SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
I cổ phiếu 
1. Khái nhiệm 
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát 
hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi 
sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. 
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty 
phát hành. 
Lịch sử ra đời Cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành Công ty cổ phần - Cổ 
phiếu chính là sản phẩm riêng của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ 
phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần 
gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ 
phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông 
đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương 
ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi 
là chứng khoán vốn. 
Các dạng Cổ phiếu[sửa | sửa mã nguồn] 
Khi xem xét Cổ phiếu của Công ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu được 
phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành. 
 Cổ phiếu được phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được 
phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy định 
công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ 
công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành' hay cổ phiếu đăng ký. Cổ 
phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể 
phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi 
cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì p hải được đa số 
cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty. 
 Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư 
trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó 
nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành. 
 Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ 
chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được 
công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy 
định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không
phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó; do đó không được 
tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu. 
 Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị 
trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác 
định như sau: 
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu quỹ 
Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người 
ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn 
cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty. 
Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô 
danh. 
 Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ 
phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ 
quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép. 
 Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu này được 
tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý. 
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ 
phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là cách phân loại phổ 
biến nhất. Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường nói đến cổ phiếu 
phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.[1] 
 Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. 
Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và 
được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được 
quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty. 
 Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là khoản 
nợ đối với công ty. 
 Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công 
ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi. 
 Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, 
nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ 
phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế. Chính điều này 
đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng hấp dẫn nhà 
đầu tư. 
 Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng 
vốn.
 Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định. 
 Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải, tương 
ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng 
vốn góp vào công ty.[2] 
Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường[sửa | sửa mã nguồn] 
 Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là 
giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. 
Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công 
ty. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu 
tư, nên nó không liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ 
phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu 
thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền 
tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra. 
Một số nước luật pháp cho phép Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu 
thường không có mệnh giá. 
 Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác 
định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty. 
Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của 
một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng 
giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng 
số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành. 
Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị 
tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ 
phiếu thường đang lưu hành. 
Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại 
tùy thuộc loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức 
công ty còn khất lại chưa trả cho cổ đông ưu đãi trong các kỳ trước đó (nếu 
có). 
Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép Cổ đông thấy được số giá trị tăng 
thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn 
góp ban đầu. 
Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được 
thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay 
còn được gọi là giá thị trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không 
phải do công ty ấn định và cũng không do người nào khác quyết định,
mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người 
bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó. 
Tóm lại, Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - 
cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất 
nhiều yếu tố, do vậy nóthường xuyên biến động. 
Cổ phiếu ưu đãi[sửa | sửa mã nguồn] 
Khái niệm và Quyền lợi[sửa | sửa mã nguồn] 
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, 
đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền 
lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được 
gọi là cổ đông ưu đãi của công ty. 
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau: 
 Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ 
phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được trả cổ 
tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ 
thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường được xác định 
bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất 
định in trên mỗi cổ phiếu. 
 Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty, 
nhưng sau người có trái phiếu. 
 Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu 
đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định 
những vấn đề quan trọng của công ty. 
 Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá 
của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. Mệnh giá của 
cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ thông, vì nó là 
căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý hay giải thể công ty. 
 Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định,và cổ đông ưu đãi cũng vẫn được nhận 
cổ tức khi công ty làm ăn không có lợi nhuận (thua lỗ).[3] 
 "Lịch sự kiện được chia thành các loại như sau": 
Sự kiện nhận cổ tức, chia tách, cổ phiếu thưởng, mua cổ phiếu ưu đãi đều được 
thực hiện tại "NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN". NGÀY GIAO 
DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN là ngày thực hiện quyền của 1 cổ phiếu đã được 
công ty thông báo trước đó. Nếu như cổ đông nắm giữ cổ phiếu trước ngày giao
dịch không hưởng quyền cổ đông đó sẽ nhận được cổ tức hoặc quyền mua cổ phiếu 
đó. 
Quyền được chia làm 3 loại: Quyền nhận cổ tức bằng tiền: cổ tức sẽ được trả 
bằng tiền trên mỗi cổ phiếu. Tỉ lệ cổ tức sẽ được quy ra trên mệnh giá, mỗi cổ 
phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam đều có mệnh giá là 10,000. 
Ví dụ công ty chia cổ tức bằng tiền 10% bạn sẽ được nhận 1,000 đồng trên mỗi cổ 
phiếu. Cổ phiếu thưởng, cổ phiếu chia tách: cổ phiếu sẽ được chia nhỏ theo tỉ lệ 
công ty đã công bố. Ví dụ công ty công bố tỉ lệ thưởng hoặc chia tách là 10:2 => 
nghĩa là 10 cổ phiếu sẽ thành 12 cổ phiếu, nếu bạn đang có 10 cổ phiếu bạn sẽ 
được nhận thêm 2 cổ phiếu. 
Các loại Cổ phiếu ưu đãi[sửa | sửa mã nguồn] 
 Cổ phiếu ưu đãi tích lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi có tính chất đảm bảo thanh 
toán cổ tức. Khi công ty gặp khó khăn, không thanh toán được hoặc chỉ thanh toán 
một phần cổ tức, thì số chưa thanh toán đó được tích lũy hay cộng dồn và công ty 
phải trả số cổ tức này trước khi công bố trả cổ tức cho cổ đông thường. Hầu hết cổ 
phiếu ưu đãi của các công ty là loại cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự. 
 Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi công ty gặp 
khó khăn không trả được cổ tức trong năm tài chính, thì cổ đông ưu đãi đó cũng 
mất quyền nhận số cổ tức trong năm đó. 
 Cổ phiếu ưu đãi tham dự: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, 
ngoài việc hưởng cổ tức ưu đãi theo quy định còn được hưởng thêm phần lợi tức 
phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao. 
 Cổ phiếu ưu đãi không tham dự: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ 
chúng chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi cố định theo quy định, ngoài ra không được 
hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào. 
 Cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại: là loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty có quyền 
thu hồi lại. Công ty phát hành có quyền yêu cầu mua lại cổ phiếu này vào bất cứ 
lúc nào, khi công ty có khả năng tài chính. Giá mua lại được xác định từ thời điểm 
phát hành, giá này thường tính bằng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi cộng thêm phần 
có tính chất đền bù cho các nhà đầu tư khi công ty mua lại loại cổ phiếu ưu đãi này. 
 Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép người 
mua có quyền chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi này sang các loại chứng khoán khác. 
Cổ phiếu chưa phát hành[sửa | sửa mã nguồn] 
Là loại cổ phiếu mà công ty chưa bao giờ bán ra cho các nhà đầu tư trên thị 
trường. Là loại cổ phiếu mà Công ty có dự định phát hành trên thị trường, bán ra 
khi có nhu cầu của nhà đầu tư.
Đặc điểm của Cổ phiếu[sửa | sửa mã nguồn] 
Không có kỳ hạn và không hoàn vốn[sửa | sửa mã nguồn] 
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có 
chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty 
phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu). 
Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh 
nghiệp[sửa | sửa mã nguồn] 
Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và 
vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh 
nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại 
chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, 
cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức. 
Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài 
sản thanh lý[sửa | sửa mã nguồn] 
Giá cổ phiếu biến động rất mạnh[sửa | sửa mã nguồn] 
Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của 
nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty. 
"Bên cạnh đó, theo quan điểm của những nhà đầu tư, Cổ phiếu có các đặc điểm 
sau:" 
Tính thanh khoản cao 
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh 
khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: 
 Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu 
niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, 
cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị 
trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức 
thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán. 
 Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường 
cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung 
cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà 
còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt 
nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng 
khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ 
phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến
sự đầu cơ trong thị trưòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu 
trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi. 
Có tính Lưu thông[sửa | sửa mã nguồn] 
Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như 
tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi 
cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt 
động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình. 
Tính Tư bản giả[sửa | sửa mã nguồn] 
Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ 
phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá 
của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. 
Tính Rủi ro cao[sửa | sửa mã nguồn] 
Tính Rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị. Giá trị cổ 
phiếu luôn biến động theo các yếu tố này. 
Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu 
Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi 
mô. Do đó, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan tâm tìm hiểu và phân tích tác 
động của các yếu tố tới cổ phiếu mình đang đầu tư, để đưa ra các quyết định đầu tư 
thích hợp. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần 
biết. 
* Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới: 
Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu 
hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển 
vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với 
nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. 
* Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền 
kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị 
hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ 
phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. 
* Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. 
Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng 
để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không
mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm 
nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn 
gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền 
nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì 
vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác 
động tốt cho DN vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên. 
Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản 
ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu 
hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động 
của TTCK. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến 
giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu 
sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất 
tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi 
suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng. 
* Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế 
đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư 
giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm. 
* Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế 
nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu 
tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ 
phiếu của DN sẽ tăng lên. 
* Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu tố về kỹ thuật sản 
xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; yếu tố 
về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về 
con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng 
tài chính của DN... 
* Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong 
biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với 
tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ 
thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan 
và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị 
trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ 
hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về 
thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền 
kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải bán 
đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải mua 
vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người 
bán. 
Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của 
nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích... cũng có thể khiến thị giá 
cổ phiếu biến động. 
EPS và những điều cần làm rõ 
Trần Xuân Nam, Maastricht MBA 
EPS là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất đối với các nhà 
đầu tư, và cũng ảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu công ty. Tuy nhiên chuẩn mực 
kế toán Việt Nam và các hướng dẫn về nó vẫn còn chưa đầy đủ cũng như việc triển 
khai thực hiện nó còn có nhiều vấn đề, mà kết quả là các nhà đầu tư nhận được các 
báo cáo tài chính mà EPS không chính xác và không đầy đủ. Tác giả Trần Xuân 
Nam đã giành cho ĐTCK bài viết này nhằm phân tích những bất cập đó, giúp bạn 
đọc, các nhà làm chuẩn mực kế toán Việt Nam có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn 
về EPS. 
1. Tầm quan trọng của EPS: 
EPS là một trong những chỉ tiêu được trích dẫn thường xuyên nhất trong phân tích 
tài chính vì chỉ số Giá Trên Thu nhập (Price/Earning-P/E) được sử dụng rộng rãi 
như một tiêu chuẩn so sánh cho các quyết định đầu tư. Do vậy việc tính toán và 
trình bày EPS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu của công ty và do 
vậy thị trường cổ phiếu rất nhạy cảm với EPS. Giá thị trường có thể giảm khi EPS 
có xu hướng giảm và ngược lại. EPS còn được dùng như một công cụ để đánh giá 
việc thực hiện (performance) của ban điều hành công ty. Tiền thưởng của HĐQT, 
ban điều hành có thể trên cơ sở sự tăng trưởng EPS. Bởi vậy nó tạo một sức ép rất
lớn đối với ban điều hành công ty trong việc tăng trưởng EPS. Ban điều hành cũng 
có thể cố tình tạo nên một kết quả EPS có lợi hơn cho mình và công ty. Khi nghiên 
cứu về EPS, chúng ta cần lưu ý mục tiêu chính của EPS là để đánh giá kết quả thực 
hiện của một công ty và nó đặc biệt quan trọng để 1) so sánh kết quả của một công 
ty qua các kỳ khác nhau và 2) so sánh việc thực hiện của vốn chủ sở hữu của một 
công ty với nó của một công ty khác. 
2. Cách tính EPS cơ bản: 
2.1. Công thức tính EPS cơ bản: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 30 và 
chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33, EPS cơ bản được tính theo công thức sau: 
EPS cơ bản = [Tổng lãi/(lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông] / [Số bình quân 
gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ] 
a) Tử số: Theo thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực VAS 30, tổng 
số lãi thuần phân bổ cho các cổ đông phổ thông là lãi (lỗ) thuần sau thuế thu nhập 
doanh nghiệp trừ đi các số điều chỉnh giảm là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi và cộng 
thêm các khỏan điều chỉnh tăng liên quan đến khoản chênh lệch mua cổ phiếu ưu 
đãi. 
- Quỹ không thuộc cổ đông: Thông tư không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm 
các khoản lãi nhưng không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng 
khách hàng, quỹ thưởng cho Hội Đồng Quản Trị, và đặc biệt là Quỹ Khen Thưởng 
Phúc Lợi dành cho nhân viên. Những khoản này theo chuẩn mực kế toán quốc tế 
nó được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Các 
khoản này có lẽ ai cũng biết (trừ những người làm chế độ?) là nó không thuộc về 
cổ đông. Thông thường sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường dành 
khoảng 5-15% thậm chí 20% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới 
hình thức chia cho Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Ví dụ công ty chứng khoán SSI có 
lãi thuần sau thuế năm 2007 là 860 tỷđồng, theo quyết định của đại hội đồng cổ 
đông, công ty trích 20% tổng lãi thuần sau thuế (=172 tỷ) dành cho quỹ khen 
thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc lãi dành cho cổ đông 
để tính EPS thực chất chỉ còn lại là 688 tỷ (=860 -172) thay vì 860 tỷ. 
- Quỹ Dự Phòng Tài Chính: Luật công ty trước đây bắt buộc công ty phải trích lập 
dự phòng tài chính, tuy vậy luật công ty mới không còn bắt buộc nữa. Quỹ dự
phòng tài chính nếu có là một quỹ thuộc sở hữu của cổ đông phổ thông. Quỹ này 
được lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ và những người có quan hệ làm 
ăn với công ty. Nó ngăn chặn việc chia cổ tức quá mức. Khi công ty khó khăn tài 
chính, việc chia hết toàn bộ số lãi chưa phân phối (lưu giữ) lũy kế có được, có thể 
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho các chủ nợ. Sẽ là một sai lầm cơ bản nếu ai đó 
cho rằng quỹ này không thuộc các cổ đông và đề nghị điều chỉnh giảm quỹ này ra 
khỏi lãi khi tính EPS (như trong 2 bài liên tiếp trên báo Đầu tư Chứng Khoán số 73, 
74 ngày 18 và 20/6 của hai tác giả Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường Đại 
Học Kinh Tế TP. HCM.) 
b) Mẫu số: Số bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ, 
lưu ý: 
2.2. Trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu: Thông tư 21 hướng dẫn 
chuẩn mực kế toán VAS 30 của Việt Nam đã đề cập khá rõ ràng là trong những 
trường hợp như vậy không có bất cứ một sự tăng, giảm về dòng tiền, hay tài sản và 
nguồn vốn đối với công ty. Bởi vậy trong những sự kiện đó thì cổ phiếu gộp, chia 
tách, thưởng mặc dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính 
vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Và cũng sẽ điều chỉnh tương ứng cho số cổ 
phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các năm. Mặc dù thông tư 21 
không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividend), nhưng bản chất 
của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như thưởng cổ phiếu (bonus issue), 
điều này được ghi rất rõ trong chuẩn mực kế toán quốc tế. Đề nghị hướng dẫn kế 
toán Việt Nam nên bổ sung việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để việc thực hiện tại các 
công ty dễ dàng hơn. 
Ví dụ: công ty A có 10 triệu cổ phiếu, ngày 30.6.08 công ty quyết định chia cổ tức 
bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tức 100 cổ phiếu hiện hữu được chia 20 cổ phiếu mới. 
Tính EPS năm 2008 và EPS tương ứng năm 2007 nếu tổng số lãi của A năm 2008 
và 2007 tương ứng là 40 tỷ và 34 tỷ đồng. Kỳ kế toán là 1.1 đến 31.12 hàng năm. 
Giải: Năm 2008 Năm 2007 
1. Lãi thuần sau thuế (triệu đ) 40.000 34.000 
2. Số cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1.1), (triệu) 10 10 
3. Cổ phiếu thưởng phát hành (triệu) 2* 2 ** 
4. Tổng số cổ phiếu lưu hành bq (triệu) 12 12
5. EPS cơ bản (=(1)/(4)) 3.333 đ/CP 2.833 đ/CP 
* Mặc dù thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30.6.2008 
nhưng khi lập báo cáo tài chính năm 2008, công ty sẽ phải tính số cổ phiếu tăng 
thêm ngay từ ngày đầu năm 1.1.2008. Nếu lập cho báo cáo quý 2 năm 2008, tính 
EPS của 4 quý gần nhất cho đến ngày 30.6.2008 thì số cổ phiếu tăng thêm này 
được tính từ ngày 1.7.2007 nghĩa là ngày đầu tiên của năm cho 4 quý gần nhất. 
* * Trong báo cáo tài chính năm 2008, để thấy được xu hướng EPS qua các năm, 
chúng ta phải điều chỉnh lại EPS năm 2007 và các năm trước đó bằng cách tăng số 
cổ phiếu thưởng của năm 2008 vào cả năm 2007 và các năm trước đó. Nếu không 
điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng cho năm 2007, thì EPS gốc 2007 là 3.400 
đ/CP (=34tỷ/10 triệu CP) cao hơn so với năm 2008, nó không phản ánh đúng xu 
hướng EPS. 
2.3. Phát hành quyền mua (Rights Issue): Đó là phát hành quyền mua cổ phiếu 
mới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Do vậy ở 
đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tính được EPS khi có phát hành quyền mua, 
đầu tiên chúng ta cần tính giá quyền mua lý thuyết (Theoretical ex-rights price). 
Ví dụ: Công ty HAP có 3.850.250 cổ phiếu đang lưu hành từ đầu năm 2006. Ngày 
16/6/2006 HAP phát hành thêm 1.925.125 cổ phiếu (cứ hai cổ phiếu hiện hữu được 
quyền mua 1 cổ phiếu mới) với giá 25.000 đ/cp. Giá cổ phiếu ngày cuối cùng chốt 
danh sách phát hành ngày 15/6/2006 là 55.000đ/cp.Yêu cầu tính: 
1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu? 
2. EPS năm 2006? Biết rằng lãi thuần sau thuế năm 2006 là 16 tỷ đồng. 
3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và 2004? Biết rằng lãi thuần năm 2005 là 
14,58 tỷ và EPS gốc năm 2004 là 4,492 đ/cp. 
Lời giải: 
1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu được tính: 
- Trước khi phát hành: 2 CP x giá 55.000 đ/CP = 110.000 đ 
- Phát hành quyền mua: 1 CP x giá 25.000 đ/CP = 25.000 đ 
- Giá trị lý thuyết của 3 CP (=110.000 + 25.000) = 135.000 đ 
- Giá quyền mua lý thuyết mỗi CP bình quân =135.000 đ/3 = 45.000 đ/CP.
2. Tính EPS cho năm 2006: 
- Số cổ phiếu trước ngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ được nhân với 
tỷ lệ giữa giá thị trường ngày cuối cùng trước khi phát hành (55.000đ/CP) và giá lý 
thuyết quyền mua (45.000đ/CP) 
- Số cổ phiếu bình quân của cả năm được tính theo 2 giai đoạn là: 
Giai đoạn trước khi phát hành cổ phiếu giá thấp. Vì nó có yếu tố thưởng do vậy 
giống như việc tính EPS điều chỉnh cho việc thưởng cổ phiếu nêu ở trên, chúng ta 
phải nhân số cổ phiếu với hệ số thưởng này. Hệ số thưởng bằng: 
Giá thị trường ngày cuối trước khi chốt sổ phát hành/Giá quyền mua lý thuyết = 
55/45 
Như vậy số cổ phiếu bình quân của cả năm sẽ được tính như sau: 
+ Giai đoạn 1: từ 1/1-15/6/2006, tức 5,5 tháng: 
3.850.250 cp x 5,5 tháng/12 tháng x 55/45 = 2.156.853 cp 
+ Giai đoạn 2: từ 15/6-31/12/2006 tức 6,5 tháng: 
(3.850.250 + 1.925.125) x 6,5 tháng/12 tháng = 3.128.328 cp 
Tổng số cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm = 5.285.181 cp 
- EPS năm 2006 = 16 tỷ/ 5.285.181 cp = 3.027 đ/cp 
Lưu ý: Nếu tính theo quy đinh hiện hành, số cổ phiếu giai đoạn 1 không điều chỉnh 
nhân với hệ số thưởng 55/45 do vậy số cổ phiếu chỉ là 3.850.250 cp x 5,5 
tháng/12tháng = 1.764.698 CP nên tổng số cổ phiếu bình quân năm 2006 sẽ là 
4.893.026 cp (=1.764.698+3.128.328). Do vậy EPS 2006 tính theo cách không 
điều chỉnh hệ số thưởng sẽ là: 6 tỷ/4.893.026 = 3.270 đ/CP 
3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và năm 2004 (Khi lập báo cáo năm 2006 để 
so sánh với năm 2005, 2004): 
- EPS điều chỉnh = EPS gốc x [Giá quyền mua lý thuyết/Giá thị trường ngày cuối 
trước khi phát hành mới] 
Lưu ý: Hệ số điều chỉnh này là đảo ngược của hệ số điều chỉnh số cổ phiếu ở phần 
2. 
- EPS gốc năm 2005 = 14,58 tỷ đ/ 3.850.250 cp = 3.787 đ/cp 
- EPS điều chỉnh năm 2005 = 3.787đ/cp x 45/55 = 3.098 đ/cp 
- EPS điều chỉnh năm 2004 = 4.492 đ/cp x 45/55 = 3.675 đ/cp 
Khi phân tích tăng trưởng EPS các năm, nhà đầu tư cần phải so sánh các EPS đã
điều chỉnh chứ không phải so sánh EPS gốc. 
3. EPS pha loãng (Diluted EPS): 
Tại sao phải cần EPS pha loãng? Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có một số 
chứng khoán mà nó ở thời điểm hiện tại chưa có quyền được đòi chia lãi như cổ 
phiếu phổ thông, nhưng nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. 
Những chứng khoán này bao gồm: 1) các trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu 
ưu đãi chuyển đổi mà chúng cho phép chủ sở hữu nó có quyền, ở một ngày tương 
lai, được chuyển đổi những chứng khoán này thành các cổ phiếu phổ thông, với 
một tỷ lệ chuyển đổi đã định sẵn. 2) các hợp đồng lựa chọn (options hoặc 
Warrants). Trong những trường hợp này, số cổ phiếu phổ thông có thể được tăng 
lên, dẫn đến việc giảm 
EPS hay EPS bị pha loãng. EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh 
hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết 
định đầu tư. 
Tính EPS pha loãng: 
- Lãi: Lãi dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế 
của các khỏan: 
a) Các khoản lãi suất tiền vay trong kỳ của các trái phiếu chuyển đổi tiềm năng 
b) Các khoản cổ tức của các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã 
được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản. 
c) Các khoản thay đổi khác trong thu nhập vàchi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) 
mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu 
đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. 
- Số cổ phiếu: Số bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS 
cơ bản cộng với bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ 
được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi 
chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông. Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm 
năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của 
kỳ báo cáo. 
Ví dụ: Ngân hàng ABC năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối 
lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 
8.451 đ/CP. ACB đã phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là
1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phổ 
thông trong vòng 2-5 năm tới. Tỷ lệ thuế TNDN là 28%. Tính EPS pha loãng của 
ACB. 
Giải: 
1. Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8 triệu + 190 triệu = 388,8 triệu CP. 
2. Tính số lãi thuần : 
Số lãi hiện tại 1.680 tỷ 
Cộng lãi suất tiền vay tiết kiệm (1.900 tỷ x 10%) = + 190 tỷ 
Trừ thuế TNDN trên phần lãi vay (190 tỷ x 28%) = - 53,2 tỷ 
Lãi thuần sau điều chỉnh 1.816,8 tỷ 
3. EPS pha loãng = 1.816,8 tỷ/ 388,8 triệu CP = 4.673 đ/cp 
Như vậy EPS pha loãng thấp hơn so với EPS cơ bản là 3.778 đ/CP (=8.451 – 
4.673) 
4. Trình bày EPS: Ở chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ mới đề cập đến tên gọi EPS 
pha loãng chứ chưa có hướng dẫn về cách tính và trình bày. Các công ty vì vậy 
chưa báo cáo EPS pha loãng. Điều này làm cho các nhà đầu tư phải đọc các báo 
cáo tài chính không đầy đủ và do vậy có thể ảnh hưởng lớn đến các quyết định đầu 
tư của họ. 
- Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, chúng tôi đề nghị Bộ Tài 
Chính, UBCK NN, Sở GDCK TP HCM và TT GDCK Hà Nội cần có hướng dẫn rõ 
ràng cách tính EPS cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc 
tế IAS 33 yêu cầu bắt buộc báo cáo lãi lỗ của các công ty phải trình bày cả hai chỉ 
tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng trên bề mặt của Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh 
với mức độ nổi bật như nhau. 
- Báo cáo tài chính hàng quý cũng cần phải được trình bày tương tự như đã nói ở 
trên. Đặc biệt lưu ý các khỏan lãi không thuộc cổ đông như Quỹ khen thưởng, phúc 
lợi cần phải được ghi giảm khỏi lãi để tính EPS ngay trong các báo cáo quý chứ 
không đợi đến cuối năm. Đầu năm, Đại hội đồng cổ đông thường niên đã đưa ra kế 
hoạch phân phối lãi cho năm tới (mặc dù chưa chính thức). Ví dụ công ty S đưa ra 
nguyên tắc trích 10% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ khen thưởng phúc lợi. Nếu trong
quý 1, công ty S có llãi sau thuế 100 tỷ, thì báo cáo kế qủa nên trình bày thêm 
dòng”Lãi không dành cho cổ đông” hoặc cụ thể là: “Lãi dành cho quỹ khen thưởng 
phúc lợi” 10% x 100 = 10 tỷ, Lãi dành cho cổ đông (để tính EPS) là: 100 tỷ-10tỷ= 
90tỷ.

More Related Content

What's hot

Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrần Vỹ Thông
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-tuyetsp12
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramTram Tran
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394nguyen_qb
 
Chủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptx
Chủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptxChủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptx
Chủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptx58CLp
 
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketingCâu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketingNu Bi
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhDuy Dũng Ngô
 
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luocGiang Hậu
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)pikachukt04
 
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...Bùi Trang
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Hành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàngHành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàngVũ Hồng Phong
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưmaianhbang
 

What's hot (20)

Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
 
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
 
Chủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptx
Chủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptxChủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptx
Chủ đề 3 Cổ tức và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.pptx
 
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketingCâu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
 
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
3 cau hoi_on_tap_quan_tri_chien_luoc
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
 
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Hành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàngHành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàng
 
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
 
Mo hinh chien luoc marketing 7p
Mo hinh chien luoc marketing 7pMo hinh chien luoc marketing 7p
Mo hinh chien luoc marketing 7p
 
C12 chi phi su dung von
C12  chi phi su dung vonC12  chi phi su dung von
C12 chi phi su dung von
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel
 

Viewers also liked

trái phiếu.ppt
trái phiếu.ppttrái phiếu.ppt
trái phiếu.pptXuan Trieu
 
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuTổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuRed Bean
 
Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLcaoxuanthang
 
Bài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDBài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDKim Trương
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánNguyễn Nam
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiNguyen Minh Chung Neu
 
Stock markets presentation
Stock markets presentationStock markets presentation
Stock markets presentationSahil Gupta
 
Stock exchange simple ppt
Stock exchange simple pptStock exchange simple ppt
Stock exchange simple pptAvinash Varun
 

Viewers also liked (11)

trái phiếu.ppt
trái phiếu.ppttrái phiếu.ppt
trái phiếu.ppt
 
trái phiếu
trái phiếutrái phiếu
trái phiếu
 
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuTổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
 
co phieu
co phieuco phieu
co phieu
 
Đòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOLĐòn bẩy kinh doanh DOL
Đòn bẩy kinh doanh DOL
 
Bài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDBài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCD
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệpGiáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Stock markets presentation
Stock markets presentationStock markets presentation
Stock markets presentation
 
Stock exchange simple ppt
Stock exchange simple pptStock exchange simple ppt
Stock exchange simple ppt
 

Similar to I cổ phiếu

chương ii-kiến thức thị trường tài chính
chương ii-kiến thức thị trường tài chínhchương ii-kiến thức thị trường tài chính
chương ii-kiến thức thị trường tài chínhLeoThao
 
Chapter2.pptx
Chapter2.pptxChapter2.pptx
Chapter2.pptxPhngThuH
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfHunhThAnLi
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfHunhThAnLi
 
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khíPhát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khíluanvantrust
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.ssuser499fca
 
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdfBài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdfNguyễn Minh
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.TtckVinh
 
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?LutDnVit
 
Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30hocketoan_tfa
 
Thực hành tcdn
Thực hành tcdnThực hành tcdn
Thực hành tcdnLinh Mỹ
 
Chuong 4 co tuc cua cong ty co phan
Chuong 4 co tuc cua cong ty co phanChuong 4 co tuc cua cong ty co phan
Chuong 4 co tuc cua cong ty co phanNguyễn Minh
 
Dau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung KhoanDau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung KhoanLe Van Linh
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnTrần Hiền
 
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdfBài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdfNguyễn Minh
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Hột Mít
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 

Similar to I cổ phiếu (20)

chương ii-kiến thức thị trường tài chính
chương ii-kiến thức thị trường tài chínhchương ii-kiến thức thị trường tài chính
chương ii-kiến thức thị trường tài chính
 
Chapter2.pptx
Chapter2.pptxChapter2.pptx
Chapter2.pptx
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
 
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khíPhát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
 
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdfBài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.Ttck
 
123
123123
123
 
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
 
Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30
 
Thực hành tcdn
Thực hành tcdnThực hành tcdn
Thực hành tcdn
 
Chuong 4 co tuc cua cong ty co phan
Chuong 4 co tuc cua cong ty co phanChuong 4 co tuc cua cong ty co phan
Chuong 4 co tuc cua cong ty co phan
 
Dau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung KhoanDau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung Khoan
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phần
 
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdfBài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
 
Trai phieu la gi
Trai phieu la giTrai phieu la gi
Trai phieu la gi
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 

I cổ phiếu

  • 1. I cổ phiếu 1. Khái nhiệm Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Lịch sử ra đời Cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành Công ty cổ phần - Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn. Các dạng Cổ phiếu[sửa | sửa mã nguồn] Khi xem xét Cổ phiếu của Công ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.  Cổ phiếu được phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành' hay cổ phiếu đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì p hải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty.  Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.  Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không
  • 2. phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu.  Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau: Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu quỹ Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty. Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh.  Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.  Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý. Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường nói đến cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.[1]  Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty.  Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty.  Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.  Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế. Chính điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng hấp dẫn nhà đầu tư.  Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn.
  • 3.  Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.  Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng vốn góp vào công ty.[2] Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường[sửa | sửa mã nguồn]  Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công ty. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư, nên nó không liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra. Một số nước luật pháp cho phép Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá.  Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty. Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành. Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành. Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy thuộc loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức công ty còn khất lại chưa trả cho cổ đông ưu đãi trong các kỳ trước đó (nếu có). Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép Cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu. Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay còn được gọi là giá thị trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không do người nào khác quyết định,
  • 4. mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó. Tóm lại, Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nóthường xuyên biến động. Cổ phiếu ưu đãi[sửa | sửa mã nguồn] Khái niệm và Quyền lợi[sửa | sửa mã nguồn] Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:  Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.  Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty, nhưng sau người có trái phiếu.  Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.  Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ thông, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý hay giải thể công ty.  Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định,và cổ đông ưu đãi cũng vẫn được nhận cổ tức khi công ty làm ăn không có lợi nhuận (thua lỗ).[3]  "Lịch sự kiện được chia thành các loại như sau": Sự kiện nhận cổ tức, chia tách, cổ phiếu thưởng, mua cổ phiếu ưu đãi đều được thực hiện tại "NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN". NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN là ngày thực hiện quyền của 1 cổ phiếu đã được công ty thông báo trước đó. Nếu như cổ đông nắm giữ cổ phiếu trước ngày giao
  • 5. dịch không hưởng quyền cổ đông đó sẽ nhận được cổ tức hoặc quyền mua cổ phiếu đó. Quyền được chia làm 3 loại: Quyền nhận cổ tức bằng tiền: cổ tức sẽ được trả bằng tiền trên mỗi cổ phiếu. Tỉ lệ cổ tức sẽ được quy ra trên mệnh giá, mỗi cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam đều có mệnh giá là 10,000. Ví dụ công ty chia cổ tức bằng tiền 10% bạn sẽ được nhận 1,000 đồng trên mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu thưởng, cổ phiếu chia tách: cổ phiếu sẽ được chia nhỏ theo tỉ lệ công ty đã công bố. Ví dụ công ty công bố tỉ lệ thưởng hoặc chia tách là 10:2 => nghĩa là 10 cổ phiếu sẽ thành 12 cổ phiếu, nếu bạn đang có 10 cổ phiếu bạn sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu. Các loại Cổ phiếu ưu đãi[sửa | sửa mã nguồn]  Cổ phiếu ưu đãi tích lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi có tính chất đảm bảo thanh toán cổ tức. Khi công ty gặp khó khăn, không thanh toán được hoặc chỉ thanh toán một phần cổ tức, thì số chưa thanh toán đó được tích lũy hay cộng dồn và công ty phải trả số cổ tức này trước khi công bố trả cổ tức cho cổ đông thường. Hầu hết cổ phiếu ưu đãi của các công ty là loại cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự.  Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi công ty gặp khó khăn không trả được cổ tức trong năm tài chính, thì cổ đông ưu đãi đó cũng mất quyền nhận số cổ tức trong năm đó.  Cổ phiếu ưu đãi tham dự: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tức ưu đãi theo quy định còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao.  Cổ phiếu ưu đãi không tham dự: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi cố định theo quy định, ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào.  Cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại: là loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty có quyền thu hồi lại. Công ty phát hành có quyền yêu cầu mua lại cổ phiếu này vào bất cứ lúc nào, khi công ty có khả năng tài chính. Giá mua lại được xác định từ thời điểm phát hành, giá này thường tính bằng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi cộng thêm phần có tính chất đền bù cho các nhà đầu tư khi công ty mua lại loại cổ phiếu ưu đãi này.  Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép người mua có quyền chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi này sang các loại chứng khoán khác. Cổ phiếu chưa phát hành[sửa | sửa mã nguồn] Là loại cổ phiếu mà công ty chưa bao giờ bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường. Là loại cổ phiếu mà Công ty có dự định phát hành trên thị trường, bán ra khi có nhu cầu của nhà đầu tư.
  • 6. Đặc điểm của Cổ phiếu[sửa | sửa mã nguồn] Không có kỳ hạn và không hoàn vốn[sửa | sửa mã nguồn] Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu). Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn] Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức. Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý[sửa | sửa mã nguồn] Giá cổ phiếu biến động rất mạnh[sửa | sửa mã nguồn] Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty. "Bên cạnh đó, theo quan điểm của những nhà đầu tư, Cổ phiếu có các đặc điểm sau:" Tính thanh khoản cao Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:  Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán.  Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến
  • 7. sự đầu cơ trong thị trưòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi. Có tính Lưu thông[sửa | sửa mã nguồn] Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình. Tính Tư bản giả[sửa | sửa mã nguồn] Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. Tính Rủi ro cao[sửa | sửa mã nguồn] Tính Rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị. Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Do đó, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan tâm tìm hiểu và phân tích tác động của các yếu tố tới cổ phiếu mình đang đầu tư, để đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần biết. * Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. * Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. * Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không
  • 8. mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên. Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng. * Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm. * Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên. * Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN... * Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
  • 9. Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải bán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải mua vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán. Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích... cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động. EPS và những điều cần làm rõ Trần Xuân Nam, Maastricht MBA EPS là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất đối với các nhà đầu tư, và cũng ảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu công ty. Tuy nhiên chuẩn mực kế toán Việt Nam và các hướng dẫn về nó vẫn còn chưa đầy đủ cũng như việc triển khai thực hiện nó còn có nhiều vấn đề, mà kết quả là các nhà đầu tư nhận được các báo cáo tài chính mà EPS không chính xác và không đầy đủ. Tác giả Trần Xuân Nam đã giành cho ĐTCK bài viết này nhằm phân tích những bất cập đó, giúp bạn đọc, các nhà làm chuẩn mực kế toán Việt Nam có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn về EPS. 1. Tầm quan trọng của EPS: EPS là một trong những chỉ tiêu được trích dẫn thường xuyên nhất trong phân tích tài chính vì chỉ số Giá Trên Thu nhập (Price/Earning-P/E) được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn so sánh cho các quyết định đầu tư. Do vậy việc tính toán và trình bày EPS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu của công ty và do vậy thị trường cổ phiếu rất nhạy cảm với EPS. Giá thị trường có thể giảm khi EPS có xu hướng giảm và ngược lại. EPS còn được dùng như một công cụ để đánh giá việc thực hiện (performance) của ban điều hành công ty. Tiền thưởng của HĐQT, ban điều hành có thể trên cơ sở sự tăng trưởng EPS. Bởi vậy nó tạo một sức ép rất
  • 10. lớn đối với ban điều hành công ty trong việc tăng trưởng EPS. Ban điều hành cũng có thể cố tình tạo nên một kết quả EPS có lợi hơn cho mình và công ty. Khi nghiên cứu về EPS, chúng ta cần lưu ý mục tiêu chính của EPS là để đánh giá kết quả thực hiện của một công ty và nó đặc biệt quan trọng để 1) so sánh kết quả của một công ty qua các kỳ khác nhau và 2) so sánh việc thực hiện của vốn chủ sở hữu của một công ty với nó của một công ty khác. 2. Cách tính EPS cơ bản: 2.1. Công thức tính EPS cơ bản: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 30 và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33, EPS cơ bản được tính theo công thức sau: EPS cơ bản = [Tổng lãi/(lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông] / [Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ] a) Tử số: Theo thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực VAS 30, tổng số lãi thuần phân bổ cho các cổ đông phổ thông là lãi (lỗ) thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp trừ đi các số điều chỉnh giảm là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi và cộng thêm các khỏan điều chỉnh tăng liên quan đến khoản chênh lệch mua cổ phiếu ưu đãi. - Quỹ không thuộc cổ đông: Thông tư không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm các khoản lãi nhưng không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho Hội Đồng Quản Trị, và đặc biệt là Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi dành cho nhân viên. Những khoản này theo chuẩn mực kế toán quốc tế nó được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Các khoản này có lẽ ai cũng biết (trừ những người làm chế độ?) là nó không thuộc về cổ đông. Thông thường sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường dành khoảng 5-15% thậm chí 20% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức chia cho Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Ví dụ công ty chứng khoán SSI có lãi thuần sau thuế năm 2007 là 860 tỷđồng, theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, công ty trích 20% tổng lãi thuần sau thuế (=172 tỷ) dành cho quỹ khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc lãi dành cho cổ đông để tính EPS thực chất chỉ còn lại là 688 tỷ (=860 -172) thay vì 860 tỷ. - Quỹ Dự Phòng Tài Chính: Luật công ty trước đây bắt buộc công ty phải trích lập dự phòng tài chính, tuy vậy luật công ty mới không còn bắt buộc nữa. Quỹ dự
  • 11. phòng tài chính nếu có là một quỹ thuộc sở hữu của cổ đông phổ thông. Quỹ này được lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ và những người có quan hệ làm ăn với công ty. Nó ngăn chặn việc chia cổ tức quá mức. Khi công ty khó khăn tài chính, việc chia hết toàn bộ số lãi chưa phân phối (lưu giữ) lũy kế có được, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho các chủ nợ. Sẽ là một sai lầm cơ bản nếu ai đó cho rằng quỹ này không thuộc các cổ đông và đề nghị điều chỉnh giảm quỹ này ra khỏi lãi khi tính EPS (như trong 2 bài liên tiếp trên báo Đầu tư Chứng Khoán số 73, 74 ngày 18 và 20/6 của hai tác giả Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM.) b) Mẫu số: Số bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ, lưu ý: 2.2. Trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu: Thông tư 21 hướng dẫn chuẩn mực kế toán VAS 30 của Việt Nam đã đề cập khá rõ ràng là trong những trường hợp như vậy không có bất cứ một sự tăng, giảm về dòng tiền, hay tài sản và nguồn vốn đối với công ty. Bởi vậy trong những sự kiện đó thì cổ phiếu gộp, chia tách, thưởng mặc dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Và cũng sẽ điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các năm. Mặc dù thông tư 21 không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividend), nhưng bản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như thưởng cổ phiếu (bonus issue), điều này được ghi rất rõ trong chuẩn mực kế toán quốc tế. Đề nghị hướng dẫn kế toán Việt Nam nên bổ sung việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để việc thực hiện tại các công ty dễ dàng hơn. Ví dụ: công ty A có 10 triệu cổ phiếu, ngày 30.6.08 công ty quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tức 100 cổ phiếu hiện hữu được chia 20 cổ phiếu mới. Tính EPS năm 2008 và EPS tương ứng năm 2007 nếu tổng số lãi của A năm 2008 và 2007 tương ứng là 40 tỷ và 34 tỷ đồng. Kỳ kế toán là 1.1 đến 31.12 hàng năm. Giải: Năm 2008 Năm 2007 1. Lãi thuần sau thuế (triệu đ) 40.000 34.000 2. Số cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1.1), (triệu) 10 10 3. Cổ phiếu thưởng phát hành (triệu) 2* 2 ** 4. Tổng số cổ phiếu lưu hành bq (triệu) 12 12
  • 12. 5. EPS cơ bản (=(1)/(4)) 3.333 đ/CP 2.833 đ/CP * Mặc dù thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30.6.2008 nhưng khi lập báo cáo tài chính năm 2008, công ty sẽ phải tính số cổ phiếu tăng thêm ngay từ ngày đầu năm 1.1.2008. Nếu lập cho báo cáo quý 2 năm 2008, tính EPS của 4 quý gần nhất cho đến ngày 30.6.2008 thì số cổ phiếu tăng thêm này được tính từ ngày 1.7.2007 nghĩa là ngày đầu tiên của năm cho 4 quý gần nhất. * * Trong báo cáo tài chính năm 2008, để thấy được xu hướng EPS qua các năm, chúng ta phải điều chỉnh lại EPS năm 2007 và các năm trước đó bằng cách tăng số cổ phiếu thưởng của năm 2008 vào cả năm 2007 và các năm trước đó. Nếu không điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng cho năm 2007, thì EPS gốc 2007 là 3.400 đ/CP (=34tỷ/10 triệu CP) cao hơn so với năm 2008, nó không phản ánh đúng xu hướng EPS. 2.3. Phát hành quyền mua (Rights Issue): Đó là phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Do vậy ở đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tính được EPS khi có phát hành quyền mua, đầu tiên chúng ta cần tính giá quyền mua lý thuyết (Theoretical ex-rights price). Ví dụ: Công ty HAP có 3.850.250 cổ phiếu đang lưu hành từ đầu năm 2006. Ngày 16/6/2006 HAP phát hành thêm 1.925.125 cổ phiếu (cứ hai cổ phiếu hiện hữu được quyền mua 1 cổ phiếu mới) với giá 25.000 đ/cp. Giá cổ phiếu ngày cuối cùng chốt danh sách phát hành ngày 15/6/2006 là 55.000đ/cp.Yêu cầu tính: 1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu? 2. EPS năm 2006? Biết rằng lãi thuần sau thuế năm 2006 là 16 tỷ đồng. 3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và 2004? Biết rằng lãi thuần năm 2005 là 14,58 tỷ và EPS gốc năm 2004 là 4,492 đ/cp. Lời giải: 1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu được tính: - Trước khi phát hành: 2 CP x giá 55.000 đ/CP = 110.000 đ - Phát hành quyền mua: 1 CP x giá 25.000 đ/CP = 25.000 đ - Giá trị lý thuyết của 3 CP (=110.000 + 25.000) = 135.000 đ - Giá quyền mua lý thuyết mỗi CP bình quân =135.000 đ/3 = 45.000 đ/CP.
  • 13. 2. Tính EPS cho năm 2006: - Số cổ phiếu trước ngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ được nhân với tỷ lệ giữa giá thị trường ngày cuối cùng trước khi phát hành (55.000đ/CP) và giá lý thuyết quyền mua (45.000đ/CP) - Số cổ phiếu bình quân của cả năm được tính theo 2 giai đoạn là: Giai đoạn trước khi phát hành cổ phiếu giá thấp. Vì nó có yếu tố thưởng do vậy giống như việc tính EPS điều chỉnh cho việc thưởng cổ phiếu nêu ở trên, chúng ta phải nhân số cổ phiếu với hệ số thưởng này. Hệ số thưởng bằng: Giá thị trường ngày cuối trước khi chốt sổ phát hành/Giá quyền mua lý thuyết = 55/45 Như vậy số cổ phiếu bình quân của cả năm sẽ được tính như sau: + Giai đoạn 1: từ 1/1-15/6/2006, tức 5,5 tháng: 3.850.250 cp x 5,5 tháng/12 tháng x 55/45 = 2.156.853 cp + Giai đoạn 2: từ 15/6-31/12/2006 tức 6,5 tháng: (3.850.250 + 1.925.125) x 6,5 tháng/12 tháng = 3.128.328 cp Tổng số cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm = 5.285.181 cp - EPS năm 2006 = 16 tỷ/ 5.285.181 cp = 3.027 đ/cp Lưu ý: Nếu tính theo quy đinh hiện hành, số cổ phiếu giai đoạn 1 không điều chỉnh nhân với hệ số thưởng 55/45 do vậy số cổ phiếu chỉ là 3.850.250 cp x 5,5 tháng/12tháng = 1.764.698 CP nên tổng số cổ phiếu bình quân năm 2006 sẽ là 4.893.026 cp (=1.764.698+3.128.328). Do vậy EPS 2006 tính theo cách không điều chỉnh hệ số thưởng sẽ là: 6 tỷ/4.893.026 = 3.270 đ/CP 3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và năm 2004 (Khi lập báo cáo năm 2006 để so sánh với năm 2005, 2004): - EPS điều chỉnh = EPS gốc x [Giá quyền mua lý thuyết/Giá thị trường ngày cuối trước khi phát hành mới] Lưu ý: Hệ số điều chỉnh này là đảo ngược của hệ số điều chỉnh số cổ phiếu ở phần 2. - EPS gốc năm 2005 = 14,58 tỷ đ/ 3.850.250 cp = 3.787 đ/cp - EPS điều chỉnh năm 2005 = 3.787đ/cp x 45/55 = 3.098 đ/cp - EPS điều chỉnh năm 2004 = 4.492 đ/cp x 45/55 = 3.675 đ/cp Khi phân tích tăng trưởng EPS các năm, nhà đầu tư cần phải so sánh các EPS đã
  • 14. điều chỉnh chứ không phải so sánh EPS gốc. 3. EPS pha loãng (Diluted EPS): Tại sao phải cần EPS pha loãng? Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có một số chứng khoán mà nó ở thời điểm hiện tại chưa có quyền được đòi chia lãi như cổ phiếu phổ thông, nhưng nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Những chứng khoán này bao gồm: 1) các trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi mà chúng cho phép chủ sở hữu nó có quyền, ở một ngày tương lai, được chuyển đổi những chứng khoán này thành các cổ phiếu phổ thông, với một tỷ lệ chuyển đổi đã định sẵn. 2) các hợp đồng lựa chọn (options hoặc Warrants). Trong những trường hợp này, số cổ phiếu phổ thông có thể được tăng lên, dẫn đến việc giảm EPS hay EPS bị pha loãng. EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết định đầu tư. Tính EPS pha loãng: - Lãi: Lãi dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khỏan: a) Các khoản lãi suất tiền vay trong kỳ của các trái phiếu chuyển đổi tiềm năng b) Các khoản cổ tức của các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản. c) Các khoản thay đổi khác trong thu nhập vàchi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. - Số cổ phiếu: Số bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộng với bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông. Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo. Ví dụ: Ngân hàng ABC năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 8.451 đ/CP. ACB đã phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là
  • 15. 1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phổ thông trong vòng 2-5 năm tới. Tỷ lệ thuế TNDN là 28%. Tính EPS pha loãng của ACB. Giải: 1. Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8 triệu + 190 triệu = 388,8 triệu CP. 2. Tính số lãi thuần : Số lãi hiện tại 1.680 tỷ Cộng lãi suất tiền vay tiết kiệm (1.900 tỷ x 10%) = + 190 tỷ Trừ thuế TNDN trên phần lãi vay (190 tỷ x 28%) = - 53,2 tỷ Lãi thuần sau điều chỉnh 1.816,8 tỷ 3. EPS pha loãng = 1.816,8 tỷ/ 388,8 triệu CP = 4.673 đ/cp Như vậy EPS pha loãng thấp hơn so với EPS cơ bản là 3.778 đ/CP (=8.451 – 4.673) 4. Trình bày EPS: Ở chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ mới đề cập đến tên gọi EPS pha loãng chứ chưa có hướng dẫn về cách tính và trình bày. Các công ty vì vậy chưa báo cáo EPS pha loãng. Điều này làm cho các nhà đầu tư phải đọc các báo cáo tài chính không đầy đủ và do vậy có thể ảnh hưởng lớn đến các quyết định đầu tư của họ. - Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, chúng tôi đề nghị Bộ Tài Chính, UBCK NN, Sở GDCK TP HCM và TT GDCK Hà Nội cần có hướng dẫn rõ ràng cách tính EPS cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33 yêu cầu bắt buộc báo cáo lãi lỗ của các công ty phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng trên bề mặt của Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh với mức độ nổi bật như nhau. - Báo cáo tài chính hàng quý cũng cần phải được trình bày tương tự như đã nói ở trên. Đặc biệt lưu ý các khỏan lãi không thuộc cổ đông như Quỹ khen thưởng, phúc lợi cần phải được ghi giảm khỏi lãi để tính EPS ngay trong các báo cáo quý chứ không đợi đến cuối năm. Đầu năm, Đại hội đồng cổ đông thường niên đã đưa ra kế hoạch phân phối lãi cho năm tới (mặc dù chưa chính thức). Ví dụ công ty S đưa ra nguyên tắc trích 10% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ khen thưởng phúc lợi. Nếu trong
  • 16. quý 1, công ty S có llãi sau thuế 100 tỷ, thì báo cáo kế qủa nên trình bày thêm dòng”Lãi không dành cho cổ đông” hoặc cụ thể là: “Lãi dành cho quỹ khen thưởng phúc lợi” 10% x 100 = 10 tỷ, Lãi dành cho cổ đông (để tính EPS) là: 100 tỷ-10tỷ= 90tỷ.