SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 1 Lớp KK44/21.17
Lời mở đầu
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành viên của tổ chức Thương mại thế giới
WTO, điều này đặt ra những thách thức mới cho Việt Nam trong qua trình hội nhập, nhưng nó
cũng mở ra những cơ hội phát triển kinh tế trong tương lai. Sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù
nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng xấu bởi cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ năm 2007
và bùng phát mạnh năm 2008 nhưng nền kinh tế nước ta vẫn có nhưng nền kinh tế nước ta
vẫn có những bước phát triển đáng chú ý. Cụ thể như: GDP tăng trong những năm qua có mức
tăng khá cao và đặc biệt, năm 2009 GDP tăng 5,2%, mức tăng cao nhất khu vực Đông Nam
Á. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội, các lĩnh vực hoạt động sản xuất đều có mức tăng đáng kể.
Trong đó phải kể đến ngành xây dựng cơ bản, đây là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền kinh tế quốc dân và là ngành đóng góp đáng kể vào GDP nước ta trong những năm qua.
Ngành xây dựng có nhiều đặc điểm khác so với các ngành khác như: sản phẩm của
ngành xây dựng thường có giá trị rất lớn, đối tượng tập hợp chi phí thay đổi theo từng công
trình, chi phí đầu vào thường nhiều chủng loại có giá trị lớn và rất khó kiểm soát, có nhiều
loai chi phí có sự biến động lớn trong thời gian ngắn ví dụ như sắt, thép, xi măng… Chính vì
thế, việc quản lý chi phí là một vấn đề trọng tâm của các công trình xây dựng và của toàn xã
hội. Đối với DN, quản lý chi phí đòi hỏi Doanh nghiệp nắm rõ những loại chi phí phải bỏ ra
trong quá trình xây dựng, bản chất từng loại chi phí và sự biến động của từng loại vật tư để
tìm cách giảm chi phí tới mức thấp nhất. Đối với nhà nước, kế toán về chi phí giá thành giúp
nhà nước quản lý tốt hơn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và quản lý về thu thuế đối với DN
xây dựng.
Qua quá trình thực tập tại Công ty CP Hà Đô 2, em chọn đề tài nghiên cứu là:” Thực
trạng về kế toán quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty cổ phần Hà Đô 2 và
các giải pháp hoàn thiện”. Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết về chi phí, doanh thu,
lợi nhuận và quản tri chi phí vào nghiên cứu thực tế tại công ty CP Hà Đô 2, qua đó nêu lên
nhận xét về thực tế quản lý chi phí của công ty và đề xuất ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện
công tác kế toán tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thấy giáo Nguyễn Mạnh Thiều và
các anh chị phòng tài chính kế toán công ty CP Hà Đô 2 đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho
em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian thực tập và kiến thức còn có hạn nên luận văn của
em cũng không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy giáo
Nguyễn Mạnh Thiều và anh Phạm Đức Dục – Trưởng phòng kế toán tài chính công ty Hà Đô
2.
Bố cục đề tài của em gồm 3 phần:
 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chi phí và quản trị chi phí, doanh thu,
lợi nhuận.
 Chương 2: Thực trạng về tập hợp chi phí, tính giá thành và quản trị chi phí tại
công ty CP Hà Đô 2.
 Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại
về công tác kế toán, quản trị chi phí tại công ty CP Hà Đô 2 – Bộ Quốc Phòng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 2 Lớp KK44/21.17
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH VÀ
QUẢN TRỊ CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP
1.1 Sự cần thiết của kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp xây lắp
1.1.1 Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Kế toán quản trị thực chất là kế toán về chi phí, nó được tổ chức nhằm cung cấp các
thông tin thực tế về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng
bên trong doanh nghiệp. các thông tin của kế toán quản trị như: Chi phí từng bộ phận (trung
tâm chi phí), từng công việc sản phẩm; Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kê shoạch về
doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ
giữa giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định
dầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh,..v.v. Nhằm phục vụ
cho việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế.
Nội dung của kế toán quản trị:
+ Lập dự toán chi phí SXKD
+ Xác định giá phí đơn vị sản phẩm;
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 3 Lớp KK44/21.17
+ Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí bộ phận theo từng trung tâm chi phí;
+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận;
+ Phân tích thông tin chi phí để lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định kinh doanh.
Kế toán quản trị nhấn mạnh đến việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp nhằm mục
tiêu tối ưu hóa lợi nhuận.Thực chất kế toán quản trị chi phí được tách ra từ kế toán chi phí,
giai đoạn đầu của kế toán quản trị được hình thành từ kế toán chi phí giúp cho việc xác định
và kiểm tra chi phí của các nhà quản trị. Song kế toán chi phí cung cấp cả thông tin kế toán tài
chính và KTQT vì đối tượng sử dụng thông tin kế toán chi phí bao gồm các cá nhân, tổ chức
bên ngoài và các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Điều đó khẳng định về mặt đối tượng
sử dụng thông tin kế toán chi phí nói chung rộng hơn đối tượng sử dụng thông tin KTQT chi
phí. Về mặt nội dung kế toán chi phí bao gồm hai bước cơ bản:
+ Tập hợp chi phí, tính giá thành, phân tích chênh lệch chi phí trong kỳ để cung cấp thông tin
KTQT và thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính;
+ Cân đối chi phí, xử lý điều chỉnh chênh lệch chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ về chi
phí thực tế.
Như vậy, kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách
nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó tập trung vào cấp quản trị cấp thấp
như các tổ, đội, phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý và phục vụ- là nơi trực tiếp phát
sinh các chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà quản trị với chi phí phát sinh thông qua
hình thức thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm chi phí (nguồn gây ra chi phí).
Kế toán chi phí quan tâm đến các chi phí thực tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức
chi phí và chi tiết theo từng mặt hàng.
Như vậy, kế toán quản trị chi phí trả lời câu hỏi chi phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thế
nào khi có sự thay đổi về sản lượng sản xuất, ai phải chịu trách nhiệm giải thích về những
thay đổi bất lợi của chi phí và giải pháp cần đưa ra để điều chỉnh, thì kế toán chi phí trả lời câu
hỏi chi phí thực tế đã phát sinh là bao nhiêu, những chi phí nào được tính vào giá thành sản
phẩm, giá thành thực tế của từng đơn vị sản phẩm.
Ngày nay, lượng vốn trong các công trình tăng ngày càng cao, quy mô công trình ngày
càng lớn yêu cầu kế toán quản trị chi phí để tối đa hóa lợi nhuận là một yêu cầu không thể
thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để thực hiện được chức năng này, kế toán quản trị phải thực
hiện được các nhiệm vụ sau:
- Tính toán xác định nhu cầu về vốn, xây dựng mô hình về vốn hợp lý cho những mục
tiêu nhất định như thực hiện một thời hạn giao hàng, hoàn thành một công trình,…..
- Đo lường, tính toán chi phí cho những mục tiêu nhất định
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 4 Lớp KK44/21.17
- Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi
phí – lợi nhuận
Xét về mặt tổ chức kế toán trong một đơn vị, kế toán quản trị có mối quan hệ chặt chẽ
với kế toán tài chính, đây là hai bộ phận không thể tách rời của kế toán doanh nghiệp. kế toán
tài chính cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp còn kế toán quản
trị cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp, do đó thông tin trong báo cáo quản
trị thường phản ánh thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. thông tin
trong kế toán tài chính là thông tin hiện tại ví dụ như về tình hình tài sản, vốn kinh doanh của
doanh nghiệp, còn thông tin kế toán quản trị cung cấp thường là thông tin của hiện tại, quá
khứ và định hướng trong tương lai. Tuy nhiên kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có
nhiều điểm tương đồng. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh
tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu,
chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Một bên phản ánh tổng quát và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó.
Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán.
Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định
kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ
sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà
quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, mặc
dù có khai triển và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin.
1.1.2 Bản chất của ngành xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức công tác quản trị chi phí,
doanh thu, lợi nhuận trong doanh nghiệp
Ngành xây lắp là ngành tạo cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế, tạo tiền đề cho nền
kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đây là ngành có nhiều điểm khác biệt về cách thức sản xuất cũng như phương thức
quản lý so với các doanh nghiệp khác:
Sản phẩm của ngành xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc,…
có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn,… Do việc tổ
chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thi công, nên chi phí phải được quản lý
theo chi phí đã dự toán và theo hạn mức chi phí do nhà nước quy định.
Sản phẩm của ngành xây lắp thì cố định tại nơi sản xuất còn các tổ đội sản xuất và máy
móc thi công thì vận động theo địa điểm đặt sản phẩm nên việc quản lý chi phí sản xuất chung
và chi phí nhân công sẽ khó khăn.
Sản phẩm của xây dựng sau khi hoàn thành không được nhập kho mà được tiêu thụ ngay,
việc xác định giá thành của sản phẩm xây lắp khó thực hiên, thường xác định theo khối lượng
sản phẩm hoàn thành, do đó tính chi phí cho kỳ báo cáo và quản lý doanh thu trong kỳ thường
khó khăn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 5 Lớp KK44/21.17
Những đặc điểm của ngành xây lắp phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế
toán trong doanh nghiệp, do đó việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp xây lắp có những
điểm khác biệt sau:
 Kế toán chi phí phải theo từng khoản mục chi phí, hạng mục công trình nhằm
thường xuyên so sánh, kiểm tra chi phí theo dự toán. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn
bộ công trình, hay 1 hạng mục của công trình, đơn vị đặt hàng.
 Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết bị do chủ đầu tư
chuyển đến mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp chi ra.
1.1.3 Tổng quan về chi phí và giá thành sản xuất nghành xây lắp
1.1.3.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bỏ ra những khoản chi phí
nhất định, tuy nhiên không phải tất cả mọi khoản chi phí đều là chi phí sản xuất.
“Chi phí sản xuất là biểu bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật
hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định”
Như vậy, bản chất của chi phí sản xuất của doanh nghiệp là:
- Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất gắn liền
với mục đích kinh doanh.
- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ
và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phải được đo lường bằng thước đo tiền tệ và
được xác định trong một khoảng thời gian xác định.
Nói tóm lại, trên góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất được nhìn nhận như những
khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, được kế toán
ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng. Còn
trên góc độ kế toán quản trị, chi phí sản xuất không đơn thuần được nhận thức như vậy, mà nó
còn được nhận thức theo cả khía cạnh thông tin để phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phương
án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể, mà ít chú ý hơn vào chứng
minh chi phí sản xuất phát sinh bằng các chứng từ kế toán.
1.1.3.2 Phân loại chi phí ngành xây dựng
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại với tính chất kinh tế khác nhau, mục
đích, công dụng và yêu cầu tổ chức khác nhau, do đó để thuận tiện cho việc ra quyết định sản
xuất và quản lý chi phí, chúng ta cần có những cách phân loại phù hợp.
Để quản lý chi phí trong DN, kế toán quản trị có các cách phân loại sau:
 Phân loại CPSX theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cao tài
chính:
 Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay
quá trình mua hàng hóa để bán
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 6 Lớp KK44/21.17
 Chi phí thời kỳ: là những chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của
cả kỳ, các chi phí này không tạo nên giá trị của hàng tồn kho mà chúng ảnh hưởng mà chúng
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ chúng phát sinh.
 Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí với các đối tượng kế toán chi
phí:
 Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan đến một đối tượng chịu chi phí (
một loại sản phẩm, một công nghệ, giai đoạn công nghệ. 1 phân xưởng sản xuất, ...), chúng ta
có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí căn cứ vào chứng từ ban đầu.
Trong ngành xây dựng, thông thường chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trình
 Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.
Vì vậy phải tiến hành phân bổ chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông
qua các tiêu thức phân bổ hợp lý.
 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ SXSP và quá trình kinh
doanh;
 Chi phí cơ bản: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ
sản xuất chế tạo sản phẩm , nếu thiếu một chi phí nào đó thì quy trình công nghệ không thực
hiện được như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, khấu hao tài sản cố
định,….
 Chi phí chung: là những chi phí tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất mang tính
chất chung như chi phí quản lý phân xưởng, quản lý DN.
 Phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm tra và ra quyết định.
- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của
doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, biến phí gồm nhiều loại như: chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, lương nhân công công trường và các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động của các
công trường.
- Định phí: là các chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ
hoạt động. Chi phí này bao gồm lương nhân viên quản lý công ty, thông thường mưc lương
này sẽ không thay đổi nếu ko có sự điều chỉnh của người điều hành công ty.
 Các cách phân loại khác về chi phí:
 Chi phí chênh lêch: là những chi phí chỉ có ở phương án này nhưng không có
hoặc chỉ có 1 phần ở phương án khác. Đây là một trong những căn cứ cơ bản để lựa chọn
phương án tối ưu.
 Chi phí cơ hội: là những chi phí bị mất đi khi lựa chọn phương án này mà không
lựa chọn phương án khác
 Chi phí chìm: là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ mà DN sẽ phải gánh chịu
bất kể lựa chọn phương án nào.
Đối với các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp, chi phí cơ hội và chi phí chìm
thường là yếu tố chi phí cơ bản để xem xét có thực hiện dự án kinh doanh hay không, trên cơ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 7 Lớp KK44/21.17
sở tính toán mức chi phí định mức và dự toán chi phí cho từng công trình, nhà quản trị sẽ
quyết định thực hiện dự án có chi phí cơ hội thấp nhất. Đối với các nhà quản trị chi phí cấp
dưới, việc thực hiện quản trị chi phí thường nhằm mục đích theo dõi lượng chi phí phát sinh
trong kỳ so với lượng chi phí dự toán, chi phí định mức để có quyết định điều chỉnh chi phí
kịp thời.
Như vậy kế toán quản trị phân chia chi phí trong doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích
sử dụng thông tin của nhà quản trị, tức là tách riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức
hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm
về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng. Để quản ký chi phí có hiệu quả, kế toan quản trị sử
dụng thông tin của kế toán tài chính theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng,
sắt, thép...) vật liệu phụ (đinh, que hàn...) và vật liệu khác được sử dụng trực tiếp để tạo nên
thực thể công trình.
- Chi phí nhân công trực tiếp : Là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp tham
gia xây dựng bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương.
- Chi phí máy thi công: Là các khoản chi phí mà đơn vị xây lắp bỏ ra có liên quan trực
tiếp đến việc sử dụng máy thi công phục vụ cho xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục
công trình (máy thi công không phân biệt của đơn vị hay thuê ngoài ) như : chi phí NVL sử
dụng máy thi công, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công và chi phí
bằng tiền khác.
- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình xây lắp nhưng
không thuộc ba khoản mục kể trên, cụ thể là: tiền lương các khoản trích theo lương của bộ
phận xây lắp, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ...
Do đặc thù của KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định quản lý
kịp thời, nên việc phân loại chi phí trong KTQT khác với KTTC. Trong KTTC, chi phí
thường được phân loại theo đối tượng chịu chi phí hoặc theo chức năng của chi phí. Trong
KTQT thường phân loại chi phí theo mục đích sử dụng thông tin của nhà quản trị, tức là tách
riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu
cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng.
1.1.3.3 Khái niệm về giá thành
Quá trình sản xuất luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau, nó có liên quan mật thiết với nhau,
đó là chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra và kết quả sản xuất đã thu được (sản phẩm công việc
hoàn thành) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội được tính giá thành. Do đó, giá thành sản
xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và
các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
nhất định.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 8 Lớp KK44/21.17
Vậy, “giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản
xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định do doanh nghiệp đã sản
xuất hoàn thành”.
1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm:
Thông thường, do đặc điểm của ngành xây dựng và do yêu cầu quản lý chi phí, kế toán
xây dựng thường phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành sản
phẩm, theo cách này, giá thành được chia thành ba loại sau:
 Giá thành dự toán: là tổng số các chi phí dự toán để thực hiện một khối lượng xây lắp.
Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp trên cơ sở các định mức thiết kế được
duyệt và khung giá quy định đơn giá chi phí do nhà nước quy định(đơn giá bình quân khu vực
thống nhất).
Giá trị dự toán công
trình, hạng mục
công trình
=
Giá thành dự toán
công trình, hạng
mục công trình
+
Thu nhập
chịu thuế
tính trước
+
Thuế
GTGT
đầu ra
 Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xây dựng trước khi tiến hành thi công công trình
trên cơ sở giá thành dự toán, điều kiện, khả năng, năng lực thi công của doanh nghiệp và mức
phấn đấu hạ giá thành. Với doanh nghiệp không có giá dự toán thì giá thành kế hoạch được
xác định trên giá thành thực tế năm trước và các định mức kỹ thuật của doanh nghiệp.
 Giá thành thực tế: là toàn bộ các chi phí thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ sau
khi hoàn thành công tác xây dựng bao gồm các phí tổn trong định mức, ngoài định mức.
Thông thường, giá thành dự toán thấp hơn giá thành định mức nhằm thực hiện mục tiêu tiết
kiệm chi phí. Trong quá trình thi công, chi phí xây dựng phải thường xuyên được kiểm tra theo
dự toán và theo định mức quy định để quản lý lượng vật tư nhâp xuất nhằm giảm chi phí xử
dụng vốn trong DN. Vì thời gian thi công dài nên để theo dõi những chi phí phát sinh, có thể
phân chia giá thành thực tế thành:
 Giá thành thực tế công tác xây lắp: phản ánh giá thành của một khối lượng công tác
xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định. Giá thành thực tế này được xác định dựa
vào khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành. Nó cho phép xác định kiểm kê kịp thời chi phí
phát sinh để điều chỉnh cho thích hợp ở những giai đoạn sau và phát hiện những nguyên nhân
tăng giảm.
 Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành:là toàn bộ chi phí chi ra
để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình từ khi bắt đầu xây dựng đến khi
đưa vào hoạt động.
Ngoài ra các cách phân loại trên, trong xây dựng còn sử dụng hai chỉ tiêu giá thành sau:
o Giá dự thầu xây lắp: là giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để các doanh
nghiệp xây lắp dựa vào đó tính giá thành của mình.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 9 Lớp KK44/21.17
o Giá đấu thầu công trình được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi
thỏa thuận giao nhận thầu. Đây là giá để doanh nghiệp xác định doanh thu cho mình. Thông
thường giá thành sản xuất phải thấp hơn giá đấu thầu.
 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng có mối quan hệ
mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm., nó biểu hiện hai mặt của quá trình sản
xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó là chi
phí sản xuất và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành bên trong sản phẩm hoàn thành. Bản
chất của giá thành là sự dịch chuyển các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc đã
hoàn thành. Như vậy giá thành và chi phí giống nhau về chất vì chúng đều cùng biểu hiện
bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa đã bỏ ra, nhưng chúng khác
nhau về lượng, chi phí được tính cho một kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm
nào, đã hoàn thành hay chưa còn giá thành là những khoản chi phí được tập hợp cho một loại
sản phẩm, công trình hoàn thành, không phân biệt chi phí đó được bỏ vào kỳ trước hay kỳ sau
trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Giá thành
=
CPSX dở
+
CPSX phát
-
CPSX dở
sản xuất dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ
Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá
thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi
phí, doanh thu và kết quả cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế
toán hiện hành
1.2 Nội dung phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong DN xây lắp.
1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản
xuất theo các phạm vi giới hạn đó.
Phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí trong doanh nghiệp sản xuất có thể là:
 Nơi phát sinh chi phí: công trường, đội thi công hay từng xí nghiệp. các chi phí phát
sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công, trong từng đơn vị đó lại tập hợp chi phí theo từng
hạng mục công trình,… Cuối tháng tổng hợp chi phí phát sinh ở từng đơn vị so sánh với dự
toán đơn vị được cấp phát để xác định hạch toán kinh tế nội bộ. Khi công trình, hạng mục
công trình đó hoàn thành phải tính giá thành riêng cho từng hạng mục bằng phương pháp tổng
hợp chi phí trực tiếp.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 10 Lớp KK44/21.17
 Nơi chịu chi phí: Công trình hay hạng mục công trình: hàng tháng, chi phí phát sinh
liên quan đến hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho hạng mục hay công trình đó.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt
động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức hạch toán ban
đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. Cụ thể:
 Nó là cơ sở để tổ chức hạch toán ban đầu, mở các tài khoản, sổ chi tiết và lâp báo
cáo chi phí
 Bảo đảm cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành kip thời chính xác
 Tạo điều kiện tăng cường quản lý, hạch toán chi phí nội bộ.
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
“Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp,
phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi
phí đã xác định”. Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ
vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép,
phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí
phát sinh cho các đối tượng đó. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
 Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, chi phí liên quan đến đối tượng tập hợp nào được tập
hợp trực tiếp cho đối tượng đó căn cứ vào các chứng từ hạch toán ban đầu như phiếu xuất kho
NVL, bảng chấm công,…
 Phương pháp tập hợp gián tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát
sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp
trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh, kế toán tiến hành
tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc theo
nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn
hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan.
Viêc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:
T
C
H 
Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí.
C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 11 Lớp KK44/21.17
T: Là tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ
chi phí.
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
ii HxTC 
Trong đó: iC : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i.
iT : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng
i.
1.2.3 Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất(theo phương pháp kê khai thường
xuyên):
1.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính,
nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản
phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ”.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản
lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực
tế trong kỳ được xác định theo công thức sau:
Căn cứ vào chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua
hàng… kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tíếp, kế toán sử dụng tài khoản TK 621- Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể
hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí
nguyên vật
liệutrực tiếp
thực tế
trong kỳ
=
Trị giá
nguyên vật
liệu trực
tiếp còn lại
đầu kỳ
Trị giá
nguyên vật
liệu trực
tiếp dùng
trong kỳ
Trị giá
nguyên vật
liệu trực
tiếp còn lại
cuối kỳ
Trị giá phế
liệuthu hổi
(nếu có)
+ - -
TK 152 TK 621 TK152
TK 154
TK 632
(3)
(1)
(2)TK 111, 112, 141…
TK 133
(4)
(5)
(2’)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 12 Lớp KK44/21.17
Phương pháp tập hợp:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất nên thường sử dụng phương pháp trực tiếp
- Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng phải phân
bổ cho từng đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm
mua ngoài dùng cho sản xuất sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu định mức( kế hoạch), khối
lượng sản phẩm sản xuất. Đối với nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm, tùy từng
loại vật liệu phụ trong quá trình sản xuất, tiêu chuẩn phân bổ thường là chi phí định mức hoặc
chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên vật liệu chính, khối lường sản phẩm sản xuất ,
giờ máy chạy, …
Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được tập hợp
cho từng công trình, chứng từ chi phí nguyên vật liệu do các chủ nhiệm công trình hoặc những
cá nhân có liên quan nộp về phòng kế toán và được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Việc
quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
“Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền
lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
theo sổ tiền lương của công nhân sản xuất”.Về mặt nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp
cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo chế độ quy định thực hiện trong quý 4 năm 2009 thì các khoản trích theo lương
được tính như sau:
- Quỹ BHXH được trích 20% trên tiền lương co bản. Trong đó 15% tính vào chi
phí sản xuất, còn 5% trừ vào thu nhập của công nhân viên.
- Quỹ BHYT được trích 3% trên tiền lương cơ bản. Trong đó, 2% tính vào chi phí
và 1% trừ vào thu nhập của công nhân viên.
- KPCĐ được trích lập 2% trên tiền lương thực tế và được tính hết vào chi phí.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản TK 622- Chi phí
nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dó đó không hạch toán vào tài khoản này những khoản chi
trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp… cho nhân viên phân xưởng, nhân viên
quản lý, nhân viên bán hàng. Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
không được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ mà phải kết chuyển vào tài khoản TK 632-
giá vốn hàng bán. TK 622 được mở chi tíêt cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 13 Lớp KK44/21.17
doanh. Kế toán thường căn cứ vào các chứng từ như: bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã
hội, bảng chấm công, bảng tính và thanh toán lương… để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chú thích:
(1) Tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất,
chế tạo sản phẩm
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản
xuất, chế tạo sản phẩm
(3) Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm
(4) Chi phí nhân công trực tiếp trên mức bình thường
(5) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành
Phương pháp tập hợp:
CP NCTT thường liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
xuất nên thường sử dụng phương pháp trực tiếp.
Trường hợp CP NCTT liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
phải phân bổ cho từng đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ thường là CP nhân công trực tiếp theo
kế hoạch ( định mức), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp được quản lý theo định mức đã xây dựng và được theo dõi
cho từng đối tượng tính giá thành. Chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắp
thường được xác định trên khoản lương khoán cho các đơn vị thi công, theo đó tiền lương
phải trả cho nhân công được thể hiện trên bảng chấm công và bảng thanh toán lương.
1.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Máy thi công là các loại máy móc được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công
trình như máy trộn bê tông, cần cẩu, máy xúc, máy đóng cọc, máy đầm dùi,…
TK 622
TK 154
(5)
TK 334
(1)
TK 335
(2)
TK 632
(4)
(3)
TK 338
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 14 Lớp KK44/21.17
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi
phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công và được phân thành 2 loại: chi phí thường
xuyên và chi phí tạm thời.
- Chi phí thường xuyên: là những chi phí phát sinh trong quy trình sử dụng máy thi
công, được tính thẳng vào giá thành ca máy như: tiền lương của công nhân trực tiếp điều
khiển hay phục vụ máy, khấu hao và sửa chữa thường xuyên máy thi công, …
- Chi phí tạm thời: là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy như:
chi phí tháo lắp, vận chuyển chạy thử máy thi công khi di chuyển từ công trường này đến
công trường khác, chi phí về xây dựng, tháo dỡ những công trình tạm thời loại nhỏ như lều
lán … phục vụ cho sử dụng máy thi công. Những chi phí này có thể phân bổ dần hoạc trích
trước theo kế hoạch cho nhiều kỳ.
Trong doanh nghiệp xây lắp, thường máy thi công được sử dụng cho nhiều công trường
cho nên phải phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trường theo các tiêu thức
hợp lý. Có hai hình thức tổ chức quản lý máy thi công:
- Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng xây lắp thi công
bằng máy, chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán cho phù hợp với tổ chức quản lý chi
phí của doanh nghiệp.
- DN xây lắp giao máy cho các đội, xí nghiệp sử dụng thì chi phí sử dụng máy được hạch
toán vào tài khoản 623.
Tài khoản sử dụng: để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng
tài khoản 623. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí trong trường hợp doanh nghiệp
thực hiện công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công thủ công vừa thi công
bằng máy. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT
KPĐ của công nhân sử dụng máy thi công.
Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:
- Đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì sử dụng
phương pháp trực tiếp
- Các chi phí liên quan được sử dụng cho đối tượng sử dụng thì phải phân bổ cho các
đối tượng sử dụng theo các tiêu thức hợp lý. Việc tính toán phân bổ chi phí phải dựa trên cơ
sở giá thành một giờ/máy hoặc giá thành một ca/máy hoặc một đơn vị khối lượng công việc
thi công bằng máy hoàn thành.
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy:
Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức
hạch toán kế toán riêng, thì việc hạch toán được tiến hành như sau:
Hạch toán các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công, ghi:
Nợ TK 621, 622, 627 - Chi phí sản xuất
Có các TK liên quan
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 15 Lớp KK44/21.17
Hạch toán chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy thực hiện trên TK 154 - "Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang".
Nợ TK154 (Chi tiết chi phí máy thi công)
Có TK 621, 622, 627 - Chi phí sản xuất
Căn cứ vào giá thành ca máy (theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ) cung cấp cho
các đối tượng (công trình, giai đoạn công việc...), tuỳ theo phương thức tổ chức hạch toán và
mối quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị sản xuất, ghi:
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các
bộ phận, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (6238) - Chi phí sử dụng máy
Có TK 154 (Chi tiết chi phí máy thi công)
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ
phận trong đơn vị, ghi:
Nợ TK 623 (6238) - Chi phí sử dụng máy
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK 511, 512 - Doanh thu
Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng
biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phí sử dụng máy
sẽ hạch toán như sau:
Căn cứ vào số tiền lương (lương chính, lương phụ... không bao gồm các khoản: bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền công phải trả cho công nhân điểu khiển máy,
phục vụ máy, ghi:
Nợ TK 623 (6231) - Chi phí lương công nhân sử dụng máy
Có TK 334, 111 - Tiền lương công nhân sử dụng máy
Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi
công, ghi:
Nợ TK 623 (6232) - Chi phí NVL sử dụng cho máy thi công
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 331, 152, 153, ...
Căn cứ tính khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công, ghi:
Nợ TK 623 (6234) - Chi phí khấu hao xe máy thi công
Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 16 Lớp KK44/21.17
Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công mua ngoài, điện, nước, tiền
thuê TSCĐ,...), ghi:
Nợ TK 623 (6237) - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 331
Chi phí bằng tiền phát sinh,kế toán ghi:
Nợ TK 623 (6238) - Chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 111, 112
Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (chi phí thực tế ca máy) tính cho
từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Trường hợp thuê ca máy thi công:
Khi trả tiền thuê xe, máy thi công, ghi:
Nợ TK 627 (6277) - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Có TK 111, 112, 331
Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí thuê máy thi công vào khoản mục chi phí sử dụng
máy, ghi:
Nợ TK 154 (khoản mục chi phí máy thi công)
Có TK 627 (6277) - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tuy nhiên, do có đặc điểm hoạt động khác với các doanh nghiệp xây lắp nên các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ thường không tổ chức ra đội máy thi công riêng mà máy
thường được sử dụng chung trong từng đơn vị sản xuất để thực hiện các khối lượng công việc
cần sử dụng máy. Khoản mục chi phí này trong các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ
thường được hạch toán như sau:
Căn cứ vào số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điểu khiển máy, phục vụ máy,
ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334, 111 - Lương phải trả công nhân sử dụng máy
Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi
công, kế toán ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 17 Lớp KK44/21.17
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, 152, 153,...
Khấu hao, bảo dưỡng xe, máy thi công sử dụng ở đội, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 214, 111, 112 - Chi phí khấu hao, bảo dưỡng máy
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung của đội
máy để tập hợp toàn bộ chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy, kế toán ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621, 622, 627 - Chi phí sử dụng máy thi công
1.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ
chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng. chi phí sản
xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan
hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý công trường,..., khấu
hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động
sản xuất chung của đội.
Do những đặc điểm ngành xây dựng, khi kế toán chi phí sản xuất chung cần chú ý những
quy định sau:
- Phải tổ chức hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình, đồng thời phải chi
tiết theo các điều khoản quy định
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất chung.
- Khi thực hiện giao khoán chi phí sản xuất chung cho các đội xây dựng thì phải quản lý
tốt chi phí đã giao khoán.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung: thông thường trong kế toán xây dựng, chi
phí sản xuất chung thường được tập hợp theo phương pháp trực tiếp, các chi phí phát sinh
được các đội sản xuất tập hợp trực tiếp đối với từng công trình. Các chi phí như khấu hao tài
sản cố định, chi phí dụng cụ sản xuất có thể được tập hợp cho nhiều công trình nên thường
được phân bổ cho từng công trình, tiêu thức phân bổ thường là chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực
tiếp, tổng thời gian lao động trực tiếp, tổng số giờ máy hoạt động, tổng chi phí lao động trực
tiếp,…
Chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung sau:
- Chi phí nhân viên: bao gồm tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản trích
theo lương của nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Chi phí vật liệu: là chi phí vật liệu sử dụng chung cho sản xuất như dùng cho quản lý
phân xưởng, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định bộ phân sản xuất.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: là chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 18 Lớp KK44/21.17
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động sản
xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí mua ngoài dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất.
- Chi phí bằng tiền khác: là chi phí ngoài các chi phí kể trên phục vụ chu hoạt động sản
xuất chung ở các bộ phận sản xuất.
Tài khoản sử dụng: TK 627
Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
1.3 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
(8)
TK 142, 242
TK 152, 153
TK 154
TK 111, 112, 138, 152
TK 627
TK 334, 338
(3)
(2)
(9)
(1)
TK 214
Sơ đồ 1.3: kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
(4)
TK 632TK 352
TK 111, 112, 141, 331
TK 133
(10)
(5)
(7)
(6)
(7’)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 19 Lớp KK44/21.17
TK111,112 TK621 TK154 TK155
CPNVL mua ngoài
Thực tế phát sinh
TK152
Xuất NVL
cho SXXL
TK334,141
Tập hợp CP
NCTT
TK152,153
TK622
TK623
Xuất NVL,CCDC
cho MTC
TK334,331
Tiền lương phải trả
CN điều khiển MTC
TK111,112
CP bằng tiền
TK627
Tập hợp các
TK152,153,214
CPNVL,CCDC
TK334,338
K/c CP
NVLTT
K/c CP
NCTT
K/c, PB CP
Sử dụng MTC
K/c CPSXC
K/c giá thành sản
Phẩm chưa tiêu thụ
TK632
K/c giá vốn
CT đã tiêu thụ
TK152,1388
Các khoản loại bỏ khỏi
Khỏi giá trị công trình
CP bằng tiền
Lương CN QL đội
BHXH,BHYT,KPCĐ
KHTSCĐ
Việc tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được tiến hành
vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ trên cơ sở các bảng tính toán phân
bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phi sản xuất
chung cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định.
Trên cơ
sở các
chi phí
đã tập
hợp, kế
toán
xác
định
giá
thành
của
công
trình
hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây
lắp đã hoàn thành trong kỳ được tính
toán trên cơ sở chi phí sản xuất xây
lắp tập hợp trong kỳ sau khi điều
chỉnh chện lệch chi phí sản xuất tính
cho các giai đoạn xây lắp chưa hoàn
thành cuối kỳ, đầu kỳ.
Việc đánh giá sản phẩm xây
lắp dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên giao thầu với bên nhận
thầu và tùy thuộc vào đối tượng tính giá thành mà DNXL đã xác định:
- Nếu thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ và DNXL đã
xác định đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì chi phí
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 20 Lớp KK44/21.17
sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp dở dang là tổng chi phí sản xuất xây lắp phát sinh lũy kế
từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo mà công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành.
- Nếu thanh toán khi có khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng
kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành, đồng thời DNXL xác định đối tượng tính
giá thành là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng ký thuật hợp lý có
giá trị dự toán riêng hoàn thành. Trong trường hợp này, sản phẩm xây lắp dở dang là khối
lượng công việc hay giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Do vậy chi phí sản xuất tính cho sản
phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế đã phát sinh cho
các khối lượng hay giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành trên cơ sở tiêu thức
phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán. Trong đó các khối lượng hay giai đoạn xây lắp
dở dang có thể được tính theo mức độ hoàn thành.
Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định
như sau:
Cddck =
Cđk + Ctk
x C’ckdt
Chtdt + C’ckdt
Trong đó:
Cddck : chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ
Cđk : chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang đầu kỳ
Ctk : chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Chtdt : chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ theo dự toán
C’ckdt : chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán tính theo mức độ hoàn
thành.
1.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.4.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành là công việc đầu tiên trong công
tác tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm sản phẩm ngành xây lắp mang tính chất đơn chiếc,
mỗi sản phẩm đều có dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
thường là các công trình, hạng mục công trình hay các khối lượng công việc có dự toán, thiết
kế riêng đã hoàn thành.
Ký tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán về giá thành cần phải tính giá thành của sản
phẩm xây lắp cho từng đối tượng tính giá thành. Do đặc thù của doanh nghiệp xây lắp, tổ chức
sản xuất, chu kỳ sản xuất mà kỳ tính giá thành sản phẩm trong ngành xây lắp được xác định
như sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 21 Lớp KK44/21.17
Nếu đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo
đơn đặt hàng, kỳ tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng đã hoàn
thành và bàn giao.
Nếu đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình được thanh toán theo
từng giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành xây dựng là theo từng giai đoạn hoàn thành.
1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã
tập hợp của kế toán tính giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng
các phương pháp sau:
1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn(phương pháp trực tiếp)
Theo phương pháp này thì giá thành của công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn
giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công cho đến khi
hoàn thành bàn giao.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Z=C+Dđk - Dck
Trong đó: Z: tổng giá thành sản phẩm xây lắp
C: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
( nếu sản phẩm dở sang quá ít hoặc không có thì không tính đến giá trị sản phẩm dở dang)
Trong trường hợp nếu đối tượng tập hợp chi phí của sản phẩm xây lắp là toàn bộ công trình,
nhưng yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục có thiết kế riêng và có chi phí dự
toán riêng thì tổng chi phí thực tế phát sinh sẽ được phân bổ cho từng công trình, hạng mục
công trình theo chi phí dự toán của từng hạng mục công trình.
Hệ số phân bổ =
Tổng chi phí thực tế phát sinh của công trình
Tổng giá trị dự toán của công trình
Giá thành thực tế của
từng hạnh mục công
trình
= Hệ số phân bổ x
Giá trị dự toán của từng
hạng mục công trình
1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo định mức
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm xây lắp được xác định trên cơ sở các định
mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán chi phí dược duyệt những thay đổi về định mức và những
thay đổi do thoát ly định mức đã được kế toán phản ánh.
Giá thành thực tế
sản phẩm xây lắp
=
Giá thành định
mức sản phẩm
xây lắp
±
Chênh lệch do
thay đổi định
mức
±
Chênh lệch do
thoát ly định
mức
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 22 Lớp KK44/21.17
1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng theo công việc)
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký với bên giao thầu hợp
đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc.
Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp chi từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành
chính là giá thành đơn đặt hàng đó.
Tuy nhiên có thể tính giá thành thực tế từng hạng mục công trình hay khối lượng công
việc để phục vụ cho công tác quản lý như sau:
Ztt = di x H
Trong đó: Ztt : giá thành thực tế
H : hệ số phân bổ được, H = C / di
di : giá dự toán hạng mục công trình
Tuy nhiên có thể tính giá thành thực tế từng hạng mục công trình hay khối lượng công
việc để phục vụ cho công tác quản lý như sau:
Ztt = di x H
Trong đó : Ztt :giá thành thực tế
H: tỷ lệ phân bổ, H = C/ di
di : giá dự toán hạng mục công trình.
1.4.2.4 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp những công trình lớn, quá
trình xây lắp có thể chia thành các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng
đội sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức:
Z = Dđk + C1 + C2 + ...+ Cn - Dck
Trong đó : C1, C2, ..., Cn là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
1.5 Doanh thu và lợi nhuận của doang nghiệp xây lắp
1.5.1 Tổng quan về doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp xây lắp
Doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp thường được xác định trước khi thực hiện công
việc xây lắp, doanh thu của ngành xây dựng là giá trúng thầu của doanh nghiệp. Giá này có
thể thay đổi sau khi công việc thi công bắt đầu nếu được sự đồng ý của cả bên giao thầu và
bên nhận thầu. Doanh thu các công trình có thể được thanh toán theo tiến độ thi công hoặc
cũng có thể thanh toán khi hết hạn hợp đồng khi công trình hoàn thành. Tuy nhiên để phục vụ
nhu cầu về vốn trong giai đoạn triển khai hợp đồng, bên chủ đầu tư thường thực hiện thanh
toán theo khối lượng công việc giao khoán hoàn thành dựa trên biên bản xác nhận khối lượng
công việc hoàn thành.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 23 Lớp KK44/21.17
Doanh thu và chi phí trong các hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo một trong hai
trường hợp sau:
 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế
hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy thì doanh thu và
chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do
nhà thầu tự xác định vào thời điểm lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn
thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.
 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối
lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy và được
khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng đó được ghi
nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản
ánh trên hóa đơn đã lập.
Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:
 Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng.
 Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản
thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu và có thể xác định
một cách đáng tin cậy như tăng doanh thu vì lý do tăng giá, tiền thưởng do nhà thầu thực hiện
hợp đồng đạt hay vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, khoản
khách hàng hay bên khác thanh toán cho nhà thầu để bù đắp các chi phí không bao gồm trong
hợp đồng.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần còn lại thuộc về doanh nghiệp sau khi đã trừ đi giá
vốn hàng bán và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý và điều hành doanh
nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thanh toán các khoản thuế phải
nộp nhà nước. Lợi nhuận trong một doanh nghiệp được xác định như sau:
Lợi
nhuận
=
LN
gộp
về
BH
và
cung
cấp
DV
+
Doanh
thu
hoạt
động
tài
chính
+
Doanh
thu
khác
- CPBH - CPQLDN -
CP
khác
-
Thuế
TNDN
phải
nộp
1.5.2 Mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp
Trong các doanh nghiệp xây lắp, thời gian để thi công một công trình thường khá dài, và
giá trị của công trình thường rất lớn, do đó việc thi công không những chịu ảnh hưởng của các
yếu tố ngoại cảnh mà còn chịu nhiều tác động của các yếu tố về chính trị, xã hội, do đó để
xem xét có thực hiện một dự án hay không, căn cứ vào biên bản mời thầu do các chủ đầu tư
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 24 Lớp KK44/21.17
đưa ra, kế toán quản trị cần tính toán và xác định tổng chi phí của công trình nếu thực hiện
đầu tư dựa trên các dự toán chi phí do phòng kế hoạch cung cấp để tính lợi nhuận của công
trình.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận tức là xem
xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến
đổi và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này người ta
sử dụng phương pháp hạch toán định phí biên. Theo đó, toàn bộ chi phí của một doanh nghiệp
được chia thành định phí và biến phí.
 Tổng định phí trong các doanh nghiệp xây lắp là: chi phí về quản lý doanh nghiệp: chi
phí về nhân công, vật liệu quản lý doanh nghiệp, chi phí cán bộ công trường,... luôn không
thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau nên ta không phân bổ chúng cho các công trình mà
luôn ứng xử nó là tổng số, là chi phí thời kỳ.
 Tổng biến phí luôn thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau và biến phí tính cho đơn
vị sản phẩm không đổi ở các mức sản lượng. Biến phí trong các doanh nghiệp xây lắp gồm
nhiều loại như: chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử
dụng máy thi công chỉ phát sinh khi công trình được thi công.
Như vậy, định phí trong doanh nghiệp thường là những chi phí không hoặc khó thay đổi được,
do đó với mức giá bán dự thầu, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần xác định mức biến
phí cho hợp lý và tiết kiệm. Việc lựa chọn xây dựng một công trình ngoài việc tối đa hóa lợi
nhuận còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chính trị, văn hóa,... do đó, khi quyết định lựa
chọn thi công một công trình, trước khi nhận thầu, kế toán quản trị cần phân tích những chi
phí cơ hội, chi phí chìm khi thực hiện công trình để có quyết định đúng đắn.
Kết luận:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc quản lý chi phí luôn là vấn đề nóng bỏng.
Thông thường, các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán quản trị tốt cần 3 đến 4 đồng để
tạo ra một đồng lợi nhuận, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần đến 5 hay 6 đồng vốn
mới tạo ra một đồng lợi nhuận. Điều này vừa thể hiện hiệu quả đầu tư không cao và cũng thể
hiện công tác quản lý chi phí còn yếu kém. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiêp cần tổ
chức kế toán quản trị song song với kế toán tài chính. Kế toán quản trị dựa vào các thông tin
mà kế toán tài chính đã tập hợp và kế toán tài chính dựa vào các dự toán, kế hoạch của kế toán
quản trị để đưa ra những chính sách hơp lý.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH
TẠI CÔNG TY HÀ ĐÔ 2 - BỘ QUỐC PHÒNG
2.1 Giới thiệu chung về công ty Hà Đô 2 – Bộ Quốc Phòng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Đô 2
Công ty cổ phần Hà Đô 2 được thành lập năm 2005 theo Nghị quyết đại hội cổ đông ngày
04/5/2005 trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp xây dựng số 2 với Trung tâm thiết bị công nghiệp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 25 Lớp KK44/21.17
trực thuộc Công ty cổ phần Hà Đô và một số cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty cổ
phần Hà Đô - Bộ Quốc Phòng. Đến tháng 10 năm 2007 Trung tâm thiết bị công nghiệp lại
tách ra khỏi công ty cổ phần Hà Đô 2.
Đăng ký kinh doanh số: 0103007601 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp
ngày 06/5/2005, thay đổi lần 1 cấp ngày 10/10/2008, thay đổi lần 2 cấp ngày 27/02/2009.
Tên công ty:
Công ty Cổ phần Hà Đô 2
Tên giao dịch với nước ngoài:
Hado 2 Joint stock company
Tên viết tắt:
HADO2.JSC.
Trụ sở chính:
Tầng 3,Toà nhà Hà Đô, 186 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37561 167 * Fax: 04.37564 326/ 069. 516 213
Email: hado2@hado.com.vn
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty
- Xây dựng các công trình: công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện,
đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác đá;
- Lắp đặt sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí, điều khiển tự động, điện lạnh, điện kỹ
thuật, điện dân dụng, thuỷ khí, thang máy, máy xây dựng, thiết bị nâng hạ;
- Thiết kế, chế tạo máy và thiết bị công nghiệp, tư vấn đầu tư và cung cấp chuyển
giao công nghệ cùng các dịch vụ khoa học kỹ thuật có liên quan;
- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà;
- Kinh doanh khu du lịch sinh thái và khách sạn, nhà hàng;
- Sản xuất và kinh doanh điện; kinh doanh máy móc thiết bị;
- Xuất nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ, vật tư phục vụ sản xuất và nghiên cứu
khoa học công nghệ.
2.1.3 Định hướng hoạt động của công ty trong tương lai
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống là thế mạnh của doanh
nghiệp, đó là thi công xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ
điện, sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, …
- Từng bước định hướng mở rộng sang lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản.
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế trong các năm qua của công ty CP Hà Đô 2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 26 Lớp KK44/21.17
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số vốn 43.458.842.916 44.227.787.263 47.035.016.623
Doanh thu thuần 63.961.564.182 78.944.189.736 103.272.440.575
Lợi nhuận gộp 6.109.354.161 6.941.942.896 8.416.789.407
Lợi nhuận sau thuế 4.386.043.455 3.490.083.364 5.394.051.544
Từ năm 2007 đến 2009 tổng số vốn của công ty tăng lên sau các năm chứng tỏ doanh nghiệp
đang dần khẳng định mình trên thị trường và uy tín của công ty tăng cao, huy động được
nguồn vốn khá lớn từ các tổ chức và cá nhân., đặc biệt lợi nhuận sau thuế tăng với tỷ lệ cao,
tăng hơn 50% thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của công ty và cố gắng của ban giám đốc công
ty và toàn thể nhân viên trong công ty.
2.2 Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CP Hà Đô 2
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Hà Đô 2
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tiến hành theo hình thức tập trung trong đó
phòng kế toán Công ty chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính
trong toàn Công ty. Ở các tổ sản xuất có các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ ghi
chép ban đầu những thông tin kinh tế phát sinh tại phân xưởng. Cuối tháng tổng hợp lập báo
cáo theo chỉ tiêu số lượng về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc hạch toán.
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán, thống kê
của công ty, phòng tài chính - kế toán có số lượng nhân viên 5 người với các phần việc được
phân chia như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty CP Hà Đô 2
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo kiểm tra công tác, tài chính, kế toán,
thống kê của công ty, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, tính giá thành sản phẩm, kế
toán tổng hợp lập báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước.
Kế toán trưởng
Kế toán vật
tư công nợ
phải trả
Kế toán thành
phẩm công nợ
phải thu tiền
vay
Nhập số liệu
tính giá thành Thủ quỹ
Nhân viên thống kê
xưởng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 27 Lớp KK44/21.17
- 01 kế toán vật tư, công nợ phải trả chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết tình hình nhập -
xuất - tồn vật tư, theo dõi các khoản nợ phải trả người bán.
- 01 kế toán thành phẩm, công nợ phải thu, thanh toán tiền vay chịu trách nhiệm theo
dõi chi tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm, các khoản nợ phải thu theo dõi chi tiết các
khoản tiền vay.
- 01 thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu chi quản lý quỹ tiền mặt của công ty.
- 02 nhân viên nhận các tài liệu ghi chép ban đầu của nhân viên thống kê phân xưởng
để nhập số liệu tính giá thành.
2.2.2 Hình thức kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên chương trình máy tình.
Theo hình thức kế toán này, các mục kinh tế phát sinh trên chứng từ này trước hết được phản
ánh theo thứ tự thời gian vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào nhật kí chung2, kế toán ghi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái theo từng đối tượng kế toán. Trình tự ghi sổ theo
hình thức này như sau:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán ghi các số liệu vào sổ nhật ký
chung. Sau đó căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán ghi các số liệu vào sổ nhật ký
chung. Sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào các tài khoản phù hợp
trên sổ cái. Các số liệu liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng được đồng thời ghi vào
các sổ thẻ chi tiết tương ứng.
- Cuối tháng, quý năm cộng các số liệu trên sổ cái tính số dư để lập bảng cân đối phát
sinh. Các số liệu trên sổ kế toán chi tiết cũng được tổng hợp để lập ra các bảng tổng hợp chi
tiết. Các số liệu trên sau khi kiểm tra thấy “khớp” đúng được sử dụng để lập báo cáo kế toán.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu,
kiểm tra
Chứng từ kế toán
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ NKC
Bảng cân đối số PS
BCTC
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 28 Lớp KK44/21.17
Sơ đồ : Kế toán hình thức nhật ký chung trên kế toán máy tính của Công ty Cổ Phần Hà Đô 2
2.2.3 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty CP Hà Đô 2
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán tại Công ty là từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Kỳ hạch toán: Hạch toán theo từng tháng.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp bình quân gia
quyền.
+ Phương pháp trích khấu hao: trích khấu hao theo đường thẳng.
Công thức:
Mức khấu hao =
Nguyên giá tài sản cố định
Năm sử dụng
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ.
Căn cứ vào quy mô sản xuất, đặc điểm sản xuất kinh doanh trình độ và yêu cầu quản
lý, Công ty CP Hà Đô 2 sử dụng các loại chứng từ kế toán theo quy định chế độ kế toán bao
gồm: chứng từ lao động tiền lương, chứng từ bán hàng, chứng từ vật tư, chứng từ TSCĐ,
chứng từ tiền tệ. Bên cạnh đó công ty cũng sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp, chi tiết
phù hợp.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm:
- Hệ thống báo cáo gồm:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Bảng cân đối kế toán
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
- Sổ tổng hợp:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái các tài khoản
- Sổ chi tiết:
+ Thẻ kho
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
+ Bảng kê tổng hợp nhập vật liệu.
+ Bảng kê xuất vật liệu.
+ Bảng tổng hợp nhập - xuất vật liệu.
+ Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 29 Lớp KK44/21.17
2.2.4 Tình hình thực hiện kế toán máy ở công ty
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, phần lớn các doanh
nghiệp đều thực hiện tin học hoá công tác kế toán, chế độ kế toán mới ban hành theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính cũng cho phép các
doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính và Công ty Cổ phần Hà Đô 2 cũng
đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán trên
máy vi tính là hàng ngày các chứng từ ban đầu được nhập sẽ được vào chương trình kế toán
lập trình sẵn vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết liên quan cũng như các báo cáo kế toán.
Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán FAST 10.0 trong công tác kế toán.
Đây là phần mềm đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Trình tự ghi chép hình thức kế toán trên máy vi tính:
Sơ đồ2.3:Quy trình xử lý trên FAST10.0
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng.
:Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp được dùng
làm căn cứ nhập dữ liệu đầu vào phát sinh vào máy tính. Phần mềm máy tính sẽ tự động tính
toán và đưa ra các sổ sách, báo cáo kế toán, thông tin quản trị, thông tin về phân tích tài chính,
sản xuất, kinh doanh..
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, nhận viên kế toán kiểm tra lần cuối sổ sách trước khi
khóa sổ. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Minh họa phần mềm kế toán FAST 10.0 tại công ty CP Hà Đô 2:
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại.
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Báo cáo tài chính
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 30 Lớp KK44/21.17
2.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở công ty CP Hà Đô 2 – Bộ
Quốc Phòng
2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí
Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu đầu tiên và đặc
biệt quan trọng trong toàn bộ công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm công tác xây lắp.
Tại Công ty Hà Đô 2, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
được đánh giá là có ý nghĩa to lớn và được coi trọng đúng mức. Xuất phát từ đặc điểm sản
xuất của ngành xây dựng và của sản phẩm xây dựng cơ bản, để đáp ứng yêu cầu công tác
quản lý, công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là
từng công trình, hạng mục công trình.
Mỗi công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng
những sổ chi tiết chi phí để tập hợp chi phí sản xuất, phát sinh cho công trình, hạng mục công
trình do số liệu được định khoản và ghi vào sổ là các bảng tổng hợp các chứng từ gốc phát
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 31 Lớp KK44/21.17
sinh cùng loại (như vật liệu, tiền lương…) của mỗi tháng và chi tiết theo từnh khoản mục chi
phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng MTC
Chi phí sản xuất chung
Cuối mỗi tháng, dựa vào sổ chi tiết chi phí của tất cả các xí nghiệp, đội gửi lên kế toán Công
ty tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất tháng.
Hết mỗi quý, từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng trong quý, lập bảng chi phí sản xuất
của quý, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
2.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất trong công ty CP Hà Đô 2
Trong các doanh nghiệp xây lắp, các khoản chi phí đầu vào thường có giá trị rất lớn và
thường có sựu biến động khá lớn về giá thành, quá trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, sản phẩm của ngành xây dựng không cố định và chi phí thường có nhiều khoản mục chi
tiết nên công việc quản lý chi phí thường rất khó khăn. Do đó bên cạnh việc tập hợp chi phí
theo các khoản mục chi phí đã đưa ra, kế toán cần thường xuyên quản lý chi phí theo chi phí
dự toán, chi phí định mức. Dự toán chi phí là. Dự toán biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ
sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được xác định trong giai đoạn thực hiện dự
án đầu tư xây dựng công trình. Kế toán tài chính cung cấp những thông tin về hoạt động của
công ty cho những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp do đó những thông tin của kế toán
tài chính đôi khi không phản ánh được toàn bộ tình hình tài chính cũng như thực trạng về sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán quản trị được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội
bộ đơn vị kế toán”, do đó thông tin trong kế toán quản trị phải phản ánh đầy đủ và là những
thông tin thực tế của doanh nghiệp. Tuy được sử dụng cho những đối tượng khác nhau nhưng
kế toán quản trị và kế toán tài chính đều nhằm mục đích điều hành doanh nghiệp, kế toán
quản trị muốn thực hiện được phải sử dụng thông tin mà kế toán tài chính cung cấp, như
những thông tin về tài sản, về vật tư,…. Để quản trị chi phí, giá thành chúng ta cần hiểu rõ
cách hạch toán và tập hợp chi phí tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp.
Khi giao khoán công trình, hạng mục công trình cho xí nghiệp, đội nhận khoán kế toán
công ty căn cứ vào hợp đồng giao khoán nội bộ với xí nghiệp nhận khoán mở sổ theo dõi khối
lượng xây lắp giao khoán nội bộ theo từng công trình hạng mục công trình để phản ánh,theo
dõi giá cả nhận thầu giao khoán, theo dõi chi tiết từng khoảng mục chi phí. Theo đó kế toán
tại xí nghiệp, đội nhận khoán mở sổ theo dõi số lượng xây lắp nhận khoán gọn để theo dõi giá
trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí.
Để thuận tiện trong việc quản lý và tập hợp chi phí, tất cả các chứng từ về nguyên vật
liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được theo dõi thông qua tài khoản
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 32 Lớp KK44/21.17
1411 và 1412. Khi các chủ nhiệm công trình ứng tiền để mua nguyên vật liệu hay trả lương,
cuối tháng người ứng sẽ phải nộp chứng từ thanh toán tạm ứng lên phòng tài chính kế toán
công ty. Thủ tục thanh toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Hàng tháng từ ngày 25 – 30 các công trường phải thanh toán tiền tạm ứng.
 Chứng từ thanh toán tạm ứng phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
 Giấy thanh toán tạm ứng hàng tháng kèm theo các tập chứng từ + bảng kê thanh toán
tạm ứng + tờ khai thuế VAT
 Bảng kê thanh toán tạm ứng phải có đầy đủ chữ ký, ai ứng tiền người đó chịu trách
nhiệm thanh toán.
 Chứng từ hóa đơn thanh toán tháng trước là căn cứ cấp tiền tháng sau.
Như vậy, việc quản lý chi phí công trình được thực hiện thông qua tạm ứng, khi công trường
có nhu cầu tạm ứng phải được sự đồng ý của kế toán trưởng và giám đốc công ty, và chỉ các
chứng từ hợp lệ mới được kế toán thanh toán tạm ứng.
Để xem xét về tình hình kế toán quản trị chi phí, doanh thu tại công ty Cổ phần Hà Đô
2, em xin trình bày phương pháp tập hợp chi phí sản xuất về Dự án đầu tư xây dựng cải tạo
Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn – huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.
Theo hợp đồng xây dựng số 60/HĐ – XD ngày 10/12/2008
Bên giao thầu: Ban quản lý dự án xây dựng Y tế Bắc Giang
Bên nhận thầu: Công ty CP Hà Đô 2
Công trình: xây dựng nhà khám bệnh, hành chính, dược, khoa xét nghiệm,… thuộc dự án xây
dựng và cải tạo bệnh viện đa khoa Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Theo đó, công trình được chia thành các hạng mục công trình:
- Nhà khám bệnh, hành chính, dược.
- Nhà tang lễ.
- Gara ô tô.
- Nhà cầu.
- Lán trại tạm.
Công trình được giao cho chủ nhiệm công trình Nguyễn Đình Dũng quản lý.
Tính đến ngày 30/09/2009, công trình hoàn thành xong các hạng mục sau: lán trại tạm, phần
thô nhà khám bệnh, nhà tang lễ và đang hoàn thiện phần trang trí và phần điện nhà khám
bệnh.
Kỳ hạch toán từ ngày 01/10/20009 đến ngày 31/12/20009
Theo dự toán, chi phí trong kỳ được xác định như sau:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 729.514.560 đồng
 Chi phí nhân công trực tiếp: 142.352.142 đồng
 Chi phí sử dụng máy thi công: 99.325.231 đồng
 Chi phí sản xuất chung: 93.345.240 đồng
Trong quá trình hạch toán kế toán vào máy tính, kế toán sử dụng các mã sau để mã hóa khách
hàng và công trình như sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 33 Lớp KK44/21.17
Mã khách: được dùng để theo dõi những công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công
ty và những cá nhân liên quan trực tiếp đến việc thu chi tiền của công ty
NHQĐ: Ngân hàng TMCP Quân Đội
NHVIB: Ngân hàng VIB Bank
CtyVT: Công ty Viễn thông quân đội
HP: Công ty TNHH vật liệu xây dựng Hà Phuơng
Mã vụ việc: dùng để theo dõi những công trình mà công ty thực hiện thi công và những
khoản chi phí liên quan đến quá trình quản lý doanh nghiệp,... như:
BVLN: Bệnh viện Lục Ngạn
BVYT: Bệnh viện Yên Thế
CT1: chung cư CT1
ĐNB: Nhà máy điện lực Ninh Bình
VP: Nhà tầng Văn Phú
TSCĐ: Tài sản cố định
CPĐTCĐ: Chi phí điện thoại cố định
…………….
Mã tự do: PĐD: Phạm Đức Dục
PTH: Phạm Thị Hảo
NTN: Nguyễn Thị Nguyệt.
................
Kế toán các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ như sau:
2.3.2.1 Kế toán quản trị chi phí nguyên vât liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, trong các
doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 60- 80% tùy theo kết cấu công
trình.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty gồm những loại sau:
- Phần thân: đá, cát, sỏi, xi măng, thép, cốp pha, cây chống, xà gỗ, gỗ ván…
- Phần hoàn thiện: xi măng, cát,…
- Phần điện: dây dẫn điện, bảng điện, công tắc, cầu giao, bóng đèn, ống bảo vệ dây,….
- Phần nước: bồn inox, chậu rửa, ống kẽm, ống nhựa, cút, tê, van nước, ….
Do đặc điểm của ngành xây dựng, địa điểm phát sinh chi phí và địa điểm phòng kế toán
công ty không trùng nhau, công ty tổ chức kho vật liệu ngay ở chân công trình.
Kế toán công trình có nhiệm vụ mở sổ theo dõi khối lượng vật tư từng lần nhập xuất, lập sổ
kho để theo dõi, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh. Kế toán công ty có nhiệm
vụ hạch toán chi phí vào phần mềm kế toán, việc hạch toán chi phí không sử dụng tài khoản
hàng tồn kho 151, 152, 153, chi phí về nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp trên chứng từ
mua hàng thông qua tài khoản 1411 – tạm ứng công trình, kế toán quản trị có nhiệm vụ theo
dõi thường xuyên khối lượng vật tư nhập xuất dựa trên các hóa đơn thực tế phát sinh, đối
chiếu với số lượng vật tư thực nhập so với sổ kho, so sánh vật tư thực nhập so với dự toán và
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 34 Lớp KK44/21.17
điều chỉnh số lượng vật tư theo hóa đơn thông qua tạm ứng của chủ nhiệm công trình về chi
phí công trình và những người liên quan.
Trước hết, căn cứ vào khối lượng và tiến độ thi công trong tháng, chủ nhiệm công trình
lập kế hoạch yêu cầu sử dụng tiến độ cung cấp vật tư trong tháng gửi về phòng kế hoạch,
trong bản kế hoạch đó phải ghi rõ: số lượng, đơn giá, thời gian cần cung ứng. Phòng kế hoạch
xác nhận khối lượng vật tư có đúng theo tiến độ hợp đồng và theo dự toán chi phí hay không,
sau đó chủ nhiệm công trình viết giấy đề nghị tạm ứng xin ứng tiền mua nguyên vật liệu. Sau
khi hoàn tất mọi thủ tục, kế toán vốn bằng tiền viết phiếu chi cho tạm ứng đúng số tiền kế toán
trưởng đã đồng ý và hạch toán:
Nợ TK 1411: tạm ứng chi phí công trình
Có TK 1111,112,331
Sau khi nhận được tiền ứng chủ nhiệm công trình tổ chức nhân viên đi mua nguyên vật liệu về
nhập kho tại công trình. Kế toán công trình sẽ tổng hợp chứng từ, lập bảng kê chứng từ chi phí
sản xuất và viết giấy thanh toán tạm ứng gửi phòng kế toán công ty làm căn cứ ghi sổ. Thủ
kho căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu thực nhập ghi vào sổ kho các loại nguyên vật liệu
theo đơn giá và yêu cầu các cá nhân có liên quan xác nhận ký tên. Sau khi nhận được vốn 10
ngày, đơn vị tạm ứng phải nộp chứng từ mua hàng và bảng kê chứng từ, giấy thanh toán tạm
ứng về phòng kế toán công ty thì mới được ứng tiếp lần sau.
Ngày 01/10/2009, chủ nhiệm công trình Nguyễn Đình Dũng phụ trách công trình bệnh
viện Lục Ngạn tạm ứng séc số tiền 250.000.000 đồng mua nguyên vật liệu. Sau khi được sự
đồng ý của tổng giám đốc Chế Đình Tương, kế toán trưởng Phạm Đức Dục, kế toán viết ủy
nhiệm chi yêu cầu ngân hàng chuyển tiền đến tài khoản người tạm ứng hoạc ký xác nhận séc
cho người ứng. kế toán hạch toán:
Nợ TK 1411: 250.000.000
Có TK 11212: 250.000.000
Ngày 06/10/2009, anh Dũng nộp chứng từ mua nguyên vật liệu lên phòng kế toán công ty, tập
chứng từ bao gồm:
- Chứng từ gốc về mua hàng hóa, dịch vụ:
- Bảng kê chứng từ vật tư mua vào:
Công ty CP Hà Đô 2 Bảng kê chứng từ
Đơn vị: Tháng 10 Năm 2009
Số:…………
I – Khối lượng vật tư:
Chủng loại ĐVT HĐ 1 HĐ 2 HĐ 3 Chủng loại ĐVT HĐ 1 HĐ 2 HĐ 3
Xi măng kg 5000 Que hàn kg
Cát mịn m3 100 Sơn kg 98
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều
SV: Mai Đình Đình 35 Lớp KK44/21.17
Cát vàng m3 Thép dây kg
Gạch xây viên Thép hình kg
Xi măng
trắng kg Thép tấm kg
Gạch nem m2 Thép V kg
Gạch ốp m2 780 D6 kg
Đá 1x2 m3 D8 kg
Đá 2x4 m3 D10 kg
Đá 4x6 m3 D12 kg
m3 Đinh vít con
m3 Đinh kg
II – Giá trị thanh toán:
Nội
dung
Vật liệu
Nhân
công
Máy
Chi phí
chung
Cộng VAT Tổng cộng
HĐ1 247.560.070 247.560.070 24.756.007
- -
Cộng 247.560.070 - - - 247.560.070 24.756.007 272.316.077
Ngày 06 tháng 10 năm 2009
Chủ nhiệm CT thống kê CT Thủ kho Người thanh toán
- Giấy thanh toán tạm ứng.
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2

More Related Content

What's hot

Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hướng dẫn kế toán tài sản cố định
Hướng dẫn kế toán tài sản cố địnhHướng dẫn kế toán tài sản cố định
Hướng dẫn kế toán tài sản cố địnhtuvantfa
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từChi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từChris Christy
 
C10 kiểm soát
C10  kiểm soátC10  kiểm soát
C10 kiểm soátNgoc Tu
 
Chuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinhChuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinhMộc Mộc
 
Chuong 3 phan tich tc ĐH KTQD
Chuong 3 phan tich tc   ĐH KTQDChuong 3 phan tich tc   ĐH KTQD
Chuong 3 phan tich tc ĐH KTQDDung Nguyen
 
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổNhan Nguyen
 
21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soat
21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soat21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soat
21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soatAnh Ho
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpAskSock Ngô Quang Đạo
 
Tổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân
Tổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dânTổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân
Tổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dânDương Hà
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịHọc kế toán thực tế
 
Ke toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham
Ke toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_phamKe toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham
Ke toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_phamRin Nguyen
 

What's hot (20)

Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
 
Hướng dẫn kế toán tài sản cố định
Hướng dẫn kế toán tài sản cố địnhHướng dẫn kế toán tài sản cố định
Hướng dẫn kế toán tài sản cố định
 
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩuQuản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
 
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAY
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAYĐề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAY
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAY
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Slide bài giảng tài chính_Chương 1
Slide bài giảng tài chính_Chương 1Slide bài giảng tài chính_Chương 1
Slide bài giảng tài chính_Chương 1
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từChi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
 
C10 kiểm soát
C10  kiểm soátC10  kiểm soát
C10 kiểm soát
 
Chuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinhChuong 4.kt tai san co dinh
Chuong 4.kt tai san co dinh
 
Chuong 3 phan tich tc ĐH KTQD
Chuong 3 phan tich tc   ĐH KTQDChuong 3 phan tich tc   ĐH KTQD
Chuong 3 phan tich tc ĐH KTQD
 
Chuong 2 he thong ksnb
Chuong 2   he thong ksnbChuong 2   he thong ksnb
Chuong 2 he thong ksnb
 
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
 
21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soat
21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soat21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soat
21 01-11 - ndt1993 - projet wake up - ma tran rui ro & kiem soat
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
 
Tổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân
Tổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dânTổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân
Tổng hợp mẫu đề cương báo cáo tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
 
Ke toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham
Ke toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_phamKe toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham
Ke toan tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham
 
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chínhLuận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
 

Similar to Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Nguyễn Công Huy
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...OnTimeVitThu
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà  - Gửi miễ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà  - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02xongdzomuong
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịDương Hà
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-triVũ Hương
 
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...sividocz
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2 (20)

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà  - Gửi miễ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà  - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà - Gửi miễ...
 
êKtqt
êKtqtêKtqt
êKtqt
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
 
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà
 
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
 
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
 
QT069.doc
QT069.docQT069.doc
QT069.doc
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2

  • 1. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 1 Lớp KK44/21.17 Lời mở đầu Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, điều này đặt ra những thách thức mới cho Việt Nam trong qua trình hội nhập, nhưng nó cũng mở ra những cơ hội phát triển kinh tế trong tương lai. Sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng xấu bởi cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ năm 2007 và bùng phát mạnh năm 2008 nhưng nền kinh tế nước ta vẫn có nhưng nền kinh tế nước ta vẫn có những bước phát triển đáng chú ý. Cụ thể như: GDP tăng trong những năm qua có mức tăng khá cao và đặc biệt, năm 2009 GDP tăng 5,2%, mức tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội, các lĩnh vực hoạt động sản xuất đều có mức tăng đáng kể. Trong đó phải kể đến ngành xây dựng cơ bản, đây là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân và là ngành đóng góp đáng kể vào GDP nước ta trong những năm qua. Ngành xây dựng có nhiều đặc điểm khác so với các ngành khác như: sản phẩm của ngành xây dựng thường có giá trị rất lớn, đối tượng tập hợp chi phí thay đổi theo từng công trình, chi phí đầu vào thường nhiều chủng loại có giá trị lớn và rất khó kiểm soát, có nhiều loai chi phí có sự biến động lớn trong thời gian ngắn ví dụ như sắt, thép, xi măng… Chính vì thế, việc quản lý chi phí là một vấn đề trọng tâm của các công trình xây dựng và của toàn xã hội. Đối với DN, quản lý chi phí đòi hỏi Doanh nghiệp nắm rõ những loại chi phí phải bỏ ra trong quá trình xây dựng, bản chất từng loại chi phí và sự biến động của từng loại vật tư để tìm cách giảm chi phí tới mức thấp nhất. Đối với nhà nước, kế toán về chi phí giá thành giúp nhà nước quản lý tốt hơn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và quản lý về thu thuế đối với DN xây dựng. Qua quá trình thực tập tại Công ty CP Hà Đô 2, em chọn đề tài nghiên cứu là:” Thực trạng về kế toán quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty cổ phần Hà Đô 2 và các giải pháp hoàn thiện”. Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và quản tri chi phí vào nghiên cứu thực tế tại công ty CP Hà Đô 2, qua đó nêu lên nhận xét về thực tế quản lý chi phí của công ty và đề xuất ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thấy giáo Nguyễn Mạnh Thiều và các anh chị phòng tài chính kế toán công ty CP Hà Đô 2 đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian thực tập và kiến thức còn có hạn nên luận văn của em cũng không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy giáo Nguyễn Mạnh Thiều và anh Phạm Đức Dục – Trưởng phòng kế toán tài chính công ty Hà Đô 2. Bố cục đề tài của em gồm 3 phần:  Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chi phí và quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận.  Chương 2: Thực trạng về tập hợp chi phí, tính giá thành và quản trị chi phí tại công ty CP Hà Đô 2.  Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại về công tác kế toán, quản trị chi phí tại công ty CP Hà Đô 2 – Bộ Quốc Phòng
  • 2. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 2 Lớp KK44/21.17 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH VÀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Sự cần thiết của kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp xây lắp 1.1.1 Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Kế toán quản trị thực chất là kế toán về chi phí, nó được tổ chức nhằm cung cấp các thông tin thực tế về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng bên trong doanh nghiệp. các thông tin của kế toán quản trị như: Chi phí từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc sản phẩm; Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kê shoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định dầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh,..v.v. Nhằm phục vụ cho việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Nội dung của kế toán quản trị: + Lập dự toán chi phí SXKD + Xác định giá phí đơn vị sản phẩm;
  • 3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 3 Lớp KK44/21.17 + Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí bộ phận theo từng trung tâm chi phí; + Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; + Phân tích thông tin chi phí để lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định kinh doanh. Kế toán quản trị nhấn mạnh đến việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận.Thực chất kế toán quản trị chi phí được tách ra từ kế toán chi phí, giai đoạn đầu của kế toán quản trị được hình thành từ kế toán chi phí giúp cho việc xác định và kiểm tra chi phí của các nhà quản trị. Song kế toán chi phí cung cấp cả thông tin kế toán tài chính và KTQT vì đối tượng sử dụng thông tin kế toán chi phí bao gồm các cá nhân, tổ chức bên ngoài và các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Điều đó khẳng định về mặt đối tượng sử dụng thông tin kế toán chi phí nói chung rộng hơn đối tượng sử dụng thông tin KTQT chi phí. Về mặt nội dung kế toán chi phí bao gồm hai bước cơ bản: + Tập hợp chi phí, tính giá thành, phân tích chênh lệch chi phí trong kỳ để cung cấp thông tin KTQT và thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính; + Cân đối chi phí, xử lý điều chỉnh chênh lệch chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ về chi phí thực tế. Như vậy, kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó tập trung vào cấp quản trị cấp thấp như các tổ, đội, phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý và phục vụ- là nơi trực tiếp phát sinh các chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà quản trị với chi phí phát sinh thông qua hình thức thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm chi phí (nguồn gây ra chi phí). Kế toán chi phí quan tâm đến các chi phí thực tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức chi phí và chi tiết theo từng mặt hàng. Như vậy, kế toán quản trị chi phí trả lời câu hỏi chi phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi về sản lượng sản xuất, ai phải chịu trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi của chi phí và giải pháp cần đưa ra để điều chỉnh, thì kế toán chi phí trả lời câu hỏi chi phí thực tế đã phát sinh là bao nhiêu, những chi phí nào được tính vào giá thành sản phẩm, giá thành thực tế của từng đơn vị sản phẩm. Ngày nay, lượng vốn trong các công trình tăng ngày càng cao, quy mô công trình ngày càng lớn yêu cầu kế toán quản trị chi phí để tối đa hóa lợi nhuận là một yêu cầu không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để thực hiện được chức năng này, kế toán quản trị phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Tính toán xác định nhu cầu về vốn, xây dựng mô hình về vốn hợp lý cho những mục tiêu nhất định như thực hiện một thời hạn giao hàng, hoàn thành một công trình,….. - Đo lường, tính toán chi phí cho những mục tiêu nhất định
  • 4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 4 Lớp KK44/21.17 - Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí – lợi nhuận Xét về mặt tổ chức kế toán trong một đơn vị, kế toán quản trị có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán tài chính, đây là hai bộ phận không thể tách rời của kế toán doanh nghiệp. kế toán tài chính cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp còn kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp, do đó thông tin trong báo cáo quản trị thường phản ánh thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. thông tin trong kế toán tài chính là thông tin hiện tại ví dụ như về tình hình tài sản, vốn kinh doanh của doanh nghiệp, còn thông tin kế toán quản trị cung cấp thường là thông tin của hiện tại, quá khứ và định hướng trong tương lai. Tuy nhiên kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có nhiều điểm tương đồng. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh tổng quát và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, mặc dù có khai triển và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin. 1.1.2 Bản chất của ngành xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức công tác quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận trong doanh nghiệp Ngành xây lắp là ngành tạo cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế, tạo tiền đề cho nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là ngành có nhiều điểm khác biệt về cách thức sản xuất cũng như phương thức quản lý so với các doanh nghiệp khác: Sản phẩm của ngành xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc,… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn,… Do việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thi công, nên chi phí phải được quản lý theo chi phí đã dự toán và theo hạn mức chi phí do nhà nước quy định. Sản phẩm của ngành xây lắp thì cố định tại nơi sản xuất còn các tổ đội sản xuất và máy móc thi công thì vận động theo địa điểm đặt sản phẩm nên việc quản lý chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công sẽ khó khăn. Sản phẩm của xây dựng sau khi hoàn thành không được nhập kho mà được tiêu thụ ngay, việc xác định giá thành của sản phẩm xây lắp khó thực hiên, thường xác định theo khối lượng sản phẩm hoàn thành, do đó tính chi phí cho kỳ báo cáo và quản lý doanh thu trong kỳ thường khó khăn.
  • 5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 5 Lớp KK44/21.17 Những đặc điểm của ngành xây lắp phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, do đó việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp xây lắp có những điểm khác biệt sau:  Kế toán chi phí phải theo từng khoản mục chi phí, hạng mục công trình nhằm thường xuyên so sánh, kiểm tra chi phí theo dự toán. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ công trình, hay 1 hạng mục của công trình, đơn vị đặt hàng.  Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết bị do chủ đầu tư chuyển đến mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp chi ra. 1.1.3 Tổng quan về chi phí và giá thành sản xuất nghành xây lắp 1.1.3.1 Khái niệm chi phí sản xuất Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bỏ ra những khoản chi phí nhất định, tuy nhiên không phải tất cả mọi khoản chi phí đều là chi phí sản xuất. “Chi phí sản xuất là biểu bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định” Như vậy, bản chất của chi phí sản xuất của doanh nghiệp là: - Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất gắn liền với mục đích kinh doanh. - Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. - Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phải được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định. Nói tóm lại, trên góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng. Còn trên góc độ kế toán quản trị, chi phí sản xuất không đơn thuần được nhận thức như vậy, mà nó còn được nhận thức theo cả khía cạnh thông tin để phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể, mà ít chú ý hơn vào chứng minh chi phí sản xuất phát sinh bằng các chứng từ kế toán. 1.1.3.2 Phân loại chi phí ngành xây dựng Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại với tính chất kinh tế khác nhau, mục đích, công dụng và yêu cầu tổ chức khác nhau, do đó để thuận tiện cho việc ra quyết định sản xuất và quản lý chi phí, chúng ta cần có những cách phân loại phù hợp. Để quản lý chi phí trong DN, kế toán quản trị có các cách phân loại sau:  Phân loại CPSX theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cao tài chính:  Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán
  • 6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 6 Lớp KK44/21.17  Chi phí thời kỳ: là những chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của cả kỳ, các chi phí này không tạo nên giá trị của hàng tồn kho mà chúng ảnh hưởng mà chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ chúng phát sinh.  Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí với các đối tượng kế toán chi phí:  Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan đến một đối tượng chịu chi phí ( một loại sản phẩm, một công nghệ, giai đoạn công nghệ. 1 phân xưởng sản xuất, ...), chúng ta có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí căn cứ vào chứng từ ban đầu. Trong ngành xây dựng, thông thường chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trình  Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Vì vậy phải tiến hành phân bổ chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu thức phân bổ hợp lý.  Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ SXSP và quá trình kinh doanh;  Chi phí cơ bản: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm , nếu thiếu một chi phí nào đó thì quy trình công nghệ không thực hiện được như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, khấu hao tài sản cố định,….  Chi phí chung: là những chi phí tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất mang tính chất chung như chi phí quản lý phân xưởng, quản lý DN.  Phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm tra và ra quyết định. - Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp xây lắp, biến phí gồm nhiều loại như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lương nhân công công trường và các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động của các công trường. - Định phí: là các chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động. Chi phí này bao gồm lương nhân viên quản lý công ty, thông thường mưc lương này sẽ không thay đổi nếu ko có sự điều chỉnh của người điều hành công ty.  Các cách phân loại khác về chi phí:  Chi phí chênh lêch: là những chi phí chỉ có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có 1 phần ở phương án khác. Đây là một trong những căn cứ cơ bản để lựa chọn phương án tối ưu.  Chi phí cơ hội: là những chi phí bị mất đi khi lựa chọn phương án này mà không lựa chọn phương án khác  Chi phí chìm: là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ mà DN sẽ phải gánh chịu bất kể lựa chọn phương án nào. Đối với các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp, chi phí cơ hội và chi phí chìm thường là yếu tố chi phí cơ bản để xem xét có thực hiện dự án kinh doanh hay không, trên cơ
  • 7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 7 Lớp KK44/21.17 sở tính toán mức chi phí định mức và dự toán chi phí cho từng công trình, nhà quản trị sẽ quyết định thực hiện dự án có chi phí cơ hội thấp nhất. Đối với các nhà quản trị chi phí cấp dưới, việc thực hiện quản trị chi phí thường nhằm mục đích theo dõi lượng chi phí phát sinh trong kỳ so với lượng chi phí dự toán, chi phí định mức để có quyết định điều chỉnh chi phí kịp thời. Như vậy kế toán quản trị phân chia chi phí trong doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sử dụng thông tin của nhà quản trị, tức là tách riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng. Để quản ký chi phí có hiệu quả, kế toan quản trị sử dụng thông tin của kế toán tài chính theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt, thép...) vật liệu phụ (đinh, que hàn...) và vật liệu khác được sử dụng trực tiếp để tạo nên thực thể công trình. - Chi phí nhân công trực tiếp : Là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia xây dựng bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương. - Chi phí máy thi công: Là các khoản chi phí mà đơn vị xây lắp bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công phục vụ cho xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình (máy thi công không phân biệt của đơn vị hay thuê ngoài ) như : chi phí NVL sử dụng máy thi công, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công và chi phí bằng tiền khác. - Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình xây lắp nhưng không thuộc ba khoản mục kể trên, cụ thể là: tiền lương các khoản trích theo lương của bộ phận xây lắp, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ... Do đặc thù của KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định quản lý kịp thời, nên việc phân loại chi phí trong KTQT khác với KTTC. Trong KTTC, chi phí thường được phân loại theo đối tượng chịu chi phí hoặc theo chức năng của chi phí. Trong KTQT thường phân loại chi phí theo mục đích sử dụng thông tin của nhà quản trị, tức là tách riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng. 1.1.3.3 Khái niệm về giá thành Quá trình sản xuất luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau, nó có liên quan mật thiết với nhau, đó là chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra và kết quả sản xuất đã thu được (sản phẩm công việc hoàn thành) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội được tính giá thành. Do đó, giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 8 Lớp KK44/21.17 Vậy, “giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành”. 1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm: Thông thường, do đặc điểm của ngành xây dựng và do yêu cầu quản lý chi phí, kế toán xây dựng thường phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm, theo cách này, giá thành được chia thành ba loại sau:  Giá thành dự toán: là tổng số các chi phí dự toán để thực hiện một khối lượng xây lắp. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp trên cơ sở các định mức thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá chi phí do nhà nước quy định(đơn giá bình quân khu vực thống nhất). Giá trị dự toán công trình, hạng mục công trình = Giá thành dự toán công trình, hạng mục công trình + Thu nhập chịu thuế tính trước + Thuế GTGT đầu ra  Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xây dựng trước khi tiến hành thi công công trình trên cơ sở giá thành dự toán, điều kiện, khả năng, năng lực thi công của doanh nghiệp và mức phấn đấu hạ giá thành. Với doanh nghiệp không có giá dự toán thì giá thành kế hoạch được xác định trên giá thành thực tế năm trước và các định mức kỹ thuật của doanh nghiệp.  Giá thành thực tế: là toàn bộ các chi phí thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ sau khi hoàn thành công tác xây dựng bao gồm các phí tổn trong định mức, ngoài định mức. Thông thường, giá thành dự toán thấp hơn giá thành định mức nhằm thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí. Trong quá trình thi công, chi phí xây dựng phải thường xuyên được kiểm tra theo dự toán và theo định mức quy định để quản lý lượng vật tư nhâp xuất nhằm giảm chi phí xử dụng vốn trong DN. Vì thời gian thi công dài nên để theo dõi những chi phí phát sinh, có thể phân chia giá thành thực tế thành:  Giá thành thực tế công tác xây lắp: phản ánh giá thành của một khối lượng công tác xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định. Giá thành thực tế này được xác định dựa vào khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành. Nó cho phép xác định kiểm kê kịp thời chi phí phát sinh để điều chỉnh cho thích hợp ở những giai đoạn sau và phát hiện những nguyên nhân tăng giảm.  Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành:là toàn bộ chi phí chi ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình từ khi bắt đầu xây dựng đến khi đưa vào hoạt động. Ngoài ra các cách phân loại trên, trong xây dựng còn sử dụng hai chỉ tiêu giá thành sau: o Giá dự thầu xây lắp: là giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để các doanh nghiệp xây lắp dựa vào đó tính giá thành của mình.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 9 Lớp KK44/21.17 o Giá đấu thầu công trình được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi thỏa thuận giao nhận thầu. Đây là giá để doanh nghiệp xác định doanh thu cho mình. Thông thường giá thành sản xuất phải thấp hơn giá đấu thầu.  Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm., nó biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó là chi phí sản xuất và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành bên trong sản phẩm hoàn thành. Bản chất của giá thành là sự dịch chuyển các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Như vậy giá thành và chi phí giống nhau về chất vì chúng đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa đã bỏ ra, nhưng chúng khác nhau về lượng, chi phí được tính cho một kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa còn giá thành là những khoản chi phí được tập hợp cho một loại sản phẩm, công trình hoàn thành, không phân biệt chi phí đó được bỏ vào kỳ trước hay kỳ sau trong toàn bộ quá trình sản xuất. Giá thành = CPSX dở + CPSX phát - CPSX dở sản xuất dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán hiện hành 1.2 Nội dung phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong DN xây lắp. 1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi giới hạn đó. Phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí trong doanh nghiệp sản xuất có thể là:  Nơi phát sinh chi phí: công trường, đội thi công hay từng xí nghiệp. các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công, trong từng đơn vị đó lại tập hợp chi phí theo từng hạng mục công trình,… Cuối tháng tổng hợp chi phí phát sinh ở từng đơn vị so sánh với dự toán đơn vị được cấp phát để xác định hạch toán kinh tế nội bộ. Khi công trình, hạng mục công trình đó hoàn thành phải tính giá thành riêng cho từng hạng mục bằng phương pháp tổng hợp chi phí trực tiếp.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 10 Lớp KK44/21.17  Nơi chịu chi phí: Công trình hay hạng mục công trình: hàng tháng, chi phí phát sinh liên quan đến hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho hạng mục hay công trình đó. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. Cụ thể:  Nó là cơ sở để tổ chức hạch toán ban đầu, mở các tài khoản, sổ chi tiết và lâp báo cáo chi phí  Bảo đảm cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành kip thời chính xác  Tạo điều kiện tăng cường quản lý, hạch toán chi phí nội bộ. 1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: “Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định”. Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:  Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, chi phí liên quan đến đối tượng tập hợp nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó căn cứ vào các chứng từ hạch toán ban đầu như phiếu xuất kho NVL, bảng chấm công,…  Phương pháp tập hợp gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc theo nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Viêc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: T C H  Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí. C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 11 Lớp KK44/21.17 T: Là tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí. Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: ii HxTC  Trong đó: iC : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i. iT : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i. 1.2.3 Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất(theo phương pháp kê khai thường xuyên): 1.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ”. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức sau: Căn cứ vào chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng… kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tíếp, kế toán sử dụng tài khoản TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp thực tế trong kỳ = Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong kỳ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ Trị giá phế liệuthu hổi (nếu có) + - - TK 152 TK 621 TK152 TK 154 TK 632 (3) (1) (2)TK 111, 112, 141… TK 133 (4) (5) (2’)
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 12 Lớp KK44/21.17 Phương pháp tập hợp: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nên thường sử dụng phương pháp trực tiếp - Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng phải phân bổ cho từng đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài dùng cho sản xuất sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu định mức( kế hoạch), khối lượng sản phẩm sản xuất. Đối với nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm, tùy từng loại vật liệu phụ trong quá trình sản xuất, tiêu chuẩn phân bổ thường là chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên vật liệu chính, khối lường sản phẩm sản xuất , giờ máy chạy, … Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được tập hợp cho từng công trình, chứng từ chi phí nguyên vật liệu do các chủ nhiệm công trình hoặc những cá nhân có liên quan nộp về phòng kế toán và được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: “Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo sổ tiền lương của công nhân sản xuất”.Về mặt nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo chế độ quy định thực hiện trong quý 4 năm 2009 thì các khoản trích theo lương được tính như sau: - Quỹ BHXH được trích 20% trên tiền lương co bản. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, còn 5% trừ vào thu nhập của công nhân viên. - Quỹ BHYT được trích 3% trên tiền lương cơ bản. Trong đó, 2% tính vào chi phí và 1% trừ vào thu nhập của công nhân viên. - KPCĐ được trích lập 2% trên tiền lương thực tế và được tính hết vào chi phí. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dó đó không hạch toán vào tài khoản này những khoản chi trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp… cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng. Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ mà phải kết chuyển vào tài khoản TK 632- giá vốn hàng bán. TK 622 được mở chi tíêt cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 13 Lớp KK44/21.17 doanh. Kế toán thường căn cứ vào các chứng từ như: bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng chấm công, bảng tính và thanh toán lương… để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chú thích: (1) Tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm (3) Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm (4) Chi phí nhân công trực tiếp trên mức bình thường (5) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành Phương pháp tập hợp: CP NCTT thường liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nên thường sử dụng phương pháp trực tiếp. Trường hợp CP NCTT liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải phân bổ cho từng đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ thường là CP nhân công trực tiếp theo kế hoạch ( định mức), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được quản lý theo định mức đã xây dựng và được theo dõi cho từng đối tượng tính giá thành. Chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắp thường được xác định trên khoản lương khoán cho các đơn vị thi công, theo đó tiền lương phải trả cho nhân công được thể hiện trên bảng chấm công và bảng thanh toán lương. 1.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Máy thi công là các loại máy móc được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như máy trộn bê tông, cần cẩu, máy xúc, máy đóng cọc, máy đầm dùi,… TK 622 TK 154 (5) TK 334 (1) TK 335 (2) TK 632 (4) (3) TK 338
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 14 Lớp KK44/21.17 Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công và được phân thành 2 loại: chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. - Chi phí thường xuyên: là những chi phí phát sinh trong quy trình sử dụng máy thi công, được tính thẳng vào giá thành ca máy như: tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển hay phục vụ máy, khấu hao và sửa chữa thường xuyên máy thi công, … - Chi phí tạm thời: là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy như: chi phí tháo lắp, vận chuyển chạy thử máy thi công khi di chuyển từ công trường này đến công trường khác, chi phí về xây dựng, tháo dỡ những công trình tạm thời loại nhỏ như lều lán … phục vụ cho sử dụng máy thi công. Những chi phí này có thể phân bổ dần hoạc trích trước theo kế hoạch cho nhiều kỳ. Trong doanh nghiệp xây lắp, thường máy thi công được sử dụng cho nhiều công trường cho nên phải phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trường theo các tiêu thức hợp lý. Có hai hình thức tổ chức quản lý máy thi công: - Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng xây lắp thi công bằng máy, chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán cho phù hợp với tổ chức quản lý chi phí của doanh nghiệp. - DN xây lắp giao máy cho các đội, xí nghiệp sử dụng thì chi phí sử dụng máy được hạch toán vào tài khoản 623. Tài khoản sử dụng: để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công thủ công vừa thi công bằng máy. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT KPĐ của công nhân sử dụng máy thi công. Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: - Đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì sử dụng phương pháp trực tiếp - Các chi phí liên quan được sử dụng cho đối tượng sử dụng thì phải phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo các tiêu thức hợp lý. Việc tính toán phân bổ chi phí phải dựa trên cơ sở giá thành một giờ/máy hoặc giá thành một ca/máy hoặc một đơn vị khối lượng công việc thi công bằng máy hoàn thành. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy: Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hạch toán kế toán riêng, thì việc hạch toán được tiến hành như sau: Hạch toán các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công, ghi: Nợ TK 621, 622, 627 - Chi phí sản xuất Có các TK liên quan
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 15 Lớp KK44/21.17 Hạch toán chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy thực hiện trên TK 154 - "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Nợ TK154 (Chi tiết chi phí máy thi công) Có TK 621, 622, 627 - Chi phí sản xuất Căn cứ vào giá thành ca máy (theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ) cung cấp cho các đối tượng (công trình, giai đoạn công việc...), tuỳ theo phương thức tổ chức hạch toán và mối quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị sản xuất, ghi: + Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận, kế toán ghi: Nợ TK 623 (6238) - Chi phí sử dụng máy Có TK 154 (Chi tiết chi phí máy thi công) + Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong đơn vị, ghi: Nợ TK 623 (6238) - Chi phí sử dụng máy Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 511, 512 - Doanh thu Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phí sử dụng máy sẽ hạch toán như sau: Căn cứ vào số tiền lương (lương chính, lương phụ... không bao gồm các khoản: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền công phải trả cho công nhân điểu khiển máy, phục vụ máy, ghi: Nợ TK 623 (6231) - Chi phí lương công nhân sử dụng máy Có TK 334, 111 - Tiền lương công nhân sử dụng máy Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi công, ghi: Nợ TK 623 (6232) - Chi phí NVL sử dụng cho máy thi công Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331, 152, 153, ... Căn cứ tính khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công, ghi: Nợ TK 623 (6234) - Chi phí khấu hao xe máy thi công Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 16 Lớp KK44/21.17 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công mua ngoài, điện, nước, tiền thuê TSCĐ,...), ghi: Nợ TK 623 (6237) - Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331 Chi phí bằng tiền phát sinh,kế toán ghi: Nợ TK 623 (6238) - Chi phí bằng tiền khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT) Có TK 111, 112 Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Trường hợp thuê ca máy thi công: Khi trả tiền thuê xe, máy thi công, ghi: Nợ TK 627 (6277) - Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK 111, 112, 331 Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí thuê máy thi công vào khoản mục chi phí sử dụng máy, ghi: Nợ TK 154 (khoản mục chi phí máy thi công) Có TK 627 (6277) - Chi phí dịch vụ mua ngoài Tuy nhiên, do có đặc điểm hoạt động khác với các doanh nghiệp xây lắp nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ thường không tổ chức ra đội máy thi công riêng mà máy thường được sử dụng chung trong từng đơn vị sản xuất để thực hiện các khối lượng công việc cần sử dụng máy. Khoản mục chi phí này trong các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thường được hạch toán như sau: Căn cứ vào số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điểu khiển máy, phục vụ máy, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334, 111 - Lương phải trả công nhân sử dụng máy Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 17 Lớp KK44/21.17 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331, 152, 153,... Khấu hao, bảo dưỡng xe, máy thi công sử dụng ở đội, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 214, 111, 112 - Chi phí khấu hao, bảo dưỡng máy Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung của đội máy để tập hợp toàn bộ chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy, kế toán ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621, 622, 627 - Chi phí sử dụng máy thi công 1.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng. chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý công trường,..., khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất chung của đội. Do những đặc điểm ngành xây dựng, khi kế toán chi phí sản xuất chung cần chú ý những quy định sau: - Phải tổ chức hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình, đồng thời phải chi tiết theo các điều khoản quy định - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất chung. - Khi thực hiện giao khoán chi phí sản xuất chung cho các đội xây dựng thì phải quản lý tốt chi phí đã giao khoán. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung: thông thường trong kế toán xây dựng, chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo phương pháp trực tiếp, các chi phí phát sinh được các đội sản xuất tập hợp trực tiếp đối với từng công trình. Các chi phí như khấu hao tài sản cố định, chi phí dụng cụ sản xuất có thể được tập hợp cho nhiều công trình nên thường được phân bổ cho từng công trình, tiêu thức phân bổ thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp, tổng thời gian lao động trực tiếp, tổng số giờ máy hoạt động, tổng chi phí lao động trực tiếp,… Chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung sau: - Chi phí nhân viên: bao gồm tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Chi phí vật liệu: là chi phí vật liệu sử dụng chung cho sản xuất như dùng cho quản lý phân xưởng, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định bộ phân sản xuất. - Chi phí dụng cụ sản xuất: là chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 18 Lớp KK44/21.17 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí mua ngoài dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất. - Chi phí bằng tiền khác: là chi phí ngoài các chi phí kể trên phục vụ chu hoạt động sản xuất chung ở các bộ phận sản xuất. Tài khoản sử dụng: TK 627 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: 1.3 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. (8) TK 142, 242 TK 152, 153 TK 154 TK 111, 112, 138, 152 TK 627 TK 334, 338 (3) (2) (9) (1) TK 214 Sơ đồ 1.3: kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (4) TK 632TK 352 TK 111, 112, 141, 331 TK 133 (10) (5) (7) (6) (7’)
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 19 Lớp KK44/21.17 TK111,112 TK621 TK154 TK155 CPNVL mua ngoài Thực tế phát sinh TK152 Xuất NVL cho SXXL TK334,141 Tập hợp CP NCTT TK152,153 TK622 TK623 Xuất NVL,CCDC cho MTC TK334,331 Tiền lương phải trả CN điều khiển MTC TK111,112 CP bằng tiền TK627 Tập hợp các TK152,153,214 CPNVL,CCDC TK334,338 K/c CP NVLTT K/c CP NCTT K/c, PB CP Sử dụng MTC K/c CPSXC K/c giá thành sản Phẩm chưa tiêu thụ TK632 K/c giá vốn CT đã tiêu thụ TK152,1388 Các khoản loại bỏ khỏi Khỏi giá trị công trình CP bằng tiền Lương CN QL đội BHXH,BHYT,KPCĐ KHTSCĐ Việc tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phi sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp, kế toán xác định giá thành của công trình hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp đã hoàn thành trong kỳ được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất xây lắp tập hợp trong kỳ sau khi điều chỉnh chện lệch chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành cuối kỳ, đầu kỳ. Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên giao thầu với bên nhận thầu và tùy thuộc vào đối tượng tính giá thành mà DNXL đã xác định: - Nếu thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ và DNXL đã xác định đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì chi phí
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 20 Lớp KK44/21.17 sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp dở dang là tổng chi phí sản xuất xây lắp phát sinh lũy kế từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo mà công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. - Nếu thanh toán khi có khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành, đồng thời DNXL xác định đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng ký thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành. Trong trường hợp này, sản phẩm xây lắp dở dang là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Do vậy chi phí sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế đã phát sinh cho các khối lượng hay giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành trên cơ sở tiêu thức phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán. Trong đó các khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang có thể được tính theo mức độ hoàn thành. Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Cddck = Cđk + Ctk x C’ckdt Chtdt + C’ckdt Trong đó: Cddck : chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ Cđk : chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang đầu kỳ Ctk : chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Chtdt : chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ theo dự toán C’ckdt : chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán tính theo mức độ hoàn thành. 1.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.4.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm sản phẩm ngành xây lắp mang tính chất đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều có dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình hay các khối lượng công việc có dự toán, thiết kế riêng đã hoàn thành. Ký tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán về giá thành cần phải tính giá thành của sản phẩm xây lắp cho từng đối tượng tính giá thành. Do đặc thù của doanh nghiệp xây lắp, tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất mà kỳ tính giá thành sản phẩm trong ngành xây lắp được xác định như sau:
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 21 Lớp KK44/21.17 Nếu đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng, kỳ tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng đã hoàn thành và bàn giao. Nếu đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình được thanh toán theo từng giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành xây dựng là theo từng giai đoạn hoàn thành. 1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp của kế toán tính giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng các phương pháp sau: 1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn(phương pháp trực tiếp) Theo phương pháp này thì giá thành của công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Z=C+Dđk - Dck Trong đó: Z: tổng giá thành sản phẩm xây lắp C: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. ( nếu sản phẩm dở sang quá ít hoặc không có thì không tính đến giá trị sản phẩm dở dang) Trong trường hợp nếu đối tượng tập hợp chi phí của sản phẩm xây lắp là toàn bộ công trình, nhưng yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục có thiết kế riêng và có chi phí dự toán riêng thì tổng chi phí thực tế phát sinh sẽ được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo chi phí dự toán của từng hạng mục công trình. Hệ số phân bổ = Tổng chi phí thực tế phát sinh của công trình Tổng giá trị dự toán của công trình Giá thành thực tế của từng hạnh mục công trình = Hệ số phân bổ x Giá trị dự toán của từng hạng mục công trình 1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo định mức Theo phương pháp này giá thành sản phẩm xây lắp được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán chi phí dược duyệt những thay đổi về định mức và những thay đổi do thoát ly định mức đã được kế toán phản ánh. Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức sản phẩm xây lắp ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 22 Lớp KK44/21.17 1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng theo công việc) Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký với bên giao thầu hợp đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp chi từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng đó. Tuy nhiên có thể tính giá thành thực tế từng hạng mục công trình hay khối lượng công việc để phục vụ cho công tác quản lý như sau: Ztt = di x H Trong đó: Ztt : giá thành thực tế H : hệ số phân bổ được, H = C / di di : giá dự toán hạng mục công trình Tuy nhiên có thể tính giá thành thực tế từng hạng mục công trình hay khối lượng công việc để phục vụ cho công tác quản lý như sau: Ztt = di x H Trong đó : Ztt :giá thành thực tế H: tỷ lệ phân bổ, H = C/ di di : giá dự toán hạng mục công trình. 1.4.2.4 Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp những công trình lớn, quá trình xây lắp có thể chia thành các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Z = Dđk + C1 + C2 + ...+ Cn - Dck Trong đó : C1, C2, ..., Cn là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. 1.5 Doanh thu và lợi nhuận của doang nghiệp xây lắp 1.5.1 Tổng quan về doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp xây lắp Doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp thường được xác định trước khi thực hiện công việc xây lắp, doanh thu của ngành xây dựng là giá trúng thầu của doanh nghiệp. Giá này có thể thay đổi sau khi công việc thi công bắt đầu nếu được sự đồng ý của cả bên giao thầu và bên nhận thầu. Doanh thu các công trình có thể được thanh toán theo tiến độ thi công hoặc cũng có thể thanh toán khi hết hạn hợp đồng khi công trình hoàn thành. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu về vốn trong giai đoạn triển khai hợp đồng, bên chủ đầu tư thường thực hiện thanh toán theo khối lượng công việc giao khoán hoàn thành dựa trên biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 23 Lớp KK44/21.17 Doanh thu và chi phí trong các hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo một trong hai trường hợp sau:  Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào thời điểm lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.  Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng đó được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản ánh trên hóa đơn đã lập. Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:  Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng.  Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu và có thể xác định một cách đáng tin cậy như tăng doanh thu vì lý do tăng giá, tiền thưởng do nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, khoản khách hàng hay bên khác thanh toán cho nhà thầu để bù đắp các chi phí không bao gồm trong hợp đồng. Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần còn lại thuộc về doanh nghiệp sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thanh toán các khoản thuế phải nộp nhà nước. Lợi nhuận trong một doanh nghiệp được xác định như sau: Lợi nhuận = LN gộp về BH và cung cấp DV + Doanh thu hoạt động tài chính + Doanh thu khác - CPBH - CPQLDN - CP khác - Thuế TNDN phải nộp 1.5.2 Mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp Trong các doanh nghiệp xây lắp, thời gian để thi công một công trình thường khá dài, và giá trị của công trình thường rất lớn, do đó việc thi công không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh mà còn chịu nhiều tác động của các yếu tố về chính trị, xã hội, do đó để xem xét có thực hiện một dự án hay không, căn cứ vào biên bản mời thầu do các chủ đầu tư
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 24 Lớp KK44/21.17 đưa ra, kế toán quản trị cần tính toán và xác định tổng chi phí của công trình nếu thực hiện đầu tư dựa trên các dự toán chi phí do phòng kế hoạch cung cấp để tính lợi nhuận của công trình. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận tức là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này người ta sử dụng phương pháp hạch toán định phí biên. Theo đó, toàn bộ chi phí của một doanh nghiệp được chia thành định phí và biến phí.  Tổng định phí trong các doanh nghiệp xây lắp là: chi phí về quản lý doanh nghiệp: chi phí về nhân công, vật liệu quản lý doanh nghiệp, chi phí cán bộ công trường,... luôn không thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau nên ta không phân bổ chúng cho các công trình mà luôn ứng xử nó là tổng số, là chi phí thời kỳ.  Tổng biến phí luôn thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau và biến phí tính cho đơn vị sản phẩm không đổi ở các mức sản lượng. Biến phí trong các doanh nghiệp xây lắp gồm nhiều loại như: chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công chỉ phát sinh khi công trình được thi công. Như vậy, định phí trong doanh nghiệp thường là những chi phí không hoặc khó thay đổi được, do đó với mức giá bán dự thầu, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần xác định mức biến phí cho hợp lý và tiết kiệm. Việc lựa chọn xây dựng một công trình ngoài việc tối đa hóa lợi nhuận còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chính trị, văn hóa,... do đó, khi quyết định lựa chọn thi công một công trình, trước khi nhận thầu, kế toán quản trị cần phân tích những chi phí cơ hội, chi phí chìm khi thực hiện công trình để có quyết định đúng đắn. Kết luận: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc quản lý chi phí luôn là vấn đề nóng bỏng. Thông thường, các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán quản trị tốt cần 3 đến 4 đồng để tạo ra một đồng lợi nhuận, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần đến 5 hay 6 đồng vốn mới tạo ra một đồng lợi nhuận. Điều này vừa thể hiện hiệu quả đầu tư không cao và cũng thể hiện công tác quản lý chi phí còn yếu kém. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiêp cần tổ chức kế toán quản trị song song với kế toán tài chính. Kế toán quản trị dựa vào các thông tin mà kế toán tài chính đã tập hợp và kế toán tài chính dựa vào các dự toán, kế hoạch của kế toán quản trị để đưa ra những chính sách hơp lý. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY HÀ ĐÔ 2 - BỘ QUỐC PHÒNG 2.1 Giới thiệu chung về công ty Hà Đô 2 – Bộ Quốc Phòng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Đô 2 Công ty cổ phần Hà Đô 2 được thành lập năm 2005 theo Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 04/5/2005 trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp xây dựng số 2 với Trung tâm thiết bị công nghiệp
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 25 Lớp KK44/21.17 trực thuộc Công ty cổ phần Hà Đô và một số cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Hà Đô - Bộ Quốc Phòng. Đến tháng 10 năm 2007 Trung tâm thiết bị công nghiệp lại tách ra khỏi công ty cổ phần Hà Đô 2. Đăng ký kinh doanh số: 0103007601 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 06/5/2005, thay đổi lần 1 cấp ngày 10/10/2008, thay đổi lần 2 cấp ngày 27/02/2009. Tên công ty: Công ty Cổ phần Hà Đô 2 Tên giao dịch với nước ngoài: Hado 2 Joint stock company Tên viết tắt: HADO2.JSC. Trụ sở chính: Tầng 3,Toà nhà Hà Đô, 186 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.37561 167 * Fax: 04.37564 326/ 069. 516 213 Email: hado2@hado.com.vn 2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty - Xây dựng các công trình: công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm biến áp đến 35KV; - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác đá; - Lắp đặt sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí, điều khiển tự động, điện lạnh, điện kỹ thuật, điện dân dụng, thuỷ khí, thang máy, máy xây dựng, thiết bị nâng hạ; - Thiết kế, chế tạo máy và thiết bị công nghiệp, tư vấn đầu tư và cung cấp chuyển giao công nghệ cùng các dịch vụ khoa học kỹ thuật có liên quan; - Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà; - Kinh doanh khu du lịch sinh thái và khách sạn, nhà hàng; - Sản xuất và kinh doanh điện; kinh doanh máy móc thiết bị; - Xuất nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ, vật tư phục vụ sản xuất và nghiên cứu khoa học công nghệ. 2.1.3 Định hướng hoạt động của công ty trong tương lai - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống là thế mạnh của doanh nghiệp, đó là thi công xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, … - Từng bước định hướng mở rộng sang lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản. 2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế trong các năm qua của công ty CP Hà Đô 2
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 26 Lớp KK44/21.17 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số vốn 43.458.842.916 44.227.787.263 47.035.016.623 Doanh thu thuần 63.961.564.182 78.944.189.736 103.272.440.575 Lợi nhuận gộp 6.109.354.161 6.941.942.896 8.416.789.407 Lợi nhuận sau thuế 4.386.043.455 3.490.083.364 5.394.051.544 Từ năm 2007 đến 2009 tổng số vốn của công ty tăng lên sau các năm chứng tỏ doanh nghiệp đang dần khẳng định mình trên thị trường và uy tín của công ty tăng cao, huy động được nguồn vốn khá lớn từ các tổ chức và cá nhân., đặc biệt lợi nhuận sau thuế tăng với tỷ lệ cao, tăng hơn 50% thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của công ty và cố gắng của ban giám đốc công ty và toàn thể nhân viên trong công ty. 2.2 Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CP Hà Đô 2 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Hà Đô 2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tiến hành theo hình thức tập trung trong đó phòng kế toán Công ty chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính trong toàn Công ty. Ở các tổ sản xuất có các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế phát sinh tại phân xưởng. Cuối tháng tổng hợp lập báo cáo theo chỉ tiêu số lượng về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc hạch toán. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán, thống kê của công ty, phòng tài chính - kế toán có số lượng nhân viên 5 người với các phần việc được phân chia như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty CP Hà Đô 2 - Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo kiểm tra công tác, tài chính, kế toán, thống kê của công ty, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, tính giá thành sản phẩm, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước. Kế toán trưởng Kế toán vật tư công nợ phải trả Kế toán thành phẩm công nợ phải thu tiền vay Nhập số liệu tính giá thành Thủ quỹ Nhân viên thống kê xưởng
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 27 Lớp KK44/21.17 - 01 kế toán vật tư, công nợ phải trả chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, theo dõi các khoản nợ phải trả người bán. - 01 kế toán thành phẩm, công nợ phải thu, thanh toán tiền vay chịu trách nhiệm theo dõi chi tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm, các khoản nợ phải thu theo dõi chi tiết các khoản tiền vay. - 01 thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu chi quản lý quỹ tiền mặt của công ty. - 02 nhân viên nhận các tài liệu ghi chép ban đầu của nhân viên thống kê phân xưởng để nhập số liệu tính giá thành. 2.2.2 Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên chương trình máy tình. Theo hình thức kế toán này, các mục kinh tế phát sinh trên chứng từ này trước hết được phản ánh theo thứ tự thời gian vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào nhật kí chung2, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái theo từng đối tượng kế toán. Trình tự ghi sổ theo hình thức này như sau: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán ghi các số liệu vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán ghi các số liệu vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái. Các số liệu liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng được đồng thời ghi vào các sổ thẻ chi tiết tương ứng. - Cuối tháng, quý năm cộng các số liệu trên sổ cái tính số dư để lập bảng cân đối phát sinh. Các số liệu trên sổ kế toán chi tiết cũng được tổng hợp để lập ra các bảng tổng hợp chi tiết. Các số liệu trên sau khi kiểm tra thấy “khớp” đúng được sử dụng để lập báo cáo kế toán. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ NKC Bảng cân đối số PS BCTC Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 28 Lớp KK44/21.17 Sơ đồ : Kế toán hình thức nhật ký chung trên kế toán máy tính của Công ty Cổ Phần Hà Đô 2 2.2.3 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty CP Hà Đô 2 Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Niên độ kế toán tại Công ty là từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Kỳ hạch toán: Hạch toán theo từng tháng. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp trích khấu hao: trích khấu hao theo đường thẳng. Công thức: Mức khấu hao = Nguyên giá tài sản cố định Năm sử dụng + Hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Căn cứ vào quy mô sản xuất, đặc điểm sản xuất kinh doanh trình độ và yêu cầu quản lý, Công ty CP Hà Đô 2 sử dụng các loại chứng từ kế toán theo quy định chế độ kế toán bao gồm: chứng từ lao động tiền lương, chứng từ bán hàng, chứng từ vật tư, chứng từ TSCĐ, chứng từ tiền tệ. Bên cạnh đó công ty cũng sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp, chi tiết phù hợp. Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm: - Hệ thống báo cáo gồm: + Bảng cân đối tài khoản + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Bảng cân đối kế toán + Thuyết minh báo cáo tài chính - Sổ tổng hợp: + Sổ nhật ký chung + Sổ cái các tài khoản - Sổ chi tiết: + Thẻ kho + Sổ chi tiết thanh toán với người bán. + Sổ chi tiết thanh toán với người mua. + Bảng kê tổng hợp nhập vật liệu. + Bảng kê xuất vật liệu. + Bảng tổng hợp nhập - xuất vật liệu. + Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 29 Lớp KK44/21.17 2.2.4 Tình hình thực hiện kế toán máy ở công ty Ngày nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, phần lớn các doanh nghiệp đều thực hiện tin học hoá công tác kế toán, chế độ kế toán mới ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính cũng cho phép các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính và Công ty Cổ phần Hà Đô 2 cũng đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là hàng ngày các chứng từ ban đầu được nhập sẽ được vào chương trình kế toán lập trình sẵn vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết liên quan cũng như các báo cáo kế toán. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán FAST 10.0 trong công tác kế toán. Đây là phần mềm đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trình tự ghi chép hình thức kế toán trên máy vi tính: Sơ đồ2.3:Quy trình xử lý trên FAST10.0 Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng. :Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp được dùng làm căn cứ nhập dữ liệu đầu vào phát sinh vào máy tính. Phần mềm máy tính sẽ tự động tính toán và đưa ra các sổ sách, báo cáo kế toán, thông tin quản trị, thông tin về phân tích tài chính, sản xuất, kinh doanh.. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, nhận viên kế toán kiểm tra lần cuối sổ sách trước khi khóa sổ. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Minh họa phần mềm kế toán FAST 10.0 tại công ty CP Hà Đô 2: Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Báo cáo tài chính
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 30 Lớp KK44/21.17 2.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở công ty CP Hà Đô 2 – Bộ Quốc Phòng 2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm công tác xây lắp. Tại Công ty Hà Đô 2, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được đánh giá là có ý nghĩa to lớn và được coi trọng đúng mức. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng và của sản phẩm xây dựng cơ bản, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng những sổ chi tiết chi phí để tập hợp chi phí sản xuất, phát sinh cho công trình, hạng mục công trình do số liệu được định khoản và ghi vào sổ là các bảng tổng hợp các chứng từ gốc phát
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 31 Lớp KK44/21.17 sinh cùng loại (như vật liệu, tiền lương…) của mỗi tháng và chi tiết theo từnh khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng MTC Chi phí sản xuất chung Cuối mỗi tháng, dựa vào sổ chi tiết chi phí của tất cả các xí nghiệp, đội gửi lên kế toán Công ty tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất tháng. Hết mỗi quý, từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng trong quý, lập bảng chi phí sản xuất của quý, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành. 2.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất trong công ty CP Hà Đô 2 Trong các doanh nghiệp xây lắp, các khoản chi phí đầu vào thường có giá trị rất lớn và thường có sựu biến động khá lớn về giá thành, quá trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sản phẩm của ngành xây dựng không cố định và chi phí thường có nhiều khoản mục chi tiết nên công việc quản lý chi phí thường rất khó khăn. Do đó bên cạnh việc tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí đã đưa ra, kế toán cần thường xuyên quản lý chi phí theo chi phí dự toán, chi phí định mức. Dự toán chi phí là. Dự toán biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được xác định trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Kế toán tài chính cung cấp những thông tin về hoạt động của công ty cho những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp do đó những thông tin của kế toán tài chính đôi khi không phản ánh được toàn bộ tình hình tài chính cũng như thực trạng về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán quản trị được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”, do đó thông tin trong kế toán quản trị phải phản ánh đầy đủ và là những thông tin thực tế của doanh nghiệp. Tuy được sử dụng cho những đối tượng khác nhau nhưng kế toán quản trị và kế toán tài chính đều nhằm mục đích điều hành doanh nghiệp, kế toán quản trị muốn thực hiện được phải sử dụng thông tin mà kế toán tài chính cung cấp, như những thông tin về tài sản, về vật tư,…. Để quản trị chi phí, giá thành chúng ta cần hiểu rõ cách hạch toán và tập hợp chi phí tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. Khi giao khoán công trình, hạng mục công trình cho xí nghiệp, đội nhận khoán kế toán công ty căn cứ vào hợp đồng giao khoán nội bộ với xí nghiệp nhận khoán mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ theo từng công trình hạng mục công trình để phản ánh,theo dõi giá cả nhận thầu giao khoán, theo dõi chi tiết từng khoảng mục chi phí. Theo đó kế toán tại xí nghiệp, đội nhận khoán mở sổ theo dõi số lượng xây lắp nhận khoán gọn để theo dõi giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí. Để thuận tiện trong việc quản lý và tập hợp chi phí, tất cả các chứng từ về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được theo dõi thông qua tài khoản
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 32 Lớp KK44/21.17 1411 và 1412. Khi các chủ nhiệm công trình ứng tiền để mua nguyên vật liệu hay trả lương, cuối tháng người ứng sẽ phải nộp chứng từ thanh toán tạm ứng lên phòng tài chính kế toán công ty. Thủ tục thanh toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:  Hàng tháng từ ngày 25 – 30 các công trường phải thanh toán tiền tạm ứng.  Chứng từ thanh toán tạm ứng phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.  Giấy thanh toán tạm ứng hàng tháng kèm theo các tập chứng từ + bảng kê thanh toán tạm ứng + tờ khai thuế VAT  Bảng kê thanh toán tạm ứng phải có đầy đủ chữ ký, ai ứng tiền người đó chịu trách nhiệm thanh toán.  Chứng từ hóa đơn thanh toán tháng trước là căn cứ cấp tiền tháng sau. Như vậy, việc quản lý chi phí công trình được thực hiện thông qua tạm ứng, khi công trường có nhu cầu tạm ứng phải được sự đồng ý của kế toán trưởng và giám đốc công ty, và chỉ các chứng từ hợp lệ mới được kế toán thanh toán tạm ứng. Để xem xét về tình hình kế toán quản trị chi phí, doanh thu tại công ty Cổ phần Hà Đô 2, em xin trình bày phương pháp tập hợp chi phí sản xuất về Dự án đầu tư xây dựng cải tạo Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn – huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang. Theo hợp đồng xây dựng số 60/HĐ – XD ngày 10/12/2008 Bên giao thầu: Ban quản lý dự án xây dựng Y tế Bắc Giang Bên nhận thầu: Công ty CP Hà Đô 2 Công trình: xây dựng nhà khám bệnh, hành chính, dược, khoa xét nghiệm,… thuộc dự án xây dựng và cải tạo bệnh viện đa khoa Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Theo đó, công trình được chia thành các hạng mục công trình: - Nhà khám bệnh, hành chính, dược. - Nhà tang lễ. - Gara ô tô. - Nhà cầu. - Lán trại tạm. Công trình được giao cho chủ nhiệm công trình Nguyễn Đình Dũng quản lý. Tính đến ngày 30/09/2009, công trình hoàn thành xong các hạng mục sau: lán trại tạm, phần thô nhà khám bệnh, nhà tang lễ và đang hoàn thiện phần trang trí và phần điện nhà khám bệnh. Kỳ hạch toán từ ngày 01/10/20009 đến ngày 31/12/20009 Theo dự toán, chi phí trong kỳ được xác định như sau:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 729.514.560 đồng  Chi phí nhân công trực tiếp: 142.352.142 đồng  Chi phí sử dụng máy thi công: 99.325.231 đồng  Chi phí sản xuất chung: 93.345.240 đồng Trong quá trình hạch toán kế toán vào máy tính, kế toán sử dụng các mã sau để mã hóa khách hàng và công trình như sau:
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 33 Lớp KK44/21.17 Mã khách: được dùng để theo dõi những công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty và những cá nhân liên quan trực tiếp đến việc thu chi tiền của công ty NHQĐ: Ngân hàng TMCP Quân Đội NHVIB: Ngân hàng VIB Bank CtyVT: Công ty Viễn thông quân đội HP: Công ty TNHH vật liệu xây dựng Hà Phuơng Mã vụ việc: dùng để theo dõi những công trình mà công ty thực hiện thi công và những khoản chi phí liên quan đến quá trình quản lý doanh nghiệp,... như: BVLN: Bệnh viện Lục Ngạn BVYT: Bệnh viện Yên Thế CT1: chung cư CT1 ĐNB: Nhà máy điện lực Ninh Bình VP: Nhà tầng Văn Phú TSCĐ: Tài sản cố định CPĐTCĐ: Chi phí điện thoại cố định ……………. Mã tự do: PĐD: Phạm Đức Dục PTH: Phạm Thị Hảo NTN: Nguyễn Thị Nguyệt. ................ Kế toán các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ như sau: 2.3.2.1 Kế toán quản trị chi phí nguyên vât liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 60- 80% tùy theo kết cấu công trình. Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty gồm những loại sau: - Phần thân: đá, cát, sỏi, xi măng, thép, cốp pha, cây chống, xà gỗ, gỗ ván… - Phần hoàn thiện: xi măng, cát,… - Phần điện: dây dẫn điện, bảng điện, công tắc, cầu giao, bóng đèn, ống bảo vệ dây,…. - Phần nước: bồn inox, chậu rửa, ống kẽm, ống nhựa, cút, tê, van nước, …. Do đặc điểm của ngành xây dựng, địa điểm phát sinh chi phí và địa điểm phòng kế toán công ty không trùng nhau, công ty tổ chức kho vật liệu ngay ở chân công trình. Kế toán công trình có nhiệm vụ mở sổ theo dõi khối lượng vật tư từng lần nhập xuất, lập sổ kho để theo dõi, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh. Kế toán công ty có nhiệm vụ hạch toán chi phí vào phần mềm kế toán, việc hạch toán chi phí không sử dụng tài khoản hàng tồn kho 151, 152, 153, chi phí về nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp trên chứng từ mua hàng thông qua tài khoản 1411 – tạm ứng công trình, kế toán quản trị có nhiệm vụ theo dõi thường xuyên khối lượng vật tư nhập xuất dựa trên các hóa đơn thực tế phát sinh, đối chiếu với số lượng vật tư thực nhập so với sổ kho, so sánh vật tư thực nhập so với dự toán và
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 34 Lớp KK44/21.17 điều chỉnh số lượng vật tư theo hóa đơn thông qua tạm ứng của chủ nhiệm công trình về chi phí công trình và những người liên quan. Trước hết, căn cứ vào khối lượng và tiến độ thi công trong tháng, chủ nhiệm công trình lập kế hoạch yêu cầu sử dụng tiến độ cung cấp vật tư trong tháng gửi về phòng kế hoạch, trong bản kế hoạch đó phải ghi rõ: số lượng, đơn giá, thời gian cần cung ứng. Phòng kế hoạch xác nhận khối lượng vật tư có đúng theo tiến độ hợp đồng và theo dự toán chi phí hay không, sau đó chủ nhiệm công trình viết giấy đề nghị tạm ứng xin ứng tiền mua nguyên vật liệu. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, kế toán vốn bằng tiền viết phiếu chi cho tạm ứng đúng số tiền kế toán trưởng đã đồng ý và hạch toán: Nợ TK 1411: tạm ứng chi phí công trình Có TK 1111,112,331 Sau khi nhận được tiền ứng chủ nhiệm công trình tổ chức nhân viên đi mua nguyên vật liệu về nhập kho tại công trình. Kế toán công trình sẽ tổng hợp chứng từ, lập bảng kê chứng từ chi phí sản xuất và viết giấy thanh toán tạm ứng gửi phòng kế toán công ty làm căn cứ ghi sổ. Thủ kho căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu thực nhập ghi vào sổ kho các loại nguyên vật liệu theo đơn giá và yêu cầu các cá nhân có liên quan xác nhận ký tên. Sau khi nhận được vốn 10 ngày, đơn vị tạm ứng phải nộp chứng từ mua hàng và bảng kê chứng từ, giấy thanh toán tạm ứng về phòng kế toán công ty thì mới được ứng tiếp lần sau. Ngày 01/10/2009, chủ nhiệm công trình Nguyễn Đình Dũng phụ trách công trình bệnh viện Lục Ngạn tạm ứng séc số tiền 250.000.000 đồng mua nguyên vật liệu. Sau khi được sự đồng ý của tổng giám đốc Chế Đình Tương, kế toán trưởng Phạm Đức Dục, kế toán viết ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng chuyển tiền đến tài khoản người tạm ứng hoạc ký xác nhận séc cho người ứng. kế toán hạch toán: Nợ TK 1411: 250.000.000 Có TK 11212: 250.000.000 Ngày 06/10/2009, anh Dũng nộp chứng từ mua nguyên vật liệu lên phòng kế toán công ty, tập chứng từ bao gồm: - Chứng từ gốc về mua hàng hóa, dịch vụ: - Bảng kê chứng từ vật tư mua vào: Công ty CP Hà Đô 2 Bảng kê chứng từ Đơn vị: Tháng 10 Năm 2009 Số:………… I – Khối lượng vật tư: Chủng loại ĐVT HĐ 1 HĐ 2 HĐ 3 Chủng loại ĐVT HĐ 1 HĐ 2 HĐ 3 Xi măng kg 5000 Que hàn kg Cát mịn m3 100 Sơn kg 98
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Mạnh Thiều SV: Mai Đình Đình 35 Lớp KK44/21.17 Cát vàng m3 Thép dây kg Gạch xây viên Thép hình kg Xi măng trắng kg Thép tấm kg Gạch nem m2 Thép V kg Gạch ốp m2 780 D6 kg Đá 1x2 m3 D8 kg Đá 2x4 m3 D10 kg Đá 4x6 m3 D12 kg m3 Đinh vít con m3 Đinh kg II – Giá trị thanh toán: Nội dung Vật liệu Nhân công Máy Chi phí chung Cộng VAT Tổng cộng HĐ1 247.560.070 247.560.070 24.756.007 - - Cộng 247.560.070 - - - 247.560.070 24.756.007 272.316.077 Ngày 06 tháng 10 năm 2009 Chủ nhiệm CT thống kê CT Thủ kho Người thanh toán - Giấy thanh toán tạm ứng.