SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/……….. ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐẶNG THỊ TRANG
CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI TRONG
HIẾN PHÁP VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI – NĂM 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦ U ..................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ..............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứ u liên quan đến đề tài luận văn .............................................2
3. Mục đích và nhiê ̣m vụcủa luận văn ..........................................................................4
4. Đố i tượng và phạm vi nghiên cứ u củ a luận văn......................................................4
5. Phương phá p luận và phương phá p nghiên cứ u của luận văn............................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củ a luận văn ................................................................6
7. Kết cấ u củ a luận văn .....................................................................................................6
NỘI DUNG ..............................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜITRONG
HIẾN PHÁP ............................................................................................................................7
1.1. Quyền con người.........................................................................................................7
1.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp ..................................................... 24
1.3. Mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến pháp ........................................... 27
1.4. Chế định quyền con người trong Hiến pháp của một số quốc gia................ 32
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON
NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM ................................................................. 44
2.1. Chế định quyền con người trong các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp
năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2001)................................................................................................................ 45
2.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 .................................. 69
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH QUYỀN
CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013 ................................. 89
3.1. Quan điểm hoàn thiện chế định quyền con người trong Hiến pháp năm
2013..................................................................................................................................... 89
3.2.Giải pháphoànthiệnchế địnhquyềnconngười trongHiếnphápnăm 2013............. 94
KẾT LUẬN.......................................................................................................................1077
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................1099
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các thông tin được trình bày trong luận văn là kết quả thu
được từ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Trang
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc, Khoa sau Đại học, các thầy, cô giáo Học
viện Hành chính quốc gia đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt kiến thức
trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt, xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Hùng Hải vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đặng Thị Trang
1
MỞ ĐẦ U
1. Tính cấ p thiết của đề tài luâ ̣n văn
Quyền con người là yếu tố cơ bản, tạo nên nền tảng của một xã hội dân
chủ, văn minh. Tư tưởng về quyền con người (nhân quyền) đã hình thành rất
sớm trong li ̣ch sử nhân loại; nhưng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế-xã
hội nào, trong bất cứ kiểu nhà nước nào nó cũng được thừa nhận một cách đầy
đủ. Vì thế, quyền con người là một phạm trù li ̣ch sử và là kết quả của cuộc đấu
tranh không ngừng của toàn nhân loại, vươn tới những lý tưởng, giải phóng
hoàn toàn con người nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ.
Giai cấp tư sản khi tiến hành cách mạng tư sản đã coi quyền con người
như một vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến và để
tập hợp các lực lượng xã hội; do đó, từ thế kỷ XVIII, vấn đề nhân quyền đã
được giai cấp tư sản đề cập đến như Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, vấn đề nhân quyền đã trở
thành mối quan tâm của cả nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ
nghĩa nên ngay từ khi tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời, vấn đề cơ bản, đầu tiên
của tổ chức này đó là vấn đề nhân quyền. Quyền con người đã trở thành vấn đề
quan trọng, thường xuyên được đề cập đến trong các quan hê ̣quốc tế. Liên Hiệp
Quốc đã ban hành hàng loạt các văn kiê ̣n khẳng đi ̣nh các quyền và tự do của tất
cả mọi người. Đặc biê ̣t là Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và Tuyên
ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, vấn đề nhân quyền đã chuyển
sang một bước ngoạt mới trong li ̣ch sử nhân loại, trở thành một quan hê ̣cơ bản
được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế. Đến nay, quyền con người đã được
khẳng đi ̣nh và ghi nhận trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới.
Có thể nói, quyền con người là thành tựu chung của cả loài người, là kết
tinh của nền văn minh nhân loại. Li ̣ch sử loài người cho thấy tri thức về quyền
con người có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ của các xã hội cũng
như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá
2
nhân, Ở phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con người là tiền đề cho hòa bình
và thi ̣nh vượng của nhân loại.
Ở Viê ̣t Nam, tư tưởng về quyền con người gắn liền với cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc. Kể từ khi giành độc lập dân tộc năm 1945, Đảng và Nhà
nước ta luôn tôn trọng quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của nước Viê ̣t
Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trưởng Ba
Đình, Hà Nội ngày 02/9/1945 được coi là một văn kiê ̣n có tính li ̣ch sử trên
phương diê ̣n quốc tế về quyền con người. Trên cơ sở đó, quyền con người đã
được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
và Hiến pháp năm 2013. Đặc biê ̣t, với quy đi ̣nh của Hiến pháp năm 2013 về
quyền con người đã tạo bước tiến quan trọng về mặt pháp lý cho viê ̣c thực hiê ̣n
quyền con ngưới trên thực tế. Có thể nhận thấy, cùng với sự phát triển của đất
nước, những quan điểm và quy đi ̣nh của pháp luật về quyền con người ở nước ta
cũng dần có những thay đổi, tiến bộ hơn.
Để nhìn nhận một cách tổng quan quá trình phát triển của chế đi ̣nh quyền
con người trong Hiến pháp Viê ̣t Nam, đánh giá những thành tựu và hạn chế về
vấn đề quyền con người qua các bản Hiến pháp, trong đó tập trung vào Hiến
pháp hiê ̣n hành năm 2013, tác giả lựa chọn đề tài: “Chế đi ̣nh quyền con người
trong Hiến phá p Viê ̣t Nam” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp
và luật Hành chính của mình.
2. Tình hình nghiên cứ u liên quan đến đề tài luâ ̣n văn
Quyền con người đã được Liên Hiệp Quốc, các nhà khoa học pháp lý
trong nước và thế giới quan tâm nghiên cứu. Vì thế, thời gian qua, ở nước ta có
rất nhiều các công trình nghiên cứu về quyền con người.
+ Các bài viết như: Vũ Công Giao-Lê Thi ̣Thúy Hương (2014), Nguyên
tắ c giớ i hạn quyền con ngườ i, quyền công dân trong Hiến phá p năm 2013, trong
cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Viê ̣t Nam năm 2013” của
Viê ̣n Chính sách công và pháp luật, Nxb Lao động-Xã hội; Nguyễn Trung Tín
3
(2009), “Quyền con ngườ ivà nhà nướ c phá p quyền”, Quyền con người-tiếp cận
đa ngành và liên ngành khoa học xã hội; Vũ Công Giao (2011), Bá o bá o tổng
quan đề tà i nghiên cứ u khoa học: Quyền con ngườ i trong Hiến phá p Việt Nam
và một số nướ c trên thế giớ i, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội;Các nguyên tắc của
chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến
pháp sửa đổi của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp
luật năm 2013; Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013
của PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 2013; Vũ
Công Giao (2014), Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
năm 2013, trong cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt
Nam năm 2013” của Viện Chính sách công và Pháp luật, NXB Lao động – Xã
hội;…
+ Luận văn thạc sỹ của Giáp Mạnh Huy (2008) về đề tài “Bả o đả m phá p
lý về quyền con ngườ i ở Việt Nam hiện nay”;luận án tiến sỹ luật học của Đặng
Công Cương (2013)về đề tài “Vai trò củ a Tòa á n trong việc bả o vệquyền con
ngườ i ở Việt Nam hiện nay”;luận văn thạc sỹ luật học của Trương Thi ̣Dung
(2014) về đề tài “Vai trò củ a tư phá p trong việc bả o vệquyền con ngườ i ở Việt
Nam”;luận văn thạc sỹ luật học của Trần Thi ̣Phương Hảo(2014) về đề tài “Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về bả o vệ cá c quyền con ngườ i bằ ng phá p luật
hình sự Việt Nam”; luận văn thạc sỹ chuyên ngành pháp luật về quyền con
người của Nguyễn Mạnh Hùng (2014)về đề tài “Vai trò củ a Quốc hội trong việc
bả o vệ và thú c đẩy quyền con ngườ i ở Việt Nam”; luận văn thạc sỹ chuyên
ngành pháp luật về quyền con người của Hoàng Lan Anh (2014)về đề tài “Bả o
đả m quyền con ngườ i trong Hiến phá p Việt Nam”; luận văn thạc sỹ chuyên
ngành pháp luật về quyền con người của Nguyễn Thùy Dương(2014) về đề
tài“Chế định quyền con ngườ i, quyền công dân trong Hiến phá p Việt Nam”.
Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá
lớn về vấn đề quyền con người trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Mặc dù
vậy,chưa có công trình nào nêu trên phân tích một cách toàn diện những tiến bộ,
4
hạn chế và cơ chế bảo đảm thực thi những quy đi ̣nh về quyền con người trong
các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013. Vì vậy,
việc nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa lý luận, thực tiễn.
3. Mục đích và nhiê ̣m vụcủa luâ ̣n văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn này là phân tích những cơ sở lý luận, thực tiễn và
nội dung của chế đi ̣nh quyền con người trong các bản Hiến pháp Viê ̣t Nam
nhằm đánh giá một cách tổng quan những thành tựu, hạn chế của Hiến pháp
Viê ̣t Nam về vấn đề quyền con người.Từ đó, đưa ra những quan điểm và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế đi ̣nh này.
3.2. Nhiê ̣m vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiê ̣m vụcơ bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận nền tảng về mối quan hê ̣ giữa quyền con
người và Hiến pháp.
- Phân tích chế đi ̣nh quyền con người trong các bản Hiến pháp Viê ̣t Nam
(1946,1959, 1980, 1992, 2013), chỉ ra sự phát triển của chế đi ̣nh này qua từng
bản Hiến pháp.
- Phân tích những sửa đổi, bổ sung của chế đi ̣nh quyền con người trong
Hiến pháp năm 2013.
- Phân tích chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của chế đi ̣nh quyền con
người trong Hiến pháp năm 2013 trên cơ sở so sánh với các công ước quốc tế cơ
bản về quyền con người mà Viê ̣t Nam đã gia nhập, Hiến pháp của các nước trên
thế giới và các bản Hiến pháp trước đó của Viê ̣t Nam.
- Đưa ra một số quan điểm về quyền con người trong Hiến pháp và đề
xuất các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chế
định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam.
4. Đố i tượng và pha ̣m vi nghiên cứ u của luâ ̣n văn
4.1. Đối tượng nghiên cứ u
Luận văn nghiên cứu về quyền con người trong Hiến pháp Viê ̣t Nam.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứ u
Quyền con người là nội dung được ghi nhận không chỉ trong Hiến pháp –
đạo luật cơ bản của quốc gia, mà còn được cụ thể hóa trong các văn bản pháp
luật của nhiều ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác
giả chỉ đi sau nghiên cứu các quy đi ̣nh về quyền con người trong các bản Hiến
pháp Viê ̣t Nam: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm
1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm
2013. Trong đó, tập trung vào chế đi ̣nh quyền con người của Hiến pháp hiê ̣n
hành năm 2013.
5. Phương phá p luâ ̣n và phương phá p nghiên cứ u của luâ ̣n văn
5.1. Phương phá p luận
Luận văn được thực hiê ̣n trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận, phương pháp
luận duy vật biê ̣n chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của nhà nước ta về pháp luật, xây dựng pháp luật và quyền con
người.
5.2. Phương phá p nghiên cứ u
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Cụthể:
Chương 1, để làm sáng tỏ những nội dung về khái niệm quyền con người,
mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến pháp, cũng như trình bày về Hiến
pháp của một số quốc gia về quyền con người, luận văn sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Chương 2, để làm rõ những quy đi ̣nh về quyền con người qua từng bản
Hiến pháp, từ đó có những đánh giá về sự phát triển của chế đi ̣nh quyền con
người trong Hiến pháp Viê ̣t Nam, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân
tích, so sánh, tổng hợp.
Chương 3, qua viê ̣c nghiên cứu những quy đi ̣nh về quyền con người trong
từng bản Hiến pháp, đặc biê ̣t là bản Hiến pháp năm 2013, luận văn sử dụng
6
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luâ ̣n và thực tiễn của luâ ̣n văn
Luận văn cung cấp cái nhìn tổng thể về chế đi ̣nh quyền con người trong
các bản Hiến pháp Viê ̣t Nam từ trước đến nay, đồng thời cho thấy sự phát triển
của chế đi ̣nh này qua các thời kỳ.
Công trình nghiên cứu này có giá tri ̣tham khảo đối với sinh viên, các nhà
nghiên cứupháp lý, cũng như viê ̣c nghiên cứugiảng dạy của các cơ sở đào tạo luật.
7. Kết cấ u của luâ ̣n văn
Ngoài phần Mở đầu phần Kết luận, Danh mục tài liê ̣u tham khảo, luận
văn gồm 3 chương sau:
CHƯƠNG 1.Cơ sở lý luận về chế định quyền con người trong Hiến pháp
CHƯƠNG 2. Quá trình phát triểncủa chế đi ̣nh quyền con người trong Hiến pháp
Việt Nam
CHƯƠNG 3.Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chế định quyền con
người trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG HIẾN PHÁP
1.1.Quyền con người
Quyền con người là phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời của khái niệm
quyền con người gắn liền với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế dộ
phong kiến, xã hội thần dân thế kỷ XVII, XVIII. Ở Anh, khái niệm đó nằm trong
Luật về các quyền (1689); ở Mỹ, nằm trong Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến
pháp (bổ sung, năm 1789); ở Pháp, nằm trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền (1789); và về sau, khái niệm này được ghi nhận trong các văn kiện quốc
tế do Liên Hiệp Quốc khởi xướng [31]. Nói cách khác, quyền con người đã trở
thành ngôn ngữ chung của nhân loại, nghĩa là nó mang tính phổ biến, được cả
nhân loại thừa nhận, quan tâm.
1.1.1. Khái niệm quyền con người
1.1.1.1. Các quan niệm về quyền con người
Quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời, có nội dung rộng lớn, liên
quan tới nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý,… Do vậy, trong lịch sử
nhân loại, có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề quyền
con người. Mỗi một quan điểm là một sự biểu hiện khác nhau ở góc độ nhìn
nhận về vấn đề quyền con người. Tuy nhiên, tổng hợp lại có thể chia thành ba
nhóm quan điểm chủ yếu về quyền con người như sau:
Nhóm quan điểm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực
thể tự nhiên, nên quyền con người là quyền “bẩm sinh”, là “đặc quyền”, nghĩa là
quyền con người, quyền lợi của con người với tư cách là người, gắn liền với cá
nhân con người, không thể tách rời. Quan điểm này được các đại biểu tư tưởng
của giai cấp tư sản thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII, XVIII) như: Crotius,
Thomas Hobbes, Kant, Locke, Paine, Spinoza, Rousseau hoàn thiện và nêu ra
8
trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Trường phái này cho rằng, quyền tự
nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nước. Theo đó, quyền
con người là các quyền tự nhiên (natural rights) do tạo hóa ban cho họ. Các
quyền này mang tính bẩm sinh, vốn có của các cá nhân, khi sinh ra đã được thừa
hưởng, bởi vì họ là thành viên của nhân loại. Các quyền này không một xã hội
hay một chính phủ nào có thể ban phát, xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” và nó
không phụ thuộc vào các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí
của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào.
Đây là các quyền vốn có của các cá nhân. Xuất phát từ quan điểm này, Jacques
Mourgon (giáo sư đại học khoa học xã hội Toulouse) đưa ra quan niệm: “Quyền
con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ
riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền” [33].
Quan niệm này chủ yếu đề cập đến quyền con người ở khía cạnh tự nhiên của
nó.
Nhóm quan điểm thứ hai: Trái với nhóm quan điểm thứ nhất, nhóm quan
điểm này lại chỉ đặt con người và quyền con người trong mối quan hệ xã hội.
Quan điểm này cho rằng, con người chỉ là một thực thể xã hội nên quyền của nó
chỉ được xác định trong mối tương quan với các thực thể xã hội khác và vì là
quan hệ xã hội nên nó được chế độ nhà nước, pháp luật điều chỉnh, bảo vệ. Quan
điểm này có tính tích cực khi coi quyền con người là một khái niệm có tính lịch
sử, đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì con người là thực
thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên quyền con người luôn
gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đấu tranh chống
bạo lực, chống bất công trong xã hội. Theo đó, các quyền con người không phải
tự nhiên đã có mà nó phải được thừa nhận và luật hóa. Cơ sở của quyền con
người ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội và do
chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định. Luận ra, các quyền này phụ thuộc vào
ý chí của nhà nước (tức giai cấp thống trị), truyền thống văn hóa và các phong
tục, tập quán. Quan điểm này cũng chính là nội dung của học thuyết cho rằng
9
quyền con người là quyền pháp lý (legal right) với những đại diện như học giả
Edmund Burke (1727- 1797) và Jeremy Bentham (1748-1832). Quan điểm này
xuất phát từ chính lịch sử phát triển của quyền con người. Nhân loại đã chứng
kiến sự tồn tại của các hình thức pháp lý này, khởi đầu là Bộ luật cải cách của
Urukagina, đây là bộ luật được biết đến sớm nhất (khoảng năm 2350 TCN),
trong bộ luật này đã nói đến những khái niệm về quyền con người, tuy nhiên,
văn bản chính thức bộ luật đó hiện vẫn chưa được tìm thấy. Ngoài ra, Luật Ur-
Nammu (khoảng năm 2050 TCN) và Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780
TCN) cũng được coi là những bộ luật xa xưa nhất ghi nhận về các quyền con
người, kể cả quyền của phụ nữ, trẻ em, quyền của nô lệ. Mặt khác, quyền con
người còn được ghi nhận trong các tài liệu tôn giáo, dĩ nhiên không nhiều lắm.
Kinh Vệ đà, Kinh Thánh, Kinh Koran và sách văn tuyển Luận Ngữ của Khổng
Tử cũng nằm trong số những tài liệu ra đời sớm nhất đã nêu ra những vấn đề về
nghĩa vụ, quyền và bổn phận của con người.
Nhóm quan điểm thứ ba: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn
đề quyền con người. Xuất phất từ quan điểm coi con người vừa là sản phẩm tự
nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng vấn đề
quyền con người “về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội” [6].
Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con người là “động vật xã hội” có
khả năng “tái sinh ra con người”, con người là động vật cao cấp nhất trong quá
trình tiến hóa. Do đó, về mặt này quyền con người trước hết là một thuộc tính tự
nhiên, quyền con người không phải là một “tặng phẩm” do giai cấp thống trị ban
phát thông qua nhà nước mà quyền con người trong hình thức lịch sử tự nhiên
của nó mang bản chất tự nhiên, được thể hiện ở quyền được sống, quyền tự do,
quyền được sáng tạo, phát triển, quyền được đối xử như con người, xứng đáng
với con người.
Xét về mặt xã hội, con người mặc dù là động vật cao cấp nhất tự nhiên,
nhưng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con người đã sống thành
bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong luận cương thứ VI về
10
Phoi-ơ-bắc, C. Mác cho rằng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người
là tổng hòa những quan hệ xã hội. Do đó, xét về khía cạnh xã hội thì quyền con
người ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm
bản tính xã hội” [6]. Theo Mác: “Quyền con người là những đặc quyền chỉ có ở
con người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã hội loài người” [7].
Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà nước đã tạo ra những
chuyển biến có tính “bước ngoặt” trong sự biến đổi mối quan hệ tương quan
giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con người. Đi kèm xã hội có
giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; do đó, trong điều kiện xã
hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp. Và ngay cả bản
tính tự nhiên, những giá trị phổ biến của quyền con người cũng tất yếu chịu sự
chi phối của giai cấp thống trị xã hội.
Mặt khác, quyền con người, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị ràng
buộc, chi phối vào chính khả năng khám phá, chinh phục tự nhiên của chính con
người, nghĩa là nó phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của con người,
sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ kinh tế - xã hội. Con người càng có
khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền con người
ngày càng được mở rộng, ngày càng được đảm bảo bấy nhiêu.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người không phải chỉ
là phép cộng đơn giản đối với hai quan niệm về quyền con người nêu trên, mà từ
phân tích cho thấy bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của quyền con người có
những thuộc tính phức tạp và luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.
1.1.1.2. Khái niệm quyền con người
Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người” còn có thuật ngữ
“nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh
“human rights”, mà nếu dịch trực tiếp sang tiếng Việt là quyền con người; còn
nếu dịch qua Hán - Việt là nhân quyền. Xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con
người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa [55].
11
Theo một tài liệu năm 1994 của Liên Hiệp Quốc, United Nations Human
rights: Question anh Answer, có đến gần 50 khái niệm về quyền con người đã
được công bố. Mỗi khái niệm tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra
những thuộc tính nhất định nhưng không khái niệm nào cũng bao hàm được tất
cả các thuộc tính của quyền con người. Mỗi khái niệm là một sự biểu hiện khác
nhau ở góc độ nhìn nhận về vấn đề quyền con người.
Ở cấp độ quốc tế, khái niệm của văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về
quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo khái niệm
này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal
guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành
động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những
sự được phép (entit lements) và sự tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con
người. Theo đó, quyền con người được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ.
Đồng thời, chỉ ra rằng, quyền con người không chỉ được đề cập ở khía cạnh là
quyền của các cá nhân mà nó còn được đề cập là quyền của nhóm, chẳng hạn
như: quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền
của các quốc gia, dân tộc. Một số khái niệm khác cũng được trích dẫn như:
quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả các thành viên
của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã
hội,… đều có ngay từ khi sinh ra đơn giản chỉ vì họ là con người. Khái niệm này
mang dấu ấn của học thuyết về quyền tự nhiên.
Ở Việt Nam, đã có những quan niệm khác nhau về quyền con người. Học
giả Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Quyền con người là các khả năng của con người
được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi
phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng
quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt
động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật” [12]. Quan niệm này
mới chỉ đề cập đến quyền con người với tư cách là phạm trù luật học. TS. Trần
Quang Tiệp đưa ra khái niệm ngắn gọn và khá đầy đủ, cụ thể về quyền con
12
người như sau: “Quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ có
con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội nhất định”. Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung, quyền con người là những
quyền cơ bản nhất của con người, được có một cách tự nhiên gắn bó mật thiết
với con người – một động vật cao cấp có lý trí, và có tình cảm làm cho con
người khác với các động vật khác, mà nhà nước thành lập với một trong những
nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mình là phải bảo vệ những quyền đó [32].
Quan niệm đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu về
quyền con người ở nước ta hiện nay là: “Nhân quyền (hay quyền con người) là
những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành
viên cộng đồng nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa
thuận pháp lý quốc tế” [30]. Như vậy, có thể hiểu quyền con người là một phạm
trù tổng hợp, vừa là “chuẩn mực tuyệt đối” mang tính phổ biến, vừa là “sản
phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát
triển”. Quyền con người “không thể tách rời”, đồng thời cũng không hoàn toàn
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Quyền con người là một tổng
thể những quyền gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng, đó là quyền
cá nhân và quyền của dân tộc cộng đồng, quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa và xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội.
Có thể thấy, khái niệm quyền con người là một khái niệm năng động và
được thay đổi, mở rộng. Hiểu một cách đơn giản, quyền con người là những nhu
cầu tự nhiên, vốn có của con người. Đó là những khả năng hành động một cách
có ư thức của con người. Tuy nhiên, tự bản thân chúng chưa phải là quyền. Các
nhu cầu của cá nhân khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật thì mới trở
thành các quyền của con người. Không có pháp luật thì không có quyền của con
người. Do đó, quyền con người được nhìn nhận là những nhu cầu tự nhiên, vốn
có của con ngườivà được pháp luậtquốc tế, pháp luậtquốcgia ghinhận và bảo
vệ bằng các cơ chế khác nhau. Mặc dù, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách
nhìn nhận khác nhau về quyền con người, nhưng có một điều rõ ràng rằng quyền
13
con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ. Trong thời đại
ngày nay, quyền con người không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển.
Ba văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người do Liên Hiệp Quốc ban
hành đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR), Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã liệt kê một loạt các quyền được xem là
quyền con người. Bao gồm các quyền như: quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn
luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội,…; các quyền về sức khỏe, quyền
về giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội,…
1.1.2. Tính chất của quyền con người
Quyền con người có một số tính chất cơ bản, thể hiện tính phổ biến của
nó. Điều này có nghĩa là các tính chất của nó được thể hiện ở mọi quốc gia,
không phụ thuộc vào chế độ chính trị - kinh tế của họ. Nếu như ở đâu đó, quyền
con người không thể hiện được các tính chất như vậy thì điều đó có nghĩa là
quyền con người chưa được bảo đảm theo các tiêu chí chung.
Các tính chất cơ bản của quyền con người, theo nhận thức chung của cộng
đồng quốc tế thể hiện trong cuốn United Nations: UN common understanding on
human rights – based approaches to development, bao gồm: tính phổ biến
(universal), tính không thể chuyển nhượng (tước đoạt) (inalienable), tính không
thể chia cắt (indivisiable) và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated,
interdependent).
1.1.2.1. Tính phổ biến
Tính phổ biến của quyền con người xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên về
quyền con người. Theo đó, quyền con người là những giá trị vốn có và chỉ tồn
tại ở loài người. Từ thời Hy lạp cổ đại, nhà triết học Zeno (334-264 TCN) đã
phát biểu rằng, không ai sinh ra đã là nô lệ hết cả, địa vị nô lệ là do họ bị tước
đoạt tự do vốn có của con người. Rõ ràng ở đây, Zeno đã đề cập đến quyền là
một người tự do với ý nghĩa là một quyền bẩm sinh của con người. Tư tưởng
14
này sau đó được nhiều triết gia tái khẳng định và phát triển, trong đó, tiêu biểu
nhất là Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704),…
Thomas Hobbes cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con người là “được
sử dụng quyền lực của chính mình để bảo đảm cuộc sống của bản thân mình, và
do đó, được làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lý”. Trong các
tác phẩm của mình, John Locke quan niệm trong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi
người đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm tổn hại đến người khác
và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ vi phạm.
Thống nhất với cách nhìn nhận về quyền con người của John Locke, trong
bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 có đoạn viết:
“Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc,…”. Trong cuộc cách mạng tư sản của mình
năm 1789, người Pháp công bố Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, một văn
bản mang đầy đủ dấu ấn của các học thuyết về quyền con người thời kỳ này
khẳng định con người sinh ra đều sống tự do và bình đẳng về quyền và phải luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Như vậy, tất cả con người sinh ra, có mặt trên thế giới này đều bình đẳng,
có lý trí, lương tâm và phẩm giá. Đây là những giá trị vốn có trong mỗi con
người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội. Tất cả mọi người đều
phải được đối xử như nhau. Chính vì con người có những giá trị đặc thù ấy từ
khi sinh ra, cho nên con người có quyền tự chủ đối với cuộc sống của chính họ,
sống tự do và mưu cầu hạnh phúc cho mình.
Để quyền con người tiến tới là một giá trị chung của nhân loại, kế thừa
những tinh hoa của những tư tưởng cận đại, Liên Hiệp Quốc đã bàn bạc, xây
dựng và công bố Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 - sự
khởi đầu của ngành luật quốc tế về quyền con người. Bản Tuyên ngôn là thỏa
thuận pháp lý quốc tế đầu tiên về quyền con người, được đại đa số các nước
chấp nhận, ký kết, thông qua, thừa nhận tính phổ quát của các quyền con người,
15
dựa trên việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng của mọi thành
viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới.
Đây là thành quả của sự phát triển, sự tiến bộ và văn minh của lịch sử nhân loại,
không chỉ mang tính tất yếu khách quan mà còn thể hiện nguyện vọng chủ quan
của con người trên toàn thế giới, ai cũng có quyền tồn tại, có quyền phát triển và
có quyền mưu cầu hạnh phúc.
Thông qua bản Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, tính phổ
biến của quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận, thể hiện ở chỗ
quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng
bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân
biệt đối xử bởi bất kỳ lý do nào về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, thành
phần xuất thân. Như vậy, quyền con người mang tính cá nhân nhưng có tính phổ
quát, không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo và quốc gia.
Liên quan đến tính chất này, cần lưu ý bản chất của sự bình đẳng về
quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền mà là
bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. Mọi thành viên của nhân loại
đều được công nhận có các quyền con người song mức độ hưởng thụ các quyền
phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, cũng như hoàn cảnh chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa,… nơi người đó đang sống.
Trong khoa học pháp lý về quyền con người, có những quan điểm khác
nhau về tính phổ biến của quyền con người. Tựu chung lại, có ba quan điểm liên
quan tới tính chất này của quyền con người: Quan điểm thứ nhất cho rằng,
quyền con người chỉ mang tính phổ biến; quan điểm thứ hai cho rằng quyền con
người chỉ mang tính đặc thù; còn quan điểm thứ ba thì cho rằng quyền con
người vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Quan điểm cho rằng
quyền con người chỉ có tính đặc thù là không hợp lý bởi chính các điều ước
quốc tế phổ biến về quyền con người khẳng định sự thừa nhận của các quốc gia
về tính phổ biến của nó. Theo quan điểm của phương Tây, quyền con người chỉ
có tính phổ biến, không có tính đặc thù. Nghĩa là, quyền là những giá trị chung
16
không phụ thuộc vào pháp luật và đạo đức của bất cứ xã hội nào. Vì vậy, quyền
con người phải được áp dụng với những chuẩn mực và cách thức đồng nhất ở
mọi quốc gia, bất kể sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các nhà
khoa học Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ quan điểm tuyệt đối hóa tính phổ
biến của quyền con người của phương Tây. Theo Lý Vân Long, quyền con
người vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Tính phổ biến có nghĩa là quyền
con người được thực hiện ở tất cả các quốc gia, khu vực, bởi tất cả mọi người.
Tính đặc thù có nghĩa là trong khi thực thi các quyền con người, cần tính đến
những điều kiện đặc biệt của các quốc gia, dân tộc, khu vực khác nhau. Tính phổ
biến của quyền con người chỉ có thể được bảo đảm khi tính đến những đặc thù
khác nhau trong việc bảo đảm quyền con người. Ở các nước đang phát triển thừa
nhận tính chất chung của những giá trị cơ bản nhất trong khái niệm quyền con
người nhưng đồng thời cho rằng việc hiểu và thực hiện quyền con người ở các
nước không thể không dựa trên đặc thù lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của
từng khu vực, của từng nước. Quan điểm này được ghi nhận trong hai văn kiện
quan trọng về quyền con người của quốc tế và khu vực, đó là Tuyên bố Băng -
cốc của Hội nghị nhân quyền châu Á và tuyên bố Viên của Hội nghị nhân quyền
thế giới.Như vậy, cũng cần khẳng định rằng quyền con người có tính phổ biến
nhưng không nên tuyệt đối hóa tính phổ biến của quyền con người.
1.1.2.2. Tính không thể chuyển nhượng (tước đoạt)
Sự hiện hữu của con người trên thế giới này tự nó đã nói lên ý nghĩa và
phong cách đặc thù của nó, không cần ai và cũng không ai có thẩm quyền định
đoạt về giá trị tồn tại và vị thế của nó. Khi sinh ra trên mặt đất này, mặc nhiên,
thế giới trở thành nhà và con người là chủ. Vì là chủ nên con người có quyền
sống tự do, tự chủ trong ngôi nhà ấy. Mỗi con người tự do tham gia vào đời sống
xã hội, có quyền tự do ý chí, thể hiện nguyện vọng của bản thân và tự gánh chịu
trách nhiệm về hành vi, hoạt động của mình và mọi hậu quả pháp lý của những
hành vi, hoạt động đó. Bất kỳ một chủ thể nào bao gồm cơ quan công quyền hay
công chức nhà nước cũng không có quyền tước đoạt một cách tùy tiện các quyền
17
tự do ý chí, thể hiện nguyện vọng đó của mỗi cá nhân trong xã hội. Sự tùy tiện
tước đoạt quyền con người bởi một chủ thể nào đó là sự vi phạm các quyền con
người đã được pháp luật bảo vệ (Điều 9 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
người năm 1948). Bên cạnh đó, bất cứ ai, không những không được quyền tước
đoạt mà còn không được quyền hạn chế hoặc xâm phạm một cách tùy tiện các
quyền con người của mỗi cá nhân.
Tất cả những quy định đó của pháp luật đều hướng tới mục đích chung,
đó là bảo vệ con người và quyền con người, sự bình đẳng pháp lý của mọi cá
nhân, quyền tự do dân chủ của họ và những bảo đảm cho các quyền và tự do đó.
Như vậy, tính không thể tước đoạt của quyền con người thể hiện ở chỗ
quyền con người không thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế một cách tùy tiện bởi bất
kể chủ thể nào. Ở đây, khía cạnh “tùy tiện” nói đến giới hạn của vấn đề. Nó cho
thấy, không phải lúc nào quyền con người cũng “không thể bị tước bỏ”. Trong
một số trường hợp đặc biệt, quyền con người có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế
bằng pháp luật như khi một người phạm một tội ác, hành vi vi phạm pháp luật
được xác định bởi một phán quyết của tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực thì
mới có thể bị tước bỏ quyền tự do. Sự tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền con
người của người bị tước bỏ hoặc bị hạn chế thực chất là nhằm bảo vệ các quyền
con người của người khác bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật của
người bị tước đoạt hoặc bị hạn chế gây ra. Bởi, trong "ngôi nhà chung", con
người tất nhiên có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà cho thật tốt, cũng
như phải đối xử bình đẳng, hòa thuận và yêu thương mọi người trong nhà. Con
người cần biết sống đời sống xã hội, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhưng không
có quyền xâm phạm đến quyền của người khác. Ví dụ, một người phạm tội giết
người thì có nghĩa là đã tước đoạt quyền sống của người khác và như vậy, anh ta
cần phải bị trừng phạt bởi các biện pháp mà pháp luật quy định nhằm mục đích
răn đe, giáo dục, ngăn ngừa đối với chính anh ta nói riêng và xã hội nói chung
(ví dụ biện pháp tù giam sẽ tước đoạt của anh ta một số quyền cơ bản của con
người). Tuy nhiên, sự tước đoạt ở đây được giải thích có cơ sở từ chính góc độ
18
bảo vệ các quyền con người. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp của nhiều
quốc gia. Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949
quy định: “Mọi người có quyền pháttriển nhân cách của mình tự do chừng nào
người ấy không vi phạm quyền của người khác hoặc vi phạm chống lại trật tự
Hiến pháp hoặc luân lý”. Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
quy định: “Việc thực hiện các quyền và tự do của con người và công dân không
được xâm phạm quyền và tự do của người khác”. Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp
Ba Lan năm 1997 cũng quy định: “Mọi người có trách nhiệm tôn trọng tự do và
quyền của người khác”. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy
định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luậttrong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng”. Do đó, cơ sở lý
luận cho sự tước đoạt hoặc hạn chế ở đây được hiểu ở góc độ bảo vệ các quyền
con người, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Bởi vậy, Điều 29.2 của Tuyên ngôn
toàn thế giới về quyền con người khẳng định: Khi thụ hưởng các quyền tự do
của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục
đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do
của người khác cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức,
trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.
1.1.2.3. Tính không thể chia cắt
Tính không thể chia cắt của quyền con người xuất phát từ nhận thức cho
rằng các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau. Bởi vậy, trong các
văn kiện pháp lý quốc tế đều thừa nhận về nguyên tắc, không có quyền nào được
xem là cao hơn, quan trọng hơn quyền nào. Các quyền đều ngang nhau về mặt
giá trị. Sự xác nhận về mặt nguyên tắc tầm quan trọng như nhau của các quyền
con người bảo đảm sự tự do, nhân phẩm của con người. Bởi vì, nhân phẩm và
giá trị của con người là cơ sở chung để xây dựng nên tất cả các quyền con
người. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu
cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Nhà nghiên cứu nhân
19
quyền nổi tiếng Philip Aston đã phát biểu rằng “Do tất cả các quyền con người
đều là cần thiết và cốt yếu nên không được coi quyền nào quan trọng hơn quyền
nào”.
Tuy nhiên, liên quan đến tính chất không thể chia cắt của quyền con
người, cần chú ý trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối
tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa
trên những cơ sở và yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không
phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Trong một phạm vi hẹp,
có thể kể đến một số trường hợp cụ thể như trường hợp những người bị bệnh tật
hoặc trường hợp dịch bệnh bùng phát tại một nơi nào đó. Lúc này, quyền được
chăm sóc y tế cùng với những biện pháp cần thiết để bảo đảm thực thi quyền đó
sẽ được ưu tiên thực hiện. Việc ưu tiên thực hiện quyền được chăm sóc y tế có
thể làm ảnh hưởng đến các quyền khác trong khoảng thời gian bị bệnh tật hoặc
bị dịch bệnh, nhưng không đồng nghĩa rằng quyền này có giá trị hoặc được đánh
giá có mức độ quan trọng cao hơn các quyền khác. Trên cơ sở yêu cầu thực tế,
quyền được chăm sóc y tế là nhu cầu cấp thiết của con người, hoàn toàn phù hợp
với tình hình tại thời điểm đó. Sức khỏe con người đảm bảo mới có thể bảo đảm
các quyền con người khác. Còn trong bối cảnh nạn đói, thì quyền ưu tiên phải là
quyền về lương thực, thực phẩm.
Xem xét đến phạm vi rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực
hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng
quyền của tất cả các nhóm khác. Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được
ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà bởi các quyền đó trong
thực tế đang bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác. Điển
hình là nhóm chủ thể phụ nữ và trẻ em được bảo đảm một số quyền ưu tiên. Bởi
phụ nữ và trẻ em là những nhóm người dễ bị tổn thương về quyền cơ bản của
con người. Họ là nạn nhân của sự vi phạm các quyền con người được che đậy và
bao biện bởi các yếu tố khách quan như lý do truyền thống, văn hóa. Chính vì
vậy, cộng đồng quốc tế đã thông qua một số công ước quốc tế mang tính phổ
20
quát về việc bảo vệ quyền riêng tư của phụ nữ và trẻ em, đặt ra một số quyền ưu
tiên cho nhóm người này. Những quyền được ưu tiên hoặc được bảo vệ riêng
này không đồng nhất với việc xác nhận giá trị cao hơn hoặc quan trọng hơn các
quyền con người khác. Các quyền con người cơ bản của phụ nữ và trẻ em đều
quan trọng như nhau, nhưng vì là nhóm xã hội dễ bị tổn thương, có nguy cơ bị
đe dọa và bị vi phạm nên cần có những ưu tiên nhất định để đảm bảo các quyền
cho họ.
Đối với những ưu tiên trong việc thực hiện quyền con người, nếu như cần
thiết thì phải xác định phù hợp với những khái niệm và nguyên tắc cốt lõi trên
lĩnh vực này như nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc bình đẳng và
tham gia.
1.1.2.4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Liên quan đến lịch sử phát triển của quyền con người, các quyền con
người được chia thành ba “thế hệ” tương ứng với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Thế hệ quyền thứ nhất gồm các quyền về dân sự, chính trị như quyền được sống,
quyền không bị tra tấn, nhục hình, quyền không bị đối xử vô nhân đạo, quyền tự
do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Sự ra đời của
thế hệ quyền thứ nhất gắn liền với cách mạng tư sản châu Âu thế kỷ XVII. Thế
hệ quyền thứ hai gồm các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự ra đời của thế hệ
quyền thứ hai gắn liền với cách mạng Tháng Mười Nga và chấm dứt hai cuộc
chiến tranh thế giới, mở ra thời kỳ đấu tranh cho quyền kinh tế, văn hóa, xã hội,
quyền dân tộc tự quyết, quyền độc lập dân tộc; gắn liền với sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân và xác định vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích
của tất cả mọi người. Các quyền cụ thể như: quyền có việc làm, quyền được
tham gia vào đời sống văn hóa. Thế hệ quyền thứ ba gồm các quyền như quyền
phát triển, quyền sống trong hòa bình, quyền được sống trong môi trường trong
lành, quyền được thông tin, quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quyền
con người thế hệ thứ ba xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, gắn liền với
xu thế toàn cầu hóa. Như vậy, lịch sử phát triển quyền con người cho thấy, các
21
quyền con người ngày càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn
cầu với những cơ sở pháp lý ngày càng được củng cố, mở rộng, hoàn thiện về
nội dung và mức độ bảo đảm. Từ lúc chỉ có các quyền chính trị, dân sự, hệ
thống các quyền con người đã được bổ sung thêm các quyền kinh tế, văn hóa, xã
hội, quyền tự quyết dân tộc,…
Quyền con người mang tính toàn diện, chúng không tồn tại độc lập, tách
rời mà tồn tại trong một tổng thể có mối liên hệ mật thiết, chúng phụ thuộc, ràng
buộc lẫn nhau, coi trọng như nhau, trong đó, việc đảm bảo toàn bộ hoặc một
phần các quyền này là điều kiện để đảm bảo toàn bộ hoặc một phần các quyền
khác và ngược lại. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh
hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác và ngược lại, tiến bộ trong
việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc
bảo đảm quyền khác.
Cụ thể, trong một xã hội phát triển, việc đảm bảo tốt các quyền và tự do
chính trị, dân sự sẽ có những tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp đảm bảo
các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Và ngược lại, các quyền kinh tế, văn hóa, xã
hội được đảm bảo thì các quyền chính trị, dân sự sẽ được thực thi tốt. Điều này
thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các quyền con người, những tiến bộ trong
việc bảo đảm quyền con người này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các quyền
con người khác được bảo đảm, tôn trọng và ngược lại, sự vi phạm quyền con
người này sẽ có những tác động tiêu cực, đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp tới các
quyền con người khác. Thực vậy, nếu các quyền và tự do chính trị, dân sự như
quyền bầu cử, ứng cử, tự do đi lại, cư trú, tự do hội họp bị hạn chế trong một số
quốc gia nào đó thì tất yếu sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự thụ hưởng
các quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội của mọi người trong quốc gia đó. Ngược
lại, người dân có trình độ dân trí thấp, nghèo đói, lạc hậu thì khó có thể bảo đảm
về tự do cá nhân của người dân như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham
gia vào quản lý đất nước có thể được thực hiện tốt. Đối với những người dân
nghèo đói hay mù chữ, những quyền chính trị, dân sự này thực sự không mang
22
lại ý nghĩa gì với họ. Mức độ thụ hưởng các quyền và tự do chính trị, dân sự
chắc chắn sẽ bị tổn hại, bị sụt giảm nghiêm trọng trong điều kiện kinh tế - xã hội
như vậy. Chính vì vậy, bảo đảm tốt quyền dân sự, chính trị sẽ thúc đẩy sự thụ
hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, và ngược lại.
Do vậy, chỉ có thể thực sự thành công trong việc bảo đảm quyền con
người khi chúng được tiến hành một cách toàn diện và tổng thể chú trọng thực
thi đầy đủ các quyền, không thể bảo đảm riêng quyền con người này mà không
chú ý tới các quyền khác.
Ngoài ra, theo khái niệm về quyền con người như đã trình bày ở trên thì
quyền con người còn có tính pháp luật.
Tính pháp luật của quyền con người thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất,
quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Thứ hai, quyền con người
chỉ có thể bị hạn chế bằng pháp luật.
Như đã phân tích ở trên, quyền con người là những nhu cầu tự nhiên, vốn
có của con người. Nhưng nó chỉ được thừa nhận là quyền và được bảo vệ khi trở
thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Nói cách khác, các quyền con người
được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận. Hầu hết những nhu cầu tự nhiên,
vốn có của con người không được bảo đảm đầy đủ nếu không có sự ghi nhận
của pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền không
chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc xử sự
chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong xã hội.
Như vậy, chỉ khi mang tính pháp lý thì các quyền tự nhiên mới chuyển hóa
thành những quyền con người có đầy đủ giá trị hiện thực.
Hơn nữa, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế bằng pháp luật. Tính
không thể tước bỏ của quyền con người có những ngoại lệ nhất định. Những
ngoại lệ đó không phải ngẫu nhiên, tùy tiện áp dụng mà phải được quy định
bằng pháp luật. Điều này được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và hệ thống
pháp luật quốc gia. Chẳng hạn, theo Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp của Việt Nam
năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
23
theo quyđịnh của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Điều
này cũng được xác định trong hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức năm
1949: “Mọi người đều có quyền sống và toàn vẹn về thể chất. Tự do thân thể là
bất khả xâm phạm. Những quyền này có thể bị giới hạn khi theo quy định của
pháp luật” (Khoản 2 Điều 2). Hay tại khoản 3 Điều 55 Hiến pháp Liên bang
Nga năm 1993: “Các quyền và tự do của con người và công dân có thể bị giới
hạn bởi pháp luật liên bang chỉ trong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ nền tảng
chế độ hiến pháp, đạo đức, sức khỏe, các quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác, bảo đảm quốc phòng, an ninh” và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới
cũng có quy định về vấn đề này.
Ngoài các thuộc tính đã được nêu ở trên, quyền con người còn có một số
đặc điểm chung khác như: quyền con người được xây dựng trên cơ sở tôn trọng
nhân phẩm và giá trị của mỗi cá nhân; quyền con người đặt ra nghĩa vụ của các
chủ thể khác; quyền con người không chỉ được bảo vệ bằng pháp luật quốc gia
mà còn được bảo vệ bằng pháp luật quốc tế.
Thứ nhất, quyền con người được xây dựng trên cơ sở tôn trọng nhân
phẩm và giá trị của mỗi cá nhân. Có nghĩa là tất cả các quyền con người đều
xuất phát từ chính nhân phẩm và giá trị của mỗi con người. Ví dụ, các quyền
chính trị, dân sự như: quyền bầu cử, quyền ứng cử; quyền tự do tư tưởng; quyền
tự do lập hội được ghi nhận nhằm đảm bảo sự tôn trọng mỗi cá nhân trong việc
tham gia quản lý đất nước, trong việc thể hiện quan điểm của mình, trong việc
liên kết với các cá nhân khác. Việc ghi nhận và bảo đảm các quyền trên hoàn
toàn nhằm chống lại sự độc tài, gia trưởng, chuyên chế của một người hoặc một
nhóm người nhất định. Ví dụ, trong chế độ độc tài, nhân phẩm của con người bị
chà đạp thậm tệ, không có chỗ cho tự do tư tưởng, lập hội.
Thứ hai, quyền con người đặt ra nghĩa vụ của các chủ thể khác, đó là
nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Ví dụ, quyền tự do tư tưởng của
24
một người đặt ra nghĩa vụ cho tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tôn trọng
quyền đó. Bởi vì các chủ thể khác đều có thể vi phạm quyền trên.
Thứ ba, quyền con người không chỉ được bảo vệ bằng pháp luật quốc gia
mà còn được bảo vệ bằng pháp luật quốc tế. Trước hết, quyền con người được
ghi nhận trong một loạt các văn bản pháp luật quốc gia, đặc biệt là Hiến pháp.
Các cơ quan hành pháp và tư pháp căn cứ trên cơ sở các văn bản đó để tiến hành
bảo đảm và bảo vệ các quyền con người trong phạm vi chức năng, quyền hạn
của mình. Nếu như có sự vi phạm quyền con người từ bất cứ chủ thể nào thì chủ
thể bị vi phạm quyền đó có thể khiếu nại, tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền
về việc vi phạm. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền con người, pháp luật quốc gia
không chỉ phải có hệ thống các quy phạm pháp luật về mặt nội dung mà còn
phải có một hệ thống đầy đủ các quy phạm pháp luật về mặt hình thức (tố tụng)
tương ứng để bảo đảm có một cơ chế xét xử, giải quyết đối với các trường hợp
vi phạm quyền con người. Bên cạnh đó, quyền con người c ̣n được bảo vệ bởi
pháp luật quốc tế. Điều này được thể hiện ở chỗ quyền con người được ghi nhận
trong một loạt các điều ước quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế phổ
biến.
1.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp
Trong các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền con người như: chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục và pháp luật thì pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng
hàng đầu, bởi vì: pháp luật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội của
quyền con người; là công cụ sắc bén của nhà nước trong việc thực hiện và bảo
vệ quyền con người; pháp luật tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bảo đảm bằng pháp luật là một trong
những đặc trưng quan trọng nhất để các quyền con người được thực hiện. Khi
trở thành quyền pháp định, quyền con người là ý chí chung của toàn xã hội,
được xã hội phục tùng, được quyền lực nhà nước bảo vệ. Quyền con người khi
được pháp luật ghi nhận sẽ trở thành độc lập với bất kỳ uy quyền nào. Tư tưởng
về quyền con người phải được bảo đảm bằng pháp luật ra đời rất sớm. Ngay từ
25
đầu thế kỷ VI-TCN, một nhà thông thái người Hy Lạp đã quan niệm: ta giải
phóng tất cả mọi người bằng pháp luật. Sau khi cách mạng tư sản thành công, tư
tưởng quyền con người phải được bảo đảm bằng pháp luật thể hiện rõ nét ở các
tuyên ngôn và Hiến pháp sau cách mạng tư sản. Hiện nay, ở mọi quốc gia trên
thế giới, với các mục đích và hình thức khác nhau, Hiến pháp các nước đều có
chế định về quyền con người.
Hiến pháp - được định nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu
lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia,
chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà
nước, địa vị pháp lý của con người và công dân. Ngay trong định nghĩa về Hiến
pháp đã thể hiện mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người. Mặc nhiên
thừa nhận rằng, quyền con người được quy định cụ thể trong Hiến pháp.
Chế định quyền con người trong Hiến pháp là hệ thống những quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các quyền
con người.Chế định quyền con người trong Hiến pháp được ghi nhận theo
những cách thức khác nhau và được điều chỉnh ở phạm vi khác nhau tùy thuộc
vào sự xác định của mỗi quốc gia.
1.2.1. Cách thức xác định quyền con người trong Hiến pháp
Cách thức xác định quyền con người trong Hiến pháp là hình thức pháp
điển hóa quyền con người vào Hiến pháp. Tại mỗi quốc gia đều có những cách
thức hiến định quyền con người khác nhau, nhưng tựu chung lại, có ba cách thức
chủ yếu. Đó là:
- Thứnhất, quyền con người được quy định thành chương, điều trong nội
dung Hiến pháp: Tức là nó được đề cập trực tiếp thành các điều trong một
chương riêng hoặc nằm rải rác trong một số chương của Hiến pháp. Trong
trường hợp được quy định trong một chương riêng, chế định quyền con người sẽ
có vị trí là một chương trong Hiến pháp. Ví dụ: Chương I Hiến pháp Tây Ban
Nha năm 1978, Chương II Hiến pháp Thuỵ Điển năm 1974, Chương III Hiến
pháp Nhật Bản năm 1946, Chương IV Hiến pháp Singapore năm 1963. Chương
26
này thường có tên là “quyền con người” hay “quyền con người, quyền công
dân” hoặc “quyền công dân”, “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân”. Đây là cách thức hiến định quyền con người phổ biến nhất hiện nay,
được áp dụng bởi đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng
với cách thức này, vị trí của chế định quyền con người cũng được xác định rõ
trong Hiến pháp. Thông thường, về mặt cấu trúc của các bản Hiến pháp hiện đại
gồm có Lời nói đầu và ba phần lớn, đó là: (i) Các nguyên tắc cơ bản; (ii) Quyền
con người, quyền công dân hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và (iii)
Bộ máy nhà nước. Trong ba phần này, chế định về quyền con người, quyền công
dân thường được đặt ở vị trí trang trọng ngay sau chế định về các nguyên tắc
nền tảng của Hiến pháp.
- Thứhai, chế định quyền con người được quy định một văn bản riêng và
được thừa nhận nhưmột bộ phận của Hiến pháp: Điều này có nghĩa là chế định
quyền con người tách hẳn với Hiến pháp, không nằm trong cấu trúc của Hiến
pháp mà nằm ở một văn bản riêng, có mối liên hệ với Hiến pháp khi được thừa
nhận như một bộ phận của Hiến pháp. Đây là cách thức hiến định quyền con
người một cách gián tiếp và thường được áp dụng trong các nhà nước tư bản
phát triển. Ví dụ như Tuyên ngôn nhân quyền năm 1689 và Bộ luật về quyền
năm 2008 được coi là hai văn bản nguồn của Hiến pháp nước Anh. Hay Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp. Trong Lời mở đầu của
Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958 quy định: “ Nhân dân Pháp trung thành với
bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789”. Điều đó có nghĩa là bản
Tuyên ngôn dù được ban hành trước Hiến pháp nhưng nó vẫn được thừa nhận
như là một nội dung của Hiến pháp.
- Thứba, chế định quyền con người được xác định như là những điều bổ
sung của Hiến pháp:Theo cách thức hiến định này, chế định quyền con người
không được quy định trực tiếp trong nội dung của Hiến pháp cũng như không
nằm trong một văn bản riêng mà có hình thức như những điều bổ sung của Hiến
pháp. Đây là cách thức pháp điển hóa quyền con người ít gặp nhất mà điển hình
27
là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ ban đầu không có quy định trực
tiếp nào về quyền con người nhưng sau đó đã được bổ sung 10 tu chính án quy
định về các quyền cơ bản mà sau này được gọi là Bộ luật về các quyền của Mỹ.
Tóm lại, dù được hiến định theo cách thức nào thì chế định quyền con
người, quyền công dân vẫn là chế định quan trọng trong Hiến pháp của các quốc
gia. Sự tiến bộ trong các quy định về quyền con người trong pháp luật của một
quốc gia phản ánh mức độ dân chủ của quốc gia đó.
1.2.2. Phạm vi điều chỉnh chế định quyền con người trong Hiến pháp
Tùy từng cách ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp mà phạm vi
điều chỉnh quyền con người trong Hiến pháp ở các nước khác nhau cũng có sự
khác nhau. Có thể chia thành hai loại: Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh quyền
con người hẹp và Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh quyền con người rộng.
- Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh hẹp: Thường chứa đựng rất ít các quy
định về quyền con người hoặc chỉ hạn chế trong phạm vi các quyền cơ bản của
con người, không có những điều khoản về các quyền con người trong lĩnh vực
kinh tế, xã hội.
- Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rộng: Ghi nhận các quyền tự do cơ bản
của con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Hiến pháp loại
này ghi nhận nhiều quyền tiến bộ do nhân loại đấu tranh và giành được.
1.3. Mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến pháp
Tư tưởng về quyền con người được khởi thủy từ khi trên trái đất xuất hiện
những nền văn minh cổ đại mà tiêu biểu là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông
(khoảng những năm 3000-1500 TCN). Chính trong nền văn minh này, nhà vua
Hammurabi xứ Babilon đã ban hành bộ luật có tên gọi là Bộ luật Hammurabi
với câu tuyên bố nổi tiếng, theo đó, mục đích của đức vua khi thiết lập ra bộ luật
này là để “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”. Nhưng phải đến khi có
Hiến pháp, với tư cách là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao
nhất, quyền con người mới được ghi nhận một cách rõ ràng nhất. Giữa quyền
con người và Hiến pháp không chỉ thể hiện sự tác động một chiều của Hiến pháp
28
đối với việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền con người mà còn thể hiện
vai trò của quyền con người đối với sự ra đời Hiến pháp. Hơn nữa, quyền con
người cũng chính là mục tiêu hướng tới của Hiến pháp mỗi quốc gia.
1.3.1. Vai trò của quyền con người đối với sự ra đời Hiến pháp
Không phải từ khi có pháp luật là đã có Hiến pháp. Sự ra đời của Hiến
pháp gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến.
Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến, hoàn toàn không hề
biết đến Hiến pháp và không thể có Hiến pháp. Bởi vì trong các chế độ đó,
quyền lực của nhà vua là vô hạn. Trong xã hội phong kiến chuyên chế, nhà vua
nắm trong tay quyền lực nhà nước do “trời ban” và “thay trời trị vì thiên hạ” với
những quyền hành không giới hạn. Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà
khắc, tùy tiện. Điều đó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến đương nhiên không
có và cũng không cần đến một bản Hiến pháp quy định về tổ chức quyền lực nhà
nước. Bản chất phản nhân dân của nền chuyên chính phong kiến ngày càng tăng
dẫn đến sự bất bình và các cuộc chống đối của các giai cấp bị bóc lột, áp bức.
Ðồng thời, trong lòng xã hội phong kiến, giai cấp tư sản lại là người đại diện cho
một phương thức sản xuất mới ra đời và đang dần lớn mạnh, trở thành giai cấp
có địa vị độc lập về kinh tế và sớm trưởng thành về ý thức giải phóng, chống đối
với chế độ chuyên chế. Họ đứng lên phất cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng
để tập hợp quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột để lật đổ chế độ phong kiến
nhằm xác lập quyền thống trị của měnh. Khẩu hiệu lập hiến ra đời trong bối
cảnh đó. Bối cảnh ra đời Hiến pháp cho thấy tầm ảnh hưởng rất lớn của những
tư tưởng về quyền con người, về tự do, dân chủ, bình đẳng. Mặc dù trong giai
đoạn này, tư tưởng về quyền con người chủ yếu thể hiện dưới dạng những đòi
hỏi về quyền công dân nhưng ngay từ thời điểm đó, quyền con người đã trở
thành một thứ vũ khí tư tưởng rất lợi hại, thúc đẩy con người đứng lên đấu tranh
chống lại ách áp bức, bóc lột của những nền cai trị chuyên chế, bất công. Hàng
loạt các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu đã nâng địa vị của những thần dân lên
thành công dân. Hiến pháp ra đời và trở thành công cụ để hạn chế quyền lực nhà
29
nước và bảo vệ quyền công dân. Chính vai trò của quyền con người mà trong tư
duy chính trị của nhân loại, vấn đề quyền con người đã trở thành một nội dụng
chính của lịch sử lập hiến. Luật về các quyền của Anh sau Cách mạng năm
1689, Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của Pháp, Hiến pháp của tất cả các nước, dù ở chế độ xã hội nào
cũng đều có những quy định về quyền con người.
Nói cách khác, lý do để ra đời Hiến pháp xuất phát từ nhu cầu quản lý xã
hội mà mục đích cao nhất chính là bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
giúp cho mọi thành viên trong xã hội đều được có cơ hội thụ hưởng quyền lợi
chính đáng của mình mà không có bất cứ sự xâm phạm nào. Ở đây, quyền con
người chính là yếu tố quyết định đến sự ra đời, hình thành và phát triển của Hiến
pháp, trở thành nội dung quan trọng đến mức nếu không có chế định về quyền
con người thì cũng không thể có bản thân Hiến pháp, nội dụng đó chi phối kết
cấu của bản Hiến pháp nên trong Hiến pháp của nhiều nước, chế định quyền con
người, quyền công dân thường được đặt lên hàng đầu.
Thực tiễn cho thấy, quyền con người đang ngày càng được ghi nhận rộng
rãi hơn trong Hiến pháp của các quốc gia. Theo các nghiên cứu về thực tiễn lịch
sử lập hiến của các nước trên thế giới cho thấy số lượng quyền con người được
ghi nhận trong Hiến pháp đã tăng lên đáng kể theo thời gian. Cụ thể, trong giai
đoạn từ năm 1800 đến năm 2000, số lượng các quyền con người được Hiến pháp
của các nước quy định đã tăng liên tục từ con số không vào thời điểm năm 1800
đến trên 60 quyền vào thời điểm năm 2000. Số quyền này thậm chí còn vượt qua
tổng số các quyền (theo cách tính của nhiều chuyên gia) được ghi nhận trong các
văn kiện quốc tế tiêu biểu nhất về quyền con người. Điều này được minh chứng
qua kết quả thống kê sau: số lượng quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn về
Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp là 13 quyền, trong Tuyên ngôn
toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 là 34 quyền, trong Công ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị năm 1966 là 34 quyền, trong Công ước Châu Mỹ về
nhân quyền năm 1969 là 36 quyền, trong Hiến chương Châu Phi về quyền con
30
người và quyền của các dân tộc năm 1981 là 30 quyền. Hiến pháp không chỉ ghi
nhận những quyền con người được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế về
quyền con người nêu trên mà các quyền con người trong Hiến pháp các nước còn
có xu hướng tương thích hơn với các quy định của luật nhân quyền quốc tế.
1.3.2. Vai trò của Hiến pháp đối với việc bảo đảm quyền con người
Xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội là công xã
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản. Tương ứng với
nó là sự ra đời của bốn chế độ nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước
phong kiến, nhà nước tư bản chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng
phải đến khi nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời thì Hiến pháp mới được xuất
hiện. Có thể thấy rằng, quyền con người và Hiến pháp cùng được sinh ra trong
cách mạng tư sản. Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền lại được đặt ra sớm hơn và vì
cần một thiết chế đủ mạnh để bảo vệ quyền con người, bảo đảm quyền con
người được tôn trọng và bảo vệ nên Hiến pháp mới ra đời. Hay, quyền con
người là một trong những lý do dẫn tới sự ra đời của Hiến pháp. Vậy câu hỏi đặt
ra là tại sao quyền con người lại phải được ghi nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp
mà không phải bởi bất cứ một văn bản nào khác? Trả lời câu hỏi này cũng đồng
nghĩa với việc giải thích được vai trò của Hiến pháp trong việc thực hiện và bảo
vệ quyền con người. Điều này được lý giải bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Hiến pháp là công cụ để hạn chế quyền lực nhà nước. Xét về
nguồn gốc tự nhiên thì con người vốn dĩ sinh ra đã được tự do. Nhưng sự tự do
này không thể là tuyệt đối, vì tự do của người này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do
cá nhân của người khác. Vì vậy, để có một cuộc sống tốt đẹp, con người đã lựa
chọn từ bỏ “trạng thái tự nhiên” tức sự tự do tuyệt đối đó để tuân thủ một “khế
ước xã hội”. Đó cũng là lý do mà Nhà nước được ra đời nhằm đảm bảo cho
quyền con người được thực thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình
hoạt động của mình, không thể tránh khỏi trường hợp nhà nước lạm dụng quyền
hạn của mình và can thiệp quá sâu vào quyền tự do vốn có của con người. Do
vậy, muốn đảm bảo quyền con người được thực hiện một cách tối ưu nhất thì
31
vấn đề đặt ra là quyền lực nhà nước phải được hạn chế một cách phù hợp. Có
nhiều cách để hạn chế quyền lực nhà nước nhưng cách tốt nhất là Hiến pháp -
đạo luật tối cao phải ghi nhận các quyền tự do của con người như là một giới
hạn để quyền lực nhà nước không thể xâm phạm. Hơn nữa, các quy định trong
Hiến pháp, cụ thể như các quy định về cách thức tổ chức, giới hạn và kiểm soát
quyền lực nhà nước cũng nhằm tới mục tiêu cao nhất là bảo vệ nền dân chủ,
quyền con người, quyền công dân; tránh việc quyền con người, quyền công dân
bị lạm dụng và xâm phạm một cách tùy tiện
Thứ hai, xuất phát từ mục đích ra đời Hiến pháp.Về nguồn gốc ra đời
Hiến pháp như đã phân tích ở trên, Hiến pháp ra đời là do nhu cầu hạn chế
quyền lực nhà nước và để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Do vậy,
Hiến pháp chính là công cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền con người ở các
quốc gia.
Thứ ba, xuất phát từ bản chất của Hiến pháp. Hiến pháp là văn bản có
hiệu lực pháp lý tối cao, được coi là đạo luật gốc, do cơ quan có thẩm quyền cao
nhất hoặc do chính nhân dân thông qua. Tầm quan trọng của Hiến pháp được thể
hiện trong một lập luận của Chánh án Marshall trong phán quyết của vụ án
Mabury kiện Madison: “Hiến pháp hoặc là đạo luật tối cao, không thể thay thế
bằng những phương thức bình thường hoặc nó ở hệ cấp bình thường như các đạo
luật khác của ngành lập pháp và nó có thể bị ngành lập pháp thay đổi nếu muốn.
Nếu lựa chọn thứ nhất là đúng, thì luật mâu thuẫn với Hiến pháp không thể là
luật. Nếu lựa chọn thứ hai là đúng thì Hiến pháp thành văn là một nỗ lực ngu
xuẩn của con người trong việc giới hạn quyền lực nhà nước trong bản chất vô
giới hạn của nó” [31].
Theo quan điểm của luật nhân quyền quốc tế, quốc gia là chủ thể chịu
trách nhiệm chính trong việc bảo vệ quyền con người. Cụ thể, quốc gia có trách
nhiệm hành động hoặc không hành động để thực hiện ba nghĩa vụ cơ bản sau:
nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực hiện. Hiến pháp, với tư
cách là đạo luật cơ bản của các quốc gia, luôn có các quy định khẳng định rõ các
32
quyền và tự do của cá nhân dưới hình thức các quyền con người hoặc quyền
công dân. Điều này trực tiếp nhấn mạnh rằng quyền con người là những quyền
thiêng liêng, không thể bị xâm phạm. Như vậy, Hiến pháp có ảnh hưởng rất to
lớn trong việc điều chỉnh vấn đề quyền con người.
Do có cùng khách thể là quyền con người nên Hiến pháp nói riêng và
pháp luật quốc gia nói chung có mối quan hệ chặt chẽ với luật nhân quyền quốc
tế ở nhiều phương diện. Ở thời kỳ đầu, pháp luật quốc gia chính là nền tảng thúc
đẩy quá trình hình thành và phát triển luật nhân quyền quốc tế. Hiến pháp và
pháp luật quốc gia cũng chính là phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải pháp
luật quốc tế về quyền con người, đảm bảo cho pháp luật quốc tế về quyền con
người được thực hiện. Hiện tại, hầu hết các quyền con người theo luật quốc tế về
quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp của các quốc gia trên thế
giới ở mức độ khác nhau. Với hiệu lực tối cao của mình, Hiến pháp đóng vai trò
là công cụ pháp lý cơ bản để hiện thực hóa các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con
người ở các quốc gia.
1.4. Chế định quyền con người trong Hiến pháp của một số quốc gia
Xét về tính quan trọng, có thể thấy chế định quyền con người luôn là một
trong những chế định quan trọng nhất của Hiến pháp mỗi quốc gia. Nó thể hiện
bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với các cá
nhân trong xã hội. Vì lẽ đó, các nhà lập pháp luôn muốn hoàn thiện chế định
quyền con người trong đạo luật cơ bản của nhà nước - Hiến pháp.
Các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật
quốc gia thường là các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận
trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948), Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa (ICESCR, 1966) và các văn kiện quốc tế
khác về quyền con người. Trong đó, các quyền con người được Hiến pháp nhiều
quốc gia ghi nhận nhất là: quyền sống (47%); quyền tự do đi lại (67%); quyền tự
do biểu đạt (83%); quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng (80%); quyền tự do hội họp
33
(76%); quyền tự do lập hội (76%); quyền tự do báo chí (50%); tự do tư tưởng, ý
kiến, quan điểm (73%); Quyền bảo vệ đời tư (61%), quyền sở hữu tài sản (66%);
Cấm hồi tố (62%); Không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm
(60%); Quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện (59%); Quyền được yêu
cầu xem xét lại việc bắt giữ mình (57%); Quyền được xét xử công khai (47%);
Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (43%) [18].
Có thể thấy, Hiến pháp của các quốc gia đều có những quy định về vấn đề
quyền con người, tuy nhiên mức độ ghi nhận là khác nhau.
1.4.1. Chế định quyền con người trong Hiến pháp Hoa Kỳ
Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 19 tháng
9 năm 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Nghị
viên), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (Tòa án) do Montesquieu đề xướng. Thủ
tướng Anh Willian Ewart Gladstone (1809-1898) đã miêu tả bản Hiến pháp này
là “Tácphẩm tuyệt vời nhấttừng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định
bởi trí óc và mục đích của conn người”.
Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu Hiến pháp Hoa Kỳ đã có những quy
định trực tiếp về quyền con người bởi theo các nhà soạn thảo Hiến pháp, trong
tâm trí của họ, luôn cho rằng, toàn văn kiện đó đã hàm chứa một đạo luật về
quyền con người, vì nó hạn chế một cách nghiêm ngặt quyền hạn của chính phủ.
Đây là một thiếu sót lớn vì theo Thomas Jefferson - đại sứ của Hoa Kỳ tại Pháp
thời đó giải thích rằng “việc liệt kê các quyền này là điều mà người dân có
quyền đòi hỏi bất cứ một chính phủ nào trên thế giới” và hầu hết người Mỹ đều
tin rằng không Hiến pháp nào có thể coi là hoàn chỉnh nếu không có một tuyên
bố về quyền của tất cả người dân.
Trước thực tế, phe chống liên bang đòi hỏi một bản Hiến pháp cô đọng
hơn, chắc chắn hơn, đầy đủ hơn và có thể nêu bật được quyền con người của dân
chúng cũng như những giới hạn quyền lực của chính quyền. Cùng với sự thay
đổi nhận thức của những nhà lãnh tụ phe liên bang (Wilson và Madison). Đến
ngày 15/12/1791, các cơ quan lập pháp ở ba phần tư số bang đã phê chuẩn mười
34
tu chính án bổ sung sửa đổi. Mười tu chính án này được gọi là “Tuyên ngôn
nhân quyền Hoa Kỳ”. Các tu chính án này có tác dụng hạn chế quyền lực của
chính quyền liên bang, giới hạn khả năng xâm phạm của chính phủ đối với các
quyền và tự do của từng cá nhân, những người sinh sống và khách trên lãnh thổ
Hoa kỳ.
Xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu tranh kịch liệt giữa những người theo
chủ nghĩa liên bang với những người chống chế độ liên bang, có thể thấy, sự ra
đời của mười tu chính án là một thỏa hiệp quan trọng làm hài lòng và thỏa mãi
được những điều kiện của hai phe. Điều này chứng minh một nhận định không
thể chối cãi, đó là, mặc dù không được quy định thành một bản tuyên ngôn riêng
rẽ, cũng không nằm trong nội dung chính của Hiến pháp mà được quy định
trong mười tu chính án nhưng quyền con người và sự đảm bảo quyền con người
trong thực tế vẫn là đối tượng điều chỉnh căn bản và là một trong những nội
dung quan trọng, không thể thiếu được trong Hiến pháp.
Các quyền được liệt kê và đảm bảo trong các tu chính án này bao gồm các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và tôn giáohoặc các quyền
tự do cá nhân khác như tự do khiến nghị, quyền không bị lục soát và tịch thu vô
lý. Điều khoản Tu chính đầu tiên sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã khẳng định các
quyền tự do của cá nhân bao gồm các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng
và quyền hội họp là những quyền không thể bị tước bỏ. Những quyền này tồn tại
không phụ thuộc vào Chính phủ hay Quốc hội, không bị luật pháp bãi bỏ và
không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Tuy Hiến pháp
Hoa Kỳ đã dành cho người dân rất nhiều quyền tự do về tín ngưỡng, tự do ngôn
luận, hội họp, biểu tình, mít tinh, nhưng vẫn nhấn mạnh chỉ được tự do trong
khuôn khổ pháp luật, nghĩa là tôn trọng tự do của người khác và giữ gìn ổn định
xã hội. Vượt quá giới hạn đó là vô chính phủ, không phải là tự do, và sẽ bị ngăn
chặn.
Các tu chính án cũng hạn chế quyền của Quốc hội bằng cách cấm Quốc
hội ban hành luật về thành lập tôn giáo và cấm chính quyền liên bang được phép
35
tước quyền sống, quyền tự do hay quyền tài sản của bất cứ cá nhân nào mà
không thông qua một trình tự, thủ tục tố tụng bắt buộc do luật định. Sự hạn chế
quyền lực nêu trên đối với các cơ quan nhà nước thể hiện tuy duy của các nhà
lập hiến rằng: quyền con người, không phải là một sự ban phát từ phía cơ quan
nhà nước này, mà bản thân chúng là các quyền tự nhiên, vốn có của con người.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ
bản làm cơ sở cho sự thành lập Chính phủ. Chính phủ không ban phát các quyền
tự do cơ bản mà để bảo vệ các quyền đó của người dân – các quyền mà mọi cá
nhân hiển nhiên được thụ hưởng do có sự tồn tại của các thể mình trên thế giới
này. Việc ngăn cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo không mang
mục đích ban phát quyền tự do tín ngưỡng cá nhân cho người dân mà mang tính
phòng ngừa sự can thiệp của Quốc hội vào các quyền tự do này.
Điểm đáng nói là khoảng gần một nửa các tu chính án có các quy định
nhằm bảo vệ các quyền của các nghi can hoặc bị cáo. Đó là những quyền của bị
can, bị cáo được bảo vệ trong quá trình truy tố, xét xử, được công bằng, không
tự buộc tội, không bị xử phạt tàn bạo hay bất thường và không bị buộc tội hai
lần về cùng một tội.
Chính quyền liên bang được tạo ra để bảo vệ, che chở quyền tự do của
mỗi cá nhân trong xã hội quốc gia đó, cũng như phải có nghĩa vụ ngăn chặn sự
vi phạm những quyền đó từ phía các chủ thế khác, tức là nghĩa vụ “kết tội con
người”. Như vậy, chính quyền liên bang cùng một lúc thực hiện hai vai trò: bảo
vệ con người và bắt giam tội phạm nhưng không được bắt oan người vô tội. Cho
nên việc bắt giam và xét xử một người nhất thiết phải được tiến hành theo những
trình tự, thủ tục tố tụng đã được pháp luật quy định trước. Mục tiêu hướng tới
của quy định này cũng là để bảo vệ quyền con người của các bị can, bị cáo trong
quá trình tố tụng, giảm thiểu những nguy cơ làm oan người vô tội.
Để đảm bảo các quyền tự do cá nhân thì cần phải có những biện pháp bảo
đảm thực hiện và những biện pháp bảo vệ các quyền đó một cách hiệu quả. Điều
khoản Tu chính án thứ V của Hiến pháp Hoa Kỳ đã cụ thể hóa những mục tiêu
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
chungk09503
 

What's hot (20)

Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
 
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao độngLuận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
 
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
 
BÀI MẪU Luận văn Pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY
BÀI MẪU Luận văn Pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAYBÀI MẪU Luận văn Pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY
BÀI MẪU Luận văn Pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOTLuận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải, HAY
Luận văn: Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải, HAYLuận văn: Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải, HAY
Luận văn: Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đ
Luận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đLuận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đ
Luận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đ
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩmLuận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh ThuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAY
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở khu vực Asean, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở khu vực Asean, 9đLuận văn: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở khu vực Asean, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở khu vực Asean, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thểLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 

Similar to Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAYLuận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
 
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến phápĐề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
 
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiBÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
 
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOTLuận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến phápĐề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
 
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt NamLuận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
 
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sựQuyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
 
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con ngườiTư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
 
Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...
Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...
Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...
 
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt NamQuyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAYVai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/……….. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG THỊ TRANG CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – NĂM 2017
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦ U ..................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ..............................................................................1 2. Tình hình nghiên cứ u liên quan đến đề tài luận văn .............................................2 3. Mục đích và nhiê ̣m vụcủa luận văn ..........................................................................4 4. Đố i tượng và phạm vi nghiên cứ u củ a luận văn......................................................4 5. Phương phá p luận và phương phá p nghiên cứ u của luận văn............................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củ a luận văn ................................................................6 7. Kết cấ u củ a luận văn .....................................................................................................6 NỘI DUNG ..............................................................................................................................7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜITRONG HIẾN PHÁP ............................................................................................................................7 1.1. Quyền con người.........................................................................................................7 1.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp ..................................................... 24 1.3. Mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến pháp ........................................... 27 1.4. Chế định quyền con người trong Hiến pháp của một số quốc gia................ 32 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM ................................................................. 44 2.1. Chế định quyền con người trong các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)................................................................................................................ 45 2.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 .................................. 69 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013 ................................. 89 3.1. Quan điểm hoàn thiện chế định quyền con người trong Hiến pháp năm 2013..................................................................................................................................... 89 3.2.Giải pháphoànthiệnchế địnhquyềnconngười trongHiếnphápnăm 2013............. 94 KẾT LUẬN.......................................................................................................................1077 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................1099
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các thông tin được trình bày trong luận văn là kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân. Tác giả luận văn Đặng Thị Trang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc, Khoa sau Đại học, các thầy, cô giáo Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Hùng Hải vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Đặng Thị Trang
  • 5. 1 MỞ ĐẦ U 1. Tính cấ p thiết của đề tài luâ ̣n văn Quyền con người là yếu tố cơ bản, tạo nên nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh. Tư tưởng về quyền con người (nhân quyền) đã hình thành rất sớm trong li ̣ch sử nhân loại; nhưng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế-xã hội nào, trong bất cứ kiểu nhà nước nào nó cũng được thừa nhận một cách đầy đủ. Vì thế, quyền con người là một phạm trù li ̣ch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại, vươn tới những lý tưởng, giải phóng hoàn toàn con người nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ. Giai cấp tư sản khi tiến hành cách mạng tư sản đã coi quyền con người như một vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến và để tập hợp các lực lượng xã hội; do đó, từ thế kỷ XVIII, vấn đề nhân quyền đã được giai cấp tư sản đề cập đến như Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789. Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, vấn đề nhân quyền đã trở thành mối quan tâm của cả nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa nên ngay từ khi tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời, vấn đề cơ bản, đầu tiên của tổ chức này đó là vấn đề nhân quyền. Quyền con người đã trở thành vấn đề quan trọng, thường xuyên được đề cập đến trong các quan hê ̣quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã ban hành hàng loạt các văn kiê ̣n khẳng đi ̣nh các quyền và tự do của tất cả mọi người. Đặc biê ̣t là Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, vấn đề nhân quyền đã chuyển sang một bước ngoạt mới trong li ̣ch sử nhân loại, trở thành một quan hê ̣cơ bản được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế. Đến nay, quyền con người đã được khẳng đi ̣nh và ghi nhận trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói, quyền con người là thành tựu chung của cả loài người, là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Li ̣ch sử loài người cho thấy tri thức về quyền con người có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ của các xã hội cũng như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá
  • 6. 2 nhân, Ở phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con người là tiền đề cho hòa bình và thi ̣nh vượng của nhân loại. Ở Viê ̣t Nam, tư tưởng về quyền con người gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Kể từ khi giành độc lập dân tộc năm 1945, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của nước Viê ̣t Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trưởng Ba Đình, Hà Nội ngày 02/9/1945 được coi là một văn kiê ̣n có tính li ̣ch sử trên phương diê ̣n quốc tế về quyền con người. Trên cơ sở đó, quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Đặc biê ̣t, với quy đi ̣nh của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người đã tạo bước tiến quan trọng về mặt pháp lý cho viê ̣c thực hiê ̣n quyền con ngưới trên thực tế. Có thể nhận thấy, cùng với sự phát triển của đất nước, những quan điểm và quy đi ̣nh của pháp luật về quyền con người ở nước ta cũng dần có những thay đổi, tiến bộ hơn. Để nhìn nhận một cách tổng quan quá trình phát triển của chế đi ̣nh quyền con người trong Hiến pháp Viê ̣t Nam, đánh giá những thành tựu và hạn chế về vấn đề quyền con người qua các bản Hiến pháp, trong đó tập trung vào Hiến pháp hiê ̣n hành năm 2013, tác giả lựa chọn đề tài: “Chế đi ̣nh quyền con người trong Hiến phá p Viê ̣t Nam” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứ u liên quan đến đề tài luâ ̣n văn Quyền con người đã được Liên Hiệp Quốc, các nhà khoa học pháp lý trong nước và thế giới quan tâm nghiên cứu. Vì thế, thời gian qua, ở nước ta có rất nhiều các công trình nghiên cứu về quyền con người. + Các bài viết như: Vũ Công Giao-Lê Thi ̣Thúy Hương (2014), Nguyên tắ c giớ i hạn quyền con ngườ i, quyền công dân trong Hiến phá p năm 2013, trong cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Viê ̣t Nam năm 2013” của Viê ̣n Chính sách công và pháp luật, Nxb Lao động-Xã hội; Nguyễn Trung Tín
  • 7. 3 (2009), “Quyền con ngườ ivà nhà nướ c phá p quyền”, Quyền con người-tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội; Vũ Công Giao (2011), Bá o bá o tổng quan đề tà i nghiên cứ u khoa học: Quyền con ngườ i trong Hiến phá p Việt Nam và một số nướ c trên thế giớ i, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội;Các nguyên tắc của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sửa đổi của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật năm 2013; Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 của PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 2013; Vũ Công Giao (2014), Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, trong cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013” của Viện Chính sách công và Pháp luật, NXB Lao động – Xã hội;… + Luận văn thạc sỹ của Giáp Mạnh Huy (2008) về đề tài “Bả o đả m phá p lý về quyền con ngườ i ở Việt Nam hiện nay”;luận án tiến sỹ luật học của Đặng Công Cương (2013)về đề tài “Vai trò củ a Tòa á n trong việc bả o vệquyền con ngườ i ở Việt Nam hiện nay”;luận văn thạc sỹ luật học của Trương Thi ̣Dung (2014) về đề tài “Vai trò củ a tư phá p trong việc bả o vệquyền con ngườ i ở Việt Nam”;luận văn thạc sỹ luật học của Trần Thi ̣Phương Hảo(2014) về đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bả o vệ cá c quyền con ngườ i bằ ng phá p luật hình sự Việt Nam”; luận văn thạc sỹ chuyên ngành pháp luật về quyền con người của Nguyễn Mạnh Hùng (2014)về đề tài “Vai trò củ a Quốc hội trong việc bả o vệ và thú c đẩy quyền con ngườ i ở Việt Nam”; luận văn thạc sỹ chuyên ngành pháp luật về quyền con người của Hoàng Lan Anh (2014)về đề tài “Bả o đả m quyền con ngườ i trong Hiến phá p Việt Nam”; luận văn thạc sỹ chuyên ngành pháp luật về quyền con người của Nguyễn Thùy Dương(2014) về đề tài“Chế định quyền con ngườ i, quyền công dân trong Hiến phá p Việt Nam”. Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá lớn về vấn đề quyền con người trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Mặc dù vậy,chưa có công trình nào nêu trên phân tích một cách toàn diện những tiến bộ,
  • 8. 4 hạn chế và cơ chế bảo đảm thực thi những quy đi ̣nh về quyền con người trong các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 3. Mục đích và nhiê ̣m vụcủa luâ ̣n văn 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn này là phân tích những cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung của chế đi ̣nh quyền con người trong các bản Hiến pháp Viê ̣t Nam nhằm đánh giá một cách tổng quan những thành tựu, hạn chế của Hiến pháp Viê ̣t Nam về vấn đề quyền con người.Từ đó, đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế đi ̣nh này. 3.2. Nhiê ̣m vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiê ̣m vụcơ bản sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận nền tảng về mối quan hê ̣ giữa quyền con người và Hiến pháp. - Phân tích chế đi ̣nh quyền con người trong các bản Hiến pháp Viê ̣t Nam (1946,1959, 1980, 1992, 2013), chỉ ra sự phát triển của chế đi ̣nh này qua từng bản Hiến pháp. - Phân tích những sửa đổi, bổ sung của chế đi ̣nh quyền con người trong Hiến pháp năm 2013. - Phân tích chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của chế đi ̣nh quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 trên cơ sở so sánh với các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Viê ̣t Nam đã gia nhập, Hiến pháp của các nước trên thế giới và các bản Hiến pháp trước đó của Viê ̣t Nam. - Đưa ra một số quan điểm về quyền con người trong Hiến pháp và đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam. 4. Đố i tượng và pha ̣m vi nghiên cứ u của luâ ̣n văn 4.1. Đối tượng nghiên cứ u Luận văn nghiên cứu về quyền con người trong Hiến pháp Viê ̣t Nam.
  • 9. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứ u Quyền con người là nội dung được ghi nhận không chỉ trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của quốc gia, mà còn được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đi sau nghiên cứu các quy đi ̣nh về quyền con người trong các bản Hiến pháp Viê ̣t Nam: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Trong đó, tập trung vào chế đi ̣nh quyền con người của Hiến pháp hiê ̣n hành năm 2013. 5. Phương phá p luâ ̣n và phương phá p nghiên cứ u của luâ ̣n văn 5.1. Phương phá p luận Luận văn được thực hiê ̣n trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biê ̣n chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của nhà nước ta về pháp luật, xây dựng pháp luật và quyền con người. 5.2. Phương phá p nghiên cứ u Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Cụthể: Chương 1, để làm sáng tỏ những nội dung về khái niệm quyền con người, mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến pháp, cũng như trình bày về Hiến pháp của một số quốc gia về quyền con người, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. Chương 2, để làm rõ những quy đi ̣nh về quyền con người qua từng bản Hiến pháp, từ đó có những đánh giá về sự phát triển của chế đi ̣nh quyền con người trong Hiến pháp Viê ̣t Nam, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp. Chương 3, qua viê ̣c nghiên cứu những quy đi ̣nh về quyền con người trong từng bản Hiến pháp, đặc biê ̣t là bản Hiến pháp năm 2013, luận văn sử dụng
  • 10. 6 phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luâ ̣n và thực tiễn của luâ ̣n văn Luận văn cung cấp cái nhìn tổng thể về chế đi ̣nh quyền con người trong các bản Hiến pháp Viê ̣t Nam từ trước đến nay, đồng thời cho thấy sự phát triển của chế đi ̣nh này qua các thời kỳ. Công trình nghiên cứu này có giá tri ̣tham khảo đối với sinh viên, các nhà nghiên cứupháp lý, cũng như viê ̣c nghiên cứugiảng dạy của các cơ sở đào tạo luật. 7. Kết cấ u của luâ ̣n văn Ngoài phần Mở đầu phần Kết luận, Danh mục tài liê ̣u tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau: CHƯƠNG 1.Cơ sở lý luận về chế định quyền con người trong Hiến pháp CHƯƠNG 2. Quá trình phát triểncủa chế đi ̣nh quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam CHƯƠNG 3.Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013
  • 11. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP 1.1.Quyền con người Quyền con người là phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời của khái niệm quyền con người gắn liền với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế dộ phong kiến, xã hội thần dân thế kỷ XVII, XVIII. Ở Anh, khái niệm đó nằm trong Luật về các quyền (1689); ở Mỹ, nằm trong Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến pháp (bổ sung, năm 1789); ở Pháp, nằm trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789); và về sau, khái niệm này được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế do Liên Hiệp Quốc khởi xướng [31]. Nói cách khác, quyền con người đã trở thành ngôn ngữ chung của nhân loại, nghĩa là nó mang tính phổ biến, được cả nhân loại thừa nhận, quan tâm. 1.1.1. Khái niệm quyền con người 1.1.1.1. Các quan niệm về quyền con người Quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời, có nội dung rộng lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý,… Do vậy, trong lịch sử nhân loại, có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề quyền con người. Mỗi một quan điểm là một sự biểu hiện khác nhau ở góc độ nhìn nhận về vấn đề quyền con người. Tuy nhiên, tổng hợp lại có thể chia thành ba nhóm quan điểm chủ yếu về quyền con người như sau: Nhóm quan điểm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thể tự nhiên, nên quyền con người là quyền “bẩm sinh”, là “đặc quyền”, nghĩa là quyền con người, quyền lợi của con người với tư cách là người, gắn liền với cá nhân con người, không thể tách rời. Quan điểm này được các đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII, XVIII) như: Crotius, Thomas Hobbes, Kant, Locke, Paine, Spinoza, Rousseau hoàn thiện và nêu ra
  • 12. 8 trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Trường phái này cho rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nước. Theo đó, quyền con người là các quyền tự nhiên (natural rights) do tạo hóa ban cho họ. Các quyền này mang tính bẩm sinh, vốn có của các cá nhân, khi sinh ra đã được thừa hưởng, bởi vì họ là thành viên của nhân loại. Các quyền này không một xã hội hay một chính phủ nào có thể ban phát, xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” và nó không phụ thuộc vào các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào. Đây là các quyền vốn có của các cá nhân. Xuất phát từ quan điểm này, Jacques Mourgon (giáo sư đại học khoa học xã hội Toulouse) đưa ra quan niệm: “Quyền con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền” [33]. Quan niệm này chủ yếu đề cập đến quyền con người ở khía cạnh tự nhiên của nó. Nhóm quan điểm thứ hai: Trái với nhóm quan điểm thứ nhất, nhóm quan điểm này lại chỉ đặt con người và quyền con người trong mối quan hệ xã hội. Quan điểm này cho rằng, con người chỉ là một thực thể xã hội nên quyền của nó chỉ được xác định trong mối tương quan với các thực thể xã hội khác và vì là quan hệ xã hội nên nó được chế độ nhà nước, pháp luật điều chỉnh, bảo vệ. Quan điểm này có tính tích cực khi coi quyền con người là một khái niệm có tính lịch sử, đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì con người là thực thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên quyền con người luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội. Theo đó, các quyền con người không phải tự nhiên đã có mà nó phải được thừa nhận và luật hóa. Cơ sở của quyền con người ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định. Luận ra, các quyền này phụ thuộc vào ý chí của nhà nước (tức giai cấp thống trị), truyền thống văn hóa và các phong tục, tập quán. Quan điểm này cũng chính là nội dung của học thuyết cho rằng
  • 13. 9 quyền con người là quyền pháp lý (legal right) với những đại diện như học giả Edmund Burke (1727- 1797) và Jeremy Bentham (1748-1832). Quan điểm này xuất phát từ chính lịch sử phát triển của quyền con người. Nhân loại đã chứng kiến sự tồn tại của các hình thức pháp lý này, khởi đầu là Bộ luật cải cách của Urukagina, đây là bộ luật được biết đến sớm nhất (khoảng năm 2350 TCN), trong bộ luật này đã nói đến những khái niệm về quyền con người, tuy nhiên, văn bản chính thức bộ luật đó hiện vẫn chưa được tìm thấy. Ngoài ra, Luật Ur- Nammu (khoảng năm 2050 TCN) và Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN) cũng được coi là những bộ luật xa xưa nhất ghi nhận về các quyền con người, kể cả quyền của phụ nữ, trẻ em, quyền của nô lệ. Mặt khác, quyền con người còn được ghi nhận trong các tài liệu tôn giáo, dĩ nhiên không nhiều lắm. Kinh Vệ đà, Kinh Thánh, Kinh Koran và sách văn tuyển Luận Ngữ của Khổng Tử cũng nằm trong số những tài liệu ra đời sớm nhất đã nêu ra những vấn đề về nghĩa vụ, quyền và bổn phận của con người. Nhóm quan điểm thứ ba: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề quyền con người. Xuất phất từ quan điểm coi con người vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng vấn đề quyền con người “về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội” [6]. Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con người là “động vật xã hội” có khả năng “tái sinh ra con người”, con người là động vật cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa. Do đó, về mặt này quyền con người trước hết là một thuộc tính tự nhiên, quyền con người không phải là một “tặng phẩm” do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nước mà quyền con người trong hình thức lịch sử tự nhiên của nó mang bản chất tự nhiên, được thể hiện ở quyền được sống, quyền tự do, quyền được sáng tạo, phát triển, quyền được đối xử như con người, xứng đáng với con người. Xét về mặt xã hội, con người mặc dù là động vật cao cấp nhất tự nhiên, nhưng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con người đã sống thành bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong luận cương thứ VI về
  • 14. 10 Phoi-ơ-bắc, C. Mác cho rằng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Do đó, xét về khía cạnh xã hội thì quyền con người ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội” [6]. Theo Mác: “Quyền con người là những đặc quyền chỉ có ở con người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã hội loài người” [7]. Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà nước đã tạo ra những chuyển biến có tính “bước ngoặt” trong sự biến đổi mối quan hệ tương quan giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con người. Đi kèm xã hội có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; do đó, trong điều kiện xã hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp. Và ngay cả bản tính tự nhiên, những giá trị phổ biến của quyền con người cũng tất yếu chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội. Mặt khác, quyền con người, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị ràng buộc, chi phối vào chính khả năng khám phá, chinh phục tự nhiên của chính con người, nghĩa là nó phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của con người, sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ kinh tế - xã hội. Con người càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền con người ngày càng được mở rộng, ngày càng được đảm bảo bấy nhiêu. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người không phải chỉ là phép cộng đơn giản đối với hai quan niệm về quyền con người nêu trên, mà từ phân tích cho thấy bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của quyền con người có những thuộc tính phức tạp và luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. 1.1.1.2. Khái niệm quyền con người Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người” còn có thuật ngữ “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “human rights”, mà nếu dịch trực tiếp sang tiếng Việt là quyền con người; còn nếu dịch qua Hán - Việt là nhân quyền. Xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa [55].
  • 15. 11 Theo một tài liệu năm 1994 của Liên Hiệp Quốc, United Nations Human rights: Question anh Answer, có đến gần 50 khái niệm về quyền con người đã được công bố. Mỗi khái niệm tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định nhưng không khái niệm nào cũng bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người. Mỗi khái niệm là một sự biểu hiện khác nhau ở góc độ nhìn nhận về vấn đề quyền con người. Ở cấp độ quốc tế, khái niệm của văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo khái niệm này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entit lements) và sự tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người. Theo đó, quyền con người được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ. Đồng thời, chỉ ra rằng, quyền con người không chỉ được đề cập ở khía cạnh là quyền của các cá nhân mà nó còn được đề cập là quyền của nhóm, chẳng hạn như: quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền của các quốc gia, dân tộc. Một số khái niệm khác cũng được trích dẫn như: quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,… đều có ngay từ khi sinh ra đơn giản chỉ vì họ là con người. Khái niệm này mang dấu ấn của học thuyết về quyền tự nhiên. Ở Việt Nam, đã có những quan niệm khác nhau về quyền con người. Học giả Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Quyền con người là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật” [12]. Quan niệm này mới chỉ đề cập đến quyền con người với tư cách là phạm trù luật học. TS. Trần Quang Tiệp đưa ra khái niệm ngắn gọn và khá đầy đủ, cụ thể về quyền con
  • 16. 12 người như sau: “Quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ có con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định”. Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung, quyền con người là những quyền cơ bản nhất của con người, được có một cách tự nhiên gắn bó mật thiết với con người – một động vật cao cấp có lý trí, và có tình cảm làm cho con người khác với các động vật khác, mà nhà nước thành lập với một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mình là phải bảo vệ những quyền đó [32]. Quan niệm đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu về quyền con người ở nước ta hiện nay là: “Nhân quyền (hay quyền con người) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [30]. Như vậy, có thể hiểu quyền con người là một phạm trù tổng hợp, vừa là “chuẩn mực tuyệt đối” mang tính phổ biến, vừa là “sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triển”. Quyền con người “không thể tách rời”, đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Quyền con người là một tổng thể những quyền gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng, đó là quyền cá nhân và quyền của dân tộc cộng đồng, quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội. Có thể thấy, khái niệm quyền con người là một khái niệm năng động và được thay đổi, mở rộng. Hiểu một cách đơn giản, quyền con người là những nhu cầu tự nhiên, vốn có của con người. Đó là những khả năng hành động một cách có ư thức của con người. Tuy nhiên, tự bản thân chúng chưa phải là quyền. Các nhu cầu của cá nhân khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật thì mới trở thành các quyền của con người. Không có pháp luật thì không có quyền của con người. Do đó, quyền con người được nhìn nhận là những nhu cầu tự nhiên, vốn có của con ngườivà được pháp luậtquốc tế, pháp luậtquốcgia ghinhận và bảo vệ bằng các cơ chế khác nhau. Mặc dù, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau về quyền con người, nhưng có một điều rõ ràng rằng quyền
  • 17. 13 con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ. Trong thời đại ngày nay, quyền con người không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển. Ba văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người do Liên Hiệp Quốc ban hành đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã liệt kê một loạt các quyền được xem là quyền con người. Bao gồm các quyền như: quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội,…; các quyền về sức khỏe, quyền về giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội,… 1.1.2. Tính chất của quyền con người Quyền con người có một số tính chất cơ bản, thể hiện tính phổ biến của nó. Điều này có nghĩa là các tính chất của nó được thể hiện ở mọi quốc gia, không phụ thuộc vào chế độ chính trị - kinh tế của họ. Nếu như ở đâu đó, quyền con người không thể hiện được các tính chất như vậy thì điều đó có nghĩa là quyền con người chưa được bảo đảm theo các tiêu chí chung. Các tính chất cơ bản của quyền con người, theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế thể hiện trong cuốn United Nations: UN common understanding on human rights – based approaches to development, bao gồm: tính phổ biến (universal), tính không thể chuyển nhượng (tước đoạt) (inalienable), tính không thể chia cắt (indivisiable) và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent). 1.1.2.1. Tính phổ biến Tính phổ biến của quyền con người xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên về quyền con người. Theo đó, quyền con người là những giá trị vốn có và chỉ tồn tại ở loài người. Từ thời Hy lạp cổ đại, nhà triết học Zeno (334-264 TCN) đã phát biểu rằng, không ai sinh ra đã là nô lệ hết cả, địa vị nô lệ là do họ bị tước đoạt tự do vốn có của con người. Rõ ràng ở đây, Zeno đã đề cập đến quyền là một người tự do với ý nghĩa là một quyền bẩm sinh của con người. Tư tưởng
  • 18. 14 này sau đó được nhiều triết gia tái khẳng định và phát triển, trong đó, tiêu biểu nhất là Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704),… Thomas Hobbes cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con người là “được sử dụng quyền lực của chính mình để bảo đảm cuộc sống của bản thân mình, và do đó, được làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lý”. Trong các tác phẩm của mình, John Locke quan niệm trong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm tổn hại đến người khác và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ vi phạm. Thống nhất với cách nhìn nhận về quyền con người của John Locke, trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 có đoạn viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc,…”. Trong cuộc cách mạng tư sản của mình năm 1789, người Pháp công bố Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, một văn bản mang đầy đủ dấu ấn của các học thuyết về quyền con người thời kỳ này khẳng định con người sinh ra đều sống tự do và bình đẳng về quyền và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Như vậy, tất cả con người sinh ra, có mặt trên thế giới này đều bình đẳng, có lý trí, lương tâm và phẩm giá. Đây là những giá trị vốn có trong mỗi con người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội. Tất cả mọi người đều phải được đối xử như nhau. Chính vì con người có những giá trị đặc thù ấy từ khi sinh ra, cho nên con người có quyền tự chủ đối với cuộc sống của chính họ, sống tự do và mưu cầu hạnh phúc cho mình. Để quyền con người tiến tới là một giá trị chung của nhân loại, kế thừa những tinh hoa của những tư tưởng cận đại, Liên Hiệp Quốc đã bàn bạc, xây dựng và công bố Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 - sự khởi đầu của ngành luật quốc tế về quyền con người. Bản Tuyên ngôn là thỏa thuận pháp lý quốc tế đầu tiên về quyền con người, được đại đa số các nước chấp nhận, ký kết, thông qua, thừa nhận tính phổ quát của các quyền con người,
  • 19. 15 dựa trên việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới. Đây là thành quả của sự phát triển, sự tiến bộ và văn minh của lịch sử nhân loại, không chỉ mang tính tất yếu khách quan mà còn thể hiện nguyện vọng chủ quan của con người trên toàn thế giới, ai cũng có quyền tồn tại, có quyền phát triển và có quyền mưu cầu hạnh phúc. Thông qua bản Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, tính phổ biến của quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận, thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử bởi bất kỳ lý do nào về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, thành phần xuất thân. Như vậy, quyền con người mang tính cá nhân nhưng có tính phổ quát, không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo và quốc gia. Liên quan đến tính chất này, cần lưu ý bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. Mọi thành viên của nhân loại đều được công nhận có các quyền con người song mức độ hưởng thụ các quyền phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, cũng như hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… nơi người đó đang sống. Trong khoa học pháp lý về quyền con người, có những quan điểm khác nhau về tính phổ biến của quyền con người. Tựu chung lại, có ba quan điểm liên quan tới tính chất này của quyền con người: Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền con người chỉ mang tính phổ biến; quan điểm thứ hai cho rằng quyền con người chỉ mang tính đặc thù; còn quan điểm thứ ba thì cho rằng quyền con người vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Quan điểm cho rằng quyền con người chỉ có tính đặc thù là không hợp lý bởi chính các điều ước quốc tế phổ biến về quyền con người khẳng định sự thừa nhận của các quốc gia về tính phổ biến của nó. Theo quan điểm của phương Tây, quyền con người chỉ có tính phổ biến, không có tính đặc thù. Nghĩa là, quyền là những giá trị chung
  • 20. 16 không phụ thuộc vào pháp luật và đạo đức của bất cứ xã hội nào. Vì vậy, quyền con người phải được áp dụng với những chuẩn mực và cách thức đồng nhất ở mọi quốc gia, bất kể sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ quan điểm tuyệt đối hóa tính phổ biến của quyền con người của phương Tây. Theo Lý Vân Long, quyền con người vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Tính phổ biến có nghĩa là quyền con người được thực hiện ở tất cả các quốc gia, khu vực, bởi tất cả mọi người. Tính đặc thù có nghĩa là trong khi thực thi các quyền con người, cần tính đến những điều kiện đặc biệt của các quốc gia, dân tộc, khu vực khác nhau. Tính phổ biến của quyền con người chỉ có thể được bảo đảm khi tính đến những đặc thù khác nhau trong việc bảo đảm quyền con người. Ở các nước đang phát triển thừa nhận tính chất chung của những giá trị cơ bản nhất trong khái niệm quyền con người nhưng đồng thời cho rằng việc hiểu và thực hiện quyền con người ở các nước không thể không dựa trên đặc thù lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của từng khu vực, của từng nước. Quan điểm này được ghi nhận trong hai văn kiện quan trọng về quyền con người của quốc tế và khu vực, đó là Tuyên bố Băng - cốc của Hội nghị nhân quyền châu Á và tuyên bố Viên của Hội nghị nhân quyền thế giới.Như vậy, cũng cần khẳng định rằng quyền con người có tính phổ biến nhưng không nên tuyệt đối hóa tính phổ biến của quyền con người. 1.1.2.2. Tính không thể chuyển nhượng (tước đoạt) Sự hiện hữu của con người trên thế giới này tự nó đã nói lên ý nghĩa và phong cách đặc thù của nó, không cần ai và cũng không ai có thẩm quyền định đoạt về giá trị tồn tại và vị thế của nó. Khi sinh ra trên mặt đất này, mặc nhiên, thế giới trở thành nhà và con người là chủ. Vì là chủ nên con người có quyền sống tự do, tự chủ trong ngôi nhà ấy. Mỗi con người tự do tham gia vào đời sống xã hội, có quyền tự do ý chí, thể hiện nguyện vọng của bản thân và tự gánh chịu trách nhiệm về hành vi, hoạt động của mình và mọi hậu quả pháp lý của những hành vi, hoạt động đó. Bất kỳ một chủ thể nào bao gồm cơ quan công quyền hay công chức nhà nước cũng không có quyền tước đoạt một cách tùy tiện các quyền
  • 21. 17 tự do ý chí, thể hiện nguyện vọng đó của mỗi cá nhân trong xã hội. Sự tùy tiện tước đoạt quyền con người bởi một chủ thể nào đó là sự vi phạm các quyền con người đã được pháp luật bảo vệ (Điều 9 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948). Bên cạnh đó, bất cứ ai, không những không được quyền tước đoạt mà còn không được quyền hạn chế hoặc xâm phạm một cách tùy tiện các quyền con người của mỗi cá nhân. Tất cả những quy định đó của pháp luật đều hướng tới mục đích chung, đó là bảo vệ con người và quyền con người, sự bình đẳng pháp lý của mọi cá nhân, quyền tự do dân chủ của họ và những bảo đảm cho các quyền và tự do đó. Như vậy, tính không thể tước đoạt của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người không thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế một cách tùy tiện bởi bất kể chủ thể nào. Ở đây, khía cạnh “tùy tiện” nói đến giới hạn của vấn đề. Nó cho thấy, không phải lúc nào quyền con người cũng “không thể bị tước bỏ”. Trong một số trường hợp đặc biệt, quyền con người có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế bằng pháp luật như khi một người phạm một tội ác, hành vi vi phạm pháp luật được xác định bởi một phán quyết của tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực thì mới có thể bị tước bỏ quyền tự do. Sự tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền con người của người bị tước bỏ hoặc bị hạn chế thực chất là nhằm bảo vệ các quyền con người của người khác bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật của người bị tước đoạt hoặc bị hạn chế gây ra. Bởi, trong "ngôi nhà chung", con người tất nhiên có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà cho thật tốt, cũng như phải đối xử bình đẳng, hòa thuận và yêu thương mọi người trong nhà. Con người cần biết sống đời sống xã hội, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhưng không có quyền xâm phạm đến quyền của người khác. Ví dụ, một người phạm tội giết người thì có nghĩa là đã tước đoạt quyền sống của người khác và như vậy, anh ta cần phải bị trừng phạt bởi các biện pháp mà pháp luật quy định nhằm mục đích răn đe, giáo dục, ngăn ngừa đối với chính anh ta nói riêng và xã hội nói chung (ví dụ biện pháp tù giam sẽ tước đoạt của anh ta một số quyền cơ bản của con người). Tuy nhiên, sự tước đoạt ở đây được giải thích có cơ sở từ chính góc độ
  • 22. 18 bảo vệ các quyền con người. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp của nhiều quốc gia. Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 quy định: “Mọi người có quyền pháttriển nhân cách của mình tự do chừng nào người ấy không vi phạm quyền của người khác hoặc vi phạm chống lại trật tự Hiến pháp hoặc luân lý”. Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định: “Việc thực hiện các quyền và tự do của con người và công dân không được xâm phạm quyền và tự do của người khác”. Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp Ba Lan năm 1997 cũng quy định: “Mọi người có trách nhiệm tôn trọng tự do và quyền của người khác”. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luậttrong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng”. Do đó, cơ sở lý luận cho sự tước đoạt hoặc hạn chế ở đây được hiểu ở góc độ bảo vệ các quyền con người, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Bởi vậy, Điều 29.2 của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người khẳng định: Khi thụ hưởng các quyền tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. 1.1.2.3. Tính không thể chia cắt Tính không thể chia cắt của quyền con người xuất phát từ nhận thức cho rằng các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau. Bởi vậy, trong các văn kiện pháp lý quốc tế đều thừa nhận về nguyên tắc, không có quyền nào được xem là cao hơn, quan trọng hơn quyền nào. Các quyền đều ngang nhau về mặt giá trị. Sự xác nhận về mặt nguyên tắc tầm quan trọng như nhau của các quyền con người bảo đảm sự tự do, nhân phẩm của con người. Bởi vì, nhân phẩm và giá trị của con người là cơ sở chung để xây dựng nên tất cả các quyền con người. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Nhà nghiên cứu nhân
  • 23. 19 quyền nổi tiếng Philip Aston đã phát biểu rằng “Do tất cả các quyền con người đều là cần thiết và cốt yếu nên không được coi quyền nào quan trọng hơn quyền nào”. Tuy nhiên, liên quan đến tính chất không thể chia cắt của quyền con người, cần chú ý trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những cơ sở và yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Trong một phạm vi hẹp, có thể kể đến một số trường hợp cụ thể như trường hợp những người bị bệnh tật hoặc trường hợp dịch bệnh bùng phát tại một nơi nào đó. Lúc này, quyền được chăm sóc y tế cùng với những biện pháp cần thiết để bảo đảm thực thi quyền đó sẽ được ưu tiên thực hiện. Việc ưu tiên thực hiện quyền được chăm sóc y tế có thể làm ảnh hưởng đến các quyền khác trong khoảng thời gian bị bệnh tật hoặc bị dịch bệnh, nhưng không đồng nghĩa rằng quyền này có giá trị hoặc được đánh giá có mức độ quan trọng cao hơn các quyền khác. Trên cơ sở yêu cầu thực tế, quyền được chăm sóc y tế là nhu cầu cấp thiết của con người, hoàn toàn phù hợp với tình hình tại thời điểm đó. Sức khỏe con người đảm bảo mới có thể bảo đảm các quyền con người khác. Còn trong bối cảnh nạn đói, thì quyền ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực phẩm. Xem xét đến phạm vi rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền của tất cả các nhóm khác. Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà bởi các quyền đó trong thực tế đang bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác. Điển hình là nhóm chủ thể phụ nữ và trẻ em được bảo đảm một số quyền ưu tiên. Bởi phụ nữ và trẻ em là những nhóm người dễ bị tổn thương về quyền cơ bản của con người. Họ là nạn nhân của sự vi phạm các quyền con người được che đậy và bao biện bởi các yếu tố khách quan như lý do truyền thống, văn hóa. Chính vì vậy, cộng đồng quốc tế đã thông qua một số công ước quốc tế mang tính phổ
  • 24. 20 quát về việc bảo vệ quyền riêng tư của phụ nữ và trẻ em, đặt ra một số quyền ưu tiên cho nhóm người này. Những quyền được ưu tiên hoặc được bảo vệ riêng này không đồng nhất với việc xác nhận giá trị cao hơn hoặc quan trọng hơn các quyền con người khác. Các quyền con người cơ bản của phụ nữ và trẻ em đều quan trọng như nhau, nhưng vì là nhóm xã hội dễ bị tổn thương, có nguy cơ bị đe dọa và bị vi phạm nên cần có những ưu tiên nhất định để đảm bảo các quyền cho họ. Đối với những ưu tiên trong việc thực hiện quyền con người, nếu như cần thiết thì phải xác định phù hợp với những khái niệm và nguyên tắc cốt lõi trên lĩnh vực này như nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc bình đẳng và tham gia. 1.1.2.4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Liên quan đến lịch sử phát triển của quyền con người, các quyền con người được chia thành ba “thế hệ” tương ứng với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Thế hệ quyền thứ nhất gồm các quyền về dân sự, chính trị như quyền được sống, quyền không bị tra tấn, nhục hình, quyền không bị đối xử vô nhân đạo, quyền tự do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Sự ra đời của thế hệ quyền thứ nhất gắn liền với cách mạng tư sản châu Âu thế kỷ XVII. Thế hệ quyền thứ hai gồm các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự ra đời của thế hệ quyền thứ hai gắn liền với cách mạng Tháng Mười Nga và chấm dứt hai cuộc chiến tranh thế giới, mở ra thời kỳ đấu tranh cho quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền dân tộc tự quyết, quyền độc lập dân tộc; gắn liền với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và xác định vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích của tất cả mọi người. Các quyền cụ thể như: quyền có việc làm, quyền được tham gia vào đời sống văn hóa. Thế hệ quyền thứ ba gồm các quyền như quyền phát triển, quyền sống trong hòa bình, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được thông tin, quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quyền con người thế hệ thứ ba xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, gắn liền với xu thế toàn cầu hóa. Như vậy, lịch sử phát triển quyền con người cho thấy, các
  • 25. 21 quyền con người ngày càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu với những cơ sở pháp lý ngày càng được củng cố, mở rộng, hoàn thiện về nội dung và mức độ bảo đảm. Từ lúc chỉ có các quyền chính trị, dân sự, hệ thống các quyền con người đã được bổ sung thêm các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền tự quyết dân tộc,… Quyền con người mang tính toàn diện, chúng không tồn tại độc lập, tách rời mà tồn tại trong một tổng thể có mối liên hệ mật thiết, chúng phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, coi trọng như nhau, trong đó, việc đảm bảo toàn bộ hoặc một phần các quyền này là điều kiện để đảm bảo toàn bộ hoặc một phần các quyền khác và ngược lại. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm quyền khác. Cụ thể, trong một xã hội phát triển, việc đảm bảo tốt các quyền và tự do chính trị, dân sự sẽ có những tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp đảm bảo các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Và ngược lại, các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được đảm bảo thì các quyền chính trị, dân sự sẽ được thực thi tốt. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các quyền con người, những tiến bộ trong việc bảo đảm quyền con người này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các quyền con người khác được bảo đảm, tôn trọng và ngược lại, sự vi phạm quyền con người này sẽ có những tác động tiêu cực, đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp tới các quyền con người khác. Thực vậy, nếu các quyền và tự do chính trị, dân sự như quyền bầu cử, ứng cử, tự do đi lại, cư trú, tự do hội họp bị hạn chế trong một số quốc gia nào đó thì tất yếu sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự thụ hưởng các quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội của mọi người trong quốc gia đó. Ngược lại, người dân có trình độ dân trí thấp, nghèo đói, lạc hậu thì khó có thể bảo đảm về tự do cá nhân của người dân như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia vào quản lý đất nước có thể được thực hiện tốt. Đối với những người dân nghèo đói hay mù chữ, những quyền chính trị, dân sự này thực sự không mang
  • 26. 22 lại ý nghĩa gì với họ. Mức độ thụ hưởng các quyền và tự do chính trị, dân sự chắc chắn sẽ bị tổn hại, bị sụt giảm nghiêm trọng trong điều kiện kinh tế - xã hội như vậy. Chính vì vậy, bảo đảm tốt quyền dân sự, chính trị sẽ thúc đẩy sự thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, và ngược lại. Do vậy, chỉ có thể thực sự thành công trong việc bảo đảm quyền con người khi chúng được tiến hành một cách toàn diện và tổng thể chú trọng thực thi đầy đủ các quyền, không thể bảo đảm riêng quyền con người này mà không chú ý tới các quyền khác. Ngoài ra, theo khái niệm về quyền con người như đã trình bày ở trên thì quyền con người còn có tính pháp luật. Tính pháp luật của quyền con người thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Thứ hai, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế bằng pháp luật. Như đã phân tích ở trên, quyền con người là những nhu cầu tự nhiên, vốn có của con người. Nhưng nó chỉ được thừa nhận là quyền và được bảo vệ khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Nói cách khác, các quyền con người được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận. Hầu hết những nhu cầu tự nhiên, vốn có của con người không được bảo đảm đầy đủ nếu không có sự ghi nhận của pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền không chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong xã hội. Như vậy, chỉ khi mang tính pháp lý thì các quyền tự nhiên mới chuyển hóa thành những quyền con người có đầy đủ giá trị hiện thực. Hơn nữa, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế bằng pháp luật. Tính không thể tước bỏ của quyền con người có những ngoại lệ nhất định. Những ngoại lệ đó không phải ngẫu nhiên, tùy tiện áp dụng mà phải được quy định bằng pháp luật. Điều này được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia. Chẳng hạn, theo Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp của Việt Nam năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
  • 27. 23 theo quyđịnh của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Điều này cũng được xác định trong hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949: “Mọi người đều có quyền sống và toàn vẹn về thể chất. Tự do thân thể là bất khả xâm phạm. Những quyền này có thể bị giới hạn khi theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 2). Hay tại khoản 3 Điều 55 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993: “Các quyền và tự do của con người và công dân có thể bị giới hạn bởi pháp luật liên bang chỉ trong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ nền tảng chế độ hiến pháp, đạo đức, sức khỏe, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bảo đảm quốc phòng, an ninh” và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới cũng có quy định về vấn đề này. Ngoài các thuộc tính đã được nêu ở trên, quyền con người còn có một số đặc điểm chung khác như: quyền con người được xây dựng trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi cá nhân; quyền con người đặt ra nghĩa vụ của các chủ thể khác; quyền con người không chỉ được bảo vệ bằng pháp luật quốc gia mà còn được bảo vệ bằng pháp luật quốc tế. Thứ nhất, quyền con người được xây dựng trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi cá nhân. Có nghĩa là tất cả các quyền con người đều xuất phát từ chính nhân phẩm và giá trị của mỗi con người. Ví dụ, các quyền chính trị, dân sự như: quyền bầu cử, quyền ứng cử; quyền tự do tư tưởng; quyền tự do lập hội được ghi nhận nhằm đảm bảo sự tôn trọng mỗi cá nhân trong việc tham gia quản lý đất nước, trong việc thể hiện quan điểm của mình, trong việc liên kết với các cá nhân khác. Việc ghi nhận và bảo đảm các quyền trên hoàn toàn nhằm chống lại sự độc tài, gia trưởng, chuyên chế của một người hoặc một nhóm người nhất định. Ví dụ, trong chế độ độc tài, nhân phẩm của con người bị chà đạp thậm tệ, không có chỗ cho tự do tư tưởng, lập hội. Thứ hai, quyền con người đặt ra nghĩa vụ của các chủ thể khác, đó là nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Ví dụ, quyền tự do tư tưởng của
  • 28. 24 một người đặt ra nghĩa vụ cho tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tôn trọng quyền đó. Bởi vì các chủ thể khác đều có thể vi phạm quyền trên. Thứ ba, quyền con người không chỉ được bảo vệ bằng pháp luật quốc gia mà còn được bảo vệ bằng pháp luật quốc tế. Trước hết, quyền con người được ghi nhận trong một loạt các văn bản pháp luật quốc gia, đặc biệt là Hiến pháp. Các cơ quan hành pháp và tư pháp căn cứ trên cơ sở các văn bản đó để tiến hành bảo đảm và bảo vệ các quyền con người trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình. Nếu như có sự vi phạm quyền con người từ bất cứ chủ thể nào thì chủ thể bị vi phạm quyền đó có thể khiếu nại, tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc vi phạm. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền con người, pháp luật quốc gia không chỉ phải có hệ thống các quy phạm pháp luật về mặt nội dung mà còn phải có một hệ thống đầy đủ các quy phạm pháp luật về mặt hình thức (tố tụng) tương ứng để bảo đảm có một cơ chế xét xử, giải quyết đối với các trường hợp vi phạm quyền con người. Bên cạnh đó, quyền con người c ̣n được bảo vệ bởi pháp luật quốc tế. Điều này được thể hiện ở chỗ quyền con người được ghi nhận trong một loạt các điều ước quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế phổ biến. 1.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp Trong các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền con người như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và pháp luật thì pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu, bởi vì: pháp luật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội của quyền con người; là công cụ sắc bén của nhà nước trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người; pháp luật tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bảo đảm bằng pháp luật là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để các quyền con người được thực hiện. Khi trở thành quyền pháp định, quyền con người là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội phục tùng, được quyền lực nhà nước bảo vệ. Quyền con người khi được pháp luật ghi nhận sẽ trở thành độc lập với bất kỳ uy quyền nào. Tư tưởng về quyền con người phải được bảo đảm bằng pháp luật ra đời rất sớm. Ngay từ
  • 29. 25 đầu thế kỷ VI-TCN, một nhà thông thái người Hy Lạp đã quan niệm: ta giải phóng tất cả mọi người bằng pháp luật. Sau khi cách mạng tư sản thành công, tư tưởng quyền con người phải được bảo đảm bằng pháp luật thể hiện rõ nét ở các tuyên ngôn và Hiến pháp sau cách mạng tư sản. Hiện nay, ở mọi quốc gia trên thế giới, với các mục đích và hình thức khác nhau, Hiến pháp các nước đều có chế định về quyền con người. Hiến pháp - được định nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân. Ngay trong định nghĩa về Hiến pháp đã thể hiện mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người. Mặc nhiên thừa nhận rằng, quyền con người được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Chế định quyền con người trong Hiến pháp là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các quyền con người.Chế định quyền con người trong Hiến pháp được ghi nhận theo những cách thức khác nhau và được điều chỉnh ở phạm vi khác nhau tùy thuộc vào sự xác định của mỗi quốc gia. 1.2.1. Cách thức xác định quyền con người trong Hiến pháp Cách thức xác định quyền con người trong Hiến pháp là hình thức pháp điển hóa quyền con người vào Hiến pháp. Tại mỗi quốc gia đều có những cách thức hiến định quyền con người khác nhau, nhưng tựu chung lại, có ba cách thức chủ yếu. Đó là: - Thứnhất, quyền con người được quy định thành chương, điều trong nội dung Hiến pháp: Tức là nó được đề cập trực tiếp thành các điều trong một chương riêng hoặc nằm rải rác trong một số chương của Hiến pháp. Trong trường hợp được quy định trong một chương riêng, chế định quyền con người sẽ có vị trí là một chương trong Hiến pháp. Ví dụ: Chương I Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978, Chương II Hiến pháp Thuỵ Điển năm 1974, Chương III Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Chương IV Hiến pháp Singapore năm 1963. Chương
  • 30. 26 này thường có tên là “quyền con người” hay “quyền con người, quyền công dân” hoặc “quyền công dân”, “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Đây là cách thức hiến định quyền con người phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng bởi đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với cách thức này, vị trí của chế định quyền con người cũng được xác định rõ trong Hiến pháp. Thông thường, về mặt cấu trúc của các bản Hiến pháp hiện đại gồm có Lời nói đầu và ba phần lớn, đó là: (i) Các nguyên tắc cơ bản; (ii) Quyền con người, quyền công dân hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và (iii) Bộ máy nhà nước. Trong ba phần này, chế định về quyền con người, quyền công dân thường được đặt ở vị trí trang trọng ngay sau chế định về các nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp. - Thứhai, chế định quyền con người được quy định một văn bản riêng và được thừa nhận nhưmột bộ phận của Hiến pháp: Điều này có nghĩa là chế định quyền con người tách hẳn với Hiến pháp, không nằm trong cấu trúc của Hiến pháp mà nằm ở một văn bản riêng, có mối liên hệ với Hiến pháp khi được thừa nhận như một bộ phận của Hiến pháp. Đây là cách thức hiến định quyền con người một cách gián tiếp và thường được áp dụng trong các nhà nước tư bản phát triển. Ví dụ như Tuyên ngôn nhân quyền năm 1689 và Bộ luật về quyền năm 2008 được coi là hai văn bản nguồn của Hiến pháp nước Anh. Hay Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp. Trong Lời mở đầu của Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958 quy định: “ Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789”. Điều đó có nghĩa là bản Tuyên ngôn dù được ban hành trước Hiến pháp nhưng nó vẫn được thừa nhận như là một nội dung của Hiến pháp. - Thứba, chế định quyền con người được xác định như là những điều bổ sung của Hiến pháp:Theo cách thức hiến định này, chế định quyền con người không được quy định trực tiếp trong nội dung của Hiến pháp cũng như không nằm trong một văn bản riêng mà có hình thức như những điều bổ sung của Hiến pháp. Đây là cách thức pháp điển hóa quyền con người ít gặp nhất mà điển hình
  • 31. 27 là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ ban đầu không có quy định trực tiếp nào về quyền con người nhưng sau đó đã được bổ sung 10 tu chính án quy định về các quyền cơ bản mà sau này được gọi là Bộ luật về các quyền của Mỹ. Tóm lại, dù được hiến định theo cách thức nào thì chế định quyền con người, quyền công dân vẫn là chế định quan trọng trong Hiến pháp của các quốc gia. Sự tiến bộ trong các quy định về quyền con người trong pháp luật của một quốc gia phản ánh mức độ dân chủ của quốc gia đó. 1.2.2. Phạm vi điều chỉnh chế định quyền con người trong Hiến pháp Tùy từng cách ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp mà phạm vi điều chỉnh quyền con người trong Hiến pháp ở các nước khác nhau cũng có sự khác nhau. Có thể chia thành hai loại: Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh quyền con người hẹp và Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh quyền con người rộng. - Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh hẹp: Thường chứa đựng rất ít các quy định về quyền con người hoặc chỉ hạn chế trong phạm vi các quyền cơ bản của con người, không có những điều khoản về các quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. - Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rộng: Ghi nhận các quyền tự do cơ bản của con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Hiến pháp loại này ghi nhận nhiều quyền tiến bộ do nhân loại đấu tranh và giành được. 1.3. Mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến pháp Tư tưởng về quyền con người được khởi thủy từ khi trên trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại mà tiêu biểu là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông (khoảng những năm 3000-1500 TCN). Chính trong nền văn minh này, nhà vua Hammurabi xứ Babilon đã ban hành bộ luật có tên gọi là Bộ luật Hammurabi với câu tuyên bố nổi tiếng, theo đó, mục đích của đức vua khi thiết lập ra bộ luật này là để “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”. Nhưng phải đến khi có Hiến pháp, với tư cách là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quyền con người mới được ghi nhận một cách rõ ràng nhất. Giữa quyền con người và Hiến pháp không chỉ thể hiện sự tác động một chiều của Hiến pháp
  • 32. 28 đối với việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền con người mà còn thể hiện vai trò của quyền con người đối với sự ra đời Hiến pháp. Hơn nữa, quyền con người cũng chính là mục tiêu hướng tới của Hiến pháp mỗi quốc gia. 1.3.1. Vai trò của quyền con người đối với sự ra đời Hiến pháp Không phải từ khi có pháp luật là đã có Hiến pháp. Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến. Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến, hoàn toàn không hề biết đến Hiến pháp và không thể có Hiến pháp. Bởi vì trong các chế độ đó, quyền lực của nhà vua là vô hạn. Trong xã hội phong kiến chuyên chế, nhà vua nắm trong tay quyền lực nhà nước do “trời ban” và “thay trời trị vì thiên hạ” với những quyền hành không giới hạn. Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc, tùy tiện. Điều đó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không cần đến một bản Hiến pháp quy định về tổ chức quyền lực nhà nước. Bản chất phản nhân dân của nền chuyên chính phong kiến ngày càng tăng dẫn đến sự bất bình và các cuộc chống đối của các giai cấp bị bóc lột, áp bức. Ðồng thời, trong lòng xã hội phong kiến, giai cấp tư sản lại là người đại diện cho một phương thức sản xuất mới ra đời và đang dần lớn mạnh, trở thành giai cấp có địa vị độc lập về kinh tế và sớm trưởng thành về ý thức giải phóng, chống đối với chế độ chuyên chế. Họ đứng lên phất cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng để tập hợp quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột để lật đổ chế độ phong kiến nhằm xác lập quyền thống trị của měnh. Khẩu hiệu lập hiến ra đời trong bối cảnh đó. Bối cảnh ra đời Hiến pháp cho thấy tầm ảnh hưởng rất lớn của những tư tưởng về quyền con người, về tự do, dân chủ, bình đẳng. Mặc dù trong giai đoạn này, tư tưởng về quyền con người chủ yếu thể hiện dưới dạng những đòi hỏi về quyền công dân nhưng ngay từ thời điểm đó, quyền con người đã trở thành một thứ vũ khí tư tưởng rất lợi hại, thúc đẩy con người đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của những nền cai trị chuyên chế, bất công. Hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu đã nâng địa vị của những thần dân lên thành công dân. Hiến pháp ra đời và trở thành công cụ để hạn chế quyền lực nhà
  • 33. 29 nước và bảo vệ quyền công dân. Chính vai trò của quyền con người mà trong tư duy chính trị của nhân loại, vấn đề quyền con người đã trở thành một nội dụng chính của lịch sử lập hiến. Luật về các quyền của Anh sau Cách mạng năm 1689, Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, Hiến pháp của tất cả các nước, dù ở chế độ xã hội nào cũng đều có những quy định về quyền con người. Nói cách khác, lý do để ra đời Hiến pháp xuất phát từ nhu cầu quản lý xã hội mà mục đích cao nhất chính là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giúp cho mọi thành viên trong xã hội đều được có cơ hội thụ hưởng quyền lợi chính đáng của mình mà không có bất cứ sự xâm phạm nào. Ở đây, quyền con người chính là yếu tố quyết định đến sự ra đời, hình thành và phát triển của Hiến pháp, trở thành nội dung quan trọng đến mức nếu không có chế định về quyền con người thì cũng không thể có bản thân Hiến pháp, nội dụng đó chi phối kết cấu của bản Hiến pháp nên trong Hiến pháp của nhiều nước, chế định quyền con người, quyền công dân thường được đặt lên hàng đầu. Thực tiễn cho thấy, quyền con người đang ngày càng được ghi nhận rộng rãi hơn trong Hiến pháp của các quốc gia. Theo các nghiên cứu về thực tiễn lịch sử lập hiến của các nước trên thế giới cho thấy số lượng quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp đã tăng lên đáng kể theo thời gian. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 1800 đến năm 2000, số lượng các quyền con người được Hiến pháp của các nước quy định đã tăng liên tục từ con số không vào thời điểm năm 1800 đến trên 60 quyền vào thời điểm năm 2000. Số quyền này thậm chí còn vượt qua tổng số các quyền (theo cách tính của nhiều chuyên gia) được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế tiêu biểu nhất về quyền con người. Điều này được minh chứng qua kết quả thống kê sau: số lượng quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp là 13 quyền, trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 là 34 quyền, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 là 34 quyền, trong Công ước Châu Mỹ về nhân quyền năm 1969 là 36 quyền, trong Hiến chương Châu Phi về quyền con
  • 34. 30 người và quyền của các dân tộc năm 1981 là 30 quyền. Hiến pháp không chỉ ghi nhận những quyền con người được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người nêu trên mà các quyền con người trong Hiến pháp các nước còn có xu hướng tương thích hơn với các quy định của luật nhân quyền quốc tế. 1.3.2. Vai trò của Hiến pháp đối với việc bảo đảm quyền con người Xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội là công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản. Tương ứng với nó là sự ra đời của bốn chế độ nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng phải đến khi nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời thì Hiến pháp mới được xuất hiện. Có thể thấy rằng, quyền con người và Hiến pháp cùng được sinh ra trong cách mạng tư sản. Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền lại được đặt ra sớm hơn và vì cần một thiết chế đủ mạnh để bảo vệ quyền con người, bảo đảm quyền con người được tôn trọng và bảo vệ nên Hiến pháp mới ra đời. Hay, quyền con người là một trong những lý do dẫn tới sự ra đời của Hiến pháp. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao quyền con người lại phải được ghi nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp mà không phải bởi bất cứ một văn bản nào khác? Trả lời câu hỏi này cũng đồng nghĩa với việc giải thích được vai trò của Hiến pháp trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người. Điều này được lý giải bởi những lý do sau: Thứ nhất, Hiến pháp là công cụ để hạn chế quyền lực nhà nước. Xét về nguồn gốc tự nhiên thì con người vốn dĩ sinh ra đã được tự do. Nhưng sự tự do này không thể là tuyệt đối, vì tự do của người này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của người khác. Vì vậy, để có một cuộc sống tốt đẹp, con người đã lựa chọn từ bỏ “trạng thái tự nhiên” tức sự tự do tuyệt đối đó để tuân thủ một “khế ước xã hội”. Đó cũng là lý do mà Nhà nước được ra đời nhằm đảm bảo cho quyền con người được thực thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, không thể tránh khỏi trường hợp nhà nước lạm dụng quyền hạn của mình và can thiệp quá sâu vào quyền tự do vốn có của con người. Do vậy, muốn đảm bảo quyền con người được thực hiện một cách tối ưu nhất thì
  • 35. 31 vấn đề đặt ra là quyền lực nhà nước phải được hạn chế một cách phù hợp. Có nhiều cách để hạn chế quyền lực nhà nước nhưng cách tốt nhất là Hiến pháp - đạo luật tối cao phải ghi nhận các quyền tự do của con người như là một giới hạn để quyền lực nhà nước không thể xâm phạm. Hơn nữa, các quy định trong Hiến pháp, cụ thể như các quy định về cách thức tổ chức, giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng nhằm tới mục tiêu cao nhất là bảo vệ nền dân chủ, quyền con người, quyền công dân; tránh việc quyền con người, quyền công dân bị lạm dụng và xâm phạm một cách tùy tiện Thứ hai, xuất phát từ mục đích ra đời Hiến pháp.Về nguồn gốc ra đời Hiến pháp như đã phân tích ở trên, Hiến pháp ra đời là do nhu cầu hạn chế quyền lực nhà nước và để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Do vậy, Hiến pháp chính là công cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền con người ở các quốc gia. Thứ ba, xuất phát từ bản chất của Hiến pháp. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao, được coi là đạo luật gốc, do cơ quan có thẩm quyền cao nhất hoặc do chính nhân dân thông qua. Tầm quan trọng của Hiến pháp được thể hiện trong một lập luận của Chánh án Marshall trong phán quyết của vụ án Mabury kiện Madison: “Hiến pháp hoặc là đạo luật tối cao, không thể thay thế bằng những phương thức bình thường hoặc nó ở hệ cấp bình thường như các đạo luật khác của ngành lập pháp và nó có thể bị ngành lập pháp thay đổi nếu muốn. Nếu lựa chọn thứ nhất là đúng, thì luật mâu thuẫn với Hiến pháp không thể là luật. Nếu lựa chọn thứ hai là đúng thì Hiến pháp thành văn là một nỗ lực ngu xuẩn của con người trong việc giới hạn quyền lực nhà nước trong bản chất vô giới hạn của nó” [31]. Theo quan điểm của luật nhân quyền quốc tế, quốc gia là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ quyền con người. Cụ thể, quốc gia có trách nhiệm hành động hoặc không hành động để thực hiện ba nghĩa vụ cơ bản sau: nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực hiện. Hiến pháp, với tư cách là đạo luật cơ bản của các quốc gia, luôn có các quy định khẳng định rõ các
  • 36. 32 quyền và tự do của cá nhân dưới hình thức các quyền con người hoặc quyền công dân. Điều này trực tiếp nhấn mạnh rằng quyền con người là những quyền thiêng liêng, không thể bị xâm phạm. Như vậy, Hiến pháp có ảnh hưởng rất to lớn trong việc điều chỉnh vấn đề quyền con người. Do có cùng khách thể là quyền con người nên Hiến pháp nói riêng và pháp luật quốc gia nói chung có mối quan hệ chặt chẽ với luật nhân quyền quốc tế ở nhiều phương diện. Ở thời kỳ đầu, pháp luật quốc gia chính là nền tảng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển luật nhân quyền quốc tế. Hiến pháp và pháp luật quốc gia cũng chính là phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải pháp luật quốc tế về quyền con người, đảm bảo cho pháp luật quốc tế về quyền con người được thực hiện. Hiện tại, hầu hết các quyền con người theo luật quốc tế về quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới ở mức độ khác nhau. Với hiệu lực tối cao của mình, Hiến pháp đóng vai trò là công cụ pháp lý cơ bản để hiện thực hóa các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người ở các quốc gia. 1.4. Chế định quyền con người trong Hiến pháp của một số quốc gia Xét về tính quan trọng, có thể thấy chế định quyền con người luôn là một trong những chế định quan trọng nhất của Hiến pháp mỗi quốc gia. Nó thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân trong xã hội. Vì lẽ đó, các nhà lập pháp luôn muốn hoàn thiện chế định quyền con người trong đạo luật cơ bản của nhà nước - Hiến pháp. Các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật quốc gia thường là các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa (ICESCR, 1966) và các văn kiện quốc tế khác về quyền con người. Trong đó, các quyền con người được Hiến pháp nhiều quốc gia ghi nhận nhất là: quyền sống (47%); quyền tự do đi lại (67%); quyền tự do biểu đạt (83%); quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng (80%); quyền tự do hội họp
  • 37. 33 (76%); quyền tự do lập hội (76%); quyền tự do báo chí (50%); tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm (73%); Quyền bảo vệ đời tư (61%), quyền sở hữu tài sản (66%); Cấm hồi tố (62%); Không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm (60%); Quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện (59%); Quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình (57%); Quyền được xét xử công khai (47%); Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (43%) [18]. Có thể thấy, Hiến pháp của các quốc gia đều có những quy định về vấn đề quyền con người, tuy nhiên mức độ ghi nhận là khác nhau. 1.4.1. Chế định quyền con người trong Hiến pháp Hoa Kỳ Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 19 tháng 9 năm 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Nghị viên), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (Tòa án) do Montesquieu đề xướng. Thủ tướng Anh Willian Ewart Gladstone (1809-1898) đã miêu tả bản Hiến pháp này là “Tácphẩm tuyệt vời nhấttừng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của conn người”. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu Hiến pháp Hoa Kỳ đã có những quy định trực tiếp về quyền con người bởi theo các nhà soạn thảo Hiến pháp, trong tâm trí của họ, luôn cho rằng, toàn văn kiện đó đã hàm chứa một đạo luật về quyền con người, vì nó hạn chế một cách nghiêm ngặt quyền hạn của chính phủ. Đây là một thiếu sót lớn vì theo Thomas Jefferson - đại sứ của Hoa Kỳ tại Pháp thời đó giải thích rằng “việc liệt kê các quyền này là điều mà người dân có quyền đòi hỏi bất cứ một chính phủ nào trên thế giới” và hầu hết người Mỹ đều tin rằng không Hiến pháp nào có thể coi là hoàn chỉnh nếu không có một tuyên bố về quyền của tất cả người dân. Trước thực tế, phe chống liên bang đòi hỏi một bản Hiến pháp cô đọng hơn, chắc chắn hơn, đầy đủ hơn và có thể nêu bật được quyền con người của dân chúng cũng như những giới hạn quyền lực của chính quyền. Cùng với sự thay đổi nhận thức của những nhà lãnh tụ phe liên bang (Wilson và Madison). Đến ngày 15/12/1791, các cơ quan lập pháp ở ba phần tư số bang đã phê chuẩn mười
  • 38. 34 tu chính án bổ sung sửa đổi. Mười tu chính án này được gọi là “Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ”. Các tu chính án này có tác dụng hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang, giới hạn khả năng xâm phạm của chính phủ đối với các quyền và tự do của từng cá nhân, những người sinh sống và khách trên lãnh thổ Hoa kỳ. Xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu tranh kịch liệt giữa những người theo chủ nghĩa liên bang với những người chống chế độ liên bang, có thể thấy, sự ra đời của mười tu chính án là một thỏa hiệp quan trọng làm hài lòng và thỏa mãi được những điều kiện của hai phe. Điều này chứng minh một nhận định không thể chối cãi, đó là, mặc dù không được quy định thành một bản tuyên ngôn riêng rẽ, cũng không nằm trong nội dung chính của Hiến pháp mà được quy định trong mười tu chính án nhưng quyền con người và sự đảm bảo quyền con người trong thực tế vẫn là đối tượng điều chỉnh căn bản và là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu được trong Hiến pháp. Các quyền được liệt kê và đảm bảo trong các tu chính án này bao gồm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và tôn giáohoặc các quyền tự do cá nhân khác như tự do khiến nghị, quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý. Điều khoản Tu chính đầu tiên sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã khẳng định các quyền tự do của cá nhân bao gồm các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp là những quyền không thể bị tước bỏ. Những quyền này tồn tại không phụ thuộc vào Chính phủ hay Quốc hội, không bị luật pháp bãi bỏ và không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Tuy Hiến pháp Hoa Kỳ đã dành cho người dân rất nhiều quyền tự do về tín ngưỡng, tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình, mít tinh, nhưng vẫn nhấn mạnh chỉ được tự do trong khuôn khổ pháp luật, nghĩa là tôn trọng tự do của người khác và giữ gìn ổn định xã hội. Vượt quá giới hạn đó là vô chính phủ, không phải là tự do, và sẽ bị ngăn chặn. Các tu chính án cũng hạn chế quyền của Quốc hội bằng cách cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo và cấm chính quyền liên bang được phép
  • 39. 35 tước quyền sống, quyền tự do hay quyền tài sản của bất cứ cá nhân nào mà không thông qua một trình tự, thủ tục tố tụng bắt buộc do luật định. Sự hạn chế quyền lực nêu trên đối với các cơ quan nhà nước thể hiện tuy duy của các nhà lập hiến rằng: quyền con người, không phải là một sự ban phát từ phía cơ quan nhà nước này, mà bản thân chúng là các quyền tự nhiên, vốn có của con người. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập Chính phủ. Chính phủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà để bảo vệ các quyền đó của người dân – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên được thụ hưởng do có sự tồn tại của các thể mình trên thế giới này. Việc ngăn cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo không mang mục đích ban phát quyền tự do tín ngưỡng cá nhân cho người dân mà mang tính phòng ngừa sự can thiệp của Quốc hội vào các quyền tự do này. Điểm đáng nói là khoảng gần một nửa các tu chính án có các quy định nhằm bảo vệ các quyền của các nghi can hoặc bị cáo. Đó là những quyền của bị can, bị cáo được bảo vệ trong quá trình truy tố, xét xử, được công bằng, không tự buộc tội, không bị xử phạt tàn bạo hay bất thường và không bị buộc tội hai lần về cùng một tội. Chính quyền liên bang được tạo ra để bảo vệ, che chở quyền tự do của mỗi cá nhân trong xã hội quốc gia đó, cũng như phải có nghĩa vụ ngăn chặn sự vi phạm những quyền đó từ phía các chủ thế khác, tức là nghĩa vụ “kết tội con người”. Như vậy, chính quyền liên bang cùng một lúc thực hiện hai vai trò: bảo vệ con người và bắt giam tội phạm nhưng không được bắt oan người vô tội. Cho nên việc bắt giam và xét xử một người nhất thiết phải được tiến hành theo những trình tự, thủ tục tố tụng đã được pháp luật quy định trước. Mục tiêu hướng tới của quy định này cũng là để bảo vệ quyền con người của các bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng, giảm thiểu những nguy cơ làm oan người vô tội. Để đảm bảo các quyền tự do cá nhân thì cần phải có những biện pháp bảo đảm thực hiện và những biện pháp bảo vệ các quyền đó một cách hiệu quả. Điều khoản Tu chính án thứ V của Hiến pháp Hoa Kỳ đã cụ thể hóa những mục tiêu