SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
LỜI MỞ ĐẦU
Đã qua 20 năm kể từ ngày đất nước ta bước vào đổi mới, chúng ta đã đạt
được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội…Kể từ đại hội Đảng khoá VI diễn ra vào tháng 12 năm 1985 đã thông
qua nghị quyết chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đây là một bước ngoặt
căn bản trong quá trình phát triển của đất nước, kể từ đây nền kinh tế nước ta
đứng trước những khó khăn và thách thức, những thách thức vô cùng to lớn
của tién trình hội nhập vào nền kinh té thế giới. Đồng thời nó cũng mở ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên cạnh tranh với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa ngày 7/11/2007 Việt Nam được đại
hội đồng cổ đông của tổ chức thương mại(WTO) chính thức kết nạp là thành
viên thứ 150. Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường
phải chấp nhận cạnh tranh và tìm cho mình một phương án kinh doanh đạt
hiệu quả kinh tế tốt nhất. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải khong
ngừng đổi mới sáng tạo và thực hiện quản lý một cách đồng bộ từ đầu đến
cuối quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán kế toán là một cônh cụ đắc lực,
không thể thiếu được nhằm quản lý việc sử dụng tài sản, vạt tư, tiền vốn một
cách chủ động, sáng tạo và có hiệu quả.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố
không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Nó là đối tượng lao động, là cơ
sở vật chất cấu thành nên thể thức sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chiếm
một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Nó tác động lớn đến hiệu quả
quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo
nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đúng về quy cách, phẩm
chất. Đây là một yếu tố khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản
xuất hàng hoá.
Với ý nghĩa đó, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong các
doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật
liệu luôn luôn là vấn đề cấp bách, thôi thúc các nhà quản lý không ngừng
nghiên cứu hoàn thiện nhằm quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách có
hiệu quả tối đa.
Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân hoạt động chủ yếu bằng
nguồn vố tự có. Trong những năm qua sản phẩm Dây và Cáp Điện của công
ty Với nhãn hiệu AUGUST STAR, VAXUCO đã quen thuộc với người tiêu
dùng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Thông qua nhiều công trình xây dựng, sản
phẩm dây và Cáp Điện của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng và khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế thi
trường. Để đạt được điều này công ty luôn tìm các biện pháp hoàn thiện bộ
máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tiến máy móc thiết bị, quy trình công nghệ,
nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Đồng thời cũng ý thức sâu sắc
được vai trò quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trính sản xuất, công ty
đã rất chú trong đến công tác kế toán nguyên vật liệu và coi nó là một bộ
phận quản lý không thể thiếu trong toàn bộ công tác quản lý của mình. Công
ty cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên
vật liệu, công tác thu mua, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều vướng mắc và tồn tại cần được giải quyết.
Xuất phát từ lý do trên và sau quá trình thực tập tại công ty TNHH Dây
và Cáp Điện Vạn Xuân, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân”. Với mong
muốn phần nào hiểu được thực trạng về công tác kế toán nói chung và công
tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại công ty.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu sơ đồ, nội dung của
chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các
doanh nghiệp sản xuất.
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên
vật liệu tại công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân.
Với đối tượng nghiên cứu là thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu
tại công ty Vạn Xuân qua số liệu năm 2008 chuyên đề sẽ đi sâu vào tìm hiểu
và hoàn thiện công tác kế toán NVL trên cơ sở so sánh với thực tiễn lý luận
chung về kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất, từ đó rút ra được một số
giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần không ngừng hoàn thiện và nâng cao
công tác kế toán NVL tại công ty TNHH Day và Cáp Điện Vạn Xuân.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất:
* Khái niệm:
NVL là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho. Nguyên vật liệu tham
gia vào quá trình sản xuất một cách trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu
được sử dụng trong quá trình sản xuất rất đa dạng và phong phú về chủng
loại, quy cách nhãn hiệu chất lượng… Nguyên vật liệu là đối tượng lao động,
là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu
thành nên thực thể sản phẩm.
* Đặc điểm của NVL:
Trong mỗi quá trình sản xuất, vật liệu không ngừng chuyển hoá, biến đổi
về mặt hiện vật và giá trị.
Về mặt hiện vật nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia
vào quá trình sản xuất vật liệu tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái
vật chất ban đầu. Giá trị của vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào
giá trị mới của sản phẩm tạo ra.
Về mặt kỹ thuật, vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều
trạng thái khác nhau, phức tạp về mặt đặc tính lý hoá nên dễ bị tác động của
thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh.
1.1.2. Phânloại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất:
1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu:
Phân loại nguyên vật liệu là công việc sắp xếp các loại tài sản khác
nhau vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định ( theo công
dụng, theo nguồn hình thành, theo quyền sở hữu…) thành từng nhóm để
thuận lợi cho việc quản lý, hạch toán và sử dụng.
Vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất tồn tại ở nhiều hình thức, loại
khác nhau về công dụng, tính chất lý hoá. Không thể có một biện pháp chung
nào có thể được đặt ra để quản lý chung nhất cho mọi loại NVL mà phải phụ
thuộc vào từng loại NVL và loại hình doanh nghiệp để có thể đề ra biện pháp
cho phù hợp. Do đó để quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết cho từng
loại NVL càn phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức phù hợp.
Thông thường việc phân loại NVL được tiến hành theo các tiêu thức sau:
a- Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất NVL được chia thành:
NVL chính: Là những NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu
thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành của sản phẩm.
NVL phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được
sử dụng kết hợp với NVL chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng chất
lượng hoặc dùng để bảo quản phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay
phục vụ cho lao động của công nhân viên chức ( hồ keo, hương liệu, thuốc
chống rỉ, giẻ lau…)
Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong
quá trình sản xuất, kinh doanh như: than, củi, xăng dầu, khí đốt…
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa, thay thế
cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị(
cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua
vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên
như bao bì, vật đóng gói, hay là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản
xuất hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ.
Cách phân loại này giúp việc tổ chức kế toán chi tiết NVL theo từng
nhóm, từng loại, giúp xác định được định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho
từng loại, từng nhóm NVL. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thẻ mở sổ
danh điểm NVL. Sổ được xây dựng trên cơ sở số lượng của các loại vật liệu
và các đặc tính của vật liệu. Danh điểm phải được xây dựng và sử dụng thống
nhất giã các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp, nhằm thống nhất
trong việc quản lý NVL. Sổ danh điểmt giúp cho công tác kế toán NVL được
dễ dàng thuận tiện, đặc biêt khi sử dụng kế toán máy. Sau khi mã hoá, ký hiệu
hoá tên NVL, sổ danh điểm là cơ sở để thống nhất tên gọi, tránh nhầm lẫn,
đồng thời để thống nhất đơn vị tính, giá hạch toán và phục vụ hạch toán chi
tiết vật liệu.
b- Căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL có thể chia NVL thành:
NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
NVL dùng cho quản lý các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ
phận quản lý doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này có thể biết được NVL chia ra trong kỳ cho từng
lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cung cấp số liệu cho việc
tính giá thành sản phẩm.
c- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành NVL, NVL được chia thành:
NVL nhập từ bên ngoài: mua ngoài, nhận vố góp liên doanh, nhận biếu
tặng, nhận từ cấp trên…
NVL tự gia công, chế biến.
NVL thuê ngoài gia công, chế biến.
Cách phân loại này giúp xác định giá trị thực tế NVL của từng nguồn
nhập xe, có phù hợp hay không để có kế hoạch thu mua, cung ứng như thế
nào cho phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu:
Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán
NVL. Tính giá NVL là việc xác định giá trị NVL ở những thời điểm nhất
định. Tính giá NVL phải tuân thủ nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc giá thực tế ( Giá gốc): ( Theo chuẩn mực 02- hàng tồn kho)
NVL phải được tính theo giá thực tế. Giá thực tế hay được gọi là trị giá vốn
của vật liệu, là toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số
NVL đó( bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá
trình thu mua, các loại thuế không được hoàn lại và trừ đi khoản chiết khấu và
giảm giá( nếu có).
- Nguyên tắc thận trọng: Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách
trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán đã ghi sổ theo giá thực tế
và phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó trên báo cáo tài chính
trình bày thông qua hai chỉ tiêu:
+ Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hoá.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán sử dụng trong đánh
giá NVL phải đảm bảo tính nhất quán. tức là kế toán áp dụng phương pháp
nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt vniên độ kế toán.
Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bỏ
phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung
thực, hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thì giá trị thực tế của NVL không bao gồm thuế GTGT. Còn ở các doanh
nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá trị thực tế của
NVL là giá thanh toán của số NVL mua vào.
Giá thực tế: là loại giá được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp lệ
chứng minh cho các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp trong quá trình thu
mua hay chế tạo vật liệu. Đây cũng chính là giá thực tế ( Giá gốc) NVL. Tuỳ
theo nguồn hình thành, giá thực tế của vật liệu nhập kho được tính như sau:
a- Giá thực tế của NVL nhập kho:
NVL nhập kho của doanh nghiệp rất đa dạng về chủng loại. Chúng được
nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên giá trị thực tế của chúng khác nhau. Để
thuận tiện cho quản lý giá thực tế, tuỳ theo nguồn nhập mà người ta quy ước
cách tính khác nhau.
- Đối với NVL mua ngoài:
+ Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:
- Đối với phế liệu thu hồi:
+ Giá thực tế là giá ước tính của NVL có thể thu hồi được (nếu giá trị
nhỏ)
+ Giá thực tế là giá bán NVL thu hồi theo giá trên thi trường (nếu giá
trị lớn)
- Đối với NVL là vốn góp liên doanh của đơn vị khác:
Trị giá vốn thực tế của NVL nhận góp vốn liên doanh là giá do hội đồng
liên doanh đánh giá hoặc do các bên tham gia góp vốn thừa nhận.
b- Giá thực tế của NVL xuất kho:
Theo cách dánh giá này, khi nhập NVL kế toán ghi theo trị giá mua thực
tế của từng lần nhập, số tiền chi phí trong quá trình mua hàng được hạch toán
riêng để cuối tháng phân bổ cho hàng xuất kho nhằm xác định trị giá vốn
hàng xuất kho.
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ
vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập –
xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho của doanh
nghiệp. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp tính NVL xuất kho phải tuân
thủ theo nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giá NVL
xuất kho ít nhất trong vòng một niên độ kế toán.
* Phương pháp giá thực tế đích danh (tính trực tiếp):
Khi xuất kho lô nào thì tính theo trị giá thực tế NVL nhập kho đích danh
của lô đó.
Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có điều kiện bảo quản
riêng từng lô NVL khi nhập kho và có ít loại NVL hay NVL có tính tách biệt
và nhận diện được.
Ưu điểm:
Công tác tính giá của NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tín
giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô
NVL.
Nhược điểm:
Hệ thống kho của doanh nghiệp phải có khả năng bảo quản riêng từng lô
NVL khi nhập kho.
* Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở
giả định là lô NVL nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dụng trước, vì vậy
NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.
Ưu điểm: Cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời.
Nhược điểm:
- Kế toán phải tính giá theo từng danh điểm NVL và hạch toán chi tiết
NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức.
- Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá
cả thị trường cuae NVL.
- Chỉ phù hợp với doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho
của mỗi doanh nghiệp không nhiều.
* Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở
giả định là lô NVL nào nhạp kho sau sẽ được xuất dùng trước, vì vậy việc
tính giá xuất của NVL được làm ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất
trước.
Về cơ bản ưu và nhược điểm của phương pháp này giống như phương
pháp nhập trước – xuất trước nhưng giúp cho chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thi trường.
* Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này, giá gốc NVL xuất dùng trong kỳ được tính theo
giá đơn vị bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập).
Giá thực tế NVL xuất khop = Giá đơn vị bình quân x Lượng NVL xuất kho.
- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Căn cứ vào trị giá thực tế NVL tồn đầu
kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định giá đơn vị bình quân.
Giá đơn vị bình quân = Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + trị giá thực tế NVL
nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Ưu điểm: Giảm nhẹ công việc hạch toán chi tiết NVL so với phương
pháp FIFO và LIFO, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh
điểm NVL.
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá xuất kho đến cuối kỳ hạch toán nên
ảnh hưởng đến tiến độ các khâu kế toán khác và độ chính xác không cao.
* Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định lại giá binhd quân của từng danh
điểm NVL và căn cứ vào lượng NVL xuất kho để tính trị giá thực tế NVL
xuất kho.
Giá đơn vị bình quân = Trị giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Ưu điểm: Cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo
từng danh điểm NVL.
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có ít danh điểm NVL và số
lần nhập mỗi loại là không nhiều.
1.1.3. Vai trò và yêu cầu quản lý NVL trong quá trình sản xuất:
1.1.3.1. Vai trò của NVL trong quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc sản xuất
ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo về số lượng đúng yêu cầu thiết kế kỹ
thuật. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí để sản xuất ra
sản phẩm. Chính vì vậy việc cung cấp NVL có đâùy đủ hay không, có đảm
bảo chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật hay không? sử dụng tiết kiệm hay lãng
phí, coa ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghệp.
1.1.3.2. Yêu cầu quản lý NVL trong doanh nghiệp sản xuất.
Nguyên vật liệu là sản phẩm cần dự trữ và thường xuyên biến động, nên
các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua NVL để đáp ứng kịp thời
cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay các nhu cầu khác. Xuất phát từ
vai trò, đặc điểm của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh đã đặt ra yêu
cầu quản lý với NVL là phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ khâu thu mua,
bảo quản, sử dụng và dự trữ.
- ở khâu thu mua, yêu cầu kế toán phải quản lý chặt chẽ về khối lượng,
chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí mua cũng như kế hoạch
mua theo đúng tiến đọ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất. Đồng thời để
tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý, doanh nghiệp phải tổ chức phân loại
vật liệu theo tiêu thức quản lý của doanh nghiệp, sắp xếp và xây dựng hệ
thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL đảm bảo sự rõ ràng và tính
thống nhất giữa các bộ phận kế toán, vật tư và kế hoạch.
Mặt khác, việc tổ chức tốt kho tàng bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, trang
bị đầy đủ các phương tiện cân đo, bố trí nhân viên có đủ phẩm chất đạo đức,
trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực hiện nghiệp vụ nhập,
xuất kho thực hiện chế độ bảo quản từng loại NVL, tránh hư hỏng, mất mát
đảm bảo an toàn… cũng là một trong những yêu cầu quản lý đối với nguyên
vật liệu.
Ơ khâu sử dụng, đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện sử dụng hợp lý, tiết
kiệm trên cơ sở định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao trong
giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho doanh nghiệp. Vì vậy kế toán
cần phải tổ chức ghi chép, quản lý nguyên vật liệu xuất dùng theo từng đối
tượng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo trong quá trình sản xuất, kinh doanh được bình thường,
không bị gián đoạn do công việc mua, cung ứng nguyên vật liệu không đáp
ứng kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều thì doanh
nghiệp phải xác định mức dự trữ NVL hợp lý. Do vậy, doanh nghiệp phải xây
dựng định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự
trữ quá nhiều hay quá ít một loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL
còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của
doanh nghiệp.
Tóm lại quản lý chặt chẽ NVL từ khâu thu mua cho tới khâu bảo quản,
sử dụng và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác
quản lý tài sản trong đơn vị.
1.1.4. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NVL:
Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, các doanh
nghiệp phải có kế hoạch mua và dự trữ các loại vật tư hợp lí. Đối với các
doanh nghiệp sản xuất cần phải đảm bảo việc cung cấp vật tư kịp thời cả về số
lượng và chất lượng. Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho
công tác quản lý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện
được các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng,
chất lượng và giá thành thực tế NVL nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị
NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
- Phân bổ hợp lí giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất- kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá tri NVL tồn kho, phát
hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có
biện pháp sử lí kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÈ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL
TRONG DOANH NGHỆP SẢN XUẤT:
1.2.1. Thủ tục nhập xuất kho NVL và chứng từ kế toán sử dụng:
1.2.1.1. Thủ tục nhập kho NVL:
Sơ đồ 1.1. Tổ chức chứng từ nhập NVL
1.2.1.2. Thủ tục xuất kho NVL:
Bộ
phận
kế
hoạc
h
Bộ
phận
cung
ứng
Cán
bộ
thu
mua
Phụ
trác
h bộ
phận
cung
ưng
Thủ
kho
Kế
toán
NVL
Kế
hoạc
h
cung
ứng
NVL
(mua
sẵn)
Khai
thác
NVL
(mua
sẵn)
Lập
CTNK
(PNK
+HĐk
hác:
SL
nhập
theo
y/c,
gíaH
Đ
Ký
chứn
g từ
nhập
kho
Thủ
tục
nhập
kho:
KIểm
tra,
nhập
kho
ghi
sổ
Ghi
sổ
theo
CT:Gi
á HĐ,
Giá
sản
xuất
chi
phí
thu
mua
Nhu
cầu
ngu
yên
vật
liẹ
u
Lưu
trữ
bảo
quản
Thủ
trưởn
g, kế
toán
trưởn
g
Bộ
phận
cung
ứng(ph
òng
kinh
doanh)
Thủ
kho
Kế
toán
NVL
Lệnh
xuất
Lâp
PXK(
hình
thức
mẫ
Thủ tục
xuất
kho:
kiểm
nghiệm
Nhận
CT, ghi
sổ NVL:
giá
xuất,
Lưu
trữ
bảo
quản
Nhu
cầu
nguyê
n vật
liệu
Sơ đồ 1.2. Tổ chức chứng từ xuất NVL
1.2.1.3. Chứng từ kế toán sử dụng:
Tổ chức chứng từ kế toán là khâu đầu tiên của công tác kế toán. Mọi
nghiệp vụ tăng giảm NVL đều phải có đầy đủ thủ tục, chứng từ để làm căn cứ
cho việc ghi chép sổ sách kế toán.
Theo quyết định 15/QĐ/BTC ban hành ngày 20/3/2006 quy định chứng
từ kế toán NVL bao gồm:
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT)
- Phiếu xuất kho ( mẫu 02- VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá( mẫu 05 – VT)
- Bảng kê mua hàng ( mẫu 06 – VT)
- Hoá đơn giá trị gia tăng( Mẫu 01 GTKT – 3LL)
- Hoá đơn bán hàng thông thường ( Mẫu 02 GTKT – 3LL)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ( Mẫu 03 PXK – 3LL)
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý( Mẫu 04 HDL – 3LL)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 03-
VT
- Phiếu báo vật tư còn lại cuố kỳ ( Mẫu 04 – VT)
Ngoài các chứng từ trên, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các
chứng từ kế toán tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể của từng loại doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, các thành phần kinh tế khác nhau như:
Phiếu thu, phiế chi…
Trình tự luân chuyển chứng từ cần phải đảm bảo tính hợp lý và dễ kiểm
tra, dễ đối chiếu giữa các bộ phận kế toán có liên quan, song cuối cùng chứng
từ kế toán phải được chuyển về bộ phận máy tính hoặc nhân viên kế toán của
từng phần tiến hành nhập số liệu.
1.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
Tổ chức tốt kế toán chi tiét NVL có ý nghĩa quan trọng đối với công tác
bảo quản vật liệu và công tác kiểm tra tình hình cung cấp sử dụng vật liệu. Kế
toán chi tiết vật liệu vừa được thực hiện ở kho, vùa được thực hiện ở phòng kế
toán.
Tuy điều kiện kinh doanh cụ thể, tuỳ theo yêu cầu và trình độ và quản lý
mà lựa chon phương pháp kế toán chi tiết NVL. Tronh thực tế công tác kế
toán hện nay của nước ta, các doanh nghiệp thương áp dụng 1 trong 3 phương
pháp hạch toán chi tiết NVL là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp đối
chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư.
1.2.2.1. Phương pháp thẻ song song:
 Trình tự ghi chép ở kho:
Thẻ kho
Phiếu nhập
kho
Phiếu xuất
kho
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp nhập,
xuất, tồn
Kế toán tổng
hợp
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho ghi số liệu
thực nhập, thực xuất vào thẻ hoặc sổ kho có liên quan, thủ kho phải thường
xuyên đối chiếu số tồn trên thẻ kho với số tồn vật liêu thực tế tại kho.
Hàng ngày, hoặc định kỳ 3 – 5 ngày một lần, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho
phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho vật liệu về phòng kế toán.
 Trình tự ghi chép ở phòng kế toán:
Phòng kế toán mở thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu cho từng loại vật liệu
tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi cả về số lượng và giá trị.
Hàng ngày hoặc định kỳ 3 – 5 ngày một lần khi nhận được các chứng từ
nhập, xuất kho vật liệu của thủ kho chuyển đến, kế toán phải kiểm tra từng
chứng từ, ghi đơn giá, tính thành tiền rồi ghi vào thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu
liên quan.
Cuối tháng kế toán cộng thẻ hoặc sổ tính ra tổng số nhâp, xuất và tồn
kho của từng loại vật liệu rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho đồng thời lập
báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về giá trị để đối chiếu với bộ phận kế
toán tổng hợp vật liệu.
- Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:
Ưu điểm: Đơn giản dễ áp dụng, dễ kiểm tra đối chiếu, quản lí chặt chẽ
hàng tồn kho.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về
một số lượng, khối lượng ghi chép tương đối lớn.
+ Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp ít chủng loại vật liệu,
khối lượng nhập, xuất không nhiều, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán còn
hạn chế.
1.2.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển.
 Trình tự ghi chép ở kho:
Thủ kho sở dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất tồn
kho vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song.
 Trình tự ghi chép ở phòng kế toán:
Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất và
tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưng mỗi tháng
chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
Sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất và tồn kho vật liệu của thủ
kho chuyển đến, kế toán phải kiểm tra lại rồi lập các bảng kê nhập, bảng kê
xuất theo từng loại vật liệu.
Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trong bảng kê để ghi vào “Sổ đối
chiếu luân chuyển” để đối chiếu số liệu trên sổ đó với thẻ kho, đồng thời từ sổ
này lập “ Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn” để đối chiếu số liệu trên “ Sổ kế
toán tổng hợp NVL”.
Thẻ kho
Phiếu
xuất
Phiếu
nhập
Bảng kê
nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Bảng kê
xuất
Bảng tổng hợp nhập-
xuất-tồn
Sổ kế toán tổng hợp
về NVL
Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. Khối lượng ghi chép của phòng kế
toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về
mặt số lượng. Do việc ghi chép dồn vào cuối tháng nên việc lập báo cáo cung
cấp cho nhà quản lí hay bị chậm.
Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chủng
loại và khối lượng nhập, xuất vật liệu không thường xuyên.
1.2.2.3. Phương pháp sổ số dư:
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho Phiếu xuất
kho
Phiếu giao
nhận chứng
từ nhập
Sổ số dư Phiếu giao
nhận chứng
từ xuất
Bảng luỹ kế
nhập, xuất,
tồn
Bảng tổng hợp
nhập,
xuất,tồn
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi sổ số dư
 Trình tự ghi chép ở kho:
Ngoài việc sử dung thẻ kho để ghi chép tương tự hai phương pháp trên, thủ
kho cònsử dụng phương pháp sổ số dư để ghi chép số tồn kho cuối tháng của
từng thứ vật tư theo chỉ tiêu số lượng. Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho
mở theo cả năm. Cuối mỗi tháng, sổ số dư được chuyển cho thủ kho để ghi số
lượng hàng tồn cuối tháng theo chỉ tiêu số lượng.
 Trình tự ghi chép ở phòng kế toán:
Nhân viên kế toán theo định kỳ phải xuống kho để hướng dẫn, kiểm tra
việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận chứng
từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ ( giá hạch toán) tổng cộng
số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Đồng thời ghi số
tiền vừa tính vào bảng luỹ kế nhập- xuất – tồn kho vật liệu, số dư cuối tháng
của từng nhóm vật liệu. Kế toán đối chiếu số dư vừa tính được với số dư trên
sổ số dư ( do kế toán tính bằng cách lấy số lượng tồn kho x hoá đơn).
Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng:
Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán.
Giảm được khối lượng công việc ghi chép vì chỉ ghi sổ theo nhóm vật liệu và
theo chỉ tiêu giá trị.
Thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên của kế toán với công việc ghi
chép của thủ kho.
Nhược điểm: Do chỉ ghi sổ theo nhóm vật liệu và theo chỉ tiêu giá trị nên
không biết được sự biến động của từng loại vật liệu. Khó kiểm tra sai sót,
không khớp giữa bảng luỹ kế và sổ tổng hợp.
Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp có các nghiệp vụ
nhập, xuất vật liệu phát sinh thường xuyên và đã xây dựng được hệ thống
danh điểm vật liệu.
1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh
nghiệp. Vì vậy, việc mở các tài khoản tổng hợp, ghi chép trên sổ kế toán và
xác định giá trị hàng tồn kho, hàng xuất dùng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê khác nhau. Có doanh nghiệp
thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ mhập, xuất kho song cũng có doanh
nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳ bằng cách cân, đo, đong,
đếm, ước lượng NVL tồn kho cuối kỳ. Tương ứng với hai phương thức trên
tronh kế toán NVL nói riêng và kế toán các loại hàng tồn kho nói chung có 2
phương pháp hạch toán tổng hợp là kê khai thường xuyên hay phương pháp
kiểm kê định kỳ.
1.2.3.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này được sử dụng để
ghi chép số liệu hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo giá trị thực tế. Tài
khoản này có thể mở thành các tiểu khoản cấp 2, cấp 3 phù hợp với cách phân
loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
Nợ TK 152 Có
- Trị giá thực tế NVL nhập kho
trong kỳ( mua ngoài, gia công
chế biến, nhận vốn góp liên
doanh, được cấp, nguồn
khác…)
- Trị giá NVL phát hiện thừa khi
kiểm kê.
- Trị giá thực tế NVL xuất kho
trong kỳ.
- Trị giá NVL trả lại người bán
hoặc được giảm giá.
- Trị giá NVL phát hiện thiếu khi
kiểm kê.
SDCK: Trị giá thực tế NVL tồn kho
cuói kỳ.
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”:TK này phản ánh trị giá vốn thực
tế của vật tư mà DN đã mua nhưng chưa về nhập kho DN và tình hình hàng
đang đi đường về nhập kho.
Nợ TK 151 Có
- Trị giá thực tế NVL đang đi đường. - Trị giá thực tế NVL đang đi đường
đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho
các đối tượng sử dụng hay khách
hàng.
SDCK: Trị giá thực tế hàng đi đường
chưa về nhập kho.
TK 611 “Mua hàng” : TK này dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng
, giảm NVL theo giá thực tế, từ đó xác định trị giá vật tư xuất dùng.
Nợ TK 611 Có
_ Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ
- Trị giá NVL mua hàng trong kỳ,
hàng hoá đã bán bị trả lại.
- Trị giá thực tế NVL xuất trong kỳ.
- Trị giá NVL, hàng hoá trả lại người
bán hoặc được giảm giá
- Trị giá thực tế NVL tồn cuối kỳ.
TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”:TK này được sử dụng để
phản ánh bộ phận giá trị dự tịnh bị giảm so với giá trị gốc của hàng tồn kho,
nhằm ghi nhận các khoản lỗ, lãi hay phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa chắc
chắn và phản ánh giá trị thực tế thuần tuý của hàng tồn kho trên các báo cáo
tài chính.
Tài khoản này là TK điều chỉnh cho các TK hàng tồn kho trong đó có
các TK 152.
Nợ TK 159 Có
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho không dùng đến
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho cho niên độ tới.
SD: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
cuối kỳ.
TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”:TK này chỉ sử dụng với các DN
thuộc đội tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 133 Có
- Tập hợp số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ thực tế phát sinh
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
trong kỳ.
- Các nghiệp vụ khác làm giảm thuế
GTGT đầu vào.
SD: Số thuế GTGT còn lại được khấu
trừ hay hoàn lại nhưng chưa nhận.
Ngoài ra, còn một số TK liên quan khác được sử dụng như: TK111,
TK112, TK 141, TK128, TK222, TK421, TK621, TK627, TK641, TK642,
TK331…
1.2.3.2. Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh
thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại trên
các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp khi có các chứng từ nhập, xuất NVL.
Áp Phương pháp , các tài khoản thuộc nhóm hàng tồn kho nói chung và
tài khoản NVL nói riêng được dùng để phảnh ánh số hiện có và tình hình biến
động tăng giảm của các vật tư. Vì vậy giá trị vật tư trên sổ sách kế toán có thể
xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán.
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá
tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn kho trên sổ sách kế toán, xác định số
lượng vật tư thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lí kịp
thời.
Ưu điểm: Quản lí chặt chẽ hàng tồn kho.
Nhược điểm: Khối lượng công việc ghi chép quá nhiều.
Phương pháp này được áp dụng trong phần lớn các doanh nghiệp sản
xuất và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như: máy móc thiết
bị có kỹ thuật chất lượng cao.
1.2.3.3. Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách
thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật liệumà chỉ phản
ánh giá trị tồn kho đầu vào cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kì xác định lượng
tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Trị giá NVL xuất kho trong kỳ = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + tổng giá trị NVL
nhập trong kỳ – Trị giá NVL tồn cuối kỳ
Mọi biến động của NVL mua và nhập kho trong kỳ đều được theo dõi
và phản ánh trên tài khoản 611 “ Mua hàng”
Cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành công tác kiểm kê để xác định giá tri vật
tư tồn kho thực tế trên sổ tổng hợp và từ đó tính ra giá trị NVL xuất dùng
trong kỳ.
Tài khoản hàng tồn kho chỉ dùng đầu kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư
đầu kỳ) và cuối kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư cuối kỳ).
Ưu điểm: Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép, hạch
toán.
Nhược điểm: Độ chính xác về NVL xuất dùng cho các mục đích khác
nhau phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, cửa hàng…
Phương pháp này được áp dụng ở các đơn vị thương mại kinh doanh
nhiều chủng loại NVL với quy cách, mẫu mã khác mhau, giá trị thấp, NVL
xuất dùng hay bán thường xuyên. Trình tự kế toán vật tư, hàng hoá thể hiện
theo sơ đồ.
1.2.4. Kiểm kê, đánh giá và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
1.2.4.1. Kiểm kê nguyên vật liệu:
Định kỳ hay đột xuất, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê cho NVL nhằm
xác định số lượng tồn kho theo từng danh điểm NVL, Sau đó đối chiếu với sổ
sách kế toán để xác định số NVL thưa, thiếu và tìm hiểu nguyên nhân để xử
lý:
- Với trường hợp thiếu NVL do hư hỏng, mất mát, căn cứ biên bản
kiểm kê và biên bản xử lý( nếu có):
Nợ TK 138 ( 1381) Chờ xử lý do chưa xác định được nguyên nhân
Nợ TK 111,112,33,1388…Cá nhân bồi thường, trừ vào lương nhân viên
Nợ TK 632 Hao hụt trong định mức của doanh nghiệp
Có TK 152 Giá trị NVL thiếu
- Với trường hợp thừa so với sổ sách thì xác định NVL là của mình hay
của đơn vị khác:
+ Nếu NVL thừa là của đơn vị khác, doanh nghiệp tạm giũ hộ:
Nợ TK 002 Giá trị NVL thưa giũ hộ
Khi đơn vị đó đến nhận lại:
Có TK 002 Giá trị NVL thừa giữ hộ
+ Nếu số NVL thừa là của doanh nghiệp mình:
Ghi tăng giá trị NVL thừa nếu ghi thiếu căn cứ vào hoá đơn mua NVL
hay phiếu nhập kho:
Nợ TK 152 Giá trị NVL thừa
Nợ TK 1331 Thuế GTGT của NVL thừa
Có TK 111,112,331…Tổng giá trị của NVL thừa(theo hoá đơn)
NVL thừa không xác định được nguyên nhân:
Nợ TK 152 Giá trị NVL thừa
Có TK 711 Thu nhập khác
1.2.4.2. Đánh giá và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
a- Đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ:
Cuối kỳ sau khi kiểm kê kho, tiến hành đánh giá lại giá trị thức tế cuối
kỳ của hàng tồn kho, so sánh với giá thi trường của hàng tồn kho xem có sự
chênh lệch cao hơn hay thấp hơn. Nếu giá trị thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ
cao hơn giá thị trường, thì ta không cần trích lập dự phòng cho hàng tồn kho
đó. Nếu giá trị thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ thấp hơn so với giá thị
trường, thì ta tiến hành trích lập dự phòng cho hàng tồn kho đó.
b- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Đề phòng hàng tồn kho giảm gái so với giá thị trường của hàng tồn kho
khi chuyển nhượng, cho vay hay xủ lý, thanh lý hàng tồn kho ( Xác định giá
trị thực tế cuối kỳ của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán, lấy đó làm
căn cứ so sánh với giá thị trường để xác định sự sụt giảm giá trị hàng tồn kho)
Lập dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa
thực sự chi vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính của niên độ báo
cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra tronh
niên độ kế toán tiếp theo.
Nguyên tắc lập:
- Việc lập dự phòng tiến hành vào mỗi cuối niên độ kế toán.
- Viịec lập dự phòng phải được lập riêng cho từng lọai vật tư bị giảm giá
trên cơ sở những bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá của từng đối
tượng.
c- Lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu:
Dự phòng giảm giá cho NVL: là dự phòng giá trị bị tổn thất do giá vật
tư tồn kho bị giảm ( bao gồm cả vật tư hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu kỹ
thuật hay chậm luân chuyển).
Chỉ lập cho loại NVL thuộc quyền sở hữu của DN, có chứng từ kế toán
hợp lý, hợp pháp chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
Tài khoản sử dụng: TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Bên Nợ: Số dự phòng giảm giá đã dùng trong kỳ và hàon nhập dự
phòng giảm giá không dùng đến.
Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá niên độ tới.
Dư Có: Dự phòng giảm giá hiện còn.
Phương pháp xác định dự phòng:
Mức lapạ dự phòng cần lập năm tới cho NVLi = Số lượng NVLi cuối
niên độ x Mức giảm giá của NVL.
Mức giảm giá của NVLi = Giá gốc ghi sổ kế toán của NVLi x Mức
NVLi thực tế trên thị trường cuối niên độ kế toán.
*Phương pháp hạch toán:
 Cuối niên độ kế toán:
Nếu số dự phòng hiện có > số dự phòng cần phải lập cho niên độ tới.
Nợ TK 159 Hoàn nhập số dự phòng thừa
Có TK 711 Tăng thu nhập khác
Nếu số dự phòng hiện có < số dự phòng cần lập cho niên độ tới:
Nợ TK 632 Ghi tăng giá vốn hàng bán
Có TK 159 trích lập bổ sung thiếu
 Trong niên độ kế toán:
Nếu NVL không bị giảm giá, đã sử dụng hoặc bán, hoàn nhập số dự
phòng đã lapạ của các loại NVL này:
Nợ TK 159 Hoàn nhập dự phòng
Có TK 711 Ghi tăng thu nhập khác
1.3. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu theo các hình thức sổ:
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian
có lên quan đến doanh nghiệp.
Hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu sổ, mối quan
hệ giữa các loại sổ nhằm ghi chép phản ánh, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu
từ các chứng từ kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kế toán cần thiét cho việc lập
các báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định.
Mỗi daonh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy
nhất cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết.
 Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký, Sổ cái.
 Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi
chép đối với các loại sổ như: Sổ cái, sổ nhật ký quy định mang tính hướng
dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 quy định
4 hình thức kế toán sau:
 Hình thức kế toán nhật ký chung
 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
 Hình thưc kế toán Nhật ký sổ cái.
 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
 Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng,
kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ
kế toán.
Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản
xuất, konh doanh yêu cầu quản lí, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều
kiện trang bị kỹ thuật của mình để tính toán, lựa chọn một hình thức sổ kế
toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó
gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự,
phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.
1.3.1. Hình tức kế toán Nhật ký chung:
 Điều kiện áp dụng:
- Loại hình daonh nghiệp giản đơn
- Quy mô kinh doanh vừa và nhỏ
- Trình độ quản lý thấp và trình độ kế toán thấp
- Số lượng lao động kế toán ít
 Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: Dễ ghi, đễ đối chiếu, có thể phân công lao động kế toán.
Nhược điểm: Ghi trùng lặp.
Sơ đồ 1.9. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi định kỳ
1.3.2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
* Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực
tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng
hợp bao gồm:
Chứng từ kế toán
( PNK, PXK, hoá đơn
GTGT..)
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký
chung
Sổ,thẻ kế
toán chi
tiết (151,
152)
Sổ cái TK 151,
152…
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Bảng cân
đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
+ Ghi theo trình tự thời gian tren sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được dành số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả
năm( theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán
đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ, Sau đó đươc dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán
sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng
số phát sinh Nợ. Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái.
Căn cứ vào Sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết ( được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài
chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng
số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải
bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát
sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát
sinh phải bằng số dư của tổng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
1.10. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi định kỳ
1.3.3. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
* Điều kiện áp dụng:
- Phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại có quy
mô lớn.
- Đội ngũ nhân viên kế toán đủ nhiều, đủ trình độ.
- Đơn vị chủ yếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công.
* Ưu, nhược điểm:
Chứng từ kế toán
( PNK, PXK, hoá đơn
GTGT…)
Sổ quỹ
Bảng tổng
hợp chứng
từ kế toán
cùng loại
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
(TK 151,
152)
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Chứng từ ghi
sổ
Sổ cái TK 151,
152…
Bảng cân
đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
Bản
g
tổn
g
hợp
chi
tiế
t
- Tính chuyên môn hoá cao, đễ phân công lao động
- Giảm ẵ khối lượng ghi sổ.
- Tính chất đối chiếu, kiểm tra cao.
- Tạo kỷ cương cho thực hiện ghi chép sổ sách.
- Cung cấp tin tức thời gian cho quản lí
Nhược điểm:
- Kết cấu sổ phức tạp, quy mô sổ lớn ( lượng, loại)
- Khó vận dụng phương tiện máy tính vào xử lý số liệu.
- Đòi hỏi trình độ kế toán cao, quy mô hoạt động kinh doanh lớn.
Sơ đồ 1.11. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Ghi hàng ngày Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
1.3.4. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái:
 Điều kiện áp dụng:
- Loại hình kinh doanh đơn giản ( tránh sổ quá lớn)
- Quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung.
Phiếu nhập, xuất NVL
và các chứng từ có
liên quan
( Phiếu thu , chi)
Bảng phân
bổ vật liệu
số 2
Nhật ký
chứng từ số
1, 2, 4, 5,
10
Thẻ kho, sổ
kế toán chi
tiết NVL
Bảng kê chi
phí số 4, 5
Sổ cái TK
151, 152
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Nhật ký chứng
từ số7( ghi có
TK 152)
Báo cáo tài
chính
- Đơn vị có ít nghiệp vụ phát sinh
- Sử dụng ít tài khoản.
 Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, số lao động kế toán ít.
Nhược điểm: Dễ trùng lặp, kích thước sổ cồng kềnh, khó phân công lao
động, không phù hợp với đơn vị có quy mô lớn.
Sơ đồ 1.12. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi định kỳ
1.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính:
1.3.5.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế
toán được thực hiện theo một chương trình phần mềmkế toán trên máy vi tính.
Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức
kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế
toán không hiển thi đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy
đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính.
Phần mêm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các
loại sổ của hình thức kế toán nào đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế
toán ghi bằng tay.
1.3.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được cùng làm căn cứ ghi sổ,
Chứng từ gốc( PNK,
PXK, hoá đơn GTGT…)
Hoặc bảng tổng hợp
chứng từ gốc cùng
loại
Sổ nhật
ký quỹ
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết TK 151,
152…
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Nhật ký – Sổ cái
TK 151, 152
Báo cáo tài
chính
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng biểu được thiết kế săn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái… ) và các sổ, thẻ kế
toán chi tiết liên quan.
(2)Cuối tháng (hoặc bất kì vào thời điểm cần thiết nào ), kế toán thực
hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp được với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn
đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người
làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài
chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định .
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về
sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ 1.13. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Sổ kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
- Báo cáo tài
chính
- Báo cáo kế
toán
quản trị
Máy vi tính
Phần mềm
kế toán
Đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY TNHH
DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN
2.1. Những vấn đề chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân:
2.1.1. Quá trình hình thành và pháttriển của công ty TNHH Dây và Cáp Điện
Vạn Xuân
Công ty TNHH Vạn Xuân thuộc quyền quản lý của UBND TP Hà Nội
đựơc thành lập theo Quyết định số 03002000080 từ ngày 15/01/2001.
Tên viết tắt là: VAXUCO
Trụ sở chính đặt tại: Xã Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội.
Điện thoại: 0433662484
Fax: 043.3660366
Tài khoản: 18382829 - Ngân hàng ACB - Chi nhánh Chùa Hà.
Mã số thuế: 0500402645.
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất Dây và Cáp Điện dân dụng
và công nghiệp. Công ty Dây và Cáp Điện Vạn Xuân là Công ty TNHH 2
thành viên với 100% vốn tư nhân.
Tổng số cán bộ nhân viên là 79 người.
Được thành lập từ năm 1994 với tên gọi đầu tiên là Cơ sở Thăng Long.
Trải qua 12 năm phấn đấu và trưởng thành từ môi trường là một cơ sở sản
xuất nhỏ, phát triển thành Công ty với số vốn đầu tư gần 8 tỷ đồng có mặt
bằng sản xuất rộng 4838 m và có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Sản
phẩm của Công ty đã được chứng nhận là hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn
Việt Nam.
Trong những năm qua, sản phẩm Dây và Cáp Điện Vạn Xuân với nhãn
hiệu August, Start, Vaxuco đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội, và các
vùng lân cận. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có thị phần lớn ở các tỉnh
miền Bắc và một số tỉnh Trung Bộ như: Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng,
Quảng Trị...Thông qua, các công trình xây dựng, sản phẩm của Công ty được
người tiêu dùng đánh giá cao về mặt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng và khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế
thị trường. Công ty đã đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn.
Đặc biệt, là công trình do Công ty cung cấp Dây và Cáp Điện đều được đánh
giá cao về chất lượng.
Công ty đã vinh dự được Bộ khoa học và Công nghệ trao tặng 2 huy
chương vàng về chất lượng sản phẩm và 1 cúp vàng về thành tích xuất sắc
trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9000: 2002 vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là thành quả của sự cố
gắng nỗ lực hết mình cuả ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong Công
ty.
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh
doanh trong những năm gần đây.
2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh:
Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và
cáp điện dân dụng và công nghiệp, phục vụ nhu cầu về dây dẫn điện từ các hộ
cá nhân tới các công trình xây dựng tầm cỡ quốc gia. Sản phẩmc dây và cáp
điện của công ty với nhãn hiệu AUGUST STAR, VAXUCO được sản xuất
theo quy trình công nghệ hiện đại trên hệ thống quản lí chất lượng ISO
9001:2000.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là dây và cáp điện:
- Dây điện bao gồm các loại: loại 1x0,5; loại 2x1,0; loại 2x 2,5…
- Cáp bao gồm các loại: loại x 2,5; loại 3x 4,0 + 1x 2,5.
Do mang đặc thù riêng của ngành sản xuất dây điện nên hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty dây và cáp điện Vạn Xuân khác với những doanh
nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất dịch vụ khác. Quá trình sản
xuất của công ty mang tính liên tục, đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau.
Quy mô hoạt động của công ty nhỏ gọn nên khi có hợp đồng của khách
hàng, công việc được giao xuống cho các tổ, trong tổ có trách nhiệm tự bảo
quản hàng hoá của tổ mình. Sau đó giao cho các tổ có lien quan và ghi chép
vào sổ theo dõi. Hàng ngày căn cứ vào số liệu ở tổ, các bộ phận có liên quan
cập nhật số liệu và cuối tháng kiểm kê số lượng hàng hoá tồn kho.
Sản phẩm của công ty sau khi hoàn thành được đưa vào kho bảo quản
sau đó xuất bán theo yêu cầu của khách hàng. Điều kiện sản xuất của công ty
ổn định nên việc quản lý máy móc thiết bị và các chi phí phát sinh đối với
doanh nghiệp ít gặp khó khăn.
Khi hợp đồng của khách hàng hoàn thành và đã được giao, khách hàng
có trách nhiệm quyết toán hợp đồng và hoàn thành mọi thủ tục có liên quan
giữa hai bên. Nế phát sinh những khúc mắc thù khách hàng phải kết hợp với
lãnh đạo Công ty giải quyết triệt để, không để lại hậu quả về sau.
2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây:
Trong vài năm gần đây, Công ty đã có sự phát triển vượt bậc trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty qua các năm
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2006 2007 Tăng( Giảm) %
Tổng doanh thu 6.171.028.483 16.840.595.984 10.669.567.501 172,89
Donh thu thuần 429.845.305 1.256.829.475 826.984.170 192,39
Tổng chi phí 300.253.707 740.076.299 439.822.592 146,48
Tổng lợi nhuận sau
thuế
82.122.281 372.062.287 289.940.006 353
Tổng vốn bình quân 6.370.481.578 11.452.056.133 5.081.574.555 79,76
Tổng thu nhập bình
quân
2 2,4 0,4 20
Số lao động 70 79
Nộp ngân sách nhà
nước
41.409.311 144.690.889 102.681.573 247,96
Doanh thu của Công ty năm 2007 đạt hơn 16,80 triệu đồng, tăng so với
năm 2006 là 10,669 triệu đồng tương đương tăng 17289% so với năm 2007.
Điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty ngày càng được tiêu thụ. Công ty đã
thực hiện nhiều chính sách để có thể tiêu thu được hàng hoá trong điều kiện
cạnh tranh như hiện nay: Giảm giá triết khấu cho đơn đặt hàng mua với số
lượng lớn hay khách hàng quen thuộc, chi trả hoa hồng cho đại lý môi giới,
cải thiện công tác Maketing sản phẩm, mở rộng thi trường tiêu thụ không chỉ
ở miền bắc mà cả miền trung. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng có
biện pháp thanh toán hợp lý thoả mãn cho khách hàng.
Doanh thu của Công ty năm 2007 tăng mạnh đã làm tăng mức lợi
nhuạn của công ty lên gần 290 triệu đồng tức là tăng 3,35 lần so với 2005. Ta
có thể tháy tỷ xuất sinh lời trên doanh thu qua 2 năm:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Năm 2006 là 0,191 và năm 2007 là 0,296. Có nghĩa cứ 1 đồng doanh
thu trong năm 2006 tạo ra 0,191đ lợi nhuận và trong năm 2007 tạo ra 0,296đ
lợi nhuận cho công ty. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là do doanh thu trong
năm 2007 tăng tới hơn 10 tỉ gấp 172,89 lần so với năm 2006, kéo theo doanh
thu thuần và lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao, tổng chi phí cũng tăng song
không cao bằng doanh thu thuần nên tỷ xuất sinh lời trên doanh thu cao.
Năm 2007, Công ty đã nộp ngân sách nhà nước hơn 144 triệu đồng,
nhiều hơn năm 2006 khoảng 102 triệu đồng tương đương tăng 2,47 lần. Công
ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách.
Cùng với sự tăng lên trong doanh thu, cũng như lợi nhuận đã đóng góp
phần nâng caođời sống cho người lao động cho Công ty. Thu nhập bình quân
của người lao động trong năm 2006 là 2.000.000đ/1người/1tháng. song đến
năm 2007 đã tăng lên 2.400.000 tức là tăng lên 20% so với năm 2006. Đây là
một trong những yếu tố giúp cho người lao động tập trung lao động sản xuất
và gắn bó với Công ty.
2.1.2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm cho loại dây điện có tiết diện 1 x 0.5:
Dây đồng  2,6 mm Bước thực hiện công
việc
(1) Bước kiểm tra chất lượng
(2)
Kéo nhỏ trên máy nhiều khuôn dung dịch dùng bôi trơn,
sử dụng dầu kim loại Castron, nồng độ 2-3%
(3)
(4)
Thực hiện trên máy xe rối hoặc xe lớp bước xe và hướng
xe từ (phải sang trái) của từng loại theo yêu cầu hàng
hoá.
(5)
(6)
Kho vật
tư
KCS
vật tư
Kéo nhỏ
KCS kéo
nhỏ
Xe đồng
KCS xe
đồng
Ủ trong môi trường chân không nhiệt độ 4200C;
thời gian ủ 10h
(7)
(8) (12)
Bọc trên máy đùn xoắn nhiệt độ: 1400 - 1600
(11)
(8) (8)
(9)
(10)
(10( 1
U đồng
KCS ủ
Bọc lần
1
KCS
bọc
lần 1
Bọc
lần 2
KCS
bọc
lần 2
Bọc
lần 3
KCS
bọc
lần 2
Đánh cuộn,
bao gói,
gắn nhãn
sp
KCS
Nhập
kho
(1) Công nhân kiểm tra đường kính sợi dây đồng trên cơ sở đó để bố trí các
khuân kéo cho phù hợp các khuân kéo rút.
(2) Sợi dây đông từ  3,6 mm được kéo rút trên máy trong nhiều khuân
xuống dây đồng  1,1 mm, sau đó được kéo rút tiếp trên máy kéo tinh nhiều
khuân xuống các cỡ dây đồng có đường kính () tuỳ ý.
Trong quá trình kéo rút các khuân kéo được bôi trơn bằng dung dịch
dầu kim loại Castron, nồng độ 23%. Trong quá trình kéo rút nồng độ này
luôn được kiểm tra định kỳ để bổ sung kịp thời, đảm bảo đúng chỉ số kiềm và
axit quy định.
(3) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu đường kính, chất lượng, bề
mặt sợi dây đồng theo yêu càu kỹ thuật đúng quy định.
Công nhân trước khi thực hiện công đoạn xe bện, phải kiểm tra đường
kính sợi dây đồng có phù hợp với các loại dây theo lệnh sản xuất hay không.
(4) Thực hiện trên máy xe nhiều sợi (tuỳ thuộc vào từng loại dây và
cáp điện mà chọn đường kính, số sợi dây đồng và bước bện cho phù hợp với
yêu cầu quy định).
(5) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu đường kính, bước bện, chất
lượng bề mặt dây.
(6) Dây đồng được ủ trong môi trường chân không, nhiệt độ ủ là 4200c,
thời gian ủ là 10 giờ, sau đó nhấc nồi ủ ra khỏi lò ủ và được làm nguội cững
bức hoặc tự nhiên trong khoảng 15 đến 20 tiếng để dây nguội hẳn, rồi mới
được mở nắp lấy dây ra khỏi nồi để tránh dây khỏi ôxi hoá.
(7) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu: Chất lượng bề mặt, độ mềm
dẻo của dây đồng.
Công nhân trước khi bọc dây cần kiểm tra đường kính của dây để lựa
chọn khuân đầu bọc cho phù hợp với từng loại dây theo yêu cầu kỹ thuật quy
định.
(8) Dây được bọc trên các máy đùn xoắn với nhiều bếp nhiệt, nhiệt độ
bọc từ 1400c đến 1600c. Dây được bọc 3 lần.
(9) Nhân viên KSC kiểm tra nghiệm thu độ đồng tâm, chất lượng bề
mặt lớp cách điện, vỏ bọc và điện trở cách điện của dây điện. Và trải qua 3 lần
kiểm tra sau khi bọc từng lần.
(10) Công nhân đánh cuộn trên máy, bọc bằng ni lông, gắn nhãn sản
phẩm.
(11) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu chất lượng bao gói, các
thông số kỹ thuật ghi trên nhãn sản phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
(12) Dây điện hoàn thành được bảo quản trong kho, trong điều kiện
khô ráo, được xếp trên các giá kệ, xếp chồng không được cao quá 1,5 m và có
hàng lối để đi lấy khi giao hàng.
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:
Trong mỗi doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan
trọng nó là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình sản
xuất kinh doanh, bởi vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến quá
trình sản xuất kinh doanh. Công ty Dây và Cáp Điện Vạn Xuân đã xây dựng
được một mô hình quản lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thi trường,
chủ động trong kinh doanh. Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ. Các phòng
chức năng đã đáp ứng được mọi nhiệm vụ được giao và kiểm tra hoạt động
sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý của Công ty
Ban Giám Đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
tài vụ
Phòng kế
hoạch-
vật tư
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kỹ
thuật
Tổ kéo Tổ xe
dây
Tổ bọc
dây
Tổ cơ
khí
( Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính)
 Nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty:
* Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
- Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong quá trình điều hành
mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Đồng thời là người chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tê với khách hàng.
- Phó giám đốc: Giúp Giám đốc theo dõi tình hình cụ thể của từng bộ
phận theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật.
+ Phó giám đốc sản xuất và tiêu thụ: Phụ trách về bộ phận sản xuất và
phòng kinh doanh.
* Phòng tổ chức hành chính: Gồm 01 người
Có chức năng quản lý chất lượng, đào tạo và sắp xếp bồi dưỡng cán bộ
công nhân viên của Công ty, xây dựng quản lý tiền lương, các định mức tính
lương.
Hàng ngày, quản lý và điều hành công việc, tổng hợp các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty, giao dịch văn thư, chăm lo sức của cán bộ
công nhân viên, quản lý tài sản, vật tư mau hỏng, cung cấp văn phòng phẩm
và quản lý kho hành chính.
* Phòng kinh doanh: Gồm 03 người
Nhận các đơn đặt hàng, có nhiệm vụ đề ra các chiến lược kinh doanh,
mở rộng thị trường, chịu trách nhiệm trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng tài vụ: Gồm 04 người
Quản lý và chịu trách nhiệm trước Công ty về các hoạt động tài chính,
kinh tế. Đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn. Định kỳ lập báo cáo và kết quả tài chính của Công
ty.
* Phòng kế hoạch vật tư: Gồm 02 người
Có nhiệm vụ đưa ra các kế hoạch sản xuất sản phẩm, sử dụng vật tư
cho sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm trong khâu thu mua sử dụng vật tư
cho Công ty.
* Phòng kỹ thuật: Gồm 02 người
Có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị cho Công ty.
Bộ phận sản xuất: Gồm 4 tổ. Tổ kéo dây, tổ bọc dây, tổ cơ khí có nhiệm vụ
sản xuất và hoàn thiện cho ra sản phẩm, chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất.
2.1.5. Đặc điểm bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn
Xuân:
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Công ty Dây và Cáp Điện Vạn Xuân là một công ty TNHH hạch toán
độc lập, Công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn tự có và huy động thêm từ bên
ngoài. Ngoài ra Công ty còn huy động vốn từ ngân hàng, tăng cường thu của
khách hàng nhằm duy trì và phát triển hoạt động của Công ty. Công ty có
trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng chỉ tiêu kế
hoạch đặt ra.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, do đó công ty tổ chức
bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công
việc tập trung tại phòng tài vụ của Công ty nhằm đảm bảo sự tập trung thống
nhất giữa bộ phận kế toán và Ban Giám Đốc cùng toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của phòng tài vụ
Kế toán trưởng( kiêm kế
toán tổng hợp)
KT công
nợ
KTTSCĐ
KT vốn
bằng
tiền
KT chi phí sản
xuất, giá
thành sản phẩm
KT vật
tư, thủ
quỹ
( Nguồn: Phòng tài vụ )
* Phòng tài vụ của Công ty gồm 05 người: Mỗi người phụ trách phần việc
khác nhau và người đứng đầu là kế toán trưởng.
 Kế toán trưởng ( kiêm kế toán tổng hợp): là người đứng đầu bộ máy
kế toán của công ty, trực tiếp chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán tại công
ty, chịu trách nhiệm trước ban giám Đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước về
công tác tài chính, kế toán trưởng tham mưu cho Giám Đốc trong việc điều
hành sản xuất. Bên cạnh đó kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp
báo cáo, quyết toán chung toàn công ty. Định ky lập báo cáo kết quả tài chính,
đề ra biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
 Kế toán công nợ và kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ phân bổ thu
chi và các khoản nợ đảm bảo lợi ích doanh thu của công ty. Có nhiệm vụ
kiểm tra, thanh lí, lên kế hoạch sửa chữa máy móc, bảo dưỡng tài sản của
công ty.
 Kế toán vốn bằng tiền: Có trách nhiệm trong công việc phân bổ vốn
vay, vốn chủ sở hữu và chi phí, đồng thời phản ánh doanh thu và lợi nhuận,
đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phi, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, tổng hợp chi phí và doanh thu của công ty. Chịu trách nhiệm về
các khoản vốn bằng tiền của công ty.
 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Tiến hành tập
hợp chi phí sản xuất toàn công ty để tính giá thành. Hàng tháng tiến hành
phân tích tình hình thực hiện giá thành theo yếu tố để phát hiện những yếu tố
tiềm tàng trong giá thành, lên kế hoạch tiến hành hạ giá thành sản phẩm.
 Kế toán vật tư thủ quỹ: Theo dõi, thu nhập chứng từ liên quan đến các
nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, tiến hành ghi sổ, theo dõi việc sử
dụng vật tư ở các tổ sản xuất. Phụ trách thu, chi tiền mặt, quyết toán lương,
thưởng và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.1.5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty áp dụng chế đọ kế toán hiện hành ( ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Nhằm đảm bảo phù hợp với quy mô sản xuất, hình thức sản xuất của
mình, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ và chính xác, nâng
cao hiệu quả công tác kế toán tại công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy
vi tính và áp dụng theo hìn thức chứng từ ghi sổ.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Sản phẩm của công ty sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và
được nộp theo phương pháp khấu trừ.
Trong điều kiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán, công ty đã xây
dựng và sử dụng phần mềm kế toán Gold Star.
Với phàn mềm này, việc xử lí dữ liệu được xử lí trực tiếp. Mọi dữ liệu
được cập nhật và lưu trữ trong một tệp dữ liệu, từ tệp dữ liệu này chương
trình có thể cho phép lập sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản như 151, 152, 133,
331…và một số các tài khoản khác liên quan. Đồng thời phần mềm còn cho
phép người quản lí có thể in các báo cáo, xem các sổ kế toán theo yêu cầu.
Quy trình hạch toán NVL theo hình thức kế toán trên máy vi tín áp dụng
theo hình thức chứng từ ghi sổ được cụ thể hoá tại công ty như sau:
Sơ đồ 2.4. Quy trình hạch toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính áp
dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty.
Chứng từ gốc
PNK, PXK, HĐ
GTGT
Sổ chi tiết TK 152 và
các tài khoản liên quan
TK 331, 621..
Sổ cái TK đối
ứng TK 1521
Bảng cân
đối tài
Bảng tổng hợp
nhập-xuất-tồn
2.2. Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty TNHH Dây và Cáp
Điện Vạn Xuân:
2.2.1. Đặc điểm về NVL và tổ chức quản lí NVL tại công ty:
2.2.1.1. Đặc điểm NVL của công ty:
Công ty TNHH Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và Cáp Điện dân dụng và
công nghiệp, phục vụ nhu cầu về dây dẫn điện từ các hộ cá nhân tới các công
trình xây dựng quốc gia. Sản phẩm Dây và Cáp điện của công ty với nhãn
hiệu AUGUST STAR, VAXUCO được sản xuất theo quy trình công nghệ
hiện đại trên hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000.
Do những đặc thù trong ngành sản xuất Dây và Cáp Điện của mình mà
NVL chính được sử dụng tại công ty dây và Cáp điện Vạn Xuân chủ yếu là
Đồng và Nhựa PVC.
Nguồn cung cấp dây đồng cho doanh nghiệp chủ yếu là công ty Cơ Điện
Trần Phú, công ty cổ phần SNC…
Nguồn nhựa PVC chủ yếu mua từ công ty cổ phần tổng hợp hoá chất,
Công ty ATOFINA, Công ty ATKEMA…
Nhựa PVC mua về chủ yếu là các hạt nhựa PVC. Sau đó được sấy khô
và đưa vào bếp đùn xoắn, dưới sức nóng của bếp nhiệt, PVC bị chảy ra và
đùn theo ống để bọc lấy dây dẫn điện đã được bện.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn sử dụng NVL phụ như: Băng dứa, dầu
nhớt ATK, mực in…
2.2.1.2. Tổ chức quản lí NVL:
Công ty chủ yếu sản xuất theo yêu cầu của từng hợp đồng hay đơn đặt
hàng. Công ty sẽ căn cứ vào mỗi hợp đồng kinh tế của kỳ sản xuất này và số
lượng NVL tồn kho của kỳ trước để lên kế hoạch thu mua NVL và có lên kế
hoạch cung ứng NVL cho kỳ sản xuất này nhằm đảm bảo đủ số lượng NVL
cần thiết cho sản xuất.
NVL cho ngành sản xuất Dây và Cáp điện đều có khá nhiêù trên thị
trường song giá cả thường xuyên lên xuống nên doanh nghiệp dự trữ lượng
tương đối để đề phòng sự thay đổi đột biến của thị trường. Công ty cũng xây
dựng hệ thống định mức tiêu hao NVL cho sản phẩm của mình. Việc xây
dựng định mức dự trữ hợp lý sẽ giúp cho quá trình sản xuất của công ty diễn
ra liên tục và không bị tồn đọng vốn kinh doanh.
Công ty xây dựng hệ thống kho để đảm bảo quản lí NVL, trang bị đầy đủ
các phương tiện thiết bị cần thiết để có biện pháp quản lí tốt nhất. Nhân viên
thủ kho có trình độ chuyên môn và tin thần trách nhiệm cao, thường xuyên
đánh giá các hoạt động trong kho, hàng ngày báo cáo tình hình nhập, xuất ,tồn
để có biện pháp nâng cao việc thu mua và cấp phát NVL một cáchhợp lí nhất.
Các quá trình nhập xuất diễn ra đầy đủ và chặt chẽ. Công ty tiến hành kiểm kê
kho định kỳ vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp. Qua đó công ty xác định
được số lượng số NVL còn lại tại thời điểm đó để có kế hoạch thu mua NVL
và sản xuất cho tháng đó.
2.2.2. Phân loại và tính giá NVL tại Công ty:
2.2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu:
Vật liệu sử dụng trong công ty gồm nhiều loại khác nhau về công dụng,
phẩm chất, chất lượng. Mặt khác vật liệu thường xuyên biến động. Do vậy, để
quản lí và hạch toán chính xác NVL một cách dễ dàng không tốn nhiều công
sức cần phải tiến hành phân loại NVL một cách khoa học. Với ý nghĩa đó,
thực tế công ty đã dựa vào tính năng, vai trò, tác dụng của từng thứ, từng loại
vật liệu để phân loại vật liệu như sau:
- Nguyên liệu chính: là đồng và nhựa PVC là cơ sở vật chất cấu thành
nên thực thể của sản phẩm.
- Nguyên liệu phụ: Dầu, xăng, nhớt bôi trơn. Những vật liệu phụ này có
tác dụng trong việc hoàn thiện sản phẩm.
Nhờ có việc phân loại nàymà kế toán NVL có thể theo dõi tình hình biến
động của từng thứ, từng loại NVL do đó có thể cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ NVL một cách hợp lý.
2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty:
Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán
NVL. Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Công ty hạch
toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán xác định giá
nhập và giá xuất NVL như sau:
- Đối với NVL nhập kho:
NVL của công ty chủ yếu được nhập do mua từ các nguồn cung cấp
trong nước. Các nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá mua thực tế mua
vào. Giá thực tế NVL nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn ( không bao gồm
thuế GTGT đầu vào). Nừu công ty được hưởng các khoản chiết khấu thương
mại hay các khoản giảm giá thì các khoản này sẽ được trừ ra khỏi giá mua
NVL.
Công ty thường mua NVL của các nhà cung cấp thường xuyên và mỗi
lần mua với khối lượng lớn nên việc mua hàng hầu hết được các nhà cung cấp
đưa đến tận kho của công ty và chi phí vận chuyển, bốc dỡ do bên bán chịu và
tính luôn vào giá bán.
Chỉ có một trường hợp do nhân viên trực tiếp mua thì chi phí này mới
tính vào giá nhập kho NVL.
- Đối với NVL xuất kho:
Do mật độ nhập xuất dày đặc và được lưu chuyển qua kho nên giá thực
tế NVL xuất kho ở đây được tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần
nhập.
Trị giá thực tế NVL xuất kho = Giá đơn vị bình quân x lượng NVL xuất kho
Sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định lại giá bình quân của từng danh
điểm NVL và căn cứ vào lượng NVL xuất kho để tính giá thành NVL xuất
kho để tính trị giá thực tế của NVL xuất kho.
Trị giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị bình quân = --------------------------------------------------------
Số lượng NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
2.2.3. Chứng từ và thủ tục nhập – xuất kho NVL tại Công ty:
Một trong những yêu cầu của công tác quản lí NVL đòi hỏi phải phản
ánh theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại NVL cả về số
lượng lẫn giá trị. Để theo dõi tình hình nhập, xuất kho NVL công ty sử dụng
một số loại chứng từ sau:
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Thẻ kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
Kế toán NVL là một phần quan trọng trong công tác kế toán, thường có
khối lượng chứng từ ban đầu rất nhiều. Vì vậy việc tổ chức luân chuyển
chứng từ một cách khoa học là rất quan trọng. Việc lập và luân chuyển chứng
từ tại công ty diễn ra như sau:
2.2.3.1. Đối với chứng từ nhập kho NVL:
Thủ kho
Phòng kế hoạch-vật
tư lập “biên bản
kiểm nghiệm
VT,SP,HH” và kphiếu
nhập kho gồm 3 liên
Kho NVL
Thủ kho
ghi “Thẻ
kho”
NVL mua
về
Kế toán
NVL
Sơ đồ 2.5. Thủ tục nhập NVL.
Hiện nay, NVL nhập kho của công ty chủ yếu là mua ngoài từ nhiều
nguồn khác nhau như: Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty SNC, Công ty
TNHH Đức Tuấn, công ty ARKEMA là các nhà cung cấp thường xuyên và
ổn định giúp cho công ty luôn chủ động trong sản xuất và một số nhà cung
cấp lẻ khác.
Hàng tháng dựa trên những hợp đồng kinh tế, những đơn đặt hàng của
phòng kinh doanh chuyển xuống, đồng thời căn cứ vào bảng kiểm kê kho
định kỳ, báo cáo tồn kho; phòng kế hoạch – vật tư lập kế hoạch thu mua NVL
để phục vụ sản xuất và dự trữ một khối lượng NVL hợp lí trong kho. Căn cứ
vào kế hoạch mua NVL; phòng kế toán – vật tư tiến hành nghiệp vụ mua hàng
thông qua việc kí kết hợp đồng mua bán với các nhà cung cấp. Sau khi hợp
đồng được kí kết, đến thời điểm giao nhận hàng như ghi trong hợp đồng, nhà
cung cấp sẽ vận chuyển hàng tới kho của công ty. Mọi NVL sau khi được
mua về đều phải làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho theo trình tự sau:
(1) Khi nhà cung cấp mang hàng đến kho của công ty thì giao cho thủ
kho kiểm tra về số lượng, quy cách, mẫu mã đồng thời phòng vật tư sẽ kiểm
tra về chất lượng, xác nhận NVL phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cquy định
trước khi đưa vào nhập kho. Cán bộ phòng vật tư tiến hành lập “ Biên bản
kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá”
(2) Căn cứ vào hoá đơn GTGT mua hàng về, cán bộ phòng kế hoạch –
vật tư PNK gồm 3 liên
(3a) Thủ kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và tiến hành nhạp kho.
Mỗi loại NVL được nhập kho như đã định, thủ kho có trách nhiệm sắp
xếp các loại NVL đúng kho hợp lý, khoa học vừa thuận tiện cho việc nhập
kho, vừa đảm bảo thuận lợi cho việc xuất kho đồng thời cho công tác bảo
quản, kiểm kê.
Ở công ty khi mua NVL thì nhà cung cấp luôn mang hàng và hoá đơn về
tận kho của Công ty nên không có trường hợp hàng đang đi trên đường hay
mua hàng về trước hoá đơn.
(3b) Thủ kho ghi vào thẻ kho và chi ghi theo chỉ tiêu số lượng.
(4) Cuối tháng thủ kho và kế toán NVL sẽ đối chiếu số liệu.
- Khi lập chứng từ “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá”
cần căn cứ vào hoá đơn và số lượng thực nhập.
Biểu số 2.1.
Công ty TNHH Vạn Xuân
Phòng kế hoạch – vật tư
Mẫu số 03 – VT
Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của BT- BTC
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
( Số 25)
Ngày 21 tháng 10 năm 2008
Căn cứ vào HĐ số 0043802, ngày 21 tháng 10 năm 2008
Của công ty cổ phần SNC
Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông(bà): Nguyễn Ngọc Hoà Đại diện phòng kinh doanh vật tư Trưởng ban
Ông(bà): Trương Thu Hiền Đại diện phòng kỹ thuật Uỷ viên
Ông(bà): Hoàng Thị Liên Thủ kho Uỷ viên
Đã kiểm kê các loại NVL dưới đây
TT Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất(
vật tư,sản phẩm,
hàng hoá)
Đ
VT
Phương
thức
kiểm
nghiệm
Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm Ghi chú
Số
lượng
đúng
quy
cách
Số
lượng
không
đúng
quy
cách
A B C D 1 2 3 E
Dây đồng trần  2,6 kg Cân 4977,80 4977,80
ý kiến của ban kiểm nghiệm: Đủ số lượng, chất lượng, đảm bảo quy cách
và phẩm chất. Dây đồng đạt tiêu chuẩn, đồng ý đưa vào nhập kho.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
Mẫu số:01GTKT – LL
HS/2006B
HOÁ ĐƠN (GTGT) 0043802
Liên 2 ( giao cho khách hàng)
Ngày 21/10/2008
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần SNC
Địa chỉ: Khu công nhgiệp Đình Trâm – Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang ....
Số tài khoản: ................................................................................................
Điện thoại: ...............................Mã số: 24 – 0029168 – 5..............................
Họ và tên người mua hàng: ...........................................................................
Đơn vị: Công ty TNHH Vạn Xuân ................................................................
Địa chỉ:Lai Xá - Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội........................................
Số tài khoản: ................................................................................................
Hình thức thanh toán: Tiền mặt .........Mã số:05 – 0040264 – 5.......................
STT Tên hàng
hoá,dịch vụ
ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Dây đồng trần kg 4977,8 126.000 627.202.800
Cộng tiền hàng:
627.202.800
Thuế suất GTGT:5% Tìên thuế GTGT: 31.360.140
Tổng cộng tiền thanh toán: 658.562.940
Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm năm mươi tám triệu năm trăm sáu mươi hai
nghìn chín trăm bốn mươi đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn
vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số 2.3.
Công ty TNHH Vạn Xuân
Lai Xá- Kim Chung- Hoài Đức- Hà Nội
Mẫu số 01 – VT
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC.
Ngày 20/03/2006 của BT-BTC
PHIẾU NHẬP KHO Số: CU053
Ngày 21 tháng 10 năm 2008
Nợ: 1521
Có: 331
Người giao hàng : Phạm Anh Tuấn
Đơn vị : Công ty cổ phần SNC
Địa chỉ : Khu CN Đình Trâm-huyện Việt Yên-tỉnh Bắc Giang
Số hoá đơn :0043802 Seri: HS/2006B Ngày 21/10/2008
Nội dung : NHập dây đồng trần  2,6
Nhập tại kho : kho vật tư Vạn Xuân.
T
T
Tên nhãn hiệu,quy
cách, phẩm chất(vật
tư,sản phẩm, hàng
hoá)
Mã Đ
V
T
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng
từ
Thực
nhập
Dây đồng trần 2,6 DDONG kg 4977,8 4977,8 126.000 627.202.800
--- --- ----
--- --- ---
--- --- ---
Cộng tiền hàng 126.000 627.202.800
Tổng số tiền: Sáu trăm hai mươi bảy triệu hai trăm linh hai nghìn tám
trăm đồng.
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.2.3.2. Đối với chứng từ xuất kho NVL:
(1b) (2)
Thủ kho Thủ kho ghi “thẻ kho”
Phòng kế hoạch- vật tư lập (3)
và “phiếu xuất kho” gồm 3 liên
Kế toán NVL
(1a)
Bộ phận sử dụng
Sơ đồ 2.6 Thủ tục xuất NVL
Khi có hợp đồng với khách hàng, phòng kế hoạch – vật tư căn cứ vào
hợp đồng đó để tính NVL cần thiết để sản xuất cho hợp đồng đó và căn cưa
vào định mức NVL để sản xuất sản phẩm, nhân viên phòng kế hoạch – vật tư
sẽ lập “ phiếu xuất kho” chuyển xuống cho bộ phận sản xuất.
Phiếu này cũng như: “phiếu nhập kho” được lập làm 3 liên
(1a) 1 liên lưu tại phòng kế hoạch – vật tư
(1b) 1 liên giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho để theo dõi và chuyển
cho kế toán vật tư để hạch toán số liệu vào sổ sách. 1 liên giao cho bộ phận sử
dụng.
Bộ phận sử dụng sau khi nhận: “Phiếu xuất kho” cử nhân viên xuống
kho để lấy vật tư.
(2) Thủ kho sau khi nhận được “ Phiếu xuất kho” tiến hành xuất kho
NVL theo đúng số liệu như trong “ Phiếu xuất kho” và ký nhận vào “ Phiếu
xuất kho” và ghi nhận vào thẻ kho số lượng thực xuât.
(3) Hàng ngày, phòng tài vụ cử người xuống nhận “ Phiếu xuất kho”
phòng tài vụ sẽ giữ phiếu này và được dùng để hạch toán.
- Khi lập chứng từ PXK thì căn cứ vào yêu cầu xuất của bộ phận sản
xuất và số lượng thực xuất.
Biểu số 2.4.
Công ty TNHH Vạn Xuân
Địa chỉ:Lai Xá-Kim Chung Hoài Đức – Hà Nội
Mẫu số 02 – VT
Ban hành theo QĐ
số:15/2006/QĐ - BTC
Ngày 20/03/2006 của
bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO Số:CU071
Ngày 21 tháng 10 năm 2008
Nợ: 621
Có: 1521
Người nhận hàng : Trần Văn Lương
Đơn vị(bộ phận) : Tổ kéo dây
Lý do xuất kho : Xuất đồng giao cho sản xuất
Xuất tại kho : Kho NVL
T
T
Tên nhãn hiệu,quy
cách, phẩm chất(vật
tư,sản phẩm, hàng
hoá)
Mã số Đ
V
T
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo
yêu cầu
Thực
nhập
Dây đồng trần 2,6 DDONG kg 1.810 1.810 95.094 172.120.140
--- --- ----
--- --- ---
--- --- ---
Cộng tiền hàng 95.094 172.120.140
Tổng số tiền(bằng chữ):Một trăm bảy mươi hai triệu một trăm hai mươi
nghìn một trăm bốn mươi đồng
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.2.4. Kế toán chi tiết NVL:
Hiện nay công ty đang áp dụng phướng pháp ghi thẻ song song để hạch
toán chi tiết nguyên vật liệu, phương pháp này rất thuận tiện cho việc thực
hiện kế toán trên máy đối với doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập
diễn ra liên tục. Đây là công việc quan trọng được tiến hành ở cả kho và
phòng Kế toán.
2.2.4.1.Tại kho
Căn cứ vào PNK, PXK thủ kho tiến hành ghi vào “Thẻ kho” (biểu 2.5)
và chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng. Mỗi thẻ kho có thể mở một hay nhiều tờ tuỳ
thuộc vào khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất phát sinh của từng loại NVL. Thẻ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm Nguyên
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm NguyênBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm Nguyên
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm NguyênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹNgốc Nghếch
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Nga Pham
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảBáo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảLớp kế toán trưởng
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm Nguyên
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm NguyênBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm Nguyên
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty gỗ Lâm Nguyên
 
Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.
Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.
Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
 
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảBáo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty phân phối sắt thép
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty phân phối sắt thépĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty phân phối sắt thép
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty phân phối sắt thép
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 

Similar to Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng luanvantrust
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtngô Công
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02
Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02
Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
bctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdfbctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...luanvantrust
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 

Similar to Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy
Đề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầyĐề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy
Đề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TYPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhất
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
 
Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02
Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02
Luanvancongtacquantringuyenvatlieutaidoanhnghiep 121206211517-phpapp02
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOT
 
bctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdfbctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdf
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Đã qua 20 năm kể từ ngày đất nước ta bước vào đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…Kể từ đại hội Đảng khoá VI diễn ra vào tháng 12 năm 1985 đã thông qua nghị quyết chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đây là một bước ngoặt căn bản trong quá trình phát triển của đất nước, kể từ đây nền kinh tế nước ta đứng trước những khó khăn và thách thức, những thách thức vô cùng to lớn của tién trình hội nhập vào nền kinh té thế giới. Đồng thời nó cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa ngày 7/11/2007 Việt Nam được đại hội đồng cổ đông của tổ chức thương mại(WTO) chính thức kết nạp là thành viên thứ 150. Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải chấp nhận cạnh tranh và tìm cho mình một phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải khong ngừng đổi mới sáng tạo và thực hiện quản lý một cách đồng bộ từ đầu đến cuối quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán kế toán là một cônh cụ đắc lực, không thể thiếu được nhằm quản lý việc sử dụng tài sản, vạt tư, tiền vốn một cách chủ động, sáng tạo và có hiệu quả. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Nó là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu thành nên thể thức sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Nó tác động lớn đến hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đúng về quy cách, phẩm chất. Đây là một yếu tố khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất hàng hoá.
  • 2. Với ý nghĩa đó, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu luôn luôn là vấn đề cấp bách, thôi thúc các nhà quản lý không ngừng nghiên cứu hoàn thiện nhằm quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách có hiệu quả tối đa. Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân hoạt động chủ yếu bằng nguồn vố tự có. Trong những năm qua sản phẩm Dây và Cáp Điện của công ty Với nhãn hiệu AUGUST STAR, VAXUCO đã quen thuộc với người tiêu dùng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Thông qua nhiều công trình xây dựng, sản phẩm dây và Cáp Điện của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế thi trường. Để đạt được điều này công ty luôn tìm các biện pháp hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tiến máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Đồng thời cũng ý thức sâu sắc được vai trò quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trính sản xuất, công ty đã rất chú trong đến công tác kế toán nguyên vật liệu và coi nó là một bộ phận quản lý không thể thiếu trong toàn bộ công tác quản lý của mình. Công ty cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công tác thu mua, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại cần được giải quyết. Xuất phát từ lý do trên và sau quá trình thực tập tại công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân”. Với mong muốn phần nào hiểu được thực trạng về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại công ty. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu sơ đồ, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
  • 3. - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân. Với đối tượng nghiên cứu là thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Vạn Xuân qua số liệu năm 2008 chuyên đề sẽ đi sâu vào tìm hiểu và hoàn thiện công tác kế toán NVL trên cơ sở so sánh với thực tiễn lý luận chung về kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất, từ đó rút ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần không ngừng hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán NVL tại công ty TNHH Day và Cáp Điện Vạn Xuân.
  • 4. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất: * Khái niệm: NVL là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho. Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất một cách trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất rất đa dạng và phong phú về chủng loại, quy cách nhãn hiệu chất lượng… Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. * Đặc điểm của NVL: Trong mỗi quá trình sản xuất, vật liệu không ngừng chuyển hoá, biến đổi về mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất vật liệu tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Giá trị của vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị mới của sản phẩm tạo ra. Về mặt kỹ thuật, vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau, phức tạp về mặt đặc tính lý hoá nên dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh. 1.1.2. Phânloại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất: 1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu:
  • 5. Phân loại nguyên vật liệu là công việc sắp xếp các loại tài sản khác nhau vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định ( theo công dụng, theo nguồn hình thành, theo quyền sở hữu…) thành từng nhóm để thuận lợi cho việc quản lý, hạch toán và sử dụng. Vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất tồn tại ở nhiều hình thức, loại khác nhau về công dụng, tính chất lý hoá. Không thể có một biện pháp chung nào có thể được đặt ra để quản lý chung nhất cho mọi loại NVL mà phải phụ thuộc vào từng loại NVL và loại hình doanh nghiệp để có thể đề ra biện pháp cho phù hợp. Do đó để quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết cho từng loại NVL càn phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức phù hợp. Thông thường việc phân loại NVL được tiến hành theo các tiêu thức sau: a- Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất NVL được chia thành: NVL chính: Là những NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm. NVL phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được sử dụng kết hợp với NVL chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng chất lượng hoặc dùng để bảo quản phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức ( hồ keo, hương liệu, thuốc chống rỉ, giẻ lau…) Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: than, củi, xăng dầu, khí đốt… Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa, thay thế cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị( cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
  • 6. Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên như bao bì, vật đóng gói, hay là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ. Cách phân loại này giúp việc tổ chức kế toán chi tiết NVL theo từng nhóm, từng loại, giúp xác định được định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng nhóm NVL. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thẻ mở sổ danh điểm NVL. Sổ được xây dựng trên cơ sở số lượng của các loại vật liệu và các đặc tính của vật liệu. Danh điểm phải được xây dựng và sử dụng thống nhất giã các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp, nhằm thống nhất trong việc quản lý NVL. Sổ danh điểmt giúp cho công tác kế toán NVL được dễ dàng thuận tiện, đặc biêt khi sử dụng kế toán máy. Sau khi mã hoá, ký hiệu hoá tên NVL, sổ danh điểm là cơ sở để thống nhất tên gọi, tránh nhầm lẫn, đồng thời để thống nhất đơn vị tính, giá hạch toán và phục vụ hạch toán chi tiết vật liệu. b- Căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL có thể chia NVL thành: NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. NVL dùng cho quản lý các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Theo cách phân loại này có thể biết được NVL chia ra trong kỳ cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. c- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành NVL, NVL được chia thành: NVL nhập từ bên ngoài: mua ngoài, nhận vố góp liên doanh, nhận biếu tặng, nhận từ cấp trên… NVL tự gia công, chế biến. NVL thuê ngoài gia công, chế biến. Cách phân loại này giúp xác định giá trị thực tế NVL của từng nguồn nhập xe, có phù hợp hay không để có kế hoạch thu mua, cung ứng như thế nào cho phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 7. 1.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu: Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là việc xác định giá trị NVL ở những thời điểm nhất định. Tính giá NVL phải tuân thủ nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá thực tế ( Giá gốc): ( Theo chuẩn mực 02- hàng tồn kho) NVL phải được tính theo giá thực tế. Giá thực tế hay được gọi là trị giá vốn của vật liệu, là toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số NVL đó( bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình thu mua, các loại thuế không được hoàn lại và trừ đi khoản chiết khấu và giảm giá( nếu có). - Nguyên tắc thận trọng: Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán đã ghi sổ theo giá thực tế và phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó trên báo cáo tài chính trình bày thông qua hai chỉ tiêu: + Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hoá. + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán sử dụng trong đánh giá NVL phải đảm bảo tính nhất quán. tức là kế toán áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt vniên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bỏ phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực, hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó. Đối với các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị thực tế của NVL không bao gồm thuế GTGT. Còn ở các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá trị thực tế của NVL là giá thanh toán của số NVL mua vào. Giá thực tế: là loại giá được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh cho các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp trong quá trình thu
  • 8. mua hay chế tạo vật liệu. Đây cũng chính là giá thực tế ( Giá gốc) NVL. Tuỳ theo nguồn hình thành, giá thực tế của vật liệu nhập kho được tính như sau: a- Giá thực tế của NVL nhập kho: NVL nhập kho của doanh nghiệp rất đa dạng về chủng loại. Chúng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên giá trị thực tế của chúng khác nhau. Để thuận tiện cho quản lý giá thực tế, tuỳ theo nguồn nhập mà người ta quy ước cách tính khác nhau. - Đối với NVL mua ngoài: + Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT: - Đối với phế liệu thu hồi: + Giá thực tế là giá ước tính của NVL có thể thu hồi được (nếu giá trị nhỏ) + Giá thực tế là giá bán NVL thu hồi theo giá trên thi trường (nếu giá trị lớn) - Đối với NVL là vốn góp liên doanh của đơn vị khác: Trị giá vốn thực tế của NVL nhận góp vốn liên doanh là giá do hội đồng liên doanh đánh giá hoặc do các bên tham gia góp vốn thừa nhận. b- Giá thực tế của NVL xuất kho: Theo cách dánh giá này, khi nhập NVL kế toán ghi theo trị giá mua thực tế của từng lần nhập, số tiền chi phí trong quá trình mua hàng được hạch toán riêng để cuối tháng phân bổ cho hàng xuất kho nhằm xác định trị giá vốn hàng xuất kho. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập – xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp tính NVL xuất kho phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giá NVL xuất kho ít nhất trong vòng một niên độ kế toán. * Phương pháp giá thực tế đích danh (tính trực tiếp):
  • 9. Khi xuất kho lô nào thì tính theo trị giá thực tế NVL nhập kho đích danh của lô đó. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL khi nhập kho và có ít loại NVL hay NVL có tính tách biệt và nhận diện được. Ưu điểm: Công tác tính giá của NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tín giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL. Nhược điểm: Hệ thống kho của doanh nghiệp phải có khả năng bảo quản riêng từng lô NVL khi nhập kho. * Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dụng trước, vì vậy NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. Ưu điểm: Cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời. Nhược điểm: - Kế toán phải tính giá theo từng danh điểm NVL và hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. - Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường cuae NVL. - Chỉ phù hợp với doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi doanh nghiệp không nhiều. * Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhạp kho sau sẽ được xuất dùng trước, vì vậy việc tính giá xuất của NVL được làm ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước.
  • 10. Về cơ bản ưu và nhược điểm của phương pháp này giống như phương pháp nhập trước – xuất trước nhưng giúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thi trường. * Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá gốc NVL xuất dùng trong kỳ được tính theo giá đơn vị bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập). Giá thực tế NVL xuất khop = Giá đơn vị bình quân x Lượng NVL xuất kho. - Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Căn cứ vào trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân = Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Ưu điểm: Giảm nhẹ công việc hạch toán chi tiết NVL so với phương pháp FIFO và LIFO, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm NVL. Nhược điểm: Dồn công việc tính giá xuất kho đến cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ các khâu kế toán khác và độ chính xác không cao. * Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định lại giá binhd quân của từng danh điểm NVL và căn cứ vào lượng NVL xuất kho để tính trị giá thực tế NVL xuất kho. Giá đơn vị bình quân = Trị giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng NVL tồn kho sau mỗi lần nhập Ưu điểm: Cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời. Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL.
  • 11. Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có ít danh điểm NVL và số lần nhập mỗi loại là không nhiều. 1.1.3. Vai trò và yêu cầu quản lý NVL trong quá trình sản xuất: 1.1.3.1. Vai trò của NVL trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo về số lượng đúng yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Chính vì vậy việc cung cấp NVL có đâùy đủ hay không, có đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật hay không? sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, coa ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghệp. 1.1.3.2. Yêu cầu quản lý NVL trong doanh nghiệp sản xuất. Nguyên vật liệu là sản phẩm cần dự trữ và thường xuyên biến động, nên các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay các nhu cầu khác. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh đã đặt ra yêu cầu quản lý với NVL là phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ. - ở khâu thu mua, yêu cầu kế toán phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến đọ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất. Đồng thời để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý, doanh nghiệp phải tổ chức phân loại vật liệu theo tiêu thức quản lý của doanh nghiệp, sắp xếp và xây dựng hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL đảm bảo sự rõ ràng và tính thống nhất giữa các bộ phận kế toán, vật tư và kế hoạch. Mặt khác, việc tổ chức tốt kho tàng bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, bố trí nhân viên có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực hiện nghiệp vụ nhập, xuất kho thực hiện chế độ bảo quản từng loại NVL, tránh hư hỏng, mất mát
  • 12. đảm bảo an toàn… cũng là một trong những yêu cầu quản lý đối với nguyên vật liệu. Ơ khâu sử dụng, đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho doanh nghiệp. Vì vậy kế toán cần phải tổ chức ghi chép, quản lý nguyên vật liệu xuất dùng theo từng đối tượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo trong quá trình sản xuất, kinh doanh được bình thường, không bị gián đoạn do công việc mua, cung ứng nguyên vật liệu không đáp ứng kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều thì doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ NVL hợp lý. Do vậy, doanh nghiệp phải xây dựng định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hay quá ít một loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Tóm lại quản lý chặt chẽ NVL từ khâu thu mua cho tới khâu bảo quản, sử dụng và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản trong đơn vị. 1.1.4. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NVL: Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, các doanh nghiệp phải có kế hoạch mua và dự trữ các loại vật tư hợp lí. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cần phải đảm bảo việc cung cấp vật tư kịp thời cả về số lượng và chất lượng. Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế NVL nhập kho. - Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
  • 13. - Phân bổ hợp lí giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất- kinh doanh. - Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá tri NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp sử lí kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÈ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TRONG DOANH NGHỆP SẢN XUẤT: 1.2.1. Thủ tục nhập xuất kho NVL và chứng từ kế toán sử dụng: 1.2.1.1. Thủ tục nhập kho NVL: Sơ đồ 1.1. Tổ chức chứng từ nhập NVL 1.2.1.2. Thủ tục xuất kho NVL: Bộ phận kế hoạc h Bộ phận cung ứng Cán bộ thu mua Phụ trác h bộ phận cung ưng Thủ kho Kế toán NVL Kế hoạc h cung ứng NVL (mua sẵn) Khai thác NVL (mua sẵn) Lập CTNK (PNK +HĐk hác: SL nhập theo y/c, gíaH Đ Ký chứn g từ nhập kho Thủ tục nhập kho: KIểm tra, nhập kho ghi sổ Ghi sổ theo CT:Gi á HĐ, Giá sản xuất chi phí thu mua Nhu cầu ngu yên vật liẹ u Lưu trữ bảo quản Thủ trưởn g, kế toán trưởn g Bộ phận cung ứng(ph òng kinh doanh) Thủ kho Kế toán NVL Lệnh xuất Lâp PXK( hình thức mẫ Thủ tục xuất kho: kiểm nghiệm Nhận CT, ghi sổ NVL: giá xuất, Lưu trữ bảo quản Nhu cầu nguyê n vật liệu
  • 14. Sơ đồ 1.2. Tổ chức chứng từ xuất NVL 1.2.1.3. Chứng từ kế toán sử dụng: Tổ chức chứng từ kế toán là khâu đầu tiên của công tác kế toán. Mọi nghiệp vụ tăng giảm NVL đều phải có đầy đủ thủ tục, chứng từ để làm căn cứ cho việc ghi chép sổ sách kế toán. Theo quyết định 15/QĐ/BTC ban hành ngày 20/3/2006 quy định chứng từ kế toán NVL bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT) - Phiếu xuất kho ( mẫu 02- VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá( mẫu 05 – VT) - Bảng kê mua hàng ( mẫu 06 – VT) - Hoá đơn giá trị gia tăng( Mẫu 01 GTKT – 3LL) - Hoá đơn bán hàng thông thường ( Mẫu 02 GTKT – 3LL) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ( Mẫu 03 PXK – 3LL) - Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý( Mẫu 04 HDL – 3LL) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 03- VT - Phiếu báo vật tư còn lại cuố kỳ ( Mẫu 04 – VT) Ngoài các chứng từ trên, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể của từng loại doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, các thành phần kinh tế khác nhau như: Phiếu thu, phiế chi… Trình tự luân chuyển chứng từ cần phải đảm bảo tính hợp lý và dễ kiểm tra, dễ đối chiếu giữa các bộ phận kế toán có liên quan, song cuối cùng chứng
  • 15. từ kế toán phải được chuyển về bộ phận máy tính hoặc nhân viên kế toán của từng phần tiến hành nhập số liệu. 1.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Tổ chức tốt kế toán chi tiét NVL có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo quản vật liệu và công tác kiểm tra tình hình cung cấp sử dụng vật liệu. Kế toán chi tiết vật liệu vừa được thực hiện ở kho, vùa được thực hiện ở phòng kế toán. Tuy điều kiện kinh doanh cụ thể, tuỳ theo yêu cầu và trình độ và quản lý mà lựa chon phương pháp kế toán chi tiết NVL. Tronh thực tế công tác kế toán hện nay của nước ta, các doanh nghiệp thương áp dụng 1 trong 3 phương pháp hạch toán chi tiết NVL là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư. 1.2.2.1. Phương pháp thẻ song song:  Trình tự ghi chép ở kho: Thẻ kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Kế toán tổng hợp
  • 16. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho ghi số liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ hoặc sổ kho có liên quan, thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn trên thẻ kho với số tồn vật liêu thực tế tại kho. Hàng ngày, hoặc định kỳ 3 – 5 ngày một lần, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho vật liệu về phòng kế toán.  Trình tự ghi chép ở phòng kế toán: Phòng kế toán mở thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu cho từng loại vật liệu tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi cả về số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ 3 – 5 ngày một lần khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu của thủ kho chuyển đến, kế toán phải kiểm tra từng chứng từ, ghi đơn giá, tính thành tiền rồi ghi vào thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu liên quan. Cuối tháng kế toán cộng thẻ hoặc sổ tính ra tổng số nhâp, xuất và tồn kho của từng loại vật liệu rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho đồng thời lập báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp vật liệu. - Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng: Ưu điểm: Đơn giản dễ áp dụng, dễ kiểm tra đối chiếu, quản lí chặt chẽ hàng tồn kho. Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về một số lượng, khối lượng ghi chép tương đối lớn. + Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp ít chủng loại vật liệu, khối lượng nhập, xuất không nhiều, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán còn hạn chế. 1.2.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
  • 17. Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.  Trình tự ghi chép ở kho: Thủ kho sở dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất tồn kho vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song.  Trình tự ghi chép ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất và tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất và tồn kho vật liệu của thủ kho chuyển đến, kế toán phải kiểm tra lại rồi lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất theo từng loại vật liệu. Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trong bảng kê để ghi vào “Sổ đối chiếu luân chuyển” để đối chiếu số liệu trên sổ đó với thẻ kho, đồng thời từ sổ này lập “ Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn” để đối chiếu số liệu trên “ Sổ kế toán tổng hợp NVL”. Thẻ kho Phiếu xuất Phiếu nhập Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng tổng hợp nhập- xuất-tồn Sổ kế toán tổng hợp về NVL
  • 18. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng: Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. Khối lượng ghi chép của phòng kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về mặt số lượng. Do việc ghi chép dồn vào cuối tháng nên việc lập báo cáo cung cấp cho nhà quản lí hay bị chậm. Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chủng loại và khối lượng nhập, xuất vật liệu không thường xuyên. 1.2.2.3. Phương pháp sổ số dư: Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ xuất Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn Bảng tổng hợp nhập, xuất,tồn
  • 19. Sơ đồ 1.5. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi sổ số dư  Trình tự ghi chép ở kho: Ngoài việc sử dung thẻ kho để ghi chép tương tự hai phương pháp trên, thủ kho cònsử dụng phương pháp sổ số dư để ghi chép số tồn kho cuối tháng của từng thứ vật tư theo chỉ tiêu số lượng. Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho mở theo cả năm. Cuối mỗi tháng, sổ số dư được chuyển cho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn cuối tháng theo chỉ tiêu số lượng.  Trình tự ghi chép ở phòng kế toán: Nhân viên kế toán theo định kỳ phải xuống kho để hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ ( giá hạch toán) tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Đồng thời ghi số tiền vừa tính vào bảng luỹ kế nhập- xuất – tồn kho vật liệu, số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu. Kế toán đối chiếu số dư vừa tính được với số dư trên sổ số dư ( do kế toán tính bằng cách lấy số lượng tồn kho x hoá đơn). Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng: Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán. Giảm được khối lượng công việc ghi chép vì chỉ ghi sổ theo nhóm vật liệu và theo chỉ tiêu giá trị. Thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên của kế toán với công việc ghi chép của thủ kho. Nhược điểm: Do chỉ ghi sổ theo nhóm vật liệu và theo chỉ tiêu giá trị nên không biết được sự biến động của từng loại vật liệu. Khó kiểm tra sai sót, không khớp giữa bảng luỹ kế và sổ tổng hợp. Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp có các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu phát sinh thường xuyên và đã xây dựng được hệ thống danh điểm vật liệu. 1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
  • 20. Nguyên vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp. Vì vậy, việc mở các tài khoản tổng hợp, ghi chép trên sổ kế toán và xác định giá trị hàng tồn kho, hàng xuất dùng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê khác nhau. Có doanh nghiệp thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ mhập, xuất kho song cũng có doanh nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳ bằng cách cân, đo, đong, đếm, ước lượng NVL tồn kho cuối kỳ. Tương ứng với hai phương thức trên tronh kế toán NVL nói riêng và kế toán các loại hàng tồn kho nói chung có 2 phương pháp hạch toán tổng hợp là kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.2.3.1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này được sử dụng để ghi chép số liệu hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo giá trị thực tế. Tài khoản này có thể mở thành các tiểu khoản cấp 2, cấp 3 phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Nợ TK 152 Có - Trị giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ( mua ngoài, gia công chế biến, nhận vốn góp liên doanh, được cấp, nguồn khác…) - Trị giá NVL phát hiện thừa khi kiểm kê. - Trị giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ. - Trị giá NVL trả lại người bán hoặc được giảm giá. - Trị giá NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê. SDCK: Trị giá thực tế NVL tồn kho cuói kỳ.
  • 21. TK 151 “Hàng mua đang đi đường”:TK này phản ánh trị giá vốn thực tế của vật tư mà DN đã mua nhưng chưa về nhập kho DN và tình hình hàng đang đi đường về nhập kho. Nợ TK 151 Có - Trị giá thực tế NVL đang đi đường. - Trị giá thực tế NVL đang đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng. SDCK: Trị giá thực tế hàng đi đường chưa về nhập kho. TK 611 “Mua hàng” : TK này dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng , giảm NVL theo giá thực tế, từ đó xác định trị giá vật tư xuất dùng. Nợ TK 611 Có _ Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ - Trị giá NVL mua hàng trong kỳ, hàng hoá đã bán bị trả lại. - Trị giá thực tế NVL xuất trong kỳ. - Trị giá NVL, hàng hoá trả lại người bán hoặc được giảm giá - Trị giá thực tế NVL tồn cuối kỳ. TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”:TK này được sử dụng để phản ánh bộ phận giá trị dự tịnh bị giảm so với giá trị gốc của hàng tồn kho, nhằm ghi nhận các khoản lỗ, lãi hay phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn và phản ánh giá trị thực tế thuần tuý của hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính. Tài khoản này là TK điều chỉnh cho các TK hàng tồn kho trong đó có các TK 152. Nợ TK 159 Có - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến - Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho niên độ tới.
  • 22. SD: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ. TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”:TK này chỉ sử dụng với các DN thuộc đội tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 133 Có - Tập hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thực tế phát sinh - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ. - Các nghiệp vụ khác làm giảm thuế GTGT đầu vào. SD: Số thuế GTGT còn lại được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa nhận. Ngoài ra, còn một số TK liên quan khác được sử dụng như: TK111, TK112, TK 141, TK128, TK222, TK421, TK621, TK627, TK641, TK642, TK331… 1.2.3.2. Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp khi có các chứng từ nhập, xuất NVL. Áp Phương pháp , các tài khoản thuộc nhóm hàng tồn kho nói chung và tài khoản NVL nói riêng được dùng để phảnh ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các vật tư. Vì vậy giá trị vật tư trên sổ sách kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn kho trên sổ sách kế toán, xác định số lượng vật tư thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lí kịp thời. Ưu điểm: Quản lí chặt chẽ hàng tồn kho.
  • 23. Nhược điểm: Khối lượng công việc ghi chép quá nhiều. Phương pháp này được áp dụng trong phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như: máy móc thiết bị có kỹ thuật chất lượng cao. 1.2.3.3. Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật liệumà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu vào cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kì xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng trong kỳ theo công thức: Trị giá NVL xuất kho trong kỳ = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + tổng giá trị NVL nhập trong kỳ – Trị giá NVL tồn cuối kỳ Mọi biến động của NVL mua và nhập kho trong kỳ đều được theo dõi và phản ánh trên tài khoản 611 “ Mua hàng” Cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành công tác kiểm kê để xác định giá tri vật tư tồn kho thực tế trên sổ tổng hợp và từ đó tính ra giá trị NVL xuất dùng trong kỳ. Tài khoản hàng tồn kho chỉ dùng đầu kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư cuối kỳ). Ưu điểm: Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép, hạch toán. Nhược điểm: Độ chính xác về NVL xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, cửa hàng… Phương pháp này được áp dụng ở các đơn vị thương mại kinh doanh nhiều chủng loại NVL với quy cách, mẫu mã khác mhau, giá trị thấp, NVL xuất dùng hay bán thường xuyên. Trình tự kế toán vật tư, hàng hoá thể hiện theo sơ đồ. 1.2.4. Kiểm kê, đánh giá và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 1.2.4.1. Kiểm kê nguyên vật liệu:
  • 24. Định kỳ hay đột xuất, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê cho NVL nhằm xác định số lượng tồn kho theo từng danh điểm NVL, Sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để xác định số NVL thưa, thiếu và tìm hiểu nguyên nhân để xử lý: - Với trường hợp thiếu NVL do hư hỏng, mất mát, căn cứ biên bản kiểm kê và biên bản xử lý( nếu có): Nợ TK 138 ( 1381) Chờ xử lý do chưa xác định được nguyên nhân Nợ TK 111,112,33,1388…Cá nhân bồi thường, trừ vào lương nhân viên Nợ TK 632 Hao hụt trong định mức của doanh nghiệp Có TK 152 Giá trị NVL thiếu - Với trường hợp thừa so với sổ sách thì xác định NVL là của mình hay của đơn vị khác: + Nếu NVL thừa là của đơn vị khác, doanh nghiệp tạm giũ hộ: Nợ TK 002 Giá trị NVL thưa giũ hộ Khi đơn vị đó đến nhận lại: Có TK 002 Giá trị NVL thừa giữ hộ + Nếu số NVL thừa là của doanh nghiệp mình: Ghi tăng giá trị NVL thừa nếu ghi thiếu căn cứ vào hoá đơn mua NVL hay phiếu nhập kho: Nợ TK 152 Giá trị NVL thừa Nợ TK 1331 Thuế GTGT của NVL thừa Có TK 111,112,331…Tổng giá trị của NVL thừa(theo hoá đơn) NVL thừa không xác định được nguyên nhân: Nợ TK 152 Giá trị NVL thừa Có TK 711 Thu nhập khác 1.2.4.2. Đánh giá và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: a- Đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ: Cuối kỳ sau khi kiểm kê kho, tiến hành đánh giá lại giá trị thức tế cuối kỳ của hàng tồn kho, so sánh với giá thi trường của hàng tồn kho xem có sự
  • 25. chênh lệch cao hơn hay thấp hơn. Nếu giá trị thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ cao hơn giá thị trường, thì ta không cần trích lập dự phòng cho hàng tồn kho đó. Nếu giá trị thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ thấp hơn so với giá thị trường, thì ta tiến hành trích lập dự phòng cho hàng tồn kho đó. b- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Đề phòng hàng tồn kho giảm gái so với giá thị trường của hàng tồn kho khi chuyển nhượng, cho vay hay xủ lý, thanh lý hàng tồn kho ( Xác định giá trị thực tế cuối kỳ của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán, lấy đó làm căn cứ so sánh với giá thị trường để xác định sự sụt giảm giá trị hàng tồn kho) Lập dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực sự chi vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra tronh niên độ kế toán tiếp theo. Nguyên tắc lập: - Việc lập dự phòng tiến hành vào mỗi cuối niên độ kế toán. - Viịec lập dự phòng phải được lập riêng cho từng lọai vật tư bị giảm giá trên cơ sở những bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá của từng đối tượng. c- Lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu: Dự phòng giảm giá cho NVL: là dự phòng giá trị bị tổn thất do giá vật tư tồn kho bị giảm ( bao gồm cả vật tư hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật hay chậm luân chuyển). Chỉ lập cho loại NVL thuộc quyền sở hữu của DN, có chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp chứng minh giá vốn hàng tồn kho. Tài khoản sử dụng: TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Bên Nợ: Số dự phòng giảm giá đã dùng trong kỳ và hàon nhập dự phòng giảm giá không dùng đến. Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá niên độ tới. Dư Có: Dự phòng giảm giá hiện còn.
  • 26. Phương pháp xác định dự phòng: Mức lapạ dự phòng cần lập năm tới cho NVLi = Số lượng NVLi cuối niên độ x Mức giảm giá của NVL. Mức giảm giá của NVLi = Giá gốc ghi sổ kế toán của NVLi x Mức NVLi thực tế trên thị trường cuối niên độ kế toán. *Phương pháp hạch toán:  Cuối niên độ kế toán: Nếu số dự phòng hiện có > số dự phòng cần phải lập cho niên độ tới. Nợ TK 159 Hoàn nhập số dự phòng thừa Có TK 711 Tăng thu nhập khác Nếu số dự phòng hiện có < số dự phòng cần lập cho niên độ tới: Nợ TK 632 Ghi tăng giá vốn hàng bán Có TK 159 trích lập bổ sung thiếu  Trong niên độ kế toán: Nếu NVL không bị giảm giá, đã sử dụng hoặc bán, hoàn nhập số dự phòng đã lapạ của các loại NVL này: Nợ TK 159 Hoàn nhập dự phòng Có TK 711 Ghi tăng thu nhập khác 1.3. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu theo các hình thức sổ: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có lên quan đến doanh nghiệp. Hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ nhằm ghi chép phản ánh, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kế toán cần thiét cho việc lập các báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định.
  • 27. Mỗi daonh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.  Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký, Sổ cái.  Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại sổ như: Sổ cái, sổ nhật ký quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết. Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 quy định 4 hình thức kế toán sau:  Hình thức kế toán nhật ký chung  Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.  Hình thưc kế toán Nhật ký sổ cái.  Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.  Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, konh doanh yêu cầu quản lí, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật của mình để tính toán, lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. 1.3.1. Hình tức kế toán Nhật ký chung:  Điều kiện áp dụng: - Loại hình daonh nghiệp giản đơn - Quy mô kinh doanh vừa và nhỏ - Trình độ quản lý thấp và trình độ kế toán thấp
  • 28. - Số lượng lao động kế toán ít  Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm: Dễ ghi, đễ đối chiếu, có thể phân công lao động kế toán. Nhược điểm: Ghi trùng lặp. Sơ đồ 1.9. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 1.3.2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: * Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:  Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Chứng từ kế toán ( PNK, PXK, hoá đơn GTGT..) Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ,thẻ kế toán chi tiết (151, 152) Sổ cái TK 151, 152… Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính
  • 29. + Ghi theo trình tự thời gian tren sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được dành số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm( theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sau đó đươc dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ. Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát
  • 30. sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của tổng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 1.10. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 1.3.3. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: * Điều kiện áp dụng: - Phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại có quy mô lớn. - Đội ngũ nhân viên kế toán đủ nhiều, đủ trình độ. - Đơn vị chủ yếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công. * Ưu, nhược điểm: Chứng từ kế toán ( PNK, PXK, hoá đơn GTGT…) Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết (TK 151, 152) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 151, 152… Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bản g tổn g hợp chi tiế t
  • 31. - Tính chuyên môn hoá cao, đễ phân công lao động - Giảm ẵ khối lượng ghi sổ. - Tính chất đối chiếu, kiểm tra cao. - Tạo kỷ cương cho thực hiện ghi chép sổ sách. - Cung cấp tin tức thời gian cho quản lí Nhược điểm: - Kết cấu sổ phức tạp, quy mô sổ lớn ( lượng, loại) - Khó vận dụng phương tiện máy tính vào xử lý số liệu. - Đòi hỏi trình độ kế toán cao, quy mô hoạt động kinh doanh lớn. Sơ đồ 1.11. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ. Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu 1.3.4. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái:  Điều kiện áp dụng: - Loại hình kinh doanh đơn giản ( tránh sổ quá lớn) - Quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung. Phiếu nhập, xuất NVL và các chứng từ có liên quan ( Phiếu thu , chi) Bảng phân bổ vật liệu số 2 Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 10 Thẻ kho, sổ kế toán chi tiết NVL Bảng kê chi phí số 4, 5 Sổ cái TK 151, 152 Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ số7( ghi có TK 152) Báo cáo tài chính
  • 32. - Đơn vị có ít nghiệp vụ phát sinh - Sử dụng ít tài khoản.  Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, số lao động kế toán ít. Nhược điểm: Dễ trùng lặp, kích thước sổ cồng kềnh, khó phân công lao động, không phù hợp với đơn vị có quy mô lớn. Sơ đồ 1.12. Quy trình tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 1.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính: 1.3.5.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềmkế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thi đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính. Phần mêm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán nào đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. 1.3.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được cùng làm căn cứ ghi sổ, Chứng từ gốc( PNK, PXK, hoá đơn GTGT…) Hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ nhật ký quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 151, 152… Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký – Sổ cái TK 151, 152 Báo cáo tài chính
  • 33. xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế săn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái… ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2)Cuối tháng (hoặc bất kì vào thời điểm cần thiết nào ), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp được với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định . Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.13. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Máy vi tính Phần mềm kế toán
  • 34. Đối chiếu, kiểm tra CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN 2.1. Những vấn đề chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân: 2.1.1. Quá trình hình thành và pháttriển của công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân Công ty TNHH Vạn Xuân thuộc quyền quản lý của UBND TP Hà Nội đựơc thành lập theo Quyết định số 03002000080 từ ngày 15/01/2001. Tên viết tắt là: VAXUCO Trụ sở chính đặt tại: Xã Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội. Điện thoại: 0433662484 Fax: 043.3660366 Tài khoản: 18382829 - Ngân hàng ACB - Chi nhánh Chùa Hà. Mã số thuế: 0500402645. Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất Dây và Cáp Điện dân dụng và công nghiệp. Công ty Dây và Cáp Điện Vạn Xuân là Công ty TNHH 2 thành viên với 100% vốn tư nhân. Tổng số cán bộ nhân viên là 79 người. Được thành lập từ năm 1994 với tên gọi đầu tiên là Cơ sở Thăng Long. Trải qua 12 năm phấn đấu và trưởng thành từ môi trường là một cơ sở sản xuất nhỏ, phát triển thành Công ty với số vốn đầu tư gần 8 tỷ đồng có mặt bằng sản xuất rộng 4838 m và có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Sản phẩm của Công ty đã được chứng nhận là hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
  • 35. Trong những năm qua, sản phẩm Dây và Cáp Điện Vạn Xuân với nhãn hiệu August, Start, Vaxuco đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội, và các vùng lân cận. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có thị phần lớn ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh Trung Bộ như: Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Trị...Thông qua, các công trình xây dựng, sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng đánh giá cao về mặt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế thị trường. Công ty đã đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn. Đặc biệt, là công trình do Công ty cung cấp Dây và Cáp Điện đều được đánh giá cao về chất lượng. Công ty đã vinh dự được Bộ khoa học và Công nghệ trao tặng 2 huy chương vàng về chất lượng sản phẩm và 1 cúp vàng về thành tích xuất sắc trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000: 2002 vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là thành quả của sự cố gắng nỗ lực hết mình cuả ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong Công ty. 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. 2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và cáp điện dân dụng và công nghiệp, phục vụ nhu cầu về dây dẫn điện từ các hộ cá nhân tới các công trình xây dựng tầm cỡ quốc gia. Sản phẩmc dây và cáp điện của công ty với nhãn hiệu AUGUST STAR, VAXUCO được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại trên hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000. Sản phẩm chủ yếu của công ty là dây và cáp điện: - Dây điện bao gồm các loại: loại 1x0,5; loại 2x1,0; loại 2x 2,5… - Cáp bao gồm các loại: loại x 2,5; loại 3x 4,0 + 1x 2,5.
  • 36. Do mang đặc thù riêng của ngành sản xuất dây điện nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dây và cáp điện Vạn Xuân khác với những doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất dịch vụ khác. Quá trình sản xuất của công ty mang tính liên tục, đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quy mô hoạt động của công ty nhỏ gọn nên khi có hợp đồng của khách hàng, công việc được giao xuống cho các tổ, trong tổ có trách nhiệm tự bảo quản hàng hoá của tổ mình. Sau đó giao cho các tổ có lien quan và ghi chép vào sổ theo dõi. Hàng ngày căn cứ vào số liệu ở tổ, các bộ phận có liên quan cập nhật số liệu và cuối tháng kiểm kê số lượng hàng hoá tồn kho. Sản phẩm của công ty sau khi hoàn thành được đưa vào kho bảo quản sau đó xuất bán theo yêu cầu của khách hàng. Điều kiện sản xuất của công ty ổn định nên việc quản lý máy móc thiết bị và các chi phí phát sinh đối với doanh nghiệp ít gặp khó khăn. Khi hợp đồng của khách hàng hoàn thành và đã được giao, khách hàng có trách nhiệm quyết toán hợp đồng và hoàn thành mọi thủ tục có liên quan giữa hai bên. Nế phát sinh những khúc mắc thù khách hàng phải kết hợp với lãnh đạo Công ty giải quyết triệt để, không để lại hậu quả về sau. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: Trong vài năm gần đây, Công ty đã có sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty qua các năm Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 Tăng( Giảm) % Tổng doanh thu 6.171.028.483 16.840.595.984 10.669.567.501 172,89 Donh thu thuần 429.845.305 1.256.829.475 826.984.170 192,39
  • 37. Tổng chi phí 300.253.707 740.076.299 439.822.592 146,48 Tổng lợi nhuận sau thuế 82.122.281 372.062.287 289.940.006 353 Tổng vốn bình quân 6.370.481.578 11.452.056.133 5.081.574.555 79,76 Tổng thu nhập bình quân 2 2,4 0,4 20 Số lao động 70 79 Nộp ngân sách nhà nước 41.409.311 144.690.889 102.681.573 247,96 Doanh thu của Công ty năm 2007 đạt hơn 16,80 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 10,669 triệu đồng tương đương tăng 17289% so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty ngày càng được tiêu thụ. Công ty đã thực hiện nhiều chính sách để có thể tiêu thu được hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay: Giảm giá triết khấu cho đơn đặt hàng mua với số lượng lớn hay khách hàng quen thuộc, chi trả hoa hồng cho đại lý môi giới, cải thiện công tác Maketing sản phẩm, mở rộng thi trường tiêu thụ không chỉ ở miền bắc mà cả miền trung. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng có biện pháp thanh toán hợp lý thoả mãn cho khách hàng. Doanh thu của Công ty năm 2007 tăng mạnh đã làm tăng mức lợi nhuạn của công ty lên gần 290 triệu đồng tức là tăng 3,35 lần so với 2005. Ta có thể tháy tỷ xuất sinh lời trên doanh thu qua 2 năm: Lợi nhuận sau thuế Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Năm 2006 là 0,191 và năm 2007 là 0,296. Có nghĩa cứ 1 đồng doanh thu trong năm 2006 tạo ra 0,191đ lợi nhuận và trong năm 2007 tạo ra 0,296đ lợi nhuận cho công ty. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là do doanh thu trong năm 2007 tăng tới hơn 10 tỉ gấp 172,89 lần so với năm 2006, kéo theo doanh
  • 38. thu thuần và lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao, tổng chi phí cũng tăng song không cao bằng doanh thu thuần nên tỷ xuất sinh lời trên doanh thu cao. Năm 2007, Công ty đã nộp ngân sách nhà nước hơn 144 triệu đồng, nhiều hơn năm 2006 khoảng 102 triệu đồng tương đương tăng 2,47 lần. Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách. Cùng với sự tăng lên trong doanh thu, cũng như lợi nhuận đã đóng góp phần nâng caođời sống cho người lao động cho Công ty. Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2006 là 2.000.000đ/1người/1tháng. song đến năm 2007 đã tăng lên 2.400.000 tức là tăng lên 20% so với năm 2006. Đây là một trong những yếu tố giúp cho người lao động tập trung lao động sản xuất và gắn bó với Công ty. 2.1.2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm cho loại dây điện có tiết diện 1 x 0.5: Dây đồng  2,6 mm Bước thực hiện công việc (1) Bước kiểm tra chất lượng (2) Kéo nhỏ trên máy nhiều khuôn dung dịch dùng bôi trơn, sử dụng dầu kim loại Castron, nồng độ 2-3% (3) (4) Thực hiện trên máy xe rối hoặc xe lớp bước xe và hướng xe từ (phải sang trái) của từng loại theo yêu cầu hàng hoá. (5) (6) Kho vật tư KCS vật tư Kéo nhỏ KCS kéo nhỏ Xe đồng KCS xe đồng
  • 39. Ủ trong môi trường chân không nhiệt độ 4200C; thời gian ủ 10h (7) (8) (12) Bọc trên máy đùn xoắn nhiệt độ: 1400 - 1600 (11) (8) (8) (9) (10) (10( 1 U đồng KCS ủ Bọc lần 1 KCS bọc lần 1 Bọc lần 2 KCS bọc lần 2 Bọc lần 3 KCS bọc lần 2 Đánh cuộn, bao gói, gắn nhãn sp KCS Nhập kho
  • 40. (1) Công nhân kiểm tra đường kính sợi dây đồng trên cơ sở đó để bố trí các khuân kéo cho phù hợp các khuân kéo rút. (2) Sợi dây đông từ  3,6 mm được kéo rút trên máy trong nhiều khuân xuống dây đồng  1,1 mm, sau đó được kéo rút tiếp trên máy kéo tinh nhiều khuân xuống các cỡ dây đồng có đường kính () tuỳ ý. Trong quá trình kéo rút các khuân kéo được bôi trơn bằng dung dịch dầu kim loại Castron, nồng độ 23%. Trong quá trình kéo rút nồng độ này luôn được kiểm tra định kỳ để bổ sung kịp thời, đảm bảo đúng chỉ số kiềm và axit quy định. (3) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu đường kính, chất lượng, bề mặt sợi dây đồng theo yêu càu kỹ thuật đúng quy định. Công nhân trước khi thực hiện công đoạn xe bện, phải kiểm tra đường kính sợi dây đồng có phù hợp với các loại dây theo lệnh sản xuất hay không. (4) Thực hiện trên máy xe nhiều sợi (tuỳ thuộc vào từng loại dây và cáp điện mà chọn đường kính, số sợi dây đồng và bước bện cho phù hợp với yêu cầu quy định). (5) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu đường kính, bước bện, chất lượng bề mặt dây. (6) Dây đồng được ủ trong môi trường chân không, nhiệt độ ủ là 4200c, thời gian ủ là 10 giờ, sau đó nhấc nồi ủ ra khỏi lò ủ và được làm nguội cững bức hoặc tự nhiên trong khoảng 15 đến 20 tiếng để dây nguội hẳn, rồi mới được mở nắp lấy dây ra khỏi nồi để tránh dây khỏi ôxi hoá. (7) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu: Chất lượng bề mặt, độ mềm dẻo của dây đồng. Công nhân trước khi bọc dây cần kiểm tra đường kính của dây để lựa chọn khuân đầu bọc cho phù hợp với từng loại dây theo yêu cầu kỹ thuật quy định. (8) Dây được bọc trên các máy đùn xoắn với nhiều bếp nhiệt, nhiệt độ bọc từ 1400c đến 1600c. Dây được bọc 3 lần.
  • 41. (9) Nhân viên KSC kiểm tra nghiệm thu độ đồng tâm, chất lượng bề mặt lớp cách điện, vỏ bọc và điện trở cách điện của dây điện. Và trải qua 3 lần kiểm tra sau khi bọc từng lần. (10) Công nhân đánh cuộn trên máy, bọc bằng ni lông, gắn nhãn sản phẩm. (11) Nhân viên KCS kiểm tra nghiệm thu chất lượng bao gói, các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn sản phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn. (12) Dây điện hoàn thành được bảo quản trong kho, trong điều kiện khô ráo, được xếp trên các giá kệ, xếp chồng không được cao quá 1,5 m và có hàng lối để đi lấy khi giao hàng. 2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty: Trong mỗi doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan trọng nó là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty Dây và Cáp Điện Vạn Xuân đã xây dựng được một mô hình quản lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thi trường, chủ động trong kinh doanh. Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ. Các phòng chức năng đã đáp ứng được mọi nhiệm vụ được giao và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý của Công ty Ban Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài vụ Phòng kế hoạch- vật tư Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Tổ kéo Tổ xe dây Tổ bọc dây Tổ cơ khí
  • 42. ( Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính)  Nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty: * Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. - Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong quá trình điều hành mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tê với khách hàng. - Phó giám đốc: Giúp Giám đốc theo dõi tình hình cụ thể của từng bộ phận theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc. + Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật. + Phó giám đốc sản xuất và tiêu thụ: Phụ trách về bộ phận sản xuất và phòng kinh doanh. * Phòng tổ chức hành chính: Gồm 01 người Có chức năng quản lý chất lượng, đào tạo và sắp xếp bồi dưỡng cán bộ công nhân viên của Công ty, xây dựng quản lý tiền lương, các định mức tính lương. Hàng ngày, quản lý và điều hành công việc, tổng hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giao dịch văn thư, chăm lo sức của cán bộ công nhân viên, quản lý tài sản, vật tư mau hỏng, cung cấp văn phòng phẩm và quản lý kho hành chính. * Phòng kinh doanh: Gồm 03 người Nhận các đơn đặt hàng, có nhiệm vụ đề ra các chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, chịu trách nhiệm trong khâu tiêu thụ sản phẩm. * Phòng tài vụ: Gồm 04 người Quản lý và chịu trách nhiệm trước Công ty về các hoạt động tài chính, kinh tế. Đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Định kỳ lập báo cáo và kết quả tài chính của Công ty. * Phòng kế hoạch vật tư: Gồm 02 người
  • 43. Có nhiệm vụ đưa ra các kế hoạch sản xuất sản phẩm, sử dụng vật tư cho sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm trong khâu thu mua sử dụng vật tư cho Công ty. * Phòng kỹ thuật: Gồm 02 người Có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị cho Công ty. Bộ phận sản xuất: Gồm 4 tổ. Tổ kéo dây, tổ bọc dây, tổ cơ khí có nhiệm vụ sản xuất và hoàn thiện cho ra sản phẩm, chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất. 2.1.5. Đặc điểm bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân: 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Công ty Dây và Cáp Điện Vạn Xuân là một công ty TNHH hạch toán độc lập, Công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn tự có và huy động thêm từ bên ngoài. Ngoài ra Công ty còn huy động vốn từ ngân hàng, tăng cường thu của khách hàng nhằm duy trì và phát triển hoạt động của Công ty. Công ty có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, do đó công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công việc tập trung tại phòng tài vụ của Công ty nhằm đảm bảo sự tập trung thống nhất giữa bộ phận kế toán và Ban Giám Đốc cùng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của phòng tài vụ Kế toán trưởng( kiêm kế toán tổng hợp) KT công nợ KTTSCĐ KT vốn bằng tiền KT chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm KT vật tư, thủ quỹ
  • 44. ( Nguồn: Phòng tài vụ ) * Phòng tài vụ của Công ty gồm 05 người: Mỗi người phụ trách phần việc khác nhau và người đứng đầu là kế toán trưởng.  Kế toán trưởng ( kiêm kế toán tổng hợp): là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, trực tiếp chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám Đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước về công tác tài chính, kế toán trưởng tham mưu cho Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất. Bên cạnh đó kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp báo cáo, quyết toán chung toàn công ty. Định ky lập báo cáo kết quả tài chính, đề ra biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Kế toán công nợ và kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ phân bổ thu chi và các khoản nợ đảm bảo lợi ích doanh thu của công ty. Có nhiệm vụ kiểm tra, thanh lí, lên kế hoạch sửa chữa máy móc, bảo dưỡng tài sản của công ty.  Kế toán vốn bằng tiền: Có trách nhiệm trong công việc phân bổ vốn vay, vốn chủ sở hữu và chi phí, đồng thời phản ánh doanh thu và lợi nhuận, đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phi, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tổng hợp chi phí và doanh thu của công ty. Chịu trách nhiệm về các khoản vốn bằng tiền của công ty.  Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty để tính giá thành. Hàng tháng tiến hành phân tích tình hình thực hiện giá thành theo yếu tố để phát hiện những yếu tố tiềm tàng trong giá thành, lên kế hoạch tiến hành hạ giá thành sản phẩm.  Kế toán vật tư thủ quỹ: Theo dõi, thu nhập chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, tiến hành ghi sổ, theo dõi việc sử dụng vật tư ở các tổ sản xuất. Phụ trách thu, chi tiền mặt, quyết toán lương, thưởng và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ. 2.1.5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán áp dụng tại công ty:
  • 45. Công ty áp dụng chế đọ kế toán hiện hành ( ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Nhằm đảm bảo phù hợp với quy mô sản xuất, hình thức sản xuất của mình, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ và chính xác, nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính và áp dụng theo hìn thức chứng từ ghi sổ. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sản phẩm của công ty sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và được nộp theo phương pháp khấu trừ. Trong điều kiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán, công ty đã xây dựng và sử dụng phần mềm kế toán Gold Star. Với phàn mềm này, việc xử lí dữ liệu được xử lí trực tiếp. Mọi dữ liệu được cập nhật và lưu trữ trong một tệp dữ liệu, từ tệp dữ liệu này chương trình có thể cho phép lập sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản như 151, 152, 133, 331…và một số các tài khoản khác liên quan. Đồng thời phần mềm còn cho phép người quản lí có thể in các báo cáo, xem các sổ kế toán theo yêu cầu. Quy trình hạch toán NVL theo hình thức kế toán trên máy vi tín áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ được cụ thể hoá tại công ty như sau: Sơ đồ 2.4. Quy trình hạch toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty. Chứng từ gốc PNK, PXK, HĐ GTGT Sổ chi tiết TK 152 và các tài khoản liên quan TK 331, 621.. Sổ cái TK đối ứng TK 1521 Bảng cân đối tài Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
  • 46. 2.2. Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty TNHH Dây và Cáp Điện Vạn Xuân: 2.2.1. Đặc điểm về NVL và tổ chức quản lí NVL tại công ty: 2.2.1.1. Đặc điểm NVL của công ty: Công ty TNHH Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và Cáp Điện dân dụng và công nghiệp, phục vụ nhu cầu về dây dẫn điện từ các hộ cá nhân tới các công trình xây dựng quốc gia. Sản phẩm Dây và Cáp điện của công ty với nhãn hiệu AUGUST STAR, VAXUCO được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại trên hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000. Do những đặc thù trong ngành sản xuất Dây và Cáp Điện của mình mà NVL chính được sử dụng tại công ty dây và Cáp điện Vạn Xuân chủ yếu là Đồng và Nhựa PVC. Nguồn cung cấp dây đồng cho doanh nghiệp chủ yếu là công ty Cơ Điện Trần Phú, công ty cổ phần SNC… Nguồn nhựa PVC chủ yếu mua từ công ty cổ phần tổng hợp hoá chất, Công ty ATOFINA, Công ty ATKEMA… Nhựa PVC mua về chủ yếu là các hạt nhựa PVC. Sau đó được sấy khô và đưa vào bếp đùn xoắn, dưới sức nóng của bếp nhiệt, PVC bị chảy ra và đùn theo ống để bọc lấy dây dẫn điện đã được bện. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn sử dụng NVL phụ như: Băng dứa, dầu nhớt ATK, mực in… 2.2.1.2. Tổ chức quản lí NVL: Công ty chủ yếu sản xuất theo yêu cầu của từng hợp đồng hay đơn đặt hàng. Công ty sẽ căn cứ vào mỗi hợp đồng kinh tế của kỳ sản xuất này và số lượng NVL tồn kho của kỳ trước để lên kế hoạch thu mua NVL và có lên kế
  • 47. hoạch cung ứng NVL cho kỳ sản xuất này nhằm đảm bảo đủ số lượng NVL cần thiết cho sản xuất. NVL cho ngành sản xuất Dây và Cáp điện đều có khá nhiêù trên thị trường song giá cả thường xuyên lên xuống nên doanh nghiệp dự trữ lượng tương đối để đề phòng sự thay đổi đột biến của thị trường. Công ty cũng xây dựng hệ thống định mức tiêu hao NVL cho sản phẩm của mình. Việc xây dựng định mức dự trữ hợp lý sẽ giúp cho quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục và không bị tồn đọng vốn kinh doanh. Công ty xây dựng hệ thống kho để đảm bảo quản lí NVL, trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị cần thiết để có biện pháp quản lí tốt nhất. Nhân viên thủ kho có trình độ chuyên môn và tin thần trách nhiệm cao, thường xuyên đánh giá các hoạt động trong kho, hàng ngày báo cáo tình hình nhập, xuất ,tồn để có biện pháp nâng cao việc thu mua và cấp phát NVL một cáchhợp lí nhất. Các quá trình nhập xuất diễn ra đầy đủ và chặt chẽ. Công ty tiến hành kiểm kê kho định kỳ vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp. Qua đó công ty xác định được số lượng số NVL còn lại tại thời điểm đó để có kế hoạch thu mua NVL và sản xuất cho tháng đó. 2.2.2. Phân loại và tính giá NVL tại Công ty: 2.2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu: Vật liệu sử dụng trong công ty gồm nhiều loại khác nhau về công dụng, phẩm chất, chất lượng. Mặt khác vật liệu thường xuyên biến động. Do vậy, để quản lí và hạch toán chính xác NVL một cách dễ dàng không tốn nhiều công sức cần phải tiến hành phân loại NVL một cách khoa học. Với ý nghĩa đó, thực tế công ty đã dựa vào tính năng, vai trò, tác dụng của từng thứ, từng loại vật liệu để phân loại vật liệu như sau: - Nguyên liệu chính: là đồng và nhựa PVC là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. - Nguyên liệu phụ: Dầu, xăng, nhớt bôi trơn. Những vật liệu phụ này có tác dụng trong việc hoàn thiện sản phẩm.
  • 48. Nhờ có việc phân loại nàymà kế toán NVL có thể theo dõi tình hình biến động của từng thứ, từng loại NVL do đó có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ NVL một cách hợp lý. 2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty: Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Công ty hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán xác định giá nhập và giá xuất NVL như sau: - Đối với NVL nhập kho: NVL của công ty chủ yếu được nhập do mua từ các nguồn cung cấp trong nước. Các nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá mua thực tế mua vào. Giá thực tế NVL nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn ( không bao gồm thuế GTGT đầu vào). Nừu công ty được hưởng các khoản chiết khấu thương mại hay các khoản giảm giá thì các khoản này sẽ được trừ ra khỏi giá mua NVL. Công ty thường mua NVL của các nhà cung cấp thường xuyên và mỗi lần mua với khối lượng lớn nên việc mua hàng hầu hết được các nhà cung cấp đưa đến tận kho của công ty và chi phí vận chuyển, bốc dỡ do bên bán chịu và tính luôn vào giá bán. Chỉ có một trường hợp do nhân viên trực tiếp mua thì chi phí này mới tính vào giá nhập kho NVL. - Đối với NVL xuất kho: Do mật độ nhập xuất dày đặc và được lưu chuyển qua kho nên giá thực tế NVL xuất kho ở đây được tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Trị giá thực tế NVL xuất kho = Giá đơn vị bình quân x lượng NVL xuất kho Sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định lại giá bình quân của từng danh điểm NVL và căn cứ vào lượng NVL xuất kho để tính giá thành NVL xuất kho để tính trị giá thực tế của NVL xuất kho.
  • 49. Trị giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân = -------------------------------------------------------- Số lượng NVL tồn kho sau mỗi lần nhập 2.2.3. Chứng từ và thủ tục nhập – xuất kho NVL tại Công ty: Một trong những yêu cầu của công tác quản lí NVL đòi hỏi phải phản ánh theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại NVL cả về số lượng lẫn giá trị. Để theo dõi tình hình nhập, xuất kho NVL công ty sử dụng một số loại chứng từ sau: - Hoá đơn GTGT - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Thẻ kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tư. Kế toán NVL là một phần quan trọng trong công tác kế toán, thường có khối lượng chứng từ ban đầu rất nhiều. Vì vậy việc tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học là rất quan trọng. Việc lập và luân chuyển chứng từ tại công ty diễn ra như sau: 2.2.3.1. Đối với chứng từ nhập kho NVL: Thủ kho Phòng kế hoạch-vật tư lập “biên bản kiểm nghiệm VT,SP,HH” và kphiếu nhập kho gồm 3 liên Kho NVL Thủ kho ghi “Thẻ kho” NVL mua về Kế toán NVL
  • 50. Sơ đồ 2.5. Thủ tục nhập NVL. Hiện nay, NVL nhập kho của công ty chủ yếu là mua ngoài từ nhiều nguồn khác nhau như: Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty SNC, Công ty TNHH Đức Tuấn, công ty ARKEMA là các nhà cung cấp thường xuyên và ổn định giúp cho công ty luôn chủ động trong sản xuất và một số nhà cung cấp lẻ khác. Hàng tháng dựa trên những hợp đồng kinh tế, những đơn đặt hàng của phòng kinh doanh chuyển xuống, đồng thời căn cứ vào bảng kiểm kê kho định kỳ, báo cáo tồn kho; phòng kế hoạch – vật tư lập kế hoạch thu mua NVL để phục vụ sản xuất và dự trữ một khối lượng NVL hợp lí trong kho. Căn cứ vào kế hoạch mua NVL; phòng kế toán – vật tư tiến hành nghiệp vụ mua hàng thông qua việc kí kết hợp đồng mua bán với các nhà cung cấp. Sau khi hợp đồng được kí kết, đến thời điểm giao nhận hàng như ghi trong hợp đồng, nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng tới kho của công ty. Mọi NVL sau khi được mua về đều phải làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho theo trình tự sau: (1) Khi nhà cung cấp mang hàng đến kho của công ty thì giao cho thủ kho kiểm tra về số lượng, quy cách, mẫu mã đồng thời phòng vật tư sẽ kiểm tra về chất lượng, xác nhận NVL phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cquy định trước khi đưa vào nhập kho. Cán bộ phòng vật tư tiến hành lập “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá” (2) Căn cứ vào hoá đơn GTGT mua hàng về, cán bộ phòng kế hoạch – vật tư PNK gồm 3 liên (3a) Thủ kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và tiến hành nhạp kho. Mỗi loại NVL được nhập kho như đã định, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại NVL đúng kho hợp lý, khoa học vừa thuận tiện cho việc nhập kho, vừa đảm bảo thuận lợi cho việc xuất kho đồng thời cho công tác bảo quản, kiểm kê.
  • 51. Ở công ty khi mua NVL thì nhà cung cấp luôn mang hàng và hoá đơn về tận kho của Công ty nên không có trường hợp hàng đang đi trên đường hay mua hàng về trước hoá đơn. (3b) Thủ kho ghi vào thẻ kho và chi ghi theo chỉ tiêu số lượng. (4) Cuối tháng thủ kho và kế toán NVL sẽ đối chiếu số liệu. - Khi lập chứng từ “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá” cần căn cứ vào hoá đơn và số lượng thực nhập. Biểu số 2.1. Công ty TNHH Vạn Xuân Phòng kế hoạch – vật tư Mẫu số 03 – VT Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của BT- BTC BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ ( Số 25) Ngày 21 tháng 10 năm 2008 Căn cứ vào HĐ số 0043802, ngày 21 tháng 10 năm 2008 Của công ty cổ phần SNC Ban kiểm nghiệm gồm: Ông(bà): Nguyễn Ngọc Hoà Đại diện phòng kinh doanh vật tư Trưởng ban Ông(bà): Trương Thu Hiền Đại diện phòng kỹ thuật Uỷ viên Ông(bà): Hoàng Thị Liên Thủ kho Uỷ viên
  • 52. Đã kiểm kê các loại NVL dưới đây TT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất( vật tư,sản phẩm, hàng hoá) Đ VT Phương thức kiểm nghiệm Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm Ghi chú Số lượng đúng quy cách Số lượng không đúng quy cách A B C D 1 2 3 E Dây đồng trần  2,6 kg Cân 4977,80 4977,80 ý kiến của ban kiểm nghiệm: Đủ số lượng, chất lượng, đảm bảo quy cách và phẩm chất. Dây đồng đạt tiêu chuẩn, đồng ý đưa vào nhập kho. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban Mẫu số:01GTKT – LL HS/2006B HOÁ ĐƠN (GTGT) 0043802 Liên 2 ( giao cho khách hàng) Ngày 21/10/2008 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần SNC Địa chỉ: Khu công nhgiệp Đình Trâm – Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang .... Số tài khoản: ................................................................................................ Điện thoại: ...............................Mã số: 24 – 0029168 – 5.............................. Họ và tên người mua hàng: ........................................................................... Đơn vị: Công ty TNHH Vạn Xuân ................................................................ Địa chỉ:Lai Xá - Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội........................................ Số tài khoản: ................................................................................................ Hình thức thanh toán: Tiền mặt .........Mã số:05 – 0040264 – 5.......................
  • 53. STT Tên hàng hoá,dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Dây đồng trần kg 4977,8 126.000 627.202.800 Cộng tiền hàng: 627.202.800 Thuế suất GTGT:5% Tìên thuế GTGT: 31.360.140 Tổng cộng tiền thanh toán: 658.562.940 Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm năm mươi tám triệu năm trăm sáu mươi hai nghìn chín trăm bốn mươi đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu số 2.3. Công ty TNHH Vạn Xuân Lai Xá- Kim Chung- Hoài Đức- Hà Nội Mẫu số 01 – VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC. Ngày 20/03/2006 của BT-BTC PHIẾU NHẬP KHO Số: CU053 Ngày 21 tháng 10 năm 2008 Nợ: 1521 Có: 331 Người giao hàng : Phạm Anh Tuấn Đơn vị : Công ty cổ phần SNC Địa chỉ : Khu CN Đình Trâm-huyện Việt Yên-tỉnh Bắc Giang Số hoá đơn :0043802 Seri: HS/2006B Ngày 21/10/2008
  • 54. Nội dung : NHập dây đồng trần  2,6 Nhập tại kho : kho vật tư Vạn Xuân. T T Tên nhãn hiệu,quy cách, phẩm chất(vật tư,sản phẩm, hàng hoá) Mã Đ V T Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập Dây đồng trần 2,6 DDONG kg 4977,8 4977,8 126.000 627.202.800 --- --- ---- --- --- --- --- --- --- Cộng tiền hàng 126.000 627.202.800 Tổng số tiền: Sáu trăm hai mươi bảy triệu hai trăm linh hai nghìn tám trăm đồng. Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.2.3.2. Đối với chứng từ xuất kho NVL: (1b) (2) Thủ kho Thủ kho ghi “thẻ kho” Phòng kế hoạch- vật tư lập (3) và “phiếu xuất kho” gồm 3 liên Kế toán NVL (1a) Bộ phận sử dụng Sơ đồ 2.6 Thủ tục xuất NVL Khi có hợp đồng với khách hàng, phòng kế hoạch – vật tư căn cứ vào hợp đồng đó để tính NVL cần thiết để sản xuất cho hợp đồng đó và căn cưa
  • 55. vào định mức NVL để sản xuất sản phẩm, nhân viên phòng kế hoạch – vật tư sẽ lập “ phiếu xuất kho” chuyển xuống cho bộ phận sản xuất. Phiếu này cũng như: “phiếu nhập kho” được lập làm 3 liên (1a) 1 liên lưu tại phòng kế hoạch – vật tư (1b) 1 liên giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho để theo dõi và chuyển cho kế toán vật tư để hạch toán số liệu vào sổ sách. 1 liên giao cho bộ phận sử dụng. Bộ phận sử dụng sau khi nhận: “Phiếu xuất kho” cử nhân viên xuống kho để lấy vật tư. (2) Thủ kho sau khi nhận được “ Phiếu xuất kho” tiến hành xuất kho NVL theo đúng số liệu như trong “ Phiếu xuất kho” và ký nhận vào “ Phiếu xuất kho” và ghi nhận vào thẻ kho số lượng thực xuât. (3) Hàng ngày, phòng tài vụ cử người xuống nhận “ Phiếu xuất kho” phòng tài vụ sẽ giữ phiếu này và được dùng để hạch toán. - Khi lập chứng từ PXK thì căn cứ vào yêu cầu xuất của bộ phận sản xuất và số lượng thực xuất. Biểu số 2.4. Công ty TNHH Vạn Xuân Địa chỉ:Lai Xá-Kim Chung Hoài Đức – Hà Nội Mẫu số 02 – VT Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ - BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Số:CU071 Ngày 21 tháng 10 năm 2008 Nợ: 621 Có: 1521
  • 56. Người nhận hàng : Trần Văn Lương Đơn vị(bộ phận) : Tổ kéo dây Lý do xuất kho : Xuất đồng giao cho sản xuất Xuất tại kho : Kho NVL T T Tên nhãn hiệu,quy cách, phẩm chất(vật tư,sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đ V T Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo yêu cầu Thực nhập Dây đồng trần 2,6 DDONG kg 1.810 1.810 95.094 172.120.140 --- --- ---- --- --- --- --- --- --- Cộng tiền hàng 95.094 172.120.140 Tổng số tiền(bằng chữ):Một trăm bảy mươi hai triệu một trăm hai mươi nghìn một trăm bốn mươi đồng Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.2.4. Kế toán chi tiết NVL: Hiện nay công ty đang áp dụng phướng pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, phương pháp này rất thuận tiện cho việc thực hiện kế toán trên máy đối với doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập diễn ra liên tục. Đây là công việc quan trọng được tiến hành ở cả kho và phòng Kế toán. 2.2.4.1.Tại kho Căn cứ vào PNK, PXK thủ kho tiến hành ghi vào “Thẻ kho” (biểu 2.5) và chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng. Mỗi thẻ kho có thể mở một hay nhiều tờ tuỳ thuộc vào khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất phát sinh của từng loại NVL. Thẻ