SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG ANH
HOμN THIÖN C¥ CHÕ PH¸P Lý NH¢N D¢N
KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHμ N¦íC ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG ANH
HOμN THIÖN C¥ CHÕ PH¸P Lý NH¢N D¢N
KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHμ N¦íC ë VIÖT NAM
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã
công bố.
Tác giả luận án
Nguyễn Quang Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19
1.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ
NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 29
2.1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước 29
2.2. Nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước 45
2.3. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và
những giá trị tham khảo cho Việt Nam 55
Chương 3: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CƠ
CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM 69
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước ở Việt Nam 69
3.2. Thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế 80
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ
NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 111
4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước ở Việt Nam 111
4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nước ta hiện nay 119
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
TTND : Thanh tra nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền lực nhà nước vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích
cực là quyền lực nhà nước có sức mạnh bảo đảm hoạt động hướng đích của xã
hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, phục vụ lợi ích của cộng đồng và của mỗi
cá nhân. Mặt tiêu cực là quyền lực nhà nước có khuynh hướng lộng quyền và
lạm quyền trong quá trình vận động, phát triển. Đó gọi là sự tha hóa của quyền
lực nhà nước - một yếu tố cấu thành khách quan của hoạt động thực thi quyền
lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khi bị tha hóa thì đều dẫn đến những hậu quả
tai hại mà người phải gánh chịu chính là nhân dân. Nhà nước là chủ thể nắm giữ
quyền lực to lớn nhất với phạm vi quản lý rộng khắp các lĩnh vực cùng các loại
nguồn lực dồi dào của xã hội. Điều này tạo ra nguy cơ nhà nước có thể vượt quá
các phạm vi, giới hạn mà nhân dân giao cho và sự lạm dụng quyền lực nằm ngay
bên trong nhà nước chứ không phải từ bên ngoài tác động vào. Do tính chất đặc
biệt của quyền lực nhà nước như vậy, nên ngay từ khi ra đời cho tới nay, vấn đề
kiểm soát quyền lực nhà nước luôn được đặt ra với những phương thức thực
hiện khác nhau. Theo đó, ở đâu có quyền lực thì ở đó phải có kiểm soát quyền
lực để quyền lực không trở thành tuyệt đối. Hoạt động thực thi quyền lực nhà
nước gồm ba yếu tố cấu thành: trao quyền, sử dụng quyền và kiểm soát quyền.
Khi mặc nhiên thừa nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân và của nhân
dân, không để xảy ra việc dân trao quyền rồi mất quyền thì tất yếu nhân dân phải
kiểm soát. Nhân loại, bằng kinh nghiệm lịch sử đầy máu và nước mắt đã chỉ ra
rằng quyền lực nhà nước phải có giới hạn và phải bị giới hạn, phải được kiểm
soát và hơn thế nữa phải được kiểm soát chặt chẽ, nhất là trong chế độ dân chủ,
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó, nhất thiết phải hoàn thiện cơ
chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng.
Ở nước ta, kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề mới nên chưa có
nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý
2
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Vì thế, mặc dầu tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân được hiến pháp ghi nhận, nhưng sau khi nhân dân giao
quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước của mình cho nhà nước, nhân
dân chưa trở thành chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước mà mình đã giao.
Tình trạng lộng quyền, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà
nước vẫn thường xẩy ra xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con
người, của công dân, nhưng nhân dân chưa có cơ chế pháp lý để kiểm soát
quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân” [51, tr.85]; tổ chức và hoạt động của nó dựa trên một
trong những nguyên tắc nền tảng: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [51, tr.85]. Đây là bước phát triển quan
trọng về nhận thức của Đảng đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Cương lĩnh khẳng định:
“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc
sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực" [51, tr.84-85] và “Nhân dân thực hiện
quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và
các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện" [51, tr.85]…
Thể chế hóa các tư tưởng nói trên, Hiến pháp năm 2013 quy định:
"Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân
chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ
quan khác của Nhà nước" [106, tr.10]; "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ
chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân"
3
[106, tr.11]; "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước" [106, tr.11-12]; “Công đoàn… tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước…" [106, tr.12-13] và các quy định về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (từ Điều 14 đến
Điều 49, Hiến pháp năm 2013). Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập cơ
sở hiến định để xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Hoàn thiện
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam" để
nghiên cứu, viết luận án tiến sĩ Luật học với mong muốn làm sáng tỏ các vấn
đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước, góp phần đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống, nhằm xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự
của dân, do dân và vì dân, là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó đề
xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, Luận án có các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở trong và ngoài nước, từ đó
rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu
thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu
chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội
dung và phương thức vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
4
lực nhà nước; cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số
nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam thông qua việc phân tích các thể chế
từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế
và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước; hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền
lực nhà nước này là Nhân dân - chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước. Cụ
thể là Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, các thiết chế đại diện
nhân dân (tổ chức phi chính phủ), các phương tiện truyền thông đại chúng,
các thiết chế dân chủ ở cơ sở và cá nhân công dân thực hiện kiểm soát quyền
lực nhà nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được thực hiện bởi cơ chế pháp lý do
nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước tiến hành, vừa được thực
hiện bằng cơ chế pháp lý do các chủ thể là các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp kiểm soát lẫn nhau, vừa
được thực hiện bằng cơ chế pháp lý độc lập do một chủ thể độc lập chuyên
trách được hiến pháp quy định như: Toà án hiến pháp, Hội đồng bảo hiến…
Luận án này chỉ nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân với
tư cách là người chủ quyền lực nhà nước tiến hành kiểm soát. Tuy nhiên, Luận
án có đề cập đến mối quan hệ giữa các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước
trong tổng thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan
điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu nói trên, Luận án sử dụng: phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin để nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến nội dung đề tài. Về phương pháp cụ thể, Luận án sử dụng các
phương pháp sau đây:
+ Phương pháp phân tích tài liệu. Phương pháp này được áp dụng để
phân tích các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm: các
văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng có liên quan, các công trình khoa học,
số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu thứ
cấp bao gồm: các bài báo, tạp chí, kết luận, phân tích đã được các tác giả khác
thực hiện.
+ Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin và ý
kiến của những chuyên gia, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về luật
hiến pháp, lý luận nhà nước và pháp luật về các vấn đề lý luận và nhận xét,
đánh giá thực trạng vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước.
+ Phương pháp thống kê để thống kê số liệu, phân tích, đánh giá thực
trạng cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức
có được từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng vấn, hỏi chuyên gia. Việc tổng
hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả
luận án ở các chương về thực trạng và quan điểm, giải pháp.
6
+ Phương pháp luật học so sánh được sử dụng để nghiên cứu mô hình,
kinh nghiệm của một số nước, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho
Việt Nam.
+ Phương pháp quy nạp và diễn dịch để khái quát hóa hoặc cụ thể hóa
đối tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu, đảm bảo chính xác, khách quan và có
lý trong xây dựng các vấn đề có tính lý luận.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án “Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước ở Việt Nam"có một số đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, Luận án đã bổ sung, xây dựng được cơ sở lý luận của việc
hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam một cách khoa học, hệ
thống và toàn diện. Theo đó, Luận án đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, các
yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục
đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước; nội dung và phương thức vận hành của cơ chế; khảo sát cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra được những
giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Thứ hai, Luận án đã khái quát, phân tích lịch sử hình thành và phát triển
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua các
thể chế từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các
thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Đây là những cơ
sở thực tiễn quan trọng, có tính khoa học làm căn cứ cho việc hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu nêu trên, Luận án đề xuất các quan điểm
và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam một cách khoa học, khả thi.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận
khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bằng việc hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo tinh thần và
nội dung mới của Hiến pháp năm 2013.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết phục vụ hoạt
động nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác
giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 10 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được đề
cập nhiều trong các công trình và diễn đàn khoa học, trên các sách, báo, tạp chí
trong những năm gần đây. Ngoài tính tất yếu, khách quan và cấp thiết, vấn đề
kiểm soát quyền lực nhà nước đang là đề tài được luận bàn, nghiên cứu trên
nhiều phương diện khác nhau cả về luật học, chính trị học, hành chính học, triết
học, cả ở phương diện quốc gia và quốc tế. Có thể nêu một số công trình tiêu
biểu sau đây:
- Cuốn sách Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới [59] của tác giả Trần Ngọc Đường và cuốn sách: Một số
vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [61], do Trần Ngọc Đường chủ
biên đã giải quyết một cách tương đối có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn
mối liên hệ giữa nhân dân với nhà nước - chủ thể tối cao của quyền lực nhà
nước; giữa Đảng với Nhà nước - chủ thể lãnh đạo nhà nước và giữa các cơ
quan nhà nước với nhau; đi sâu nghiên cứu về phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam. Đề tài đã tiếp cận khoa học vấn đề nguồn gốc, đặc điểm, bản chất, xu
hướng của quyền lực nhà nước; chỉ ra được những điểm hạn chế của tổ chức
quyền lực nhà nước theo mô hình Xô viết và sự tác động, ảnh hưởng đối với
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và
kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
nhà nước trong mối liên hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị ở Việt
Nam. Tuy nhiên, công trình chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế, các phương thức,
hình thức nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
9
- Cuốn sách: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 [63] của tác giả Trần Ngọc Đường. Đây là công trình khoa
học được nghiên cứu có hệ thống nhất về lý luận tổ chức thực thi quyền lực nhà
nước mà trung tâm là phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Trên cơ sở lý luận khoa học và liên hệ thực tiễn sinh động, thuyết phục tác giả đã
luận chứng, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp
và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Đây là công trình quan trọng, hữu
ích giúp nghiên cứu sinh thực hiện đề tài của mình. Tuy nhiên, cuốn sách này
chủ yếu chỉ đề cập đến cơ chế kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà
nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không đi sâu cơ chế nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước.
- Cuốn sách: Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà
nước ở nước ta hiện nay [133] do Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh đồng chủ biên.
Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học về giám sát việc thực
hiện quyền lực nhà nước. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, các tác giả khẳng
định giám sát quyền lực nhà nước là điều tất yếu, ở đâu có quyền lực thì ở đó
phải có giám sát để quyền lực được bảo đảm vận hành đúng hướng, tích cực. Từ
phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong hoạt động thực tiễn của cơ chế
giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, các tác giả chỉ rõ sự khác biệt giữa
giám sát bên trong hệ thống quyền lực nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước
và giám sát bên ngoài, không mang tính quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, công
trình chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương
thức, hậu quả pháp lý của cơ chế nhân dân giám sát quyền lực nhà nước cũng
như cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân.
- Cuốn sách: Quyền lực nhà nước và quyền công dân [78] của tác giả
Đinh Văn Mậu. Tác giả thống nhất với các quan điểm: Quyền lực nhà nước thực
chất là quyền lực của nhân dân, nhưng cho rằng nhân dân không thể thực hiện
được hết quyền lực của mình một cách đơn lẻ mà phải ủy quyền cho nhà nước,
nhà nước thực hiện quyền đó thông qua cơ quan nhà nước. Nhà nước do nhân
10
dân thiết lập và trao quyền lực, nghĩa là quyền lực nhân dân trở thành quyền lực
nhà nước. Quyền lực đó thể hiện ý chí của nhân dân và được bảo đảm thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Nhà nước khi sử dụng quyền lực sẽ
nảy sinh xu hướng lộng quyền và lạm quyền. Vì vậy, phải kiểm soát đối với
quyền lực nhà nước để quyền tự do và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công
dân không bị xâm phạm. Tuy nhiên, công trình chưa nghiên cứu sâu vấn đề cơ
chế pháp lý nói chung, cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam nói riêng.
Thời gian gần đây nhiều ý kiến của các nhà khoa học đặt ra vấn đề giới
hạn quyền lực nhà nước, hạn chế quyền lực nhà nước, chế ngự quyền lực nhà
nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, đối trọng, kiềm chế quyền lực nhà nước…
trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi lẽ, các
tác giả cho rằng người có khả năng lạm quyền, cửa quyền, tham nhũng không
phải nhân dân, mà chính là ở các cơ quan sử dụng quyền lực công. Do đó, quyền
lực công phải bị giới hạn, kiểm soát và giám sát. Trong đó tất yếu phải có sự
kiểm soát của nhân dân. Tiêu biểu có các công trình sau:
- Cuốn Sự hạn chế quyền lực Nhà nước [41] của tác giả Nguyễn Đăng
Dung. Đây là cuốn sách viết dưới phương diện khoa học luật hiến pháp, tập
trung lý giải về sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước và nội dung của
việc hạn chế quyền lực nhà nước. Coi sự hạn chế quyền lực nhà nước như là
biểu hiện khách quan của việc tổ chức nhà nước pháp quyền, dân chủ. Trung tâm
của sự hạn chế quyền lực nhà nước là tổ chức quyền lực nhà nước phải được
phân công, phân nhiệm rõ ràng theo chiều dọc và chiều ngang và phải có sự
kiểm tra, giám sát. Tác giả viện dẫn nhiều mô hình tổ chức quyền lực nhà nước
và các phương thức hạn chế quyền lực nhà nước trên thế giới để đề xuất những
yêu cầu hạn chế quyền lực nhà nước ở Việt Nam như: Tổ chức lại cấu trúc
quyền lực nhà nước; hoạt động tự do báo chí; bằng sự công khai, minh bạch của
chính quyền; bằng bỏ phiếu trưng cầu ý dân; bằng tòa án độc lập… Nhưng tác
11
giả chưa đề cập cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước và trách nhiệm
của Nhà nước trong tạo lập cơ chế đó.
- Sách chuyên khảo Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [153] của tác giả Trịnh Thị Xuyến. Dưới góc
độ chính trị học, tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam trong điều kiện hiện nay trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, cuốn
sách tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề cơ bản như: cơ sở lý luận về
kiểm soát quyền lực nhà nước; thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số
nước tiêu biểu như Mỹ, Anh, Xingapo, Malaixia, Nhật Bản; thực tiễn kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam, những mâu thuẫn, bất cập trong kiểm soát
quyền lực nhà nước mà Việt Nam đang và sẽ phải giải quyết trong tiến trình phát
triển; phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho kiểm soát quyền lực nhà
nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến “một số vấn đề lý luận và
thực tiễn" của nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước chứ chưa đề cập đến cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước [121] của
tác giả Thái Vĩnh Thắng. Tác giả viện dẫn quan điểm của Jean Jacquens
Rousseau về kiểm soát quyền lực nhà nước cách đây gần 250 năm và khẳng
định đến nay vẫn còn nguyên giá trị; khoa học về quản lý nhà nước ngày nay
đã tiến bộ vượt bậc nhưng công nghệ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước
vẫn còn nhiều điều bất cập. Do đó, tác giả đã nghiên cứu, phân tích, lý giải
cách thức tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu, mô hình
nhà nước phong kiến Việt Nam, các nhà nước tư sản, các nhà nước xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô, Trung và Đông Âu (trước 1991); nước Nga và các nước
Trung, Đông Âu ngày nay; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam kể từ hiến pháp năm 1946 đến nay. Đây là công trình khoa học nghiêm
túc, có chất lượng và ý nghĩa trong việc rút ra các nguyên lý, kinh nghiệm về tổ
chức và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam.
12
Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Trương Thị Hồng Hà về Hoàn thiện cơ chế
pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [65]. Trên cơ sở tiếp cận, phân tích về cơ chế, làm sáng tỏ khái
niệm cơ chế pháp lý, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ mật thiết giữa các yếu
tố tạo nên hệ thống cơ chế pháp lý, Luận án là một công trình nghiên cứu công
phu có tính khoa học cao về hoàn thiện cơ chế pháp lý. Đây là công trình có ý
nghĩa tham khảo về mặt lý luận cho việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước bằng thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng, Cơ chế pháp lý giám sát
hoạt động tư pháp ở Việt Nam [44]. Đây là công trình mà tác giả chủ yếu đi sâu
phân tích về cơ chế pháp lý giám sát đối với các hoạt động tư pháp của các chủ
thể là các cơ quan nhà nước, bên trong bộ máy nhà nước, còn giám sát do các
chủ thể mang tính nhân dân, không phải là cơ quan nhà nước, không mang tính
quyền lực nhà nước thì tác giả chưa nghiên cứu sâu.
Các công trình nghiên cứu trên, cơ bản đều cho rằng: quyền lực nhà nước
có nguồn gốc từ nhân dân, thuộc về nhân dân, thống nhất ở nhân dân. Để quyền
lực đó không bị tha hóa và vận hành trong giới hạn, khuôn khổ nhân dân giao
cho thì quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát. Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà
nước được coi là vấn đề mới, rộng, phức tạp nhưng là tất yếu, khách quan trong
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước nói riêng ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện về mặt nhận thức,
lý luận cũng như về thể chế và tổ chức thực hiện. Vì thế, kiểm soát quyền lực
nhà nước của nhân dân còn hình thức, thiếu tính khả thi, đặc biệt là các điều kiện
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân còn bất cập, khả năng ngăn ngừa tình
trạng lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước còn yếu. Điều đó đặt ra yêu
cầu phải hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam trong thời gian tới.
13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước
Kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được thực hiện bởi cơ chế bên trong bộ
máy nhà nước và cơ chế bên ngoài bộ máy nhà nước. Cơ chế bên trong theo chiều
ngang là hoạt động kiểm soát quyền lực do các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; chiều dọc là giữa trung ương với địa
phương trong một bộ máy nhà nước thống nhất. Cơ chế bên ngoài, là cơ chế do
các chủ thể là những tổ chức đại diện nhân dân, không phải là cơ quan nhà nước,
không mang tính quyền lực nhà nước và cá nhân công dân thực hiện bằng cơ chế
dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đối với quyền lực nhà nước. Mỗi cơ chế đều
có mặt ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng chúng có mối liên hệ tác động với nhau
hướng đích trong một thể thống nhất tạo ra hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện
kiểm soát quyền lực nhà nước. Sau đây là những công trình nghiên cứu liên quan
đến cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước:
- Cuốn sách: Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước
[60] của tác giả Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành. Các tác giả khẳng định
quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân về quyền và nghĩa vụ trước pháp
luật; nhân dân có vai trò tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, kiểm soát
quyền lực nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Trên cơ sở
viện dẫn các quan điểm của Đảng trong hệ thống văn kiện, cương lĩnh và hiến
pháp, pháp luật quy định về bản chất nhà nước, địa vị làm chủ của nhân dân, các
tác giả chỉ rõ nhân dân đương nhiên phải có đầy đủ quyền của người làm chủ,
đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng để đảm bảo quyền, nghĩa vụ
đó thực sự hữu hiệu thì phải được pháp luật quy định chi tiết, cụ thể. Pháp luật
chính là những bảo đảm để nhân dân thực hiện quyền kiểm soát của mình đối
với quyền lực nhà nước.
- Sách chuyên khảo Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay [86] của tác giả Nguyễn
Thị Hiền Oanh. Dưới góc độ chính trị học, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận và
thực tiễn về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập trung nghiên cứu về
14
mối quan hệ giữa MTTQ và quyền làm chủ của nhân dân, trước hết chủ yếu là
quyền làm chủ về chính trị. Trên cơ sở thực tiễn, tác giả tìm hiểu và đánh giá
thực trạng của MTTQ trong việc đại diện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
thời gian qua còn có nhiều hạn chế, bởi vì những quy định của pháp luật chủ yếu
còn chung chung, chưa cụ thể về trách nhiệm, hậu quả pháp lý cũng như điều
kiện để bảo đảm quyền giám sát của MTTQ đối với quyền lực nhà nước, do đó
chất lượng hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi của người dân. Vì
vậy, cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm tạo điều kiện để nhân dân
tham gia đóng góp, xây dựng cũng như giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của
nhà nước và cán bộ công chức, viên chức, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân
đối với nhà nước là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
- Công trình Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [124] do tác giả Lê Minh
Thông chủ biên. Công trình là kết quả nghiên cứu của đề tài KX 10-01 thuộc
chương trình khoa học cấp nhà nước về Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống
chính trị ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và chủ động hội nhập quốc tế. Khẳng định việc đổi mới hệ thống chính trị
thực chất là đổi mới quan hệ giữa đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã
hội là quan hệ với nhân dân, với xã hội. Nhà nước phải lấy dân làm gốc, mọi
hoạt động đều phải hướng vào việc phụng sự nhân dân, phục tùng ý chí, nguyện
vọng của nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Công trình nghiên cứu đã
chỉ ra sự bất cập giữa các mối quan hệ trong hệ thống chính trị hiện nay và đề
cập biện pháp khắc phục trong thời gian tới, trong đó có đặt vấn đề đổi mới tổ
chức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện có hiệu quả
hơn chức năng giám sát và phản biện đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong hệ thống chính trị [91] do Lê Minh Quân làm chủ nhiệm. Công trình
đã nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản của quyền lực nhà nước, mối quan
hệ giữa quyền lực nhà nước với với quyền lực đảng chính trị và các tổ chức
chính trị - xã hội ở Việt Nam từ đó đưa ra các quan điểm hoàn thiện nhà nước
15
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình chưa nghiên
cứu về cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Cuốn sách Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước [42] của tác giả
Nguyễn Đăng Dung. Theo tác giả thì hiện nay, muốn tồn tại, mọi nhà nước đều
phải là nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân để phân tích,
luận giải tính chính đáng và chịu trách nhiệm của Nhà nước. Từ lý thuyết chủ
quyền nhân dân đặt ra vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân phải là nhà nước
có trách nhiệm. Có trách nhiệm chính là nhà nước phải chịu sự kiểm soát của
nhân dân để nhà nước không trở nên vô trách nhiệm, độc tài và chuyên chế. Có
thể nói đây là một công trình nghiên cứu có mối liên hệ chặt chẽ với các công
trình trước đó của tác giả. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nội dung hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo Cơ sở lý luận và các nguyên tắc cơ bản để hình thành
và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam [38] của tác giả Nguyễn Mạnh
Cường. Tác giả đã tập trung chủ yếu vào việc đưa ra các vấn đề lý luận và thực
tiễn về tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, trong đó có đề cập vấn đề giám sát của
các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, đó
chỉ là sự tham gia của một số chủ thể mang tính xã hội trong thực hiện kiểm soát
quyền lực nhà nước.
- Sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [135] do
Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị đồng chủ biên. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích về
đặc trưng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam các tác giả
cho rằng cần thiết xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà ở đó phải bảo
đảm quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, xây
dựng cơ chế dân chủ và mở rộng xã hội dân sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, là công
trình do nhiều tác giả nghiên cứu với vấn đề rộng, phức tạp nên chưa đề cập sâu
đến cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
16
- Sách chuyên khảo Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và
quản lý xã hội [87] do các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương
đồng chủ biên. Công trình đã phân tích sâu về vai trò của các tổ chức xã hội đối
với phát triển và quản lý xã hội ở Việt Nam. Công trình nêu lên vấn đề là làm thế
nào để các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý, phát triển xã hội có
hiệu quả thông qua hoạt động khác và hoạt động giám sát, phản biện đối với các
chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập sâu đến vai trò của
các tổ chức xã hội với tư cách là những thiết chế của nhân dân trong hoạt động
kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Sách chuyên khảo Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của
bộ máy đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [136] do Đào Trí
Úc chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều tác giả về cơ
chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước.
Các tác giả tập trung phân tích khoa học, có hệ thống về bản chất nền dân chủ
XHCN và yêu cầu xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy Đảng và Nhà nước trong điều kiện một Đảng cầm quyền. Xác định
vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ các chủ thể là MTTQ, các tổ chức thành
viên trong cơ chế nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước
cũng như thực trạng của cơ chế này ở nước ta. Công trình đã nghiên cứu kinh
nghiệm một số nước trên thế giới về cơ chế và hình thức giám sát của nhân dân
trong tổ chức thực hiện quyền lực quyền lực nhà nước, kinh nghiệm có thể vận
dụng ở Việt Nam và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát
của nhân dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước. Giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của bộ máy nhà nước là một nội dung quan trọng trong cơ chế
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trên
có giá trị tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Đề tài: Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta hiện
nay [150] của Viện Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh; Đề tài Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay [28] do Hoàng
17
Chí Bảo làm chủ nhiệm. Các tác giả phân tích sâu, khoa học, cụ thể về bản chất
nền dân chủ XHCN mà nội dung căn bản là xây dựng cơ chế nhân dân làm chủ
bằng việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quyền kiểm soát,
giám sát thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân ở cơ sở đối với các cơ
quan nhà nước và các chính sách của Nhà nước.
Những sách chuyên khảo và công trình nói trên cho thấy, các tác giả đều
nghiên cứu, đề cập đến vấn đề kiểm soát, giám sát đối với quyền lực nhà nước.
Trong từng góc độ, các vấn đề đều nhận xét và khẳng định phải cần có sự kiểm
soát, giám sát hữu hiệu đối với quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đề cập, nghiên cứu có hệ thống, toàn diện vấn đề hoàn thiện cơ chế
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Mạnh Bình về Hoàn thiện cơ chế
pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam
hiện nay [27]. Đây là công trình tác giả đi sâu vào phân tích, luận chứng cơ sở
lý luận và thực tiễn cũng như yêu cầu hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội
đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, giám sát xã
hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trong luận án này chưa đi sâu
làm rõ cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cả về lý luận lẫn
đánh giá thực trạng vận hành.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Huy Phượng về Giám sát xã hội
đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [88]. Đây là công trình nghiên cứu có
chủ thể là Xã hội thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của các cơ
quan tư pháp ở Việt Nam. Nội dung của Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận về
giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; luận giải yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi phải tăng
cường giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên,
Luận án chỉ nghiên cứu hình thức giám sát xã hội đối với các cơ quan tư pháp
mà chưa nghiên cứu cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước với đầy đủ
các phương thức kiểm soát đối với cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
18
- Trong những năm gần đây, nhất là trong dịp góp ý vào dự thảo xây dựng
Hiến pháp năm 2013 có nhiều bài viết liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của các tác giả
như: GS.TS.Trần Ngọc Đường, GS.TS.Phan Trung Lý, GS.TS.Hoàng Thị Kim
Quế, GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS. Hoàng Thế Liên, PGS.TS.Vũ Hồng Anh,
PGS.TS.Võ Khánh Vinh, PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS.Chu Hồng
Thanh, GS.TSKH.Lê Văn Cảm, PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, PGS.TS.Nguyễn
Tất Viễn, PGS.TS. Đinh Xuân Thảo, PGS.TS. Bùi Xuân Đức, TS.Vũ Anh Tuấn,
TS. Lương Minh Tuân, TS.Trần Thị Sáu, TS. Hoàng Thị Ngân, TS.Nguyễn Sĩ
Dũng và nhiều tác giả khác như: Huỳnh Đảm, Lê Đức Tiết, Trần Thanh Bình,
Nguyễn Mạnh Bình, Đỗ Huy Thường, Nguyễn Thị Doan, Bùi Thành Phần, Lê
Trọng Hanh là những chuyên gia cao cấp, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa
học, nhà giáo, nhà chính trị công tác ở các cơ quan như: Văn phòng Quốc hội,
Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Viện nghiên cứu Lập pháp, các học viện, các trường đại học, các viện
nghiên cứu, các báo và tạp chí trung ương và địa phương có uy tín.
Nội dung các bài viết được công bố trong các tạp chí khoa học đã nghiên
cứu, luận bàn về vấn đề quyền lực nhà nước từ các phương diện khác nhau với
cách tiếp cận mới, đậm nét thực tiễn và xu thế phát triển xã hội, đề cập vấn đề
dân chủ hóa xã hội nằm trong mối quan hệ, tác động của dân chủ hóa quyền lực
nhà nước. Với cách tiếp cận nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện mà trước đó chỉ thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ đại diện, một số công trình nghiên cứu về dân chủ, coi dân chủ đời
sống chính trị xã hội, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
như là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó dân chủ vừa là mục
tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội. Một số bài viết đề cập đến vấn đề kiểm
soát quyền lực nhà nước, những yêu cầu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước,
cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng
nhà nước pháp quyền trong điều kiện ở Việt Nam…
19
Tóm lại, các công trình, luận án, bài viết nêu trên, dù ở phương diện chính
trị học, triết học, xã hội học hay luật học… đều có điểm chung thống nhất là:
muốn phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự
của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; dân chủ
vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của đất nước và trở thành hiện thực xã
hội thì phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hữu hiệu. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đề cập toàn diện, có hệ thống vấn đề hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đã có từ rất sớm trong lịch sử hình
thành và phát triển của lý thuyết phân quyền. Thời kỳ cổ đại, Aristotle đã đề cập
phương án phải phân chia quyền lực để kiểm soát lẫn nhau, trong tác phẩm Nền
chính trị (The politics). Thời kỳ cận đại, trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về
chính quyền (Two treasures of government), J. Locke cho rằng trong thể chế
chính trị tự do, quyền lực tối cao phải được phân cho các tổ chức, cá nhân nắm
giữ, không được tập trung trong tay một người hay một tổ chức nào.
Tuy nhiên, chỉ đến Motesquieu thì lý thuyết phân quyền mới đạt đến sự
hoàn thiện. Trong tác phẩm Tinh thần pháp luật (De L’Esprit des lois), ông cho
rằng cách tốt nhất để chống lạm quyền không phải là tập trung quyền lực nhà
nước mà phải phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: Lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Phân quyền là cơ sở để các nhánh quyền lực nhà nước tương
tác, phụ thuộc, kiềm chế, đối trọng, kiểm soát lẫn nhau để nhà nước không dẫn
đến chuyên quyền, độc đoán… Hiện nay, hầu hết các nước dân chủ tư sản đều
xây dựng mô hình nhà nước theo nguyên tắc phân quyền và cơ chế kiểm soát
được xác định ngay trong cơ cấu tổ chức nhà nước. Cơ chế này do chính các
nhánh quyền lực kiểm soát lẫn nhau trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp
luật, không để nhánh quyền nào được độc chiếm, chi phối quyền lực của các
nhánh còn lại. Ngoài ra, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được xác định
từ các thể chế, thiết chế bên ngoài nhà nước rất đa dạng, phong phú. Đó là những
20
hạt nhân hợp lý đã được thực hiện phổ quát trên thế giới có hiệu quả, cần được
nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng có chọn lọc ở Việt Nam.
Bên cạnh lý thuyết phân quyền, nhiều nhà tư tưởng cho rằng quyền lực
nhà nước là tập trung, thống nhất được tạo lập từ sự ủy quyền của nhân dân, do
đó nhân dân phải làm chủ quyền lực nhà nước thông qua thực hiện dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện để kiểm soát quyền lực nhà nước. Điểm thống nhất
chung của các nhà tư tưởng theo quan điểm này là muốn có dân chủ, tự do thực
sự thì mọi quyền lực nhà nước phải do nhân dân kiểm soát. Để thực hiện được
điều đó cần thông qua hai hình thức: Một là, bầu cử trực tiếp, theo đa số chính
phủ, cá nhân người cầm quyền theo nhiệm kỳ. Hai là, sử dụng công luận với vai
trò là phương tiện giám sát, phản biện của nhân dân đối với quyền lực nhà nước.
Cả hai nội dung trên đều cần phải có tự do, dân chủ thực chất trên cơ sở trình độ
dân trí, cơ chế dân chủ và pháp luật nghiêm minh.
- Cuốn Bàn về tinh thần pháp luật [84] của Montesquieu đưa ra thuyết
phân chia quyền lực để kiểm soát quyền lực... Khi đưa ra thuyết phân quyền,
Montesquieu muốn giải quyết sự xung đột giữa các giai cấp trong xã hội (vua
chúa, quý tộc và thường dân) bằng cách san sẻ quyền lực chính trị cho mỗi giai
cấp để các giai cấp tự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau. Đề xướng mô hình ba
nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải được phân
chia rành mạch, hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế, đối trọng với nhau “dùng
quyền lực kiểm soát quyền lực" để không dẫn đến chuyên quyền, độc đoán của
bất kỳ nhánh quyền lực nào. Tư tưởng đó có thể được xem là một trong các
chính thuyết quan trọng bậc nhất của nhân loại và là một trong các nguyên tắc
căn bản trong hiến pháp của nhiều quốc gia cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tác
giả mới bàn chủ yếu về cơ chế kiểm soát quyền lực ngay bên trong bộ máy nhà
nước mà thôi.
- Cuốn Bàn về khế ước xã hội [108] của Jean jacques Rousseau: Ông cho
rằng bản chất quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, chủ quyền nhân dân có
tính chất tối cao, không thể từ bỏ, không thể phân chia. Nhà nước được thiết lập
21
thông qua một khế ước (Hiến pháp) do tất cả người dân đồng thuận, trao quyền
lực chính trị cho chính quyền - chính quyền là người đại diện cho ý chí của nhân
dân (dân chúng) để quản lý, điều hành đất nước theo nguyện vọng, ý chí của
nhân dân. Chính quyền có thể bị thu hồi quyền lực nếu không làm đúng chức
năng, nhiệm vụ được nhân dân giao phó: “Những người được ủy thác nắm
quyền hành không phải là ông chủ của nhân dân mà chỉ là những công chức.
Dân chúng có thể cất chức hay bãi miễn họ" [108, tr.40]. Và mặc dù có sự ủy
quyền nhưng quyền lực nhà nước vẫn thuộc về nhân dân. Có như vậy, chính
quyền đó mới nguyên nghĩa là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Ông cũng
cho rằng việc chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp chỉ là bề ngoài, là biện pháp để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà
nước. Và quyền lực tối cao - tức quyền lực của nhân dân thì bất khả phân. Quyền
lực nhà nước cần phải bị kiểm soát cả từ bên trong lẫn bên ngoài.
- Cuốn Bàn về tự do [83] của John Stuart Mill. Đây là tác phẩm đề cập
đến vấn đề tự do cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng xã hội, “tự do của mỗi
người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác” [83, tr.9]. Ông
cho rằng: “Điều mong muốn bây giờ của người cầm quyền phải được đồng
nhất với nhân dân, rằng quyền lợi và ý chí của họ phải là ý chí, quyền lợi của
quốc gia" [83, tr.10] và “Đa số dân chúng vẫn chưa học được chuyện cảm nhận
quyền lực của Chính phủ là quyền lực của mình, hay ý kiến của chính phủ là ý
kiến của mình…" [83, tr.32]. Vì vậy, con người phải được “tự do hình thành ý
kiến và tự do bày tỏ ý kiến, không chút giấu giếm" [83, tr.11] và quyền tự do
không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người mà còn vì lợi ích lâu dài, bền vững
cho sự phát triển của xã hội. "Chính phủ được bầu ra và có trách nhiệm đã trở
thành đối tượng quan sát và phê phán như thường" [83, tr.22] và "Nhân dân
thực thi quyền lực không phải lúc nào cũng là cái nhân dân chịu thực thi quyền
lực" [83, tr.22]. Như vậy, phải chăng kiểm soát quyền lực nhà nước bắt đầu từ
sự tự do của mỗi cá nhân con người? Và nhà nước có trách nhiệm như thế nào
để nhân dân được tự do trong một nhà nước của mình. Đó là vấn đề mà tác giả
chưa giải quyết được.
22
- Trong cuốn The Public and Its Problems (Nền cộng hòa và những vấn đề)
[170] và Theory of Valuation (Lý thuyết giá trị) [171] của John Dewey. Ông đã
nêu ra vấn đề nhà nước được thiết lập là để phục vụ nhân dân. Điều này có nhiều
điểm tương tự như luận giải về nguồn gốc phát sinh nhà nước của các học giả
trước đó. Tác giả chỉ ra tính tư hữu, tư lợi của các cá nhân trong giai cấp cầm
quyền khiến quyền lực nhà nước bị lạm dụng, biến dạng, tha hóa nếu không có sự
giám sát, kiểm soát hay trói buộc cần thiết của nhân dân (cử tri). Do đó, việc nắm
quyền (các chức vụ trong bộ máy nhà nước) phải có kỳ hạn, có cạnh tranh và mỗi
quy trình thực thi quyền lực đều phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ nhân dân.
- Cuốn Nghiên cứu quá trình ra quyết định trong tổ chức hành chính (A
Study of Decision- Making Process in Administration Organization) [163] của
tác giả H.A.Simon, đã nhấn mạnh đến tính phân quyền cho các cơ quan hoạch
định chính sách, phân tích các giai đoạn hình thành và quyết định chính sách,
phân biệt quyết định chính sách với quyết định hành chính...đặc biệt tác giả nêu
lên vấn đề kiểm soát, giám sát các nội dung đó phải khách quan, chặt chẽ để
ngăn ngừa việc lạm dụng, lạm quyền và bị lợi ích nhóm chi phối chính sách
chung, lợi ích chung... Tuy nhiên, vấn đề phương thức, điều kiện để nhân dân
kiểm soát, giám sát ra sao thì chưa được đề cập cụ thể.
- H.D. Laswell với cuốn Khoa học và chính sách (The Policy Sicence)
[165] và F. Morstein Marx với cuốn Chức năng xã hội của chính sách công (The
Social Function of Public Adminisstration) [162]. Các cuốn sách trên có điểm
chung là nêu vấn đề các chính sách, các quyết định hành chính khi ban hành phải
được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, được phản biện rộng rãi và phải chịu
sự giám sát của dân chúng. Đây là một biểu hiện dân chủ đồng thời cũng là cơ
chế để kiểm soát, phòng ngừa cơ quan nhà nước có thể ban hành các chính sách,
quyết định phương hại đến dân chúng…
- Roderick Bell, David V. Edwards và R. Harison Wagner với cuốn sách
Political power-reader in theory and research (Quyền lực chính trị - Dành cho
nghiên cứu lý thuyết) [181]. Đây là cuốn sách cung cấp những kiến thức quan
23
trọng, cơ bản về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và được coi là sách
giáo khoa về lĩnh vực này, đặc biệt là phương pháp tiếp cận quyền lực. Tuy
nhiên, công trình không nghiên cứu chuyên biệt về cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Cuốn Nguồn gốc quyền lực xã hội (The sources of social power) [174]
của Mann M và cuốn Quyền lực và sự duy trì của bất bình đẳng xã hội (Power
and the maintennace) [187] của Sargent M. Các công trình nêu trên mặc dù có
những luận điểm và mục đích nghiên cứu khác nhau, nhưng có điểm chung là
quyền lực nhà nước có cơ sở phát sinh là quyền lực của nhân dân, quyền lực nhà
nước là quyền lực công. Đảng phái chính trị (giai cấp) thực thi quyền lực chính
trị của mình thông qua quyền lực công (nhà nước) không chỉ để phục vụ lợi ích
của mình mà còn phải phục vụ lợi ích xã hội. Mặt khác, sự kiềm chế, giám sát
lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội (bao gồm cả nhà nước) trên cơ sở pháp
luật là điều kiện để đảm bảo cho nền dân chủ phát triển. Các hình thức như: bầu
cử người đứng đầu đất nước, trưng cầu dân ý, tự do báo chí, xuất bản, lập hội,
biểu tình... là những cách thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Cuốn Dân chủ và những hạn chế của nó (Democracy and Critics) [160]
của Dahl, Robert A. Tác giả khẳng định dân chủ là phải có sự chế ước lẫn nhau
và quyền lực nhà nước là quyền lực gốc của nhân dân. Điều này đòi hỏi nhà
nước và quyền lực nhà nước phải chịu sự kiểm soát của nhân dân. Dân chủ nếu
không được thực hiện bằng phương thức khoa học với những bảo đảm khả thi
thì dân chủ có thể bị lợi dụng cho mục đích phản dân chủ khác. Bài học trong
lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó qua trường hợp Adolf Hitler trúng cử
thông qua bầu cử tự do.
- Những năm 90 của thế kỷ XX, các tác phẩm của Alvin Toffler như: Làn
sóng thứ ba [4], Cú sốc tương lai [5], Thăng trầm quyền lực [6] và cuốn Sự va
chạm của các nền văn minh [109] của Samuel Huntington được công bố rộng rãi
ở Việt Nam đã tạo ra những quan điểm, phương pháp mới trong tiếp cận vấn đề
quyền lực và quyền lực nhà nước hiện nay trong các ngành nghiên cứu thuộc
chính trị học, luật học, xã hội học, triết học…
24
- Cuốn A preface to Democratic Theory (Lý thuyết về dân chủ) [182] của
tác giả Robert A.Dahl, cuốn Democracy: The unfinished journey (Dân chủ: cuộc
hành trình chưa hoàn thành) [48] của Đại học Oxford, Hoa Kỳ là những cuốn
sách tác giả đề cập nhiều đến quyền giám sát của công dân đối với nhà nước
dưới góc nhìn dân chủ, luận giải dân chủ trong nhà nước hiện đại đòi hỏi phải có
thiết chế phù hợp để công dân thực thi quyền làm chủ của mình và những vấn đề
đặt ra của xu thế chính trị thế giới...
- Armatya Sen (Ấn Độ) với cuốn Phát triển chính là Tự do [8], đã nhấn
mạnh đến tính phổ quát của dân chủ và mối liên hệ giữa dân chủ và tự do, trong
đó đề cập đến vấn đề quyết định dân chủ tập thể không phải khi nào cũng “tối
hảo”. Như vậy, quy trình dẫn đến quyết định phải đúng ngay từ khi người dân
kiểm soát việc đề ra chính sách chứ không phải khi chính sách được đưa ra…
- Bài viết “Xem xét sự bền vững của quyền lực thông qua con đường nhà
nước" (Crossing state lines with durable power) [173] của Linda S. Whitton. Tác
giả bàn về sự bền vững của quyền lực nhà nước và lý giải nguồn gốc của vấn đề
đó chính là tính chính đáng và minh bạch và là cơ sở vững chắc cho việc hợp
thức hóa tiến trình ủy nhiệm quyền lực của nhân dân cho nhà nước.
Gần đây, khảo sát vấn đề tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, nhiều
công trình đề cập đến cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngay bên trong bộ
máy nhà nước nhưng với quan điểm khác nhau. (1) Phân lập, cân bằng và đối
trọng; (2) Nền tư pháp độc lập, mạnh. Công trình tiêu biểu của vấn đề này
phải kể đến: A. McIntyr, Quyền lực của các thể chế (Power of Institutions)
[175]; Patrick Gunning, Hiểu biết về nền dân chủ - Một giới thiệu về lý thuyết
lựa chọn công cộng (Understanding democacy- An introduction to Public
choice) [176]... Không chỉ giới hạn nghiên cứu kiểm soát quyền lực nhà nước
trong phạm vi quan hệ giữa các nhánh quyền lực nhà nước, một số công trình
đã nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bên ngoài nhà nước từ
các thể chế, lực lượng xã hội như: các đảng phái chính trị, hội, hiệp hội, nhóm
lợi ích, các tổ chức xã hội công dân, các phương tiện thông tin đại
25
chúng…Nhiều công trình đặt vấn đề tạo môi trường cho kiểm soát quyền lực
nhà nước như: nhân quyền, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận, trách
nhiệm và đạo đức, công khai, minh bạch và dân chủ hóa, như Nhà nước và
nhà nước pháp quyền (The state and the rule of law) [172] của Kriegel và
Blandine; Kiềm chế tham nhũng- Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong
sạch quốc gia của Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr, (Curbing corruption:
Toward a model for building national integrity) [188]; Chính trị so sánh- Một
giới thiệu mang tính toàn cầu (Comparative politics - A global introduction)
[192] của Micheal J.Sodaro.
Các công trình, bài viết nói trên đều khái quát đề cập đến đặc điểm của tổ
chức xã hội dân sự nói chung và tổ chức xã hội ở Việt Nam nói riêng trong quá
trình hình thành, phát triển cũng như vai trò thực hiện chức năng kiểm soát, giám
sát và phản biện đối với nhà nước. Theo đó, nêu lên xu hướng và yêu cầu phát
triển xã hội dân sự ở Việt Nam, chức năng của các tổ chức xã hội, nhóm lợi ích,
nghiệp đoàn… trong việc thực hiện chức năng kiểm soát đối với quyền lực nhà
nước thông qua việc nêu ý kiến, kiến nghị, vận động,…
Những luận giải về nguồn gốc, lý do, yêu cầu và mô hình kiểm soát quyền
lực nhà nước gắn liền với dân chủ và phát triển xã hội, khẳng định tính cần thiết
và chính đáng của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong các công trình rất
phong phú, đa dạng và đó là nguồn tư liệu cần thiết để tham khảo, nghiên cứu,
chọn lọc, tiếp thu và vận dụng ở Việt Nam.
Ngoài ra, trên nhiều trang Web chính thức về luật học và nghề luật của thế
giới cũng cung cấp những kiến thức và bài viết của các học giả quốc tế có thể
tham khảo liên quan đến các mô hình lý thuyết và thực tiễn kiểm soát quyền lực
nhà nước ở các nước. Những bài viết đó có trên các trang internet của Hội Luật
sư Hoa Kỳ (America Bar Association - www.abanet.org), Trung tâm luật Hiến
pháp (Constitutional Law Center-www.supreme.findlaw.com) và trang Findlaw
(www.findlaw.com).
26
Tuy nhiên, vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước có chế độ chính trị, đặc điểm kinh tế, lịch sử, văn hóa... như Việt
Nam thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân hay nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước là vấn đề được quan tâm trên nhiều phương diện khác nhau kể cả về
lý luận và thực tiễn, cả ở trong nước và nước ngoài, cả về chính trị học và luật học.
Đối với nước ta, trong điều kiện một đảng cầm quyền, “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [100, tr.9] thì đòi hỏi phải
có cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các hình thức
dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền
của nhân dân, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” [100, tr.8-9] là một
yêu cầu tất yếu, khách quan. Để đạt được yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước thì
nhất thiết phải xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước. Cơ chế đó phải phù hợp với thể chế dân chủ, pháp quyền, bảo đảm phát
huy, thực hành đầy đủ, có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực
nhà nước; là công cụ, phương tiện hữu hiệu để ngăn ngừa các biểu hiện tha hóa của
quyền lực nhà nước, xây dựng nhà nước mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do
dân, vì dân.
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố,
Luận án nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam" tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Một là, về mặt lý luận, Luận án phải làm sáng tỏ:
- Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu
tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Nội dung và phương thức vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước dưới ánh sáng của Hiến pháp năm 2013.
27
- Nghiên cứu cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở
một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Hai là, về mặt thực tiễn, Luận án tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay qua các thể chế
mà trọng tâm là các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 1992 (bổ sung,
sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt
động, mối quan hệ của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm trong cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế về mặt thể chế, thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Luận án luận chứng, đề xuất
các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước ở Việt Nam.
Như vậy, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống
vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam, trong tổng thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng và hoàn
thiện pháp luật ở nước ta. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu, cả về lý luận và
thực tiễn được tiếp cận trên các phương diện, góc độ mới, bám sát tinh thần và
nội dung Hiến pháp năm 2013, quan điểm, đường lối của Đảng và các đặc trưng
của Nhà nước pháp quyền XHCN và đặc điểm, truyền thống lịch sử, văn hóa,
tập quán, tâm lý của Việt Nam.
28
Tiểu kết chương 1
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề tất yếu khách quan trong
lịch sử và hiện tại. Trong chương 1, Luận án nghiên cứu tổng quan tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài hoàn thiện cơ chế pháp
lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Tổng quan tình hình nghiên cứu lý
luận và thực tiễn vấn đề quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đã được các nhà
khoa học trong và ngoài nước công bố trong các công trình khoa học như: luận
án, luận văn, bài báo khoa học thuộc nhiều khoa học khác nhau như: chính trị
học, triết học, xã hội học, luật học... Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu
đều đi sâu lý giải nguồn gốc quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân đối với
quyền lực nhà nước, tính khách quan, tất yếu của vấn đề kiểm soát quyền lực
nhà nước, những yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, trong
đó có nhiều công trình đề cập đến giám sát xã hội đối với thực hiện quyền lực
nhà nước, giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp, hành chính...; cơ chế giám
sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện, đầy đủ đề tài hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Do đó, Luận án
một mặt tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa và phát triển trong các công trình
đã công bố, mặt khác đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện cả về lý luận và thực tiễn để đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện mới- Xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới ánh sáng của Hiến pháp năm 2013.
29
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM, CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CHẾ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH, TIÊU CHÍ HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái niệm cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Cơ chế là một thuật ngữ có nguồn gốc từ phương Tây và từ khoa học kỹ
thuật. Trong tiếng Anh, cơ chế (Mechanism) được giải thích như các bộ phận
trong một cỗ máy hoặc là một quá trình được thiết lập mà nhờ đó một hoạt động
được thực hiện. Ngày nay, nó là thuật ngữ phổ biến trong xã hội, là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Có cơ chế tự nhiên, phản ánh
cách thức tác động của quy luật vận động, phát triển của thế giới tự nhiên; có cơ
chế xã hội, cơ chế nhà nước, phản ánh nhận thức và sự vận dụng của con người
đối với quy luật phát triển của các quá trình, sự vật, hiện tượng phát sinh trong
đời sống nhà nước, xã hội. Như vậy, nghiên cứu "cơ chế" là nghiên cứu sự vật,
hiện tượng, quá trình trong trạng thái động, nghiên cứu sự tác động của con
người bằng các hình thức, công cụ, phương thức khác nhau lên các quá trình đó,
trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật vận động, phát triển của chúng, định
hướng quá trình phát triển theo những mục tiêu, phù hợp với những điều kiện
lịch sử cụ thể nhất định.
Đối với khoa học luật học nước ta, khái niệm cơ chế pháp lý mới ra đời
nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN. Trong các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý đều cho rằng
cơ chế pháp lý:
(1) Đó là tổng thể các yếu tố, bộ phận cấu thành hay hợp thành;
(2) Các bộ phận trong cơ chế có mối quan hệ, tác động lẫn nhau, hướng đích;
(3) Cơ chế hoạt động theo các nguyên tắc, qui trình do luật quy định;
(4) Thiếu một bộ phận thì cơ chế hoạt động không đồng bộ, kém hiệu quả...
30
Theo đó, cơ chế pháp lý được hiểu là tổng thể của nhiều yếu tố có quan hệ
tác động qua lại mật thiết với nhau, bao gồm các yếu tố thể chế, thiết chế và các
bảo đảm để thực hiện một chức năng hoặc một nhiệm vụ nào đó trong quản trị
nhà nước và xã hội.
Như vậy, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng
thể hợp thành của các yếu tố thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm, có mối
quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau nhằm xác lập các quyền và khả năng để
nhân dân kiểm soát có hiệu quả quyền lực nhà nước.
Chủ thể của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là
Nhân dân với tư cách là cộng đồng người thống nhất trong cả nước hay một đơn
vị hành chính lãnh thổ; các thiết chế phi chính phủ đại diện của nhân dân, các
thiết chế dân chủ ở cơ sở được thiết lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân và Nhân dân với tư cách cá nhân công dân - là chủ thể
kiểm soát quyền lực nhà nước theo quy định của hiến pháp và pháp luật.
Từ khái niệm về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
nói trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là cơ
chế "bên ngoài", mang tính chính trị và xã hội, tính đạo lý và tính pháp lý, trong
khi cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước là cơ chế "bên trong",
mang tính nhà nước. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
phong phú, đa dạng về chủ thể với phương thức kiểm soát chủ yếu bằng thực
hiện các hình thức dân chủ từ giám sát, phản biện, tư vấn, thẩm định, kiến nghị,
đề xuất, góp ý kiến, áp lực công luận đến bầu cử, bãi miễn đại biểu, biểu tình,
trưng cầu ý dân nên toàn diện hơn cơ chế " bên trong" của bộ máy nhà nước.
Thứ hai, trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thì
chủ thể kiểm soát là nhân dân. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với vị
thế của người chủ quyền lực, do đó không bị ràng buộc bởi ý chí chủ quan của
bất kỳ cơ quan, công chức nhà nước nào. Trong khi đó, cơ chế kiểm soát thực
hiện quyền lực giữa các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào mô hình, kỹ thuật tổ
chức, phân công lao động quyền lực, vào vị trí, chức năng, quyền hạn cụ thể của
31
các cơ quan trong bộ máy nhà nước, với hệ thống chủ thể kiểm soát quyền lực
rộng rãi, gồm tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cở sở.
Thứ ba, hiệu quả hoạt động của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là phụ thuộc vào sự phát triển của
các hình thức, phương thức thực thi dân chủ, sự phát triển của xã hội dân sự, ý
thức và kỹ năng thực hiện quyền của từng công dân, trách nhiệm của nhà nước
trước nhân dân, trong khi hiệu quả của cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ
quan nhà nước lại phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hoàn thiện của mô hình tổ
chức quyền lực và bộ máy cơ quan nhà nước, tính hợp lý của cơ chế, tính chuyên
nghiệp trong tổ chức lao động quyền lực…
Thứ tư, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ vận
hành có hiệu quả trong môi trường dân chủ, pháp quyền của đất nước và trên cơ
sở nguyên tắc công khai, minh bạch của nhà nước. Vì thế, dân chủ hóa đời sống
chính trị xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ XHCN ngày càng được tăng
cường thì cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng có
hiệu lực và hiệu quả.
Thứ năm, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với cơ
chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp có sự khác nhau về chủ thể, nội dung, phạm vi, hình thức,
phương pháp, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý nhưng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một cơ chế pháp lý tổng thể với cùng một mục
đích bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng nhà nước
dân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân.
2.1.2. Các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
2.1.2.1. Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước
Như khái niệm đã viết ở trên, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước được cấu thành bởi các yếu tố sau:
32
* Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Thể chế là yếu tố đầu tiên cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước. Thể chế (Institution) là phạm trù khoa học pháp lý, được coi
là sự quy định, đặt ra luật lệ. Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên
thì “thể chế" được giải nghĩa là: "những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội"
[154, tr.132]. Theo Từ điển Luật học thì thể chế được coi là: "Những quy định,
luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo (nói tổng quát). Hệ
thống các định chế hợp thành một tổng thể các chế độ nhà nước, hình thức tổ chức
nhà nước, các chế độ lập pháp, hành pháp, tư pháp" [130, tr.703]. Như vậy, thể
chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là tổng thể
các quy phạm pháp luật xác lập những quyền, khả năng, phương thức và các điều
kiện bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
bao gồm: Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật như: các bộ luật, đạo
luật, nghị quyết, nghị định, thông tư... có nội dung quy định về vị trí, vai trò,
chức năng, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý
để nhân dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện, các phương tiện truyền
thông đại chúng, các thiết chế dân chủ ở cơ sở thực hiện quyền năng kiểm soát
đối với toàn bộ hoạt động quyền lực nhà nước, bao gồm cả lập pháp, hành pháp
và tư pháp, đối với cả trung ương và địa phương, đối với cả tổ chức và cá nhân
trong bộ máy nhà nước. Trong hệ thống thể chế thì hiến pháp là thể chế gốc, căn
bản, có vai trò định khung, định hướng và tạo lập nguyên tắc cơ bản làm căn cứ
cho hệ thống pháp luật được ban hành đồng bộ, thống nhất, khả thi, có hiệu lực
và hiệu quả. Hệ thống pháp luật bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật,
các quy phạm pháp luật là những bộ phận của hệ thống thể chế của cơ chế.
Như vậy, thể chế là yếu tố cơ bản tạo lập nên cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát kiểm soát quyền lực nhà nước. Các thể chế tiến bộ, ưu việt đến đâu thì
cơ chế đó cũng tiến bộ, ưu việt và hiệu quả đến đó. Không có một thể chế tiến
bộ, khoa học thì sẽ không có một cơ chế tương ứng đảm trách nhiệm vụ kiểm
soát quyền lực nhà nước một cách thực chất, hiệu quả. Vì vậy, cơ chế kiểm soát
33
quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước nói riêng trước hết phải do các thể chế chính trị, pháp lý quy định.
* Thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Thiết chế là hệ thống tổ chức bộ máy, quy chế, chương trình hành động
được thiết lập trên cơ sở quy định của pháp luật để thực hiện một hoạt động nào
đó trong xã hội. Thiết chế tổ chức nhà nước có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của một đất nước, có vai trò củng cố, bảo vệ chế độ, bảo vệ và
bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, vì thế thiết chế tổ chức bộ
máy nhà nước có ý nghĩa sống còn với bất cứ một chế độ chính trị, xã hội nào.
Nhà nước là một thiết chế rộng lớn và phức tạp ở đó bao gồm một hệ thống tổ
chức bộ máy rộng khắp, một hệ thống chế định pháp luật phục vụ cho quản lý xã
hội, một hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng với một hệ thống kiến trúc thượng
tầng và một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhân viên đông đảo… Thiết
chế đó đầy đủ hay khiếm khuyết, tích cực hay hạn chế phụ thuộc nhiều vào thể
chế quy định, trong đó thể chế về tổ chức có vai trò chi phối. Như vậy, thiết chế
của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là các tổ chức
được hình thành và hoạt động trên cơ sở quy định của hiến pháp và pháp luật để
nhân dân thông qua đó thực hiện quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước.
Hệ thống thiết chế đó ở nước ta bao gồm: tổ chức chính trị (Đảng Cộng
sản Việt Nam); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Công
đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam); các tổ chức xã hội, xã
hội - nghề nghiệp (Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Liên
hiệp Hội các hội khoa học kỹ thuật, Liên hiệp Hội các hội văn học nghệ thuật, Hội
Người mù...) các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, bao gồm: báo, tạp chí,
bản tin thời sự, bản tin thông tấn; báo nói: đài phát thanh; báo hình: đài truyền
hình; báo điện tử: được thực hiện trên mạng internet, bằng tiếng Việt, tiếng dân
tộc thiểu số, tiếng nước ngoài), các thiết chế dân chủ ở cơ sở (ban thanh tra nhân
dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tập thể lao động) đi cùng với tổ chức bộ
máy, con người, các điều kiện bảo đảm, các quy chế, quy trình vận hành do hiến
34
pháp và pháp luật quy định để kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước, bao gồm:
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đối với cả ở trung ương và địa phương; cơ
quan và cá nhân người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Các thiết chế nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước được tổ chức theo chiều dọc từ trung ương đến
địa phương, tổ chức theo chiều ngang tương ứng với cơ quan nhà nước thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các thiết chế đồng thời là các chủ thể kiểm
soát quyền lực nhà nước, có mối quan hệ phụ thuộc hay bình đẳng với nhau tùy
thuộc vào địa vị chính trị, pháp lý quy định, do đó có vai trò, vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, nội dung, đối tượng khác nhau nhưng đều là bộ phận cấu thành của cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tính hiệu quả của mỗi thiết chế được xác định thông qua việc thiết kế các
yếu tố, tổ chức, bộ phận có bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ hay
không. Ngoài yếu tố đó, các thiết chế phải đảm bảo năng lực chủ thể, năng lực
đại diện, năng lực tham gia, năng lực thực hiện; các bộ phận của cơ chế phải có
mối liên hệ, tác động, phối hợp chặt chẽ với nhau, tránh trùng chéo, mâu thuẫn
đồng thời phải có các bảo đảm tương ứng để các thiết chế vận hành đồng bộ,
thống nhất và thông suốt. Hệ thống thiết chế đầy đủ, chặt chẽ, tổ chức khoa học
là cơ sở để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước hoạt động có
hiệu lực và tránh được các biểu hiện chung chung, hình thức, kém hiệu quả.
* Những bảo đảm về chính trị, pháp lý, kinh tế- xã hội của cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành
thông suốt, hiệu quả cần phải có các bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội
sau đây:
Một là, môi trường dân chủ và pháp quyền của đất nước là bảo đảm hàng
đầu để hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng
thời để cơ chế đó hoạt động có hiệu quả trên thực tế. Môi trường dân chủ trước
hết là một thể chế chính trị dân chủ, cởi mở, ở đó quyền con người, quyền công
dân được luật ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Chính phủ được thành lập bởi nhân dân, quyền lực tối cao được trao cho nhân
35
dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một
phương thức bầu cử tự do. Đó là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc, các
thông lệ và các thủ tục được luật hoá, thể chế hóa bảo đảm để nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền thực thi quyền lực của mình dựa
trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các
quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Như vậy, từ góc độ pháp luật thì
một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế ngự của
pháp luật, của nhân dân trong mọi trường hợp. Nhà nước chịu sự kiểm soát của
nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân, nhà nước đó mới thực sự là nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Trong nhà nước pháp quyền, không một ai có quyền
cao hơn luật, khi luật được xây dựng bởi chính người dân, những người phải
phục tùng luật, thì khi đó cả luật và dân chủ sẽ cùng được thực thi, nhân dân có
điều kiện thực hiện quyền năng chủ thể tối cao đối với quyền lực nhà nước một
cách thuận lợi, hữu hiệu nhất. Không có dân chủ và pháp quyền thì cơ chế pháp
lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước không thể vận hành, hoạt động hiệu
quả được.
Hai là, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật là một trong những bảo đảm
quan trọng để nhân dân có thể tự mình thực hiện được quyền của mình. Trình độ
dân trí là khái niệm để chỉ về trình độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung
của một cộng đồng hay nhóm dân cư ở một phạm vi nhất định. Pháp luật đầy đủ,
cơ chế hoàn thiện, quyền năng rõ ràng mà trình độ nhận thức và hành động của
người dân hạn chế thì việc bảo đảm cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước sẽ kém khả thi hoặc nặng về hình thức, ít hiệu quả. Trình độ dân trí
có ý nghĩa thúc đẩy phát triển dân chủ, phát triển xã hội và tạo lập ý thức, thói
quen, khả năng, kỹ thuật hành xử theo pháp luật. Nói cách khác dân trí là điều
kiện để pháp luật được hiện thực hóa đầy đủ vào đời sống xã hội làm cho xã hội
dân chủ, bình đẳng và thực sự pháp quyền. Vì vậy, trình độ dân trí là bảo đảm để
thực hiện dân quyền của một xã hội dân chủ và pháp quyền. Trình độ dân trí
phát triển dựa trên nền tảng dân sinh, thể hiện trình độ quản lý và phát triển của
nhà nước. Trình độ dân trí của xã hội càng cao thì dân chủ càng được mở rộng,
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT

More Related Content

What's hot

Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước nataliej4
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...Bùi Quang Xuân
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến phápTử Long
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước nataliej4
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục nataliej4
 
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946Quỳnh Nguyễn
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnNinhnd Nguyen
 
7. quyen 3
7. quyen 37. quyen 3
7. quyen 3NhnTrn71
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 

What's hot (15)

Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
 
Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhung
 
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến pháp
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước taGiám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
 
Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
Chuyên Đề Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
 
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
7. quyen 3
7. quyen 37. quyen 3
7. quyen 3
 
Hanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuongHanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuong
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 

Similar to Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT

TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayQuyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)CongDoanVan1
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docNgThanh85
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxNghaV56
 
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcTư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcThunder Bolt
 

Similar to Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT (20)

TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayQuyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
 
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAYCơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt NamLuận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAYLuận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
Bai 4 lndvm
Bai 4 lndvmBai 4 lndvm
Bai 4 lndvm
 
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1945 - 1986)
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
 
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
 
Qlnn
QlnnQlnn
Qlnn
 
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAYChế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
 
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú YênLuận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
 
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
 
Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Ở Huyện Gia Lâm, Hà Nội
Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Ở Huyện Gia Lâm, Hà NộiGiải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Ở Huyện Gia Lâm, Hà Nội
Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Ở Huyện Gia Lâm, Hà Nội
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docx
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
 
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcTư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG ANH HOμN THIÖN C¥ CHÕ PH¸P Lý NH¢N D¢N KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHμ N¦íC ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG ANH HOμN THIÖN C¥ CHÕ PH¸P Lý NH¢N D¢N KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHμ N¦íC ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Tác giả luận án Nguyễn Quang Anh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19 1.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 29 2.1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước 29 2.2. Nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước 45 2.3. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 55 Chương 3: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 69 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam 69 3.2. Thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế và nguyên nhân hạn chế 80 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 111 4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam 111 4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay 119 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc Nxb : Nhà xuất bản TTND : Thanh tra nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền lực nhà nước vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là quyền lực nhà nước có sức mạnh bảo đảm hoạt động hướng đích của xã hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, phục vụ lợi ích của cộng đồng và của mỗi cá nhân. Mặt tiêu cực là quyền lực nhà nước có khuynh hướng lộng quyền và lạm quyền trong quá trình vận động, phát triển. Đó gọi là sự tha hóa của quyền lực nhà nước - một yếu tố cấu thành khách quan của hoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khi bị tha hóa thì đều dẫn đến những hậu quả tai hại mà người phải gánh chịu chính là nhân dân. Nhà nước là chủ thể nắm giữ quyền lực to lớn nhất với phạm vi quản lý rộng khắp các lĩnh vực cùng các loại nguồn lực dồi dào của xã hội. Điều này tạo ra nguy cơ nhà nước có thể vượt quá các phạm vi, giới hạn mà nhân dân giao cho và sự lạm dụng quyền lực nằm ngay bên trong nhà nước chứ không phải từ bên ngoài tác động vào. Do tính chất đặc biệt của quyền lực nhà nước như vậy, nên ngay từ khi ra đời cho tới nay, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước luôn được đặt ra với những phương thức thực hiện khác nhau. Theo đó, ở đâu có quyền lực thì ở đó phải có kiểm soát quyền lực để quyền lực không trở thành tuyệt đối. Hoạt động thực thi quyền lực nhà nước gồm ba yếu tố cấu thành: trao quyền, sử dụng quyền và kiểm soát quyền. Khi mặc nhiên thừa nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân và của nhân dân, không để xảy ra việc dân trao quyền rồi mất quyền thì tất yếu nhân dân phải kiểm soát. Nhân loại, bằng kinh nghiệm lịch sử đầy máu và nước mắt đã chỉ ra rằng quyền lực nhà nước phải có giới hạn và phải bị giới hạn, phải được kiểm soát và hơn thế nữa phải được kiểm soát chặt chẽ, nhất là trong chế độ dân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó, nhất thiết phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng. Ở nước ta, kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề mới nên chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý
  • 7. 2 nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Vì thế, mặc dầu tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được hiến pháp ghi nhận, nhưng sau khi nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước của mình cho nhà nước, nhân dân chưa trở thành chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước mà mình đã giao. Tình trạng lộng quyền, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước vẫn thường xẩy ra xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, nhưng nhân dân chưa có cơ chế pháp lý để kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” [51, tr.85]; tổ chức và hoạt động của nó dựa trên một trong những nguyên tắc nền tảng: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [51, tr.85]. Đây là bước phát triển quan trọng về nhận thức của Đảng đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Cương lĩnh khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực" [51, tr.84-85] và “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện" [51, tr.85]… Thể chế hóa các tư tưởng nói trên, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" [106, tr.10]; "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân"
  • 8. 3 [106, tr.11]; "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước" [106, tr.11-12]; “Công đoàn… tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…" [106, tr.12-13] và các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (từ Điều 14 đến Điều 49, Hiến pháp năm 2013). Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập cơ sở hiến định để xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam" để nghiên cứu, viết luận án tiến sĩ Luật học với mong muốn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống, nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự của dân, do dân và vì dân, là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, Luận án có các nhiệm vụ sau: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
  • 9. 4 lực nhà nước; cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam thông qua việc phân tích các thể chế từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước này là Nhân dân - chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước. Cụ thể là Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, các thiết chế đại diện nhân dân (tổ chức phi chính phủ), các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế dân chủ ở cơ sở và cá nhân công dân thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được thực hiện bởi cơ chế pháp lý do nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước tiến hành, vừa được thực hiện bằng cơ chế pháp lý do các chủ thể là các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp kiểm soát lẫn nhau, vừa được thực hiện bằng cơ chế pháp lý độc lập do một chủ thể độc lập chuyên trách được hiến pháp quy định như: Toà án hiến pháp, Hội đồng bảo hiến… Luận án này chỉ nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân với tư cách là người chủ quyền lực nhà nước tiến hành kiểm soát. Tuy nhiên, Luận án có đề cập đến mối quan hệ giữa các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổng thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
  • 10. 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. - Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, Luận án sử dụng: phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Về phương pháp cụ thể, Luận án sử dụng các phương pháp sau đây: + Phương pháp phân tích tài liệu. Phương pháp này được áp dụng để phân tích các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm: các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng có liên quan, các công trình khoa học, số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp bao gồm: các bài báo, tạp chí, kết luận, phân tích đã được các tác giả khác thực hiện. + Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin và ý kiến của những chuyên gia, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về luật hiến pháp, lý luận nhà nước và pháp luật về các vấn đề lý luận và nhận xét, đánh giá thực trạng vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. + Phương pháp thống kê để thống kê số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. + Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng vấn, hỏi chuyên gia. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả luận án ở các chương về thực trạng và quan điểm, giải pháp.
  • 11. 6 + Phương pháp luật học so sánh được sử dụng để nghiên cứu mô hình, kinh nghiệm của một số nước, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. + Phương pháp quy nạp và diễn dịch để khái quát hóa hoặc cụ thể hóa đối tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu, đảm bảo chính xác, khách quan và có lý trong xây dựng các vấn đề có tính lý luận. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án “Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam"có một số đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, Luận án đã bổ sung, xây dựng được cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam một cách khoa học, hệ thống và toàn diện. Theo đó, Luận án đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức vận hành của cơ chế; khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra được những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Thứ hai, Luận án đã khái quát, phân tích lịch sử hình thành và phát triển cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua các thể chế từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng, có tính khoa học làm căn cứ cho việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu nêu trên, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam một cách khoa học, khả thi.
  • 12. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bằng việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp năm 2013. - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được đề cập nhiều trong các công trình và diễn đàn khoa học, trên các sách, báo, tạp chí trong những năm gần đây. Ngoài tính tất yếu, khách quan và cấp thiết, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đang là đề tài được luận bàn, nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau cả về luật học, chính trị học, hành chính học, triết học, cả ở phương diện quốc gia và quốc tế. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau đây: - Cuốn sách Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới [59] của tác giả Trần Ngọc Đường và cuốn sách: Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [61], do Trần Ngọc Đường chủ biên đã giải quyết một cách tương đối có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn mối liên hệ giữa nhân dân với nhà nước - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước; giữa Đảng với Nhà nước - chủ thể lãnh đạo nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước với nhau; đi sâu nghiên cứu về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đề tài đã tiếp cận khoa học vấn đề nguồn gốc, đặc điểm, bản chất, xu hướng của quyền lực nhà nước; chỉ ra được những điểm hạn chế của tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình Xô viết và sự tác động, ảnh hưởng đối với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối liên hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế, các phương thức, hình thức nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
  • 14. 9 - Cuốn sách: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 [63] của tác giả Trần Ngọc Đường. Đây là công trình khoa học được nghiên cứu có hệ thống nhất về lý luận tổ chức thực thi quyền lực nhà nước mà trung tâm là phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở lý luận khoa học và liên hệ thực tiễn sinh động, thuyết phục tác giả đã luận chứng, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Đây là công trình quan trọng, hữu ích giúp nghiên cứu sinh thực hiện đề tài của mình. Tuy nhiên, cuốn sách này chủ yếu chỉ đề cập đến cơ chế kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không đi sâu cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Cuốn sách: Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay [133] do Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh đồng chủ biên. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, các tác giả khẳng định giám sát quyền lực nhà nước là điều tất yếu, ở đâu có quyền lực thì ở đó phải có giám sát để quyền lực được bảo đảm vận hành đúng hướng, tích cực. Từ phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong hoạt động thực tiễn của cơ chế giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, các tác giả chỉ rõ sự khác biệt giữa giám sát bên trong hệ thống quyền lực nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước và giám sát bên ngoài, không mang tính quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, công trình chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, hậu quả pháp lý của cơ chế nhân dân giám sát quyền lực nhà nước cũng như cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân. - Cuốn sách: Quyền lực nhà nước và quyền công dân [78] của tác giả Đinh Văn Mậu. Tác giả thống nhất với các quan điểm: Quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực của nhân dân, nhưng cho rằng nhân dân không thể thực hiện được hết quyền lực của mình một cách đơn lẻ mà phải ủy quyền cho nhà nước, nhà nước thực hiện quyền đó thông qua cơ quan nhà nước. Nhà nước do nhân
  • 15. 10 dân thiết lập và trao quyền lực, nghĩa là quyền lực nhân dân trở thành quyền lực nhà nước. Quyền lực đó thể hiện ý chí của nhân dân và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Nhà nước khi sử dụng quyền lực sẽ nảy sinh xu hướng lộng quyền và lạm quyền. Vì vậy, phải kiểm soát đối với quyền lực nhà nước để quyền tự do và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân không bị xâm phạm. Tuy nhiên, công trình chưa nghiên cứu sâu vấn đề cơ chế pháp lý nói chung, cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam nói riêng. Thời gian gần đây nhiều ý kiến của các nhà khoa học đặt ra vấn đề giới hạn quyền lực nhà nước, hạn chế quyền lực nhà nước, chế ngự quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, đối trọng, kiềm chế quyền lực nhà nước… trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi lẽ, các tác giả cho rằng người có khả năng lạm quyền, cửa quyền, tham nhũng không phải nhân dân, mà chính là ở các cơ quan sử dụng quyền lực công. Do đó, quyền lực công phải bị giới hạn, kiểm soát và giám sát. Trong đó tất yếu phải có sự kiểm soát của nhân dân. Tiêu biểu có các công trình sau: - Cuốn Sự hạn chế quyền lực Nhà nước [41] của tác giả Nguyễn Đăng Dung. Đây là cuốn sách viết dưới phương diện khoa học luật hiến pháp, tập trung lý giải về sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước và nội dung của việc hạn chế quyền lực nhà nước. Coi sự hạn chế quyền lực nhà nước như là biểu hiện khách quan của việc tổ chức nhà nước pháp quyền, dân chủ. Trung tâm của sự hạn chế quyền lực nhà nước là tổ chức quyền lực nhà nước phải được phân công, phân nhiệm rõ ràng theo chiều dọc và chiều ngang và phải có sự kiểm tra, giám sát. Tác giả viện dẫn nhiều mô hình tổ chức quyền lực nhà nước và các phương thức hạn chế quyền lực nhà nước trên thế giới để đề xuất những yêu cầu hạn chế quyền lực nhà nước ở Việt Nam như: Tổ chức lại cấu trúc quyền lực nhà nước; hoạt động tự do báo chí; bằng sự công khai, minh bạch của chính quyền; bằng bỏ phiếu trưng cầu ý dân; bằng tòa án độc lập… Nhưng tác
  • 16. 11 giả chưa đề cập cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước trong tạo lập cơ chế đó. - Sách chuyên khảo Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [153] của tác giả Trịnh Thị Xuyến. Dưới góc độ chính trị học, tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, cuốn sách tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề cơ bản như: cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước; thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước tiêu biểu như Mỹ, Anh, Xingapo, Malaixia, Nhật Bản; thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, những mâu thuẫn, bất cập trong kiểm soát quyền lực nhà nước mà Việt Nam đang và sẽ phải giải quyết trong tiến trình phát triển; phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến “một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước chứ chưa đề cập đến cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. - Sách chuyên khảo Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước [121] của tác giả Thái Vĩnh Thắng. Tác giả viện dẫn quan điểm của Jean Jacquens Rousseau về kiểm soát quyền lực nhà nước cách đây gần 250 năm và khẳng định đến nay vẫn còn nguyên giá trị; khoa học về quản lý nhà nước ngày nay đã tiến bộ vượt bậc nhưng công nghệ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước vẫn còn nhiều điều bất cập. Do đó, tác giả đã nghiên cứu, phân tích, lý giải cách thức tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu, mô hình nhà nước phong kiến Việt Nam, các nhà nước tư sản, các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Trung và Đông Âu (trước 1991); nước Nga và các nước Trung, Đông Âu ngày nay; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam kể từ hiến pháp năm 1946 đến nay. Đây là công trình khoa học nghiêm túc, có chất lượng và ý nghĩa trong việc rút ra các nguyên lý, kinh nghiệm về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam.
  • 17. 12 Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ Luật học của Trương Thị Hồng Hà về Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [65]. Trên cơ sở tiếp cận, phân tích về cơ chế, làm sáng tỏ khái niệm cơ chế pháp lý, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố tạo nên hệ thống cơ chế pháp lý, Luận án là một công trình nghiên cứu công phu có tính khoa học cao về hoàn thiện cơ chế pháp lý. Đây là công trình có ý nghĩa tham khảo về mặt lý luận cho việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bằng thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng, Cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam [44]. Đây là công trình mà tác giả chủ yếu đi sâu phân tích về cơ chế pháp lý giám sát đối với các hoạt động tư pháp của các chủ thể là các cơ quan nhà nước, bên trong bộ máy nhà nước, còn giám sát do các chủ thể mang tính nhân dân, không phải là cơ quan nhà nước, không mang tính quyền lực nhà nước thì tác giả chưa nghiên cứu sâu. Các công trình nghiên cứu trên, cơ bản đều cho rằng: quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân, thuộc về nhân dân, thống nhất ở nhân dân. Để quyền lực đó không bị tha hóa và vận hành trong giới hạn, khuôn khổ nhân dân giao cho thì quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát. Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước được coi là vấn đề mới, rộng, phức tạp nhưng là tất yếu, khách quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện về mặt nhận thức, lý luận cũng như về thể chế và tổ chức thực hiện. Vì thế, kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân còn hình thức, thiếu tính khả thi, đặc biệt là các điều kiện đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân còn bất cập, khả năng ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước còn yếu. Điều đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
  • 18. 13 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được thực hiện bởi cơ chế bên trong bộ máy nhà nước và cơ chế bên ngoài bộ máy nhà nước. Cơ chế bên trong theo chiều ngang là hoạt động kiểm soát quyền lực do các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; chiều dọc là giữa trung ương với địa phương trong một bộ máy nhà nước thống nhất. Cơ chế bên ngoài, là cơ chế do các chủ thể là những tổ chức đại diện nhân dân, không phải là cơ quan nhà nước, không mang tính quyền lực nhà nước và cá nhân công dân thực hiện bằng cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đối với quyền lực nhà nước. Mỗi cơ chế đều có mặt ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng chúng có mối liên hệ tác động với nhau hướng đích trong một thể thống nhất tạo ra hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước. Sau đây là những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước: - Cuốn sách: Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước [60] của tác giả Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành. Các tác giả khẳng định quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật; nhân dân có vai trò tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Trên cơ sở viện dẫn các quan điểm của Đảng trong hệ thống văn kiện, cương lĩnh và hiến pháp, pháp luật quy định về bản chất nhà nước, địa vị làm chủ của nhân dân, các tác giả chỉ rõ nhân dân đương nhiên phải có đầy đủ quyền của người làm chủ, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng để đảm bảo quyền, nghĩa vụ đó thực sự hữu hiệu thì phải được pháp luật quy định chi tiết, cụ thể. Pháp luật chính là những bảo đảm để nhân dân thực hiện quyền kiểm soát của mình đối với quyền lực nhà nước. - Sách chuyên khảo Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay [86] của tác giả Nguyễn Thị Hiền Oanh. Dưới góc độ chính trị học, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập trung nghiên cứu về
  • 19. 14 mối quan hệ giữa MTTQ và quyền làm chủ của nhân dân, trước hết chủ yếu là quyền làm chủ về chính trị. Trên cơ sở thực tiễn, tác giả tìm hiểu và đánh giá thực trạng của MTTQ trong việc đại diện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thời gian qua còn có nhiều hạn chế, bởi vì những quy định của pháp luật chủ yếu còn chung chung, chưa cụ thể về trách nhiệm, hậu quả pháp lý cũng như điều kiện để bảo đảm quyền giám sát của MTTQ đối với quyền lực nhà nước, do đó chất lượng hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi của người dân. Vì vậy, cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm tạo điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng cũng như giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của nhà nước và cán bộ công chức, viên chức, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. - Công trình Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [124] do tác giả Lê Minh Thông chủ biên. Công trình là kết quả nghiên cứu của đề tài KX 10-01 thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước về Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Khẳng định việc đổi mới hệ thống chính trị thực chất là đổi mới quan hệ giữa đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội là quan hệ với nhân dân, với xã hội. Nhà nước phải lấy dân làm gốc, mọi hoạt động đều phải hướng vào việc phụng sự nhân dân, phục tùng ý chí, nguyện vọng của nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự bất cập giữa các mối quan hệ trong hệ thống chính trị hiện nay và đề cập biện pháp khắc phục trong thời gian tới, trong đó có đặt vấn đề đổi mới tổ chức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện có hiệu quả hơn chức năng giám sát và phản biện đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. - Đề tài khoa học cấp cơ sở: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị [91] do Lê Minh Quân làm chủ nhiệm. Công trình đã nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với với quyền lực đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam từ đó đưa ra các quan điểm hoàn thiện nhà nước
  • 20. 15 pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình chưa nghiên cứu về cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. - Cuốn sách Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước [42] của tác giả Nguyễn Đăng Dung. Theo tác giả thì hiện nay, muốn tồn tại, mọi nhà nước đều phải là nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân để phân tích, luận giải tính chính đáng và chịu trách nhiệm của Nhà nước. Từ lý thuyết chủ quyền nhân dân đặt ra vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân phải là nhà nước có trách nhiệm. Có trách nhiệm chính là nhà nước phải chịu sự kiểm soát của nhân dân để nhà nước không trở nên vô trách nhiệm, độc tài và chuyên chế. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu có mối liên hệ chặt chẽ với các công trình trước đó của tác giả. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nội dung hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. - Sách chuyên khảo Cơ sở lý luận và các nguyên tắc cơ bản để hình thành và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam [38] của tác giả Nguyễn Mạnh Cường. Tác giả đã tập trung chủ yếu vào việc đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, trong đó có đề cập vấn đề giám sát của các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, đó chỉ là sự tham gia của một số chủ thể mang tính xã hội trong thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước. - Sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [135] do Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị đồng chủ biên. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích về đặc trưng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam các tác giả cho rằng cần thiết xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà ở đó phải bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, xây dựng cơ chế dân chủ và mở rộng xã hội dân sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, là công trình do nhiều tác giả nghiên cứu với vấn đề rộng, phức tạp nên chưa đề cập sâu đến cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
  • 21. 16 - Sách chuyên khảo Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội [87] do các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên. Công trình đã phân tích sâu về vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội ở Việt Nam. Công trình nêu lên vấn đề là làm thế nào để các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý, phát triển xã hội có hiệu quả thông qua hoạt động khác và hoạt động giám sát, phản biện đối với các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập sâu đến vai trò của các tổ chức xã hội với tư cách là những thiết chế của nhân dân trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. - Sách chuyên khảo Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [136] do Đào Trí Úc chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều tác giả về cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước. Các tác giả tập trung phân tích khoa học, có hệ thống về bản chất nền dân chủ XHCN và yêu cầu xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước trong điều kiện một Đảng cầm quyền. Xác định vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ các chủ thể là MTTQ, các tổ chức thành viên trong cơ chế nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước cũng như thực trạng của cơ chế này ở nước ta. Công trình đã nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới về cơ chế và hình thức giám sát của nhân dân trong tổ chức thực hiện quyền lực quyền lực nhà nước, kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của nhân dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước. Giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước là một nội dung quan trọng trong cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trên có giá trị tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. - Đề tài: Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta hiện nay [150] của Viện Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đề tài Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay [28] do Hoàng
  • 22. 17 Chí Bảo làm chủ nhiệm. Các tác giả phân tích sâu, khoa học, cụ thể về bản chất nền dân chủ XHCN mà nội dung căn bản là xây dựng cơ chế nhân dân làm chủ bằng việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quyền kiểm soát, giám sát thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân ở cơ sở đối với các cơ quan nhà nước và các chính sách của Nhà nước. Những sách chuyên khảo và công trình nói trên cho thấy, các tác giả đều nghiên cứu, đề cập đến vấn đề kiểm soát, giám sát đối với quyền lực nhà nước. Trong từng góc độ, các vấn đề đều nhận xét và khẳng định phải cần có sự kiểm soát, giám sát hữu hiệu đối với quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập, nghiên cứu có hệ thống, toàn diện vấn đề hoàn thiện cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Mạnh Bình về Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay [27]. Đây là công trình tác giả đi sâu vào phân tích, luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như yêu cầu hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trong luận án này chưa đi sâu làm rõ cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cả về lý luận lẫn đánh giá thực trạng vận hành. - Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Huy Phượng về Giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [88]. Đây là công trình nghiên cứu có chủ thể là Xã hội thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Nội dung của Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận về giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; luận giải yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi phải tăng cường giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, Luận án chỉ nghiên cứu hình thức giám sát xã hội đối với các cơ quan tư pháp mà chưa nghiên cứu cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước với đầy đủ các phương thức kiểm soát đối với cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  • 23. 18 - Trong những năm gần đây, nhất là trong dịp góp ý vào dự thảo xây dựng Hiến pháp năm 2013 có nhiều bài viết liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của các tác giả như: GS.TS.Trần Ngọc Đường, GS.TS.Phan Trung Lý, GS.TS.Hoàng Thị Kim Quế, GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS. Hoàng Thế Liên, PGS.TS.Vũ Hồng Anh, PGS.TS.Võ Khánh Vinh, PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS.Chu Hồng Thanh, GS.TSKH.Lê Văn Cảm, PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn, PGS.TS. Đinh Xuân Thảo, PGS.TS. Bùi Xuân Đức, TS.Vũ Anh Tuấn, TS. Lương Minh Tuân, TS.Trần Thị Sáu, TS. Hoàng Thị Ngân, TS.Nguyễn Sĩ Dũng và nhiều tác giả khác như: Huỳnh Đảm, Lê Đức Tiết, Trần Thanh Bình, Nguyễn Mạnh Bình, Đỗ Huy Thường, Nguyễn Thị Doan, Bùi Thành Phần, Lê Trọng Hanh là những chuyên gia cao cấp, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giáo, nhà chính trị công tác ở các cơ quan như: Văn phòng Quốc hội, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện nghiên cứu Lập pháp, các học viện, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các báo và tạp chí trung ương và địa phương có uy tín. Nội dung các bài viết được công bố trong các tạp chí khoa học đã nghiên cứu, luận bàn về vấn đề quyền lực nhà nước từ các phương diện khác nhau với cách tiếp cận mới, đậm nét thực tiễn và xu thế phát triển xã hội, đề cập vấn đề dân chủ hóa xã hội nằm trong mối quan hệ, tác động của dân chủ hóa quyền lực nhà nước. Với cách tiếp cận nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện mà trước đó chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện, một số công trình nghiên cứu về dân chủ, coi dân chủ đời sống chính trị xã hội, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội. Một số bài viết đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, những yêu cầu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện ở Việt Nam…
  • 24. 19 Tóm lại, các công trình, luận án, bài viết nêu trên, dù ở phương diện chính trị học, triết học, xã hội học hay luật học… đều có điểm chung thống nhất là: muốn phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của đất nước và trở thành hiện thực xã hội thì phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hữu hiệu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập toàn diện, có hệ thống vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đã có từ rất sớm trong lịch sử hình thành và phát triển của lý thuyết phân quyền. Thời kỳ cổ đại, Aristotle đã đề cập phương án phải phân chia quyền lực để kiểm soát lẫn nhau, trong tác phẩm Nền chính trị (The politics). Thời kỳ cận đại, trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền (Two treasures of government), J. Locke cho rằng trong thể chế chính trị tự do, quyền lực tối cao phải được phân cho các tổ chức, cá nhân nắm giữ, không được tập trung trong tay một người hay một tổ chức nào. Tuy nhiên, chỉ đến Motesquieu thì lý thuyết phân quyền mới đạt đến sự hoàn thiện. Trong tác phẩm Tinh thần pháp luật (De L’Esprit des lois), ông cho rằng cách tốt nhất để chống lạm quyền không phải là tập trung quyền lực nhà nước mà phải phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phân quyền là cơ sở để các nhánh quyền lực nhà nước tương tác, phụ thuộc, kiềm chế, đối trọng, kiểm soát lẫn nhau để nhà nước không dẫn đến chuyên quyền, độc đoán… Hiện nay, hầu hết các nước dân chủ tư sản đều xây dựng mô hình nhà nước theo nguyên tắc phân quyền và cơ chế kiểm soát được xác định ngay trong cơ cấu tổ chức nhà nước. Cơ chế này do chính các nhánh quyền lực kiểm soát lẫn nhau trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp luật, không để nhánh quyền nào được độc chiếm, chi phối quyền lực của các nhánh còn lại. Ngoài ra, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được xác định từ các thể chế, thiết chế bên ngoài nhà nước rất đa dạng, phong phú. Đó là những
  • 25. 20 hạt nhân hợp lý đã được thực hiện phổ quát trên thế giới có hiệu quả, cần được nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng có chọn lọc ở Việt Nam. Bên cạnh lý thuyết phân quyền, nhiều nhà tư tưởng cho rằng quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất được tạo lập từ sự ủy quyền của nhân dân, do đó nhân dân phải làm chủ quyền lực nhà nước thông qua thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện để kiểm soát quyền lực nhà nước. Điểm thống nhất chung của các nhà tư tưởng theo quan điểm này là muốn có dân chủ, tự do thực sự thì mọi quyền lực nhà nước phải do nhân dân kiểm soát. Để thực hiện được điều đó cần thông qua hai hình thức: Một là, bầu cử trực tiếp, theo đa số chính phủ, cá nhân người cầm quyền theo nhiệm kỳ. Hai là, sử dụng công luận với vai trò là phương tiện giám sát, phản biện của nhân dân đối với quyền lực nhà nước. Cả hai nội dung trên đều cần phải có tự do, dân chủ thực chất trên cơ sở trình độ dân trí, cơ chế dân chủ và pháp luật nghiêm minh. - Cuốn Bàn về tinh thần pháp luật [84] của Montesquieu đưa ra thuyết phân chia quyền lực để kiểm soát quyền lực... Khi đưa ra thuyết phân quyền, Montesquieu muốn giải quyết sự xung đột giữa các giai cấp trong xã hội (vua chúa, quý tộc và thường dân) bằng cách san sẻ quyền lực chính trị cho mỗi giai cấp để các giai cấp tự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau. Đề xướng mô hình ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải được phân chia rành mạch, hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế, đối trọng với nhau “dùng quyền lực kiểm soát quyền lực" để không dẫn đến chuyên quyền, độc đoán của bất kỳ nhánh quyền lực nào. Tư tưởng đó có thể được xem là một trong các chính thuyết quan trọng bậc nhất của nhân loại và là một trong các nguyên tắc căn bản trong hiến pháp của nhiều quốc gia cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tác giả mới bàn chủ yếu về cơ chế kiểm soát quyền lực ngay bên trong bộ máy nhà nước mà thôi. - Cuốn Bàn về khế ước xã hội [108] của Jean jacques Rousseau: Ông cho rằng bản chất quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, chủ quyền nhân dân có tính chất tối cao, không thể từ bỏ, không thể phân chia. Nhà nước được thiết lập
  • 26. 21 thông qua một khế ước (Hiến pháp) do tất cả người dân đồng thuận, trao quyền lực chính trị cho chính quyền - chính quyền là người đại diện cho ý chí của nhân dân (dân chúng) để quản lý, điều hành đất nước theo nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Chính quyền có thể bị thu hồi quyền lực nếu không làm đúng chức năng, nhiệm vụ được nhân dân giao phó: “Những người được ủy thác nắm quyền hành không phải là ông chủ của nhân dân mà chỉ là những công chức. Dân chúng có thể cất chức hay bãi miễn họ" [108, tr.40]. Và mặc dù có sự ủy quyền nhưng quyền lực nhà nước vẫn thuộc về nhân dân. Có như vậy, chính quyền đó mới nguyên nghĩa là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Ông cũng cho rằng việc chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ là bề ngoài, là biện pháp để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước. Và quyền lực tối cao - tức quyền lực của nhân dân thì bất khả phân. Quyền lực nhà nước cần phải bị kiểm soát cả từ bên trong lẫn bên ngoài. - Cuốn Bàn về tự do [83] của John Stuart Mill. Đây là tác phẩm đề cập đến vấn đề tự do cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng xã hội, “tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác” [83, tr.9]. Ông cho rằng: “Điều mong muốn bây giờ của người cầm quyền phải được đồng nhất với nhân dân, rằng quyền lợi và ý chí của họ phải là ý chí, quyền lợi của quốc gia" [83, tr.10] và “Đa số dân chúng vẫn chưa học được chuyện cảm nhận quyền lực của Chính phủ là quyền lực của mình, hay ý kiến của chính phủ là ý kiến của mình…" [83, tr.32]. Vì vậy, con người phải được “tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến, không chút giấu giếm" [83, tr.11] và quyền tự do không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người mà còn vì lợi ích lâu dài, bền vững cho sự phát triển của xã hội. "Chính phủ được bầu ra và có trách nhiệm đã trở thành đối tượng quan sát và phê phán như thường" [83, tr.22] và "Nhân dân thực thi quyền lực không phải lúc nào cũng là cái nhân dân chịu thực thi quyền lực" [83, tr.22]. Như vậy, phải chăng kiểm soát quyền lực nhà nước bắt đầu từ sự tự do của mỗi cá nhân con người? Và nhà nước có trách nhiệm như thế nào để nhân dân được tự do trong một nhà nước của mình. Đó là vấn đề mà tác giả chưa giải quyết được.
  • 27. 22 - Trong cuốn The Public and Its Problems (Nền cộng hòa và những vấn đề) [170] và Theory of Valuation (Lý thuyết giá trị) [171] của John Dewey. Ông đã nêu ra vấn đề nhà nước được thiết lập là để phục vụ nhân dân. Điều này có nhiều điểm tương tự như luận giải về nguồn gốc phát sinh nhà nước của các học giả trước đó. Tác giả chỉ ra tính tư hữu, tư lợi của các cá nhân trong giai cấp cầm quyền khiến quyền lực nhà nước bị lạm dụng, biến dạng, tha hóa nếu không có sự giám sát, kiểm soát hay trói buộc cần thiết của nhân dân (cử tri). Do đó, việc nắm quyền (các chức vụ trong bộ máy nhà nước) phải có kỳ hạn, có cạnh tranh và mỗi quy trình thực thi quyền lực đều phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ nhân dân. - Cuốn Nghiên cứu quá trình ra quyết định trong tổ chức hành chính (A Study of Decision- Making Process in Administration Organization) [163] của tác giả H.A.Simon, đã nhấn mạnh đến tính phân quyền cho các cơ quan hoạch định chính sách, phân tích các giai đoạn hình thành và quyết định chính sách, phân biệt quyết định chính sách với quyết định hành chính...đặc biệt tác giả nêu lên vấn đề kiểm soát, giám sát các nội dung đó phải khách quan, chặt chẽ để ngăn ngừa việc lạm dụng, lạm quyền và bị lợi ích nhóm chi phối chính sách chung, lợi ích chung... Tuy nhiên, vấn đề phương thức, điều kiện để nhân dân kiểm soát, giám sát ra sao thì chưa được đề cập cụ thể. - H.D. Laswell với cuốn Khoa học và chính sách (The Policy Sicence) [165] và F. Morstein Marx với cuốn Chức năng xã hội của chính sách công (The Social Function of Public Adminisstration) [162]. Các cuốn sách trên có điểm chung là nêu vấn đề các chính sách, các quyết định hành chính khi ban hành phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, được phản biện rộng rãi và phải chịu sự giám sát của dân chúng. Đây là một biểu hiện dân chủ đồng thời cũng là cơ chế để kiểm soát, phòng ngừa cơ quan nhà nước có thể ban hành các chính sách, quyết định phương hại đến dân chúng… - Roderick Bell, David V. Edwards và R. Harison Wagner với cuốn sách Political power-reader in theory and research (Quyền lực chính trị - Dành cho nghiên cứu lý thuyết) [181]. Đây là cuốn sách cung cấp những kiến thức quan
  • 28. 23 trọng, cơ bản về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và được coi là sách giáo khoa về lĩnh vực này, đặc biệt là phương pháp tiếp cận quyền lực. Tuy nhiên, công trình không nghiên cứu chuyên biệt về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Cuốn Nguồn gốc quyền lực xã hội (The sources of social power) [174] của Mann M và cuốn Quyền lực và sự duy trì của bất bình đẳng xã hội (Power and the maintennace) [187] của Sargent M. Các công trình nêu trên mặc dù có những luận điểm và mục đích nghiên cứu khác nhau, nhưng có điểm chung là quyền lực nhà nước có cơ sở phát sinh là quyền lực của nhân dân, quyền lực nhà nước là quyền lực công. Đảng phái chính trị (giai cấp) thực thi quyền lực chính trị của mình thông qua quyền lực công (nhà nước) không chỉ để phục vụ lợi ích của mình mà còn phải phục vụ lợi ích xã hội. Mặt khác, sự kiềm chế, giám sát lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội (bao gồm cả nhà nước) trên cơ sở pháp luật là điều kiện để đảm bảo cho nền dân chủ phát triển. Các hình thức như: bầu cử người đứng đầu đất nước, trưng cầu dân ý, tự do báo chí, xuất bản, lập hội, biểu tình... là những cách thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Cuốn Dân chủ và những hạn chế của nó (Democracy and Critics) [160] của Dahl, Robert A. Tác giả khẳng định dân chủ là phải có sự chế ước lẫn nhau và quyền lực nhà nước là quyền lực gốc của nhân dân. Điều này đòi hỏi nhà nước và quyền lực nhà nước phải chịu sự kiểm soát của nhân dân. Dân chủ nếu không được thực hiện bằng phương thức khoa học với những bảo đảm khả thi thì dân chủ có thể bị lợi dụng cho mục đích phản dân chủ khác. Bài học trong lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó qua trường hợp Adolf Hitler trúng cử thông qua bầu cử tự do. - Những năm 90 của thế kỷ XX, các tác phẩm của Alvin Toffler như: Làn sóng thứ ba [4], Cú sốc tương lai [5], Thăng trầm quyền lực [6] và cuốn Sự va chạm của các nền văn minh [109] của Samuel Huntington được công bố rộng rãi ở Việt Nam đã tạo ra những quan điểm, phương pháp mới trong tiếp cận vấn đề quyền lực và quyền lực nhà nước hiện nay trong các ngành nghiên cứu thuộc chính trị học, luật học, xã hội học, triết học…
  • 29. 24 - Cuốn A preface to Democratic Theory (Lý thuyết về dân chủ) [182] của tác giả Robert A.Dahl, cuốn Democracy: The unfinished journey (Dân chủ: cuộc hành trình chưa hoàn thành) [48] của Đại học Oxford, Hoa Kỳ là những cuốn sách tác giả đề cập nhiều đến quyền giám sát của công dân đối với nhà nước dưới góc nhìn dân chủ, luận giải dân chủ trong nhà nước hiện đại đòi hỏi phải có thiết chế phù hợp để công dân thực thi quyền làm chủ của mình và những vấn đề đặt ra của xu thế chính trị thế giới... - Armatya Sen (Ấn Độ) với cuốn Phát triển chính là Tự do [8], đã nhấn mạnh đến tính phổ quát của dân chủ và mối liên hệ giữa dân chủ và tự do, trong đó đề cập đến vấn đề quyết định dân chủ tập thể không phải khi nào cũng “tối hảo”. Như vậy, quy trình dẫn đến quyết định phải đúng ngay từ khi người dân kiểm soát việc đề ra chính sách chứ không phải khi chính sách được đưa ra… - Bài viết “Xem xét sự bền vững của quyền lực thông qua con đường nhà nước" (Crossing state lines with durable power) [173] của Linda S. Whitton. Tác giả bàn về sự bền vững của quyền lực nhà nước và lý giải nguồn gốc của vấn đề đó chính là tính chính đáng và minh bạch và là cơ sở vững chắc cho việc hợp thức hóa tiến trình ủy nhiệm quyền lực của nhân dân cho nhà nước. Gần đây, khảo sát vấn đề tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, nhiều công trình đề cập đến cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngay bên trong bộ máy nhà nước nhưng với quan điểm khác nhau. (1) Phân lập, cân bằng và đối trọng; (2) Nền tư pháp độc lập, mạnh. Công trình tiêu biểu của vấn đề này phải kể đến: A. McIntyr, Quyền lực của các thể chế (Power of Institutions) [175]; Patrick Gunning, Hiểu biết về nền dân chủ - Một giới thiệu về lý thuyết lựa chọn công cộng (Understanding democacy- An introduction to Public choice) [176]... Không chỉ giới hạn nghiên cứu kiểm soát quyền lực nhà nước trong phạm vi quan hệ giữa các nhánh quyền lực nhà nước, một số công trình đã nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bên ngoài nhà nước từ các thể chế, lực lượng xã hội như: các đảng phái chính trị, hội, hiệp hội, nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội công dân, các phương tiện thông tin đại
  • 30. 25 chúng…Nhiều công trình đặt vấn đề tạo môi trường cho kiểm soát quyền lực nhà nước như: nhân quyền, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận, trách nhiệm và đạo đức, công khai, minh bạch và dân chủ hóa, như Nhà nước và nhà nước pháp quyền (The state and the rule of law) [172] của Kriegel và Blandine; Kiềm chế tham nhũng- Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia của Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr, (Curbing corruption: Toward a model for building national integrity) [188]; Chính trị so sánh- Một giới thiệu mang tính toàn cầu (Comparative politics - A global introduction) [192] của Micheal J.Sodaro. Các công trình, bài viết nói trên đều khái quát đề cập đến đặc điểm của tổ chức xã hội dân sự nói chung và tổ chức xã hội ở Việt Nam nói riêng trong quá trình hình thành, phát triển cũng như vai trò thực hiện chức năng kiểm soát, giám sát và phản biện đối với nhà nước. Theo đó, nêu lên xu hướng và yêu cầu phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam, chức năng của các tổ chức xã hội, nhóm lợi ích, nghiệp đoàn… trong việc thực hiện chức năng kiểm soát đối với quyền lực nhà nước thông qua việc nêu ý kiến, kiến nghị, vận động,… Những luận giải về nguồn gốc, lý do, yêu cầu và mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước gắn liền với dân chủ và phát triển xã hội, khẳng định tính cần thiết và chính đáng của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong các công trình rất phong phú, đa dạng và đó là nguồn tư liệu cần thiết để tham khảo, nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu và vận dụng ở Việt Nam. Ngoài ra, trên nhiều trang Web chính thức về luật học và nghề luật của thế giới cũng cung cấp những kiến thức và bài viết của các học giả quốc tế có thể tham khảo liên quan đến các mô hình lý thuyết và thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở các nước. Những bài viết đó có trên các trang internet của Hội Luật sư Hoa Kỳ (America Bar Association - www.abanet.org), Trung tâm luật Hiến pháp (Constitutional Law Center-www.supreme.findlaw.com) và trang Findlaw (www.findlaw.com).
  • 31. 26 Tuy nhiên, vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có chế độ chính trị, đặc điểm kinh tế, lịch sử, văn hóa... như Việt Nam thì chưa có công trình nào nghiên cứu. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân hay nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề được quan tâm trên nhiều phương diện khác nhau kể cả về lý luận và thực tiễn, cả ở trong nước và nước ngoài, cả về chính trị học và luật học. Đối với nước ta, trong điều kiện một đảng cầm quyền, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [100, tr.9] thì đòi hỏi phải có cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” [100, tr.8-9] là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Để đạt được yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước thì nhất thiết phải xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Cơ chế đó phải phù hợp với thể chế dân chủ, pháp quyền, bảo đảm phát huy, thực hành đầy đủ, có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước; là công cụ, phương tiện hữu hiệu để ngăn ngừa các biểu hiện tha hóa của quyền lực nhà nước, xây dựng nhà nước mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố, Luận án nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam" tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể sau: Một là, về mặt lý luận, Luận án phải làm sáng tỏ: - Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Nội dung và phương thức vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước dưới ánh sáng của Hiến pháp năm 2013.
  • 32. 27 - Nghiên cứu cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Hai là, về mặt thực tiễn, Luận án tập trung vào các vấn đề sau đây: - Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay qua các thể chế mà trọng tâm là các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động, mối quan hệ của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về mặt thể chế, thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. - Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Luận án luận chứng, đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Như vậy, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, trong tổng thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở nước ta. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn được tiếp cận trên các phương diện, góc độ mới, bám sát tinh thần và nội dung Hiến pháp năm 2013, quan điểm, đường lối của Đảng và các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN và đặc điểm, truyền thống lịch sử, văn hóa, tập quán, tâm lý của Việt Nam.
  • 33. 28 Tiểu kết chương 1 Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề tất yếu khách quan trong lịch sử và hiện tại. Trong chương 1, Luận án nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước công bố trong các công trình khoa học như: luận án, luận văn, bài báo khoa học thuộc nhiều khoa học khác nhau như: chính trị học, triết học, xã hội học, luật học... Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu đều đi sâu lý giải nguồn gốc quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân đối với quyền lực nhà nước, tính khách quan, tất yếu của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, những yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó có nhiều công trình đề cập đến giám sát xã hội đối với thực hiện quyền lực nhà nước, giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp, hành chính...; cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện, đầy đủ đề tài hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Do đó, Luận án một mặt tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa và phát triển trong các công trình đã công bố, mặt khác đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện mới- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới ánh sáng của Hiến pháp năm 2013.
  • 34. 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI NIỆM, CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CHẾ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH, TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 2.1.1. Khái niệm cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Cơ chế là một thuật ngữ có nguồn gốc từ phương Tây và từ khoa học kỹ thuật. Trong tiếng Anh, cơ chế (Mechanism) được giải thích như các bộ phận trong một cỗ máy hoặc là một quá trình được thiết lập mà nhờ đó một hoạt động được thực hiện. Ngày nay, nó là thuật ngữ phổ biến trong xã hội, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Có cơ chế tự nhiên, phản ánh cách thức tác động của quy luật vận động, phát triển của thế giới tự nhiên; có cơ chế xã hội, cơ chế nhà nước, phản ánh nhận thức và sự vận dụng của con người đối với quy luật phát triển của các quá trình, sự vật, hiện tượng phát sinh trong đời sống nhà nước, xã hội. Như vậy, nghiên cứu "cơ chế" là nghiên cứu sự vật, hiện tượng, quá trình trong trạng thái động, nghiên cứu sự tác động của con người bằng các hình thức, công cụ, phương thức khác nhau lên các quá trình đó, trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật vận động, phát triển của chúng, định hướng quá trình phát triển theo những mục tiêu, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Đối với khoa học luật học nước ta, khái niệm cơ chế pháp lý mới ra đời nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Trong các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý đều cho rằng cơ chế pháp lý: (1) Đó là tổng thể các yếu tố, bộ phận cấu thành hay hợp thành; (2) Các bộ phận trong cơ chế có mối quan hệ, tác động lẫn nhau, hướng đích; (3) Cơ chế hoạt động theo các nguyên tắc, qui trình do luật quy định; (4) Thiếu một bộ phận thì cơ chế hoạt động không đồng bộ, kém hiệu quả...
  • 35. 30 Theo đó, cơ chế pháp lý được hiểu là tổng thể của nhiều yếu tố có quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau, bao gồm các yếu tố thể chế, thiết chế và các bảo đảm để thực hiện một chức năng hoặc một nhiệm vụ nào đó trong quản trị nhà nước và xã hội. Như vậy, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng thể hợp thành của các yếu tố thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm, có mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau nhằm xác lập các quyền và khả năng để nhân dân kiểm soát có hiệu quả quyền lực nhà nước. Chủ thể của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là Nhân dân với tư cách là cộng đồng người thống nhất trong cả nước hay một đơn vị hành chính lãnh thổ; các thiết chế phi chính phủ đại diện của nhân dân, các thiết chế dân chủ ở cơ sở được thiết lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và Nhân dân với tư cách cá nhân công dân - là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Từ khái niệm về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là cơ chế "bên ngoài", mang tính chính trị và xã hội, tính đạo lý và tính pháp lý, trong khi cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước là cơ chế "bên trong", mang tính nhà nước. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phong phú, đa dạng về chủ thể với phương thức kiểm soát chủ yếu bằng thực hiện các hình thức dân chủ từ giám sát, phản biện, tư vấn, thẩm định, kiến nghị, đề xuất, góp ý kiến, áp lực công luận đến bầu cử, bãi miễn đại biểu, biểu tình, trưng cầu ý dân nên toàn diện hơn cơ chế " bên trong" của bộ máy nhà nước. Thứ hai, trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thì chủ thể kiểm soát là nhân dân. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với vị thế của người chủ quyền lực, do đó không bị ràng buộc bởi ý chí chủ quan của bất kỳ cơ quan, công chức nhà nước nào. Trong khi đó, cơ chế kiểm soát thực hiện quyền lực giữa các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào mô hình, kỹ thuật tổ chức, phân công lao động quyền lực, vào vị trí, chức năng, quyền hạn cụ thể của
  • 36. 31 các cơ quan trong bộ máy nhà nước, với hệ thống chủ thể kiểm soát quyền lực rộng rãi, gồm tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cở sở. Thứ ba, hiệu quả hoạt động của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là phụ thuộc vào sự phát triển của các hình thức, phương thức thực thi dân chủ, sự phát triển của xã hội dân sự, ý thức và kỹ năng thực hiện quyền của từng công dân, trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân, trong khi hiệu quả của cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước lại phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hoàn thiện của mô hình tổ chức quyền lực và bộ máy cơ quan nhà nước, tính hợp lý của cơ chế, tính chuyên nghiệp trong tổ chức lao động quyền lực… Thứ tư, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ vận hành có hiệu quả trong môi trường dân chủ, pháp quyền của đất nước và trên cơ sở nguyên tắc công khai, minh bạch của nhà nước. Vì thế, dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ XHCN ngày càng được tăng cường thì cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng có hiệu lực và hiệu quả. Thứ năm, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự khác nhau về chủ thể, nội dung, phạm vi, hình thức, phương pháp, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một cơ chế pháp lý tổng thể với cùng một mục đích bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân. 2.1.2. Các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước 2.1.2.1. Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Như khái niệm đã viết ở trên, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu thành bởi các yếu tố sau:
  • 37. 32 * Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Thể chế là yếu tố đầu tiên cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế (Institution) là phạm trù khoa học pháp lý, được coi là sự quy định, đặt ra luật lệ. Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì “thể chế" được giải nghĩa là: "những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội" [154, tr.132]. Theo Từ điển Luật học thì thể chế được coi là: "Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo (nói tổng quát). Hệ thống các định chế hợp thành một tổng thể các chế độ nhà nước, hình thức tổ chức nhà nước, các chế độ lập pháp, hành pháp, tư pháp" [130, tr.703]. Như vậy, thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác lập những quyền, khả năng, phương thức và các điều kiện bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm: Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật như: các bộ luật, đạo luật, nghị quyết, nghị định, thông tư... có nội dung quy định về vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý để nhân dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế dân chủ ở cơ sở thực hiện quyền năng kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động quyền lực nhà nước, bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp, đối với cả trung ương và địa phương, đối với cả tổ chức và cá nhân trong bộ máy nhà nước. Trong hệ thống thể chế thì hiến pháp là thể chế gốc, căn bản, có vai trò định khung, định hướng và tạo lập nguyên tắc cơ bản làm căn cứ cho hệ thống pháp luật được ban hành đồng bộ, thống nhất, khả thi, có hiệu lực và hiệu quả. Hệ thống pháp luật bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật là những bộ phận của hệ thống thể chế của cơ chế. Như vậy, thể chế là yếu tố cơ bản tạo lập nên cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát kiểm soát quyền lực nhà nước. Các thể chế tiến bộ, ưu việt đến đâu thì cơ chế đó cũng tiến bộ, ưu việt và hiệu quả đến đó. Không có một thể chế tiến bộ, khoa học thì sẽ không có một cơ chế tương ứng đảm trách nhiệm vụ kiểm soát quyền lực nhà nước một cách thực chất, hiệu quả. Vì vậy, cơ chế kiểm soát
  • 38. 33 quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng trước hết phải do các thể chế chính trị, pháp lý quy định. * Thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Thiết chế là hệ thống tổ chức bộ máy, quy chế, chương trình hành động được thiết lập trên cơ sở quy định của pháp luật để thực hiện một hoạt động nào đó trong xã hội. Thiết chế tổ chức nhà nước có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, có vai trò củng cố, bảo vệ chế độ, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, vì thế thiết chế tổ chức bộ máy nhà nước có ý nghĩa sống còn với bất cứ một chế độ chính trị, xã hội nào. Nhà nước là một thiết chế rộng lớn và phức tạp ở đó bao gồm một hệ thống tổ chức bộ máy rộng khắp, một hệ thống chế định pháp luật phục vụ cho quản lý xã hội, một hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng với một hệ thống kiến trúc thượng tầng và một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhân viên đông đảo… Thiết chế đó đầy đủ hay khiếm khuyết, tích cực hay hạn chế phụ thuộc nhiều vào thể chế quy định, trong đó thể chế về tổ chức có vai trò chi phối. Như vậy, thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là các tổ chức được hình thành và hoạt động trên cơ sở quy định của hiến pháp và pháp luật để nhân dân thông qua đó thực hiện quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước. Hệ thống thiết chế đó ở nước ta bao gồm: tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam); các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp (Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Liên hiệp Hội các hội khoa học kỹ thuật, Liên hiệp Hội các hội văn học nghệ thuật, Hội Người mù...) các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn; báo nói: đài phát thanh; báo hình: đài truyền hình; báo điện tử: được thực hiện trên mạng internet, bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài), các thiết chế dân chủ ở cơ sở (ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tập thể lao động) đi cùng với tổ chức bộ máy, con người, các điều kiện bảo đảm, các quy chế, quy trình vận hành do hiến
  • 39. 34 pháp và pháp luật quy định để kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước, bao gồm: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đối với cả ở trung ương và địa phương; cơ quan và cá nhân người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Các thiết chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được tổ chức theo chiều dọc từ trung ương đến địa phương, tổ chức theo chiều ngang tương ứng với cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các thiết chế đồng thời là các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước, có mối quan hệ phụ thuộc hay bình đẳng với nhau tùy thuộc vào địa vị chính trị, pháp lý quy định, do đó có vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đối tượng khác nhau nhưng đều là bộ phận cấu thành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Tính hiệu quả của mỗi thiết chế được xác định thông qua việc thiết kế các yếu tố, tổ chức, bộ phận có bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ hay không. Ngoài yếu tố đó, các thiết chế phải đảm bảo năng lực chủ thể, năng lực đại diện, năng lực tham gia, năng lực thực hiện; các bộ phận của cơ chế phải có mối liên hệ, tác động, phối hợp chặt chẽ với nhau, tránh trùng chéo, mâu thuẫn đồng thời phải có các bảo đảm tương ứng để các thiết chế vận hành đồng bộ, thống nhất và thông suốt. Hệ thống thiết chế đầy đủ, chặt chẽ, tổ chức khoa học là cơ sở để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước hoạt động có hiệu lực và tránh được các biểu hiện chung chung, hình thức, kém hiệu quả. * Những bảo đảm về chính trị, pháp lý, kinh tế- xã hội của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành thông suốt, hiệu quả cần phải có các bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội sau đây: Một là, môi trường dân chủ và pháp quyền của đất nước là bảo đảm hàng đầu để hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời để cơ chế đó hoạt động có hiệu quả trên thực tế. Môi trường dân chủ trước hết là một thể chế chính trị dân chủ, cởi mở, ở đó quyền con người, quyền công dân được luật ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Chính phủ được thành lập bởi nhân dân, quyền lực tối cao được trao cho nhân
  • 40. 35 dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một phương thức bầu cử tự do. Đó là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc, các thông lệ và các thủ tục được luật hoá, thể chế hóa bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Như vậy, từ góc độ pháp luật thì một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế ngự của pháp luật, của nhân dân trong mọi trường hợp. Nhà nước chịu sự kiểm soát của nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân, nhà nước đó mới thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong nhà nước pháp quyền, không một ai có quyền cao hơn luật, khi luật được xây dựng bởi chính người dân, những người phải phục tùng luật, thì khi đó cả luật và dân chủ sẽ cùng được thực thi, nhân dân có điều kiện thực hiện quyền năng chủ thể tối cao đối với quyền lực nhà nước một cách thuận lợi, hữu hiệu nhất. Không có dân chủ và pháp quyền thì cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước không thể vận hành, hoạt động hiệu quả được. Hai là, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật là một trong những bảo đảm quan trọng để nhân dân có thể tự mình thực hiện được quyền của mình. Trình độ dân trí là khái niệm để chỉ về trình độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của một cộng đồng hay nhóm dân cư ở một phạm vi nhất định. Pháp luật đầy đủ, cơ chế hoàn thiện, quyền năng rõ ràng mà trình độ nhận thức và hành động của người dân hạn chế thì việc bảo đảm cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ kém khả thi hoặc nặng về hình thức, ít hiệu quả. Trình độ dân trí có ý nghĩa thúc đẩy phát triển dân chủ, phát triển xã hội và tạo lập ý thức, thói quen, khả năng, kỹ thuật hành xử theo pháp luật. Nói cách khác dân trí là điều kiện để pháp luật được hiện thực hóa đầy đủ vào đời sống xã hội làm cho xã hội dân chủ, bình đẳng và thực sự pháp quyền. Vì vậy, trình độ dân trí là bảo đảm để thực hiện dân quyền của một xã hội dân chủ và pháp quyền. Trình độ dân trí phát triển dựa trên nền tảng dân sinh, thể hiện trình độ quản lý và phát triển của nhà nước. Trình độ dân trí của xã hội càng cao thì dân chủ càng được mở rộng,