SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIENGXAY THAMMASITH
B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA
CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO TR£N LÜNH VùC
CHÝNH TRÞ - AN NINH Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2012
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIENGXAY THAMMASITH
B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA
CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO TR£N LÜNH VùC
CHÝNH TRÞ - AN NINH Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2012
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Mã số: 62 22 03 12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHAN VĂN RÂN
2. PGS.TS. NGUYỄN TẤT GIÁP
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Viengxay Thammasith
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 8
1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu 8
1.2. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu 23
Chương 2: QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ LÀO TRÊN LĨNH
VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 25
2.1. Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh 25
2.2. Những nhân tố tác động đến bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực
chính trị - an ninh ở Lào 34
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN
NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 74
3.1. Một số thành tựu chủ yếu 74
3.2. Một số hạn chế 83
3.3. Một số bài học kinh nghiệm 90
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH
VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 97
4.1. Dự báo triển vọng bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực
chính trị - an ninh trong thời gian tới 97
4.2. Phương hướng và một số kiến nghị giải pháp nhằm bảo vệ độc lập
dân tộc của Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh trong điều kiện mới 107
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN-QP : An ninh - quốc phòng
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)
BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
CAND : Công an nhân dân
CA-TBD : Châu Á - Thái Bình Dương
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CT-AN : Chính trị - an ninh
CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam
EU : Liên minh châu Âu (European Union)
KH-CN : Khoa học- công nghệ
LHQ : Liên hợp quốc
LLAN : Lực lượng an ninh
LLVT : Lực lượng vũ trang
NATO : Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Dương
(North Atlantic Treaty Organization)
NDCM : Nhân dân Cách mạng
QĐND : Quân đội Nhân dân
QP-AN : Quốc phòng - an ninh
SEATO : Tổ chức Hiệp ước Đông - Nam Á
(Southeast Asia Treaty Organization)
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, độc lập
dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Đó là quyền tối cao của quốc
gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế.
Quyền tối cao trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn
đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… của đất nước mình mà không có sự can
thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của
quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ tất cả các quốc gia tham gia
quan hệ quốc tế đều với tư cách là những chủ thể bình đẳng và hoàn toàn độc
lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình. Với ý nghĩa đó,
nhân dân các nước Á, Phi và Mỹ Latinh, ngay từ những ngày đầu bị chiếm
làm thuộc địa, đã đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Thế kỷ XX là
thế kỷ bùng nổ và thắng lợi của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
khắp các châu lục Á, Phi và Mỹ Latinh, trở thành những chủ thể trong đời
sống quan hệ quốc tế.
Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước vốn là thuộc địa, phụ
thuộc bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau, đã tập trung mọi nỗ lực
nhằm mục tiêu bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành lại được. Cùng với quá
trình khôi phục, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, mở rộng quan
hệ đối ngoại, các nước này còn phải tăng cường xây dựng và củng cố môi
trường an ninh của đất nước, xem đây là điều kiện tiên quyết để củng cố độc
lập về chính trị, giành và củng cố độc lập về kinh tế, bảo vệ nền độc lập dân
tộc của đất nước.
Tuy nhiên, quá trình củng cố độc lập dân tộc diễn ra trong điều kiện rất
khó khăn, phức tạp. Các thế lực thực dân, đế quốc không dễ dàng từ bỏ lợi ích
của mình ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Lợi dụng những khó khăn của
các nước sau khi giành được độc lập, các thế lực thực dân, đế quốc đã thông
2
qua các hình thức mới và biện pháp khác nhau, nhất là dùng biện pháp kinh tế
để thiết lập chủ nghĩa thực dân mới đối với các nước độc lập dân tộc trẻ tuổi.
Đặc biệt, trong thời đại phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công
nghệ (KH-CN) hiện đại và toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế hiện
nay, các nước phát triển, đang tận dụng lợi thế về vốn, thị trường, tiềm lực
KH-CN và các công cụ của mình là các công ty xuyên quốc gia, đã đẩy mạnh
các hoạt động nhằm can thiệp về kinh tế; sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền
để gây sức ép, can thiệp về kinh tế, chính trị, trên cơ sở đó, thiết lập chủ nghĩa
thực dân mới, đe doạ đến nền độc lập dân tộc của các nước đang phát triển.
Có thể nói, đối với các nước đang phát triển, giành được độc lập dân tộc đã
khó, bảo vệ độc lập dân tộc theo đầy đủ nghĩa của nó càng khó hơn, đặc biệt
trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Là một nước tương đối nhỏ, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục
địa có diện tích hơn 236 nghìn km2
và dân số trên 6 triệu người với 49 dân tộc
anh em cùng sinh sống, có vị trí chiến lược quan trọng, nguồn tài nguyên
phong phú, đất nước Lào trở thành địa bàn xâm chiếm trong quá trình tìm
kiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Năm 1893, thực dân Pháp đã xâm
chiếm Lào và biến đất nước Lào thành thuộc địa của mình. Kể từ đó nhân dân
các dân tộc Lào đã vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc. Đặc
biệt, từ năm 1930, sát cánh cùng nhân dân các nước trên bán đảo Đông
Dương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân các dân
tộc Lào kiên trì đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc vào
năm 1945.
Cũng như các nước đang phát triển khác, sau khi giành được độc lập
khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc, sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của
Lào cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Lào là quốc gia đa dân tộc và
lại gánh chịu hậu quả của chính sách "chia để trị" của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc thời kỳ bị chiếm làm thuộc địa để lại. Thêm vào đó, cuộc đấu tranh giai
3
cấp và giành độc lập dân tộc ở Lào lại diễn ra rất gay go, quyết liệt và kéo dài.
Đặc điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc
lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh (CT-AN) sau khi đã giành được
độc lập dân tộc.
Chính vì vậy, sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và thành lập
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào năm 1975, Đảng Nhân
dân Cách mạng (NDCM) Lào đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Lào được tiến hành đồng thời là: Xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc.
Đối với nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, cùng với việc tăng cường tiềm lực
quốc phòng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn
dân, Đảng NDCM Lào còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng
an ninh (LLAN) nhân dân nhằm giữ vững CT-AN, trật tự an toàn xã hội,
xem đây là nhân tố quan trọng và là điều kiện tiên quyết để giữ vững môi
trường hoà bình, ổn định cho phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân,
đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, tạo cơ sở vững chắc để bảo vệ
độc lập dân tộc.
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc xây dựng LLAN nhân dân
nhằm giữ vững môi trường CT-AN hoà bình, ổn định, góp phần bảo vệ độc
lập dân tộc cho nên hoạt động trên lĩnh vực này kể từ khi thành lập nước
CHDCND Lào đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, do
xuất phát từ đặc điểm như đã nêu trên cho nên trong những năm qua, các
nước đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp
cách mạng của các dân tộc Lào. Bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau,
các lực lượng này thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm gây mất ổn
định CT-AN, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc Lào, thực hiện "diễn biến
hoà bình" để xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nhân dân các dân
tộc Lào đã lựa chọn. Thực tiễn những năm qua cho thấy, với sự trợ giúp của
các nước đế quốc, các lực lượng phản động ngoài nước luôn tìm mọi cách cấu
4
kết với bọn lực lượng phản động trong nước, với các thế lực phản động cũ
chống phá cách mạng Lào một cách điên cuồng, trước mắt là gây mất ổn định
CT-AN, tiến tới gây bạo loạn lật đổ khi có cơ hội. Tình hình này càng phức
tạp hơn khi Lào đang thực hiện đường lối đổi mới đất nước, mở rộng quan hệ
đối ngoại với tất cả các nước và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với tư
cách là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
Xuất phát từ đặc điểm của đất nước Lào, trước yêu cầu nhiệm vụ mới
của cách mạng Lào thời kỳ đổi mới theo định hướng XHCN và từ kinh
nghiệm giữ vững CT-AN, góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ độc lập dân
tộc trong thời gian qua với những thành công và hạn chế của nó, tôi (một sĩ
quan đang công tác trong Bộ An ninh Lào), tôi xin chọn vấn đề "Bảo vệ độc
lập dân tộc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị -
an ninh từ năm 1986 đến năm 2012" làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
của mình. Thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài Luận án đặt
ra, tôi mong muốn góp phần giải quyết một trong những vấn đề quan trọng
trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập quốc tế hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phân tích làm rõ vai trò, thực trạng của công tác xây dựng
LLAN nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Lào, thời kỳ đổi mới từ năm
1986 đến năm 2012, tác giả luận án sẽ đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp
nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN
Lào phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước trong thời kỳ mới
của cách mạng, đặc biệt trong bối cảnh nước Lào đang trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay.
5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm
vụ chính sau:
- Làm rõ quan niệm về độc lập dân tộc; về lĩnh vực CT-AN và vai trò
của LLAN đối với công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đổi
mới đất nước
- Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến tình hình CT-
AN của đất nước Lào nói riêng, nền độc lập dân tộc của Lào nói chung và yêu
cầu mới đặt ra đối với việc giữ vững CT-AN, trong đó có việc xây dựng
LLAN của Lào từ năm 1986 đến năm 2012.
- Phân tích quan điểm của Đảng NDCM Lào về vai trò của lĩnh vực
CT-AN, nhiệm vụ xây dựng LLAN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc
và phát triển đất nước từ năm 1986 đến 2012.
- Phân tích thực trạng bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực CT-
AN từ năm 1986 đến năm 2012 với những thành tựu và hạn chế của nó, trên
cơ sở đó nêu ra những đánh giá và rút ra những kinh nghiệm cho công tác này
trong thời gian tới.
- Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn Đảng
NDCM Lào lãnh đạo sự nghiệp giữ vững CT-AN, trong đó có việc xây dựng
LLAN nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đẩy
mạnh hội nhập quốc tế, luận án sẽ nêu ra những phương hướng và đề xuất
một số giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT-
AN, tăng cường xây dựng LLAN nhằm góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc
trước yêu cầu mới của cách mạng Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực CT-AN
cũng như hoạt động của công tác xây dựng LLAN Lào nhằm giữ vững CT-
AN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào.
6
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình đấu tranh giữ
vững CT-AN, xây dựng LLAN của Lào nhằm bảo vệ độc lập dân tộc Lào thời
kỳ đổi mới từ năm 1986 (thời điểm bắt đầu sự nghiệp đổi mới) đến năm 2012
(năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng NDCM Lào, cũng là
thời điểm NCS bắt đầu thực hiện luận án).
- Về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu độc lập dân tộc và vai
trò của sự ổn định CT-AN, trong đó có việc xây dựng LLAN đối với sự
nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào từ năm 1986 đến năm 2012. Trên cơ sở
những thành tựu và hạn chế cũng như những kinh nghiệm được rút ra từ quá
trình này, luận án sẽ đề xuất phương hướng và những khuyến nghị giải pháp
chủ yếu nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT-AN,
tăng cường xây dựng LLAN góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời gian
tới, đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng Lào.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Cayxỏn
Phômvihản, đường lối chủ trương của Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà
nước CHDCND Lào về độc lập dân tộc, về CT-AN và vai trò của LLAN đối
với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước Lào.
Ngoài ra, Luận án còn vận dụng những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà
nước Việt Nam về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân và LLAN nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để tiến hành quá trình nghiên cứu.
7
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị cho nên trong quá trình
triển khai thực hiện luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu
là phương pháp lịch sử và lôgíc. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương
pháp khác như: phân tích và tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, dự báo…
như những phương pháp hỗ trợ cần thiết cho phương pháp nghiên cứu chủ
yếu nêu trên.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống về mối quan hệ
giữa CT-AN và độc lập dân tộc, quá trình xây dựng LLAN góp phần bảo vệ
độc lập dân tộc của Lào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế đồng thời rút ra một số kinh
nghiệm của hoạt động giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN góp phần bảo vệ
độc lập dân tộc thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị giải
pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT-AN, xây dựng
LLAN, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc của Lào trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
độc lập dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc và vai trò của vai trò CT-AN nói
chung, của LLAN nói riêng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của
nước CHDCND Lào.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn học lịch sử phong trào giải phóng dân
tộc, cũng như dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến lĩnh vực CT-AN của Lào
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của
tác giả đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết
cấu gồm có 4 chương, 9 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu tại
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Bảo vệ độc lập dân tộc nói chung, bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực
CT-AN của nước CHDCND Lào nói riêng là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều chính khách, các học giả, các nhà khoa học ở Lào, Việt
Nam cũng như ở nhiều nước khác. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu
trực tiếp hoặc gián tiếp với những khía cạnh và mức độ khác nhau liên quan
đến vấn đề này đã được công bố.
Tại nước CHDCND Lào, trong những năm qua, có nhiều tác phẩm,
công trình khoa học liên quan đến độc lập dân tộc của Lào cũng như vai trò,
vị trí của LLAN trong bảo vệ CT-AN của đất nước và sự đóng góp của nó đối
với bảo vệ độc lập dân tộc đã được công bố, cụ thể như sau:
- Các văn kiện của Đảng NDCM Lào và các tác phẩm của các thế
hệ lãnh đạo Lào:
Những nội dung cơ bản trong đường lối xây dựng, phát triển đất nước
và bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào cũng như quan điểm chỉ đạo xây
dựng LLAN, góp phần giữ vững CT-AN được thể hiện rõ nét trong các Văn
kiện của Đảng NDCM Lào qua các kỳ Đại hội, Hội nghị Trung ương và các
tác phẩm của các nhà lãnh đạo Lào như: Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III (1982), Đại hội IV (1986), Đại hội V (1991), Nghị quyết TW
5 khoá V (1992), Đại hội VI (1996), Đại hội VII (2001), Đại hội VIII (2006)
và Đại hội IX (2011). Các văn kiện này đã hệ thống hoá một cách sâu sắc về
độc lập dân tộc, tầm quan trọng của lĩnh vực an ninh đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng
NDCM Lào về vấn đề này, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước và từng
9
bước hội nhập quốc tế. Đây là nguồn tài liệu gốc quan trọng cho các nhà
nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào trên lĩnh vực
CT-AN thời kỳ hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước Lào cũng đã tập trung phân tích, làm rõ những định hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ của hoạt động trong lĩnh vực an ninh và vai trò của nó đối với bảo vệ
độc lập dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đặc biệt là các tác phẩm của
đồng chí Cay Xỏn Phômvihẳn như: Cuốn Một vài kinh nghiệm và một số vấn
đề về phương hướng mới của cách mạng Lào. Mặc dù chỉ trình bày một cách
cô đọng về những định hướng lớn của cách mạng Lào trong thời kỳ mới, song
tác phẩm này đã đề cập tới những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh nhằm
bảo vệ độc lập dân tộc; cuốn Về xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Viêng Chăn, 1987. Trong cuốn sách này, đồng chí Cay Xỏn
Phômvihẳn đã trình bày sự cần thiết của sự kết hợp giữa phát triển KT-XH với
bảo vệ quốc phòng - an ninh (QP-AN) quốc gia, xây dựng chỉnh đốn cơ sở
chính trị, cơ sở bảo vệ QP-AN, xây dựng kinh tế gắn với phát huy văn hoá, làm
cho cuộc sống của nhân dân các dân tộc Lào bình yên và ngày càng tốt hơn,
xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất để bảo vệ độc lập dân tộc của Lào.
Bước sang thời kỳ Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhân dân tiến hành công
cuộc đổi mới toàn diện từ năm 1986 đến nay, nhiều tác phẩm của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào liên quan đến độc lập dân tộc, nhiệm vụ
xây dựng LLAN, giữ vững ổn định CT-XH và vai trò của nó đối với sự
nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc đã được công bố. Đây là những công trình
nghiên cứu có giá trị lớn lao về cả ý nghĩa lý luận cũng như chỉ đạo hoạt động
thực tiễn đối với công tác xây dựng LLAN và vai trò của nó đối với công
cuộc bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc và phát triển đất nước, trong đó, phải kể
đến tác phẩm của đồng chí Khămtày Xinphănđon, như: Trong sự nghiệp cách
mạng dân tộc dân chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
10
- Các công trình khoa học khác:
Liên quan đến bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng LLAN nhằm giữ vững
CT-AN, góp phần bảo vệ độc lập thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế đã có
nhiều công trình khoa học được công bố tại Lào như:
+ Cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn vĩ
nhân của nước Lào [88, tr.136]. Cuốn sách này có những nội dung thể hiện tư
tưởng chỉ đạo của đồng chí Cayxỏn Phômvihẳn đối với công tác xây dựng
LLAN ở Lào: "LLAN có vai trò quan trọng hơn trước và phải thực hiện được
nhiệm vụ phức tạp khó khăn trong giai đoạn mới. Phải ra sức củng cố lực
lượng và phương pháp hoạt động có chất lượng mới thật sự, phải phấn đấu
vươn lên để có khả năng xứng đôi với yêu cầu của tình hình mới. Cán bộ mà
làm việc này trước hết phải có trình độ nhận thức và có khả năng thực hiện.
Trong đó vấn đề đầu tiên là phải biết chính trị, biết vận động quần chúng.
Đồng thời cũng phải có sự hiểu biết về pháp luật (cả luật pháp nước nhà và
luật pháp, thể thức quốc tế) và một cái nữa rất quan trọng là phải biết nắm
thông tin tình báo".
+ Tổng kết 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với lực
lượng an ninh [91, tr.25]. Cuốn sách này đã tổng kết quá trình ra đời, trưởng
thành và phát triển của LLAN Lào qua các thời kỳ lịch sử, trong đó chỉ rõ:
"Lực lượng an ninh là một bộ phận của lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng
trung thành của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào; do Đảng NDCM Lào
thành lập, lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện, là lực lượng xuất phát từ
dân, do dân và vì dân".
+ Luật Lực lượng an ninh nhân dân [110]. Trong cuốn sách này xác
định các nguyên tắc, quy chế và phạm trù khác nhau về tổ chức và hoạt động
của lực lượng bảo vệ an ninh nhân dân. Yêu cầu LLAN Lào phải vững vàng
về tư tưởng - lý luận, mạnh về mặt tổ chức, giỏi chuyên môn, có kỷ luật,
phong cách làm việc ngày càng tiến bộ và hiện đại đảm bảo mục tiêu làm tròn
11
nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, an
ninh và trật tự an toàn xã hội.
+ Giữ vững chính trị an ninh, kiên trì đường lối đổi mới mà Đảng ta
lựa chọn trong quá trình tham gia tổ chức thương mại quốc tế [165] chỉ ra
rằng: Công cuộc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, việc tham gia
tổ chức thương mại thế giới nói riêng là quá trình chứa đựng cả thuận lợi lẫn
khó khăn, thời cơ và thách thức, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của
đất nước Lào, trong đó có vấn đề CT-AN và nền độc lập của Lào. Do đó,
ngay từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, mở rộng hợp tác và hội
nhập quốc tế, Đảng NDCM Lào đã kiên trì mục tiêu lãnh đạo của mình, từng
bước đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN, làm cho nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường CT-XH ổn định.
Do đó, cùng với tăng trưởng kinh tế, Đảng còn phải chăm lo xây dựng
LLAN, củng cố quốc phòng.
+ Liên quan đến đề tài nghiên cứu còn có nhiều luận án, luận văn, bài
viết của học viên và các tác giả Lào như: Thu thập, đánh giá và sử dụng tài
liệu có liên quan đến vụ án trong hoạt động đều tra hình sự tại nước
CHDCND Lào, của Xổmvăng Thămmaxít [83]; Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở bí mật phục vụ công tác đấu tranh chống
tội phạm của Công an thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, của
Sổmđousou Liyamít [58]; Xây dựng Bản và Cụm Bản phát triển gắn liền với
việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước CHDCND Lào, của
Thanukonxu Linhasẻng [63]; Chỉnh đốn LLAN ở nước CHDCND Lào, của
Khămven Xyhạlạt [33]; Nâng cao bản chất chính trị - đạo đức cách mạng
của LLAN nhân dân ở CHDCND Lào, của Sỏnphachăn Thămmavong [59];
Xây dựng thế trận bảo vệ toàn dân cho vững mạnh để góp phần trong việc
giữ vững đất nước trong việc hội nhập với kinh tế quốc tế, của Nguyễn
Quang Việt [80].
12
1.1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam (ĐCSVN) hết sức quan tâm lãnh đạo việc xây dựng LLAN, giữ
vững CT-AN và vai trò của nó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Liên quan đến vấn đề này, cho đến nay đã công bố nhiều tác phẩm, công trình
nghiên cứu khác nhau như: Tổng kết lịch sử đấu tranh chống phản cách mạng
của Đảng, của Ban Tư tưởng Trung ương [6]; Tổng kết công tác xây dựng lực
lượng, nhất là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia,
của Cục An ninh - Bộ Công an [16]... Các công trình nghiên cứu, tổng kết này
tập trung giải quyết các vấn đề như: sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý
của nhà nước trên lĩnh vực xây dựng LLAN nói chung; tổng kết những mặt
hoạt động chủ yếu của lực lượng công an nhân dân (CAND) trong sự nghiệp
bảo vệ CT-AN quốc gia, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc.
- Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực
an ninh- trật tự [29]. Đề tài này nghiên cứu, luận giải những đặc điểm nổi bật
của lĩnh vực bảo vệ an ninh trong tình hình mới, làm rõ những luận cứ khoa
học về tính chất, vị trí quan trọng và tính tất yếu phải tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với lĩnh vực xây dựng LLAN, cũng như đề xuất các giải pháp
nhằm đổi mới và chỉnh đốn lực lượng CAND; kiện toàn hệ thống tổ chức lực
lượng CAND trong tình hình mới nhằm giúp phần giữ vững CT-AN. Đề tài
này cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt với việc tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước pháp
quyền XHCN đối với việc xây dựng LLAN, trong đó có việc kiện toàn cơ cấu
Hội đồng Quốc phòng - An ninh...
- Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia - thực trạng và giải pháp [65].
Đề tài đã tập trung phân tích và bước đầu làm rõ khái niệm về quản lý nhà
nước về an ninh quốc gia trong tình hình mới; làm rõ tính tất yếu khách quan
13
và cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, nội
dung hoạt động quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế...
Ngoài ra, Bộ Công an Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu có
liên quan khác, như: Tổng kết sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc bảo vệ
an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thời kỳ 1954-1975 [18]; Đề tài
Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự - một số vấn đề cơ bản [10];
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng uỷ
Công an tỉnh, thành phố [17]; Đề tài Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với LLAN nhân dân cấp tỉnh, thành phố thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước [66]; Đề tài Xây dựng lực lượng công an nhân dân
trong tình hình mới [67].
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến từng khía cạnh của công
tác lãnh đạo và các cấp độ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, cấp uỷ đảng trong và
ngoài lực lượng CAND đối với công tác bảo vệ CT-AN và công tác xây dựng
lực lượng CAND...
- Nguyễn Trọng Phúc, Xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong
những năm 1975-1990 [52]. Luận án này nghiên cứu về lịch sử xây dựng và
bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990, đồng thời tái hiện
và phân tích khá sâu sự lãnh đạo của ĐCSVN với việc xây dựng và bảo vệ
chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990, từ đó, luận án rút ra một
số kinh nghiệm liên quan đến vấn đề Đảng lãnh đạo lĩnh vực xây dựng LLAN
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH ở Việt Nam hiện nay.
- Nguyễn Bình Ban, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo
vệ chính trị an ninh trong những năm đổi mới (1986-1996) [2]. Trong đề tài
luận án này, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá làm rõ hệ thống quan điểm
cơ bản, đường lối, chủ trương, phương thức lãnh đạo đúng đắn của ĐCSVN
trên lĩnh vực bảo vệ CT-AN trong thời đầu đổi mới (1986- 1996), và bước
14
đầu rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của ĐCSVN đối với
việc xây dựng LLAN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
những năm đổi mới 1986-1996.
- Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt, Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [68]. Cuốn sách
trình bày về vai trò, chức năng của Đảng cầm quyền đối với các lĩnh vực hoạt
động KT-XH, đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề xuất hệ
thống giải pháp tăng cường vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng trong thời kỳ mới.
- Nguyễn Bình Ban, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ bảo
vệ chính trị an ninh trong thời kỳ đổi mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
[3]. Đây là cuốn sách chuyên khảo giới thiệu một cách có hệ thống nhận thức,
quan điểm, chính sách lớn của ĐCSVN về bảo vệ CT-AN ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI (1986) đến Đại hội X
(2006). Cuốn sách góp phần tổng kết công tác thực tiễn và phát triển lý luận
về ĐCSVN lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong lịch sử cũng như
trong những năm đổi mới ở Việt Nam.
- Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà
nước ta [30]. Cuốn sách gồm 181 câu hỏi - đáp, chia làm hai phần. Phần thứ
nhất đi sâu phân tích tình hình thế giới hiện nay, nhất là những vấn đề phức
tạp, nổi cộm về chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại… của các
nước trên thế giới thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Tây Á - châu Phi. Phần
thứ hai tập trung trình bày sự đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên
mặt trận đối ngoại, làm rõ chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam đối
với các nước và tổ chức quốc tế nhằm giữ vững môi trường hòa bình và tạo
điều kiện phát triển KT-XH đất nước. Nhiều vấn đề đã được đặt ra như:
ĐCSVN đã nhận định: "Thế kỷ XX là thế kỷ ghi đậm trong lịch sử loài người
những dấu ấn cực kỳ sâu sắc". Những dấu ấn của thế kỷ XX thể hiện trên
15
những điểm nào? Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện thế giới đã có
những chuyển biến sâu sắc. Cụ thể trên những vấn đề gì? Vì sao trong vài
thập niên tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cụ
bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt
động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nới với tính chất phức tạp
ngày một gia tăng?... Tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài đối với
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? Phương hướng khai thác và sử
dụng tiềm năng, đặc biệt là về chất xám của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài? Những hoạt động chống đối đất nước của một số tổ chức và cá nhân
người Việt cực đoan và thái độ của Chính phủ Việt Nam về vấn đề này?... đã
cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu được chắt lọc và mang tính khái quát cao
về những thông tin khi nghiên cứu và theo dõi tình hình thế giới, quán triệt và
nắm vững đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Nguyễn Đình Chiến, Cách mạng trong quân sự và những vấn đề đặt
ra đối với quốc phòng Việt Nam [13], nghiên cứu một cách có hệ thống về
cách mạng trong quân sự ở nước Việt Nam. Tập thể tác giả đã đưa ra một hệ
thống vấn đề nghiên cứu cơ bản, toàn diện, từ những nguyên tắc lý luận để
tiếp cận cách mạng trong quân sự đến việc lược khảo những thông tin về cuộc
cách mạng trong quân sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, đồng thời khái
quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đại Hùng
Vương đến thời đại Hồ Chí Minh dưới góc nhìn cách mạng trong quân sự, từ
đó đề xuất những vấn đề quan trọng nhằm vận dụng vào việc phát triển nền
quốc phòng Việt Nam trong thời kỳ mới. Nội dung cuốn sách Cách mạng
trong quân sự và những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam tập trung
vào những vấn đề sau: Thứ nhất, tập trung làm rõ những lý luận về cách mạng
trong quân sự để từ đây hình thành luận cứ khoa học, lập trường, quan điểm
mác xít trong việc vận dụng và nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với quốc
phòng Việt Nam. Thứ hai, trình bày những khía cạnh cơ bản của cuộc cách
16
mạng trong quân sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, đồng thời phân tích sự
nghiên cứu và vận dụng cách mạng mới trong quân sự ở một số nước, cung
cấp những tư liệu thực tiễn phong phú cho quá trình nghiên cứu và vận dụng
ở Việt Nam. Thứ ba, khái quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam dưới góc độ cách mạng trong quân sự, qua đó khẳng định nền quân
sự Việt Nam qua các thời đại lịch sử luôn năng động, không chấp nhận sự trì
trệ, và chứa đựng những bước phát triển nhảy vọt cả về tư tưởng, lý luận quân
sự, tổ chức, con người quân sự và về vũ khí, trang bị quân sự. Đó là điểm tựa
thực tiễn rất quan trọng để quốc phòng Việt Nam hiện nay có thể và phải tiếp
thu, vận dụng thành tựu của cuộc cách mạng hiện đại trong quân sự. Thứ tư,
khẳng định những thành tựu mới của nền quốc phòng Việt Nam hiện nay,
đồng thời đề xuất những định hướng lớn nhằm nghiên cứu và vận dụng những
thành quả cách mạng trong quân sự để tiếp tục phát triển một nền quốc phòng
đủ sức đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Nguyễn Văn Ngừng, Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam [48], là một trong rất
nhiều công trình bàn về sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề mà cuốn
sách đề cập: quốc phòng, an ninh, lại là một vấn đề chưa được quan tâm,
nghiên cứu sâu sắc, do tính chất nhạy cảm của nó. Vì thế, thông qua cuốn
sách, người đọc sẽ hiểu được những những tiền đề lý luận và thực tiễn của
nội dung này. Tinh thần cơ bản của cuốn sách là khẳng định tính đúng đắn
của ĐCSVN trong kết hợp phát triển kinh tế thị trường, chủ động hội nhập
kinh tế với quốc phòng, an ninh: "Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây
dựng CNXH, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược
gắn bó chặt chẽ". Thông qua đó, tác giả cuốn sách đã đi phân tích cụ thể, rõ
ràng tính tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập
17
kinh tế quốc tế của Việt Nam; những mặt tác động tích cực và tiêu cực của
kinh tế quốc tế đối với QP-AN ở Việt Nam; đồng thời bước đầu đề xuất
những giải pháp để tăng cường và đẩy mạnh tiềm lực QP-AN trong phát
triển kinh tế thị trường.
- Trương Thành Trung (Chủ biên), Sự thật vấn đề dân chủ và nhân
quyền trong chiến lược "diễn biến hoà bình" ở Việt Nam [69], luận giải vấn
đề dân chủ và cuộc đấu tranh vì dân chủ trong lịch sử nhân loại; âm mưu, thủ
đoạn sử dụng chiêu bài "dân chủ và nhân quyền" để thực hiện chiến lược
"diễn biến hoà bình" ở Việt Nam; nhân quyền và cuộc đấu tranh vì nhân
quyền trong lịch sử nhân loại; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
ĐCSVN về chăm lo, bảo vệ, phát triển quyền con người; kiên định niềm tin
và thắng lợi của nền dân chủ XHCN và thực hiện quyền con người ở Việt
Nam hiện nay... Cuốn sách cung cấp cho chúng ta những thông tin thiết thực
về vấn đề "dân chủ và nhân quyền", kịp thời phục vụ cuộc đấu tranh trên mặt
trận tư tưởng, lý luận; phòng, chống "diễn biến hoà bình", bảo vệ sự nghiệp
đổi mới vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; vì dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm Bình Minh (Chủ biên), Đường lối chính sách đối ngoại Việt
Nam trong giai đoạn mới [45]. Cuốn sách là tập hợp các công trình của các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đối ngoại nhằm luận giải nội hàm các chủ
trương định hướng quan trọng của đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi
mới, đặc biệt là những phát triển mới trong tư duy về đối ngoại của ĐCSVN
qua những văn kiện của Đại hội XI; ngoài ra các tác giả còn đưa ra những
cách tiếp cận và phương pháp triển khai mới để đạt được các mục tiêu quốc
gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước; những chủ trương mới
của hoạt động đối ngoại như xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hội nhập
quốc tế… trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động đối
ngoại trên một số lĩnh vực, các tác giả cũng đề xuất một số phương hướng,
18
nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần thực
hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI của ĐCSVN.
- Phạm Ngọc Hiền, Hỏi - đáp về bảo vệ an ninh quốc gia trong bối
cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế [27]. Cuốn sách đánh giá Việt Nam
đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, những thời cơ và thuận lợi để phát
triển đang mở ra với chúng ta và bên cạnh đó những nguy cơ và thách thức
tiềm ẩn cũng dần nổi lên, đòi hỏi chúng ta phải chủ động đón nhận toàn cầu
hoá, khai thác hết tiềm năng, thuận lợi do toàn cầu hoá đem lại, đồng thời
phải tỉnh táo, có chiến lược và sách lược hữu hiệu trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, xã hội v.v..., bảo đảm an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Cuốn sách được đã luận giải ba phần quan trọng là: I. Nhận thức về an ninh
và bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;
II. Tác động của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đối với an ninh
quốc gia Việt Nam; III. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an
ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Nguyễn Mạnh Hưởng, Góp phần chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh
vực tư tưởng, lý luận [31]. Cuốn sách tập hợp một số bài viết đấu tranh chống
"diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của tác giả trong những
năm gần đây, đã được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong
hoạt động tư tưởng, lý luận của tác giả và đã có chỉnh sửa, cập nhật thông tin
mới. Cuốn sách được kết cấu gồm bốn phần, từ những vấn đề chung về đấu
tranh chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, đến các vấn
đề về hệ tư tưởng, con đường cách mạng Việt Nam và bản chất chế độ xã hội
XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng. Trên cơ sở khẳng định và làm rõ một
số vấn đề lý luận, nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, và với những tư liệu sinh động, các bài viết phản bác, vạch rõ tính chất
19
thù địch, phản động và phản khoa học của các quan điểm sai trái, thù địch về
tư tưởng, lý luận, đồng thời phê phán những biểu hiện nhận thức lệch lạc trên
các vấn đề đó.
- Nguyễn Vĩnh Thắng, Một số vấn đề về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới [61], là tài liệu nghiên cứu về cách mạng sắc màu, diễn biến hoà bình khá
chi tiết. Cuốn sách được chia làm 4 phần: Phần 1. Bảo vệ Tổ quốc và mối
quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Phần 2. Xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong thời kỳ mới; Phần 3. Xây
dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam cách mạng trong thời kỳ mới;
Phần 4: Đấu tranh phòng, chống âm mưu thủ đoạn "diễn biến hoà bình", cách
mạng sắc màu của các thế lực thù địch và "tự diễn biến", "tự chuyển hoá ".
- Vũ Văn Hiền, Việt Nam và thế giới đương đại [28], tập trung phân
tích cục diện thế giới, nội dung thời đại, nhân tố tác động và xu hướng phát
triển; phân tích về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đưa ra những dự báo,
nhận định về quan hệ giữa các nước lớn (Mỹ, Nhật Bản, Nga…). Trên bức
tranh tổng thể về thế giới đương đại tác giả cũng khái quát quá trình Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế, lợi thế và thách thức mà chúng ta phải đương đầu, đề
xuất phương hướng, nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tái cơ
cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; nhận diện các quan điểm sai trái,
thù địch và cuộc đấu tranh trong công tác tư tưởng, lý luận hiện nay.
- Lê Thế Mẫu, Thế giới - bước ngoặt lịch sử [37], giúp bạn đọc có được
cái nhìn toàn cảnh về bức tranh CT-KT-XH thế giới trong khoảng thời gian từ
năm 2011 đến nay. Tất cả những vấn đề thời sự nóng hổi trên trường quốc tế
trong quãng thời gian đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI được gói gọn trong
cuốn sách, với những bài viết ngắn gọn nhưng hàm súc, cô đọng, giúp người
đọc hiểu sâu hơn về mối quan hệ phức tạp, những mâu thuẫn sâu xa giữa các
nước trên thế giới trong một thập kỷ đầy biến động đa chiều, đa màu sắc, góp
phần phác hoạ bức tranh toàn cảnh của thế giới vào một thời điểm có ý nghĩa
20
như một bước ngoặt lịch sử. Nội dung cuốn sách gồm các phần chính: Trật tự
thế giới mới; Trái đắng "Mùa xuân Arập"; Ucraina: Phân tuyến mới trong cục
diện chính trị thế giới.
- Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Quang (Đồng chủ biên), Bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới" [19], là công trình khoa học có giá trị lý luận, thực
tiễn, được trình bày thành hai phần. Nhằm cung cấp thêm thông tin, tư liệu
phục vụ công tác nghiên cứu, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 8
(khoá IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, cuốn
sách đã đề cập đến tình hình diễn biến của an ninh chính trị thế giới, diễn biến
của các cuộc cách sắc màu trong thời gian qua. Từ đó, chỉ ra những đối sách
cần thiết trong chống diễn biến hoà bình, cách mạng màu, bạo loạn, lật đổ của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài các sách được xuất bản, trên các tạp chí khoa học chuyên ngành,
đã có hàng trăm bài viết đề cập đến chủ đề luận án nghiên cứu. Các bài viết
đã phân tích, đánh giá những thành công, kinh nghiệm lãnh đạo của ĐCSVN
đối với công tác xây dựng LLAN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc
cũng như tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia,
công tác xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc
tế hiện nay.
1.1.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở các
quốc gia khác
Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu về độc lập dân tộc và chủ
quyền quốc gia, dân tộc, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển là
tương đối đa dạng về hình thức bao gồm từ các bài viết riêng lẻ, các sách
chuyên khảo đến các kỷ yếu hội thảo… trong đó nổi lên những nội dung chủ
yếu sau đây:
Vôlôđin, Sirôcốp, Toàn cầu hoá: nguồn gốc, xu thế, triển vọng [82] cho
rằng "nghịch lý của toàn cầu hoá là sự thường xuyên xuất hiện và tái hiện
21
mâu thuẫn giữa hai cơ sở nền tảng của kết cấu thế giới: một mặt là nguyên tắc
chủ quyền chính trị được thể hiện trong nhà nước - dân tộc và mặt khác là các
giá trị chung của nhân loại hoặc các điểm chủ yếu trong sự tồn tại của nhân
loại làm nảy sinh một cách logic từ quốc tế hoá các quá trình kinh tế, chính trị
và văn hoá - tư tưởng… và ý định giải quyết mâu thuẫn đó về mặt lý luận biến
thành quan niệm "chủ nghĩa can thiệp mới" nghĩa là đe doạ đến độc lập dân
tộc và chủ quyền quốc gia, dân tộc của các nước.
Cũng liên quan đến vấn đề này, công trình nghiên cứu của nước ngoài
như Toàn cầu hoá - nghịch lý của thế giới tư bản chủ nghĩa, của Tôn Ngũ
Liên [35]. Tuy với các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung quan
điểm: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng tất yếu của
thời đại. Các quốc gia dân tộc qua đó có thể giải quyết những vấn đề mang
tính toàn cầu. Tuy nhiên, ngày càng bộc lộ rõ hơn mặt trái của toàn cầu hoá
khi một thế giới bao gồm đa dạng các quốc gia dân tộc, với sự phức tạp, muôn
màu của các nền kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội đang cùng tham gia vào
quá trình này. Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền độc lập dân
tộc của các nước, trước hết là các nước đang phát triển.
- Cơ hội và thách thức cho các nước đang phát triển trong xu thế toàn
cầu hoá. Có thể nói, có khá nhiều công trình của các học giả nước ngoài đề
cập đến vấn đề này như Toàn cầu hoá với các nước đang phát triển, của H. R.
Hemmer [25], Toàn cầu hoá và cơ hội nào cho các nước đang phát triển, của
Tôn Ngũ Viên [78],… Các công trình này đã tập trung phân tích những hình
thức biểu hiện của toàn cầu hoá cùng với những hệ quả về phát triển kinh tế
của toàn cầu hoá như việc tự do hoá thương mại, vai trò của các công ty
xuyên quốc gia, vai trò của các nước phát triển trong hoạt động kinh tế -
thương mại toàn cầu thể hiện qua các nguyên tắc của các hiệp định kinh tế -
thương mại đa phương… Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra rằng "con đường
toàn cầu hoá của các nước đang phát triển thật gian khó và lâu dài, đứng trước
22
hiện thực "tiến thoái lưỡng nan" yêu cầu các nước đang phát triển phải tích
cực hội nhập toàn cầu hoá". Tuy quan điểm và cách tiếp cận có khác nhau
nhưng các tác giả đều có điểm chung khi cho rằng đối với các nước đang phát
triển, để hội nhập kinh tế quốc tế thành công vì sự phát triển của đất nước
mình thì nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Theo các tác giả nêu trên,
các nước đang phát triển hội nhập kinh tế thế giới, trước tiên phải tự hoàn
thiện, vừa đẩy tới công cuộc mở cửa, vừa không quá mạo hiểm, bảo đảm hài
hoà giữa cải cách trong nước và mở cửa hội nhập; mặt khác, phải tăng cường
củng cố quốc phòng, xây dựng lượng an ninh vững mạnh để vừa tạo lập môi
trường CT-XH ổn định cho phát triển, vừa góp phần củng cố nền độc lập của
đất nước mình...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên tuy không thể tách
thành những vấn đề riêng biệt song các nhà nghiên cứu nước ngoài khi
nghiên cứu về vấn đề quá trình toàn cầu hoá hiện nay đều dành một phần
nhất định đề cập đến những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đến các lĩnh
vực đời sống xã hội, trong đó có việc làm thu hẹp quyền lực, phạm vi và
hiệu quả tác động của nhà nước, đe doạ đến độc lập dân tộc và chủ quyền
quốc gia dân tộc…
Các công trình khoa học nêu trên phân tích khá sâu nhiều vấn đề liên
quan đến đề tài luận án. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa
học nào phân tích một cách toàn diện về vấn đề xây dựng LLAN Lào nhằm
góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ mới, đặc biệt, trong bối cảnh
Lào trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và đang trong
quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, ở Việt Nam còn biên dịch nhiều tác
phẩm của nước ngoài liên quan đến vấn đề xây dựng LLAN và vai trò của
nó đối với sự nghiệp bảo vệ CT-AN, xem đây là một nhiệm vụ lịch sử tất
yếu khách quan của các Đảng Cộng sản cầm quyền, Nhà nước XHCN như:
23
Vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc Xô viết [32]; Những bài học đấu tranh
chống phản cách mạng [24].
Các cuốn sách này bàn về vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền và bài
học thực tiễn của cuộc đấu tranh bảo vệ CT-AN của đất nước tại các nước
XHCN thời kỳ trước đây
Những công trình khoa học nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng và cần thiết mà NCS có thể kế thừa để triển khai thực hiện luận án "Bảo
vệ độc lập của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị -
an ninh từ năm 1986 đến năm 2012" của mình.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu về sự nghiệp bảo vệ CT-
AN và sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ CT-AN
quốc gia đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề gốc độ khác nhau. Các
công trình này chủ yếu nêu lên tính khách quan và phân tích thực trạng sự
lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia
trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, các công trình này chưa tập trung phân
tích một cách toàn diện và có hệ thống về độc lập dân tộc và vai trò của việc
giữ vững CT-AN, tăng cường xây dựng LLAN để bảo vệ độc lập dân tộc
trong bối cảnh Lào đẩy mạnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Đảm bảo an ninh, ổn định chính trị là một vấn đề sống còn của mỗi
quốc gia cho dù quốc gia đó thuộc thể chế chính trị nào, do Đảng nào cầm
quyền. Trên thế giới, các chính trị gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và
những người làm thực tiễn cũng rất quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu ở các góc độ và cấp độ khác nhau. Đó là những
cơ sở khoa học và nguồn tham khảo quý báu để NCS có thể tiến hành đánh
24
giá tổng quan tình hình nghiên cứu và vận dụng vào quá trình nghiên cứu
của mình.
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu về sự nghiệp bảo vệ CT-
AN và sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ CT-AN
quốc gia đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề gốc độ khác nhau. Các
công trình này chủ yếu nêu lên tính khách quan và phân tích thực trạng sự
lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia
trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, các công trình này chưa tập trung phân
tích một cách toàn diện và có hệ thống về độc lập dân tộc và vai trò của việc
giữ vững CT-AN, tăng cường xây dựng LLAN để bảo vệ độc lập dân tộc
trong bối cảnh Lào đẩy mạnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
25
Chương 2
QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ LÀO TRÊN
LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012
2.1. QUAN NIỆM VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC
CHÍNH TRỊ - AN NINH
2.1.1. Nội hàm vấn đề độc lập dân tộc
Theo Từ điển tiếng Việt: "Độc lập" nếu đứng như một tính từ có nghĩa
là: "Tự mình tồn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào
cái gì khác". Còn nếu "độc lập" liên quan đến một quốc gia dân tộc thì có
nghĩa là có chủ quyền, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác".
"Độc lập" nếu dùng như một danh từ thì "độc lập" chỉ "Trạng thái của một
nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước
khác hoặc dân tộc khác" [51]. Còn theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì:
"Độc lập (Independence) là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một
quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối
cao" [26]. Như vậy, độc lập có thể là trạng thái ban đầu của một quốc gia mới
xuất hiện, nhưng nó được dùng như một sự giải phóng từ sự thống trị của một
quốc gia dân tộc khác. Độc lập cũng có thể nói theo nghĩa phủ định. Đó là
tình trạng không bị điều khiển, cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ
nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc. Độc lập có thể giành
được nhờ việc chống lại thực dân hoá (phi thực dân hoá), chống lại sự chia
cắt. Từ các định nghĩa trên có thể thấy độc lập dân tộc là khái niệm dùng để
chỉ trạng thái của một đất nước không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bất cứ một
thế lực nào khác bên ngoài, lãnh thổ toàn vẹn, không bị đe doạ xâm chiếm.
Độc lập dân tộc là quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi
quốc gia được thể hiện trên tất cả các phương diện: kinh tế, văn hoá, chính trị,
an ninh, quốc phòng, ngoại giao, xã hội… Xét trên khía cạnh đó, độc lập dân
26
tộc chính là quyền làm chủ của một quốc gia, là mục tiêu của chính sách quốc
gia và là nội dung chủ yếu của lợi ích dân tộc.
Đối với nước CHDCND Lào, độc lập dân tộc thể hiện trước tiên là độc
lập tự chủ về cương lĩnh, đường lối của Đảng NDCM Lào, không lệ thuộc vào
bất cứ thế lực chính trị nào. Đây là yêu cầu cao nhất của độc lập dân tộc trong
sự nghiệp đổi mới. Trong thế giới "đa cực" với nhiều xu hướng chính trị khác
nhau và CHDCND Lào chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, hội nhập quốc tế, cho nên độc lập dân tộc không chỉ giới hạn
trong phạm vị chế độ chính trị mà còn liên quan đến các lĩnh vực kinh tế. Dù
nền kinh tế thế giới lôi cuốn sự tham gia của các quốc gia dân tộc, các nền
kinh tế tham gia hợp tác, liên kết với nhau, thị trường được mở rộng trên
phạm vi toàn cầu trong một "thế giới phẳng" trước tác động của quá trình toàn
cầu hoá nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản (CNTB) vẫn không thay đổi.
Trong quan hệ hợp tác kinh tế với các nước XHCN, các thế lực đại diện cho
CNTB luôn dùng đòn bẩy kinh tế làm áp lực hòng buộc các nước phát triển
theo con đường XHCN thay đổi chế độ chính trị. Bởi vậy, trong chiến lược
phát triển kinh tế, CHDCND Lào, một mặt phải vừa mở rộng quan hệ hợp tác
kinh tế quốc tế nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát
triển đất nước; mặt khác, phải kiên định lập trường độc lập dân tộc, giữ vững
chế độ chính trị. Thực tiễn lịch sử với nhiều diễn biến phức tạp của tình hình
thế giới đã cho thấy độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc và toàn cầu hoá có
mối quan hệ hữu cơ với nhau. Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có tính hai mặt
vừa là kết quả tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng
sản xuất của xã hội loài người, vừa là sản phẩm của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Với tư cách là lực lượng sản xuất của xã hội loài người phát triển
đến giai đoạn hiện nay, nó có tính tiến bộ lịch sử và thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế, làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Với tư cách là quan hệ
sản xuất chiếm vị trí chủ đạo trên thế giới hiện nay (quan hệ sản xuất tư bản
27
chủ nghĩa đang mở rộng trên toàn cầu), nó tất yếu có lợi cho quyền lực kinh
tế, chính trị của các nước phát triển phương Tây.
Toàn cầu hoá cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc
gia của từng nước. Tuy là một quốc gia độc lập nhưng với tư cách là một bộ
phận bị ràng buộc bởi các quy định, định chế chặt chẽ của các tổ chức quốc tế
cho nên bản thân của mỗi nhà nước quốc gia dân tộc không thể tự hoạch định
chính sách KT-XH theo mong muốn riêng của mình, mà phải đối chiếu với
các thoả thuận đã cam kết với các tổ chức quốc tế. Các nước phát triển với ưu
thế vượt trội của mình: từ nền kinh tế thị trường tương đối hoàn thiện đến
nguồn lực về vốn, công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại và thông qua
công cụ của mình là các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia để gây sức ép buộc
các nước đang phát triển, đặc biệt các nước lựa chọn con đường phát triển
theo định hướng XHCN phải đặt các thoả thuận đa phương lên trên chính
sách quốc gia.
Chính vì thế, toàn cầu hoá là quá trình chứa đựng đầy mâu thuẫn, cực
kỳ phức tạp với sự đan xen cả tích cực lẫn tiêu cực, cả thời cơ lẫn thách thức,
cả thuận lợi lẫn khó khăn. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là quyền lực và lợi
ích chi phối, thao túng của những thế lực tư bản quốc tế, các nước tư bản chủ
nghĩa với một bên là chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc của các nước
đang phát triển. Đó là mâu thuẫn ngay trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa,
giữa các tập đoàn tư bản với nhau. Đó là mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải
với phân phối không công bằng dẫn tới phân cực giàu nghèo ngày càng tăng
giữa các quốc gia và trong mỗi nước, giữa trung tâm với ngoại vi, giữa Bắc
với Nam. Đó là mâu thuẫn giữa kinh tế tăng trưởng với văn hoá, đạo đức xã
hội suy đồi do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường toàn cầu hoá. Đó là
mâu thuẫn giữa hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, là mâu thuẫn giữa
xã hội với môi trường thiên nhiên, biểu hiện ở hiểm hoạ môi trường ngày
càng tăng do sự tàn phá của con người gây ra…
28
Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay không chỉ là vấn đề kinh tế
thuần tuý. Nó tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của các nước
đang phát triển, tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của thế giới, đồng thời
cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với các quốc gia về chính trị, văn hoá,
quốc phòng, an ninh…
Xem xét từ góc độ chủ quyền quốc gia, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay
vừa có những tác động thuận lợi, vừa đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối
với các nước đang phát triển, trong đó có Lào. Trên một ý nghĩa nào đó, toàn
cầu hoá hiện nay đã mở ra cơ hội thuận lợi để Lào phát triển lực lượng sản
xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra cơ sở vật chất
cho CHXH và do đó mà có điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm vững
chắc chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, các nước
đang phát triển trong đó có Lào có nhiều cơ hội để tiếp cận nền khoa học và
công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lý
xã hội, tiếp thu nhưng tinh hoa của nền văn minh công nghiệp và sử dụng tất
cả những cái đó đề tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là, trong điều kiện toàn cầu hoá
kinh tế hiện nay, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức.
Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây
(trong điều kiện có chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc). Đó là những
thách thức được che đậy dưới những chiếc áo khoác nhiều màu sắc hấp dẫn
của lợi ích kinh tế, của sự cám dỗ về vật chất, được nhìn nhận qua những lăng
kính ảo của tham vọng cá nhân, của những chuẩn mực giá trị đạo đức, lối
sống sai lệch.
Các thế lực phương Tây ra sức tuyên truyền đưa ra những luận điệu sai
lệch trong điều kiện toàn cầu hoá như: chủ quyền dần dần mất đi, khái niệm
chủ quyền đã lỗi thời. Những luận điệu mở đường cho việc tiến hành xâm
phạm chủ quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển,
29
trong đó có Lào. Không thể phủ nhận một thực tế là toàn cầu hoá là một xu
thế khách quan, đang diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia
dân tộc tham gia. Tuy nhiên, điều ấy cũng không có nghĩa lấy "cái làng toàn
cầu" để thay thế cho chủ quyền quốc gia dân tộc, lấy lợi ích toàn cầu để thay
cho lợi ích quốc gia dân tộc như quan điểm của một số học giả của các nước
tư bản phát triển. Dù thế giới hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của cuộc
cách mạng KH-CN và quá trình toàn cầu hoá song mỗi quốc gia dân tộc vẫn
là một chủ thể trong đời sống quốc tế và do đó "chủ quyền quốc gia" vẫn là
chuẩn tắc hành động cao nhất của các bên tham gia vào quá trình toàn cầu hoá
hiện nay.
Đối với CHDCND Lào, việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trước
hết là toàn cầu hoá kinh tế là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện kinh tế
còn kém của các nước đang phát triển, trong đó có Lào, việc đảm bảo xây
dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gặp rất nhiều khó khăn, chủ quyền về
kinh tế luôn bị đe doạ bởi hàng trăm, hàng ngàn mánh khoé mưu mô hết sức
tinh vi và xảo quyệt của các đối tác bên ngoài. Tham gia vào quá trình toàn
cầu hoá kinh tế, các nước đang phát triển, trong đó có Lào, tất yếu phải chấp
nhận và buộc phải thực hiện theo các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền quốc gia để tuân theo chúng một cách vô
điều kiện và bằng mọi giá. Các thông lệ, quy tắc và định chế quốc tế phổ biến
hiện nay đều do các nước tư bản phát triển chi phối và áp đặt, đều xuất phát từ
việc bảo vệ lợi ích của họ, có mặt bất công bằng, bất hợp lý. Chính vì vậy,
hiện nay các nước đang phát triển, trong đó có Lào đang tiến hành cuộc đấu
tranh kiên trì, quyết liệt, có hiệu quả để ngăn cản việc ban hành những quy
tắc, định chế quốc tế bất bình đẳng, bất lợi cho chính mình. Vì vậy, chủ động
tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế với lộ trình và bước đi phù hợp
với điều kiện của đất nước là nguyên tắc không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cao
hơn, lớn hơn là ý nghĩa bảo vệ chủ quyền quốc gia.
30
Như vậy, quá trình toàn cầu hoá có thể có những tác động nhất định
đến chủ quyền quốc gia dân tộc, đặt các dân tộc, nhất là các nước đang phát
triển, trong đó có Lào, trước thách thức của hàng loạt các vấn đề mới. Vấn đề
của các nước không phải là tìm cách chống lại xu thế này mà phải chủ động
tham gia, phải biết cách điều chỉnh và thích ứng với xu thế đó trên nguyên tắc
đảm bảo độc lập dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay có những sự
thay đổi lớn về quan niệm, thậm chí là vênh nhau, khác biệt giữa nguyên tắc
và thực tiễn. Đây là một thách thức lớn đối với tất cả các nước trên thế giới,
trong đó các nước đang phát triển trở thành đối tượng dễ tổn thương nhất vì:
Thứ nhất, các nước lớn luôn tìm mọi cách chi phối trật tự quốc tế đồng
thời tác động, gây ảnh hưởng tới các nước nhỏ (trực tiếp hoặc gián tiếp), chèn
ép quyền lợi của các nước nhỏ nhằm thoả mãn quyền lợi của các nước lớn.
Thứ hai, dưới tác động của toàn cầu hoá, các nước ngày càng trở nên
lệ thuộc lẫn nhau. Điều đó khiến việc giữ gìn độc lập dân tộc của một nước
trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty xuyên
quốc gia có xu hướng can thiệp nhiều vào kinh tế và cả chính trị của các
nước, thậm chí quốc tế hoá và gây sức ép lên cả quyền tự chủ dân tộc của
các nước nhỏ.
Thứ ba, xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế dưới một khía cạnh nào
đó cũng làm suy giảm quyền lực quốc gia dân tộc, cản trở khả năng quốc gia
thi hành chính sách độc lập dân tộc. Hợp tác là quá trình phối hợp chính sách
trong đó các chủ thể có chủ ý điều chỉnh hành vi của mình theo những ưu tiên
trên thực tế hoặc sẽ phát sinh của chủ thể khác. Điều đó có ý nghĩa, hợp tác
xuất hiện khi các chủ thể chủ động điều chỉnh hành vi của mình để đáp ứng
lợi ích của bên đối tác mà vẫn đảm bảo lợi ích của mình.
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, các
nước cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trước hết là toàn
cầu hoá kinh tế một cách chủ động tích cực với một "lộ trình" phù hợp để
31
không bỏ lỡ các cơ hội phát triển mà toàn cầu hoá kinh tế đưa lại nhưng cũng
phải nghiêm túc, cẩn thận và có đối sách hữu hiệu tương ứng do tác động tiêu
cực của mặt trái của toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, tạo ra nền tảng vững chắc
cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Toàn cầu hoá kinh tế là "con dao hai
lưỡi", mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại cho từng quốc gia sẽ không
giống nhau. Khi một số nền kinh tế nào đó gặp khó khăn (nhất là đối với
những nước đang phát triển thường rất dễ bị tổn thương) thì một nền kinh tế
khác (thường là tư bản phương Tây) được hưởng lợi. Sự rủi ro của một hoặc
một số quốc gia có thể thúc đẩy sự thành công của một quốc gia khác. Do
vậy, trong tiến trình tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế, không thể coi nhẹ
những bất bình đẳng, không công bằng trên thực tế mà nguyên tắc tự do,
bình đẳng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che đậy, không thể chỉ có
hô hào "hội nhập" mà không tính đến chủ quyền quốc gia. Đối với
CHDCND Lào, vấn đề có tính nguyên tắc và đặt lên hàng đầu là phát triển
lực lượng sản xuất theo định hướng XHCN, xây dựng một nền kinh tế độc
lập, tự chủ, vì độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân
chủ công bằng, văn minh.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc
gia là hai mặt, của một quá trình, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Vấn đề có ý
nghĩa quyết định là CHDCND Lào cần xác định đúng những quyết sách chiến
lược, những bước đi cụ thể, phù hợp, hết sức tỉnh táo để đảm bảo cho quá
trình đó đều phát triển và hỗ trợ cho nhau.
2.1.2. Nội hàm vấn đề độc lập trên lĩnh vực chính trị - an ninh
Thuật ngữ "chính trị" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại "politika",
có nghĩa là "công việc nhà nước" hay "những công việc xã hội". Trong tiếng
Hán cổ đại, "chính trị" nghĩa là "chính sách quốc gia", "công việc trị quốc"...
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái
niệm chính trị như: nghệ thuật của phép cai trị; những công việc của chung;
32
sự thoả hiệp và đồng thuận; quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi
ích… Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các
mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của
toàn xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là
mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và
thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền
lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị.
Trong các công việc chung của xã hội thì công việc của nhà nước
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu
thế luôn luôn muốn giành lấy vai trò thực hiện các công việc chung để xác lập
và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác-
Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạt
động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà
nước.Tất nhiên, chính trị không chỉ bao gồm các công việc của nhà nước. Xã
hội muốn tồn tại và phát triển thì còn hàng loạt vấn đề chung khác cần giải
quyết như các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội, các
phương án giải quyết các vấn đề chung của xã hội khác với giai cấp, tầng lớp
nắm quyền... Vì vậy, bên cạnh nhà nước trong xã hội còn tồn tại các tổ chức
chính trị khác. Tập hợp toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện
quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị được gọi chung là hệ thống
chính trị.
Trong chế độ dân chủ, các thành viên của xã hội cũng như các tổ chức
xã hội đều được tham gia ở mức độ nhất định hoạt động chính trị. Nhưng
không phải vì thế mà các tổ chức xã hội đó đều được gọi là các tổ chức chính
trị. Chỉ những tổ chức được lập ra chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị thì
mới gọi là tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị có thể thực hiện các hoạt động
khác nhưng đó không phải nhiệm vụ cơ bản của nó.
33
Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực
hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống
chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao
gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức CT-XH được liên kết với
nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời
sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích
của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của
giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm
quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong các nước phát
triển theo con đường XHCN, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ
thể của quyền lực chính trị, tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung
hoạt động của hệ thống chính trị.
"An ninh" là yên ổn, không có rối loạn. Nói đến an ninh chính trị trước
hết phải nói đến an ninh quốc gia. Đó là nói đến sự yên ổn của một quốc gia,
ở bên trong thì không có rối loạn, không bị chia cắt, ở bên ngoài thì không bị
các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm, không bị lệ thuộc vào quốc gia
khác và các tổ chức quốc tế. An ninh quốc gia là một khái niệm mang tính
chính trị - pháp lý, thể hiện bản chất chế độ xã hội của một quốc gia. An ninh
quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một
quốc gia. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh
tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... trong đó CT-AN là cốt
lõi, xuyên suốt.
Bảo vệ nền CT-AN đó là các hoạt động bảo vệ chính trị và nhà nước,
bảo vệ Đảng, giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng,
Nhà nước; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, sinh viên và người lao động
đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài. Bên cạnh đó giữ vững CT-
AN còn là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm
34
mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết,
làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ CT-AN là nhiệm vụ thường
xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp.
2.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH Ở LÀO
2.2.1. Những nhân tố chủ quan
2.2.1.1. Khái quát lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh
vực chính trị - an ninh ở Lào
* Về nước CHDCND Lào:
- Về địa lý, hành chính: CHDCND Lào nằm ở trung tâm của Đông
Nam Á lục địa, có diện tích 236.800 km2
, phía Bắc giáp Trung Quốc với 416
km đường biên giới; Tây Bắc giáp Mianma có đường biên dài 230 km; Tây
Nam giáp Thái Lan với 1.730 km đường biên; Nam giáp Campuchia với 492
km đường biên và phía Đông giáp Việt Nam với 2.067 km đường biên. Dân
số hơn 6 triệu người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 50,2%. Lào là quốc gia đa dân
tộc với 49 dân tộc anh em, chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng
bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và
Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số. Địa lý hành chính: Lào có
16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêngchăn). Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa
là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và
chủ yếu là đồi núi, trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ
ở vùng thung lũng sông Mê-công hoặc các phụ lưu như đồng bằng
Viêngchăn, Chămpaxắc... 45% dân số sống ở vùng núi. Hiện nay Lào có
800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
- Về kinh tế-xã hội: Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông
nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung, kinh tế Lào tuy phát triển song
chưa có cơ sở bảo đảm ổn định. Nguyên nhân sâu xa là do sức sản xuất thấp;
35
nguồn vốn dựa vào bên ngoài còn lớn, trong khi nội lực còn yếu (trong tổng
số vốn đầu tư của Nhà nước, Lào chiếm 20%, nước ngoài chiếm 80%). Nền
kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu KT-XH do
các kỳ Đại hội và các Chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện
có hiệu quả. Phần lớn các mục tiêu kinh tế đều đạt. Về sản xuất lương thực,
năm 1986 mới chỉ đạt 1,6 triệu tấn. Nhờ có chủ trương đúng đắn, chính sách,
giải pháp phù hợp, các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996-2000 như: sản xuất
lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, phát triển hàng hoá,
dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực đều đạt kế hoạch. Chương trình sản xuất
lương thực đã có bước tiến triển rõ rệt: năm 2000 đạt sản lượng 2,2 triệu tấn,
năm 2005 đạt 2,6 triệu tấn, năm 2013 đạt 3,415 triệu tấn (trong đó có 2,15
triệu tấn gạo). Từ năm 2005, Lào tự túc được lương thực, có dự trữ quốc gia
và xuất khẩu. Hợp tác kinh tế quốc tế cũng có bước tiến tích cực trong đó
nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng mạnh trong những năm
gần đây. FDI hiện là một trong những động lực chính đối với nền kinh tế Lào.
Kể từ khi Lào thông qua Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988, đến đầu năm
2015, Lào đã thu hút được hơn 22 tỷ USD với hơn 4.500 dự án của các nhà
đầu tư đến từ 54 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, lĩnh vực đầu tư nhiều nhất
vẫn là khoáng sản với giá trị đầu tư lên đến 5,7 tỷ USD, tiếp đến là điện lực
5,1 tỷ USD, nông nghiệp 2,7 tỷ USD và dịch vụ hơn 2,3 tỷ USD. Nhằm tạo
đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở rộng hợp tác, thúc đẩy phát
triển kinh tế với nhiều nước, nhất là với Việt Nam và các đối tác ở khu vực
châu Á. Việt Nam hiện tiếp tục nằm trong tốp ba nước dẫn đầu về đầu tư vào
Lào với hơn 400 dự án, tổng vốn hơn 5 tỷ USD (tính đến đầu năm 2015).
Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế Lào, tạo việc
làm cho hàng vạn người địa phương, đóng góp tích cực vào công tác an sinh
xã hội cho địa phương có dự án đầu tư. Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã
đẩy mạnh phát triển các hoạt động xã hội, tạo ra sự hài hoà trong phát triển.
36
Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và
phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân 7,6%; thu nhập bình quân đầu
người đạt gần 1.700 USD/năm giai đoạn 2013-2014, so với 298 USD vào
năm 2000; tỷ lệ lạm phát ở mức bình quân 5,16%/năm trong 15 năm tính từ
năm 2000; thâm hụt ngân sách ở mức 4,34%. Các lĩnh vực giáo dục, văn hoá -
xã hội thu nhiều kết quả tốt đẹp. Đời sống nhân dân được cải thiện; công tác
giảm nghèo đạt tiến bộ đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả
nước xuống còn 8,11%. Bên cạnh sự nổi lên của các ngành công nghiệp như
du lịch và xây dựng, tiêu dùng cá nhân cũng đang trở thành một động lực mới
cho sự tăng trưởng kinh tế của Lào. Việc tăng cường nỗ lực nhằm đa dạng
hoá nền kinh tế và cải thiện quản lý vĩ mô sẽ giúp Lào phát huy tiềm năng
kinh tế của nước này. ADB dự báo, nền kinh tế Lào sẽ duy trì tốc độ tăng
trưởng cao trong những năm tới. Năm 2015 là năm cuối Lào thực hiện Kế
hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ 7 và các mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ đưa Lào thoát khỏi danh sách nước kém phát triển vào năm 2020 và
chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ 8 (2016-2020). Đây
cũng là năm Lào gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Kinh tế đối ngoại của Lào liên tục phát triển trong những năm gần đây,
nhất là kể từ khi Lào gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (2/2013). Năm tài
khoá 2013-2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào đạt 8,1 tỷ USD tăng
15% so với cùng kỳ năm ngoái (7,03 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 3,4 tỷ
USD, tăng 1,5% (3,38 tỷ USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản
và sản phẩm từ khoáng sản đạt giá trị xuất khẩu 1,3 tỷ USD, chiếm 39% tổng
kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là mặt hàng công nghiệp đạt 1,1 tỷ USD, chiếm
32%, điện 586 triệu USD chiếm 17,1%, nông nghiệp và chăn nuôi đạt 281
triệu USD chiếm 7,9%, gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 160 triệu USD chiếm
4,7%. Đối tác xuất khẩu chính của Lào là Thái Lan với giá trị xuất khẩu đạt
1,6 tỷ USD chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Trung Quốc đạt
37
703 triệu USD chiếm 17%, Việt Nam đạt 613 triệu USD chiếm 15%, Úc đạt
277 triệu USD chiếm 8,1%…
Về nhập khẩu đạt 4,7 tỷ USD tăng 29% so với cùng kỳ (3,6 tỷ USD). Các
mặt hàng nhập khẩu chính là vật liệu xây dựng chiếm 24,4%, tiếp đến là phương
tiện vận tải và phụ tùng chiếm 17,8%, xăng dầu chiếm 16,1%, các mặt hàng
phục vụ công nghiệp chiếm 14,2%, đồ điện chiếm 15%, đồ tiêu dùng chiếm
9,5%…Về đối tác nhập khẩu, Thái Lan vẫn là nước đóng vai trò quan trọng
nhất chiếm 65% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Trung Quốc với
17,3%, Việt Nam với 8,3%, Nhật Bản với 1,9% và Hàn Quốc 1,6%…
Trong năm tài khoá 2013-2014, thâm hụt thương mại của Lào tăng
mạnh gần 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước là khoảng 250 triệu USD,
nguyên nhân chính do xuất khẩu của Lào dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên, các ngành hàng sản xuất sản phẩm trong nước phục vụ xuất khẩu
còn nhiều hạn chế chưa đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu chung.
* Về lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị -
an ninh ở Lào.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Năm 1886, Chính phủ Pháp phái đạo quân do đại tá Pernót chỉ huy từ
Hà Nội, Lai Châu đến Thượng Lào tiến vào Luông Phabăng đánh dấu sự mở
đầu cho làn sóng xâm nhập của thực dân phương Tây vào Lào, khi đó Xiêm
đang can dự tại Lào. Ngày 13/10/1893, hiệp định Pháp - Xiêm được ký kết,
theo đó sông Mê Công được lấy làm ranh giới giữa Xiêm và Đông Dương
thuộc Pháp. Với hiệp định năm 1893, chế độ cai trị của thực dân Pháp được
chính thức thiết lập ở Lào.
Sau khi gạt Xiêm ra khỏi Lào, Pháp lập tức bắt tay vào tổ chức bộ máy
cai trị. Bên cạnh vua Lào có một uỷ viên chính phủ Pháp nắm toàn quyền về
Lào. Đến những năm 1920, mặc dù đã thiết lập chế độ cai trị ở Lào hơn 30
năm nhưng những chính sách của thực dân Pháp vẫn làm cho nước Lào hầu
38
như còn đứng ngoài quỹ đạo của nền kinh tế thực dân. Tuy nhiên, vào đầu
những năm 30 của thế kỷ XX, tư bản Pháp đã đẩy mạnh các hoạt động đầu tư
khai thác thuộc địa Đông Dương, trong đó có Lào.
Trong bối cảnh nêu trên, mùa Xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Đông
Dương ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của phong trào cách
mạng của ba nước Đông Dương nói chung, của cách mạng Lào nói riêng.
Đến năm 1933 Đảng Cộng sản Đông Dương mới bắt đầu có những hoạt
động ở Lào và đến năm 1935, một số chi bộ cộng sản đã được tổ chức, hoạt
động ở các thị xã, thành phố lớn như Viêngchăn, Luông Phabăng,
Savanakhẹt, Pacsê...
Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, thực dân Pháp ở Đông Dương
hèn nhát đầu hàng bọn quân phiệt Nhật, câu kết với Nhật đàn áp dã man
phong trào cách mạng Đông Dương. Từ đây, nhân dân Lào cũng như nhân
dân Việt Nam và Campuchia rơi vào cảnh một cổ hai tròng. Ngày 19-8-1945,
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đã nổ ra và thành
công. Tận dụng điều kiện thuận lợi này, những người cách mạng Lào đã sáng
suốt chớp thời cơ, kêu gọi "nhân dân Lào đứng lên giành chính quyền từ tay
phát xít Nhật, không để thực dân Pháp quay trở lại". Ngày 23-8, một cuộc mít
tinh lớn của quần chúng cách mạng Viêngchăn, có LLVT hỗ trợ, đã được tổ
chức tại Chợ Mới, với những khẩu hiệu: "Nước Lào độc lập muôn năm! Hoan
nghênh Việt Nam độc lập!". Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, viên
tỉnh trưởng Viêng Chăn ngả theo cách mạng, nhân dân Viêngchăn giành được
chính quyền.
Ngày 8 tháng 10 năm 1945, Hoàng thân Xuphanuvông đã triệu tập Hội
nghị Itxala toàn quốc tại Thàkhẹt. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã nhất trí
bầu Xuphanuvông làm Chủ tịch Lào Itxala. Các đội vũ trang yêu nước ở
Thàkhẹt và Xavanakhẹt được tổ chức thành "Quân vệ quốc Lào". Đây là
những nhân tố quan trọng bảo đảm cho cách mạng Lào tiếp tục phát triển
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)

More Related Content

What's hot

đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápLớp kế toán trưởng
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninhDang Dong
 
Dien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat doDien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat doThiện Cao
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...nataliej4
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Thích Hô Hấp
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngquachduong_khang
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Ku Meo
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...nataliej4
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Hoa Phượng
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxDaisy Nguyen
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổsecretaryofcondao
 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninh
 
Dien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat doDien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat do
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 
Đảng lãnh đạo thực hiện hòa bình trong kháng chiến chống pháp
Đảng lãnh đạo thực hiện hòa bình trong kháng chiến chống phápĐảng lãnh đạo thực hiện hòa bình trong kháng chiến chống pháp
Đảng lãnh đạo thực hiện hòa bình trong kháng chiến chống pháp
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
 
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAYLuận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
Xây dựng hậu phương chi viện trong kháng chiến chống Pháp, HAY
Xây dựng hậu phương chi viện trong kháng chiến chống Pháp, HAYXây dựng hậu phương chi viện trong kháng chiến chống Pháp, HAY
Xây dựng hậu phương chi viện trong kháng chiến chống Pháp, HAY
 
Chuong8 ĐLCMĐCSVN
Chuong8 ĐLCMĐCSVNChuong8 ĐLCMĐCSVN
Chuong8 ĐLCMĐCSVN
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptx
 
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộcLuận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
 
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ZALO 093 189 2701
 

Similar to Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)

đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngCông Thành
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4 nataliej4
 
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSungEm1
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfTranLy59
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
ĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docx
ĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docxĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docx
ĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docxTruongThiQuynh
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxKhanhLinh716771
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Xuân Biên Trần
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Slide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptx
Slide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptxSlide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptx
Slide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptxTrnMinhAn1
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfHanaTiti
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsminhanhBui11
 

Similar to Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012) (20)

Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
 
đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảng
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
 
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 
Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thốngBảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
ĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docx
ĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docxĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docx
ĐỀ-CƯƠNG-CHỦ-NGHĨA-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI.docx
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
 
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Ma 01
Ma 01Ma 01
Ma 01
 
Slide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptx
Slide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptxSlide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptx
Slide Chương 3 nmljmnjokmkjihgvftfu.pptx
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIENGXAY THAMMASITH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO TR£N LÜNH VùC CHÝNH TRÞ - AN NINH Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2012 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC HÀ NỘI - 2016
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIENGXAY THAMMASITH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO TR£N LÜNH VùC CHÝNH TRÞ - AN NINH Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2012 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Mã số: 62 22 03 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHAN VĂN RÂN 2. PGS.TS. NGUYỄN TẤT GIÁP HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Viengxay Thammasith
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu 8 1.2. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2: QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 25 2.1. Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh 25 2.2. Những nhân tố tác động đến bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh ở Lào 34 Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 74 3.1. Một số thành tựu chủ yếu 74 3.2. Một số hạn chế 83 3.3. Một số bài học kinh nghiệm 90 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 97 4.1. Dự báo triển vọng bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh trong thời gian tới 97 4.2. Phương hướng và một số kiến nghị giải pháp nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh trong điều kiện mới 107 KẾT LUẬN 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AN-QP : An ninh - quốc phòng ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CAND : Công an nhân dân CA-TBD : Châu Á - Thái Bình Dương CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CT-AN : Chính trị - an ninh CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam EU : Liên minh châu Âu (European Union) KH-CN : Khoa học- công nghệ LHQ : Liên hợp quốc LLAN : Lực lượng an ninh LLVT : Lực lượng vũ trang NATO : Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Dương (North Atlantic Treaty Organization) NDCM : Nhân dân Cách mạng QĐND : Quân đội Nhân dân QP-AN : Quốc phòng - an ninh SEATO : Tổ chức Hiệp ước Đông - Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization) XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Đó là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. Quyền tối cao trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… của đất nước mình mà không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ tất cả các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế đều với tư cách là những chủ thể bình đẳng và hoàn toàn độc lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình. Với ý nghĩa đó, nhân dân các nước Á, Phi và Mỹ Latinh, ngay từ những ngày đầu bị chiếm làm thuộc địa, đã đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Thế kỷ XX là thế kỷ bùng nổ và thắng lợi của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khắp các châu lục Á, Phi và Mỹ Latinh, trở thành những chủ thể trong đời sống quan hệ quốc tế. Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước vốn là thuộc địa, phụ thuộc bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau, đã tập trung mọi nỗ lực nhằm mục tiêu bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành lại được. Cùng với quá trình khôi phục, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, các nước này còn phải tăng cường xây dựng và củng cố môi trường an ninh của đất nước, xem đây là điều kiện tiên quyết để củng cố độc lập về chính trị, giành và củng cố độc lập về kinh tế, bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước. Tuy nhiên, quá trình củng cố độc lập dân tộc diễn ra trong điều kiện rất khó khăn, phức tạp. Các thế lực thực dân, đế quốc không dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Lợi dụng những khó khăn của các nước sau khi giành được độc lập, các thế lực thực dân, đế quốc đã thông
  • 7. 2 qua các hình thức mới và biện pháp khác nhau, nhất là dùng biện pháp kinh tế để thiết lập chủ nghĩa thực dân mới đối với các nước độc lập dân tộc trẻ tuổi. Đặc biệt, trong thời đại phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) hiện đại và toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, các nước phát triển, đang tận dụng lợi thế về vốn, thị trường, tiềm lực KH-CN và các công cụ của mình là các công ty xuyên quốc gia, đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm can thiệp về kinh tế; sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép, can thiệp về kinh tế, chính trị, trên cơ sở đó, thiết lập chủ nghĩa thực dân mới, đe doạ đến nền độc lập dân tộc của các nước đang phát triển. Có thể nói, đối với các nước đang phát triển, giành được độc lập dân tộc đã khó, bảo vệ độc lập dân tộc theo đầy đủ nghĩa của nó càng khó hơn, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay. Là một nước tương đối nhỏ, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục địa có diện tích hơn 236 nghìn km2 và dân số trên 6 triệu người với 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, có vị trí chiến lược quan trọng, nguồn tài nguyên phong phú, đất nước Lào trở thành địa bàn xâm chiếm trong quá trình tìm kiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Năm 1893, thực dân Pháp đã xâm chiếm Lào và biến đất nước Lào thành thuộc địa của mình. Kể từ đó nhân dân các dân tộc Lào đã vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc. Đặc biệt, từ năm 1930, sát cánh cùng nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân các dân tộc Lào kiên trì đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc vào năm 1945. Cũng như các nước đang phát triển khác, sau khi giành được độc lập khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc, sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Lào là quốc gia đa dân tộc và lại gánh chịu hậu quả của chính sách "chia để trị" của chủ nghĩa thực dân, đế quốc thời kỳ bị chiếm làm thuộc địa để lại. Thêm vào đó, cuộc đấu tranh giai
  • 8. 3 cấp và giành độc lập dân tộc ở Lào lại diễn ra rất gay go, quyết liệt và kéo dài. Đặc điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh (CT-AN) sau khi đã giành được độc lập dân tộc. Chính vì vậy, sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào năm 1975, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Lào được tiến hành đồng thời là: Xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc. Đối với nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, cùng với việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, Đảng NDCM Lào còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng an ninh (LLAN) nhân dân nhằm giữ vững CT-AN, trật tự an toàn xã hội, xem đây là nhân tố quan trọng và là điều kiện tiên quyết để giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, tạo cơ sở vững chắc để bảo vệ độc lập dân tộc. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc xây dựng LLAN nhân dân nhằm giữ vững môi trường CT-AN hoà bình, ổn định, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc cho nên hoạt động trên lĩnh vực này kể từ khi thành lập nước CHDCND Lào đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm như đã nêu trên cho nên trong những năm qua, các nước đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của các dân tộc Lào. Bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau, các lực lượng này thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm gây mất ổn định CT-AN, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc Lào, thực hiện "diễn biến hoà bình" để xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nhân dân các dân tộc Lào đã lựa chọn. Thực tiễn những năm qua cho thấy, với sự trợ giúp của các nước đế quốc, các lực lượng phản động ngoài nước luôn tìm mọi cách cấu
  • 9. 4 kết với bọn lực lượng phản động trong nước, với các thế lực phản động cũ chống phá cách mạng Lào một cách điên cuồng, trước mắt là gây mất ổn định CT-AN, tiến tới gây bạo loạn lật đổ khi có cơ hội. Tình hình này càng phức tạp hơn khi Lào đang thực hiện đường lối đổi mới đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Xuất phát từ đặc điểm của đất nước Lào, trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Lào thời kỳ đổi mới theo định hướng XHCN và từ kinh nghiệm giữ vững CT-AN, góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc trong thời gian qua với những thành công và hạn chế của nó, tôi (một sĩ quan đang công tác trong Bộ An ninh Lào), tôi xin chọn vấn đề "Bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh từ năm 1986 đến năm 2012" làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc của mình. Thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài Luận án đặt ra, tôi mong muốn góp phần giải quyết một trong những vấn đề quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phân tích làm rõ vai trò, thực trạng của công tác xây dựng LLAN nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Lào, thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012, tác giả luận án sẽ đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN Lào phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước trong thời kỳ mới của cách mạng, đặc biệt trong bối cảnh nước Lào đang trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
  • 10. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau: - Làm rõ quan niệm về độc lập dân tộc; về lĩnh vực CT-AN và vai trò của LLAN đối với công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đổi mới đất nước - Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến tình hình CT- AN của đất nước Lào nói riêng, nền độc lập dân tộc của Lào nói chung và yêu cầu mới đặt ra đối với việc giữ vững CT-AN, trong đó có việc xây dựng LLAN của Lào từ năm 1986 đến năm 2012. - Phân tích quan điểm của Đảng NDCM Lào về vai trò của lĩnh vực CT-AN, nhiệm vụ xây dựng LLAN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước từ năm 1986 đến 2012. - Phân tích thực trạng bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực CT- AN từ năm 1986 đến năm 2012 với những thành tựu và hạn chế của nó, trên cơ sở đó nêu ra những đánh giá và rút ra những kinh nghiệm cho công tác này trong thời gian tới. - Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn Đảng NDCM Lào lãnh đạo sự nghiệp giữ vững CT-AN, trong đó có việc xây dựng LLAN nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, luận án sẽ nêu ra những phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT- AN, tăng cường xây dựng LLAN nhằm góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc trước yêu cầu mới của cách mạng Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực CT-AN cũng như hoạt động của công tác xây dựng LLAN Lào nhằm giữ vững CT- AN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào.
  • 11. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình đấu tranh giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN của Lào nhằm bảo vệ độc lập dân tộc Lào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 (thời điểm bắt đầu sự nghiệp đổi mới) đến năm 2012 (năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng NDCM Lào, cũng là thời điểm NCS bắt đầu thực hiện luận án). - Về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu độc lập dân tộc và vai trò của sự ổn định CT-AN, trong đó có việc xây dựng LLAN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào từ năm 1986 đến năm 2012. Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế cũng như những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình này, luận án sẽ đề xuất phương hướng và những khuyến nghị giải pháp chủ yếu nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT-AN, tăng cường xây dựng LLAN góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng Lào. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Cayxỏn Phômvihản, đường lối chủ trương của Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà nước CHDCND Lào về độc lập dân tộc, về CT-AN và vai trò của LLAN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước Lào. Ngoài ra, Luận án còn vận dụng những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và LLAN nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tiến hành quá trình nghiên cứu.
  • 12. 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị cho nên trong quá trình triển khai thực hiện luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và lôgíc. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, dự báo… như những phương pháp hỗ trợ cần thiết cho phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống về mối quan hệ giữa CT-AN và độc lập dân tộc, quá trình xây dựng LLAN góp phần bảo vệ độc lập dân tộc của Lào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế đồng thời rút ra một số kinh nghiệm của hoạt động giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN góp phần bảo vệ độc lập dân tộc thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc của Lào trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về độc lập dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc và vai trò của vai trò CT-AN nói chung, của LLAN nói riêng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của nước CHDCND Lào. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn học lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, cũng như dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực CT-AN của Lào 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu gồm có 4 chương, 9 tiết.
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Bảo vệ độc lập dân tộc nói chung, bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực CT-AN của nước CHDCND Lào nói riêng là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chính khách, các học giả, các nhà khoa học ở Lào, Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp với những khía cạnh và mức độ khác nhau liên quan đến vấn đề này đã được công bố. Tại nước CHDCND Lào, trong những năm qua, có nhiều tác phẩm, công trình khoa học liên quan đến độc lập dân tộc của Lào cũng như vai trò, vị trí của LLAN trong bảo vệ CT-AN của đất nước và sự đóng góp của nó đối với bảo vệ độc lập dân tộc đã được công bố, cụ thể như sau: - Các văn kiện của Đảng NDCM Lào và các tác phẩm của các thế hệ lãnh đạo Lào: Những nội dung cơ bản trong đường lối xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào cũng như quan điểm chỉ đạo xây dựng LLAN, góp phần giữ vững CT-AN được thể hiện rõ nét trong các Văn kiện của Đảng NDCM Lào qua các kỳ Đại hội, Hội nghị Trung ương và các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Lào như: Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1982), Đại hội IV (1986), Đại hội V (1991), Nghị quyết TW 5 khoá V (1992), Đại hội VI (1996), Đại hội VII (2001), Đại hội VIII (2006) và Đại hội IX (2011). Các văn kiện này đã hệ thống hoá một cách sâu sắc về độc lập dân tộc, tầm quan trọng của lĩnh vực an ninh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng NDCM Lào về vấn đề này, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước và từng
  • 14. 9 bước hội nhập quốc tế. Đây là nguồn tài liệu gốc quan trọng cho các nhà nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào trên lĩnh vực CT-AN thời kỳ hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào cũng đã tập trung phân tích, làm rõ những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động trong lĩnh vực an ninh và vai trò của nó đối với bảo vệ độc lập dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đặc biệt là các tác phẩm của đồng chí Cay Xỏn Phômvihẳn như: Cuốn Một vài kinh nghiệm và một số vấn đề về phương hướng mới của cách mạng Lào. Mặc dù chỉ trình bày một cách cô đọng về những định hướng lớn của cách mạng Lào trong thời kỳ mới, song tác phẩm này đã đề cập tới những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh nhằm bảo vệ độc lập dân tộc; cuốn Về xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Viêng Chăn, 1987. Trong cuốn sách này, đồng chí Cay Xỏn Phômvihẳn đã trình bày sự cần thiết của sự kết hợp giữa phát triển KT-XH với bảo vệ quốc phòng - an ninh (QP-AN) quốc gia, xây dựng chỉnh đốn cơ sở chính trị, cơ sở bảo vệ QP-AN, xây dựng kinh tế gắn với phát huy văn hoá, làm cho cuộc sống của nhân dân các dân tộc Lào bình yên và ngày càng tốt hơn, xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất để bảo vệ độc lập dân tộc của Lào. Bước sang thời kỳ Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện từ năm 1986 đến nay, nhiều tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào liên quan đến độc lập dân tộc, nhiệm vụ xây dựng LLAN, giữ vững ổn định CT-XH và vai trò của nó đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc đã được công bố. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị lớn lao về cả ý nghĩa lý luận cũng như chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với công tác xây dựng LLAN và vai trò của nó đối với công cuộc bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc và phát triển đất nước, trong đó, phải kể đến tác phẩm của đồng chí Khămtày Xinphănđon, như: Trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • 15. 10 - Các công trình khoa học khác: Liên quan đến bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng LLAN nhằm giữ vững CT-AN, góp phần bảo vệ độc lập thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế đã có nhiều công trình khoa học được công bố tại Lào như: + Cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn vĩ nhân của nước Lào [88, tr.136]. Cuốn sách này có những nội dung thể hiện tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Cayxỏn Phômvihẳn đối với công tác xây dựng LLAN ở Lào: "LLAN có vai trò quan trọng hơn trước và phải thực hiện được nhiệm vụ phức tạp khó khăn trong giai đoạn mới. Phải ra sức củng cố lực lượng và phương pháp hoạt động có chất lượng mới thật sự, phải phấn đấu vươn lên để có khả năng xứng đôi với yêu cầu của tình hình mới. Cán bộ mà làm việc này trước hết phải có trình độ nhận thức và có khả năng thực hiện. Trong đó vấn đề đầu tiên là phải biết chính trị, biết vận động quần chúng. Đồng thời cũng phải có sự hiểu biết về pháp luật (cả luật pháp nước nhà và luật pháp, thể thức quốc tế) và một cái nữa rất quan trọng là phải biết nắm thông tin tình báo". + Tổng kết 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với lực lượng an ninh [91, tr.25]. Cuốn sách này đã tổng kết quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của LLAN Lào qua các thời kỳ lịch sử, trong đó chỉ rõ: "Lực lượng an ninh là một bộ phận của lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng trung thành của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào; do Đảng NDCM Lào thành lập, lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện, là lực lượng xuất phát từ dân, do dân và vì dân". + Luật Lực lượng an ninh nhân dân [110]. Trong cuốn sách này xác định các nguyên tắc, quy chế và phạm trù khác nhau về tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh nhân dân. Yêu cầu LLAN Lào phải vững vàng về tư tưởng - lý luận, mạnh về mặt tổ chức, giỏi chuyên môn, có kỷ luật, phong cách làm việc ngày càng tiến bộ và hiện đại đảm bảo mục tiêu làm tròn
  • 16. 11 nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội. + Giữ vững chính trị an ninh, kiên trì đường lối đổi mới mà Đảng ta lựa chọn trong quá trình tham gia tổ chức thương mại quốc tế [165] chỉ ra rằng: Công cuộc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, việc tham gia tổ chức thương mại thế giới nói riêng là quá trình chứa đựng cả thuận lợi lẫn khó khăn, thời cơ và thách thức, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của đất nước Lào, trong đó có vấn đề CT-AN và nền độc lập của Lào. Do đó, ngay từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế, Đảng NDCM Lào đã kiên trì mục tiêu lãnh đạo của mình, từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường CT-XH ổn định. Do đó, cùng với tăng trưởng kinh tế, Đảng còn phải chăm lo xây dựng LLAN, củng cố quốc phòng. + Liên quan đến đề tài nghiên cứu còn có nhiều luận án, luận văn, bài viết của học viên và các tác giả Lào như: Thu thập, đánh giá và sử dụng tài liệu có liên quan đến vụ án trong hoạt động đều tra hình sự tại nước CHDCND Lào, của Xổmvăng Thămmaxít [83]; Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở bí mật phục vụ công tác đấu tranh chống tội phạm của Công an thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, của Sổmđousou Liyamít [58]; Xây dựng Bản và Cụm Bản phát triển gắn liền với việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước CHDCND Lào, của Thanukonxu Linhasẻng [63]; Chỉnh đốn LLAN ở nước CHDCND Lào, của Khămven Xyhạlạt [33]; Nâng cao bản chất chính trị - đạo đức cách mạng của LLAN nhân dân ở CHDCND Lào, của Sỏnphachăn Thămmavong [59]; Xây dựng thế trận bảo vệ toàn dân cho vững mạnh để góp phần trong việc giữ vững đất nước trong việc hội nhập với kinh tế quốc tế, của Nguyễn Quang Việt [80].
  • 17. 12 1.1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) hết sức quan tâm lãnh đạo việc xây dựng LLAN, giữ vững CT-AN và vai trò của nó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên quan đến vấn đề này, cho đến nay đã công bố nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khác nhau như: Tổng kết lịch sử đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng, của Ban Tư tưởng Trung ương [6]; Tổng kết công tác xây dựng lực lượng, nhất là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, của Cục An ninh - Bộ Công an [16]... Các công trình nghiên cứu, tổng kết này tập trung giải quyết các vấn đề như: sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trên lĩnh vực xây dựng LLAN nói chung; tổng kết những mặt hoạt động chủ yếu của lực lượng công an nhân dân (CAND) trong sự nghiệp bảo vệ CT-AN quốc gia, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc. - Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực an ninh- trật tự [29]. Đề tài này nghiên cứu, luận giải những đặc điểm nổi bật của lĩnh vực bảo vệ an ninh trong tình hình mới, làm rõ những luận cứ khoa học về tính chất, vị trí quan trọng và tính tất yếu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực xây dựng LLAN, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới và chỉnh đốn lực lượng CAND; kiện toàn hệ thống tổ chức lực lượng CAND trong tình hình mới nhằm giúp phần giữ vững CT-AN. Đề tài này cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt với việc tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền XHCN đối với việc xây dựng LLAN, trong đó có việc kiện toàn cơ cấu Hội đồng Quốc phòng - An ninh... - Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia - thực trạng và giải pháp [65]. Đề tài đã tập trung phân tích và bước đầu làm rõ khái niệm về quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong tình hình mới; làm rõ tính tất yếu khách quan
  • 18. 13 và cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, nội dung hoạt động quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế... Ngoài ra, Bộ Công an Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan khác, như: Tổng kết sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thời kỳ 1954-1975 [18]; Đề tài Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự - một số vấn đề cơ bản [10]; Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng uỷ Công an tỉnh, thành phố [17]; Đề tài Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với LLAN nhân dân cấp tỉnh, thành phố thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [66]; Đề tài Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong tình hình mới [67]. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến từng khía cạnh của công tác lãnh đạo và các cấp độ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, cấp uỷ đảng trong và ngoài lực lượng CAND đối với công tác bảo vệ CT-AN và công tác xây dựng lực lượng CAND... - Nguyễn Trọng Phúc, Xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990 [52]. Luận án này nghiên cứu về lịch sử xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990, đồng thời tái hiện và phân tích khá sâu sự lãnh đạo của ĐCSVN với việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990, từ đó, luận án rút ra một số kinh nghiệm liên quan đến vấn đề Đảng lãnh đạo lĩnh vực xây dựng LLAN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH ở Việt Nam hiện nay. - Nguyễn Bình Ban, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ chính trị an ninh trong những năm đổi mới (1986-1996) [2]. Trong đề tài luận án này, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá làm rõ hệ thống quan điểm cơ bản, đường lối, chủ trương, phương thức lãnh đạo đúng đắn của ĐCSVN trên lĩnh vực bảo vệ CT-AN trong thời đầu đổi mới (1986- 1996), và bước
  • 19. 14 đầu rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của ĐCSVN đối với việc xây dựng LLAN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm đổi mới 1986-1996. - Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [68]. Cuốn sách trình bày về vai trò, chức năng của Đảng cầm quyền đối với các lĩnh vực hoạt động KT-XH, đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề xuất hệ thống giải pháp tăng cường vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. - Nguyễn Bình Ban, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ chính trị an ninh trong thời kỳ đổi mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn [3]. Đây là cuốn sách chuyên khảo giới thiệu một cách có hệ thống nhận thức, quan điểm, chính sách lớn của ĐCSVN về bảo vệ CT-AN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI (1986) đến Đại hội X (2006). Cuốn sách góp phần tổng kết công tác thực tiễn và phát triển lý luận về ĐCSVN lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong lịch sử cũng như trong những năm đổi mới ở Việt Nam. - Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta [30]. Cuốn sách gồm 181 câu hỏi - đáp, chia làm hai phần. Phần thứ nhất đi sâu phân tích tình hình thế giới hiện nay, nhất là những vấn đề phức tạp, nổi cộm về chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại… của các nước trên thế giới thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Tây Á - châu Phi. Phần thứ hai tập trung trình bày sự đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên mặt trận đối ngoại, làm rõ chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam đối với các nước và tổ chức quốc tế nhằm giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện phát triển KT-XH đất nước. Nhiều vấn đề đã được đặt ra như: ĐCSVN đã nhận định: "Thế kỷ XX là thế kỷ ghi đậm trong lịch sử loài người những dấu ấn cực kỳ sâu sắc". Những dấu ấn của thế kỷ XX thể hiện trên
  • 20. 15 những điểm nào? Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện thế giới đã có những chuyển biến sâu sắc. Cụ thể trên những vấn đề gì? Vì sao trong vài thập niên tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cụ bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nới với tính chất phức tạp ngày một gia tăng?... Tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? Phương hướng khai thác và sử dụng tiềm năng, đặc biệt là về chất xám của người Việt Nam định cư ở nước ngoài? Những hoạt động chống đối đất nước của một số tổ chức và cá nhân người Việt cực đoan và thái độ của Chính phủ Việt Nam về vấn đề này?... đã cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu được chắt lọc và mang tính khái quát cao về những thông tin khi nghiên cứu và theo dõi tình hình thế giới, quán triệt và nắm vững đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. - Nguyễn Đình Chiến, Cách mạng trong quân sự và những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam [13], nghiên cứu một cách có hệ thống về cách mạng trong quân sự ở nước Việt Nam. Tập thể tác giả đã đưa ra một hệ thống vấn đề nghiên cứu cơ bản, toàn diện, từ những nguyên tắc lý luận để tiếp cận cách mạng trong quân sự đến việc lược khảo những thông tin về cuộc cách mạng trong quân sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, đồng thời khái quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh dưới góc nhìn cách mạng trong quân sự, từ đó đề xuất những vấn đề quan trọng nhằm vận dụng vào việc phát triển nền quốc phòng Việt Nam trong thời kỳ mới. Nội dung cuốn sách Cách mạng trong quân sự và những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất, tập trung làm rõ những lý luận về cách mạng trong quân sự để từ đây hình thành luận cứ khoa học, lập trường, quan điểm mác xít trong việc vận dụng và nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam. Thứ hai, trình bày những khía cạnh cơ bản của cuộc cách
  • 21. 16 mạng trong quân sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, đồng thời phân tích sự nghiên cứu và vận dụng cách mạng mới trong quân sự ở một số nước, cung cấp những tư liệu thực tiễn phong phú cho quá trình nghiên cứu và vận dụng ở Việt Nam. Thứ ba, khái quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam dưới góc độ cách mạng trong quân sự, qua đó khẳng định nền quân sự Việt Nam qua các thời đại lịch sử luôn năng động, không chấp nhận sự trì trệ, và chứa đựng những bước phát triển nhảy vọt cả về tư tưởng, lý luận quân sự, tổ chức, con người quân sự và về vũ khí, trang bị quân sự. Đó là điểm tựa thực tiễn rất quan trọng để quốc phòng Việt Nam hiện nay có thể và phải tiếp thu, vận dụng thành tựu của cuộc cách mạng hiện đại trong quân sự. Thứ tư, khẳng định những thành tựu mới của nền quốc phòng Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất những định hướng lớn nhằm nghiên cứu và vận dụng những thành quả cách mạng trong quân sự để tiếp tục phát triển một nền quốc phòng đủ sức đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc XHCN. - Nguyễn Văn Ngừng, Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam [48], là một trong rất nhiều công trình bàn về sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề mà cuốn sách đề cập: quốc phòng, an ninh, lại là một vấn đề chưa được quan tâm, nghiên cứu sâu sắc, do tính chất nhạy cảm của nó. Vì thế, thông qua cuốn sách, người đọc sẽ hiểu được những những tiền đề lý luận và thực tiễn của nội dung này. Tinh thần cơ bản của cuốn sách là khẳng định tính đúng đắn của ĐCSVN trong kết hợp phát triển kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế với quốc phòng, an ninh: "Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng CNXH, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ". Thông qua đó, tác giả cuốn sách đã đi phân tích cụ thể, rõ ràng tính tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập
  • 22. 17 kinh tế quốc tế của Việt Nam; những mặt tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế quốc tế đối với QP-AN ở Việt Nam; đồng thời bước đầu đề xuất những giải pháp để tăng cường và đẩy mạnh tiềm lực QP-AN trong phát triển kinh tế thị trường. - Trương Thành Trung (Chủ biên), Sự thật vấn đề dân chủ và nhân quyền trong chiến lược "diễn biến hoà bình" ở Việt Nam [69], luận giải vấn đề dân chủ và cuộc đấu tranh vì dân chủ trong lịch sử nhân loại; âm mưu, thủ đoạn sử dụng chiêu bài "dân chủ và nhân quyền" để thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" ở Việt Nam; nhân quyền và cuộc đấu tranh vì nhân quyền trong lịch sử nhân loại; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCSVN về chăm lo, bảo vệ, phát triển quyền con người; kiên định niềm tin và thắng lợi của nền dân chủ XHCN và thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay... Cuốn sách cung cấp cho chúng ta những thông tin thiết thực về vấn đề "dân chủ và nhân quyền", kịp thời phục vụ cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; phòng, chống "diễn biến hoà bình", bảo vệ sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ở Việt Nam hiện nay. - Phạm Bình Minh (Chủ biên), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới [45]. Cuốn sách là tập hợp các công trình của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đối ngoại nhằm luận giải nội hàm các chủ trương định hướng quan trọng của đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, đặc biệt là những phát triển mới trong tư duy về đối ngoại của ĐCSVN qua những văn kiện của Đại hội XI; ngoài ra các tác giả còn đưa ra những cách tiếp cận và phương pháp triển khai mới để đạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước; những chủ trương mới của hoạt động đối ngoại như xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hội nhập quốc tế… trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động đối ngoại trên một số lĩnh vực, các tác giả cũng đề xuất một số phương hướng,
  • 23. 18 nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI của ĐCSVN. - Phạm Ngọc Hiền, Hỏi - đáp về bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế [27]. Cuốn sách đánh giá Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, những thời cơ và thuận lợi để phát triển đang mở ra với chúng ta và bên cạnh đó những nguy cơ và thách thức tiềm ẩn cũng dần nổi lên, đòi hỏi chúng ta phải chủ động đón nhận toàn cầu hoá, khai thác hết tiềm năng, thuận lợi do toàn cầu hoá đem lại, đồng thời phải tỉnh táo, có chiến lược và sách lược hữu hiệu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội v.v..., bảo đảm an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuốn sách được đã luận giải ba phần quan trọng là: I. Nhận thức về an ninh và bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế; II. Tác động của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đối với an ninh quốc gia Việt Nam; III. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. - Nguyễn Mạnh Hưởng, Góp phần chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận [31]. Cuốn sách tập hợp một số bài viết đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của tác giả trong những năm gần đây, đã được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong hoạt động tư tưởng, lý luận của tác giả và đã có chỉnh sửa, cập nhật thông tin mới. Cuốn sách được kết cấu gồm bốn phần, từ những vấn đề chung về đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, đến các vấn đề về hệ tư tưởng, con đường cách mạng Việt Nam và bản chất chế độ xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng. Trên cơ sở khẳng định và làm rõ một số vấn đề lý luận, nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, và với những tư liệu sinh động, các bài viết phản bác, vạch rõ tính chất
  • 24. 19 thù địch, phản động và phản khoa học của các quan điểm sai trái, thù địch về tư tưởng, lý luận, đồng thời phê phán những biểu hiện nhận thức lệch lạc trên các vấn đề đó. - Nguyễn Vĩnh Thắng, Một số vấn đề về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới [61], là tài liệu nghiên cứu về cách mạng sắc màu, diễn biến hoà bình khá chi tiết. Cuốn sách được chia làm 4 phần: Phần 1. Bảo vệ Tổ quốc và mối quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Phần 2. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong thời kỳ mới; Phần 3. Xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam cách mạng trong thời kỳ mới; Phần 4: Đấu tranh phòng, chống âm mưu thủ đoạn "diễn biến hoà bình", cách mạng sắc màu của các thế lực thù địch và "tự diễn biến", "tự chuyển hoá ". - Vũ Văn Hiền, Việt Nam và thế giới đương đại [28], tập trung phân tích cục diện thế giới, nội dung thời đại, nhân tố tác động và xu hướng phát triển; phân tích về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đưa ra những dự báo, nhận định về quan hệ giữa các nước lớn (Mỹ, Nhật Bản, Nga…). Trên bức tranh tổng thể về thế giới đương đại tác giả cũng khái quát quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, lợi thế và thách thức mà chúng ta phải đương đầu, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch và cuộc đấu tranh trong công tác tư tưởng, lý luận hiện nay. - Lê Thế Mẫu, Thế giới - bước ngoặt lịch sử [37], giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh về bức tranh CT-KT-XH thế giới trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay. Tất cả những vấn đề thời sự nóng hổi trên trường quốc tế trong quãng thời gian đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI được gói gọn trong cuốn sách, với những bài viết ngắn gọn nhưng hàm súc, cô đọng, giúp người đọc hiểu sâu hơn về mối quan hệ phức tạp, những mâu thuẫn sâu xa giữa các nước trên thế giới trong một thập kỷ đầy biến động đa chiều, đa màu sắc, góp phần phác hoạ bức tranh toàn cảnh của thế giới vào một thời điểm có ý nghĩa
  • 25. 20 như một bước ngoặt lịch sử. Nội dung cuốn sách gồm các phần chính: Trật tự thế giới mới; Trái đắng "Mùa xuân Arập"; Ucraina: Phân tuyến mới trong cục diện chính trị thế giới. - Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Quang (Đồng chủ biên), Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" [19], là công trình khoa học có giá trị lý luận, thực tiễn, được trình bày thành hai phần. Nhằm cung cấp thêm thông tin, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, cuốn sách đã đề cập đến tình hình diễn biến của an ninh chính trị thế giới, diễn biến của các cuộc cách sắc màu trong thời gian qua. Từ đó, chỉ ra những đối sách cần thiết trong chống diễn biến hoà bình, cách mạng màu, bạo loạn, lật đổ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài các sách được xuất bản, trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, đã có hàng trăm bài viết đề cập đến chủ đề luận án nghiên cứu. Các bài viết đã phân tích, đánh giá những thành công, kinh nghiệm lãnh đạo của ĐCSVN đối với công tác xây dựng LLAN đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc cũng như tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, công tác xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 1.1.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở các quốc gia khác Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, dân tộc, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển là tương đối đa dạng về hình thức bao gồm từ các bài viết riêng lẻ, các sách chuyên khảo đến các kỷ yếu hội thảo… trong đó nổi lên những nội dung chủ yếu sau đây: Vôlôđin, Sirôcốp, Toàn cầu hoá: nguồn gốc, xu thế, triển vọng [82] cho rằng "nghịch lý của toàn cầu hoá là sự thường xuyên xuất hiện và tái hiện
  • 26. 21 mâu thuẫn giữa hai cơ sở nền tảng của kết cấu thế giới: một mặt là nguyên tắc chủ quyền chính trị được thể hiện trong nhà nước - dân tộc và mặt khác là các giá trị chung của nhân loại hoặc các điểm chủ yếu trong sự tồn tại của nhân loại làm nảy sinh một cách logic từ quốc tế hoá các quá trình kinh tế, chính trị và văn hoá - tư tưởng… và ý định giải quyết mâu thuẫn đó về mặt lý luận biến thành quan niệm "chủ nghĩa can thiệp mới" nghĩa là đe doạ đến độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, dân tộc của các nước. Cũng liên quan đến vấn đề này, công trình nghiên cứu của nước ngoài như Toàn cầu hoá - nghịch lý của thế giới tư bản chủ nghĩa, của Tôn Ngũ Liên [35]. Tuy với các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung quan điểm: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Các quốc gia dân tộc qua đó có thể giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, ngày càng bộc lộ rõ hơn mặt trái của toàn cầu hoá khi một thế giới bao gồm đa dạng các quốc gia dân tộc, với sự phức tạp, muôn màu của các nền kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội đang cùng tham gia vào quá trình này. Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền độc lập dân tộc của các nước, trước hết là các nước đang phát triển. - Cơ hội và thách thức cho các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Có thể nói, có khá nhiều công trình của các học giả nước ngoài đề cập đến vấn đề này như Toàn cầu hoá với các nước đang phát triển, của H. R. Hemmer [25], Toàn cầu hoá và cơ hội nào cho các nước đang phát triển, của Tôn Ngũ Viên [78],… Các công trình này đã tập trung phân tích những hình thức biểu hiện của toàn cầu hoá cùng với những hệ quả về phát triển kinh tế của toàn cầu hoá như việc tự do hoá thương mại, vai trò của các công ty xuyên quốc gia, vai trò của các nước phát triển trong hoạt động kinh tế - thương mại toàn cầu thể hiện qua các nguyên tắc của các hiệp định kinh tế - thương mại đa phương… Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra rằng "con đường toàn cầu hoá của các nước đang phát triển thật gian khó và lâu dài, đứng trước
  • 27. 22 hiện thực "tiến thoái lưỡng nan" yêu cầu các nước đang phát triển phải tích cực hội nhập toàn cầu hoá". Tuy quan điểm và cách tiếp cận có khác nhau nhưng các tác giả đều có điểm chung khi cho rằng đối với các nước đang phát triển, để hội nhập kinh tế quốc tế thành công vì sự phát triển của đất nước mình thì nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Theo các tác giả nêu trên, các nước đang phát triển hội nhập kinh tế thế giới, trước tiên phải tự hoàn thiện, vừa đẩy tới công cuộc mở cửa, vừa không quá mạo hiểm, bảo đảm hài hoà giữa cải cách trong nước và mở cửa hội nhập; mặt khác, phải tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng lượng an ninh vững mạnh để vừa tạo lập môi trường CT-XH ổn định cho phát triển, vừa góp phần củng cố nền độc lập của đất nước mình... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên tuy không thể tách thành những vấn đề riêng biệt song các nhà nghiên cứu nước ngoài khi nghiên cứu về vấn đề quá trình toàn cầu hoá hiện nay đều dành một phần nhất định đề cập đến những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đến các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có việc làm thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của nhà nước, đe doạ đến độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia dân tộc… Các công trình khoa học nêu trên phân tích khá sâu nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào phân tích một cách toàn diện về vấn đề xây dựng LLAN Lào nhằm góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ mới, đặc biệt, trong bối cảnh Lào trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, ở Việt Nam còn biên dịch nhiều tác phẩm của nước ngoài liên quan đến vấn đề xây dựng LLAN và vai trò của nó đối với sự nghiệp bảo vệ CT-AN, xem đây là một nhiệm vụ lịch sử tất yếu khách quan của các Đảng Cộng sản cầm quyền, Nhà nước XHCN như:
  • 28. 23 Vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc Xô viết [32]; Những bài học đấu tranh chống phản cách mạng [24]. Các cuốn sách này bàn về vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền và bài học thực tiễn của cuộc đấu tranh bảo vệ CT-AN của đất nước tại các nước XHCN thời kỳ trước đây Những công trình khoa học nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và cần thiết mà NCS có thể kế thừa để triển khai thực hiện luận án "Bảo vệ độc lập của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh từ năm 1986 đến năm 2012" của mình. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu về sự nghiệp bảo vệ CT- AN và sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ CT-AN quốc gia đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề gốc độ khác nhau. Các công trình này chủ yếu nêu lên tính khách quan và phân tích thực trạng sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, các công trình này chưa tập trung phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về độc lập dân tộc và vai trò của việc giữ vững CT-AN, tăng cường xây dựng LLAN để bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh Lào đẩy mạnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Tiểu kết chương 1 Đảm bảo an ninh, ổn định chính trị là một vấn đề sống còn của mỗi quốc gia cho dù quốc gia đó thuộc thể chế chính trị nào, do Đảng nào cầm quyền. Trên thế giới, các chính trị gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người làm thực tiễn cũng rất quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các góc độ và cấp độ khác nhau. Đó là những cơ sở khoa học và nguồn tham khảo quý báu để NCS có thể tiến hành đánh
  • 29. 24 giá tổng quan tình hình nghiên cứu và vận dụng vào quá trình nghiên cứu của mình. Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu về sự nghiệp bảo vệ CT- AN và sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ CT-AN quốc gia đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề gốc độ khác nhau. Các công trình này chủ yếu nêu lên tính khách quan và phân tích thực trạng sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, các công trình này chưa tập trung phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về độc lập dân tộc và vai trò của việc giữ vững CT-AN, tăng cường xây dựng LLAN để bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh Lào đẩy mạnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
  • 30. 25 Chương 2 QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 2.1. QUAN NIỆM VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH 2.1.1. Nội hàm vấn đề độc lập dân tộc Theo Từ điển tiếng Việt: "Độc lập" nếu đứng như một tính từ có nghĩa là: "Tự mình tồn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác". Còn nếu "độc lập" liên quan đến một quốc gia dân tộc thì có nghĩa là có chủ quyền, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác". "Độc lập" nếu dùng như một danh từ thì "độc lập" chỉ "Trạng thái của một nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác" [51]. Còn theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì: "Độc lập (Independence) là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao" [26]. Như vậy, độc lập có thể là trạng thái ban đầu của một quốc gia mới xuất hiện, nhưng nó được dùng như một sự giải phóng từ sự thống trị của một quốc gia dân tộc khác. Độc lập cũng có thể nói theo nghĩa phủ định. Đó là tình trạng không bị điều khiển, cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc. Độc lập có thể giành được nhờ việc chống lại thực dân hoá (phi thực dân hoá), chống lại sự chia cắt. Từ các định nghĩa trên có thể thấy độc lập dân tộc là khái niệm dùng để chỉ trạng thái của một đất nước không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bất cứ một thế lực nào khác bên ngoài, lãnh thổ toàn vẹn, không bị đe doạ xâm chiếm. Độc lập dân tộc là quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia được thể hiện trên tất cả các phương diện: kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, xã hội… Xét trên khía cạnh đó, độc lập dân
  • 31. 26 tộc chính là quyền làm chủ của một quốc gia, là mục tiêu của chính sách quốc gia và là nội dung chủ yếu của lợi ích dân tộc. Đối với nước CHDCND Lào, độc lập dân tộc thể hiện trước tiên là độc lập tự chủ về cương lĩnh, đường lối của Đảng NDCM Lào, không lệ thuộc vào bất cứ thế lực chính trị nào. Đây là yêu cầu cao nhất của độc lập dân tộc trong sự nghiệp đổi mới. Trong thế giới "đa cực" với nhiều xu hướng chính trị khác nhau và CHDCND Lào chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, cho nên độc lập dân tộc không chỉ giới hạn trong phạm vị chế độ chính trị mà còn liên quan đến các lĩnh vực kinh tế. Dù nền kinh tế thế giới lôi cuốn sự tham gia của các quốc gia dân tộc, các nền kinh tế tham gia hợp tác, liên kết với nhau, thị trường được mở rộng trên phạm vi toàn cầu trong một "thế giới phẳng" trước tác động của quá trình toàn cầu hoá nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản (CNTB) vẫn không thay đổi. Trong quan hệ hợp tác kinh tế với các nước XHCN, các thế lực đại diện cho CNTB luôn dùng đòn bẩy kinh tế làm áp lực hòng buộc các nước phát triển theo con đường XHCN thay đổi chế độ chính trị. Bởi vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế, CHDCND Lào, một mặt phải vừa mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển đất nước; mặt khác, phải kiên định lập trường độc lập dân tộc, giữ vững chế độ chính trị. Thực tiễn lịch sử với nhiều diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đã cho thấy độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc và toàn cầu hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có tính hai mặt vừa là kết quả tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loài người, vừa là sản phẩm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với tư cách là lực lượng sản xuất của xã hội loài người phát triển đến giai đoạn hiện nay, nó có tính tiến bộ lịch sử và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Với tư cách là quan hệ sản xuất chiếm vị trí chủ đạo trên thế giới hiện nay (quan hệ sản xuất tư bản
  • 32. 27 chủ nghĩa đang mở rộng trên toàn cầu), nó tất yếu có lợi cho quyền lực kinh tế, chính trị của các nước phát triển phương Tây. Toàn cầu hoá cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc gia của từng nước. Tuy là một quốc gia độc lập nhưng với tư cách là một bộ phận bị ràng buộc bởi các quy định, định chế chặt chẽ của các tổ chức quốc tế cho nên bản thân của mỗi nhà nước quốc gia dân tộc không thể tự hoạch định chính sách KT-XH theo mong muốn riêng của mình, mà phải đối chiếu với các thoả thuận đã cam kết với các tổ chức quốc tế. Các nước phát triển với ưu thế vượt trội của mình: từ nền kinh tế thị trường tương đối hoàn thiện đến nguồn lực về vốn, công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại và thông qua công cụ của mình là các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia để gây sức ép buộc các nước đang phát triển, đặc biệt các nước lựa chọn con đường phát triển theo định hướng XHCN phải đặt các thoả thuận đa phương lên trên chính sách quốc gia. Chính vì thế, toàn cầu hoá là quá trình chứa đựng đầy mâu thuẫn, cực kỳ phức tạp với sự đan xen cả tích cực lẫn tiêu cực, cả thời cơ lẫn thách thức, cả thuận lợi lẫn khó khăn. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là quyền lực và lợi ích chi phối, thao túng của những thế lực tư bản quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa với một bên là chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc của các nước đang phát triển. Đó là mâu thuẫn ngay trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản với nhau. Đó là mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải với phân phối không công bằng dẫn tới phân cực giàu nghèo ngày càng tăng giữa các quốc gia và trong mỗi nước, giữa trung tâm với ngoại vi, giữa Bắc với Nam. Đó là mâu thuẫn giữa kinh tế tăng trưởng với văn hoá, đạo đức xã hội suy đồi do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường toàn cầu hoá. Đó là mâu thuẫn giữa hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, là mâu thuẫn giữa xã hội với môi trường thiên nhiên, biểu hiện ở hiểm hoạ môi trường ngày càng tăng do sự tàn phá của con người gây ra…
  • 33. 28 Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay không chỉ là vấn đề kinh tế thuần tuý. Nó tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của các nước đang phát triển, tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của thế giới, đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với các quốc gia về chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh… Xem xét từ góc độ chủ quyền quốc gia, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay vừa có những tác động thuận lợi, vừa đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có Lào. Trên một ý nghĩa nào đó, toàn cầu hoá hiện nay đã mở ra cơ hội thuận lợi để Lào phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra cơ sở vật chất cho CHXH và do đó mà có điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, các nước đang phát triển trong đó có Lào có nhiều cơ hội để tiếp cận nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lý xã hội, tiếp thu nhưng tinh hoa của nền văn minh công nghiệp và sử dụng tất cả những cái đó đề tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây (trong điều kiện có chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc). Đó là những thách thức được che đậy dưới những chiếc áo khoác nhiều màu sắc hấp dẫn của lợi ích kinh tế, của sự cám dỗ về vật chất, được nhìn nhận qua những lăng kính ảo của tham vọng cá nhân, của những chuẩn mực giá trị đạo đức, lối sống sai lệch. Các thế lực phương Tây ra sức tuyên truyền đưa ra những luận điệu sai lệch trong điều kiện toàn cầu hoá như: chủ quyền dần dần mất đi, khái niệm chủ quyền đã lỗi thời. Những luận điệu mở đường cho việc tiến hành xâm phạm chủ quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển,
  • 34. 29 trong đó có Lào. Không thể phủ nhận một thực tế là toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, đang diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia dân tộc tham gia. Tuy nhiên, điều ấy cũng không có nghĩa lấy "cái làng toàn cầu" để thay thế cho chủ quyền quốc gia dân tộc, lấy lợi ích toàn cầu để thay cho lợi ích quốc gia dân tộc như quan điểm của một số học giả của các nước tư bản phát triển. Dù thế giới hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH-CN và quá trình toàn cầu hoá song mỗi quốc gia dân tộc vẫn là một chủ thể trong đời sống quốc tế và do đó "chủ quyền quốc gia" vẫn là chuẩn tắc hành động cao nhất của các bên tham gia vào quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Đối với CHDCND Lào, việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện kinh tế còn kém của các nước đang phát triển, trong đó có Lào, việc đảm bảo xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gặp rất nhiều khó khăn, chủ quyền về kinh tế luôn bị đe doạ bởi hàng trăm, hàng ngàn mánh khoé mưu mô hết sức tinh vi và xảo quyệt của các đối tác bên ngoài. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các nước đang phát triển, trong đó có Lào, tất yếu phải chấp nhận và buộc phải thực hiện theo các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền quốc gia để tuân theo chúng một cách vô điều kiện và bằng mọi giá. Các thông lệ, quy tắc và định chế quốc tế phổ biến hiện nay đều do các nước tư bản phát triển chi phối và áp đặt, đều xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của họ, có mặt bất công bằng, bất hợp lý. Chính vì vậy, hiện nay các nước đang phát triển, trong đó có Lào đang tiến hành cuộc đấu tranh kiên trì, quyết liệt, có hiệu quả để ngăn cản việc ban hành những quy tắc, định chế quốc tế bất bình đẳng, bất lợi cho chính mình. Vì vậy, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế với lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước là nguyên tắc không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cao hơn, lớn hơn là ý nghĩa bảo vệ chủ quyền quốc gia.
  • 35. 30 Như vậy, quá trình toàn cầu hoá có thể có những tác động nhất định đến chủ quyền quốc gia dân tộc, đặt các dân tộc, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Lào, trước thách thức của hàng loạt các vấn đề mới. Vấn đề của các nước không phải là tìm cách chống lại xu thế này mà phải chủ động tham gia, phải biết cách điều chỉnh và thích ứng với xu thế đó trên nguyên tắc đảm bảo độc lập dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay có những sự thay đổi lớn về quan niệm, thậm chí là vênh nhau, khác biệt giữa nguyên tắc và thực tiễn. Đây là một thách thức lớn đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó các nước đang phát triển trở thành đối tượng dễ tổn thương nhất vì: Thứ nhất, các nước lớn luôn tìm mọi cách chi phối trật tự quốc tế đồng thời tác động, gây ảnh hưởng tới các nước nhỏ (trực tiếp hoặc gián tiếp), chèn ép quyền lợi của các nước nhỏ nhằm thoả mãn quyền lợi của các nước lớn. Thứ hai, dưới tác động của toàn cầu hoá, các nước ngày càng trở nên lệ thuộc lẫn nhau. Điều đó khiến việc giữ gìn độc lập dân tộc của một nước trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty xuyên quốc gia có xu hướng can thiệp nhiều vào kinh tế và cả chính trị của các nước, thậm chí quốc tế hoá và gây sức ép lên cả quyền tự chủ dân tộc của các nước nhỏ. Thứ ba, xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế dưới một khía cạnh nào đó cũng làm suy giảm quyền lực quốc gia dân tộc, cản trở khả năng quốc gia thi hành chính sách độc lập dân tộc. Hợp tác là quá trình phối hợp chính sách trong đó các chủ thể có chủ ý điều chỉnh hành vi của mình theo những ưu tiên trên thực tế hoặc sẽ phát sinh của chủ thể khác. Điều đó có ý nghĩa, hợp tác xuất hiện khi các chủ thể chủ động điều chỉnh hành vi của mình để đáp ứng lợi ích của bên đối tác mà vẫn đảm bảo lợi ích của mình. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, các nước cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế một cách chủ động tích cực với một "lộ trình" phù hợp để
  • 36. 31 không bỏ lỡ các cơ hội phát triển mà toàn cầu hoá kinh tế đưa lại nhưng cũng phải nghiêm túc, cẩn thận và có đối sách hữu hiệu tương ứng do tác động tiêu cực của mặt trái của toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Toàn cầu hoá kinh tế là "con dao hai lưỡi", mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại cho từng quốc gia sẽ không giống nhau. Khi một số nền kinh tế nào đó gặp khó khăn (nhất là đối với những nước đang phát triển thường rất dễ bị tổn thương) thì một nền kinh tế khác (thường là tư bản phương Tây) được hưởng lợi. Sự rủi ro của một hoặc một số quốc gia có thể thúc đẩy sự thành công của một quốc gia khác. Do vậy, trong tiến trình tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế, không thể coi nhẹ những bất bình đẳng, không công bằng trên thực tế mà nguyên tắc tự do, bình đẳng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che đậy, không thể chỉ có hô hào "hội nhập" mà không tính đến chủ quyền quốc gia. Đối với CHDCND Lào, vấn đề có tính nguyên tắc và đặt lên hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng XHCN, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, vì độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia là hai mặt, của một quá trình, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là CHDCND Lào cần xác định đúng những quyết sách chiến lược, những bước đi cụ thể, phù hợp, hết sức tỉnh táo để đảm bảo cho quá trình đó đều phát triển và hỗ trợ cho nhau. 2.1.2. Nội hàm vấn đề độc lập trên lĩnh vực chính trị - an ninh Thuật ngữ "chính trị" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại "politika", có nghĩa là "công việc nhà nước" hay "những công việc xã hội". Trong tiếng Hán cổ đại, "chính trị" nghĩa là "chính sách quốc gia", "công việc trị quốc"... Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm chính trị như: nghệ thuật của phép cai trị; những công việc của chung;
  • 37. 32 sự thoả hiệp và đồng thuận; quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích… Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị. Trong các công việc chung của xã hội thì công việc của nhà nước chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu thế luôn luôn muốn giành lấy vai trò thực hiện các công việc chung để xác lập và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà nước.Tất nhiên, chính trị không chỉ bao gồm các công việc của nhà nước. Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì còn hàng loạt vấn đề chung khác cần giải quyết như các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội, các phương án giải quyết các vấn đề chung của xã hội khác với giai cấp, tầng lớp nắm quyền... Vì vậy, bên cạnh nhà nước trong xã hội còn tồn tại các tổ chức chính trị khác. Tập hợp toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị được gọi chung là hệ thống chính trị. Trong chế độ dân chủ, các thành viên của xã hội cũng như các tổ chức xã hội đều được tham gia ở mức độ nhất định hoạt động chính trị. Nhưng không phải vì thế mà các tổ chức xã hội đó đều được gọi là các tổ chức chính trị. Chỉ những tổ chức được lập ra chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị thì mới gọi là tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị có thể thực hiện các hoạt động khác nhưng đó không phải nhiệm vụ cơ bản của nó.
  • 38. 33 Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức CT-XH được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong các nước phát triển theo con đường XHCN, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực chính trị, tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị. "An ninh" là yên ổn, không có rối loạn. Nói đến an ninh chính trị trước hết phải nói đến an ninh quốc gia. Đó là nói đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, không bị chia cắt, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. An ninh quốc gia là một khái niệm mang tính chính trị - pháp lý, thể hiện bản chất chế độ xã hội của một quốc gia. An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... trong đó CT-AN là cốt lõi, xuyên suốt. Bảo vệ nền CT-AN đó là các hoạt động bảo vệ chính trị và nhà nước, bảo vệ Đảng, giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, sinh viên và người lao động đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài. Bên cạnh đó giữ vững CT- AN còn là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm
  • 39. 34 mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ CT-AN là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp. 2.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH Ở LÀO 2.2.1. Những nhân tố chủ quan 2.2.1.1. Khái quát lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh ở Lào * Về nước CHDCND Lào: - Về địa lý, hành chính: CHDCND Lào nằm ở trung tâm của Đông Nam Á lục địa, có diện tích 236.800 km2 , phía Bắc giáp Trung Quốc với 416 km đường biên giới; Tây Bắc giáp Mianma có đường biên dài 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan với 1.730 km đường biên; Nam giáp Campuchia với 492 km đường biên và phía Đông giáp Việt Nam với 2.067 km đường biên. Dân số hơn 6 triệu người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 50,2%. Lào là quốc gia đa dân tộc với 49 dân tộc anh em, chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số. Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêngchăn). Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11). Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi, trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê-công hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêngchăn, Chămpaxắc... 45% dân số sống ở vùng núi. Hiện nay Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông. - Về kinh tế-xã hội: Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung, kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định. Nguyên nhân sâu xa là do sức sản xuất thấp;
  • 40. 35 nguồn vốn dựa vào bên ngoài còn lớn, trong khi nội lực còn yếu (trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước, Lào chiếm 20%, nước ngoài chiếm 80%). Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu KT-XH do các kỳ Đại hội và các Chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Phần lớn các mục tiêu kinh tế đều đạt. Về sản xuất lương thực, năm 1986 mới chỉ đạt 1,6 triệu tấn. Nhờ có chủ trương đúng đắn, chính sách, giải pháp phù hợp, các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996-2000 như: sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, phát triển hàng hoá, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực đều đạt kế hoạch. Chương trình sản xuất lương thực đã có bước tiến triển rõ rệt: năm 2000 đạt sản lượng 2,2 triệu tấn, năm 2005 đạt 2,6 triệu tấn, năm 2013 đạt 3,415 triệu tấn (trong đó có 2,15 triệu tấn gạo). Từ năm 2005, Lào tự túc được lương thực, có dự trữ quốc gia và xuất khẩu. Hợp tác kinh tế quốc tế cũng có bước tiến tích cực trong đó nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. FDI hiện là một trong những động lực chính đối với nền kinh tế Lào. Kể từ khi Lào thông qua Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988, đến đầu năm 2015, Lào đã thu hút được hơn 22 tỷ USD với hơn 4.500 dự án của các nhà đầu tư đến từ 54 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, lĩnh vực đầu tư nhiều nhất vẫn là khoáng sản với giá trị đầu tư lên đến 5,7 tỷ USD, tiếp đến là điện lực 5,1 tỷ USD, nông nghiệp 2,7 tỷ USD và dịch vụ hơn 2,3 tỷ USD. Nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở rộng hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nước, nhất là với Việt Nam và các đối tác ở khu vực châu Á. Việt Nam hiện tiếp tục nằm trong tốp ba nước dẫn đầu về đầu tư vào Lào với hơn 400 dự án, tổng vốn hơn 5 tỷ USD (tính đến đầu năm 2015). Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế Lào, tạo việc làm cho hàng vạn người địa phương, đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội cho địa phương có dự án đầu tư. Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động xã hội, tạo ra sự hài hoà trong phát triển.
  • 41. 36 Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân 7,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700 USD/năm giai đoạn 2013-2014, so với 298 USD vào năm 2000; tỷ lệ lạm phát ở mức bình quân 5,16%/năm trong 15 năm tính từ năm 2000; thâm hụt ngân sách ở mức 4,34%. Các lĩnh vực giáo dục, văn hoá - xã hội thu nhiều kết quả tốt đẹp. Đời sống nhân dân được cải thiện; công tác giảm nghèo đạt tiến bộ đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước xuống còn 8,11%. Bên cạnh sự nổi lên của các ngành công nghiệp như du lịch và xây dựng, tiêu dùng cá nhân cũng đang trở thành một động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế của Lào. Việc tăng cường nỗ lực nhằm đa dạng hoá nền kinh tế và cải thiện quản lý vĩ mô sẽ giúp Lào phát huy tiềm năng kinh tế của nước này. ADB dự báo, nền kinh tế Lào sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới. Năm 2015 là năm cuối Lào thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ 7 và các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đưa Lào thoát khỏi danh sách nước kém phát triển vào năm 2020 và chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ 8 (2016-2020). Đây cũng là năm Lào gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Kinh tế đối ngoại của Lào liên tục phát triển trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi Lào gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (2/2013). Năm tài khoá 2013-2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào đạt 8,1 tỷ USD tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái (7,03 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng 1,5% (3,38 tỷ USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản và sản phẩm từ khoáng sản đạt giá trị xuất khẩu 1,3 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là mặt hàng công nghiệp đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 32%, điện 586 triệu USD chiếm 17,1%, nông nghiệp và chăn nuôi đạt 281 triệu USD chiếm 7,9%, gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 160 triệu USD chiếm 4,7%. Đối tác xuất khẩu chính của Lào là Thái Lan với giá trị xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Trung Quốc đạt
  • 42. 37 703 triệu USD chiếm 17%, Việt Nam đạt 613 triệu USD chiếm 15%, Úc đạt 277 triệu USD chiếm 8,1%… Về nhập khẩu đạt 4,7 tỷ USD tăng 29% so với cùng kỳ (3,6 tỷ USD). Các mặt hàng nhập khẩu chính là vật liệu xây dựng chiếm 24,4%, tiếp đến là phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 17,8%, xăng dầu chiếm 16,1%, các mặt hàng phục vụ công nghiệp chiếm 14,2%, đồ điện chiếm 15%, đồ tiêu dùng chiếm 9,5%…Về đối tác nhập khẩu, Thái Lan vẫn là nước đóng vai trò quan trọng nhất chiếm 65% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Trung Quốc với 17,3%, Việt Nam với 8,3%, Nhật Bản với 1,9% và Hàn Quốc 1,6%… Trong năm tài khoá 2013-2014, thâm hụt thương mại của Lào tăng mạnh gần 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước là khoảng 250 triệu USD, nguyên nhân chính do xuất khẩu của Lào dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, các ngành hàng sản xuất sản phẩm trong nước phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế chưa đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu chung. * Về lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh ở Lào. - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Năm 1886, Chính phủ Pháp phái đạo quân do đại tá Pernót chỉ huy từ Hà Nội, Lai Châu đến Thượng Lào tiến vào Luông Phabăng đánh dấu sự mở đầu cho làn sóng xâm nhập của thực dân phương Tây vào Lào, khi đó Xiêm đang can dự tại Lào. Ngày 13/10/1893, hiệp định Pháp - Xiêm được ký kết, theo đó sông Mê Công được lấy làm ranh giới giữa Xiêm và Đông Dương thuộc Pháp. Với hiệp định năm 1893, chế độ cai trị của thực dân Pháp được chính thức thiết lập ở Lào. Sau khi gạt Xiêm ra khỏi Lào, Pháp lập tức bắt tay vào tổ chức bộ máy cai trị. Bên cạnh vua Lào có một uỷ viên chính phủ Pháp nắm toàn quyền về Lào. Đến những năm 1920, mặc dù đã thiết lập chế độ cai trị ở Lào hơn 30 năm nhưng những chính sách của thực dân Pháp vẫn làm cho nước Lào hầu
  • 43. 38 như còn đứng ngoài quỹ đạo của nền kinh tế thực dân. Tuy nhiên, vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, tư bản Pháp đã đẩy mạnh các hoạt động đầu tư khai thác thuộc địa Đông Dương, trong đó có Lào. Trong bối cảnh nêu trên, mùa Xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của phong trào cách mạng của ba nước Đông Dương nói chung, của cách mạng Lào nói riêng. Đến năm 1933 Đảng Cộng sản Đông Dương mới bắt đầu có những hoạt động ở Lào và đến năm 1935, một số chi bộ cộng sản đã được tổ chức, hoạt động ở các thị xã, thành phố lớn như Viêngchăn, Luông Phabăng, Savanakhẹt, Pacsê... Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, thực dân Pháp ở Đông Dương hèn nhát đầu hàng bọn quân phiệt Nhật, câu kết với Nhật đàn áp dã man phong trào cách mạng Đông Dương. Từ đây, nhân dân Lào cũng như nhân dân Việt Nam và Campuchia rơi vào cảnh một cổ hai tròng. Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đã nổ ra và thành công. Tận dụng điều kiện thuận lợi này, những người cách mạng Lào đã sáng suốt chớp thời cơ, kêu gọi "nhân dân Lào đứng lên giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, không để thực dân Pháp quay trở lại". Ngày 23-8, một cuộc mít tinh lớn của quần chúng cách mạng Viêngchăn, có LLVT hỗ trợ, đã được tổ chức tại Chợ Mới, với những khẩu hiệu: "Nước Lào độc lập muôn năm! Hoan nghênh Việt Nam độc lập!". Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, viên tỉnh trưởng Viêng Chăn ngả theo cách mạng, nhân dân Viêngchăn giành được chính quyền. Ngày 8 tháng 10 năm 1945, Hoàng thân Xuphanuvông đã triệu tập Hội nghị Itxala toàn quốc tại Thàkhẹt. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã nhất trí bầu Xuphanuvông làm Chủ tịch Lào Itxala. Các đội vũ trang yêu nước ở Thàkhẹt và Xavanakhẹt được tổ chức thành "Quân vệ quốc Lào". Đây là những nhân tố quan trọng bảo đảm cho cách mạng Lào tiếp tục phát triển