry Sandra (2001), “The comparision of antioxidative and
proliferation Inhibitions properties of Piper betle L., Catharanthus roseus
(L.) G. Don, Dendrophthie pentandra L. and Curcuma mangga Val. Extracts
on T47D Cancer Cell Line”, International Research Jouunal of Biochemistry
and Bioinformatics, 1(2), pp. 22-28.
25.Wongsatit Chuakul và cộng sự (2006), “Medicinal plants used in
Kungkrabaen Royal Development Study Center, Chanthaburi Province”, Thai
Journal of phytopharmacy, 13(1), pp.33 – 39.
TRANG WEB
26.Bí ẩn của cây tầm gửi (26/6/2008)
http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=85
27.Cây tầm gửi và tác dụng chữa bệnh (14/7/2010)
http://www.dongythoxuanduong.com.vn/cac-bai-thuoc-hay/cay-tam-gui-va-tac-
dung-chua-benh.html
28.http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/
29.Điều kiện tự nhiên - Thành Phố Hồ Chí Minh
http://www.hochiminhcity.gov.vn/default.aspx
30.Cây Mận (5/3/2011)
69
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/cay-roi-ly-man-bo-dao-.492765.html
31.Cây Bàng
http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/302
32.Mộc ký ngũ hùng
http://www.lrchueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/M/Mo
cKyNguHung.htm&key=&char=M
I
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Chiều dài lá TGNN trên các loài cây chủ (n = 60)
Stt Mận Xoài Bàng Khế
Mãng
cầu Sứ Stt Mận Xoài Bàng Khế
Mãng
cầu Sứ
1 9.61 8.04 7.58 9.78 8.09 11.56 31 8.26 9.03 7.25 9.87 9.24 10.02
2 15.25 13.1 7.81 10.87 10.61 10.03 32 10.17 9.4 8.06 9.36 11.25 10.49
3 12.93 9.61 7.62 13.17 9.08 10.65 33 10.05 7.05 7.96 9.66 6.46 8.61
4 7.4 8.92 6.92 10.47 7.04 9.71 34 8.62 7.18 10.49 10.11 7.57 10.07
5 7.91 9.4 8.38 13.35 8.19 11.84 35 8.07 10.69 6.48 10.09 9.41 10.65
6 14.27 9.83 7.07 15.03 8.93 8.58 36 6.6 9.41 7.19 8.87 5.53 10.34
7 8.84 8.7 9.72 11.67 10.48 10.4 37 6.95 7.78 9.64 7.94 4.13 10.52
8 9.38 9.37 6.4 10.02 11.74 8.8 38 5.6 7.49 12.12 8.38 5.78 11.62
9 7.85 8.7 9.63 7.61 10.66 14.8 39 5.6 8.15 10.31 7.54 4.3 11.16
10 5.04 9.97 9.48 7.74 6.62 8.59 40 6.55 7.78 10.81 7.98 4.97 10.53
11 8.31 9.35 9.04 9.05 10.23 10.63 41 5.43 9.15 11.65 8.63 4.7 9.85
12 9.68 9.36 8.97 11.65 10.02 8.65 42 6.9 7.95 8.83 10.33 5.61 10.6
13 8.78 8.21 9.1 10.6 9.09 12.59 43 7.69 9.35 9.51 10.12 6.4 8.74
14 7.71 9.08 6.3 7.5 10.65 12.58 44 3.79 8.38 9.11 7.46 5.12 8.23
15 8.84 7.89 6.95 8.27 8.11 10.95 45 3.63 9.5 10.55 10.56 4.56 9.57
16 11.15 9.29 7.95 10.27 5.86 10.67 46 3.4 7.03 8.37 7.38 4.36 11.24
17 9.6 9.84 8.34 10.43 11.81 10.57 47 8.4 11.24 6.11 6.72 5.36 9.12
18 12.74 7.07 5.97 8.31 8.95 10.67 48 7.66 8.26 11 7.04 5.15 12.47
19 10.02 8.93 9.06 7.77 6.56 10.36 49 7.37 9.85 6.69 5.06 4.96 10.72
20 9.97 7.43 6.04 8.79 11.11 10.26 50 5.99 6.3 9.63 7.06 7.15 9.93
21 8.33 7.61 9.51 9.52 9.25 8.86 51 7.47 8.14 10.97 5.31 5.68 12.41
22 6.49 8.03 4.94 8.65 7.85 10.37 52 7.13 8.14 11.34 8.45 5.08 11.09
23 10.46 9.64 7.68 9.59 9.14 10 53 6.22 8.66 8.48 6.04 5.33 10.53
24 11.27 13.49 8.64 7.24 10.25 8.59 54 6.37 8.25 6.97 6.32 5.33 9.62
25 9.89 8.69 7.56 13.22 9.78 9.38 55 7.19 8.23 8.8 7.23 6.44 9.24
26 7.96 8.89 10.58 7.31 7.27 8.25 56 7.34 7.28 10.28 6.95 4.94 10.5
27 7.68 7.89 8.26 11.9 7.41 9.63 57 7.25 8.53 9.9 7.48 5.12 10.42
28 7.51 9.75 7 11.55 10.79 10.27 58 6.12 8.1 11.51 6.18 6.27 11.34
29 7.83 11.15 8.36 13.64 7.12 10.68 59 5.51 7.11 10.82 7.19 5.48 8.59
30 7.96 7.84 4.54 12.18 7.45 9.32 60 6.6 8.21 10.91 8.03 6.01 9.66
II
Phụ lục 2. Chiều rộng lá TGNN trên các loài cây chủ (n = 60)
Stt Mận Xoài Bàng Khế
Mãng
cầu Sứ
1 4,78 4,19 3,97 4,58 4,53 5,57
2 6,44 5,6 4,43 6,16 4,77 4,92
3 6,02 4,85 4,56 6,78 5,89 5,5
4 4,25 4,95 3,95 4,92 3,94 6,05
5 4 5 4,52 6,8 6,11 6,95
6 6,4 4,9 3,72 7,26 5,11 5,54
7 4,03 4,43 6,06 6,67 5,99 6,41
8 4,65 5,89 4,88 3,27 6,31 5,85
9 4,3 5,29 5,18 3,4 4,96 7,65
10 3,54 6,02 4,76 3,55 5,71 6,05
11 4,45 5,64 4,77 3,89 4,6 5,04
12 5 7,24 6,36 5,83 5,13 4,77
13 3,94 3,87 5,22 5,48 4,12 7,02
14 4,21 5,03 3,72 3,96 5,06 6,82
15 4,3 3,61 3,17 4,31 4,43 5,2
16 6,43 4,4 4,88 5,23 4,31 6,88
17 4,37 5,4 4,23 5,25 5,79 5,38
18 6,49 3,79 3,71 3,92 5,07 5,05
19 5,34 4,75 4,86 3,94 4,55 5,48
20 5,15 4,41 3,52 3,8 5 6,25
21 4,75 4,91 5,38 3,78 4,92 4,87
22 4,73 4,44 3,96 3,06 5,57 5,47
23 4,85 5,97 5,07 4,17 5,73 5,66
24 5,5 7,18 4,68 3,43 5,59 5,32
25 5,18 4,36 3,72 5,1 5,64 5,05
26 4 4,83 5,44 3,53 5 5,64
27 4,18 4,45 4,56 5,06 4,46 5,15
28 3,96 5,36 3,65 5,53 7,08 4,19
29 4,2 7,44 4,44 5,3 4,49 5,03
30 4,17 4,71 3,63 5,13 6,08 6,08
31 5,09 5,58 3,54 5,07 5,07 5,83
32 4,65 5,77 4,82 6,02 6,32 5,29
Stt Mận Xoài Bàng Khế
Mãng
cầu Sứ
34 6,07 4,45 4,13 4,96 4,54 4,34
35 4,19 5,74 4,54 5,74 5,7 4,48
36 2,96 5,38 4,69 4,53 2,26 4,6
37 2,98 3,48 5,39 3,79 2,25 4,58
38 2,79 3,72 5,71 4,09 2,49 5,04
39 2,8 4,08 5,23 3,4 1,63 4,7
40 3,42 4,4 5,04 4,56 2,26 4,34
41 2,09 4,42 5,52 4,24 2,6 3,88
42 3,63 4,01 3,98 4,74 2,09 5,81
43 3,28 4,73 4,63 4,84 2,27 3,18
44 1,6 4,14 4,05 3,54 2,25 3,57
45 1,79 4,75 4,88 5,27 2,12 4,1
46 1,7 3,22 4,42 3,39 2,71 5,09
47 3,92 6,83 4,23 2,72 2,08 6,4
48 4 4,4 6,14 3,34 1,8 6,47
49 3,79 4,73 5,58 2,41 1,82 4,55
50 4,11 3,18 5,21 2,93 2,71 4,2
51 3,51 3,97 5,9 2,34 2,06 5,85
52 3,72 4,02 5,3 3,56 2,12 5,08
53 4,01 4,75 6,44 3,27 2,17 5,3
54 3,12 4,98 3,88 2,45 2,58 5,98
55 3,74 4,89 4,94 2,9 2,47 4,84
56 3,65 3,9 4,7 2,68 1,86 6,37
57 3,51 3,9 6,78 3,3 2,1 5,8
58 3,37 4,67 7,4 3,53 2,35 4,27
59 2,76 4,07 5,84 4,04 2,34 3,16
60 3,52 4,21 5,07 3,51 2,6 3,58
III
Phụ lục 3. Chiều dài cuống lá TGNN trên các loài cây chủ (n = 60)
Stt Mận Xoài Bàng Khế
Mãng
cầu Sứ
1 0,91 0,9 0,54 0,52 0,98 0,41
2 0,97 0,78 0,39 1,46 1,03 0,49
3 0,88 0,7 0,4 0,72 0,35 0,53
4 0,66 0,8 0,4 0,71 1,31 0,93
5 0,51 0,7 0,73 0,74 1,47 0,62
6 0,97 0,54 0,47 0,83 1,07 0,89
7 0,92 0,6 0,46 0,75 1,35 0,64
8 0,78 0,81 0,41 0,91 0,38 0,9
9 0,91 0,96 0,71 0,67 1,4 0,61
10 0,54 1,09 0,41 0,81 0,93 0,81
11 0,62 1,07 0,67 0,83 1,58 0,41
12 0,79 1,12 0,45 0,8 1,43 0,64
13 0,84 0,86 0,44 0,74 0,92 0,78
14 0,76 0,81 0,37 0,74 1,79 0,71
15 0,72 0,9 0,5 0,85 1,02 0,82
16 1,19 0,96 0,44 0,78 0,85 0,38
17 0,73 0,92 0,34 0,54 1,9 0,59
18 0,99 0,94 0,5 0,66 1,18 0,76
19 0,92 1,02 0,56 0,74 0,98 0,77
20 0,79 0,76 0,34 0,73 1,12 0,66
21 0,74 0,71 0,38 0,89 1,07 0,39
22 0,93 0,75 0,33 1,2 0,6 0,48
23 0,71 0,83 0,4 0,91 0,46 0,58
24 0,85 1,31 0,34 0,68 0,63 0,66
25 0,92 0,9 0,38 0,78 0,46 0,82
26 0,56 1,31 0,34 0,65 0,53 0,56
27 0,64 1,24 0,56 0,72 0,54 0,81
28 0,69 1,06 0,32 0,97 0,47 0,49
29 0,65 1,6 0,46 0,72 0,53 0,72
30 0,73 0,66 0,39 0,82 0,84 0,56
Stt Mận Xoài Bàng Khế
Mãng
cầu Sứ
31 0,58 0,85 0,38 0,77 1,07 0,55
32 0,64 0,74 0,48 0,73 1,16 0,52
33 0,52 0,6 0,29 0,84 0,49 0,61
34 0,78 1,24 0,51 0,82 1,02 0,49
35 0,57 0,93 0,47 0,81 0,79 0,67
36 0,57 1,09 0,98 0,69 0,55 0,82
37 0,65 0,9 0,97 0,82 0,63 0,85
38 0,79 1,21 2,09 0,82 0,34 0,6
39 0,72 1,44 1,07 0,88 0,6 0,56
40 1,07 0,92 1,22 0,94 0,58 0,52
41 0,63 1,4 1,7 0,78 0,15 0,9
42 0,86 1,14 0,86 0,6 0,68 0,54
43 0,69 1,18 0,83 0,75 0,52 0,44
44 0,94 1,13 1,03 0,91 0,47 0,61
45 0,79 0,99 1,31 0,53 0,69 0,68
46 0,81 0,88 1,2 1,04 0,75 0,85
47 0,71 1,48 0,9 0,8 0,61 0,64
48 0,67 0,84 1,42 1 0,63 1,09
49 0,8 1,19 0,9 0,57 0,49 0,62
50 1,03 0,41 1,28 0,67 0,5 0,72
51 1,12 1,29 0,34 0,98 0,53 0,42
52 1,6 1,04 1,64 0,95 0,55 0,68
53 0,99 1,32 1,52 1,06 0,46 0,6
54 0,87 1,52 1,19 1,37 0,68 0,7
55 0,89 1,44 0,88 0,97 0,7 0,51
56 1,05 0,95 0,1 0,82 0,5 0,82
57 0,81 1,21 0,48 0,84 0,67 1,05
58 1,13 0,68 1,04 0,88 0,32 0,85
59 0,83 1,12 1,1 1,06 0,68 0,6
60 1,24 1,53 0,89 1,04 0,57 0,83
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị
Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị

More Related Content

What's hot

Đánh giá trong dạy học
Đánh giá trong dạy họcĐánh giá trong dạy học
Đánh giá trong dạy học
sgxanh
 
Bài giảng Xử lý nước thải công nghiệp
Bài giảng Xử lý nước thải công nghiệpBài giảng Xử lý nước thải công nghiệp
Bài giảng Xử lý nước thải công nghiệp
Nhuoc Tran
 
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viênKhó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinhBảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Phan Hoàng Thiện
 
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
jackjohn45
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
nataliej4
 
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệpHướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Luan van Viet
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
nguoitinhmenyeu
 
Erikson
EriksonErikson
Erikson
Nhat Nguyen
 

What's hot (20)

Đánh giá trong dạy học
Đánh giá trong dạy họcĐánh giá trong dạy học
Đánh giá trong dạy học
 
Bài giảng Xử lý nước thải công nghiệp
Bài giảng Xử lý nước thải công nghiệpBài giảng Xử lý nước thải công nghiệp
Bài giảng Xử lý nước thải công nghiệp
 
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viênKhó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
 
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinhBảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
 
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
 
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
 
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
 
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệpHướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (CHƯƠNG HALOGEN –...
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Erikson
EriksonErikson
Erikson
 

Similar to Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị

Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAYLuận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nước
Hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nướcHàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nước
Hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
luanvantrust
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
nataliej4
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
ssuser499fca
 

Similar to Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị (20)

Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
 
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAYLuận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
 
Hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nước
Hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nướcHàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nước
Hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất lúa nước
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
QuynhAnhV
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
MeiMei949309
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
duongchausky
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
CngV201176
 

Recently uploaded (15)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 

Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Đặng Ngọc Phúc Quỳnh NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI TẦM GỬI NĂM NHỊ (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) - THUỘC HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________ Đặng Ngọc Phúc Quỳnh NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI TẦM GỬI NĂM NHỊ (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) - THUỘC HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌT Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi đến Thầy Phạm Văn Ngọt lòng tri ân sâu sắc của người học trò được thầy dìu dắt và tận tình hướng dẫn hoàn thành luận văn này. Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngà, Chuyên viên phòng thí nghiệm Di truyền – Thực Vật, cô Trần Thị Minh Định, phòng thí nghiệm Vi sinh đã tạo điều kiện cho em thực hiện giải phẫu, phân tích mẫu và thử hoạt tính kháng khuẩn của mẫu nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn ở phòng thí nghiệm về những giúp đỡ chân tình, những chia sẻ kịp thời để thí nghiệm đạt kết quả tốt. Vô cùng biết ơn những thành viên yêu quí trong gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan nội dung nêu trong luận văn phản ánh trung thực những vấn đề do chính bản thân học viên khảo sát và thu kết quả trong khi thực hiện đề tài. Hình ảnh minh họa do chính học viên thực hiện. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2012 Học viên ký tên Đặng Ngọc Phúc Quỳnh
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Các từ viết tắt trong luận văn ...................................................................................... i Danh mục bảng .......................................................................................................... ii Danh mục hình .......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................1 3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................3 1.1. Những nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) .......................................................................................................................3 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới..............................................................4 1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam...............................................................6 1.2. Các cây chủ............................................................................................................7 1.2.1. Cây Khế ..................................................................................................7 1.2.2. Cây Mãng cầu ta .....................................................................................8 1.2.3. Cây Bàng.................................................................................................9 1.2.4. Cây Mận................................................................................................11 1.2.5. Cây Xoài ...............................................................................................12 1.2.6. Cây Sứ đỏ.................................................................................................12 1.3. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – thành phố Hồ Chí Minh........................13 1.3.1. Vị trí địa lý............................................................................................13 1.3.2. Địa hình.................................................................................................14 1.3.3. Khí hậu – thời tiết .................................................................................15 1.3.4. Thủy văn ...............................................................................................17 1.3.5. Thảm thực vật .......................................................................................17
  • 6. Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................19 2.1. Vật liệu nghiên cứu: ...........................................................................................19 2.2. Địa điểm thu mẫu................................................................................................19 2.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................19 2.4.1. Phương pháp thu mẫu TGNN ngoài thực địa .......................................19 2.4.2. Phương pháp bảo quản mẫu..................................................................19 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá TGNN ..................20 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân..............................21 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa ................................................21 2.4.6. Nghiên cứu hình thái vị trí của rễ giác mút TGNN với cành cây chủ..21 2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN ....................21 2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................24 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26 3.1. Hình thái, kích thước và cấu tạo giải phẫu lá TGNN.....................................26 3.1.1. Hình thái lá TGNN ...............................................................................26 3.1.2. Kích thước lá TGNN ............................................................................33 3.1.3. Số lượng và kích thước khí khổng của TGNN .....................................34 3.1.4. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ..................................................................39 3.1.5. Sự tương quan về kích thước lá TGNN với số lượng khí khổng, diện tích khí khổng và độ dầy lá................................................................................45 3.2. Hình thái và cấu tạo thân TGNN ......................................................................46 3.2.1. Mô tả hình thái thân..............................................................................46 3.2.2. Cấu trúc thân non..................................................................................46 3.3. Hình thái vị trí tiếp xúc của rễ mút TGNN với cành cây chủ .......................50 3.4. Hình thái hoa TGNN .............................................................................................54 3.4.1. Mô tả hoa ..............................................................................................54 3.4.2. Kích thước các thành phần cấu tạo hoa ................................................56 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn ..........................................................................................60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
  • 7. i CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN KK: Khí khổng L: Chiều dài Nxb: Nhà xuất bản R: Chiều rộng TGNN: Tầm gửi năm nhị
  • 8. ii DANH MỤC BẢNG STT NỘI DUNG Trang Bảng 2 Ký hiệu các mẫu cao thử Tầm gửi năm nhị 21 Bảng 3.1 Kích thước lá trung bình của TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) 32 Bảng 3.2 Số lượng (cái/mm2 ) khí khổng trung bình của lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) 35 Bảng 3.3 Kích thước khí khổng trung bình (µm) của TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) 38 Bảng 3.4 Độ dầy (µm) và tỉ lệ % các lớp tế bào lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) 44 Bảng 3.5 Các kiểu hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây chủ 51 Bảng 3.6 Kích thước (mm) các thành phần hoa của loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) 58 Bảng 3.7 Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các cao thử (n = 5) 60
  • 9. iii DANH MỤC HÌNH STT NỘI DUNG Trang Hình 1.1 Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti 5 Hình 1.2 Cấu trúc hợp chất MM1 và MM2 6 Hình 1.3 TGNN ký sinh trên cây Khế 8 Hình 1.4 TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu 9 Hình 1.5 TGNN ký sinh trên cây Bàng 10 Hình 1.6 TGNN ký sinh trên cây Mận 11 Hình 1.7 TGNN ký sinh trên cây Xoài 12 Hình 1.8 TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 13 Hình 1.9 Sơ đồ thành phố Hồ Chí Minh 15 Hình 2.1 Vị trí quét sơn móng tay để quan sát khí khổng (mặt trên và mặt dưới lá) 20 Hình 2.2 Vị trí đục lỗ thạch và vòng vô khuẩn 23 Hình 3.1 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mận 26 Hình 3.2 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài 28 Hình 3.3 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 29 Hình 3.4 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Khế 30 Hình 3.5 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 31 Hình 3.6 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 32 Hình 3.7 Biểu bì và khí khổng của lá TGNN 35 Hình 3.8 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Mận (trên 1 mm2 ) 36 Hình 3.9 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Xoài (trên 1 mm2 ) 36 Hình 3.10 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Bàng (trên 1 mm2 ) 36 Hình 3.11 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 37
  • 10. iv trên cây Khế (trên 1 mm2 ) Hình 3.12 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta (trên 1 mm2 ) 37 Hình 3.13 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ (trên 1 mm2 ) 37 Hình 3.14 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mận 39 Hình 3.15 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài 40 Hình 3.16 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 40 Hình 3.17 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Khế 41 Hình 3.18 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 41 Hình 3.19 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 42 Hình 3.20 Thân TGNN ký sinh trên cây Mận 46 Hình 3.21 Cấu tạo một phần lát cắt thân TGNN ký sinh trên cây Mận 47 Hình 3.22 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mận 48 Hình 3.23 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Xoài 48 Hình 3.24 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Bàng 49 Hình 3.25 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Khế 49 Hình 3.26 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mãng cầu ta 50 Hình 3.27 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Sứ đỏ 50 Hình 3.28 Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 1 52 Hình 3.29 Hình thái vị trí tiếp xúc củaTGNN với các cây chủ - kiểu 2 53 Hình 3.30 Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 3 54 Hình 3.31 Các thành phần cấu tạo hoa TGNN 55 Hình 3.32 Hoa Tầm gửi năm nhị 56 –57 Hình 3.33 Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của các cao thử 61 Hình 3.34 Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các cao thử 61 Hình 3.35 Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao thử 62 Hình 3.36 Kết quả hoạt tính kháng E. coli của các cao thử 62
  • 11. v Hình 3.37 Kết quả hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin của các cao thử 63 Hình 3.38 Kết quả hoạt tính kháng MRSA của các cao thử 63
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ xa xưa, hình ảnh cây Tầm gửi đã trở nên quen thuộc với con người. Tầm gửi là loài bán ký sinh vì tuy sống nhờ cây chủ nhưng hầu hết chúng có lá xanh giúp tự tạo năng lượng qua quá trình quang hợp. Hạt Tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hóa của chim chóc. Nhiều loài chim sử dụng cành Tầm gửi để làm tổ, quả để làm thức ăn. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi [27]. Họ Tầm gửi (Loranthaceae) có khoảng 75 chi với 1000 loài, gồm những cây sống bán ký sinh trên các loài cây chủ ở vùng nhiệt đới. Trong họ Tầm gửi có một số loài được sử dụng làm thuốc như loài Tang ký sinh (Loranthus parasiticus (L.) Merr.) ký sinh trên cây Dâu (Morus alba L.) có tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp; loài Mộc ký cong (Dendrophthoe falcata (L.f.) Dans.) được sử dụng trong dân gian để điều trị bệnh lao, mụn nhọt, hen suyễn, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tâm thần, ngăn ngừa sỏi thận, bệnh về bàng quang, xuất huyết, trừ giun sán, lọc máu, bệnh về da và vết thương; tầm gửi cây Gạo (Taxillus chinensis (DC) Dans) có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bị bệnh gan, thận. Đối với loài Tầm gửi năm nhị (TGNN) (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) (còn được gọi là Mộc ký ngũ hùng), lá dùng để nấu nước uống trị ho hoặc dùng lá giã đắp trị chỗ đau và loét, có hoạt tính kháng khuẩn, kháng ung thư. Loài TGNN rất phổ biến ở nước ta, sống ký sinh trên các loài cây trồng và hoang dại, nhưng việc nghiên cứu, đánh giá về loài này chưa đầy đủ. Vì vậy, đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài TGNN (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq. ký sinh trên một số loài cây chủ khác nhau là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tính đa dạng về hình thái và giải phẫu của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ là Mận, Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta và Sứ đỏ.
  • 13. 2 Xác định hoạt tính kháng một số vi khuẩn của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây này. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự đa dạng về hình thái - giải phẫu lá, giải phẫu thân non, hình thái - vị trí rễ giác mút cắm vào cây chủ và thành phần cấu tạo hoa của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ: Khế (Averrhoa carambola L.), Mãng cầu ta (Annona squamosa L.), Sứ đỏ (Plumeria rubra L.), Mận (Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perry), Xoài (Mangifera indica L.) và Bàng (Terminalia catappa L.). - Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ trên với 6 chủng vi khuẩn Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, MRSA (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus), Escherichia coli kháng Ampicilin. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ ở Quận Thủ Đức và Quận 5 thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
  • 14. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Những nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu 1.1.1.1. Vị trí phân loại Ngành: Mộc lan – Magnoliophyta Lớp: Mộc lan – Magnoliopsida (Brongniart, 1843) Phân lớp: Hoa hồng – Rosidae (Takhtajan, 1967) Bộ: Đàm hương – Santalales (Dumortier, 1829) Họ: Tầm gửi – Loranthaceae (A.l. De Jussieu, 1808) Chi: Dendrophthoe (Martius, 1830) Loài: Dendrophthoe pentandra (L.) Miq. Tên đồng nghĩa: Dendrophthoe farinose (Desr.) Mart., Dendrophthoe leucobotrya Miq., Dendrophthoe venosa (Blume) Mart., Elytranthe farinosa (Desr.) G. Don, Loranthus pentandrus L. [17]. Tên địa phương: Tầm gửi năm nhị, Mộc ký ngũ hùng (Việt Nam); Kemlandean, Kemadean, Mangandeuh, Pasilan (Indonesia); Ka fak ma muang (Thái Lan). 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái Tầm gửi năm nhị còn được gọi là Mộc kí ngũ hùng, là cây bán kí sinh, có nhánh to, hình trụ, sù sì. Lá mọc so le, có khi gần như đối, phiến lá đa dạng, chóp tù hay nhọn, góc tù, không lông, dày như da, dài 5 – 9 cm, rộng 3 – 6 cm. Hoa xếp thành chùm, đơn độc hoặc từng đôi ở nách lá, lá bắc 1, nhỏ; cánh hoa 5 đính thành ống hơi phình, phía trong đỏ. Quả xoan tròn, cao đến 1cm, bao bởi các thùy của đài.
  • 15. 4 1.1.1.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố Loài TGNN phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia (Sumatra, Borneo, Java), Philippines, Nepan… Ở Việt Nam, Tầm gửi năm nhị mọc thông thường ở đồng bằng, trung du cho tới rừng ngập mặn ven biển, từ Hà Tây đến Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang [32]. Thường gặp kí sinh trên nhiều loài cây hoang dại và cây trồng như: Trứng cá, Bằng lăng, Gòn, Bàng, Sứ, Xoài, Mận, Khế, Mãng cầu ta, …v.v. 1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới Trong dân gian, lá của TGNN được dùng phối hợp với lá chè nấu nước uống trị ho. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá giã nát đắp trị chỗ đau và loét. Ở Malaysia, TGNN được dùng làm thuốc cho phụ nữ mau chóng hồi phục sau sinh, chữa vết thương và lở loét. Ở Indonesia, người ta còn dùng TGNN để chữa ung thư [3]. Theo bài viết “Các cây thuốc được dùng trong trung tâm nghiên cứu phát triển hoàng gia Kungkrabaen, tỉnh Chanthaburi” của Wongsatit Chuakul và cộng sự, toàn bộ cây TGNN ký sinh trên cây Gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn.) được giã nát với nước vo gạo dùng để trị tiêu chảy, nước sắc từ cây TGNN ký sinh trên cây xoài (Magifera indica L.) dùng để trị tiểu đường [25]. Năm 1936, nhà bác học Rauch đã phát hiện Dendrophthoe pentandra (L.) Miq có bộ nhiễm sắc thể (2n = 16) [16]. Năm 2005, Sylvia L. P. Ang và Jean W. H. Wong đã tiến hành nuôi cấy mô với vật liệu là phôi hạt và mô callus trên hai loài tầm gửi là Dendrophthoe pentandra (L.) Miq và Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blum trong môi trường Murashige và Skoog (môi trường MS) có bổ sung nước dừa (15 – 20%) ở điều kiện thông thoáng. Kết quả cho thấy, trong môi trường cơ bản MS có chứa hormone thì thời gian cần thiết cho sự nảy mầm của Dendrophthoe pentandra ngắn hơn nhiều so với Macrosolen cochinchinensis. Sau khi nảy mầm, tầm gửi cần được bổ sung kích thích tố sinh trưởng. Hai ông nhận thấy rằng ở môi trường 6-benzylaminopurine
  • 16. 5 (BA) 20µM, thì chỉ có Dendrophthoe pentandra phát triển bình thường, còn ở môi trường có nước dừa (15 - 20%) thì cả hai loài đều phát triển toàn diện trong bình nuôi cấy [23]. Năm 2006, nhóm tác giả người Indonesia gồm Nina Artani, Yelli Ma’arifa và Muhammad Hanafi đã tách được hợp chất chống oxy hóa là quercitrin (C21H20O11) và querceti (C15H10O7) từ cao ethanol của cây TGNN Dendrophthoe pentandra (L.) Miq ký sinh trên cây Khế (Averrhoa carambola) [20]. Hình 1.1. Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti Tháng 3 năm 2011, nhóm tác giả người Indonesia gồm Wahyu Widowati, Tjandrawati Mozet, Chandra Risdian, Hana Ratnawati, Susy Tjahani, và Ferry Sandra đã so sánh tính chống oxy hóa và đặc tính ức chế sinh trưởng dòng tế bào ung thư T47D của cao ethanol từ Trầu không Piper betle L., Dừa cạn Catharanthus roseus (L.) G. Don, TGNN Dendrophthoe pentandra L., và Nghệ Curcuma mangga Val. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng lá P. betle, rễ C. roseus, lá và cành nhỏ của D. pentandra ký sinh trên cây xoài, thân rễ (củ) của C. mangga làm vật liệu. Kết quả cho thấy P. betle là nguồn dược liệu thiên nhiên đầy hứa hẹn về khả năng chống oxy hóa và ức chế tăng trưởng tế bào ung thư, cao ethanol của C. roseus có thể ức chế tăng trưởng tế bào ung thư nhưng không có hoạt tính chống oxy hóa, cao
  • 17. 6 ethanol của C. mangga không chứa cả hai hoạt tính trên. Xét riêng cao ethanol của TGNN D. pentandra, thấy rằng D. pentandra có hoạt tính kháng tế bào ung thư rất thấp, thậm chí không có. Kết quả này kiểm chứng nghiên cứu trước đây với nước sắc thô của D. pentandra trên đối tượng chuột đã được xử lý với dimetilaminobenzena (DAB) – chất gây ung thư, kết quả cho thấy không tác dụng (Windarti, 1990), chất querceti ly trích từ D. pentandra cũng không có hoạt tính kháng ung thư theo phương pháp BST (Brine Shrimp Letahlity Test) (Dewiyanus, 1996), nhưng cao dichlorometan của D. pentandra thử nghiệm trên ấu trùng tôm A. salina trong 24 giờ lại cho kết quả là có hoạt tính kháng tế bào ung thư (Wahjudi, 1996). Bằng phương pháp PDDH, nhóm nghiên cứu cho thấy D. pentandra có hoạt tính chống oxy hóa rất cao, tương đương với acid ascorbic và querceti [24]. 1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, thời gian qua có một số công trình nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị đã được công bố. Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hạt đã tách được 2 hợp chất là β-sitosterol, β-sitosteryl arachidate từ lá TGNN ký sinh trên cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Đây là lần đầu tiên hợp chất β-sitosteryl arachidate được cô lập trong chi Dendrophthoe [3]. Dung dịch của β-sitosteryl arachidate ở nồng độ 10-3 M đến 10-4 M được biết có tác dụng bảo vệ tế bào MT-4 khỏi sự tấn công của virut HIV [13]. HO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 2930 O 17 18 19 22 5 24 26 27 28 29 3 O HO HO OH HO 2 1 4 6 7 8 9 11 12 13 14 16 15 21 20 23 1'2' 3' 4' 5' 6' 10 25 Hình 1.2. Cấu trúc hợp chất MM1 và MM2 Fridelane (MM1) Daucosterol (MM2)
  • 18. 7 Năm 2010, Phạm Văn Ngọt và cộng sự nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của loài này; bước đầu cho thấy cao ethyl acetate được điều chế từ Dendrophthoe pentandra ký sinh trên cây Xoài (Mangifera indica) có hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus ATCC 29213, Staphylococcus aureus kháng methycilin (MRSA) ATCC 43300 và Bacillus subtilis PY 79 ở nồng độ 1024 µg/ml [9]. Năm 2011, Phạm Văn Ngọt và cộng sự cho biết: - Nước sắc của loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài, Dâu Tằm không có khả năng kháng Escherichia coli, Klensiella pneumoniae; - Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Dâu tằm có hoạt tính kháng Bacillus subillis, Staphylococus aureus ở mức yếu; không có hoạt tính kháng Pseudomomas aeruginosa; - Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài có hoạt tính kháng khuẩn Bacillus subillis ở mức yếu; kháng Staphylococus aureus và Pseudomomas aeruginosa ở mức trung bình; - Cao khô li trích từ loài TGNN kí sinh trên cây Mít, Xoài, Dâu tằm ở nồng độ 1.000µg/ml đều có hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, dòng tế bào ung thư phổi NIC – H460 và tế bào ung thư vú MCF – 7 [10]. 1.2. Các cây chủ 1.2.1. Cây Khế Tên khoa học: Averrhoa carambola L. Họ Oxalidaceace (họ Chua me đất). Tên thường gọi: khế ta, khế cơm, khế chua [8]. Cây có nguồn gốc từ Sri Lanka và được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Khế là cây gỗ cao 4 – 6 m. Lá mọc cách, kép lông chim lẻ, dài 11 – 17 cm; lá chét gồm 3 – 5 đôi, nguyên, mềm, hình trứng nhọn; những lá chét ở phía trên lớn hơn đạt tới 8,5 cm chiều dài, trên 3,5 cm chiều rộng. Hoa mọc thành chùm xim dài 3 – 7cm, ở kẽ lá, màu hồng hay tím nhạt, 5 nhị hữu thụ xen kẽ 5 nhị thoái hóa. Bộ
  • 19. 8 nhụy 5 lá noãn hợp thành, bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa 4 noãn. Quả mọng có 5 cạnh, vị chua. Theo đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình, không độc, trị phong, nhiệt, giải khát. Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những chỗ bị lở sơn (sơn ăn). Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẫn ngứa, lở loét, sưng đau do dị ứng. Tại Campuchia, người ta dùng rễ cây khế phối hợp với vỏ cây khleng pear hay khleny kraham (Bauhinia bassacensis Pierre ex Gagnep.) và vỏ cây Lagerstrocmin floribunda Jack. với gạo (hái ở cây mọc hoang) sắc với nước, cô đặc lại còn 1/3, thêm đường cho ngọt mà uống để chữa ngộ độc, đặc biệt ngộ độc do mã tiền [8]. Hình 1.3. TGNN ký sinh trên cây Khế 1.2.2. Cây Mãng cầu ta Tên khoa học: Annona squamosa L. Họ Annonaceae (họ Na). Tên thường gọi: na, mãng cầu dai, mãng cầu ta. Mãng cầu ta là một thứ cây nhỡ cao 2 – 6 m. Thân tròn, vỏ nháp, mang nhiều cành. Lá mọc cách, hình bầu dục dài 7 – 10 cm, rộng 3 – 4 cm. Hoa đơn độc, nở vào
  • 20. 9 tháng 3 – 4, cánh hoa màu mỡ gà, thường mọc đối diện lá. Nhị nhiều, chỉ nhị rộng, chỉ hơi hẹp hơn bao phấn một chút. Bộ nhụy nhiều lá noãn rời, mỗi nhụy mang 1 noãn. Quả kép màu xanh lục, nhạt, gồm nhiều múi, mỗi múi là một quả mọng. Thịt quả trắng mềm, ngọt và thơm. Mùa quả từ tháng 8 -11. Trong trái mãng cầu ta có 72% glucose; 14,52% saccarose; 1,75% tinh bột; 2,7% protit. Mãng cầu ta được trồng rộng rãi khắp nước ta, ngon nhất là mãng cầu dai. Nhưng đây là một loài cây mau cỗi, sau 7 – 8 năm nên đốn bỏ và trồng lại. Trong dân gian người ta thường dùng lá mãng cầu ta để chữa sốt rét, hạt mãng cầu tán nhỏ dùng trừ chấy rận [8]. Hình 1.4. TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 1.2.3. Cây Bàng Tên khoa học: Terminalia catappa L. Họ Combretaceae (họ Trâm bầu) Cây gỗ lớn, cao khoảng 7 – 10 m, không lông, tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống cái bát trải rộng. Lá to, hình trứng, xanh thẫm và bóng. Đây là loài cây
  • 21. 10 có lá rụng vào mùa khô, trước khi rụng thì lá chuyển sang màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng do có các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin. Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Cả hai loại hoa đều có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc đầu cành. Quả hạch, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt. Cao vỏ thân cây bàng (bỏ lớp vỏ đen bên ngoài) có tác dụng lợi tiểu, cường tim. Cao methanol có tác dụng giảm co thắt ruột thỏ cô lập. Lá được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ. Búp non phơi khô tán bột rắc trị ghẻ, trị sâu quảng, sắc đặc ngậm trị sâu răng. Dùng tươi, xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức. Vỏ thân sắc uống trị lỵ và tiêu chảy, rửa vết loét, vết thương. Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa hủi. Hạt nấu uống để trị tiêu chảy ra máu [31]. Hình 1.5. TGNN ký sinh trên cây Bàng
  • 22. 11 1.2.4. Cây Mận Tên khoa học: Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perry Họ Myrtaceae (họ Sim) Tên khác: Roi Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây gỗ, cao trung bình từ 10 đến 12 m. Lá hình mũi giáo, thon hẹp nơi gốc, thon dài và mảnh ở phía đầu, dài khoảng 13 – 20 cm, rộng khoảng 3 – 5 cm, cuống ngắn. Hoa khá lớn màu trắng hay xanh nhạt, mọc thành từng chùm ở ngọn. Quả mọng, gần như hình cầu, có khi dạng quả lê, xốp, da ngoài bóng như thoa sáp [30]. Hình 1.6. TGNN ký sinh trên cây Mận
  • 23. 12 1.2.5. Cây Xoài Tên khoa học: Mangifera indica L. Họ Anacardiaceae (họ Đào lộn hột) Có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới Châu Á. Cây cao to, 15 – 20 m. Lá nguyên. Mọc cách, đơn, thuôn dài, nhẵn, bóng, dài 15 – 30 cm, rộng 5 – 7 cm. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, thành chùy ở đầu cành. Quả hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng trên có những thớ sợi khi nảy mầm thì hơi mở ra. Cây ra quả vào mùa hè. Hạt có lớn vỏ mỏng, màu nâu, không phôi nhũ, lá mầm không đều. Ngoài quả ra, người ta còn dùng vỏ thân, nhựa thân, hạt và lá làm thuốc [8]. Hình 1.7. TGNN ký sinh trên cây Xoài 1.2.6. Cây Sứ đỏ Tên khoa học: Plumeria rubra L. Họ Apocynaceae (họ Trúc đào) Tên thường gọi: Sứ cùi, Đại Cây Sứ đỏ là một cây nhỡ, nhánh mập, mủ trắng. Lá Lá thường rụng vào tháng 1, 2; phiến to, không lông, thon. Hoa màu hồng, rất thơm, tâm vàng [4]. Quả đại dài, hình trụ.
  • 24. 13 Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng trị tiêu chảy, vỏ rễ được dùng trị bệnh lậu và loét đường sinh dục. Nhựa cũng được dùng như vỏ, chữa chai chân, sưng tấy, mụt nhọt. lá cũng được dùng chữa bong gân, sai khớp, mụt nhọt. Nhiều người còn dùng vỏ cây ngâm rượu để ngậm chữa chứng nhức răng do viêm lợi. Hình 1.8. TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 1.3. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 100 10’ – 100 38’ vĩ độ Bắc và 1060 22’ – 1060 54’ kinh độ Đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang [29]. Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực: Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi. Cực Tây là xã Thái Mỹ, Huyện Củ Chi. Cực Nam là xã Long Hòa, Huyện Cần Giờ.
  • 25. 14 Cực Đông là xã Thạnh An, Huyện Cần Giờ. 1.3.2. Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32 m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10 m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt [29].
  • 26. 15 Hình 1.9. Sơ đồ Thành phố Hồ Chí Minh ( : Nơi thu mẫu Tầm gửi năm nhị) 1.3.3. Khí hậu – thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí
  • 27. 16 hậu Thành phố Hồ Chí Minh như sau: - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2 /năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80 C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80 C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70 C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280 C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1949 mm. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. - Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm là 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió Tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El- Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ [29].
  • 28. 17 1.3.4. Thủy văn Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi... Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành [29]. 1.3.5. Thảm thực vật Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh như đã trình bày, người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh - kiểu lập địa, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu gồm rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn. Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định
  • 29. 18 phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về cảnh quan, môi trường sinh thái ở một thành phố đông dân cư của vùng nhiệt đới [29].
  • 30. 19 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu: Các bộ phận thân, lá, hoa, rễ mút của cây Tầm gửi năm nhị ký sinh trên các cây chủ ở thành phố Hồ Chí Minh 2.2. Địa điểm thu mẫu Thu mẫu TGNN ký sinh trên một số cây chủ ở Quận 5 và Quận Thủ Đức của thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Thời gian nghiên cứu Tiến hành thu mẫu TGNN sống ký sinh trên các cây chủ vào 2 đợt: - Đợt 1: vào tháng 02/2012 - Đợt 2: vào tháng 07/2012 Thử hoạt tính kháng khuẩn: tháng 07, tháng 08/2012 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu mẫu TGNN ngoài thực địa Mẫu TGNN có đầy đủ các bộ phận, cành, lá, hoa và quả. Trên mỗi cây chủ mà loài TGNN ký sinh, lấy từ 5 -7 mẫu. Trong quá trình thu mẫu, kết hợp chụp hình TGNN, ghi chép lại các đặc điểm dễ mất như màu sắc lá, hoa, quả, … Lấy mẫu TGNN ở bề mặt tán cây chủ nơi nhận ánh sáng tương đối giống nhau ở các cây chủ khác nhau. 2.4.2. Phương pháp bảo quản mẫu Đối với lá và hoa, sử dụng bình đựng nước đá có kích thước vừa phải để bảo quản tạm thời, sau khi đưa về phòng thí nghiệm ta bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 50 C. Lá dùng để nghiên cứu về giải phẫu được ngâm trong dung dịch formol 4%.
  • 31. 20 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá TGNN Quan sát hình thái lá bánh tẻ (lá thứ 7 tính từ ngọn của cành cấp 2): hình dạng, màu sắc. Dùng thước kẹp để đo kích thước của 60 lá bánh tẻ, sau đó tính giá trị trung bình về chiều dài lá, chiều rộng lá, tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng của lá, diện tích lá. Hình 2.1. Vị trí quét sơn móng tay để quan sát khí khổng (mặt trên và mặt dưới lá) Số lượng và kích thước tế bào khí khổng của lá TGNN được xác định bằng cách chọn 60 lá bánh tẻ, lau sạch, quét một lớp sơn móng tay bóng, không màu (thành phần chính là methylmethacrylate (MMA)) lần lượt lên mặt trên, mặt dưới của lá (khoảng 1 – 2 cm2 ), để khô trong khoảng 10 phút [7]. Sau đó dùng kim mũi mác bóc lớp sơn, đặt nhẹ nhàng lên lam kính, đậy lamen rồi quan sát dưới kính hiển vi. Kích thước tế bào khí khổng được xác định theo trị số đo dưới kính hiển vi. Diện tích khí khổng cũng được tính là tích số chiều dài x chiều rộng [7]. Để nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá TGNN tiến hành cắt mỏng lá bánh tẻ của loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác nhau bằng dao lam, sau đó tiến hành nhuộm kép: − Cắt mẫu thành từng lát mỏng. − Cho lát cắt vào đĩa đồng hồ chứa javen ngâm trong 15 phút.
  • 32. 21 − Rửa sạch mẫu bằng nước cất: dùng ống nhỏ giọt hút hết javen ra sau đó cho nước cất vào, lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi mẫu sạch. − Cho acid acetic ngâm trong 5 phút để rửa hết javen, sau đó rửa sạch bằng nước cất. − Cho dung dịch carmin – phèn chua vào mẫu ngâm trong 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước cất. − Nhuộm xanh methylen trong 1 phút. − Sau đó rửa sạch bằng nước cất và ngâm trong nước cất để mẫu khỏi bị khô. Đo độ dầy của các lớp mô dưới trắc vi thị kính [6]. 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân Mô tả: dạng thân, màu sắc thân. Giải phẫu cấu trúc thân non (cách ngọn 1 cm) của loài TGNN bằng phương pháp cắt mỏng bằng dao lam và mẫu được nhuộm kép với xanh methylen và đỏ carmin. 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa Quan sát và mô tả: cụm hoa, hình dạng, kích thước các thành phần cấu tạo hoa (dùng thước kẹp để đo kích thước) của loài TGNN ký sinh trên các cây chủ. 2.4.6. Nghiên cứu hình thái vị trí của rễ giác mút TGNN với cành cây chủ Quan sát hình thái và cắt dọc vị trí ký sinh của TGNN với cây chủ để thấy được hình thái của rễ giác mút và mối liên hệ với cây chủ. 2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN 2.4.7.1. Vi khuẩn thử nghiệm (6 chủng): Escherichia coli Pseudomonas aeruginosa Staphylococcus aureus Bacillus subtilis
  • 33. 22 MRSA (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus) Escherichia coli kháng Ampicilin 2.4.7.2. Phương pháp điều chế mẫu thử hoạt tính Mẫu lá TGNN tươi được sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 80o C. Lấy 100 g mẫu khô hòa với 500 ml nước cất đem đun bằng ấm điện cho tới khi còn khoảng 50 ml (khoảng 70 phút). Sau đó, chế nước sắc vào cốc đong. Để thử hoạt tính kháng khuẩn thì dùng luôn mẫu thử dạng cao nước: pha 50 ml nước sắc TGNN vào 50 ml nước cất vô trùng. Ký hiệu từng mẫu thử như sau: Bảng 2. Ký hiệu các mẫu cao Tầm gửi năm nhị STT Cây chủ Ký hiệu cao thử 1 Mận TM 2 Khế TK 3 Xoài TX 4 Mãng cầu ta TMc 5 Bàng TB 6 Sứ đỏ TS 2.4.7.3. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của cao nước Chuẩn bị môi trường NA (Nutrient agar) để nuôi cấy các chủng vi khuẩn Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, MRSA (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus), Escherichia coli kháng Ampicilin trên các đĩa Petri. Các đĩa Petri được rửa sạch và sấy vô trùng ở 1800 C trog 40 phút. Đổ thạch NA đã hấp vô trùng vào đĩa Petri, để yên cho môi trường nguội, mặt thạch phải phẳng, cao khoảng 2 mm.
  • 34. 23 Tạo dịch huyền phù của 6 chủng vi khuẩn trên. Dùng pipet lấy 20 µl dịch huyền phù có vi khuẩn kiểm định nhỏ vào đĩa Petri chứa môi trường NA sẵn có. Dùng que trang vô trùng trang đều dịch huyền phù trên bề mặt thạch. Dùng một ống thép không gỉ vô trùng có đường kính 0,9 cm, đặt nhẹ lên thạch, lấy kim mũi mác (đã vô trùng) lấy miếng thạch được khoét bởi ống thép lên. Sau đó dùng pipet lấy 100 µl nước cao thử, nhỏ vào lỗ thạch. Bao gói và đặt các đĩa Petri vào tủ lạnh từ 4 – 5 giờ cho cao khuếch tán vào môi trường thạch, sau đó mang ra để ở nhiệt độ phòng từ 8 – 12 giờ rồi kiểm tra kết quả, nếu cao thử có hoạt tính thì sẽ tạo vòng vô khuẩn, chụp hình và đo đường kính vòng vô khuẩn 5 lần. Đánh giá độ mạnh của hoạt tính: căn cứ vào vòng vô khuẩn sau khi trừ 0.9cm đường kính vòng đục lỗ nhỏ cao thử. Hình 2.2. Vị trí đục lỗ thạch và vòng vô khuẩn Kiểm tra kết quả: Hoạt tính kháng khuẩn = (D – d) cm, với D = đường kính vòng phân giải, d = đường kính lỗ thạch Quy ước: (D-d) ≥ 2,5 cm: Hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh (D-d) ≥ 2,0 cm: Hoạt tính kháng khuẩn mạnh (D-d) ≥ 1,5 cm: Hoạt tính kháng khuẩn trung bình Vòng vô khuẩn Lỗ thạch Đĩa thạch cấy vi khuẩn thử nghiệm
  • 35. 24 (D-d) < 1,5 cm: Hoạt tính kháng khuẩn yếu. 2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu Dùng toán thống kê, phần mềm Statgraphics Centurion XVI và phần mềm Excel để xử lý số liệu thu được (Nguyễn Hải Tuấn, Ngô Kim Khôi, 1996) - Tính giá trị trung bình mẫu: X = 1 n 1 n i i X = ∑ X : giá trị trung bình Xi: trị số đo đếm n: số mẫu đo đếm - Độ lệch tiêu chuẩn: phản ánh độ sai lệch hoặc độ dao động của các giá trị với giá trị trung bình. Sn= 2 1 1 ( ) 1 n i i X X n = − − ∑ (với n > 30) Sn: độ lệch tiêu chuẩn X : giá trị trung bình Xi: trị số đo đếm n: số mẫu đo đếm - So sánh trung bình 2 mẫu Tính 2 2 2 1 2 1 21 n S n S XX U + − = Nếu U > 1,96 thì sự sai khác giữa X1 và X2 là rõ rệt với độ tin cậy 95%. - Hệ số tương quan 2 mẫu:
  • 36. 25 Với: r: hệ số tương quan xi, yi: giá trị của mẫu Đánh giá r: r = 0: x, y hoàn toàn độc lập với nhau r = 1: x, y có quan hệ tuyến tính với nhau 0,0 < r < 0,3: Mức độ tương quan yếu 0,3 < r < 0,5: Mức độ tương quan trung bình 0,5 < r < 0,7: Mức độ tương quan tương đối chặt 0,7 < r < 0,9: Mức độ tương quan chặt 0,9 < r < 1: Mức độ tương quan rất chặt
  • 37. 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hình thái, kích thước và cấu tạo giải phẫu lá TGNN 3.1.1. Hình thái lá TGNN Lá đơn, mọc cách, đôi khi gần như đối, không lông, dầy như da, xếp thành 2 hàng trên cành nhỏ. Phiến lá giòn, đa hình, đầu lá tù hay nhọn, đáy lá nhọn, tù hay tròn. Lá có 3 đến 4 đôi gân xếp xen kẽ, hình lông chim. Gân chính giữa lớn, lồi hai mặt. 3.1.1.1. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Mận TGNN ký sinh trên cây Mận có các dạng lá được thể hiện ở hình 3.1. Hình 3.1. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mận D C E A B
  • 38. 27 Qua hình 3.1 cho thấy TGNN có 5 kiểu lá: − Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2 lần, chóp lá nhọn và gốc lá tù hay nhọn (hình 3.1. A). − Kiểu lá 2: phiến hình bầu dục rộng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2 lần, chóp lá và gốc lá đều tù (hình 3.1. B). − Kiểu lá 3: phiến lá hình tim ngược có chóp lá hai thùy, gốc lá nhọn hay bất đối (hình 3.1. C). − Kiểu lá 4: phiến lá hình trứng ngược có chóp lá tù, gốc lá nhọn (hình 3.1. D). − Kiểu lá 5: phiến hình trứng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, rộng hơn ở phần dưới gốc, phiến lá dạng quả trứng (hình 3.1. E). Lá TGNN ký sinh trên cây Mận có mép nguyên phẳng hay lượn sóng, màu xanh đậm. Kiểu lá thường gặp nhất là kiểu lá hình bầu dục. Lá màu lục lợt, những phần gần gân lá lại hơi ngả vàng. Gân chính lồi rõ. 3.1.1.2. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Xoài TGNN ký sinh trên cây Xoài có 4 kiểu lá: − Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2 lần, chóp lá tù hay nhọn, gốc lá nhọn (hình 3.2. A1, A2). − Kiểu lá 2: phiến hình trứng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, phần dưới gốc rộng hơn, phiến lá dạng quả trứng (hình 3.2. B). − Kiểu lá 3: phiến hình tim ngược có chiều dài gần bằng chiều rộng, chóp lá hai thùy, gốc nhọn (hình 3.2. C). − Kiểu lá 4: phiến hình trứng ngược có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, phần gần chóp rộng hơn (hình 3.2. D). Lá TGNN ký sinh trên cây Xoài có màu lục đậm, mép nguyên, có khi hơi gợn sóng. Đa số lá có phiến bầu dục hay hình trứng, hiếm khi thấy lá hình tim.
  • 39. 28 Hình 3.2. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài 3.1.1.3. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Bàng TGNN ký sinh trên cây Bàng có 4 kiểu lá: − Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục, có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, chóp lá nhọn và gốc lá nhọn, lệch (hình 3.3. A1, A2). − Kiểu lá 2: phiến hình tròn, có chiều dài xấp xỉ chiều rộng (hình 3.3. B). − Kiểu lá 3: phiến hình trứng, có chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần chiều rộng, chóp lá nhọn và gốc lá tròn (hình 3.3. C). − Kiểu lá 4: phiến hình trứng ngược, có chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần chiều rộng, chóp lá tròn và gốc bất đối (hình 3.3.D). Lá TGNN ký sinh trên cây Bàng có màu lục lợt, mép nguyên. Kiểu lá bầu dục phổ biến nhất. A1 B C A2 D
  • 40. 29 Hình 3.3. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 3.1.1.4. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Khế TGNN ký sinh trên cây Khế có 3 kiểu lá: − Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, chóp lá tù và gốc lá tròn hay nhọn (hình 3.4. A1, A2). − Kiểu lá 2: phiến hình trứng, chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần, phần rộng hơn ở phía gần gốc lá (hình 3.4. B1, B2). − Kiểu lá 3: phiến hình trứng ngược, chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần, phần rộng hơn ở phía gần chóp lá (hình 3.4. C). Lá TGNN ký sinh trên cây Khế có màu lục đậm như lá TGNN ký sinh trên cây Xoài. Lá có mép nguyên. Trong các kiểu lá trên, kiểu lá bầu dục là thường gặp. A1 BA2 DC
  • 41. 30 Hình 3.4. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Khế 3.1.1.5. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta có 4 kiểu lá: − Kiểu lá 1: phiến hình trứng có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, chóp lá nhọn và gốc lá lệch, phần rộng nhất gần với gốc lá (hình 3.5. A). − Kiểu lá 2: phiến hình bầu dục rộng có chiều dài gấp chiều rộng khoảng 1,5 lần, chóp lá tròn, gốc lá lệch (hình 3.5. B). − Kiểu lá 3: phiến hình bầu dục thuôn có chiều dài gấp 3 – 4 lần chiều rộng, chóp lá nhọn, gốc lá nhọn, lệch (hình 3.5. C). − Kiểu lá 4: phiến hình mũi mác ngược có chiều dài gấp chiều rộng khoảng 3 – 4 lần, chóp lá tù, gốc lá nhọn, lệch, phần rộng nhất ở gần chóp (hình 3.5. D). Lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta có mép nguyên hay gợn sóng. A1 B1 A2 B2 C
  • 42. 31 Hình 3.5. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 3.1.1.6. Hình thái lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có 2 kiểu lá: − Kiểu lá 1: phiến hình bầu dục, có chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2,5 lần, chóp lá nhọn, gốc lá nhọn hay tròn (hình 3.6. A1, A2). − Kiểu lá 2: phiến hình trứng, có chiều dài gấp 1,5 – 2,5 lần chiều rộng, chóp lá nhọn và gốc lá tròn, lệch (hình 3.6. B1, B2). Lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có màu lục lợt. Đa số các lá có phiến hình bầu dục. Mép lá nguyên, có khi hơi gợn sóng. A B C D
  • 43. 32 Hình 3.6. Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ Nhận xét: Hình dạng phiến lá TGNN trên 6 loài cây chủ rất đa dạng. Trong đó kiểu phiến bầu dục là kiểu phổ biến nhất, kế đó là kiểu phiến hình trứng, hình trứng ngược, ít khi thấy kiểu phiến hình tim ngược, hình mác. Dạng mép lá TGNN trên các đối tượng khảo sát cũng đa dạng từ kiểu mép nguyên phẳng, mép uốn cong đến mép lượn sóng. Về màu lá cho thấy TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có lá màu lục lợt nhất; lá TGNN ký sinh trên cây Bàng có màu lục lợt; còn lá TGNN ký sinh trên cây Xoài, Khế và Mãng cầu ta có màu lục đậm hơn. B1A1 A2 B2
  • 44. 33 3.1.2. Kích thước lá TGNN Do hình thái phiến lá TGNN đa dạng ở các cây chủ khác nhau, chúng tôi đã chọn kiểu lá hình bầu dục để đo kích thước vì đây là kiểu lá thường gặp ở các cây chủ. Số liệu về kích thước trung bình của lá TGNN được trình bày ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Kích thước lá trung bình của TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) Cây chủ Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng Chiều dài cuống lá (cm) Diện tích lá (cm2 ) Mận 8,08 ± 2,32 4,13 ± 1,12 1,97 ± 0,25 0,82 ± 0,20 35,59 ± 19,18 Xoài 8,78 ± 1,33 4,79 ± 0,93 1,86 ± 0,20 1,00 ± 0,27 42,98 ± 14,62 Bàng 8,62 ± 1,75 4,78 ± 0,88 1,82 ± 0,28 0,71 ± 0,42 42,21 ± 16,69 Khế 9,11 ± 2,17 4,32 ± 1,18 2,15 ± 0,28 0,83 ± 0,18 41,55 ± 20,63 Mãng cầu ta 7,46 ± 2,24 3,96 ± 1,58 2,02 ± 0,45 0,79 ± 0,38 32,56 ± 20,08 Sứ đỏ 10,27 ± 1,24 5,29 ± 0,95 1,99 ± 0,35 0,66 ± 0,16 54,80 ± 14,64 Qua các số liệu ở bảng 3.1 và các phụ lục 1, 6, 2, 7, 5, 10 cho thấy có sự sai khác rõ rệt về kích thước lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ. Chiều dài, chiều rộng và diện tích lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta có kích thước nhỏ nhất với các giá trị tương ứng là 7,64 cm, 3,96 cm và 32,56 cm2 . Lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có kích thước lớn nhất với chiều dài lá 10,27 cm, chiều rộng lá 5,29 cm và diện tích lá 54,84 cm2 . Kích thước lá TGNN ký sinh trên cây Xoài, Bàng và Khế ít có sự sai khác. Về tỉ lệ chiều dài/chiều rộng của lá thì lá TGNN sống ký sinh trên các cây chủ có sự sai khác ý nghĩa. Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng của lá TGNN ký sinh trên cây
  • 45. 34 Bàng có tỉ lệ nhỏ nhất 1,82, còn trên cây Khế có tỉ lệ lớn nhất 2,15. (Phụ lục bảng 4, 9). Chiều dài cuống lá TGNN trên các loài cây chủ có đặc điểm: lá TGNN trên cây Mận, Khế có chiều dài cuống giống nhau và khác chiều dài cuống lá TGNN trên các loài cây chủ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 3, 8). Lá TGNN trên cây Xoài có cuống dài nhất (1,00 ± 0,27 cm), lá TGNN trên cây Sứ đỏ có cuống ngắn nhất (0,66 ± 0,16 cm). Diện tích lá TGNN trên cây Xoài và Bàng tương đương nhau và khác với các lá trên các loài cây chủ còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 5, 10). Lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có diện tích lớn nhất (54,80 ± 14,64 cm2 ), lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta có diện tích nhỏ nhất (32,56 ± 20,08 cm2 ). Có mối tương quan chặt giữa chiều dài cuống lá với diện tích lá TGNN. Phương trình tương quan giữa chiều dài cuống lá với diện tích lá TGNN là y = 2,3668x2 – 18,226x + 69,51 R² = 0,874 x: chiều dài cuống lá (cm) y: diện tích lá (cm2 ) R: hệ số tương quan 3.1.3. Số lượng và kích thước khí khổng của TGNN 3.1.3.1. Số lượng khí khổng Khí khổng có ở hai mặt lá, cấu tạo theo kiểu song bào (kiểu Cà phê), tức là có hai tế bào phụ xếp song song với 2 tế bào gác.
  • 46. 35 Hình 3.7. Biểu bì và khí khổng của lá TGNN 1.Tế bào gác 2. Khe khí khổng 3. Tế bào phụ Số lượng khí khổng trung bình ở 2 mặt lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ được trình bày ở bảng 3.2 Bảng 3.2. Số lượng (cái/mm2 ) khí khổng trung bình của lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) Cây chủ Mặt trên lá Mặt dưới lá Mận 104 ± 14 157 ± 23 Xoài 91 ± 10 144 ± 25 Bàng 74 ± 19 109 ± 23 Khế 74 ± 8 134 ± 13 Mãng cầu ta 76 ± 12 128 ± 38 Sứ đỏ 87 ± 14 141 ± 22 20 µm 1 2 3
  • 47. 36 Hình 3.8. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Mận (trên 1 mm2 ) Hình 3.9. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Xoài (trên 1 mm2 ) Hình 3.10. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Bàng (trên 1 mm2 ) A A A B B B 100 µm100 µm 100 µm 100 µm 100 µm 100 µm
  • 48. 37 Hình 3.11. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Khế (trên 1 mm2 ) Hình 3.12. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu (trên 1 mm2 ) Hình 3.13. Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ (trên 1 mm2 ) Qua số liệu ở bảng 3.2 và các hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13 cho thấy: + Số lượng khí khổng mặt trên của lá TGNN trên các loài cây chủ có sự khác biệt và có ý nghĩa về mặt thống kê (P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 11, 13). A A B B A B 100 µm 100 µm 100 µm 100 µm 100 µm100 µm
  • 49. 38 Ở mặt trên của lá TGNN sống ký sinh trên cây Mận có số lượng khí khổng nhiều nhất (104 khí khổng/1 mm2 ), còn lá TGNN ký sinh trên cây Bàng có số lượng khí khổng ít nhất (74 khí khổng/1 mm2 ). + Số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá TGNN các loài cây chủ khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P-Value = 0,000 < 0,05) (Phụ lục bảng 12, 14). Lá TGNN ký sinh trên cây Mận có số lượng khí khổng nhiều nhất (157 khí khổng/1 mm2 ), lá TGNN ký sinh trên cây Bàng có số lượng ít nhất (109 khí khổng/1 mm2 ). 3.1.3.2. Kích thước khí khổng Kích thước của khí khổng ở lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Kích thước khí khổng trung bình (µm) của TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) Cây chủ Khí khổng ở mặt trên lá Khí khổng ở mặt dưới lá Chiều dài Chiều rộng Diện tích Chiều dài Chiều rộng Diện tích Mận 21,75 ± 2,94 16,69 ± 2,56 366,75 ± 93,10 22,43 ± 3,49 16,85 ± 2,96 385,25 ± 119,28 Xoài 22,50 ± 2,16 15,92 ± 2,01 359,92 ± 66,05 22,19 ± 2,10 16,60 ± 2,74 370,86 ± 78,56 Bàng 24,53 ± 2,39 17,77 ± 1,84 436,98 ± 70,49 23,04 ± 3,15 17,72 ± 2,72 410,80 ± 76,94 Khế 21,84 ± 3,14 16,68 ± 2,75 369,46 ± 102,43 20,50 ± 2,42 15,87 ± 2,30 328,23 ± 76,94 Mãng cầu ta 24,20 ± 2,15 18,14 ± 2,29 440,39 ± 75,20 23,19 ± 2,89 16,93 ± 2,90 396,04 ± 99,21 Sứ đỏ 24,16 ± 2,29 18,87 ± 2,47 458,59 ± 92,36 23,40 ± 2,42 18,78 ± 2,78 443,12 ± 103,73
  • 50. 39 Qua các số liệu ở bảng 3.3 và phụ lục 15, 17, 16, 18 cho thấy: Diện tích khí khổng mặt trên và mặt dưới của lá TGNN trên các loài cây chủ có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (P-value = 0,000 < 0,05). Diện tích khí khổng trung bình mặt trên và mặt dưới của lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ là lớn nhất (diện tích tương ứng là 458,59 µm2 và 443,12 µm2 ); còn trên cây Xoài (diện tích tương ứng là 359,92 µm2 và 370,86 µm2 ) và trên cây Khế (diện tích tương ứng là 369,46 µm2 và 328,23 µm2 ) là nhỏ nhất. 3.1.4. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ được thể hiện ở hình 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18 và 3.19 Hình 3.14. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mận 1. Biểu bì mang cutin 2. Khí khổng 3. Hạ bì 4. Thể cứng 5. Lục mô 6. Mô dầy 7. Gỗ 8. Libe 50µm
  • 51. 40 Hình 3.15. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài Hình 3.16. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 100µm 100µm
  • 52. 41 Hình 3.17. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Khế Hình 3.18. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 100µm 100µm
  • 53. 42 Hình 3.19. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ Nhận xét:  Về cấu tạo phiến lá: Cấu tạo giải phẫu phiến lá TGNN từ mặt trên xuống mặt dưới lá gồm các lớp tế bào: - Tầng cutin trên - Biểu bì trên: 1 lớp tế bào - Hạ bì trên: 1 lớp tế bào - Lục mô: phân hóa yếu, gồm khoảng 10 – 12 lớp tế bào. - Hạ bì dưới: 1 lớp tế bào - Biểu bì dưới: 1 lớp tế bào - Tầng cutin dưới - Rải rác trong lục mô có các thể cứng 100µm
  • 54. 43  Về cấu tạo gân lá Cấu tạo giải phẫu phần gân chính của lá TGNN từ mặt trên xuống mặt dưới lá gồm các lớp tế bào: - Tầng cutin trên - Biểu bì trên: 1 lớp tế bào - Hạ bì trên: 1 lớp tế bào - Mô dầy xốp trên: 3 - 4 lớp tế bào có vách dầy đều, có khoảng gian bào nhỏ. - Nhu mô: tế bào hình cầu hay đa giác có kích thước lớn hơn tế bào của mô dầy. Có các thể cứng rải rác trong nhu mô. - Mô dầy xốp dưới: 3 - 4 lớp tế bào có vách dầy đều. - Bó dẫn: gồm gỗ phía trên, libe phía dưới. Có khoảng 3 – 4 bó dẫn, - Hạ bì dưới: 1 lớp tế bào - Biểu bì dưới: 1 lớp tế bào - Tầng cutin dưới. Nhìn chung cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ ít có sai khác, chúng chỉ khác nhau về độ dầy của các lớp tế bào. Biểu bì gồm những tế bào nhỏ xếp đều đặn, mang lớp cutin dầy, lớp cutin mặt dưới dầy hơn mặt trên. Hạ bì gồm 1 lớp tế bào nằm sát lớp biểu bì, vách dầy hơn, thường bắt màu thuốc nhuộm đậm hơn. Hạ bì trên dầy hơn hạ bì dưới. Sự có mặt của lớp hạ bì và lớp cutin dầy chứng tỏ TGNN là loài cây ưa sáng. Lục mô phân hóa kém, gồm khoảng 10 – 12 lớp tế bào; từ mặt trên xuống mặt dưới lá gồm: 2 – 3 lớp tế bào lục mô hơi thuôn dài có nhiều lục lạp và rất ít khoảng gian bào, 6 – 7 lớp tế bào lục mô ở giữa lá có dạng đa giác hay hình cầu, khoảng 2 lớp tế bào lục mô phía mặt dưới lá có kích thước nhỏ có nhiều lục lạp và rất ít khoảng gian bào; có nhiều mô cứng nằm rải rác trong phần lục mô ở phiến lá và quanh bó mạch chính ở phần gân lá. Độ dầy các lớp tế bào của lá TGNN được trình bày trong bảng 3.4
  • 55. 44 Bảng 3.4. Độ dầy (µm) và tỉ lệ % các lớp tế bào lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) Cây chủ Cutin trên Biểu bì trên Hạ bì trên Lục mô Hạ bì dưới Biểu bì dưới Cutin dưới Tổng Mận 5,12 ± 0,98 13,37 ± 2,05 15,80 ± 2,74 301,82 ± 38,10 14,10 ± 2,77 14,00 ± 1,76 6,18 ± 1,07 369,95 ± 13,70 1,38% 3,61% 4,27% 81,49% 3,81% 3,78% 1,67% 100 % Xoài 4,42 ± 1,14 12,40 ± 2,45 14,81 ± 2,05 305,82 ± 50,64 12,55 ± 2,07 12,93 ± 1,95 5,35 ± 0,80 368,36 ± 18,49 1,2% 3,37% 4,02% 83,04% 3,41% 3,51% 1,45% 100 % Bàng 4,57 ± 1,44 12,53 ± 1,58 15,05 ± 2,43 340,24 ± 49,90 15,33 ± 2,45 14,08 ± 1,54 5,45 ± 1,28 407,24 ± 18,15 1,12% 3,08% 3,70% 83,55% 3,76% 3,46% 1,34% 100 % Khế 4,18 ± 0,97 12,91 ± 2,67 15,13 ± 3,53 317,56 ± 34,65 13,16 ± 2,41 13,05 ± 1,54 5,26 ± 1,01 381,40 ± 12,37 1,1% 3,39% 3,97% 83,29% 3,45% 3,42% 1,38% 100 % Mãng cầu ta 5,32 ± 1,09 15,49 ± 2,17 17,58 ± 3,18 308,20 ± 33,52 13,95 ± 2,32 14,64 ± 1,99 6,32 ± 1,11 381,50 ± 11,94 1,39% 4,06% 4,61% 80,79% 3,66% 3,84% 1,66% 100 % Sứ đỏ 4,33 ± 0,95 14,75 ± 1,54 16,72 ± 2,87 336,07 ± 30,11 14,48 ± 2,36 15,47 ± 2,11 5,84 ± 1,03 407,70 ± 10,72 1,06% 3,62% 4,10% 82,44% 3,55% 3,79% 1,43% 100 % Nhận xét: Qua nghiên cứu giải phẫu lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác nhau, chúng tôi nhận thấy cấu trúc và số lớp tế bào lá là tương đương nhau; độ dầy các lớp tế bào lá TGNN trên các cây chủ có sự sai khác nhất định và mang ý nghĩa thống kê (P-value = 0,000 < 0,05) (phụ lục bảng 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32).
  • 56. 45 Lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có độ dầy lớn nhất (407,70 µm), còn lá TGNN ký sinh trên cây Xoài có độ dầy mỏng nhất (368,36 µm). Độ dầy lá do độ dầy lục mô quyết định, do nó chiếm từ 80,79% đến 83,55%. Độ dầy lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ có sự sai khác rõ rệt giữa 2 nhóm: Nhóm 1 trên các cây chủ Xoài, Mận, Khế, Mãng cầu ta; nhóm 2 trên cây chủ Bàng, Sứ đỏ. Sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P-value = 0,000 < 0,05). Lớp lục mô của lá TGNN ký sinh trên cây Bàng dầy nhất (340,24 ± 49,90 µm), trên cây Mận mỏng nhất (301,82 ± 38,10 µm). Độ dầy của lớp lục mô lá TGNN ký sinh trên cây Xoài, Mãng cầu ta như nhau. Độ dầy của lớp lục mô lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ và Bàng cũng giống nhau; còn trên các cây chủ còn lại thì khác biệt đáng kể (Phụ lục bảng 22, 29). 3.1.5. Sự tương quan về kích thước lá TGNN với số lượng khí khổng, diện tích khí khổng và độ dầy lá Lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ có sự sai khác về diện tích lá, số lượng khí khổng, diện tích khí khổng và độ dầy của lá. Mối tương quan giữa diện tích lá với diện tích khí khổng, tương quan giữa diện tích lá và số lượng khí khổng, tương quan giữa diện tích lá và độ dầy của lá là rất yếu. Tuy nhiên có mối tương quan chặt giữa số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá TGNN. Phương trình tương quan giữa số khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá TGNN như sau: y = 110,92x0,1768 R² = 0,8858 y: số khí khổng ở mặt trên của lá TGNN x: số khí khổng ở mặt dưới của lá TGNN R: hệ số tương quan
  • 57. 46 3.2. Hình thái và cấu tạo thân TGNN 3.2.1. Mô tả hình thái thân Thân cây TGNN mọc ra từ vị trí của rễ mút, chiều dài của thân chính từ 1 – 1,5 m có khi đến 2 m; đường kính thân khoảng 0,5 cm. Thân sù sì, vỏ thân có rất nhiều bì khổng. Dọc theo thân có những vằn mờ kiểu lượn sóng. Hình dạng thân của TGNN trên các cây chủ về cơ bản là giống nhau, màu sắc thay đổi từ màu xám trắng đến nâu đen. Hình 3.20. Thân TGNN ký sinh trên cây Mận 3.2.2. Cấu trúc thân non Cấu tạo giải phẫu thân non TGNN được thể hiện ở hình 3.21
  • 58. 47 Hình 3.21. Cấu tạo một phần lát cắt thân TGNN ký sinh trên cây Mận 1. Lông 2. Biểu bì 3. Nhu mô vỏ 4. Thể cứng 5. Libe sơ cấp 6. Vùng phân sinh libe-gỗ 7. Gỗ sơ cấp 8. Nhu mô tủy Cấu tạo thân của TGNN có sự phân biệt rõ ràng giữa vùng vỏ và vùng tuỷ. Gồm có: Miền vỏ: Gồm biểu bì có lông, các tế bào mô mềm và các thể cứng. Các thể cứng xếp rải rác bao quanh phía ngoài miền trụ và nằm xen lẫn với các tế bào mô mềm vỏ. Các đám cương mô nằm ngoài libe. Miền trụ: Trong phần trụ, libe và gỗ xếp chồng chất hở, theo trật tự libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong, vùng phân sinh libe – gỗ nằm ở giữa. Trên tất cả các cây chủ, trong nhu mô tủy có các thể cứng rất lớn tập trung thành từng đám. Nhìn chung, thân non của loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác nhau không có sự sai khác về cấu trúc (hình 3.22, 3.23, 3.24, 3.25, 3.26, 3.27). 0,1mm
  • 59. 48 Hình 3.22. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mận Hình 3.23. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Xoài 0,2mm 0,2mm
  • 60. 49 Hình 3.24. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Bàng Hình 3.25. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Khế 0,2mm 0,2mm
  • 61. 50 Hình 3.26. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mãng cầu ta Hình 3.27. Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Sứ đỏ 3.3. Hình thái vị trí tiếp xúc của rễ mút TGNN với cành cây chủ Rễ mút của các loài trong họ Tầm gửi là một cấu trúc đặc biệt giúp cây lấy nước và các muối khoáng từ cây chủ. 0,2mm 0,2mm
  • 62. 51 Năm 1998, Calvin và Wilson đã phân biệt hình thái vị trí tiếp xúc của rễ mút các loài thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) với cành cây chủ có 4 kiểu đó là: + Kiểu 1: rễ Tầm gửi ở phía ngoài vỏ cành cây chủ, mọc dọc theo bề mặt của cành và có rễ mút đâm xuyên qua vỏ vào gỗ của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng. + Kiểu 2: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của rễ mút là chủ yếu và một phần mô của cây chủ. + Kiểu 3: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của cây chủ là chủ yếu và một phần mô của rễ mút. + Kiểu 4: rễ cây ký sinh đâm vào vỏ cây chủ, lan truyền trong vỏ và đi đến vùng gỗ của cây chủ để hút chất dinh dưỡng [14]. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ có 3 loại hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây chủ. Bảng 3.5. Các kiểu hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây chủ Cây chủ Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Mận X X Xoài X Bàng X X Khế X Mãng cầu ta X X Sứ đỏ X
  • 63. 52 Hình 3.28. Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 1 A. Mận B. Xoài C. Khế D. Bàng, E. Mãng cầu ta F. Cắt dọc vị trí rễ mút TGNN trên cây Xoài 1. Cành cây chủ 2. Thân TGNN 3. Khối u do rễ mút sơ cấp tạo thành 4. Rễ mút A B C D E F 1 3 24 3 2 1 2 1 3 13 2 3 1 2 1 23
  • 64. 53 Hình 3.29. Hình thái vị trí tiếp xúc củaTGNN với các cây chủ - kiểu 2 (trên cây Mãng cầu ta (A) và Mận (B)) 1.Cành cây chủ 2. Thân TGNN 3. Rễ mút 4. Mô TGNN 5. Mô cây chủ 1 3 4 2 5 A1 B1 2 5 4 1 3 A2 B2
  • 65. 54 Hình 3.30. Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 3 (trên cây Bàng (A), Sứ đỏ (B)) 1. Cành cây chủ 2. Thân TGNN 3. Rễ mút 4. Mô cây chủ phình to 3.4. Hình thái hoa TGNN 3.4.1. Mô tả hoa TGNN có hoa đều, lưỡng tính, màu xanh nhạt, có khi hơi ngả vàng, mọc thành chùm ở nách lá. Hoa phủ đầy lông, đặc biệt ở bầu nhụy. Cuống hoa dài khoảng 2 – 4,5 mm, đế hoa bằng. Lá bắc nhỏ, dạng vảy ôm lấy bầu nhụy. Đài: 5 – 6 lá đài, hợp, tiền khai van. Tràng hoa 5 cánh chia làm 2 phần, phần dưới dính thành 2 4 3 2 1 A2 A1 B1 B2 1 2 3 4
  • 66. 55 ống hơi phình, phần trên tự do cong trở lại phía cuống hoa. Bộ nhị gồm 5 nhị đều, rời, phần dưới dính liền với ống tràng, phần trên tự do; chỉ nhị màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu da cam; bao phấn hướng nội màu da cam hoặc đỏ, nứt dọc; hạt phấn rời, hình sao 3 cánh, màu vàng tươi. Bộ nhụy có bầu dưới, một ô, một noãn đính đáy, vòi nhụy dài vượt quá nhị, đầu nhụy tròn có một rãnh hình chữ X. Hình 3.31. Các thành phần cấu tạo hoa TGNN A. Cành mang hoa B. Hoa cắt dọc C.Lá bắc của hoa D. Bầu nhụy cắt dọc E. Nhị dính với cánh hoa A B C D E
  • 67. 56 3.4.2. Kích thước các thành phần cấu tạo hoa Hình thái hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ được thể hiện ở hình 3.32 A. Hoa TGNN ký sinh trên cây Mận B. Hoa TGNN ký sinh trên cây Xoài C. Hoa TGNN ký sinh trên cây Bàng
  • 68. 57 D. Hoa TGNN ký sinh trên cây Khế E. Hoa TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta F. Hoa TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ Hình 3.32. Hoa Tầm gửi năm nhị
  • 69. 58 Kích thước các thành phần cấu tạo hoa TGNN ký sinh trên các cây chủ khác nhau được thể hiện qua bảng 3.6 Bảng 3.6. Kích thước (mm) các thành phần hoa của loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ (n = 60) Cây chủ Cuống (mm) Bầu nhụy (mm) Ống tràng (mm) Tràng tự do (mm) Chỉ nhị (mm) Bao phấn (mm) Vòi nhụy (mm) Mận 2,53 ± 0,70 3,26 ± 0,59 5,72 ± 1,50 11,75 ± 1,50 16,25 ± 1,89 2,77 ± 0,57 17,29 ± 1,94 Xoài 3,27 ± 1,55 3,20 ± 0,50 5,37 ± 1,08 13,10 ± 2,70 17,61 ± 1,97 3,16 ± 0,84 18,65 ± 2,43 Bàng 3,32 ± 0,64 3,21 ± 0,57 4,79 ± 0,87 15,42 ± 2,11 19,21 ± 2,01 4,57 ± 0,93 20,47 ± 2,05 Khế 3,04 ± 0,82 3,22 ± 0,75 5,40 ± 1,13 12,94 ± 2,29 16,70 ± 2,64 3,44 ± 0,86 18,40 ± 2,30 Mãng cầu ta 4,14 ± 0,91 3,40 ± 0,62 5,95 ± 1,20 14,07 ± 1,96 14,89 ± 3,84 3,62 ± 1,03 16,36 ± 4,16 Sứ đỏ 3,01 ± 0,46 3,44 ± 0,52 6,32 ± 0,78 15,88 ± 2,18 19,49 ± 3,26 4,72 ± 0,87 21,18 ± 2,11 Từ những số liệu ở bảng 3.6 cho thấy: - Cuống hoa TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta dài nhất (4,14 ± 0,91 mm), trên cây Mận ngắn nhất (3,01 ± 0,46 mm); còn trên 4 loài cây chủ Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta sai khác không có ý nghĩa (phụ lục 33, 40). − Bầu nhụy TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ dài nhất (3,44 ± 0,52 mm), còn độ dài của bầu nhụy TGNN ký sinh trên 5 cây chủ còn lại sai khác không rõ rệt (phụ lục 34, 41). − Chiều dài ống tràng của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (6,32 ± 0,78 mm), trên cây Bàng ngắn nhất (4,79 ± 0,87 mm). Sự sai khác về chiều dài ống tràng của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai khác có ý nghĩa (phụ lục 35, 42).
  • 70. 59 − Chiều dài phần tràng tự do của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (15,88 ± 2,18 mm), trên cây Mận ngắn nhất (11,75 ± 1,50 mm). Sự sai khác về chiều dài phần tràng tự do của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai khác có ý nghĩa (phụ lục 36, 43). − Chiều dài chỉ nhị của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (19,49 ± 3,26 mm), trên cây Mãng cầu ta ngắn nhất (14,89 ± 3,84 mm). Bao phấn của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (4,72 ± 0,87 mm), trên cây Mận ngắn nhất (2,77 ± 0,57 mm). Sự sai khác về chiều dài nhị và bao phấn của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai khác có ý nghĩa (phụ lục 37, 44, 38, 45). − Chiều dài vòi nhụy của hoa TGNN trên cây Sứ đỏ dài nhất (21,18 ± 2,11 mm), trên cây Mãng cầu ta ngắn nhất (16,36 ± 4,16 mm). Sự sai khác về chiều nhụy của hoa TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ sai khác có ý nghĩa (phụ lục 39, 46). Như vậy hoa TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có các chỉ số kích thước lớn nhất so với hoa TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác. Hoa TGNN trên các cây chủ khác nhau cũng có những khác biệt nhất định về kích thước các thành phần cấu tạo hoa. Như ở mục 3.1.2 cho thấy lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có kích thước lớn nhất và hoa có nhiều thành phần cấu tạo lớn nhất. Trong khi đó diện tích lá TGNN năm nhị ký sinh trên cây Mận và Mãng cầu ta có kích thước nhỏ thì các thành phần cấu tạo hoa cũng thường nhỏ. Tương quan giữa diện tích lá với chiều dài ống tràng của hoa, diện tích lá với vòi nhụy của hoa và giữa diện tích lá với bầu nhụy của hoa TGNN là chặt. Phương trình tương quan giữa diện tích lá với chiều dài ống tràng ở hoa TGNN như sau: y = 0,145x2 – 0,8621x + 6,41 với R² = 0,8504 y: giá trị diện tích lá (cm2 ) x: giá trị chiều dài ống tràng (cm) R: hệ số tương quan
  • 71. 60 Phương trình tương quan giữa diện tích lá với chiều dài vòi nhụy ở hoa TGNN như sau: y = 0,0664x2 + 1,3293x + 15,08 với R² = 0,7862 y: giá trị diện tích lá (cm2 ) x: giá trị chiều dài vòi nhụy (cm) Phương trình tương quan giữa diện tích lá với chiều dài bầu nhụy ở hoa TGNN như sau: y = 0,0361x2 – 0,2522x + 3,624 với R² = 0,8851 y: giá trị diện tích lá (cm2 ) x: giá trị chiều dài bầu nhụy (cm) 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn Hoạt tính kháng các chủng vi khuẩn của các cao thử được thể hiện qua bảng 3.7 và các hình 3.33, 3.34, 3.35, 3.36, 3.37, 3.38) Bảng 3.7. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các cao thử (n = 5) Tên cao Đường kính vòng vô khuẩn D – d (cm) Bacillus subtilis Staphylococcus aureus Pseudomonas aeruginosa E. coli E. coli kháng Ampicillin MRSA TM 0,53 ± 0,01 0,53 ± 0,03 0 0 0 0,59 ± 0,03 TX 0,28 ± 0,02 0,27 ± 0,02 0 0 0 0 TB 0,50 ± 0,03 0,64 ± 0,05 0 0 0 0,61 ± 0,03 TK 0,32 ± 0,04 0,50 ± 0,03 0 0 0 0 TMc 0,77 ± 0,23 0,65 ± 0,05 0 0 0,56 ± 0,07 0,52 ± 0,08 TS 0,60 ± 0,05 0,53 ± 0,08 0 0 0 0,27 ± 0,03 Ghi chú: TM: cao TGNN ký sinh trên Mận TX: caoTGNN ký sinh trên Xoài TB: cao TGNN ký sinh trên Bàng TK: cao TGNN ký sinh trên Khế TMc: cao TGNN ký sinh trên Mãng cầu ta TS: cao TGNN ký sinh trên Sứ đỏ
  • 72. 61 TM- Bs TX-Bs TB-Bs TK-Bs TMc-Bs TS-Bs Hình 3.33. Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của các cao thử TM-SA TX-SA TB-SA TK-SA TMc-SA TS-SA Hình 3.34. Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các cao thử TS1
  • 73. 62 TM-Pseu TX-Pseu TB-Pseu TK-Pseu TMc-Pseu TS-Pseu Hình 3.35. Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao thử TM - E. coli TX - E. coli TB - E. coli TK - E. coli TMc - E. coli TS – E. coli Hình 3.36. Kết quả hoạt tính kháng E. coli của các cao thử
  • 74. 63 TM- E. coli kháng Ampicilin TX - E. coli kháng Ampicilin TB - E. coli kháng Ampicilin TK - E. coli kháng Ampicilin TMc - E. coli kháng Ampicilin TS - E. coli kháng Ampicilin Hình 3.37. Kết quả hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin của các cao thử TM-MRSA TX-MRSA TB-MRSA TK-MRSA TMC-MRSA TS-MRSA Hình 3.38. Kết quả hoạt tính kháng MRSA của các cao thử
  • 75. 64 Nhận xét: - Tất cả các cao thử đều cho hoạt tính kháng Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus ở mức yếu. Đối với Bacillus subtilis thì cao TMc kháng với mức mạnh nhất (vòng vô khuẩn 0,77 ± 0,23 cm), cao TX kháng với mức yếu nhất (vòng vô khuẩn 0,28 ± 0,02 cm). Đối với Staphylococcus aureus thì cao TMc kháng với mức mạnh nhất (vòng vô khuẩn 0,65 ± 0,05 cm), cao TX kháng với mức yếu nhất (vòng vô khuẩn 0,27 ± 0,02 cm). - Không có cao thử nào có hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa và E. coli. - Chỉ có cao TMc có hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin (vòng vô khuẩn 0,56 ± 0,07 cm) ở mức yếu. - Các cao TM, TB, TMc, TS kháng được MRSA ở mức yếu. Trong đó, TS kháng yếu nhất (vòng vô khuẩn 0,27 ± 0,03 cm), TB kháng mạnh nhất (vòng vô khuẩn 0,61 ± 0,03 cm). Như vậy loài TGNN ký sinh trên cây Xoài và cây Khế không có hoạt tính kháng MRSA. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và của Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2011) cho thấy nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Dâu tằm không có hoạt tính kháng Pseudomomas aeruginosa, còn nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài có hoạt tính kháng khuẩn Pseudomomas aeruginosa ở mức trung bình chứng tỏ khả năng kháng khuẩn của loài TGNN chịu ảnh hưởng của cây chủ.
  • 76. 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ là Mận, Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta và Sứ đỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra các kết luận sau: - Hình dạng và cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ ít có sự sai khác; tuy nhiên có sự sai khác rõ về chiều dài cuống lá, diện tích lá, độ dầy của lá và số lượng khí khổng ở hai mặt lá . - Không có sự sai khác rõ về hình thái và cấu tạo giải phẫu thân non của TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ - Về hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây chủ thường gặp kiểu 1: rễ Tầm gửi ở phía ngoài vỏ cành cây chủ, mọc dọc theo bề mặt của cành và có rễ mút đâm xuyên qua vỏ và vào gỗ của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng. - Hoa TGNN ký sinh trên các cây chủ khác nhau cũng có những khác biệt nhất định về kích thước các thành phần cấu tạo hoa. Hoa TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ có các chỉ số kích thước lớn nhất so với hoa TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác. - Về hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN thì: + Tất cả các cao thử đều cho hoạt tính kháng Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus ở mức yếu. Các cao TM, TB, TMc, TS kháng được MRSA ở mức yếu. + Chỉ có cao TMc có hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin ở mức yếu. + Không có cao thử nào có hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa và E. coli. 2. KIẾN NGHỊ - Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của loài TGNN - Nghiên cứu sự sai khác về di truyền của loài TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác nhau. - Tiếp tục thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng ung thư của loài TGNN.
  • 77. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 2. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 3. Nguyễn Hoàng Hạt và cộng sự (2009), “β-sitosterol, β-sitosteryl arachidate và một este mới của cây mộc ý ngũ hùng ký sinh trên cây mít”, Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM, (số 24), tr. 62-66. 4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển 2, Nxb Trẻ, tr. 693. 5. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993), Cây gỗ kinh tế, Nxb Nông nghiệp. 6. Trần Công Khanh (1981), Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, tr. 22. 7. Lê Đình Khả và cộng sự (2009), “Nghiên cứu, xác định và so sánh một số đặc điểm của các dòng keo tai tượng tứ bội và nhị bội ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 114 – 120. 8. Đỗ Tất Lợi (2004), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.102, 569, 622. 9. Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em, Hoàng Văn Tới (2010), “Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của loài Mộc ký ngũ hùng Dendrophthoe pentandra (L.) Miq. thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae”, Tạp chí khoa học - Phòng Khoa học Công nghệ và Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 24(58),tr. 67 – 71. 10.Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Hoàng Hạt, Phạm Xuân Bằng (2011), “Hoạt tính kháng khuẩn và kháng ung thư của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Blume in Chult. F.) thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae)”, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ tư – Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, tr. 1233 – 1240.
  • 78. 67 11.Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 12.Trần Thanh Thủy (1999), Hướng dẫn thực hành vi sinh thực vật, Nxb Giáo dục, tr. 34 - 35, 50 - 52, 168 – 170. TIẾNG ANH 13.Carl Eugster và Richen (2000), “Spontaneously disperrsible concentrates compringsing esters of baccatin - II compounds having antitumor and antiviral activity”, Switerland, Patent (number 6057359). 14.Clyde L. Calvin, Carol A. Wilson (2006), “Comparative morphology of epicortical roots in Old and New World Loranthaceae with reference to root types, origin, patterns of longitudinal extension and potential for clonal growth”, Flora;Morphologie, Geobotanik, Oekophysiologie, 201(1), pp.51- 64. 15.Qiu, Huaxing, “Loranthaceae”, Flora of China, 5, pp. 220 – 239. 16. Lake S. Gill và G. Hawksworth (1961), The Mistletoes - A literature review 17. FAO (2006), Mangrove guidebook for Southern Asia, Part 2, Descriptions - Epiphyles, pp. 398 – 399. 18. Mohan Prasad Devkota, Gerhard Glatzel (2007), “Comparative haustoriummorphology and vegetative reproduction in the Old World genus Scurrula L. (Loranthaceae) from the Central Nepal Himalayas”, Flora, 202(3), pp.179-193. 19. M. C. thriveni, G. R. Shivamurthy (2010), “Mistletoes and their hosts in Karnataka, Journal of American Science”, The Journal of American Science, 6(10), pp. 827-834. 20. Nina Artani, Yelli Ma’arifa và Muhammad Hanafi (2006), “Isolation and Identification of Active Antioxidant Compound from Star Fruit (Averrhoa carambola) Mistletoe (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) Ethanol Extract”, Journal of Applied Sciences, 6(8), pp. 1659 – 1663.
  • 79. 68 21.Rafael Arruda, Luce lia Nobre Carvalho, Kleber Del-Claro (2006), “Host specifility of a Brazilian mistletoe, Struthanthus aff. Polyanthus (Loranthaceae), in cerrado tropical savanna”, Flora-Morphology, Distribution, Functional Ecology of Plants, 201(2), pp.127-134. 22.Sarvani Manthri, Chaitanya Sravanthi Kota, Manjula Talluri (2006), “Pharmacognostic, phytochemical and pharmacological review of Dendrophthoe falcata”, Journal of Phytology, 3(3), pp. 18 – 25. 23. Sylvia L. P. Ang & Jean W. H. Wong (2005), “A protocol for invitro germination ans sustainable growth of two tropical mistletoes”, Plant cell, Tissue and Organ Culture, pp. 221-228. 24. Wahyu Widowati, Tjandrawati Mozet, Chandra Risdian, Hana Ratnawati, Susy Tjahani, và Ferry Sandra (2001), “The comparision of antioxidative and proliferation Inhibitions properties of Piper betle L., Catharanthus roseus (L.) G. Don, Dendrophthie pentandra L. and Curcuma mangga Val. Extracts on T47D Cancer Cell Line”, International Research Jouunal of Biochemistry and Bioinformatics, 1(2), pp. 22-28. 25.Wongsatit Chuakul và cộng sự (2006), “Medicinal plants used in Kungkrabaen Royal Development Study Center, Chanthaburi Province”, Thai Journal of phytopharmacy, 13(1), pp.33 – 39. TRANG WEB 26.Bí ẩn của cây tầm gửi (26/6/2008) http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=85 27.Cây tầm gửi và tác dụng chữa bệnh (14/7/2010) http://www.dongythoxuanduong.com.vn/cac-bai-thuoc-hay/cay-tam-gui-va-tac- dung-chua-benh.html 28.http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/ 29.Điều kiện tự nhiên - Thành Phố Hồ Chí Minh http://www.hochiminhcity.gov.vn/default.aspx 30.Cây Mận (5/3/2011)
  • 80. 69 http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/cay-roi-ly-man-bo-dao-.492765.html 31.Cây Bàng http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/302 32.Mộc ký ngũ hùng http://www.lrchueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/M/Mo cKyNguHung.htm&key=&char=M
  • 81. I PHỤ LỤC Phụ lục 1. Chiều dài lá TGNN trên các loài cây chủ (n = 60) Stt Mận Xoài Bàng Khế Mãng cầu Sứ Stt Mận Xoài Bàng Khế Mãng cầu Sứ 1 9.61 8.04 7.58 9.78 8.09 11.56 31 8.26 9.03 7.25 9.87 9.24 10.02 2 15.25 13.1 7.81 10.87 10.61 10.03 32 10.17 9.4 8.06 9.36 11.25 10.49 3 12.93 9.61 7.62 13.17 9.08 10.65 33 10.05 7.05 7.96 9.66 6.46 8.61 4 7.4 8.92 6.92 10.47 7.04 9.71 34 8.62 7.18 10.49 10.11 7.57 10.07 5 7.91 9.4 8.38 13.35 8.19 11.84 35 8.07 10.69 6.48 10.09 9.41 10.65 6 14.27 9.83 7.07 15.03 8.93 8.58 36 6.6 9.41 7.19 8.87 5.53 10.34 7 8.84 8.7 9.72 11.67 10.48 10.4 37 6.95 7.78 9.64 7.94 4.13 10.52 8 9.38 9.37 6.4 10.02 11.74 8.8 38 5.6 7.49 12.12 8.38 5.78 11.62 9 7.85 8.7 9.63 7.61 10.66 14.8 39 5.6 8.15 10.31 7.54 4.3 11.16 10 5.04 9.97 9.48 7.74 6.62 8.59 40 6.55 7.78 10.81 7.98 4.97 10.53 11 8.31 9.35 9.04 9.05 10.23 10.63 41 5.43 9.15 11.65 8.63 4.7 9.85 12 9.68 9.36 8.97 11.65 10.02 8.65 42 6.9 7.95 8.83 10.33 5.61 10.6 13 8.78 8.21 9.1 10.6 9.09 12.59 43 7.69 9.35 9.51 10.12 6.4 8.74 14 7.71 9.08 6.3 7.5 10.65 12.58 44 3.79 8.38 9.11 7.46 5.12 8.23 15 8.84 7.89 6.95 8.27 8.11 10.95 45 3.63 9.5 10.55 10.56 4.56 9.57 16 11.15 9.29 7.95 10.27 5.86 10.67 46 3.4 7.03 8.37 7.38 4.36 11.24 17 9.6 9.84 8.34 10.43 11.81 10.57 47 8.4 11.24 6.11 6.72 5.36 9.12 18 12.74 7.07 5.97 8.31 8.95 10.67 48 7.66 8.26 11 7.04 5.15 12.47 19 10.02 8.93 9.06 7.77 6.56 10.36 49 7.37 9.85 6.69 5.06 4.96 10.72 20 9.97 7.43 6.04 8.79 11.11 10.26 50 5.99 6.3 9.63 7.06 7.15 9.93 21 8.33 7.61 9.51 9.52 9.25 8.86 51 7.47 8.14 10.97 5.31 5.68 12.41 22 6.49 8.03 4.94 8.65 7.85 10.37 52 7.13 8.14 11.34 8.45 5.08 11.09 23 10.46 9.64 7.68 9.59 9.14 10 53 6.22 8.66 8.48 6.04 5.33 10.53 24 11.27 13.49 8.64 7.24 10.25 8.59 54 6.37 8.25 6.97 6.32 5.33 9.62 25 9.89 8.69 7.56 13.22 9.78 9.38 55 7.19 8.23 8.8 7.23 6.44 9.24 26 7.96 8.89 10.58 7.31 7.27 8.25 56 7.34 7.28 10.28 6.95 4.94 10.5 27 7.68 7.89 8.26 11.9 7.41 9.63 57 7.25 8.53 9.9 7.48 5.12 10.42 28 7.51 9.75 7 11.55 10.79 10.27 58 6.12 8.1 11.51 6.18 6.27 11.34 29 7.83 11.15 8.36 13.64 7.12 10.68 59 5.51 7.11 10.82 7.19 5.48 8.59 30 7.96 7.84 4.54 12.18 7.45 9.32 60 6.6 8.21 10.91 8.03 6.01 9.66
  • 82. II Phụ lục 2. Chiều rộng lá TGNN trên các loài cây chủ (n = 60) Stt Mận Xoài Bàng Khế Mãng cầu Sứ 1 4,78 4,19 3,97 4,58 4,53 5,57 2 6,44 5,6 4,43 6,16 4,77 4,92 3 6,02 4,85 4,56 6,78 5,89 5,5 4 4,25 4,95 3,95 4,92 3,94 6,05 5 4 5 4,52 6,8 6,11 6,95 6 6,4 4,9 3,72 7,26 5,11 5,54 7 4,03 4,43 6,06 6,67 5,99 6,41 8 4,65 5,89 4,88 3,27 6,31 5,85 9 4,3 5,29 5,18 3,4 4,96 7,65 10 3,54 6,02 4,76 3,55 5,71 6,05 11 4,45 5,64 4,77 3,89 4,6 5,04 12 5 7,24 6,36 5,83 5,13 4,77 13 3,94 3,87 5,22 5,48 4,12 7,02 14 4,21 5,03 3,72 3,96 5,06 6,82 15 4,3 3,61 3,17 4,31 4,43 5,2 16 6,43 4,4 4,88 5,23 4,31 6,88 17 4,37 5,4 4,23 5,25 5,79 5,38 18 6,49 3,79 3,71 3,92 5,07 5,05 19 5,34 4,75 4,86 3,94 4,55 5,48 20 5,15 4,41 3,52 3,8 5 6,25 21 4,75 4,91 5,38 3,78 4,92 4,87 22 4,73 4,44 3,96 3,06 5,57 5,47 23 4,85 5,97 5,07 4,17 5,73 5,66 24 5,5 7,18 4,68 3,43 5,59 5,32 25 5,18 4,36 3,72 5,1 5,64 5,05 26 4 4,83 5,44 3,53 5 5,64 27 4,18 4,45 4,56 5,06 4,46 5,15 28 3,96 5,36 3,65 5,53 7,08 4,19 29 4,2 7,44 4,44 5,3 4,49 5,03 30 4,17 4,71 3,63 5,13 6,08 6,08 31 5,09 5,58 3,54 5,07 5,07 5,83 32 4,65 5,77 4,82 6,02 6,32 5,29 Stt Mận Xoài Bàng Khế Mãng cầu Sứ 34 6,07 4,45 4,13 4,96 4,54 4,34 35 4,19 5,74 4,54 5,74 5,7 4,48 36 2,96 5,38 4,69 4,53 2,26 4,6 37 2,98 3,48 5,39 3,79 2,25 4,58 38 2,79 3,72 5,71 4,09 2,49 5,04 39 2,8 4,08 5,23 3,4 1,63 4,7 40 3,42 4,4 5,04 4,56 2,26 4,34 41 2,09 4,42 5,52 4,24 2,6 3,88 42 3,63 4,01 3,98 4,74 2,09 5,81 43 3,28 4,73 4,63 4,84 2,27 3,18 44 1,6 4,14 4,05 3,54 2,25 3,57 45 1,79 4,75 4,88 5,27 2,12 4,1 46 1,7 3,22 4,42 3,39 2,71 5,09 47 3,92 6,83 4,23 2,72 2,08 6,4 48 4 4,4 6,14 3,34 1,8 6,47 49 3,79 4,73 5,58 2,41 1,82 4,55 50 4,11 3,18 5,21 2,93 2,71 4,2 51 3,51 3,97 5,9 2,34 2,06 5,85 52 3,72 4,02 5,3 3,56 2,12 5,08 53 4,01 4,75 6,44 3,27 2,17 5,3 54 3,12 4,98 3,88 2,45 2,58 5,98 55 3,74 4,89 4,94 2,9 2,47 4,84 56 3,65 3,9 4,7 2,68 1,86 6,37 57 3,51 3,9 6,78 3,3 2,1 5,8 58 3,37 4,67 7,4 3,53 2,35 4,27 59 2,76 4,07 5,84 4,04 2,34 3,16 60 3,52 4,21 5,07 3,51 2,6 3,58
  • 83. III Phụ lục 3. Chiều dài cuống lá TGNN trên các loài cây chủ (n = 60) Stt Mận Xoài Bàng Khế Mãng cầu Sứ 1 0,91 0,9 0,54 0,52 0,98 0,41 2 0,97 0,78 0,39 1,46 1,03 0,49 3 0,88 0,7 0,4 0,72 0,35 0,53 4 0,66 0,8 0,4 0,71 1,31 0,93 5 0,51 0,7 0,73 0,74 1,47 0,62 6 0,97 0,54 0,47 0,83 1,07 0,89 7 0,92 0,6 0,46 0,75 1,35 0,64 8 0,78 0,81 0,41 0,91 0,38 0,9 9 0,91 0,96 0,71 0,67 1,4 0,61 10 0,54 1,09 0,41 0,81 0,93 0,81 11 0,62 1,07 0,67 0,83 1,58 0,41 12 0,79 1,12 0,45 0,8 1,43 0,64 13 0,84 0,86 0,44 0,74 0,92 0,78 14 0,76 0,81 0,37 0,74 1,79 0,71 15 0,72 0,9 0,5 0,85 1,02 0,82 16 1,19 0,96 0,44 0,78 0,85 0,38 17 0,73 0,92 0,34 0,54 1,9 0,59 18 0,99 0,94 0,5 0,66 1,18 0,76 19 0,92 1,02 0,56 0,74 0,98 0,77 20 0,79 0,76 0,34 0,73 1,12 0,66 21 0,74 0,71 0,38 0,89 1,07 0,39 22 0,93 0,75 0,33 1,2 0,6 0,48 23 0,71 0,83 0,4 0,91 0,46 0,58 24 0,85 1,31 0,34 0,68 0,63 0,66 25 0,92 0,9 0,38 0,78 0,46 0,82 26 0,56 1,31 0,34 0,65 0,53 0,56 27 0,64 1,24 0,56 0,72 0,54 0,81 28 0,69 1,06 0,32 0,97 0,47 0,49 29 0,65 1,6 0,46 0,72 0,53 0,72 30 0,73 0,66 0,39 0,82 0,84 0,56 Stt Mận Xoài Bàng Khế Mãng cầu Sứ 31 0,58 0,85 0,38 0,77 1,07 0,55 32 0,64 0,74 0,48 0,73 1,16 0,52 33 0,52 0,6 0,29 0,84 0,49 0,61 34 0,78 1,24 0,51 0,82 1,02 0,49 35 0,57 0,93 0,47 0,81 0,79 0,67 36 0,57 1,09 0,98 0,69 0,55 0,82 37 0,65 0,9 0,97 0,82 0,63 0,85 38 0,79 1,21 2,09 0,82 0,34 0,6 39 0,72 1,44 1,07 0,88 0,6 0,56 40 1,07 0,92 1,22 0,94 0,58 0,52 41 0,63 1,4 1,7 0,78 0,15 0,9 42 0,86 1,14 0,86 0,6 0,68 0,54 43 0,69 1,18 0,83 0,75 0,52 0,44 44 0,94 1,13 1,03 0,91 0,47 0,61 45 0,79 0,99 1,31 0,53 0,69 0,68 46 0,81 0,88 1,2 1,04 0,75 0,85 47 0,71 1,48 0,9 0,8 0,61 0,64 48 0,67 0,84 1,42 1 0,63 1,09 49 0,8 1,19 0,9 0,57 0,49 0,62 50 1,03 0,41 1,28 0,67 0,5 0,72 51 1,12 1,29 0,34 0,98 0,53 0,42 52 1,6 1,04 1,64 0,95 0,55 0,68 53 0,99 1,32 1,52 1,06 0,46 0,6 54 0,87 1,52 1,19 1,37 0,68 0,7 55 0,89 1,44 0,88 0,97 0,7 0,51 56 1,05 0,95 0,1 0,82 0,5 0,82 57 0,81 1,21 0,48 0,84 0,67 1,05 58 1,13 0,68 1,04 0,88 0,32 0,85 59 0,83 1,12 1,1 1,06 0,68 0,6 60 1,24 1,53 0,89 1,04 0,57 0,83