SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO, gia nhập
vào thị trường quốc tế ngày càng có nhiều khó khăn và thách thức đối với các
tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam, những cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
kinh tế thế giới.
Hơn nữa ta thấy rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm
2008 đến nay đã gây ra không ít những cú sốc kinh tế lớn, những biến động
kinh tế bất thường xảy ra không ít. Sự biến động giá cả như: giá xăng dầu, tỷ
giá đồng ngoại tệ, giá vàng,……. Đi kèm theo đó chính là sự gia tăng mức độ
rủi ro trong hoạt động tài chính của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kể cả
hoạt động trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu
Chính lúc này, sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một công cụ tài
chính nhằm phòng chống, giảm thiểu được những rủi ro, những biến động của
thị trường ngày càng lớn. Yêu cầu này tăng cũng đồng nghĩa cần phải hình
thành thị trường chứng khoán phái sinh để có thể đáp ứng được nhu cầu trên.
Các công cụ chứng khoán phái sinh phát triển không những có ý nghĩa trong
việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Mà nó cũng là cơ sở nền tảng cho sự
phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và các hoạt động tài chính nói
chung.
2.Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc nhưng
lý thuyết cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh; để người đọc có
thể hiểu về những công cụ đó, biết cách áp dụng các công cụ đó trong hoạt
động thực tiễn của mình
Tìm hiểu về thị trường chứng khoán phái sinh ở một số nước phát triển,
những thành tựu đã đạt được trong quá trình hình thành và hoạt động.Rút ra
2
kinh nghiệm để có thể áp dụng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại
Việt Nam.
Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại
Việt Nam, tìm ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế còn tồn tại trong thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.Những
điều kiện cần thiết cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Đề xuất một lộ trình những bước đi cho thị trường chứng khoán phái
sinh Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, đưa ra những giải pháp và kiến
nghị để phát triển thị trường phái sinh trong thời gian này, sao cho phù hợp
với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các công cụ phái sinh cơ bản trên thị trường chứng khoán
phái sinh, đặc điểm, công dụng của các loại chứng khoán phái sinh đó.
Nghiên cứu về quá trình hình thành, quy mô, khuôn khổ pháp lý về thị
trường chứng khoán phái snh phát triển ở một số nước trên thế giới và trong
khu vực.
Những vấn đề cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt
Nam: quá trình hình thành, sự hiểu biết của các chủ thể tham gia đầu tư và tạo
lập thị trường, những hạn chế còn tồn tại, triển vọng phát triển và chính sách
của nhà nước, Chính Phủ
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ tìm hiểu các kiến thức trên sách vở và lý thuyết kết hợp với các
thông tin về thực trạng các chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở
Việt Nam
Từ những thông tin trên tổng hợp phân tích và đưa ra các nhận định về
bối cảnh chung của nền kinh tế và điều kiện đó phải được đặt trong bối cảnh
chung khi nước ta khi đã gia nhập vào WTO
Phân tích những hạn chế tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam
từ đó khắc phục, tạo sự ổn định và định hướng phát triển cho các sản phẩm
phái sinh Việt Nam
3
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN PHÁI SINH
1.1 Khái quát chung về thị trường chứng khoán phái sinh
1.1.1 Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán phái sinh
Nhắc đến thị trường chứng khoán, những công cụ chúng ta nghĩđến đầu
tiên đó là các loại cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ quỹ đầu tư – các công
cụđầu tư hiệu quả. Mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư này là nhằm sinh
lời, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vì vậy, với mỗi nhà đầu tư, họ luôn kỳ
vọng một mức sinh lời cho khoản đầu tư của mình gọi là mức sinh lời kỳ vọng.
Mức sinh lời có thể là thấp hay cao phụ thuộc rất nhiều vào độ rủi ro
của hoạt động đầu tưđó. Mà thị trường tài chính thì luôn luôn biến động theo
nhiều hướng, những biến cố xảy ra có thể làm tăng độ rủi ro của hoạt động
đầu tư. Vì thế, trên thị trường chứng khoán đã sinh ra một công cụđể phòng
ngừa rủi ro theo những thay đổi, biến động của thị trường với tên gọi là chứng
khoán phái sinh.
 Các thành viên của thị trường chứng khoán phái sinh
 Các chủ thể đầu tư:
Nhóm các chủ thể với mục đích phòng ngừa rủi ro: các nhà đầu tư này
sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro về những
biến động về giá cả của tài sản cơ sở có thể xảy ra ngoài kỳ vọng của họ.
Nhóm các chủ thể với mục đích đầu cơ: các nhà đầu tư này cố gắng dự
báo xu hướng biến động của giá cả các tài sản tài chính trên thị trường để
tham gia vào nhằm hưởng chên lệch giá.
 Các nhà tạo lập thị trường:
Các chủthể này có thể là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện đăng ký với Sở
tham gia với tư cáchlà các nhà tạo lập thị trường. Họ đóngvai trò rất quan trọng
4
đối với thành công hay thất bại của thị trường. Với tư cách này, họ thường hay
được hưởng các ưu đãi đặc biệt về thuế hay các điều kiện giao dịch…
 Các tổ chức tham gia tạo lập và quản lý giám sát thị trường: tùy thuộc
vào từng nước mà các tổ chức này có thể là khác nhau, nhưng nhìn chung đều
là các tổ chức lớn về tài chính, có thể thuộc Chính Phủ hoặc phi Chính Phủ. Ở
Mỹ, thị trường chịu sự giám sát của Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC và Ủy ban
hợp đồng tương lai hàng hóa CFTC; Ở Anh, Sở giao dịch Luân Đôn chịu sự
quản lý giám sát của Financial Services Authority (FSA). FSA là một tổ chức
độc lập không trực thuộc chính phủ và hoạt động theo luật Fianancial
Services and Markets Act 2000
1.1.2.Chứng khoán phái sinh
1.1.2.1. Khái niệm
 Khái niệm:
Chứng khoán phái sinh là một loại công cụ tài chính mà sự hình thành và
giá trị của nó phụ thuộc vào một hoặc một số tài sản cơ sở.Bản thân công cụ
phái sinh chỉ là một thỏa thuận giữa hai hoặc một số bên mà giá trị của nó
được xác định bởi sự biến động của tài sản cơ sở.
 Đặc điểm của chứng khoán phái sinh:
 Chứng khoán phái sinh được hình thành từ một loại chứng khoán gốc. Giá
của chứng khoán phái sinh được xác định dựa trên giá của chứng khoán gốc
và lãi suất.
 Chứng khoán phái sinh có tính hai mặt: vì đây là các công cụ để phòng
tránh những rủi ro biến động về giá của các công cụ tài chính ngược chiều với
dự tính của các nhà đầu tư. Mà sự biến động của thị trường phụ thuộc vào rất
nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau để có thể xác định được chiều hướng
biến động của nó.
5
1.1.2.2. Các loại chứng khoán phái sinh.
1.1.2.2.1.Quyền mua cổ phần (rights)
Các công ty với nhu cầu huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh,
thực hiện các chiến dịch quảng cáo để chiếm lĩnh thị phần sẽ thực hiện các
đợt phát hành cổ phiếu bổ sung. Trong các đợt phát hành cổ phiếu bổ sung đó,
công ty cổ phần sẽ phát hành kèm một loại chứng khoán phái sinh là quyền
mua cổ phần dành cho các cổđông hiện hành
 Khái niệm : Quyền mua cổ phần là loại chứng khoánchứng nhận quyền
của các cổ đông hiện hành được mua trước cổ phần thường mới phát hành.
 Đặc điểm :
 Quyền mua cổ phần chỉ giành cho các cổđông hiện hành trong công ty cổ
phần
 Quyền mua cổ phần được phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ
sung. Vì khi phát hành cổ phiếu mới thì quyền lợi của các cổđông cũ bị pha
loãng nên công ty đã tạo quyền ưu tiên cho các cổđông đó.
 Lượng quyền mua của các cổđông tương ứng với lượng cổ phiếu nắm giữ
trong tay cổđông đó, thông thường 1 cổ phiếu sữ tương ứng có một quyền
mua vàđược tính theo công thức.
Số quyền mua 1 cổ phần=
 Quyền mua cổ phần có thời hạn ngắn từ 4 đến 6 tuần
 Giá mua cổ phiếu trên quyền mua thấp hơn giá trị thị trường
Đối với quyền mua cổ phần, sau khi được mua thì nó hoạt động tách biệt
với cổ phiếu. Khi đó các chủ sở hữu có thể mang ra để giao dịch trên thị
trường thứ cấp( trong khoản thời gian quyền mua còn giá trị ) và hưởng lãi,
cũng có thể giữ lại nhưng thực hiện hay không thực hiện quyền mua của mình
là lựa chọn của nhà sở hữu.
6
Ví dụ: Công ty A có 10 triệu cổ phần đang lưu hành quyết định huy động
thêm 12 tỉ VND bằng cách phát hành thêm 1 triệu cổ phần mới cho cổ đông
hiện hữu, giá mỗi cổ phần phát hành là 12.000 VNĐ. 10 triệu quyền sẽ được
phát hành tương ứng với 10 triệu cổ phần đó.Để mua một cổ phần mới thì cần
có 10 quyền.Thị giá của cổ phiếu vào trước ngày chốt quyền phát hành là
20.000 VNĐ.
1.1.2.2.2. Hợp đồng kì hạn
 Khái niệm: Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán
về một tài sản cơ sởđược giao trong tương lai với một mức giá đãđược ấn
đinh trước tại một thời điểm xác định.
 Các yếu tố cấu thành hợp đồng kì hạn
 Tài sản cơ sở: đây chính làđối tượng giao dịch của hợp đồng kì hạn có thể
là ngoại tệ, hàng hóa và các chỉ số chứng khoán......
 Thời điểm thanh toán của hợp đồng: tức là ngày thanh toán hợp đồng giữa
2 bên đãđược kí kết trong hợp đồng
 Giá kì hạn: mức giá ấn định trước trong hợp đồng kì hạn để chuyển giao
tài sản cơ sở tại thời điểm thanh toán.
Giá của hợp đồng kì hạn sẽđược xác định dựa vào lãi suất thị trường và giá
giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm hiện tại
 Đặc điểm của hợp đồng kì hạn
 Tại thời điểm kí kết hợp đồng kì hạn không có sự chuyển giao về tài sản
cơ sở hay thanh toán tiền giữa người mua và người bán.
 Vào ngày thanh toán của hợp đồng thì hai bên bắt buộc phải thực hiện
nghĩa vụ mua bán của mình ( bên bán giao tài sản cơ sở và bên mua thanh
toán tiền ) theo mức giá đãấn định trong hợp đồng kì hạn bất kể giá thị trường
của tài sản cơ sởđó là như thế nào
 Đây là hợp đồng được kí kết, thỏa thuận giữa hai bên và không có sự
tham gia của bên thứ 3 ( các tổ chức trung gian )
7
 Cách xác định lãi lỗ trong hợp đồng kì hạn
K: Giá ấn đinh của tài sản trong tài sản cơ sở hợp đồng
P: Giá thị trường của tài sản cơ sở tại ngày thanh toán hợp đồng
Nếu tại ngày thanh toán hợp đồng K>P thì người mua bị lỗ và người bán có
lãi cùng một khoản tiền:
V=K-P
Nếu tại ngày thanh toán hợp đồng K<P thì người mua có lãi và người bán bị
lỗ cùng một khoản tiền:
V=P-K
Ví dụ: X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Y sở
hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Y thoả thuận
bán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là 104,000 USD, hợp đồng
này là một hợp đồng kì hạn.
Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược
lại, Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là
110,000 USD, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá 104,000
USD theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ 6000 USD,
còn X lãi 6000 USD (vì X có thể mua nhà của Y với giá 104,000 USD và bán
ngay trên thị trường với giá 110,000 USD). Nhìn chung nếu không tính đến
các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao
gồm cả lãi suất
 Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn
Ưu điểm:
 Là công cụ phòng chống rủi ro của các cá nhân, doanh nghiệp đểđảm
bảo cốđịnh được lợi nhuận
 Do không được chuẩn hóa nên hợp đồng kì hạn linh hoạt, dễ dàng trong
việc thỏa thuận về quy mô, số lượng, thời hạn, địa điểm giao nhận tài sản
8
Nhược điểm:
 Tính thanh khoản kém, do không có thị trường tập trung để giao dịch,
cũng không có tổ chức trung gian nào nên việc các chủ thể tham gia hợp đồng
muốn chuyển nhượng vị trí của mình là gặp khó khăn.
 Mặt khác, rủi ro khi một bên tham gia hợp đồng nếu sựu biến động về giá
của tài sản là quá mạnh, gây ra một sự thua lỗ lớn.
1.1.2.2.3. Hợp đồng tương lai.
 Khái niệm: Hợp đồng tương lai là một thoản thuận giữa 2 bên người mua
và người bán về một tài sản cơ sởđược giao trong tương lai tại một thời điểm
nhất định với một mức giá xác định từ thời điểm kí kết hợp đồng.
Các tài sản cơ sở ở đây có thể là những tài sản như ngũ cốc, thực phẩm,
năng lượng, cũng có thể là các chỉ số chứng khoán hay lãi suất……
Ví dụ : Vào năm 2004, ông A kí với ông B một hợp đồng tương lai sẽ bán
cho ông B 1,000 tấn bột mì với giá bán 2USD/1kg vào năm tháng 4/2007.
Đến tháng 4/2007, dù giá bột mì có thay đổi như thế nào thì ông A vẫn phải
bán cho ông B 1,000 tấn bột mì với giá 2USD/1kg và ông B vẫn phải mua
1,000 tấn bột mì trên với giá 2USD/1kg.
 Đặc điểm của hợp đồng tương lai.
 Hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán tập
trung,. Vì thế hợp đồng tương lai được chuẩn hóa, Sở quy định cho các hợp
đồng tương lai các qui định về: loại tài sản, quy mô hợp đồng ( chính xác về
lượng tài sản chuyển giao trong mỗi đơn vị hợp đồng), loại và đơn vị tiền
tệđối với giá chuyển giao hàng phiên, biên độ giao động giá chuyển giao hàng
phiên giao dịch, địa điểm thực hiện việc chuyển giao và thời gian thực hiện
việc chuyển giao.
 Mức giá chuyển giao luôn được điều chỉnh theo tình hình thị trường. Mức
giá này ban đầu được ấn định ban đầu và thay đôi theo từng phiên giao dịch
 Hợp đồng tương lai luôn quy định tỷ lệ ký quỹ : Để tránh những rủi ro
khi kí kết hợp đồng tương lai, bên mua có thể không có đủ khả năng tài chính
9
vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng hoặc bên bán có thể không thực hiện
trước những biến động về giá bất lợi cho mình. Tuy nhiên những rủi ro này là
ít gặp phải do rủi ro được kiểm soát thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, sẽ
làm trung gian thanh toán trong tất cả các giao dịch
 Tính thanh khoản cao nhờ có các trung tâm thanh toán bù trừ trong hoạt
động tìm đối tác và khớp lệnh mua bán.
 Cách xác định lãi (lỗ) đối với hợp đồng tương lai
Cách xác định lãi lỗ đối với hợp đồng tương lai nhìn chung là giống với hợp
đồng kì hạn.
Các nhàđầutư thườngkhônggiữ hợp đồngtương lai đến thời gian đáo hạn
Gọi K là giá chuyển giao tài sản ấn định trong hợp đồng
Pi là mức chuyển giao tài sản tại thời điểm i ( thời điểm trước hoặc tại
thời điểm đáo hạn)
Nếu hợp đồng được giữ đến thời điểm i thì (Pi- K) chính là giá trị lãi lỗ
mà người bán nhận được
 Nếu Pi>Po thì (Pi – Po)>0 và người bán có lãi
 Nếu Pi<Po thì (Pi – Po)<0 và người bán lỗ
 Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai
Ưu điểm
 Tương tự như hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai cũng là một công cụ
phòng ngừa rủi ro đối với các cá nhân doanh nghiệp đểđảm bảo cốđịnh được
khoản doanh thu của mình
 Hợp đồng tương lai sẽ là cơ hội cho các cá nhân phòng ngừa biến động rủi
ro về giá. Rủi ro có thể chuyển sang những người tham gia vào thị trường với
mục đích đầu cơ. Những biến động giá khó có thể nắm bắt của thị trường
chính là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và tạo tính thanh khoản cho các hợp đồng
tương lai.
10
 Giá tương lai thường chứa đựng những yếu tố thông tin bên trong nó, cho
biết xu hướng thị trường trong tương lai, giúp cho nhà đầu tư đưa ra các quyết
đinh chính xác và hiệu quả hơn.
Nhược điểm
Được chuẩn hóa về nhiều mặt: loại tài sản, quy mô, số lượng, đơn vị, thời
gian và địa điểm giao dịch… do đó hợp đồng tương lai kém linh hoạt.
1.1.2.2.4. Hợp đồng quyền lựa chọn (options)
 Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người sở hữu nó
có thể mua hoặc bán tài sản cơ sở với giá đãđược ấn định từ trước vào trước
hoặc đúng ngày quy định trong hợp đồng.
 Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn:
 Người mua quyền: người bỏ ra phí mua quyền chọn và có quyền yêu cầu
người bán quyền thực hiện theo lựa chọn của mình
 Người bán quyền: người nhận phí mua quyền từ người mua quyền và có
nghĩa vụ phải thực hiện theo sự lựa chọn của người mua quyền nếu người
quyền có yêu cầu.
 Giá thực hiện: giá ấn định trong hợp đồng mà người mua hoặc người bán
có thể mua tài sản cơ sở với mức giá đó
 Ngày đáo hạn: ngày kết thúc của hợp đồng, hợp đồng chỉ có hiệu lực đến
ngày đáp hạn.
 Phí mua quyền: Số tiền mà người mua quyền trả cho người bán quyền để
sở hữu quyền chọn
 Kiểu quyền chọn: có hai kiểu quyền chọn đó là quyền chọn kiểu Châu Âu
và quyền chọn kiểu Mỹ. Với quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép người
mua quyền thực hiện quyền chọn vào đúng ngày đáo hạn của hợp đồng; với
quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua quyền có thể thực hiện quyền chọn
của mình vào đúng hoặc trước ngày đáo hạn của hợp đồng.
11
Hợp đồng quyền chọn có thể được giao dịch tại thị trường tập trung hoặc thị
trường phi tập trung. Tương tự như hợp đồng tương lai, nếu được giao dịch tại
thị trường tập trung thì nó sẽ được chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực
hiện và ngày đáo hạn……
 Có hai loại hợp đồng quyền chọn :
 Hợp đồng quyền chọn mua ( call option ): là hợp đồng cho phép người sở
hữu có quyền mua tài sản cơ sở với mức giá đãấn định vào trước hoặc đúng
ngày đáo hạn của hợp đồng.
 Hợp đồng quyền chọn bán ( put option ): là hợp đồng cho phép người sở
hữu có quyền bán tài sản cơ sở với mức giá đãấn định vào trước hoặc đúng
ngày đáo hạn của hợp đồng
 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
 Hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm
 Hợp đồng này cũng không bắt buộc người tham gia phải thực hiện, mà
hợp đồng có được thực hiện hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của người
mua quyền
 Tùy từng loại hợp đồng mà có thể thực hiện trước hay đúng vào ngày đáo
hạn của hợp đồng
 Giá trị nhận được của quyền chọn mua và lãi lỗđối với hợp đồng
quyền chọn mua
Ví dụ: Giả định ngày hôm nay là ngày 1/1/2013, công ty dệt may A muốn
nhập khẩu vải sau 5 tháng nữa, tức là ngày 1/6/2013. Nhưng công ty lo lắng
rằng vào 5 tháng nữa giá vải sẽ tăng cao so với giá hiện nay vì thế công ty đã
mua một hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu để có thể mua giá vải theo
đúng giá thị trường hiện tại.
Công ty quyết định mua quyền chọn mua 1,000m2 vải với giá thực hiện
là 20$/1m2.Phí mua quyền chọn là 2$/5m2.
Chúng ta cùng phân tích công ty A trong ví dụ trên để biết được công
ty sẽđưa ra quyết định như nào trong các trường hợp.
12
Giả sử tại thời điểm đáo hạn, giá vải lúc ấy là 23$/1m2.
Rõ ràng lúc này giá vải đã tăng lên là 3$/1m2 đúng như dựđoán của
công ty dệt may A. Vì thế công ty sẽ yêu cầu thực hiện hợp đồng này:
Ta có:
Tổng giá trị hợp đồng ngày 1/1/2013 theo giá thị trường là:
K=1,000×20=20,000USD
Tổng giá trị hợp đồng ngày 1/6/2013 theo giá thị trường là:
P=1,000×23=23,000USD
Vậy giá trị nhận được từ hợp đồng quyền chọn là:
V=23,000-20,000=3,000USD
Phần chi phí mà người mua phải trả cho hợp đồng này là :
C=(1,000÷5)×2=400USD
Do phần giá trị nhận được lớn hơn phần chi phí phải bỏ ra nên trong
hợp đồng này công ty A đã cóđược 1 phần lãi có giá trị là
L= V-C= 3,000-400= 2,600USD
Vậy ta có thể thấy rằng trong một số trường hợp, mặc dù giá trị nhận
được từ hợp đồng quyền chọn là dương, nhưng công ty vẫn bị lỗ nếu như
phần giá trị nhận được là nhỏ hơn phần chi phí bỏ ra để sở hữu hợp đồng đó.
Nếu trong trường hợp trên mà tại ngày 1/6/2013 giá 1m2 vải lại giảm xuống
19USD/1m2 vải thì công ty A sẽ không yêu cầu thực hiện hợp đồng trên.
Vậy :Giá trị nhận được của hợp đồng trên là : V=0
Do đó, công ty sẽ bị lỗ: L= V-C=-400USD
Số tiền lỗ trên tương ứng chính là số chi phí mà công ty A đã phải bỏ ra
để sở hữu hợp đồng.
Từ ví dụ trên đưa ra, ta có thể cho ra công thức tổng quát đối với hợp
đồng quyền chọn mua như sau:
V= Max( P-K,0)
L= Max(P-K,0)-C
13
V: Giá trị nhận được từ hợp đồng quyền chọn
L: Lãi lỗ của người sở hữu hợp đồng quyền chọn
K: Giá đãđược ấn định trong hợp đồng quyền chọn ( Giá tài sản cơ sở tại ngày
kí kết hợp đồng )
P: Giá thị trường của tài sản cơ sở
C: Chi phí bỏ ra để sở hữu hợp đồng quyền chọn.
 Giá trị nhận được từ hợp đồng quyền và lãi lỗđối với hợp đồng quyền
chọn bán.
Trong trường hợp trên nếu công ty A đứng trên cị trí là công ty xuất
khẩu vải may và công ty dựđoán rằng giá của vải sẽ giảm xuống thì công ty A
sẽ mua một hợp đồng quyền chọn bán đểđảm bảo mức doanh thu của mình.
Nếu thực sự vào ngày đáo hạn của hợp đồng giá của vải giảm xuống như
dựđoán thì công ty A với mức giá 19USD/1m2 thì công ty A sẽ thực hiện
quyền chọn bán của mình giá trị nhận được từ hợp đồng sẽ là:
V=(20-19)×1,000=1,000USD
Giá trị nhận được vẫn lớn hơn phần chi phí bỏ ra do đó công ty A vẫn
đạt 1 khoản lãi:
L=V-C=1,000-400=600USD
Nếu vào ngày đáo hạn, giávải lại tăng lên 23USD/1m2, thì công ty A
sẽ không thực hiện quyền chọn bán của mình và giá trị nhận được từ hợp
đồng là: V=0
Và công ty sẽ bị lỗđúng bằng khoản chi phí bỏ ra:L=-400
Vậy ta đưa ra công thức tổng quát với hợp đồng quyền chọn mua như sau:
V=Max(K-P,0)
L=Max(K-P,0)-C
1.1.2.2.5.Hợp đồng hoán đổi
 Khái niệm: hợp đồng hoán đổi là hợp đồng giữa hai bên để hai bên đối
tác trao đổi một dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia. Những dòng
tiền này được gọi là các nhánh của hợp đồng hoán đổi.
14
 Mục đích: các hợp đồng hoán đổi thường để tránh các rủi ro tài chính về
lãi suất, tỷ giá, rủi ro về giá cổ phiếu… để hưởng các ưu đãi giành cho công ty
trong nước
Hợp đồng hoán đổi có thể thực hiện trực tiếp giữa hai bên hay thông qua
bên trung gian thứ 3 là ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Hợp đồng hoán đổi
chỉ được thưc hiện khi cả hai bên cùng có lợi, dù lợi ích của bên này thường
sẽ là thiệt hại của bên kia. Nhưng hai bên tham gia hoạt động trong môi
trường khác nhau, tiếp xúc với những nguồn lực khác nhau thì sẽ vẫn có
những khoảng trống để cả hai bên cùng có lợi
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số hơp đồng hoán đổi lãi suất
 Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Khái niệm: hợp đồng hoán đổi lãi suất là hợp đồng giữa hai bên trong đó
hai bên sẽ hoán đổi dòng lãi suất của mình để lấy dòng lãi suất của bên kia
Chú ý rằng trong hợp đồng hoán đổi này, hai bên chỉ hoán đổi dòng lãi
suất cho nhau, chứ không hoán đổi số tiền gốc.
Thông thường một hợp đồng hoán đổi lãi suất thì sẽ là hoán đổi giữa 2
bên có lãi suất “cố định – biến đổi” hoặc “biến đổi – biến đổi”, chứ theo lý
thuyết thì hợp đồng “cố định – cố định” sẽ không xảy ra vì ngay từ đầu đã xác
định được lợi ích của mình.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường có kì hạn nhất định, chính là thời
gian kết thúc hợp đồng tính từ thời điểm kí kết
 Ví dụ:
Công ty A có thể vay với một lãi suất cố định là 13%/năm, công ty B vay với
lãi suất biến đổi phụ thuộc lãi suất thị trường. Công ty A dự định trong thời
gian tới lãi suất sẽ giảm xuống còn công ty B muốn ổn định chi phí lãi vay
phải trả ở các kì.
Vì thế hai công ty này sẽ kí kết với nhau 1 hợp đồng hoán đổi lãi suất “biến
đổi – cố định”
15
 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
 Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ
giữa hai bên, bao gồm cả số tiền gốc và lãi suất, sau một khoảng thời gian
nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi lại như ban đầu.
Điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng hoán đổi tiền tệ và lãi suất là hợp
đồng tiền tệ được thực hiện giữa hai hợp đồng tiền khác nhau còn hợp đồng
lãi suất thực hiện trên một đơn vị tiền tệ. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ có thể
giúp công ty hoán đổi khoản nợ hoặc khoản đầu tư bằng đồng tiền này sang
đồng tiền khác, huy động vốn với lãi suất thấp hơn, tiếp cận được nhiều thị
trường vốn, phòng chống rủi ro tỷ giá, lãi suất hoặc ấn định mức lợi nhuận đạt
được từ các giao dịch kinh tế.
 Vídụ:Côngty X ở Việt Nam là côngty xuất nhập khẩu, nên muốn phòng
ngừa rủi ro biến độngcủađôlabằng cáchvay đôla. Đồngthời lúc đó côngty Y ở
Mỹ muốn vay tiền VND để thực hiện một khoản đầu tư vào Việt Nam.
Hai công ty này sẽ vay ở thị trường mà mình có lợi thế, tức X vay VND,
Y vay đôla và sẽ kí với nhau một hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Ở thời điểm
thanh toán lãi vay, X sẽ trả lãi USD cho Y và nhận lãi VND từ Y. Khi kết
thúc hợp đồng thì số tiền gốc lúc ban đầu sẽ được hoán đổi lại giữa hai bên để
hoàn trả vốn gốc.
1.2. Ứng dụng của các công cụ chứng khoán phái sinh
1.2.1. Đối với công tác quản trị rủi ro từ hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư tài chính.
Quản trị rủi ro là quá trình xác định rủi ro và tìm các giải pháp, các
cách quản lý nhằm giảm thiếu tối đa các rủi ro xảy ra với tổ chức.
Sở dĩ các công cụ phái sinh có ứng dụng này lo do nó có cho phép rủi
ro liên quan đến giá của tài sản cơ sở được chuyển từ một bên sang bên kia.
Ví dụ: Một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản (như một hàng hóa,
một trái phiếu có trả lãi, một cổ phiếu trả cổ tức, v.v.) và bán nó bằng cách sử
dụng một hợp đồng tương lai. Cá nhân, tổ chức đó có quyền nắm giữ tài sản
16
trong một thời gian nhất định, và sau đó có thể bán nó trong tương lai ở một
mức giá xác định theo hợp đồng tương lai. Tất nhiên, điều này cho cá nhân
hoặc tổ chức đó lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm rủi ro rằng
giá bán tương lai sẽ đi chệch một cách bất ngờ khỏi đánh giá hiện tại của thị
trường về giá trị tương lai của tài sản đó.
Hoặc là một công ty vay mượn một số tiền lớn với một lãi suất xác
định.Lãi suất vay này được định lại sau mỗi 6 tháng.Công ty lo ngại rằng lãi
suất có thể cao hơn nhiều trong sáu tháng.Công ty này có thể mua một thỏa
thuận tỷ giá kỳ hạn (FRA), là một hợp đồng phải trả một lãi suất cố định sáu
tháng sau khi mua bán trên số lượng danh nghĩa tiền. Nếu lãi suất sau sáu
tháng cao hơn lãi suất trong hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh lệch cho
công ty, hoặc người mua FRA. Nếu lãi suất thấp hơn lãi suất trong hợp đồng,
công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán. Việc mua FRA được dùng để
giảm sự không chắc chắn liên quan đến tăng lãi suất và ổn định thu nhập.
Các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động đầu tư tài chính
của mình như: rủi ro về giá thị trường, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất, rủi ro
về thanh khoản…… mà mỗi loại rủi ro trên đều có những loại phái sinh nhất
định có thể giúp giảm thiểu phòng ngừa nó một cách hiệu quả. Cụ thể :
 Rủi ro về giá cả thị trường: dùng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,
hợp đồng quyền chọn.
 Rủi ro về tỷ giá: dùng hợp đồng hoán đổi
 Rủi ro về lãi suất:dùng hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi
 Rủi ro về tính thanh khoản: dùng REPO chứng khoán
Tuy nhiên việc lựa chọn và kí kết một hợp đồng về phái sinh cần phải
có những tìm hiểu kỹ lưỡng nhất định vì nó luôn có tính hai mặt, có những
thông tin chính xác hiệu quả để làm cơ sở cho việc dự đoán những biến động
của tương lai.
17
1.2.2. Sử dụng công cụ phái sinh như một đòn bẩy
Đòn bẩy được hiểu đơn giản là dùng một lực nhỏ thông qua đòn bẩy tạo
một lực lớn hơn tác độngvào vật mục tiêu, làm nó trở nên có lợi cho con người.
Theo tài chính, đòn bẩy từ công cụ phái sinh là với một thay đổi nhỏ
của tài sản cơ sở nếu đúng như dự đoán của nhà đầu tư sẽ mang lại một khoản
lãi lớn.Tuy nhiên do tính hai mặt của công cụ phái sinh nên nó cũng có thể
làm cho chủ đầu tư bị lỗ một khoản lớn.
Ở đây muốn nói các phái sinh có thể được sử dụng để mua rủi ro, chứ
không phải là hàng rào chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và tổ chức sẽ
tham gia vào một hợp đồng phái sinh để đầu cơ giá trị của các tài sản cơ sở,
đánh cược rằng các bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ là sai lầm về giá trị tương lai
của tài sản cơ sở. Các nhà đầu cơ tìm mua một tài sản trong tương lai ở một
mức giá thấp theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là cao,
hoặc bán một tài sản trong tương lai ở một mức giá cao theo một hợp đồng
phái sinh khi giá thị trường tương lai là thấp.
Ví dụ: Nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 16.000$ (khi 1 chỉ vàng
bằng 160$) bạn có thểchỉcần bỏ ra 1.600$.
Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bẩy
hơn 100 chỉ vàng.Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, dao
độnggiá khoảng 100$ trong suốtthời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy
ra. Vì vậy, nếu giá tăng 50$, tức là lên đến 210$ một chỉ, giá trị đầu tư của bạn
có thể lên đến 5.000$ - đạt mức lãi trên 300% so với đầu tư gốc 1.600$ của
bạn. Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 1$ thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên
100$.
Cá nhân và các tổ chức cũng có thể tìm kiếm cơ hội hưởng chênh lệch,
như khi giá mua hiện tại của một tài sản giảm xuống dưới mức giá quy định
trong hợp đồng kỳ hạn để bán tài sản.
18
1.3. Thị trường chứng khoán phái sinh ở một số nước và bài học kinh
nghiệm.
1.3.1. Thị trường phái sinh Mỹ.
1.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Năm 1848, ở Mỹ xuất hiện thị trường hợp đồng tương lai đầu tiên
Chicago Board of Trade.Chicago thời điểm đó được coi như một trung tâm
lớn về lưu trữ, mua bán và phân phối các hạt ở Miền Tây. Do có tính mùa vụ
nên giá trao đổi, mua bán các hạt này bị biến động theo. Các nhà thương nhân
và người nông dân sớm nhận ra được việc bán và phân phối hạt của mình gần
như không quan trọng bằng việc chuyển giao những rủi ro liên quan đến
hạt.Các hợp đồng này cuối cùng đã được chuẩn hóa vào khoảng năm 1865, và
trong năm 1925, trung tâm thông tương lai đầu tiên được thành lập. Từ thời
điểm này,hợp đồng tương lai đã được khá nhiều các hình thức chúng ta biết
ngày nay.
Năm 1972 sàn giao dịch Chicago, thả nổi tự do tiền tệ quốc tế, tạo ra
các thị trường tiền tệ quốc tế, cho phép kinh doanh tương lai tiền tệ. Đây là
những hợp đồng tương lai đầu tiên mà không được trênhàng hóa vật chất.
Năm 1977, CBOT tạo ra các hợp đồng tương lai Trái phiếu, mà đã đi vào giao
dịch được hợp đồng khối lượng cao nhất.
Năm 1973 công bố mô hình định giá quyền chọn củaFischer Black và
Myron Scholes.Năm 1983, Hội đồng Chicago Options Exchange quyết định
tạo ra một chỉ số của cổ phiếu. Mặc dù ban đầu được biết đến như là
CBOE100 Index, nó đã nhanh chóng chuyển sang Standard and Poor và được
gọi là chỉ số S & P100, mà vẫn là lựa chọn ngoại tệ được niêm yết giao dịch
nhiều nhất.
1.3.1.2. Quy mô thị trường.
Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ có bề dày hơn 160 năm. Hiện
nay, tại Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ SEC ( U.S Securities and Exchange
Commission) có 6 thị trường quyền chọn đăng kí hoạt động và 12 thị trường
19
hợp đồng tương lại.Sở giao dịch quyền chọn Chicago ( CBOE) là sở giao dịch
có thị phần dẫn đầu thị trường quyền chọn tại mỹ chiếm khoảng 31,8%, các
năm tiếp theo mức đạt được ước chừng 33%, số lượng hợp đồng quyền chọn
cổ phiếu tính đến ngày 28/3/2008 là 2416 hợp đồng.
Về hàng hóa, trên thị trường phái sinh rất phong phú và đa dạng: quyền
chọn cổ phiếu, quyền chọn chỉ số cổ phiếu, quyền chọn các hợp đồng tương
lai và rất nhiều sản phẩm phái sinh khác.
Về hệ thống giao dịch, các sản phẩm niêm yết trên Sở giao dịch quyền
chọn Chicago và các Sở giao dịch khác được giao dịch thông qua phương
thức giao dịch trực tiếp giữa các nhà giao dịch và giao dịch điện tử thông qua
hệ thống giao dịch CBOE direct.Năm 2003, hệ thống giao dịch CBOE Hybrid
được đưa vào sử dụng.CBOE Hybrid cho phép giao dịch đấu giá mởvà giao
dịch điện tử cùng được thực hiện.Hệ thống này ngày càng được nâng cấp với
những chức năng ưu việt cho các đối tượng sử dụng.
Về hệ thống tạo lập thị trường, CBOE rất đa dạng, bao gồm các tổ
chức, cá nhân đăng ký là thành viên của Sở và có hoạt động giao dịch tự
doanh. Tùy thuộc vào loại hình nhà tạo lập thị trường mà số phần trăm các
sản phẩm đã đăng ký bảo lãnh thanh khoản mà các nhà tạo lập thị trường phải
có nghĩa vụ đảm bảo các lệnh chào mua/bán được thực hiện liên tục là khác
nhau
1.3.1.3. Khuôn khổ pháp lý.
Về khung pháp lý, thị trường hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống
luật hai cấp: luật liên bang và các quy định của tổ chức tự quản như Sở giao
dịch, hiệp hội các công ty chứng khoán, hiệp hội các nhà giao dịch hợp đồng
tương lai… đồng thời chịu sự giám sát của hai tổ chức trực thuộcQuốc hội là
Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC và Ủy ban hợp đồng tương lai hang hóa CFTC.
20
1.3.2. Thị trường phái sinh của Đài Loan.
1.3.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển.
Quá trình này của thị trường: được chia làm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn giao dịch CPPS nước ngoài: tháng 6/1992, luật giao dịch CPPS
nước ngoài đã được ban hành, hình thành khuôn khổ pháp lý đầu tiên
chocacs giao dịch CPPS tại các thị trường nước ngoài.
 Giai đoạn thành lập TTPS trong nước: tháng 12/1995, xây dựng bộ máy
thực hiện giao dịch và thanh toán bù trừ cho giao dịch hợp đồng tương lai và
quyền chọn. Tháng 6/1997, Luật giao dịch hợp đồng tương lai được ban hành,
tạo khuôn khổ pháp lý cho 4 loại giao dịch áp dụng cho cả giao dịch trong
nước và quốc tế.
SGD hợp đồng tương lai Đài Loan( TAIFEX) tiến hành phiên giao dịch
đầu tiên vào ngày 21/7/1997 với sản phẩm đầu tiên của mình là hợp đồng
tương lai.
1.3.2.2. Quy mô thị trường.
Về các sản phẩm phái sinh, hiện nay, trên TAIFEX có khoảng 48 công
cụ phái sinh được giao dịch, chủ yếu là hợp đồng tương lai chỉ số, hợp đồng
quyền chọn chỉ số, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu…
Về thành viên thị trường, có hai loại thành viên tham gia thị trường là
thành viên giao dịch và thành viên thanh toán bù trừ. Số thành viên thanh toán
bù trừ của TAIFEX hiện nay là 34 thành viên, gồm 3 loại: thành viên thanh
toán độc lập, thành viên thanh toán chung và thành viên thanh toán
Từ khi đi vào hoạt dộng năm 1998 chỉ có75035 tài khoản giao dịch phái
sinh nhưng đến năm 2005 con số này là 569002 tài khoản. Tốc độ tăng
trưởng khối lượng giao dịch cũng rát ấn tượng, những năm gần đây khối
lượng giao dịch không ngừng tăng lên đạt mức trung bình hơn 463.109 hợp
đồng/ ngày, vào năm 2005 khối lượng giao dịch của TAIFEX đứng thứ 3
toàn cầu, chỉ sau KOSPI 200 của Hàn Quốc và Down Jones Euro Stock 50.
21
1.3.3. Thị trường phái sinh của Hàn Quốc.
1.3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Hàn Quốc bắt đầu cho sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh vào
năm 1988.Vào thời gian này, một tổcông tác đặc biệt đã được thiết lập để
chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường.Trải qua tám năm chuẩn bị cơ sở hạ tầng
đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức rộng rãi về chứng khoán phái sinh
cho các nhà đầu tư và cả những nhà tạo lập thị trường, đến năm 1996 Hàn
Quốc mới chính thức cho ra đời TTCKPS.
Chỉ số KOSPI 200 index được xây dựng vào năm 1994, hệ thống giao dịch
điện tử được chạy thử một năm trước khi Ủy ban giám sát Tài chính Hàn
Quốc quyết định đưa thị trường phái sinh vào hoạt động.Hiện nay, Hàn Quốc
đứng thứ 1 trong 10 SGD hợp đồng tương lai trên thế giới xét về khối lượng
giao dịch ( gần 2500 triệu hợp đồng ).
1.3.3.2. Quy mô thị trường.
Năm 1996, thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc chính thức ra
đời với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai KOSPI 200.Hiện nay, Hàn
Quốc có 14 sản phẩm phái sinh (gồm 13 sản phẩm phái sinh tài chính và một
sản phẩm phái sinh hàng hóa) trên thị trường niêm yết. Các sản phẩm phái
sinh tài chính tập trung vào các lĩnh vực cổ phiếu, lãi suất, tiền tệ, bao gồm
các sản phẩm hợp đồng tương lai về cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, tiền
tệ, và các sản phẩm quyền chọn cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, quyền chọn hợp
đồng tương lai trái phiếu. Trong 14 sản phẩm phái sinh trên chỉ có 4 sản phẩm
phái sinh tài chính là có tính thanh khoản cao trên thị trường là hợp đồng
tương lai và quyền chọn liên quan tới cổ phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất và
hợp đồng tương lai tiền tệ.
Về tăng trưởng của thị trường, Hàn Quốc hiện là một trong những thị
trường quyền chọn và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu sôi động nhất thế
giới, với ba sản phẩm phái sinh thành công nhất là hợp đồng tương lai chỉ
22
sốKOSPI 200, Quyền chọn chỉ số KOSPI 200 và hợp đồng tương lai trái
phiếu KTB 3 năm.
1.3.3.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế.
 Nguyên nhân dẫn đến thành công:
 Xây dựng được một cơ chế pháp lý chặt chẽ và có các ưu đãi nhất định
ban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường, mà cụ thể là những ưu
đãi về thuế.
 Tạo dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại chi TTPS, đáp ứng được yêu
cầu giao dịch khớp lệnh nhanh chóng. Chấp nhận giao dịch trực tuyến ngay từ
khi đưaTTCKPS vào hoạt động.
 Áp dụng biện pháp ký quỹ chặt chẽ khi thực hiện các giao dịch CKPS
nhằm ngăn ngừa rủi ro thanh khoản, việc ký quỹ được thực hiện dựa trên 2
quy chế đó là mữa ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì.
 Một số hạn chế :
 Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chỉ
chiếm khoảng 10% tổng khối lượng giao dịch, các NĐT nước ngoài chiếm tỷ
trọng nhỏ.
 Tỷ trọng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân còn hạn chế, với tỷ trọng khoảng
9%, thị trường hàng hóa phái sinh Hàn Quốc hầu như không phát triển.
1.3.4. Thị trường phái sinh của Singapore
1.3.4.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh ở
Singapore chia làm 2 giai đoạn chủ yếu như sau:
 Giai đoạn 1: được bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào năm 2004 trong
giai đoạn này thị trường phát triển rất chậm, không tạo ra dấu ấn trong thị
trường phát triển.
Năm 1995, lần đầu tiên Singapore đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch
nhưng không thành công, việc đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch không
thành công là do:
23
 Tiêu chuẩn đối với việc được niêm yết quyền chọn quá cao
 Nhiều quy định còn hạn chế
 Trình độcủa các nhà đầu tư còn hạn chế
 Giai đoạn 2: đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động năm 2004
cộng với một số nguyên nhân khác như những qui định chặt chẽ đối với
việc phát hành các công cụ CKPS mới đã tạo đã phát triển với tốc độ tăng
trưởng cao cả CKPS niêm yết và CKPS OTC.
Trong giai đoạn này, lần thứ 2 Singapore đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao
dịch và đã thành công có thể kể ra như sau:
 Thay hệ thống khớp lệnh tại sàn bằng hệ thống giao dịch điên tử trực tuyến
 Miễn yêu cầu về bản cáo bạch
 Giảm bớt các tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn
 Xây dựng một số nhà tạo lập thị trường.
1.3.4.2. Quy mô thị trường và Điều kiện tham gia giao dịch TTCKPS
Singapore.
Về hàng hóa giao dịch, trên thị trường chứng khoán phái sinh
Singapore có 04 loại hợp đồng phái sinh chủ yếu là các hợp đồng phái sinh cổ
phiếu, các hợp đồng phái sinh hàng hóa, các hợp đồng phái sinh lãi suất, các
hợp đồng phái sinh ngoại hối. Các sản phẩm phái sinh phổ biến nhất thị
trường Singapore là hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei, hợp đồng tương lai chỉ
số cổ phiếu MSCI Đài Loan, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu MSCI
Singapore, quyền chọn cổ phiếu. Hiện nay, Singapore đứng trong nhóm 10 thị
trường giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu lớn nhất thế giới.
Về sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán phái sinh, trải qua hơn
20 năm xây dựng và phát triển, thị trường chứng khoán phái sinh Singapore
đạt được những thành tựu rất ấn tượng. Chỉ bắt đầu với 0.1 triệu hợp đồng vào
năm 1984 theo hình thức giao dịch tại sàn, doanh số giao dịch trên thị trường
phái sinh Singapore đã tăng lên mức 36.5 triệu hợp đồng vào năm 2006, đứng
thứ 8 trên thế giới và thứ tư trong châu Á.
24
Các thành viên tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tại
Singapore cần đáp ứng những điều kiện nhất định như:
 Đối với thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh phái
sinh chuyên nghiệp, có đây đủ kiến thức, hiểu biết về CKPS, không yêu cầu
về vốn tối thiểu.
 Đối với thành viên giao dịch tự doanh: có thể là những tổ chức ở nước
ngoài, và không có quy định về mức tối thiểu đối với các thành viên này.
 Đối với thành viên thanh toán: phái có mức vốn tối thiểu 5tr đôla
Singapore, có giấy phép cung cấp thị trường vốn và đáp ứng những chuẩn
mực tài chính cao nhất.
 Thành viên giao dịch: phải có mức vốn tối thiểu 1tr đôla Singapore có
giấy phép cung cấp thị trường vốn ngoài ra còn phải đáp ứng những chuẩn
mực tài chính thấp hơn thành viên thanh toán.
1.3.4.3. Khuôn khổ pháp lý.
Cơ quan Tiền tệ Singapore ("MAS") đề nghị bắt buộc thanh toán bù trừ tất cả
các hợp đồng phái sinh.Thanh toán bù trừ các cơ sở thực hiện vai trò của CCP
hoặc tạo điều kiện thanh toán chứng khoán và được coi là hệ thống quan
trọng.
 Phạm vi nhiệm vụ thanh toán bù trừ.
Các sản phẩm: Ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi sẽ được miễn nghĩa vụ thanh
toán bù trừlà do rủi ro hệ thống phát sinh từ các sản phẩm này là rủi ro thanh
toán đã được giảm nhẹ bằng một quá trình thanh toán quốc tế.
Hợp đồng: thanh toán bù trừ Trung sẽ được yêu cầu cho tất cả các hợp
đồng phái sinh có ít nhất một chân của hợp đồng được đặt tại Singapore và cả
hai bên ký kết hợp đồng đang cư trú hoặc có sự hiện diện tại Singapore, hoặc
một bên là cư dân / có mặt tại Singapore và khác bên sẽ là chủ đề của nhiệm
vụ thanh toán bù trừ nếu nó đã được cư dân / có mặt tại Singapore. Nơi không
bên nào là cư dân / có mặt tại Singapore nghĩa vụ thanh toán bù trừ này sẽ
không áp dụng trừ khi nó là cần.
25
Tất cả các tổ chức tài chính (tức là tổ chức tài chính theo quy định của
MAS) và các tổ chức phi tài chính trên ngưỡng có liên quan sẽ phải chịu
thanh toán bù trừ bắt buộc của hợp đồng phái sinh.
 Các đối tượng sau đây sẽ được miễn các nghĩa vụ thanh toán bù trừ:
 Cơ quan nhà nước: ngân hàng trung ương, chính quyền trung ương và các
tổ chức siêu quốc gia.
 Nội bộ nhóm ngành nghề.
 Quỹ hưu trí.
1.3.5. Bài học kinh nghiệm.
Từ các cơ cấu tổ chức, cơ chế giao dịch, qui trình thanh toán và giám
sát của Các sàn giao dịch công cụ phái sinh trên, điển hình là Sàn giao dịch
quyền chọn Chicago (CBOE), Sàn giao dịch giao sau OneChicago, Sàn giao
dịch Singapore, nhóm nghiên cứu chúng tôi rút ra những nhận xét của các sàn
giao dịch mà Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng chọn lọc như sau:
Thứ nhất, vai trò của hệ thống thanh toán bù trừ.
Hoạt động của hệ thống thanh toán bù trừ được hiểu: là hoạt động thực
hiện xử lýthông tin các báo cáo giao dịch chứng khoán nhằm đưa ra con số
cuối cùng mà các bên thực hiện giao dịch phải thanh toán, trên cơ sở đó thực
hiện hoàn tất việc thanh toán, trong đó, bên bán chứng khoán chuyển giao
quyền sở hữu chứng khoán phái sinh và bên mua thanh toán tiền.
Đối với Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và Sàn giao dịch
Singapore, việc thanh toán qua công ty thanh toán bù trừ giúp cho việc kiểm
soát dễ dàng và thuận lợi hơn. Mô hình quản lí và cơ chế giám sát chặt chẽ,
qui trình giao dịch linh hoạt và hình thức đăng kí giao dịch dân chủ. Ngoài ra
còn có một số ưu điểm khác à hệ thống thanh toán bù trừ mang lại: Giảm chi
phí cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán (do thực hiện qua cơ sở
dữ liệu có tính chất tự động, nên sẽ tiết kiệm thời gian và giảm chi phí trong
khâu thanh toán); Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường (tránh được rủi ro
26
trong thanh toán) giúp cho hoạt động quản lý thị trường chứng khoán phái
sinh có hiệu quả
Tuy nhiên, để có một qui mô giao dịch, quản lí và giám sát như vậy,
sàn giao dịch cần phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, một hệ thống cơ
chế pháp lí hoàn chỉnh.Đây được xem là điểm yếu lớn nhất của Việt
Nam.Việt Nam sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, chi phí để có thể dựng nên một
sàn giao dịch quy mô như vậy.
Bên cạnh đó, vai trò của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên
chính thức và hợp pháp tại CBOE. Nhà tạo lập thị trường thường là các tổ
chức tài chính lớn, có thể là các tổ chức môi giới để giúp cho thị trường luôn
ở trạng thái cân bằng và ổn định; đồng thời chịu sự giám sát theo các qui định
của Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Trong khi đó, nhà
tạo lập thị trường tại Việt Nam thường là các cá nhân, tổ chức hoạt động tự
phát, rất dễ gây ra tình trạng tiêu cực và lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, sàn
giao dịch quyền chọn Chicago có một hệ thống lệnh vô cùng đa dạng, đáp
ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.
Thứ hai, cần một mô hình thị trường thích hợp, đa dạng hóa các tài sản
cơ trên thị trường.
Như đã nói ở trên, điểm yếu lớn nhất của Việt Nam là phần cơ sở kĩ
thuật yêu kém và hệ thống cơ chế pháp lý còn nhiều sơ hở.
Áp dụng mô hình như ở Singapore, mô hình giao dịch của sàn có thể kết
hợp vừa là sàn giao dịch chứng khoán vừa là sàn giao dịch chứng khoán phái
sinh.Chúng ta đã có sàn giao dịch chứng khoán, nếu tập trung đầu tư phát triển
nó tạo thành sàn kết hợp có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao cơ sở kĩ thuật
lên một mức mới đáp ứng cùng lúc cho hai thị trường này.Không chỉ thế, kinh
nghiệm ở Hàn Quốc, ta còncần một cơ chế pháp lý chặt chẽ, cũng là một trong
những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển một thị trường với
nhiều biến động và khó đoán như thị trường chứng khoán phái sinh.
27
Bên cạnh đó tài sản cơ sở của hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền
chọn không chỉ là cổ phiếu mà còn là các chỉ số chứng khoán (chứng khoán
chỉ mục), đặc biệt sàn giao dịch chứng khoán Singapore nổi bật về giao dịch
các chỉ số chứng khoán Châu Á. Ví dụ như chỉ số Nikkei 225 – chỉ số đo
lường giá chứng khoán của 225 đơn vị niêm yết phát hành đầu tiên trên sở
giao dịch chứng khoán Tokyo – được sử dụng trên toàn thế giới như là chỉ số
đại diện cho thị trường chứng khoán Nhật Bản, bằng giao dịch quyền chọn
SGX Nikkei 225, nhà đầu tư có thể theo dõi sự biến động của thị trường
chứng khoán Tokyo. Tương tự, Việt Nam cũng có thể thực hiện giao dịch hợp
đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số VNIndex, đưa ra những tiêu
chuẩn cho một hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán sao cho thích hợp
với tình hình kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Thứ ba, những tiêu chuẩn tham gia thị trường ban đầu cần phù hợp với
tình hình Việt Nam và trình độ các nhà đầu tư.
Xét về nền kinh tế tài chính nước ta vẫn còn đang ở một mức thấp so
với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Ngay cả thị trường chứng
khoán đã hình thành và phát triển gần 15 năm nhưng vẫn còn phát triển chậm,
quy mô còn nhỏ và cơ chế pháp lý vẫn còn lỏng lẻo.Mà thị trường chứng
khoán phái sinh thì luôn gắn chặt với thị trường tài chính mà đặc biệt là thị
trường chứng khoán, vì thế những tiêu chuẩn ban đầu đặt ra cần phù hợp với
điều kiện Việt Nam.
Một bài học từ sự thất bại vào lần phát hành quyền chọn đầu của
Singapore năm 1995 do tiêu chuẩn niêm yết đề ra quá cao.
Thêm vào đó, ta phải chú trọng đào tạo và nâng cao sự hiểu biết của
các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh.Chỉ có khi các nhà
đầu tư nắm bắt được một cách chính xác về thị trường, những vai trò và ứng
dụng của nó thì nhu cầu mới hình thành và nâng cao, chính là yếu tố để hình
thành và phát triển thị trường.
28
1.4. Điều kiện hình thành phát triển thị trường chứng khoán phái sinh.
1.4.1. Đa dạng hóa các công cụ phái sinh.
Thị trường phái sinh muốn hình thành và phát triển, trước hết cần phải
tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm. Các hợp đồng phái sinh và nhu cầu
này xuất phát từ nhiều bên tham gia. Nói cách khác, cần phải có nhu cầu thiết
thực về việc sử dụng sản phẩm. Hợp đồng tương lai và nhu cầu này phải có
trước khi thị trường được xây dựng.
Như trên đã đề cập, nhu cầu về giao dịch tương lai nói chung trước hết
xuất phát từ phía những đơn vị sở hữu tài sản cơ sở với mong muốn hạn chế
thiệt hại khi giá giảm; đồng thời những đơn vị nhập hàng/ tổ chức sản xuất
cũng mong muốn rào chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đó
nhu cầu từ một bên thứ ba là các tổ chức cá nhân mong muốn kinh doanh
nhằm mục tiêu hưởng lợi nhuận chênh lệch từ các công cụ phái sinh. Một khi
không có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể có thị trường chứng
khoán phái sinh.
Ví dụ: sàn giao dịch café ở Việt Nam (BCEC) khó phát triển vì đa số
nông dân trồng café không có nhu cầu giao dịch qua sàn; lý do cơ bản bởi vì
họ nhận thấy giao dịch qua các đại lý trung gian thuận tiện và tiết kiệm thời
gian hơn nhiều, đó là chưa kể yêu cầu ký quỹ của sàn mà nhiều nông dân
không có đủ khả năng. Về phía các công ty kinh doanh café, họ cũng không
nhận thấy mình có nhu cầu rõ rệt về việc kinh doanh qua sàn tập trung vì vẫn
có thể thu mua café đủ phục vụ cho sản xuất, chế biến trực tiếp từ nông dân.
Hiện tượng tương tự chắc chắn sẽ xảy ra đối với các sản phẩm gốc là công
cụ tài chính: nhu cầu giao dịch không có hoặc có nhưng không thiết thực,
cộng với thói quen, tập quán giao dịch không phù sẽ khiến cho thị trường
tương lai trở nên ảm đạm và khó phát triển.
29
1.4.2. Hình thành triết lý mới “đầu tư chứ không phải cờ bạc”.
Cần xây dựng triết lý kinh doanh mới về vấn đề đầu tư. Một trong
những tính chất của thị trường giao dịch sản phẩm phái sinh là tính “đánh
cược” vào tương lai dựa trên dự đoán; trong khi đó bản thân việc dự đoán
luôn có xác suất đúng, nên kết quả thu được từ việc tham gia giao dịch tương
lai có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ.
Chính vì vậy, tính “đánh bạc” của thị trường hợp đồng phái sinh là
khó tránh khỏi và thậm chí còn rõ rệt hơn nhiều so với mua bán hàng hóa trên
thị trường cơ sở. Điều này đòi hỏi việc tuyên truyền một triết lý kinh doanh
mới: “đầu tư chứ không phải cờ bạc”, nhất là tại các nước không cho phép
loại hình casino tồn tại. Tại Việt Nam, trước thực trạng suy thoái mạnh mẽ
của TTCK trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều quan niệm không thiện
cảm về TTCK như là một “thị trường ảo”, “không thực”, hoặc “phi sản xuất”.
Do vậy, một khi xã hội chấp nhận triết lý kinh doanh mới nói trên, TTCK sẽ
có điều kiện mở rộng và sẽ có được môi trường tốt cho hoạt động giao dịch
công cụ phái sinh phát triển vững chắc.
1.4.3. Điều kiện kinh tế - tài chính.
Thứ nhất, thị trường hàng hóa tài chính phát triển đầy đủ là nền tảng
cho thị trường phái sinh tồn tại. Một đặc điểm dễ thấy là không có thị trường
cơ sở thì không thể có thị trường chứng khoán phái sinh, và giá cả hàng hóa
phái sinh phụ thuộc vào biến động giá cả hàng hóa cơ sở. Thị trường hàng hóa
cơ sở phát triển bao hàm tính thanh khoản cao và thông tin thị trường minh
bạch, đầy đủ. Tính chất và quy mô của thị trường cơ sở càng cao thì thị
trường giao dịch công cụ phái sinh tương ứng càng phát triển.
Thứ hai, một cơ sở đầu tư tài chính đủ rộng và sâu là điều kiện không
thể thiếu. Thông thường trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng phát triển
trước hoạt động cổ phiếu, tiếp đến mới có sự phát triển công cụ phái sinh.
Điều đó có ý nghĩa rằng trình độ phát triển thị trường phải đạt đến một mức
độ nhất định mới phát sinh nhu cầu giao dịch tương lai (phái sinh). Cụ thể, số
30
lượng và tiềm lực của các thành viên có thể tham gia vào thị trường giao dịch
tương lai sẽ quyết định sự tồn tại như thế nào của thị trường này. Thị trường
tương lai không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ của hai bên nắm giữ hàng hóa cơ
sở và bên nhập hàng, mà còncó sự tham gia tích cực của các nhóm đối tượng
đầu cơ, kinh doanh chuyên nghiệp (trong nhiều trường hợp một đối tượng có
thể đóng nhiều vai trò); và chính nhóm đối tượng này là chất xúc tác tiếp
thêm sức sống cho thị trường tương lai với điều kiện họ có đủ năng lực tham
gia. Hơn nữa, không chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà nhà đầu tư
cá nhân cũng cần được nuôi dưỡng và khuyến khích tham gia, tạo điều kiện
cho thị trường phái sinh phát triển đi lên.
1.4.4. Hoàn thiện thể chế thị trường và hình thành hệ thống pháp luật
quản lý thị trường phái sinh chuyên biệt.
Một là, thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình
thành nhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau. Thị trường chứng
khoán nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng là một bộ
phận của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường với những hệ giá trị và
quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một
cách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch phái sinh đi kèm với những
đặc trưng vốn của của loại hình thị trường này.
Ví dụ: Cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện
trao đổi giữa các bên tham gia. Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường giao
dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau được hình thành.
Hai là, một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bản
pháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của
thị trường công cụ phái sinh. Hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban
hành trước mở đường cho hoạt động giao dịch hợp đồng tương lai hình
thành. Tuy nhiên, khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có hành lang pháp
lý khuyến khích và hỗ trợ các SGDCK trong việc cải tiến, phát triển các
31
sản phẩm mới phù hợp hơn. Xuyên suốt trong quá trình đó là những nội dung
quản lý hướng tới bảo vệ nhà đầu tư thông qua các quy định về ký quỹ, bảo
lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quản lý rủi ro khác.
Ba là, cần phân định rạch ròi chức năng quản lý, giám sát thị trường
phái sinh. Do đặc thù thị trường tương lai có thể giao dịch nhiều loại hàng
hóa gốc khác nhau, nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan
quản lý chuyên ngành và dễ dẫn tới xung đột lợi ích. Thực tiễn cho thấy nếu
có sự chồng chéo và không rõ ràng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý, giám
sát thị trường sẽ dẫn tới sự thất bại thị trường phái sinh nói chung và phái
sinh trái phiếu nói riêng. Như vậy, việc phân định rạch ròi chức năng sẽ đem
lại các lợi ích: Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trường; Tạo điều
kiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa gốc;
Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trước thay đổi của thị trường
phái sinh.
1.4.5. Hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại, tương thích.
Thứ nhất, có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ
tin học.Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng thị trường phái sinh cần áp
dụng công nghệ tin học hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanh
toán và kết nối thông tin. Trong vấn đề này, năng lực của đơn vị thanh toán bù
trừ trung tâm đóng vai trò mũi nhọn.
Thứ hai, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho giao dịch
công cụ phái sinh sẽ ảnh hưởng tới phương thức giao dịch của các thành viên
thị trường. Lựa chọn thanh toán bằng tiền thường được áp dụng đối với các
sản phẩm phái sinh tài chính. Liên quan đến vấn đề này, việc áp dụng các
chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cần phải thống nhất và
phù hợp.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này đặc biệt là phần thực trạng và giải
pháp phát triển thị trường CKPS ở Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện điều tra
thực tế với một số nội dung như sau:
+Nội dung của cuộc điều tra: tìm ra thực trạng cũng như những tồn tại,
hạn chếcảu thị trường chứngkhoán Việt Nam, đồngthờitìm ra các định hướng,
giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới.
+Đốitượng:các chuyêngia và các nhàđầutư trênthị trườngchứng khoán.
+Số lượng phiếu điều tra đã phát ra và thu về:
 Phát ra 100 phiếu điều tra các chuyên gia, thu về 82 phiếu.
 Phát ra 200 phiếu điều tra các nhà đầu tư, thu về 146 phiếu.
+Kết quả: Được trình bày trong các nội dung phía dưới.
1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở
VIỆT NAM
1.1. Sự hình thành và triển vọng của thị trường chứng khoán phái sinh ở
Việt Nam
1.1.1.Quátrìnhhìnhthànhvà pháttriển thị trườngchứng khoánởViệt Nam
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua
bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch
và công cụ tài chính nhất định. Nó là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về
vốn, diễn ra dưới hình thức vay, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có
giá nhằm dịch chuyển vốn từ nơi cung đến nơi cầu về vốn, nhằm đảm bảo cho
các hoạt động kinh tế.
33
Cũng giống như các loại thị trường khác, thể chế thị trường phải được
duy trì trong nền kinh tế tài chính. Tức là, các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn
trên thị trường tạo ra cung và cầu về sản phẩm tài chính.
Trong nền kinh tế bao cấp, các chủ thể cần vốn luôn bị động trong việc
tìm nguồn vốn, chấp nhận mức lợi tức không cao. Nhưng trong nền kinh tế thị
trường tự do cạnh tranh như hiện nay các chủ thể luôn chủ động trong việc
tìm kiếm các nguồn vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng quy mô sản
xuất, đầu tư dự án mới hay đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ,... của
doanh nghiệp. Vì vậy, huy động nguồn tài chính là một nhu cầu thường xuyên
của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng thường xuyên cần huy động nguồn
tài chính để cho vay, các nhà đầu tư cần vốn cho dự án mới, các hộ gia đình,
cá nhân cần nguồn tài chính để trang trả nhu cầu chi đột xuất.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng cần những chủ thể thừa vốn, có
những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế: Doanh nghiệp có những khoản
vốn đang thừa từ các khoản thu nhập chưa có nhu cầu sử dụng, những khoản
này đều có thể cho vay. Các hộ gia đình, cá nhân có tiền tiết kiệm, để dành
chưa dùng đến. Mặc dù số tiền tiết kiệm của mối hộ gia đình là con số nhỏ
nhưng khi tập hợp lại dựa trên quy luật số lớn, chúng ta có thể có được một
khoản rất lớn để giúp cho các chủ thế thiếu vốn huy độngđược số tiền cần thiết
phục vụ cho các mục đích của mình. Số tiền huy động từ thành phần này
thường chiếm tỉ trọng rất cao trong xã hội (khoảng 70%). Quỹ tiền tệ của các tổ
chức xã hôi, quỹ bảo hiểm mà chưa sử dụng cũng là nguồn cung ứng vốn.
Các chủ thể thừa vốn không muốn để phí nguồn tài chính nhàn rỗi của
mình, họ tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động thông qua hoạt động đầu tư,
còn các thể thiếu vốn dùng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
và các nhu cầu đầu tư khác sao cho có hiệu quả và tiết kiệm. Vấn đề là làm
sao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi để tạo ra sự gặp gỡ này. Sự
gặp gỡ này chính là quá trình giao lưu vốn hay nói cách khác là cần tạo ra một
34
nơi để cho những nguốn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu với những
nhà đầu tư đang cần vốn.
Ban đầu, việc vay và cho vay dựa trên sự quen biết, tín nhiệm lẫn nhau
nên phạm vi còn hạn chế. Sau này, khi các chủ thể gặp nhau thông qua vai trò
của các trung gian tài chính thì việc lưu chuyển được dễ dàng và tin cậy hơn.
Một nên kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư, phải huy
động vồn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăng
thêm nguồn tiết kiệm. Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa tiết kiệm và
đầu tư, yêu cầu phải có một hình thức huy động vốn nhanh chóng, linh hoạt,
hiệu quả, góp phần giải quyết cân đối giữa cung và cầu về nguồn tài chính
trong xã hôi.
Như vậy, thị trường tài chính ra đời là để giải quyết mâu thuẫn giữa
cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính đặc biệt
là chứng khoán.
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán ở
Việt Nam
Thị trường tài chính bao gồm hai thị trường lớn là thị trường tiền tệ và
thị trường vốn. Trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường tài chính, thị
trường tiền tệ được hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết
kiệm trong dân cư chưa cao và ban đầu nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn
hạn. Sau đó, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư
phát triển ngày càng cao và thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu
vốn này. Để huy động được các nguồn vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân
hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và một số công ty
còn thực hiện huy động vốn qua phát hành các chứng khoán. Khi một bộ phận
các chứng khoán có giá nhất định được phát hành thì tất yếu sẽ nảy sinh nhu
cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó. Vì vậy, thị trường chứng khoán
đã ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu
cầu mua bán, trao đổi chứng khoán các loại.
35
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai,
xuất phát từ nhu cầu đơn lẻ. Vào giữa thế kỷ XV, tại những thành phố trung
tâm ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao
đổi, mua bán các vật tư hàng hóa,… lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, sau đó
tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn
cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy
ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi và hoàn chỉnh thành những quy
tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọ thành viên tham gia thị trường.
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam được thành lập từ năm 2000,
nhưng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 và thực sự phát triển chỉ
trong một vài năm trở lại đây. Đến năm 2013, thị trường chứng khoán Việt
Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định:
Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế
vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác
dụng. Lạm phát được kiềm chế; Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so
với cùng kỳ năm ngoái; Cán cân thanh toán được cải thiện; Mặt bằng lãi suất
có chiều hướng giảm dần; Thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ
ngoại tệ tăng; Vốn FDI tăng 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái...
Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng
khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao
dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng.
Đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp
xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định
mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn
đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài.
Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả
khả quan. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối
năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ
36
phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng
(tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP.
Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy
động vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong
đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu
chính phủ (TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước
ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm
ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012.
Về tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên TTCK: Tiêu chuẩn phát hành,
niêm yết được nâng cao theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012.
Trên cơ sở đó, các văn bản pháp lý đã được ban hành để nâng cao tính công
khai, minh bạch của thị trường; tăng cường quản trị công ty và từng bước tiếp
cận các chuẩn mực quốc tế. Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc các
công ty niêm yết qua quá trình hợp nhất, sáp nhập DN, Bộ Tài chính cũng đã
ban hành Thông tư hướng dẫn về việc niêm yết của công ty cổ phần hình
thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN.
Về tái cấu trúc thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính đã ban hành Lộ
trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, trong đó đề xuất chi tiết
các giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường trái
phiếu bao gồm việc tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa TPCP có kỳ hạn từ 10
năm trở lên; củng cố hệ thống nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và hệ thống giao
dịch trái phiếu chính phủ và xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lập
thị trường.
Trên cơ sở Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch
trái phiếu chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban
hành Quyết định 160/QĐ-UBCK quy định chào mua, chào bán trên thị trường
TPCP. Từ ngày 18/3/2013, hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thống
Đường cong lợi suất TPCP chính thức vận hành.
37
Về cơ bản hệ thống hoạt động ổn định, không ghi nhận lỗi phát sinh,
thành viên đã tham gia chào mua, chào bán trên cả hai hệ thống (Giao dịch và
Đường cong lợi suất). Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thị trường nợ và
tạo tiêu chuẩn cho cả thị trường cổ phiếu. Việc hoán đổi tiếp tục được triển
khai nhằm nâng cao tính thanh khoản; đã hoán đổi 4 đợt với khối lượng 33,4
triệu trái phiếu.
Về tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: Khung pháp lý cho việc ra đời các
loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, ETF, công ty đầu tư
chứng khoán đã được ban hành. Hiện nay đã có 9 quỹ mở được UBCKNN
cấp phép chào bán, thành lập. Đây là tín hiệu thu hút vốn trong và ngoài nước
nhằm tăng sức cầu của thị trường. UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm lưu ký chứng khoán đang triển khai xây dựng hệ thống giao dịch
các sản phẩm mới như quỹ ETF, quỹ mở để đưa vào vận hành trong thời gian
tới. Bộ Tài chính hiện cũng đang triển khai quỹ hưu trí tự nguyện nhằm tạo
điều kiện bổ sung hệ thống an sinh, đồng thời tạo ra nhà đầu tư có tổ chức với
vốn dài hạn cho TTCK.
Về tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Để tạo cơ sở pháp
lý cho quá trình tái cấu trúc, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính sửa đổi Thông
tư an toàn tài chính; Thông tư sửa đổi về tổ chức và hoạt động của tổ chức
kinh doanh chứng khoán.
Quá trình tái cấu trúc được triển khai quyết liệt, trên cơ sở thượng tôn
pháp luật và các giải pháp thị trường. Căn cứ chỉ tiêu an toàn tài chính,
UBCKNN đã phân loại các công ty chứng khoán (CTCK) thành 4 nhóm:
Nhóm 1: nhóm hoạt động lành mạnh; Nhóm 2: nhóm hoạt động bình thường;
Nhóm 3: nhóm bị kiểm soát; Nhóm 4: nhóm bị kiểm soát đặc biệt, từ đó đã có
các giải pháp xử lý tương ứng. Cụ thể như sau:
+ Đối với các CTCK có hoạt động lành mạnh: Duy trì, ổn định và từng
bước nâng cao năng lực tài chính; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh; nâng cao
năng lực kiểm soát và quản trị rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành
38
công ty qua việc cơ cấu lại hệ thống quản trị, tổ chức lại bộ máy, nhân sự. Tạo
điều kiện và hướng dẫn để các công ty tái cấu trúc thông qua hợp nhất, sáp
nhập trên cơ sở phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua và theo quy
định của pháp luật.
+ Đối với các CTCK hoạt động bình thường: Ngoài áp dụng các giải
pháp như đối với các CTCK hoạt động lành mạnh còn thực hiện giám sát chặt
chẽ hoạt động của các công ty thuộc nhóm này, tăng tần suất báo cáo về tỷ lệ
an toàn tài chính lên 2 lần/tháng.
+ Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát
đặc biệt: yêu cầu bổ sung vốn, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Đến nay, UBCKNN đã ra Quyết định chấp thuận: Rút nghiệp vụ môi giới
chứng khoán của 6 CTCK; nghiệp vụ tự doanh của 2 CTCK; nghiệp vụ Bảo
lãnh phát hành của 4 CTCK; nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của 01
công ty; thực hiện hợp nhất đối với 2 công ty; tiến hành thủ tục giải thể đối
với 3 công ty; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng
khoán của 2 CTCK. Như vậy, trên thực tế đến nay có 13/105 CTCK không có
hoạt động môi giới chứng khoán.
Bên cạnh việc giảm dần số lượng các CTCK, UBCKNN hướng đến
việc nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của các CTCK. UBCKNN đã
ban hành Quy chế vận hành hệ thống quản trị rủi ro; Quy chế xếp loại và cảnh
báo sớm theo tiêu chuẩn CAMEL, đồng thời, đang gấp rút hoàn thiện chế độ
kế toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường giám sát chế độ báo cáo, kiểm toán
đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Về tái cấu trúc Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán: UBCKNN đang xây dựng Đề án hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán
nhằm thống nhất theo chuẩn mực chung. Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng
khoán Việt Nam đang được tổng hợp ý kiến và dự kiến trình Thủ tướng Chính
phủ trong thời gian tới.
39
Ngoài ra, UBCKNN hiện đang nghiên cứu xây dựng Trung tâm thanh
toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; Hệ thống vay và cho vay chứng
khoán phục vụ cho việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh; phối hợp
Ngân hàng Nhà nước xây dựng và triển khai đề án chuyển chức năng thanh
toán tiền TPCP từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước.
1.1.2. Quá trình hình thành và sử dụng các công cụ chứng khoán phái
sinh ở Việt Nam
1.1.2.1 Giao dịch kỳ hạn
Giao dịch kỳ hạn xuất phát từ các hợp đồng kỳ hạn, đã xuất hiện từ rất
lâu trên thị trường Việt Nam. Xuất phát từ hoạt động giao dịch các loại nông
sản trên thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro của người nông dân trong quá trình
trồng trọt, buôn bán các loại nông sản. Điển hình là các sàn giao dịch cà phê,
nơi giao dịch sản phẩm cà phê giao sau (tập quán của người kinh doanh cà
phê thường gọi là giao dịch cà phê kỳ hạn). Hàng hóa giao dịch thông qua Sở
giao dịch thường được quy chuẩn theo các tiêu chuẩn định sẵn. Vì vậy, sẽ
khuyến khích người sản xuất chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng trong quá
trình trồng trọt và chăm sóc cà phê và nông sản. Từ đó, từng bước nâng cao
chất lượng cà phê Việt Nam và các sản phẩm nông sản trên mọi kênh giao
dịch hoặc phân phối.
Ngoài ra còn có giao dịch kỳ hạn của các loại tệ, vàng trên thị trường
đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển.
1.1.2.2. Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng
Thời gian qua ở Việt Nam, quyền chọn ngoại tệ dường như là công cụ
phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu
điểm vốn có của nó trong bối cảnh tỷ giá luôn ở trạng thái tăng giảm liên tục.
Trong khi đó, quyền chọn cổ phiếu chỉ mới được thí điểm bước đầu.
Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ
bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp
đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số
40
thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6
ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào.
Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng
NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế
cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào
chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay CITIBANK và một số ít
NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các hàng không có
giao dịch.
Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó
VNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VNĐ
và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí
điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Sau 4 năm
hoạt động, công cụ phòng ngừa rủi ro đã có những bướcphát triển nhưng vẫn
chưa thu được kết quả như mong muốn, và hầu hết các doanh nghiệp vẫn
chưa thiết tha với các nghiệp vụ này. Dù gặp phải một số khó khăn trong việc
áp dụng, song các công cụ này đang là nhu cầu cấp thiết cho các doanh
nghiệp và là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh trong
giai đoạn hiện nay.
1.1.2.3. Giao dịch hoán đổi
Giao dịch hoán đổi ở Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi lắm, nó
mới chỉ là những hoạt động manh nha, nhen nhóm. Hoạt động phổ biến nhất
là hoán đổi ngoại hối.
Trên thị trường ngoại hối quốc tế , các nghiệp vụ kinh doanh đã đạt đến
một trình độ cao.Trong đó giao dịch hoán đổi được sử dụng như một công
cụ chuyên nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng như kinh doanh
ngoại hối kiếm lời.
Tại Việt Nam, do thị trường ngoại hối chưa hoàn thiện và còn kém phát
triển cho nên các sản phẩm tài chính trên thị trường rất hạn chế và chật hẹp .
41
Các công cụ ngoại hối phái sinh như giao dịch hoán đổi tuy đã được sử dụng
nhưng rất ít và hiệu quả không cao, các NHTM chỉ sử dụng nó với tư cách là
một biện pháp mang tính tạm thời với NHNN khi quá thiếu vốn VND. Mặc
dù không thể phủ nhận rằng, nghiệp vụ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các
chủ thể khác nhau trên thị trường ngoại hối , đặc biệt phù hợp trong điều kiện
của Việt Nam hiện nay khi mà các hoạt động kinh doanh XNK đang trên đà
phát triển , các hoạt động đầu tư, tín dụng ngày một khởi sắc . Việc sử dụng
một công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá, bảo đảm an toàn vốn mặt khác có
thể xử lí trạng thái luồng tiền , gia tăng vốn ngắn hạn tạm thời mà không làm
gia tăng những rủi ro kèm theo như hoán đổi ngoại hối là hết sức cần thiết .
Song tại Việt Nam , đây còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ. NHNN đã
ra quyết định cho phép các NHTM, được phép tiến hành giao dịch hoán đổi
với nhau và với khách hàng cũng như là tiến hành với NHNN. Tuy nhiên thực
tế quá trình tiến hành giao dịch còn nhiều yếu kém .
1.1.2.4. Repo chứng khoán
Hoạt động mua bán chứng khoán có kỳ hạn (REPO – Repurchase
Order) tại các công ty chứng khoán Việt Nam đã được thực hiện trong những
năm gần đây nhưng chưa được các nhà đầu tư biết đến và sử dụng rộng rãi.
Để tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu chưa niêm yết, các công ty chứng
khoán đưa ra nghiệp vụ REPO để mua có kỳ hạn các loại cổ phiếu này nhằm
mục đích tạo cho khách hàng có thêm nguồn vốn để mở rộng danh mục đầu
tư của mình.Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, thì
nghiệp vụ Repo hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, sản phẩm chưa thật sự
hoàn chỉnh để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Trên thực tế, những rủi ro của việc REPO cổ phiếu trong năm 2008 và
2009 là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp đã
khiến kết quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng,
nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Từ đó,
42
nhiều hợp đồng REPO đã không tất toán được như cam kết, gây rủi ro cho
nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán.
Với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán năm 2008 - 2009,
hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cũng giảm sút, khả năng trả nợ hay bổ sung tài
sản của các nhà đầu tư vì thế cũng giảm theo, dẫn đến hoạt động REPO cổ
phiếu tại các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn.
1.2. Đánh giá thực trạng trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
1.2.1. Những thành tựu đạt được
1.2.1.1. Cơ sở pháp lý và hoạt động quản lý, giám sát thị trường
1.2.1.1.1. Cơ sở pháp lý
Trênthực tế, tronghơn10 năm hoạtđộngvừaqua, thịtrường chứng khoán
Việt Nam đã có được những bước phát triển đáng kể cả về lượng và về chất.
Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ
pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của thị trường chứng
khoán, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp
luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật
Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho thị
trường chứng khoán Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc
tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng
cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.
1.2.1.1.2. Hoạt động quản lý, giám sát thị trường
Công tác quản lý Nhà nước và điều hành thị trường chứng khoán được
thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm thị trường chứng khoán vận hành an
toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám
sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
43
với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính
sách quản lý thị trường chứng khoán đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính
công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt,
các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc
tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO).
Thiết lập cơ chế giám sát thị trường chứng khoán chuyên sâu, chuyên
nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của Ủy ban chứng
khoán nhà nước tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức trung gian thị
trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát
tuân thủ của các sàn giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán;
bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm phát hiện
các hành vi lạm dụng thị trường; thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế
thực thi.
1.2.1.2. Tổ chức thị trường
1.2.1.2.1.Cácthànhviênkinhdoanhtrên thị trường chứng khoán phái sinh
1.2.1.2.1.1. Ngân hàng thương mại
Hoạt động của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chứng
khoán là tùy theo điều kiện và luật pháp của mỗi quốc gia. Trên thế giới có
hai kiểu mẫu về vấn đề.
Kiểu mẫu thứ nhất là “Ngân hàng đa năng” như ở Hà Lan, Đức, Thụy
Sĩ. Theo kiểu này không có sự tách bạch giữa công nghiệp ngân hàng và công
nghiệp chứng khoán. Trong một hệ thống ngân hàng đa năng, các ngân hàng
thương mại hoạt động cung cấp một loạt đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, chứng
khoán và bảo hiểm.
Kiểu mẫu thứ hai là có sự tách bạch pháp lý giữa ngành công nghiệp
ngân hàng và công nghiệp chứng khoán mà điển hình là ở Mỹ và Nhật Bản.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, xu hướng ở các nước này là nới lỏng
hàng rào tách biệt bằng cách cho phép các ngân hàng thương mại được phép
hoạt động kinh doanh chứng khoán thông qua việc thành lập các công ty con
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

More Related Content

What's hot

De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356Lam Pham
 
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuTổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuRed Bean
 
Bài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánBài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánHocchungkhoanonline
 
Mot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckMot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckhajz_zjah
 
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánQuỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánNguyễn Ngọc Phan Văn
 
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...Võ Thị Ngọc Dung
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán nataliej4
 
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung KhoanTim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoanguest3c41775
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánNguyễn Nam
 
Thị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcThị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcNam Nguyễn
 
Lt tctt chương 3
Lt tctt   chương 3Lt tctt   chương 3
Lt tctt chương 3accordv12
 
trái phiếu.ppt
trái phiếu.ppttrái phiếu.ppt
trái phiếu.pptXuan Trieu
 
chứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-naychứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-nayKhanh Nhi Nguyen
 
chủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoánchủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoánthanhpro4420
 
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu truTrung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu truNgo Phuong Dung
 
Thi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoanThi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoanphamnguyen0549
 
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namHoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namThanh Hoa
 

What's hot (20)

De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán
 
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuTổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
 
Bài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánBài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoán
 
Mot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckMot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lck
 
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánQuỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
 
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
 
bai tap lon ttck
bai tap lon ttckbai tap lon ttck
bai tap lon ttck
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
 
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoánTổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
 
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung KhoanTim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 
Thị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcThị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otc
 
Lt tctt chương 3
Lt tctt   chương 3Lt tctt   chương 3
Lt tctt chương 3
 
trái phiếu.ppt
trái phiếu.ppttrái phiếu.ppt
trái phiếu.ppt
 
chứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-naychứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-nay
 
chủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoánchủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoán
 
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu truTrung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
 
Thi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoanThi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoan
 
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namHoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
 

Similar to Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...BeriDang
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...luanvantrust
 
slide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.pptslide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.pptdinnguynhu2
 
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfBài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfNguyễn Minh
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhBichtram Nguyen
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssddddddddd
KT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssdddddddddKT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssddddddddd
KT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssdddddddddlethao2007042020
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoánSEOLENTOP1
 
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptSLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptQuyenN1
 
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNLUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNThị Thái Bình Vũ
 
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánGiải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánPhạm Nam
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Thu Vien Luan Van
 
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán luanvantrust
 

Similar to Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (20)

Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
 
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂMKhóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
 
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docxTiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
 
c5.pptx
c5.pptxc5.pptx
c5.pptx
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
 
slide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.pptslide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.ppt
 
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfBài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinh
 
Thị trường chứng-khoán
Thị trường chứng-khoánThị trường chứng-khoán
Thị trường chứng-khoán
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
KT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssddddddddd
KT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssdddddddddKT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssddddddddd
KT VĨ MÔ.docxsssssssssssssssssssssssssddddddddd
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoán
 
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptSLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
 
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNLUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
 
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánGiải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
 
Tiểu luận về thị trường chứng khoán OTC.doc
Tiểu luận về thị trường chứng khoán OTC.docTiểu luận về thị trường chứng khoán OTC.doc
Tiểu luận về thị trường chứng khoán OTC.doc
 
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO, gia nhập vào thị trường quốc tế ngày càng có nhiều khó khăn và thách thức đối với các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam, những cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế thế giới. Hơn nữa ta thấy rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2008 đến nay đã gây ra không ít những cú sốc kinh tế lớn, những biến động kinh tế bất thường xảy ra không ít. Sự biến động giá cả như: giá xăng dầu, tỷ giá đồng ngoại tệ, giá vàng,……. Đi kèm theo đó chính là sự gia tăng mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kể cả hoạt động trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu Chính lúc này, sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một công cụ tài chính nhằm phòng chống, giảm thiểu được những rủi ro, những biến động của thị trường ngày càng lớn. Yêu cầu này tăng cũng đồng nghĩa cần phải hình thành thị trường chứng khoán phái sinh để có thể đáp ứng được nhu cầu trên. Các công cụ chứng khoán phái sinh phát triển không những có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Mà nó cũng là cơ sở nền tảng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và các hoạt động tài chính nói chung. 2.Mục đích nghiên cứu. Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc nhưng lý thuyết cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh; để người đọc có thể hiểu về những công cụ đó, biết cách áp dụng các công cụ đó trong hoạt động thực tiễn của mình Tìm hiểu về thị trường chứng khoán phái sinh ở một số nước phát triển, những thành tựu đã đạt được trong quá trình hình thành và hoạt động.Rút ra
  • 2. 2 kinh nghiệm để có thể áp dụng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, tìm ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.Những điều kiện cần thiết cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Đề xuất một lộ trình những bước đi cho thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, đưa ra những giải pháp và kiến nghị để phát triển thị trường phái sinh trong thời gian này, sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các công cụ phái sinh cơ bản trên thị trường chứng khoán phái sinh, đặc điểm, công dụng của các loại chứng khoán phái sinh đó. Nghiên cứu về quá trình hình thành, quy mô, khuôn khổ pháp lý về thị trường chứng khoán phái snh phát triển ở một số nước trên thế giới và trong khu vực. Những vấn đề cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam: quá trình hình thành, sự hiểu biết của các chủ thể tham gia đầu tư và tạo lập thị trường, những hạn chế còn tồn tại, triển vọng phát triển và chính sách của nhà nước, Chính Phủ 4. Phương pháp nghiên cứu Từ tìm hiểu các kiến thức trên sách vở và lý thuyết kết hợp với các thông tin về thực trạng các chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Từ những thông tin trên tổng hợp phân tích và đưa ra các nhận định về bối cảnh chung của nền kinh tế và điều kiện đó phải được đặt trong bối cảnh chung khi nước ta khi đã gia nhập vào WTO Phân tích những hạn chế tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó khắc phục, tạo sự ổn định và định hướng phát triển cho các sản phẩm phái sinh Việt Nam
  • 3. 3 CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.1 Khái quát chung về thị trường chứng khoán phái sinh 1.1.1 Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán phái sinh Nhắc đến thị trường chứng khoán, những công cụ chúng ta nghĩđến đầu tiên đó là các loại cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ quỹ đầu tư – các công cụđầu tư hiệu quả. Mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư này là nhằm sinh lời, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vì vậy, với mỗi nhà đầu tư, họ luôn kỳ vọng một mức sinh lời cho khoản đầu tư của mình gọi là mức sinh lời kỳ vọng. Mức sinh lời có thể là thấp hay cao phụ thuộc rất nhiều vào độ rủi ro của hoạt động đầu tưđó. Mà thị trường tài chính thì luôn luôn biến động theo nhiều hướng, những biến cố xảy ra có thể làm tăng độ rủi ro của hoạt động đầu tư. Vì thế, trên thị trường chứng khoán đã sinh ra một công cụđể phòng ngừa rủi ro theo những thay đổi, biến động của thị trường với tên gọi là chứng khoán phái sinh.  Các thành viên của thị trường chứng khoán phái sinh  Các chủ thể đầu tư: Nhóm các chủ thể với mục đích phòng ngừa rủi ro: các nhà đầu tư này sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro về những biến động về giá cả của tài sản cơ sở có thể xảy ra ngoài kỳ vọng của họ. Nhóm các chủ thể với mục đích đầu cơ: các nhà đầu tư này cố gắng dự báo xu hướng biến động của giá cả các tài sản tài chính trên thị trường để tham gia vào nhằm hưởng chên lệch giá.  Các nhà tạo lập thị trường: Các chủthể này có thể là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện đăng ký với Sở tham gia với tư cáchlà các nhà tạo lập thị trường. Họ đóngvai trò rất quan trọng
  • 4. 4 đối với thành công hay thất bại của thị trường. Với tư cách này, họ thường hay được hưởng các ưu đãi đặc biệt về thuế hay các điều kiện giao dịch…  Các tổ chức tham gia tạo lập và quản lý giám sát thị trường: tùy thuộc vào từng nước mà các tổ chức này có thể là khác nhau, nhưng nhìn chung đều là các tổ chức lớn về tài chính, có thể thuộc Chính Phủ hoặc phi Chính Phủ. Ở Mỹ, thị trường chịu sự giám sát của Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC và Ủy ban hợp đồng tương lai hàng hóa CFTC; Ở Anh, Sở giao dịch Luân Đôn chịu sự quản lý giám sát của Financial Services Authority (FSA). FSA là một tổ chức độc lập không trực thuộc chính phủ và hoạt động theo luật Fianancial Services and Markets Act 2000 1.1.2.Chứng khoán phái sinh 1.1.2.1. Khái niệm  Khái niệm: Chứng khoán phái sinh là một loại công cụ tài chính mà sự hình thành và giá trị của nó phụ thuộc vào một hoặc một số tài sản cơ sở.Bản thân công cụ phái sinh chỉ là một thỏa thuận giữa hai hoặc một số bên mà giá trị của nó được xác định bởi sự biến động của tài sản cơ sở.  Đặc điểm của chứng khoán phái sinh:  Chứng khoán phái sinh được hình thành từ một loại chứng khoán gốc. Giá của chứng khoán phái sinh được xác định dựa trên giá của chứng khoán gốc và lãi suất.  Chứng khoán phái sinh có tính hai mặt: vì đây là các công cụ để phòng tránh những rủi ro biến động về giá của các công cụ tài chính ngược chiều với dự tính của các nhà đầu tư. Mà sự biến động của thị trường phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau để có thể xác định được chiều hướng biến động của nó.
  • 5. 5 1.1.2.2. Các loại chứng khoán phái sinh. 1.1.2.2.1.Quyền mua cổ phần (rights) Các công ty với nhu cầu huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện các chiến dịch quảng cáo để chiếm lĩnh thị phần sẽ thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu bổ sung. Trong các đợt phát hành cổ phiếu bổ sung đó, công ty cổ phần sẽ phát hành kèm một loại chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phần dành cho các cổđông hiện hành  Khái niệm : Quyền mua cổ phần là loại chứng khoánchứng nhận quyền của các cổ đông hiện hành được mua trước cổ phần thường mới phát hành.  Đặc điểm :  Quyền mua cổ phần chỉ giành cho các cổđông hiện hành trong công ty cổ phần  Quyền mua cổ phần được phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung. Vì khi phát hành cổ phiếu mới thì quyền lợi của các cổđông cũ bị pha loãng nên công ty đã tạo quyền ưu tiên cho các cổđông đó.  Lượng quyền mua của các cổđông tương ứng với lượng cổ phiếu nắm giữ trong tay cổđông đó, thông thường 1 cổ phiếu sữ tương ứng có một quyền mua vàđược tính theo công thức. Số quyền mua 1 cổ phần=  Quyền mua cổ phần có thời hạn ngắn từ 4 đến 6 tuần  Giá mua cổ phiếu trên quyền mua thấp hơn giá trị thị trường Đối với quyền mua cổ phần, sau khi được mua thì nó hoạt động tách biệt với cổ phiếu. Khi đó các chủ sở hữu có thể mang ra để giao dịch trên thị trường thứ cấp( trong khoản thời gian quyền mua còn giá trị ) và hưởng lãi, cũng có thể giữ lại nhưng thực hiện hay không thực hiện quyền mua của mình là lựa chọn của nhà sở hữu.
  • 6. 6 Ví dụ: Công ty A có 10 triệu cổ phần đang lưu hành quyết định huy động thêm 12 tỉ VND bằng cách phát hành thêm 1 triệu cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu, giá mỗi cổ phần phát hành là 12.000 VNĐ. 10 triệu quyền sẽ được phát hành tương ứng với 10 triệu cổ phần đó.Để mua một cổ phần mới thì cần có 10 quyền.Thị giá của cổ phiếu vào trước ngày chốt quyền phát hành là 20.000 VNĐ. 1.1.2.2.2. Hợp đồng kì hạn  Khái niệm: Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một tài sản cơ sởđược giao trong tương lai với một mức giá đãđược ấn đinh trước tại một thời điểm xác định.  Các yếu tố cấu thành hợp đồng kì hạn  Tài sản cơ sở: đây chính làđối tượng giao dịch của hợp đồng kì hạn có thể là ngoại tệ, hàng hóa và các chỉ số chứng khoán......  Thời điểm thanh toán của hợp đồng: tức là ngày thanh toán hợp đồng giữa 2 bên đãđược kí kết trong hợp đồng  Giá kì hạn: mức giá ấn định trước trong hợp đồng kì hạn để chuyển giao tài sản cơ sở tại thời điểm thanh toán. Giá của hợp đồng kì hạn sẽđược xác định dựa vào lãi suất thị trường và giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm hiện tại  Đặc điểm của hợp đồng kì hạn  Tại thời điểm kí kết hợp đồng kì hạn không có sự chuyển giao về tài sản cơ sở hay thanh toán tiền giữa người mua và người bán.  Vào ngày thanh toán của hợp đồng thì hai bên bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán của mình ( bên bán giao tài sản cơ sở và bên mua thanh toán tiền ) theo mức giá đãấn định trong hợp đồng kì hạn bất kể giá thị trường của tài sản cơ sởđó là như thế nào  Đây là hợp đồng được kí kết, thỏa thuận giữa hai bên và không có sự tham gia của bên thứ 3 ( các tổ chức trung gian )
  • 7. 7  Cách xác định lãi lỗ trong hợp đồng kì hạn K: Giá ấn đinh của tài sản trong tài sản cơ sở hợp đồng P: Giá thị trường của tài sản cơ sở tại ngày thanh toán hợp đồng Nếu tại ngày thanh toán hợp đồng K>P thì người mua bị lỗ và người bán có lãi cùng một khoản tiền: V=K-P Nếu tại ngày thanh toán hợp đồng K<P thì người mua có lãi và người bán bị lỗ cùng một khoản tiền: V=P-K Ví dụ: X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Y sở hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Y thoả thuận bán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là 104,000 USD, hợp đồng này là một hợp đồng kì hạn. Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược lại, Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là 110,000 USD, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá 104,000 USD theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ 6000 USD, còn X lãi 6000 USD (vì X có thể mua nhà của Y với giá 104,000 USD và bán ngay trên thị trường với giá 110,000 USD). Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả lãi suất  Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn Ưu điểm:  Là công cụ phòng chống rủi ro của các cá nhân, doanh nghiệp đểđảm bảo cốđịnh được lợi nhuận  Do không được chuẩn hóa nên hợp đồng kì hạn linh hoạt, dễ dàng trong việc thỏa thuận về quy mô, số lượng, thời hạn, địa điểm giao nhận tài sản
  • 8. 8 Nhược điểm:  Tính thanh khoản kém, do không có thị trường tập trung để giao dịch, cũng không có tổ chức trung gian nào nên việc các chủ thể tham gia hợp đồng muốn chuyển nhượng vị trí của mình là gặp khó khăn.  Mặt khác, rủi ro khi một bên tham gia hợp đồng nếu sựu biến động về giá của tài sản là quá mạnh, gây ra một sự thua lỗ lớn. 1.1.2.2.3. Hợp đồng tương lai.  Khái niệm: Hợp đồng tương lai là một thoản thuận giữa 2 bên người mua và người bán về một tài sản cơ sởđược giao trong tương lai tại một thời điểm nhất định với một mức giá xác định từ thời điểm kí kết hợp đồng. Các tài sản cơ sở ở đây có thể là những tài sản như ngũ cốc, thực phẩm, năng lượng, cũng có thể là các chỉ số chứng khoán hay lãi suất…… Ví dụ : Vào năm 2004, ông A kí với ông B một hợp đồng tương lai sẽ bán cho ông B 1,000 tấn bột mì với giá bán 2USD/1kg vào năm tháng 4/2007. Đến tháng 4/2007, dù giá bột mì có thay đổi như thế nào thì ông A vẫn phải bán cho ông B 1,000 tấn bột mì với giá 2USD/1kg và ông B vẫn phải mua 1,000 tấn bột mì trên với giá 2USD/1kg.  Đặc điểm của hợp đồng tương lai.  Hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán tập trung,. Vì thế hợp đồng tương lai được chuẩn hóa, Sở quy định cho các hợp đồng tương lai các qui định về: loại tài sản, quy mô hợp đồng ( chính xác về lượng tài sản chuyển giao trong mỗi đơn vị hợp đồng), loại và đơn vị tiền tệđối với giá chuyển giao hàng phiên, biên độ giao động giá chuyển giao hàng phiên giao dịch, địa điểm thực hiện việc chuyển giao và thời gian thực hiện việc chuyển giao.  Mức giá chuyển giao luôn được điều chỉnh theo tình hình thị trường. Mức giá này ban đầu được ấn định ban đầu và thay đôi theo từng phiên giao dịch  Hợp đồng tương lai luôn quy định tỷ lệ ký quỹ : Để tránh những rủi ro khi kí kết hợp đồng tương lai, bên mua có thể không có đủ khả năng tài chính
  • 9. 9 vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng hoặc bên bán có thể không thực hiện trước những biến động về giá bất lợi cho mình. Tuy nhiên những rủi ro này là ít gặp phải do rủi ro được kiểm soát thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, sẽ làm trung gian thanh toán trong tất cả các giao dịch  Tính thanh khoản cao nhờ có các trung tâm thanh toán bù trừ trong hoạt động tìm đối tác và khớp lệnh mua bán.  Cách xác định lãi (lỗ) đối với hợp đồng tương lai Cách xác định lãi lỗ đối với hợp đồng tương lai nhìn chung là giống với hợp đồng kì hạn. Các nhàđầutư thườngkhônggiữ hợp đồngtương lai đến thời gian đáo hạn Gọi K là giá chuyển giao tài sản ấn định trong hợp đồng Pi là mức chuyển giao tài sản tại thời điểm i ( thời điểm trước hoặc tại thời điểm đáo hạn) Nếu hợp đồng được giữ đến thời điểm i thì (Pi- K) chính là giá trị lãi lỗ mà người bán nhận được  Nếu Pi>Po thì (Pi – Po)>0 và người bán có lãi  Nếu Pi<Po thì (Pi – Po)<0 và người bán lỗ  Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai Ưu điểm  Tương tự như hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai cũng là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với các cá nhân doanh nghiệp đểđảm bảo cốđịnh được khoản doanh thu của mình  Hợp đồng tương lai sẽ là cơ hội cho các cá nhân phòng ngừa biến động rủi ro về giá. Rủi ro có thể chuyển sang những người tham gia vào thị trường với mục đích đầu cơ. Những biến động giá khó có thể nắm bắt của thị trường chính là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và tạo tính thanh khoản cho các hợp đồng tương lai.
  • 10. 10  Giá tương lai thường chứa đựng những yếu tố thông tin bên trong nó, cho biết xu hướng thị trường trong tương lai, giúp cho nhà đầu tư đưa ra các quyết đinh chính xác và hiệu quả hơn. Nhược điểm Được chuẩn hóa về nhiều mặt: loại tài sản, quy mô, số lượng, đơn vị, thời gian và địa điểm giao dịch… do đó hợp đồng tương lai kém linh hoạt. 1.1.2.2.4. Hợp đồng quyền lựa chọn (options)  Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người sở hữu nó có thể mua hoặc bán tài sản cơ sở với giá đãđược ấn định từ trước vào trước hoặc đúng ngày quy định trong hợp đồng.  Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn:  Người mua quyền: người bỏ ra phí mua quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán quyền thực hiện theo lựa chọn của mình  Người bán quyền: người nhận phí mua quyền từ người mua quyền và có nghĩa vụ phải thực hiện theo sự lựa chọn của người mua quyền nếu người quyền có yêu cầu.  Giá thực hiện: giá ấn định trong hợp đồng mà người mua hoặc người bán có thể mua tài sản cơ sở với mức giá đó  Ngày đáo hạn: ngày kết thúc của hợp đồng, hợp đồng chỉ có hiệu lực đến ngày đáp hạn.  Phí mua quyền: Số tiền mà người mua quyền trả cho người bán quyền để sở hữu quyền chọn  Kiểu quyền chọn: có hai kiểu quyền chọn đó là quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ. Với quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn vào đúng ngày đáo hạn của hợp đồng; với quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua quyền có thể thực hiện quyền chọn của mình vào đúng hoặc trước ngày đáo hạn của hợp đồng.
  • 11. 11 Hợp đồng quyền chọn có thể được giao dịch tại thị trường tập trung hoặc thị trường phi tập trung. Tương tự như hợp đồng tương lai, nếu được giao dịch tại thị trường tập trung thì nó sẽ được chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn……  Có hai loại hợp đồng quyền chọn :  Hợp đồng quyền chọn mua ( call option ): là hợp đồng cho phép người sở hữu có quyền mua tài sản cơ sở với mức giá đãấn định vào trước hoặc đúng ngày đáo hạn của hợp đồng.  Hợp đồng quyền chọn bán ( put option ): là hợp đồng cho phép người sở hữu có quyền bán tài sản cơ sở với mức giá đãấn định vào trước hoặc đúng ngày đáo hạn của hợp đồng  Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn  Hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm  Hợp đồng này cũng không bắt buộc người tham gia phải thực hiện, mà hợp đồng có được thực hiện hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của người mua quyền  Tùy từng loại hợp đồng mà có thể thực hiện trước hay đúng vào ngày đáo hạn của hợp đồng  Giá trị nhận được của quyền chọn mua và lãi lỗđối với hợp đồng quyền chọn mua Ví dụ: Giả định ngày hôm nay là ngày 1/1/2013, công ty dệt may A muốn nhập khẩu vải sau 5 tháng nữa, tức là ngày 1/6/2013. Nhưng công ty lo lắng rằng vào 5 tháng nữa giá vải sẽ tăng cao so với giá hiện nay vì thế công ty đã mua một hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu để có thể mua giá vải theo đúng giá thị trường hiện tại. Công ty quyết định mua quyền chọn mua 1,000m2 vải với giá thực hiện là 20$/1m2.Phí mua quyền chọn là 2$/5m2. Chúng ta cùng phân tích công ty A trong ví dụ trên để biết được công ty sẽđưa ra quyết định như nào trong các trường hợp.
  • 12. 12 Giả sử tại thời điểm đáo hạn, giá vải lúc ấy là 23$/1m2. Rõ ràng lúc này giá vải đã tăng lên là 3$/1m2 đúng như dựđoán của công ty dệt may A. Vì thế công ty sẽ yêu cầu thực hiện hợp đồng này: Ta có: Tổng giá trị hợp đồng ngày 1/1/2013 theo giá thị trường là: K=1,000×20=20,000USD Tổng giá trị hợp đồng ngày 1/6/2013 theo giá thị trường là: P=1,000×23=23,000USD Vậy giá trị nhận được từ hợp đồng quyền chọn là: V=23,000-20,000=3,000USD Phần chi phí mà người mua phải trả cho hợp đồng này là : C=(1,000÷5)×2=400USD Do phần giá trị nhận được lớn hơn phần chi phí phải bỏ ra nên trong hợp đồng này công ty A đã cóđược 1 phần lãi có giá trị là L= V-C= 3,000-400= 2,600USD Vậy ta có thể thấy rằng trong một số trường hợp, mặc dù giá trị nhận được từ hợp đồng quyền chọn là dương, nhưng công ty vẫn bị lỗ nếu như phần giá trị nhận được là nhỏ hơn phần chi phí bỏ ra để sở hữu hợp đồng đó. Nếu trong trường hợp trên mà tại ngày 1/6/2013 giá 1m2 vải lại giảm xuống 19USD/1m2 vải thì công ty A sẽ không yêu cầu thực hiện hợp đồng trên. Vậy :Giá trị nhận được của hợp đồng trên là : V=0 Do đó, công ty sẽ bị lỗ: L= V-C=-400USD Số tiền lỗ trên tương ứng chính là số chi phí mà công ty A đã phải bỏ ra để sở hữu hợp đồng. Từ ví dụ trên đưa ra, ta có thể cho ra công thức tổng quát đối với hợp đồng quyền chọn mua như sau: V= Max( P-K,0) L= Max(P-K,0)-C
  • 13. 13 V: Giá trị nhận được từ hợp đồng quyền chọn L: Lãi lỗ của người sở hữu hợp đồng quyền chọn K: Giá đãđược ấn định trong hợp đồng quyền chọn ( Giá tài sản cơ sở tại ngày kí kết hợp đồng ) P: Giá thị trường của tài sản cơ sở C: Chi phí bỏ ra để sở hữu hợp đồng quyền chọn.  Giá trị nhận được từ hợp đồng quyền và lãi lỗđối với hợp đồng quyền chọn bán. Trong trường hợp trên nếu công ty A đứng trên cị trí là công ty xuất khẩu vải may và công ty dựđoán rằng giá của vải sẽ giảm xuống thì công ty A sẽ mua một hợp đồng quyền chọn bán đểđảm bảo mức doanh thu của mình. Nếu thực sự vào ngày đáo hạn của hợp đồng giá của vải giảm xuống như dựđoán thì công ty A với mức giá 19USD/1m2 thì công ty A sẽ thực hiện quyền chọn bán của mình giá trị nhận được từ hợp đồng sẽ là: V=(20-19)×1,000=1,000USD Giá trị nhận được vẫn lớn hơn phần chi phí bỏ ra do đó công ty A vẫn đạt 1 khoản lãi: L=V-C=1,000-400=600USD Nếu vào ngày đáo hạn, giávải lại tăng lên 23USD/1m2, thì công ty A sẽ không thực hiện quyền chọn bán của mình và giá trị nhận được từ hợp đồng là: V=0 Và công ty sẽ bị lỗđúng bằng khoản chi phí bỏ ra:L=-400 Vậy ta đưa ra công thức tổng quát với hợp đồng quyền chọn mua như sau: V=Max(K-P,0) L=Max(K-P,0)-C 1.1.2.2.5.Hợp đồng hoán đổi  Khái niệm: hợp đồng hoán đổi là hợp đồng giữa hai bên để hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này được gọi là các nhánh của hợp đồng hoán đổi.
  • 14. 14  Mục đích: các hợp đồng hoán đổi thường để tránh các rủi ro tài chính về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về giá cổ phiếu… để hưởng các ưu đãi giành cho công ty trong nước Hợp đồng hoán đổi có thể thực hiện trực tiếp giữa hai bên hay thông qua bên trung gian thứ 3 là ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Hợp đồng hoán đổi chỉ được thưc hiện khi cả hai bên cùng có lợi, dù lợi ích của bên này thường sẽ là thiệt hại của bên kia. Nhưng hai bên tham gia hoạt động trong môi trường khác nhau, tiếp xúc với những nguồn lực khác nhau thì sẽ vẫn có những khoảng trống để cả hai bên cùng có lợi Chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số hơp đồng hoán đổi lãi suất  Hợp đồng hoán đổi lãi suất  Khái niệm: hợp đồng hoán đổi lãi suất là hợp đồng giữa hai bên trong đó hai bên sẽ hoán đổi dòng lãi suất của mình để lấy dòng lãi suất của bên kia Chú ý rằng trong hợp đồng hoán đổi này, hai bên chỉ hoán đổi dòng lãi suất cho nhau, chứ không hoán đổi số tiền gốc. Thông thường một hợp đồng hoán đổi lãi suất thì sẽ là hoán đổi giữa 2 bên có lãi suất “cố định – biến đổi” hoặc “biến đổi – biến đổi”, chứ theo lý thuyết thì hợp đồng “cố định – cố định” sẽ không xảy ra vì ngay từ đầu đã xác định được lợi ích của mình. Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường có kì hạn nhất định, chính là thời gian kết thúc hợp đồng tính từ thời điểm kí kết  Ví dụ: Công ty A có thể vay với một lãi suất cố định là 13%/năm, công ty B vay với lãi suất biến đổi phụ thuộc lãi suất thị trường. Công ty A dự định trong thời gian tới lãi suất sẽ giảm xuống còn công ty B muốn ổn định chi phí lãi vay phải trả ở các kì. Vì thế hai công ty này sẽ kí kết với nhau 1 hợp đồng hoán đổi lãi suất “biến đổi – cố định”
  • 15. 15  Hợp đồng hoán đổi tiền tệ.  Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, bao gồm cả số tiền gốc và lãi suất, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi lại như ban đầu. Điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng hoán đổi tiền tệ và lãi suất là hợp đồng tiền tệ được thực hiện giữa hai hợp đồng tiền khác nhau còn hợp đồng lãi suất thực hiện trên một đơn vị tiền tệ. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ có thể giúp công ty hoán đổi khoản nợ hoặc khoản đầu tư bằng đồng tiền này sang đồng tiền khác, huy động vốn với lãi suất thấp hơn, tiếp cận được nhiều thị trường vốn, phòng chống rủi ro tỷ giá, lãi suất hoặc ấn định mức lợi nhuận đạt được từ các giao dịch kinh tế.  Vídụ:Côngty X ở Việt Nam là côngty xuất nhập khẩu, nên muốn phòng ngừa rủi ro biến độngcủađôlabằng cáchvay đôla. Đồngthời lúc đó côngty Y ở Mỹ muốn vay tiền VND để thực hiện một khoản đầu tư vào Việt Nam. Hai công ty này sẽ vay ở thị trường mà mình có lợi thế, tức X vay VND, Y vay đôla và sẽ kí với nhau một hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Ở thời điểm thanh toán lãi vay, X sẽ trả lãi USD cho Y và nhận lãi VND từ Y. Khi kết thúc hợp đồng thì số tiền gốc lúc ban đầu sẽ được hoán đổi lại giữa hai bên để hoàn trả vốn gốc. 1.2. Ứng dụng của các công cụ chứng khoán phái sinh 1.2.1. Đối với công tác quản trị rủi ro từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính. Quản trị rủi ro là quá trình xác định rủi ro và tìm các giải pháp, các cách quản lý nhằm giảm thiếu tối đa các rủi ro xảy ra với tổ chức. Sở dĩ các công cụ phái sinh có ứng dụng này lo do nó có cho phép rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ sở được chuyển từ một bên sang bên kia. Ví dụ: Một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản (như một hàng hóa, một trái phiếu có trả lãi, một cổ phiếu trả cổ tức, v.v.) và bán nó bằng cách sử dụng một hợp đồng tương lai. Cá nhân, tổ chức đó có quyền nắm giữ tài sản
  • 16. 16 trong một thời gian nhất định, và sau đó có thể bán nó trong tương lai ở một mức giá xác định theo hợp đồng tương lai. Tất nhiên, điều này cho cá nhân hoặc tổ chức đó lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm rủi ro rằng giá bán tương lai sẽ đi chệch một cách bất ngờ khỏi đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị tương lai của tài sản đó. Hoặc là một công ty vay mượn một số tiền lớn với một lãi suất xác định.Lãi suất vay này được định lại sau mỗi 6 tháng.Công ty lo ngại rằng lãi suất có thể cao hơn nhiều trong sáu tháng.Công ty này có thể mua một thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn (FRA), là một hợp đồng phải trả một lãi suất cố định sáu tháng sau khi mua bán trên số lượng danh nghĩa tiền. Nếu lãi suất sau sáu tháng cao hơn lãi suất trong hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh lệch cho công ty, hoặc người mua FRA. Nếu lãi suất thấp hơn lãi suất trong hợp đồng, công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán. Việc mua FRA được dùng để giảm sự không chắc chắn liên quan đến tăng lãi suất và ổn định thu nhập. Các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động đầu tư tài chính của mình như: rủi ro về giá thị trường, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản…… mà mỗi loại rủi ro trên đều có những loại phái sinh nhất định có thể giúp giảm thiểu phòng ngừa nó một cách hiệu quả. Cụ thể :  Rủi ro về giá cả thị trường: dùng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.  Rủi ro về tỷ giá: dùng hợp đồng hoán đổi  Rủi ro về lãi suất:dùng hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi  Rủi ro về tính thanh khoản: dùng REPO chứng khoán Tuy nhiên việc lựa chọn và kí kết một hợp đồng về phái sinh cần phải có những tìm hiểu kỹ lưỡng nhất định vì nó luôn có tính hai mặt, có những thông tin chính xác hiệu quả để làm cơ sở cho việc dự đoán những biến động của tương lai.
  • 17. 17 1.2.2. Sử dụng công cụ phái sinh như một đòn bẩy Đòn bẩy được hiểu đơn giản là dùng một lực nhỏ thông qua đòn bẩy tạo một lực lớn hơn tác độngvào vật mục tiêu, làm nó trở nên có lợi cho con người. Theo tài chính, đòn bẩy từ công cụ phái sinh là với một thay đổi nhỏ của tài sản cơ sở nếu đúng như dự đoán của nhà đầu tư sẽ mang lại một khoản lãi lớn.Tuy nhiên do tính hai mặt của công cụ phái sinh nên nó cũng có thể làm cho chủ đầu tư bị lỗ một khoản lớn. Ở đây muốn nói các phái sinh có thể được sử dụng để mua rủi ro, chứ không phải là hàng rào chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và tổ chức sẽ tham gia vào một hợp đồng phái sinh để đầu cơ giá trị của các tài sản cơ sở, đánh cược rằng các bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ là sai lầm về giá trị tương lai của tài sản cơ sở. Các nhà đầu cơ tìm mua một tài sản trong tương lai ở một mức giá thấp theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là cao, hoặc bán một tài sản trong tương lai ở một mức giá cao theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là thấp. Ví dụ: Nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 16.000$ (khi 1 chỉ vàng bằng 160$) bạn có thểchỉcần bỏ ra 1.600$. Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bẩy hơn 100 chỉ vàng.Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, dao độnggiá khoảng 100$ trong suốtthời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu giá tăng 50$, tức là lên đến 210$ một chỉ, giá trị đầu tư của bạn có thể lên đến 5.000$ - đạt mức lãi trên 300% so với đầu tư gốc 1.600$ của bạn. Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 1$ thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 100$. Cá nhân và các tổ chức cũng có thể tìm kiếm cơ hội hưởng chênh lệch, như khi giá mua hiện tại của một tài sản giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng kỳ hạn để bán tài sản.
  • 18. 18 1.3. Thị trường chứng khoán phái sinh ở một số nước và bài học kinh nghiệm. 1.3.1. Thị trường phái sinh Mỹ. 1.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Năm 1848, ở Mỹ xuất hiện thị trường hợp đồng tương lai đầu tiên Chicago Board of Trade.Chicago thời điểm đó được coi như một trung tâm lớn về lưu trữ, mua bán và phân phối các hạt ở Miền Tây. Do có tính mùa vụ nên giá trao đổi, mua bán các hạt này bị biến động theo. Các nhà thương nhân và người nông dân sớm nhận ra được việc bán và phân phối hạt của mình gần như không quan trọng bằng việc chuyển giao những rủi ro liên quan đến hạt.Các hợp đồng này cuối cùng đã được chuẩn hóa vào khoảng năm 1865, và trong năm 1925, trung tâm thông tương lai đầu tiên được thành lập. Từ thời điểm này,hợp đồng tương lai đã được khá nhiều các hình thức chúng ta biết ngày nay. Năm 1972 sàn giao dịch Chicago, thả nổi tự do tiền tệ quốc tế, tạo ra các thị trường tiền tệ quốc tế, cho phép kinh doanh tương lai tiền tệ. Đây là những hợp đồng tương lai đầu tiên mà không được trênhàng hóa vật chất. Năm 1977, CBOT tạo ra các hợp đồng tương lai Trái phiếu, mà đã đi vào giao dịch được hợp đồng khối lượng cao nhất. Năm 1973 công bố mô hình định giá quyền chọn củaFischer Black và Myron Scholes.Năm 1983, Hội đồng Chicago Options Exchange quyết định tạo ra một chỉ số của cổ phiếu. Mặc dù ban đầu được biết đến như là CBOE100 Index, nó đã nhanh chóng chuyển sang Standard and Poor và được gọi là chỉ số S & P100, mà vẫn là lựa chọn ngoại tệ được niêm yết giao dịch nhiều nhất. 1.3.1.2. Quy mô thị trường. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ có bề dày hơn 160 năm. Hiện nay, tại Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ SEC ( U.S Securities and Exchange Commission) có 6 thị trường quyền chọn đăng kí hoạt động và 12 thị trường
  • 19. 19 hợp đồng tương lại.Sở giao dịch quyền chọn Chicago ( CBOE) là sở giao dịch có thị phần dẫn đầu thị trường quyền chọn tại mỹ chiếm khoảng 31,8%, các năm tiếp theo mức đạt được ước chừng 33%, số lượng hợp đồng quyền chọn cổ phiếu tính đến ngày 28/3/2008 là 2416 hợp đồng. Về hàng hóa, trên thị trường phái sinh rất phong phú và đa dạng: quyền chọn cổ phiếu, quyền chọn chỉ số cổ phiếu, quyền chọn các hợp đồng tương lai và rất nhiều sản phẩm phái sinh khác. Về hệ thống giao dịch, các sản phẩm niêm yết trên Sở giao dịch quyền chọn Chicago và các Sở giao dịch khác được giao dịch thông qua phương thức giao dịch trực tiếp giữa các nhà giao dịch và giao dịch điện tử thông qua hệ thống giao dịch CBOE direct.Năm 2003, hệ thống giao dịch CBOE Hybrid được đưa vào sử dụng.CBOE Hybrid cho phép giao dịch đấu giá mởvà giao dịch điện tử cùng được thực hiện.Hệ thống này ngày càng được nâng cấp với những chức năng ưu việt cho các đối tượng sử dụng. Về hệ thống tạo lập thị trường, CBOE rất đa dạng, bao gồm các tổ chức, cá nhân đăng ký là thành viên của Sở và có hoạt động giao dịch tự doanh. Tùy thuộc vào loại hình nhà tạo lập thị trường mà số phần trăm các sản phẩm đã đăng ký bảo lãnh thanh khoản mà các nhà tạo lập thị trường phải có nghĩa vụ đảm bảo các lệnh chào mua/bán được thực hiện liên tục là khác nhau 1.3.1.3. Khuôn khổ pháp lý. Về khung pháp lý, thị trường hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống luật hai cấp: luật liên bang và các quy định của tổ chức tự quản như Sở giao dịch, hiệp hội các công ty chứng khoán, hiệp hội các nhà giao dịch hợp đồng tương lai… đồng thời chịu sự giám sát của hai tổ chức trực thuộcQuốc hội là Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC và Ủy ban hợp đồng tương lai hang hóa CFTC.
  • 20. 20 1.3.2. Thị trường phái sinh của Đài Loan. 1.3.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển. Quá trình này của thị trường: được chia làm 2 giai đoạn:  Giai đoạn giao dịch CPPS nước ngoài: tháng 6/1992, luật giao dịch CPPS nước ngoài đã được ban hành, hình thành khuôn khổ pháp lý đầu tiên chocacs giao dịch CPPS tại các thị trường nước ngoài.  Giai đoạn thành lập TTPS trong nước: tháng 12/1995, xây dựng bộ máy thực hiện giao dịch và thanh toán bù trừ cho giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn. Tháng 6/1997, Luật giao dịch hợp đồng tương lai được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý cho 4 loại giao dịch áp dụng cho cả giao dịch trong nước và quốc tế. SGD hợp đồng tương lai Đài Loan( TAIFEX) tiến hành phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 21/7/1997 với sản phẩm đầu tiên của mình là hợp đồng tương lai. 1.3.2.2. Quy mô thị trường. Về các sản phẩm phái sinh, hiện nay, trên TAIFEX có khoảng 48 công cụ phái sinh được giao dịch, chủ yếu là hợp đồng tương lai chỉ số, hợp đồng quyền chọn chỉ số, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu… Về thành viên thị trường, có hai loại thành viên tham gia thị trường là thành viên giao dịch và thành viên thanh toán bù trừ. Số thành viên thanh toán bù trừ của TAIFEX hiện nay là 34 thành viên, gồm 3 loại: thành viên thanh toán độc lập, thành viên thanh toán chung và thành viên thanh toán Từ khi đi vào hoạt dộng năm 1998 chỉ có75035 tài khoản giao dịch phái sinh nhưng đến năm 2005 con số này là 569002 tài khoản. Tốc độ tăng trưởng khối lượng giao dịch cũng rát ấn tượng, những năm gần đây khối lượng giao dịch không ngừng tăng lên đạt mức trung bình hơn 463.109 hợp đồng/ ngày, vào năm 2005 khối lượng giao dịch của TAIFEX đứng thứ 3 toàn cầu, chỉ sau KOSPI 200 của Hàn Quốc và Down Jones Euro Stock 50.
  • 21. 21 1.3.3. Thị trường phái sinh của Hàn Quốc. 1.3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển. Hàn Quốc bắt đầu cho sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh vào năm 1988.Vào thời gian này, một tổcông tác đặc biệt đã được thiết lập để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường.Trải qua tám năm chuẩn bị cơ sở hạ tầng đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức rộng rãi về chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư và cả những nhà tạo lập thị trường, đến năm 1996 Hàn Quốc mới chính thức cho ra đời TTCKPS. Chỉ số KOSPI 200 index được xây dựng vào năm 1994, hệ thống giao dịch điện tử được chạy thử một năm trước khi Ủy ban giám sát Tài chính Hàn Quốc quyết định đưa thị trường phái sinh vào hoạt động.Hiện nay, Hàn Quốc đứng thứ 1 trong 10 SGD hợp đồng tương lai trên thế giới xét về khối lượng giao dịch ( gần 2500 triệu hợp đồng ). 1.3.3.2. Quy mô thị trường. Năm 1996, thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc chính thức ra đời với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai KOSPI 200.Hiện nay, Hàn Quốc có 14 sản phẩm phái sinh (gồm 13 sản phẩm phái sinh tài chính và một sản phẩm phái sinh hàng hóa) trên thị trường niêm yết. Các sản phẩm phái sinh tài chính tập trung vào các lĩnh vực cổ phiếu, lãi suất, tiền tệ, bao gồm các sản phẩm hợp đồng tương lai về cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, và các sản phẩm quyền chọn cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, quyền chọn hợp đồng tương lai trái phiếu. Trong 14 sản phẩm phái sinh trên chỉ có 4 sản phẩm phái sinh tài chính là có tính thanh khoản cao trên thị trường là hợp đồng tương lai và quyền chọn liên quan tới cổ phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai tiền tệ. Về tăng trưởng của thị trường, Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu sôi động nhất thế giới, với ba sản phẩm phái sinh thành công nhất là hợp đồng tương lai chỉ
  • 22. 22 sốKOSPI 200, Quyền chọn chỉ số KOSPI 200 và hợp đồng tương lai trái phiếu KTB 3 năm. 1.3.3.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế.  Nguyên nhân dẫn đến thành công:  Xây dựng được một cơ chế pháp lý chặt chẽ và có các ưu đãi nhất định ban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường, mà cụ thể là những ưu đãi về thuế.  Tạo dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại chi TTPS, đáp ứng được yêu cầu giao dịch khớp lệnh nhanh chóng. Chấp nhận giao dịch trực tuyến ngay từ khi đưaTTCKPS vào hoạt động.  Áp dụng biện pháp ký quỹ chặt chẽ khi thực hiện các giao dịch CKPS nhằm ngăn ngừa rủi ro thanh khoản, việc ký quỹ được thực hiện dựa trên 2 quy chế đó là mữa ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì.  Một số hạn chế :  Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng giao dịch, các NĐT nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ.  Tỷ trọng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân còn hạn chế, với tỷ trọng khoảng 9%, thị trường hàng hóa phái sinh Hàn Quốc hầu như không phát triển. 1.3.4. Thị trường phái sinh của Singapore 1.3.4.1. Quá trình hình thành và phát triển. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh ở Singapore chia làm 2 giai đoạn chủ yếu như sau:  Giai đoạn 1: được bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào năm 2004 trong giai đoạn này thị trường phát triển rất chậm, không tạo ra dấu ấn trong thị trường phát triển. Năm 1995, lần đầu tiên Singapore đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch nhưng không thành công, việc đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch không thành công là do:
  • 23. 23  Tiêu chuẩn đối với việc được niêm yết quyền chọn quá cao  Nhiều quy định còn hạn chế  Trình độcủa các nhà đầu tư còn hạn chế  Giai đoạn 2: đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động năm 2004 cộng với một số nguyên nhân khác như những qui định chặt chẽ đối với việc phát hành các công cụ CKPS mới đã tạo đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao cả CKPS niêm yết và CKPS OTC. Trong giai đoạn này, lần thứ 2 Singapore đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch và đã thành công có thể kể ra như sau:  Thay hệ thống khớp lệnh tại sàn bằng hệ thống giao dịch điên tử trực tuyến  Miễn yêu cầu về bản cáo bạch  Giảm bớt các tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn  Xây dựng một số nhà tạo lập thị trường. 1.3.4.2. Quy mô thị trường và Điều kiện tham gia giao dịch TTCKPS Singapore. Về hàng hóa giao dịch, trên thị trường chứng khoán phái sinh Singapore có 04 loại hợp đồng phái sinh chủ yếu là các hợp đồng phái sinh cổ phiếu, các hợp đồng phái sinh hàng hóa, các hợp đồng phái sinh lãi suất, các hợp đồng phái sinh ngoại hối. Các sản phẩm phái sinh phổ biến nhất thị trường Singapore là hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu MSCI Đài Loan, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu MSCI Singapore, quyền chọn cổ phiếu. Hiện nay, Singapore đứng trong nhóm 10 thị trường giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu lớn nhất thế giới. Về sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán phái sinh, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, thị trường chứng khoán phái sinh Singapore đạt được những thành tựu rất ấn tượng. Chỉ bắt đầu với 0.1 triệu hợp đồng vào năm 1984 theo hình thức giao dịch tại sàn, doanh số giao dịch trên thị trường phái sinh Singapore đã tăng lên mức 36.5 triệu hợp đồng vào năm 2006, đứng thứ 8 trên thế giới và thứ tư trong châu Á.
  • 24. 24 Các thành viên tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tại Singapore cần đáp ứng những điều kiện nhất định như:  Đối với thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh phái sinh chuyên nghiệp, có đây đủ kiến thức, hiểu biết về CKPS, không yêu cầu về vốn tối thiểu.  Đối với thành viên giao dịch tự doanh: có thể là những tổ chức ở nước ngoài, và không có quy định về mức tối thiểu đối với các thành viên này.  Đối với thành viên thanh toán: phái có mức vốn tối thiểu 5tr đôla Singapore, có giấy phép cung cấp thị trường vốn và đáp ứng những chuẩn mực tài chính cao nhất.  Thành viên giao dịch: phải có mức vốn tối thiểu 1tr đôla Singapore có giấy phép cung cấp thị trường vốn ngoài ra còn phải đáp ứng những chuẩn mực tài chính thấp hơn thành viên thanh toán. 1.3.4.3. Khuôn khổ pháp lý. Cơ quan Tiền tệ Singapore ("MAS") đề nghị bắt buộc thanh toán bù trừ tất cả các hợp đồng phái sinh.Thanh toán bù trừ các cơ sở thực hiện vai trò của CCP hoặc tạo điều kiện thanh toán chứng khoán và được coi là hệ thống quan trọng.  Phạm vi nhiệm vụ thanh toán bù trừ. Các sản phẩm: Ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi sẽ được miễn nghĩa vụ thanh toán bù trừlà do rủi ro hệ thống phát sinh từ các sản phẩm này là rủi ro thanh toán đã được giảm nhẹ bằng một quá trình thanh toán quốc tế. Hợp đồng: thanh toán bù trừ Trung sẽ được yêu cầu cho tất cả các hợp đồng phái sinh có ít nhất một chân của hợp đồng được đặt tại Singapore và cả hai bên ký kết hợp đồng đang cư trú hoặc có sự hiện diện tại Singapore, hoặc một bên là cư dân / có mặt tại Singapore và khác bên sẽ là chủ đề của nhiệm vụ thanh toán bù trừ nếu nó đã được cư dân / có mặt tại Singapore. Nơi không bên nào là cư dân / có mặt tại Singapore nghĩa vụ thanh toán bù trừ này sẽ không áp dụng trừ khi nó là cần.
  • 25. 25 Tất cả các tổ chức tài chính (tức là tổ chức tài chính theo quy định của MAS) và các tổ chức phi tài chính trên ngưỡng có liên quan sẽ phải chịu thanh toán bù trừ bắt buộc của hợp đồng phái sinh.  Các đối tượng sau đây sẽ được miễn các nghĩa vụ thanh toán bù trừ:  Cơ quan nhà nước: ngân hàng trung ương, chính quyền trung ương và các tổ chức siêu quốc gia.  Nội bộ nhóm ngành nghề.  Quỹ hưu trí. 1.3.5. Bài học kinh nghiệm. Từ các cơ cấu tổ chức, cơ chế giao dịch, qui trình thanh toán và giám sát của Các sàn giao dịch công cụ phái sinh trên, điển hình là Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), Sàn giao dịch giao sau OneChicago, Sàn giao dịch Singapore, nhóm nghiên cứu chúng tôi rút ra những nhận xét của các sàn giao dịch mà Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng chọn lọc như sau: Thứ nhất, vai trò của hệ thống thanh toán bù trừ. Hoạt động của hệ thống thanh toán bù trừ được hiểu: là hoạt động thực hiện xử lýthông tin các báo cáo giao dịch chứng khoán nhằm đưa ra con số cuối cùng mà các bên thực hiện giao dịch phải thanh toán, trên cơ sở đó thực hiện hoàn tất việc thanh toán, trong đó, bên bán chứng khoán chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán phái sinh và bên mua thanh toán tiền. Đối với Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và Sàn giao dịch Singapore, việc thanh toán qua công ty thanh toán bù trừ giúp cho việc kiểm soát dễ dàng và thuận lợi hơn. Mô hình quản lí và cơ chế giám sát chặt chẽ, qui trình giao dịch linh hoạt và hình thức đăng kí giao dịch dân chủ. Ngoài ra còn có một số ưu điểm khác à hệ thống thanh toán bù trừ mang lại: Giảm chi phí cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán (do thực hiện qua cơ sở dữ liệu có tính chất tự động, nên sẽ tiết kiệm thời gian và giảm chi phí trong khâu thanh toán); Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường (tránh được rủi ro
  • 26. 26 trong thanh toán) giúp cho hoạt động quản lý thị trường chứng khoán phái sinh có hiệu quả Tuy nhiên, để có một qui mô giao dịch, quản lí và giám sát như vậy, sàn giao dịch cần phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, một hệ thống cơ chế pháp lí hoàn chỉnh.Đây được xem là điểm yếu lớn nhất của Việt Nam.Việt Nam sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, chi phí để có thể dựng nên một sàn giao dịch quy mô như vậy. Bên cạnh đó, vai trò của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên chính thức và hợp pháp tại CBOE. Nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài chính lớn, có thể là các tổ chức môi giới để giúp cho thị trường luôn ở trạng thái cân bằng và ổn định; đồng thời chịu sự giám sát theo các qui định của Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Trong khi đó, nhà tạo lập thị trường tại Việt Nam thường là các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát, rất dễ gây ra tình trạng tiêu cực và lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, sàn giao dịch quyền chọn Chicago có một hệ thống lệnh vô cùng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Thứ hai, cần một mô hình thị trường thích hợp, đa dạng hóa các tài sản cơ trên thị trường. Như đã nói ở trên, điểm yếu lớn nhất của Việt Nam là phần cơ sở kĩ thuật yêu kém và hệ thống cơ chế pháp lý còn nhiều sơ hở. Áp dụng mô hình như ở Singapore, mô hình giao dịch của sàn có thể kết hợp vừa là sàn giao dịch chứng khoán vừa là sàn giao dịch chứng khoán phái sinh.Chúng ta đã có sàn giao dịch chứng khoán, nếu tập trung đầu tư phát triển nó tạo thành sàn kết hợp có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao cơ sở kĩ thuật lên một mức mới đáp ứng cùng lúc cho hai thị trường này.Không chỉ thế, kinh nghiệm ở Hàn Quốc, ta còncần một cơ chế pháp lý chặt chẽ, cũng là một trong những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển một thị trường với nhiều biến động và khó đoán như thị trường chứng khoán phái sinh.
  • 27. 27 Bên cạnh đó tài sản cơ sở của hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn không chỉ là cổ phiếu mà còn là các chỉ số chứng khoán (chứng khoán chỉ mục), đặc biệt sàn giao dịch chứng khoán Singapore nổi bật về giao dịch các chỉ số chứng khoán Châu Á. Ví dụ như chỉ số Nikkei 225 – chỉ số đo lường giá chứng khoán của 225 đơn vị niêm yết phát hành đầu tiên trên sở giao dịch chứng khoán Tokyo – được sử dụng trên toàn thế giới như là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Nhật Bản, bằng giao dịch quyền chọn SGX Nikkei 225, nhà đầu tư có thể theo dõi sự biến động của thị trường chứng khoán Tokyo. Tương tự, Việt Nam cũng có thể thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số VNIndex, đưa ra những tiêu chuẩn cho một hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán sao cho thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thứ ba, những tiêu chuẩn tham gia thị trường ban đầu cần phù hợp với tình hình Việt Nam và trình độ các nhà đầu tư. Xét về nền kinh tế tài chính nước ta vẫn còn đang ở một mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Ngay cả thị trường chứng khoán đã hình thành và phát triển gần 15 năm nhưng vẫn còn phát triển chậm, quy mô còn nhỏ và cơ chế pháp lý vẫn còn lỏng lẻo.Mà thị trường chứng khoán phái sinh thì luôn gắn chặt với thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán, vì thế những tiêu chuẩn ban đầu đặt ra cần phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một bài học từ sự thất bại vào lần phát hành quyền chọn đầu của Singapore năm 1995 do tiêu chuẩn niêm yết đề ra quá cao. Thêm vào đó, ta phải chú trọng đào tạo và nâng cao sự hiểu biết của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh.Chỉ có khi các nhà đầu tư nắm bắt được một cách chính xác về thị trường, những vai trò và ứng dụng của nó thì nhu cầu mới hình thành và nâng cao, chính là yếu tố để hình thành và phát triển thị trường.
  • 28. 28 1.4. Điều kiện hình thành phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. 1.4.1. Đa dạng hóa các công cụ phái sinh. Thị trường phái sinh muốn hình thành và phát triển, trước hết cần phải tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm. Các hợp đồng phái sinh và nhu cầu này xuất phát từ nhiều bên tham gia. Nói cách khác, cần phải có nhu cầu thiết thực về việc sử dụng sản phẩm. Hợp đồng tương lai và nhu cầu này phải có trước khi thị trường được xây dựng. Như trên đã đề cập, nhu cầu về giao dịch tương lai nói chung trước hết xuất phát từ phía những đơn vị sở hữu tài sản cơ sở với mong muốn hạn chế thiệt hại khi giá giảm; đồng thời những đơn vị nhập hàng/ tổ chức sản xuất cũng mong muốn rào chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đó nhu cầu từ một bên thứ ba là các tổ chức cá nhân mong muốn kinh doanh nhằm mục tiêu hưởng lợi nhuận chênh lệch từ các công cụ phái sinh. Một khi không có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể có thị trường chứng khoán phái sinh. Ví dụ: sàn giao dịch café ở Việt Nam (BCEC) khó phát triển vì đa số nông dân trồng café không có nhu cầu giao dịch qua sàn; lý do cơ bản bởi vì họ nhận thấy giao dịch qua các đại lý trung gian thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn nhiều, đó là chưa kể yêu cầu ký quỹ của sàn mà nhiều nông dân không có đủ khả năng. Về phía các công ty kinh doanh café, họ cũng không nhận thấy mình có nhu cầu rõ rệt về việc kinh doanh qua sàn tập trung vì vẫn có thể thu mua café đủ phục vụ cho sản xuất, chế biến trực tiếp từ nông dân. Hiện tượng tương tự chắc chắn sẽ xảy ra đối với các sản phẩm gốc là công cụ tài chính: nhu cầu giao dịch không có hoặc có nhưng không thiết thực, cộng với thói quen, tập quán giao dịch không phù sẽ khiến cho thị trường tương lai trở nên ảm đạm và khó phát triển.
  • 29. 29 1.4.2. Hình thành triết lý mới “đầu tư chứ không phải cờ bạc”. Cần xây dựng triết lý kinh doanh mới về vấn đề đầu tư. Một trong những tính chất của thị trường giao dịch sản phẩm phái sinh là tính “đánh cược” vào tương lai dựa trên dự đoán; trong khi đó bản thân việc dự đoán luôn có xác suất đúng, nên kết quả thu được từ việc tham gia giao dịch tương lai có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ. Chính vì vậy, tính “đánh bạc” của thị trường hợp đồng phái sinh là khó tránh khỏi và thậm chí còn rõ rệt hơn nhiều so với mua bán hàng hóa trên thị trường cơ sở. Điều này đòi hỏi việc tuyên truyền một triết lý kinh doanh mới: “đầu tư chứ không phải cờ bạc”, nhất là tại các nước không cho phép loại hình casino tồn tại. Tại Việt Nam, trước thực trạng suy thoái mạnh mẽ của TTCK trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều quan niệm không thiện cảm về TTCK như là một “thị trường ảo”, “không thực”, hoặc “phi sản xuất”. Do vậy, một khi xã hội chấp nhận triết lý kinh doanh mới nói trên, TTCK sẽ có điều kiện mở rộng và sẽ có được môi trường tốt cho hoạt động giao dịch công cụ phái sinh phát triển vững chắc. 1.4.3. Điều kiện kinh tế - tài chính. Thứ nhất, thị trường hàng hóa tài chính phát triển đầy đủ là nền tảng cho thị trường phái sinh tồn tại. Một đặc điểm dễ thấy là không có thị trường cơ sở thì không thể có thị trường chứng khoán phái sinh, và giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào biến động giá cả hàng hóa cơ sở. Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển bao hàm tính thanh khoản cao và thông tin thị trường minh bạch, đầy đủ. Tính chất và quy mô của thị trường cơ sở càng cao thì thị trường giao dịch công cụ phái sinh tương ứng càng phát triển. Thứ hai, một cơ sở đầu tư tài chính đủ rộng và sâu là điều kiện không thể thiếu. Thông thường trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng phát triển trước hoạt động cổ phiếu, tiếp đến mới có sự phát triển công cụ phái sinh. Điều đó có ý nghĩa rằng trình độ phát triển thị trường phải đạt đến một mức độ nhất định mới phát sinh nhu cầu giao dịch tương lai (phái sinh). Cụ thể, số
  • 30. 30 lượng và tiềm lực của các thành viên có thể tham gia vào thị trường giao dịch tương lai sẽ quyết định sự tồn tại như thế nào của thị trường này. Thị trường tương lai không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ của hai bên nắm giữ hàng hóa cơ sở và bên nhập hàng, mà còncó sự tham gia tích cực của các nhóm đối tượng đầu cơ, kinh doanh chuyên nghiệp (trong nhiều trường hợp một đối tượng có thể đóng nhiều vai trò); và chính nhóm đối tượng này là chất xúc tác tiếp thêm sức sống cho thị trường tương lai với điều kiện họ có đủ năng lực tham gia. Hơn nữa, không chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà nhà đầu tư cá nhân cũng cần được nuôi dưỡng và khuyến khích tham gia, tạo điều kiện cho thị trường phái sinh phát triển đi lên. 1.4.4. Hoàn thiện thể chế thị trường và hình thành hệ thống pháp luật quản lý thị trường phái sinh chuyên biệt. Một là, thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau. Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng là một bộ phận của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường với những hệ giá trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một cách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch phái sinh đi kèm với những đặc trưng vốn của của loại hình thị trường này. Ví dụ: Cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia. Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau được hình thành. Hai là, một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của thị trường công cụ phái sinh. Hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành trước mở đường cho hoạt động giao dịch hợp đồng tương lai hình thành. Tuy nhiên, khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có hành lang pháp lý khuyến khích và hỗ trợ các SGDCK trong việc cải tiến, phát triển các
  • 31. 31 sản phẩm mới phù hợp hơn. Xuyên suốt trong quá trình đó là những nội dung quản lý hướng tới bảo vệ nhà đầu tư thông qua các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quản lý rủi ro khác. Ba là, cần phân định rạch ròi chức năng quản lý, giám sát thị trường phái sinh. Do đặc thù thị trường tương lai có thể giao dịch nhiều loại hàng hóa gốc khác nhau, nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành và dễ dẫn tới xung đột lợi ích. Thực tiễn cho thấy nếu có sự chồng chéo và không rõ ràng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trường sẽ dẫn tới sự thất bại thị trường phái sinh nói chung và phái sinh trái phiếu nói riêng. Như vậy, việc phân định rạch ròi chức năng sẽ đem lại các lợi ích: Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trường; Tạo điều kiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa gốc; Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trước thay đổi của thị trường phái sinh. 1.4.5. Hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại, tương thích. Thứ nhất, có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học.Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng thị trường phái sinh cần áp dụng công nghệ tin học hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanh toán và kết nối thông tin. Trong vấn đề này, năng lực của đơn vị thanh toán bù trừ trung tâm đóng vai trò mũi nhọn. Thứ hai, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho giao dịch công cụ phái sinh sẽ ảnh hưởng tới phương thức giao dịch của các thành viên thị trường. Lựa chọn thanh toán bằng tiền thường được áp dụng đối với các sản phẩm phái sinh tài chính. Liên quan đến vấn đề này, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cần phải thống nhất và phù hợp.
  • 32. 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này đặc biệt là phần thực trạng và giải pháp phát triển thị trường CKPS ở Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện điều tra thực tế với một số nội dung như sau: +Nội dung của cuộc điều tra: tìm ra thực trạng cũng như những tồn tại, hạn chếcảu thị trường chứngkhoán Việt Nam, đồngthờitìm ra các định hướng, giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới. +Đốitượng:các chuyêngia và các nhàđầutư trênthị trườngchứng khoán. +Số lượng phiếu điều tra đã phát ra và thu về:  Phát ra 100 phiếu điều tra các chuyên gia, thu về 82 phiếu.  Phát ra 200 phiếu điều tra các nhà đầu tư, thu về 146 phiếu. +Kết quả: Được trình bày trong các nội dung phía dưới. 1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 1.1. Sự hình thành và triển vọng của thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 1.1.1.Quátrìnhhìnhthànhvà pháttriển thị trườngchứng khoánởViệt Nam 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường tài chính Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. Nó là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm dịch chuyển vốn từ nơi cung đến nơi cầu về vốn, nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh tế.
  • 33. 33 Cũng giống như các loại thị trường khác, thể chế thị trường phải được duy trì trong nền kinh tế tài chính. Tức là, các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn trên thị trường tạo ra cung và cầu về sản phẩm tài chính. Trong nền kinh tế bao cấp, các chủ thể cần vốn luôn bị động trong việc tìm nguồn vốn, chấp nhận mức lợi tức không cao. Nhưng trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh như hiện nay các chủ thể luôn chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng quy mô sản xuất, đầu tư dự án mới hay đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ,... của doanh nghiệp. Vì vậy, huy động nguồn tài chính là một nhu cầu thường xuyên của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng thường xuyên cần huy động nguồn tài chính để cho vay, các nhà đầu tư cần vốn cho dự án mới, các hộ gia đình, cá nhân cần nguồn tài chính để trang trả nhu cầu chi đột xuất. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng cần những chủ thể thừa vốn, có những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế: Doanh nghiệp có những khoản vốn đang thừa từ các khoản thu nhập chưa có nhu cầu sử dụng, những khoản này đều có thể cho vay. Các hộ gia đình, cá nhân có tiền tiết kiệm, để dành chưa dùng đến. Mặc dù số tiền tiết kiệm của mối hộ gia đình là con số nhỏ nhưng khi tập hợp lại dựa trên quy luật số lớn, chúng ta có thể có được một khoản rất lớn để giúp cho các chủ thế thiếu vốn huy độngđược số tiền cần thiết phục vụ cho các mục đích của mình. Số tiền huy động từ thành phần này thường chiếm tỉ trọng rất cao trong xã hội (khoảng 70%). Quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hôi, quỹ bảo hiểm mà chưa sử dụng cũng là nguồn cung ứng vốn. Các chủ thể thừa vốn không muốn để phí nguồn tài chính nhàn rỗi của mình, họ tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động thông qua hoạt động đầu tư, còn các thể thiếu vốn dùng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu đầu tư khác sao cho có hiệu quả và tiết kiệm. Vấn đề là làm sao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi để tạo ra sự gặp gỡ này. Sự gặp gỡ này chính là quá trình giao lưu vốn hay nói cách khác là cần tạo ra một
  • 34. 34 nơi để cho những nguốn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu với những nhà đầu tư đang cần vốn. Ban đầu, việc vay và cho vay dựa trên sự quen biết, tín nhiệm lẫn nhau nên phạm vi còn hạn chế. Sau này, khi các chủ thể gặp nhau thông qua vai trò của các trung gian tài chính thì việc lưu chuyển được dễ dàng và tin cậy hơn. Một nên kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư, phải huy động vồn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăng thêm nguồn tiết kiệm. Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa tiết kiệm và đầu tư, yêu cầu phải có một hình thức huy động vốn nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả, góp phần giải quyết cân đối giữa cung và cầu về nguồn tài chính trong xã hôi. Như vậy, thị trường tài chính ra đời là để giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính đặc biệt là chứng khoán. 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam Thị trường tài chính bao gồm hai thị trường lớn là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư chưa cao và ban đầu nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Sau đó, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao và thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu vốn này. Để huy động được các nguồn vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và một số công ty còn thực hiện huy động vốn qua phát hành các chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá nhất định được phát hành thì tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó. Vì vậy, thị trường chứng khoán đã ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán các loại.
  • 35. 35 Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai, xuất phát từ nhu cầu đơn lẻ. Vào giữa thế kỷ XV, tại những thành phố trung tâm ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi, mua bán các vật tư hàng hóa,… lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi và hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọ thành viên tham gia thị trường. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam được thành lập từ năm 2000, nhưng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 và thực sự phát triển chỉ trong một vài năm trở lại đây. Đến năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định: Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng. Lạm phát được kiềm chế; Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái; Cán cân thanh toán được cải thiện; Mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; Thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng; Vốn FDI tăng 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái... Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài. Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ
  • 36. 36 phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Về tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên TTCK: Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết được nâng cao theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp lý đã được ban hành để nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường; tăng cường quản trị công ty và từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc các công ty niêm yết qua quá trình hợp nhất, sáp nhập DN, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về việc niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN. Về tái cấu trúc thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính đã ban hành Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, trong đó đề xuất chi tiết các giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu bao gồm việc tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên; củng cố hệ thống nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ và xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Trên cơ sở Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định 160/QĐ-UBCK quy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP. Từ ngày 18/3/2013, hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thống Đường cong lợi suất TPCP chính thức vận hành.
  • 37. 37 Về cơ bản hệ thống hoạt động ổn định, không ghi nhận lỗi phát sinh, thành viên đã tham gia chào mua, chào bán trên cả hai hệ thống (Giao dịch và Đường cong lợi suất). Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thị trường nợ và tạo tiêu chuẩn cho cả thị trường cổ phiếu. Việc hoán đổi tiếp tục được triển khai nhằm nâng cao tính thanh khoản; đã hoán đổi 4 đợt với khối lượng 33,4 triệu trái phiếu. Về tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: Khung pháp lý cho việc ra đời các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, ETF, công ty đầu tư chứng khoán đã được ban hành. Hiện nay đã có 9 quỹ mở được UBCKNN cấp phép chào bán, thành lập. Đây là tín hiệu thu hút vốn trong và ngoài nước nhằm tăng sức cầu của thị trường. UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán đang triển khai xây dựng hệ thống giao dịch các sản phẩm mới như quỹ ETF, quỹ mở để đưa vào vận hành trong thời gian tới. Bộ Tài chính hiện cũng đang triển khai quỹ hưu trí tự nguyện nhằm tạo điều kiện bổ sung hệ thống an sinh, đồng thời tạo ra nhà đầu tư có tổ chức với vốn dài hạn cho TTCK. Về tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình tái cấu trúc, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư an toàn tài chính; Thông tư sửa đổi về tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Quá trình tái cấu trúc được triển khai quyết liệt, trên cơ sở thượng tôn pháp luật và các giải pháp thị trường. Căn cứ chỉ tiêu an toàn tài chính, UBCKNN đã phân loại các công ty chứng khoán (CTCK) thành 4 nhóm: Nhóm 1: nhóm hoạt động lành mạnh; Nhóm 2: nhóm hoạt động bình thường; Nhóm 3: nhóm bị kiểm soát; Nhóm 4: nhóm bị kiểm soát đặc biệt, từ đó đã có các giải pháp xử lý tương ứng. Cụ thể như sau: + Đối với các CTCK có hoạt động lành mạnh: Duy trì, ổn định và từng bước nâng cao năng lực tài chính; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh; nâng cao năng lực kiểm soát và quản trị rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành
  • 38. 38 công ty qua việc cơ cấu lại hệ thống quản trị, tổ chức lại bộ máy, nhân sự. Tạo điều kiện và hướng dẫn để các công ty tái cấu trúc thông qua hợp nhất, sáp nhập trên cơ sở phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua và theo quy định của pháp luật. + Đối với các CTCK hoạt động bình thường: Ngoài áp dụng các giải pháp như đối với các CTCK hoạt động lành mạnh còn thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty thuộc nhóm này, tăng tần suất báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính lên 2 lần/tháng. + Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt: yêu cầu bổ sung vốn, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Đến nay, UBCKNN đã ra Quyết định chấp thuận: Rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 6 CTCK; nghiệp vụ tự doanh của 2 CTCK; nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành của 4 CTCK; nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của 01 công ty; thực hiện hợp nhất đối với 2 công ty; tiến hành thủ tục giải thể đối với 3 công ty; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của 2 CTCK. Như vậy, trên thực tế đến nay có 13/105 CTCK không có hoạt động môi giới chứng khoán. Bên cạnh việc giảm dần số lượng các CTCK, UBCKNN hướng đến việc nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của các CTCK. UBCKNN đã ban hành Quy chế vận hành hệ thống quản trị rủi ro; Quy chế xếp loại và cảnh báo sớm theo tiêu chuẩn CAMEL, đồng thời, đang gấp rút hoàn thiện chế độ kế toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường giám sát chế độ báo cáo, kiểm toán đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Về tái cấu trúc Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán: UBCKNN đang xây dựng Đề án hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán nhằm thống nhất theo chuẩn mực chung. Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đang được tổng hợp ý kiến và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
  • 39. 39 Ngoài ra, UBCKNN hiện đang nghiên cứu xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; Hệ thống vay và cho vay chứng khoán phục vụ cho việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh; phối hợp Ngân hàng Nhà nước xây dựng và triển khai đề án chuyển chức năng thanh toán tiền TPCP từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước. 1.1.2. Quá trình hình thành và sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 1.1.2.1 Giao dịch kỳ hạn Giao dịch kỳ hạn xuất phát từ các hợp đồng kỳ hạn, đã xuất hiện từ rất lâu trên thị trường Việt Nam. Xuất phát từ hoạt động giao dịch các loại nông sản trên thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro của người nông dân trong quá trình trồng trọt, buôn bán các loại nông sản. Điển hình là các sàn giao dịch cà phê, nơi giao dịch sản phẩm cà phê giao sau (tập quán của người kinh doanh cà phê thường gọi là giao dịch cà phê kỳ hạn). Hàng hóa giao dịch thông qua Sở giao dịch thường được quy chuẩn theo các tiêu chuẩn định sẵn. Vì vậy, sẽ khuyến khích người sản xuất chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình trồng trọt và chăm sóc cà phê và nông sản. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam và các sản phẩm nông sản trên mọi kênh giao dịch hoặc phân phối. Ngoài ra còn có giao dịch kỳ hạn của các loại tệ, vàng trên thị trường đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển. 1.1.2.2. Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng Thời gian qua ở Việt Nam, quyền chọn ngoại tệ dường như là công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh tỷ giá luôn ở trạng thái tăng giảm liên tục. Trong khi đó, quyền chọn cổ phiếu chỉ mới được thí điểm bước đầu. Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số
  • 40. 40 thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay CITIBANK và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các hàng không có giao dịch. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VNĐ và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Sau 4 năm hoạt động, công cụ phòng ngừa rủi ro đã có những bướcphát triển nhưng vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn, và hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thiết tha với các nghiệp vụ này. Dù gặp phải một số khó khăn trong việc áp dụng, song các công cụ này đang là nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp và là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2.3. Giao dịch hoán đổi Giao dịch hoán đổi ở Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi lắm, nó mới chỉ là những hoạt động manh nha, nhen nhóm. Hoạt động phổ biến nhất là hoán đổi ngoại hối. Trên thị trường ngoại hối quốc tế , các nghiệp vụ kinh doanh đã đạt đến một trình độ cao.Trong đó giao dịch hoán đổi được sử dụng như một công cụ chuyên nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng như kinh doanh ngoại hối kiếm lời. Tại Việt Nam, do thị trường ngoại hối chưa hoàn thiện và còn kém phát triển cho nên các sản phẩm tài chính trên thị trường rất hạn chế và chật hẹp .
  • 41. 41 Các công cụ ngoại hối phái sinh như giao dịch hoán đổi tuy đã được sử dụng nhưng rất ít và hiệu quả không cao, các NHTM chỉ sử dụng nó với tư cách là một biện pháp mang tính tạm thời với NHNN khi quá thiếu vốn VND. Mặc dù không thể phủ nhận rằng, nghiệp vụ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể khác nhau trên thị trường ngoại hối , đặc biệt phù hợp trong điều kiện của Việt Nam hiện nay khi mà các hoạt động kinh doanh XNK đang trên đà phát triển , các hoạt động đầu tư, tín dụng ngày một khởi sắc . Việc sử dụng một công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá, bảo đảm an toàn vốn mặt khác có thể xử lí trạng thái luồng tiền , gia tăng vốn ngắn hạn tạm thời mà không làm gia tăng những rủi ro kèm theo như hoán đổi ngoại hối là hết sức cần thiết . Song tại Việt Nam , đây còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ. NHNN đã ra quyết định cho phép các NHTM, được phép tiến hành giao dịch hoán đổi với nhau và với khách hàng cũng như là tiến hành với NHNN. Tuy nhiên thực tế quá trình tiến hành giao dịch còn nhiều yếu kém . 1.1.2.4. Repo chứng khoán Hoạt động mua bán chứng khoán có kỳ hạn (REPO – Repurchase Order) tại các công ty chứng khoán Việt Nam đã được thực hiện trong những năm gần đây nhưng chưa được các nhà đầu tư biết đến và sử dụng rộng rãi. Để tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu chưa niêm yết, các công ty chứng khoán đưa ra nghiệp vụ REPO để mua có kỳ hạn các loại cổ phiếu này nhằm mục đích tạo cho khách hàng có thêm nguồn vốn để mở rộng danh mục đầu tư của mình.Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, thì nghiệp vụ Repo hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, sản phẩm chưa thật sự hoàn chỉnh để phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Trên thực tế, những rủi ro của việc REPO cổ phiếu trong năm 2008 và 2009 là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp đã khiến kết quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Từ đó,
  • 42. 42 nhiều hợp đồng REPO đã không tất toán được như cam kết, gây rủi ro cho nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán. Với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán năm 2008 - 2009, hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cũng giảm sút, khả năng trả nợ hay bổ sung tài sản của các nhà đầu tư vì thế cũng giảm theo, dẫn đến hoạt động REPO cổ phiếu tại các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn. 1.2. Đánh giá thực trạng trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 1.2.1. Những thành tựu đạt được 1.2.1.1. Cơ sở pháp lý và hoạt động quản lý, giám sát thị trường 1.2.1.1.1. Cơ sở pháp lý Trênthực tế, tronghơn10 năm hoạtđộngvừaqua, thịtrường chứng khoán Việt Nam đã có được những bước phát triển đáng kể cả về lượng và về chất. Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho thị trường chứng khoán Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước. 1.2.1.1.2. Hoạt động quản lý, giám sát thị trường Công tác quản lý Nhà nước và điều hành thị trường chứng khoán được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm thị trường chứng khoán vận hành an toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
  • 43. 43 với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý thị trường chứng khoán đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO). Thiết lập cơ chế giám sát thị trường chứng khoán chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của Ủy ban chứng khoán nhà nước tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức trung gian thị trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát tuân thủ của các sàn giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán; bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm phát hiện các hành vi lạm dụng thị trường; thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế thực thi. 1.2.1.2. Tổ chức thị trường 1.2.1.2.1.Cácthànhviênkinhdoanhtrên thị trường chứng khoán phái sinh 1.2.1.2.1.1. Ngân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán là tùy theo điều kiện và luật pháp của mỗi quốc gia. Trên thế giới có hai kiểu mẫu về vấn đề. Kiểu mẫu thứ nhất là “Ngân hàng đa năng” như ở Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ. Theo kiểu này không có sự tách bạch giữa công nghiệp ngân hàng và công nghiệp chứng khoán. Trong một hệ thống ngân hàng đa năng, các ngân hàng thương mại hoạt động cung cấp một loạt đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Kiểu mẫu thứ hai là có sự tách bạch pháp lý giữa ngành công nghiệp ngân hàng và công nghiệp chứng khoán mà điển hình là ở Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, xu hướng ở các nước này là nới lỏng hàng rào tách biệt bằng cách cho phép các ngân hàng thương mại được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán thông qua việc thành lập các công ty con