SlideShare a Scribd company logo
1 of 157
1
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến lịch sử phát triển âm nhạc của thế giới, không thể không
nhắc đến các giai đoạn cực kì rạng rỡ ở phương Tây với các trường phái như
Baroque, Tiền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng… Chính những nhạc sĩ thiên
tài và lỗi lạc trong các giai đoạn này đã để lại những di sản âm nhạc vô cùng quí
giá cho loài người, từ đó tiếp tục khơi dậy và thắp sáng nguồn cảm hứng âm nhạc
cho các thế hệ sau. Vì thế môn lịch sử âm nhạc đã là một môn học không thể thiếu
tại các trường đào tạo âm nhạc chính qui, là một trong những môn học được học
sinh, sinh viên yêu thích, nó giúp hiểu sâu và rộng hơn ý nghĩa các trường phái,
các tác giả và tác phẩm, kết quả lớn hơn là nó đã khơi dậy nơi người học niềm
đam mê âm nhạc, nâng cao trình độ thẩm mỹ và giáo dục con người ngày càng
hoàn mỹ hơn.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
Ngày nay với các phương tiện truyền thông rất hiện đại, chúng ta dễ dàng tìm
hiểu nhiều vấn đề với chỉ một cú “click chuột”, khác xa với 20-30 năm trước đây, ai
đã từng tìm hiểu lịch sử âm nhạc thì hiểu rất rõ nỗi khó khăn khi muốn tìm nghe
một tác phẩm âm nhạc cổ điển, thật không quá lời khi nói phải “trầy vi tróc vẩy” mà
không phải lúc nào cũng kiếm được. Vì thế khi chọn đề tài nghiên cứu “Âm nhạc
thế kỉ XIX” này, và qua kinh nghiệm một số năm giảng dạy, nhóm biên soạn có thể
khẳng định rằng đề tài sẽ hướng cho người học có tư liệu nghiên cứu và học tập một
cách có căn bản, có phương pháp và hệ thống, không phải bơi trong một kho tàng
vô tận mà không biết cách chọn lọc.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu : gồm các nội dung chính sau đây :
- Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội châu Âu thế kỉ XIX.
- Sự ra đời trường phái âm nhạc lãng mạn.
2
- Ngôn ngữ âm nhạc thế kỉ XIX
- Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu thế kỉ XIX.
3. Khách thể nghiên cứu :
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thế kỉ XIX.
4. Đối tƣợng nghiên cứu :
- Bối cảnh lịch sử, xã hội, các yếu tố dẫn đến sự hình thành trường phái âm
nhạc lãng mạn.
- Phong cách và ngôn ngữ âm nhạc của trường phái âm nhạc lãng mạn, và các
xu hướng âm nhạc khác trong thế kỉ XIX ở châu Âu
- Ảnh hưởng của âm nhạc đến đời sống văn hóa, xã hội.
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài :
- Giới hạn đề tài : nghiên cứu âm nhạc châu Âu thế kỉ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu : một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả theo thứ tự quốc
gia:
+ Nước Áo: Franz Schubert - Anton Bruckner - Hugo Wolf - Johann Strauss +
+Nước Đức: Carl Marie Von Weber - Felix Mendelssohn Bartholdy - Robert
Schumann - Johannes Brahms - Richard Wagner
+ Nước Pháp : Hector Berlioz - Jacques Offenbach - Charles Francois Gounod -
George Bizet - César Franck - Camille Saint Saens - Jules Massenet
+ Nước Ý: Nicolo Paganini - Gioacchino Rossini - Giuseppe Verdi
+ Nước Hungary: Franz Liszt
+ Nước Ba Lan : Frédéric Chopin - Henryk Wieniawski
+ Nước Tiệp Khắc: Bédric Smétana - Antonin Dvorak
+ Nước Na Uy : Edvard Grieg
3
- Các nhạc sĩ Nga thuộc giai đoạn này không được giới thiệu, sẽ có đề tài riêng về
âm nhạc Nga.
- Chúng tôi sắp xếp tác giả theo quốc gia và thời gian.
- Đã có rất nhiều tài liệu viết về tác giả - tác phẩm âm nhạc trong đó có cả trường
phái âm nhạc lãng mạn. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu chương III tác giả- tác phẩm
theo kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử âm nhạc tại trường đại học Sài Gòn.
6. Nội dung nghiên cứu :
- Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội châu Âu thế kỉ XIX.
- Ngôn ngữ âm nhạc trường phái âm nhạc lãng mạn.
- Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu thế kỉ XIX, có tổng phổ và có
đĩa nhạc minh họa.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu :
a/ Sưu tầm nghiên cứu các tài liệu từ các nguồn :
- Những sách, tư liệu về âm nhạc thế giới đã được dịch sang tiếng Việt và sử
dụng giảng dạy tại các trường nghệ thuật tại Việt Nam.
- Những sách, tư liệu về âm nhạc thế giới bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
- Thông tin trên mạng internet.
b/ Phân tích, đối chiếu, so sánh các tài liệu đã thu thập.
c/ Tổng hợp các tài liệu, nêu nhận xét và kết luận, kiến nghị.
8. Sản phẩm của đề tài (dự kiến) :
- Tập đề tài in khoảng hơn 100 trang, khổ giấy A4, cỡ chữ 13.
9. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài :
- Sử dụng để giảng dạy tại khoa Nghệ thuật trường ĐHSG. Để việc dạy và học đạt
hiệu quả cao, giảng viên khi sử dụng đề tài này cần hướng dẫn cho sinh viên các
4
bước tham khảo, các kiến thức cần thiết khi nghiên cứu về một tác giả, tác phẩm, và
cách thưởng thức một tác phẩm âm nhạc cổ điển, lãng mạn…
- Giúp sinh viên mở rộng hiểu biết và nắm vững kiến thức về âm nhạc châu Âu thế
kỉ XIX.
- Cho bất kì ai muốn tìm hiểu về âm nhạc châu Âu thế kỉ XIX.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến từ người đọc để đề tài hoàn thiện hơn.
5
CHƢƠNG MỘT
BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX
Giai đoạn từ năm 1789 tới năm 1914, châu Âu chứng kiến những sự thay đổi
về chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng, bắt đầu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp
ở Anh rồi đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp và sau đó là các cuộc chiến tranh của
Napoleon. Tiếp theo sau là sự tái tổ chức trong bản đồ chính trị châu Âu tại Hội
nghị Vienna (năm 1815), sự nổi lên của chủ nghĩa quốc gia, sự trỗi dậy của Đế chế
Nga và thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Anh, song hành với sự suy tàn của Đế chế
Ottoman. Cuối cùng, sự xuất hiện của Đế chế Đức và Đế chế Áo-Hung đã bắt đầu
một loạt sự kiện dẫn tới sự bùng nổ của Thế chiến thứ I năm 1914.
Đồng thời, thế kỉ XIX đã đánh dấu bước ngoặt căn bản chuyển từ sản xuất
thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Loài người đã chuyển từ nền văn minh nông
nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp đã tạo ra cách
nhìn mới trong nhận thức của con người, kéo theo những biến đổi lớn về khoa học,
chính trị, văn hoá, xã hội. Từ đây, loài người bước vào một giai đoạn mới của văn
minh nhân loại.
I.1 Cách mạng kinh tế
I.1.1 Cách mạng công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp - hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần
thứ nhất thực chất là một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Cuộc cách mạng này diễn ra
trước hết ở nước Anh. Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công
nghiệp bắt đầu được khởi động ở Anh. Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách
mạng kỹ thuật lần này là máy móc thay thế công cụ thủ công. Cuộc cách mạng này
diễn ra trước hết từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ, trong ngành dệt sợi bông và nhanh
chóng gặt hái được nhiều thành tựu, dẫn đến sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh
6
tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.
Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay
được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách
mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra vào cuối
thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là “Cách mạng công nghiệp
lần thứ hai” tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất
hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và
năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và
than đá được sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự
ra đời của các kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường giao thông
được nâng cấp cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng
nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến việc gia tăng năng
suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế
kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.
Các ý kiến đánh giá về thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
không thống nhất, nhưng nói chung là vào nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.
Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là
toàn thế giới. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu khoảng 1850, khi các tiến bộ
kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ
19, đỉnh cao của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng
điện. Năm 1914, giai đoạn thứ hai này kết thúc.
Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh
chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và nó đã trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời
mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản. Trong đó chúng ta thấy, nếu
như cuộc cách mạng công nghiệp Anh phải mất ngót một thế kỷ mới hoàn thành (từ
những năm 60 của thế kỷ 18 đến những năm 50 của thế kỷ 19), thì cuộc cách mạng
công nghiệp ở các nước tư bản diễn ra sau đó lại có tốc độ khẩn trương, sôi động
hơn và thời gian hoàn thành cách mạng công nghiệp cũng được rút ngắn hơn. Bên
7
cạnh đó ta thấy, cách mạng công nghiệp trong các nước tư bản càng về sau càng đi
vào chiều sâu, như: phát triển các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất,chế tạo ra máy
cái, đồng thời đi vào khai thác những ngành công nghiệp mũi nhọn như:đường sắt,
hàng hải, hóa chất, luyện kim...
I.1.2 Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
 Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "con thoi bay". Phát minh này đã làm
người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động tăng gấp
đôi.
 Năm 1764 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 16 - 18
cọc suốt một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
 Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay
mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
 Năm 1779 Cromton đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ
lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền.
 Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh
mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
 Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ,
các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó
bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường
Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh
này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế, phát minh này
còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
 Một trong những phát minh cốt yếu nhất của việc truyền bá các ý tưởng
chính là sự cải tiến trong kỹ thuật in ấn: sử dụng tang quay dẫn động bằng
năng lượng hơi nước, cũng chính là sự kế thừa một phát minh từ nhiều thập
kỷ trước. Kỹ thuật này được phát triển là kết quả của sự phát minh ra máy
sản xuất giấy cuộn từ đầu thế kỷ 19. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
cũng chứng kiến sự ra đời của kỹ thuật in Linotype và Monotype trong
ngành in.
8
 Quy trình làm giấy từ bột gỗ ra đời, thay thế nguyên liệu cũ là bông và lanh
vốn là những nguồn lực hạn chế.
 Sự truyền bá kiến thức ở nước Anh là kết quả của việc cải tiến kỹ thuật in ấn,
thay đổi nguồn nguyên liệu làm giấy và chính sách xóa bỏ thuế giấy trong
thập kỷ 1870.
 Các sáng chế và các ứng dụng ngày càng được phổ biến và có tác động lớn
đến sự phát triển của các ngành kinh tế, và là tiền đề cho sự ra đời của cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai xuất phát từ Mỹ vào đầu thế kỉ XX.
 Động cơ hơi nước đã được phát minh và áp dụng ở Anh trong thế kỷ XVIII,
và được xuất khẩu một cách từ tốn sang châu Âu và phần còn lại của thế giới
trong thế kỷ XIX cùng với các thành tựu khác của cách mạng công nghiệp.
Tuy nhiên sự phát triển của động cơ đốt trong lại xảy ra ở những nước ngoài
nước Anh. Một số ví dụ như: động cơ đốt trong chạy bằng khí than đá đầu
tiên đã được phát minh bởi Etienne Lenoir ở Pháp, và đã đạt được một số
thành công nhất định, được chính thức công nhận như là một động cơ nhỏ
trong công nghiệp nhẹ. Động cơ đốt trong cũng đã được thử nghiệm cho xe ô
tô thuở sơ khai ở Pháp, trong thập kỷ 1870, nhưng nó không bao giờ được
sản xuất với số lượng lớn. Chính Gottlieb Daimler của Đức là người đã tạo ra
sự đột phá vài năm sau bằng việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu xe ô tô thay
cho khí than. Sau đó, Henry Ford (Đức) chế tạo hàng loạt ô tô với động cơ
đốt trong, tạo nên tác động to lớn với xã hội. Động cơ xăng hai thì, ban đầu
được phát minh bởi kỹ sư người Anh Joseph Day ở thành phố Bath. Ông
chuyển giao phát minh cho các doanh nhân Mỹ và từ đây nó mau chóng trở
thành "nguồn năng lượng của người nghèo", dẫn động máy móc nhỏ như xe
máy, xuồng có động cơ và máy bơm. Đây cũng là nguồn năng lượng đáng tin
cậy của các cơ sở sản xuất nhỏ trước khi điện được phổ biến rộng rãi.
 Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm
ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện
được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền
của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả
9
năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu
cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Cuộc cách mạng công nghiệp cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải.
Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm
1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ
thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy
chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một
nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu
người dần hình thành. Bên cạnh đó, giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số
lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15
giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra, chứng tỏ giai cấp
vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của
giai cấp tư sản.
I.1.3 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có tác động sâu sắc đến chủ
nghĩa tư bản. Trước hết, nó đã có tác dụng dọn sạch đường cho sự thống trị toàn
diện của chủ nghĩa tư bản. Những thành tựu của cuộc cách mạng này đều được ứng
dụng vào sản xuất, dẫn tới sự đột phá trong sản xuất, tạo nên một khối lượng của cải
đồ sộ bằng nhiều thế kỷ trước cộng lại, từ đó khẳng định ưu thế kinh tế của của chế
độ tư bản trước chế độ phong kiến. Theo đó, cách mạng công nghiệp đã góp phần
khẳng định chiến thắng của chủ nghĩa tư bản, mà trước nhất là trên bình diện kinh tế.
Như Mác đã khẳng định : “Đây được coi là phát minh có ý nghĩa quốc tế đầu tiên.
Nó được chế tạo ra không chỉ cho một vài lĩnh vực, mà được áp dụng phổ biến cho
mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chính động cơ hơi nước đã đẻ ra chủ nghĩa
tư bản.”
Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp đã tạo ra những công cụ lý tưởng để
bọn chủ tư bản bóc lột người lao động một cách cùng kiệt nhất, đó chính là máy
10
móc. Người công nhân phải làm việc từ 12- 16 tiếng mỗi ngày, và họ đã trở thành
nô lệ của máy móc và cũng là của nhà tư bản, bởi họ không thể cưỡng lại được sự
hoạt động đều đều và liên tục của những cỗ máy. Nếu so với thời kỳ công trường
thủ công, thì sự ra đời của máy móc và việc ứng dụng máy móc ở hầu khắp các lĩnh
vực kinh tế, đã tạo nên một công cụ thu lời vô cùng kỳ diệu cho các nhà tư bản.
Chính từ sự ưu việt của máy móc đem lại và sự cám dỗ của lợi nhuận, các nhà tư
bản không ngừng mở rộng sản xuất theo chiều rộng một cách tràn lan, vô chính phủ.
Vì vậy, nó đã quy định tính chất của chủ nghĩa tư bản thời kỳ này là chủ nghĩa tư
bản tự do cạnh tranh.
Ngoài ra, cách mạng công nghiệp cũng đã làm thay đổi trong cơ cấu ngành
nghề của chủ nghĩa tư bản, khiến cho cuộc cách mạng lần này còn được gọi với tên
khác là cuộc cách mạng cơ cấu ngành nghề. Cụ thể là sự phát triển của máy móc và
những ứng dụng rộng rãi của nó trong nền sản xuất, đã đưa các lĩnh vực công
nghiệp nặng lên một tầm cao mới, bên cạnh vị trí đã được khẳng định của các lĩnh
vực công nghiệp nhẹ.
I.2 Cách mạng chính trị
Sự can thiệp của Pháp vào cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ đã khiến nước này suy
sụp hoàn toàn về kinh tế. Sau nhiều nỗ lực cải cách tài chính bất thành, vua Louis
XVI được thuyết phục triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (États Généraux-gồm có tăng
lữ, quý tộc và tư sản, nông dân, bình dân thành thị) tại cung điện Versailles tháng 5
Vua Pháp Louis XVI
11
năm 1789 với dụng ý muốn tăng tiền để chuẩn bị chiến tranh. Do đó, nhà vua chủ
trương tại hội nghị này sẽ bỏ phiếu theo đẳng cấp. Tức là sẽ có ba phiếu trong đó
mỗi đẳng cấp bỏ một phiếu. Như vậy chắc chắn dự định của vua sẽ được thông qua.
Tuy nhiên giới tư sản phản đối mạnh vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
kinh tế của họ. Vì vậy giới tư sản đòi bỏ phiếu theo số đại biểu. Tức là mỗi đại biểu
bỏ một phiếu và đẳng cấp thứ ba có đông đại biểu hơn nên chắc chắn sẽ bảo vệ
được quan điểm của mình. Hai bên mâu thuẫn nhau và hai đẳng cấp trên dùng hai
phiếu (bỏ theo đẳng cấp, theo truyền thống vua triệu tập hội nghị để hỏi ý kiến các
đẳng cấp nên từ xưa đã có chuyện bỏ phiếu theo đẳng cấp) để phủ quyết việc bỏ
phiếu theo đại biểu (việc bỏ phiếu theo đại biểu là một điều mới).
Tuy nhiên, toàn bộ các đại biểu của đẳng cấp thứ ba, các đại biểu đẳng cấp
hai (quý tộc) nhưng nay đã sa sút, và các đại biểu đẳng cấp hai (quý tộc) nhưng xuất
thân là tư sản được phong quý tộc do mua bằng tiền (bởi nhà vua), và các đại biểu
đẳng cấp một (tăng lữ) nhưng xuất thân là bình dân (các linh mục nghèo ở các miền
quê) đã bỏ hội nghị rời sang sân Tennis (Tennis Court) ở gần đó và tuyên thệ (Oath)
họ là một cơ quan đại diện không phải là của các đẳng cấp mà là của "nhân dân"-
hay còn có tên gọi khác là Quốc hội và sẽ không giải tán cho đến khi nào viết xong
một bản hiến pháp. Đây cũng là một hành động "cách mạng" đòi hỏi chủ quyền
quốc gia vào tay một nhóm người trước kia không có thẩm quyền pháp lý. Cùng
thời điểm ấy người dân Paris nổi dậy chống lại chế độ phong kiến vơ vét, mà nổi
tiếng nhất là vụ phá ngục Bastille ngày 14 tháng 7 năm 1789. Đêm ngày 4 tháng 8
năm 1789, Quốc hội ra tuyên bố bãi bỏ chế độ phong kiến. Đạo luật đầu tiên của
quốc hội là Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền với các điểm chính như sau: (1)
Mọi người đều được sinh ra bình đẳng cùng với các quyền lợi bằng nhau. (2) Mọi
công dân có quyền bầu các đại biểu để làm ra luật pháp. (3) Mọi người được tự do
nói, viết, hay in ra các ý kiến miễn là người đó không lạm dụng đặc quyền này. (4)
Số tiền thuế mà một người phải đóng sẽ được căn cứ vào số lượng tài sản mà người
đó có.
Đồng thời với sự thay đổi trong chính sách bầu cử và ứng cử, các đường lối
kinh tế cũng ưu đãi giai cấp trung lưu hơn là các tầng lớp thấp kém khác. Để có tiền,
12
chính quyền phát hành một loại chứng khoán có tên là "assignat". Người có chứng
khoán assignat có thể mua đất do chính quyền bán ra. Các nhà lãnh đạo cách mạng
cũng ưa thích nền kinh tế tự do cá thể nên các phường thợ đã bị giải tán vì bị cho là
các tổ chức độc quyền của giới thương nhân hay thợ thủ công. Tư tưởng về tổ chức
kinh tế thời đó tại châu Âu cũng như tại nước Anh đã bị ảnh hưởng bởi Adam Smith
qua cuốn sách "Sự thịnh vượng của các Quốc Gia" (the Wealth of Nations) xuất bản
năm 1776. Đây là một tác phẩm đơn độc gây ảnh hưởng lớn lao nhất về cách phát
triển kinh tế. Với cách trình bày trong sáng, Adam Smith đã mô tả một nền kinh tế
thị trường hoạt động ra sao, sự phân phối lao động trong sản xuất, sự khác nhau
giữa lao động sản xuất và lao động không sản xuất, bản chất của tài sản liên hệ tới
tiền bạc, sự bất lực của chính quyền trong việc điều hành các nền kinh tế. Adam
Smith đã chủ trương rằng mọi giá cả và lương bổng phải được xác định bằng cách
dàn xếp tự do giữa các cá nhân có liên quan, tức là không có sự kiểm soát.
Vào thời đó, giới thợ thuyền gồm các loại: thợ mộc, thợ nề, thợ làm giấy, thợ
khóa, thợ làm kính, thợ thuộc da... đã tổ chức thành các nghiệp đoàn lao động để
mặc cả lương bổng và các quyền lợi khác với giới chủ. Năm 1791, Quốc hội Pháp
thời cách mạng đã ra lệnh ngăn cấm các nghiệp đoàn lao động này bằng bộ luật Le
Chapelier và bộ luật này là một phần của bộ môn luật học của nước Pháp trong ba
phần tư thế kỷ.
Chính quyền cách mạng cũng loại bỏ bớt ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo
Rôma bằng cách ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của nhà thờ và bán đi, khiến cho các
tu viện, các trường học, các đất đai của Giáo hội đều thuộc về "quốc gia". Vào thời
đó chưa có ý niệm phân cách giữa Giáo hội và nhà nước nên các nhà cách mạng
Pháp thuở ban đầu đã coi Giáo hội là một loại công quyền cộng tác với vương
quyền.
Việc tịch thu các cơ sở của Giáo hội đã ảnh hưởng đến sự giáo dục của hàng
ngàn trẻ em và các cơ sở từ thiện cũng như nơi thờ phượng và cách tổ chức hàng
ngàn giáo phẩm. Các giáo sĩ từ nay không được theo lệnh của Giáo hoàng và không
được phép hoạt động nếu không có phép của chính quyền mới. Mọi giáo sĩ được
13
hưởng lương bổng của quốc gia và một chương trình tổ chức giáo phẩm được hoạch
định trong bản "Hiến pháp dân sự của giới tu sĩ" năm 1790.
Giáo Hoàng khi đó đã lên án cuộc Cách mạng Pháp khiến cho Quốc hội Pháp
đã bắt các giáo sĩ phải thề trung thành với Hiến pháp, kể cả Hiến pháp dân sự của
giới Tu Sĩ. Một nửa số giáo sĩ đã tuyên thệ, họ tự coi là những người ái quốc, bảo
vệ các quyền lợi của Con người và được tự do khỏi Giáo hội La Mã. Số giáo sĩ còn
lại nhận tài trợ từ nước ngoài, đi theo đường lối của Giáo hoàng và trở thành phe
chống đối Cách mạng, trong số này có cả vua Louis XVI. Trước bầu không khí
căng thẳng của những kẻ chống lại hoàng gia, lo sợ cho tính mạng của mình, nhà
vua quyết định bỏ trốn cùng gia đình. Ông bị phát hiện và bị đưa trở lại Paris. Ngày
12 tháng 1 năm 1793, cựu hoàng bị kết án tử hình với tội danh “âm mưu chống lại
tự do nhân dân và an ninh chung”.
Ngày 9 năm 1792 Quốc ước xóa bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố Pháp là một
nhà nước cộng hoà. Tuy nhiên Cộng hòa Pháp chỉ tồn tại đến năm 1799 khi
Napoleon tuyên bố chuyển nước Pháp từ chế độ Cộng hòa sang chế độ Tổng tài.
Nước Pháp dưới thời Napoleon trở nên hùng mạnh, liên tiếp thực hiện các cuộc
chiến tranh với các nước châu Âu khác để tranh giành lãnh thổ.
Napoleon Bonaparte
(1769 – 1821)
14
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết lại để tập trung tấn công nước
Pháp. Chính phủ Pháp phái bốn đạo quân tiến đánh. Napoleon được bổ nhiệm làm
tư lệnh đạo quân thứ tư tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời
gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới
sát kinh đô Viên làm nước Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng
của Napoleon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
Để triệt để đánh bại nước Anh, vào năm 1798, chính phủ Pháp quyết định
đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoleon được cử làm tư lệnh
quân Đông chinh, và ông đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoleon đã mang
theo hơn 35.000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm
cả các nhà toán học như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet.
Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp. Vào
năm 1799, ông quay trở về từ Ai Cập và vào ngày 9 tháng 11 thì lật đổ chính phủ,
thay thế nó bằng chế độ Tổng tài, trong đó ông là Đệ nhất Tổng tài.
Ngày 2 tháng 12 năm 1804, sau một âm mưu ám sát bất thành, Napoleon tự
tuyên bố mình là Hoàng đế. Năm 1805, Napoleon dự định xâm lược Anh, nhưng
một liên minh mới giữa Anh và Nga cùng Áo (Liên minh thứ ba), đã buộc ông phải
hướng sự chú ý vào trong lục địa.
Năm 1805, Napoleon đánh bại liên quân Áo-Nga có số lượng đông đảo hơn
tại Austerlitz, buộc Áo rút lui khỏi liên minh và giải tán Đế chế La Mã thần thánh.
Năm 1806, một Liên minh thứ tư được thiết lập, ngày 14 tháng 10 Napoleon đánh
bại Quân đội Phổ trong Trận Jena-Auerstedt. Sau đó Napoléon còn đi qua Đức và
đánh bại quân Nga năm 1807 trong trận đánh tại Friedland. Năm 1807 Hiệp ước
hòa bình Tilsit ra đời, phân chia châu Âu giữa Pháp và Nga và tạo ra Công quốc
Warszawa. Đồng thời Napoleon cũng tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm
đóng. Nhưng do không thể đánh thắng quân Anh bằng quân đội nên Napoleon quyết
định làm cho nước Anh suy yếu bằng cách ngăn chặn không cho tàu thuyền Anh
tìm được thị trường tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh kinh
tế này là bóp nghẹt nước Anh và không cho một chiếc tàu Anh nào được cập bến
cho dù không phải tàu của các thương gia Anh quốc, vì thế các tàu bè mang cờ Anh
15
đều bị phá hủy. Nhằm duy trì cuộc chiến tranh kinh tế, Napoleon thấy cần thiết phải
kiểm soát các bờ biển châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Na Uy để chống buôn
bán hàng lậu. Trước sự xâm lược của quân Pháp, dân chúng Tây Ban Nha và Áo đã
nổi dậy mạnh mẽ nhưng đến tháng 7 năm 1810 quân Pháp đã đàn áp họ tàn bạo và
đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa đó.
Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoleon đã huy
động gần 65 vạn quân với mục đích xâm lược Đế chế Nga. Tuy nhiên Napoleon đã
vấp phải sự phản kháng dữ dội của người Nga. Tinh thần yêu nước của nhân dân
Nga sục sôi, họ quyết tâm đấu tranh để trả thù cho những thất bại trước Napoleon
tại Austerlitz và Friedland, để xé bỏ nền hòa bình nhục nhã theo Hiệp định Tilsit.
Họ cũng cương quyết không chịu kiếp chư hầu cho Napoleon, và không để cho sứ
thần Pháp tác oai tác quái tại kinh thành Sankt-Peterburg.
Trong trận đánh kịch liệt tại Borodino, quân đội Nga đã tiêu diệt được rất
nhiều kẻ xâm lược, sau đó họ dần dần rút lui khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng.
Cuộc đại chiến tại Borodino trở thành một đòn giáng thật nặng nề vào Napoleon
cũng như chế độ độc tài của ông. Dưới sự chỉ huy của tướng Nikhail Illarionovich
Kutuzov, với chính sách “Vườn không nhà trống” của Nga, lợi dụng thời tiết mùa
đông băng giá quân đội Nga đã chặn mọi con đường tiếp tế từ Pháp. Napoleon đã
thất bại trong mục tiêu chính của ông là tiêu diệt lực lượng quân đội Nga chỉ trong
một trận đánh duy nhất. Sau đó ông tiến tới chiếm thành phố Moskva, đây chỉ còn
là một thành phố hoang tàn bị đốt trụi sau khi quân Nga rút lui. Tháng 10 năm 1812,
Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Và trên đường rút quân, quân Pháp
Quân phải đối mặt với bệnh dịch, đói khát và bị quân Nga truy kích quyết liệt, thiệt
hại rất nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn 127.000
quân
Tới năm 1813, vận may đã rời bỏ Napoleon, sau khi ông bị đội quân bảy
nước đánh bại tại trận Leipzig tháng 10 năm 1813. Ông bị buộc thoái vị sau Chiến
dịch sáu ngày và Paris bị chiếm đóng. Theo Hiệp ước Fontainebleau Napoleon bị
trục xuất tới đảo Elba. Ông quay về Pháp ngày 1 tháng 3 năm 1815, tái lập quân đội,
16
nhưng bị lực lượng Anh và Phổ đánh bại hoàn toàn tại trận Waterloo ngày 18 tháng
6 năm 1815. Từ đây, các cuộc chiến tranh của Napoleon hoàn toàn chấm dứt.
I.2.1 Ảnh hƣởng của Cách mạng Pháp tại châu Âu
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, cũng như cuộc chiến tranh giành độc lập
của các thuộc địa ở Bắc Mỹ và sự thành lập nước Mỹ trước kia, đã gây ra ảnh
hưởng tới các quốc gia khác của châu Âu. Tư duy cấp tiến của Cách mạng tư sản
Pháp đã trở thành một thứ triết học phổ biến, bảo vệ quyền lợi của con người bất kể
chủng tộc, quốc gia và thời gian.
Tại Ba Lan, những người muốn tổ chức lại đất nước, đã hoan nghênh kiểu
mẫu này, còn tại vương quốc Anh, số nghị viên kiểm soát Quốc hội cũng muốn bắt
chước các đường lối thay đổi của nước Pháp. Ở Hungari, các địa chủ tìm cách
chống lại vua Joseph II trong khi đó tại xứ Ái Nhĩ Lan, diễn biến cuộc cách mạng
thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi tầng lớp nhân dân. Đã có các cuộc đình công
xảy ra ở Đức cùng lúc với sự nổi loạn của nông dân Đức ở nhiều nơi. Tại nước Bỉ,
người dân nổi dậy chống lại sự cai trị của vua nước Áo...
I.2.2 Sự trỗi dậy của các quốc gia
Sau khi đánh bại cách mạng Pháp, các cường quốc khác tìm cách tái lập lại
sự ổn định chính trị tại nước mình như trước năm 1789. Năm 1815 tại Hội nghị
Vienna, các cường quốc lớn của châu Âu tìm cách thiết lập một sự cân bằng quyền
lực hòa bình giữa các đế chế sau các cuộc chiến tranh của Napoleon theo hệ thống
Metternich và kiên quyết đàn áp các phong trào tự do và dân tộc chủ nghĩa trong nội
bộ đế quốc. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ không thể ngăn cản sự lan tràn của các
phong trào cách mạng: tầng lớp trung lưu đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng
dân chủ của cuộc cách mạng Pháp, cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại những
thay đổi kinh tế và xã hội quan trọng, các tầng lớp thấp bắt đầu bị ảnh hưởng bởi
các ý tưởng về chủ nghĩa xã hội, cộng sản và vô chính phủ (đặc biệt là những ý
tưởng được Karl Marx đưa ra trong Bản tuyên ngôn Cộng sản), và mong muốn của
tầng lớp tư bản mới là chủ nghĩa tự do. Sự bất ổn càng tăng thêm từ sự thành lập
17
của nhiều phong trào quốc gia (tại Đức, Italia, Ba Lan, Hungary vân vân), tìm cách
thống nhất quốc gia và/hay giải phóng khỏi sự cai trị nước ngoài. Như một hậu quả
của nó, giai đoạn từ 1815 tới 1871 chứng kiến nhiều nỗ lực cách mạng và các cuộc
chiến tranh giành độc lập.
Napoleon III, cháu của Napoleon I, quay trở về từ nơi bị trục xuất là Anh
Quốc năm 1848 và được bầu vào nghị viện Pháp, và sau đó là "Hoàng thân Tổng
thống" trong một cuộc đảo chính tự phong mình làm Hoàng đế, một hành động sau
này đã được đa số cử tri Pháp phê chuẩn. Ông đã giúp đỡ cho sự thống nhất của
Italia khi chiến đấu chống lại Đế chế Áo và trong cuộc chiến tranh Crimea với Anh
và Đế chế Ottoman chống lại Nga. Đế chế của ông sụp đổ sau một thất bại nặng của
Pháp trước người Phổ khiến ông bị bắt giữ. Sau đó Pháp trở thành một nhà nước
Cộng hòa yếu ớt từ chối đàm phán và bị Phổ đánh bại sau ít tháng.
Tại Versailles, vua Wilhelm I của Phổ tuyên bố trở thành Hoàng đế Đức, và
nhà nước Đức hiện đại đã ra đời. Nước Đức phát triển dần với chính sách đối ngoại
gây chiến và xâm lược, trở thành một trong những đế quốc hùng mạnh nhất của thế
kỷ XIX. Giới lãnh đạo mới của Đức cũng tái lập các quan hệ, tích cực tìm kiếm các
liên minh với Nga và Anh để thao túng quyền lực chính trị.
Từ thập niên 30 của thế kỷ XIX, đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đầu suy
yếu. Tại các thuộc địa của đế quốc này ở Đông Âu xuất hiện nhiều phong trào cách
mạng của nhân dân nhưng thường xuyên bị dập tắt. Một số nước Đông Âu tách ra
giành độc lập và trở thành những quốc gia lập hiến như Montenegro, Herzegovina,
Bosnia, Hy Lạp, Bungari, Albani...
Năm 1861, nước Ý được thống nhất. Vương quốc Ý được thành lập, bộ máy
lãnh đạo nhanh chóng đạt được sự thống nhất về lãnh thổ và chính trị, sau đó phát
triển Ý trở thành một nước đế quốc.
Thế kỷ XIX cũng chứng kiến sự xuất hiện của Đế chế Anh như là một cường
quốc đứng đầu thế giới phần lớn nhờ tiềm lực về tài chính do Cách mạng Công
nghiệp đem lại và vùng lãnh thổ rộng lớn sau khi chiến thắng những cuộc chiến
tranh của Napoleon. Cũng chính những ưu thế này đã đưa nước Anh lên vị trí thống
trị thế giới trong lĩnh vực thương mại, hàng hải và vận tải biển.
18
Năm 1879, Đức và Áo-Hung ký kết hiệp ước liên minh và đến năm 1882, Ý
cũng tham gia. Mục tiêu của liên minh này là hạn chế tầm ảnh hưởng đang lên của
Pháp và Nga, đồng thời xâm lược các nước khác, mở rộng thuộc địa. Các đế quốc
này lập thành khối quân sự liên minh tay ba, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ 1.
Đầu thế kỷ XIX, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế còn thấp kém thậm chí
Mỹ còn là mục tiêu tranh chấp của Anh, Pháp và Nga nhưng Mỹ không để các nước
này lôi kéo vào các vụ tranh chấp quốc tế mà tận dụng cơ hội để phát triển đất nước.
“Vận mệnh hiển nhiên” của Mỹ không chỉ dừng lại ở Bắc Mỹ mà còn được mở
rộng trên toàn thế giới. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ giành thắng lợi, tác động mạnh mẽ tới phong trào giải phóng dân tộc của
nhân dân khu vực Mỹ-Latinh. Cùng với sự suy yếu của Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập
của nhân dân Mỹ-Latinh phát triển mạnh. Tất cả các nước thuộc khu vực Mỹ-Latinh
nói tiếng Tây Ban Nha như Argentina, Mexico, Brazin, Columbia, Chile đều thành
lập các quốc gia độc lập, không muốn bất cứ nước châu Âu nào xác lập hoặc duy trì
ảnh hưởng tại khu vực này. Năm 1825, Mỹ cho quân chiếm đảo Puerto Rico đồng
thời gây sức ép với Colombia buộc phải cho Mỹ quyền tự do thông thương qua eo
đất Panama. Năm 1845-1846, Mỹ can thiệp bằng vũ lực vào Mexico, sáp nhập một
nửa lãnh thổ Mexico vào nước Mỹ. Như vậy, bằng những thủ đoạn tinh vi núp dưới
chiêu bài “độc lập dân tộc”, “hợp tác và đoàn kết” nhân dân các nước Mỹ- Latinh,
Mỹ đã dần tạo được chỗ đứng ở khu vực, loại bỏ hoàn toàn tầm ảnh hưởng của các
nước châu Âu, phát triển thành một nước đế quốc và, biến Mỹ- Latinh thành “sân
sau” của mình vào đầu thế kỷ XX.
I.3 Những sự kiện nổi bật trong thế kỷ XIX
I.3.1. Những phát minh khoa học kĩ thuật nổi bật trong thế kỉ XIX
Cuộc cách mạng tri thức trong thế kỉ XVIII đã tạo điều kiện cho những tiến
bộ ở những thế kỉ sau.
19
 John Dalton, một giáo viên người Anh cho rằng mọi vật chất đều cấu tạo bởi
các nguyên tử. Nguyên tử của các chất khác nhau thì có khối lượng khác
nhau. Các nguyên tử hợp thành từng đơn vị (bây giờ ta gọi là phân tử). Ông
còn miêu tả chúng bằng những công thức hoá học.
 Về mặt hoá học: phát minh vĩ đại trong lĩnh vực này chính là bảng hệ thống
tuần hoàn năm 1869 của Dmitri Mendeleev, một nhà hoá học Nga. Ông đã
sắp xếp các chất hoá học thành từng nhóm theo khối lượng riêng, tính chất
riêng của chúng. Ông còn dự đoán một số chất mà loài người sẽ phát hiện ra
để lấp vào chỗ trống trong Bảng tuần hoàn của ông với một sự chính xác
đáng kinh ngạc.
 Năm 1800, Vontair (Ý) đã chế tạo ra pin do tác động của hoạt động hoá học.
 Năm 1831, Michael Faraday (Anh) đã chứng minh dòng điện sẽ xuất hiện
khi ta di chuyển ống dây qua một từ trường. Phát minh của Faraday đã tạo cơ
sở cho việc chế tạo ra máy phát điện sau này.
 Năm 1860 James Clerk Maxwell, một nhà khoa học người Scotland đã đưa
ra lí thuyết giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ
mà trong khoảng mắt ta nhìn thấy được.
 Năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh được tốc độ khác nhau của các
loại sóng điện từ khác nhau. Sau này người ta lấy tên Hertz để đặt cho đơn vị
đo chu kì bước sóng.
 Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Wilhelm Roentgen đã tạo ra
một loại tia có thể đâm xuyên qua các vật thể rắn mà ánh sáng không thể
xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X .
 Năm 1898, hai ông bà Pierre và Marie Curie (Pháp) đã tinh chế được chất
radium và phát hiện ra tính phóng xạ của nó.
 Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là Alexander Graham
Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên vào năm 1876
 Năm 1879 Thomas A. Edison đã làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc
sống .
20
 Về mặt kĩ thuật, đầu thế kỉ XIX khí đốt và gas đã được người Anh và Pháp
đưa vào phục vụ cuộc sống. 1897 một kĩ sư người Đức là R . Diesel đã chế ra
một loại động cơ đốt trong không cần bugi, sử dụng dầu cặn nhẹ. Động cơ
Diesel chính là mang tên ông.
 Về y học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Louis Pasteur
(Pháp) đã nghĩ ra cách ngừa bệnh mới là sử dụng vaccin.
 Về sinh học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Charles
Darwin. Năm 1859 ông xuất bản tác phẩm “Nguồn gốc các loài qua con
đường chọn lọc tự nhiên”. Trong cuốn sách ông trình bày ba ý tưởng chủ
yếu: đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên, sự tồn tại của giống thích ứng với
môi trường tốt nhất đã trở thành cơ sở của học thuyết tiến hoá cổ điển.
 Về di truyền học, Gregor Mendel (Áo) đã đưa ra học thuyết chứng minh sự
di truyền những phẩm chất của thế hệ trước cho thế hệ sau qua những phân
tử cực nhỏ, mà sau này được gọi là gen.
 Về tâm lí học, cuối thế kỉ XIX có hai phát minh quan trọng là của Ivan
Pavlov và Sigmund Freud. Pavlov đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện. Thử
nghiệm của ông đã giải thích nhiều hành vi của con người không giải thích
được bằng lí trí, thực tế chỉ là sự phản ứng máy móc trước các kích thích đã
trở thành tập tính. Còn học thuyết của Freud thì giải thích nhiều hành động
của con người xuất phát từ những nhu cầu, ước muốn tiềm ẩn. Freud chính là
cha đẻ của ngành phân tâm học sau này.
I.3.2 Những học thuyết chính trị xuất hiện trong thế kỉ XIX
I.3.2.1 Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc
Những cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện giải phóng con người khỏi
những sự kiềm chế độc đoán của chế độ phong kiến. Con người ngày càng có ý thức
về quyền tự do của các cá nhân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong điều
kiện như vậy, những học thuyết về quyền tự do cá nhân và quyền của các dân tộc đã
được hình thành.
21
Về quyền tự do cá nhân
Đầu tiên phải kể đến là những tư tưởng của John Stuart Mill – Anh qua tác
phẩm “Luận về tự do”. John Mill đã nêu lên nguyên tắc: cá nhân có thể làm
bất cứ điều gì miễm là không hại tới người khác, không ảnh hưởng tới quyền
tự do của người khác. Trong thực tế cuộc sống, việc thực hiện nguyên tắc
này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự nghiêm minh của pháp
luật.
 Alexis de Tocqueville - Pháp thì viết tác phẩm “Nền dân chủ Hoa Kì”. Qua
tác phẩm này, ông cho rằng trào lưu dân chủ đang lên là không thể nào ngăn
John Stuart Mill (1806 – 1873),
người Anh
Alexis de Tocqueville (1805 – 1859)
người Pháp
22
cản được. Ông ca ngợi tinh thần dân chủ, sự thành công và sức mạnh vật chất
của nước Mỹ, nhưng ông cũng đồng thời phê phán tính cách thiếu tế nhị,
ngạo mạn, thực dụng của nền văn hoá Mỹ theo cách nhìn của người Pháp.
Về quyền của các dân tộc: xuất hiện hai quan điểm trái ngược nhau.
 Quan điểm thứ nhất cho rằng mỗi dân tộc đều có quyền chọn cách sống
riêng cho dân tộc mình, không dân tộc nào khác có quyền xâm phạm. Nhà ái
quốc người Ý là Mazzini đã để cả cuộc đời mình kiên quyết đấu tranh bảo vệ
quan điểm này. Các cuộc đấu tranh của những nhà yêu nước ở vùng Balkan
chống lại sự thống trị của các đế chế nước ngoài cũng là một cách bảo vệ
quan điểm đó.
 Quan điểm thứ hai thì ngược lại, một số nhà lí luận của các dân tộc lớn thì
cho là dân tộc mình siêu đẳng hơn, có sứ mệnh phải giúp các dân tộc khác
khai hoá văn minh, chỉ bảo cho các dân tộc kém hơn cách sống hợp lí. Họ
còn lợi dụng học thuyết Darwin về cạnh tranh sinh tồn để áp dụng vào xã hội.
Lí luận này được giới thực dân rất ủng hộ vì nó chứng minh cho sự “cần
thiết” của các cuộc chiến tranh xâm lược các vùng đất chưa phát triển.
Mazzini (1805 – 1872)
người Ý
23
I.3.2.2 Những tƣ tƣởng về chủ nghĩa xã hội đầu thế kỉ XIX
Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện từ thế kỉ XVI với tác phẩm của
Thomas More - Anh, tư tưởng này phản ánh ước mơ một xã hội công xã nông thôn
thanh bình dựa trên nền sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp. Các nhà
tư tưởng CNXH của thế kỉ XIX đã thấy sự tất yếu của một xã hội công nghiệp. Từ
đó họ nảy sinh tư tưởng xây dựng một xã hội hạn chế bóc lột, hạn chế sự cách biệt
giàu nghèo, khắc phục những mặt tiêu cực của xã hội tư bản. Tiêu biểu cho các nhà
xã hội chủ nghĩa không tưởng của thế kỉ XIX là Saint Simon, Charles Fourrier và
Robert Owen.
 Saint Simon (1760-1825) - người Pháp - nhận thấy mâu thuẫn giữa một bên
là các nhà tư sản giàu có và một bên là những người làm thuê rất nghèo khổ.
Ông chủ trương xây dựng một xã hội mới do “những nhà công nghiệp sáng
suốt” điều hành, trong đó mọi người đều lao động theo kế hoạch và được
hưởng thụ bình đẳng. Để xây dựng một xã hội như vậy, ông chủ trương
thuyết phục các nhà tư bản chứ không theo con đường bạo lực cách mạng.
Saint Simon (1760-1825)
người Pháp
24
 Charles Fourrier (1772-1837) - người Pháp- cũng phê phán sự bất công của
xã hội tư bản, ông vạch rõ “sự nghèo khổ sinh ra từ bản thân sự thừa thãi”.
Ông vạch ra dự án xây dựng các công xã (Phalange) trong đó mọi người đều
lao động, coi lao động là nguồn vui. Trong các công xã có sự kết hợp giữa
công nghiệp với nông nghiệp. Việc hưởng thụ sản phẩm được chia theo tỉ lệ:
5/12 cho lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12 cho những người góp vốn xây
dựng Falange. Ông kêu gọi những người giàu có góp vốn xây dựng Phalange,
nhưng lời kêu gọi của ông chẳng được ai đáp lại.
Charles Fourrier (1772-1837)
người Pháp
25
 Robert Owen (1771-1858) –người Anh- vốn xuất thân từ một người làm
thuê, biết làm ăn và trở thành ông chủ. Ông đã bỏ vốn của mình ra làm
gương, xây dựng một cơ sở làm ăn. Trong cơ sở của Owen tài sản được coi
là của chung, mọi người đều cùng làm việc mỗi ngày là 10 giờ, có nhà trẻ
cho công nhân nữ gửi con nhỏ, lợi nhuận làm ra được thì chia công bằng...
Việc làm đó của ông sau này đã bị thất bại vì sản phẩm của xưởng ông làm
ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ông bỏ sang Mỹ thí nghiệm ý
tưởng của mình lần nữa nhưng cũng thất bại và cuối cùng phải bỏ về Anh
trong cảnh nghèo khó.
Học thuyết của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng đầy tính nhân đạo
nhưng đều thất bại khi đem ra thi hành. Nói như chúng ta ngày nay là thiếu tính khả
thi. Tuy vậy, những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời học
thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học sau này do Karl Marx xây dựng.
Robert Owen (1771-1858)
người Anh
26
I.3.2.3 Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học
Karl Marx – (1818-1883) và Friedrich Engels – (1820-1895) đã xây dựng
học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học qua tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản” xuất bản tháng 2 năm 1848.
Trong Tuyên ngôn này, Marx và Engels đã chứng minh lịch sử loài người là
lịch sử của sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội nối tiếp thay thế nhau, xã
hội sau sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn xã hội trước. Đấu tranh giai cấp là
động lực phát triển trong xã hội có giai cấp. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
sẽ dẫn tới sự xuất hiện một xã hội mới công bằng hơn, tiến bộ hơn. Giai cấp công
nhân, tổ chức ra chính đảng của mình lãnh đạo một cuộc cách mạng vô sản, tiến lên
xây dựng chính quyền của mình và thiết lập mối quan hệ giữa công nhân các nước
theo tinh thần quốc tế vô sản.
Đến đầu thế kỉ XX, Vladimir Ilich Lenine – người Nga- đã phát triển thêm lí
luận của Marx-Engels và vận dụng lí luận đó vào hoàn cảnh nước Nga, chỉ đạo
phong trào đấu tranh giai cấp ở Nga đi tới thắng lợi mà tiêu biểu nhất là cuộc Cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Karl Marx (1818-1883) Friedrich Engels (1820-1895)
27
I.3.3 Những khuynh hƣớng nghệ thuật xuất hiện trong thế kỷ XIX
I.3.3.1 Văn học
Giai đoạn đầy biến động trong lịch sử thời cận đại đã được văn học châu Âu phản
ánh một cách sinh động, đặc biệt là văn học Pháp. Sau thất bại của Napoleon và sự
phục hồi tạm thời của các thế lực bảo hoàng, ở Pháp đã xuất hiện một dòng văn học
lãng mạn thể hiện sự nuối tiếc một thời vàng son đã qua của giới quí tộc. Đại biểu
cho trào lưu này là nhà văn – tử tước người Pháp Chateaubriand (1768-1848), người
sáng lập trào lưu lãng mạn trong văn học Pháp.
Nhà văn Pháp François-René (1768 - 1848,
Tử tước của Chateaubriand
Victor Hugo (1802-1885)
28
Victor Hugo (1802-1885) là một nhà văn tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tiến
bộ. Ông thể hiện sự thông cảm với những người nghèo khổ qua các tác phẩm
“Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”. Qua các tác phẩm, Victor Hugo
nói lên khát khao vươn tới một xã hội tốt đẹp, công bằng và chan chứa tình nhân
đạo.
Xã hội tư bản khắc nghiệt, tàn bạo cũng đã được phản ánh qua dòng văn học hiện
thực mà tiêu biểu là nhà văn Honoré de Balzac (1799-1850). Những tác phẩm nổi
tiếng của ông đã được tập hợp và phát hành trong bộ sách “Tấn trò đời”. Ngoài ra
còn những tác phẩm văn học kiệt xuất khác như “Đỏ và Đen” của nhà văn Stendhal
(1783-1842), “Viên mỡ bò” của Guy de Maupassant…cũng phản ánh xã hội tư bản
đầy bất công, tàn bạo.
Văn học Nga thế kỉ XIX cũng có những đóng góp quan trọng với các tác
phẩm như “Chiến tranh và hoà bình” của Lev Tonstoi. Ngoài ra còn phải kể đến
những nhà văn tên tuổi của nền văn học Nga thế kỉ XIX như: Tuôcghênhêep, Gôgôn,
Đôxtôiepxki, Biêlixki...
Nhà văn Honoré de Balzac
29
I.3.3.2 Điêu khắc
Điêu khắc thế kỉ XIX không để lại nhiều tác phẩm như thời Phục hưng. Nhà điêu
khắc Pháp Bartholdi đã hoàn thành bức tượng Nữ thần tự do để chính phủ Pháp gửi
tặng nước Mĩ. Khải hoàn môn ở Pari và nhiều dinh thự ở Pari cũng còn giữ lại được
một số tác phẩm điêu khắc có giá trị của thế kỉ XIX. Các nhà điêu khắc bắt đầu theo
đuổi những cách tân trong tư duy sáng tạo như: gạt bỏ những tiêu chuẩn của thời đại,
tìm cách giản dị hóa những đường nét trang trí, gia tăng khí lực cho những tác phẩm
của họ. Xuất hiện nhiều tài năng điêu khắc thuộc loại tầm cỡ của mỹ thuật thế giới
như Rouid, Bary, Carbeau, Rodin…
I.3.3.3 Hội họa
Hội hoạ: trong thế kỷ XIX, Paris trở thành trung tâm mỹ thuật của châu Âu
với nền nghệ thuật cách tân táo bạo, xuất hiện nhiều phong cách hội họa mới với
những tên tuổi nổi tiếng như: Cezanne: là bậc thầy về nghệ thuật dùng màu, được
các hoạ sĩ lập thể tôn là tiền bối; Louis David: là người khởi xướng xu hướng Tân
cổ điển; Eugene Delacroix: là người khởi xướng xu hướng lãng mạn; Courbet:
ngưòi khởi xướng xu hướng hiện thực và Monet, Pissaro, Sisley, Renoir….là những
Điêu khắc gia tiên phong của ngành
điêu khắc hiện đại: Auguste Rodin
30
người khởi xướng xu hướng Ấn tượng - đây cũng là xu hướng nghệ thuật gây ảnh
hưởng nhiều đến âm nhạc thời kỳ này. Đến cuối thế kỉ XIX, danh hoạ người Tây
Ban Nha Francisco de Goya đã vẽ những cảnh tàn khốc trong cuộc chiến tranh
chống Napoleon.
Các họa sĩ theo trường phái “lãng mạn” phản
đối cái trật tự vốn có của trường phái “cổ điển”. Họ
cho rằng đó là chủ nghĩa duy lý và sự áp chế về cá
tính, nghiêng về khuynh hướng phát huy vai trò
tưởng tượng của cá nhân. Hình bên là Chân dung
nhạc sĩ Frederic Chopin (1838) được vẽ bởi danh
họa Eugene Delacroix.
Các họa sĩ theo trường phái “ấn tượng” thì
chống lại phương pháp đào tạo theo kiểu hàn lâm
ở những trường mỹ thuật thời đó. Họ nhấn mạnh:
Mục tiêu chủ yếu của sự truyền đạt nghệ thuật là
truyền đạt xung động cảm giác của nghệ sĩ, còn
việc ghi nhận thiên nhiên chỉ là thứ yếu. Họ gạt
bỏ nghệ thuật tưởng tượng, trong đó có đề tài lịch
sử vì đó là chuyện của quá khứ, họ chú trọng
nhiều đến sự ghi nhận khách quan kinh nghiệm
đương đại và thực tiễn với tham vọng thu bắt ấn tượng thị giác tức thì.
Sunrise (1872)– Claude Monet
31
I.3.3.4 Kiến trúc
Kiến trúc Âu - Mĩ thế kỉ XIX rất đa dạng, thể hiện một sự giao lưu văn hoá
rộng mở. Nét mới về kiến trúc giai đoạn này là quan điểm hiện thực xâm nhập vào
kiến trúc qua các vật liệu mới như thép, bê tông, kính dày. Một kiến trúc sư người
Mĩ là Louis Sullivan đã đưa vào các công trình kiến trúc tư tưởng công năng. Theo
ông, các công trình kiến trúc phải được thiết kế phù hợp với chức năng của chúng.
Chẳng hạn một ngân hàng hiện đại không thể giống một đền đài tôn giáo, một
thương xá không thể giống một lâu đài trung cổ. Đặc biệt, kiến trúc hành chính thời
kì này thể hiện một phong cách rõ rệt mà tiêu biểu là toà nhà Quốc hội Mĩ (1793-
1851) và toà nhà Quốc hội Anh (1840-1865).
Trong hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Châu Âu thế kỷ XIX với nhiều biến
động, những thay đổi này đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của Châu Âu. Về mặt
nghệ thuật, âm nhạc cũng đã có nhiều ảnh hưởng từ những thay đổi này
Louis Henry Sullivan (1856 – 1924)
32
CHƢƠNG HAI
NGÔN NGỮ ÂM NHẠC THỜI KÌ LÃNG MẠN
Như đã được trình bày trong chương một, sau cách mạng tư sản Pháp 1789,
lịch sử các dân tộc ở châu Âu đã diễn ra khá phức tạp và đầy mâu thuẫn. Các sự
kiện chính trị liên tiếp nổ ra làm cho hoàn cảnh xã hội cũng như các quan điểm, các
khuynh hướng cũng luôn thay đổi theo.
II.1 Bối cảnh lịch sử- xã hội
Ở Pháp sau cách mạng 1789, phái Jacobin lên nắm quyền đã hủy bỏ được
mọi trật tự của xã hội phng kiến. Cách mạng đã đem lại sự bình quyền về đẳng cấp
cho quần chúng và nhân dân tin tưởng vào sự chiến thắng của tự do, bình đẳng, dân
chủ. Đây chính là điển hình của một thời đại.
Song chẳng bao lâu, những lực lượng phản cách mạng đã quay trở lại chống
nhân dân, chống lại những thành quả của cách mạng đã giành được. Giai cấp tư sản
phản động đoạt lại chính quyền từ tay của phái Jacobin cách mạng dân chủ. Để hình
thành chính quyền của mình họ đã xóa bỏ thành quả cách mạng của nhân dân. Đưa
Napoleon lên ngôi hoàng đế, giai cấp tư sản như đã tìm được người nói lên những
tư tưởng chống đối cách mạng của mình. Napoleon trở thành kẻ phản bội quyền lợi
của nhân dân cách mạng, khủng bố dữ dội những người Jacobin vào tháng 12 năm
1800, bên cạnh đó Napoleon còn thực hiện hàng loạt chính sách xâm chiếm các
nước châu Âu. Tất cả những hành động đó, rõ ràng Napoleon đã dày xéo lên những
quan điểm vĩ đại của cách mạng tư sản 1789 đó là tự do, bình đẳng, bình quyền, dân
chủ và bác ái.
Tuy nhiên những tư tưởng cao cả của cách mạng 1789 không thể bị dập tắt,
trái lại nó đã có một tiếng vang lên toàn châu Âu . Các dân tộc châu Âu như bừng
tỉnh. Những khuynh hướng yêu tự do, dân tộc, cách mạng đã tạo sự thúc đẩy mạnh
mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc, chống chế độ phong kiến. Lịch sử của châu
33
Âu trong giai đọan này là lịch sử của đấu tranh cho tự do, nhân đạo, dân chủ, bình
quyền xã hội.
Trong hoàn cảnh như vậy, nghệ thuật hình thành một dòng mới đó là CHỦ
NGHĨA LÃNG MẠN
II.2 Nội dung tƣ tƣởng và phƣơng pháp nghệ thuật
Cuộc đấu tranh cho những quan điểm dân chủ, tự do dân tộc là nội dung chính của
lịch sử ở giai đoạn này đều được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm của chủ nghĩa
lãng mạn.
Xã hội của thế kỷ XIX , người nghệ sĩ lãng mạn cảm thấy đơn độc, khó hiểu, ở họ
sinh ra những nỗi đau, sự bế tắc bi thảm, sự mỉa mai chua xót xen lẫn nỗi hoài nghi.
Tuy nhiên, những ước mơ cao đẹp của con người vẫn chưa mất hết trong tâm hồn
của người nghệ sĩ lãng mạn, họ đã tìm thấy những ước mơ của con người ở thế kỷ
XIX về chủ nghĩa nhân đạo, về tự do, về luân lý và cả về vẻ đẹp tinh thần.
Sự giãi bày thế giới nội tâm của con người trước hết là thể hiện khuynh hướng tự
do trong sáng tạo của cá nhân. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao những yếu tố khác
thường và sự chân thật trong thế giới tình cảm. Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn,
nỗi buồn, những lý tưởng không đạt được, những suy nghĩ về cuộc sống, về cái chết
và những ước mơ nhân đạo v..v… được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn.
Cho nên chủ nghĩa lãng mạn làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng
và những chủ đề mới, mở rộng phạm vi tâm lý trữ tình mà trong những tác phẩm ở
những thế kỷ trước không thấy hoặc trong một chừng mực nào đó không mang tính
phổ biến hoặc được nhấn mạnh sâu sắc.
Trong các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, chủ đề trữ tình, đặc biệt là trữ tình
thuộc lĩnh vực tình yêu đã tìm thấy khía cạnh đầy đủ nhất về thế giới nội tâm của
nhân vật. Chủ đề này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ các tác phẩm của
chủ nghĩa lãng mạn, nó được bắt đầu trong những ca khúc của Schubert, đến những
bản bản giao hưởng của Berlio và cả trong những vở nhạc kịch của Bizet.
34
Ngoài thế giới trữ tình , chủ nghĩa lãng mạn còn đề cập đến những chủ đề thuộc
các phạm vi khác nữa. Bởi người nghệ sĩ lãng mạn còn là một công dân yêu nước,
họ biết đau nỗi đau vì mất nước và ước mơ về một khát vọng tự do cho Tổ quốc yêu
quý của mình. Từ những tình cảm trữ tình lãng mạn, trong họ dần hình thành những
tình cảm mang tính chất xung đột, căng thẳng. Vì vậy trong các tác phẩm của họ
còn chứa đựng cả những khía cạnh mang tính trữ tình, nổi loạn. Chính điều đó đã
dẫn đến sự mở rộng phạm vi của của chủ đề, của hình tượng. Đó là những chủ đề
liên quan cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự kiện và
những chiến công anh dũng của nhân dân.
Như chúng ta đã biết thẩm mỹ của chủ nghĩa cổ điển đề cao sức mạnh của trí tuệ.
Còn thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn là giải phóng khỏi những nguyên tắc của chủ
nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao thế giới tình cảm, qua tình cảm để nói lên
sự thật. Thế giới của cảm xúc ngự trị trong thẩm mỹ lãng mạn. Họ đề cao tình cảm
hơn trí tuệ, thế giới tình cảm phong phú của con người luôn chiếm vị trí hàng đầu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thẩm mỹ âm nhạc thế kỷ XIX là một trong những
trang sử rực rỡ nhất của lịch sử thẩm mỹ.
Các nhà lãng mạn rất quan tâm đến tính dân tộc trong sáng tạo. Họ chú ý đến dân
ca, dân vũ, các phong tục sinh hoạt đặc sắc của dân tộc mình. Tiêu biểu trong số đó
là các nhạc sĩ như : Schubert, Chopin, Liszt,…
Âm nhạc lãng mạn rất ưa dùng loại nhạc có tiêu đề( programme). Nguyên tắc tiêu
đề có mối liên quan chặt chẽ với khuynh hướng làm cho âm nhạc gần với các loại
hình nghệ thuật khác, tạo khả năng mới để phản ánh thực tế một cách sinh động hơn.
Tính tiêu đề còn giúp cho sự trần thuật tư duy âm nhạc có tính tự do và rõ ràng hơn.
Những thể loại âm nhạc có tính tiêu đề của các nhà lãng mạn đó là : Thơ giao
hưởng, giao hưởng có tiêu đề… mà các nhạc sĩ tiêu biểu như : Liszt, Berlioz,
Schumann … là những người sáng tạo và cũng là những tác giả của những tác phẩm
mang tính mẫu mực cho loại nhạc có tiêu đề.
Các yếu tố của hình thức âm nhạc như giai điệu, hòa âm, phối khí… có nhiều biến
đổi trong sáng tác của các nhà lãng mạn. Trong hòa âm họ đề cao sự tương phản của
màu sắc điệu tính, dùng phương pháp chuyển điệu đột ngột, dùng nhiều biến âm,
35
vai trò công năng phụ được đề cao, tất cả nhằm miêu tả những tâm trạng tinh tế,
sửng sốt, kỳ diệu …
Mặc dầu chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển là hai phương pháp nghệ thuật
điển hình cho hai thời đại khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau.
Trong tác phẩm của các nhà lãng mạn như Schubert, Mendelssohn, Chopin … đã
kế thừa và phát triển những đường nét của nghệ thuật cổ điển. Các nhà lãng mạn đã
học tập được trong các tác phẩm của Beethoven về yếu tố tư tưởng sâu sắc trong
cách thể hiện, đồng thời họ cũng đổi mới những truyền thống cổ điển. Beethoven
thuộc trường phái cổ điển, những nguyên tắc cổ điển là cơ sở cho sự sáng tạo của
ông. Tuy nhiên trước khi hình thành chủ nghĩa lãng mạn thì những tác phẩm cuối
đời của Beethoven cũng đã thấy xuất hiện những đường nét và khuynh hướng mới.
Một số sáng tác ở giai đoạn cuối của ông, ngoài tính khái quát chung của chủ nghĩa
cổ điển, nghệ thuật của Beethoven còn thể hiện thế giới cá nhân điển hình. Đó là
bản giao hưởng số 9 và một số bản Sonata thời ở kỳ cuối, đã thể hiện rõ niềm tin
vào tư tưởng ánh sáng. Ngoài ra còn chứa đựng cả tính triết học luân lý, tính tâm lý
trữ tình, thế giới nội tâm phức tạp của con người, những ước mơ lãng mạn, niềm vui
và những tình cảm thơ mộng.
Song song với các hoạt động dân chủ, với các sinh hoạt âm nhạc ở thành thị, với
sự nẩy sinh các hình thức và thể loại âm nhạc, nghệ thuật biễu diễn của chủ nghĩa
lãng mạn thế kỷ XIX cũng đạt đến một trình độ cao. Đó là một thời kỳ thịnh vượng
của các danh ca nổi tiếng cũng như các danh cầm kiệt xuất như : Paganini, Chopin,
Listz …
Thế kỷ XIX với sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn đã đánh dấu một bước phát triển
mới của lịch sử âm nhạc thế giới. Ở thế kỷ này nghệ thuật âm nhạc không chỉ bó
hẹp trong một vài quốc gia như trước đó ( Ý, Áo, Đức ) mà nó đã được phát triển ra
các quốc gia khác ở châu Âu như : Pháp, Ba lan, Hung- ga- ri, Séc, Nauy…
Âm nhạc thời kì lãng mạn bắt đầu khoảng năm 1820 và kết thúc vào những
năm 1900 với những nhà soạn nhạc lừng danh như Franz Schubert, Robert
Schumann, Clara Schumann, Frédéric Chopin, Franz Liszt, Felix Mendelssohn,
36
Hector Berlioz, Bedrich Smetana, Antonin Dvorak, Johannes Brahms, Giuseppe
Verdi, Giacomo Puccini, Richard Wagner và Gustav Mahler…
Trong thời kì này, âm nhạc có sự liên kết chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật
khác, đặc biệt là văn học. Nhiều thể loại mới hình thành và phát triển. Âm nhạc
mang sự xung đột lớn hơn, ít chú trọng đến tính cân bằng và giải quyết xung đột.
Tuy đường lối chung là như vậy, nhưng các nhà soạn nhạc lãng mạn có
khuynh hướng sáng tác rất phong phú. Trong khi một số nhạc sĩ như Mendelssohn
và Brahms chịu ảnh hưởng sâu sắc từ âm nhạc cổ điển thì các nhạc sĩ như Berlioz,
Liszt và Wagner lại có những đổi mới rất táo bạo.
Khác với âm nhạc cổ điển vốn mang tính khách quan và khái quát, âm nhạc
lãng mạn đề cao cảm xúc cá nhân và phong cách riêng của từng nhạc sĩ.
Rất nhiều tác phẩm được sáng tác đã phản ánh chính xác tính cách của người
viết. Chính vì vậy, với những người yêu nhạc có kinh nghiệm, chỉ sau vài phút lắng
nghe (hoặc thậm chí vài giây), họ có thể phân biệt ngay tác phẩm nào của
Schumann hay Chopin, Wagner hay Brahms.
II.2.1 Chủ đề - Tƣ tƣởng nội dung
Âm nhạc lãng mạn đã mở ra một nguồn cảm xúc bất tận, từ cảm xúc thân quen,
chói sáng, khó lường và sầu muộn, đến cảm xúc sung sướng và khao khát.
Trong thời kì này, có hàng ngàn ca khúc và các vở nhạc kịch ca ngợi tình yêu
lãng mạn, tuy nhiên các nhân vật thường không có hạnh phúc và bao trùm lên họ là
vô số các trở ngại.
Chủ đề sáng tác rất phong phú, từ tình yêu, đam mê, quyến rũ cho đến ma quỷ,
ảo giác (giao hưởng Fantastique của Berlioz), tất cả đều được thể hiện bằng âm
nhạc. Các nhà soạn nhạc thời kì này đặc biệt ưa thích những chủ đề về thiên nhiên.
37
Trong giao hưởng Fantastique, Chúng ta có thể nghe thấy Berlioz đã miêu tả
tiếng kèn của người chăn cừu và tiếng sấm vang lên như thế nào; tiếng cưỡi ngựa
trong đêm mưa gió (trong Erlking của Schubert), dòng sông chảy (Moldau của
Smetana), dạo bước ở miền đồng quê (trong Ging heut‟ Morgen uber‟s Feld của
Mahler).
(chủ đề trong Moldau của Smetana)
Các nhà soạn nhạc thời kì này cũng đặc biệt yêu thích những chủ đề từ thời
Trung Cổ và những chủ đề từ các vở kịch của Shakespeare.
“Trong thời kì này, các nghệ sĩ có khuynh hướng thể hiện nội tâm của con
người, mà trước hết là thể hiện tự do cá nhân. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao sự chân
thật trong thế giới tình cảm. Những chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những
lý tưởng không đạt được, những trăn trở về cái chết và sự sống, những ước mơ
nhân đạo… đều được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn.
Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn đã làm phong phú cho nghệ thuật bằng những
hình tượng mới và những chủ đề mới, mở rộng phạm vi tâm lý trữ tình mà trong
những tác phẩm của thời kì trước không thấy được, hoặc trong một chừng mực nào
đó không được phổ biến hoặc không được nhấn mạnh”.
(trích trong Lịch sử âm nhạc Châu Âu, tập 2 – Nguyễn Thị Nhung).
38
II.3 Hƣớng về chủ nghĩa dân tộc và vƣơn tới chủ nghĩa ngoại lai
Chủ nghĩa dân tộc là một bước chuyển rất quan trọng trong chính trị, và đã
ảnh hưởng lớn đến âm nhạc của thế kỷ 19.
Chủ nghĩa dân tộc trong âm nhạc xuất hiện và phát triển khi các nhà soạn nhạc
thời kì này bắt đầu sử dụng những thể loại của dân tộc họ để sáng tác như dân ca,
dân vũ, truyền thuyết, và lịch sử quê hương.
Phong cách và màu sắc đặc trưng của các thể loại mới đến từ Ba Lan, Nga,
Bohemian, hoặc Đức… hoàn toàn tương phản với âm nhạc mang tính khái quát của
thời kì cổ điển.
(tiết tấu đặc trưng của điệu polonaise – Ba Lan)
(tiết tấu đặc trưng của mazurka, điệu nhảy của Ba Lan)
(điệu thứ hòa âm kép, đặc trưng của âm nhạc Hungary)
Bắt đầu với chủ nghĩa dân tộc, nhiều nhà soạn nhạc rất hứng thú với các chất
liệu âm nhạc đầy màu sắc của các quốc gia khác nhau. Điều này đã dẫn đến chủ
nghĩa ngoại lai trong âm nhạc.
39
Một số nhà soạn nhạc đã sáng tác giai điệu theo phong cách Châu Á, hoặc sử
dụng tiết tấu và những nhạc khí của các quốc gia xa xôi khác. Nhạc sĩ Georges
Bizet đã viết opera Carmen với bối cảnh ở Tây Ban Nha, nhạc sĩ Giacomo Puccini
với màu sắc Nhật Bản trong opera Madame Butterfly …
(Galli – Marie trong vai Carmen, lần công diễn đầu tiên năm 1875)
40
(Geraldine Farrar trong vai Madame Butterfly, năm 1907)
Chủ nghĩa ngoại lai trong âm nhạc đã giúp cho bức tranh tổng thể của âm nhạc
thời kì lãng mạn trở nên đầy màu sắc và bí ẩn hơn.
II.4 Mối liên hệ giữa âm nhạc với các loại hình nghệ thuật khác
Trong thời kì lãng mạn, các tác phẩm khí nhạc có sự kết hợp với cốt truyện,
thơ, hành động hoặc cảnh trí.
41
Một tác phẩm khí nhạc có thể miêu tả cảm xúc, tính cách nhân vật và diễn
biến của câu chuyện, hoặc tác phẩm đó có thể miêu tả âm thanh và hình ảnh của tự
nhiên.
Âm nhạc lãng mạn ưa dùng loại nhạc có tiêu đề. Nguyên tắc này làm cho âm
nhạc có mối quan hệ chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật khác, giúp tác phẩm phản
ánh thực tế rõ ràng hơn.
Tính tiêu đề còn giúp cho âm nhạc có tính tự do và rõ ràng hơn. Những thể
loại âm nhạc điển hình của thời kì này là giao hưởng có tiêu đề, giao hưởng thơ,
ouverture…
Trong ouverture Romeo và Juliet của Tchaikovsky – một tác phẩm cho dàn
nhạc lấy cảm hứng từ kịch Shakespeare, âm nhạc thể hiện sự xung đột giữa hai
gia đình đối lập, giai điệu du dương thể hiện tình yêu tuổi trẻ, tiết tấu hành
khúc tang lễ miêu tả định mệnh đầy bi kịch của Romeo và Juliet.
(chủ đề trong Romeo và Juliet của Tchaikovsky)
Trong The Moldau – một tác phẩm dành cho dàn nhạc, ca ngợi dòng sông
chính ở Bohemia, Smetana đã sử dụng âm nhạc để gợi tả hình ảnh dòng suối chảy
róc rách, khung cảnh săn bắn, đám cưới hạnh phúc và âm thanh những ngọn sóng
va vào nhau.
Thật ra, việc sử dụng âm nhạc để miêu tả hình ảnh và âm thanh đã xuất hiện từ
nhiều thế kỉ trước, tuy nhiên, nó chỉ đặc biệt phát triển mạnh trong thời kì lãng mạn,
khi âm nhạc có sự gắn kết chặt chẽ với văn học.
42
Nhiều nhà soạn nhạc như Berlioz, Schumann, Liszt, Wagner… cũng là những
soạn giả nổi bật.
Các nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã rất hào hứng với ý tưởng của “sự
liên hợp nghệ thuật” này. Các nhà thơ muốn thơ của họ du dương và mang tính
nhạc hơn, các nhạc sĩ thì muốn âm nhạc của họ thi vị và mang tính thơ ca hơn.
Để phản ánh cuộc sống sinh động và đa dạng của con người, âm nhạc có
khuynh hướng gần gũi với thơ ca, hội họa, đến sự tổng hợp của các loại hình nghệ
thuật. Việc này giúp cho âm nhạc thời kì lãng mạn không chỉ phong phú về chủ đề,
nội dung tư tưởng, hình tượng âm nhạc, mà còn phong phú về hình thức thể hiện,
thể loại tác phẩm, bởi vì các nhà nghệ thuật thời kì này đề cao sự tự do sáng tạo.
Do sự thay đổi về thẩm mỹ, nếu trong âm nhạc cổ điển, người ta tạo ra ranh
giới rõ rệt giữa các thể loại thì trong âm nhạc lãng mạn, người ta chú ý đến sự kết
hợp chặt chẽ giữa các thể loại với nhau. Đặc biệt, người ta còn kết hợp các tính chất
mâu thuẫn nhau như tính hài hước kết hợp với bi kịch…
Trong nghệ thuật, người ta đi vào nhiều loại đề tài, nghiên cứu tạo ra màu sắc
mới, chú trọng tạo sự tương phản, xung đột, kịch tính. Đặc biệt, trong âm nhạc, màu
sắc hòa âm thay đổi liên tục, chú trọng pha trộn âm sắc để tạo ra màu sắc đặc biệt.
II.5 Sự kết hợp âm sắc nhạc cụ gây ấn tƣợng.
Các nhà soạn nhạc thời kì lãng mạn đặc biệt hứng thú với những âm thanh đầy
màu sắc, gợi lên cảm xúc từ các giác quan. Họ sử dụng màu sắc âm thanh để truyền
tải cảm xúc và miêu tả. Chưa bao giờ âm sắc lại trở nên quan trọng trong âm nhạc
đến thế.
43
Trong các tác phẩm giao hưởng và opera, so với dàn nhạc cổ điển thì quy mô
dàn nhạc ở thời kì lãng mạn lớn hơn và có nhiều âm sắc khác nhau hơn.
Vào cuối thời kì lãng mạn, nhiều tác phẩm cho dàn nhạc cần đến gần 100 nhạc
công.
Sự gia tăng số lượng nhạc công trong dàn nhạc đã dẫn đến việc gia tăng diện
tích của các phòng hòa nhạc và các nhà hát.
Các nhà soạn nhạc sử dụng nhiều các nhạc khí bộ đồng hơn, bao gồm cả
trombone, tuba, horn và trumpet.
Năm 1824, Beethoven đã có cách tân táo bạo khi ông yêu cầu tới 9 nhạc khí
bộ đồng để chơi trong giao hưởng số 9. Năm 1894, nhạc sĩ người Áo Gustav Mahler
đã sử dụng 25 nhạc khí bộ đồng trong giao hưởng số 2. Horn và Trumpet còn chơi
điệp giai điệu trong nhiều điệu valse.
Bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ có vai trò quan trọng gần như ngang nhau trong dàn
nhạc giao hưởng.
Bộ gỗ với những nhạc khí có màu sắc mới như contrabassoon, bass clarinet,
English horn và piccolo đã được sử dụng thường xuyên trong dàn nhạc.
Cấu tạo của nhạc khí cũng được cải tiến giúp cho nhạc công biểu diễn uyển
chuyển và chính xác. Âm thanh của dàn nhạc trở nên sáng và gợi tả hơn do sử dụng
nhiều cymbal, triangle và harp.
44
(contrabassoon)
(bass clarinet)
45
(English horn)
piccolo
46
Cymbal
Triangle
47
Ngoài việc sử dụng thêm các nhạc khí kể trên, kĩ thuật chơi những nhạc khí
truyền thống như flute, violin cũng có nhiều sáng tạo.
Nhạc công flute phải thổi ở khu vực hơi thở thấp hơn. Nhạc công violin được
yêu cầu chơi bằng phần thân gỗ của archet (col legno). Nhiều tác phẩm khó yêu cầu
kĩ thuật biểu diễn của nhạc công phải cao hơn trước.
48
(cây archet)
(chơi trên phần thân gỗ của archet)
Nhiều nhạc sĩ đã tìm cách pha trộn và kết hợp các màu sắc khác nhau để tạo ra
những âm thanh day dứt và mãnh liệt nhất.
Piano là nhạc khí yêu thích của các nhà soạn nhạc thời kì lãng mạn. Cấu tạo
của piano đã tương đối hoàn thiện. Người ta sử dụng một khung sắt để giữ những
sợi dây được kéo căng hơn, búa được bọc nỉ.
49
Với những cải tiến như thế, người nghệ sĩ chơi piano có thể tạo ra âm thanh
với nhiều màu sắc hơn. Pedal bên phải giúp âm thanh vang hơn ở tất cả các quãng.
(cấu tạo của một cây đàn piano hiện đại)
II.6 Sự tìm kiếm màu sắc hòa âm mới
Để có thêm nhiều màu sắc mới, các nhà soạn nhạc thời kì này đã khám phá ra
nhiều hợp âm mới, hoặc vận dụng sáng tạo những hợp âm quen thuộc. Hòa âm
phong phú, màu sắc và phức tạp, giúp thể hiện cảm xúc mãnh liệt hơn.
50
Nổi bật hơn hết là sử dụng hòa âm bán cung – dùng các hợp âm có những nốt
không có trong gam trưởng hoặc gam thứ thông thường (các nhạc sĩ thời kì cổ điển
chủ yếu sử dụng hợp âm trong điệu trưởng tự nhiên và thứ hòa âm). Các nhạc sĩ
thời kì lãng mạn, đặc biệt là lãng mạn thời kì cuối, ưa thích sử dụng hợp âm trong
gam bán cung (12 âm) hơn là hợp âm trong gam trưởng hoặc thứ (7 âm).
(điệu trưởng tự nhiên)
(điệu thứ hòa âm)
(gam bán cung)
Những hợp âm mới đã giúp cho âm nhạc trở nên chuyển động và nhiều màu
sắc hơn. So với thời kì cổ điển, trong thời kì lãng mạn, người ta sử dụng nhiều hợp
âm nghịch và không ổn định. Bằng sự trì hoãn giải quyết các hợp âm không ổn định,
51
các nhà soạn nhạc đã tạo ra những cảm xúc khao khát, căng thẳng, mãnh liệt và bí
ẩn.
Các tác phẩm rất phong phú về điệu tính, có cả ly điệu hoặc chuyển điệu. Bởi
vì dấu hóa thay đổi thường xuyên nên ấn tượng về hợp âm chủ không rõ ràng như
trong các tác phẩm cổ điển. Cảm giác về chủ âm không còn mạnh như trước.
Cuối thời kì lãng mạn, hòa âm ngày càng nhấn mạnh vào tính không ổn định,
ít giải quyết.
Nguyên tắc quan trọng trong hòa âm và nghệ thuật phối khí dàn nhạc là phải
đưa ra được những màu sắc khác nhau để thể hiện những biến đổi trong tâm lý
nhân vật, nhấn mạnh trạng thái tâm lí tinh tế của con người. Họ đề cao sự tương
phản của màu sắc điệu tính, thường hay chuyển điệu đột ngột, dung nhiều biến âm,
đề cao vai trò của các hợp âm phụ.
Trong nghệ thuật phối khí dàn nhạc, các nhà soạn nhạc đặc biệt khai thác
màu sắc bộ gỗ để diễn tả tâm lý trữ tình.
(trích trong Lịch sử âm nhạc Châu Âu, tập 2 – Nguyễn Thị Nhung)
II.7 Về hình thức cũng có nhiều đổi mới.
Giai điệu có cấu trúc tự do và xóa nhòa ranh giới của câu đoạn. Trong tác
phẩm có sự phối hợp giữa nhiều thủ pháp khác nhau. Thủ pháp phức điệu được sử
dụng rộng rãi.
Lối cấu trúc giai điệu mang tính ca xướng. Ngay trong các tác phẩm khí nhạc
lớn như giao hưởng, concerto, từ đó sinh ra mẫu mực mới của thể loại giao hưởng
trữ tình.
52
Trong cấu trúc hình thức, các nhà soạn nhạc thường sử dụng nguyên tắc đơn
chủ đề, thay thế cho nguyên tắc xây dựng trên hai chủ đề như trong thời kì cổ điển.
Nguyên tắc này có thể xây dựng từ một chủ đề, bằng nhiều thủ pháp sáng tác
khác nhau, tác giả tạo nên sự biến đổi về âm điệu, hòa âm, tốc độ, cường độ, tiết
tấu… làm thay đổi tất cả đặc điểm, cảm xúc, tư tưởng…
Nguyên tắc đơn chủ đề tạo nên sự thống nhất về âm điệu, tạo nên sự phong
phú về hình ảnh trong tác phẩm. Nguyên tắc này phát triển nhất trong thể loại giao
hưởng thơ và giao hưởng có tiêu đề.
II.8 Khai thác các thành tố trong âm nhạc
Sắc thái trong các tác phẩm thời kì lãng mạn có biên độ được mở rộng hơn
nhiều so với thời kì cổ điển. Sự tương phản màu sắc trở nên rõ ràng và mạnh mẽ
hơn.
Trong thời kì cổ điển, nếu biên độ sắc thái dao động từ pp cho đến ff, thì thời
sắc thái trong các tác phẩm thời kì lãng mạn dao động từ pppp đến fff
53
(ouverture 1812 của Tchaikovsky)
(giao hưởng số 6 của Tchaikovsky)
54
Để tăng tính diễn cảm, các nhà soạn nhạc thế kỉ 19 thường sử dụng nhiều
crescendo, decrescendo và hay thay đổi sắc thái đột ngột.
Tương tự với sắc thái, âm vực cũng được mở rộng, các nhạc sĩ đã sử dụng tới
những nốt rất cao và rất thấp. Để tăng độ sáng và độ sâu của âm thanh, họ còn khai
thác âm sắc của những nhạc khí như piccolo, contrabassoon cũng như mở rộng âm
vực của đàn piano.
55
Để thay đổi tính chất âm nhạc, họ còn thay đổi tốc độ bằng accelerando
(nhanh lên), ritardando (chậm dần)… Thời kì này có rất nhiều loại nhịp độ khác
nhau. Trong một tác phẩm cũng có rất nhiều sự dao động về tốc độ. Để thể hiện sự
diễn cảm, những nghệ sĩ biểu diễn thế kỉ 19 thường sử dụng rubato (nhịp co dãn).
II.9 Quy mô thể loại không hạn chế.
Thời kì lãng mạn là giai đoạn có rất nhiều mâu thuẫn. Các nhà soạn nhạc
thường viết những tác phẩm hoặc là rất nhỏ, hoặc là rất đồ sộ.
Những tác phẩm piano của Chopin hoặc những ca khúc của Schubert có thời
lượng khoảng vài phút. Vì có quy mô nhỏ nên những tác phẩm này chỉ được biểu
diễn ở nhà hoặc khi người ta hội họp lại ở nơi nào đó có piano mà thôi.
Trong các tác phẩm đó, những thiên tài âm nhạc thời kì này có thể tạo ra cảm
xúc rất mãnh liệt chỉ thông qua một giai điệu ngắn, một vài hợp âm, hoặc một màu
sắc mới nào đó tạo nên nét đặc trưng nhất của tác phẩm.
Mặc khác, những tác phẩm quy mô đồ sộ, vĩ đại như của Berlioz và Wagner
phải cần đến cả trăm nghệ sĩ biểu diễn, độ dài lên đến vài giờ đồng hồ, và nếu biểu
diễn thì phải cần đến một phòng hòa nhạc lớn hoặc nhà hát opera.
Các thể loại giao hưởng, sonata, tứ tấu dây, concerto, opera, tác phẩm cho hợp
xướng vẫn phát triển mạnh. Mỗi chương thường dài, đồ sộ và phức tạp hơn so với
thời kì của Haydn và Mozart. Ví dụ như, một bản giao hưởng điển hình của thế kỉ
19 có độ dài khoảng 45 phút, trong khi đó, một bản giao hưởng của thế kỉ 18 chỉ
vào khoảng 25 phút.
56
Nói tóm lại, ở thời kì lãng mạn, các tác phẩm có quy mô lớn hơn, dàn nhạc có
nhiều nghệ sĩ biểu diễn hơn, kĩ thuật khó hơn và hòa âm phức tạp hơn.
Trong các tác phẩm lớn như giao hưởng, một chủ đề nào đó hoặc nhiều chủ đề
có thể xuất hiện lặp lại ở các chương khác nhau. Điều này đã được Beethoven sử
dụng khi viết giao hưởng số 5 : một chủ đề trong chương scherzo đã được nhắc lại ở
chương kết.
Khi giai điệu được nhắc lại ở chương sau hoặc ở phần sau của tác phẩm, tính
chất âm nhạc sẽ thay đổi bằng cách thay đổi sắc thái, phối khí, hoặc tiết tấu. Ví dụ
như trong giao hưởng Fantastique của Berlioz, chủ đề trữ tình ở chương mở đầu đã
trở thành một điệu nhảy ở chương cuối.
Những chương hoặc những phần khác nhau cũng có thể được liên kết với nhau
bằng những đoạn nối. Một chương giao hưởng hoặc một chương concerto có thể
được biểu diễn qua luôn chương kế tiếp mà không cần ngừng lại. Beethoven đã
từng làm điều tương tự trong giao hưởng số 5 (chương 3 và chương 4).
Giữa các màn, cảnh trong các vở opera ở thế kỉ 19 cũng được kết nối với nhau
bằng các đoạn nối, hoặc một chủ đề âm nhạc xuyên suốt tác phẩm.
Một số nhạc sĩ đã phát triển những thể loại đặc trưng của dân tộc mình trở
thành thể loại chuyên nghiệp. Trong đó có Chopin đã phát triển mazurka, polonaise
– vốn là những điệu nhảy dân gian Ba Lan – trở thành những thể loại chuyên nghiệp,
mang tính quốc tế. Ông còn phát triển những thể loại nhỏ như prelude, balade thành
những thể loại khó và phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật biểu diễn cao.
Nhiều nhà soạn nhạc còn sáng tạo ra những thể loại mới : Liszt với giao hưởng
thơ một chương, Mendelssohn với ouverture độc lập.
57
Các thể loại truyền thống như giao hưởng, concerto… cũng có nhiều đổi mới
táo bạo về nội dung, số lượng chương. Schubert có giao hưởng số 8 với hai chương,
Berlioz có giao hưởng Fantastique với năm chương. Smentana với liên khúc giao
hưởng Tổ quốc tôi, Edvard Grieg có tổ khúc giao hưởng Peer Gynt...
Giao hưởng có tiêu đề và nội dung câu chuyện giống như opera. Berlioz phát
triển thể loại giao hưởng nhiều chương, số lượng chương phụ thuộc vào diễn biến
câu chuyện.
Nghệ thuật biểu diễn đạt đến trình độ cao. Thời kì này là thời kì thịnh vượng
của các ca sĩ nổi tiếng và các nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện như Paganini, Chopin,
Franz Liszt…
Một trong những thể loại phát triển mạnh nhất trong âm nhạc thời kì lãng mạn
là các ca khúc nghệ thuật dành cho giọng hát với phần đệm piano.
Phần đệm trong tác phẩm do chính tác giả ca khúc viết, đó là phần vô cùng
quan trọng, góp phần thể hiện tính cách và nội dung bài hát. Bản thân phần đệm
cũng có motif riêng. Các nhạc sĩ như Schubert, Schumann, Brahms… đều là những
bậc thầy về phần đệm cho ca khúc
Nhiều phần đệm còn đòi hỏi kĩ thuật biểu diễn cao, trong đó có Serenade của
Schubert
58
Mặc dù hiện tại, các ca khúc nghệ thuật vẫn được biểu diễn ở các phòng hòa
nhạc, nhưng trước đây, người ta chỉ hát và thưởng thức chúng ở nhà.
Trong thời kì lãng mạn, ca khúc đóng một vai trò rất quan trọng. Trong các
thời kì trước, ca khúc chưa bao giờ giữ vai trò ưu tiên trong nền âm nhạc chuyên
nghiệp.
Cho đến thế kỷ 19, các hoạt động tiến bộ của các nhà trí thức làm hình thành
nên các nhóm bình thơ, văn, trong các gia đình, trên cơ sở đó, các thể loại ca khúc,
liên ca khúc xuất hiện. Từ đó, thể loại ca khúc được coi là một thể loại chuyên
nghiệp có ý nghĩa quan trọng, sánh ngang với các thể loại đồ sộ như giao hưởng,
opera, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển của âm nhạc lãng mạn.
59
Ca khúc của nhiều nhạc sĩ thời kì hậu lãng mạn như Richard Strauss chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ các nhạc sĩ chuyên viết ca khúc như Schubert, Schumann…
Mối quan hệ sâu sắc giữa các nhà thơ và các nhà soạn nhạc khiến cho các nhạc
sĩ chủ yếu phổ nhạc cho thơ. Vì thế, lời hát trong các ca khúc thường là thơ hoặc
phỏng tác từ thơ.
Nhiều tác phẩm giao hưởng cũng lấy cảm hứng từ thơ. Nhiều thể loại âm nhạc
mới xuất hiện cũng bắt nguồn từ thơ. Ví dụ như thể loại giao hưởng thơ của Liszt.
Hầu hết các nhạc sĩ viết nhiều cho ca khúc như Schubert, Schumann,
Brahms… đều phổ nhạc cho thơ. Hai nhà thơ có tác phẩm được phổ nhạc nhiều
nhất là Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832) và Heinrich Heine (1797 –
1856).
60
CHƢƠNG III
CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỶ XIX
Trường phái âm nhạc lãng mạn phát triển đồng thời trong nhiều nước khác nhau ở
Châu Âu. Tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế- chính trị- xã hội của từng quốc gia mà
các thể loại âm nhạc của các dân tộc có xu hướng khác nhau. Nổi lên sớm hơn,
trong giai đoạn này âm nhạc ở Áo và Đức có những ảnh hưởng lớn trên thế giới.
III.1 Nền âm nhạc ở Áo và Đức
Chủ nghĩa lãng mạn của Áo- Đức được phát triển trong hoàn cảnh chung của xã hội
châu Âu trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Những khuynh hướng dân tộc –lãng mạn trong âm nhạc ở 2 nước này được nảy sinh
ngay trong thời đại Beethoven ở những năm thứ 20 của thế kỷ, đó là những ca khúc
của Schubert, là những vở nhạc kịch mang tính cổ tích, thần thoại của Hoffmann,
Spohr , Weber…
Sự mâu thuẫn sâu sắc vốn có trong đời sống xã hội – chính trị - văn hóa ở Áo và
Đức đã tạo nên những dấu ấn trên nghệ thuật của các nhà soạn nhạc lãng mạn.
Giai cấp quí tộc trong cả hai nước này còn khá mạnh. Áo là trung tâm của chế độ
phản động còn Đức bấy giờ là nước lạc hậu ,trì trệ. Chính quyền chuyên chế của
tầng lớp quí tộc phong kiến, sự chia nhỏ đất nước (gồm 360 các quốc gia và vương
quốc ), sự suy yếu và nô lệ của giai cấp tư bản, thiếu giai cấp công nhân công
nghiệp v.v…tất cả những cái đó gây cản trở cho sự phát triển xã hội ở Đức. Cách
mạng Pháp đã thức tỉnh ý thức xã hội cho các tầng lớp dân chủ trong nhân dân Đức.
Nhân dân Đức đã khắc phục nhanh chóng tình trạng lạc hậu của mình. Nhân dân
Đức và những binh lính yêu nước đã nổi dậy chống chính sách xâm chiếm của
Napoleon và họ là những người đóng vai trò lớn trong việc xóa bỏ nhanh chóng chế
độ phong kiến.
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY
Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY

More Related Content

What's hot

Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...Vohinh Ngo
 
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasCông nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasFood chemistry-09.1800.1595
 
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí MinhCẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí MinhNguyễn Minh Thanh
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamhopchuanhopquy
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoFood chemistry-09.1800.1595
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...
ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...
ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptxBài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptxTrmLThMinh
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbanhmi19
 
Ebook phụ gia thực phẩm phần 1 đàm sao mai (chủ biên)-974657
Ebook phụ gia thực phẩm  phần 1   đàm sao mai (chủ biên)-974657Ebook phụ gia thực phẩm  phần 1   đàm sao mai (chủ biên)-974657
Ebook phụ gia thực phẩm phần 1 đàm sao mai (chủ biên)-974657CandyTran10
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpYen Hoang
 
Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Linh Nguyen
 

What's hot (20)

Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...
 
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasCông nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
 
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đĐề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
 
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí MinhCẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc pham
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
 
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vangBài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương vớ...
 
ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...
ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...
ảNh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lên vỏ bưởi sâ...
 
Bài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptxBài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptx
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
 
Đề tài: Quá trình lên men nước giải khát từ bánh mỳ hương trái cây
Đề tài: Quá trình lên men nước giải khát từ bánh mỳ hương trái câyĐề tài: Quá trình lên men nước giải khát từ bánh mỳ hương trái cây
Đề tài: Quá trình lên men nước giải khát từ bánh mỳ hương trái cây
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Ebook phụ gia thực phẩm phần 1 đàm sao mai (chủ biên)-974657
Ebook phụ gia thực phẩm  phần 1   đàm sao mai (chủ biên)-974657Ebook phụ gia thực phẩm  phần 1   đàm sao mai (chủ biên)-974657
Ebook phụ gia thực phẩm phần 1 đàm sao mai (chủ biên)-974657
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2
 

Similar to Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY

Photo album
Photo albumPhoto album
Photo albumPk Daw
 
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠIKIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠIluongthuykhe
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưngluongthuykhe
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxlejeans144
 
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)MrNguyenTienPhong
 
Giao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triGiao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triphamhatrung
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri052eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05Phi Phi
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri052eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05Vcoi Vit
 
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - LeninGiáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - LeninVuKirikou
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfMan_Ebook
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngHồng Nhung (Ỉn con)
 
Lịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt namLịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt namPhuong Hong Nguyen
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...nataliej4
 

Similar to Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY (20)

Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời TrangBài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
 
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.docTiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
Tiểu luận về cách mạng công nghiệp, 9 điểm.doc
 
Photo album
Photo albumPhoto album
Photo album
 
Bài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới, 9 ĐIỂM
 
Bài 35
Bài 35Bài 35
Bài 35
 
Baisu
BaisuBaisu
Baisu
 
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠIKIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
 
cau3.pptx
cau3.pptxcau3.pptx
cau3.pptx
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xx
 
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
 
VH-PHỤC-HƯNG.doc
VH-PHỤC-HƯNG.docVH-PHỤC-HƯNG.doc
VH-PHỤC-HƯNG.doc
 
Giao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triGiao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh tri
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri052eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri052eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri05
 
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - LeninGiáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
 
Lịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt namLịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt nam
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận án: Âm nhạc Châu Âu ở thế kỉ XIX, HAY

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Khi nói đến lịch sử phát triển âm nhạc của thế giới, không thể không nhắc đến các giai đoạn cực kì rạng rỡ ở phương Tây với các trường phái như Baroque, Tiền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng… Chính những nhạc sĩ thiên tài và lỗi lạc trong các giai đoạn này đã để lại những di sản âm nhạc vô cùng quí giá cho loài người, từ đó tiếp tục khơi dậy và thắp sáng nguồn cảm hứng âm nhạc cho các thế hệ sau. Vì thế môn lịch sử âm nhạc đã là một môn học không thể thiếu tại các trường đào tạo âm nhạc chính qui, là một trong những môn học được học sinh, sinh viên yêu thích, nó giúp hiểu sâu và rộng hơn ý nghĩa các trường phái, các tác giả và tác phẩm, kết quả lớn hơn là nó đã khơi dậy nơi người học niềm đam mê âm nhạc, nâng cao trình độ thẩm mỹ và giáo dục con người ngày càng hoàn mỹ hơn. 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề : Ngày nay với các phương tiện truyền thông rất hiện đại, chúng ta dễ dàng tìm hiểu nhiều vấn đề với chỉ một cú “click chuột”, khác xa với 20-30 năm trước đây, ai đã từng tìm hiểu lịch sử âm nhạc thì hiểu rất rõ nỗi khó khăn khi muốn tìm nghe một tác phẩm âm nhạc cổ điển, thật không quá lời khi nói phải “trầy vi tróc vẩy” mà không phải lúc nào cũng kiếm được. Vì thế khi chọn đề tài nghiên cứu “Âm nhạc thế kỉ XIX” này, và qua kinh nghiệm một số năm giảng dạy, nhóm biên soạn có thể khẳng định rằng đề tài sẽ hướng cho người học có tư liệu nghiên cứu và học tập một cách có căn bản, có phương pháp và hệ thống, không phải bơi trong một kho tàng vô tận mà không biết cách chọn lọc. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu : gồm các nội dung chính sau đây : - Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội châu Âu thế kỉ XIX. - Sự ra đời trường phái âm nhạc lãng mạn.
  • 2. 2 - Ngôn ngữ âm nhạc thế kỉ XIX - Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu thế kỉ XIX. 3. Khách thể nghiên cứu : Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thế kỉ XIX. 4. Đối tƣợng nghiên cứu : - Bối cảnh lịch sử, xã hội, các yếu tố dẫn đến sự hình thành trường phái âm nhạc lãng mạn. - Phong cách và ngôn ngữ âm nhạc của trường phái âm nhạc lãng mạn, và các xu hướng âm nhạc khác trong thế kỉ XIX ở châu Âu - Ảnh hưởng của âm nhạc đến đời sống văn hóa, xã hội. 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài : - Giới hạn đề tài : nghiên cứu âm nhạc châu Âu thế kỉ XIX. - Phạm vi nghiên cứu : một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả theo thứ tự quốc gia: + Nước Áo: Franz Schubert - Anton Bruckner - Hugo Wolf - Johann Strauss + +Nước Đức: Carl Marie Von Weber - Felix Mendelssohn Bartholdy - Robert Schumann - Johannes Brahms - Richard Wagner + Nước Pháp : Hector Berlioz - Jacques Offenbach - Charles Francois Gounod - George Bizet - César Franck - Camille Saint Saens - Jules Massenet + Nước Ý: Nicolo Paganini - Gioacchino Rossini - Giuseppe Verdi + Nước Hungary: Franz Liszt + Nước Ba Lan : Frédéric Chopin - Henryk Wieniawski + Nước Tiệp Khắc: Bédric Smétana - Antonin Dvorak + Nước Na Uy : Edvard Grieg
  • 3. 3 - Các nhạc sĩ Nga thuộc giai đoạn này không được giới thiệu, sẽ có đề tài riêng về âm nhạc Nga. - Chúng tôi sắp xếp tác giả theo quốc gia và thời gian. - Đã có rất nhiều tài liệu viết về tác giả - tác phẩm âm nhạc trong đó có cả trường phái âm nhạc lãng mạn. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu chương III tác giả- tác phẩm theo kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử âm nhạc tại trường đại học Sài Gòn. 6. Nội dung nghiên cứu : - Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội châu Âu thế kỉ XIX. - Ngôn ngữ âm nhạc trường phái âm nhạc lãng mạn. - Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu thế kỉ XIX, có tổng phổ và có đĩa nhạc minh họa. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu : a/ Sưu tầm nghiên cứu các tài liệu từ các nguồn : - Những sách, tư liệu về âm nhạc thế giới đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng giảng dạy tại các trường nghệ thuật tại Việt Nam. - Những sách, tư liệu về âm nhạc thế giới bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. - Thông tin trên mạng internet. b/ Phân tích, đối chiếu, so sánh các tài liệu đã thu thập. c/ Tổng hợp các tài liệu, nêu nhận xét và kết luận, kiến nghị. 8. Sản phẩm của đề tài (dự kiến) : - Tập đề tài in khoảng hơn 100 trang, khổ giấy A4, cỡ chữ 13. 9. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài : - Sử dụng để giảng dạy tại khoa Nghệ thuật trường ĐHSG. Để việc dạy và học đạt hiệu quả cao, giảng viên khi sử dụng đề tài này cần hướng dẫn cho sinh viên các
  • 4. 4 bước tham khảo, các kiến thức cần thiết khi nghiên cứu về một tác giả, tác phẩm, và cách thưởng thức một tác phẩm âm nhạc cổ điển, lãng mạn… - Giúp sinh viên mở rộng hiểu biết và nắm vững kiến thức về âm nhạc châu Âu thế kỉ XIX. - Cho bất kì ai muốn tìm hiểu về âm nhạc châu Âu thế kỉ XIX. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ người đọc để đề tài hoàn thiện hơn.
  • 5. 5 CHƢƠNG MỘT BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX Giai đoạn từ năm 1789 tới năm 1914, châu Âu chứng kiến những sự thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng, bắt đầu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh rồi đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp và sau đó là các cuộc chiến tranh của Napoleon. Tiếp theo sau là sự tái tổ chức trong bản đồ chính trị châu Âu tại Hội nghị Vienna (năm 1815), sự nổi lên của chủ nghĩa quốc gia, sự trỗi dậy của Đế chế Nga và thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Anh, song hành với sự suy tàn của Đế chế Ottoman. Cuối cùng, sự xuất hiện của Đế chế Đức và Đế chế Áo-Hung đã bắt đầu một loạt sự kiện dẫn tới sự bùng nổ của Thế chiến thứ I năm 1914. Đồng thời, thế kỉ XIX đã đánh dấu bước ngoặt căn bản chuyển từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Loài người đã chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp đã tạo ra cách nhìn mới trong nhận thức của con người, kéo theo những biến đổi lớn về khoa học, chính trị, văn hoá, xã hội. Từ đây, loài người bước vào một giai đoạn mới của văn minh nhân loại. I.1 Cách mạng kinh tế I.1.1 Cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp - hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất thực chất là một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Cuộc cách mạng này diễn ra trước hết ở nước Anh. Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu được khởi động ở Anh. Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật lần này là máy móc thay thế công cụ thủ công. Cuộc cách mạng này diễn ra trước hết từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ, trong ngành dệt sợi bông và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành tựu, dẫn đến sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh
  • 6. 6 tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là “Cách mạng công nghiệp lần thứ hai” tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá được sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của các kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến việc gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác. Các ý kiến đánh giá về thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không thống nhất, nhưng nói chung là vào nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu khoảng 1850, khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ 19, đỉnh cao của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914, giai đoạn thứ hai này kết thúc. Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và nó đã trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản. Trong đó chúng ta thấy, nếu như cuộc cách mạng công nghiệp Anh phải mất ngót một thế kỷ mới hoàn thành (từ những năm 60 của thế kỷ 18 đến những năm 50 của thế kỷ 19), thì cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản diễn ra sau đó lại có tốc độ khẩn trương, sôi động hơn và thời gian hoàn thành cách mạng công nghiệp cũng được rút ngắn hơn. Bên
  • 7. 7 cạnh đó ta thấy, cách mạng công nghiệp trong các nước tư bản càng về sau càng đi vào chiều sâu, như: phát triển các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất,chế tạo ra máy cái, đồng thời đi vào khai thác những ngành công nghiệp mũi nhọn như:đường sắt, hàng hải, hóa chất, luyện kim... I.1.2 Thành tựu của Cách mạng công nghiệp  Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "con thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động tăng gấp đôi.  Năm 1764 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 16 - 18 cọc suốt một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.  Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.  Năm 1779 Cromton đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền.  Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.  Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế, phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.  Một trong những phát minh cốt yếu nhất của việc truyền bá các ý tưởng chính là sự cải tiến trong kỹ thuật in ấn: sử dụng tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước, cũng chính là sự kế thừa một phát minh từ nhiều thập kỷ trước. Kỹ thuật này được phát triển là kết quả của sự phát minh ra máy sản xuất giấy cuộn từ đầu thế kỷ 19. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng chứng kiến sự ra đời của kỹ thuật in Linotype và Monotype trong ngành in.
  • 8. 8  Quy trình làm giấy từ bột gỗ ra đời, thay thế nguyên liệu cũ là bông và lanh vốn là những nguồn lực hạn chế.  Sự truyền bá kiến thức ở nước Anh là kết quả của việc cải tiến kỹ thuật in ấn, thay đổi nguồn nguyên liệu làm giấy và chính sách xóa bỏ thuế giấy trong thập kỷ 1870.  Các sáng chế và các ứng dụng ngày càng được phổ biến và có tác động lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế, và là tiền đề cho sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai xuất phát từ Mỹ vào đầu thế kỉ XX.  Động cơ hơi nước đã được phát minh và áp dụng ở Anh trong thế kỷ XVIII, và được xuất khẩu một cách từ tốn sang châu Âu và phần còn lại của thế giới trong thế kỷ XIX cùng với các thành tựu khác của cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên sự phát triển của động cơ đốt trong lại xảy ra ở những nước ngoài nước Anh. Một số ví dụ như: động cơ đốt trong chạy bằng khí than đá đầu tiên đã được phát minh bởi Etienne Lenoir ở Pháp, và đã đạt được một số thành công nhất định, được chính thức công nhận như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ. Động cơ đốt trong cũng đã được thử nghiệm cho xe ô tô thuở sơ khai ở Pháp, trong thập kỷ 1870, nhưng nó không bao giờ được sản xuất với số lượng lớn. Chính Gottlieb Daimler của Đức là người đã tạo ra sự đột phá vài năm sau bằng việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu xe ô tô thay cho khí than. Sau đó, Henry Ford (Đức) chế tạo hàng loạt ô tô với động cơ đốt trong, tạo nên tác động to lớn với xã hội. Động cơ xăng hai thì, ban đầu được phát minh bởi kỹ sư người Anh Joseph Day ở thành phố Bath. Ông chuyển giao phát minh cho các doanh nhân Mỹ và từ đây nó mau chóng trở thành "nguồn năng lượng của người nghèo", dẫn động máy móc nhỏ như xe máy, xuồng có động cơ và máy bơm. Đây cũng là nguồn năng lượng đáng tin cậy của các cơ sở sản xuất nhỏ trước khi điện được phổ biến rộng rãi.  Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả
  • 9. 9 năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó. Cuộc cách mạng công nghiệp cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm. Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành. Bên cạnh đó, giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra, chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản. I.1.3 Ý nghĩa về mặt kinh tế Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có tác động sâu sắc đến chủ nghĩa tư bản. Trước hết, nó đã có tác dụng dọn sạch đường cho sự thống trị toàn diện của chủ nghĩa tư bản. Những thành tựu của cuộc cách mạng này đều được ứng dụng vào sản xuất, dẫn tới sự đột phá trong sản xuất, tạo nên một khối lượng của cải đồ sộ bằng nhiều thế kỷ trước cộng lại, từ đó khẳng định ưu thế kinh tế của của chế độ tư bản trước chế độ phong kiến. Theo đó, cách mạng công nghiệp đã góp phần khẳng định chiến thắng của chủ nghĩa tư bản, mà trước nhất là trên bình diện kinh tế. Như Mác đã khẳng định : “Đây được coi là phát minh có ý nghĩa quốc tế đầu tiên. Nó được chế tạo ra không chỉ cho một vài lĩnh vực, mà được áp dụng phổ biến cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chính động cơ hơi nước đã đẻ ra chủ nghĩa tư bản.” Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp đã tạo ra những công cụ lý tưởng để bọn chủ tư bản bóc lột người lao động một cách cùng kiệt nhất, đó chính là máy
  • 10. 10 móc. Người công nhân phải làm việc từ 12- 16 tiếng mỗi ngày, và họ đã trở thành nô lệ của máy móc và cũng là của nhà tư bản, bởi họ không thể cưỡng lại được sự hoạt động đều đều và liên tục của những cỗ máy. Nếu so với thời kỳ công trường thủ công, thì sự ra đời của máy móc và việc ứng dụng máy móc ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, đã tạo nên một công cụ thu lời vô cùng kỳ diệu cho các nhà tư bản. Chính từ sự ưu việt của máy móc đem lại và sự cám dỗ của lợi nhuận, các nhà tư bản không ngừng mở rộng sản xuất theo chiều rộng một cách tràn lan, vô chính phủ. Vì vậy, nó đã quy định tính chất của chủ nghĩa tư bản thời kỳ này là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Ngoài ra, cách mạng công nghiệp cũng đã làm thay đổi trong cơ cấu ngành nghề của chủ nghĩa tư bản, khiến cho cuộc cách mạng lần này còn được gọi với tên khác là cuộc cách mạng cơ cấu ngành nghề. Cụ thể là sự phát triển của máy móc và những ứng dụng rộng rãi của nó trong nền sản xuất, đã đưa các lĩnh vực công nghiệp nặng lên một tầm cao mới, bên cạnh vị trí đã được khẳng định của các lĩnh vực công nghiệp nhẹ. I.2 Cách mạng chính trị Sự can thiệp của Pháp vào cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ đã khiến nước này suy sụp hoàn toàn về kinh tế. Sau nhiều nỗ lực cải cách tài chính bất thành, vua Louis XVI được thuyết phục triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (États Généraux-gồm có tăng lữ, quý tộc và tư sản, nông dân, bình dân thành thị) tại cung điện Versailles tháng 5 Vua Pháp Louis XVI
  • 11. 11 năm 1789 với dụng ý muốn tăng tiền để chuẩn bị chiến tranh. Do đó, nhà vua chủ trương tại hội nghị này sẽ bỏ phiếu theo đẳng cấp. Tức là sẽ có ba phiếu trong đó mỗi đẳng cấp bỏ một phiếu. Như vậy chắc chắn dự định của vua sẽ được thông qua. Tuy nhiên giới tư sản phản đối mạnh vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ. Vì vậy giới tư sản đòi bỏ phiếu theo số đại biểu. Tức là mỗi đại biểu bỏ một phiếu và đẳng cấp thứ ba có đông đại biểu hơn nên chắc chắn sẽ bảo vệ được quan điểm của mình. Hai bên mâu thuẫn nhau và hai đẳng cấp trên dùng hai phiếu (bỏ theo đẳng cấp, theo truyền thống vua triệu tập hội nghị để hỏi ý kiến các đẳng cấp nên từ xưa đã có chuyện bỏ phiếu theo đẳng cấp) để phủ quyết việc bỏ phiếu theo đại biểu (việc bỏ phiếu theo đại biểu là một điều mới). Tuy nhiên, toàn bộ các đại biểu của đẳng cấp thứ ba, các đại biểu đẳng cấp hai (quý tộc) nhưng nay đã sa sút, và các đại biểu đẳng cấp hai (quý tộc) nhưng xuất thân là tư sản được phong quý tộc do mua bằng tiền (bởi nhà vua), và các đại biểu đẳng cấp một (tăng lữ) nhưng xuất thân là bình dân (các linh mục nghèo ở các miền quê) đã bỏ hội nghị rời sang sân Tennis (Tennis Court) ở gần đó và tuyên thệ (Oath) họ là một cơ quan đại diện không phải là của các đẳng cấp mà là của "nhân dân"- hay còn có tên gọi khác là Quốc hội và sẽ không giải tán cho đến khi nào viết xong một bản hiến pháp. Đây cũng là một hành động "cách mạng" đòi hỏi chủ quyền quốc gia vào tay một nhóm người trước kia không có thẩm quyền pháp lý. Cùng thời điểm ấy người dân Paris nổi dậy chống lại chế độ phong kiến vơ vét, mà nổi tiếng nhất là vụ phá ngục Bastille ngày 14 tháng 7 năm 1789. Đêm ngày 4 tháng 8 năm 1789, Quốc hội ra tuyên bố bãi bỏ chế độ phong kiến. Đạo luật đầu tiên của quốc hội là Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền với các điểm chính như sau: (1) Mọi người đều được sinh ra bình đẳng cùng với các quyền lợi bằng nhau. (2) Mọi công dân có quyền bầu các đại biểu để làm ra luật pháp. (3) Mọi người được tự do nói, viết, hay in ra các ý kiến miễn là người đó không lạm dụng đặc quyền này. (4) Số tiền thuế mà một người phải đóng sẽ được căn cứ vào số lượng tài sản mà người đó có. Đồng thời với sự thay đổi trong chính sách bầu cử và ứng cử, các đường lối kinh tế cũng ưu đãi giai cấp trung lưu hơn là các tầng lớp thấp kém khác. Để có tiền,
  • 12. 12 chính quyền phát hành một loại chứng khoán có tên là "assignat". Người có chứng khoán assignat có thể mua đất do chính quyền bán ra. Các nhà lãnh đạo cách mạng cũng ưa thích nền kinh tế tự do cá thể nên các phường thợ đã bị giải tán vì bị cho là các tổ chức độc quyền của giới thương nhân hay thợ thủ công. Tư tưởng về tổ chức kinh tế thời đó tại châu Âu cũng như tại nước Anh đã bị ảnh hưởng bởi Adam Smith qua cuốn sách "Sự thịnh vượng của các Quốc Gia" (the Wealth of Nations) xuất bản năm 1776. Đây là một tác phẩm đơn độc gây ảnh hưởng lớn lao nhất về cách phát triển kinh tế. Với cách trình bày trong sáng, Adam Smith đã mô tả một nền kinh tế thị trường hoạt động ra sao, sự phân phối lao động trong sản xuất, sự khác nhau giữa lao động sản xuất và lao động không sản xuất, bản chất của tài sản liên hệ tới tiền bạc, sự bất lực của chính quyền trong việc điều hành các nền kinh tế. Adam Smith đã chủ trương rằng mọi giá cả và lương bổng phải được xác định bằng cách dàn xếp tự do giữa các cá nhân có liên quan, tức là không có sự kiểm soát. Vào thời đó, giới thợ thuyền gồm các loại: thợ mộc, thợ nề, thợ làm giấy, thợ khóa, thợ làm kính, thợ thuộc da... đã tổ chức thành các nghiệp đoàn lao động để mặc cả lương bổng và các quyền lợi khác với giới chủ. Năm 1791, Quốc hội Pháp thời cách mạng đã ra lệnh ngăn cấm các nghiệp đoàn lao động này bằng bộ luật Le Chapelier và bộ luật này là một phần của bộ môn luật học của nước Pháp trong ba phần tư thế kỷ. Chính quyền cách mạng cũng loại bỏ bớt ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Rôma bằng cách ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của nhà thờ và bán đi, khiến cho các tu viện, các trường học, các đất đai của Giáo hội đều thuộc về "quốc gia". Vào thời đó chưa có ý niệm phân cách giữa Giáo hội và nhà nước nên các nhà cách mạng Pháp thuở ban đầu đã coi Giáo hội là một loại công quyền cộng tác với vương quyền. Việc tịch thu các cơ sở của Giáo hội đã ảnh hưởng đến sự giáo dục của hàng ngàn trẻ em và các cơ sở từ thiện cũng như nơi thờ phượng và cách tổ chức hàng ngàn giáo phẩm. Các giáo sĩ từ nay không được theo lệnh của Giáo hoàng và không được phép hoạt động nếu không có phép của chính quyền mới. Mọi giáo sĩ được
  • 13. 13 hưởng lương bổng của quốc gia và một chương trình tổ chức giáo phẩm được hoạch định trong bản "Hiến pháp dân sự của giới tu sĩ" năm 1790. Giáo Hoàng khi đó đã lên án cuộc Cách mạng Pháp khiến cho Quốc hội Pháp đã bắt các giáo sĩ phải thề trung thành với Hiến pháp, kể cả Hiến pháp dân sự của giới Tu Sĩ. Một nửa số giáo sĩ đã tuyên thệ, họ tự coi là những người ái quốc, bảo vệ các quyền lợi của Con người và được tự do khỏi Giáo hội La Mã. Số giáo sĩ còn lại nhận tài trợ từ nước ngoài, đi theo đường lối của Giáo hoàng và trở thành phe chống đối Cách mạng, trong số này có cả vua Louis XVI. Trước bầu không khí căng thẳng của những kẻ chống lại hoàng gia, lo sợ cho tính mạng của mình, nhà vua quyết định bỏ trốn cùng gia đình. Ông bị phát hiện và bị đưa trở lại Paris. Ngày 12 tháng 1 năm 1793, cựu hoàng bị kết án tử hình với tội danh “âm mưu chống lại tự do nhân dân và an ninh chung”. Ngày 9 năm 1792 Quốc ước xóa bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố Pháp là một nhà nước cộng hoà. Tuy nhiên Cộng hòa Pháp chỉ tồn tại đến năm 1799 khi Napoleon tuyên bố chuyển nước Pháp từ chế độ Cộng hòa sang chế độ Tổng tài. Nước Pháp dưới thời Napoleon trở nên hùng mạnh, liên tiếp thực hiện các cuộc chiến tranh với các nước châu Âu khác để tranh giành lãnh thổ. Napoleon Bonaparte (1769 – 1821)
  • 14. 14 Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết lại để tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái bốn đạo quân tiến đánh. Napoleon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ tư tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới sát kinh đô Viên làm nước Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoleon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ. Để triệt để đánh bại nước Anh, vào năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoleon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, và ông đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoleon đã mang theo hơn 35.000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các nhà toán học như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet. Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp. Vào năm 1799, ông quay trở về từ Ai Cập và vào ngày 9 tháng 11 thì lật đổ chính phủ, thay thế nó bằng chế độ Tổng tài, trong đó ông là Đệ nhất Tổng tài. Ngày 2 tháng 12 năm 1804, sau một âm mưu ám sát bất thành, Napoleon tự tuyên bố mình là Hoàng đế. Năm 1805, Napoleon dự định xâm lược Anh, nhưng một liên minh mới giữa Anh và Nga cùng Áo (Liên minh thứ ba), đã buộc ông phải hướng sự chú ý vào trong lục địa. Năm 1805, Napoleon đánh bại liên quân Áo-Nga có số lượng đông đảo hơn tại Austerlitz, buộc Áo rút lui khỏi liên minh và giải tán Đế chế La Mã thần thánh. Năm 1806, một Liên minh thứ tư được thiết lập, ngày 14 tháng 10 Napoleon đánh bại Quân đội Phổ trong Trận Jena-Auerstedt. Sau đó Napoléon còn đi qua Đức và đánh bại quân Nga năm 1807 trong trận đánh tại Friedland. Năm 1807 Hiệp ước hòa bình Tilsit ra đời, phân chia châu Âu giữa Pháp và Nga và tạo ra Công quốc Warszawa. Đồng thời Napoleon cũng tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm đóng. Nhưng do không thể đánh thắng quân Anh bằng quân đội nên Napoleon quyết định làm cho nước Anh suy yếu bằng cách ngăn chặn không cho tàu thuyền Anh tìm được thị trường tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh kinh tế này là bóp nghẹt nước Anh và không cho một chiếc tàu Anh nào được cập bến cho dù không phải tàu của các thương gia Anh quốc, vì thế các tàu bè mang cờ Anh
  • 15. 15 đều bị phá hủy. Nhằm duy trì cuộc chiến tranh kinh tế, Napoleon thấy cần thiết phải kiểm soát các bờ biển châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Na Uy để chống buôn bán hàng lậu. Trước sự xâm lược của quân Pháp, dân chúng Tây Ban Nha và Áo đã nổi dậy mạnh mẽ nhưng đến tháng 7 năm 1810 quân Pháp đã đàn áp họ tàn bạo và đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa đó. Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoleon đã huy động gần 65 vạn quân với mục đích xâm lược Đế chế Nga. Tuy nhiên Napoleon đã vấp phải sự phản kháng dữ dội của người Nga. Tinh thần yêu nước của nhân dân Nga sục sôi, họ quyết tâm đấu tranh để trả thù cho những thất bại trước Napoleon tại Austerlitz và Friedland, để xé bỏ nền hòa bình nhục nhã theo Hiệp định Tilsit. Họ cũng cương quyết không chịu kiếp chư hầu cho Napoleon, và không để cho sứ thần Pháp tác oai tác quái tại kinh thành Sankt-Peterburg. Trong trận đánh kịch liệt tại Borodino, quân đội Nga đã tiêu diệt được rất nhiều kẻ xâm lược, sau đó họ dần dần rút lui khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng. Cuộc đại chiến tại Borodino trở thành một đòn giáng thật nặng nề vào Napoleon cũng như chế độ độc tài của ông. Dưới sự chỉ huy của tướng Nikhail Illarionovich Kutuzov, với chính sách “Vườn không nhà trống” của Nga, lợi dụng thời tiết mùa đông băng giá quân đội Nga đã chặn mọi con đường tiếp tế từ Pháp. Napoleon đã thất bại trong mục tiêu chính của ông là tiêu diệt lực lượng quân đội Nga chỉ trong một trận đánh duy nhất. Sau đó ông tiến tới chiếm thành phố Moskva, đây chỉ còn là một thành phố hoang tàn bị đốt trụi sau khi quân Nga rút lui. Tháng 10 năm 1812, Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Và trên đường rút quân, quân Pháp Quân phải đối mặt với bệnh dịch, đói khát và bị quân Nga truy kích quyết liệt, thiệt hại rất nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn 127.000 quân Tới năm 1813, vận may đã rời bỏ Napoleon, sau khi ông bị đội quân bảy nước đánh bại tại trận Leipzig tháng 10 năm 1813. Ông bị buộc thoái vị sau Chiến dịch sáu ngày và Paris bị chiếm đóng. Theo Hiệp ước Fontainebleau Napoleon bị trục xuất tới đảo Elba. Ông quay về Pháp ngày 1 tháng 3 năm 1815, tái lập quân đội,
  • 16. 16 nhưng bị lực lượng Anh và Phổ đánh bại hoàn toàn tại trận Waterloo ngày 18 tháng 6 năm 1815. Từ đây, các cuộc chiến tranh của Napoleon hoàn toàn chấm dứt. I.2.1 Ảnh hƣởng của Cách mạng Pháp tại châu Âu Cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, cũng như cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mỹ và sự thành lập nước Mỹ trước kia, đã gây ra ảnh hưởng tới các quốc gia khác của châu Âu. Tư duy cấp tiến của Cách mạng tư sản Pháp đã trở thành một thứ triết học phổ biến, bảo vệ quyền lợi của con người bất kể chủng tộc, quốc gia và thời gian. Tại Ba Lan, những người muốn tổ chức lại đất nước, đã hoan nghênh kiểu mẫu này, còn tại vương quốc Anh, số nghị viên kiểm soát Quốc hội cũng muốn bắt chước các đường lối thay đổi của nước Pháp. Ở Hungari, các địa chủ tìm cách chống lại vua Joseph II trong khi đó tại xứ Ái Nhĩ Lan, diễn biến cuộc cách mạng thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi tầng lớp nhân dân. Đã có các cuộc đình công xảy ra ở Đức cùng lúc với sự nổi loạn của nông dân Đức ở nhiều nơi. Tại nước Bỉ, người dân nổi dậy chống lại sự cai trị của vua nước Áo... I.2.2 Sự trỗi dậy của các quốc gia Sau khi đánh bại cách mạng Pháp, các cường quốc khác tìm cách tái lập lại sự ổn định chính trị tại nước mình như trước năm 1789. Năm 1815 tại Hội nghị Vienna, các cường quốc lớn của châu Âu tìm cách thiết lập một sự cân bằng quyền lực hòa bình giữa các đế chế sau các cuộc chiến tranh của Napoleon theo hệ thống Metternich và kiên quyết đàn áp các phong trào tự do và dân tộc chủ nghĩa trong nội bộ đế quốc. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ không thể ngăn cản sự lan tràn của các phong trào cách mạng: tầng lớp trung lưu đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng dân chủ của cuộc cách mạng Pháp, cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại những thay đổi kinh tế và xã hội quan trọng, các tầng lớp thấp bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng về chủ nghĩa xã hội, cộng sản và vô chính phủ (đặc biệt là những ý tưởng được Karl Marx đưa ra trong Bản tuyên ngôn Cộng sản), và mong muốn của tầng lớp tư bản mới là chủ nghĩa tự do. Sự bất ổn càng tăng thêm từ sự thành lập
  • 17. 17 của nhiều phong trào quốc gia (tại Đức, Italia, Ba Lan, Hungary vân vân), tìm cách thống nhất quốc gia và/hay giải phóng khỏi sự cai trị nước ngoài. Như một hậu quả của nó, giai đoạn từ 1815 tới 1871 chứng kiến nhiều nỗ lực cách mạng và các cuộc chiến tranh giành độc lập. Napoleon III, cháu của Napoleon I, quay trở về từ nơi bị trục xuất là Anh Quốc năm 1848 và được bầu vào nghị viện Pháp, và sau đó là "Hoàng thân Tổng thống" trong một cuộc đảo chính tự phong mình làm Hoàng đế, một hành động sau này đã được đa số cử tri Pháp phê chuẩn. Ông đã giúp đỡ cho sự thống nhất của Italia khi chiến đấu chống lại Đế chế Áo và trong cuộc chiến tranh Crimea với Anh và Đế chế Ottoman chống lại Nga. Đế chế của ông sụp đổ sau một thất bại nặng của Pháp trước người Phổ khiến ông bị bắt giữ. Sau đó Pháp trở thành một nhà nước Cộng hòa yếu ớt từ chối đàm phán và bị Phổ đánh bại sau ít tháng. Tại Versailles, vua Wilhelm I của Phổ tuyên bố trở thành Hoàng đế Đức, và nhà nước Đức hiện đại đã ra đời. Nước Đức phát triển dần với chính sách đối ngoại gây chiến và xâm lược, trở thành một trong những đế quốc hùng mạnh nhất của thế kỷ XIX. Giới lãnh đạo mới của Đức cũng tái lập các quan hệ, tích cực tìm kiếm các liên minh với Nga và Anh để thao túng quyền lực chính trị. Từ thập niên 30 của thế kỷ XIX, đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đầu suy yếu. Tại các thuộc địa của đế quốc này ở Đông Âu xuất hiện nhiều phong trào cách mạng của nhân dân nhưng thường xuyên bị dập tắt. Một số nước Đông Âu tách ra giành độc lập và trở thành những quốc gia lập hiến như Montenegro, Herzegovina, Bosnia, Hy Lạp, Bungari, Albani... Năm 1861, nước Ý được thống nhất. Vương quốc Ý được thành lập, bộ máy lãnh đạo nhanh chóng đạt được sự thống nhất về lãnh thổ và chính trị, sau đó phát triển Ý trở thành một nước đế quốc. Thế kỷ XIX cũng chứng kiến sự xuất hiện của Đế chế Anh như là một cường quốc đứng đầu thế giới phần lớn nhờ tiềm lực về tài chính do Cách mạng Công nghiệp đem lại và vùng lãnh thổ rộng lớn sau khi chiến thắng những cuộc chiến tranh của Napoleon. Cũng chính những ưu thế này đã đưa nước Anh lên vị trí thống trị thế giới trong lĩnh vực thương mại, hàng hải và vận tải biển.
  • 18. 18 Năm 1879, Đức và Áo-Hung ký kết hiệp ước liên minh và đến năm 1882, Ý cũng tham gia. Mục tiêu của liên minh này là hạn chế tầm ảnh hưởng đang lên của Pháp và Nga, đồng thời xâm lược các nước khác, mở rộng thuộc địa. Các đế quốc này lập thành khối quân sự liên minh tay ba, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1. Đầu thế kỷ XIX, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế còn thấp kém thậm chí Mỹ còn là mục tiêu tranh chấp của Anh, Pháp và Nga nhưng Mỹ không để các nước này lôi kéo vào các vụ tranh chấp quốc tế mà tận dụng cơ hội để phát triển đất nước. “Vận mệnh hiển nhiên” của Mỹ không chỉ dừng lại ở Bắc Mỹ mà còn được mở rộng trên toàn thế giới. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành thắng lợi, tác động mạnh mẽ tới phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân khu vực Mỹ-Latinh. Cùng với sự suy yếu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ-Latinh phát triển mạnh. Tất cả các nước thuộc khu vực Mỹ-Latinh nói tiếng Tây Ban Nha như Argentina, Mexico, Brazin, Columbia, Chile đều thành lập các quốc gia độc lập, không muốn bất cứ nước châu Âu nào xác lập hoặc duy trì ảnh hưởng tại khu vực này. Năm 1825, Mỹ cho quân chiếm đảo Puerto Rico đồng thời gây sức ép với Colombia buộc phải cho Mỹ quyền tự do thông thương qua eo đất Panama. Năm 1845-1846, Mỹ can thiệp bằng vũ lực vào Mexico, sáp nhập một nửa lãnh thổ Mexico vào nước Mỹ. Như vậy, bằng những thủ đoạn tinh vi núp dưới chiêu bài “độc lập dân tộc”, “hợp tác và đoàn kết” nhân dân các nước Mỹ- Latinh, Mỹ đã dần tạo được chỗ đứng ở khu vực, loại bỏ hoàn toàn tầm ảnh hưởng của các nước châu Âu, phát triển thành một nước đế quốc và, biến Mỹ- Latinh thành “sân sau” của mình vào đầu thế kỷ XX. I.3 Những sự kiện nổi bật trong thế kỷ XIX I.3.1. Những phát minh khoa học kĩ thuật nổi bật trong thế kỉ XIX Cuộc cách mạng tri thức trong thế kỉ XVIII đã tạo điều kiện cho những tiến bộ ở những thế kỉ sau.
  • 19. 19  John Dalton, một giáo viên người Anh cho rằng mọi vật chất đều cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử của các chất khác nhau thì có khối lượng khác nhau. Các nguyên tử hợp thành từng đơn vị (bây giờ ta gọi là phân tử). Ông còn miêu tả chúng bằng những công thức hoá học.  Về mặt hoá học: phát minh vĩ đại trong lĩnh vực này chính là bảng hệ thống tuần hoàn năm 1869 của Dmitri Mendeleev, một nhà hoá học Nga. Ông đã sắp xếp các chất hoá học thành từng nhóm theo khối lượng riêng, tính chất riêng của chúng. Ông còn dự đoán một số chất mà loài người sẽ phát hiện ra để lấp vào chỗ trống trong Bảng tuần hoàn của ông với một sự chính xác đáng kinh ngạc.  Năm 1800, Vontair (Ý) đã chế tạo ra pin do tác động của hoạt động hoá học.  Năm 1831, Michael Faraday (Anh) đã chứng minh dòng điện sẽ xuất hiện khi ta di chuyển ống dây qua một từ trường. Phát minh của Faraday đã tạo cơ sở cho việc chế tạo ra máy phát điện sau này.  Năm 1860 James Clerk Maxwell, một nhà khoa học người Scotland đã đưa ra lí thuyết giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ mà trong khoảng mắt ta nhìn thấy được.  Năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh được tốc độ khác nhau của các loại sóng điện từ khác nhau. Sau này người ta lấy tên Hertz để đặt cho đơn vị đo chu kì bước sóng.  Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Wilhelm Roentgen đã tạo ra một loại tia có thể đâm xuyên qua các vật thể rắn mà ánh sáng không thể xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X .  Năm 1898, hai ông bà Pierre và Marie Curie (Pháp) đã tinh chế được chất radium và phát hiện ra tính phóng xạ của nó.  Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là Alexander Graham Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên vào năm 1876  Năm 1879 Thomas A. Edison đã làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc sống .
  • 20. 20  Về mặt kĩ thuật, đầu thế kỉ XIX khí đốt và gas đã được người Anh và Pháp đưa vào phục vụ cuộc sống. 1897 một kĩ sư người Đức là R . Diesel đã chế ra một loại động cơ đốt trong không cần bugi, sử dụng dầu cặn nhẹ. Động cơ Diesel chính là mang tên ông.  Về y học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Louis Pasteur (Pháp) đã nghĩ ra cách ngừa bệnh mới là sử dụng vaccin.  Về sinh học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Charles Darwin. Năm 1859 ông xuất bản tác phẩm “Nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên”. Trong cuốn sách ông trình bày ba ý tưởng chủ yếu: đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên, sự tồn tại của giống thích ứng với môi trường tốt nhất đã trở thành cơ sở của học thuyết tiến hoá cổ điển.  Về di truyền học, Gregor Mendel (Áo) đã đưa ra học thuyết chứng minh sự di truyền những phẩm chất của thế hệ trước cho thế hệ sau qua những phân tử cực nhỏ, mà sau này được gọi là gen.  Về tâm lí học, cuối thế kỉ XIX có hai phát minh quan trọng là của Ivan Pavlov và Sigmund Freud. Pavlov đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện. Thử nghiệm của ông đã giải thích nhiều hành vi của con người không giải thích được bằng lí trí, thực tế chỉ là sự phản ứng máy móc trước các kích thích đã trở thành tập tính. Còn học thuyết của Freud thì giải thích nhiều hành động của con người xuất phát từ những nhu cầu, ước muốn tiềm ẩn. Freud chính là cha đẻ của ngành phân tâm học sau này. I.3.2 Những học thuyết chính trị xuất hiện trong thế kỉ XIX I.3.2.1 Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc Những cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện giải phóng con người khỏi những sự kiềm chế độc đoán của chế độ phong kiến. Con người ngày càng có ý thức về quyền tự do của các cá nhân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong điều kiện như vậy, những học thuyết về quyền tự do cá nhân và quyền của các dân tộc đã được hình thành.
  • 21. 21 Về quyền tự do cá nhân Đầu tiên phải kể đến là những tư tưởng của John Stuart Mill – Anh qua tác phẩm “Luận về tự do”. John Mill đã nêu lên nguyên tắc: cá nhân có thể làm bất cứ điều gì miễm là không hại tới người khác, không ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác. Trong thực tế cuộc sống, việc thực hiện nguyên tắc này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự nghiêm minh của pháp luật.  Alexis de Tocqueville - Pháp thì viết tác phẩm “Nền dân chủ Hoa Kì”. Qua tác phẩm này, ông cho rằng trào lưu dân chủ đang lên là không thể nào ngăn John Stuart Mill (1806 – 1873), người Anh Alexis de Tocqueville (1805 – 1859) người Pháp
  • 22. 22 cản được. Ông ca ngợi tinh thần dân chủ, sự thành công và sức mạnh vật chất của nước Mỹ, nhưng ông cũng đồng thời phê phán tính cách thiếu tế nhị, ngạo mạn, thực dụng của nền văn hoá Mỹ theo cách nhìn của người Pháp. Về quyền của các dân tộc: xuất hiện hai quan điểm trái ngược nhau.  Quan điểm thứ nhất cho rằng mỗi dân tộc đều có quyền chọn cách sống riêng cho dân tộc mình, không dân tộc nào khác có quyền xâm phạm. Nhà ái quốc người Ý là Mazzini đã để cả cuộc đời mình kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm này. Các cuộc đấu tranh của những nhà yêu nước ở vùng Balkan chống lại sự thống trị của các đế chế nước ngoài cũng là một cách bảo vệ quan điểm đó.  Quan điểm thứ hai thì ngược lại, một số nhà lí luận của các dân tộc lớn thì cho là dân tộc mình siêu đẳng hơn, có sứ mệnh phải giúp các dân tộc khác khai hoá văn minh, chỉ bảo cho các dân tộc kém hơn cách sống hợp lí. Họ còn lợi dụng học thuyết Darwin về cạnh tranh sinh tồn để áp dụng vào xã hội. Lí luận này được giới thực dân rất ủng hộ vì nó chứng minh cho sự “cần thiết” của các cuộc chiến tranh xâm lược các vùng đất chưa phát triển. Mazzini (1805 – 1872) người Ý
  • 23. 23 I.3.2.2 Những tƣ tƣởng về chủ nghĩa xã hội đầu thế kỉ XIX Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện từ thế kỉ XVI với tác phẩm của Thomas More - Anh, tư tưởng này phản ánh ước mơ một xã hội công xã nông thôn thanh bình dựa trên nền sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp. Các nhà tư tưởng CNXH của thế kỉ XIX đã thấy sự tất yếu của một xã hội công nghiệp. Từ đó họ nảy sinh tư tưởng xây dựng một xã hội hạn chế bóc lột, hạn chế sự cách biệt giàu nghèo, khắc phục những mặt tiêu cực của xã hội tư bản. Tiêu biểu cho các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của thế kỉ XIX là Saint Simon, Charles Fourrier và Robert Owen.  Saint Simon (1760-1825) - người Pháp - nhận thấy mâu thuẫn giữa một bên là các nhà tư sản giàu có và một bên là những người làm thuê rất nghèo khổ. Ông chủ trương xây dựng một xã hội mới do “những nhà công nghiệp sáng suốt” điều hành, trong đó mọi người đều lao động theo kế hoạch và được hưởng thụ bình đẳng. Để xây dựng một xã hội như vậy, ông chủ trương thuyết phục các nhà tư bản chứ không theo con đường bạo lực cách mạng. Saint Simon (1760-1825) người Pháp
  • 24. 24  Charles Fourrier (1772-1837) - người Pháp- cũng phê phán sự bất công của xã hội tư bản, ông vạch rõ “sự nghèo khổ sinh ra từ bản thân sự thừa thãi”. Ông vạch ra dự án xây dựng các công xã (Phalange) trong đó mọi người đều lao động, coi lao động là nguồn vui. Trong các công xã có sự kết hợp giữa công nghiệp với nông nghiệp. Việc hưởng thụ sản phẩm được chia theo tỉ lệ: 5/12 cho lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12 cho những người góp vốn xây dựng Falange. Ông kêu gọi những người giàu có góp vốn xây dựng Phalange, nhưng lời kêu gọi của ông chẳng được ai đáp lại. Charles Fourrier (1772-1837) người Pháp
  • 25. 25  Robert Owen (1771-1858) –người Anh- vốn xuất thân từ một người làm thuê, biết làm ăn và trở thành ông chủ. Ông đã bỏ vốn của mình ra làm gương, xây dựng một cơ sở làm ăn. Trong cơ sở của Owen tài sản được coi là của chung, mọi người đều cùng làm việc mỗi ngày là 10 giờ, có nhà trẻ cho công nhân nữ gửi con nhỏ, lợi nhuận làm ra được thì chia công bằng... Việc làm đó của ông sau này đã bị thất bại vì sản phẩm của xưởng ông làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ông bỏ sang Mỹ thí nghiệm ý tưởng của mình lần nữa nhưng cũng thất bại và cuối cùng phải bỏ về Anh trong cảnh nghèo khó. Học thuyết của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng đầy tính nhân đạo nhưng đều thất bại khi đem ra thi hành. Nói như chúng ta ngày nay là thiếu tính khả thi. Tuy vậy, những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học sau này do Karl Marx xây dựng. Robert Owen (1771-1858) người Anh
  • 26. 26 I.3.2.3 Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học Karl Marx – (1818-1883) và Friedrich Engels – (1820-1895) đã xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học qua tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” xuất bản tháng 2 năm 1848. Trong Tuyên ngôn này, Marx và Engels đã chứng minh lịch sử loài người là lịch sử của sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội nối tiếp thay thế nhau, xã hội sau sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn xã hội trước. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển trong xã hội có giai cấp. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản sẽ dẫn tới sự xuất hiện một xã hội mới công bằng hơn, tiến bộ hơn. Giai cấp công nhân, tổ chức ra chính đảng của mình lãnh đạo một cuộc cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng chính quyền của mình và thiết lập mối quan hệ giữa công nhân các nước theo tinh thần quốc tế vô sản. Đến đầu thế kỉ XX, Vladimir Ilich Lenine – người Nga- đã phát triển thêm lí luận của Marx-Engels và vận dụng lí luận đó vào hoàn cảnh nước Nga, chỉ đạo phong trào đấu tranh giai cấp ở Nga đi tới thắng lợi mà tiêu biểu nhất là cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Karl Marx (1818-1883) Friedrich Engels (1820-1895)
  • 27. 27 I.3.3 Những khuynh hƣớng nghệ thuật xuất hiện trong thế kỷ XIX I.3.3.1 Văn học Giai đoạn đầy biến động trong lịch sử thời cận đại đã được văn học châu Âu phản ánh một cách sinh động, đặc biệt là văn học Pháp. Sau thất bại của Napoleon và sự phục hồi tạm thời của các thế lực bảo hoàng, ở Pháp đã xuất hiện một dòng văn học lãng mạn thể hiện sự nuối tiếc một thời vàng son đã qua của giới quí tộc. Đại biểu cho trào lưu này là nhà văn – tử tước người Pháp Chateaubriand (1768-1848), người sáng lập trào lưu lãng mạn trong văn học Pháp. Nhà văn Pháp François-René (1768 - 1848, Tử tước của Chateaubriand Victor Hugo (1802-1885)
  • 28. 28 Victor Hugo (1802-1885) là một nhà văn tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tiến bộ. Ông thể hiện sự thông cảm với những người nghèo khổ qua các tác phẩm “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”. Qua các tác phẩm, Victor Hugo nói lên khát khao vươn tới một xã hội tốt đẹp, công bằng và chan chứa tình nhân đạo. Xã hội tư bản khắc nghiệt, tàn bạo cũng đã được phản ánh qua dòng văn học hiện thực mà tiêu biểu là nhà văn Honoré de Balzac (1799-1850). Những tác phẩm nổi tiếng của ông đã được tập hợp và phát hành trong bộ sách “Tấn trò đời”. Ngoài ra còn những tác phẩm văn học kiệt xuất khác như “Đỏ và Đen” của nhà văn Stendhal (1783-1842), “Viên mỡ bò” của Guy de Maupassant…cũng phản ánh xã hội tư bản đầy bất công, tàn bạo. Văn học Nga thế kỉ XIX cũng có những đóng góp quan trọng với các tác phẩm như “Chiến tranh và hoà bình” của Lev Tonstoi. Ngoài ra còn phải kể đến những nhà văn tên tuổi của nền văn học Nga thế kỉ XIX như: Tuôcghênhêep, Gôgôn, Đôxtôiepxki, Biêlixki... Nhà văn Honoré de Balzac
  • 29. 29 I.3.3.2 Điêu khắc Điêu khắc thế kỉ XIX không để lại nhiều tác phẩm như thời Phục hưng. Nhà điêu khắc Pháp Bartholdi đã hoàn thành bức tượng Nữ thần tự do để chính phủ Pháp gửi tặng nước Mĩ. Khải hoàn môn ở Pari và nhiều dinh thự ở Pari cũng còn giữ lại được một số tác phẩm điêu khắc có giá trị của thế kỉ XIX. Các nhà điêu khắc bắt đầu theo đuổi những cách tân trong tư duy sáng tạo như: gạt bỏ những tiêu chuẩn của thời đại, tìm cách giản dị hóa những đường nét trang trí, gia tăng khí lực cho những tác phẩm của họ. Xuất hiện nhiều tài năng điêu khắc thuộc loại tầm cỡ của mỹ thuật thế giới như Rouid, Bary, Carbeau, Rodin… I.3.3.3 Hội họa Hội hoạ: trong thế kỷ XIX, Paris trở thành trung tâm mỹ thuật của châu Âu với nền nghệ thuật cách tân táo bạo, xuất hiện nhiều phong cách hội họa mới với những tên tuổi nổi tiếng như: Cezanne: là bậc thầy về nghệ thuật dùng màu, được các hoạ sĩ lập thể tôn là tiền bối; Louis David: là người khởi xướng xu hướng Tân cổ điển; Eugene Delacroix: là người khởi xướng xu hướng lãng mạn; Courbet: ngưòi khởi xướng xu hướng hiện thực và Monet, Pissaro, Sisley, Renoir….là những Điêu khắc gia tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại: Auguste Rodin
  • 30. 30 người khởi xướng xu hướng Ấn tượng - đây cũng là xu hướng nghệ thuật gây ảnh hưởng nhiều đến âm nhạc thời kỳ này. Đến cuối thế kỉ XIX, danh hoạ người Tây Ban Nha Francisco de Goya đã vẽ những cảnh tàn khốc trong cuộc chiến tranh chống Napoleon. Các họa sĩ theo trường phái “lãng mạn” phản đối cái trật tự vốn có của trường phái “cổ điển”. Họ cho rằng đó là chủ nghĩa duy lý và sự áp chế về cá tính, nghiêng về khuynh hướng phát huy vai trò tưởng tượng của cá nhân. Hình bên là Chân dung nhạc sĩ Frederic Chopin (1838) được vẽ bởi danh họa Eugene Delacroix. Các họa sĩ theo trường phái “ấn tượng” thì chống lại phương pháp đào tạo theo kiểu hàn lâm ở những trường mỹ thuật thời đó. Họ nhấn mạnh: Mục tiêu chủ yếu của sự truyền đạt nghệ thuật là truyền đạt xung động cảm giác của nghệ sĩ, còn việc ghi nhận thiên nhiên chỉ là thứ yếu. Họ gạt bỏ nghệ thuật tưởng tượng, trong đó có đề tài lịch sử vì đó là chuyện của quá khứ, họ chú trọng nhiều đến sự ghi nhận khách quan kinh nghiệm đương đại và thực tiễn với tham vọng thu bắt ấn tượng thị giác tức thì. Sunrise (1872)– Claude Monet
  • 31. 31 I.3.3.4 Kiến trúc Kiến trúc Âu - Mĩ thế kỉ XIX rất đa dạng, thể hiện một sự giao lưu văn hoá rộng mở. Nét mới về kiến trúc giai đoạn này là quan điểm hiện thực xâm nhập vào kiến trúc qua các vật liệu mới như thép, bê tông, kính dày. Một kiến trúc sư người Mĩ là Louis Sullivan đã đưa vào các công trình kiến trúc tư tưởng công năng. Theo ông, các công trình kiến trúc phải được thiết kế phù hợp với chức năng của chúng. Chẳng hạn một ngân hàng hiện đại không thể giống một đền đài tôn giáo, một thương xá không thể giống một lâu đài trung cổ. Đặc biệt, kiến trúc hành chính thời kì này thể hiện một phong cách rõ rệt mà tiêu biểu là toà nhà Quốc hội Mĩ (1793- 1851) và toà nhà Quốc hội Anh (1840-1865). Trong hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Châu Âu thế kỷ XIX với nhiều biến động, những thay đổi này đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của Châu Âu. Về mặt nghệ thuật, âm nhạc cũng đã có nhiều ảnh hưởng từ những thay đổi này Louis Henry Sullivan (1856 – 1924)
  • 32. 32 CHƢƠNG HAI NGÔN NGỮ ÂM NHẠC THỜI KÌ LÃNG MẠN Như đã được trình bày trong chương một, sau cách mạng tư sản Pháp 1789, lịch sử các dân tộc ở châu Âu đã diễn ra khá phức tạp và đầy mâu thuẫn. Các sự kiện chính trị liên tiếp nổ ra làm cho hoàn cảnh xã hội cũng như các quan điểm, các khuynh hướng cũng luôn thay đổi theo. II.1 Bối cảnh lịch sử- xã hội Ở Pháp sau cách mạng 1789, phái Jacobin lên nắm quyền đã hủy bỏ được mọi trật tự của xã hội phng kiến. Cách mạng đã đem lại sự bình quyền về đẳng cấp cho quần chúng và nhân dân tin tưởng vào sự chiến thắng của tự do, bình đẳng, dân chủ. Đây chính là điển hình của một thời đại. Song chẳng bao lâu, những lực lượng phản cách mạng đã quay trở lại chống nhân dân, chống lại những thành quả của cách mạng đã giành được. Giai cấp tư sản phản động đoạt lại chính quyền từ tay của phái Jacobin cách mạng dân chủ. Để hình thành chính quyền của mình họ đã xóa bỏ thành quả cách mạng của nhân dân. Đưa Napoleon lên ngôi hoàng đế, giai cấp tư sản như đã tìm được người nói lên những tư tưởng chống đối cách mạng của mình. Napoleon trở thành kẻ phản bội quyền lợi của nhân dân cách mạng, khủng bố dữ dội những người Jacobin vào tháng 12 năm 1800, bên cạnh đó Napoleon còn thực hiện hàng loạt chính sách xâm chiếm các nước châu Âu. Tất cả những hành động đó, rõ ràng Napoleon đã dày xéo lên những quan điểm vĩ đại của cách mạng tư sản 1789 đó là tự do, bình đẳng, bình quyền, dân chủ và bác ái. Tuy nhiên những tư tưởng cao cả của cách mạng 1789 không thể bị dập tắt, trái lại nó đã có một tiếng vang lên toàn châu Âu . Các dân tộc châu Âu như bừng tỉnh. Những khuynh hướng yêu tự do, dân tộc, cách mạng đã tạo sự thúc đẩy mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc, chống chế độ phong kiến. Lịch sử của châu
  • 33. 33 Âu trong giai đọan này là lịch sử của đấu tranh cho tự do, nhân đạo, dân chủ, bình quyền xã hội. Trong hoàn cảnh như vậy, nghệ thuật hình thành một dòng mới đó là CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN II.2 Nội dung tƣ tƣởng và phƣơng pháp nghệ thuật Cuộc đấu tranh cho những quan điểm dân chủ, tự do dân tộc là nội dung chính của lịch sử ở giai đoạn này đều được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn. Xã hội của thế kỷ XIX , người nghệ sĩ lãng mạn cảm thấy đơn độc, khó hiểu, ở họ sinh ra những nỗi đau, sự bế tắc bi thảm, sự mỉa mai chua xót xen lẫn nỗi hoài nghi. Tuy nhiên, những ước mơ cao đẹp của con người vẫn chưa mất hết trong tâm hồn của người nghệ sĩ lãng mạn, họ đã tìm thấy những ước mơ của con người ở thế kỷ XIX về chủ nghĩa nhân đạo, về tự do, về luân lý và cả về vẻ đẹp tinh thần. Sự giãi bày thế giới nội tâm của con người trước hết là thể hiện khuynh hướng tự do trong sáng tạo của cá nhân. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao những yếu tố khác thường và sự chân thật trong thế giới tình cảm. Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt được, những suy nghĩ về cuộc sống, về cái chết và những ước mơ nhân đạo v..v… được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn. Cho nên chủ nghĩa lãng mạn làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng và những chủ đề mới, mở rộng phạm vi tâm lý trữ tình mà trong những tác phẩm ở những thế kỷ trước không thấy hoặc trong một chừng mực nào đó không mang tính phổ biến hoặc được nhấn mạnh sâu sắc. Trong các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, chủ đề trữ tình, đặc biệt là trữ tình thuộc lĩnh vực tình yêu đã tìm thấy khía cạnh đầy đủ nhất về thế giới nội tâm của nhân vật. Chủ đề này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, nó được bắt đầu trong những ca khúc của Schubert, đến những bản bản giao hưởng của Berlio và cả trong những vở nhạc kịch của Bizet.
  • 34. 34 Ngoài thế giới trữ tình , chủ nghĩa lãng mạn còn đề cập đến những chủ đề thuộc các phạm vi khác nữa. Bởi người nghệ sĩ lãng mạn còn là một công dân yêu nước, họ biết đau nỗi đau vì mất nước và ước mơ về một khát vọng tự do cho Tổ quốc yêu quý của mình. Từ những tình cảm trữ tình lãng mạn, trong họ dần hình thành những tình cảm mang tính chất xung đột, căng thẳng. Vì vậy trong các tác phẩm của họ còn chứa đựng cả những khía cạnh mang tính trữ tình, nổi loạn. Chính điều đó đã dẫn đến sự mở rộng phạm vi của của chủ đề, của hình tượng. Đó là những chủ đề liên quan cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự kiện và những chiến công anh dũng của nhân dân. Như chúng ta đã biết thẩm mỹ của chủ nghĩa cổ điển đề cao sức mạnh của trí tuệ. Còn thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn là giải phóng khỏi những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao thế giới tình cảm, qua tình cảm để nói lên sự thật. Thế giới của cảm xúc ngự trị trong thẩm mỹ lãng mạn. Họ đề cao tình cảm hơn trí tuệ, thế giới tình cảm phong phú của con người luôn chiếm vị trí hàng đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng thẩm mỹ âm nhạc thế kỷ XIX là một trong những trang sử rực rỡ nhất của lịch sử thẩm mỹ. Các nhà lãng mạn rất quan tâm đến tính dân tộc trong sáng tạo. Họ chú ý đến dân ca, dân vũ, các phong tục sinh hoạt đặc sắc của dân tộc mình. Tiêu biểu trong số đó là các nhạc sĩ như : Schubert, Chopin, Liszt,… Âm nhạc lãng mạn rất ưa dùng loại nhạc có tiêu đề( programme). Nguyên tắc tiêu đề có mối liên quan chặt chẽ với khuynh hướng làm cho âm nhạc gần với các loại hình nghệ thuật khác, tạo khả năng mới để phản ánh thực tế một cách sinh động hơn. Tính tiêu đề còn giúp cho sự trần thuật tư duy âm nhạc có tính tự do và rõ ràng hơn. Những thể loại âm nhạc có tính tiêu đề của các nhà lãng mạn đó là : Thơ giao hưởng, giao hưởng có tiêu đề… mà các nhạc sĩ tiêu biểu như : Liszt, Berlioz, Schumann … là những người sáng tạo và cũng là những tác giả của những tác phẩm mang tính mẫu mực cho loại nhạc có tiêu đề. Các yếu tố của hình thức âm nhạc như giai điệu, hòa âm, phối khí… có nhiều biến đổi trong sáng tác của các nhà lãng mạn. Trong hòa âm họ đề cao sự tương phản của màu sắc điệu tính, dùng phương pháp chuyển điệu đột ngột, dùng nhiều biến âm,
  • 35. 35 vai trò công năng phụ được đề cao, tất cả nhằm miêu tả những tâm trạng tinh tế, sửng sốt, kỳ diệu … Mặc dầu chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển là hai phương pháp nghệ thuật điển hình cho hai thời đại khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Trong tác phẩm của các nhà lãng mạn như Schubert, Mendelssohn, Chopin … đã kế thừa và phát triển những đường nét của nghệ thuật cổ điển. Các nhà lãng mạn đã học tập được trong các tác phẩm của Beethoven về yếu tố tư tưởng sâu sắc trong cách thể hiện, đồng thời họ cũng đổi mới những truyền thống cổ điển. Beethoven thuộc trường phái cổ điển, những nguyên tắc cổ điển là cơ sở cho sự sáng tạo của ông. Tuy nhiên trước khi hình thành chủ nghĩa lãng mạn thì những tác phẩm cuối đời của Beethoven cũng đã thấy xuất hiện những đường nét và khuynh hướng mới. Một số sáng tác ở giai đoạn cuối của ông, ngoài tính khái quát chung của chủ nghĩa cổ điển, nghệ thuật của Beethoven còn thể hiện thế giới cá nhân điển hình. Đó là bản giao hưởng số 9 và một số bản Sonata thời ở kỳ cuối, đã thể hiện rõ niềm tin vào tư tưởng ánh sáng. Ngoài ra còn chứa đựng cả tính triết học luân lý, tính tâm lý trữ tình, thế giới nội tâm phức tạp của con người, những ước mơ lãng mạn, niềm vui và những tình cảm thơ mộng. Song song với các hoạt động dân chủ, với các sinh hoạt âm nhạc ở thành thị, với sự nẩy sinh các hình thức và thể loại âm nhạc, nghệ thuật biễu diễn của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX cũng đạt đến một trình độ cao. Đó là một thời kỳ thịnh vượng của các danh ca nổi tiếng cũng như các danh cầm kiệt xuất như : Paganini, Chopin, Listz … Thế kỷ XIX với sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn đã đánh dấu một bước phát triển mới của lịch sử âm nhạc thế giới. Ở thế kỷ này nghệ thuật âm nhạc không chỉ bó hẹp trong một vài quốc gia như trước đó ( Ý, Áo, Đức ) mà nó đã được phát triển ra các quốc gia khác ở châu Âu như : Pháp, Ba lan, Hung- ga- ri, Séc, Nauy… Âm nhạc thời kì lãng mạn bắt đầu khoảng năm 1820 và kết thúc vào những năm 1900 với những nhà soạn nhạc lừng danh như Franz Schubert, Robert Schumann, Clara Schumann, Frédéric Chopin, Franz Liszt, Felix Mendelssohn,
  • 36. 36 Hector Berlioz, Bedrich Smetana, Antonin Dvorak, Johannes Brahms, Giuseppe Verdi, Giacomo Puccini, Richard Wagner và Gustav Mahler… Trong thời kì này, âm nhạc có sự liên kết chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật khác, đặc biệt là văn học. Nhiều thể loại mới hình thành và phát triển. Âm nhạc mang sự xung đột lớn hơn, ít chú trọng đến tính cân bằng và giải quyết xung đột. Tuy đường lối chung là như vậy, nhưng các nhà soạn nhạc lãng mạn có khuynh hướng sáng tác rất phong phú. Trong khi một số nhạc sĩ như Mendelssohn và Brahms chịu ảnh hưởng sâu sắc từ âm nhạc cổ điển thì các nhạc sĩ như Berlioz, Liszt và Wagner lại có những đổi mới rất táo bạo. Khác với âm nhạc cổ điển vốn mang tính khách quan và khái quát, âm nhạc lãng mạn đề cao cảm xúc cá nhân và phong cách riêng của từng nhạc sĩ. Rất nhiều tác phẩm được sáng tác đã phản ánh chính xác tính cách của người viết. Chính vì vậy, với những người yêu nhạc có kinh nghiệm, chỉ sau vài phút lắng nghe (hoặc thậm chí vài giây), họ có thể phân biệt ngay tác phẩm nào của Schumann hay Chopin, Wagner hay Brahms. II.2.1 Chủ đề - Tƣ tƣởng nội dung Âm nhạc lãng mạn đã mở ra một nguồn cảm xúc bất tận, từ cảm xúc thân quen, chói sáng, khó lường và sầu muộn, đến cảm xúc sung sướng và khao khát. Trong thời kì này, có hàng ngàn ca khúc và các vở nhạc kịch ca ngợi tình yêu lãng mạn, tuy nhiên các nhân vật thường không có hạnh phúc và bao trùm lên họ là vô số các trở ngại. Chủ đề sáng tác rất phong phú, từ tình yêu, đam mê, quyến rũ cho đến ma quỷ, ảo giác (giao hưởng Fantastique của Berlioz), tất cả đều được thể hiện bằng âm nhạc. Các nhà soạn nhạc thời kì này đặc biệt ưa thích những chủ đề về thiên nhiên.
  • 37. 37 Trong giao hưởng Fantastique, Chúng ta có thể nghe thấy Berlioz đã miêu tả tiếng kèn của người chăn cừu và tiếng sấm vang lên như thế nào; tiếng cưỡi ngựa trong đêm mưa gió (trong Erlking của Schubert), dòng sông chảy (Moldau của Smetana), dạo bước ở miền đồng quê (trong Ging heut‟ Morgen uber‟s Feld của Mahler). (chủ đề trong Moldau của Smetana) Các nhà soạn nhạc thời kì này cũng đặc biệt yêu thích những chủ đề từ thời Trung Cổ và những chủ đề từ các vở kịch của Shakespeare. “Trong thời kì này, các nghệ sĩ có khuynh hướng thể hiện nội tâm của con người, mà trước hết là thể hiện tự do cá nhân. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao sự chân thật trong thế giới tình cảm. Những chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt được, những trăn trở về cái chết và sự sống, những ước mơ nhân đạo… đều được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn đã làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng mới và những chủ đề mới, mở rộng phạm vi tâm lý trữ tình mà trong những tác phẩm của thời kì trước không thấy được, hoặc trong một chừng mực nào đó không được phổ biến hoặc không được nhấn mạnh”. (trích trong Lịch sử âm nhạc Châu Âu, tập 2 – Nguyễn Thị Nhung).
  • 38. 38 II.3 Hƣớng về chủ nghĩa dân tộc và vƣơn tới chủ nghĩa ngoại lai Chủ nghĩa dân tộc là một bước chuyển rất quan trọng trong chính trị, và đã ảnh hưởng lớn đến âm nhạc của thế kỷ 19. Chủ nghĩa dân tộc trong âm nhạc xuất hiện và phát triển khi các nhà soạn nhạc thời kì này bắt đầu sử dụng những thể loại của dân tộc họ để sáng tác như dân ca, dân vũ, truyền thuyết, và lịch sử quê hương. Phong cách và màu sắc đặc trưng của các thể loại mới đến từ Ba Lan, Nga, Bohemian, hoặc Đức… hoàn toàn tương phản với âm nhạc mang tính khái quát của thời kì cổ điển. (tiết tấu đặc trưng của điệu polonaise – Ba Lan) (tiết tấu đặc trưng của mazurka, điệu nhảy của Ba Lan) (điệu thứ hòa âm kép, đặc trưng của âm nhạc Hungary) Bắt đầu với chủ nghĩa dân tộc, nhiều nhà soạn nhạc rất hứng thú với các chất liệu âm nhạc đầy màu sắc của các quốc gia khác nhau. Điều này đã dẫn đến chủ nghĩa ngoại lai trong âm nhạc.
  • 39. 39 Một số nhà soạn nhạc đã sáng tác giai điệu theo phong cách Châu Á, hoặc sử dụng tiết tấu và những nhạc khí của các quốc gia xa xôi khác. Nhạc sĩ Georges Bizet đã viết opera Carmen với bối cảnh ở Tây Ban Nha, nhạc sĩ Giacomo Puccini với màu sắc Nhật Bản trong opera Madame Butterfly … (Galli – Marie trong vai Carmen, lần công diễn đầu tiên năm 1875)
  • 40. 40 (Geraldine Farrar trong vai Madame Butterfly, năm 1907) Chủ nghĩa ngoại lai trong âm nhạc đã giúp cho bức tranh tổng thể của âm nhạc thời kì lãng mạn trở nên đầy màu sắc và bí ẩn hơn. II.4 Mối liên hệ giữa âm nhạc với các loại hình nghệ thuật khác Trong thời kì lãng mạn, các tác phẩm khí nhạc có sự kết hợp với cốt truyện, thơ, hành động hoặc cảnh trí.
  • 41. 41 Một tác phẩm khí nhạc có thể miêu tả cảm xúc, tính cách nhân vật và diễn biến của câu chuyện, hoặc tác phẩm đó có thể miêu tả âm thanh và hình ảnh của tự nhiên. Âm nhạc lãng mạn ưa dùng loại nhạc có tiêu đề. Nguyên tắc này làm cho âm nhạc có mối quan hệ chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật khác, giúp tác phẩm phản ánh thực tế rõ ràng hơn. Tính tiêu đề còn giúp cho âm nhạc có tính tự do và rõ ràng hơn. Những thể loại âm nhạc điển hình của thời kì này là giao hưởng có tiêu đề, giao hưởng thơ, ouverture… Trong ouverture Romeo và Juliet của Tchaikovsky – một tác phẩm cho dàn nhạc lấy cảm hứng từ kịch Shakespeare, âm nhạc thể hiện sự xung đột giữa hai gia đình đối lập, giai điệu du dương thể hiện tình yêu tuổi trẻ, tiết tấu hành khúc tang lễ miêu tả định mệnh đầy bi kịch của Romeo và Juliet. (chủ đề trong Romeo và Juliet của Tchaikovsky) Trong The Moldau – một tác phẩm dành cho dàn nhạc, ca ngợi dòng sông chính ở Bohemia, Smetana đã sử dụng âm nhạc để gợi tả hình ảnh dòng suối chảy róc rách, khung cảnh săn bắn, đám cưới hạnh phúc và âm thanh những ngọn sóng va vào nhau. Thật ra, việc sử dụng âm nhạc để miêu tả hình ảnh và âm thanh đã xuất hiện từ nhiều thế kỉ trước, tuy nhiên, nó chỉ đặc biệt phát triển mạnh trong thời kì lãng mạn, khi âm nhạc có sự gắn kết chặt chẽ với văn học.
  • 42. 42 Nhiều nhà soạn nhạc như Berlioz, Schumann, Liszt, Wagner… cũng là những soạn giả nổi bật. Các nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã rất hào hứng với ý tưởng của “sự liên hợp nghệ thuật” này. Các nhà thơ muốn thơ của họ du dương và mang tính nhạc hơn, các nhạc sĩ thì muốn âm nhạc của họ thi vị và mang tính thơ ca hơn. Để phản ánh cuộc sống sinh động và đa dạng của con người, âm nhạc có khuynh hướng gần gũi với thơ ca, hội họa, đến sự tổng hợp của các loại hình nghệ thuật. Việc này giúp cho âm nhạc thời kì lãng mạn không chỉ phong phú về chủ đề, nội dung tư tưởng, hình tượng âm nhạc, mà còn phong phú về hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm, bởi vì các nhà nghệ thuật thời kì này đề cao sự tự do sáng tạo. Do sự thay đổi về thẩm mỹ, nếu trong âm nhạc cổ điển, người ta tạo ra ranh giới rõ rệt giữa các thể loại thì trong âm nhạc lãng mạn, người ta chú ý đến sự kết hợp chặt chẽ giữa các thể loại với nhau. Đặc biệt, người ta còn kết hợp các tính chất mâu thuẫn nhau như tính hài hước kết hợp với bi kịch… Trong nghệ thuật, người ta đi vào nhiều loại đề tài, nghiên cứu tạo ra màu sắc mới, chú trọng tạo sự tương phản, xung đột, kịch tính. Đặc biệt, trong âm nhạc, màu sắc hòa âm thay đổi liên tục, chú trọng pha trộn âm sắc để tạo ra màu sắc đặc biệt. II.5 Sự kết hợp âm sắc nhạc cụ gây ấn tƣợng. Các nhà soạn nhạc thời kì lãng mạn đặc biệt hứng thú với những âm thanh đầy màu sắc, gợi lên cảm xúc từ các giác quan. Họ sử dụng màu sắc âm thanh để truyền tải cảm xúc và miêu tả. Chưa bao giờ âm sắc lại trở nên quan trọng trong âm nhạc đến thế.
  • 43. 43 Trong các tác phẩm giao hưởng và opera, so với dàn nhạc cổ điển thì quy mô dàn nhạc ở thời kì lãng mạn lớn hơn và có nhiều âm sắc khác nhau hơn. Vào cuối thời kì lãng mạn, nhiều tác phẩm cho dàn nhạc cần đến gần 100 nhạc công. Sự gia tăng số lượng nhạc công trong dàn nhạc đã dẫn đến việc gia tăng diện tích của các phòng hòa nhạc và các nhà hát. Các nhà soạn nhạc sử dụng nhiều các nhạc khí bộ đồng hơn, bao gồm cả trombone, tuba, horn và trumpet. Năm 1824, Beethoven đã có cách tân táo bạo khi ông yêu cầu tới 9 nhạc khí bộ đồng để chơi trong giao hưởng số 9. Năm 1894, nhạc sĩ người Áo Gustav Mahler đã sử dụng 25 nhạc khí bộ đồng trong giao hưởng số 2. Horn và Trumpet còn chơi điệp giai điệu trong nhiều điệu valse. Bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ có vai trò quan trọng gần như ngang nhau trong dàn nhạc giao hưởng. Bộ gỗ với những nhạc khí có màu sắc mới như contrabassoon, bass clarinet, English horn và piccolo đã được sử dụng thường xuyên trong dàn nhạc. Cấu tạo của nhạc khí cũng được cải tiến giúp cho nhạc công biểu diễn uyển chuyển và chính xác. Âm thanh của dàn nhạc trở nên sáng và gợi tả hơn do sử dụng nhiều cymbal, triangle và harp.
  • 47. 47 Ngoài việc sử dụng thêm các nhạc khí kể trên, kĩ thuật chơi những nhạc khí truyền thống như flute, violin cũng có nhiều sáng tạo. Nhạc công flute phải thổi ở khu vực hơi thở thấp hơn. Nhạc công violin được yêu cầu chơi bằng phần thân gỗ của archet (col legno). Nhiều tác phẩm khó yêu cầu kĩ thuật biểu diễn của nhạc công phải cao hơn trước.
  • 48. 48 (cây archet) (chơi trên phần thân gỗ của archet) Nhiều nhạc sĩ đã tìm cách pha trộn và kết hợp các màu sắc khác nhau để tạo ra những âm thanh day dứt và mãnh liệt nhất. Piano là nhạc khí yêu thích của các nhà soạn nhạc thời kì lãng mạn. Cấu tạo của piano đã tương đối hoàn thiện. Người ta sử dụng một khung sắt để giữ những sợi dây được kéo căng hơn, búa được bọc nỉ.
  • 49. 49 Với những cải tiến như thế, người nghệ sĩ chơi piano có thể tạo ra âm thanh với nhiều màu sắc hơn. Pedal bên phải giúp âm thanh vang hơn ở tất cả các quãng. (cấu tạo của một cây đàn piano hiện đại) II.6 Sự tìm kiếm màu sắc hòa âm mới Để có thêm nhiều màu sắc mới, các nhà soạn nhạc thời kì này đã khám phá ra nhiều hợp âm mới, hoặc vận dụng sáng tạo những hợp âm quen thuộc. Hòa âm phong phú, màu sắc và phức tạp, giúp thể hiện cảm xúc mãnh liệt hơn.
  • 50. 50 Nổi bật hơn hết là sử dụng hòa âm bán cung – dùng các hợp âm có những nốt không có trong gam trưởng hoặc gam thứ thông thường (các nhạc sĩ thời kì cổ điển chủ yếu sử dụng hợp âm trong điệu trưởng tự nhiên và thứ hòa âm). Các nhạc sĩ thời kì lãng mạn, đặc biệt là lãng mạn thời kì cuối, ưa thích sử dụng hợp âm trong gam bán cung (12 âm) hơn là hợp âm trong gam trưởng hoặc thứ (7 âm). (điệu trưởng tự nhiên) (điệu thứ hòa âm) (gam bán cung) Những hợp âm mới đã giúp cho âm nhạc trở nên chuyển động và nhiều màu sắc hơn. So với thời kì cổ điển, trong thời kì lãng mạn, người ta sử dụng nhiều hợp âm nghịch và không ổn định. Bằng sự trì hoãn giải quyết các hợp âm không ổn định,
  • 51. 51 các nhà soạn nhạc đã tạo ra những cảm xúc khao khát, căng thẳng, mãnh liệt và bí ẩn. Các tác phẩm rất phong phú về điệu tính, có cả ly điệu hoặc chuyển điệu. Bởi vì dấu hóa thay đổi thường xuyên nên ấn tượng về hợp âm chủ không rõ ràng như trong các tác phẩm cổ điển. Cảm giác về chủ âm không còn mạnh như trước. Cuối thời kì lãng mạn, hòa âm ngày càng nhấn mạnh vào tính không ổn định, ít giải quyết. Nguyên tắc quan trọng trong hòa âm và nghệ thuật phối khí dàn nhạc là phải đưa ra được những màu sắc khác nhau để thể hiện những biến đổi trong tâm lý nhân vật, nhấn mạnh trạng thái tâm lí tinh tế của con người. Họ đề cao sự tương phản của màu sắc điệu tính, thường hay chuyển điệu đột ngột, dung nhiều biến âm, đề cao vai trò của các hợp âm phụ. Trong nghệ thuật phối khí dàn nhạc, các nhà soạn nhạc đặc biệt khai thác màu sắc bộ gỗ để diễn tả tâm lý trữ tình. (trích trong Lịch sử âm nhạc Châu Âu, tập 2 – Nguyễn Thị Nhung) II.7 Về hình thức cũng có nhiều đổi mới. Giai điệu có cấu trúc tự do và xóa nhòa ranh giới của câu đoạn. Trong tác phẩm có sự phối hợp giữa nhiều thủ pháp khác nhau. Thủ pháp phức điệu được sử dụng rộng rãi. Lối cấu trúc giai điệu mang tính ca xướng. Ngay trong các tác phẩm khí nhạc lớn như giao hưởng, concerto, từ đó sinh ra mẫu mực mới của thể loại giao hưởng trữ tình.
  • 52. 52 Trong cấu trúc hình thức, các nhà soạn nhạc thường sử dụng nguyên tắc đơn chủ đề, thay thế cho nguyên tắc xây dựng trên hai chủ đề như trong thời kì cổ điển. Nguyên tắc này có thể xây dựng từ một chủ đề, bằng nhiều thủ pháp sáng tác khác nhau, tác giả tạo nên sự biến đổi về âm điệu, hòa âm, tốc độ, cường độ, tiết tấu… làm thay đổi tất cả đặc điểm, cảm xúc, tư tưởng… Nguyên tắc đơn chủ đề tạo nên sự thống nhất về âm điệu, tạo nên sự phong phú về hình ảnh trong tác phẩm. Nguyên tắc này phát triển nhất trong thể loại giao hưởng thơ và giao hưởng có tiêu đề. II.8 Khai thác các thành tố trong âm nhạc Sắc thái trong các tác phẩm thời kì lãng mạn có biên độ được mở rộng hơn nhiều so với thời kì cổ điển. Sự tương phản màu sắc trở nên rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Trong thời kì cổ điển, nếu biên độ sắc thái dao động từ pp cho đến ff, thì thời sắc thái trong các tác phẩm thời kì lãng mạn dao động từ pppp đến fff
  • 53. 53 (ouverture 1812 của Tchaikovsky) (giao hưởng số 6 của Tchaikovsky)
  • 54. 54 Để tăng tính diễn cảm, các nhà soạn nhạc thế kỉ 19 thường sử dụng nhiều crescendo, decrescendo và hay thay đổi sắc thái đột ngột. Tương tự với sắc thái, âm vực cũng được mở rộng, các nhạc sĩ đã sử dụng tới những nốt rất cao và rất thấp. Để tăng độ sáng và độ sâu của âm thanh, họ còn khai thác âm sắc của những nhạc khí như piccolo, contrabassoon cũng như mở rộng âm vực của đàn piano.
  • 55. 55 Để thay đổi tính chất âm nhạc, họ còn thay đổi tốc độ bằng accelerando (nhanh lên), ritardando (chậm dần)… Thời kì này có rất nhiều loại nhịp độ khác nhau. Trong một tác phẩm cũng có rất nhiều sự dao động về tốc độ. Để thể hiện sự diễn cảm, những nghệ sĩ biểu diễn thế kỉ 19 thường sử dụng rubato (nhịp co dãn). II.9 Quy mô thể loại không hạn chế. Thời kì lãng mạn là giai đoạn có rất nhiều mâu thuẫn. Các nhà soạn nhạc thường viết những tác phẩm hoặc là rất nhỏ, hoặc là rất đồ sộ. Những tác phẩm piano của Chopin hoặc những ca khúc của Schubert có thời lượng khoảng vài phút. Vì có quy mô nhỏ nên những tác phẩm này chỉ được biểu diễn ở nhà hoặc khi người ta hội họp lại ở nơi nào đó có piano mà thôi. Trong các tác phẩm đó, những thiên tài âm nhạc thời kì này có thể tạo ra cảm xúc rất mãnh liệt chỉ thông qua một giai điệu ngắn, một vài hợp âm, hoặc một màu sắc mới nào đó tạo nên nét đặc trưng nhất của tác phẩm. Mặc khác, những tác phẩm quy mô đồ sộ, vĩ đại như của Berlioz và Wagner phải cần đến cả trăm nghệ sĩ biểu diễn, độ dài lên đến vài giờ đồng hồ, và nếu biểu diễn thì phải cần đến một phòng hòa nhạc lớn hoặc nhà hát opera. Các thể loại giao hưởng, sonata, tứ tấu dây, concerto, opera, tác phẩm cho hợp xướng vẫn phát triển mạnh. Mỗi chương thường dài, đồ sộ và phức tạp hơn so với thời kì của Haydn và Mozart. Ví dụ như, một bản giao hưởng điển hình của thế kỉ 19 có độ dài khoảng 45 phút, trong khi đó, một bản giao hưởng của thế kỉ 18 chỉ vào khoảng 25 phút.
  • 56. 56 Nói tóm lại, ở thời kì lãng mạn, các tác phẩm có quy mô lớn hơn, dàn nhạc có nhiều nghệ sĩ biểu diễn hơn, kĩ thuật khó hơn và hòa âm phức tạp hơn. Trong các tác phẩm lớn như giao hưởng, một chủ đề nào đó hoặc nhiều chủ đề có thể xuất hiện lặp lại ở các chương khác nhau. Điều này đã được Beethoven sử dụng khi viết giao hưởng số 5 : một chủ đề trong chương scherzo đã được nhắc lại ở chương kết. Khi giai điệu được nhắc lại ở chương sau hoặc ở phần sau của tác phẩm, tính chất âm nhạc sẽ thay đổi bằng cách thay đổi sắc thái, phối khí, hoặc tiết tấu. Ví dụ như trong giao hưởng Fantastique của Berlioz, chủ đề trữ tình ở chương mở đầu đã trở thành một điệu nhảy ở chương cuối. Những chương hoặc những phần khác nhau cũng có thể được liên kết với nhau bằng những đoạn nối. Một chương giao hưởng hoặc một chương concerto có thể được biểu diễn qua luôn chương kế tiếp mà không cần ngừng lại. Beethoven đã từng làm điều tương tự trong giao hưởng số 5 (chương 3 và chương 4). Giữa các màn, cảnh trong các vở opera ở thế kỉ 19 cũng được kết nối với nhau bằng các đoạn nối, hoặc một chủ đề âm nhạc xuyên suốt tác phẩm. Một số nhạc sĩ đã phát triển những thể loại đặc trưng của dân tộc mình trở thành thể loại chuyên nghiệp. Trong đó có Chopin đã phát triển mazurka, polonaise – vốn là những điệu nhảy dân gian Ba Lan – trở thành những thể loại chuyên nghiệp, mang tính quốc tế. Ông còn phát triển những thể loại nhỏ như prelude, balade thành những thể loại khó và phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật biểu diễn cao. Nhiều nhà soạn nhạc còn sáng tạo ra những thể loại mới : Liszt với giao hưởng thơ một chương, Mendelssohn với ouverture độc lập.
  • 57. 57 Các thể loại truyền thống như giao hưởng, concerto… cũng có nhiều đổi mới táo bạo về nội dung, số lượng chương. Schubert có giao hưởng số 8 với hai chương, Berlioz có giao hưởng Fantastique với năm chương. Smentana với liên khúc giao hưởng Tổ quốc tôi, Edvard Grieg có tổ khúc giao hưởng Peer Gynt... Giao hưởng có tiêu đề và nội dung câu chuyện giống như opera. Berlioz phát triển thể loại giao hưởng nhiều chương, số lượng chương phụ thuộc vào diễn biến câu chuyện. Nghệ thuật biểu diễn đạt đến trình độ cao. Thời kì này là thời kì thịnh vượng của các ca sĩ nổi tiếng và các nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện như Paganini, Chopin, Franz Liszt… Một trong những thể loại phát triển mạnh nhất trong âm nhạc thời kì lãng mạn là các ca khúc nghệ thuật dành cho giọng hát với phần đệm piano. Phần đệm trong tác phẩm do chính tác giả ca khúc viết, đó là phần vô cùng quan trọng, góp phần thể hiện tính cách và nội dung bài hát. Bản thân phần đệm cũng có motif riêng. Các nhạc sĩ như Schubert, Schumann, Brahms… đều là những bậc thầy về phần đệm cho ca khúc Nhiều phần đệm còn đòi hỏi kĩ thuật biểu diễn cao, trong đó có Serenade của Schubert
  • 58. 58 Mặc dù hiện tại, các ca khúc nghệ thuật vẫn được biểu diễn ở các phòng hòa nhạc, nhưng trước đây, người ta chỉ hát và thưởng thức chúng ở nhà. Trong thời kì lãng mạn, ca khúc đóng một vai trò rất quan trọng. Trong các thời kì trước, ca khúc chưa bao giờ giữ vai trò ưu tiên trong nền âm nhạc chuyên nghiệp. Cho đến thế kỷ 19, các hoạt động tiến bộ của các nhà trí thức làm hình thành nên các nhóm bình thơ, văn, trong các gia đình, trên cơ sở đó, các thể loại ca khúc, liên ca khúc xuất hiện. Từ đó, thể loại ca khúc được coi là một thể loại chuyên nghiệp có ý nghĩa quan trọng, sánh ngang với các thể loại đồ sộ như giao hưởng, opera, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển của âm nhạc lãng mạn.
  • 59. 59 Ca khúc của nhiều nhạc sĩ thời kì hậu lãng mạn như Richard Strauss chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nhạc sĩ chuyên viết ca khúc như Schubert, Schumann… Mối quan hệ sâu sắc giữa các nhà thơ và các nhà soạn nhạc khiến cho các nhạc sĩ chủ yếu phổ nhạc cho thơ. Vì thế, lời hát trong các ca khúc thường là thơ hoặc phỏng tác từ thơ. Nhiều tác phẩm giao hưởng cũng lấy cảm hứng từ thơ. Nhiều thể loại âm nhạc mới xuất hiện cũng bắt nguồn từ thơ. Ví dụ như thể loại giao hưởng thơ của Liszt. Hầu hết các nhạc sĩ viết nhiều cho ca khúc như Schubert, Schumann, Brahms… đều phổ nhạc cho thơ. Hai nhà thơ có tác phẩm được phổ nhạc nhiều nhất là Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832) và Heinrich Heine (1797 – 1856).
  • 60. 60 CHƢƠNG III CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỶ XIX Trường phái âm nhạc lãng mạn phát triển đồng thời trong nhiều nước khác nhau ở Châu Âu. Tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế- chính trị- xã hội của từng quốc gia mà các thể loại âm nhạc của các dân tộc có xu hướng khác nhau. Nổi lên sớm hơn, trong giai đoạn này âm nhạc ở Áo và Đức có những ảnh hưởng lớn trên thế giới. III.1 Nền âm nhạc ở Áo và Đức Chủ nghĩa lãng mạn của Áo- Đức được phát triển trong hoàn cảnh chung của xã hội châu Âu trong những năm đầu thế kỷ XIX. Những khuynh hướng dân tộc –lãng mạn trong âm nhạc ở 2 nước này được nảy sinh ngay trong thời đại Beethoven ở những năm thứ 20 của thế kỷ, đó là những ca khúc của Schubert, là những vở nhạc kịch mang tính cổ tích, thần thoại của Hoffmann, Spohr , Weber… Sự mâu thuẫn sâu sắc vốn có trong đời sống xã hội – chính trị - văn hóa ở Áo và Đức đã tạo nên những dấu ấn trên nghệ thuật của các nhà soạn nhạc lãng mạn. Giai cấp quí tộc trong cả hai nước này còn khá mạnh. Áo là trung tâm của chế độ phản động còn Đức bấy giờ là nước lạc hậu ,trì trệ. Chính quyền chuyên chế của tầng lớp quí tộc phong kiến, sự chia nhỏ đất nước (gồm 360 các quốc gia và vương quốc ), sự suy yếu và nô lệ của giai cấp tư bản, thiếu giai cấp công nhân công nghiệp v.v…tất cả những cái đó gây cản trở cho sự phát triển xã hội ở Đức. Cách mạng Pháp đã thức tỉnh ý thức xã hội cho các tầng lớp dân chủ trong nhân dân Đức. Nhân dân Đức đã khắc phục nhanh chóng tình trạng lạc hậu của mình. Nhân dân Đức và những binh lính yêu nước đã nổi dậy chống chính sách xâm chiếm của Napoleon và họ là những người đóng vai trò lớn trong việc xóa bỏ nhanh chóng chế độ phong kiến.