SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HOÀI
TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA HUYỆN
TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ)
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Huế, năm 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HOÀI
TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA HUYỆN
TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ)
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 03 13
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÁI QUANG TRUNG
Huế, năm 2017
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 10
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI HUYỆN TRIỆU
PHONG (QUẢNG TRỊ) TRƯỚC THẾ KỶ XVI........................................... 11
1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 11
1.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 11
1.1.2 Đất đai.................................................................................................... 11
1.1.3 Sông ngòi và địa hình .............................................................................. 12
1.1.4 Khí hậu.................................................................................................... 13
1.2 Vùng đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV ..................................................... 14
1.2.1 Dấu vết con người thời tiền và sơ sử trên đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV......... 14
1.2.2. Dấu tích văn hóa Chămpa ở Triệu Phong................................................ 15
1.3. Qúa trình thay đổi địa giới hành chính huyện Triệu Phong qua các thời kỳ 23
1.4 Công cuộc khẩn hoang hình thành làng xã huyện Triệu Phong trước thế kỷ
XIX. ................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 2. KINH TẾ Ở HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ
THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX ................................................................. 36
2.1 Kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 36
2.1.1 Tình hình ruộng đất ................................................................................. 36
2.1.2 Trồng trọt, chăn nuôi ............................................................................... 43
2.1.3 Hoạt động thủy lợi................................................................................... 45
2.2 Kinh tế thủ công nghiệp.............................................................................. 50
2
2.3 Kinh tế thương nghiệp ................................................................................ 52
2.4 Một số nhận xét về quá trình hình thành và phát triển chợ làng Triệu Phong61
Chương 3. VĂN HÓA Ở TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ KỶ XVI
ĐẾN THẾ KỶ XIX ......................................................................................... 64
3.1 Văn hóa tinh thần........................................................................................ 64
3.1.1 Tôn giáo .................................................................................................. 64
3.1.1.1 Phật giáo............................................................................................... 64
3.1.1.2 Thiên Chúa giáo.................................................................................... 66
3.1.2 Tín ngưỡng .............................................................................................. 67
3.1.2.1 Tín ngưỡng dân gian............................................................................. 67
3.1.2.2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.................................................................. 69
3.1.3 Phong tục tập quán .................................................................................. 71
3.1.4 Giáo dục .................................................................................................. 72
3.1.5.1 Tết ........................................................................................................ 74
3.1.5.2 Lễ hội ................................................................................................... 76
3.1.6. Văn nghệ dân gian .................................................................................. 80
3.1.7. Kiến trúc................................................................................................. 81
3.2 Văn hóa vật chất......................................................................................... 83
3.2.1 Ẩm thực................................................................................................... 83
3.2.2 Trang phục............................................................................................... 85
3.2.3 Cư trú ...................................................................................................... 87
3.2.4 Phương tiện đi lại .................................................................................... 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, quá trình “Nam tiến” có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước có điều kiện phát triển kinh
tế, văn hóa.
Năm 1558 Nguyễn Hoàng chọn Ái Tử làm thủ phủ mở đầu thời kỳ thịnh đạt
của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Việc chọn vùng đất Quảng Trị khởi đầu nghiệp
chúa có vị trí chiến lược và ý nghĩa hết sức đặc biệt vào giữa thế kỷ XVI. Chỉ đóng
sở lỵ tại đây Nguyễn Hoàng mới tránh xa sự khống chế của họ Trịnh và làm trạm
trung chyển trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Với những chính sách khôn khéo, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú
trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, Nguyễn Hoàng đã xây
dựng Thuận Hóa từ một vùng đất nghèo đói, đất rộng người thưa thành xóm làng
đông đúc và là một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Đàng
Trong.
Từ năm 1558 đến năm 1885 các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn đã để lại
dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nguyễn Hoàng cùng các chúa
Nguyễn, vua Nguyễn đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng vùng đất phía Nam,
thống nhất lãnh thổ, phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa. Trong đó, nổi bật lên
vấn đề kinh tế và văn hóa.
Kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định và tác động trực tiếp đến đời sống
của nhân dân, đến sự phát triển chung của quốc gia dân tộc. Là nền tảng để xây
dựng phát triển xã hội, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. Do vậy, các chúa
Nguyễn và vua Nguyễn luôn quan tâm và phát triển kinh tế, văn hóa tạo thế vẵng
chắc cho việc xây dựng vương triều Nguyễn.
Kinh tế và văn hóa là hai “lăng kính” phản ánh sự phát triển xã hội đời sống
nhân dân một cách rõ nét. Vì thế, nghiên cứu kinh tế - văn hóa rất được nhiều nhà
khoa học quan tâm.
Triệu Phong là huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, từng là nơi
một thời có nền kinh tế phát triển nổi bật của Đàng Trong, trung tâm đầu não được
4
chúa Tiên Nguyễn Hoàng chọn làm nơi đóng dinh phủ, có nhiều di tích lịch sử văn
hóa lâu đời. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, nhân dân huyện Triệu Phong
luôn đoàn kết chặt chẽ trong cuộc sống lao động sản xuất, mảnh đất giàu truyền
thống yêu nước, cách mạng, là nơi có đời sống văn hóa tinh thần cũng như văn hóa
vật chất vô cùng phong phú và đa dạng.
Vì vậy, việc nghiên cứu, khôi phục một cách tương đối có hệ thống những gì
xảy ra trong quá khứ là vấn đề cần thiết. Là một người con sinh ra và lớn lên trên
quê hương Quảng Trị, thực hiện đề tài này ngoài ý nghĩa là một công trình nghiên
cứu lịch sử địa phương, luận văn còn thể hiện sự tri ân, biết ơn đối với quê hương.
Qua đó, có thể phác họa bức tranh tổng thể một cách đầy đủ và chân thực về
vùng đất Triệu Phong (Quảng Trị) dưới thời các chúa Nguyễn, vua Nguyễn. Đề tài
góp phần nào vào việc nghiên cứu lịch sử, kinh tế, văn hóa của vùng đất Triệu
Phong (Quảng Trị). Đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ biết trân trọng và giữ gìn bản
sắc văn hóa của quê hương, niềm tự hào về quê hương, dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ ý
thức hơn nữa trách nhiệm của mình, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
Riêng đối với bản thân, việc nghiên cứu đề tài luận văn còn là dịp để tôi tìm
tòi, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết hơn về quê hương.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tình hình kinh tế và văn hóa
huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu tình hình kinh tế, văn hóa của một địa phương rất là quan
trọng. Trong thời gian qua, vấn đề này đã được các tác giả sử học đề cập đến trong
các công trình nghiên cứu của mình.
* Về vấn đề kinh tế:
Nghiên cứu vấn đề về kinh tế, trước hết là kinh tế nông nghiệp có nhiều công
trình xuất bản. Trong đó nghiên cứu về ruộng đất Việt Nam ở các thế kỷ X - XIX có
các công trình sau: “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của
tác giả Vũ Huy Phúc (1979), “Chế độ ruộng đất Việt Nam” (2 tập) của tác giả
Trương Hữu Quýnh (1982), “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân
5
dân dưới thời Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên (1999)… các
tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống các loại hình sở hữu ruộng đất, bao gồm
phần pháp chế, các chính sách của triều đình, những tác động của chính sách ruộng
đất đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Đây là công trình nghiên cứu ruộng đất
trên cả nước nên chưa đi sâu từng địa phương cụ thể.
Ngoài ra, còn có rất nhiều chuyên khảo liên quan đến kinh tế - xã hội được
công bố như: “Kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của Nguyễn
Thế Anh gồm 6 chương đề cập đến hoạt động nông nghiệp, thủ công, thương mại
và các vấn đề về xã hội. Li Tana với “Xứ Đàng Trong Lịch sử kinh tế - xã hội Việt
Nam thế kỷ 17 và 18” gồm 7 chương, đề cập đến vấn đề có tính khai phá về sử liệu
như kinh tế, chính, trị, xã hội, quân sự, tiền tệ, dân số.
Sách “Làng nghề truyền thống Quảng Trị” do Y Thi chủ biên, (2011) đề cập
đến các nghề thủ công ở Triệu Phong: Làng nón Bố Liêu (xã Triệu Hòa), làng quạt
Phương Ngạn (xã Triệu Long), làng lược Xuân Dương (xã Triệu Trung), làng mộc
Gia Độ (xã Triệu Độ)…
Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài
Trong các luận văn, khóa luận tốt nghiệp những vấn đề như: tổ chức chính
quyền, kinh tế (thủ công nghiệp, thương nghiệp Quảng Trị) hay lịch sử một số làng
ở Triệu Phong đã được nghiên cứu như:
Đề tài khoa học cấp trường về làng xã ở Triệu Phong: Góp phần tìm hiểu làng
Đạo Đầu xã Triệu Trung - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị của tác giả Lê
Hoàng Nguyên (1998) trường ĐHKH Huế đã trình bày quá trình hình thành làng
Đạo Đầu.
Luận văn “Mạng lưới chợ ở tỉnh Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX” của Nguyễn Thị
Mỹ Linh (2012) trường ĐHSP Huế viết về hệ thống chợ làng cùng hoạt động của nó
trên địa bàn Quảng Trị. Trong đó, có đề cập đến chợ huyện Vũ Xương. Luận
văn“Thương nghiệp Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX” của tác giả Phạm Nhân Đức
trường ĐHSP Huế không chỉ nghiên cứu hoạt động nội thương mà còn nghiên cứu
hoạt động ngoại thương đã cung cấp nhiều tư liệu cho đề tài.
6
Luận văn “Quảng Trị dưới thời các Chúa Nguyễn” của tác giả Trần Thị Thu
Hương (2011) trường ĐHKH Huế, luận văn “Quảng Trị dưới triều Nguyễn” của tác
giả Trần Thị Tuyết Nga (2012) trường ĐHKH Huế trình bày một số hoạt động kinh
tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp…ở Quảng Trị dưới thời kỳ Chúa Nguyễn và triều
Nguyễn. Trên cơ sở đó có thể kế thừa và làm tài liệu tham khảo cho luận văn.
* Về vấn đề văn hóa:
Địa chí Quảng Trị (Sở Khoa học và môi trường), (1996) gồm 20 chương, ở
chương XVI “Sinh hoạt vật chất và tinh thần”, có đề cập đến sinh hoạt vật chất và
tinh thần ở huyện Triệu Phong về nhà ở, phương tiện đi lại, ăn uống, trang phục,
trang sức…Chương XVIII “Tín ngưỡng và tôn giáo” nêu lên một số vấn đề sự phát
triển, tổ chức sinh hoạt của Phật giáo và Thiên chúa giáo ở Triệu Phong nhưng chưa
nhiều.
Khóa luận tốt nghiệp: “Một số lễ hội tâm linh ở tỉnh Quảng Trị”của tác giả Lê
Thị Hoàng Dương (2013) trường ĐHSP Huế đã đề cập tới các lễ hội trên địa bàn
Quảng Trị trong đó có các lễ hội ở huyện Triệu Phong là: Lễ hội chợ đình Bích La,
lễ hội cầu ngư làng Phú Hội.
Bản “Báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện
Triệu phong” của Sở văn hóa thể thao và du lịch, Bảo tàng Quảng Trị (2013) trong
bài viết báo cáo này đã thống kê một sốt lễ hội đó có các lễ hội truyền thống như:
Lễ Đông chí làng Dương Lệ, lễ hội đua thuyền làng Trung Yên, nghề nhạc lễ cổ
truyền làng Bích Khê, tuồng Chợ Cạn đang được nghiên cứu bảo tồn và khôi
phục…
Các bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt như: Bài chòi - thú chơi đậm chất dân
gian ở Quảng Trị của tác giả Lê Thị Thanh Huyền, Di tích lịch sử - Văn hóa thời
Nguyễn Hoàng trên đất Triệu Phong và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị của tác giả
Hồ Viết Hy; Ngày xuân đi tìm tung tích tuồng Chợ Cạn của tác giả Trương Hữu
Qúy; Vật liệu truyền thống trong công trình kiến trúc dân gian của người Việt
Quảng Trị của tác giả Nguyễn Thị Nương; Tài liệu về Chợ Thuận và thành Thuận
Châu tại phòng văn hóa thông tin huyện Triệu Phong. Những bài viết trên không chỉ
7
thể hiện về đời sống tinh thần phong phú mặt khác kiến trúc nghệ thuật về đình
làng, chùa…cũng đa dạng.
Một số bài viết: Vài nét về Công giáo trên vùng đất Quảng Trị của tác giả
Đoàn Triệu Long (2014) trong tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tác phẩm “Hành trình
về truyền giáo” của tác giả A.D. Rhodes; Tài liệu về Chùa Sắc Tứ, chùa Long An
tại phòng văn hóa thông tin huyện Triệu Phong; Chùa Làng trong tâm thức của
người Việt tác giả Nguyễn Thị Nương trên Tạp chí Cửa Việt, luận văn thạc sĩ “Phật
giáo Quảng Trị từ giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” của tác giả Lê Thị Huyền Trang
trường DHKH Huế, đã đề cập đến sự du nhập và phát triển tôn giáo ở Triệu Phong,
một phần nào đó phản ánh về đời sống tâm linh tôn giáo của người dân nơi đây.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình kinh
tế và văn hóa huyện Triệu Phong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX một cách toàn diện, cụ
thể. Trên cơ sở thừa kế những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời trong
điều kiện cho phép hy vọng luận văn nghiên cứu một cách hệ thống về tình hình kinh tế,
văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị từ thế kỷ XVI đến thế
kỷ XIX bao gồm: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa tinh thần
và văn hóa vật chất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tìm hiểu về vùng đất Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XIX, tính từ 1558 khi Nguyễn Hoàng đặt chân đến vùng đất Ái Tử
đến năm 1885 nước ta hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.
Về không gian: Tương ứng với địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
ngày nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, trên cơ sở hệ thống hóa các
nguồn tư liệu hiện có. Luận văn muốn đi sâu tìm hiểu hơn về hoạt động kinh tế và
8
văn hóa ở huyện Triệu Phong (Quảng trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Qua đó, tái
hiện lại một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, văn hóa, đem lại cái nhìn chính
xác hơn về kinh tế, về vai trò, đặc điểm và tác động của nền kinh tế trong thời kỳ
này, góp phần hiểu biết về bộ mặt kinh tế ở huyện Triệu Phong nói riêng và kinh tế
của tỉnh Quảng Trị nói chung từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Đồng thời, ta có thể
phục dựng lại những nét văn hóa ở những lễ hội chợ tết, lễ hội dân gian, ăn uống,
nhà ở…thông qua đó ít nhiều sẽ giúp chúng ta gìn giữ lại những nét hồn quê của
ông cha đi trước và bản sắc văn của dân tộc.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nghiên cứu, tìm hiểu về kinh tế, văn
hóa đã giúp cho chúng ta giữ gìn, bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống của
dân tộc, góp phần tạo nên lòng tự hào về quê hương, dân tộc trong tâm hồn các
cộng đồng trẻ Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Triệu Phong và
phân tích tác động của nó tới hoạt động kinh tế, văn hóa ở huyện Triệu Phong từ thế
kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Trình bày và phân tích sự phát triển kinh tế, văn hóa ở huyện Triệu Phong
(Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Tiến hành nghiên cứu thực địa, ghi chép, thu thập các tài liệu trong nhân dân.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu thư tịch
Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng đối với đề tài, bao gồm các bộ sử như: Đại
Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ của Quốc sử quán triều Nguyễn. Các bộ địa chí như: Ô châu cận lục của
Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt địa dư chí của Phan
Huy Chú, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Đại Nam nhất
thống chí, Đồng Khánh địa dư chí của Quốc sử quán triều Nguyễn… đây là những
tác phẩm mang tính lịch sử - địa chí khảo tả một cách khá chính xác về vùng đất
9
Triệu Phong nói riêng và cả nước nói chung, cung cấp cho luận văn nhiều thông tin
về thời gian, sự kiện, các chính sách liên quan đến Triệu Phong.
- Một số sách, kỷ yếu, tạp chí có bài viết liên quan và Luận văn, Khóa luận tốt
nghiệp đã đề cập ở phần lịch sử vấn đề:
Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều
Nguyễn, NXB Văn học, Hà Nội; Lê Thị Hoàng Dương (2013), Một số lễ hội
tâm linh ở tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Huế, Huế;
Phạm Nhân Đức (2014), Thương nghiệp Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX, Luận
văn Thạc sĩ Sử học, Trường ĐHSP Huế, Huế; Lê Đình Hào (2001), Các nghề
thủ công truyền thống của người Việt ở Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Khoa
học Lịch sử, Trường ĐHKH Huế, Huế; Trần Thị Thu Hương (2011), Quảng
Trị dưới thời các chúa Nguyễn, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường
ĐHKH Huế, Huế; Li Tana (Nguyễn Nghị dịch) (1999), Xứ Đàng Trong Lịch
sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh;
Đoàn Triệu Long (2014), Vài nét về Công giáo trên vùng đất Quảng Trị, Tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo, số 05, (131), tr. 88-96; Nguyễn Thị Nương, “Chùa
làng trong tâm thức của người Việt Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt, (231), tr.
91; Nguyễn Thị Nương, “Vật liệu truyền thống trong công trình kiến trúc dân
gian của người Việt Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt, (134), tr. 93; Trần Thị
Tuyết Nga (2012), Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802 - 1885), Luận văn
Thạc sĩ Sử học, Trường ĐHSP Huế, Huế; Lê Hoàng Nguyên (1998), Góp phần
tìm hiểu làng Đạo Đầu xã Triệu Trung - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị,
Đề tài khoa học cấp trường của sinh viên năm 1997 - 1998, Trường ĐHKH
Huế, Huế; Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XIX, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội...
Ngoài ra còn một số tài liệu, khóa luận, luận văn, tạp chí khác giúp chúng tôi
có thể kế thừa và hoàn thành luận văn.
- Nguồn tài liệu điền dã
+ Các văn bản Hán Nôm, được lưu giữ tại các cơ quan trung ương và địa phương,
làng xã ở Triệu Phong như địa bạ, gia phả, khoán ước, hương ước, văn tế…
10
+ Đây là loại tư liệu có độ chính xác không cao, bắt buộc người nghiên cứu phải
sàng lọc, đối chiếu, so sánh bao gồm: lời kể của các cụ cao niên ở các làng, thơ ca,
hò, vè được truyền tụng trong nhân dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với một
số phương pháp khác như: điền dã, thống kê, so sánh, phân tích, mô tả, tổng hợp…
để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống lại bức tranh về kinh tế, văn hóa huyện Triệu Phong
(Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Đánh giá công lao của người Việt trong
quá trình mở đất, mở rộng diện tích canh tác, trồng trọt và phát triển văn hóa ở
huyện Triệu Phong (Quảng Trị).
- Góp phần đánh giá công lao của chính quyền chúa Nguyễn, Lê - Trịnh, Tây
Sơn, triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo cho công tác dạy
và học lịch sử địa phương.
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát mảnh đất, con người Triệu Phong (Quảng Trị) trước thế
kỷ XVI.
Chương 2: Kinh tế ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX.
Chương 3: Văn hóa ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế
kỷ XIX.
11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI
HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TRƯỚC THẾ KỶ XVI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Triệu Phong nằm về phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, chiều dài từ Tây
sang Đông ở đất liền hơn 40km, chiều rộng ở đồng bằng từ 15 đến 17km, từ 160
45’30” đến 160
53’54’’vĩ tuyến Bắc. Về địa giới, phía Bắc giáp huyện Gio Linh, thị
xã Đông Hà và huyện Cam Lộ, phía Nam giáp huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị;
phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp huyện Hướng Hóa. Theo miêu tả của
sách Đại Nam nhất thống chí:
Huyện Đăng Xương cách đạo 30 dặm về phía Tây Bắc, Đông Tây cách
nhau 43 dặm, Nam Bắc cách nhau 20 dặm, phía Đông đến địa giới Hải
Lăng 39 dặm, phía Tây đến địa giới 2 huyện Địa Linh và Thành Hóa 14
dặm, phía Nam đến địa giới Thành Hóa 9 dặm, phía Bắc đến biển 11 dặm
[15, tr. 99].
1.1.2 Đất đai
Đất đai Triệu Phong chia ra 4 vùng:
- Phía Đông huyện là một dãy cát chạy theo bờ biển suốt từ Bắc chí Nam, dài
trên 15km, rộng từ 4 – 4,5km. Đây là một phần của dãi Tiểu Trường Sa, chỉ toàn cát
trắng mịn, có nơi dồn lên thành từng động dài. Có bờ biển dài 30km, tập trung
nhiều loại hải sản có giá trị cao như mực, tôm, các loại cá…
- Phía trong dãi cát là vùng đồng bằng rộng từ 7 – 8km chất đất tiện lợi cho
việc canh tác, xóm làng xanh tươi đông đúc. Đây chính là bộ mặt và cuộc sống của
toàn huyện, là một trong hai vựa lúa của tỉnh.
- Qua khỏi vùng đất cát là xứ sở của những ngọn đồi thoai thoải có thể trồng
được những loại cây công nghiệp, cây dài ngày, cây lấy gỗ… Rãi rác có những bãi
rà thấp, nhỏ hẹp trồng được hoa màu, lương thực.
12
- Đi lên phía Tây, là một vùng núi rừng mênh mông với nhiều chóp núi khá
cao, có nhiều loại lâm sản có giá trị kinh tế như gỗ, mun, kiền kiền và một số cầm
thú hiếm. Dọc thượng lưu sông Thạch Hãn, có thung lũng Ba Lòng không rộng như
dài 6 đến 7km, đất phù sa màu mỡ, thích hợp với các loại hoa màu như bắp, đậu
xanh, đậu phụng.
Với sự phân bố đất đai như vậy, Triệu Phong trở thành một trong hai khu
vực của tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện.
1.1.3 Sông ngòi và địa hình
Triệu Phong có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp trong huyện.
Do phụ thuộc địa hình tự nhiên nên hầu hết các sông suối có đặc điểm là ngắn, hẹp
và dốc. Mùa khô nước xuống thấp, mùa khô nước dâng nhanh.
Sông Thạch Hãn là một hệ thống sông lớn của huyện, trước đây Thạch Hãn
hàng năm bồi đắp một lớp phù sa mới, và ngày nay qua hệ thống thủy nông lại đưa
nước về, biến hầu hết các cánh đồng Triệu Phong thành ruộng hai vụ. Khi đổ ra
biển, nó còn mở ta một cửa sông khá sâu, đó là Cửa Việt. Cửa Việt dù chưa đủ độ
sâu, rộng cần thiết cho tàu thuyền lớn ra vào song vẫn là cái cổng của tỉnh mở ra đại
dương. Đối với huyện, nó tạo thuận tiện cho giao lưu với bên ngoài. Đồng thời
mang lại một số ruộng muối, một số cơ sở chế biến hải sản.
Dòng sông Vĩnh Định chỉ chảy qua Triệu Phong độ 10km.Trước khi bị kênh
thủy nông bịt dòng ở An Tiêm nó cùng với sông Thạch Hãn là con đường thủy đi lại
và buôn bán sản vật địa phương giữa Huế với các chợ Ngô Xá, chợ Sãi, chợ Sòng ra
tận chợ Cầu (Gio Linh) và chợ huyện Vĩnh Linh, đặc biệt nửa cuối thế kỷ XV nó là
một đoạn sông vận chuyển quân lương cho Hồ Hán Thương và Lê Thánh Tông đi
mở mang bờ cõi phương Nam. Ngày nay nó là dòng kênh N1 của thiên nhiên phân
phối nước và phù sa nguồn Hãn, nguồn Nhùng qua các kênh hói vào nuôi sống các
cánh đồng Triệu Hải.
Cùng với Thạch Hãn, Vĩnh Định,Triệu Phong còn có sông Áí Tử và sông
Vĩnh Phước. Hai sông này không có sức tưới tiêu và khả năng giao lưu lớn, song lại
13
làm rạng ngời tên tuổi của huyện, của tỉnh trong sử sách qua trận đánh nổi tiếng
chống quân Minh xâm lược đầu thế kỷ XV tại ngã ba cuối dòng.
Địa hình Triệu Phong còn hình thành một mạng lưới đường bộ khá dày
đặc.Ngoài tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1 song song đi qua suốt chiều
rộng của huyện còn có 3 con đường từ thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt (64), đi Xuân
Viên (68), đi Thượng Phước, có thể lên tận Cùa (6 bis).Từ các tỉnh lộ lại xuất phát
chi chít những con đường liên hướng ngang dọc, trong đó có một số trải suốt huyện
như đường Linh Chiểu - An Cư, đường Linh Yên - Dã Bộ, tạo sự đi lại giữa các
thôn, xã khá thuận tiện.
1.1.4 Khí hậu
Bốn mùa thường ấm, tháng giêng, tháng 2 trời khí hòa ấm; tháng 3 khí trời
nóng dần, tháng 4 tiết tiểu mãn, thỉnh thoảng củng có lụt; tháng 5, tháng 6
và tháng 7 gió Nam thổi mạnh; tháng 8, tháng 9 khí trời mát dần, thường có
mưa lũ; tháng 10 trong những ngày mồng 3, 13 và 23 thường bị lụt… Trong
một năm nửa mùa thu sang mùa đông mưa nhiều, nửa mùa xuân về sau
thường nắng nhiều, từ tháng trọng đông (tháng 11) trở về sau, khí rét nhưng
không giá buốt, cây cối không rụng lá, khí trời đã ấm; tháng 12 sấm bắt đầu
dậy [48, tr.110].
Đây là vùng đất có khí hậu quá khắc nghiệt mọi thứ thiên tai đều luôn xảy ra
ở đây. Mọi thứ thiên tai đều luôn xảy ra ở đây, chồng lên nhau nối tiếp nhau, bất
thường nhiều hơn bình thường. Mùa xuân nếu không hạn thì có gió Đông Bắc mang
theo những đợt rét bất chợt làm hạn chế sự phát triển của lúa chiêm. Mùa hè, gió
Tây Nam khô khốc thổi về như những cơn bão kéo dài hàng tháng, cỏ cháy đồng
không, nước sông cạn hẳn, nước mặn dâng lên, lúa hè thu khó phương cứu chữa.
Mùa thu đang hạn bổng mưa bão đùng đùng, nhà cửa tốc mái, nước lụt cuốn hết
mùa màng, tài sản. Mùa đông trời lại mưa dầm, có khi kéo dài cả tháng, rét đến mức
cây lúa cấy xuống không lớn lên nổi. Đó là chưa nói đến nạn cát xâm lấn đồng
ruộng, lấp kênh hói; nạn đất bị sói mòn, thậm chí cả nạn đất lở, có khi làm mất chổ
như Trung Kiên, Hữu Kiên.
14
Khí hậu đã thế, đất đai lại nghèo về khoáng sản, không thuận lợi cho việc
xây dựng các cơ sở công nghiệp, trong lúc các nghề thủ công nhỏ không đủ sức vớt
vát cho nền nông nghiệp vốn đã độc canh lại luôn bấp bênh. Đòi hỏi người dân
Triệu Phong phải cần cù chịu khó, phải đoàn kết để vượt qua mọi trở ngại xây dựng
đòi sống ấm no.
1.2 Vùng đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV
1.2.1 Dấu vết con người thời tiền và sơ sử trên đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV
Từ buổi nguyên sơ, dấu vết con người thời tiền và sơ sử đã xuất hiện ở
Quảng Trị trong đó có Triệu Phong
Trong hai mùa điền dã năm 1993 – 1994 của trung tâm văn hóa Việt Nam và
bảo tàng Quảng Trị, các nhà Khảo cổ học đã tìm thấy những công cụ đồ đá cũ thuộc
nền văn hóa Sơn Vi ở Cùa, Carol, Cồn Cỏ và đồ đá giữa thuộc nền văn hóa Hòa
Bình, Bắc Sơn ở Lao Bảo, Khe Sanh, Tân Lâm. Việc tìm thấy các di tích hậu kỳ đồ
đá cũ ở Quảng Trị phân bố ở vùng miền núi lẫn hải đảo gần bờ là một thành tựu lớn
của khảo cổ học Việt Nam. Là minh chứng khá thuyết phục về sự tồn tại người
nguyên thủy trên đất Quảng Trị.
Những viên đá cuội gia công có dấu vết tham gia của con người vốn là công
cụ chặt vô định hình, hình múi bưởi, những tropper được ghè đẽo ở một đầu hay
một hoặc hai rìa cạnh; những mũi nhọn, bàn ghiền, chày ghiền, những võ ốc núi, ốc
suối đã chặt đít… đã viết nên trang sử vùng đất Quảng Trị thời kỳ cách ngày nay 1
vạn năm rưỡi đến 3 vạn năm [68, tr.16].
Ở Triệu Phong là nơi có nhiều dấu tích về thời đại hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim
khí. Từ trước đến nay đã có nhiều phát hiện ở vùng di tích Ba Lòng và dọc sông
Thạch Hãn.
Bên cạnh đó còn có địa điểm Phương Sơn xã Triệu Sơn - huyện Triệu Phong,
là nơi có dấu hiệu về con người nguyên thủy. Địa điểm này được được người Đoàn
cán bộ nghiên cứu phát hiện vào mùa điền dã 1992 -1993.
15
Theo PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung trong “Thống kê những địa điểm thuộc
Hậu kỳ đồ đá mới - sơ kỳ kim khí ở Quảng Trị” cho biết: “Địa điểm Phương Sơn
cũng như các địa điểm ở Bàu Đông - Mai Xá; Cồn Chùa - Lâm Xuân, nó nằm ở
vùng ven bàu và chân cồn cát”. Tại đây đã tìm thấy nhiều mãnh gốm thô, bỡ [19,
tr.77].
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu có điều kiện điều tra khảo sát thật quy mô
ở vùng này thì chắc chắn sẽ bắt gặp nhiều hiện vật và công cụ của người nguyên
thủy.
1.2.2. Dấu tích văn hóa Chămpa ở Triệu Phong
Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán thay thế họ Triệu xâm lược và cai trị
nước Âu Lạc. Ngoài hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật
Nam. Quận Nhật Nam là mảnh đất từ Hoành Sơn vào đến Quảng Nam. Chia thành
5 huyện: Tây quyền, Chu Ngô, Tỷ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm. Đến thời Đông
Hán, năm 192 một lãnh tụ nhân dân bộ lạc Dừa (Khu Liên) ở phía Bắc đã lãnh đạo
nhân dân lật đổ ách đô hộ nhà Hán, thành lập tiểu quốc Lâm Ấp. Đến thế kỷ IV, hai
tiểu quốc Lâm Ấp và Panduranga đã hợp nhất, hình thành vương quốc Chămpa. Lợi
dụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Quốc đô hộ, các thế lực của
Chămpa mở rộng địa bàn ra tại Hoành Sơn. Toàn bộ đất Triệu Phong lúc bấy giờ
thuộc vương quốc Chămpa cho đến đầu thế kỷ XIV. Chính vì lẽ đó, Triệu Phong
mang trong mình nhiều dấu tích văn hóa Chămpa.
Qua nhiều cuộc tìm hiểu khai quật, nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều dấu tích
liên quan đến kiến trúc đền tháp Chăm (Bích La, Trà Liên, Dương Lệ, Ngô Xá), các
tác phẩm điêu khắc Chăm, thủy lợi cổ (giếng Xóm làng Bích Khê, giếng Chùa làng
Đại Hào…), di tích thành lũy (thành Thuận Châu), chiếc vò đất nung ở dạng sứ,
dạng bán sứ. Những chiếc mộ vò (Dương Lệ) được chôn theo cụm gồm 7 chiếc, bên
trong có dấu tích than tro và các đồ tùy táng như công cụ bằng kim loại, đồ gốm
thô… thể hiện sự tiến bộ trong đời sống văn hóa của cư dân Chăm cổ tại vùng đất
Triệu Phong.
16
Thỉnh thoảng người dân còn tìm thấy ở gần các khu tháp Chăm xưa có nhiều
đồ bán xứ Trung Hoa (Quảng Đông) dưới các thế kỷ VII - IX - XI như gốm sứ Hán,
Lục Triều, Đường… đây là những bằng chứng về sự định cư lâu dài, liên tục của
các trường lớp cư dân dọc dãi cồn cát trong (Tiểu Trường Sa) nói chung Triệu
Phong nói riêng.
Điều này cũng góp phần chứng minh rằng: Ngay từ giai đoạn sớm ở khu vực
này, cư dân Chămpa cổ đã chủ động hướng mình ra biển và chủ động giao lưu tiếp
xúc bên ngoài, cụ thể là người Hoa qua cảng biển Mỹ Thủy, đặc biệt là cảng Cửa
Việt.
Trãi qua thời gian cùng với sự biến động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, xã
hội nền các đền tháp hiện nay chỉ còn tồn lưu dưới dạng phế tích nhưng những di
vật còn lại như: Tượng Uma Dương Lệ thuộc phong cách Trà Kiệu (cuối thế kỷ IX
đầu thế kỷ X), phù điêu lá nhĩ Trà Liên 1, 2 (tympan) thuộc phong cách nghệ thuật
Đồng Dương (nửa cuối thế kỷ IX), đầu tượng tu sĩ Trà Liên thuộc giai đoạn nghệ
thuật Đồng Dương. Yoni Dương Lệ…cũng phản ánh nhiều khía cạnh lịch sử, văn
hóa, nghệ thuật.
Qua những tư liệu được mô tả trong Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục; các
nhà khảo cổ học người Pháp như Henri Parmentier, Madeleine Colani, linh mục
Léopold Michel Cadière đầu thế kỷ XX và gần đây nhất là một số cán bộ trường
Đại học Khoa học Huế đã phần nào khôi phục lại bức tranh về 4 tháp Chăm từng
tồn tại trên đất Triệu Phong đó là:
Khu đền tháp Dương Lệ: Di tích nằm cạnh con đường liên xã về phía Đông
trên một gò đất khá cao có tên gọi là Cồn Giàng thuộc làng Dương Lệ Đông, xã
Triệu Thuận, huyện Triệu Phong.
Theo Dương Văn An trong tập “Ô châu cận lục” viết năm 1555, thì lúc đó di
tích chỉ “còn cái nền cũ”. Những năm đầu thế kỷ XX, linh mục L.P. Cadière khi
đến khảo sát khu đền Dương Lệ cũng không thể biết được điều gì hơn ngoài việc
nhận thấy rằng: “Trong vùng có tên là Huyền Vũ xứ có một lùm cây mà ở đó người
17
ta thấy những phế tích của một tháp Chăm đã đổ nát. Đống gạch ở trung tâm cao
gần 3m và hình như có nhiều đống như vậy có nguồn gốc từ những công trình kiến
trúc… Cách 200 - 300m về phía bắc, gần làng hơn là một cái cồn khác mà ở đó có
nhiều viên gạch chôn sâu trong lòng đất. Tên của nơi này là Cồn Kéc mà người ta
nói với tôi là nó thuộc thổ âm của hai chữ Cồn Gạch” [19, tr.187]. Ông cũng cho
biết thêm cạnh đống gạch trung tâm có một ngôi miếu của người Việt, bên trong
một pho tượng nữ thần là Uma - vợ của thần Siva. Đây chính là ngôi miếu Bà
Giàng.
Ở phía Nam Cồn Giàng, giữa những mô đất thấp nhô, trên bề mặt của những
lớp gạch mũn nát có hai mô đất có đường kính từ 10 - 15m với mật độ gạch dày
đặc còn ở địa hình dương. Rất có thể đây là hai ngôi tháp phụ khác với quy mô và
chiều cao không lớn nằm trong tổng thể của khu đền tháp Dương Lệ. Tại khu vực
Cồn Giàng, bên cạnh những lớp gạch vỡ không định hình thì kích thước các viên
gạch nguyên dày mỏng nhiều loại, có viên chỉ mỏng 4cm; nhiều viên ngói Chăm
dày 0,8cm. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy nhiêu chi tiết kiến trúc như: một
lintau đá có lỗ mộng vuông (10x10cm), dài 1,03m, rộng 0,33m, dày 0,23m; một
thanh khác rộng 0,4m, dài 1,13m; một chân cột sứt vỡ có cạnh là 0,65m, giữa có lỗ
mộng vuông…cùng với những cấu kiện nữa đang bị vùi phần lớn dưới đất [4,
tr.113].
Cạnh Cồn Giàng có một cồn đất nữa mà nhà nghiên cứu L.P. Cadière đã
nhắc tới là Cồn Kéc (Cồn Gạch). Cồn đất này nằm cách Cồn Giàng khoảng 200 -
300m về phía Tây Bắc. Từ năm 1979, một con mương cắt qua đã làm cho cồn đất
này bị đào bới mất hết dấu vết. Tuy nhiên, trên mặt hồ có nhiều gạch vỡ, sõi, cuội;
hai bên bờ mương có nhiều gạch, ngói vỡ màu đỏ nhạt, vàng nhạt, xám trắng xếp
chồng, độ nung vừa phải [9, tr.113]
Đáng chú ý nhất trong số những di vật còn lại tại Cồn Giàng là một Yoni
bằng đá còn nguyên. Đó là biểu tượng âm vật song cùng với Linga - biểu tượng
dương vật - trong hệ sáng tạo được người Chăm thờ cúng phổ biến với ý nguyện
18
sinh sôi nảy nở. Yoni Dương Lệ có kích thước: dài 1,88m, rộng 1,38m, dài vòi
0,50m, rộng vòi 0,34m [6, tr.114]
Linga được tạc liền, nguyên khối với Yoni (Linga bị đập vỡ nên không còn
nằm nguyên vẹn trên bề mặt Yoni nữa), nhưng thông qua dấu vết còn lại thì thấy
Linga có đường kính 0,46m. Bộ Linga - Yoni được đặt trên một đài thờ kép gồm
hai bệ đá có kích thước xếp chồng lên nhau, không có họa tiết trang trí mà chỉ được
tạo ra các đường gờ giật cấp. Bệ đá trên, nơi đặt Yoni có hình vuông, cạnh là
1,76m, được tạo thành do hai tảng đá ghép lại với nhau; bệ đá bên dưới là một tảng
đá nguyên, có kích thước nhỏ hơn tảng đá bên trên. Bộ ngẫu tượng sinh thực khí
Linga - Yoni cùng với đài thờ, theo các nhà nghiên cứu là thuộc đối tượng thờ của
tháp trung tâm [12, tr.114]
Như vậy, trên toàn bộ tổng quan của khu đền tháp Dương Lệ xưa có ít nhất
là từ 4 - 5 công trình kiến trúc đền tháp đồ sộ. Bố cục của chúng được sắp xếp theo
trật tự là: có một ngôi tháp chính lớn hơn cả nằm ở giữa, thờ bộ sinh thực khí Linga
- Yoni; một ngôi tháp nằm cách tháp chính một chút về hướng Tây thờ nữ thần Uma
- thần mẹ xứ sở của người Chăm và có từ 2 - 3 kalan khác nằm ở phía Nam và Đông
Nam vốn là tháp hoặc đền thờ của những vị thần phụ khác.
Về niên đại khởi tạo nhóm đền tháp Dương Lệ, cho tới nay vẫn còn quá ít để
khẳng định một cách chắc chắn. Chỉ biết rằng qua pho tượng Uma - vị thần được
thờ cúng trong một ngôi tháp ở thánh địa Dương Lệ, các nhà khoa học cho là chúng
thuộc phong cách nghệ thuật Trà Kiệu (thế kỷ IX); và như vậy, hẳn là nhóm đền
tháp Dương Lệ đã được xây dựng từ thế kỷ IX trở về trước.
Khu đền tháp Trà Liên: Di tích nằm trên một vùng cát thuộc xóm Nam Bồi,
làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Địa điểm này nằm cạnh khu vực
nguyên là lỵ sở dinh chúa Nguyễn - dinh Trà Bát.
Đầu thế kỷ XX, L.P. Cadière phát hiện ra địa điểm đổ nát của ngôi tháp
Chăm và ghi lại như sau: “Ở trên địa phận xóm Bồi, đã tìm thấy di tích Chàm trong
một lùm cây rậm rạp gọi là Lùm Giàng. Nó nằm ở vùng cao có nhiều cát về phía
19
Bắc được gọi là Cồn Dinh. Đây là địa điểm mà chúa Nguyễn đã chọn làm nơi đóng
lỵ sở của ông ta vào năm 1750 và thuộc trên bờ một nhánh sông cũ, ngày này đã bị
lấp phần giữa nhưng hai đầu không được nên gọi là Hói Cụt” [14, tr188]
Vào thời điểm đó, L.P. Cadière đã nhìn thấy phía trước tháp đổ là một tượng
thờ rất đẹp, trên đó có một Yoni được “giữ gìn tốt và dường như nguyên vị”, vòi
quay về hướng Bắc.Yoni có cạnh khoảng 1,2m. Cả bệ thờ và Yoni cao 0,8m. Ở giữa
Yoni có một Linga hình chỏm cầu cao 0,4m [12, tr128].
Năm 1983, một nhóm nghiên cứu của viện Khảo cổ học Việt Nam và khoa
Lịch Sử Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học Huế) tiến hành nghiên
cứu về tháp Trà Liên thì các cồn đất do các ngôi tháp đổ xuống đã bị dân địa
phương đào bới để lấy gạch và đất đắp mồ mả. Bàn thờ “nguyên vị” (in situ) với sự
hiện diện đầy đủ cả bệ, Yoni và Linga mà L.P Cadière cho biết trước đó đã không
còn nữa. Tuy nhiên, do việc đào bới của dân đã phát lộ ra một tấm phù điêu lá nhĩ
và ba khối đá ở trên bề mặt giúp các nhà nghiên cứu đi đến nhận định:
- Khối đá thứ nhất (dài 1,06m, rộng 0,68m) và thứ hai (dài 0,83m, rộng
0,43m), trang trí hoa văn ở cả hai mặt nguyên là của một đài thờ. Khối đá thứ ba
(dài 0,80m, rộng 0,44m) có phù điêu một mặt chưa xác định được vị trí [18, tr129].
- Tấm phù điêu lá nhĩ (đường kính đáy 1,54m, cao 1,22m) trang trí hình
tượng một cỗ xe bảy ngựa với thần Surya - cỗ xe mặt trời là tấm phù điêu gác trên
đầu cửa [22, tr.129].
Từ bệ thờ của tấm phù điêu lá nhĩ cho thấy tháp Trà Liên có cấu trúc ba tầng;
trong đó tầng dưới cao khoảng 3m, toàn bộ tháp cao khoảng 12m [3, tr.130].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho biết thêm ở phía Đông nền tháp còn lại
hai mảng tường chừng 1m, có 10 lớp gạch còn nguyên, xung quanh nền của tháp,
gạch đổ ngổn ngang - loại gạch có kích cỡ 30x 15x15cm, độ nung không cao, có
màu nâu non như vẫn thường thấy ở các kiến trúc tháp Chăm khác [11, tr.130]
20
Trước năm 1990, dấu tích về nền tháp trung tâm với sự tồn tại hai mảng
tường cao chừng 1m có 10 lớp gạch thì sau đó không lâu đã bị xóa dấu vết. Trên
khu vực này chỉ còn lại ba khối đá, các khối đá được trang trí mô típ hình những
vòm cửa giả, bên trong vòm cửa là hình một người đứng chắp tay trước ngực giống
như những tu sĩ Bà la môn; trên các đường gờ nỗi là hoa văn dây leo cuộn hình sâu.
Ở một địa điểm vốn là nơi tọa lạc của một ngôi tháp đã bị đào đến phần móng có
một tấm tympan khác cao 1,20m, rộng đáy 2,10m, dày 0,17m được phát lộ nằm trên
mặt đất. Tấm tympan có hình tượng thần Siva và Uma đang ngồi tọa thiền dưới tán
cây vũ trụ [2, tr.131].
Về niên đại qua phân tích họa tiết điêu khắc ở các khối đá và hai tấm phù
điêu lá nhĩ, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận tháp Trà Liên thuộc phong cách
nghệ thuật Đồng Dương (nửa cuối thế kỷ IX).
Khu đền tháp Bích La: Di tích nằm ở xóm chùa, phía Tây làng Bích La
Trung, xã Triệu Đông.
Khu vực này nguyên có tên gọi là Cồn Giàng, tại khu vực này nằm rãi rác ở
nhiều nơi trong vườn của các hộ gia đình, có một số chi tiết mà các nhà nghiên cứu
đã nhìn thấy được qua những lần khảo sát:
- Một bệ thờ vuông bằng đá sa thạch, có cạnh 0,95m, dày 0,28m, bị sứt ba
góc nằm trong sân nhà người dân [26, tr.133]
- Một bệ đá vuông có cạnh 0,94m, dày 0,21m được dựng làm bình phong
trước sân nhà anh Dương Lục [2, tr.134].
- Một Yoni có cạnh vuông 0,80m, dày 0,3m, dài vòi khoảng 0,15m (đã vỡ).
Giữa lòng Yoni đục thủng một lỗ vuông có cạnh 0,26m nhỏ dần xuống dưới. Đây là
điểm để gắn Linga. Bề mặt tiếp xúc giữa Yoni và Linga có cạnh vuông 0,34m, đó
cũng chính là cạnh vuông phía dưới của Linga [8, tr.134]
21
- Hai trụ cửa bằng đá dài 1,1m, cạnh vuông 0,42, hai đầu có chốt mộng tròn
nhô ra được nhặt làm bệ đỡ cho một chiếc cầu nhỏ bắc qua một mương nước. Ngoài
ra còn có nhiều bệ đá, chân cột khác nằm ngập trong đất [12, tr.134].
Đầu thế kỷ XX, khi đưa địa điểm Bích La Trung vào danh mục các di tích
Chàm ở Quảng Trị và Thừa Thiên được đăng tải trên tạp chí B.E.F.E.O (1905), linh
mục L.P. Cadière gọi những di vật mà ông thấy theo cách gọi của dân địa phương
là những “Phật lồi”, “những Bụt Chàm”. Những di vật này gồm một tấm lá nhĩ
(tympan) được chạm trổ hình Siva múa điệu vũ trụ, một số tấm khác đã được đẽo
gọt và một Yoni. Ngoài “đống gạch được hình thành từ một ngôi tháp bị đổ” là một
“khoảng đất được nâng cao hơn, chạy theo suốt chiều dài của tường; người ta thấy
một số địa điểm của những mảnh gạch vỡ. Những cuộc khai quật cho phép xác định
được nguyên bản của tường này, nó dường như kéo dài ra trên một diện tích lớn”
[30, tr.198].
Tiếp sau L.P. Cadière, H. Parmentier đã nhắc lại địa điểm này thông qua sự
nhấn mạnh đến việc mô tả chi tiết về tấm phù điêu lá nhĩ, 2 lintau cửa và Yoni. Ông
còn cho biết thêm về cuộc khai quật tháp Bích La đã được thực hiện bởi Bảo Tàng
Guimet Paris mà theo ông là đã “đào tìm một cách vô nguyên tắc”. Trong cuộc
khai quật này, người ta mang đi một pho tượng trong đó có một pho tượng Uma vốn
đã được người Việt thờ trước đó trong một ngôi miếu “trước sự thất vọng của
người dân địa phương”. H. Parmentier dẫn một đoạn báo cáo của Bảo tàng Guimet
Parmentier dẫn một đoạn báo cáo của Bảo tàng Guimet Paris mô tả về pho tượng
Uma Bích La khi pho tượng đã bị đưa về Pháp như sau:
“Một bức tượng khác, nhỏ hơn, tượng trưng cho nữ thần Uma… khỏa thân
từ cổ xuống hông, bộ ngực căng tròn, hơi thỏng xuống tượng trưng cho tình mẫu tử.
Đầu thần đội một mũ miện (mũ ba vòng) và ở trán có một hình thoi có đánh dấu ở
giữa. Toàn thân mang một chiếc jupe sát người với một nếp gấp ở nịt. Uma đứng
thẳng, đôi chân chéo lại trên một con bò mộng bị đè bẹp phải chống đỡ trên tứ chi
của nó” [21, tr.531].
22
Từ những chỉ dẫn của hai nhà nghiên cứu người Pháp đầu thế kỷ và bằng kết
quả của nhóm nghiên cứu Viện khảo cổ học Việt Nam và Khoa Lịch sử Đại học
Khoa học Huế trong những năm cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học cho rằng tháp
Bích La là một công trình kiến trúc đền tháp Chămpa được xây dựng theo mô hình
một khu đền tháp có từ hai ngôi tháp trở lên [8, tr.136].
Ở đây, ngoài nguyên liệu chính là gạch nung còn được sử dụng khá nhiều
các chi tiết kiến trúc bằng đá (như: lintau, trụ cửa, lá nhĩ đặt trên vòm cửa chính…).
Tấm tympan tạc hình tượng Siva vũ điệu tandava phải thuộc về ngôi tháp chính -
tháp trung tâm và chúng cho thấy rằng đây là một công trình khá đồ sộ, chiếm lĩnh
chiều cao khoảng từ 15 - 20m. Bên trong ngôi tháp chính có thờ một bệ thờ vuông,
nhiều lớp, trên đó đặt một bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga - Yoni có kích cỡ vào
loại trung bình [19, tr.136]
Về niên đại, dựa trên sự thẩm định của các nhà nghiên cứu về tấm phù điêu
lá nhĩ tạc hình Siva múa điệu vũ trụ (tandava) hiện trưng bày tại Bảo tàng Nghệ
thuật Chăm Đà Nẵng thì tháp Bích La có phong cách nghệ thuật Hòa Lai (nửa cuối
thế kỷ VIII).
Khu đền tháp Ngô Xá: Di tích nằm bên bờ bắc sông Vĩnh Định, thuộc xóm
Đồng Bái, làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung.
Trên một khu đất có diện tích gần 250m2
, cao hơn mặt bằng xung quanh gần
1m thấy chi chít loại gạch Chăm; đa số đã vỡ nát, song vẫn còn nhiều nguyên vẹn.
Gạch chủ yếu tập trung theo hai loại: một loại có kích thước 18,5cmx13cmx15cm
và một loại khác kích thước 23cmx18cmx6,5cm [15, tr.151].
Trong khu vực hiện có hai miếu thờ của nhân dân địa phương: một ngôi
miếu thờ bà Hỏa bên trong đề ba chữ Hán: “Cầu tất ứng” và một miếu thờ Thổ thần.
Nằm rãi rác xung quanh miếu có hai phiến đá sa thạch. Một phiến đá hình vuông có
cạnh 84cm, dày 15cm, bề mặt có giật cấp thành hai bậc gờ trên có chiều ngàng 4cm;
phiến thứ hai dày 70cm, rộng 61cm, dày 18,5cm cũng giật cấp thành hai bậc, có
23
điều chỉ tạo bậc ở hai phía, còn hia phía khác có thiết diện mặt cắt phẳng [26,
tr.151].
Cả hai phiến đa này chắc chắn là bệ thờ của một Yoni nào đó, xếp đặt của bệ
sẽ là hia tầng: Bệ dưới là bốn phiến đá ghép lại, còn bệ trên là phiến đá thứ nhất.
Đáng tiếc Yoni (và cả Linga) nay không còn tìm thấy nữa.
Đây là phế tích của một đền tháp Chăm đã bị đổ nát từ lâu. Về sau người
Việt biến khu vực này thành nơi thờ cúng của mình, và họ cũng đã tiến hành đào
bới xung quanh khu vực này, mang đi những di vật vốn có của ngôi tháp để đến nay
tất cả chỉ là một hiện trạng khó có thể xác định được về quy mô, kích thước và niên
đại của ngôi tháp này.
Như vậy, cùng với sự tồn tại nhiều dấu ấn văn hóa Chămpa vùng đất dọc
theo hai bên dãi cồn cát trong, trong đó có ngôi đền tháp Dương Lệ - Trà Liên -
Bích La - Ngô Xá cho chúng ta thấy đây là một khu vực quần cư đông đúc và có
một bề dày lịch sử của một bộ cư dân Chăm thuộc châu Ô xưa.
1.3. Qúa trình thay đổi địa giới hành chính huyện Triệu Phong qua các thời kỳ
Theo các nguồn thư tịch cổ vùng đất Triệu Phong dưới thời Văn Lang - Âu
Lạc nằm trong bộ Việt Thường, 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sách Dư địa chí
của Nguyễn Trãi chép: “Thuận Hóa xưa là bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ
tư về phương Nam” [71, tr.44].
Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. Năm 111TCN, nhà Hán thay thế
họ Triệu xâm lược và cai trị Âu Lạc. Triệu Phong thuộc quận Nhật Nam.
Sau cuộc khởi nghĩa của Khu Liên (192) giành thắng lợi, một tiểu quốc độc
lập mà thư tịch Trung Hoa gọi là Lâm Ấp thành lập, người Chăm gọi nước mình là
Chămpa. Đến thế kỷ IV Vương quốc Chăm pa thống nhất, mở rộng địa bàn ra đến
Hoành Sơn.Vùng đất Triệu Phong lúc ấy thuộc vương quốc Chăm pa cho đến đầu
thế kỷ XIV.
24
Năm 1306, cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân với
sính lễ là châu Ô và Châu Lý (Rí). Năm 1037, vua Trần cho đổi đến làm châu
Thuận, châu Hóa và sát nhập vào bản đồ Đại Việt. Triệu Phong thuộc châu Thuận
(gồm 6 huyện: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn, An Nhơn), lúc
bấy giờ Triệu Phong có tên là Vũ Xương.
Khi nước ta thuộc nhà Minh, châu Thuận lãnh 4 huyện là Thạch Lan, Ba
Lãng, Lợi Điều, An Nhân, châu Hóa lãnh 7 huyện là Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Hợp,
Lai Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng. Niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh thứ 17, nhập hai
huyện Lợi Bồng, Tư Dung của Châu Hóa vào huyện Sĩ Vinh, nhập ba huyện Sạ
Hợp, Bồ Đài, Bồ Lãng vào châu Hóa, nhập bốn huyện Thạch Lan, Ba Lãng, Lợi
Điều, An Nhân vào châu Thuận.
Đến đầu triều Lê đổi thuộc lộ Thuận Hóa. Niên hiệu Quang Thuận thứ 10
(1469) triều Lê Tháng Tông chia đất lập phủ Triệu Phong thuộc thừa tuyên Thuận
Hóa như trên.
Năm 1558, Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Huyện
Triệu Phong có tên gọi là Đăng Xương gồm 5 tổng (107 xã 29 phường 7 giáp): “An
Phúc, An Lưu, An Cư, An Đôn, An Lạc”[33, tr.101-102].
Niên hiệu Gia Long năm thứ nhất (1801), cắt 3 huyện Hương Trà, Quảng
Điền (đổi tên từ Đan Điền), Phú Vinh đổi tên từ Sĩ Vinh) đặt thành dinh Quảng
Đức. Huyện Điện Bàn cắt về dinh Quảng Nam. Phủ Triệu Phong còn lại hai huyện
Vũ Xương và Hải Lăng thuộc dinh Quảng Trị mới lập. Năm Minh Mạng thứ 3
(1822) lấy huyện Minh Linh của phủ Tân Bình đặt thuộc phủ Triệu Phong. Năm thứ
12 (1831) đổi dinh Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị. Năm thứ 17 (1837) đặt thêm
huyện Địa Linh thuộc phủ Triệu Phong.
Niên hiệu Tự Đức năm thứ 6 (1853) bỏ tỉnh Quảng Trị đặt đạo Quảng Trị
trực thuộc phủ Thừa Thiên, giải thể phủ Triệu Phong, bỏ huyện Địa Linh giao
huyện Minh Linh kiêm tính. Các huyện trực thuộc đạo. Năm thứ 29 (Bính tý 1876)
lập lại tỉnh Quảng Trị, khai phục phủ Triệu Phong kiêm lý huyện Đăng Xương,
25
thống hạt các huyện Minh Linh, Hải Lăng. Năm Thành Thái thứ 12 (1900) tách
huyện Vĩnh Linh khỏi sự thống hạt của phủ Triệu Phong và nâng lên thành phủ
Vĩnh Linh.
Năm Duy Tân thứ 2 (1908) bỏ huyện Thuận Xương (tức huyện Đăng Xương
cũ), địa hạt do phủ Triệu Phong trực tiếp cai trị. Năm 1918 - 1919 đời vua Khải
Định, qua cải cách hành chính phủ chỉ là huyện lớn không kiêm lý huyện và Thuận
Xương trở thành phủ, lấy tên là phủ Triệu Phong, gồm 5 tổng (An Đôn, Bích La, An
Dã, An Cư, và An Lưu).
1.4 Công cuộc khẩn hoang hình thành làng xã huyện Triệu Phong trước thế kỷ
XIX.
Sau khi tiếp quản nhà Trần cho dời dân từ phía Bắc vào ở, mở đầu quá trình
hình thành làng xã và thành lập đơn vị hành chính. Tại Triệu Phong kể từ khi Châu
Ô của Chămpa trở thành Châu Thuận của Đại Việt, thời điểm này quá trình di dân
lập ấp của người Việt vào vùng Thuận Hóa mới chính thức bắt đầu. Các làng Việt
thay thế dần những làng Chăm và từng bước phát triển lớn mạnh dần lên qua các
thời kỳ lịch sử.
Song hành với đợt di dân là sự hình thành của các làng xã. Trên vùng đất
Miền Trung, Quảng Trị nói chung và Triệu Phong nói riêng, các làng xã người Việt
cũng bắt đầu được định hình trong hoàn cảnh như vậy.
Qua bài “Nghiên cứu làng xã dọc bờ sông Thạch Hãn” kết hợp với điền dã
cho thấy đến nay ở Triệu Phong toàn bộ các làng xã chúng tôi tìm hiểu hầu hết
không có một tư liệu thành văn nào đề cập đến quá trình hình thành làng xã. Tuy
nhiên, qua quá trình tìm hiểu, tiếp cận các tài liệu khảo cổ, cho thấy rằng các làng
người Việt đến định cư sớm nhất trên vùng đất này là từ thời nhà Lê thế kỷ XIV, mà
điểm mốc là sau năm 1306. Tiếp đến là những làng được hình thành dưới thời chúa.
Ngoài những làng được định hình từ sớm trong lịch sử thì dần dần qua
thời gian lại xuất hiện thêm những làng mới. Sự có mặt thêm những làng mới này
xuất phát từ hai trường hợp chủ yếu. Thứ nhất, đó là những làng di cư vào vùng
26
Thuận Hóa ở những khoảng thời gian muộn về sau này (khoảng thế kỷ XVII -
XVIII), tức là sau các làng đã hình thành trong đợt di dân nhập cư diễn ra dưới thời
Nguyễn Hoàng. Cư dân của những làng mới này cũng có nguồn gốc ở vùng Thanh
Nghệ Tĩnh hoặc xa hơn nửa ngoài vùng đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc, Thăng Long... Khi xã hội phong kiến ngày một phát triển, cư dân
trở nên đông đúc, ruộng đất công chiếm đại đa số khiến những cánh đồng chiêm
trũng của vùng Bắc Bộ trở nên chật chội, nhỏ hẹp không đủ để canh tác cày cấy. Bộ
phận những cư dân không có ruộng vườn buộc phải chèo kéo nhau tiến vào vùng
Thuận Hóa trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Trị để làm ăn sinh sống. Ngay từ buổi
đầu “chân ướt chân ráo” bước vào vùng đất mới, một bộ phận cư dân này đã xin gia
nhập vào các làng đã được định hình từ trước. Họ được chấp nhận với tư cách là
những “khách hộ”. Một thời gian sau họ trở thành “chính hộ” và có quyền lợi đồng
đẳng như những cư dân chính của làng. Qua tư liệu đinh bạ thời Thái Đức có trường
hợp chỉ sau hai năm cư ngụ tại làng những người ngụ cư được cho “trục” vào dân
cư chính của làng. Bộ phận còn lại vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan khác
nhau đã không nhập làng mà tiến hành khai phá những khu đất còn hoang hóa nhỏ
hẹp chưa có chủ sở hữu nằm cạnh các làng cái, làng chính. Họ dựng nhà cửa để
định cư và khai thác điền thổ. Sau đó trong quá trình sinh sống họ tếp cận, quan hệ
với các làng cái để trao đổi mua bán, lấn chiếm và thậm chí là dùng thủ đoạn lừa gạt
đất đai để nới rộng địa vực cư trú và diện tích canh tác. Từ đó các làng mới được ra
đời, họ được chính quyền sở tại lúc bấy giờ công nhận làng và chính thức có tên
trên bản đồ làng xã Triệu Phong.
Con đường thứ hai hình thành những làng mới xuất phát ngay chính trong
nội tại các làng chính, làng cái và ít nhiều có phần mang tính “quy luật”. Khi những
làng được hình thành từ xa xưa thì vốn ban đầu cư dân đang còn ít ỏi, họ tụ cư gần
kề nhau và mang tính co cụm theo kiểu chòm xóm nhiều hơn. Nhưng dần dà qua
thời gian, các dòng họ trong một làng sinh con đẻ cháu làm cho dân số ngày càng
phát triển, cộng thêm bộ phận dân cư mới xin gia nhập làng đã khiến cho cuốn sổ
hộ tịch của làng ngày một dày lên. Từ đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhu cầu về
nhà ở và đất canh tác ngày càng lớn. Việc dựng nhà cửa bắt đầu có sự giản nở và
27
hình thành nên các xóm mang tên gọi như: xóm trên, xóm dưới, xóm làng, xóm cồn,
xóm bàu, xóm thượng, xóm hạ, xóm trung,…Các xóm đó tồn tại và phát triển trong
phạm vi của một làng. Cho đến khi mạnh dần lên, cư dân trở nên đông đúc, diện
tích đất canh phá thêm ngày một rộng rãi và dần dần vượt ra khỏi sự quản lý của
làng. Cư dân của những xóm này bắt đầu tách dần ra khỏi làng chính, xin lập điền
bộ, đinh bộ và thuế bộ riêng. Từ đó hình thành nên những làng mới tồn tại độc lập,
có đầy đủ tư cách pháp nhân và được chính quyền nhà nước quản lý bảo vệ. Đó là
các làng được hình thành vào thời gian muộn về sau này, khoảng đầu thế kỷ XIX
như: Đại Lộc Thượng, Bích La Thượng (Triệu Long), Xuân Khê (Hiệp Khê), Kiên
Phước (Triệu Ái)…
Những làng có mặt sớm nhất trên đoạn sông Thạch Hãn là làng Cổ Thành
(xã Triệu Thành), Nhan Biều (Triệu Thượng). Cư dân của các làng này đến tụ cư tại
khu vực này vào khoảng từ thế kỷ XIV đến nữa đầu thế kỷ XVI. Đó là những làng
hình thành sớm dưới thời nhà Trần, Hồ, Minh thuộc và Hậu Lê trong khoảng thời
gian từ sau năm 1306 đến trước 1553 được Dương Văn An thống kê trong phần
Danh mục các làng xã của sách Ô Châu Cận Lục.
Tiếp nối bước chân Nam tiến của người Việt, cư dân từ đất Bắc tiếp tục
đến định cư ở hai bên bờ của khúc sông này và hình thành nên các làng Thượng
Phước, An Đôn, Xuân An, (xã Triệu Thượng), An Tiêm (xã Triệu Thành), được Lê
Quý Đôn thống kê trong Phủ Biên Tạp Lục vào năm 1776. Hai làng Trung Kiên (xã
Triệu Thượng), Hậu Kiên (xã Triệu Thành) hình thành vào cuối thế kỷ XVI. Các
làng còn lại hình thành vào những khoảng thời gian muộn về sau này có làng Tả
Hữu được thành lập dưới thời nhà Nguyễn. Gốc của họ vốn ở làng Tả Hữu (xã
Triệu Tài) di cư lên.
Đoạn từ làng Cổ Thành đến ngã ba - nơi hợp lưu giữa sông Thạch Hãn và
sông Vĩnh Phước phía tả ngạn sông gồm các làng Giang Hến (nay là khu phố V thị
trấn Ái Tử), Ái Tử (Triệu Ái), Trà Liên Đông/Trà Bát, Tiểu Áng/Phú Áng. Phía hữu
ngạn sông Thạch Hãn uốn lượn quanh co qua địa bàn xã Triệu Long bao gồm các
làng Tân Định, Bích Khê/Hồng Khê, An Mô/Yên Mô, Đâu Kênh/Đâu Kinh, Bích
28
La Thượng, Nha Nghi/Vệ Nghĩa, Phù Lưu, Hoa Ngạn/Phương Ngạn, Đại Lộc
Thượng, Đại Lộc Trung và một phần đất của Triệu Thuận ở địa phận thôn Đại Lộc
B (Vạn Đại Lộc).
Trong số những làng này có làng Ái Tử, Trà Liên Đông, Vĩnh Phước, Phú
Áng, Bích Khê, Phù Lưu, Phương Ngạn/Hoa Ngạn, Vệ Nghĩa/Nha Nghi. Đó là
những làng hình thành sớm nhất vào khoảng từ thế kỷ XIV đến nữa đầu thế kỷ XVI.
Tiếp đó là các làng được hình thành vào thời Chúa như làng An Mô (Triệu
Long), làng Giang Hến (nay là khu phố V thị trấn Ái Tử). Tiền khai khẩn của làng
An Mô đồng thời là Thủy tổ họ Phạm tên là Phạm Thuận Bình. Ngài là một vị
tướng trong đoàn quân tham gia trấn thủ Thuận Hóa cùng Chúa Nguyễn Hoàng năm
Mậu Ngọ (1558). Năm 1565, ông và một số người cùng quê đưa gia đình vào khai
phá đất đai và lập nên phường Độ Mô. Đến năm 1600, một số cư dân đến gia nhập
và mở rộng thêm đất đai để làm ăn sinh sống. Từ đó đổi tên thành phường An Mô,
lúc bấy giờ thuộc tổng Hoa La huyện Võ Xương phủ Triệu Phong. Làng Giang Hến
(nay là khu phố V thị trấn Ái Tử) cư dân của làng vốn làm nghề cào hến trên dòng
Thạch Hãn. Nhận thấy vùng đất bên bờ sông rất thuận lợi cho việc sinh sống và
hành nghề nên họ đã lên định cư và lập nên phường Giang Hến. Làng Tân Định có
gốc từ làng Lệ Xuyên (xã Triệu Trạch) di cư lên vào những năm cuối thế kỷ XIX.
Những làng được hình thành vào thời gian muộn về sau này có làng Bích
La Thượng (xã Triệu Long). Nguyên xưa đây là một xóm Soi nằm trong Giáp Đông
của làng Bích La. Khi mới hình thành làng Bích La có tên gọi là Hoa La thuộc
huyện Hải Lăng. Thời chúa Nguyễn thì làng Hoa La thuộc tổng Hoa La huyện Hải
Lăng. Đến thời các vua Nguyễn, làng Hoa La được đổi thành Bích La thuộc tổng
Bích La huyện Đăng Xương. Lúc này làng Bích La được chia làm tứ giáp là Giáp
Đông, Giáp Nam, Giáp Trung và Giáp Hậu [33, tr.1383].
Làng Đại Lộc Thượng, Đại Lộc Trung nguyên xưa thuộc làng Đại Lộc xã
Triệu Thuận, gồm 3 giáp Thượng, Trung, Hạ. Trong quá trình phát triển, vì nhiều lý
do khác nhau mà hai giáp này đã tách ra thành hai làng độc lập. Theo lời kể của
những vị cao niên trong làng cho biết thì trong những năm kháng chiến chống Pháp,
29
một bộ phận cư dân của làng thuộc giáp hạ đã đi theo đạo công giáo, nhóm cư dân
còn lại thuộc hai giáp trung và thượng không theo nên đã tách thành làng riêng và
tồn tại cho đến ngày nay.
Đoạn từ nơi hợp lưu giữa ngã ba sông Vĩnh Phước với sông Thạch Hãn
đến ngã ba Giã Độ. Những làng đến tụ cư sớm nhất phía hữu ngạn bờ sông Thạch
Hãn có làng: Dương Lộc/Dương Chiếu, Phúc Lộc/Phước Lộc, Đồng Giám/Động
Giám, Gia Độ, An Giã/Dạ/Dã, Dương Lệ (Dương Lệ Đông/Văn), An Lợi/An Toàn.
Những làng này được hình thành trong khoảng thế kỷ XIV đến nữa đầu thế kỷ XVI,
có tên trong Ô Châu Cận Lục.
Tiếp theo là các làng Đại Lộc (Đại Lộc A, Đại Lộc B), Võ Thuận, Trúc
Thuận, (trong Ô Châu Cận Lục làng Võ Thuận và Trúc Thuận xưa có tên là Phù
Hoa [11, tr.56]), Trung Yên hình thành dưới thời các Chúa Nguyễn. Sang thời các
vua Nguyễn có làng An Bình (xã Triệu Thuận) tiếp tục đến tụ cư.
Đoạn từ ngã ba Giã Độ đến đoạn sông cụt cuối làng Quy Hà, phía hữu
ngạn sông tiếp tục chảy qua địa bàn xã Triệu Độ trên địa phận các làng Giáo Liêm,
Thanh Liêm, Xuân Thành, Quy Hà. Trong số những làng đến định cư ở hai bên
đoạn sông này có các làng Giáo Liêm, Thanh Liêm được hình thành vào thời Chúa
Nguyễn.
Đoạn từ làng Quy Hà ra đến Cửa Việt Trong số những làng tụ cư hai bên
bờ Thạch Hãn ở đoạn này thì các làng An Cư, Lưỡng Kim/Lưỡng Toàn, Duy Phiên,
Việt Yên/An Việt, Tường Vân/Vân Động, Hà Tây/Hà Bá là những làng hình thành
sớm nhất (thế kỷ XV). Làng An Cư ngài Tiền khai khẫn đồng thời là Thủy tổ của họ
Nguyễn là một vị tướng tham gia đánh dẹp Chiêm Thành dưới thời nhà Lê sau đó
khai khẫn ra làng An Cư rồi tiếp tục khai khẩn làng Đại Hào. Làng Lưỡng Kim xưa
có tên là làng Lưỡng Toàn. Tương truyên ngài Tiền Khai khẩn tên là Hồ Hựu có
quê gốc từ vùng Thanh Nghệ Tỉnh vào đây lập làng. Tuy nhiên sau đó họ Hồ đã vô
tự không rõ vào thời gian nào. Làng Duy Phiên ban đầu là một xóm của làng Lưỡng
Lim, theo tương truyền ngài Tiền khai khẩn có quê gốc ở Thanh Hóa vào làng
30
Lưỡng Lim sinh sống. Sau đó sinh hạ hai người con trai, người con trưởng là
Trương Thế Toán sang khai khẩn làng Duy Phiên.
Làng Việt Yên/An Việt là làng hình thành sớm nhất trên địa bàn xã Triệu
Phước. Tương truyền ban đầu có 2 vị họ Trương và họ Nguyễn vào khai khẩn lập
làng. Lúc bấy giờ phía tây làng có một đầm nước lớn gọi là xứ Bàu Tây. Ở đó có
hai con thuồng luồng hung dữ sinh sống. Dân trong làng không ai dám ra đó làm ăn.
Có một người thợ săn ngang qua làng biết chuyện mới nói với dân làng rằng nếu
ông ta bắn được hai con thuồng luồng đó thì dân làng phải tôn ông làm Tiền khai
khẩn. Dân làng đồng thuận và ông đã bắn được hai con thuồng luồng đó. Làng bèn
tôn người thợ săn ấy lên làm Tiền khai khẩn. Từ đó làng có 3 vị Tiền khai khẩn. Vì
không biết danh tính cụ thể nên gọi là ông Bắn. Nhân dân truyền khẩu hai câu thơ
là:
“Trương cung lao mấy mũi tên,
Diệt loài ác thú bình yên dân làng”
Làng Tường Vân có nguồn gốc từ làng Vân Động huyện Nông Cống
(Thanh Hóa). Tiền khai khẩn của làng người họ Lê vào đây lập làng vào khoảng thế
kỷ XV.
Làng Hà Tây cũng là một làng được hình thành sớm trên vùng hạ lưu
sông Thạch Hãn ở đoạn này. Tương truyền Tiền khai khẩn của làng là một võ tướng
người họ Phạm có quê gốc ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Ngài tham gia trong
đoàn quân mở mang bờ cỏi vào phía nam dưới triều nhà Lê. Sau đó khai khẩn đất
đai và lập làng. Ban đầu làng có tên gọi là làng Hà Bá sau đó đổi tên thành Hà Tây
trong khoảng thời gian từ năm 1777 - 1814. Tuy nhiên lại có truyền thuyết cho rằng
ban đầu có 4 người thuộc các họ Dương, Lê, Hà, Phạm cùng vào khai khẩn lập nên
làng.
Làng Cao Hy/Hạo Hy tương truyền hai vị thuộc họ Phan và Nguyễn quê ở
huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) vào khai khẩn làng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVII.
31
Làng Phó Hội/Phụ Lũy là một làng được hình thành khá muộn so với
nhiều làng xã người Việt trên vùng bắc và nam Cửa Việt. Từ nửa cuối thế kỷ XVII
đến nửa đầu thế kỷ XVIII làng có tên là Phụ Lũy. Bản địa bộ của làng lập năm
Cảnh Trị thứ 7 (1669) dưới thời vua Lê Huyền Tông ghi tên làng là phường Phụ
Lũy. Tên gọi này cũng được Lê Quý Đôn ghi chép trong Phủ Biên Tạp Lục. Về sau
Phụ Lũy được đổi thành Phó Hội nhưng không rõ thời gian cụ thể. Thông qua bản
Thân tư địa đồ của làng lập năm Gia Long thứ 11 (1802) cho thấy lúc đó tên gọi của
làng là Phó Hội. Tương truyền ban đầu họ là một nhóm cư dân ngư nghiệp ra đi từ
vùng Thanh Nghệ. Trong quá trình mưu sinh dọc bờ biển, họ đã ghé thuyền lại và
neo đậu ở khu vực sâu trong cửa Việt Yên, lúc bấy giờ trên địa phận làng Hà Tây.
Họ xin một khoảnh đất nhỏ nằm ở đoạn giữa của làng Hà Tây phía sát bờ sông để
phơi lưới. Lúc đó họ có tên gọi là Phường Mành. Vào thời điểm này, khu vực Cửa
Việt là một thương cảng rất sầm uất. Nơi có rất nhiều tàu thuyền qua lại buôn bán
và trao đổi hàng hóa. Bộ phận cư dân Phường Mành vốn là những người hành nghề
ngư nghiệp nhưng đã nhanh chóng hòa nhập với thực tại. Bên cạnh công việc đi
biển họ còn tham gia khuân vác hàng hóa cho các thương nhân, các tàu buôn và để
rồi họ nhanh chóng trở thành những lái buôn rành rỏi. Công việc mới của họ lại gặp
được chính sách mở mang kinh tế Đàng Trong của các chúa Nguyễn khiến bộ phận
cư dân này trở nên giàu có. Họ có điều kiện mở rộng bao chiếm thêm đất đai, hình
thành lãnh thổ và trở thành một đơn vị hành chính trên nền tảng đất đai của làng Hà
Tây với tên gọi là Phụ Lũy phường. Đến thời nhà Nguyễn, sau khi Gia Long sắp
xếp lại các đơn vị hành chính trong cả nước (1801), lấy hai huyện Hải Lăng, Đăng
Xương thuộc phủ Triệu Phong và huyện Minh Linh thuộc phủ Quảng Bình, đặt
thành dinh Quảng Trị thống thuộc đất Kinh kỳ thì tên làng Phụ Lũy được đổi thành
Phó Hội.
Làng An Lợi/An Tục hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Theo Phủ
biên tạp lục thì làng có tên là An Tục thuộc tổng An Cư huyện Đăng Xương [8,
tr.102]. Cư dân của làng vốn là bộ phận hành nghề đánh bắt thủy hải sản trên sông
và trên biển. Họ Võ là họ Tiền khai khẩn của làng tương truyền có nguồn gốc ở Hải
Dương di cư vào. Căn cứ vào Gia phả của họ thì tính đến nay đã trải qua 13 đời.
32
Ban đầu họ tụ cư ở khu vực Cửa Đầm nên dân gian thường gọi là Vạn Cửa Đầm.
Họ xin đất ở xứ Cồn Sáo của làng Hà Tây để làm đình làng. Tương truyền lúc bấy
giờ làng An Lợi muốn có đất thì phải dùng dây xâu kết những vỏ ngao lại với nhau.
Chuổi xâu đó dài đến đâu thì làng Hà Tây nhường đất cho đến đó. Từ đó làng An
Lợi mới có đất để định cư.
Những làng được hình thành muộn hơn trong khoảng nửa cuối thế kỷ
XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là An Lợi, Hà Lộc; Dương Xuân, Hà La, An Cư
phường, Nho Lý/Nhu Lý (xã Triệu Phước), An Lợi, Thanh Xuân (xã Triệu An).
Làng Dương Xuân được hình thành vào khoảng thời gian tương đối muộn
so với những làng của xã Triệu Phước. Tương truyền ngài Tiền khai khẩn có tên là
Nguyễn Văn Khôn, có nguồn gốc từ làng Dương Xuân (Hương Sơ - Thừa thiên
Huế) làm nghề sông nước (làm sáo trộ).
Phía tả ngạn sông Vĩnh Định các làng Phương Sơn/Hương Liệu, Văn
Phong, Linh Chiểu (Triệu Sơn), Linh Yên /Kinh Vũ/Linh An, Linh Chiểu, Lệ
Xuyên/Ôn Tuyền/Lễ Tuyền/, VânTường/Vân Đóa (Triệu Trạch), Bố Liêu (Triệu
Hòa), Đạo Đầu (Triệu Trung) được hình thành khá sớm từ khoảng thế kỷ XIV đến
nửa đầu thế kỷ XVI đều có tên trong Ô châu cận lục.
Làng Phương Sơn, năm Đinh Mùi đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng
Long, có 5 người quê ở làng Hương Liệu, tổng Thổ Lợi, huyện Hương Sơn, Hà
Tĩnh, đem nhau đến vùng đất Thuận Hóa để khai khẩn và lập làng, 5 người đầu tiên
có tên là: Sào Kỵ, Trần Thơ, Trần Đại Lang, Nguyễn Công Cụm, Lê Phăn Phẩm.
Để ghi lại dấu ấn chốn quê cũ cho con cháu đời sau, họ đã đặt tên làng là Hương
Liệu, qua quá trình phát triển sau này đổi tên thành làng Phương Sơn.
Làng Lệ Xuyên trước kia thuộc tổng An Cư, huyện Đăng Xương [5, tr.102]
nhóm cư dân có mặt đầu tiên tại làng Lễ Xuyên để canh điền lập ấp, dựng đặt
hương hiệu thuộc về những vị thủy tổ của hai dòng họ chính: Lê và Nguyễn, có gốc
từ làng Lễ Toàn, huyện Gia Mộc, tỉnh Hải Dương. Đây là hai họ được tôn phong là
Tiền khai khẩn của làng Lệ Xuyên. Tương truyền, khi hai vị thủy tổ họ Lê và họ
33
Nguyễn từ Hải Dương vào đi tìm đất dựng nghiệp thì gặp vị nữ thần trong lốt một
bà bán hàng nước chỉ cho cuộc đất được coi là linh địa để lập làng; Bà về sau được
tôn thờ là Bà Quán Tiên Nương. Cuộc đất ấy chính là làng Lệ Xuyên ngày nay.
Các làng Ngô Xá Tây, Ngô Xá Đông (Triệu Trung), Đồng Bào (Triệu
Sơn), Bồ Bản, Long Quang, An Trạch (Triệu Trạch), Anh Tuấn/Anh Hoa, Thâm
Triều/Dư Triều… hình thành vào giữa thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII. Theo
lời kể của các cụ cao niên trong làng, làng Ngô Xá được hình thành vào thế kỷ XVI
ban đầu làng có tên là Ngu Xá, về sau tên làng chữ không tốt xin đổi tên lại Phước
Xá, đến thời Gia Long năm 1811 tu bổ địa bộ (tên làng phạm húy) nên đổi lại là
làng Ngô Xá. Nhưng không có một tài liệu thành văn nào để xác định thời gian hình
thành trên là chính xác, nên luận văn căn cứ vào tác phẩm Ô châu cận lục Dương
Văn An không đề cập đến tên làng Ngu Xá hay Phước Xá, chỉ đến 1776 làng Ngô
Xá được Lê Qúy Đôn nhắc đến trong Phủ biên tạp lục [3, tr.102].
Các làng ven biển như: Ba Lăng hình thành thế kỷ XV, Gia Đẳng, An Hội
hình thành khoảng giữa thế kỷ XVI đến nửa thế kỷ XVII.
Theo danh mục trong tác phẩm Ô châu cận lục, huyện Hải Lăng có 49 xã,
huyện Vũ Xương có 59 xã. Số lượng xã này so với số lượng xã trong Dư địa chí
của Nguyễn Trãi và Thiên Nam dư hạ tập Lê Qúy Đôn trích dẫn thì ít hơn. Nhưng
do không có danh sách cụ thể của hai tác phẩm trên nên đề tài sử dụng danh mục
làng xã trong Ô châu Cận Lục (2 bản dịch Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc và Văn
Thanh, Phan Đăng), để đối chiếu với các làng xã ở Triệu Phong hiện nay, qua đó có
thể xác định các làng được thành lập trước 1553 như sau: Văn Phong, Kinh Vũ
(Linh Yên), Linh Chiểu, Đạo Đầu, Đại Hào, Hòa Điều (Vĩnh Hòa), Vân Đóa (Vân
Hòa), Nhan Biều, Ôn Tuyền (Lệ Xuyên), Ái Tử, Trà Bát (Trà Liên Đông/Tây), An
Cư, An Việt (Việt Yên), Bố Liêu, Tiểu Áng (Phú Áng), Tam Vô (Tam Hữu), Tài
Lương, Hương Liệu (Phương Sơn), Cổ Thành, Hồng Khê (Bích Khê), Hoa Ngạn
(Phương Ngạn), Phù Lưu, Hữu Điều (Hữu Niên), Hoa La (Bích La), An Lộng, Hà
Mi, Nại Cữu, Dương Lệ (Dương Lệ Đông/Văn), Dương Chiếu (Dương Lộc), An
Toàn (An Lợi), Động Giám (Đồng Giám), Dã Độ (Gia Độ), An Dã (An Dạ), Phước
34
Lộc (Phúc Lộc), An Hưng, Đâu Kinh (Đâu Kênh), Nha Nghi (Vệ Nghĩa), Đại Hòa,
Ba Lăng, Bà Bá (Hà Tây), Vân Động (Tường Vân), Duy Phiên, Lưỡng Toàn
(Lưỡng Kim), Vân Đóa (Vân Tường), Thanh Lê, Đại Lộc, Võ Thuận (Phù Hoa),
Trúc Thuận (Phù Hoa), Duy Hòa, Phú Liêu.
Những làng được thành lập trong giai đoạn 1558 - 1776, Đoan quận công
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Công cuộc khẩn hoang xứ Thuận
Hóa/Triệu Phong được đẩy mạnh. Các chúa Nguyễn đã biến vùng đất “Ô châu ác
địa” thành vùng đất trù phú, thủ phủ của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Theo Phủ biên
tạp lục, phủ Triệu Phong có 5 huyện, cộng 398 xã 23 thôn 122 phường. Trong đó,
huyện Đăng Xương có 5 tổng (107 xã 29 phường 7 giáp), huyện Hải Lăng có 5 tổng
(67 xã 6 phường 4 thôn 2 tộc).
Căn cứ vào danh sách xã, thôn, phường, giáp của 2 huyện Đăng Xương và
Hải Lăng được thống kê trong Phủ biên tạp lục (1776) so với danh sách làng, xã
trong Ô châu cận lục (1553) ta thấy trên địa bàn Triệu Phong hiện nay có những
làng xã sau mới thành lập trong giai đoạn này là: Anh Hoa (Anh Tuấn), Giáo Liêm,
Thanh Liêm, Phan Xá, Đồng Bào, Thượng Trạch, An Tiêm, Tả Hữu, Bồ Bản, Nhu
Lý (Nho Lý), Phụ Lũy (Phó Hội) Mỹ Lộc, Quảng Điền, Hiền Lương, Phụ Tài, Ngô
Xá (Ngô Xá Đông/Tây), Gia Đẳng, Tân Định, Hạo Hy (Cao Hy), Dương Xuân,
Xuân Dương, Mỹ Khê, Hà Xá, An Bình, Trúc Đăng, Đăng Long, An Trạch, An Phủ
(An Phú), Dư Triều (Thâm Triều), An Hội, Trung An, Xuân An, Thượng Phước.
Như vậy, trước thế kỷ XIX huyện Triệu Phong có 92 làng xã được hình
thành.
Tiểu kết: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng,
khí hậu, sông ngòi đã ảnh hưởng khá rõ nét và toàn diện đến công cuộc khẩn hoang,
phát triển kinh tế cũng như đời sống cư dân Triệu Phong. Bên cạnh những thuận lợi
cho sự định cư, phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên phần lớn không mấy thuận lợi
nhất là khí hậu khắc nghiệt, hằng năm người dân phải đối mặt với thiên tai, bão lụt,
hạn hán.
35
Kể từ sau cuộc hôn nhân chính trị giữa công chúa Hyền Trân và vua Chế
Mân (1306) với sính lễ là châu Ô, châu Lý Triệu Phong thuộc về quản lý của Đại
Việt, cũng là quá trình người Việt di cư vào đây khai khẩn, dựng làng. Dĩ nhiên, khi
người Việt đến tụ cư, đây không phải là mảnh đất vô chủ. Trước đó mảnh đất này là
từng ghi dấu là nơi sinh sống của người nguyên thủy, người Chăm nhưng đối với
người Việt đây là vùng đất xa xôi, khó khăn, nguy hiểm, thường xuyên xảy ra chiến
tranh. Người Việt đến đây chủ yếu là binh lính, tù nhân, nông dân. Bên cạnh các đợt
di dân có tổ chức của triều đình thì phần lớn là các cuộc chuyển cư tự phát do nghèo
đói, chiến tranh. Bằng các hình thức trưng đất, lập đồn điền… các làng xã dần ra
đời, kết quả đến trước thế kỷ XIX có 92 làng, xã được thành lập.
36
CHƯƠNG 2. KINH TẾ Ở HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ
KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX
2.1 Kinh tế nông nghiệp
2.1.1 Tình hình ruộng đất
Ruộng đất công do nhà nước trực tiếp quản lý
Ruộng đất công do nhà nước trực tiếp quản lý, ở Triệu Phong có quan điền
(ruộng quan) gồm: Quan điền trang, quan đồn điền. Thời các chúa Nguyễn, ruộng
này dùng để cấp cho huân thích, quý thần và các tướng có công làm ngụ lộc (từ 2,5
đến 10 mẫu), xây dựng công sở… Còn thừa thì đem cho quân đội cày cấy thu hoạch
đem nộp kho công; phần lớn giao cho dân cày cấy theo hình thức phát canh thu tô
(mỗi mẫu từ 1 quan đến 1 tiền 30 đồng tùy theo loại ruộng tốt xấu) để chi dùng cho
Nội phủ. Hàng năm đến mùa gặt, chúa Nguyễn sai người coi, phái quân lính đến tận
nơi thu thuế. Chúa lập kho ở Thạch Hãn để chứa thóc tô hai huyện Hải Lăng và
Đăng Xương, có lính thuyền khang nhất 30 người coi giữ. Ngoài ra, còn có các loại
quốc gia công thổ khác như ao hồ, sông ngòi, đồi núi, bạch sa thổ… Theo Phủ biên
tạp lục (PBTL) cho biết “xứ Thuận Hóa có quan đồn điền ở các xã thôn phường
trong 6 huyện cộng lại là 6.494m
3s
12th
9t
” [23, tr.165]. Do Phủ biên tạp lục không
ghi cụ thể xã, thôn, phường nào. Hơn nữa, vào thời điểm này có phần lớn số xã ở
Triệu Phong ngày nay thuộc về huyện Hải Lăng và ngược lại. Nên đề tài xin trích
dẫn số liệu quan đồn điền ở hai huyện Đăng Xương (Triệu Phong) và Hải Lăng như
sau:
Huyện Số xã có quan đồn điền Diện tích Diện tích bỏ hoang
Hải Lăng 6 xã 1.190m
9s
2th
9t
81m
6s
10th
Đăng Xương 9 xã 1.143m
0s
7th
40m
6s
6th
Nguồn: Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.165-166 [23]
Sang thời Nguyễn những loại ruộng đất trên vẫn tồn tại, có lẽ do đất này cằn
cỗi, hoang vu nên số lượng quan điền, quan trại (đồn điền) bỏ hoang ngày càng
nhiều. Vua Gia Long và Minh Mạng lần lượt ban dụ cho phép chuyển quan điền,
quan trại thành công điền, công thổ giao cho làng xã quản lý, Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ cho biết cụ thể như sau:
37
“Lại theo nghị chuẩn cho: xã An Tiêm ở Quảng Trị, trước có ruộng đất phủ
công 10 mẫu 3 sào 5 thước lẻ, xã ấy thuê ruộng cày cấy hơn 10 năm nay, nhân
nghĩ xã ấy ruộng ít sinh nhiều, nên đem ruộng đất phủ công ấy, theo lệ thue
cấy trả tiền, xá miễn cho một nửa”. [44, tr.56].
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), theo lời chuẩn cho: “3 xã Bích Khê, An Dã,
Dã Độ ở huyện Hải Lăng (nay thuộc Triệu Phong) khai khẩn cày cấy ruộng đồn
điền nguyên để hoang ở phương Kỳ Lâm 99 mẫu, chiểu theo hạng 3 ruộng tư mà
bắt đầu thu thuế” [44, tr.58].
Đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837), vua xuống Dụ:
“Hạt Quảng Trị, số quan điền, quan thổ rất nhiều, từng xét giảm thuế lệ; lại
nghĩ hạt ấy dân nghèo đất xấu, hằng năm mất mùa, nhiều lần sai quan vỗ về,
vừa phát chẩn vừa cho vay, huống chi ruộng hạng ấy so với ngạch thuế ruộng,
đất ruộng tư còn hơi cao; nay lại tiến hành xét giảm nữa để cho dân nghèo
khổ lớp dưới có chỗ nương nhờ. Vậy chiểu sổ các hạng ruộng đất tỉnh ấy là
bao nhiêu, gia ân chuẩn cho làm ruộng đất công, giao cho xã dân sở tại chia
cấp đều nhau, chiểu theo đẳng hạng ruộng đất công thu nộp thuế theo lệ, để
tiện cho dân” [44, tr.58].
Một điểm đáng chú ý là từ năm đầu vua Gia Long, triều đình ban hành lệ ban
cấp tự điền (ruộng tự điền các triều đại trước cũng có), quy định số lượng dân phu
và ruộng đất được cấp cho các bậc công thần.
“Năm thứ 5 (1806), theo nghị chuẩn cho trích ruộng quan đồn điền ở 2 xã Hội
Kỳ (Hải Lăng), Tam Hữu (Triệu Phong), 100 mẫu làm ruộng tự điền Mục Vương”
[44, tr.58]. Nhưng đến năm Gia Long thứ 17 (1818), nhà vua đã thay ruộng tự điền
bằng tiền, đem ruộng đó về làng xã quản lý cày cấy: “Ruộng tự điền cấp cho Diễn
quốc công trước, và ruộng tự điền Lê Đình Khánh được giữ ở Quảng Trị nay đổi ra
cấp tiền hằng năm, do các giám thủ lĩnh ở kho tỉnh để cung việc tế tự, còn ruộng
giao về xã dân lĩnh trưng chịu thuế”[44, tr.69].
Như vậy, đến giữa thế kỷ XIX cơ bản quan điền, quan trại, tự điền không còn
tồn tại.
Ruộng đất công làng xã
38
Đây là loại ruộng đất rất quan trọng và chiếm đa số, nó là cơ sở tồn tại của nhà
nước phong kiến, trên nguyên tắc thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, thực chất loại
ruộng này nhà nước quản lý gián tiếp, làng xã thực hiện phân chia cho nhân dân cày
cấy nộp tô thuế.
Giữa thế kỉ XVI, khi đề cập vấn đề ruộng đất xứ châu Ô Dương Văn An ghi:
“Trong ruộng công có ruộng khẩn riêng” [1, tr.68]. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc
khẩn hoang, ban đầu chúa Nguyễn cho nhân dân tự khai thác đất đai, lập thành thôn
xã và lấy ruộng khai khẩn được làm công điền. Tuy nhiên, thời kỳ này (trước 1669),
sự kiểm soát của nhà nước còn lỏng lẽo nên ruộng công làng xã hầu như do làng xã
chiếm hữu, quản lý và sử dụng. Hàng năm họ Nguyễn sai người coi gặt, chiếu theo
ruộng đất cày cấy mà thu thuế chứ chưa có chính sách cụ thể.
Đến năm 1669, nhân việc đo ruộng dân để thu thuế, Võ Phỉ Thừa lúc đó giữ
chức ký lục tâu với chúa rằng: “Thần nghe binh và tài là chính sách lớn của nhà
nước. Kho tàng đầy thì của dùng đủ, của dùng đủ thì binh pháp mạnh. Nay dân gian
nhiều người chiếm canh ruộng lậu mà không chịu nộp thuế. Xin sai quan bao đạc
những ruộng đất thực canh làm ruộng công để thu thuế mà cung cho quốc
dụng…”[49, tr.82]. Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp nhận lời đề nghị đó, “sai quan đi
khám đạc ruộng công ruộng tư, tùy theo ruộng đất tốt xấu mà chia thành 3 hạng
ruộng đất, cùng đất khô, bãi mầu biên vào sổ sách, cho ruộng công đều trả về xã,
cho chia đều mà cày cấy và thu thuế” [24, tr.161]. Từ đó, nhân dân khai khẩn đất
hoang mới cho chiếm làm của tư gọi là “bản bức tư điền” mà không sung công. Như
vậy, chúa Nguyễn đã công hữu hóa toàn bộ ruộng đất do nhân dân khai phá từ mấy
trăm năm trước, biến nó thành một loại ruộng đất công làng xã kiểu Đàng Ngoài. Vì
vậy, Lê Qúy Đôn đã nhận định: “Họ Nguyễn trước đây lấy ruộng công các xã làm
ruộng của nhà nước” [23, tr.162].
Sau 2 năm chiếm Phú Xuân, tháng 4 năm 1776 nhằm mục tiêu kê khai ruộng
đất để đánh thuế, chính quyền họ Trịnh“sai quan huyện chuyển sức cho các tổng xã
khai qua số mẫu sào tấc ruộng đất công tư, ruộng chùa, đất bãi mầu, quan điền
trang, quan đồn điền, ruộng tư các họ, biệt trưng, bỏ hoang chưa khẩn, tạm muốn
biết đại khái, không phải kê đủ xứ sở đẳng hạng, hai tháng thì xong”[23, tr.173].
39
Theo đó, ruộng đất các loại huyện Triệu Phong đến năm 1776 là “26.871m
6s
7th
2t
,
trong đó trừ bỏ hoang, cồn gò, tha ma, đất bị lở, lấp cát, 6.708m
6s
6th
, thực còn
ruộng đất 20.165m
1th
2t
” [23, tr.173].
Hiện chưa có tài liệu nào cho biết việc phân chia ruộng đất công ở các xã thôn
Đàng Trong vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII như thế nào, chỉ thấy sử cũ như PBTL
cho biết ruộng đất công ấy nhà nước giao cho dân xã chia nhau cày cấy và nộp thuế.
Các chúa Nguyễn giao cho tướng thần Lại ty quản lý và thu tô thuế bộ phận ruộng đất
này. Tác giả Huỳnh Công Bá trong bài viết “Một số kết quả nghiên cứu về loại hình
khẩn hoang vùng Thuận - Quảng” cho biết: “Qua một số đinh bạ tìm thấy trong các
làng xã vùng này: nam xã dân đến 19 tuổi được “trục” vào “tráng hạng” và từ 50
tuổi trở lên được chuyển sang “dân hạng”. Loại dưới 19 tuổi gọi là “vị cập”. Cả
tráng hạng và dân hạng đều được chia ruộng đất công, nhưng chỉ có tráng hạng mới
gánh vác các nghĩa vụ binh dịch và lao dịch của nhà nước” [30, tr.263].
Dưới triều Tây Sơn, vua Quang Trung cũng cho lập địa bạ, những tư liệu còn
lại quá ít không đủ cơ sở trình bày nhưng thông qua những kết quả nghiên cứu ở
khu vực khác cũng cho thấy hình thức sở hữu ruộng đất công chiếm ưu thế.
Triều Nguyễn (1802-1885) đã có nhiều biện pháp bảo vệ ruộng đất công như
khẩn hoang, lập đồn điền, không ngần ngại sung công ruộng đất tư, ruộng đất bỏ
hoang, cấm bán ruộng đất công… nhưng một tình trạng chung nửa đầu thế kỷ XIX
là ruộng đất công làng xã bị thu hẹp dần. Riêng ở Quảng Trị, Thừa Thiên tình hình
ruộng đất công làng xã ngược lại. Năm 1852, khi vua Tự Đức hỏi về ruộng công,
ruộng tư ở các tỉnh Thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiên tâu: “Thừa Thiên, Quảng Trị
ruộng công nhiều hơn ruộng tư. Quảng Bình ruộng công, ruộng tư bằng nhau. Còn
các hạt khác thì ruộng tư nhiều, ruộng công ít…” [53, tr.238].
Điều này thực tế được chứng minh trong rất nhiều địa bạ của các làng ở Triệu
Phong lập dưới triều vua Gia Long, Minh Mạng thậm chí đến thời vua Bảo Đại
ruộng đất công làng xã vẫn lớn hơn ruộng đất tư. Tuy có sự chênh lệch giữa ruộng
công và ruộng tư giữa các làng nhưng phần lớn ruộng công chiếm ưu thế. Tình hình
các loại ruộng cũng thay đổi tùy theo thời kỳ, xuất phát từ đặc điểm lịch sử và địa
hình của từng làng quy định. Đó là:
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

More Related Content

Similar to Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdf
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdfBÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdf
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdfNuioKila
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...nataliej4
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt NamQuá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật BảnLuận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật BảnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (20)

Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đThời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
 
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
 
Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)
Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)
Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdf
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdfBÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdf
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI.pdf
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đLuận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
 
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt NamQuá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
 
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật BảnLuận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
 
Luận văn thạc sĩ Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885).doc
Luận văn thạc sĩ Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885).docLuận văn thạc sĩ Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885).doc
Luận văn thạc sĩ Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885).doc
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận văn: Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HOÀI TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Huế, năm 2017
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HOÀI TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 03 13 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI QUANG TRUNG Huế, năm 2017
  • 3. 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 10 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TRƯỚC THẾ KỶ XVI........................................... 11 1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 11 1.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 11 1.1.2 Đất đai.................................................................................................... 11 1.1.3 Sông ngòi và địa hình .............................................................................. 12 1.1.4 Khí hậu.................................................................................................... 13 1.2 Vùng đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV ..................................................... 14 1.2.1 Dấu vết con người thời tiền và sơ sử trên đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV......... 14 1.2.2. Dấu tích văn hóa Chămpa ở Triệu Phong................................................ 15 1.3. Qúa trình thay đổi địa giới hành chính huyện Triệu Phong qua các thời kỳ 23 1.4 Công cuộc khẩn hoang hình thành làng xã huyện Triệu Phong trước thế kỷ XIX. ................................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2. KINH TẾ Ở HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX ................................................................. 36 2.1 Kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 36 2.1.1 Tình hình ruộng đất ................................................................................. 36 2.1.2 Trồng trọt, chăn nuôi ............................................................................... 43 2.1.3 Hoạt động thủy lợi................................................................................... 45 2.2 Kinh tế thủ công nghiệp.............................................................................. 50
  • 4. 2 2.3 Kinh tế thương nghiệp ................................................................................ 52 2.4 Một số nhận xét về quá trình hình thành và phát triển chợ làng Triệu Phong61 Chương 3. VĂN HÓA Ở TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX ......................................................................................... 64 3.1 Văn hóa tinh thần........................................................................................ 64 3.1.1 Tôn giáo .................................................................................................. 64 3.1.1.1 Phật giáo............................................................................................... 64 3.1.1.2 Thiên Chúa giáo.................................................................................... 66 3.1.2 Tín ngưỡng .............................................................................................. 67 3.1.2.1 Tín ngưỡng dân gian............................................................................. 67 3.1.2.2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.................................................................. 69 3.1.3 Phong tục tập quán .................................................................................. 71 3.1.4 Giáo dục .................................................................................................. 72 3.1.5.1 Tết ........................................................................................................ 74 3.1.5.2 Lễ hội ................................................................................................... 76 3.1.6. Văn nghệ dân gian .................................................................................. 80 3.1.7. Kiến trúc................................................................................................. 81 3.2 Văn hóa vật chất......................................................................................... 83 3.2.1 Ẩm thực................................................................................................... 83 3.2.2 Trang phục............................................................................................... 85 3.2.3 Cư trú ...................................................................................................... 87 3.2.4 Phương tiện đi lại .................................................................................... 89 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, quá trình “Nam tiến” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa. Năm 1558 Nguyễn Hoàng chọn Ái Tử làm thủ phủ mở đầu thời kỳ thịnh đạt của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Việc chọn vùng đất Quảng Trị khởi đầu nghiệp chúa có vị trí chiến lược và ý nghĩa hết sức đặc biệt vào giữa thế kỷ XVI. Chỉ đóng sở lỵ tại đây Nguyễn Hoàng mới tránh xa sự khống chế của họ Trịnh và làm trạm trung chyển trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Với những chính sách khôn khéo, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, Nguyễn Hoàng đã xây dựng Thuận Hóa từ một vùng đất nghèo đói, đất rộng người thưa thành xóm làng đông đúc và là một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Đàng Trong. Từ năm 1558 đến năm 1885 các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nguyễn Hoàng cùng các chúa Nguyễn, vua Nguyễn đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng vùng đất phía Nam, thống nhất lãnh thổ, phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa. Trong đó, nổi bật lên vấn đề kinh tế và văn hóa. Kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định và tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đến sự phát triển chung của quốc gia dân tộc. Là nền tảng để xây dựng phát triển xã hội, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. Do vậy, các chúa Nguyễn và vua Nguyễn luôn quan tâm và phát triển kinh tế, văn hóa tạo thế vẵng chắc cho việc xây dựng vương triều Nguyễn. Kinh tế và văn hóa là hai “lăng kính” phản ánh sự phát triển xã hội đời sống nhân dân một cách rõ nét. Vì thế, nghiên cứu kinh tế - văn hóa rất được nhiều nhà khoa học quan tâm. Triệu Phong là huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, từng là nơi một thời có nền kinh tế phát triển nổi bật của Đàng Trong, trung tâm đầu não được
  • 6. 4 chúa Tiên Nguyễn Hoàng chọn làm nơi đóng dinh phủ, có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, nhân dân huyện Triệu Phong luôn đoàn kết chặt chẽ trong cuộc sống lao động sản xuất, mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, là nơi có đời sống văn hóa tinh thần cũng như văn hóa vật chất vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy, việc nghiên cứu, khôi phục một cách tương đối có hệ thống những gì xảy ra trong quá khứ là vấn đề cần thiết. Là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Trị, thực hiện đề tài này ngoài ý nghĩa là một công trình nghiên cứu lịch sử địa phương, luận văn còn thể hiện sự tri ân, biết ơn đối với quê hương. Qua đó, có thể phác họa bức tranh tổng thể một cách đầy đủ và chân thực về vùng đất Triệu Phong (Quảng Trị) dưới thời các chúa Nguyễn, vua Nguyễn. Đề tài góp phần nào vào việc nghiên cứu lịch sử, kinh tế, văn hóa của vùng đất Triệu Phong (Quảng Trị). Đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ biết trân trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương, niềm tự hào về quê hương, dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ ý thức hơn nữa trách nhiệm của mình, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh. Riêng đối với bản thân, việc nghiên cứu đề tài luận văn còn là dịp để tôi tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết hơn về quê hương. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu tình hình kinh tế, văn hóa của một địa phương rất là quan trọng. Trong thời gian qua, vấn đề này đã được các tác giả sử học đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình. * Về vấn đề kinh tế: Nghiên cứu vấn đề về kinh tế, trước hết là kinh tế nông nghiệp có nhiều công trình xuất bản. Trong đó nghiên cứu về ruộng đất Việt Nam ở các thế kỷ X - XIX có các công trình sau: “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Vũ Huy Phúc (1979), “Chế độ ruộng đất Việt Nam” (2 tập) của tác giả Trương Hữu Quýnh (1982), “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân
  • 7. 5 dân dưới thời Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên (1999)… các tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống các loại hình sở hữu ruộng đất, bao gồm phần pháp chế, các chính sách của triều đình, những tác động của chính sách ruộng đất đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Đây là công trình nghiên cứu ruộng đất trên cả nước nên chưa đi sâu từng địa phương cụ thể. Ngoài ra, còn có rất nhiều chuyên khảo liên quan đến kinh tế - xã hội được công bố như: “Kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của Nguyễn Thế Anh gồm 6 chương đề cập đến hoạt động nông nghiệp, thủ công, thương mại và các vấn đề về xã hội. Li Tana với “Xứ Đàng Trong Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18” gồm 7 chương, đề cập đến vấn đề có tính khai phá về sử liệu như kinh tế, chính, trị, xã hội, quân sự, tiền tệ, dân số. Sách “Làng nghề truyền thống Quảng Trị” do Y Thi chủ biên, (2011) đề cập đến các nghề thủ công ở Triệu Phong: Làng nón Bố Liêu (xã Triệu Hòa), làng quạt Phương Ngạn (xã Triệu Long), làng lược Xuân Dương (xã Triệu Trung), làng mộc Gia Độ (xã Triệu Độ)… Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài Trong các luận văn, khóa luận tốt nghiệp những vấn đề như: tổ chức chính quyền, kinh tế (thủ công nghiệp, thương nghiệp Quảng Trị) hay lịch sử một số làng ở Triệu Phong đã được nghiên cứu như: Đề tài khoa học cấp trường về làng xã ở Triệu Phong: Góp phần tìm hiểu làng Đạo Đầu xã Triệu Trung - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị của tác giả Lê Hoàng Nguyên (1998) trường ĐHKH Huế đã trình bày quá trình hình thành làng Đạo Đầu. Luận văn “Mạng lưới chợ ở tỉnh Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX” của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2012) trường ĐHSP Huế viết về hệ thống chợ làng cùng hoạt động của nó trên địa bàn Quảng Trị. Trong đó, có đề cập đến chợ huyện Vũ Xương. Luận văn“Thương nghiệp Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX” của tác giả Phạm Nhân Đức trường ĐHSP Huế không chỉ nghiên cứu hoạt động nội thương mà còn nghiên cứu hoạt động ngoại thương đã cung cấp nhiều tư liệu cho đề tài.
  • 8. 6 Luận văn “Quảng Trị dưới thời các Chúa Nguyễn” của tác giả Trần Thị Thu Hương (2011) trường ĐHKH Huế, luận văn “Quảng Trị dưới triều Nguyễn” của tác giả Trần Thị Tuyết Nga (2012) trường ĐHKH Huế trình bày một số hoạt động kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp…ở Quảng Trị dưới thời kỳ Chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Trên cơ sở đó có thể kế thừa và làm tài liệu tham khảo cho luận văn. * Về vấn đề văn hóa: Địa chí Quảng Trị (Sở Khoa học và môi trường), (1996) gồm 20 chương, ở chương XVI “Sinh hoạt vật chất và tinh thần”, có đề cập đến sinh hoạt vật chất và tinh thần ở huyện Triệu Phong về nhà ở, phương tiện đi lại, ăn uống, trang phục, trang sức…Chương XVIII “Tín ngưỡng và tôn giáo” nêu lên một số vấn đề sự phát triển, tổ chức sinh hoạt của Phật giáo và Thiên chúa giáo ở Triệu Phong nhưng chưa nhiều. Khóa luận tốt nghiệp: “Một số lễ hội tâm linh ở tỉnh Quảng Trị”của tác giả Lê Thị Hoàng Dương (2013) trường ĐHSP Huế đã đề cập tới các lễ hội trên địa bàn Quảng Trị trong đó có các lễ hội ở huyện Triệu Phong là: Lễ hội chợ đình Bích La, lễ hội cầu ngư làng Phú Hội. Bản “Báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Triệu phong” của Sở văn hóa thể thao và du lịch, Bảo tàng Quảng Trị (2013) trong bài viết báo cáo này đã thống kê một sốt lễ hội đó có các lễ hội truyền thống như: Lễ Đông chí làng Dương Lệ, lễ hội đua thuyền làng Trung Yên, nghề nhạc lễ cổ truyền làng Bích Khê, tuồng Chợ Cạn đang được nghiên cứu bảo tồn và khôi phục… Các bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt như: Bài chòi - thú chơi đậm chất dân gian ở Quảng Trị của tác giả Lê Thị Thanh Huyền, Di tích lịch sử - Văn hóa thời Nguyễn Hoàng trên đất Triệu Phong và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị của tác giả Hồ Viết Hy; Ngày xuân đi tìm tung tích tuồng Chợ Cạn của tác giả Trương Hữu Qúy; Vật liệu truyền thống trong công trình kiến trúc dân gian của người Việt Quảng Trị của tác giả Nguyễn Thị Nương; Tài liệu về Chợ Thuận và thành Thuận Châu tại phòng văn hóa thông tin huyện Triệu Phong. Những bài viết trên không chỉ
  • 9. 7 thể hiện về đời sống tinh thần phong phú mặt khác kiến trúc nghệ thuật về đình làng, chùa…cũng đa dạng. Một số bài viết: Vài nét về Công giáo trên vùng đất Quảng Trị của tác giả Đoàn Triệu Long (2014) trong tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tác phẩm “Hành trình về truyền giáo” của tác giả A.D. Rhodes; Tài liệu về Chùa Sắc Tứ, chùa Long An tại phòng văn hóa thông tin huyện Triệu Phong; Chùa Làng trong tâm thức của người Việt tác giả Nguyễn Thị Nương trên Tạp chí Cửa Việt, luận văn thạc sĩ “Phật giáo Quảng Trị từ giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” của tác giả Lê Thị Huyền Trang trường DHKH Huế, đã đề cập đến sự du nhập và phát triển tôn giáo ở Triệu Phong, một phần nào đó phản ánh về đời sống tâm linh tôn giáo của người dân nơi đây. Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX một cách toàn diện, cụ thể. Trên cơ sở thừa kế những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời trong điều kiện cho phép hy vọng luận văn nghiên cứu một cách hệ thống về tình hình kinh tế, văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX bao gồm: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tìm hiểu về vùng đất Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, tính từ 1558 khi Nguyễn Hoàng đặt chân đến vùng đất Ái Tử đến năm 1885 nước ta hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp. Về không gian: Tương ứng với địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, trên cơ sở hệ thống hóa các nguồn tư liệu hiện có. Luận văn muốn đi sâu tìm hiểu hơn về hoạt động kinh tế và
  • 10. 8 văn hóa ở huyện Triệu Phong (Quảng trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Qua đó, tái hiện lại một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, văn hóa, đem lại cái nhìn chính xác hơn về kinh tế, về vai trò, đặc điểm và tác động của nền kinh tế trong thời kỳ này, góp phần hiểu biết về bộ mặt kinh tế ở huyện Triệu Phong nói riêng và kinh tế của tỉnh Quảng Trị nói chung từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Đồng thời, ta có thể phục dựng lại những nét văn hóa ở những lễ hội chợ tết, lễ hội dân gian, ăn uống, nhà ở…thông qua đó ít nhiều sẽ giúp chúng ta gìn giữ lại những nét hồn quê của ông cha đi trước và bản sắc văn của dân tộc. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nghiên cứu, tìm hiểu về kinh tế, văn hóa đã giúp cho chúng ta giữ gìn, bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần tạo nên lòng tự hào về quê hương, dân tộc trong tâm hồn các cộng đồng trẻ Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Triệu Phong và phân tích tác động của nó tới hoạt động kinh tế, văn hóa ở huyện Triệu Phong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Trình bày và phân tích sự phát triển kinh tế, văn hóa ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Tiến hành nghiên cứu thực địa, ghi chép, thu thập các tài liệu trong nhân dân. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Nguồn tài liệu thư tịch Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng đối với đề tài, bao gồm các bộ sử như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Quốc sử quán triều Nguyễn. Các bộ địa chí như: Ô châu cận lục của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí của Quốc sử quán triều Nguyễn… đây là những tác phẩm mang tính lịch sử - địa chí khảo tả một cách khá chính xác về vùng đất
  • 11. 9 Triệu Phong nói riêng và cả nước nói chung, cung cấp cho luận văn nhiều thông tin về thời gian, sự kiện, các chính sách liên quan đến Triệu Phong. - Một số sách, kỷ yếu, tạp chí có bài viết liên quan và Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp đã đề cập ở phần lịch sử vấn đề: Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, NXB Văn học, Hà Nội; Lê Thị Hoàng Dương (2013), Một số lễ hội tâm linh ở tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Huế, Huế; Phạm Nhân Đức (2014), Thương nghiệp Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường ĐHSP Huế, Huế; Lê Đình Hào (2001), Các nghề thủ công truyền thống của người Việt ở Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường ĐHKH Huế, Huế; Trần Thị Thu Hương (2011), Quảng Trị dưới thời các chúa Nguyễn, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường ĐHKH Huế, Huế; Li Tana (Nguyễn Nghị dịch) (1999), Xứ Đàng Trong Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh; Đoàn Triệu Long (2014), Vài nét về Công giáo trên vùng đất Quảng Trị, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 05, (131), tr. 88-96; Nguyễn Thị Nương, “Chùa làng trong tâm thức của người Việt Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt, (231), tr. 91; Nguyễn Thị Nương, “Vật liệu truyền thống trong công trình kiến trúc dân gian của người Việt Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt, (134), tr. 93; Trần Thị Tuyết Nga (2012), Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802 - 1885), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường ĐHSP Huế, Huế; Lê Hoàng Nguyên (1998), Góp phần tìm hiểu làng Đạo Đầu xã Triệu Trung - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị, Đề tài khoa học cấp trường của sinh viên năm 1997 - 1998, Trường ĐHKH Huế, Huế; Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội... Ngoài ra còn một số tài liệu, khóa luận, luận văn, tạp chí khác giúp chúng tôi có thể kế thừa và hoàn thành luận văn. - Nguồn tài liệu điền dã + Các văn bản Hán Nôm, được lưu giữ tại các cơ quan trung ương và địa phương, làng xã ở Triệu Phong như địa bạ, gia phả, khoán ước, hương ước, văn tế…
  • 12. 10 + Đây là loại tư liệu có độ chính xác không cao, bắt buộc người nghiên cứu phải sàng lọc, đối chiếu, so sánh bao gồm: lời kể của các cụ cao niên ở các làng, thơ ca, hò, vè được truyền tụng trong nhân dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với một số phương pháp khác như: điền dã, thống kê, so sánh, phân tích, mô tả, tổng hợp… để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. 6. Đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống lại bức tranh về kinh tế, văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Đánh giá công lao của người Việt trong quá trình mở đất, mở rộng diện tích canh tác, trồng trọt và phát triển văn hóa ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị). - Góp phần đánh giá công lao của chính quyền chúa Nguyễn, Lê - Trịnh, Tây Sơn, triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. - Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo cho công tác dạy và học lịch sử địa phương. 7. Bố cục luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Khái quát mảnh đất, con người Triệu Phong (Quảng Trị) trước thế kỷ XVI. Chương 2: Kinh tế ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Chương 3: Văn hóa ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
  • 13. 11 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TRƯỚC THẾ KỶ XVI 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Triệu Phong nằm về phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, chiều dài từ Tây sang Đông ở đất liền hơn 40km, chiều rộng ở đồng bằng từ 15 đến 17km, từ 160 45’30” đến 160 53’54’’vĩ tuyến Bắc. Về địa giới, phía Bắc giáp huyện Gio Linh, thị xã Đông Hà và huyện Cam Lộ, phía Nam giáp huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị; phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp huyện Hướng Hóa. Theo miêu tả của sách Đại Nam nhất thống chí: Huyện Đăng Xương cách đạo 30 dặm về phía Tây Bắc, Đông Tây cách nhau 43 dặm, Nam Bắc cách nhau 20 dặm, phía Đông đến địa giới Hải Lăng 39 dặm, phía Tây đến địa giới 2 huyện Địa Linh và Thành Hóa 14 dặm, phía Nam đến địa giới Thành Hóa 9 dặm, phía Bắc đến biển 11 dặm [15, tr. 99]. 1.1.2 Đất đai Đất đai Triệu Phong chia ra 4 vùng: - Phía Đông huyện là một dãy cát chạy theo bờ biển suốt từ Bắc chí Nam, dài trên 15km, rộng từ 4 – 4,5km. Đây là một phần của dãi Tiểu Trường Sa, chỉ toàn cát trắng mịn, có nơi dồn lên thành từng động dài. Có bờ biển dài 30km, tập trung nhiều loại hải sản có giá trị cao như mực, tôm, các loại cá… - Phía trong dãi cát là vùng đồng bằng rộng từ 7 – 8km chất đất tiện lợi cho việc canh tác, xóm làng xanh tươi đông đúc. Đây chính là bộ mặt và cuộc sống của toàn huyện, là một trong hai vựa lúa của tỉnh. - Qua khỏi vùng đất cát là xứ sở của những ngọn đồi thoai thoải có thể trồng được những loại cây công nghiệp, cây dài ngày, cây lấy gỗ… Rãi rác có những bãi rà thấp, nhỏ hẹp trồng được hoa màu, lương thực.
  • 14. 12 - Đi lên phía Tây, là một vùng núi rừng mênh mông với nhiều chóp núi khá cao, có nhiều loại lâm sản có giá trị kinh tế như gỗ, mun, kiền kiền và một số cầm thú hiếm. Dọc thượng lưu sông Thạch Hãn, có thung lũng Ba Lòng không rộng như dài 6 đến 7km, đất phù sa màu mỡ, thích hợp với các loại hoa màu như bắp, đậu xanh, đậu phụng. Với sự phân bố đất đai như vậy, Triệu Phong trở thành một trong hai khu vực của tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện. 1.1.3 Sông ngòi và địa hình Triệu Phong có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp trong huyện. Do phụ thuộc địa hình tự nhiên nên hầu hết các sông suối có đặc điểm là ngắn, hẹp và dốc. Mùa khô nước xuống thấp, mùa khô nước dâng nhanh. Sông Thạch Hãn là một hệ thống sông lớn của huyện, trước đây Thạch Hãn hàng năm bồi đắp một lớp phù sa mới, và ngày nay qua hệ thống thủy nông lại đưa nước về, biến hầu hết các cánh đồng Triệu Phong thành ruộng hai vụ. Khi đổ ra biển, nó còn mở ta một cửa sông khá sâu, đó là Cửa Việt. Cửa Việt dù chưa đủ độ sâu, rộng cần thiết cho tàu thuyền lớn ra vào song vẫn là cái cổng của tỉnh mở ra đại dương. Đối với huyện, nó tạo thuận tiện cho giao lưu với bên ngoài. Đồng thời mang lại một số ruộng muối, một số cơ sở chế biến hải sản. Dòng sông Vĩnh Định chỉ chảy qua Triệu Phong độ 10km.Trước khi bị kênh thủy nông bịt dòng ở An Tiêm nó cùng với sông Thạch Hãn là con đường thủy đi lại và buôn bán sản vật địa phương giữa Huế với các chợ Ngô Xá, chợ Sãi, chợ Sòng ra tận chợ Cầu (Gio Linh) và chợ huyện Vĩnh Linh, đặc biệt nửa cuối thế kỷ XV nó là một đoạn sông vận chuyển quân lương cho Hồ Hán Thương và Lê Thánh Tông đi mở mang bờ cõi phương Nam. Ngày nay nó là dòng kênh N1 của thiên nhiên phân phối nước và phù sa nguồn Hãn, nguồn Nhùng qua các kênh hói vào nuôi sống các cánh đồng Triệu Hải. Cùng với Thạch Hãn, Vĩnh Định,Triệu Phong còn có sông Áí Tử và sông Vĩnh Phước. Hai sông này không có sức tưới tiêu và khả năng giao lưu lớn, song lại
  • 15. 13 làm rạng ngời tên tuổi của huyện, của tỉnh trong sử sách qua trận đánh nổi tiếng chống quân Minh xâm lược đầu thế kỷ XV tại ngã ba cuối dòng. Địa hình Triệu Phong còn hình thành một mạng lưới đường bộ khá dày đặc.Ngoài tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1 song song đi qua suốt chiều rộng của huyện còn có 3 con đường từ thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt (64), đi Xuân Viên (68), đi Thượng Phước, có thể lên tận Cùa (6 bis).Từ các tỉnh lộ lại xuất phát chi chít những con đường liên hướng ngang dọc, trong đó có một số trải suốt huyện như đường Linh Chiểu - An Cư, đường Linh Yên - Dã Bộ, tạo sự đi lại giữa các thôn, xã khá thuận tiện. 1.1.4 Khí hậu Bốn mùa thường ấm, tháng giêng, tháng 2 trời khí hòa ấm; tháng 3 khí trời nóng dần, tháng 4 tiết tiểu mãn, thỉnh thoảng củng có lụt; tháng 5, tháng 6 và tháng 7 gió Nam thổi mạnh; tháng 8, tháng 9 khí trời mát dần, thường có mưa lũ; tháng 10 trong những ngày mồng 3, 13 và 23 thường bị lụt… Trong một năm nửa mùa thu sang mùa đông mưa nhiều, nửa mùa xuân về sau thường nắng nhiều, từ tháng trọng đông (tháng 11) trở về sau, khí rét nhưng không giá buốt, cây cối không rụng lá, khí trời đã ấm; tháng 12 sấm bắt đầu dậy [48, tr.110]. Đây là vùng đất có khí hậu quá khắc nghiệt mọi thứ thiên tai đều luôn xảy ra ở đây. Mọi thứ thiên tai đều luôn xảy ra ở đây, chồng lên nhau nối tiếp nhau, bất thường nhiều hơn bình thường. Mùa xuân nếu không hạn thì có gió Đông Bắc mang theo những đợt rét bất chợt làm hạn chế sự phát triển của lúa chiêm. Mùa hè, gió Tây Nam khô khốc thổi về như những cơn bão kéo dài hàng tháng, cỏ cháy đồng không, nước sông cạn hẳn, nước mặn dâng lên, lúa hè thu khó phương cứu chữa. Mùa thu đang hạn bổng mưa bão đùng đùng, nhà cửa tốc mái, nước lụt cuốn hết mùa màng, tài sản. Mùa đông trời lại mưa dầm, có khi kéo dài cả tháng, rét đến mức cây lúa cấy xuống không lớn lên nổi. Đó là chưa nói đến nạn cát xâm lấn đồng ruộng, lấp kênh hói; nạn đất bị sói mòn, thậm chí cả nạn đất lở, có khi làm mất chổ như Trung Kiên, Hữu Kiên.
  • 16. 14 Khí hậu đã thế, đất đai lại nghèo về khoáng sản, không thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, trong lúc các nghề thủ công nhỏ không đủ sức vớt vát cho nền nông nghiệp vốn đã độc canh lại luôn bấp bênh. Đòi hỏi người dân Triệu Phong phải cần cù chịu khó, phải đoàn kết để vượt qua mọi trở ngại xây dựng đòi sống ấm no. 1.2 Vùng đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV 1.2.1 Dấu vết con người thời tiền và sơ sử trên đất Triệu Phong trước thế kỷ XIV Từ buổi nguyên sơ, dấu vết con người thời tiền và sơ sử đã xuất hiện ở Quảng Trị trong đó có Triệu Phong Trong hai mùa điền dã năm 1993 – 1994 của trung tâm văn hóa Việt Nam và bảo tàng Quảng Trị, các nhà Khảo cổ học đã tìm thấy những công cụ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Sơn Vi ở Cùa, Carol, Cồn Cỏ và đồ đá giữa thuộc nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở Lao Bảo, Khe Sanh, Tân Lâm. Việc tìm thấy các di tích hậu kỳ đồ đá cũ ở Quảng Trị phân bố ở vùng miền núi lẫn hải đảo gần bờ là một thành tựu lớn của khảo cổ học Việt Nam. Là minh chứng khá thuyết phục về sự tồn tại người nguyên thủy trên đất Quảng Trị. Những viên đá cuội gia công có dấu vết tham gia của con người vốn là công cụ chặt vô định hình, hình múi bưởi, những tropper được ghè đẽo ở một đầu hay một hoặc hai rìa cạnh; những mũi nhọn, bàn ghiền, chày ghiền, những võ ốc núi, ốc suối đã chặt đít… đã viết nên trang sử vùng đất Quảng Trị thời kỳ cách ngày nay 1 vạn năm rưỡi đến 3 vạn năm [68, tr.16]. Ở Triệu Phong là nơi có nhiều dấu tích về thời đại hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí. Từ trước đến nay đã có nhiều phát hiện ở vùng di tích Ba Lòng và dọc sông Thạch Hãn. Bên cạnh đó còn có địa điểm Phương Sơn xã Triệu Sơn - huyện Triệu Phong, là nơi có dấu hiệu về con người nguyên thủy. Địa điểm này được được người Đoàn cán bộ nghiên cứu phát hiện vào mùa điền dã 1992 -1993.
  • 17. 15 Theo PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung trong “Thống kê những địa điểm thuộc Hậu kỳ đồ đá mới - sơ kỳ kim khí ở Quảng Trị” cho biết: “Địa điểm Phương Sơn cũng như các địa điểm ở Bàu Đông - Mai Xá; Cồn Chùa - Lâm Xuân, nó nằm ở vùng ven bàu và chân cồn cát”. Tại đây đã tìm thấy nhiều mãnh gốm thô, bỡ [19, tr.77]. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu có điều kiện điều tra khảo sát thật quy mô ở vùng này thì chắc chắn sẽ bắt gặp nhiều hiện vật và công cụ của người nguyên thủy. 1.2.2. Dấu tích văn hóa Chămpa ở Triệu Phong Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán thay thế họ Triệu xâm lược và cai trị nước Âu Lạc. Ngoài hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam. Quận Nhật Nam là mảnh đất từ Hoành Sơn vào đến Quảng Nam. Chia thành 5 huyện: Tây quyền, Chu Ngô, Tỷ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm. Đến thời Đông Hán, năm 192 một lãnh tụ nhân dân bộ lạc Dừa (Khu Liên) ở phía Bắc đã lãnh đạo nhân dân lật đổ ách đô hộ nhà Hán, thành lập tiểu quốc Lâm Ấp. Đến thế kỷ IV, hai tiểu quốc Lâm Ấp và Panduranga đã hợp nhất, hình thành vương quốc Chămpa. Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Quốc đô hộ, các thế lực của Chămpa mở rộng địa bàn ra tại Hoành Sơn. Toàn bộ đất Triệu Phong lúc bấy giờ thuộc vương quốc Chămpa cho đến đầu thế kỷ XIV. Chính vì lẽ đó, Triệu Phong mang trong mình nhiều dấu tích văn hóa Chămpa. Qua nhiều cuộc tìm hiểu khai quật, nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều dấu tích liên quan đến kiến trúc đền tháp Chăm (Bích La, Trà Liên, Dương Lệ, Ngô Xá), các tác phẩm điêu khắc Chăm, thủy lợi cổ (giếng Xóm làng Bích Khê, giếng Chùa làng Đại Hào…), di tích thành lũy (thành Thuận Châu), chiếc vò đất nung ở dạng sứ, dạng bán sứ. Những chiếc mộ vò (Dương Lệ) được chôn theo cụm gồm 7 chiếc, bên trong có dấu tích than tro và các đồ tùy táng như công cụ bằng kim loại, đồ gốm thô… thể hiện sự tiến bộ trong đời sống văn hóa của cư dân Chăm cổ tại vùng đất Triệu Phong.
  • 18. 16 Thỉnh thoảng người dân còn tìm thấy ở gần các khu tháp Chăm xưa có nhiều đồ bán xứ Trung Hoa (Quảng Đông) dưới các thế kỷ VII - IX - XI như gốm sứ Hán, Lục Triều, Đường… đây là những bằng chứng về sự định cư lâu dài, liên tục của các trường lớp cư dân dọc dãi cồn cát trong (Tiểu Trường Sa) nói chung Triệu Phong nói riêng. Điều này cũng góp phần chứng minh rằng: Ngay từ giai đoạn sớm ở khu vực này, cư dân Chămpa cổ đã chủ động hướng mình ra biển và chủ động giao lưu tiếp xúc bên ngoài, cụ thể là người Hoa qua cảng biển Mỹ Thủy, đặc biệt là cảng Cửa Việt. Trãi qua thời gian cùng với sự biến động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, xã hội nền các đền tháp hiện nay chỉ còn tồn lưu dưới dạng phế tích nhưng những di vật còn lại như: Tượng Uma Dương Lệ thuộc phong cách Trà Kiệu (cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X), phù điêu lá nhĩ Trà Liên 1, 2 (tympan) thuộc phong cách nghệ thuật Đồng Dương (nửa cuối thế kỷ IX), đầu tượng tu sĩ Trà Liên thuộc giai đoạn nghệ thuật Đồng Dương. Yoni Dương Lệ…cũng phản ánh nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Qua những tư liệu được mô tả trong Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục; các nhà khảo cổ học người Pháp như Henri Parmentier, Madeleine Colani, linh mục Léopold Michel Cadière đầu thế kỷ XX và gần đây nhất là một số cán bộ trường Đại học Khoa học Huế đã phần nào khôi phục lại bức tranh về 4 tháp Chăm từng tồn tại trên đất Triệu Phong đó là: Khu đền tháp Dương Lệ: Di tích nằm cạnh con đường liên xã về phía Đông trên một gò đất khá cao có tên gọi là Cồn Giàng thuộc làng Dương Lệ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong. Theo Dương Văn An trong tập “Ô châu cận lục” viết năm 1555, thì lúc đó di tích chỉ “còn cái nền cũ”. Những năm đầu thế kỷ XX, linh mục L.P. Cadière khi đến khảo sát khu đền Dương Lệ cũng không thể biết được điều gì hơn ngoài việc nhận thấy rằng: “Trong vùng có tên là Huyền Vũ xứ có một lùm cây mà ở đó người
  • 19. 17 ta thấy những phế tích của một tháp Chăm đã đổ nát. Đống gạch ở trung tâm cao gần 3m và hình như có nhiều đống như vậy có nguồn gốc từ những công trình kiến trúc… Cách 200 - 300m về phía bắc, gần làng hơn là một cái cồn khác mà ở đó có nhiều viên gạch chôn sâu trong lòng đất. Tên của nơi này là Cồn Kéc mà người ta nói với tôi là nó thuộc thổ âm của hai chữ Cồn Gạch” [19, tr.187]. Ông cũng cho biết thêm cạnh đống gạch trung tâm có một ngôi miếu của người Việt, bên trong một pho tượng nữ thần là Uma - vợ của thần Siva. Đây chính là ngôi miếu Bà Giàng. Ở phía Nam Cồn Giàng, giữa những mô đất thấp nhô, trên bề mặt của những lớp gạch mũn nát có hai mô đất có đường kính từ 10 - 15m với mật độ gạch dày đặc còn ở địa hình dương. Rất có thể đây là hai ngôi tháp phụ khác với quy mô và chiều cao không lớn nằm trong tổng thể của khu đền tháp Dương Lệ. Tại khu vực Cồn Giàng, bên cạnh những lớp gạch vỡ không định hình thì kích thước các viên gạch nguyên dày mỏng nhiều loại, có viên chỉ mỏng 4cm; nhiều viên ngói Chăm dày 0,8cm. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy nhiêu chi tiết kiến trúc như: một lintau đá có lỗ mộng vuông (10x10cm), dài 1,03m, rộng 0,33m, dày 0,23m; một thanh khác rộng 0,4m, dài 1,13m; một chân cột sứt vỡ có cạnh là 0,65m, giữa có lỗ mộng vuông…cùng với những cấu kiện nữa đang bị vùi phần lớn dưới đất [4, tr.113]. Cạnh Cồn Giàng có một cồn đất nữa mà nhà nghiên cứu L.P. Cadière đã nhắc tới là Cồn Kéc (Cồn Gạch). Cồn đất này nằm cách Cồn Giàng khoảng 200 - 300m về phía Tây Bắc. Từ năm 1979, một con mương cắt qua đã làm cho cồn đất này bị đào bới mất hết dấu vết. Tuy nhiên, trên mặt hồ có nhiều gạch vỡ, sõi, cuội; hai bên bờ mương có nhiều gạch, ngói vỡ màu đỏ nhạt, vàng nhạt, xám trắng xếp chồng, độ nung vừa phải [9, tr.113] Đáng chú ý nhất trong số những di vật còn lại tại Cồn Giàng là một Yoni bằng đá còn nguyên. Đó là biểu tượng âm vật song cùng với Linga - biểu tượng dương vật - trong hệ sáng tạo được người Chăm thờ cúng phổ biến với ý nguyện
  • 20. 18 sinh sôi nảy nở. Yoni Dương Lệ có kích thước: dài 1,88m, rộng 1,38m, dài vòi 0,50m, rộng vòi 0,34m [6, tr.114] Linga được tạc liền, nguyên khối với Yoni (Linga bị đập vỡ nên không còn nằm nguyên vẹn trên bề mặt Yoni nữa), nhưng thông qua dấu vết còn lại thì thấy Linga có đường kính 0,46m. Bộ Linga - Yoni được đặt trên một đài thờ kép gồm hai bệ đá có kích thước xếp chồng lên nhau, không có họa tiết trang trí mà chỉ được tạo ra các đường gờ giật cấp. Bệ đá trên, nơi đặt Yoni có hình vuông, cạnh là 1,76m, được tạo thành do hai tảng đá ghép lại với nhau; bệ đá bên dưới là một tảng đá nguyên, có kích thước nhỏ hơn tảng đá bên trên. Bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga - Yoni cùng với đài thờ, theo các nhà nghiên cứu là thuộc đối tượng thờ của tháp trung tâm [12, tr.114] Như vậy, trên toàn bộ tổng quan của khu đền tháp Dương Lệ xưa có ít nhất là từ 4 - 5 công trình kiến trúc đền tháp đồ sộ. Bố cục của chúng được sắp xếp theo trật tự là: có một ngôi tháp chính lớn hơn cả nằm ở giữa, thờ bộ sinh thực khí Linga - Yoni; một ngôi tháp nằm cách tháp chính một chút về hướng Tây thờ nữ thần Uma - thần mẹ xứ sở của người Chăm và có từ 2 - 3 kalan khác nằm ở phía Nam và Đông Nam vốn là tháp hoặc đền thờ của những vị thần phụ khác. Về niên đại khởi tạo nhóm đền tháp Dương Lệ, cho tới nay vẫn còn quá ít để khẳng định một cách chắc chắn. Chỉ biết rằng qua pho tượng Uma - vị thần được thờ cúng trong một ngôi tháp ở thánh địa Dương Lệ, các nhà khoa học cho là chúng thuộc phong cách nghệ thuật Trà Kiệu (thế kỷ IX); và như vậy, hẳn là nhóm đền tháp Dương Lệ đã được xây dựng từ thế kỷ IX trở về trước. Khu đền tháp Trà Liên: Di tích nằm trên một vùng cát thuộc xóm Nam Bồi, làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Địa điểm này nằm cạnh khu vực nguyên là lỵ sở dinh chúa Nguyễn - dinh Trà Bát. Đầu thế kỷ XX, L.P. Cadière phát hiện ra địa điểm đổ nát của ngôi tháp Chăm và ghi lại như sau: “Ở trên địa phận xóm Bồi, đã tìm thấy di tích Chàm trong một lùm cây rậm rạp gọi là Lùm Giàng. Nó nằm ở vùng cao có nhiều cát về phía
  • 21. 19 Bắc được gọi là Cồn Dinh. Đây là địa điểm mà chúa Nguyễn đã chọn làm nơi đóng lỵ sở của ông ta vào năm 1750 và thuộc trên bờ một nhánh sông cũ, ngày này đã bị lấp phần giữa nhưng hai đầu không được nên gọi là Hói Cụt” [14, tr188] Vào thời điểm đó, L.P. Cadière đã nhìn thấy phía trước tháp đổ là một tượng thờ rất đẹp, trên đó có một Yoni được “giữ gìn tốt và dường như nguyên vị”, vòi quay về hướng Bắc.Yoni có cạnh khoảng 1,2m. Cả bệ thờ và Yoni cao 0,8m. Ở giữa Yoni có một Linga hình chỏm cầu cao 0,4m [12, tr128]. Năm 1983, một nhóm nghiên cứu của viện Khảo cổ học Việt Nam và khoa Lịch Sử Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học Huế) tiến hành nghiên cứu về tháp Trà Liên thì các cồn đất do các ngôi tháp đổ xuống đã bị dân địa phương đào bới để lấy gạch và đất đắp mồ mả. Bàn thờ “nguyên vị” (in situ) với sự hiện diện đầy đủ cả bệ, Yoni và Linga mà L.P Cadière cho biết trước đó đã không còn nữa. Tuy nhiên, do việc đào bới của dân đã phát lộ ra một tấm phù điêu lá nhĩ và ba khối đá ở trên bề mặt giúp các nhà nghiên cứu đi đến nhận định: - Khối đá thứ nhất (dài 1,06m, rộng 0,68m) và thứ hai (dài 0,83m, rộng 0,43m), trang trí hoa văn ở cả hai mặt nguyên là của một đài thờ. Khối đá thứ ba (dài 0,80m, rộng 0,44m) có phù điêu một mặt chưa xác định được vị trí [18, tr129]. - Tấm phù điêu lá nhĩ (đường kính đáy 1,54m, cao 1,22m) trang trí hình tượng một cỗ xe bảy ngựa với thần Surya - cỗ xe mặt trời là tấm phù điêu gác trên đầu cửa [22, tr.129]. Từ bệ thờ của tấm phù điêu lá nhĩ cho thấy tháp Trà Liên có cấu trúc ba tầng; trong đó tầng dưới cao khoảng 3m, toàn bộ tháp cao khoảng 12m [3, tr.130]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho biết thêm ở phía Đông nền tháp còn lại hai mảng tường chừng 1m, có 10 lớp gạch còn nguyên, xung quanh nền của tháp, gạch đổ ngổn ngang - loại gạch có kích cỡ 30x 15x15cm, độ nung không cao, có màu nâu non như vẫn thường thấy ở các kiến trúc tháp Chăm khác [11, tr.130]
  • 22. 20 Trước năm 1990, dấu tích về nền tháp trung tâm với sự tồn tại hai mảng tường cao chừng 1m có 10 lớp gạch thì sau đó không lâu đã bị xóa dấu vết. Trên khu vực này chỉ còn lại ba khối đá, các khối đá được trang trí mô típ hình những vòm cửa giả, bên trong vòm cửa là hình một người đứng chắp tay trước ngực giống như những tu sĩ Bà la môn; trên các đường gờ nỗi là hoa văn dây leo cuộn hình sâu. Ở một địa điểm vốn là nơi tọa lạc của một ngôi tháp đã bị đào đến phần móng có một tấm tympan khác cao 1,20m, rộng đáy 2,10m, dày 0,17m được phát lộ nằm trên mặt đất. Tấm tympan có hình tượng thần Siva và Uma đang ngồi tọa thiền dưới tán cây vũ trụ [2, tr.131]. Về niên đại qua phân tích họa tiết điêu khắc ở các khối đá và hai tấm phù điêu lá nhĩ, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận tháp Trà Liên thuộc phong cách nghệ thuật Đồng Dương (nửa cuối thế kỷ IX). Khu đền tháp Bích La: Di tích nằm ở xóm chùa, phía Tây làng Bích La Trung, xã Triệu Đông. Khu vực này nguyên có tên gọi là Cồn Giàng, tại khu vực này nằm rãi rác ở nhiều nơi trong vườn của các hộ gia đình, có một số chi tiết mà các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy được qua những lần khảo sát: - Một bệ thờ vuông bằng đá sa thạch, có cạnh 0,95m, dày 0,28m, bị sứt ba góc nằm trong sân nhà người dân [26, tr.133] - Một bệ đá vuông có cạnh 0,94m, dày 0,21m được dựng làm bình phong trước sân nhà anh Dương Lục [2, tr.134]. - Một Yoni có cạnh vuông 0,80m, dày 0,3m, dài vòi khoảng 0,15m (đã vỡ). Giữa lòng Yoni đục thủng một lỗ vuông có cạnh 0,26m nhỏ dần xuống dưới. Đây là điểm để gắn Linga. Bề mặt tiếp xúc giữa Yoni và Linga có cạnh vuông 0,34m, đó cũng chính là cạnh vuông phía dưới của Linga [8, tr.134]
  • 23. 21 - Hai trụ cửa bằng đá dài 1,1m, cạnh vuông 0,42, hai đầu có chốt mộng tròn nhô ra được nhặt làm bệ đỡ cho một chiếc cầu nhỏ bắc qua một mương nước. Ngoài ra còn có nhiều bệ đá, chân cột khác nằm ngập trong đất [12, tr.134]. Đầu thế kỷ XX, khi đưa địa điểm Bích La Trung vào danh mục các di tích Chàm ở Quảng Trị và Thừa Thiên được đăng tải trên tạp chí B.E.F.E.O (1905), linh mục L.P. Cadière gọi những di vật mà ông thấy theo cách gọi của dân địa phương là những “Phật lồi”, “những Bụt Chàm”. Những di vật này gồm một tấm lá nhĩ (tympan) được chạm trổ hình Siva múa điệu vũ trụ, một số tấm khác đã được đẽo gọt và một Yoni. Ngoài “đống gạch được hình thành từ một ngôi tháp bị đổ” là một “khoảng đất được nâng cao hơn, chạy theo suốt chiều dài của tường; người ta thấy một số địa điểm của những mảnh gạch vỡ. Những cuộc khai quật cho phép xác định được nguyên bản của tường này, nó dường như kéo dài ra trên một diện tích lớn” [30, tr.198]. Tiếp sau L.P. Cadière, H. Parmentier đã nhắc lại địa điểm này thông qua sự nhấn mạnh đến việc mô tả chi tiết về tấm phù điêu lá nhĩ, 2 lintau cửa và Yoni. Ông còn cho biết thêm về cuộc khai quật tháp Bích La đã được thực hiện bởi Bảo Tàng Guimet Paris mà theo ông là đã “đào tìm một cách vô nguyên tắc”. Trong cuộc khai quật này, người ta mang đi một pho tượng trong đó có một pho tượng Uma vốn đã được người Việt thờ trước đó trong một ngôi miếu “trước sự thất vọng của người dân địa phương”. H. Parmentier dẫn một đoạn báo cáo của Bảo tàng Guimet Parmentier dẫn một đoạn báo cáo của Bảo tàng Guimet Paris mô tả về pho tượng Uma Bích La khi pho tượng đã bị đưa về Pháp như sau: “Một bức tượng khác, nhỏ hơn, tượng trưng cho nữ thần Uma… khỏa thân từ cổ xuống hông, bộ ngực căng tròn, hơi thỏng xuống tượng trưng cho tình mẫu tử. Đầu thần đội một mũ miện (mũ ba vòng) và ở trán có một hình thoi có đánh dấu ở giữa. Toàn thân mang một chiếc jupe sát người với một nếp gấp ở nịt. Uma đứng thẳng, đôi chân chéo lại trên một con bò mộng bị đè bẹp phải chống đỡ trên tứ chi của nó” [21, tr.531].
  • 24. 22 Từ những chỉ dẫn của hai nhà nghiên cứu người Pháp đầu thế kỷ và bằng kết quả của nhóm nghiên cứu Viện khảo cổ học Việt Nam và Khoa Lịch sử Đại học Khoa học Huế trong những năm cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học cho rằng tháp Bích La là một công trình kiến trúc đền tháp Chămpa được xây dựng theo mô hình một khu đền tháp có từ hai ngôi tháp trở lên [8, tr.136]. Ở đây, ngoài nguyên liệu chính là gạch nung còn được sử dụng khá nhiều các chi tiết kiến trúc bằng đá (như: lintau, trụ cửa, lá nhĩ đặt trên vòm cửa chính…). Tấm tympan tạc hình tượng Siva vũ điệu tandava phải thuộc về ngôi tháp chính - tháp trung tâm và chúng cho thấy rằng đây là một công trình khá đồ sộ, chiếm lĩnh chiều cao khoảng từ 15 - 20m. Bên trong ngôi tháp chính có thờ một bệ thờ vuông, nhiều lớp, trên đó đặt một bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga - Yoni có kích cỡ vào loại trung bình [19, tr.136] Về niên đại, dựa trên sự thẩm định của các nhà nghiên cứu về tấm phù điêu lá nhĩ tạc hình Siva múa điệu vũ trụ (tandava) hiện trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Chăm Đà Nẵng thì tháp Bích La có phong cách nghệ thuật Hòa Lai (nửa cuối thế kỷ VIII). Khu đền tháp Ngô Xá: Di tích nằm bên bờ bắc sông Vĩnh Định, thuộc xóm Đồng Bái, làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung. Trên một khu đất có diện tích gần 250m2 , cao hơn mặt bằng xung quanh gần 1m thấy chi chít loại gạch Chăm; đa số đã vỡ nát, song vẫn còn nhiều nguyên vẹn. Gạch chủ yếu tập trung theo hai loại: một loại có kích thước 18,5cmx13cmx15cm và một loại khác kích thước 23cmx18cmx6,5cm [15, tr.151]. Trong khu vực hiện có hai miếu thờ của nhân dân địa phương: một ngôi miếu thờ bà Hỏa bên trong đề ba chữ Hán: “Cầu tất ứng” và một miếu thờ Thổ thần. Nằm rãi rác xung quanh miếu có hai phiến đá sa thạch. Một phiến đá hình vuông có cạnh 84cm, dày 15cm, bề mặt có giật cấp thành hai bậc gờ trên có chiều ngàng 4cm; phiến thứ hai dày 70cm, rộng 61cm, dày 18,5cm cũng giật cấp thành hai bậc, có
  • 25. 23 điều chỉ tạo bậc ở hai phía, còn hia phía khác có thiết diện mặt cắt phẳng [26, tr.151]. Cả hai phiến đa này chắc chắn là bệ thờ của một Yoni nào đó, xếp đặt của bệ sẽ là hia tầng: Bệ dưới là bốn phiến đá ghép lại, còn bệ trên là phiến đá thứ nhất. Đáng tiếc Yoni (và cả Linga) nay không còn tìm thấy nữa. Đây là phế tích của một đền tháp Chăm đã bị đổ nát từ lâu. Về sau người Việt biến khu vực này thành nơi thờ cúng của mình, và họ cũng đã tiến hành đào bới xung quanh khu vực này, mang đi những di vật vốn có của ngôi tháp để đến nay tất cả chỉ là một hiện trạng khó có thể xác định được về quy mô, kích thước và niên đại của ngôi tháp này. Như vậy, cùng với sự tồn tại nhiều dấu ấn văn hóa Chămpa vùng đất dọc theo hai bên dãi cồn cát trong, trong đó có ngôi đền tháp Dương Lệ - Trà Liên - Bích La - Ngô Xá cho chúng ta thấy đây là một khu vực quần cư đông đúc và có một bề dày lịch sử của một bộ cư dân Chăm thuộc châu Ô xưa. 1.3. Qúa trình thay đổi địa giới hành chính huyện Triệu Phong qua các thời kỳ Theo các nguồn thư tịch cổ vùng đất Triệu Phong dưới thời Văn Lang - Âu Lạc nằm trong bộ Việt Thường, 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép: “Thuận Hóa xưa là bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phương Nam” [71, tr.44]. Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. Năm 111TCN, nhà Hán thay thế họ Triệu xâm lược và cai trị Âu Lạc. Triệu Phong thuộc quận Nhật Nam. Sau cuộc khởi nghĩa của Khu Liên (192) giành thắng lợi, một tiểu quốc độc lập mà thư tịch Trung Hoa gọi là Lâm Ấp thành lập, người Chăm gọi nước mình là Chămpa. Đến thế kỷ IV Vương quốc Chăm pa thống nhất, mở rộng địa bàn ra đến Hoành Sơn.Vùng đất Triệu Phong lúc ấy thuộc vương quốc Chăm pa cho đến đầu thế kỷ XIV.
  • 26. 24 Năm 1306, cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân với sính lễ là châu Ô và Châu Lý (Rí). Năm 1037, vua Trần cho đổi đến làm châu Thuận, châu Hóa và sát nhập vào bản đồ Đại Việt. Triệu Phong thuộc châu Thuận (gồm 6 huyện: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn, An Nhơn), lúc bấy giờ Triệu Phong có tên là Vũ Xương. Khi nước ta thuộc nhà Minh, châu Thuận lãnh 4 huyện là Thạch Lan, Ba Lãng, Lợi Điều, An Nhân, châu Hóa lãnh 7 huyện là Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Hợp, Lai Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng. Niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh thứ 17, nhập hai huyện Lợi Bồng, Tư Dung của Châu Hóa vào huyện Sĩ Vinh, nhập ba huyện Sạ Hợp, Bồ Đài, Bồ Lãng vào châu Hóa, nhập bốn huyện Thạch Lan, Ba Lãng, Lợi Điều, An Nhân vào châu Thuận. Đến đầu triều Lê đổi thuộc lộ Thuận Hóa. Niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) triều Lê Tháng Tông chia đất lập phủ Triệu Phong thuộc thừa tuyên Thuận Hóa như trên. Năm 1558, Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Huyện Triệu Phong có tên gọi là Đăng Xương gồm 5 tổng (107 xã 29 phường 7 giáp): “An Phúc, An Lưu, An Cư, An Đôn, An Lạc”[33, tr.101-102]. Niên hiệu Gia Long năm thứ nhất (1801), cắt 3 huyện Hương Trà, Quảng Điền (đổi tên từ Đan Điền), Phú Vinh đổi tên từ Sĩ Vinh) đặt thành dinh Quảng Đức. Huyện Điện Bàn cắt về dinh Quảng Nam. Phủ Triệu Phong còn lại hai huyện Vũ Xương và Hải Lăng thuộc dinh Quảng Trị mới lập. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) lấy huyện Minh Linh của phủ Tân Bình đặt thuộc phủ Triệu Phong. Năm thứ 12 (1831) đổi dinh Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị. Năm thứ 17 (1837) đặt thêm huyện Địa Linh thuộc phủ Triệu Phong. Niên hiệu Tự Đức năm thứ 6 (1853) bỏ tỉnh Quảng Trị đặt đạo Quảng Trị trực thuộc phủ Thừa Thiên, giải thể phủ Triệu Phong, bỏ huyện Địa Linh giao huyện Minh Linh kiêm tính. Các huyện trực thuộc đạo. Năm thứ 29 (Bính tý 1876) lập lại tỉnh Quảng Trị, khai phục phủ Triệu Phong kiêm lý huyện Đăng Xương,
  • 27. 25 thống hạt các huyện Minh Linh, Hải Lăng. Năm Thành Thái thứ 12 (1900) tách huyện Vĩnh Linh khỏi sự thống hạt của phủ Triệu Phong và nâng lên thành phủ Vĩnh Linh. Năm Duy Tân thứ 2 (1908) bỏ huyện Thuận Xương (tức huyện Đăng Xương cũ), địa hạt do phủ Triệu Phong trực tiếp cai trị. Năm 1918 - 1919 đời vua Khải Định, qua cải cách hành chính phủ chỉ là huyện lớn không kiêm lý huyện và Thuận Xương trở thành phủ, lấy tên là phủ Triệu Phong, gồm 5 tổng (An Đôn, Bích La, An Dã, An Cư, và An Lưu). 1.4 Công cuộc khẩn hoang hình thành làng xã huyện Triệu Phong trước thế kỷ XIX. Sau khi tiếp quản nhà Trần cho dời dân từ phía Bắc vào ở, mở đầu quá trình hình thành làng xã và thành lập đơn vị hành chính. Tại Triệu Phong kể từ khi Châu Ô của Chămpa trở thành Châu Thuận của Đại Việt, thời điểm này quá trình di dân lập ấp của người Việt vào vùng Thuận Hóa mới chính thức bắt đầu. Các làng Việt thay thế dần những làng Chăm và từng bước phát triển lớn mạnh dần lên qua các thời kỳ lịch sử. Song hành với đợt di dân là sự hình thành của các làng xã. Trên vùng đất Miền Trung, Quảng Trị nói chung và Triệu Phong nói riêng, các làng xã người Việt cũng bắt đầu được định hình trong hoàn cảnh như vậy. Qua bài “Nghiên cứu làng xã dọc bờ sông Thạch Hãn” kết hợp với điền dã cho thấy đến nay ở Triệu Phong toàn bộ các làng xã chúng tôi tìm hiểu hầu hết không có một tư liệu thành văn nào đề cập đến quá trình hình thành làng xã. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, tiếp cận các tài liệu khảo cổ, cho thấy rằng các làng người Việt đến định cư sớm nhất trên vùng đất này là từ thời nhà Lê thế kỷ XIV, mà điểm mốc là sau năm 1306. Tiếp đến là những làng được hình thành dưới thời chúa. Ngoài những làng được định hình từ sớm trong lịch sử thì dần dần qua thời gian lại xuất hiện thêm những làng mới. Sự có mặt thêm những làng mới này xuất phát từ hai trường hợp chủ yếu. Thứ nhất, đó là những làng di cư vào vùng
  • 28. 26 Thuận Hóa ở những khoảng thời gian muộn về sau này (khoảng thế kỷ XVII - XVIII), tức là sau các làng đã hình thành trong đợt di dân nhập cư diễn ra dưới thời Nguyễn Hoàng. Cư dân của những làng mới này cũng có nguồn gốc ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh hoặc xa hơn nửa ngoài vùng đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thăng Long... Khi xã hội phong kiến ngày một phát triển, cư dân trở nên đông đúc, ruộng đất công chiếm đại đa số khiến những cánh đồng chiêm trũng của vùng Bắc Bộ trở nên chật chội, nhỏ hẹp không đủ để canh tác cày cấy. Bộ phận những cư dân không có ruộng vườn buộc phải chèo kéo nhau tiến vào vùng Thuận Hóa trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Trị để làm ăn sinh sống. Ngay từ buổi đầu “chân ướt chân ráo” bước vào vùng đất mới, một bộ phận cư dân này đã xin gia nhập vào các làng đã được định hình từ trước. Họ được chấp nhận với tư cách là những “khách hộ”. Một thời gian sau họ trở thành “chính hộ” và có quyền lợi đồng đẳng như những cư dân chính của làng. Qua tư liệu đinh bạ thời Thái Đức có trường hợp chỉ sau hai năm cư ngụ tại làng những người ngụ cư được cho “trục” vào dân cư chính của làng. Bộ phận còn lại vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan khác nhau đã không nhập làng mà tiến hành khai phá những khu đất còn hoang hóa nhỏ hẹp chưa có chủ sở hữu nằm cạnh các làng cái, làng chính. Họ dựng nhà cửa để định cư và khai thác điền thổ. Sau đó trong quá trình sinh sống họ tếp cận, quan hệ với các làng cái để trao đổi mua bán, lấn chiếm và thậm chí là dùng thủ đoạn lừa gạt đất đai để nới rộng địa vực cư trú và diện tích canh tác. Từ đó các làng mới được ra đời, họ được chính quyền sở tại lúc bấy giờ công nhận làng và chính thức có tên trên bản đồ làng xã Triệu Phong. Con đường thứ hai hình thành những làng mới xuất phát ngay chính trong nội tại các làng chính, làng cái và ít nhiều có phần mang tính “quy luật”. Khi những làng được hình thành từ xa xưa thì vốn ban đầu cư dân đang còn ít ỏi, họ tụ cư gần kề nhau và mang tính co cụm theo kiểu chòm xóm nhiều hơn. Nhưng dần dà qua thời gian, các dòng họ trong một làng sinh con đẻ cháu làm cho dân số ngày càng phát triển, cộng thêm bộ phận dân cư mới xin gia nhập làng đã khiến cho cuốn sổ hộ tịch của làng ngày một dày lên. Từ đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhu cầu về nhà ở và đất canh tác ngày càng lớn. Việc dựng nhà cửa bắt đầu có sự giản nở và
  • 29. 27 hình thành nên các xóm mang tên gọi như: xóm trên, xóm dưới, xóm làng, xóm cồn, xóm bàu, xóm thượng, xóm hạ, xóm trung,…Các xóm đó tồn tại và phát triển trong phạm vi của một làng. Cho đến khi mạnh dần lên, cư dân trở nên đông đúc, diện tích đất canh phá thêm ngày một rộng rãi và dần dần vượt ra khỏi sự quản lý của làng. Cư dân của những xóm này bắt đầu tách dần ra khỏi làng chính, xin lập điền bộ, đinh bộ và thuế bộ riêng. Từ đó hình thành nên những làng mới tồn tại độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân và được chính quyền nhà nước quản lý bảo vệ. Đó là các làng được hình thành vào thời gian muộn về sau này, khoảng đầu thế kỷ XIX như: Đại Lộc Thượng, Bích La Thượng (Triệu Long), Xuân Khê (Hiệp Khê), Kiên Phước (Triệu Ái)… Những làng có mặt sớm nhất trên đoạn sông Thạch Hãn là làng Cổ Thành (xã Triệu Thành), Nhan Biều (Triệu Thượng). Cư dân của các làng này đến tụ cư tại khu vực này vào khoảng từ thế kỷ XIV đến nữa đầu thế kỷ XVI. Đó là những làng hình thành sớm dưới thời nhà Trần, Hồ, Minh thuộc và Hậu Lê trong khoảng thời gian từ sau năm 1306 đến trước 1553 được Dương Văn An thống kê trong phần Danh mục các làng xã của sách Ô Châu Cận Lục. Tiếp nối bước chân Nam tiến của người Việt, cư dân từ đất Bắc tiếp tục đến định cư ở hai bên bờ của khúc sông này và hình thành nên các làng Thượng Phước, An Đôn, Xuân An, (xã Triệu Thượng), An Tiêm (xã Triệu Thành), được Lê Quý Đôn thống kê trong Phủ Biên Tạp Lục vào năm 1776. Hai làng Trung Kiên (xã Triệu Thượng), Hậu Kiên (xã Triệu Thành) hình thành vào cuối thế kỷ XVI. Các làng còn lại hình thành vào những khoảng thời gian muộn về sau này có làng Tả Hữu được thành lập dưới thời nhà Nguyễn. Gốc của họ vốn ở làng Tả Hữu (xã Triệu Tài) di cư lên. Đoạn từ làng Cổ Thành đến ngã ba - nơi hợp lưu giữa sông Thạch Hãn và sông Vĩnh Phước phía tả ngạn sông gồm các làng Giang Hến (nay là khu phố V thị trấn Ái Tử), Ái Tử (Triệu Ái), Trà Liên Đông/Trà Bát, Tiểu Áng/Phú Áng. Phía hữu ngạn sông Thạch Hãn uốn lượn quanh co qua địa bàn xã Triệu Long bao gồm các làng Tân Định, Bích Khê/Hồng Khê, An Mô/Yên Mô, Đâu Kênh/Đâu Kinh, Bích
  • 30. 28 La Thượng, Nha Nghi/Vệ Nghĩa, Phù Lưu, Hoa Ngạn/Phương Ngạn, Đại Lộc Thượng, Đại Lộc Trung và một phần đất của Triệu Thuận ở địa phận thôn Đại Lộc B (Vạn Đại Lộc). Trong số những làng này có làng Ái Tử, Trà Liên Đông, Vĩnh Phước, Phú Áng, Bích Khê, Phù Lưu, Phương Ngạn/Hoa Ngạn, Vệ Nghĩa/Nha Nghi. Đó là những làng hình thành sớm nhất vào khoảng từ thế kỷ XIV đến nữa đầu thế kỷ XVI. Tiếp đó là các làng được hình thành vào thời Chúa như làng An Mô (Triệu Long), làng Giang Hến (nay là khu phố V thị trấn Ái Tử). Tiền khai khẩn của làng An Mô đồng thời là Thủy tổ họ Phạm tên là Phạm Thuận Bình. Ngài là một vị tướng trong đoàn quân tham gia trấn thủ Thuận Hóa cùng Chúa Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558). Năm 1565, ông và một số người cùng quê đưa gia đình vào khai phá đất đai và lập nên phường Độ Mô. Đến năm 1600, một số cư dân đến gia nhập và mở rộng thêm đất đai để làm ăn sinh sống. Từ đó đổi tên thành phường An Mô, lúc bấy giờ thuộc tổng Hoa La huyện Võ Xương phủ Triệu Phong. Làng Giang Hến (nay là khu phố V thị trấn Ái Tử) cư dân của làng vốn làm nghề cào hến trên dòng Thạch Hãn. Nhận thấy vùng đất bên bờ sông rất thuận lợi cho việc sinh sống và hành nghề nên họ đã lên định cư và lập nên phường Giang Hến. Làng Tân Định có gốc từ làng Lệ Xuyên (xã Triệu Trạch) di cư lên vào những năm cuối thế kỷ XIX. Những làng được hình thành vào thời gian muộn về sau này có làng Bích La Thượng (xã Triệu Long). Nguyên xưa đây là một xóm Soi nằm trong Giáp Đông của làng Bích La. Khi mới hình thành làng Bích La có tên gọi là Hoa La thuộc huyện Hải Lăng. Thời chúa Nguyễn thì làng Hoa La thuộc tổng Hoa La huyện Hải Lăng. Đến thời các vua Nguyễn, làng Hoa La được đổi thành Bích La thuộc tổng Bích La huyện Đăng Xương. Lúc này làng Bích La được chia làm tứ giáp là Giáp Đông, Giáp Nam, Giáp Trung và Giáp Hậu [33, tr.1383]. Làng Đại Lộc Thượng, Đại Lộc Trung nguyên xưa thuộc làng Đại Lộc xã Triệu Thuận, gồm 3 giáp Thượng, Trung, Hạ. Trong quá trình phát triển, vì nhiều lý do khác nhau mà hai giáp này đã tách ra thành hai làng độc lập. Theo lời kể của những vị cao niên trong làng cho biết thì trong những năm kháng chiến chống Pháp,
  • 31. 29 một bộ phận cư dân của làng thuộc giáp hạ đã đi theo đạo công giáo, nhóm cư dân còn lại thuộc hai giáp trung và thượng không theo nên đã tách thành làng riêng và tồn tại cho đến ngày nay. Đoạn từ nơi hợp lưu giữa ngã ba sông Vĩnh Phước với sông Thạch Hãn đến ngã ba Giã Độ. Những làng đến tụ cư sớm nhất phía hữu ngạn bờ sông Thạch Hãn có làng: Dương Lộc/Dương Chiếu, Phúc Lộc/Phước Lộc, Đồng Giám/Động Giám, Gia Độ, An Giã/Dạ/Dã, Dương Lệ (Dương Lệ Đông/Văn), An Lợi/An Toàn. Những làng này được hình thành trong khoảng thế kỷ XIV đến nữa đầu thế kỷ XVI, có tên trong Ô Châu Cận Lục. Tiếp theo là các làng Đại Lộc (Đại Lộc A, Đại Lộc B), Võ Thuận, Trúc Thuận, (trong Ô Châu Cận Lục làng Võ Thuận và Trúc Thuận xưa có tên là Phù Hoa [11, tr.56]), Trung Yên hình thành dưới thời các Chúa Nguyễn. Sang thời các vua Nguyễn có làng An Bình (xã Triệu Thuận) tiếp tục đến tụ cư. Đoạn từ ngã ba Giã Độ đến đoạn sông cụt cuối làng Quy Hà, phía hữu ngạn sông tiếp tục chảy qua địa bàn xã Triệu Độ trên địa phận các làng Giáo Liêm, Thanh Liêm, Xuân Thành, Quy Hà. Trong số những làng đến định cư ở hai bên đoạn sông này có các làng Giáo Liêm, Thanh Liêm được hình thành vào thời Chúa Nguyễn. Đoạn từ làng Quy Hà ra đến Cửa Việt Trong số những làng tụ cư hai bên bờ Thạch Hãn ở đoạn này thì các làng An Cư, Lưỡng Kim/Lưỡng Toàn, Duy Phiên, Việt Yên/An Việt, Tường Vân/Vân Động, Hà Tây/Hà Bá là những làng hình thành sớm nhất (thế kỷ XV). Làng An Cư ngài Tiền khai khẫn đồng thời là Thủy tổ của họ Nguyễn là một vị tướng tham gia đánh dẹp Chiêm Thành dưới thời nhà Lê sau đó khai khẫn ra làng An Cư rồi tiếp tục khai khẩn làng Đại Hào. Làng Lưỡng Kim xưa có tên là làng Lưỡng Toàn. Tương truyên ngài Tiền Khai khẩn tên là Hồ Hựu có quê gốc từ vùng Thanh Nghệ Tỉnh vào đây lập làng. Tuy nhiên sau đó họ Hồ đã vô tự không rõ vào thời gian nào. Làng Duy Phiên ban đầu là một xóm của làng Lưỡng Lim, theo tương truyền ngài Tiền khai khẩn có quê gốc ở Thanh Hóa vào làng
  • 32. 30 Lưỡng Lim sinh sống. Sau đó sinh hạ hai người con trai, người con trưởng là Trương Thế Toán sang khai khẩn làng Duy Phiên. Làng Việt Yên/An Việt là làng hình thành sớm nhất trên địa bàn xã Triệu Phước. Tương truyền ban đầu có 2 vị họ Trương và họ Nguyễn vào khai khẩn lập làng. Lúc bấy giờ phía tây làng có một đầm nước lớn gọi là xứ Bàu Tây. Ở đó có hai con thuồng luồng hung dữ sinh sống. Dân trong làng không ai dám ra đó làm ăn. Có một người thợ săn ngang qua làng biết chuyện mới nói với dân làng rằng nếu ông ta bắn được hai con thuồng luồng đó thì dân làng phải tôn ông làm Tiền khai khẩn. Dân làng đồng thuận và ông đã bắn được hai con thuồng luồng đó. Làng bèn tôn người thợ săn ấy lên làm Tiền khai khẩn. Từ đó làng có 3 vị Tiền khai khẩn. Vì không biết danh tính cụ thể nên gọi là ông Bắn. Nhân dân truyền khẩu hai câu thơ là: “Trương cung lao mấy mũi tên, Diệt loài ác thú bình yên dân làng” Làng Tường Vân có nguồn gốc từ làng Vân Động huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Tiền khai khẩn của làng người họ Lê vào đây lập làng vào khoảng thế kỷ XV. Làng Hà Tây cũng là một làng được hình thành sớm trên vùng hạ lưu sông Thạch Hãn ở đoạn này. Tương truyền Tiền khai khẩn của làng là một võ tướng người họ Phạm có quê gốc ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Ngài tham gia trong đoàn quân mở mang bờ cỏi vào phía nam dưới triều nhà Lê. Sau đó khai khẩn đất đai và lập làng. Ban đầu làng có tên gọi là làng Hà Bá sau đó đổi tên thành Hà Tây trong khoảng thời gian từ năm 1777 - 1814. Tuy nhiên lại có truyền thuyết cho rằng ban đầu có 4 người thuộc các họ Dương, Lê, Hà, Phạm cùng vào khai khẩn lập nên làng. Làng Cao Hy/Hạo Hy tương truyền hai vị thuộc họ Phan và Nguyễn quê ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) vào khai khẩn làng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVII.
  • 33. 31 Làng Phó Hội/Phụ Lũy là một làng được hình thành khá muộn so với nhiều làng xã người Việt trên vùng bắc và nam Cửa Việt. Từ nửa cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII làng có tên là Phụ Lũy. Bản địa bộ của làng lập năm Cảnh Trị thứ 7 (1669) dưới thời vua Lê Huyền Tông ghi tên làng là phường Phụ Lũy. Tên gọi này cũng được Lê Quý Đôn ghi chép trong Phủ Biên Tạp Lục. Về sau Phụ Lũy được đổi thành Phó Hội nhưng không rõ thời gian cụ thể. Thông qua bản Thân tư địa đồ của làng lập năm Gia Long thứ 11 (1802) cho thấy lúc đó tên gọi của làng là Phó Hội. Tương truyền ban đầu họ là một nhóm cư dân ngư nghiệp ra đi từ vùng Thanh Nghệ. Trong quá trình mưu sinh dọc bờ biển, họ đã ghé thuyền lại và neo đậu ở khu vực sâu trong cửa Việt Yên, lúc bấy giờ trên địa phận làng Hà Tây. Họ xin một khoảnh đất nhỏ nằm ở đoạn giữa của làng Hà Tây phía sát bờ sông để phơi lưới. Lúc đó họ có tên gọi là Phường Mành. Vào thời điểm này, khu vực Cửa Việt là một thương cảng rất sầm uất. Nơi có rất nhiều tàu thuyền qua lại buôn bán và trao đổi hàng hóa. Bộ phận cư dân Phường Mành vốn là những người hành nghề ngư nghiệp nhưng đã nhanh chóng hòa nhập với thực tại. Bên cạnh công việc đi biển họ còn tham gia khuân vác hàng hóa cho các thương nhân, các tàu buôn và để rồi họ nhanh chóng trở thành những lái buôn rành rỏi. Công việc mới của họ lại gặp được chính sách mở mang kinh tế Đàng Trong của các chúa Nguyễn khiến bộ phận cư dân này trở nên giàu có. Họ có điều kiện mở rộng bao chiếm thêm đất đai, hình thành lãnh thổ và trở thành một đơn vị hành chính trên nền tảng đất đai của làng Hà Tây với tên gọi là Phụ Lũy phường. Đến thời nhà Nguyễn, sau khi Gia Long sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong cả nước (1801), lấy hai huyện Hải Lăng, Đăng Xương thuộc phủ Triệu Phong và huyện Minh Linh thuộc phủ Quảng Bình, đặt thành dinh Quảng Trị thống thuộc đất Kinh kỳ thì tên làng Phụ Lũy được đổi thành Phó Hội. Làng An Lợi/An Tục hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Theo Phủ biên tạp lục thì làng có tên là An Tục thuộc tổng An Cư huyện Đăng Xương [8, tr.102]. Cư dân của làng vốn là bộ phận hành nghề đánh bắt thủy hải sản trên sông và trên biển. Họ Võ là họ Tiền khai khẩn của làng tương truyền có nguồn gốc ở Hải Dương di cư vào. Căn cứ vào Gia phả của họ thì tính đến nay đã trải qua 13 đời.
  • 34. 32 Ban đầu họ tụ cư ở khu vực Cửa Đầm nên dân gian thường gọi là Vạn Cửa Đầm. Họ xin đất ở xứ Cồn Sáo của làng Hà Tây để làm đình làng. Tương truyền lúc bấy giờ làng An Lợi muốn có đất thì phải dùng dây xâu kết những vỏ ngao lại với nhau. Chuổi xâu đó dài đến đâu thì làng Hà Tây nhường đất cho đến đó. Từ đó làng An Lợi mới có đất để định cư. Những làng được hình thành muộn hơn trong khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là An Lợi, Hà Lộc; Dương Xuân, Hà La, An Cư phường, Nho Lý/Nhu Lý (xã Triệu Phước), An Lợi, Thanh Xuân (xã Triệu An). Làng Dương Xuân được hình thành vào khoảng thời gian tương đối muộn so với những làng của xã Triệu Phước. Tương truyền ngài Tiền khai khẩn có tên là Nguyễn Văn Khôn, có nguồn gốc từ làng Dương Xuân (Hương Sơ - Thừa thiên Huế) làm nghề sông nước (làm sáo trộ). Phía tả ngạn sông Vĩnh Định các làng Phương Sơn/Hương Liệu, Văn Phong, Linh Chiểu (Triệu Sơn), Linh Yên /Kinh Vũ/Linh An, Linh Chiểu, Lệ Xuyên/Ôn Tuyền/Lễ Tuyền/, VânTường/Vân Đóa (Triệu Trạch), Bố Liêu (Triệu Hòa), Đạo Đầu (Triệu Trung) được hình thành khá sớm từ khoảng thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XVI đều có tên trong Ô châu cận lục. Làng Phương Sơn, năm Đinh Mùi đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long, có 5 người quê ở làng Hương Liệu, tổng Thổ Lợi, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, đem nhau đến vùng đất Thuận Hóa để khai khẩn và lập làng, 5 người đầu tiên có tên là: Sào Kỵ, Trần Thơ, Trần Đại Lang, Nguyễn Công Cụm, Lê Phăn Phẩm. Để ghi lại dấu ấn chốn quê cũ cho con cháu đời sau, họ đã đặt tên làng là Hương Liệu, qua quá trình phát triển sau này đổi tên thành làng Phương Sơn. Làng Lệ Xuyên trước kia thuộc tổng An Cư, huyện Đăng Xương [5, tr.102] nhóm cư dân có mặt đầu tiên tại làng Lễ Xuyên để canh điền lập ấp, dựng đặt hương hiệu thuộc về những vị thủy tổ của hai dòng họ chính: Lê và Nguyễn, có gốc từ làng Lễ Toàn, huyện Gia Mộc, tỉnh Hải Dương. Đây là hai họ được tôn phong là Tiền khai khẩn của làng Lệ Xuyên. Tương truyền, khi hai vị thủy tổ họ Lê và họ
  • 35. 33 Nguyễn từ Hải Dương vào đi tìm đất dựng nghiệp thì gặp vị nữ thần trong lốt một bà bán hàng nước chỉ cho cuộc đất được coi là linh địa để lập làng; Bà về sau được tôn thờ là Bà Quán Tiên Nương. Cuộc đất ấy chính là làng Lệ Xuyên ngày nay. Các làng Ngô Xá Tây, Ngô Xá Đông (Triệu Trung), Đồng Bào (Triệu Sơn), Bồ Bản, Long Quang, An Trạch (Triệu Trạch), Anh Tuấn/Anh Hoa, Thâm Triều/Dư Triều… hình thành vào giữa thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, làng Ngô Xá được hình thành vào thế kỷ XVI ban đầu làng có tên là Ngu Xá, về sau tên làng chữ không tốt xin đổi tên lại Phước Xá, đến thời Gia Long năm 1811 tu bổ địa bộ (tên làng phạm húy) nên đổi lại là làng Ngô Xá. Nhưng không có một tài liệu thành văn nào để xác định thời gian hình thành trên là chính xác, nên luận văn căn cứ vào tác phẩm Ô châu cận lục Dương Văn An không đề cập đến tên làng Ngu Xá hay Phước Xá, chỉ đến 1776 làng Ngô Xá được Lê Qúy Đôn nhắc đến trong Phủ biên tạp lục [3, tr.102]. Các làng ven biển như: Ba Lăng hình thành thế kỷ XV, Gia Đẳng, An Hội hình thành khoảng giữa thế kỷ XVI đến nửa thế kỷ XVII. Theo danh mục trong tác phẩm Ô châu cận lục, huyện Hải Lăng có 49 xã, huyện Vũ Xương có 59 xã. Số lượng xã này so với số lượng xã trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi và Thiên Nam dư hạ tập Lê Qúy Đôn trích dẫn thì ít hơn. Nhưng do không có danh sách cụ thể của hai tác phẩm trên nên đề tài sử dụng danh mục làng xã trong Ô châu Cận Lục (2 bản dịch Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc và Văn Thanh, Phan Đăng), để đối chiếu với các làng xã ở Triệu Phong hiện nay, qua đó có thể xác định các làng được thành lập trước 1553 như sau: Văn Phong, Kinh Vũ (Linh Yên), Linh Chiểu, Đạo Đầu, Đại Hào, Hòa Điều (Vĩnh Hòa), Vân Đóa (Vân Hòa), Nhan Biều, Ôn Tuyền (Lệ Xuyên), Ái Tử, Trà Bát (Trà Liên Đông/Tây), An Cư, An Việt (Việt Yên), Bố Liêu, Tiểu Áng (Phú Áng), Tam Vô (Tam Hữu), Tài Lương, Hương Liệu (Phương Sơn), Cổ Thành, Hồng Khê (Bích Khê), Hoa Ngạn (Phương Ngạn), Phù Lưu, Hữu Điều (Hữu Niên), Hoa La (Bích La), An Lộng, Hà Mi, Nại Cữu, Dương Lệ (Dương Lệ Đông/Văn), Dương Chiếu (Dương Lộc), An Toàn (An Lợi), Động Giám (Đồng Giám), Dã Độ (Gia Độ), An Dã (An Dạ), Phước
  • 36. 34 Lộc (Phúc Lộc), An Hưng, Đâu Kinh (Đâu Kênh), Nha Nghi (Vệ Nghĩa), Đại Hòa, Ba Lăng, Bà Bá (Hà Tây), Vân Động (Tường Vân), Duy Phiên, Lưỡng Toàn (Lưỡng Kim), Vân Đóa (Vân Tường), Thanh Lê, Đại Lộc, Võ Thuận (Phù Hoa), Trúc Thuận (Phù Hoa), Duy Hòa, Phú Liêu. Những làng được thành lập trong giai đoạn 1558 - 1776, Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Công cuộc khẩn hoang xứ Thuận Hóa/Triệu Phong được đẩy mạnh. Các chúa Nguyễn đã biến vùng đất “Ô châu ác địa” thành vùng đất trù phú, thủ phủ của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Theo Phủ biên tạp lục, phủ Triệu Phong có 5 huyện, cộng 398 xã 23 thôn 122 phường. Trong đó, huyện Đăng Xương có 5 tổng (107 xã 29 phường 7 giáp), huyện Hải Lăng có 5 tổng (67 xã 6 phường 4 thôn 2 tộc). Căn cứ vào danh sách xã, thôn, phường, giáp của 2 huyện Đăng Xương và Hải Lăng được thống kê trong Phủ biên tạp lục (1776) so với danh sách làng, xã trong Ô châu cận lục (1553) ta thấy trên địa bàn Triệu Phong hiện nay có những làng xã sau mới thành lập trong giai đoạn này là: Anh Hoa (Anh Tuấn), Giáo Liêm, Thanh Liêm, Phan Xá, Đồng Bào, Thượng Trạch, An Tiêm, Tả Hữu, Bồ Bản, Nhu Lý (Nho Lý), Phụ Lũy (Phó Hội) Mỹ Lộc, Quảng Điền, Hiền Lương, Phụ Tài, Ngô Xá (Ngô Xá Đông/Tây), Gia Đẳng, Tân Định, Hạo Hy (Cao Hy), Dương Xuân, Xuân Dương, Mỹ Khê, Hà Xá, An Bình, Trúc Đăng, Đăng Long, An Trạch, An Phủ (An Phú), Dư Triều (Thâm Triều), An Hội, Trung An, Xuân An, Thượng Phước. Như vậy, trước thế kỷ XIX huyện Triệu Phong có 92 làng xã được hình thành. Tiểu kết: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi đã ảnh hưởng khá rõ nét và toàn diện đến công cuộc khẩn hoang, phát triển kinh tế cũng như đời sống cư dân Triệu Phong. Bên cạnh những thuận lợi cho sự định cư, phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên phần lớn không mấy thuận lợi nhất là khí hậu khắc nghiệt, hằng năm người dân phải đối mặt với thiên tai, bão lụt, hạn hán.
  • 37. 35 Kể từ sau cuộc hôn nhân chính trị giữa công chúa Hyền Trân và vua Chế Mân (1306) với sính lễ là châu Ô, châu Lý Triệu Phong thuộc về quản lý của Đại Việt, cũng là quá trình người Việt di cư vào đây khai khẩn, dựng làng. Dĩ nhiên, khi người Việt đến tụ cư, đây không phải là mảnh đất vô chủ. Trước đó mảnh đất này là từng ghi dấu là nơi sinh sống của người nguyên thủy, người Chăm nhưng đối với người Việt đây là vùng đất xa xôi, khó khăn, nguy hiểm, thường xuyên xảy ra chiến tranh. Người Việt đến đây chủ yếu là binh lính, tù nhân, nông dân. Bên cạnh các đợt di dân có tổ chức của triều đình thì phần lớn là các cuộc chuyển cư tự phát do nghèo đói, chiến tranh. Bằng các hình thức trưng đất, lập đồn điền… các làng xã dần ra đời, kết quả đến trước thế kỷ XIX có 92 làng, xã được thành lập.
  • 38. 36 CHƯƠNG 2. KINH TẾ Ở HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX 2.1 Kinh tế nông nghiệp 2.1.1 Tình hình ruộng đất Ruộng đất công do nhà nước trực tiếp quản lý Ruộng đất công do nhà nước trực tiếp quản lý, ở Triệu Phong có quan điền (ruộng quan) gồm: Quan điền trang, quan đồn điền. Thời các chúa Nguyễn, ruộng này dùng để cấp cho huân thích, quý thần và các tướng có công làm ngụ lộc (từ 2,5 đến 10 mẫu), xây dựng công sở… Còn thừa thì đem cho quân đội cày cấy thu hoạch đem nộp kho công; phần lớn giao cho dân cày cấy theo hình thức phát canh thu tô (mỗi mẫu từ 1 quan đến 1 tiền 30 đồng tùy theo loại ruộng tốt xấu) để chi dùng cho Nội phủ. Hàng năm đến mùa gặt, chúa Nguyễn sai người coi, phái quân lính đến tận nơi thu thuế. Chúa lập kho ở Thạch Hãn để chứa thóc tô hai huyện Hải Lăng và Đăng Xương, có lính thuyền khang nhất 30 người coi giữ. Ngoài ra, còn có các loại quốc gia công thổ khác như ao hồ, sông ngòi, đồi núi, bạch sa thổ… Theo Phủ biên tạp lục (PBTL) cho biết “xứ Thuận Hóa có quan đồn điền ở các xã thôn phường trong 6 huyện cộng lại là 6.494m 3s 12th 9t ” [23, tr.165]. Do Phủ biên tạp lục không ghi cụ thể xã, thôn, phường nào. Hơn nữa, vào thời điểm này có phần lớn số xã ở Triệu Phong ngày nay thuộc về huyện Hải Lăng và ngược lại. Nên đề tài xin trích dẫn số liệu quan đồn điền ở hai huyện Đăng Xương (Triệu Phong) và Hải Lăng như sau: Huyện Số xã có quan đồn điền Diện tích Diện tích bỏ hoang Hải Lăng 6 xã 1.190m 9s 2th 9t 81m 6s 10th Đăng Xương 9 xã 1.143m 0s 7th 40m 6s 6th Nguồn: Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.165-166 [23] Sang thời Nguyễn những loại ruộng đất trên vẫn tồn tại, có lẽ do đất này cằn cỗi, hoang vu nên số lượng quan điền, quan trại (đồn điền) bỏ hoang ngày càng nhiều. Vua Gia Long và Minh Mạng lần lượt ban dụ cho phép chuyển quan điền, quan trại thành công điền, công thổ giao cho làng xã quản lý, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết cụ thể như sau:
  • 39. 37 “Lại theo nghị chuẩn cho: xã An Tiêm ở Quảng Trị, trước có ruộng đất phủ công 10 mẫu 3 sào 5 thước lẻ, xã ấy thuê ruộng cày cấy hơn 10 năm nay, nhân nghĩ xã ấy ruộng ít sinh nhiều, nên đem ruộng đất phủ công ấy, theo lệ thue cấy trả tiền, xá miễn cho một nửa”. [44, tr.56]. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), theo lời chuẩn cho: “3 xã Bích Khê, An Dã, Dã Độ ở huyện Hải Lăng (nay thuộc Triệu Phong) khai khẩn cày cấy ruộng đồn điền nguyên để hoang ở phương Kỳ Lâm 99 mẫu, chiểu theo hạng 3 ruộng tư mà bắt đầu thu thuế” [44, tr.58]. Đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837), vua xuống Dụ: “Hạt Quảng Trị, số quan điền, quan thổ rất nhiều, từng xét giảm thuế lệ; lại nghĩ hạt ấy dân nghèo đất xấu, hằng năm mất mùa, nhiều lần sai quan vỗ về, vừa phát chẩn vừa cho vay, huống chi ruộng hạng ấy so với ngạch thuế ruộng, đất ruộng tư còn hơi cao; nay lại tiến hành xét giảm nữa để cho dân nghèo khổ lớp dưới có chỗ nương nhờ. Vậy chiểu sổ các hạng ruộng đất tỉnh ấy là bao nhiêu, gia ân chuẩn cho làm ruộng đất công, giao cho xã dân sở tại chia cấp đều nhau, chiểu theo đẳng hạng ruộng đất công thu nộp thuế theo lệ, để tiện cho dân” [44, tr.58]. Một điểm đáng chú ý là từ năm đầu vua Gia Long, triều đình ban hành lệ ban cấp tự điền (ruộng tự điền các triều đại trước cũng có), quy định số lượng dân phu và ruộng đất được cấp cho các bậc công thần. “Năm thứ 5 (1806), theo nghị chuẩn cho trích ruộng quan đồn điền ở 2 xã Hội Kỳ (Hải Lăng), Tam Hữu (Triệu Phong), 100 mẫu làm ruộng tự điền Mục Vương” [44, tr.58]. Nhưng đến năm Gia Long thứ 17 (1818), nhà vua đã thay ruộng tự điền bằng tiền, đem ruộng đó về làng xã quản lý cày cấy: “Ruộng tự điền cấp cho Diễn quốc công trước, và ruộng tự điền Lê Đình Khánh được giữ ở Quảng Trị nay đổi ra cấp tiền hằng năm, do các giám thủ lĩnh ở kho tỉnh để cung việc tế tự, còn ruộng giao về xã dân lĩnh trưng chịu thuế”[44, tr.69]. Như vậy, đến giữa thế kỷ XIX cơ bản quan điền, quan trại, tự điền không còn tồn tại. Ruộng đất công làng xã
  • 40. 38 Đây là loại ruộng đất rất quan trọng và chiếm đa số, nó là cơ sở tồn tại của nhà nước phong kiến, trên nguyên tắc thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, thực chất loại ruộng này nhà nước quản lý gián tiếp, làng xã thực hiện phân chia cho nhân dân cày cấy nộp tô thuế. Giữa thế kỉ XVI, khi đề cập vấn đề ruộng đất xứ châu Ô Dương Văn An ghi: “Trong ruộng công có ruộng khẩn riêng” [1, tr.68]. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, ban đầu chúa Nguyễn cho nhân dân tự khai thác đất đai, lập thành thôn xã và lấy ruộng khai khẩn được làm công điền. Tuy nhiên, thời kỳ này (trước 1669), sự kiểm soát của nhà nước còn lỏng lẽo nên ruộng công làng xã hầu như do làng xã chiếm hữu, quản lý và sử dụng. Hàng năm họ Nguyễn sai người coi gặt, chiếu theo ruộng đất cày cấy mà thu thuế chứ chưa có chính sách cụ thể. Đến năm 1669, nhân việc đo ruộng dân để thu thuế, Võ Phỉ Thừa lúc đó giữ chức ký lục tâu với chúa rằng: “Thần nghe binh và tài là chính sách lớn của nhà nước. Kho tàng đầy thì của dùng đủ, của dùng đủ thì binh pháp mạnh. Nay dân gian nhiều người chiếm canh ruộng lậu mà không chịu nộp thuế. Xin sai quan bao đạc những ruộng đất thực canh làm ruộng công để thu thuế mà cung cho quốc dụng…”[49, tr.82]. Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp nhận lời đề nghị đó, “sai quan đi khám đạc ruộng công ruộng tư, tùy theo ruộng đất tốt xấu mà chia thành 3 hạng ruộng đất, cùng đất khô, bãi mầu biên vào sổ sách, cho ruộng công đều trả về xã, cho chia đều mà cày cấy và thu thuế” [24, tr.161]. Từ đó, nhân dân khai khẩn đất hoang mới cho chiếm làm của tư gọi là “bản bức tư điền” mà không sung công. Như vậy, chúa Nguyễn đã công hữu hóa toàn bộ ruộng đất do nhân dân khai phá từ mấy trăm năm trước, biến nó thành một loại ruộng đất công làng xã kiểu Đàng Ngoài. Vì vậy, Lê Qúy Đôn đã nhận định: “Họ Nguyễn trước đây lấy ruộng công các xã làm ruộng của nhà nước” [23, tr.162]. Sau 2 năm chiếm Phú Xuân, tháng 4 năm 1776 nhằm mục tiêu kê khai ruộng đất để đánh thuế, chính quyền họ Trịnh“sai quan huyện chuyển sức cho các tổng xã khai qua số mẫu sào tấc ruộng đất công tư, ruộng chùa, đất bãi mầu, quan điền trang, quan đồn điền, ruộng tư các họ, biệt trưng, bỏ hoang chưa khẩn, tạm muốn biết đại khái, không phải kê đủ xứ sở đẳng hạng, hai tháng thì xong”[23, tr.173].
  • 41. 39 Theo đó, ruộng đất các loại huyện Triệu Phong đến năm 1776 là “26.871m 6s 7th 2t , trong đó trừ bỏ hoang, cồn gò, tha ma, đất bị lở, lấp cát, 6.708m 6s 6th , thực còn ruộng đất 20.165m 1th 2t ” [23, tr.173]. Hiện chưa có tài liệu nào cho biết việc phân chia ruộng đất công ở các xã thôn Đàng Trong vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII như thế nào, chỉ thấy sử cũ như PBTL cho biết ruộng đất công ấy nhà nước giao cho dân xã chia nhau cày cấy và nộp thuế. Các chúa Nguyễn giao cho tướng thần Lại ty quản lý và thu tô thuế bộ phận ruộng đất này. Tác giả Huỳnh Công Bá trong bài viết “Một số kết quả nghiên cứu về loại hình khẩn hoang vùng Thuận - Quảng” cho biết: “Qua một số đinh bạ tìm thấy trong các làng xã vùng này: nam xã dân đến 19 tuổi được “trục” vào “tráng hạng” và từ 50 tuổi trở lên được chuyển sang “dân hạng”. Loại dưới 19 tuổi gọi là “vị cập”. Cả tráng hạng và dân hạng đều được chia ruộng đất công, nhưng chỉ có tráng hạng mới gánh vác các nghĩa vụ binh dịch và lao dịch của nhà nước” [30, tr.263]. Dưới triều Tây Sơn, vua Quang Trung cũng cho lập địa bạ, những tư liệu còn lại quá ít không đủ cơ sở trình bày nhưng thông qua những kết quả nghiên cứu ở khu vực khác cũng cho thấy hình thức sở hữu ruộng đất công chiếm ưu thế. Triều Nguyễn (1802-1885) đã có nhiều biện pháp bảo vệ ruộng đất công như khẩn hoang, lập đồn điền, không ngần ngại sung công ruộng đất tư, ruộng đất bỏ hoang, cấm bán ruộng đất công… nhưng một tình trạng chung nửa đầu thế kỷ XIX là ruộng đất công làng xã bị thu hẹp dần. Riêng ở Quảng Trị, Thừa Thiên tình hình ruộng đất công làng xã ngược lại. Năm 1852, khi vua Tự Đức hỏi về ruộng công, ruộng tư ở các tỉnh Thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiên tâu: “Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng công nhiều hơn ruộng tư. Quảng Bình ruộng công, ruộng tư bằng nhau. Còn các hạt khác thì ruộng tư nhiều, ruộng công ít…” [53, tr.238]. Điều này thực tế được chứng minh trong rất nhiều địa bạ của các làng ở Triệu Phong lập dưới triều vua Gia Long, Minh Mạng thậm chí đến thời vua Bảo Đại ruộng đất công làng xã vẫn lớn hơn ruộng đất tư. Tuy có sự chênh lệch giữa ruộng công và ruộng tư giữa các làng nhưng phần lớn ruộng công chiếm ưu thế. Tình hình các loại ruộng cũng thay đổi tùy theo thời kỳ, xuất phát từ đặc điểm lịch sử và địa hình của từng làng quy định. Đó là: