SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
1
HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN HIẾN PHÁP 2 NĂM 2013
TS. BÙI QUANG XUÂN
SỐ 1: Anh hay chị hãy nêu và phân tích “Quyền lực Nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp, kiểm soátgiữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
10/02/2015
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung
phát triển năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến
pháp năm 2013) đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy
nhà nước ta. Đó là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhànướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tưpháp”.Đâyvừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục,
xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - Thời kỳ đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị.
1. Về quyền lực nhà nước là thống nhất
Quyền lực nhà nước thống nhất là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Cho
đến nay, các khía cạnh của vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất như: Thế nào
là thống nhất quyền lực nhà nước? Quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu? Ý nghĩa
của quyền lực nhà nước là thống nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước như thế nào? Các khía cạnh này chưa được nhận thức thống nhất. Có một số
người cho rằng, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng sự thống nhất đó tập trung
vào Quốc hội. Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xác nhận là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất. Và với vị trí pháp lý đó, những người này cho rằng Quốc hội là cơ
quan có toàn quyền, là cơ quan cấp trên của các quyền hành pháp và tư pháp. Một
số khác lại cho rằng, trong nhà nước kiểu mới như nhà nước ta, giai cấp công nhân
và Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của một Đảng, ngày càng thống nhất về lợi
2
ích, trong nội bộ không có sự phân chia thành phe phái đối lập như trong nhà nước
tư sản, nên thống nhất quyền lực nhà nước là yếu tố cơ bản, duy nhất giữ vai trò
quyết định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà không cần thiết phải
phân công quyền lực nhà nước. Quan niệm này đề cao tính thống nhất của quyền lực
nhà nước, phủ nhận, xem thường hoặc hạ thấp vai trò của phân công, phân nhiệm
rành mạch quyền lực nhà nước. Thực chất quan niệm này cũng không khác gì quan
điểm nói trên.
Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước thống
nhất là ở Nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở Nhân dân thể
hiện ở nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”.
Trước đây, Hiến pháp cũng quy định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân” nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập
quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nhưng lại tập trung vào
Quốc hội, như quan niệm nói trên. Với nhận thức rằng, Nhân dân là chủ thể của
quyền lực nhà nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách
trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội. Quốc hội
được Hiến pháp năm 1980 xác định là cơ quan có toàn quyền. Ngoài 15 nhiệm vụ
và quyền hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 còn quy định “Quốc hội có thể
định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết” (Điều 83)
đến Hiến pháp năm 1992, Điều 84 quy định Quốc hộichỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn
(không còn là một Quốc hội toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6
Hiến pháp lại quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc
hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đạidiện cho ý chí và nguyên vọng của
Nhân dân…”. Như vậy, Quốc hội vẫn là Quốc hội toàn quyền trong Hiến pháp năm
1992 bởiNhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ
trực tiếp mà chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện. Nguyên tắc tập trung quyền lực
nhà nước của Nhân dân vào Quốc hội phù hợp với điều kiện kinh tế kế hoạch hóa,
tập trung, quan liêu, bao cấp, vớiưu điểm bảo đảmcho quyền lực nhà nước tập trung,
quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên,
nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân
định phạm vi quyền lực nhà nước được Nhân dân giao quyền nên không đề cao được
trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hạ thấp vai trò dân chủ
trực tiếp của Nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà
nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các quyền nên
đã hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền. Nhân dân và xã
hội không có sơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước. Do
3
vậy, trong điều kiện dân chủ và pháp quyền XHCN, tập quyền không phù hợp với
việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tiềm ẩn
nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của Nhân dân từ phía các cơ quan nhà nước.
Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm
2013 đãkhẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được Hiến pháp quan
niệm Nhân dân là chủ thể tối cao củaquyền lực nhà nước, Nhân dân thông qua quyền
lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ
quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Theo điều 70 Hiến pháp năm 2013, Nhân
dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ
về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và
nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời điều 6 quy
định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước mà còn
bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ
chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (điều 29 và điều
120)… Có như vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mới
đúng, mới bảo đảm thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như vậy, thống nhất quyền
lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung
thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hội. Quan niệm đó có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Trước hết, điều đó chỉ ra rằng quyền lực nhà
nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc
thống nhất là Nhân dân, đều do Nhân dân ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền
lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung
chính trị của nhà nước. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu
chínhtrị chung là xây dựng một nhà nước “đảm bảovà không ngừngpháthuyquyền
làm chủ về mọi mặtcủa Nhân dân, thực hiện mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”như Điều 3 Hiến pháp mới đã quy định.
Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của Hiến pháp năm 2013
là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm của nhà nước trước
Nhân dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà
Nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan,
đốilập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa quyền lập
4
pháp và quyền hành pháp. Đồngthời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm
soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa các quyền từ bên trong
tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là Nhân dân.
Như vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở Nhân dân, chủ thể tối cao
và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền
lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân
và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
theo Hiến pháp năm 2013 đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém hiệu quả.
2. Về “phân công, phối hợp, kiểm soátgiữa cáccơ quan nhà nướctrong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền XHCN thì quyền lực nhà nước không phải là
quyền lực tự có của nhà nước mà quyền lực được Nhân dân ủy quyền, Nhân dân
giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát
quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lực nhà nước lại
thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đốilập với chính mình
lúc ban đầu (từ của Nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người
hoặc của một người). C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà
nước. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của Nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước
suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì “luôn luôn
chịu sự ảnh hưởng của cácloạitình cảm và dụcvọng đối với các hành động của con
người. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất”[1]. Đặc biệt là khi lý tính
bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc
thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Với đặc điểm đó của con người, không thể
khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà Nhân dân
đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ
phíangười ủy quyền đốivới người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước
không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được một cách rạch ròi, vì nó
là một thể thống nhất như nói ở trên. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền
lực nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được Nhân
dân ủy quyền.
Xuất phát từ các đòihỏikhách quan nóitrên, quyền lực nhà nước thường được lượng
hóa bằng các quy định của Hiến pháp để phân định nhiệm vụ quyền hạn của các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lượng hóa này là để giao cho các cơ quan
nhà nước khác nhau, thay mặt Nhân dân thực hiện. Sự phân định các quyền như vậy
là điều kiện cơ bản để Nhân dân giao quyền mà không bịlạm quyền, Nhân dân kiểm
5
soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao.
Đồngthời cũng là đểcho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm
trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà
nước được giao cho mình. Theo đó, trong Hiến pháp năm 2013 đã có một bước tiến
mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước
ta chỉ rõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập
hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện
quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102).
Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp là một thay đổiquan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ
quyền hạn của mỗi quyền.
Đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho Nhân dân thể hiện ý chí chung của
quốc gia. Những người được Nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ
thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên
suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho Nhân dân, bảo đảm cho ý chí
chung của Nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất
được Nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua
luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã
hội. Vì vây, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra luật. Đồng thời, là
người thay mặt Nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước, nhất là hoạt
độngthực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà Nhân dân giao
cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa. Quyền
hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở
Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp năm 2013.
Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ
đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất,
hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia
được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ
chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Không có
một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh; không
thể có một nhà nước giàu có, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội.
Thực hiện quyền này đòihỏi Chính phủ và các thành viên của Chínhphủ phải nhanh
nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất. Quyền hạn và nhiệm vụ
của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái
quát ở Điều 96 Hiến pháp năm 2013.
6
Quyền tư pháp là quyền xét xử, được Nhân dân giao cho tòa án thực hiện.
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ
chức thực hiện quyền này; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc
xét xử của thẩm phán và hội thẩm Nhân dân (khoản 2 Điều 103). Đây thực chất là
quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến
pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền conngười, quyền côngdân là nhiệm vụ hàng đầucủa quyền tư pháp (khoản
3 Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo
vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án.
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba
quyền nóitrên là một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch
ba quyền đó ngày càng được coitrọng trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi vì, xã
hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phát huy
hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta chỉ
ra rằng việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò
của nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong nhà nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất.
Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực
nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của
quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà “ràng buộclẫn
nhau”,cảbaquyền đều phải phốihợp với nhau, phải hoạt động một cáchnhịp nhàng
trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân giao cho mỗi
quyền được Hiến pháp – Đạo luật gốc của nhà nước và xã hội quy định. Mục đích
của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước,
bảo đảm cho tính pháp quyền của nhà nước và phát huy dân chủ XHCN, chứ không
phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực tiễn chỉ ra
rằng sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đốimặt với
những khó khăn, thách thức phần lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của các
thiết chế, cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với Nhân dân về tính pháp
quyền. Điều đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lý của quốc gia. Những nước duy trì được sự phát triển
ổn định lâu dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những nước tuân theo tinh
thần của pháp quyền. Ý nghĩa của sự phân côngquyền lực nhà nước là để phân định
nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để nhà nước hoạt
7
động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực
của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của
Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh
thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến
hành kiểm soát quyền lực nhà nước.
Về kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ quyền
hạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp năm 2013 còn
tạo lập cơ sở Hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều
119). Đồng thời, Hiến pháp giao cho: Quốc hội, các cơ quan của Quốchội, Chủ tịch
nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, các cơ quan kháccủa
nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Như vậy, Hiến pháp lần này tuy chưa
hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách như Nghị quyết của Đảng đã đề
ra, nhưng với quy định của Điều 119 đã tạo cơ sở hiến định để xây dựng một cơ chế
bảo vệ Hiến pháp do luật định. Rồiđây, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật
Thanh tra, Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân chắc chắn sẽ được sửa đổibổ sung
để hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp
một cách hữu hiệu hơn.
Trong tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước theo nguyên tắc phân quyền mềm dẻo
thì kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp,
chủ yếu là kiểm soátcủa lập pháp và tư pháp đốivới hành pháp. Để tăng cường kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, điều chỉnh
một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ví dụ
như: Uỷ ban thường vụ Quốc hội được bổ sung thêm nhiệm vụ:Quyết định, thành
lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính dướitỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (khoản 8, Điều 74). Quốc hội được bổ sung thêm nhiệm vụ
quyền hạn: Phêchuẩn, đềnghị, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức thẩm phán Tòa án
Nhân dân tối cao (khoản 7, Điều 70). Cùng với điều đó, Hiến pháp năm 2013 đã
thiết lập thêm hai thiết chế độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức
bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạocông tác bầu cử đạibiểu Hội đồng Nhân dân các
cấp (Điều 117) và Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ giúp Quốc hội kiểm soát việc
quản lý, sử dụng tàichính, tàisản công (Điều 118). Sự ra đời các thiết chế hiến định
độc lập này cũng nhằm tăng cường các công cụ để Nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước trong bầu cử, trong sử dụng tài chính ngân sách nhà nước và tài sản công
một cách hiệu quả hơn.
8
SỐ 2: Anh hay chị hãy nêu và phân tíchVề Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân
trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
1. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Toà ánnhân dân trong Hiến pháp năm 2013
Quyđịnh của Hiến pháp nướcCộng hòa xã hộichủ nghĩa ViệtNam (Hiến pháp năm
2013) vềTòa án nhân dânđượcthực hiện trên cơ sở quán triệtquan điểm của Đảng
về Nhà nướcpháp quyền xã hộichủ nghĩa và Cảicách tư pháp ởnước ta trong công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
là tư tưởng xuyên suốtđược thể hiện trong các Văn kiện của Đảng ta nhiều năm nay.
Từ góc độ tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa mang những đặc điểm chính sau đây:
Một là, bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và bảo đảm quyền con người,
quyền côngdân. Tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan tư pháp phải nhằm mục đíchbảo
vệ công lý, bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật.
Hoạt động tư pháp là hoạt động giải quyết các tranh chấp trong xã hội, xử lý các vi
phạm pháp luật. Hoạt động đó liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con
người, của công dân. Vì vậy, trong hoạt động Tư pháp, vi phạm quyền con người,
quyền công dân và lợi ích chính đáng có nguy cơ xảy ra rất cao. Do đó, tổ chức và
hoạt động tư pháp, nhất là của Tòa án một mặt phải hiệu quả, bảo vệ quyền con
người, lợi íchnhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; nhưng trước
hết, Tòa án phải là biểu tượng của Công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng
bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh; bất kỳ quyền hoặc lợi ích
hợp pháp nào của con người, của công dân bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng
pháp luật. Do vậy, mỗi khi conngười có tranh chấp và khởi kiện đến Toàán thì Toà
án không được từ chối giải quyết vì bất cứ một lý do gì.
9
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát
giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lực nhà nước (cũng là quyền lực của nhân dân) là thống nhất, không thể phân
chia. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được
phân công rõ ràng theo chức năng cơ bản của mỗi loại cơ quan: Quyền lập pháp phải
do cơ quan lập pháp - Quốc hội - thực hiện; quyền hành pháp phải do cơ quan hành
pháp - Chính phủ - thực hiện; quyền tư pháp phải do cơ quan tư pháp - Toàán - thực
hiện. Ví dụ, không thể để tình trạng giao cho cơ quan hành pháp thẩm quyền xét xử,
giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật (thuộc chức năng tư pháp) và ngược
lại. Bởi vì điều đó trái với nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực của Nhà nước
pháp quyền, dẫn đến tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và
vì vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Khi đã có sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước thì không thể thiếu sự giám
sát, kiểm soátviệc thực hiện quyền lực giữa các cơ quan để tránh lạm quyền. Đây là
điểm mới rất quan trọng trong quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Do đó, việc xây dựng các cơ chế (giám sát ngoài hệ thống, giám sát
trong từng hệ thống; giám sát nhà nước và giám sát xã hội…) để hoạt động giám sát
phù hợp với từng loại cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm khách quan,
hiệu quả là rất cần thiết. Đối với Tòa án nhân dân, do xuất phát từ chức năng (xét
xử, áp dụng pháp luật để xử lý các vi phạm, tranh chấp pháp luật), tổ chức (theo cấp
xét xử, không theo đơn vị hành chính) và các nguyên tắc hoạt động cơ bản (như
nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc hai cấp xét xử;
nguyên tắc Tòa án cấp trên giám đốc hoạt động xét xử Tòa án cấp dưới)… đòi hỏi
cơ chế kiểm soát, giám sát phải có tính đặc thù, tránh trường hợp "vừa đá bóng, vừa
thổi còi", ảnh hưởng đến tính đúng đắn, khách quan của hoạt động tư pháp; đảm bảo
thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án.
Thứ hai, việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta nhằm mục đíchxây
dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, bảo vệ công lý, tôn trọng
và bảo vệ quyền con người.
Làm rõ quyền tư pháp và từ đó xác định cơ quan có chức năng thực hiện quyền tư
pháp là rất quan trọng. Quyền tư pháp là quyền xét xử, tức quyền áp dụng pháp luật
để ra phán quyết về các vi phạm pháp luật và các tranh chấp xảy ra trong xã hội. Tòa
án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà
nước. Vì vậy, xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài Nhà nước, giải quyết các
tranh chấp bằng quyền lực Nhà nước đều phải thuộc thẩm quyền của Tòaán. Các cơ
10
quan nhà nước khác tham gia vào việc xử lý, giải quyết đó không phải là cơ quan tư
pháp, không có chức năng thực hiện quyền tư pháp mà các cơ quan này chỉ thực hiện
các hoạt động tư pháp. Từ đó, mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại
vụ án, giao cho Tòa án bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật là xu thế tất yếu của
nhà nước pháp quyền. Điều đó thể hiện vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư
pháp, khẳng định vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tư pháp.
Hiến pháp năm 2013 kế thừa những nội dung hợp lý, phù hợp của Hiến pháp năm
1992 về Tòa án nhân dân,đồng thờicó những sửa đổi, bổ sung quan trọng đáp ứng
yêu cầu Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Tại Điều 102 của Hiến pháp quy định chức năng, hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của
Tòa án nhân dân như sau:
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luậtđịnh.
3. Tòa án nhân dâncónhiệm vụ bảovệ công lý, bảovệ quyền con người, quyền công
dân, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảovệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, cũng như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 khẳng định chỉ Tòa
án nhân dân tối cao, các Tòa án khác do luật định là những cơ quan duy nhất thực
hiện quyền tư pháp, tức có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh
chấp theo thẩm quyền quy định. Ngoài Tòa án nhân dân không có cơ quan nào khác
được giao phán xử về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong xã hội. Quy định
này phù hợp với việc phân công thực hiện quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định bản chất nhân dân của Tòaán nước ta thông
qua tên gọi và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp
năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có quy định mới về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ
của Tòaán nhân dân. Khoản 2 Điều 102 quy định khái quát, theo nguyên tắc mở về
hệ thống Tòa án nhân dân. Ngoài Tòa án nhân dân tối cao, Hiến pháp năm 2013
không liệt kê cụ thể các Tòa án khác, mà giao cho luật định. Điều này bảo đảm tính
khái quát, ổn định lâu dài của Hiến pháp và tính linh hoạt của luật phù hợp nhu cầu
phát triển của đất nước trong từng thời khác nhau. Cụ thể hoá Hiến pháp, Luật tổ
chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định Toà án nhân dân ở nước ta gồm Toà án
11
nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án
nhân dân cấp huyện.
Hiến pháp năm 2013 không quy định về Tòaán đặc biệt để phù hợp với bản chất của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với yêu cầu bảo vệ quyền con người, hội
nhập quốc tế hiện nay, đồng thời bỏ quy định về tổ chức hòa giải ở cơ sở. Bởi vì, dù
việc thành lập các tổ chức ở cơ sở để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dânlà cần thiết, nhưng lại không thuộc chức năng tư pháp
của Tòa án nhân dân, không thuộc hệ thống Tòa án nhân dân và không cần thiết ở
mức hiến định.
Quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cũng là một
điểm mới cần ghi nhận. Thay cho việc quy định chung nhiệm vụ của Tòa án nhân
dân và Viện kiểm sát nhân dân với nội dung không thể hiện tính đặc thù trong hoạt
động của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 quy định riêng nhiệm vụ của Tòa án nhân
dân.
Hiến pháp nhấn mạnh rằng bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là
những nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân, sau đó mới là nhiệm vụ bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Tòa án phải là nơi mà mọi người, mọi công dân tìm đến lẽ phải, sự
thật; có nhiệm vụ bảo vệ công lý khi quyền, lợi íchcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức bị
xâm hại; khi công dân yêu cầu Toà án giải quyết mọi tranh chấp thì Toàán có trách
nhiệm thụ lý giải quyết mà không có quyền từ chối.
2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định các nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân. Đó là:
1. Việc xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp
xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ
quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Toà án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mậtnhà
nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí
mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử
kín.
12
4. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử
theo thủ tục rút gọn.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảovệ lợi ích hợp pháp của đương sự
được bảo đảm.
Theo quy định trên thì Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và có bổ sung cho chính xác,
phù hợp với thực tiễn và tinh thần cải cách tư pháp một số nguyên tắc tổ chức và
hoạt độngcủa Tòaán nhân dân - cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp ở nước ta.
Đó là:
- Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia
Theo Hiến pháp năm 2013 thì Hội thẩm chỉ tham gia trong xét xử ở cấp sơ thẩm;
còn việc xét xử ở cấp phúc thẩm là không bắt buộc. Sự sửa đổi này cũng xuất phát
từ thực tiễn xét xử những năm qua.
- Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập
Nguyên tắc này có một bổ sung quan trọng trong Hiến pháp năm 2013. Đó là “Cấm
cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Bổ
sung này nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như thái độ dứt khoát của Nhà nước ta đối
với việc can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm quan trọng cho việc
thực hiện nguyên tắc này trên thực tế.
- Nguyên tắc xét xử tập thể
Để thực hiện cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả của việc xét xử, bảo đảm cho việc
xét xử nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm, Hiến pháp năm 2013 quy định ngoại lệ cho
phép Tòa án xét xử bằng một Thẩm phán trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn
- Nguyên tắc xét xử công khai
Thay cho quy định trường hợp ngoại lệ do luật định trong Hiến pháp năm 1992,
Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể điều kiện cho phép Tòa án xét xử kín. Đó là
“Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng
của đương sự” thì Toà án phải xét xử kín;
13
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp
pháp của đương sự
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền conngười một cáchtoàn diện, côngbằng, Hiến
pháp năm 2003 ngoài việc quy định quyền bào chữa của bị can, bị cáo, còn bổ sung
việc bảo đảm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự khác như người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
hoạt động xét xử của Tòa án.
Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số nguyên tắc quan trọng, bảo đảm sự
phù hợp với tinh thần Cải cáchtư pháp, bảo vệ quyền conngười và thông lệ quốc tế.
Các nguyên tắc được bổ sung là:
- Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Đây là nguyên tắc thể hiện nội dung rất quan trọng trong Cải cách tư pháp ở nước
ta. Sự thật chỉ được xác định, công lý chỉ được thiết lập khi có sự tranh tụng giữa
các bên trong tố tụng tư pháp, nhất là trong xét xử các vụ án;
- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
Nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc xuyên suốt của hệ thống tư pháp của bất kỳ
một quốc gia nào; được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và
pháp luật của mọi quốc gia. Thực hiện hai cấp xét xử là một trong những biện pháp
bảo vệ quyền con người hữu hiệu; đồng thời bảo đảm cho hoạt động tư pháp thận
trọng nhưng có điểm dừng, tránh kéo dài, chậm trễ.
Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy định nguyên tắc
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
Đây là một quy định rất quan trọng, nhưng không chỉ trong lĩnh vực tư pháp, mà cả
trong mọi lĩnh vực của đờisốngxã hội. Tinh thần quan trọng này đã được Hiến pháp
năm 2013 quy định tại khoản 3 Điều 5 “Các dân tộc có quyền dùng tiến nói, chữ
viết… của mình”, nên không cần quy định lặp lại ở chương về Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân nữa.
Hiến pháp năm 2013 không quy định nguyên tắc xét xử trực tiếp, nguyên tắc xét xử
liên tục vì không đặc trưng cho hoạt động xét xử và phù hợp với thực tiễn hoạt động
tư pháp ngày càng phức tạp, thường xuyên kéo dài hiện nay. Đồng thời, tạo điều
kiện để Toà án hoạt động có hiệu quả về mặt thời gian, chi phí vật chất; sử dụng
14
công nghệ kỹ thuật số hiện đại; bảo đảm an toàn cho những người tham gia tố tụng
khi cần thiết.
3. Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ các chức danh trong
Tòa án nhân dân, chế độ trách nhiệm của Chánh án
Các Điều 104, Điều 105, Hiến pháp năm 2013 cơ bản vẫn giữ lại các quy định của
Hiến pháp năm 1992 về Tòa án nhân dân tối cao cũng như Chánh án, Thẩm phán
Tòa án nhân dân và có những bổ sung cần thiết.
Ngoài việc giữ lại quy định Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc
xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định, Hiến pháp năm 2013 bổ
sung nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao là thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét
xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Như vậy, Hiến pháp năm
2013 giao cho Tòa án nhân dân tối cao bằng các biện pháp khác nhau như hướng
dẫn áp dụng pháp luật bằng các nghị quyết; ban hành án lệ… để bảo đảm áp dụng
thống nhất pháp luật trong xét xử của các Tòa án nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về Chánh án, Thẩm phán các cấp. Theo đó,
nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòaán khác, của Thẩm
phán, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định. Đây là những căn cứ hiến định cho việc
cụ thể hóa quy định của Hiến pháp trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 có bổ sung quan trọng về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao. Theo khoản 7 Điều 70, Khoản 3 Điều 88 thì Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức theo phê chuẩn
của Quốc hội. Thẩm phán các cấp khác do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của
Hội đồngtuyển chọnvà giám sát Thẩm phán quốc gia. Quy định này thể hiện nguyên
tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, nâng cao vị thế của cơ
quan tư pháp (Toà án) tương xứng với cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp; bảo
đảm nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Về chế độ báo cáo và chế độ trách nhiệm, Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không
họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước.
15
Một điều đáng lưu ý là Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định về chế độ báo cáo của các
Tòa án khác, mà không quy định chế độ trách nhiệm như Hiến pháp năm 1992. Đây
cũng là sửa đổi quan trọng của Hiến pháp năm 2013, nhằm hướng tới xây dựng hệ
thống Tòa án không quá phụ thuộc vào các đơn vị hành chính lãnh thổ; bảo đảm
nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.
Hiến pháp năm 2013 giữ lại quy định của Hiến pháp năm 1992 về hiệu lực của phán
quyết mà Tòađưa ra, nhưng được diễn đạt lại cho gọn. Điều 106 quy định “Bản án,
quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức,
cánhân tôntrọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phảinghiêm chỉnhchấp hành”.
SỐ 3: Anh hay chị hãy nêu và phân tích Về nguyên tắc tổ chức Bộ máy Nhà nước
trong Hiến pháp 2013
Về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 2013
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung phát triển năm 2011)Hiếnpháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới
về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó l�quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là quan
điểm, vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì thế tìm hiểu nguyên tắc mới này của Hiến
pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng các dự án luật về tổ chức
bộ máy nhà nước.
Về quyền lực nhà nước là thống nhất
16
Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước thống
nhất là ở nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở nhân dân thể hiện
ở nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Trước đây, Hiến pháp cũng quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập
quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng lại tập trung vào
QH, như quan niệm nói trên. Với nhận thức rằng, nhân dân là chủ thể của quyền lực
nhà nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp
nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho QH. QH được Hiến pháp năm
1980 xác định là cơ quan có toàn quyền. Ngoài 15 nhiệm vụ và quyền hạn quy định
ở Điều 83, Hiến pháp 1980 còn quy định Quốc hội có thể định cho mình những
nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết (Điều 83) đến Hiến pháp năm
1992, Điều 84 quy định QH chỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn (không còn là một QH
toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6 Hiến pháp lại quy định: Nhân
dân sửdụng quyền lựcnhà nướcthông qua Quốchộivà Hộiđồng nhândânlà những
cơ quan đạidiện cho ý chí và nguyên vọng của nhân dân... Như vậy, QH vẫn là QH
toàn quyền trong Hiến pháp năm 1992 bởiNhân dân không thực hiện quyền lực nhà
nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp mà chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện.
Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước của nhân dân vào QH phù hợp với điều
kiện kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, với ưu điểm bảo đảm cho
quyền lực nhà nước tập trung, quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh
chóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều
hạn chế. Đó là thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước được nhân dân giao
quyền nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, hạ thấp vai trò dân chủ trực tiếp của nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực
nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc
17
lập tương đốigiữa các quyền nên đãhạn chế tínhnăng động, hiệu quả và trách nhiệm
của mỗi quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động
của quyền lực nhà nước. Do vậy, trong điều kiện dân chủ và pháp quyền XHCN, tập
quyền không phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của nhân dân từ phía
các cơ quan nhà nước.
Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm
2013 đãkhẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được Hiến pháp quan
niệm nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nhân dân thông qua quyền
lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho QH, cho Chính phủ và cho cơ quan
tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Theo Điều 70 Hiến pháp năm 2013, nhân dân
chỉ trao cho QH ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập
hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và nhiệm
vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời Điều 6 quy định
nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại diện thông
qua QH, HĐND và các cơ quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp
thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân,
trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (Điều 29 và Điều 120)… Có như vậy,
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mới đúng, mới bảo đảm
thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được
hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập trung thống nhất ở nhân
dân chứ không phải tập trung ở QH. Quan niệm đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
thiết thực. Trước hết, điều đó chỉ ra rằng quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp,
18
hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là nhân dân, đều do
nhân dân ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước
tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của Nhà nước. Cả ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng
một nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của
nhân dân, thựchiện mụctiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn
minh như Điều 3 Hiến pháp mới đã quy định.
Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của Hiến pháp mới là cách
thức tổ chức quyền lực Nhà nước đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân,
hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà nhân dân
đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập,
thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa quyền lập pháp và
quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát,
nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ
chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là nhân dân.
Như vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở nhân dân, chủ thể tối cao
và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền
lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân
và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
theo Hiến pháp sửa đổinăm 2013 đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém hiệu
quả.
Về phân công, phối hợp, kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
19
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền XHCN thì quyền lực nhà nước không phải là
quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao
quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòihỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền
lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường
vận độngtheo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đốilập với chính mình lúc ban
đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của
một người). C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Hơn
nữa, quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho
cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì luôn luôn chịu sự
ảnh hưởng của các loại tình cảm và dụcvọng đối với các hành động của con người.
Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất(*). Đặc biệt là khi lý tính bị chi
phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực
thi quyền lực nhà nước càng lớn. Với đặc điểm đó của con người, không thể khẳng
định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân đã ủy
quyền. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía
người ủy quyền đối với người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước
không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được một cách rạch ròi, vì nó
là một thể thống nhất như nói ở trên. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền
lực nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được nhân
dân ủy quyền.
Xuất phát từ các đòihỏikhách quan nóitrên, quyền lực nhà nước thường được lượng
hóa bằng các quy định của Hiến pháp để phân định nhiệm vụ quyền hạn của các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lượng hóa này là để giao cho các cơ quan
nhà nước khác nhau, thay mặt nhân dân thực hiện. Sự phân định các quyền như vậy
là điều kiện cơ bản để nhân dân giao quyền mà không bị lạm quyền, nhân dân kiểm
soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao.
20
Đồngthời cũng là đểcho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm
trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà
nước được giao cho mình. Theo đó, trong Hiến pháp mới đã có một bước tiến mới
trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ
rõ QH thực hiện quyền lập hiến, (không cònlà duy nhất có quyền lập hiến như Hiến
pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp
(Điều 94), Tòaán nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các
cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một thay
đổi quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi
quyền.
Đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của
quốc gia. Những người được nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ
thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là QH. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt
mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của
nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được nhân
dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua luật là quyền
lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vậy,
quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra luật. Đồng thời, là người thay
mặt nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của Nhà nước, nhất là hoạt động thực
hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà nhân dân giao cho các
cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa. Quyền hạn và
nhiệm vụ của QH thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở Điều 70 và
Điều 120 của Hiến pháp mới.
Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ
đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất,
hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia
21
được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ
chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Không có
một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh; không
thể có một nhà nước giàu có, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội.
Thực hiện quyền này đòihỏi Chính phủ và các thành viên của Chínhphủ phải nhanh
nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất. Quyền hạn và nhiệm vụ
của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái
quát ở Điều 96 Hiến pháp mới.
Quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho tòa án thực hiện.
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ
chức thực hiện quyền này; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc
xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân (khoản 2, Điều 103). Đây thực chất là
quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến
pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền conngười, quyền côngdân là nhiệm vụ hàng đầucủa quyền tư pháp (khoản
3, Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo
vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án.
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba
quyền nóitrên là một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch
ba quyền đó ngày càng được coitrọng trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi vì, xã
hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phát huy
hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta chỉ
ra rằng việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò
của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
22
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong nhà nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất.
Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực
nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của
quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà ràng buộc lẫn
nhau, cảba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt động một cách nhịp nhàng
trên cơ sở làm đúng, làm đủnhiệm vụ và quyền hạn mà nhân dân giao cho mỗi quyền
được Hiến pháp – đạo luật gốc của Nhà nước và xã hội quy định. Mục đíchcủa việc
phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm
cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huy dân chủ XHCN, chứ không phải là
để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực tiễn chỉ ra rằng
sức mạnh và sựthịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đốimặt với những
khó khăn, thách thức phần lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của các thiết chế,
cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với nhân dân về tính pháp quyền. Điều
đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu
hoặc vị trí địa lý của quốc gia. Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu
dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp
quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và
quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để Nhà nước hoạt động có hiệu
lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân,
tính pháp quyền của Nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân, tính
pháp quyền của Nhà nước ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh thần của các
quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho QH, Chính phủ, Tòa án nhân
dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát
quyền lực nhà nước.
23
Về kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ quyền
hạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp sửa đổi còntạo
lập cơ sở Hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119).
Đồngthời, Hiến pháp giao cho: Quốchội, các cơ quan của Quốchội, Chủ tịch nước,
Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà
nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Như vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này tuy
chưa hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách như Nghị quyết của Đảng đã
đề ra, nhưng với quy định của Điều 119 đã tạo cơ sở hiến định để xây dựng một cơ
chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Rồi đây, Luật Hoạt động giám sát của QH, Luật
Thanh tra, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chắc chắn sẽđược sửa đổi, bổ sung
để hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp
một cách hữu hiệu hơn.
Trong tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước theo nguyên tắc phân quyền mềm dẻo
thì kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
chủ yếu là kiểm soátcủa lập pháp và tư pháp đốivới hành pháp. Để tăng cường kiểm
soátviệc thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp đãbổ sung, điều chỉnhmột số nhiệm
vụ, quyền hạn của QH và UBTVQH, ví dụ, UBTVQH được bổ sungnhiệm vụ Quyết
định, thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính dưới
tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (khoản 8, Điều 74); QH được bổ sung nhiệm
vụ quyền hạn Phêchuẩn, đề nghị, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao (khoản 7, Điều 70). Cùng với điều đó, Hiến pháp sửa đổi đã
thiết lập thêm hai thiết chế độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức
bầu cửĐBQH, chỉđạocông tác bầu cửđạibiểu HĐND các cấp (Điều 117) và Kiểm
toán nhà nướccó nhiệm vụ giúp Quốchội kiểm soát việc quản lý, sử dụng tàichính,
tài sản công (Điều 118). Sự ra đời các thiết chế hiến định độc lập này cũng nhằm
24
tăng cường các công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong bầu cử,
trong sử dụng tài chính ngân sách nhà nước và tài sản công một cách hiệu quả hơn.

More Related Content

What's hot

OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTBùi Quang Xuân
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục nataliej4
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápnguoitinhmenyeu
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Kien Thuc
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước nataliej4
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...Bùi Quang Xuân
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtnguoitinhmenyeu
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến phápN3 Q
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊBùi Quang Xuân
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...phamhieu56
 
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật nataliej4
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) nataliej4
 
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ nataliej4
 

What's hot (16)

OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luật
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến pháp
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
 
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
 
Bài dự thi
Bài dự thiBài dự thi
Bài dự thi
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
 
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
 

Similar to TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013

TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docNgThanh85
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961nataliej4
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxNghaV56
 

Similar to TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013 (19)

TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nướcĐề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
 
Bai 4 lndvm
Bai 4 lndvmBai 4 lndvm
Bai 4 lndvm
 
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAYPháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
 
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Goi y tra loi thi hp 2013
Goi y tra loi thi hp 2013Goi y tra loi thi hp 2013
Goi y tra loi thi hp 2013
 
Những vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docx
Những vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docxNhững vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docx
Những vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docx
 
Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đQuyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
 
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn giải quyết khiếu nại tố cáo, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HAY
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docx
 

More from Minh Chanh

TS. BÙI QUANG XUÂN TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ
TS. BÙI QUANG XUÂN   TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ TS. BÙI QUANG XUÂN   TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ
TS. BÙI QUANG XUÂN TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA     ...TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA     ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA ...Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC
TS. BÙI QUANG XUÂN .  GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC TS. BÙI QUANG XUÂN .  GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC
TS. BÙI QUANG XUÂN . GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5 TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5 Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 2
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 2TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 2
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 2Minh Chanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 1
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 1 TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 1
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 1 Minh Chanh
 
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN Minh Chanh
 
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...Minh Chanh
 
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI     TS. BÙI QUANG XUÂNPHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI     TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂNQUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN  BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN Minh Chanh
 
PHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂNPHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ TS. BÙI QUANG XUÂN
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ   TS. BÙI QUANG XUÂNKỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ   TS. BÙI QUANG XUÂN
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 

More from Minh Chanh (20)

TS. BÙI QUANG XUÂN TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ
TS. BÙI QUANG XUÂN   TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ TS. BÙI QUANG XUÂN   TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ
TS. BÙI QUANG XUÂN TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA     ...TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA     ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . CHƯƠNG II. MUA BÁN HÀNG HÓA & SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC
TS. BÙI QUANG XUÂN .  GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC TS. BÙI QUANG XUÂN .  GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC
TS. BÙI QUANG XUÂN . GIÁ TRỊ NGHỆ TRẮNG TRONG ĐÔNG DƯỢC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5 TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 5
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 3
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 2
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 2TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 2
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 2
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 1
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 1 TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  BÀI 1
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI BÀI 1
 
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
 
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI     TS. BÙI QUANG XUÂNPHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI     TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VEN SÔNG ĐỒNG NAI TS. BÙI QUANG XUÂN
 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂNQUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
 
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN  BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN
 
PHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂNPHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂN
PHÁT HUY NĂNG LỰC CON NGƯỜI TS. BÙI QUANG XUÂN
 
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ TS. BÙI QUANG XUÂN
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ   TS. BÙI QUANG XUÂNKỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ   TS. BÙI QUANG XUÂN
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ TS. BÙI QUANG XUÂN
 

TS. BÙI QUANG XUÂN HỆ THỐNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2013

  • 1. 1 HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN HIẾN PHÁP 2 NĂM 2013 TS. BÙI QUANG XUÂN SỐ 1: Anh hay chị hãy nêu và phân tích “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp, kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 10/02/2015 Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước ta. Đó là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhànướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp”.Đâyvừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - Thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị. 1. Về quyền lực nhà nước là thống nhất Quyền lực nhà nước thống nhất là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Cho đến nay, các khía cạnh của vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất như: Thế nào là thống nhất quyền lực nhà nước? Quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu? Ý nghĩa của quyền lực nhà nước là thống nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như thế nào? Các khía cạnh này chưa được nhận thức thống nhất. Có một số người cho rằng, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng sự thống nhất đó tập trung vào Quốc hội. Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xác nhận là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Và với vị trí pháp lý đó, những người này cho rằng Quốc hội là cơ quan có toàn quyền, là cơ quan cấp trên của các quyền hành pháp và tư pháp. Một số khác lại cho rằng, trong nhà nước kiểu mới như nhà nước ta, giai cấp công nhân và Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của một Đảng, ngày càng thống nhất về lợi
  • 2. 2 ích, trong nội bộ không có sự phân chia thành phe phái đối lập như trong nhà nước tư sản, nên thống nhất quyền lực nhà nước là yếu tố cơ bản, duy nhất giữ vai trò quyết định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà không cần thiết phải phân công quyền lực nhà nước. Quan niệm này đề cao tính thống nhất của quyền lực nhà nước, phủ nhận, xem thường hoặc hạ thấp vai trò của phân công, phân nhiệm rành mạch quyền lực nhà nước. Thực chất quan niệm này cũng không khác gì quan điểm nói trên. Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước thống nhất là ở Nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở Nhân dân thể hiện ở nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Trước đây, Hiến pháp cũng quy định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nhưng lại tập trung vào Quốc hội, như quan niệm nói trên. Với nhận thức rằng, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội. Quốc hội được Hiến pháp năm 1980 xác định là cơ quan có toàn quyền. Ngoài 15 nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 còn quy định “Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết” (Điều 83) đến Hiến pháp năm 1992, Điều 84 quy định Quốc hộichỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn (không còn là một Quốc hội toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6 Hiến pháp lại quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đạidiện cho ý chí và nguyên vọng của Nhân dân…”. Như vậy, Quốc hội vẫn là Quốc hội toàn quyền trong Hiến pháp năm 1992 bởiNhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp mà chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện. Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước của Nhân dân vào Quốc hội phù hợp với điều kiện kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, vớiưu điểm bảo đảmcho quyền lực nhà nước tập trung, quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước được Nhân dân giao quyền nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hạ thấp vai trò dân chủ trực tiếp của Nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các quyền nên đã hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền. Nhân dân và xã hội không có sơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước. Do
  • 3. 3 vậy, trong điều kiện dân chủ và pháp quyền XHCN, tập quyền không phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của Nhân dân từ phía các cơ quan nhà nước. Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đãkhẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được Hiến pháp quan niệm Nhân dân là chủ thể tối cao củaquyền lực nhà nước, Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Theo điều 70 Hiến pháp năm 2013, Nhân dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời điều 6 quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (điều 29 và điều 120)… Có như vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mới đúng, mới bảo đảm thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hội. Quan niệm đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Trước hết, điều đó chỉ ra rằng quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là Nhân dân, đều do Nhân dân ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chínhtrị chung là xây dựng một nhà nước “đảm bảovà không ngừngpháthuyquyền làm chủ về mọi mặtcủa Nhân dân, thực hiện mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”như Điều 3 Hiến pháp mới đã quy định. Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của Hiến pháp năm 2013 là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm của nhà nước trước Nhân dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà Nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đốilập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa quyền lập
  • 4. 4 pháp và quyền hành pháp. Đồngthời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là Nhân dân. Như vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở Nhân dân, chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém hiệu quả. 2. Về “phân công, phối hợp, kiểm soátgiữa cáccơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trong chế độ dân chủ và pháp quyền XHCN thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của nhà nước mà quyền lực được Nhân dân ủy quyền, Nhân dân giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đốilập với chính mình lúc ban đầu (từ của Nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một người). C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của Nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì “luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của cácloạitình cảm và dụcvọng đối với các hành động của con người. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất”[1]. Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Với đặc điểm đó của con người, không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà Nhân dân đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phíangười ủy quyền đốivới người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được một cách rạch ròi, vì nó là một thể thống nhất như nói ở trên. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được Nhân dân ủy quyền. Xuất phát từ các đòihỏikhách quan nóitrên, quyền lực nhà nước thường được lượng hóa bằng các quy định của Hiến pháp để phân định nhiệm vụ quyền hạn của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lượng hóa này là để giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt Nhân dân thực hiện. Sự phân định các quyền như vậy là điều kiện cơ bản để Nhân dân giao quyền mà không bịlạm quyền, Nhân dân kiểm
  • 5. 5 soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao. Đồngthời cũng là đểcho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao cho mình. Theo đó, trong Hiến pháp năm 2013 đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một thay đổiquan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền. Đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho Nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Những người được Nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho Nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của Nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được Nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vây, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra luật. Đồng thời, là người thay mặt Nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước, nhất là hoạt độngthực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà Nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa. Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp năm 2013. Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Không có một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh; không thể có một nhà nước giàu có, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Thực hiện quyền này đòihỏi Chính phủ và các thành viên của Chínhphủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiến pháp năm 2013.
  • 6. 6 Quyền tư pháp là quyền xét xử, được Nhân dân giao cho tòa án thực hiện. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm Nhân dân (khoản 2 Điều 103). Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền conngười, quyền côngdân là nhiệm vụ hàng đầucủa quyền tư pháp (khoản 3 Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án. Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba quyền nóitrên là một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền đó ngày càng được coitrọng trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi vì, xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phát huy hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta chỉ ra rằng việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong nhà nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà “ràng buộclẫn nhau”,cảbaquyền đều phải phốihợp với nhau, phải hoạt động một cáchnhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp – Đạo luật gốc của nhà nước và xã hội quy định. Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của nhà nước và phát huy dân chủ XHCN, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực tiễn chỉ ra rằng sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đốimặt với những khó khăn, thách thức phần lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của các thiết chế, cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với Nhân dân về tính pháp quyền. Điều đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lý của quốc gia. Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền. Ý nghĩa của sự phân côngquyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để nhà nước hoạt
  • 7. 7 động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước. Về kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ quyền hạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp năm 2013 còn tạo lập cơ sở Hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119). Đồng thời, Hiến pháp giao cho: Quốc hội, các cơ quan của Quốchội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, các cơ quan kháccủa nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Như vậy, Hiến pháp lần này tuy chưa hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, nhưng với quy định của Điều 119 đã tạo cơ sở hiến định để xây dựng một cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Rồiđây, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Thanh tra, Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân chắc chắn sẽ được sửa đổibổ sung để hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp một cách hữu hiệu hơn. Trong tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước theo nguyên tắc phân quyền mềm dẻo thì kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, chủ yếu là kiểm soátcủa lập pháp và tư pháp đốivới hành pháp. Để tăng cường kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ví dụ như: Uỷ ban thường vụ Quốc hội được bổ sung thêm nhiệm vụ:Quyết định, thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính dướitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (khoản 8, Điều 74). Quốc hội được bổ sung thêm nhiệm vụ quyền hạn: Phêchuẩn, đềnghị, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (khoản 7, Điều 70). Cùng với điều đó, Hiến pháp năm 2013 đã thiết lập thêm hai thiết chế độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạocông tác bầu cử đạibiểu Hội đồng Nhân dân các cấp (Điều 117) và Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ giúp Quốc hội kiểm soát việc quản lý, sử dụng tàichính, tàisản công (Điều 118). Sự ra đời các thiết chế hiến định độc lập này cũng nhằm tăng cường các công cụ để Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong bầu cử, trong sử dụng tài chính ngân sách nhà nước và tài sản công một cách hiệu quả hơn.
  • 8. 8 SỐ 2: Anh hay chị hãy nêu và phân tíchVề Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Toà ánnhân dân trong Hiến pháp năm 2013 Quyđịnh của Hiến pháp nướcCộng hòa xã hộichủ nghĩa ViệtNam (Hiến pháp năm 2013) vềTòa án nhân dânđượcthực hiện trên cơ sở quán triệtquan điểm của Đảng về Nhà nướcpháp quyền xã hộichủ nghĩa và Cảicách tư pháp ởnước ta trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là tư tưởng xuyên suốtđược thể hiện trong các Văn kiện của Đảng ta nhiều năm nay. Từ góc độ tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang những đặc điểm chính sau đây: Một là, bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền côngdân. Tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan tư pháp phải nhằm mục đíchbảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật. Hoạt động tư pháp là hoạt động giải quyết các tranh chấp trong xã hội, xử lý các vi phạm pháp luật. Hoạt động đó liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con người, của công dân. Vì vậy, trong hoạt động Tư pháp, vi phạm quyền con người, quyền công dân và lợi ích chính đáng có nguy cơ xảy ra rất cao. Do đó, tổ chức và hoạt động tư pháp, nhất là của Tòa án một mặt phải hiệu quả, bảo vệ quyền con người, lợi íchnhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; nhưng trước hết, Tòa án phải là biểu tượng của Công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh; bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào của con người, của công dân bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật. Do vậy, mỗi khi conngười có tranh chấp và khởi kiện đến Toàán thì Toà án không được từ chối giải quyết vì bất cứ một lý do gì.
  • 9. 9 Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực nhà nước (cũng là quyền lực của nhân dân) là thống nhất, không thể phân chia. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân công rõ ràng theo chức năng cơ bản của mỗi loại cơ quan: Quyền lập pháp phải do cơ quan lập pháp - Quốc hội - thực hiện; quyền hành pháp phải do cơ quan hành pháp - Chính phủ - thực hiện; quyền tư pháp phải do cơ quan tư pháp - Toàán - thực hiện. Ví dụ, không thể để tình trạng giao cho cơ quan hành pháp thẩm quyền xét xử, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật (thuộc chức năng tư pháp) và ngược lại. Bởi vì điều đó trái với nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực của Nhà nước pháp quyền, dẫn đến tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và vì vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Khi đã có sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước thì không thể thiếu sự giám sát, kiểm soátviệc thực hiện quyền lực giữa các cơ quan để tránh lạm quyền. Đây là điểm mới rất quan trọng trong quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, việc xây dựng các cơ chế (giám sát ngoài hệ thống, giám sát trong từng hệ thống; giám sát nhà nước và giám sát xã hội…) để hoạt động giám sát phù hợp với từng loại cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm khách quan, hiệu quả là rất cần thiết. Đối với Tòa án nhân dân, do xuất phát từ chức năng (xét xử, áp dụng pháp luật để xử lý các vi phạm, tranh chấp pháp luật), tổ chức (theo cấp xét xử, không theo đơn vị hành chính) và các nguyên tắc hoạt động cơ bản (như nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc hai cấp xét xử; nguyên tắc Tòa án cấp trên giám đốc hoạt động xét xử Tòa án cấp dưới)… đòi hỏi cơ chế kiểm soát, giám sát phải có tính đặc thù, tránh trường hợp "vừa đá bóng, vừa thổi còi", ảnh hưởng đến tính đúng đắn, khách quan của hoạt động tư pháp; đảm bảo thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án. Thứ hai, việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta nhằm mục đíchxây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Làm rõ quyền tư pháp và từ đó xác định cơ quan có chức năng thực hiện quyền tư pháp là rất quan trọng. Quyền tư pháp là quyền xét xử, tức quyền áp dụng pháp luật để ra phán quyết về các vi phạm pháp luật và các tranh chấp xảy ra trong xã hội. Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nước. Vì vậy, xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài Nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực Nhà nước đều phải thuộc thẩm quyền của Tòaán. Các cơ
  • 10. 10 quan nhà nước khác tham gia vào việc xử lý, giải quyết đó không phải là cơ quan tư pháp, không có chức năng thực hiện quyền tư pháp mà các cơ quan này chỉ thực hiện các hoạt động tư pháp. Từ đó, mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại vụ án, giao cho Tòa án bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật là xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền. Điều đó thể hiện vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp, khẳng định vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tư pháp. Hiến pháp năm 2013 kế thừa những nội dung hợp lý, phù hợp của Hiến pháp năm 1992 về Tòa án nhân dân,đồng thờicó những sửa đổi, bổ sung quan trọng đáp ứng yêu cầu Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Tại Điều 102 của Hiến pháp quy định chức năng, hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân như sau: 1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luậtđịnh. 3. Tòa án nhân dâncónhiệm vụ bảovệ công lý, bảovệ quyền con người, quyền công dân, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảovệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, cũng như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 khẳng định chỉ Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án khác do luật định là những cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, tức có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định. Ngoài Tòa án nhân dân không có cơ quan nào khác được giao phán xử về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong xã hội. Quy định này phù hợp với việc phân công thực hiện quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định bản chất nhân dân của Tòaán nước ta thông qua tên gọi và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có quy định mới về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòaán nhân dân. Khoản 2 Điều 102 quy định khái quát, theo nguyên tắc mở về hệ thống Tòa án nhân dân. Ngoài Tòa án nhân dân tối cao, Hiến pháp năm 2013 không liệt kê cụ thể các Tòa án khác, mà giao cho luật định. Điều này bảo đảm tính khái quát, ổn định lâu dài của Hiến pháp và tính linh hoạt của luật phù hợp nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời khác nhau. Cụ thể hoá Hiến pháp, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định Toà án nhân dân ở nước ta gồm Toà án
  • 11. 11 nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện. Hiến pháp năm 2013 không quy định về Tòaán đặc biệt để phù hợp với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với yêu cầu bảo vệ quyền con người, hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời bỏ quy định về tổ chức hòa giải ở cơ sở. Bởi vì, dù việc thành lập các tổ chức ở cơ sở để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dânlà cần thiết, nhưng lại không thuộc chức năng tư pháp của Tòa án nhân dân, không thuộc hệ thống Tòa án nhân dân và không cần thiết ở mức hiến định. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cũng là một điểm mới cần ghi nhận. Thay cho việc quy định chung nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân với nội dung không thể hiện tính đặc thù trong hoạt động của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 quy định riêng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân. Hiến pháp nhấn mạnh rằng bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là những nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân, sau đó mới là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án phải là nơi mà mọi người, mọi công dân tìm đến lẽ phải, sự thật; có nhiệm vụ bảo vệ công lý khi quyền, lợi íchcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại; khi công dân yêu cầu Toà án giải quyết mọi tranh chấp thì Toàán có trách nhiệm thụ lý giải quyết mà không có quyền từ chối. 2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định các nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Đó là: 1. Việc xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. 2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. 3. Toà án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mậtnhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
  • 12. 12 4. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. 5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. 6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. 7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảovệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Theo quy định trên thì Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và có bổ sung cho chính xác, phù hợp với thực tiễn và tinh thần cải cách tư pháp một số nguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa Tòaán nhân dân - cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp ở nước ta. Đó là: - Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia Theo Hiến pháp năm 2013 thì Hội thẩm chỉ tham gia trong xét xử ở cấp sơ thẩm; còn việc xét xử ở cấp phúc thẩm là không bắt buộc. Sự sửa đổi này cũng xuất phát từ thực tiễn xét xử những năm qua. - Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập Nguyên tắc này có một bổ sung quan trọng trong Hiến pháp năm 2013. Đó là “Cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Bổ sung này nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như thái độ dứt khoát của Nhà nước ta đối với việc can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế. - Nguyên tắc xét xử tập thể Để thực hiện cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả của việc xét xử, bảo đảm cho việc xét xử nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm, Hiến pháp năm 2013 quy định ngoại lệ cho phép Tòa án xét xử bằng một Thẩm phán trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn - Nguyên tắc xét xử công khai Thay cho quy định trường hợp ngoại lệ do luật định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể điều kiện cho phép Tòa án xét xử kín. Đó là “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự” thì Toà án phải xét xử kín;
  • 13. 13 - Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền conngười một cáchtoàn diện, côngbằng, Hiến pháp năm 2003 ngoài việc quy định quyền bào chữa của bị can, bị cáo, còn bổ sung việc bảo đảm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số nguyên tắc quan trọng, bảo đảm sự phù hợp với tinh thần Cải cáchtư pháp, bảo vệ quyền conngười và thông lệ quốc tế. Các nguyên tắc được bổ sung là: - Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Đây là nguyên tắc thể hiện nội dung rất quan trọng trong Cải cách tư pháp ở nước ta. Sự thật chỉ được xác định, công lý chỉ được thiết lập khi có sự tranh tụng giữa các bên trong tố tụng tư pháp, nhất là trong xét xử các vụ án; - Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm Nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc xuyên suốt của hệ thống tư pháp của bất kỳ một quốc gia nào; được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và pháp luật của mọi quốc gia. Thực hiện hai cấp xét xử là một trong những biện pháp bảo vệ quyền con người hữu hiệu; đồng thời bảo đảm cho hoạt động tư pháp thận trọng nhưng có điểm dừng, tránh kéo dài, chậm trễ. Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy định nguyên tắc Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án. Đây là một quy định rất quan trọng, nhưng không chỉ trong lĩnh vực tư pháp, mà cả trong mọi lĩnh vực của đờisốngxã hội. Tinh thần quan trọng này đã được Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 3 Điều 5 “Các dân tộc có quyền dùng tiến nói, chữ viết… của mình”, nên không cần quy định lặp lại ở chương về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nữa. Hiến pháp năm 2013 không quy định nguyên tắc xét xử trực tiếp, nguyên tắc xét xử liên tục vì không đặc trưng cho hoạt động xét xử và phù hợp với thực tiễn hoạt động tư pháp ngày càng phức tạp, thường xuyên kéo dài hiện nay. Đồng thời, tạo điều kiện để Toà án hoạt động có hiệu quả về mặt thời gian, chi phí vật chất; sử dụng
  • 14. 14 công nghệ kỹ thuật số hiện đại; bảo đảm an toàn cho những người tham gia tố tụng khi cần thiết. 3. Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ các chức danh trong Tòa án nhân dân, chế độ trách nhiệm của Chánh án Các Điều 104, Điều 105, Hiến pháp năm 2013 cơ bản vẫn giữ lại các quy định của Hiến pháp năm 1992 về Tòa án nhân dân tối cao cũng như Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân và có những bổ sung cần thiết. Ngoài việc giữ lại quy định Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định, Hiến pháp năm 2013 bổ sung nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao là thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 giao cho Tòa án nhân dân tối cao bằng các biện pháp khác nhau như hướng dẫn áp dụng pháp luật bằng các nghị quyết; ban hành án lệ… để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử của các Tòa án nhân dân. Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về Chánh án, Thẩm phán các cấp. Theo đó, nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòaán khác, của Thẩm phán, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định. Đây là những căn cứ hiến định cho việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Hiến pháp năm 2013 có bổ sung quan trọng về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo khoản 7 Điều 70, Khoản 3 Điều 88 thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức theo phê chuẩn của Quốc hội. Thẩm phán các cấp khác do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồngtuyển chọnvà giám sát Thẩm phán quốc gia. Quy định này thể hiện nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, nâng cao vị thế của cơ quan tư pháp (Toà án) tương xứng với cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp; bảo đảm nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Về chế độ báo cáo và chế độ trách nhiệm, Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
  • 15. 15 Một điều đáng lưu ý là Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định về chế độ báo cáo của các Tòa án khác, mà không quy định chế độ trách nhiệm như Hiến pháp năm 1992. Đây cũng là sửa đổi quan trọng của Hiến pháp năm 2013, nhằm hướng tới xây dựng hệ thống Tòa án không quá phụ thuộc vào các đơn vị hành chính lãnh thổ; bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. Hiến pháp năm 2013 giữ lại quy định của Hiến pháp năm 1992 về hiệu lực của phán quyết mà Tòađưa ra, nhưng được diễn đạt lại cho gọn. Điều 106 quy định “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cánhân tôntrọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phảinghiêm chỉnhchấp hành”. SỐ 3: Anh hay chị hãy nêu và phân tích Về nguyên tắc tổ chức Bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp 2013 Về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 2013 Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011)Hiếnpháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó l�quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì thế tìm hiểu nguyên tắc mới này của Hiến pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng các dự án luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Về quyền lực nhà nước là thống nhất
  • 16. 16 Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước thống nhất là ở nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trước đây, Hiến pháp cũng quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng lại tập trung vào QH, như quan niệm nói trên. Với nhận thức rằng, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho QH. QH được Hiến pháp năm 1980 xác định là cơ quan có toàn quyền. Ngoài 15 nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 còn quy định Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết (Điều 83) đến Hiến pháp năm 1992, Điều 84 quy định QH chỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn (không còn là một QH toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6 Hiến pháp lại quy định: Nhân dân sửdụng quyền lựcnhà nướcthông qua Quốchộivà Hộiđồng nhândânlà những cơ quan đạidiện cho ý chí và nguyên vọng của nhân dân... Như vậy, QH vẫn là QH toàn quyền trong Hiến pháp năm 1992 bởiNhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp mà chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện. Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước của nhân dân vào QH phù hợp với điều kiện kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, với ưu điểm bảo đảm cho quyền lực nhà nước tập trung, quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước được nhân dân giao quyền nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hạ thấp vai trò dân chủ trực tiếp của nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc
  • 17. 17 lập tương đốigiữa các quyền nên đãhạn chế tínhnăng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước. Do vậy, trong điều kiện dân chủ và pháp quyền XHCN, tập quyền không phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của nhân dân từ phía các cơ quan nhà nước. Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đãkhẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được Hiến pháp quan niệm nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho QH, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Theo Điều 70 Hiến pháp năm 2013, nhân dân chỉ trao cho QH ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời Điều 6 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại diện thông qua QH, HĐND và các cơ quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (Điều 29 và Điều 120)… Có như vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mới đúng, mới bảo đảm thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập trung thống nhất ở nhân dân chứ không phải tập trung ở QH. Quan niệm đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Trước hết, điều đó chỉ ra rằng quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp,
  • 18. 18 hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là nhân dân, đều do nhân dân ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của Nhà nước. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thựchiện mụctiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh như Điều 3 Hiến pháp mới đã quy định. Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của Hiến pháp mới là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là nhân dân. Như vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở nhân dân, chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân theo Hiến pháp sửa đổinăm 2013 đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém hiệu quả. Về phân công, phối hợp, kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
  • 19. 19 Trong chế độ dân chủ và pháp quyền XHCN thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòihỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận độngtheo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đốilập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một người). C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dụcvọng đối với các hành động của con người. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất(*). Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Với đặc điểm đó của con người, không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được một cách rạch ròi, vì nó là một thể thống nhất như nói ở trên. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được nhân dân ủy quyền. Xuất phát từ các đòihỏikhách quan nóitrên, quyền lực nhà nước thường được lượng hóa bằng các quy định của Hiến pháp để phân định nhiệm vụ quyền hạn của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lượng hóa này là để giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt nhân dân thực hiện. Sự phân định các quyền như vậy là điều kiện cơ bản để nhân dân giao quyền mà không bị lạm quyền, nhân dân kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao.
  • 20. 20 Đồngthời cũng là đểcho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao cho mình. Theo đó, trong Hiến pháp mới đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ QH thực hiện quyền lập hiến, (không cònlà duy nhất có quyền lập hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòaán nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một thay đổi quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền. Đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Những người được nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là QH. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vậy, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra luật. Đồng thời, là người thay mặt nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của Nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa. Quyền hạn và nhiệm vụ của QH thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp mới. Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia
  • 21. 21 được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Không có một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh; không thể có một nhà nước giàu có, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Thực hiện quyền này đòihỏi Chính phủ và các thành viên của Chínhphủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiến pháp mới. Quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho tòa án thực hiện. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân (khoản 2, Điều 103). Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền conngười, quyền côngdân là nhiệm vụ hàng đầucủa quyền tư pháp (khoản 3, Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án. Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba quyền nóitrên là một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền đó ngày càng được coitrọng trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi vì, xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phát huy hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta chỉ ra rằng việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  • 22. 22 Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong nhà nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà ràng buộc lẫn nhau, cảba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủnhiệm vụ và quyền hạn mà nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp – đạo luật gốc của Nhà nước và xã hội quy định. Mục đíchcủa việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huy dân chủ XHCN, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực tiễn chỉ ra rằng sức mạnh và sựthịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đốimặt với những khó khăn, thách thức phần lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của các thiết chế, cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với nhân dân về tính pháp quyền. Điều đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lý của quốc gia. Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để Nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân, tính pháp quyền của Nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân, tính pháp quyền của Nhà nước ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho QH, Chính phủ, Tòa án nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước.
  • 23. 23 Về kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ quyền hạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp sửa đổi còntạo lập cơ sở Hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119). Đồngthời, Hiến pháp giao cho: Quốchội, các cơ quan của Quốchội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Như vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này tuy chưa hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, nhưng với quy định của Điều 119 đã tạo cơ sở hiến định để xây dựng một cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Rồi đây, Luật Hoạt động giám sát của QH, Luật Thanh tra, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chắc chắn sẽđược sửa đổi, bổ sung để hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp một cách hữu hiệu hơn. Trong tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước theo nguyên tắc phân quyền mềm dẻo thì kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chủ yếu là kiểm soátcủa lập pháp và tư pháp đốivới hành pháp. Để tăng cường kiểm soátviệc thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp đãbổ sung, điều chỉnhmột số nhiệm vụ, quyền hạn của QH và UBTVQH, ví dụ, UBTVQH được bổ sungnhiệm vụ Quyết định, thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (khoản 8, Điều 74); QH được bổ sung nhiệm vụ quyền hạn Phêchuẩn, đề nghị, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7, Điều 70). Cùng với điều đó, Hiến pháp sửa đổi đã thiết lập thêm hai thiết chế độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cửĐBQH, chỉđạocông tác bầu cửđạibiểu HĐND các cấp (Điều 117) và Kiểm toán nhà nướccó nhiệm vụ giúp Quốchội kiểm soát việc quản lý, sử dụng tàichính, tài sản công (Điều 118). Sự ra đời các thiết chế hiến định độc lập này cũng nhằm
  • 24. 24 tăng cường các công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong bầu cử, trong sử dụng tài chính ngân sách nhà nước và tài sản công một cách hiệu quả hơn.