SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ MAI HIÊN
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP
PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số :603830
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Tải tài liệu tại Sividoc.com
Công trình đƣợc hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014.
Có thể tìm hiểu luận văn
tại Trung tâm thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Tải tài liệu tại Sividoc.com
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘ T SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO 7
ĐẢM Q UYỀN, LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐƢƠ NG SỰ
VÀ NGƢỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 7
của đương sự và người liên quan trong thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương 7
sự và người liên quan đến việc thi hành án
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của 11
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, 14
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và 14
người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở
đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp
1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người 15
liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở các quy định
của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo vệ quyền cơ bản
1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và 16
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự
1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và 17
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình đẳng
của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động
1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương 18
sự và người liên quan với các nguyên tắc khác đến việc thi hành án
1.4. Lược sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 23
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
1.4.1. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989 23
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân 25
sự năm 1993
1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 26
đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
3
1.4.4. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 28
đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008
Chương 2: NỘ I DUNG CÁC Q UY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN 31
TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG
SỰ VÀ NGƢỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
2.1. Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, 31
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
2.1.1. Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm 31
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
2.1.2. Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm 35
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
2.1.3. Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc 37
cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành
2.1.4. Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành án của chủ 41
thể có quyền, lợi ích hợp pháp
2.2. Các quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự với 43
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
2.2.1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi 43
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
2.2.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, 45
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
2.3. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi phạm đến 49
việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan
2.3.1. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự 49
2.3.2. Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự 51
2.3.3. Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự 52
2.3.4. Về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự 53
2.4. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đến việc thi hành án với 55
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN BẢO ĐẢM Q UYỀN, 61
LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐƢƠ NG SỰ VÀ NGƢỜ I
LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 61
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
3.1.1. Về thành tựu đạt được từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 61
3.1.2. Về những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 63
3.2. Một số kiến nghị về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 81
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 81
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 91
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
98
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự (THADS) là một giai đoạn của quá trình tố
tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương
sự, trong đó các bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành.
Pháp luật THADS quy định trình tự, thủ tục và biện pháp thi hành bản
án, quyết định của Tòa án trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người được thi hành án. Tuy nhiên, các quy định này cũng phải
hướng tới việc bảo đảm an toàn pháp lý cho người phải thi hành án và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án.
Xét về lý luận thì bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà
nước có hiệu lực pháp luật phải được các đương sự tôn trọng thực hiện.
Ngược lại, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chậm được thi hành
hoặc không được thi hành trên thực tế thì quyền lợi hợp pháp của đương
sự chưa được đảm bảo thực hiện. Việc thi hành án không đúng pháp luật
cũng có thể gây tổn hại đến quyền lợi của các đương sự khác trong thi
hành án, dẫn tới nguyên tắc pháp chế bị vi phạm, niềm tin của quần
chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước bị suy giảm.
Xét về pháp luật thì nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được ghi nhận tại
Điều 5 của Luật THADS năm 2008. Tuy nhiên, các quy định của pháp
luật hiện hành về vấn đề này còn khá chung chung, thiếu tính cụ thể và
thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện. Điều luật này dường như mới chỉ dừng
lại ở quy định rất đơn giản với nội dung: "Trong quá trình thi hành án,
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ".
Những năm qua công tác THADS đã từng bước được đẩy mạnh và đã
thu được những kết quả to lớn. Pháp luật về THADS đã và đang được củng
cố và hoàn thiện ngày càng phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra của sự
phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nền
kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các giao lưu dân sự ngày một mở
5
rộng thì số vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng
bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều. Do đó, chất lượng của
công tác THADS ngày càng cần phải được củng cố và tăng cường; tình trạng
bản án, quyết định tồn đọng chưa được thi hành, xâm phạm quyền lợi hợp
pháp của các đương sự trong thi hành án cần phải được giải quyết nhằm đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy tình trạng quyền lợi hợp pháp
của người được thi hành án không được bảo đảm thực hiện do người phải thi
hành án cố tình lẩn tránh, chống đối việc thi hành án, tình trạng chậm thi
hành án, án tồn đọng vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, hiện tượng cơ quan thi hành
án vượt quá quyền hạn của mình, thi hành án không đúng pháp luật dẫn tới
xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án và những người
liên quan cũng gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Với những lý do phân tích trên, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống cả về phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy
định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS là cấp thiết, có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn. Với nhận thức đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề
"Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan đến việc thi hành án" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài "Nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi
hành án", chưa có bài viết, hay công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên
quan đến việc THADS. Trong Giáo trình Luật THADS Việt Nam của
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012 chỉ có 01 trang đề cập đến nội
dung cơ bản của nguyên tắc này. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu
có đề một cách gián tiếp đến nguyên tắc này như: "Hoàn thiện pháp luật
thi hành án dân sự" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, của Trường
Đại học Luật Hà Nội, do TS. Nguyễn Công Bình làm chủ nhiệm, năm
2004); "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự năm 2008" (Đề tài
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS.
Bùi Thị Huyền làm chủ nhiệm, năm 2011).
Về bài viết nghiên cứu có liên quan gián tiếp đến bảo đảm quyền, lợi
ích của đương sự và người liên quan trong THADS, có một số bài viết
sau đây: Bài viết "Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện thủ tục thi
hành án dân sự" của ThS. Đinh Thị Mai Phương, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 01/2006; "Về một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không
được thi hành" của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2009;
"Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án", của
Nguyễn Công Long, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2009; "Về nghĩa
vụ của người được thi hành án trong trường hợp cơ quan thi hành án tiến
hành áp dụng biện pháp cưỡng chế" của Phạm Văn Hưng, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, số 02/2010 v.v...
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố mà tác giả luận văn
khảo sát nói trên cũng chỉ dừng lại ở một số nội dung cơ bản nhất hoặc
liên quan gián tiếp đến nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS. Cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện
về nguyên tắc này. Do vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu chuyên
sâu đầu tiên về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan trong THADS. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên
cứu tác giả có kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình
khoa học có liên quan đã được công bố trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng tới việc đánh giá một cách
khách quan và toàn diện về hiệu quả của bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan trong THADS dưới cả góc độ lập pháp và
thi hành pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và
thực tiễn thực hiện nguyên tắc tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS, tác giả sẽ đưa những kiến nghị,
đề xuất về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.
7
4. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Luận giải những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc
THADS ở nước ta.
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
- Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Các quy định của pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện hành
về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc THADS;
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra; trong
quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
(i) Việc nghiên cứu thực hiện đề tài được dựa trên phương pháp
luận nghiên cứu khoa học duy vậy lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật;
(ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử...
được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc THADS
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá v.v... được
sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu và đánh giá các quy định của
pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan đến việc THADS.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê... được sử dụng ở
Chương 3 khi đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án.
Chương 2: Nội dung các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án và kiến nghị.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC
BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ
VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyề n, lợi ích
hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan trong thi hành án dân s
ự 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
Qua phân tích, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về nguyên tắc như
sau: Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
9
liên quan trong THADS là tư tưởng pháp lý chủ đạo, có tính bắt buộc
chung, được quy định trong pháp luật THADS, theo đó cơ quan thi
hành án, Thừa phát lại và các chủ thể có trách nhiệm hỗ trợ, phối
hợp trong THADS phải tổ chức THADS theo đúng pháp luật và đúng
nội dung bản án, quyết định được thi hành, không xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có quyền lợi và bảo đảm cho
họ thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, được tham gia vào quá trình
thi hành án để bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện quyền khiếu
nại đối với các hành vi trái pháp luật trong thi hành án.
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan trong THADS có ý nghĩa chính trị sâu sắc:
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan trong THADS thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà
nước pháp quyền và dân chủ:
1.1.2.2. Ý nghĩa xã hội
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên
quan trong THADS là một biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa; làm cho công tác THADS chính xác, khách quan, toàn diện và
đầy đủ. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan là nguyên tắc mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện
tính nhân đạo trong THADS ở Việt Nam.
Việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS góp phần tích cực vào
việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của quần
chúng nhân dân vào hoạt động của thiết chế THADS.
1.1.2.3. Ý nghĩa pháp lý
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng để đương sự, người có quyền lợi
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
hợp pháp liên quan trong thi hành án có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi
của mình khi cơ quan thi hành án, Thừa phát lại tổ chức việc thi hành án.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, việc quy định nguyên tắc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan là cơ sở
pháp lý để đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án đồng
thời là cơ sở để cơ quan thi hành án, Thừa phát lại ra các quyết định
cần thiết để tổ chức việc thi hành án.
1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan
đến việc thi hành án
Tác giả luận văn trình bày về cơ sở của việc xây dựng các quy
định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án, bao gồm:
1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ
sở đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp
1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
ngƣời liên quan đến việc thi hành án đƣợc xây dựng trên cơ sở các quy
định của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo vệ quyền cơ bản
1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự
1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình
đẳng của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động
1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan với các nguyên tắc khác
đến việc thi hành án
Nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan là nguyên tắc có mối quan hệ hữu cơ
gắn bó với một loạt các nguyên tắc khác của THADS, bao gồm:
11
- Trong THADS, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan và nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của
bản án, quyết định có mối quan hệ mật thiết
- Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương
sự là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan với các nguyên tắc tự nguyện và cưỡng chế
thi hành án; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm phối hợp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS và chấp hành viên
- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan với các nguyên tắc thỏa thuận trong
THADS và nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong THADS
- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan với nguyên tắc giám sát, kiểm sát
hoạt động trong THADS
Tóm lại, có thể nói, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan trong THADS là nguyên tắc cơ bản
và có tầm quan trọng lớn. Tất cả các nguyên tắc trên đều hướng tới
việc bảo đảm quyền, lợi ích của chủ thể có quyền lợi trong thi hành án
nhưng nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan trong THADS là nguyên tắc có ý nghĩa trực tiếp và
nhấn mạnh nhất tới việc bảo đảm quyền lợi của người được thi hành
án nhưng không được xâm hại tới quyền lợi hợp pháp của người phải
thi hành án và các chủ thể có quyền lợi liên quan tới việc thi hành án.
Các nguyên tắc khác của THADS đều có quan hệ gắn bó mật thiết
với nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan trong THADS và nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS chỉ có ý
nghĩa khi việc bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện đồng bộ
với việc thực hiện các nguyên tắc nêu trên.
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
1.4. Lƣợc sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đến việc thi hành án
1.4.1. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi có
Pháp lệnh THADS năm 1989, công tác THADS đặt dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Tòa án; dù chưa được quy định rõ nét và nổi bật, nhưng
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong
THADS đã được đề cập qua khá nhiều văn bản pháp luật.
Trong thời kỳ này tổ chức bộ máy cũng như nguyên tắc hoạt động
của cơ quan thi hành án chưa được chú trọng. Cơ chế quản lý và tổ
chức thi hành án chưa tạo được vị trí của Chấp hành viên tương xứng
với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Mặt khác, tổ chức và hoạt động thi
hành án là một giai đoạn khép kín trong Tòa án và tùy thuộc vào sự
chỉ đạo của Chánh án TAND địa phương. Nhiều năm liền mối quan
tâm chú trọng của Tòa án vẫn dành cho công tác xét xử, còn công tác
thi hành án không được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tình
trạng án xét xử xong không được thi hành chiếm tỉ lệ ngày càng lớn
trong lượng án phải thi hành hàng năm, quyền và lợi ích của đương sự
và người liên quan chưa được quan tâm và đảm bảo.
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi
hành án dân sự năm 1993
Pháp lệnh THADS ngày 28/8/1989, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/1990, việc tập trung thống nhất những quy định về THADS vào
một hình thức văn bản pháp lý có hiệu lực cao đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc áp dụng pháp luật trong việc THADS, góp phần bảo đảm
hiệu lực của các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và công dân, góp
phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 7 Pháp lệnh THADS ngày
28/8/1989, theo quy định này việc THADS không những phải bảo đảm
13
quyền lợi của người được thi hành án mà còn phải bảo đảm cả quyền
tham gia của người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc thi
hành án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
1993 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
Pháp lệnh THADS ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày
01/6/1993 đã thay thế Pháp lệnh THADS ban hành ngày 28/8/1989.
Tại Điều 8 Pháp lệnh này đã tiếp tục ghi nhận nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi hành án.
Điểm khác biệt căn bản nhất của Pháp lệnh THADS năm 1993 so
với Pháp lệnh THADS năm 1989 chính là ở các quy định về chủ thể
chính có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên
quan trong THADS. Theo Pháp lệnh THADS năm 1989, Tòa án có
nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan trong
THADS, còn theo Pháp lệnh THADS năm 1993 thì nhiệm vụ này
được chuyển giao cho hệ thống các cơ quan THADS.
1.4.4. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
2004 đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008
Qua hơn 10 năm thi hành, Pháp lệnh THADS năm 1993 đã bộc lộ
nhiều bất cập trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, cải cách
hành chính, cải cách tư pháp. Vì vậy, ngày 14/01/2004, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh THADS sửa đổi thay thế
Pháp lệnh THADS năm 1993.
Pháp lệnh thời kỳ này đã quy định nhiều nguyên tắc hơn để bảo đảm
cho quyền lợi hợp pháp của các chủ thể trong THADS được thực hiện
như nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định dân sự; Quyền
yêu cầu thi hành án; Tự nguyện thi hành án; Cưỡng chế thi hành án;
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá
nhân trong việc thi hành án; Kiểm sát việc thi hành án. Đặc biệt, nguyên
tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi
hành án được quy định tại Điều 9 Pháp lệnh THADS năm 2004. Theo đó,
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án được tham
gia vào việc thi hành án và có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo
quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đối chiếu với quy định của Pháp lệnh THADS năm 1993, Nghị
định số 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ thì những quy định tại
Pháp lệnh THADS năm 2004 và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày
11/4/2005 của Chính phủ đã có một bước tiến rõ rệt trong việc nâng
cao trách nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên trong việc bảo
đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan trong THADS.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật THADS có hiệu lực
từ 01/07/2009. Văn bản pháp lý này đã kế thừa và phát triển các quy định
về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
trong THADS. Theo quy định tại Điều 5 của Luật này thì "Trong quá
trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ".
Chương 2
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC
BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ
NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
2.1. Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan
2.1.1. Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
Trước đây, Pháp lệnh THADS năm 1993 chưa quy định quyền
yêu cầu THADS của người phải THADS.
Pháp lệnh THADS năm 2004 và Luật THADS năm 2008 đã bổ sung
quy định theo hướng mở rộng quyền làm đơn yêu cầu thi hành án đối với
cả người phải thi hành án. Mục đích của việc bổ sung quy định này là
nhằm khuyến khích ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người
15
phải thi hành án cũng như để đảm bảo quyền lợi của họ trong trường
hợp cần thiết.
Ngoài việc mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu THADS thì pháp
luật cũng đã ghi nhận những cơ chế nhất định để tạo điều kiện cho
đương sự có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Để thi hành được bản án,
quyết định dân sự thì bản án, quyết định tuyên phải chính xác, rõ ràng
và các đương sự phải nhận thức được đúng quyền, nghĩa vụ thi hành
án và thời hiệu THADS. Thực tế, tổ chức THADS cho thấy không
phải trường hợp nào việc tổ chức THADS cũng đáp ứng được đầy đủ
các yêu cầu đó. Do vậy, pháp luật THADS của chúng ta đã có những
quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ra bản án, quyết
định phải giải thích cho các đương sự quyền, nghĩa vụ thi hành án của
họ, thời hiệu yêu cầu THADS và giải thích bản án, quyết định trong
trường hợp chúng không chính xác, rõ ràng. Đây là yếu tố cơ bản để
các đương sự và những người liên quan thực hiện và bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong THADS, được quy định cụ
thể tại Điều 382 BLTTDS, Điều 26 và Điều 179 Luật THADS.
Quyền yêu cầu THADS được giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi
hành án theo quy định của Luật THADS. Thời hiệu yêu cầu thi hành
án được quy định tại Điều 30 Luật THADS.
2.1.2. Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
Để bảo đảm quyền yêu cầu THADS của các đương sự và có cơ sở
xác định trách nhiệm tổ chức thi hành án của các cơ quan thi hành án
khi cần thiết, pháp luật quy định một cách rất rõ ràng và minh bạch
việc nhận, từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án.
Đối với trường hợp đơn thi hành án không có đầy đủ các nội dung
theo quy định của pháp luật hoặc không nếu rõ thông tin về điều kiện thi
hành án của người phải thi hành án và không yêu cầu xác minh thì cơ
quan THADS thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu
THADS trước khi quyết định thi hành án. Đối với trường hợp đơn yêu
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
cầu thi hành án không có đầy đủ các điều kiện thi hành án theo quy định
của pháp luật thì cơ quan THADS từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án.
Điều 34 Luật THADS đã ấn định các trường hợp cụ thể mà cơ quan
THADS được từ chối nhận đơn yêu cầu THADS:
- Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án
hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung
của bản án, quyết định;
- Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
Điều 51 Luật THADS cũng quy định cụ thể và giới hạn những
trường hợp mà cơ quan THADS được trả đơn yêu cầu THADS, gồm
các trường hợp sau:
- Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có
tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi
hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý
để thi hành án;
- Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp,
chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình;
- Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án
không nhận để thi hành án;
- Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc
định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể
sử dụng được mà đương sự không có thỏa thuận khác.
2.1.3. Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án
trong việc cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành
Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc
cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành được đưa vào nội
dung đơn yêu cầu thi hành án như là một điều kiện bắt buộc.
Điểm d khoản 1 Điều 31 Luật THADS quy định đơn yêu cầu thi
hành án có các nội dung chính sau đây:
"a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
17
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải
thi hành án".
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Nghị định
58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của Luật THADS về thủ tục THADS.
2.1.4. Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành
án của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp
Trong tổ chức THADS, việc thông báo thi hành án có ý nghĩa rất
quan trọng. Qua thông báo, người được thông báo biết được quyền, nghĩa
vụ thi hành án của mình để thực hiện. Vì vậy, để tổ chức THADS thì cơ
quan thi hành án phải tiến hành thông báo thi hành án cho các đương sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham dự việc thi hành án
(được quy định rõ tại các điều 39, 40, 42 Luật THADS).
2.2. Các quy định về biệ n pháp bảo đảm và cƣỡng chế thi
hành án dân sự với việ c bảo đảm quyề n, lợi ích hợp pháp của
đƣơng sự và ngƣời liên quan
2.2.1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan được thể hiện:
- Ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh việc thi hành án nên bảo đảm được hiệu lực của bản án, quyết
định, quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, bảo đảm
tính nghiêm mình của pháp luật.
- Đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình.
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS là tiền đề, cơ sở cho
việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS sau này, bảo đảm hiệu quả
của việc THADS.
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
Ngoài việc bảo vệ quyền được thi hành án của người được thi
hành án thì pháp luật còn đảm bảo và tôn trọng quyền của người phải
thi hành án, người liên quan khi quy định việc người yêu cầu Chấp
hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện
pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện
pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
2.2.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với việc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
Theo quy định tại Điều 71 Luật THADS, có sáu biện pháp cưỡng
chế THADS là:
"1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có
giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án:
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản
đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực
hiện công việc nhất định".
Sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng trong hoạt
động THADS này nhằm xác định cơ sở cho việc áp dụng thống nhất
của chấp hành viên trong hoạt động tác nghiệp thi hành án, đồng thời
là căn cứ pháp lý để người được thi hành án, người phải thi hành án,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tự bảo vệ quyền lợi của mình.
2.3. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi
phạm đến việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan
2.3.1. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự
Bằng các quy định của pháp luật, nhà nước ta đã chính thức ghi nhận
quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thông qua đó, mọi hành
19
vi xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bị xử lý theo pháp luật.
Theo Điều 140 Luật THADS thì người được thi hành án, người phải
thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có
quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan
THADS, Chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
2.3.2. Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự
Trong quá trình THADS, ngoài việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền, lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc THADS có quyền khiếu nại
thì cũng có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ
quan THADS và người có thẩm quyền THADS hoặc bất cứ cá nhân
nào thuộc cơ quan đó nếu quyết định, hành vi trái pháp luật đó gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo là công cụ để vạch rõ những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, để
có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm mình đối với những vi phạm, bảo vệ
được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người
có nghĩa vụ liên quan đến THADS, cơ quan, tổ chức, công dân và qua đó
góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, tố cáo về THADS có
ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên trong
THADS, giúp người có thẩm quyền kịp thời xử lí được các hành vi vi phạm
trong THADS. Việc này gián tiếp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương
sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong THADS.
2.3.3. Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự
Để bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan, Điều 160
Luật THADS quy định Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với
quyết định, hành vi THADS của thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp
hành viên cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới.
Kháng nghị về THADS bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện có hiệu
quả công tác kiểm sát tuân theo pháp luật của các hoạt động THADS.
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
Ngoài ra, kháng nghị về THADS còn có ý nghĩa trong việc nâng cao
trách nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên trong việc
THADS, sửa, chữa những sai phạm nảy sinh trong quá trình THADS,
góp phần bảo đảm quyền lợi của đương sự và người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan trong THADS.
2.3.4. Về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 165 Luật THADS thì để bảo vệ quyền lợi của
người thi hành án và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người
phải thi hành án sẽ bị xử lý vi phạm khi cố ý không chấp hành bản án,
quyết định; nếu không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án
thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Để bảo vệ quyền lợi của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý vi phạm khi không thực hiện
các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị
xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá
nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án
hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá hủy niêm
phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật
chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thủ trưởng cơ quan THADS cố ý không ra quyết định thi hành án
hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không
thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của
Chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc xử lí vi phạm về THADS không chỉ nhằm trừng phạt người có
hành vi vi phạm về THADS mà còn hướng tới việc răn đe, giáo dục ý
21
thức của chủ thể có trách nhiệm tiến hành và phối hợp trong thi hành
án trong việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp
của các đương sự và người liên quan trong THADS, phòng ngừa các
vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
2.4. Các quy định về trách nhiệ m bồi thƣờng thiệ t hại đế n
việ c thi hành án với việ c bảo đảm quyề n, lợi ích hợp pháp của
đƣơng sự và ngƣời liên quan
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 10 Luật
THADS. Theo đó, tất cả các chủ thể có liên quan đến THADS gây thiệt
hại đều phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước được Quốc hội khóa XII
thông qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 18 tháng 6 năm 2009 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Luật Trách nhiệm bồi thường
Nhà nước đã quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với
cá nhân, tổ chức do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động
quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
Liên Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch số
24/2011/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước trong hoạt động THADS và có hiệu lực từ ngày 30/01/2012.
Chương 3
THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN BẢO ĐẢM QUYỀN,
LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đến việc thi hành án
3.1.1. Về thành tựu đạt được từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc
Số lượng và tỉ lệ vụ việc đã được thi hành trong giai đoạn 2006-2013
đã cho thấy rõ về kết quả của việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS. Có thể
22
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
thấy được kết quả này qua bảng tổng kết về công tác THADS giai
đoạn 2006-2013 như sau:
Bảng 3.1: Kết quả THADS giai đoạn 2006- tháng 6/2014
Tổng số việc Số việc có điều Số việc đã giải Tỉ lệ
Năm
thụ lý kiện thi hành quyết xong (% )
2006 589.814 367.694 259.838 71
2007 656.909 436.770 315.386 72
2008 670.705 462.294 355.757 77
2009 635.951 430.026 351.143 82
2010 629.453 406.896 351.373 86
2011 646.667 431.979 379.990 88
2012 657.165 446.255 395.284 89
2013 732.179 569.693 492.975 86,53
Tháng
513.758 384.744 204.640 53
6/2014
Nguồn: Cục THADS - Bộ Tư pháp.
Số liệu tổng hợp trên có thể thấy, việc bảo đảm quyền lợi của người
được thi hành án đã đạt được những kết quả nhất định, chất lượng
THADS ngày càng được nâng cao thể hiện thông qua số vụ việc và số
tiền thi hành án thu được. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện
đúng thời hạn góp phần bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của đương
sự; tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án về cơ bản
được khắc phục, việc tổ chức THADS được chỉ đạo sát sao.
3.1.2. Về những bất cập, vƣớng mắc từ thực tiễn thực hiện
nguyên tắc
Tác giả luận văn đã trình bày về những bất cập, vướng mắc từ
thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án, bao gồm:
3.1.2.1. Khó khăn, vướng mắc về việc từ chối thụ lý đơn yêu cầu thi hành
án dân sự khi đơn yêu cầu không đáp ứng các nội dung theo quy định
3.1.2.2. Khó khăn trong việc xác minh, cung cấp thông tin về điều
kiện thi hành án
23
3.1.2.3. Khó khăn trong việc các bên liên quan trong thi hành án
(chủ yếu là bên bị thi hành án) tìm cách trốn tránh hoặc có những
khoản nợ khác
3.1.2.4. Hiện tượng Chấp hành viên thi hành không đúng theo nội
dung bản án, sự thiếu phối hợp từ phía các cơ quan dẫn tới không đảm
bảo quyền lợi của các bên trong thi hành án dân sự vẫn còn tồn tại
3.1.2.5. Khó khăn, vướng mắc trong áp dụng biện pháp bảo đảm
thi hành án dân sự
3.1.2.6. Một số khó khăn, vướng mắc điển hình trong cưỡng chế thi
hành, dẫn tới quyền lợi của đương sự trong thi hành án không được bảo đảm
3.2. Một số kiế n nghị về nguyên tắc bảo đảm quyề n, lợi ích
hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đế n việ c thi hành án
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật và
những vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của các đương sự, người liên quan đến việc THADS, tác giả luận văn
đưa ra một số kiến nghị về xây dựng pháp luật như sau:
- Sửa đổi, bổ sung qui định về trách nhiệm xác minh điều kiện thi
hành án của người phải thi hành án
- Bổ sung qui định về chi phí xác minh tài sản, điều kiện thi hành
án của người phải thi hành án
- Sửa đổi qui định về thời hạn xác minh tài sản, điều kiện thi hành
án của người phải thi hành án
- Cần sửa đổi, bổ sung qui định về đơn yêu cầu thi hành án để
thuận tiện cho đương sự yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
- Sửa đổi quy định về việc từ chối thụ lý đơn yêu cầu THADS khi
đơn yêu cầu không đáp ứng các nội dung theo quy định
- Cần có quy định cụ thể nhằm chống sự lạm quyền của người
yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm THADS, bảo đảm tốt hơn quyền
lợi hợp pháp của bên bị áp dụng
24
Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com
- Phải thiết lập một văn bản liên ngành về sự phối hợp giữa Cơ
quan THADS với các chủ thể khác có liên quan khi tiến hành áp dụng
các biện pháp bảo đảm THADS
- Sửa đổi quy định theo hướng cho phép Chấp hành viên áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án đối với cả người liên quan trong thi
hành án và đối với cả đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng
- Cần có qui định cụ thể về số tiền tối thiểu cần để lại khi áp dụng
biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Sửa đổi, bổ sung qui định về xử lý tài sản kê biên có tranh chấp
- Bổ sung quy định về kê biên tài sản của người phải thi hành án
phải tương xứng với nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án
- Bổ sung qui định về nguyên tắc xác định thứ tự tài sản có thể bị
kê biên, xử lý để THADS
3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc về bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
Việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên
quan trong THADS trong thực tiễn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan khác nhau. Việc nâng cao hiệu quả của nguyên
tắc trên trong THADS không chỉ thông qua việc sửa đổi những qui
định của pháp luật về thủ tục THADS. Điều này còn phụ thuộc cả vào
việc thực hiện pháp luật của cán bộ, cơ quan thi hành án; cũng như sự
phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau, đồng thời với
mức độ hiểu biết pháp luật của chính các đương sự và người liên quan
trong THADS. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện
nguyên tắc trên, tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:
- Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án
- Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, đẩy mạnh việc xã hội
hóa công tác thi hành án
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật, hiểu rõ quyền lợi ích hợp pháp của mình, chấp
hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án trong nhân dân
25
- Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan đến công tác thi hành án
KẾT LUẬN
Luận văn đã luận giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan trong THADS như khái niệm, cơ sở xây dựng nguyên tắc,
mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS với các nguyên tắc khác
trong THADS cũng như quá trình hình thành và phát triển của các qui
định về nguyên tắc này trong pháp luật THADS Việt Nam.
Luận văn đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng các qui định
của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS như các qui định về bảo đảm
quyền yêu cầu thi hành án; các căn cứ từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành
án, trách nhiệm của người được thi hành án trong việc cung cấp thông tin
tài sản hoặc điều kiện thi hành; biện pháp bảo đảm và cưỡng chế THADS
cũng như các qui định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi phạm,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong THADS.
Qua nghiên cứu thực tiễn thi hành nguyên tắc, luận văn cũng đã chỉ ra
được một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật
THADS về vấn đề này. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu lý luận, hạn
chế của pháp luật và thực tiễn về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan, luận văn đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất có giá trị
tham khảo cho việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.
26

More Related Content

Similar to Nguyên Tắc Bảo Đảm Quyền, Lợi Ích Hợp Pháp Của Đƣơng Sự Và Ngƣời Liên Quan Đến Việc Thi Hành Án.doc

Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...
Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...
Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...jackjohn45
 
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Nguyên Tắc Bảo Đảm Quyền, Lợi Ích Hợp Pháp Của Đƣơng Sự Và Ngƣời Liên Quan Đến Việc Thi Hành Án.doc (20)

Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOTBảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...
Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...
Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân...
 
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.doc
Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.docThủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.doc
Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.doc
 
Luận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú Yên
Luận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú YênLuận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú Yên
Luận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAYĐề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
 
Luận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niênLuận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niên
 
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụngQuyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng
 
Luận án: Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Luận án: Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niênLuận án: Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Luận án: Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAYLuận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 

Nguyên Tắc Bảo Đảm Quyền, Lợi Ích Hợp Pháp Của Đƣơng Sự Và Ngƣời Liên Quan Đến Việc Thi Hành Án.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MAI HIÊN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số :603830 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 Tải tài liệu tại Sividoc.com Công trình đƣợc hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Tải tài liệu tại Sividoc.com
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘ T SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO 7 ĐẢM Q UYỀN, LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐƢƠ NG SỰ VÀ NGƢỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 7 của đương sự và người liên quan trong thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương 7 sự và người liên quan đến việc thi hành án 1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của 11 đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, 14 lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và 14 người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp 1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người 15 liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo vệ quyền cơ bản 1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và 16 người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự 1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và 17 người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình đẳng của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động 1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương 18 sự và người liên quan với các nguyên tắc khác đến việc thi hành án 1.4. Lược sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 23 của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 1.4.1. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989 23 1.4.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân 25 sự năm 1993 1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 26 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 3 1.4.4. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 28 đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008 Chương 2: NỘ I DUNG CÁC Q UY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN 31 TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN 2.1. Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, 31 lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan 2.1.1. Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm 31 quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự 2.1.2. Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm 35 quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự 2.1.3. Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc 37 cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành 2.1.4. Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành án của chủ 41 thể có quyền, lợi ích hợp pháp 2.2. Các quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự với 43 việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan 2.2.1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi 43 ích hợp pháp của đương sự và người liên quan 2.2.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, 45 lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan 2.3. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi phạm đến 49 việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan 2.3.1. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự 49 2.3.2. Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự 51 2.3.3. Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự 52 2.3.4. Về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự 53 2.4. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đến việc thi hành án với 55 việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN BẢO ĐẢM Q UYỀN, 61 LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐƢƠ NG SỰ VÀ NGƢỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 61 của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 3.1.1. Về thành tựu đạt được từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 61 3.1.2. Về những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 63 3.2. Một số kiến nghị về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 81 của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 81 của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp 91 của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 98 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 4
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án dân sự (THADS) là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong đó các bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành. Pháp luật THADS quy định trình tự, thủ tục và biện pháp thi hành bản án, quyết định của Tòa án trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. Tuy nhiên, các quy định này cũng phải hướng tới việc bảo đảm an toàn pháp lý cho người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án. Xét về lý luận thì bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước có hiệu lực pháp luật phải được các đương sự tôn trọng thực hiện. Ngược lại, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chậm được thi hành hoặc không được thi hành trên thực tế thì quyền lợi hợp pháp của đương sự chưa được đảm bảo thực hiện. Việc thi hành án không đúng pháp luật cũng có thể gây tổn hại đến quyền lợi của các đương sự khác trong thi hành án, dẫn tới nguyên tắc pháp chế bị vi phạm, niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước bị suy giảm. Xét về pháp luật thì nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được ghi nhận tại Điều 5 của Luật THADS năm 2008. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này còn khá chung chung, thiếu tính cụ thể và thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện. Điều luật này dường như mới chỉ dừng lại ở quy định rất đơn giản với nội dung: "Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ". Những năm qua công tác THADS đã từng bước được đẩy mạnh và đã thu được những kết quả to lớn. Pháp luật về THADS đã và đang được củng cố và hoàn thiện ngày càng phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra của sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các giao lưu dân sự ngày một mở 5 rộng thì số vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều. Do đó, chất lượng của công tác THADS ngày càng cần phải được củng cố và tăng cường; tình trạng bản án, quyết định tồn đọng chưa được thi hành, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong thi hành án cần phải được giải quyết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy tình trạng quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án không được bảo đảm thực hiện do người phải thi hành án cố tình lẩn tránh, chống đối việc thi hành án, tình trạng chậm thi hành án, án tồn đọng vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, hiện tượng cơ quan thi hành án vượt quá quyền hạn của mình, thi hành án không đúng pháp luật dẫn tới xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án và những người liên quan cũng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Với những lý do phân tích trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả về phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS là cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với nhận thức đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề "Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài "Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án", chưa có bài viết, hay công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS. Trong Giáo trình Luật THADS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012 chỉ có 01 trang đề cập đến nội dung cơ bản của nguyên tắc này. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu có đề một cách gián tiếp đến nguyên tắc này như: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, của Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS. Nguyễn Công Bình làm chủ nhiệm, năm 2004); "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự năm 2008" (Đề tài 6
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS. Bùi Thị Huyền làm chủ nhiệm, năm 2011). Về bài viết nghiên cứu có liên quan gián tiếp đến bảo đảm quyền, lợi ích của đương sự và người liên quan trong THADS, có một số bài viết sau đây: Bài viết "Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện thủ tục thi hành án dân sự" của ThS. Đinh Thị Mai Phương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01/2006; "Về một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành" của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2009; "Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án", của Nguyễn Công Long, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2009; "Về nghĩa vụ của người được thi hành án trong trường hợp cơ quan thi hành án tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế" của Phạm Văn Hưng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 02/2010 v.v... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố mà tác giả luận văn khảo sát nói trên cũng chỉ dừng lại ở một số nội dung cơ bản nhất hoặc liên quan gián tiếp đến nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện về nguyên tắc này. Do vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả có kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố trước đó. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng tới việc đánh giá một cách khách quan và toàn diện về hiệu quả của bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS dưới cả góc độ lập pháp và thi hành pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS, tác giả sẽ đưa những kiến nghị, đề xuất về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS. 7 4. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây: - Luận giải những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS; - Đánh giá thực trạng pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS; - Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS ở nước ta. 4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: - Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS; - Các quy định của pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS; - Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra; trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: (i) Việc nghiên cứu thực hiện đề tài được dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vậy lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; (ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành. Cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử... được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý 8
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS - Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá v.v... được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê... được sử dụng ở Chương 3 khi đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án. Chương 2: Nội dung các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án. Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án và kiến nghị. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyề n, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan trong thi hành án dân s ự 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án Qua phân tích, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về nguyên tắc như sau: Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người 9 liên quan trong THADS là tư tưởng pháp lý chủ đạo, có tính bắt buộc chung, được quy định trong pháp luật THADS, theo đó cơ quan thi hành án, Thừa phát lại và các chủ thể có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp trong THADS phải tổ chức THADS theo đúng pháp luật và đúng nội dung bản án, quyết định được thi hành, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có quyền lợi và bảo đảm cho họ thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, được tham gia vào quá trình thi hành án để bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện quyền khiếu nại đối với các hành vi trái pháp luật trong thi hành án. 1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án 1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS có ý nghĩa chính trị sâu sắc: Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền và dân chủ: 1.1.2.2. Ý nghĩa xã hội Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS là một biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; làm cho công tác THADS chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan là nguyên tắc mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện tính nhân đạo trong THADS ở Việt Nam. Việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS góp phần tích cực vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào hoạt động của thiết chế THADS. 1.1.2.3. Ý nghĩa pháp lý Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng để đương sự, người có quyền lợi 10
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com hợp pháp liên quan trong thi hành án có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình khi cơ quan thi hành án, Thừa phát lại tổ chức việc thi hành án. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan là cơ sở pháp lý để đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án đồng thời là cơ sở để cơ quan thi hành án, Thừa phát lại ra các quyết định cần thiết để tổ chức việc thi hành án. 1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đến việc thi hành án Tác giả luận văn trình bày về cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án, bao gồm: 1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp 1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và ngƣời liên quan đến việc thi hành án đƣợc xây dựng trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo vệ quyền cơ bản 1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự 1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình đẳng của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động 1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan với các nguyên tắc khác đến việc thi hành án Nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan là nguyên tắc có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với một loạt các nguyên tắc khác của THADS, bao gồm: 11 - Trong THADS, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan và nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định có mối quan hệ mật thiết - Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan - Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan với các nguyên tắc tự nguyện và cưỡng chế thi hành án; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS và chấp hành viên - Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan với các nguyên tắc thỏa thuận trong THADS và nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong THADS - Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan với nguyên tắc giám sát, kiểm sát hoạt động trong THADS Tóm lại, có thể nói, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS là nguyên tắc cơ bản và có tầm quan trọng lớn. Tất cả các nguyên tắc trên đều hướng tới việc bảo đảm quyền, lợi ích của chủ thể có quyền lợi trong thi hành án nhưng nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS là nguyên tắc có ý nghĩa trực tiếp và nhấn mạnh nhất tới việc bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án nhưng không được xâm hại tới quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án và các chủ thể có quyền lợi liên quan tới việc thi hành án. Các nguyên tắc khác của THADS đều có quan hệ gắn bó mật thiết với nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS và nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS chỉ có ý nghĩa khi việc bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện đồng bộ với việc thực hiện các nguyên tắc nêu trên. 12
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com 1.4. Lƣợc sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đến việc thi hành án 1.4.1. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989 Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi có Pháp lệnh THADS năm 1989, công tác THADS đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tòa án; dù chưa được quy định rõ nét và nổi bật, nhưng nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS đã được đề cập qua khá nhiều văn bản pháp luật. Trong thời kỳ này tổ chức bộ máy cũng như nguyên tắc hoạt động của cơ quan thi hành án chưa được chú trọng. Cơ chế quản lý và tổ chức thi hành án chưa tạo được vị trí của Chấp hành viên tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Mặt khác, tổ chức và hoạt động thi hành án là một giai đoạn khép kín trong Tòa án và tùy thuộc vào sự chỉ đạo của Chánh án TAND địa phương. Nhiều năm liền mối quan tâm chú trọng của Tòa án vẫn dành cho công tác xét xử, còn công tác thi hành án không được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng án xét xử xong không được thi hành chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong lượng án phải thi hành hàng năm, quyền và lợi ích của đương sự và người liên quan chưa được quan tâm và đảm bảo. 1.4.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 Pháp lệnh THADS ngày 28/8/1989, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990, việc tập trung thống nhất những quy định về THADS vào một hình thức văn bản pháp lý có hiệu lực cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật trong việc THADS, góp phần bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và công dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 7 Pháp lệnh THADS ngày 28/8/1989, theo quy định này việc THADS không những phải bảo đảm 13 quyền lợi của người được thi hành án mà còn phải bảo đảm cả quyền tham gia của người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc thi hành án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 Pháp lệnh THADS ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày 01/6/1993 đã thay thế Pháp lệnh THADS ban hành ngày 28/8/1989. Tại Điều 8 Pháp lệnh này đã tiếp tục ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi hành án. Điểm khác biệt căn bản nhất của Pháp lệnh THADS năm 1993 so với Pháp lệnh THADS năm 1989 chính là ở các quy định về chủ thể chính có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan trong THADS. Theo Pháp lệnh THADS năm 1989, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan trong THADS, còn theo Pháp lệnh THADS năm 1993 thì nhiệm vụ này được chuyển giao cho hệ thống các cơ quan THADS. 1.4.4. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008 Qua hơn 10 năm thi hành, Pháp lệnh THADS năm 1993 đã bộc lộ nhiều bất cập trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Vì vậy, ngày 14/01/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh THADS sửa đổi thay thế Pháp lệnh THADS năm 1993. Pháp lệnh thời kỳ này đã quy định nhiều nguyên tắc hơn để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của các chủ thể trong THADS được thực hiện như nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định dân sự; Quyền yêu cầu thi hành án; Tự nguyện thi hành án; Cưỡng chế thi hành án; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân trong việc thi hành án; Kiểm sát việc thi hành án. Đặc biệt, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi hành án được quy định tại Điều 9 Pháp lệnh THADS năm 2004. Theo đó, 14
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án được tham gia vào việc thi hành án và có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối chiếu với quy định của Pháp lệnh THADS năm 1993, Nghị định số 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ thì những quy định tại Pháp lệnh THADS năm 2004 và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ đã có một bước tiến rõ rệt trong việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên trong việc bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan trong THADS. Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật THADS có hiệu lực từ 01/07/2009. Văn bản pháp lý này đã kế thừa và phát triển các quy định về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS. Theo quy định tại Điều 5 của Luật này thì "Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ". Chương 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN 2.1. Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan 2.1.1. Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Trước đây, Pháp lệnh THADS năm 1993 chưa quy định quyền yêu cầu THADS của người phải THADS. Pháp lệnh THADS năm 2004 và Luật THADS năm 2008 đã bổ sung quy định theo hướng mở rộng quyền làm đơn yêu cầu thi hành án đối với cả người phải thi hành án. Mục đích của việc bổ sung quy định này là nhằm khuyến khích ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người 15 phải thi hành án cũng như để đảm bảo quyền lợi của họ trong trường hợp cần thiết. Ngoài việc mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu THADS thì pháp luật cũng đã ghi nhận những cơ chế nhất định để tạo điều kiện cho đương sự có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Để thi hành được bản án, quyết định dân sự thì bản án, quyết định tuyên phải chính xác, rõ ràng và các đương sự phải nhận thức được đúng quyền, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu THADS. Thực tế, tổ chức THADS cho thấy không phải trường hợp nào việc tổ chức THADS cũng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đó. Do vậy, pháp luật THADS của chúng ta đã có những quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ra bản án, quyết định phải giải thích cho các đương sự quyền, nghĩa vụ thi hành án của họ, thời hiệu yêu cầu THADS và giải thích bản án, quyết định trong trường hợp chúng không chính xác, rõ ràng. Đây là yếu tố cơ bản để các đương sự và những người liên quan thực hiện và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong THADS, được quy định cụ thể tại Điều 382 BLTTDS, Điều 26 và Điều 179 Luật THADS. Quyền yêu cầu THADS được giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật THADS. Thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 30 Luật THADS. 2.1.2. Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Để bảo đảm quyền yêu cầu THADS của các đương sự và có cơ sở xác định trách nhiệm tổ chức thi hành án của các cơ quan thi hành án khi cần thiết, pháp luật quy định một cách rất rõ ràng và minh bạch việc nhận, từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án. Đối với trường hợp đơn thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật hoặc không nếu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và không yêu cầu xác minh thì cơ quan THADS thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu THADS trước khi quyết định thi hành án. Đối với trường hợp đơn yêu 16
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com cầu thi hành án không có đầy đủ các điều kiện thi hành án theo quy định của pháp luật thì cơ quan THADS từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án. Điều 34 Luật THADS đã ấn định các trường hợp cụ thể mà cơ quan THADS được từ chối nhận đơn yêu cầu THADS: - Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; - Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án; Điều 51 Luật THADS cũng quy định cụ thể và giới hạn những trường hợp mà cơ quan THADS được trả đơn yêu cầu THADS, gồm các trường hợp sau: - Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án; - Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình; - Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án; - Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thỏa thuận khác. 2.1.3. Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành được đưa vào nội dung đơn yêu cầu thi hành án như là một điều kiện bắt buộc. Điểm d khoản 1 Điều 31 Luật THADS quy định đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: "a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; 17 c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án; đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án". Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật THADS về thủ tục THADS. 2.1.4. Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành án của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp Trong tổ chức THADS, việc thông báo thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng. Qua thông báo, người được thông báo biết được quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình để thực hiện. Vì vậy, để tổ chức THADS thì cơ quan thi hành án phải tiến hành thông báo thi hành án cho các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham dự việc thi hành án (được quy định rõ tại các điều 39, 40, 42 Luật THADS). 2.2. Các quy định về biệ n pháp bảo đảm và cƣỡng chế thi hành án dân sự với việ c bảo đảm quyề n, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan 2.2.1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan được thể hiện: - Ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án nên bảo đảm được hiệu lực của bản án, quyết định, quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, bảo đảm tính nghiêm mình của pháp luật. - Đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. - Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS sau này, bảo đảm hiệu quả của việc THADS. 18
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com Ngoài việc bảo vệ quyền được thi hành án của người được thi hành án thì pháp luật còn đảm bảo và tôn trọng quyền của người phải thi hành án, người liên quan khi quy định việc người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. 2.2.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan Theo quy định tại Điều 71 Luật THADS, có sáu biện pháp cưỡng chế THADS là: "1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. 2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án: 3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. 4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án. 5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. 6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định". Sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng trong hoạt động THADS này nhằm xác định cơ sở cho việc áp dụng thống nhất của chấp hành viên trong hoạt động tác nghiệp thi hành án, đồng thời là căn cứ pháp lý để người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tự bảo vệ quyền lợi của mình. 2.3. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi phạm đến việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan 2.3.1. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự Bằng các quy định của pháp luật, nhà nước ta đã chính thức ghi nhận quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thông qua đó, mọi hành 19 vi xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bị xử lý theo pháp luật. Theo Điều 140 Luật THADS thì người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 2.3.2. Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự Trong quá trình THADS, ngoài việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc THADS có quyền khiếu nại thì cũng có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan THADS và người có thẩm quyền THADS hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan đó nếu quyết định, hành vi trái pháp luật đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tố cáo là công cụ để vạch rõ những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, để có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm mình đối với những vi phạm, bảo vệ được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người có nghĩa vụ liên quan đến THADS, cơ quan, tổ chức, công dân và qua đó góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, tố cáo về THADS có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên trong THADS, giúp người có thẩm quyền kịp thời xử lí được các hành vi vi phạm trong THADS. Việc này gián tiếp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong THADS. 2.3.3. Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự Để bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan, Điều 160 Luật THADS quy định Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với quyết định, hành vi THADS của thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới. Kháng nghị về THADS bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát tuân theo pháp luật của các hoạt động THADS. 20
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com Ngoài ra, kháng nghị về THADS còn có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên trong việc THADS, sửa, chữa những sai phạm nảy sinh trong quá trình THADS, góp phần bảo đảm quyền lợi của đương sự và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong THADS. 2.3.4. Về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự Theo quy định tại Điều 165 Luật THADS thì để bảo vệ quyền lợi của người thi hành án và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người phải thi hành án sẽ bị xử lý vi phạm khi cố ý không chấp hành bản án, quyết định; nếu không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý vi phạm khi không thực hiện các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Thủ trưởng cơ quan THADS cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc xử lí vi phạm về THADS không chỉ nhằm trừng phạt người có hành vi vi phạm về THADS mà còn hướng tới việc răn đe, giáo dục ý 21 thức của chủ thể có trách nhiệm tiến hành và phối hợp trong thi hành án trong việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và người liên quan trong THADS, phòng ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra. 2.4. Các quy định về trách nhiệ m bồi thƣờng thiệ t hại đế n việ c thi hành án với việ c bảo đảm quyề n, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 10 Luật THADS. Theo đó, tất cả các chủ thể có liên quan đến THADS gây thiệt hại đều phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 18 tháng 6 năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước đã quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Liên Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch số 24/2011/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động THADS và có hiệu lực từ ngày 30/01/2012. Chương 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đến việc thi hành án 3.1.1. Về thành tựu đạt được từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc Số lượng và tỉ lệ vụ việc đã được thi hành trong giai đoạn 2006-2013 đã cho thấy rõ về kết quả của việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS. Có thể 22
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com thấy được kết quả này qua bảng tổng kết về công tác THADS giai đoạn 2006-2013 như sau: Bảng 3.1: Kết quả THADS giai đoạn 2006- tháng 6/2014 Tổng số việc Số việc có điều Số việc đã giải Tỉ lệ Năm thụ lý kiện thi hành quyết xong (% ) 2006 589.814 367.694 259.838 71 2007 656.909 436.770 315.386 72 2008 670.705 462.294 355.757 77 2009 635.951 430.026 351.143 82 2010 629.453 406.896 351.373 86 2011 646.667 431.979 379.990 88 2012 657.165 446.255 395.284 89 2013 732.179 569.693 492.975 86,53 Tháng 513.758 384.744 204.640 53 6/2014 Nguồn: Cục THADS - Bộ Tư pháp. Số liệu tổng hợp trên có thể thấy, việc bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án đã đạt được những kết quả nhất định, chất lượng THADS ngày càng được nâng cao thể hiện thông qua số vụ việc và số tiền thi hành án thu được. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện đúng thời hạn góp phần bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của đương sự; tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án về cơ bản được khắc phục, việc tổ chức THADS được chỉ đạo sát sao. 3.1.2. Về những bất cập, vƣớng mắc từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc Tác giả luận văn đã trình bày về những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án, bao gồm: 3.1.2.1. Khó khăn, vướng mắc về việc từ chối thụ lý đơn yêu cầu thi hành án dân sự khi đơn yêu cầu không đáp ứng các nội dung theo quy định 3.1.2.2. Khó khăn trong việc xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án 23 3.1.2.3. Khó khăn trong việc các bên liên quan trong thi hành án (chủ yếu là bên bị thi hành án) tìm cách trốn tránh hoặc có những khoản nợ khác 3.1.2.4. Hiện tượng Chấp hành viên thi hành không đúng theo nội dung bản án, sự thiếu phối hợp từ phía các cơ quan dẫn tới không đảm bảo quyền lợi của các bên trong thi hành án dân sự vẫn còn tồn tại 3.1.2.5. Khó khăn, vướng mắc trong áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 3.1.2.6. Một số khó khăn, vướng mắc điển hình trong cưỡng chế thi hành, dẫn tới quyền lợi của đương sự trong thi hành án không được bảo đảm 3.2. Một số kiế n nghị về nguyên tắc bảo đảm quyề n, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đế n việ c thi hành án 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật và những vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự, người liên quan đến việc THADS, tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị về xây dựng pháp luật như sau: - Sửa đổi, bổ sung qui định về trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án - Bổ sung qui định về chi phí xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án - Sửa đổi qui định về thời hạn xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án - Cần sửa đổi, bổ sung qui định về đơn yêu cầu thi hành án để thuận tiện cho đương sự yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình - Sửa đổi quy định về việc từ chối thụ lý đơn yêu cầu THADS khi đơn yêu cầu không đáp ứng các nội dung theo quy định - Cần có quy định cụ thể nhằm chống sự lạm quyền của người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm THADS, bảo đảm tốt hơn quyền lợi hợp pháp của bên bị áp dụng 24
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZALO: 0917.193.864 – Luanvanmaster.com - Phải thiết lập một văn bản liên ngành về sự phối hợp giữa Cơ quan THADS với các chủ thể khác có liên quan khi tiến hành áp dụng các biện pháp bảo đảm THADS - Sửa đổi quy định theo hướng cho phép Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đối với cả người liên quan trong thi hành án và đối với cả đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng - Cần có qui định cụ thể về số tiền tối thiểu cần để lại khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án - Sửa đổi, bổ sung qui định về xử lý tài sản kê biên có tranh chấp - Bổ sung quy định về kê biên tài sản của người phải thi hành án phải tương xứng với nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án - Bổ sung qui định về nguyên tắc xác định thứ tự tài sản có thể bị kê biên, xử lý để THADS 3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án Việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS trong thực tiễn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Việc nâng cao hiệu quả của nguyên tắc trên trong THADS không chỉ thông qua việc sửa đổi những qui định của pháp luật về thủ tục THADS. Điều này còn phụ thuộc cả vào việc thực hiện pháp luật của cán bộ, cơ quan thi hành án; cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau, đồng thời với mức độ hiểu biết pháp luật của chính các đương sự và người liên quan trong THADS. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện nguyên tắc trên, tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị sau: - Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án - Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác thi hành án - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiểu rõ quyền lợi ích hợp pháp của mình, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án trong nhân dân 25 - Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác thi hành án KẾT LUẬN Luận văn đã luận giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS như khái niệm, cơ sở xây dựng nguyên tắc, mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS với các nguyên tắc khác trong THADS cũng như quá trình hình thành và phát triển của các qui định về nguyên tắc này trong pháp luật THADS Việt Nam. Luận văn đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng các qui định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS như các qui định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án; các căn cứ từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án, trách nhiệm của người được thi hành án trong việc cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành; biện pháp bảo đảm và cưỡng chế THADS cũng như các qui định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong THADS. Qua nghiên cứu thực tiễn thi hành nguyên tắc, luận văn cũng đã chỉ ra được một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật THADS về vấn đề này. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu lý luận, hạn chế của pháp luật và thực tiễn về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan, luận văn đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS. 26