SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TÚ HOA
Qu¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè ®éc lËp d©n téc
cña céng hßa liªn bang Myanmar (2003 - 2015)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Thị Quế
Phản biện 1: ............................................................
............................................................
Phản biện 2: ............................................................
............................................................
Phản biện 3: ............................................................
............................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giữ vững độc lập dân tộc là nguyên tắc, là sứ mệnh quốc gia hàng
đầu vì nó gắn liền với sự tồn vong của mỗi quốc gia. Lựa chọn con đường
phát triển để bảo vệ độc lập dân tộc luôn là bài toán hệ trọng với bất kỳ
quốc gia nào. Sự lựa chọn đúng đắn là cơ sở quan trọng để độc lập dân tộc
được bảo vệ theo cách tốt nhất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,
những xu hướng phát triển mới, sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của
tình hình quốc tế đã dẫn đến những nhận thức mới về độc lập dân tộc.Theo
đó, cách thức củng cố độc lập dân tộc cũng đa dạng và có xu hướng mở
hơn. Tìm hiểu cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước, đặc
biệt là các nước đang phát triển hiện nay có ý nghĩa quan trọng về lý luận
và thực tiễn.
Myanmar là đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo ở Đông Nam Á, có vị trí
chiến lược quan trọng. Sau khi giành độc lập từ thực dân Anh năm 1948,
Myanmar không ngừng nỗ lực bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc và quá trình
này trải qua nhiều thăng trầm cùng những biến đổi trong nước và quốc tế.
Giai đoạn 1948-1988, Myanmar đối mặt với nhiều bất ổn trong nước. Trên
thế giới, chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt. Để giữ vững độc lập, Myanmar
chủ trương không bị lôi kéo vào phe nhóm nào và lựa chọn chính sách
phát triển theo hướng độc lập, tự chủ, không liên kết. Sau năm 1988, do
chính sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây, Myanmar phải dựa vào
Trung Quốc nhưng vẫn cố gắng chống lại ảnh hưởng của nước này, kiên
định quyền tự quyết chính trị. Giai đoạn 2003-2015, Myanmar đã triển
khai nhiều chính sách có tính đột phá, tạo tiền đề quan trọng để giữ vững
độc lập dân tộc. Với chủ trương tăng cường sức mạnh quốc gia trên cơ sở
gia tăng sức mạnh chính trị, kinh tế, quốc phòng, Myanmar đã tiến hành
dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, cải cách kinh tế, đa phương hóa, đa dạng
2
hóa quan hệ quốc tế, củng cố quốc phòng. Với những biện pháp này,
Myanmar bước đầu ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, bình
thường hóa quan hệ quốc tế, giảm thách thức an ninh trong nước, đẩy lùi
nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc
lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 để thấy rằng, có rất nhiều
cách thức khác nhau để bảo vệ độc lập dân tộc nhưng phải lựa chọn cách
thức nào phù hợp nhất với đặc điểm cụ thể của nước mình.
Việt Nam và Myanmar có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa,
vị trí địa chiến lược. Myanmar đang trong quá trình hoàn thiện thể chế dân
chủ, mở cửa, hội nhập quốc tế. Nghiên cứu cách thức bảo vệ, củng cố độc
lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 có giá trị tham khảo cho
Việt Nam, nhất là trong ứng xử với Trung Quốc, thúc đẩy dân chủ, cải
cách chính trị, củng cố đoàn kết dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia.
Hơn nữa, ở Việt Nam, những nghiên cứu về Myanmar hiện nay dưới góc
độ bảo vệ độc lập dân tộc hầu như chưa có. Vì vậy, ngoài những kiến thức
chung về Myanmar, nghiên cứu này còn góp phần bổ sung phần thiếu hụt
về cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên một số
lĩnh vực chủ yếu.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài "Quá trình
bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar
(2003-2015)” làm hướng nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành
Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Luận án làm rõ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của
Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc
phòng (2003-2015). Trên cơ sở đó đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm
cho các nước đang phát triển trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân
tộc hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ
Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc
lập dân tộc của Myanmar (2003-2015).
- Phân tích quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập
dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an
ninh - quốc phòng (2003- 2015).
- Đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar
(2003-2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của
Myanmar (2003-2015) trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh-
quốc phòng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2003 đến
năm 2015, trong đó, 2003 là năm chính phủ quân sự Myanmar công bố Lộ
trình dân chủ, mở đầu tiến trình dân chủ hóa, 2015 là năm kết thúc nhiệm
kỳ của Tổng thống Thein Sein. Luận án sẽ chia thành hai giai đoạn nhỏ:
2003-2011 là những năm cuối của chính phủ quân sự; 2011-2015 là nhiệm
kỳ của Tổng thống Thein Sein. Trong quá trình nghiên cứu, NCS sẽ đề cập
một số nội dung liên quan đến các giai đoạn trước năm 2003 để làm rõ
những nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của
Myanmar (2003-2015).
- Về nội dung: Trong khuôn khổ có hạn của một luận án, NCS chỉ tập
trung nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên
các lĩnh vực chủ yếu là chính trị, đối ngoại, kinh tế và an ninh-quốc phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu luận án chủ yếu dựa trên hệ thống quan điểm lý
luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội, nhà nước
4
và giai cấp, dân tộc và thời đại, đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị;
tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc; các văn kiện
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc và củng cố độc lập
dân tộc; các quan điểm của Myanmar về bảo vệ độc lập dân tộc. Ngoài ra,
NCS còn tham khảo một số quan điểm lý luận của các nhà nghiên cứu
nước ngoài về độc lập, chủ quyền quốc gia.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống phương pháp luận sử
học mác-xít là cơ sở để hình thành phương pháp luận nghiên cứu.
Bên cạnh đó, NCS cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, thống kê, đối chiếu...để phân tích các nội dung nghiên cứu. Các
phương pháp nghiên cứu liên ngành như dân tộc học, xã hội học, văn hóa
học, chính trị học, quan hệ quốc tế...được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình
giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách
hệ thống quá trình phát triển bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của
Myanmar (2003-2015) trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an
ninh-quốc phòng.
- Luận án phân tích quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của
Myanmar bao gồm các biện pháp mang tính đặc thù của Myanmar như mô
hình dân chủ hóa từ trên xuống, cách giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc,
cách ứng xử trong quan hệ với nước lớn láng giềng. Từ đó, rút ra một số
kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, nhất là các nước tương đồng
với Myanmar về văn hóa, lịch sử, vị trí địa chiến lược, thể chế chính trị...
- Những nghiên cứu về Myanmar trong khuôn khổ luận án là tài liệu
tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Myanmar.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án gồm 4 chương và 8 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lịch sử Myanmar
Những vấn đề về lịch sử Myanmar được NCS tìm hiểu qua những
nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài. Các nhà nghiên cứu đã giải quyết
được các vấn đề cơ bản sau: Lịch sử hình thành và phát triển của Myanmar
với những đặc trưng văn hóa, tôn giáo, dân tộc...; Quá trình bị thực dân Anh
xâm chiếm, thiết lập chế độ cai trị và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
của nhân dân Myanmar; Quá trình phát triển từ khi độc lập đến nay. Đây là
cơ sở để NCS có thể tìm hiểu sự tác động của nhân tố lịch sử đến chính sách
phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar hiện nay.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự lựa chọn con đường phát
triển của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an
ninh-quốc phòng để phát triển đất nước, giữ vững độc lập dân tộc
Sự lựa chọn con đường phát triển của Myanmar trên các lĩnh vực chủ
yếu nhằm phát triển đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc được đề cập trong
nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên
cứu đã đề cập đến chính sách phát triển của Myanmar trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế-xã hội, đối ngoại, an ninh-quốc phòng với những đặc điểm
riêng của từng thời kỳ. Đây là nguồn tài liệu phong phú để NCS kế thừa,
tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung luận án.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VÀ LUẬN ÁN
CẦN TẬP TRUNG LÀM RÕ
1.2.1. Những vấn đề chưa được giải quyết
- Các nghiên cứu chưa phân tích được mối quan hệ giữa sự lựa chọn
con đường phát triển và mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc của Myanmar.
6
- Các nghiên cứu chưa chỉ ra sự tác động lẫn nhau giữa chính sách
đối nội và đối ngoại của Myanmar trong quá trình phát triển.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ
Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu đi trước, luận án tập trung giải
quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến quá
trình bảo vệ, củng cố độc lập của Myanmar (2003-2015).
Thứ hai, làm rõ quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc
lập dân tộc của Myanmar trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh-
quốc phòng (2003-2015).
Thứ ba, đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar
(2003-2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển.
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ,
CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015)
2.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN
2.1.1. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Myanmar
* Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1940
Giai đoạn đầu sau khi bị thực dân Anh xâm chiếm năm 1885, phong
trào chống thực dân ở Miến Điện diễn ra rộng khắp với sự tham gia của
nhiều tầng lớp xã hội dưới sự lãnh đạo của các hoàng thân, quốc thích, các sĩ
quan trong quân đội hoàng gia nhưng phong trào nhanh chóng bị thất bại.
Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh hướng tới mục tiêu bảo vệ và phát triển văn
hóa, tôn giáo dân tộc, trước hết là phục hưng Phật giáo. Các tổ chức Phật
giáo đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này.Trong thập niên 20, 30 của
thế kỷ XX, phong trào Thakin phát triển và nhanh chóng trở thành lực lượng
chính trị có uy tín trong phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc.
7
Kết quả quan trọng nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai
đoạn này là Miến Điện có một chính phủ riêng dưới sự quản lý của Toàn
quyền Anh, chấm dứt chế độ “thuộc địa của thuộc địa”.
* Giai đoạn 1941-1948
Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít (AFPLF) đã phối hợp với
quân Anh để đánh Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh và rút khỏi
Miến Điện, Anh quay lại thống trị Miến Điện. Cuộc đấu tranh của Miến
Điện chuyển sang mục tiêu giành độc lập hoàn toàn từ Anh. Trước tinh thần
đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Miến Điện, Anh phải công nhận Miến Điện
là quốc gia độc lập, có chủ quyền theo Hiệp ước Anh - Miến. Ngày
4/1/1948, Miến Điện chính thức tuyên bố độc lập, kết thúc gần một thế kỷ
thuộc địa của Anh. Lịch sử bị xâm chiếm và cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc đã để lại những bài học quý giá về sự đoàn kết, thống nhất dân tộc,
kinh nghiệm kết thân với lực lượng bên ngoài, ý thức độc lập tuyệt đối.
2.1.2. Thực trạng kinh tế, chính trị-xã hội Myanmar cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI
2.1.2.1. Nền kinh tế sơ khai, lạc hậu
Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô không thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Myanmar rất phức tạp, đồng kyat được cố định
từ năm 1977.Tỷ lệ lạm phát luôn ở mức hai con số trong hai thập kỷ gần
đây và có xu hướng tăng.Thị trường Myanmar không hoàn thiện là hệ quả
của chính sách quản lý kinh tế kém hiệu quả.
Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi là một trong những nguyên
nhân cơ bản dẫn đến kết quả kinh tế yếu kém. Tăng trưởng GDP, thu nhập
bình quân đầu người của Myanmar thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Cơ cấu kinh tế lạc hậu.
Thứ hai, hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai. Myanmar không có
thị trường liên ngân hàng.Ngân hàng trung ương không độc lập, bị chính
8
phủ kiểm soát chặt chẽ với chức năng chủ yếu là tài trợ thâm hụt ngân sách
của nhà nước.
Thứ ba, môi trường đầu tư nước ngoài không thuận lợi. Môi trường
đầu tư nước ngoài chứa nhiều yếu tố rủi ro, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường
tài chính không ổn định, tỷ giá hối đoái phức tạp...
Thứ tư, cơ sở hạ tầng lạc hậu, nguồn nhân lực kém chất lượng.Hệ
thống cơ sở hạ tầng của Myanmar yếu kém, thiếu kết nối, chi phí cao, hạn
chế khả năng tiếp cận của người dân. Chỉ số HDI thấp do thiếu đầu tư vào
y tế, giáo dục.
Thứ năm, tệ nạn tham nhũng tràn lan. Chỉ số nhận thức tham nhũng
của Myanmar luôn nằm trong nhóm cuối cùng với một số nước châu
Phi, Nam Á.
2.1.2.2. Xung đột vũ trang kéo dài
Cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị, quyền bình đẳng trong một thể chế
liên bang thực sự của các dân tộc thiểu số bắt đầu từ khi mới độc lập và
kéo dài đến nay. Các tổ chức vũ trang thiểu số trở thành một lực lượng
chính trị lớn trong nền chính trị Myanmar.
Các chính phủ Myanmar đã nỗ lực giải quyết xung đột, áp dụng nhiều
biện pháp từ hòa bình đến trấn áp như đàm phán,“đổi vũ khí lấy dân chủ”,
chiến dịch “4 cắt”, chính sách ngừng bắn nhưng vẫn không chấm dứt hoàn
toàn xung đột. Các giải pháp không giải quyết được bản chất của xung đột
là sự chia sẻ quyền lực giữa cộng đồng các dân tộc thiểu số và người Miến
đa số.
Xung đột vũ trang kéo dài trong nhiều thập kỷ gây ra những hậu quả
kinh tế-xã hội nặng nề: Myanmar không thể tập trung phát triển kinh tế-xã
hội do phải tập trung nguồn lực để chống nổi loạn; Chính phủ không kiểm
soát được nguồn tài nguyên trong các khu vực xung đột; Tiêu hao nhân
lực, kéo theo các vấn đề xã hội; Chia rẽ khối đoàn kết, thống nhất dân tộc.
9
2.1.2.3. Sự nổi lên của phong trào đấu tranh vì dân chủ sau năm 1988
*Cuộc đấu tranh của Aung San Suu Kyi và NLD
NLD chủ trương đấu tranh phi bạo lực chống chính sách phi dân chủ,
chấm dứt sự cầm quyền của chính phủ quân sự, thiết lập một nền dân chủ
ở Myanmar. Aung San Suu Kyi và NLD phản đối các cơ chế của chính
phủ quân sự như tẩy chay Quốc dân đại hội, thành lập Ủy ban đại diện
Nghị viện nhân dân, tuyên truyền, tố cáo chính sách phi dân chủ của chính
phủ quân sự. Cuộc đấu tranh của Aung San Suu Kyi và NLD đã làm xói
mòn tính pháp lý của chính phủ quân sự, giảm sút uy tín của chính phủ
quân sự trên trường quốc tế, tác động đến chính sách Myanmar của nhiều
nước, đặc biệt là Mỹ và EU.
* Cuộc đấu tranh của giới tăng lữ Phật giáo
Giới tăng lữ Phật giáo đã cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh vì dân
chủ như phát động phong trào tẩy chay tôn giáo chống Chính phủ, kêu gọi
hòa hợp dân tộc, đưa các vấn đề chính trị-xã hội trong nước vào các bài
thuyết pháp, từ chối tham gia các hoạt động tôn giáo của Chính phủ. Cuộc
biểu tình của giới tăng lữ năm 2007 đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng
quốc tế, làm xói mòn tính hợp pháp của chính phủ quân sự.
* Cuộc đấu tranh của các tổ chức dân chủ của người Myanmar ở
nước ngoài
Các tổ chức dân chủ của người Myanmar ở nước ngoài cung cấp
thông tin về tình hình nhân quyền ở Myanmar cho truyền thông và các tổ
chức quốc tế, vận động hành lang chống chính phủ quân sự. Họ đã thành
công trong định hướng dư luận quốc tế và hoạch định chính sách của một
số nước với Myanmar, làm giảm uy tín của chính phủ quân sự.
2.1.2.4. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc sau năm 1988
* Trung Quốc trở thành nhà bảo trợ ngoại giao của Myanmar trên
các diễn đàn quốc tế.Trung Quốc chủ trương không can thiệp vào công
10
việc nội bộ của Myanmar, ủng hộ Myanmar trên các diễn đàn quốc tế và
những nỗ lực bảo vệ độc lập, chủ quyền của Myanmar.
* Sự thâm nhập sâu của Trung Quốc vào nền kinh tế
Myanmar.Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của Myanmar, là nhà
đầu tư số một và đối tác thương mại lớn thứ hai của Myanmar, đứng đầu
về cung cấp viện trợ phát triển cho Myanmar dưới nhiều hình thức.
* Trung Quốc là nguồn cung vũ khí và đào tạo quân sự chủ yếu cho
Myanmar. Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho chương trình hiện
đại hóa quân đội của Myanmar; giúp Myanmar đào tạo các học viên quân sự.
2.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
2.2.1.Chính sách của Mỹ, EU, Nhật Bản và một số tổ chức quốc
tế đối với Myanmar sau năm 1988
2.2.1.1.Chính sách của Mỹ, EU, Nhật Bản
Chính sách của Mỹ gay gắt nhất với mức độ tăng dần tùy thuộc vào
tình hình dân chủ nhân quyền ở Myanmar, từ cắt viện trợ, cắt ưu đãi thuế
quan phổ cập (GSP), hạn chế visa đến trừng phạt kinh tế nhằm yêu cầu
Myanmar chuyển đổi dân chủ, tôn trọng nhân quyền, hòa hợp dân tộc.
Chính sách của EU bao gồm ngừng các hoạt động trao đổi tùy viên
quân sự, ngừng cung cấp vũ khí, tài chính liên quan đến hoạt động quân
sự, đóng băng tài khoản, hạn chế visa đối với các quan chức cấp cao, cắt
ưu đãi thuế quan phổ cập, yêu cầu Myanmar cải thiện tình hình chính trị,
tôn trọng nhân quyền, chuyển đổi dân chủ.
Nhật Bản ngừng viện trợ ODA nhằm thúc đẩy thay đổi dân chủ. Việc
phục hồi viện trợ phụ thuộc vào quá trình dân chủ hóa ở Myanmar.
2.2.1.2. Chính sách của một số cơ quan Liên Hợp quốc và tổ chức
phi chính phủ
Đại hội đồng LHQ hàng năm ra nghị quyết kêu gọi chính phủ quân
sự Myanmar khôi phục nền dân chủ, tôn trọng nhân quyền, thả tù chính trị,
đối thoại hướng tới dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc.
11
Các NGO vận động đưa vấn đề Myanmar vào chương trình nghị sự
của các nước phương Tây, kêu gọi trừng phạt chống Myanmar, đưa thông
tin về tình hình nhân quyền ở Myanmar để tác động đến việc hoạch định
chính sách Myanmar của một số nước.
2.2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á những năm đầu
thế kỷ XXI
2.2.2.1. Bối cảnh quốc tế
Các cuộc cách mạng sắc màu diễn ra ở nhiều nước, đăc biệt, Mùa
xuân Ả rập năm 2011 đã dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc ở các nước
Trung Đông-Bắc Phi.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động nhất định đến
nền kinh tế Myanmar, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế trong
bối cảnh siêu bão Nargis vừa tràn qua.
Châu Á-TBD trở thành tâm điểm điều chỉnh chiến lược của các
nước lớn, dẫn đến cuộc cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực. Myanmar có
thể phát huy tối đa nguồn tài nguyên địa chính trị, tận dụng cơ hội để hạn
chế ảnh hưởng của Trung Quốc, thực hiện thành công chiến lược đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, Myanmar cũng
phải hết sức thận trong bởi các nước lớn có thể sử dụng viện trợ, đầu tư
để gây sức ép chính trị đối với các nước nhỏ yếu như Myanmar.
Cùng với bảo trợ ngoại giao, hỗ trợ kinh tế cho Myanmar, Trung
Quốc không còn lợi dụng vấn đề xung đột để can thiệp vào công việc nội
bộ của Myanmar. Trung Quốc đã khuyến khích một số nhóm vũ trang
thỏa thuận ngừng bắn, cam kết không hậu thuẫn cho các nhóm vũ trang,
thúc ép Myanmar chuyển đổi chính trị, hòa giải dân tộc, thúc đẩy quá
trình dân chủ hóa. Những thay đổi này của Trung Quốc đã giảm bớt
những khó khăn cho Myanmar trong giải quyết xung đột và góp phần
thúc đẩy cải cách chính trị ở Myanmar.
12
2.2.2.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á
ASEAN quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN, ngày càng giữ vai
trò chủ đạo trong việc tạo dựng cấu trúc khu vực. Xu hướng liên kết ở
Đông Nam Á phù hợp với lợi ích của Myanmar, tác động tích cực đến quá
trình phát triển, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền của Myanmar.
ASEAN nới lỏng nguyên tắc không can thiệp, chuyển từ “dính líu
có tính xây dựng” sang “tương tác tăng cường” đối với Myanmar.
ASEAN đưa các vấn đề Myanmar thảo luận tại các cuộc họp bộ trưởng
ASEAN, nỗ lực thúc đẩy hòa giải dân tộc, đối thoại giữa các bên liên
quan để chuyển đổi dân chủ. ASEAN đặc biệt tích cực quan tâm giải
quyết một số vấn đề nổi bật của Myanmar như khủng hoảng chính trị
năm 2003 do sự kiện Depayin, vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2006, cuộc
biểu tình của các nhà sư năm 2007…
ASEAN phản đối chính sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây, trở
thành lá chắn ngoại giao trong quan hệ giữa Myanmar với phương Tây và
một số tổ chức quốc tế.
Chính sách “tương tác tăng cường” của ASEAN phần nào tác động
đến Myanmar, dẫn đến một số thay đổi chính trị quan trọng ở Myanmar.
Sự điều chỉnh chính sách của Thủ tướng Thái Lan Thaksin
Shinawatra với Myanmar nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế và an ninh trong
quan hệ với Myanmar. Đó là cam kết tôn trọng nguyên tắc không can thiệp
vào công việc nội bộ của nước khác, nhấn mạnh chính sách “dính líu tiến
bộ” với trọng tâm củng cố quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, bãi bỏ
“chính sách vùng đệm”, cấm những người chống đối nước ngoài sử dụng
lãnh thổ Thái Lan làm cơ sở đấu tranh chống các chính phủ láng giềng.
Thái Lan chấm dứt ủng hộ các nhóm vũ trang của Myanmar, tích cực
đóng vai trò trung gian hòa giải giữa họ và chính phủ quân sự Myanmar,
giữa chính phủ quân sự Myanmar và các bên trên các diễn đàn khu vực,
hợp tác giải quyết vấn đề người tị nạn…Những thay đổi của Thái Lan đã
giảm bớt nguy cơ đe dọa an ninh biên giới của Myanmar, thúc đẩy quan hệ
hai nước.
13
Chương 3
THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015)
3.1. KHÁI NIỆM ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC
Độc lập dân tộc là khái niệm chỉ trạng thái của một quốc gia không
phụ thuộc vào bất kỳ thế lực bên ngoài nào, sự toàn vẹn lãnh thổ không bị
đe dọa, là quyền làm chủ, quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia trên
các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc
phòng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Bảo vệ độc lập dân tộc là bảo vệ những yếu tố cấu thành độc lập dân
tộc, đó là bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội…; bảo vệ những giá trị dân tộc; bảo vệ lợi ích dân tộc; đấu
tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia.
Quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa mang
nghĩa mở hơn. Bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay không thể khép kín mà
phải đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc
tế, nắm bắt những cơ hội phát triển. Nói cách khác, cần phải kết hợp nội
lực và ngoại lực để tăng cường sức mạnh quốc gia.
Do tình hình trong nước và quốc tế cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21,
bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở Myanmar giai đoạn này tập trung vào
các vấn đề sau: Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân tộc để củng cố khối
đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước, duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ; Thứ
hai, giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền để bình thường hóa quan hệ
với phương Tây; Thứ ba, cải cách, phát triển nền kinh tế phù hợp với
cơ chế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập; Thứ tư, tiếp tục củng
cố an ninh-quốc phòng. Một cách khái quát, bảo vệ, củng cố độc lập
14
dân tộc của Myanmar hiện nay là quá trình tháo gỡ những bế tắc chính
trị-xã hội, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, đẩy lùi nguy cơ đe
dọa an ninh quốc gia.
3.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG NHỮNG
NĂM CUỐI THỜI KỲ CHÍNH PHỦ QUÂN SỰ (TỪ NĂM 2003 ĐẾN
THÁNG 3/2011)
3.2.1. Định hướng phát triển, bảo vệ củng cố độc lập dân tộc của
chính phủ quân sự
- Chính trị: Chính phủ quân sự đề ra bốn mục tiêu: 1. Nhà nước ổn
định, cộng đồng hòa bình, luật pháp được phổ biến; 2. Hòa hợp dân tộc; 3.
Xây dựng hiến pháp mới; 4. Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại phù
hợp với hiến pháp mới. Chính phủ theo đuổi Ba Nhiệm vụ quốc gia trọng
yếu: Không làm tan rã liên bang, Không làm tan vỡ khối thống nhất dân
tộc, Giữ vững chủ quyền quốc gia.
- Đối ngoại: Chính phủ quân sự thực hiện chính sách đối ngoại độc
lập, tích cực và quan hệ thân thiện với tất cả các nước trên thế giới, phù
hợp với các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Kinh tế: Xóa bỏ hệ thống kinh tế XHCN, thúc đẩy kinh tế định
hướng thị trường. Chính phủ đề ra bốn mục tiêu kinh tế: 1.Phát triển nông
nghiệp thành cơ cở sở để phát triển toàn diện các khu vực kinh tế khác;
2.Phát triển phù hợp kinh tế định hướng thị trường; 3.Phát triển kinh tế với
việc kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước; 4.Nhà nước và nhân dân chủ
động xây dựng nền kinh tế. Hướng tới mục tiêu trên, Chính phủ thực hiện
một số cải cách kinh tế theo hướng thị trường.
- An ninh-quốc phòng: Chuyển từ học thuyết “chiến tranh nhân
dân”, “chiến tranh chống nổi loạn” sang “chiến tranh nhân dân trong
điều kiện hiện đại” trong đó các yếu tố cơ bản là phát triển vũ khí
hiện đại, thay đổi tình thế quân sự từ phòng thủ bị động sang phòng
thủ chủ động.
15
3.2.2. Một số biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu
3.2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị
Thứ nhất, chính phủ quân sự khởi xướng và thực hiện Lộ trình dân chủ
Từ năm 2003, chính phủ quân sự bắt đầu thực hiện Lộ trình dân chủ.
Những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện Lộ trình dân chủ là sự ra
đời của Hiến pháp năm 2008, tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội
năm 2010, chuyển giao quyền lực trong hòa bình cho chính phủ dân sự.
Thứ hai, tiếp tục thỏa thuận ngừng bắn, chuyển đổi các nhóm vũ
trang thiểu số
Đến năm 2010, chính phủ đã đạt được 40 thỏa thuận ngừng bắn với
các nhóm vũ trang. Các thỏa thuận ngừng bắn được duy trì trong thời gian
khá lâu, mang lại nền hòa bình tương đối cho Myanmar. Chính phủ chuyển
một số nhóm đã thỏa thuận ngừng bắn thành Lực lượng bảo vệ biên giới
để phù hợp với Hiến pháp năm 2008.
3.2.2.2. Trên lĩnh vực đối ngoại
Trong quan hệ với Trung Quốc, Myanmar kiên định nguyên tắc độc
lập, tôn trọng Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, nhấn mạnh nguyên
tắc bình đẳng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
không thỏa hiệp quyền tự quyết chính trị. Hợp tác kinh tế với Trung Quốc
chỉ trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Myanmar.
Myanmar cố gắng mở rộng không gian đối ngoại như tăng cường
quan hệ với Ấn Độ, Nga, ASEAN và một số tổ chức khu vực khác.
3.2.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế
Thực hiện một số cải cách nhằm khắc phục những khó khăn kinh
tế: Thứ nhất, cắt giảm bao cấp một số mặt hàng chiến lược; Thứ hai, tư
nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả; Thứ ba, tăng cường
kiểm soát thương mại biên giới; Thứ tư, khuyến khích đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế giai đoạn này ít hiệu quả nên
chưa thể vực dậy nền kinh tế.
16
3.2.2.4. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng
Thứ nhất, tiếp tục hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân đội. Chính
phủ tiếp tục chương trình hiện đại hóa quân đội, đa dạng nguồn cung để
giảm phụ thuộc vào Trung Quốc; Thứ hai, thúc đẩy các hoạt động kinh tế
quân đội nhằm góp phần giảm căng thẳng ngân sách, tăng cường phúc lợi
quân nhân, củng cố lợi ích tập thể quân đội.
3.3. BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC THỜI KỲ CHÍNH
PHỦ THEIN SEIN (TỪ THÁNG 4/2011 ĐẾN NĂM 2015)
3.3.1. Định hướng phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của
Chính phủ Thein Sein
- Chính trị:Thứ nhất, tiếp tục theo đuổi Ba Nhiệm vụ quốc gia trọng
yếu và xác định các nhiệm vụ này phải được thực hiện trên cơ sở tăng
cường sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự; Thứ hai, thống nhất dân tộc
là ưu tiên hàng đầu; Thứ ba, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân theo
Hiến pháp.
- Đối ngoại: Kế thừa chính sách đối ngoại độc lập, tích cực, không
liên kết, chủ trương tái hòa nhập cộng đồng quốc tế.
- Kinh tế: Chính phủ Thein Sein phát triển kinh tế theo các định
hướng sau: Thứ nhất, tiếp tục theo đuổi kinh tế thị trường. Thứ hai, cải
cách kinh tế bao gồm điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng thị
trường; Thứ ba, thúc đẩy công nghiệp hóa.
- An ninh-quốc phòng: Tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự, xây
dựng quân đội mạnh tầm cỡ thế giới.
3.3.2. Một số giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu
3.3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị
Thứ nhất, đảm bảo các quyền cơ bản cho công dân theo Hiến pháp
năm 2008. Chính phủ xóa bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, ban hành một số
luật như Luật về Quyền tụ họp và diễu hành hòa bình, Luật Tổ chức lao
động, sửa đổi Luật đăng ký đảng phái năm 2010...
17
Thứ hai, tiến hành hòa giải với các lực lượng đối lập
- Cải thiện quan hệ với Aung San Suu Kyi và NLD. Tổng thống Thein
Sein đã chủ động cải thiện quan hệ với Aung San Suu Kyi/NLD, cùng gác
lại những bất đồng vì lợi ích quốc gia. Tổng thống Thein Sein đã mở
đường để Aung San Suu Kyi và NLD có thể tham gia hợp pháp vào hệ
thống chính trị mới như sửa đổi Luật đăng ký đảng phái năm 2010, thúc
đẩy sửa đổi Hiến pháp năm 2008.
- Thả tù nhân chính trị. Đến cuối năm 2013, Tổng thống Thein Sein
thả tất cả các tù chính trị với mục tiêu hòa hợp dân tộc.
- Khởi động tiến trình hòa bình. Tổng thống Thein Sein đã mời các
nhóm vũ trang đàm phán hòa bình, thành lập các thể chế liên quan đến tiến
trình hòa bình như Ủy ban trung ương hòa bình liên bang (UPCC) và Ủy
ban công tác hòa bình liên bang (UPWC). Chính phủ tiến trình đàm phán
hai cấp song phương và đa phương với các nhóm vũ trang. Chính phủ và
tám nhóm vũ trang đã ký Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA), đặt cơ
sở cho cơ chế đối thoại chính trị, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa
bình, hướng tới xây dựng thể chế liên bang thực sự.
3.3.2.2. Trên lĩnh vực đối ngoại
Thứ nhất, tái cân bằng quan hệ với các nước lớn
- Chủ động cải thiện quan hệ với Mỹ, EU, Nhật Bản
Cải thiện quan hệ với Mỹ là điểm mấu chốt để Myanmar khai thông
quan hệ quốc tế. Chính phủ Thein Sein đã nỗ lực cải cách dân chủ nhằm
đáp ứng các điều kiện bình thường hóa của Mỹ và thuyết phục Mỹ tin
tưởng vào những cải cách của Myanmar.
Tổng thống Thein Sein chủ động tiếp cận với các nước EU qua các
chuyến thăm chính thức, cam kết cải cách dân chủ, thúc đẩy hòa bình, hòa
hợp dân tộc.
Cải thiện quan hệ với Nhật Bản để tìm kiếm sự hỗ trợ cho phát triển
kinh tế - xã hội của Myanmar.
18
- Điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc theo hướng độc lập hơn.
Myanmar tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống với Trung Quốc, hai bên
đã thiết lập Quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện.
Myanmar không nhượng bộ Trung Quốc trong những vấn đề ảnh
hưởng đến lợi ích của Myanmar như quyết định đình chỉ một số dự án của
Trung Quốc do ảnh hưởng đến môi trường hoặc chậm tiến độ như đập
thủy điện Myitsone.
- Củng cố quan hệ truyền thống với Ấn Độ, Nga. Myanmar và Ấn Độ
tái khẳng định cam kết mở rộng quan hệ nhiều mặt, ký một số thỏa thuận
hợp tác xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt, các trung tâm nghiên cứu,
phát triển giáo dục, công nghệ thông tin, dịch vụ hàng không…
Hợp tác giữa Myanmar và Nga chủ yếu trên lĩnh vực quân sự, năng
lượng và giáo dục, đào tạo.
Thứ hai, thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và khu vực.
Myanmar xác định phải gắn kết với không gian phát triển châu Á. Tổng
thống Thein Sein đã đến thăm nhiều nước trong khu vực nhằm củng cố
quan hệ với các nước, tạo dựng môi trường xung quanh thuận lợi cho
phát triển.
Thứ ba, tăng cường hội nhập khu vực. Chính phủ Thein Sein chú
trọng hơn cơ chế đa phương trong khi vẫn duy trì cơ chế song phương,
trong đó, ASEAN được coi là tổ chức kết nối Myanmar với cộng đồng
quốc tế. Myanmar chủ động, tích cực thể hiện vai trò của mình trong
ASEAN, đảm nhận thành công vai trò chủ tịch ASEAN năm 2014.
3.3.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế
Thứ nhất, cải cách khu vực tài chính-ngân hàng. Thống nhất tỷ giá
hối đoái, thả nổi có kiểm soát đồng kyat, ban hành Luật Ngân hàng trung
ương mới, trao quyền tự chủ cho Ngân hàng trung ương, tách Ngân hàng
trung ương khỏi Bộ Tài chính.
19
Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Chính phủ nỗ lực
cải thiện môi trường pháp lý cho để thu hút FDI như ban hành Luật đầu tư
nước ngoài năm 2012 với những quy định mở hơn và an toàn hơn, Luật đặc
khu kinh tế Myanmar năm 2014 với nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư, khuyến
khích ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.
Thứ ba, tăng cường tự do hóa thương mại. Chính phủ thực hiện cơ
chế một cửa quốc gia phù hợp với nguyên tắc minh bạch, đơn giản, hiệu
quả, nhằm hội nhập với cơ chế một cửa ASEAN, chuyển chế độ cấp giấy
phép xuất nhập khẩu sang hình thức tự động, xóa bỏ yêu cầu cấp phép cho
nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu.
Thứ tư, cải cách các doanh nghiệp kinh tế nhà nước. Cải cách các
doanh nghiệp kinh tế nhà nước theo hướng thị trường, tư nhân hóa các
doanh nghiệp yếu kém, giảm bao cấp của nhà nước, giám sát thu chi chặt
chẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp tự chủ tài chính.
Thứ năm, cải cách khu vực nông nghiệp. Mở rộng các dịch vụ và các
khoản vay chính phủ, đẩy mạnh cơ chế hỗ trợ thị trường định hướng nhu
cầu; Tăng cường khả năng tiếp cận vốn của nông dân như phát triển ngân
hàng tư nhân ở nông thôn, cấp giấy sử dụng đất để nông dân có thể tiếp
cận với các khoản tín dụng.
Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế. Myanmar đã
giảm thuế quan theo lịch trình cam kết, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan,
đẩy mạnh hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại, tham gia
hợp tác tài chính, hội nhập thị trường bảo hiểm và ngân hàng; Tích cực
thực hiện các cam kết trong khuôn khổ FTA, tham gia đàm phán xây dựng
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
Thứ bảy, phòng chống tham nhũng. Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lý
cho việc phòng chống tham nhũng như ban hành Luật Chống hối lộ, Luật
Chống tham nhũng, Luật Loại bỏ rửa tiền, thành lập Ủy ban Chống tham
nhũng. Myanmar tham gia các sáng kiến quốc tế để thúc đẩy minh bạch,
20
hạn chế tham nhũng trong các lĩnh vực kinh tế như Sáng kiến minh bạch
ngành khai khoáng (EITI), cam kết tham gia sáng kiến Đối tác chính phủ
mở (OGP).
3.3.2.4. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã triển khai nhiều biện pháp theo
hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, chuẩn hóa lực lượng vũ trang. Thứ
nhất, sắp xếp lại tổ chức quân đội cấp cao, đổi mới đào tạo. Thứ hai, tăng
cường tính cố kết, thống nhất và tinh thần quân đội. Thứ ba, nâng cao khả
năng chiến đấu của quân đội. Thứ tư, tăng cường ngoại giao quốc phòng.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003 – 2015)
VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC CỦA MYANMAR (2003-2015)
4.1.1. Một số thành tựu
* Về chính trị, đối ngoại, an ninh- quốc phòng
Ở Myanmar đã hình thành thể chế cộng hòa tổng thống, Quốc hội
lưỡng viện, ba nhánh quyền lực độc lập, kiểm soát lẫn nhau; Hình thành
nhiều trung tâm quyền lực mới có ảnh hưởng đến trong đời sống chính
trị-xã hội; Quân đội Myanmar không còn quyền lực tuyệt đối trong hệ thống
chính trị mới; Công dân Myanmar thực sự được hưởng các quyền cơ bản
theo Hiến pháp năm 2008; Đạt được một số kết quả khả quan trong tiến
trình hòa bình, hòa giải dân tộc.
Myanmar đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương Tây, khai
thông quan hệ quốc tế, phá được thế bất cân bằng đối ngoại, tạo môi
trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển.
21
Những nỗ lực cải cách chính trị và cải thiện quan hệ quốc tế đã góp
phần giảm thiểu những thách thức an ninh. Quân đội Myanmar được củng
cố theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa.
* Về kinh tế
Tăng trưởng GDP ổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người
được cải thiện, lạm phát được kiểm soát ở mức một con số.Tổng số vốn
FDI, tổng giá trị thương mại tăng nhanh, đối tác đầu tư và thương mại đa
dạng hơn.
4.1.2. Một số hạn chế
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2008 còn nhiều điểm phi dân chủ khi
trao quá nhiều quyền lực cho Quân đội Myanmar. Hiến pháp năm 2008
đã trao nhiều lợi ích cho Quân đội như số ghế mặc định 25% trong Quốc
hội, quyền phủ quyết đối với việc sửa Hiến pháp.
Thứ hai, quyền tham gia chính trị của một số cá nhân, quyền công
dân của một bộ phận dân cư và quyền tự do tôn giáo còn hạn chế. Quyền
trở thành tổng thống hoặc phó tổng thống bị hạn chế bởi Điều 59(f), Hiến
pháp năm 2008. Những quy định về quyền công dân trong Hiến pháp năm
2008 đã loại bỏ quyền công dân của nhiều người đã sống lâu đời ở
Myanmar như cộng đồng người Rohingya. Quyền tự do lựa chọn tôn giáo
bị cản trở bởi Luật chuyển đổi tôn giáo.
4.1.3. Đặc điểm
Thứ nhất, thống nhất dân tộc luôn là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ
quân sự và Chính phủ Thein Sein coi thống nhất dân tộc là mục tiêu
hàng đầu trong quá trình phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Cả
hai chính phủ đều kiên định theo đuổi Ba nhiệm vụ quốc gia trọng yếu:
Không làm tan rã liên bang, Không chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, Bảo
vệ chủ quyền quốc gia.
Thứ hai, dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc là những biện pháp cơ bản.
Chính phủ quân sự và Chính phủ Thein Sein đã không ngừng nỗ lực
22
thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc nhằm giải quyết những
bế tắc chính trị, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
Thứ ba, quá trình dân chủ hóa ở Myanmar do chính phủ quân sự
khởi xướng và thực hiện. Lộ trình dân chủ do chính phủ quân sự công
bố và thực hiện từng bước. Trong quá trình thực hiện, chính phủ quân
sự có những bước đi cần thiết để đảm bảo Lộ trình dân chủ không bị
chệch hướng.
Thứ tư, cải cách chính trị đi trước cải cách kinh tế
Chính phủ Thein Sein tiến hành cải cách kinh tế ngay sau khi cải
cách chính trị. Cải cách chính trị tập trung vào quá trình dân chủ hóa, hòa
giải dân tộc, chủ động đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Cải
cách kinh tế bắt đầu từ xóa bỏ những yếu tố phi thị trường, sửa đổi hoặc
xây dựng khuôn khổ pháp lý theo cơ chế thị trường. Cải cách kinh tế
được tiến hành trong môi trường chính trị ổn định nên đã đạt được
những thành tựu khả quan.
4.1.4. Một số vấn đề đặt ra
Thứ nhất, giảm bớt quyền lực của Quân đội Myanmar trong hệ thống
chính trị mới. Quyền lực quá lớn của Quân đội Myanmar dẫn đến những
nghi ngại về một nền dân chủ thực sự ở Myanmar. Cần phải giảm bớt vai
trò kiểm soát của quân đội trong hệ thống chính trị mới thông qua việc sửa
đổi Hiến pháp năm 2008. Đây là vấn đề khó khăn vì hiện tại Quân đội
chưa muốn sửa đổi Hiến pháp 2008.
Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình. Cần tiếp tục thúc đẩy
các nhóm vũ trang ký NCA, đối thoại chính trị để thỏa thuận một thể chế
liên bang phù hợp với cộng đồng các dân tộc, xây dựng lòng tin giữa các
tổ chức vũ trang với Quân đội.
Thứ ba, giải quyết vấn đề cộng đồng người Rohingya Hồi giáo.
Những xung đột liên quan đến người Rohingya để lại hậu quả kinh tế-xã
hội, ảnh hưởng đến hòa hợp dân tộc và hình ảnh quốc tế của Myanmar.
23
Cần đối thoại chính trị giữa các bên liên quan để tìm kiếm giải pháp chính
trị phù hợp.
Thứ tư, hạn chế các hoạt động kinh tế bất hợp pháp. Các hoạt động
kinh tế bất hợp pháp gây biến dạng, làm bất ổn định nền kinh tế hợp pháp
của Myanmar. Việc ngăn chặn các hoạt động này rất khó khăn vì chúng
chủ yếu diễn ra trong khu vực xung đột, gắn liền với lợi ích của các nhóm
vũ trang thiểu số, các doanh nghiệp, thậm chí các quan chức chính phủ,
các tập đoàn kinh tế của Quân đội.
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN TỪ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA
MYANMAR (2003-2015)
4.2.1. Quá trình dân chủ hóa theo lộ trình tránh những bất ổn xã hội
Quá trình dân chủ hóa ở Myanmar bắt nguồn từ giới tinh hoa quân sự
nên nó được chuẩn bị chi tiết để diễn ra theo trật tự, chống lại bất kỳ ảnh
hưởng hay nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài để không gây bất ổn xã hội.
4.2.2. Sự kiên trì chính sách đối ngoại độc lập trong quan hệ với
nước lớn láng giềng
Trong khi phải dựa vào Trung Quốc, chính phủ quân sự kiên định
quyền tự quyết chính trị, cố gắng chống lại những ảnh hưởng từ nước này.
Chính phủ Thein Sein thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại với trọng tâm tái cân bằng các nước lớn, kiên quyết bảo
vệ lợi ích của Myanmar. Từ đó cho thấy, trong quan hệ với các nước lớn,
các nước nhỏ phải kiên định chính sách đối ngoại độc lập, giữ vững chủ
quyền quốc gia.
4.2.3. Tôn trọng nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”, đảm
bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong quốc gia đa sắc tộc
Trong các nước đa sắc tộc, chính sách dân tộc cần tôn trọng nguyên
tắc “thống nhất trong đa dạng”, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân
tộc. Nếu không có chính sách dân tộc hợp lý, các quốc gia này thường đối
24
diện với khả năng xung đột sắc tộc, xu hướng tự trị, ly khai, ảnh hưởng
đến sự thống nhất, hòa hợp dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
KẾT LUẬN
Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn
2003-2015 chịu tác động sâu sắc bởi các yếu tố chủ quan và khách quan
trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Trong quá trình này,
nhiều biện pháp được thực hiện như dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, cải cách
kinh tế và đạt được những kết quả quan trọng.Về chính trị, tiến trình dân
chủ hóa và hòa hợp dân tộc đã tháo gỡ căn bản những bế tắc chính trị. Về
đối ngoại, chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại đã
giúp Myanmar bình thường hóa quan hệ quốc tế, giảm phụ thuộc vào
Trung Quốc. Về kinh tế, những cải cách kinh tế đã tháo dỡ những rào cản
phát triển, thúc đẩy tăng trưởng. Về an ninh - quốc phòng, chủ trương xây
dựng quân đội mạnh được hiện thực hóa bằng chương trình hiện đại hóa
vũ khí, củng cố tính cố kết quân đội. Những thành tựu này đã góp phần
củng cố độc lập dân tộc của Myanmar và chứng tỏ rằng, nếu chính sách
phát triển đúng hướng sẽ tăng cường sức mạnh quốc gia và trên cơ sở đó,
độc lập dân tộc cũng được bảo vệ theo cách tốt nhất.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Quế, ThS Nguyễn Thị Tú Hoa (2017), "Chính
sách đối ngoại của Mianma dưới thời Tổng thống Thein Sein
(2011-2015)", Thông tin Khoa học lý luận chính trị (5), tr.46-54.
2. ThS Nguyễn Thị Tú Hoa (2017), "Tiến trình hoà bình ở Myanmar: các
thoả thuận ngừng bắn", Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (507),
tr.31-33.
3. PGS.TS Nguyễn Thị Quế, ThS Nguyễn Thị Tú Hoa (2019), "Tiến trình
hòa bình ở Myanmar hiện nay: thực trạng và thách thức", Thông tin
Khoa học lý luận chính trị, (4, 53), tr.44-51.
Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của CHLB Myanmar

More Related Content

Similar to Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của CHLB Myanmar

Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1tungcocy
 
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...nataliej4
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Man_Ebook
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfNguynHoiNam65
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvndinhhuongthao
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...NuioKila
 
Ban dich day quoc phong
Ban dich day quoc phongBan dich day quoc phong
Ban dich day quoc phongngotuong88
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Lê Duy
 
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của CHLB Myanmar (20)

Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
 
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
 
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống MỹĐấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
 
Đề tài: Hoạt động giáo dục quốc phòng an ninh tại ĐH Quốc gia
Đề tài: Hoạt động giáo dục quốc phòng an ninh tại ĐH Quốc giaĐề tài: Hoạt động giáo dục quốc phòng an ninh tại ĐH Quốc gia
Đề tài: Hoạt động giáo dục quốc phòng an ninh tại ĐH Quốc gia
 
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc gia
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc giaLuận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc gia
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc gia
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
 
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thốngBảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
 
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAYLuận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
 
Ban dich day quoc phong
Ban dich day quoc phongBan dich day quoc phong
Ban dich day quoc phong
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
 
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
Giao trinh chinh_tri_cho_cac_lop_cao_dang_nghe_5103
 
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
 
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt NamMối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của CHLB Myanmar

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TÚ HOA Qu¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè ®éc lËp d©n téc cña céng hßa liªn bang Myanmar (2003 - 2015) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC HÀ NỘI - 2019
  • 2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Thị Quế Phản biện 1: ............................................................ ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giữ vững độc lập dân tộc là nguyên tắc, là sứ mệnh quốc gia hàng đầu vì nó gắn liền với sự tồn vong của mỗi quốc gia. Lựa chọn con đường phát triển để bảo vệ độc lập dân tộc luôn là bài toán hệ trọng với bất kỳ quốc gia nào. Sự lựa chọn đúng đắn là cơ sở quan trọng để độc lập dân tộc được bảo vệ theo cách tốt nhất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những xu hướng phát triển mới, sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình quốc tế đã dẫn đến những nhận thức mới về độc lập dân tộc.Theo đó, cách thức củng cố độc lập dân tộc cũng đa dạng và có xu hướng mở hơn. Tìm hiểu cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển hiện nay có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Myanmar là đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo ở Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan trọng. Sau khi giành độc lập từ thực dân Anh năm 1948, Myanmar không ngừng nỗ lực bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc và quá trình này trải qua nhiều thăng trầm cùng những biến đổi trong nước và quốc tế. Giai đoạn 1948-1988, Myanmar đối mặt với nhiều bất ổn trong nước. Trên thế giới, chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt. Để giữ vững độc lập, Myanmar chủ trương không bị lôi kéo vào phe nhóm nào và lựa chọn chính sách phát triển theo hướng độc lập, tự chủ, không liên kết. Sau năm 1988, do chính sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây, Myanmar phải dựa vào Trung Quốc nhưng vẫn cố gắng chống lại ảnh hưởng của nước này, kiên định quyền tự quyết chính trị. Giai đoạn 2003-2015, Myanmar đã triển khai nhiều chính sách có tính đột phá, tạo tiền đề quan trọng để giữ vững độc lập dân tộc. Với chủ trương tăng cường sức mạnh quốc gia trên cơ sở gia tăng sức mạnh chính trị, kinh tế, quốc phòng, Myanmar đã tiến hành dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, cải cách kinh tế, đa phương hóa, đa dạng
  • 4. 2 hóa quan hệ quốc tế, củng cố quốc phòng. Với những biện pháp này, Myanmar bước đầu ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, bình thường hóa quan hệ quốc tế, giảm thách thức an ninh trong nước, đẩy lùi nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 để thấy rằng, có rất nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ độc lập dân tộc nhưng phải lựa chọn cách thức nào phù hợp nhất với đặc điểm cụ thể của nước mình. Việt Nam và Myanmar có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, vị trí địa chiến lược. Myanmar đang trong quá trình hoàn thiện thể chế dân chủ, mở cửa, hội nhập quốc tế. Nghiên cứu cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 có giá trị tham khảo cho Việt Nam, nhất là trong ứng xử với Trung Quốc, thúc đẩy dân chủ, cải cách chính trị, củng cố đoàn kết dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia. Hơn nữa, ở Việt Nam, những nghiên cứu về Myanmar hiện nay dưới góc độ bảo vệ độc lập dân tộc hầu như chưa có. Vì vậy, ngoài những kiến thức chung về Myanmar, nghiên cứu này còn góp phần bổ sung phần thiếu hụt về cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên một số lĩnh vực chủ yếu. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài "Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar (2003-2015)” làm hướng nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Luận án làm rõ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003-2015). Trên cơ sở đó đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc hiện nay.
  • 5. 3 2.2. Nhiệm vụ Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015). - Phân tích quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003- 2015). - Đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh- quốc phòng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2003 đến năm 2015, trong đó, 2003 là năm chính phủ quân sự Myanmar công bố Lộ trình dân chủ, mở đầu tiến trình dân chủ hóa, 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein. Luận án sẽ chia thành hai giai đoạn nhỏ: 2003-2011 là những năm cuối của chính phủ quân sự; 2011-2015 là nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein. Trong quá trình nghiên cứu, NCS sẽ đề cập một số nội dung liên quan đến các giai đoạn trước năm 2003 để làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015). - Về nội dung: Trong khuôn khổ có hạn của một luận án, NCS chỉ tập trung nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chủ yếu là chính trị, đối ngoại, kinh tế và an ninh-quốc phòng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Việc nghiên cứu luận án chủ yếu dựa trên hệ thống quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội, nhà nước
  • 6. 4 và giai cấp, dân tộc và thời đại, đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc; các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc; các quan điểm của Myanmar về bảo vệ độc lập dân tộc. Ngoài ra, NCS còn tham khảo một số quan điểm lý luận của các nhà nghiên cứu nước ngoài về độc lập, chủ quyền quốc gia. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống phương pháp luận sử học mác-xít là cơ sở để hình thành phương pháp luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, NCS cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu...để phân tích các nội dung nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu liên ngành như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, chính trị học, quan hệ quốc tế...được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình giải quyết các vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống quá trình phát triển bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh-quốc phòng. - Luận án phân tích quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar bao gồm các biện pháp mang tính đặc thù của Myanmar như mô hình dân chủ hóa từ trên xuống, cách giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc, cách ứng xử trong quan hệ với nước lớn láng giềng. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, nhất là các nước tương đồng với Myanmar về văn hóa, lịch sử, vị trí địa chiến lược, thể chế chính trị... - Những nghiên cứu về Myanmar trong khuôn khổ luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Myanmar. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương và 8 tiết.
  • 7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lịch sử Myanmar Những vấn đề về lịch sử Myanmar được NCS tìm hiểu qua những nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài. Các nhà nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau: Lịch sử hình thành và phát triển của Myanmar với những đặc trưng văn hóa, tôn giáo, dân tộc...; Quá trình bị thực dân Anh xâm chiếm, thiết lập chế độ cai trị và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Myanmar; Quá trình phát triển từ khi độc lập đến nay. Đây là cơ sở để NCS có thể tìm hiểu sự tác động của nhân tố lịch sử đến chính sách phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar hiện nay. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự lựa chọn con đường phát triển của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh-quốc phòng để phát triển đất nước, giữ vững độc lập dân tộc Sự lựa chọn con đường phát triển của Myanmar trên các lĩnh vực chủ yếu nhằm phát triển đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến chính sách phát triển của Myanmar trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, đối ngoại, an ninh-quốc phòng với những đặc điểm riêng của từng thời kỳ. Đây là nguồn tài liệu phong phú để NCS kế thừa, tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung luận án. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VÀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG LÀM RÕ 1.2.1. Những vấn đề chưa được giải quyết - Các nghiên cứu chưa phân tích được mối quan hệ giữa sự lựa chọn con đường phát triển và mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc của Myanmar.
  • 8. 6 - Các nghiên cứu chưa chỉ ra sự tác động lẫn nhau giữa chính sách đối nội và đối ngoại của Myanmar trong quá trình phát triển. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu đi trước, luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, làm rõ các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập của Myanmar (2003-2015). Thứ hai, làm rõ quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh- quốc phòng (2003-2015). Thứ ba, đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. Chương 2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015) 2.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN 2.1.1. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Myanmar * Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1940 Giai đoạn đầu sau khi bị thực dân Anh xâm chiếm năm 1885, phong trào chống thực dân ở Miến Điện diễn ra rộng khắp với sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội dưới sự lãnh đạo của các hoàng thân, quốc thích, các sĩ quan trong quân đội hoàng gia nhưng phong trào nhanh chóng bị thất bại. Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh hướng tới mục tiêu bảo vệ và phát triển văn hóa, tôn giáo dân tộc, trước hết là phục hưng Phật giáo. Các tổ chức Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này.Trong thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, phong trào Thakin phát triển và nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị có uy tín trong phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc.
  • 9. 7 Kết quả quan trọng nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn này là Miến Điện có một chính phủ riêng dưới sự quản lý của Toàn quyền Anh, chấm dứt chế độ “thuộc địa của thuộc địa”. * Giai đoạn 1941-1948 Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít (AFPLF) đã phối hợp với quân Anh để đánh Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh và rút khỏi Miến Điện, Anh quay lại thống trị Miến Điện. Cuộc đấu tranh của Miến Điện chuyển sang mục tiêu giành độc lập hoàn toàn từ Anh. Trước tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Miến Điện, Anh phải công nhận Miến Điện là quốc gia độc lập, có chủ quyền theo Hiệp ước Anh - Miến. Ngày 4/1/1948, Miến Điện chính thức tuyên bố độc lập, kết thúc gần một thế kỷ thuộc địa của Anh. Lịch sử bị xâm chiếm và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã để lại những bài học quý giá về sự đoàn kết, thống nhất dân tộc, kinh nghiệm kết thân với lực lượng bên ngoài, ý thức độc lập tuyệt đối. 2.1.2. Thực trạng kinh tế, chính trị-xã hội Myanmar cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI 2.1.2.1. Nền kinh tế sơ khai, lạc hậu Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô không thúc đẩy phát triển kinh tế. Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Myanmar rất phức tạp, đồng kyat được cố định từ năm 1977.Tỷ lệ lạm phát luôn ở mức hai con số trong hai thập kỷ gần đây và có xu hướng tăng.Thị trường Myanmar không hoàn thiện là hệ quả của chính sách quản lý kinh tế kém hiệu quả. Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả kinh tế yếu kém. Tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người của Myanmar thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu kinh tế lạc hậu. Thứ hai, hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai. Myanmar không có thị trường liên ngân hàng.Ngân hàng trung ương không độc lập, bị chính
  • 10. 8 phủ kiểm soát chặt chẽ với chức năng chủ yếu là tài trợ thâm hụt ngân sách của nhà nước. Thứ ba, môi trường đầu tư nước ngoài không thuận lợi. Môi trường đầu tư nước ngoài chứa nhiều yếu tố rủi ro, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường tài chính không ổn định, tỷ giá hối đoái phức tạp... Thứ tư, cơ sở hạ tầng lạc hậu, nguồn nhân lực kém chất lượng.Hệ thống cơ sở hạ tầng của Myanmar yếu kém, thiếu kết nối, chi phí cao, hạn chế khả năng tiếp cận của người dân. Chỉ số HDI thấp do thiếu đầu tư vào y tế, giáo dục. Thứ năm, tệ nạn tham nhũng tràn lan. Chỉ số nhận thức tham nhũng của Myanmar luôn nằm trong nhóm cuối cùng với một số nước châu Phi, Nam Á. 2.1.2.2. Xung đột vũ trang kéo dài Cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị, quyền bình đẳng trong một thể chế liên bang thực sự của các dân tộc thiểu số bắt đầu từ khi mới độc lập và kéo dài đến nay. Các tổ chức vũ trang thiểu số trở thành một lực lượng chính trị lớn trong nền chính trị Myanmar. Các chính phủ Myanmar đã nỗ lực giải quyết xung đột, áp dụng nhiều biện pháp từ hòa bình đến trấn áp như đàm phán,“đổi vũ khí lấy dân chủ”, chiến dịch “4 cắt”, chính sách ngừng bắn nhưng vẫn không chấm dứt hoàn toàn xung đột. Các giải pháp không giải quyết được bản chất của xung đột là sự chia sẻ quyền lực giữa cộng đồng các dân tộc thiểu số và người Miến đa số. Xung đột vũ trang kéo dài trong nhiều thập kỷ gây ra những hậu quả kinh tế-xã hội nặng nề: Myanmar không thể tập trung phát triển kinh tế-xã hội do phải tập trung nguồn lực để chống nổi loạn; Chính phủ không kiểm soát được nguồn tài nguyên trong các khu vực xung đột; Tiêu hao nhân lực, kéo theo các vấn đề xã hội; Chia rẽ khối đoàn kết, thống nhất dân tộc.
  • 11. 9 2.1.2.3. Sự nổi lên của phong trào đấu tranh vì dân chủ sau năm 1988 *Cuộc đấu tranh của Aung San Suu Kyi và NLD NLD chủ trương đấu tranh phi bạo lực chống chính sách phi dân chủ, chấm dứt sự cầm quyền của chính phủ quân sự, thiết lập một nền dân chủ ở Myanmar. Aung San Suu Kyi và NLD phản đối các cơ chế của chính phủ quân sự như tẩy chay Quốc dân đại hội, thành lập Ủy ban đại diện Nghị viện nhân dân, tuyên truyền, tố cáo chính sách phi dân chủ của chính phủ quân sự. Cuộc đấu tranh của Aung San Suu Kyi và NLD đã làm xói mòn tính pháp lý của chính phủ quân sự, giảm sút uy tín của chính phủ quân sự trên trường quốc tế, tác động đến chính sách Myanmar của nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và EU. * Cuộc đấu tranh của giới tăng lữ Phật giáo Giới tăng lữ Phật giáo đã cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh vì dân chủ như phát động phong trào tẩy chay tôn giáo chống Chính phủ, kêu gọi hòa hợp dân tộc, đưa các vấn đề chính trị-xã hội trong nước vào các bài thuyết pháp, từ chối tham gia các hoạt động tôn giáo của Chính phủ. Cuộc biểu tình của giới tăng lữ năm 2007 đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, làm xói mòn tính hợp pháp của chính phủ quân sự. * Cuộc đấu tranh của các tổ chức dân chủ của người Myanmar ở nước ngoài Các tổ chức dân chủ của người Myanmar ở nước ngoài cung cấp thông tin về tình hình nhân quyền ở Myanmar cho truyền thông và các tổ chức quốc tế, vận động hành lang chống chính phủ quân sự. Họ đã thành công trong định hướng dư luận quốc tế và hoạch định chính sách của một số nước với Myanmar, làm giảm uy tín của chính phủ quân sự. 2.1.2.4. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc sau năm 1988 * Trung Quốc trở thành nhà bảo trợ ngoại giao của Myanmar trên các diễn đàn quốc tế.Trung Quốc chủ trương không can thiệp vào công
  • 12. 10 việc nội bộ của Myanmar, ủng hộ Myanmar trên các diễn đàn quốc tế và những nỗ lực bảo vệ độc lập, chủ quyền của Myanmar. * Sự thâm nhập sâu của Trung Quốc vào nền kinh tế Myanmar.Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của Myanmar, là nhà đầu tư số một và đối tác thương mại lớn thứ hai của Myanmar, đứng đầu về cung cấp viện trợ phát triển cho Myanmar dưới nhiều hình thức. * Trung Quốc là nguồn cung vũ khí và đào tạo quân sự chủ yếu cho Myanmar. Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho chương trình hiện đại hóa quân đội của Myanmar; giúp Myanmar đào tạo các học viên quân sự. 2.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 2.2.1.Chính sách của Mỹ, EU, Nhật Bản và một số tổ chức quốc tế đối với Myanmar sau năm 1988 2.2.1.1.Chính sách của Mỹ, EU, Nhật Bản Chính sách của Mỹ gay gắt nhất với mức độ tăng dần tùy thuộc vào tình hình dân chủ nhân quyền ở Myanmar, từ cắt viện trợ, cắt ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), hạn chế visa đến trừng phạt kinh tế nhằm yêu cầu Myanmar chuyển đổi dân chủ, tôn trọng nhân quyền, hòa hợp dân tộc. Chính sách của EU bao gồm ngừng các hoạt động trao đổi tùy viên quân sự, ngừng cung cấp vũ khí, tài chính liên quan đến hoạt động quân sự, đóng băng tài khoản, hạn chế visa đối với các quan chức cấp cao, cắt ưu đãi thuế quan phổ cập, yêu cầu Myanmar cải thiện tình hình chính trị, tôn trọng nhân quyền, chuyển đổi dân chủ. Nhật Bản ngừng viện trợ ODA nhằm thúc đẩy thay đổi dân chủ. Việc phục hồi viện trợ phụ thuộc vào quá trình dân chủ hóa ở Myanmar. 2.2.1.2. Chính sách của một số cơ quan Liên Hợp quốc và tổ chức phi chính phủ Đại hội đồng LHQ hàng năm ra nghị quyết kêu gọi chính phủ quân sự Myanmar khôi phục nền dân chủ, tôn trọng nhân quyền, thả tù chính trị, đối thoại hướng tới dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc.
  • 13. 11 Các NGO vận động đưa vấn đề Myanmar vào chương trình nghị sự của các nước phương Tây, kêu gọi trừng phạt chống Myanmar, đưa thông tin về tình hình nhân quyền ở Myanmar để tác động đến việc hoạch định chính sách Myanmar của một số nước. 2.2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI 2.2.2.1. Bối cảnh quốc tế Các cuộc cách mạng sắc màu diễn ra ở nhiều nước, đăc biệt, Mùa xuân Ả rập năm 2011 đã dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc ở các nước Trung Đông-Bắc Phi. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động nhất định đến nền kinh tế Myanmar, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế trong bối cảnh siêu bão Nargis vừa tràn qua. Châu Á-TBD trở thành tâm điểm điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, dẫn đến cuộc cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực. Myanmar có thể phát huy tối đa nguồn tài nguyên địa chính trị, tận dụng cơ hội để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, thực hiện thành công chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, Myanmar cũng phải hết sức thận trong bởi các nước lớn có thể sử dụng viện trợ, đầu tư để gây sức ép chính trị đối với các nước nhỏ yếu như Myanmar. Cùng với bảo trợ ngoại giao, hỗ trợ kinh tế cho Myanmar, Trung Quốc không còn lợi dụng vấn đề xung đột để can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar. Trung Quốc đã khuyến khích một số nhóm vũ trang thỏa thuận ngừng bắn, cam kết không hậu thuẫn cho các nhóm vũ trang, thúc ép Myanmar chuyển đổi chính trị, hòa giải dân tộc, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa. Những thay đổi này của Trung Quốc đã giảm bớt những khó khăn cho Myanmar trong giải quyết xung đột và góp phần thúc đẩy cải cách chính trị ở Myanmar.
  • 14. 12 2.2.2.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á ASEAN quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN, ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng cấu trúc khu vực. Xu hướng liên kết ở Đông Nam Á phù hợp với lợi ích của Myanmar, tác động tích cực đến quá trình phát triển, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền của Myanmar. ASEAN nới lỏng nguyên tắc không can thiệp, chuyển từ “dính líu có tính xây dựng” sang “tương tác tăng cường” đối với Myanmar. ASEAN đưa các vấn đề Myanmar thảo luận tại các cuộc họp bộ trưởng ASEAN, nỗ lực thúc đẩy hòa giải dân tộc, đối thoại giữa các bên liên quan để chuyển đổi dân chủ. ASEAN đặc biệt tích cực quan tâm giải quyết một số vấn đề nổi bật của Myanmar như khủng hoảng chính trị năm 2003 do sự kiện Depayin, vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2006, cuộc biểu tình của các nhà sư năm 2007… ASEAN phản đối chính sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây, trở thành lá chắn ngoại giao trong quan hệ giữa Myanmar với phương Tây và một số tổ chức quốc tế. Chính sách “tương tác tăng cường” của ASEAN phần nào tác động đến Myanmar, dẫn đến một số thay đổi chính trị quan trọng ở Myanmar. Sự điều chỉnh chính sách của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra với Myanmar nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế và an ninh trong quan hệ với Myanmar. Đó là cam kết tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, nhấn mạnh chính sách “dính líu tiến bộ” với trọng tâm củng cố quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, bãi bỏ “chính sách vùng đệm”, cấm những người chống đối nước ngoài sử dụng lãnh thổ Thái Lan làm cơ sở đấu tranh chống các chính phủ láng giềng. Thái Lan chấm dứt ủng hộ các nhóm vũ trang của Myanmar, tích cực đóng vai trò trung gian hòa giải giữa họ và chính phủ quân sự Myanmar, giữa chính phủ quân sự Myanmar và các bên trên các diễn đàn khu vực, hợp tác giải quyết vấn đề người tị nạn…Những thay đổi của Thái Lan đã giảm bớt nguy cơ đe dọa an ninh biên giới của Myanmar, thúc đẩy quan hệ hai nước.
  • 15. 13 Chương 3 THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015) 3.1. KHÁI NIỆM ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Độc lập dân tộc là khái niệm chỉ trạng thái của một quốc gia không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực bên ngoài nào, sự toàn vẹn lãnh thổ không bị đe dọa, là quyền làm chủ, quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bảo vệ độc lập dân tộc là bảo vệ những yếu tố cấu thành độc lập dân tộc, đó là bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; bảo vệ những giá trị dân tộc; bảo vệ lợi ích dân tộc; đấu tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia. Quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa mang nghĩa mở hơn. Bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay không thể khép kín mà phải đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt những cơ hội phát triển. Nói cách khác, cần phải kết hợp nội lực và ngoại lực để tăng cường sức mạnh quốc gia. Do tình hình trong nước và quốc tế cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở Myanmar giai đoạn này tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân tộc để củng cố khối đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước, duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ; Thứ hai, giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền để bình thường hóa quan hệ với phương Tây; Thứ ba, cải cách, phát triển nền kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập; Thứ tư, tiếp tục củng cố an ninh-quốc phòng. Một cách khái quát, bảo vệ, củng cố độc lập
  • 16. 14 dân tộc của Myanmar hiện nay là quá trình tháo gỡ những bế tắc chính trị-xã hội, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, đẩy lùi nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. 3.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THỜI KỲ CHÍNH PHỦ QUÂN SỰ (TỪ NĂM 2003 ĐẾN THÁNG 3/2011) 3.2.1. Định hướng phát triển, bảo vệ củng cố độc lập dân tộc của chính phủ quân sự - Chính trị: Chính phủ quân sự đề ra bốn mục tiêu: 1. Nhà nước ổn định, cộng đồng hòa bình, luật pháp được phổ biến; 2. Hòa hợp dân tộc; 3. Xây dựng hiến pháp mới; 4. Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại phù hợp với hiến pháp mới. Chính phủ theo đuổi Ba Nhiệm vụ quốc gia trọng yếu: Không làm tan rã liên bang, Không làm tan vỡ khối thống nhất dân tộc, Giữ vững chủ quyền quốc gia. - Đối ngoại: Chính phủ quân sự thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tích cực và quan hệ thân thiện với tất cả các nước trên thế giới, phù hợp với các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, bảo vệ độc lập dân tộc. - Kinh tế: Xóa bỏ hệ thống kinh tế XHCN, thúc đẩy kinh tế định hướng thị trường. Chính phủ đề ra bốn mục tiêu kinh tế: 1.Phát triển nông nghiệp thành cơ cở sở để phát triển toàn diện các khu vực kinh tế khác; 2.Phát triển phù hợp kinh tế định hướng thị trường; 3.Phát triển kinh tế với việc kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước; 4.Nhà nước và nhân dân chủ động xây dựng nền kinh tế. Hướng tới mục tiêu trên, Chính phủ thực hiện một số cải cách kinh tế theo hướng thị trường. - An ninh-quốc phòng: Chuyển từ học thuyết “chiến tranh nhân dân”, “chiến tranh chống nổi loạn” sang “chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại” trong đó các yếu tố cơ bản là phát triển vũ khí hiện đại, thay đổi tình thế quân sự từ phòng thủ bị động sang phòng thủ chủ động.
  • 17. 15 3.2.2. Một số biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu 3.2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị Thứ nhất, chính phủ quân sự khởi xướng và thực hiện Lộ trình dân chủ Từ năm 2003, chính phủ quân sự bắt đầu thực hiện Lộ trình dân chủ. Những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện Lộ trình dân chủ là sự ra đời của Hiến pháp năm 2008, tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, chuyển giao quyền lực trong hòa bình cho chính phủ dân sự. Thứ hai, tiếp tục thỏa thuận ngừng bắn, chuyển đổi các nhóm vũ trang thiểu số Đến năm 2010, chính phủ đã đạt được 40 thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm vũ trang. Các thỏa thuận ngừng bắn được duy trì trong thời gian khá lâu, mang lại nền hòa bình tương đối cho Myanmar. Chính phủ chuyển một số nhóm đã thỏa thuận ngừng bắn thành Lực lượng bảo vệ biên giới để phù hợp với Hiến pháp năm 2008. 3.2.2.2. Trên lĩnh vực đối ngoại Trong quan hệ với Trung Quốc, Myanmar kiên định nguyên tắc độc lập, tôn trọng Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không thỏa hiệp quyền tự quyết chính trị. Hợp tác kinh tế với Trung Quốc chỉ trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Myanmar. Myanmar cố gắng mở rộng không gian đối ngoại như tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Nga, ASEAN và một số tổ chức khu vực khác. 3.2.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế Thực hiện một số cải cách nhằm khắc phục những khó khăn kinh tế: Thứ nhất, cắt giảm bao cấp một số mặt hàng chiến lược; Thứ hai, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả; Thứ ba, tăng cường kiểm soát thương mại biên giới; Thứ tư, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế giai đoạn này ít hiệu quả nên chưa thể vực dậy nền kinh tế.
  • 18. 16 3.2.2.4. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng Thứ nhất, tiếp tục hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân đội. Chính phủ tiếp tục chương trình hiện đại hóa quân đội, đa dạng nguồn cung để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc; Thứ hai, thúc đẩy các hoạt động kinh tế quân đội nhằm góp phần giảm căng thẳng ngân sách, tăng cường phúc lợi quân nhân, củng cố lợi ích tập thể quân đội. 3.3. BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC THỜI KỲ CHÍNH PHỦ THEIN SEIN (TỪ THÁNG 4/2011 ĐẾN NĂM 2015) 3.3.1. Định hướng phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Chính phủ Thein Sein - Chính trị:Thứ nhất, tiếp tục theo đuổi Ba Nhiệm vụ quốc gia trọng yếu và xác định các nhiệm vụ này phải được thực hiện trên cơ sở tăng cường sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự; Thứ hai, thống nhất dân tộc là ưu tiên hàng đầu; Thứ ba, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp. - Đối ngoại: Kế thừa chính sách đối ngoại độc lập, tích cực, không liên kết, chủ trương tái hòa nhập cộng đồng quốc tế. - Kinh tế: Chính phủ Thein Sein phát triển kinh tế theo các định hướng sau: Thứ nhất, tiếp tục theo đuổi kinh tế thị trường. Thứ hai, cải cách kinh tế bao gồm điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng thị trường; Thứ ba, thúc đẩy công nghiệp hóa. - An ninh-quốc phòng: Tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự, xây dựng quân đội mạnh tầm cỡ thế giới. 3.3.2. Một số giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu 3.3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị Thứ nhất, đảm bảo các quyền cơ bản cho công dân theo Hiến pháp năm 2008. Chính phủ xóa bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, ban hành một số luật như Luật về Quyền tụ họp và diễu hành hòa bình, Luật Tổ chức lao động, sửa đổi Luật đăng ký đảng phái năm 2010...
  • 19. 17 Thứ hai, tiến hành hòa giải với các lực lượng đối lập - Cải thiện quan hệ với Aung San Suu Kyi và NLD. Tổng thống Thein Sein đã chủ động cải thiện quan hệ với Aung San Suu Kyi/NLD, cùng gác lại những bất đồng vì lợi ích quốc gia. Tổng thống Thein Sein đã mở đường để Aung San Suu Kyi và NLD có thể tham gia hợp pháp vào hệ thống chính trị mới như sửa đổi Luật đăng ký đảng phái năm 2010, thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp năm 2008. - Thả tù nhân chính trị. Đến cuối năm 2013, Tổng thống Thein Sein thả tất cả các tù chính trị với mục tiêu hòa hợp dân tộc. - Khởi động tiến trình hòa bình. Tổng thống Thein Sein đã mời các nhóm vũ trang đàm phán hòa bình, thành lập các thể chế liên quan đến tiến trình hòa bình như Ủy ban trung ương hòa bình liên bang (UPCC) và Ủy ban công tác hòa bình liên bang (UPWC). Chính phủ tiến trình đàm phán hai cấp song phương và đa phương với các nhóm vũ trang. Chính phủ và tám nhóm vũ trang đã ký Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA), đặt cơ sở cho cơ chế đối thoại chính trị, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, hướng tới xây dựng thể chế liên bang thực sự. 3.3.2.2. Trên lĩnh vực đối ngoại Thứ nhất, tái cân bằng quan hệ với các nước lớn - Chủ động cải thiện quan hệ với Mỹ, EU, Nhật Bản Cải thiện quan hệ với Mỹ là điểm mấu chốt để Myanmar khai thông quan hệ quốc tế. Chính phủ Thein Sein đã nỗ lực cải cách dân chủ nhằm đáp ứng các điều kiện bình thường hóa của Mỹ và thuyết phục Mỹ tin tưởng vào những cải cách của Myanmar. Tổng thống Thein Sein chủ động tiếp cận với các nước EU qua các chuyến thăm chính thức, cam kết cải cách dân chủ, thúc đẩy hòa bình, hòa hợp dân tộc. Cải thiện quan hệ với Nhật Bản để tìm kiếm sự hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội của Myanmar.
  • 20. 18 - Điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc theo hướng độc lập hơn. Myanmar tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống với Trung Quốc, hai bên đã thiết lập Quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện. Myanmar không nhượng bộ Trung Quốc trong những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của Myanmar như quyết định đình chỉ một số dự án của Trung Quốc do ảnh hưởng đến môi trường hoặc chậm tiến độ như đập thủy điện Myitsone. - Củng cố quan hệ truyền thống với Ấn Độ, Nga. Myanmar và Ấn Độ tái khẳng định cam kết mở rộng quan hệ nhiều mặt, ký một số thỏa thuận hợp tác xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt, các trung tâm nghiên cứu, phát triển giáo dục, công nghệ thông tin, dịch vụ hàng không… Hợp tác giữa Myanmar và Nga chủ yếu trên lĩnh vực quân sự, năng lượng và giáo dục, đào tạo. Thứ hai, thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và khu vực. Myanmar xác định phải gắn kết với không gian phát triển châu Á. Tổng thống Thein Sein đã đến thăm nhiều nước trong khu vực nhằm củng cố quan hệ với các nước, tạo dựng môi trường xung quanh thuận lợi cho phát triển. Thứ ba, tăng cường hội nhập khu vực. Chính phủ Thein Sein chú trọng hơn cơ chế đa phương trong khi vẫn duy trì cơ chế song phương, trong đó, ASEAN được coi là tổ chức kết nối Myanmar với cộng đồng quốc tế. Myanmar chủ động, tích cực thể hiện vai trò của mình trong ASEAN, đảm nhận thành công vai trò chủ tịch ASEAN năm 2014. 3.3.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế Thứ nhất, cải cách khu vực tài chính-ngân hàng. Thống nhất tỷ giá hối đoái, thả nổi có kiểm soát đồng kyat, ban hành Luật Ngân hàng trung ương mới, trao quyền tự chủ cho Ngân hàng trung ương, tách Ngân hàng trung ương khỏi Bộ Tài chính.
  • 21. 19 Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Chính phủ nỗ lực cải thiện môi trường pháp lý cho để thu hút FDI như ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 2012 với những quy định mở hơn và an toàn hơn, Luật đặc khu kinh tế Myanmar năm 2014 với nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư, khuyến khích ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Thứ ba, tăng cường tự do hóa thương mại. Chính phủ thực hiện cơ chế một cửa quốc gia phù hợp với nguyên tắc minh bạch, đơn giản, hiệu quả, nhằm hội nhập với cơ chế một cửa ASEAN, chuyển chế độ cấp giấy phép xuất nhập khẩu sang hình thức tự động, xóa bỏ yêu cầu cấp phép cho nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu. Thứ tư, cải cách các doanh nghiệp kinh tế nhà nước. Cải cách các doanh nghiệp kinh tế nhà nước theo hướng thị trường, tư nhân hóa các doanh nghiệp yếu kém, giảm bao cấp của nhà nước, giám sát thu chi chặt chẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp tự chủ tài chính. Thứ năm, cải cách khu vực nông nghiệp. Mở rộng các dịch vụ và các khoản vay chính phủ, đẩy mạnh cơ chế hỗ trợ thị trường định hướng nhu cầu; Tăng cường khả năng tiếp cận vốn của nông dân như phát triển ngân hàng tư nhân ở nông thôn, cấp giấy sử dụng đất để nông dân có thể tiếp cận với các khoản tín dụng. Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế. Myanmar đã giảm thuế quan theo lịch trình cam kết, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, đẩy mạnh hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại, tham gia hợp tác tài chính, hội nhập thị trường bảo hiểm và ngân hàng; Tích cực thực hiện các cam kết trong khuôn khổ FTA, tham gia đàm phán xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Thứ bảy, phòng chống tham nhũng. Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phòng chống tham nhũng như ban hành Luật Chống hối lộ, Luật Chống tham nhũng, Luật Loại bỏ rửa tiền, thành lập Ủy ban Chống tham nhũng. Myanmar tham gia các sáng kiến quốc tế để thúc đẩy minh bạch,
  • 22. 20 hạn chế tham nhũng trong các lĩnh vực kinh tế như Sáng kiến minh bạch ngành khai khoáng (EITI), cam kết tham gia sáng kiến Đối tác chính phủ mở (OGP). 3.3.2.4. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng Tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã triển khai nhiều biện pháp theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, chuẩn hóa lực lượng vũ trang. Thứ nhất, sắp xếp lại tổ chức quân đội cấp cao, đổi mới đào tạo. Thứ hai, tăng cường tính cố kết, thống nhất và tinh thần quân đội. Thứ ba, nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội. Thứ tư, tăng cường ngoại giao quốc phòng. Chương 4 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003 – 2015) VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 4.1. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MYANMAR (2003-2015) 4.1.1. Một số thành tựu * Về chính trị, đối ngoại, an ninh- quốc phòng Ở Myanmar đã hình thành thể chế cộng hòa tổng thống, Quốc hội lưỡng viện, ba nhánh quyền lực độc lập, kiểm soát lẫn nhau; Hình thành nhiều trung tâm quyền lực mới có ảnh hưởng đến trong đời sống chính trị-xã hội; Quân đội Myanmar không còn quyền lực tuyệt đối trong hệ thống chính trị mới; Công dân Myanmar thực sự được hưởng các quyền cơ bản theo Hiến pháp năm 2008; Đạt được một số kết quả khả quan trong tiến trình hòa bình, hòa giải dân tộc. Myanmar đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương Tây, khai thông quan hệ quốc tế, phá được thế bất cân bằng đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển.
  • 23. 21 Những nỗ lực cải cách chính trị và cải thiện quan hệ quốc tế đã góp phần giảm thiểu những thách thức an ninh. Quân đội Myanmar được củng cố theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa. * Về kinh tế Tăng trưởng GDP ổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, lạm phát được kiểm soát ở mức một con số.Tổng số vốn FDI, tổng giá trị thương mại tăng nhanh, đối tác đầu tư và thương mại đa dạng hơn. 4.1.2. Một số hạn chế Thứ nhất, Hiến pháp năm 2008 còn nhiều điểm phi dân chủ khi trao quá nhiều quyền lực cho Quân đội Myanmar. Hiến pháp năm 2008 đã trao nhiều lợi ích cho Quân đội như số ghế mặc định 25% trong Quốc hội, quyền phủ quyết đối với việc sửa Hiến pháp. Thứ hai, quyền tham gia chính trị của một số cá nhân, quyền công dân của một bộ phận dân cư và quyền tự do tôn giáo còn hạn chế. Quyền trở thành tổng thống hoặc phó tổng thống bị hạn chế bởi Điều 59(f), Hiến pháp năm 2008. Những quy định về quyền công dân trong Hiến pháp năm 2008 đã loại bỏ quyền công dân của nhiều người đã sống lâu đời ở Myanmar như cộng đồng người Rohingya. Quyền tự do lựa chọn tôn giáo bị cản trở bởi Luật chuyển đổi tôn giáo. 4.1.3. Đặc điểm Thứ nhất, thống nhất dân tộc luôn là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ quân sự và Chính phủ Thein Sein coi thống nhất dân tộc là mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Cả hai chính phủ đều kiên định theo đuổi Ba nhiệm vụ quốc gia trọng yếu: Không làm tan rã liên bang, Không chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, Bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thứ hai, dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc là những biện pháp cơ bản. Chính phủ quân sự và Chính phủ Thein Sein đã không ngừng nỗ lực
  • 24. 22 thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc nhằm giải quyết những bế tắc chính trị, củng cố khối đoàn kết dân tộc. Thứ ba, quá trình dân chủ hóa ở Myanmar do chính phủ quân sự khởi xướng và thực hiện. Lộ trình dân chủ do chính phủ quân sự công bố và thực hiện từng bước. Trong quá trình thực hiện, chính phủ quân sự có những bước đi cần thiết để đảm bảo Lộ trình dân chủ không bị chệch hướng. Thứ tư, cải cách chính trị đi trước cải cách kinh tế Chính phủ Thein Sein tiến hành cải cách kinh tế ngay sau khi cải cách chính trị. Cải cách chính trị tập trung vào quá trình dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, chủ động đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Cải cách kinh tế bắt đầu từ xóa bỏ những yếu tố phi thị trường, sửa đổi hoặc xây dựng khuôn khổ pháp lý theo cơ chế thị trường. Cải cách kinh tế được tiến hành trong môi trường chính trị ổn định nên đã đạt được những thành tựu khả quan. 4.1.4. Một số vấn đề đặt ra Thứ nhất, giảm bớt quyền lực của Quân đội Myanmar trong hệ thống chính trị mới. Quyền lực quá lớn của Quân đội Myanmar dẫn đến những nghi ngại về một nền dân chủ thực sự ở Myanmar. Cần phải giảm bớt vai trò kiểm soát của quân đội trong hệ thống chính trị mới thông qua việc sửa đổi Hiến pháp năm 2008. Đây là vấn đề khó khăn vì hiện tại Quân đội chưa muốn sửa đổi Hiến pháp 2008. Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình. Cần tiếp tục thúc đẩy các nhóm vũ trang ký NCA, đối thoại chính trị để thỏa thuận một thể chế liên bang phù hợp với cộng đồng các dân tộc, xây dựng lòng tin giữa các tổ chức vũ trang với Quân đội. Thứ ba, giải quyết vấn đề cộng đồng người Rohingya Hồi giáo. Những xung đột liên quan đến người Rohingya để lại hậu quả kinh tế-xã hội, ảnh hưởng đến hòa hợp dân tộc và hình ảnh quốc tế của Myanmar.
  • 25. 23 Cần đối thoại chính trị giữa các bên liên quan để tìm kiếm giải pháp chính trị phù hợp. Thứ tư, hạn chế các hoạt động kinh tế bất hợp pháp. Các hoạt động kinh tế bất hợp pháp gây biến dạng, làm bất ổn định nền kinh tế hợp pháp của Myanmar. Việc ngăn chặn các hoạt động này rất khó khăn vì chúng chủ yếu diễn ra trong khu vực xung đột, gắn liền với lợi ích của các nhóm vũ trang thiểu số, các doanh nghiệp, thậm chí các quan chức chính phủ, các tập đoàn kinh tế của Quân đội. 4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TỪ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MYANMAR (2003-2015) 4.2.1. Quá trình dân chủ hóa theo lộ trình tránh những bất ổn xã hội Quá trình dân chủ hóa ở Myanmar bắt nguồn từ giới tinh hoa quân sự nên nó được chuẩn bị chi tiết để diễn ra theo trật tự, chống lại bất kỳ ảnh hưởng hay nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài để không gây bất ổn xã hội. 4.2.2. Sự kiên trì chính sách đối ngoại độc lập trong quan hệ với nước lớn láng giềng Trong khi phải dựa vào Trung Quốc, chính phủ quân sự kiên định quyền tự quyết chính trị, cố gắng chống lại những ảnh hưởng từ nước này. Chính phủ Thein Sein thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với trọng tâm tái cân bằng các nước lớn, kiên quyết bảo vệ lợi ích của Myanmar. Từ đó cho thấy, trong quan hệ với các nước lớn, các nước nhỏ phải kiên định chính sách đối ngoại độc lập, giữ vững chủ quyền quốc gia. 4.2.3. Tôn trọng nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong quốc gia đa sắc tộc Trong các nước đa sắc tộc, chính sách dân tộc cần tôn trọng nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Nếu không có chính sách dân tộc hợp lý, các quốc gia này thường đối
  • 26. 24 diện với khả năng xung đột sắc tộc, xu hướng tự trị, ly khai, ảnh hưởng đến sự thống nhất, hòa hợp dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. KẾT LUẬN Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 chịu tác động sâu sắc bởi các yếu tố chủ quan và khách quan trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Trong quá trình này, nhiều biện pháp được thực hiện như dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, cải cách kinh tế và đạt được những kết quả quan trọng.Về chính trị, tiến trình dân chủ hóa và hòa hợp dân tộc đã tháo gỡ căn bản những bế tắc chính trị. Về đối ngoại, chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại đã giúp Myanmar bình thường hóa quan hệ quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Về kinh tế, những cải cách kinh tế đã tháo dỡ những rào cản phát triển, thúc đẩy tăng trưởng. Về an ninh - quốc phòng, chủ trương xây dựng quân đội mạnh được hiện thực hóa bằng chương trình hiện đại hóa vũ khí, củng cố tính cố kết quân đội. Những thành tựu này đã góp phần củng cố độc lập dân tộc của Myanmar và chứng tỏ rằng, nếu chính sách phát triển đúng hướng sẽ tăng cường sức mạnh quốc gia và trên cơ sở đó, độc lập dân tộc cũng được bảo vệ theo cách tốt nhất.
  • 27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Quế, ThS Nguyễn Thị Tú Hoa (2017), "Chính sách đối ngoại của Mianma dưới thời Tổng thống Thein Sein (2011-2015)", Thông tin Khoa học lý luận chính trị (5), tr.46-54. 2. ThS Nguyễn Thị Tú Hoa (2017), "Tiến trình hoà bình ở Myanmar: các thoả thuận ngừng bắn", Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (507), tr.31-33. 3. PGS.TS Nguyễn Thị Quế, ThS Nguyễn Thị Tú Hoa (2019), "Tiến trình hòa bình ở Myanmar hiện nay: thực trạng và thách thức", Thông tin Khoa học lý luận chính trị, (4, 53), tr.44-51.