SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... v
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG I TÔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................. 3
1.1 CHO VAY TIÊU DÙNG ................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng: .................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng....................................................... 5
1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng. ...................................................... 7
1.1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng .................................................. 10
1.2 MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG............................................ 12
1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng:..................................... 12
1.2.2 Sự cần thiết mở rộng CVTD. ................................................... 13
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng...................... 14
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD............................. 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP BANK CHI
NHÁNH HÀ THÀNH .............................................................................. 22
2.1 Tổng quan về GP bank chi nhánh Hà Thành................................... 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................ 22
2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của GP Bank chi nhánh Hà
Thành:………..................................................................................... 24
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08ii
2.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà
Thành ……....................................................................................... 24
2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH ........ 34
2.2.1 Kết quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh................................... 34
2.2.2 Chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.............................. 37
2.2.3 Thu nhập từ cho vay tiêu dùng................................................. 39
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI CHI NHÁNH............. 42
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP
BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH ........................................................... 47
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG CVTD CỦA NGÂN
HÀNG TMCP GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH ............................ 47
3.1.1.Định hướng chung :.................................................................... 47
3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu
dùng tại GP Bank chi nhánh Hà Thành. ............................................... 48
3.2 GIẢI PHẮP MỞ RỘNG CVTD TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ
THÀNH ................................................................................................ 49
3.2.2 Thu nhập thông tin.................................................................. 49
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng.............................. 50
3.2.4 Tăng cường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.............. 51
3.2.5 Tăng cường công tác theo dõinợ, xử lý nợ và ngăn ngừa các
khoản nợ phát sinh. ............................................................................. 51
3.2.6 Hoàn thiện danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng.................... 52
3.2.7 Đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng ...................... 53
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08iii
3.2.8 Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác Marketting đối với sản phẩm
CVTD…………................................................................................. 54
3.2.9 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng........................................... 56
3.2.10 .Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: ..................................... 58
3.3 KIẾN NGHỊ ................................................................................. 59
3.3.2 Đối với nhà nước .................................................................... 60
3.3.3 Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam .................................... 61
3.3.4 Đối với ngân hàng NHTMCP GP Bank chi nhánh Hà Thành .... 62
3.3.5 Đối với các cơ quan hữu quan.................................................. 63
KẾT LUẬN.............................................................................................. 65
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
CVTD Cho vay tiêu dùng
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
SXKD Sản xuất kinh doanh
KTXH Kinh tế xã hội
CBNV Cán bộ nhân viên
NHĐT Ngân hàng đầu tư
CBTD Cán bộ tín dụng
NHCP Ngân hàng cổ phần
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại GP Bank chi nhánh Hà Thành ......... 25
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành .................. 28
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán tại GP Bank chi nhánh Hà Thành 31
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hà ThànhNguồn:
phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành............................ 33
Bảng 2.5: Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành 35
Bảng 2.6:Nợ quáhạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quáhạn, tỷ lệ nợ xấu tronghoạtđộng
CVTD tạiGP Bank chi nhánh Hà Thành...................................................... 38
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh CVTD tại GP Bank chi nhành Hà
Thành....................................................................................................... 40
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.081
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước của đảng và nhà
nước thì ngân hàng cũng không ngững đổi mới , nâng cao chất lượng của
mình để hòa chung với nhịp độ phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật.
bên cạnh đó cũng từng bước thay đổi và ứng dụng công nghệ tiên tiến của
ngân hàng, nhằm làm cho hoạt động của mình ngày càng đa dạng hóa về các
loại hình kinh doanh dịch vụ, tăng cường vai trò cạnh tranh để thu hút khách
hàng, giảm mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động kinh doanh và thu được lợi
nhuận cao nhất.
Kinh doanh có hiệu quả và từng bước phát triển nghành ngân hàng là
mục tiêu của mỗi ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Để thực
hiện mục tiêu này đòi hỏi mỗi ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói
chung phải đa dạng hóa các nghiệp vụ và một trong các nghiệp vụ đó là cho
vay tiêu dùng. Nó góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, thúc đẩy cho việc thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng của chinh phủ,
tạo ra công ăn việc làm cho đại bộ phận dân cư trong nên kinh tê của đất
nước, tạo thu nhập cao hơn và nâng cao đời sống cho dân chúng.
Với những điều kiện đã nêu, cùng lý thuyết đã được học tại trường và
qua quá trình thực tập tại ngân hàng em đã lựa chọn đề tài: cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà Thành thực trạng và giải
pháp để làm chuyên đề tốt nghiệp của minh
Ngoài lời mở đầu , kết luận và danh mục tham khảo, nội dung chính
cảu chuyên đề được chia thành 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.082
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng dầu khí
Hà Nội
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng dầu khí
Hà Nội
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.083
CHƯƠNG I
TÔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng (CVTD) là một hoạt động tất yếu được hình thành
trong nền kinh tế thị trường nhắm thỏa mãn các vấn đề: người tiêu dùng có nhu
cầu tiêu dùng vượt quá khả năng thanh toán hiện tại, ngườibán mong muốn tiêu
thụ được nhiều hàng hóa đơn, người có tiền nhàn rỗi mong có thêm thu nhập khi
cho vay. Đó chính là các lý do để nghiệp vụ cho vay tiêu dùng ra đời.
Hiện nay trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân
hàng TMCP…đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau phát triển các sản phẩm cho
vay tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Đó là cho khách hàng vay tiền với
mục đích tiêu dùng chứ không phải kinh doanh làm dịch vụ. Đây là sản phẩm
dịch vụ đã phát triển từ lâu trên thế giới nhưng mới xuất hiện trong vài năm
trở lại đây tại Việt Nam.
Trong tương lai, CVTD sẽ hướng tới mục tiêu về sự thuận tiện, ngân
hàng sẽ tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nhận được khoản vay sớm hơn
trong khi vẫn duy trì được sự kiểm soát đối với khoản vay tiêu dùng đó để
tránh những giảm sút về chất lượng tín dụng. Đây là xu hướng chủ yếu mà
hoạt động CVTD sẽ phát triển trong tương lai.
Trên thực tế có rất nhiều khái niệm cho vay tiêu dùng do đặc trưng của
từng nền kinh tế. Song chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát như
sau:Cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng giao cho khách hàng bao gồm cá
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.084
nhân va hộ gia đình một khoản tiền theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn
trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định để sử dụng cho mục đích
tiêu dùng, sinhhoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống khác.
Khái niệm CVTD có thể khác nhau nhưng nội dung cơ bản là giống
nhau, cùng đề cập đến mục đích của loại hình cho vay này: phục vụ cho mục
đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, những người có nhu cầu
nâng cao mức sống nhưng chưa có khả năng chi trả trong hiện tại. NHTM
phát triển sản phẩm CVTD này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu được
gốc hoàn trả và lợi nhuận từ khoản vay.
CVTD được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc
cấp tín dụng bằng tiền thưởng do ngân hàng, quỹ tiết kiệm, HTX tín dụng và
các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Ngoài ra còn có hình thức bán hàng trả
góp do các công ty, cửa hàng thực hiện.
CVTD cho phép sử dụng trước khả năng mua, do đó tác động gián tiếp
kích thích sản xuất phát triển. Trong giai đoạn nền kinh tế giảm phát thì
CVTD là đòn bẩy đề kích cầu, tạo động lực cho nhà sản xuất đầu tư mở rộng
sản xuất, góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Nhưng nếu trong giai đoạn lạm
phát thì CVTD sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó những dịch vụ cho vay mà NH
cung cấp cho người tiêu dùng có thể là một trong những dịch vụ mang chi phí
cao nhất với nhiều rủi ro nhất đối với NH vì tình hình tài chính của cá nhân và
hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo điều kiện sức khỏe hay công
việc của họ. Vì thế CVTD phải được quản lý chặt chẽ, linh hoạt trước những
thay đổicủa môi trường kinh doanh.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.085
1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Tuy ra đời khá muộn nhưng do nhu cầu cuộc sống của ngưởi dân ngày
càng cao cùng với sự bùng nổ kinh tế đã tạo đà để CVTD trở thành sản phẩm
chủ đạo của đa số các NHTM, đặc biệt là các NHCP, NH ngoài quốc doanh ở
nước ta. Cho vay tiêu dùng, một hoạt động mang lợi nhuận lớn ngày càng
được các NHTM tập trung và phát triển.Đây là một hoạt động mang những
đặc điểm riêng khác với các hoạt động cho vay khác về quy mô món vay, rủi
ro lãi suất và chi phí khoản vay.
Một là, quy mô của món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều:
Các khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng thong thường nên các món
vay có giá trị không lớn, thậm chí nhỏ. Đây là do giá trị của hàng hóa dịch vụ
tín dụng không đắt hoặc do khách hàng đã có sự tích lũy từ trước đối với các
tài sản có giá trị lớn. Đó là do tuy mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ
nhưng nhu cầu vay khá phổ biến đa dạng, thường xuyên đối với mọi tầng lớp
dân cư nên số lượng khách hàng đến vay vốn là rất đông, khiến số lượng các
món vay là nhiều, dần đến tổng quy mô CVTD là rất lớn.
Hai là, chi phí cho một khoản vay tiêu dùng là khá lớn:
CVTD là một trong các khoản mục có chi phí lớn nhất trong danh mục tín
dụng của ngân hàng. Thực tế mỗi món CVTD thường rất nhỏ, thời gian vay
ngắn, nhưng số lượng các món vay lại lớn. Hơn nữa, các thong tin cá nhân
thường không đầy đủ và chính xác hoàn toàn. Điều này khiến các ngân hàng
vất vả trong quá trình cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng
đến việc giải ngân, thu nợ. Những điều trên khiến cho thực hiện một khoản
CVTD đốivới ngân hàng là rất tốn kém, mất nhiều chi phí.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.086
Ba là, các khoản tiêu dùng có lãi suất cao thường cố định và không phụ
thuộc vào lãi suất thị trường.
Lãi suất ngân hàng áp dụng đối với khoản tiêu dùng thường để bù đắp chi phí
huy động vốn và đặc biệt là chi phí cho việc hoàn thành một khoản cho vay
tiêu dùng là rất lớn nên lãi suất CVTD khá cao. Lãi suất CVTD thường được
cố định ở một mức nhất định trong vòng một năm hoặc một kỳ hạn. Đối với
cho vay trả góp, lãi suất được ấn định ngay từ đầu cho đến hết thời hạn vay.
Còn cho vay trung và dài hạn lãi suất được điều chỉnh một năm một lần trên
cơ sở lãi suất huy động cộng với biên độ nhất định tùy theo từng ngân hàng.
Bốn là, các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao nên thưởng có tài
sản đảm bảo:
Loại hình cho vay tiêu dùng luôn chứa đựng các rủi ro đáng kể, do:
- CVTD có độ nhảy cảm theo chu kỳ, do nhu cầu cho vay tiêu dùng
của khách hàng thưởng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Nó tăng lên trong thời
kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mà người dân cảm thấy lạc quan và tin tưởng vào
tương lai. Ngược lại, khi nên kinh tế rơi vào suy thoái, tình trạng thất nghiệp
tăng lên và họ sẽ hạn chế việc vay từ ngân hàng.
- Đồng thời nguồn trả nợ chủ yếu của ngưởi đi vay có thể có biến động
lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, sức khỏe của khách hàng…từ đó ảnh
hưởng tới tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các cá nhân, hộ gia đình.
- Tính cách và bản tính của khách hàng cũng là yếu tố khó xác định
song đó lại là yếu tố khó xác định song đó lại là yếu tố quyết định hoàn trả
khoản vay của khách hàng. Đặc biệt khi các thông tin của khách hàng không
được đảm bảo do sự không cẩn thận khi tìm hiểu thông tin khách hàng của
nhân viên cũng tạo ra rủi ro cho khoản vay này.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.087
Chính vì CVTD tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy nên cho vay thưởng có tài
sản đảm bảo. Tài sản đó có thể là tài sản độc lập khác hoặc tài sản hình thành
từ nguồn vốn khách hàng vay. Cho dù tài sản hình thành từ nguồn nào đi nữa
thì cũng đòi hỏi ngân hàng phải thậm định kỹ càng trước khi cho vay để hạn
chế rủi ro có thê xảy ra đốivới khoản vay.
Năm là, lợi nhuận thu được từ các khoản vay tiêu dùng là khá lớn:
CVTD là một trong các khoản mục đem lại mức lợi nhuận cao nhất trong
danh mục cho vay của ngân hàng. Do tính rủi ro cao nên khách hàng thường
phải chịu một mức lãi suất không nhỏ, trong trường hợp khách hàng không
thanh toán được gốc hoặc lãi khi đến hạn trả nợ thì phải chịu một mức phạt
cao hơn nhiều so với lãi suất trong hợp đồng. Bên cạnh đó, lãi suất CVTD cao
hơn lãi suất cho vay thương mại vì người vay chỉ chú trọng đến nhu cầu mua
sắm mà mình đang mong muốn mà ít nhạy cảm với lãi suất.
Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất suốt phạt trong
trường hợp khách hàng muốn trả nợ trước hạn. Điều này khác hăn só với cho
vay sản xuât kinh doanh, đây cũng là một trong các lý do CVTD đem lại lợi
nhuận khá cao cho ngân hàng.
Do triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi đối tượng khách hàng
trong lĩnh vực này mà hầu hết các nước phát triển hiện nay lợi nhuận từ
CVTD đã trở thành một trong các nguồn thu chủ yếu của NHTM, đóng vai trò
chủ đạo trong dịch vụ ngân hang cũng như quản lý NH, và tiếp tục hứa hẹn về
triển vọng phát triển của loại hình cho vay này trong tưởng lai.
1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng.
1.1.3.1 Theo hình thức đảm bảotiền vay
- Cho vay đảm bảo bằng tài sản của khách hàng
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.088
Ngân hàng cho khách hàng vay tiền trên cơ sở khách hàng đem tài sản của
mình để đảm bảo khoản vay đó. Tài sản ở đây là tài sản thuộc sở hữu hoặc sử
dụng lâu dài của khách hàng. Những đảm bảo này không được hình thành từ
khoản tín dụng của chính ngân hàng. Các khoản tín dụng dựa trên loại này
thường đảm bảo an toàn cho ngân hàng, song gây khó khắn cho cả NH và
khách hàng trong việc định giá, làm cho thơi gian tíchtín dụng bị kéo dài.
Theo hình thức này thì có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố.
- Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng lương hay thu nhập.
Ngân hàng cho khách hàng vay tiền đề đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu trên cơ sở
thế chấp bằng lương hay thu nhập. Nó chủ yếu được áp dụng cho các khách
hàng có việc làm ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi tiêu thưởng
xuyên còn đủ tích trữ để trả nợ.
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay:
Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản giá trị lớn, thời gian sử
dụng dài như cho vay mua, sửa chữa nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại.
Mức cho vay của ngân hàng trong hình thức phụ thuộc vào tình hình tài
chính, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm, mức tối đa
thường từ 60- 70% giá trị tài sả mua sắm.
1.1.3.2 Theo mục đích vay
Cho vay tiêu dùng có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau của
khách hàng, đó là những nhu cầu chi tiêu mà khách hàng chưa có khả năng
chi trả tại thời điểm hiện tại. Những nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thể
phát sinh bất ngờ như khám chưa bệnh, mua sắm vật dụng sinh hoạt hoặc có
kế hoạch như nhu cầu mua oto, du học. Vì mục đích vay tiêu dùng rất đa dạng
và để giúp các ngân hàng dễ dàng quản lý khoản vay nên có thể phân loại
CVTD theo mục đich như sau:
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.089
- Cho vay mua ô tô
- Cho vay mua, sửa chữa nhà ở
- Cho vay du học
- Cho vay tiêu dùng khác.
1.1.3.3 Theo phương thức hoàn trả.
- Cho vay tiêu dùng trả một lần:
Theo phương thức này khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi
đến hạn. Thường thì các khoản vay tiêu dùng này chỉ được cấp cho các khoản
vay có giá trị nhỏ và thời hạn không dài.
- Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức CVTD phổ biến hiện nay. Xuất phát từ thực tế là nhu cầu
và khả năng thanh toán của khách hàng không đến cùng một lúc, ngân hàng
có thể thỏa thuận để cho khách hàng có thể chi trả một khoản tiền nhất định
định kỳ hàng tháng sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng
và quy định của ngân hàng. Phương thức này thưởng áp dụng đối với khoản
vay lớn, thu nhập định kỳ của khách hàng không đủ trả nợ một lần.
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn:
Là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín
dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo
cách này, khách hàng được phép vay và trả nợ theo hạn mức tín dụng trong
thời hạn vay.
Lãi phải trả mỗi kỳ có thể dựa trên một trong ba cách:
o Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Theo phương
pháp này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư cuối cùng của mỗi kỳ sau
khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0810
o Lãi được tính dựa trên số dư trước khi điều chỉnh: Theo cách này số
dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được
thanh toán.
o Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân.
1.1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng
Cũng giống như hoạt động cho vay kinh doanh, CVTD cũng tiềm ẩn
những rủi ro nhất định không thể tránh khỏi. Tuy nhiên hoạt động tín dụng
này có vai trò không nhỏ đối với cá nhân tiêu dùng, các nhà sản xuất, ngân
hàng thương mại và đốivới cả nền kinh tế.
1.1.4.1 Đối với ngườitiêu dùng.
Thông thường thu nhập của người tiêu dùng có tính chất ổn định, tuy
nhiên trong cuộc sống lại nảy sinh nhiều nhu cầu tự nhiên, thiết yếu nên nếu
chỉ dựa vào thu nhập hiện tại thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của
mình. Nhờ có VCTD, người tiêu dùng có thể được hưởng những tiện ích
trước khi đủ tích lũy và quan trọng hơn, nó rất cần thiết cho những trường hợp
các cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách như chi tiêu cho y tế, giáo dục. Như
vậy CVTD đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vay, tạo điều kiện
cho người dân cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngân hàng với
hoạt động này đã giúp người tiêu dùng kết hợp nhu cầu hiện tại và khả năng
thanh toán cho tương lai, kích thích người tiêu dùng lao động để hướng tới
cuộc sống đầy đủ. Có thể nói, ngươi tiêu dùng là người hưởng thụ trực tiếp và
nhiều nhất những lợi ích mà hoạt động CVTD mang lại.
Nhưng nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó
có thể làm người đi vay chi tiêu quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiêu
dùng hoặc chi tiêu trong tương lai, hoặc nghiêm trọng hơn người tiêu dùng
mất khả năng chi trả thì họ sẽ gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0811
1.1.4.2. Đốivới nhà sản xuất:
CVTD của NHTM đã trực tiếp làm gia tăng nhu cầu mua sắm của
người tiêu dùng, góp phần làm gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà
sản xuất. Không những thế, nhà sản xuất lại không phải bán chịu do đã có trợ
giúp của ngân hàng nên có thể thu hồi và quay vòng vốn nhanh, đem lại lợi
nhuận cao hơn để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường.
Ngoài ra, CVTD còn thúc đẩy các nhà sản xuất gia tăng khả năng cạnh
tranh về số lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm và nhất là chất lượng để tăng
uy tín phục vụ khách hàng.
1.1.4.3. Đốivới ngân hàng thương mại:
CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ đối với khách hàng, từ đó làm
tăng huy động tiền gửi cho ngân hàng, Xuất phát từ đối tượng CVTD phục vụ
là rất rộng, do đó khi CVTD được mở rộng thì ngân hàng càng có điều kiện
tiếp xúc, quan hệ nhiều hơn với khách hàng, từ đó tạo ra nguồn huy động tiềm
năng, là động lực để ngân hàng mở rộng đầu tư lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi nhuận cao mà ngân hàng được hưởng thì
CVTD cũng luôn tiềm ẩn rủi ro lớn khiến các ngân hàng tốn kém chi phí. Do
đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản phẩm này phát triển thì cần thiết phải có
những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
1.1.4.4. Đốivới nền kinh tế:
Mặc dù không tạo ra những tác động trực tiếp cho nền kinh tế như cho
vay sản xuất, CVTD cũng có những ảnh hưởng tích cực không nhỏ đến hoạt
động KTXH.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0812
CVTD giúp người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu hiện tại
với khả năng thanh toán trong tương lai. Nhờ vậy mà chất lượng đời sống dân
cư được cải thiện đáng kể.
Song song với việc giúp các nhà sản xuất tăng thu nhập, mở rộng quy
mô, CVTD còn kích thích sự phát triển của thị trường hàng hóa tiêu dùng, tạo
nguồn sống cho khu vực sản xuất trong nước, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp
do tăng nhu cầu lao động
Với các NHTM, chức năng trung gian tài chính lại được củng cố hơn
thông qua hoạt động cho vay này. Việc ngân hàng mở rộng hoạt động CVTD
đồng nghĩa với việc kích cầu, tăng sức mua, tạo nên sự sôi động cho thị
trường và tạo sự thịnh vượng cho cả nền kinh tế.
Nói chung, hoạt động CVTD là một tất yếu, phù hợp với sự phát triển
của xã hội và tuân theo quy luật kinh tế. Dù đúng ở vị trí nào: người tiêu dùng
hày nhà cung cấp, NHTM hày nên kinh tế đều được hưởng lợi ích từ hoạt
động này. Vì vậy nó là một hoạt động tất yếu, khách quan và đóng một vai trò
không nhỏ trong đời sống xã hội hiện nay.
1.2 MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng:
Mở rộng CVTD là sự gia tăng về mặt quy mô, khối lượng, số lượng, là
nói đến tăng trưởng theo chiều rộng của các khoản tín dụng tiêu dùng. Như
vậy, mở rộng cho vay tiêu dùng tức là việc ngân hàng thực hiện tăng quy mô,
tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong cơ cấu cho vay nhằm đáp ứng tốt nhất các
nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng.
Như vậy có thế hiểu rằng:
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0813
- Mở rộng cho vay tiêu dùng phản ánh khả năng đáp ứng ngày càng
tăng về vốn của nền kinh tế, theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển
của xã hội trong từng thời kỳ, qua đó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển
của ngân hàng.
- Mở rộng CVTD chịu ảnh hưởng bới các nhân tố chủ quan như: khả
năng quản lý, nguồn vốn, trình độ của đội ngũ cán bộ,,,và khách quan như: sự
phát triển kinh tế xã hội, cơ chế chính sách của nhà nước, tình hình chính
trị….
- Mở rộng CVTD được xác định trên cơ sở việc thực hiện đa dạng hóa
khách hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như đối tượng vay. Việc
xây dựng mức lãi suất hợp lý cũng như xác định kỳ hạn trả nợ phù hợp với
nguồn thu nhập khách hàng, với chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng góp phần
làm mở rộng CVTD của ngân hàng.
1.2.2 Sự cần thiết mở rộng CVTD.
Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là huy động
vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, nhằm đáp
ứng nhu cầu của hoạt động SXKD, nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Vì thế hoạt
động của ngân hàng phát triển, nhất là lĩnh vực tín dụng ngân hàng, sẽ có tác
dụng rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Hơn nữa, hoạt động
CVTD sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong dân cư để nâng cao chất lượng
cuộc sống từ đó thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước.
Thứ nhất, giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho
ngân hàng.
CVTD là một trong những hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao
nhất cho ngân hàng. Do vậy các ngân hàng phải liên tục mở rộng hoạt động
này nhằm tăng khả năng sinh lời, giảm chi phí phục vụ, chi phí quản lý doanh
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0814
nghiệp và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay, từ đó tăng lợi
nhuận cho ngân hàng….
Việc mở rộng CVTD sẽ tạo hình ảnh cho ngân hàng, nâng cao vị thế
của ngân hàng, làm tăng sức cạnh tranh với các đốithủ trên thị trường.
Thứ hai, giúp giải quyết các mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt đông CVTD góp phần đáng kể trong chính sách kích cầu của nhà
nước, giúp đạt được một số mục tiêu KTXH nhất định như: tăng mức sống cho
dân cư, tăng trưởng GDP, thúc đẩy quá trình SXKD, thị trưởng hàng hóa nội địa
phát triển. CVTDcũng hạn chếcác hoạtđộng không lành mạnh nhưcầm đồ, vay
nặng lãi tồntại trongnền kinh tế thị trường tài chínhchưapháttriển.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.3.1 Chỉtiêu về số lượt khách hàng giaodịch với ngân hàng.
Khi ngân hàng có sự tập trung vào việc mở rộng CVTD, ngân hàng sẽ
có biện pháp để thu hút khách hàng đến với mình, sẽ sử dụng các sản phẩm
tín dụng của mình. Ngân hàng càng thực hiện tốt việc mở rộng CVTD bao
nhiêu thì số lượng khách hàng giao dịch sẽ càng tăng lên bấy nhiêu.
- Số lượng khách hàng: là tổng số khách hàng thưc hiện giao dịch với
ngân hàng. Trong hoạt động CVTD, số lượng khách hàng thể hiện số
các khoản tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho ngân hàng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng tuyệt đối.
Mức tăng, giảm số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng năm (t) – Số
lượng khách hàng năm (t-1).
Chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối
tượng khách hàng tại ngân hàng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng khách hàng tương đối
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0815
Giá trị tăng trưởng
khách hàng tương
đối
=
𝑚ứ𝑐 𝑡ă𝑛𝑔 𝑔𝑖ả𝑚 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔
𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1)
× 100%
- Chỉ tiêu số lượt khách hàng: là số lượng khách hàng đến giao dịch với
ngân hàng trong một năm. Trong hoạt động CVTD, số lượng khách
hàng thể hiện số lần khách hàng đến ngân hàng thực hiện vay tiêu
dùng. Khi số lượt khách hàng tăng lên thể hiện hoạt động CVTD của
ngân hàng được mở rộng, đồng thời cũng cho biết sự tin tưởng của
khách hàng đối với ngân hàng
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cầu khách hàng vay tiêu dùng:
Tỷ trọng khách hàng là cá
nhân vay tiêu dùng
=
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐾𝐻𝐶𝑁 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐾𝐻 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔
× 100%
1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng
- Doanh số vay tiêu dùng: Là tổng số tiền ngân hàng cho vay tiêu dùng
trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát nhát về hoạt động tín dụng
của ngân hàng theo một thời kỳ nhất đinh, thưởng tính theo năm tài
chính.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối.
Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối
=
Tổng doanh số CVTD năm (t) – tổng
doanh số CVTD năm (t-1)
Chi tiêu này cho biết doanh số CVTD năm (t) tăng so với năm (t-1) về số
tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân hàng
cung cấp cho khách hàng để tiêu dùng cũng tăng lên, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu
của kháchhàng, từ đó thể hiện hoạtđộngCVTDcủa ngân hàng đãmở rộng.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0816
- Chi tiêu phản ảnh sự tăng trưởng doanh số tưởng đối: chỉ tiêu này được
tính bằng tỷ lệ % của thưởng số giữa giá trị tăng trưởng doanh số
CVTD tuyệt đốivới tổng doanh số tiêu dùng năm (t-1)
Giá trị tăng trưởng
doanh số tương đối
=
𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡𝑢𝑦ệ𝑡 đố𝑖
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1)
× 100%
Chi tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số của hoạt động CVTD
năm (t) so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, thể hiện rằng doanh số CVTD
qua các năm của ngân hàng đã tăng lên về số tưởngđối. Khi tỷ trọng CVTD tăng
lên qua hàng năm, chứngtỏ rằng hoạt độngCVTDđãđược mở rộng.
- Chi tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng
Chi tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng bao
nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay ngân hàng. Khi tỷ trọng của
CVTD tăng lên qua các năm chứng tỏ hoạt động CVTD đã được mở rộng
Tỷ trọng =
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝐶𝑉𝑇𝐷
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝐻Đ𝐶𝑉
× 100%
1.2.3.3 Chi tiêu phản ảnh dưnợ CVTD.
- Dư nợ CVTD phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại
một thời điểm, nên chi tiêu này là con số thời điểm. Căn cứ vào mức dư nợ và
tỷ lệ dư nợ có thể cho ta biết ngân hàng có thực hiện mở rộng tín dụng hay
không. Bởi khi ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng thì dư nợ tín
dụng thường ở mức cao. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác việc mở
rộng tín dụng của ngân hàng phải kết hợp giữa chỉ tiêu dư nợ tín dụng với chi
tiêu doanh số cho vay của ngân hàng.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0817
Dư nợ CVTD =
Dư nợ CVTD năm (t-1)- doanh số CVTD năm
(t) – doanh số thu nợ CVTD năm (t)
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối : Được tính bằng
hiệu số giữa tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t) với tổng dư nợ cho vay tiêu
dùng năm (t-1)
Giá trị tăng trưởng dư
nợ tuyệt đối
=
Tổng dư nợ CVTD năm (t) – tổng dư nợ
CVTD năm (t-1)
- Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm (t) tăng so với
năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tưởngđối:chỉ tiêu nàycho tabiết
tốc độ tăngtrưởngdoanhsố củahoạtđộngCVTDnăm(t)so vớinăm (t-1)
Giá trị tăng trưởng dư nợ
CVTD tương đối
=
𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡𝑢𝑦ệ𝑡 đố𝑖
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1)
× 100%
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD
1.2.4.1 Các nhân tố khách quan :
- Môi trường kinh tế xã hội : môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ
đến nhu cầu và cách thức tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của
khách hàng. Nó vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho ngân hàng, đồng thời cũng
tạo ra không ít thách thức đòihỏi các ngân hàng phải có chiến lược rõ ràng.
Khi nền kinh tế tăng trưởng các biến số kinh tế vĩ mô ổn định, đầy là sẽ là
cơ hội tốt để ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại,
khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu nhập người dân giảm sút, lạm phát cao,
khi đó nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng bị thu hẹp, đây chính
là yếu tố làm giảm quy mô cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0818
- Môi trường văn hóa :
Môi trường văn hóa bao gồm trình độ dân trí, lối sống, thói quen sử dụng
và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, đặc thù
các sản phẩm của ngân hàng là vô hình nên khách hàng thưởng dựa vào sự tin
tưởng hoặc kinh nghiệm để lựa chọn NH cũng như các sản phẩm của NH.
Đây là vấn đề tâm lý của ngưởi dân, mà nó có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi
cũng như nhu cầu của ngưởi tiêu dùng đốivới sản phẩm của ngân hàng
Việc nghiên cứu các yêu tố văn hóa không chỉ xác định rõ các tác động
của chúng tới hành vi tiêu dùng của khách hàng mà còn giúp ngân hàng xây
dựng các chính sách, thủ tục, nghiệp vụ phù hợp với từng khu vực thị trường.
- Môi trường pháp lý :
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành nghề kinh doanh chịu sự
giám sát chặt chẽ của pháp luật và của các cơ quan chức năng của chính phủ.
Môi trường pháp lý tác động tới tính trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện để
hoạt động CVTD được diễn ra thông suốt, đảm bảo sự phát triển bền vững,
hạn chế những rắc rối phát sinh, gây tổn hại tới các bên tham gia quan hệ tín
dụng, thậm chí đến lợi íchquốc gia.
- Khách hàng vay vốn :
Khách hàng của CVTD là các cá nhân, hộ gia đình, họ sẵn lòng và có khả
năng vay ngân hàng để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Các khách hàng khác
nhau thì có nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu khách
hàng, ngân hàng cần xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của khách
hàng như yếu tố thu nhập, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội, trình độ văn
hóa, độ tuổi, trong đó yêu tố thu nhập hay tổng quát hơn là khả năng tài chính
của khách hàng là yêu tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đến hoạt động
CVTD của ngân hàng.
- Đối thủ cạnh tranh
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0819
Xu hướng tự do hóa và quá trình mở cửa hội nhập của Việt Nam đã đặt các
ngân hàng trước nguy cơ cạnh tranh rất cao. Ngày càng có nhiều ngân hàng
được thành lập, trong nước cũng như các chi nhánh của NH nước ngoài khiến
cho thị trường NH trở nên sôi động hơn. Do đó để đứng vững trên thị trường,
buộc các NH phải nâng cao hiệu quả hoạt động và củng cố năng lực tài chính,
áp lực cạnh tranh ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
và hoàn thiện sản phẩm của NH trong hiện tại và tương lai. Nghiên cứu đối
thủ cạnh tranh không những ảnh hưởng trực tiếp tới việc mở rộng thị phần,
quy mô tín dụng của NH mà còn ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng kinh
doanh của NH.
- Môi trường tự nhiên
Những tác động từ phía tự nhiên như lũ lụt, động đất là những tác động mà
NH khó kiểm soát được.Chúng có thể làm suy yếu khả năng chịu đựng rủi ro
của NH và gây cho NH những thiệt hại về tài chính.
Tóm lại, việc nghiên cứu các yếu tố khách quan có ý nghĩa rất quan trọng
tới hoạt động kinh doanh của NH, các yếu tố này luôn biến động và thay đổi
không ngừng, vì vậy đòi hỏi các NH phải chủ động điều chỉnh kịp thời, nắm
bắt xu hướng biến động của nó để có thể đảm bảo chắc chắn cho việc nâng
cao hiệu quả cho sản phẩm tín dụng của mình.
1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan.
Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả CVTD được coi là
các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của NH, bộ máy tổ chức, các
chính sách dịch vụ tài chính, chiến lược, quy trình, nghiệp vụ, thông tin tín
dụng, công tác Maketting.
- Chính sách tín dụng : là những nguyên tắc, phương pháp chỉ đạo
được thiết lập nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng theo mục tiêu đặt ra. Chiến
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0820
lược tín dụng thể hiện ở sự phù hợp của các yêu tố như hạn mức tín dụng, kỳ
hạn, lãi suất, mức phí, các loại cho vay. Nếu chiến lược tín dụng đưa ra cứng
nhắc, không đáp ứng được nhu câu đa dạng về vốn khách hàng thì đó chính là
rào cản trong quá trình thực thi chiến lược của NH.
Quy trình tín dụng quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá
trình bao gồm từ khi chuẩn bị cho vay, phát triển vay, thu hồi nợ, đảm bảo an
toàn vốn tín dụng. Sự kết hợp hài hòa giữa các khâu sẽ tạo điều kiện cho NH
phát triển kịp thời những nhược điểm, nắm bắt diễn biến của khoản vay, từ đó
đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa rủi ro.
- Chiến lược nâng cao hiệu quả sản phẩm của ngân hàng :
Nâng cao hiệu quả sản phẩm của NH luôn là một trong các chiến lược
hàng đầu của bất kỳ DN nào, nhất là đối với các NH trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường. Việc nâng cao hiệu quả sản phẩm giúp họ thu hút khách hàng tốt
hơn, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Một NH có hoạt động CVTD
có hiệu quả khi mà sản phẩm CVTD đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của khách
hàng để thực hiện hoạt động tiêu dùng.
- Trình độ côngnghệ và quản lý của NH
Ngân hàng có công nghệ tiến tiến và trình độ quản lý hiện đại thì khả năng
nâng cao hiệu quả CVTD sẽ tốt hơn. Trình độ quản lý thể hiện ở việc điều
hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của NH. Với khả năng quản lý tốt sẽ
giúp các NH hoạt động có chất lượng, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận.
Mặt khác, nâng cao trinh độ quản lý giúp NH nhanh chóng nâng cao vị thế
cạnh tranh của mình trong thời kỳ hội nhập.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Khả năng này thể hiện ở chất lượng nguồn nhân lực của NH, địa điểm đặt
trụ sở, mạng lưới chi nhánh, nguồn vốn có đủ đáp ứng nhu cầu của khách
hàng hay không
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0821
o Nguồn nhân lực : trong NH, nhân tố con người luôn đóng vai trò đặc
biệt quan trọng, quyết định tới sự thành bại của NH. Khi xem xét nguồn nhân
lực, người ta xem xét dưới các góc độ : trình độ nghiệp vụ, khả năng giao
tiếp, sự nhiệt tình trong công việc, khả năng tư duy độc lập sáng tạo. Nâng
cao hiệu quả hoạt động của NH phải gắn liền với nâng cao hiệu quả chiến
lược nhân sự thì mới đem lại kết quả tốt cho NH.
o Địa điểm đặt trụ sở và chi nhánh : vấn đề tiện lợi trong quá trình sử
dụng dịch vụ luôn được khách hàng quan tâm. Nếu trụ sở NH đặt tại các nơi
trung tâm, đông đúc dân cư thì sẽ là lợi thế lớn với NH. Mạng lưới chi nhánh
càng rộng lớn thì cơ hội tiếp xúc với khách hàng càng nhiều, cho phép NH
nâng cao hình ảnh và cung cấp các sản phẩm tới tận tay khách hàng.
o Khả năng huy động vốn :
NH hoạt động theo nguyên tắc ‘đi vay để cho vay’ do vậy mà khả năng
huy động vốn của NH quyết định rất lớn tới việc mở rộng cho vay của NH.
Vốn huy động của NH thường chiếm khoảng 70% so với tổng nguồn vốn, nó
chính là điều kiện cần để NH có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh, gia
tăng quy mô tín dụng.
- Uy tín của ngân hàng.
Uy tín của NH thể hiện hình ảnh của NH trong lòng khách hàng. NH đáp
ứng tốt cho mỗi khoản vay hay không, dịch vụ phong phú, đa dạng hay
không, thái độ phục vụ cũng như năng lực của cán bộ NH có làm cho khách
hàng hài lòng và tin tưởng hay không, nợ quá hạn của NH nhiều hay ít…tất cả
các yếu tố đó tạo nên uy tín của một NH. Nếu NH có uy tín tốt sẽ thu hút
được nhiều khách hàng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng CVTD.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0822
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP BANK CHI NHÁNH
HÀ THÀNH
2.1 Tổng quan về GP bank chi nhánh Hà Thành
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2011, GP Bank chính thức khai trương chi nhánh GP.Bank Hà
Thành tại 19 Bà Triệu, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự ra
đời của chi nhánh đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Ngân hàng TMCP GP Bank Hà Nội phòng giao dịch hà thành là một
chi nhánh của ngân hàng TMCP GP Bank đóng vai trò tạo lập nguồn vốn,
cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của
thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình,
giải pháp của thống đốc ngân hàng nhà nước đề ra, định hướng phát triển kinh
doanh của ngân hàng TMCP GP Bank và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
Phòng giao dịch Hà Thành là điểm giao dịch đầu tiên tiến hành thay đổi
toàn bộ hình ảnh và mặt bằng theo mô hình chuẩn mới của GP.Bank nhằm tạo
nên một không gian cởi mở và thân thiện, đem lại cho khách hàng những trải
nghiệm mới về dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đến với GP.Bank Hà Thành,
khách hàng sẽ được hướng dẫn cụ thể tới các vị trí giao dịch cần thiết và thực
hiện bình chọn về chất lượng dịch vụ thông qua công cụ đánh giá được đặt
trước quầy giao dịch. Đặc biệt, khách hàng sẽ được tư vấn chu đáo bởi đội
ngũ nhân viên nhiệt tình và chuyên nghiệp. Mô hình giao dịch mới được xây
dựng với định hướng dành không gian tối đa cho khách hàng thay vì lối giao
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0823
dịch truyền thống như trước đây. Đây là phương thức giao dịch mang lại sự
tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, sự gần gũi, thân thiện trong
giao dịch tư vấn giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến với GP.Bank Hà
Thành. Với những thay đổi mang tính đột phá trong phương thức cung cấp
dịch vụ, mục tiêu cao nhất mà GP.Bank hướng tới là sự hài lòng và gắn bó lâu
dài của khách hàng.
Ngân hàng TMCP chi nhánh Hà Thành phòng giao dịch Hà Thành có
các chức năng chính sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kì hạn, tiền gửi
thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt
Nam và Ngoại Tệ
- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, ủy thác đầu tư từ chính phủ, ngân
hàng nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạnbằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối
vớicác tổ chức kinhtế, các nhân, hộ gia đìnhthuộc mọithànhphầnkinh tế.
- Chiết khấu các loại giấy tờ có giá bằng tiên.
- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C cho khách hàng, bảo lãnh, tái
bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước hoạt động ở Việt Nam.
- Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại. Thực
hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0824
2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của GP Bank chi nhánh Hà
Thành:
2.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà
Thành
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM,
nó tạo nguồn vốn cho ngân hàng và làm tiền đề cho các hoạt động khác. Xác
định của tầm quan trọng của việc huy động vốn. Ngân hàng TMCP GP Bank
chi nhánh Hà Thành đã chủ động tăng cường tiếp thị, khai thác các kênh huy
động để hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao, kết quả thể hiện ở bảng sau:
Phòng hỗ trợ
tín dụng
Phòng kế toán tài
chính GD và KQ
Phòng quan hệ
khách hàng
Phòng hành
chính nhân sự
Giám đốc
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0825
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại GP Bank chi nhánh Hà Thành
Đơn vị : tỷ đồng
Tình hình huy động vốn
chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
số tiền
tỷ
trọng số tiền
tỷ
trọng số tiền
tỷ
trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng
Vốn huy động 300 100% 1,080 100% 1,985 100% 780 260% 905 83.80%
Phân theo thành phần kinh tế
Từ dân cư 145 48.33% 617.9 57.21% 932.56 46.98% 472.90 326.14% 314.66 50.92%
Từ các tổ chức kinh tế 150 50.00% 438.6 40.61% 995.28 50.14% 288.60 192.40% 556.68 126.92%
Từ các tổ chức tín dụng 5 1.67% 23.50 2.18% 57.16 2.88% 18.50 370.00% 33.66 143.23%
Phân theo loại tiền tệ
VNĐ 276.65 92.22% 948.4 87.81% 1742.78 87.80% 671.75 242.82% 794.38 83.76%
Ngoại tệ qui đổi ra VNĐ 23.35 7.78% 131.60 12.19% 242.22 12.20% 108.25 463.60% 110.62 84.06%
Phân theo cơ cấu kì hạn
Không kỳ hạn 178.5 59.50% 557.12 51.59% 954.25 48.07% 378.62 212.11% 397.13 71.28%
Có kỳ hạn 121.50 40.50% 522.88 48.41% 1,030.75 51.93% 401.38 330.35% 507.87 97.13%
Nguồn: phòng quản lý tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0826
Xét theo thành phần kinh tế chúng ta có thể thấy rằng trong 3 năm qua
số lượng tiền gửi tại GP Bank Hà Thành chủ yếu là của khu dân cư và TCKT
chiềm khoảng 98.33 % đến 97.12% trong khi tiền gửi của TCTD chỉ chiếm
xấp xỉ 1.67 % - 2.88 %. Điều này cho thấy quan hệ giữa ngân hàng và dân cư
cùng các TCKT tại địa phương rất tốt. Trong khi nguồn vốn huy động từ các
đối tượng này là nguồn vốn giá rẻ, có hiệu quả cao và thời hạn phong phú.
Xét theo loại tiền tệ thì lượng tiền gửi huy động bằng VNĐ chiếm tỷ
trọng cao hơn tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ. Hiện tượng này là hợp lí
khi tỷ giá thời gian qua luôn luôn biến động và lãi suất tiền gửi bằng VNĐ
luôn ở mức cao hơn rất nhiều so với lãi suất của các loại ngoại tệ khác đặc
biệt là Đô La Mỹ ( USD). Tỷ trọng huy động vốn bằng VNĐ năm 2012 là
87.81 % giảm xuống còn 87.80% (2013) về mặt tỷ lệ còn về mặt số lượng thì
năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là 671.75 tỷ đồng ( 242.82%),và ít hơn
794.38 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương với 83.76%, còn tỷ trọng HĐV
bằng ngoại tệ qua các năm lần lượt từ năm 2011 đến năm 2013: 7.78%,
12.19%, 12.2%.
Về thời hạn huy động ta thấy tỷ trọng tiền gửi không kì hạn tại GP
Bank chi nhánh Hà Thành ở mức xấp xỉ nhau 50% - 50%. Việc duy trì nguồn
vốn không kì hạn là đem lại giá trị ‘ làm mềm’ cơ cấu nguồn vốn cho ngân
hàng do yếu tố linh hoạt của chúng. Tuy nhiên nếu chúng chiếm tỉ trọng quá
lớn thì tính lỏng nguồn vốn càng cao. Kinh doanh trong tình trạng dòng vốn
chập chờn, lúc có, lúc không, lúc nhiều, lúc ít một cách bất chợt như vậy
không những làm cho ngân hàng rất khó lên kế hoạch tài chính, thường xuyên
phải sống chung với “ ăn đong” mà còn đe dọa thanh khoản của họ bất cứ lúc
nào. Do đó, GP Bank chi nhánh Hà Thành cần có các giải pháp giảm tỷ trọng
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0827
cơ cấu nguồn vốn không kì hạn ( chiếm khoảng 10% đến 15% nguồn vốn huy
động là hợp lí) đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.
Nhìn chung, với quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy
động, GP Bank chi nhánh Hà Thành hoàn toàn đáp ứng được sự tăng trưởng
của hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động CVTD
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho GP
Bank chi nhánh Hà Thành. Vì vậy trong thời gian qua ngân hàng đã coi hoạt
động tín dụng là trọng tâm tạo ra thu nhập chính. Kể từ khi thành lập đến nay
ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô tín dụng và các hình thức tín
dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế,
nhưng vẫn coi việc mở rộng khách hàng có chất lượng là mực tiêu quan trọng
cho sự phát triển ổn định của mình..
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0828
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành
Đơn vị : tỷ đồng
Hoạt động cho vay
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
GP Bank chi nhánh Hà Thành
số
tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng
Tổng dư nợ 60 100% 420 100% 870 100% 360 600% 450 107.14%
Phân theo thành phần kinh tế
Quốc doanh 45.7 76.17% 305.79 72.81% 604.34 69.46% 260.09 569.12% 298.55 97.63%
Ngoài quốc doanh 14.3 23.83% 114.21 27.19% 265.66 30.54% 99.91 698.67% 151.45 132.61%
Phân theo loại tiền tệ
VNĐ 54.34 90.57% 324.3 77.21% 568.97 65.40% 269.96 496.80% 244.67 75.45%
Ngoại tệ quy ra VNĐ 5.66 9.43% 95.7 22.79% 301.03 34.60% 90.04 1590.81% 205.33 214.56%
Phân theo thời gian
Ngắn hạn 44.63 74.38% 285.43 67.96% 533.4 61.31% 240.8 539.55% 247.97 86.88%
Trung và dài hạn 15.37 25.62% 134.57 32.04% 336.6 38.69% 119.2 775.54% 202.03 150.13%
Nguồn : phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0829
Nhìn chung dư nợ của ngân hàng thấp hơn so với nguồn huy động vốn
của ngân hàng. Có thể đây là do chính sách của ngân hàng và là chiến lược
phát triển của ngân hàng trong năm đầu đi vào hoạt động. Năm đầu tiên chưa
thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng và để có thêm thu nhập, không thể
thu hút vốn về và để đó, ngân hàng có thể thực hiện điều chuyển vốn giữa các
chi nhánh cùng hệ thống để những chi nhánh không thể huy động vốn kịp với
nhu cầu vay của khách hang và từ đó có thêm thu nhập của ngân hàng.
Xét theo cơ cấu hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế tỷ trọng dư
nợ của nhóm doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm trong khi lại có sự
tăng trưởng mạnh mẽ trong dư nợ của nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh (
23.83% - 27.19% - 30.54% ). Điều này xuất phát từ chính sách phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần của nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh phát triển đồng thời cũng cho thấy chính sách, định hướng của
ngân hàng trong việc tập trung khai thác, mở rộng tín dụng với nhóm khách
hàng mục tiêu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…..
Xét theo loại tiền tệ ta thấy rằng tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VNĐ
chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên, tỷ trọng
dư nợ bằng VNĐ có xu hướng giảm dần ( 90.57 % năm 2011 xuống 77.21%
năm 2012 ) và tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ gia tăng ( 9.43 % năm 2011 lên
22.79 % năm 2012). Tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ cũng có xu hướng giảm nhẹ
khi bước sang năm 2013: giảm còn 65.4% năm 2013 và như thế dư nợ bằng
ngoại tệ tăng lên 34.6 %. Điều này được giải thích vì sao sau một thời gian
giảm sút thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang dần phục hồi trong khi Hà
Nội là thủ đô lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc mở rộng cho
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0830
vay bằng ngoại tệ với đối tượng này là nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ
trọng cho vay bằng ngoại tệ.
Theo thời gian cấp tíndụng, tỷ trọngdư nợ cho vay ngắn hạn giao động từ
mức 74.38% vào năm 2011 và giảm dần vào năm 2012 (67.96%), năm 2013 còn
61.31 %. Xét trong ngắn hạn thì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của GP Bank
chi nhánh Hà Thành là tương đối hợp lí khi mà tỷ trọng huy động vốn không kì
hạn của chi nhánh đang ở mức cao. Việc duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay như vậy
sẽ giúp ngân hàng quay vòng vốn nhanh, đảm bảo được mức độ an toàn, tránh
được các rủi ro đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên nếu trong dài hạn tỉ
trọng cho vay ngắn hạn luôn cao như vậy thì sẽ là một bất lợi cho việc đầu tư
phát triển lâu dài của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có những chính sách hợp
lí để đảm bảo sự phát triển và duy trì hoạt động của mình. Hạn chế tối da việc
huy độngvốnkhông kì hạn và cho vay ngắn hạn.
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0831
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán tại GP Bank chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: tỷ đồng
Hoạt động thanh toán
GP Bank chi nhánh Hà Thành
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng
TDSTT 75.67 100.00% 577.87 100.00% 1251.95 100.00% 502.2 663.67% 674.08 116.65%
TTBTM 28.97 38.28% 159.17 27.54% 299.97 23.96% 130.2 449.43% 140.8 88.46%
TTKDTM 46.7 61.72% 418.7 72.46% 951.98 76.04% 372 796.57% 533.28 127.37%
Nguồn: phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0832
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số thanh toán của ngân hàng
tăng qua các năm. Năm 2012 tổng doanh số thanh toán là 577.87 tỷ đồng tăng
502.2 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2013 tổng doanh số thanh toán là
1251.95 tỷ đồng, tăng 674.08 tỷ đồng so với năm 2012 ( tương đương 116.65
%). Đây là kết quả của việc ngân hàng đã mở rộng cũng như có những chính
sách thu hút và nâng cao dịch vụ thanh toán, thu hút được nhiều người sử
dụng hơn.
Năm 2013 thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng giảm về tỉ trọng thanh
toán bằng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán, tuy nhiên về số lượng tiền
thì tăng qua các năm, còn tỉ trọng lại giảm dần qua các năm như sau: 38.28 %
(2011), 27.54 % ( 2012), 23.96 %(2013). Bên cạnh đó doanh số thanh toán
không dùng tiền mặt lại có xu hướng tăng về số lượng và tỉ trọng qua các
năm. Tỷ trọng về thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán chung qua 3 năm tương ứng 61.72
%, 72.46 %, 76.04 %. Sở dĩ có tình trạng trên là do trong năm 2012 tình hình
kinh tế của thế giới tương đối ổn định khiến cho nhu cầu thanh toán không
dùng tiền mặt tăng cũng như tăng về số lượng thanh toán dùng tiền mặt. Tình
hình đó vẫn tiếp tục tăng trong năm 2013 tuy tỉ trọng thanh toán dùng tiền
mặt ít nhưng số tiền vẫn còn cao. Vậy nên ngân hàng cần có những chính sách
hợp lí để duy trì tình hình trên và nâng cao chất lượng của ngân hàng ngày
một tốt hơn
2.1.3.4 Kết quả hoạtđộng kinh doanh
Trong suốt quá trình hoạt động, GP Bank chi nhánh Hà Thành đã
không ngừng nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Vì
vậy kết quả kinh doanh chi nhánh không ngừng được cải thiện. Điều đó được
thể hiện qua bảng sau:
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0833
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hà ThànhNguồn:
phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành
Đơn vị: tỷ đồng
Kết quả hoạt động kinh doanh
chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
tuyệt
đối
tỷ trọng
%
tuyệt
đối
tỷ trọng
%
Tổng doanh thu 35.5 235.6 712.33 200.1 563.66% 476.73 202.35%
Tổng chi phí 34.9 231.2 699.22 196.3 562.46% 468.02 202.43%
Lợi nhuận trước thuế 0.6 4.4 13.11 3.8 633.33% 8.71 197.95%
lợi nhuận sau thuế 0.468 3.432 10.2258 2.964 633.33% 6.7938 197.95%
Tổng tài sản 423.43 874.56 1456.95 451.13 106.54% 582.39 66.59%
ROS= LNST/DTT 1.32% 1.46% 1.44% 0.14% -0.02%
ROA=LNST/ TTSBQ 0.06% 0.53% 0.88% 0.47% 0.35%
ROE= LNST/VCSH 0.38% 1.07% 2.36% 0.69% 1.30%
Nguồn: phòng quản lý tín dụng GP Bank chi nhánh Hà Thành
Tổng doanh thu và chi phí của chi nhánh tăng đều qua các năm, tuy nhiên
năm đầu tiên do chi nhánh mới bắt đầu đi vào hoạt động cần nhiều chi phí cho
việc ổn định chi nhánh cũng như nhiều tác động bên ngoài khác nên lợi nhuận
ngay trong năm đầu đi vào hoạt động không đạt được nhiều so với các ngân
hàng khác. Các năm tiếp theo tình hình có được cải thiện hơn là lợi nhuận
trước thuế đã có và tăng dần trong hai năm trở lại đây. Đó là một dấu hiệu tốt
cho việc kinh doanh cũng như ổn định của ngân hàng trong tương lai. Đặc
biệt lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2013 đạt 13.11 tỷ đồng tăng gần
4 lần so với năm 2011 ( 4.4 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trước
thuế cũng được cải thiện từ mức 3.8 tỷ đồng (2012/2011) lên đến 8.71 tỷ
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0834
đồng (2013/2012) điều này chứng tỏ năng lực kinh doanh của chi nhánh ngày
càng hiệu quả, hướng đi mà chi nhánh lựa chọn là đúng đắn. Nếu tiếp tục thực
hiện và phát triển đồng thời với sự phục hồi của nền kinh tế thì tình hình kinh
doanh của GP Bank chi nhánh Hà Thành sẽ có những bước tiến nổi bật, đóng
góp vào thành tích chung của toàn hệ thống NHTM của toàn hệ thống. Bên
cạnh việc tăng trưởng về LNTT thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với doanh thu
thuần cũng tăng dần qua các năm cụ thể như sau: 1.32%, 1.46%, 1.44%. Lợi
nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng tăng lên hàng năm
điều đó chứng tỏ với 1 đồng vốn chủ sở hữu sinh ra số đồng lợi nhuận sau
thuế hàng năm tăng lên tương ứng chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có lãi.
Ngân hàng nên duy trì phát triển và chính sách phát triển hàng để có thể có
nhiều lợi nhuận hơn trong các năm tiếp theo.
2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH
2.2.1 Kết quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Việc đánh giá dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng sẽ giúp chúng ta
thấy được các hoạt động mà GP Bank chi nhánh Hà Thành thực hiện, hoạt động
nào mang lại hiệu quả cho chinhánh. Tasẽ phântíchquabảng dướiđây:
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0835
Bảng 2.5:Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: tỷ đồng
GP Bank chi nhánh Hà Thành 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
số tiền % số tiền %
Dư nợ cho vay tiêu dùng (1) 15.43 105.6 216.89 90.17 584.38% 111.29 105.39%
Tổng dư nợ cho vay (2) 60 420 870 360 600.00% 450 107.14%
Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng= 1:2 25.72% 25.14% 24.93% -0.57% -0.21%
Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm
Vay mua nhà đất và sửa chữa nhà 5 36.75 83.45 31.75 635.00% 46.7 127.07%
Vay mua xe ô tô trả góp 7 38.27 75.87 31.27 446.71% 37.6 98.25%
Vay thấu chi 0 0.37 1.73 0.37 1.36 367.57%
Vay du học 1.7 15.34 24.82 13.64 802.35% 9.48 61.80%
Vay tín chấp 1.2 13.5 23.24 12.3 1025.00% 9.74 72.15%
Vay khác ( cầm cố GTCG) 0.53 1.37 7.78 0.84 158.49% 6.41 467.88%
Dư nợ cho vay tiêu dùng TSĐB
Có tài sản bảo đảm 9.2 56.3 139.62 47.1 511.96% 83.32 147.99%
Không có tài sản bảo đảm 6.23 49.3 77.27 43.07 691.33% 27.97 56.73%
Nguồn: phòng quản lí tín dụng GP Bank chi nhánh Hà Thành
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0836
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ
cho vay giảm vào năm 2012 ( 0.57 %)do nguyên nhân là sự hạn chế, các
chính sách thắt chặt của NHNN trong lĩnh vực CVTD. Tuy nhiên, với tỷ lệ
CVTD đạt mức 25.72 % năm 2011 và 24.93 % năm 2013 chứng tỏ hoạt động
CVTD là không phải hoạt động chính của chi nhánh trong thời gian qua. Tỷ
trọng dư nợ CVTD còn giải thích phần doanh thu và lợi nhuận phần lớn của
ngân hàng trong thời gian qua là không phải do hoạt động CVTD của ngân
hàng đem lại, hoạt động CVTD của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong tổng số doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.
Tiếp theo là cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo các sản phẩm của GP
Bank chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2011-2013:
- Vì tỷ trọng dư nợ CVTD giảm dần do chính sách thắt chặt của
NHNN vào năm 2012 nên dư nợ các sản phẩm CVTD cũng có xu hướng
giảm. Tuy nhiên chỉ giảm về tỷ trọng còn số tiền vẫn tăng cao so với năm
2011. Tốc độ tăng của các khoản cho vay tiêu dùng khá lớn tập trung chủ yếu
vào các sản phẩm như cho vay mua ô tô trả góp, vay du học, vay tín chấp và
vay khác. Nhưng sang năm 2013 dư nợ CVTD về nhà đất, vay tín chấp và vay
khác đều tăng mạnh so với năm 2012. Mức độ tăng các khoản mục này năm
2013/2012 như sau: vay về nhà đất tăng 46.7 tỷ đồng (tăng 127.07 %); vay
tín chấp tăng 9.74 tỷ đồng( tăng 72.15 %); vay khác tăng 6.41 tỷ đồng ( tăng
467.88%)
- Riêng khoản mục vay thấu chi mới được chi nhánh đưa vào áp dụng
nhưng tổng dư nợ cho vay thấu chi so với các sản phẩm khác là rất thấp( chỉ
đạt 1.73 tỷ đồng vào năm 2013)
Về cơ cấu TSĐB của các khoản cho vay tiêu dùng : chúng ta có thể
thấy với các khoản vay có TSĐB, dư nợ cho vay của các khoản vay này năm
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0837
2012/2011 tăng mạnh, tăng 47.1 tỷ đồng ( tăng 511.96 %). Năm 2013/2012
cũng tăng so với năm 2012, tăng 83.32 tỷ đồng ( tăng 147.99 %). Còn các
khoản vay không có tài sản đảm bảo, năm 2012 so với năm 2011 tăng 43.07
tỷ đồng( tăng 691.33 %), còn năm 2013 so với 2012 tăng 27.97 tỷ đồng (
tăng 56.73 %)
2.2.2 Chất lượng cho vaytiêu dùng tại chi nhánh
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0838
Bảng 2.6:Nợ quá hạn, nợ xấu, tỷlệ nợ quá hạn, tỷlệ nợ xấutrong hoạtđộngCVTDtạiGPBankchinhánhHà Thành
Đơn vị: tỷ đồng
tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong CVTD tại GP Bank chi nhánh Hà Thành
chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
chênh lệch tỷ lệ chênh lệch tỷ lệ
nợ quá hạn 0.08 0.19 0.26 0.11 137.50% 0.07 26.92%
nợ xấu 0.07 0.09 0.13 0.02 28.57% 0.04 30.77%
dư nợ cho vay tiêu dùng 25 157.6 453.6 132.6 530.40% 296 65.26%
tỷ lệ nợ quá hạn 0.32% 0.12% 0.06% -0.20% -0.06%
tỷ lệ nợ xấu 0.28% 0.06% 0.03% -0.22% -0.03%
Nguồn : Phòng quản lí tín dụng GP Bank chi nhánh Hà Thành
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0839
Bảng trên cho ta thấy dư nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động CVTD
luôn ở mức thấp. Điều này chứng tỏ công tác quản lí nợ CVTD đang thực
hiện tại chi nhánh tốt. GP Bank chi nhánh Hà Thành tận dụng được lợi thế
của mình là ở nơi có lợi thế rất tốt, có nhiều công ty, tập đoàn, nhiều khu mua
sắm, đời sống dân cư cao và trình độ dân trí cao,……để tạo ra cho mình
lượng khách hàng lớn, mục tiêu là những cá nhân có thu nhập không cao
nhưng ổn định, có khả năng trả nợ từ các khoản thu nhập, tiền lương, tiền
công. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012/2011 tăng 0.11 tỷ đồng ( 137.5 %),
2013/2012 tăng 0.07 tỷ đồng (26.92 %) điều này cũng không đáng kể lắm
trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay. Tỷ lệ nợ xấu cùng tăng nhẹ so
với 2011 là 0.02 tỷ đồng còn 2013 tăng là 0.04 tỷ đồng. Tuy tăng về số tiền
nhưng tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu lại giảm qua các năm. Điều này chứng
tỏ công tác quản lí nợ CVTD đang thực hiện tại chi nhánh là tốt, do đó cần
tiếp tục phát huy và có nhiều chính sách tốt hơn trong việc quản lí nợ của
ngân hàng. Bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng, vì thế nên ngân hàng cần
duy trì tốt như mức hiện tại để phát triển tốt hơn.
2.2.3 Thu nhập từ cho vay tiêu dùng
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0840
Bảng 2.7:Kết quả hoạt động kinh doanh CVTD tại GP Bank chi nhành Hà Thành
Đơn vị: tỷ đồng
Kết quả hoạt động kinh doanh cho vay tiêu
dùng
2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu
chênh
lệch tỷ trọng
chênh
lệch tỷ lệ
Tổng doanh thu CVTD 3.1 25.2 67.95 22.1 712.90% 42.75 62.91%
Tổng chi phí CVTD 4.2 22.3 61.2 18.1 430.95% 38.9 63.56%
Lợi nhuận trước thuế của hoạt động CVTD -1.1 2.9 6.75 4 -363.64% 3.85 57.04%
Nguồn : Phòng quản lí tín dụng tại GP Bank chi nhánh Hà Thành
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0841
Nếu năm 2012 so với năm 2011doanh thu CVTD tăng 22.1 tỷ đồng về
số tuyệt đối tương đương với mức tăng cao so với năm 2011 là 712.9%. Mức
tăng này cho thấy năm 2012 hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng được
đẩy mạnh và có chính sách hợp lí cho việc kinh doanh của ngân hàng. Năm
2013/2012 doanh thu CVTD cũng tăng về cả số lượng và tỷ trọng . Về số
tuyệt đối doanh thu CVTD tăng 42.75 tỷ đồng tương đương với mức tăng
62.91%. Bên cạnh doanh thu thì chi phí CVTD cũng tăng mạnh, năm
2012/2011 chi phí CVTD tăng 18.1 tỷ đồng tương đương với 430.95%. Còn
năm 2013/2012 chi phí cho hoạt động CVTD của ngân hàng cũng tăng với số
tuyệt đối là 38.9 tỷ đồng tương đương với 63.56%. Điều này làm cho LNTT
của hoạt động CVTD tại GP Bank chi nhánh Hà Thành cũng tăng lên tương
ứng hàng năm nhưng mức tăng của lợi nhuận không cao về số tuyệt đối, năm
2011 thì lợi nhuận trước thuế âm bởi ngân hàng mới đi vào hoạt động thì có
thể mất nhiều chi phí để tìm kiếm nguồn khách hàng, bên cạnh đó còn thêm
chi phí cho haojt động quảng cáo, marketing dịch vụ cho vay của ngân hàng
nữa. Năm 2013 LNTT tăng 57.04% với số tiền là 3.85 tỷ đồng. Qua số liệu
trên ta nhận thấy rằng doanh thu, chi phí, LNTT của hoạt động CVTD tại GP
Bank chi nhánh Hà Thành bắt đầu có tín hiệu tốt vào năm 2012 và tăng
trưởng vào năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng nhẹ này bắt đầu từ đâu, có
phải là sự nâng cao chất lượng cũng như PR cho hoạt động CVTD? Nguyên
nhân được đưa ra là do chú trọng hơn đối với hoạt động CVTD của ngân
hàng, hơn nữa nó còn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng
nên được chú trọng nhiều hơn và đã đem lại kết quả như mong muốn. Vì thế
cần phát huy tốt các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0842
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI CHI NHÁNH
2.3.1 Kết quả đạt được
- CVTD góp phần nâng cao hình ảnh chi nhánh và tăng khả năng huy
động vốn, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và góp phần phân tán
rủi ro cho ngân hàng đồng thời còn giúp ngân hàng tăng cường bán chéo các
sản phẩm khác như mở sổ tiết kiệm, thanh toán qua thẻ, chuyển tiền……
- GP Bank chi nhánh Hà Thành đã tận dụng được lợi thế của mình để
tạo ra cho mình một lương khách hàng lớn, đặc thù, trung thành với ngân
hàng và có trách nhiệm cao trong nghĩa vụ trả nợ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát tốt giúp đảm bảo an toàn
cho chi nhánh, thể hiện sự bền vững về chất lượng CVTD khi chi nhánh mở
rộng hoạt động
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1 Những tồn tại và hạn chế
Mặc dù hoạt động CVTD trong những năm trở lại đây đã đạt được mức tăng
trưởng khá cao và cũng được ngân hàng đầu tư chú trọng. Tuy nhiên bản thân
nó cũng gặp phải một số hạn chế mà khó có ngân hàng tránh được là:
- Thứ nhất: Đây là nghiệp vụ còn mới mẻ đối với người đi vay, nhất là
người dân có mức thu nhập chưa ổn định, đó là hộ gia đình. Vì vậy sẽ khó
khăn trong công tác hướng dẫn họ về cách thức vay, hình thức trả nợ cũng
như công tác thu hồi nợ. Mặt khác, họ vay phải bảo đảm bằng tài sản thế chấp
nên công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn cho những món vay nhỏ. Do đó
chi nhánh còn nhiều khó khă, hạn chế trong việc cho vay đối với hộ gia đình.
Hay cũng hạn chế cho vay đối với cán bộ hưu trí bởi lẽ họ cũng chỉ được
hưởng trợ cấp lương hàng tháng mà số lượng được hưởng đó không nhiều
lắm, cho nên sẽ khó khăn để họ trả nợ.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0843
- Thứ hai: quy trình nghiệp vụ còn rườm rà, phức tạp. Mặc dù thời gian
xét duyệt CVTD được rút ngắn tùy thuộc vào giá trị và mục đích nhóm vay
nhưng thời hạn giải quyết một khoản vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi
giả ngân còn kha dài so với ngân hàng khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới
việc thu hút khách hàng đến các hoạt động khác của ngân hàng
- Thứ ba: Cơ cấu sản phẩm chưa thực sự đồng đều và hợp lí. Mặc dù
phương châm hoạt động là đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhưng đối
với hỗ trợ cho vay du học, cho vay sinh hoạt còn nhiều hạn chế, trong khi đây
là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Rõ rang cơ cấu CVTD của chi
nhánh phải cân đốihơn, phù hợp với điều kiện cạnh tranh hiện nay.
- Thứ tư: hiện tại chi nhánh vẫn áp dụng mức lãi suất phạt đối với khách
hàng trả nợ trước hạn khi tham gia vay tiêu dùng. Có thể đây là biện pháp phù
hợp đối với các nước có nền kinh tế phát triển, khả năng trả nợ của khách
hàng được đảm bảo hơn, nhưng đối với thị trường Việt Nam thì không phù
hợp,khách hàng thưởng mong muốn trả nợ nhanh để giảm bớt chi phí tiền
vay, tuy nhiên họ lại phải chịu lãi phạt nên dễ gây tâm lí có tiền mà không trả
nợ và làm gia tăng khả năng không thu hồi được nợ của ngân hàng.
3.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
- Ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng thương
mại cổ phần và NH liên doanh khác tại địa bàn làm cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng xuất hiện tính cạnh tranh, mà chủ yếu tập trung vào hoạt động
đầu tư tín dụng. Trong khi quy mô thị trường không tăng lên nhiều thì số
lượng ngân hàng lại tăng lên nhanh chóng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Điều
này làm cho thị phần kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hà Thành không
ngừng bị chia sẻ.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0844
- Các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng lãi suất, điều này tạo thuận lợi
cho khách hàng nhưng lại gây khó khăn cho ngân hàng vì việc cạnh tranh
diễn ra gay gắt hơn. Để cạnh tranh với nhau các ngân hàng cố gắng làm giảm
lãi suất cho vay và tăng nhiều ưu đãi đối với khách hàng làm cho chi phí tăng
lên, từ đó ảnh hưởng không ít tới lợi nhuận của ngân hàng.
- Thu nhập của người dân tuy có tăng lên nhưng do tâm lí thói quen tiết
kiệm đã ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Họ ngại khi
mang tiếng đi vay, nợ nần để mua sắm đồ tiêu dùng. Thêm nữa sự phân hóa
giàu nghèo giữa các miền khách nhau khá lớn khiến cho việc mở rộng thị
trường gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này còn chung
chung chưa tạo ra hành lang thông thoáng cho nghiệp vụ này. Hiện tại chưa
có văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn thực
hiện nghiệp vụ này nên các ngân hàng chưa yên tâm đầu tư, phát triển một
cách mạnh mẽ vì lo sợ cơ chế cũng như luật có sự thay đổi. Hơn nữa, các văn
bản pháp luật còn chồng chéo, nhiều khi khiến các ngân hàng lung túng, hạn
chế sự chủ động trong kinh doanh.
Nguyên nhân chủ quan:
- Chất lượng của một số cán bộ không đảm bảo, không tuân thủ đầy đủ
các bước trong quy trình tín dụng, không thẩm định cụ thể, chính xác về
khách hàng trước khi đi vay, không kiểm tra giám sát khách hàng trong quá
trình vay. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và chất lượng tín dụng
của ngân hàng vì con người là yếu tố quyết định trong sự phát triển của ngân
hàng.
- Công nghệ ngân hàng ở bộ phận tín dụng nói chung và hoạt động
tiêu dùng nói riêng vẫn chưa được hoàn thiện đồng bộ. Việc quản lí, lưu trữ
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0845
hồ sơ và thông tin về khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khăn trong
việc tra cứu cũng như xem xét thông tin khách hàng. Hiện nay bộ phận tín
dụng đa số vẫn dùng giấy tờ quản lí nhiều, gây lãng phí cho ngân hàng và
không tạo được thói quen sử dụng các thiết bị quản lí công nghệ cao trên thế
giới.
- Hoạt động marketing của chi nhánh còn yếu, chưa cung cấp đầy đủ
thông tin về sản phẩm của khách hàng. Đa phần khách hàng tìm đến chi
nhánh khi mới biết thông tin những tiện ích sản phẩm qua hệ thống báo chí và
truyển hình. Tuy nhiên, GP Bank chi nhánh Hà Thành chưa giới thiệu được
các sản phẩm của mình trên truyền hình, và chỉ một số ít người tiêu dùng
thường xuyên đọc các loại báo, tạp chí chuyên ngành. Do đó người tiêu dùng
chưa được tiếp cận thực sự với hoạt động CVTD.
- Thiếu sự liên kết rộng rãi và chặt chẽ với các đại lí, các cửa hàng kinh
doanh bán lẻ, trong khi những đối tác này là một trong 3 nhân tố hoạt động của
CVTD. Vì vậy chưatạo sự thôngsuốttrongquá trìnhphục vụ khách hàng
- Trong khi những hàng hóa có độ thỏa mãn ngày càng cao, thị trường
càng phong phú thì danh mục sản phẩm CVTD lại chưa đa dạng, phong phú,
dịch vụ CVTD chưa bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Các hình thức
CVTD mà NH cung cấp như tài trợ mua nhà đất, ô tô, du học, đều là những
dịch vụ truyền thống khá phổ biến.
- GP Bank chi nhánh Hà Thành vẫn còn thận trọng trong việ cung ứng
CVTD dài hạn mặc dù số lượng mong muốn sử dụng dịch vụ ngày càng đông.
Quy mô và hạn mức các món cho vay dài hạn thường bị hạn chế để đảm bảo
an toàn
- Chính sách CVTD của NH chưa thực sự thông thoáng và đồng nhất.
Đối tượng vay tiêu dùng còn hạn chế. Hiện tại hầu như các sản phẩm CVTD
của GP Bank chi nhánh Hà Thành đang bị giới hạn ở những khách hàng có hộ
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0846
khẩu thường sống tại Hà Nội rất lớn. Chính những người này mới có những
nhu cầu vay vốn để trang trải các chi phí sinh hoạt cũng như đáp ứng nhu cầu
nhà ở.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0847
CHƯƠNG 3 :
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP BANK CHI
NHÁNH HÀ THÀNH
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG CVTD CỦA NGÂN
HÀNG TMCP GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH
3.1.1.Địnhhướng chung :
Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng
phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nền kinh
tế nói chung và ngân hàng nói riêng, nền kinh tế thế giới vẫn đang trong trạng
thái khó khăn. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và ổn định
tiền tệ sẽ làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó
khăn. Sẽ không còn nhiều cơ hội bành trướng thị phần như thời điểm trước,
ngân hàng sẽ phải thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm
phòng tránh rủi ro tăng cao trong giai đoạn này.
Năm 2013 sẽ là một năm đầy thách thức đối với GP Bank chi nhánh
Hà Thành, để đối mặt với những thách thức đó NH đã đề ra một số định
hướng hoạt động trong thời gian tới :
- Đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi từ
dân cư.
- Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát, đảm bảo an ninh, hiệu quả.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo
chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ trong đó tăng cường đạo tạo tại chỗ.
- Tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Trang bị đầy đủ
phương tiện làm việc phù hợp với từng nghiệp vụ, trên cơ sở tiết kiệm chi phí.
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0848
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn mọi mặt
hoạt động.
Đẩm bảo đủ thu nhập cho cấn bộ công nhân viên theo quy định.
Để thực hiện các mục tiêu này, GP Bank chi nhánh Hà Thành phấn đấu
thực hiện các nhiệm vụ sau :
-Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, hiện đại hóa để vững bước
vào hội nhập. tái cơ cấu tức là cơ cấu lại nguồn vốn và cơ cấu lại tín dụng
-Tiếp tục đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động dịch
vụ.
-Tập trung quản lý và đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo theo yêu cầu
hội nhập khu vực và quốc tế. Rà soát lại đội ngũ CBTD nhắm bố trí công việc
theo đúng chuyên môn và đủ sức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới trong hoạt
động kinh doanh.
-Nâng cao năng lực tài chính trên nhiều phương diện
-Tiếp tục chường trình địa hóa công nghệ ngân hàng
-Tăng cường hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng.
3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu
dùng tại GP Bank chi nhánh Hà Thành.
Hoàn thành những định hướng mục tiêu chung của hội đồng quản trị và
ban điều hành đề ra. Đối tượng khách hàng mà GP Bank Hà Thành hướng
đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu trên
địa bàn. Sản phẩm tín dụng là các sản phẩm phục vụ các doanh nghiệp vừa,
các hộ kinh doanh cá thể và các sản phẩm CVTD. Trong đó ngân hàng sẽ tập
trung vào phát triển CVTD vì mức sống của người dân Hà Nội là cao và tiêu
dùng của họ là rất lớn. Ngoài các sản phẩm CVTD truyền thống, GP Bank Hà
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0849
Thành tiếp tục phát triển các sản phẩm cho vay khác nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng tiêu dùng.
Ngân hàng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm các
GP Bank chi nhánh tại các khu vực đông dân cư sinh sống và buôn bán. Tại
những khu vực này ngân hàng có thể cho vay kinh doanh đối với các Doanh
Nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và CVTD đối với những người có thu nhập cao.
Tăng cường quảng bá hình ảnh và tiếp thị đối với các nhóm khách hàng
tiềm năng, tạo ra ấn tượng tốt về một ngân hàng có chất lượng cao trong tất cả
các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng.
Nghiên cứu thị trường để phát triển cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa
dạng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
3.2 GIẢI PHẮP MỞ RỘNG CVTD TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ
THÀNH
3.2.2 Thu nhập thông tin
- Phỏng vấn trực tiếp người vay để xem tính trung thực của người vay
và thu nhập của họ. Trong quá trình phỏng vấn, CBTD yêu cầu người vay
cung cấp thêm thông tin như tình hình tài chính của khách hàng, thời gian làm
công việc hiện tại, tình trạng gia đình, độ tuổi, số lượng người sống phụ thuộc
vào người vay. Đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại các đơn vị ngoài
quốc doanh thì phải trình bảng hợp đồng lao động để ngăn chặn sự lừa đảo
ngay từ ban đầu.
- Thu thập thông tin gián tiếp về người vay như phỏng vấn nhứng người
thân hoặc những người sống gàn người vay để xem sự khai báo của người vay
có đúng không. Vì có nhiều thông tin ta không thể phỏng vấn trực tiếp từ
Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0850
người vay nên phải lấy thông tin từ bên ngoài chảng hạn như trình độ học
vấn, tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp.
Do yêu cầu công tác thu thập thông tin phải đầy đủ chính xác và kịp
thời . Nếu đạt được những yêu cầu này sẽ có luồng thông tin chính xác, từ đó
giúp cán bộ tín dụng có quyết định đúng đắn.
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng.
Thẩm định là khâu hết sức quan trọng đối với hoạt động cho vay của
ngân hàng, nó giúp cho ngân hàng biết được tình hình tài chính, mục đích sử
dụng vốn vay cũng như khả năng trả nợ của người vay.
Đối với nghiệp vụ CVTD thì khâu này cũng không kém phần quan
trọng. song không vì thế mà quá thận trọng trong quyết định, làm mất thời
gian của khách hàng cũng như làm tăng chi phí của ngân hàng. Hoạt động
CVTD gắn với số lượng khách hàng đông cần phải sử dụng công cụ thẩm
định vừa chính xác vừa nhanh chóng, gọn nhẹ. Trong những trường hợp như
vậy ngân hàng nên sử dụng chấm điểm tín dụng giúp ngân hàng xác định
nhanh chóng đâu là khoản vay tốt đâu là khoản vay. Ngoài ra, khi cho vay
đảm bảo bằng tài sản hay bảo lãnh của người thứ ba thì CVTD phải kiểm tra
thẩm định xem tài sản đó và tình hình của người bảo lãnh.
Để đảm bảo chất lượng hoạt động CVTD và giúp công tác thẩm định
có hiệu quả thì việc thu thập thông tin là rất quan trọng. để có thể thực hiện
tốt điều này thì vần đề cơ bản là chi nhánh phải phát huy tối đa vai trò của bộ
phận quan hệ khách hàng vì đây là nơi tiếp nhận, thu thập các thông tin của
khách hàng. Đồng thời một trong những công việc quan trọng hàng đầu là
phải tăng cường, nâng cao trình độ và năng lực của thâm định viên vì đây là
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
taothichmi
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hà...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từPhát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đNâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAYĐề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Chuyên đề mẫu
Chuyên đề mẫuChuyên đề mẫu
Chuyên đề mẫu
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 

Similar to Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành

Similar to Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành (20)

Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDVĐề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
 
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đĐề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
 
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh VượngĐề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng GP Bank tại Hà thành

  • 1. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... v LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG I TÔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................. 3 1.1 CHO VAY TIÊU DÙNG ................................................................ 3 1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng: .................................................... 3 1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng....................................................... 5 1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng. ...................................................... 7 1.1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng .................................................. 10 1.2 MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG............................................ 12 1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng:..................................... 12 1.2.2 Sự cần thiết mở rộng CVTD. ................................................... 13 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng...................... 14 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD............................. 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH .............................................................................. 22 2.1 Tổng quan về GP bank chi nhánh Hà Thành................................... 22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................ 22 2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của GP Bank chi nhánh Hà Thành:………..................................................................................... 24
  • 2. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08ii 2.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà Thành ……....................................................................................... 24 2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH ........ 34 2.2.1 Kết quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh................................... 34 2.2.2 Chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.............................. 37 2.2.3 Thu nhập từ cho vay tiêu dùng................................................. 39 2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI CHI NHÁNH............. 42 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH ........................................................... 47 3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG CVTD CỦA NGÂN HÀNG TMCP GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH ............................ 47 3.1.1.Định hướng chung :.................................................................... 47 3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng tại GP Bank chi nhánh Hà Thành. ............................................... 48 3.2 GIẢI PHẮP MỞ RỘNG CVTD TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH ................................................................................................ 49 3.2.2 Thu nhập thông tin.................................................................. 49 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng.............................. 50 3.2.4 Tăng cường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.............. 51 3.2.5 Tăng cường công tác theo dõinợ, xử lý nợ và ngăn ngừa các khoản nợ phát sinh. ............................................................................. 51 3.2.6 Hoàn thiện danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng.................... 52 3.2.7 Đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng ...................... 53
  • 3. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08iii 3.2.8 Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác Marketting đối với sản phẩm CVTD…………................................................................................. 54 3.2.9 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng........................................... 56 3.2.10 .Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: ..................................... 58 3.3 KIẾN NGHỊ ................................................................................. 59 3.3.2 Đối với nhà nước .................................................................... 60 3.3.3 Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam .................................... 61 3.3.4 Đối với ngân hàng NHTMCP GP Bank chi nhánh Hà Thành .... 62 3.3.5 Đối với các cơ quan hữu quan.................................................. 63 KẾT LUẬN.............................................................................................. 65
  • 4. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước CVTD Cho vay tiêu dùng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần SXKD Sản xuất kinh doanh KTXH Kinh tế xã hội CBNV Cán bộ nhân viên NHĐT Ngân hàng đầu tư CBTD Cán bộ tín dụng NHCP Ngân hàng cổ phần
  • 5. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.08v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại GP Bank chi nhánh Hà Thành ......... 25 Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành .................. 28 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán tại GP Bank chi nhánh Hà Thành 31 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hà ThànhNguồn: phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành............................ 33 Bảng 2.5: Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành 35 Bảng 2.6:Nợ quáhạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quáhạn, tỷ lệ nợ xấu tronghoạtđộng CVTD tạiGP Bank chi nhánh Hà Thành...................................................... 38 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh CVTD tại GP Bank chi nhành Hà Thành....................................................................................................... 40
  • 6. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.081 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước của đảng và nhà nước thì ngân hàng cũng không ngững đổi mới , nâng cao chất lượng của mình để hòa chung với nhịp độ phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. bên cạnh đó cũng từng bước thay đổi và ứng dụng công nghệ tiên tiến của ngân hàng, nhằm làm cho hoạt động của mình ngày càng đa dạng hóa về các loại hình kinh doanh dịch vụ, tăng cường vai trò cạnh tranh để thu hút khách hàng, giảm mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhất. Kinh doanh có hiệu quả và từng bước phát triển nghành ngân hàng là mục tiêu của mỗi ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi mỗi ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung phải đa dạng hóa các nghiệp vụ và một trong các nghiệp vụ đó là cho vay tiêu dùng. Nó góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy cho việc thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng của chinh phủ, tạo ra công ăn việc làm cho đại bộ phận dân cư trong nên kinh tê của đất nước, tạo thu nhập cao hơn và nâng cao đời sống cho dân chúng. Với những điều kiện đã nêu, cùng lý thuyết đã được học tại trường và qua quá trình thực tập tại ngân hàng em đã lựa chọn đề tài: cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà Thành thực trạng và giải pháp để làm chuyên đề tốt nghiệp của minh Ngoài lời mở đầu , kết luận và danh mục tham khảo, nội dung chính cảu chuyên đề được chia thành 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
  • 7. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.082 Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng dầu khí Hà Nội Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng dầu khí Hà Nội
  • 8. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.083 CHƯƠNG I TÔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng (CVTD) là một hoạt động tất yếu được hình thành trong nền kinh tế thị trường nhắm thỏa mãn các vấn đề: người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng vượt quá khả năng thanh toán hiện tại, ngườibán mong muốn tiêu thụ được nhiều hàng hóa đơn, người có tiền nhàn rỗi mong có thêm thu nhập khi cho vay. Đó chính là các lý do để nghiệp vụ cho vay tiêu dùng ra đời. Hiện nay trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng TMCP…đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Đó là cho khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải kinh doanh làm dịch vụ. Đây là sản phẩm dịch vụ đã phát triển từ lâu trên thế giới nhưng mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây tại Việt Nam. Trong tương lai, CVTD sẽ hướng tới mục tiêu về sự thuận tiện, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nhận được khoản vay sớm hơn trong khi vẫn duy trì được sự kiểm soát đối với khoản vay tiêu dùng đó để tránh những giảm sút về chất lượng tín dụng. Đây là xu hướng chủ yếu mà hoạt động CVTD sẽ phát triển trong tương lai. Trên thực tế có rất nhiều khái niệm cho vay tiêu dùng do đặc trưng của từng nền kinh tế. Song chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát như sau:Cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng giao cho khách hàng bao gồm cá
  • 9. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.084 nhân va hộ gia đình một khoản tiền theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinhhoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống khác. Khái niệm CVTD có thể khác nhau nhưng nội dung cơ bản là giống nhau, cùng đề cập đến mục đích của loại hình cho vay này: phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, những người có nhu cầu nâng cao mức sống nhưng chưa có khả năng chi trả trong hiện tại. NHTM phát triển sản phẩm CVTD này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu được gốc hoàn trả và lợi nhuận từ khoản vay. CVTD được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thưởng do ngân hàng, quỹ tiết kiệm, HTX tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Ngoài ra còn có hình thức bán hàng trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện. CVTD cho phép sử dụng trước khả năng mua, do đó tác động gián tiếp kích thích sản xuất phát triển. Trong giai đoạn nền kinh tế giảm phát thì CVTD là đòn bẩy đề kích cầu, tạo động lực cho nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Nhưng nếu trong giai đoạn lạm phát thì CVTD sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó những dịch vụ cho vay mà NH cung cấp cho người tiêu dùng có thể là một trong những dịch vụ mang chi phí cao nhất với nhiều rủi ro nhất đối với NH vì tình hình tài chính của cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo điều kiện sức khỏe hay công việc của họ. Vì thế CVTD phải được quản lý chặt chẽ, linh hoạt trước những thay đổicủa môi trường kinh doanh.
  • 10. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.085 1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng Tuy ra đời khá muộn nhưng do nhu cầu cuộc sống của ngưởi dân ngày càng cao cùng với sự bùng nổ kinh tế đã tạo đà để CVTD trở thành sản phẩm chủ đạo của đa số các NHTM, đặc biệt là các NHCP, NH ngoài quốc doanh ở nước ta. Cho vay tiêu dùng, một hoạt động mang lợi nhuận lớn ngày càng được các NHTM tập trung và phát triển.Đây là một hoạt động mang những đặc điểm riêng khác với các hoạt động cho vay khác về quy mô món vay, rủi ro lãi suất và chi phí khoản vay. Một là, quy mô của món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều: Các khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng thong thường nên các món vay có giá trị không lớn, thậm chí nhỏ. Đây là do giá trị của hàng hóa dịch vụ tín dụng không đắt hoặc do khách hàng đã có sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn. Đó là do tuy mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng nhu cầu vay khá phổ biến đa dạng, thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên số lượng khách hàng đến vay vốn là rất đông, khiến số lượng các món vay là nhiều, dần đến tổng quy mô CVTD là rất lớn. Hai là, chi phí cho một khoản vay tiêu dùng là khá lớn: CVTD là một trong các khoản mục có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Thực tế mỗi món CVTD thường rất nhỏ, thời gian vay ngắn, nhưng số lượng các món vay lại lớn. Hơn nữa, các thong tin cá nhân thường không đầy đủ và chính xác hoàn toàn. Điều này khiến các ngân hàng vất vả trong quá trình cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng đến việc giải ngân, thu nợ. Những điều trên khiến cho thực hiện một khoản CVTD đốivới ngân hàng là rất tốn kém, mất nhiều chi phí.
  • 11. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.086 Ba là, các khoản tiêu dùng có lãi suất cao thường cố định và không phụ thuộc vào lãi suất thị trường. Lãi suất ngân hàng áp dụng đối với khoản tiêu dùng thường để bù đắp chi phí huy động vốn và đặc biệt là chi phí cho việc hoàn thành một khoản cho vay tiêu dùng là rất lớn nên lãi suất CVTD khá cao. Lãi suất CVTD thường được cố định ở một mức nhất định trong vòng một năm hoặc một kỳ hạn. Đối với cho vay trả góp, lãi suất được ấn định ngay từ đầu cho đến hết thời hạn vay. Còn cho vay trung và dài hạn lãi suất được điều chỉnh một năm một lần trên cơ sở lãi suất huy động cộng với biên độ nhất định tùy theo từng ngân hàng. Bốn là, các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao nên thưởng có tài sản đảm bảo: Loại hình cho vay tiêu dùng luôn chứa đựng các rủi ro đáng kể, do: - CVTD có độ nhảy cảm theo chu kỳ, do nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thưởng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mà người dân cảm thấy lạc quan và tin tưởng vào tương lai. Ngược lại, khi nên kinh tế rơi vào suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc vay từ ngân hàng. - Đồng thời nguồn trả nợ chủ yếu của ngưởi đi vay có thể có biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, sức khỏe của khách hàng…từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các cá nhân, hộ gia đình. - Tính cách và bản tính của khách hàng cũng là yếu tố khó xác định song đó lại là yếu tố khó xác định song đó lại là yếu tố quyết định hoàn trả khoản vay của khách hàng. Đặc biệt khi các thông tin của khách hàng không được đảm bảo do sự không cẩn thận khi tìm hiểu thông tin khách hàng của nhân viên cũng tạo ra rủi ro cho khoản vay này.
  • 12. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.087 Chính vì CVTD tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy nên cho vay thưởng có tài sản đảm bảo. Tài sản đó có thể là tài sản độc lập khác hoặc tài sản hình thành từ nguồn vốn khách hàng vay. Cho dù tài sản hình thành từ nguồn nào đi nữa thì cũng đòi hỏi ngân hàng phải thậm định kỹ càng trước khi cho vay để hạn chế rủi ro có thê xảy ra đốivới khoản vay. Năm là, lợi nhuận thu được từ các khoản vay tiêu dùng là khá lớn: CVTD là một trong các khoản mục đem lại mức lợi nhuận cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Do tính rủi ro cao nên khách hàng thường phải chịu một mức lãi suất không nhỏ, trong trường hợp khách hàng không thanh toán được gốc hoặc lãi khi đến hạn trả nợ thì phải chịu một mức phạt cao hơn nhiều so với lãi suất trong hợp đồng. Bên cạnh đó, lãi suất CVTD cao hơn lãi suất cho vay thương mại vì người vay chỉ chú trọng đến nhu cầu mua sắm mà mình đang mong muốn mà ít nhạy cảm với lãi suất. Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất suốt phạt trong trường hợp khách hàng muốn trả nợ trước hạn. Điều này khác hăn só với cho vay sản xuât kinh doanh, đây cũng là một trong các lý do CVTD đem lại lợi nhuận khá cao cho ngân hàng. Do triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi đối tượng khách hàng trong lĩnh vực này mà hầu hết các nước phát triển hiện nay lợi nhuận từ CVTD đã trở thành một trong các nguồn thu chủ yếu của NHTM, đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngân hang cũng như quản lý NH, và tiếp tục hứa hẹn về triển vọng phát triển của loại hình cho vay này trong tưởng lai. 1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng. 1.1.3.1 Theo hình thức đảm bảotiền vay - Cho vay đảm bảo bằng tài sản của khách hàng
  • 13. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.088 Ngân hàng cho khách hàng vay tiền trên cơ sở khách hàng đem tài sản của mình để đảm bảo khoản vay đó. Tài sản ở đây là tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của khách hàng. Những đảm bảo này không được hình thành từ khoản tín dụng của chính ngân hàng. Các khoản tín dụng dựa trên loại này thường đảm bảo an toàn cho ngân hàng, song gây khó khắn cho cả NH và khách hàng trong việc định giá, làm cho thơi gian tíchtín dụng bị kéo dài. Theo hình thức này thì có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố. - Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng lương hay thu nhập. Ngân hàng cho khách hàng vay tiền đề đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu trên cơ sở thế chấp bằng lương hay thu nhập. Nó chủ yếu được áp dụng cho các khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi tiêu thưởng xuyên còn đủ tích trữ để trả nợ. - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay: Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản giá trị lớn, thời gian sử dụng dài như cho vay mua, sửa chữa nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại. Mức cho vay của ngân hàng trong hình thức phụ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm, mức tối đa thường từ 60- 70% giá trị tài sả mua sắm. 1.1.3.2 Theo mục đích vay Cho vay tiêu dùng có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau của khách hàng, đó là những nhu cầu chi tiêu mà khách hàng chưa có khả năng chi trả tại thời điểm hiện tại. Những nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thể phát sinh bất ngờ như khám chưa bệnh, mua sắm vật dụng sinh hoạt hoặc có kế hoạch như nhu cầu mua oto, du học. Vì mục đích vay tiêu dùng rất đa dạng và để giúp các ngân hàng dễ dàng quản lý khoản vay nên có thể phân loại CVTD theo mục đich như sau:
  • 14. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.089 - Cho vay mua ô tô - Cho vay mua, sửa chữa nhà ở - Cho vay du học - Cho vay tiêu dùng khác. 1.1.3.3 Theo phương thức hoàn trả. - Cho vay tiêu dùng trả một lần: Theo phương thức này khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản vay tiêu dùng này chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn không dài. - Cho vay tiêu dùng trả góp Đây là hình thức CVTD phổ biến hiện nay. Xuất phát từ thực tế là nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng không đến cùng một lúc, ngân hàng có thể thỏa thuận để cho khách hàng có thể chi trả một khoản tiền nhất định định kỳ hàng tháng sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng và quy định của ngân hàng. Phương thức này thưởng áp dụng đối với khoản vay lớn, thu nhập định kỳ của khách hàng không đủ trả nợ một lần. - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo cách này, khách hàng được phép vay và trả nợ theo hạn mức tín dụng trong thời hạn vay. Lãi phải trả mỗi kỳ có thể dựa trên một trong ba cách: o Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Theo phương pháp này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng.
  • 15. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0810 o Lãi được tính dựa trên số dư trước khi điều chỉnh: Theo cách này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán. o Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân. 1.1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng Cũng giống như hoạt động cho vay kinh doanh, CVTD cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định không thể tránh khỏi. Tuy nhiên hoạt động tín dụng này có vai trò không nhỏ đối với cá nhân tiêu dùng, các nhà sản xuất, ngân hàng thương mại và đốivới cả nền kinh tế. 1.1.4.1 Đối với ngườitiêu dùng. Thông thường thu nhập của người tiêu dùng có tính chất ổn định, tuy nhiên trong cuộc sống lại nảy sinh nhiều nhu cầu tự nhiên, thiết yếu nên nếu chỉ dựa vào thu nhập hiện tại thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của mình. Nhờ có VCTD, người tiêu dùng có thể được hưởng những tiện ích trước khi đủ tích lũy và quan trọng hơn, nó rất cần thiết cho những trường hợp các cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách như chi tiêu cho y tế, giáo dục. Như vậy CVTD đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vay, tạo điều kiện cho người dân cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngân hàng với hoạt động này đã giúp người tiêu dùng kết hợp nhu cầu hiện tại và khả năng thanh toán cho tương lai, kích thích người tiêu dùng lao động để hướng tới cuộc sống đầy đủ. Có thể nói, ngươi tiêu dùng là người hưởng thụ trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích mà hoạt động CVTD mang lại. Nhưng nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó có thể làm người đi vay chi tiêu quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiêu dùng hoặc chi tiêu trong tương lai, hoặc nghiêm trọng hơn người tiêu dùng mất khả năng chi trả thì họ sẽ gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
  • 16. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0811 1.1.4.2. Đốivới nhà sản xuất: CVTD của NHTM đã trực tiếp làm gia tăng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, góp phần làm gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất. Không những thế, nhà sản xuất lại không phải bán chịu do đã có trợ giúp của ngân hàng nên có thể thu hồi và quay vòng vốn nhanh, đem lại lợi nhuận cao hơn để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường. Ngoài ra, CVTD còn thúc đẩy các nhà sản xuất gia tăng khả năng cạnh tranh về số lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm và nhất là chất lượng để tăng uy tín phục vụ khách hàng. 1.1.4.3. Đốivới ngân hàng thương mại: CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ đối với khách hàng, từ đó làm tăng huy động tiền gửi cho ngân hàng, Xuất phát từ đối tượng CVTD phục vụ là rất rộng, do đó khi CVTD được mở rộng thì ngân hàng càng có điều kiện tiếp xúc, quan hệ nhiều hơn với khách hàng, từ đó tạo ra nguồn huy động tiềm năng, là động lực để ngân hàng mở rộng đầu tư lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi nhuận cao mà ngân hàng được hưởng thì CVTD cũng luôn tiềm ẩn rủi ro lớn khiến các ngân hàng tốn kém chi phí. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản phẩm này phát triển thì cần thiết phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. 1.1.4.4. Đốivới nền kinh tế: Mặc dù không tạo ra những tác động trực tiếp cho nền kinh tế như cho vay sản xuất, CVTD cũng có những ảnh hưởng tích cực không nhỏ đến hoạt động KTXH.
  • 17. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0812 CVTD giúp người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu hiện tại với khả năng thanh toán trong tương lai. Nhờ vậy mà chất lượng đời sống dân cư được cải thiện đáng kể. Song song với việc giúp các nhà sản xuất tăng thu nhập, mở rộng quy mô, CVTD còn kích thích sự phát triển của thị trường hàng hóa tiêu dùng, tạo nguồn sống cho khu vực sản xuất trong nước, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp do tăng nhu cầu lao động Với các NHTM, chức năng trung gian tài chính lại được củng cố hơn thông qua hoạt động cho vay này. Việc ngân hàng mở rộng hoạt động CVTD đồng nghĩa với việc kích cầu, tăng sức mua, tạo nên sự sôi động cho thị trường và tạo sự thịnh vượng cho cả nền kinh tế. Nói chung, hoạt động CVTD là một tất yếu, phù hợp với sự phát triển của xã hội và tuân theo quy luật kinh tế. Dù đúng ở vị trí nào: người tiêu dùng hày nhà cung cấp, NHTM hày nên kinh tế đều được hưởng lợi ích từ hoạt động này. Vì vậy nó là một hoạt động tất yếu, khách quan và đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội hiện nay. 1.2 MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng: Mở rộng CVTD là sự gia tăng về mặt quy mô, khối lượng, số lượng, là nói đến tăng trưởng theo chiều rộng của các khoản tín dụng tiêu dùng. Như vậy, mở rộng cho vay tiêu dùng tức là việc ngân hàng thực hiện tăng quy mô, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong cơ cấu cho vay nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng. Như vậy có thế hiểu rằng:
  • 18. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0813 - Mở rộng cho vay tiêu dùng phản ánh khả năng đáp ứng ngày càng tăng về vốn của nền kinh tế, theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng thời kỳ, qua đó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. - Mở rộng CVTD chịu ảnh hưởng bới các nhân tố chủ quan như: khả năng quản lý, nguồn vốn, trình độ của đội ngũ cán bộ,,,và khách quan như: sự phát triển kinh tế xã hội, cơ chế chính sách của nhà nước, tình hình chính trị…. - Mở rộng CVTD được xác định trên cơ sở việc thực hiện đa dạng hóa khách hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như đối tượng vay. Việc xây dựng mức lãi suất hợp lý cũng như xác định kỳ hạn trả nợ phù hợp với nguồn thu nhập khách hàng, với chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng góp phần làm mở rộng CVTD của ngân hàng. 1.2.2 Sự cần thiết mở rộng CVTD. Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động SXKD, nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Vì thế hoạt động của ngân hàng phát triển, nhất là lĩnh vực tín dụng ngân hàng, sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Hơn nữa, hoạt động CVTD sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong dân cư để nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước. Thứ nhất, giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. CVTD là một trong những hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy các ngân hàng phải liên tục mở rộng hoạt động này nhằm tăng khả năng sinh lời, giảm chi phí phục vụ, chi phí quản lý doanh
  • 19. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0814 nghiệp và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay, từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng…. Việc mở rộng CVTD sẽ tạo hình ảnh cho ngân hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng, làm tăng sức cạnh tranh với các đốithủ trên thị trường. Thứ hai, giúp giải quyết các mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt đông CVTD góp phần đáng kể trong chính sách kích cầu của nhà nước, giúp đạt được một số mục tiêu KTXH nhất định như: tăng mức sống cho dân cư, tăng trưởng GDP, thúc đẩy quá trình SXKD, thị trưởng hàng hóa nội địa phát triển. CVTDcũng hạn chếcác hoạtđộng không lành mạnh nhưcầm đồ, vay nặng lãi tồntại trongnền kinh tế thị trường tài chínhchưapháttriển. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng 1.2.3.1 Chỉtiêu về số lượt khách hàng giaodịch với ngân hàng. Khi ngân hàng có sự tập trung vào việc mở rộng CVTD, ngân hàng sẽ có biện pháp để thu hút khách hàng đến với mình, sẽ sử dụng các sản phẩm tín dụng của mình. Ngân hàng càng thực hiện tốt việc mở rộng CVTD bao nhiêu thì số lượng khách hàng giao dịch sẽ càng tăng lên bấy nhiêu. - Số lượng khách hàng: là tổng số khách hàng thưc hiện giao dịch với ngân hàng. Trong hoạt động CVTD, số lượng khách hàng thể hiện số các khoản tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho ngân hàng. - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng tuyệt đối. Mức tăng, giảm số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng năm (t) – Số lượng khách hàng năm (t-1). Chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng. - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng khách hàng tương đối
  • 20. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0815 Giá trị tăng trưởng khách hàng tương đối = 𝑚ứ𝑐 𝑡ă𝑛𝑔 𝑔𝑖ả𝑚 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1) × 100% - Chỉ tiêu số lượt khách hàng: là số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm. Trong hoạt động CVTD, số lượng khách hàng thể hiện số lần khách hàng đến ngân hàng thực hiện vay tiêu dùng. Khi số lượt khách hàng tăng lên thể hiện hoạt động CVTD của ngân hàng được mở rộng, đồng thời cũng cho biết sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng - Chỉ tiêu phản ánh cơ cầu khách hàng vay tiêu dùng: Tỷ trọng khách hàng là cá nhân vay tiêu dùng = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐾𝐻𝐶𝑁 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐾𝐻 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔 × 100% 1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng - Doanh số vay tiêu dùng: Là tổng số tiền ngân hàng cho vay tiêu dùng trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát nhát về hoạt động tín dụng của ngân hàng theo một thời kỳ nhất đinh, thưởng tính theo năm tài chính. - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối. Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối = Tổng doanh số CVTD năm (t) – tổng doanh số CVTD năm (t-1) Chi tiêu này cho biết doanh số CVTD năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng để tiêu dùng cũng tăng lên, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của kháchhàng, từ đó thể hiện hoạtđộngCVTDcủa ngân hàng đãmở rộng.
  • 21. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0816 - Chi tiêu phản ảnh sự tăng trưởng doanh số tưởng đối: chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % của thưởng số giữa giá trị tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đốivới tổng doanh số tiêu dùng năm (t-1) Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối = 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡𝑢𝑦ệ𝑡 đố𝑖 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1) × 100% Chi tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số của hoạt động CVTD năm (t) so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, thể hiện rằng doanh số CVTD qua các năm của ngân hàng đã tăng lên về số tưởngđối. Khi tỷ trọng CVTD tăng lên qua hàng năm, chứngtỏ rằng hoạt độngCVTDđãđược mở rộng. - Chi tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng Chi tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay ngân hàng. Khi tỷ trọng của CVTD tăng lên qua các năm chứng tỏ hoạt động CVTD đã được mở rộng Tỷ trọng = 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝐻Đ𝐶𝑉 × 100% 1.2.3.3 Chi tiêu phản ảnh dưnợ CVTD. - Dư nợ CVTD phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, nên chi tiêu này là con số thời điểm. Căn cứ vào mức dư nợ và tỷ lệ dư nợ có thể cho ta biết ngân hàng có thực hiện mở rộng tín dụng hay không. Bởi khi ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng thì dư nợ tín dụng thường ở mức cao. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác việc mở rộng tín dụng của ngân hàng phải kết hợp giữa chỉ tiêu dư nợ tín dụng với chi tiêu doanh số cho vay của ngân hàng.
  • 22. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0817 Dư nợ CVTD = Dư nợ CVTD năm (t-1)- doanh số CVTD năm (t) – doanh số thu nợ CVTD năm (t) - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối : Được tính bằng hiệu số giữa tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t) với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1) Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ CVTD năm (t) – tổng dư nợ CVTD năm (t-1) - Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tưởngđối:chỉ tiêu nàycho tabiết tốc độ tăngtrưởngdoanhsố củahoạtđộngCVTDnăm(t)so vớinăm (t-1) Giá trị tăng trưởng dư nợ CVTD tương đối = 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡𝑢𝑦ệ𝑡 đố𝑖 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1) × 100% 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD 1.2.4.1 Các nhân tố khách quan : - Môi trường kinh tế xã hội : môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Nó vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho ngân hàng, đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đòihỏi các ngân hàng phải có chiến lược rõ ràng. Khi nền kinh tế tăng trưởng các biến số kinh tế vĩ mô ổn định, đầy là sẽ là cơ hội tốt để ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu nhập người dân giảm sút, lạm phát cao, khi đó nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng bị thu hẹp, đây chính là yếu tố làm giảm quy mô cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.
  • 23. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0818 - Môi trường văn hóa : Môi trường văn hóa bao gồm trình độ dân trí, lối sống, thói quen sử dụng và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, đặc thù các sản phẩm của ngân hàng là vô hình nên khách hàng thưởng dựa vào sự tin tưởng hoặc kinh nghiệm để lựa chọn NH cũng như các sản phẩm của NH. Đây là vấn đề tâm lý của ngưởi dân, mà nó có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi cũng như nhu cầu của ngưởi tiêu dùng đốivới sản phẩm của ngân hàng Việc nghiên cứu các yêu tố văn hóa không chỉ xác định rõ các tác động của chúng tới hành vi tiêu dùng của khách hàng mà còn giúp ngân hàng xây dựng các chính sách, thủ tục, nghiệp vụ phù hợp với từng khu vực thị trường. - Môi trường pháp lý : Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành nghề kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và của các cơ quan chức năng của chính phủ. Môi trường pháp lý tác động tới tính trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện để hoạt động CVTD được diễn ra thông suốt, đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế những rắc rối phát sinh, gây tổn hại tới các bên tham gia quan hệ tín dụng, thậm chí đến lợi íchquốc gia. - Khách hàng vay vốn : Khách hàng của CVTD là các cá nhân, hộ gia đình, họ sẵn lòng và có khả năng vay ngân hàng để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Các khách hàng khác nhau thì có nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu khách hàng, ngân hàng cần xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng như yếu tố thu nhập, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội, trình độ văn hóa, độ tuổi, trong đó yêu tố thu nhập hay tổng quát hơn là khả năng tài chính của khách hàng là yêu tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đến hoạt động CVTD của ngân hàng. - Đối thủ cạnh tranh
  • 24. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0819 Xu hướng tự do hóa và quá trình mở cửa hội nhập của Việt Nam đã đặt các ngân hàng trước nguy cơ cạnh tranh rất cao. Ngày càng có nhiều ngân hàng được thành lập, trong nước cũng như các chi nhánh của NH nước ngoài khiến cho thị trường NH trở nên sôi động hơn. Do đó để đứng vững trên thị trường, buộc các NH phải nâng cao hiệu quả hoạt động và củng cố năng lực tài chính, áp lực cạnh tranh ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện sản phẩm của NH trong hiện tại và tương lai. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh không những ảnh hưởng trực tiếp tới việc mở rộng thị phần, quy mô tín dụng của NH mà còn ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng kinh doanh của NH. - Môi trường tự nhiên Những tác động từ phía tự nhiên như lũ lụt, động đất là những tác động mà NH khó kiểm soát được.Chúng có thể làm suy yếu khả năng chịu đựng rủi ro của NH và gây cho NH những thiệt hại về tài chính. Tóm lại, việc nghiên cứu các yếu tố khách quan có ý nghĩa rất quan trọng tới hoạt động kinh doanh của NH, các yếu tố này luôn biến động và thay đổi không ngừng, vì vậy đòi hỏi các NH phải chủ động điều chỉnh kịp thời, nắm bắt xu hướng biến động của nó để có thể đảm bảo chắc chắn cho việc nâng cao hiệu quả cho sản phẩm tín dụng của mình. 1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả CVTD được coi là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của NH, bộ máy tổ chức, các chính sách dịch vụ tài chính, chiến lược, quy trình, nghiệp vụ, thông tin tín dụng, công tác Maketting. - Chính sách tín dụng : là những nguyên tắc, phương pháp chỉ đạo được thiết lập nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng theo mục tiêu đặt ra. Chiến
  • 25. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0820 lược tín dụng thể hiện ở sự phù hợp của các yêu tố như hạn mức tín dụng, kỳ hạn, lãi suất, mức phí, các loại cho vay. Nếu chiến lược tín dụng đưa ra cứng nhắc, không đáp ứng được nhu câu đa dạng về vốn khách hàng thì đó chính là rào cản trong quá trình thực thi chiến lược của NH. Quy trình tín dụng quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình bao gồm từ khi chuẩn bị cho vay, phát triển vay, thu hồi nợ, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Sự kết hợp hài hòa giữa các khâu sẽ tạo điều kiện cho NH phát triển kịp thời những nhược điểm, nắm bắt diễn biến của khoản vay, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa rủi ro. - Chiến lược nâng cao hiệu quả sản phẩm của ngân hàng : Nâng cao hiệu quả sản phẩm của NH luôn là một trong các chiến lược hàng đầu của bất kỳ DN nào, nhất là đối với các NH trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Việc nâng cao hiệu quả sản phẩm giúp họ thu hút khách hàng tốt hơn, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Một NH có hoạt động CVTD có hiệu quả khi mà sản phẩm CVTD đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của khách hàng để thực hiện hoạt động tiêu dùng. - Trình độ côngnghệ và quản lý của NH Ngân hàng có công nghệ tiến tiến và trình độ quản lý hiện đại thì khả năng nâng cao hiệu quả CVTD sẽ tốt hơn. Trình độ quản lý thể hiện ở việc điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của NH. Với khả năng quản lý tốt sẽ giúp các NH hoạt động có chất lượng, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận. Mặt khác, nâng cao trinh độ quản lý giúp NH nhanh chóng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong thời kỳ hội nhập. - Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khả năng này thể hiện ở chất lượng nguồn nhân lực của NH, địa điểm đặt trụ sở, mạng lưới chi nhánh, nguồn vốn có đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không
  • 26. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0821 o Nguồn nhân lực : trong NH, nhân tố con người luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định tới sự thành bại của NH. Khi xem xét nguồn nhân lực, người ta xem xét dưới các góc độ : trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, sự nhiệt tình trong công việc, khả năng tư duy độc lập sáng tạo. Nâng cao hiệu quả hoạt động của NH phải gắn liền với nâng cao hiệu quả chiến lược nhân sự thì mới đem lại kết quả tốt cho NH. o Địa điểm đặt trụ sở và chi nhánh : vấn đề tiện lợi trong quá trình sử dụng dịch vụ luôn được khách hàng quan tâm. Nếu trụ sở NH đặt tại các nơi trung tâm, đông đúc dân cư thì sẽ là lợi thế lớn với NH. Mạng lưới chi nhánh càng rộng lớn thì cơ hội tiếp xúc với khách hàng càng nhiều, cho phép NH nâng cao hình ảnh và cung cấp các sản phẩm tới tận tay khách hàng. o Khả năng huy động vốn : NH hoạt động theo nguyên tắc ‘đi vay để cho vay’ do vậy mà khả năng huy động vốn của NH quyết định rất lớn tới việc mở rộng cho vay của NH. Vốn huy động của NH thường chiếm khoảng 70% so với tổng nguồn vốn, nó chính là điều kiện cần để NH có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh, gia tăng quy mô tín dụng. - Uy tín của ngân hàng. Uy tín của NH thể hiện hình ảnh của NH trong lòng khách hàng. NH đáp ứng tốt cho mỗi khoản vay hay không, dịch vụ phong phú, đa dạng hay không, thái độ phục vụ cũng như năng lực của cán bộ NH có làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hay không, nợ quá hạn của NH nhiều hay ít…tất cả các yếu tố đó tạo nên uy tín của một NH. Nếu NH có uy tín tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng CVTD.
  • 27. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0822 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH 2.1 Tổng quan về GP bank chi nhánh Hà Thành 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Năm 2011, GP Bank chính thức khai trương chi nhánh GP.Bank Hà Thành tại 19 Bà Triệu, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự ra đời của chi nhánh đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Ngân hàng TMCP GP Bank Hà Nội phòng giao dịch hà thành là một chi nhánh của ngân hàng TMCP GP Bank đóng vai trò tạo lập nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình, giải pháp của thống đốc ngân hàng nhà nước đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng TMCP GP Bank và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Phòng giao dịch Hà Thành là điểm giao dịch đầu tiên tiến hành thay đổi toàn bộ hình ảnh và mặt bằng theo mô hình chuẩn mới của GP.Bank nhằm tạo nên một không gian cởi mở và thân thiện, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mới về dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đến với GP.Bank Hà Thành, khách hàng sẽ được hướng dẫn cụ thể tới các vị trí giao dịch cần thiết và thực hiện bình chọn về chất lượng dịch vụ thông qua công cụ đánh giá được đặt trước quầy giao dịch. Đặc biệt, khách hàng sẽ được tư vấn chu đáo bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chuyên nghiệp. Mô hình giao dịch mới được xây dựng với định hướng dành không gian tối đa cho khách hàng thay vì lối giao
  • 28. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0823 dịch truyền thống như trước đây. Đây là phương thức giao dịch mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, sự gần gũi, thân thiện trong giao dịch tư vấn giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến với GP.Bank Hà Thành. Với những thay đổi mang tính đột phá trong phương thức cung cấp dịch vụ, mục tiêu cao nhất mà GP.Bank hướng tới là sự hài lòng và gắn bó lâu dài của khách hàng. Ngân hàng TMCP chi nhánh Hà Thành phòng giao dịch Hà Thành có các chức năng chính sau: - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và Ngoại Tệ - Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, ủy thác đầu tư từ chính phủ, ngân hàng nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong và ngoài nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạnbằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối vớicác tổ chức kinhtế, các nhân, hộ gia đìnhthuộc mọithànhphầnkinh tế. - Chiết khấu các loại giấy tờ có giá bằng tiên. - Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C cho khách hàng, bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động ở Việt Nam. - Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản
  • 29. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0824 2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của GP Bank chi nhánh Hà Thành: 2.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà Thành 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM, nó tạo nguồn vốn cho ngân hàng và làm tiền đề cho các hoạt động khác. Xác định của tầm quan trọng của việc huy động vốn. Ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà Thành đã chủ động tăng cường tiếp thị, khai thác các kênh huy động để hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao, kết quả thể hiện ở bảng sau: Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng kế toán tài chính GD và KQ Phòng quan hệ khách hàng Phòng hành chính nhân sự Giám đốc
  • 30. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0825 Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại GP Bank chi nhánh Hà Thành Đơn vị : tỷ đồng Tình hình huy động vốn chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Vốn huy động 300 100% 1,080 100% 1,985 100% 780 260% 905 83.80% Phân theo thành phần kinh tế Từ dân cư 145 48.33% 617.9 57.21% 932.56 46.98% 472.90 326.14% 314.66 50.92% Từ các tổ chức kinh tế 150 50.00% 438.6 40.61% 995.28 50.14% 288.60 192.40% 556.68 126.92% Từ các tổ chức tín dụng 5 1.67% 23.50 2.18% 57.16 2.88% 18.50 370.00% 33.66 143.23% Phân theo loại tiền tệ VNĐ 276.65 92.22% 948.4 87.81% 1742.78 87.80% 671.75 242.82% 794.38 83.76% Ngoại tệ qui đổi ra VNĐ 23.35 7.78% 131.60 12.19% 242.22 12.20% 108.25 463.60% 110.62 84.06% Phân theo cơ cấu kì hạn Không kỳ hạn 178.5 59.50% 557.12 51.59% 954.25 48.07% 378.62 212.11% 397.13 71.28% Có kỳ hạn 121.50 40.50% 522.88 48.41% 1,030.75 51.93% 401.38 330.35% 507.87 97.13% Nguồn: phòng quản lý tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành
  • 31. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0826 Xét theo thành phần kinh tế chúng ta có thể thấy rằng trong 3 năm qua số lượng tiền gửi tại GP Bank Hà Thành chủ yếu là của khu dân cư và TCKT chiềm khoảng 98.33 % đến 97.12% trong khi tiền gửi của TCTD chỉ chiếm xấp xỉ 1.67 % - 2.88 %. Điều này cho thấy quan hệ giữa ngân hàng và dân cư cùng các TCKT tại địa phương rất tốt. Trong khi nguồn vốn huy động từ các đối tượng này là nguồn vốn giá rẻ, có hiệu quả cao và thời hạn phong phú. Xét theo loại tiền tệ thì lượng tiền gửi huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ. Hiện tượng này là hợp lí khi tỷ giá thời gian qua luôn luôn biến động và lãi suất tiền gửi bằng VNĐ luôn ở mức cao hơn rất nhiều so với lãi suất của các loại ngoại tệ khác đặc biệt là Đô La Mỹ ( USD). Tỷ trọng huy động vốn bằng VNĐ năm 2012 là 87.81 % giảm xuống còn 87.80% (2013) về mặt tỷ lệ còn về mặt số lượng thì năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là 671.75 tỷ đồng ( 242.82%),và ít hơn 794.38 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương với 83.76%, còn tỷ trọng HĐV bằng ngoại tệ qua các năm lần lượt từ năm 2011 đến năm 2013: 7.78%, 12.19%, 12.2%. Về thời hạn huy động ta thấy tỷ trọng tiền gửi không kì hạn tại GP Bank chi nhánh Hà Thành ở mức xấp xỉ nhau 50% - 50%. Việc duy trì nguồn vốn không kì hạn là đem lại giá trị ‘ làm mềm’ cơ cấu nguồn vốn cho ngân hàng do yếu tố linh hoạt của chúng. Tuy nhiên nếu chúng chiếm tỉ trọng quá lớn thì tính lỏng nguồn vốn càng cao. Kinh doanh trong tình trạng dòng vốn chập chờn, lúc có, lúc không, lúc nhiều, lúc ít một cách bất chợt như vậy không những làm cho ngân hàng rất khó lên kế hoạch tài chính, thường xuyên phải sống chung với “ ăn đong” mà còn đe dọa thanh khoản của họ bất cứ lúc nào. Do đó, GP Bank chi nhánh Hà Thành cần có các giải pháp giảm tỷ trọng
  • 32. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0827 cơ cấu nguồn vốn không kì hạn ( chiếm khoảng 10% đến 15% nguồn vốn huy động là hợp lí) đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Nhìn chung, với quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động, GP Bank chi nhánh Hà Thành hoàn toàn đáp ứng được sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động CVTD 2.1.3.2 Hoạt động cho vay Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho GP Bank chi nhánh Hà Thành. Vì vậy trong thời gian qua ngân hàng đã coi hoạt động tín dụng là trọng tâm tạo ra thu nhập chính. Kể từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô tín dụng và các hình thức tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, nhưng vẫn coi việc mở rộng khách hàng có chất lượng là mực tiêu quan trọng cho sự phát triển ổn định của mình..
  • 33. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0828 Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành Đơn vị : tỷ đồng Hoạt động cho vay Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 GP Bank chi nhánh Hà Thành số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Tổng dư nợ 60 100% 420 100% 870 100% 360 600% 450 107.14% Phân theo thành phần kinh tế Quốc doanh 45.7 76.17% 305.79 72.81% 604.34 69.46% 260.09 569.12% 298.55 97.63% Ngoài quốc doanh 14.3 23.83% 114.21 27.19% 265.66 30.54% 99.91 698.67% 151.45 132.61% Phân theo loại tiền tệ VNĐ 54.34 90.57% 324.3 77.21% 568.97 65.40% 269.96 496.80% 244.67 75.45% Ngoại tệ quy ra VNĐ 5.66 9.43% 95.7 22.79% 301.03 34.60% 90.04 1590.81% 205.33 214.56% Phân theo thời gian Ngắn hạn 44.63 74.38% 285.43 67.96% 533.4 61.31% 240.8 539.55% 247.97 86.88% Trung và dài hạn 15.37 25.62% 134.57 32.04% 336.6 38.69% 119.2 775.54% 202.03 150.13% Nguồn : phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành
  • 34. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0829 Nhìn chung dư nợ của ngân hàng thấp hơn so với nguồn huy động vốn của ngân hàng. Có thể đây là do chính sách của ngân hàng và là chiến lược phát triển của ngân hàng trong năm đầu đi vào hoạt động. Năm đầu tiên chưa thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng và để có thêm thu nhập, không thể thu hút vốn về và để đó, ngân hàng có thể thực hiện điều chuyển vốn giữa các chi nhánh cùng hệ thống để những chi nhánh không thể huy động vốn kịp với nhu cầu vay của khách hang và từ đó có thêm thu nhập của ngân hàng. Xét theo cơ cấu hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế tỷ trọng dư nợ của nhóm doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm trong khi lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong dư nợ của nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( 23.83% - 27.19% - 30.54% ). Điều này xuất phát từ chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đồng thời cũng cho thấy chính sách, định hướng của ngân hàng trong việc tập trung khai thác, mở rộng tín dụng với nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn….. Xét theo loại tiền tệ ta thấy rằng tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ có xu hướng giảm dần ( 90.57 % năm 2011 xuống 77.21% năm 2012 ) và tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ gia tăng ( 9.43 % năm 2011 lên 22.79 % năm 2012). Tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ cũng có xu hướng giảm nhẹ khi bước sang năm 2013: giảm còn 65.4% năm 2013 và như thế dư nợ bằng ngoại tệ tăng lên 34.6 %. Điều này được giải thích vì sao sau một thời gian giảm sút thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang dần phục hồi trong khi Hà Nội là thủ đô lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc mở rộng cho
  • 35. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0830 vay bằng ngoại tệ với đối tượng này là nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ. Theo thời gian cấp tíndụng, tỷ trọngdư nợ cho vay ngắn hạn giao động từ mức 74.38% vào năm 2011 và giảm dần vào năm 2012 (67.96%), năm 2013 còn 61.31 %. Xét trong ngắn hạn thì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của GP Bank chi nhánh Hà Thành là tương đối hợp lí khi mà tỷ trọng huy động vốn không kì hạn của chi nhánh đang ở mức cao. Việc duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay như vậy sẽ giúp ngân hàng quay vòng vốn nhanh, đảm bảo được mức độ an toàn, tránh được các rủi ro đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên nếu trong dài hạn tỉ trọng cho vay ngắn hạn luôn cao như vậy thì sẽ là một bất lợi cho việc đầu tư phát triển lâu dài của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có những chính sách hợp lí để đảm bảo sự phát triển và duy trì hoạt động của mình. Hạn chế tối da việc huy độngvốnkhông kì hạn và cho vay ngắn hạn. 2.1.3.3 Hoạt động thanh toán
  • 36. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0831 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán tại GP Bank chi nhánh Hà Thành Đơn vị: tỷ đồng Hoạt động thanh toán GP Bank chi nhánh Hà Thành Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng TDSTT 75.67 100.00% 577.87 100.00% 1251.95 100.00% 502.2 663.67% 674.08 116.65% TTBTM 28.97 38.28% 159.17 27.54% 299.97 23.96% 130.2 449.43% 140.8 88.46% TTKDTM 46.7 61.72% 418.7 72.46% 951.98 76.04% 372 796.57% 533.28 127.37% Nguồn: phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành
  • 37. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0832 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số thanh toán của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2012 tổng doanh số thanh toán là 577.87 tỷ đồng tăng 502.2 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2013 tổng doanh số thanh toán là 1251.95 tỷ đồng, tăng 674.08 tỷ đồng so với năm 2012 ( tương đương 116.65 %). Đây là kết quả của việc ngân hàng đã mở rộng cũng như có những chính sách thu hút và nâng cao dịch vụ thanh toán, thu hút được nhiều người sử dụng hơn. Năm 2013 thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng giảm về tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán, tuy nhiên về số lượng tiền thì tăng qua các năm, còn tỉ trọng lại giảm dần qua các năm như sau: 38.28 % (2011), 27.54 % ( 2012), 23.96 %(2013). Bên cạnh đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt lại có xu hướng tăng về số lượng và tỉ trọng qua các năm. Tỷ trọng về thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán chung qua 3 năm tương ứng 61.72 %, 72.46 %, 76.04 %. Sở dĩ có tình trạng trên là do trong năm 2012 tình hình kinh tế của thế giới tương đối ổn định khiến cho nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt tăng cũng như tăng về số lượng thanh toán dùng tiền mặt. Tình hình đó vẫn tiếp tục tăng trong năm 2013 tuy tỉ trọng thanh toán dùng tiền mặt ít nhưng số tiền vẫn còn cao. Vậy nên ngân hàng cần có những chính sách hợp lí để duy trì tình hình trên và nâng cao chất lượng của ngân hàng ngày một tốt hơn 2.1.3.4 Kết quả hoạtđộng kinh doanh Trong suốt quá trình hoạt động, GP Bank chi nhánh Hà Thành đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Vì vậy kết quả kinh doanh chi nhánh không ngừng được cải thiện. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
  • 38. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0833 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hà ThànhNguồn: phòng quản lí tín dụng tại chi nhánh GP Bank Hà Thành Đơn vị: tỷ đồng Kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 tuyệt đối tỷ trọng % tuyệt đối tỷ trọng % Tổng doanh thu 35.5 235.6 712.33 200.1 563.66% 476.73 202.35% Tổng chi phí 34.9 231.2 699.22 196.3 562.46% 468.02 202.43% Lợi nhuận trước thuế 0.6 4.4 13.11 3.8 633.33% 8.71 197.95% lợi nhuận sau thuế 0.468 3.432 10.2258 2.964 633.33% 6.7938 197.95% Tổng tài sản 423.43 874.56 1456.95 451.13 106.54% 582.39 66.59% ROS= LNST/DTT 1.32% 1.46% 1.44% 0.14% -0.02% ROA=LNST/ TTSBQ 0.06% 0.53% 0.88% 0.47% 0.35% ROE= LNST/VCSH 0.38% 1.07% 2.36% 0.69% 1.30% Nguồn: phòng quản lý tín dụng GP Bank chi nhánh Hà Thành Tổng doanh thu và chi phí của chi nhánh tăng đều qua các năm, tuy nhiên năm đầu tiên do chi nhánh mới bắt đầu đi vào hoạt động cần nhiều chi phí cho việc ổn định chi nhánh cũng như nhiều tác động bên ngoài khác nên lợi nhuận ngay trong năm đầu đi vào hoạt động không đạt được nhiều so với các ngân hàng khác. Các năm tiếp theo tình hình có được cải thiện hơn là lợi nhuận trước thuế đã có và tăng dần trong hai năm trở lại đây. Đó là một dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh cũng như ổn định của ngân hàng trong tương lai. Đặc biệt lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2013 đạt 13.11 tỷ đồng tăng gần 4 lần so với năm 2011 ( 4.4 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế cũng được cải thiện từ mức 3.8 tỷ đồng (2012/2011) lên đến 8.71 tỷ
  • 39. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0834 đồng (2013/2012) điều này chứng tỏ năng lực kinh doanh của chi nhánh ngày càng hiệu quả, hướng đi mà chi nhánh lựa chọn là đúng đắn. Nếu tiếp tục thực hiện và phát triển đồng thời với sự phục hồi của nền kinh tế thì tình hình kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hà Thành sẽ có những bước tiến nổi bật, đóng góp vào thành tích chung của toàn hệ thống NHTM của toàn hệ thống. Bên cạnh việc tăng trưởng về LNTT thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần cũng tăng dần qua các năm cụ thể như sau: 1.32%, 1.46%, 1.44%. Lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng tăng lên hàng năm điều đó chứng tỏ với 1 đồng vốn chủ sở hữu sinh ra số đồng lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng lên tương ứng chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có lãi. Ngân hàng nên duy trì phát triển và chính sách phát triển hàng để có thể có nhiều lợi nhuận hơn trong các năm tiếp theo. 2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH 2.2.1 Kết quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Việc đánh giá dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng sẽ giúp chúng ta thấy được các hoạt động mà GP Bank chi nhánh Hà Thành thực hiện, hoạt động nào mang lại hiệu quả cho chinhánh. Tasẽ phântíchquabảng dướiđây:
  • 40. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0835 Bảng 2.5:Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay tại GP Bank chi nhánh Hà Thành Đơn vị: tỷ đồng GP Bank chi nhánh Hà Thành 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 số tiền % số tiền % Dư nợ cho vay tiêu dùng (1) 15.43 105.6 216.89 90.17 584.38% 111.29 105.39% Tổng dư nợ cho vay (2) 60 420 870 360 600.00% 450 107.14% Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng= 1:2 25.72% 25.14% 24.93% -0.57% -0.21% Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm Vay mua nhà đất và sửa chữa nhà 5 36.75 83.45 31.75 635.00% 46.7 127.07% Vay mua xe ô tô trả góp 7 38.27 75.87 31.27 446.71% 37.6 98.25% Vay thấu chi 0 0.37 1.73 0.37 1.36 367.57% Vay du học 1.7 15.34 24.82 13.64 802.35% 9.48 61.80% Vay tín chấp 1.2 13.5 23.24 12.3 1025.00% 9.74 72.15% Vay khác ( cầm cố GTCG) 0.53 1.37 7.78 0.84 158.49% 6.41 467.88% Dư nợ cho vay tiêu dùng TSĐB Có tài sản bảo đảm 9.2 56.3 139.62 47.1 511.96% 83.32 147.99% Không có tài sản bảo đảm 6.23 49.3 77.27 43.07 691.33% 27.97 56.73% Nguồn: phòng quản lí tín dụng GP Bank chi nhánh Hà Thành
  • 41. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0836 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay giảm vào năm 2012 ( 0.57 %)do nguyên nhân là sự hạn chế, các chính sách thắt chặt của NHNN trong lĩnh vực CVTD. Tuy nhiên, với tỷ lệ CVTD đạt mức 25.72 % năm 2011 và 24.93 % năm 2013 chứng tỏ hoạt động CVTD là không phải hoạt động chính của chi nhánh trong thời gian qua. Tỷ trọng dư nợ CVTD còn giải thích phần doanh thu và lợi nhuận phần lớn của ngân hàng trong thời gian qua là không phải do hoạt động CVTD của ngân hàng đem lại, hoạt động CVTD của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Tiếp theo là cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo các sản phẩm của GP Bank chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2011-2013: - Vì tỷ trọng dư nợ CVTD giảm dần do chính sách thắt chặt của NHNN vào năm 2012 nên dư nợ các sản phẩm CVTD cũng có xu hướng giảm. Tuy nhiên chỉ giảm về tỷ trọng còn số tiền vẫn tăng cao so với năm 2011. Tốc độ tăng của các khoản cho vay tiêu dùng khá lớn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như cho vay mua ô tô trả góp, vay du học, vay tín chấp và vay khác. Nhưng sang năm 2013 dư nợ CVTD về nhà đất, vay tín chấp và vay khác đều tăng mạnh so với năm 2012. Mức độ tăng các khoản mục này năm 2013/2012 như sau: vay về nhà đất tăng 46.7 tỷ đồng (tăng 127.07 %); vay tín chấp tăng 9.74 tỷ đồng( tăng 72.15 %); vay khác tăng 6.41 tỷ đồng ( tăng 467.88%) - Riêng khoản mục vay thấu chi mới được chi nhánh đưa vào áp dụng nhưng tổng dư nợ cho vay thấu chi so với các sản phẩm khác là rất thấp( chỉ đạt 1.73 tỷ đồng vào năm 2013) Về cơ cấu TSĐB của các khoản cho vay tiêu dùng : chúng ta có thể thấy với các khoản vay có TSĐB, dư nợ cho vay của các khoản vay này năm
  • 42. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0837 2012/2011 tăng mạnh, tăng 47.1 tỷ đồng ( tăng 511.96 %). Năm 2013/2012 cũng tăng so với năm 2012, tăng 83.32 tỷ đồng ( tăng 147.99 %). Còn các khoản vay không có tài sản đảm bảo, năm 2012 so với năm 2011 tăng 43.07 tỷ đồng( tăng 691.33 %), còn năm 2013 so với 2012 tăng 27.97 tỷ đồng ( tăng 56.73 %) 2.2.2 Chất lượng cho vaytiêu dùng tại chi nhánh
  • 43. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0838 Bảng 2.6:Nợ quá hạn, nợ xấu, tỷlệ nợ quá hạn, tỷlệ nợ xấutrong hoạtđộngCVTDtạiGPBankchinhánhHà Thành Đơn vị: tỷ đồng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong CVTD tại GP Bank chi nhánh Hà Thành chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 chênh lệch tỷ lệ chênh lệch tỷ lệ nợ quá hạn 0.08 0.19 0.26 0.11 137.50% 0.07 26.92% nợ xấu 0.07 0.09 0.13 0.02 28.57% 0.04 30.77% dư nợ cho vay tiêu dùng 25 157.6 453.6 132.6 530.40% 296 65.26% tỷ lệ nợ quá hạn 0.32% 0.12% 0.06% -0.20% -0.06% tỷ lệ nợ xấu 0.28% 0.06% 0.03% -0.22% -0.03% Nguồn : Phòng quản lí tín dụng GP Bank chi nhánh Hà Thành
  • 44. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0839 Bảng trên cho ta thấy dư nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động CVTD luôn ở mức thấp. Điều này chứng tỏ công tác quản lí nợ CVTD đang thực hiện tại chi nhánh tốt. GP Bank chi nhánh Hà Thành tận dụng được lợi thế của mình là ở nơi có lợi thế rất tốt, có nhiều công ty, tập đoàn, nhiều khu mua sắm, đời sống dân cư cao và trình độ dân trí cao,……để tạo ra cho mình lượng khách hàng lớn, mục tiêu là những cá nhân có thu nhập không cao nhưng ổn định, có khả năng trả nợ từ các khoản thu nhập, tiền lương, tiền công. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012/2011 tăng 0.11 tỷ đồng ( 137.5 %), 2013/2012 tăng 0.07 tỷ đồng (26.92 %) điều này cũng không đáng kể lắm trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay. Tỷ lệ nợ xấu cùng tăng nhẹ so với 2011 là 0.02 tỷ đồng còn 2013 tăng là 0.04 tỷ đồng. Tuy tăng về số tiền nhưng tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu lại giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản lí nợ CVTD đang thực hiện tại chi nhánh là tốt, do đó cần tiếp tục phát huy và có nhiều chính sách tốt hơn trong việc quản lí nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng, vì thế nên ngân hàng cần duy trì tốt như mức hiện tại để phát triển tốt hơn. 2.2.3 Thu nhập từ cho vay tiêu dùng
  • 45. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0840 Bảng 2.7:Kết quả hoạt động kinh doanh CVTD tại GP Bank chi nhành Hà Thành Đơn vị: tỷ đồng Kết quả hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu chênh lệch tỷ trọng chênh lệch tỷ lệ Tổng doanh thu CVTD 3.1 25.2 67.95 22.1 712.90% 42.75 62.91% Tổng chi phí CVTD 4.2 22.3 61.2 18.1 430.95% 38.9 63.56% Lợi nhuận trước thuế của hoạt động CVTD -1.1 2.9 6.75 4 -363.64% 3.85 57.04% Nguồn : Phòng quản lí tín dụng tại GP Bank chi nhánh Hà Thành
  • 46. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0841 Nếu năm 2012 so với năm 2011doanh thu CVTD tăng 22.1 tỷ đồng về số tuyệt đối tương đương với mức tăng cao so với năm 2011 là 712.9%. Mức tăng này cho thấy năm 2012 hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng được đẩy mạnh và có chính sách hợp lí cho việc kinh doanh của ngân hàng. Năm 2013/2012 doanh thu CVTD cũng tăng về cả số lượng và tỷ trọng . Về số tuyệt đối doanh thu CVTD tăng 42.75 tỷ đồng tương đương với mức tăng 62.91%. Bên cạnh doanh thu thì chi phí CVTD cũng tăng mạnh, năm 2012/2011 chi phí CVTD tăng 18.1 tỷ đồng tương đương với 430.95%. Còn năm 2013/2012 chi phí cho hoạt động CVTD của ngân hàng cũng tăng với số tuyệt đối là 38.9 tỷ đồng tương đương với 63.56%. Điều này làm cho LNTT của hoạt động CVTD tại GP Bank chi nhánh Hà Thành cũng tăng lên tương ứng hàng năm nhưng mức tăng của lợi nhuận không cao về số tuyệt đối, năm 2011 thì lợi nhuận trước thuế âm bởi ngân hàng mới đi vào hoạt động thì có thể mất nhiều chi phí để tìm kiếm nguồn khách hàng, bên cạnh đó còn thêm chi phí cho haojt động quảng cáo, marketing dịch vụ cho vay của ngân hàng nữa. Năm 2013 LNTT tăng 57.04% với số tiền là 3.85 tỷ đồng. Qua số liệu trên ta nhận thấy rằng doanh thu, chi phí, LNTT của hoạt động CVTD tại GP Bank chi nhánh Hà Thành bắt đầu có tín hiệu tốt vào năm 2012 và tăng trưởng vào năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng nhẹ này bắt đầu từ đâu, có phải là sự nâng cao chất lượng cũng như PR cho hoạt động CVTD? Nguyên nhân được đưa ra là do chú trọng hơn đối với hoạt động CVTD của ngân hàng, hơn nữa nó còn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nên được chú trọng nhiều hơn và đã đem lại kết quả như mong muốn. Vì thế cần phát huy tốt các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.
  • 47. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0842 2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI CHI NHÁNH 2.3.1 Kết quả đạt được - CVTD góp phần nâng cao hình ảnh chi nhánh và tăng khả năng huy động vốn, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng đồng thời còn giúp ngân hàng tăng cường bán chéo các sản phẩm khác như mở sổ tiết kiệm, thanh toán qua thẻ, chuyển tiền…… - GP Bank chi nhánh Hà Thành đã tận dụng được lợi thế của mình để tạo ra cho mình một lương khách hàng lớn, đặc thù, trung thành với ngân hàng và có trách nhiệm cao trong nghĩa vụ trả nợ. - Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát tốt giúp đảm bảo an toàn cho chi nhánh, thể hiện sự bền vững về chất lượng CVTD khi chi nhánh mở rộng hoạt động 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 3.3.2.1 Những tồn tại và hạn chế Mặc dù hoạt động CVTD trong những năm trở lại đây đã đạt được mức tăng trưởng khá cao và cũng được ngân hàng đầu tư chú trọng. Tuy nhiên bản thân nó cũng gặp phải một số hạn chế mà khó có ngân hàng tránh được là: - Thứ nhất: Đây là nghiệp vụ còn mới mẻ đối với người đi vay, nhất là người dân có mức thu nhập chưa ổn định, đó là hộ gia đình. Vì vậy sẽ khó khăn trong công tác hướng dẫn họ về cách thức vay, hình thức trả nợ cũng như công tác thu hồi nợ. Mặt khác, họ vay phải bảo đảm bằng tài sản thế chấp nên công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn cho những món vay nhỏ. Do đó chi nhánh còn nhiều khó khă, hạn chế trong việc cho vay đối với hộ gia đình. Hay cũng hạn chế cho vay đối với cán bộ hưu trí bởi lẽ họ cũng chỉ được hưởng trợ cấp lương hàng tháng mà số lượng được hưởng đó không nhiều lắm, cho nên sẽ khó khăn để họ trả nợ.
  • 48. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0843 - Thứ hai: quy trình nghiệp vụ còn rườm rà, phức tạp. Mặc dù thời gian xét duyệt CVTD được rút ngắn tùy thuộc vào giá trị và mục đích nhóm vay nhưng thời hạn giải quyết một khoản vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giả ngân còn kha dài so với ngân hàng khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút khách hàng đến các hoạt động khác của ngân hàng - Thứ ba: Cơ cấu sản phẩm chưa thực sự đồng đều và hợp lí. Mặc dù phương châm hoạt động là đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhưng đối với hỗ trợ cho vay du học, cho vay sinh hoạt còn nhiều hạn chế, trong khi đây là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Rõ rang cơ cấu CVTD của chi nhánh phải cân đốihơn, phù hợp với điều kiện cạnh tranh hiện nay. - Thứ tư: hiện tại chi nhánh vẫn áp dụng mức lãi suất phạt đối với khách hàng trả nợ trước hạn khi tham gia vay tiêu dùng. Có thể đây là biện pháp phù hợp đối với các nước có nền kinh tế phát triển, khả năng trả nợ của khách hàng được đảm bảo hơn, nhưng đối với thị trường Việt Nam thì không phù hợp,khách hàng thưởng mong muốn trả nợ nhanh để giảm bớt chi phí tiền vay, tuy nhiên họ lại phải chịu lãi phạt nên dễ gây tâm lí có tiền mà không trả nợ và làm gia tăng khả năng không thu hồi được nợ của ngân hàng. 3.3.2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: - Ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng thương mại cổ phần và NH liên doanh khác tại địa bàn làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng xuất hiện tính cạnh tranh, mà chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tư tín dụng. Trong khi quy mô thị trường không tăng lên nhiều thì số lượng ngân hàng lại tăng lên nhanh chóng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Điều này làm cho thị phần kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hà Thành không ngừng bị chia sẻ.
  • 49. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0844 - Các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng lãi suất, điều này tạo thuận lợi cho khách hàng nhưng lại gây khó khăn cho ngân hàng vì việc cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn. Để cạnh tranh với nhau các ngân hàng cố gắng làm giảm lãi suất cho vay và tăng nhiều ưu đãi đối với khách hàng làm cho chi phí tăng lên, từ đó ảnh hưởng không ít tới lợi nhuận của ngân hàng. - Thu nhập của người dân tuy có tăng lên nhưng do tâm lí thói quen tiết kiệm đã ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Họ ngại khi mang tiếng đi vay, nợ nần để mua sắm đồ tiêu dùng. Thêm nữa sự phân hóa giàu nghèo giữa các miền khách nhau khá lớn khiến cho việc mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn. - Cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này còn chung chung chưa tạo ra hành lang thông thoáng cho nghiệp vụ này. Hiện tại chưa có văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ này nên các ngân hàng chưa yên tâm đầu tư, phát triển một cách mạnh mẽ vì lo sợ cơ chế cũng như luật có sự thay đổi. Hơn nữa, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, nhiều khi khiến các ngân hàng lung túng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh. Nguyên nhân chủ quan: - Chất lượng của một số cán bộ không đảm bảo, không tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình tín dụng, không thẩm định cụ thể, chính xác về khách hàng trước khi đi vay, không kiểm tra giám sát khách hàng trong quá trình vay. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và chất lượng tín dụng của ngân hàng vì con người là yếu tố quyết định trong sự phát triển của ngân hàng. - Công nghệ ngân hàng ở bộ phận tín dụng nói chung và hoạt động tiêu dùng nói riêng vẫn chưa được hoàn thiện đồng bộ. Việc quản lí, lưu trữ
  • 50. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0845 hồ sơ và thông tin về khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khăn trong việc tra cứu cũng như xem xét thông tin khách hàng. Hiện nay bộ phận tín dụng đa số vẫn dùng giấy tờ quản lí nhiều, gây lãng phí cho ngân hàng và không tạo được thói quen sử dụng các thiết bị quản lí công nghệ cao trên thế giới. - Hoạt động marketing của chi nhánh còn yếu, chưa cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của khách hàng. Đa phần khách hàng tìm đến chi nhánh khi mới biết thông tin những tiện ích sản phẩm qua hệ thống báo chí và truyển hình. Tuy nhiên, GP Bank chi nhánh Hà Thành chưa giới thiệu được các sản phẩm của mình trên truyền hình, và chỉ một số ít người tiêu dùng thường xuyên đọc các loại báo, tạp chí chuyên ngành. Do đó người tiêu dùng chưa được tiếp cận thực sự với hoạt động CVTD. - Thiếu sự liên kết rộng rãi và chặt chẽ với các đại lí, các cửa hàng kinh doanh bán lẻ, trong khi những đối tác này là một trong 3 nhân tố hoạt động của CVTD. Vì vậy chưatạo sự thôngsuốttrongquá trìnhphục vụ khách hàng - Trong khi những hàng hóa có độ thỏa mãn ngày càng cao, thị trường càng phong phú thì danh mục sản phẩm CVTD lại chưa đa dạng, phong phú, dịch vụ CVTD chưa bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Các hình thức CVTD mà NH cung cấp như tài trợ mua nhà đất, ô tô, du học, đều là những dịch vụ truyền thống khá phổ biến. - GP Bank chi nhánh Hà Thành vẫn còn thận trọng trong việ cung ứng CVTD dài hạn mặc dù số lượng mong muốn sử dụng dịch vụ ngày càng đông. Quy mô và hạn mức các món cho vay dài hạn thường bị hạn chế để đảm bảo an toàn - Chính sách CVTD của NH chưa thực sự thông thoáng và đồng nhất. Đối tượng vay tiêu dùng còn hạn chế. Hiện tại hầu như các sản phẩm CVTD của GP Bank chi nhánh Hà Thành đang bị giới hạn ở những khách hàng có hộ
  • 51. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0846 khẩu thường sống tại Hà Nội rất lớn. Chính những người này mới có những nhu cầu vay vốn để trang trải các chi phí sinh hoạt cũng như đáp ứng nhu cầu nhà ở.
  • 52. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0847 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH 3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG CVTD CỦA NGÂN HÀNG TMCP GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH 3.1.1.Địnhhướng chung : Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng, nền kinh tế thế giới vẫn đang trong trạng thái khó khăn. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và ổn định tiền tệ sẽ làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ không còn nhiều cơ hội bành trướng thị phần như thời điểm trước, ngân hàng sẽ phải thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm phòng tránh rủi ro tăng cao trong giai đoạn này. Năm 2013 sẽ là một năm đầy thách thức đối với GP Bank chi nhánh Hà Thành, để đối mặt với những thách thức đó NH đã đề ra một số định hướng hoạt động trong thời gian tới : - Đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi từ dân cư. - Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát, đảm bảo an ninh, hiệu quả. - Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ trong đó tăng cường đạo tạo tại chỗ. - Tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Trang bị đầy đủ phương tiện làm việc phù hợp với từng nghiệp vụ, trên cơ sở tiết kiệm chi phí.
  • 53. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0848 - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn mọi mặt hoạt động. Đẩm bảo đủ thu nhập cho cấn bộ công nhân viên theo quy định. Để thực hiện các mục tiêu này, GP Bank chi nhánh Hà Thành phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ sau : -Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, hiện đại hóa để vững bước vào hội nhập. tái cơ cấu tức là cơ cấu lại nguồn vốn và cơ cấu lại tín dụng -Tiếp tục đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ. -Tập trung quản lý và đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo theo yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Rà soát lại đội ngũ CBTD nhắm bố trí công việc theo đúng chuyên môn và đủ sức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới trong hoạt động kinh doanh. -Nâng cao năng lực tài chính trên nhiều phương diện -Tiếp tục chường trình địa hóa công nghệ ngân hàng -Tăng cường hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng. 3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng tại GP Bank chi nhánh Hà Thành. Hoàn thành những định hướng mục tiêu chung của hội đồng quản trị và ban điều hành đề ra. Đối tượng khách hàng mà GP Bank Hà Thành hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu trên địa bàn. Sản phẩm tín dụng là các sản phẩm phục vụ các doanh nghiệp vừa, các hộ kinh doanh cá thể và các sản phẩm CVTD. Trong đó ngân hàng sẽ tập trung vào phát triển CVTD vì mức sống của người dân Hà Nội là cao và tiêu dùng của họ là rất lớn. Ngoài các sản phẩm CVTD truyền thống, GP Bank Hà
  • 54. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0849 Thành tiếp tục phát triển các sản phẩm cho vay khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tiêu dùng. Ngân hàng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm các GP Bank chi nhánh tại các khu vực đông dân cư sinh sống và buôn bán. Tại những khu vực này ngân hàng có thể cho vay kinh doanh đối với các Doanh Nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và CVTD đối với những người có thu nhập cao. Tăng cường quảng bá hình ảnh và tiếp thị đối với các nhóm khách hàng tiềm năng, tạo ra ấn tượng tốt về một ngân hàng có chất lượng cao trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường để phát triển cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. 3.2 GIẢI PHẮP MỞ RỘNG CVTD TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH 3.2.2 Thu nhập thông tin - Phỏng vấn trực tiếp người vay để xem tính trung thực của người vay và thu nhập của họ. Trong quá trình phỏng vấn, CBTD yêu cầu người vay cung cấp thêm thông tin như tình hình tài chính của khách hàng, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng gia đình, độ tuổi, số lượng người sống phụ thuộc vào người vay. Đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại các đơn vị ngoài quốc doanh thì phải trình bảng hợp đồng lao động để ngăn chặn sự lừa đảo ngay từ ban đầu. - Thu thập thông tin gián tiếp về người vay như phỏng vấn nhứng người thân hoặc những người sống gàn người vay để xem sự khai báo của người vay có đúng không. Vì có nhiều thông tin ta không thể phỏng vấn trực tiếp từ
  • 55. Học viện tài chính Chuyên đề tốt nghiệp SV: Chu Thị Thu Hương Lớp: CQ48/15.0850 người vay nên phải lấy thông tin từ bên ngoài chảng hạn như trình độ học vấn, tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp. Do yêu cầu công tác thu thập thông tin phải đầy đủ chính xác và kịp thời . Nếu đạt được những yêu cầu này sẽ có luồng thông tin chính xác, từ đó giúp cán bộ tín dụng có quyết định đúng đắn. 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng. Thẩm định là khâu hết sức quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, nó giúp cho ngân hàng biết được tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay cũng như khả năng trả nợ của người vay. Đối với nghiệp vụ CVTD thì khâu này cũng không kém phần quan trọng. song không vì thế mà quá thận trọng trong quyết định, làm mất thời gian của khách hàng cũng như làm tăng chi phí của ngân hàng. Hoạt động CVTD gắn với số lượng khách hàng đông cần phải sử dụng công cụ thẩm định vừa chính xác vừa nhanh chóng, gọn nhẹ. Trong những trường hợp như vậy ngân hàng nên sử dụng chấm điểm tín dụng giúp ngân hàng xác định nhanh chóng đâu là khoản vay tốt đâu là khoản vay. Ngoài ra, khi cho vay đảm bảo bằng tài sản hay bảo lãnh của người thứ ba thì CVTD phải kiểm tra thẩm định xem tài sản đó và tình hình của người bảo lãnh. Để đảm bảo chất lượng hoạt động CVTD và giúp công tác thẩm định có hiệu quả thì việc thu thập thông tin là rất quan trọng. để có thể thực hiện tốt điều này thì vần đề cơ bản là chi nhánh phải phát huy tối đa vai trò của bộ phận quan hệ khách hàng vì đây là nơi tiếp nhận, thu thập các thông tin của khách hàng. Đồng thời một trong những công việc quan trọng hàng đầu là phải tăng cường, nâng cao trình độ và năng lực của thâm định viên vì đây là