SlideShare a Scribd company logo
1 of 184
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS Nguyễn Minh Tuấn
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan và
những vấn đề luận án cần làm rõ 26
Chương 2: CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH
PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN 29
2.1. Đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình
độ đại học ở Việt Nam 29
2.2. Các trường đại học công lập và các đảng bộ trường đại học
công lập ở thành phố Hà Nội - đặc điểm, vai trò 46
2.3. Lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của
các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội –
nội dung, phương thức lãnh đạo 53
Chương 3 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH
PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ KINH NGHIỆM 65
3.1. Thực trạng lãnh đạo nâng cao chất lượng đào đạo trình độ đại học
của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội 65
3.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm bước đầu 103
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 113
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường
lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các
đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội 113
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo nâng cao chất
lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học
công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025 124
KẾT LUẬN 147
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
CBQL Cán bộ quản lý
CBVC Cán bộ viên chức
CNH - HĐH Cộng nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DN Doanh nghiệp
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDĐH Giáo dục đại học
GS Giáo sư
GV Giáo viên
HN Hà Nội
KH&CN Khoa học và công nghệ
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
ThS Thạc sỹ
TS Tiến sĩ
TSKH Tiến sĩ khoa học
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG PHỤ LỤC LUẬN ÁN
Phụ lục 1: Danh sách các trường đại học, học viện công lập trên địa bàn hà nội
Phụ lục 2 : Số liệu tổ chức các hội nghị
Phụ lục 3 : Về công tác chuyên môn
Phụ lục 4 : Đánh giá phân loại tổ chức cơ sở đảng
Phụ lục 5: Số liệu về công tác phát triển đảng
Phụ lục 6: Phân tích đội ngũ đảng viên
Phụ lục 7: Công tác kiểm tra, giám sát
Phụ lục 8: Phiếu trưng cầu ý kiến
Phục lục 9: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng của Việt Nam hiện nay, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trở thành “sức mạnh mềm” quốc gia, là nhân tố quan trọng quyết định thành bại của tiến
trình hội nhập. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn luôn
quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao. Đây là động lực mạnh mẽ và cũng là mục tiêu của công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên
đất nước ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh:
Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân [42, tr.115].
Giáo dục đại học, nhất là ở các trường đại học công lập có tính quyết định chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục đại học trong các
trường công lập ở Hà Nội lại càng có vai trò quan trọng, có tính dẫn dắt, định hướng đối
với hệ thống giáo dục đại học cả nước. Bởi với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước, Thủ đô Hà Nội cũng đồng thời là trung tâm giáo
dục đào tạo, tập trung 33 trường đại học công lập với gần 200 ngành đào tạo, là nơi học
tập và rèn luyện thường xuyên cho hơn 300 nghìn sinh viên với số lượng gần 15 nghìn
giảng viên. Đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội là môi trường
tốt để phát triển và bồi dưỡng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực
và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, chất lượng đào tạo
đại học ở các trường đại học công lập thực sự là vấn đề đáng quan tâm và cũng chỉ đạt kết
quả khi được sự lãnh đạo đúng đắn, trước hết của các đảng bộ trường đại học.
Trong thời gian qua, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội đã quan tâm
đầu tư, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hệ đào tạo này, đạt kết quả đáng
ghi nhận: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, nội dung đào tạo, gắn đào tạo với
việc cung ứng nhân lực chất lượng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xứng tầm với vị trí là địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, chất lượng đào
tạo trình độ đại học ở các trường này cũng vẫn còn nhiều hạn chế: nội dung giáo dục
đào tạo chưa thật sự phong phú, đa dạng và đổi mới, phù hợp với sự phát triển đa
ngành nghề, đa lĩnh vực khi hội nhập quốc tế; khâu đánh giá, kiểm tra chất lượng đào
tạo chưa thật sự hữu hiệu, còn tồn tại tiêu cực, có nơi chạy theo thành tích; chưa có
định hướng chiến lược lâu dài để có những bước đi phù hợp với nhu cầu trong từng
giai đoạn của thị trường… Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến
công tác lãnh đạo của các đảng bộ trường: một số quyết định về vấn đề này của cấp uỷ
còn chưa thật cụ thể, rõ ràng, cơ sở lý luận và thực tiễn của một số điểm chưa thật vững
chắc nên tính khả thi thấp. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước còn chậm. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý của khá nhiều cấp uỷ và cán bộ
chủ chốt các trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc phát huy vai trò của ban giám hiệu
nhà trường trong lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo còn thiếu tính chủ động, nội dung,
phương thức lãnh đạo của nhiều đảng bộ trường chưa được đổi mới mạnh mẽ, nhìn chung
còn lúng túng.
Trong giai đoạn hiện nay, đào tạo trình độ đại học ở nước ta nói chung, Hà Nội nói
riêng đang trước nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hội nhập quốc tế đang
mang đến nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt cho các trường
đại học trong quá trình phát triển và khẳng định chất lượng đào tạo, có nắm bắt và khai
thác được những cơ hội đó, hay để nó trôi đi phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn, chiến
lược, phương thức điều hành của những nhà lãnh đạo, quản lý. Nếu không đổi mới tư
duy, nhận thức, không thay đổi cách lãnh đạo, điều hành, quản lý giáo dục đại học
theo kiểu thời bao cấp thì thách thức ngày càng lớn. Do đó, việc nghiên cứu, tìm giải
pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những yếu kém, tăng cường sự lãnh đạo của các đảng
bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình
độ đại học đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu
trên, nghiên cứu sinh đã chọn nghiên cứu đề tài:“Các đảng bộ trường đại học công
lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn
hiện nay” để thực hiện Luận án tiến sĩ khoa học Chính trị, chuyên ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền nhà nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại
học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại
học giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường
sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại
học đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và nước ngoài liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án.
- Làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại học công
lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai
đoạn hiện nay.
- Làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công lập, các đảng bộ trường
đại học công lập ở Hà Nội hiện nay. Làm rõ các khái niệm công cụ: chất lượng đào tạo,
nâng cao chất lượng đào tạo, nội dung, phương thức lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo
trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội.
- Khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo nâng cao chất lượng đào
tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội từ năm
2010 đến nay, chỉ ra được ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm từ
thực tiễn lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội.
- Dự báo những nhân tố thuận lợi, những khó khăn, thách thức, xác định phương
hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo nâng cao chất
lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025 của các đảng bộ trường đại học công lập
ở thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đảng bộ trường đại học công lập ở
thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện
nay.
3.2. Phạm vi
- Thời gian khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo của
các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng
đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay. Phương hướng và giải pháp được đề
xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
- Không gian: Giáo dục đại học gồm các trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo của các đảng bộ trường
đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại
học.
Luận án tiến hành khảo sát sự lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ
đại học của 33 đảng bộ trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội với các số liệu từ
năm 2010 đến nay, không nghiên cứu vấn đề này đối với các trường thuộc khối an
ninh, cảnh sát và quân đội.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục - đào
tạo..
- Cơ sở thực tiễn: Hoạt động đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ
đại học ở các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của các
đảng bộ trường đó. Luận án có sử dụng báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê về công tác
đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, luận án sử dụng tổng
hợp các phương pháp như: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phân
tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, thống kê,
so sánh, tổng kết thực tiễn...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm chất lượng đào tạo trình độ đại học và các yếu tố cấu thành chất
lượng đào tạo trình độ đại học; lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học
của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội.
- Những kinh nghiệm thực tiễn bước đầu về sự lãnh đạo của các đảng bộ trường
đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với công tác nâng cao chất lượng đào tạo
trình độ đại học từ 2010 đến nay.
- Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học dưới sự
lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025.
6. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các đảng bộ trường đại học công lập
ở thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học
từ nay đến năm 2025.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
gồm 04 chương 9 tiết.
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố hà nội lãnh đạo
nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 3: Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo
nâng cao chất lượng đào tạo Đại học - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo nâng cao
chất lượng đào tạo trình độ Đại học của các Đảng bộ trường Đại học công lập ở thành
phố Hà Nội đến năm 2025
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Giáo dục đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học là vấn đề được nhiều
học giả nước ngoài quan tâm từ khá sớm. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đi
theo logic từ bản chất của khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục đến chất lượng
giáo dục đại học. Thực tế, các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học đưa ra những
quan niệm khác nhau về chất lượng với nhiều góc độ tiếp cận.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và chất lượng đào tạo
trình độ đại học
* Sách
- Serbrenia J. Sims, Total Quality Management in Higher Education: Is it
Working? why Or why Not?(Quản lý tổng hợp chất lượng giáo dục đại học: công việc cần
thiết?) [131].
Nội dung cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các trường đại học
hiện nay cần xem xét nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc về việc nâng cao chất lượng
ở cả hai khâu: đào tạo và quản lý. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng nên xem xét để
quản lý chất lượng đào tạo một cách toàn diện chính là một phương pháp quan trọng
để đạt được những mục tiêu của đào tạo. Một chiến lược phát triển toàn diện và khả
năng thích ứng với với môi trường đại học nói chung và các trường đại học cụ thể nói
riêng là cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học.
- John R. Dew, Molly McGowan Nearing, Continuous Quality Improvement in
Higher Education (Tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục đại học) [143].
Nội dung cuốn sách đã khẳng định có một sự khác biệt rất lớn giữa các tổ chức
giáo dục đại học thông thường và những đơn vị đã ứng dụng một loạt các phương pháp
tiếp cận để cải tiến liên tục (CI). Hai tác giả của cuốn sách là Dew và Nearing đã thừa
nhận rằng những định hướng sai lầm có thể tồn tại nhưng bài học từ những sai lầm đó có
thể giúp các nhà quản lý giáo dục đại học trong việc cải cách để nâng cao chất lượng đào
tạo với từng bối cảnh cụ thể tại từng trường đại học khác nhau. Cuốn sách cung cấp những
thông tin cơ bản bằng cách đưa ra các quan điểm lịch sử về các tổ chức tiên phong trong
cải tiến giáo dục đại học (CI). Ngoài ra, nó cũng cung cấp những hiểu biết về cách để có
được thông tin phản hồi liên quan thông qua các cuộc khảo sát và nhóm tập trung. Các tác
giả cũng đã đưa ra cách thức để giải quyết các vấn đề quy hoạch chiến lược từ một góc độ
CI và bao gồm các khái niệm để cải thiện chương trình học.
- Stephen J. Rosow, Thomas Kriger, Transforming Higher Education:
Economy, Democracy, and the University (Cải cách giáo dục đại học: Từ góc độ tài
chính, dân chủ và trường đại học) [132].
Nội dung cuốn sách đã khẳng định: Các trường đại học đang trong quá trình
thay đổi và thậm chí là đang biến đổi. Các bài viết đã tập trung làm sáng tỏ những
chuyển đổi đang diễn ra của giáo dục đại học và các khả năng biến đổi trong điều
kiện hiện tại của nó. Chỉ bằng cách xem các trường đại học như một công trình có
giá trị lịch sử chúng ta có thể đánh giá những nguy cơ và cơ hội trong những điều
kiện mới của giáo dục đại học và xác định một tiến trình hợp lý cho tương lai. Các
bài viết trong cuốn sách này đã đánh giá sự phát triển gần đây tại các trường đại
học nói riêng và giáo dục đại học nói chung.
- Svein Kyvik: The Dynamics of Change in Higher Education, Expansion and
Contraction in an Organisational Field (Những động lực thay đổi trong giáo dục đại
học: Mở rộng hay thu hẹp trong công tác tổ chức) [133].
Tác giả cuốn sách cho rằng: Tại hầu hết các nước Tây Âu, giáo dục đại học
đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng và phát triển với một tốc độ nhanh
chóng. Một trong những hướng phát triển là mở thêm các trường đại học bên ngoài,
một phần thông qua việc thành lập các viện nghiên cứu mới và một phần thông qua
việc nâng cấp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề thành trường cao đẳng hoặc cao
hơn. Xu hướng chính tại các nước này là hình thành một hệ thống nhị phân với số
lượng sinh viên ngày càng tăng lên cao hơn ở những khu vực đại học chuyên ngành
(college) so với các trường đại học tổng hợp (university). Tuy nhiên, lại chưa có nhiều
công trình nghiên cứu về sự khác biệt cũng như xu hướng phát triển này của giáo dục
đại học. Vì vậy, mục đích của cuốn sách là để nâng cao sự hiểu biết của người đọc về
các quá trình này, thông qua các khái niệm phát triển và quan điểm lý thuyết mà có thể
cung cấp những hiểu biết mới về các hiện tượng phức tạp. Cuốn sách này được dựa
trên một số lượng lớn các nghiên cứu về giáo dục đại học ở Na Uy và các nước Tây
Âu khác.
Tác giả Brubacher, J.S. trong nghiên cứu On the philosophy of higher education (Về
triết lý của giáo dục đại học), San Francisco Jossey-Bass đã khẳng định:
Chất lượng giáo dục đại học được thể hiện ở việc đạt được những trách nhiệm
xã hội mà giáo dục đại học phải gánh vác. Đại học với ý nghĩa là trung tâm tri
thức, trung tâm chuyển giao tri thức thì chất lượng giáo dục đại học chính là
kết quả sáng tạo tri thức, chuyển giao tri thức, xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực của quốc gia. Chất lượng giáo dục đại học được hợp thành từ chất
lượng của các trường đại học. Không thể có một nền giáo dục có chất lượng
nếu chất lượng của đa số trường đại học ở mức thấp kém, không hoàn thành
được sứ mệnh mà xã hội giao phó cho nó. [109]
Tác giả Frazer Malcolm trong nghiên cứu “Quality in Higher Education: An
International Perspective” (Chất lượng đại học: nhìn từ quan điểm quốc tế) in Diana
Green, ed., What is quality in higher education?(Điều gì làm nên chất lượng giáo dục
đại học) London: Society for research into higher education (chất lượng giáo dục đại
học: một cách tiếp cận xã hội) [115] đã đưa ra quan niệm về chất lượng giáo dục đại học
ở một góc độ khác. Tác giả quan niệm giáo dục đại học có trách nhiệm đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực để tạo ra mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực chất lượng ngày
càng cao trong phân công lao động toàn cầu. Chất lượng giáo dục đại học là chất lượng
nguồn nhân lực của quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn phản ánh hết
được các khía cạnh của chất lượng giáo dục đại học. Bởi lẽ, chất lượng nguồn nhân lực
quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Mặt khác, bản thân nguồn nhân lực có trình độ
đại học chỉ là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia. Vì vậy, việc quan niệm chất
lượng giáo dục đại học là chất lượng nguồn nhân lực quốc gia chưa thực sự là một cách
tiếp cận phù hợp và đầy đủ.
Tác giả Vương Nhất Bình quan niệm chất lượng giáo dục đại học thể hiện ở việc
đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học. Đó là việc
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: đạo đức, kiến thức, năng lực, kỹ năng, khả năng, sức
khoẻ, chỉ số IQ, EQ. Các tiêu chuẩn này được thể hiện ở những chỉ báo khác nhau.
Đạo đức được thể hiện qua các tiêu chí: trách nhiệm xã hội, các giá trị văn hoá - đạo
đức như sự khoan dung, trách nhiệm, ý thức công dân...; kiến thức thể hiện ở sự hiểu
biết về cơ sở khoa học chung và chuyên ngành; năng lực thể hiện ở khả năng thu thập
và đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin, năng lực phê phán và biện chứng, năng lực
học tập suốt đời; kỹ năng được thể hiện ở khả năng vận dụng tri thức; khả năng gắn
liền với các chỉ báo về khả năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ, tư duy tích luỹ tri
thức... Tuy nhiên, cách tiếp cận về chất lượng giáo dục đại học này đi sâu vào tiêu chí
đánh giá hơn là phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả về chất lượng giáo dục đại
học.
Ở một góc tiếp cận theo triết lý phát triển, David Andrew Turner trong nghiên
cứu “Quality in higher education” (Chất lượng giáo dục đại học), Sense Publishers
[116] đã khẳng định: chất lượng giáo dục đại học là một khái niệm động và không
ngừng biến đổi qua thời gian. Mục đích của trường đại học truyền thống từ đào tạo
tinh hoa đã chuyển thành đại học đại chúng diện rộng. Tác giả quan niệm chất lượng
giáo dục đại học được biểu hiện ở việc giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu của
sinh viên trong mỗi thời điểm cụ thể và thúc đẩy tương lai của họ phát triển (“high
quality education is education that meets the needs of the student at that particular
moment, and promotes their future development”). Tác giả cũng làm rõ hơn quan
niệm của mình bằng việc chỉ ra việc đáp ứng nhu cầu của người học được lượng hoá
bằng nhu cầu về kiến thức, nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, nhu cầu về khả năng
thích ứng và nền tảng để phát triển trong tương lai. Có thể nhận thấy, quan niệm về
chất lượng giáo dục đại học của tác giả là khá khái quát. Bản thân việc xác định đáp
ứng nhu cầu của người học là một vấn đề không dễ lượng hoá bởi lẽ nhu cầu của mỗi
người là không đồng nhất khi họ học đại học. Mặt khác, nhu cầu của cá nhân có sự
thay đổi theo theo thời gian, vì vậy, việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học qua
việc đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu không phải là một thước đo lúc nào cũng hiệu
quả. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý trong quan niệm của tác giả là cách tiếp cận vấn
đề, chất lượng giáo dục đại học không phải là chất lượng do bản thân cơ sở giáo dục
khẳng định hay tuyên bố mà phải được đánh giá từ chính người học, từ việc họ có đạt
được mục tiêu của mình sau khi dự học và họ có cảm nhận thấy đào tạo trình độ đại học
đã cho họ một tương lai.
Ở một góc độ toàn diện và hệ thống, các tác giả Harvey và Green [116] đã hệ
thống hoá các quan niệm về chất lượng giáo dục đại học. Theo các tác giả, trên thế
giới có sáu quan niệm về chất lượng giáo dục đại học: chất lượng là sự vượt trội; chất
lượng là sự hoàn hảo nhất quán; chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu; chất lượng
được đánh giá bằng chi phí tài chính; chất lượng được phản ánh ở giá trị chuyển đổi,
tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng là một thước đo về chất lượng về việc trải
nghiệm giáo dục thúc đẩy phát triển kiến thức, năng lực và kỹ năng của sinh viên đến
mức độ nào. Tuy nhiên, bản thân quan niệm chất lượng là sự vượt trội hay sự hoàn
hảo nhất quán mang ý nghĩa lý thuyết hơn là tính ứng dụng vì thiếu hệ thống đo
lường. Việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học phù hợp với mục tiêu cần phải làm
rõ mục tiêu của người học, nhà trường, xã hội hay tất cả các chủ thể. Chi phí tài chính
có thể là một thước đo nhưng việc so sánh hiệu quả tài chính với chất lượng giáo dục
đại học không phải là một vấn đề đơn giản. Chất lượng tạo ra giá trị gia tăng nhưng cơ
sở nào để đánh giá giá trị gia tăng đó đem đến những giá trị thực tiễn cho người học,
nhà nước và cộng đồng xã hội cũng là một vấn đề cần tiếp tục được làm rõ.
* Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học
- Darryl S.L. Jarvis, Regulating higher education: Quality assurance and neo-
liberal managerialism in higher education - A critical introduction (Quản lý giáo dục
đại học: Bảo đảm chất lượng và lý thuyết quản lý tự do mới trong giáo dục đại học -
Sự gợi mở quan trọng) [112].
Tác giả đã luận giải việc xây dựng hệ thống cơ quan đảm bảo chất lượng (QA)
đã và đang dần trở thành một trong những cách thức hiệu quả để quản lý chất lượng
đào tạo giáo dục đại học trên thế giới. Theo một ước tính, gần một nửa các nước trên
thế giới hiện nay có hệ thống đảm bảo chất lượng hoặc cơ quan quản lý QA cho giáo
dục đại học. Tác giả bài viết cũng tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển
hệ thống các cơ quan bảo đảm chất lượng như một cách thức hiệu quả để nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo trình độ đại học.
- Ulrich Teichler, Higher Education Research (Nghiên cứu Giáo dục Đại học) [128].
Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo trình độ đại học là một
phần quan trọng trong nghiên cứu hệ thống giáo dục. Tác giả cho rằng: Nâng cao chất
lượng đào tạo trình độ đại học không chỉ là đào tạo về mặt lý luận mà còn là phấn đấu
để đưa lý luận vào thực tiễn với yêu cầu đặt ra là đào tạo những kiến thức mang tính
ứng dụng cao. Vì thế, việc cải cách chương trình và phương thức đào tạo trình độ đại
học đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mối quan tâm này đang ngày
càng phổ biến nhưng mức độ tại mỗi quốc gia là chưa đồng đều.
- Zaneta Simanaviciene, Vilda Giziene, Edmundas Jasinskas, Arturas
Simanavicius, Assessment of Investment in Higher Education: State Approach (Đánh giá
sự đầu tư trong giáo dục đại học: Nhìn từ phía nhà nước) [137].
Tác giả đã đánh giá những hạn chế và lợi ích của việc đầu tư ngân sách nhà
nước vào công cuộc cải cách giáo dục đại học. Việc đầu tư cho cải cách giáo dục đại
học đang phải đối mặt với những vấn đề chính sau đây: thiếu dữ liệu và sự chậm trễ
của dữ liệu. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của nhà nước bởi vì
một phần đầu tư không nhỏ ngân sách nhà nước được dùng để chi trả cho các
nghiên cứu và thực hiện cải cách giáo dục. Câu hỏi lớn được tác giả đặt ra là “Liệu
những đầu tư ngân sách nhà nước vào cải cách giáo dục đại học có đem lại những
lợi ích như mong muốn?” Đồng thời bài viết cũng đề cập tới vấn đề chảy máu chất
xám bởi những phương thức đào tạo thụ động mà một số trường đại học đang áp
dụng.
* Luận văn, luận án.
- Connie L Copeland, Quality student assessment in higher education (Đánh
giá chất lượng sinh viên đại học) [110].
Bằng việc kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, kết quả luận văn
đã đánh giá được thực trạng chất lượng quản lý và đào tạo trình độ đại học tại Đại học
Samford. Với những nội dung nghiên cứu chính là: Đánh giá thực trạng vận hành của
các phòng ban chức năng tại các trường đại học nói chung và tại Đại học Samford
nói riêng; Làm sáng tỏ sự tương đồng và mối liên kết trong các hoạt động đào tạo
giữa các tổ chức, các trường đại học và các đơn vị thuộc tổ chức (các phòng ban
chức năng); Đưa ra một số giải pháp xây dựng chương trình đào tạo giáo dục đại
học tại Đại học Samford theo mô hình đào tạo phát triển tài năng của Alexander
Astin.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý đào tạo trình độ đại
học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học
* Sách
- Alexander J Michaels, Higher Education Correspondence Study in the Soviet
Union (Nghiên cứu chính sách giáo dục đại học ở Liên Xô) [105].
Nội dung chính của cuốn sách là nghiên cứu, điều tra và mô tả quá trình cải
cách giáo dục đại học của Liên Xô và vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng Cộng sản
Liên Xô trong suốt quá trình cải cách. Tác giả đã khẳng định, cùng với những định
hướng lãnh đạo của Đảng, quá trình cải cách giáo dục đại học ở Liên Xô đã thu được
những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt trong việc đổi mới cách thức đào tạo và
phương thức giảng dạy.
- The leadership challenge (Thử thách của lãnh đạo) của James M.Kouzes,
Barry Z.Posner [141].
Cuốn sách mô tả về những sáng tạo mà các nhà lãnh đạo đã làm chuyển đổi các
thử thách thành những thành công đáng chú ý. Nội dung cuốn sách gồm 7 phần: các
nhà lãnh đạo làm gì và các cử tri mong đợi những gì; phương pháp hiện đại; truyền
cảm hứng cho một tầm nhìn chia sẻ; tiến trình của thách thức; cho phép những người
khác hành động; khuyến khích sự nhiệt tình; tổ chức kỷ niệm các giá trị và chiến
thắng; mọi người đều là nhà lãnh đạo.
Đây là cuốn sách trình bày cách thức để các nhà lãnh đạo động viên những người
khác muốn làm nên những điều phi thường trong các tổ chức. Cuốn sách trình bày về kỹ
năng mà các nhà lãnh đạo thường chuyển đổi các giá trị thành các hành động, tầm nhìn
thành hiện thực, những trở ngại thành sự đổi mới, sự chia rẽ thành đoàn kết, rủi ro thành
thành tựu. Cuốn sách này có giá trị tham khảo trong quá trình tìm kiếm những giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Transforming public leadership for the 21st
century - Transformational
trends in governance and democracy (Sự biến đổi của lãnh đạo công ở thế kỷ 21- Sự
biến đổi của các xu hướng quản trị và nền dân chủ) của Ricardo S.Morse, Terry
F.Buss, C.Morgan Kinghorn [130].
Cuốn sách này là tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu chung quanh chủ đề sự chuyển
đổi của lãnh đạo công trong thế kỷ 21. Cuốn sách gồm 4 phần, được chia thành các vấn
đề: chính trị, hành chính và lãnh đạo công; lãnh đạo khung; lãnh đạo và sự hợp tác; lãnh
đạo sự thay đổi trong các bối cảnh khác nhau. Các tác giả của cuốn sách cho rằng trong
thế kỷ 21, bên cạnh những thuận lợi, các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức như
dân số già, lực lượng lao động tăng chậm, chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác về
an ninh; các vấn đề toàn cầu, bệnh dịch… Do đó, các nhà lãnh đạo công nên tuân theo 6
nguyên tắc: xây dựng kế hoạch tập trung vào các kết quả; thúc đẩy và truyền cảm hứng
hành động; lựa chọn giải pháp trên cơ sở phân tích thực tế kỹ lưỡng; tư duy đổi mới và
tích cực thu thập thông tin; có đối tác trong suốt tiến trình lãnh đạo; thực hiện trách nhiệm
của một người quản lý, luôn tìm kiếm các kết quả tích cực nhưng không đặt tổ chức, quốc
gia của mình vào các nguy cơ trong tương lai xa. Cuốn sách chứa đựng những tri thức bổ
ích về lãnh đạo công trong thế kỷ 21 với đầy những biến động và thách thức. Vấn đề là
cần nhận diện những thử thách trong thời gian tới và có phương pháp đúng, có nguyên tắc
chuẩn mực để vượt qua.
- Bin Wu, John Morgan, Chinese Higher Education Reform and Social Justice (Cải
cách giáo dục đại học Trung Quốc đối với công bằng xã hội) [106].
Tác giả cuốn sách đã trình bày tổng quan về thực trạng của giáo dục đại học ở
Trung Quốc trong bối cảnh vận động của kinh tế và xã hội. Đồng thời, tác giả cũng
nhấn mạnh thực trạng mất cân đối trong phát triển giáo dục tại các trường đại học ở
Trung Quốc. Qua đó, khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản cũng như Chính quyền
Trung Quốc trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo trình độ đại học. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: Những hạn chế của những
cải cách mới trong chính sách giáo dục đại học và giải pháp cho những vấn đề này?
Cách thức để chính phủ Trung Quốc có thể giải quyết thực trạng mất cân đối trong
phát triển giáo dục tại các trường đại học. Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia
khác trên thế giới.
* Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học
- Dan Wang; Dian Liu; Chun Lai, Expansion of higher education and the
employment crisis: policy innovations in China (Mở rộng quy mô giáo dục đại học và
khủng hoảng việc làm: đổi mới chính sách ở Trung Quốc) [111].
Mục đích chính của tác giả bài viết là xem xét các sáng kiến về chính sách cải
cách chương trình đào tạo trình độ đại học ở Trung Quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng
thất nghiệp sau đại học - hệ quả của sự mở rộng đào tạo không mang tính ứng dụng trong
giáo dục đại học trong thập kỷ qua. Tác giả cũng tập trung làm nổi bật các biện pháp quan
trọng mà chính phủ Trung Quốc đã ban hành và thực thi để giảm bớt các vấn đề về giáo
dục và nâng cao triển vọng việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Thông qua đó,
khẳng định vai trò quan trọng của đảng và chính quyền trong việc cải cách nhằm nâng cao
hiệu quả đào tạo trình độ đại học ở Trung Quốc.
- Qiang Zha, The Chinese Model of Development and the Higher Education
Policy (Mô hình và chính sách phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc) [122].
Tác giả đã khẳng định: Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các
chương trình đào tạo trình độ đại học để nâng cấp một số trường đại học theo hướng
trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của thế giới. Động thái này đã gây
ra một cuộc cạnh tranh trên toàn thế giới trong nỗ lực để tạo ra các trường đại học
đẳng cấp thế giới. Qua đó phản ánh vai trò trong việc định hướng chính sách của Đảng
và chính quyền Trung Quốc trong việc lãnh đạo công tác đào tạo trình độ đại học và
nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
* Luận văn, luận án.
- Wen - Hsing Yeh, The alienated academy higher education in Republican
China (Học viện giáo dục đại học xa lạ ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) [139].
Luận án này nghiên cứu các vấn đề của sự tha hóa về văn hóa và chính trị của trí
thức Trung Quốc hiện đại, với tham chiếu đặc biệt đến mối quan hệ giữa nhà trường và xã
hội từ năm 1919 đến năm 1937. Thông qua đó khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục
đại học đến sự phát triển văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội ở trung Quốc trong giai đoạn đổi
mới. Luận văn cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc cải cách giáo dục. Cải
cách cần xuất phát ngay từ chính hình thức thi đầu vào, cho đến phương thức giáo dục và
đào tạo.
- Pham Xuan Thanh, The quality of postgraduate training in Vietnam:
Definitions, criteria and measurement scales (Chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt
Nam: Quan niệm, tiêu chí và thước đo) [134].
Đây là đề tài nghiên cứu về thực trạng và phương hướng phát triển đào tạo
trình độ đại học và sau đại học tại Việt Nam. Tác giả cũng đã nhận định: chất lượng và
chương trình đào tạo đã trở thành vấn đề tranh cãi qua nhiều thời kì và cho đến thời
điểm này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà khoa học. Tác giả phân tích sự
cần thiết, thiết thực của việc nghiên cứu chất lượng đào tạo sau đại học. Trong đó phân
tích rõ ràng bối cảnh giáo dục đào tạo trước và sau năm 1954, thực trạng và chất lượng
đầu ra sau đào tạo, các vấn đề nổi cộm còn tồn tại trong nền giáo dục nước nhà, tình
trạng quá tải đầu ra sau đào tạo. Từ đó đặt ra những ưu tiên trong việc đào tạo, những
mô hình đào tạo tiên tiến, phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
đào tạo, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
trình độ đại học và sau đại học.
- Linda M Wysong, Leadership behaviors and effectiveness in quality
improvements at selected institutions of higher education (tạm dịch: Hoạt động lãnh
đạo và hiệu quả trong cải tiến chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học được lựa
chọn) [120].
Bằng việc kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, nội dung của
luận văn tập trung làm rõ hai vấn đề chính:
Một là, nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến hiệu quả tổ
chức và chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học.
Hai là, đề xuất cách thức phát triển một công cụ khảo sát để đánh giá một cách
chính xác hiệu quả tổ chức do áp dụng các quy trình cải tiến chất lượng đào tạo trình
độ đại học.
- Hien Tran, The Transformation of Higher Education in Vietnam After Doimoi:
A Story of "Dualism", (Sự chuyển đổi của giáo dục đại học ở Việt Nam từ khi đổi mới:
Câu chuyện về "thuyết nhị nguyên ứng dụng” [117].
Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát những thay đổi trong quá trình cải
cách giáo dục đại học ở Việt Nam kể từ khi Đổi mới. Nghiên cứu đã đưa ra hai tầm
nhìn phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam: (1) "hướng thị trường" và "định
hướng XHCN"; (2) tìm tiếng nói chung về việc định hình một "thuyết nhị nguyên ứng
dụng" trong việc hiện đại hóa giáo dục đại học. Các chính sách nhị nguyên có
nguồn gốc xuất phát từ một cuộc tranh luận mang tính xây dựng giữa cải cách và
truyền thống trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và ảnh hưởng của quốc tế
thông qua một chương trình tái cấu trúc trong giáo dục đại học. Ba khía cạnh chính
mà “chính sách nhị nguyên” nhấn mạnh là: đa dạng hoá các hình thức tổ chức,
quyền tự chủ và hợp tác quốc tế. Nghiên cứu này bao gồm cả nghiên cứu định tính
và định lượng. Thu thập dữ liệu và khảo sát số liệu đã được tiến hành tại các trường
đại học ở thành phố New York và London, và trong kho lưu trữ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam.
- Jens Jungblut, Party Politics in Higher Education Policy – Partisan
Preferences (chính sách của đảng chính trị trong giáo dục đại học – sự lựa chọn của
mỗi đảng) [142].
Luận văn tập trung nghiên cứu đến vai trò của các đảng chính trị trong việc
định hướng chính sách nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đại học. Tác giả đã tiến hành
khảo sát và phân tích chính sách đào tạo giáo dục đại học tại bốn quốc gia với những
khác biệt về đảng phái, ở trong các khu vực và liên minh khác nhau là Anh, Hà Lan,
Na Uy và Đức.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và chất lượng
đào tạo trình độ đại học
* Đề tài khoa học
- Hồ Vũ Khuê Ngọc, So sánh quá trình toàn cầu hóa giáo dục Đại học Việt
Nam với các nước trong khu vực - Một số vấn đề cần suy ngẫm” [73]. Bài viết này tác
giả đã chỉ ra tác động của quá trình toàn cầu hóa, các vấn đề tồn đọng của hệ thống
giáo dục đại học đã trở nên nhức nhối và gây tranh luận hơn bao giờ hết trong xã hội
Việt Nam hiện nay. Toàn cầu hóa giáo dục đại học ở Việt Nam vừa là một cơ hội vàng,
đồng thời cũng là một thách thức to lớn trên con đường phát triển của đất nước. Nếu hệ
thống giáo dục đại học Việt Nam thực hiện thành công quá trình toàn cầu hóa này thì
tương lai về một nước Việt Nam phát triển có thể hình dung được. Ngược lại, nếu quá
trình toàn cầu hóa giáo dục đại học thất bại thì Việt Nam khó có thể đuổi kịp các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới trong nhiều lĩnh vực.
- Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học [16].
Đây công trình nghiên cứu cấp Nhà nước đã được hội đồng khoa học nhà nước
chính thức nghiệm thu với mức đánh giá xuất sắc vào năm 2002. Kết quả của đề
tài là tài liệu cung cấp cơ sở lí luận khoa học về đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục đại học, những kinh nghiệm hay trong lĩnh vực này của nhiều nước trên
thế giới và các nước trong khu vực. Đề tài đã giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng dùng cho các trường đại học Việt Nam.
Bộ tiêu chí này đã chính thức được Hội đồng khoa học Nhà nước thông qua và đề
nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng làm công cụ đánh giá chất lượng đào tạo
trong các trường đại học Việt Nam.
- TS Lê Thị Thu Thủy, Nghiên cứu đề xuất nội dung hoàn thiện các tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng trường đại học Việt Nam. [87].
Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm định chất
lượng trường đại học và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học. Từ việc khảo
sát và đánh giá được thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại
học Việt Nam trong những năm vừa qua, các tác giả đã chỉ rõ những điểm chưa phù
hợp của bộ tiêu chuẩn và nguyên nhân của nó. Đề tài đã làm rõ được sự cần thiết phải
hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học Việt Nam, đưa ra được
định hướng để hoàn thiện. Đề tài đã đề xuất những nội dung hoàn thiện các tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng trường đại học Việt Nam theo hướng phù hợp với sự phát triển
của hệ thống giáo dục Việt Nam, tạo thuận lợi và nâng cao chất lượng kiểm định các
trường, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới, đáp ứng được
yêu cầu của hội nhập trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải
pháp để triển khai hiệu quả việc đánh giá chất lượng các trường đại học.
* Sách
- Đoàn Duy Lục, Cù Đức Hoà, Nguyễn Đức Chỉnh, Giáo dục đại học Việt Nam
[66]. Cuốn sách giới thiệu và cung cấp các dấu mốc cơ bản về lịch sử giáo dục đại học
nước ta đến thập niên đầu thế kỉ XXI từ đó cho thấy những bước phát triển của giáo
dục đại học nước nhà đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò cung cấp nguồn lao
động có tay nghề và trình độ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Cuốn sách cũng đã
mô tả hệ thống và cấu trúc giáo dục đại học ở Việt Nam qua các thời kỳ với đầy đủ
chức năng, bộ phận của các cấp quản lý . Trong cuốn sách tác giả đã tóm tắt chiến
lược phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm chính sách phát triển; mục tiêu,
nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên; quy mô, ngành nghề thời gian đào tạo... của từng trường
đại học, cao đẳng của Việt Nam. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu quá rộng nên việc
bàn về phát triển giáo dục đại học ở một địa bàn cụ thể như Hà Nội mới chỉ dừng lại ở
mức độ điểm qua.
- Trần Thị Bích Liễu, Nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Mĩ: Những giải
pháp mang tính hệ thống và định hướng thị trường [62].
Cuốn sách được chia làm hai phần: Phần 1 Các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục đại học ở Mĩ. Đây là những quan điểm khác nhau của các nhà giáo
dục Mĩ về chất lượng GDĐH. Qua đó tác giả tổng kết các ý kiến để đưa ra quan
điểm chung mang tính tổng hợp đối với khái niệm chất lượng GDĐH, các đơn vị
đo chất lượng giáo dục và phân loại chất lượng giáo dục theo các mức độ. Cuốn
sách cũng đã khái quát một số đặc điểm của hệ thống GDĐH ở Mĩ với các đặc
trưng của nó như tính đa dạng và tính tư nhân hóa cao. Phần 2: Chất lượng giáo
dục đại học Việt Nam. Những bài học giáo dục đại học của Mĩ từ đó rút ra giải
pháp và mục tiêu để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam.
- Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Giáo dục đại học: Một số thành tố
của chất lượng [71]. Đây là nghiên cứu tập hợp gồm 6 phần được sắp xếp theo lôgic
của quá trình đào tạo từ những yếu tố đầu vào cho đến những yếu tố đảm bảo chất
lượng bên trong các trường đại học nhằm để đo lường, đánh giá phương pháp giảng
dạy và học tập tích cực trong môi trường đại học: Phần I: Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục đại học. Phần II: Cải tiến thi tuyển sinh
đại học sau 4 năm nhìn lại, Phần III: Kết quả nghiên cứu chỉ số thông minh IQ của
sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Phần IV: Sinh viên đánh giá giáo viên - thử
nghiệm công cụ và mô hình. Phần V: Internet và hoạt động học tập của sinh viên.
Phần VI: Quan hệ giữa học vị khoa học của giáo viên và kết quả học tập của sinh viên
- Nguyễn Hữu Châu, Chất lượng giáo dục - những vấn đề lí luận và thực tiễn [15].
Cuốn sách cung cấp những quan niệm cơ bản về chất lượng giáo dục và đánh
giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học.Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các tiêu chí và chỉ số cơ bản trong đánh giá chất
lượng giáo dục. Bên cạnh đó cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề thực tiễn đang
diễn ra ở các bậc giáo dục để thấy được những bất cập còn tồn tại, từ đó có những giải
pháp để nâng cao chất lượng ở từng bậc giáo dục sao cho phù hợp. Sách hơn 600 trang
bố cục chặt chẽ, chia làm 4 phần (Phần chung: Chất lượng giáo dục phổ thông; Chất
lượng giáo dục nghề nghiệp; Chất lượng giáo dục đại học).
- Hoàng Anh, Phan Ngọc Liên, Dương Xuân Ngọc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục và vận dụng vào đào tạo trình độ đại học hiện nay [2].
Cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người cũng như của đất nước. Đồng thời cuốn sách phân tích nội dung tư tưởng Hồ
chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học hiện nay.
Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo trình độ đại học hiện nay như
chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp
giảng dạy, việc đề xuất những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học hiện nay.
- Nguyễn Tiến Đạt, So sánh giáo dục Việt Nam với các nước trên thế
giới [30].
Cuốn sách tiếp cận ở một khía cạnh mới trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt ở góc
độ so sánh để bạn đọc có góc nhìn toàn diện hơn về hệ thống giáo dục của các quốc
gia có mối quan hệ hợp tác mật thiết với Việt Nam. Cuốn sách tập trung giới thiệu vào
các chỉ số, tỷ lệ và số liệu giáo dục, đây là một công trình thuộc lĩnh vực giáo dục so
sánh có giá trị khoa học xã hội cao, góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam.
* Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học
- Phan Thanh Long, Bài học kinh nghiệm trong đánh giá chất lượng giáo dục đại
học của Hoa Kỳ [63].
Tác giả trình bày những kinh nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đại
học Hoa Kỳ: bản chất của kiểm định đánh giá chất lượng (là quá trình quyết định giá
trị của một hoạt động, một chương trình, một người hay một sản phẩm) mục đích của
việc kiểm định đánh giá (cung cấp thông tin về sự biến đổi và tiến bộ của sinh viên,
tạo nên trách nhiệm giải trình đối với các cơ quan bên ngoài, đánh giá chương trình,
phân tích tính hiệu quả trong chi tiêu và đặt ra các mục tiêu giáo dục) nội dung kiểm
định đánh giá (thu thập đánh giá của giáo viên và sinh viên về tất cả các chương trình
đại học; thăm dò ý kiến của sinh viên mới vào trường về hoàn cảnh xuất thân, sở thích,
mong muốn và thái độ của họ...) tác dụng của việc kiểm định đánh giá.
- Lê Văn Hảo, Những xu thế chung của giáo dục đại học và các mô hình phát
triển tài chính đại học [53]. Tác giả đã khái quát 10 xu hướng chung của giáo dục đại
học trên thế giới: nhu cầu học tập ở đại học không ngừng gia tăng, hệ thống trường
học phát triển, đối tượng người học đa dạng, nguồn tài chính đại học phong phú, tính
tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội được tăng cường, mức độ tư nhân hóa giáo dục
đại học ngày càng tăng, mức độ đóng góp của người học ngày càng lớn, quy mô của
nhà nước cho trường đại học gắn với chất lượng, chi phí đào tạo trình độ đại học được
chú ý, xếp hạng đại học được quan tâm. Về mô hình phát triển tài chính đại học, có 4
mô hình: giáo dục đại học công lập miễn phí hoặc học phí thấp, chi phí đại học được
hoàn trả sau khi sinh viên tốt nghiệp, gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính
sách hỗ trợ, mở rộng hệ thống đại học tư. Xu thế giáo dục Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật và sự vận động chung, vấn đề là nên chọn ưu tiên phát triển theo mô
hình nào tương ứng với từng giai đoạn phát triển, chú ý sự phát triển bền vững và đạt
hiệu quả cao.
- Đỗ Đình Thái, Năng lực chất lượng- yếu tố hình thành văn hóa chất lượng
trong trường đại học [83].
Trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, chất lượng luôn là “vấn đề thời sự”. Một trong
những yếu tố quan trọng hỗ trợ định hình các giá trị chất lượng trong quá trình hình
thành văn hóa chất lượng trong trường đại học, với mục tiêu nâng cao và cải tiến chất
lượng liên tục là năng lực chất lượng của cá nhân và tập thể. Giá trị chất lượng là tài
sản quý báu và vô giá của mọi thành viên trong một trường đại học và được tích hợp
vào văn hóa tổ chức vốn đã tồn tại nhằm hình thành văn hóa chất lượng, đẩy mạnh các
hoạt động trong nhà trường.
- Phạm Công Nhất, Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế [74].
Tác giả nêu lên một số bất cập trong giáo dục đại học ở Việt Nam tác động tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế xã hội: chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tế; hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả
nghiên cứu; làm suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong điều
kiện hội nhập quốc tế. Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại
học, tập trung chủ yếu vào các hướng: cần xây dựng triết lý giáo dục chung cho nền
giáo dục nước nhà; đổi mới tư duy giáo dục cần gắn với xây dựng xã hội học tập, bảo
đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và
phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế; đổi mới vai trò của các cơ quan
quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế.
* Luận án Tiến sĩ:
- Nguyễn Bá Cần, Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam
hiện nay [14].
Luận án đã làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục đại
học trong nền kinh tế thị trường. Tác giả cho rằng, sản phẩm giáo dục đại học là loại
sản phẩm dịch vụ, nhưng nó không thích hợp với việc mua - bán hàng hóa. Khi so
sánh với các loại dịch vụ khác thì sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học có tính đặc thù -
đó là những người công dân có ích cho chính mình, có trách nhiệm với gia đình, xã hội và
quốc gia. Thông qua việc đánh giá thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học
những năm đổi mới vừa qua. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển giáo dục đại học ở nước ta những năm tới. Theo tác giả, chính sách phát triển
giáo dục đại học cần hướng mạnh đến chính sách quản lý chất lượng, bảo đảm hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội của đào tạo trình độ đại học, tạo ra những khuôn khổ, thiết chế để
thúc đẩy sự phát triển chất lượng giáo dục đại học.
- Nguyễn Văn Sơn, Cơ cấu và chất lượng tri thức giáo dục đại học ở nước ta
hiện nay [77].
Tác giả đã phân tích một số khái niệm như trí thức, trí thức giáo dục đại học, vài
nét về quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm, vai trò đội ngũ trí thức giáo dục
đại học Việt Nam. Từ thực trạng cơ cấu và chất lượng trí thức giáo dục đại học tác
giả đưa ra những giải pháp chủ yếu để xây dựng trí thức giáo dục đại học đó là: Đổi
mới nội dung, phương pháp đào tạo ở đại học và sau đại học; Đổi mới công tác
tuyển chọn trí thức giáo dục đại học; Đổi mới cơ chế quản lý trí thức giáo dục đại
học; Tạo hệ thống động lực để nâng cao chất lượng trí thức giáo dục đại học; Tạo
môi trường thuận lợi cho trí thức giáo dục đại học phát triển và phát huy tiềm năng,
trí tuệ.
- Nguyễn Thị Thanh Hà, Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa [47] .
Tác giả đã tổng quan và đánh giá được tương đối đầy đủ và toàn diện các công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trong thời gian qua. Tác giả đã làm
rõ những vấn đề lý luận về tri thức giáo dục đại học (trong đó tập trung luận giải về vai
trò của giảng viên đại học), các khái niệm công cụ như tri thức, tri thức giáo dục đại
học, nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của đội ngũ tri thức giáo dục đại học
trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Tác giả cũng đã đánh giá đến các yếu tố tác động đến đội ngũ trí thức giáo dục
đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ thực trạng đội ngũ
tri thức giáo dục đại học, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ tri thức
giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay. Tác
giả đã xác định và phân tích khá rõ ba quan điểm cơ bản mang tính định hướng, chỉ
đạo việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao. Từ những định hướng đó, luận án đã đề xuất 6 nhóm giải
pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Các giải pháp khá hệ thống đi từ vấn đề nhận thức công tác đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng trí thức giáo dục đại học; đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đại
học; đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả của người học; bản thân đội ngũ
trí thức giáo dục đại học cần nỗ lực vươn lên. Các nhóm giải pháp này được luận giải
tương đối rành mạch và cụ thể.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng về công tác đào
tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học
* Sách
- Nguyễn Duy Bắc, Quan điểm về phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực
chất lượng cao qua văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI [3]. Tác giả đề xuất cần tổ chức lại bộ
máy quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đất nước, theo
hướng có một cơ quan (Bộ Giáo dục) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục
(bao gồm giáo dục mầm non và phổ thông) và một cơ quan (Bộ Đào tạo và Phát triển nhân
lực) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và
phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
- Tạ Ngọc Tấn, Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân tài - một số kinh
nghiệm của thế giới [81].
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu rất công phu về phát triển giáo dục và
đào tạo ở một số nước trên thế giới; xu hướng nổi bật của nền giáo dục đại học thế kỷ
XXI; khả năng cạnh tranh, quản lý giáo dục đại học và bàn về văn hóa dạy học... Vấn
đề phát triển giáo dục và đào tạo ở một số nước trên thế giới như: chiến lược phát triển
giáo dục ở Nga thế kỷ XXI, đại học Đức, cải cách chương trình giảng dạy ở Nga,
Trung Quốc, Anh; chính sách giáo dục của Thụy Điển, Na uy, Phần Lan..; hệ thống
giáo dục Hoa Kỳ, thế kỷ đại học Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...). Cuốn
sách còn cung cấp danh mục 217 công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo của
nhiều nước trên thế giới nhằm phục vụ lãnh đạo và bạn đọc nghiên cứu về giáo dục và
những chủ trương, chính sách và bài học kinh nghiệm của thế giới để vận dụng vào
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
* Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học
- Trần Khánh Đức trong nghiên cứu Kinh nghiệm và những xu hướng quốc tế về
chất lượng, quản lí cải thiện chất lượng giáo dục đại học tại một số nước Châu Á [34]
đã phân tích kinh nghiệm quản lý chất lượng của các trường đại học ở Thái Lan, Hàn
Quốc. Những kinh nghiệm về xây dựng khung đánh giá, chuẩn mực chất lượng, định
hướng mục tiêu và trách nhiệm của nhà nước có thể là những cơ sở quan trọng để
đánh giá về thực tiễn quản lý chất lượng của bản thân mỗi cơ sở giáo dục và của nhà
nước.
- Lê Xuân Nam, Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các trường đại học, cao
đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [68].
Bài viết phân tích về vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các trường đại học,
cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt vai trò của tổ
chức đảng trong việc tham gia nâng cao chất lượng công tác chuyên môn còn tồn
đọng nhiều yếu kém.
- Nguyễn Thanh Sơn, Thực trạng về công tác lãnh đạo của Ðảng và quản lí nhà
nước đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập thuộc Ðảng ủy khối các
trường đại học, cao đẳng Hà Nội [76].
Bài báo đưa ra những kết quả của trường ngoài công lập đã đạt được, vấn đề quản
lí của các trường ngoài công lập và công tác xây dựng Đảng trong các trường đại học, cao
đẳng ngoài công lập thuộc Đảng bộ khối các trường trên địa bàn Hà Nội
* Luận án Tiến sĩ
- Nguyễn Đức Cường, Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao
đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay [24]. Tác giả đã
phân tích, chỉ ra những hạn chế trong pháp luật về quản lý nhà nước đối với các trường
đại học và đề xuất các giải pháp xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản trị giáo dục đại học,
thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô hình “giả thị trường” giáo
dục đại học; xây dựng khung thể chế nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển
từ nhà nước quản lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học; đổi mới công tác tổ chức
thiết kế và thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học; mở rộng hợp tác và hội nhập
quốc tế của giáo dục đại học.
- Lê Thị Kim Dung, Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện
nay [25] đã chỉ ra rằng do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lý nhà nước và giáo
dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển. Nền kinh tế đã chuyển từ kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng ngành
giáo dục vẫn chưa thoát khỏi quan niệm và cách làm của cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để
xử lý mối tương quan giữa quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nhiều vấn đề lý
luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được nghiên cứu đầy đủ để làm căn
cứ cho các chủ trương, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà
nước và của xã hội, chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý. Các văn bản
quy phạm pháp luật về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Công tác pháp chế
ngành chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế chưa đủ
mạnh, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vấn đề tuyên truyền, phổ biến kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về giáo dục vẫn chưa được coi trọng và quan tâm của các ngành, các
cấp. Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành, nhưng chưa được phổ biến, tuyên
truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân, các cơ quan đoàn thể là các đối tượng thi hành
để họ biết, hiểu và thực hiện đúng các quy định. Bên cạnh đó, trong một bộ phận cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu
chưa được nhận thức đầy đủ và chưa phát huy tác dụng chỉ đạo trong hành động. Ở
không ít địa phương, mối quan hệ liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp, các lực
lượng xã hội với ngành giáo dục chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; việc kết hợp giáo dục
nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tuy đã được quan tâm nhưng thiếu
những biện pháp cụ thể. Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành
giáo dục, chưa tạo được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực
lượng xã hội. Tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học với
trọng tâm hướng đến xây dựng Luật giáo dục đại học.
- Nguyễn Thị Thu Hà, Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học
[46] đã chỉ ra cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Theo tác
giả, hiệu lực quản lý nhà nước là mức độ thực hiện đúng chức năng, quyền lực của cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học khi ban hành các quyết định đúng thẩm
quyền, phù hợp với quy luật khách quan, tác động tích cực đến hoạt động giáo dục đại
học, được cấp dưới, các cơ sở giáo dục đại học và nhân dân thực hiện nghiêm túc
nhằm đạt mục tiêu đã định. Những bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại
học là về thể chế chính trị và pháp luật, về tổ chức và vận hành bộ máy, về nguồn lực
thực hiện. Luận án đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước về
giáo dục đại học bao gồm: năng lực xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về giáo dục đại học, có chiến lược hội nhập quốc tế, xây dựng một số cơ sở giáo
dục đại học xuất sắc và một số ngành mũi nhọn được thừa nhận trong khu vực và quốc
tế, có cơ chế tài chính nhằm đa dạng hoá nguồn lực cho giáo dục đại học, bộ máy
quản lý giáo dục đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng quản lý, có khả
năng tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học và
thực hiện tốt giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học. Luận án
cũng trình bày thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đại học về xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật, về tổ chức bộ máy, về tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, về
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Trên cơ sở thực trạng này, tác giả đã đưa
ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục
đại học. Các giải pháp được đề cập đến bao gồm: đổi mới tư duy quản lý nhà nước về
giáo dục đại học, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính
sách nhằm hướng đến thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học.
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN LÀM RÕ
1.2.1. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan
Những vấn đề liên quan đến giáo dục, giáo dục đại học, nâng cao chất lượng
giáo dục đại học, Đảng lãnh đạo giáo dục nói chung được các nhà khoa học nghiên
cứu công phu, đóng góp quan trọng về mặt học thuật, chứa đựng giá trị khoa học lớn.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đại học đối với sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước. Hầu hết các công trình đều đã đạt được giá trị cả về lý
luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả luận án nghiên cứu các đảng bộ
trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo
trình độ đại học.
Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài
luận án, tác giả khái quát một số nội dung cơ bản sau:
Một là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một số cách tiếp cận về giáo
dục đào tạo nói chung và đào tạo trình độ đại học nói riêng trên nhiều bình diện đa
dạng và phong phú từ việc nhận thức, suy ngẫm về vấn đề đào tạo trình độ đại học
hiện nay cho đến nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các công trình còn bàn về vận dụng quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết chính sách, tạo động lực
và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội
nhập quốc tế.
Bên cạnh phân tích những thành tựu, các tác giả còn chỉ ra những hạn chế, yếu
kém trong chất lượng đào tạo trình độ đại học hiện nay. Nhiều bài viết đã phân tích
xác đáng, mạnh dạn chỉ ra cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với việc nâng
cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong tình hình hiện nay.
Hai là, với phạm vi nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã làm rõ
chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự
nghiệp giáo dục nói chung và đối với đào tạo trình độ đại học nói riêng. Đặc biệt, thời
gian gần đây, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của
nền kinh tế tri thức đã đặt ra thách thức đối với Việt Nam về nâng cao chất lượng đào
tạo trình độ đại học nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Qua đó các công trình đã đánh giá những
thành tựu, chỉ ra những hạn chế, yếu kém của đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam, đòi
hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của các cấp, bộ,
ngành đối với đào tạo trình độ đại học, góp phần nâng cao chất lượng của công tác đào
tạo trình độ đại học.
Ba là, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về các đảng bộ trường
đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại
học đầy đủ và hệ thống dưới góc độ của khoa học Xây dựng đảng thuộc chuyên ngành
Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
Tuy nhiên, giá trị các công trình nghiên cứu nêu trên góp phần gợi mở và là hệ
thống tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả kế thừa có chọn lọc, định hướng những
vấn đề khoa học và một số hướng tiếp cận mới cho tác giả, đặt ra những vấn đề cần
tiếp tục làm sáng tỏ.
1.2.2. Những vấn đề cơ bản luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ
Thứ nhất, khái quát những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại
học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học
giai đoạn hiện nay. Đặc biệt làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công
lập, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội hiện nay. Trình bày rõ các vấn đề về
các đảng bộ trường đại học công lập lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại
học, những vấn đề có tính nguyên tắc về sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công
lập đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở Hà Nội.
Thứ hai, khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo trình
độ đại học và thực trạng lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố
Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay, chỉ
ra được ưu, khuyết điểm, kết quả, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm đồng thời
xác định những vấn đề đặt ra trong quá trình tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của các
đảng bộ trường đại học công lập đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học.
Thứ ba, từ những dự báo các nhân tố thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với
việc tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà
Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong thời gian tới, đề xuất
mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các
đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào
tạo trình độ đại học đến năm 2025.
Chương 2
CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ
HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ
ĐẠI HỌC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
2.1.1. Đào tạo trình độ đại học - khái niệm, đặc điểm, vai trò
2.1.1.1. Khái niệm đào tạo trình độ đại học
* Đào tạo
Khái niệm đào tạo được tiếp cận từ những khía cạnh khác nhau tùy thuộc góc
độ nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng đào tạo là một hoạt động quan trọng trong nhà trường mà
nội dung của nó được thực hiện theo thứ tự thời gian với những phương thức xác định
nhằm đạt tới mục đích hình thành nên một mẫu nhân cách theo mục tiêu đã hướng
đích.
Từ điển Giáo dục học định nghĩa:
Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh
nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn,
đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm
thế cho người học để họ sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. [55, tr. 76].
Có thể thấy nội hàm của khái niệm đào tạo phản ánh những thuộc tính bản chất
là tiến hành những tác động nhằm trang bị cho người học một hệ thống tri thức và kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhất định, đồng thời rèn luyện tác phong, đạo đức và niềm
say mê đối với nghề nghiệp, hình thành thái độ, hành vi trong thực hiện các hoạt động,
quan hệ giao tiếp và rèn luyện phẩm chất đạo đức theo một mô hình nhân cách xác
định. Điều này cũng có nghĩa là với các loại hình nhà trường khác nhau, dù cho mục
tiêu và thời gian đào tạo không giống nhau thì đào tạo vẫn là quá trình thực hiện
những tác động cải biến, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của người học
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của tập thể sư phạm. Quá trình này diễn
ra với mục tiêu, chương trình, phương pháp, quy trình… cụ thể, gắn với từng bậc học
(đào tạo trình độ đại học, đào tạo sau đại học…), gắn với từng loại hình đào tạo cụ thể
(đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy…). Sau khi hoàn thành quá trình đào tạo
nghề nghiệp ở một trình độ nhất định, người học nhận được văn bằng tốt nghiệp tương
ứng.
* Đào tạo trình độ đại học
Theo Ronald Barnett [123], có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục đại học:
i) Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt
chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học
được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Giáo
dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại
và công nghiệp;
ii) Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Theo cách nhìn
này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà
nghiên cứu thực thụ, những người sáng tạo ra những kiến thức mới;
iii) Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Cách
tiếp cận này nhấn mạnh đến chức năng cốt lõi của giáo dục đại học là giảng dạy kiến
thức, kỹ năng cho người học;
iv) Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học . Theo
cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham
gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh
hoạt. Có thể nói, ở đây có tính liên hoàn giữa bốn khái niệm này của giáo dục đại học;
chúng liên quan và tích hợp với nhau để tạo ra bức tranh toàn cảnh về tính chất riêng
biệt của giáo dục đại học (higher education).
Luật Giáo dục đại học quy định rõ: “Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm
tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên
thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình
độ của giáo dục đại học” [65, tr.8-9].
Theo Từ điển Giáo dục học, đào tạo trình độ đại học được hiểu là
Bậc học đào tạo trình độ học vấn chuyên môn cao có mục tiêu đào tạo
người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân
dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với
trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tố
quốc [55, tr.122].
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại
học, nhưng có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học
sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ
đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Đào tạo trình độ đại học tuy vẫn hướng tới việc cung cấp những kiến thức cơ
bản làm nền tảng cho hiểu biết chung của con người, nhưng đó không phải là mục
đích duy nhất. Đào tạo trình độ đại học còn phải cung cấp những kiến thức làm nền
tảng cho việc tiếp cận chuyên môn sâu theo từng ngành nghề cụ thể, bên cạnh đó là
những kiến thức theo từng chuyên ngành hẹp để biến những người được đào tạo thành
những chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bản chất của việc học tập ở bậc đại học là biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, theo đó người học phải chủ động trong
việc tự mình tìm kiếm, chiếm lĩnh, làm chủ tri thức. Việc đào tạo vì thế cũng không
nhằm mục đích khiến người được đào tạo ghi nhớ và lặp lại càng nhiều càng tốt những
kiến thức được lĩnh hội, mà quan trọng hơn là tạo cho họ năng lực chuyển hóa, biến
những tri thức thu nhận được thành sức mạnh nội tại, khả năng tự xử lý những tình
huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Quá trình đào tạo trình độ đại học cũng
đồng thời phải tạo cho người học khả năng dựa trên nền kiến thức đã thu nhận được
để sáng tạo nên tri thức mới, và sáng tạo ngay trong quá trình học tập tại trường đại
học. Cho nên hoạt động đào tạo ở bậc đại học còn gắn với hoạt động nghiên cứu khoa
học và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ - đây được coi là hai chức năng
chính của trường đại học.
2.1.1.2. Đặc điểm của đào tạo trình độ đại học
Với tư cách là một cấp đào tạo, đào tạo trình độ đại học có các đặc điểm cơ
bản sau:
Một là, đào tạo trình độ đại học là một bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Nó bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học, gồm cả
một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn nghệ và trường kinh
doanh có trao văn bằng học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp. Các cơ sở giáo dục đại
học không chỉ bao gồm các trường đại học và viện đại học mà còn các trường chuyên
nghiệp, trường sư phạm, trường cao đẳng, trường đại học công lập và tư thục hệ hai năm và
các viện kỹ thuật. Điều kiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là
phải hoàn thành giáo dục trung học với độ tuổi nhập học thông thường hiện nay là khoảng
18 tuổi.
Đào tạo trình độ đại học bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực
tập (như trong các trường y khoa và nha khoa). Cụ thể là: giáo dục tổng quát, thường
bao gồm đáng kể những yếu tố lý thuyết và trừu tượng cùng với những khía cạnh
ứng dụng; giáo dục chú trọng đến các ngành khoa học xã hội bao gồm các
ngành nhân văn, khoa học, nghệ thuật; giáo dục mang tính huấn luyện, kết hợp cả
việc giảng dạy lý thuyết lẫn những kỹ năng thực hành; giáo dục chuyên nghiệp như
trong các ngành kiến trúc, kinh doanh, luật, y khoa v.v...
Hai là, đào tạo trình độ đại học có tính lịch sử - cụ thể.
Hoạt động giáo dục đại học của trường đại học chịu ảnh hưởng bởi các quan
điểm, ý chí chủ quan của người lãnh đạo, quản lý. Các yếu tố này tác động qua việc
dành sự đầu tư cho hoạt động đào tạo trình độ đại học hay không, giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong quá trình đào tạo trình độ đại học ra sao. Ngoài ra, các yếu tố về
trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội là các yếu tố tác động
trực tiếp đến hoạt động của trường đại học qua nhu cầu sử dụng sinh viên được đào
tạo, sử dụng các kết quả nghiên cứu của trường đại học, phát triển và bảo tồn các thành
tựu văn hóa.
Thực tế cho thấy, hoạt động đào tạo không tồn tại một cách độc lập mà chịu
sự tác động qua lại, sự chi phối của từng yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…
cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố trên với nhau. Mặt khác, cũng cần nhận thức
rằng sản phẩm đào tạo chỉ có khả năng đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của xã hội tại một
thời điểm cụ thể. Khi những yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm đào tạo có sự thay
đổi, điều chỉnh, tức là mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo phải có những điều chỉnh, thay đổi
theo, nếu không muốn bị tụt hậu, nếu không muốn sản phẩm đào tạo bị đánh giá thấp
hay không được xã hội chấp nhận. Điều này cũng có nghĩa là tùy từng thời kỳ phát
triển của đất nước, tùy thuộc yêu cầu kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ đó mà
đánh giá, xác định nhu cầu, kỳ vọng của xã hội đối với ngành học, lấy đó làm cơ sở
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH

More Related Content

What's hot

LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docxThực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docxclaraLinh
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Luận án: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HAY
Luận án: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HAYLuận án: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HAY
Luận án: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HAY
 
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc BộLuận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
 
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XX
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XXLuận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XX
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XX
 
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
 
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docxThực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân độiLuận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo
Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham KhảoCách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo
Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAYLuận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạmLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty trang trí nội thất, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty trang trí nội thất, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty trang trí nội thất, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty trang trí nội thất, HAY
 
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
 
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAYLuận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 

Similar to Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nộiluanvantrust
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nộiluanvantrust
 
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdfNguyenVo65
 

Similar to Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH (20)

Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lậpLuận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấpLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà NộiXây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
 
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOTChất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS Nguyễn Minh Tuấn HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan và những vấn đề luận án cần làm rõ 26 Chương 2: CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam 29 2.2. Các trường đại học công lập và các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội - đặc điểm, vai trò 46 2.3. Lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội – nội dung, phương thức lãnh đạo 53 Chương 3 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 65 3.1. Thực trạng lãnh đạo nâng cao chất lượng đào đạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội 65 3.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm bước đầu 103 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 113 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội 113 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025 124 KẾT LUẬN 147 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CBQL Cán bộ quản lý CBVC Cán bộ viên chức CNH - HĐH Cộng nghiệp hóa - hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội DN Doanh nghiệp GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GS Giáo sư GV Giáo viên HN Hà Nội KH&CN Khoa học và công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư ThS Thạc sỹ TS Tiến sĩ TSKH Tiến sĩ khoa học WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG PHỤ LỤC LUẬN ÁN Phụ lục 1: Danh sách các trường đại học, học viện công lập trên địa bàn hà nội Phụ lục 2 : Số liệu tổ chức các hội nghị Phụ lục 3 : Về công tác chuyên môn Phụ lục 4 : Đánh giá phân loại tổ chức cơ sở đảng Phụ lục 5: Số liệu về công tác phát triển đảng Phụ lục 6: Phân tích đội ngũ đảng viên Phụ lục 7: Công tác kiểm tra, giám sát Phụ lục 8: Phiếu trưng cầu ý kiến Phục lục 9: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành “sức mạnh mềm” quốc gia, là nhân tố quan trọng quyết định thành bại của tiến trình hội nhập. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là động lực mạnh mẽ và cũng là mục tiêu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân [42, tr.115]. Giáo dục đại học, nhất là ở các trường đại học công lập có tính quyết định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục đại học trong các trường công lập ở Hà Nội lại càng có vai trò quan trọng, có tính dẫn dắt, định hướng đối với hệ thống giáo dục đại học cả nước. Bởi với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước, Thủ đô Hà Nội cũng đồng thời là trung tâm giáo dục đào tạo, tập trung 33 trường đại học công lập với gần 200 ngành đào tạo, là nơi học tập và rèn luyện thường xuyên cho hơn 300 nghìn sinh viên với số lượng gần 15 nghìn giảng viên. Đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội là môi trường tốt để phát triển và bồi dưỡng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, chất lượng đào tạo đại học ở các trường đại học công lập thực sự là vấn đề đáng quan tâm và cũng chỉ đạt kết quả khi được sự lãnh đạo đúng đắn, trước hết của các đảng bộ trường đại học. Trong thời gian qua, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội đã quan tâm đầu tư, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hệ đào tạo này, đạt kết quả đáng ghi nhận: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, nội dung đào tạo, gắn đào tạo với việc cung ứng nhân lực chất lượng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng tầm với vị trí là địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, chất lượng đào
  • 8. tạo trình độ đại học ở các trường này cũng vẫn còn nhiều hạn chế: nội dung giáo dục đào tạo chưa thật sự phong phú, đa dạng và đổi mới, phù hợp với sự phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực khi hội nhập quốc tế; khâu đánh giá, kiểm tra chất lượng đào tạo chưa thật sự hữu hiệu, còn tồn tại tiêu cực, có nơi chạy theo thành tích; chưa có định hướng chiến lược lâu dài để có những bước đi phù hợp với nhu cầu trong từng giai đoạn của thị trường… Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến công tác lãnh đạo của các đảng bộ trường: một số quyết định về vấn đề này của cấp uỷ còn chưa thật cụ thể, rõ ràng, cơ sở lý luận và thực tiễn của một số điểm chưa thật vững chắc nên tính khả thi thấp. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý của khá nhiều cấp uỷ và cán bộ chủ chốt các trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc phát huy vai trò của ban giám hiệu nhà trường trong lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo còn thiếu tính chủ động, nội dung, phương thức lãnh đạo của nhiều đảng bộ trường chưa được đổi mới mạnh mẽ, nhìn chung còn lúng túng. Trong giai đoạn hiện nay, đào tạo trình độ đại học ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng đang trước nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hội nhập quốc tế đang mang đến nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt cho các trường đại học trong quá trình phát triển và khẳng định chất lượng đào tạo, có nắm bắt và khai thác được những cơ hội đó, hay để nó trôi đi phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn, chiến lược, phương thức điều hành của những nhà lãnh đạo, quản lý. Nếu không đổi mới tư duy, nhận thức, không thay đổi cách lãnh đạo, điều hành, quản lý giáo dục đại học theo kiểu thời bao cấp thì thách thức ngày càng lớn. Do đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những yếu kém, tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn nghiên cứu đề tài:“Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay” để thực hiện Luận án tiến sĩ khoa học Chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích
  • 9. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và nước ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. - Làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay. - Làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công lập, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội hiện nay. Làm rõ các khái niệm công cụ: chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nội dung, phương thức lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội. - Khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay, chỉ ra được ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội. - Dự báo những nhân tố thuận lợi, những khó khăn, thách thức, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025 của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi - Thời gian khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng
  • 10. đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay. Phương hướng và giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. - Không gian: Giáo dục đại học gồm các trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Luận án tiến hành khảo sát sự lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của 33 đảng bộ trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội với các số liệu từ năm 2010 đến nay, không nghiên cứu vấn đề này đối với các trường thuộc khối an ninh, cảnh sát và quân đội. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục - đào tạo.. - Cơ sở thực tiễn: Hoạt động đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đó. Luận án có sử dụng báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê về công tác đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm chất lượng đào tạo trình độ đại học và các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo trình độ đại học; lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội. - Những kinh nghiệm thực tiễn bước đầu về sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với công tác nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ 2010 đến nay.
  • 11. - Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025. 6. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ nay đến năm 2025. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 04 chương 9 tiết. Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố hà nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học - những vấn đề lý luận và thực tiễn Chương 3: Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo Đại học - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ Đại học của các Đảng bộ trường Đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025
  • 12. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Giáo dục đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học là vấn đề được nhiều học giả nước ngoài quan tâm từ khá sớm. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đi theo logic từ bản chất của khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục đến chất lượng giáo dục đại học. Thực tế, các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học đưa ra những quan niệm khác nhau về chất lượng với nhiều góc độ tiếp cận. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học * Sách - Serbrenia J. Sims, Total Quality Management in Higher Education: Is it Working? why Or why Not?(Quản lý tổng hợp chất lượng giáo dục đại học: công việc cần thiết?) [131]. Nội dung cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các trường đại học hiện nay cần xem xét nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc về việc nâng cao chất lượng ở cả hai khâu: đào tạo và quản lý. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng nên xem xét để quản lý chất lượng đào tạo một cách toàn diện chính là một phương pháp quan trọng để đạt được những mục tiêu của đào tạo. Một chiến lược phát triển toàn diện và khả năng thích ứng với với môi trường đại học nói chung và các trường đại học cụ thể nói riêng là cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. - John R. Dew, Molly McGowan Nearing, Continuous Quality Improvement in Higher Education (Tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục đại học) [143]. Nội dung cuốn sách đã khẳng định có một sự khác biệt rất lớn giữa các tổ chức giáo dục đại học thông thường và những đơn vị đã ứng dụng một loạt các phương pháp tiếp cận để cải tiến liên tục (CI). Hai tác giả của cuốn sách là Dew và Nearing đã thừa nhận rằng những định hướng sai lầm có thể tồn tại nhưng bài học từ những sai lầm đó có thể giúp các nhà quản lý giáo dục đại học trong việc cải cách để nâng cao chất lượng đào tạo với từng bối cảnh cụ thể tại từng trường đại học khác nhau. Cuốn sách cung cấp những
  • 13. thông tin cơ bản bằng cách đưa ra các quan điểm lịch sử về các tổ chức tiên phong trong cải tiến giáo dục đại học (CI). Ngoài ra, nó cũng cung cấp những hiểu biết về cách để có được thông tin phản hồi liên quan thông qua các cuộc khảo sát và nhóm tập trung. Các tác giả cũng đã đưa ra cách thức để giải quyết các vấn đề quy hoạch chiến lược từ một góc độ CI và bao gồm các khái niệm để cải thiện chương trình học. - Stephen J. Rosow, Thomas Kriger, Transforming Higher Education: Economy, Democracy, and the University (Cải cách giáo dục đại học: Từ góc độ tài chính, dân chủ và trường đại học) [132]. Nội dung cuốn sách đã khẳng định: Các trường đại học đang trong quá trình thay đổi và thậm chí là đang biến đổi. Các bài viết đã tập trung làm sáng tỏ những chuyển đổi đang diễn ra của giáo dục đại học và các khả năng biến đổi trong điều kiện hiện tại của nó. Chỉ bằng cách xem các trường đại học như một công trình có giá trị lịch sử chúng ta có thể đánh giá những nguy cơ và cơ hội trong những điều kiện mới của giáo dục đại học và xác định một tiến trình hợp lý cho tương lai. Các bài viết trong cuốn sách này đã đánh giá sự phát triển gần đây tại các trường đại học nói riêng và giáo dục đại học nói chung. - Svein Kyvik: The Dynamics of Change in Higher Education, Expansion and Contraction in an Organisational Field (Những động lực thay đổi trong giáo dục đại học: Mở rộng hay thu hẹp trong công tác tổ chức) [133]. Tác giả cuốn sách cho rằng: Tại hầu hết các nước Tây Âu, giáo dục đại học đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng và phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Một trong những hướng phát triển là mở thêm các trường đại học bên ngoài, một phần thông qua việc thành lập các viện nghiên cứu mới và một phần thông qua việc nâng cấp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề thành trường cao đẳng hoặc cao hơn. Xu hướng chính tại các nước này là hình thành một hệ thống nhị phân với số lượng sinh viên ngày càng tăng lên cao hơn ở những khu vực đại học chuyên ngành (college) so với các trường đại học tổng hợp (university). Tuy nhiên, lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sự khác biệt cũng như xu hướng phát triển này của giáo dục đại học. Vì vậy, mục đích của cuốn sách là để nâng cao sự hiểu biết của người đọc về các quá trình này, thông qua các khái niệm phát triển và quan điểm lý thuyết mà có thể
  • 14. cung cấp những hiểu biết mới về các hiện tượng phức tạp. Cuốn sách này được dựa trên một số lượng lớn các nghiên cứu về giáo dục đại học ở Na Uy và các nước Tây Âu khác. Tác giả Brubacher, J.S. trong nghiên cứu On the philosophy of higher education (Về triết lý của giáo dục đại học), San Francisco Jossey-Bass đã khẳng định: Chất lượng giáo dục đại học được thể hiện ở việc đạt được những trách nhiệm xã hội mà giáo dục đại học phải gánh vác. Đại học với ý nghĩa là trung tâm tri thức, trung tâm chuyển giao tri thức thì chất lượng giáo dục đại học chính là kết quả sáng tạo tri thức, chuyển giao tri thức, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Chất lượng giáo dục đại học được hợp thành từ chất lượng của các trường đại học. Không thể có một nền giáo dục có chất lượng nếu chất lượng của đa số trường đại học ở mức thấp kém, không hoàn thành được sứ mệnh mà xã hội giao phó cho nó. [109] Tác giả Frazer Malcolm trong nghiên cứu “Quality in Higher Education: An International Perspective” (Chất lượng đại học: nhìn từ quan điểm quốc tế) in Diana Green, ed., What is quality in higher education?(Điều gì làm nên chất lượng giáo dục đại học) London: Society for research into higher education (chất lượng giáo dục đại học: một cách tiếp cận xã hội) [115] đã đưa ra quan niệm về chất lượng giáo dục đại học ở một góc độ khác. Tác giả quan niệm giáo dục đại học có trách nhiệm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để tạo ra mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao trong phân công lao động toàn cầu. Chất lượng giáo dục đại học là chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn phản ánh hết được các khía cạnh của chất lượng giáo dục đại học. Bởi lẽ, chất lượng nguồn nhân lực quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Mặt khác, bản thân nguồn nhân lực có trình độ đại học chỉ là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia. Vì vậy, việc quan niệm chất lượng giáo dục đại học là chất lượng nguồn nhân lực quốc gia chưa thực sự là một cách tiếp cận phù hợp và đầy đủ. Tác giả Vương Nhất Bình quan niệm chất lượng giáo dục đại học thể hiện ở việc đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học. Đó là việc
  • 15. đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: đạo đức, kiến thức, năng lực, kỹ năng, khả năng, sức khoẻ, chỉ số IQ, EQ. Các tiêu chuẩn này được thể hiện ở những chỉ báo khác nhau. Đạo đức được thể hiện qua các tiêu chí: trách nhiệm xã hội, các giá trị văn hoá - đạo đức như sự khoan dung, trách nhiệm, ý thức công dân...; kiến thức thể hiện ở sự hiểu biết về cơ sở khoa học chung và chuyên ngành; năng lực thể hiện ở khả năng thu thập và đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin, năng lực phê phán và biện chứng, năng lực học tập suốt đời; kỹ năng được thể hiện ở khả năng vận dụng tri thức; khả năng gắn liền với các chỉ báo về khả năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ, tư duy tích luỹ tri thức... Tuy nhiên, cách tiếp cận về chất lượng giáo dục đại học này đi sâu vào tiêu chí đánh giá hơn là phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả về chất lượng giáo dục đại học. Ở một góc tiếp cận theo triết lý phát triển, David Andrew Turner trong nghiên cứu “Quality in higher education” (Chất lượng giáo dục đại học), Sense Publishers [116] đã khẳng định: chất lượng giáo dục đại học là một khái niệm động và không ngừng biến đổi qua thời gian. Mục đích của trường đại học truyền thống từ đào tạo tinh hoa đã chuyển thành đại học đại chúng diện rộng. Tác giả quan niệm chất lượng giáo dục đại học được biểu hiện ở việc giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu của sinh viên trong mỗi thời điểm cụ thể và thúc đẩy tương lai của họ phát triển (“high quality education is education that meets the needs of the student at that particular moment, and promotes their future development”). Tác giả cũng làm rõ hơn quan niệm của mình bằng việc chỉ ra việc đáp ứng nhu cầu của người học được lượng hoá bằng nhu cầu về kiến thức, nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, nhu cầu về khả năng thích ứng và nền tảng để phát triển trong tương lai. Có thể nhận thấy, quan niệm về chất lượng giáo dục đại học của tác giả là khá khái quát. Bản thân việc xác định đáp ứng nhu cầu của người học là một vấn đề không dễ lượng hoá bởi lẽ nhu cầu của mỗi người là không đồng nhất khi họ học đại học. Mặt khác, nhu cầu của cá nhân có sự thay đổi theo theo thời gian, vì vậy, việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học qua việc đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu không phải là một thước đo lúc nào cũng hiệu quả. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý trong quan niệm của tác giả là cách tiếp cận vấn đề, chất lượng giáo dục đại học không phải là chất lượng do bản thân cơ sở giáo dục khẳng định hay tuyên bố mà phải được đánh giá từ chính người học, từ việc họ có đạt
  • 16. được mục tiêu của mình sau khi dự học và họ có cảm nhận thấy đào tạo trình độ đại học đã cho họ một tương lai. Ở một góc độ toàn diện và hệ thống, các tác giả Harvey và Green [116] đã hệ thống hoá các quan niệm về chất lượng giáo dục đại học. Theo các tác giả, trên thế giới có sáu quan niệm về chất lượng giáo dục đại học: chất lượng là sự vượt trội; chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán; chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu; chất lượng được đánh giá bằng chi phí tài chính; chất lượng được phản ánh ở giá trị chuyển đổi, tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng là một thước đo về chất lượng về việc trải nghiệm giáo dục thúc đẩy phát triển kiến thức, năng lực và kỹ năng của sinh viên đến mức độ nào. Tuy nhiên, bản thân quan niệm chất lượng là sự vượt trội hay sự hoàn hảo nhất quán mang ý nghĩa lý thuyết hơn là tính ứng dụng vì thiếu hệ thống đo lường. Việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học phù hợp với mục tiêu cần phải làm rõ mục tiêu của người học, nhà trường, xã hội hay tất cả các chủ thể. Chi phí tài chính có thể là một thước đo nhưng việc so sánh hiệu quả tài chính với chất lượng giáo dục đại học không phải là một vấn đề đơn giản. Chất lượng tạo ra giá trị gia tăng nhưng cơ sở nào để đánh giá giá trị gia tăng đó đem đến những giá trị thực tiễn cho người học, nhà nước và cộng đồng xã hội cũng là một vấn đề cần tiếp tục được làm rõ. * Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học - Darryl S.L. Jarvis, Regulating higher education: Quality assurance and neo- liberal managerialism in higher education - A critical introduction (Quản lý giáo dục đại học: Bảo đảm chất lượng và lý thuyết quản lý tự do mới trong giáo dục đại học - Sự gợi mở quan trọng) [112]. Tác giả đã luận giải việc xây dựng hệ thống cơ quan đảm bảo chất lượng (QA) đã và đang dần trở thành một trong những cách thức hiệu quả để quản lý chất lượng đào tạo giáo dục đại học trên thế giới. Theo một ước tính, gần một nửa các nước trên thế giới hiện nay có hệ thống đảm bảo chất lượng hoặc cơ quan quản lý QA cho giáo dục đại học. Tác giả bài viết cũng tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển hệ thống các cơ quan bảo đảm chất lượng như một cách thức hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trình độ đại học. - Ulrich Teichler, Higher Education Research (Nghiên cứu Giáo dục Đại học) [128].
  • 17. Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo trình độ đại học là một phần quan trọng trong nghiên cứu hệ thống giáo dục. Tác giả cho rằng: Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học không chỉ là đào tạo về mặt lý luận mà còn là phấn đấu để đưa lý luận vào thực tiễn với yêu cầu đặt ra là đào tạo những kiến thức mang tính ứng dụng cao. Vì thế, việc cải cách chương trình và phương thức đào tạo trình độ đại học đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mối quan tâm này đang ngày càng phổ biến nhưng mức độ tại mỗi quốc gia là chưa đồng đều. - Zaneta Simanaviciene, Vilda Giziene, Edmundas Jasinskas, Arturas Simanavicius, Assessment of Investment in Higher Education: State Approach (Đánh giá sự đầu tư trong giáo dục đại học: Nhìn từ phía nhà nước) [137]. Tác giả đã đánh giá những hạn chế và lợi ích của việc đầu tư ngân sách nhà nước vào công cuộc cải cách giáo dục đại học. Việc đầu tư cho cải cách giáo dục đại học đang phải đối mặt với những vấn đề chính sau đây: thiếu dữ liệu và sự chậm trễ của dữ liệu. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của nhà nước bởi vì một phần đầu tư không nhỏ ngân sách nhà nước được dùng để chi trả cho các nghiên cứu và thực hiện cải cách giáo dục. Câu hỏi lớn được tác giả đặt ra là “Liệu những đầu tư ngân sách nhà nước vào cải cách giáo dục đại học có đem lại những lợi ích như mong muốn?” Đồng thời bài viết cũng đề cập tới vấn đề chảy máu chất xám bởi những phương thức đào tạo thụ động mà một số trường đại học đang áp dụng. * Luận văn, luận án. - Connie L Copeland, Quality student assessment in higher education (Đánh giá chất lượng sinh viên đại học) [110]. Bằng việc kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, kết quả luận văn đã đánh giá được thực trạng chất lượng quản lý và đào tạo trình độ đại học tại Đại học Samford. Với những nội dung nghiên cứu chính là: Đánh giá thực trạng vận hành của các phòng ban chức năng tại các trường đại học nói chung và tại Đại học Samford nói riêng; Làm sáng tỏ sự tương đồng và mối liên kết trong các hoạt động đào tạo giữa các tổ chức, các trường đại học và các đơn vị thuộc tổ chức (các phòng ban chức năng); Đưa ra một số giải pháp xây dựng chương trình đào tạo giáo dục đại học tại Đại học Samford theo mô hình đào tạo phát triển tài năng của Alexander Astin.
  • 18. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học * Sách - Alexander J Michaels, Higher Education Correspondence Study in the Soviet Union (Nghiên cứu chính sách giáo dục đại học ở Liên Xô) [105]. Nội dung chính của cuốn sách là nghiên cứu, điều tra và mô tả quá trình cải cách giáo dục đại học của Liên Xô và vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng Cộng sản Liên Xô trong suốt quá trình cải cách. Tác giả đã khẳng định, cùng với những định hướng lãnh đạo của Đảng, quá trình cải cách giáo dục đại học ở Liên Xô đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt trong việc đổi mới cách thức đào tạo và phương thức giảng dạy. - The leadership challenge (Thử thách của lãnh đạo) của James M.Kouzes, Barry Z.Posner [141]. Cuốn sách mô tả về những sáng tạo mà các nhà lãnh đạo đã làm chuyển đổi các thử thách thành những thành công đáng chú ý. Nội dung cuốn sách gồm 7 phần: các nhà lãnh đạo làm gì và các cử tri mong đợi những gì; phương pháp hiện đại; truyền cảm hứng cho một tầm nhìn chia sẻ; tiến trình của thách thức; cho phép những người khác hành động; khuyến khích sự nhiệt tình; tổ chức kỷ niệm các giá trị và chiến thắng; mọi người đều là nhà lãnh đạo. Đây là cuốn sách trình bày cách thức để các nhà lãnh đạo động viên những người khác muốn làm nên những điều phi thường trong các tổ chức. Cuốn sách trình bày về kỹ năng mà các nhà lãnh đạo thường chuyển đổi các giá trị thành các hành động, tầm nhìn thành hiện thực, những trở ngại thành sự đổi mới, sự chia rẽ thành đoàn kết, rủi ro thành thành tựu. Cuốn sách này có giá trị tham khảo trong quá trình tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. - Transforming public leadership for the 21st century - Transformational trends in governance and democracy (Sự biến đổi của lãnh đạo công ở thế kỷ 21- Sự biến đổi của các xu hướng quản trị và nền dân chủ) của Ricardo S.Morse, Terry F.Buss, C.Morgan Kinghorn [130]. Cuốn sách này là tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu chung quanh chủ đề sự chuyển đổi của lãnh đạo công trong thế kỷ 21. Cuốn sách gồm 4 phần, được chia thành các vấn
  • 19. đề: chính trị, hành chính và lãnh đạo công; lãnh đạo khung; lãnh đạo và sự hợp tác; lãnh đạo sự thay đổi trong các bối cảnh khác nhau. Các tác giả của cuốn sách cho rằng trong thế kỷ 21, bên cạnh những thuận lợi, các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số già, lực lượng lao động tăng chậm, chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác về an ninh; các vấn đề toàn cầu, bệnh dịch… Do đó, các nhà lãnh đạo công nên tuân theo 6 nguyên tắc: xây dựng kế hoạch tập trung vào các kết quả; thúc đẩy và truyền cảm hứng hành động; lựa chọn giải pháp trên cơ sở phân tích thực tế kỹ lưỡng; tư duy đổi mới và tích cực thu thập thông tin; có đối tác trong suốt tiến trình lãnh đạo; thực hiện trách nhiệm của một người quản lý, luôn tìm kiếm các kết quả tích cực nhưng không đặt tổ chức, quốc gia của mình vào các nguy cơ trong tương lai xa. Cuốn sách chứa đựng những tri thức bổ ích về lãnh đạo công trong thế kỷ 21 với đầy những biến động và thách thức. Vấn đề là cần nhận diện những thử thách trong thời gian tới và có phương pháp đúng, có nguyên tắc chuẩn mực để vượt qua. - Bin Wu, John Morgan, Chinese Higher Education Reform and Social Justice (Cải cách giáo dục đại học Trung Quốc đối với công bằng xã hội) [106]. Tác giả cuốn sách đã trình bày tổng quan về thực trạng của giáo dục đại học ở Trung Quốc trong bối cảnh vận động của kinh tế và xã hội. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh thực trạng mất cân đối trong phát triển giáo dục tại các trường đại học ở Trung Quốc. Qua đó, khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản cũng như Chính quyền Trung Quốc trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: Những hạn chế của những cải cách mới trong chính sách giáo dục đại học và giải pháp cho những vấn đề này? Cách thức để chính phủ Trung Quốc có thể giải quyết thực trạng mất cân đối trong phát triển giáo dục tại các trường đại học. Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới. * Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học - Dan Wang; Dian Liu; Chun Lai, Expansion of higher education and the employment crisis: policy innovations in China (Mở rộng quy mô giáo dục đại học và khủng hoảng việc làm: đổi mới chính sách ở Trung Quốc) [111]. Mục đích chính của tác giả bài viết là xem xét các sáng kiến về chính sách cải cách chương trình đào tạo trình độ đại học ở Trung Quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp sau đại học - hệ quả của sự mở rộng đào tạo không mang tính ứng dụng trong
  • 20. giáo dục đại học trong thập kỷ qua. Tác giả cũng tập trung làm nổi bật các biện pháp quan trọng mà chính phủ Trung Quốc đã ban hành và thực thi để giảm bớt các vấn đề về giáo dục và nâng cao triển vọng việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Thông qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của đảng và chính quyền trong việc cải cách nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo trình độ đại học ở Trung Quốc. - Qiang Zha, The Chinese Model of Development and the Higher Education Policy (Mô hình và chính sách phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc) [122]. Tác giả đã khẳng định: Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các chương trình đào tạo trình độ đại học để nâng cấp một số trường đại học theo hướng trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của thế giới. Động thái này đã gây ra một cuộc cạnh tranh trên toàn thế giới trong nỗ lực để tạo ra các trường đại học đẳng cấp thế giới. Qua đó phản ánh vai trò trong việc định hướng chính sách của Đảng và chính quyền Trung Quốc trong việc lãnh đạo công tác đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. * Luận văn, luận án. - Wen - Hsing Yeh, The alienated academy higher education in Republican China (Học viện giáo dục đại học xa lạ ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) [139]. Luận án này nghiên cứu các vấn đề của sự tha hóa về văn hóa và chính trị của trí thức Trung Quốc hiện đại, với tham chiếu đặc biệt đến mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội từ năm 1919 đến năm 1937. Thông qua đó khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đại học đến sự phát triển văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội ở trung Quốc trong giai đoạn đổi mới. Luận văn cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc cải cách giáo dục. Cải cách cần xuất phát ngay từ chính hình thức thi đầu vào, cho đến phương thức giáo dục và đào tạo. - Pham Xuan Thanh, The quality of postgraduate training in Vietnam: Definitions, criteria and measurement scales (Chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam: Quan niệm, tiêu chí và thước đo) [134]. Đây là đề tài nghiên cứu về thực trạng và phương hướng phát triển đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại Việt Nam. Tác giả cũng đã nhận định: chất lượng và chương trình đào tạo đã trở thành vấn đề tranh cãi qua nhiều thời kì và cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà khoa học. Tác giả phân tích sự cần thiết, thiết thực của việc nghiên cứu chất lượng đào tạo sau đại học. Trong đó phân
  • 21. tích rõ ràng bối cảnh giáo dục đào tạo trước và sau năm 1954, thực trạng và chất lượng đầu ra sau đào tạo, các vấn đề nổi cộm còn tồn tại trong nền giáo dục nước nhà, tình trạng quá tải đầu ra sau đào tạo. Từ đó đặt ra những ưu tiên trong việc đào tạo, những mô hình đào tạo tiên tiến, phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học và sau đại học. - Linda M Wysong, Leadership behaviors and effectiveness in quality improvements at selected institutions of higher education (tạm dịch: Hoạt động lãnh đạo và hiệu quả trong cải tiến chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn) [120]. Bằng việc kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, nội dung của luận văn tập trung làm rõ hai vấn đề chính: Một là, nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến hiệu quả tổ chức và chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học. Hai là, đề xuất cách thức phát triển một công cụ khảo sát để đánh giá một cách chính xác hiệu quả tổ chức do áp dụng các quy trình cải tiến chất lượng đào tạo trình độ đại học. - Hien Tran, The Transformation of Higher Education in Vietnam After Doimoi: A Story of "Dualism", (Sự chuyển đổi của giáo dục đại học ở Việt Nam từ khi đổi mới: Câu chuyện về "thuyết nhị nguyên ứng dụng” [117]. Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát những thay đổi trong quá trình cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam kể từ khi Đổi mới. Nghiên cứu đã đưa ra hai tầm nhìn phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam: (1) "hướng thị trường" và "định hướng XHCN"; (2) tìm tiếng nói chung về việc định hình một "thuyết nhị nguyên ứng dụng" trong việc hiện đại hóa giáo dục đại học. Các chính sách nhị nguyên có nguồn gốc xuất phát từ một cuộc tranh luận mang tính xây dựng giữa cải cách và truyền thống trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và ảnh hưởng của quốc tế thông qua một chương trình tái cấu trúc trong giáo dục đại học. Ba khía cạnh chính mà “chính sách nhị nguyên” nhấn mạnh là: đa dạng hoá các hình thức tổ chức, quyền tự chủ và hợp tác quốc tế. Nghiên cứu này bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng. Thu thập dữ liệu và khảo sát số liệu đã được tiến hành tại các trường
  • 22. đại học ở thành phố New York và London, và trong kho lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. - Jens Jungblut, Party Politics in Higher Education Policy – Partisan Preferences (chính sách của đảng chính trị trong giáo dục đại học – sự lựa chọn của mỗi đảng) [142]. Luận văn tập trung nghiên cứu đến vai trò của các đảng chính trị trong việc định hướng chính sách nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đại học. Tác giả đã tiến hành khảo sát và phân tích chính sách đào tạo giáo dục đại học tại bốn quốc gia với những khác biệt về đảng phái, ở trong các khu vực và liên minh khác nhau là Anh, Hà Lan, Na Uy và Đức. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học * Đề tài khoa học - Hồ Vũ Khuê Ngọc, So sánh quá trình toàn cầu hóa giáo dục Đại học Việt Nam với các nước trong khu vực - Một số vấn đề cần suy ngẫm” [73]. Bài viết này tác giả đã chỉ ra tác động của quá trình toàn cầu hóa, các vấn đề tồn đọng của hệ thống giáo dục đại học đã trở nên nhức nhối và gây tranh luận hơn bao giờ hết trong xã hội Việt Nam hiện nay. Toàn cầu hóa giáo dục đại học ở Việt Nam vừa là một cơ hội vàng, đồng thời cũng là một thách thức to lớn trên con đường phát triển của đất nước. Nếu hệ thống giáo dục đại học Việt Nam thực hiện thành công quá trình toàn cầu hóa này thì tương lai về một nước Việt Nam phát triển có thể hình dung được. Ngược lại, nếu quá trình toàn cầu hóa giáo dục đại học thất bại thì Việt Nam khó có thể đuổi kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong nhiều lĩnh vực. - Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học [16]. Đây công trình nghiên cứu cấp Nhà nước đã được hội đồng khoa học nhà nước chính thức nghiệm thu với mức đánh giá xuất sắc vào năm 2002. Kết quả của đề tài là tài liệu cung cấp cơ sở lí luận khoa học về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, những kinh nghiệm hay trong lĩnh vực này của nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực. Đề tài đã giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng dùng cho các trường đại học Việt Nam.
  • 23. Bộ tiêu chí này đã chính thức được Hội đồng khoa học Nhà nước thông qua và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng làm công cụ đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam. - TS Lê Thị Thu Thủy, Nghiên cứu đề xuất nội dung hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học Việt Nam. [87]. Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm định chất lượng trường đại học và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học. Từ việc khảo sát và đánh giá được thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học Việt Nam trong những năm vừa qua, các tác giả đã chỉ rõ những điểm chưa phù hợp của bộ tiêu chuẩn và nguyên nhân của nó. Đề tài đã làm rõ được sự cần thiết phải hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học Việt Nam, đưa ra được định hướng để hoàn thiện. Đề tài đã đề xuất những nội dung hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học Việt Nam theo hướng phù hợp với sự phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam, tạo thuận lợi và nâng cao chất lượng kiểm định các trường, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp để triển khai hiệu quả việc đánh giá chất lượng các trường đại học. * Sách - Đoàn Duy Lục, Cù Đức Hoà, Nguyễn Đức Chỉnh, Giáo dục đại học Việt Nam [66]. Cuốn sách giới thiệu và cung cấp các dấu mốc cơ bản về lịch sử giáo dục đại học nước ta đến thập niên đầu thế kỉ XXI từ đó cho thấy những bước phát triển của giáo dục đại học nước nhà đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò cung cấp nguồn lao động có tay nghề và trình độ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Cuốn sách cũng đã mô tả hệ thống và cấu trúc giáo dục đại học ở Việt Nam qua các thời kỳ với đầy đủ chức năng, bộ phận của các cấp quản lý . Trong cuốn sách tác giả đã tóm tắt chiến lược phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm chính sách phát triển; mục tiêu, nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên; quy mô, ngành nghề thời gian đào tạo... của từng trường đại học, cao đẳng của Việt Nam. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu quá rộng nên việc bàn về phát triển giáo dục đại học ở một địa bàn cụ thể như Hà Nội mới chỉ dừng lại ở mức độ điểm qua.
  • 24. - Trần Thị Bích Liễu, Nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Mĩ: Những giải pháp mang tính hệ thống và định hướng thị trường [62]. Cuốn sách được chia làm hai phần: Phần 1 Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Mĩ. Đây là những quan điểm khác nhau của các nhà giáo dục Mĩ về chất lượng GDĐH. Qua đó tác giả tổng kết các ý kiến để đưa ra quan điểm chung mang tính tổng hợp đối với khái niệm chất lượng GDĐH, các đơn vị đo chất lượng giáo dục và phân loại chất lượng giáo dục theo các mức độ. Cuốn sách cũng đã khái quát một số đặc điểm của hệ thống GDĐH ở Mĩ với các đặc trưng của nó như tính đa dạng và tính tư nhân hóa cao. Phần 2: Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Những bài học giáo dục đại học của Mĩ từ đó rút ra giải pháp và mục tiêu để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam. - Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng [71]. Đây là nghiên cứu tập hợp gồm 6 phần được sắp xếp theo lôgic của quá trình đào tạo từ những yếu tố đầu vào cho đến những yếu tố đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học nhằm để đo lường, đánh giá phương pháp giảng dạy và học tập tích cực trong môi trường đại học: Phần I: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục đại học. Phần II: Cải tiến thi tuyển sinh đại học sau 4 năm nhìn lại, Phần III: Kết quả nghiên cứu chỉ số thông minh IQ của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Phần IV: Sinh viên đánh giá giáo viên - thử nghiệm công cụ và mô hình. Phần V: Internet và hoạt động học tập của sinh viên. Phần VI: Quan hệ giữa học vị khoa học của giáo viên và kết quả học tập của sinh viên - Nguyễn Hữu Châu, Chất lượng giáo dục - những vấn đề lí luận và thực tiễn [15]. Cuốn sách cung cấp những quan niệm cơ bản về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các tiêu chí và chỉ số cơ bản trong đánh giá chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề thực tiễn đang diễn ra ở các bậc giáo dục để thấy được những bất cập còn tồn tại, từ đó có những giải pháp để nâng cao chất lượng ở từng bậc giáo dục sao cho phù hợp. Sách hơn 600 trang bố cục chặt chẽ, chia làm 4 phần (Phần chung: Chất lượng giáo dục phổ thông; Chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Chất lượng giáo dục đại học).
  • 25. - Hoàng Anh, Phan Ngọc Liên, Dương Xuân Ngọc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo trình độ đại học hiện nay [2]. Cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng như của đất nước. Đồng thời cuốn sách phân tích nội dung tư tưởng Hồ chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo trình độ đại học hiện nay như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, việc đề xuất những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học hiện nay. - Nguyễn Tiến Đạt, So sánh giáo dục Việt Nam với các nước trên thế giới [30]. Cuốn sách tiếp cận ở một khía cạnh mới trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt ở góc độ so sánh để bạn đọc có góc nhìn toàn diện hơn về hệ thống giáo dục của các quốc gia có mối quan hệ hợp tác mật thiết với Việt Nam. Cuốn sách tập trung giới thiệu vào các chỉ số, tỷ lệ và số liệu giáo dục, đây là một công trình thuộc lĩnh vực giáo dục so sánh có giá trị khoa học xã hội cao, góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam. * Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học - Phan Thanh Long, Bài học kinh nghiệm trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ [63]. Tác giả trình bày những kinh nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đại học Hoa Kỳ: bản chất của kiểm định đánh giá chất lượng (là quá trình quyết định giá trị của một hoạt động, một chương trình, một người hay một sản phẩm) mục đích của việc kiểm định đánh giá (cung cấp thông tin về sự biến đổi và tiến bộ của sinh viên, tạo nên trách nhiệm giải trình đối với các cơ quan bên ngoài, đánh giá chương trình, phân tích tính hiệu quả trong chi tiêu và đặt ra các mục tiêu giáo dục) nội dung kiểm định đánh giá (thu thập đánh giá của giáo viên và sinh viên về tất cả các chương trình đại học; thăm dò ý kiến của sinh viên mới vào trường về hoàn cảnh xuất thân, sở thích, mong muốn và thái độ của họ...) tác dụng của việc kiểm định đánh giá. - Lê Văn Hảo, Những xu thế chung của giáo dục đại học và các mô hình phát triển tài chính đại học [53]. Tác giả đã khái quát 10 xu hướng chung của giáo dục đại
  • 26. học trên thế giới: nhu cầu học tập ở đại học không ngừng gia tăng, hệ thống trường học phát triển, đối tượng người học đa dạng, nguồn tài chính đại học phong phú, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội được tăng cường, mức độ tư nhân hóa giáo dục đại học ngày càng tăng, mức độ đóng góp của người học ngày càng lớn, quy mô của nhà nước cho trường đại học gắn với chất lượng, chi phí đào tạo trình độ đại học được chú ý, xếp hạng đại học được quan tâm. Về mô hình phát triển tài chính đại học, có 4 mô hình: giáo dục đại học công lập miễn phí hoặc học phí thấp, chi phí đại học được hoàn trả sau khi sinh viên tốt nghiệp, gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính sách hỗ trợ, mở rộng hệ thống đại học tư. Xu thế giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật và sự vận động chung, vấn đề là nên chọn ưu tiên phát triển theo mô hình nào tương ứng với từng giai đoạn phát triển, chú ý sự phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao. - Đỗ Đình Thái, Năng lực chất lượng- yếu tố hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học [83]. Trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, chất lượng luôn là “vấn đề thời sự”. Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ định hình các giá trị chất lượng trong quá trình hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học, với mục tiêu nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục là năng lực chất lượng của cá nhân và tập thể. Giá trị chất lượng là tài sản quý báu và vô giá của mọi thành viên trong một trường đại học và được tích hợp vào văn hóa tổ chức vốn đã tồn tại nhằm hình thành văn hóa chất lượng, đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường. - Phạm Công Nhất, Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế [74]. Tác giả nêu lên một số bất cập trong giáo dục đại học ở Việt Nam tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội: chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế; hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu; làm suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tập trung chủ yếu vào các hướng: cần xây dựng triết lý giáo dục chung cho nền giáo dục nước nhà; đổi mới tư duy giáo dục cần gắn với xây dựng xã hội học tập, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và
  • 27. phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế; đổi mới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. * Luận án Tiến sĩ: - Nguyễn Bá Cần, Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay [14]. Luận án đã làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường. Tác giả cho rằng, sản phẩm giáo dục đại học là loại sản phẩm dịch vụ, nhưng nó không thích hợp với việc mua - bán hàng hóa. Khi so sánh với các loại dịch vụ khác thì sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học có tính đặc thù - đó là những người công dân có ích cho chính mình, có trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Thông qua việc đánh giá thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học những năm đổi mới vừa qua. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta những năm tới. Theo tác giả, chính sách phát triển giáo dục đại học cần hướng mạnh đến chính sách quản lý chất lượng, bảo đảm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của đào tạo trình độ đại học, tạo ra những khuôn khổ, thiết chế để thúc đẩy sự phát triển chất lượng giáo dục đại học. - Nguyễn Văn Sơn, Cơ cấu và chất lượng tri thức giáo dục đại học ở nước ta hiện nay [77]. Tác giả đã phân tích một số khái niệm như trí thức, trí thức giáo dục đại học, vài nét về quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm, vai trò đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam. Từ thực trạng cơ cấu và chất lượng trí thức giáo dục đại học tác giả đưa ra những giải pháp chủ yếu để xây dựng trí thức giáo dục đại học đó là: Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo ở đại học và sau đại học; Đổi mới công tác tuyển chọn trí thức giáo dục đại học; Đổi mới cơ chế quản lý trí thức giáo dục đại học; Tạo hệ thống động lực để nâng cao chất lượng trí thức giáo dục đại học; Tạo môi trường thuận lợi cho trí thức giáo dục đại học phát triển và phát huy tiềm năng, trí tuệ. - Nguyễn Thị Thanh Hà, Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [47] .
  • 28. Tác giả đã tổng quan và đánh giá được tương đối đầy đủ và toàn diện các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trong thời gian qua. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về tri thức giáo dục đại học (trong đó tập trung luận giải về vai trò của giảng viên đại học), các khái niệm công cụ như tri thức, tri thức giáo dục đại học, nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của đội ngũ tri thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả cũng đã đánh giá đến các yếu tố tác động đến đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ thực trạng đội ngũ tri thức giáo dục đại học, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ tri thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay. Tác giả đã xác định và phân tích khá rõ ba quan điểm cơ bản mang tính định hướng, chỉ đạo việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ những định hướng đó, luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các giải pháp khá hệ thống đi từ vấn đề nhận thức công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng trí thức giáo dục đại học; đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đại học; đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả của người học; bản thân đội ngũ trí thức giáo dục đại học cần nỗ lực vươn lên. Các nhóm giải pháp này được luận giải tương đối rành mạch và cụ thể. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng về công tác đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học * Sách - Nguyễn Duy Bắc, Quan điểm về phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực chất lượng cao qua văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI [3]. Tác giả đề xuất cần tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đất nước, theo hướng có một cơ quan (Bộ Giáo dục) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục (bao gồm giáo dục mầm non và phổ thông) và một cơ quan (Bộ Đào tạo và Phát triển nhân lực) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
  • 29. - Tạ Ngọc Tấn, Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân tài - một số kinh nghiệm của thế giới [81]. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu rất công phu về phát triển giáo dục và đào tạo ở một số nước trên thế giới; xu hướng nổi bật của nền giáo dục đại học thế kỷ XXI; khả năng cạnh tranh, quản lý giáo dục đại học và bàn về văn hóa dạy học... Vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo ở một số nước trên thế giới như: chiến lược phát triển giáo dục ở Nga thế kỷ XXI, đại học Đức, cải cách chương trình giảng dạy ở Nga, Trung Quốc, Anh; chính sách giáo dục của Thụy Điển, Na uy, Phần Lan..; hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, thế kỷ đại học Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...). Cuốn sách còn cung cấp danh mục 217 công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo của nhiều nước trên thế giới nhằm phục vụ lãnh đạo và bạn đọc nghiên cứu về giáo dục và những chủ trương, chính sách và bài học kinh nghiệm của thế giới để vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. * Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học - Trần Khánh Đức trong nghiên cứu Kinh nghiệm và những xu hướng quốc tế về chất lượng, quản lí cải thiện chất lượng giáo dục đại học tại một số nước Châu Á [34] đã phân tích kinh nghiệm quản lý chất lượng của các trường đại học ở Thái Lan, Hàn Quốc. Những kinh nghiệm về xây dựng khung đánh giá, chuẩn mực chất lượng, định hướng mục tiêu và trách nhiệm của nhà nước có thể là những cơ sở quan trọng để đánh giá về thực tiễn quản lý chất lượng của bản thân mỗi cơ sở giáo dục và của nhà nước. - Lê Xuân Nam, Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [68]. Bài viết phân tích về vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt vai trò của tổ chức đảng trong việc tham gia nâng cao chất lượng công tác chuyên môn còn tồn đọng nhiều yếu kém. - Nguyễn Thanh Sơn, Thực trạng về công tác lãnh đạo của Ðảng và quản lí nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập thuộc Ðảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội [76].
  • 30. Bài báo đưa ra những kết quả của trường ngoài công lập đã đạt được, vấn đề quản lí của các trường ngoài công lập và công tác xây dựng Đảng trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập thuộc Đảng bộ khối các trường trên địa bàn Hà Nội * Luận án Tiến sĩ - Nguyễn Đức Cường, Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay [24]. Tác giả đã phân tích, chỉ ra những hạn chế trong pháp luật về quản lý nhà nước đối với các trường đại học và đề xuất các giải pháp xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản trị giáo dục đại học, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô hình “giả thị trường” giáo dục đại học; xây dựng khung thể chế nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển từ nhà nước quản lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học; đổi mới công tác tổ chức thiết kế và thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học. - Lê Thị Kim Dung, Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay [25] đã chỉ ra rằng do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lý nhà nước và giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển. Nền kinh tế đã chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thoát khỏi quan niệm và cách làm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan giữa quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nhiều vấn đề lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được nghiên cứu đầy đủ để làm căn cứ cho các chủ trương, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và của xã hội, chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý. Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Công tác pháp chế ngành chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế chưa đủ mạnh, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vấn đề tuyên truyền, phổ biến kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục vẫn chưa được coi trọng và quan tâm của các ngành, các cấp. Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành, nhưng chưa được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân, các cơ quan đoàn thể là các đối tượng thi hành để họ biết, hiểu và thực hiện đúng các quy định. Bên cạnh đó, trong một bộ phận cán
  • 31. bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa được nhận thức đầy đủ và chưa phát huy tác dụng chỉ đạo trong hành động. Ở không ít địa phương, mối quan hệ liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội với ngành giáo dục chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tuy đã được quan tâm nhưng thiếu những biện pháp cụ thể. Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục, chưa tạo được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội. Tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học với trọng tâm hướng đến xây dựng Luật giáo dục đại học. - Nguyễn Thị Thu Hà, Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học [46] đã chỉ ra cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Theo tác giả, hiệu lực quản lý nhà nước là mức độ thực hiện đúng chức năng, quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học khi ban hành các quyết định đúng thẩm quyền, phù hợp với quy luật khách quan, tác động tích cực đến hoạt động giáo dục đại học, được cấp dưới, các cơ sở giáo dục đại học và nhân dân thực hiện nghiêm túc nhằm đạt mục tiêu đã định. Những bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là về thể chế chính trị và pháp luật, về tổ chức và vận hành bộ máy, về nguồn lực thực hiện. Luận án đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học bao gồm: năng lực xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học, có chiến lược hội nhập quốc tế, xây dựng một số cơ sở giáo dục đại học xuất sắc và một số ngành mũi nhọn được thừa nhận trong khu vực và quốc tế, có cơ chế tài chính nhằm đa dạng hoá nguồn lực cho giáo dục đại học, bộ máy quản lý giáo dục đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng quản lý, có khả năng tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học và thực hiện tốt giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học. Luận án cũng trình bày thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đại học về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, về tổ chức bộ máy, về tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Trên cơ sở thực trạng này, tác giả đã đưa ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Các giải pháp được đề cập đến bao gồm: đổi mới tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính
  • 32. sách nhằm hướng đến thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học. 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN LÀM RÕ 1.2.1. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan Những vấn đề liên quan đến giáo dục, giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Đảng lãnh đạo giáo dục nói chung được các nhà khoa học nghiên cứu công phu, đóng góp quan trọng về mặt học thuật, chứa đựng giá trị khoa học lớn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đại học đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hầu hết các công trình đều đã đạt được giá trị cả về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả luận án nghiên cứu các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, tác giả khái quát một số nội dung cơ bản sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một số cách tiếp cận về giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo trình độ đại học nói riêng trên nhiều bình diện đa dạng và phong phú từ việc nhận thức, suy ngẫm về vấn đề đào tạo trình độ đại học hiện nay cho đến nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các công trình còn bàn về vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết chính sách, tạo động lực và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh phân tích những thành tựu, các tác giả còn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong chất lượng đào tạo trình độ đại học hiện nay. Nhiều bài viết đã phân tích xác đáng, mạnh dạn chỉ ra cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong tình hình hiện nay. Hai là, với phạm vi nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã làm rõ chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và đối với đào tạo trình độ đại học nói riêng. Đặc biệt, thời gian gần đây, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của nền kinh tế tri thức đã đặt ra thách thức đối với Việt Nam về nâng cao chất lượng đào
  • 33. tạo trình độ đại học nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Qua đó các công trình đã đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, yếu kém của đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của các cấp, bộ, ngành đối với đào tạo trình độ đại học, góp phần nâng cao chất lượng của công tác đào tạo trình độ đại học. Ba là, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đầy đủ và hệ thống dưới góc độ của khoa học Xây dựng đảng thuộc chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Tuy nhiên, giá trị các công trình nghiên cứu nêu trên góp phần gợi mở và là hệ thống tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả kế thừa có chọn lọc, định hướng những vấn đề khoa học và một số hướng tiếp cận mới cho tác giả, đặt ra những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ. 1.2.2. Những vấn đề cơ bản luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ Thứ nhất, khái quát những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay. Đặc biệt làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công lập, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội hiện nay. Trình bày rõ các vấn đề về các đảng bộ trường đại học công lập lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học, những vấn đề có tính nguyên tắc về sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở Hà Nội. Thứ hai, khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo trình độ đại học và thực trạng lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay, chỉ ra được ưu, khuyết điểm, kết quả, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm đồng thời xác định những vấn đề đặt ra trong quá trình tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Thứ ba, từ những dự báo các nhân tố thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong thời gian tới, đề xuất
  • 34. mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025.
  • 35. Chương 2 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 2.1.1. Đào tạo trình độ đại học - khái niệm, đặc điểm, vai trò 2.1.1.1. Khái niệm đào tạo trình độ đại học * Đào tạo Khái niệm đào tạo được tiếp cận từ những khía cạnh khác nhau tùy thuộc góc độ nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng đào tạo là một hoạt động quan trọng trong nhà trường mà nội dung của nó được thực hiện theo thứ tự thời gian với những phương thức xác định nhằm đạt tới mục đích hình thành nên một mẫu nhân cách theo mục tiêu đã hướng đích. Từ điển Giáo dục học định nghĩa: Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học để họ sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. [55, tr. 76]. Có thể thấy nội hàm của khái niệm đào tạo phản ánh những thuộc tính bản chất là tiến hành những tác động nhằm trang bị cho người học một hệ thống tri thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhất định, đồng thời rèn luyện tác phong, đạo đức và niềm say mê đối với nghề nghiệp, hình thành thái độ, hành vi trong thực hiện các hoạt động, quan hệ giao tiếp và rèn luyện phẩm chất đạo đức theo một mô hình nhân cách xác định. Điều này cũng có nghĩa là với các loại hình nhà trường khác nhau, dù cho mục tiêu và thời gian đào tạo không giống nhau thì đào tạo vẫn là quá trình thực hiện những tác động cải biến, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của người học dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của tập thể sư phạm. Quá trình này diễn
  • 36. ra với mục tiêu, chương trình, phương pháp, quy trình… cụ thể, gắn với từng bậc học (đào tạo trình độ đại học, đào tạo sau đại học…), gắn với từng loại hình đào tạo cụ thể (đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy…). Sau khi hoàn thành quá trình đào tạo nghề nghiệp ở một trình độ nhất định, người học nhận được văn bằng tốt nghiệp tương ứng. * Đào tạo trình độ đại học Theo Ronald Barnett [123], có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục đại học: i) Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp; ii) Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Theo cách nhìn này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sáng tạo ra những kiến thức mới; iii) Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến chức năng cốt lõi của giáo dục đại học là giảng dạy kiến thức, kỹ năng cho người học; iv) Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học . Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt. Có thể nói, ở đây có tính liên hoàn giữa bốn khái niệm này của giáo dục đại học; chúng liên quan và tích hợp với nhau để tạo ra bức tranh toàn cảnh về tính chất riêng biệt của giáo dục đại học (higher education). Luật Giáo dục đại học quy định rõ: “Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học” [65, tr.8-9]. Theo Từ điển Giáo dục học, đào tạo trình độ đại học được hiểu là Bậc học đào tạo trình độ học vấn chuyên môn cao có mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân
  • 37. dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tố quốc [55, tr.122]. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học, nhưng có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Đào tạo trình độ đại học tuy vẫn hướng tới việc cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho hiểu biết chung của con người, nhưng đó không phải là mục đích duy nhất. Đào tạo trình độ đại học còn phải cung cấp những kiến thức làm nền tảng cho việc tiếp cận chuyên môn sâu theo từng ngành nghề cụ thể, bên cạnh đó là những kiến thức theo từng chuyên ngành hẹp để biến những người được đào tạo thành những chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bản chất của việc học tập ở bậc đại học là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, theo đó người học phải chủ động trong việc tự mình tìm kiếm, chiếm lĩnh, làm chủ tri thức. Việc đào tạo vì thế cũng không nhằm mục đích khiến người được đào tạo ghi nhớ và lặp lại càng nhiều càng tốt những kiến thức được lĩnh hội, mà quan trọng hơn là tạo cho họ năng lực chuyển hóa, biến những tri thức thu nhận được thành sức mạnh nội tại, khả năng tự xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Quá trình đào tạo trình độ đại học cũng đồng thời phải tạo cho người học khả năng dựa trên nền kiến thức đã thu nhận được để sáng tạo nên tri thức mới, và sáng tạo ngay trong quá trình học tập tại trường đại học. Cho nên hoạt động đào tạo ở bậc đại học còn gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ - đây được coi là hai chức năng chính của trường đại học. 2.1.1.2. Đặc điểm của đào tạo trình độ đại học Với tư cách là một cấp đào tạo, đào tạo trình độ đại học có các đặc điểm cơ bản sau: Một là, đào tạo trình độ đại học là một bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học, gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn nghệ và trường kinh doanh có trao văn bằng học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp. Các cơ sở giáo dục đại
  • 38. học không chỉ bao gồm các trường đại học và viện đại học mà còn các trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường cao đẳng, trường đại học công lập và tư thục hệ hai năm và các viện kỹ thuật. Điều kiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là phải hoàn thành giáo dục trung học với độ tuổi nhập học thông thường hiện nay là khoảng 18 tuổi. Đào tạo trình độ đại học bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tập (như trong các trường y khoa và nha khoa). Cụ thể là: giáo dục tổng quát, thường bao gồm đáng kể những yếu tố lý thuyết và trừu tượng cùng với những khía cạnh ứng dụng; giáo dục chú trọng đến các ngành khoa học xã hội bao gồm các ngành nhân văn, khoa học, nghệ thuật; giáo dục mang tính huấn luyện, kết hợp cả việc giảng dạy lý thuyết lẫn những kỹ năng thực hành; giáo dục chuyên nghiệp như trong các ngành kiến trúc, kinh doanh, luật, y khoa v.v... Hai là, đào tạo trình độ đại học có tính lịch sử - cụ thể. Hoạt động giáo dục đại học của trường đại học chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, ý chí chủ quan của người lãnh đạo, quản lý. Các yếu tố này tác động qua việc dành sự đầu tư cho hoạt động đào tạo trình độ đại học hay không, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đào tạo trình độ đại học ra sao. Ngoài ra, các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội là các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của trường đại học qua nhu cầu sử dụng sinh viên được đào tạo, sử dụng các kết quả nghiên cứu của trường đại học, phát triển và bảo tồn các thành tựu văn hóa. Thực tế cho thấy, hoạt động đào tạo không tồn tại một cách độc lập mà chịu sự tác động qua lại, sự chi phối của từng yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố trên với nhau. Mặt khác, cũng cần nhận thức rằng sản phẩm đào tạo chỉ có khả năng đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của xã hội tại một thời điểm cụ thể. Khi những yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm đào tạo có sự thay đổi, điều chỉnh, tức là mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo phải có những điều chỉnh, thay đổi theo, nếu không muốn bị tụt hậu, nếu không muốn sản phẩm đào tạo bị đánh giá thấp hay không được xã hội chấp nhận. Điều này cũng có nghĩa là tùy từng thời kỳ phát triển của đất nước, tùy thuộc yêu cầu kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ đó mà đánh giá, xác định nhu cầu, kỳ vọng của xã hội đối với ngành học, lấy đó làm cơ sở