SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

DƯƠNG MINH TÙNG
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

DƯƠNG MINH TÙNG
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành:
Mã số:
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG LÂN
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12
1.1 Các khái niệm cơ bản 12
1.2 Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 25
1.3 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 -
Thành phố Hồ Chí Minh 33
Chương 2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 - THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 48
2.1 Yêu cầu đối với quản lý quá trình giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận
03 - thành phố Hồ Chí Minh 48
2.2 Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay 52
2.3 Khảo nghiệm tínhcấp thiết và khả thi của các biện pháp
đề xuất 76
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 89
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ thời đại nào, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có
những kỹ năng sống phù hợp - kỹ năng sống được xem như một năng lực
quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống hòa nhập với
những người xung quanh cũng như toàn xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh phổ thông là một trong những nội dung quan trọng nhằm giúp các
em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; hình thành thói
quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rèn
luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân trước các tác động xã hội. Quá trình
giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của mỗi học sinh.
Những năm qua, Đảngvà Nhà nước tađãrất chú ý quan tâm đến nội dung
giáo dục kỹnăng sốngcho họcsinhcácbậc học; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có
những bước điđúngđắntrongviệc triển khai và nhân rộng nội dung giáo dục kỹ
năng sốngcho thanhthiếuniên. Sựquantâm, chỉ đạovàtổ chức tíchcựccủatoàn
xã hộivề giáo dục kỹnăng sốngcho họcsinh đã góp phần hình thành nhân cách
conngườiViệt Nam xã hộichủnghĩatrongcác trườnghọc, đảm bảo định hướng
dạychữđiđôivớidạyngười; trang bịcho học sinhcó kỹnăngcơ bảnvề đánh giá
và tự đánhgiá, về giải quyếtcác mốiquanhệ tronggia đình, nhàtrườngvàxã hội;
biết định hướng và phấn đấu theo chuẩn chân, thiện, mỹ.
Quận03 là một trongnhữngquậntrung tâm củaThànhphố Hồ Chí Minh,
có nềnkinh tế tăng trưởngkhá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng
trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Những năm qua, lãnh đạo, chính
quyềnvà ngành giáo dục Quận03đã chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo các bậc học, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ
thôngtrunghọc. Nhờ đó chấtlượnggiáo dục hàngnăm củaQuận được nâng lên.
Quacác kỳthi hết cấp, tỷlệ học sinhtoàn Quận luôn đạt trên 95%. Nhiều trường
trên địa bàn Quận trở thành những trường điểm của thành phố. Học sinh phổ
thôngtrunghọc hiện nay cơ bảnđãđược trangbịkỹ năng sống, có phương pháp
đúng khiứng phó vớinhữngtìnhhuốngdiễn ra trongcuộcsống.Phầnlớncác em
năng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình và thường có mức yêu
cầu cao đối với bản thân.
Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường trong Quận 03 hiện
nay còn xu hướng trọng việc dạy chữ, mà chưa chú trọng đúng mức khía cạnh
dạy người; vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm nhưng chưa đầy
đủ. Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS vẫn còn hạn chế, quá
trình tổ chức đã bộc lộ nhiều bất cập. Đa số học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng
sống cần thiết, nhiều học sinh học giỏi, chăm ngoan, nhưng khả năng tự chủ
và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Hiện tượng nói tục, đánh nhau, sa đà vào các
tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi phạm pháp luật còn
xảy ra trong học sinh. Một số học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma
tuý, quan hệ tình dục sớm...thậm chí là tự sát khi gặp vấn đề vướng mắc trong
cuộc sống....tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các trường có xu
hướng gia tăng. Một bộ phận giới trẻ đã có những suy nghĩ kém tích cực,
sống chán nản không có mục tiêu, hoài bão phấn đấu vươn lên. Đây là những
vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc cha mẹ và cho xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu
xa là do các em thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống và hòa nhập xã hội. Trong
khi sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhanh chóng đã góp phần làm thay
đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ thì học sinh THCS lại chưa được
định hướng, quan tâm đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là còn ít được hưởng giáo dục
kỹ năng sống, chưa được hướng dẫn cách ứng xử, đương đầu với những khó
khăn của cuộc sống, vì thế, khi gặp tình huống phức tạp, các em dễ tổn
thương và manh động, hành động thiếu suy nghĩ.
Tăng cường quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ
thông trung học chính là biện pháp phát huy vai trò các chủ thể quá trình giáo
dục, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em trở
thành conngoan, trò giỏi, thành côngdâncó íchcho xã hội, góp phần xây dựng
Quận 03 thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của Thành phố và cả nước. Vì thế,
tác giả chọnvà thực hiện đềtài: “Quảnlýquátrìnhgiáodụckỹnăng sống cho
học sinhtrunghọc cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề
đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở một số quốc gia, giáo dục kỹ
năng sống đã được lồng ghép vào các môn học, chủ đề, nội dung có liên quan
trực tiếp đến những vấn đề bức xúc trên thực tế. Kỹ năng sống và vấn đề giáo
dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện từ xa xưa như học ăn, học nói,
học gói, học mở, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên, đó là
những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời
sống của xã hội ở những thời điểm khác nhau.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề kỹ năng (Skill) và kỹ năng
sống đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ khá sớm và theo nhiều hướng
tiếp cận khác nhau.
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, các nhà tâm lý học (đặc
biệt là tâm lý học sư phạm) đã tập trung nghiên cứu về kỹ năng và quá trình
hình thành các kỹ năng giảng dạy của người giáo viên. Có thể kể đến các
công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Những cơ sở tâm lý học” của
V.A.Cruchetxki [14], “Ph-¬ng ph¸p vµ kü thuËt lªn líp” của M.N.Iacovliev [29],
“Hình thành cáckỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của
nền giáo dục đại học” của X.I.Kixegof [30], A.A.bdoullina [1], P.
Ia.Ganlperin (1978) [21].
Ở phương Tây các nghiên cứu về kỹ năng chủ yếu theo hướng tâm lý
học hành vi của J.Watson (1926) và F.Skiner (1963). Tâm lý học chức năng
của A.Pojoux (1926). Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ
năng của người giáo viên của K.Bary và L.King (1993), “Sự phát triển nhận
thức trong học tập và giảng dạy” của F.E.Weinert (1998) [64], Nghiên cứu
về quá trình hình thành trí tuệ của P.Ia.Ganlperin (1978), [21], về kỹ năng
giáo dục của J. Piajet (1980) [65], P.Ia.Galperin (1978), [66] công trình
nghiên cứu về kỹ năng, nghệ thuật diễn giảng của Swest, Paul.W (1995) [67].
Ở trong nước, Công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ năng giảng dạy
trên lớp của giáo viên Khoa tâm lý giáo dục của tác giả Nguyễn Như An
(1992), Trần Anh Tuấn (1996). Ngoài ra còn phải kể đến các công trình
nghiên cứu về kỹ năng quản lý của Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí
[46], nghiên cứu về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong hình thành kỹ năng
tâm lý người của nhóm tác giả Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa,
Mai Thanh Thế [41]. Một số công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý như
công trình của Đặng Quốc Bảo, (1997) [2], kỹ năng giao tiếp, ứng xử của
nhóm tác giả Lê Thị Bừng, Hải Vang (1997) [10]…
Tổng kết các kết quả nghiên cứu về kỹ năng cho thấy có nhiều hướng
tiếp cận khác nhau:
Hướng tiếp cận kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật như các tác giả:
V.X.Cudin, V.A.Cruchetxki, A.G.Covaliov, Trần Trọng Thủy.... Theo hướng
tiếp cận này, các tác giả quan niệm kỹ năng là phương thức thực hiện hành
động mà con người đã nắm vững. Người có kỹ năng hoạt động là người nắm
được các tri thức về cách tiến hành hoạt động đó và thực hiện hành động theo
đúng yêu cầu của nó.
Hướng tiếp cận kỹ năng nghiêng về mặtnăng lực con người của các tác
giả: N.D.Levitov, X.I.Kixegof, K.K.PlatonovNgô Công Hoàn, Nguyễn Quang
Uẩn... Các tác giả quan niệm kỹ năng thể hiện năng lực thực hiện một hành
động có kết quả với chất lượng cần thiết, trong thời gian tương ứng và điều
kiện xác định.
Các tác giả V.N.Kuzmin, P.N.Gonobolin, J.B.Bigss, R.Tellfer, K.Bary,
TrầnAnh Tuấn, NguyễnNhư An... nghiêncứu chuyênsâuvềthựchànhsư phạm
và làm rõsự khácbiệtgiữacácnhómkỹnăngriêngbiệtcủaquátrìnhgiảng dạy,
tìmhiểu cơ sở, khảnăngvà quátrìnhhìnhthành các nhómkỹnăng chuyênbiệt, từ
đó xây dựng quy trình và phương pháp hình thành, rèn luyện kỹ năng sư phạm
cho các giáo sinh trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm.
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ năng sống và quản lý quá trình giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh đã sớm được đề cập trong các nghiên cứu lý
luận nhằm chỉ đạo thực tiễn hoạt động giáo dục. Từ cuối những năm 80 thế kỷ
XX, những nghiên cứu đầu tiên về yêu cầu giáo dục kỹ năng cho học sinh,
tiêu biểu như các công trình: “Người thầy giáo trong sự nghiệp phát triển
giáo dục” của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn
Cương và Dương Xuân Trinh [61]. Nghiên cứu về lý luận dạy học của nhóm
tác giả: Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế (1999)
[41]. Năm 2003 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình và các cộng sự đã triển khai
nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức về kỹ năng sống và các chủ
trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong
giáo dục và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thực trạng
giáo dục kỹ năng sống cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông
qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam. Nhận thức
được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên
trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát
triển nên đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề
này của các tác giả: PGS - TS Nguyễn Thị Hường, Bác sỹ Lê Công Phượng,
PGS - TS Nguyễn Thanh Bình, ThS Cao Thị Xuân, TS Tâm lý học: Huỳnh
Văn Sơn, PGS - TS Nguyễn Dục Quang, TS Lưu Thu Thuỷ, GS - TS Nguyễn
Quang Uẩn, ThS Giáp Bình Nga.....
Vấn đề quản lý giáo dục đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
dưới nhiều góc độ. Bùi Minh Hiền trong tác phẩm Quản lý giáo dục do Nxb
Đại học Hà Nội xuất bản năm 2009 [26]; Vương Thanh Hương, Hệ thống
thông tin quản lý giáo dục (một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Đại học
Sư phạm xuất bản năm 2007 [32]; Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của khoa
học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm xuất bản năm 2009 [38]; Đặng
Bá Lãm, Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia xuất bản năm 2005 [39]; Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ
bản về quản lý giáo dục [52]; Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục
đại học. Nguyễn Thanh Hòa, Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh
viên ở Đại học Đà Nẵng, (Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Sư
phạm Hà Nội năm 2002…
Bàn về quản lý, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) đã đưa ra khái
niệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
đến tập thể những người lao động gọi chung là khách thể quản lý, nhằm thực
hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến”.
Trần Kiểm (1997) trong tác phẩm “Quản lý giáo dục và trường học”
Giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã quan
niệm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu
của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”.
Nhìn chung, các tác giả đã tập trung luận giải nhiều vấn đề cơ bản về
quản lý giáo dục như chỉ rõ bản chất của quá trình quản lý giáo dục; nội dung
và hình thức quản lý giáo dục; những yếu tố tác động cũng như những biện
pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng quá trình quản lý giáo dục. Từ cơ sở
luận giải sự cần thiết của nâng cao chất lượng giáo dục trong xã hội hiện nay,
các tác giả đã làm rõ vai trò tương tác giữa biện pháp quản lý với chất lượng
giáo dục, từ đó đi đến khẳng định, để nâng cao chất lượng giáo dục tất yếu
phải tăng cường các biện pháp quản lý quá trình giáo dục đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các biện pháp cơ bản
quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS;
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng nhân cách cho học
sinh trên địa bàn Quận 03 - TPHCM.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -
TP.HCM.
Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm của quản
lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -
TP.HCM.
Xác định các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 - TPHCM.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa
bàn Quận 03 - TPHCM.
Phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các
trường THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM.
Các số liệu điều tra, xử lý và tham khảo tính từ năm 2008 đến nay.
5. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng trong chương trình
giáo dục, xây dựng nhân cách cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -
TP.HCM; quá trình giáo dục kỹ năng sống được cấu thành bởi nhiều nhân tố,
nếu nắm chắc và điều khiển tốt các nhân tố như: xác định mục tiêu, nội dung
cụ thể, toàn diện, hiện đại và phù hợp; lựa chọn hình thức, phương pháp sinh
động, cuốn hút và hiệu quả; phối hợp và phát huy vai trò các tổ chức, lực
lượng; bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho giáo dục kỹ năng sống …thì có thể
nâng cao chất lượng quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên
địa bàn Quận 03 - TPHCM.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng giáo dục và quản lý giáo dục của
Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương về công tác giáo dục của Đảng. Vận
dụng các quan điểm lôgic - lịch sử và thực tiễn để phân tích, đánh giá, xem
xét các vấn đề liên quan đến luận văn.
Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá một số tác phẩm kinh
điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng,
Nhà nước về giáo dục đào tạo; các tài liệu liên quan đến chuyên ngành khoa
học quản lý, quản lý giáo dục, tâm lý giáo dục, tâm lý học lứa tuổi…
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng Alket: tiến hành với các cán bộ, giáo viên
và học sinh
Phỏng vấn trực tiếp: một số cán bộ, giáo viên và học sinh.
Phương pháp quan sát: tập trung quan sát các hoạt động như: xây dựng
kế hoạch, xác định nội dung giáo dục; tổ chức các hình thức giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm.
Phương pháp thống kê toán học: dùng để tính toán, tổng hợp, xử lý các
số liệu liên quan.
7. Ý nghĩa của luận văn
Làm rõ khái niệm và các nhân tố cơ bản cấu thành chất lượng quản lý
quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn
Quận 03 – TP.HCM.
Xác định các tiêu chí đánh giá và làm rõ thực trạng quản lý quá trình
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03-
TP.HCM.
Đề xuất các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, tài liệu
tham khảo, phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
Kỹ năng và kỹ năng sống
Kỹ năng, là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một
hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công
việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Trong từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989): “Kỹ
năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”. Kỹ năng, theo
tâm lý học là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức của bản thân, là khả
năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua trải nghiệm
của bản thân.
Kỹ năng sống, hiện có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống:
Theo Tổ chức y tế thế giới (WTO) kỹ năng sống là những khả năng để
có những hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân
có thể ứng xử trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình
thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến
thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO), kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết
(Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…Học để làm người
(Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm
soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; học để làm (Learning to do) gồm các kĩ
năng thực hiện các công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm
nhận trách nhiệm…học để sống với người khác (Learning to live together)
gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác,
làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lý xã hội
của mỗi người cho những hành vi thích hợp và tích cực, giúp cho bản thân đối
phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống.
Theo Nguyễn Võ Kỳ Anh (Vụ giáo dục thể chất): “Kỹ năng sống là
khả năng có được những hành vi thích nghivà tích cực, cho phép chúng ta xử
trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường
ngày”. Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm
thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để
có thể làm chủ được cuộc sống của mình, để có cuộc sống khỏe, sống hạnh
phúc và sống có ý nghĩa.
Như vậy, kỹ năng sống là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều kỹ năng
khác nhau:
Là những khả năng để có những hành vi thích ứng (adaptive) và tích
cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hằng ngày.
Là cáchtiếp cậngiúp thayđổihoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận
này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
Là năng lực, khả năng giúp con người có thể sống khỏe mạnh, an toàn,
tránh được thiên tai, động đất.
Là sự giao tiếp, phản ứng với môi trường, phản ứng với các cá nhân
khác hay sự định hướng, giải quyết vấn đề của cá nhân đó...
Các kỹ năng sống giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta
biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta cảm nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành
hành động thực tế “làm gì và theo cách nào” là tích cực nhất và mang tính
chất xây dựng.
Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở là khả năng có được những
hành vi thích nghivà tích cực, cho phép học sinh xử trí một cách có hiệu quả
các vấn đề nảysinh trong quan hệ cuộc sống thường ngày giữa bản thân với
môi trường, gia đình, bạn bè và xã hội.
Kỹ năng sống của học sinh THCS chính là khả năng ứng phó tích cực
và thích nghi của học sinh trước các vấn đè nảy sinh trong quan hệ giữa học
sinh với môi trường tự nhiên, trong quan hệ giữa họ sinh với gia đình, bạn bè
và đời sống xã hội. Kỹ năng sống giúp cho mỗi học sinh nâng cao năng lực
ứng phó trong mọi tình huống mà mỗi học sinh phải gặp hàng ngày.
Kỹ năng sống của học sinh THCS vừa mang tính cá nhân, vừa mang
tính xã hội. Kỹ năng sống của học sinh THCS mang tính cá nhân vì đó là khả
năng của cá nhân. Kỹ năng sống mang tính xã hội vì kỹ năng sống của học
sinh THCS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh
hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Kỹ năng sống cần thiết đối với bản thân mỗi học sinh để họ có thể ứng
phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp,
giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho
mỗi học sinh cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối
quan hệ xã hội.
Kỹ năng sống của học sinh THCS bao giờ cũng gắn với các nội dung
giáo dục cụ thể của bậc học và phản ánh những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi.
Ở một số nước, kỹ năng sống của học sinh THCS được gắn với giáo dục vệ
sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh. Ở một số nước khác, nó nhằm vào việc giáo
dục hành vi, cách cư xử, giáo dục an toàn trên đường phố, giáo dục bảo vệ
môi trường, hay giáo dục lòng yêu hoà bình.
Kỹ năng sống của học sinh THCS không phải tự nhiên mà có, mà được
hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân
từng học sinh, được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần trong quá trình
học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng
sống diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh. Quá trình hình thành kỹ
năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
1.1.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa
bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh
Học sinh THCS là những học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, đang hình
thành và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa
có tính ổn định, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức
khỏe và về mặt tâm sinh lý, dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng
buồn. Thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Ở lứa tuổi học sinh, thường xuất
hiện ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định bản thân
trong gia đình lẫn ngoài xã hội, từ đó nảy sinh những xung đột tâm lý mà các
em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.
Giáo dục kỹ năng sống là quá trình nhà trường, gia đình và xã hội trang
bị kiến thức, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào các sinh hoạt thường
ngày, hình thành nên kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống có hiệu quả
nhất; giúp học sinh có ý thức và niềm tin để thay đổi hành vi theo hướng tích
cực quá trình học tập, rèn luyện.Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống được
xem xét dưới hai khía cạnh khác nhau:
Như là một lĩnh vực học tập: như giáo dục sức khoẻ, HIV/AIDS. Ở lĩnh
vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu.
Như là một cách tiếp cận giúp chủ thể quản lý tiến hành giáo dục có
chất lượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập.
UNICEF, UNESCO quan niệm rằng giáo dục kỹ năng sống không phải
là lĩnh vực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào những kiến thức,
giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và quá
trình học tập suốt đời.
Như vậy, giáo dục kỹ năng sống được xem như là một cách tiếp cận
giáo dục nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội để
tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của
cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm
giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những
hành vi mang tính tích cực. Giáo dục kỹ năng sống là không thể thiếu được
trong giáo dục, cả giáo dục chính qui và không chính qui.
Từ những góc độ tiếp cận trên, có thể khái quát:
Giáo dục kỹ năngsống chohọc sinh THCS Quận 03 TP.HCM là những
tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến học sinh THCS
nhằm trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết góp phần hình thành,
phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học.
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 TP.HCM nhằm trang bị cho học sinh THCS những kỹ năng theo mục tiêu
của nền giáo dục Việt Nam, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân
cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu bậc học.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -
TP.HCM nhằm các mục tiêu cụ thể sau: Trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học
sinh những hành vi thói quen tích cực trong các mối quan hệ, các tình huống
và hoạt động hằng ngày; tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền,
bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo
đức; chuyển dịch kiến thức (điều đã biết), thái độ và giá trị (điều chúng ta suy
nghĩ, cảm thấy và tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần
thục thao tác và hành động đó trong thực tế (cái cần làm và cách thức cần làm
nó) theo xu hướng tích cực.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 - TP. HCM là trang bị cho học sinh các kỹ năng cụ thể như:
Kỹ năng tự nhận thức:
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận
thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình như cơ thể, tư
tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá đúng về
tìm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu ...của bản thân
mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản
thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản
của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu
quả với người khác cũng như có thể cảm thông với người khác. Để tự nhận
thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua
giao tiếp với người khác.
Kỹ năng xác định giá trị
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với
bản thân mình, có tác dụng định hướng có suy nghĩ, hành động và lối sống
của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là vật chất hoặc tinh thần. Giá trị
không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn
trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hóa,
vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người tự đánh giá được những
giá trị của bản thân cũng như giá trị của các cá nhân xung quanh mình. Kỹ
năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi
người, giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận các giá trị của
người khác. Có những giá trị và niềm tin khác.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình
huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người
khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một
cách phù hợp. Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý
cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lý cảm xúc.
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn
Quận 03 - TP.HCM thông qua quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa,
bổ trợ, tham quan, đóng vai…
Chủ thểgiáodục kỹnăngsống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03
TP.HCMlà bangiám hiệu, tổ chức đảng, cáctổ chức xã hội, tập thể lớp học, đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các THCS trên địa bàn Quận 03- TP.HCM.
Đối tượng giáo dục là học sinh và tập thể học sinh ở các trường THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Học sinh và tập thể học sinh vừa là đối
tượng giáo dục vừa là chủ thể của quá trình tự giáo dục kỹ năng sống.
Kếtquả côngtácgiáodục kỹnăngsốngchohọc sinh THCS trên địa bàn
Quận 03 – TP.HCM là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện kỹ năng
sốngcủađộingũhọc sinh, sự trưởng thành, phát triển của các tập thể học sinh.
Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM
Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh (đôi khi có nhận thức
đúng chưa chắc đã có hành vi đúng). Người có kỹ năng sống tốt sẽ luôn vững
vàng trước những khó khăn thử thách, biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách
tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn, luôn yêu đời và làm chủ cuộc
sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp,
dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
Thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệ
nạn xã hội như: Nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc... Việc giáo
dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các vấn đề xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyết
định sự phát triển của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành
những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá
song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị
lôi kéo, kích động .... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ thế thị
trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những
yếu tố tích cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải
đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không
được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống các em dễ bị phát triển
lệch lạc về nhân cách.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ
phận học sinh phổ thông như: nghiện hút, bạo lực học đường, nghiện game,
bỏ học... chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, việc
giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện
hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, tổ quốc và xã
hội giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống trong cuộc
sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống
tích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh.
Giáo dụckỹ năng sống nhằm thựchiện yêu cầu đổi mớigiáo dụcphổthông
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện do vậy cần
phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.
Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các nghị quyết của
Đảng và Quốc hội, trong Luật giáo dục năm 2005.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo
dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình
độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát
triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông,
nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là
xu thế chung của nhiều nước trên thế giới:
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ
năng sống vào nhà trường trung học cơ sở là rất cần thiết và có tầm quan
trọng đặc biệt. Ở Trung Quốc: kỹ năng sống được lồng ghép vào các môn học
trong nhà trường về giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và xã hội. Tại
Suđăng: kỹ năng sống được lồng ghép vào giáo dục công dân. Tại Myanma:
có các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy sức khoẻ
và vệ sinh cá nhân; sự phát triển thể chất; sức khoẻ tâm thần; phòng tránh các
bệnh như tiêu chảy, rối loạn do thiếu iốt, lao phổi, sốt rét, ma tuý; HIV/AIDS;
kỹ năng ra quyết định; kỹ năng truyền thông và tự diễn đạt; kỹ năng giao tiếp
và hợp tác; kỹ năng xử lý cảm xúc; khuyến khích lòng tự trọng.
1.1.3. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – Thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ
thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong
một tổ chức thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản
lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục đích của tổ chức. Quản lý là một loại hoạt động thiết yếu, nó
đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được các
mục đích của tổ chức. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy
luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn.
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Quản lý là sự tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọi
chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục
tiêu dự kiến”.
Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “Quản lý giáo dục và trường học”
dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “Quản lý là
nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân
biến thành những thành tựu của xã hội”.
Thuật ngữ quản lý ngày nay đã trở nên phổ biến và có rất nhiều khái
niệm khác nhau:
Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua
sự nỗ lực của người khác.
Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm.
Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,
phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm
đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Trong thời đại khoa học - kỹ thuật ngày nay, quản lý còn được xem là
công nghệ - công nghệ điều hành, phối hợp sử dụng các nguồn năng lực, vật
lực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt tới mục tiêu đề ra.
Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng đều thống
nhất về vấn đề cốt lõi của khái niệm quản lý. Đó là trả lời các câu hỏi: ai quản
lý ? quản lý ai ? quản lý cái gì ? quản lý như thế nào ? quản lý bằng cái gì ?
quản lý để làm gì ?
Quản lý là mộtkhoa học vì nó nghiên cứu, phântíchvề côngviệc quản lý,
các mốiquan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổngquáthóa các kinh nghiệm tốt
thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự,
cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về
quản lý.
Để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng lý thuyết
vào những tình huống cụ thể, bởi vì chỉ có thông qua thực tế mới đúc kết
được kinh nghiệm và đạt được mục tiêu đã định.
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa
bàn Quận 03 – TP.HCM là những tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM nhằm bảo đảm cho quá trình đó đạt
chất lượng, hiệu quả, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách
học sinh THCS theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học.
Mục tiêu quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là nhằm bảo đảm cho quá trình giáo dục kỹ
năng sống vận hành một cách đồng bộ, đúng kế hoạch, hiệu quả để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua quá trình quản lý giúp
các lực lượng giáo dục và được giáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện nay,
có thái độ đúng và tự điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước
những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp, tích cực tham gia vào
các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho học sinhTHCS trên địa bàn.
Chủ thể quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM bao gồm: Ban giám hiệu các nhà trường, tổ
chức Đảng, Đoàn và các tổ chức xã hội là chủ thể hướng dẫn, điều hành hoạt
động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Chủ thể trực tiếp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là đội ngũ cán bộ, giáo viên của các
trườngTHCS trênđịabànQuận03. Các chủthểquảnlý có sự phối hợp chặt chẽ
tạo thành hệ thống đồng bộ để thực hiện việc quản lý có hiệu quả, chất lượng.
Đối tượng quản lý là học sinh, tập thể học sinh, chịu sự tác động, điều
khiển của chủ thể quản lý trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Học sinh và
tập thể học sinh vừa là khách thể quản lý, vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chức
thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học.
Phương pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM :
Phương phápquảnlý hành chính: là hệ thống những tác động trực tiếp
và gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên quan hệ tổ
chức và quyền lực hành chính, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội
dung, kế hoạch quản lý. Phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua
các nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên,
nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, các quyết định của Hiệu
trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt
buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện. Đây là phương
pháp cơ bản nhất để xây dựng nền nếp, duy trì kỷ luật trong Nhà trường.
Phương pháp giáo dục - tâm lý: là hệ thống những tác động của chủ thể
quản lý lên nhận thức, trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của đối tượng
quản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý.
Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ
của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác và tạo
ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyết
phục, động viên, tạo dư luận xã hội… Phương pháp này thể hiện tính dân chủ
trong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng
của mỗi thành viên trong tổ chức. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ
mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ
thuộc vào nghệ thuật của người quản lý.
Phươngpháp kích thích: là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý
đếnđốitượngquảnlý thôngqualợi ích kinh tế (vật chất) và tinh thần, nhằm tích
cực hóahoạtđộngcủahọ trong thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý.
Kíchthíchhoạtđộngbằnglợiíchkinhtế có nhiều ý nghĩathiết thực:pháthuy tính
sángtạo, độclập, tựgiác củamỗingườitrongcôngviệc. Quađó,phẩmchất,năng
lực và kết quảlao độngcủamọingườiđược tập thể thừa nhận và đánh giá. Đó là
cơ sở cho việc đánhgiá thi đua, khen thưởng. Phương pháp kinh tế thường được
kết hợp với phương pháp tổ chức - hành chính. Hai phương pháp này luôn bổ
sungvà thúc đẩylẫn nhau. Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận
dụngphươngpháp kinhtế phảithận trọngđểmộtmặt khuyếnkhích tính tích cực
lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo
viên và tập thể Nhà trường.
Phương pháp nêu gương: là phương pháp giáo dục, trong đó nêu lên
những gương điển hình, những mẫu mực cụ thể, sống động của cá nhân hoặc
tập thể hoặc bằng hành động của chính bản thân mình như là một mẫu mực để
kích thích người dược giáo dục cảm phục, noi theo và làm theo những tấm
gương đó nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Phương pháp này phù hợp với
tâm lý của trẻ là tính hay bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước không phải là sao
chép mù quáng, máy móc; mà thông qua bắt chước vẫn phải có những hành
động mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với phương hướng chung của lý tưởng, lại
vừa có hoạt động độc đáo, gần gũi với tư tưởng chủ đạo của tấm gương mà trẻ
bắt chước.
Phươngpháppháthuysứcmạnhtổng hợp:quảnlý có chức năngtổ chức,
chỉ đạo, đượcthểhiện qua việc phát huy sức mạnh của các tổ chức, các nhàquản
lý, các lực lượng tham gia quản lý. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý
quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn thể hiện ở sử dụng tổng hợp
các nội dung, hình thức quản lý.
1.2.Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành
phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Những nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố
Hồ Chí Minh
Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 03 - TPHCM
Là một trong những quận trung tâm của TP.HCM, Quận 03 là quận có
truyền thống cách mạng vẻ vang, với nhiều địa danh, chiến công nổi danh
trong cả nước: các anh hùng liệt sỹ: Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn
Văn Trỗi …được vinh danh trong cả nước; tấm gương "Người mẹ Bàn Cờ"
suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca. Trong kháng chiến, Quận 03
là nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Mậu
Thân 1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng)…Trên địa bàn Quận 03 tập trung
nhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trung
tâm Phật giáo Thích Quảng Đức. Nhà thờ Tân Định, Dòng Chúa Cứu Thế,
Nhà thờ Bùi Phát, Đình Xuân Hoà, Đình Phú Thạnh, Đình Ông Súng… Ngoài
ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có nhà
bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan…Quận 03
cũng là quận có mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông
quan trọng chạy ngang qua như: đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ
22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1
xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Ga Sài
Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các
tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc.
Ngày nay, trên đà phát triển của đất nước, với những bước chuyển
mình Quận 03 đã trở thành một quận có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã
hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành
phố. Trên địa bàn quận hiện nay có gần 2000 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng với giá trị sản lượng (theo giá cố định
1994) là 1.146 tỷ đồng và 19.098 cơ sở kinh doanh thương mại & dịch vụ với
doanh thu đến 25.860 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách và huy động nhân dân
đóng góp, Quận 03 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng,
nhiều trường học được đầu tư sửa chữa nâng cấp xây mới như: trường Đô
Lương, trường Trần Văn Đang, trường Phan Văn Hân, trường Lương Thế
Vinh. trường Trần Quốc Thảo. Cải tạo nâng cấp các chợ, mở tuyến đường
Nguyễn Thượng Hiền giải tỏa mở rộng đường Trương Định, Bà Huyện Thanh
Quan nối dài, Thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà trên kênh và
ven kênh Nhiêu Lộc và giải tỏa mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hiện
Quận đang tập trung xây dựng 1 số chung cư cao tầng (20 - 25 tầng) để giải
quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở của nhân dân.
Quận 03 là quận có sự hội tụ của nhiều cơ sở, trung tâm sinh hoạt văn
hóa như: Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố, Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam
bộ, Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược…Quận cũng đã đầu tư xây
dựng một số cơ sở văn hóa như Trung tâm Văn hóa , Trung tâm sinh hoạt
thanh thiếu niên . Câu lạc bộ Hưu Trí, Câu lạc bộ Lao động,…. Câu lạc bộ âm
nhạc Cầu Vồng tại 126 Cách Mạng Tháng 8 thuộc Trung tâm Văn hóa Quận
đã trở thành một trong những tụ điểm phục vụ văn nghệ cho đông đảo thanh
thiếu niên và nhân dân lao động trong Thành phố.
Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 03 tạo ra những điều kiện thuận lợi
về môi trường, điều kiện cơ sở vật chất cũng như nề nếp hoạt động cho quá
trình giáo dục năng sống cho học sinh; đồng thời cũng đặt ra nhiều đòi hỏi,
thách thức cần giải quyết trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM.
Đặc điểm đội ngũ giáo viên của các trường THCS trên địa bàn Quận 03
Đội ngũ thầy, cô giáo (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm) đa số là
những người lớn tuổi, đã qua trường lớp sư phạm đào tạo chính quy dài hạn và
có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, rất tâm huyết với nghề; giáo viên trẻ
năng động, tự tin, sáng tạo. Đội ngũ này có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh
các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội được phân thành các bộ môn như: Toán
học,Vậtlý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật....
Giáo viên chủ nhiệm là các giáo viên bộ môn được phân công thêm các nhiệm
vụ: tìm hiểu và nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt; cộng
tác chặt chẽ với gia đình học sinh; nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối
kỳ và cuối năm học; báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với
hiệu trưởng. Giáo viên bộ môn còn được phân công làm tổng phụ trách đội
thiếu niên tiền phong (được bồi dưỡng về công tác đội thiếu niên).
Đội ngũ giáo viên này luôn thực hiện đúng nội quy, quy chế, điếu lệ
của nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của
Hiệu trường và các cấp quản lý, luôn giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của
nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử
công bằng với học sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh,
đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.
Nhìn chung, độingũ giáo viên củacác trườngTHCStrênđịa bàn Quận 03
luôn được Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và Nhà trường quan tâm
nâng chuẩn đào tạo qua những lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn, thường
xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, đáp ứng ngày một tốt với
việc đổi mới phương pháp dạy học, luôn phối hợp với nhau trong giảng dạy
và quản lý tốt học sinh. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các
trường THCS ở Quận 03 trong năm học 2011-2012 (theo Phòng giáo dục và
đào tạo Quận 03) là: Cán bộ quản lý: 41/41 đạt trên chuẩn (100%); Giáo viên:
650/780 đạt trên chuẩn (83,3%); 130/780 đạt chuẩn (16,9 %), (Phụ lục 6).
Đặc điểm học sinh THCS trên địa bàn Quận 03
Lứa tuổi học sinh THCS là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi
trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “Thời kỳ
quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”. Đây là lứa tuổi có
bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu
để để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành). Ở lứa tuổi
này có sự tồn tại song song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này
phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ vào cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống,
hoạt động của các em.
Tuổi học sinh THCS là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời
kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Trong
thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm
xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, là tiền đề để tiếp tục phát
triển trong lứa tuổi thanh niên.
Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân
đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên,
tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể của trẻ,
trong đó có sự thay đổi về chiều cao và sự phát dục. Quá trình hưng phấn
chiếm ưu thế rõ rệt dẫn đến không làm chủ được cảm xúc của mình không
kiềm chế được xúc động mạnh, các em dễ bị kích động, bực tức, cáu gắt, mất
bình tĩnh... Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể
của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm
lý mới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình, cảm giác về tình cảm
giới tính mới lạ, quan tâm tới những người khác giới.
Ở lứa tuổi này các em có khả năng phân tích tổng hợp các sự vật hiện
tượng phức tạp hơn, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách
thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. Lứa tuổi
này xuất hiện một cảm giác hết sức độc đáo đó là “cảm giác mình đã là người
lớn”. Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách cần được phát huy
tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc và đối xử tế nhị.
Mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục của các trường THCS
“Giáodục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ
thông...”. Hệ thống các trường THCS trên địa bàn Quận 03 là hệ thống nhà
trường thực hiện mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ
chức quản lý chặt chẽ. Hiện nay, các nhà trường đều có hệ thống chương trình
khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ
giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên,
giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ
chức lớp… đây là những yếu tố có tính chất quyết định chất lượng hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Nhiệm vụ giáo dục của các trường THCS là thực hiện nghiêm túc, linh
hoạt kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Tiếp tục rà
soát, đánh giá thường xuyên chương trình, sách giáo khoa, đảm bảo nội dung
dạy học đạt yêu cầu cơ bản, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
trường. Tích cực chuẩn bị đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt chất
lượng giáo viên trung học cơ sở. Tăng cường các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ
lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tập
trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; dạy
học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục
phổ thông. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt Chuẩn quốc gia.
Triển khai các dự án, đề án về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức nhiều
“sân chơi” trí tuệ của học sinh; mở rộng diện học sinh được học 2 buổi/ ngày,
nhất là ở tiểu học và THCS.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các trường THCS đang
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tác động tích cực và tiêu cực của xã hội. Các
tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá
trị chân, thiện, mỹ trong giáo dục cho học sinh. Mối quan hệ gia đình - nhà
trường hiện cũng đang chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, xã hội vận
hành theo cơ chế thị trường.
1.2.2. Nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở ở Quận 03 -thành phố Hồ Chí Minh
Mộtlà, kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCStrên địa bàn Quận 03 – TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, khoa học, khả thi.
Xây dựng kế hoạch là hành động đầu tiên của chủ thể quản lý trong các
trường nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh. Mọi hoạt động quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống thường
được khởi nguồn từ việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác
định bước đi, điều kiện, phương tiện cần thiết đối với hoạt động của chủ thể
cũng như đối tượng quản lý. Kế hoạch thể hiện tính khoa học và chủ động
trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM phải được xây dựng cụ thể cho
từng khóa học, năm học cụ thể. Kế hoạch có thể được xây dựng độc lập hoặc
xây dựng chung trong kế hoạch tổng thể của mỗi trường, nhưng dù ở dạng
nào, kế hoạch vẫn phải thể hiện được mục tiêu, nội dung, yêu cầu giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh; phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo chung; định
hướng được hoạt động cho các chủ thể và đối tượng vào việc giải quyết
những vấn đề trọng tâm, cấp thiết về kỹ năng sống của học sinh; huy động và
phát huy được khả năng tổng hợp của nhà trường, xã hội vào quá trình giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Hai là, tổ chức và phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá
trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03-
TP.HCM.
Quản lý chính là quá trình đánh giá, sử dụng, phát huy có hiệu quả các
thành phần, lực lượng tham gia quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
vì thế, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý quá trình giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM chính
là việc tổ chức, phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá trình giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh. Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh:
Tổ chức lực lượng giáo dục và quản lý theo đúng biên chế do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định. Các tổ chức, lực lượng phải đủ về số lượng, hợp lý
về cơ cấu và bảo đảm chuẩn hóa về chất lượng theo quy định.
Sự phối, kết hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong quá trình
thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -
TP.HCM. Không có sự chồng chéo, trùng lặp hoặc đùn đẩy trách nhiệm và
những “khoảng trống” về lực lượng cũng như về nội dung chương trình.
Các chủ thể của quá trình giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò trách nhiệm theo
cương vị được giao. Các lực lượng quản lý thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức
khoa học quản lý, có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Ba là, mục tiêu, nội dung, phương thức, điều kiện bảo đảm trong quá
trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -
TPHCM.
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa
bàn Quận 03 - TPHCM được tiến hành thông qua các quyết định, cơ chế,
chính sách và điều kiện bảo đảm cho quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể là:
Thực hiện đúng mục tiêu, chương trình, kế hoạch và nội dung giáo dục
kỹ năng sống đã được xác định. Đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy
luật giáo dục; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức giáo
dục kỹ năng sống phù hợp với đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh địa bàn.
Thườngxuyên chỉ đạo việc cập nhật kịp thời các nội dung, phương pháp
và hình thức giáo dục kỹ năng sốngtiên tiến, hiệu quả và hiện đại. Đổi mới cách
sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục và lồng ghép giáo dục kỹ năng
sốngvới các hoạtđộnggiáo dục cũng như hoạt động xã hội của nhà trường. Tổ
chức tốtcác hoạtđộngbổ trợ, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các
hoạt động xã hội thiết thực nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
Bảo đảm đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình và trang thiết bị vật chất cho
quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03
TP.HCM.
Bốn là, kiểm tra, đánh giá trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng
sống cho học sinhTHCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM
Kiểm tra nhằm đánh giá chính xác kết quả thực hiện các mục tiêu quản
lý đã đề ra. Cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể để đánh giá được kết quả thực
hiện mục tiêu, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phải tiến
hành đo đạc, so sánh và đưa ra những đánh giá chính xác, phát hiện được
những sai lệch, nguyên nhân của những sai lệch đó. Ra các quyết định điều
khiển, điều chỉnh để khắc phục các sai lệch, hạn chế. Phát huy các nhân tố
điển hình. Để kiểm tra đạt kết quả tốt, cần chú ý những yêu cầu sau:
Xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể, sát thực về kỹ năng sống
và kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Quá trình kiểm tra, các chủ thể cần nắm vững quy trình, nguyên tắc của
công tác kiểm tra.
Duy trì kiểm tra theo nề nếp, sau kiểm tra có rút kinh nghiệm cụ thể.
Đánh giá khách quan, trung thực. Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh
nghiệm kịp thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra.
Năm là, kết quả quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Chất lượng của quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS trênđịa bàn Quận 03 – TP.HCM được biểu hiện thông qua kết quả thực
hiện mục tiêu quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Được biểu hiện:
Học sinh được trang bị những kiến thức về kỹ năng sống cần thiết theo
mục tiêu yêu cầu bậc học.
Sự chuyển biến trong hành vi, ứng xử, giải quyết các mối quan hệ của
học sinh với thầy, cô, với bạn bè, gia đình và xã hội.
Sự trưởng thành về nhân cách toàn diện của học sinh.
Kết quả đạt được trong học tập, rèn luyện và xây dựng trường của đội
ngũ học sinh.
1.3. Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh
Ưu điểm
Mộtlà, cácchủ thểquản lý có nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về quá
trình giáodụckỹnăngsốngchohọcsinhTHCS, chươngtrình, kếhoạch giáodục
kỹ năngsốngchohọc sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM được xây
dựng ngày càng chặt chẽ, khoa học và khả thi.
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa
bàn Quận 03 – TP.HCM diễn ra trên nhiều mặt, nhiều khâu, nhưng yếu tố đầu
tiên tác động tới chất lượng quản lý chính là nhận thức của chủ thể quản lý và
việc xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý chặt chẽ, khoa học và khả thi. Qua
nghiên cứu, khảo sát tại các trường THCS cho thấy, các cấp quản lý, các đồng
chí hiệu trưởng, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm... các
trường TTHCS trên địa bàn Quận 03 đã có nhận thức đúng về vai trò, sự cần
thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 –
TP.HCM. Cán bộ lãnh đạo các cấp và lãnh đạo các nhà trường THCS trên địa
bàn Quận 03 đã phát huy tốt vai trò chủ thể quản lý, quán triệt và thực hiện tốt
các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, làm tốt công tác quản lý quá trình giáo
dục kỹ năng sống, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu giáo dục kỹ năng
sống cho các giáo viên và cán bộ quản lý. Chỉ đạo các ban chức năng nghiên
cứu đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục. Tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các nhà
trường nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định.
Cấp ủy, chính quyền Quận 03 đã hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên
đi học để nâng cao trình độ lý luận, quản lý, các lớp trung cấp chính trị, quản
lý nhà nuớc và các lớp sau đại học…. để nâng cao trình độ. Ban Giám hiệu
các trường trong Quận luôn thực hiện đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp giảng dạy, tăng cường đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
Nhiều môn học đã được thực hiện bằng giáo án điện tử, dạy theo dự án, lịch
dạy được thực hiện đúng theo phân phối chương trình. Các bộ môn thường
xuyên sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, rút kinh nghiệm, đưa ra những vấn đề
trọng tâm từng bài dạy, thống nhất giáo án, giáo trình. Các trường THCS đều
có các phòng thực hành thí nghiệm Lý - Hoá - Sinh theo qui định và tổ chức
đầy đủ các tiết thực hành theo phân phối chương trình. Thư viện các trường
có nhiều đầu sách, tài liệu nhằm góp phần nâng cao kiến thức giáo dục văn
hóa cho học sinh. Kinh phí đầu tư cho giáo dục ngày càng cao cũng đã góp
phần từng bước ổn định đời sống, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên.
Các lực lượng quản lý đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của
mình trong xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch giáo dục và quản lý
quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ giáo dục hàng năn, khả năng và điều kiện của từng trường, các
trường đã xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định hướng đi,
thời gian thực hiện, quan tâm bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết cho
quá trình giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS đạt
hiệu quả cao.
Qua khảo sát đối với 120 cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, giáo viên ở các
trường THCS trên địa bàn Quận 03 về nhận thức với giáo dục và quản lý quá
trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cho thấy có 65 người (chiếm
tỉ lệ 54,2%) cho là rất quan trọng, và có 55 người (chiếm tỉ lệ 45,8%) cho là
quan trọng (Số thứ tự 33 ở Phụ lục 7). Như vậy 100% những người được điều
tra đều trả lởi rằng công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ở các trường THCS Quận 03 là quan trọng, điều đó chứng tỏ rằng cán bộ
quản lý, cán bộ đoàn và giáo viên ở các trường trên địa bàn đã nhận thức được
tầm quan trọng của quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà
trường của mình. Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM có 38 người
(chiếm tỉ lệ 31,7%) cho rằng việc quản lý quá trình giáo dục KNS cho học
sinh được thực hiện tốt; 28 người (chiếm tỉ lệ 25%) cho là thực hiện tương đối
tốt, còn 54 người (chiếm tỉ lệ 45%) cho rằng thực hiện chưa tốt (Số thứ tự 34
Phụ lục 7).
Các trường THCS trên địa bàn Quận 03 –TP.HCM đã coi trọng và duy
trì khá tốt việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho quá trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh, kế hoạc đã bám sát nội dung, chương trình giáo dục đào tạo của
bậc học, phân định cụ thể mục tiêu, nội dung, thời gian thực hiện giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống với các
nội dung giáo dục kiến thức chung. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và điều
kiện, khả năng cho phép, các trường đã chủ động xây dựng nhiều loại kế
hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó, xây dựng kế hoạch giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh vào các đợt thi đua theo chủ điểm được chú
trọng nhất (chiếm tỉ lệ 96,7%), kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong cả năm
học ( tỉ lệ 86,7 %); kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong từng học kì ( tỉ lệ
83,3%). Các loại kế hoạch khác chiếm tỷ lệ ít hơn: như kế hoạch giáo dục kỹ
năng sống trong từng tháng (tỉ lệ 50,7%) và kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
trong từng tuần (13,3%). Việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cụ
thể, sát thực đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm và các lớp có phương
hướng, mục tiêu phấn đấu cụ thể. (Số thứ tự tứ 56 đến 60 ở phụ lục 7).
Hai là, đã tổ chức huyđộng và phát huy khá tốt vai trò các tổ chức, lực
lượng trong quá trình tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Xác định quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa
bàn Quận 03 – TP.HCM chỉ có thể đạt hiệu quả thực sự khi huy động được sự
tham gia tổng lực của nhà trường, xã hội và gia đình vào quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Thời gian qua, các trường THCS trên trên địa bàn
Quận 03 – TP.HCM đã thường xuyên quan tâm tổ chức tốt việc phối, kết hợp
các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Các chủ thể quản lý đã làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục, huy động được các ban ngành đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp,
các nhà hảo tâm trong địa phương, đặc biệt là vai trò của ban đại diện cha mẹ
học sinh các trường trên địa bàn cùng tham gia, đóng góp tích cực cho các
công trình trường học xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ công tác
dạy và học, hỗ trợ kinh phí chăm lo đời sống tinh thần cho giáo viên, khen
thưởng học sinh giỏi, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó,…
Trong các dịp họp mặt tập thể phụ huynh học sinh, các nhà trường đều
tiến hành phổ biến mục tiêu, yêu cầu, trao đổi về nội dung, yêu cầu giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh. Trên cơ sở phân tích vai trò, tầm quan trọng của
kỹ năng sống, các trường chỉ rõ những tác động tích cực và tiêu cực của xã
hội, gia đình trong quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đề
nghị các gia đình tham gia thường xuyên và tích cực vào quá trình giáo dục
kỹ năng sống cho con em mình. Các Nhà trường còn chỉ đạo các hình thức
hoạt động của Hội Phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…
tăng cường tuyên truyền và phổ biến yêu cầu, nội dung giáo dục kỹ năng sống
để tạo được sự quan tâm, cộng tác đầy đủ của gia đình học sinh trong quá
trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Nhờ những cố gắng toàn diện và bền bỉ, những năm qua, sự phối hợp
giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong tham gia quản lý quá trình
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03
như: giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu
niên tiền phong là khá tốt. Các tổ chức quần chúng đã cùng với gia đình học
sinh tạo nên môi trường đồng bộ, tích cực ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả rèn
luyện kỹ năng sống của học sinh. Khảo sát 150 cán bộ quản lý, giáo viên, cán
bộ đoàn và đại diện các tổ chức tại 04 trường THCS trên địa bàn Quận 3 về sự
cần thiết phải phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong công
tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS
trên địa bàn Quận 03, kết quả cho thấy: 100% giáo viên chủ nhiệm có ý kiến
đồng ý; 96,7% ý kiến Hội cha mẹ học sinh đồng ý; Đoàn thanh niên, đội
thiếu niên tiền phong có 93,3% ý kiến nhất trí; 86,7% ý kiến khẳng định vai
trò cần thiết của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường; 73,3 % ý
kiến nhất trí vai trò phụ huynh học sinh ở gia đình; 60% ý kiến nhất trí về vai
trò đội ngũ giáo viên bộ môn; 56,7% ý kiến nhất trí về vai trò tập thể học sinh
trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. (Số thứ tự từ 61 đến 67 ở
Phụ lục 7).
Ba là, mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh bước đầu thể hiện được sự linh hoạt, sinh động; điều kiện bảo đảm cho
quá trình giáodục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -
TPHCM đã có sự cải thiện đáng kể.
Những năm qua, các trường THCS trên địa bàn Quận 03 đã có nhiều
hình thức để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số
hình thức đã được các nhà trường thực hiện nhiều như: lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống qua các môn học (chiếm tỉ lệ 96,7%); giáo dục kỹ năng sống qua
sinh hoạt lớp, Đoàn, Đội (chiếm tỉ lệ 86,7%); giáo dục kỹ năng sống qua việc
tổ chức cho học sinh đi tham quan dã ngoại (chiếm tỉ lệ 85,3%); giáo dục kỹ
năng sống qua hoạt động văn hóa, văn nghệ (chiếm tỉ lệ 73,3%); giáo dục kỹ
năng sống qua câu lạc bộ học tốt (chiếm tỉ lệ 66,7%).... Ngoài ra còn một số
hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống khác đã được thực hiện nhưng
chưa thật phổ biến như: giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động xã hội từ thiện
(chiếm tỉ lệ 49,3%), giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động thể dục thể thao
(chiếm tỉ lệ 50%), (Số thứ tự từ 45 đến 54. Phụ lục 7). Qua quá trình tổ chức
giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn
Quận 03 – TP.HCM cho thấy, bản thân kỹ năng sống đã mang trong nó sự
sinh động, linh hoạt, vì thế không thể chuyển tải hiệu quả kỹ năng sống bằng
các con đường, phương pháp giáo điều, kinh viện và sơ cứng, sự sinh động
của các hình thức giáo dục kỹ năng sống sẽ đem lại khả năng cuốn hút, sinh
động cho nội dung giáo dục kỹ năng sống, tạo cho các em học sinh cảm hứng
thích thú, tập trung để chất lượng quá trình giáo dục kỹ năng sống được nâng
cao. Tại các trường THCS, quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ
yếu thông qua các hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt đoàn thể, đặc biệt,
vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, các hình
thức hoạt động tập thể như hội thi, cắm trại, diễn đàn theo chủ đề, hoạt động
Đoàn, Đội…là những môi trường giáo dục kỹ năng sống rất hiệu quả, các nhà
trường cần có sự chỉ đạo và đầu tư thích đáng, tạo ra các hình thức giáo dục
phong phú hơn để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia.
Bốn là, kết quả quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từng năm
có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
của các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Những năm qua các trường THCS trên địa bàn Quận 3 đã triển khai
thực hiện có hiệu quả chủ trương “dạy chữ đi đôi với dạy người”, xây dựng
trường học thân thiện… Môn học giáo dục công dân đã được quan tâm đúng
mức, nội dung định hướng về cái đẹp, về văn hóa ứng xử, về tình bạn, tình
thầy trò, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “chữ hiếu”, “lòng trắc ẩn”, “truyền
thống tương thân, tương ái”… luôn được lồng ghép vào các buổi chào cờ,
sinh hoạt lớp, diễn đàn…và có hiệu quả thiết thực. Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THCS đã góp phần giúp các em có kiến thức về đời sống tình cảm
trong tình bạn, tình yêu trong sáng, đúng mực; giáo dục cho các em tính tự
giác, dũng cảm, trung thực, tính khiêm tốn học hỏi biết nhận khuyết điểm để
tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình và tự phê bình, giúp cho các em biết cách
định hướng và xử lý tốt các tình huống xảy ra, biết hợp tác và chia sẽ với thầy
cô, các bạn những điều mà các em đã tiếp thu được từ bài học và cuộc sống.
Đa số học sinh các trường THCS Quận 03 đều có nhận thức đúng đắn
và hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống đối với bản thân
mình. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống
thông qua các hoạt động do nhà trường tổ chức để nhằm trang bị cho mình
những kiến thức, sự hiểu biết và rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp, ra
quyết định. Khảo sát mức độ nhận thức và hiểu biết về kỹ năng sống của học
sinh trên địa bàn Quận 03, trong 300 học sinh được hỏi đã có 195 em cho là
rất cần thiết, 82 em cho là cần thiết (chiếm tỉ lệ 92,3%), ( Số thứ tự 10 ở phụ
lục 7), điều đó chứng tỏ các em học sinh đã nhận thức được sự cần thiết của
giáo dục kỹ năng sống và mong muốn được hưởng nội dung giáo dục này để
trang bị thêm cho mình những kỹ năng sống hoàn thiện nhân cách của mình.
Học sinh THCS đã từng bước nhận diện được những biểu hiện và tác
hại của thiếu kỹ năng sống như: học sinh thường sống khép kín, có biểu hiện
ngại giao tiếp; thiếu niềm tin trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người
thân, ngại tâm sự chuyện riêng tư, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược.
Học sinh thiếu kỹ năng sống thường tỏ ra kém ý chí, không tự kiềm chế được
hành vi của mình, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ; dễ bi quan, giao động trước những
công việc có khó khăn, phức tạp. Đa số học sinh THCS trong trao đổi đã có
thái độ và nhu cầu tích cực đối với giáo dục kỹ năng sống, do đó các em trở
nên tích cực, tự giác hơn trong học hỏi, tiếp thu và tự tìm hiểu, nâng cao về kỹ
năng sống của bản thân.
Học sinh các trường THCS trên địa bàn Quận 3 những năm qua đã có
nhiều chuyển biến tích cực cả về kết quả học tập cũng như kết quả rèn luyện,
đạo đức, nhiều học sinh đã có nỗ lực khắc phục hoàn cảnh gia đình, điều kiện
sức khỏe của bản thân để vươn lên học giỏi, chăm ngoan. Về chất lượng giáo
dục toàn diện của học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM (tỷ lệ %
hạnh kiểm và học lực) đã đạt kết quả tốt hơn những năm học trước, trong năm
học 2011- 2012 :
Về hạnh kiểm: Tốt:60%, Khá: 35,3%, TB: 3,5%, Yếu:1,2%. (phụ lục 6)
Về học lực: Giỏi: 15,5%, Khá: 55,5%, TB: 26%, Yếu: 3%. (phụ lục 6)
Nguyên nhân ưu điểm
Cán bộ lãnh đạo các cấp và lãnh đạo các nhà trường THCS trên địa bàn
Quận 03 phát huy tốt vai trò chủ thể quản lý, quán triệt và thực hiện tốt các
chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, làm tốt công tác quản lý quá trình giáo dục,
nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các giáo
viên và cán bộ quản lý. Chỉ đạo các ban chức năng nghiên cứu đề xuất, xây
dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các nhà trường nhằm bảo
đảm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định.
Các chủ thể quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các ban ngành
đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong địa phương, đặc
biệt là vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh các trường trên địa bàn cùng
tham gia, đóng góp tích cực cho các công trình trường học xây dựng cơ sở vật
chất, trường lớp phục vụ công tác dạy và học, hỗ trợ kinh phí chăm lo đời
sống tinh thần cho giáo viên, khen thưởng học sinh giỏi, học bổng cho học
sinh nghèo vượt khó,…
Các nhà trường đã quan tâm tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ,
phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ, kiến thức về kỹ năng sống đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ đề ra; thường xuyên hoàn thiện mục tiêu, đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp giảng dạy và tăng cường các điều kiện bảo đảm
cho quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Khuyết điểm
Mộtlà, mộtsố cán bộquảnlýchưa nhậnthứcđúngđắn về vai trò quản lý
giáodụckỹnăngsốngchohọcsinh,việcxâydựngvà thựchiện kếhoạch quản lý
quá trình giáodụckỹnăngsốngtạimộtsốtrườngTHCS trên địa bàn Quận 03 -
TP.HCM còn nhiều bất cập.
Trên địa bàn Quận 03 hiện nay, nhiều Nhà trường mới chỉ chú trọng việc
dạy chữ mà xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống, một số ban giám hiệu nhà
trườngcònquanniệm dạyhọc là dạykiến thức, nặngvề giáo dục văn hoá, vì thế,
trongchỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch thường chủ yếu quan tâm về chuyên
môn, khối lượng kiến thức quá nhiều, mà ít quan tâm đầu tư cho nội dung giáo
dục kỹnăng sốngcho họcsinh. Quakhảo sát thực tế cho thấy 132 giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên và cán bộ Đoàn (chiếm tỉ lệ 88%) cho rằng giáo dục kỹ năng
sốngvẫn còn là vấn đề mới mẻ trong chương trình giáo dục chung của các nhà
trường THCS trên địa bàn Quận 3, (Số thứ tự 18 ở phụ lục 7).
Do các nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh THCS, chưa giành thời gian, lực lượng thích đáng cho nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên học sinh không có điều kiện, môi
trường tiếp cận, học tập và phát triển kỹ năng sống của bản thân. Trong 300
học sinh được khảo sát, có 210 học sinh (chiếm tỉ lệ 70%) trả lời rằng: muốn
tham gia vào các gia hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng sống nhưng
không có thời gian, (Số thứ tự 12 ở phụ lục 7). Khảo sát về việc thiết kế nội
dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, 87 giáo viên và cán bộ quản lý
(chiếm 58%) cho rằng nội dung chưa thiết thực, chưa phù hợp với thực tế
cuộc sống, “Số thứ tự 21 ở phụ lục 7). Trong khi có 100% ý kiến giáo viên
cho rằng việc quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

More Related Content

What's hot

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...PinkHandmade
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Kiệt Huỳnh
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 luanvantrust
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...HanaTiti
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Khanh Le
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS (20)

Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 
Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
 
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà NộiLuận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đBiện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ... Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
 
Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAYLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng HòaLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  DƯƠNG MINH TÙNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  DƯƠNG MINH TÙNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Mã số: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG LÂN HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12 1.1 Các khái niệm cơ bản 12 1.2 Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 25 1.3 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh 33 Chương 2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 48 2.1 Yêu cầu đối với quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - thành phố Hồ Chí Minh 48 2.2 Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 52 2.3 Khảo nghiệm tínhcấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 76 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 89
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bất cứ thời đại nào, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp - kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống hòa nhập với những người xung quanh cũng như toàn xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung quan trọng nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; hình thành thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân trước các tác động xã hội. Quá trình giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Những năm qua, Đảngvà Nhà nước tađãrất chú ý quan tâm đến nội dung giáo dục kỹnăng sốngcho họcsinhcácbậc học; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những bước điđúngđắntrongviệc triển khai và nhân rộng nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho thanhthiếuniên. Sựquantâm, chỉ đạovàtổ chức tíchcựccủatoàn xã hộivề giáo dục kỹnăng sốngcho họcsinh đã góp phần hình thành nhân cách conngườiViệt Nam xã hộichủnghĩatrongcác trườnghọc, đảm bảo định hướng dạychữđiđôivớidạyngười; trang bịcho học sinhcó kỹnăngcơ bảnvề đánh giá và tự đánhgiá, về giải quyếtcác mốiquanhệ tronggia đình, nhàtrườngvàxã hội; biết định hướng và phấn đấu theo chuẩn chân, thiện, mỹ. Quận03 là một trongnhữngquậntrung tâm củaThànhphố Hồ Chí Minh, có nềnkinh tế tăng trưởngkhá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Những năm qua, lãnh đạo, chính quyềnvà ngành giáo dục Quận03đã chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các bậc học, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thôngtrunghọc. Nhờ đó chấtlượnggiáo dục hàngnăm củaQuận được nâng lên. Quacác kỳthi hết cấp, tỷlệ học sinhtoàn Quận luôn đạt trên 95%. Nhiều trường trên địa bàn Quận trở thành những trường điểm của thành phố. Học sinh phổ thôngtrunghọc hiện nay cơ bảnđãđược trangbịkỹ năng sống, có phương pháp
  • 5. đúng khiứng phó vớinhữngtìnhhuốngdiễn ra trongcuộcsống.Phầnlớncác em năng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình và thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường trong Quận 03 hiện nay còn xu hướng trọng việc dạy chữ, mà chưa chú trọng đúng mức khía cạnh dạy người; vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm nhưng chưa đầy đủ. Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS vẫn còn hạn chế, quá trình tổ chức đã bộc lộ nhiều bất cập. Đa số học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống cần thiết, nhiều học sinh học giỏi, chăm ngoan, nhưng khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Hiện tượng nói tục, đánh nhau, sa đà vào các tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi phạm pháp luật còn xảy ra trong học sinh. Một số học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm...thậm chí là tự sát khi gặp vấn đề vướng mắc trong cuộc sống....tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các trường có xu hướng gia tăng. Một bộ phận giới trẻ đã có những suy nghĩ kém tích cực, sống chán nản không có mục tiêu, hoài bão phấn đấu vươn lên. Đây là những vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc cha mẹ và cho xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống và hòa nhập xã hội. Trong khi sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhanh chóng đã góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ thì học sinh THCS lại chưa được định hướng, quan tâm đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là còn ít được hưởng giáo dục kỹ năng sống, chưa được hướng dẫn cách ứng xử, đương đầu với những khó khăn của cuộc sống, vì thế, khi gặp tình huống phức tạp, các em dễ tổn thương và manh động, hành động thiếu suy nghĩ. Tăng cường quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trung học chính là biện pháp phát huy vai trò các chủ thể quá trình giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em trở thành conngoan, trò giỏi, thành côngdâncó íchcho xã hội, góp phần xây dựng Quận 03 thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của Thành phố và cả nước. Vì thế,
  • 6. tác giả chọnvà thực hiện đềtài: “Quảnlýquátrìnhgiáodụckỹnăng sống cho học sinhtrunghọc cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở một số quốc gia, giáo dục kỹ năng sống đã được lồng ghép vào các môn học, chủ đề, nội dung có liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc trên thực tế. Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên, đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống của xã hội ở những thời điểm khác nhau. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề kỹ năng (Skill) và kỹ năng sống đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ khá sớm và theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, các nhà tâm lý học (đặc biệt là tâm lý học sư phạm) đã tập trung nghiên cứu về kỹ năng và quá trình hình thành các kỹ năng giảng dạy của người giáo viên. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Những cơ sở tâm lý học” của V.A.Cruchetxki [14], “Ph-¬ng ph¸p vµ kü thuËt lªn líp” của M.N.Iacovliev [29], “Hình thành cáckỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học” của X.I.Kixegof [30], A.A.bdoullina [1], P. Ia.Ganlperin (1978) [21]. Ở phương Tây các nghiên cứu về kỹ năng chủ yếu theo hướng tâm lý học hành vi của J.Watson (1926) và F.Skiner (1963). Tâm lý học chức năng của A.Pojoux (1926). Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ năng của người giáo viên của K.Bary và L.King (1993), “Sự phát triển nhận thức trong học tập và giảng dạy” của F.E.Weinert (1998) [64], Nghiên cứu về quá trình hình thành trí tuệ của P.Ia.Ganlperin (1978), [21], về kỹ năng giáo dục của J. Piajet (1980) [65], P.Ia.Galperin (1978), [66] công trình nghiên cứu về kỹ năng, nghệ thuật diễn giảng của Swest, Paul.W (1995) [67].
  • 7. Ở trong nước, Công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp của giáo viên Khoa tâm lý giáo dục của tác giả Nguyễn Như An (1992), Trần Anh Tuấn (1996). Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý của Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí [46], nghiên cứu về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong hình thành kỹ năng tâm lý người của nhóm tác giả Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế [41]. Một số công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý như công trình của Đặng Quốc Bảo, (1997) [2], kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhóm tác giả Lê Thị Bừng, Hải Vang (1997) [10]… Tổng kết các kết quả nghiên cứu về kỹ năng cho thấy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau: Hướng tiếp cận kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật như các tác giả: V.X.Cudin, V.A.Cruchetxki, A.G.Covaliov, Trần Trọng Thủy.... Theo hướng tiếp cận này, các tác giả quan niệm kỹ năng là phương thức thực hiện hành động mà con người đã nắm vững. Người có kỹ năng hoạt động là người nắm được các tri thức về cách tiến hành hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó. Hướng tiếp cận kỹ năng nghiêng về mặtnăng lực con người của các tác giả: N.D.Levitov, X.I.Kixegof, K.K.PlatonovNgô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn... Các tác giả quan niệm kỹ năng thể hiện năng lực thực hiện một hành động có kết quả với chất lượng cần thiết, trong thời gian tương ứng và điều kiện xác định. Các tác giả V.N.Kuzmin, P.N.Gonobolin, J.B.Bigss, R.Tellfer, K.Bary, TrầnAnh Tuấn, NguyễnNhư An... nghiêncứu chuyênsâuvềthựchànhsư phạm và làm rõsự khácbiệtgiữacácnhómkỹnăngriêngbiệtcủaquátrìnhgiảng dạy, tìmhiểu cơ sở, khảnăngvà quátrìnhhìnhthành các nhómkỹnăng chuyênbiệt, từ đó xây dựng quy trình và phương pháp hình thành, rèn luyện kỹ năng sư phạm cho các giáo sinh trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm. Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ năng sống và quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã sớm được đề cập trong các nghiên cứu lý luận nhằm chỉ đạo thực tiễn hoạt động giáo dục. Từ cuối những năm 80 thế kỷ
  • 8. XX, những nghiên cứu đầu tiên về yêu cầu giáo dục kỹ năng cho học sinh, tiêu biểu như các công trình: “Người thầy giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục” của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Cương và Dương Xuân Trinh [61]. Nghiên cứu về lý luận dạy học của nhóm tác giả: Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế (1999) [41]. Năm 2003 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình và các cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức về kỹ năng sống và các chủ trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển nên đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này của các tác giả: PGS - TS Nguyễn Thị Hường, Bác sỹ Lê Công Phượng, PGS - TS Nguyễn Thanh Bình, ThS Cao Thị Xuân, TS Tâm lý học: Huỳnh Văn Sơn, PGS - TS Nguyễn Dục Quang, TS Lưu Thu Thuỷ, GS - TS Nguyễn Quang Uẩn, ThS Giáp Bình Nga..... Vấn đề quản lý giáo dục đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Bùi Minh Hiền trong tác phẩm Quản lý giáo dục do Nxb Đại học Hà Nội xuất bản năm 2009 [26]; Vương Thanh Hương, Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Đại học Sư phạm xuất bản năm 2007 [32]; Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm xuất bản năm 2009 [38]; Đặng Bá Lãm, Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005 [39]; Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục [52]; Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học. Nguyễn Thanh Hòa, Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Đại học Đà Nẵng, (Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002…
  • 9. Bàn về quản lý, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) đã đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọi chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến”. Trần Kiểm (1997) trong tác phẩm “Quản lý giáo dục và trường học” Giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã quan niệm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung luận giải nhiều vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục như chỉ rõ bản chất của quá trình quản lý giáo dục; nội dung và hình thức quản lý giáo dục; những yếu tố tác động cũng như những biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng quá trình quản lý giáo dục. Từ cơ sở luận giải sự cần thiết của nâng cao chất lượng giáo dục trong xã hội hiện nay, các tác giả đã làm rõ vai trò tương tác giữa biện pháp quản lý với chất lượng giáo dục, từ đó đi đến khẳng định, để nâng cao chất lượng giáo dục tất yếu phải tăng cường các biện pháp quản lý quá trình giáo dục đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng nhân cách cho học sinh trên địa bàn Quận 03 - TPHCM. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM. Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm của quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM.
  • 10. Xác định các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM. Đối tượng nghiên cứu Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM. Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM. Các số liệu điều tra, xử lý và tham khảo tính từ năm 2008 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục, xây dựng nhân cách cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM; quá trình giáo dục kỹ năng sống được cấu thành bởi nhiều nhân tố, nếu nắm chắc và điều khiển tốt các nhân tố như: xác định mục tiêu, nội dung cụ thể, toàn diện, hiện đại và phù hợp; lựa chọn hình thức, phương pháp sinh động, cuốn hút và hiệu quả; phối hợp và phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng; bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho giáo dục kỹ năng sống …thì có thể nâng cao chất lượng quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng giáo dục và quản lý giáo dục của Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương về công tác giáo dục của Đảng. Vận
  • 11. dụng các quan điểm lôgic - lịch sử và thực tiễn để phân tích, đánh giá, xem xét các vấn đề liên quan đến luận văn. Phương pháp nghiên cứu Phối hợp sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giáo dục đào tạo; các tài liệu liên quan đến chuyên ngành khoa học quản lý, quản lý giáo dục, tâm lý giáo dục, tâm lý học lứa tuổi… Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng Alket: tiến hành với các cán bộ, giáo viên và học sinh Phỏng vấn trực tiếp: một số cán bộ, giáo viên và học sinh. Phương pháp quan sát: tập trung quan sát các hoạt động như: xây dựng kế hoạch, xác định nội dung giáo dục; tổ chức các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học: dùng để tính toán, tổng hợp, xử lý các số liệu liên quan. 7. Ý nghĩa của luận văn Làm rõ khái niệm và các nhân tố cơ bản cấu thành chất lượng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Xác định các tiêu chí đánh giá và làm rõ thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03- TP.HCM. Đề xuất các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn
  • 12. Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.
  • 13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở Kỹ năng và kỹ năng sống Kỹ năng, là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Trong từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989): “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”. Kỹ năng, theo tâm lý học là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức của bản thân, là khả năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua trải nghiệm của bản thân. Kỹ năng sống, hiện có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống: Theo Tổ chức y tế thế giới (WTO) kỹ năng sống là những khả năng để có những hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…Học để làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện các công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…học để sống với người khác (Learning to live together)
  • 14. gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông. Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lý xã hội của mỗi người cho những hành vi thích hợp và tích cực, giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống. Theo Nguyễn Võ Kỳ Anh (Vụ giáo dục thể chất): “Kỹ năng sống là khả năng có được những hành vi thích nghivà tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày”. Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ được cuộc sống của mình, để có cuộc sống khỏe, sống hạnh phúc và sống có ý nghĩa. Như vậy, kỹ năng sống là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều kỹ năng khác nhau: Là những khả năng để có những hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Là cáchtiếp cậngiúp thayđổihoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Là năng lực, khả năng giúp con người có thể sống khỏe mạnh, an toàn, tránh được thiên tai, động đất. Là sự giao tiếp, phản ứng với môi trường, phản ứng với các cá nhân khác hay sự định hướng, giải quyết vấn đề của cá nhân đó... Các kỹ năng sống giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta cảm nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và theo cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở là khả năng có được những hành vi thích nghivà tích cực, cho phép học sinh xử trí một cách có hiệu quả các vấn đề nảysinh trong quan hệ cuộc sống thường ngày giữa bản thân với môi trường, gia đình, bạn bè và xã hội.
  • 15. Kỹ năng sống của học sinh THCS chính là khả năng ứng phó tích cực và thích nghi của học sinh trước các vấn đè nảy sinh trong quan hệ giữa học sinh với môi trường tự nhiên, trong quan hệ giữa họ sinh với gia đình, bạn bè và đời sống xã hội. Kỹ năng sống giúp cho mỗi học sinh nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống mà mỗi học sinh phải gặp hàng ngày. Kỹ năng sống của học sinh THCS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống của học sinh THCS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. Kỹ năng sống mang tính xã hội vì kỹ năng sống của học sinh THCS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống cần thiết đối với bản thân mỗi học sinh để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho mỗi học sinh cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Kỹ năng sống của học sinh THCS bao giờ cũng gắn với các nội dung giáo dục cụ thể của bậc học và phản ánh những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi. Ở một số nước, kỹ năng sống của học sinh THCS được gắn với giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh. Ở một số nước khác, nó nhằm vào việc giáo dục hành vi, cách cư xử, giáo dục an toàn trên đường phố, giáo dục bảo vệ môi trường, hay giáo dục lòng yêu hoà bình. Kỹ năng sống của học sinh THCS không phải tự nhiên mà có, mà được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân từng học sinh, được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh. Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. 1.1.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh Học sinh THCS là những học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, đang hình thành và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa
  • 16. có tính ổn định, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và về mặt tâm sinh lý, dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Ở lứa tuổi học sinh, thường xuất hiện ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định bản thân trong gia đình lẫn ngoài xã hội, từ đó nảy sinh những xung đột tâm lý mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. Giáo dục kỹ năng sống là quá trình nhà trường, gia đình và xã hội trang bị kiến thức, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào các sinh hoạt thường ngày, hình thành nên kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống có hiệu quả nhất; giúp học sinh có ý thức và niềm tin để thay đổi hành vi theo hướng tích cực quá trình học tập, rèn luyện.Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống được xem xét dưới hai khía cạnh khác nhau: Như là một lĩnh vực học tập: như giáo dục sức khoẻ, HIV/AIDS. Ở lĩnh vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu. Như là một cách tiếp cận giúp chủ thể quản lý tiến hành giáo dục có chất lượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập. UNICEF, UNESCO quan niệm rằng giáo dục kỹ năng sống không phải là lĩnh vực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào những kiến thức, giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và quá trình học tập suốt đời. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống được xem như là một cách tiếp cận giáo dục nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội để tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực. Giáo dục kỹ năng sống là không thể thiếu được trong giáo dục, cả giáo dục chính qui và không chính qui. Từ những góc độ tiếp cận trên, có thể khái quát: Giáo dục kỹ năngsống chohọc sinh THCS Quận 03 TP.HCM là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến học sinh THCS
  • 17. nhằm trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM nhằm trang bị cho học sinh THCS những kỹ năng theo mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu bậc học. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM nhằm các mục tiêu cụ thể sau: Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen tích cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày; tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; chuyển dịch kiến thức (điều đã biết), thái độ và giá trị (điều chúng ta suy nghĩ, cảm thấy và tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục thao tác và hành động đó trong thực tế (cái cần làm và cách thức cần làm nó) theo xu hướng tích cực. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP. HCM là trang bị cho học sinh các kỹ năng cụ thể như: Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tìm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu ...của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như có thể cảm thông với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác. Kỹ năng xác định giá trị
  • 18. Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng có suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là vật chất hoặc tinh thần. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người tự đánh giá được những giá trị của bản thân cũng như giá trị của các cá nhân xung quanh mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người, giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận các giá trị của người khác. Có những giá trị và niềm tin khác. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lý cảm xúc. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM thông qua quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa, bổ trợ, tham quan, đóng vai… Chủ thểgiáodục kỹnăngsống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCMlà bangiám hiệu, tổ chức đảng, cáctổ chức xã hội, tập thể lớp học, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các THCS trên địa bàn Quận 03- TP.HCM. Đối tượng giáo dục là học sinh và tập thể học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Học sinh và tập thể học sinh vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể của quá trình tự giáo dục kỹ năng sống. Kếtquả côngtácgiáodục kỹnăngsốngchohọc sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện kỹ năng sốngcủađộingũhọc sinh, sự trưởng thành, phát triển của các tập thể học sinh.
  • 19. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh (đôi khi có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng). Người có kỹ năng sống tốt sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách, biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như: Nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc... Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ: Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động .... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ thế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống các em dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông như: nghiện hút, bạo lực học đường, nghiện game, bỏ học... chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, việc
  • 20. giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, tổ quốc và xã hội giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh. Giáo dụckỹ năng sống nhằm thựchiện yêu cầu đổi mớigiáo dụcphổthông Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật giáo dục năm 2005. Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới: Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường trung học cơ sở là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Ở Trung Quốc: kỹ năng sống được lồng ghép vào các môn học trong nhà trường về giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và xã hội. Tại Suđăng: kỹ năng sống được lồng ghép vào giáo dục công dân. Tại Myanma: có các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy sức khoẻ và vệ sinh cá nhân; sự phát triển thể chất; sức khoẻ tâm thần; phòng tránh các
  • 21. bệnh như tiêu chảy, rối loạn do thiếu iốt, lao phổi, sốt rét, ma tuý; HIV/AIDS; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng truyền thông và tự diễn đạt; kỹ năng giao tiếp và hợp tác; kỹ năng xử lý cảm xúc; khuyến khích lòng tự trọng. 1.1.3. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – Thành phố Hồ Chí Minh Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Quản lý là một loại hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọi chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến”. Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “Quản lý giáo dục và trường học” dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. Thuật ngữ quản lý ngày nay đã trở nên phổ biến và có rất nhiều khái niệm khác nhau: Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
  • 22. Trong thời đại khoa học - kỹ thuật ngày nay, quản lý còn được xem là công nghệ - công nghệ điều hành, phối hợp sử dụng các nguồn năng lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt tới mục tiêu đề ra. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng đều thống nhất về vấn đề cốt lõi của khái niệm quản lý. Đó là trả lời các câu hỏi: ai quản lý ? quản lý ai ? quản lý cái gì ? quản lý như thế nào ? quản lý bằng cái gì ? quản lý để làm gì ? Quản lý là mộtkhoa học vì nó nghiên cứu, phântíchvề côngviệc quản lý, các mốiquan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổngquáthóa các kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự, cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý. Để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng lý thuyết vào những tình huống cụ thể, bởi vì chỉ có thông qua thực tế mới đúc kết được kinh nghiệm và đạt được mục tiêu đã định. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM nhằm bảo đảm cho quá trình đó đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh THCS theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học. Mục tiêu quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là nhằm bảo đảm cho quá trình giáo dục kỹ năng sống vận hành một cách đồng bộ, đúng kế hoạch, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua quá trình quản lý giúp các lực lượng giáo dục và được giáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện nay, có thái độ đúng và tự điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp, tích cực tham gia vào
  • 23. các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS trên địa bàn. Chủ thể quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM bao gồm: Ban giám hiệu các nhà trường, tổ chức Đảng, Đoàn và các tổ chức xã hội là chủ thể hướng dẫn, điều hành hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Chủ thể trực tiếp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trườngTHCS trênđịabànQuận03. Các chủthểquảnlý có sự phối hợp chặt chẽ tạo thành hệ thống đồng bộ để thực hiện việc quản lý có hiệu quả, chất lượng. Đối tượng quản lý là học sinh, tập thể học sinh, chịu sự tác động, điều khiển của chủ thể quản lý trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Học sinh và tập thể học sinh vừa là khách thể quản lý, vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chức thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học. Phương pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM : Phương phápquảnlý hành chính: là hệ thống những tác động trực tiếp và gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý. Phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện. Đây là phương pháp cơ bản nhất để xây dựng nền nếp, duy trì kỷ luật trong Nhà trường. Phương pháp giáo dục - tâm lý: là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý lên nhận thức, trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của đối tượng quản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý. Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ
  • 24. của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác và tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội… Phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý. Phươngpháp kích thích: là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý đếnđốitượngquảnlý thôngqualợi ích kinh tế (vật chất) và tinh thần, nhằm tích cực hóahoạtđộngcủahọ trong thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý. Kíchthíchhoạtđộngbằnglợiíchkinhtế có nhiều ý nghĩathiết thực:pháthuy tính sángtạo, độclập, tựgiác củamỗingườitrongcôngviệc. Quađó,phẩmchất,năng lực và kết quảlao độngcủamọingườiđược tập thể thừa nhận và đánh giá. Đó là cơ sở cho việc đánhgiá thi đua, khen thưởng. Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp tổ chức - hành chính. Hai phương pháp này luôn bổ sungvà thúc đẩylẫn nhau. Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụngphươngpháp kinhtế phảithận trọngđểmộtmặt khuyếnkhích tính tích cực lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể Nhà trường. Phương pháp nêu gương: là phương pháp giáo dục, trong đó nêu lên những gương điển hình, những mẫu mực cụ thể, sống động của cá nhân hoặc tập thể hoặc bằng hành động của chính bản thân mình như là một mẫu mực để kích thích người dược giáo dục cảm phục, noi theo và làm theo những tấm gương đó nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Phương pháp này phù hợp với tâm lý của trẻ là tính hay bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước không phải là sao chép mù quáng, máy móc; mà thông qua bắt chước vẫn phải có những hành động mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với phương hướng chung của lý tưởng, lại
  • 25. vừa có hoạt động độc đáo, gần gũi với tư tưởng chủ đạo của tấm gương mà trẻ bắt chước. Phươngpháppháthuysứcmạnhtổng hợp:quảnlý có chức năngtổ chức, chỉ đạo, đượcthểhiện qua việc phát huy sức mạnh của các tổ chức, các nhàquản lý, các lực lượng tham gia quản lý. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn thể hiện ở sử dụng tổng hợp các nội dung, hình thức quản lý. 1.2.Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Những nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 03 - TPHCM Là một trong những quận trung tâm của TP.HCM, Quận 03 là quận có truyền thống cách mạng vẻ vang, với nhiều địa danh, chiến công nổi danh trong cả nước: các anh hùng liệt sỹ: Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Trỗi …được vinh danh trong cả nước; tấm gương "Người mẹ Bàn Cờ" suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca. Trong kháng chiến, Quận 03 là nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng)…Trên địa bàn Quận 03 tập trung nhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trung tâm Phật giáo Thích Quảng Đức. Nhà thờ Tân Định, Dòng Chúa Cứu Thế, Nhà thờ Bùi Phát, Đình Xuân Hoà, Đình Phú Thạnh, Đình Ông Súng… Ngoài ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan…Quận 03 cũng là quận có mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như: đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Ga Sài
  • 26. Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc. Ngày nay, trên đà phát triển của đất nước, với những bước chuyển mình Quận 03 đã trở thành một quận có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Trên địa bàn quận hiện nay có gần 2000 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng với giá trị sản lượng (theo giá cố định 1994) là 1.146 tỷ đồng và 19.098 cơ sở kinh doanh thương mại & dịch vụ với doanh thu đến 25.860 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách và huy động nhân dân đóng góp, Quận 03 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, nhiều trường học được đầu tư sửa chữa nâng cấp xây mới như: trường Đô Lương, trường Trần Văn Đang, trường Phan Văn Hân, trường Lương Thế Vinh. trường Trần Quốc Thảo. Cải tạo nâng cấp các chợ, mở tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền giải tỏa mở rộng đường Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan nối dài, Thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà trên kênh và ven kênh Nhiêu Lộc và giải tỏa mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hiện Quận đang tập trung xây dựng 1 số chung cư cao tầng (20 - 25 tầng) để giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở của nhân dân. Quận 03 là quận có sự hội tụ của nhiều cơ sở, trung tâm sinh hoạt văn hóa như: Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố, Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam bộ, Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược…Quận cũng đã đầu tư xây dựng một số cơ sở văn hóa như Trung tâm Văn hóa , Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên . Câu lạc bộ Hưu Trí, Câu lạc bộ Lao động,…. Câu lạc bộ âm nhạc Cầu Vồng tại 126 Cách Mạng Tháng 8 thuộc Trung tâm Văn hóa Quận đã trở thành một trong những tụ điểm phục vụ văn nghệ cho đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân lao động trong Thành phố. Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 03 tạo ra những điều kiện thuận lợi về môi trường, điều kiện cơ sở vật chất cũng như nề nếp hoạt động cho quá trình giáo dục năng sống cho học sinh; đồng thời cũng đặt ra nhiều đòi hỏi, thách thức cần giải quyết trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM.
  • 27. Đặc điểm đội ngũ giáo viên của các trường THCS trên địa bàn Quận 03 Đội ngũ thầy, cô giáo (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm) đa số là những người lớn tuổi, đã qua trường lớp sư phạm đào tạo chính quy dài hạn và có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, rất tâm huyết với nghề; giáo viên trẻ năng động, tự tin, sáng tạo. Đội ngũ này có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội được phân thành các bộ môn như: Toán học,Vậtlý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật.... Giáo viên chủ nhiệm là các giáo viên bộ môn được phân công thêm các nhiệm vụ: tìm hiểu và nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt; cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh; nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng. Giáo viên bộ môn còn được phân công làm tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong (được bồi dưỡng về công tác đội thiếu niên). Đội ngũ giáo viên này luôn thực hiện đúng nội quy, quy chế, điếu lệ của nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trường và các cấp quản lý, luôn giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp. Nhìn chung, độingũ giáo viên củacác trườngTHCStrênđịa bàn Quận 03 luôn được Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và Nhà trường quan tâm nâng chuẩn đào tạo qua những lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn, thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, đáp ứng ngày một tốt với việc đổi mới phương pháp dạy học, luôn phối hợp với nhau trong giảng dạy và quản lý tốt học sinh. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THCS ở Quận 03 trong năm học 2011-2012 (theo Phòng giáo dục và đào tạo Quận 03) là: Cán bộ quản lý: 41/41 đạt trên chuẩn (100%); Giáo viên: 650/780 đạt trên chuẩn (83,3%); 130/780 đạt chuẩn (16,9 %), (Phụ lục 6). Đặc điểm học sinh THCS trên địa bàn Quận 03
  • 28. Lứa tuổi học sinh THCS là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “Thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành). Ở lứa tuổi này có sự tồn tại song song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ vào cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động của các em. Tuổi học sinh THCS là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, là tiền đề để tiếp tục phát triển trong lứa tuổi thanh niên. Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể của trẻ, trong đó có sự thay đổi về chiều cao và sự phát dục. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt dẫn đến không làm chủ được cảm xúc của mình không kiềm chế được xúc động mạnh, các em dễ bị kích động, bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh... Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình, cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới những người khác giới. Ở lứa tuổi này các em có khả năng phân tích tổng hợp các sự vật hiện tượng phức tạp hơn, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. Lứa tuổi này xuất hiện một cảm giác hết sức độc đáo đó là “cảm giác mình đã là người lớn”. Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc và đối xử tế nhị. Mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục của các trường THCS
  • 29. “Giáodục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông...”. Hệ thống các trường THCS trên địa bàn Quận 03 là hệ thống nhà trường thực hiện mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức quản lý chặt chẽ. Hiện nay, các nhà trường đều có hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp… đây là những yếu tố có tính chất quyết định chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhiệm vụ giáo dục của các trường THCS là thực hiện nghiêm túc, linh hoạt kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Tiếp tục rà soát, đánh giá thường xuyên chương trình, sách giáo khoa, đảm bảo nội dung dạy học đạt yêu cầu cơ bản, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tích cực chuẩn bị đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo viên trung học cơ sở. Tăng cường các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt Chuẩn quốc gia. Triển khai các dự án, đề án về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức nhiều “sân chơi” trí tuệ của học sinh; mở rộng diện học sinh được học 2 buổi/ ngày, nhất là ở tiểu học và THCS. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các trường THCS đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tác động tích cực và tiêu cực của xã hội. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mỹ trong giáo dục cho học sinh. Mối quan hệ gia đình - nhà trường hiện cũng đang chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, xã hội vận hành theo cơ chế thị trường.
  • 30. 1.2.2. Nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ở Quận 03 -thành phố Hồ Chí Minh Mộtlà, kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCStrên địa bàn Quận 03 – TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, khoa học, khả thi. Xây dựng kế hoạch là hành động đầu tiên của chủ thể quản lý trong các trường nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mọi hoạt động quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống thường được khởi nguồn từ việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định bước đi, điều kiện, phương tiện cần thiết đối với hoạt động của chủ thể cũng như đối tượng quản lý. Kế hoạch thể hiện tính khoa học và chủ động trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM phải được xây dựng cụ thể cho từng khóa học, năm học cụ thể. Kế hoạch có thể được xây dựng độc lập hoặc xây dựng chung trong kế hoạch tổng thể của mỗi trường, nhưng dù ở dạng nào, kế hoạch vẫn phải thể hiện được mục tiêu, nội dung, yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo chung; định hướng được hoạt động cho các chủ thể và đối tượng vào việc giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp thiết về kỹ năng sống của học sinh; huy động và phát huy được khả năng tổng hợp của nhà trường, xã hội vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Hai là, tổ chức và phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03- TP.HCM. Quản lý chính là quá trình đánh giá, sử dụng, phát huy có hiệu quả các thành phần, lực lượng tham gia quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, vì thế, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM chính là việc tổ chức, phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh:
  • 31. Tổ chức lực lượng giáo dục và quản lý theo đúng biên chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các tổ chức, lực lượng phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và bảo đảm chuẩn hóa về chất lượng theo quy định. Sự phối, kết hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM. Không có sự chồng chéo, trùng lặp hoặc đùn đẩy trách nhiệm và những “khoảng trống” về lực lượng cũng như về nội dung chương trình. Các chủ thể của quá trình giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò trách nhiệm theo cương vị được giao. Các lực lượng quản lý thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức khoa học quản lý, có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Ba là, mục tiêu, nội dung, phương thức, điều kiện bảo đảm trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM được tiến hành thông qua các quyết định, cơ chế, chính sách và điều kiện bảo đảm cho quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể là: Thực hiện đúng mục tiêu, chương trình, kế hoạch và nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được xác định. Đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy luật giáo dục; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh địa bàn. Thườngxuyên chỉ đạo việc cập nhật kịp thời các nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sốngtiên tiến, hiệu quả và hiện đại. Đổi mới cách sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục và lồng ghép giáo dục kỹ năng sốngvới các hoạtđộnggiáo dục cũng như hoạt động xã hội của nhà trường. Tổ chức tốtcác hoạtđộngbổ trợ, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội thiết thực nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Bảo đảm đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình và trang thiết bị vật chất cho quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM.
  • 32. Bốn là, kiểm tra, đánh giá trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM Kiểm tra nhằm đánh giá chính xác kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý đã đề ra. Cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể để đánh giá được kết quả thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phải tiến hành đo đạc, so sánh và đưa ra những đánh giá chính xác, phát hiện được những sai lệch, nguyên nhân của những sai lệch đó. Ra các quyết định điều khiển, điều chỉnh để khắc phục các sai lệch, hạn chế. Phát huy các nhân tố điển hình. Để kiểm tra đạt kết quả tốt, cần chú ý những yêu cầu sau: Xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể, sát thực về kỹ năng sống và kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Quá trình kiểm tra, các chủ thể cần nắm vững quy trình, nguyên tắc của công tác kiểm tra. Duy trì kiểm tra theo nề nếp, sau kiểm tra có rút kinh nghiệm cụ thể. Đánh giá khách quan, trung thực. Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra. Năm là, kết quả quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Chất lượng của quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trênđịa bàn Quận 03 – TP.HCM được biểu hiện thông qua kết quả thực hiện mục tiêu quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Được biểu hiện: Học sinh được trang bị những kiến thức về kỹ năng sống cần thiết theo mục tiêu yêu cầu bậc học. Sự chuyển biến trong hành vi, ứng xử, giải quyết các mối quan hệ của học sinh với thầy, cô, với bạn bè, gia đình và xã hội. Sự trưởng thành về nhân cách toàn diện của học sinh. Kết quả đạt được trong học tập, rèn luyện và xây dựng trường của đội ngũ học sinh. 1.3. Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh Ưu điểm
  • 33. Mộtlà, cácchủ thểquản lý có nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về quá trình giáodụckỹnăngsốngchohọcsinhTHCS, chươngtrình, kếhoạch giáodục kỹ năngsốngchohọc sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM được xây dựng ngày càng chặt chẽ, khoa học và khả thi. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM diễn ra trên nhiều mặt, nhiều khâu, nhưng yếu tố đầu tiên tác động tới chất lượng quản lý chính là nhận thức của chủ thể quản lý và việc xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý chặt chẽ, khoa học và khả thi. Qua nghiên cứu, khảo sát tại các trường THCS cho thấy, các cấp quản lý, các đồng chí hiệu trưởng, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm... các trường TTHCS trên địa bàn Quận 03 đã có nhận thức đúng về vai trò, sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Cán bộ lãnh đạo các cấp và lãnh đạo các nhà trường THCS trên địa bàn Quận 03 đã phát huy tốt vai trò chủ thể quản lý, quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, làm tốt công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các giáo viên và cán bộ quản lý. Chỉ đạo các ban chức năng nghiên cứu đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các nhà trường nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định. Cấp ủy, chính quyền Quận 03 đã hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên đi học để nâng cao trình độ lý luận, quản lý, các lớp trung cấp chính trị, quản lý nhà nuớc và các lớp sau đại học…. để nâng cao trình độ. Ban Giám hiệu các trường trong Quận luôn thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Nhiều môn học đã được thực hiện bằng giáo án điện tử, dạy theo dự án, lịch dạy được thực hiện đúng theo phân phối chương trình. Các bộ môn thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, rút kinh nghiệm, đưa ra những vấn đề trọng tâm từng bài dạy, thống nhất giáo án, giáo trình. Các trường THCS đều có các phòng thực hành thí nghiệm Lý - Hoá - Sinh theo qui định và tổ chức
  • 34. đầy đủ các tiết thực hành theo phân phối chương trình. Thư viện các trường có nhiều đầu sách, tài liệu nhằm góp phần nâng cao kiến thức giáo dục văn hóa cho học sinh. Kinh phí đầu tư cho giáo dục ngày càng cao cũng đã góp phần từng bước ổn định đời sống, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Các lực lượng quản lý đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch giáo dục và quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục hàng năn, khả năng và điều kiện của từng trường, các trường đã xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định hướng đi, thời gian thực hiện, quan tâm bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS đạt hiệu quả cao. Qua khảo sát đối với 120 cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 về nhận thức với giáo dục và quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cho thấy có 65 người (chiếm tỉ lệ 54,2%) cho là rất quan trọng, và có 55 người (chiếm tỉ lệ 45,8%) cho là quan trọng (Số thứ tự 33 ở Phụ lục 7). Như vậy 100% những người được điều tra đều trả lởi rằng công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS Quận 03 là quan trọng, điều đó chứng tỏ rằng cán bộ quản lý, cán bộ đoàn và giáo viên ở các trường trên địa bàn đã nhận thức được tầm quan trọng của quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường của mình. Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM có 38 người (chiếm tỉ lệ 31,7%) cho rằng việc quản lý quá trình giáo dục KNS cho học sinh được thực hiện tốt; 28 người (chiếm tỉ lệ 25%) cho là thực hiện tương đối tốt, còn 54 người (chiếm tỉ lệ 45%) cho rằng thực hiện chưa tốt (Số thứ tự 34 Phụ lục 7). Các trường THCS trên địa bàn Quận 03 –TP.HCM đã coi trọng và duy trì khá tốt việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho quá trình giáo dục kỹ năng sống
  • 35. cho học sinh, kế hoạc đã bám sát nội dung, chương trình giáo dục đào tạo của bậc học, phân định cụ thể mục tiêu, nội dung, thời gian thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống với các nội dung giáo dục kiến thức chung. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và điều kiện, khả năng cho phép, các trường đã chủ động xây dựng nhiều loại kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó, xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các đợt thi đua theo chủ điểm được chú trọng nhất (chiếm tỉ lệ 96,7%), kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong cả năm học ( tỉ lệ 86,7 %); kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong từng học kì ( tỉ lệ 83,3%). Các loại kế hoạch khác chiếm tỷ lệ ít hơn: như kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong từng tháng (tỉ lệ 50,7%) và kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong từng tuần (13,3%). Việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cụ thể, sát thực đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm và các lớp có phương hướng, mục tiêu phấn đấu cụ thể. (Số thứ tự tứ 56 đến 60 ở phụ lục 7). Hai là, đã tổ chức huyđộng và phát huy khá tốt vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá trình tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Xác định quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM chỉ có thể đạt hiệu quả thực sự khi huy động được sự tham gia tổng lực của nhà trường, xã hội và gia đình vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thời gian qua, các trường THCS trên trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM đã thường xuyên quan tâm tổ chức tốt việc phối, kết hợp các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các chủ thể quản lý đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các ban ngành đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong địa phương, đặc biệt là vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh các trường trên địa bàn cùng tham gia, đóng góp tích cực cho các công trình trường học xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ công tác dạy và học, hỗ trợ kinh phí chăm lo đời sống tinh thần cho giáo viên, khen thưởng học sinh giỏi, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó,…
  • 36. Trong các dịp họp mặt tập thể phụ huynh học sinh, các nhà trường đều tiến hành phổ biến mục tiêu, yêu cầu, trao đổi về nội dung, yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trên cơ sở phân tích vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng sống, các trường chỉ rõ những tác động tích cực và tiêu cực của xã hội, gia đình trong quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đề nghị các gia đình tham gia thường xuyên và tích cực vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho con em mình. Các Nhà trường còn chỉ đạo các hình thức hoạt động của Hội Phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên… tăng cường tuyên truyền và phổ biến yêu cầu, nội dung giáo dục kỹ năng sống để tạo được sự quan tâm, cộng tác đầy đủ của gia đình học sinh trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhờ những cố gắng toàn diện và bền bỉ, những năm qua, sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong tham gia quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 như: giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong là khá tốt. Các tổ chức quần chúng đã cùng với gia đình học sinh tạo nên môi trường đồng bộ, tích cực ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả rèn luyện kỹ năng sống của học sinh. Khảo sát 150 cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức tại 04 trường THCS trên địa bàn Quận 3 về sự cần thiết phải phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03, kết quả cho thấy: 100% giáo viên chủ nhiệm có ý kiến đồng ý; 96,7% ý kiến Hội cha mẹ học sinh đồng ý; Đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong có 93,3% ý kiến nhất trí; 86,7% ý kiến khẳng định vai trò cần thiết của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường; 73,3 % ý kiến nhất trí vai trò phụ huynh học sinh ở gia đình; 60% ý kiến nhất trí về vai trò đội ngũ giáo viên bộ môn; 56,7% ý kiến nhất trí về vai trò tập thể học sinh trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. (Số thứ tự từ 61 đến 67 ở Phụ lục 7). Ba là, mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bước đầu thể hiện được sự linh hoạt, sinh động; điều kiện bảo đảm cho
  • 37. quá trình giáodục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM đã có sự cải thiện đáng kể. Những năm qua, các trường THCS trên địa bàn Quận 03 đã có nhiều hình thức để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số hình thức đã được các nhà trường thực hiện nhiều như: lồng ghép giáo dục kỹ năng sống qua các môn học (chiếm tỉ lệ 96,7%); giáo dục kỹ năng sống qua sinh hoạt lớp, Đoàn, Đội (chiếm tỉ lệ 86,7%); giáo dục kỹ năng sống qua việc tổ chức cho học sinh đi tham quan dã ngoại (chiếm tỉ lệ 85,3%); giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động văn hóa, văn nghệ (chiếm tỉ lệ 73,3%); giáo dục kỹ năng sống qua câu lạc bộ học tốt (chiếm tỉ lệ 66,7%).... Ngoài ra còn một số hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống khác đã được thực hiện nhưng chưa thật phổ biến như: giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động xã hội từ thiện (chiếm tỉ lệ 49,3%), giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động thể dục thể thao (chiếm tỉ lệ 50%), (Số thứ tự từ 45 đến 54. Phụ lục 7). Qua quá trình tổ chức giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM cho thấy, bản thân kỹ năng sống đã mang trong nó sự sinh động, linh hoạt, vì thế không thể chuyển tải hiệu quả kỹ năng sống bằng các con đường, phương pháp giáo điều, kinh viện và sơ cứng, sự sinh động của các hình thức giáo dục kỹ năng sống sẽ đem lại khả năng cuốn hút, sinh động cho nội dung giáo dục kỹ năng sống, tạo cho các em học sinh cảm hứng thích thú, tập trung để chất lượng quá trình giáo dục kỹ năng sống được nâng cao. Tại các trường THCS, quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu thông qua các hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt đoàn thể, đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, các hình thức hoạt động tập thể như hội thi, cắm trại, diễn đàn theo chủ đề, hoạt động Đoàn, Đội…là những môi trường giáo dục kỹ năng sống rất hiệu quả, các nhà trường cần có sự chỉ đạo và đầu tư thích đáng, tạo ra các hình thức giáo dục phong phú hơn để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia. Bốn là, kết quả quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từng năm có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
  • 38. Những năm qua các trường THCS trên địa bàn Quận 3 đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương “dạy chữ đi đôi với dạy người”, xây dựng trường học thân thiện… Môn học giáo dục công dân đã được quan tâm đúng mức, nội dung định hướng về cái đẹp, về văn hóa ứng xử, về tình bạn, tình thầy trò, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “chữ hiếu”, “lòng trắc ẩn”, “truyền thống tương thân, tương ái”… luôn được lồng ghép vào các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, diễn đàn…và có hiệu quả thiết thực. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS đã góp phần giúp các em có kiến thức về đời sống tình cảm trong tình bạn, tình yêu trong sáng, đúng mực; giáo dục cho các em tính tự giác, dũng cảm, trung thực, tính khiêm tốn học hỏi biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình và tự phê bình, giúp cho các em biết cách định hướng và xử lý tốt các tình huống xảy ra, biết hợp tác và chia sẽ với thầy cô, các bạn những điều mà các em đã tiếp thu được từ bài học và cuộc sống. Đa số học sinh các trường THCS Quận 03 đều có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống đối với bản thân mình. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động do nhà trường tổ chức để nhằm trang bị cho mình những kiến thức, sự hiểu biết và rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp, ra quyết định. Khảo sát mức độ nhận thức và hiểu biết về kỹ năng sống của học sinh trên địa bàn Quận 03, trong 300 học sinh được hỏi đã có 195 em cho là rất cần thiết, 82 em cho là cần thiết (chiếm tỉ lệ 92,3%), ( Số thứ tự 10 ở phụ lục 7), điều đó chứng tỏ các em học sinh đã nhận thức được sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống và mong muốn được hưởng nội dung giáo dục này để trang bị thêm cho mình những kỹ năng sống hoàn thiện nhân cách của mình. Học sinh THCS đã từng bước nhận diện được những biểu hiện và tác hại của thiếu kỹ năng sống như: học sinh thường sống khép kín, có biểu hiện ngại giao tiếp; thiếu niềm tin trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại tâm sự chuyện riêng tư, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược. Học sinh thiếu kỹ năng sống thường tỏ ra kém ý chí, không tự kiềm chế được hành vi của mình, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ; dễ bi quan, giao động trước những công việc có khó khăn, phức tạp. Đa số học sinh THCS trong trao đổi đã có
  • 39. thái độ và nhu cầu tích cực đối với giáo dục kỹ năng sống, do đó các em trở nên tích cực, tự giác hơn trong học hỏi, tiếp thu và tự tìm hiểu, nâng cao về kỹ năng sống của bản thân. Học sinh các trường THCS trên địa bàn Quận 3 những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về kết quả học tập cũng như kết quả rèn luyện, đạo đức, nhiều học sinh đã có nỗ lực khắc phục hoàn cảnh gia đình, điều kiện sức khỏe của bản thân để vươn lên học giỏi, chăm ngoan. Về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM (tỷ lệ % hạnh kiểm và học lực) đã đạt kết quả tốt hơn những năm học trước, trong năm học 2011- 2012 : Về hạnh kiểm: Tốt:60%, Khá: 35,3%, TB: 3,5%, Yếu:1,2%. (phụ lục 6) Về học lực: Giỏi: 15,5%, Khá: 55,5%, TB: 26%, Yếu: 3%. (phụ lục 6) Nguyên nhân ưu điểm Cán bộ lãnh đạo các cấp và lãnh đạo các nhà trường THCS trên địa bàn Quận 03 phát huy tốt vai trò chủ thể quản lý, quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, làm tốt công tác quản lý quá trình giáo dục, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các giáo viên và cán bộ quản lý. Chỉ đạo các ban chức năng nghiên cứu đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các nhà trường nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định. Các chủ thể quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các ban ngành đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong địa phương, đặc biệt là vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh các trường trên địa bàn cùng tham gia, đóng góp tích cực cho các công trình trường học xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ công tác dạy và học, hỗ trợ kinh phí chăm lo đời sống tinh thần cho giáo viên, khen thưởng học sinh giỏi, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó,…
  • 40. Các nhà trường đã quan tâm tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ, kiến thức về kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; thường xuyên hoàn thiện mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và tăng cường các điều kiện bảo đảm cho quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khuyết điểm Mộtlà, mộtsố cán bộquảnlýchưa nhậnthứcđúngđắn về vai trò quản lý giáodụckỹnăngsốngchohọcsinh,việcxâydựngvà thựchiện kếhoạch quản lý quá trình giáodụckỹnăngsốngtạimộtsốtrườngTHCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM còn nhiều bất cập. Trên địa bàn Quận 03 hiện nay, nhiều Nhà trường mới chỉ chú trọng việc dạy chữ mà xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống, một số ban giám hiệu nhà trườngcònquanniệm dạyhọc là dạykiến thức, nặngvề giáo dục văn hoá, vì thế, trongchỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch thường chủ yếu quan tâm về chuyên môn, khối lượng kiến thức quá nhiều, mà ít quan tâm đầu tư cho nội dung giáo dục kỹnăng sốngcho họcsinh. Quakhảo sát thực tế cho thấy 132 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên và cán bộ Đoàn (chiếm tỉ lệ 88%) cho rằng giáo dục kỹ năng sốngvẫn còn là vấn đề mới mẻ trong chương trình giáo dục chung của các nhà trường THCS trên địa bàn Quận 3, (Số thứ tự 18 ở phụ lục 7). Do các nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, chưa giành thời gian, lực lượng thích đáng cho nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên học sinh không có điều kiện, môi trường tiếp cận, học tập và phát triển kỹ năng sống của bản thân. Trong 300 học sinh được khảo sát, có 210 học sinh (chiếm tỉ lệ 70%) trả lời rằng: muốn tham gia vào các gia hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng sống nhưng không có thời gian, (Số thứ tự 12 ở phụ lục 7). Khảo sát về việc thiết kế nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, 87 giáo viên và cán bộ quản lý (chiếm 58%) cho rằng nội dung chưa thiết thực, chưa phù hợp với thực tế cuộc sống, “Số thứ tự 21 ở phụ lục 7). Trong khi có 100% ý kiến giáo viên cho rằng việc quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là