SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
LỜI CẢM ƠN!
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
Khoa Quan hệ quốc tế đã tận tình giảng dạy, bồi dưỡng tri thức cho em trong
quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Dân lập Đông Đô. Đồng thời,
em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, các anh chị hiện
đang công tác tại Cục quản lý lao động ngoài nước - 41B Lý Thái Tổ - Hà Nội
đã cung cấp số liệu cho em trong quá trình thực hiện khoá luận này.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS. Phạm DuyLiên-Giáoviên hướng dẫnđã tận tình giúp đỡ để em hoàn
thànhkhoá luậntốtnghiệpnày.Tuynhiên, khoá luậncòn có nhiều thiếusótdothời
gian, trìnhđộ hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Em kính mong nhận
đượcsự góp ý chân thànhcủa các thầy cô giáo về những thiếu sót em mắc phải.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Ngọc Dung
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG, THỊ TRƯỜNG
XKLĐ VÀ KHẢ NĂNG XKLĐ CỦA VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ HỘI NHẬP .................................................................3
1.1 Các khái niệm .........................................................................................3
1.1.1 Lao động..........................................................................................3
1.1.2 Xuất khẩu lao động ...........................................................................3
1.1.3 Thị trường xuất khẩu lao động............................................................5
1.2 Đặc điểm của xuất khẩu lao động:............................................................5
1.3 Sự cần thiết và vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam.............................................................................................8
1.3.1 Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động ..................................................8
1.3.2 Vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.......9
1.4 Các yếu tố tác động đến khả năng xuất khẩu lao động............................... 10
1.5 Kinh nghiệm xây dựng khả năng XKLĐ ở một số nước trên thế giới..........12
1.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về cải thiện chất lượng
lao động xuất khẩu..........................................................................12
1.5.2 Những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam ............................ 16
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
TẠI KHU VỰC CHÂU Á TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP...............18
2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến XKLĐ của Việt Nam...........18
2.1.1 Khái niệm.......................................................................................18
2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và nhữngtác động đến XKLĐ của Việt Nam ........18
2.2 Thực trạngXKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trongthờikỳ hộinhập ........21
2.2.1 Khái quát về thị trường lao động Châu Á...........................................21
2.2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ
hội nhập .........................................................................................22
2.2.2.1 Các giai đoạn phát triển của hoạt động XKLĐ của Việt Nam ........22
2.2.2.2 Đánh giá chung về khả năng XKLĐ của Việt Nam tại thị trường
Châu Á trong thời kỳ hội nhập ...................................................26
2.2.3 Những kết quả đạt được...................................................................35
2.2.4 Tồn tại............................................................................................ 37
2.2.5 Nguyên nhân của tình hình trên .......................................................40
2.2.6 Đánh giá chung...............................................................................40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á......42
3.1 Mục tiêu, phương hướng XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế ......................................................................................42
3.1.1 Mục tiêu.........................................................................................42
3.1.2 Phương hướng xuất khẩu lao động đến năm 2020............................... 43
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng XKLĐ của Việt Nam sang thị
trường Châu Á......................................................................................44
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước....................................................44
3.2.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ....................................50
3.2.2.1 Trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động....................................................................50
3.2.2.2 Với bản thân doanh nghiệp.........................................................51
3.2.3 Đối với người lao động ....................................................................59
KẾT LUẬN....................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Asean
APEC Asian - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Associationof South - East Asia Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CHDC Cộng hoà dân chủ
EPS Employment Premit System
Chương trình cấp phép lao động
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
IMS Công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gialao động và kỹ thuật
INMASCO Công ty cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ
INTERSERCO Công ty dịch vụ lao động hợp tác quốc tế
KFSMB Korea Federationof Small and Medium Business
Hiệp hội các doanh nhiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc
KOTEF Tổ chức công nghệ công nghiệp Hàn Quốc
LOD Công ty cổ phần phát triểnnguồn nhân lực
MOU Memorandum Of Understanding
Bản Ghi nhớ
NXB Nhà xuất bản
ODA Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OLECO Công ty cổ phần xây dựng - dịch vụ và hợp tác lao động
SONA Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại
SOVILACO Công ty xuất khẩu lao động - thương mại và du lịch
SULECO Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia
TRACIMEXCO Công ty xuất nhập khẩu - hợp tác đầu tư giao thông vận tải
TRACODI Công ty đầu tư phát triểngiao thông công nghiệp
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc
VINACONEX Tổng công ty cổ phần nhân lực và thương mại
WB World Bank
Ngân hàng thế giới
XKLĐ Xuất khẩu lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Quy mô XKLĐ giai đoạn 2000 - 2009..........................................26
Bảng 2: Tình hình tiếp nhận lao động Việt Nam của các thị trường chính
ở Châu Á giai đoạn 2005 - 2009..................................................27
Mô hình 1: Mô hình để lựa chọn chiến lược thị trường............................... 52
1
LỜI MỞ ĐẦU
1, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là xu thế chung của toàn
thế giới và là nhu cầu bức thiết của các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia muốn
phát triển nhanh chóng về kinh tế - chính trị - văn hoá… thì bắt buộc phải tham gia
vào hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cũng đã bắt đầu công cuộc hội nhập từ
năm 1992, mở đầu bằng việc nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc
tế như IMF, WB,… Năm 1995, Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN, năm 1996
gia nhập khối AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của khối APEC. Và tới
2007, Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Như
vậy, chúng ta đã từng bước hội nhập trên cả ba phương diện: Đơn phương, song
phương và đa phương.
Sau khi Việt Nam gia nhập quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bình quân mỗi
năm có hàng chục ngàn công nhân Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc. Từ
những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… nay lao động
Việt Nam đã và đang làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Có thể nói, XKLĐ là một trong những hướng đi cần được khuyến khích. Tuy
nhiên, việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực dành cho XKLĐ là vấn đề cần được
quan tâm hơn nữa bởi chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan
trọng cho sự thắng thế trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng XKLĐ của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống ở khu vực Châu
Á, đang rất bức thiết hiện nay.
Vì nhữnglý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng xuất khẩu lao
động của Việt Nam trên thị trường Châu Á hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp.
2, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về sức lao động và thị trường xuất khẩu
lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Chỉ rõ thành tựu to lớn mà lĩnh vực XKLĐ của Việt Nam đã đạt được trong
thời gian qua, những tồn tại và nguyên nhân của nó. Đồng thời, đề xuất hệ thống
giải pháp để giải quyết những tồn đọng đang diễn ra trong thị trường XKLĐ của
2
Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực XKLĐ trong công cuộc cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
3, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Khoá luận nghiên cứu một số vấn đề lý luận về XKLĐ nhằm nhận thức rõ
hơn về nguồn vốn nhân lực của một quốc gia.
Khoá luận đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng XKLĐ, cải thiện
nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu phát huy nguồn nhân lực dồi dào, tiềm tàng của
đất nước.
4, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu vào các thị trường XKLĐ truyền thống của Việt Nam tại
khu vực Châu Á như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế.
5, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
với sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và logic.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá…
6, KẾT CẤU KHOÁ LUẬN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận sẽ
được trình bày thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về lao động, thị trường xuất khẩu lao
động và khả năng XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam tại khu vực
Châu Á trong thời kỳ hội nhập.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của
Việt Nam sang thị trường Châu Á.
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG, THỊ TRƯỜNG
XKLĐ VÀ KHẢ NĂNG XKLĐ CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.1 Các khái niệm:
1.1.1 Lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các
vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Thực chất lao động là sự vận dụng sức
lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là quá trình kết hợp giữa
sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.
Có thể nói, lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.
1.1.2 Xuất khẩu lao động (Export of Labour):
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một hiện tượng kinh tế - xã hội, được chính
thức xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển
lâu dài, ngày nay XKLĐ trở nên rất phổ biến và đã trở thành xu thế chung của thế
giới. Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chuẩn nào về XKLĐ. Vì
vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm về XKLĐ như sau:
(i). Theo Điều 1 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP (Ban hành ngày
20/09/1999):
“ ... Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp
phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ
tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước... Cùng với biện
pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một chiến
lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây
dựng đất nuớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá...”.
(ii). Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO - International
Labour Organization):
Hoạt động XKLĐ là kết quả của sự mất cân đối giữa nước tiếp nhận và nước
gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khả năng cung cầu lao động,
về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều và sự phụ thuộc vào các chính
sách quốc gia. Các yếu tố này tạo nên sự di chuyển hay tuyển lao động từ nước này
4
sang nước khác để bù đắp sự thiếu hụt hoặc dư thừa lao động giữa các nước và khu
vực khác nhau.
(iii). Theo các quan điểm khác:
XKLĐ là sự làm thuê có sự trả công cho các tổ chức, cá nhân bên nước ngoài
có nhu cầu sử dụng lao động. Tuy nhiên sự làm thuê này là có thời hạn, sau khi thời
hạn hợp đồng kết thúc, người lao động lại trở lại nước mình. Trong thời hạn lao
động tại nước ngoài, họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của nước
tiếp nhận. Theo nghĩa rộng, việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là
tham gia vào quá trình di dân quốc tế và nó phải tuân theo hoặc là hiệp định giữa
hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công ước quốc tế hoặc Thông lệ quốc tế, tuỳ
theo từng trường hợp khác nhau mà nó nằm ở trong giới hạn nào.
Từ năm 1980, ở nước ta đã xuất hiện thuật ngữ “hợp tác quốc tế về lao động”
được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia trên cơ sở các hiệp định đã
được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia. Đó là sự di chuyển lao động có thời
hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Nước đưa lao động đi
được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận lao động và sử dụng lao động được
coi là nước nhập khẩu lao động.
XKLĐ cũng có một cách hiểu khác: Đó là sự hợp tác sử dụng lao động giữa
nước thừa lao động và nước thiếu lao động, là việc di chuyển lao động có thời hạn
và có kế hoạch từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế
của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ
sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các
quốc gia đưa và nhận lao động.
Các nước trên thế giới, kể cả nước phát triển lẫn nước kém phát triển đều
tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển XKLĐ có trình độ, kỹ thuật
cao. Các nước kém phát triển XKLĐ dư thừa, trình độ tay nghề thấp nhằm giải
quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống cho gia đình người lao động. Có thể nói
XKLĐ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
5
1.1.3 Thị trường xuất khẩu lao động:
Thị trường XKLĐ là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới,
trong đó lao động của một quốc gia có thể di chuyển từ nước này sang nước khác
thông qua các hiệp định, các thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2 Đặc điểm của xuất khẩu lao động:
* Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế:
Ở nhiều nước trên thế giới, XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng
tạo việc làm cho lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ, đồng thời thu ngoại
tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động. Những lợi ích này đã
buộc các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trường lao động ở
nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, từ năm 2001 đến 2005, thu
nhập do lao động xuất khẩu của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và
Thái Bình Dương đã gia tăng gấp đôi và lên tới hơn 43 tỷ USD. Tại khu vực Nam
Á, con số này là 32 tỷ USD, tăng 67% so với những năm trước đó. Còn nghiên cứu
của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng cho thấy, khoản thu nhập từ lao
động xuất khẩu của các nước Philippines, Indonesia, Malaysia… hàng năm rất lớn.
Lao động các nước này đã gửi về hơn 30% thu nhập mà họ nhận được.
Cụ thể, Philippines có hơn 8 triệu lao động làm việc ở nước ngoài vào năm
2006, đã gửi về nước 11,8 tỷ USD kiều hối qua các kênh chuyển tiền chính thức.
Ước tính, tổng số kiều hối do lao động nước này gửi về qua các kênh khoảng từ 14
tỷ đến 21 tỷ USD, lớn hơn cả số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và viện trợ
quốc tế vào Philippines. Dự kiến trong năm 2010, con số này sẽ tăng lên 21,4 tỷ
USD. (1)
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện Việt Nam có trên
400.000 người đang làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngoài giải quyết tình trạng thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, hàng năm số lao động
trên gửi về nước một khoản tiền không nhỏ, khoảng 1,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung - cầu
sức lao động, tức là nó chịu sự điều tiết, tác động của các quy luật của nền kinh tế
1 Nguồn: vnmedia.vn, “Xuất khẩu lao động không chỉ giải quyết việc làm”, 16/06/008.
6
thị trường. Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của mình làm sao để bù đắp
được chi phí và có phần lãi. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải có cơ chế thích hợp để
tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hiệu
quả của việc nhập khẩu lao động.
* Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội:
Thực chất, XKLĐ không tách rời khỏi người lao động, do vậy mọi chính sách
pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội như đảm
bảo để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết trong hợp đồng,
cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn...
* Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà
nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
XKLĐ thực hiện trên cơ sở hiệp định, thoả thuận nguyên tắc của các Chính
phủ và trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động.
Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 - 1990), Việt Nam tham gia vào thị trường
lao động quốc tế đã XKLĐ của mình qua các hiệp định song phương, trong đó quy
định khá chi tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước
ngoài. Nghĩa là, về cơ bản Nhà nước vừa thực hiện quản lý Nhà nước về hợp tác
lao động, vừa quản lý sự nghiệp hợp tác lao động với nước ngoài, Nhà nước làm
thay cho các tổ chức kinh tế cụ thể. Hiện nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động XKLĐ đều do
các tổ chức XKLĐ thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức
XKLĐ cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý người lao động, tự chịu
trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động XKLĐ. Như vậy, các hiệp định và
các thỏa thuận song phương chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm
Nhà nước ở tầm vĩ mô.
* Xuất khẩu lao động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt:
Tính gay gắt trong cạnh tranh của XKLĐ xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:
Một là, XKLĐ mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang có khó
khăn về giải quyết việc làm. Do vậy, đã buộc các nước XKLĐ phải cố gắng tối đa
để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Nghĩa là, họ phải đầu tư nhiều cho chương
7
trình marketing, chương trình đào tạo, tập huấn nhằm tăng giá trị sử dụng của sức
lao động.
Hai là, XKLĐ đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực
cũng như trên thế giới. Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số thị trường các nước Châu Phi…cũng
đang phải đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Như vậy, các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước
được tính chất gay gắt trong cạnh tranh XKLĐ để có chương trình dài hạn cho
marketing, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để xuất khẩu.
* Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động:
Trong lĩnh vực XKLĐ, lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoản ngoại tệ mà
người lao động gửi về và các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức XKLĐ là các
khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích
của người lao động là khoản thu nhập thường là cao hơn nhiều so với lao động ở
trong nước. Chính vì chạy theo lợi ích mà các tổ chức XKLĐ có quyền đưa người
lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi phạm quy định của Nhà
nước, nhất là việc thu các loại phí dịch vụ. Từ chỗ các quyền lợi của người lao động
bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước không thật hấp dẫn người lao động.
Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi phạm
những hợp đồng đã ký kết, như hiện tượng bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài…
Do vậy, các chế độ, chính sách phải tính toán sao cho đảm bảo được sự hài hoà lợi
ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động.
* Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi:
Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao
động. Do vậy, cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ
được thực hiện để xây dựng chính sách và chương trình đào tạo giáo dục định
hướng thực sự phù hợp và linh hoạt. Những nước nào chuẩn bị được đội ngũ công
nhân với tay nghề thích hợp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị
phần lao động ở ngoài nước. Và cũng chỉ có nước nào nhìn xa, trông rộng, phân
tích đánh giá và dự đoán đúng tình hình mới không rơi vào tình thế bị động trước
sự biến đổi của tình hình. Từ đó, có thể đưa ra được chính sách đón đầu trong hoạt
động XKLĐ.
8
1.3 Sự cần thiết và vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam:
1.3.1 Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động:
Sự gia tăng của dân số, lao động, việc làm ở nước ta trong những năm tới đặt
ra yêu cầu cấp bách phải phát triển XKLĐ.
Thực tế cho thấy, Việt Nam là một quốc gia đông dân. Theo cuộc tổng điều
tra dân số và nhà ở ngày 01/04/2009 theo quyết định số 94/2008/QĐ-TTg ngày
10/07/2008, tổng số dân của Việt Nam vào 0h ngày 01/04/2009 là 85.789.573
người. Như vậy, Việt Nam là nước đông dân thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia
và Philippines), đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Sau 10
năm (1999 - 2009), dân số Việt Nam tăng 9,47 triệu người. Bình quân mỗi năm
tăng 947 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số là 1,2%/năm.
Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ
tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng
lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao
động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao
gồm: lao động khu vực thành thị là gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động
trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn là 31,9 triệu người, chiếm
73%. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với
tổng số lao động trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ
thông trở lên là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên
chiếm 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó khu vực thành thị là
14,4%; khu vực nông thôn là 1,8%; nam là 5,6%; nữ là 5%. Tại thời điểm điều tra,
cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,9% (cao hơn
mức 2,38% của năm 2008), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%,
xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm
2008.(2)
Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao
động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Nếu không giải
quyết một cách hài hoà và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã
hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng giải quyết
2 Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
9
việc làm trong nước là chính, XKLĐ cũng là một định hướng chiến lược tích cực
quan trọng, lâu dài cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai
trò của nó. Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước XKLĐ đã quan tâm và
phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây.
Bởi những lý do trên, XKLĐ đã trở thành một lĩnh vực cứu cánh cho bài toán
giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với hầu hết các nước
XKLĐ trong khu vực và trên thế giới vì đây là lĩnh vực đạt được cùng lúc cả hai
mục tiêu kinh tế - xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, vừa
tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong nước.
1.3.2 Vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, hoạt động XKLĐ cần phải
được xem xét, đánh giá các mặt hiệu quả tích cực mà nó đã mang lại cho quốc gia.
Một khi nhận thức đúng đắn về hiệu quả của XKLĐ, cùng với việc vạch ra các chỉ
tiêu, xác định rằng đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra
các phương hướng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Thông thường, hiệu quả nói chung thường được biểu hiện qua hiệu số giữa kết
quả đạt được và chi phí. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, mỗi
kết quả thường có đồng thời cả mặt về kinh tế và về xã hội. Không nằm ngoài quy
luật trên, hoạt động XKLĐ không những đạt được mục tiêu về kinh tế mà còn đạt
được những mục tiêu đáng kể về mặt xã hội.
Về mục tiêu kinh tế:
Trong hoàn cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường chưa lâu, nền kinh tế
nước ta còn gặp phải vô vàn những khó khăn, mọi nguồn lực eo hẹp,... thì hoạt
động XKLĐ đã trở thành một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất
nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2006 đã gửi về cho gia đình
khoảng 1,7 tỷ USD - con số này tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines (số tiền
gửi qua kênh chuyển tiền chính thức của quốc gia này là 11,8 tỷ USD), nhưng
lượng kiều hối này của Việt Nam đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và
tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm.
Về mục tiêu xã hội:
Mặc dù còn có những hạn chế so với tiềm năng, song XKLĐ Việt Nam trong
10
những năm qua, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu
kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Trước hàng loạt những khó khăn về gánh nặng thất nghiệp và thu nhập của
người lao động trong nước, cùng với các biện pháp tìm kiếm và tạo công ăn việc làm
trong nước là chủ yếu thì XKLĐ đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động ở vùng
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bộ đội xuất ngũ, vùng dư thừa lao động, làm giảm
sức ép về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho
nguồn nhân lực được đào tạo, rèn luyện, xây dựng hình ảnh về người dân Việt Nam
thông minh, ham học hỏi, cần cù, chịu khó,... trong mắt bạn bè thế giới.
1.4 Các yếu tố tác động đến khả năng xuất khẩu lao động:
 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt giữa các quốc gia XKLĐ:
Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động trẻ,
người Việt Nam cần cù chịu khó học tập. Trong hiện tại và trước mắt các nước
nhập khẩu chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹ năng cao, thích ứng với công nghệ
mới. Mà Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh về lao động trong những ngành nghề
đòi hỏi kỹ năng ở mức trung bình và thấp. Mặt khác trong nền kinh tế toàn cầu hóa,
các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ được dịch chuyển tự do từ
nước này sang nước khác thông qua cam kết mở cửa thị trường nên sự phân công
lao động ngày càng sâu sắc. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ sử
dụng các chính sách về lương, chính sách ưu đãi khác nhằm thu hút lao động, nhất
là lao động có trình độ, năng lực và tay nghề cao. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp trong nước cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp để
không bị “thua ngay trên sân nhà”.
Quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực:
Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng tốc độ tăng
dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao
động.Trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển có tốc độ tăng dân
số cao.Họ cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nguồn
thu cho ngân sách và rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Cung - cầu lao
11
động của thị trường phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và chính sách kinh tế của các
nước như: thuế, đầu tư, lãi suất, thu nhập… của nền kinh tế khu vực và thế giới.
Khi cung - cầu lao động mất cân đối do nhu cầu tìm việc làm trong nước quá lớn
nhưng khả năng xâm nhập khai thác thị trường lao động quốc tế còn hạn chế, cạnh
tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác thị trường lên quá cao, làm ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Theo thống kê của ILO, khoảng trên 60 nước có di cư và đi lao động ở nước
ngoài, với tổng số khoảng 120 triệu người, trong đó các nước châu Á chiếm hơn
50%. Hầu hết các nước trên thế giới đều có lao động làm việc ở nước ngoài, ILO
ước tính có trên 200 nước tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung
ở các nước phát triển, khoảng 1/3 ở châu Âu, 20% ở Bắc Mỹ, 12% ở các nước Ả
rập, tất cả các khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ chiếm chưa
đến 10%.(3)
 Hệ thống pháp luật và môi trường chính trị của các nước xuất, nhập khẩu
lao động và luật pháp quốc tế:
XKLĐ không còn là việc làm của một cá nhân mà liên quan đến nhiều người,
nhiều tổ chức cung ứng lao động, đến các nứơc xuất khẩu và nhập khẩu lao
động.Vì vậy quản lý XKLĐ phải tuân thủ những quy định về quản lý nhân sự,
chính sách, quy luật quản lý kinh tế và hệ thống pháp luật của nước nhập cư và xuất
cư. Hoàn thiện và hoạch định các chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp
lý thuận lợi cho XKLĐ.
 Chất lượng nguồn lao động:
Ngày nay các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và
hiện đại hoá công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang các nước có giá
nhân công và dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ
chuyên môn và kỹ thuật cao, tăng dần tỉ trọng lao động chất xám cao trong tổng số
lao động nhập cư. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các nước đang
thiếu lao động có trình độ và đang tìm cách cải thiện chính sách nhằm thu hút lao
động chất lượng cao.Với Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu người bổ sung vào lực
lượng lao động trong đó phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Do đó Việt Nam chấp
3 Nguồn: http://tintuc.xalo.vn ILO: “Thị trường lao động toàn cầu tăng trưởng không vững chắc”, 20/6/2006.
12
nhận xu hướng XKLĐ đi làm việc giản đơn, không qua đào tạo hoặc ít đào tạo.
Thêm vào đó là nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thông tiếp tục có nhu cầu lớn tại
một số nước trong khu vực, nhất là đối với một số ngành nghề lao động nguy hiểm,
nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng lao động
phổ thông trên thị trường lao động quốc tế có nhiều hạn chế do: thu nhập thấp, khả
năng tiếp thu công nghệ mới có hạn, điều kiện làm việc kém, giá nhân công thấp…
 Các nhân tố quốc tế:
- Tình hình phát triển kinh tế toàn cầu quyết định tổng cung và tổng cầu về lao
động trên thị trường lao động quốc tế. Khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng, các
nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới, làm cho
tổng cầu về lao động tăng lên và ngược lại.
- Chính sách sử dụng lao động nước ngoài của mỗi quốc gia có tác dụng trực
tiếp đến số lượng và cơ cấu của lao động nhập cư. Khi nền kinh tế ở thời kỳ tăng
trưởng nhanh, sự thiếu hụt về lao động buộc Chính phủ phải có chính sách phù hợp
để khuyến khích lao động đến làm việc. Ngày nay các nước nhập khẩu lao động
đang di chuyển tư bản đầu tư sang nước có giá nhân công dịch vụ thấp, đổi mới đầu
tư và công nghệ sản xuất trong nước. Do đó, xuất hiện nhu cầu tiếp nhận lao động
nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng tỉ trọng lao động có hàm
lượng chất xám.
- Cạnh tranh và giá cả sức lao động trên thị trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp
đến thị phần và giá cả sức lao động xuất khẩu của các nước tham gia XKLĐ.
- Quan hệ ngoại giao của Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động là chìa
khoá để thâm nhập vào thị trường lao động. Khi quan hệ ngoại giao được khai
thông, con đường đưa lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài được mở rộng.
Ngược lại, các nước tiếp nhận lao động có thể bị cấm hoặc trục xuất lao động Việt
Nam khi quan hệ ngoại giao căng thẳng hoặc bị phá vỡ.
1.5 Kinh nghiệm xây dựng khả năng XKLĐ ở một số nước trên thế giới:
1.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về cải thiện chất lượng lao
động xuất khẩu:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hội nhập kinh tế thế giới, khi sự cạnh tranh ngày
càng trở nên khốc liệt, hàng loạt các nước thuộc Châu Á có lao động xuất khẩu, từ
nhiều thập kỷ trở lại đây đều đưa ra những chính sách phát triển thị trường XKLĐ
13
của quốc gia mình, và những chính sách đó ít nhiều đã tạo dựng được một nền tảng
vững chắc và thành công bước đầu. Nhờ vào giá nhân công thấp, các nước XKLĐ
Châu Á tìm mọi cơ hội để cạnh tranh với chính sách các nước cùng XKLĐ trong
khu vực cũng như các nước khác trên thế giới. Theo báo cáo thường niên công bố
ngày 02/04/2008, ngân hàng phát triển Châu Á cho biết trong năm 2007 các lao
động xuất khẩu ở Châu Á đã gửi về quê nhà 108,1 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng
lượng tiền này trên toàn thế giới.(4)
Trong những năm gần đây, lao động Việt Nam đưa đi xuất khẩu ngày một
tăng và tương đối ổn định. Tuy nhiên, chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao,
chưa đáp ứng được với những công việc đòi hỏi công nghệ hiện đại. Vì vậy, việc
nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về XKLĐ của một số nước là rất cần thiết, quan
trọng của Việt Nam trong thời đại ngày nay. Cụ thể là:
Ở Philippines:
Philippines vốn là nước đông dân nhưng lại có trình độ dân trí cao. Với tiếng
Anh là ngôn ngữ mà người dân Philippines sử dụng một cách thành thạo (người
Philippines nói tiếng Anh giỏi nhất trong các nước ASEAN) nên nước này rất có
lợi thế để xuất khẩu.
Lao động của Philippines làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở các
nước TrungĐông như Ả Rập, Saudi, Kuwait, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất....
Trình độ của người lao động tươngđối khác nhau nên họ có thể làm nhiều công việc,
từ những việc đòi hỏi chất xám như họa sỹ, chuyên gia máy tính, kiến trúc sư,... cho
đến những công việc như nội trợ, chăm sóc người già, khán hộ công...
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, Philippines có hơn 8 triệu lao
động làm việc ở nước ngoài vào năm 2006, đã gửi về nước11,8 tỷ USD kiều hối
qua các kênh chuyển tiền chính thức. Ước tính, tổng số kiều hối do lao động nước
này gửi về qua các kênh khoảng từ 14 tỷ đến 21 tỷ USD, lớn hơn cả số vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI và viện trợ quốc tế vào Philippines. Dự kiến trong năm
2010, con số này sẽ tăng lên 21,4 tỷ USD.
Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động của nước mình, chính phủ
Philippines đã thực hiện một số biện pháp sau:
Ở Philippines nhiệm vụ của Nhà nước là tối đa hoá lợi ích của người lao
4 Nguồn: Theo báo điện tử - Thời báo kinh tế ngày 13/04/2008
14
động. Việc này khó được thực hiện ở khu vực tư nhân. Với chính sách hiện nay
người dân tin tưởng rằng Chính phủ luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động ở
nước ngoài và cố gắng giảm thiểu chi phí đối với bản thân họ, cho gia đình họ và
cho đất nước.
Philippines có cơ chế là phải tạo mọi điều kiện và thủ tục một cách rõ ràng,
đầy đủ, có hệ thống đối với tất cả những người lao động có hợp đồng làm việc ở
nước ngoài. Đồng thời cần bảo vệ họ một cách đầy đủ để giảm thiểu sự lạm dụng,
khai thác cả trước, trong và sau quá trình làm việc tại nước ngoài như xây dựng các
bộ phận trực thuộc đại sứ quán chuyên phụ trách những người lao động đang cư trú
tại nước sở tại.
 Có chính sách ưu tiên những người lao động ra nước ngoài làm việc hơn là
những người đi du lịch như miễn thuế sân bay, thuế du lịch... cho họ.
 Ngoài ra, Philippines thực hiện rất nghiêm khắc trong việc cấp giấy phép
kinh doanh, trong hệ thống thưởng phạt,...
Ở Thái Lan:
Ngay từ năm 1975, Chính phủ nước này đã chủ trương đưa người lao động ra
nước ngoài với mục đích huy động thêm nguồn ngoại tệ, hiểu biết thêm về kỹ thuật,
cũng như kỹ năng trong công việc nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất
nước. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa lao động ra nước ngoài, họ đã đa
dạng hoá các hình thức tổ chức XKLĐ.
Năm 2002, ở Thái Lan có hơn 200 tổ chức tuyển chọn lao động trẻ có đăng ký
với Bộ lao động. Các tổ chức này phải đóng tiền thế chân từ 1 đến 5 triệu bạt để
tránh tiêu cực có thể xảy ra. Trong giai đoạn 10 năm (1991 - 2001), Thái Lan đã
đưa được 1.609.569 người ra nước ngoài làm việc. Lao động Thái Lan thường
xuyên làm việc ở Singapore, Đài Loan, Brunei...
Về chất lượng, lao động ở Thái Lan được đào tạo khá tốt. Tại nước này hàng
năm, các công ty đã mở các khoá đào tạo cho hơn 120.000 lao động chuẩn bị. xuất
khẩu. Sau khi được đào tạo nghề, lao động Thái Lan có thể an tâm với công việc
của mình. Tỷ lệ lao động Thái Lan bỏ việc so với Việt Nam thấp hơn rất nhiều lần.
Trong hoạt động XKLĐ, Chính phủ Thái Lan thực hiện hai chức năng:
- Điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong xuất khẩu lao
động (kể cả trong nước lẫn ngoài nước).
15
- Văn phòng quản lý lao động ngoài nước thuộc Tổng cục lao động (Bộ Nội
vụ), là cơ quan Chính phủ cao nhất thực hiện các chức năng trên, có nhiệm vụ cấp
giấy phép và quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép.
Chính phủ Thái Lan cũng có chính sách hỗ trợ một phần quỹ phúc lợi cho người
lao động, số còn lại người lao động phải đóng góp. Quỹ này chủ yếu dùng để hỗ trợ
hành chính và tài chính cho người lao động trước khi đi và khi trở về gặp nhiều khó
khăn như: Hồi hương, tai nạn, chết và trợ cấp khó khăn cho người lao động.
Thái Lan cũng cho phép xuất khẩu những lao động có trình độ cao và cho
phép mọi cá nhân có thể tự tìm kiếm việc làm ở nước ngoài và Chính phủ cũng cho
phép các doanh nghiệp XKLĐ thu một phần lệ phí XKLĐ nhưng chỉ bằng một
tháng lương của người lao động, nếu không đi được thì doanh nghiệp phải hoàn trả
lại cho người lao động.
Ở Trung Quốc:
Với dân số gần 1,3 tỷ người, áp lực công ăn việc làm ở Trung Quốc đang đè
nặng lên vai Chính phủ. Để giải quyết vấn đề đó, một trong những giải pháp quan
trọng là thực hiện hoạt động XKLĐ. Thị trường XKLĐ chủ yếu của Trung Quốc là
Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước Trung Đông, và đặc biệt là Mỹ.
Để tiếp thu công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm của các nước đi trước,
Trung Quốc đã chú ý tới vấn đề đưa sinh viên ra nước ngoài học tập. Hiện nay,
Trung Quốc là quốc gia “xuất khẩu sinh viên” lớn nhất thế giới. Theo số liệu điều
tra của UNESCO vào năm 2002, Trung Quốc có 380.000 sinh viên đang học tập tại
108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, mức tăng hàng năm là 25.000 du học
sinh, sinh viên. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là một nước hiếm hoi trên thế giới thực
hiện chế độ cấp học bổng cho sinh viên (khoảng 2.000 suất/năm). Số sinh viên này
sau khi tốt nghiệp, một bộ phận còn ở lại làm việc tại nước sở tại thêm một vài năm
nữa. Nhờ đó, họ học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ
thuật hiện đại... để mang những kiến thức đó về phục vụ cho công cuộc cải cách
trong nước. Tất nhiên, để thu hút số sinh viên về nước làm việc, chính phủ Trung
Quốc đã thực thi nhiều chính sách như tạo công ăn việc làm thích hợp với chế độ
lương thoả đáng, đồng thời cũng đưa ra những biện pháp xử phạt, bồi thường học
phí khi cố tình ở lại nước sở tại.
16
1.5.2 Những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam:
 Vai trò của nhà nước:
Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nền
kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày một sôi động hơn trong
khu vực và trên thế giới, xuất khẩu nói chung và chất lượng lao động xuất khẩu nói
riêng càng phải nhận được sự quan tâm, hướngdẫn chỉ đạo đặc biệt từ phía Nhà nước.
Cho nên, vai trò của Nhà nước trong bối cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai vẫn
đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển
XKLĐ, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới.
Thực tế đã chứng minh, càng ngày XKLĐ càng được các chuyên gia đưa vào
hoạch định chính sách phát triển kinh tế, coi XKLĐ là một trong các ngành kinh tế
mũi nhọn, quan trọng của đất nước trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội của nước mình. Do đó, để thực hiện tốt những mục tiêu có tính chất chiến lược
đã được hoạch đinh, Nhà nước phải ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế và chính
sách nhằm:
Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp XKLĐ phát triển.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ....
 Lợi ích quốc gia đi đôi với quyền lợi của người lao động:
Trong một vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề nguồn thu ngoại tệ thu được từ lao
động xuất khẩu đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia xuất
khẩu lao động, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Trong điều kiện nền kinh tế bị
suy thoái, khi chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước phát triển đã tạo nên sức ép
lên cán cân thanh toán của những nước chậm và đang phát triển thì nguồn kiều hối
từ XKLĐ trở thành một nguồn thu quan trọng trong việc làm cân bằng cán cân
thanh toán.
Bên cạnh đó, một số quốc gia đã đưa lượng kiều hối từ XKLĐ vào tính toán
thu nhập quốc dân. Chính những vấn đề này buộc chúng ta phải thừa nhận vai trò
tích cực và những thay đổi do XKLĐ đã mang lại cho tổng nguồn thu của nền kinh
tế quốc dân. Vì vậy, không một quốc gia nào khi làm công tác XKLĐ lại chỉ chú ý
và đảm bảo thu nhập kinh tế, quyền lợi cá nhân người lao động xuất khẩu mà
không tính đến những lợi ích của quốc gia.
17
 Tạo việc làm cho lao động xuất khẩu trở về nước:
Thông thường, phần lớn các nước XKLĐ đều thuộc diện những nước kém,
chậm và đang phát triển, đông dân cư, dư thừa lao động, thiếu vốn cho đầu tư sản
xuất trong nước, khan hiếm việc làm nên khó có khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu
việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong nước.... Do vậy mà sau khi
kết thúc hợp đồng lao động xuất khẩu trở về, có một bộ phận người lao động trước
khi đi họ đã có công việc ổn định, nay trở về thường có tâm lý không muốn quay
trở lại nghề cũ mà tìm cách tiếp cận với công việc khác nhẹ nhàng và có thu nhập
cao hơn. Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động khác, khi trở về họ thực sự
không thể tự tìm kiếm được việc làm mới, kể cả trở lại nghề cũ hoặc tìm được
những công việc có thu nhập đáng kể. Vì thế, phần lớn trong số họ lại mong muốn
được tiếp tục đi XKLĐ một lần nữa. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thực sự ý thức
được tầm quan trọng của vấn đề hậu xuất khẩu lao động. Bởi vậy, thường thì người
XKLĐ sau khi trở về nước nếu có nhu cầu tiếp tục ra nước ngoài làm việc sẽ phải
bắt đầu tìm kiếm từ đầu. Việc mong muốn được tiếp tục ra nước ngoài làm việc vẫn
là một chuyện cực kỳ khó khăn đối với phần đông người lao động xuất khẩu, cho
nên mới dẫn đến tình trạng người lao động bỏ trốn ra làm việc và sống lưu vong ở
chính quốc gia mình đến lao động.
Trong khi đó, ở một số quốc gia cùng XKLĐ như Philippines, Thái Lan,...
một khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng lao động trở về, họ thường được
chính doanh nghiệp vận động tái xuất bằng những chính sách ưu tiên đặc biệt,
nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục trở lại nước cũ, hoặc là sang lao động ở
một nước khác có điều kiện làm việc tốt hơn,... Vì vậy, tại những quốc gia này đã
có rất nhiều lao động tham gia tái xuất, thậm chí có những người cả đời chỉ đi lao
động ở nước ngoài.
Đây chính là chính sách xuất khẩu lao động rất quan trọng mà các quốc gia
này đã quan tâm và khai thác triệt để từ lâu, nó cũng có thể coi là một biện pháp
hạn chế thất nghiệp hậu xuất khẩu lao động mà Việt Nam chũng ta cần phải quan
tâm và phát triển hơn nữa.
18
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
TẠI KHU VỰC CHÂU Á TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến XKLĐ của Việt Nam:
2.1.1 Khái niệm:
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế, song khái
niệm tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận hơn cả là: “Hội nhập kinh tế
quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế
khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng
buộc theo những qui định chung của khối. Nói một cách khái quát hơn thì đó là quá
trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định
chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại
đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.”
2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến XKLĐ của Việt Nam:
Như đã trình bày ở trên, XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã
hội có ý nghĩa quan trọng, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong quá
trình hội nhập quốc tế, phù hợp với nguyện vọng của người lao động; góp phần giải
quyết việc làm, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa
nước ta với bạn bè quốc tế. Quá trình này đang và sẽ tạo ra những thuận lợi cũng
như những khó khăn cho công tác XKLĐ.
Về cơ hội:
Công cuộc đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, xu hướng
toàn cầu hoá hiện nay và đặc biệt là quá trình hội nhập về kinh tế quốc tế đã tạo
điều kiện cho Việt Nam từng bước thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực XKLĐ
với các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ chỗ trong những năm 1980,
chủ yếu chúng ta hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một số quốc
gia ở Châu Phi, đến những năm 1990, chúng ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với các
nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan,... Và cho đến nay, Việt Nam đã có
quan hệ hợp tác lao động với trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài những thị
trường XKLĐ truyền thống, gần đây chúng ta đã mở thêm được các thị trường như
19
Trung Đông, Canada... Hơn nữa, chúng ta cũng đang từng bước tìm hiểu khả năng
và bắt đầu triển khai đưa lao động có trình độ cao (chuyên gia công nghệ thông tin,
vật liệu mới…) đi làm việc ở nước ngoài. Thu nhập của người lao động chuyển về
nước bình quân hàng năm khoảng 1,7 tỷ USD - lượng kiều hối này chiếm khoảng
3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm,
đồng thời góp phần cải thiện đời sống cho gia đình người lao động, tăng nguồn vốn
để đầu tư phát triển sản xuất. Có thể nói, chương trình XKLĐ có vai trò quan trọng
trong việc tạo việc làm cho một bộ phận đáng kể người lao động, đặc biệt là những
người dân ở các địa phương có nhiều khó khăn, đồng thời đóng góp vào mục tiêu
xoá đói giảm nghèo chung của quốc gia.
Cùng với quá trình hội nhập về kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có dự
án đầu tư ở nước ngoài và có nhu cầu đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại các dự
án đầu tư của doanh nghiệp ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XKLĐ
của Việt Nam có thể khai thác và tìm hiểu thông tin về nhu cầu lao động của các
nước qua nhiều kênh thông tin (mạng Internet...), đồng thời tham gia các hoạt động
xúc tiến thương mại để thăm dò và khai thác những cơ hội đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, việc lao động của Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài đã hình thành và phát triển sự giao lưu về văn hoá, lối sống, giúp tăng cường
hiểu biết, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn bè trên thế giới. Như
vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa XKLĐ trở thành một nhân tố quan
trọng trong việc tạo dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, hiểu biết lẫn
nhau giữa Việt Nam và các nước nhận lao động.
Về thách thức:
Trong quá trình hội nhập, ngoài những thuận lợi kể trên, hoạt động XKLĐ và
chuyên gia cũng gặp phải nhiều thách thức:
Mặc dù chúng ta đã hợp tác lao động với các quốc gia và vùng lãnh thổ được 30
năm và thu đuợc những kết quả nhất định nhưng so với các nước trong khu vực,
nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm, còn hạn chế về am hiểu thị trường, về uy tín lao
động Việt Nam, năng lực các doanh nghiệp XKLĐ. Mặc dù Bộ Chính trị đã có Chỉ
thị 41/CT-TW ban hành ngày 22/09/1999, được Đảng và nhà nước coi XKLĐ là
“một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc
làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu
20
ngoại tệ cho đất nước”. Đồng thời, Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành nhiều
văn bản pháp lý điều chỉnh trong lĩnh vực XKLĐ, nhưng thực tế đòi hỏi chúng ta
phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này.
Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Luật về lĩnh
vực XKLĐ, đây là văn bản pháp lý cao nhất để đảm bảo tính hiệu quả của chương
trình XKLĐ bền vững.
Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của ta còn bất cập, hạn chế về ngoại
ngữ, tác phong công nghiệp, am hiểu về lối sống, phong tục tập quán, sức khỏe...
Hơn nữa, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đa số là lao động phổ thông,
tay nghề không cao. Vì vậy, chúng ta phải có cơ chế linh hoạt, xây dựng chiến lược
tổng thể để vừa đào tạo nghề cho XKLĐ, vừa bảo đảm quyền lợi cho người lao
động, cũng như đảm bảo cạnh tranh trong công cuộc hội nhập như hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc chấp nhận cạnh tranh giữa các
nước XKLĐ, giữa các thị trường. Trong khi đó, khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh thị
trường lao động nước ngoài của ta còn hạn chế và thực tế diễn ra đã phản ánh đúng
tình hình này. Ngoài năng lực hạn chế của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam (về
trình độ ngoại ngữ của cán bộ, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường, kỹ năng đàm
phán, quản lý, xử lý tranh chấp cũng như năng lực tài chính, quy mô tổ chức, cơ sở
vật chất...) thì công tác quảng bá, giới thiệu lao động Việt Nam với các nghiệp
đoàn, chủ sử dụng nước ngoài chưa được thực hiện có bài bản, do đó chưa thực sự
phát huy được tối đa hiệu quả của chương trình.
Thông qua hội nhập trong lĩnh vực XKLĐ, bên cạnh việc người lao động tiếp
thu được những mặt tốt trong quá trình làm việc ở nước ngoài như: nâng cao tay
nghề, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc công nghiệp, lối sống văn hoá tốt đẹp
của nước sử dụng lao động… thì sẽ có một bộ phận bị tác động của lối sống không
phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc ta. Các cấp quản lý Nhà nước cần phải
lưu ý để chủ động tìm ra giải pháp hạn chế những tiêu cực của vấn đề này.
Một vấn đề nan giải trong hoạt động XKLĐ đó là việc bố trí việc làm cho lao
động sau khi về nước. Cũng giống như nhiều nước XKLĐ khác, vấn đề tái thất
nghiệp đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài khi kết thúc hợp đồng trở về nước
cũng cần phải tính tới trong quá trình hội nhập, mặc dù phần lớn lao động sau khi
đi làm việc ở nước ngoài về đều có tay nghề. Ngoài ra còn các vấn đề xã hội khác
cũng sẽ nảy sinh cùng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
21
2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ
hội nhập:
2.2.1 Khái quát về thị trường lao động Châu Á:
Về mặt địa lý:
Các nước này ở gần Việt Nam, lại có sự tương đồng về khí hậu, phong tục tập
quán, phong cách sống, màu da... Các nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan,... đã và đang nhập lao động Việt Nan trong nhiều lĩnh vực,
dưới nhiều hình thức. Đồng thời, họ cũng nhận lao động các nước khác như Trung
Quốc, Philippines, Thái Lan,... cho nên sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu với
nhau cũng là một vấn đề cần được lưu tâm. Các nước XKLĐ đều phát huy hết lợi
thế của mình khiến cho hình thức và cách tiến hành XKLĐ hết sức phong phú và
đa dạng.
Một số nước yêu cầu nhập khẩu lao động có trình độ cao, một số nước lại có
nhu cầu sử dụng lao động dịch vụ, nhất là lao động nữ để giúp việc gia đình, lao
động giản đơn... Một số nước Châu Á vừa có chính sách nhập khẩu và XKLĐ,
nhập lao động của nước này và lại xuất lao động của mình sang nước khác, tạo nên
thị trường lao động vô cùng sôi động và cũng có nhiều vấn đề được phát sinh. Ví
dụ như Thái Lan cho phép hàng chục ngàn dân Myanmar sang làm thuê cho nông
dân Thái Lan, trong khi đó nông dân Thái Lan lại tràn vào thành phố tìm việc, còn
dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài với mức thu nhập cao hơn. Nhiều sinh
viên, thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Australia, New Zeland
để du học và tìm việc trong khi đất nước họ lại tiếp nhận nhiều lao động các nước
khác đến làm việc, hay như Malaysia xuất lao động của mình sang các nước khác
như Đài Loan và lại nhận lao động Việt Nam vào làm việc tại nước mình.
Những nước nhận lao động ở Châu Á hầu hết đều có chung một số đặc điểm
như sau:
Nhiều quốc gia đã chuyển đầu tư tư bản sang các nước kém phát triển hơn để
sử dụng nhân công nước được đầu tư với giá rẻ hơn.
Do đổi mới công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều
quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn cao và giảm quy mô sử
dụng lao động giản đơn, trình độ chuyên môn thấp.
Cùng với sự khan hiếm nhân lực lao động phổ thông (lao động chân tay) ở
22
các nước phát triển thì nhu cầu về sỹ quan, thuyền viên trên các tàu vận tải có xu
hướng tăng, nhất là đối với lực lượng sỹ quan có tỷ lệ cao hơn lực lượng thuyền
viên vận tải.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu lao động dịch vụ tăng cao so
với khu vực sản xuất nên xu hướng sử dụng lao động dịch vụ nước ngoài gia tăng ở
nhiều nước và chủ yếu là sử dụng lao động nữ, trước hết là trong công việc dịch vụ
gia đình, y tá, chăm sóc người gài tại gia đình và các trung tâm xã hội.
Sự tiến bộ của công nghệ thông tin làm cho các nước có nhu cầu lao động và
các nước XKLĐ đều nhanh chóng lựa chọn được đối tác. Đồng thời, với sự gia
tăng nhanh số lượng các nước XKLĐ trong những năm gần đây đã tạo ra sự cạnh
tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động ngoài nước, làm giảm giá nhân công tại
nhiều khu vực, trong đó mức giảm giá nhân công của lao động giản đơn lớn hơn
nhiều so với lao động chuyên môn kỹ thuật.
2.2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ hội nhập:
2.2.2.1 Các giai đoạn phát triển của hoạt động XKLĐ của Việt Nam:
Hoạt động XKLĐ ở Việt Nam đến nay đã thực hiện được 30 năm (tính từ
tháng 1/1980 đến nay). Có thể nói, quá trình hình thành và phát triển của sự nghiệp
XKLĐ tại Việt Nam gắn chặt với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
đồng thời gắn chặt với những biến động về kinh tế, chính trị và tình hình thị trường
lao động quốc tế trong từng thời kỳ. Chúng ta có thể phân đoạn 30 năm qua thành
hai giai đoạn lớn của sự hình thành và phát triển:
- Giai đoạn đầu (1980 - 1990): Hình thành và phát triển trong cơ chế kế
hoạch hoá tập trung.
- Giai đoạn sau (1991 - nay): Phát triển trong cơ chế thị trường.
Hai giai đoạn nêu trên có đặc điểm khác nhau về cơ bản. Chúng ta có thể kế
thừa những thành tựu, kinh nghiệm thành công của giai đoạn đầu nhưng không thể
rập khuôn để áp dụng cho giai đoạn sau. Ngược lại, nhìn rõ những khuyết điểm
của giai đoạn đầu (do bối cảnh, cơ chế chung) lại là rất cần cho thiết kế đường
hướng chính sách, luật pháp cho sự phát triển tiếp đó.
Giai đoạn hình thành và phát triển trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung
(1980 - 1990):
Thời kỳ này Nhà nước ta đã ký Hiệp định chính phủ về hợp tác lao động với 4
23
nước là Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari, ký Hiệp định chính phủ về
hợp tác chuyên gia với một số nước Châu Phi và thoả thuận ngành với ngành về sử
dụng lao động Việt Nam với các nước Irắc, Libi. Đây là giai đoạn có quy mô lao
động đi làm việc ở nước ngoài lớn nhất, bình quân mỗi năm có trên 2,7 vạn lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Nhìn chung lao động đi làm việc tại nước ngoài trong giai đoạn này có tỷ
trọng lao động không nghề lớn, chiếm khoảng 57%, đặc biệt những năm 1988 -
1990 tỷ lệ này đạt 70%. Đây cũng là nét đặc trưng của giai đoạn này. Phần lớn lao
động trước khi đi không qua đào tạo, khi đến nước tiếp nhận, lao động được phân
phối về các đơn vị sản xuất, được kèm cặp đào tạo tại chỗ, được trang bị tay nghề
phù hợp với từng nhà máy, xí nghiệp nước bạn yêu cầu. Trong giai đoạn này, lao
động làm trong ngành công nghiệp nhẹ chiếm 45%, lao động trong xây dựng là
26% và 20% làm cơ khí, 6% còn lại làm các ngành nghề khác.Cơ cấu này do phía
tiếp nhận phân chia, mọi chi phí đào tạo cũng do bên nước nhận chi trả. Trong giai
đoạn đầu, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau:
Giải quyết việc làm: Việt Nam đã cung cấp cho thế giới 28,8 vạn lao động.
Trong đó các nước xã hội chủ nghĩa chiếm số lượng đáng kể với 26,18 vạn.
Đào tạo nghề: Thông qua các chương trình hợp tác lao động với các nước đã
phần nào đáp ứng được mục đích của ta về đào tạo nghề cho thanh niên. Đồng thời
người lao động cũng có cơ hội rèn luyện tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, có
nhiều ngành nghề mà người lao động học được qua hợp tác lao động nhưng chưa
được sử dụng và phát huy khi họ về nước do cơ sở vật chất kỹ thuật trong nước
chưa đáp ứng được.
Về hiệu quả kinh tế: XKLĐ trong giai đoạn này đã đem lại hiệu quả kinh tế
lớn cho Việt Nam: Ngân sách nhà nước đã thu được 482 triệu rúp phi mậu dịch
(tương đương 263 tỷ đồng (1990) và 9,2 triệu USD). Khoản thu này đã được dùng
để trả nợ, mua hàng hoá và đưa vào cán cân thanh toán với các nước. Thu nhập của
một bộ phận người lao động được nâng cao thông qua việc mua hàng hoá mang về
nước, khoảng 720 tỷ đồng và chuyển về nước tương ứng với khoảng 300 triệu
USD. Như vậy, tổng thu về qua hợp tác lao động thời kỳ này đạt khoảng 1.200 tỷ
đồng tính theo thời giá năm 1990, chưa kể đến các hiệu quả kinh tế về việc thúc
đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp phần cân đối tiền hàng cho xã hội, Nhà
24
nước không phải bỏ kinh phí đầu tư việc làm cho người lao động trong nước thời
gian họ làm việc tại nước ngoài.
Ngoài ra, hợp tác lao động đã thể hiện quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa
các nước anh em bạn bè: Ta thiếu việc làm, họ thiếu nhân công, lao động của ta đã
góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy của
họ. Người lao động của ta cũng đã góp phần làm cho công nhân, nhân dân các nước
hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam.
Qua 10 năm hợp tác lao động, bên cạnh kết quả đã đạt được do hoạt động này
mang lại, còn có những điều chưa được như mong muốn, một phần do hoàn cảnh
lịch sử bấy giờ, hơn nữa còn bởi sự thiếu kinh nghiệm, chưa có chuyên môn nghiệp
vụ và đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động này. Vì vậy, muốn làm tốt
hơn nữa hoạt động này để phù hợp với tình hình mới của đất nước thì việc điều
chỉnh và bổ sung các điều kiện của hợp tác lao động là điều tất yếu.
 Giai đoạn hoạt động XKLĐ theo cơ chế thị trường ( từ năm 1991 - nay):
Đặc trưng của giai đoạn này là sự thay đổi về quy chế XKLĐ và quy mô hoàn
toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường lao động. XKLĐ của ta phải
cạnh tranh với các nước XKLĐ trong khu vực có ưu thế hơn về khả năng và kinh
nghiệm chiếm lĩnh thị trường trên nhiều khu vực khác nhau. Do vậy, quy mô XKLĐ
trong giai đoạn này giảm so với giai đoạn trước mặc dù vẫn tăng theo thời gian. Bình
quân hàng năm chỉ gần một vạn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Số lao động phổ thông có xu hướng giảm và yêu cầu đòi hỏi người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được đào tạo. Trước khi đi XKLĐ, do yêu
cầu của bên nước ngoài, người lao động trước khi đi đều được tham dự một khoá
đào tạo do công ty cung ứng lao động tổ chức, thời gian chủ yếu là học ngoại ngữ
của nước mà lao động sẽ làm việc. Ngoài ra, người lao động còn được học tập về
pháp luật nước đó, về những điều cần thiết đối với hợp đồng lao động, tranh chấp
lao động, quan hệ ứng xử, phong tục tập quán và an toàn vệ sinh lao động... gọi
chung là giáo dục định hướng cho người lao động. Nhờ đó, chất lượng lao động
trong giai đoạn này được nâng cao hơn. Như vậy so với thời kỳ trước, XKLĐ của
ta đã có sự chủ động hơn rất nhiều trong việc cung ứng lao động ra nước ngoài. Lao
động vừa đảm bảo đủ về số lượng nhưng cũng phải đảm bảo về trình độ tay nghề
cũng như những hiểu biết về luật pháp và phong tục tập quán của nước sẽ đi làm
25
việc.Thời kỳ này, tuy số lượng người lao động đi xuất khẩu giảm nhưng thị trường
lại được mở rộng hơn: đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và
chuyên gia Việt Nam. Qua 20 năm phát triển trong cơ chế thị trường, hoạt động
XKLĐ của chúng ta đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
Tính đến nay, chúng ta đã quan hệ hợp tác, cung ứng lao động cho trên 40
quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có trên 10 thị trường hàng năm tiếp nhận vào
mỗi thị trường này từ trên 2.000 đến 30.000 lao động Việt Nam. Riêng trong năm
2009, ta đã đưa gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động được mở rộng từ khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á,
Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, mới đây đã mở rộng thị trường sang Châu Âu
và nước Mỹ.
Một số loại hình XKLĐ đã được mở rộng thêm như nhận thầu xây dựng, hợp
tác sản xuất chia sản phẩm, lao động theo hình thức cá nhân, cung ứng sĩ quan,
thuyền viên, thuỷ thủ tàu cá và người phục vụ trong gia đình. Hiện nay, chúng ta có
khoảng 4 vạn lao động và chuyên gia đang làm việc ở các nước theo hợp đồng cung
ứng lao động ở trên. Những sĩ quan, thuyền viên và chuyên gia sau một thời gian
làm việc theo hợp đồng lao động ở nước ngoài được tiếp xúc với các trang thiết bị
máy móc hiện đại, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề đã được nâng cao.
Trong những năm gần đây, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài có
xu hướng tăng rõ rệt. Từ năm 2003 đến 2009, bình quân mỗi năm đạt gần 77.000
lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số ngoại tệ mà người Việt Nam qua con đường
XKLĐ gửi về nước hàng năm đạt từ 1,7 đến 2 tỷ USD. Mặt khác, nhà nước còn tiết
kiệm hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho việc tự đào tạo việc làm mới cho số lao động
này và hàng ngàn tỷ đồng khác liên quan đến các dich vụ cho người lao động.
Có thể nói, XKLĐ đã và đang góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế
trong nước. Nhiều người lao động hoàn thành hợp đồng từ nước ngoài trở về với
trình độ, kỹ năng tay nghề, ngoại ngữ được nâng cao đã đảm trách những vị trí then
chốt trong các cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất... Nhiều người
trở thành chủ doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và tạo mở việc
làm cho lao động tại cộng đồng.
Có được những kết quả như trên là do Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ
trương nhất quán, mục tiêu rõ ràng và thường xuyên chỉ đạo trong lĩnh vực hoạt
26
động XKLĐ, coi đây là một hoạt động kinh tế - xã hội rất quan trọng. Vì vậy, hoạt
động XKLĐ hiện tại là rất phù hợp với nền kinh tế thị trường, góp phần cho lao
động Việt Nam hòa nhập với lao động thế giới. Hoạt động này cũng đáp ứng đúng
yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân lao động và xã hội, góp phần mở rộng và thúc
đẩy quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Bảng 1: Quy mô XKLĐ giai đoạn 2000 - 2009
(Đơn vị tính: Người)
Năm Số lượng Nữ
2000 31500 9065
2001 36168 7704
2002 46122 10556
2003 75000 18118
2004 67447 37741
2005 70594 24605
2006 78855 27023
2007 85020 28278
2008 86990 28598
2009 73028 22020
(Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngoài nước)
2.2.2.2 Đánh giá chung về khả năng XKLĐ của Việt Nam tại thị trường Châu Á
trong thời kỳ hội nhập:
a, Quy mô XKLĐ:
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh XKLĐ, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 quy định việc người lao
động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Sau 10 năm triển khai thực hiện, công tác XKLĐ đã đạt được những kết quả
quan trọng: Xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng bộ; ổn định
và duy trì thị trường đã có, mở thêm được một số thị trường mới và tăng quy mô
đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển
biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp phát
27
triển và từng bước tiếp cận thị trường lao động quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng
động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý.
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2009, đã có 650.724 lao động Việt Nam đi làm
việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề thuộc các
lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải
biển, đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin
học....Trong đó, lao động của Việt Nam đang làm việc tại thị trường Châu Á luôn
chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu XKLĐ bởi lẽ thị trường này có những điểm tương
đồng với Việt Nam về phong tục tập quán, màu da,... Hơn nữa, tại các nước này,
những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô rộng, do đó nhu cầu nhập
khẩu lao động giản đơn cho công đoạn này là rất lớn.
b, Cơ cấu XKLĐ sang thị trường Châu Á:
Bảng 2: Tình hình tiếp nhận lao động Việt Nam của các thị trường chính
ở Châu Á giai đoạn 2005 - 2009
( Đơn vị tính: Người)
Nước tiếp nhận lao động Năm 2005 Năm
2006
Năm
2007
Năm 2008 Năm
2009
Đài Loan 22784 14127 23640 31631 21677
Nhật Bản 2955 5360 5517 6142 5456
Hàn Quốc 12102 10577 12187 18141 7578
Malaysia 24605 37941 26704 7810 2792
Tổng cộng 62446 68005 68048 63724 37503
(Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngoài nước)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, Đài Loan và Malaysia thể hiện rõ là 2 nước nhận lao
động với số lượng lớn. Nhật Bản và Hàn Quốc tuy có số lượng lao động Việt Nam
không lớn nhưng lại là hai thị trường truyền thống của Việt Nam.
Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hòn đảo, nằm ở Đông Á, có diện tích là
337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới. Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người,
đứng thứ 10 trên thế giới.
Đồng tiền quốc gia của Nhật Bản là Yên; 1 USD = 98,46 Yên Nhật.
28
Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình
độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay
nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề
thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại
Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ
những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt
nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng
thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời
gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu
nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến
lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính
của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển.
Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và
tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục
tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc
với tư cách tu nghiệp sinh.
Việt Nam bắt đầu đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo chương trình tu
nghiệp và thực tập kỹ thuật từ năm 1992. Từ đó đến nay, số lượng tu nghiệp sinh
ngày càng tăng lên. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển trên mọi lĩnh vực
và nâng lên mức đối tác chiến lược. Nhiều đoàn cấp cao của hai nước đã tiến hành
thăm viếng lẫn nhau. Ngày 26/6/2009, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Hiệp định
đối tác kinh tế Nhật - Việt. Những vấn đề này sẽ tạo điều kiện mở ra các quan hệ
trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận thực tập sinh và lao động Việt Nam sang Nhật
Bản trong tương lai.
Đến nay đã có hơn 40.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp
tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Số tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam
vào Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2009 khoảng 2.770 người. Hiện có 89 doanh nghiệp
xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu
nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp,
29
lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng, đồng thời làm việc trên hầu khắp các
tỉnh của Nhật Bản nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng Aichi, Gifu, Kanto, Osaka
và Hiroshima. Lao động làm việc 8h/ngày, nhưng cũng có lúc làm việc 12h/ngày,
thời gian làm thêm được trả lương làm thêm giờ đầy đủ. Ngoài ra, lao động Việt
Nam luôn được phía Nhật Bản đánh giá cao về tay nghề, chịu khó và khả năng tiếp
thu nhanh về kỹ năng, kỹ thuật, nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống, công việc ở
Nhật Bản. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh Việt Nam khoảng từ 700 - 1100
USD/tháng, có nhiều trường hợp thu nhập đến trên 1700 USD/tháng.
Theo thống kê và dự báo của các nhà kinh tế thì nền kinh tế Nhật Bản đã có
những dấu hiệu phục hồi vào cuối năm nay và đầu năm sau. Khi kinh tế thoát khỏi
khủng hoảng và phát triển thì Nhật Bản sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao
động trầm trọng do già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp, thêm vào đó là tình trạng lao
động nước ngoài (bao gồm cả tu nghiệp sinh và thực tập sinh) phải về nước thời
gian qua do không có việc làm. Bên cạnh đó Luật xuất nhập cảnh và công nhân tị
nạn cũng như chương trình tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài có hiệu lực trong
thời gian tới sẽ làm giảm tình trạng lao động bất hợp pháp (do bị quản lý chặt hoặc
bị trục xuất về nước), càng làm thiếu nguồn nhân lực. Do đó, khả năng tiếp nhận
thực tập sinh nước ngoài nói chung và thực tập sinh Việt Nam vào Nhật Bản trong
thời gian tới sẽ gia tăng.
Thị trường Hàn Quốc:
Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Á, trên Bán đảo Triều Tiên.
Dân số của Hàn Quốc khoảng 49 triệu người, đứng thứ 24 trên thế giới; diện tích
khoảng 100.000 km2, đứng thứ 108 trên thế giới.
Đồng tiền: Korean Won. 1USD = 1.439 Won.
Hàn Quốc là một nước phát triển với mức sống cao. Kinh tế Hàn Quốc chủ
yếu dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ô tô.
Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80 đã khiến nước này
thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành công
nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước
ngoài từ những năm 1980. Hiện nay, hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng
50.000 lao động nước ngoài để cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
30
Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt
đầu từ năm 1992 và được thực hiện theo 5 hình thức:
 Cung ứng tu nghiệp sinh: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản;
 Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc;
 Cung cấp lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li-Bi;
 Cung cấp lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS);
 Cung cấp lao động kỹ thuật cao.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, chương trình tu nghiệp sinh chính thức bị huỷ
bỏ, những lao động đã đi theo chương trình tu nghiệp sinh hiện đang làm việc tại
Hàn Quốc sẽ được chuyển sang hình thức lao động.
Như vậy hiện nay chỉ còn 3 hình thức cung ứng lao động cho Hàn quốc.
Lao động đi theo Chương trình Cấp phép làm việc (EPS):
Các nước đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) với Hàn Quốc mới được cung cấp lao
động theo Chương trình EPS. Cơ quan phái cử và cơ quan tiếp nhận đều là các tổ
chức công hoạt động dựa trên ngân sách Nhà nước. Chương trình EPS là chương
trình phi lợi nhuận. Lao động EPS được hưởng các chế độ như người lao động bản
địa: được tăng lương mỗi năm 1 lần theo quy định của chính phủ Hàn Quốc, được
hưởng các chế độ bảo hiểm.
Kể từ tháng 8 năm 2005, tất cả lao động muốn sang làm việc tại Hàn Quốc
phải thi đỗ kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao
động Việt Nam tổ chức.
Việt Nam và Hàn Quốc ký Bản Ghi nhớ đầu tiên vào ngày 01/6/2004. Tháng
8/2008, 2 nước đã ký lại Bản Ghi nhớ.
Nhìn chung, tình hình lao động ta làm việc tại Hàn Quốc không có biến động
nhiều, phần lớn đều có việc làm và thu nhập ổn định. Từ 1/1/2008, mức lương cơ
bản tối thiểu là 787930Won/tháng (40h/tuần) và 852020 Won/tháng (44h/tuần). Tỷ
lệ thí sinh Việt Nam đỗ các kỳ thi tiếng Hàn thường rất cao. Trong các kỳ thi gần
đây, tỷ lệ đỗ vào khoảng 90%. Điểm chuẩn hiện nay là 80 điểm cho tổng số 2 môn
thi nghe và viết. Đã có gần 35.000 lao động được đưa đi làm việc ở Hàn Quốc theo
chương trình EPS. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp ở Hàn
Quốc là khoảng 36.400 lao động.
31
Lao động đi làm thuyền viên tàu cá:
+ Thuyền viên xa bờ: Mức lương của thuyền viên Việt Nam làm việc
trên tàu đánh cá Hàn Quốc hiện nay là 180 USD/tháng (đối với thuyền viên chưa có
kinh nghiệm) và 210 USD/tháng (đối với thuyền viên có kinh nghiệm). Tuy nhiên,
nếu tính cả tiền làm thêm giờ, tiền năng suất và tiền thưởng, thu nhập của thuyền viên
đạt từ 280 - 350 USD/tháng.
+ Thuyền viên gần bờ: Hiện nay có 2 công ty đã được Hiệp hội thuỷ sản
Hàn quốc cho phép đưa thuyền viên tàu cá biển gần sang làm việc tại Hàn quốc là
LOD và INMASCO. Mức lương cơ bản là 750000Won/tháng (Tương đương
750USD).
Lao động kỹ thuật cao:
Năm 2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký Thoả thuận hợp tác
với Tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao
động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực kỹ thuật
như Công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới... Tuy
nhiên số lượng lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ có trên 200 kỹ
sư, chuyên gia.
Cũng như các quốc gia phát triển khác, ngoài lực lượng lao động trong nước,
thị trường Hàn Quốc có nhu cầu lớn lao động nước ngoài làm việc trong một số
lĩnh vực khác nhau từ lao động phổ thông làm viêệ trong các ngành công nghiệp
chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản đến lao động có tay nghề cao như chuyên
gia làm việc trong các ngành công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, kỹ nghệ
cao, điện tử kỹ thuật số...
Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nước ngoài
dưới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1993. Nhưng khác với Nhật Bản, Hàn Quốc
giao cho Hiệp hội các doanh nhiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc (KFSMB) đứng ra
làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp.
Trong thời kì đầu, KFSMB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo
từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippines,
Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn
Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài đều được hưởng mức lương tối
thiểu của Hàn Quốc. Tổng số lao động nhập cảnh Hàn Quốc theo chương trình EPS
32
tính đến 30/6/2009 của Việt Nam đạt 40.228 người (không bao gồm số lao động
được tái nhập cảnh) trong đó có 33.899 người làm việc trong ngành sản xuất chế
tạo, 2950 người làm việc trong ngành xây dựng, 3038 người làm việc trong ngành
nông nghiệp và 320 người làm việc trong ngành thủy sản. Lao động Việt Nam vẫn
được chủ sử dụng Hàn Quốc ưu thích và lựa chọn ký hợp đồng lao động so với lao
động của các quốc gia khác đặc biệt là ở ngành sản xuất chế tạo. Hiện nay, số Công
ty Việt Nam được thực hiện chương trình cung ứng Tu nghiệp sinh đi Hàn Quốc
gồm 8 Công ty LOD, VINACONEX, OLECO, SULECO, SOVILACO,
TRACODI, IMS, TRACIMEXCO.
Thị trường Đài Loan:
Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc, nằm ở khu vực Thái Bình
Dương với diện tích là 35.800 km2, đứng thứ 136 trên thế giới. Dân số Đài Loan
khoảng 23 triệu người, đứng thứ 49 trên thế giới. Tiếng Hoa phổ thông và tiếng
bản địa (tiếng Phúc Kiến) là ngôn ngữ chính thức tại Đài Loan.
Đồng tiền của Đài Loan là Đài tệ; 1 USD tương đương khoảng 33 Đài tệ.
Đài Loan là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam.Trong một
vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Đài Loan đã thường
xuyên qua lại để tìm hiểu, gặp gỡ, đàm phán và ký kết hợp đồng. Nhu cầu lao động
của Đài Loan rất cao nhưng chính quyền giới hạn trong số 300.000 người lao động
nước ngoài. Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan có chính sách nhận lao
động nước ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràng , chặt
chẽ đối với lao động nước ngoài.
Từ đầu những năm 1990, Đài Loan đã nhận lao động từ bốn nước Thái Lan,
Philippines, Malaysia và Indonesia. Đến cuối năm 1999 mới nhận thêm lao động
Việt Nam. Trong điều kiện tham gia sau, nhưng tổng số lao động vẫn bị giới hạn
như cũ, lao động Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị
trường cho mình, phải cạnh tranh với lao động các nước khác để thay thế họ. Cũng
chính vì vậy mà trong thời gian đầu, tốc độ đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan
còn chậm vì phải đợi thời hạn lao động của lao động các nước khác hết mới có thể
thay thế được.
Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường khó tính. Đài Loan chủ yếu nhận
lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở và có những quy định rất ngặt
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á

More Related Content

What's hot

Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...luanvantrust
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankHải Finiks Huỳnh
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiMarketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nộiluanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docxCách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docx
 
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
 
Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.doc
Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.docThái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.doc
Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.doc
 
Chuyên đề Hoàn Thiện Hoạt Động Facebook Marketing Tại Công Ty Cổ Phần Quảng C...
Chuyên đề Hoàn Thiện Hoạt Động Facebook Marketing Tại Công Ty Cổ Phần Quảng C...Chuyên đề Hoàn Thiện Hoạt Động Facebook Marketing Tại Công Ty Cổ Phần Quảng C...
Chuyên đề Hoàn Thiện Hoạt Động Facebook Marketing Tại Công Ty Cổ Phần Quảng C...
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đBáo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiMarketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
 
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nayLuận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAYLuận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, HAY
 

Similar to Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á

Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.Huong Duong
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...
Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...
Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...luanvantrust
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...NOT
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...NOT
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á (20)

Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
 
Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
 
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
 
Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...
Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...
Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến ...
 
28935
2893528935
28935
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á

  • 1. LỜI CẢM ƠN! Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quan hệ quốc tế đã tận tình giảng dạy, bồi dưỡng tri thức cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Dân lập Đông Đô. Đồng thời, em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, các anh chị hiện đang công tác tại Cục quản lý lao động ngoài nước - 41B Lý Thái Tổ - Hà Nội đã cung cấp số liệu cho em trong quá trình thực hiện khoá luận này. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm DuyLiên-Giáoviên hướng dẫnđã tận tình giúp đỡ để em hoàn thànhkhoá luậntốtnghiệpnày.Tuynhiên, khoá luậncòn có nhiều thiếusótdothời gian, trìnhđộ hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Em kính mong nhận đượcsự góp ý chân thànhcủa các thầy cô giáo về những thiếu sót em mắc phải. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm Sinh viên thực hiện Bùi Thị Ngọc Dung
  • 2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG, THỊ TRƯỜNG XKLĐ VÀ KHẢ NĂNG XKLĐ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP .................................................................3 1.1 Các khái niệm .........................................................................................3 1.1.1 Lao động..........................................................................................3 1.1.2 Xuất khẩu lao động ...........................................................................3 1.1.3 Thị trường xuất khẩu lao động............................................................5 1.2 Đặc điểm của xuất khẩu lao động:............................................................5 1.3 Sự cần thiết và vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.............................................................................................8 1.3.1 Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động ..................................................8 1.3.2 Vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.......9 1.4 Các yếu tố tác động đến khả năng xuất khẩu lao động............................... 10 1.5 Kinh nghiệm xây dựng khả năng XKLĐ ở một số nước trên thế giới..........12 1.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về cải thiện chất lượng lao động xuất khẩu..........................................................................12 1.5.2 Những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam ............................ 16 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TẠI KHU VỰC CHÂU Á TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP...............18 2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến XKLĐ của Việt Nam...........18 2.1.1 Khái niệm.......................................................................................18 2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và nhữngtác động đến XKLĐ của Việt Nam ........18 2.2 Thực trạngXKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trongthờikỳ hộinhập ........21 2.2.1 Khái quát về thị trường lao động Châu Á...........................................21
  • 3. 2.2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ hội nhập .........................................................................................22 2.2.2.1 Các giai đoạn phát triển của hoạt động XKLĐ của Việt Nam ........22 2.2.2.2 Đánh giá chung về khả năng XKLĐ của Việt Nam tại thị trường Châu Á trong thời kỳ hội nhập ...................................................26 2.2.3 Những kết quả đạt được...................................................................35 2.2.4 Tồn tại............................................................................................ 37 2.2.5 Nguyên nhân của tình hình trên .......................................................40 2.2.6 Đánh giá chung...............................................................................40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á......42 3.1 Mục tiêu, phương hướng XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................................................42 3.1.1 Mục tiêu.........................................................................................42 3.1.2 Phương hướng xuất khẩu lao động đến năm 2020............................... 43 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Châu Á......................................................................................44 3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước....................................................44 3.2.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ....................................50 3.2.2.1 Trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động....................................................................50 3.2.2.2 Với bản thân doanh nghiệp.........................................................51 3.2.3 Đối với người lao động ....................................................................59 KẾT LUẬN....................................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean APEC Asian - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Associationof South - East Asia Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á CHDC Cộng hoà dân chủ EPS Employment Premit System Chương trình cấp phép lao động GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IMS Công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gialao động và kỹ thuật INMASCO Công ty cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ INTERSERCO Công ty dịch vụ lao động hợp tác quốc tế KFSMB Korea Federationof Small and Medium Business Hiệp hội các doanh nhiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc KOTEF Tổ chức công nghệ công nghiệp Hàn Quốc LOD Công ty cổ phần phát triểnnguồn nhân lực MOU Memorandum Of Understanding Bản Ghi nhớ NXB Nhà xuất bản ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức OLECO Công ty cổ phần xây dựng - dịch vụ và hợp tác lao động SONA Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại
  • 5. SOVILACO Công ty xuất khẩu lao động - thương mại và du lịch SULECO Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia TRACIMEXCO Công ty xuất nhập khẩu - hợp tác đầu tư giao thông vận tải TRACODI Công ty đầu tư phát triểngiao thông công nghiệp UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc VINACONEX Tổng công ty cổ phần nhân lực và thương mại WB World Bank Ngân hàng thế giới XKLĐ Xuất khẩu lao động
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Quy mô XKLĐ giai đoạn 2000 - 2009..........................................26 Bảng 2: Tình hình tiếp nhận lao động Việt Nam của các thị trường chính ở Châu Á giai đoạn 2005 - 2009..................................................27 Mô hình 1: Mô hình để lựa chọn chiến lược thị trường............................... 52
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là xu thế chung của toàn thế giới và là nhu cầu bức thiết của các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia muốn phát triển nhanh chóng về kinh tế - chính trị - văn hoá… thì bắt buộc phải tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cũng đã bắt đầu công cuộc hội nhập từ năm 1992, mở đầu bằng việc nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB,… Năm 1995, Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN, năm 1996 gia nhập khối AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của khối APEC. Và tới 2007, Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Như vậy, chúng ta đã từng bước hội nhập trên cả ba phương diện: Đơn phương, song phương và đa phương. Sau khi Việt Nam gia nhập quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bình quân mỗi năm có hàng chục ngàn công nhân Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc. Từ những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… nay lao động Việt Nam đã và đang làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có thể nói, XKLĐ là một trong những hướng đi cần được khuyến khích. Tuy nhiên, việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực dành cho XKLĐ là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa bởi chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thắng thế trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống ở khu vực Châu Á, đang rất bức thiết hiện nay. Vì nhữnglý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp. 2, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về sức lao động và thị trường xuất khẩu lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ rõ thành tựu to lớn mà lĩnh vực XKLĐ của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, những tồn tại và nguyên nhân của nó. Đồng thời, đề xuất hệ thống giải pháp để giải quyết những tồn đọng đang diễn ra trong thị trường XKLĐ của
  • 8. 2 Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực XKLĐ trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Khoá luận nghiên cứu một số vấn đề lý luận về XKLĐ nhằm nhận thức rõ hơn về nguồn vốn nhân lực của một quốc gia. Khoá luận đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng XKLĐ, cải thiện nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu phát huy nguồn nhân lực dồi dào, tiềm tàng của đất nước. 4, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu vào các thị trường XKLĐ truyền thống của Việt Nam tại khu vực Châu Á như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc… Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 5, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng, với sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và logic. Phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá… 6, KẾT CẤU KHOÁ LUẬN: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận sẽ được trình bày thành ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về lao động, thị trường xuất khẩu lao động và khả năng XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ hội nhập. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Châu Á.
  • 9. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG, THỊ TRƯỜNG XKLĐ VÀ KHẢ NĂNG XKLĐ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 1.1 Các khái niệm: 1.1.1 Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Thực chất lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói, lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. 1.1.2 Xuất khẩu lao động (Export of Labour): Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một hiện tượng kinh tế - xã hội, được chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, ngày nay XKLĐ trở nên rất phổ biến và đã trở thành xu thế chung của thế giới. Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chuẩn nào về XKLĐ. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm về XKLĐ như sau: (i). Theo Điều 1 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP (Ban hành ngày 20/09/1999): “ ... Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước... Cùng với biện pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nuớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá...”. (ii). Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO - International Labour Organization): Hoạt động XKLĐ là kết quả của sự mất cân đối giữa nước tiếp nhận và nước gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khả năng cung cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này tạo nên sự di chuyển hay tuyển lao động từ nước này
  • 10. 4 sang nước khác để bù đắp sự thiếu hụt hoặc dư thừa lao động giữa các nước và khu vực khác nhau. (iii). Theo các quan điểm khác: XKLĐ là sự làm thuê có sự trả công cho các tổ chức, cá nhân bên nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động. Tuy nhiên sự làm thuê này là có thời hạn, sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc, người lao động lại trở lại nước mình. Trong thời hạn lao động tại nước ngoài, họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của nước tiếp nhận. Theo nghĩa rộng, việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là tham gia vào quá trình di dân quốc tế và nó phải tuân theo hoặc là hiệp định giữa hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công ước quốc tế hoặc Thông lệ quốc tế, tuỳ theo từng trường hợp khác nhau mà nó nằm ở trong giới hạn nào. Từ năm 1980, ở nước ta đã xuất hiện thuật ngữ “hợp tác quốc tế về lao động” được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia trên cơ sở các hiệp định đã được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia. Đó là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận lao động và sử dụng lao động được coi là nước nhập khẩu lao động. XKLĐ cũng có một cách hiểu khác: Đó là sự hợp tác sử dụng lao động giữa nước thừa lao động và nước thiếu lao động, là việc di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động. Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. Các nước trên thế giới, kể cả nước phát triển lẫn nước kém phát triển đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển XKLĐ có trình độ, kỹ thuật cao. Các nước kém phát triển XKLĐ dư thừa, trình độ tay nghề thấp nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống cho gia đình người lao động. Có thể nói XKLĐ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
  • 11. 5 1.1.3 Thị trường xuất khẩu lao động: Thị trường XKLĐ là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới, trong đó lao động của một quốc gia có thể di chuyển từ nước này sang nước khác thông qua các hiệp định, các thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2 Đặc điểm của xuất khẩu lao động: * Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế: Ở nhiều nước trên thế giới, XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng tạo việc làm cho lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ, đồng thời thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động. Những lợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trường lao động ở nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, từ năm 2001 đến 2005, thu nhập do lao động xuất khẩu của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã gia tăng gấp đôi và lên tới hơn 43 tỷ USD. Tại khu vực Nam Á, con số này là 32 tỷ USD, tăng 67% so với những năm trước đó. Còn nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng cho thấy, khoản thu nhập từ lao động xuất khẩu của các nước Philippines, Indonesia, Malaysia… hàng năm rất lớn. Lao động các nước này đã gửi về hơn 30% thu nhập mà họ nhận được. Cụ thể, Philippines có hơn 8 triệu lao động làm việc ở nước ngoài vào năm 2006, đã gửi về nước 11,8 tỷ USD kiều hối qua các kênh chuyển tiền chính thức. Ước tính, tổng số kiều hối do lao động nước này gửi về qua các kênh khoảng từ 14 tỷ đến 21 tỷ USD, lớn hơn cả số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và viện trợ quốc tế vào Philippines. Dự kiến trong năm 2010, con số này sẽ tăng lên 21,4 tỷ USD. (1) Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện Việt Nam có trên 400.000 người đang làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài giải quyết tình trạng thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, hàng năm số lao động trên gửi về nước một khoản tiền không nhỏ, khoảng 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung - cầu sức lao động, tức là nó chịu sự điều tiết, tác động của các quy luật của nền kinh tế 1 Nguồn: vnmedia.vn, “Xuất khẩu lao động không chỉ giải quyết việc làm”, 16/06/008.
  • 12. 6 thị trường. Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của mình làm sao để bù đắp được chi phí và có phần lãi. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động. * Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội: Thực chất, XKLĐ không tách rời khỏi người lao động, do vậy mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội như đảm bảo để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết trong hợp đồng, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn... * Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: XKLĐ thực hiện trên cơ sở hiệp định, thoả thuận nguyên tắc của các Chính phủ và trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động. Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 - 1990), Việt Nam tham gia vào thị trường lao động quốc tế đã XKLĐ của mình qua các hiệp định song phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Nghĩa là, về cơ bản Nhà nước vừa thực hiện quản lý Nhà nước về hợp tác lao động, vừa quản lý sự nghiệp hợp tác lao động với nước ngoài, Nhà nước làm thay cho các tổ chức kinh tế cụ thể. Hiện nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động XKLĐ đều do các tổ chức XKLĐ thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức XKLĐ cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý người lao động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động XKLĐ. Như vậy, các hiệp định và các thỏa thuận song phương chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mô. * Xuất khẩu lao động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: Tính gay gắt trong cạnh tranh của XKLĐ xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu: Một là, XKLĐ mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm. Do vậy, đã buộc các nước XKLĐ phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Nghĩa là, họ phải đầu tư nhiều cho chương
  • 13. 7 trình marketing, chương trình đào tạo, tập huấn nhằm tăng giá trị sử dụng của sức lao động. Hai là, XKLĐ đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số thị trường các nước Châu Phi…cũng đang phải đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Như vậy, các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất gay gắt trong cạnh tranh XKLĐ để có chương trình dài hạn cho marketing, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để xuất khẩu. * Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động: Trong lĩnh vực XKLĐ, lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức XKLĐ là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập thường là cao hơn nhiều so với lao động ở trong nước. Chính vì chạy theo lợi ích mà các tổ chức XKLĐ có quyền đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi phạm quy định của Nhà nước, nhất là việc thu các loại phí dịch vụ. Từ chỗ các quyền lợi của người lao động bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước không thật hấp dẫn người lao động. Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi phạm những hợp đồng đã ký kết, như hiện tượng bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài… Do vậy, các chế độ, chính sách phải tính toán sao cho đảm bảo được sự hài hoà lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động. * Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi: Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động. Do vậy, cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách và chương trình đào tạo giáo dục định hướng thực sự phù hợp và linh hoạt. Những nước nào chuẩn bị được đội ngũ công nhân với tay nghề thích hợp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nước. Và cũng chỉ có nước nào nhìn xa, trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình hình mới không rơi vào tình thế bị động trước sự biến đổi của tình hình. Từ đó, có thể đưa ra được chính sách đón đầu trong hoạt động XKLĐ.
  • 14. 8 1.3 Sự cần thiết và vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: 1.3.1 Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động: Sự gia tăng của dân số, lao động, việc làm ở nước ta trong những năm tới đặt ra yêu cầu cấp bách phải phát triển XKLĐ. Thực tế cho thấy, Việt Nam là một quốc gia đông dân. Theo cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/04/2009 theo quyết định số 94/2008/QĐ-TTg ngày 10/07/2008, tổng số dân của Việt Nam vào 0h ngày 01/04/2009 là 85.789.573 người. Như vậy, Việt Nam là nước đông dân thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines), đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Sau 10 năm (1999 - 2009), dân số Việt Nam tăng 9,47 triệu người. Bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số là 1,2%/năm. Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: lao động khu vực thành thị là gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn là 31,9 triệu người, chiếm 73%. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao động trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó khu vực thành thị là 14,4%; khu vực nông thôn là 1,8%; nam là 5,6%; nữ là 5%. Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008.(2) Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Nếu không giải quyết một cách hài hoà và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng giải quyết 2 Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
  • 15. 9 việc làm trong nước là chính, XKLĐ cũng là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng, lâu dài cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai trò của nó. Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước XKLĐ đã quan tâm và phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây. Bởi những lý do trên, XKLĐ đã trở thành một lĩnh vực cứu cánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với hầu hết các nước XKLĐ trong khu vực và trên thế giới vì đây là lĩnh vực đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu kinh tế - xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong nước. 1.3.2 Vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, hoạt động XKLĐ cần phải được xem xét, đánh giá các mặt hiệu quả tích cực mà nó đã mang lại cho quốc gia. Một khi nhận thức đúng đắn về hiệu quả của XKLĐ, cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác định rằng đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thông thường, hiệu quả nói chung thường được biểu hiện qua hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, mỗi kết quả thường có đồng thời cả mặt về kinh tế và về xã hội. Không nằm ngoài quy luật trên, hoạt động XKLĐ không những đạt được mục tiêu về kinh tế mà còn đạt được những mục tiêu đáng kể về mặt xã hội. Về mục tiêu kinh tế: Trong hoàn cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường chưa lâu, nền kinh tế nước ta còn gặp phải vô vàn những khó khăn, mọi nguồn lực eo hẹp,... thì hoạt động XKLĐ đã trở thành một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2006 đã gửi về cho gia đình khoảng 1,7 tỷ USD - con số này tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines (số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức của quốc gia này là 11,8 tỷ USD), nhưng lượng kiều hối này của Việt Nam đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm. Về mục tiêu xã hội: Mặc dù còn có những hạn chế so với tiềm năng, song XKLĐ Việt Nam trong
  • 16. 10 những năm qua, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trước hàng loạt những khó khăn về gánh nặng thất nghiệp và thu nhập của người lao động trong nước, cùng với các biện pháp tìm kiếm và tạo công ăn việc làm trong nước là chủ yếu thì XKLĐ đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bộ đội xuất ngũ, vùng dư thừa lao động, làm giảm sức ép về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho nguồn nhân lực được đào tạo, rèn luyện, xây dựng hình ảnh về người dân Việt Nam thông minh, ham học hỏi, cần cù, chịu khó,... trong mắt bạn bè thế giới. 1.4 Các yếu tố tác động đến khả năng xuất khẩu lao động:  Cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt giữa các quốc gia XKLĐ: Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động trẻ, người Việt Nam cần cù chịu khó học tập. Trong hiện tại và trước mắt các nước nhập khẩu chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹ năng cao, thích ứng với công nghệ mới. Mà Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh về lao động trong những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng ở mức trung bình và thấp. Mặt khác trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác thông qua cam kết mở cửa thị trường nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ sử dụng các chính sách về lương, chính sách ưu đãi khác nhằm thu hút lao động, nhất là lao động có trình độ, năng lực và tay nghề cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp để không bị “thua ngay trên sân nhà”. Quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực: Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng tốc độ tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao động.Trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển có tốc độ tăng dân số cao.Họ cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nguồn thu cho ngân sách và rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Cung - cầu lao
  • 17. 11 động của thị trường phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và chính sách kinh tế của các nước như: thuế, đầu tư, lãi suất, thu nhập… của nền kinh tế khu vực và thế giới. Khi cung - cầu lao động mất cân đối do nhu cầu tìm việc làm trong nước quá lớn nhưng khả năng xâm nhập khai thác thị trường lao động quốc tế còn hạn chế, cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác thị trường lên quá cao, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Theo thống kê của ILO, khoảng trên 60 nước có di cư và đi lao động ở nước ngoài, với tổng số khoảng 120 triệu người, trong đó các nước châu Á chiếm hơn 50%. Hầu hết các nước trên thế giới đều có lao động làm việc ở nước ngoài, ILO ước tính có trên 200 nước tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, khoảng 1/3 ở châu Âu, 20% ở Bắc Mỹ, 12% ở các nước Ả rập, tất cả các khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ chiếm chưa đến 10%.(3)  Hệ thống pháp luật và môi trường chính trị của các nước xuất, nhập khẩu lao động và luật pháp quốc tế: XKLĐ không còn là việc làm của một cá nhân mà liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức cung ứng lao động, đến các nứơc xuất khẩu và nhập khẩu lao động.Vì vậy quản lý XKLĐ phải tuân thủ những quy định về quản lý nhân sự, chính sách, quy luật quản lý kinh tế và hệ thống pháp luật của nước nhập cư và xuất cư. Hoàn thiện và hoạch định các chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho XKLĐ.  Chất lượng nguồn lao động: Ngày nay các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hoá công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang các nước có giá nhân công và dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, tăng dần tỉ trọng lao động chất xám cao trong tổng số lao động nhập cư. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các nước đang thiếu lao động có trình độ và đang tìm cách cải thiện chính sách nhằm thu hút lao động chất lượng cao.Với Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động trong đó phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Do đó Việt Nam chấp 3 Nguồn: http://tintuc.xalo.vn ILO: “Thị trường lao động toàn cầu tăng trưởng không vững chắc”, 20/6/2006.
  • 18. 12 nhận xu hướng XKLĐ đi làm việc giản đơn, không qua đào tạo hoặc ít đào tạo. Thêm vào đó là nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thông tiếp tục có nhu cầu lớn tại một số nước trong khu vực, nhất là đối với một số ngành nghề lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng lao động phổ thông trên thị trường lao động quốc tế có nhiều hạn chế do: thu nhập thấp, khả năng tiếp thu công nghệ mới có hạn, điều kiện làm việc kém, giá nhân công thấp…  Các nhân tố quốc tế: - Tình hình phát triển kinh tế toàn cầu quyết định tổng cung và tổng cầu về lao động trên thị trường lao động quốc tế. Khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới, làm cho tổng cầu về lao động tăng lên và ngược lại. - Chính sách sử dụng lao động nước ngoài của mỗi quốc gia có tác dụng trực tiếp đến số lượng và cơ cấu của lao động nhập cư. Khi nền kinh tế ở thời kỳ tăng trưởng nhanh, sự thiếu hụt về lao động buộc Chính phủ phải có chính sách phù hợp để khuyến khích lao động đến làm việc. Ngày nay các nước nhập khẩu lao động đang di chuyển tư bản đầu tư sang nước có giá nhân công dịch vụ thấp, đổi mới đầu tư và công nghệ sản xuất trong nước. Do đó, xuất hiện nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng tỉ trọng lao động có hàm lượng chất xám. - Cạnh tranh và giá cả sức lao động trên thị trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần và giá cả sức lao động xuất khẩu của các nước tham gia XKLĐ. - Quan hệ ngoại giao của Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động là chìa khoá để thâm nhập vào thị trường lao động. Khi quan hệ ngoại giao được khai thông, con đường đưa lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài được mở rộng. Ngược lại, các nước tiếp nhận lao động có thể bị cấm hoặc trục xuất lao động Việt Nam khi quan hệ ngoại giao căng thẳng hoặc bị phá vỡ. 1.5 Kinh nghiệm xây dựng khả năng XKLĐ ở một số nước trên thế giới: 1.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về cải thiện chất lượng lao động xuất khẩu: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hội nhập kinh tế thế giới, khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, hàng loạt các nước thuộc Châu Á có lao động xuất khẩu, từ nhiều thập kỷ trở lại đây đều đưa ra những chính sách phát triển thị trường XKLĐ
  • 19. 13 của quốc gia mình, và những chính sách đó ít nhiều đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc và thành công bước đầu. Nhờ vào giá nhân công thấp, các nước XKLĐ Châu Á tìm mọi cơ hội để cạnh tranh với chính sách các nước cùng XKLĐ trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới. Theo báo cáo thường niên công bố ngày 02/04/2008, ngân hàng phát triển Châu Á cho biết trong năm 2007 các lao động xuất khẩu ở Châu Á đã gửi về quê nhà 108,1 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng lượng tiền này trên toàn thế giới.(4) Trong những năm gần đây, lao động Việt Nam đưa đi xuất khẩu ngày một tăng và tương đối ổn định. Tuy nhiên, chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao, chưa đáp ứng được với những công việc đòi hỏi công nghệ hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về XKLĐ của một số nước là rất cần thiết, quan trọng của Việt Nam trong thời đại ngày nay. Cụ thể là: Ở Philippines: Philippines vốn là nước đông dân nhưng lại có trình độ dân trí cao. Với tiếng Anh là ngôn ngữ mà người dân Philippines sử dụng một cách thành thạo (người Philippines nói tiếng Anh giỏi nhất trong các nước ASEAN) nên nước này rất có lợi thế để xuất khẩu. Lao động của Philippines làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở các nước TrungĐông như Ả Rập, Saudi, Kuwait, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.... Trình độ của người lao động tươngđối khác nhau nên họ có thể làm nhiều công việc, từ những việc đòi hỏi chất xám như họa sỹ, chuyên gia máy tính, kiến trúc sư,... cho đến những công việc như nội trợ, chăm sóc người già, khán hộ công... Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, Philippines có hơn 8 triệu lao động làm việc ở nước ngoài vào năm 2006, đã gửi về nước11,8 tỷ USD kiều hối qua các kênh chuyển tiền chính thức. Ước tính, tổng số kiều hối do lao động nước này gửi về qua các kênh khoảng từ 14 tỷ đến 21 tỷ USD, lớn hơn cả số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và viện trợ quốc tế vào Philippines. Dự kiến trong năm 2010, con số này sẽ tăng lên 21,4 tỷ USD. Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động của nước mình, chính phủ Philippines đã thực hiện một số biện pháp sau: Ở Philippines nhiệm vụ của Nhà nước là tối đa hoá lợi ích của người lao 4 Nguồn: Theo báo điện tử - Thời báo kinh tế ngày 13/04/2008
  • 20. 14 động. Việc này khó được thực hiện ở khu vực tư nhân. Với chính sách hiện nay người dân tin tưởng rằng Chính phủ luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài và cố gắng giảm thiểu chi phí đối với bản thân họ, cho gia đình họ và cho đất nước. Philippines có cơ chế là phải tạo mọi điều kiện và thủ tục một cách rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống đối với tất cả những người lao động có hợp đồng làm việc ở nước ngoài. Đồng thời cần bảo vệ họ một cách đầy đủ để giảm thiểu sự lạm dụng, khai thác cả trước, trong và sau quá trình làm việc tại nước ngoài như xây dựng các bộ phận trực thuộc đại sứ quán chuyên phụ trách những người lao động đang cư trú tại nước sở tại.  Có chính sách ưu tiên những người lao động ra nước ngoài làm việc hơn là những người đi du lịch như miễn thuế sân bay, thuế du lịch... cho họ.  Ngoài ra, Philippines thực hiện rất nghiêm khắc trong việc cấp giấy phép kinh doanh, trong hệ thống thưởng phạt,... Ở Thái Lan: Ngay từ năm 1975, Chính phủ nước này đã chủ trương đưa người lao động ra nước ngoài với mục đích huy động thêm nguồn ngoại tệ, hiểu biết thêm về kỹ thuật, cũng như kỹ năng trong công việc nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa lao động ra nước ngoài, họ đã đa dạng hoá các hình thức tổ chức XKLĐ. Năm 2002, ở Thái Lan có hơn 200 tổ chức tuyển chọn lao động trẻ có đăng ký với Bộ lao động. Các tổ chức này phải đóng tiền thế chân từ 1 đến 5 triệu bạt để tránh tiêu cực có thể xảy ra. Trong giai đoạn 10 năm (1991 - 2001), Thái Lan đã đưa được 1.609.569 người ra nước ngoài làm việc. Lao động Thái Lan thường xuyên làm việc ở Singapore, Đài Loan, Brunei... Về chất lượng, lao động ở Thái Lan được đào tạo khá tốt. Tại nước này hàng năm, các công ty đã mở các khoá đào tạo cho hơn 120.000 lao động chuẩn bị. xuất khẩu. Sau khi được đào tạo nghề, lao động Thái Lan có thể an tâm với công việc của mình. Tỷ lệ lao động Thái Lan bỏ việc so với Việt Nam thấp hơn rất nhiều lần. Trong hoạt động XKLĐ, Chính phủ Thái Lan thực hiện hai chức năng: - Điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong xuất khẩu lao động (kể cả trong nước lẫn ngoài nước).
  • 21. 15 - Văn phòng quản lý lao động ngoài nước thuộc Tổng cục lao động (Bộ Nội vụ), là cơ quan Chính phủ cao nhất thực hiện các chức năng trên, có nhiệm vụ cấp giấy phép và quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép. Chính phủ Thái Lan cũng có chính sách hỗ trợ một phần quỹ phúc lợi cho người lao động, số còn lại người lao động phải đóng góp. Quỹ này chủ yếu dùng để hỗ trợ hành chính và tài chính cho người lao động trước khi đi và khi trở về gặp nhiều khó khăn như: Hồi hương, tai nạn, chết và trợ cấp khó khăn cho người lao động. Thái Lan cũng cho phép xuất khẩu những lao động có trình độ cao và cho phép mọi cá nhân có thể tự tìm kiếm việc làm ở nước ngoài và Chính phủ cũng cho phép các doanh nghiệp XKLĐ thu một phần lệ phí XKLĐ nhưng chỉ bằng một tháng lương của người lao động, nếu không đi được thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại cho người lao động. Ở Trung Quốc: Với dân số gần 1,3 tỷ người, áp lực công ăn việc làm ở Trung Quốc đang đè nặng lên vai Chính phủ. Để giải quyết vấn đề đó, một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện hoạt động XKLĐ. Thị trường XKLĐ chủ yếu của Trung Quốc là Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước Trung Đông, và đặc biệt là Mỹ. Để tiếp thu công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, Trung Quốc đã chú ý tới vấn đề đưa sinh viên ra nước ngoài học tập. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia “xuất khẩu sinh viên” lớn nhất thế giới. Theo số liệu điều tra của UNESCO vào năm 2002, Trung Quốc có 380.000 sinh viên đang học tập tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, mức tăng hàng năm là 25.000 du học sinh, sinh viên. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là một nước hiếm hoi trên thế giới thực hiện chế độ cấp học bổng cho sinh viên (khoảng 2.000 suất/năm). Số sinh viên này sau khi tốt nghiệp, một bộ phận còn ở lại làm việc tại nước sở tại thêm một vài năm nữa. Nhờ đó, họ học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại... để mang những kiến thức đó về phục vụ cho công cuộc cải cách trong nước. Tất nhiên, để thu hút số sinh viên về nước làm việc, chính phủ Trung Quốc đã thực thi nhiều chính sách như tạo công ăn việc làm thích hợp với chế độ lương thoả đáng, đồng thời cũng đưa ra những biện pháp xử phạt, bồi thường học phí khi cố tình ở lại nước sở tại.
  • 22. 16 1.5.2 Những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam:  Vai trò của nhà nước: Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày một sôi động hơn trong khu vực và trên thế giới, xuất khẩu nói chung và chất lượng lao động xuất khẩu nói riêng càng phải nhận được sự quan tâm, hướngdẫn chỉ đạo đặc biệt từ phía Nhà nước. Cho nên, vai trò của Nhà nước trong bối cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển XKLĐ, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới. Thực tế đã chứng minh, càng ngày XKLĐ càng được các chuyên gia đưa vào hoạch định chính sách phát triển kinh tế, coi XKLĐ là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nước trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của nước mình. Do đó, để thực hiện tốt những mục tiêu có tính chất chiến lược đã được hoạch đinh, Nhà nước phải ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế và chính sách nhằm: Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp XKLĐ phát triển. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ....  Lợi ích quốc gia đi đôi với quyền lợi của người lao động: Trong một vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề nguồn thu ngoại tệ thu được từ lao động xuất khẩu đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia xuất khẩu lao động, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, khi chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước phát triển đã tạo nên sức ép lên cán cân thanh toán của những nước chậm và đang phát triển thì nguồn kiều hối từ XKLĐ trở thành một nguồn thu quan trọng trong việc làm cân bằng cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã đưa lượng kiều hối từ XKLĐ vào tính toán thu nhập quốc dân. Chính những vấn đề này buộc chúng ta phải thừa nhận vai trò tích cực và những thay đổi do XKLĐ đã mang lại cho tổng nguồn thu của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, không một quốc gia nào khi làm công tác XKLĐ lại chỉ chú ý và đảm bảo thu nhập kinh tế, quyền lợi cá nhân người lao động xuất khẩu mà không tính đến những lợi ích của quốc gia.
  • 23. 17  Tạo việc làm cho lao động xuất khẩu trở về nước: Thông thường, phần lớn các nước XKLĐ đều thuộc diện những nước kém, chậm và đang phát triển, đông dân cư, dư thừa lao động, thiếu vốn cho đầu tư sản xuất trong nước, khan hiếm việc làm nên khó có khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong nước.... Do vậy mà sau khi kết thúc hợp đồng lao động xuất khẩu trở về, có một bộ phận người lao động trước khi đi họ đã có công việc ổn định, nay trở về thường có tâm lý không muốn quay trở lại nghề cũ mà tìm cách tiếp cận với công việc khác nhẹ nhàng và có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động khác, khi trở về họ thực sự không thể tự tìm kiếm được việc làm mới, kể cả trở lại nghề cũ hoặc tìm được những công việc có thu nhập đáng kể. Vì thế, phần lớn trong số họ lại mong muốn được tiếp tục đi XKLĐ một lần nữa. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của vấn đề hậu xuất khẩu lao động. Bởi vậy, thường thì người XKLĐ sau khi trở về nước nếu có nhu cầu tiếp tục ra nước ngoài làm việc sẽ phải bắt đầu tìm kiếm từ đầu. Việc mong muốn được tiếp tục ra nước ngoài làm việc vẫn là một chuyện cực kỳ khó khăn đối với phần đông người lao động xuất khẩu, cho nên mới dẫn đến tình trạng người lao động bỏ trốn ra làm việc và sống lưu vong ở chính quốc gia mình đến lao động. Trong khi đó, ở một số quốc gia cùng XKLĐ như Philippines, Thái Lan,... một khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng lao động trở về, họ thường được chính doanh nghiệp vận động tái xuất bằng những chính sách ưu tiên đặc biệt, nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục trở lại nước cũ, hoặc là sang lao động ở một nước khác có điều kiện làm việc tốt hơn,... Vì vậy, tại những quốc gia này đã có rất nhiều lao động tham gia tái xuất, thậm chí có những người cả đời chỉ đi lao động ở nước ngoài. Đây chính là chính sách xuất khẩu lao động rất quan trọng mà các quốc gia này đã quan tâm và khai thác triệt để từ lâu, nó cũng có thể coi là một biện pháp hạn chế thất nghiệp hậu xuất khẩu lao động mà Việt Nam chũng ta cần phải quan tâm và phát triển hơn nữa.
  • 24. 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TẠI KHU VỰC CHÂU Á TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến XKLĐ của Việt Nam: 2.1.1 Khái niệm: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế, song khái niệm tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận hơn cả là: “Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những qui định chung của khối. Nói một cách khái quát hơn thì đó là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.” 2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến XKLĐ của Việt Nam: Như đã trình bày ở trên, XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế, phù hợp với nguyện vọng của người lao động; góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với bạn bè quốc tế. Quá trình này đang và sẽ tạo ra những thuận lợi cũng như những khó khăn cho công tác XKLĐ. Về cơ hội: Công cuộc đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, xu hướng toàn cầu hoá hiện nay và đặc biệt là quá trình hội nhập về kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam từng bước thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực XKLĐ với các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ chỗ trong những năm 1980, chủ yếu chúng ta hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một số quốc gia ở Châu Phi, đến những năm 1990, chúng ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan,... Và cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lao động với trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài những thị trường XKLĐ truyền thống, gần đây chúng ta đã mở thêm được các thị trường như
  • 25. 19 Trung Đông, Canada... Hơn nữa, chúng ta cũng đang từng bước tìm hiểu khả năng và bắt đầu triển khai đưa lao động có trình độ cao (chuyên gia công nghệ thông tin, vật liệu mới…) đi làm việc ở nước ngoài. Thu nhập của người lao động chuyển về nước bình quân hàng năm khoảng 1,7 tỷ USD - lượng kiều hối này chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm, đồng thời góp phần cải thiện đời sống cho gia đình người lao động, tăng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Có thể nói, chương trình XKLĐ có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho một bộ phận đáng kể người lao động, đặc biệt là những người dân ở các địa phương có nhiều khó khăn, đồng thời đóng góp vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo chung của quốc gia. Cùng với quá trình hội nhập về kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư ở nước ngoài và có nhu cầu đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại các dự án đầu tư của doanh nghiệp ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam có thể khai thác và tìm hiểu thông tin về nhu cầu lao động của các nước qua nhiều kênh thông tin (mạng Internet...), đồng thời tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để thăm dò và khai thác những cơ hội đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, việc lao động của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã hình thành và phát triển sự giao lưu về văn hoá, lối sống, giúp tăng cường hiểu biết, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn bè trên thế giới. Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa XKLĐ trở thành một nhân tố quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước nhận lao động. Về thách thức: Trong quá trình hội nhập, ngoài những thuận lợi kể trên, hoạt động XKLĐ và chuyên gia cũng gặp phải nhiều thách thức: Mặc dù chúng ta đã hợp tác lao động với các quốc gia và vùng lãnh thổ được 30 năm và thu đuợc những kết quả nhất định nhưng so với các nước trong khu vực, nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm, còn hạn chế về am hiểu thị trường, về uy tín lao động Việt Nam, năng lực các doanh nghiệp XKLĐ. Mặc dù Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 41/CT-TW ban hành ngày 22/09/1999, được Đảng và nhà nước coi XKLĐ là “một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu
  • 26. 20 ngoại tệ cho đất nước”. Đồng thời, Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh trong lĩnh vực XKLĐ, nhưng thực tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Luật về lĩnh vực XKLĐ, đây là văn bản pháp lý cao nhất để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình XKLĐ bền vững. Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của ta còn bất cập, hạn chế về ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, am hiểu về lối sống, phong tục tập quán, sức khỏe... Hơn nữa, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đa số là lao động phổ thông, tay nghề không cao. Vì vậy, chúng ta phải có cơ chế linh hoạt, xây dựng chiến lược tổng thể để vừa đào tạo nghề cho XKLĐ, vừa bảo đảm quyền lợi cho người lao động, cũng như đảm bảo cạnh tranh trong công cuộc hội nhập như hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc chấp nhận cạnh tranh giữa các nước XKLĐ, giữa các thị trường. Trong khi đó, khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường lao động nước ngoài của ta còn hạn chế và thực tế diễn ra đã phản ánh đúng tình hình này. Ngoài năng lực hạn chế của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam (về trình độ ngoại ngữ của cán bộ, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường, kỹ năng đàm phán, quản lý, xử lý tranh chấp cũng như năng lực tài chính, quy mô tổ chức, cơ sở vật chất...) thì công tác quảng bá, giới thiệu lao động Việt Nam với các nghiệp đoàn, chủ sử dụng nước ngoài chưa được thực hiện có bài bản, do đó chưa thực sự phát huy được tối đa hiệu quả của chương trình. Thông qua hội nhập trong lĩnh vực XKLĐ, bên cạnh việc người lao động tiếp thu được những mặt tốt trong quá trình làm việc ở nước ngoài như: nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc công nghiệp, lối sống văn hoá tốt đẹp của nước sử dụng lao động… thì sẽ có một bộ phận bị tác động của lối sống không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc ta. Các cấp quản lý Nhà nước cần phải lưu ý để chủ động tìm ra giải pháp hạn chế những tiêu cực của vấn đề này. Một vấn đề nan giải trong hoạt động XKLĐ đó là việc bố trí việc làm cho lao động sau khi về nước. Cũng giống như nhiều nước XKLĐ khác, vấn đề tái thất nghiệp đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài khi kết thúc hợp đồng trở về nước cũng cần phải tính tới trong quá trình hội nhập, mặc dù phần lớn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài về đều có tay nghề. Ngoài ra còn các vấn đề xã hội khác cũng sẽ nảy sinh cùng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
  • 27. 21 2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ hội nhập: 2.2.1 Khái quát về thị trường lao động Châu Á: Về mặt địa lý: Các nước này ở gần Việt Nam, lại có sự tương đồng về khí hậu, phong tục tập quán, phong cách sống, màu da... Các nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... đã và đang nhập lao động Việt Nan trong nhiều lĩnh vực, dưới nhiều hình thức. Đồng thời, họ cũng nhận lao động các nước khác như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan,... cho nên sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu với nhau cũng là một vấn đề cần được lưu tâm. Các nước XKLĐ đều phát huy hết lợi thế của mình khiến cho hình thức và cách tiến hành XKLĐ hết sức phong phú và đa dạng. Một số nước yêu cầu nhập khẩu lao động có trình độ cao, một số nước lại có nhu cầu sử dụng lao động dịch vụ, nhất là lao động nữ để giúp việc gia đình, lao động giản đơn... Một số nước Châu Á vừa có chính sách nhập khẩu và XKLĐ, nhập lao động của nước này và lại xuất lao động của mình sang nước khác, tạo nên thị trường lao động vô cùng sôi động và cũng có nhiều vấn đề được phát sinh. Ví dụ như Thái Lan cho phép hàng chục ngàn dân Myanmar sang làm thuê cho nông dân Thái Lan, trong khi đó nông dân Thái Lan lại tràn vào thành phố tìm việc, còn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài với mức thu nhập cao hơn. Nhiều sinh viên, thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Australia, New Zeland để du học và tìm việc trong khi đất nước họ lại tiếp nhận nhiều lao động các nước khác đến làm việc, hay như Malaysia xuất lao động của mình sang các nước khác như Đài Loan và lại nhận lao động Việt Nam vào làm việc tại nước mình. Những nước nhận lao động ở Châu Á hầu hết đều có chung một số đặc điểm như sau: Nhiều quốc gia đã chuyển đầu tư tư bản sang các nước kém phát triển hơn để sử dụng nhân công nước được đầu tư với giá rẻ hơn. Do đổi mới công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn cao và giảm quy mô sử dụng lao động giản đơn, trình độ chuyên môn thấp. Cùng với sự khan hiếm nhân lực lao động phổ thông (lao động chân tay) ở
  • 28. 22 các nước phát triển thì nhu cầu về sỹ quan, thuyền viên trên các tàu vận tải có xu hướng tăng, nhất là đối với lực lượng sỹ quan có tỷ lệ cao hơn lực lượng thuyền viên vận tải. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu lao động dịch vụ tăng cao so với khu vực sản xuất nên xu hướng sử dụng lao động dịch vụ nước ngoài gia tăng ở nhiều nước và chủ yếu là sử dụng lao động nữ, trước hết là trong công việc dịch vụ gia đình, y tá, chăm sóc người gài tại gia đình và các trung tâm xã hội. Sự tiến bộ của công nghệ thông tin làm cho các nước có nhu cầu lao động và các nước XKLĐ đều nhanh chóng lựa chọn được đối tác. Đồng thời, với sự gia tăng nhanh số lượng các nước XKLĐ trong những năm gần đây đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động ngoài nước, làm giảm giá nhân công tại nhiều khu vực, trong đó mức giảm giá nhân công của lao động giản đơn lớn hơn nhiều so với lao động chuyên môn kỹ thuật. 2.2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ hội nhập: 2.2.2.1 Các giai đoạn phát triển của hoạt động XKLĐ của Việt Nam: Hoạt động XKLĐ ở Việt Nam đến nay đã thực hiện được 30 năm (tính từ tháng 1/1980 đến nay). Có thể nói, quá trình hình thành và phát triển của sự nghiệp XKLĐ tại Việt Nam gắn chặt với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời gắn chặt với những biến động về kinh tế, chính trị và tình hình thị trường lao động quốc tế trong từng thời kỳ. Chúng ta có thể phân đoạn 30 năm qua thành hai giai đoạn lớn của sự hình thành và phát triển: - Giai đoạn đầu (1980 - 1990): Hình thành và phát triển trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. - Giai đoạn sau (1991 - nay): Phát triển trong cơ chế thị trường. Hai giai đoạn nêu trên có đặc điểm khác nhau về cơ bản. Chúng ta có thể kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm thành công của giai đoạn đầu nhưng không thể rập khuôn để áp dụng cho giai đoạn sau. Ngược lại, nhìn rõ những khuyết điểm của giai đoạn đầu (do bối cảnh, cơ chế chung) lại là rất cần cho thiết kế đường hướng chính sách, luật pháp cho sự phát triển tiếp đó. Giai đoạn hình thành và phát triển trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1980 - 1990): Thời kỳ này Nhà nước ta đã ký Hiệp định chính phủ về hợp tác lao động với 4
  • 29. 23 nước là Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari, ký Hiệp định chính phủ về hợp tác chuyên gia với một số nước Châu Phi và thoả thuận ngành với ngành về sử dụng lao động Việt Nam với các nước Irắc, Libi. Đây là giai đoạn có quy mô lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn nhất, bình quân mỗi năm có trên 2,7 vạn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nhìn chung lao động đi làm việc tại nước ngoài trong giai đoạn này có tỷ trọng lao động không nghề lớn, chiếm khoảng 57%, đặc biệt những năm 1988 - 1990 tỷ lệ này đạt 70%. Đây cũng là nét đặc trưng của giai đoạn này. Phần lớn lao động trước khi đi không qua đào tạo, khi đến nước tiếp nhận, lao động được phân phối về các đơn vị sản xuất, được kèm cặp đào tạo tại chỗ, được trang bị tay nghề phù hợp với từng nhà máy, xí nghiệp nước bạn yêu cầu. Trong giai đoạn này, lao động làm trong ngành công nghiệp nhẹ chiếm 45%, lao động trong xây dựng là 26% và 20% làm cơ khí, 6% còn lại làm các ngành nghề khác.Cơ cấu này do phía tiếp nhận phân chia, mọi chi phí đào tạo cũng do bên nước nhận chi trả. Trong giai đoạn đầu, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau: Giải quyết việc làm: Việt Nam đã cung cấp cho thế giới 28,8 vạn lao động. Trong đó các nước xã hội chủ nghĩa chiếm số lượng đáng kể với 26,18 vạn. Đào tạo nghề: Thông qua các chương trình hợp tác lao động với các nước đã phần nào đáp ứng được mục đích của ta về đào tạo nghề cho thanh niên. Đồng thời người lao động cũng có cơ hội rèn luyện tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều ngành nghề mà người lao động học được qua hợp tác lao động nhưng chưa được sử dụng và phát huy khi họ về nước do cơ sở vật chất kỹ thuật trong nước chưa đáp ứng được. Về hiệu quả kinh tế: XKLĐ trong giai đoạn này đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho Việt Nam: Ngân sách nhà nước đã thu được 482 triệu rúp phi mậu dịch (tương đương 263 tỷ đồng (1990) và 9,2 triệu USD). Khoản thu này đã được dùng để trả nợ, mua hàng hoá và đưa vào cán cân thanh toán với các nước. Thu nhập của một bộ phận người lao động được nâng cao thông qua việc mua hàng hoá mang về nước, khoảng 720 tỷ đồng và chuyển về nước tương ứng với khoảng 300 triệu USD. Như vậy, tổng thu về qua hợp tác lao động thời kỳ này đạt khoảng 1.200 tỷ đồng tính theo thời giá năm 1990, chưa kể đến các hiệu quả kinh tế về việc thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp phần cân đối tiền hàng cho xã hội, Nhà
  • 30. 24 nước không phải bỏ kinh phí đầu tư việc làm cho người lao động trong nước thời gian họ làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra, hợp tác lao động đã thể hiện quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước anh em bạn bè: Ta thiếu việc làm, họ thiếu nhân công, lao động của ta đã góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy của họ. Người lao động của ta cũng đã góp phần làm cho công nhân, nhân dân các nước hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam. Qua 10 năm hợp tác lao động, bên cạnh kết quả đã đạt được do hoạt động này mang lại, còn có những điều chưa được như mong muốn, một phần do hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, hơn nữa còn bởi sự thiếu kinh nghiệm, chưa có chuyên môn nghiệp vụ và đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động này. Vì vậy, muốn làm tốt hơn nữa hoạt động này để phù hợp với tình hình mới của đất nước thì việc điều chỉnh và bổ sung các điều kiện của hợp tác lao động là điều tất yếu.  Giai đoạn hoạt động XKLĐ theo cơ chế thị trường ( từ năm 1991 - nay): Đặc trưng của giai đoạn này là sự thay đổi về quy chế XKLĐ và quy mô hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường lao động. XKLĐ của ta phải cạnh tranh với các nước XKLĐ trong khu vực có ưu thế hơn về khả năng và kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường trên nhiều khu vực khác nhau. Do vậy, quy mô XKLĐ trong giai đoạn này giảm so với giai đoạn trước mặc dù vẫn tăng theo thời gian. Bình quân hàng năm chỉ gần một vạn người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động phổ thông có xu hướng giảm và yêu cầu đòi hỏi người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được đào tạo. Trước khi đi XKLĐ, do yêu cầu của bên nước ngoài, người lao động trước khi đi đều được tham dự một khoá đào tạo do công ty cung ứng lao động tổ chức, thời gian chủ yếu là học ngoại ngữ của nước mà lao động sẽ làm việc. Ngoài ra, người lao động còn được học tập về pháp luật nước đó, về những điều cần thiết đối với hợp đồng lao động, tranh chấp lao động, quan hệ ứng xử, phong tục tập quán và an toàn vệ sinh lao động... gọi chung là giáo dục định hướng cho người lao động. Nhờ đó, chất lượng lao động trong giai đoạn này được nâng cao hơn. Như vậy so với thời kỳ trước, XKLĐ của ta đã có sự chủ động hơn rất nhiều trong việc cung ứng lao động ra nước ngoài. Lao động vừa đảm bảo đủ về số lượng nhưng cũng phải đảm bảo về trình độ tay nghề cũng như những hiểu biết về luật pháp và phong tục tập quán của nước sẽ đi làm
  • 31. 25 việc.Thời kỳ này, tuy số lượng người lao động đi xuất khẩu giảm nhưng thị trường lại được mở rộng hơn: đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và chuyên gia Việt Nam. Qua 20 năm phát triển trong cơ chế thị trường, hoạt động XKLĐ của chúng ta đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Tính đến nay, chúng ta đã quan hệ hợp tác, cung ứng lao động cho trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có trên 10 thị trường hàng năm tiếp nhận vào mỗi thị trường này từ trên 2.000 đến 30.000 lao động Việt Nam. Riêng trong năm 2009, ta đã đưa gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường lao động được mở rộng từ khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, mới đây đã mở rộng thị trường sang Châu Âu và nước Mỹ. Một số loại hình XKLĐ đã được mở rộng thêm như nhận thầu xây dựng, hợp tác sản xuất chia sản phẩm, lao động theo hình thức cá nhân, cung ứng sĩ quan, thuyền viên, thuỷ thủ tàu cá và người phục vụ trong gia đình. Hiện nay, chúng ta có khoảng 4 vạn lao động và chuyên gia đang làm việc ở các nước theo hợp đồng cung ứng lao động ở trên. Những sĩ quan, thuyền viên và chuyên gia sau một thời gian làm việc theo hợp đồng lao động ở nước ngoài được tiếp xúc với các trang thiết bị máy móc hiện đại, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề đã được nâng cao. Trong những năm gần đây, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài có xu hướng tăng rõ rệt. Từ năm 2003 đến 2009, bình quân mỗi năm đạt gần 77.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số ngoại tệ mà người Việt Nam qua con đường XKLĐ gửi về nước hàng năm đạt từ 1,7 đến 2 tỷ USD. Mặt khác, nhà nước còn tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho việc tự đào tạo việc làm mới cho số lao động này và hàng ngàn tỷ đồng khác liên quan đến các dich vụ cho người lao động. Có thể nói, XKLĐ đã và đang góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế trong nước. Nhiều người lao động hoàn thành hợp đồng từ nước ngoài trở về với trình độ, kỹ năng tay nghề, ngoại ngữ được nâng cao đã đảm trách những vị trí then chốt trong các cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất... Nhiều người trở thành chủ doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và tạo mở việc làm cho lao động tại cộng đồng. Có được những kết quả như trên là do Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương nhất quán, mục tiêu rõ ràng và thường xuyên chỉ đạo trong lĩnh vực hoạt
  • 32. 26 động XKLĐ, coi đây là một hoạt động kinh tế - xã hội rất quan trọng. Vì vậy, hoạt động XKLĐ hiện tại là rất phù hợp với nền kinh tế thị trường, góp phần cho lao động Việt Nam hòa nhập với lao động thế giới. Hoạt động này cũng đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân lao động và xã hội, góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. Bảng 1: Quy mô XKLĐ giai đoạn 2000 - 2009 (Đơn vị tính: Người) Năm Số lượng Nữ 2000 31500 9065 2001 36168 7704 2002 46122 10556 2003 75000 18118 2004 67447 37741 2005 70594 24605 2006 78855 27023 2007 85020 28278 2008 86990 28598 2009 73028 22020 (Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngoài nước) 2.2.2.2 Đánh giá chung về khả năng XKLĐ của Việt Nam tại thị trường Châu Á trong thời kỳ hội nhập: a, Quy mô XKLĐ: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh XKLĐ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Sau 10 năm triển khai thực hiện, công tác XKLĐ đã đạt được những kết quả quan trọng: Xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng bộ; ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm được một số thị trường mới và tăng quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp phát
  • 33. 27 triển và từng bước tiếp cận thị trường lao động quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2009, đã có 650.724 lao động Việt Nam đi làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học....Trong đó, lao động của Việt Nam đang làm việc tại thị trường Châu Á luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu XKLĐ bởi lẽ thị trường này có những điểm tương đồng với Việt Nam về phong tục tập quán, màu da,... Hơn nữa, tại các nước này, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô rộng, do đó nhu cầu nhập khẩu lao động giản đơn cho công đoạn này là rất lớn. b, Cơ cấu XKLĐ sang thị trường Châu Á: Bảng 2: Tình hình tiếp nhận lao động Việt Nam của các thị trường chính ở Châu Á giai đoạn 2005 - 2009 ( Đơn vị tính: Người) Nước tiếp nhận lao động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đài Loan 22784 14127 23640 31631 21677 Nhật Bản 2955 5360 5517 6142 5456 Hàn Quốc 12102 10577 12187 18141 7578 Malaysia 24605 37941 26704 7810 2792 Tổng cộng 62446 68005 68048 63724 37503 (Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngoài nước) Nhìn vào bảng 2 ta thấy, Đài Loan và Malaysia thể hiện rõ là 2 nước nhận lao động với số lượng lớn. Nhật Bản và Hàn Quốc tuy có số lượng lao động Việt Nam không lớn nhưng lại là hai thị trường truyền thống của Việt Nam. Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hòn đảo, nằm ở Đông Á, có diện tích là 337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới. Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người, đứng thứ 10 trên thế giới. Đồng tiền quốc gia của Nhật Bản là Yên; 1 USD = 98,46 Yên Nhật.
  • 34. 28 Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản. Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển. Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh. Việt Nam bắt đầu đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật từ năm 1992. Từ đó đến nay, số lượng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển trên mọi lĩnh vực và nâng lên mức đối tác chiến lược. Nhiều đoàn cấp cao của hai nước đã tiến hành thăm viếng lẫn nhau. Ngày 26/6/2009, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Việt. Những vấn đề này sẽ tạo điều kiện mở ra các quan hệ trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận thực tập sinh và lao động Việt Nam sang Nhật Bản trong tương lai. Đến nay đã có hơn 40.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Số tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam vào Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2009 khoảng 2.770 người. Hiện có 89 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp,
  • 35. 29 lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng, đồng thời làm việc trên hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng Aichi, Gifu, Kanto, Osaka và Hiroshima. Lao động làm việc 8h/ngày, nhưng cũng có lúc làm việc 12h/ngày, thời gian làm thêm được trả lương làm thêm giờ đầy đủ. Ngoài ra, lao động Việt Nam luôn được phía Nhật Bản đánh giá cao về tay nghề, chịu khó và khả năng tiếp thu nhanh về kỹ năng, kỹ thuật, nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống, công việc ở Nhật Bản. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh Việt Nam khoảng từ 700 - 1100 USD/tháng, có nhiều trường hợp thu nhập đến trên 1700 USD/tháng. Theo thống kê và dự báo của các nhà kinh tế thì nền kinh tế Nhật Bản đã có những dấu hiệu phục hồi vào cuối năm nay và đầu năm sau. Khi kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và phát triển thì Nhật Bản sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng do già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp, thêm vào đó là tình trạng lao động nước ngoài (bao gồm cả tu nghiệp sinh và thực tập sinh) phải về nước thời gian qua do không có việc làm. Bên cạnh đó Luật xuất nhập cảnh và công nhân tị nạn cũng như chương trình tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài có hiệu lực trong thời gian tới sẽ làm giảm tình trạng lao động bất hợp pháp (do bị quản lý chặt hoặc bị trục xuất về nước), càng làm thiếu nguồn nhân lực. Do đó, khả năng tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài nói chung và thực tập sinh Việt Nam vào Nhật Bản trong thời gian tới sẽ gia tăng. Thị trường Hàn Quốc: Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Á, trên Bán đảo Triều Tiên. Dân số của Hàn Quốc khoảng 49 triệu người, đứng thứ 24 trên thế giới; diện tích khoảng 100.000 km2, đứng thứ 108 trên thế giới. Đồng tiền: Korean Won. 1USD = 1.439 Won. Hàn Quốc là một nước phát triển với mức sống cao. Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ô tô. Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80 đã khiến nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 1980. Hiện nay, hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000 lao động nước ngoài để cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • 36. 30 Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1992 và được thực hiện theo 5 hình thức:  Cung ứng tu nghiệp sinh: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản;  Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc;  Cung cấp lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li-Bi;  Cung cấp lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS);  Cung cấp lao động kỹ thuật cao. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, chương trình tu nghiệp sinh chính thức bị huỷ bỏ, những lao động đã đi theo chương trình tu nghiệp sinh hiện đang làm việc tại Hàn Quốc sẽ được chuyển sang hình thức lao động. Như vậy hiện nay chỉ còn 3 hình thức cung ứng lao động cho Hàn quốc. Lao động đi theo Chương trình Cấp phép làm việc (EPS): Các nước đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) với Hàn Quốc mới được cung cấp lao động theo Chương trình EPS. Cơ quan phái cử và cơ quan tiếp nhận đều là các tổ chức công hoạt động dựa trên ngân sách Nhà nước. Chương trình EPS là chương trình phi lợi nhuận. Lao động EPS được hưởng các chế độ như người lao động bản địa: được tăng lương mỗi năm 1 lần theo quy định của chính phủ Hàn Quốc, được hưởng các chế độ bảo hiểm. Kể từ tháng 8 năm 2005, tất cả lao động muốn sang làm việc tại Hàn Quốc phải thi đỗ kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động Việt Nam tổ chức. Việt Nam và Hàn Quốc ký Bản Ghi nhớ đầu tiên vào ngày 01/6/2004. Tháng 8/2008, 2 nước đã ký lại Bản Ghi nhớ. Nhìn chung, tình hình lao động ta làm việc tại Hàn Quốc không có biến động nhiều, phần lớn đều có việc làm và thu nhập ổn định. Từ 1/1/2008, mức lương cơ bản tối thiểu là 787930Won/tháng (40h/tuần) và 852020 Won/tháng (44h/tuần). Tỷ lệ thí sinh Việt Nam đỗ các kỳ thi tiếng Hàn thường rất cao. Trong các kỳ thi gần đây, tỷ lệ đỗ vào khoảng 90%. Điểm chuẩn hiện nay là 80 điểm cho tổng số 2 môn thi nghe và viết. Đã có gần 35.000 lao động được đưa đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình EPS. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp ở Hàn Quốc là khoảng 36.400 lao động.
  • 37. 31 Lao động đi làm thuyền viên tàu cá: + Thuyền viên xa bờ: Mức lương của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá Hàn Quốc hiện nay là 180 USD/tháng (đối với thuyền viên chưa có kinh nghiệm) và 210 USD/tháng (đối với thuyền viên có kinh nghiệm). Tuy nhiên, nếu tính cả tiền làm thêm giờ, tiền năng suất và tiền thưởng, thu nhập của thuyền viên đạt từ 280 - 350 USD/tháng. + Thuyền viên gần bờ: Hiện nay có 2 công ty đã được Hiệp hội thuỷ sản Hàn quốc cho phép đưa thuyền viên tàu cá biển gần sang làm việc tại Hàn quốc là LOD và INMASCO. Mức lương cơ bản là 750000Won/tháng (Tương đương 750USD). Lao động kỹ thuật cao: Năm 2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký Thoả thuận hợp tác với Tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực kỹ thuật như Công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới... Tuy nhiên số lượng lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ có trên 200 kỹ sư, chuyên gia. Cũng như các quốc gia phát triển khác, ngoài lực lượng lao động trong nước, thị trường Hàn Quốc có nhu cầu lớn lao động nước ngoài làm việc trong một số lĩnh vực khác nhau từ lao động phổ thông làm viêệ trong các ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản đến lao động có tay nghề cao như chuyên gia làm việc trong các ngành công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, kỹ nghệ cao, điện tử kỹ thuật số... Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nước ngoài dưới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1993. Nhưng khác với Nhật Bản, Hàn Quốc giao cho Hiệp hội các doanh nhiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc (KFSMB) đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Trong thời kì đầu, KFSMB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippines, Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài đều được hưởng mức lương tối thiểu của Hàn Quốc. Tổng số lao động nhập cảnh Hàn Quốc theo chương trình EPS
  • 38. 32 tính đến 30/6/2009 của Việt Nam đạt 40.228 người (không bao gồm số lao động được tái nhập cảnh) trong đó có 33.899 người làm việc trong ngành sản xuất chế tạo, 2950 người làm việc trong ngành xây dựng, 3038 người làm việc trong ngành nông nghiệp và 320 người làm việc trong ngành thủy sản. Lao động Việt Nam vẫn được chủ sử dụng Hàn Quốc ưu thích và lựa chọn ký hợp đồng lao động so với lao động của các quốc gia khác đặc biệt là ở ngành sản xuất chế tạo. Hiện nay, số Công ty Việt Nam được thực hiện chương trình cung ứng Tu nghiệp sinh đi Hàn Quốc gồm 8 Công ty LOD, VINACONEX, OLECO, SULECO, SOVILACO, TRACODI, IMS, TRACIMEXCO. Thị trường Đài Loan: Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc, nằm ở khu vực Thái Bình Dương với diện tích là 35.800 km2, đứng thứ 136 trên thế giới. Dân số Đài Loan khoảng 23 triệu người, đứng thứ 49 trên thế giới. Tiếng Hoa phổ thông và tiếng bản địa (tiếng Phúc Kiến) là ngôn ngữ chính thức tại Đài Loan. Đồng tiền của Đài Loan là Đài tệ; 1 USD tương đương khoảng 33 Đài tệ. Đài Loan là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam.Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Đài Loan đã thường xuyên qua lại để tìm hiểu, gặp gỡ, đàm phán và ký kết hợp đồng. Nhu cầu lao động của Đài Loan rất cao nhưng chính quyền giới hạn trong số 300.000 người lao động nước ngoài. Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràng , chặt chẽ đối với lao động nước ngoài. Từ đầu những năm 1990, Đài Loan đã nhận lao động từ bốn nước Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia. Đến cuối năm 1999 mới nhận thêm lao động Việt Nam. Trong điều kiện tham gia sau, nhưng tổng số lao động vẫn bị giới hạn như cũ, lao động Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cho mình, phải cạnh tranh với lao động các nước khác để thay thế họ. Cũng chính vì vậy mà trong thời gian đầu, tốc độ đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan còn chậm vì phải đợi thời hạn lao động của lao động các nước khác hết mới có thể thay thế được. Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường khó tính. Đài Loan chủ yếu nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở và có những quy định rất ngặt