SlideShare a Scribd company logo
1 of 142
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÙI THỊ BÍCH NÊ
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62 34 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Kiều Hữu Thiện
2. TS. Nguyễn Tiến Đông
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu, két quả nêu trong Luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Bùi Thị Bích Nê
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đúng
BĐBP Bộ đội biên phòng
BQP Bộ Quốc phòng
BTC Bộ Tài chính
BTTM Bộ Tổng tham mưu
CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GDĐT Giáo dục đào tạo
HV Học viện
NCKH Nghiên cứu khoa học
NSBĐ Ngân sách bảo đảm
NSNN Ngân sách nhà nước
NSQP Ngân sách quốc phòng
QĐ Quân đoàn
QK Quân khu
TVQUTW Thường vụ Quân ủy Trung ương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 13
4. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 14
5. Kết quả của đề tài 16
6. Kết cấu của đề tài Luận án 17
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN
ĐỘI Ở VIỆT NAM 18
1.1. Một số vấn đề về giáo dục đào tạo trong Quân đội và chi ngân
sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 18
1.1.1. Khái niệm về giáo dục đào tạo 18
1.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân 19
1.1.3. Đặc điểm giáo dục đào tạo trong các trường Quân đội 20
1.1.4. Chi ngân sách nhà nước 22
1.1.5. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo 26
1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 31
1.2.1. Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước trong các
trường Quân đội 31
1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong
các trường Quân đội 31
1.2.3. Tổ chức quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 41
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước
trong các trường Quân đội 52
1.3. Kinh nghiệm từ một số cơ sở giáo dục trong và ngoài nước về
quản lý chi ngân sách nhà nước 54
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước từ các cơ sở
giáo dục trong và ngoài nước 54
1.3.2. Bài học rút ra đối với các trường Quân đội ở Việt Nam 59
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM 61
2.1. Tổng quan về hệ thống nhà trường Quân đội 61
2.1.1. Khái quát hệ thống tổ chức nhà trường Quân đội 61
2.1.2. Nhiệm vụ của các trường quân đội 62
2.2. Tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường quân
đội 63
2.2.1. Nội dung chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 63
2.2.2. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước ở các trường quân đội 66
2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm tại các trường
quân đội 69
2.3.1. Công tác xây dựng định mức chi 69
2.3.2. Tình hình chi ngân sách bảo đảm tại các trường Quân đội 74
2.3.3. Lập, phân bổ dự toán ngân sách bảo đảm 80
2.3.4. Chấp hành ngân sách bảo đảm 84
2.3.5. Quyết toán chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 85
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm ngành
nhà trường 88
2.4.1. Kết quả đạt được 88
2.4.2. Những mặt còn tồn tại 91
2.4.3. Nguyên nhân 96
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở
VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
3.1. Những định hướng giáo dục đào tạo tại các trường Quân đội
ở Việt Nam 99
3.1.1. Định hướng giáo dục đào tạo của Việt Nam 99
3.1.2. Định hướng giáo dục đào tạo trong các trường quân đội giai
đoạn đến năm 2020 101
3.1.3. Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục
đào tạo tại các trường quân đội những năm tới 108
3.2. Giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo
tại các trường Quân đội 109
3.2.1. Các giải pháp chính 109
3.2.1.1. Đổi mới quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà
nước cho các trường Quân đội 109
3.2.1.2. Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào
tạo trong quân đội phù hợp với phát triển quân đội trong
tình hình mới 112
3.2.1.3. Đổi mới việc phân cấp trong quản lý điều hành ngân sách
nhà nước 113
3.2.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản 114
lý ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong các
trường quân đội
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán 117
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ 117
3.2.2.1. Mở rộng chi ngân sách bảo đảm cho các trường Quân đội 117
3.2.2.2. Mở rộng quy mô đào tạo dân sự bên cạnh đào tạo quân sự
theo nhiệm vụ, tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục
đào tạo 119
3.3. Kiến nghị 120
3.3.1. Đổi mới, tiến tới hoàn thiện qui trình quản lý chi ngân sách
nhà nước 120
3.3.2. Cải cách thủ tục hành chính 121
3.3.3. Hoàn thiện cách tính định mức kinh phí ngân sách nhà nước
cho công tác giáo dục đào tạo tại các trường quân đội 121
3.3.4. Ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục đào
tạo tại các trường quân đội 122
KẾT LUẬN 123
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Định mức bảo quản trường 71
Bảng 2.2. Định mức Nghiệp vụ nhà trường 72
Bảng 2.3. Tình hình chi NSBĐ tại các trường Quân đội giai đoạn
2011-2015 74
Bảng 2.4. Tốc độ tăng chi NSBĐ tại các trường Quân đội giai
đoạn 2011-2015 75
Bảng 2.5. Cơ cấu chi NSBĐ tại các trường trong Quân đội giai
đoạn 2011-2015 78
Bảng 2.6. Tỷ lệ dự toán NSBĐ đơn vị lập và số được phân bổ giai
đoạn 2011-2015 80
Bảng 2.7. Tỷ lệ NSBĐ phân cấp cho các trường quân đội giai
đoạn 2011-2015 83
Bảng 2.8. Tỷ trọng phân cấp NSBĐ giữa các đợt trong năm cho
các trường quân đội giai đoạn 2011 - 2015 84
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện chỉ tiêu NSBĐ ngành nhà trường
giai đoạn 2011-2015 87
Biểu đồ 2.1. Tình hình chi NSBĐ tại các trường Quân đội giai đoạn
2011-2015 76
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ phản ảnh sự biến động cơ cấu chi NSBĐ tại
các trường quân đội giai đoạn 2011-2015 79
Sơ đồ 2.1. Tổ chức phân cấp quản lý NSBĐ ngành nhà trường 68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong thời đại kinh tế tri thức, thì GDĐT được xem là nhân tố có tính
quyết định trong sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, bởi thông qua
đó hình thành nên nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chính vì vậy, tất cả các
nước đều rất chú trọng mở rộng và nâng cấp chất lượng GDĐT.
Ở Việt Nam những năm qua, công tác GDĐT đã được đảng và nhà
nước hết sức quan tâm, luôn coi GDĐT là “quốc sách” và đã đề ra nhiều
giải pháp phù hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo.
Chính vì thế mà lĩnh vực này ở nước ta những năm qua đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, nguồn nhân lực của đất nước ngày càng được mở
rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng, có những đóng góp tích cực
trong những thành tựu phát triển kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, xét
về thực chất thì lĩnh vực GDĐT nước ta vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ cấu
đào tạo lẫn chất lượng công tác đào tạo, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời
nguồn nhân lực có chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Đối với lĩnh vực quốc phòng, thì nhu cầu về hoạt động GDĐT cũng đã
và đang được đặt ra cấp thiết, bởi bối cảnh hiện nay quân đội vừa làm công
tác bảo vệ an ninh lãnh thổ, vừa tham gia xây dựng kinh tế, do vậy việc nâng
cao chất lượng công tác GDĐT trong các trường Quân đội sẽ góp phần thực
hiện phương châm “Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng chính
qui tinh nhuệ và từng bước hiện đại”. Tuy vậy, cũng giống như trong lĩnh vực
dân sự, thì công tác GDĐT tại các trường trong quân đội nước ta hiện vẫn còn
nhiều bất cập so với mục tiêu yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Có nhiều
nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó, có nguyên nhân từ công tác
quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội vẫn còn khá nhiều
2
bất cập. Tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trong
các trường Quân đội vì thế đã và đang tiếp tục được đặt ra cấp thiết.
Xuất phát từ đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đổi mới
quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội ở Việt Nam” làm đề tài
Luận án Tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có khá nhiều tài liệu chuyên khảo, đề tài nghiên cứu
khoa học, Luận án có liên quan đến chủ đề về đổi mới quản lý chi NSNN,
trong đó, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đó là:
Về các Giáo trình, sách Chuyên khảo
Võ Đình Hảo - Nguyễn Công Nghiệp (1991) trong cuốn “Tài chính
trong nền kinh tế thị trường” (Nxb Pháp Lý, 1991) đã đề cập tương đối hệ
thống các vấn đề có tính lý luận về tài chính trong nền kinh tế thị trường,
trong đó, các hoạt động thu - chi NSNN đã được đề cập một cách khái quát.
Vấn đề quản lý hoạt động thu - chi NSNN cũng đã được đề cập nhưng các tư
liệu phân tích từ thời kỳ trước những năm 1990. Đặc biệt, vấn đề quản lý chi
NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập trong cuốn sách này.
Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp (1992) trong cuốn Đổi mới
NSNN (Nxb Thống kê, 1992) đã đề cập và làm rõ vấn đề đổi mới NSNN,
trong đó, vấn đề đổi mới chi NSNN cũng đã được các tác giả đề cập tương
đối có hệ thống. Tuy vậy, các vấn đề được đề cập chủ yếu có liên quan đến
quá trình đổi mới NSNN từ tư duy của một nền kinh tế tập trung chuyển sang
kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, hơn nữa, cuốn sách này cũng
không đề cập đến vấn đề đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân
đội. Chính vì vậy một số kết luận rút ra từ công trình này chỉ có ý nghĩa tham
khảo về mặt lý luận đối với tác giả khi nghiên cứu về đổi mới quản lý chi
NSNN trong các trường quân đội hiện nay.
Trần Đình Ty (2002) trong cuốn “Quản lý Nhà nước về tài chính -
tiền tệ” (Nxb Lao động, 2002) đã đề cập tương đối có hệ thống vấn đề quản lý
3
Nhà nước về tài chính - tiền tệ nói chung, trong đó vấn đề quản lý chi NSNN
cũng đã được tác giả đề cập. Tuy vậy, các vấn đề về quản lý chi NSNN nhìn
chung mang tính chất nguyên lý, nhiều nội dung có liên quan chẳng hạn kết
cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN và quản lý chi NSNN,
quản lý chi NSNN trong các trường quân đội… chưa được đề cập và làm rõ.
Dương Thị Bình Minh (2005) trong cuốn Quản lý chi tiêu công ở Việt
Nam (Nxb Tài chính, 2005) đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
chi tiêu công, trong đó chi tiêu từ NSNN là một thành tố quan trọng. Các nội
dung có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cũng đã được cuốn sách đề
cập, song chủ yếu ở dạng nguyên lý, chưa đi sâu làm rõ qui trình quản lý, mô
hình tổ chức bộ máy quản lý. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN
cũng chưa được tác giả đề cập. Hơn nữa, các tư liệu phân tích từ trước năm
2005 nên ý nghiã tham khảo cũng bị hạn chế, đặc biệt, quản lý chi NSNN
trong các trường quân đội chưa được đề cập trong tài liệu này.
Sử Đình Thành (2005) trong cuốn Chuyên khảo Vận dụng phương
thức lập NSNN theo kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN của Việt Nam
(Nxb Tài chính, 2005) chủ yếu tập trung đề cập phương thức lập NSNN theo
kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN tại Việt Nam. Các tư liệu nghiên cứu
của cuốn sách này là tư liệu tham khảo có giá trị cho tác giả khi triển khai
nghiên cứu đề tài này. Tuy vậy, cuốn sách này chủ yếu phương pháp lập
NSNN theo kết quả đầu ra nhằm quản lý chi NSNN.
Vũ Thị Nhài (2007) trong cuốn Quản lý tài chính công ở Việt Nam
(Nxb Tài chính, 2007) tác giả đã dành trọn chương 4 để đề cập phân tích vấn
đề có tính chất lý thuyết về quản lý chi NSNN. Tuy vậy, một số nội dung có
liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập, chẳng hạn
như cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, đặc
biệt vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa được cuốn sách
này đề cập.
4
Dương Đăng Chinh (2009) trong Giáo trình Lý thuyết tài chính (Nxb
Tài chính, 2009) đã đề cập tương đối có hệ thống các vấn đề lý thuyết về tài
chính, trong đó, quản lý chi NSNN đã được đề cập khá chi tiết. Tuy vậy, còn
nhiều vấn đề liên quan tới quản lý chi NSNN nhất là quản lý chi NSNN trong
các nhà trường quân đội chưa được cuốn sách này đề cập, chẳng hạn vai trò
của quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cũng đã
được đề cập song còn sơ sài, vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân
đội chưa được đề cập.
N.Gregory Mankiw (2010) trong cuốn Kinh tế vĩ mô (Tái bản lần thứ
6, Cengage Learning Asia Pte Ltd) các vấn đề lý luận về chi NSNN cũng đã
được đề cập, song chưa đề cập tính chất đặc thù về quản lý chi NSNN gắn với
các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, hơn nữa, nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý chi NSNN chẳng hạn vai trò, đặc
điểm chi NSNN và quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi
NSNN, nhất là chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập…
Joseph Stiglitz (1995) trong cuốn Kinh tế học công cộng (Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, 1995) đã đề cập về NSNNNN và quản lý NSNN, trong đó có
vấn đề quản lý chi NSNN. Các vấn đề được tác giả đề cập chủ yếu mang tính
chất nguyên lý gắn với NSNN các nước phát triển, hơn nữa, còn nhiều vấn đề
lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được công trình
này đề cập, chẳng hạn đặc điểm quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội.
Paul A. Samuelson (1989) trong cuốn Kinh tế học (Nxb Quan hệ quốc
tế, 1989) đã đề cập một số nội dung về chi NSNN song nhiều nội dung có liên
quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập và làm rõ,
chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN,
nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Hơn nữa, tác giả chủ yếu đề cập
đến vấn đề quản lý chi NSNN tại Mỹ từ những năm 1970s, nên các vấn đề lý
5
luận rút ra từ cuốn sách này chỉ có ý nghĩa tham khảo nhất định về lý luận,
song ít có khả năng vận dụng tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay bởi bối
cảnh kinh tế trong nước và quốc tế chi phối đến hoạt động của NSNN đã có
nhiều biến đổi...
Các Luận án, Luận văn
Hoàng Văn Sâm (2002)trong Luận án Tiến sĩ Thâm hụt NSNN ở Việt
Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Học viện Tài chính, 2002) đã đề
cập tương đối toàn diện các vấn đề lý luận về hoạt động thu - chi NSNN,
thâm hụt NSNN. Thực trạng thu chi NSNN cũng như diễn biến tình hình
thâm hụt NSNN của Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2002 cũng đã được
Luận án tập trung phân tích, làm rõ. Tuy vậy, do đây là luận án mà chủ đề
nghiên cứu trọng tâm là tình hình thu chi và thâm hụt NSNN chứ không phải
là quản lý chi NSNN nên vấn đề quản lý chi NSNN cũng có được Luận án
chưa được đề cập nhiều, nhiều nội dung chưa được luận án này đề cập và làm
rõ, chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN,
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Đặc biệt, vấn đề quản lý chi
NSNN trong các nhà trường quân đội không được đề cập trong Luận án này.
Do vậy, một kết luận rút ra từ nghiên cứu của công trình này chỉ có ý nghĩa
tham khảo về lý luận để tác giả triển khai viết Luận án này.
Nguyễn Kim Dung (2002) trong Luận án Tiến sĩ Thu hút và sử dụng
vốn đầu tư cho giáo dục đại học nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai
đoạn 2001-2010 (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2002) đã tập trung đề
cập các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến thu hút các nguồn vốn
đầu tư phát triển hoạt động giáo dục đại học của Việt Nam, trong đó, thu hút
và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN là một nguồn thu căn bản. Vấn đề quản lý chi
NSNN cho giáo dục đại học cũng được đề cập song được tiếp cận dưới góc độ
vĩ mô, nhiều nội dung liên quan đến quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học
chưa được đề cập và làm rõ, chẳng hạn: Cơ cấu chi NSNN cho dục đại học,
6
nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học, các nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học, quản lý chi NSNN cho GDĐT trong
các trường quân đội…
Bùi Đường Nghiêu (2003) trong Luận án Tiến sỹ Đổi mới cơ cấu chi
NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Học
viện Tài chính, 2003) đã đề cập một số vấn đề lý luận về NSNN, cơ cấu chi
NSNN, vai trò của chi NSNN đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN. Thực trạng cơ cấu chi
NSNN tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2000 cũng đã được tác giả đề cập
và làm rõ, từ đó đưa ra các bất cập và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải
pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN cho phù hợp. Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn là tư liệu tham khảo để tác giả triển khai luận án của mình.
Hoàng Thị Bích Ngọc (2004) trong Luận án Tiến sĩ Giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Y tế
(Học viện Tài chính, 2004) đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề lý
luận về quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp. thực trạng quản lý
chi NSNN trong ngành Y tế cũng đã được Luận án tập trung làm rõ song
do công trình này chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN trong
ngành Y tế, hơn nữa, các tư liệu sử dụng để phân tích trong Luận án từ
trước 2004 cho nên cơ cấu chi NSNN cũng như bộ máy quản lý chi NSNN
cũng đã có nhiều thay đổi theo sự điều chỉnh của Luật NSNN. Hơn nữa,
quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội có một số đặc điểm khác
biệt so với quản lý chi NSNN trong ngành Y tế nên khả năng vận dụng các
kết quả nghiên cứu từ công trình này khi triển khai nghiên cứu công tác
quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội hiện nay cũng bị hạn chế.
Đặng Văn Du (2004) trong Luận án Tiến sĩ Các giải pháp nâng cao
hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam (Học viện Tài
chính, 2004) đã đề cập và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
7
đến hiệu quả đầu tư tài chính đối với công tác đào tạo đại học, trong đó đầu tư
từ NSNN là một thành tố quan trọng. Một số nội dung có liên quan đến quản
lý chi NSNN cho đào tạo đã được đề cập song còn khá chung chung, một số
nội dung quan trọng có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho GDĐT
chưa được đề cập và làm rõ, chẳng hạn về qui trình quản lý chi NSNN, tổ
chức bộ máy quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi
NSNN. Hơn nữa, các tư liệu phân tích được khảo sát trong giai đoạn trước
năm 2003 nên giá trị tham khảo từ các kết luận rút ra của luận án này chỉ có ý
nghĩa tương đối.
Chu Thị Thu Thủy (2006) trong Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện cơ chế
tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo trong ngành Bưu chính Viễn thông
(Học viện Tài chính, 2006) đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận chung về
cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp đào tạo ở Việt Nam. Do mục tiêu
nghiên cứu của Luận án là cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào
tạo, lấy các trường trong ngành Bưu chính Viễn thông làm đối tượng
nghiên cứu trọng tâm nên vấn đề quản lý chi NSNN chủ yếu là quản lý tại
các nhà trường trong ngành Bưu chính Viễn thông. Nhiều nội dung có liên
quan đến quản lý chi NSNN chưa được tác giả đề cập và làm rõ, chẳng hạn:
cơ cấu chi NSNN, qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi
NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN.
Bùi Tiến Hanh (2007) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam (Học viện
Tài chính, 2007) đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ
chế quản lý tài chính trong việc thúc đẩy xã hội hóa giáo dục. Vấn đề quản
lý chi NSNN cũng đã được Luận án đề cập, tuy nhiên, do mục tiêu nghiên
cứu chính của luận án là cơ chế tự chủ tài chính, nên các nội dung về quản
lý chi NSNN còn sơ sài, nhiều nội dung có liên quan chưa được đề cập và
làm rõ, chẳng hạn cơ cấu chi NSNN cho GDĐT, qui trình và tổ chức quản
8
lý chi NSNN cho GDĐT, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN
cho GDĐT...
Nguyễn Thị Minh (2008) trong Luận án Tiến sĩ “Đổi mới quản lý chi
NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Học viện Tài chính,
2008) tập trung đề cập các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN, tác giả
cũng đã khảo sát tương đối có hệ thống kinh nghiệm quản lý chi NSNN từ
một số nước như Pháp, Đức, Mỹ, Anh, New Zealand từ đó rút ra 4 bài học
có giá trị mà Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng. Nhìn chung, đây là
một đề tài đề cập và phân tích tương đối có hệ thống các vấn đề lý luận và
thực tiễn về quản lý chi NSNN, nên một số vấn đề lý luận có thể vận dụng
vào Luận án này của tác giả. Tuy vậy, do đây là đề tài nghiên cứu quản lý
NSNN chung, hơn nữa, tư liệu thống kê lại từ những năm 2000 trở về
trước, nên một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn chưa được đề tài này
đề cập, chẳng hạn: mô hình tổ chức và hoạt động của các trường quân đội
có ảnh hưởng thể nào đến mô hình tổ chức và quản lý chi NSNN trong các
trường quân đội? Đặc điểm của chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp có ảnh
hưởng đến vấn đề quản lý chi NSNN hay không? Trong điều kiện hiện nay
khi mà Luật NSNN đã có những điều chỉnh thì vấn đề quản lý chi NSNN sẽ
như thế nào?...
Nguyễn Ngọc Hải (2008) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện cơ chế chi
NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam (Học viện Tài
chính, 2008) đã đề cập một số vấn đề lý luận có liên quan đến hàng hóa công,
khẳng định vai trò của Nhà nước trong cung ứng hàng hóa công. Vấn đề quản
lý chi NSNN đã được luận án phân tích khá chi tiết, là tư liệu tham khảo tốt
cho tác giả để triển khai luận án của mình. Tuy vậy, do Luận án này chủ yếu
đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN cho việc cung ứng hàng
hóa công, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực
khác nhau có liên quan đến cung cấp các hàng hóa công của nền kinh tế, song
9
đối với lĩnh vực quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội ít
được luận án này đề cập và làm rõ.
Trần Văn Lâm (2009) trong Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện quản lý chi
NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(Học viện Tài chính, 2009) tập trung đề cập các vấn đề lý luận về quản lý chi
NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tác giả cũng đã tiến hành
khảo sát tương đối hệ thống những bài học kinh nghiệm về cải cách quản lý
chi tiêu công từ các nước OECD, kinh nghiệm đổi mới quản lý chi NSNN
theo kết quả đầu ra và khuôn khổ NSNN trung hạn, kinh nghiệm đảm bảo
thẩm quyền thu-chi của mỗi cấp NSNN và cấp chính quyền địa phương, kinh
nghiệm gắn kết chiến lược, kế hoạch với NSNN - nền tảng để quản lý chi
NSNN nhằm phát triển kinh tế xã hội từ các nước Hàn Quốc, Malaysia,
Thailand, Australia…từ đó rút ra 5 bài học có giá trị để Việt Nam có thể
nghiên cứu và vận dụng. Tác giả cũng đã phân tích có hệ thống thực trạng
quản lý chi NSNN nhằm phát kinh tế xã hội tại Quảng Ninh với tư liệu khảo
sát phân tích từ năm 2001-2007. Các phân tích chỉ ra một số tồn tại cơ bản
như: quản lý và phân bổ NSNN thiếu tính chiến lược, phương thức quản lý
chi NSNN vẫn theo kiểu truyền thống, hiệu lực quản lý thấp, ít gắn kết giữa
kinh phí được cấp với mục tiêu kỳ vọng, tầm nhìn ngắn hạn, thiếu tính chủ
động, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực
thấp…Nhìn chung, các vấn đề lý luận và thực tiễn được đề cập trong luận án
này là tương đối hoàn thiện, có ý nghĩa tham khảo tốt trong việc triển khai
viết Luận án này của tác giả. Tuy vậy, một số vấn đề lý luận và thực tiễn chưa
được luận án này đề cập đó là: Quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp,
nhất là quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội, có điểm gì
khác biệt so với quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội? ...
Bùi Thị Quỳnh Thơ (2013) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện quản lý
chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh (Học viện Tài chính, 2013) đã tập trung đề cập một số
10
cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN ở địa phương. Luận án cũng đã khảo sát
kinh nghiệm từ các nước OECD về cải cách chi tiêu công, đổi mới quản lý chi
NSNN theo kết quả đầu ra, đồng thời, đã nghiên cứu kinh nghiệm từ một số
địa phương của Việt Nam như Bình Dương, Đà Nẵng về quản lý chi NSNN,
từ đó rút ra 4 bài học lớn mà Tỉnh Hà Tĩnh có thể nghiên cứu và vận dụng.
Thực trạng quản lý chi NSNN tại Hà Tĩnh trong giai đoạn 2004-2012 cũng đã
được tác giả đề cập và làm rõ, qua đó các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
chi NSNN tại địa phương này cũng đã được chỉ ra. Tuy vậy, Luận án này
hướng mục tiêu nghiên cứu quản lý chi NSNN địa phương, nên ít có giá trị
vận dụng trong nghiên cứu của tác giả tại đề tài này.
Souvankham Soumphonphakdy (2014) trong Luận án tiến sĩ Đổi mới
cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào (Học viện Tài chính, 2014) đã tập trung đề cập các vấn đề lý
luận về chi NSNN và sự tác động của cơ cấu chi NSNN đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. Thực tiễn cơ cấu chi NSNN và sự tác động tới việc phát triển
kinh tế xã hội tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn 2001-2012
cũng đã được luận án đề cập và làm rõ, từ đó các giải pháp về đổi mới cơ cấu
chi NSNN tại nước này trong giai đoạn tới cũng đã được đặt ra.
Nguyễn Quang Hưng (2015) trong Luận án Tiến sỹ Đổi mới kiểm soát
chi NSNN thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc
Nhà nước (Học viện Tài chính, 2013) đã đề cập một số vấn đề lý luận về kiểm
soát chi NSNN thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. Các nhân tố ảnh hưởng
đến kiểm soát chi NSNN thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước cũng đã được
đề cập và làm rõ. Thực trạng kiểm soát chi NSNN thường xuyên của chính
quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn
2004-2013 cũng đã được đề cập và làm rõ, từ đó các giải pháp góp phần đổi
mới kiểm soát chi NSNN thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp
qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam cũng đã được tác giả đề xuất.
11
Các Đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo
Đinh Công Tuấn (2015) trong đề tài NCKH cấp Nhà nước Khủng
hoảng nợ công ở một số nước liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam (Đề tài NCKH cấp Nhà nước mã số KX.01.09.11/15) đã đề cập
tương đối toàn diện các vấn đề lý luận có liên quan đến nợ công và khủng
hoảng nợ công. Nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 đã được đề
tài tập trung phân tích, trong đó, vấn đề chi NSNN và thực trạng quản lý chi
NSNN cũng đã được đề tài này đề cập và phân tích rất sâu với các tư liệu phân
tích thực tiễn rất phong phú, nhận diện đa chiều. Các kết luận rút ra từ công trình
nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo để tác giả triển khai nghiên cứu đề tài
Luận án này. Tuy vậy, do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khủng hoảng nợ
công, nên vấn đề quản lý chi NSNN của các đơn vị sự nghiệp tuy có được đề cập
song chưa sâu, một số nội dung có liên quan đến đè tài của tác giả như đặc điểm
chi NSNN của các dơn vị sự nghiệp nói chung cũng như của các trường quân
đội tác động như thế nào đến quản lý chi NSNN của các đơn vị này, các nhân tố
ảnh hưởng đến chi quản lý chi NSNN của các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng
như các trường quân đội là gì, thực trạng quản lý chi NSNN tại các trường quân
đội như thế nào… chưa được đề cập trong công trình nghiên cứu này.
Lê Xuân Trường (2010) trong đề tài NCKH cấp Bộ Hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp GDĐT đại học và cao đẳng
công lập (Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính, 2010) đã tập trung đề cập các
ván đề lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại
học và cơ chế quản lý tài chính đối với loại hình giáo dục này. Vấn đề quản lý
chi NSNN cho giáo dục đại học cũng đã được công trình này đề cập song còn
sơ sài, nhiều nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN, nhất là chi NSNN
trong các trường quân đội chưa được đề cập và làm rõ.
Trần Xuân Hải (2012) trong Đề tài NCKH cấp Bộ Tăng cường công
tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay (Đề tài NCKH
12
cấp Bộ, Bộ Tài chính, 2012) đã tập trung đề cập các vấn đề liên quan đến
công tác quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN tại Việt nam trong giai đoạn
2001-2010 cũng đã được tập trung làm rõ, từ đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục
tăng cường quản lý tài chính công nói chung, trong đó có quản lý chi NSNN
tại Việt Nam trong tương lai. Các kết luận rút ra từ công trình nghiên cứu này
có giá trị tham khảo cho tác giả trong triển khai nghiên cứu đề tài, tuy vậy, ý
nghĩa tham khảo cũng bị giới hạn bởi nhiều vấn đề liên quan đến quản lý chi
NSNN trong các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng như tại các trường quân đội
chưa được đề tài này đề cập nghiên cứu.
Nguyễn Văn Quang - Hà Xuân Hoài (2011) trong Đề tài NCKH
cấp Ngành Tích hợp qui trình kiểm soát chi và cam kết chi NSNN qua Kho
bạc Nhà nước phù hợp với lộ trình phát triển (Kho bạc Nhà nước, 2011) đã
đề cập các vấn đề cơ bản về cam kết chi, kiểm soát chi, tích hợp qui trình
kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi NSNN. Nhìn chung các vấn đề về
kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước được đề cập và phân tích khá
sâu, một số kết luận rút ra từ công trình nghiên cứu này có ý nghĩa tham
khảo tốt. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
đến đề tài của tác giả chưa được công trình này đề cập và làm rõ, chẳng
hạn, chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp, quản lý chi NSNN ở các đơn vị
sự nghiệp, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự
nghiệp, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội…
Hoàng Thị Thúy Nguyệt trong các bài báo Thách thức trong quản lý
NSNN theo kết quả đầu ra (Tạp chí Nghiên cứu tài chính kết toán, Số
3/2009), Đổi mới lập dự toán NSNN theo kế hoạch chi tiêu trung hạn (Tạp chí
Nghiên cứu tài chính Kế toán, Số 12/2009) và Tăng cường quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế
toán, Số 3/2012) đề cập một số vấn đề về quản lý chi NSNN liên quan đến
các khâu lập dự toán NSNN và đánh giá hiệu quả của chi NSNN. Các kết luận
13
rút ra của các bài viết này cũng có giá trị tham khảo cho tác giả trong triển
khai viết Luận án của mình, tuy vậy, giá trị tham khảo cũng bị giới hạn...
Như vậy có thể thấy rằng cho đến nay đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu có liên quan đến chủ đề quản lý chi NSNN, song các công trình
này hoặc chỉ mới đề cập nghiên cứu ở dạng khái quát hóa, gắn với việc quản
lý chi NSNN trong quá khứ, hoặc đề cập nghiên cứu quản lý chi NSNN
chung. Hầu như rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý chi NSNN
cho công tác GDĐT trong các trường quân đội trong những năm gần đây.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, đồng thời, các cuộc
chạy đua vũ trang vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ mất an ninh quốc gia
vẫn thường xuyên hiện hữu, thì việc tăng cường chi NSNN cho công tác
GDĐT trong các trường quân đội là yêu cầu khách quan.
Vấn đề hiện nay cần được làm sáng tỏ là:
(i) Vai trò, vị trí của các trường quân đội trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng - an ninh của tổ quốc, cung cấp nguồn lực cho quân đội cũng như đóng góp
cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước là như thế nào?;
(ii) Đặc điểm về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo trong các trường
quân đội tác động như thế nào đến công tác quản lý chi NSNN trong các
trường quân đội?; Kinh nghiệm quản lý chi NSNN từ các nước cũng như
quản lý chi NSNN từ các tổ chức sự nghiệp trong nước là gì?
(iii) Thực trạng quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt
Nam hiện nay là gì? Có những bất cập nào? Nguyên nhân của những bất
cập này là gì?
(iv) Cần có những giải pháp nào để đổi mới quản lý chi NSNN trong
các trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới?.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Về lý thuyết: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý chi NSNN cho GDĐT.
14
Về thực tiễn: Đề tài chủ yếu tập trung đề cập đến vấn đề quản lý chi NSNN
trong các trường quân đội ở Việt Nam, chủ yếu trong giai đoạn 2011-2015.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, đề tài sẽ phải đề cập phân
tích, luận giải và làm rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
quản lý chi NSNNNN ở các nhà trường quân đội.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý chi NSNN từ nước ngoài
(Trung Quốc) và các trường Đại học?Học viện trong nước, qua đó rút ra những
bài học cho việc quản lý chi NSNN trong các trường quân đội tại Việt Nam.
Thứ ba, phân tích một cách có hệ thống thực trạng quản lý cho NSNN
trong các trường quân đội ở Việt Nam những năm qua. Sự phân tích sẽ cho
phép đánh giá tổng quát về các kết quả đạt được trong quản lý chi NSNN
tại các trường quân đội. Nhưng đề tài sẽ tập trung làm rõ những mặt còn
tồn tại, hạn chế trong quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt
Nam. Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét một cách tỷ mỷ trên
cơ sở tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra (cả nguyên nhân khách quan
lẫn nguyên nhân chủ quan).
Thứ tư, trên cơ sở đề cập và đánh giá khái quát chiến lược phát triển
hoạt động GDĐT tại các trường quân đội ở Việt Nam những năm tới, đề tài sẽ
tập trung vào một số nội dung:
- Những định hướng GDĐT và định hướng quản lý chi NSNN trong
các trường quân đội ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020.
- Giải pháp và kiến nghị đổi mới công tác quản lý chi NSNN tại các
trường quân đội ở Việt Nam những năm tới.
4. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cho GDĐT,
bao gồm các nội dung: Vai trò của quản lý chi NSNN cho GDĐT; Nội
15
dung quản lý chi NSNN cho GDĐT; Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
chi NSNN cho GDĐT.
- Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở các trường đại
học nước ngoài (Trung Quốc) và tại một số trường đại học/Học viện trong
nước, qua đó rút ra những bài học có giá đối với các trường quân đội ở Việt
Nam nghiên cứu và vận dụng.
- Phân tích có hệ thống thực trạng quản trị lý chi NSNN trong các
trường quân đội ở Việt Nam những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới quản lý chi NSNN
trong các trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới.
4.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý chi NSBĐ trong các
trường quân đội.
4.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý chi NSBĐ do
Cục Nhà trường bảo đảm cho các trường trong toàn quân. Không nghiên cứu
các loại NSNN khác trong các trường Quân đội.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình quản lý NSBĐ nhà
trường giai đoạn từ 2011-2015. Các giải pháp đề xuất cho những năm 2016-2020.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu đặt ra, ngoài các phương pháp nghiên
cứu truyền thống thường được sử dụng trong các đề tài Khoa học xã hội nhân
văn, như: Phương pháp luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, thống kê,
so sánh ... chúng tôi sẽ đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sẽ kết hợp giữa phân tích định tính
và định lượng nhằm lượng hóa các nhân tố tác động đến quản lý chi NSNN
tại các trường quân đội ở Việt Nam.
16
- Phương pháp thống kê, so sánh: Sẽ sử dụng số liệu theo chuỗi thời
gian qua đó đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN trong các trường quân đội
ở Việt Nam.
5. Kết quả của đề tài
Đây là một đề tài nghiên cứu thực tiễn và do vậy, mục tiêu chính vẫn
hướng tới là đánh giá thực tiễn qua đó làm cơ sở để đề xuất hệ giải pháp và
kiến nghị phù hợp. Chính vì vậy, Luận án của chúng tôi sẽ phải làm rõ hơn
nội hàm của khái niệm này và do vậy, các kết quả của Luận án này là:
Chương 1
(i) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đến
chi NSNN và quản lý chi NSNN cho GDĐT, lý luận chi NSBĐ trong các
trường Quân đội.
(ii) Tập trung làm rõ những đặc điểm của các trường quân đội tác động
đến tính chất đặc thù trong quản lý chi NSNN trong các trường quân đội
(ii) Khảo sát những kinh nghiệm về quản lý chi NSNN ở nước ngoài
(Trung Quốc) và các trường Đại học/Học viện trong nước. Tác giả coi đây là
một yêu cầu rất quan trọng bởi nó giúp rút ra những kinh nghiệm có giá trị, từ đó
góp phần đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam.
Chương 2
Trên cơ sở đề cập khái quát hoạt động đào tạo trong các trường quân
đội tại Việt Nam thời gian qua cũng như tình hình chi NSNN trong các trường
quân đội trong tương quan so sánh với cả nước, Luận án sẽ tập trung phân
tích có hệ thống và sâu sắc thực trạng quản lý chi NSNN tại các trường quân
đội ở Việt Nam. Từ phân tích sẽ rút ra những kết quả đạt được, những mặt
còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.
Chương 3
Trên cơ sở đề những định hướng lớn trong hoạt động GDĐT trong các
trường quân đội và một số định hướng cơ bản về quản lý chi NSNN trong các
17
trường quân đội ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, Luận án sẽ đề xuất một
hệ thống các giải pháp và kiến nghị về đổi mới quản lý chi NSNN tại các
trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới. Do các giải pháp dựa trên cơ sở
nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận và sự phân tích sâu thực tiễn nên sẽ bảo
đảm tính khoa học và khả thi.
6. Kết cấu của đề tài Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong các
trường Quân đội ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN trong các trường Quân đội ở
Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN trong các nhà trường
quân đội ở Việt Nam những năm tới.
18
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề về giáo dục đào tạo trong Quân đội và chi ngân
sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
1.1.1. Khái niệm về giáo dục đào tạo
- Khái niệm chung:
Có một số khái niệm về GDĐT được trình bày ở các tài liệu khác nhau,
chẳng hạn:
Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng thì: “GDĐT là hoạt
động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để
họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 734].
Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “GDĐT là
hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể
chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những
phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 279].
Theo Tân Từ điển - Nhà xuất bản Khai Trí: “GDĐT là hoạt động dạy
dỗ để phát triển khả năng thể chất, tri thức và đạo lý” [62, 592] và “Đào tạo là
quá trình nung nấu, gây dựng nên” [62, 479].
Theo Giáo trình Thống kê xã hội - Nhà xuất bản Thống kê: “GDĐT là
một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ
năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước” [36, 70].
Qua các khái niệm trên, GDĐT được hiểu trên các khía cạnh: Là hoạt
động của xã hội, không phải của riêng ngành GDĐT; GDĐT là cơ sở tạo ra
nguồn lao động có chất lượng, phát hiện nhân tài và tạo điều kiện cho họ phát
huy hết khả năng của mình. Hoạt động GDĐT bao gồm giáo dục mẫu giáo,
giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trên đại học và dạy nghề. Trong tất cả
19
các hoạt động trên trường học là nơi đảm nhận vai trò quan trọng và giáo viên
là khâu chủ đạo.
- Khái niệm GDĐT trong quân đội:
GDĐT trong quân đội được hiểu là một hoạt động của lực lượng vũ
trang nhằm tạo nguồn cán bộ có phẩm chất và năng lực phù hợp với chuyên
ngành đào tạo. Cụ thể:
+ Đó là một hoạt động của lực lượng vũ trang và là hoạt động rất quan
trọng, nó quyết định chất lượng đội ngũ sỹ quan.
+ Môi trường GDĐT trong quân đội là nhà trường quân đội được cấu
thành bởi các lực lượng cơ bản là người dạy, người quản lý, người học và cơ
sở vật chất kỹ thuật.
+ Hệ thống GDĐT trong quân đội bao gồm các trường quân sự tỉnh,
thành phố, các trường quân sự quân khu, quân đoàn, các trường cao đẳng,
trung học và dạy nghề, các trường sỹ quan và các học viện.
+ Sản phẩm của hệ thống GDĐT trong quân đội là sỹ quan có phẩm
chất và năng lực phù hợp với các chuyên ngành đào tạo.
1.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Luật Giáo dục của Việt Nam bản sửa đổi năm 2009 tại Điều 48 “Nhà
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân” qui định:
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các
loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo
đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
20
2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều
được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự
nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng
cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho
phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách,
giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của
Luật này".
Bên cạnh đó, Điều 49 “Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân” cũng đưa ra qui định:
1. Trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực
lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
2. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo
dục quốc dân theo quy định tại Điều 36 và Điều 42 của Luật này nếu đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động theo quy định
của Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và
thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống
giáo dục quốc dân.
1.1.3. Đặc điểm giáo dục đào tạo trong các trường Quân đội
Các trường sỹ quan quân đội là một bộ phận trong hệ thống giáo dục
quốc dân nên cũng có những đặc điểm chung như các trường ngoài quân đội.
Nhưng GDĐT trong các trường sỹ quan quân đội là một hoạt động của lực
lượng vũ trang nên nó có những đặc điểm riêng.
21
1.1.3.1. Đặc điểm về đào tạo
- Đào tạo theo kế hoạch và có địa chỉ: Căn cứ vào tổ chức, biên chế của
các đơn vị, Cục Cán bộ lập kế hoạch đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo cho
các trường. Học viên tốt nghiệp được phân công về các đơn vị theo kế hoạch,
quy hoạch được xác định trước. Không có tình trạng học viên ra trường không
có việc làm, không tự chọn đơn vị công tác.
- Kinh phí đào tạo: Do NSNNNN bảo đảm toàn bộ thông qua NSNN quốc
phòng. Người học không phải đóng học phí, được bảo đảm toàn bộ chi phí về
học liệu, được hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm và các chế độ khác của
người quân nhân. Vì vậy, các trường sỹ quan quân đội thường rất thích hợp với
học sinh là con các gia đình có thu nhập thấp, ở các vùng nông thôn.
- Nghề nghiệp chỉ gắn với quân đội là chính, ngoài một số chuyên
ngành có khả năng thích ứng với nền kinh tế quốc dân như quân y, thông tin,
kỹ thuật…, hầu hết các ngành chỉ ứng dụng trong lực lượng vũ trang. Học
viên học tại các trường sỹ quan là xác định con đường binh nghiệp của mình.
Về cơ bản họ phục vụ quân đội suốt cuộc đời. Vì vậy quá trình đào tạo trong
các trường sỹ quan quân đội luôn gắn chặt với tính kỷ luật cao. Việc học tập,
rèn luyện phải tuân theo điều lệnh kỷ luật bộ đội. Các hoạt động từ học tập
đến các chế độ sinh hoạt hàng ngày nhất nhất được theo dõi chặt chẽ.
Như vậy, đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội có nhiều điểm khác so
với các trường ngoài quân đội. Những đặc điểm về đào tạo đòi hỏi hệ thống
chương trình thiết kế phải tỷ mỷ và rộng, không chỉ phản ánh kết quả học tập mà
còn phản ánh kết quả rèn luyện.
1.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quá trình đào tạo
Xuất phát từ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội là Đảng
lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt với Quân đội, và xuất phát từ yêu cầu
về phẩm chất và năng lực người sỹ quan. Việc tổ chức quá trình đào tạo ở các
trường quân đội có những đặc điểm sau:
22
- Cơ cấu ngành đào tạo: đào tạo theo danh mục, Bộ Quốc phòng quản lý.
- Quy mô đào tạo: theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng.
- Mục tiêu đào tạo: nhà trường đề xuất, Bộ Quốc phòng phê duyệt và
quản lý.
- Chương trình nội dung: chương trình do nhà trường xác định, Bộ
Quốc phòng phê duyệt và quản lý. Nội dung và hình thức huấn luyện do bộ
môn, khoa xác định, nhà trường quản lý.
- Tuyển sinh: thi tuyển quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ, Cục Nhà
trường tổ chức.
- Giảng viên: theo biên chế quy định, làm việc theo kế hoạch và chế độ
quản lý bộ đội. Bộ môn quản lý về chuyên môn, khoa vừa quản lý chuyên
môn đồng thời thực hiện chức năng quản lý bộ đội.
- Phương pháp giảng dạy: Giảng viên chủ động áp dụng các phương
pháp giảng dạy khác nhau nhưng phải thực hiện đúng chỉ lệnh huấn luyện về
các hình thức huấn luyện.
- Học viên tốt nghiệp: Bộ Quốc phòng phân công công tác.
Cách quản lý theo mô hình có ưu điểm là: bảo đảm sự lãnh đạo tập
trung, thống nhất của Bộ Quốc phòng với công tác huấn luyện lực lượng vũ
trang, nhất là các vấn đề liên quan đến đường lối quốc phòng, cách đánh và
các phương án bảo đảm cho các hình thức tác chiến. Tạo điều kiện thuận lợi
cho việc học tập và rèn luyện của học viên, công tác và rèn luyện của Giảng
viên, góp phần tăng cường kỷ luật quân đội.
1.1.4. Chi ngân sách nhà nước
1.1.4.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Có thể hiểu: Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN
theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm trang trải cho chi phí bộ máy
Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước [49].
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập
trung vào NSNN và đưa chúng đến các mục đích sử dụng. Chính vì thế, chi
23
NSNN là những công việc cụ thể, không chỉ dừng lại trên các định hướng, mà
phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức
năng của Nhà nước.
Chi NSNN bao gồm 2 quá trình: Quá trình phân phối và quá trình sử dụng.
Quá trình phân phối: Là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình
thành các loại quĩ trước khi đưa vào sử dụng.
Quá trình sử dụng: là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát
từ NSNN mà không trải qua việc hình thành các loại quĩ trước khi đưa vào sử
dụng. Chẳng hạn: Việc chi dùng quĩ NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc
các chương trình kinh tế mục tiêu…
1.1.4.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất,gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.
Chi NSNN phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nước trên tất cả các
lĩnh vực, nhưng nguồn thu NSNN có được trong từng năm, từng thời kỳ lại có
hạn, điều này làm hạn chế phạm vi hoạt động của Nhà nước, buộc Nhà nước
phải lựa chọn để xác định rõ phạm vi chi NSNN. Nói cách khác, Nhà nước
không thể bao cấp tràn lan qua NSNN, mà phải tập trung nguồn tài chính vào
phạm vi đã hoạch định để giải quyết các vấn đề lớn của đất nước.
Thứ hai, gắn với quyền lực của Nhà nước.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung,
cơ cấu chi NSNN và phân bổ nguồn vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng
nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các
khoản chi NSNN.
Thứ ba,đánh giá hiệu quả phải xem xét trên tầm vĩ mô
Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh
nghiệp, nó dược xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, an
24
ninh, quốc phòng… dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng… mà các khoản chi NSNN đảm nhận.
Thứ tư, chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp.
Các khoản cấp phát từ NSNN cho các cấp, các ngành, cho các hoạt
động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo… không phải trả giá hoặc hoàn lại
cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các
khoản tín dụng. Tuy vậy, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện
các chương trình mục tiêu, mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc và
lãi với lãi suất thấp hoặc không có lãi (chẳng hạn các khoản cho NSNN để
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…).
Thứ năm, chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ
và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác, như: giá cả, tiền
lương, tỷ giá hối đoái…
1.1.4.3. Nội dung chi ngân sách nhà nước
Như đã đề cập thì chi NSNN gắn liền với chủ thể là Nhà nước, có phạm
vi rộng, có liên quan đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, mọi cá nhân, tổ chức
trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tùy theo góc độ xem xét thì nội dung chi NSNN
có thể được tiếp cận theo hướng khác nhau.
• Phân chia theo các hạng mục chi
Chi NSNN bao gồm các hạng mục sau:
- Chi đầu tư phát triển: Bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước, chi hỗ
trợ các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết, chi bổ sung dự
trữ Nhà nước.
- Chi sự nghiệp kinh tế;
- Chi y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học;
- Chi cho sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao;
25
- Chi về xã hội;
- Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể;
- Chi an ninh quốc phòng;
- Chi khác (chi viện trợ, cho vay, trả nợ…).
• Phân chia theo tính chất phát sinh
Chi NSNN gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên
- Nhóm chi thường xuyên. Gồm những khoản chi bảo đảm hoạt động
bình thường cho các đối tượng và mức chi tương đối ổn định trong một thời
gian dài. Hầu hết các khoản chi này phát sinh đều đặn, lặp đi lặp lại giữa các
khoảng thời gian trong năm và giữa các năm, mức chi cho các đối tượng này
chủ yếu dựa trên chế độ, định mức chi do cấp có thẩm quyền ban hành, mang
tính chất thanh toán trực tiếp và không để lại hình thái vật chất - đồng nghĩa
với tiêu dùng trực tiếp.
Các lĩnh vực chi thường xuyên bao gồm: Chi cho các hoạt động sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công
nghệ, các hoạt động đảng, đoàn thể, …
- Chi không thường xuyên: Là các khoản chi không được lặp lại đều
đặn, mà chỉ phát sinh một hoặc một số lần, mức chi cũng không ổn định, chủ
yếu phụ thuộc vào tính chất, qui mô từng công việc cụ thể.
Các lĩnh vực chi không thường xuyên bao gồm: 1/Nhóm chi đầu tư
phát triển. Gồm các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và góp
phần làm tăng trưởng kinh tế; 2/Nhóm chi trả nợ và viện trợ; 3/Chi dự trữ: chi
bổ sung quĩ dự trữ Nhà nước, quĩ dự trữ tài chính.
• Phân chia theo quan điểm của kinh tế học công cộng
Theo quan điểm kinh tế học công cộng thì Nhà nước là chủ thể cung
cấp dịch vụ cho xã hội, để làm được điều này thì Nhà nước phải sử dụng
NSNN. Từ đó, chi NSNN gắn với những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước
26
cung cấp cho xã hội, bao gồm chi đầu tư để cung cấp dịch vụ công cộng vô
hình (như quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường…). Đây là những dịch vụ
công thuần túy mang tính không loại trừ người sử dụng, có nghĩa là hầu như
không có việc cạnh tranh trong sử dụng và không thể loại trừ ai đó không
được sử dụng. Người hưởng thụ dịch vụ này thường không cảm nhận trực tiếp
mình được hưởng dịch vụ đó, mà phải thông qua nhận thức, tư duy.
Chi đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng hữu hình như giáo dục, y tế,
văn hóa, xã hội, giao thông, giải trí… Chi đầu tư cung cấp một số hàng hóa,
dịch vụ cá nhân thông qua chi chi hỗ trợ doanh nghiệp trong một số lĩnh vực
không hấp dẫn (vì lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận).
• Phân chia theo phương thức quản lý chi
Chi NSNN bao gồm:
- Các khoản chi thường niên: Là những khoản chi đảm bảo cho bộ máy
Nhà nước hoạt động bình thường và để thực hiện những nhiệm vụ mang tính
thường nhật. Các khoản chi này được thực hiện gọn trong từng năm NSNN,
bao gồm chủ yếu các khoản chi thường xuyên và những khoản chi khác thực
hiện trọn vẹn trong từng năm NSNN.
- Các khoản chi cho chương trình, dự án: Thông thường chi cho các
chương trình, dự án thường diễn ra trong nhiều năm NSNN. Mỗi năm NSNN
chỉ là một phần chi của các chương trình, dự án thực hiện trong năm đó.
• Phân chia theo mục đích chi
Chi NSNN bao gồm
Chi tích lũy: Là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực
cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế) ;
Chi tiêu dùng: Là khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu
dùng trong tương lai (chi cho các hoạt động sự nghiệp, chi quản lý hành chính
Nhà nước, chi quốc phòng an ninh, chi tiêu dùng khác).
27
1.1.5. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo
1.1.5.1. Vai trò của hoạt động đào tạo
Đào tạo bao gồm các lĩnh vực từ trung học chuyên nghiệp, dạy nghề,
cao đẳng, đại học và sau đại học, đây là quá trình truyền thụ kiến thức khoa
học kỹ thuật cho người học, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
tay nghề cho người lao động, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào, đào
tạo luôn luôn có vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng. Điều này được thể hiện
trên các góc độ sau đây:
Thứ nhất, đào tạo là hoạt động không thể thiếu đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Muốn có một nền kinh tế phát triển,
một xã hội văn minh đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực phát triển cả về thể
chất lẫn trí tuệ. Sản phẩm của đào tạo là con người, là yếu tố đặc biệt quan
trọng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trình độ
thành thạo, kỹ năng của con người có tác động trực tiếp đến năng suất lao
động, việc hình thành kỹ năng nhất thiết phải thông qua giáo dục và phải
được đào tạo.
Thứ hai, CNH-HĐH đất nước về thực chất là nâng cao năng suất lao
động xã hội bằng cách thúc đẩy phát triển công nghiệp, sử dụng khoa học
công nghệ tiên tiến, đưa đất nước lên một trình độ phát triển mới. Một trong
những nhân tố quyết định thành công của CNH-HĐH là nhân tố con người.
Điều này đã được UNESCO khẳng định trong tài liệu "Hiểu để hành động",
xuất bản năm 1997 tại Paris khi cho rằng "con người đứng ở trung tâm của sự
phát triển", với ý nghĩa "con người vừa là mục đích, vừa là tác nhân của sự
phát triển". Quan điểm này ngày nay được nhiều nước thừa nhận và phát triển
hết sức phong phú cả về lý luận và thực tiễn như một qui luật phát triển của
thời đại. Các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa
trên cơ sở đầu tư phát triển mạnh nguồn lực con người. Sự đầu tư được hiểu
28
trên cả ba mặt: chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức sống và phát triển sự nghiệp
đào tạo. Trong đó đầu tư cho hoạt động đào tạo là đầu tư có hiệu quả nhất.
Thứ ba, sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta đặt ra mục tiêu là đến năm
2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Nhân tố quyết định thắng
lợi của công cuộc CNH-HĐH là nguồn lực con người Việt Nam được phát
triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì
vậy, muốn đảm bảo tăng trưởng về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, củng
cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trước hết phải chăm lo phát
triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất
và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Để
làm được điều này, hoạt động đào tạo phải nhanh chóng đổi mới, phấn đấu
đưa nền giáo dục nước nhà đạt trình độ tiên tiến so với các nước trong khu
vực trong vòng một, hai thập kỷ tới.
1.1.5.2. Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động đào tạo
Chi NSNN cho công tác đào tạo là quá trình phân phối, sử dụng một
phần vốn tiền tệ từ quĩ NSNN để duy trì, phát triển hoạt động đào tạo theo
nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Vai trò của chi NSNN không chỉ đơn
thuần là cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, củng cố các hoạt động đào
tạo, mà còn có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động đào tạo phát
triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước
đây, trong điều kiện phát triển kinh tế theo tư duy kế hoạch hóa tập trung, thì
toàn bộ vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo đều do NSNN đài thọ. Nhưng hiện
nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa với quan điểm GDĐT là sự nghiệp của quần chúng, Đảng và Nhà nước
có chủ trương xã hội hóa hoạt động đào tạo, theo đó, Nhà nước thực hiện đa
dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, kể cả nguồn vốn trong
nước và quốc tế. Trong điều kiện với nhiều nguồn vốn đầu tư cho hoạt động
29
đào tạo như vậy nhưng nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn có vai trò trọng yếu,
thể hiện trên các giác độ chính sau đây:
Thứ nhất, NSNN luôn là nguồn chủ yếu cung cấp tài chính để duy trì,
định hướng sự phát triển của hoạt động đào tạo theo đúng đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước. Mặc dù những năm qua, Đảng và Nhà nước đã
đưa ra nhiều chủ trương chính sách để huy động các nguồn lực ngoài NSNN
đầu tư cho hoạt động đào tạo (như chính sách đóng học phí, lệ phí tuyển sinh,
đóng góp xây dựng trường sở, đóng góp phí đào tạo từ các cơ sở sử dụng lao
động, các chính sách ưu đãi về thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho hoạt
động đào tạo…), tuy nhiên, do việc xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo thực
hiện chậm, các thành phần kinh tế phi Nhà nước phát triển chưa mạnh, nên sự
đóng góp cho hoạt động đào tạo còn bị hạn chế. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu
tư từ NSNN cho đến nay vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
đầu tư cho hoạt động đào tạo.
Thứ hai, chi NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng
cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ Giảng viên trong các cơ sở
đào tạo, điều này ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo.
Hiện nay, trừ một phần nhỏ các trường Dân lập, Bán công, lương và phụ cấp
cho Giảng viên đều do NSNN bảo đảm. Chính vì vậy, với một chính sách
lương và phụ cấp hợp lý, cho phép các Giảng viên không cần phải kiếm việc
làm thêm mà vẫn bảo đảm đời sống, sẽ là nhân tố có tính quyết định đến chất
lượng đào tạo.
Thứ ba, chi NSNN là nguồn vốn duy nhất bảo đảm kinh phí để thực
hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về hoạt động đào tạo, như Dự án
đổi mới chương trình đào tạo, Giáo trình, Dự án đào tạo, bồi dưỡng Giảng
viên và cán bộ quản lý giáo dục, Dự án tăng cường cơ sở vật chất các nhà
trường… Đây là những chương trình, mục tiêu lớn cần phải triển khai và đòi
30
hỏi cấp kinh phí lớn. Vì vậy, Nhà nước phải tập trung NSNN đầu tư triển khai
thực hiện các chương trình này.
Thứ tư, trong điều kiện đa dạng hóa các hoạt động đào tạo như hiện nay
thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi NSNN để điều phối qui
mô, cơ cấu giữa các cấp, ngành, vùng đào tạo là hết sức quan trọng, giúp hoạt
động đào tạo phát triển cân đối, theo đúng định hướng của Nhà nước.
Thứ năm, đầu tư NSNN có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút các
nguồn vốn khác đầu tư cho đào tạo. Thông qua việc Nhà nước đầu tư hình
thành nên các trung tâm giáo dục, có tác dụng thu hút sự đầu tư của các tổ
chức, cá nhân phát triển các loại hình dịch vụ phục vị cho trung tâm đào
tạo đó. Hơn nữa, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của từng cá nhân chưa
đáp ứng yêu cầu của các dự án đào tạo, thì nguồn vốn đầu tư từ NSNN là
vốn đối ứng quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho
đào tạo [53].
1.1.5.3. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo
Nội dung chi NSNN cho đào tạo gắn liền với cơ cấu, nhiệm vụ của hoạt
động đào tạo trong từng giai đoạn lịch sử nhất định và được xem xét theo
từng góc độ khác nhau:
• Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của hoạt động đào tạo
Chi NSNN cho hoạt động đào tạo bao gồm chi NSNN cho các trường
Đại học/ Học viện, các trường Cao đẳng, các trường Trung học Chuyên
nghiệp, dạy nghề.
• Căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý các khoản chi cho đào
tạo. Bao gồm: Chi thường xuyên; Chi xây dựng cơ bản
Chi thường xuyên: Gồm những khoản chi bảo đảm hoạt động bình
thường của các Trường/Học viện. Hầu hết các khoản chi này phát sinh đều
đặn, lặp đi lặp lại giữa các khoảng thời gian trong năm và giữa các năm, mức
31
chi cho các đối tượng này chủ yếu dựa trên chế độ, định mức chi do cấp có
thẩm quyền ban hành, mang tính chất thanh toán trực tiếp và không để lại
hình thái vật chất - đồng nghĩa với tiêu dùng trực tiếp.
Chi xây dựng cơ bản: Đây là các khoản chi dùng cho việc xây dựng cơ
bản, nhằm bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học tại các Trường/Học viện.
1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội
1.2.1. Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước trong các
trường Quân đội
Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý bằng một hệ thống phương pháp
nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong điều kiện môi trường biến động.
Như vậy, quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể mang tính trí
tuệ và sáng tạo cao được tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình
thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng có liên kết hữu cơ với nhau từ dự
đoán - kế hoạch - tổ chức thực hiện - điều chỉnh - kiểm tra.
Quản lý tài chính là khâu quản lý tổng hợp của quản lý kinh tế. Theo nghĩa
rộng, quản lý tài chính được coi như là việc sử dụng tài chính làm công cụ quản lý
thông qua những chức năng vốn có là phân phối, giám đốc, kiểm tra. Theo nghĩa
hẹp, quản lý tài chính được quan niệm như việc quản lý hoạt động của bản thân
hoạt động tài chính, tức là tài chính được xem là đối tượng quản lý.
Chi NSBĐ là những khoản mục chi từ NSNN đáp ứng cho các hoạt
động GDĐT trong các trường quân đội nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Đối tượng quản lý NSBĐ ngành nhà trường là NSQP chi cho bảo đảm
công tác GDĐT trong quân đội, thực hiện quy trình quản lý từ khâu lập, chấp
hành đến kế toán, quyết toán NSNN quốc phòng đảm bảo cho các nhiệm vụ.
32
1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong
các trường Quân đội
1.2.2.1. Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường
Thứ nhất, Chi NSBĐ ở Cục Nhà trường là chi cho lĩnh vực GDĐT
Mục tiêu của GDĐT trong quân đội là phải đào tạo con người một cách
toàn diện, đảm bảo đủ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho yêu cầu
xây dựng quân đội vững mạnh, đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Những năm qua, hệ thống nhà trường quân đội đã từng bước được đầu
tư, nâng cấp tương đối hoàn chỉnh. Các bậc học từ bổ túc văn hoá, dạy nghề,
trung học chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học đã được
Nhà nước từng bước công nhận. Điều kiện đảm bảo vật chất nhà trường, chất
lượng và số lượng đào tạo được đầu tư, quan tâm và từng bước hoàn thiện.
Việc xây dựng các nhà trường chính quy, vững mạnh toàn diện ngày càng
được coi trọng. Các nhà trường quân đội ngày càng có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học đóng góp vào xây dựng quân đội và xây dựng đất nước.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện
nay, Đảng, Nhà nước chủ trương tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; nâng cao sức
mạnh chiến đấu để đánh thắng mọi cuộc chiến tranh kiểu mới của kẻ thù, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt được mục tiêu
trên, quân đội phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó tiếp tục đổi mới, nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện là một nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu. Nhiệm vụ GDĐT toàn diện nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội
đòi hỏi phải chi một lượng NSBĐ cho đào tạo toàn diện.
Quan điểm chi NSNN phục vụ GDĐT toàn diện, nâng cao sức mạnh
chiến đấu của quân đội đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho GDĐT bằng
NSNN theo hướng năm sau cao hơn năm trước; đầu tư vào các trường trọng
33
tâm, nội dung trọng điểm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nâng cấp nhà
trường; coi trọng đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, khuyến khích
các nhà giáo quân đội bằng chế độ đãi ngộ thích hợp, bằng thu hút nghiên cứu
các đề tài khoa học.
Thứ hai, NSBĐ ngành nhà trường lớn, nội dung chi phức tạp
Trước yêu cầu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, đủ khả năng đối phó với các loại hình chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh
công nghệ cao, việc chi mua sắm trang thiết bị; vũ khí, khí tài, vật tư ngày
càng tăng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi NSQP. Theo đó, việc đầu tư
trang thiết bị huấn luyện cho hệ thống nhà trường quân đội cũng phải được
tăng cường. Với phương châm nhà trường gắn với chiến trường, nhà trường
gắn với đơn vị, ở đơn vị có các loại phương tiện, khí tài gì về cơ bản ở các
nhà trường cũng phải được trang bị các loại học cụ như vậy. Đầu tư thiết bị
giáo dục cho các nhà trường quân đội là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Những năm gần đây, việc đổi mới và
tăng cường phương tiện dạy học ở các nhà trường đã được Bộ Quốc phòng
quan tâm. Vì vậy, hàng năm Bộ Quốc phòng đã đầu tư một lượng kinh phí rất
lớn nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất của các nhà trường. Vì vậy khối lượng
NSBĐ của Cục Nhà trường hàng năm đều tăng lên, chủng loại bảo đảm ngày
càng đa dạng và phức tạp từ đó kéo theo công tác quản lý NSBĐ cũng đa
dạng và phức tạp hơn, cụ thể:
- Nội dung chi đa dạng phong phú: Do đặc điểm của nhà trường quân
đội là do NSQP bảo đảm toàn bộ. Các nội dung chi thuộc NSQP nói chung và
NSBĐ nói riêng đều được NSQP bảo đảm. Ngoài phần các nhà trường tự chi
còn một phần rất lớn do Cục Nhà trường đảm bảo trực tiếp. Trong khi đó hệ
thống nhà trường quân đội bao gồm từ đào tạo dạy nghề đến đại học, nghiên
cứu sinh, bao gồm các nhà trường đào tạo cho các quân binh chủng, mỗi nhà
trường, mỗi ngành học, mỗi cấp học được trang bị các mô hình học cụ, học
34
liệu khác nhau. Vì vậy, nội dung chi NSBĐ ở Cục Nhà trường là rất phong
phú, đa dạng đặc biệt là nội dung chi huấn luyện trường và trang bị trường.
- Nội dung chi mang tính đặc thù chi huấn luyện quân sự: Đối tượng
đào tạo ở nhà trường quân đội là các học viên quân đội, ra trường là các sỹ
quan quân đội. Trong nhà trường họ phải làm quen với mô hình học cụ liên
quan đến quân đội như vũ khí, khí tài quân sự, các phương tiện kỹ thuật quân
sự…. Các loại vật tư, hàng hoá này nhiều loại chỉ riêng có trong quân đội,
nhiều loại phải nhập từ nước ngoài với giá trị lớn. Đặc điểm này liên quan đến
việc mua sắm, cấp phát cho các nhà trường, từ chủng loại, chất lượng, giá
cả… Từ đó đặt ra yêu cầu đối với công tác tài chính là phải quản lý chặt chẽ
cả phần tiền và hiện vật, quản lý giá cả, quản lý quá trình sử dụng…
- Nhiều nội dung chi NSBĐ diễn ra đan xen nhau trong cùng một hoạt
động, cùng một địa điểm. Chẳng hạn: cùng đầu tư nâng cấp một phòng học
chuyên dùng có cả kinh phí bảo quản trường, kinh phí trang bị trường. Nếu
không quản lý theo dõi chặt chẽ rất dễ xảy ra tình trạng lấy từ nội dung này
chi sang nội dung khác…
Vì vậy, trong quản lý NSBĐ ngành nhà trường cần nắm bắt đầy đủ,
chính xác, kịp thời các thông tin, nghiên cứu sâu về thị trường, đồng thời phải
tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về mua sắm hàng hóa.
Thứ ba, Công tác bảo đảm và quản lý NSBĐ phù hợp với phương thức
bảo đảm, quản lý NSBĐ của các ngành trong quân đội
Công tác bảo đảm trong quân đội được tổ chức theo từng ngành. Theo
chức năng nhiệm vụ, mỗi ngành chịu trách nhiệm bảo đảm một số mặt hoạt
động. Các mặt bảo đảm trong quân đội bao gồm:
- Công tác tham mưu có các ngành: Quân huấn, Tác chiến, Quân lực,
Cơ yếu, Nhà trường, Dân quân tự vệ...
- Công tác chính trị có các ngành: Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Bảo
vệ, Chính sách, Dân vận...
35
- Công tác hậu cần có các ngành: Doanh trại, Quân nhu, Vận tải, Xăng
dầu, Quân y...
- Công tác Kỹ thuật có các ngành: Vũ khí, Ô tô xe máy, Pháo binh,
Thông tin, Hoá học, Tăng thiết giáp...
- Các mặt hoạt động khác có: Phòng không - Không quân, Hải quân,
Tình báo, Biên phòng, Cảnh sát biển...
Phương thức bảo đảm và quản lý NSBĐ của các ngành cho các đơn vị
trong toàn quân là theo cơ chế phân cấp quản lý NSNN, phân cấp trách nhiệm
giữa cấp trên và cấp dưới để có thể tận dụng các điều kiện thuận lợi tại chỗ,
giảm cấp trung gian, giảm chi phí vận chuyển.
Căn cứ vào nhiệm vụ của các ngành: hàng năm sau khi được Chính phủ
giao dự toán NSNN, Bộ Quốc phòng phân bổ, giao dự toán NSNN cho các
ngành các đơn vị trực thuộc Bộ; các ngành các đơn vị tiến hành phân bổ dự
toán NSNN cho các đơn vị đầu mối trực thuộc. Cứ như vậy quy trình phân
cấp dự toán NSNN được lặp lại cho đến cấp trung đoàn hoặc tương đương
trung đoàn.
Ngoài phần bảo đảm phân cấp bằng tiền, kinh phí thuộc NSBĐ của các
ngành còn được phân cấp bằng hiện vật thông qua việc sử dụng séc định mức
nội bộ để mua vật tư, hàng hoá, trang thiết bị từ cấp trên.
Nhà trường là một ngành nghiệp vụ, NSBĐ ngành nhà trường có liên
quan đến cân đối NSQP, tác động trực tiếp đến công tác giáo dục và đào tạo
trong toàn quân. Do vậy phương thức bảo đảm và quản lý NSBĐ ngành nhà
trường phải phù hợp với phương thức bảo đảm chung của các ngành nghiệp
vụ trong toàn quân; kết hợp giữa phân cấp bảo đảm, quản lý theo ngành và
theo đơn vị sử dụng từng cấp. Kinh phí bảo đảm ngành nhà trường có nội
dung do đơn vị tự chi tiêu mua sắm, có loại do ngành nghiệp vụ nhà trường
cấp trên tổ chức mua sắm hiện vật rồi cấp phát theo phương thức cung ứng
cho đơn vị. Việc tổ chức quản lý NSBĐ phải phù hợp với tổ chức của ngành
36
từ cấp toàn quân đến cấp cơ sở; trong mỗi cấp việc bảo đảm và quản lý kinh
phí nhà trường phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, biên chế nhiệm vụ cụ thể.
1.2.2.2. Yêu cầu quản lý NSBĐ cho GDĐT ở các trường quân đội
Thứ nhất, Quản lý NSNN phải đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ
Mục tiêu của chi NSNN cho quân đội là đáp ứng tốt nhất yêu cầu tài
chính cho việc xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
NSBĐ ngành nhà trường có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả thực hiện công tác GDĐT trong quân đội. Nó có vị trí, vai trò rất quan
trọng trong quá trình hoạt động tài chính quân đội. Do vậy bảo đảm NSNN
ngành nhà trường đúng, đủ, kịp thời cho các nhu cầu của ngành hoàn thành
nhiệm vụ là một yêu cầu cơ bản hàng đầu, là trách nhiệm lớn của cơ quan tài
chính trong quản lý và điều hành NSNN. Nó biểu hiện năng lực tổ chức hoạt
động thực tiễn của cơ quan tài chính các cấp.
Yêu cầu này thể hiện: Chỉ tiêu bảo đảm tài chính phải tương ứng với
nhu cầu thực tế cho thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tài chính phải đáp ứng đúng
thời điểm phát sinh nhu cầu, việc quản lý NSNN phải hướng vào mục đích
chủ yếu là đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của ngành ở các đơn vị.
Quản lý NSBĐ đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu nhiệm vụ ngành
phải gắn liền với yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.
Thứ hai, Quản lý NSNN ngành nhà trường phải thực hiện toàn diện
quy trình quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN
Quản lý toàn diện là yêu cầu cơ bản trong quản lý tài chính đối với các
khoản kinh phí thuộc NSQP, đặc biệt đối với NSBĐ, nhằm tăng cường và
nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, vật tư tài sản trong mỗi cơ quan, đơn vị.
Biểu hiện tập trung nhất của quản lý toàn diện là NSNN phần tiền và NSNN
phần hiện vật, phải được quản lý chặt chẽ xuyên suốt tất cả các khâu: lập dự
toán NSNN, chấp hành NSNN, kế toán và quyết toán NSNN, kiểm tra, kiểm
37
toán NSNN. Kết hợp chặt chẽ quản lý chi tiêu phần tiền với quản lý chi tiêu
phần hiện vật và được tiến hành ở cả ngành nghiệp vụ cũng như ở các cơ
quan đơn vị. Từ cơ quan tài chính, ngành nghiệp vụ đến các bộ phận, cá nhân
trực tiếp chi tiêu sử dụng kinh phí thuộc NSNN.
Quản lý toàn diện bao giờ cũng phải gắn với yêu cầu chặt chẽ. Biểu
hiện tập trung nhất của quản lý chặt chẽ đó là: chấp hành nghiêm chỉnh các
chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức và các nguyên tắc quản lý tài chính
của nhà nước và quân đội.
Hoạt động thu, chi NSNN diễn ra thường xuyên, liên tục gắn liền với
hoạt động của cơ quan, đơn vị. Quản lý NSNN nói chung, NSBĐ ngành nhà
trường nói riêng phải được thực hiện liên tục trong năm NSNN.
Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý đòi hỏi ngành nhà trường trong
quân đội phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc thủ tục về lập dự toán
NSNN, cấp phát chi tiêu sử dụng kinh phí, thanh toán, quyết toán NSNN. Quá
trình chi tiêu sử dụng kinh phí là dưới hình thức bằng tiền hay bằng hiện vật
đều phải tuân thủ chặt chẽ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước, của
quân đội. Nếu quản lý NSNN không dựa vào nguyên tắc, chính sách, chế độ
thì việc chấp hành NSNN sẽ thiếu cơ sở pháp lý, dễ dẫn đến việc chi tiêu tùy
tiện, nảy sinh tiêu cực, gây lãng phí lớn về tiền, vật tư, tài sản của nhà nước
và quân đội.
Thứ ba, quản lý NSNN trên cơ sở dự toán được phê duyệt, đúng nội
dung, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
Dự toán NSNN là công cụ quan trọng, có hiệu lực trong quản lý điều
hành NSNN. Lập dự toán NSNN là một chế độ cơ bản, thường xuyên của tài
chính quân đội, nhằm bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của đơn vị. Thông
qua việc lập dự toán NSNN xác định được khả năng đảm bảo tài chính cho
việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị. Dự toán NSNN đồng thời là phương
38
hướng chi tiêu của các ngành, các đơn vị, tạo điều kiện cho đơn vị chi tiêu sử
dụng kinh phí đúng chế độ tiêu chuẩn, đúng mục đích và đối tượng sử dụng.
Dự toán ngân sách nhà trường được BQP phê duyệt là căn cứ pháp lý
đảm bảo cho quá trình cấp phát, chi tiêu NSNN đúng đối tượng, đúng tiêu
chuẩn, đúng nội dung và thanh quyết toán chính xác. Đồng thời, nó cũng là
căn cứ để thực hiện kiểm tra, giám đốc tài chính trước khi chi tiêu đối với các
Học viện, Nhà trường trong quân đội.
Trong quá trình thực hiện dự toán NSNN phải sử dụng đúng nội dung
chi trong dự toán đã được duyệt. Nội dung chi NSBĐ ngành nhà trường được
xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế để đáp ứng nhiệm vụ của từng đơn vị.
Nhiệm vụ của quản lý NSBĐ ngành nhà trường là tổ chức chi tiêu, sử dụng
kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ tư, Thực hiện phân cấp triệt để NSNN
Phân cấp NSNN cho các cấp quản lý là một nội dung quan trọng trong
chấp hành NSNN. Điều 3 Luật NSNN 2002 qui định "NSNN được quản lý
thống nhất tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, quân cấp
quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm".
Phân cấp quản lý NSNN là quá trình đơn vị cấp trên giao nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm cho đơn vị cấp dưới trong hoạt động quản lý NSNN,
phân cấp trong điều hành quản lý NSNN được xem như một phương thức để
tăng tính dân chủ, linh hoạt, sáng tạo, chủ động, hiệu quả và trách nhiệm của
từng cấp trong việc sử dụng kinh phí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy nội
lực, tăng cường kiểm tra giám sát đối với các hoạt động kinh tế, tài chính ở
đơn vị.
Trên cơ sở số thông báo dự toán NSNN hàng năm đã được cấp có thẩm
quyền thông báo, ngành nghiệp vụ bảo đảm toàn quân thực hiện phân bổ và
giao dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN trong toàn quân thực hiện
theo hệ thống tổ chức của quân đội.
39
NSBĐ ngành nhà trường được BQP, BTTM thông báo cho Cục Nhà
trường, Cục Nhà trường phân cấp NSNN cho các Tổng Cục, Quân khu, Quân
đoàn, Quân Binh chủng, bộ đội địa phương, Học viện, Nhà trường toàn quân.
Quá trình chi tiêu sử dụng cũng diễn ra ở từng cấp theo số NSNN được thông
báo tương ứng với từng nhiệm vụ.
1.2.2.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường
* Nguyên tắc thống nhất và cân đối NSNN
Nguyên tắc thống nhất bảo đảm mọi khoản thu, chi NSBĐ ngành nhà
trường của mọi cấp phải được phản ánh vào trong kế hoạch thống nhất; được
quản lý thống nhất từ BQP đến đơn vị cấp cơ sở, chi tiêu sử dụng NSNN và
quyết toán NSNN thống nhất theo khoản, mục, của mục lục NSNN trong
quân đội và chỉ tiêu NSNN được cấp. Kế toán NSNN thống nhất, lập báo cáo
quyết toán NSNN theo mẫu biểu thống nhất do Cục Tài chính ban hành và
hướng dẫn thực hiện của ngành tài chính - Cục Nhà trường.
Cân đối NSNN là một đòi hỏi có tính khách quan xuất phát từ khả năng
thực tiễn nền kinh tế và hoạt động tài chính quân đội. NSQP được NSNN cấp
trên cơ sở cân đối toàn bộ nền kinh tế và nhiệm vụ quân sự quốc phòng trong
mỗi giai đoạn, mỗi năm nhất định.
Trên cơ sở chỉ tiêu NSNN được cấp, NSQP bảo đảm cân đối cho các
nhu cầu tài chính của các nhiệm vụ, các ngành, các đơn vị.
Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng về thu chi, còn là sự hài hoà hợp lý
trong cơ cấu thu, chi; giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành, các
cấp, các đơn vị.
Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN phải được quán triệt chặt chẽ trong
cả quá trình quản lý NSNN. Tính tuyệt đối của nguyên tắc yêu cầu các khoản
chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ nguồn thu bù đắp hoặc đáp ứng;
trong lập và chấp hành NSNN phải đảm bảo qui trình khoa học khi xem xét
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY
Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY

More Related Content

What's hot

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
 
Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!
Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!
Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOTLuận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở LàoLuận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
 
Hoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợp
Hoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợpHoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợp
Hoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợp
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 

Similar to Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY

Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...
Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...
Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY (20)

BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, 9 ĐIỂM
 
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghi...
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghi...Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghi...
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghi...
 
Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Trị.doc
Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Trị.docChuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Trị.doc
Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Trị.doc
 
Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...
Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...
Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...
 
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAYĐề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
 
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu LongLuận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
 
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng BìnhLuận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa AnĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.docHoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.docChuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...
Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...
Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở gdđh, ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnLuận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
 
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà NộiLuân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận.pdf
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận.pdfBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận.pdf
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Luận văn: Quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÙI THỊ BÍCH NÊ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Kiều Hữu Thiện 2. TS. Nguyễn Tiến Đông HÀ NỘI - 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, két quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Thị Bích Nê
  • 3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đúng BĐBP Bộ đội biên phòng BQP Bộ Quốc phòng BTC Bộ Tài chính BTTM Bộ Tổng tham mưu CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa GDĐT Giáo dục đào tạo HV Học viện NCKH Nghiên cứu khoa học NSBĐ Ngân sách bảo đảm NSNN Ngân sách nhà nước NSQP Ngân sách quốc phòng QĐ Quân đoàn QK Quân khu TVQUTW Thường vụ Quân ủy Trung ương
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 13 4. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 14 5. Kết quả của đề tài 16 6. Kết cấu của đề tài Luận án 17 Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM 18 1.1. Một số vấn đề về giáo dục đào tạo trong Quân đội và chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 18 1.1.1. Khái niệm về giáo dục đào tạo 18 1.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân 19 1.1.3. Đặc điểm giáo dục đào tạo trong các trường Quân đội 20 1.1.4. Chi ngân sách nhà nước 22 1.1.5. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo 26 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 31 1.2.1. Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 31 1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 31 1.2.3. Tổ chức quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 41 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 52 1.3. Kinh nghiệm từ một số cơ sở giáo dục trong và ngoài nước về quản lý chi ngân sách nhà nước 54 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước từ các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước 54 1.3.2. Bài học rút ra đối với các trường Quân đội ở Việt Nam 59 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM 61 2.1. Tổng quan về hệ thống nhà trường Quân đội 61 2.1.1. Khái quát hệ thống tổ chức nhà trường Quân đội 61 2.1.2. Nhiệm vụ của các trường quân đội 62 2.2. Tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường quân đội 63
  • 5. 2.2.1. Nội dung chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 63 2.2.2. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước ở các trường quân đội 66 2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm tại các trường quân đội 69 2.3.1. Công tác xây dựng định mức chi 69 2.3.2. Tình hình chi ngân sách bảo đảm tại các trường Quân đội 74 2.3.3. Lập, phân bổ dự toán ngân sách bảo đảm 80 2.3.4. Chấp hành ngân sách bảo đảm 84 2.3.5. Quyết toán chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 85 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 88 2.4.1. Kết quả đạt được 88 2.4.2. Những mặt còn tồn tại 91 2.4.3. Nguyên nhân 96 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 3.1. Những định hướng giáo dục đào tạo tại các trường Quân đội ở Việt Nam 99 3.1.1. Định hướng giáo dục đào tạo của Việt Nam 99 3.1.2. Định hướng giáo dục đào tạo trong các trường quân đội giai đoạn đến năm 2020 101 3.1.3. Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tại các trường quân đội những năm tới 108 3.2. Giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo tại các trường Quân đội 109 3.2.1. Các giải pháp chính 109 3.2.1.1. Đổi mới quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho các trường Quân đội 109 3.2.1.2. Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong quân đội phù hợp với phát triển quân đội trong tình hình mới 112 3.2.1.3. Đổi mới việc phân cấp trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước 113 3.2.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản 114
  • 6. lý ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong các trường quân đội 3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán 117 3.2.2. Giải pháp hỗ trợ 117 3.2.2.1. Mở rộng chi ngân sách bảo đảm cho các trường Quân đội 117 3.2.2.2. Mở rộng quy mô đào tạo dân sự bên cạnh đào tạo quân sự theo nhiệm vụ, tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục đào tạo 119 3.3. Kiến nghị 120 3.3.1. Đổi mới, tiến tới hoàn thiện qui trình quản lý chi ngân sách nhà nước 120 3.3.2. Cải cách thủ tục hành chính 121 3.3.3. Hoàn thiện cách tính định mức kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục đào tạo tại các trường quân đội 121 3.3.4. Ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục đào tạo tại các trường quân đội 122 KẾT LUẬN 123 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Định mức bảo quản trường 71 Bảng 2.2. Định mức Nghiệp vụ nhà trường 72 Bảng 2.3. Tình hình chi NSBĐ tại các trường Quân đội giai đoạn 2011-2015 74 Bảng 2.4. Tốc độ tăng chi NSBĐ tại các trường Quân đội giai đoạn 2011-2015 75 Bảng 2.5. Cơ cấu chi NSBĐ tại các trường trong Quân đội giai đoạn 2011-2015 78 Bảng 2.6. Tỷ lệ dự toán NSBĐ đơn vị lập và số được phân bổ giai đoạn 2011-2015 80 Bảng 2.7. Tỷ lệ NSBĐ phân cấp cho các trường quân đội giai đoạn 2011-2015 83 Bảng 2.8. Tỷ trọng phân cấp NSBĐ giữa các đợt trong năm cho các trường quân đội giai đoạn 2011 - 2015 84 Bảng 2.9. Tình hình thực hiện chỉ tiêu NSBĐ ngành nhà trường giai đoạn 2011-2015 87 Biểu đồ 2.1. Tình hình chi NSBĐ tại các trường Quân đội giai đoạn 2011-2015 76 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ phản ảnh sự biến động cơ cấu chi NSBĐ tại các trường quân đội giai đoạn 2011-2015 79 Sơ đồ 2.1. Tổ chức phân cấp quản lý NSBĐ ngành nhà trường 68
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong thời đại kinh tế tri thức, thì GDĐT được xem là nhân tố có tính quyết định trong sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, bởi thông qua đó hình thành nên nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chính vì vậy, tất cả các nước đều rất chú trọng mở rộng và nâng cấp chất lượng GDĐT. Ở Việt Nam những năm qua, công tác GDĐT đã được đảng và nhà nước hết sức quan tâm, luôn coi GDĐT là “quốc sách” và đã đề ra nhiều giải pháp phù hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Chính vì thế mà lĩnh vực này ở nước ta những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nguồn nhân lực của đất nước ngày càng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng, có những đóng góp tích cực trong những thành tựu phát triển kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, xét về thực chất thì lĩnh vực GDĐT nước ta vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ cấu đào tạo lẫn chất lượng công tác đào tạo, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn nhân lực có chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực quốc phòng, thì nhu cầu về hoạt động GDĐT cũng đã và đang được đặt ra cấp thiết, bởi bối cảnh hiện nay quân đội vừa làm công tác bảo vệ an ninh lãnh thổ, vừa tham gia xây dựng kinh tế, do vậy việc nâng cao chất lượng công tác GDĐT trong các trường Quân đội sẽ góp phần thực hiện phương châm “Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng chính qui tinh nhuệ và từng bước hiện đại”. Tuy vậy, cũng giống như trong lĩnh vực dân sự, thì công tác GDĐT tại các trường trong quân đội nước ta hiện vẫn còn nhiều bất cập so với mục tiêu yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó, có nguyên nhân từ công tác quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội vẫn còn khá nhiều
  • 9. 2 bất cập. Tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trong các trường Quân đội vì thế đã và đang tiếp tục được đặt ra cấp thiết. Xuất phát từ đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội ở Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có khá nhiều tài liệu chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, Luận án có liên quan đến chủ đề về đổi mới quản lý chi NSNN, trong đó, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đó là: Về các Giáo trình, sách Chuyên khảo Võ Đình Hảo - Nguyễn Công Nghiệp (1991) trong cuốn “Tài chính trong nền kinh tế thị trường” (Nxb Pháp Lý, 1991) đã đề cập tương đối hệ thống các vấn đề có tính lý luận về tài chính trong nền kinh tế thị trường, trong đó, các hoạt động thu - chi NSNN đã được đề cập một cách khái quát. Vấn đề quản lý hoạt động thu - chi NSNN cũng đã được đề cập nhưng các tư liệu phân tích từ thời kỳ trước những năm 1990. Đặc biệt, vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập trong cuốn sách này. Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp (1992) trong cuốn Đổi mới NSNN (Nxb Thống kê, 1992) đã đề cập và làm rõ vấn đề đổi mới NSNN, trong đó, vấn đề đổi mới chi NSNN cũng đã được các tác giả đề cập tương đối có hệ thống. Tuy vậy, các vấn đề được đề cập chủ yếu có liên quan đến quá trình đổi mới NSNN từ tư duy của một nền kinh tế tập trung chuyển sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, hơn nữa, cuốn sách này cũng không đề cập đến vấn đề đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội. Chính vì vậy một số kết luận rút ra từ công trình này chỉ có ý nghĩa tham khảo về mặt lý luận đối với tác giả khi nghiên cứu về đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội hiện nay. Trần Đình Ty (2002) trong cuốn “Quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ” (Nxb Lao động, 2002) đã đề cập tương đối có hệ thống vấn đề quản lý
  • 10. 3 Nhà nước về tài chính - tiền tệ nói chung, trong đó vấn đề quản lý chi NSNN cũng đã được tác giả đề cập. Tuy vậy, các vấn đề về quản lý chi NSNN nhìn chung mang tính chất nguyên lý, nhiều nội dung có liên quan chẳng hạn kết cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN và quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội… chưa được đề cập và làm rõ. Dương Thị Bình Minh (2005) trong cuốn Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Nxb Tài chính, 2005) đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi tiêu công, trong đó chi tiêu từ NSNN là một thành tố quan trọng. Các nội dung có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cũng đã được cuốn sách đề cập, song chủ yếu ở dạng nguyên lý, chưa đi sâu làm rõ qui trình quản lý, mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cũng chưa được tác giả đề cập. Hơn nữa, các tư liệu phân tích từ trước năm 2005 nên ý nghiã tham khảo cũng bị hạn chế, đặc biệt, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập trong tài liệu này. Sử Đình Thành (2005) trong cuốn Chuyên khảo Vận dụng phương thức lập NSNN theo kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN của Việt Nam (Nxb Tài chính, 2005) chủ yếu tập trung đề cập phương thức lập NSNN theo kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN tại Việt Nam. Các tư liệu nghiên cứu của cuốn sách này là tư liệu tham khảo có giá trị cho tác giả khi triển khai nghiên cứu đề tài này. Tuy vậy, cuốn sách này chủ yếu phương pháp lập NSNN theo kết quả đầu ra nhằm quản lý chi NSNN. Vũ Thị Nhài (2007) trong cuốn Quản lý tài chính công ở Việt Nam (Nxb Tài chính, 2007) tác giả đã dành trọn chương 4 để đề cập phân tích vấn đề có tính chất lý thuyết về quản lý chi NSNN. Tuy vậy, một số nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập, chẳng hạn như cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, đặc biệt vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa được cuốn sách này đề cập.
  • 11. 4 Dương Đăng Chinh (2009) trong Giáo trình Lý thuyết tài chính (Nxb Tài chính, 2009) đã đề cập tương đối có hệ thống các vấn đề lý thuyết về tài chính, trong đó, quản lý chi NSNN đã được đề cập khá chi tiết. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề liên quan tới quản lý chi NSNN nhất là quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội chưa được cuốn sách này đề cập, chẳng hạn vai trò của quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cũng đã được đề cập song còn sơ sài, vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập. N.Gregory Mankiw (2010) trong cuốn Kinh tế vĩ mô (Tái bản lần thứ 6, Cengage Learning Asia Pte Ltd) các vấn đề lý luận về chi NSNN cũng đã được đề cập, song chưa đề cập tính chất đặc thù về quản lý chi NSNN gắn với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, hơn nữa, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý chi NSNN chẳng hạn vai trò, đặc điểm chi NSNN và quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN, nhất là chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập… Joseph Stiglitz (1995) trong cuốn Kinh tế học công cộng (Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1995) đã đề cập về NSNNNN và quản lý NSNN, trong đó có vấn đề quản lý chi NSNN. Các vấn đề được tác giả đề cập chủ yếu mang tính chất nguyên lý gắn với NSNN các nước phát triển, hơn nữa, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được công trình này đề cập, chẳng hạn đặc điểm quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội. Paul A. Samuelson (1989) trong cuốn Kinh tế học (Nxb Quan hệ quốc tế, 1989) đã đề cập một số nội dung về chi NSNN song nhiều nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập và làm rõ, chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Hơn nữa, tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý chi NSNN tại Mỹ từ những năm 1970s, nên các vấn đề lý
  • 12. 5 luận rút ra từ cuốn sách này chỉ có ý nghĩa tham khảo nhất định về lý luận, song ít có khả năng vận dụng tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay bởi bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế chi phối đến hoạt động của NSNN đã có nhiều biến đổi... Các Luận án, Luận văn Hoàng Văn Sâm (2002)trong Luận án Tiến sĩ Thâm hụt NSNN ở Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Học viện Tài chính, 2002) đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề lý luận về hoạt động thu - chi NSNN, thâm hụt NSNN. Thực trạng thu chi NSNN cũng như diễn biến tình hình thâm hụt NSNN của Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2002 cũng đã được Luận án tập trung phân tích, làm rõ. Tuy vậy, do đây là luận án mà chủ đề nghiên cứu trọng tâm là tình hình thu chi và thâm hụt NSNN chứ không phải là quản lý chi NSNN nên vấn đề quản lý chi NSNN cũng có được Luận án chưa được đề cập nhiều, nhiều nội dung chưa được luận án này đề cập và làm rõ, chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Đặc biệt, vấn đề quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội không được đề cập trong Luận án này. Do vậy, một kết luận rút ra từ nghiên cứu của công trình này chỉ có ý nghĩa tham khảo về lý luận để tác giả triển khai viết Luận án này. Nguyễn Kim Dung (2002) trong Luận án Tiến sĩ Thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục đại học nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2002) đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển hoạt động giáo dục đại học của Việt Nam, trong đó, thu hút và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN là một nguồn thu căn bản. Vấn đề quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học cũng được đề cập song được tiếp cận dưới góc độ vĩ mô, nhiều nội dung liên quan đến quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học chưa được đề cập và làm rõ, chẳng hạn: Cơ cấu chi NSNN cho dục đại học,
  • 13. 6 nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học, quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội… Bùi Đường Nghiêu (2003) trong Luận án Tiến sỹ Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Học viện Tài chính, 2003) đã đề cập một số vấn đề lý luận về NSNN, cơ cấu chi NSNN, vai trò của chi NSNN đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN. Thực trạng cơ cấu chi NSNN tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2000 cũng đã được tác giả đề cập và làm rõ, từ đó đưa ra các bất cập và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN cho phù hợp. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn là tư liệu tham khảo để tác giả triển khai luận án của mình. Hoàng Thị Bích Ngọc (2004) trong Luận án Tiến sĩ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Y tế (Học viện Tài chính, 2004) đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp. thực trạng quản lý chi NSNN trong ngành Y tế cũng đã được Luận án tập trung làm rõ song do công trình này chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN trong ngành Y tế, hơn nữa, các tư liệu sử dụng để phân tích trong Luận án từ trước 2004 cho nên cơ cấu chi NSNN cũng như bộ máy quản lý chi NSNN cũng đã có nhiều thay đổi theo sự điều chỉnh của Luật NSNN. Hơn nữa, quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội có một số đặc điểm khác biệt so với quản lý chi NSNN trong ngành Y tế nên khả năng vận dụng các kết quả nghiên cứu từ công trình này khi triển khai nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội hiện nay cũng bị hạn chế. Đặng Văn Du (2004) trong Luận án Tiến sĩ Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam (Học viện Tài chính, 2004) đã đề cập và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
  • 14. 7 đến hiệu quả đầu tư tài chính đối với công tác đào tạo đại học, trong đó đầu tư từ NSNN là một thành tố quan trọng. Một số nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN cho đào tạo đã được đề cập song còn khá chung chung, một số nội dung quan trọng có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho GDĐT chưa được đề cập và làm rõ, chẳng hạn về qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Hơn nữa, các tư liệu phân tích được khảo sát trong giai đoạn trước năm 2003 nên giá trị tham khảo từ các kết luận rút ra của luận án này chỉ có ý nghĩa tương đối. Chu Thị Thu Thủy (2006) trong Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện cơ chế tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo trong ngành Bưu chính Viễn thông (Học viện Tài chính, 2006) đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận chung về cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp đào tạo ở Việt Nam. Do mục tiêu nghiên cứu của Luận án là cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, lấy các trường trong ngành Bưu chính Viễn thông làm đối tượng nghiên cứu trọng tâm nên vấn đề quản lý chi NSNN chủ yếu là quản lý tại các nhà trường trong ngành Bưu chính Viễn thông. Nhiều nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được tác giả đề cập và làm rõ, chẳng hạn: cơ cấu chi NSNN, qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Bùi Tiến Hanh (2007) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam (Học viện Tài chính, 2007) đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính trong việc thúc đẩy xã hội hóa giáo dục. Vấn đề quản lý chi NSNN cũng đã được Luận án đề cập, tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là cơ chế tự chủ tài chính, nên các nội dung về quản lý chi NSNN còn sơ sài, nhiều nội dung có liên quan chưa được đề cập và làm rõ, chẳng hạn cơ cấu chi NSNN cho GDĐT, qui trình và tổ chức quản
  • 15. 8 lý chi NSNN cho GDĐT, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho GDĐT... Nguyễn Thị Minh (2008) trong Luận án Tiến sĩ “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Học viện Tài chính, 2008) tập trung đề cập các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN, tác giả cũng đã khảo sát tương đối có hệ thống kinh nghiệm quản lý chi NSNN từ một số nước như Pháp, Đức, Mỹ, Anh, New Zealand từ đó rút ra 4 bài học có giá trị mà Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng. Nhìn chung, đây là một đề tài đề cập và phân tích tương đối có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN, nên một số vấn đề lý luận có thể vận dụng vào Luận án này của tác giả. Tuy vậy, do đây là đề tài nghiên cứu quản lý NSNN chung, hơn nữa, tư liệu thống kê lại từ những năm 2000 trở về trước, nên một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn chưa được đề tài này đề cập, chẳng hạn: mô hình tổ chức và hoạt động của các trường quân đội có ảnh hưởng thể nào đến mô hình tổ chức và quản lý chi NSNN trong các trường quân đội? Đặc điểm của chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp có ảnh hưởng đến vấn đề quản lý chi NSNN hay không? Trong điều kiện hiện nay khi mà Luật NSNN đã có những điều chỉnh thì vấn đề quản lý chi NSNN sẽ như thế nào?... Nguyễn Ngọc Hải (2008) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam (Học viện Tài chính, 2008) đã đề cập một số vấn đề lý luận có liên quan đến hàng hóa công, khẳng định vai trò của Nhà nước trong cung ứng hàng hóa công. Vấn đề quản lý chi NSNN đã được luận án phân tích khá chi tiết, là tư liệu tham khảo tốt cho tác giả để triển khai luận án của mình. Tuy vậy, do Luận án này chủ yếu đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến cung cấp các hàng hóa công của nền kinh tế, song
  • 16. 9 đối với lĩnh vực quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội ít được luận án này đề cập và làm rõ. Trần Văn Lâm (2009) trong Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Học viện Tài chính, 2009) tập trung đề cập các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát tương đối hệ thống những bài học kinh nghiệm về cải cách quản lý chi tiêu công từ các nước OECD, kinh nghiệm đổi mới quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra và khuôn khổ NSNN trung hạn, kinh nghiệm đảm bảo thẩm quyền thu-chi của mỗi cấp NSNN và cấp chính quyền địa phương, kinh nghiệm gắn kết chiến lược, kế hoạch với NSNN - nền tảng để quản lý chi NSNN nhằm phát triển kinh tế xã hội từ các nước Hàn Quốc, Malaysia, Thailand, Australia…từ đó rút ra 5 bài học có giá trị để Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng. Tác giả cũng đã phân tích có hệ thống thực trạng quản lý chi NSNN nhằm phát kinh tế xã hội tại Quảng Ninh với tư liệu khảo sát phân tích từ năm 2001-2007. Các phân tích chỉ ra một số tồn tại cơ bản như: quản lý và phân bổ NSNN thiếu tính chiến lược, phương thức quản lý chi NSNN vẫn theo kiểu truyền thống, hiệu lực quản lý thấp, ít gắn kết giữa kinh phí được cấp với mục tiêu kỳ vọng, tầm nhìn ngắn hạn, thiếu tính chủ động, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp…Nhìn chung, các vấn đề lý luận và thực tiễn được đề cập trong luận án này là tương đối hoàn thiện, có ý nghĩa tham khảo tốt trong việc triển khai viết Luận án này của tác giả. Tuy vậy, một số vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được luận án này đề cập đó là: Quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội, có điểm gì khác biệt so với quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội? ... Bùi Thị Quỳnh Thơ (2013) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh (Học viện Tài chính, 2013) đã tập trung đề cập một số
  • 17. 10 cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN ở địa phương. Luận án cũng đã khảo sát kinh nghiệm từ các nước OECD về cải cách chi tiêu công, đổi mới quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra, đồng thời, đã nghiên cứu kinh nghiệm từ một số địa phương của Việt Nam như Bình Dương, Đà Nẵng về quản lý chi NSNN, từ đó rút ra 4 bài học lớn mà Tỉnh Hà Tĩnh có thể nghiên cứu và vận dụng. Thực trạng quản lý chi NSNN tại Hà Tĩnh trong giai đoạn 2004-2012 cũng đã được tác giả đề cập và làm rõ, qua đó các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại địa phương này cũng đã được chỉ ra. Tuy vậy, Luận án này hướng mục tiêu nghiên cứu quản lý chi NSNN địa phương, nên ít có giá trị vận dụng trong nghiên cứu của tác giả tại đề tài này. Souvankham Soumphonphakdy (2014) trong Luận án tiến sĩ Đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Học viện Tài chính, 2014) đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận về chi NSNN và sự tác động của cơ cấu chi NSNN đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn cơ cấu chi NSNN và sự tác động tới việc phát triển kinh tế xã hội tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn 2001-2012 cũng đã được luận án đề cập và làm rõ, từ đó các giải pháp về đổi mới cơ cấu chi NSNN tại nước này trong giai đoạn tới cũng đã được đặt ra. Nguyễn Quang Hưng (2015) trong Luận án Tiến sỹ Đổi mới kiểm soát chi NSNN thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước (Học viện Tài chính, 2013) đã đề cập một số vấn đề lý luận về kiểm soát chi NSNN thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước cũng đã được đề cập và làm rõ. Thực trạng kiểm soát chi NSNN thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2013 cũng đã được đề cập và làm rõ, từ đó các giải pháp góp phần đổi mới kiểm soát chi NSNN thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam cũng đã được tác giả đề xuất.
  • 18. 11 Các Đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo Đinh Công Tuấn (2015) trong đề tài NCKH cấp Nhà nước Khủng hoảng nợ công ở một số nước liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Đề tài NCKH cấp Nhà nước mã số KX.01.09.11/15) đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề lý luận có liên quan đến nợ công và khủng hoảng nợ công. Nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 đã được đề tài tập trung phân tích, trong đó, vấn đề chi NSNN và thực trạng quản lý chi NSNN cũng đã được đề tài này đề cập và phân tích rất sâu với các tư liệu phân tích thực tiễn rất phong phú, nhận diện đa chiều. Các kết luận rút ra từ công trình nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo để tác giả triển khai nghiên cứu đề tài Luận án này. Tuy vậy, do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khủng hoảng nợ công, nên vấn đề quản lý chi NSNN của các đơn vị sự nghiệp tuy có được đề cập song chưa sâu, một số nội dung có liên quan đến đè tài của tác giả như đặc điểm chi NSNN của các dơn vị sự nghiệp nói chung cũng như của các trường quân đội tác động như thế nào đến quản lý chi NSNN của các đơn vị này, các nhân tố ảnh hưởng đến chi quản lý chi NSNN của các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng như các trường quân đội là gì, thực trạng quản lý chi NSNN tại các trường quân đội như thế nào… chưa được đề cập trong công trình nghiên cứu này. Lê Xuân Trường (2010) trong đề tài NCKH cấp Bộ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp GDĐT đại học và cao đẳng công lập (Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính, 2010) đã tập trung đề cập các ván đề lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học và cơ chế quản lý tài chính đối với loại hình giáo dục này. Vấn đề quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học cũng đã được công trình này đề cập song còn sơ sài, nhiều nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN, nhất là chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập và làm rõ. Trần Xuân Hải (2012) trong Đề tài NCKH cấp Bộ Tăng cường công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay (Đề tài NCKH
  • 19. 12 cấp Bộ, Bộ Tài chính, 2012) đã tập trung đề cập các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN tại Việt nam trong giai đoạn 2001-2010 cũng đã được tập trung làm rõ, từ đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục tăng cường quản lý tài chính công nói chung, trong đó có quản lý chi NSNN tại Việt Nam trong tương lai. Các kết luận rút ra từ công trình nghiên cứu này có giá trị tham khảo cho tác giả trong triển khai nghiên cứu đề tài, tuy vậy, ý nghĩa tham khảo cũng bị giới hạn bởi nhiều vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng như tại các trường quân đội chưa được đề tài này đề cập nghiên cứu. Nguyễn Văn Quang - Hà Xuân Hoài (2011) trong Đề tài NCKH cấp Ngành Tích hợp qui trình kiểm soát chi và cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước phù hợp với lộ trình phát triển (Kho bạc Nhà nước, 2011) đã đề cập các vấn đề cơ bản về cam kết chi, kiểm soát chi, tích hợp qui trình kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi NSNN. Nhìn chung các vấn đề về kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước được đề cập và phân tích khá sâu, một số kết luận rút ra từ công trình nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo tốt. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài của tác giả chưa được công trình này đề cập và làm rõ, chẳng hạn, chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp, quản lý chi NSNN ở các đơn vị sự nghiệp, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội… Hoàng Thị Thúy Nguyệt trong các bài báo Thách thức trong quản lý NSNN theo kết quả đầu ra (Tạp chí Nghiên cứu tài chính kết toán, Số 3/2009), Đổi mới lập dự toán NSNN theo kế hoạch chi tiêu trung hạn (Tạp chí Nghiên cứu tài chính Kế toán, Số 12/2009) và Tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 3/2012) đề cập một số vấn đề về quản lý chi NSNN liên quan đến các khâu lập dự toán NSNN và đánh giá hiệu quả của chi NSNN. Các kết luận
  • 20. 13 rút ra của các bài viết này cũng có giá trị tham khảo cho tác giả trong triển khai viết Luận án của mình, tuy vậy, giá trị tham khảo cũng bị giới hạn... Như vậy có thể thấy rằng cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề quản lý chi NSNN, song các công trình này hoặc chỉ mới đề cập nghiên cứu ở dạng khái quát hóa, gắn với việc quản lý chi NSNN trong quá khứ, hoặc đề cập nghiên cứu quản lý chi NSNN chung. Hầu như rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý chi NSNN cho công tác GDĐT trong các trường quân đội trong những năm gần đây. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, đồng thời, các cuộc chạy đua vũ trang vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ mất an ninh quốc gia vẫn thường xuyên hiện hữu, thì việc tăng cường chi NSNN cho công tác GDĐT trong các trường quân đội là yêu cầu khách quan. Vấn đề hiện nay cần được làm sáng tỏ là: (i) Vai trò, vị trí của các trường quân đội trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của tổ quốc, cung cấp nguồn lực cho quân đội cũng như đóng góp cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước là như thế nào?; (ii) Đặc điểm về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo trong các trường quân đội tác động như thế nào đến công tác quản lý chi NSNN trong các trường quân đội?; Kinh nghiệm quản lý chi NSNN từ các nước cũng như quản lý chi NSNN từ các tổ chức sự nghiệp trong nước là gì? (iii) Thực trạng quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam hiện nay là gì? Có những bất cập nào? Nguyên nhân của những bất cập này là gì? (iv) Cần có những giải pháp nào để đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới?. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Về lý thuyết: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý chi NSNN cho GDĐT.
  • 21. 14 Về thực tiễn: Đề tài chủ yếu tập trung đề cập đến vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam, chủ yếu trong giai đoạn 2011-2015. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, đề tài sẽ phải đề cập phân tích, luận giải và làm rõ một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNNNN ở các nhà trường quân đội. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý chi NSNN từ nước ngoài (Trung Quốc) và các trường Đại học?Học viện trong nước, qua đó rút ra những bài học cho việc quản lý chi NSNN trong các trường quân đội tại Việt Nam. Thứ ba, phân tích một cách có hệ thống thực trạng quản lý cho NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam những năm qua. Sự phân tích sẽ cho phép đánh giá tổng quát về các kết quả đạt được trong quản lý chi NSNN tại các trường quân đội. Nhưng đề tài sẽ tập trung làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam. Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét một cách tỷ mỷ trên cơ sở tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra (cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan). Thứ tư, trên cơ sở đề cập và đánh giá khái quát chiến lược phát triển hoạt động GDĐT tại các trường quân đội ở Việt Nam những năm tới, đề tài sẽ tập trung vào một số nội dung: - Những định hướng GDĐT và định hướng quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020. - Giải pháp và kiến nghị đổi mới công tác quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam những năm tới. 4. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cho GDĐT, bao gồm các nội dung: Vai trò của quản lý chi NSNN cho GDĐT; Nội
  • 22. 15 dung quản lý chi NSNN cho GDĐT; Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho GDĐT. - Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở các trường đại học nước ngoài (Trung Quốc) và tại một số trường đại học/Học viện trong nước, qua đó rút ra những bài học có giá đối với các trường quân đội ở Việt Nam nghiên cứu và vận dụng. - Phân tích có hệ thống thực trạng quản trị lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam những năm qua. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới. 4.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý chi NSBĐ trong các trường quân đội. 4.2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý chi NSBĐ do Cục Nhà trường bảo đảm cho các trường trong toàn quân. Không nghiên cứu các loại NSNN khác trong các trường Quân đội. - Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình quản lý NSBĐ nhà trường giai đoạn từ 2011-2015. Các giải pháp đề xuất cho những năm 2016-2020. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được mục tiêu đặt ra, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống thường được sử dụng trong các đề tài Khoa học xã hội nhân văn, như: Phương pháp luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, thống kê, so sánh ... chúng tôi sẽ đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sẽ kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng nhằm lượng hóa các nhân tố tác động đến quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam.
  • 23. 16 - Phương pháp thống kê, so sánh: Sẽ sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian qua đó đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam. 5. Kết quả của đề tài Đây là một đề tài nghiên cứu thực tiễn và do vậy, mục tiêu chính vẫn hướng tới là đánh giá thực tiễn qua đó làm cơ sở để đề xuất hệ giải pháp và kiến nghị phù hợp. Chính vì vậy, Luận án của chúng tôi sẽ phải làm rõ hơn nội hàm của khái niệm này và do vậy, các kết quả của Luận án này là: Chương 1 (i) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đến chi NSNN và quản lý chi NSNN cho GDĐT, lý luận chi NSBĐ trong các trường Quân đội. (ii) Tập trung làm rõ những đặc điểm của các trường quân đội tác động đến tính chất đặc thù trong quản lý chi NSNN trong các trường quân đội (ii) Khảo sát những kinh nghiệm về quản lý chi NSNN ở nước ngoài (Trung Quốc) và các trường Đại học/Học viện trong nước. Tác giả coi đây là một yêu cầu rất quan trọng bởi nó giúp rút ra những kinh nghiệm có giá trị, từ đó góp phần đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam. Chương 2 Trên cơ sở đề cập khái quát hoạt động đào tạo trong các trường quân đội tại Việt Nam thời gian qua cũng như tình hình chi NSNN trong các trường quân đội trong tương quan so sánh với cả nước, Luận án sẽ tập trung phân tích có hệ thống và sâu sắc thực trạng quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam. Từ phân tích sẽ rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Chương 3 Trên cơ sở đề những định hướng lớn trong hoạt động GDĐT trong các trường quân đội và một số định hướng cơ bản về quản lý chi NSNN trong các
  • 24. 17 trường quân đội ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, Luận án sẽ đề xuất một hệ thống các giải pháp và kiến nghị về đổi mới quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới. Do các giải pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận và sự phân tích sâu thực tiễn nên sẽ bảo đảm tính khoa học và khả thi. 6. Kết cấu của đề tài Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong các trường Quân đội ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN trong các trường Quân đội ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội ở Việt Nam những năm tới.
  • 25. 18 Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề về giáo dục đào tạo trong Quân đội và chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 1.1.1. Khái niệm về giáo dục đào tạo - Khái niệm chung: Có một số khái niệm về GDĐT được trình bày ở các tài liệu khác nhau, chẳng hạn: Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng thì: “GDĐT là hoạt động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 734]. Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “GDĐT là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 279]. Theo Tân Từ điển - Nhà xuất bản Khai Trí: “GDĐT là hoạt động dạy dỗ để phát triển khả năng thể chất, tri thức và đạo lý” [62, 592] và “Đào tạo là quá trình nung nấu, gây dựng nên” [62, 479]. Theo Giáo trình Thống kê xã hội - Nhà xuất bản Thống kê: “GDĐT là một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước” [36, 70]. Qua các khái niệm trên, GDĐT được hiểu trên các khía cạnh: Là hoạt động của xã hội, không phải của riêng ngành GDĐT; GDĐT là cơ sở tạo ra nguồn lao động có chất lượng, phát hiện nhân tài và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình. Hoạt động GDĐT bao gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trên đại học và dạy nghề. Trong tất cả
  • 26. 19 các hoạt động trên trường học là nơi đảm nhận vai trò quan trọng và giáo viên là khâu chủ đạo. - Khái niệm GDĐT trong quân đội: GDĐT trong quân đội được hiểu là một hoạt động của lực lượng vũ trang nhằm tạo nguồn cán bộ có phẩm chất và năng lực phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Cụ thể: + Đó là một hoạt động của lực lượng vũ trang và là hoạt động rất quan trọng, nó quyết định chất lượng đội ngũ sỹ quan. + Môi trường GDĐT trong quân đội là nhà trường quân đội được cấu thành bởi các lực lượng cơ bản là người dạy, người quản lý, người học và cơ sở vật chất kỹ thuật. + Hệ thống GDĐT trong quân đội bao gồm các trường quân sự tỉnh, thành phố, các trường quân sự quân khu, quân đoàn, các trường cao đẳng, trung học và dạy nghề, các trường sỹ quan và các học viện. + Sản phẩm của hệ thống GDĐT trong quân đội là sỹ quan có phẩm chất và năng lực phù hợp với các chuyên ngành đào tạo. 1.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Luật Giáo dục của Việt Nam bản sửa đổi năm 2009 tại Điều 48 “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân” qui định: 1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
  • 27. 20 2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này". Bên cạnh đó, Điều 49 “Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân” cũng đưa ra qui định: 1. Trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh. 2. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Điều 36 và Điều 42 của Luật này nếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. 1.1.3. Đặc điểm giáo dục đào tạo trong các trường Quân đội Các trường sỹ quan quân đội là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân nên cũng có những đặc điểm chung như các trường ngoài quân đội. Nhưng GDĐT trong các trường sỹ quan quân đội là một hoạt động của lực lượng vũ trang nên nó có những đặc điểm riêng.
  • 28. 21 1.1.3.1. Đặc điểm về đào tạo - Đào tạo theo kế hoạch và có địa chỉ: Căn cứ vào tổ chức, biên chế của các đơn vị, Cục Cán bộ lập kế hoạch đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo cho các trường. Học viên tốt nghiệp được phân công về các đơn vị theo kế hoạch, quy hoạch được xác định trước. Không có tình trạng học viên ra trường không có việc làm, không tự chọn đơn vị công tác. - Kinh phí đào tạo: Do NSNNNN bảo đảm toàn bộ thông qua NSNN quốc phòng. Người học không phải đóng học phí, được bảo đảm toàn bộ chi phí về học liệu, được hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm và các chế độ khác của người quân nhân. Vì vậy, các trường sỹ quan quân đội thường rất thích hợp với học sinh là con các gia đình có thu nhập thấp, ở các vùng nông thôn. - Nghề nghiệp chỉ gắn với quân đội là chính, ngoài một số chuyên ngành có khả năng thích ứng với nền kinh tế quốc dân như quân y, thông tin, kỹ thuật…, hầu hết các ngành chỉ ứng dụng trong lực lượng vũ trang. Học viên học tại các trường sỹ quan là xác định con đường binh nghiệp của mình. Về cơ bản họ phục vụ quân đội suốt cuộc đời. Vì vậy quá trình đào tạo trong các trường sỹ quan quân đội luôn gắn chặt với tính kỷ luật cao. Việc học tập, rèn luyện phải tuân theo điều lệnh kỷ luật bộ đội. Các hoạt động từ học tập đến các chế độ sinh hoạt hàng ngày nhất nhất được theo dõi chặt chẽ. Như vậy, đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội có nhiều điểm khác so với các trường ngoài quân đội. Những đặc điểm về đào tạo đòi hỏi hệ thống chương trình thiết kế phải tỷ mỷ và rộng, không chỉ phản ánh kết quả học tập mà còn phản ánh kết quả rèn luyện. 1.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quá trình đào tạo Xuất phát từ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội là Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt với Quân đội, và xuất phát từ yêu cầu về phẩm chất và năng lực người sỹ quan. Việc tổ chức quá trình đào tạo ở các trường quân đội có những đặc điểm sau:
  • 29. 22 - Cơ cấu ngành đào tạo: đào tạo theo danh mục, Bộ Quốc phòng quản lý. - Quy mô đào tạo: theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng. - Mục tiêu đào tạo: nhà trường đề xuất, Bộ Quốc phòng phê duyệt và quản lý. - Chương trình nội dung: chương trình do nhà trường xác định, Bộ Quốc phòng phê duyệt và quản lý. Nội dung và hình thức huấn luyện do bộ môn, khoa xác định, nhà trường quản lý. - Tuyển sinh: thi tuyển quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ, Cục Nhà trường tổ chức. - Giảng viên: theo biên chế quy định, làm việc theo kế hoạch và chế độ quản lý bộ đội. Bộ môn quản lý về chuyên môn, khoa vừa quản lý chuyên môn đồng thời thực hiện chức năng quản lý bộ đội. - Phương pháp giảng dạy: Giảng viên chủ động áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau nhưng phải thực hiện đúng chỉ lệnh huấn luyện về các hình thức huấn luyện. - Học viên tốt nghiệp: Bộ Quốc phòng phân công công tác. Cách quản lý theo mô hình có ưu điểm là: bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Bộ Quốc phòng với công tác huấn luyện lực lượng vũ trang, nhất là các vấn đề liên quan đến đường lối quốc phòng, cách đánh và các phương án bảo đảm cho các hình thức tác chiến. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện của học viên, công tác và rèn luyện của Giảng viên, góp phần tăng cường kỷ luật quân đội. 1.1.4. Chi ngân sách nhà nước 1.1.4.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Có thể hiểu: Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm trang trải cho chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước [49]. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến các mục đích sử dụng. Chính vì thế, chi
  • 30. 23 NSNN là những công việc cụ thể, không chỉ dừng lại trên các định hướng, mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước. Chi NSNN bao gồm 2 quá trình: Quá trình phân phối và quá trình sử dụng. Quá trình phân phối: Là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quĩ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng: là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không trải qua việc hình thành các loại quĩ trước khi đưa vào sử dụng. Chẳng hạn: Việc chi dùng quĩ NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc các chương trình kinh tế mục tiêu… 1.1.4.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước Chi NSNN có một số đặc điểm sau đây: Thứ nhất,gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. Chi NSNN phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhưng nguồn thu NSNN có được trong từng năm, từng thời kỳ lại có hạn, điều này làm hạn chế phạm vi hoạt động của Nhà nước, buộc Nhà nước phải lựa chọn để xác định rõ phạm vi chi NSNN. Nói cách khác, Nhà nước không thể bao cấp tràn lan qua NSNN, mà phải tập trung nguồn tài chính vào phạm vi đã hoạch định để giải quyết các vấn đề lớn của đất nước. Thứ hai, gắn với quyền lực của Nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ nguồn vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN. Thứ ba,đánh giá hiệu quả phải xem xét trên tầm vĩ mô Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó dược xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, an
  • 31. 24 ninh, quốc phòng… dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… mà các khoản chi NSNN đảm nhận. Thứ tư, chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các khoản cấp phát từ NSNN cho các cấp, các ngành, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo… không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy vậy, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu, mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc và lãi với lãi suất thấp hoặc không có lãi (chẳng hạn các khoản cho NSNN để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…). Thứ năm, chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác, như: giá cả, tiền lương, tỷ giá hối đoái… 1.1.4.3. Nội dung chi ngân sách nhà nước Như đã đề cập thì chi NSNN gắn liền với chủ thể là Nhà nước, có phạm vi rộng, có liên quan đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, mọi cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tùy theo góc độ xem xét thì nội dung chi NSNN có thể được tiếp cận theo hướng khác nhau. • Phân chia theo các hạng mục chi Chi NSNN bao gồm các hạng mục sau: - Chi đầu tư phát triển: Bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước, chi hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết, chi bổ sung dự trữ Nhà nước. - Chi sự nghiệp kinh tế; - Chi y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học; - Chi cho sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao;
  • 32. 25 - Chi về xã hội; - Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể; - Chi an ninh quốc phòng; - Chi khác (chi viện trợ, cho vay, trả nợ…). • Phân chia theo tính chất phát sinh Chi NSNN gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên - Nhóm chi thường xuyên. Gồm những khoản chi bảo đảm hoạt động bình thường cho các đối tượng và mức chi tương đối ổn định trong một thời gian dài. Hầu hết các khoản chi này phát sinh đều đặn, lặp đi lặp lại giữa các khoảng thời gian trong năm và giữa các năm, mức chi cho các đối tượng này chủ yếu dựa trên chế độ, định mức chi do cấp có thẩm quyền ban hành, mang tính chất thanh toán trực tiếp và không để lại hình thái vật chất - đồng nghĩa với tiêu dùng trực tiếp. Các lĩnh vực chi thường xuyên bao gồm: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, các hoạt động đảng, đoàn thể, … - Chi không thường xuyên: Là các khoản chi không được lặp lại đều đặn, mà chỉ phát sinh một hoặc một số lần, mức chi cũng không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào tính chất, qui mô từng công việc cụ thể. Các lĩnh vực chi không thường xuyên bao gồm: 1/Nhóm chi đầu tư phát triển. Gồm các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và góp phần làm tăng trưởng kinh tế; 2/Nhóm chi trả nợ và viện trợ; 3/Chi dự trữ: chi bổ sung quĩ dự trữ Nhà nước, quĩ dự trữ tài chính. • Phân chia theo quan điểm của kinh tế học công cộng Theo quan điểm kinh tế học công cộng thì Nhà nước là chủ thể cung cấp dịch vụ cho xã hội, để làm được điều này thì Nhà nước phải sử dụng NSNN. Từ đó, chi NSNN gắn với những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước
  • 33. 26 cung cấp cho xã hội, bao gồm chi đầu tư để cung cấp dịch vụ công cộng vô hình (như quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường…). Đây là những dịch vụ công thuần túy mang tính không loại trừ người sử dụng, có nghĩa là hầu như không có việc cạnh tranh trong sử dụng và không thể loại trừ ai đó không được sử dụng. Người hưởng thụ dịch vụ này thường không cảm nhận trực tiếp mình được hưởng dịch vụ đó, mà phải thông qua nhận thức, tư duy. Chi đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng hữu hình như giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, giao thông, giải trí… Chi đầu tư cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ cá nhân thông qua chi chi hỗ trợ doanh nghiệp trong một số lĩnh vực không hấp dẫn (vì lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận). • Phân chia theo phương thức quản lý chi Chi NSNN bao gồm: - Các khoản chi thường niên: Là những khoản chi đảm bảo cho bộ máy Nhà nước hoạt động bình thường và để thực hiện những nhiệm vụ mang tính thường nhật. Các khoản chi này được thực hiện gọn trong từng năm NSNN, bao gồm chủ yếu các khoản chi thường xuyên và những khoản chi khác thực hiện trọn vẹn trong từng năm NSNN. - Các khoản chi cho chương trình, dự án: Thông thường chi cho các chương trình, dự án thường diễn ra trong nhiều năm NSNN. Mỗi năm NSNN chỉ là một phần chi của các chương trình, dự án thực hiện trong năm đó. • Phân chia theo mục đích chi Chi NSNN bao gồm Chi tích lũy: Là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế) ; Chi tiêu dùng: Là khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai (chi cho các hoạt động sự nghiệp, chi quản lý hành chính Nhà nước, chi quốc phòng an ninh, chi tiêu dùng khác).
  • 34. 27 1.1.5. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo 1.1.5.1. Vai trò của hoạt động đào tạo Đào tạo bao gồm các lĩnh vực từ trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học, đây là quá trình truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật cho người học, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào, đào tạo luôn luôn có vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng. Điều này được thể hiện trên các góc độ sau đây: Thứ nhất, đào tạo là hoạt động không thể thiếu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Muốn có một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Sản phẩm của đào tạo là con người, là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trình độ thành thạo, kỹ năng của con người có tác động trực tiếp đến năng suất lao động, việc hình thành kỹ năng nhất thiết phải thông qua giáo dục và phải được đào tạo. Thứ hai, CNH-HĐH đất nước về thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội bằng cách thúc đẩy phát triển công nghiệp, sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đưa đất nước lên một trình độ phát triển mới. Một trong những nhân tố quyết định thành công của CNH-HĐH là nhân tố con người. Điều này đã được UNESCO khẳng định trong tài liệu "Hiểu để hành động", xuất bản năm 1997 tại Paris khi cho rằng "con người đứng ở trung tâm của sự phát triển", với ý nghĩa "con người vừa là mục đích, vừa là tác nhân của sự phát triển". Quan điểm này ngày nay được nhiều nước thừa nhận và phát triển hết sức phong phú cả về lý luận và thực tiễn như một qui luật phát triển của thời đại. Các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa trên cơ sở đầu tư phát triển mạnh nguồn lực con người. Sự đầu tư được hiểu
  • 35. 28 trên cả ba mặt: chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức sống và phát triển sự nghiệp đào tạo. Trong đó đầu tư cho hoạt động đào tạo là đầu tư có hiệu quả nhất. Thứ ba, sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta đặt ra mục tiêu là đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, muốn đảm bảo tăng trưởng về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trước hết phải chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Để làm được điều này, hoạt động đào tạo phải nhanh chóng đổi mới, phấn đấu đưa nền giáo dục nước nhà đạt trình độ tiên tiến so với các nước trong khu vực trong vòng một, hai thập kỷ tới. 1.1.5.2. Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động đào tạo Chi NSNN cho công tác đào tạo là quá trình phân phối, sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ NSNN để duy trì, phát triển hoạt động đào tạo theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Vai trò của chi NSNN không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, củng cố các hoạt động đào tạo, mà còn có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động đào tạo phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước đây, trong điều kiện phát triển kinh tế theo tư duy kế hoạch hóa tập trung, thì toàn bộ vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo đều do NSNN đài thọ. Nhưng hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa với quan điểm GDĐT là sự nghiệp của quần chúng, Đảng và Nhà nước có chủ trương xã hội hóa hoạt động đào tạo, theo đó, Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, kể cả nguồn vốn trong nước và quốc tế. Trong điều kiện với nhiều nguồn vốn đầu tư cho hoạt động
  • 36. 29 đào tạo như vậy nhưng nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn có vai trò trọng yếu, thể hiện trên các giác độ chính sau đây: Thứ nhất, NSNN luôn là nguồn chủ yếu cung cấp tài chính để duy trì, định hướng sự phát triển của hoạt động đào tạo theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mặc dù những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách để huy động các nguồn lực ngoài NSNN đầu tư cho hoạt động đào tạo (như chính sách đóng học phí, lệ phí tuyển sinh, đóng góp xây dựng trường sở, đóng góp phí đào tạo từ các cơ sở sử dụng lao động, các chính sách ưu đãi về thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo…), tuy nhiên, do việc xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo thực hiện chậm, các thành phần kinh tế phi Nhà nước phát triển chưa mạnh, nên sự đóng góp cho hoạt động đào tạo còn bị hạn chế. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho đến nay vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo. Thứ hai, chi NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ Giảng viên trong các cơ sở đào tạo, điều này ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo. Hiện nay, trừ một phần nhỏ các trường Dân lập, Bán công, lương và phụ cấp cho Giảng viên đều do NSNN bảo đảm. Chính vì vậy, với một chính sách lương và phụ cấp hợp lý, cho phép các Giảng viên không cần phải kiếm việc làm thêm mà vẫn bảo đảm đời sống, sẽ là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng đào tạo. Thứ ba, chi NSNN là nguồn vốn duy nhất bảo đảm kinh phí để thực hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về hoạt động đào tạo, như Dự án đổi mới chương trình đào tạo, Giáo trình, Dự án đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, Dự án tăng cường cơ sở vật chất các nhà trường… Đây là những chương trình, mục tiêu lớn cần phải triển khai và đòi
  • 37. 30 hỏi cấp kinh phí lớn. Vì vậy, Nhà nước phải tập trung NSNN đầu tư triển khai thực hiện các chương trình này. Thứ tư, trong điều kiện đa dạng hóa các hoạt động đào tạo như hiện nay thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi NSNN để điều phối qui mô, cơ cấu giữa các cấp, ngành, vùng đào tạo là hết sức quan trọng, giúp hoạt động đào tạo phát triển cân đối, theo đúng định hướng của Nhà nước. Thứ năm, đầu tư NSNN có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho đào tạo. Thông qua việc Nhà nước đầu tư hình thành nên các trung tâm giáo dục, có tác dụng thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình dịch vụ phục vị cho trung tâm đào tạo đó. Hơn nữa, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của từng cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu của các dự án đào tạo, thì nguồn vốn đầu tư từ NSNN là vốn đối ứng quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho đào tạo [53]. 1.1.5.3. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo Nội dung chi NSNN cho đào tạo gắn liền với cơ cấu, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo trong từng giai đoạn lịch sử nhất định và được xem xét theo từng góc độ khác nhau: • Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của hoạt động đào tạo Chi NSNN cho hoạt động đào tạo bao gồm chi NSNN cho các trường Đại học/ Học viện, các trường Cao đẳng, các trường Trung học Chuyên nghiệp, dạy nghề. • Căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý các khoản chi cho đào tạo. Bao gồm: Chi thường xuyên; Chi xây dựng cơ bản Chi thường xuyên: Gồm những khoản chi bảo đảm hoạt động bình thường của các Trường/Học viện. Hầu hết các khoản chi này phát sinh đều đặn, lặp đi lặp lại giữa các khoảng thời gian trong năm và giữa các năm, mức
  • 38. 31 chi cho các đối tượng này chủ yếu dựa trên chế độ, định mức chi do cấp có thẩm quyền ban hành, mang tính chất thanh toán trực tiếp và không để lại hình thái vật chất - đồng nghĩa với tiêu dùng trực tiếp. Chi xây dựng cơ bản: Đây là các khoản chi dùng cho việc xây dựng cơ bản, nhằm bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các Trường/Học viện. 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 1.2.1. Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý bằng một hệ thống phương pháp nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong điều kiện môi trường biến động. Như vậy, quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể mang tính trí tuệ và sáng tạo cao được tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng có liên kết hữu cơ với nhau từ dự đoán - kế hoạch - tổ chức thực hiện - điều chỉnh - kiểm tra. Quản lý tài chính là khâu quản lý tổng hợp của quản lý kinh tế. Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính được coi như là việc sử dụng tài chính làm công cụ quản lý thông qua những chức năng vốn có là phân phối, giám đốc, kiểm tra. Theo nghĩa hẹp, quản lý tài chính được quan niệm như việc quản lý hoạt động của bản thân hoạt động tài chính, tức là tài chính được xem là đối tượng quản lý. Chi NSBĐ là những khoản mục chi từ NSNN đáp ứng cho các hoạt động GDĐT trong các trường quân đội nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Đối tượng quản lý NSBĐ ngành nhà trường là NSQP chi cho bảo đảm công tác GDĐT trong quân đội, thực hiện quy trình quản lý từ khâu lập, chấp hành đến kế toán, quyết toán NSNN quốc phòng đảm bảo cho các nhiệm vụ.
  • 39. 32 1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 1.2.2.1. Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường Thứ nhất, Chi NSBĐ ở Cục Nhà trường là chi cho lĩnh vực GDĐT Mục tiêu của GDĐT trong quân đội là phải đào tạo con người một cách toàn diện, đảm bảo đủ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh, đánh thắng kẻ thù xâm lược. Những năm qua, hệ thống nhà trường quân đội đã từng bước được đầu tư, nâng cấp tương đối hoàn chỉnh. Các bậc học từ bổ túc văn hoá, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học đã được Nhà nước từng bước công nhận. Điều kiện đảm bảo vật chất nhà trường, chất lượng và số lượng đào tạo được đầu tư, quan tâm và từng bước hoàn thiện. Việc xây dựng các nhà trường chính quy, vững mạnh toàn diện ngày càng được coi trọng. Các nhà trường quân đội ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đóng góp vào xây dựng quân đội và xây dựng đất nước. Trước yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay, Đảng, Nhà nước chủ trương tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; nâng cao sức mạnh chiến đấu để đánh thắng mọi cuộc chiến tranh kiểu mới của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt được mục tiêu trên, quân đội phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ GDĐT toàn diện nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội đòi hỏi phải chi một lượng NSBĐ cho đào tạo toàn diện. Quan điểm chi NSNN phục vụ GDĐT toàn diện, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho GDĐT bằng NSNN theo hướng năm sau cao hơn năm trước; đầu tư vào các trường trọng
  • 40. 33 tâm, nội dung trọng điểm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nâng cấp nhà trường; coi trọng đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, khuyến khích các nhà giáo quân đội bằng chế độ đãi ngộ thích hợp, bằng thu hút nghiên cứu các đề tài khoa học. Thứ hai, NSBĐ ngành nhà trường lớn, nội dung chi phức tạp Trước yêu cầu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ khả năng đối phó với các loại hình chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh công nghệ cao, việc chi mua sắm trang thiết bị; vũ khí, khí tài, vật tư ngày càng tăng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi NSQP. Theo đó, việc đầu tư trang thiết bị huấn luyện cho hệ thống nhà trường quân đội cũng phải được tăng cường. Với phương châm nhà trường gắn với chiến trường, nhà trường gắn với đơn vị, ở đơn vị có các loại phương tiện, khí tài gì về cơ bản ở các nhà trường cũng phải được trang bị các loại học cụ như vậy. Đầu tư thiết bị giáo dục cho các nhà trường quân đội là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Những năm gần đây, việc đổi mới và tăng cường phương tiện dạy học ở các nhà trường đã được Bộ Quốc phòng quan tâm. Vì vậy, hàng năm Bộ Quốc phòng đã đầu tư một lượng kinh phí rất lớn nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất của các nhà trường. Vì vậy khối lượng NSBĐ của Cục Nhà trường hàng năm đều tăng lên, chủng loại bảo đảm ngày càng đa dạng và phức tạp từ đó kéo theo công tác quản lý NSBĐ cũng đa dạng và phức tạp hơn, cụ thể: - Nội dung chi đa dạng phong phú: Do đặc điểm của nhà trường quân đội là do NSQP bảo đảm toàn bộ. Các nội dung chi thuộc NSQP nói chung và NSBĐ nói riêng đều được NSQP bảo đảm. Ngoài phần các nhà trường tự chi còn một phần rất lớn do Cục Nhà trường đảm bảo trực tiếp. Trong khi đó hệ thống nhà trường quân đội bao gồm từ đào tạo dạy nghề đến đại học, nghiên cứu sinh, bao gồm các nhà trường đào tạo cho các quân binh chủng, mỗi nhà trường, mỗi ngành học, mỗi cấp học được trang bị các mô hình học cụ, học
  • 41. 34 liệu khác nhau. Vì vậy, nội dung chi NSBĐ ở Cục Nhà trường là rất phong phú, đa dạng đặc biệt là nội dung chi huấn luyện trường và trang bị trường. - Nội dung chi mang tính đặc thù chi huấn luyện quân sự: Đối tượng đào tạo ở nhà trường quân đội là các học viên quân đội, ra trường là các sỹ quan quân đội. Trong nhà trường họ phải làm quen với mô hình học cụ liên quan đến quân đội như vũ khí, khí tài quân sự, các phương tiện kỹ thuật quân sự…. Các loại vật tư, hàng hoá này nhiều loại chỉ riêng có trong quân đội, nhiều loại phải nhập từ nước ngoài với giá trị lớn. Đặc điểm này liên quan đến việc mua sắm, cấp phát cho các nhà trường, từ chủng loại, chất lượng, giá cả… Từ đó đặt ra yêu cầu đối với công tác tài chính là phải quản lý chặt chẽ cả phần tiền và hiện vật, quản lý giá cả, quản lý quá trình sử dụng… - Nhiều nội dung chi NSBĐ diễn ra đan xen nhau trong cùng một hoạt động, cùng một địa điểm. Chẳng hạn: cùng đầu tư nâng cấp một phòng học chuyên dùng có cả kinh phí bảo quản trường, kinh phí trang bị trường. Nếu không quản lý theo dõi chặt chẽ rất dễ xảy ra tình trạng lấy từ nội dung này chi sang nội dung khác… Vì vậy, trong quản lý NSBĐ ngành nhà trường cần nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, nghiên cứu sâu về thị trường, đồng thời phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về mua sắm hàng hóa. Thứ ba, Công tác bảo đảm và quản lý NSBĐ phù hợp với phương thức bảo đảm, quản lý NSBĐ của các ngành trong quân đội Công tác bảo đảm trong quân đội được tổ chức theo từng ngành. Theo chức năng nhiệm vụ, mỗi ngành chịu trách nhiệm bảo đảm một số mặt hoạt động. Các mặt bảo đảm trong quân đội bao gồm: - Công tác tham mưu có các ngành: Quân huấn, Tác chiến, Quân lực, Cơ yếu, Nhà trường, Dân quân tự vệ... - Công tác chính trị có các ngành: Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Bảo vệ, Chính sách, Dân vận...
  • 42. 35 - Công tác hậu cần có các ngành: Doanh trại, Quân nhu, Vận tải, Xăng dầu, Quân y... - Công tác Kỹ thuật có các ngành: Vũ khí, Ô tô xe máy, Pháo binh, Thông tin, Hoá học, Tăng thiết giáp... - Các mặt hoạt động khác có: Phòng không - Không quân, Hải quân, Tình báo, Biên phòng, Cảnh sát biển... Phương thức bảo đảm và quản lý NSBĐ của các ngành cho các đơn vị trong toàn quân là theo cơ chế phân cấp quản lý NSNN, phân cấp trách nhiệm giữa cấp trên và cấp dưới để có thể tận dụng các điều kiện thuận lợi tại chỗ, giảm cấp trung gian, giảm chi phí vận chuyển. Căn cứ vào nhiệm vụ của các ngành: hàng năm sau khi được Chính phủ giao dự toán NSNN, Bộ Quốc phòng phân bổ, giao dự toán NSNN cho các ngành các đơn vị trực thuộc Bộ; các ngành các đơn vị tiến hành phân bổ dự toán NSNN cho các đơn vị đầu mối trực thuộc. Cứ như vậy quy trình phân cấp dự toán NSNN được lặp lại cho đến cấp trung đoàn hoặc tương đương trung đoàn. Ngoài phần bảo đảm phân cấp bằng tiền, kinh phí thuộc NSBĐ của các ngành còn được phân cấp bằng hiện vật thông qua việc sử dụng séc định mức nội bộ để mua vật tư, hàng hoá, trang thiết bị từ cấp trên. Nhà trường là một ngành nghiệp vụ, NSBĐ ngành nhà trường có liên quan đến cân đối NSQP, tác động trực tiếp đến công tác giáo dục và đào tạo trong toàn quân. Do vậy phương thức bảo đảm và quản lý NSBĐ ngành nhà trường phải phù hợp với phương thức bảo đảm chung của các ngành nghiệp vụ trong toàn quân; kết hợp giữa phân cấp bảo đảm, quản lý theo ngành và theo đơn vị sử dụng từng cấp. Kinh phí bảo đảm ngành nhà trường có nội dung do đơn vị tự chi tiêu mua sắm, có loại do ngành nghiệp vụ nhà trường cấp trên tổ chức mua sắm hiện vật rồi cấp phát theo phương thức cung ứng cho đơn vị. Việc tổ chức quản lý NSBĐ phải phù hợp với tổ chức của ngành
  • 43. 36 từ cấp toàn quân đến cấp cơ sở; trong mỗi cấp việc bảo đảm và quản lý kinh phí nhà trường phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, biên chế nhiệm vụ cụ thể. 1.2.2.2. Yêu cầu quản lý NSBĐ cho GDĐT ở các trường quân đội Thứ nhất, Quản lý NSNN phải đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ Mục tiêu của chi NSNN cho quân đội là đáp ứng tốt nhất yêu cầu tài chính cho việc xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. NSBĐ ngành nhà trường có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công tác GDĐT trong quân đội. Nó có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động tài chính quân đội. Do vậy bảo đảm NSNN ngành nhà trường đúng, đủ, kịp thời cho các nhu cầu của ngành hoàn thành nhiệm vụ là một yêu cầu cơ bản hàng đầu, là trách nhiệm lớn của cơ quan tài chính trong quản lý và điều hành NSNN. Nó biểu hiện năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của cơ quan tài chính các cấp. Yêu cầu này thể hiện: Chỉ tiêu bảo đảm tài chính phải tương ứng với nhu cầu thực tế cho thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tài chính phải đáp ứng đúng thời điểm phát sinh nhu cầu, việc quản lý NSNN phải hướng vào mục đích chủ yếu là đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của ngành ở các đơn vị. Quản lý NSBĐ đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu nhiệm vụ ngành phải gắn liền với yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Thứ hai, Quản lý NSNN ngành nhà trường phải thực hiện toàn diện quy trình quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN Quản lý toàn diện là yêu cầu cơ bản trong quản lý tài chính đối với các khoản kinh phí thuộc NSQP, đặc biệt đối với NSBĐ, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, vật tư tài sản trong mỗi cơ quan, đơn vị. Biểu hiện tập trung nhất của quản lý toàn diện là NSNN phần tiền và NSNN phần hiện vật, phải được quản lý chặt chẽ xuyên suốt tất cả các khâu: lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN, kế toán và quyết toán NSNN, kiểm tra, kiểm
  • 44. 37 toán NSNN. Kết hợp chặt chẽ quản lý chi tiêu phần tiền với quản lý chi tiêu phần hiện vật và được tiến hành ở cả ngành nghiệp vụ cũng như ở các cơ quan đơn vị. Từ cơ quan tài chính, ngành nghiệp vụ đến các bộ phận, cá nhân trực tiếp chi tiêu sử dụng kinh phí thuộc NSNN. Quản lý toàn diện bao giờ cũng phải gắn với yêu cầu chặt chẽ. Biểu hiện tập trung nhất của quản lý chặt chẽ đó là: chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức và các nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước và quân đội. Hoạt động thu, chi NSNN diễn ra thường xuyên, liên tục gắn liền với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Quản lý NSNN nói chung, NSBĐ ngành nhà trường nói riêng phải được thực hiện liên tục trong năm NSNN. Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý đòi hỏi ngành nhà trường trong quân đội phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc thủ tục về lập dự toán NSNN, cấp phát chi tiêu sử dụng kinh phí, thanh toán, quyết toán NSNN. Quá trình chi tiêu sử dụng kinh phí là dưới hình thức bằng tiền hay bằng hiện vật đều phải tuân thủ chặt chẽ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước, của quân đội. Nếu quản lý NSNN không dựa vào nguyên tắc, chính sách, chế độ thì việc chấp hành NSNN sẽ thiếu cơ sở pháp lý, dễ dẫn đến việc chi tiêu tùy tiện, nảy sinh tiêu cực, gây lãng phí lớn về tiền, vật tư, tài sản của nhà nước và quân đội. Thứ ba, quản lý NSNN trên cơ sở dự toán được phê duyệt, đúng nội dung, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả Dự toán NSNN là công cụ quan trọng, có hiệu lực trong quản lý điều hành NSNN. Lập dự toán NSNN là một chế độ cơ bản, thường xuyên của tài chính quân đội, nhằm bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của đơn vị. Thông qua việc lập dự toán NSNN xác định được khả năng đảm bảo tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị. Dự toán NSNN đồng thời là phương
  • 45. 38 hướng chi tiêu của các ngành, các đơn vị, tạo điều kiện cho đơn vị chi tiêu sử dụng kinh phí đúng chế độ tiêu chuẩn, đúng mục đích và đối tượng sử dụng. Dự toán ngân sách nhà trường được BQP phê duyệt là căn cứ pháp lý đảm bảo cho quá trình cấp phát, chi tiêu NSNN đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng nội dung và thanh quyết toán chính xác. Đồng thời, nó cũng là căn cứ để thực hiện kiểm tra, giám đốc tài chính trước khi chi tiêu đối với các Học viện, Nhà trường trong quân đội. Trong quá trình thực hiện dự toán NSNN phải sử dụng đúng nội dung chi trong dự toán đã được duyệt. Nội dung chi NSBĐ ngành nhà trường được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế để đáp ứng nhiệm vụ của từng đơn vị. Nhiệm vụ của quản lý NSBĐ ngành nhà trường là tổ chức chi tiêu, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Thứ tư, Thực hiện phân cấp triệt để NSNN Phân cấp NSNN cho các cấp quản lý là một nội dung quan trọng trong chấp hành NSNN. Điều 3 Luật NSNN 2002 qui định "NSNN được quản lý thống nhất tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, quân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm". Phân cấp quản lý NSNN là quá trình đơn vị cấp trên giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho đơn vị cấp dưới trong hoạt động quản lý NSNN, phân cấp trong điều hành quản lý NSNN được xem như một phương thức để tăng tính dân chủ, linh hoạt, sáng tạo, chủ động, hiệu quả và trách nhiệm của từng cấp trong việc sử dụng kinh phí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy nội lực, tăng cường kiểm tra giám sát đối với các hoạt động kinh tế, tài chính ở đơn vị. Trên cơ sở số thông báo dự toán NSNN hàng năm đã được cấp có thẩm quyền thông báo, ngành nghiệp vụ bảo đảm toàn quân thực hiện phân bổ và giao dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN trong toàn quân thực hiện theo hệ thống tổ chức của quân đội.
  • 46. 39 NSBĐ ngành nhà trường được BQP, BTTM thông báo cho Cục Nhà trường, Cục Nhà trường phân cấp NSNN cho các Tổng Cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân Binh chủng, bộ đội địa phương, Học viện, Nhà trường toàn quân. Quá trình chi tiêu sử dụng cũng diễn ra ở từng cấp theo số NSNN được thông báo tương ứng với từng nhiệm vụ. 1.2.2.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường * Nguyên tắc thống nhất và cân đối NSNN Nguyên tắc thống nhất bảo đảm mọi khoản thu, chi NSBĐ ngành nhà trường của mọi cấp phải được phản ánh vào trong kế hoạch thống nhất; được quản lý thống nhất từ BQP đến đơn vị cấp cơ sở, chi tiêu sử dụng NSNN và quyết toán NSNN thống nhất theo khoản, mục, của mục lục NSNN trong quân đội và chỉ tiêu NSNN được cấp. Kế toán NSNN thống nhất, lập báo cáo quyết toán NSNN theo mẫu biểu thống nhất do Cục Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện của ngành tài chính - Cục Nhà trường. Cân đối NSNN là một đòi hỏi có tính khách quan xuất phát từ khả năng thực tiễn nền kinh tế và hoạt động tài chính quân đội. NSQP được NSNN cấp trên cơ sở cân đối toàn bộ nền kinh tế và nhiệm vụ quân sự quốc phòng trong mỗi giai đoạn, mỗi năm nhất định. Trên cơ sở chỉ tiêu NSNN được cấp, NSQP bảo đảm cân đối cho các nhu cầu tài chính của các nhiệm vụ, các ngành, các đơn vị. Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng về thu chi, còn là sự hài hoà hợp lý trong cơ cấu thu, chi; giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các đơn vị. Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN phải được quán triệt chặt chẽ trong cả quá trình quản lý NSNN. Tính tuyệt đối của nguyên tắc yêu cầu các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ nguồn thu bù đắp hoặc đáp ứng; trong lập và chấp hành NSNN phải đảm bảo qui trình khoa học khi xem xét