SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
1
M
1. Lý do chọn đề tài
Loại hình di tích hạ tầng đô thị thường được phân chia ra làm 2 loại: hạ tầng
công nghiệp đô thị và hạ tầng dân sinh đô thị.
Ở Sài Gòn – Chợ Lớn thời Pháp thuộc các loại hình di tích công nghiệp đô thị,
mà tập trung chủ yếu là các nhà máy điện và cấp nước, nhà máy lúa gạo, các nhà máy
xí nghiệp liên quan đến ngành đóng sửa chữa tàu thuyền, như khu công nghiệp Ba Son
và các công trình khác: nhà máy, xí nghiệp, văn phòng của các hãng tàu, kho bãi của
các bến cảng… Loại hình các công trình công nghiệp đô thị thường được xây dựng
bên trên mặt đất, như các nhà máy lúa gạo, nấu rượu; nhà máy điện và nước: tháp
nước, thủy đài; xí nghiệp, văn phòng của các hãng tàu.
Loại hình hạ tầng đô thị dân sinh bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường thủy, kênh rạch, cầu, cống rãnh, đường đô thị, vỉa hè, cây xanh và các công
trình công cộng khác…
Trải qua biến đổi, nhất là do quá trình đô thị hóa, bộ mặt đô thị Sài Gòn- Chợ
Lớn trong đó có các di tích hạ tầng đô thị thời Pháp thuộc cũng bị biến dạng, đặt ra
nhiều vấn đề về qui hoạch đô thị, ứng xử với di sản cũng như sử dụng di sản trong bối
cảnh hiện nay. Các di tích thời Nguyễn hiện nay còn lại không nhiều và còn lại chủ
yếu là những dấu tích, do đó, các loại hình di tích chủ yếu là từ thời kỳ Pháp thuộc trở
về sau. Hầu hết những di tích loại hình công nghiệp và hạ tầng đô thị Sài Gòn tập
trung ngay tại các khu vực mà nay là trung tâm thành phố, chủ yếu tại các quận: Quận
1, Quận 3, Quận 5.
Đề tài có tính cấp thiết cao về nhiều mặt đáp ứng nhu cầu hiện nay cả về nhận
thức lẫn thực tiễn hành động, nhất là đối với các cư dân trẻ của thành phố như các sinh
viên đang sinh sống và học tập ở hiện nay.
Với những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài này cho công trình
nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây, vấn đề này cũng có được đề cập ít nhiều trong một số công trình
viết về Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh qua các tác phảm như “Sài Gòn đất và
2
người” của Nguyễn Thành Lợi do nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2015, “ Đất Gia Định - Bến Nghé xưa & người Sài Gòn” của Sơn Nam
do nhà xuất bản Trẻ năm 2014. Gần đây có một số công trình đáng chú ý như: “Hạ
tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu” của Trần Hữu Quang do nhà xuất bản tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2011, nhưng tác giả chủ yếu dựa trên tư liệu văn bản
người Pháp, không bao quát đầy đủ các lĩnh vực và không đề cập đến hiện trạng. Năm
2016, Nguyễn Đức Hiệp với 2 ấn phẩm “Sài Gòn Chợ Lớn- ký ức đô thị và con
người” và “Sài Gòn Chợ Lớn- những tư liệu quí trước 1945” do nhà xuất bản Văn
hóa- Văn nghệ ấn hành, đã cho biết nhiều thông tin về quá trình xay dựng hạ tầng đô
thị của Sài Gòn và Chợ Lớn trước 1945. Một số tác giả khác cũng viết bài trên một số
tập của bộ sách Nam Bộ Đất và Người do Hội Khoa học Lịch Sử Thành phố Hồ Chí
Minh ấn hành.
3. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các hệ thống hạ tầng đô thị (nay đã là các di
tích) tập trung chủ yếu n m trên địa bàn các Quận 1 3 và 5, một phần của các quận 2,
6 và 8 Thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian, tập trung nghiên cứu các di tích được hình thành trong giai đoạn
thời Pháp thuộc từ năm 1858 đến năm 1945 và có liên hệ đến ngày nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để nghiên
cứu và hoàn thành đề tài Phương pháp lịch sử d ng để nêu lên các sự kiện, mốc thời
gian cho thấy quá trình xây dựng, sử dụng và phát triển các loại hình di tích công
nghiệp và hạ tầng đô thị ở Sài Gòn- Chợ Lớn thời Pháp thuộc Phương pháp logic
d ng để nêu lên bản chất, nguyên nhân và xu hướng vận động của quá trình đó, đánh
giá những thành tựu, hạn chế các chính sách phát triển đô thị của chính quyền thuộc
địa
Ngoài ra công trình còn sử dụng các phương pháp chuyên nghành của khảo cổ
học và các phương pháp thống kê, so sánh để từ đó rút ra những nhận x t, kết luận bổ
sung cho những vấn đề mà tư liệu lịch sử còn thiếu, không bao quát hết
5. Những đóng góp của đề tài
Các di tích công nghiệp và hạ tầng đô thị tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
được phân bố trong không gian rộng lớn, có sự thay đổi hiện trạng rất nhanh chóng và
3
phức tạp. Các dấu tích của các di tích thời Nguyễn, như cảng Bến Nghé, hệ thống hạ
tầng thành cổ… hầu như đã không còn, và chỉ được biết qua những phát hiện khảo cổ
học, những hiện vật bảo tàng và phần lớn được xem xét qua sử liệu và tư liệu khảo cổ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng đã cho chúng ta hình dung ra phần nào qui mô
của hai đô thị lớn thời Nguyễn là Bến Nghé và Sài Gòn (tức chợ Lớn sau này). Loại
hình công nghiệp và hạ tầng đô thị Sài Gòn hiện nay chủ yếu được hình thành thời kỳ
Pháp thuộc trở về sau. Những di sản hạ tầng đô thị thì thường được hình thành ở thời
Pháp thuộc và phần nào ở thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Từ sau năm 1975
đến nay, các di sản này đã có biến đổi qua rất nhanh chóng do quá trình đô thị hóa.
Nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp cho những người quan tâm một cái
nhìn tổng thể về hệ thống di sản hạ tầng đô thị thời Pháp hiện tồn tại cũng như lịch sử
quá trình hình thành của chúng. Từ đó làm căn cứ để điều chỉnh những qui hoạch hiện
nay cho phù hợp cũng như đánh giá đúng và trân trọng những giá trị di sản do lịch sử
để lại.
6. ối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu hệ thống hạ tầng đô thị (nay đã là các di tích) ở
Sài Gòn- Chợ Lớn thời Pháp thuộc tập trung chủ yếu n m trên địa bàn các Quận 1 3
và 5, một phần của các quận 2, 6 và 8 Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ nghiên cứu : Làm rõ lịch sử hình thành đô thì Sài Gòn, Chợ Lớn và
cơ cấu quản lý hành chính – cư dân của Sài Gòn, Chợ Lớn thời Pháp thuộc.Thống kê,
hệ thống hóa toàn bộ các di sản hạ tầng đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện còn
cho đến ngày nay Nêu lên đặc điểm phân bố, quá trình hình thành, niên đại, chủ nhân
và hiện trạng của các di tích công nghiệp đô thị ở Sài Gòn Chợ Lớn Nêu lên đặc điểm
phân bố, quá trình hình thành, niên đại, chủ nhân, tình trạng của các di tích hạ tầng
dân sinh đô thị ở Sài Gòn, Chợ Lớn Đánh giá về giá trị của di sản, việc bảo tồn phát
huy di sản, nêu lên những trường hợp điển hình về lịch sử và hiện trạng di tích, đề
xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản.
7. Cấu trúc đề tài
Chương 1
S L C L CH S H NH TH NH Đ TH S I G N- CH L N
1.1 Sơ lược lịch sử thành lập Sài Gòn và Chợ Lớn trước thời Pháp
4
thuộc
1.1.1 Vùng Bến Nghé
1.1.2 Vùng Sài Gòn
1.2 Tổng quan về hành chính, cư dân, xã hội Sài Gòn, Chợ Lớn thời Pháp thuộc
1.2.1 Tổng quan về cơ cấu hành chính
1.2.2 Chế độ quản lý và cư dân
TIỂU KẾT
Chương 2
LOẠI H NH HẠ TẦNG C NG NGHIỆP Đ TH
2.1 Hệ thống nhà máy điện và nước
2.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
2.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
2.2 Hệ thống nhà máy lúa gạo và nấu rượu
2.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
2.2.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
2.3 Hệ thống nhà máy đóng và sửa chữa tàu thuyền
2.3.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
2.3.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
2.4 Một số di tích điển hình của loại hình công nghiệp đô thị Sài Gòn
2.4.1 Nhà đèn Chợ Quán
2.4.2 Khu vực tháp nước Hồ Con Rùa
TIỂU KẾT
CH NG 3
LOẠI HÌNH HẠ TẦNG DÂN SINH Đ TH
3.1 Hệ thống đường bộ, đường thủy
3.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
3.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
3.2 Hệ thống kênh rạch, cầu, cống rãnh, giếng ngầm
3.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
3.2.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
3.3 Hệ thống đường đô thị, vỉa hè, cây xanh
5
3.3.2 Đặc điểm phân bố và số lượng
3.3.3 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
3.4 Hệ thống các công trình khác: bến cảng, kho bãi của các cảng, cầu tàu...
3.4.2 Đặc điểm phân bố, số lượng
3.4.3 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
3.5 Một số di tích tiêu biểu của loại hình hạ tầng đô thị
3.5.2 Đường Đồng Khởi
3.5.3 Đường Nguyễn Huệ
TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
Chƣơng 1.
SƠ LƢỢC L C S N N S N- C Ợ L N
1.1Sơ lƣợc lịch sử th nh l p S i n v Chợ L n trƣ c thời Pháp
thuộc
1.1.1 Vùng Bến Nghé
Nam Bộ là xứ sở của sông ngòi và kênh rạch cho nên ngay từ khi mở mang bờ
cõi, khai phá v ng đất Nam bộ vào cuối thế kỷ XVI, giao thông đi lại của người dân
chủ yếu b ng đường thủy. Trịnh Hoài Đức có ghi trong Gia Định Thành thông chí,
“Đất Gia Định có nhiều sông ngòi, cù lao, bến bãi, nên 10 người đã có 9 người giỏi
việc chèo thuyền, bơi lội…Đất Gia Định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng
thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hay đi thăm người thân, hoặc chở gạo củi đi buôn
bán, rất tiện lợi mà ghe thuyền đi lại chật sông suốt ngày đêm nối đuôi nhau, cho nên
nhiều khi đụng nhau bị hư hỏng rồi sinh ra kiện cáo, nhưng ai phải ai quấy thì thật khó
xử cho đúng lẽ” [8, tr. 186] .
Về danh xưng ến Ngh : “ ến Ngh ” ban đầu là tên gọi của một bến sông ( có ý
kiến cho r ng xuất phát từ ý nghĩa của một cái “ ến dùng cho trâu, nghé tắm” Tuy
nhiên cũng có nhà nghiên cứu cho r ng Bến Ngh để chỉ nơi có nhiều cá sấu “có tiếng
kêu giống như ngh ”) Sau “ ến Ngh ” được d ng để chỉ một đoạn sông (đoạn sông
Bến Nghé thuộc sông Tân Bình hay Bình Giang hoặc ình Dương Giang – đoạn chảy
qua huyện ình Dương, trấn Phiên An – nay chính là sông Sài Gòn) Trong Gia Định
Thành thông chí, Bến Ngh được Trịnh Hoài Đức gọi là Ngưu Tân (牛 津 ). Về sau,
tên gọi “ ến Ngh ” được mở rộng, dùng làm tên gọi một thị trấn – thị trấn Bến Nghé.
Cũng có khi c ng với Sài Gòn (tức Chợ Lớn sau này) tạo thành thị trấn Bến Nghé –
Sài Gòn) [8, tr. 41 – 44] [9, tr. 280] [10, tr. 60 – 63] Đến thời Pháp, “ ến Ngh ” được thu
h p lại d ng để gọi tên một con rạch đó là Rạch Bến Ngh (người Pháp gọi là Arroyo
Chinois), nhưng Rạch Bến Ngh này không tr ng với đoạn Sông ến Ngh (là một
đoạn của sông Tân ình) kể trên mà nó chính là một đoạn của n Thông Hà (nay
thuộc Quận 1) Sông n Thông nay chính là rạch ến Ngh và kênh Tàu Hủ, nối liền
Sài Gòn với Chợ Lớn.
7
Về những tên gọi địa danh liên quan đến tên gọi “ ến Ngh ”, đã được các nhà
nghiên cứu đề ập trong các công trình như: Trương Vĩnh Ký (Gia Định Phong Cảnh
vịnh), Huỳnh Tịnh Của (Đại Nam quốc âm tự vị), Vương Hồng Sển ( Sài Gòn
xưa,…), Lê Trung Hoa (Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh), Sơn Nam (Sài Gòn xưa,
Bến Nghé xưa…), Nguyễn Đình Đầu (Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn – Nam kỳ lục
tỉnh, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh…), tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề
còn tranh luận
Nói về Gia Định, phần cương vực, Gia Định Thành thông chí đã có n t khái quát
về các cửa biển, sông rạch, cửa sông, hải cảng ở Nam bộ. Nam bộ có nhiều sông rạch
và cũng có nhiều hải cảng lớn nhỏ, nhưng các cửa biển, cửa sông thường không ổn
định, nhiều khi bị phù sa bồi đắp: “Gia Định là đất Chân Lạp xưa, phía Đông nam giáp
với biển, có tất cả 17 hải cảng lớn, đó là: Xích Ram, Tắc Ký, Cần Giờ, Đồng Tranh,
Lôi Lạp (Soi Rạp), Cửa Đại, Cửa Tiểu, a Lai, ăng Côn (Cung), Ngao Châu, Cổ
Chiên, Ba Thắc, Mỹ Thanh, Hào Bàn (Gành Hàu), Long Xuyên, Kiên Giang và Hà
Tiên, còn các cửa nhỏ thì nhiều gấp đôi Tuy vậy các cửa này do bùn cát nên khi mở,
khi cạn, khi sâu, đổi dời bất thường. Ở đây, sông ngòi lại ch ng chịt như mắc cửi, nếu
không phải là thổ nhân quen thuộc thì ắt bị lạc hố, lộn bờ” [8, tr. 120].
Riêng vùng cửa biển Cần Giờ, được coi như một “cái vũng” lớn, nước sâu, sóng
gió ít, rất thuận lợi cho tàu thuyền đi vào: “Duy cảng Cần Giờ phía Đông nam có núi
Thát Sơn (tục gọi là Gành Rái) che quanh ở ngoài (Thuyền Úc cũng gọi là Vũng Tàu)
là vũng lớn ở trong, lòng cảng vừa sâu, vừa rộng, bốn m a tám hướng gió đều yên ổn,
không lo nạn cát ẩn và đá ngầm cũng như gió to sóng cả, các nước đều khen đây là
một hải cảng tốt bậc nhất. Chỗ ngoài biển có núi Thát Sơn có chỗ giới hạn nước quần
tụ, gọi là hải chuẩn (tục gọi là giáp nước), lúc m a gió nam thì giáp nước dời sang bắc,
lúc gió mùa bắc thì giáp nước dời vào nam, thuyền bè đi lại từng biết giới hạn ấy thì sẽ
tránh trước, khỏi gặp tai nạn” [8, tr 42]
Cảng Bến Nghé n m ở trung tâm của bờ hữu sông Tân Bình, tục gọi là Tân Bình
Giang (Sông Bến Ngh ) Đây là đoạn sông chuyển tiếp từ sông Nhà è lên đến vùng
đất ình Dương, Tây Ninh, ình Phước và tới biên giới Campuchia ngày nay “Từ
bến đò trước thành, uốn quanh lên phía Tây đến sông ình Đông (tục gọi là sông
Đồng Cháy), qua sông ăng ột (Thủy Vọt), ngược lên thủ sở Tầm Phong Tích rồi
đến thác lớn ưng Đàm (Nhồm) là chỗ cuối nguồn, tất cả là 462 dặm. Từ bến đò trước
8
thành quanh ra phía Bắc uốn qua Đông xuống cửa Tam Giang Nhà Bè, hợp làm sông
Phước ình đổ ra cửa lớn Cần Giờ là 142 dặm rưỡi. Hai bên sông có nhiều sông
nhánh, phía Tây nam sông thuộc địa giới Phiên n, phía Đông bắc thuộc địa giới trấn
iên Hòa” [8, tr. 42] Hoạt động thuyền bè ở đoạn sông này rất tấp nập: “Ở phủ Tân
ình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm sâu 10 tầm, khi
nước lên b ng 13 thước ta, sông này vừa rộng lớn vừa trong sâu, những tàu buôn và
ghe thuyền sông biển trong và ngoài nước ra vào không ngớt, trông thấy đầu tầu nối
liền, đuôi cột buồm chi chít, đủ biết đó là nơi đô hội” [8, tr. 42]
Ở phía bên hữu của cảng Bến Nghé có hệ thống sông rạch ch ng chịt nối Gia
Định với vùng Long An và miền Tây trong đó quan trọng nhất là An Thông Hà (hay
còn gọi là kênh Tàu Hủ). Kênh Tàu Hủ được khởi công đào năm 1819, là đường thủy
vận nối liền Bến Nghé – Sài Gòn với các sông ngòi tại đồng b ng sông Cửu Long Nơi
đây người Hoa vận chuyển hàng nhập cảng về bán cho cư dân lục tỉnh Nam Kỳ, sau
đó mua lúa gạo, gia cầm và nông phẩm khác về bán lại. Hai bên bờ kênh, sinh hoạt
của người Hoa rất tấp nập. Kênh Tàu Hủ còn có tên gọi khác là sông An Thông, sông
ình Dương, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé hay Arroyo Chinois. Lai lịch của con kênh
này cũng như nguồn gốc cái tên “Tàu Hủ” của nó là đề tài đang còn nhiều tranh
luận.[12, tr. 247 – 250] Theo Trịnh Hoài Đức, đầu thế kỷ XIX, nó vốn chỉ là một con
rạch, sau được đào thêm, nạo vét, mở rộng tạo thành con kênh lớn.[8, tr. 34] Con kênh
này kéo dài chừng 5 cây số, xưa kia là đường giao thông thủy huyết mạch nối hai thị
trấn Bến Nghé và Sài Gòn (Chợ Lớn) đồng thời nối Sài Gòn – Gia Định với miền Tây
Nam bộ và miền Đông nam Campuchia Trong quá trình phát triển, con kênh đã in
đậm dấu ấn trong tiềm thức người dân Nam bộ với cảnh trên bến dưới thuyền, hai bên
là làng xóm, phố thị đông đúc, tr phú
1.1.2 Vùng Sài Gòn
V ng Sài Gòn (sau đó là Chợ Lớn) vốn cũng là khu vực sớm được những người
dân Trung Hoa chọn làm nơi lập nghiệp, Gia Định Thành thông chí ghi năm 1698,
Nguyễn Hữu Cảnh đến và cho lập các thiết chế hành chính: “Con cháu người Trung
Quốc ở Trấn Biên lập thành xã Thanh Hà; ở Phiên Trấn lập làm xã Minh Hương, đều
biên vào sổ hộ khẩu” [8, tr. 77] Như vậy rõ ràng trước năm 1698, người Hoa đã có mặt
khá đông đúc tại vùng Sài Gòn. Vùng Sài Gòn cách Bến Nghé 5 km về phía Tây nam.
Nơi đây “phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lẫn lộn dài độ 3
9
dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu…
Những hóa vật ở Nam, Bắc theo đường sông đường biển chở đến không thiếu món
nào Đầu phía Bắc đường phố lớn có miếu Quan Thánh và 3 hội quán: Phúc Châu,
Quảng Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu, phía tây đường lớn có miếu
Thiên Hậu, gần phía Tây có hội quán n Lăng,… ấy là một thị phố lớn và đô hội náo
nhiệt” [8, tr. 187]
Đặc biệt, từ cuối thế kỷ XVIII, nhiều người Hoa bỏ đất iên Hòa về Sài Gòn
sinh sống, làm cho dân cư khu vực này đông đúc hơn và phố thị ngày càng sầm uất
Sài Gòn trở thành đầu mối cung cấp hàng hóa cho cả khu vực mà hầu hết những nhà
buôn lớn là người Hoa Người Hoa ở Sài Gòn đã bước đầu thành lập nên các bang, hội
của mình để quản lý việc buôn bán và tương trợ lẫn nhau trong quá trình định cư tại
khu vực này Khu vực Sài Gòn bao gồm nhiều thôn, xã, trong đó có xã Minh Hương
Sài Gòn trước n m trong địa hạt tổng Tân Long, sau là huyện Tân Long Xã Minh
Hương được thành lập từ năm 1698, c ng với nhiều thôn, xã khác của tổng Tân Long
Dân trong xã Minh Hương là những người Hoa đã nhập quốc tịch Việt, đa số làm nghề
buôn bán chứ không có ruộng nương cày cấy nên phải đóng thuế theo quy chế “biệt
nạp” (đóng thuế dựa trên khối lượng sản phẩm hàng hóa) Năm 1771, vua Xiêm là
Trịnh Quốc nh đem quân đánh phá Hà Tiên, dân Hà Tiên không buôn bán được nữa,
một số người Việt gốc Hoa ở đây đã phải chạy về Sài Gòn để tá túc Năm 1778, dân
xã Thanh Hà gần như bỏ hẳn C Lao Phố gần iên Hòa về Sài Gòn trú ngụ Từ đó,
Sài Gòn trở thành trung tâm tụ hội khá đông người Minh Hương Từ năm 1778, lưu
dân đến quá đông, nhờ đào kinh ảo Định, Rạch Cát, sau này thêm kinh Tàu Hủ nên
việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn Trên bản đồ thành phố Sài Gòn năm
1795, địa bàn Sài Gòn đã được mệnh danh là azar Chinois (chợ Trung Hoa, hay còn
gọi là Phố Khách)
Kết nối Sài Gòn với Bến Nghé là con kênh Tàu Hủ (có cả hệ thống đường bộ
nhưng để chuyên chở hàng hoá thì đường thuỷ quan trọng hơn) Kênh Tàu Hủ là con
kênh nhân tạo, lúc trước, khi chưa được nạo vét và mở rộng (năm 1819) nó không đón
được tàu buôn lớn. Và Bến Ngh chính là điểm trung chuyển của nó. Hàng hóa ở Chợ
Lớn, phần nhiều là hàng thủ công như gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm nghề dệt,
nghề làm giấy, nhựa, thuỷ tinh vv… được người Hoa xuất bán ra bên ngoài. Từ Chợ
Lớn, hàng hóa được đưa lên cho v ng thượng nguồn sông Vàm Cỏ và miền Đông nam
10
Campuchia mà địa điểm gần của nó là cảng Lôi Lạp. Cảng Lôi Lạp, n m trên đoạn
kênh nối giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Phước Lộc kéo dài về đến An Thông Hà
(thời đó còn gọi là Sông Sài Gòn – đến thời Pháp gọi Rạch Bến Nghé– hay Aroyyo –
nay ta gọi là kênh Tàu Hủ).
Năm 1822, một nhà ngoại giao cũng là một nhà khoa học người Anh Finlayson
đến Sài Gòn đã đánh giá r ng mỗi cái trong hai thị trấn Bến Nghé và Sài Gòn (tức Chợ
Lớn) đều to lớn b ng kinh đô angkok của nước Xiêm. Ông mô tả “Nhà cửa rộng lớn,
thích hợp với phong thổ. Mái lợp ngói. Cột điều mộc Vách thì tr t đất s t lên sườn tre
rồi tô hồ lên. Nhiều nhà cao tầng, sàn b ng ván, xếp hàng dọc theo bờ kênh, bờ sông
hay dọc theo đường cái rộng quang đãng Phố xá ngay hàng thẳng lối hơn là ở nhiều
kinh thành châu Âu” [9, tr. 24] Không chỉ là trung tâm buôn bán sầm uất trong nước,
Sài Gòn cũng mở rộng hoạt động buôn bán với nhiều nước trong khu vực Các thương
nhân người Hoa ở Sài Gòn thường xuyên giao lưu buôn bán với thương nhân
Campuchia Chính sách đón nhận tàu buôn nước ngoài thời Lê Văn Duyệt làm Tổng
trấn Gia Định làm cho các hoạt động buôn bán và sản xuất ở Sài Gòn càng thêm phát
triển.
Về cơ cấu tổ chức thì suốt thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có nhiều
thay đổi:
- Bến Nghé và Sài Gòn (Chợ L n) nằm trong Dinh Phiên Trấn thuộc Gia
ịnh Phủ
Năm 1698 “đất Đồng Nai” – Phủ Gia Định (tức Nam Bộ). Gồm Dinh Trấn Biên
(Huyện Phước Long) và Dinh Phiên Trấn (Huyện Tân Bình). Ranh giới 2 Dinh là
Sông Sài Gòn – Tân Bình Giang.
Năm 1708/1714 (GĐTTC) Chúa Nguyễn trao cho Mạc Cửu làm Tổng binh Trấn
Hà Tiên.
Năm 1732 lập Châu Định Viễn (tương đương với huyện nhưng ở nơi xa xôi)/
dựng Dinh Long Hồ (Vĩnh Long + Đồng Tháp)
Năm 1756 Nguyễn Cư Trinh tâu xin cho sáp nhập đất Xoài Rạp, Tầm Đôn (tức
Gò Công, Đồng Tháp Mười) vào châu Định Viễn.
Năm 1757 nhận thêm/ lập 3 đạo Đông Khẩu (Sa Đ c), Tân Châu (Tiền Giang),
Châu Đốc (Hậu Giang)
11
Năm 1779, Nguyễn Ánh cho đặt thêm Dinh Trường Đồn (Mỹ Tho). Vậy tổng
cộng có 4 Dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ, Trường Đồn) và Trấn Hà Tiên.
Bến Nghé và Sài Gòn thuộc dinh Phiên Trấn của ia ịnh Trấn
Năm 1800 đổi Gia Định Phủ thành Gia Định Trấn gồm có dinh Trấn Biên, dinh
Phiên Trấn, dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ), dinh Trấn Định (Trường Đồn) và trấn Hà
Tiên.
Bến Nghé và Sài Gòn thuộc trấn Phiên An của ia ịnh Thành (tổng trấn):
Năm 1808 đổi Gia Định Trấn thành Gia Định Thành, lấy Nguyễn Văn Nhơn làm
Tổng trấn, Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn. Cai quản 5 trấn: trấn Phiên An (Phiên
Trấn cũ), trấn Biên Hoà (Biên Trấn cũ), Định Tường (Trấn Định cũ), Vĩnh Thanh
(Vĩnh Trấn cũ) và Trấn Hà Tiên.
Bến Nghé và Sài Gòn thuộc tỉnh ia ịnh trong Nam kỳ lục tỉnh:
Năm 1836 Minh Mạng sắp đặt thành các tỉnh, gồm 6 tỉnh: iên Hòa, Gia Định,
Định Tường, Vĩnh Long, n Giang và Hà Tiên Sài Gòn, Chợ Lớn lúc này thuộc Gia
Định.
1.2 ổng quan về h nh chính, cƣ dân, xã hội S i n, Chợ L n thời Pháp
thuộc
1.2.1 Tổng quan về cơ cấu hành chính
Ngày 11 tháng 4 năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô
đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng
Pháp: Ville de Saigon) bao gồm cả vùng Sài Gòn và Bến Ngh Đến ngày 3 tháng 10
năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy
định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 tại khu Bến Ngh cũ, đồng thời
cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) tại khu vực Sài Gòn
cũ Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức d ng để chỉ v ng đất Bến Nghé, và tên Chợ
Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn được d ng chung để chỉ
cả 2 v ng đất này.
Năm 1867, sau khi đánh chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, thực dân Pháp
liền đổi tên 6 tỉnh thành 24 hạt, đứng đầu mỗi hạt là viên Thanh tra, sau đổi là Tham
biện; nơi trị sở gọi là tòa Tham biện – mà người Việt quen gọi là Tòa bố.
Năm 1868, có một vài sự thay đổi về danh xưng một số hạt Tham biện như: Thủ
Đức thay cho Ngãi An, Gò Công thay cho Tân Hòa, Cần Giuộc thay cho Phước Lộc,
Trảng Bàng thay cho Quang Hóa, Chợ Gạo thay cho Kiến Hòa, Cai Lậy thay cho Kiến
12
Đăng, Trà Vinh thay cho Lạc Hóa, Sóc Trăng thay cho a Xuyên, Cần Thơ thay cho
Kiến Phong, và đặt thêm 2 hạt Tham biện mới là Bến Tre và Mỏ Cày, nâng tổng số lên
26 Tham biện.
Năm 1867, De Lagrandière ban hành qui chế thành phố Sài Gòn, chỉ định một
viên cảnh sát trưởng làm Thị trưởng và phụ tá có 1 Hội đồng gồm 12 hội viên, nhiệm
kỳ một năm
Nghị định ngày 17-9-1872, buộc tất cả các hội viên của Hội đồng thành phố phải
thông qua bầu cử Người Việt Nam tham gia Hội đồng không quá 1/3.
Khi thành lập 2 thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn thì giữa 2 thành phố có một số
làng nông thôn.
Ngày 27-10-1874, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định thành lập hạt thứ 20
(không có tên gọi riêng). Hạt thứ 20 thuần túy là nông thôn, tổ chức hành chánh giống
như các hạt kia, chia làm 2 tổng là ình Chánh Thượng và Dương Minh Tổng. Bình
Chánh Thượng gồm 10 xã, Tổng Dương Minh gồm 18 xã thôn.
Năm 1874, hạt Sài Gòn đóng trụ ở Sài Gòn được dời về Bà Chiểu thuộc xã Bình
Hòa gọi là hạt Bình Hòa.
Sau đây là các hạt của Nam Bộ năm 1878:[7, tr. 77 – 136]
Khu vực Sài Gòn
1. Hạt Sài Gòn (Huyện ình Dương, huyện Bình Long)
2. Hạt Tây Ninh (huyện Tân Ninh, huyện Trảng Bàng)
3. Hạt Thủ Dầu Một (huyện Bình An)
4. Hạt Biên Hòa (huyện Phước Chánh, huyện Long Thành)
5. Hạt Bà Rịa (huyện Phước An)
Khu vực Mỹ Tho
6. Hạt Mỹ Tho (huyện Kiến Hưng, Kiến Đăng, Kiến Hòa và Kiến Phong)
7. Hạt Tân An (huyện Tân Thạnh, Cửu An)
8. Hạt Gò Công (huyện Tân Hòa)
9. Hạt Chợ Lớn (huyện Tân Long, Phước Lộc)
Khu vực Vĩnh Long
10. Hạt Vĩnh Long (huyện Vĩnh ình, Vĩnh Trị)
11. Hạt Bến Tre (Phủ Hoàng Trị)
12. Hạt Trà Vinh (Phủ Lạc Hóa, huyện Trà Vinh)
13
13. Hạt Sa Đ c (Huyện n Xuyên, Vĩnh n)
Khu vực BASSAC (HẬU GIANG)
14. Hạt Châu Đốc (Phủ Tuy Biên, huyện Tịnh Biên và 1 phần Đông Xuyên)
15. Hạt Hà Tiên (huyện Hà Châu)
16. Hạt Long Xuyên (huyện Đông Xuyên)
17. Hạt Rạch Giá (huyện Kiên Giang, Long Xuyên)
18. Hạt Cần Thơ (huyện Phong Phú, một phần An Xuyên, và Bình Tân Thạnh)
19. Hạt Sóc Trăng (huyện Ba Xuyên)
20. Hạt thứ 20 n m giữa SG và Chợ Lớn nhưng giải thể 1888.
Tỉnh ia ịnh, thành phố Sài Gòn và Chợ L n
Năm 1915 lãnh thổ Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh, 2 thành phố, 1 đặc khu Côn Đảo
(dưới tỉnh là quận/tổng) (dân số khoảng 3 062 550 người)
Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn
Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đ c
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Rạch Giá, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên
Thành Phố Sài Gòn, Thành Phố Chợ Lớn
Đặc khu Côn Đảo
(Đến cuối thời Pháp thuộc và VNCH thì Thành phố SG và Chợ Lớn sáp nhập, số
tỉnh tăng lên từ 26 – 30 tỉnh)
Về phía thành phố Chợ Lớn, ngày 25-7-1881, Hội đồng thành phố quyết định sáp
nhập một số làng phía Tây vào thành phố, trong đó có Tân Hòa Đông, làng Minh
Phụng, làng Phú Lâm.
Ngày 27-4-1931, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập khu Sài Gòn –
Chợ Lớn đứng đầu là 1 viên trưởng khu, do Toàn Quyền bổ nhiệm.
1.2.2 Chế độ quản lý và cư dân
Theo niên giám 1865 của chính quyền Pháp ở Sài Gòn, chỉ tính riêng ở Sài Gòn
trước khi người Pháp đến đã có 50 000 người, chia ra hơn 40 làng
Khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, dân số bám trụ ở lại chỉ khoảng 4
đến 5 ngàn người, còn lại chủ yếu là quân lính của triều đình đóng ở v ng Hòa Hưng
và Chí Hòa.[33,]
Trong 2 năm 1860-1861, dân số bắt đầu tăng lên vì có số giáo dân từ miền Trung
vào – có khoảng 7 800 người.
14
Sau năm 1862, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố nên cần một số lượng lao
động phổ thông và thợ chuyên môn như thợ mộc, thợ xây, do đó dân chúng hồi hương
tìm nghề sinh sống. Cuộc sống ở thành phố bắt đầu hồi sinh.
Đem so sánh các con số trên đây c ng một thời điểm, chúng ta thấy dân số thành
phố Chợ Lớn tăng nhanh hơn thành phố Sài Gòn.
So sánh giữa nông thôn và thành thị thì dân số thành thị tăng nhanh hơn Trong
thời gian từ 1917-1925, thành phố Sài Gòn có 38 195 người, trung bình mỗi năm tăng
4 774 người.
So sánh giữa 2 thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, dân số thành phố Chợ Lớn tăng
nhanh hơn vì thành phố Chợ Lớn là công nghệ, thương mại. Thành phố Sài Gòn mang
nét thành phố hành chánh, quân sự, dân số thường cố định, ít biến động.
Về cơ quan hành chánh, ngày 10-2-1873, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh
quy định việc cai trị mỗi đơn vị hành chánh tại Nam kỳ phải do ba viên chức phối hợp
cùng làm: một viên chức hạng nhất phụ trách tư pháp, một viên chức hạng nhì phụ
trách ngành hành chánh, một viên chức hạng ba phụ trách thuế khóa.
Ngày 8-1-1877, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài
Gòn. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố lớn (Grande Municipalité) hay
là thành phố cấp I (Municipalité de Première classe). Ngày 20-10-1879, thống đốc
Nam kỳ Le Myre de Villers ban hành nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn (khác
với hạt Tham biện Chợ Lớn) và xếp vào thành phố loại II Đứng đầu thành phố Sài
Gòn và thành phố Chợ Lớn là hai viên Đốc lý người Pháp Nơi làm việc của viên Đốc
lý là Tòa Đốc lý, dân chúng quen gọi là “Nhà xã Tây” Để phân biệt thứ hạng của 2
thành phố, bên cạnh viên Đốc lý Sài Gòn có Hội đồng thành phố (Conseil municipal),
còn bên cạnh viên Đốc lý Chợ Lớn có một Ủy ban thành phố (Commission
municipal). Một nghị định khác ký ngày 8-7-1869, biến Hội đồng này thành Hội đồng
tư vấn để góp ý với Thống đốc trong việc xây dựng thành phố.
Ngày 17-10-1887, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập Liên bang Đông
Dương trong đó có xứ Nam kỳ. Ngày 12-11-1887, do sắc lệnh của Tổng thống Pháp,
Sài Gòn được chọn làm thủ Phủ của toàn cõi Đông Dương
Ngày 17-12-1894, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định nới rộng phạm vi
thành phố Sài Gòn lên phía Bắc, lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều (nay là
đường Cách Mạng Tháng 8) làm ranh giới, nhập các làng Hòa Mỹ, Phú Hòa, Nam
15
Chơn, Tân Định, một phần thôn Nhơn Hòa vào Thành phố, làm cho diện tích Thành
phố tăng lên 344 hecta Năm 1895, nhập một phần xã Khánh Hội và làng Tam Hội vào
thành phố, mở rộng thêm 82 hecta, đưa ranh giới phía Nam của Thành phố đến bờ
rạch àu Đồn.
Năm 1904, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định sát nhập một phần làng Tân
Hòa, làng Phú Thạnh vào địa bàn thành phố Năm 1907, lại sáp nhập thêm phần còn
lại của làng Khánh Hội và một phần làng Chánh Hưng vào phần đất ngày nay là quận
8. Bấy giờ diện tích toàn thành phố là 1 674 hecta Lúc đầu chỉ mới 447 hecta.
Về phía thành phố Chợ Lớn, ngày 25-7-1881, Hội đồng thành phố quyết định sáp
nhập một số làng phía Tây vào Thành phố, trong đó có làng Tân Hòa Đông, làng Minh
Phụng, làng Phú Lâm v v…
Ngày 16-8-1907, thống đốc dân sự đầu tiên của Nam kỳ, Le Myre de Villers ban
hành nghị định nới rộng hai thành phố lên phái Bắc (lấy đường Nguyễn Văn Cừ và
Nguyễn Thiện Thuật ngày nay làm ranh giới).
Ngày 27-4-1931 Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập khu Sài Gòn –
Chợ Lớn (Région do Saigon – Chợ Lớn) Đứng đầu là một viên Trưởng khu do Toàn
quyền bổ nhiệm. Một số quyền hạn của viên Đốc lý thành phố Sài Gòn cũ và của viên
Đốc lý thành phố Chợ Lớn cũ được chuyển vào tay Trưởng khu Trưởng khu là Chủ
tịch Hội đồng quản trị khu Sài Gòn – Chợ Lớn (Conseil d’ dministration) Một số
quyền hạn của Hội đồng thành phố (Conseil Municipal) Sài Gòn và của Ủy ban thành
phố (Commission Municipale) Chợ Lớn cũng được chuyển giao cho Hội đồng quản trị
khu Sài Gòn – Chợ Lớn.
Đến ngày 19-12-1941, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh bãi bỏ chức Đốc lý của
thành phố Sài Gòn và của thành phố Chợ Lớn. Mọi quyền hành của hai viên này đều
tập trung cả vào tay viên Trưởng khu Sài Gòn – Chợ Lớn; bãi bỏ Hội đồng thành phố
Sài Gòn và Ủy ban thành phố Chợ Lớn. Mọi quyền hạn của hai tổ chức này đều
chuyển sang Hội đồng quản trị khu Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 11-5-1944, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định, thành lập tỉnh
Tân ình, trên cơ sở trích một số xã thôn của tỉnh Gia Định. Tỉnh Tân Bình chia làm 3
khu vực:
1. Khu vực I: Gia Định gồm các xã Thạnh Mỹ Tây, Bình Hòa (nay thuộc quận
Bình Thạnh), Phú Nhuận (nay thuộc quận Phú Nhuận), Hạnh Thông, Hạnh Thông
16
Tây, An Hội (nay thuộc quận Gò Vấp), Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì (nay
thuộc quận Tân Bình).
2. Khu vực II: Thủ Thiêm gồm có xã Thủ Thiêm, và một phần xã An Khánh (nay
thuộc quận 2).
3. Khu vực III: Nhà Bè gồm các xã Tân Thuận Đông, Tân Quy Đông, Phú Mỹ
Tây (nay thuộc quận 7), Phước Long Đông, Phú Xuân Hội và một phần xã Long Đức
Đông ở phía Bắc sông Soài Rạp, Bắc và Đông rạch Mương Chuối (nay thuộc huyện
Nhà Bè).
Tỉnh lỵ tỉnh Tân ình đặt tại v ng ngã tư Phú Nhuận Địa bàn tỉnh Tân Bình bao
phủ phần đất quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận
2, quận 7 và huyện Nhà Bè. Tỉnh Tân Bình thành lập chưa được bao lâu, bộ máy hành
chánh mới khởi động thì cuộc Cách mạng Tháng 8 bùng nổ.
Về tư pháp và an ninh, việc đầu tiên mà thực dân Pháp làm là thành lập nhà tù
Côn Đảo mặc dù lúc đó chưa ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) trong đó có điều khoản
triều đình Huế nhường Côn Đảo cho Pháp.
Ngày 1-3-1862, thống đốc Nam kỳ Bonard ký nghị định thành lập nhà tù Côn
Đảo Đêm 28-6-1862, t nhân c ng nhân dân và quan quân trước kia nhất tề nổi dậy,
phá nhà t , đốt trại giam, tấn công nhà tên chúa ngục Roussel. Nhờ có một tên tù
người Hoa phản bội báo cho biết, Roussel đã c ng 3 tên thuộc hạ người Pháp, 2 lính
công binh và 1 thủy thủ chạy thoát trên chiếc phao thuyền Saint Joseph. Ngày 13-7-
1862, thông báo hạm Noragaray lại được cử ra Côn Đảo với lực lượng hung hậu tới
đàn áp cuộc khởi nghĩa
Ngày 25-7-1864, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh đầu tiên về tổ chức tư pháp
ở Nam kỳ. Theo sắc lệnh này tại Nam kỳ có hai hệ thống tòa án song song tồn tại: hệ
thống Tòa án Tây và hệ thống Tòa án Nam.
Hệ thống Tòa án Tây có nhiệm vụ chuyên xử người Pháp, do quan tòa chuyên
nghiệp phụ trách. Xét xử theo luật của Pháp. Các quan tòa chuyên nghiệp trực thuộc
viên Tổng biện lý (Procureur Genérl). Tổng biện lý đặt dưới quyền chỉ đạo của Thống
đốc Nam kỳ.
Hệ thống Tòa án Nam chuyên xét xử người Việt và người châu Á cư trú tại Nam
kỳ do các quan chủ tỉnh phụ trách, xét xử theo thể chế của triều đình nhà Nguyễn lúc
17
bấy giờ. Các quan chủ tỉnh trực thuộc Giám đốc Nha Nội chính (Directeur de
I’Int rieur)
Hệ thống Tư pháp theo sắc lệnh ngày 25-7-1864 tồn tại cho đến ngày 25-5-1881,
Tổng thống Pháp ra sắc lệnh bãi bỏ Tòa án Nam kỳ, bãi miễn chức năng tư pháp của
các viên chức cai trị hành chánh, quy định mọi việc hình sự, dân sự đều do hệ thống
Tòa án Pháp xét xử theo thể chế riêng, gọi là chế độ Indig nat , người Pháp và người
Âu sẽ xét xử theo thể chế riêng.
Người Pháp coi đây là một cải cách lớn về ngành Tư pháp Thực tế đây là âm
mưu của thực dân Pháp muốn đồng hóa dần người Việt Nam ở Nam kỳ theo văn hóa
của nước Pháp, quên hẳn nền tư pháp của nhà Nguyễn và văn hóa của đất nước.
Ngày 6-1-1903, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ chế độ tư cách bản
xứ (Indigénat) ở Nam kỳ. Kể từ ngày ban hành nghị định, tất cả người Việt Nam nào
chưa được xếp vào loại công dân nước Pháp (Citoyen Frangais) cuãng đều do các tòa
án Pháp xét xử dựa trên Bộ hình luật của nước Pháp đang được áp dụng tại địa hạt
Nam kỳ. Tỉnh nào chưa có tòa án, quan chủ tỉnh, với tư cách chánh án, sẽ đảm nhận
việc xét xử và quan chủ tỉnh có thẩm quyền tuyên án phạt tối đa 10 ngày, phạt tiền tối
đa 15 francs Trường hợp muốn tăng mức phạt giam thêm 2 ngày, mức phạt tiền thêm
5 francs nữa, phải được sự đồng ý của Thống đốc, sau khi thông qua Hội đồng Tư mật
Nam kỳ.
Hệ thống tư pháp theo sắc lệnh ngày 25-7-1864, có áp dụng luật của nước Pháp
trong lúc xát xử, nên nhà cầm quyền Pháp ở Nam kỳ đã cho ban hành các luật nào vào
các thời điểm như sau:
Ngày 21-12-1864, Thống đốc Nam kỳ cho công bố toàn bộ Luật pháp của nước
Pháp trên lãnh địa. Ngày 16-3-1880, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh cho áp dụng Bộ
Hình luật của nước Pháp vào Nam kỳ và các thuộc địa của Pháp. Ngày 3-10-1883,
Tổng thống Pháp ra sắc lệnh cho thi hành ở Nam kỳ một số điều khoản trong Bộ luật
của Pháp.
Để phân biệt xát xử trước các Tòa án, ngày 24-5-1881, Tổng thống Pháp ra sắc
lệnh quy dịnh quốc tịch cho người Việt Nam ở Nam kỳ. Theo sắc lệnh này, người Việt
Nam sinh sống ở Nam kỳ đều mang quốc tịch Pháp (Nationalit francaise), nhưng vẫn
phải chịu sự chi phối của luật pháp Việt Nam. Nếu muốn hưởng quyền công dân Pháp
(quailté francais) thì phải làm đơn, và chỉ từ 21 tuổi trở lên mới d8u3 tư cách làm đơn
18
xin được trở thành công dân Pháp (citoyen francais). Một khi được chấp nhận thì vợ
và con cái vị thành niên cũng được xát xử theo luật dân sự và chính trị của nước Pháp
ở thuộc địa.
Luật ngày 28-4-1869, bổ sung thyêm nhiệm vụ của Tòa án Thượng thẩm như
sau: Tòa Thượng thẩm Sài Gòn có quyền xét xử những vụ án có liên quan đến các
lãnh sự của Pháp tại các nước Trung Hoa, Thái Lan, Nhật Bản, xét xử các tội hình do
người Pháp gây ra ở những nước đó
Sắc lệnh ngày 17-5-1895, giao cho Phòng nhì của Tòa Sơ thẩm và Phòng nhì của
Tòa Thượng thẩm Sài Gòn xét xử những vụ án dân sự và thương mại có liên quan đến
người Việt.
Ngày 6-10-1879, Thống đốc Le Myre de Villers ký nghị định thành lập tại Nam
kỳ một Tòa án tối cao chuyên xét xử các công việc bản xứ Tribunal Supérieur des
Affaires Indigènes) và cử một quan chuyên nghiệp người Pháp phụ trách.
Ngày 5-10-1882, Tổng thống Pháp ban hành một sắc lệnh cho phép Thống đốc
Nam kỳ được thông qua Hội đồng Tư mật bắt các làng xã phải nộp một khoản tiền đặc
biệt cho chính quyền địa phương để chính quyền tổ chức đàn áp và ngăn chặn mọi âm
mưu và hành động khởi nghịch, do những người châu Á sống ở Nam kỳ cầm đầu
chống đối lại chính quyền thực dân Pháp, xảy ra ở các làng xã mình. Ngoài ra, bang
nào hay cộng đồng nào có người tham gia vào các hoạt động chống đối đó, đều phải
nộp tiền phạt.
Về an ninh trật tự, chính quyền thực dân Pháp, các thuộc địa khác của Pháp và
người bản xứ, chia đóng đồn trại khắp trên lãnh địa Nam kỳ. Riêng tại Gia Định – Sài
Gòn là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, có các đồn trại.
Ngoài lực lượng quân đội chính quy, thực dân Pháp còn cho thành lập một lực
lượng an ninh gọi là cảnh sát đặc biệt. Ngày 30-6-1915, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh
tổ chức và sử dụng lực lượng cảnh sát đặc biệt của toàn Đông Dương, trong đó có
Nam kỳ.
Ngày 15-5-1917, Toàn quyền Đông Dương ra nghị quyết thiết lập một lực lượng
cảnh sát người Việt chung cho toàn Nam kỳ, gọi là lực lượng Dân vệ, hoặc lính Thủ
hộ (Garde Civile).
Dân vệ đóng tại các tỉnh lỵ hoặc ngoài tỉnh lỵ, do quan chủ tỉnh trực tiếp chỉ đạo,
điều hành, chức năng gồm bảo đảm trật tự an ninh trong tỉnh, đàn áp các cuộc nổi dậy
19
chống đối lại chính quyền xảy ra trong tỉnh, canh giữ tù phạm, truy bắt phạm nhân, áp
giải các chuyến tù.
Đối với thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đã hợp nhất, có một lực lượng cảnh
sát chuyên nghiệp (Commissaire de Police) đóng tại trung tâm thành phố điều hành
chung nền an ninh trật tự toàn thành phố, trụ sở tại góc đường Trần Hưng Đạo – Trần
Đình Xu (nay là sở Công an thành phố). Tại mỗi quận có Sở Cảnh sát của quận và một
số bót nhỏ. Sở Cảnh sát quận Nhất đóng tại đường Ngô Đức Kế - Phan Văn Đạt –
công trường Mê Linh – Bến Bạch Đ ng. Sở cảnh sát quận Hai góc đường Võ Văn Tần
– công trường Quốc Tế, bên cạnh Viện Đại học Quốc gia. Sở cảnh sát quận 4 đóng tại
góc đường Tùng Thiện Vương – Xóm Củi. Sở cảnh sát quận 6 đóng tại góc đường
Nguyễn Tất Thành – Đoàn Nhữ Hài. Phòng Cảnh sát của cảng Sài Gòn đóng tại góc
đường Nguyễn Tất Thành – Bến Vân Đồn.[28]
Ể KẾ
Sau khi thực dân pháp hoàn tất công cuộc xâm lược Việt Nam 1884, Pháp bắt
đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam (1897) Đây là thời kì lịch sử
đầy thăng trầm của dân tộc Việt Nam. Về cơ bản toàn bộ bộ mặt của xã hội Việt Nam
thời bấy giờ có nhiều thay đổi to lớn đặc biệt là sự chia cắt Việt Nam thành 3 miền của
thực dân pháp với 3 chế độ khác nhau, đặc biệt là ở Nam Kì “ xứ thuộc địa” của Pháp
nới làm việc của nhiều quan chức người Pháp và vấn đề đặt ra là “ sự có mặt của các
công chức người Pháp đòi hỏi phải thực hiện những công trình lành mạnh văn hóa
môi trường và những tiện nghi rất tôn k m” thêm vào đó là những lí do khác về chính
trị .
Như vậy từ sau khi vào cai trị thì vùng Sài Gòn và Chợ Lớn đã được thực dân
Pháp chú trọng quy hoạch về mọi mặt từ : hành chính, dân cư, xã hội. Mốc đánh dấu
đặc biệt cho sự thay đổi đó là sự sáp nhập của hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn
(27/4/1931) Đây có thể gọi là một cuộc đổi mới toàn diện với quy mô lớn nh M biến
cả hai vùng Sài Gòn- Chợ Lớn trở thành một trung tâm về kinh tế và chính trị của
Nam Kì, đặc biệt là Sài Gòn với hi vọng “ thành phố Sigapore của Pháp” ở khu vực á
châu. Từ đây Sài Gòn Chợ Lớn tiếp tục đạt được những bước phát triển mới trong sự
phát triển vượt bậc sau này.
20
Chƣơng 2
LOẠ N Ạ ẬN C N N ỆP
2.1 Hệ thống nh máy điện v nƣ c
2.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
Các nhà máy điện và nước ở Sài Gòn hiện nay chủ yếu chỉ còn là các di tích tập
trung ở Quận 1 và Quận 5 Nhà máy điện số 1: n m trên đường Hai à Trưng – nay là
trụ sở Tổng công ty điện lực thành phố Nhà máy điện số 2: n m ở Cầu Kho, dưới
chân Cầu Ông lãnh, nay thuộc Quận 1 Nhà máy điện Chợ Quán n m ở Quận 5. Nhà
máy nước n m ở khu Hồ Con Rùa, Quận 3.
 Hệ thống cấp điện:
Hệ thống cấp điện, đáng chú ý có 3 nhà máy: nhà máy đầu tiên tại đường Hai Bà
Trưng (trụ sở công ty điện lực thành phố ngày nay), nhà máy số 2 tại Cầu Kho, nhà
máy số 3 tại Chợ Quán Đó là các nhà máy nhiệt điện. Nguồn than được cung cấp từ
cảng Hải Phòng chở vô, trong thời kỳ khó khăn vận chuyển, do chiến tranh, thậm chí
các nhà máy này còn chạy b ng trấu và các vật liệu củi gỗ khác.
 ệ hống cấp nước:
Hệ thống cấp nước đầu tiên do người Pháp xây dựng năm 1880 có tên là
Tevenier Đây là tên của viên kỹ sư cầu đường giữ chức giám đốc Sở công chính lúc
bấy giờ Hệ thống được xây dựng gần hồ con R a ngày nay, có khả năng cung cấp từ
1000-1500m3
/1 ngày Ở đó có một tháp nước nổi tiếng, tháp nước n m ở vị trí nơi
vòng xoay hồ con R a Tháp nước cao 20 m, có dung tích 100 m3
, xây dựng năm
1879, hoàn thành năm 1880, đã bị phá bỏ năm 1921 Thời Việt Nam Cộng hòa xây
dựng lại, hiện nay được cải tạo thành bồn nước Hồ Con Rùa.
C c giếng cạn: Trong những năm tiếp theo, Pháp xây dựng một loạt các giếng
cạn để cung cấp nước cho Sài Gòn Đây là một cụm các giếng cạn, mỗi giếng cạn có
đường kính từ 1,6 – 2,2m, sâu 13 – 20 m, lòng giếng đặt ống ngang, có trụ lọc ở gần
đáy giếng Một cụm giếng có từ 10 – 20 giếng cạn, trong m a mưa nước tự chảy về
giếng trung tâm, m a khô d ng bơm để hút nước về giếng trung tâm, từ giếng trung
tâm nước được xử lý rồi bơm lên hồ chứa, từ giếng trung tâm nước được xử lý rồi
bơm lên hồ chứa – thủy đài, hoặc bơm trực tiếp ra hệ thống phân phối cho người dân
Chính quyền chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống cung cấp nước cho người
dân. Các giếng cạn được coi là hệ thống cấp nước đầu tiên cho Sài Gòn
21
Các thủy đài: Hiện trên địa bàn thành phố có hơn chục thủy đài (chưa có số liệu
thống kê chính thức) Một số thủy đài tiêu biểu như: Tại khu vực Thủ Đức, ngay trên
xa lộ Hà Nội (gần nhà máy xi măng Hà Tiên); Tại cầu Văn Thánh; Trong cảng a
Son; Trong Sở Thú; Đại lộ Võ Văn Kiệt - khu bến Hàm Tử cũ; Hồ Văn Huê – Phú
Nhuận; Phạm Thế Hiển – Quận 8; Đường Nguyễn Tất thành - Quận 4 (Gần ến Nhà
Rồng)
Các thủy đài này b ng bê-tông cốt th p để điều hòa áp lực nguồn nước. Thủy đài
thời Pháp xây trên mặt đất, cao từ 20-30m, bên ngoài trông như 1 tòa nhà, bên trong là
bể chứa nước hình ô van. Thủy đài thường được xây dựng cầu kỳ, đảm bảo cả công
năng sử dụng và thẩm mỹ. Thủy đài thời Việt Nam Cộng hòa do Mỹ xây dựng có lối
kiến trúc khác hoàn toàn thời Pháp, thường được đưa lên cao khỏi mặt đất, dạng hình
phễu, b ng bê tông cốt thép, chịu được áp lực ngang, và có tính chất điều phối áp lực
đường ống dẫn nước. Từ những năm 1970, Mỹ xây dựng tại Sài Gòn các hệ thống
thủy đài có cơ cấu và nguyên lý hoạt động như hệ thống hầm chứa, bồn nước của
Pháp Điểm khác với thời Pháp, là tháp nước (thay cho bồn đặt trên mặt đất) được đưa
lên cao trung bình 20m.
2.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
Hệ thống nhà máy điện và nước ở Sài Gòn được xây dựng trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau.
Nước và điện là lĩnh vực quan trọng mà bất kỳ chính quyền nào cũng phải thiết
lập khi xây dựng một đô thị Do vậy, sau khi chiếm đóng Sài Gòn, người Pháp đặc biệt
chú trọng đến hai lĩnh vực này Sau gần 20 năm chiếm đóng Sài Gòn, người Pháp đã
xây dựng một hệ thống cung cấp nước tập trung cho người dân Sài Gòn, với tên gọi là
Tevenier.
Năm 1880 được coi là năm khai sinh của ngành cấp nước Sài Gòn giai đoạn 1.
Giai đoạn này nước chủ yếu được lấy từ những giếng đào tại chỗ Nhưng mãi cho đến
đầu thế kỷ XX cũng chỉ đủ cung cấp cho khu trung tâm và một số trục lộ chính. Hệ
thống thoát nước, cung cấp nước sạch cho tiêu dùng vẫn là vấn đề gây bàn cãi gay gắt
của giới kỹ thuật đô thị thành phố thời Pháp vì Sài Gòn là thành phố công thương
nghiệp nên cũng đòi hỏi cầu đường, bến cảng, mạng lưới cung cấp điện, nước quy mô
lớn hơn cho các khu công nghiệp tập trung và các khu ở thích hợp hơn cho người bản
xứ cư trú trên địa bàn thành phố.[1, tr. 129 – 130]
22
Giai đoạn 2 của ngành cấp nước Sài Gòn có thể được tính từ năm 1900 với sự
thành lập của công ty điện nước Đông Dương, tên viết tắt là CEE Chữ viết tắt này
ngày nay chúng ta vẫn còn bắt gặp trên một số họng van nước rải rác trong thành phố
Từ năm 1900 trở đi dân số phát triển nhanh nên số lượng các giếng cạn cũng tăng lên
rất nhanh, đến năm 1930, các giếng cạn đã cung cấp một lượng nước là 30 000 m3
/1
ngày cho v ng Sài Gòn – Chợ Lớn với số dân vào khoảng 300 000 người Từ năm
1930 – 1940, dân số tăng nhanh, bình quân 16 000 người mỗi năm nên các hệ thống
giếng cạn không cung cấp đủ nước, do đó chính quyền Sài Gòn đã cho xây dựng các
giếng sâu, các giếng do công ty Lens của Mỹ khoan tại nhiều nơi trong thành phố cung
cấp bổ sung thêm 50 000m3
/1 ngày cho nhu cầu tiêu thụ của người dân Đến năm
1958, phạm vi Sài Gòn được mở rộng nối liền hai v ng Sài Gòn – Chợ Lớn và dân số
thành phố tăng đến 1 800 000 người Lúc đó hệ thống giếng cạn và giếng Lens được
khai thác tối đa với lưu lượng cao nhất là 160 000 m3
/1 ngày vào m a mưa và 120
000m3
/1 ngày vào m a khô
Đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, dân số tăng nhanh làm cho Sài Gòn lâm
vào cảnh thiếu nước, việc khai thác quá mức các giếng cung cấp nước đã làm ranh
mặn của nước ngầm lấn sâu vào đất liền và chất lượng nước bị xấu đi Do đó đã xuất
hiện dự án giải quyết tận gốc của việc thiếu nước ở Sài Gòn b ng việc khai thác nước
sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư khoảng 641 triệu đồng Việt Nam và trên 19 triệu
đô – la Mỹ Năm 1961 một cơ quan tự trị về tài chính và hành chính là Sài Gòn thủy
cục (STC) được thành lập để thực hiện dự án và quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước Sài
Gòn Dự án bắt đầu được xây dựng vào năm 1963 Trước khi thực hiện dự án, Sài Gòn
Thủy cục phải đứng ra tiếp thu công trình cấp nước, vì công trình cấp nước và công
trình điện là của công ty CEG, phải bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam Về cơ bản,
STC tiếp nhận những trang thiết bị về giếng ngầm, giếng cạn, hệ thống bơm, hệ thống
thủy đài, những công trình về nhà ở, cơ sở vật chất khác…Từ ngày 1/7/1966, hệ thống
cung cấp nước đi vào vận hành thử và ngày 2/12/1966 SGT chính thức đưa hệ thống
vào vận hành với công suất 450.000m3
/1 ngày và hệ thống này là nguồn cung cấp
nước chính cho Sài Gòn đến nay.
Giai đoạn thứ 3 của quá trình cấp nước thành phố từ 1975, sau ngày thống nhất
đất nước SGT được đổi tên là Công ty cấp nước thành phố, với nhiệm vụ chủ yếu là
tập trung duy trì, ổn định tình hình cấp nước, quan lý tốt việc phân phối nước và thu
23
tiền nước của trên 166.500 khách hàng sử dụng nước Đây cũng là giai đoạn gian khổ
nhất của ngành cấp nước trong điều kiện đất nước bị cấm vận mà toàn bộ những phụ
kiện của ngành cấp nước của Sài Gòn mà sau này là thành phố Hồ Chí Minh đều do
Mỹ sản xuất. Nhiều phụ tùng thay thế là trở ngại lớn nhất cho công tác cải tạo để duy
trì công suất xử lý nước và mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành phố Để vượt qua
khó khăn này, tập thể công nhân ngành cấp nước và nhà máy nước Thủ Đức đã vượt
qua nhiều khó khăn nghiêm trọng Đến năm 1985, đã nâng công suất lên 650.000 m3
/1
ngày với trên 198 000 khách hàng Năm 1986 ngành cấp nước thành phố lại bước vào
giai đoạn mới, giai đoạn từng bước đổi mới quản lý, xúc tiến đầu tư Giai đoạn này
k o dài đến năm 1995 [5].
Lĩnh vực cấp nước và điện hầu hết đã thay đổi rất nhiều, những thay đổi cơ bản
bắt đầu từ thời VNCH khi các hệ thống điện, nước được xây dựng mới và nguồn cấp
điện nước từ bên ngoài thành phố chứ không phải khai thác tại chỗ như thời Pháp
thuộc.
Những nhà máy điện hiện nay đã hoàn toàn mất dấu, chỉ còn sót lại các khu văn
phòng – biệt thự làm việc, xây dựng theo lối kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XX. Bên cạnh
đó là hệ thống chiếu sáng công cộng, dùng các loại đèn đường cột cao, b ng sắt, lắp
bóng chụp thủy tinh dạng tròn hay lục giác. Các cột đèn thường cao khoảng 2 m, được
đúc, mạ kẽm, trang trí cầu kỳ. Những loại đèn đường này, nay cũng hiếm gặp trên các
tuyến đường, mà thường thấy còn lưu giữ trong các nhà bảo tàng của thành phố.
Ngày nay, hệ thống cấp nước nước còn lại mà chúng ta thấy, còn duy nhất có các
thủy đài và giếng ngầm Do không được sử dụng hơn 40 năm qua, tất cả thủy đài đều
có hiện tượng bị rò rỉ Công ty cấp nước thành phố đã từng thuê tư vấn nghiên cứu cải
tạo, phục hồi các thủy đài, hầm chứa. Dự kiến những thủy đài bị hư hỏng không sửa
chữa được sẽ được phá bỏ, xây dựng lại để phục vụ điều hòa áp lực mạng lưới cấp
nước và tăng cường nguồn nước chữa cháy cho thành phố.[21] Vấn đề có bảo tồn
những thủy đài xây dựng thời VNCH hay không hiện chưa được thành phố đặt ra
Hiện nay dấu tích của hệ thống giếng cạn còn được nhìn thấy ở một số nơi trong thành
phố như ở Gò Vấp, hội trường Thống Nhất, tại trụ sở của tổng công ty cấp nước hiện
nay.
2.2 Hệ thống nhà máy lúa gạo và nấu rƣợu
2.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
24
Thương cảng Sài Gòn vốn là cảng lớn nhất ở Đông Dương và Chợ Lớn là “thủ
đô lúa gạo” Từ đây, đã cơ sở tạo ra sự thịnh vượng cho không những Nam Bộ mà cả
Việt Nam và xứ Đông Dương Với sự thuận lợi về đường thủy để vận chuyển trao đổi
với các tỉnh miền Tây, cộng với khả năng hoạt động thương mại năng động của người
Hoa, khu vực các bến, như bến Lê Quang Liêm, Quận 5 và bến ình Đông, Quận 8
ngày nay, trước đây đã từng được mệnh danh là "bao tử của miền Nam". Tại những
khu vực này, các nhà máy xay lúa được xây dựng phục vụ cho việc xuất cảng gạo mỗi
năm một tăng cũng như đã diễn ra những hoạt động thịnh vượng của việc mua bán và
xuất khẩu lúa gạo. Hàng loạt nhà máy xay lúa đã được phân bố dọc theo kinh Tàu Hủ,
gần vị trí của các bến, như bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Lê Quang Liêm, bến
ình Đông, bến Phạm Thế Hiển Nơi đây tàu thuyền cập bến hàng ngày, lúa gạo từ
miền Tây đổ về, và từ đây được xuất cảng đi nhiều nước. Ở Chợ Lớn, nhất là khu vực
dọc Kinh Tàu Hủ cũng có một số nhà máy sản xuất rượu.
Tất cả các nhà máy xay lúa đều ở gần bờ sông, các rạch để tiện mang lúa xuống
từ các ghe, thuyền ở các tỉnh miền Tây đến và để mang gạo mới xay đi xuất cảng ra
các nước khác Hơn nữa, nhiên liệu được d ng để đốt chạy máy hơi nước là vỏ trấu.
Nguồn nước dùng cho máy xay b ng hơi nước lấy từ nguồn rất thuận lợi ngay tại
sông, rạch dọc nhà máy.
 Nhà máy lúa gạo
Tư liệu của người Pháp để lại, đã cho thấy, vào năm 1913, có 10 nhà máy xay
lúa hoạt động ở Chợ Lớn, trong đó có 8 nhà máy là của người Hoa và 2 nhà máy là
của công ty Đức-Pháp Speidel Cie Đến năm 1931, có khoảng 75 nhà máy xay lúa ở
Chợ Lớn, trong đó có 3 nhà máy là của người Âu, số còn lại là của người Hoa; 8 trong
số các nhà máy này có sản lượng mỗi ngày là 1800 tấn.[27]
Những nhà máy này được xây dựng theo lối kiến trúc cũ, tường bê tông cốt thép,
mái ngói, hệ đỡ mái b ng sắt hoặc gỗ, đó là những dãy nhà dài được dùng làm phân
xưởng lớn.
 Nhà máy nấu rượu, thuốc lá, thuốc phiện
Đáng chú ý nhất là nhà máy rượu ình Tây Đây là nhà máy trong Chợ Lớn
thuộc Công ty Rượu Ðông Dương (Soci Francaise des Distilleries de l'Indochine -
SFDI) thường được người dân gọi là Công ty rượu Phông-tên, bởi công ty do
A.Fontaine thành lập năm 1901 Bản đồ Chợ Lớn năm 1923 cho thấy vị trí Nhà máy
25
rượu Bình Tây n m ở vị trí số 179 trên bản đồ: Distillerie Fontaine ( ình Tây) Rượu
nấu b ng gạo và nhiên liệu dùng là trấu sản xuất ra từ nhà máy này Đây là nhà máy
xay và nhà máy rượu lớn nhất Đông Dương lúc nó mới ra đời. Nhà máy này n m ở địa
điểm qua khỏi cầu chử U bên phiá Lê Quang Liêm, hướng về gần rạch Lò Gốm. Nhà
máy được chính thức đưa vào sản xuất năm 1902 dưới sự quản lý độc quyền của tập
đoàn SFDIC (Soci t Francaise des Distilleries de l’Indochine) Pháp. Trải qua nhiều
thời kỳ, tên gọi nhà máy rượu Bình Tây vẫn còn được lưu giữ. Từ 09/5/2005 Công ty
rượu ình Tây đã chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Rượu Bình Tây- trực
thuộc Tổng Công ty Bia – Rượu-NGK Sài Gòn (SABECO).
Với chính sách đầu độc người bản xứ, đến cuối năm 1881, chính quyền khởi
công xây dựng xưởng nấu thuốc phiện Xưởng nấu thuốc phiện tọa lạc trên diện tích
một mẫu tây ở đầu đường Hai à Trưng hiện nay. Gần cầu Calmette có nhà máy sản
xuất thuốc lá Bastos, một trong những thương hiệu nổi tiếng trước thập niên 70. Ngoài
ra còn có các nhà máy khác như: chế biến lông vịt, nhà máy bột… nhưng nay cũng đã
không còn.
2.2.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
Hệ thống nhà máy xay sát lúa gạo và nấu rượu tồn tại từ thời Pháp thuộc, sang
đến thời VNCH vẫn còn hoạt động tuy đã có suy giảm vì sự phát triển của hệ thống
đường bộ đã thuận tiện hơn Tuy nhiên phải đến gần đây nó mới mất vai trò của mình,
khi Đại lộ Đông Tây được xây dựng và k o theo là các khu đô thị, nhà cao tầng cao
cấp mọc lên.
Nhà máy Xóm Chiếu, thành lập năm 1869, do công ty lphonse Cahusac quản
lý Đây là nhà máy xay lúa đầu tiên của Sài Gòn. Công ty Speidel của Đức có hai nhà
máy xay lớn là Riserie de l'Union và Riserie de l'Orient. Nhà máy xay lúa b ng hơi
nước đầu tiên ở Việt Nam được thành lập ở Chợ Lớn vào năm 1874 Đó là nhà máy do
ông Spooner bỏ tiền ra đầu tư, hầu hết các xưởng nhỏ còn lại dùng cối xay lúa gạo là
của người Hoa ở Chợ Lớn Nhưng không lâu sau, các người Hoa cũng xây các nhà
máy xay lúa chạy b ng hơi nước. Cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Chợ Lớn bắt đầu Đến
năm 1895, Nam Kỳ có 200 xưởng thủ công và nhà máy xay thì phần nhiều tập trung ở
Sài Gòn - Chợ Lớn. Riêng nhà máy xay chạy b ng hơi nước thì Sài Gòn có 2, Chợ
Lớn có 7. Năm 1897, có 9 nhà máy xay lúa (8 ở Chợ Lớn và 1 ở Khánh Hội), trong đó
có 7 nhà máy là vốn của người Hoa và 2 nhà máy vốn của người Pháp, Đức và Hoa.
26
Đến đầu thế kỷ 20, năm 1900 thì cả thảy 9 nhà máy ở Chợ Lớn đều là của chủ người
Hoa, với giám đốc điều hành là người Pháp.
Cách đây vài năm thì hệ thống kho bãi của các nhà máy lúa gạo vẫn còn, nhưng
hiện nay đã mất dấu, nhất là khi Thành phố mở mang quy hoạch đô thị bán đảo Thủ
Thiêm và Đại lộ Đông Tây Năm 2011, hệ thống kho bãi tại Bến Trần Văn Kiểu (trước
là Quai de Mytho) cũng bị phá bỏ. Ngày nay tại Bến ình Đông (Quận 8), nơi khu vực
các nhà máy xay lúa thời Pháp và VNCH chỉ còn sót lại những khu nhà ở vốn trước
đây làm văn phòng của các hãng xay lúa gạo Đó là những căn nhà cổ, xây kiên cố,
liên kế, nhiều phòng dùng làm văn phòng
Hiện nay, những hạ tầng ngành lúa gạo, nấu rượu và các nhà máy khác đã không
còn, các nhà máy này đã bị xóa sổ.
2.3 Hệ thống nh máy đóng v sửa chữa tàu thuyền
2.3.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
Nhà máy đóng và sửa chữa tàu: được tọa lạc ở khu ngã 3 rạch Thị Nghè và sông
Sài Gòn, Quận 1, thuộc vị trí của khu công nghiệp Ba Son ngày nay. Nay thuộc địa chỉ
số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé.
Cảng Sài Gòn thời Pháp dài khoảng 4 km, n m tập trung ở phía bờ phải sông Sài
Gòn. Giới hạn ở phía bắc là quân cảng (nay là Ba Son) xuống tới Rond point (Chỗ Cột
cờ Thủ Ngữ), có một bến tàu dài và một ụ để sửa chữa tàu (từ Rond point đến Cannal
de derivition), còn thương cảng n m về phía nam. Khu vực này có rạch Bến Nghé và
Tàu Hủ nối Sài Gòn với Chợ Lớn Đây là con đường quan trọng để vận chuyện hàng
hóa từ miền Tây, Campuchia đến Chợ Lớn và từ đó ra Sài Gòn Như vậy, chúng ta có
thể thấy vị trí của khu công nghiệp Ba Son n m về phía Bắc của thương cảng Sài Gòn.
Bấy giờ, khu vực cảng Bến Nghé còn có thêm hệ thống hạ tầng nghề đóng và sửa
chữa tàu thuyền tồn tại bên cạnh khu vực buôn bán, n m quanh chợ Bến Thành. Về cơ
bản hệ thống công xưởng này n m cùng vị trí với nhà máy a Son như hiện nay.
Khu vực xí nghiệp liên hiệp Ba Son hiện còn tồn tại một Ụ tàu vẫn còn đang hoạt
động, được xây dựng từ thời Pháp, sau đó được sửa chữa, nâng cấp trong nhiều thời
kỳ. Di tích này có dạng hình chữ nhật, tường vát xéo vào trong, n m sâu dưới mực
nước sông Sài Gòn, đủ để tàu lớn đi vào khi nước lên cao, có hệ thống van, khóa b ng
sắt tấm lớn để mở cửa cho tàu di chuyển vào sửa chữa Khi Tàu vào đến Ụ, van sắt sẽ
được khóa lại và nước được rút cạn. Trên mặt sàn của Ụ có bố trí hệ thống nâng tàu
27
b ng các giàn sắt, được nâng b ng các bơm thủy lực. Bờ thành của ụ tàu xây dựng cao
khoảng 10m, b ng đá xanh loại lớn, với bờ thành dầy hàng mét. Bên trên là hệ thống
giàn giáo d ng để hỗ trợ việc nâng tàu và sửa chữa phần trên của các tàu. Di tích này
có giá trị lịch sử lâu đời, nó đánh dấu ngành công nghiệp hiện đại của thành phố buổi
đầu, đồng thời cũng là di tích lích sử cách mạng tiêu biểu.
Ngoài Ụ tàu này ra, thì ở Ba Son còn tồn tại những dãy nhà dài, tường bê tông
cốt thép, mái ngói, hệ đỡ mái b ng sắt, d ng làm phân xưởng gia công, chế tạo các chi
tiết để sửa chữa tàu và khu văn phòng theo lối kiến trúc Pháp thời đầu Thế kỷ XX.
Những di tích này cùng với Nhà bia tưởng niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng và Ụ tàu tạo
thành một phức hợp di sản công nghiệp khá hoàn chỉnh, đến nay vẫn khá nguyên v n.
Riêng nghề đóng thuyền đã trở nên rất quan trọng và nhờ sẵn gỗ tốt như sao,
trắc, b ng lăng, giáng hương, gõ, sến, táu, cẩm lai,… ở ngay rừng kế cận. Thuyền
đóng theo yêu cầu trong nước và cả ngoại quốc, hầu hết thuyền lớn bên Cao Miên đều
do thợ ta làm ra. Sau này, thợ đóng thuyền của nhà Nguyễn còn biết đóng cả tàu đồng:
“Đến năm 1790, xây thành át Quái, Trần Văn Học phụ trách việc phác họa đường xá
và phân khu phố phường Sau đó c ng với Vannier, Học điều khiển việc đóng tàu
đồng theo kiểu mới” [9, tr 260 – 261]
2.3.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
Di tích Ụ tàu thuộc Xí nghiệp liên hiệp liên Ba Son. Ụ tàu được xây dựng năm
1884 – 1888 và vẫn giữ nguyên v n cho đến ngày nay. Ụ tàu là nơi Chủ tịch Tôn Đức
Thắng đã từng làm việc và hoạt động cách mạnh trong những năm 1915 – 1928.
Các di tích công nghiệp gần đây mới thay đổi hoàn toàn hiện trạng khi thành phố
có chủ trương quy hoạch lại đô thị và di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi thành phố.
Nhưng hiện nay cũng chỉ còn có Ba Son còn nguyên trạng, những di tích khác đã hầu
như được phá bỏ.Tuy nhiên, thực trạng quản lý và bảo tồn khu công nghiệp Ba Son
cũng còn nhiều bất cập. Đây cũng là một trường hợp của việc bảo tồn chưa tốt di tích.
Công trình còn những vướng mắc cần được giải quyết mới có thể tiến hành lập hồ sơ
khoa học di tích.
Nhiều vấn đề đang còn rất khó khăn, nhất là một loạt dự án như khu nhà hàng bờ
sông cao cấp, đường tầu điện ngầm đều được sắp xếp xây dựng hoặc đi qua nơi đây
Ngày 28/7/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Công văn số 2404/BVHTTDL-
DSVH gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc quy hoạch xí nghiệp Liên hiệp Ba Son
28
liên quan di tích Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí
Minh (số 323, đường số 12 trong khuôn viên xí nghiệp), Bộ VH, TT&DL có ý kiến
như sau: “ Khu vực Ụ tàu gần Xưởng cơ khí đã được Cục Di sản văn hóa thỏa thuận
về mặt chủ trương xây dựng hồ sơ di tích bổ sung vào di tích Địa điểm lưu niệm Chủ
tịch Tôn Đức Thắng tại Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son tại Công văn số 919/DSVH-DT
ngày 17/11/2009. Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, Bộ
VH, TT&DL đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, chỉ đạo cơ
quan chức năng điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phù hợp quy định của Luật Di sản văn
hóa để bảo vệ tốt di tích trên địa bàn”. Vì di tích n m trong khu quy hoạch Dự án Khu
trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son. Tại công văn số 1453/BQP-CNQP ngày
18/5/2012, đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng phương án bảo tồn di
tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xưởng cơ khí thuộc XNLH
Ba Son, cải tạo một phần nhà xưởng thành không gian trưng bày các hình ảnh, hiện
vật gắn liền với lịch sử Ba Son và hoạt động của ác Tôn, trong đó có một phần di
tích của ụ tàu và sa bàn tổng thể xưởng cơ khí
Ngày 19/2/2013 Ủy ban nhân dân Thành phố có Công văn số 805/UBND-ĐTMT
về điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trung tâm phức hợp Sài Gòn
– a Son, phường Bến Nghé, Quận 1. Trang 2 văn bản nêu: “Về bảo tồn di tích lịch sử
trong Khu liên hợp Xí nghiệp a Son: đề nghị giữ lại di tích Ụ tàu và đề nghị công
nhận cụm di tích lịch sử quốc gia đối với khu vực Ụ tàu và địa điểm lưu niệm CT
TĐT(được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993) Việc bảo tồn di tích lịch sử
quốc gia đã được xếp hạng theo hướng bảo tồn phải hài hòa, phải tính toán kỹ để có
giải pháp bảo tồn hiện đại, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển” Thực hiện chỉ đạo của
các cấp lãnh đạo nêu trong văn bản, Sở VH, TT&DL tiến hành việc lập hồ sơ khoa
học di tích Ụ tàu và các vấn đề liên quan đề nghị công nhận cụm di tích lịch sử quốc
gia đối với khu vực Ụ tàu và Xưởng cơ khí a Son Sở VH, TT&DL đã có văn bản số
2445/SVHTTDL-TTBTDT ngày 16/5/2013 gửi công ty TNHH MTV a Son đề nghị
an Giám đốc Công ty TNHH MTV Ba Son xếp lịch làm việc với Sở nh m trao đổi
các nội dung liên quan công tác lập hồ sơ khoa học di tích Ụ Tàu, xác định ranh các
khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích. Tuy nhiên, Sở nhận được thông báo có một số
khó khăn khách quan từ Văn phòng Công ty và đề nghị dời một khoảng thời gian.
Ngày 18/10/2013 Sở VH, TT&DL đã có công văn số 5671/ SVHTTDL-TTBTDT và
29
Công văn số 5672/SVHTTDL-TTBTDT gửi Công ty TNHH một thành viên Ba Son
về việc lập hồ sơ khoa học di tích Ụ tàu và các vấn đề liên quan đề nghị công nhận
cụm di tích lịch sử quốc gia Ụ tàu và Xưởng cơ khí, trong đó nêu rõ thành phần đoàn
khảo sát nhưng cho đến nay chưa có văn bản trả lời của Công ty TNHH Một thành
viên Ba Son.[3, tr. 1 -3]
Tất cả những cố gắng trên của các cơ quan ban ngành chức năng đều nh m mục
đích bảo tồn di tích đặc biệt này Tuy nhiên, đến nay khu công nghiệp Ba Son vẫn
chưa được xếp hạng và được bảo tồn.
2.4 Một số di tích điển hình của loại hình công nghiệp đô thị Sài Gòn
2.4.1 Nhà đèn Chợ Quán
Nhà đèn Chợ Quán đã từng dự một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày
của dân Sài Gòn trong một thời gian dài Nhà đèn có một lịch sử lâu đời hàng trăm
năm Nó là một trong những biểu tượng hiếm hoi của nền văn minh cơ giới xa xưa của
ngành điện lực trong thời Pháp thuộc còn sót lại đến ngày nay. Hiện nay, chủ đầu tư
và các đơn vị chức năng khi lập quy hoạch khu đất nói trên U ND TP cũng chỉ đạo
các đơn vị chức năng tính toán lại phương án quy hoạch giao thông, như đường Cao
Đạt phải mở tối thiểu 6 làn xe và hai lề bộ hành tối thiểu rộng 4 m; nếu thiếu đất, cho
phép chọn giải pháp giảm quy hoạch đất ở, nâng tầng cao xây dựng; triển khai xây
dựng trước khoảng 450 căn hộ chung cư tại vị trí đất trống trong khu vực quy hoạch
để điều chỉnh dân cư từ khu chỉnh trang sang, sau đó triển khai xây dựng tiếp các
chung cư khác trong khu quy hoạch theo phương thức cuốn chiếu. Về phương thức
điều chỉnh tái bố trí dân, UBND Quận 5 được giao đề xuất phương án bồi thường, tái
định cư tại chỗ cho người dân và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu đất trên.
2.4.2 Khu vực h p nước Hồ Con Rùa
Khu vực tháp nước Hồ Con Rùa tọa lạc ở địa chỉ số 01, Công trường Quốc tế,
Phường 6, Quận 3. Đây là tháp nước thứ hai ở Đông Dương được xây dựng năm 1886,
sau tháp nước đầu tiên được xây dựng năm 1879 tại vị trí Hồ Con R a hiện nay và bị
phá bỏ năm 1921 Tháp nước cũ bị phá là một giếng thủy tĩnh (puits hydrostatique)
sâu 20 mét n m ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Phạm Ngọc Thạch ngày
nay. Phía trên là một tháp nước b ng lá sắt, cao 20 mét, dùng tích 100 m3
(xây xong
năm 1880) [14, tr. 136 – 137].
30
Năm 2010, ảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Ban quản lý Di tích thành phố
đã đến khảo sát để đề nghị thành lập hồ sơ di tích đưa vào diện bảo tồn Lúc đó, hiện
trạng bỏ hoang, do công ty cấp nước thành phố quản lý. Thành phố có chủ trương phá
bỏ để xây dựng siêu thị do tập đoàn Coopmark quản lý. Hiện nay công trình này đã
được xếp hạng di tích theo quyết định xếp hạng của thành phố.
Công trình này được xem là điển hình tốt về việc bảo vệ, vì quá trình xếp hạng di
tích rất nhanh chóng mặc dù gặp những khó khăn không hề nhỏ Địa điểm này đã
được phê duyệt thành dự án cho 4 tổng công ty làm chủ đầu tư với vai trò chính chính
tập đoàn Coopmark lấy nơi đây làm Siêu thị và khu nhà cao tầng. Quá trình tìm hiểu,
khảo sát gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ngay cả những người có niệm vụ khảo sát
cũng khó có thể tiếp cận di tích Nhưng b ng sự quyết tâm cao, Sở văn hóa thể thao và
du lịch với sự giúp việc đắc lực của Ban Quản lý di tích thành phố, Bảo tàng Thành
phố, cuối c ng cũng hoàn thành được hồ sơ và trình lên thành phố xin chủ trương cho
bảo tồn di tích này. Nếu qua trình này chậm trễ, e r ng đến nay di tích này đã không
còn Di tích được công nhận Di tích cấp thành phố theo quyết định số 1519/QĐ-
U ND, năm 2012
TIỂU KẾT
Hệ thống hạ tầng công nghiệp đô thị ở Sài Gòn Chợ Lớn là một thành tựu to
lớn của Pháp để lại sau khi tiến hành quy hoạch thành phố Đây cũng là giai đọan đầu
tiên đặt nền móng cho các ngành quan trọng được khai sinh trong lĩnh vực quy hoạch
đô thị của nước ta với các ngành :
Cấp thoát nước với các hệ thống tháp nước và giếng nước được phân bố rộng
khắp ,“ năm 1880 được coi là năm khai sinh của nhành cấp nước Sài Gòn” [1, tr 129] ,
Ngành điện có thể kể đến kể đến dự án lắp đèn điện cho Sài Gòn được hội
đồng thành phố đề ra từ tháng 3/1887 đến năm 1897 nhà máy điện đầu tiên của Sài
Gòn hoàn thành
Hệ thống các nhà máy xay xác hoặc nấu rượu người Hoa :dọc theo kênh Tàu
Hủ,các bến Chương Dương, Hàm Tử,… nhà máy rược Bình Tây
Ngành đóng và sửa chữa tàu: với xưởng đóng tàu a Son hay cơ xưởng thủy
quân
31
Tuy những công trình này cho đến nay một số đã không còn do dòng chảy của
thời gian nhưng giá trị lịch sử mà chúng mang lại là vô cùng to lớn đặt nền móng vững
chắc cho sự quy hoạch thành phố sau này của chúng ta.
32
C ƢƠN 3.
LOẠI HÌNH HẠ T NG DÂN S N
Căn cứ vào hiện trạng các công trình và những kết quả nghiên cứu của khảo cổ
học, có thể thấy các di tích hạ tầng được xây dựng tại các vị trí đặc biệt khác nhau
như: bên trên mặt đất, ở mặt đất, bờ mặt nước và xây dựng ngầm. Chúng gồm: đường
bộ, đường thủy; kênh rạch, cầu, cống rãnh, giếng ngầm; đường đô thị, vỉa hè, cây xanh
và các công trình khác như: bến cảng, kho bãi của các cảng, cầu tàu...
Vì các di tích thời Nguyễn hiện nay còn lại không nhiều và chỉ còn những dấu
tích Do đó, các di tích thuộc loại hình này chủ yếu thuộc thời kỳ Pháp thuộc trở về
sau. Các loại hình di tích hạ tầng được phân bố rộng, tuy nhiên cũng n m ở hai khu
vực Sài Gòn và Chợ Lớn trước đây, nay là Quận 1 và Quận 5.
Có một đặc điểm đáng chú ý: các di tích hạ tầng phân phân bố liên hoàn với các
di tích công nghiệp đô thị. Ngay tại các con sông, kinh, rạch có các bến, các cầu và
đường sá. Ngay tại đó cũng đồng thời có các nhà máy Trường hợp điển hình hơn cả là
dọc theo kinh Tàu Hủ, hai bên là đường là các bến: bến Hàm Tử, Lê Quang Liêm, bến
ình Đông Tại đây có ghe đủ loại neo đậu. Bên phía bến Lê Quang Liêm có nhà máy
rượu Bình Tây, phía bến ình Đông thì có nhà máy chế biến lông vịt ra mền. Dọc theo
kinh và hai bến có rất nhiều kho, vựa chứa lúa, gạo Nhà máy rượu nấu rượu dùng trấu
thải ra từ nhà máy xây lúa cũng
3.1Hệ thống đƣờng bộ, đƣờng thủy
3.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
Về qui hoạch, Sài Gòn được xây dựng dựa trên các trục đường của Gia Định
thành thời Nguyễn, đó là hai trục Cardos (Nam – Bắc, đường Lê Duẩn) và Decumanus
(Đông – Tây, đường Đồng Khởi), lấy dinh Thống Nhất nhà thờ Đức bà làm điểm kết.
Hai trục phụ là Nguyễn Huệ và Lê Lợi, lấy Ủy ban Nhân dân Thành phố và Nhà hát
Lớn làm điểm tập kết Các đường còn lại chạy song song theo ô vuông bàn cờ, lề
đường trồng cây, có các ngã tư, ngã năm, ngã bảy, quảng trường, bùng binh, công
viên, chỗ đậu xe… Thành phố chủ yếu vẫn chia làm hai khu như thời Gia Định thành.
Phần đất cao là trung tâm xây cất kiểu trình diễn phô trương thanh thế của chính
quyền thuộc địa với dinh thự, công sở, nhà Tây. Phần đất thấp hơn chạy dọc theo kinh
rạch k o dài đến Chợ Lớn là không gian làm ăn sinh sống của cư dân bản địa [1, tr.
129].
33
Vào đầu thập niên 1860, Sài Gòn mới chỉ có 26 đường với tổng chiều dài hơn
15km, đến năm 1883 đã có 55 đường (dài tổng cộng 25km) Năm 1905, có 92 đường
và 6 đường cặp sông rạch (quai) (dài tổng cộng gần 86km) Năm 1911, có 94 đường
và 6 đại lộ, 6 đường cặp sông rạch (dài tổng cộng 93km) năm 1930, Sài Gòn có 125
đường và Chợ Lớn có 94 đường Năm 1945, Sài Gòn có 180 đường và Chợ Lớn có
164 đường, tổng cộng 344 đường với chiều dài là 260 km. Nếu vào năm 1974, Sài
Gòn (bao gồm cả Chợ Lớn) có 333 đường, Gia Định có 75 đường, tổng cộng là 408
đường thì nay số đường đã tăng lên rất nhiều Năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh có
tổng cộng 3 879 đường với chiều dài 3.534 km...[14, tr. 152].
Các mô tả về đường sá, cầu, cống, cũng như quá trình xây dựng và đào kênh Tàu
Hủ: “Đường đi quanh co có mái che, có tường xây gạch, cắt ngang một đoạn dốc thoai
thoải phủ đầy cây cỏ… Đi qua một chiếc cầu đ p xây b ng đá và đất bắc ngang qua
một con hào sâu rộng. Ở phía cửa Đông Nam của thành, tường thành b ng gạch và đất
cao khoảng 20 bộ (gần 7m), rất dày và bao quanh một khoảng đất b ng phẳng, trải
rộng mỗi chiều ¾ dặm (khoảng 1,2km) Đường tới cổng thành rộng và thẳng, hai bên
đường có những ngôi nhà đủ kiểu, trong đó có vài nhà lợp ngói khá khang trang,
không có nhà nào cao quá hai tầng… Trên đường không có loại xe cộ nào cả, người ta
thường đi võng… Dọc bờ sông là những bãi sình rộng khoảng 50 đến 60 bộ (khảng
21m). Trên hàng cọc cắm xuống bãi sình, người ta bắc những chiếc cầu làm b ng thân
cây có lót ván từ mép sông vào bờ. Sàn cầu cao khoảng 12 bộ (khoảng 4m), hơn mức
cao nhất của thủy triều. Cuối cầu có bậc thang gỗ để bước lên. Phần đất này có nhiều
di tích cổ với một kiểu kiến trúc đặc biệt. Nhiều con đường lát đá và gạch chạy dài
theo bờ sông…” [16, tr. 270 – 276].
3.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng
Dưới thời Nguyễn tại khu vực trấn thành Gia Định, việc thiết kế đường xá, cầu
cống trong thành Qui và thành Phụng được ghi ch p qua các tư liệu lịch sử như Gia
Định Thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức, trong bản đồ Sài Gòn năm 1975 của sĩ
quan Pháp – cố vấn Nguyễn Ánh - Le Brund hay bản đồ năm 1815 của Trần Văn
Học. Theo đó, kể từ năm 1873, chính quyền Pháp bắt đầu qui định quy cách làm vỉa
hè, đến năm 1879 thì quy định đánh số nhà. Năm 1881 Pháp bắt đầu làm đường xe lửa
Sài Gòn - Mỹ Tho, bắc hai cầu lớn qua sông Vàm Cỏ Năm 1902, cầu Bình Lợi được
xây dựng Năm sau, đường tàu điện Sài Gòn - Gò Vấp, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gò Vấp -
34
Hóc Môn được thiết lập Vào năm 1910, Sài Gòn được nối với Nha Trang b ng đường
xe lửa Các con đường ở Sài Gòn lúc đầu đều là đường đất nện hoặc rải đá và chỉ bắt
đầu rải nhựa từ năm 1904 trở đi
Giao thông là huyết mạch của kinh tế. Kể từ thời Pháp thuộc, các con đường
trong thành phố đã được hình thành, chủ yếu từ việc san lấp các kênh rạch để đáp ứng
nhu cầu giao thông Quá trình này vẫn tiếp tục dưới thời Việt Nam Cộng hòa và cả sau
năm 1975 Khi các công trình đầu tiên được xây dựng trên những khu vực vừa được
san lấp, người Pháp cho san b ng v ng đồi phía Bắc Sài Gòn, lấy đất lấp các con kinh
đào Đường Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi, đường vào cổng chính ở Ba Son hiện nay là
những kinh đào được lấp lại. Kinh Chợ Vải đào năm 1867, bị lấp giai đoạn 1887-1892
thành đường Charner – sau thành đại lộ Nguyễn Huệ. Rạch Cầu Sấu bị lấp thành
đường De la Somme, sau thành đường Hàm Nghi Kinh đào Coffyn nối Rạch Cầu Sấu
– Kinh Chợ Vải – Kinh Cây Cám, bị lấp năm 1892 để biến thành đường Bonard – sau
là Lê Lợi và đường D’ Espagne sau là đường Lê Thánh Tôn. Rạch Cầu Ông Lãnh
thành đường Kitchener sau Abattoir (Lò Heo – vì vùng này là vùng Lò Heo củ của
Saigon Chợ Lớn trước khi có Lò Heo bên Chánh Hưng), sau thời VNCH đặt tên
Nguyễn Thái Học cho đến nay. Rạch Cầu Kho biến thành đường Blancsubé de Cầu
Kho, thời VNCH thành đường Huỳnh Quang Tiên, sau 1975 thành Hồ Hảo Hớn. Cả
ba con kinh: Chợ Vải, Cầu Sấu và Cây Cám đều lấp b ng trở nên đại lộ “Đường Kinh
Lấp”, chạy từ dinh Xã Tây tới giáp đường Công Lý và đại lộ Hàm Nghi (Boulevard de
la Somme cũ)
Hoạt động thương mại ở Chợ Lớn phát triển kéo theo nhu cầu mở rộng đô thị.
Điều này dẫn đến việc lấp rạch Chợ Lớn. Con rạch này vốn đã có từ lâu đời, đến năm
1925 được lấp thành đường giao thông Đoạn gần rạch Lò Gốm thành đường Trương
Tấn Bửu (nay là đường Lê Quang Sung), đoạn giữa vốn là những ụ chuyên đóng mới
và sửa chữa tàu thuyền, thành bến xe Chợ Lớn, đoạn giáp với rạch Tàu Hủ thành
đường Khổng Tử (nay là đường Hải Thượng Lãn Ông).
Ngày nay diện mạo cũ của thành phố đã thay đổi rất nhiều, nhất là về kênh rạch
và các tuyến đường. Về cơ bản, các tuyến đường của thành phố hiện nay vẫn dựa trên
các trục đường chính cùng các tuyến đường đã có từ thời Pháp và thời Việt Nam cộng
hòa Tuy nhiên, các con đường cũng đã có những thay đổi về tên đường, tất cả các con
đường đã tráng nhựa, làm vỉa hè, các cây xanh hai bên đường ít hơn, thay vào đó là
35
các công trình nhà ở và công sở hai bên đường cũng nhiều hơn trước. Mật độ lưu
thông trên các đường phố của thành phố vào loại bậc nhất của cả nước và đã dẫn đến
các tình trạng ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm. Một số tuyến đường còn
thường xuyên bị ngập nước vào những lúc thủy triều lên cũng như khi trời mưa lớn…
Để đáp ứng nhu cầu giao thông của người dân thành phố trong cuộc sống hiện tại,
nhiều tuyến đường cũng đã được nâng lên, sửa sang hay cải tạo thường xuyên.
3.2 Hệ thống kênh rạch, cầu, cống rãnh, giếng ngầm
3.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
N m ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh
hiện nay có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất phát triển. Trục các sông chính của
thành phố gồm: sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Sông Ðồng Nai nối
thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành và mở rộng bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc.
Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn. Mạng
lưới kênh rạch ch ng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu
Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến
Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi Ở phần phía Nam thành phố, thuộc địa
bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch cũng dày đặc.
Hệ thống sông ngòi kênh rạch, cầu cống được phân bố theo khu vực địa lý như:
Ở phía Đông và Đông ắc thành phố với hệ thống sông Sài Gòn tính từ vùng Thủ Dầu
Một về đến Nhà Bè. Hệ thống kênh rạch, cầu cống n m phía Bắc thị trấn Sài Gòn cũ
có Rạch Thị Nghè. Ở phía Nam thành phố với hệ thống kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ, kênh
Đôi Đoạn kênh Tàu Hũ, nay n m dọc đại lộ Đông Tây Hệ thống kênh rạch cổ nay
đều đã là những con đường có lịch sử hàng trăm năm n m trong hai thị trấn cũ là Sài
Gòn và Chợ Lớn này là Quận 1, Quận 3 và Quận 5.
 Hệ thống sông, kinh, rạch
 Sông và hệ thống kinh, rạch thời Nguyễn
Từ thời nhà Nguyễn, vùng Bến Nghé – Sài Gòn đã có vị trí thiên nhiên đặc thù
với những v ng gò đất cao n m ở hướng Bắc, Tây Bắc. Phía Nam có hệ thống kinh
rạch ch ng chịt. Hệ thống sông nước thiên nhiên bao quanh vùng này bao gồm phiá
Đông có sông ến Nghé (sông Sài Gòn), phía Bắc có sông Bình Trị và có một kênh
đào nhân tạo được người Pháp cho đào nửa cuối TK XIX là Kinh Vòng Thành ở phía
Tây.
36
• Sông Bến Nghé (sông Sài Gòn) có đầu nguồn ở vùng Lộc Ninh (Bình Long,
nay là ình Phước). Sông Bến Nghé là một đoạn sông Sài Gòn chảy qua Thành phố
Hồ Chí Minh trước khi hiệp với sông Đồng Nai ở Nhà Bè, rồi đổ ra biển Đông Sông
Bến Ngh còn có tên là Ngưu Chử, Ngưu Tân hay Tân ình giang (do chảy qua phủ
Tân ình xưa), theo nghĩa: Ngưu là trâu; tân hay chữ là bến; giang là sông.[35] Tên
Bến Ngh , ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối cùng dùng chỉ
một địa phương (v ng trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Sông Bến Nghé
có vai trò quan trọng trong việc phát triển v ng đất Gia Định xưa Ngoài vai trò là
thủy lộ quan trọng, sông bến Ngh còn là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt dưới thời
phong kiến. Khi thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ, để hướng dẫn tàu bè ra vào sông Sài
Gòn được an toàn, nhà cầm quyền Pháp đã cho xây cột cờ Thủ Ngữ, cao 30 mét cách
vàm Bến Ngh vài trăm m t Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
khu vực cột cờ Thủ Ngữ đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh của quân và dân ta.
• Rạch Thị Nghè (rạch Nghi Giang, rạch Bình Trị), cách gọi của người Cao
Miên ngày xưa là Prêk Kompon Lư, gọi là sông Bình Trị (trong địa hạt Tổng Bình Trị
Trung) Người đia phương gọi là sông Thị Nghè, vì có cầu Thị Nghè bắc ngang sông
bên hông Sở thú Người Pháp sau khi chiếm được Gia định thành, gọi rạch Thị Nghè
là rroyo de l’ valanche (tên con tàu đầu tiên tiến vào rạch). Rạch Thị Nghè n m
phía Bắc thành phố Sài Gòn, đối diện với cửa Đông của Thành Quy –Bát Quái (1790-
1835) và thành Phụng (1836-1859). Rạch Thị Nghè bắt nguồn từ Bàu Cát chảy qua
kênh Nhiêu Lộc rồi hợp nguồn với sông Sài Gòn gần chỗ nhà máy đóng tàu a Son
Rạch Thị Nghè được tính từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến sông Sài Gòn dài khoảng 4,5
km, chảy uốn khúc bao quanh thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ. Rạch Thị Nghè đến
đoạn cầu ông (trước gọi là cầu Cao Miên), gọi là sông cầu Bông. Rạch Thị Nghè
chảy qua đoạn cầu Bông về phiá Tây Bắc có cây cầu Kiệu, gọi là sông Cầu Kiệu. Từ
cầu Mac Mahon (Công Lý) qu o về hướng Tây đến cầu Trương Minh Giảng gọi là
Kinh Nhiêu Lộc.
• Rạch Bến Nghé: thời nhà Nguyễn còn gọi là sông ình Dương, người Pháp gọi
là rroyo Chinois (Kinh Người Tàu), có khi người dân gọi chung với đoạn dưới tức
rạch Tàu Hủ là kinh Tàu Hủ, kinh Chợ Lớn Về danh xưng ến Ngh : “ ến Ngh ”
ban đầu là tên gọi của một bến sông Có thể xuất phát từ ý nghĩa của một cái “ ến
dùng cho trâu, nghé tắm” Tuy nhiên cũng có nhà nghiên cứu cho r ng Bến Ngh để
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýQuách Đại Dương
 
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thểHướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thểInfoQ - GMO Research
 
Mua sắm chợ truyền thống và siêu thị
Mua sắm chợ truyền thống và siêu thịMua sắm chợ truyền thống và siêu thị
Mua sắm chợ truyền thống và siêu thịthiphsa
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHVisla Team
 
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minhtt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minhtomojey339
 
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...YouNet Media Company
 
2019. phan tich digital platform bot giat omo ariel - aba - bai nhom 2
2019. phan tich digital platform bot giat omo   ariel - aba - bai nhom 22019. phan tich digital platform bot giat omo   ariel - aba - bai nhom 2
2019. phan tich digital platform bot giat omo ariel - aba - bai nhom 2The Marketing Corner
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Võ Thùy Linh
 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiMarketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiTrong Hoang
 
Công ty đa quốc gia Honda
Công ty đa quốc gia HondaCông ty đa quốc gia Honda
Công ty đa quốc gia HondaYīng Táo Chen
 

What's hot (20)

Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
 
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thểHướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Mua sắm chợ truyền thống và siêu thị
Mua sắm chợ truyền thống và siêu thịMua sắm chợ truyền thống và siêu thị
Mua sắm chợ truyền thống và siêu thị
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ em
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ emLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ em
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ em
 
Luận văn: Phát triển thương hiệu tại công ty gốm sứ, HAY
Luận văn: Phát triển thương hiệu tại công ty gốm sứ, HAYLuận văn: Phát triển thương hiệu tại công ty gốm sứ, HAY
Luận văn: Phát triển thương hiệu tại công ty gốm sứ, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4GLuận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
 
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minhtt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
 
2019. phan tich digital platform bot giat omo ariel - aba - bai nhom 2
2019. phan tich digital platform bot giat omo   ariel - aba - bai nhom 22019. phan tich digital platform bot giat omo   ariel - aba - bai nhom 2
2019. phan tich digital platform bot giat omo ariel - aba - bai nhom 2
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiMarketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
 
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đạiChữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
 
Công ty đa quốc gia Honda
Công ty đa quốc gia HondaCông ty đa quốc gia Honda
Công ty đa quốc gia Honda
 

Similar to Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ

Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngluongthuykhe
 
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxTnNguynVn42
 
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.docKhóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.docmokoboo56
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minhrenownboy
 
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đôngSài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đôngmrtomlearning
 
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầngThuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầngluongthuykhe
 
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...nataliej4
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưngluongthuykhe
 
Những hình ảnh đẹp về hà nội xưa
Những hình ảnh đẹp về hà nội xưaNhững hình ảnh đẹp về hà nội xưa
Những hình ảnh đẹp về hà nội xưaDam Nguyen
 
Saigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliemSaigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliemVo Hieu Nghia
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Le Nin Real
 
Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptxĐồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptxnhatminh385921
 
Tran Hung Dao commercial street
Tran Hung Dao commercial street  Tran Hung Dao commercial street
Tran Hung Dao commercial street Hanh Nguyen
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThanh Hải
 

Similar to Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ (20)

Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
 
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
 
Thu hoach dc do
Thu hoach dc doThu hoach dc do
Thu hoach dc do
 
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.docKhóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
 
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đôngSài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
Sài gòn việt nam - hòn ngọc biển đông
 
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầngThuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
 
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ Cầu Gi...
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
 
Những hình ảnh đẹp về hà nội xưa
Những hình ảnh đẹp về hà nội xưaNhững hình ảnh đẹp về hà nội xưa
Những hình ảnh đẹp về hà nội xưa
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Saigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliemSaigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliem
 
Phố cổ Hà Nội xưa và nay
Phố cổ Hà Nội xưa và nayPhố cổ Hà Nội xưa và nay
Phố cổ Hà Nội xưa và nay
 
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP VinhLuận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
 
Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptxĐồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptx
 
Tran Hung Dao commercial street
Tran Hung Dao commercial street  Tran Hung Dao commercial street
Tran Hung Dao commercial street
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ

  • 1. 1 M 1. Lý do chọn đề tài Loại hình di tích hạ tầng đô thị thường được phân chia ra làm 2 loại: hạ tầng công nghiệp đô thị và hạ tầng dân sinh đô thị. Ở Sài Gòn – Chợ Lớn thời Pháp thuộc các loại hình di tích công nghiệp đô thị, mà tập trung chủ yếu là các nhà máy điện và cấp nước, nhà máy lúa gạo, các nhà máy xí nghiệp liên quan đến ngành đóng sửa chữa tàu thuyền, như khu công nghiệp Ba Son và các công trình khác: nhà máy, xí nghiệp, văn phòng của các hãng tàu, kho bãi của các bến cảng… Loại hình các công trình công nghiệp đô thị thường được xây dựng bên trên mặt đất, như các nhà máy lúa gạo, nấu rượu; nhà máy điện và nước: tháp nước, thủy đài; xí nghiệp, văn phòng của các hãng tàu. Loại hình hạ tầng đô thị dân sinh bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, kênh rạch, cầu, cống rãnh, đường đô thị, vỉa hè, cây xanh và các công trình công cộng khác… Trải qua biến đổi, nhất là do quá trình đô thị hóa, bộ mặt đô thị Sài Gòn- Chợ Lớn trong đó có các di tích hạ tầng đô thị thời Pháp thuộc cũng bị biến dạng, đặt ra nhiều vấn đề về qui hoạch đô thị, ứng xử với di sản cũng như sử dụng di sản trong bối cảnh hiện nay. Các di tích thời Nguyễn hiện nay còn lại không nhiều và còn lại chủ yếu là những dấu tích, do đó, các loại hình di tích chủ yếu là từ thời kỳ Pháp thuộc trở về sau. Hầu hết những di tích loại hình công nghiệp và hạ tầng đô thị Sài Gòn tập trung ngay tại các khu vực mà nay là trung tâm thành phố, chủ yếu tại các quận: Quận 1, Quận 3, Quận 5. Đề tài có tính cấp thiết cao về nhiều mặt đáp ứng nhu cầu hiện nay cả về nhận thức lẫn thực tiễn hành động, nhất là đối với các cư dân trẻ của thành phố như các sinh viên đang sinh sống và học tập ở hiện nay. Với những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài này cho công trình nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước đây, vấn đề này cũng có được đề cập ít nhiều trong một số công trình viết về Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh qua các tác phảm như “Sài Gòn đất và
  • 2. 2 người” của Nguyễn Thành Lợi do nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015, “ Đất Gia Định - Bến Nghé xưa & người Sài Gòn” của Sơn Nam do nhà xuất bản Trẻ năm 2014. Gần đây có một số công trình đáng chú ý như: “Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu” của Trần Hữu Quang do nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2011, nhưng tác giả chủ yếu dựa trên tư liệu văn bản người Pháp, không bao quát đầy đủ các lĩnh vực và không đề cập đến hiện trạng. Năm 2016, Nguyễn Đức Hiệp với 2 ấn phẩm “Sài Gòn Chợ Lớn- ký ức đô thị và con người” và “Sài Gòn Chợ Lớn- những tư liệu quí trước 1945” do nhà xuất bản Văn hóa- Văn nghệ ấn hành, đã cho biết nhiều thông tin về quá trình xay dựng hạ tầng đô thị của Sài Gòn và Chợ Lớn trước 1945. Một số tác giả khác cũng viết bài trên một số tập của bộ sách Nam Bộ Đất và Người do Hội Khoa học Lịch Sử Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. 3. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các hệ thống hạ tầng đô thị (nay đã là các di tích) tập trung chủ yếu n m trên địa bàn các Quận 1 3 và 5, một phần của các quận 2, 6 và 8 Thành phố Hồ Chí Minh Về thời gian, tập trung nghiên cứu các di tích được hình thành trong giai đoạn thời Pháp thuộc từ năm 1858 đến năm 1945 và có liên hệ đến ngày nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để nghiên cứu và hoàn thành đề tài Phương pháp lịch sử d ng để nêu lên các sự kiện, mốc thời gian cho thấy quá trình xây dựng, sử dụng và phát triển các loại hình di tích công nghiệp và hạ tầng đô thị ở Sài Gòn- Chợ Lớn thời Pháp thuộc Phương pháp logic d ng để nêu lên bản chất, nguyên nhân và xu hướng vận động của quá trình đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế các chính sách phát triển đô thị của chính quyền thuộc địa Ngoài ra công trình còn sử dụng các phương pháp chuyên nghành của khảo cổ học và các phương pháp thống kê, so sánh để từ đó rút ra những nhận x t, kết luận bổ sung cho những vấn đề mà tư liệu lịch sử còn thiếu, không bao quát hết 5. Những đóng góp của đề tài Các di tích công nghiệp và hạ tầng đô thị tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh được phân bố trong không gian rộng lớn, có sự thay đổi hiện trạng rất nhanh chóng và
  • 3. 3 phức tạp. Các dấu tích của các di tích thời Nguyễn, như cảng Bến Nghé, hệ thống hạ tầng thành cổ… hầu như đã không còn, và chỉ được biết qua những phát hiện khảo cổ học, những hiện vật bảo tàng và phần lớn được xem xét qua sử liệu và tư liệu khảo cổ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng đã cho chúng ta hình dung ra phần nào qui mô của hai đô thị lớn thời Nguyễn là Bến Nghé và Sài Gòn (tức chợ Lớn sau này). Loại hình công nghiệp và hạ tầng đô thị Sài Gòn hiện nay chủ yếu được hình thành thời kỳ Pháp thuộc trở về sau. Những di sản hạ tầng đô thị thì thường được hình thành ở thời Pháp thuộc và phần nào ở thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Từ sau năm 1975 đến nay, các di sản này đã có biến đổi qua rất nhanh chóng do quá trình đô thị hóa. Nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp cho những người quan tâm một cái nhìn tổng thể về hệ thống di sản hạ tầng đô thị thời Pháp hiện tồn tại cũng như lịch sử quá trình hình thành của chúng. Từ đó làm căn cứ để điều chỉnh những qui hoạch hiện nay cho phù hợp cũng như đánh giá đúng và trân trọng những giá trị di sản do lịch sử để lại. 6. ối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu hệ thống hạ tầng đô thị (nay đã là các di tích) ở Sài Gòn- Chợ Lớn thời Pháp thuộc tập trung chủ yếu n m trên địa bàn các Quận 1 3 và 5, một phần của các quận 2, 6 và 8 Thành phố Hồ Chí Minh Nhiệm vụ nghiên cứu : Làm rõ lịch sử hình thành đô thì Sài Gòn, Chợ Lớn và cơ cấu quản lý hành chính – cư dân của Sài Gòn, Chợ Lớn thời Pháp thuộc.Thống kê, hệ thống hóa toàn bộ các di sản hạ tầng đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện còn cho đến ngày nay Nêu lên đặc điểm phân bố, quá trình hình thành, niên đại, chủ nhân và hiện trạng của các di tích công nghiệp đô thị ở Sài Gòn Chợ Lớn Nêu lên đặc điểm phân bố, quá trình hình thành, niên đại, chủ nhân, tình trạng của các di tích hạ tầng dân sinh đô thị ở Sài Gòn, Chợ Lớn Đánh giá về giá trị của di sản, việc bảo tồn phát huy di sản, nêu lên những trường hợp điển hình về lịch sử và hiện trạng di tích, đề xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản. 7. Cấu trúc đề tài Chương 1 S L C L CH S H NH TH NH Đ TH S I G N- CH L N 1.1 Sơ lược lịch sử thành lập Sài Gòn và Chợ Lớn trước thời Pháp
  • 4. 4 thuộc 1.1.1 Vùng Bến Nghé 1.1.2 Vùng Sài Gòn 1.2 Tổng quan về hành chính, cư dân, xã hội Sài Gòn, Chợ Lớn thời Pháp thuộc 1.2.1 Tổng quan về cơ cấu hành chính 1.2.2 Chế độ quản lý và cư dân TIỂU KẾT Chương 2 LOẠI H NH HẠ TẦNG C NG NGHIỆP Đ TH 2.1 Hệ thống nhà máy điện và nước 2.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng 2.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng 2.2 Hệ thống nhà máy lúa gạo và nấu rượu 2.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng 2.2.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng 2.3 Hệ thống nhà máy đóng và sửa chữa tàu thuyền 2.3.1 Đặc điểm phân bố và số lượng 2.3.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng 2.4 Một số di tích điển hình của loại hình công nghiệp đô thị Sài Gòn 2.4.1 Nhà đèn Chợ Quán 2.4.2 Khu vực tháp nước Hồ Con Rùa TIỂU KẾT CH NG 3 LOẠI HÌNH HẠ TẦNG DÂN SINH Đ TH 3.1 Hệ thống đường bộ, đường thủy 3.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng 3.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng 3.2 Hệ thống kênh rạch, cầu, cống rãnh, giếng ngầm 3.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng 3.2.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng 3.3 Hệ thống đường đô thị, vỉa hè, cây xanh
  • 5. 5 3.3.2 Đặc điểm phân bố và số lượng 3.3.3 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng 3.4 Hệ thống các công trình khác: bến cảng, kho bãi của các cảng, cầu tàu... 3.4.2 Đặc điểm phân bố, số lượng 3.4.3 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng 3.5 Một số di tích tiêu biểu của loại hình hạ tầng đô thị 3.5.2 Đường Đồng Khởi 3.5.3 Đường Nguyễn Huệ TIỂU KẾT KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. 6 Chƣơng 1. SƠ LƢỢC L C S N N S N- C Ợ L N 1.1Sơ lƣợc lịch sử th nh l p S i n v Chợ L n trƣ c thời Pháp thuộc 1.1.1 Vùng Bến Nghé Nam Bộ là xứ sở của sông ngòi và kênh rạch cho nên ngay từ khi mở mang bờ cõi, khai phá v ng đất Nam bộ vào cuối thế kỷ XVI, giao thông đi lại của người dân chủ yếu b ng đường thủy. Trịnh Hoài Đức có ghi trong Gia Định Thành thông chí, “Đất Gia Định có nhiều sông ngòi, cù lao, bến bãi, nên 10 người đã có 9 người giỏi việc chèo thuyền, bơi lội…Đất Gia Định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hay đi thăm người thân, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi mà ghe thuyền đi lại chật sông suốt ngày đêm nối đuôi nhau, cho nên nhiều khi đụng nhau bị hư hỏng rồi sinh ra kiện cáo, nhưng ai phải ai quấy thì thật khó xử cho đúng lẽ” [8, tr. 186] . Về danh xưng ến Ngh : “ ến Ngh ” ban đầu là tên gọi của một bến sông ( có ý kiến cho r ng xuất phát từ ý nghĩa của một cái “ ến dùng cho trâu, nghé tắm” Tuy nhiên cũng có nhà nghiên cứu cho r ng Bến Ngh để chỉ nơi có nhiều cá sấu “có tiếng kêu giống như ngh ”) Sau “ ến Ngh ” được d ng để chỉ một đoạn sông (đoạn sông Bến Nghé thuộc sông Tân Bình hay Bình Giang hoặc ình Dương Giang – đoạn chảy qua huyện ình Dương, trấn Phiên An – nay chính là sông Sài Gòn) Trong Gia Định Thành thông chí, Bến Ngh được Trịnh Hoài Đức gọi là Ngưu Tân (牛 津 ). Về sau, tên gọi “ ến Ngh ” được mở rộng, dùng làm tên gọi một thị trấn – thị trấn Bến Nghé. Cũng có khi c ng với Sài Gòn (tức Chợ Lớn sau này) tạo thành thị trấn Bến Nghé – Sài Gòn) [8, tr. 41 – 44] [9, tr. 280] [10, tr. 60 – 63] Đến thời Pháp, “ ến Ngh ” được thu h p lại d ng để gọi tên một con rạch đó là Rạch Bến Ngh (người Pháp gọi là Arroyo Chinois), nhưng Rạch Bến Ngh này không tr ng với đoạn Sông ến Ngh (là một đoạn của sông Tân ình) kể trên mà nó chính là một đoạn của n Thông Hà (nay thuộc Quận 1) Sông n Thông nay chính là rạch ến Ngh và kênh Tàu Hủ, nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn.
  • 7. 7 Về những tên gọi địa danh liên quan đến tên gọi “ ến Ngh ”, đã được các nhà nghiên cứu đề ập trong các công trình như: Trương Vĩnh Ký (Gia Định Phong Cảnh vịnh), Huỳnh Tịnh Của (Đại Nam quốc âm tự vị), Vương Hồng Sển ( Sài Gòn xưa,…), Lê Trung Hoa (Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh), Sơn Nam (Sài Gòn xưa, Bến Nghé xưa…), Nguyễn Đình Đầu (Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn – Nam kỳ lục tỉnh, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh…), tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề còn tranh luận Nói về Gia Định, phần cương vực, Gia Định Thành thông chí đã có n t khái quát về các cửa biển, sông rạch, cửa sông, hải cảng ở Nam bộ. Nam bộ có nhiều sông rạch và cũng có nhiều hải cảng lớn nhỏ, nhưng các cửa biển, cửa sông thường không ổn định, nhiều khi bị phù sa bồi đắp: “Gia Định là đất Chân Lạp xưa, phía Đông nam giáp với biển, có tất cả 17 hải cảng lớn, đó là: Xích Ram, Tắc Ký, Cần Giờ, Đồng Tranh, Lôi Lạp (Soi Rạp), Cửa Đại, Cửa Tiểu, a Lai, ăng Côn (Cung), Ngao Châu, Cổ Chiên, Ba Thắc, Mỹ Thanh, Hào Bàn (Gành Hàu), Long Xuyên, Kiên Giang và Hà Tiên, còn các cửa nhỏ thì nhiều gấp đôi Tuy vậy các cửa này do bùn cát nên khi mở, khi cạn, khi sâu, đổi dời bất thường. Ở đây, sông ngòi lại ch ng chịt như mắc cửi, nếu không phải là thổ nhân quen thuộc thì ắt bị lạc hố, lộn bờ” [8, tr. 120]. Riêng vùng cửa biển Cần Giờ, được coi như một “cái vũng” lớn, nước sâu, sóng gió ít, rất thuận lợi cho tàu thuyền đi vào: “Duy cảng Cần Giờ phía Đông nam có núi Thát Sơn (tục gọi là Gành Rái) che quanh ở ngoài (Thuyền Úc cũng gọi là Vũng Tàu) là vũng lớn ở trong, lòng cảng vừa sâu, vừa rộng, bốn m a tám hướng gió đều yên ổn, không lo nạn cát ẩn và đá ngầm cũng như gió to sóng cả, các nước đều khen đây là một hải cảng tốt bậc nhất. Chỗ ngoài biển có núi Thát Sơn có chỗ giới hạn nước quần tụ, gọi là hải chuẩn (tục gọi là giáp nước), lúc m a gió nam thì giáp nước dời sang bắc, lúc gió mùa bắc thì giáp nước dời vào nam, thuyền bè đi lại từng biết giới hạn ấy thì sẽ tránh trước, khỏi gặp tai nạn” [8, tr 42] Cảng Bến Nghé n m ở trung tâm của bờ hữu sông Tân Bình, tục gọi là Tân Bình Giang (Sông Bến Ngh ) Đây là đoạn sông chuyển tiếp từ sông Nhà è lên đến vùng đất ình Dương, Tây Ninh, ình Phước và tới biên giới Campuchia ngày nay “Từ bến đò trước thành, uốn quanh lên phía Tây đến sông ình Đông (tục gọi là sông Đồng Cháy), qua sông ăng ột (Thủy Vọt), ngược lên thủ sở Tầm Phong Tích rồi đến thác lớn ưng Đàm (Nhồm) là chỗ cuối nguồn, tất cả là 462 dặm. Từ bến đò trước
  • 8. 8 thành quanh ra phía Bắc uốn qua Đông xuống cửa Tam Giang Nhà Bè, hợp làm sông Phước ình đổ ra cửa lớn Cần Giờ là 142 dặm rưỡi. Hai bên sông có nhiều sông nhánh, phía Tây nam sông thuộc địa giới Phiên n, phía Đông bắc thuộc địa giới trấn iên Hòa” [8, tr. 42] Hoạt động thuyền bè ở đoạn sông này rất tấp nập: “Ở phủ Tân ình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm sâu 10 tầm, khi nước lên b ng 13 thước ta, sông này vừa rộng lớn vừa trong sâu, những tàu buôn và ghe thuyền sông biển trong và ngoài nước ra vào không ngớt, trông thấy đầu tầu nối liền, đuôi cột buồm chi chít, đủ biết đó là nơi đô hội” [8, tr. 42] Ở phía bên hữu của cảng Bến Nghé có hệ thống sông rạch ch ng chịt nối Gia Định với vùng Long An và miền Tây trong đó quan trọng nhất là An Thông Hà (hay còn gọi là kênh Tàu Hủ). Kênh Tàu Hủ được khởi công đào năm 1819, là đường thủy vận nối liền Bến Nghé – Sài Gòn với các sông ngòi tại đồng b ng sông Cửu Long Nơi đây người Hoa vận chuyển hàng nhập cảng về bán cho cư dân lục tỉnh Nam Kỳ, sau đó mua lúa gạo, gia cầm và nông phẩm khác về bán lại. Hai bên bờ kênh, sinh hoạt của người Hoa rất tấp nập. Kênh Tàu Hủ còn có tên gọi khác là sông An Thông, sông ình Dương, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé hay Arroyo Chinois. Lai lịch của con kênh này cũng như nguồn gốc cái tên “Tàu Hủ” của nó là đề tài đang còn nhiều tranh luận.[12, tr. 247 – 250] Theo Trịnh Hoài Đức, đầu thế kỷ XIX, nó vốn chỉ là một con rạch, sau được đào thêm, nạo vét, mở rộng tạo thành con kênh lớn.[8, tr. 34] Con kênh này kéo dài chừng 5 cây số, xưa kia là đường giao thông thủy huyết mạch nối hai thị trấn Bến Nghé và Sài Gòn (Chợ Lớn) đồng thời nối Sài Gòn – Gia Định với miền Tây Nam bộ và miền Đông nam Campuchia Trong quá trình phát triển, con kênh đã in đậm dấu ấn trong tiềm thức người dân Nam bộ với cảnh trên bến dưới thuyền, hai bên là làng xóm, phố thị đông đúc, tr phú 1.1.2 Vùng Sài Gòn V ng Sài Gòn (sau đó là Chợ Lớn) vốn cũng là khu vực sớm được những người dân Trung Hoa chọn làm nơi lập nghiệp, Gia Định Thành thông chí ghi năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đến và cho lập các thiết chế hành chính: “Con cháu người Trung Quốc ở Trấn Biên lập thành xã Thanh Hà; ở Phiên Trấn lập làm xã Minh Hương, đều biên vào sổ hộ khẩu” [8, tr. 77] Như vậy rõ ràng trước năm 1698, người Hoa đã có mặt khá đông đúc tại vùng Sài Gòn. Vùng Sài Gòn cách Bến Nghé 5 km về phía Tây nam. Nơi đây “phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lẫn lộn dài độ 3
  • 9. 9 dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu… Những hóa vật ở Nam, Bắc theo đường sông đường biển chở đến không thiếu món nào Đầu phía Bắc đường phố lớn có miếu Quan Thánh và 3 hội quán: Phúc Châu, Quảng Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu, phía tây đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía Tây có hội quán n Lăng,… ấy là một thị phố lớn và đô hội náo nhiệt” [8, tr. 187] Đặc biệt, từ cuối thế kỷ XVIII, nhiều người Hoa bỏ đất iên Hòa về Sài Gòn sinh sống, làm cho dân cư khu vực này đông đúc hơn và phố thị ngày càng sầm uất Sài Gòn trở thành đầu mối cung cấp hàng hóa cho cả khu vực mà hầu hết những nhà buôn lớn là người Hoa Người Hoa ở Sài Gòn đã bước đầu thành lập nên các bang, hội của mình để quản lý việc buôn bán và tương trợ lẫn nhau trong quá trình định cư tại khu vực này Khu vực Sài Gòn bao gồm nhiều thôn, xã, trong đó có xã Minh Hương Sài Gòn trước n m trong địa hạt tổng Tân Long, sau là huyện Tân Long Xã Minh Hương được thành lập từ năm 1698, c ng với nhiều thôn, xã khác của tổng Tân Long Dân trong xã Minh Hương là những người Hoa đã nhập quốc tịch Việt, đa số làm nghề buôn bán chứ không có ruộng nương cày cấy nên phải đóng thuế theo quy chế “biệt nạp” (đóng thuế dựa trên khối lượng sản phẩm hàng hóa) Năm 1771, vua Xiêm là Trịnh Quốc nh đem quân đánh phá Hà Tiên, dân Hà Tiên không buôn bán được nữa, một số người Việt gốc Hoa ở đây đã phải chạy về Sài Gòn để tá túc Năm 1778, dân xã Thanh Hà gần như bỏ hẳn C Lao Phố gần iên Hòa về Sài Gòn trú ngụ Từ đó, Sài Gòn trở thành trung tâm tụ hội khá đông người Minh Hương Từ năm 1778, lưu dân đến quá đông, nhờ đào kinh ảo Định, Rạch Cát, sau này thêm kinh Tàu Hủ nên việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn Trên bản đồ thành phố Sài Gòn năm 1795, địa bàn Sài Gòn đã được mệnh danh là azar Chinois (chợ Trung Hoa, hay còn gọi là Phố Khách) Kết nối Sài Gòn với Bến Nghé là con kênh Tàu Hủ (có cả hệ thống đường bộ nhưng để chuyên chở hàng hoá thì đường thuỷ quan trọng hơn) Kênh Tàu Hủ là con kênh nhân tạo, lúc trước, khi chưa được nạo vét và mở rộng (năm 1819) nó không đón được tàu buôn lớn. Và Bến Ngh chính là điểm trung chuyển của nó. Hàng hóa ở Chợ Lớn, phần nhiều là hàng thủ công như gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm nghề dệt, nghề làm giấy, nhựa, thuỷ tinh vv… được người Hoa xuất bán ra bên ngoài. Từ Chợ Lớn, hàng hóa được đưa lên cho v ng thượng nguồn sông Vàm Cỏ và miền Đông nam
  • 10. 10 Campuchia mà địa điểm gần của nó là cảng Lôi Lạp. Cảng Lôi Lạp, n m trên đoạn kênh nối giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Phước Lộc kéo dài về đến An Thông Hà (thời đó còn gọi là Sông Sài Gòn – đến thời Pháp gọi Rạch Bến Nghé– hay Aroyyo – nay ta gọi là kênh Tàu Hủ). Năm 1822, một nhà ngoại giao cũng là một nhà khoa học người Anh Finlayson đến Sài Gòn đã đánh giá r ng mỗi cái trong hai thị trấn Bến Nghé và Sài Gòn (tức Chợ Lớn) đều to lớn b ng kinh đô angkok của nước Xiêm. Ông mô tả “Nhà cửa rộng lớn, thích hợp với phong thổ. Mái lợp ngói. Cột điều mộc Vách thì tr t đất s t lên sườn tre rồi tô hồ lên. Nhiều nhà cao tầng, sàn b ng ván, xếp hàng dọc theo bờ kênh, bờ sông hay dọc theo đường cái rộng quang đãng Phố xá ngay hàng thẳng lối hơn là ở nhiều kinh thành châu Âu” [9, tr. 24] Không chỉ là trung tâm buôn bán sầm uất trong nước, Sài Gòn cũng mở rộng hoạt động buôn bán với nhiều nước trong khu vực Các thương nhân người Hoa ở Sài Gòn thường xuyên giao lưu buôn bán với thương nhân Campuchia Chính sách đón nhận tàu buôn nước ngoài thời Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định làm cho các hoạt động buôn bán và sản xuất ở Sài Gòn càng thêm phát triển. Về cơ cấu tổ chức thì suốt thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có nhiều thay đổi: - Bến Nghé và Sài Gòn (Chợ L n) nằm trong Dinh Phiên Trấn thuộc Gia ịnh Phủ Năm 1698 “đất Đồng Nai” – Phủ Gia Định (tức Nam Bộ). Gồm Dinh Trấn Biên (Huyện Phước Long) và Dinh Phiên Trấn (Huyện Tân Bình). Ranh giới 2 Dinh là Sông Sài Gòn – Tân Bình Giang. Năm 1708/1714 (GĐTTC) Chúa Nguyễn trao cho Mạc Cửu làm Tổng binh Trấn Hà Tiên. Năm 1732 lập Châu Định Viễn (tương đương với huyện nhưng ở nơi xa xôi)/ dựng Dinh Long Hồ (Vĩnh Long + Đồng Tháp) Năm 1756 Nguyễn Cư Trinh tâu xin cho sáp nhập đất Xoài Rạp, Tầm Đôn (tức Gò Công, Đồng Tháp Mười) vào châu Định Viễn. Năm 1757 nhận thêm/ lập 3 đạo Đông Khẩu (Sa Đ c), Tân Châu (Tiền Giang), Châu Đốc (Hậu Giang)
  • 11. 11 Năm 1779, Nguyễn Ánh cho đặt thêm Dinh Trường Đồn (Mỹ Tho). Vậy tổng cộng có 4 Dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ, Trường Đồn) và Trấn Hà Tiên. Bến Nghé và Sài Gòn thuộc dinh Phiên Trấn của ia ịnh Trấn Năm 1800 đổi Gia Định Phủ thành Gia Định Trấn gồm có dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ), dinh Trấn Định (Trường Đồn) và trấn Hà Tiên. Bến Nghé và Sài Gòn thuộc trấn Phiên An của ia ịnh Thành (tổng trấn): Năm 1808 đổi Gia Định Trấn thành Gia Định Thành, lấy Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng trấn, Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn. Cai quản 5 trấn: trấn Phiên An (Phiên Trấn cũ), trấn Biên Hoà (Biên Trấn cũ), Định Tường (Trấn Định cũ), Vĩnh Thanh (Vĩnh Trấn cũ) và Trấn Hà Tiên. Bến Nghé và Sài Gòn thuộc tỉnh ia ịnh trong Nam kỳ lục tỉnh: Năm 1836 Minh Mạng sắp đặt thành các tỉnh, gồm 6 tỉnh: iên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, n Giang và Hà Tiên Sài Gòn, Chợ Lớn lúc này thuộc Gia Định. 1.2 ổng quan về h nh chính, cƣ dân, xã hội S i n, Chợ L n thời Pháp thuộc 1.2.1 Tổng quan về cơ cấu hành chính Ngày 11 tháng 4 năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) bao gồm cả vùng Sài Gòn và Bến Ngh Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 tại khu Bến Ngh cũ, đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) tại khu vực Sài Gòn cũ Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức d ng để chỉ v ng đất Bến Nghé, và tên Chợ Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn được d ng chung để chỉ cả 2 v ng đất này. Năm 1867, sau khi đánh chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, thực dân Pháp liền đổi tên 6 tỉnh thành 24 hạt, đứng đầu mỗi hạt là viên Thanh tra, sau đổi là Tham biện; nơi trị sở gọi là tòa Tham biện – mà người Việt quen gọi là Tòa bố. Năm 1868, có một vài sự thay đổi về danh xưng một số hạt Tham biện như: Thủ Đức thay cho Ngãi An, Gò Công thay cho Tân Hòa, Cần Giuộc thay cho Phước Lộc, Trảng Bàng thay cho Quang Hóa, Chợ Gạo thay cho Kiến Hòa, Cai Lậy thay cho Kiến
  • 12. 12 Đăng, Trà Vinh thay cho Lạc Hóa, Sóc Trăng thay cho a Xuyên, Cần Thơ thay cho Kiến Phong, và đặt thêm 2 hạt Tham biện mới là Bến Tre và Mỏ Cày, nâng tổng số lên 26 Tham biện. Năm 1867, De Lagrandière ban hành qui chế thành phố Sài Gòn, chỉ định một viên cảnh sát trưởng làm Thị trưởng và phụ tá có 1 Hội đồng gồm 12 hội viên, nhiệm kỳ một năm Nghị định ngày 17-9-1872, buộc tất cả các hội viên của Hội đồng thành phố phải thông qua bầu cử Người Việt Nam tham gia Hội đồng không quá 1/3. Khi thành lập 2 thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn thì giữa 2 thành phố có một số làng nông thôn. Ngày 27-10-1874, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định thành lập hạt thứ 20 (không có tên gọi riêng). Hạt thứ 20 thuần túy là nông thôn, tổ chức hành chánh giống như các hạt kia, chia làm 2 tổng là ình Chánh Thượng và Dương Minh Tổng. Bình Chánh Thượng gồm 10 xã, Tổng Dương Minh gồm 18 xã thôn. Năm 1874, hạt Sài Gòn đóng trụ ở Sài Gòn được dời về Bà Chiểu thuộc xã Bình Hòa gọi là hạt Bình Hòa. Sau đây là các hạt của Nam Bộ năm 1878:[7, tr. 77 – 136] Khu vực Sài Gòn 1. Hạt Sài Gòn (Huyện ình Dương, huyện Bình Long) 2. Hạt Tây Ninh (huyện Tân Ninh, huyện Trảng Bàng) 3. Hạt Thủ Dầu Một (huyện Bình An) 4. Hạt Biên Hòa (huyện Phước Chánh, huyện Long Thành) 5. Hạt Bà Rịa (huyện Phước An) Khu vực Mỹ Tho 6. Hạt Mỹ Tho (huyện Kiến Hưng, Kiến Đăng, Kiến Hòa và Kiến Phong) 7. Hạt Tân An (huyện Tân Thạnh, Cửu An) 8. Hạt Gò Công (huyện Tân Hòa) 9. Hạt Chợ Lớn (huyện Tân Long, Phước Lộc) Khu vực Vĩnh Long 10. Hạt Vĩnh Long (huyện Vĩnh ình, Vĩnh Trị) 11. Hạt Bến Tre (Phủ Hoàng Trị) 12. Hạt Trà Vinh (Phủ Lạc Hóa, huyện Trà Vinh)
  • 13. 13 13. Hạt Sa Đ c (Huyện n Xuyên, Vĩnh n) Khu vực BASSAC (HẬU GIANG) 14. Hạt Châu Đốc (Phủ Tuy Biên, huyện Tịnh Biên và 1 phần Đông Xuyên) 15. Hạt Hà Tiên (huyện Hà Châu) 16. Hạt Long Xuyên (huyện Đông Xuyên) 17. Hạt Rạch Giá (huyện Kiên Giang, Long Xuyên) 18. Hạt Cần Thơ (huyện Phong Phú, một phần An Xuyên, và Bình Tân Thạnh) 19. Hạt Sóc Trăng (huyện Ba Xuyên) 20. Hạt thứ 20 n m giữa SG và Chợ Lớn nhưng giải thể 1888. Tỉnh ia ịnh, thành phố Sài Gòn và Chợ L n Năm 1915 lãnh thổ Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh, 2 thành phố, 1 đặc khu Côn Đảo (dưới tỉnh là quận/tổng) (dân số khoảng 3 062 550 người) Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đ c Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Rạch Giá, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên Thành Phố Sài Gòn, Thành Phố Chợ Lớn Đặc khu Côn Đảo (Đến cuối thời Pháp thuộc và VNCH thì Thành phố SG và Chợ Lớn sáp nhập, số tỉnh tăng lên từ 26 – 30 tỉnh) Về phía thành phố Chợ Lớn, ngày 25-7-1881, Hội đồng thành phố quyết định sáp nhập một số làng phía Tây vào thành phố, trong đó có Tân Hòa Đông, làng Minh Phụng, làng Phú Lâm. Ngày 27-4-1931, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập khu Sài Gòn – Chợ Lớn đứng đầu là 1 viên trưởng khu, do Toàn Quyền bổ nhiệm. 1.2.2 Chế độ quản lý và cư dân Theo niên giám 1865 của chính quyền Pháp ở Sài Gòn, chỉ tính riêng ở Sài Gòn trước khi người Pháp đến đã có 50 000 người, chia ra hơn 40 làng Khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, dân số bám trụ ở lại chỉ khoảng 4 đến 5 ngàn người, còn lại chủ yếu là quân lính của triều đình đóng ở v ng Hòa Hưng và Chí Hòa.[33,] Trong 2 năm 1860-1861, dân số bắt đầu tăng lên vì có số giáo dân từ miền Trung vào – có khoảng 7 800 người.
  • 14. 14 Sau năm 1862, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố nên cần một số lượng lao động phổ thông và thợ chuyên môn như thợ mộc, thợ xây, do đó dân chúng hồi hương tìm nghề sinh sống. Cuộc sống ở thành phố bắt đầu hồi sinh. Đem so sánh các con số trên đây c ng một thời điểm, chúng ta thấy dân số thành phố Chợ Lớn tăng nhanh hơn thành phố Sài Gòn. So sánh giữa nông thôn và thành thị thì dân số thành thị tăng nhanh hơn Trong thời gian từ 1917-1925, thành phố Sài Gòn có 38 195 người, trung bình mỗi năm tăng 4 774 người. So sánh giữa 2 thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, dân số thành phố Chợ Lớn tăng nhanh hơn vì thành phố Chợ Lớn là công nghệ, thương mại. Thành phố Sài Gòn mang nét thành phố hành chánh, quân sự, dân số thường cố định, ít biến động. Về cơ quan hành chánh, ngày 10-2-1873, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh quy định việc cai trị mỗi đơn vị hành chánh tại Nam kỳ phải do ba viên chức phối hợp cùng làm: một viên chức hạng nhất phụ trách tư pháp, một viên chức hạng nhì phụ trách ngành hành chánh, một viên chức hạng ba phụ trách thuế khóa. Ngày 8-1-1877, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố lớn (Grande Municipalité) hay là thành phố cấp I (Municipalité de Première classe). Ngày 20-10-1879, thống đốc Nam kỳ Le Myre de Villers ban hành nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn (khác với hạt Tham biện Chợ Lớn) và xếp vào thành phố loại II Đứng đầu thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn là hai viên Đốc lý người Pháp Nơi làm việc của viên Đốc lý là Tòa Đốc lý, dân chúng quen gọi là “Nhà xã Tây” Để phân biệt thứ hạng của 2 thành phố, bên cạnh viên Đốc lý Sài Gòn có Hội đồng thành phố (Conseil municipal), còn bên cạnh viên Đốc lý Chợ Lớn có một Ủy ban thành phố (Commission municipal). Một nghị định khác ký ngày 8-7-1869, biến Hội đồng này thành Hội đồng tư vấn để góp ý với Thống đốc trong việc xây dựng thành phố. Ngày 17-10-1887, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương trong đó có xứ Nam kỳ. Ngày 12-11-1887, do sắc lệnh của Tổng thống Pháp, Sài Gòn được chọn làm thủ Phủ của toàn cõi Đông Dương Ngày 17-12-1894, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định nới rộng phạm vi thành phố Sài Gòn lên phía Bắc, lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) làm ranh giới, nhập các làng Hòa Mỹ, Phú Hòa, Nam
  • 15. 15 Chơn, Tân Định, một phần thôn Nhơn Hòa vào Thành phố, làm cho diện tích Thành phố tăng lên 344 hecta Năm 1895, nhập một phần xã Khánh Hội và làng Tam Hội vào thành phố, mở rộng thêm 82 hecta, đưa ranh giới phía Nam của Thành phố đến bờ rạch àu Đồn. Năm 1904, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định sát nhập một phần làng Tân Hòa, làng Phú Thạnh vào địa bàn thành phố Năm 1907, lại sáp nhập thêm phần còn lại của làng Khánh Hội và một phần làng Chánh Hưng vào phần đất ngày nay là quận 8. Bấy giờ diện tích toàn thành phố là 1 674 hecta Lúc đầu chỉ mới 447 hecta. Về phía thành phố Chợ Lớn, ngày 25-7-1881, Hội đồng thành phố quyết định sáp nhập một số làng phía Tây vào Thành phố, trong đó có làng Tân Hòa Đông, làng Minh Phụng, làng Phú Lâm v v… Ngày 16-8-1907, thống đốc dân sự đầu tiên của Nam kỳ, Le Myre de Villers ban hành nghị định nới rộng hai thành phố lên phái Bắc (lấy đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật ngày nay làm ranh giới). Ngày 27-4-1931 Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập khu Sài Gòn – Chợ Lớn (Région do Saigon – Chợ Lớn) Đứng đầu là một viên Trưởng khu do Toàn quyền bổ nhiệm. Một số quyền hạn của viên Đốc lý thành phố Sài Gòn cũ và của viên Đốc lý thành phố Chợ Lớn cũ được chuyển vào tay Trưởng khu Trưởng khu là Chủ tịch Hội đồng quản trị khu Sài Gòn – Chợ Lớn (Conseil d’ dministration) Một số quyền hạn của Hội đồng thành phố (Conseil Municipal) Sài Gòn và của Ủy ban thành phố (Commission Municipale) Chợ Lớn cũng được chuyển giao cho Hội đồng quản trị khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Đến ngày 19-12-1941, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh bãi bỏ chức Đốc lý của thành phố Sài Gòn và của thành phố Chợ Lớn. Mọi quyền hành của hai viên này đều tập trung cả vào tay viên Trưởng khu Sài Gòn – Chợ Lớn; bãi bỏ Hội đồng thành phố Sài Gòn và Ủy ban thành phố Chợ Lớn. Mọi quyền hạn của hai tổ chức này đều chuyển sang Hội đồng quản trị khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Ngày 11-5-1944, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định, thành lập tỉnh Tân ình, trên cơ sở trích một số xã thôn của tỉnh Gia Định. Tỉnh Tân Bình chia làm 3 khu vực: 1. Khu vực I: Gia Định gồm các xã Thạnh Mỹ Tây, Bình Hòa (nay thuộc quận Bình Thạnh), Phú Nhuận (nay thuộc quận Phú Nhuận), Hạnh Thông, Hạnh Thông
  • 16. 16 Tây, An Hội (nay thuộc quận Gò Vấp), Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì (nay thuộc quận Tân Bình). 2. Khu vực II: Thủ Thiêm gồm có xã Thủ Thiêm, và một phần xã An Khánh (nay thuộc quận 2). 3. Khu vực III: Nhà Bè gồm các xã Tân Thuận Đông, Tân Quy Đông, Phú Mỹ Tây (nay thuộc quận 7), Phước Long Đông, Phú Xuân Hội và một phần xã Long Đức Đông ở phía Bắc sông Soài Rạp, Bắc và Đông rạch Mương Chuối (nay thuộc huyện Nhà Bè). Tỉnh lỵ tỉnh Tân ình đặt tại v ng ngã tư Phú Nhuận Địa bàn tỉnh Tân Bình bao phủ phần đất quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận 2, quận 7 và huyện Nhà Bè. Tỉnh Tân Bình thành lập chưa được bao lâu, bộ máy hành chánh mới khởi động thì cuộc Cách mạng Tháng 8 bùng nổ. Về tư pháp và an ninh, việc đầu tiên mà thực dân Pháp làm là thành lập nhà tù Côn Đảo mặc dù lúc đó chưa ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) trong đó có điều khoản triều đình Huế nhường Côn Đảo cho Pháp. Ngày 1-3-1862, thống đốc Nam kỳ Bonard ký nghị định thành lập nhà tù Côn Đảo Đêm 28-6-1862, t nhân c ng nhân dân và quan quân trước kia nhất tề nổi dậy, phá nhà t , đốt trại giam, tấn công nhà tên chúa ngục Roussel. Nhờ có một tên tù người Hoa phản bội báo cho biết, Roussel đã c ng 3 tên thuộc hạ người Pháp, 2 lính công binh và 1 thủy thủ chạy thoát trên chiếc phao thuyền Saint Joseph. Ngày 13-7- 1862, thông báo hạm Noragaray lại được cử ra Côn Đảo với lực lượng hung hậu tới đàn áp cuộc khởi nghĩa Ngày 25-7-1864, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh đầu tiên về tổ chức tư pháp ở Nam kỳ. Theo sắc lệnh này tại Nam kỳ có hai hệ thống tòa án song song tồn tại: hệ thống Tòa án Tây và hệ thống Tòa án Nam. Hệ thống Tòa án Tây có nhiệm vụ chuyên xử người Pháp, do quan tòa chuyên nghiệp phụ trách. Xét xử theo luật của Pháp. Các quan tòa chuyên nghiệp trực thuộc viên Tổng biện lý (Procureur Genérl). Tổng biện lý đặt dưới quyền chỉ đạo của Thống đốc Nam kỳ. Hệ thống Tòa án Nam chuyên xét xử người Việt và người châu Á cư trú tại Nam kỳ do các quan chủ tỉnh phụ trách, xét xử theo thể chế của triều đình nhà Nguyễn lúc
  • 17. 17 bấy giờ. Các quan chủ tỉnh trực thuộc Giám đốc Nha Nội chính (Directeur de I’Int rieur) Hệ thống Tư pháp theo sắc lệnh ngày 25-7-1864 tồn tại cho đến ngày 25-5-1881, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh bãi bỏ Tòa án Nam kỳ, bãi miễn chức năng tư pháp của các viên chức cai trị hành chánh, quy định mọi việc hình sự, dân sự đều do hệ thống Tòa án Pháp xét xử theo thể chế riêng, gọi là chế độ Indig nat , người Pháp và người Âu sẽ xét xử theo thể chế riêng. Người Pháp coi đây là một cải cách lớn về ngành Tư pháp Thực tế đây là âm mưu của thực dân Pháp muốn đồng hóa dần người Việt Nam ở Nam kỳ theo văn hóa của nước Pháp, quên hẳn nền tư pháp của nhà Nguyễn và văn hóa của đất nước. Ngày 6-1-1903, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ chế độ tư cách bản xứ (Indigénat) ở Nam kỳ. Kể từ ngày ban hành nghị định, tất cả người Việt Nam nào chưa được xếp vào loại công dân nước Pháp (Citoyen Frangais) cuãng đều do các tòa án Pháp xét xử dựa trên Bộ hình luật của nước Pháp đang được áp dụng tại địa hạt Nam kỳ. Tỉnh nào chưa có tòa án, quan chủ tỉnh, với tư cách chánh án, sẽ đảm nhận việc xét xử và quan chủ tỉnh có thẩm quyền tuyên án phạt tối đa 10 ngày, phạt tiền tối đa 15 francs Trường hợp muốn tăng mức phạt giam thêm 2 ngày, mức phạt tiền thêm 5 francs nữa, phải được sự đồng ý của Thống đốc, sau khi thông qua Hội đồng Tư mật Nam kỳ. Hệ thống tư pháp theo sắc lệnh ngày 25-7-1864, có áp dụng luật của nước Pháp trong lúc xát xử, nên nhà cầm quyền Pháp ở Nam kỳ đã cho ban hành các luật nào vào các thời điểm như sau: Ngày 21-12-1864, Thống đốc Nam kỳ cho công bố toàn bộ Luật pháp của nước Pháp trên lãnh địa. Ngày 16-3-1880, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh cho áp dụng Bộ Hình luật của nước Pháp vào Nam kỳ và các thuộc địa của Pháp. Ngày 3-10-1883, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh cho thi hành ở Nam kỳ một số điều khoản trong Bộ luật của Pháp. Để phân biệt xát xử trước các Tòa án, ngày 24-5-1881, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh quy dịnh quốc tịch cho người Việt Nam ở Nam kỳ. Theo sắc lệnh này, người Việt Nam sinh sống ở Nam kỳ đều mang quốc tịch Pháp (Nationalit francaise), nhưng vẫn phải chịu sự chi phối của luật pháp Việt Nam. Nếu muốn hưởng quyền công dân Pháp (quailté francais) thì phải làm đơn, và chỉ từ 21 tuổi trở lên mới d8u3 tư cách làm đơn
  • 18. 18 xin được trở thành công dân Pháp (citoyen francais). Một khi được chấp nhận thì vợ và con cái vị thành niên cũng được xát xử theo luật dân sự và chính trị của nước Pháp ở thuộc địa. Luật ngày 28-4-1869, bổ sung thyêm nhiệm vụ của Tòa án Thượng thẩm như sau: Tòa Thượng thẩm Sài Gòn có quyền xét xử những vụ án có liên quan đến các lãnh sự của Pháp tại các nước Trung Hoa, Thái Lan, Nhật Bản, xét xử các tội hình do người Pháp gây ra ở những nước đó Sắc lệnh ngày 17-5-1895, giao cho Phòng nhì của Tòa Sơ thẩm và Phòng nhì của Tòa Thượng thẩm Sài Gòn xét xử những vụ án dân sự và thương mại có liên quan đến người Việt. Ngày 6-10-1879, Thống đốc Le Myre de Villers ký nghị định thành lập tại Nam kỳ một Tòa án tối cao chuyên xét xử các công việc bản xứ Tribunal Supérieur des Affaires Indigènes) và cử một quan chuyên nghiệp người Pháp phụ trách. Ngày 5-10-1882, Tổng thống Pháp ban hành một sắc lệnh cho phép Thống đốc Nam kỳ được thông qua Hội đồng Tư mật bắt các làng xã phải nộp một khoản tiền đặc biệt cho chính quyền địa phương để chính quyền tổ chức đàn áp và ngăn chặn mọi âm mưu và hành động khởi nghịch, do những người châu Á sống ở Nam kỳ cầm đầu chống đối lại chính quyền thực dân Pháp, xảy ra ở các làng xã mình. Ngoài ra, bang nào hay cộng đồng nào có người tham gia vào các hoạt động chống đối đó, đều phải nộp tiền phạt. Về an ninh trật tự, chính quyền thực dân Pháp, các thuộc địa khác của Pháp và người bản xứ, chia đóng đồn trại khắp trên lãnh địa Nam kỳ. Riêng tại Gia Định – Sài Gòn là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, có các đồn trại. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, thực dân Pháp còn cho thành lập một lực lượng an ninh gọi là cảnh sát đặc biệt. Ngày 30-6-1915, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh tổ chức và sử dụng lực lượng cảnh sát đặc biệt của toàn Đông Dương, trong đó có Nam kỳ. Ngày 15-5-1917, Toàn quyền Đông Dương ra nghị quyết thiết lập một lực lượng cảnh sát người Việt chung cho toàn Nam kỳ, gọi là lực lượng Dân vệ, hoặc lính Thủ hộ (Garde Civile). Dân vệ đóng tại các tỉnh lỵ hoặc ngoài tỉnh lỵ, do quan chủ tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành, chức năng gồm bảo đảm trật tự an ninh trong tỉnh, đàn áp các cuộc nổi dậy
  • 19. 19 chống đối lại chính quyền xảy ra trong tỉnh, canh giữ tù phạm, truy bắt phạm nhân, áp giải các chuyến tù. Đối với thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đã hợp nhất, có một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp (Commissaire de Police) đóng tại trung tâm thành phố điều hành chung nền an ninh trật tự toàn thành phố, trụ sở tại góc đường Trần Hưng Đạo – Trần Đình Xu (nay là sở Công an thành phố). Tại mỗi quận có Sở Cảnh sát của quận và một số bót nhỏ. Sở Cảnh sát quận Nhất đóng tại đường Ngô Đức Kế - Phan Văn Đạt – công trường Mê Linh – Bến Bạch Đ ng. Sở cảnh sát quận Hai góc đường Võ Văn Tần – công trường Quốc Tế, bên cạnh Viện Đại học Quốc gia. Sở cảnh sát quận 4 đóng tại góc đường Tùng Thiện Vương – Xóm Củi. Sở cảnh sát quận 6 đóng tại góc đường Nguyễn Tất Thành – Đoàn Nhữ Hài. Phòng Cảnh sát của cảng Sài Gòn đóng tại góc đường Nguyễn Tất Thành – Bến Vân Đồn.[28] Ể KẾ Sau khi thực dân pháp hoàn tất công cuộc xâm lược Việt Nam 1884, Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam (1897) Đây là thời kì lịch sử đầy thăng trầm của dân tộc Việt Nam. Về cơ bản toàn bộ bộ mặt của xã hội Việt Nam thời bấy giờ có nhiều thay đổi to lớn đặc biệt là sự chia cắt Việt Nam thành 3 miền của thực dân pháp với 3 chế độ khác nhau, đặc biệt là ở Nam Kì “ xứ thuộc địa” của Pháp nới làm việc của nhiều quan chức người Pháp và vấn đề đặt ra là “ sự có mặt của các công chức người Pháp đòi hỏi phải thực hiện những công trình lành mạnh văn hóa môi trường và những tiện nghi rất tôn k m” thêm vào đó là những lí do khác về chính trị . Như vậy từ sau khi vào cai trị thì vùng Sài Gòn và Chợ Lớn đã được thực dân Pháp chú trọng quy hoạch về mọi mặt từ : hành chính, dân cư, xã hội. Mốc đánh dấu đặc biệt cho sự thay đổi đó là sự sáp nhập của hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn (27/4/1931) Đây có thể gọi là một cuộc đổi mới toàn diện với quy mô lớn nh M biến cả hai vùng Sài Gòn- Chợ Lớn trở thành một trung tâm về kinh tế và chính trị của Nam Kì, đặc biệt là Sài Gòn với hi vọng “ thành phố Sigapore của Pháp” ở khu vực á châu. Từ đây Sài Gòn Chợ Lớn tiếp tục đạt được những bước phát triển mới trong sự phát triển vượt bậc sau này.
  • 20. 20 Chƣơng 2 LOẠ N Ạ ẬN C N N ỆP 2.1 Hệ thống nh máy điện v nƣ c 2.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng Các nhà máy điện và nước ở Sài Gòn hiện nay chủ yếu chỉ còn là các di tích tập trung ở Quận 1 và Quận 5 Nhà máy điện số 1: n m trên đường Hai à Trưng – nay là trụ sở Tổng công ty điện lực thành phố Nhà máy điện số 2: n m ở Cầu Kho, dưới chân Cầu Ông lãnh, nay thuộc Quận 1 Nhà máy điện Chợ Quán n m ở Quận 5. Nhà máy nước n m ở khu Hồ Con Rùa, Quận 3.  Hệ thống cấp điện: Hệ thống cấp điện, đáng chú ý có 3 nhà máy: nhà máy đầu tiên tại đường Hai Bà Trưng (trụ sở công ty điện lực thành phố ngày nay), nhà máy số 2 tại Cầu Kho, nhà máy số 3 tại Chợ Quán Đó là các nhà máy nhiệt điện. Nguồn than được cung cấp từ cảng Hải Phòng chở vô, trong thời kỳ khó khăn vận chuyển, do chiến tranh, thậm chí các nhà máy này còn chạy b ng trấu và các vật liệu củi gỗ khác.  ệ hống cấp nước: Hệ thống cấp nước đầu tiên do người Pháp xây dựng năm 1880 có tên là Tevenier Đây là tên của viên kỹ sư cầu đường giữ chức giám đốc Sở công chính lúc bấy giờ Hệ thống được xây dựng gần hồ con R a ngày nay, có khả năng cung cấp từ 1000-1500m3 /1 ngày Ở đó có một tháp nước nổi tiếng, tháp nước n m ở vị trí nơi vòng xoay hồ con R a Tháp nước cao 20 m, có dung tích 100 m3 , xây dựng năm 1879, hoàn thành năm 1880, đã bị phá bỏ năm 1921 Thời Việt Nam Cộng hòa xây dựng lại, hiện nay được cải tạo thành bồn nước Hồ Con Rùa. C c giếng cạn: Trong những năm tiếp theo, Pháp xây dựng một loạt các giếng cạn để cung cấp nước cho Sài Gòn Đây là một cụm các giếng cạn, mỗi giếng cạn có đường kính từ 1,6 – 2,2m, sâu 13 – 20 m, lòng giếng đặt ống ngang, có trụ lọc ở gần đáy giếng Một cụm giếng có từ 10 – 20 giếng cạn, trong m a mưa nước tự chảy về giếng trung tâm, m a khô d ng bơm để hút nước về giếng trung tâm, từ giếng trung tâm nước được xử lý rồi bơm lên hồ chứa, từ giếng trung tâm nước được xử lý rồi bơm lên hồ chứa – thủy đài, hoặc bơm trực tiếp ra hệ thống phân phối cho người dân Chính quyền chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống cung cấp nước cho người dân. Các giếng cạn được coi là hệ thống cấp nước đầu tiên cho Sài Gòn
  • 21. 21 Các thủy đài: Hiện trên địa bàn thành phố có hơn chục thủy đài (chưa có số liệu thống kê chính thức) Một số thủy đài tiêu biểu như: Tại khu vực Thủ Đức, ngay trên xa lộ Hà Nội (gần nhà máy xi măng Hà Tiên); Tại cầu Văn Thánh; Trong cảng a Son; Trong Sở Thú; Đại lộ Võ Văn Kiệt - khu bến Hàm Tử cũ; Hồ Văn Huê – Phú Nhuận; Phạm Thế Hiển – Quận 8; Đường Nguyễn Tất thành - Quận 4 (Gần ến Nhà Rồng) Các thủy đài này b ng bê-tông cốt th p để điều hòa áp lực nguồn nước. Thủy đài thời Pháp xây trên mặt đất, cao từ 20-30m, bên ngoài trông như 1 tòa nhà, bên trong là bể chứa nước hình ô van. Thủy đài thường được xây dựng cầu kỳ, đảm bảo cả công năng sử dụng và thẩm mỹ. Thủy đài thời Việt Nam Cộng hòa do Mỹ xây dựng có lối kiến trúc khác hoàn toàn thời Pháp, thường được đưa lên cao khỏi mặt đất, dạng hình phễu, b ng bê tông cốt thép, chịu được áp lực ngang, và có tính chất điều phối áp lực đường ống dẫn nước. Từ những năm 1970, Mỹ xây dựng tại Sài Gòn các hệ thống thủy đài có cơ cấu và nguyên lý hoạt động như hệ thống hầm chứa, bồn nước của Pháp Điểm khác với thời Pháp, là tháp nước (thay cho bồn đặt trên mặt đất) được đưa lên cao trung bình 20m. 2.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng Hệ thống nhà máy điện và nước ở Sài Gòn được xây dựng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nước và điện là lĩnh vực quan trọng mà bất kỳ chính quyền nào cũng phải thiết lập khi xây dựng một đô thị Do vậy, sau khi chiếm đóng Sài Gòn, người Pháp đặc biệt chú trọng đến hai lĩnh vực này Sau gần 20 năm chiếm đóng Sài Gòn, người Pháp đã xây dựng một hệ thống cung cấp nước tập trung cho người dân Sài Gòn, với tên gọi là Tevenier. Năm 1880 được coi là năm khai sinh của ngành cấp nước Sài Gòn giai đoạn 1. Giai đoạn này nước chủ yếu được lấy từ những giếng đào tại chỗ Nhưng mãi cho đến đầu thế kỷ XX cũng chỉ đủ cung cấp cho khu trung tâm và một số trục lộ chính. Hệ thống thoát nước, cung cấp nước sạch cho tiêu dùng vẫn là vấn đề gây bàn cãi gay gắt của giới kỹ thuật đô thị thành phố thời Pháp vì Sài Gòn là thành phố công thương nghiệp nên cũng đòi hỏi cầu đường, bến cảng, mạng lưới cung cấp điện, nước quy mô lớn hơn cho các khu công nghiệp tập trung và các khu ở thích hợp hơn cho người bản xứ cư trú trên địa bàn thành phố.[1, tr. 129 – 130]
  • 22. 22 Giai đoạn 2 của ngành cấp nước Sài Gòn có thể được tính từ năm 1900 với sự thành lập của công ty điện nước Đông Dương, tên viết tắt là CEE Chữ viết tắt này ngày nay chúng ta vẫn còn bắt gặp trên một số họng van nước rải rác trong thành phố Từ năm 1900 trở đi dân số phát triển nhanh nên số lượng các giếng cạn cũng tăng lên rất nhanh, đến năm 1930, các giếng cạn đã cung cấp một lượng nước là 30 000 m3 /1 ngày cho v ng Sài Gòn – Chợ Lớn với số dân vào khoảng 300 000 người Từ năm 1930 – 1940, dân số tăng nhanh, bình quân 16 000 người mỗi năm nên các hệ thống giếng cạn không cung cấp đủ nước, do đó chính quyền Sài Gòn đã cho xây dựng các giếng sâu, các giếng do công ty Lens của Mỹ khoan tại nhiều nơi trong thành phố cung cấp bổ sung thêm 50 000m3 /1 ngày cho nhu cầu tiêu thụ của người dân Đến năm 1958, phạm vi Sài Gòn được mở rộng nối liền hai v ng Sài Gòn – Chợ Lớn và dân số thành phố tăng đến 1 800 000 người Lúc đó hệ thống giếng cạn và giếng Lens được khai thác tối đa với lưu lượng cao nhất là 160 000 m3 /1 ngày vào m a mưa và 120 000m3 /1 ngày vào m a khô Đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, dân số tăng nhanh làm cho Sài Gòn lâm vào cảnh thiếu nước, việc khai thác quá mức các giếng cung cấp nước đã làm ranh mặn của nước ngầm lấn sâu vào đất liền và chất lượng nước bị xấu đi Do đó đã xuất hiện dự án giải quyết tận gốc của việc thiếu nước ở Sài Gòn b ng việc khai thác nước sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư khoảng 641 triệu đồng Việt Nam và trên 19 triệu đô – la Mỹ Năm 1961 một cơ quan tự trị về tài chính và hành chính là Sài Gòn thủy cục (STC) được thành lập để thực hiện dự án và quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước Sài Gòn Dự án bắt đầu được xây dựng vào năm 1963 Trước khi thực hiện dự án, Sài Gòn Thủy cục phải đứng ra tiếp thu công trình cấp nước, vì công trình cấp nước và công trình điện là của công ty CEG, phải bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam Về cơ bản, STC tiếp nhận những trang thiết bị về giếng ngầm, giếng cạn, hệ thống bơm, hệ thống thủy đài, những công trình về nhà ở, cơ sở vật chất khác…Từ ngày 1/7/1966, hệ thống cung cấp nước đi vào vận hành thử và ngày 2/12/1966 SGT chính thức đưa hệ thống vào vận hành với công suất 450.000m3 /1 ngày và hệ thống này là nguồn cung cấp nước chính cho Sài Gòn đến nay. Giai đoạn thứ 3 của quá trình cấp nước thành phố từ 1975, sau ngày thống nhất đất nước SGT được đổi tên là Công ty cấp nước thành phố, với nhiệm vụ chủ yếu là tập trung duy trì, ổn định tình hình cấp nước, quan lý tốt việc phân phối nước và thu
  • 23. 23 tiền nước của trên 166.500 khách hàng sử dụng nước Đây cũng là giai đoạn gian khổ nhất của ngành cấp nước trong điều kiện đất nước bị cấm vận mà toàn bộ những phụ kiện của ngành cấp nước của Sài Gòn mà sau này là thành phố Hồ Chí Minh đều do Mỹ sản xuất. Nhiều phụ tùng thay thế là trở ngại lớn nhất cho công tác cải tạo để duy trì công suất xử lý nước và mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành phố Để vượt qua khó khăn này, tập thể công nhân ngành cấp nước và nhà máy nước Thủ Đức đã vượt qua nhiều khó khăn nghiêm trọng Đến năm 1985, đã nâng công suất lên 650.000 m3 /1 ngày với trên 198 000 khách hàng Năm 1986 ngành cấp nước thành phố lại bước vào giai đoạn mới, giai đoạn từng bước đổi mới quản lý, xúc tiến đầu tư Giai đoạn này k o dài đến năm 1995 [5]. Lĩnh vực cấp nước và điện hầu hết đã thay đổi rất nhiều, những thay đổi cơ bản bắt đầu từ thời VNCH khi các hệ thống điện, nước được xây dựng mới và nguồn cấp điện nước từ bên ngoài thành phố chứ không phải khai thác tại chỗ như thời Pháp thuộc. Những nhà máy điện hiện nay đã hoàn toàn mất dấu, chỉ còn sót lại các khu văn phòng – biệt thự làm việc, xây dựng theo lối kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó là hệ thống chiếu sáng công cộng, dùng các loại đèn đường cột cao, b ng sắt, lắp bóng chụp thủy tinh dạng tròn hay lục giác. Các cột đèn thường cao khoảng 2 m, được đúc, mạ kẽm, trang trí cầu kỳ. Những loại đèn đường này, nay cũng hiếm gặp trên các tuyến đường, mà thường thấy còn lưu giữ trong các nhà bảo tàng của thành phố. Ngày nay, hệ thống cấp nước nước còn lại mà chúng ta thấy, còn duy nhất có các thủy đài và giếng ngầm Do không được sử dụng hơn 40 năm qua, tất cả thủy đài đều có hiện tượng bị rò rỉ Công ty cấp nước thành phố đã từng thuê tư vấn nghiên cứu cải tạo, phục hồi các thủy đài, hầm chứa. Dự kiến những thủy đài bị hư hỏng không sửa chữa được sẽ được phá bỏ, xây dựng lại để phục vụ điều hòa áp lực mạng lưới cấp nước và tăng cường nguồn nước chữa cháy cho thành phố.[21] Vấn đề có bảo tồn những thủy đài xây dựng thời VNCH hay không hiện chưa được thành phố đặt ra Hiện nay dấu tích của hệ thống giếng cạn còn được nhìn thấy ở một số nơi trong thành phố như ở Gò Vấp, hội trường Thống Nhất, tại trụ sở của tổng công ty cấp nước hiện nay. 2.2 Hệ thống nhà máy lúa gạo và nấu rƣợu 2.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng
  • 24. 24 Thương cảng Sài Gòn vốn là cảng lớn nhất ở Đông Dương và Chợ Lớn là “thủ đô lúa gạo” Từ đây, đã cơ sở tạo ra sự thịnh vượng cho không những Nam Bộ mà cả Việt Nam và xứ Đông Dương Với sự thuận lợi về đường thủy để vận chuyển trao đổi với các tỉnh miền Tây, cộng với khả năng hoạt động thương mại năng động của người Hoa, khu vực các bến, như bến Lê Quang Liêm, Quận 5 và bến ình Đông, Quận 8 ngày nay, trước đây đã từng được mệnh danh là "bao tử của miền Nam". Tại những khu vực này, các nhà máy xay lúa được xây dựng phục vụ cho việc xuất cảng gạo mỗi năm một tăng cũng như đã diễn ra những hoạt động thịnh vượng của việc mua bán và xuất khẩu lúa gạo. Hàng loạt nhà máy xay lúa đã được phân bố dọc theo kinh Tàu Hủ, gần vị trí của các bến, như bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Lê Quang Liêm, bến ình Đông, bến Phạm Thế Hiển Nơi đây tàu thuyền cập bến hàng ngày, lúa gạo từ miền Tây đổ về, và từ đây được xuất cảng đi nhiều nước. Ở Chợ Lớn, nhất là khu vực dọc Kinh Tàu Hủ cũng có một số nhà máy sản xuất rượu. Tất cả các nhà máy xay lúa đều ở gần bờ sông, các rạch để tiện mang lúa xuống từ các ghe, thuyền ở các tỉnh miền Tây đến và để mang gạo mới xay đi xuất cảng ra các nước khác Hơn nữa, nhiên liệu được d ng để đốt chạy máy hơi nước là vỏ trấu. Nguồn nước dùng cho máy xay b ng hơi nước lấy từ nguồn rất thuận lợi ngay tại sông, rạch dọc nhà máy.  Nhà máy lúa gạo Tư liệu của người Pháp để lại, đã cho thấy, vào năm 1913, có 10 nhà máy xay lúa hoạt động ở Chợ Lớn, trong đó có 8 nhà máy là của người Hoa và 2 nhà máy là của công ty Đức-Pháp Speidel Cie Đến năm 1931, có khoảng 75 nhà máy xay lúa ở Chợ Lớn, trong đó có 3 nhà máy là của người Âu, số còn lại là của người Hoa; 8 trong số các nhà máy này có sản lượng mỗi ngày là 1800 tấn.[27] Những nhà máy này được xây dựng theo lối kiến trúc cũ, tường bê tông cốt thép, mái ngói, hệ đỡ mái b ng sắt hoặc gỗ, đó là những dãy nhà dài được dùng làm phân xưởng lớn.  Nhà máy nấu rượu, thuốc lá, thuốc phiện Đáng chú ý nhất là nhà máy rượu ình Tây Đây là nhà máy trong Chợ Lớn thuộc Công ty Rượu Ðông Dương (Soci Francaise des Distilleries de l'Indochine - SFDI) thường được người dân gọi là Công ty rượu Phông-tên, bởi công ty do A.Fontaine thành lập năm 1901 Bản đồ Chợ Lớn năm 1923 cho thấy vị trí Nhà máy
  • 25. 25 rượu Bình Tây n m ở vị trí số 179 trên bản đồ: Distillerie Fontaine ( ình Tây) Rượu nấu b ng gạo và nhiên liệu dùng là trấu sản xuất ra từ nhà máy này Đây là nhà máy xay và nhà máy rượu lớn nhất Đông Dương lúc nó mới ra đời. Nhà máy này n m ở địa điểm qua khỏi cầu chử U bên phiá Lê Quang Liêm, hướng về gần rạch Lò Gốm. Nhà máy được chính thức đưa vào sản xuất năm 1902 dưới sự quản lý độc quyền của tập đoàn SFDIC (Soci t Francaise des Distilleries de l’Indochine) Pháp. Trải qua nhiều thời kỳ, tên gọi nhà máy rượu Bình Tây vẫn còn được lưu giữ. Từ 09/5/2005 Công ty rượu ình Tây đã chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Rượu Bình Tây- trực thuộc Tổng Công ty Bia – Rượu-NGK Sài Gòn (SABECO). Với chính sách đầu độc người bản xứ, đến cuối năm 1881, chính quyền khởi công xây dựng xưởng nấu thuốc phiện Xưởng nấu thuốc phiện tọa lạc trên diện tích một mẫu tây ở đầu đường Hai à Trưng hiện nay. Gần cầu Calmette có nhà máy sản xuất thuốc lá Bastos, một trong những thương hiệu nổi tiếng trước thập niên 70. Ngoài ra còn có các nhà máy khác như: chế biến lông vịt, nhà máy bột… nhưng nay cũng đã không còn. 2.2.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng Hệ thống nhà máy xay sát lúa gạo và nấu rượu tồn tại từ thời Pháp thuộc, sang đến thời VNCH vẫn còn hoạt động tuy đã có suy giảm vì sự phát triển của hệ thống đường bộ đã thuận tiện hơn Tuy nhiên phải đến gần đây nó mới mất vai trò của mình, khi Đại lộ Đông Tây được xây dựng và k o theo là các khu đô thị, nhà cao tầng cao cấp mọc lên. Nhà máy Xóm Chiếu, thành lập năm 1869, do công ty lphonse Cahusac quản lý Đây là nhà máy xay lúa đầu tiên của Sài Gòn. Công ty Speidel của Đức có hai nhà máy xay lớn là Riserie de l'Union và Riserie de l'Orient. Nhà máy xay lúa b ng hơi nước đầu tiên ở Việt Nam được thành lập ở Chợ Lớn vào năm 1874 Đó là nhà máy do ông Spooner bỏ tiền ra đầu tư, hầu hết các xưởng nhỏ còn lại dùng cối xay lúa gạo là của người Hoa ở Chợ Lớn Nhưng không lâu sau, các người Hoa cũng xây các nhà máy xay lúa chạy b ng hơi nước. Cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Chợ Lớn bắt đầu Đến năm 1895, Nam Kỳ có 200 xưởng thủ công và nhà máy xay thì phần nhiều tập trung ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Riêng nhà máy xay chạy b ng hơi nước thì Sài Gòn có 2, Chợ Lớn có 7. Năm 1897, có 9 nhà máy xay lúa (8 ở Chợ Lớn và 1 ở Khánh Hội), trong đó có 7 nhà máy là vốn của người Hoa và 2 nhà máy vốn của người Pháp, Đức và Hoa.
  • 26. 26 Đến đầu thế kỷ 20, năm 1900 thì cả thảy 9 nhà máy ở Chợ Lớn đều là của chủ người Hoa, với giám đốc điều hành là người Pháp. Cách đây vài năm thì hệ thống kho bãi của các nhà máy lúa gạo vẫn còn, nhưng hiện nay đã mất dấu, nhất là khi Thành phố mở mang quy hoạch đô thị bán đảo Thủ Thiêm và Đại lộ Đông Tây Năm 2011, hệ thống kho bãi tại Bến Trần Văn Kiểu (trước là Quai de Mytho) cũng bị phá bỏ. Ngày nay tại Bến ình Đông (Quận 8), nơi khu vực các nhà máy xay lúa thời Pháp và VNCH chỉ còn sót lại những khu nhà ở vốn trước đây làm văn phòng của các hãng xay lúa gạo Đó là những căn nhà cổ, xây kiên cố, liên kế, nhiều phòng dùng làm văn phòng Hiện nay, những hạ tầng ngành lúa gạo, nấu rượu và các nhà máy khác đã không còn, các nhà máy này đã bị xóa sổ. 2.3 Hệ thống nh máy đóng v sửa chữa tàu thuyền 2.3.1 Đặc điểm phân bố và số lượng Nhà máy đóng và sửa chữa tàu: được tọa lạc ở khu ngã 3 rạch Thị Nghè và sông Sài Gòn, Quận 1, thuộc vị trí của khu công nghiệp Ba Son ngày nay. Nay thuộc địa chỉ số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé. Cảng Sài Gòn thời Pháp dài khoảng 4 km, n m tập trung ở phía bờ phải sông Sài Gòn. Giới hạn ở phía bắc là quân cảng (nay là Ba Son) xuống tới Rond point (Chỗ Cột cờ Thủ Ngữ), có một bến tàu dài và một ụ để sửa chữa tàu (từ Rond point đến Cannal de derivition), còn thương cảng n m về phía nam. Khu vực này có rạch Bến Nghé và Tàu Hủ nối Sài Gòn với Chợ Lớn Đây là con đường quan trọng để vận chuyện hàng hóa từ miền Tây, Campuchia đến Chợ Lớn và từ đó ra Sài Gòn Như vậy, chúng ta có thể thấy vị trí của khu công nghiệp Ba Son n m về phía Bắc của thương cảng Sài Gòn. Bấy giờ, khu vực cảng Bến Nghé còn có thêm hệ thống hạ tầng nghề đóng và sửa chữa tàu thuyền tồn tại bên cạnh khu vực buôn bán, n m quanh chợ Bến Thành. Về cơ bản hệ thống công xưởng này n m cùng vị trí với nhà máy a Son như hiện nay. Khu vực xí nghiệp liên hiệp Ba Son hiện còn tồn tại một Ụ tàu vẫn còn đang hoạt động, được xây dựng từ thời Pháp, sau đó được sửa chữa, nâng cấp trong nhiều thời kỳ. Di tích này có dạng hình chữ nhật, tường vát xéo vào trong, n m sâu dưới mực nước sông Sài Gòn, đủ để tàu lớn đi vào khi nước lên cao, có hệ thống van, khóa b ng sắt tấm lớn để mở cửa cho tàu di chuyển vào sửa chữa Khi Tàu vào đến Ụ, van sắt sẽ được khóa lại và nước được rút cạn. Trên mặt sàn của Ụ có bố trí hệ thống nâng tàu
  • 27. 27 b ng các giàn sắt, được nâng b ng các bơm thủy lực. Bờ thành của ụ tàu xây dựng cao khoảng 10m, b ng đá xanh loại lớn, với bờ thành dầy hàng mét. Bên trên là hệ thống giàn giáo d ng để hỗ trợ việc nâng tàu và sửa chữa phần trên của các tàu. Di tích này có giá trị lịch sử lâu đời, nó đánh dấu ngành công nghiệp hiện đại của thành phố buổi đầu, đồng thời cũng là di tích lích sử cách mạng tiêu biểu. Ngoài Ụ tàu này ra, thì ở Ba Son còn tồn tại những dãy nhà dài, tường bê tông cốt thép, mái ngói, hệ đỡ mái b ng sắt, d ng làm phân xưởng gia công, chế tạo các chi tiết để sửa chữa tàu và khu văn phòng theo lối kiến trúc Pháp thời đầu Thế kỷ XX. Những di tích này cùng với Nhà bia tưởng niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng và Ụ tàu tạo thành một phức hợp di sản công nghiệp khá hoàn chỉnh, đến nay vẫn khá nguyên v n. Riêng nghề đóng thuyền đã trở nên rất quan trọng và nhờ sẵn gỗ tốt như sao, trắc, b ng lăng, giáng hương, gõ, sến, táu, cẩm lai,… ở ngay rừng kế cận. Thuyền đóng theo yêu cầu trong nước và cả ngoại quốc, hầu hết thuyền lớn bên Cao Miên đều do thợ ta làm ra. Sau này, thợ đóng thuyền của nhà Nguyễn còn biết đóng cả tàu đồng: “Đến năm 1790, xây thành át Quái, Trần Văn Học phụ trách việc phác họa đường xá và phân khu phố phường Sau đó c ng với Vannier, Học điều khiển việc đóng tàu đồng theo kiểu mới” [9, tr 260 – 261] 2.3.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng Di tích Ụ tàu thuộc Xí nghiệp liên hiệp liên Ba Son. Ụ tàu được xây dựng năm 1884 – 1888 và vẫn giữ nguyên v n cho đến ngày nay. Ụ tàu là nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã từng làm việc và hoạt động cách mạnh trong những năm 1915 – 1928. Các di tích công nghiệp gần đây mới thay đổi hoàn toàn hiện trạng khi thành phố có chủ trương quy hoạch lại đô thị và di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi thành phố. Nhưng hiện nay cũng chỉ còn có Ba Son còn nguyên trạng, những di tích khác đã hầu như được phá bỏ.Tuy nhiên, thực trạng quản lý và bảo tồn khu công nghiệp Ba Son cũng còn nhiều bất cập. Đây cũng là một trường hợp của việc bảo tồn chưa tốt di tích. Công trình còn những vướng mắc cần được giải quyết mới có thể tiến hành lập hồ sơ khoa học di tích. Nhiều vấn đề đang còn rất khó khăn, nhất là một loạt dự án như khu nhà hàng bờ sông cao cấp, đường tầu điện ngầm đều được sắp xếp xây dựng hoặc đi qua nơi đây Ngày 28/7/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Công văn số 2404/BVHTTDL- DSVH gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc quy hoạch xí nghiệp Liên hiệp Ba Son
  • 28. 28 liên quan di tích Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh (số 323, đường số 12 trong khuôn viên xí nghiệp), Bộ VH, TT&DL có ý kiến như sau: “ Khu vực Ụ tàu gần Xưởng cơ khí đã được Cục Di sản văn hóa thỏa thuận về mặt chủ trương xây dựng hồ sơ di tích bổ sung vào di tích Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son tại Công văn số 919/DSVH-DT ngày 17/11/2009. Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, Bộ VH, TT&DL đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phù hợp quy định của Luật Di sản văn hóa để bảo vệ tốt di tích trên địa bàn”. Vì di tích n m trong khu quy hoạch Dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son. Tại công văn số 1453/BQP-CNQP ngày 18/5/2012, đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng phương án bảo tồn di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xưởng cơ khí thuộc XNLH Ba Son, cải tạo một phần nhà xưởng thành không gian trưng bày các hình ảnh, hiện vật gắn liền với lịch sử Ba Son và hoạt động của ác Tôn, trong đó có một phần di tích của ụ tàu và sa bàn tổng thể xưởng cơ khí Ngày 19/2/2013 Ủy ban nhân dân Thành phố có Công văn số 805/UBND-ĐTMT về điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – a Son, phường Bến Nghé, Quận 1. Trang 2 văn bản nêu: “Về bảo tồn di tích lịch sử trong Khu liên hợp Xí nghiệp a Son: đề nghị giữ lại di tích Ụ tàu và đề nghị công nhận cụm di tích lịch sử quốc gia đối với khu vực Ụ tàu và địa điểm lưu niệm CT TĐT(được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993) Việc bảo tồn di tích lịch sử quốc gia đã được xếp hạng theo hướng bảo tồn phải hài hòa, phải tính toán kỹ để có giải pháp bảo tồn hiện đại, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển” Thực hiện chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nêu trong văn bản, Sở VH, TT&DL tiến hành việc lập hồ sơ khoa học di tích Ụ tàu và các vấn đề liên quan đề nghị công nhận cụm di tích lịch sử quốc gia đối với khu vực Ụ tàu và Xưởng cơ khí a Son Sở VH, TT&DL đã có văn bản số 2445/SVHTTDL-TTBTDT ngày 16/5/2013 gửi công ty TNHH MTV a Son đề nghị an Giám đốc Công ty TNHH MTV Ba Son xếp lịch làm việc với Sở nh m trao đổi các nội dung liên quan công tác lập hồ sơ khoa học di tích Ụ Tàu, xác định ranh các khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích. Tuy nhiên, Sở nhận được thông báo có một số khó khăn khách quan từ Văn phòng Công ty và đề nghị dời một khoảng thời gian. Ngày 18/10/2013 Sở VH, TT&DL đã có công văn số 5671/ SVHTTDL-TTBTDT và
  • 29. 29 Công văn số 5672/SVHTTDL-TTBTDT gửi Công ty TNHH một thành viên Ba Son về việc lập hồ sơ khoa học di tích Ụ tàu và các vấn đề liên quan đề nghị công nhận cụm di tích lịch sử quốc gia Ụ tàu và Xưởng cơ khí, trong đó nêu rõ thành phần đoàn khảo sát nhưng cho đến nay chưa có văn bản trả lời của Công ty TNHH Một thành viên Ba Son.[3, tr. 1 -3] Tất cả những cố gắng trên của các cơ quan ban ngành chức năng đều nh m mục đích bảo tồn di tích đặc biệt này Tuy nhiên, đến nay khu công nghiệp Ba Son vẫn chưa được xếp hạng và được bảo tồn. 2.4 Một số di tích điển hình của loại hình công nghiệp đô thị Sài Gòn 2.4.1 Nhà đèn Chợ Quán Nhà đèn Chợ Quán đã từng dự một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của dân Sài Gòn trong một thời gian dài Nhà đèn có một lịch sử lâu đời hàng trăm năm Nó là một trong những biểu tượng hiếm hoi của nền văn minh cơ giới xa xưa của ngành điện lực trong thời Pháp thuộc còn sót lại đến ngày nay. Hiện nay, chủ đầu tư và các đơn vị chức năng khi lập quy hoạch khu đất nói trên U ND TP cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng tính toán lại phương án quy hoạch giao thông, như đường Cao Đạt phải mở tối thiểu 6 làn xe và hai lề bộ hành tối thiểu rộng 4 m; nếu thiếu đất, cho phép chọn giải pháp giảm quy hoạch đất ở, nâng tầng cao xây dựng; triển khai xây dựng trước khoảng 450 căn hộ chung cư tại vị trí đất trống trong khu vực quy hoạch để điều chỉnh dân cư từ khu chỉnh trang sang, sau đó triển khai xây dựng tiếp các chung cư khác trong khu quy hoạch theo phương thức cuốn chiếu. Về phương thức điều chỉnh tái bố trí dân, UBND Quận 5 được giao đề xuất phương án bồi thường, tái định cư tại chỗ cho người dân và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu đất trên. 2.4.2 Khu vực h p nước Hồ Con Rùa Khu vực tháp nước Hồ Con Rùa tọa lạc ở địa chỉ số 01, Công trường Quốc tế, Phường 6, Quận 3. Đây là tháp nước thứ hai ở Đông Dương được xây dựng năm 1886, sau tháp nước đầu tiên được xây dựng năm 1879 tại vị trí Hồ Con R a hiện nay và bị phá bỏ năm 1921 Tháp nước cũ bị phá là một giếng thủy tĩnh (puits hydrostatique) sâu 20 mét n m ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay. Phía trên là một tháp nước b ng lá sắt, cao 20 mét, dùng tích 100 m3 (xây xong năm 1880) [14, tr. 136 – 137].
  • 30. 30 Năm 2010, ảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Ban quản lý Di tích thành phố đã đến khảo sát để đề nghị thành lập hồ sơ di tích đưa vào diện bảo tồn Lúc đó, hiện trạng bỏ hoang, do công ty cấp nước thành phố quản lý. Thành phố có chủ trương phá bỏ để xây dựng siêu thị do tập đoàn Coopmark quản lý. Hiện nay công trình này đã được xếp hạng di tích theo quyết định xếp hạng của thành phố. Công trình này được xem là điển hình tốt về việc bảo vệ, vì quá trình xếp hạng di tích rất nhanh chóng mặc dù gặp những khó khăn không hề nhỏ Địa điểm này đã được phê duyệt thành dự án cho 4 tổng công ty làm chủ đầu tư với vai trò chính chính tập đoàn Coopmark lấy nơi đây làm Siêu thị và khu nhà cao tầng. Quá trình tìm hiểu, khảo sát gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ngay cả những người có niệm vụ khảo sát cũng khó có thể tiếp cận di tích Nhưng b ng sự quyết tâm cao, Sở văn hóa thể thao và du lịch với sự giúp việc đắc lực của Ban Quản lý di tích thành phố, Bảo tàng Thành phố, cuối c ng cũng hoàn thành được hồ sơ và trình lên thành phố xin chủ trương cho bảo tồn di tích này. Nếu qua trình này chậm trễ, e r ng đến nay di tích này đã không còn Di tích được công nhận Di tích cấp thành phố theo quyết định số 1519/QĐ- U ND, năm 2012 TIỂU KẾT Hệ thống hạ tầng công nghiệp đô thị ở Sài Gòn Chợ Lớn là một thành tựu to lớn của Pháp để lại sau khi tiến hành quy hoạch thành phố Đây cũng là giai đọan đầu tiên đặt nền móng cho các ngành quan trọng được khai sinh trong lĩnh vực quy hoạch đô thị của nước ta với các ngành : Cấp thoát nước với các hệ thống tháp nước và giếng nước được phân bố rộng khắp ,“ năm 1880 được coi là năm khai sinh của nhành cấp nước Sài Gòn” [1, tr 129] , Ngành điện có thể kể đến kể đến dự án lắp đèn điện cho Sài Gòn được hội đồng thành phố đề ra từ tháng 3/1887 đến năm 1897 nhà máy điện đầu tiên của Sài Gòn hoàn thành Hệ thống các nhà máy xay xác hoặc nấu rượu người Hoa :dọc theo kênh Tàu Hủ,các bến Chương Dương, Hàm Tử,… nhà máy rược Bình Tây Ngành đóng và sửa chữa tàu: với xưởng đóng tàu a Son hay cơ xưởng thủy quân
  • 31. 31 Tuy những công trình này cho đến nay một số đã không còn do dòng chảy của thời gian nhưng giá trị lịch sử mà chúng mang lại là vô cùng to lớn đặt nền móng vững chắc cho sự quy hoạch thành phố sau này của chúng ta.
  • 32. 32 C ƢƠN 3. LOẠI HÌNH HẠ T NG DÂN S N Căn cứ vào hiện trạng các công trình và những kết quả nghiên cứu của khảo cổ học, có thể thấy các di tích hạ tầng được xây dựng tại các vị trí đặc biệt khác nhau như: bên trên mặt đất, ở mặt đất, bờ mặt nước và xây dựng ngầm. Chúng gồm: đường bộ, đường thủy; kênh rạch, cầu, cống rãnh, giếng ngầm; đường đô thị, vỉa hè, cây xanh và các công trình khác như: bến cảng, kho bãi của các cảng, cầu tàu... Vì các di tích thời Nguyễn hiện nay còn lại không nhiều và chỉ còn những dấu tích Do đó, các di tích thuộc loại hình này chủ yếu thuộc thời kỳ Pháp thuộc trở về sau. Các loại hình di tích hạ tầng được phân bố rộng, tuy nhiên cũng n m ở hai khu vực Sài Gòn và Chợ Lớn trước đây, nay là Quận 1 và Quận 5. Có một đặc điểm đáng chú ý: các di tích hạ tầng phân phân bố liên hoàn với các di tích công nghiệp đô thị. Ngay tại các con sông, kinh, rạch có các bến, các cầu và đường sá. Ngay tại đó cũng đồng thời có các nhà máy Trường hợp điển hình hơn cả là dọc theo kinh Tàu Hủ, hai bên là đường là các bến: bến Hàm Tử, Lê Quang Liêm, bến ình Đông Tại đây có ghe đủ loại neo đậu. Bên phía bến Lê Quang Liêm có nhà máy rượu Bình Tây, phía bến ình Đông thì có nhà máy chế biến lông vịt ra mền. Dọc theo kinh và hai bến có rất nhiều kho, vựa chứa lúa, gạo Nhà máy rượu nấu rượu dùng trấu thải ra từ nhà máy xây lúa cũng 3.1Hệ thống đƣờng bộ, đƣờng thủy 3.1.1 Đặc điểm phân bố và số lượng Về qui hoạch, Sài Gòn được xây dựng dựa trên các trục đường của Gia Định thành thời Nguyễn, đó là hai trục Cardos (Nam – Bắc, đường Lê Duẩn) và Decumanus (Đông – Tây, đường Đồng Khởi), lấy dinh Thống Nhất nhà thờ Đức bà làm điểm kết. Hai trục phụ là Nguyễn Huệ và Lê Lợi, lấy Ủy ban Nhân dân Thành phố và Nhà hát Lớn làm điểm tập kết Các đường còn lại chạy song song theo ô vuông bàn cờ, lề đường trồng cây, có các ngã tư, ngã năm, ngã bảy, quảng trường, bùng binh, công viên, chỗ đậu xe… Thành phố chủ yếu vẫn chia làm hai khu như thời Gia Định thành. Phần đất cao là trung tâm xây cất kiểu trình diễn phô trương thanh thế của chính quyền thuộc địa với dinh thự, công sở, nhà Tây. Phần đất thấp hơn chạy dọc theo kinh rạch k o dài đến Chợ Lớn là không gian làm ăn sinh sống của cư dân bản địa [1, tr. 129].
  • 33. 33 Vào đầu thập niên 1860, Sài Gòn mới chỉ có 26 đường với tổng chiều dài hơn 15km, đến năm 1883 đã có 55 đường (dài tổng cộng 25km) Năm 1905, có 92 đường và 6 đường cặp sông rạch (quai) (dài tổng cộng gần 86km) Năm 1911, có 94 đường và 6 đại lộ, 6 đường cặp sông rạch (dài tổng cộng 93km) năm 1930, Sài Gòn có 125 đường và Chợ Lớn có 94 đường Năm 1945, Sài Gòn có 180 đường và Chợ Lớn có 164 đường, tổng cộng 344 đường với chiều dài là 260 km. Nếu vào năm 1974, Sài Gòn (bao gồm cả Chợ Lớn) có 333 đường, Gia Định có 75 đường, tổng cộng là 408 đường thì nay số đường đã tăng lên rất nhiều Năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 3 879 đường với chiều dài 3.534 km...[14, tr. 152]. Các mô tả về đường sá, cầu, cống, cũng như quá trình xây dựng và đào kênh Tàu Hủ: “Đường đi quanh co có mái che, có tường xây gạch, cắt ngang một đoạn dốc thoai thoải phủ đầy cây cỏ… Đi qua một chiếc cầu đ p xây b ng đá và đất bắc ngang qua một con hào sâu rộng. Ở phía cửa Đông Nam của thành, tường thành b ng gạch và đất cao khoảng 20 bộ (gần 7m), rất dày và bao quanh một khoảng đất b ng phẳng, trải rộng mỗi chiều ¾ dặm (khoảng 1,2km) Đường tới cổng thành rộng và thẳng, hai bên đường có những ngôi nhà đủ kiểu, trong đó có vài nhà lợp ngói khá khang trang, không có nhà nào cao quá hai tầng… Trên đường không có loại xe cộ nào cả, người ta thường đi võng… Dọc bờ sông là những bãi sình rộng khoảng 50 đến 60 bộ (khảng 21m). Trên hàng cọc cắm xuống bãi sình, người ta bắc những chiếc cầu làm b ng thân cây có lót ván từ mép sông vào bờ. Sàn cầu cao khoảng 12 bộ (khoảng 4m), hơn mức cao nhất của thủy triều. Cuối cầu có bậc thang gỗ để bước lên. Phần đất này có nhiều di tích cổ với một kiểu kiến trúc đặc biệt. Nhiều con đường lát đá và gạch chạy dài theo bờ sông…” [16, tr. 270 – 276]. 3.1.2 Niên đại hình thành và tình trạng sử dụng Dưới thời Nguyễn tại khu vực trấn thành Gia Định, việc thiết kế đường xá, cầu cống trong thành Qui và thành Phụng được ghi ch p qua các tư liệu lịch sử như Gia Định Thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức, trong bản đồ Sài Gòn năm 1975 của sĩ quan Pháp – cố vấn Nguyễn Ánh - Le Brund hay bản đồ năm 1815 của Trần Văn Học. Theo đó, kể từ năm 1873, chính quyền Pháp bắt đầu qui định quy cách làm vỉa hè, đến năm 1879 thì quy định đánh số nhà. Năm 1881 Pháp bắt đầu làm đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, bắc hai cầu lớn qua sông Vàm Cỏ Năm 1902, cầu Bình Lợi được xây dựng Năm sau, đường tàu điện Sài Gòn - Gò Vấp, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gò Vấp -
  • 34. 34 Hóc Môn được thiết lập Vào năm 1910, Sài Gòn được nối với Nha Trang b ng đường xe lửa Các con đường ở Sài Gòn lúc đầu đều là đường đất nện hoặc rải đá và chỉ bắt đầu rải nhựa từ năm 1904 trở đi Giao thông là huyết mạch của kinh tế. Kể từ thời Pháp thuộc, các con đường trong thành phố đã được hình thành, chủ yếu từ việc san lấp các kênh rạch để đáp ứng nhu cầu giao thông Quá trình này vẫn tiếp tục dưới thời Việt Nam Cộng hòa và cả sau năm 1975 Khi các công trình đầu tiên được xây dựng trên những khu vực vừa được san lấp, người Pháp cho san b ng v ng đồi phía Bắc Sài Gòn, lấy đất lấp các con kinh đào Đường Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi, đường vào cổng chính ở Ba Son hiện nay là những kinh đào được lấp lại. Kinh Chợ Vải đào năm 1867, bị lấp giai đoạn 1887-1892 thành đường Charner – sau thành đại lộ Nguyễn Huệ. Rạch Cầu Sấu bị lấp thành đường De la Somme, sau thành đường Hàm Nghi Kinh đào Coffyn nối Rạch Cầu Sấu – Kinh Chợ Vải – Kinh Cây Cám, bị lấp năm 1892 để biến thành đường Bonard – sau là Lê Lợi và đường D’ Espagne sau là đường Lê Thánh Tôn. Rạch Cầu Ông Lãnh thành đường Kitchener sau Abattoir (Lò Heo – vì vùng này là vùng Lò Heo củ của Saigon Chợ Lớn trước khi có Lò Heo bên Chánh Hưng), sau thời VNCH đặt tên Nguyễn Thái Học cho đến nay. Rạch Cầu Kho biến thành đường Blancsubé de Cầu Kho, thời VNCH thành đường Huỳnh Quang Tiên, sau 1975 thành Hồ Hảo Hớn. Cả ba con kinh: Chợ Vải, Cầu Sấu và Cây Cám đều lấp b ng trở nên đại lộ “Đường Kinh Lấp”, chạy từ dinh Xã Tây tới giáp đường Công Lý và đại lộ Hàm Nghi (Boulevard de la Somme cũ) Hoạt động thương mại ở Chợ Lớn phát triển kéo theo nhu cầu mở rộng đô thị. Điều này dẫn đến việc lấp rạch Chợ Lớn. Con rạch này vốn đã có từ lâu đời, đến năm 1925 được lấp thành đường giao thông Đoạn gần rạch Lò Gốm thành đường Trương Tấn Bửu (nay là đường Lê Quang Sung), đoạn giữa vốn là những ụ chuyên đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, thành bến xe Chợ Lớn, đoạn giáp với rạch Tàu Hủ thành đường Khổng Tử (nay là đường Hải Thượng Lãn Ông). Ngày nay diện mạo cũ của thành phố đã thay đổi rất nhiều, nhất là về kênh rạch và các tuyến đường. Về cơ bản, các tuyến đường của thành phố hiện nay vẫn dựa trên các trục đường chính cùng các tuyến đường đã có từ thời Pháp và thời Việt Nam cộng hòa Tuy nhiên, các con đường cũng đã có những thay đổi về tên đường, tất cả các con đường đã tráng nhựa, làm vỉa hè, các cây xanh hai bên đường ít hơn, thay vào đó là
  • 35. 35 các công trình nhà ở và công sở hai bên đường cũng nhiều hơn trước. Mật độ lưu thông trên các đường phố của thành phố vào loại bậc nhất của cả nước và đã dẫn đến các tình trạng ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm. Một số tuyến đường còn thường xuyên bị ngập nước vào những lúc thủy triều lên cũng như khi trời mưa lớn… Để đáp ứng nhu cầu giao thông của người dân thành phố trong cuộc sống hiện tại, nhiều tuyến đường cũng đã được nâng lên, sửa sang hay cải tạo thường xuyên. 3.2 Hệ thống kênh rạch, cầu, cống rãnh, giếng ngầm 3.2.1 Đặc điểm phân bố và số lượng N m ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh hiện nay có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất phát triển. Trục các sông chính của thành phố gồm: sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành và mở rộng bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn. Mạng lưới kênh rạch ch ng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi Ở phần phía Nam thành phố, thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch cũng dày đặc. Hệ thống sông ngòi kênh rạch, cầu cống được phân bố theo khu vực địa lý như: Ở phía Đông và Đông ắc thành phố với hệ thống sông Sài Gòn tính từ vùng Thủ Dầu Một về đến Nhà Bè. Hệ thống kênh rạch, cầu cống n m phía Bắc thị trấn Sài Gòn cũ có Rạch Thị Nghè. Ở phía Nam thành phố với hệ thống kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ, kênh Đôi Đoạn kênh Tàu Hũ, nay n m dọc đại lộ Đông Tây Hệ thống kênh rạch cổ nay đều đã là những con đường có lịch sử hàng trăm năm n m trong hai thị trấn cũ là Sài Gòn và Chợ Lớn này là Quận 1, Quận 3 và Quận 5.  Hệ thống sông, kinh, rạch  Sông và hệ thống kinh, rạch thời Nguyễn Từ thời nhà Nguyễn, vùng Bến Nghé – Sài Gòn đã có vị trí thiên nhiên đặc thù với những v ng gò đất cao n m ở hướng Bắc, Tây Bắc. Phía Nam có hệ thống kinh rạch ch ng chịt. Hệ thống sông nước thiên nhiên bao quanh vùng này bao gồm phiá Đông có sông ến Nghé (sông Sài Gòn), phía Bắc có sông Bình Trị và có một kênh đào nhân tạo được người Pháp cho đào nửa cuối TK XIX là Kinh Vòng Thành ở phía Tây.
  • 36. 36 • Sông Bến Nghé (sông Sài Gòn) có đầu nguồn ở vùng Lộc Ninh (Bình Long, nay là ình Phước). Sông Bến Nghé là một đoạn sông Sài Gòn chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh trước khi hiệp với sông Đồng Nai ở Nhà Bè, rồi đổ ra biển Đông Sông Bến Ngh còn có tên là Ngưu Chử, Ngưu Tân hay Tân ình giang (do chảy qua phủ Tân ình xưa), theo nghĩa: Ngưu là trâu; tân hay chữ là bến; giang là sông.[35] Tên Bến Ngh , ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối cùng dùng chỉ một địa phương (v ng trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Sông Bến Nghé có vai trò quan trọng trong việc phát triển v ng đất Gia Định xưa Ngoài vai trò là thủy lộ quan trọng, sông bến Ngh còn là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt dưới thời phong kiến. Khi thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ, để hướng dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn được an toàn, nhà cầm quyền Pháp đã cho xây cột cờ Thủ Ngữ, cao 30 mét cách vàm Bến Ngh vài trăm m t Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khu vực cột cờ Thủ Ngữ đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh của quân và dân ta. • Rạch Thị Nghè (rạch Nghi Giang, rạch Bình Trị), cách gọi của người Cao Miên ngày xưa là Prêk Kompon Lư, gọi là sông Bình Trị (trong địa hạt Tổng Bình Trị Trung) Người đia phương gọi là sông Thị Nghè, vì có cầu Thị Nghè bắc ngang sông bên hông Sở thú Người Pháp sau khi chiếm được Gia định thành, gọi rạch Thị Nghè là rroyo de l’ valanche (tên con tàu đầu tiên tiến vào rạch). Rạch Thị Nghè n m phía Bắc thành phố Sài Gòn, đối diện với cửa Đông của Thành Quy –Bát Quái (1790- 1835) và thành Phụng (1836-1859). Rạch Thị Nghè bắt nguồn từ Bàu Cát chảy qua kênh Nhiêu Lộc rồi hợp nguồn với sông Sài Gòn gần chỗ nhà máy đóng tàu a Son Rạch Thị Nghè được tính từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến sông Sài Gòn dài khoảng 4,5 km, chảy uốn khúc bao quanh thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ. Rạch Thị Nghè đến đoạn cầu ông (trước gọi là cầu Cao Miên), gọi là sông cầu Bông. Rạch Thị Nghè chảy qua đoạn cầu Bông về phiá Tây Bắc có cây cầu Kiệu, gọi là sông Cầu Kiệu. Từ cầu Mac Mahon (Công Lý) qu o về hướng Tây đến cầu Trương Minh Giảng gọi là Kinh Nhiêu Lộc. • Rạch Bến Nghé: thời nhà Nguyễn còn gọi là sông ình Dương, người Pháp gọi là rroyo Chinois (Kinh Người Tàu), có khi người dân gọi chung với đoạn dưới tức rạch Tàu Hủ là kinh Tàu Hủ, kinh Chợ Lớn Về danh xưng ến Ngh : “ ến Ngh ” ban đầu là tên gọi của một bến sông Có thể xuất phát từ ý nghĩa của một cái “ ến dùng cho trâu, nghé tắm” Tuy nhiên cũng có nhà nghiên cứu cho r ng Bến Ngh để