SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP THÀNH PHÁT
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Trần Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Phƣợng Anh
Mã sinh viên : A19116
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP THÀNH PHÁT
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Trần Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Phƣợng Anh
Mã sinh viên : A19116
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thị Thùy Linh đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy
cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện
đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty cổ
phần Hợp Thành Phát đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của
bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung
thêm của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh Viên
Nguyễn Vũ Phượng Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Vũ Phượng Anh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.................................................... 1
1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ..............1
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................1
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................3
1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................................3
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh..........................4
1.1.5. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .......5
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................6
1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán..............................................6
1.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động...............................................8
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.................................................10
1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản .....................................13
1.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn .........................................15
1.2.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí ....................................15
1.2.7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động..................................16
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh .................................18
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp........................................................18
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ........................................................19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CP HỢP THÀNH PHÁT..................................................... 22
2.1. Tổng quan về công ty CP Hợp Thành Phát.................................................22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Hợp Thành Phát.......22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP Hợp Thành Phát......................................23
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận....................................................23
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CP Hợp Thành Phát giai
đoạn 2011-2013 ...............................................................................................25
2.2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn .....................................................................25
2.2.2. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận ................................................32
2.3. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
....................................................................................................................36
2.3.1. Khả năng thanh toán..................................................................................36
2.3.2. Hiệu quả hoạt động....................................................................................37
2.3.3. Khả năng sinh lời.......................................................................................41
2.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản ...........................................................................44
2.3.5. Hiệu quả sử dụng vốn ................................................................................48
2.3.6. Hiệu quả sử dụng chi phí...........................................................................48
2.3.7. Hiệu quả sử dụng lao động........................................................................50
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.....................................51
2.4.1. Kết quả đạt được........................................................................................51
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................52
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CP HỢP THÀNH PHÁT ...................................... 54
3.1. Định hƣớng phát triển công ty......................................................................54
3.1.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty...........................................54
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới .............................55
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty..............................................................................................................55
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.............55
3.2.2. Nhóm giải pháp về vốn lưu động...............................................................60
3.2.3. Một số giải pháp khác................................................................................60
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính
HTK Hàng tồn kho
LN Lợi nhuận
LNST Lợi nhuận sau thuế
PTKH Phải thu khách hàng
PTNB Phải trả người bán
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
CP Cổ phần
TS Tài sản
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013......................................27
Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 ...............................31
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013..............35
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán..........................................................36
Bảng 2.5. Vòng quay hàng tồn kho...............................................................................37
Bảng 2.6. Vòng quay khoản phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân.................38
Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá thời gian quay vòng khoản phải trả ..................................39
Bảng 2.8. So sánh khoản phải thu khách hàng và phải trả người bán...........................40
Bảng 2.9. Thời gian quay vòng tiền ..............................................................................40
Bảng 2.10. Khả năng sinh lời của công ty CP Hợp Thành Phát ...................................41
Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA..........42
Bảng 2.12. ROE theo mô hình Dupont .........................................................................43
Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản...................................44
Bảng 2.14. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ...........................45
Bảng 2.15. Cơ cấu lao động trong công ty giai đoạn 2011-2013..................................50
Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động............................................................50
Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu tại công ty TNHH Phương Mai năm 2013 .............................58
Bảng 3.2. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho.....................................................................59
Biểu đồ 2.1. Qui mô lợi nhuận sau thuế của công ty.....................................................33
Biểu đồ 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay ........................................................................48
Sơ đồ 1.1. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............18
Sơ đồ 1.2. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh................19
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Hợp Thành Phát........................................23
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dù cho doanh nghiệp được tổ chức theo bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong bất
cứ lĩnh vực nào đều luôn mong muốn đạt được hiệu quả ngày càng cao sau mỗi kỳ hoạt
động kinh doanh. Đạt được hiệu quả sau mỗi kỳ kinh doanh, công ty sẽ có điều kiện mở
rộng thị trường, tái đầu tư, nâng cao chất lượng và sản lượng hàng hóa. Hơn nữa hiệu quả
kinh doanh còn là chất xúc tác mạnh góp phần củng cố vị trí và điều kiện làm việc của cán
bộ công nhân viên, là sự phát triển của công ty cũng như nền kinh tế đất nước.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp đều phải quan tâm. Vì vậy để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải vận dụng, khai thác triệt để các cách thức, phương pháp sản xuất kinh doanh,
phải có chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, đúng đắn thông qua việc nghiên
cứu, phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp dựa trên báo cáo tài chính hàng năm để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho từng thời kỳ.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nêu trên với nền kinh tế - xã hội, qua
thời gian thực tập tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát, em nhận thấy công ty cũng
đang gặp khó khăn nhất định trong vấn đề này. Với mong muốn được đóng góp một
phần nhỏ vào nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, em đã chọn
đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty
cổ phần Hợp Thành Phát”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, trình bày cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
tại công ty CP Hợp Thành Phát.
Ba là, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty CP Hợp Thành Phát.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP
Hợp Thành Phát.
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP Hợp Thành
Phát giai đoạn 2011 - 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận: phân tích, tổng hợp, giải thích
dựa trên các số liệu được cung cấp và điều kiện thực tế của công ty.
5. Kết cấu khóa luận
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP Hợp
Thành Phát
Chƣơng 3: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khái niệm hiệu quả
“Hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá
trình sản xuất được xây dựng bằng cách đối chiếu so sánh giữa kết quả đạt được với
chi phí, nguồn lực, thời gian để tạo ra kết quả đó”. Theo quan điểm này, nói đến kết
quả sản xuất đó là nói đến mặt lượng của quá trình sản xuất, còn nói đến hiệu quả là
nói đến mặt chất của hoạt động sản xuất đó, nó phản ánh trình độ sử dụng lao động đã
hao phí.
Khái niệm sản xuất kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hay tổ chức nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời
cao nhất thông qua hoạt động sản xuất
Các khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường
có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vốn,
máy móc,… nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố
cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Theo P.Samuellson và W. Nordhaus thì : "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng
hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó". Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất
trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể
nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức
hiệu quả nào cao hơn nữa.
Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị.
Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản
lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao
động, đơn vị thiết bị,nguyên vật liệu...) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật
hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện
thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về
2
mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ
giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu
quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy
móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của
hoạt động quản trị chi phí.
Nhiều tác giả khác coi hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất
trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện động của hoạt động kinh tế. Theo
quan điểm này thì hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế cùng sự biến động
và vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, chúng phụ thuộc vào quy mô và
tốc độ biến động khác nhau.
Nếu ký hiệu:
H – Hiệu quả kinh doanh
K – Kết quả đạt được
C – Hao phí nguồn lực gắn với kết quả đó
Nếu so sánh về mặt tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh bằng:
H = K – C
Mục đích so sánh ở đây là để thấy được mức chênh lệch giữa kết quả và chi phí.
Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính toán nhưng lại có những nhược điểm
sau:
- Không cho phép đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Không có khả năng so sánh hiệu quả giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp với
nhau
- Không phản ánh được năng lực tiềm tàng để nâng cao hiệu quả
- Dễ đồng nhất hai phạm trù hiệu quả và kết quả.
So sánh tương đối là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
H=
K
C
Phương pháp này có ưu điểm là không những khắc phục được hết những nhược
điểm của phương pháp tuyệt đối mà còn cho phép phản ánh hiệu quả ở mọi góc độ
khác nhau. Tuy nhiên cách đánh giá này khá phức tạp đòi hỏi phải có quan điểm thống
nhất khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả. [4,tr.29]
Thang Long University Library
3
Có thể nói với cùng chi phí bỏ ra, kết quả mà doanh nghiệp đạt được theo hướng
mục tiêu trong hoạt động của mình càng cao bao nhiêu thì hiệu quả càng lớn bấy
nhiêu. Do đó hiệu quả tuyệt đối là tiền đề để xây dựng hiệu quả tương đối. Khi đánh
giá hiệu quả kinh tế doanh nghiệp phải biết kết hợp cả hai cả hai phương pháp đánh
giá trên.
Như vậy qua các định nghĩa cơ bản đã trình bày ở trên, chúng ta hiểu được rằng
hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các
nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh mà doanh
nghiệp đã đặt ra với chi phí bỏ ra thấp nhất mà có được hiệu quả cao nhất.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm của
mình để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Thực chất hiệu quả kinh doanh
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị khoa
học công nghệ, vốn…) để đạt được mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh là
tối đa hóa lợi nhuận.
Các nhà quản lý thường dựa vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá mức độ hoạt
động hiệu quả của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định trong tương lai. Để
đánh gia chính xác các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhà quản trị cần xem xét
trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và quan điểm về hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật
liệu, thiết bị máy móc…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi
nhuận… trong một kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp càng tốt.
1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động
sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các
nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều
có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ qúa trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các
nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các
4
mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ
khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nất để các
nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả
sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính
hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có
hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị
phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai
phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả
sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình
độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn
được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi
toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét
trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng
vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân
tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý
nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
 Đối với doanh nghiệp
 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp khai thác tốt
tiềm lực sẵn có của mình, đạt kết quả cao nhất trong khả năng tài chính của
mình, tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính, thúc đẩy mở rộng quá trình tái
đầu tư, khuyến khích lao động thông qua việc tăng thêm tiền lương cho
người lao động
 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp thực hiện mục tiêu
tận dụng tối đa tài sản, tài nguyên, trí tuệ con người vào đầu tư tạo ra lợi
nhuận mới gấp nhiều lần vốn ban đầu giúp doanh nghiệp đạt được những
phát triển vượt bậc về kinh tế góp phận phát triển kinh tế đất nước.
 Nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn với cùng số vốn
ban đầu bỏ ra. Nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn, có khả năng đầu tư vào
lĩnh vực mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh tạo chỗ đứng vững chắc
trên thị trường.
Thang Long University Library
5
 Đối với nền kinh tế
 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có tầm quan trọng lớn không chỉ
đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh giúp thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích tiêu dùng góp
phần nâng cao mức sống cho người dân.
 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện
tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp xã hội khác cho nhà nước và
địa phương, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng thị trường, góp phần
làm giảm lạm phát, nâng cao giá trị của đồng tiền.
1.1.5. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là sử dụng những số liệu thu thập được trong quá
trình kinh doanh để nghiên cứu với mục tiêu cuối cùng là tìm ra được những ưu điểm,
tồn tại, cơ hội, thách thức… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có nhìn nhận đúng đắn hơn về
công ty và khả năng phát triển công ty để xác định đúng mục tiêu, phương án kinh
doanh để mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác
định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng phương
pháp so sánh cần đảm bảo những điều kiện như các chỉ tiêu phải thống nhất về nội
dung kinh tế; đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính; đảm bảo tính thống nhất
về đơn vị tính các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Trên cơ sở đó, phương pháp so sánh dùng để:
 So sánh số liệu của kỳ phân tích với số liệu của kỳ kế hoạch để thấy được
mức độ hoàn thành của doanh nghiệp
 So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác hoặc với
trung bình ngành, để thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
 So sánh số liệu của kỳ này với số liệu của các kỳ trước để đánh giá xu
hướng biến động (tăng hay giảm) của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Việc so sánh có thể được phân tích qua các giá trị tuyệt đối hoặc tương đối, theo
chiều dọc (phản ánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu đối với tổng thể) hay theo chiều ngang
(phản ánh sự thay đổi về lượng, về tỷ lệ qua từng thời điểm). Ngoài ra doanh nghiệp
còn phải nắm rõ tình hình của mình bằng cách so sánh với các công ty cùng ngành,
cùng quy mô,… để xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp.
6
 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tỷ lệ là các tỷ số đơn giữa các chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác, ví
dụ như:
 Tỷ lệ về khả năng sinh lời (phản ánh hiệu quả lợi nhuận tổng quan của
doanh nghiệp)
 Tỷ lệ về khả năng thanh toán (đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ của
doanh nghiệp).
Những chỉ tiêu này có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau phụ thuộc
vào từng mục tiêu, ý nghĩa của chỉ tiêu muốn biểu thị. Một số tỷ số được thể hiện theo
hình thức tỷ số, phần trăm hoặc số lần.
Phương pháp này giúp các nhà quản trị điều chỉnh hợp lý hơn các khoản mục tài
chính, cũng như phán đoán về khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh trong tương
lai dựa trên tình hình đã phân tích.
 Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế
dưới dạng khác nhau của đồ thị: biểu đồ tròn, cột, các đường cong của đồ thị…
 Biểu đồ tròn, doughnut thường phản ánh quy mô, các thành phần trong một
yếu tố nào đó.
 Biểu đồ đường, thanh, miền, cột biểu thị nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ
chi tiết hơn trong một khoảng thời gian dài.
Phương pháp đồ thị có tính khái quát cao, đặc biệt có tác dụng khi mô tả, phân
tích các hiện tượng kinh tế tổng quát.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình trạng tài chính của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh cho thấy doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả và có đủ khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Khả
năng thanh toán ngắn hạn, khả ngăng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức
thời.
Thang Long University Library
7
 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp (như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)…
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng
bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả
năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán
kịp thời, mức độ an toàn và tự chủ tài chính của doanh nghiệp tốt. Hệ số khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn < 1 là tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn. Mặc
dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt tình hình tài chính tốt nhưng điều đó
không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để công ty huy động thêm
vốn.
 Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc
tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn hoặc quá hạn.
Khả năng thanh toán nhanh=
TSNH Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoản toàn đảm bảo được khả
năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp đang ở trạng thái an toàn.
Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, kéo dài liên tiếp qua các thời điểm, chứng tỏ
doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nợ đến hạn, quá hạn và do vậy rủi
ro lâm vào tình trạng phá sản có thể xảy ra.
 Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời=
Tiền+tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của
doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nêm chỉ
tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của
doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời cao cho thấy doanh nghiệp luôn có
8
khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ, mức độ an toàn của doanh nghiệp ổn định,
thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
1.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động
 Số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay
hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Hệ
số vòng quay hàng tồn kho được xác định bởi công thức:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho trung bình
HTK trung bình=
HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ
2
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá
năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy
hàng tồn kho vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh
và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu
khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy
nhiên nếu hệ số này quá cao có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu
nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ bị mất khách
hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính toán
để hệ số quay vòng hàng tồn kho thật hợp lý để vừa đảm bảo mức độ sản xuất và đáp
ứng được nhu cầu khách hàng, vừa đảm bảo doanh nghiệp gặp ít rủi ro nhất.
 Thời gian quay vòng hàng tồn kho
Thời gian quay vòng hàng tồn kho =
365
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ
tiêu này càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh đó là nhân tố góp phần tăng
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và thời
gian quay vòng hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với nhau. Vòng quay tăng thì số ngày chu
chuyển giảm và ngược lại.
 Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Thang Long University Library
9
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu trung bình
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của
việc đi thu hồi nợ. Hệ số quay vòng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu
hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang
tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ
động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và ngược lại. Tuy nhiên nếu
chỉ tiêu này quá cao có thể do phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt
chẽ, khi đó ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.
 Thời gian một vòng quay phải thu của khách hàng
Phát sinh nợ phải thu khách hàng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện
pháp để thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu
khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp, vì
vậy ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng được xác định theo công thức:
Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng =
365
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh
nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian của một vòng quay càng dài chứng tỏ
tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.
 Vòng quay các khoản phải trả
Số vòng quay các khoản phải trả =
Giá vốn hàng bán + Chi phí chung, chi phí lãi vay
Chi phí quản lý
PTNB +Lương, thưởng, thuế phải nộp
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả nhỏ (các khoản phải trả lớn) chứng tỏ doanh
nghiệp chiếm dụng vốn lớn, tuy việc chiếm dụng vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp
giảm được chi phí lãi vay nhưng sẽ làm giảm uy tín về quan hệ thanh toán của doanh
nghiệp đối với nhà cung cấp. Ngược lại nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả cao
chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ
tiêu này cao quá có thể do doanh nghiệp thừa tiền luôn thanh toán trước thời hạn, ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
Thời gian quay vòng các khoản phải trả
360
Số vòng quay các khoản phải trả
10
Người phân tích có thể so sánh chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản
phải trả với thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng mua hàng. Nếu chỉ
tiêu này lớn hơn có nghĩa là doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải
trả của mình. Điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kinh doanh
 Thời gian quay vòng của tiền
Thời gian quay vòng của tiền là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài
chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Thời gian quay vòng của tiền = Thời gian quay vòng kho + Thời gian PTKH
Thời gian quay vòng khoản phải trả
Thời gian quay vòng của tiền càng cao thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng
khan hiếm cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động đầu tư khác. Doanh nghiệp sẽ
mất thêm chi phí cho việc vay vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ cho mình.
Ngược lại nếu chỉ số này nhỏ nghĩa là khả năng quản lý vốn lưu động của doanh
nghiệp tốt.
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải doanh thu mà là lợi nhuận sau
thuế. Vì vậy để tăng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cần phải duy trì tốc độ tăng của
doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu phản ánh khoản thu nhập ròng của công ty so
với doanh thu của nó.
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu ầ
100
Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này
cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Ngược lại chỉ
tiêu này thấp nhà quản trị cần có các chiến lược đẩy nhanh công tác bán hàng và tăng
cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.
 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)=
Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản
100
Thang Long University Library
11
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế, chỉ tiêu này càng cao phản ảnh hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là một tiêu chí
giúp nhà quản trị xem xét việc có nên đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng,…
phục vụ cho việc kinh doanh.
 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời
của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Sử dụng mô hình
Dupont trong phân tích báo cáo tài chính nhà quản trị có thể đánh giá được hiệu quả
kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời đánh giá đầy đủ và khách quan
đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua
phân tích mô hình Dupont các nhà quản trị sẽ đề ra được các biện pháp nhằm tăng
cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ tiếp theo.
Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một
đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận
tài sản, chi phí, doanh thu. Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích chỉ
tiêu ROA, cụ thể như sau:
ROA=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Doanh thu
Giá trị bình quân tổng tài sản
Hay, ROA=Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Số vòng quay của tài sản
Giá trị bình quân tổng tài sản=
Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm
2
Từ mô hình chi tiết ở trên có thể thấy để nâng cao khả năng sinh lời của một
đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, các nhà quản trị cần phải nghiên cứu và
xem xét để tìm ra những biện pháp giúp nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của
doanh thu và sự vận động của tài sản.
Muốn làm cho tỷ suất sinh lời của tài sản lớn cần phải nâng cao số vòng quay của
tài sản. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất tài sản của doanh
nghiệp càng lớn. Doanh nghiệp cần sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tài sản,
cần khai thác tối đa công suất của các tài sản đã đầu tư, giảm bớt hàng tồn kho.
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần phụ thuộc vào tổng lợi nhuận thuần và
doanh thu thuần. Nếu doanh thu thuần tăng sẽ làm cho lợi nhuận thuần tăng. Để tăng
quy mô vầ doanh thu thuần doanh nghiệp cần có các biện pháp giảm chi phí như chi
phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp… Đồng thời giảm các
khoản giảm trừ doanh thu và mở rộng thị phần.
12
 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tài chính một cách rõ ràng nhất, hữu hiệu nhất và
tập trung nhất trong việc đạt được mục tiêu của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh đó là lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là thước đo hoàn hảo
đánh giá sự thành công của doanh nghiệp.
ROE=
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
100
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng
đầu tư của doanh nghiệp
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có
thể biến đổi chỉ tiêu ROE theo mô hình tài chính Dupont:
Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) =
LN sau thuế
Doanh thu
Doanh thu
TS bình quân
TS bình quân
Vốn chủ sở hữu
ROE=Tỷ suất sinh lời của doanh thu Số vòng quay của TS
Tổng tài sản
VCSH
Muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể tác động vào 3
nhân tố:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu – phản ánh trình độ quản lý doanh thu, nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gia tăng khả
năng cạnh tranh, có những chiến lược nhằm đẩy mạnh công tác bán hàng đồng thời cắt
giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
Số vòng quay của tài sản – phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp nhằm tạo ra nhiều
doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính) – phản ánh trình độ quản
trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nâng cao
hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài
chính mang tính tích cực khi tỷ suất lợi nhuận so với vốn cao hơn lãi suất tiền vay thì
doanh nghiệp cần vay tiền để đầu tư tài sản góp phần nâng cao lợi nhuận.
Áp dụng công thức Dupont vào phân tích ta có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu
ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt
giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào từ đó đưa ra nhận định
và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau.
Thang Long University Library
13
1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
 Hiệu quả sử dụng tài sản chung
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận
động không ngừng để đẩy mạnh tăng doanh, từ đó là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Số vòng quay tổng tài sản có thể xác định bằng công thức sau:
Số vòng quay tổng tài sản=
Doanh thu thuần
Giá trị bình quân tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiều
vòng hay một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu, là điều kiện
để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần=
Tài sản bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao
nhiêu đồng tài sản đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt.
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế=
Tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà
doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả
sử dụng tài sản càng cao.
 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (Số vòng quay của tài sản ngắn hạn)
Hiệu suất sử dụng TSNH=
Doanh thu thuần
Tổng TSNH
(Lần)
Chỉ số này thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, chỉ
tiêu này càng cao thể hiện tố độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp càng nhanh.
 Suất hao phí của TSNH so với doanh thu
Suất hao phí của TSNH so với doanh thu=
Giá trị TSNH bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao
nhiêu đồng TSNH, đây là căn cứ để đầu tư TSNH cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng thấp
chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao.
 Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế
14
Suất hao phí của TSNH so với LNST=
Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài
sản ngắn hạn bình quân. Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng TSNH tốt, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
 Hiệu suất sử dụng TSDH (Số vòng quay của TSDH)
Hiệu suất sử dụng TSDH=
Doanh thu thuần
Tổng TSDH
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao. Hiệu suất sử dụng
TSDH cao từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao chỉ tiêu này đồng thời với việc tăng
lượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những TSDH không tham
gia vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa TSDH tích cực và không tích cực, phát
huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSDH
 Suất hao phí của TSDH so với doanh thu
Suất hao phí của TSDH so với doanh thu=
Giá trị TSDH bình quân
Doanh thu thuần
100
Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu
đồng TSDH. Chỉ tiêu này là căn cứ xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp
khi muốn mức doanh thu như mong muốn. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả
sử dụng TSDH càng cao.
 Suất hao phí của TSDH so với LNST
Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp với TSDH
sử dụng trong kỳ.
Suất hao phí của TSDH so với LNST=
TSDH bình quân
Lợi nhuận sau thuế
100
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng giá trị TSDH tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng thấp, tức khả
năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp càng có hiệu quả và
ngược lại.
Thang Long University Library
15
1.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Vốn và tài sản của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình kinh
doanh. Do vậy hiệu quả sử dụng vốn trở thành một trong những nội dung cơ bản và
quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh.
 Hiệu quả sử dụng vốn vay
Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả tiền vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh
doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay
không, nhằm góp phần đảm bảo và phát triển vốn cho doanh nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi là hệ số thu nhập trả lãi
định kỳ.
Hệ số thanh toán lãi vay=
EBIT
Lãi vay
Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không
thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận của người cho vay, chính phủ (thuế) và cổ đông.
Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã tối ưu cần duy
trì.
 Tỷ suất sinh lời trên tiền vay
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Số tiền vay
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, đó là
tiêu chí giúp nhà quản trị đưa ra quyết định có nên vay tiền để đầu tư vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các quá trình: dự trữ - sản
xuất – tiêu thụ. Trong quá trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định,
việc quản lý tốt các chi phí cũng chính là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp phát
triển.
 Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận chi phí=
Tổng lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí trong kỳ
16
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn,
doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kì.
 Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán =Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần
Sự tăng giảm trong giá vốn hàng bán đều ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi của
lợi nhuận gộp. Việc phân tích giá vốn hàng bán cũng đồng nghĩa với phân tích lợi
nhuận gộp.
Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán =
Lợi nhuận gộp về bán hàng
Giá vốn hàng bán
100
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán cho ta biết 100 đồng giá vốn hàng
bán bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng
bán càng lớn thể hiện mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn.
 Chí phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm
bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân
phối hàng hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán
hàng bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo, khuyến mại, chi phí tiền lương cho
nhân viên bán hàng, bao bì, hoa hồng bán hàng….
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi
phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh
nghiệp như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân
viên quản lý doanh nghiệp….
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng, QLDN =
Lợi nhuận thuần
Chi phí bán hàng, QLDN
100
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cho biết một đồng
chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng và QLDN
1.2.7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
 Chỉ tiêu năng suất lao động
năng suất lao động=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì
Tổng số lao động trong kì
Thang Long University Library
17
Chỉ tiêu năng suất lao động cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu trong kì. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong
kì cao, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả số lao động hiện có tạo ra doanh thu cao
 Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động cho biết một lao đồng tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao thể hiện lợi nhuận trong kì của doanh
nghiệp cao, doanh nghiệp sử dụng hợp lý số lao động để sản xuất kinh doanh có lãi.
18
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Nhân tố bên ngoài là nhân tố thường phát sinh và tác động không phụ thuộc vào
chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có thể chịu tác động của các nhân tố khách quan như: sự phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội, luật pháp chế độ chính sách kinh tế của Nhà nước, tiến bộ khoa
học kỹ thuật… Tất cả những nhân tố này tác động đến giá cả hàng hóa, chi phí, giá cả
dịch vụ thay đổi, thuế suất, tiền lương…
Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thiết lập các mối
quan hệ kinh tế với bạn hàng, thực hiện các quy định của hệ thống luật pháp,… Do
vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ môi
trường bên ngoài.
Sơ đồ 1.1. Nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Môi trƣờng pháp luật: bao gồm luật và các văn bản dưới luật, quy trình, quy
phạm kỹ thuật sản xuất… Tất cả các quy định về sản xuất kinh doanh đều tác động
trực tiếp đến hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi
trường pháp lý ổn định, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận
lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trên thị trường.
Môi trƣờng công nghệ: Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và các
ứng dụng của nó vào sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ kỹ thuật công nghệ và
khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ
ra đời, góp phần giảm các nguồn lực cần thiết cho sản xuất như sức người, sức của,
thời gian. Doanh nghiệp sản xuất hiêu quả, đạt được sản lượng mong muốn, chất
lượng tốt sẽ có ảnh hưởng thuận lợi đến giá thành của sản phẩm, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc kinh doanh.
Nhân tố bên ngoài
Môi trường pháp
luật
Môi trường công
nghệ
Môi trường kinh
tế
Môi trường cạnh
tranh
Thang Long University Library
19
Môi trƣờng kinh tế: tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế của
nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, biến động tiền tệ, hoạt động của các
đối thủ cạnh tranh… luôn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp và tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu của từng doanh nghiệp.
Môi trƣờng cạnh tranh: Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào
đều có đối thủ cạnh tranh. Khi nền kinh tế phát triển, có sự mở rộng về các loại hình
doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động, thì yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp
cũng tăng lên. Doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế
hoạch mua hàng hóa, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dự trữ hàng hóa chỗ thừa, chỗ
thiếu, ách tắc trong khâu lưu thông. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đưa ra
các biện pháp nhằm đẩy nhanh lượng hàng tiêu thụ, khiến doanh nghiệp nới lỏng chính
sách tín dụng cũng làm cho việc quản lí các khoản phải thu khó khăn. Sự phát triển
hay suy thoái của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của
công ty.
Các nhân tố bên ngoài tạo ra cả cơ hội lẫn nguy cơ đối với doanh nghiệp. Nó gắn
bó chặt chẽ với môi trường nội bộ tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố bên trong doanh nghiệp là nhân tố tác động tùy thuộc vào nỗ lực của chủ
thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như trình độ lao động, tiền vốn, thông tin, …
làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, mức chi phí, lượng hàng hóa.
Sơ đồ 1.2. Nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Lực lƣợng lao động: Trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, lực
lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế ở các mặt:
 Bằng sự chăm chỉ, bằng trình độ chuyên môn của mình tìm ra được những
nguồn hàng mới với giá thành rẻ hơn, có chất lượng hơn hay thiết lập được
mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tìm ra được những khách hàng tiềm
năng của công ty.
Nhân tố bên
trong
Lực lượng lao
động
Môi trường
thông tin bên
trong DN
Vốn
Nhân tố quản
trị doanh
nghiệp
Công nghệ
20
 Sử dụng có hiệu quả những thiết bị máy móc của công ty để tiết kiệm được
thời gian và công sức.
 Lao động có kỷ luật, chấp hành đúng mọi quy định của công ty.
Chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội
ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trước
hết doanh nghiệp cần có chế độ lương, thưởng cũng như cơ hội thăng tiến trong tương
lai của người lao động. Đây là những động lực thúc đẩy lao động công tác, làm việc và
cống hiến. Doanh nghiệp cần thực hiện tốt những quy định của nhà nước về quyền và
nghĩa vụ đối với người lao động như điều kiện làm việc, bảo hiểm y tế xã hội, chế độ
nghỉ ngơi,… Do đó việc xây dựng một chế độ lao động phù hợp trong doanh nghiệp
có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đạt được, nó đảm bảo cho người lao động yên tâm
công tác.
Môi trƣờng thông tin: Hệ thống trao đổi thông tin bên trong doanh nghiệp ngày
càng lớn hơn bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến từng bộ phận, từng phòng
ban, từng người lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác. Để thực hiện tốt
các hoạt động kinh doanh thì giữa các bộ phận, các phòng ban cũng như những người
lao động trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải giao tiếp,
phải liên lạc và trao đổi thông tin của doanh nghiệp. Việc hình thành quá trình chuyển
thông tin từ người này sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối
hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến
thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác
là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh.
Vốn: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông
qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Yếu tố
vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội
có thể khai thác. Vốn còn là nền tảng, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần
đa dạng hóa phương thức kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm. Ngoài ra vốn
còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tính cạnh tranh và giữ ưu thế trên thị trường.
Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến
việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh
ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và
quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ
các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng
phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự
thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều
Thang Long University Library
21
phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ
chức của bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu
tổ chức đó.
Công nghệ: Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ
hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công
nghệ có thể là: sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh
tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện
hữu. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp
lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh
tranh. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện
có trong ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có
xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu
hao so với trước. Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào mà lại không phụ
thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại. Các nhà nghiên cứu phát triển và
chuyển giao công nghệ hàng đầu nói chung đang lao vào công việc tìm tòi các giải
pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các công nghệ hiện
tại có thể khai thác trên thị trường. Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các
công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp
22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP HỢP THÀNH PHÁT
2.1. Tổng quan về công ty CP Hợp Thành Phát
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Hợp Thành Phát
 Tên công ty: Công ty cổ phần Hợp Thành Phát
 Tên giao dịch quốc tế: Hop Thanh Phat Joint Stock Company
 Tên viết tắt: Hop Thanh Phat.,jsc
 Địa chỉ trụ sở: xóm 4, thôn Thượng, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Thành phố
Hà Nội
 Điện thoại: (043) 39328560
 Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ
 Mã số thuế : 0104293618
Công ty CP Hợp Thành Phát được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh từ năm 2009, có giấy phép thành lập của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà
Nội số 0104293618 cấp ngày 09 tháng 11 năm 2008. Bước đầu hoạt động, công ty đã
tạo dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, sản
xuất được nhiều mặt hàng: bao bì, nhãn mác, tờ rơi, tờ quảng cáo,….và nhiều sản
phẩm có độ phức tạp khác.
Công ty ra đời trong thời điểm đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng
làm cho công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn và nhiều lúc rơi vào bờ vực phá sản. Tuy
nhiên, với sự nhiệt tình và uy tín, công ty đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của
các bạn hàng nên công ty đã vượt qua được khó khăn và ổn định cho đến tận bây giờ.
Trải qua hơn năm năm hoạt động, tài sản mà công ty đã tạo lập là sự khẳng định vai
trò của mình trên địa bàn kinh doanh, sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác.
Công ty có các chức năng chủ yếu sau:
 Sản xuất buôn bán các mặt hàng bằng giấy
 In bao bì nhãn mác
 Buôn bán vật tư thiết bị ngành in
 Đại lý buôn bán ký gửi hàng hóa
Với chức năng đó, công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đa
dạng hóa mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường , ngày càng mở rộng
kinh doanh. Từ khi thành lập cho đến nay tuy chưa lâu nhưng trong suốt quá trình hoạt
Thang Long University Library
23
động sản xuất kinh doanh công ty đã tự tạo được cho mình một chỗ đứng nhất định
trong lòng khách hàng bởi uy tín và văn hóa làm việc của công ty.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP Hợp Thành Phát
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Hợp Thành Phát
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
 Hội đồng quản trị
Số thành viên HĐQT của công ty CP Hợp Thành Phát gồm 3 thành viên có
nhiệm kỳ 5 năm. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh công ty. HĐQT có các quyền sau:
 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hàng năm của công ty.
 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc
và các cán bộ quản lý công ty.
 Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm,
báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận
và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh…
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng kỹ
thuật kiêm
phân xưởng
sản xuất
Phòng
kinh
doanh
kiêm vật
tư
24
 Ban giám đốc
Ban Giám đốc: Là cơ quan điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của công ty.
Ban giám đốc bao gồm:
 Giám đốc: Điều hành, phân công và phối hợp công tác với Phó giám đốc,
nhằm thực hiện đúng và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ.
 Phó Giám đốc: Thay mặt cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt
động của công ty theo sự phân công của Giám đốc, chủ động triển khai,
thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
hiệu quả các hoạt động.
 Phòng tổ chức hành chính
 Có chức năng thực hiện các công việc văn thư, tạp vụ, quản lý tổ chức lao
động tiền lương, bảo hiểm xã hội, tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen
thưởng
 Tham mưu giúp ban Giám đốc trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, thôi
việc người lao động.
 Giải quyết các chế độ quyền lợi,chính sách cho người lao động theo quy
định hiện hành.
 Triển khai và giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật hiện
hành, bên canh đó, phòng còn có nhiệm vụ về tư vấn pháp luật, xây dựng và
kiểm tra nội quy, quy định của công ty.
 Xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động phong trào.
 Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty.
 Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ theo yêu cầu của ban
giám đốc.
 Phòng kinh doanh kiêm kế hoạch vật tư
 Chịu trách nhiệm mua, bán hàng hóa.
 Phối hợp triển khai, thực hiện, giám sát đánh giá hoạt động sản xuất, đưa ra
các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng hoạt động, sản lượng, chất
lượng sản phẩm.
 Tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường mới, khách hàng mới, duy trì hồ sơ,
đánh giá nhằm giữ và tăng thị phần của công ty.
Thang Long University Library
25
 Đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu
theo đúng dịnh mức, thực hiện chức năng thông kê vật tư, sản phẩm
 Phòng kỹ thuật kiêm phân xưởng sản xuất
 Là nơi trực tiếp ngiên cứu vấn đề khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ
trong hoạt động sản xuất và quản lý tất cả các hoạt động về khoa học kỹ
thuật trong hoạt động SXKD của công ty.
 Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, quản lý sản xuất
, chế thử ra sản phẩm mới
 Phòng kế toán tài chính
 Tổ chức chỉ đạo và thực hành công việc kế toán: tiếp nhận, kiểm tra và xử
lý chứng từ, lập và ghi sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán tháng, quý,
năm theo yêu cầu của Giám đốc và đúng chế độ.
 Quản lý các loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, phát hành hoá đơn,
theo dõi thanh quyết toán tài chính các hợp đồng, thường xuyên thông báo
kịp thời chính xác tình hình tài chính của từng hợp đồng, tình hình thực
hiện kế hoạch kinh doanh của từng phòng cho các Trưởng, Phó phòng và
nhân viên thực thi hợp đồng.
 Lập các kế hoạch vay vốn, thanh toán, kế hoạch tiền mặt, lập các báo cáo
thống kê theo yêu cầu của địa phương và cấp trên.
 Kiểm tra, đôn đốc thu chi công nợ, thực hiện nộp Ngân sách và các nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CP Hợp Thành Phát giai
đoạn 2011-2013
2.2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn
Tình hình tài sản
Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng lên 61.236.708 đồng tương ứng 1,1% so
với năm 2011. Sang năm 2013, tổng tài sản của công ty vẫn có xu hướng tăng mạnh
với mức tăng tuyệt đối là 1.547.890.883 , tương đương 28,32% so với năm 2012. Nhìn
chung về cơ cấu tài sản đối với các công ty kinh doanh ngành vật liệu ngành in, tài sản
ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Cơ cấu này
là hợp lý vì hình thức hoạt động của công ty là công ty thương mại sản xuất nên chính
sách tập trung vốn phần lớn vào tài sản ngắn hạn giúp cho quá trình hoạt động kinh
doanh và mở rộng quy mô ngành nghề được thuận lợi.
26
Hơn nữa đối với công ty thương mại sản xuất, cơ cấu tài sản lưu động lớn hơn tài
sản cố định là cần thiết, vì sẽ giúp công ty linh hoạt hơn trong lĩnh vực thanh toán hay
có thể dễ dàng tăng tích trữ hàng hóa khi giảm giá.
Thang Long University Library
27
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: đồng
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012
Tuyệt đối
Tƣơng
đối (%)
Tuyệt đối
Tƣơng
đối (%)
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.691.683.112 4.010.133.820 5.815.238.703 318.450.708 8,6 1.805.104.883 45,01
I, Tiền và tương đương tiền 280.927.321 756.915.809 42.458.338 475.988.488 169,4 (714.457.471) (94,39)
II, Các khoản phải thu ngắn hạn 3.015.827.744 2.412.133.571 4.361.360.725 (603.694.173) (20,0) 1.949.227.154 80,81
1, Phải thu của khách hàng 3.015.827.744 2.412.133.571 4.361.360.725 (603.694.173) (20,0) 1.949.227.154 80,81
III, Hàng tồn kho 349.429.659 816.962.720 1.298.159.784 467.533.061 133,8 481.197.064 58,90
IV, Tài sản ngắn hạn khác 45.498.388 24.121.720 113.259.856 (21.376.668) (47,0) 89.138.136 369,53
1, Chi phí trả trước ngắn hạn 35.692.918 24.121.720 113.259.856 (11.571.198) (32,4) 89.138.136 369,53
2, Thuế GTGT được khấu trừ 9.805.470 (9.805.470) (100) 0 0
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 1.713.461.000 1.456.247.000 1.199.033.000 (257.214.000) (15,0) (257.214.000) (17,66)
I, Tài sản cố định 1.713.461.000 1.456.247.000 1.199.033.000 (257.214.000) (15,0) (257.214.000) (17,66)
1, Nguyên giá 1.713.461.000 2.143.570.000 2.143.570.000 430.109.000 25,1% 0 0,0%
2, Giá trị hao mòn luỹ kế (430.109.000) (687.323.000) (944.537.000) (257.214.000) 59,8% (257.214.000) 37,42%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.405.144.112 5.466.380.820 7.014.271.703 61.236.708 1,1% 1.547.890.883 28,32%
28
Về tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 318.450.708 đồng, tương ứng tăng 8,6 so
với năm 2011, do có sự tăng nhẹ của các khoản tiền và các khoản tương đương tiền,
hàng tồn kho. Đến năm 2013, tài sản ngắn hạn của công ty tăng 45,01 lên tới mức
5.815.238.703 đồng so với năm 2012. Cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Chêch lệch giữa năm 2011 và 2012 là 475.988.488 đồng, tương ứng với tốc độ
tăng 169,4 . Điều này chứng tỏ công ty muốn tăng khả năng thanh toán tức thời cho
nhà cung cấp sản phẩm nên đã tăng dự trữ tiền mặt, bên cạnh đó tiền mặt tại công ty
chiếm 100%. Từ đó ta có thể suy ra công ty không đầu tư vào giấy tờ có giá như: trái
phiếu, cổ phiếu… Việc giữ tiền mặt tại công ty còn nhiều điều này giúp đảm bảo tính
an toàn trong thanh toán, đồng thời có thể kiếm lời qua hoạt động đầu cơ như mua
hàng hóa khi giá xuống và bán khi giá tăng. Mặt trái của nó là đồng nghĩa với việc chi
phí cất trữ tiền mặt và chi phí cơ hội cũng tăng lên. Tiền có tính thanh khoản cao, vì
thế công ty sẽ đảm bảo trong việc thanh toán, tuy nhiên việc giữ tiền mặt tại công ty
cũng mất đi chi phí cơ hội trong việc dùng tiền để đầu tư thêm mở rộng quy mô công
ty nhằm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Vì vậy, công ty cần cân nhắc lượng tiền dự trữ tại sao
cho phù hợp với chi phí mà mình bỏ ra. Công ty nên gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào các
lĩnh vực gần với lĩnh vực kinh doanh của mình để thu về lợi nhuận lớn hơn cho công
ty. Đến năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền đạt giá trị là 42.458.338 đồng,
giảm 94,39% so với năm 2012. Lượng tiền mặt trong công ty giảm mạnh do công ty
ký hợp đồng sản xuất giấy lớn nên cần nhu cầu về vốn để nhập vật liệu về phục vụ sản
xuất.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn giảm 603.694.173 đồng, tương ứng 20%
so với năm 2011. Qua đó ta có thể thấy công ty đã thay đổi chính sách tín dụng từ
chính sách tín dụng nới lỏng sang chính sách tín dụng thắt chặt. Điều này rất tốt cho sự
an toàn vốn của công ty, đồng thời công ty có thể thu hồi vốn nhanh để quay vòng.
Tuy nhiên chính sách tín dụng thắt chặt sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty
so với các công ty khác, điều này dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng mạnh 80,81% so với năm
2012. Việc các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao là không tốt vì nó thể hiện khả năng
thu hồi vốn chậm, vốn của Công ty bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây
khó khăn hơn trong việc thanh toán của Công ty. Để giải quyết vấn đề trên, Công ty
cần duy trì và phát huy các chính sách tín dụng hợp lý chẳng hạn như chính sách chiết
khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán sớm để từ đó có thể sớm thu hồi
vốn đồng thời cũng tạo được mối quan hệ tốt giữa Công ty với các khách hàng.
Thang Long University Library
29
Hàng tồn kho
Năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 816.962.720 đồng tăng 133,8% so với
năm 2011. Hàng tồn kho tăng do năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến cho
việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty không thuận lợi. Lượng nguyên liệu, vật
liệu, hàng hóa tồn kho tăng cao mặc dù công ty đã có chính sách nới lỏng tín dụng.
Năm 2013 hàng tồn kho tăng 481.197.064 đồng , tương ứng 58,9% so với năm
2012. Hàng tồn kho trong năm 2013 tuy vẫn tăng nhưng mức tăng đã giảm hơn so với
năm 2012 thể hiện nỗ lực của công ty trong việc thúc đẩy bán hàng hóa, dịch vụ.
Trước những biến động của nền kinh tế như lạm phát, tỉ giá làm tăng giá cả của các
yếu tố đầu vào, công ty có dự trữ thêm nhiều hàng hóa cũng như nguyên vật liệu để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý. Điều này sẽ giúp công ty chủ động
hơn trong việc kiểm soát chi phí, tránh chịu sự chi phối lớn từ phía người cung cấp.
Đối với giấy là một sản phẩm khá nhạy cảm trong môi trường ẩm ướt, vì vậy cần đảm
bảo cho môi trường lưu kho khô ráo và rộng rãi để đảm bảo cho việc bảo quản giấy
với chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên vấn đề trở nên đáng lo nếu như lượng hàng tồn kho
quá lớn sẽ dẫn đến chi phí lưu kho cũng tăng lên đáng kể và khiến công ty khó có thể
quay vòng vốn cũng như sản xuất dẫn tới việc kinh doanh bị ngưng trệ
Về tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của công ty trong năm 2012 có sự giảm nhẹ với mức 15 tương
ứng 257.214.000 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty
đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh làm nguyên giá của tài sản cố dịnh tăng lên,
nhưng do công ty thực hiện phương pháp khấu hao nhanh nên khấu hoa lúy kế của
công ty tăng mạnh, dẫn đến tài sản dài hạn của công ty có sự giảm sút. Sang đến năm
2013, nguyên giá tài sản cố định của công ty không đổi, nhưng máy móc thiết bị đã cũ
khiến cho hao mòn lũy kế giảm 34,42%, từ đó khiến tài sản dài hạn của công ty tiếp
tục giảm.
Tình hình nguồn vốn
Qua bảng 2.2 có thể thấy được nguồn vốn của công ty được cấu thành từ hai
nguồn chính, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả
Khoản mục nợ phải trả của công ty toàn bộ phản ánh nợ ngắn hạn vì trong cả ba
kỳ công ty không vay dài hạn, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hay quỹ dự
phòng phải trả dài hạn,.. Năm 2012, tổng nợ ngắn hạn là 2.231816.006 đồng giảm
3,58% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại tăng 65,36% so với năm 2012, tương
ứng tăng 1.393.410.734 đồng . Cụ thể:
30
+ Phải trả người bán
Năm 2012, khoản phải trả người bán giảm 8,03% so với năm 2011, chỉ còn
2.012.394.879 đồng. Năm 2012 công ty giảm bớt việc chiếm dụng vốn của nhà cung
cấp nhằm nâng cao uy tín với nhà cung cấp. Tuy nhiên năm 2013 khoản phải trả người
bán lại tăng 64,69% so với năm 2012. Năm 2013 do tình hình kinh tế khó khăn nên
công ty hoàn trả gốc vay ngắn hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay. Vì vậy việc chiếm
dụng vốn của nhà cung cấp trở nên tăng cao. Việc được nhà cung cấp cho nợ một
khoản tiền lớn chứng tỏ hình ảnh của công ty trong mắt nhà cung cấp có uy tín hơn.
- Vốn chủ sở hữu
Năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty đạt 3.194.149.243 đồng sau đó tăng
140.415.571 đồng tương đương mức tăng 4,4 vào năm 2012. Đến năm 2013 nguồn
vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng nhẹ lên 3.489.044.963 đồng tương đương mức tăng
4,63 . Nguyên nhân do lợi nhuận chưa phân phối sau thuế của công ty tăng qua các
năm. Điều này cho thấy mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty
vẫn luôn khuyến khích, động viên nhân viên cố gắng trong công việc.
Thang Long University Library
31
Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Đồng
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 11-12 Chênh lệch 12-13
Giá trị % Giá trị %
A. NỢ PHẢI TRẢ 2.210.994.869 2.131.816.006 3.525.226.740 (79.178.863) (3,58) 1.393.410.734 65,36
I. Nợ ngắn hạn 2.210.994.869 2.131.816.006 3.525.226.740 (79.178.863) (3,58) 1.393.410.734 65,36
1. Phải trả cho người bán 2.188.108.238 2.012.394.879 3.314.304.495 (175.713.359) (8,03) 1.301.909.616 64,69
2. Thuế và các khoản phải nộp NN 22.886.631 41.871.122 54.654.550 18.984.491 82,95 12.783.428 30,53
3. Chi phí phải trả 77.550.005 156.267.695 77.550.005 100 78.717.690 101,51
B. VỐN CHỦ SỞ H U 3.194.149.243 3.334.564.814 3.489.044.963 140.415.571 4,40 154.480.149 4,63
I. Vốn chủ sở hữu 3.194.149.243 3.334.564.814 3.489.044.963 140.415.571 4,40 154.480.149 4,63
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 - 0,00 - 0,00
2. LNST chưa phân phối 194.149.243 334.564.814 489.044.963 140.415.571 72,32 154.480.149 46,17
TỔNG NGUỒN VỐN 5.405.144.112 5.466.380.820 7.014.271.703 61.236.708 1,13 1.547.890.883 28,32
32
2.2.2. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận
Qua bảng 2.3 ta thấy năm 2012 doanh thu thuần của công ty giảm 21,85% so với
năm 2011, tương đương giảm 2.217.652.266 đồng. Sang đến năm 2013 doanh thu
thuần của công ty đã tăng nhẹ 0,25% so với năm 2012. Doanh thu thuần của công ty
năm 2013 đạt được 7.950.143.718 đồng.
Về doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012, doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty chỉ đạt 7.930.375.923 đồng, giảm 69,44% so với năm
2011. Điều này chứng tỏ việc sản xuất và kinh doanh của công ty còn chưa được tốt và
đạt được hiệu quả cao. Năm 2012 tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh
hưởng của suy thoái vẫn chưa được cải thiện gây ảnh hưởng đến ngành in- một trong
những ngành tác động trực tiếp đến các công ty sản xuất giấy và buôn bán vật tư
ngành in như công ty Hợp Thành Phát. Đến năm 2013, doanh thu của công ty đã tăng
nhẹ 0,25% so với năm 2012, đạt được 7.950.143.718 đồng
Doanh thu thuần: Do công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu từ năm
2011 – 2013 nên doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc
dù công ty gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn luôn giữ vững uy tín, cung cấp
những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: chỉ tiêu này của công ty năm 2012 là 591.714
đồng giảm 658.682 đồng, tương đương giảm 52,68% so với năm 2011 là 1.218.396
đồng. Đến năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm 431.075 đồng so
với năm 2012. Có sự giảm mạnh này là do vì hoạt động tài chính chủ yếu của công ty
là lãi tiền gửi ngân hàng tuy nhiên trong năm 2012 và 2013 công ty giảm khoản thu từ
tiền lãi tiền gửi ngân hàng do công ty luân chuyển vốn tập trung đầu tư vào dây
chuyền sản xuất mới.
Thu nhập khác: năm 2011 thu nhập khác là 365.625 đồng, năm 2012 là 11.796
đồng. Như vậy, năm 2012 thu nhập khác giảm 353.829 đồng, tương đương giảm
96,77 . Đến năm 2013, thu nhập khác tiếp tục giảm mạnh còn có 705 đồng, tương
đương giảm 94,02% so với năm 2012. Chỉ tiêu này có sự giảm sút mạnh mẽ là do vào
năm 2011 công ty nhận được các khoản đền bù do khách hàng vi phạm hợp đồng, đến
năm 2012, 2013 công ty chỉ có thu nhập khác là thanh lý TSCĐ
-Về chi phí
Giá vốn hàng bán: Trong những năm gần đây việc bán hàng của công ty gặp
nhiều khó khăn vì vậy việc nhập nguyên vật liệu phục vụ cho kinh doanh của công ty
cũng giảm đi đáng kể. Giá vốn hàng bán năm 2012 là 7.466.250.708 đồng giảm đi
2.271.563.610 đồng tương đương với mức giảm 23,33% so với năm 2011. Giá vốn
Thang Long University Library
33
hàng bán năm 2012 có sự suy giảm so với 2011 là bởi 2 nguyên nhân. Thứ nhất, trước
đây công ty chủ yếu nhập nguyên liệu để sản xuất giấy từ Trung Quốc, nhưng từ năm
2012 công ty Hợp Thành Phát đã chủ động tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu
trong nước với giá thành rẻ hơn. Thứ hai, trong năm 2012, do suy thoái kinh tế các đơn
đặt hàng của công ty có sự suy giảm so vs 2011 dẫn đến giá vốn cũng giảm theo. Đến
năm 2013, các đơn đặt hàng của công ty tăng lên dẫn đến giá vốn hàng bán cũng có sự
tăng lên 84.343.885 đồng, tương đương 1.13 so với năm 2012
Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2011 chi phí kinh doanh là 199.798.274
đồng, năm 2012 chi phí kinh doanh là 281.885.484 đồng. Như vậy, trong năm 2012
chi phí quản lý kinh doanh của công ty đã tăng 82.087.210 đồng tương đương với mức
tăng 41,09% so với năm 2011. Chi phí quản lý doanh ngiệp tuy tăng không nhiều
nhưng thể hiện sự yếu kém về mặt quản lý của công ty, có thể thấy phần nào công ty
cũng đã đang tiến hành thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu và tăng tính hiệu quả
trong hoạt động của bộ phận quản lý doanh nghiệp nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả
cao. Bên cạnh đó, có sự tăng lên trong quản lí doanh nghiệp là do trong năm 2012
công ty có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như đội ngũ nhân sự. Đến năm 2013, chỉ
tiêu này giảm 77.875.208 đồng tương ứng với 27,63%. Điều này có thể thấy phần nào
công ty cũng đã thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu và tăng tính hiệu quả trong hoạt
động của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
-Về lợi nhuận
Biểu đồ 2.1. Qui mô lợi nhuận sau thuế của công ty
,0
2000000000,0
4000000000,0
6000000000,0
8000000000,0
10000000000,0
12000000000,0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần
Lợi nhuân sau thuế TNDN
34
Dựa vào biểu đồ 2.2, có thể thấy lợi nhuận hằng năm của công ty thu về đều quá
ít so với doanh thu đạt được. Nguyên nhân chủ yếu là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng
rất cao trong doanh thu khiến cho lợi nhuận gộp về bán hàng nhỏ, kéo theo toàn bộ lợi
nhuận của công ty không cao.
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế là 140.415.571 đồng giảm 13,79% so với năm
2011. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng nhẹ là 14.064.632 đồng so
với năm 2012, tương ứng giảm 10,02%. Mặc dù công ty đã có cố gắng trong việc tối
thiểu hóa chi phí và thúc đẩy bán hàng hóa dịch vụ, nhưng tình hình kinh tế quá khó
khăn khiến cho việc bán hàng hóa của công ty không thuận lợi.
Nhận xét:
Hiệu quả kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây không cao. Tuy công ty
đã có những chính sách nhằm đẩy mạnh kinh doanh như nới lỏng tín dụng,... nhưng
chưa thực sự đem lại hiệu quả. Vì vậy, công ty cần có những điều chỉnh kịp thời để
đưa ra những quyết định, sách lược phù hợp giúp cải thiện tình trạng thiếu khả quan
này. Song song với việc đẩy mạnh bán hàng công ty cũng cần quản lý tốt chi phí, sử
dụng tốt nguồn lực có sẵn sao cho hiệu quả kinh doanh đạt kết quả tối ưu.
Thang Long University Library
35
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: Đồng
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 11 - 12 Chênh lệch 12 - 13
Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)
1. Doanh thu bán hàng 10.148.028.189 7.930.375.923 7.950.143.718 (2.217.652.266) (21,85) 19.767.795 0,25
2. Doanh thu thuần 10.148.028.189 7.930.375.923 7.950.143.718 (2.217.652.266) (21,85) 19.767.795 0,25
3. Giá vốn hàng bán 9.737.814.318 7.466.250.708 7.550.594.593 (2.271.563.610) (23,33) 84.343.885 1,13
4. Lợi nhuận gộp bán hàng 410.213.871 464.125.215 399.549.125 53.911.344 13,14 (64.576.090) (13,91)
5. DT hoạt động tài chính 1.218.396 591.714 160.639 (626.682) (51,44) (431.075) (72,85)
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 199.798.274 281.885.484 204.010.276 82.087.210 41,09 (77.875.208) (27,63)
. LNT t hoạt động kinh doanh 211.633.993 182.831.445 195.699.488 (28.802.548) (13,61) 12.868.043 7,04
8. Thu nhập khác 365.625 11.796 705 (353.829) (96,77) (11.091) (94,02)
9. Chi phí khác 8.881.035 5.610 0 (8.875.425) (99,94) (5.610) (100,00)
10. Lợi nhuận khác (8.515.410) 6.186 705 8.521.596 (100,07) (5.481) (88,60)
11. LNKT trƣớc thuế 203.118.583 182.837.631 195.700.193 (20.280.952) (9,98) 12.862.562 7,03
12. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 40.239.052 42.422.060 41.220.044 2.183.008 5,43 (1.202.016) (2,83)
13. Lợi nhuận sau thuế TNDN 162.879.531 140.415.517 154.480.149 (22.464.014) (13,79) 14.064.632 10,02%
14. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 543 468 515 (75) (13,81) 47 10,04%
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ Minh Hiệp, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ Minh Hiệp, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ Minh Hiệp, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ Minh Hiệp, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc Minh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc MinhĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc Minh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc Minh
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nộiNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điệnĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dị...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dị...Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dị...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dị...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhựa Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Điểm cao Rất hay tại công ty vận tải -...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Điểm cao Rất hay tại công ty vận tải -...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Điểm cao Rất hay tại công ty vận tải -...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Điểm cao Rất hay tại công ty vận tải -...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốcĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng...
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng...phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng...
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng...
 

Similar to Đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018

Similar to Đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018 (20)

Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vật liệu xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vật liệu xây dựngĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vật liệu xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vật liệu xây dựng
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty năng lượng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty năng lượng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty năng lượng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty năng lượng, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP THÀNH PHÁT Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Phƣợng Anh Mã sinh viên : A19116 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP THÀNH PHÁT Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Phƣợng Anh Mã sinh viên : A19116 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thị Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Hợp Thành Phát đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh Viên Nguyễn Vũ Phượng Anh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Vũ Phượng Anh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.................................................... 1 1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ..............1 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................1 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................3 1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................................3 1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh..........................4 1.1.5. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .......5 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................6 1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán..............................................6 1.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động...............................................8 1.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.................................................10 1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản .....................................13 1.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn .........................................15 1.2.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí ....................................15 1.2.7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động..................................16 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh .................................18 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp........................................................18 1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ........................................................19 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP HỢP THÀNH PHÁT..................................................... 22 2.1. Tổng quan về công ty CP Hợp Thành Phát.................................................22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Hợp Thành Phát.......22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP Hợp Thành Phát......................................23 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận....................................................23 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CP Hợp Thành Phát giai đoạn 2011-2013 ...............................................................................................25
  • 6. 2.2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn .....................................................................25 2.2.2. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận ................................................32 2.3. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 ....................................................................................................................36 2.3.1. Khả năng thanh toán..................................................................................36 2.3.2. Hiệu quả hoạt động....................................................................................37 2.3.3. Khả năng sinh lời.......................................................................................41 2.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản ...........................................................................44 2.3.5. Hiệu quả sử dụng vốn ................................................................................48 2.3.6. Hiệu quả sử dụng chi phí...........................................................................48 2.3.7. Hiệu quả sử dụng lao động........................................................................50 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.....................................51 2.4.1. Kết quả đạt được........................................................................................51 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................52 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP HỢP THÀNH PHÁT ...................................... 54 3.1. Định hƣớng phát triển công ty......................................................................54 3.1.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty...........................................54 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới .............................55 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty..............................................................................................................55 3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.............55 3.2.2. Nhóm giải pháp về vốn lưu động...............................................................60 3.2.3. Một số giải pháp khác................................................................................60 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính HTK Hàng tồn kho LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế PTKH Phải thu khách hàng PTNB Phải trả người bán TNDN Thu nhập doanh nghiệp CP Cổ phần TS Tài sản TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013......................................27 Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 ...............................31 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013..............35 Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán..........................................................36 Bảng 2.5. Vòng quay hàng tồn kho...............................................................................37 Bảng 2.6. Vòng quay khoản phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân.................38 Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá thời gian quay vòng khoản phải trả ..................................39 Bảng 2.8. So sánh khoản phải thu khách hàng và phải trả người bán...........................40 Bảng 2.9. Thời gian quay vòng tiền ..............................................................................40 Bảng 2.10. Khả năng sinh lời của công ty CP Hợp Thành Phát ...................................41 Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA..........42 Bảng 2.12. ROE theo mô hình Dupont .........................................................................43 Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản...................................44 Bảng 2.14. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ...........................45 Bảng 2.15. Cơ cấu lao động trong công ty giai đoạn 2011-2013..................................50 Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động............................................................50 Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu tại công ty TNHH Phương Mai năm 2013 .............................58 Bảng 3.2. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho.....................................................................59 Biểu đồ 2.1. Qui mô lợi nhuận sau thuế của công ty.....................................................33 Biểu đồ 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay ........................................................................48 Sơ đồ 1.1. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............18 Sơ đồ 1.2. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh................19 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Hợp Thành Phát........................................23 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dù cho doanh nghiệp được tổ chức theo bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào đều luôn mong muốn đạt được hiệu quả ngày càng cao sau mỗi kỳ hoạt động kinh doanh. Đạt được hiệu quả sau mỗi kỳ kinh doanh, công ty sẽ có điều kiện mở rộng thị trường, tái đầu tư, nâng cao chất lượng và sản lượng hàng hóa. Hơn nữa hiệu quả kinh doanh còn là chất xúc tác mạnh góp phần củng cố vị trí và điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên, là sự phát triển của công ty cũng như nền kinh tế đất nước. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm. Vì vậy để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải vận dụng, khai thác triệt để các cách thức, phương pháp sản xuất kinh doanh, phải có chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, đúng đắn thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính hàng năm để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng thời kỳ. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nêu trên với nền kinh tế - xã hội, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát, em nhận thấy công ty cũng đang gặp khó khăn nhất định trong vấn đề này. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Một là, trình bày cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai là, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP Hợp Thành Phát. Ba là, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP Hợp Thành Phát. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Hợp Thành Phát. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP Hợp Thành Phát giai đoạn 2011 - 2013.
  • 10. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận: phân tích, tổng hợp, giải thích dựa trên các số liệu được cung cấp và điều kiện thực tế của công ty. 5. Kết cấu khóa luận Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP Hợp Thành Phát Chƣơng 3: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Khái niệm hiệu quả “Hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất được xây dựng bằng cách đối chiếu so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí, nguồn lực, thời gian để tạo ra kết quả đó”. Theo quan điểm này, nói đến kết quả sản xuất đó là nói đến mặt lượng của quá trình sản xuất, còn nói đến hiệu quả là nói đến mặt chất của hoạt động sản xuất đó, nó phản ánh trình độ sử dụng lao động đã hao phí. Khái niệm sản xuất kinh doanh Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hay tổ chức nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất thông qua hoạt động sản xuất Các khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vốn, máy móc,… nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau. Theo P.Samuellson và W. Nordhaus thì : "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa. Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị,nguyên vật liệu...) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về
  • 12. 2 mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí. Nhiều tác giả khác coi hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện động của hoạt động kinh tế. Theo quan điểm này thì hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế cùng sự biến động và vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, chúng phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau. Nếu ký hiệu: H – Hiệu quả kinh doanh K – Kết quả đạt được C – Hao phí nguồn lực gắn với kết quả đó Nếu so sánh về mặt tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh bằng: H = K – C Mục đích so sánh ở đây là để thấy được mức chênh lệch giữa kết quả và chi phí. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính toán nhưng lại có những nhược điểm sau: - Không cho phép đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Không có khả năng so sánh hiệu quả giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp với nhau - Không phản ánh được năng lực tiềm tàng để nâng cao hiệu quả - Dễ đồng nhất hai phạm trù hiệu quả và kết quả. So sánh tương đối là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. H= K C Phương pháp này có ưu điểm là không những khắc phục được hết những nhược điểm của phương pháp tuyệt đối mà còn cho phép phản ánh hiệu quả ở mọi góc độ khác nhau. Tuy nhiên cách đánh giá này khá phức tạp đòi hỏi phải có quan điểm thống nhất khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả. [4,tr.29] Thang Long University Library
  • 13. 3 Có thể nói với cùng chi phí bỏ ra, kết quả mà doanh nghiệp đạt được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng cao bao nhiêu thì hiệu quả càng lớn bấy nhiêu. Do đó hiệu quả tuyệt đối là tiền đề để xây dựng hiệu quả tương đối. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế doanh nghiệp phải biết kết hợp cả hai cả hai phương pháp đánh giá trên. Như vậy qua các định nghĩa cơ bản đã trình bày ở trên, chúng ta hiểu được rằng hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra với chi phí bỏ ra thấp nhất mà có được hiệu quả cao nhất. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong cơ chế thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Thực chất hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị khoa học công nghệ, vốn…) để đạt được mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Các nhà quản lý thường dựa vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định trong tương lai. Để đánh gia chính xác các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhà quản trị cần xem xét trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và quan điểm về hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào Công thức này thể hiện cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận… trong một kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. 1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các
  • 14. 4 mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. 1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh  Đối với doanh nghiệp  Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp khai thác tốt tiềm lực sẵn có của mình, đạt kết quả cao nhất trong khả năng tài chính của mình, tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính, thúc đẩy mở rộng quá trình tái đầu tư, khuyến khích lao động thông qua việc tăng thêm tiền lương cho người lao động  Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tận dụng tối đa tài sản, tài nguyên, trí tuệ con người vào đầu tư tạo ra lợi nhuận mới gấp nhiều lần vốn ban đầu giúp doanh nghiệp đạt được những phát triển vượt bậc về kinh tế góp phận phát triển kinh tế đất nước.  Nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn với cùng số vốn ban đầu bỏ ra. Nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn, có khả năng đầu tư vào lĩnh vực mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Thang Long University Library
  • 15. 5  Đối với nền kinh tế  Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có tầm quan trọng lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích tiêu dùng góp phần nâng cao mức sống cho người dân.  Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp xã hội khác cho nhà nước và địa phương, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng thị trường, góp phần làm giảm lạm phát, nâng cao giá trị của đồng tiền. 1.1.5. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là sử dụng những số liệu thu thập được trong quá trình kinh doanh để nghiên cứu với mục tiêu cuối cùng là tìm ra được những ưu điểm, tồn tại, cơ hội, thách thức… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có nhìn nhận đúng đắn hơn về công ty và khả năng phát triển công ty để xác định đúng mục tiêu, phương án kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.  Phương pháp so sánh Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo những điều kiện như các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung kinh tế; đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính; đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị. Trên cơ sở đó, phương pháp so sánh dùng để:  So sánh số liệu của kỳ phân tích với số liệu của kỳ kế hoạch để thấy được mức độ hoàn thành của doanh nghiệp  So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác hoặc với trung bình ngành, để thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp  So sánh số liệu của kỳ này với số liệu của các kỳ trước để đánh giá xu hướng biến động (tăng hay giảm) của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc so sánh có thể được phân tích qua các giá trị tuyệt đối hoặc tương đối, theo chiều dọc (phản ánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu đối với tổng thể) hay theo chiều ngang (phản ánh sự thay đổi về lượng, về tỷ lệ qua từng thời điểm). Ngoài ra doanh nghiệp còn phải nắm rõ tình hình của mình bằng cách so sánh với các công ty cùng ngành, cùng quy mô,… để xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp.
  • 16. 6  Phương pháp tỷ lệ Phương pháp tỷ lệ là các tỷ số đơn giữa các chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác, ví dụ như:  Tỷ lệ về khả năng sinh lời (phản ánh hiệu quả lợi nhuận tổng quan của doanh nghiệp)  Tỷ lệ về khả năng thanh toán (đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp). Những chỉ tiêu này có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào từng mục tiêu, ý nghĩa của chỉ tiêu muốn biểu thị. Một số tỷ số được thể hiện theo hình thức tỷ số, phần trăm hoặc số lần. Phương pháp này giúp các nhà quản trị điều chỉnh hợp lý hơn các khoản mục tài chính, cũng như phán đoán về khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh trong tương lai dựa trên tình hình đã phân tích.  Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khác nhau của đồ thị: biểu đồ tròn, cột, các đường cong của đồ thị…  Biểu đồ tròn, doughnut thường phản ánh quy mô, các thành phần trong một yếu tố nào đó.  Biểu đồ đường, thanh, miền, cột biểu thị nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ chi tiết hơn trong một khoảng thời gian dài. Phương pháp đồ thị có tính khái quát cao, đặc biệt có tác dụng khi mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và có đủ khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả ngăng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Thang Long University Library
  • 17. 7  Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)… Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Nợ phải trả Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán kịp thời, mức độ an toàn và tự chủ tài chính của doanh nghiệp tốt. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1 là tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt tình hình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để công ty huy động thêm vốn.  Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn hoặc quá hạn. Khả năng thanh toán nhanh= TSNH Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoản toàn đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp đang ở trạng thái an toàn. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, kéo dài liên tiếp qua các thời điểm, chứng tỏ doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nợ đến hạn, quá hạn và do vậy rủi ro lâm vào tình trạng phá sản có thể xảy ra.  Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời= Tiền+tương đương tiền Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nêm chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời cao cho thấy doanh nghiệp luôn có
  • 18. 8 khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ, mức độ an toàn của doanh nghiệp ổn định, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. 1.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động  Số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bởi công thức: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình HTK trung bình= HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ 2 Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy hàng tồn kho vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính toán để hệ số quay vòng hàng tồn kho thật hợp lý để vừa đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng, vừa đảm bảo doanh nghiệp gặp ít rủi ro nhất.  Thời gian quay vòng hàng tồn kho Thời gian quay vòng hàng tồn kho = 365 Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với nhau. Vòng quay tăng thì số ngày chu chuyển giảm và ngược lại.  Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 19. 9 Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu trung bình Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Hệ số quay vòng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và ngược lại. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao có thể do phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.  Thời gian một vòng quay phải thu của khách hàng Phát sinh nợ phải thu khách hàng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp để thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp, vì vậy ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng được xác định theo công thức: Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng = 365 Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian của một vòng quay càng dài chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.  Vòng quay các khoản phải trả Số vòng quay các khoản phải trả = Giá vốn hàng bán + Chi phí chung, chi phí lãi vay Chi phí quản lý PTNB +Lương, thưởng, thuế phải nộp Chỉ số vòng quay các khoản phải trả nhỏ (các khoản phải trả lớn) chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn lớn, tuy việc chiếm dụng vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay nhưng sẽ làm giảm uy tín về quan hệ thanh toán của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Ngược lại nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể do doanh nghiệp thừa tiền luôn thanh toán trước thời hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Thời gian quay vòng các khoản phải trả 360 Số vòng quay các khoản phải trả
  • 20. 10 Người phân tích có thể so sánh chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải trả với thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng mua hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn có nghĩa là doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải trả của mình. Điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kinh doanh  Thời gian quay vòng của tiền Thời gian quay vòng của tiền là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Thời gian quay vòng của tiền = Thời gian quay vòng kho + Thời gian PTKH Thời gian quay vòng khoản phải trả Thời gian quay vòng của tiền càng cao thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động đầu tư khác. Doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí cho việc vay vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ cho mình. Ngược lại nếu chỉ số này nhỏ nghĩa là khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp tốt. 1.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời  Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Vì vậy để tăng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu phản ánh khoản thu nhập ròng của công ty so với doanh thu của nó. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)= Lợi nhuận sau thuế Doanh thu ầ 100 Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Ngược lại chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần có các chiến lược đẩy nhanh công tác bán hàng và tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)= Thu nhập sau thuế Tổng tài sản 100 Thang Long University Library
  • 21. 11 Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao phản ảnh hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là một tiêu chí giúp nhà quản trị xem xét việc có nên đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng,… phục vụ cho việc kinh doanh.  Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Sử dụng mô hình Dupont trong phân tích báo cáo tài chính nhà quản trị có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích mô hình Dupont các nhà quản trị sẽ đề ra được các biện pháp nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ tiếp theo. Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu. Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích chỉ tiêu ROA, cụ thể như sau: ROA= Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Doanh thu Giá trị bình quân tổng tài sản Hay, ROA=Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Số vòng quay của tài sản Giá trị bình quân tổng tài sản= Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm 2 Từ mô hình chi tiết ở trên có thể thấy để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, các nhà quản trị cần phải nghiên cứu và xem xét để tìm ra những biện pháp giúp nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của doanh thu và sự vận động của tài sản. Muốn làm cho tỷ suất sinh lời của tài sản lớn cần phải nâng cao số vòng quay của tài sản. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Doanh nghiệp cần sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tài sản, cần khai thác tối đa công suất của các tài sản đã đầu tư, giảm bớt hàng tồn kho. Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần phụ thuộc vào tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần. Nếu doanh thu thuần tăng sẽ làm cho lợi nhuận thuần tăng. Để tăng quy mô vầ doanh thu thuần doanh nghiệp cần có các biện pháp giảm chi phí như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp… Đồng thời giảm các khoản giảm trừ doanh thu và mở rộng thị phần.
  • 22. 12  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tài chính một cách rõ ràng nhất, hữu hiệu nhất và tập trung nhất trong việc đạt được mục tiêu của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là thước đo hoàn hảo đánh giá sự thành công của doanh nghiệp. ROE= Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân 100 Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ tiêu ROE theo mô hình tài chính Dupont: Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) = LN sau thuế Doanh thu Doanh thu TS bình quân TS bình quân Vốn chủ sở hữu ROE=Tỷ suất sinh lời của doanh thu Số vòng quay của TS Tổng tài sản VCSH Muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể tác động vào 3 nhân tố: Tỷ suất sinh lời của doanh thu – phản ánh trình độ quản lý doanh thu, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, có những chiến lược nhằm đẩy mạnh công tác bán hàng đồng thời cắt giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Số vòng quay của tài sản – phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp nhằm tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính) – phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính mang tính tích cực khi tỷ suất lợi nhuận so với vốn cao hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp cần vay tiền để đầu tư tài sản góp phần nâng cao lợi nhuận. Áp dụng công thức Dupont vào phân tích ta có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. Thang Long University Library
  • 23. 13 1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản  Hiệu quả sử dụng tài sản chung Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng để đẩy mạnh tăng doanh, từ đó là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Số vòng quay tổng tài sản có thể xác định bằng công thức sau: Số vòng quay tổng tài sản= Doanh thu thuần Giá trị bình quân tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiều vòng hay một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu, là điều kiện để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần= Tài sản bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế= Tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế TNDN Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.  Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn  Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (Số vòng quay của tài sản ngắn hạn) Hiệu suất sử dụng TSNH= Doanh thu thuần Tổng TSNH (Lần) Chỉ số này thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thể hiện tố độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp càng nhanh.  Suất hao phí của TSNH so với doanh thu Suất hao phí của TSNH so với doanh thu= Giá trị TSNH bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng TSNH, đây là căn cứ để đầu tư TSNH cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao.  Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế
  • 24. 14 Suất hao phí của TSNH so với LNST= Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn bình quân. Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng TSNH tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.  Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn  Hiệu suất sử dụng TSDH (Số vòng quay của TSDH) Hiệu suất sử dụng TSDH= Doanh thu thuần Tổng TSDH Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao. Hiệu suất sử dụng TSDH cao từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao chỉ tiêu này đồng thời với việc tăng lượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những TSDH không tham gia vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa TSDH tích cực và không tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSDH  Suất hao phí của TSDH so với doanh thu Suất hao phí của TSDH so với doanh thu= Giá trị TSDH bình quân Doanh thu thuần 100 Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng TSDH. Chỉ tiêu này là căn cứ xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn mức doanh thu như mong muốn. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao.  Suất hao phí của TSDH so với LNST Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp với TSDH sử dụng trong kỳ. Suất hao phí của TSDH so với LNST= TSDH bình quân Lợi nhuận sau thuế 100 Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng giá trị TSDH tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng thấp, tức khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại. Thang Long University Library
  • 25. 15 1.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Vốn và tài sản của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình kinh doanh. Do vậy hiệu quả sử dụng vốn trở thành một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Hiệu quả sử dụng vốn vay Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả tiền vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay không, nhằm góp phần đảm bảo và phát triển vốn cho doanh nghiệp.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi là hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số thanh toán lãi vay= EBIT Lãi vay Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận của người cho vay, chính phủ (thuế) và cổ đông. Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã tối ưu cần duy trì.  Tỷ suất sinh lời trên tiền vay Tỷ suất sinh lời trên tiền vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Số tiền vay Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, đó là tiêu chí giúp nhà quản trị đưa ra quyết định có nên vay tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các quá trình: dự trữ - sản xuất – tiêu thụ. Trong quá trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, việc quản lý tốt các chi phí cũng chính là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp phát triển.  Tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận chi phí= Tổng lợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí trong kỳ
  • 26. 16 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kì.  Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán =Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Sự tăng giảm trong giá vốn hàng bán đều ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi của lợi nhuận gộp. Việc phân tích giá vốn hàng bán cũng đồng nghĩa với phân tích lợi nhuận gộp. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp về bán hàng Giá vốn hàng bán 100 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán cho ta biết 100 đồng giá vốn hàng bán bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán càng lớn thể hiện mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn.  Chí phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo, khuyến mại, chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, bao bì, hoa hồng bán hàng…. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp…. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng, QLDN = Lợi nhuận thuần Chi phí bán hàng, QLDN 100 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cho biết một đồng chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng và QLDN 1.2.7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động  Chỉ tiêu năng suất lao động năng suất lao động= Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì Tổng số lao động trong kì Thang Long University Library
  • 27. 17 Chỉ tiêu năng suất lao động cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kì. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì cao, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả số lao động hiện có tạo ra doanh thu cao  Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động cho biết một lao đồng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao thể hiện lợi nhuận trong kì của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp sử dụng hợp lý số lao động để sản xuất kinh doanh có lãi.
  • 28. 18 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Nhân tố bên ngoài là nhân tố thường phát sinh và tác động không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chịu tác động của các nhân tố khách quan như: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp chế độ chính sách kinh tế của Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật… Tất cả những nhân tố này tác động đến giá cả hàng hóa, chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, tiền lương… Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng, thực hiện các quy định của hệ thống luật pháp,… Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài. Sơ đồ 1.1. Nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Môi trƣờng pháp luật: bao gồm luật và các văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất… Tất cả các quy định về sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý ổn định, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trên thị trường. Môi trƣờng công nghệ: Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và các ứng dụng của nó vào sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ ra đời, góp phần giảm các nguồn lực cần thiết cho sản xuất như sức người, sức của, thời gian. Doanh nghiệp sản xuất hiêu quả, đạt được sản lượng mong muốn, chất lượng tốt sẽ có ảnh hưởng thuận lợi đến giá thành của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh. Nhân tố bên ngoài Môi trường pháp luật Môi trường công nghệ Môi trường kinh tế Môi trường cạnh tranh Thang Long University Library
  • 29. 19 Môi trƣờng kinh tế: tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, biến động tiền tệ, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh… luôn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu của từng doanh nghiệp. Môi trƣờng cạnh tranh: Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đều có đối thủ cạnh tranh. Khi nền kinh tế phát triển, có sự mở rộng về các loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động, thì yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế hoạch mua hàng hóa, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dự trữ hàng hóa chỗ thừa, chỗ thiếu, ách tắc trong khâu lưu thông. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh lượng hàng tiêu thụ, khiến doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cũng làm cho việc quản lí các khoản phải thu khó khăn. Sự phát triển hay suy thoái của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty. Các nhân tố bên ngoài tạo ra cả cơ hội lẫn nguy cơ đối với doanh nghiệp. Nó gắn bó chặt chẽ với môi trường nội bộ tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Nhân tố bên trong doanh nghiệp là nhân tố tác động tùy thuộc vào nỗ lực của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như trình độ lao động, tiền vốn, thông tin, … làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, mức chi phí, lượng hàng hóa. Sơ đồ 1.2. Nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lực lƣợng lao động: Trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế ở các mặt:  Bằng sự chăm chỉ, bằng trình độ chuyên môn của mình tìm ra được những nguồn hàng mới với giá thành rẻ hơn, có chất lượng hơn hay thiết lập được mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tìm ra được những khách hàng tiềm năng của công ty. Nhân tố bên trong Lực lượng lao động Môi trường thông tin bên trong DN Vốn Nhân tố quản trị doanh nghiệp Công nghệ
  • 30. 20  Sử dụng có hiệu quả những thiết bị máy móc của công ty để tiết kiệm được thời gian và công sức.  Lao động có kỷ luật, chấp hành đúng mọi quy định của công ty. Chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trước hết doanh nghiệp cần có chế độ lương, thưởng cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai của người lao động. Đây là những động lực thúc đẩy lao động công tác, làm việc và cống hiến. Doanh nghiệp cần thực hiện tốt những quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ đối với người lao động như điều kiện làm việc, bảo hiểm y tế xã hội, chế độ nghỉ ngơi,… Do đó việc xây dựng một chế độ lao động phù hợp trong doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đạt được, nó đảm bảo cho người lao động yên tâm công tác. Môi trƣờng thông tin: Hệ thống trao đổi thông tin bên trong doanh nghiệp ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từng người lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác. Để thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh thì giữa các bộ phận, các phòng ban cũng như những người lao động trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi thông tin của doanh nghiệp. Việc hình thành quá trình chuyển thông tin từ người này sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Vốn: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Vốn còn là nền tảng, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hóa phương thức kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm. Ngoài ra vốn còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tính cạnh tranh và giữ ưu thế trên thị trường. Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều Thang Long University Library
  • 31. 21 phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. Công nghệ: Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ có thể là: sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện có trong ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước. Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào mà lại không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại. Các nhà nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ hàng đầu nói chung đang lao vào công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các công nghệ hiện tại có thể khai thác trên thị trường. Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
  • 32. 22 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP HỢP THÀNH PHÁT 2.1. Tổng quan về công ty CP Hợp Thành Phát 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Hợp Thành Phát  Tên công ty: Công ty cổ phần Hợp Thành Phát  Tên giao dịch quốc tế: Hop Thanh Phat Joint Stock Company  Tên viết tắt: Hop Thanh Phat.,jsc  Địa chỉ trụ sở: xóm 4, thôn Thượng, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội  Điện thoại: (043) 39328560  Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ  Mã số thuế : 0104293618 Công ty CP Hợp Thành Phát được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009, có giấy phép thành lập của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội số 0104293618 cấp ngày 09 tháng 11 năm 2008. Bước đầu hoạt động, công ty đã tạo dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, sản xuất được nhiều mặt hàng: bao bì, nhãn mác, tờ rơi, tờ quảng cáo,….và nhiều sản phẩm có độ phức tạp khác. Công ty ra đời trong thời điểm đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng làm cho công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn và nhiều lúc rơi vào bờ vực phá sản. Tuy nhiên, với sự nhiệt tình và uy tín, công ty đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các bạn hàng nên công ty đã vượt qua được khó khăn và ổn định cho đến tận bây giờ. Trải qua hơn năm năm hoạt động, tài sản mà công ty đã tạo lập là sự khẳng định vai trò của mình trên địa bàn kinh doanh, sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác. Công ty có các chức năng chủ yếu sau:  Sản xuất buôn bán các mặt hàng bằng giấy  In bao bì nhãn mác  Buôn bán vật tư thiết bị ngành in  Đại lý buôn bán ký gửi hàng hóa Với chức năng đó, công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường , ngày càng mở rộng kinh doanh. Từ khi thành lập cho đến nay tuy chưa lâu nhưng trong suốt quá trình hoạt Thang Long University Library
  • 33. 23 động sản xuất kinh doanh công ty đã tự tạo được cho mình một chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng bởi uy tín và văn hóa làm việc của công ty. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP Hợp Thành Phát Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Hợp Thành Phát (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận  Hội đồng quản trị Số thành viên HĐQT của công ty CP Hợp Thành Phát gồm 3 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty. HĐQT có các quyền sau:  Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.  Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý công ty.  Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh… Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật kiêm phân xưởng sản xuất Phòng kinh doanh kiêm vật tư
  • 34. 24  Ban giám đốc Ban Giám đốc: Là cơ quan điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Ban giám đốc bao gồm:  Giám đốc: Điều hành, phân công và phối hợp công tác với Phó giám đốc, nhằm thực hiện đúng và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ.  Phó Giám đốc: Thay mặt cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.  Phòng tổ chức hành chính  Có chức năng thực hiện các công việc văn thư, tạp vụ, quản lý tổ chức lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng  Tham mưu giúp ban Giám đốc trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, thôi việc người lao động.  Giải quyết các chế độ quyền lợi,chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành.  Triển khai và giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật hiện hành, bên canh đó, phòng còn có nhiệm vụ về tư vấn pháp luật, xây dựng và kiểm tra nội quy, quy định của công ty.  Xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động phong trào.  Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty.  Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ theo yêu cầu của ban giám đốc.  Phòng kinh doanh kiêm kế hoạch vật tư  Chịu trách nhiệm mua, bán hàng hóa.  Phối hợp triển khai, thực hiện, giám sát đánh giá hoạt động sản xuất, đưa ra các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng hoạt động, sản lượng, chất lượng sản phẩm.  Tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường mới, khách hàng mới, duy trì hồ sơ, đánh giá nhằm giữ và tăng thị phần của công ty. Thang Long University Library
  • 35. 25  Đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo đúng dịnh mức, thực hiện chức năng thông kê vật tư, sản phẩm  Phòng kỹ thuật kiêm phân xưởng sản xuất  Là nơi trực tiếp ngiên cứu vấn đề khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất và quản lý tất cả các hoạt động về khoa học kỹ thuật trong hoạt động SXKD của công ty.  Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, quản lý sản xuất , chế thử ra sản phẩm mới  Phòng kế toán tài chính  Tổ chức chỉ đạo và thực hành công việc kế toán: tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, lập và ghi sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo yêu cầu của Giám đốc và đúng chế độ.  Quản lý các loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, phát hành hoá đơn, theo dõi thanh quyết toán tài chính các hợp đồng, thường xuyên thông báo kịp thời chính xác tình hình tài chính của từng hợp đồng, tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của từng phòng cho các Trưởng, Phó phòng và nhân viên thực thi hợp đồng.  Lập các kế hoạch vay vốn, thanh toán, kế hoạch tiền mặt, lập các báo cáo thống kê theo yêu cầu của địa phương và cấp trên.  Kiểm tra, đôn đốc thu chi công nợ, thực hiện nộp Ngân sách và các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CP Hợp Thành Phát giai đoạn 2011-2013 2.2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn Tình hình tài sản Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng lên 61.236.708 đồng tương ứng 1,1% so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng tài sản của công ty vẫn có xu hướng tăng mạnh với mức tăng tuyệt đối là 1.547.890.883 , tương đương 28,32% so với năm 2012. Nhìn chung về cơ cấu tài sản đối với các công ty kinh doanh ngành vật liệu ngành in, tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Cơ cấu này là hợp lý vì hình thức hoạt động của công ty là công ty thương mại sản xuất nên chính sách tập trung vốn phần lớn vào tài sản ngắn hạn giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô ngành nghề được thuận lợi.
  • 36. 26 Hơn nữa đối với công ty thương mại sản xuất, cơ cấu tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định là cần thiết, vì sẽ giúp công ty linh hoạt hơn trong lĩnh vực thanh toán hay có thể dễ dàng tăng tích trữ hàng hóa khi giảm giá. Thang Long University Library
  • 37. 27 Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: đồng (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.691.683.112 4.010.133.820 5.815.238.703 318.450.708 8,6 1.805.104.883 45,01 I, Tiền và tương đương tiền 280.927.321 756.915.809 42.458.338 475.988.488 169,4 (714.457.471) (94,39) II, Các khoản phải thu ngắn hạn 3.015.827.744 2.412.133.571 4.361.360.725 (603.694.173) (20,0) 1.949.227.154 80,81 1, Phải thu của khách hàng 3.015.827.744 2.412.133.571 4.361.360.725 (603.694.173) (20,0) 1.949.227.154 80,81 III, Hàng tồn kho 349.429.659 816.962.720 1.298.159.784 467.533.061 133,8 481.197.064 58,90 IV, Tài sản ngắn hạn khác 45.498.388 24.121.720 113.259.856 (21.376.668) (47,0) 89.138.136 369,53 1, Chi phí trả trước ngắn hạn 35.692.918 24.121.720 113.259.856 (11.571.198) (32,4) 89.138.136 369,53 2, Thuế GTGT được khấu trừ 9.805.470 (9.805.470) (100) 0 0 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 1.713.461.000 1.456.247.000 1.199.033.000 (257.214.000) (15,0) (257.214.000) (17,66) I, Tài sản cố định 1.713.461.000 1.456.247.000 1.199.033.000 (257.214.000) (15,0) (257.214.000) (17,66) 1, Nguyên giá 1.713.461.000 2.143.570.000 2.143.570.000 430.109.000 25,1% 0 0,0% 2, Giá trị hao mòn luỹ kế (430.109.000) (687.323.000) (944.537.000) (257.214.000) 59,8% (257.214.000) 37,42% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.405.144.112 5.466.380.820 7.014.271.703 61.236.708 1,1% 1.547.890.883 28,32%
  • 38. 28 Về tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 318.450.708 đồng, tương ứng tăng 8,6 so với năm 2011, do có sự tăng nhẹ của các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho. Đến năm 2013, tài sản ngắn hạn của công ty tăng 45,01 lên tới mức 5.815.238.703 đồng so với năm 2012. Cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền Chêch lệch giữa năm 2011 và 2012 là 475.988.488 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 169,4 . Điều này chứng tỏ công ty muốn tăng khả năng thanh toán tức thời cho nhà cung cấp sản phẩm nên đã tăng dự trữ tiền mặt, bên cạnh đó tiền mặt tại công ty chiếm 100%. Từ đó ta có thể suy ra công ty không đầu tư vào giấy tờ có giá như: trái phiếu, cổ phiếu… Việc giữ tiền mặt tại công ty còn nhiều điều này giúp đảm bảo tính an toàn trong thanh toán, đồng thời có thể kiếm lời qua hoạt động đầu cơ như mua hàng hóa khi giá xuống và bán khi giá tăng. Mặt trái của nó là đồng nghĩa với việc chi phí cất trữ tiền mặt và chi phí cơ hội cũng tăng lên. Tiền có tính thanh khoản cao, vì thế công ty sẽ đảm bảo trong việc thanh toán, tuy nhiên việc giữ tiền mặt tại công ty cũng mất đi chi phí cơ hội trong việc dùng tiền để đầu tư thêm mở rộng quy mô công ty nhằm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Vì vậy, công ty cần cân nhắc lượng tiền dự trữ tại sao cho phù hợp với chi phí mà mình bỏ ra. Công ty nên gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào các lĩnh vực gần với lĩnh vực kinh doanh của mình để thu về lợi nhuận lớn hơn cho công ty. Đến năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền đạt giá trị là 42.458.338 đồng, giảm 94,39% so với năm 2012. Lượng tiền mặt trong công ty giảm mạnh do công ty ký hợp đồng sản xuất giấy lớn nên cần nhu cầu về vốn để nhập vật liệu về phục vụ sản xuất. Các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn giảm 603.694.173 đồng, tương ứng 20% so với năm 2011. Qua đó ta có thể thấy công ty đã thay đổi chính sách tín dụng từ chính sách tín dụng nới lỏng sang chính sách tín dụng thắt chặt. Điều này rất tốt cho sự an toàn vốn của công ty, đồng thời công ty có thể thu hồi vốn nhanh để quay vòng. Tuy nhiên chính sách tín dụng thắt chặt sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty khác, điều này dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty. Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng mạnh 80,81% so với năm 2012. Việc các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao là không tốt vì nó thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của Công ty bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của Công ty. Để giải quyết vấn đề trên, Công ty cần duy trì và phát huy các chính sách tín dụng hợp lý chẳng hạn như chính sách chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán sớm để từ đó có thể sớm thu hồi vốn đồng thời cũng tạo được mối quan hệ tốt giữa Công ty với các khách hàng. Thang Long University Library
  • 39. 29 Hàng tồn kho Năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 816.962.720 đồng tăng 133,8% so với năm 2011. Hàng tồn kho tăng do năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty không thuận lợi. Lượng nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa tồn kho tăng cao mặc dù công ty đã có chính sách nới lỏng tín dụng. Năm 2013 hàng tồn kho tăng 481.197.064 đồng , tương ứng 58,9% so với năm 2012. Hàng tồn kho trong năm 2013 tuy vẫn tăng nhưng mức tăng đã giảm hơn so với năm 2012 thể hiện nỗ lực của công ty trong việc thúc đẩy bán hàng hóa, dịch vụ. Trước những biến động của nền kinh tế như lạm phát, tỉ giá làm tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, công ty có dự trữ thêm nhiều hàng hóa cũng như nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý. Điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc kiểm soát chi phí, tránh chịu sự chi phối lớn từ phía người cung cấp. Đối với giấy là một sản phẩm khá nhạy cảm trong môi trường ẩm ướt, vì vậy cần đảm bảo cho môi trường lưu kho khô ráo và rộng rãi để đảm bảo cho việc bảo quản giấy với chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên vấn đề trở nên đáng lo nếu như lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến chi phí lưu kho cũng tăng lên đáng kể và khiến công ty khó có thể quay vòng vốn cũng như sản xuất dẫn tới việc kinh doanh bị ngưng trệ Về tài sản dài hạn Tài sản dài hạn của công ty trong năm 2012 có sự giảm nhẹ với mức 15 tương ứng 257.214.000 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh làm nguyên giá của tài sản cố dịnh tăng lên, nhưng do công ty thực hiện phương pháp khấu hao nhanh nên khấu hoa lúy kế của công ty tăng mạnh, dẫn đến tài sản dài hạn của công ty có sự giảm sút. Sang đến năm 2013, nguyên giá tài sản cố định của công ty không đổi, nhưng máy móc thiết bị đã cũ khiến cho hao mòn lũy kế giảm 34,42%, từ đó khiến tài sản dài hạn của công ty tiếp tục giảm. Tình hình nguồn vốn Qua bảng 2.2 có thể thấy được nguồn vốn của công ty được cấu thành từ hai nguồn chính, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả Khoản mục nợ phải trả của công ty toàn bộ phản ánh nợ ngắn hạn vì trong cả ba kỳ công ty không vay dài hạn, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hay quỹ dự phòng phải trả dài hạn,.. Năm 2012, tổng nợ ngắn hạn là 2.231816.006 đồng giảm 3,58% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại tăng 65,36% so với năm 2012, tương ứng tăng 1.393.410.734 đồng . Cụ thể:
  • 40. 30 + Phải trả người bán Năm 2012, khoản phải trả người bán giảm 8,03% so với năm 2011, chỉ còn 2.012.394.879 đồng. Năm 2012 công ty giảm bớt việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhằm nâng cao uy tín với nhà cung cấp. Tuy nhiên năm 2013 khoản phải trả người bán lại tăng 64,69% so với năm 2012. Năm 2013 do tình hình kinh tế khó khăn nên công ty hoàn trả gốc vay ngắn hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay. Vì vậy việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trở nên tăng cao. Việc được nhà cung cấp cho nợ một khoản tiền lớn chứng tỏ hình ảnh của công ty trong mắt nhà cung cấp có uy tín hơn. - Vốn chủ sở hữu Năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty đạt 3.194.149.243 đồng sau đó tăng 140.415.571 đồng tương đương mức tăng 4,4 vào năm 2012. Đến năm 2013 nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng nhẹ lên 3.489.044.963 đồng tương đương mức tăng 4,63 . Nguyên nhân do lợi nhuận chưa phân phối sau thuế của công ty tăng qua các năm. Điều này cho thấy mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn luôn khuyến khích, động viên nhân viên cố gắng trong công việc. Thang Long University Library
  • 41. 31 Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Đồng (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 Chênh lệch 12-13 Giá trị % Giá trị % A. NỢ PHẢI TRẢ 2.210.994.869 2.131.816.006 3.525.226.740 (79.178.863) (3,58) 1.393.410.734 65,36 I. Nợ ngắn hạn 2.210.994.869 2.131.816.006 3.525.226.740 (79.178.863) (3,58) 1.393.410.734 65,36 1. Phải trả cho người bán 2.188.108.238 2.012.394.879 3.314.304.495 (175.713.359) (8,03) 1.301.909.616 64,69 2. Thuế và các khoản phải nộp NN 22.886.631 41.871.122 54.654.550 18.984.491 82,95 12.783.428 30,53 3. Chi phí phải trả 77.550.005 156.267.695 77.550.005 100 78.717.690 101,51 B. VỐN CHỦ SỞ H U 3.194.149.243 3.334.564.814 3.489.044.963 140.415.571 4,40 154.480.149 4,63 I. Vốn chủ sở hữu 3.194.149.243 3.334.564.814 3.489.044.963 140.415.571 4,40 154.480.149 4,63 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 - 0,00 - 0,00 2. LNST chưa phân phối 194.149.243 334.564.814 489.044.963 140.415.571 72,32 154.480.149 46,17 TỔNG NGUỒN VỐN 5.405.144.112 5.466.380.820 7.014.271.703 61.236.708 1,13 1.547.890.883 28,32
  • 42. 32 2.2.2. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận Qua bảng 2.3 ta thấy năm 2012 doanh thu thuần của công ty giảm 21,85% so với năm 2011, tương đương giảm 2.217.652.266 đồng. Sang đến năm 2013 doanh thu thuần của công ty đã tăng nhẹ 0,25% so với năm 2012. Doanh thu thuần của công ty năm 2013 đạt được 7.950.143.718 đồng. Về doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ đạt 7.930.375.923 đồng, giảm 69,44% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ việc sản xuất và kinh doanh của công ty còn chưa được tốt và đạt được hiệu quả cao. Năm 2012 tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của suy thoái vẫn chưa được cải thiện gây ảnh hưởng đến ngành in- một trong những ngành tác động trực tiếp đến các công ty sản xuất giấy và buôn bán vật tư ngành in như công ty Hợp Thành Phát. Đến năm 2013, doanh thu của công ty đã tăng nhẹ 0,25% so với năm 2012, đạt được 7.950.143.718 đồng Doanh thu thuần: Do công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu từ năm 2011 – 2013 nên doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn luôn giữ vững uy tín, cung cấp những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng. Doanh thu từ hoạt động tài chính: chỉ tiêu này của công ty năm 2012 là 591.714 đồng giảm 658.682 đồng, tương đương giảm 52,68% so với năm 2011 là 1.218.396 đồng. Đến năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm 431.075 đồng so với năm 2012. Có sự giảm mạnh này là do vì hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là lãi tiền gửi ngân hàng tuy nhiên trong năm 2012 và 2013 công ty giảm khoản thu từ tiền lãi tiền gửi ngân hàng do công ty luân chuyển vốn tập trung đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới. Thu nhập khác: năm 2011 thu nhập khác là 365.625 đồng, năm 2012 là 11.796 đồng. Như vậy, năm 2012 thu nhập khác giảm 353.829 đồng, tương đương giảm 96,77 . Đến năm 2013, thu nhập khác tiếp tục giảm mạnh còn có 705 đồng, tương đương giảm 94,02% so với năm 2012. Chỉ tiêu này có sự giảm sút mạnh mẽ là do vào năm 2011 công ty nhận được các khoản đền bù do khách hàng vi phạm hợp đồng, đến năm 2012, 2013 công ty chỉ có thu nhập khác là thanh lý TSCĐ -Về chi phí Giá vốn hàng bán: Trong những năm gần đây việc bán hàng của công ty gặp nhiều khó khăn vì vậy việc nhập nguyên vật liệu phục vụ cho kinh doanh của công ty cũng giảm đi đáng kể. Giá vốn hàng bán năm 2012 là 7.466.250.708 đồng giảm đi 2.271.563.610 đồng tương đương với mức giảm 23,33% so với năm 2011. Giá vốn Thang Long University Library
  • 43. 33 hàng bán năm 2012 có sự suy giảm so với 2011 là bởi 2 nguyên nhân. Thứ nhất, trước đây công ty chủ yếu nhập nguyên liệu để sản xuất giấy từ Trung Quốc, nhưng từ năm 2012 công ty Hợp Thành Phát đã chủ động tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước với giá thành rẻ hơn. Thứ hai, trong năm 2012, do suy thoái kinh tế các đơn đặt hàng của công ty có sự suy giảm so vs 2011 dẫn đến giá vốn cũng giảm theo. Đến năm 2013, các đơn đặt hàng của công ty tăng lên dẫn đến giá vốn hàng bán cũng có sự tăng lên 84.343.885 đồng, tương đương 1.13 so với năm 2012 Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2011 chi phí kinh doanh là 199.798.274 đồng, năm 2012 chi phí kinh doanh là 281.885.484 đồng. Như vậy, trong năm 2012 chi phí quản lý kinh doanh của công ty đã tăng 82.087.210 đồng tương đương với mức tăng 41,09% so với năm 2011. Chi phí quản lý doanh ngiệp tuy tăng không nhiều nhưng thể hiện sự yếu kém về mặt quản lý của công ty, có thể thấy phần nào công ty cũng đã đang tiến hành thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu và tăng tính hiệu quả trong hoạt động của bộ phận quản lý doanh nghiệp nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, có sự tăng lên trong quản lí doanh nghiệp là do trong năm 2012 công ty có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như đội ngũ nhân sự. Đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm 77.875.208 đồng tương ứng với 27,63%. Điều này có thể thấy phần nào công ty cũng đã thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu và tăng tính hiệu quả trong hoạt động của bộ phận quản lý doanh nghiệp. -Về lợi nhuận Biểu đồ 2.1. Qui mô lợi nhuận sau thuế của công ty ,0 2000000000,0 4000000000,0 6000000000,0 8000000000,0 10000000000,0 12000000000,0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Lợi nhuân sau thuế TNDN
  • 44. 34 Dựa vào biểu đồ 2.2, có thể thấy lợi nhuận hằng năm của công ty thu về đều quá ít so với doanh thu đạt được. Nguyên nhân chủ yếu là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong doanh thu khiến cho lợi nhuận gộp về bán hàng nhỏ, kéo theo toàn bộ lợi nhuận của công ty không cao. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế là 140.415.571 đồng giảm 13,79% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng nhẹ là 14.064.632 đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 10,02%. Mặc dù công ty đã có cố gắng trong việc tối thiểu hóa chi phí và thúc đẩy bán hàng hóa dịch vụ, nhưng tình hình kinh tế quá khó khăn khiến cho việc bán hàng hóa của công ty không thuận lợi. Nhận xét: Hiệu quả kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây không cao. Tuy công ty đã có những chính sách nhằm đẩy mạnh kinh doanh như nới lỏng tín dụng,... nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả. Vì vậy, công ty cần có những điều chỉnh kịp thời để đưa ra những quyết định, sách lược phù hợp giúp cải thiện tình trạng thiếu khả quan này. Song song với việc đẩy mạnh bán hàng công ty cũng cần quản lý tốt chi phí, sử dụng tốt nguồn lực có sẵn sao cho hiệu quả kinh doanh đạt kết quả tối ưu. Thang Long University Library
  • 45. 35 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Đồng (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11 - 12 Chênh lệch 12 - 13 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Doanh thu bán hàng 10.148.028.189 7.930.375.923 7.950.143.718 (2.217.652.266) (21,85) 19.767.795 0,25 2. Doanh thu thuần 10.148.028.189 7.930.375.923 7.950.143.718 (2.217.652.266) (21,85) 19.767.795 0,25 3. Giá vốn hàng bán 9.737.814.318 7.466.250.708 7.550.594.593 (2.271.563.610) (23,33) 84.343.885 1,13 4. Lợi nhuận gộp bán hàng 410.213.871 464.125.215 399.549.125 53.911.344 13,14 (64.576.090) (13,91) 5. DT hoạt động tài chính 1.218.396 591.714 160.639 (626.682) (51,44) (431.075) (72,85) 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 199.798.274 281.885.484 204.010.276 82.087.210 41,09 (77.875.208) (27,63) . LNT t hoạt động kinh doanh 211.633.993 182.831.445 195.699.488 (28.802.548) (13,61) 12.868.043 7,04 8. Thu nhập khác 365.625 11.796 705 (353.829) (96,77) (11.091) (94,02) 9. Chi phí khác 8.881.035 5.610 0 (8.875.425) (99,94) (5.610) (100,00) 10. Lợi nhuận khác (8.515.410) 6.186 705 8.521.596 (100,07) (5.481) (88,60) 11. LNKT trƣớc thuế 203.118.583 182.837.631 195.700.193 (20.280.952) (9,98) 12.862.562 7,03 12. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 40.239.052 42.422.060 41.220.044 2.183.008 5,43 (1.202.016) (2,83) 13. Lợi nhuận sau thuế TNDN 162.879.531 140.415.517 154.480.149 (22.464.014) (13,79) 14.064.632 10,02% 14. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 543 468 515 (75) (13,81) 47 10,04%