SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÒ THỊ THU HOA
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: CHLK1TB1004
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ
HÀ NỘI - NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoanLuận văn là côngtrình nghiên cứu của riêngtôi dưới sự hỗ trợ của
giáo viên hướng dẫn. Các kết quả, số liệu, ví dụ nêu trong Luận văn này làtrung
thực và chưa được côngbố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về luận văn này nếu có sự tranh chấp
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lò Thị Thu Hoa
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADPL Áp dụng pháp luật
BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
DLBK Dân luật Bắc Kỳ
DLTK Dân luật Trung Kỳ
DSST Dân sự sơ thẩm
DSPT Dân sự phúc thẩm
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HN&GĐ Hôn nhân và gia đình
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
VKSND Viện Kiêm sát nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
MNLHVDS Mất năng lực hành vi dân sự
Nghị định số
126/2014/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................Error!Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................Error!Bookmark not defined.
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA.............. 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật..................................... 6
1.1.1. Kháiniệmápdụngphápluật.................................................................6
1.1.2. Đặcđiểmcủaápdụngphápluật..................Error!Bookmarknotdefined.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn............................................................................................... 10
1.2.1. KháiniệmápdụngphápluậtchiatàisảnchungcủavợchồngkhilyhônError!
Bookmarknotdefined.
1.2.2. Đặcđiểmápdụngphápluậtchiatàisảnchungcủa vợchồngkhilyhôn.....11
1.3. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ tài sản của vợ chồng.......13
1.3.1. Kháiniệm....................................................................................................13
1.3.2. Đặcđiểm.....................................................................................................14
1.3.3. Cácloạichếđộtàisảncủavợchồngtrongphápluật..................................16
1.4.Tàisảnchungcủavợchồngvàchiatàisảnchungcủavợchồngkhilyhôn.......17
1.4.1. Tàisảnchungcủavợchồng........................................................................17
1.4.2. Chia tàisảnchungcủavợchồngkhilyhôn.................................................20
Kết luận chương 1 ...............................................................................32
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA................................... 33
2.1. Kháiquátđiềukiện tựnhiên, dânsố vàđiềukiện kinh tế-văn hóa-xãhội
đốivớichia tàisảnchungcủavợ chồngkhily hôntại tỉnhSơnLa..............33
2.1.1. Điều kiệntựnhiên........................................................................................33
2.1.2. Dân sốvàsựphânbốdâncư.......................................................................34
2.1.3. Điều kiệnkinhtế-vănhóa–xãhội.............................................................34
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La..........................................................36
2.2.1. Nhữngkếtquảđãđạtđượctrongviệcápdụngphápluậtgiảiquyếtchiatàisản
chungcủavợchồngkhilyhôntạitỉnhSơnLa.......................................................36
2.2.2. Mộtsốhạnchếtrongápdụngphápluậtgiảiquyếtchiatàisảnchungcủavợ
chồngkhilyhôntạitỉnhSơnLa ............................................................................44
2.3. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân trong thực
tiễn áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn tại tỉnh Sơn La..............................................................................46
2.3.1. Nhữngkhókhăn, vướngmắc, bấtcậptrongthực tiễnápdụngphápluật giải
quyếtchiatàisảnchungcủavợchồngkhilyhôntạitỉnhSơnLa...........................46
2.3.2. Những nguyên nhân trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyếtchia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La............................................... 57
Kết luận chương 2................................................................................................... 62
Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU
CHỈNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI
SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA.............. 63
3.1. Kiến nghịhoànthiện quyđịnhcủapháp luậttrongviệc xác định tàisản
chungcủavợ chồngvàchiatàisảnchungcủavợ chồngkhilyhôn..............63
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La.....Error! Bookmark not
defined.
Kết luận chương 3................................................................................................... 74
KẾT LUẬN.............................................................Error!Bookmark not defined.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2000 ghi
nhận: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡngcon người, là môi trường
quan trọnghình thành và giáo dụcnhân cách, góp phần vào sự nghiệpxây dựng và
bảovệTổ quốc. Giađình tốtthìxãhộimới tốt, xãhộitốtthìgia đình càng tốt”. Vì vậy
vai trò của gia đình đối với xã hội là vô cùng quan trọng nên các chế định pháp luật
điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ không những phải đáp ứng được định hướng pháp
luật mà còn phải phù hợp với thực tiễn xã hội. Nếu như hôn nhân là chỉ quan hệ của
nam và nữ được xác lập sau khi kết hôn thì gia đình là một khái niệm rộng hơn khái
niệm hôn nhân gồm: vợ và chồng, cha mẹ và con, anh chị em…Bởi vì, gia đình được
hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Do vậy, gia đình là tế
bào của xã hội. Gia đình phát triểntốt đẹp, hòa thuận, hạnh phúc sẽ làm nền tảng cho
sự phát triểnbền vững của xã hội. Khi nam, nữ kết hôn cùng nhau xây dựng gia đình
ấm no, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững là sự mong muốn của những người cha mẹ,
gia đình mà cũng là sự mong muốn của chính những người vợ, người chồng đó. Họ
cùng nhau bước vào đời sống hôn nhân, khi đãcùng về chung sống với nhau dưới một
mái nhà, hai người sẽcùng vun đắp chogia đình thựchiện chứcnăng sinh đẻ,giáo dục
và kinh tế. Hôn nhân là sự thay đổi lớn trong cuộc đời mỗi con người, gắn với họ
những quyền và nghĩa vụ giữa người vợ và người chồng như phải yêu thương, chung
thủy, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau… vợ và chồng còn hình thành chế độ tài
sản mà trong đó có sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, quan hệ hôn nhân chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan khác nhau, đã không giữ được ý nghĩa cũng như giá trị ban đầu, cuộc sống hôn
nhân không còn hạnh phúc, để giải phóng cho người trong cuộc, họ có quyền chấm
dứt quan hệ hôn nhân đó bằng ly hôn. Khi ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn sẽ được
giải quyết, đặc biệt làvề chia tài sảnchung của vợ chồng.
Sau khi Hiếnpháp năm 2013 được ban hành, một số văn bản Luật của nhà nước
ta cũng đã kịp sửa đổi, bổ sung và ban hành để phù hợp với tinh thần của Hiến pháp
mới và tình hình thay đổi của đất nước, trong đó có Luật HN&GĐ năm 2014, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2015. Luật HN&GĐ năm 2014 đã có nhiều quy định mới tương
đối cụthể về chế độ tài sản của vợ chồng, trongđó đặc biệt là quy định về chiatài sản
của vợ chồng khi ly hôn, đã phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan
hệ pháp luật về HN&GĐ, góp phần xây dựng và phát triển chế
2
độ HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ,
chồng và các thành viên khác trong gia đình.
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội, số lượng các vụ án ly hôn có
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có xu hướng gia tăng, tính chất
phức tạp cũng như giá trị củatài sản lớnđãgây rất nhiều khó khăn, áp lực cho cơ quan
xét xử. Pháp luật HN&GĐ đã có những quy định tương đối đầy đủ, có các văn bản
hướng dẫn nhằm áp dụng có hiệu quả trongcông tác xét xử của tòaán về chia tàisản
chung của vợ chồng khi ly hôn. Vì vậy, để làm sáng tỏ các quy định để áp dụng pháp
luật về chiatài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn và phát hiện những vướng mắc, bất
cập để từ đó nêu các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chiatài sản
của vợ chồng khi ly hôn, cụ thể là trênđịabàn tỉnh Sơn La, tôi đãlựa chọn đề tài “Áp
dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trênđịa bàn tỉnh Sơn
La” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc nghiên cứu
về các tranh chấp trong HN&GĐ luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề về tài sản của
vợ, chồng. Các công trình nghiên cứu khoa học nói chung về chế độ tài sản, chia tài
sản của vợ chồng cũng luôn thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu.
Nhóm giáo trình và sách chuyên khảo:
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về Luật HN&GĐ năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam,
NXB trẻ, Hồ Chí Minh.
- Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của Khoa luật, Đại học Cần Thơ.
Nhóm các luận án, luận văn
- Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐViệt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định chế độ tài sản của vợ chồng – một số
vẫn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
3
- Chu Minh Khôi (2015), Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng,
luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
- Lê Thị Huyền (2014), Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật
Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
- Tống Thị Lý (2015), Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động
kinh doanh, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
Nhóm các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên
ngành pháp luật:
- Thu Hương – Duy Kiên(2013), Một số vấnđề cơ bản về chiatài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ - Thực tiễn giải quyết, tạp chí TAND, Số
5/2013.
- Bùi Minh Hồng(2009),Chếđộtài sảntheo thỏathuận của vợ chồngtrong pháp
luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam, tạp chí Luật học số 11/2009.
- TS. Nguyễn Phương Lan (2008), Tài sản vợ chồng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Văn Cừ (2015), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong
pháp luật HN&GĐ Việt Nam, Tạp chí luật học số 4/2015.
- Nguyễn Văn Cừ (2014),Mộtsốnộidung cơbản về chế độtài sản của vợ chồng
theopháp luật Việt Nam – Được kế thừa và phát triểntrongdự thảo luật HN&GĐ (sửa
đổi) (Kỳ 1), Tạp chí TAND, tháng 4/2014 (số 8).
- Nguyễn Văn Cừ (2014),Mộtsốnộidung cơbản về chế độtài sản của vợ chồng
theopháp luật Việt Nam – Được kế thừa và phát triểntrongdự thảo luật HN&GĐ (sửa
đổi) (Kỳ 2), Tạp chí TAND, tháng 5/2014 (số 9).
- Nguyễn Hoàng Long (2015), Bàn về công sức trong vụ án HN&GĐ, tạp chí
TAND, tháng 5/2015.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh của
vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng hoặc chỉ để cập một vấn đề nhỏ của chia tài
sản chung của vợ chồng, chưa đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng các quy định của
pháp luật để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại một khoảng thời gian và
địađiểm cụ thể. Để thấy được những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng các căn cứ pháp
luật này trên thực tế, giải quyết cụ thể các trường hợp chia tài sản chung củavợ
chồng khi ly hôn, từ đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
4
áp dụng pháp luật trong thực tiễn đời sống và công tác xét xử. Vì vậy, đây là công
trình đầu tiên nghiên cứu toàn diệnvà sâu sắc về chia tài sản chung của vợ chồngkhi
ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tại tỉnh Sơn La
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Làm rõ các cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợchồng
khi ly hôn; phát hiện những vướng mắc, bất cập từ các quy định của phápluật về
điềukiện thực tế ở địa phương; kiến nghị hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật
về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Luận văn làm rõ các quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng
và một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
- Luận văn nghiên cứuviệc ADPL để chiatài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn
trong một số vụ việc cụ thể tại tỉnh Sơn La.
- Qua đó, thấy được những vướng mắc, bất cập cũng như các khó khăn khi áp
dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để đưa ra
những giải pháp và đề xuất các kiến nghị nhằm áp dụng các quy định của pháp luật
trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đạt hiệu quả cao.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ xác lập
tài sản chung, riêngcủa vợ chồng. Căn cứ, nguyên tắc và cáchthức chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Luận văn đưa ramột số tình huống, vụ án cụ thể mà tòa án đã xét xử giải quyết
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật về tài sản của vợ
chồng, trong đó nghiên cứu cụ thể các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và một số văn bản hướng dẫn áp dụng pháp
luật. Thực tiễn áp dụng các quy định định này để giải quyết một số vụ việcchia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở nghiên cứu của luận văn là phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác
– Lênin và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ
HN&GĐ với các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có trước khi Luật HN&GĐ năm 2014
ban hành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích về trường hợp
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn; khái quát được những nội dung cơ bảo
của từng vấn đề trong luận văn.
- Phương pháp so sánh được thực hiện khi đối chiếucác quyđịnh của pháp luật
về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 so với
các quy định của pháp luật trước đây.
- Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễnhoạt
động xét xử của Tòa án, từ các số liệu cụ thể giải quyết tranh chấp về chia tài sản
chung của vợ chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn
áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các lý do? Từ đó xem xét nội dung quy định của pháp
luật về chia tài sản chung của vợ chồng, với thực tiễncủa đời sống xã hội nhằm nâng
cao hiệuquả điều chỉnhcủapháp luật về vấn đề này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về áp dụng pháp luật chiatài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp điều chỉnh nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết các trườnghợp chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn tại tỉnh Sơn La.
6
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
1.1. Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật
1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Pháp luật là phương tiện để thế chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô
toàn xã hội; là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội như kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật… là phương
tiệnđể nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiệnquyền và nghĩa vụ của
mình. Tuy nhiên, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì ngoài yếu tố như sự phù
hợp của hệ thống quy phạm pháp luật với các điều kiện kinh tế, lịch sử, trìnhđộ
phát triểnxã hội, Nhà nước còn phải quan tâm đến hoạt độngtổ chức thực hiện và áp
dụng luật một cách nghiêm minh. Bởi lẽ, cho dù có ban hành ra những văn bản pháp
luật hoàn chỉnh đến đâu nhưng nếu các quy định của những văn bản đó không thực
hiện được trênthực tế thì mục đíchđiềuchỉnhpháp luật vẫn chưa đạt được mà chỉ đạt
được khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế.
Áp dụng pháp luật (ADPL) là một trong những hình thức thực hiện pháp luật
có những đặc điểm riêng và bao giờ cũng có sự tham gia của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Hoạt độngADPL bảo đảm cho pháp luật đượctôntrọng, thi hành nghiêm
chỉnh và thống nhất; các quyền của chủ thể được thực hiện và được bảo vệ trên thực
tế; các hành vi vi phạm pháp luật được xử lý nghiêm minh, kịp thời đểbảo vệ các
quan hệ xã hội đã và đang được thiết lập. ADPL là hoạt động diễn rahằng ngày
trong các cơ quan nhà nước và chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện,
Trong hoạt động tư pháp, ADPL thường được Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân… tiếnhành theo một thủ tục tố tụng nhất định để thu thập
chứng cứ, xác minh, điều tra làm rõ các tình tiết của vụ án nhằm xác định sự thật
khách quan; truy cứutráchnhiệm pháp lý; xác địnhquyền và nghĩa vụ của các chủ thể
quan hệ pháp luật.
7
ADPL vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức Nhà nước tổ
chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật.
ADPL thường được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế bằng những chế tài thích hợp đối với
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- Khi quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể không tự phát sinh nếu không
có sự tác động của Nhà nước.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia
các quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được.
- Trong trường hợp Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám
sát hoạt độngcủa các bên tham gia quan hệ đó hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay
không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế.
Theo giáo trình Lý luậnNhànướcvàphápluậtcủaTrườngĐạihọcLuật Hà Nội
thì: ADPL được hiểu là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy
định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc
chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Theo cuốn tài liệu Học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật (tập 1) của Viện nhà nước và pháp luật thuộc Học viện Chính trị
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì: ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật
diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của
Nhà nước. Đây làhoạt độngthực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước được xem như
là đảm bảo đặc thù của Nhà nước sao cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có
hiệu quả trong đời sống xã hội.
Theo cuốnđề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trườngĐại học Luật Hà Nội
về Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay của chủ nhiệm đề tài T.S NguyễnThị
Hồi cho rằng: ADPL là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do cáccơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành
8
nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể,
đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể1.
Như vậy, thực tế có nhiều quan điểm, cách tiếp cận và biểu đạt khác nhau về
áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, đa số các tác giả đềuthống nhất coi ADPL là một trong
các hình thức thực hiện pháp luật và đó là hình thức thực hiện pháp luật có sự can
thiệp của nhà nước với những đặc trưng cơ bản, đặc thù làm cho áp dụng pháp luật
khác với các hình thức thực hiệnpháp luật khác. Tác giả đồngtình với quan điểm theo
giáo trình Lý luận Nhà nướcvà pháp luật của TrườngĐại họcLuật Hà Nội: ADPL là
hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơquan nhà nước có
thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền, thông qua trình tự thủ tục
chặt chẽmà pháp luật quy địnhnhằm cábiệthóanhững quy phạm pháp luật vào trường
hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.
1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Qua nghiên cứu cho thấy, ADPL có một số đặc điểm đặc thù sau:
Thứ nhất, ADPL là hoạt độngmang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước. Hoạt
động ADPL chỉ cơ quan có thẩm quyền tiến hành, mỗi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, mỗi cá nhân chỉ được giao một số hoạt động nhất định trong phạm vi thẩm
quyền của mình. Hoạt độngADPL đượctiếnhành chủ yếu theoý chí đơn phương của
các cơ quan nhà nước hay những người có thẩm quyền không phụthuộc vào ý
chí của những chủ thể có liên quan. Trong trường hợp cần thiết áp dụng pháp luật
được thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước. Trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ
quan nhà nước và những người có thẩm quyền phải xem xét cân nhắc thận trọng và
dựa trênnhững quy phạm pháp luật đã được xác địnhđể ra văn bản áp dụng pháp luật
cụ thể. Văn bản ADPL là hình thức thể hiện chính thức hoạt độngáp dụng pháp luật,
là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực nhà nước, người có thẩm quyền xây
dựng, được nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sởnhững quy phạm pháp luật
nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của cá nhân tổ chức hoặc xác định
những biện pháp, trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật.
1
T.S Nguyễn Thi Hồi (chủ biên) (2009) “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
9
Thứ hai, ADPL là hoạt động được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do
pháp luật quy định. Quyền và nghĩa vụ của các các bên tham gia quan hệ pháp luật
được pháp luật quy định rõ ràng nên các cơ quan nhà nước và những người có thẩm
quyền khi ADPL phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để tránh sự tùy tiệncó thể
dẫn đếnviệc ADPL không đúng, thiếuchính xác, ảnh hưởng đếnquyền và lợi ích của
các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật
là văn bản ADPL được thể hiện bằng các bản án, quyết định… các loại văn bản trên
phải phù hợp với pháp luật, được dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Văn
bản ADPL có hai loại là văn bản xác định quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể và văn
bản bảo về pháp luật chứa đựng những biện pháp trừng trị, cưỡng chế đối với những
cá nhân, tổ chức vi phạm.
Thứ ba, ADPL là hoạt động điềuchỉnh cá biệt. Mục đích của ADPL là cá biệt
hóa các quy địnhcủa pháp luật trongđiềukiệncụ thể. Quy tắc xử sự chung trong pháp
luật thông qua hoạt độngADPL sẽ được cá biệt hóa một cách chính xác thành quy tắc
xử sự cụthể có được do việc áp dụng luật cụthể. Đương nhiên, quy tắc xử sựcụthể có
thể có được do việc áp dụng pháp luật không được trái với các quy tắc xử sự chung đã
nêu trong pháp luật. Như vậy, ADPL là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể
đối với các quan hệ xã hội xác định, những quan hệ xã họi cần đến sự điều chỉnh cá
biệt, bổ sung trên cơ sở những quytắc chung trong pháp luật.
Thứ tư, ADPL là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. Do vậy các cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu kỹ vụ việc làm sáng
tỏ cấu thành pháp lý của nó để lựa chọn những quy phạm pháp luật, ra văn bản áp
dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưaquy định hoặc
quy định chưa rõ thì phải vận dụng sáng tạo bằng cách áp tập quán, áp dụng tương
tự,án lệ để giải quyết vụ việc. Để làm được điều đó, đòi hỏi những người có thẩm
quyền phải có tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật cao, kinh nghiệm phong phú,
đạo đức và trình độ chuyện môn nghiệp vụ tốt.
Ở Việt Nam trong điềukiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, đòi hỏi
phải đề cao vao trò của hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là ADPL của cơ quan
tiến hành tố tụng.
10
1.2. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn
1.2.1.Kháiniệmápdụng pháp luậtchia tàisảnchung của vợchồng khily hôn
ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các
cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp
luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định
của pháp luật để tạo racác quyết định làm phát sinh, thay đổi, đìnhchỉ hoặc chấm dứt
các quan hệ pháp luật cụ thể. Các quy phạm pháp luật rất phong phú, đa dạng nên
thực hiện pháp luật cũng rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào tính chất củahoạt
độngthực hiệncác quy phạm pháp luật, khoa học pháp lý hiệnnay chiathực hiệnpháp
luật thành bốn hình thức sau: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật
và áp dụng pháp luật. Như vậy, ADPL là một trong những hình thức thực hiện pháp
luật và là hình thức có sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, sựcanthiệp của Nhà
nước không chỉ thông qua các cơ quan nhà nước, nhà chức trách mà một trong số
trường hợp đặc biệt một tổ chức xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này. Nhưng
dù chủ thể củaADPL có làai đi nữa thì cũng phải tuân thủ những hình thức và thủ tục
chặt chẽ do pháp luật quy định.
Luật HN&GĐ năm 2014 quyđịnh“Hôn nhân là quanhệ giữavợ và chồng được
xác lập sau khi kết hôn”. Do đó, nếu như nam nữ có đủ các điềukiện kết hôn được
quy địnhtại khoản 1 Điều8 Luật HN&GĐ năm 2014 vàkhông vi phạm các điều cấm
tại điểm a, b, c và d tại khoản 2 Điều 5 Luật này mà có thực hiện việcđăng ký kết
hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấpgiấy chứng nhận kết hôn thì họ
trở thành vợ chồng. Đây là hình thức ADPL của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền,
cụ thể là công chức tư pháp xã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho nam và nữ. Pháp
luật quy định khi nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau thìsẽ làm phát sinh
chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng kể từ thời điểm kếthôn. Theo đó,
những tài sản sau đó mà mỗi bên có được có thể sẽ là tài sản chung hoặc tài sản riêng
của vợ, chồng căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của tài sản đó. Vì vậy, khi
vợ chồng có mâu thuẫn xảy ra, một trong hai bên yêu cầu hoặccảhai bên yêu cầu ly
hôn, Tòa án cũng ADPL để giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn, trong đó có ADPL
chia tài sản chung của vợ và chồng.
11
Từ cácquan điểmvà khái niệm mà cáchọc giảđưa raở trên, tacóthể hiểu ADPL
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là hoạt động mang tính quyềnlực nhà
nước được thực hiện bởi Tòa án nhân dân (TAND) theo trình tự, thủ tụcchặt chẽ
do pháp luật quy định nhằm đưa ra những quyết định cá biệt hoặcbản ánvề chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
1.2.2.Đặc điểm áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn
ADPL để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một hình thức cụthể của
ADPL nên khi chủ thể ADPL phải tuân theo những nguyên tắc và quy trình chung.
Bên cạnh đó ADPL còn có những đặc điểm riêng biệt sau:
Thứ nhất,ADPL trongcácvụ án HN&GĐ nóichung và ADPL chiatài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn nói riêng là hoạt động mang tính quyền lực nhànước do
TAND có thẩm quyền tiến hành.
Trong việc thực hiện quyền tư pháp, Điều102 khoản2 Hiếnpháp năm 2013 quy
định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp”. Trong việc thực hiện quyền tư pháp, TAND là cơ quan xétxử,
tham gia thực hiện quyền tư pháp trong phạm vi một địa giới hành chính. Với thẩm
quyền xét xử của Tòa án thì khi giải quyết các vụ việc HN&GĐ Tòa án sẽ căn cứ vào
các quy định của pháp luật, căn cứ và thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của tài sản để
xác định đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng của vợ, chồng. Từ đó, ra những
bản án, quyết định có tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể bị ADPL. Trong
trường hợp chủ thể bị ADPL không nghiêm chỉnh thực hiệnquyết định của Tòa án thì
có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quyđịnh của pháp luật.
Thứ hai, ADPL để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải được tiến
hành chặt chẽ theo thủ tụng mà pháp luật quy định.
Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định: “Tòa án nhân danh
nước Cộng hòa xãhộichủ nghĩaViệt Nam xétxử cácvụ án hìnhsự, dânsự, hôn nhân
vàgiađình,kinhdoanh,thươngmại,laođộng,hànhchínhvàgiảiquyếtcác việckhác
theo quyđịnhcủa pháp luật; xem xét đầyđủ, kháchquan, toàndiệncáctàiliệu, chứng
cứ đã được thu thập trongquá trìnhtố tụng”. Như vậy, khi tiến hành giảiquyết chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án cần căn cứ vào các tài liệu,
12
chứng cứ mà các bên đưa ra và căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản để
xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng. Người nào cho rằng đó là tài sản
riêng của mình thì phải chứng minh, trường hợp không có căn cứ chúng minh tài sản
mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được
coi là tài sản chung (khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014). Việc xem xét các tài
liệu, chứng cứ phải được tiếnhành theo trìnhtự, thủ tục mà pháp luật tố tụng quy định
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Thứ ba, ADPL trong giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng là hoạt động
mang tính cábiệt nhằm cụ thể hóanhững quyền và nghĩa vụ củavợ và chồng.
Khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích theo
quy địnhtại khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 có đơnyêucầuly hônthì “Tòa
án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng” (Khoản1
Điều 53 Luật HN&GĐ năm 2014). Như vậy, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc
HN&GĐ khi có đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn yêu
cầu. Vì, trong quan hệ dân sự nói chung, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của các
đương sự, nếu sự thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên, đặc biệt
là của vợ và con thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó.Nếunhư
các bên đã thỏa thuận nhưng chưa thỏa thuận được hết hoặc không thỏa thuận được
thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án sẽ chỉ giải quyết trong phạm vi đương
sự yêu cầu. Sau đó, Tòa án“căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bảnán, ... quyết định
về quyềnvà nghĩa vụ về tài sản, quyềnnhân thân. Bản án, quyết định của TAND có
hiệu lựcpháp luật phải đượccơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnhchấphành”(Khoản 2 Điều2 Luật Tổ chức Tòa
án năm 2014). Vì vậy, các phán quyết của Tòa án về chiatài sản chung củavợ chồng
là hoạt động mang tính cá biệt nhằm cụ thể hóa những quyền và nghĩa vụ của vợ và
chồng trong các quyết định, bản án.
Thứ tư, ADPL làhoạt độngđòi hỏi tính sáng tạo; do vậy các cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu kỹ vụ việcvà các
căn cứ pháp lý để ADPL chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong trường
hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng sángtạo bằng
cách áp tập quán hoặc áp dụng tương tự để giải quyết vụ việc. Trong Luật
13
HN&GĐ năm 2014 theo Điều 7 quy định “Trong trường hợp pháp luật không quy
định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi
dân tộc, không trái vớinguyêntắcquyđịnhtại Điều2 vàkhôngvi phạm điềucấm của
Luật này được áp dụng”. Như vậy, nếu như trong các quan hệ pháp luậtHN&GĐ nói
chung và trong quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng mà pháp luật không quy định
và các bên không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng tập quán tốt đẹp mà không trái với
nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ Việt Nam, không vi phạmđiềucấm thì sẽ
được áp dụng để giải quyết. Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Luật TTDS năm 2015 có quy
định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lýdo chưa có điều
luật để áp dụng”. Trên cơ sở đó, tại Điều 5 và Điều 6 BLDS năm 2015 cũng quy
định cách thức giải quyết trong trường hợp này như sau: trongtrường hợp các
bên không có thỏathuận và pháp luật không quy địnhthì có thể áp dụng tập quán; nếu
không có tập quán áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điềuchỉnh các quan hệ
dân sự tương tự; trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều3 của bộ luật này áp dụng
án lệ và lẽ công bằng2. Như vậy, pháp luật quy định Tòaán được phép áp dụng tập
quán, áp dụng tươngtự pháp luật và án lệ đểgiải quyết những trường hợp chưa cóluật
để áp dụng thể hiện tính sáng tạo khi ADPL.
1.3. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ tài sản của vợ chồng
1.3.1. Khái niệm
Theo giáo trìnhLuật HN&GĐ, tập 2, Khoa Luật Đại học Cần Thơ thì: “Chế độ
tài sản của vợ chồng là tổng hợp cácquy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản
của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩavụ
của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắcphân chia tài sản giữa
vợ và chồng. Tài sản đượcphân loạigồm:tài sảnchung vàtài sản riêng. Với quan hệ
tài sản chung, vợ chồng cùng tham giavàoviệctạolập, duy trì và phát triểnkhối tài
sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo tồn sự độc
lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản”3.
Định nghĩa này đã cho thấy những nội dung cơ bản của chế độ tài sản
2
ThS. Lê Mạnh Hùng, Áp dụng án lệ trong giải quyết vu việc dân sự tại Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 4/2016
3
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, tập 2, Khoa Luật Đại học Cần Thơ
14
của vợ chồng, tuy nhiên còn có điểm chưa chính xác khi cho rằng chế độ tài sản
của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh “quan hệ tài sản” của
vợ chồng. Theo tinhthần của Luật HN&GĐ thì quan hệ tài sản của vợ chồng bao gồm
ba vấn đề: quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ
và chồng, quyền thừa kế tài sản; trong khi đó, nói đến chế độ tài sản của vợ chồng
thường là chỉ bao gồm các vấn đề liênquan đếnquyền sở hữu tài sản của vợ và chồng
mà thôi.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy
định về căn cứ xáclập tài sản, quyềnvà nghĩavụ của vợ chồngđối với tài sản chung,
tài sản riêng; cáctrường hợp và nguyên tắcchia tài sản giữa vợ và chồng theo luật
định”4. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ cũng định nghĩa về chế độ tài sản củavợ chồng,
tuy nhiên là chỉ nói đến vấn đề sở hữu tài sản của vợ và chồng. TheoLuật HN&GĐ
năm 2014 ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng thành hai loại: chếđộ tài sản ước
định và chế độ tài sản pháp định. Khi quan hệ hôn nhân tồntại hợp pháp thì vợ chồng
trở thành chủ thể quan hệ sở hữu trongchế độ tài sản của vợ chồng. Căn cứ xác lập,
chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng đi kèm với căn cứphát sinh và chấm dứt
quan hệ hôn nhân. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định hay pháp định thì
chế độ tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật dự liệu làm chuẩn mực pháp lý cho
hành vi ứng xử của mỗi bên vợ, chồng.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu chế độ tài sản của vợ chồng là tổng thể
các quy tắc xử sự về quyền sởhữu tài sảncủa vợ chồngbao gồm: căn cứ xác lập quyền
sở hữu tài sản; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đới với tài sản chung hoặc tài sản
riêng; phân chia tài sản của vợ chồng.
1.3.2. Đặc điểm
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng.
Xuất phát từ tính chất và mục đích đặc biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập –
tính cộng đồngcủa quan hệ hôn nhân. Vợ, chồng với tư cáchlà công dân, vừa làchủ
thể của quan hệ pháp luật HN&GĐ, vừa là chủ thể của quan hệ pháp luật dân
4
Nguyễn Văn Cừ (2015), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Tạp chí luật học số 4/2015
15
sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình, tham gia và các giao dịch dân sự. Vì vậy, chế
độ tài sản của vợ chồng có những điểm riêng biệt sau đây:
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trongchế độ tài sản này thì các bên
phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở
thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ
thể trong quan hệ pháp luật dân sự cònđòi hỏi họ phải tuân thủ các quy định về điều
kiện kết hôn và được đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định trong pháp luật HN&GĐ.
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại
và phát triểncủaxã hội, nhà nước bằng pháp luật quy địnhchế độtài sản của vợ chồng
đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợicủa gia
đình, trongđó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng, sau đó làlợi ích của các thành viên
tronggia đình. Những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở
tạo điềukiệnđể vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với
tài sản của vợ chồng.
Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát sinh,
chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng
thường chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Khi hôn nhân chấm dứt chế độ tài sản mà
vợ chồng thỏa thuận, sở hữu chung hợp nhất cũng chấm dứt.
Chế độtài sảncủa vợ chồngvới ý nghĩa là mộtchế địnhtrongpháp luật hôn nhân
và gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinhtế - xã
hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Khi hai
bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợchồng
được liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lực chọn chế độ
tài sản nào luôn đượcpháp luật quy địnhrõ. Việc phân địnhcác loại tài sản trongquan
hệ giữa vợ và chồng của chế độ tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của
các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng và cơ sở giải quyết các tranh
chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người kháctrong thực tế,
nhằm bảo vệ quyền và lợi íchchính đáng về tài sản cho các bên vợ chồnghoặc người
thứ ba tham giagiao dịchliên quan đến tài sản củavợ chồng.
16
1.3.3. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật
Nhà làm luật ở mỗi quốc gia đều lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tập quán, truyền thống và nguyện vọng của các
cặp vợ chồng. Trong đó thể hiện rõ ý chí của nhà nước khi điều chỉnh các quan hệ
tài sản giữa vợ chồng, vì suy đếncùng, tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhànước
ban hành điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng phản ánh điềukiện vật chất của xã
hội đó, bảo đảm phù hợp lợi ích, ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Pháp luật các
quốc gia trênthế giới đã quy định có hai chế độ tài sản của vợ chồng đó là chế độ tài
sản theo quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài sản theo sự
thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định).
1.3.3.1. Chế độ tài sản pháp định
Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từ
trước về căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của
vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó;
các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh
toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. Chế độ tài sản này
được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh
các quan hệ tài sản của vợ chồng. Trong trườnghợp vợ chồng không lựa chọnchế độ
tài sản theo thỏa thuận hoặc có lựa chọn nhưng thỏa thuận của họ bị vô hiệu thì chế
độ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh theo chế độ tài sản luật định.
1.3.3.2. Chế độ tài sản ước định
Theo quan điểm thuần túy pháp lý của các nhà làm luật tư sản, hôn nhân thực
chất là một hợp đồng, một khế ước do hai bên nam nữ thỏa thuận, xác lập trên nguyên
tắc tự do, tự nguyện. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinhvà thực
hiện trong thời kỳ hôn nhân cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia giao kết hợp đồng đó. Vì vậy pháp luật cho phép trước khi kếthôn, hai
bên được quyền tự do ký kết hôn ước (hai còngọi là khế ước) miễnsao không trái với
các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định
chế độ tài sản theo thỏa thuận. Khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
thì phải lập văn bản, văn bản phải được công chứng hoặc chứng
17
thực. Văn bản thỏa thuận về tài sản phải được lập trước khi kết hôn và phải có hiệu
lực kể từ thời điểm các bên đăng ký kết hôn. Văn bản thỏa thuận của các bên bao gồm
nội dung liên quan đến tài sản mà không liên quan đến quan hệ nhân thân củavợ
chồng. Nội dung thỏa thuận phải đáp ứng những nội dung cơ bản theo Khoản 1 Điều
48 và trong thời gian thực hiện vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung toàn bộ hoặc một
phần nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản (Điều 17 Nghị định số 126/2014/NĐ-
CP). Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ chồng, pháp
luật còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng vàcác thành viên
trong gia đình. Trong trường hợp sự thỏa thuận xâm phạm đến cáclợi íchđược pháp
luật bảo vệ thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tòa án có thể
tuyên bố chế độ tài sản theo thỏa thuận bị vô hiệu khi vi phạm Điều 50 Luật HN&GĐ
năm 20145.
1.4.Tài sản chung của vợ chồng vàchia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn
1.4.1. Tài sản chung của vợ chồng
1.4.1.1. Xác định tài sản chung hợp nhất của vợ chồng
Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
“1. Tài sản chung của vợchồng gồmtàisản dovợ, chồng tạo ra,thu nhậpdolao
động, hoạtđộngsản xuất, kinh doanh, hoalợi,lợitức phátsinh từ tàisản riêng vàthu
nhập hợp phápkháctrongthờikỳhôn nhân,trừtrường hợp đượcquyđịnh tạikhoản1
Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặcđược tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sửdụngđấtmàvợ, chồng cóđược sau khikếthônlàtàisản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặcchồng được thừa kế riêng, đượctặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộcsở hữu chung hợp nhất, đượcdùng để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thựchiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang
có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
5
Hướng dẫn học tập – tìm hiểu Luật HN&GĐ VN, NXB Lao động, HN 2015, trang 82
18
Như vậy, những tài sản là tài sản chung của vợ chồng đã được liệt kê đầy đủ
tại Điều 33. Bêncạnh đó, BLDS năm 2005 đãquyđịnh tại Điều219 như sau: “Sở hữu
chungcủavợ chồnglàsở hữu chung hợp nhất”, kế thừaBLDSnăm 2005, BLDSnăm
2015 cũng ghi nhận Sở hữu chung của vợ chồng là: “1) Sở hữu chung của vợ chồng
là sở hữu chunghợpnhấtcóthểphânchia.2)Vợ chồngcùngnhau tạolập,pháttriển
khối tài sản chung; có quyền ngang nhautrong việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung. 3) Vợ chồng thỏa thuận hoặcủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung. 4) Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa
thuận hoặctheo quyết định của Tòa án. 5) Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài
sản theo thỏa thuận theoquy định của phápluật về hôn nhân và gia đình thì tài sản
chung của vợ chồng đượcáp dụng theo chế độ tài sản này”6. Như vậy, tài sản chung
của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu chung
hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyềnsở hữu của mỗi chủ sở hữu
không được xác định đối với tài sản chung. Do vậy,bình thường chúng ta không
thể xác địnhđược phần nào là của vợ, phần nào làcủa chồng không khối tài sản chung
hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợ chồng thì mới xác định
được phần tài sản của từng người trongkhối tài sản chung đó. Xuất phát từ tính chất
của quan hệ hôn nhân là chung ý chí, cùng chung công sức đóng góp trong việc tạo
nên khối tài sản nhằm mục đíchxây dựng gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện
tốt chức năng của nó như: Phát triển kinh tếgia đình vững mạnh, tạo điều kiện tốt
cho việc nuôi dạy con, vì vậy, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất
của vợ chồng quy định vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không có căn
cứ vào công sức đónggóp của mỗi bên trongviệc tạo dựng, phát triểnkhối tài sản đó.
Có thể do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự đóng góp
côngsức của vợ chồng vào xây dựng khối tài sản chung là không bằng nhau, nhưng
quyền sở hữu của họ đối vớitài sản chung vẫn ngang bằng nhau7. Hơn nữa, Luật
HN&GĐ năm 2014 cũng quy định “Lao động của vợ, chồng tronggia đình đượcgọi
là lao động có thu nhập” (điểm bkhoản 2 Điều59 Luật HN&GĐ năm 2014) để đảm
bảo cho quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, đặc biệt là người vợ.
6
Điều 213, Bộ luật Dân sự năm 2015.
7
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Đại học Luật HN, năm 2012, Nxb CAND, trang 146-147
19
1.4.1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
Căn cứ quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì về nguyên tắc, vợ chồng có
quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau đối với tài sản chung. Cụ thể là:
- Vợ chồng chồngbình đẳngtrong việcxâydựng, phát triểnkhốitài sản chung.
Vợ chồng phải cùng nhau bàn bạc về phương hướng phát triển kinh tế củagia đình.
Mỗi bên vợ chồng phải có ý thức tham gia lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm làm tăng khối tài sản chung của vợ chồng.
- Vợ chồng bình đẳng trong việcchiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Vợ
chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nắm giữ, quản lý, bảo vệ tài sản
chung. Vợ chồng cũng bình đẳng trong việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng chi
dùng đểđảm bảo nhu cầu thiết yếucủa gia đình. Theo Khoản 20 Điều 3Luật HN&GĐ
năm 2014 thì:“Nhu cầu thiếtyếulànhucầusinh hoạtthông thường vềăn,mặc, ở, học
tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thôngthườngkháckhôngthể thiếu
cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”. Cuối cùng là vợ chồng cũng bình đẳng
với nhau trong việc định đoạttài sảnchung của vợ chồng. Việc định đoạttài sản chung
phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp tài sản
chung là bất động sản, là động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền
sở hữu hoặc tài sản là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. “Trong trường hợp
vợ hoặc chồng xáclập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng
nhucầuthiếtyếucủagia đình thìđược coi là có sự đồngýcủa bên kia”(khoản 1 Điều
13 Nghị Định số 126/2014/NĐ-CP). Như vậy, pháp luật quy định vợ chồng có quyền
và nghĩa vụ bình đẳng đối với việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản nhằm bảo
vệ khối tài sản chung, tránh trường hợp một trong hai bên vợ chồng cóhành vi phá tán
tài sản, hủy hoại tài sản hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự liênquan đến
tài sản chung làm tổn thất khối tài sản chung, ảnh hưởng đến quyền lợi củagia đình.
Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đãquy định cụ thể nghĩa vụ chung về tài
sản của vợ chồng tại Điều 37: “Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1) Nghĩa vụ phátsinh từ giaodịchdo vợ chồng cùng thỏathuậnxáclập, nghĩa vụ bồi
thườngthiệthạimàtheoquyđịnhcủaphápluậtvợchồngcùngphảichịutrách nhiệm;
2) Nghĩa vụ dovợ hoặcchồngthực hiệnnhằm đáp ứngnhucầu thiếtyếucủagiađình;
3) Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
20
4) Nghĩa vụ phát sinh từ việcsử dụng tài sản riêngđể duy trì, phát triển khối tài sản
chung hoặcđể tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5) Nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi
thường; 6)Nghĩa vụ kháctheo quy định của các luật có liên quan”. Nghĩa vụ chung
về tài sản của vợ chồng được thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng.
1.4.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Pháp luật hiện hành quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng:
Chia tài sản của vợ chồngtrongthời kỳ hôn nhân, chia tài sản chung củavợ chồng khi
một trong hai vợ hoặc chồng chết và chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Trong đó,
việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề rất phức tạp, thường có nhiều
tranh chấp giữa vợ và chồng gặp, nhiều khó khăn vướng mắc.
Nếu như kết hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân của vợ chồng thìly
hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án công nhận hoặc quyết định theoyêu
cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng (khoản 1 Điều51 Luật HN&GĐ
năm 2014). Khi tình cảm không còn, vợ chồng thực sự tự nguyện ly hôn hoặc vợ,
chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa
vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho
ly hôn. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số trườnghợp hạn chế việc lyhôn
theo khoản 3 Điều5 Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con.
1.4.2.1. Quy định chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo hệ thống
pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Sau khi kết hôn, buộc phải có một khối tài sản nhằm duy trì cuộc sốngchung của
vợ chồng, cũng như các nhu cầu chi tiêugia đình, chăm sóc concái,... Điềuđó đòi hỏi
phải có chế độ pháp lý điềuchỉnh khối tài sản này: căn cứ xác lập, quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng đối với tài sản chung Với ý nghĩa đó, pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ đãcó quy định về sở hữu chung tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, một
nhận xét chung nhất đó là các quy định của pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào pháp luật khi đó quy định như thế nào về
21
quyền sở hữu tài sản của vợ và chồng. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy
định về HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu các quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật
Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ
tài sản của vợ chồng nói chung và về tài sản chung của vợ chồng nói riêng8.
Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945: Bêncạnh những tục lệ tồn tại trong xã
hội phong kiến từ lâu đời, nhà làm luật đã quy định về chế độ HN&GĐ, trong đó có
chế độ tài sản của vợ chồng. Thời kỳ này, ở Nam Kỳ, trong quá trình thực hiện đãcó
những quan điểmkhác nhau khi áp dụng chế độtài sản củavợ chồng trong thực tế. Có
quan điểmchorằng không cótài sản cộng đồng giữa vợ và chồng, “khối cộng đồng tài
sản không cótrong luậtViệtNam,theo nguyêntắcngườichồng làchúa tểtuyệtđốitất
cả các tài sản bấtluận là của ai hoặcdo đâu mang lại”9. Vì vậy, người chồng có toàn
quyền sở hữu tài sản, do đó cũng không có quy định về chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn.
Theo Điều 106, 107 DLBK quy định và Điều 104, Điều 105 DLTK “Nếu hai
vợ chồng không có tư ướcvới nhau thì cứ theo lệ hợpnhất tàisản, nghĩalà bao nhiêu
lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau”. Theo quy định của
hai bộ DLBK và DLTK thì trước khi kết hôn vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng
nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sảnriêng đó
(bao gồm cảđộng sản và bất độngsản) được hợp nhất thành khối tài sản chung của vợ
chồng. Như vậy, từ việc thừa nhận những tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết
hôn sẽ là tài sản chung của vợ chồng thì đã có quy định chia tàisản chung này khi
hai bên chấm dứt hôn nhân đó. Khi hôn nhân chấm dứt thì cáctài sản riêng của vợ,
chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung củavợ chồng lại được tách
ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bênđó có quyền lấy lại, còn
đối với tài sản chung sẽ được chia đôi cho vợ chồng. Về việc chia tài sản chung của
vợ chồng theo Điều113 DLBK và Điều 110 DLTK có trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng khi một bên chết trước và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Cụ thể khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có lập hôn khế
8
Trường đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, trang 50
9
Bùi Tường Chiểu (1975), Dân luật, Cuốn II, Khoa Luật Đại học Sài Gòn, trang 140.
22
thì chia theo các điềukhoản trong hôn khế mà hai vợ chồng đã thỏa thuận. Nếu không
có hôn khế thì áp dụng Điều 112 DLBK và Điều 110 DKTK để chia. Do quan niệm
khối cộng đồng tài sản chung của vợ chồng là gây dựng cho các con, nên pháp luật
phân biệt hai trườnghợp: Vợ chồng lyhôn mà có conchung hoặc không có con chung
với nhau.
+ Trường hợp giữa hai vợ chồng không có conchung, người vợ được lấy lại kỷ
phần tài sản của mình “bằng hiện vật hiện còn”. Nếu tài sản riêng của người vợ đã bị
bán đi để chi dùng cho gia đình hay cho riêng người chồng thì người vợ không có
quyền đòi lại. Nếu tài sản riêng của vợ hay chồngđã đượctu sửa, quản lý bằng tài sản
chung của vợ chồng thì phần tài sản chung đó phải được tính vào khối tài sản cộng
đồng để chia. Sau khi đã trả lại cho vợ, chồng kỷ phần của vợ, chồng, phần tài sản
chung của vợ chồng được chiađôi cho vợ chồng mỗi người một nửa.
+ Trường hợp hai vợ chồngcó conchung: người vợ không được thuhồi toàn bộ
của riêng của mình, tức những của cải đã đem về nhà chồng khi cưới và tài sản đã
được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung củavợ
chồngdo người chồngquản lý, vì của cải của vợ chồnglà đểdành cho các con. DLBK
và DLTK đãấn định rằng nếu vợ, chồngly hôn mà có convới nhau thì sẽ không thanh
toán tài sản chung. Theo điều 112 DLBK dự liệurằng nếu có conthì sau khi ly hôn
người vợ được hưởng một phần của chung, phần ấy nhiều hay ít sẽdo Tòa án quyết
định tùy theo công sức của người vợ. Còn theo Điều 110 DLTKthì dự liệu kỷ phần
của người vợ sẽ là 1/3 số của chung, với ngụ ý rằng 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia
cho các con. Trường hợp vợ chồng ly hôn do lỗi của người vợ (phạm gian) thì phần
trả cho người vợ sẽ giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 DLBK)và một phần tư (1/4)
(Điều 112 DLTK).
Thời kỳ sau khi đất nước bị chia cắt hai miền, Miền Bắc bước vào thời kỳ quá
độxây dựng CNXH, miềnNam nước ta, sau năm 1954,đếquốc Mỹ đãthay chân thực
dân Pháptiếnhành cuộcchiếntranh xâm lược kiểumới, hòng chiacắt lâu dài đất nước
ta. Về vấn đề pháp luật điềuchỉnh các quan hệ HN &GĐ trong giai đoạn này ở miền
Nam, chế độ ngụy quyền Sài Gòn theo thời gian đã cho ban hành và áp dụng ba văn
bản pháp luật:
23
- Luật gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm gồm 135 điều
chia làm bốn thiên.
- Sắc Luật số 15/64 ngày 23/07/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh, quy định về
giá thú, tử hệ và tài sản công đồng, gồm ba chương và 158 Điều.
- BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Nhìn chung các văn bản pháp luật này đềucó khuynh hướng “dân luật hóa” các
quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. Về chế độ tài sảncủa
vợ chồng cả ba văn bản luật này đều dự liệu về chế độ tài sản ước định, chophép
vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thỏa thuận về vấn đề tài sản từ trướckhi kết
hôn, miễn là sự thỏa thuận bằng hôn ước đó không trái với trật tự côngcộng,
thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con10. Trongtrườnghợp hai vợ chồng không lập
hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ
quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định). Cả ba văn bản luật này cũng đều
dự liệu chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định củapháp luật, tuy
nhiên, có sự khác nhau về thành phần tài sản trong khối cộng đồng, dẫn tới những
quy định khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối hôn
sản11. Theo Luật gia đìnhngày 02/01/1959thìtại Điều39Luật gia đình vẫn ghi nhận:
“Người chồng là trưởng gia đình và người vợ phải cùng nhaulosự thịnh vượng của
phối hiệp phu phụ và việc nuôi dưỡng cùng giáo dục con cái”. Mặt khác, xã hội
phong kiếnthời bấy giờ không chấp nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Việc thanh
toán hôn sản, theo Luật gia đình thì vấn đề thanh toán hôn sản chỉ được đặt ra khi
một bên vợ hoặc chồng chết. Cũng vì vậy mà vấn đề ly hôn của vợ chồng không được
Luật gia đình chấp nhận, vì thế Luật gia đình không dự liệu việc chia tài sản của vợ
chồng trong trường hợp ly hôn.
Sắc luật số 15/64ngày23/07/1964và BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ ngụy
quyền Sài Gòn. Hai văn bản này cũng ghi nhận chế độ tài sản ước định cho phép vợ
chồng được tự do ký kết hôn ước, thỏa thuận về vấn đề tài sản của họ từ trước khi kết
hôn, miễn sao không trái với thuần phong mỹ tục và trật tự công cộng (Điều 49 Sắc
luật số 15/64; Điều 144 BLDS năm 1972). Cùng với quy định chế đội
10
Điều 45 Luật gia đình Điều 49, Sắc luật số 15/64 và Điều 144, 145 BLDS.
11
Nguyễn Văn Cừ (2008), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, NXB
Tư Pháp, 2008, trang 72-73.
24
tài sản ước định thì các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
cũng đã được quy định. Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 đã dự liệu việc ly
hôn của vợ chồng. Như vậy, khi thanh toán hôn sản cần phân biệt:
+ Nếu có hôn ước thì phải phân chia theo các điều khoản của hôn ước;
+ Nếu không có hôn ước thì chia theo nguyên tắc; Tài sản của bên nào thì vẫn
thuộc quyền sở hữu của bên đó; Tài sản của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng,
mỗi người một nửa12.
Đối với trường hợp ly hôn do lỗi củangười vợ, chồng thì người vợ, chồng có lỗi
sẽbị mất hết những quyền lợi mà người kia dành cho hoặcdo hônước từ khi kết hôn13.
Tuy nhiên, Sắc luật số 15/64 khôngdự liệucụ thể vấn đề này, mà chỉ quy địnhchung:
Sự ly thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng tài sản riêng biệt. Tài sản sẽ phân chia...
(Điều97). Ngược lại, BLDS đã dự liệukhi lập hôn ước, vợ chồngcó thể lựa chọnchế
độ biệt sản để áp dụng cho họ (Điều 168);người vợ có quyền quản lý, hưởngdụng và
định đoạt tài sản riêngcủa mình. Cũng có thể chế độ biệt sản sẽ do Tòa án quyết định
theo yêu cầu của vợ, chồng khi có lý do chính đáng (Điều165). Ngoài ra,trường hợp
vợ chồng lythân thì tài sản củavợ chồng sẽđượcchianhư khi lyhôn, tuynhiên, lythân
không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân củavợ chồng, mà chỉ làm chấmdứt quan hệ hôn
nhân củavợ chồng, màchỉ làm chấm dứt chếđộtài sảnchung, việc lythân đương nhiên
đặt vợ chồngrơi vào tình trạng biệt sản (Điều 204).
Luật HN&GĐ năm 1959: Luật HN&GĐ năm 1959 được ban hành là côngcụ
pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: xóa
bỏ những tàn tíchcủa chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ HN&GĐ
mới XHCN. Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta không dự liệu chế độ tài sản
ước định. Theo quy định tại Điều 15: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và
sử dụng ngang nhauđối với tài sản có trướcvà sau khi cưới”. Theo quy định này thể
hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo luật HN&GĐ năm 1959 dự liệulà chế độ cộng
đồng toàn sản. Toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được
tạo ra trongthời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng
hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung, không phân biệt
nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài
12
Điều 94 Sắc luật số 15/64; Điều 201 BLDS.
13
Điều 92 Sắc luật số 15/64; Điều 200 BLDS
25
sản chung của hai vợ chồng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện
quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khốitài sản
thuộc sở hữu chung hợp nhất đó.
Luật HN&GĐ năm 1959 đã dự liệu hai trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng là khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Về
nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồngđược chiacăn cứ vào côngsức đónggóp của
mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Ngoài ra, luật cũng
quy định: “Khi ly hôn, cấm đòi trả của” (Điều28), nhằm xóa bỏ một trong những tập
tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến trước đây.
Luật HN&GĐ năm 1986: Luật HN&GĐ năm 1986 quy định chế độ tài sản
của vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản. Về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ
chồng hẹphơn so với Luật HN&GĐ năm 1959. Điều14 Luật HN&GĐ năm 1986, tài
sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân
và tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung. Bên cạnh khối tài sản
chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đãghi nhận vợ, chồng có quyềncó tài
sản riêng(Điều16). Người vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập
vào khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với các trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu “Nguyên tắc chia đôitàisản chung”
của vợ chồng trong các trường hợp (Điều 17, 18, 42): trong đó, chia tàisản chung của
vợ chồng khi vợ, chồng ly hôn, nguyên tắc chia đôi tài sản chung chỉ mang tính ước
lệ (xuất phát từ kỷ phần tài sản của vợ, chồngtrong khối tài sản chungbằng nhau, một
đặc điểm củatài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất); khi chia, Tòa án vẫn phải dựa vào
công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản cung của vợ
chồng. Vẫn có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo tỷ lệ nhiều, ítkhác nhau cho
các bên vợ, chồng14.
Luật HN&GĐ năm 2000: Giống với Luật HN&GĐ năm 1986, Nhà nước ta
cũng không dự liệu về chế độ tài sản ước định giữa vợ chồng vì không phù hợp với
tập quán truyềnthống của gia đình Việt Nam. Chế độ cộngđồng tài sản pháp định mà
Luật HN&GĐ năm 2000 quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, áp dụng cho các cặp
vợ chồng. Cũng như Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy
14
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
26
định về phạm vi của vợ chồng đối với các loại tài sản đó, các trường hợp chia tài
sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng. Chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôntrướchết là do các bênthỏathuận, nếu không thỏathuận được
có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng chiađôi,
nhưng xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng gópcủa
mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triểnkhối tài sản này. Lao độngtrong gia đình
được coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con
chưa thành niên hoặc đã thành niênbị tàn tật, mất NLHVDS, không có khả năng lao
độngvà không có tài sản đểtự nuôi minh. Bảo vệ lợi íchchínhđáng của mỗibên trong
sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu
nhập 15.
1.4.2.2. Nguyêntắcchia tàisảnchung củavợ chồng khi ly hôn theoLuật Hôn
nhân và gia đình năm 2014
Luật HN&GĐ năm 2014 đãquyđịnhnguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng
khi ly hôn tại Điều 59. Nguyên tắc là những tư tưởng chính trị, pháp lý mà pháp luật
quy địnhra để hướng các chủ thể tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hội nói chung
và quan hệ HN&GĐ nói riêng, việc tuân thủ các nguyên tắc này góp phần đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời cũng là căn cứ cho việc giải quyết
các tranh chấp phát sinh. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được
quy địnhtại Điều59Luật HN&HĐ năm 2014và Điều7Thông tư liêntịchsố01/2016-
TTLT-TADNTC-VKSNDTC-BTP thì “vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận
với nhau về toàn bộcácvấn đề, trong đócó cả việcphân chia tài sản. Trường hợp vợ
chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định
việcáp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theothỏathuận hay theo luật định”16, theo
đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo các trường
hợp sau.
Thứ nhất, trường hợp vợ chồnglựa chọnchế độtài sản theothỏa thuậnhoặc vợ
chồng tự thỏa thuận.
- Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận.
15
Luật HN&GĐ năm 2000, khỏan 2 Điều 95.
16
7 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
27
Luật HN&GĐ năm 2014 có điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 2000 là “Vợ
chồng có quyềnlựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặcchế độ tài sản
theo thỏa thuận” (Khoản 1 Điều 28). Vì vậy, nếu “Trường hợp vợ chồng có văn
bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và vănbản này không bị tòa ántuyên
bố là vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận đểchia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn” (điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
- Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung khi ly hôn
Là sự thỏa thuận chia tài sản chung khi ly hônnhưng đây là trườnghợp vợ chồng
thỏathuận chia khi lựa chọnđể chế độ tài sảntheo luật định. Luật HN&GĐ năm 2014
quy định “trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật địnhthì việcgiải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận”.
Như vậy, pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho
phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng với nhau. Trước hết, nếu
các bênđãlựa chọn chế độtài sản theo thỏa thuận và những thỏa thuận này cóhiệu lực
thì khi lyhôn sẽáp dụng những thỏathuận này để chiatài sản chung củavợ chồng khi
ly hôn. Tiếp theo, nếu vợ chồng không lựa chọn chế độ tài thỏa thuận nhưng khi ly
hôn đã tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng, sự thỏa thuận của vợ chồng không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Chẳng hạn như việc thỏa
thuận chia tài sản của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với bên thứ ba sẽ
bị coi làvi phạm quy định của pháp luật và không được thừa nhận. Việc tự thỏa thuận
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải đảm bảo nguyên tắc vợ, chồng hoàn toàn tự
nguyên, không bên nào được áp đặt, đe dọa, cưỡng ép, ngăn cản bên nào… Ngoài ra,
Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định việc tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn còn phải đảm bảo các nguyêntắc theo khoản2 Điều 59.
Việc vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc vợ chồng tự thỏa
thuận với nhau về việc chiatài sản khi lyhôn có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ đáp ứng
được nguyện vọng của các bên mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh như: Tòa án sẽ không cần phải tiến
hành xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, giúp tiết kiệm
28
được rất nhiều thời gian, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp kéo dài; đối với việc thi
hành án thì việc thi hành án cũng được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Pháp luật hiện hành không ghi nhận việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ
chồng cần có sự ghi nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, có thể
thấy pháp luật nước ta tôn trọng tối đa sự tự định đoạt tài sản của vợ, chồng khi có
thỏathuận, không cần điềukiệnphải đượctòaán côngnhận mới cóhiệulực pháp luật.
Tuy nhiên, khi không quy định như vậy có thể sẽ tạo kẽ hở cho các cặp vợ, chồng lợi
dụng thỏa thuận chia tài sản chung nhằm mục đíchtrốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối
người thứ ba. Do vậy, Thông tư liêntịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-
BTP hướng dẫn: “Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác
định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba haykhông đểđưa
người thứ ba vào tham giatố tụng với tư cách người có quyềnlợi, nghĩavụ liênquan.
Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩavụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu
cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng.
Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba khôngyêu cầu
giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác”. Quy định này
nhằm góp phần bảo đảm cho người thứ ba liênquan đếntài sản của vợ chồng, khi vợ
chồngly hôn mà có yêucầu giải quyết quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba thì Tòa
án sẽ giải quyết khi chia tài sản ly hôn.
Tuy nhiên, trongthực tiễnkhông phải trườnghợp nào vợ chồng đềucó thể cùng
nhau thỏa thuận việc chia tài sản chung của họ theo đúng ý nguyện của mình, nhất là
khi tình cảm vợ chồng của họ không còn nữa thì rất khó có thể để họ có thể ngồi nói
chuyện với nhau để bàn bạc, thỏa thuận việc phân chia tài sản chung. Do vậy, pháp
luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Thứ hai, trường hợp vợ chồng yêu cầu tòa án giải quyết
Pháp luật ghi nhận, trong trường hợp vợ chồng chọn chế độ tài sản theo luật định
và đã có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận nhưng
thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc với những vấn đề không được vợ
chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết
hoặc vợ chồng lựa chọn chế độtài sản theo luật định thì khi vợ chồng lyhôn mà không
tự thỏa thuận được việc chia tài sản chung khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải
29
quyết. Theo Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nguyên tắc chia tài
sản chung của vợ chồng khi lyhônnhư sau: “2. Tàisản chung củavợ chồng đượcchia
đôinhưngcótínhđếncácyếutốsauđây:a)Hoàncảnhcủagiađìnhvàcủavợ, chồng;
b) Công sứcđóng gópcủa vợ, chồng vào việctạo lập,duytrì vàpháttriển khốitài sản
chung. Lao độngcủa vợ, chồng tronggia đìnhđượccoi như lao độngcó thu nhập;c)
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trongsản xuất, kinh doanh và nghề nghiệpđể
các bên có điều kiệntiếptụclaođộng tạo thunhập; d)Lỗi của mỗi bên trong viphạm
quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”. Quy định này đã dược hướng dẫn cụ thể tại Khoản 4
Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP quy định:
Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng
có tính đến yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
- “Hoàn cảnh của gia đình vàcủa vợ, chồng”làtình trạng về năng lực pháp luật,
năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khily hôn
của vợ, chồng cũng như củacác thành viên khác tronggia đìnhmà vợ chồng cóquyền,
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên
gặp khó khăn hơn sau khi lyhôn được chiaphần tài sản nhiều hơn so với bênkia hoặc
được ưu tiênnhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng
phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
- “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việctạo lập, duytrì và phát triểnkhối
tài sản chung”là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao
động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triểnkhối tài sản chung. Người
vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính làlao động
có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức
đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
- “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản
chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được
tiếptục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếptục
được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị
30
tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và hoạt độngnghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điềukiện sống tối thiểu
của vợ, chồng và các thành viên trong gia đình.
- “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ
hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly
hôn. Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc
phá tántài sảnthì khi giải quyết ly hônTòa án phải xem xét yếu tốlỗicủa người chồng
khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và
con chưa thành niên.
Quy định trên, đã đảm bảo việc phân chia tài sản chung được thực hiện một cách
công bằng, cũng như đảm bảo đượcquyền và lợiích hợp pháp của vợ chồng, pháp luật
quy định việc phân chia này cần phải xem xét tới hoàn cảnh của các bên vào việc tạo
lập, duy trì và phát triểnkhối tài sản chung. Chính điềunày, đã đặt ra yêu cầu đối với
cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc chia tài sản chung cần phải tiềnhành điều
tra, tìm hiểumọi vấn đề liên quan đến tài sản, công sức đóng góp cũng như hoàn cảnh
sống của các bên để phân chia một cách công bằng, hợplý.
Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 cònquy định: “Tài sản chung của vợ
chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia đượcbằng hiện vật thì chia theo giá
trị;bênnàonhậnphầntàisảnbằnghiệnvậtcógiátrịlớn hơnphầnmìnhđượchưởng
thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch”. Quy định này góp phần hạnchế
những hệ quả xấu khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, việc chia tài sản
chung của vợ chồngcó thể chia bằng hiện vật hoặc chiatheo giá trị, nếu chia bằng vật
thì phải đảm bảo vật phải sử dụng được sau khi chia, cho nên sẽ xảy ra trường hợp
một bên nhận tài sản sẽ có giá trị lớn hơn bên kia. Vì vậy, pháp luật quy định bên nào
nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải
thanh toán cho bên kia phần chênh lệch của tài sản đó.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy
định nguyên tắc “giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ,chồng
được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc”. Bởi vì,
việc xác địnhgiá trị của tài sản không phải là vấn đề đơngiản, thường biến động theo
giá cả thị trường, để hạn chế việc tranh chấp liên quan đền xác định tài
31
sản thì pháp luật đã quy định giá trị của tài sản được xác định theo giá thị trường tại
thời điểm giải quyết sơ thẩm. Quy định như vậy cũng tạo điềukiệncho đườnglối xét
xử của Tòa án được thống nhất, qua đó bảo vệ được quyền, lợi ích của các bên.
Khi giải quyết chiatài sản khi ly hôn, pháp luật quy định Tòa án phải xem xét để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đãthành MNLHVDS
hoặc không cókhả năng lao động và không cótài sản để tự nuôi mình. Ví dụ: Khi chia
nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trongtrường hợp không chia
được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực
tiếpnuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận
hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng
hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêucầu.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những hướng dẫn cụ thể đối với một số trường
hợp: chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình; chia quyền sử
dụng của vợ chồng khi ly hôn; chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
tại Điều 61 Điều 62 và Điều 64. Ngoài ra, vì mục đích nhân đạo, Luật HN&GĐ
năm 2014 còn quy định quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn “Nhà ở thuộc
sở hữu riêng của vợ, chồngđã đưavàosử dụng chung thìkhily hônvẫnthuộcsở hữu
riêng của người đó; trường hợp vợ hoặcchồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền
lưu cư trongthờihạn06thángkểtừngàyquanhệhônnhânchấmdứt,trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác”.
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 

More Related Content

Similar to HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 

Similar to HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000  (20)

Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà NộiChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
 
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
 
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOTCăn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
 
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đìnhĐề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014
Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014
Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014
 
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
 
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAYLuận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
 
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTĐề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÒ THỊ THU HOA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: CHLK1TB1004 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ HÀ NỘI - NĂM 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoanLuận văn là côngtrình nghiên cứu của riêngtôi dưới sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn. Các kết quả, số liệu, ví dụ nêu trong Luận văn này làtrung thực và chưa được côngbố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này nếu có sự tranh chấp NGƯỜI CAM ĐOAN Lò Thị Thu Hoa
  • 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADPL Áp dụng pháp luật BLDS Bộ luật Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự DLBK Dân luật Bắc Kỳ DLTK Dân luật Trung Kỳ DSST Dân sự sơ thẩm DSPT Dân sự phúc thẩm GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HN&GĐ Hôn nhân và gia đình TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao VKSND Viện Kiêm sát nhân dân UBND Ủy ban nhân dân MNLHVDS Mất năng lực hành vi dân sự Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
  • 4. MỤC LỤC MỤC LỤC ..............................................................Error!Bookmark not defined. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................Error!Bookmark not defined. Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA.............. 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật..................................... 6 1.1.1. Kháiniệmápdụngphápluật.................................................................6 1.1.2. Đặcđiểmcủaápdụngphápluật..................Error!Bookmarknotdefined. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn............................................................................................... 10 1.2.1. KháiniệmápdụngphápluậtchiatàisảnchungcủavợchồngkhilyhônError! Bookmarknotdefined. 1.2.2. Đặcđiểmápdụngphápluậtchiatàisảnchungcủa vợchồngkhilyhôn.....11 1.3. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ tài sản của vợ chồng.......13 1.3.1. Kháiniệm....................................................................................................13 1.3.2. Đặcđiểm.....................................................................................................14 1.3.3. Cácloạichếđộtàisảncủavợchồngtrongphápluật..................................16 1.4.Tàisảnchungcủavợchồngvàchiatàisảnchungcủavợchồngkhilyhôn.......17 1.4.1. Tàisảnchungcủavợchồng........................................................................17 1.4.2. Chia tàisảnchungcủavợchồngkhilyhôn.................................................20 Kết luận chương 1 ...............................................................................32 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA................................... 33 2.1. Kháiquátđiềukiện tựnhiên, dânsố vàđiềukiện kinh tế-văn hóa-xãhội đốivớichia tàisảnchungcủavợ chồngkhily hôntại tỉnhSơnLa..............33 2.1.1. Điều kiệntựnhiên........................................................................................33 2.1.2. Dân sốvàsựphânbốdâncư.......................................................................34 2.1.3. Điều kiệnkinhtế-vănhóa–xãhội.............................................................34 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La..........................................................36 2.2.1. Nhữngkếtquảđãđạtđượctrongviệcápdụngphápluậtgiảiquyếtchiatàisản chungcủavợchồngkhilyhôntạitỉnhSơnLa.......................................................36
  • 5. 2.2.2. Mộtsốhạnchếtrongápdụngphápluậtgiảiquyếtchiatàisảnchungcủavợ chồngkhilyhôntạitỉnhSơnLa ............................................................................44 2.3. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La..............................................................................46 2.3.1. Nhữngkhókhăn, vướngmắc, bấtcậptrongthực tiễnápdụngphápluật giải quyếtchiatàisảnchungcủavợchồngkhilyhôntạitỉnhSơnLa...........................46 2.3.2. Những nguyên nhân trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyếtchia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La............................................... 57 Kết luận chương 2................................................................................................... 62 Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA.............. 63 3.1. Kiến nghịhoànthiện quyđịnhcủapháp luậttrongviệc xác định tàisản chungcủavợ chồngvàchiatàisảnchungcủavợ chồngkhilyhôn..............63 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La.....Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 3................................................................................................... 74 KẾT LUẬN.............................................................Error!Bookmark not defined.
  • 6. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2000 ghi nhận: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡngcon người, là môi trường quan trọnghình thành và giáo dụcnhân cách, góp phần vào sự nghiệpxây dựng và bảovệTổ quốc. Giađình tốtthìxãhộimới tốt, xãhộitốtthìgia đình càng tốt”. Vì vậy vai trò của gia đình đối với xã hội là vô cùng quan trọng nên các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ không những phải đáp ứng được định hướng pháp luật mà còn phải phù hợp với thực tiễn xã hội. Nếu như hôn nhân là chỉ quan hệ của nam và nữ được xác lập sau khi kết hôn thì gia đình là một khái niệm rộng hơn khái niệm hôn nhân gồm: vợ và chồng, cha mẹ và con, anh chị em…Bởi vì, gia đình được hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Do vậy, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình phát triểntốt đẹp, hòa thuận, hạnh phúc sẽ làm nền tảng cho sự phát triểnbền vững của xã hội. Khi nam, nữ kết hôn cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững là sự mong muốn của những người cha mẹ, gia đình mà cũng là sự mong muốn của chính những người vợ, người chồng đó. Họ cùng nhau bước vào đời sống hôn nhân, khi đãcùng về chung sống với nhau dưới một mái nhà, hai người sẽcùng vun đắp chogia đình thựchiện chứcnăng sinh đẻ,giáo dục và kinh tế. Hôn nhân là sự thay đổi lớn trong cuộc đời mỗi con người, gắn với họ những quyền và nghĩa vụ giữa người vợ và người chồng như phải yêu thương, chung thủy, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau… vợ và chồng còn hình thành chế độ tài sản mà trong đó có sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quan hệ hôn nhân chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, đã không giữ được ý nghĩa cũng như giá trị ban đầu, cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc, để giải phóng cho người trong cuộc, họ có quyền chấm dứt quan hệ hôn nhân đó bằng ly hôn. Khi ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn sẽ được giải quyết, đặc biệt làvề chia tài sảnchung của vợ chồng. Sau khi Hiếnpháp năm 2013 được ban hành, một số văn bản Luật của nhà nước ta cũng đã kịp sửa đổi, bổ sung và ban hành để phù hợp với tinh thần của Hiến pháp mới và tình hình thay đổi của đất nước, trong đó có Luật HN&GĐ năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật HN&GĐ năm 2014 đã có nhiều quy định mới tương đối cụthể về chế độ tài sản của vợ chồng, trongđó đặc biệt là quy định về chiatài sản của vợ chồng khi ly hôn, đã phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật về HN&GĐ, góp phần xây dựng và phát triển chế
  • 7. 2 độ HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội, số lượng các vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có xu hướng gia tăng, tính chất phức tạp cũng như giá trị củatài sản lớnđãgây rất nhiều khó khăn, áp lực cho cơ quan xét xử. Pháp luật HN&GĐ đã có những quy định tương đối đầy đủ, có các văn bản hướng dẫn nhằm áp dụng có hiệu quả trongcông tác xét xử của tòaán về chia tàisản chung của vợ chồng khi ly hôn. Vì vậy, để làm sáng tỏ các quy định để áp dụng pháp luật về chiatài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn và phát hiện những vướng mắc, bất cập để từ đó nêu các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chiatài sản của vợ chồng khi ly hôn, cụ thể là trênđịabàn tỉnh Sơn La, tôi đãlựa chọn đề tài “Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trênđịa bàn tỉnh Sơn La” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc nghiên cứu về các tranh chấp trong HN&GĐ luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề về tài sản của vợ, chồng. Các công trình nghiên cứu khoa học nói chung về chế độ tài sản, chia tài sản của vợ chồng cũng luôn thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu. Nhóm giáo trình và sách chuyên khảo: - Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam, NXB trẻ, Hồ Chí Minh. - Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của Khoa luật, Đại học Cần Thơ. Nhóm các luận án, luận văn - Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐViệt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. - Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định chế độ tài sản của vợ chồng – một số vẫn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
  • 8. 3 - Chu Minh Khôi (2015), Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. - Lê Thị Huyền (2014), Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. - Tống Thị Lý (2015), Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động kinh doanh, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. Nhóm các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành pháp luật: - Thu Hương – Duy Kiên(2013), Một số vấnđề cơ bản về chiatài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ - Thực tiễn giải quyết, tạp chí TAND, Số 5/2013. - Bùi Minh Hồng(2009),Chếđộtài sảntheo thỏathuận của vợ chồngtrong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam, tạp chí Luật học số 11/2009. - TS. Nguyễn Phương Lan (2008), Tài sản vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội. - Nguyễn Văn Cừ (2015), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam, Tạp chí luật học số 4/2015. - Nguyễn Văn Cừ (2014),Mộtsốnộidung cơbản về chế độtài sản của vợ chồng theopháp luật Việt Nam – Được kế thừa và phát triểntrongdự thảo luật HN&GĐ (sửa đổi) (Kỳ 1), Tạp chí TAND, tháng 4/2014 (số 8). - Nguyễn Văn Cừ (2014),Mộtsốnộidung cơbản về chế độtài sản của vợ chồng theopháp luật Việt Nam – Được kế thừa và phát triểntrongdự thảo luật HN&GĐ (sửa đổi) (Kỳ 2), Tạp chí TAND, tháng 5/2014 (số 9). - Nguyễn Hoàng Long (2015), Bàn về công sức trong vụ án HN&GĐ, tạp chí TAND, tháng 5/2015. Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng hoặc chỉ để cập một vấn đề nhỏ của chia tài sản chung của vợ chồng, chưa đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng các quy định của pháp luật để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại một khoảng thời gian và địađiểm cụ thể. Để thấy được những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng các căn cứ pháp luật này trên thực tế, giải quyết cụ thể các trường hợp chia tài sản chung củavợ chồng khi ly hôn, từ đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
  • 9. 4 áp dụng pháp luật trong thực tiễn đời sống và công tác xét xử. Vì vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diệnvà sâu sắc về chia tài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tại tỉnh Sơn La 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Làm rõ các cơ sở pháp lý về áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợchồng khi ly hôn; phát hiện những vướng mắc, bất cập từ các quy định của phápluật về điềukiện thực tế ở địa phương; kiến nghị hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Luận văn làm rõ các quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng và một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. - Luận văn nghiên cứuviệc ADPL để chiatài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn trong một số vụ việc cụ thể tại tỉnh Sơn La. - Qua đó, thấy được những vướng mắc, bất cập cũng như các khó khăn khi áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để đưa ra những giải pháp và đề xuất các kiến nghị nhằm áp dụng các quy định của pháp luật trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đạt hiệu quả cao. 4. Đối tượng nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ xác lập tài sản chung, riêngcủa vợ chồng. Căn cứ, nguyên tắc và cáchthức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014. - Luận văn đưa ramột số tình huống, vụ án cụ thể mà tòa án đã xét xử giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La. 5. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật về tài sản của vợ chồng, trong đó nghiên cứu cụ thể các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và một số văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Thực tiễn áp dụng các quy định định này để giải quyết một số vụ việcchia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 10. 5 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở nghiên cứu của luận văn là phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ HN&GĐ với các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp lịch sử: Sử dụng khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích về trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn; khái quát được những nội dung cơ bảo của từng vấn đề trong luận văn. - Phương pháp so sánh được thực hiện khi đối chiếucác quyđịnh của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 so với các quy định của pháp luật trước đây. - Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễnhoạt động xét xử của Tòa án, từ các số liệu cụ thể giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các lý do? Từ đó xem xét nội dung quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng, với thực tiễncủa đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệuquả điều chỉnhcủapháp luật về vấn đề này. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về áp dụng pháp luật chiatài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp điều chỉnh nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết các trườnghợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La.
  • 11. 6 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 1.1. Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật Pháp luật là phương tiện để thế chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật… là phương tiệnđể nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì ngoài yếu tố như sự phù hợp của hệ thống quy phạm pháp luật với các điều kiện kinh tế, lịch sử, trìnhđộ phát triểnxã hội, Nhà nước còn phải quan tâm đến hoạt độngtổ chức thực hiện và áp dụng luật một cách nghiêm minh. Bởi lẽ, cho dù có ban hành ra những văn bản pháp luật hoàn chỉnh đến đâu nhưng nếu các quy định của những văn bản đó không thực hiện được trênthực tế thì mục đíchđiềuchỉnhpháp luật vẫn chưa đạt được mà chỉ đạt được khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế. Áp dụng pháp luật (ADPL) là một trong những hình thức thực hiện pháp luật có những đặc điểm riêng và bao giờ cũng có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt độngADPL bảo đảm cho pháp luật đượctôntrọng, thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất; các quyền của chủ thể được thực hiện và được bảo vệ trên thực tế; các hành vi vi phạm pháp luật được xử lý nghiêm minh, kịp thời đểbảo vệ các quan hệ xã hội đã và đang được thiết lập. ADPL là hoạt động diễn rahằng ngày trong các cơ quan nhà nước và chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, Trong hoạt động tư pháp, ADPL thường được Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân… tiếnhành theo một thủ tục tố tụng nhất định để thu thập chứng cứ, xác minh, điều tra làm rõ các tình tiết của vụ án nhằm xác định sự thật khách quan; truy cứutráchnhiệm pháp lý; xác địnhquyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật.
  • 12. 7 ADPL vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. ADPL thường được thực hiện trong các trường hợp sau: - Khi cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế bằng những chế tài thích hợp đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. - Khi quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể không tự phát sinh nếu không có sự tác động của Nhà nước. - Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia các quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được. - Trong trường hợp Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt độngcủa các bên tham gia quan hệ đó hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế. Theo giáo trình Lý luậnNhànướcvàphápluậtcủaTrườngĐạihọcLuật Hà Nội thì: ADPL được hiểu là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Theo cuốn tài liệu Học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (tập 1) của Viện nhà nước và pháp luật thuộc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì: ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước. Đây làhoạt độngthực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà nước sao cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội. Theo cuốnđề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trườngĐại học Luật Hà Nội về Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay của chủ nhiệm đề tài T.S NguyễnThị Hồi cho rằng: ADPL là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do cáccơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành
  • 13. 8 nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể1. Như vậy, thực tế có nhiều quan điểm, cách tiếp cận và biểu đạt khác nhau về áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, đa số các tác giả đềuthống nhất coi ADPL là một trong các hình thức thực hiện pháp luật và đó là hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước với những đặc trưng cơ bản, đặc thù làm cho áp dụng pháp luật khác với các hình thức thực hiệnpháp luật khác. Tác giả đồngtình với quan điểm theo giáo trình Lý luận Nhà nướcvà pháp luật của TrườngĐại họcLuật Hà Nội: ADPL là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơquan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền, thông qua trình tự thủ tục chặt chẽmà pháp luật quy địnhnhằm cábiệthóanhững quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. 1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật Qua nghiên cứu cho thấy, ADPL có một số đặc điểm đặc thù sau: Thứ nhất, ADPL là hoạt độngmang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước. Hoạt động ADPL chỉ cơ quan có thẩm quyền tiến hành, mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mỗi cá nhân chỉ được giao một số hoạt động nhất định trong phạm vi thẩm quyền của mình. Hoạt độngADPL đượctiếnhành chủ yếu theoý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước hay những người có thẩm quyền không phụthuộc vào ý chí của những chủ thể có liên quan. Trong trường hợp cần thiết áp dụng pháp luật được thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước. Trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền phải xem xét cân nhắc thận trọng và dựa trênnhững quy phạm pháp luật đã được xác địnhđể ra văn bản áp dụng pháp luật cụ thể. Văn bản ADPL là hình thức thể hiện chính thức hoạt độngáp dụng pháp luật, là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực nhà nước, người có thẩm quyền xây dựng, được nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sởnhững quy phạm pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của cá nhân tổ chức hoặc xác định những biện pháp, trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật. 1 T.S Nguyễn Thi Hồi (chủ biên) (2009) “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
  • 14. 9 Thứ hai, ADPL là hoạt động được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Quyền và nghĩa vụ của các các bên tham gia quan hệ pháp luật được pháp luật quy định rõ ràng nên các cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền khi ADPL phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để tránh sự tùy tiệncó thể dẫn đếnviệc ADPL không đúng, thiếuchính xác, ảnh hưởng đếnquyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật là văn bản ADPL được thể hiện bằng các bản án, quyết định… các loại văn bản trên phải phù hợp với pháp luật, được dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Văn bản ADPL có hai loại là văn bản xác định quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể và văn bản bảo về pháp luật chứa đựng những biện pháp trừng trị, cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm. Thứ ba, ADPL là hoạt động điềuchỉnh cá biệt. Mục đích của ADPL là cá biệt hóa các quy địnhcủa pháp luật trongđiềukiệncụ thể. Quy tắc xử sự chung trong pháp luật thông qua hoạt độngADPL sẽ được cá biệt hóa một cách chính xác thành quy tắc xử sự cụthể có được do việc áp dụng luật cụthể. Đương nhiên, quy tắc xử sựcụthể có thể có được do việc áp dụng pháp luật không được trái với các quy tắc xử sự chung đã nêu trong pháp luật. Như vậy, ADPL là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định, những quan hệ xã họi cần đến sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những quytắc chung trong pháp luật. Thứ tư, ADPL là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. Do vậy các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu kỹ vụ việc làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để lựa chọn những quy phạm pháp luật, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưaquy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng sáng tạo bằng cách áp tập quán, áp dụng tương tự,án lệ để giải quyết vụ việc. Để làm được điều đó, đòi hỏi những người có thẩm quyền phải có tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật cao, kinh nghiệm phong phú, đạo đức và trình độ chuyện môn nghiệp vụ tốt. Ở Việt Nam trong điềukiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, đòi hỏi phải đề cao vao trò của hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là ADPL của cơ quan tiến hành tố tụng.
  • 15. 10 1.2. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 1.2.1.Kháiniệmápdụng pháp luậtchia tàisảnchung của vợchồng khily hôn ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo racác quyết định làm phát sinh, thay đổi, đìnhchỉ hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Các quy phạm pháp luật rất phong phú, đa dạng nên thực hiện pháp luật cũng rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào tính chất củahoạt độngthực hiệncác quy phạm pháp luật, khoa học pháp lý hiệnnay chiathực hiệnpháp luật thành bốn hình thức sau: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Như vậy, ADPL là một trong những hình thức thực hiện pháp luật và là hình thức có sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, sựcanthiệp của Nhà nước không chỉ thông qua các cơ quan nhà nước, nhà chức trách mà một trong số trường hợp đặc biệt một tổ chức xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này. Nhưng dù chủ thể củaADPL có làai đi nữa thì cũng phải tuân thủ những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Luật HN&GĐ năm 2014 quyđịnh“Hôn nhân là quanhệ giữavợ và chồng được xác lập sau khi kết hôn”. Do đó, nếu như nam nữ có đủ các điềukiện kết hôn được quy địnhtại khoản 1 Điều8 Luật HN&GĐ năm 2014 vàkhông vi phạm các điều cấm tại điểm a, b, c và d tại khoản 2 Điều 5 Luật này mà có thực hiện việcđăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấpgiấy chứng nhận kết hôn thì họ trở thành vợ chồng. Đây là hình thức ADPL của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền, cụ thể là công chức tư pháp xã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho nam và nữ. Pháp luật quy định khi nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau thìsẽ làm phát sinh chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng kể từ thời điểm kếthôn. Theo đó, những tài sản sau đó mà mỗi bên có được có thể sẽ là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của tài sản đó. Vì vậy, khi vợ chồng có mâu thuẫn xảy ra, một trong hai bên yêu cầu hoặccảhai bên yêu cầu ly hôn, Tòa án cũng ADPL để giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn, trong đó có ADPL chia tài sản chung của vợ và chồng.
  • 16. 11 Từ cácquan điểmvà khái niệm mà cáchọc giảđưa raở trên, tacóthể hiểu ADPL chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là hoạt động mang tính quyềnlực nhà nước được thực hiện bởi Tòa án nhân dân (TAND) theo trình tự, thủ tụcchặt chẽ do pháp luật quy định nhằm đưa ra những quyết định cá biệt hoặcbản ánvề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 1.2.2.Đặc điểm áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn ADPL để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một hình thức cụthể của ADPL nên khi chủ thể ADPL phải tuân theo những nguyên tắc và quy trình chung. Bên cạnh đó ADPL còn có những đặc điểm riêng biệt sau: Thứ nhất,ADPL trongcácvụ án HN&GĐ nóichung và ADPL chiatài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng là hoạt động mang tính quyền lực nhànước do TAND có thẩm quyền tiến hành. Trong việc thực hiện quyền tư pháp, Điều102 khoản2 Hiếnpháp năm 2013 quy định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Trong việc thực hiện quyền tư pháp, TAND là cơ quan xétxử, tham gia thực hiện quyền tư pháp trong phạm vi một địa giới hành chính. Với thẩm quyền xét xử của Tòa án thì khi giải quyết các vụ việc HN&GĐ Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật, căn cứ và thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của tài sản để xác định đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng của vợ, chồng. Từ đó, ra những bản án, quyết định có tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể bị ADPL. Trong trường hợp chủ thể bị ADPL không nghiêm chỉnh thực hiệnquyết định của Tòa án thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quyđịnh của pháp luật. Thứ hai, ADPL để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải được tiến hành chặt chẽ theo thủ tụng mà pháp luật quy định. Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xãhộichủ nghĩaViệt Nam xétxử cácvụ án hìnhsự, dânsự, hôn nhân vàgiađình,kinhdoanh,thươngmại,laođộng,hànhchínhvàgiảiquyếtcác việckhác theo quyđịnhcủa pháp luật; xem xét đầyđủ, kháchquan, toàndiệncáctàiliệu, chứng cứ đã được thu thập trongquá trìnhtố tụng”. Như vậy, khi tiến hành giảiquyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án cần căn cứ vào các tài liệu,
  • 17. 12 chứng cứ mà các bên đưa ra và căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản để xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng. Người nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh, trường hợp không có căn cứ chúng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung (khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014). Việc xem xét các tài liệu, chứng cứ phải được tiếnhành theo trìnhtự, thủ tục mà pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Thứ ba, ADPL trong giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng là hoạt động mang tính cábiệt nhằm cụ thể hóanhững quyền và nghĩa vụ củavợ và chồng. Khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích theo quy địnhtại khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 có đơnyêucầuly hônthì “Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng” (Khoản1 Điều 53 Luật HN&GĐ năm 2014). Như vậy, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc HN&GĐ khi có đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu. Vì, trong quan hệ dân sự nói chung, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, nếu sự thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên, đặc biệt là của vợ và con thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó.Nếunhư các bên đã thỏa thuận nhưng chưa thỏa thuận được hết hoặc không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án sẽ chỉ giải quyết trong phạm vi đương sự yêu cầu. Sau đó, Tòa án“căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bảnán, ... quyết định về quyềnvà nghĩa vụ về tài sản, quyềnnhân thân. Bản án, quyết định của TAND có hiệu lựcpháp luật phải đượccơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnhchấphành”(Khoản 2 Điều2 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014). Vì vậy, các phán quyết của Tòa án về chiatài sản chung củavợ chồng là hoạt động mang tính cá biệt nhằm cụ thể hóa những quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng trong các quyết định, bản án. Thứ tư, ADPL làhoạt độngđòi hỏi tính sáng tạo; do vậy các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu kỹ vụ việcvà các căn cứ pháp lý để ADPL chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng sángtạo bằng cách áp tập quán hoặc áp dụng tương tự để giải quyết vụ việc. Trong Luật
  • 18. 13 HN&GĐ năm 2014 theo Điều 7 quy định “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái vớinguyêntắcquyđịnhtại Điều2 vàkhôngvi phạm điềucấm của Luật này được áp dụng”. Như vậy, nếu như trong các quan hệ pháp luậtHN&GĐ nói chung và trong quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng mà pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng tập quán tốt đẹp mà không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ Việt Nam, không vi phạmđiềucấm thì sẽ được áp dụng để giải quyết. Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Luật TTDS năm 2015 có quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lýdo chưa có điều luật để áp dụng”. Trên cơ sở đó, tại Điều 5 và Điều 6 BLDS năm 2015 cũng quy định cách thức giải quyết trong trường hợp này như sau: trongtrường hợp các bên không có thỏathuận và pháp luật không quy địnhthì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điềuchỉnh các quan hệ dân sự tương tự; trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều3 của bộ luật này áp dụng án lệ và lẽ công bằng2. Như vậy, pháp luật quy định Tòaán được phép áp dụng tập quán, áp dụng tươngtự pháp luật và án lệ đểgiải quyết những trường hợp chưa cóluật để áp dụng thể hiện tính sáng tạo khi ADPL. 1.3. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ tài sản của vợ chồng 1.3.1. Khái niệm Theo giáo trìnhLuật HN&GĐ, tập 2, Khoa Luật Đại học Cần Thơ thì: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp cácquy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩavụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắcphân chia tài sản giữa vợ và chồng. Tài sản đượcphân loạigồm:tài sảnchung vàtài sản riêng. Với quan hệ tài sản chung, vợ chồng cùng tham giavàoviệctạolập, duy trì và phát triểnkhối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản”3. Định nghĩa này đã cho thấy những nội dung cơ bản của chế độ tài sản 2 ThS. Lê Mạnh Hùng, Áp dụng án lệ trong giải quyết vu việc dân sự tại Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2016 3 Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, tập 2, Khoa Luật Đại học Cần Thơ
  • 19. 14 của vợ chồng, tuy nhiên còn có điểm chưa chính xác khi cho rằng chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh “quan hệ tài sản” của vợ chồng. Theo tinhthần của Luật HN&GĐ thì quan hệ tài sản của vợ chồng bao gồm ba vấn đề: quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng, quyền thừa kế tài sản; trong khi đó, nói đến chế độ tài sản của vợ chồng thường là chỉ bao gồm các vấn đề liênquan đếnquyền sở hữu tài sản của vợ và chồng mà thôi. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xáclập tài sản, quyềnvà nghĩavụ của vợ chồngđối với tài sản chung, tài sản riêng; cáctrường hợp và nguyên tắcchia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định”4. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ cũng định nghĩa về chế độ tài sản củavợ chồng, tuy nhiên là chỉ nói đến vấn đề sở hữu tài sản của vợ và chồng. TheoLuật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng thành hai loại: chếđộ tài sản ước định và chế độ tài sản pháp định. Khi quan hệ hôn nhân tồntại hợp pháp thì vợ chồng trở thành chủ thể quan hệ sở hữu trongchế độ tài sản của vợ chồng. Căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng đi kèm với căn cứphát sinh và chấm dứt quan hệ hôn nhân. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định hay pháp định thì chế độ tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật dự liệu làm chuẩn mực pháp lý cho hành vi ứng xử của mỗi bên vợ, chồng. Từ những phân tích trên, có thể hiểu chế độ tài sản của vợ chồng là tổng thể các quy tắc xử sự về quyền sởhữu tài sảncủa vợ chồngbao gồm: căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đới với tài sản chung hoặc tài sản riêng; phân chia tài sản của vợ chồng. 1.3.2. Đặc điểm Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng. Xuất phát từ tính chất và mục đích đặc biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập – tính cộng đồngcủa quan hệ hôn nhân. Vợ, chồng với tư cáchlà công dân, vừa làchủ thể của quan hệ pháp luật HN&GĐ, vừa là chủ thể của quan hệ pháp luật dân 4 Nguyễn Văn Cừ (2015), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tạp chí luật học số 4/2015
  • 20. 15 sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình, tham gia và các giao dịch dân sự. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng có những điểm riêng biệt sau đây: Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trongchế độ tài sản này thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự cònđòi hỏi họ phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và được đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trong pháp luật HN&GĐ. Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triểncủaxã hội, nhà nước bằng pháp luật quy địnhchế độtài sản của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợicủa gia đình, trongđó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng, sau đó làlợi ích của các thành viên tronggia đình. Những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điềukiệnđể vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng. Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát sinh, chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng thường chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Khi hôn nhân chấm dứt chế độ tài sản mà vợ chồng thỏa thuận, sở hữu chung hợp nhất cũng chấm dứt. Chế độtài sảncủa vợ chồngvới ý nghĩa là mộtchế địnhtrongpháp luật hôn nhân và gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinhtế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợchồng được liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lực chọn chế độ tài sản nào luôn đượcpháp luật quy địnhrõ. Việc phân địnhcác loại tài sản trongquan hệ giữa vợ và chồng của chế độ tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng và cơ sở giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người kháctrong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi íchchính đáng về tài sản cho các bên vợ chồnghoặc người thứ ba tham giagiao dịchliên quan đến tài sản củavợ chồng.
  • 21. 16 1.3.3. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Nhà làm luật ở mỗi quốc gia đều lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tập quán, truyền thống và nguyện vọng của các cặp vợ chồng. Trong đó thể hiện rõ ý chí của nhà nước khi điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, vì suy đếncùng, tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhànước ban hành điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng phản ánh điềukiện vật chất của xã hội đó, bảo đảm phù hợp lợi ích, ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Pháp luật các quốc gia trênthế giới đã quy định có hai chế độ tài sản của vợ chồng đó là chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định). 1.3.3.1. Chế độ tài sản pháp định Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. Chế độ tài sản này được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng. Trong trườnghợp vợ chồng không lựa chọnchế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có lựa chọn nhưng thỏa thuận của họ bị vô hiệu thì chế độ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh theo chế độ tài sản luật định. 1.3.3.2. Chế độ tài sản ước định Theo quan điểm thuần túy pháp lý của các nhà làm luật tư sản, hôn nhân thực chất là một hợp đồng, một khế ước do hai bên nam nữ thỏa thuận, xác lập trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinhvà thực hiện trong thời kỳ hôn nhân cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đó. Vì vậy pháp luật cho phép trước khi kếthôn, hai bên được quyền tự do ký kết hôn ước (hai còngọi là khế ước) miễnsao không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định chế độ tài sản theo thỏa thuận. Khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì phải lập văn bản, văn bản phải được công chứng hoặc chứng
  • 22. 17 thực. Văn bản thỏa thuận về tài sản phải được lập trước khi kết hôn và phải có hiệu lực kể từ thời điểm các bên đăng ký kết hôn. Văn bản thỏa thuận của các bên bao gồm nội dung liên quan đến tài sản mà không liên quan đến quan hệ nhân thân củavợ chồng. Nội dung thỏa thuận phải đáp ứng những nội dung cơ bản theo Khoản 1 Điều 48 và trong thời gian thực hiện vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung toàn bộ hoặc một phần nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản (Điều 17 Nghị định số 126/2014/NĐ- CP). Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ chồng, pháp luật còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng vàcác thành viên trong gia đình. Trong trường hợp sự thỏa thuận xâm phạm đến cáclợi íchđược pháp luật bảo vệ thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố chế độ tài sản theo thỏa thuận bị vô hiệu khi vi phạm Điều 50 Luật HN&GĐ năm 20145. 1.4.Tài sản chung của vợ chồng vàchia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn 1.4.1. Tài sản chung của vợ chồng 1.4.1.1. Xác định tài sản chung hợp nhất của vợ chồng Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm: “1. Tài sản chung của vợchồng gồmtàisản dovợ, chồng tạo ra,thu nhậpdolao động, hoạtđộngsản xuất, kinh doanh, hoalợi,lợitức phátsinh từ tàisản riêng vàthu nhập hợp phápkháctrongthờikỳhôn nhân,trừtrường hợp đượcquyđịnh tạikhoản1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặcđược tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sửdụngđấtmàvợ, chồng cóđược sau khikếthônlàtàisản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặcchồng được thừa kế riêng, đượctặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộcsở hữu chung hợp nhất, đượcdùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thựchiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”. 5 Hướng dẫn học tập – tìm hiểu Luật HN&GĐ VN, NXB Lao động, HN 2015, trang 82
  • 23. 18 Như vậy, những tài sản là tài sản chung của vợ chồng đã được liệt kê đầy đủ tại Điều 33. Bêncạnh đó, BLDS năm 2005 đãquyđịnh tại Điều219 như sau: “Sở hữu chungcủavợ chồnglàsở hữu chung hợp nhất”, kế thừaBLDSnăm 2005, BLDSnăm 2015 cũng ghi nhận Sở hữu chung của vợ chồng là: “1) Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chunghợpnhấtcóthểphânchia.2)Vợ chồngcùngnhau tạolập,pháttriển khối tài sản chung; có quyền ngang nhautrong việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 3) Vợ chồng thỏa thuận hoặcủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4) Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặctheo quyết định của Tòa án. 5) Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theoquy định của phápluật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng đượcáp dụng theo chế độ tài sản này”6. Như vậy, tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyềnsở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung. Do vậy,bình thường chúng ta không thể xác địnhđược phần nào là của vợ, phần nào làcủa chồng không khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trongkhối tài sản chung đó. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là chung ý chí, cùng chung công sức đóng góp trong việc tạo nên khối tài sản nhằm mục đíchxây dựng gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt chức năng của nó như: Phát triển kinh tếgia đình vững mạnh, tạo điều kiện tốt cho việc nuôi dạy con, vì vậy, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng quy định vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không có căn cứ vào công sức đónggóp của mỗi bên trongviệc tạo dựng, phát triểnkhối tài sản đó. Có thể do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự đóng góp côngsức của vợ chồng vào xây dựng khối tài sản chung là không bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ đối vớitài sản chung vẫn ngang bằng nhau7. Hơn nữa, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định “Lao động của vợ, chồng tronggia đình đượcgọi là lao động có thu nhập” (điểm bkhoản 2 Điều59 Luật HN&GĐ năm 2014) để đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, đặc biệt là người vợ. 6 Điều 213, Bộ luật Dân sự năm 2015. 7 Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Đại học Luật HN, năm 2012, Nxb CAND, trang 146-147
  • 24. 19 1.4.1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung Căn cứ quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì về nguyên tắc, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau đối với tài sản chung. Cụ thể là: - Vợ chồng chồngbình đẳngtrong việcxâydựng, phát triểnkhốitài sản chung. Vợ chồng phải cùng nhau bàn bạc về phương hướng phát triển kinh tế củagia đình. Mỗi bên vợ chồng phải có ý thức tham gia lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm làm tăng khối tài sản chung của vợ chồng. - Vợ chồng bình đẳng trong việcchiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nắm giữ, quản lý, bảo vệ tài sản chung. Vợ chồng cũng bình đẳng trong việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng chi dùng đểđảm bảo nhu cầu thiết yếucủa gia đình. Theo Khoản 20 Điều 3Luật HN&GĐ năm 2014 thì:“Nhu cầu thiếtyếulànhucầusinh hoạtthông thường vềăn,mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thôngthườngkháckhôngthể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”. Cuối cùng là vợ chồng cũng bình đẳng với nhau trong việc định đoạttài sảnchung của vợ chồng. Việc định đoạttài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp tài sản chung là bất động sản, là động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. “Trong trường hợp vợ hoặc chồng xáclập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhucầuthiếtyếucủagia đình thìđược coi là có sự đồngýcủa bên kia”(khoản 1 Điều 13 Nghị Định số 126/2014/NĐ-CP). Như vậy, pháp luật quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng đối với việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản nhằm bảo vệ khối tài sản chung, tránh trường hợp một trong hai bên vợ chồng cóhành vi phá tán tài sản, hủy hoại tài sản hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự liênquan đến tài sản chung làm tổn thất khối tài sản chung, ảnh hưởng đến quyền lợi củagia đình. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đãquy định cụ thể nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng tại Điều 37: “Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1) Nghĩa vụ phátsinh từ giaodịchdo vợ chồng cùng thỏathuậnxáclập, nghĩa vụ bồi thườngthiệthạimàtheoquyđịnhcủaphápluậtvợchồngcùngphảichịutrách nhiệm; 2) Nghĩa vụ dovợ hoặcchồngthực hiệnnhằm đáp ứngnhucầu thiếtyếucủagiađình; 3) Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • 25. 20 4) Nghĩa vụ phát sinh từ việcsử dụng tài sản riêngđể duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặcđể tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6)Nghĩa vụ kháctheo quy định của các luật có liên quan”. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng. 1.4.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Pháp luật hiện hành quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng: Chia tài sản của vợ chồngtrongthời kỳ hôn nhân, chia tài sản chung củavợ chồng khi một trong hai vợ hoặc chồng chết và chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Trong đó, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề rất phức tạp, thường có nhiều tranh chấp giữa vợ và chồng gặp, nhiều khó khăn vướng mắc. Nếu như kết hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân của vợ chồng thìly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án công nhận hoặc quyết định theoyêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng (khoản 1 Điều51 Luật HN&GĐ năm 2014). Khi tình cảm không còn, vợ chồng thực sự tự nguyện ly hôn hoặc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số trườnghợp hạn chế việc lyhôn theo khoản 3 Điều5 Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. 1.4.2.1. Quy định chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Sau khi kết hôn, buộc phải có một khối tài sản nhằm duy trì cuộc sốngchung của vợ chồng, cũng như các nhu cầu chi tiêugia đình, chăm sóc concái,... Điềuđó đòi hỏi phải có chế độ pháp lý điềuchỉnh khối tài sản này: căn cứ xác lập, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung Với ý nghĩa đó, pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ đãcó quy định về sở hữu chung tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, một nhận xét chung nhất đó là các quy định của pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào pháp luật khi đó quy định như thế nào về
  • 26. 21 quyền sở hữu tài sản của vợ và chồng. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và về tài sản chung của vợ chồng nói riêng8. Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945: Bêncạnh những tục lệ tồn tại trong xã hội phong kiến từ lâu đời, nhà làm luật đã quy định về chế độ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. Thời kỳ này, ở Nam Kỳ, trong quá trình thực hiện đãcó những quan điểmkhác nhau khi áp dụng chế độtài sản củavợ chồng trong thực tế. Có quan điểmchorằng không cótài sản cộng đồng giữa vợ và chồng, “khối cộng đồng tài sản không cótrong luậtViệtNam,theo nguyêntắcngườichồng làchúa tểtuyệtđốitất cả các tài sản bấtluận là của ai hoặcdo đâu mang lại”9. Vì vậy, người chồng có toàn quyền sở hữu tài sản, do đó cũng không có quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Theo Điều 106, 107 DLBK quy định và Điều 104, Điều 105 DLTK “Nếu hai vợ chồng không có tư ướcvới nhau thì cứ theo lệ hợpnhất tàisản, nghĩalà bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau”. Theo quy định của hai bộ DLBK và DLTK thì trước khi kết hôn vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sảnriêng đó (bao gồm cảđộng sản và bất độngsản) được hợp nhất thành khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, từ việc thừa nhận những tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn sẽ là tài sản chung của vợ chồng thì đã có quy định chia tàisản chung này khi hai bên chấm dứt hôn nhân đó. Khi hôn nhân chấm dứt thì cáctài sản riêng của vợ, chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung củavợ chồng lại được tách ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bênđó có quyền lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ được chia đôi cho vợ chồng. Về việc chia tài sản chung của vợ chồng theo Điều113 DLBK và Điều 110 DLTK có trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Cụ thể khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có lập hôn khế 8 Trường đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, trang 50 9 Bùi Tường Chiểu (1975), Dân luật, Cuốn II, Khoa Luật Đại học Sài Gòn, trang 140.
  • 27. 22 thì chia theo các điềukhoản trong hôn khế mà hai vợ chồng đã thỏa thuận. Nếu không có hôn khế thì áp dụng Điều 112 DLBK và Điều 110 DKTK để chia. Do quan niệm khối cộng đồng tài sản chung của vợ chồng là gây dựng cho các con, nên pháp luật phân biệt hai trườnghợp: Vợ chồng lyhôn mà có conchung hoặc không có con chung với nhau. + Trường hợp giữa hai vợ chồng không có conchung, người vợ được lấy lại kỷ phần tài sản của mình “bằng hiện vật hiện còn”. Nếu tài sản riêng của người vợ đã bị bán đi để chi dùng cho gia đình hay cho riêng người chồng thì người vợ không có quyền đòi lại. Nếu tài sản riêng của vợ hay chồngđã đượctu sửa, quản lý bằng tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản chung đó phải được tính vào khối tài sản cộng đồng để chia. Sau khi đã trả lại cho vợ, chồng kỷ phần của vợ, chồng, phần tài sản chung của vợ chồng được chiađôi cho vợ chồng mỗi người một nửa. + Trường hợp hai vợ chồngcó conchung: người vợ không được thuhồi toàn bộ của riêng của mình, tức những của cải đã đem về nhà chồng khi cưới và tài sản đã được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung củavợ chồngdo người chồngquản lý, vì của cải của vợ chồnglà đểdành cho các con. DLBK và DLTK đãấn định rằng nếu vợ, chồngly hôn mà có convới nhau thì sẽ không thanh toán tài sản chung. Theo điều 112 DLBK dự liệurằng nếu có conthì sau khi ly hôn người vợ được hưởng một phần của chung, phần ấy nhiều hay ít sẽdo Tòa án quyết định tùy theo công sức của người vợ. Còn theo Điều 110 DLTKthì dự liệu kỷ phần của người vợ sẽ là 1/3 số của chung, với ngụ ý rằng 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia cho các con. Trường hợp vợ chồng ly hôn do lỗi của người vợ (phạm gian) thì phần trả cho người vợ sẽ giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 DLBK)và một phần tư (1/4) (Điều 112 DLTK). Thời kỳ sau khi đất nước bị chia cắt hai miền, Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độxây dựng CNXH, miềnNam nước ta, sau năm 1954,đếquốc Mỹ đãthay chân thực dân Pháptiếnhành cuộcchiếntranh xâm lược kiểumới, hòng chiacắt lâu dài đất nước ta. Về vấn đề pháp luật điềuchỉnh các quan hệ HN &GĐ trong giai đoạn này ở miền Nam, chế độ ngụy quyền Sài Gòn theo thời gian đã cho ban hành và áp dụng ba văn bản pháp luật:
  • 28. 23 - Luật gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm gồm 135 điều chia làm bốn thiên. - Sắc Luật số 15/64 ngày 23/07/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh, quy định về giá thú, tử hệ và tài sản công đồng, gồm ba chương và 158 Điều. - BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Nhìn chung các văn bản pháp luật này đềucó khuynh hướng “dân luật hóa” các quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. Về chế độ tài sảncủa vợ chồng cả ba văn bản luật này đều dự liệu về chế độ tài sản ước định, chophép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thỏa thuận về vấn đề tài sản từ trướckhi kết hôn, miễn là sự thỏa thuận bằng hôn ước đó không trái với trật tự côngcộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con10. Trongtrườnghợp hai vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định). Cả ba văn bản luật này cũng đều dự liệu chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định củapháp luật, tuy nhiên, có sự khác nhau về thành phần tài sản trong khối cộng đồng, dẫn tới những quy định khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối hôn sản11. Theo Luật gia đìnhngày 02/01/1959thìtại Điều39Luật gia đình vẫn ghi nhận: “Người chồng là trưởng gia đình và người vợ phải cùng nhaulosự thịnh vượng của phối hiệp phu phụ và việc nuôi dưỡng cùng giáo dục con cái”. Mặt khác, xã hội phong kiếnthời bấy giờ không chấp nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Việc thanh toán hôn sản, theo Luật gia đình thì vấn đề thanh toán hôn sản chỉ được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng chết. Cũng vì vậy mà vấn đề ly hôn của vợ chồng không được Luật gia đình chấp nhận, vì thế Luật gia đình không dự liệu việc chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp ly hôn. Sắc luật số 15/64ngày23/07/1964và BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Hai văn bản này cũng ghi nhận chế độ tài sản ước định cho phép vợ chồng được tự do ký kết hôn ước, thỏa thuận về vấn đề tài sản của họ từ trước khi kết hôn, miễn sao không trái với thuần phong mỹ tục và trật tự công cộng (Điều 49 Sắc luật số 15/64; Điều 144 BLDS năm 1972). Cùng với quy định chế đội 10 Điều 45 Luật gia đình Điều 49, Sắc luật số 15/64 và Điều 144, 145 BLDS. 11 Nguyễn Văn Cừ (2008), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, NXB Tư Pháp, 2008, trang 72-73.
  • 29. 24 tài sản ước định thì các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cũng đã được quy định. Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 đã dự liệu việc ly hôn của vợ chồng. Như vậy, khi thanh toán hôn sản cần phân biệt: + Nếu có hôn ước thì phải phân chia theo các điều khoản của hôn ước; + Nếu không có hôn ước thì chia theo nguyên tắc; Tài sản của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó; Tài sản của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng, mỗi người một nửa12. Đối với trường hợp ly hôn do lỗi củangười vợ, chồng thì người vợ, chồng có lỗi sẽbị mất hết những quyền lợi mà người kia dành cho hoặcdo hônước từ khi kết hôn13. Tuy nhiên, Sắc luật số 15/64 khôngdự liệucụ thể vấn đề này, mà chỉ quy địnhchung: Sự ly thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng tài sản riêng biệt. Tài sản sẽ phân chia... (Điều97). Ngược lại, BLDS đã dự liệukhi lập hôn ước, vợ chồngcó thể lựa chọnchế độ biệt sản để áp dụng cho họ (Điều 168);người vợ có quyền quản lý, hưởngdụng và định đoạt tài sản riêngcủa mình. Cũng có thể chế độ biệt sản sẽ do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng khi có lý do chính đáng (Điều165). Ngoài ra,trường hợp vợ chồng lythân thì tài sản củavợ chồng sẽđượcchianhư khi lyhôn, tuynhiên, lythân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân củavợ chồng, mà chỉ làm chấmdứt quan hệ hôn nhân củavợ chồng, màchỉ làm chấm dứt chếđộtài sảnchung, việc lythân đương nhiên đặt vợ chồngrơi vào tình trạng biệt sản (Điều 204). Luật HN&GĐ năm 1959: Luật HN&GĐ năm 1959 được ban hành là côngcụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: xóa bỏ những tàn tíchcủa chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN. Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta không dự liệu chế độ tài sản ước định. Theo quy định tại Điều 15: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhauđối với tài sản có trướcvà sau khi cưới”. Theo quy định này thể hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo luật HN&GĐ năm 1959 dự liệulà chế độ cộng đồng toàn sản. Toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trongthời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài 12 Điều 94 Sắc luật số 15/64; Điều 201 BLDS. 13 Điều 92 Sắc luật số 15/64; Điều 200 BLDS
  • 30. 25 sản chung của hai vợ chồng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khốitài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó. Luật HN&GĐ năm 1959 đã dự liệu hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồngđược chiacăn cứ vào côngsức đónggóp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Ngoài ra, luật cũng quy định: “Khi ly hôn, cấm đòi trả của” (Điều28), nhằm xóa bỏ một trong những tập tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến trước đây. Luật HN&GĐ năm 1986: Luật HN&GĐ năm 1986 quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản. Về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng hẹphơn so với Luật HN&GĐ năm 1959. Điều14 Luật HN&GĐ năm 1986, tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung. Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đãghi nhận vợ, chồng có quyềncó tài sản riêng(Điều16). Người vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu “Nguyên tắc chia đôitàisản chung” của vợ chồng trong các trường hợp (Điều 17, 18, 42): trong đó, chia tàisản chung của vợ chồng khi vợ, chồng ly hôn, nguyên tắc chia đôi tài sản chung chỉ mang tính ước lệ (xuất phát từ kỷ phần tài sản của vợ, chồngtrong khối tài sản chungbằng nhau, một đặc điểm củatài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất); khi chia, Tòa án vẫn phải dựa vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản cung của vợ chồng. Vẫn có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo tỷ lệ nhiều, ítkhác nhau cho các bên vợ, chồng14. Luật HN&GĐ năm 2000: Giống với Luật HN&GĐ năm 1986, Nhà nước ta cũng không dự liệu về chế độ tài sản ước định giữa vợ chồng vì không phù hợp với tập quán truyềnthống của gia đình Việt Nam. Chế độ cộngđồng tài sản pháp định mà Luật HN&GĐ năm 2000 quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, áp dụng cho các cặp vợ chồng. Cũng như Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
  • 31. 26 định về phạm vi của vợ chồng đối với các loại tài sản đó, các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôntrướchết là do các bênthỏathuận, nếu không thỏathuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng chiađôi, nhưng xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng gópcủa mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triểnkhối tài sản này. Lao độngtrong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niênbị tàn tật, mất NLHVDS, không có khả năng lao độngvà không có tài sản đểtự nuôi minh. Bảo vệ lợi íchchínhđáng của mỗibên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập 15. 1.4.2.2. Nguyêntắcchia tàisảnchung củavợ chồng khi ly hôn theoLuật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật HN&GĐ năm 2014 đãquyđịnhnguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 59. Nguyên tắc là những tư tưởng chính trị, pháp lý mà pháp luật quy địnhra để hướng các chủ thể tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ HN&GĐ nói riêng, việc tuân thủ các nguyên tắc này góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời cũng là căn cứ cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy địnhtại Điều59Luật HN&HĐ năm 2014và Điều7Thông tư liêntịchsố01/2016- TTLT-TADNTC-VKSNDTC-BTP thì “vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộcácvấn đề, trong đócó cả việcphân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việcáp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theothỏathuận hay theo luật định”16, theo đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo các trường hợp sau. Thứ nhất, trường hợp vợ chồnglựa chọnchế độtài sản theothỏa thuậnhoặc vợ chồng tự thỏa thuận. - Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. 15 Luật HN&GĐ năm 2000, khỏan 2 Điều 95. 16 7 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
  • 32. 27 Luật HN&GĐ năm 2014 có điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 2000 là “Vợ chồng có quyềnlựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặcchế độ tài sản theo thỏa thuận” (Khoản 1 Điều 28). Vì vậy, nếu “Trường hợp vợ chồng có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và vănbản này không bị tòa ántuyên bố là vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận đểchia tài sản của vợ chồng khi ly hôn” (điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP). - Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung khi ly hôn Là sự thỏa thuận chia tài sản chung khi ly hônnhưng đây là trườnghợp vợ chồng thỏathuận chia khi lựa chọnđể chế độ tài sảntheo luật định. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật địnhthì việcgiải quyết tài sản do các bên thỏa thuận”. Như vậy, pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng với nhau. Trước hết, nếu các bênđãlựa chọn chế độtài sản theo thỏa thuận và những thỏa thuận này cóhiệu lực thì khi lyhôn sẽáp dụng những thỏathuận này để chiatài sản chung củavợ chồng khi ly hôn. Tiếp theo, nếu vợ chồng không lựa chọn chế độ tài thỏa thuận nhưng khi ly hôn đã tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng, sự thỏa thuận của vợ chồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Chẳng hạn như việc thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với bên thứ ba sẽ bị coi làvi phạm quy định của pháp luật và không được thừa nhận. Việc tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải đảm bảo nguyên tắc vợ, chồng hoàn toàn tự nguyên, không bên nào được áp đặt, đe dọa, cưỡng ép, ngăn cản bên nào… Ngoài ra, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định việc tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn còn phải đảm bảo các nguyêntắc theo khoản2 Điều 59. Việc vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc chiatài sản khi lyhôn có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ đáp ứng được nguyện vọng của các bên mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh như: Tòa án sẽ không cần phải tiến hành xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, giúp tiết kiệm
  • 33. 28 được rất nhiều thời gian, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp kéo dài; đối với việc thi hành án thì việc thi hành án cũng được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng. Pháp luật hiện hành không ghi nhận việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng cần có sự ghi nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, có thể thấy pháp luật nước ta tôn trọng tối đa sự tự định đoạt tài sản của vợ, chồng khi có thỏathuận, không cần điềukiệnphải đượctòaán côngnhận mới cóhiệulực pháp luật. Tuy nhiên, khi không quy định như vậy có thể sẽ tạo kẽ hở cho các cặp vợ, chồng lợi dụng thỏa thuận chia tài sản chung nhằm mục đíchtrốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối người thứ ba. Do vậy, Thông tư liêntịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC- BTP hướng dẫn: “Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba haykhông đểđưa người thứ ba vào tham giatố tụng với tư cách người có quyềnlợi, nghĩavụ liênquan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩavụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba khôngyêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác”. Quy định này nhằm góp phần bảo đảm cho người thứ ba liênquan đếntài sản của vợ chồng, khi vợ chồngly hôn mà có yêucầu giải quyết quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba thì Tòa án sẽ giải quyết khi chia tài sản ly hôn. Tuy nhiên, trongthực tiễnkhông phải trườnghợp nào vợ chồng đềucó thể cùng nhau thỏa thuận việc chia tài sản chung của họ theo đúng ý nguyện của mình, nhất là khi tình cảm vợ chồng của họ không còn nữa thì rất khó có thể để họ có thể ngồi nói chuyện với nhau để bàn bạc, thỏa thuận việc phân chia tài sản chung. Do vậy, pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Thứ hai, trường hợp vợ chồng yêu cầu tòa án giải quyết Pháp luật ghi nhận, trong trường hợp vợ chồng chọn chế độ tài sản theo luật định và đã có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc vợ chồng lựa chọn chế độtài sản theo luật định thì khi vợ chồng lyhôn mà không tự thỏa thuận được việc chia tài sản chung khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải
  • 34. 29 quyết. Theo Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi lyhônnhư sau: “2. Tàisản chung củavợ chồng đượcchia đôinhưngcótínhđếncácyếutốsauđây:a)Hoàncảnhcủagiađìnhvàcủavợ, chồng; b) Công sứcđóng gópcủa vợ, chồng vào việctạo lập,duytrì vàpháttriển khốitài sản chung. Lao độngcủa vợ, chồng tronggia đìnhđượccoi như lao độngcó thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trongsản xuất, kinh doanh và nghề nghiệpđể các bên có điều kiệntiếptụclaođộng tạo thunhập; d)Lỗi của mỗi bên trong viphạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”. Quy định này đã dược hướng dẫn cụ thể tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP quy định: Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: - “Hoàn cảnh của gia đình vàcủa vợ, chồng”làtình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khily hôn của vợ, chồng cũng như củacác thành viên khác tronggia đìnhmà vợ chồng cóquyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi lyhôn được chiaphần tài sản nhiều hơn so với bênkia hoặc được ưu tiênnhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. - “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việctạo lập, duytrì và phát triểnkhối tài sản chung”là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triểnkhối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính làlao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. - “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếptục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếptục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị
  • 35. 30 tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt độngnghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điềukiện sống tối thiểu của vợ, chồng và các thành viên trong gia đình. - “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tántài sảnthì khi giải quyết ly hônTòa án phải xem xét yếu tốlỗicủa người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. Quy định trên, đã đảm bảo việc phân chia tài sản chung được thực hiện một cách công bằng, cũng như đảm bảo đượcquyền và lợiích hợp pháp của vợ chồng, pháp luật quy định việc phân chia này cần phải xem xét tới hoàn cảnh của các bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triểnkhối tài sản chung. Chính điềunày, đã đặt ra yêu cầu đối với cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc chia tài sản chung cần phải tiềnhành điều tra, tìm hiểumọi vấn đề liên quan đến tài sản, công sức đóng góp cũng như hoàn cảnh sống của các bên để phân chia một cách công bằng, hợplý. Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 cònquy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia đượcbằng hiện vật thì chia theo giá trị;bênnàonhậnphầntàisảnbằnghiệnvậtcógiátrịlớn hơnphầnmìnhđượchưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch”. Quy định này góp phần hạnchế những hệ quả xấu khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồngcó thể chia bằng hiện vật hoặc chiatheo giá trị, nếu chia bằng vật thì phải đảm bảo vật phải sử dụng được sau khi chia, cho nên sẽ xảy ra trường hợp một bên nhận tài sản sẽ có giá trị lớn hơn bên kia. Vì vậy, pháp luật quy định bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch của tài sản đó. Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định nguyên tắc “giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ,chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc”. Bởi vì, việc xác địnhgiá trị của tài sản không phải là vấn đề đơngiản, thường biến động theo giá cả thị trường, để hạn chế việc tranh chấp liên quan đền xác định tài
  • 36. 31 sản thì pháp luật đã quy định giá trị của tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm. Quy định như vậy cũng tạo điềukiệncho đườnglối xét xử của Tòa án được thống nhất, qua đó bảo vệ được quyền, lợi ích của các bên. Khi giải quyết chiatài sản khi ly hôn, pháp luật quy định Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đãthành MNLHVDS hoặc không cókhả năng lao động và không cótài sản để tự nuôi mình. Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trongtrường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếpnuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêucầu. Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những hướng dẫn cụ thể đối với một số trường hợp: chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình; chia quyền sử dụng của vợ chồng khi ly hôn; chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh tại Điều 61 Điều 62 và Điều 64. Ngoài ra, vì mục đích nhân đạo, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồngđã đưavàosử dụng chung thìkhily hônvẫnthuộcsở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặcchồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trongthờihạn06thángkểtừngàyquanhệhônnhânchấmdứt,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.