SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Chuyên ngành Khuyến nông
Mã số: 52620102H
Hoà An, tháng…….. năm ……….
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hoà An, tháng…….. năm ……….
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chuyên ngành Khuyến nông
Mã số: 52620102H
Giáo viên hướng dẫn: Học viên/sinh viên thực hiện:
LÊ VĂN DỄ VÕ THỊ HUỲNH NGA
MSSV: B1510615
Lớp: Khuyến nông K41
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU......................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:..............................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:........................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:..............................................Error! Bookmark not defined.
1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu: ..................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu.......................................Error! Bookmark not defined.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..........ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................Error! Bookmark not defined.
1.5.2 Phạm vị nghiên cứu:......................................Error! Bookmark not defined.
a. Phạm vi không gian:.......................................Error! Bookmark not defined.
b. Phạm vi thời gian: ..........................................Error! Bookmark not defined.
c. Phạm vi nội dung:...........................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................1
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU: ................................................................1
2.1.1. Vị trí địa lý:....................................................................................................1
2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên: ..................................................................................1
a. Địa hình: ...........................................................................................................1
b. Đất đai: .............................................................................................................1
c. Sông rạch: .........................................................................................................2
d. Khí hậu: ............................................................................................................2
2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội: .........................................................................2
a. Đặc điểm về kinh tế:.........................................................................................2
b. Đặc điểm về xã hội:..........................................................................................3
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:...............................................4
2.2.1 Nguồn gốc: .....................................................................................................4
a. Nơi xuất phát trồng lúa:....................................................................................4
b. Tổ tiên của lúa trồng:........................................................................................5
2.2.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo:............................................................................5
a. Giá trị dinh dưỡng: ...........................................................................................5
b. Giá trị sử dụng:.................................................................................................6
c. Giá trị thương mại: ...........................................................................................7
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.................................7
2.3.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu: .............................................................7
2.3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tếhộ:.........................................................7
2.3.1.2 Các khái niệm trong nông nghiệp: ...........................................................9
BẢNG 2. LỊCH THỜI VỤ CỦA NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA ............................................9
2.3.1.3 Các chỉ số tính hiệu quả kinh tế: ..............................................................9
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất: ........................................................11
2.3.2 Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu:...............................................11
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ......................................................15
3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN:....................................................................................15
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................................15
3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và mẫu nghiên cứu: .......................15
3.2.1.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:.....................................................15
3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:......................................................15
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:...................................................................15
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp:......................................................................................15
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp: .......................................................................................15
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ....................................................16
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI........................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18
1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh (Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau và Thành phố Cần Thơ) với 4 triệu ha đất tự nhiên; trong đó có trên 3,8
triệu ha đất nông nghiệp. Hàng năm, vào mùa lũ Tây Nam bộ đón trên 500 tỷ
m3 nước, cung cấp lựơng phù sa màu mỡ; đồng thời giúp tháo chua, rửa phèn, làm vệ
sinh đồng ruộng. Đây là nguồn tài nguyên nước rất thuận lợi cho sản xuất và sinh sống
của tòan vùng. Từ vị trí địa lý này, cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, nên từ rất lâu
Tây Nam bộ đã trở thành vùng kinh tế nông nghiệp hàng hóa lớn cả nước, hướng
mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất sớm. Vùng châu thổ
phì nhiêu với sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt này là một vùng đất chứa
đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy
sản và du lịch sinh thái không chỉ của cả nước mà còn cả khu vực. Hàng năm, Đồng
bằng sông Cửu Long đóng góp vào GDP cả nước là 18% (đứng thứ 3 sau vùng Đông
Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng).
2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình
- Không chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, mà khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long còn có điều kiện tự nhiên vô cùng đặc trưng. Đồng bằng Sông Cửu Long có địa
hình thấp và khá bằng phẳng. Độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với
mực nước biển.
b. Đất đai
- Đất đai phong phú: đất mặn, đất phèn (2,5 triệu ha), đất phù sa ngọt (1,2 triệu
ha).
- Đất phù sa: có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Đất có độ
phì nhiêu cao thích hợp trong trồng lúa, rau quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày
- Đất phèn: độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ. Ngày nay, người ta
đang nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất phèn.
- Đất xám: có độ phì nhiêu thấp, nhẹ và tơi xốp. Loại đất này có nhiều ở biên
giới Campuchia và bậc thềm phù sa cổ ở Đồng Tháp Mười.
- Diện tích tự nhiên chiếm 12,2% tổng diện tích cả nước (39,734km2)
- Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích tương đối lớn.
2
- Có thể thấy, đất đai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp để trồng
các loại cây như dừa, mía, cây ăn quả…
c. Sông rạch
- Có thể bạn chưa biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của
châu thổ sông Mê Công. Kênh rạch như một mạng lưới chằng chịt nên nơi đây có
nguồn nước dồi dào.
- Vào mùa mưa nước sông dâng cao và ngược lại vào mùa khô gây ra hiện
tượng nhiễm mặn.
d. Khí hậu
- Khí hậu thuộc loại cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình năm là 24 – 27 độ C, với biên độ nhiệt 2- 3 độ C/năm.
Nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp.
- Chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô
kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời
sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn.
- Điều kiện khí hậu đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt nông nghiệp, thâm
canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội
a. Đặc điểm về kinh tế
Nông Nghiệp
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước
nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản,
30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[33]
Lúa trồng
nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản
lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp
2,3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên ĐBSCL là nơi xuất khẩu
gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn là đặc sản nổi tiếng của vùng,
với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao.
Thủy sản
Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Sản lượng thủy sản chiếm 50% cả nước, nhiều nhất ở các
tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và An Giang. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng
thủy sản săn bắt nhiều nhất, 239.219 tấn thủy sản (năm 2000). An Giang là tỉnh nuôi
3
trồng thủy sản lớn nhất vùng với sản lượng 80.000 tấn thủy sản (năm 2000). Nghề
nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp.
Công nghiệp
Ngành công nghiệp phát triển rất thấp, chủ yếu là ngành chế biến lượng
thực. Cần Thơ là trung tâm công nghiệp của cả vùng bao gồm các ngành nhiệt
điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây
dựng.
Dịch vụ
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ
yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước.
Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất. Du lịch biển chủ yếu ở Kiên
Giang với thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, Phú Quốc. Du lịch tâm linh với nhiều chùa đẹp
ở Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu.Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên
sông nước, vườn, khám phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự
thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa
phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Tháp. Tuy nhiên chất lượng và
sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế.
Vùng đô thị Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển
kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các thành phố: Cần Thơ, Long
Xuyên, Rạch Giá và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009 bằng Quyết định
số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009. Theo Quyết định này, đến năm 2020,
vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh
bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.
Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ
sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm
nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b. Đặc điểm về xã hội
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là châu thổ rộng lớn và màu mỡ nhất Việt
Nam chiếm 12% tổng diện tích của cả nước.
ĐBSCL là vùng đất hội cư của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Việt
(90%) và Khmer (6,10%), người Hoa (1,70%), các dân tộc còn lại – 0,2%. Là vùng có
cơ cấu dân số khá trẻ: 53% dưới 20 tuổi, 24,3% từ 20 – 34 tuổi và chỉ có 22,7% từ 35
tuổi trở lên. Đây là vùng có truyền thống văn hóa tâm linh về tôn giáo rất phong phú
và đa dạng.
4
Người Việt ở vùng châu thổ này cũng có cùng nguồn gốc với người Việt ở “xứ
đằng ngoài”. Trong quá trình khai phá vùng đất mới họ luôn kế thừa truyền thống của
dòng giống Lạc Hồng và tiếp thu một cách có chọn lọc những nét đẹp của văn hóa từ
các dân tộc Chăm, Khmer bản địa và người Hoa để tạo nên bản sắc văn hóa của riêng
Nếu so với lịch sử hàng ngàn năm của miền Bắc và miền Trung, thì đây là “vùng đất
mới”, bởi vì lịch sử khai phá vùng đất này của người Việt mới có hơn ba thế kỷ. Điều
này khiến cho việc sử dụng khái niệm “truyền thống” trở nên khá dè dặt, vì khó có thể
triển khai trọn vẹn những hiểu biết về đặc trưng văn hóa truyền thống ở vùng nông
thôn lâu đời từ “xứ đằng ngoài” vào vùng đất này.
Nói chung, điều kiện tự nhiên – khí hậu Vùng ĐBSCL rất thích hợp cho việc
phát triển nông, lâm, ngư, nghiệp. Những năm vừa qua, vùng đất này đã trở thành
trọng điểm kinh tế, là khu vực đứng đầu xuất khẩu lúa gạo của cả nước, góp phần quan
trọng cho tăng trưởng của đất nước (đóng góp khoảng 53% tổng sản lượng lương thực,
65% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và 70% lượng trái cây hàng năm của cả nước,…).
Riêng về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ và phân tán. Thương mại, dịch
vụ và du lịch chiếm khoảng 8,6% tổng kim ngạch của cả nước, tốc độ tăng trưởng bình
quân 19,7%/năm, xấp xỉ mức tăng cả nước.
Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL vẫn còn là vùng “trũng” về mức sống; mặt bằng
dân trí còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ nghèo đói ở đây khá cao, nhiều vùng sâu, vùng xa nhu
cầu văn hóa rất thiếu thốn. Nhất là trong vài năm gần đây, sự phát triển kinh tế của
vùng này có dấu hiệu chậm lại. Điều đó bộc lộ sự phát triển thiếu bền vững.:
2.2 Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Nguồn gốc
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn
chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ
lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước ChâuÁ.
a. Nơi xuất phát trồng lúa
Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ đào
được ởvùngPenjabẤnĐộ,cólẽcủacácbộlạcsốngởvùngnàycáchđâykhoảng2000năm.
Vavilov (1926), trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng di
truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ.
Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata,
Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza sativa là một
trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ là Oryza sativa f. spontanea, ở Ấn Độ, Đông
Dương hoặc Trung Quốc.
5
b. Tổ tiên của lúa trồng
Hai loài lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. ở Châu Á và Oryzaglaberrima
Steud. ở Châu Phi, mà xuất xứ của nó còn có nhiều nghi vấn.
Watt (1892) (theo Oka, 1964) cho rằng tổ tiên của Oryza sativa là loài lúa
hoang phổ biến Oryza sativa f. spontanea, và suy luận rằng các giống lúa có hạt trắng
không râu đến từ “var. rufipogon” của lúa hoang, các giống lúa ở vùng nước sâu và
vùng mặn là từ “var. coarctata”, vài giống “Aus” và “Aman” (Indonesia) là từ “var.
bengaliensis” và các giống lúa có chất lượng cao thơm là từ “var. abuensis”
Đinh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980) cho rằng Oryza fatua có khả năng là
tổ tiên trực tiếp của lúa trồng hiện nay. Sampath (1962) và Oka (1964) xem Oryza
perennis Moench, là tổ tiên chung của cả 2 loài lúa trồng ở Châu Á và Châu Phi.
Porteres (1956) cho rằng tổ tiên chung của lúa trồng là một loại hình lúa nổi có thể
sinh sản bằng căn hành (thân ngầm) nhưng không cho biết tên nó là gì. Sharma và
Shastry (1965) thì cho rằng Oryza nivara, một loài lúa hoang hằng niên ở vùng trung
tâm Ấn Độ là tổ tiên trực tiếp của loài lúa trồng ChâuÁ.
2.2.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo
a. Giá trị dinh dưỡng
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và
protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn
(Bảng 1). Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì
do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì.
6
Bảng 1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc
Chỉ tiêu
(Tính trên trọng lượng khô)
Gạo lúa
Mì
Bắp
Cao
Lương
Gạo lức
Protein (Nx6.25)(%)
Chấtbéo (%)
Chấtđườngbột (%)
Chấtxơ (%)
Tro (%)
Nănglượng (cal/100g)
Thiamin(B1) (mg/100g)
Riboflavin(B2) (mg/100g)
Niacin(B3) (mg/100g)
Fe (mg/100g)
Zn (mg/100g)
Lysine (g/16gN)
Threonine (g/16gN)
Methionine+Cystine (g/16gN)
Tryptophan (g/16gN)
12,3
2,2
81,1
1,2
1,6
436
0,52
0,12
4,3
5
3
2,3
2,8
3,6
1,0
11,4
5,7
74,0
2,3
1,6
461
0,37
0,12
2,2
4
3
2,5
3,2
3,9
0,6
9,6
4,5
67,4
4,8
3,0
447
0,38
0,15
3,9
10
2
2,7
3,3
2,8
1,0
8,5
2,6
74,8
0,9
1,6
447
0,34
0,05
4,7
3
2
3,6
3,6
3,9
1,1
Nguồn: McCanco và Widdowson, 1960: Khan và Eggum, 1978 và Eggum, 1979.
b. Giá trị sử dụng
Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để
nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,… Gạo còn dùng để cất rượu, cồn,… Người ta
không thể nào kể hết công dụng của nó.
Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất
béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng
trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn
gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn,…
Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật
liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic…
7
c. Giá trị thương mại
Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn
rất nhiều so với các loại hạt cốc khác. Nói chung, giá gạo xuất khẩu cao hơn gạo lúa
mì từ 2 - 3 lần và hơn bắp hạt từ 2 – 4 lần.
2.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.3.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
2.3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ
a. Khái niệm về hộ, nông hộ
Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức lien kết giữa các
thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung, hoạt động kinh tế
chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất của hộ gia đình. Hộ có
những đặc trưng riêng biệt, không giống như là các đơn vị kinh tế khác.
Nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá đặc biệt, là những hộ nông dân làm
nông ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử
dụng lao động, vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh.
Trong cấu trúc nội tại của hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của
hộ. Do đó, hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố
sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu
dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức
năng mà các đơn vị khác không cóđược.
b. Khái quát về kinh tế hộ
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi
phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng”. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ
được phân tích từ nhiều gócđộ:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực,vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề, vùng,
lãnhthổ...
- Trình độ phát triển của kinh tếhộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tếhộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nông
dân. Trong đó:
+ Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có cùng
huyết thống, chủ hộ thường là người ông, bà, cha, mẹ... và các thành viên trong gia
đình là concháu.
8
+ Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản sản xuất nông - lâm - nghiệp) trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều người)
có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những người cùng sống
trong hộ gia đìnhấy.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài sản,
những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với
sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức
vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất
được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước
hết nhằm bù đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo qui định của
pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên
của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ
chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong giađình.
c. Đặc điểm của kinh tế hộ:
Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ qua
các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó mà có thể cho
rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặcbiệt.
- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích thực
của hộ, và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sỡ hữu, quản lý, sử dụng các
yếu tố sảnxuất.
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách
nhiệm, đều có ý thưc tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của mỗi thànhviên.
- Đặc trưng nỗi bật của các hộ ở nước ta là có quy mô canh tác rất nhỏ bé và
quy mô canh tác của hộ có xu huớng giảm dần do việc gia tăng dân số, và xu
hướnglấyđấtđainôngnghiệpđểpháttriểncácngànhcôngnghiệp,giaothông, dịch vụ, và các
ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn phát triển cũng phải lấy đất để
xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp.
- Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng án hộ sử dụng
nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được xem là hình thái
hàng hóa. Hiện nay, trình trạng thuê mướn nhân công lao động đã xuất hiện ở mức
độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường lao động nông thôn cũng ra đời. Có
những vùng bộ phận lao động coi là làm thuê như mọt phương thức kiếmsống.
- Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán nông
nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ, các địa bàn,
các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc điểm khác nữa là khả năng tích
tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là thấp, các hộ sản xuất trong điều kiện
9
thiếu vốn nghiêm trọng. Thêm vào đó, chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài nên vốn
chu chuyển chậm, bởi thế tạo nên sự căng thẳng về vốn, trong khi nền nông nghiệp
còn yếu ớt, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống, quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến
tình trạng thu nhập của đại bộ phận làthấp.
2.3.1.2 Các khái niệm trong nông nghiệp:
a. Khái niệm về sản xuất:
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc là các yếu tố
đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products) hoặc dịch vụ
(services) mà người tiêu dùng có thể dùngđược.
b. Khái niệm về lịch thời vụ:
Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi
trong suốt chu kì hàng năm dưới dạng biểu đồ. Nó giúp xác định những tháng khó
khăn nhất hoặc những tháng có những thay đổi quan trọng có thể tác động đến cuộc
sống của người dân địaphương.
VụĐông Xuân thường xuống giống từ tháng 10 đến tháng 2thìthu hoạch. vụ Hè
Thu, nông dân thường xuống giống từ tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
Trong vụ Thu Đông, nông dân xuống giống vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 và thu hoạch
vào tháng10
Bảng 2. Lịch thời vụ của nông dân sản xuất lúa
Tháng(Âmlịch) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đông Xuân
Hè Thu
Thu Đông
c. Tài nguyên của nông hộ:
Tài nguyên nông hộ là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng vào việc sản
xuất nông nghiệp của mình như : Đất đai, lao động, tài chính, kỹthuật sản xuất... chúng
có mối quan hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa chăn nuôi và thủy sản,
giữa sản xuất và dịch vụ. Nông hộ khi đã sử dụng các nguồn lực này một cách triệt
để để tạo nên một chu kỳ khép kín trong sản xuất và sẽ nâng cao được hiệu quả sử
dụng các nguồn lực của mình, làm tăng thu nhập cho nônghộ.
2.3.1.3 Các chỉ số tính hiệu quả kinh tế:
a. Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất:
10
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt
kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí,
(2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
a/ Hiệu quả kinh tế
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị
thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả.
b/ Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các
nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì
muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật.
b. Các khái niệm về chi phí, doanh thu, lợi nhuận:
Chi phí: tất cả nhưng hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tiêu
thụ sản xuất hay toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất định (Trần Thị
Kiều Oanh 6/2013).
Chi phí gồm có 2 loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi phí là do sự
biến đổi của chi phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với việc không sản xuất
lúc này chi phí bằng định phí
Chi phí = Định phí + Biến phí
Trong đó:
Định phí: là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà hộ gia đình buộc phải bỏ ra trong quá trình sản xuất hay
ngay cả hộ gia đình ngừng phải sản xuất cũng phải chịu khoản chi phí này.
Biến phí: là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng. Hộ gia đình không cần chịu khoản chi phí khi ngừng sản
xuất.
Doanh thu: giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm
tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm, hay nói cách khác
doanh thu chính là sản lượng cam sành khi tiêu thụ nhân với giá bán (Trần Thị Kiều
Oanh 6/2013)
Doanh thu = sản lượng * đơn giá
Lợi nhuận: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra (Trần
Thị Kiều Oanh 6/2013)
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
11
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi nhuận
tính công lao động gia đình (hay còn được gọi thu nhập )
Tỷ suất lợi nhuận:được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận= ∑
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏
𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í
Tỷ suất lợi nhuận cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): chỉ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư
thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng trong doanh thu. Nếu chỉ số (DT/CP)
nhỏ hơn 1 thì sản xuất bị lỗ, DT/CP bằng 1 thì người sản xuất về vốn, DT/CP lớn hơn
1 thì người sản xuất mới có lời.
DT/CP =
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖
𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): chỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì
chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số dương thì
người sản xuất sẽ có lời,chỉ số càng lớn thì càng tốt.
LN/CP=
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏
𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT):Chỉ số này phản ánh trong một đồng doanh
thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại bao nhiêu % trong giá trị sản
xuất tạo ra, đây chính là tỉ suất lao.
LN/DT =
𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏
𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖
2.3.2 Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu:
Đỗ Quang Giám (2002), “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp
phân tích vỏ bao dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang”. Trong nghiên cứu
này mô hình DEA định hướng đầu vào được áp dụng để xác định hiệu quả kỹ thuật đạt
được và lời giải cho việc sử dụng đầu vào của mỗi hộ. Kết quả cho thấy mức hiệu quả
kỹ thuật trung bình đạt được trong các hộ điều tra là 85,5%, con số này chứng tỏ mặt
bằng chung về hiệu quả kỹ thuật đạt được là khá tốt.
Huỳnh Trường Huy, Võ Hồng Phượng, La Nguyễn Thuỳ Dung (2006),
“Phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu
Long”. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của 261
hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là hai tỉnh Cần Thơ và Sóc
Trăng thông qua phương pháp Data Envelopment Analysis và Stochastic Frontier
Analysis. Nghiên cứu cho thấy hệ số bình quân về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui
mô của hộ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu ở ĐBSCL đạt khá cao, mặc dù phần lớn
các hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu (chỉ đạt 75%). Trong số các mô hình canh tác
12
được khảo sát, cho thấy các mô hình sản xuất lúa kết hợp cho hiệu quả cao hơn những
mô hình độc canh lúa. Đồng thời, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bao
gồm diện tích canh tác, vốn đầu tư, chi phí phân bón và nông dược; trong khi đó, hiệu
quả phi kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng ứng dụng kỹ thuật
sản xuất của nông dân.
Huỳnh Việt Khải và Mitsuyasu Yabe (2011), “Productive Efficiency of Soybea
production in the Mekong River Delta in Vietnam (Hiệu quả sản xuất của việc sản
xuất đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam)”. Nghiên cứu đo lường
khả năng tăng năng suất từ việc nâng cao hiệu quả của nông dân trồng đậu tương tại
Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 113
nông hộ trồng đậu tương ở Cần Thơ và An Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
biên giới ngẫu nhiên để ước lượng các hiệu quả. Kết quả phân tích ước tính mức hiệu
quả kỹ thuật (TE) là 74%, hiệu quả phân bổ (AE) là 51% và mức hiệu quả kinh tế
(EE) đạt được là 38%. Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để xác định
các yếu tố như chính sách, khu vực, kinh nghiệm, diện tích tác động đến hiệu quả sản
xuất. Kết quả cho thấy, các chính sách của chính phủ có tác động tích cực một phần
vào việc tăng AE và EE của nông hộ, kinh nghiệm ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ
thuật, diện tích canh tác tác động tích cực đến hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí.
Nguyễn Văn Tiển, Phạm Lê Thông (2014), “Phân tích hiệu quả kinh tế của
nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập
từ 120 nông hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp. Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận biên
ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas cho thấy các yếu tố sản xuất ảnh hưởng năng suất sen
của hai vụ là lượng giống, phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao
động gia đình. Mức hiệu quả kinh tế đạt được ở vụ 1 là 82,18%, còn ở vụ 2 là 82,99%.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
để chỉ ra các yếu tố như vay vốn, diện tích đất trồng sen làm giảm hiệu quả của nông
hộ, trong khi trình độ học vấn càng cao thì sản xuất đạt hiệu quả càng cao.
Phan Văn Hòa, Nguyễn Việt Thiên (2011), “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm
rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất
Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế
của nông hộ trồng nấm rơm. Kết quả cho thấy, các yếu tố số lượng meo, rơm, số ngày
công lao động và năm kinh nghiệm trồng nấm ảnh hưởng làm tăng năng suất nấm, lớn
nhất là số lượng meo giống. Trông khi đó, tuổi vòm càng lớn thì càng không có hiệu
quả kinh tế do làm giảm năng suất nấm.
Quan Minh Nhựt (2009), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực
và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp”. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để ước lượng hiệu quả của các hộ trồng
lúa. Bằng phương pháp hồi quy tobit nghiên cứu cho thấy các biến giới tính, trình độ
học vấn, kinh nghiệm sản xuất, quy mô hộ, tập huấn kỹ thuật, tín dụng…có ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất. Tác giả chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt
hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí cao
hơn và ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Văn Dũng (2013), “Phân tích
hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh
Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số”. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu để ước lượng hiệu quả sử dụng chi phí
trên cơ sở đo lường hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả sử dụng chi phí đạt được khá thấp trung
13
bình khoảng 62%. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất
của các nông hộ và chỉ ra rằng hộ sản xuất hành tím có quy mô sản xuất khá hợp lý
trung bình 98%.
Thái Thanh Hà (2009), “Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu và
hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại
tỉnh Kon Tum”. Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất thông qua phân tích hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Trước tiên các chỉ số về hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ
thuật được tính toán dựa trên phương pháp bao dữ liệu DEA, sau đó tác giả sử dụng
phương pháp hồi quy Tobit để xác định các yếu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu
quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy các hộ sản xuất cao su thiên nhiên
có quy mô lớn (trên 2 ha) có hiệu quả sản xuất cao hơn những hộ gia đình có quy
mô nhỏ (dưới 2 ha). Đồng thời, các nhân tố như vốn vay đầu tư sản xuất cao su, số cây
mở miệng cạo và hệ số kỹ thuật cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả chi phí.
Lê Văn Gia Nhỏ đã phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Vĩnh Long và lúa
gạo cao sản tỉnh An Giang năm 2005, đã rút ra kết luận nông dân, hàng xáo, nhà máy
xay xát và nhà xuất khẩu đều có lợi nhuận trong quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo.
Trong đó, lợi nhuận của nông dân chiếm khoảng 75 – 90% tổng lợi nhuận của ngành
hàng. Tuy nhiên nông dân cũng là người chịu rủi ro nhiều nhất trong quá trình sản xuất
kinh doanh do thời tiết, thông tin giá cả thị trường,…
Nguyễn Quang Diệp (2005), đã “so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh
lúa mè với mô hình lúa 2 vụ ở Nông trường Sông Hậu TPCT” Đề tài trên tác giả đã
cho thấy được giữa 2 mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ thì mô hình luân
canh lúa mè đạt được năng suất cao và cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nông
hộ.
Mai Văn Nam (1999): “Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp tăng hiệu
quả sản xuất lúa ở tỉnh Cần Thơ” Trong đề tài, tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Codd-
Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào và bình quân như lượng giống,
lượng phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, ngày công lao động, chi phí tưới tiêu,
phân loại mùa vụ trong năm ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất lúa. Bên cạnh đó tác
giả còn sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Frontier được ước lượng bằng
phương pháp đánh giá tối ưu để tìm ra điểm sản lượng mà tại đó năng suất là cao nhất
và chi phí đầu tư là thấp nhất.
Hà Vũ Sơn (2011): “Giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo ở tỉnh Hậu Giang”,
bài tham luận tổng hợp Festival lúa gạo Sóc Trăng. Bài viết cho ta thấy cái nhìn tổng
quát về tình hình sản xuất lúa gạo của Hậu Giang, diện tích canh tác, năng suất và sản
lượng lúa ở các huyện của tỉnh năm 2010. Bài viết còn cho ta thấy những thuận lợi và
nguy cơ mà các nông hộ trồng lúa đang gặp phải. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết
thực nhằm biến những nguy cơ thành cơ hội và giúp bà con nông dân có thể giải
quyết được những khó khăn đang gặp phải và đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn.
14
Phạm Lê Thông (2011): “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương
hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long”, bài tham luận tổng hợp Festival lúa gạo
Sóc Trăng. Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng
từ hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb–Douglas, dựa trên số liệu sơ
cấp được thu thập từ 477 nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu
cho thấy năng suất trung bình của các nông hộ và mức lợi nhuận mà các nông hộ có
thể thu được. Bên cạnh đó, bài viết cũng cho chúng ta thấy mức hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả kinh tế đạt được. Từ kết quả của bài viết này ta thấy tiềm năng nắm bắt và lựa
chọn đầu vào tối ưu tương ứng với giá cả. Kết quả nghiên cứu còn cho ta thấy việc các
hộ gia đình tham gia tập huấn sẽ giúp cải thiện đáng kể năng suất và lợi nhuận đạt
được.
Nguyễn Quốc Nghi và Lưu Thanh Đức Hải (2010): “Phân tích tình hình sản
xuất tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm tỉnh Hậu Giang”, đề tài
nghiên cứu khoa học. Phương pháp xếp hạng được sử dụng để xác định các yếu tố
chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa; mô hình hồi
quy tuyến tính được áp dụng để phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất cũng như lợi nhuận kinh tế của nông hộ; phân tích SWOT được sử dụng để phân
tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề xuất các giải pháp thiết
thực giúp nông hộ ở tỉnh Hậu Giang nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất lúa. Bài
viết đã nêu bật được tình hình sản xuất, phác họa được kênh phân phối có hiệu quả với
mục tiêu được nhìn nhận từ thực tế sản xuất nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu đáp ứng
được sản lượng lớn sản phẩm lúa cần thiết cho tiêu thụ. Với ma trận SWOT được tham
khảo trong đề tài này đã tạo tiền đề cho việc đề xuất chiến lược trong ma trận SWOT
của đề tài phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do giới
hạn khuôn khổ bài viết nên tác giả chưa đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất để dựa vào đó mà giải pháp nâng cao năng suất được thiết thực hơn.
Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều cố gắng tìm ra các yếu tố trực tiếp hay
gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Việc ước lượng hiệu quả kinh tế
có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tham số và phi tham
số. Phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phi tham số được sử dụng phổ
biến vì DEA có khả năng phân tích một lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra mà
không đòi hỏi dạng hàm sản xuất.Trong nghiên cứu này tác giả kế thừa lại phương
pháp ước lượng hiệu quả kinh tế bằng phương pháp DEA thông qua việc ước lượng
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. Ngoài
ra, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế như tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tập huấn, tín dụng, diện
tích canh tác và số lao động tham gia trực tiếp sản xuất.
15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1 Phương pháp tiếp cận:
Để thực hiện được đề tài “Phân tích hiệu quae kinh tế trong sản xuất lúa ở đồng bằng
sông Cửu Long” đã sử dung phương pháp tiếp cận trực tiếp nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và mẫu nghiên cứu:
3.2.1.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Địa bàn khảo sát thuộc các tỉnh/ thành phố có canh tác lúa trên địa bàn đồng
bằng sông Cửu Long.
3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu trên địa bàn nghiên cứu theo một số tiêu chí
sau:
+ Tham khảo số liệu từ các Báo cáo Kinh Tế, đồng thời tham khảo sự giới thiệu
của cán bộ trực thuộc Sở Nông ngiệp và Phát triển nông thôn để chọn địa bàn có nông
hộ trồng lúa nhiều nhất.
+ Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách các
nông hộ có trồng lúa từ Trung tâm khuyến nông. Sau đó, trực tiếp đến địa bàn nghiên
cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp:
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất
nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng và các số liệu về năng suất, sản lượng,
diện tích sản xuất lúa qua các năm được thu thập từ các đơn vị trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ở các nơi trên địa bàn phỏng vấn.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp:
Sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn được phỏng vấn thử và điều chỉnh để điều tra
ngẫu nhiên các hộ trồng lúa. Phỏng vấn trực tiếp 180 hộ nông dân trồng lúa tại địa bàn
nghiên cứu. Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 180 hộ nông dân là do thời gian điều tra
nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn.
Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (về trình độ
học vấn, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật,...)
+ Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả kinh tế ( Chi phí, thu nhập, lợi
nhuận,...)
16
+ Mốt số nhận định của nông dân về những thuận lợi và khó khăn của nông dân
trong quá trình sản xuất lúa.
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp xử lý số liệu như sau: Số liệu sau khi được thu thập xong sẽ được
mã hóa và nhập trên phần mềm Excel, được sử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả sau
khi xử lý sẽ kết luận được những nhân tố ảnh hưởng trực tếp đến hiệu quả kinh tế của
nông hộ sản xuất lúa. Bên cạnh đó kết hợp phương pháp so sánh để phân tích số liệu
thứ cấp sẽ đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất.
3.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Thông qua các nguồn số liệu thu thập được, đề tài đã sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để nhằm mô tả tổng quát tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng
trồng lúa của các nông hộ. Từ đó nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn trong
sản xuất lúa trên địa bàn. Bằng phương pháp này có thể đánh giá được thực trạng tình
hình sản xuất lúa của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so
sánh, thống kê mô tả (Descriptive statistics), tần số để mô tả thực trạng canh tác lúa
của người dân vùng nghiên cứu. Chỉ tiêu được dùng trong mục tiêu này là: Tuổi chủ
hộ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, số nhân khẩu trong hộ…
Để ước lượng hiệu quả kinh tế, đề tài còn sử dụng phương pháp ước lượng phi
tham số (DEA – Data Envelopment Analysis). Ngoài ra đề tài sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy TOBIT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất lúa của nông hộ.
17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa ở đồng
bằng sông Cửu Long từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục giúp tăng năng suất và lợi
nhuận cho nông hộ, cải thiện cuộc sống của người dân.
- Tìm ra vụ lúa mang lại năng suất cao để khai thác lợi thế cạnh tranh của vụ
lúa này vì vụ này thuận lợi cho việc sản xuất lúa và cho năng suất cao. Đối với các vụ
còn lại, cần duy trì ổn định năng suất, giảm thểu chi phí và nâng cao chất lượng lúa.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Cao Thị Thanh Nhanh (2007). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hìnhsản xuất
và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre”, Khoa Kinh tế- Quảntrị Kinh doanh,
Trường Đại học Cần Thơ.
2/ Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu vớiSPSS, NXB
Thống kê, TP.HCM.
3/ Huỳnh Trường Huy (2006). Đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích tácđộng của
khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng”, Khoa
Kinh tếQuản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.
4/ Kinh tế nông hộ. NXB Nông NghiệpPhòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ
năm 2007 và kế hoạch năm 2008.
5/ Lý Thị Vàng (). Luận văn tốt ngiệp “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của
nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”
6/ Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. Trường đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
7/ Quan Minh Nhật, 2005. “Phân tích lợi nhuận và hiệu quả theo quy mô sản
xuất của mô hình độc canh 3 vụ lúa và luân canh 2 lúa – 1 màu tại Chợ Mới, tỉnh An
Giang năm 2005”. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ số 6.
8/ Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa, Viện Nghiên Cứu Pháp Triển
Đồng Bằng Sông Cửu Long trường Đại Học Cần Thơ.

More Related Content

Similar to Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum nataliej4
 
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa líGiáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa líMikayla Reilly
 
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieuDia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieuhuyensu
 
Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnmnhtunguyen
 
File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...
File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...
File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...Mã Hà
 
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuocTai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuocTiểu Gia VietinBank
 
Tailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyTailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyQuyen Le
 
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông HồngKhóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông HồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ã„ã¡A 10
ã„ã¡A 10ã„ã¡A 10
ã„ã¡A 10Phngt82
 
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...nataliej4
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026phantuananh040404
 
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...nataliej4
 
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation Vtranuyenca
 

Similar to Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (20)

Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
 
Bai 36 lop 9
Bai 36 lop 9Bai 36 lop 9
Bai 36 lop 9
 
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
 
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa líGiáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
Giáo án dạy ôn thi THPT quốc gia (Soạn theo cấu trúc bài học) môn Địa lí
 
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieuDia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
 
Nhom
NhomNhom
Nhom
 
Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vn
 
File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...
File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...
File 20210618 122531_file_20210618_095911_tai-nguyen-nuoc-va-hien-trang-su-du...
 
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuocTai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Tailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyTailieuonthidaihocmondialy
Tailieuonthidaihocmondialy
 
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông HồngKhóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
 
Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...
Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...
Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...
 
ã„ã¡A 10
ã„ã¡A 10ã„ã¡A 10
ã„ã¡A 10
 
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
 
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
 
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

  • 1. Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Chuyên ngành Khuyến nông Mã số: 52620102H Hoà An, tháng…….. năm ………. ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
  • 2. Hoà An, tháng…….. năm ………. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Chuyên ngành Khuyến nông Mã số: 52620102H Giáo viên hướng dẫn: Học viên/sinh viên thực hiện: LÊ VĂN DỄ VÕ THỊ HUỲNH NGA MSSV: B1510615 Lớp: Khuyến nông K41 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
  • 3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU......................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:..............................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.2.1 Mục tiêu tổng quát:........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:..............................................Error! Bookmark not defined. 1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu: ..................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu.......................................Error! Bookmark not defined. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..........ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................Error! Bookmark not defined. 1.5.2 Phạm vị nghiên cứu:......................................Error! Bookmark not defined. a. Phạm vi không gian:.......................................Error! Bookmark not defined. b. Phạm vi thời gian: ..........................................Error! Bookmark not defined. c. Phạm vi nội dung:...........................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................1 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU: ................................................................1 2.1.1. Vị trí địa lý:....................................................................................................1 2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên: ..................................................................................1 a. Địa hình: ...........................................................................................................1 b. Đất đai: .............................................................................................................1 c. Sông rạch: .........................................................................................................2 d. Khí hậu: ............................................................................................................2 2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội: .........................................................................2 a. Đặc điểm về kinh tế:.........................................................................................2 b. Đặc điểm về xã hội:..........................................................................................3 2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:...............................................4 2.2.1 Nguồn gốc: .....................................................................................................4 a. Nơi xuất phát trồng lúa:....................................................................................4
  • 4. b. Tổ tiên của lúa trồng:........................................................................................5 2.2.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo:............................................................................5 a. Giá trị dinh dưỡng: ...........................................................................................5 b. Giá trị sử dụng:.................................................................................................6 c. Giá trị thương mại: ...........................................................................................7 2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.................................7 2.3.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu: .............................................................7 2.3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tếhộ:.........................................................7 2.3.1.2 Các khái niệm trong nông nghiệp: ...........................................................9 BẢNG 2. LỊCH THỜI VỤ CỦA NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA ............................................9 2.3.1.3 Các chỉ số tính hiệu quả kinh tế: ..............................................................9 c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất: ........................................................11 2.3.2 Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu:...............................................11 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ......................................................15 3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN:....................................................................................15 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................................15 3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và mẫu nghiên cứu: .......................15 3.2.1.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:.....................................................15 3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:......................................................15 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:...................................................................15 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp:......................................................................................15 3.2.2.2. Số liệu sơ cấp: .......................................................................................15 3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ....................................................16 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI........................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18
  • 5. 1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh (Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ) với 4 triệu ha đất tự nhiên; trong đó có trên 3,8 triệu ha đất nông nghiệp. Hàng năm, vào mùa lũ Tây Nam bộ đón trên 500 tỷ m3 nước, cung cấp lựơng phù sa màu mỡ; đồng thời giúp tháo chua, rửa phèn, làm vệ sinh đồng ruộng. Đây là nguồn tài nguyên nước rất thuận lợi cho sản xuất và sinh sống của tòan vùng. Từ vị trí địa lý này, cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, nên từ rất lâu Tây Nam bộ đã trở thành vùng kinh tế nông nghiệp hàng hóa lớn cả nước, hướng mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất sớm. Vùng châu thổ phì nhiêu với sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt này là một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái không chỉ của cả nước mà còn cả khu vực. Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp vào GDP cả nước là 18% (đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng). 2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên a. Địa hình - Không chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, mà khu vực đồng bằng Sông Cửu Long còn có điều kiện tự nhiên vô cùng đặc trưng. Đồng bằng Sông Cửu Long có địa hình thấp và khá bằng phẳng. Độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển. b. Đất đai - Đất đai phong phú: đất mặn, đất phèn (2,5 triệu ha), đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha). - Đất phù sa: có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Đất có độ phì nhiêu cao thích hợp trong trồng lúa, rau quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày - Đất phèn: độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ. Ngày nay, người ta đang nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất phèn. - Đất xám: có độ phì nhiêu thấp, nhẹ và tơi xốp. Loại đất này có nhiều ở biên giới Campuchia và bậc thềm phù sa cổ ở Đồng Tháp Mười. - Diện tích tự nhiên chiếm 12,2% tổng diện tích cả nước (39,734km2) - Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích tương đối lớn.
  • 6. 2 - Có thể thấy, đất đai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp để trồng các loại cây như dừa, mía, cây ăn quả… c. Sông rạch - Có thể bạn chưa biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công. Kênh rạch như một mạng lưới chằng chịt nên nơi đây có nguồn nước dồi dào. - Vào mùa mưa nước sông dâng cao và ngược lại vào mùa khô gây ra hiện tượng nhiễm mặn. d. Khí hậu - Khí hậu thuộc loại cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều. - Nhiệt độ trung bình năm là 24 – 27 độ C, với biên độ nhiệt 2- 3 độ C/năm. Nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp. - Chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn. - Điều kiện khí hậu đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội a. Đặc điểm về kinh tế Nông Nghiệp Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[33] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2,3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên ĐBSCL là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn là đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao. Thủy sản Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Sản lượng thủy sản chiếm 50% cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và An Giang. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất, 239.219 tấn thủy sản (năm 2000). An Giang là tỉnh nuôi
  • 7. 3 trồng thủy sản lớn nhất vùng với sản lượng 80.000 tấn thủy sản (năm 2000). Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp. Công nghiệp Ngành công nghiệp phát triển rất thấp, chủ yếu là ngành chế biến lượng thực. Cần Thơ là trung tâm công nghiệp của cả vùng bao gồm các ngành nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng. Dịch vụ Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất. Du lịch biển chủ yếu ở Kiên Giang với thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, Phú Quốc. Du lịch tâm linh với nhiều chùa đẹp ở Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu.Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Tháp. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Vùng đô thị Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các thành phố: Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009 bằng Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009. Theo Quyết định này, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. b. Đặc điểm về xã hội Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là châu thổ rộng lớn và màu mỡ nhất Việt Nam chiếm 12% tổng diện tích của cả nước. ĐBSCL là vùng đất hội cư của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Việt (90%) và Khmer (6,10%), người Hoa (1,70%), các dân tộc còn lại – 0,2%. Là vùng có cơ cấu dân số khá trẻ: 53% dưới 20 tuổi, 24,3% từ 20 – 34 tuổi và chỉ có 22,7% từ 35 tuổi trở lên. Đây là vùng có truyền thống văn hóa tâm linh về tôn giáo rất phong phú và đa dạng.
  • 8. 4 Người Việt ở vùng châu thổ này cũng có cùng nguồn gốc với người Việt ở “xứ đằng ngoài”. Trong quá trình khai phá vùng đất mới họ luôn kế thừa truyền thống của dòng giống Lạc Hồng và tiếp thu một cách có chọn lọc những nét đẹp của văn hóa từ các dân tộc Chăm, Khmer bản địa và người Hoa để tạo nên bản sắc văn hóa của riêng Nếu so với lịch sử hàng ngàn năm của miền Bắc và miền Trung, thì đây là “vùng đất mới”, bởi vì lịch sử khai phá vùng đất này của người Việt mới có hơn ba thế kỷ. Điều này khiến cho việc sử dụng khái niệm “truyền thống” trở nên khá dè dặt, vì khó có thể triển khai trọn vẹn những hiểu biết về đặc trưng văn hóa truyền thống ở vùng nông thôn lâu đời từ “xứ đằng ngoài” vào vùng đất này. Nói chung, điều kiện tự nhiên – khí hậu Vùng ĐBSCL rất thích hợp cho việc phát triển nông, lâm, ngư, nghiệp. Những năm vừa qua, vùng đất này đã trở thành trọng điểm kinh tế, là khu vực đứng đầu xuất khẩu lúa gạo của cả nước, góp phần quan trọng cho tăng trưởng của đất nước (đóng góp khoảng 53% tổng sản lượng lương thực, 65% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và 70% lượng trái cây hàng năm của cả nước,…). Riêng về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ và phân tán. Thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm khoảng 8,6% tổng kim ngạch của cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,7%/năm, xấp xỉ mức tăng cả nước. Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL vẫn còn là vùng “trũng” về mức sống; mặt bằng dân trí còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ nghèo đói ở đây khá cao, nhiều vùng sâu, vùng xa nhu cầu văn hóa rất thiếu thốn. Nhất là trong vài năm gần đây, sự phát triển kinh tế của vùng này có dấu hiệu chậm lại. Điều đó bộc lộ sự phát triển thiếu bền vững.: 2.2 Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu 2.2.1 Nguồn gốc Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước ChâuÁ. a. Nơi xuất phát trồng lúa Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ đào được ởvùngPenjabẤnĐộ,cólẽcủacácbộlạcsốngởvùngnàycáchđâykhoảng2000năm. Vavilov (1926), trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng di truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ. Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata, Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza sativa là một trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ là Oryza sativa f. spontanea, ở Ấn Độ, Đông Dương hoặc Trung Quốc.
  • 9. 5 b. Tổ tiên của lúa trồng Hai loài lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. ở Châu Á và Oryzaglaberrima Steud. ở Châu Phi, mà xuất xứ của nó còn có nhiều nghi vấn. Watt (1892) (theo Oka, 1964) cho rằng tổ tiên của Oryza sativa là loài lúa hoang phổ biến Oryza sativa f. spontanea, và suy luận rằng các giống lúa có hạt trắng không râu đến từ “var. rufipogon” của lúa hoang, các giống lúa ở vùng nước sâu và vùng mặn là từ “var. coarctata”, vài giống “Aus” và “Aman” (Indonesia) là từ “var. bengaliensis” và các giống lúa có chất lượng cao thơm là từ “var. abuensis” Đinh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980) cho rằng Oryza fatua có khả năng là tổ tiên trực tiếp của lúa trồng hiện nay. Sampath (1962) và Oka (1964) xem Oryza perennis Moench, là tổ tiên chung của cả 2 loài lúa trồng ở Châu Á và Châu Phi. Porteres (1956) cho rằng tổ tiên chung của lúa trồng là một loại hình lúa nổi có thể sinh sản bằng căn hành (thân ngầm) nhưng không cho biết tên nó là gì. Sharma và Shastry (1965) thì cho rằng Oryza nivara, một loài lúa hoang hằng niên ở vùng trung tâm Ấn Độ là tổ tiên trực tiếp của loài lúa trồng ChâuÁ. 2.2.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo a. Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn (Bảng 1). Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì.
  • 10. 6 Bảng 1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc Chỉ tiêu (Tính trên trọng lượng khô) Gạo lúa Mì Bắp Cao Lương Gạo lức Protein (Nx6.25)(%) Chấtbéo (%) Chấtđườngbột (%) Chấtxơ (%) Tro (%) Nănglượng (cal/100g) Thiamin(B1) (mg/100g) Riboflavin(B2) (mg/100g) Niacin(B3) (mg/100g) Fe (mg/100g) Zn (mg/100g) Lysine (g/16gN) Threonine (g/16gN) Methionine+Cystine (g/16gN) Tryptophan (g/16gN) 12,3 2,2 81,1 1,2 1,6 436 0,52 0,12 4,3 5 3 2,3 2,8 3,6 1,0 11,4 5,7 74,0 2,3 1,6 461 0,37 0,12 2,2 4 3 2,5 3,2 3,9 0,6 9,6 4,5 67,4 4,8 3,0 447 0,38 0,15 3,9 10 2 2,7 3,3 2,8 1,0 8,5 2,6 74,8 0,9 1,6 447 0,34 0,05 4,7 3 2 3,6 3,6 3,9 1,1 Nguồn: McCanco và Widdowson, 1960: Khan và Eggum, 1978 và Eggum, 1979. b. Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,… Gạo còn dùng để cất rượu, cồn,… Người ta không thể nào kể hết công dụng của nó. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn,… Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic…
  • 11. 7 c. Giá trị thương mại Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt cốc khác. Nói chung, giá gạo xuất khẩu cao hơn gạo lúa mì từ 2 - 3 lần và hơn bắp hạt từ 2 – 4 lần. 2.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2.3.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 2.3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ a. Khái niệm về hộ, nông hộ Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức lien kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung, hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất của hộ gia đình. Hộ có những đặc trưng riêng biệt, không giống như là các đơn vị kinh tế khác. Nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá đặc biệt, là những hộ nông dân làm nông ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Trong cấu trúc nội tại của hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ. Do đó, hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không cóđược. b. Khái quát về kinh tế hộ Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng”. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều gócđộ: - Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực,vốn. - Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề, vùng, lãnhthổ... - Trình độ phát triển của kinh tếhộ. - Hiệu quả hoạt động của kinh tếhộ. - Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nông dân. Trong đó: + Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có cùng huyết thống, chủ hộ thường là người ông, bà, cha, mẹ... và các thành viên trong gia đình là concháu.
  • 12. 8 + Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản sản xuất nông - lâm - nghiệp) trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những người cùng sống trong hộ gia đìnhấy. Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo qui định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong giađình. c. Đặc điểm của kinh tế hộ: Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ qua các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó mà có thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặcbiệt. - Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích thực của hộ, và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sỡ hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sảnxuất. - Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm, đều có ý thưc tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thànhviên. - Đặc trưng nỗi bật của các hộ ở nước ta là có quy mô canh tác rất nhỏ bé và quy mô canh tác của hộ có xu huớng giảm dần do việc gia tăng dân số, và xu hướnglấyđấtđainôngnghiệpđểpháttriểncácngànhcôngnghiệp,giaothông, dịch vụ, và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp. - Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng án hộ sử dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được xem là hình thái hàng hóa. Hiện nay, trình trạng thuê mướn nhân công lao động đã xuất hiện ở mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường lao động nông thôn cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi là làm thuê như mọt phương thức kiếmsống. - Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ, các địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc điểm khác nữa là khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là thấp, các hộ sản xuất trong điều kiện
  • 13. 9 thiếu vốn nghiêm trọng. Thêm vào đó, chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo nên sự căng thẳng về vốn, trong khi nền nông nghiệp còn yếu ớt, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống, quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng thu nhập của đại bộ phận làthấp. 2.3.1.2 Các khái niệm trong nông nghiệp: a. Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc là các yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùngđược. b. Khái niệm về lịch thời vụ: Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi trong suốt chu kì hàng năm dưới dạng biểu đồ. Nó giúp xác định những tháng khó khăn nhất hoặc những tháng có những thay đổi quan trọng có thể tác động đến cuộc sống của người dân địaphương. VụĐông Xuân thường xuống giống từ tháng 10 đến tháng 2thìthu hoạch. vụ Hè Thu, nông dân thường xuống giống từ tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6. Trong vụ Thu Đông, nông dân xuống giống vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 và thu hoạch vào tháng10 Bảng 2. Lịch thời vụ của nông dân sản xuất lúa Tháng(Âmlịch) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đông Xuân Hè Thu Thu Đông c. Tài nguyên của nông hộ: Tài nguyên nông hộ là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng vào việc sản xuất nông nghiệp của mình như : Đất đai, lao động, tài chính, kỹthuật sản xuất... chúng có mối quan hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa chăn nuôi và thủy sản, giữa sản xuất và dịch vụ. Nông hộ khi đã sử dụng các nguồn lực này một cách triệt để để tạo nên một chu kỳ khép kín trong sản xuất và sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn lực của mình, làm tăng thu nhập cho nônghộ. 2.3.1.3 Các chỉ số tính hiệu quả kinh tế: a. Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất:
  • 14. 10 Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau: a/ Hiệu quả kinh tế Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả. b/ Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. b. Các khái niệm về chi phí, doanh thu, lợi nhuận: Chi phí: tất cả nhưng hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tiêu thụ sản xuất hay toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất định (Trần Thị Kiều Oanh 6/2013). Chi phí gồm có 2 loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi phí là do sự biến đổi của chi phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí Chi phí = Định phí + Biến phí Trong đó: Định phí: là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí cố định là khoản phí mà hộ gia đình buộc phải bỏ ra trong quá trình sản xuất hay ngay cả hộ gia đình ngừng phải sản xuất cũng phải chịu khoản chi phí này. Biến phí: là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự tăng giảm của sản lượng. Hộ gia đình không cần chịu khoản chi phí khi ngừng sản xuất. Doanh thu: giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm, hay nói cách khác doanh thu chính là sản lượng cam sành khi tiêu thụ nhân với giá bán (Trần Thị Kiều Oanh 6/2013) Doanh thu = sản lượng * đơn giá Lợi nhuận: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra (Trần Thị Kiều Oanh 6/2013) Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
  • 15. 11 Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi nhuận tính công lao động gia đình (hay còn được gọi thu nhập ) Tỷ suất lợi nhuận:được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Tỷ suất lợi nhuận= ∑ 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í Tỷ suất lợi nhuận cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất: Doanh thu trên chi phí (DT/CP): chỉ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng trong doanh thu. Nếu chỉ số (DT/CP) nhỏ hơn 1 thì sản xuất bị lỗ, DT/CP bằng 1 thì người sản xuất về vốn, DT/CP lớn hơn 1 thì người sản xuất mới có lời. DT/CP = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): chỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất sẽ có lời,chỉ số càng lớn thì càng tốt. LN/CP= 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT):Chỉ số này phản ánh trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại bao nhiêu % trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỉ suất lao. LN/DT = 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 2.3.2 Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu: Đỗ Quang Giám (2002), “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bao dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang”. Trong nghiên cứu này mô hình DEA định hướng đầu vào được áp dụng để xác định hiệu quả kỹ thuật đạt được và lời giải cho việc sử dụng đầu vào của mỗi hộ. Kết quả cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được trong các hộ điều tra là 85,5%, con số này chứng tỏ mặt bằng chung về hiệu quả kỹ thuật đạt được là khá tốt. Huỳnh Trường Huy, Võ Hồng Phượng, La Nguyễn Thuỳ Dung (2006), “Phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của 261 hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thông qua phương pháp Data Envelopment Analysis và Stochastic Frontier Analysis. Nghiên cứu cho thấy hệ số bình quân về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của hộ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu ở ĐBSCL đạt khá cao, mặc dù phần lớn các hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu (chỉ đạt 75%). Trong số các mô hình canh tác
  • 16. 12 được khảo sát, cho thấy các mô hình sản xuất lúa kết hợp cho hiệu quả cao hơn những mô hình độc canh lúa. Đồng thời, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bao gồm diện tích canh tác, vốn đầu tư, chi phí phân bón và nông dược; trong khi đó, hiệu quả phi kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng ứng dụng kỹ thuật sản xuất của nông dân. Huỳnh Việt Khải và Mitsuyasu Yabe (2011), “Productive Efficiency of Soybea production in the Mekong River Delta in Vietnam (Hiệu quả sản xuất của việc sản xuất đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam)”. Nghiên cứu đo lường khả năng tăng năng suất từ việc nâng cao hiệu quả của nông dân trồng đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 113 nông hộ trồng đậu tương ở Cần Thơ và An Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp biên giới ngẫu nhiên để ước lượng các hiệu quả. Kết quả phân tích ước tính mức hiệu quả kỹ thuật (TE) là 74%, hiệu quả phân bổ (AE) là 51% và mức hiệu quả kinh tế (EE) đạt được là 38%. Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để xác định các yếu tố như chính sách, khu vực, kinh nghiệm, diện tích tác động đến hiệu quả sản xuất. Kết quả cho thấy, các chính sách của chính phủ có tác động tích cực một phần vào việc tăng AE và EE của nông hộ, kinh nghiệm ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, diện tích canh tác tác động tích cực đến hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí. Nguyễn Văn Tiển, Phạm Lê Thông (2014), “Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 120 nông hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp. Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas cho thấy các yếu tố sản xuất ảnh hưởng năng suất sen của hai vụ là lượng giống, phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao động gia đình. Mức hiệu quả kinh tế đạt được ở vụ 1 là 82,18%, còn ở vụ 2 là 82,99%. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất để chỉ ra các yếu tố như vay vốn, diện tích đất trồng sen làm giảm hiệu quả của nông hộ, trong khi trình độ học vấn càng cao thì sản xuất đạt hiệu quả càng cao. Phan Văn Hòa, Nguyễn Việt Thiên (2011), “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng nấm rơm. Kết quả cho thấy, các yếu tố số lượng meo, rơm, số ngày công lao động và năm kinh nghiệm trồng nấm ảnh hưởng làm tăng năng suất nấm, lớn nhất là số lượng meo giống. Trông khi đó, tuổi vòm càng lớn thì càng không có hiệu quả kinh tế do làm giảm năng suất nấm. Quan Minh Nhựt (2009), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để ước lượng hiệu quả của các hộ trồng lúa. Bằng phương pháp hồi quy tobit nghiên cứu cho thấy các biến giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, quy mô hộ, tập huấn kỹ thuật, tín dụng…có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tác giả chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn và ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Văn Dũng (2013), “Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu để ước lượng hiệu quả sử dụng chi phí trên cơ sở đo lường hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả sử dụng chi phí đạt được khá thấp trung
  • 17. 13 bình khoảng 62%. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của các nông hộ và chỉ ra rằng hộ sản xuất hành tím có quy mô sản xuất khá hợp lý trung bình 98%. Thái Thanh Hà (2009), “Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum”. Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất thông qua phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Trước tiên các chỉ số về hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật được tính toán dựa trên phương pháp bao dữ liệu DEA, sau đó tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để xác định các yếu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy các hộ sản xuất cao su thiên nhiên có quy mô lớn (trên 2 ha) có hiệu quả sản xuất cao hơn những hộ gia đình có quy mô nhỏ (dưới 2 ha). Đồng thời, các nhân tố như vốn vay đầu tư sản xuất cao su, số cây mở miệng cạo và hệ số kỹ thuật cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Lê Văn Gia Nhỏ đã phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Vĩnh Long và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang năm 2005, đã rút ra kết luận nông dân, hàng xáo, nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu đều có lợi nhuận trong quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo. Trong đó, lợi nhuận của nông dân chiếm khoảng 75 – 90% tổng lợi nhuận của ngành hàng. Tuy nhiên nông dân cũng là người chịu rủi ro nhiều nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh do thời tiết, thông tin giá cả thị trường,… Nguyễn Quang Diệp (2005), đã “so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ ở Nông trường Sông Hậu TPCT” Đề tài trên tác giả đã cho thấy được giữa 2 mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt được năng suất cao và cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nông hộ. Mai Văn Nam (1999): “Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp tăng hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Cần Thơ” Trong đề tài, tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Codd- Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào và bình quân như lượng giống, lượng phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, ngày công lao động, chi phí tưới tiêu, phân loại mùa vụ trong năm ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất lúa. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Frontier được ước lượng bằng phương pháp đánh giá tối ưu để tìm ra điểm sản lượng mà tại đó năng suất là cao nhất và chi phí đầu tư là thấp nhất. Hà Vũ Sơn (2011): “Giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo ở tỉnh Hậu Giang”, bài tham luận tổng hợp Festival lúa gạo Sóc Trăng. Bài viết cho ta thấy cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất lúa gạo của Hậu Giang, diện tích canh tác, năng suất và sản lượng lúa ở các huyện của tỉnh năm 2010. Bài viết còn cho ta thấy những thuận lợi và nguy cơ mà các nông hộ trồng lúa đang gặp phải. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm biến những nguy cơ thành cơ hội và giúp bà con nông dân có thể giải quyết được những khó khăn đang gặp phải và đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn.
  • 18. 14 Phạm Lê Thông (2011): “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long”, bài tham luận tổng hợp Festival lúa gạo Sóc Trăng. Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb–Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 477 nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trung bình của các nông hộ và mức lợi nhuận mà các nông hộ có thể thu được. Bên cạnh đó, bài viết cũng cho chúng ta thấy mức hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế đạt được. Từ kết quả của bài viết này ta thấy tiềm năng nắm bắt và lựa chọn đầu vào tối ưu tương ứng với giá cả. Kết quả nghiên cứu còn cho ta thấy việc các hộ gia đình tham gia tập huấn sẽ giúp cải thiện đáng kể năng suất và lợi nhuận đạt được. Nguyễn Quốc Nghi và Lưu Thanh Đức Hải (2010): “Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm tỉnh Hậu Giang”, đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp xếp hạng được sử dụng để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa; mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng để phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận kinh tế của nông hộ; phân tích SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực giúp nông hộ ở tỉnh Hậu Giang nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất lúa. Bài viết đã nêu bật được tình hình sản xuất, phác họa được kênh phân phối có hiệu quả với mục tiêu được nhìn nhận từ thực tế sản xuất nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu đáp ứng được sản lượng lớn sản phẩm lúa cần thiết cho tiêu thụ. Với ma trận SWOT được tham khảo trong đề tài này đã tạo tiền đề cho việc đề xuất chiến lược trong ma trận SWOT của đề tài phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do giới hạn khuôn khổ bài viết nên tác giả chưa đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất để dựa vào đó mà giải pháp nâng cao năng suất được thiết thực hơn. Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều cố gắng tìm ra các yếu tố trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Việc ước lượng hiệu quả kinh tế có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tham số và phi tham số. Phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phi tham số được sử dụng phổ biến vì DEA có khả năng phân tích một lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra mà không đòi hỏi dạng hàm sản xuất.Trong nghiên cứu này tác giả kế thừa lại phương pháp ước lượng hiệu quả kinh tế bằng phương pháp DEA thông qua việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế như tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tập huấn, tín dụng, diện tích canh tác và số lao động tham gia trực tiếp sản xuất.
  • 19. 15 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1 Phương pháp tiếp cận: Để thực hiện được đề tài “Phân tích hiệu quae kinh tế trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long” đã sử dung phương pháp tiếp cận trực tiếp nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn. 3.2 Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và mẫu nghiên cứu: 3.2.1.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Địa bàn khảo sát thuộc các tỉnh/ thành phố có canh tác lúa trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long. 3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu trên địa bàn nghiên cứu theo một số tiêu chí sau: + Tham khảo số liệu từ các Báo cáo Kinh Tế, đồng thời tham khảo sự giới thiệu của cán bộ trực thuộc Sở Nông ngiệp và Phát triển nông thôn để chọn địa bàn có nông hộ trồng lúa nhiều nhất. + Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách các nông hộ có trồng lúa từ Trung tâm khuyến nông. Sau đó, trực tiếp đến địa bàn nghiên cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng và các số liệu về năng suất, sản lượng, diện tích sản xuất lúa qua các năm được thu thập từ các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các nơi trên địa bàn phỏng vấn. 3.2.2.2. Số liệu sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn được phỏng vấn thử và điều chỉnh để điều tra ngẫu nhiên các hộ trồng lúa. Phỏng vấn trực tiếp 180 hộ nông dân trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu. Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 180 hộ nông dân là do thời gian điều tra nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn. Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm: + Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (về trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật,...) + Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả kinh tế ( Chi phí, thu nhập, lợi nhuận,...)
  • 20. 16 + Mốt số nhận định của nông dân về những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất lúa. 3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: 3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp xử lý số liệu như sau: Số liệu sau khi được thu thập xong sẽ được mã hóa và nhập trên phần mềm Excel, được sử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả sau khi xử lý sẽ kết luận được những nhân tố ảnh hưởng trực tếp đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa. Bên cạnh đó kết hợp phương pháp so sánh để phân tích số liệu thứ cấp sẽ đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 3.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu: Thông qua các nguồn số liệu thu thập được, đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nhằm mô tả tổng quát tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng trồng lúa của các nông hộ. Từ đó nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa trên địa bàn. Bằng phương pháp này có thể đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất lúa của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả (Descriptive statistics), tần số để mô tả thực trạng canh tác lúa của người dân vùng nghiên cứu. Chỉ tiêu được dùng trong mục tiêu này là: Tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, số nhân khẩu trong hộ… Để ước lượng hiệu quả kinh tế, đề tài còn sử dụng phương pháp ước lượng phi tham số (DEA – Data Envelopment Analysis). Ngoài ra đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy TOBIT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ.
  • 21. 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI - Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục giúp tăng năng suất và lợi nhuận cho nông hộ, cải thiện cuộc sống của người dân. - Tìm ra vụ lúa mang lại năng suất cao để khai thác lợi thế cạnh tranh của vụ lúa này vì vụ này thuận lợi cho việc sản xuất lúa và cho năng suất cao. Đối với các vụ còn lại, cần duy trì ổn định năng suất, giảm thểu chi phí và nâng cao chất lượng lúa.
  • 22. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Cao Thị Thanh Nhanh (2007). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hìnhsản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre”, Khoa Kinh tế- Quảntrị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. 2/ Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu vớiSPSS, NXB Thống kê, TP.HCM. 3/ Huỳnh Trường Huy (2006). Đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích tácđộng của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng”, Khoa Kinh tếQuản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. 4/ Kinh tế nông hộ. NXB Nông NghiệpPhòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và kế hoạch năm 2008. 5/ Lý Thị Vàng (). Luận văn tốt ngiệp “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” 6/ Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Trường đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. 7/ Quan Minh Nhật, 2005. “Phân tích lợi nhuận và hiệu quả theo quy mô sản xuất của mô hình độc canh 3 vụ lúa và luân canh 2 lúa – 1 màu tại Chợ Mới, tỉnh An Giang năm 2005”. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ số 6. 8/ Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa, Viện Nghiên Cứu Pháp Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long trường Đại Học Cần Thơ.