SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRỊNH TẤN HOÀI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
- AN NINH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRỊNH TẤN HOÀI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
- AN NINH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS.TS MAI VĂN HÓA
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
CHO SINH VIÊN
13
1.1 Những quan niệm cơ bản về quản lý giáo dục quốc phòng -
an ninh cho sinh viên
13
1.2 Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng -
an ninh cho sinh viên
21
1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh
33
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO
SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY
38
2.1 quốc phòng - an ninh cho sinh viên hiện nay 38
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an
ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay
42
2.3 Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước về giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua
58
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY
61
3.1 quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020
61
3.2 69
3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản
lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận hợp thành của nền giáo dục
quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm
góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe và
kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự
nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Giáo dục quốc phòng - an
ninh trong hệ thống giáo dục quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó, sự
phụ thuộc của giáo dục quốc phòng - an ninh đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
được xác định như vấn đề có tính trực tiếp, là căn cứ có tính tất yếu để xác định
hoạt động và đổi mới giáo dục quốc phòng - an ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Giáo dục quốc phòng - an ninh với mục tiêu tổng quát của chiến lược quốc
phòng nước ta là xây dựng nền quốc phòng toàn dân có lực lượng ngày càng
vững mạnh, thế trận ngày càng vững chắc, đủ sức ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan
mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của của kẻ thù, cần thiết phải đổi mới công tác
quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình hiện nay. Quản lý giảng
dạy giáo dục quốc phòng - an ninh trong nhà trường cần quán triệt sâu sắc
làm rõ hơn và cụ thể hóa lý luận quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà nước
về giáo dục nói riêng vào một vấn đề là quản lý công tác giáo dục quốc phòng -
an ninh cho sinh viên ở một địa bàn cụ thể có tính chiến lược - Thành phố Hồ
Chí Minh; nhằm thống nhất nhận thức, hiện thực hóa những chủ trương về công
tác quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên phù hợp với thực tiễn,
mang lại hiệu quả của mặt công tác quan trọng này.
Hiện nay chuyển biến về nhận thức ở một số cán bộ quản lý và một bộ phận
học sinh, sinh viên còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu môn học và nhiệm vụ
giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Ở một số trường và một bộ
phận học sinh, sinh viên còn xem nhẹ và tìm cách “thanh toán” môn học hoặc có
những suy nghĩ đơn giản về môn học, đã dẫn đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ
giáo dục quốc phòng - an ninh tùy tiện, tính toán hiệu quả kinh tế trong thực
3
4
hiện, chỉ thấy lợi ích trước mắt chưa thấy lợi ích chung và lâu dài. Vì vậy, có
trường không coi giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học quan trọng, mà cho
rằng đó là nhiệm vụ quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố Hồ
quốc phòng - an ninh ất như: giảng đường, thao trường, bãi tập, vật chất huấn
luyện,… chỉ mới đáp ứng được 54%, có nơi đưa sinh viên ra công viên để dạy
cả lý thuyết và thực hành. Đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng, vừa chưa
đáp ứng chuẩn, có trường thỉnh giảng cả hạ sĩ quan, cán bộ chữ thập đỏ, …
Là một cán bộ được phân công trực tiếp quản lý hoạt động giáo dục quốc
phòng - an ninh quốc phòng - an ninh hoàn thiện và hiệu quả hơn. Từ đó đã đặt
ra yêu cầu bức thiết là phải có những nghiên cứu độc lập về lĩnh vực hà nước về
g , nhằm góp phần nâng cao nhận thức về môn học và có phương pháp tổ chức,
quản lý, điều hành hiệu quả hơn công tác giáo dục quốc phòng - an ninh theo
đúng tinh thần Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03
tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX,
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an
ninh trong tình hình mới.
2.
Trên thế giới, nhiều nước quan tâm đến công tác tổ chức giáo dục quốc
phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên như:
Ở Pháp: Quan niệm quốc phòng theo nghĩa rộng nhất, không chỉ là lĩnh
vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà liên quan đến mọi công dân và
mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Vì vậy, hệ thống giáo dục và giáo dục
quốc phòng được tổ chức chặt chẽ, toàn diện. Hệ thống giáo dục quốc phòng có
một số trường trực thuộc chính phủ, có một số trường thuộc Bộ Giáo dục. Nội
dung nghiên cứu rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, từ chiến lược quốc phòng, chính
sách quốc phòng, kinh tế quân sự đến phát triển công nghiệp quốc phòng.
4
5
Ở Nga: Một số công trình nghiên cứu như “Các vấn đề giáo dục quân sự”
của Đại tá, tiến sỹ E.G. Vapilin và đại tá Q.Đ. Mulinva (2001) và “Những quan
điểm phương pháp luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở Nga”, đã
cho thấy việc nghiên cứu, quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng cho cán
bộ, viên chức, học sinh, sinh viên được Tổng thống và Chính phủ Nga đặc biệt
quan tâm. Công tác quản lý và giáo dục quốc phòng cho thế hệ trẻ được xác
định là nhu cầu bức thiết trong bối cảnh nước Nga và tình hình quốc tế hiện nay.
Ở Mỹ: Giáo dục quốc phòng trong các trường đại học, cao đẳng do các sĩ
quan quân đội cử đến thường trú tại đó đảm nhiệm. Trọng điểm của giáo dục
quốc phòng ở Mỹ là: “Yêu nước, biết phục tùng, trọng đoàn thể, chịu cống hiến, …”
do ở Mỹ người ta nói nhiều tới tự do, nhưng không lo phục tùng, không chịu
cống hiến. Các sĩ quan thường trú tại các trường đại học, cao đẳng có nhiệm vụ
dạy cho sinh viên biết, phục tùng và cống hiến là tố chất cần có của một người
hoàn chỉnh.
Ở Nhật Bản: Nhà nước thành lập các trung tâm giáo dục quốc phòng ở các
quân khu để giáo dục quốc phòng cho sinh viên và lực lượng bán vũ trang.
Ở Trung Quốc: Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc thường xuyên
quan tâm, chú trọng quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng, bảo vệ đất
nước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho các thế hệ học sinh, sinh viên.
Có một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới giáo dục quốc phòng cho
cán bộ, học sinh, sinh viên trước yêu cầu chống “Tây hóa” của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch; đề xuất những giải pháp đổi mới, nội dung, chương
trình, phương pháp giáo dục quốc phòng cho cán bộ, học sinh, sinh viên đáp ứng
yêu cầu bảo vệ Đảng cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng và
xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Các tác giả Lý Xương Giang, Tiểu Kính
Dân, Vương Bảo Tôn còn đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục quốc
phòng của Trung Quốc trước sự vận động, biến đổi phức tạp của tình hình khu
vực và thế giới.
Ở Hàn Quốc: Chính phủ qui định nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 25 buộc
phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị bộ đội, tại đây sinh viên sẽ được
5
6
trang bị kiến thức phần thực hành và luyện tập về quân sự thời gian 3 tháng.
Trong chương trình của các trường đại học, quân sự là các môn lựa chọn và
trường chỉ dạy phần lý thuyết.
Ở Thái Lan: Quan niệm quốc phòng là “Quốc gia bền vững, nhân dân phồn
thịnh”. Sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân là nhân tố cốt lõi trong chiến lược
quốc phòng, quốc phòng gắn chặt với an ninh quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác
nhau… Nội dung quốc phòng - an ninh được thể hiện rất sâu sắc.
Ở Malaysia: Nhà nước đầu tư xây dựng 41 trung tâm giáo dục quốc phòng
cho học sinh, sinh viên, tư nhân đứng ra quản lý. Theo kế hoạch năm của nhà
nước, thanh niên từ 18 tuổi đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm giáo dục
quốc phòng để học giáo dục quốc phòng với thời gian 3 tháng; các học phần lý
thuyết do giảng viên các trường đại học giảng dạy, các học phần thực hành do sĩ
quan quân đội giảng dạy.
Ở Indonesia: Quan niệm quốc phòng gồm những vấn đề rộng lớn trong
nước và quốc tế; được nghiên cứu một cách tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực
đời sống và xã hội như: con người, dân tộc, tôn giáo, kinh tế, chính trị, ngoại
giao,… trong đó tập trung làm rõ 3 nội dung cơ bản: tiềm lực quốc gia, đặc điểm
địa lý, tự lực, tự cường dân tộc.
Ở Singapore: Nhà nước đầu tư xây dựng và giao cho Bộ Quốc phòng quản
lý các trung tâm giáo dục quốc phòng. Theo kế hoạch năm, thanh niên từ 18 đến
25 tuổi được tập trung tại các trung tâm giáo dục quốc phòng để học các nội
dung giáo dục với thời gian 3 tháng.
Nhìn chung, các nước trên thế giới đều quan tâm đến công tác giáo dục quốc
phòng cho học sinh, sinh viên và thanh niên; đây là lực lượng trẻ, có trình độ khoa
học và kĩ thuật, huy động vào quân đội sẽ phát huy được sức mạnh. Do đó trong
quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hầu hết các quốc gia đều coi trọng nâng cao
ý thức quốc phòng cho thế hệ trẻ ngay khi họ còn trên ghế nhà trường.
Ở Việt Nam, trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước đã luôn quan tâm tới
việc giáo dục quân sự, quốc phòng cho nhân dân và sinh viên, nhằm tăng cường
6
7
ề giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới chương trình, giáo trình tài liệu,
đào tạo, về bồi dưỡng giáo viên, về củng cố mở rộng các trung tâm giáo dục
quốc phòng, về nghiên cứu khoa học và tăng cường đầu tư cho nhiệm vụ giáo
dục quốc phòng - an ninh.
cao chất lượng giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông.
(103).
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về giáo dục quốc phòng - an ninh các
giáo dục
giáo dục giáo dục quốc phòng - an ninh;
Một số tác giả nghiên cứu giáo dục quốc phòng với phạm vi rộng và trong
mối quan hệ với chiến lược quân sự, quốc phòng của quốc gia;
Một số tác giả nghiên cứu việc tổ chức, quản lý công tác giáo dục quốc
phòng - an ninh nói chung và tổ chức các trung tâm giáo dục quốc phòng.
Đến nay chưa tìm thấy một nghiên cứu cơ bản nào về lĩnh vực quản lý nhà
nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên.
7
8
3.
*Mục đích nghiên cứu
quốc phòng - an ninhhà nước về quốc phòng - an ninh
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về giáo dục quốc
phòng - an ninh cho sinh viên; phân tích mục tiêu, đặc điểm, nhiệm vụ, tính chất
quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh
quốc phòng - an ninh
nay;
Đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
4.
* Khách thể nghiên cứu
quốc phòng - an ninhquốc phòng - an ninh
* Đối tượng nghiên cứu
hà nước về quốc phòng - an ninh
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng – an ninh
5.
quốc phòng - an ninh nhà nước về quốc phòng - an ninh cho sinh viên giữ
vai trò rất quan trọng. Nếu quốc phòng - an ninh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
sát với địa bàn; phát triển hoàn thiện các yếu tố dạy học, chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ giảng dạy và quản lý, xây dựng, phát triển và xã hội hóa các Trung tâm giáo
dục quốc phòng - an ninh sinh viên thì chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý
nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
6.
8
9
*Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về giáo dục đào tạo,
quản lý giáo dục đào tạo, giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên. Đồng
thời đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc; lôgíc - lịch sử và
quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích những vấn đề liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, mô hình hóa, khái quát hóa.
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng về giáo dục quốc phòng - an ninh;
Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục.
Các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học quản lý và quản lý giáo
dục; các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài đã
được công bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học, hội thảo…
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng phiếu câu hỏi đối với sinh viên 300 phiếu, trong đó 50% sinh
viên khối khoa học xã hội và nhân văn, 50% sinh viên khối khoa học tự nhiên để
làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp hiệu
quả trong quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên.
quốc phòng - an ninh quốc phòng - an ninh hoạt động dạy học của giảng
viên; hoạt động học tập, rèn luyện và việc tự quản lý hoạt động học tập của sinh
viên để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu.
Tọa đàm, trao đổi với một số cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về
những nội dung nghiên cứu, từ đó rút ra những kết luận cho nhiệm vụ nghiên
cứu của luận văn.
, công tác của sinh viên.
Nghiên cứu tổng kết thực tiễn từ những vấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc
rút thành những kinh nghiệm về quản lý giáo dục quốc phòng - an ninhh.
9
10
Xin ý kiến 49 chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, quản
lý sinh viên, giảng viên về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trong
quá trình nghiên cứu đề tài.
Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra, xử lý số liệu phần thực
trạng và số liệu khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất.
7. Ý nghĩa của đề tài
quốc phòng - an ninh cho sinh viên; quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng
- an ninh cho sinh viên;
Làm rõ đặc điểm, nhiệm vụ, tính chất, yêu cầu, yếu tố tác động quản lý nhà
nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên;
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục quốc
phòng - an ninh
8.
Luận văn cấu trúc gồm: phần mở đầu, phần nội dung (3 chương), phần kết
luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN
1.1. Những quan niệm cơ bản về quản lý giáo dục quốc phòng - an
ninh cho sinh viên
1.1.1. Quan niệm Quản lý nhà nước về giáo dục
* Quản lý nhà nước
Quản lý là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định, là sự tác động chỉ huy,
điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, để quản lý phát
triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như: “Quản lý là tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức
làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”; “Quản lý là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế
hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”… Thực chất của hoạt động quản
lý là việc giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Bản chất
của hoạt động quản lý là việc phát huy được nhân tố con người trong tổ chức. Mục
đích quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và
những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Những khái niệm nêu trên cho thấy mặc dù các khái niệm về quản lý được
đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng ở các mức độ khác nhau đã đề cập đến
những nhân tố cơ bản, như: chủ thể quản lý, đối tượng và mục tiêu quản lý. Tuy
nhiên từ những khái niệm này, những học viên cao học và nghiên cứu sinh
chuyên ngành quản lý giáo dục gặp phải trở ngại, lúng túng trong việc xác định
những nội dung cụ thể trong thực tiễn quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước các
cấp và các trường. Một số trường hợp còn có sự nhầm lẫn cho rằng đối tượng
của quản lý chỉ là con người trong các tổ chức, bỏ qua nhiều yếu tố không phải
là con người nhưng rất quan trọng trong công tác quản lý như: tuyển sinh; cơ sở
vật chất - kỹ thuật dạy học; tài chính; hệ thống thông tin quản lý giáo dục; quá
trình dạy học, …. (các điều kiện đảm bảo quy mô và chất lượng giáo dục).
11
12
Từ những phân tích trên có thể hiểu là: Quản lý nhà nước vừa là khoa học lý
luận chính trị vừa là khoa học thực tiễn. Quản lý nhà nước ở nước ta là sự khẳng
định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
* Quản lý nhà nước về giáo dục
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, do
các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào
tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo chính là việc nhà nước thực hiện
quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào
tạo trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước.
Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục có 3 yếu tố cơ bản là: chủ
thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục.
Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước
(cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), chủ thể trực tiếp là bộ
máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở (các cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục được quy định cụ thể trong Điều 87 của Luật Giáo dục).
Đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, là
mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước.
Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục, về tổng thể đó là bảo đảm trật tự,
kỷ cương trong các hoạt động giáo dục và đào tạo, để thực hiện được mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách
của công dân. Mỗi cấp học, ngành học có những mục tiêu cụ thể được quy định
trong Luật Giáo dục và điều lệ nhà trường.
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành và
tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà
12
13
trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; quy
định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ
sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách
giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; tổ chức, quản lý
việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện
công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; tổ chức bộ máy
quản lý giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự
nghiệp giáo dục; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ trong lĩnh vực giáo dục; tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự
nghiệp giáo dục; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
ưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách công dân.
1.1.2. Quan niệm Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
cho sinh viên
* Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
Giáo dục quốc phòng - an ninh là dạy, học về quốc phòng - an ninh trong
nhà trường, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng và phổ
biến kiến thức quốc phòng - an ninh toàn dân, nhằm góp phần thực hiện quyền và
nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là bộ phận
hợp thành của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo
đức, có sức khỏe và kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết để
tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân.
Giáo dục quốc phòng - an ninh trong nhà trường là hoạt động nhằm tác động
có hệ thống đến sự phát triển ý thức của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; trang bị kiến thức về quốc phòng - an ninh; kỹ năng quân sự cho học
sinh, sinh viên từ trung học phổ thông đến đại học và học viên các trường của cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
13
14
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh là hoạt động nhằm trang bị,
nâng cao kiến thức về quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cho các đối tượng
trong các cơ quan, tổ chức; trang bị một số kiến thức về quốc phòng - an ninh
cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo.
Phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh toàn dân là hoạt động nhằm
tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về quốc phòng - an ninh cho toàn dân
và một số đối tượng đặc thù.
* Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên:
Giáo dục cho sinh viên về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy
tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân
tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an
ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; trang bị kiến thức về quốc
phòng - an ninh, kỹ năng cho sinh viên và học viên các trường của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống giáo dục quốc
Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên:
Chính phủ thống nhất quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh trong phạm vi
cả nước. Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục
quốc phòng - an ninh. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh tại
địa phương.
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
gồm:
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
quốc phòng - an ninh.
Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc
phòng - an ninh.
Quy định chương trình, nội dung; biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo
trình, sách giáo khoa, tài liệu; tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên, tuyên truyền
14
15
viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh,
cấp chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.
Quản lý nguồn lực phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh.
Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên, giảng viên,
tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng - an ninh.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục quốc
phòng - an ninh.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng - an ninh.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng,
xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh.
Phương thức quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên:
Phương thức quản lý
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng về giáo dục quốc phòng - an ninh
Trình Chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
giáo dục quốc phòng - an ninh theo thẩm quyền.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập quy hoạch hệ thống trung
tâm giáo dục quốc phòng - an ninh và câu lạc bộ hướng nghiệp quốc phòng - an
ninh trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; thực
hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng theo quy định của
pháp luật; quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, ban chỉ
huy quân sự các bộ, ngành về giáo dục quốc phòng - an ninh.
Bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, mô hình học cụ, quân dụng chuyên dùng
phục vụ dạy và học môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho các cơ sở giáo
dục trong phạm vi cả nước ...
Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục quốc phòng - an ninh. Phối hợp với
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ chuyên trách,
cán bộ kiêm nhiệm giáo dục quốc phòng - an ninh.
15
16
Tổ chức, hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thực hiện khen
thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc
phòng - an ninh theo thẩm quyền. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về
giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành về giáo dục quốc phòng - an ninh
Bộ Công an: Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ,
ngành liên quan thực hiện giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì và tham gia soạn thảo, trình Chính phủ ban
hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an
ninh theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan thực hiện giáo dục quốc
phòng - an ninh ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Bộ Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quy định về chế
độ, chính sách đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, giáo viên, giảng viên, báo
cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng - an ninh; thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác về giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật.
Các bộ, ngành khác: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối
hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan thực hiện
quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh ...
của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh.
1.1.3. Quan niệm Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
cho sinh viên
Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên gồm
những vấn đề cụ thể sau:
Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
dục quốc phòng - an ninhgiáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên.
Yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
là xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình hành động, tổ chức thực hiện và
kiểm tra hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên đạt được mục
tiêu theo quy định.
16
17
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
gồm các vấn đề: Xây dựng, ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh; Quy định chương
trình, nội dung; biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo trình, sách giáo khoa, tài
liệu; tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên; cấp chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng - an ninh: Quản lý nguồn lực phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh;
Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên, giảng viên, tuyên
truyền viên giáo dục quốc phòng - an ninh; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật về
giáo dục quốc phòng - an ninh
Phương thức, công cụ quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
cho sinh viên
Từ sự phân tích trên có thể quan niệm:
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
cho sinh viên
1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Năm 2001 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ban hành
Chỉ thị số 62-CT/TW và năm 2007 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, cho thấy tầm quan trọng,
vị trí, yêu cầu giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân, trong đó có nhiệm vụ giáo
dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. Từ những nội dung cơ bản trong
các chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho thấy quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và giáo
dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên nói riêng được thể hiện như sau:
Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận hợp thành của nền giáo dục quốc
dân, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm góp
17
18
phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe và kiến
thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp
xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân.
Giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh trong nhà trường cần quán triệt sâu
sắc nguyên lý giáo dục chung: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong giảng dạy giáo dục quốc phòng - an
ninh, các vấn đề lý luận và thực tiễn phải được giảng viên trình bày một cách thống
nhất. Lý luận giáo dục quốc phòng - an ninh thường xuyên liên hệ chặt chẽ với thực
tiễn xã hội, thực tiễn giáo dục, phản ánh kịp thời sự biến đổi của đời sống kinh tế xã
hội và an ninh quốc gia. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với những thay đổi
rất nhanh chóng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong lĩnh vực giáo dục
nói chung, giáo dục quốc phòng - an ninh nói riêng cũng đang có những chuyển biến
tích cực và mạnh mẽ. Những thay đổi trong đời sống thực tiễn phải được giảng viên
kịp thời nắm bắt và đưa vào nội dung bài giảng của mình. Bài giảng luôn được bổ
sung những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động trong đời sống xã hội,
trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế thế giới.
Giáo dục quốc phòng - an ninh trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo
dục và Đào tạo về giáo dục quốc phòng - an ninh; định hướng phát triển của hệ
thống giáo dục quốc dân; kế thừa, phát huy truyền thống giáo dục quốc phòng - an
ninh trong lịch sử của dân tộc và cách mạng Việt Nam; quá trình hiện đại hóa
phương tiện, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho dạy và học.
Công tác này còn phải bám sát sự vận động, diễn biến về âm mưu, thủ đoạn của kẻ
thù, vào nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận quan trọng của công tác
quốc phòng. Công tác này trong bất luận hoàn cảnh nào đều có mối quan hệ mật
thiết với tình hình thực tiễn, liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Vì vậy, trong đổi mới nội dung giáo dục quốc phòng -
an ninh cần làm rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam,
làm cho sinh viên hiểu rõ tình hình, “biết địch, biết ta” để nâng cao cảnh giác
18
19
cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Nắm chắc âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù là cơ sở để đổi mới nội dung, cập nhật, phát triển, cải
tiến hình thức, phương pháp dạy học, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn để nâng
cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh. Sự xa rời thực tiễn, không hiểu
hoặc hiểu sai về kẻ thù là khiếm khuyết lớn, có thể dẫn đến rơi vào giáo điều, vi
phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc toàn diện của
chủ nghĩa Macxit, duy ý chí trong giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên.
Bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước
ta, trong đó chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ đang là một nguy cơ
không thể xem thường, hàng ngày, hàng giờ tấn công làm suy yếu sự lãnh đạo của
Đảng, sự tồn vong của chế độ ta. Một trong những mục tiêu của chiến lược “Diễn
biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là tiến hành cuộc chiến tranh
tâm lý - tư tưởng, vì vậy, trong giáo dục quốc phòng - an ninh phải định hướng, làm
rõ chiến lược, âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của địch.
Nhiệm vụ của nền quốc phòng toàn dân luôn được bổ sung, phát triển và cụ thể
hóa cho phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể. Giáo dục quốc phòng - an ninh
không những phản ánh đúng tình hình đó, mà thông qua việc trang bị những kiến
thức quốc phòng, đường lối, quan điểm, tư tưởng quốc phòng để chuẩn bị tinh thần,
khả năng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ cho mọi công dân trong công tác quốc phòng.
Hiện nay và thời gian tới, trước bối cảnh nước ta hội nhập khu vực và quốc
tế ngày càng sâu hơn, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì trên bình diện quốc
gia và ở từng ngành, lĩnh vực cũng phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức
gay gắt. Trong lĩnh vực quốc phòng vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây mất ổn
định; các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh âm mưu và hoạt động chống phá
trên nhiều mặt, nhằm khuất phục, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, lấn chiếm lãnh
thổ, đe dọa độc lập, chủ quyền quốc gia. Vì vậy, xây dựng chiến lược quốc phòng
để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp lớn phù hợp, nhằm tăng cường
tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là đòi hỏi khách quan.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ, phải tiếp tục hoàn thiện các chiến lược
quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong
19
20
điều kiện mới. Đây là định hướng thể hiện tư duy mới của Đảng về nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc, phù hợp với sự phát triển của cách mạng và xu thế chung của thời đại,
cần được quán triệt sâu sắc, triển khai đồng bộ nhằm củng cố quốc phòng - an ninh
nói chung, xây dựng, hoàn thiện chiến lược quốc phòng nói riêng; góp phần thể chế
hoá, đưa các chủ trương quan điểm của Đảng về quốc phòng vào cuộc sống; đồng
thời, làm căn cứ pháp lý để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động quốc phòng,
theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, phù hợp với điều kiện đất nước.
1.2.2. Chính sách của nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho
sinh viên
* Chính sách quốc phòng Việt Nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn củng cố và tăng cường
quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; thực hiện chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất
và vùng trời; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi,
đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đối ngoại quốc
phòng phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương
hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển,
chống chiến tranh dưới mọi hình thức; mở rộng hợp tác về quốc phòng với các
nước láng giềng và trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng,
cùng có lợi, vì hòa bình, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có
liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
* Chủ trương chính sách và vai trò giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Điều 30
“
sinh, sinh viên trong những năm đất nước có chiến tranh đã góp phần bồi dưỡng kiến
thức quân sự, rút ngắn thời gian huấn luyện chiến sĩ mới, đáp ứng yêu cầu của chiến
tranh chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc.
20
21
Khi đất nước hoà bình, lớp lớp thanh niên, sinh viên tình nguyện đến những
nơi khó khăn, gian khổ cùng sát vai với bộ đội và nhân dân thực hiện các nhiệm
vụ chính trị - xã hội của đất nước. Trong hội nhập nền kinh tế thế giới, đội ngũ
trí thức trẻ đang làm chủ khoa học kỹ thuật luôn ý thức nhiệm vụ xây dựng đất
nước phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Ngoài việc nâng cao dân trí về quốc
phòng, giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng sâu
sắc cho học sinh, sinh viên trong phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình”
bạo loạn lật đổ, xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc;
giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc...
Qua mỗi giai đoạn cách mạng và sự phát triển của giáo dục đào tạo, chương
trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên đã được đổi mới cả
nội dung và hình thức giảng dạy. Năm 1991, chuyển đổi chương trình từ huấn
luyện quân sự phổ thông sang môn học giáo dục quốc phòng đã có sự thay đổi
cơ bản nội dung cho phù hợp với giáo dục thời bình, theo hướng tăng cường tri
thức về quốc phòng - quân sự, giảm bớt thực hành kỹ năng.
Đặc biệt, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ban hành
Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, cho thấy
tầm quan trọng, vị trí, yêu cầu giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân, trong đó có
nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. Thực hiện Chỉ thị
số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới
và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về
giáo dục quốc phòng - an ninh, môn học Giáo dục quốc phòng được chính thức đổi
tên thành môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (kiến thức giáo dục an ninh
được lồng ghép trong giáo dục quốc phòng).
Các trường đại học, cao đẳng tự bảo đảm giảng dạy các nội dung giáo dục
quốc phòng - an ninh tại trường hoặc liên kết giảng dạy theo phần luồng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh
21
22
viên đã được đầu tư xây dựng giai đoạn 1, đang phát triển giai đoạn 2 với mục
tiêu đáp ứng 70% sinh viên vào học tập, rèn luyện tập trung tại các trung tâm.
Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh luôn luôn đóng vai trò
quyết định trong đổi mới và nâng cao chất lượng môn học. Từ năm 2001, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn
và dài hạn tại các trường đại học và liên kết ở địa phương. Theo đó, các trường
đã bước đầu tự chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên trong biên chế cơ hữu và
thực hiện hợp đồng, thỉnh giảng. Để đáp ứng từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo
viên giáo dục quốc phòng - an ninh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng quy
mô giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên ngày càng tăng, năm
2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo giáo viên chuyên ngành
giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông và trung cấp
chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang mở rộng đề án này
để phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường đại
học, cao đẳng và trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên.
Đội ngũ giảng viên là sĩ quan do Bộ Quốc phòng biệt phái ra các trường đại
học đang từng bước được kiện toàn về tổ chức và chất lượng. Sự phối hợp có hiệu
quả của Bộ Quốc phòng với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã hình
thành đội ngũ cán bộ giảng dạy là sĩ quan biệt phái, lực lượng nòng cốt tham gia
giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng - an ninh và quản lý chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ này tại các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh, với chức năng của
cơ quan chuyên môn và quản lý trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên.
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ năm ngày 19 tháng
06 năm 2013 quy định:
Mục tiêu giáo dục quốc phòng - an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức
quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và
giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc giáo dục quốc phòng - an ninh là:
22
23
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống
nhất của Nhà nước. Giáo dục quốc phòng - an ninh là trách nhiệm của hệ thống
chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Kết hợp giáo dục quốc phòng - an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng; phổ
biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Giáo dục
toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. Chương trình, nội dung giáo dục quốc
phòng - an ninh phải phù hợp từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.
Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học,
hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả.
Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh là:
Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng - an
ninh, có chính sách ưu tiên đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng
sâu, vùng xa.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng
góp trí tuệ, công sức, tiền, tài sản cho giáo dục quốc phòng - an ninh. Cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục quốc phòng - an ninh được khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Tổ chức và phương thức quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng -
an ninh cho sinh viên
* Tổ chức các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên
Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên được quy
hoạch phù hợp với mạng lưới hệ thống đại học quốc gia, trường đại học, cao
đẳng, trường quân sự quân khu, quân đoàn, trường quân sự tỉnh và một số học
viện, nhà trường khác của quân đội làm nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng - an ninh. Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch hệ thống trung
tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trên phạm vi cả nước.
* Đặc điểm môn giáo dục quốc phòng - an ninh
23
24
Giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân, trong đó giáo dục quốc phòng - an
ninh cho sinh viên là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Nghị định
15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc
phòng - an ninh nêu rõ: Giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc nội dung của nền
giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học chính khóa trong các trường, lớp đào
tạo bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ
thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các trường hành chính và đoàn thể.
Dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh được xác định là một bộ phận,
một nội dung quan trọng của quá trình dạy học trong hệ thống giáo dục. Do đó,
để đảm bảo chất lượng dạy học môn học này, cần thiết phải nắm vững và tuân
thủ theo những quy luật, nguyên tắc, quy tắc sư phạm, đồng thời phải tính đến
những đặc điểm của giáo dục quốc phòng - an ninh để vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo có hiệu quả.
Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh có quan hệ chặt chẽ với các môn học
khác như: toán, lý, hóa, giáo dục chính trị, giáo dục thể chất, lịch sử,… đặc biệt các nội
dung cơ bản về công tác quốc phòng, về các quân binh chủng có liên quan mật thiết với
nhiều chuyên ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp.
* Nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên quy định
hệ thống các kiến thức, kỹ năng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động quân sự, công
tác quốc phòng đòi hỏi người học phải nắm vững để vận dụng trong thực tiễn công
tác, góp phần giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa. Nội dung giáo dục
giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên chứa đựng các kiến thức cả về khoa học
xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự. Giáo dục quốc
phòng - an ninh là môn học có tỷ lệ lý thuyết chiếm trên 70% chương trình, nhằm
tăng cường nhận thức lý luận về chiến tranh, quân đội và những hiểu biết về công tác
24
25
quốc phòng cho học sinh, sinh viên, giúp cho họ sau khi rời ghế nhà trường nhanh
chóng làm quen với các nhiệm vụ quốc phòng nơi mình công tác.
Nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên gồm:
Truyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn
dân tộc; đường lối, quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an
ninh; những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch; nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong từng thời kỳ; trách nhiệm của
công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; công tác quốc phòng, an ninh; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an
ninh; phổ cập những kiến thức cần thiết về lực lượng vũ trang nhân dân; nghệ
thuật quân sự Việt Nam; kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân
sự, phòng thủ dân sự.
Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia: Chính phủ, các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.
Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân. Cơ quan, tổ
chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền,
giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
bảo vệ an ninh quốc gia.
* Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
1 đơn vị học trình (165 tiết).
Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật
Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy giáo dục quốc phòng - an
ninh rất đa dạng và mang tính đặc thù. Quá trình thực hiện nội dung có thể tổ
chức học xen kẽ, học rải các nội dung hoặc học tập trung theo từng giai đoạn,
25
26
từng học phần, học tập trung từng đợt (như ở các trung tâm giáo dục quốc phòng - an
ninh cho sinh viên).
* Bảo đảm cơ sở, vật chất giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an
ninh cho sinh viên
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách
nhiệm bảo đảm giáo trình, tài liệu, phương tiện vật chất huấn luyện.
* Cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho
sinh viên
Tổ chức, sắp xếp biên chế cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục quốc
phòng - an ninh sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục,
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh thuộc Bộ Quốc phòng. Cán bộ quản
lý, giảng viên môn giáo dục quốc phòng - an ninh của các trung tâm giáo dục
quốc phòng - an ninh sinh viên và các trường đại học trước mắt do sĩ quan quân
đội làm nòng cốt, kết hợp với giảng viên trong biên chế của ngành giáo dục và
đào tạo đảm nhiệm. Giáo viên, giảng viên được đào tạo trình độ chuẩn theo quy
định tại Mục c, đ, e Khoản 1, Điều 77, Luật Giáo dục năm 2005.
* Phương thức quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Về mặt tổ chức phương pháp dạy học, giáo dục quốc phòng - an ninh cho
sinh viên là môn học được thực hiện dưới sự chỉ đạo, bảo đảm của nhiều bộ,
ngành nhưng chủ yếu là của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về mặt
quản lý giáo dục, trong tổ chức thực hiện cần hết sức chú trọng sự liên kết, phối
hợp của các cơ quan quân sự địa phương, các đơn vị, nhà trường quân đội và các
cơ quan, ngành khác. Ngay trong một trung tâm hay nhà trường cũng cần có sự
hợp đồng chặt chẽ giữa các khoa, bộ môn, các phòng, ban chức năng, giữa các
nguồn, các giảng viên chuyên trách, kiêm nhiệm, hợp đồng thỉnh giảng,… đặt
dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy, ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường.
Quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh về tiến trình dạy học, lịch huấn luyện,
địa điểm huấn luyện thường phân tán, lực lượng giảng viên phải giảng nhiều
nơi, trong nhà, ngoài giảng đường; do đó, phương thức quản lý chủ yếu dựa trên
26
27
kế hoạch, sự điều hành khoa học, chặt chẽ, cụ thể của cơ quan đào tạo và phát
huy cao sự chủ động của giảng viên. Quá trình thực hiện có sự kiểm tra thường
xuyên của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các trung tâm.
1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục quốc
phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, tác động của chiến lược quốc phòng - an ninh của nước ta
uôn coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế -
xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu xuyên suốt của chính
sách quốc phòng Việt Nam. Thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất
hoà bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp
với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình.
Từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ
nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Việt Nam phản đối các
hoạt động chạy đua vũ trang. Việt Nam triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia khác trên cơ sở những
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Không
đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn
sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược. Giải quyết tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh bằng
các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Xây dựng sức mạnh quốc
phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân,
của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng quân sự và thế trận
quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân.
Phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cường khả năng quốc phòng, phối
hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành một
thể thống nhất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn
27
28
dân dựa trên truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của toàn dân tộc, chăm lo
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xây dựng nghệ thuật quân sự
Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Tích cực, chủ động
ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh là một trong các nhiệm vụ trọng yếu
của quốc phòng Việt Nam trong thời bình.
Thực hiện chiến lược quốc phòng dựa trên tổng thể các hoạt động chính trị,
kinh tế, ngoại giao, văn hoá - xã hội và quân sự nhằm triệt tiêu các nguyên nhân
dẫn đến xung đột vũ trang và chiến tranh. Quán triệt phương châm phòng thủ toàn
diện, chủ động, bảo vệ Tổ quốc từ xa, quốc phòng Việt Nam sử dụng các biện pháp
tổng hợp nhằm giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa các nguy cơ can thiệp từ
bên ngoài. Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, xây dựng sức mạnh
quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam.
giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên. Từ đó xác định mục tiêu giáo dục quốc
phòng - an ninh là nhằm trang bị kiến thức cơ bản về quốc phòng - an ninh, kỹ năng
quân sự cần thiết, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó còn tác động tới quy hoạch hệ
thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh và câu lạc bộ hướng nghiệp quốc
phòng - an ninh trên toàn quốc; tác động tới chương trình giáo dục quốc phòng - an
ninh trong sự cân đối với chương trình đào tạo đại học.
Thứ hai, tác động của mô hình tổ chức và hoạt động của các trung tâm
giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên là cơ sở giáo dục quốc
phòng - an ninh cho sinh viên, hoạt động theo mô hình tổ chức và hoạt động của
các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên theo qui định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trực thuộc các
học viện, trường đại học, cao đẳng; Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh
viên trực thuộc nhà trường Quân đội có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; cơ cấu
tổ chức do Bộ Quốc phòng quy định. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho
sinh viên trong các trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo
28
29
dục và Đào tạo quyết định thành lập. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho
sinh viên trong các trường thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương do chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định thành lập. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên thuộc Đại
học Quốc gia do Giám đốc Đại học Quốc gia quyết định thành lập. Trung tâm giáo
dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên thuộc nhà trường quân đội do Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quyết định thành lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo về chuyên môn giáo dục quốc
phòng - an ninh. Các trường trực tiếp quản lý, chỉ đạo toàn diện trung tâm giáo
dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên như các đơn vị thuộc quyền khác. Các
trường căn cứ vào quy mô phát triển trung tâm được xác định trong quyết định
phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh
viên của Thủ tướng Chính phủ để xác định tổ chức, biên chế cán bộ, giảng viên,
nhân viên cơ hữu hoặc hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm. Bộ
Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định biên chế sĩ quan
biệt phái cho các Trung tâm theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về biệt
phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thực hiện quản lý tổ
chức học tập, rèn luyện toàn diện sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm và giai đoạn theo quy định liên
kết giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp nhận sinh viên và tổ chức học tập,
rèn luyện phù hợp với kế hoạch đào tạo giữa các trường với trung tâm. Tiến
hành các thủ tục bàn giao chặt chẽ về con người và kết quả học tập, rèn luyện
cho các trường liên kết khi kết thúc khoá học (đợt học); tổ chức dạy học, kiểm
tra, thi, đánh giá kết quả học tập; cấp chứng chỉ cho sinh viên theo quy định tổ chức
dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng - an ninh; tổ
chức nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự, đổi mới phương pháp giảng dạy;
biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về giáo dục quốc phòng - an ninh; phối
hợp đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục quốc phòng theo quyết định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường. Chăm lo bồi dưỡng chuyên môn và
29
30
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, cán bộ quản lý; tạo điều kiện thuận lợi để
giảng viên, cán bộ được học tập nâng cao trình độ …
Mô hình tổ chức và hoạt động của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an
ninh sinh viên đã tác động đến bố trí lực lượng trong biên chế và biệt phái, cơ
chế, phương thức hoạt động, giải quyết các mối quan hệ giữa các trung tâm giáo
dục quốc phòng - an ninh sinh viên với các trường đại học.
Thứ ba, tác động của sự phân bố trường đại học, số lượng sinh viên và
trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh có 81 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 51
trường đại học (33 trường công lập và 18 trường dân lập) 04 học viện và 26
trường cao đẳng, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2
trường đại học công lập (Trường đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch) do Thành phố quản lý, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm khoảng
210.000 sinh viên. Hiện có khoảng 1.050.000 sinh viên đang học tập tại các
trường cao đẳng và đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có hơn 6.000
du học sinh nước ngoài. Các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố tập trung ở
ba khu vực: nội thành (Quận 1, Quận 3, Quận 10) có 24 trường; khu vực quận
Thủ Đức, Quận 9 có 26 trường; khu vực ngoại thành (Quận 7, Củ Chi) có 30 trường.
Lực lượng tham gia giáo dục quốc phòng - an ninh trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh có 03 trung tâm, 02 khoa quân sự thuộc trường đại học, gồm:
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Giáo dục quốc phòng Trường Quân sự
Quân khu 7; Trung tâm Giáo dục quốc phòng Trường Đại học Trần Đại Nghĩa;
Khoa Quân sự Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Quân sự
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, có khả năng giảng dạy môn
học giáo dục quốc phòng - an ninh cho 80.000 sinh viên/năm (chiếm khoảng
50% số sinh viên trên địa bàn Thành phố).
n giảng dạy, cán bộ quản lý và kiểm tra nắm tình hình về các hoạt động
Thứ tư, tác động của chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh
30
31
Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh đa dạng, liên quan
đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, các kiến thức chính trị xã hội, quân sự, chiến
tranh, an ninh mới mẻ đối với sinh viên; có lý thuyết, thực hành quân sự; có liên
quan tới vũ khí, vật chất huấn luyện, học cả trong giảng đường, ngoài thao
trường, bãi tập. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương
trình giáo dục quốc phòng - an ninh chung cho cả đại học và cao đẳng theo
Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho
sinh viên khối không chuyên ngành giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại
học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy). Đồng thời giáo trình giáo dục quốc
phòng - an ninh được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hiện nay có hai quyển
giáo trình cho chương trình 165 tiết học, thống nhất cho tất cả các ngành học
nhưng lại thiếu sự liên thông với chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh
cho học sinh phổ thông. Từ đó sinh viên nhận thức khá chung chung về quốc
phòng - an ninh, ý thức về tình yêu quê hương, đất nước, vai trò công dân trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ít biết, thậm chí không
biết vận dụng môn học vào thực tế công tác, công việc cụ thể của mình. Các
môn quân sự có tính đặc thù, sinh viên chưa từng làm quen, đòi hỏi có sức khỏe,
phẩm chất mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh nhẹn.
Tác động của chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh yêu
cầu cần thiết phải có một phần gắn liền với ngành học của sinh viên, giúp sinh
giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên phải đồng bộ, thống nhất.
Thứ năm, tác động của cơ chế, qui định về quản lý giáo dục quốc - an ninh
Cơ chế quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên nói chung và trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, là cơ chế quản lý song trùng, do Hội
đồng Giáo dục quốc phòng mà người đứng đầu là lãnh đạo cơ quan hành pháp,
quân đội là cơ quan thường trực, mà trực tiếp là cơ quan dân quân và cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo mà trực tiếp là
Vụ Giáo dục quốc phòng. Trong đó Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh
chịu trách nhiệm về kế hoạch, chiến lược, chương trình, nội dung và kiểm tra.
31
32
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và
đánh giá kết quả.
Tác động của cơ chế, qui định về quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh
liên quan mật thiết đến lãnh đạo, chỉ đạo, sự đồng bộ, thống nhất trong phối kết
hợp xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình, nội dung, tổ chức thực hiện,
đánh giá kết quả và kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật.
*
* *
Từ những cơ sở lý luận, hệ thống các quan điểm, đường lối lãnh đạo của
Đảng, chủ trương, chính sách, phương thức chỉ đạo của Nhà nước cho thấy:
Quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân nói chung, quản lý giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên nói riêng được sự quan tâm đặc biệt của
Đảng, Nhà nước, được sự đồng tình của xã hội, là một bộ phận trong quản lý
nhà nước về ba vấn đề là giáo dục, quốc phòng và an ninh, chúng có mối quan
hệ cơ hữu, mật thiết với nhau; với mục tiêu xây dựng và phát triển con người
Việt Nam toàn diện, nhằm xây dựng nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và cho sinh viên nói riêng được
dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở sư phạm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Ở
Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giáo dục quốc
phòng - an ninh cho sinh viên, chương này đã làm rõ yêu cầu, nội dung, quan
điểm của quản lý nhà nước, phương thức quản lý nhà nước, điều kiện cần và đủ
để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên.
32
33
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
có liên quan đến giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam; là một trong 5
thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp
giữa miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao
gồm 19 quận và 5 huyện, có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259
phường, 58 xã và 5 thị trấn, tổng diện tích 2.095,01 km², có tuyến bờ biển dài 15
km. Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số thành phố
tăng lên 7.382.287 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), nhưng dân số thực tế
của thành phố vượt trên 8 triệu người. Mật độ trung bình 3.419 người/km² (mật
độ dân số ở nội thành 25.743 người/km², ở ngoại thành 760 người/km²), trong
đó 75% dân số tập trung ở khu vực nội thành. Giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và
33
34
27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên
thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng
của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và
đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố
Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn đa dạng và phức tạp về tôn giáo và dân
tộc: có 1.362 cơ sở tôn giáo bao gồm Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao
Đài, Hòa Hảo và Hồi giáo. Về dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số, người
Hoa chiếm 6,69 %, còn lại là các dân tộc Kh’mer, Chăm, ... Thành phố Hồ Chí
Minh là một địa bàn rất nhạy cảm về chính trị, kinh tế - xã hội, hiện có trên
1.740 cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện công ty
nước ngoài, 15 khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu công nghiệp lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng, các địa
điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng với hệ thống 11 viện bảo tàng,
chủ yếu về đề tài lịch sử, là một đô thị đa dạng về tôn giáo với hơn 1.000 ngôi
chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất
của thành phố là Nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113
văn phòng đại diện báo chí Trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành
phố, 21 chi nhánh nhà xuất bản Trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các
đài phát thanh, truyền hình địa phương và Trung ương. Trong lĩnh vực xuất bản,
ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - HTV trở
thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Thành phố Hồ
Chí Minh có 492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, nhiều sân bóng đá, bể
bơi, phòng tập thể thao.
Về tổ chức Đảng, hiện có 2.725 cơ sở, với tổng số hơn 145.900 đảng viên.
Trong những năm qua cấp ủy và chính quyền thành phố luôn quan tâm đến
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Hàng năm, Đảng bộ thành phố đều có nghị
quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình
34
35
hình mới. Động viên sức mạnh tổng hợp, củng cố nền quốc phòng - an ninh, từ
đó tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường, khu vực phòng thủ được xây
dựng vững chắc, hệ thống các công trình phòng thủ tiếp tục được củng cố và bổ
sung theo phương án phòng thủ chung của thành phố, đáp ứng yêu cầu phòng
thủ trước mắt và lâu dài.
Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 81 trường đại học, cao đẳng, trong
đó có 51 trường đại học (33 trường công lập và 18 trường dân lập) 04 học viện
và 26 trường cao đẳng, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ
có 2 trường đại học công lập (Trường đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý (Xem phụ lục 5, 6). Hiện có
khoảng 1.150.000 sinh viên, trong đó có 510.000 sinh viên chính quy, hơn 6.000
du học sinh nước ngoài đang học tập tại các trường cao đẳng và đại học tại
Thành phố, chỉ tiêu tuyển sinh các loại hình bình quân hàng năm, từ năm 2010
đến nay vào khoảng 210.000 sinh viên, trong đó có 125.000 sinh viên chính quy.
Về quốc phòng - an ninh, Thành phố Hồ Chí Minh là một địa bàn có vị trí
chiến lược trọng yếu, then chốt trong thế trận phòng thủ của Quân khu 7 và
chiến trường phía Nam, là địa bàn trọng điểm mà chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch đã và đang tập trung chống phá bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm
độc, đặc biệt là chiến lược “Diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ.
Trong khi đó các lực lượng tham gia giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh
viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 03 trung tâm, 02 khoa quân sự
thuộc trường đại học.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh
cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản chỉ
đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện về giáo dục quốc phòng - an ninh cho
sinh viên trên địa bàn Thành phố
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là thực hiện các văn bản chỉ đạo
của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Hội đồng giáo dục
35
36
quốc phòng - an ninh các cấp, mà cơ bản là Hội đồng giáo dục quốc phòng - an
ninh Trung ương và Quân khu 7, hướng dẫn của cơ quan thường trực. Hội đồng
giáo dục quốc phòng - an ninh các địa phương thường chỉ quan tâm nhiều đến
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh các đối tượng và giáo dục quốc phòng
cho nhân dân, thậm chí khoán trắng việc giáo dục quốc phòng - an ninh cho các
cơ sở đào tạo, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra về giáo dục quốc phòng - an
ninh cho sinh viên ít được thực hiện. Như vậy đối với giáo dục quốc phòng - an
ninh cho sinh viên thì từ chủ trương, chính sách đến thực hiện có một khoảng
cách khá xa. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn chồng chéo, chưa
có đơn vị chịu trách nhiệm cụ thể, như là: hệ thống văn bản chỉ đạo công tác
giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên chưa thống nhất, chưa đồng bộ cả
trong nội dung và thực hiện về phân công nhiệm vụ cho các trung tâm giáo dục
quốc phòng - an ninh, các trường đại học, cao đẳng; về học phí và chương trình
học của bậc đại học và cao đẳng; về quản lý phôi và cấp chứng chỉ; về thành lập
mới các trung tâm, các khoa; về thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của
trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên; về kiểm tra việc thực hiện
giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên; về kiểm tra đánh giá kết quả; về
phân định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, …
Kết quả điều tra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 63,3%
phòng quản lý đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận
được, không lưu giữ Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục quốc phòng -
an ninh năm 2010 và những năm tiếp theo; 46,9% phòng quản lý đào tạo của các
trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận được, không lưu giữ Chỉ thị số
57/2007/CT-BGDĐT ngày 04/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng
cường công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong ngành giáo dục; 49,0%
phòng quản lý đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận
được, không lưu giữ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/01/2007 của Chính
phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh; 36,7% phòng quản lý đào tạo của các
trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận được, không lưu giữ Quyết
36
37
định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ
đại học, cao đẳng; 83,7% các trường đại học, cao đẳng không có chương trình,
kế hoạch thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định.
2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, sinh viên về nhiệm vụ
quốc phòng - an ninh và môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh
viên trên địa bàn Thành phố
Nhận thức ở một số cán bộ quản lý và một bộ phận học sinh, sinh viên còn
chậm so với yêu cầu mục tiêu môn học và nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an
ninh trong tình hình mới, một số trường và một bộ phận học sinh, sinh viên còn
xem nhẹ và tìm cách thanh toán môn học,… Những suy nghĩ đơn giản về môn
học đã dẫn đến tổ chức thực hiện tùy tiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an
ninh, tính toán hiệu quả kinh tế, chỉ thấy lợi ích trước mắt chưa thấy lợi ích
chung và lâu dài. Vì vậy có trường không coi giáo dục quốc phòng - an ninh là
môn học mà cho rằng đó là nhiệm vụ quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng. Công
tác thanh tra, kiểm tra ít được thực hiện, thực hiện nhưng kết quả không cao,
mang tính hình thức, cho nên chưa chỉ ra được những yếu kém cơ bản, chưa tìm
ra những nguyên nhân chủ quan, đổ lỗi cho khách quan, thiếu ý chí khắc phục,
hoàn thiện. Qua khảo sát thực tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy,
có 68,0% giảng viên đại học, cao đẳng giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng -
an ninh nhưng chưa là đảng viên, chưa qua bất kỳ một lớp bồi dưỡng kiến thức
giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc đối tượng nào, trong đó có một số học tập
ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy nên chưa học cả chương trình giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên, do đó không thể nhận thức, hiểu, nói, dạy
đúng các nội dung có liên quan đến quốc phòng - an ninh. Áp lực về kinh tế quá
lớn làm cho ban giám hiệu, hiệu trưởng một số trường đại học lựa chọn một
chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên nghèo, chi phí thấp,
chất lượng kém, chủ yếu để cho sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
37
38
Kết quả điều tra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 67,3% cán bộ quản
lý giáo dục đại học, khoảng 80,0% giảng viên chưa được bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng - an ninh cho các đối tượng theo quy định; 49,0% cán bộ quản lý giáo dục đại
học và 54,0% giảng viên các trường đại học, cao đẳng được hỏi không biết mình phải
được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; 49,0% các trường đại học, cao đẳng
không xây dựng lực lượng tự vệ. Đặc biệt giảng viên đại học, cao đẳng chưa là đảng
viên còn không được xếp vào đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh …
2.2.3. Mô hình tổ chức quản lý về giáo dục quốc phòng - an ninh sinh
viên trên địa bàn Thành phố
Các lực lượng tham gia giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 03 trung tâm, 02 khoa quân sự thuộc trường đại học:
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 225/QĐ/TCCB-
ĐHQG ngày 21/7/1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, đóng quân tại phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, có cơ
cấu tổ chức bộ máy và hoạt động theo quy chế riêng (phụ lục 9), có định biên,
có nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho sinh viên
các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và một
số trường đại học, cao đẳng khác theo phân luồng của Vụ Giáo dục Quốc phòng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm:
1. Các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 8 trường đại
học, gồm: Bách khoa; Khoa học xã hội và Nhân văn; Khoa học tự nhiên; Kinh tế
- Luật; Quốc tế; Công nghệ thông tin; Việt - Đức; Khoa Y thuộc Đại học Quốc gia.
2. Các trường ngoài Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 14
trường đại học và cao đẳng, gồm: Kiến trúc; Nông lâm; Kinh tế; Thể dục Thể
thao; Giao thông Vận tải (cơ sở 2); Luật; Sư phạm kỹ thuật; Bình Dương; Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Bà Rịa - Vũng Tàu; Văn hóa; Cao đẳng
Tài chính Hải quan; Cao đẳng Viễn Đông.
38
39
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước tự khẳng định mình, khẳng định một mô
hình giáo dục tiên tiến và trở thành đơn vị giáo dục quốc phòng - an ninh có quy
mô lớn nhất cả nước. Khi mới thành lập, quy mô đào tạo của Trung tâm khoảng
15.000 sinh viên/năm, đến nay đã lên đến 40.000 sinh viên/năm.
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên Trường Quân sự Quân
khu 7
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên Trường Quân sự Quân
khu 7 thành lập ngày 29 tháng 02 năm 1996, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
ủy nhà trường và sự chỉ huy, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường. Có nhiệm vụ
thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho 11 trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Kỹ thuật công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Bán công
Marketing, Công nghệ Sài Gòn, Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Lao
động Xã hội (cơ sở 2), Công nghệ thông tin Gia Định, Kinh tế công nghiệp Long
An, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, Cao đẳng Phát thanh truyền hình 2 Thành phố
Hồ Chí Minh, Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Bình Dương.
Với qui mô xác định ban đầu là 5.000 sinh viên/năm. Hiện nay Trung tâm
đang nâng cấp, đến năm 2015 có qui mô là 15.000 sinh viên/năm. Bộ máy tổ
chức và hoạt động (phụ lục 8).
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa
Đóng quân tại 189 Nguyễn Oanh, Phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh, trên địa bàn một thành phố công nghiệp năng động, nằm trong vùng
chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Cùng với các trung tâm giáo
dục quốc phòng - an ninh của các đơn vị khác, Trung tâm Giáo dục quốc phòng -
an ninh sinh viên thuộc Trường Đại học Trần Đại Nghĩa được thành lập theo Quyết
định số 236/QĐ-QP ngày 06/03/1996 của Bộ Quốc phòng, được Bộ Giáo dục và
Đào tạo giao nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh
viên các trường đại học và cao đẳng: Văn Lang; Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
39
40
Minh; Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Tôn Đức Thắng (hệ đại học); Cao đẳng
Cao Thắng; Cao đẳng Điện lực; Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm không có cơ cấu tổ chức riêng, không có cơ sở vật chất độc lập
mà chủ yếu là ký hợp đồng và cử giáo viên đến trường liên kết để giảng dạy
giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên, với lưu lượng hàng năm khoảng
12.000 - 15.000 sinh viên.
Khoa Quân sự Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Khoa Quân sự Trường Đại học Y - Dược
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục quốc
phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng: Y - Dược Thành
phố Hồ Chí Minh; Quốc tế; Hồng Bàng; Hùng Vương; Hoa Sen; Cao đẳng Công
nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh; Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh; Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Sài Gòn.
Khoa Quân sự Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Khoa Quân sự Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục quốc
phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng: Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh; Ngân hàng; Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh; Văn Hiến;
Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh; Cao đẳng sư phạm Trung ương III; Cao
đẳng Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp; Cao đẳng Tài nguyên và Môi
trường; Cao đẳng Nguyễn Tất Thành.
Như vậy, trên địa bàn bàn Thành phố Hồ Chí Minh hội đủ các loại hình
giáo dục quốc phòng - an ninh trong cả nước là: trung tâm trực thuộc Đại học
Quốc gia, trung tâm trực thuộc trường đại học, trung tâm trực thuộc nhà trường
quân đội, khoa quân sự thuộc trường đại học. Tuy nhiên công tác quản lý nhà
nước còn kém hiệu lực, các trung tâm này có mô hình tổ chức và hoạt động khác
nhau, chưa có sự liên kết, phối hợp, thống nhất, thậm chí còn cạnh tranh tiêu cực
lẫn nhau như: giành giật các trường liên kết bằng cách hạ học phí, triển khai một
chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh nghèo cho sinh viên (cắt bớt nội
40
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019hanhha12
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfNuioKila
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộinataliej4
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...
Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...
Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAYỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...
Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...
Luận án: Thích ứng với học tập nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số - Gửi miễn...
 

Similar to Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT

Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1tungcocy
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...nataliej4
 
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...nataliej4
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxThanhNhnCao3
 

Similar to Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT (20)

Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh - Sinh Viên Trường C...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh - Sinh Viên Trường C...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh - Sinh Viên Trường C...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh - Sinh Viên Trường C...
 
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
Giao trinh gdqp_bac_dai_hoc_cao_dang_tap_1
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo ViettelLuận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
 
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOTLuận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon TumLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
 
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAYTổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
 
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...Giáo trình giáo dục quốc phõng   an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
Giáo trình giáo dục quốc phõng an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại họ...
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRỊNH TẤN HOÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRỊNH TẤN HOÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS.TS MAI VĂN HÓA HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN 13 1.1 Những quan niệm cơ bản về quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên 13 1.2 Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên 21 1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 33 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 38 2.1 quốc phòng - an ninh cho sinh viên hiện nay 38 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 42 2.3 Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua 58 Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 61 3.1 quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 61 3.2 69
  • 4. 3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 93
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận hợp thành của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe và kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Giáo dục quốc phòng - an ninh trong hệ thống giáo dục quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó, sự phụ thuộc của giáo dục quốc phòng - an ninh đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được xác định như vấn đề có tính trực tiếp, là căn cứ có tính tất yếu để xác định hoạt động và đổi mới giáo dục quốc phòng - an ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Giáo dục quốc phòng - an ninh với mục tiêu tổng quát của chiến lược quốc phòng nước ta là xây dựng nền quốc phòng toàn dân có lực lượng ngày càng vững mạnh, thế trận ngày càng vững chắc, đủ sức ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của của kẻ thù, cần thiết phải đổi mới công tác quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình hiện nay. Quản lý giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh trong nhà trường cần quán triệt sâu sắc làm rõ hơn và cụ thể hóa lý luận quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà nước về giáo dục nói riêng vào một vấn đề là quản lý công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên ở một địa bàn cụ thể có tính chiến lược - Thành phố Hồ Chí Minh; nhằm thống nhất nhận thức, hiện thực hóa những chủ trương về công tác quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả của mặt công tác quan trọng này. Hiện nay chuyển biến về nhận thức ở một số cán bộ quản lý và một bộ phận học sinh, sinh viên còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu môn học và nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Ở một số trường và một bộ phận học sinh, sinh viên còn xem nhẹ và tìm cách “thanh toán” môn học hoặc có những suy nghĩ đơn giản về môn học, đã dẫn đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh tùy tiện, tính toán hiệu quả kinh tế trong thực 3
  • 6. 4 hiện, chỉ thấy lợi ích trước mắt chưa thấy lợi ích chung và lâu dài. Vì vậy, có trường không coi giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học quan trọng, mà cho rằng đó là nhiệm vụ quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố Hồ quốc phòng - an ninh ất như: giảng đường, thao trường, bãi tập, vật chất huấn luyện,… chỉ mới đáp ứng được 54%, có nơi đưa sinh viên ra công viên để dạy cả lý thuyết và thực hành. Đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đáp ứng chuẩn, có trường thỉnh giảng cả hạ sĩ quan, cán bộ chữ thập đỏ, … Là một cán bộ được phân công trực tiếp quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh quốc phòng - an ninh hoàn thiện và hiệu quả hơn. Từ đó đã đặt ra yêu cầu bức thiết là phải có những nghiên cứu độc lập về lĩnh vực hà nước về g , nhằm góp phần nâng cao nhận thức về môn học và có phương pháp tổ chức, quản lý, điều hành hiệu quả hơn công tác giáo dục quốc phòng - an ninh theo đúng tinh thần Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. 2. Trên thế giới, nhiều nước quan tâm đến công tác tổ chức giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên như: Ở Pháp: Quan niệm quốc phòng theo nghĩa rộng nhất, không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà liên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Vì vậy, hệ thống giáo dục và giáo dục quốc phòng được tổ chức chặt chẽ, toàn diện. Hệ thống giáo dục quốc phòng có một số trường trực thuộc chính phủ, có một số trường thuộc Bộ Giáo dục. Nội dung nghiên cứu rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, từ chiến lược quốc phòng, chính sách quốc phòng, kinh tế quân sự đến phát triển công nghiệp quốc phòng. 4
  • 7. 5 Ở Nga: Một số công trình nghiên cứu như “Các vấn đề giáo dục quân sự” của Đại tá, tiến sỹ E.G. Vapilin và đại tá Q.Đ. Mulinva (2001) và “Những quan điểm phương pháp luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở Nga”, đã cho thấy việc nghiên cứu, quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên được Tổng thống và Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm. Công tác quản lý và giáo dục quốc phòng cho thế hệ trẻ được xác định là nhu cầu bức thiết trong bối cảnh nước Nga và tình hình quốc tế hiện nay. Ở Mỹ: Giáo dục quốc phòng trong các trường đại học, cao đẳng do các sĩ quan quân đội cử đến thường trú tại đó đảm nhiệm. Trọng điểm của giáo dục quốc phòng ở Mỹ là: “Yêu nước, biết phục tùng, trọng đoàn thể, chịu cống hiến, …” do ở Mỹ người ta nói nhiều tới tự do, nhưng không lo phục tùng, không chịu cống hiến. Các sĩ quan thường trú tại các trường đại học, cao đẳng có nhiệm vụ dạy cho sinh viên biết, phục tùng và cống hiến là tố chất cần có của một người hoàn chỉnh. Ở Nhật Bản: Nhà nước thành lập các trung tâm giáo dục quốc phòng ở các quân khu để giáo dục quốc phòng cho sinh viên và lực lượng bán vũ trang. Ở Trung Quốc: Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc thường xuyên quan tâm, chú trọng quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng, bảo vệ đất nước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho các thế hệ học sinh, sinh viên. Có một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới giáo dục quốc phòng cho cán bộ, học sinh, sinh viên trước yêu cầu chống “Tây hóa” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; đề xuất những giải pháp đổi mới, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục quốc phòng cho cán bộ, học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu bảo vệ Đảng cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng và xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Các tác giả Lý Xương Giang, Tiểu Kính Dân, Vương Bảo Tôn còn đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục quốc phòng của Trung Quốc trước sự vận động, biến đổi phức tạp của tình hình khu vực và thế giới. Ở Hàn Quốc: Chính phủ qui định nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 25 buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị bộ đội, tại đây sinh viên sẽ được 5
  • 8. 6 trang bị kiến thức phần thực hành và luyện tập về quân sự thời gian 3 tháng. Trong chương trình của các trường đại học, quân sự là các môn lựa chọn và trường chỉ dạy phần lý thuyết. Ở Thái Lan: Quan niệm quốc phòng là “Quốc gia bền vững, nhân dân phồn thịnh”. Sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân là nhân tố cốt lõi trong chiến lược quốc phòng, quốc phòng gắn chặt với an ninh quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau… Nội dung quốc phòng - an ninh được thể hiện rất sâu sắc. Ở Malaysia: Nhà nước đầu tư xây dựng 41 trung tâm giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên, tư nhân đứng ra quản lý. Theo kế hoạch năm của nhà nước, thanh niên từ 18 tuổi đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm giáo dục quốc phòng để học giáo dục quốc phòng với thời gian 3 tháng; các học phần lý thuyết do giảng viên các trường đại học giảng dạy, các học phần thực hành do sĩ quan quân đội giảng dạy. Ở Indonesia: Quan niệm quốc phòng gồm những vấn đề rộng lớn trong nước và quốc tế; được nghiên cứu một cách tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực đời sống và xã hội như: con người, dân tộc, tôn giáo, kinh tế, chính trị, ngoại giao,… trong đó tập trung làm rõ 3 nội dung cơ bản: tiềm lực quốc gia, đặc điểm địa lý, tự lực, tự cường dân tộc. Ở Singapore: Nhà nước đầu tư xây dựng và giao cho Bộ Quốc phòng quản lý các trung tâm giáo dục quốc phòng. Theo kế hoạch năm, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm giáo dục quốc phòng để học các nội dung giáo dục với thời gian 3 tháng. Nhìn chung, các nước trên thế giới đều quan tâm đến công tác giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên và thanh niên; đây là lực lượng trẻ, có trình độ khoa học và kĩ thuật, huy động vào quân đội sẽ phát huy được sức mạnh. Do đó trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hầu hết các quốc gia đều coi trọng nâng cao ý thức quốc phòng cho thế hệ trẻ ngay khi họ còn trên ghế nhà trường. Ở Việt Nam, trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước đã luôn quan tâm tới việc giáo dục quân sự, quốc phòng cho nhân dân và sinh viên, nhằm tăng cường 6
  • 9. 7 ề giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới chương trình, giáo trình tài liệu, đào tạo, về bồi dưỡng giáo viên, về củng cố mở rộng các trung tâm giáo dục quốc phòng, về nghiên cứu khoa học và tăng cường đầu tư cho nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh. cao chất lượng giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông. (103). Tóm lại, các công trình nghiên cứu về giáo dục quốc phòng - an ninh các giáo dục giáo dục giáo dục quốc phòng - an ninh; Một số tác giả nghiên cứu giáo dục quốc phòng với phạm vi rộng và trong mối quan hệ với chiến lược quân sự, quốc phòng của quốc gia; Một số tác giả nghiên cứu việc tổ chức, quản lý công tác giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và tổ chức các trung tâm giáo dục quốc phòng. Đến nay chưa tìm thấy một nghiên cứu cơ bản nào về lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên. 7
  • 10. 8 3. *Mục đích nghiên cứu quốc phòng - an ninhhà nước về quốc phòng - an ninh Nghiên cứu một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên; phân tích mục tiêu, đặc điểm, nhiệm vụ, tính chất quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh quốc phòng - an ninh nay; Đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh 4. * Khách thể nghiên cứu quốc phòng - an ninhquốc phòng - an ninh * Đối tượng nghiên cứu hà nước về quốc phòng - an ninh * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng – an ninh 5. quốc phòng - an ninh nhà nước về quốc phòng - an ninh cho sinh viên giữ vai trò rất quan trọng. Nếu quốc phòng - an ninh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sát với địa bàn; phát triển hoàn thiện các yếu tố dạy học, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, xây dựng, phát triển và xã hội hóa các Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thì chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh 6. 8
  • 11. 9 *Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về giáo dục đào tạo, quản lý giáo dục đào tạo, giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên. Đồng thời đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc; lôgíc - lịch sử và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích những vấn đề liên quan. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa, khái quát hóa. Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng về giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục. Các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học quản lý và quản lý giáo dục; các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học, hội thảo… Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra bằng phiếu câu hỏi đối với sinh viên 300 phiếu, trong đó 50% sinh viên khối khoa học xã hội và nhân văn, 50% sinh viên khối khoa học tự nhiên để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên. quốc phòng - an ninh quốc phòng - an ninh hoạt động dạy học của giảng viên; hoạt động học tập, rèn luyện và việc tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu. Tọa đàm, trao đổi với một số cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về những nội dung nghiên cứu, từ đó rút ra những kết luận cho nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. , công tác của sinh viên. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn từ những vấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc rút thành những kinh nghiệm về quản lý giáo dục quốc phòng - an ninhh. 9
  • 12. 10 Xin ý kiến 49 chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, quản lý sinh viên, giảng viên về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp hỗ trợ Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra, xử lý số liệu phần thực trạng và số liệu khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất. 7. Ý nghĩa của đề tài quốc phòng - an ninh cho sinh viên; quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên; Làm rõ đặc điểm, nhiệm vụ, tính chất, yêu cầu, yếu tố tác động quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên; Đề xuất một số biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh 8. Luận văn cấu trúc gồm: phần mở đầu, phần nội dung (3 chương), phần kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10
  • 13. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN 1.1. Những quan niệm cơ bản về quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên 1.1.1. Quan niệm Quản lý nhà nước về giáo dục * Quản lý nhà nước Quản lý là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định, là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, để quản lý phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”; “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”… Thực chất của hoạt động quản lý là việc giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy được nhân tố con người trong tổ chức. Mục đích quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những khái niệm nêu trên cho thấy mặc dù các khái niệm về quản lý được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng ở các mức độ khác nhau đã đề cập đến những nhân tố cơ bản, như: chủ thể quản lý, đối tượng và mục tiêu quản lý. Tuy nhiên từ những khái niệm này, những học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý giáo dục gặp phải trở ngại, lúng túng trong việc xác định những nội dung cụ thể trong thực tiễn quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các trường. Một số trường hợp còn có sự nhầm lẫn cho rằng đối tượng của quản lý chỉ là con người trong các tổ chức, bỏ qua nhiều yếu tố không phải là con người nhưng rất quan trọng trong công tác quản lý như: tuyển sinh; cơ sở vật chất - kỹ thuật dạy học; tài chính; hệ thống thông tin quản lý giáo dục; quá trình dạy học, …. (các điều kiện đảm bảo quy mô và chất lượng giáo dục). 11
  • 14. 12 Từ những phân tích trên có thể hiểu là: Quản lý nhà nước vừa là khoa học lý luận chính trị vừa là khoa học thực tiễn. Quản lý nhà nước ở nước ta là sự khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. * Quản lý nhà nước về giáo dục Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo chính là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước. Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục có 3 yếu tố cơ bản là: chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục được quy định cụ thể trong Điều 87 của Luật Giáo dục). Đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, là mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước. Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục, về tổng thể đó là bảo đảm trật tự, kỷ cương trong các hoạt động giáo dục và đào tạo, để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách của công dân. Mỗi cấp học, ngành học có những mục tiêu cụ thể được quy định trong Luật Giáo dục và điều lệ nhà trường. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà 12
  • 15. 13 trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục; tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục; quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. ưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách công dân. 1.1.2. Quan niệm Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên * Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh Giáo dục quốc phòng - an ninh là dạy, học về quốc phòng - an ninh trong nhà trường, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng và phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh toàn dân, nhằm góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là bộ phận hợp thành của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe và kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Giáo dục quốc phòng - an ninh trong nhà trường là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển ý thức của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trang bị kiến thức về quốc phòng - an ninh; kỹ năng quân sự cho học sinh, sinh viên từ trung học phổ thông đến đại học và học viên các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 13
  • 16. 14 Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh là hoạt động nhằm trang bị, nâng cao kiến thức về quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cho các đối tượng trong các cơ quan, tổ chức; trang bị một số kiến thức về quốc phòng - an ninh cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh toàn dân là hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về quốc phòng - an ninh cho toàn dân và một số đối tượng đặc thù. * Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên: Giáo dục cho sinh viên về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; trang bị kiến thức về quốc phòng - an ninh, kỹ năng cho sinh viên và học viên các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống giáo dục quốc Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên: Chính phủ thống nhất quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh trong phạm vi cả nước. Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh tại địa phương. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh. Quy định chương trình, nội dung; biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu; tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên, tuyên truyền 14
  • 17. 15 viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh, cấp chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh. Quản lý nguồn lực phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng - an ninh. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng - an ninh. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng - an ninh. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh. Phương thức quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên: Phương thức quản lý Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng về giáo dục quốc phòng - an ninh Trình Chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh và câu lạc bộ hướng nghiệp quốc phòng - an ninh trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, ban chỉ huy quân sự các bộ, ngành về giáo dục quốc phòng - an ninh. Bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, mô hình học cụ, quân dụng chuyên dùng phục vụ dạy và học môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho các cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước ... Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục quốc phòng - an ninh. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm giáo dục quốc phòng - an ninh. 15
  • 18. 16 Tổ chức, hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thực hiện khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh theo thẩm quyền. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành về giáo dục quốc phòng - an ninh Bộ Công an: Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan thực hiện giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì và tham gia soạn thảo, trình Chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan thực hiện giáo dục quốc phòng - an ninh ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quy định về chế độ, chính sách đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng - an ninh; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật. Các bộ, ngành khác: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh ... của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh. 1.1.3. Quan niệm Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên gồm những vấn đề cụ thể sau: Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên dục quốc phòng - an ninhgiáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên. Yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên là xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình hành động, tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên đạt được mục tiêu theo quy định. 16
  • 19. 17 Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên gồm các vấn đề: Xây dựng, ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh; Quy định chương trình, nội dung; biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu; tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên; cấp chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh: Quản lý nguồn lực phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh; Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng - an ninh; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh Phương thức, công cụ quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Từ sự phân tích trên có thể quan niệm: 1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên 1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Năm 2001 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ban hành Chỉ thị số 62-CT/TW và năm 2007 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, cho thấy tầm quan trọng, vị trí, yêu cầu giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân, trong đó có nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. Từ những nội dung cơ bản trong các chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho thấy quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên nói riêng được thể hiện như sau: Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận hợp thành của nền giáo dục quốc dân, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm góp 17
  • 20. 18 phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe và kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh trong nhà trường cần quán triệt sâu sắc nguyên lý giáo dục chung: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh, các vấn đề lý luận và thực tiễn phải được giảng viên trình bày một cách thống nhất. Lý luận giáo dục quốc phòng - an ninh thường xuyên liên hệ chặt chẽ với thực tiễn xã hội, thực tiễn giáo dục, phản ánh kịp thời sự biến đổi của đời sống kinh tế xã hội và an ninh quốc gia. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với những thay đổi rất nhanh chóng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục quốc phòng - an ninh nói riêng cũng đang có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ. Những thay đổi trong đời sống thực tiễn phải được giảng viên kịp thời nắm bắt và đưa vào nội dung bài giảng của mình. Bài giảng luôn được bổ sung những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động trong đời sống xã hội, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Giáo dục quốc phòng - an ninh trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục quốc phòng - an ninh; định hướng phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân; kế thừa, phát huy truyền thống giáo dục quốc phòng - an ninh trong lịch sử của dân tộc và cách mạng Việt Nam; quá trình hiện đại hóa phương tiện, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho dạy và học. Công tác này còn phải bám sát sự vận động, diễn biến về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, vào nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận quan trọng của công tác quốc phòng. Công tác này trong bất luận hoàn cảnh nào đều có mối quan hệ mật thiết với tình hình thực tiễn, liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Vì vậy, trong đổi mới nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cần làm rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, làm cho sinh viên hiểu rõ tình hình, “biết địch, biết ta” để nâng cao cảnh giác 18
  • 21. 19 cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù là cơ sở để đổi mới nội dung, cập nhật, phát triển, cải tiến hình thức, phương pháp dạy học, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn để nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh. Sự xa rời thực tiễn, không hiểu hoặc hiểu sai về kẻ thù là khiếm khuyết lớn, có thể dẫn đến rơi vào giáo điều, vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa Macxit, duy ý chí trong giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên. Bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, trong đó chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ đang là một nguy cơ không thể xem thường, hàng ngày, hàng giờ tấn công làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ ta. Một trong những mục tiêu của chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là tiến hành cuộc chiến tranh tâm lý - tư tưởng, vì vậy, trong giáo dục quốc phòng - an ninh phải định hướng, làm rõ chiến lược, âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của địch. Nhiệm vụ của nền quốc phòng toàn dân luôn được bổ sung, phát triển và cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể. Giáo dục quốc phòng - an ninh không những phản ánh đúng tình hình đó, mà thông qua việc trang bị những kiến thức quốc phòng, đường lối, quan điểm, tư tưởng quốc phòng để chuẩn bị tinh thần, khả năng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ cho mọi công dân trong công tác quốc phòng. Hiện nay và thời gian tới, trước bối cảnh nước ta hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu hơn, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì trên bình diện quốc gia và ở từng ngành, lĩnh vực cũng phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức gay gắt. Trong lĩnh vực quốc phòng vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây mất ổn định; các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh âm mưu và hoạt động chống phá trên nhiều mặt, nhằm khuất phục, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, lấn chiếm lãnh thổ, đe dọa độc lập, chủ quyền quốc gia. Vì vậy, xây dựng chiến lược quốc phòng để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp lớn phù hợp, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là đòi hỏi khách quan. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ, phải tiếp tục hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong 19
  • 22. 20 điều kiện mới. Đây là định hướng thể hiện tư duy mới của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với sự phát triển của cách mạng và xu thế chung của thời đại, cần được quán triệt sâu sắc, triển khai đồng bộ nhằm củng cố quốc phòng - an ninh nói chung, xây dựng, hoàn thiện chiến lược quốc phòng nói riêng; góp phần thể chế hoá, đưa các chủ trương quan điểm của Đảng về quốc phòng vào cuộc sống; đồng thời, làm căn cứ pháp lý để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động quốc phòng, theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, phù hợp với điều kiện đất nước. 1.2.2. Chính sách của nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên * Chính sách quốc phòng Việt Nam Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn củng cố và tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; thực hiện chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, chống chiến tranh dưới mọi hình thức; mở rộng hợp tác về quốc phòng với các nước láng giềng và trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, vì hòa bình, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. * Chủ trương chính sách và vai trò giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Điều 30 “ sinh, sinh viên trong những năm đất nước có chiến tranh đã góp phần bồi dưỡng kiến thức quân sự, rút ngắn thời gian huấn luyện chiến sĩ mới, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc. 20
  • 23. 21 Khi đất nước hoà bình, lớp lớp thanh niên, sinh viên tình nguyện đến những nơi khó khăn, gian khổ cùng sát vai với bộ đội và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước. Trong hội nhập nền kinh tế thế giới, đội ngũ trí thức trẻ đang làm chủ khoa học kỹ thuật luôn ý thức nhiệm vụ xây dựng đất nước phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Ngoài việc nâng cao dân trí về quốc phòng, giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng sâu sắc cho học sinh, sinh viên trong phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ, xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc; giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc... Qua mỗi giai đoạn cách mạng và sự phát triển của giáo dục đào tạo, chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên đã được đổi mới cả nội dung và hình thức giảng dạy. Năm 1991, chuyển đổi chương trình từ huấn luyện quân sự phổ thông sang môn học giáo dục quốc phòng đã có sự thay đổi cơ bản nội dung cho phù hợp với giáo dục thời bình, theo hướng tăng cường tri thức về quốc phòng - quân sự, giảm bớt thực hành kỹ năng. Đặc biệt, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ban hành Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, cho thấy tầm quan trọng, vị trí, yêu cầu giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân, trong đó có nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh, môn học Giáo dục quốc phòng được chính thức đổi tên thành môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (kiến thức giáo dục an ninh được lồng ghép trong giáo dục quốc phòng). Các trường đại học, cao đẳng tự bảo đảm giảng dạy các nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường hoặc liên kết giảng dạy theo phần luồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh 21
  • 24. 22 viên đã được đầu tư xây dựng giai đoạn 1, đang phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu đáp ứng 70% sinh viên vào học tập, rèn luyện tập trung tại các trung tâm. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh luôn luôn đóng vai trò quyết định trong đổi mới và nâng cao chất lượng môn học. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn và dài hạn tại các trường đại học và liên kết ở địa phương. Theo đó, các trường đã bước đầu tự chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên trong biên chế cơ hữu và thực hiện hợp đồng, thỉnh giảng. Để đáp ứng từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng quy mô giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên ngày càng tăng, năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang mở rộng đề án này để phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường đại học, cao đẳng và trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên. Đội ngũ giảng viên là sĩ quan do Bộ Quốc phòng biệt phái ra các trường đại học đang từng bước được kiện toàn về tổ chức và chất lượng. Sự phối hợp có hiệu quả của Bộ Quốc phòng với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã hình thành đội ngũ cán bộ giảng dạy là sĩ quan biệt phái, lực lượng nòng cốt tham gia giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng - an ninh và quản lý chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này tại các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh, với chức năng của cơ quan chuyên môn và quản lý trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ năm ngày 19 tháng 06 năm 2013 quy định: Mục tiêu giáo dục quốc phòng - an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc giáo dục quốc phòng - an ninh là: 22
  • 25. 23 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Giáo dục quốc phòng - an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kết hợp giáo dục quốc phòng - an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng; phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh phải phù hợp từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế. Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả. Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh là: Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh, có chính sách ưu tiên đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền, tài sản cho giáo dục quốc phòng - an ninh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục quốc phòng - an ninh được khen thưởng theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Tổ chức và phương thức quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên * Tổ chức các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên được quy hoạch phù hợp với mạng lưới hệ thống đại học quốc gia, trường đại học, cao đẳng, trường quân sự quân khu, quân đoàn, trường quân sự tỉnh và một số học viện, nhà trường khác của quân đội làm nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh. Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trên phạm vi cả nước. * Đặc điểm môn giáo dục quốc phòng - an ninh 23
  • 26. 24 Giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân, trong đó giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Nghị định 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh nêu rõ: Giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học chính khóa trong các trường, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các trường hành chính và đoàn thể. Dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh được xác định là một bộ phận, một nội dung quan trọng của quá trình dạy học trong hệ thống giáo dục. Do đó, để đảm bảo chất lượng dạy học môn học này, cần thiết phải nắm vững và tuân thủ theo những quy luật, nguyên tắc, quy tắc sư phạm, đồng thời phải tính đến những đặc điểm của giáo dục quốc phòng - an ninh để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả. Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: toán, lý, hóa, giáo dục chính trị, giáo dục thể chất, lịch sử,… đặc biệt các nội dung cơ bản về công tác quốc phòng, về các quân binh chủng có liên quan mật thiết với nhiều chuyên ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp. * Nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên quy định hệ thống các kiến thức, kỹ năng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động quân sự, công tác quốc phòng đòi hỏi người học phải nắm vững để vận dụng trong thực tiễn công tác, góp phần giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa. Nội dung giáo dục giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên chứa đựng các kiến thức cả về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự. Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học có tỷ lệ lý thuyết chiếm trên 70% chương trình, nhằm tăng cường nhận thức lý luận về chiến tranh, quân đội và những hiểu biết về công tác 24
  • 27. 25 quốc phòng cho học sinh, sinh viên, giúp cho họ sau khi rời ghế nhà trường nhanh chóng làm quen với các nhiệm vụ quốc phòng nơi mình công tác. Nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên gồm: Truyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đường lối, quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh; những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong từng thời kỳ; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; công tác quốc phòng, an ninh; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh; phổ cập những kiến thức cần thiết về lực lượng vũ trang nhân dân; nghệ thuật quân sự Việt Nam; kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phòng thủ dân sự. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia. * Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên 1 đơn vị học trình (165 tiết). Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh rất đa dạng và mang tính đặc thù. Quá trình thực hiện nội dung có thể tổ chức học xen kẽ, học rải các nội dung hoặc học tập trung theo từng giai đoạn, 25
  • 28. 26 từng học phần, học tập trung từng đợt (như ở các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên). * Bảo đảm cơ sở, vật chất giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho sinh viên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm bảo đảm giáo trình, tài liệu, phương tiện vật chất huấn luyện. * Cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Tổ chức, sắp xếp biên chế cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh thuộc Bộ Quốc phòng. Cán bộ quản lý, giảng viên môn giáo dục quốc phòng - an ninh của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên và các trường đại học trước mắt do sĩ quan quân đội làm nòng cốt, kết hợp với giảng viên trong biên chế của ngành giáo dục và đào tạo đảm nhiệm. Giáo viên, giảng viên được đào tạo trình độ chuẩn theo quy định tại Mục c, đ, e Khoản 1, Điều 77, Luật Giáo dục năm 2005. * Phương thức quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Về mặt tổ chức phương pháp dạy học, giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên là môn học được thực hiện dưới sự chỉ đạo, bảo đảm của nhiều bộ, ngành nhưng chủ yếu là của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về mặt quản lý giáo dục, trong tổ chức thực hiện cần hết sức chú trọng sự liên kết, phối hợp của các cơ quan quân sự địa phương, các đơn vị, nhà trường quân đội và các cơ quan, ngành khác. Ngay trong một trung tâm hay nhà trường cũng cần có sự hợp đồng chặt chẽ giữa các khoa, bộ môn, các phòng, ban chức năng, giữa các nguồn, các giảng viên chuyên trách, kiêm nhiệm, hợp đồng thỉnh giảng,… đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy, ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường. Quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh về tiến trình dạy học, lịch huấn luyện, địa điểm huấn luyện thường phân tán, lực lượng giảng viên phải giảng nhiều nơi, trong nhà, ngoài giảng đường; do đó, phương thức quản lý chủ yếu dựa trên 26
  • 29. 27 kế hoạch, sự điều hành khoa học, chặt chẽ, cụ thể của cơ quan đào tạo và phát huy cao sự chủ động của giảng viên. Quá trình thực hiện có sự kiểm tra thường xuyên của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các trung tâm. 1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, tác động của chiến lược quốc phòng - an ninh của nước ta uôn coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu xuyên suốt của chính sách quốc phòng Việt Nam. Thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hoà bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình. Từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Việt Nam phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang. Việt Nam triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia khác trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Không đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng quân sự và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cường khả năng quốc phòng, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành một thể thống nhất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn 27
  • 30. 28 dân dựa trên truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của toàn dân tộc, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Tích cực, chủ động ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh là một trong các nhiệm vụ trọng yếu của quốc phòng Việt Nam trong thời bình. Thực hiện chiến lược quốc phòng dựa trên tổng thể các hoạt động chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá - xã hội và quân sự nhằm triệt tiêu các nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang và chiến tranh. Quán triệt phương châm phòng thủ toàn diện, chủ động, bảo vệ Tổ quốc từ xa, quốc phòng Việt Nam sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa các nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam. giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên. Từ đó xác định mục tiêu giáo dục quốc phòng - an ninh là nhằm trang bị kiến thức cơ bản về quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó còn tác động tới quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh và câu lạc bộ hướng nghiệp quốc phòng - an ninh trên toàn quốc; tác động tới chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trong sự cân đối với chương trình đào tạo đại học. Thứ hai, tác động của mô hình tổ chức và hoạt động của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên là cơ sở giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên, hoạt động theo mô hình tổ chức và hoạt động của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trực thuộc các học viện, trường đại học, cao đẳng; Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trực thuộc nhà trường Quân đội có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; cơ cấu tổ chức do Bộ Quốc phòng quy định. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trong các trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo 28
  • 31. 29 dục và Đào tạo quyết định thành lập. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trong các trường thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên thuộc Đại học Quốc gia do Giám đốc Đại học Quốc gia quyết định thành lập. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên thuộc nhà trường quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo về chuyên môn giáo dục quốc phòng - an ninh. Các trường trực tiếp quản lý, chỉ đạo toàn diện trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên như các đơn vị thuộc quyền khác. Các trường căn cứ vào quy mô phát triển trung tâm được xác định trong quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên của Thủ tướng Chính phủ để xác định tổ chức, biên chế cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu hoặc hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định biên chế sĩ quan biệt phái cho các Trung tâm theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thực hiện quản lý tổ chức học tập, rèn luyện toàn diện sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm và giai đoạn theo quy định liên kết giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp nhận sinh viên và tổ chức học tập, rèn luyện phù hợp với kế hoạch đào tạo giữa các trường với trung tâm. Tiến hành các thủ tục bàn giao chặt chẽ về con người và kết quả học tập, rèn luyện cho các trường liên kết khi kết thúc khoá học (đợt học); tổ chức dạy học, kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập; cấp chứng chỉ cho sinh viên theo quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng - an ninh; tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự, đổi mới phương pháp giảng dạy; biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về giáo dục quốc phòng - an ninh; phối hợp đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục quốc phòng theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường. Chăm lo bồi dưỡng chuyên môn và 29
  • 32. 30 nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, cán bộ quản lý; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, cán bộ được học tập nâng cao trình độ … Mô hình tổ chức và hoạt động của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên đã tác động đến bố trí lực lượng trong biên chế và biệt phái, cơ chế, phương thức hoạt động, giải quyết các mối quan hệ giữa các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên với các trường đại học. Thứ ba, tác động của sự phân bố trường đại học, số lượng sinh viên và trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh có 81 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 51 trường đại học (33 trường công lập và 18 trường dân lập) 04 học viện và 26 trường cao đẳng, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do Thành phố quản lý, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm khoảng 210.000 sinh viên. Hiện có khoảng 1.050.000 sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng và đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có hơn 6.000 du học sinh nước ngoài. Các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố tập trung ở ba khu vực: nội thành (Quận 1, Quận 3, Quận 10) có 24 trường; khu vực quận Thủ Đức, Quận 9 có 26 trường; khu vực ngoại thành (Quận 7, Củ Chi) có 30 trường. Lực lượng tham gia giáo dục quốc phòng - an ninh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 03 trung tâm, 02 khoa quân sự thuộc trường đại học, gồm: Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Giáo dục quốc phòng Trường Quân sự Quân khu 7; Trung tâm Giáo dục quốc phòng Trường Đại học Trần Đại Nghĩa; Khoa Quân sự Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Quân sự Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, có khả năng giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho 80.000 sinh viên/năm (chiếm khoảng 50% số sinh viên trên địa bàn Thành phố). n giảng dạy, cán bộ quản lý và kiểm tra nắm tình hình về các hoạt động Thứ tư, tác động của chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh 30
  • 33. 31 Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, các kiến thức chính trị xã hội, quân sự, chiến tranh, an ninh mới mẻ đối với sinh viên; có lý thuyết, thực hành quân sự; có liên quan tới vũ khí, vật chất huấn luyện, học cả trong giảng đường, ngoài thao trường, bãi tập. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh chung cho cả đại học và cao đẳng theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy). Đồng thời giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hiện nay có hai quyển giáo trình cho chương trình 165 tiết học, thống nhất cho tất cả các ngành học nhưng lại thiếu sự liên thông với chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh phổ thông. Từ đó sinh viên nhận thức khá chung chung về quốc phòng - an ninh, ý thức về tình yêu quê hương, đất nước, vai trò công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ít biết, thậm chí không biết vận dụng môn học vào thực tế công tác, công việc cụ thể của mình. Các môn quân sự có tính đặc thù, sinh viên chưa từng làm quen, đòi hỏi có sức khỏe, phẩm chất mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh nhẹn. Tác động của chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh yêu cầu cần thiết phải có một phần gắn liền với ngành học của sinh viên, giúp sinh giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên phải đồng bộ, thống nhất. Thứ năm, tác động của cơ chế, qui định về quản lý giáo dục quốc - an ninh Cơ chế quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, là cơ chế quản lý song trùng, do Hội đồng Giáo dục quốc phòng mà người đứng đầu là lãnh đạo cơ quan hành pháp, quân đội là cơ quan thường trực, mà trực tiếp là cơ quan dân quân và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo mà trực tiếp là Vụ Giáo dục quốc phòng. Trong đó Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh chịu trách nhiệm về kế hoạch, chiến lược, chương trình, nội dung và kiểm tra. 31
  • 34. 32 Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả. Tác động của cơ chế, qui định về quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh liên quan mật thiết đến lãnh đạo, chỉ đạo, sự đồng bộ, thống nhất trong phối kết hợp xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình, nội dung, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả và kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật. * * * Từ những cơ sở lý luận, hệ thống các quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương, chính sách, phương thức chỉ đạo của Nhà nước cho thấy: Quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân nói chung, quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên nói riêng được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, được sự đồng tình của xã hội, là một bộ phận trong quản lý nhà nước về ba vấn đề là giáo dục, quốc phòng và an ninh, chúng có mối quan hệ cơ hữu, mật thiết với nhau; với mục tiêu xây dựng và phát triển con người Việt Nam toàn diện, nhằm xây dựng nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và cho sinh viên nói riêng được dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở sư phạm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Ở Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên, chương này đã làm rõ yêu cầu, nội dung, quan điểm của quản lý nhà nước, phương thức quản lý nhà nước, điều kiện cần và đủ để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên. 32
  • 35. 33 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam; là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn, tổng diện tích 2.095,01 km², có tuyến bờ biển dài 15 km. Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số thành phố tăng lên 7.382.287 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), nhưng dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Mật độ trung bình 3.419 người/km² (mật độ dân số ở nội thành 25.743 người/km², ở ngoại thành 760 người/km²), trong đó 75% dân số tập trung ở khu vực nội thành. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 33
  • 36. 34 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn đa dạng và phức tạp về tôn giáo và dân tộc: có 1.362 cơ sở tôn giáo bao gồm Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo và Hồi giáo. Về dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số, người Hoa chiếm 6,69 %, còn lại là các dân tộc Kh’mer, Chăm, ... Thành phố Hồ Chí Minh là một địa bàn rất nhạy cảm về chính trị, kinh tế - xã hội, hiện có trên 1.740 cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện công ty nước ngoài, 15 khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu công nghiệp lớn. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng, các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, là một đô thị đa dạng về tôn giáo với hơn 1.000 ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là Nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí Trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố, 21 chi nhánh nhà xuất bản Trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và Trung ương. Trong lĩnh vực xuất bản, ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, nhiều sân bóng đá, bể bơi, phòng tập thể thao. Về tổ chức Đảng, hiện có 2.725 cơ sở, với tổng số hơn 145.900 đảng viên. Trong những năm qua cấp ủy và chính quyền thành phố luôn quan tâm đến nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Hàng năm, Đảng bộ thành phố đều có nghị quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình 34
  • 37. 35 hình mới. Động viên sức mạnh tổng hợp, củng cố nền quốc phòng - an ninh, từ đó tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường, khu vực phòng thủ được xây dựng vững chắc, hệ thống các công trình phòng thủ tiếp tục được củng cố và bổ sung theo phương án phòng thủ chung của thành phố, đáp ứng yêu cầu phòng thủ trước mắt và lâu dài. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 81 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 51 trường đại học (33 trường công lập và 18 trường dân lập) 04 học viện và 26 trường cao đẳng, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý (Xem phụ lục 5, 6). Hiện có khoảng 1.150.000 sinh viên, trong đó có 510.000 sinh viên chính quy, hơn 6.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại các trường cao đẳng và đại học tại Thành phố, chỉ tiêu tuyển sinh các loại hình bình quân hàng năm, từ năm 2010 đến nay vào khoảng 210.000 sinh viên, trong đó có 125.000 sinh viên chính quy. Về quốc phòng - an ninh, Thành phố Hồ Chí Minh là một địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu, then chốt trong thế trận phòng thủ của Quân khu 7 và chiến trường phía Nam, là địa bàn trọng điểm mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang tập trung chống phá bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, đặc biệt là chiến lược “Diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ. Trong khi đó các lực lượng tham gia giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 03 trung tâm, 02 khoa quân sự thuộc trường đại học. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Hội đồng giáo dục 35
  • 38. 36 quốc phòng - an ninh các cấp, mà cơ bản là Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương và Quân khu 7, hướng dẫn của cơ quan thường trực. Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh các địa phương thường chỉ quan tâm nhiều đến bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh các đối tượng và giáo dục quốc phòng cho nhân dân, thậm chí khoán trắng việc giáo dục quốc phòng - an ninh cho các cơ sở đào tạo, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra về giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên ít được thực hiện. Như vậy đối với giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên thì từ chủ trương, chính sách đến thực hiện có một khoảng cách khá xa. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn chồng chéo, chưa có đơn vị chịu trách nhiệm cụ thể, như là: hệ thống văn bản chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên chưa thống nhất, chưa đồng bộ cả trong nội dung và thực hiện về phân công nhiệm vụ cho các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh, các trường đại học, cao đẳng; về học phí và chương trình học của bậc đại học và cao đẳng; về quản lý phôi và cấp chứng chỉ; về thành lập mới các trung tâm, các khoa; về thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên; về kiểm tra việc thực hiện giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên; về kiểm tra đánh giá kết quả; về phân định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, … Kết quả điều tra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 63,3% phòng quản lý đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận được, không lưu giữ Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh năm 2010 và những năm tiếp theo; 46,9% phòng quản lý đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận được, không lưu giữ Chỉ thị số 57/2007/CT-BGDĐT ngày 04/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong ngành giáo dục; 49,0% phòng quản lý đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận được, không lưu giữ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/01/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh; 36,7% phòng quản lý đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không biết, không nhận được, không lưu giữ Quyết 36
  • 39. 37 định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng; 83,7% các trường đại học, cao đẳng không có chương trình, kế hoạch thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định. 2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, sinh viên về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Nhận thức ở một số cán bộ quản lý và một bộ phận học sinh, sinh viên còn chậm so với yêu cầu mục tiêu môn học và nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới, một số trường và một bộ phận học sinh, sinh viên còn xem nhẹ và tìm cách thanh toán môn học,… Những suy nghĩ đơn giản về môn học đã dẫn đến tổ chức thực hiện tùy tiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh, tính toán hiệu quả kinh tế, chỉ thấy lợi ích trước mắt chưa thấy lợi ích chung và lâu dài. Vì vậy có trường không coi giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học mà cho rằng đó là nhiệm vụ quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng. Công tác thanh tra, kiểm tra ít được thực hiện, thực hiện nhưng kết quả không cao, mang tính hình thức, cho nên chưa chỉ ra được những yếu kém cơ bản, chưa tìm ra những nguyên nhân chủ quan, đổ lỗi cho khách quan, thiếu ý chí khắc phục, hoàn thiện. Qua khảo sát thực tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có 68,0% giảng viên đại học, cao đẳng giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng - an ninh nhưng chưa là đảng viên, chưa qua bất kỳ một lớp bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc đối tượng nào, trong đó có một số học tập ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy nên chưa học cả chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên, do đó không thể nhận thức, hiểu, nói, dạy đúng các nội dung có liên quan đến quốc phòng - an ninh. Áp lực về kinh tế quá lớn làm cho ban giám hiệu, hiệu trưởng một số trường đại học lựa chọn một chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên nghèo, chi phí thấp, chất lượng kém, chủ yếu để cho sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. 37
  • 40. 38 Kết quả điều tra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 67,3% cán bộ quản lý giáo dục đại học, khoảng 80,0% giảng viên chưa được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng theo quy định; 49,0% cán bộ quản lý giáo dục đại học và 54,0% giảng viên các trường đại học, cao đẳng được hỏi không biết mình phải được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; 49,0% các trường đại học, cao đẳng không xây dựng lực lượng tự vệ. Đặc biệt giảng viên đại học, cao đẳng chưa là đảng viên còn không được xếp vào đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh … 2.2.3. Mô hình tổ chức quản lý về giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trên địa bàn Thành phố Các lực lượng tham gia giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 03 trung tâm, 02 khoa quân sự thuộc trường đại học: Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 225/QĐ/TCCB- ĐHQG ngày 21/7/1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đóng quân tại phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, có cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động theo quy chế riêng (phụ lục 9), có định biên, có nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học, cao đẳng khác theo phân luồng của Vụ Giáo dục Quốc phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm: 1. Các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 8 trường đại học, gồm: Bách khoa; Khoa học xã hội và Nhân văn; Khoa học tự nhiên; Kinh tế - Luật; Quốc tế; Công nghệ thông tin; Việt - Đức; Khoa Y thuộc Đại học Quốc gia. 2. Các trường ngoài Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 14 trường đại học và cao đẳng, gồm: Kiến trúc; Nông lâm; Kinh tế; Thể dục Thể thao; Giao thông Vận tải (cơ sở 2); Luật; Sư phạm kỹ thuật; Bình Dương; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Bà Rịa - Vũng Tàu; Văn hóa; Cao đẳng Tài chính Hải quan; Cao đẳng Viễn Đông. 38
  • 41. 39 Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước tự khẳng định mình, khẳng định một mô hình giáo dục tiên tiến và trở thành đơn vị giáo dục quốc phòng - an ninh có quy mô lớn nhất cả nước. Khi mới thành lập, quy mô đào tạo của Trung tâm khoảng 15.000 sinh viên/năm, đến nay đã lên đến 40.000 sinh viên/năm. Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên Trường Quân sự Quân khu 7 Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên Trường Quân sự Quân khu 7 thành lập ngày 29 tháng 02 năm 1996, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy nhà trường và sự chỉ huy, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường. Có nhiệm vụ thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho 11 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Bán công Marketing, Công nghệ Sài Gòn, Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Lao động Xã hội (cơ sở 2), Công nghệ thông tin Gia Định, Kinh tế công nghiệp Long An, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, Cao đẳng Phát thanh truyền hình 2 Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Bình Dương. Với qui mô xác định ban đầu là 5.000 sinh viên/năm. Hiện nay Trung tâm đang nâng cấp, đến năm 2015 có qui mô là 15.000 sinh viên/năm. Bộ máy tổ chức và hoạt động (phụ lục 8). Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Trường Đại học Trần Đại Nghĩa Đóng quân tại 189 Nguyễn Oanh, Phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn một thành phố công nghiệp năng động, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Cùng với các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh của các đơn vị khác, Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên thuộc Trường Đại học Trần Đại Nghĩa được thành lập theo Quyết định số 236/QĐ-QP ngày 06/03/1996 của Bộ Quốc phòng, được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng: Văn Lang; Đại học Mở Thành phố Hồ Chí 39
  • 42. 40 Minh; Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Tôn Đức Thắng (hệ đại học); Cao đẳng Cao Thắng; Cao đẳng Điện lực; Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm không có cơ cấu tổ chức riêng, không có cơ sở vật chất độc lập mà chủ yếu là ký hợp đồng và cử giáo viên đến trường liên kết để giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên, với lưu lượng hàng năm khoảng 12.000 - 15.000 sinh viên. Khoa Quân sự Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Khoa Quân sự Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng: Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh; Quốc tế; Hồng Bàng; Hùng Vương; Hoa Sen; Cao đẳng Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh; Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Sài Gòn. Khoa Quân sự Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Khoa Quân sự Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng: Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng; Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh; Văn Hiến; Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh; Cao đẳng sư phạm Trung ương III; Cao đẳng Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp; Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường; Cao đẳng Nguyễn Tất Thành. Như vậy, trên địa bàn bàn Thành phố Hồ Chí Minh hội đủ các loại hình giáo dục quốc phòng - an ninh trong cả nước là: trung tâm trực thuộc Đại học Quốc gia, trung tâm trực thuộc trường đại học, trung tâm trực thuộc nhà trường quân đội, khoa quân sự thuộc trường đại học. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước còn kém hiệu lực, các trung tâm này có mô hình tổ chức và hoạt động khác nhau, chưa có sự liên kết, phối hợp, thống nhất, thậm chí còn cạnh tranh tiêu cực lẫn nhau như: giành giật các trường liên kết bằng cách hạ học phí, triển khai một chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh nghèo cho sinh viên (cắt bớt nội 40