SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
BẢN ĐỌC THỬ
2
LỜI NÓI ĐẦU
Các em đang cầm trên tay cuốn sách “5 CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM BỒI
DƯỠNG THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN 12” được biên soạn theo cấu trúc đề thi
THPT Quốc Gia 2017 mới nhất của Bộ GD-ĐT. (Tái bản lần 2 –Tháng 2/2017)
Cuốn sách gồm 5 chuyên đề chính như sau:
#Chuyên đề 1 - Đọc hiểu, gồm
 Sơ đồ tư duy lý thuyết Đọc hiểu
 Phương pháp đạt điểm tối đa câu Đọc hiểu
 36 đề luyện tập lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, kèm lời giải chi tiết
#Chuyên đề 2 - Nghị luận xã hội, gồm
 Phương pháp viết đoạn văn nghị luận 200 chữ
 95 đề và bài làm mẫu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
#Chuyên đề 3 - Nghị luận văn học, gồm
 Tất cả các đề Nghị luận văn học trong 14 tác phẩm lớp 12
 Bài văn mẫu do giáo viên luyện thi cho học sinh đạt từ 9 điểm các kỳ thi Quốc
gia
#Chuyên đề 4 - Chuyên đề so sánh văn học, gồm
 24 đề so sánh trọng tâm, liên hệ giữa cả các tác phẩm lớp 11 và lớp 12
#Chuyên đề 5 – Viết mở bài, gồm
 Phương pháp viết mở bài lấy lòng người chấm thi
 79 mở bài nâng cao lớp 12
#Trọng tâm ôn thi, dự đoán đề THPTQG 2017, phần này giới hạn kiến thức
trọng tâm thi trong kỳ thi THPTQG 2017. Nhóm biên soạn đưa ra dự đoán khách
quan dựa trên kinh nghiệm lâu năm ôn thi cho học sinh và theo xu hướng ra đề mang
tính phân loại của Bộ GD-ĐT.
BẢN ĐỌC THỬ
3
Cầm cuốn sách này trên tay, các em sẽ khám phá ra các “công thức”, các
“quy luật” trong văn chương. Nắm chắc nội dung trong cuốn sách này sẽ giúp các
em không chuyên dễ dàng đạt 8 đến 9 điểm. Trong quá trình biên soạn không tránh
khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các em.
Nhóm biên soạn trang Văn Học Và Những Cảm Nhận
BẢN ĐỌC THỬ
4
I. CẤU TRÚC ĐỀ ĐỌC – HIỂU THPT QUỐC GIA NĂM 2017
II. KĨ NĂNG ĐỂ LÀM TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU
1. Làm đúng từng bước
 Bước 1. Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước
khó sau
 Bước 2. Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng
 Bước 3. Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào?
Kiến thức nào?
 Bước 4. Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận
từng chữ
 Bước 5. Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu
nào, dòng nào.
CHUYÊN ĐỀ 1 – ĐỌC HIỂU
BẢN ĐỌC THỬ
5
2. Bắt đầu từ đâu?
 Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản (Báo chí, Văn chương nghệ thuật,
Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ)
 Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình
bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động
(Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình,
giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự
việc (Miêu tả)
 Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói
giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo
ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê.). Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng
nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng
hấp dẫn, sâu sắc
 Đọc kỹ đoạn trích trong đề bài, đặt tên nhan đề, nêu đại ý, hay cảm xúc trong
đoạn văn ngắn 5-7 dòng. Các em cần trả lời các câu hỏi: Viết về ai? Vấn đề gì?
Biểu hiện như thế nào? Đặt trong tình huống bản thân để nêu hành động cần
thiết
 Văn bản trong đề chưa thấy bao giờ nên các em cần đọc nhiều lần để hiểu từng
câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu,
cách ngắt dòng.
3. Việc cần làm ngay
 Ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp
 Hỏi giáo viên ngay những gì chưa hiểu
 Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài dòng
 Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi
của đề
 Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành từng 0,25
điểm bài.
BẢN ĐỌC THỬ
6
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ĐỌC HIỂU
BIỆN PHÁP TU TỪ
1. So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
a. Phân loại so sánh
- So sánh ngang bằng
Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y
như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.
Ví dụ: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)
- So sánh không ngang bằng
Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ: hơn, hơn là, kém, kém
gì…
BẢN ĐỌC THỬ
7
Ví dụ: Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng.
b. Tác dụng
- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp
người nghe dễ hình dung về sự vật sự việc được miêu tả.
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra lối nói hàm súc, giúp
người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.
2. Nhân hoá
Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc
tả con người làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người,
biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
a. Các kiểu nhân hoá
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Ví dụ: Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính
chất của sự vật.
Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí
mật...
- Trò truyện xưng hô với vật như đối với người.
Ví dụ:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
b. Tác dụng
BẢN ĐỌC THỬ
8
- Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị
được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3. Ẩn dụ
Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương
đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ
còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có
nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.
a. Các kiểu ẩn dụ
- Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
- Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn
đèn “thắp lên lửa hồng”.
- Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật
B.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
BẢN ĐỌC THỬ
9
Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc
một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác
hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
(Tố Hữu)
Hay:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Xuân Diệu)
b. Tác dụng
- Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh
của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm.
- Cùng một đối tượng nhưng có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền -
biển, mận - đào, thuyền - bến, biển - bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho
nhiều đối tượng khác nhau.
- Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà
ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người
nghe.
4. Hoán dụ
Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.
a. Phân loại
BẢN ĐỌC THỬ
10
- Bộ phận và toàn thể:
Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay/Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du),
thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ
gan) mà dùng để trỏ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con
người được dùng để trỏ chính con người).
- Đồ vật và chất liệu.
Ví dụ nói: vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để
trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó.
- Vật phẩm và người làm ra nó.
Ví dụ câu: đọc Nam Cao, ta có thể hiểu sâu về thân phận khốn cùng của người nông
dân sống dưới chế độ cũ, thì đọc Nam Cao ở đây là trỏ tác phẩm của Nam Cao.
b. Tác dụng:
- Nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho lời diễn đạt.
5. Phép điệp ngữ
Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ,
đoạn thơ…
Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn
thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
a. Các loại điệp ngữ
+ Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
BẢN ĐỌC THỬ
11
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
+ Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ:
Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
+ Điệp ngữ chuyển tiếp
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
b. Tác dụng
- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ
giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do
không nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu.
6. Chơi chữ
Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách
hiểu bất ngờ, thú vị.
- Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ
Ví dụ:
BẢN ĐỌC THỬ
12
Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
- Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Ví dụ:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
- Dùng lối nói lái
Ví dụ:
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
- Dùng từ đồng âm:
Ví dụ:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
7. Nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển,
tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa.
Ví dụ:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
BẢN ĐỌC THỬ
13
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
“Thôi đã thôi rồi” thông báo một cái tin đột ngột, đau buồn, đồng thời cũng là
một lời kêu tuyệt vọng trước định mệnh phũ phàng.
8. Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
BẢN ĐỌC THỬ
14
Biện pháp tu từ cú pháp là cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ
cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản trọn vẹn) nhằm
đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu
tạo nên.
1. Điệp cú pháp
Việc sử dụng nhiều câu có cấu trúc cú pháp giống nhau để tạo âm hưởng nhịp
nhàng cho lời thơ, lời văn, được gọi là biện pháp điệp cú pháp hay còn gọi là biện
pháp sóng đôi cú pháp.
Ví dụ: Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống
nhất.
2. Phép đảo ngữ
Đảo ngữ là thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi nội
dung thông báo cơ sở của câu. Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào thành phần được
đảo, nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, đậm nét về sự vật, hiện tượng.Bộ phận được đảo có
thể là vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
Ví dụ: Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
3. Dùng câu hỏi tu từ
Dùng câu hỏi tu từ ñể mang lại sức nặng cho lời khẳng định, để thay đổi mạch
văn hoặc bày tỏ một băn khoăn, một nỗi niềm, cũng là một biện pháp thường gặp.
Ví dụ: Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả trước trước nhân dân Mĩ
và nhân dân thế giới: Ai ñã phá hoại hiệp ñịnh Giơnevơ, là hiệp nghị bảo đảm chủ
quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân
đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì?
4. Liệt kê
Là biện pháp tu từ chỉ sự sắp xếp ñặt các ñơn vị lời nói cùng loại kế tiếp nhau
để gây một ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh, cảm xúc.
BẢN ĐỌC THỬ
15
Ví dụ: Đời sống mới là:
- Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ
- Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.
5. Đối ngữ
Đối ngữ là biện pháp sắp đặt theo hình thức sóng đôi hai từ, hai cụm từ, hai vế
câu, hai câu có ngữ âm, có cấu tạo ngữ pháp và có ý nghĩa cân xứng với nhau làm
cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ cân đối nhịp nhàng và làm nổi bật nội dung
cần diễn đạt.
- Đối ngữ tương phản
Ví dụ:
Gần mực thì đen
Gần đèn thì rạng
- Đối ngữ tương hỗ
Ví dụ:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
6. Chêm xen
Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp
trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm
xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
Ví dụ:
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
BẢN ĐỌC THỬ
16
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Quê hương – Giang Nam)
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
BẢN ĐỌC THỬ
17
I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý
nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
1. Đặc trưng
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao
tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ,
sử dụng kiểu câu linh hoạt...
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng, qua đó ta có thể thấy
được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp…
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
 Dạng nói: dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại.
 Dạng viết: nhật kí, thư riêng…
 Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng các lời nói trong đời sống nhưng đã được sáng
tạo theocác thể loại văn bản khác nhau: lời nói của các nhân vật trong kịch,
tuồng, chèo, truyện ngắn, tiểu thuyết,…
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Phong cách khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học
tập và phổ biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích
diễn đạt chuyên môn sâu.
Khác với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở
môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
1. Đặc trưng
+ Tính khái quát, trừu tượng: Sử dụng các thuật ngữ khoa học; Kết cấu chặt chẽ của
các luận điểm
BẢN ĐỌC THỬ
18
+ Tính lí trí, lo-gic: Từ ngữ thông thường, một nghĩa; câu văn chuẩn cú pháp, mỗi
câu là một phán đoán logic.
+ Tính khách quan, phi cá thể: Câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà,
ít cảm xúc; rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân.
2. Ðặc điểm
a. Từ ngữ
 Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học.
 Những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với tần
số cao và thích hợp với sự diễn đạt của phong cách này.
Ví dụ: Cái mô hình ngữ pháp miêu tả mà N. Chomsky thừa nhận là có tính khách
quan và chặt chẽ nhất là mô hình ICs (với lối phân tích lưỡng phân liên tục, từ S (tức
Sentence đến NP, VP (tức noun phrase, verb phrase) rồi đến những thành tố trực tiếp
khác trong lòng chúng cho đến hình vị cuối cùng), nhưng áp dụng nó vào việc tạo
sinh câu thì vẫn có thể tạo ra những câu kỳ quặc kiểu như The colorless green ideas
sleep furiously (Những tư tưởng không màu màu xanh lục ngủ một cách giận dữ)!
 Các đại từ ngôi thứ ba (người ta) và đại từ ngôi thứ nhất (ta, chúng ta,
chúng tôi) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều.
Ví dụ: Và như vậy, ta lại trở về với một cách hiểu xuất phát của từ phong cách mà
không chỉ là ngôn ngữ hay hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật hay phi nghệ thuật v.v...
đó là: những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào
đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng có khả năng khu biệt với những
kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác nó là tổng số của những dấu hiệu khu
biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một
cơ chế hoạt động ngôn ngữ.
b. Cú pháp
 Phong khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt
chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu
nước đôi nước ba.
BẢN ĐỌC THỬ
19
 Các phát ngôn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư
duy logic cao.
 Câu điều kiện-hệ quả và câu ghép được sử dụng nhiều. Nội dung của các
phát ngôn đều minh xác. Sự liên hệ giữa các vế trong câu và giữa các phát
ngôn với nhau thể hiện những luận cứ khoa học chặt chẽ. Vì vậy, độ dư
thừa trong các phát ngôn nói chung là ít, mà cũng có thể nói là ít nhất, so
với các phát ngôn khác.
 Văn phong khoa học thường sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ,
hoặc câu có chủ ngữ không xác định.
III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài
truyền hình, báo điện tử…
1. Thể loại
 Tin tức
 Phóng sự
 Quảng cáo
 Tiểu phẩm
 Phỏng vấn
 Bình luận
 Trao đổi ý kiến
2. Đặc trưng
+ Tính thông tin sự kiện: Tin cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ; đảm bảo tính
khách quan vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận; ngôn ngữ diễn đạt là ngôn ngữ sự
kiện.
+ Tính ngắn gọn: Diễn đạt ngắn nhưng vẫn chứa được lượng thông tin cao nhất.
+ Tính hấp dẫn: Sự liên quan trực tiếp của tin tức với vận mệnh mỗi người; hình thức
diễn đạt hấp dẫn; kết hợp giữa kênh hình và kênh âm thanh; Cách đặt nhan đề
Ví dụ: Donald Trump ký lệnh rút Mỹ khỏi TPP
Lệnh hành pháp đầu tiên được tân Tổng thống Mỹ ký tại Nhà Trắng đã chính thức
rút nước này khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
BẢN ĐỌC THỬ
20
Mệnh lệnh hành pháp (executive order) được ông Donald Trump ký chỉ 2 ngày sau
tuyên bố của Nhà Trắng khi ông này nhậm chức về việc sớm rút Mỹ khỏi hiệp định
thương mại lịch sử, vốn đã kết thúc đàm phán dưới thời Tổng thống Obama.
Theo luật Mỹ, lệnh hành pháp nêu trên sẽ có hiệu lực mà không cần chờ Quốc hội.
Trên thực tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng chưa được Quốc
hội Mỹ xem xét để thông qua chính thức, bất chấp những nỗ lực của chính quyền
Tổng thống tiền nhiệm.
Ông Trump ký sắc lệnh hành pháp (executive order) dưới sự chứng kiến của Phó tổng
thống - Mike Pence (trái) và Chánh Văn phòng Nhà Trắng - Reince Priebus tại Phòng
Bầu dục ngày 23/1 (theo giờ Washington).
Động thái này của lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất TPP đồng nghĩa với việc 11 nước
còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP
chỉ có hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này
phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật).
Tờ Wall Street Journal nhận định sắc lệnh của ông Trump mang tính biểu tượng lớn
nhằm hiện thực hoá cam kết tranh cử, đồng thời cho thấy vị tân Tổng thống hết sức
nghiêm túc trong việc chuyển đổi chính sách thương mại của Mỹ theo hướng bảo hộ
sản xuất và việc làm trong nước. Trong khi đó, theo Reuters, ông Trump đã gọi quyết
định rút khỏi TPP nêu trên là "điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ".
Ông Donald Trump nâng cao tờ lệnh ngay sau khi ký và gọi đây là điều tốt đẹp dành
cho người lao động Mỹ.
Kết thúc đàm phán tháng 10/2015 sau 5 năm xây dựng, TPP được xem là hiệp định
thương mại tự do lịch sử, với những thoả thuận chưa từng có về mở cửa thuế quan và
sự tham gia của 12 nước: Mỹ, Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.
Sau sự kiện này, các nước bắt đầu bước vào quá trình rà soát pháp lý và thông qua tại
quốc hội để có thể đi vào thực thi vào năm 2018. Quá trình này đã gặp phải không ít
BẢN ĐỌC THỬ
21
trở ngại, trong đó đáng kể nhất là cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ - nơi cả 2 ứng viên
là ông Trump và bà Clinton đều không ủng hộ. Các thành viên còn lại của TPP, đặc
biệt là Nhật Bản, Canada đã có những nỗ lực để cứu vãn, song hiệp định gần như đã
đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau động thái nêu trên của chính quyền mới tại Mỹ.
(Theo Nhật Minh, vnexpress 24/1/2017)
IV. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực chính
trị xã hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công
khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi
của xã hội.
1. Thể loại
 Thời trung đại: cáo, hịch, chiếu, biểu…
Ví dụ:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
BẢN ĐỌC THỬ
22
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
 Thời hiện đại: cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, hiệu triệu, xã luận,
bình luận, tham luận…
Ví dụ: Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc.
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
(Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
2. Đặc trưng
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan
điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu,
úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn
mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
BẢN ĐỌC THỬ
23
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận
điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì
thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà…
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết,
bộc lộ nhiệt tình của người viết.
BẢN ĐỌC THỬ
24
Để đặt mua sách, vui lòng liên hệ trang Văn học và những cảm nhận.
Gửi kèm Họ tên_địa chỉ_số điện thoại. Giao sách toàn quốc – Freeship.

More Related Content

What's hot

De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanMây Bay
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018 TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018 nataliej4
 
ĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến Lê
ĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến LêĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến Lê
ĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến Lêvinhbinh2010
 
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-họcGiáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-họcxuancon
 
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nataliej4
 
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)Lê Thảo
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietatcak11
 
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9nataliej4
 
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sựHướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sựThùy Linh
 
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trangcác chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trangdung1983
 
Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết)
Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết) Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết)
Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết) nataliej4
 
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1Lê Thảo
 
De thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon vanDe thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon van05003674694
 
Giao án mẫu
Giao án mẫuGiao án mẫu
Giao án mẫuSang Tạ
 

What's hot (20)

On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018 TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
 
ĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến Lê
ĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến LêĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến Lê
ĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI- Nguyễn Hiến Lê
 
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-họcGiáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
 
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOTLuận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
 
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
 
Hsg6huyen
Hsg6huyenHsg6huyen
Hsg6huyen
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng viet
 
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
 
Tai lieu-on-tap-thpt-ngu-van
Tai lieu-on-tap-thpt-ngu-vanTai lieu-on-tap-thpt-ngu-van
Tai lieu-on-tap-thpt-ngu-van
 
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sựHướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
 
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trangcác chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
 
Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết)
Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết) Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết)
Giáo Án Văn Biện Pháp Tu Từ (5 Tiết)
 
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
 
De thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon vanDe thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon van
 
Giao án mẫu
Giao án mẫuGiao án mẫu
Giao án mẫu
 

Similar to 5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12

T46,47,48...............................
T46,47,48...............................T46,47,48...............................
T46,47,48...............................VPhc47
 
Đề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docx
Đề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docxĐề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docx
Đề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docxyenchiyenchichi
 
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptxPhmNguynKhnhTon1
 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.docHỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doctranvankhanh06121976
 
bang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdf
bang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdfbang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdf
bang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdfMaiH72
 
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdflinhngo638312
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1Wava O'Kon
 
Bản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hoc
Bản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hocBản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hoc
Bản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hocNguyen Quynh
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Vietphn8401
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtBài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtjackjohn45
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcSáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcHọc Tập Long An
 
Phong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việtPhong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việtHọc Huỳnh Bá
 
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu vanky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu vanAnhTng21
 

Similar to 5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12 (20)

TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
 
T46,47,48...............................
T46,47,48...............................T46,47,48...............................
T46,47,48...............................
 
Đề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docx
Đề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docxĐề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docx
Đề Cương Giữa kì II , ngữ văn 7 - 2024.docx
 
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.docHỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
 
bang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdf
bang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdfbang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdf
bang-tong-ket-cac-bien-phap-tu-tu.pdf
 
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
 
Bản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hoc
Bản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hocBản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hoc
Bản in tieng viet 2: ppdh tieng anh va tieng viet cho hoc sinh tieu hoc
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Viet
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtBài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcSáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
 
Phong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việtPhong cách ngôn ngữ tiếng việt
Phong cách ngôn ngữ tiếng việt
 
Đặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.doc
Đặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.docĐặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.doc
Đặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.doc
 
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu vanky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
 

More from toantieuhociq

De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2
De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2
De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2toantieuhociq
 
Toan-lop-2-theo-chuong-trinh-moi
Toan-lop-2-theo-chuong-trinh-moiToan-lop-2-theo-chuong-trinh-moi
Toan-lop-2-theo-chuong-trinh-moitoantieuhociq
 
Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2
Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2
Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2toantieuhociq
 
Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1
Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1
Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1toantieuhociq
 
7-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
7-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-17-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
7-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1toantieuhociq
 
Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2
Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2
Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2toantieuhociq
 
Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1
Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1
Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1toantieuhociq
 
Toan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-dai
Toan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-daiToan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-dai
Toan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-daitoantieuhociq
 
bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3
bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3
bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3toantieuhociq
 
Tieng-viet-lop-1-on-he
Tieng-viet-lop-1-on-heTieng-viet-lop-1-on-he
Tieng-viet-lop-1-on-hetoantieuhociq
 
Toan-violympic-lop-1
Toan-violympic-lop-1Toan-violympic-lop-1
Toan-violympic-lop-1toantieuhociq
 
De-hoc-sinh-gioi-lop-1
De-hoc-sinh-gioi-lop-1De-hoc-sinh-gioi-lop-1
De-hoc-sinh-gioi-lop-1toantieuhociq
 
Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2
Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2
Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2toantieuhociq
 
8-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
8-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-18-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
8-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1toantieuhociq
 

More from toantieuhociq (20)

De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2
De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2
De-kiem-tra-toan-3-giua-ki-2
 
Giai-toan-do
Giai-toan-doGiai-toan-do
Giai-toan-do
 
Toan-lop-2-theo-chuong-trinh-moi
Toan-lop-2-theo-chuong-trinh-moiToan-lop-2-theo-chuong-trinh-moi
Toan-lop-2-theo-chuong-trinh-moi
 
Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2
Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2
Chuyen-de-toan-kangaroo-lop-1-lop-2
 
Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1
Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1
Tuyen-chon-37-de-toan-on-luyen-hsg-lop1
 
7-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
7-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-17-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
7-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
 
Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2
Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2
Ban-mau-chuyen-de-toan-quoc-te-kangaroo-lop1-2
 
4-cach-dem-hinh
4-cach-dem-hinh4-cach-dem-hinh
4-cach-dem-hinh
 
Thu-suc-cung-voi-iq
Thu-suc-cung-voi-iqThu-suc-cung-voi-iq
Thu-suc-cung-voi-iq
 
Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1
Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1
Toan-quoc-te-kangaroo-cap-do-1
 
Toan-lop-1-cong-tru
Toan-lop-1-cong-truToan-lop-1-cong-tru
Toan-lop-1-cong-tru
 
Toan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-dai
Toan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-daiToan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-dai
Toan-3-goc-vuong-bang-don-vi-do-do-dai
 
bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3
bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3
bai-kiem-tra-chat-luong-dau-nam-toan-lop-3
 
Tieng-viet-lop-1-on-he
Tieng-viet-lop-1-on-heTieng-viet-lop-1-on-he
Tieng-viet-lop-1-on-he
 
Toan-violympic-lop-1
Toan-violympic-lop-1Toan-violympic-lop-1
Toan-violympic-lop-1
 
De-hoc-sinh-gioi-lop-1
De-hoc-sinh-gioi-lop-1De-hoc-sinh-gioi-lop-1
De-hoc-sinh-gioi-lop-1
 
On-tap-toan-4
On-tap-toan-4On-tap-toan-4
On-tap-toan-4
 
Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2
Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2
Mot so-de-toan-on-tap-danh-gia-phat-trien-nang-luc-toan-2
 
Chu-de-phan-so
Chu-de-phan-soChu-de-phan-so
Chu-de-phan-so
 
8-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
8-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-18-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
8-chuyen-de-boi-duong-toan-lop-1
 

Recently uploaded

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 

5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12

  • 1.
  • 2. BẢN ĐỌC THỬ 2 LỜI NÓI ĐẦU Các em đang cầm trên tay cuốn sách “5 CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM BỒI DƯỠNG THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN 12” được biên soạn theo cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia 2017 mới nhất của Bộ GD-ĐT. (Tái bản lần 2 –Tháng 2/2017) Cuốn sách gồm 5 chuyên đề chính như sau: #Chuyên đề 1 - Đọc hiểu, gồm  Sơ đồ tư duy lý thuyết Đọc hiểu  Phương pháp đạt điểm tối đa câu Đọc hiểu  36 đề luyện tập lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, kèm lời giải chi tiết #Chuyên đề 2 - Nghị luận xã hội, gồm  Phương pháp viết đoạn văn nghị luận 200 chữ  95 đề và bài làm mẫu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ #Chuyên đề 3 - Nghị luận văn học, gồm  Tất cả các đề Nghị luận văn học trong 14 tác phẩm lớp 12  Bài văn mẫu do giáo viên luyện thi cho học sinh đạt từ 9 điểm các kỳ thi Quốc gia #Chuyên đề 4 - Chuyên đề so sánh văn học, gồm  24 đề so sánh trọng tâm, liên hệ giữa cả các tác phẩm lớp 11 và lớp 12 #Chuyên đề 5 – Viết mở bài, gồm  Phương pháp viết mở bài lấy lòng người chấm thi  79 mở bài nâng cao lớp 12 #Trọng tâm ôn thi, dự đoán đề THPTQG 2017, phần này giới hạn kiến thức trọng tâm thi trong kỳ thi THPTQG 2017. Nhóm biên soạn đưa ra dự đoán khách quan dựa trên kinh nghiệm lâu năm ôn thi cho học sinh và theo xu hướng ra đề mang tính phân loại của Bộ GD-ĐT.
  • 3. BẢN ĐỌC THỬ 3 Cầm cuốn sách này trên tay, các em sẽ khám phá ra các “công thức”, các “quy luật” trong văn chương. Nắm chắc nội dung trong cuốn sách này sẽ giúp các em không chuyên dễ dàng đạt 8 đến 9 điểm. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các em. Nhóm biên soạn trang Văn Học Và Những Cảm Nhận
  • 4. BẢN ĐỌC THỬ 4 I. CẤU TRÚC ĐỀ ĐỌC – HIỂU THPT QUỐC GIA NĂM 2017 II. KĨ NĂNG ĐỂ LÀM TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Làm đúng từng bước  Bước 1. Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau  Bước 2. Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng  Bước 3. Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào?  Bước 4. Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ  Bước 5. Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào. CHUYÊN ĐỀ 1 – ĐỌC HIỂU
  • 5. BẢN ĐỌC THỬ 5 2. Bắt đầu từ đâu?  Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản (Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ)  Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả)  Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê.). Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc  Đọc kỹ đoạn trích trong đề bài, đặt tên nhan đề, nêu đại ý, hay cảm xúc trong đoạn văn ngắn 5-7 dòng. Các em cần trả lời các câu hỏi: Viết về ai? Vấn đề gì? Biểu hiện như thế nào? Đặt trong tình huống bản thân để nêu hành động cần thiết  Văn bản trong đề chưa thấy bao giờ nên các em cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng. 3. Việc cần làm ngay  Ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp  Hỏi giáo viên ngay những gì chưa hiểu  Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài dòng  Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề  Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành từng 0,25 điểm bài.
  • 6. BẢN ĐỌC THỬ 6 III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ĐỌC HIỂU BIỆN PHÁP TU TỪ 1. So sánh So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. a. Phân loại so sánh - So sánh ngang bằng Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu. Ví dụ: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu) - So sánh không ngang bằng Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ: hơn, hơn là, kém, kém gì…
  • 7. BẢN ĐỌC THỬ 7 Ví dụ: Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng. b. Tác dụng - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật sự việc được miêu tả. - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết. 2. Nhân hoá Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. a. Các kiểu nhân hoá - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật Ví dụ: Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật... - Trò truyện xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta b. Tác dụng
  • 8. BẢN ĐỌC THỬ 8 - Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 3. Ẩn dụ Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên. Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu. a. Các kiểu ẩn dụ - Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B. Người Cha mái tóc bạc (Minh Huệ) Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ. - Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B. Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”. - Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
  • 9. BẢN ĐỌC THỬ 9 Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B. Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về. (Tố Hữu) Hay: Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò (Xuân Diệu) b. Tác dụng - Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. - Cùng một đối tượng nhưng có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền - biển, mận - đào, thuyền - bến, biển - bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. - Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. 4. Hoán dụ Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. a. Phân loại
  • 10. BẢN ĐỌC THỬ 10 - Bộ phận và toàn thể: Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay/Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để trỏ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để trỏ chính con người). - Đồ vật và chất liệu. Ví dụ nói: vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó. - Vật phẩm và người làm ra nó. Ví dụ câu: đọc Nam Cao, ta có thể hiểu sâu về thân phận khốn cùng của người nông dân sống dưới chế độ cũ, thì đọc Nam Cao ở đây là trỏ tác phẩm của Nam Cao. b. Tác dụng: - Nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho lời diễn đạt. 5. Phép điệp ngữ Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ… Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ. a. Các loại điệp ngữ + Điệp ngữ cách quãng Ví dụ: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
  • 11. BẢN ĐỌC THỬ 11 Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều. + Điệp ngữ nối tiếp Ví dụ: Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy + Điệp ngữ chuyển tiếp Ví dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. b. Tác dụng - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ. Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu. 6. Chơi chữ Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. - Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ Ví dụ:
  • 12. BẢN ĐỌC THỬ 12 Nửa đêm, giờ tí, canh ba Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi - Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa Ví dụ: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. - Dùng lối nói lái Ví dụ: Mang theo một cái phong bì Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên. - Dùng từ đồng âm: Ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn! 7. Nói giảm nói tránh Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa. Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi
  • 13. BẢN ĐỌC THỬ 13 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta “Thôi đã thôi rồi” thông báo một cái tin đột ngột, đau buồn, đồng thời cũng là một lời kêu tuyệt vọng trước định mệnh phũ phàng. 8. Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho. BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
  • 14. BẢN ĐỌC THỬ 14 Biện pháp tu từ cú pháp là cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản trọn vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên. 1. Điệp cú pháp Việc sử dụng nhiều câu có cấu trúc cú pháp giống nhau để tạo âm hưởng nhịp nhàng cho lời thơ, lời văn, được gọi là biện pháp điệp cú pháp hay còn gọi là biện pháp sóng đôi cú pháp. Ví dụ: Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. 2. Phép đảo ngữ Đảo ngữ là thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi nội dung thông báo cơ sở của câu. Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào thành phần được đảo, nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, đậm nét về sự vật, hiện tượng.Bộ phận được đảo có thể là vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Ví dụ: Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! 3. Dùng câu hỏi tu từ Dùng câu hỏi tu từ ñể mang lại sức nặng cho lời khẳng định, để thay đổi mạch văn hoặc bày tỏ một băn khoăn, một nỗi niềm, cũng là một biện pháp thường gặp. Ví dụ: Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả trước trước nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới: Ai ñã phá hoại hiệp ñịnh Giơnevơ, là hiệp nghị bảo đảm chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì? 4. Liệt kê Là biện pháp tu từ chỉ sự sắp xếp ñặt các ñơn vị lời nói cùng loại kế tiếp nhau để gây một ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh, cảm xúc.
  • 15. BẢN ĐỌC THỬ 15 Ví dụ: Đời sống mới là: - Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ - Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm. 5. Đối ngữ Đối ngữ là biện pháp sắp đặt theo hình thức sóng đôi hai từ, hai cụm từ, hai vế câu, hai câu có ngữ âm, có cấu tạo ngữ pháp và có ý nghĩa cân xứng với nhau làm cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ cân đối nhịp nhàng và làm nổi bật nội dung cần diễn đạt. - Đối ngữ tương phản Ví dụ: Gần mực thì đen Gần đèn thì rạng - Đối ngữ tương hỗ Ví dụ: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. 6. Chêm xen Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn. Ví dụ: “Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích!
  • 16. BẢN ĐỌC THỬ 16 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) (Quê hương – Giang Nam) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
  • 17. BẢN ĐỌC THỬ 17 I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. 1. Đặc trưng + Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp… + Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt... + Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng, qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp… 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt  Dạng nói: dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại.  Dạng viết: nhật kí, thư riêng…  Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng các lời nói trong đời sống nhưng đã được sáng tạo theocác thể loại văn bản khác nhau: lời nói của các nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, truyện ngắn, tiểu thuyết,… II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC Phong cách khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học). 1. Đặc trưng + Tính khái quát, trừu tượng: Sử dụng các thuật ngữ khoa học; Kết cấu chặt chẽ của các luận điểm
  • 18. BẢN ĐỌC THỬ 18 + Tính lí trí, lo-gic: Từ ngữ thông thường, một nghĩa; câu văn chuẩn cú pháp, mỗi câu là một phán đoán logic. + Tính khách quan, phi cá thể: Câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc; rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân. 2. Ðặc điểm a. Từ ngữ  Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học.  Những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với tần số cao và thích hợp với sự diễn đạt của phong cách này. Ví dụ: Cái mô hình ngữ pháp miêu tả mà N. Chomsky thừa nhận là có tính khách quan và chặt chẽ nhất là mô hình ICs (với lối phân tích lưỡng phân liên tục, từ S (tức Sentence đến NP, VP (tức noun phrase, verb phrase) rồi đến những thành tố trực tiếp khác trong lòng chúng cho đến hình vị cuối cùng), nhưng áp dụng nó vào việc tạo sinh câu thì vẫn có thể tạo ra những câu kỳ quặc kiểu như The colorless green ideas sleep furiously (Những tư tưởng không màu màu xanh lục ngủ một cách giận dữ)!  Các đại từ ngôi thứ ba (người ta) và đại từ ngôi thứ nhất (ta, chúng ta, chúng tôi) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều. Ví dụ: Và như vậy, ta lại trở về với một cách hiểu xuất phát của từ phong cách mà không chỉ là ngôn ngữ hay hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật hay phi nghệ thuật v.v... đó là: những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác nó là tổng số của những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ. b. Cú pháp  Phong khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi nước ba.
  • 19. BẢN ĐỌC THỬ 19  Các phát ngôn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư duy logic cao.  Câu điều kiện-hệ quả và câu ghép được sử dụng nhiều. Nội dung của các phát ngôn đều minh xác. Sự liên hệ giữa các vế trong câu và giữa các phát ngôn với nhau thể hiện những luận cứ khoa học chặt chẽ. Vì vậy, độ dư thừa trong các phát ngôn nói chung là ít, mà cũng có thể nói là ít nhất, so với các phát ngôn khác.  Văn phong khoa học thường sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, hoặc câu có chủ ngữ không xác định. III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử… 1. Thể loại  Tin tức  Phóng sự  Quảng cáo  Tiểu phẩm  Phỏng vấn  Bình luận  Trao đổi ý kiến 2. Đặc trưng + Tính thông tin sự kiện: Tin cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ; đảm bảo tính khách quan vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận; ngôn ngữ diễn đạt là ngôn ngữ sự kiện. + Tính ngắn gọn: Diễn đạt ngắn nhưng vẫn chứa được lượng thông tin cao nhất. + Tính hấp dẫn: Sự liên quan trực tiếp của tin tức với vận mệnh mỗi người; hình thức diễn đạt hấp dẫn; kết hợp giữa kênh hình và kênh âm thanh; Cách đặt nhan đề Ví dụ: Donald Trump ký lệnh rút Mỹ khỏi TPP Lệnh hành pháp đầu tiên được tân Tổng thống Mỹ ký tại Nhà Trắng đã chính thức rút nước này khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
  • 20. BẢN ĐỌC THỬ 20 Mệnh lệnh hành pháp (executive order) được ông Donald Trump ký chỉ 2 ngày sau tuyên bố của Nhà Trắng khi ông này nhậm chức về việc sớm rút Mỹ khỏi hiệp định thương mại lịch sử, vốn đã kết thúc đàm phán dưới thời Tổng thống Obama. Theo luật Mỹ, lệnh hành pháp nêu trên sẽ có hiệu lực mà không cần chờ Quốc hội. Trên thực tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng chưa được Quốc hội Mỹ xem xét để thông qua chính thức, bất chấp những nỗ lực của chính quyền Tổng thống tiền nhiệm. Ông Trump ký sắc lệnh hành pháp (executive order) dưới sự chứng kiến của Phó tổng thống - Mike Pence (trái) và Chánh Văn phòng Nhà Trắng - Reince Priebus tại Phòng Bầu dục ngày 23/1 (theo giờ Washington). Động thái này của lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất TPP đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật). Tờ Wall Street Journal nhận định sắc lệnh của ông Trump mang tính biểu tượng lớn nhằm hiện thực hoá cam kết tranh cử, đồng thời cho thấy vị tân Tổng thống hết sức nghiêm túc trong việc chuyển đổi chính sách thương mại của Mỹ theo hướng bảo hộ sản xuất và việc làm trong nước. Trong khi đó, theo Reuters, ông Trump đã gọi quyết định rút khỏi TPP nêu trên là "điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ". Ông Donald Trump nâng cao tờ lệnh ngay sau khi ký và gọi đây là điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ. Kết thúc đàm phán tháng 10/2015 sau 5 năm xây dựng, TPP được xem là hiệp định thương mại tự do lịch sử, với những thoả thuận chưa từng có về mở cửa thuế quan và sự tham gia của 12 nước: Mỹ, Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau sự kiện này, các nước bắt đầu bước vào quá trình rà soát pháp lý và thông qua tại quốc hội để có thể đi vào thực thi vào năm 2018. Quá trình này đã gặp phải không ít
  • 21. BẢN ĐỌC THỬ 21 trở ngại, trong đó đáng kể nhất là cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ - nơi cả 2 ứng viên là ông Trump và bà Clinton đều không ủng hộ. Các thành viên còn lại của TPP, đặc biệt là Nhật Bản, Canada đã có những nỗ lực để cứu vãn, song hiệp định gần như đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau động thái nêu trên của chính quyền mới tại Mỹ. (Theo Nhật Minh, vnexpress 24/1/2017) IV. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. 1. Thể loại  Thời trung đại: cáo, hịch, chiếu, biểu… Ví dụ: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
  • 22. BẢN ĐỌC THỬ 22 Song hào kiệt thời nào cũng có. (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)  Thời hiện đại: cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, hiệu triệu, xã luận, bình luận, tham luận… Ví dụ: Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. (Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) 2. Đặc trưng + Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
  • 23. BẢN ĐỌC THỬ 23 + Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà… + Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
  • 24. BẢN ĐỌC THỬ 24 Để đặt mua sách, vui lòng liên hệ trang Văn học và những cảm nhận. Gửi kèm Họ tên_địa chỉ_số điện thoại. Giao sách toàn quốc – Freeship.