SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Hải Yến
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
LUÂN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Hải Yến
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số : 60 31 04 01
LUÂN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ TỨ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu lí luận
và thực tế, hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tp. HCM, ngày 23 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Tâm lý giáo dục
trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM đã tạo môi trường học tập và trực tiếp giảng dạy
cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt khóa học.
Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương, Hội đồng khoa học
bảo vệ luận văn đã góp ý, hướng dẫn, chỉ ra những thiếu sót giúp tôi thực hiện tốt
luận văn tốt nghiệp của mình.
Quý Thầy Cô trong Phòng công tác chính trị, giảng viên và sinh viên trường
Đại học Kinh tế Tp. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập và xử lý số liệu.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ, người hướng dẫn khoa học, đã rất thông cảm, tận tụy
dành nhiều thời gian hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tp. HCM, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Trần Hải Yến
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI......................................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới..................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................7
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .....................................................11
1.2.1. Động cơ ....................................................................................................11
1.2.2. Động cơ học tập........................................................................................25
1.2.3. Đại học thứ hai và sinh viên học đại học thứ hai .....................................35
1.3. Lý luận về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường
ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................36
1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai ..............36
1.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên học đại học thứ hai.................................39
1.3.3. Biểu hiện động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai .................40
1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên học đại
học thứ hai ...............................................................................................45
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................47
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ Tp. HCM......................................................................................48
2.1.Thể thức nghiên cứu ........................................................................................48
2.1.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................48
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................48
2.1.3. Công cụ nghiên cứu..................................................................................48
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................49
2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ..............................................................50
2.3. Thực trạng động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường
ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................52
2.3.1. Mục đích học tập của SV ĐHTH.............................................................52
2.3.2. Hứng thú học tập của SV ĐHTH.............................................................58
2.3.3. Thái độ học tập của sinh viên ĐHTH......................................................61
2.3.4. Hành vi học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........65
2.3.5. So sánh tương quan giữa mục đích học tập với hứng thú, thái độ,
hành vi học tập.........................................................................................68
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại
trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................69
2.4.1. Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập........................69
2.4.2. So sánh sự ảnh hưởng theo giới tính, theo khóa, theo vùng miền ...........71
2.4.3. Khó khăn trong học tập của sinh viên ĐHTH..........................................72
2.5. Các biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại
trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................75
2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp...........................................................................75
2.5.2. Một số biện pháp .....................................................................................76
2.5.3. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........................85
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC : Động cơ
ĐCHT : Động cơ học tập
ĐHKT : Đại học Kinh tế
ĐHTH : Đại học thứ hai
ĐLC : Độ lệch chuẩn
ĐTB : Điểm trung bình
GV : Giảng viên
Nxb : Nhà xuất bản
Sig : Mức ý nghĩa
STT : Số thứ tự
SV : Sinh viên
TB : Trung bình
TH : Thứ hạng
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................................50
Bảng 2.2. Mục đích học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................52
Bảng 2.3. So sánh mục đích học tập theo giới tính.........................................................56
Bảng 2.4. So sánh mục đích học tập theo khóa học........................................................57
Bảng 2.5. So sánh mục đích học tập theo vùng miền.....................................................57
Bảng 2.6. Hứng thú học tập SV ĐHTH trường ĐHKT Tp.HCM...............................58
Bảng 2.7. So sánh giữa các nhóm khách thể về hứng thú học tập của SV
ĐHTH ......................................................................................................................60
Bảng 2.8. Thái độ học tập tích cực của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ...62
Bảng 2.9. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tích cực của
SV ĐHTH ...............................................................................................................63
Bảng 2.10. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tiêu cực của
SV ĐHTH ...............................................................................................................64
Bảng 2.11. Hành vi học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM...................65
Bảng 2.12. So sánh giữa các nhóm khách thể về hành vi học tập của SV ĐHTH....67
Bảng 2.13. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên trong với hứng thú, thái độ
và hành động học tập...........................................................................................68
Bảng 2.14. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên ngoài với hứng thú, thái độ
và hành động học tập...........................................................................................69
Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT
Tp. HCM.................................................................................................................70
Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT
Tp. HCM.................................................................................................................71
Bảng 2.17. Khó khăn trong học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ....72
Bảng 2.18. So sánh giữa các nhóm khách thể về khó khăn trong học tập của SV
ĐHTH ......................................................................................................................73
Bảng 2.19. Mối tương quan giữa những khó khăn với thái độ tiêu cực trong học tập......74
Bảng 2.20. Mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại
trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................86
Bảng 2.21. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ cần thiết của các biện
pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................86
Bảng 2.22. Mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại
trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................87
Bảng 2.23. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ khả thi của các biện
pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................88
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc chung của hoạt động .................................................................16
Sơ đồ 1.2. Quá trình hình thành động cơ ..................................................................21
Sơ đồ 1.3. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động học tập .....................................................32
Biểu đồ 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo khoa......................................................51
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các lý do sinh viên học đại học thứ hai .......................................53
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Đảng
và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự
phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ XI đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế của đất nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu”, học tập là nhiệm vụ thường xuyên và suốt đời. Một quốc
gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh khi và chỉ khi quốc gia ấy có một đội ngũ
nhân lực dồi dào và trình độ dân trí không ngừng được nâng cao.
Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 22/2001/QĐ –
BGD&ĐT, quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, tại điều 1,
mục 2 đã đề cập đến mục tiêu đào tạo: “Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ
hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước những đòi hỏi ngày càng tăng
của xã hội”.
Trong giáo dục để đào tạo được những con người có năng lực, có phẩm chất,
vừa có “đức” vừa có “tài” là nhiệm vụ không chỉ bởi ngành giáo dục, mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực học tập của chính bản thân người sinh viên. Hoạt động
học tập hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên là
một hoạt động có tính chất đặc biệt và bị chi phối bởi động cơ học tập. Theo như
Tâm lý học giáo dục, khi người học thiếu động cơ học tập thì họ rất khó có khả
năng tập trung và duy trì việc tiếp thu tri thức một cách tích cực trong khi học.
Theo thống kê tại Tp. HCM, có đến 17 trường Đại học, Học viên tuyển sinh hệ
Văn bằng đại học thứ hai. Số lượng thí sinh đăng kí dự thi đại học thứ hai cũng lên
đến hàng chục ngàn. Vậy động cơ nào thúc đẩy những người đã có một bằng đại
2
học bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tiếp tục học thêm một bằng đại học thứ
hai, khi mà họ có thể tham gia học những khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn?
Tại sao họ lại chọn học bằng đại học thứ hai chứ không phải học sâu hơn chuyên
ngành ở bằng một? Trong khi mà lẽ ra ở giai đoạn lứa tuổi này, con người đã có
nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Hay do xuất phát từ
động cơ muốn chuyển đổi nghề nghiệp, phải chăng thiếu sót ngay từ chính công tác
hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông?
Đã có nhiều nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên. Phần nhiều, các
nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là sinh viên học đại học thứ nhất. Có thể kể
tên một số công trình nghiên cứu như luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh
viên Trường Đại học Bình Dương (2012) của Nguyễn Thị Bình Giang, luận văn
Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn
Hiến, Tp. HCM (2010) của Phạm Thị Hồng Thái, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập
của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh (2012) của Phạm Văn Sỹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về động cơ học
tập của sinh viên học đại học thứ hai.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh
tế Tp. HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại Đại học
Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở nghiên cứu, đề ra một số biện pháp phù hợp nhằm cải
thiện động cơ học tập cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên khóa 15 và 16 đang học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế
Tp. HCM.
3
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai được thúc đẩy bởi động
cơ bên ngoài nhiều hơn bởi động cơ bên trong.
Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai chịu sự tác động bởi các
yếu tố khách quan nhiều hơn yếu tố chủ quan.
Có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên khóa 15 và sinh viên khóa 16, giữa
nam và nữ về động cơ học tập và mức độ biểu hiện động cơ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: động cơ học tập,
đặc điểm của sinh viên học đại học thứ hai,...
5.2. Khảo sát thực trạng về động cơ học tập của sinh viên đại học thứ hai tại
trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở kết quả thực trạng nghiên cứu thu
được, đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh
viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau:
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại
học Kinh tế Tp. HCM.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng trên 247 sinh viên đang theo học đại học thứ hai
tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
Khách thể bổ trợ: Giảng viên dạy đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp.
HCM.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp
sau:
7.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý
luận của động cơ học tập sinh viên học đại học thứ hai.
4
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến.
- Phương pháp phỏng vấn: Chọn một số vấn đề nổi trội trong phần trả lời để
phỏng vấn một số đối tượng sinh viên.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 xử lý
các số liệu thu được.
5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Tâm lý học thế giới có lịch sử nghiên cứu về động cơ học tập từ rất sớm và
đến nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mạnh cả về lý luận lẫn thực hành.
Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt một số tác giả tiêu biểu trên thế giới.
- E. L. Thorndike (1874 - 1949), (người đại diện cho Thuyết hành vi tạo tác, là
nhà tâm lý học Động vật Mỹ uy tín). Theo ông ĐCHT là sự kích thích hướng hành
vi đạt tới một kết quả. Cho nên các yếu tố của ĐCHT bao gồm yếu tố bên trong
mang tính chủ quan và các yếu tố bên ngoài mang tính khách quan [33, tr.52-59].
- C. Hull (1943, 1951) cho rằng: động cơ là cần thiết cho quá trình học tập và
là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả. Ông nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng
trong động cơ và cho rằng việc giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố. Theo quan
điểm này, các xung năng sơ cấp có cơ sở sinh học được khơi dậy khi sinh vật bị
tước đoạt. Những xung năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hoặc giảm
thiểu thì sinh vật ngừng hoạt động. Thuyết giảm xung năng mang ý nghĩa cân bằng
nội tại vì nó cho rằng một sinh vật bị khơi dậy xung năng là để duy trì thế cân bằng
nội tại, một thế cân bằng bên trong các hệ và các quá trình của cơ thể. Thuyết giảm
xung năng cân bằng nội tại này của động cơ và học tập đã có ảnh hưởng cho tới
giữa những năm 1950 khi nó bị thách thức bởi các dữ kiện mới [18, tr.368].
- J. Bruner cho rằng: cái bắt buộc học sinh phải học có thể được quyết định
không chỉ là những mục đích nằm ngoài học tập mà còn có những kích thích nằm
ngay trong hoạt động học tập. Vì vậy, nên phát triển động lực bên trong hơn là tác
động bên ngoài, vì khi đã đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập,
người học sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì mà mình đã làm và sẽ có ham muốn
hướng tới những công việc khó hơn, đó chính là động lực bên trong [67].
- X. L. Runbinstein khi phân tích ĐCHT, ông mô tả các loại ĐCHT biểu hiện
6
ra bên ngoài thông qua hứng thú của học sinh. Theo ông ĐCHT như là mối quan hệ
của trẻ đối với cái thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại mô tả các
loại ĐCHT trên bình diện chủ quan, mà tác giả chưa chú ý đến mặt khách quan của
ĐCHT, cái phản ánh bản chất của ĐCHT [55, tr.30].
- Năm 1946, A. N. Leonchiev với công trình “Sự phát triển ĐCHT của học
sinh”cho rằng ĐCHT là sự định hướng của trẻ vào việc lĩnh hội tri thức và đạt được
điểm số cao, cũng như để cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn khen. Cũng trong công
trình nghiên cứu của mình, ông chia động cơ thành động cơ “hiểu biết” và động
cơ“hành động”. Động cơ “hiểu biết” trong những điều kiện nhất định nào đó sẽ trở
thành động cơ “hành động”. Ông cho rằng quá trình học tập của học sinh chỉ có kết
quả tốt khi học sinh có thái độ cần thiết đối với quá trình đó. Vì vậy, theo ông thì
việc giáo dục ĐCHT không thể tách rời cuộc sống và hoạt động của học sinh
[10, tr.10].
- L. I. Bozhovick (1951) cho rằng một hoạt động học tập có mục đích phải
được kích thích bằng những động cơ phù hợp. Bà kết luận: Sự thúc đẩy đi đến hành
động của chủ thể luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, còn đối tượng thỏa mãn nhu cầu
chỉ quyết định tính chất và phương hướng của hoạt động [14, tr. 29].
- A. K. Marcova (1983) nghiên cứu vấn đề “ĐCHT của học sinh”, và khẳng
định ĐCHT là một lĩnh vực phức tạp quyết định hành vi của học sinh, lĩnh vực này
được hình thành từ nhiều yếu tố luôn luôn thay đổi và thâm nhập vào những mối
quan hệ lẫn nhau[10, tr.12]. Bà cũng chia động cơ thành 3 nhóm: Nhóm động cơ xã
hội, nhóm động cơ đạo đức và nhóm động cơ sáng tạo [12, tr.30].
- M. I. Alekseeva đã nghiên cứu đặc điểm học tập của học sinh lớp 5 và lớp 8,
xác định con đường hình thành ĐCHT tích cực cho học sinh. Ông cho rằng ĐCHT
của học sinh chia thành nhóm rất rõ ràng. Những động cơ khác nhau trong đa số
trường hợp có liên hệ qua lại với nhau trong đó có một động cơ là cơ bản, những
động cơ kia là thứ yếu [14, tr.10].
- Theo Spitek trong nghiên cứu “Motivation to Learn – Động cơ thúc đẩy để
học tập” xuất phát năm 1993 đã đưa ra nhận định: Học sinh dồn mọi nỗ lực vào việc
tìm hiểu sự kiện, thực hiện được mục đích không phải chỉ vì phần thưởng mà điều
7
quan trọng là tiếp nhận kiến thức sâu rộng của sự kiện để thỏa mãn nhu cầu bản
thân [23, tr.234].
- Theo D. Brown (1994), nghiên cứu về ĐCHT ngoại ngữ của học sinh. Theo
ông, nếu không có ĐCHT người học sẽ trở nên trễ nải, kém nhiệt tình và việc tiếp
thu kiến thức trở nên khó khăn. Ông đưa khẳng định: “ĐCHT chính là sự khác biệt
giữa thành công và thất bại. Nếu người học có động cơ, họ sẽ học được và nếu
không có động cơ họ sẽ không học được” [65].
Các tác giả khi nghiên cứu về động cơ đều rất quan tâm đến mục đích, nhu
cầu, hứng thú của người học cùng các biện pháp kích thích học tập. Các tác giả
không chỉ xem xét các động cơ bên trong mà còn xem xét các động cơ bên ngoài.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về động cơ học tập, dưới đây
là một số nghiên cứu ở lứa tuổi học sinh.
- Năm 1976, Tác giả Đặng Xuân Hoài đã đề cập đến “Vấn đề động cơ và nhân
cách” trong các công trình nghiên cứu của mình theo hướng tập trung nghiên cứu
sâu hơn vấn đề động cơ nhân cách. Và về sau bà cùng với các cộng sự đã nghiên
cứu về động cơ xã hội ở lứa tuổi cấp I, cấp II. Theo bà: “Động cơ xã hội được hình
thành từ những quan hệ giao lưu nảy sinh trong quá trình học sinh tham gia các
hoạt động tập thể dưới hình thức tự quản với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách
thể” [21, tr.57].
-Tác giả Khăm Phăn Khăm On trong luận án tiến sĩ: “Động cơ học tập và quan
hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” đã đưa ra kết luận: động
cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Những hành động
biểu hiện động cơ học tập rõ nét và mạnh mẽ trong quá trình học tập đặc biệt là loại
học sinh có kết quả học tập khá và giỏi. Chính những kết quả học tập đặc biệt là
điều kiện quan trọng để đáp ứng những nhu cầu, khát vọng tiếp thu tri thức, ý thức
trách nhiệm của họ đối với đất nước[ 44, tr. 108].
-Tác giả Trịnh Quốc Thái trong luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu động cơ học tập
của sinh viên học lớp một dưới sự ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” đã đưa
ra kết luận: hoạt động học tập của các nhóm học sinh lớp một đều được thúc đẩy bởi
8
một hệ thống những động cơ có nội dung phong phú và đa dạng. Những động cơ
này không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ, rời rạc mà chúng được sắp xếp theo
một thứ bậc nhất định: có động cơ chiếm ưu thế, có những động cơ giữ vai tró thứ
yếu tạo thành một cấu trúc động cơ học tập từ khi các em bắt đầu tiến hành hoạt
động học tập. Cấu trúc đó được sắp xếp lại và sẽ được phát triển trong quá trình cả
năm học [54,tr.110].
-Tác giả Lý Minh Tiên trong luận văn thạc sĩ: “Bước đầu xác định một số đặc
điểm động cơ quá trình giải bài tập của học sinh lớp 10 và 11 ở một số trường phổ
thông trung học nội thành thành phố Hồ Chí Minh” cho rằng: ngoài hai nhóm động
cơ là động cơ bên ngoài, động cơ bên trong thì còn một nhóm nữa là động cơ trung
gian [17].
-Tác giả Trần Nguyễn Hương Giang trong luận văn thạc sĩ: “Những yếu tố ảnh
hưởng đến động cơ học tập của học sinh trung học Marie Curie, quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh” đã đưa ra kết luận: trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, động
cơ học tập sẽ được hình thành theo hai hướng là động cơ xuất phát từ hoạt động học
tập và từ mối quan hệ của chủ thể với môi trường xung quanh. Mặt khác, động cơ
học tập của học sinh được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ, trong đó có những
động cơ đóng vai trò chủ yếu và có những động cơ đóng vai trò thứ yếu. Nhóm
động cơ lĩnh hội tri thức luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của
học sinh [22,tr. 83].
Những công trình trên khi nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh đều chỉ
ra rằng: hoạt động học tập được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ khác nhau
nhưng những động cơ này có sự liên quan, chi phối, tác động qua lại với nhau mà
trong đó, có những động cơ giữ vị trí cơ bản, có những động cơ giữ vị trí thứ yếu.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về động cơ học tập của tuổi học sinh
còn có một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập của lứa tuổi sinh viên.
-Tác giả Lê Nguyễn Minh Loan trong đề tài nghiên cứu: “Động cơ học tập của
sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã đề cập đến khía cạnh
nội dung và lực của động cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung của động cơ
học tập (khía cạnh nhận thức) được hình thành đậm nét ở sinh viên, và những động
9
cơ này muốn có “lực” thì phải được thể hiện ở việc vượt qua những hành động cụ
thể [30].
-Tác giả Đặng Quốc Thành trong đề tài nghiên cứu: “Động cơ học tập của học
viên ở các trường quân sự” cho rằng hoạt động học tập của học viên ở các trường
quân sự được thúc đẩy bởi những động cơ chủ yếu như: động cơ chính trị xã hội,
động cơ nhận thức khoa học, động cơ nhận thức nghề nghiệp và động cơ tư lợi riêng
[13].
- Năm 2009, nghiên cứu của Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo
dục Tp. HCM được thực hiện ở 4 thành phố lớn: Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và
Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐCHT của học sinh, SV không đúng đã dẫn
đến hiện tượng quá tải, quá thiên về lý thuyết như hiện nay.
- Trong giáo trình Tâm lý học Sư phạm Đại học (tái bản lần thứ hai), năm
2009, theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thạc: Tất cả sự kiện, vật chất, hoàn cảnh
hay hành động đều có thể trở thành động cơ nếu chúng liên quan đến nguồn gốc tích
cực của con người. Và để hình thành có hiệu lực ĐCHT cho SV, người cán bộ
giảng dạy cần phân tích rõ ý nghĩa nghề nghiệp của SV đã chọn, những yêu cầu của
nghề đó với nhân cách [53, tr.124].
-Tác giả Phạm Thị Hồng Thái trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của
sinh viên ngành Tâm lý học trường đại học Văn Hiến” đã chỉ ra rằng có sự tồn tại
song song giữa những động cơ học tập đúng đắn với những động cơ không đúng
đắn ở sinh viên, do đó cần phải có những biện pháp giáo dục động cơ để sinh viên
hoàn thành động cơ học tập của mình [54,tr.52].
- Tiến sĩ Phan Thị Tố Oanh, Trần Thị Ngọc Anh (2010) nghiên cứu về thái độ
học tập môn giáo dục công dân của học sinh trường THPT tại Phan Thiết (Bình
Thuận), qua khảo sát có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến ĐCHT của học sinh
là phương pháp giảng dạy của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó
đưa ra giải pháp: học sinh cần được hướng dẫn về phương pháp học tập, giáo dục ý
thức cho học sinh tự vươn lên [40].
- Năm 2012, Dưới góc độ của Tâm lý học hoạt động, ĐCHT được phân thành
hai loại là động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội. Hai loại động cơ
10
này cùng được hình thành ở người học và được sắp xếp theo thứ bậc. Việc phát
triển ĐCHT như là kích thích bên trong nhằm thúc đẩy SV tham gia học tập một
cách tích cực và việc phát triển hứng thú nhận thức diễn ra ngay trong quá trình
nhận thức là những vấn đề đặc biệt quan trọng tác động đến chất lượng và hiệu quả
của hoạt động dạy và hoạt động học [50, tr.122].
- Tác giả Phạm Văn Sỹ trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của sinh viên
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra
kết luận: động cơ học tập của sinh viên trường Nhân văn được thúc đẩy bởi nhiều
loại động cơ khác nhau trong đó nổi bật là động cơ hoàn thiện tri thức và yếu nhất là
động cơ xã hội. Đa số sinh viên đều có động cơ học tập đúng đắn thể hiện qua mục
đích, thái độ và hành vi trong học tập [52, tr.81].
- Năm 2013, tác giả Thái Văn Anh trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập
của sinh viên học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã sắp xếp
thức bậc các động cơ ưu thế, trong đó động cơ nghề nghiệp được sắp xếp ở vị trí thứ
nhất, kế đến là động cơ nhận thức khoa học, động cơ xã hội, động cơ khẳng định
mình và cuối cùng là động cơ vụ lợi. Tuy nhiên vị trí các động cơ đó có thể thay đổi
trong quá trình học tập của SV [2].
- Tác giả Dương Thị Kim Oanh (2013) đề cập đến một số hướng tiếp cận trong
nghiên cứu động cơ học tập như phân tâm học, hành vi, nhân văn, nhận thức, học
tập xã hội và văn hóa xã hội. Tác giả đã khẳng định việc tìm hiểu các hướng tiếp
cận trong nghiên cứu về vấn đề động cơ học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc xác định rõ bản chất, phân loại, biểu hiện và các nhân tố tác động đến động cơ
học tập của người học, từ đó có cơ sở lí luận vững chắc lượng hóa các khía cạnh nội
dung (cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt tới) và khía cạnh lực (phản ánh
độ mạnh của động cơ) trong học tập của người học [38].
Nhìn chung, những tác giả này khi nghiên cứu về động cơ học tập của sinh
viên đều có chung nhận định: Động cơ học tập là lực đẩy trực tiếp, là nguyên nhân
trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục giúp chủ thể vượt
qua khó khăn, đạt mục đích đã định. Động cơ học tập của học sinh, sinh viên rất đa
dạng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu ở lứa tuổi học sinh, động cơ

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ tâm lí học.

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...jackjohn45
 
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
 Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ... Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...hieu anh
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...HanaTiti
 
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn thạc sĩ tâm lí học. (20)

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
Luận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đLuận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đ
 
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAYLuận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
 Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ... Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
 
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAYLuận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
 
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAYLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
 
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng TàuLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
 
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đHành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Luận văn thạc sĩ tâm lí học.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hải Yến ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LUÂN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hải Yến ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 60 31 04 01 LUÂN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu lí luận và thực tế, hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tp. HCM, ngày 23 tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Hải Yến
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM đã tạo môi trường học tập và trực tiếp giảng dạy cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt khóa học. Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương, Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn đã góp ý, hướng dẫn, chỉ ra những thiếu sót giúp tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Quý Thầy Cô trong Phòng công tác chính trị, giảng viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ, người hướng dẫn khoa học, đã rất thông cảm, tận tụy dành nhiều thời gian hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tp. HCM, tháng 9 năm 2014 Tác giả Trần Hải Yến
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI......................................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................5 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới..................................................................5 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................7 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .....................................................11 1.2.1. Động cơ ....................................................................................................11 1.2.2. Động cơ học tập........................................................................................25 1.2.3. Đại học thứ hai và sinh viên học đại học thứ hai .....................................35 1.3. Lý luận về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................36 1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai ..............36 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên học đại học thứ hai.................................39 1.3.3. Biểu hiện động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai .................40 1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai ...............................................................................................45 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................47 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM......................................................................................48 2.1.Thể thức nghiên cứu ........................................................................................48
  • 6. 2.1.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................48 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................48 2.1.3. Công cụ nghiên cứu..................................................................................48 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................49 2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ..............................................................50 2.3. Thực trạng động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................52 2.3.1. Mục đích học tập của SV ĐHTH.............................................................52 2.3.2. Hứng thú học tập của SV ĐHTH.............................................................58 2.3.3. Thái độ học tập của sinh viên ĐHTH......................................................61 2.3.4. Hành vi học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........65 2.3.5. So sánh tương quan giữa mục đích học tập với hứng thú, thái độ, hành vi học tập.........................................................................................68 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................69 2.4.1. Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập........................69 2.4.2. So sánh sự ảnh hưởng theo giới tính, theo khóa, theo vùng miền ...........71 2.4.3. Khó khăn trong học tập của sinh viên ĐHTH..........................................72 2.5. Các biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................75 2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp...........................................................................75 2.5.2. Một số biện pháp .....................................................................................76 2.5.3. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........................85 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Động cơ ĐCHT : Động cơ học tập ĐHKT : Đại học Kinh tế ĐHTH : Đại học thứ hai ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình GV : Giảng viên Nxb : Nhà xuất bản Sig : Mức ý nghĩa STT : Số thứ tự SV : Sinh viên TB : Trung bình TH : Thứ hạng Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................................50 Bảng 2.2. Mục đích học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................52 Bảng 2.3. So sánh mục đích học tập theo giới tính.........................................................56 Bảng 2.4. So sánh mục đích học tập theo khóa học........................................................57 Bảng 2.5. So sánh mục đích học tập theo vùng miền.....................................................57 Bảng 2.6. Hứng thú học tập SV ĐHTH trường ĐHKT Tp.HCM...............................58 Bảng 2.7. So sánh giữa các nhóm khách thể về hứng thú học tập của SV ĐHTH ......................................................................................................................60 Bảng 2.8. Thái độ học tập tích cực của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ...62 Bảng 2.9. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tích cực của SV ĐHTH ...............................................................................................................63 Bảng 2.10. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tiêu cực của SV ĐHTH ...............................................................................................................64 Bảng 2.11. Hành vi học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM...................65 Bảng 2.12. So sánh giữa các nhóm khách thể về hành vi học tập của SV ĐHTH....67 Bảng 2.13. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên trong với hứng thú, thái độ và hành động học tập...........................................................................................68 Bảng 2.14. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên ngoài với hứng thú, thái độ và hành động học tập...........................................................................................69 Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM.................................................................................................................70 Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM.................................................................................................................71 Bảng 2.17. Khó khăn trong học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ....72 Bảng 2.18. So sánh giữa các nhóm khách thể về khó khăn trong học tập của SV ĐHTH ......................................................................................................................73 Bảng 2.19. Mối tương quan giữa những khó khăn với thái độ tiêu cực trong học tập......74 Bảng 2.20. Mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................86
  • 9. Bảng 2.21. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................86 Bảng 2.22. Mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................87 Bảng 2.23. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................88
  • 10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc chung của hoạt động .................................................................16 Sơ đồ 1.2. Quá trình hình thành động cơ ..................................................................21 Sơ đồ 1.3. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động học tập .....................................................32 Biểu đồ 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo khoa......................................................51 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các lý do sinh viên học đại học thứ hai .......................................53
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, học tập là nhiệm vụ thường xuyên và suốt đời. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh khi và chỉ khi quốc gia ấy có một đội ngũ nhân lực dồi dào và trình độ dân trí không ngừng được nâng cao. Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 22/2001/QĐ – BGD&ĐT, quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, tại điều 1, mục 2 đã đề cập đến mục tiêu đào tạo: “Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước những đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội”. Trong giáo dục để đào tạo được những con người có năng lực, có phẩm chất, vừa có “đức” vừa có “tài” là nhiệm vụ không chỉ bởi ngành giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực học tập của chính bản thân người sinh viên. Hoạt động học tập hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên là một hoạt động có tính chất đặc biệt và bị chi phối bởi động cơ học tập. Theo như Tâm lý học giáo dục, khi người học thiếu động cơ học tập thì họ rất khó có khả năng tập trung và duy trì việc tiếp thu tri thức một cách tích cực trong khi học. Theo thống kê tại Tp. HCM, có đến 17 trường Đại học, Học viên tuyển sinh hệ Văn bằng đại học thứ hai. Số lượng thí sinh đăng kí dự thi đại học thứ hai cũng lên đến hàng chục ngàn. Vậy động cơ nào thúc đẩy những người đã có một bằng đại
  • 12. 2 học bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tiếp tục học thêm một bằng đại học thứ hai, khi mà họ có thể tham gia học những khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn? Tại sao họ lại chọn học bằng đại học thứ hai chứ không phải học sâu hơn chuyên ngành ở bằng một? Trong khi mà lẽ ra ở giai đoạn lứa tuổi này, con người đã có nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Hay do xuất phát từ động cơ muốn chuyển đổi nghề nghiệp, phải chăng thiếu sót ngay từ chính công tác hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông? Đã có nhiều nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên. Phần nhiều, các nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là sinh viên học đại học thứ nhất. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương (2012) của Nguyễn Thị Bình Giang, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn Hiến, Tp. HCM (2010) của Phạm Thị Hồng Thái, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2012) của Phạm Văn Sỹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại Đại học Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở nghiên cứu, đề ra một số biện pháp phù hợp nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh viên. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai. 3.2 Khách thể nghiên cứu Sinh viên khóa 15 và 16 đang học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
  • 13. 3 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai được thúc đẩy bởi động cơ bên ngoài nhiều hơn bởi động cơ bên trong. Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai chịu sự tác động bởi các yếu tố khách quan nhiều hơn yếu tố chủ quan. Có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên khóa 15 và sinh viên khóa 16, giữa nam và nữ về động cơ học tập và mức độ biểu hiện động cơ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: động cơ học tập, đặc điểm của sinh viên học đại học thứ hai,... 5.2. Khảo sát thực trạng về động cơ học tập của sinh viên đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở kết quả thực trạng nghiên cứu thu được, đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau: 6.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 6.2. Về khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng trên 247 sinh viên đang theo học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Khách thể bổ trợ: Giảng viên dạy đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau: 7.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận của động cơ học tập sinh viên học đại học thứ hai.
  • 14. 4 7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến. - Phương pháp phỏng vấn: Chọn một số vấn đề nổi trội trong phần trả lời để phỏng vấn một số đối tượng sinh viên. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 xử lý các số liệu thu được.
  • 15. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Tâm lý học thế giới có lịch sử nghiên cứu về động cơ học tập từ rất sớm và đến nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mạnh cả về lý luận lẫn thực hành. Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt một số tác giả tiêu biểu trên thế giới. - E. L. Thorndike (1874 - 1949), (người đại diện cho Thuyết hành vi tạo tác, là nhà tâm lý học Động vật Mỹ uy tín). Theo ông ĐCHT là sự kích thích hướng hành vi đạt tới một kết quả. Cho nên các yếu tố của ĐCHT bao gồm yếu tố bên trong mang tính chủ quan và các yếu tố bên ngoài mang tính khách quan [33, tr.52-59]. - C. Hull (1943, 1951) cho rằng: động cơ là cần thiết cho quá trình học tập và là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả. Ông nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng trong động cơ và cho rằng việc giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố. Theo quan điểm này, các xung năng sơ cấp có cơ sở sinh học được khơi dậy khi sinh vật bị tước đoạt. Những xung năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hoặc giảm thiểu thì sinh vật ngừng hoạt động. Thuyết giảm xung năng mang ý nghĩa cân bằng nội tại vì nó cho rằng một sinh vật bị khơi dậy xung năng là để duy trì thế cân bằng nội tại, một thế cân bằng bên trong các hệ và các quá trình của cơ thể. Thuyết giảm xung năng cân bằng nội tại này của động cơ và học tập đã có ảnh hưởng cho tới giữa những năm 1950 khi nó bị thách thức bởi các dữ kiện mới [18, tr.368]. - J. Bruner cho rằng: cái bắt buộc học sinh phải học có thể được quyết định không chỉ là những mục đích nằm ngoài học tập mà còn có những kích thích nằm ngay trong hoạt động học tập. Vì vậy, nên phát triển động lực bên trong hơn là tác động bên ngoài, vì khi đã đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập, người học sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì mà mình đã làm và sẽ có ham muốn hướng tới những công việc khó hơn, đó chính là động lực bên trong [67]. - X. L. Runbinstein khi phân tích ĐCHT, ông mô tả các loại ĐCHT biểu hiện
  • 16. 6 ra bên ngoài thông qua hứng thú của học sinh. Theo ông ĐCHT như là mối quan hệ của trẻ đối với cái thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại mô tả các loại ĐCHT trên bình diện chủ quan, mà tác giả chưa chú ý đến mặt khách quan của ĐCHT, cái phản ánh bản chất của ĐCHT [55, tr.30]. - Năm 1946, A. N. Leonchiev với công trình “Sự phát triển ĐCHT của học sinh”cho rằng ĐCHT là sự định hướng của trẻ vào việc lĩnh hội tri thức và đạt được điểm số cao, cũng như để cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn khen. Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, ông chia động cơ thành động cơ “hiểu biết” và động cơ“hành động”. Động cơ “hiểu biết” trong những điều kiện nhất định nào đó sẽ trở thành động cơ “hành động”. Ông cho rằng quá trình học tập của học sinh chỉ có kết quả tốt khi học sinh có thái độ cần thiết đối với quá trình đó. Vì vậy, theo ông thì việc giáo dục ĐCHT không thể tách rời cuộc sống và hoạt động của học sinh [10, tr.10]. - L. I. Bozhovick (1951) cho rằng một hoạt động học tập có mục đích phải được kích thích bằng những động cơ phù hợp. Bà kết luận: Sự thúc đẩy đi đến hành động của chủ thể luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, còn đối tượng thỏa mãn nhu cầu chỉ quyết định tính chất và phương hướng của hoạt động [14, tr. 29]. - A. K. Marcova (1983) nghiên cứu vấn đề “ĐCHT của học sinh”, và khẳng định ĐCHT là một lĩnh vực phức tạp quyết định hành vi của học sinh, lĩnh vực này được hình thành từ nhiều yếu tố luôn luôn thay đổi và thâm nhập vào những mối quan hệ lẫn nhau[10, tr.12]. Bà cũng chia động cơ thành 3 nhóm: Nhóm động cơ xã hội, nhóm động cơ đạo đức và nhóm động cơ sáng tạo [12, tr.30]. - M. I. Alekseeva đã nghiên cứu đặc điểm học tập của học sinh lớp 5 và lớp 8, xác định con đường hình thành ĐCHT tích cực cho học sinh. Ông cho rằng ĐCHT của học sinh chia thành nhóm rất rõ ràng. Những động cơ khác nhau trong đa số trường hợp có liên hệ qua lại với nhau trong đó có một động cơ là cơ bản, những động cơ kia là thứ yếu [14, tr.10]. - Theo Spitek trong nghiên cứu “Motivation to Learn – Động cơ thúc đẩy để học tập” xuất phát năm 1993 đã đưa ra nhận định: Học sinh dồn mọi nỗ lực vào việc tìm hiểu sự kiện, thực hiện được mục đích không phải chỉ vì phần thưởng mà điều
  • 17. 7 quan trọng là tiếp nhận kiến thức sâu rộng của sự kiện để thỏa mãn nhu cầu bản thân [23, tr.234]. - Theo D. Brown (1994), nghiên cứu về ĐCHT ngoại ngữ của học sinh. Theo ông, nếu không có ĐCHT người học sẽ trở nên trễ nải, kém nhiệt tình và việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn. Ông đưa khẳng định: “ĐCHT chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Nếu người học có động cơ, họ sẽ học được và nếu không có động cơ họ sẽ không học được” [65]. Các tác giả khi nghiên cứu về động cơ đều rất quan tâm đến mục đích, nhu cầu, hứng thú của người học cùng các biện pháp kích thích học tập. Các tác giả không chỉ xem xét các động cơ bên trong mà còn xem xét các động cơ bên ngoài. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về động cơ học tập, dưới đây là một số nghiên cứu ở lứa tuổi học sinh. - Năm 1976, Tác giả Đặng Xuân Hoài đã đề cập đến “Vấn đề động cơ và nhân cách” trong các công trình nghiên cứu của mình theo hướng tập trung nghiên cứu sâu hơn vấn đề động cơ nhân cách. Và về sau bà cùng với các cộng sự đã nghiên cứu về động cơ xã hội ở lứa tuổi cấp I, cấp II. Theo bà: “Động cơ xã hội được hình thành từ những quan hệ giao lưu nảy sinh trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tập thể dưới hình thức tự quản với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể” [21, tr.57]. -Tác giả Khăm Phăn Khăm On trong luận án tiến sĩ: “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” đã đưa ra kết luận: động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Những hành động biểu hiện động cơ học tập rõ nét và mạnh mẽ trong quá trình học tập đặc biệt là loại học sinh có kết quả học tập khá và giỏi. Chính những kết quả học tập đặc biệt là điều kiện quan trọng để đáp ứng những nhu cầu, khát vọng tiếp thu tri thức, ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước[ 44, tr. 108]. -Tác giả Trịnh Quốc Thái trong luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học lớp một dưới sự ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” đã đưa ra kết luận: hoạt động học tập của các nhóm học sinh lớp một đều được thúc đẩy bởi
  • 18. 8 một hệ thống những động cơ có nội dung phong phú và đa dạng. Những động cơ này không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ, rời rạc mà chúng được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định: có động cơ chiếm ưu thế, có những động cơ giữ vai tró thứ yếu tạo thành một cấu trúc động cơ học tập từ khi các em bắt đầu tiến hành hoạt động học tập. Cấu trúc đó được sắp xếp lại và sẽ được phát triển trong quá trình cả năm học [54,tr.110]. -Tác giả Lý Minh Tiên trong luận văn thạc sĩ: “Bước đầu xác định một số đặc điểm động cơ quá trình giải bài tập của học sinh lớp 10 và 11 ở một số trường phổ thông trung học nội thành thành phố Hồ Chí Minh” cho rằng: ngoài hai nhóm động cơ là động cơ bên ngoài, động cơ bên trong thì còn một nhóm nữa là động cơ trung gian [17]. -Tác giả Trần Nguyễn Hương Giang trong luận văn thạc sĩ: “Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh trung học Marie Curie, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra kết luận: trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, động cơ học tập sẽ được hình thành theo hai hướng là động cơ xuất phát từ hoạt động học tập và từ mối quan hệ của chủ thể với môi trường xung quanh. Mặt khác, động cơ học tập của học sinh được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ, trong đó có những động cơ đóng vai trò chủ yếu và có những động cơ đóng vai trò thứ yếu. Nhóm động cơ lĩnh hội tri thức luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh [22,tr. 83]. Những công trình trên khi nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh đều chỉ ra rằng: hoạt động học tập được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ khác nhau nhưng những động cơ này có sự liên quan, chi phối, tác động qua lại với nhau mà trong đó, có những động cơ giữ vị trí cơ bản, có những động cơ giữ vị trí thứ yếu. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về động cơ học tập của tuổi học sinh còn có một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập của lứa tuổi sinh viên. -Tác giả Lê Nguyễn Minh Loan trong đề tài nghiên cứu: “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã đề cập đến khía cạnh nội dung và lực của động cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung của động cơ học tập (khía cạnh nhận thức) được hình thành đậm nét ở sinh viên, và những động
  • 19. 9 cơ này muốn có “lực” thì phải được thể hiện ở việc vượt qua những hành động cụ thể [30]. -Tác giả Đặng Quốc Thành trong đề tài nghiên cứu: “Động cơ học tập của học viên ở các trường quân sự” cho rằng hoạt động học tập của học viên ở các trường quân sự được thúc đẩy bởi những động cơ chủ yếu như: động cơ chính trị xã hội, động cơ nhận thức khoa học, động cơ nhận thức nghề nghiệp và động cơ tư lợi riêng [13]. - Năm 2009, nghiên cứu của Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục Tp. HCM được thực hiện ở 4 thành phố lớn: Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐCHT của học sinh, SV không đúng đã dẫn đến hiện tượng quá tải, quá thiên về lý thuyết như hiện nay. - Trong giáo trình Tâm lý học Sư phạm Đại học (tái bản lần thứ hai), năm 2009, theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thạc: Tất cả sự kiện, vật chất, hoàn cảnh hay hành động đều có thể trở thành động cơ nếu chúng liên quan đến nguồn gốc tích cực của con người. Và để hình thành có hiệu lực ĐCHT cho SV, người cán bộ giảng dạy cần phân tích rõ ý nghĩa nghề nghiệp của SV đã chọn, những yêu cầu của nghề đó với nhân cách [53, tr.124]. -Tác giả Phạm Thị Hồng Thái trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học trường đại học Văn Hiến” đã chỉ ra rằng có sự tồn tại song song giữa những động cơ học tập đúng đắn với những động cơ không đúng đắn ở sinh viên, do đó cần phải có những biện pháp giáo dục động cơ để sinh viên hoàn thành động cơ học tập của mình [54,tr.52]. - Tiến sĩ Phan Thị Tố Oanh, Trần Thị Ngọc Anh (2010) nghiên cứu về thái độ học tập môn giáo dục công dân của học sinh trường THPT tại Phan Thiết (Bình Thuận), qua khảo sát có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến ĐCHT của học sinh là phương pháp giảng dạy của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó đưa ra giải pháp: học sinh cần được hướng dẫn về phương pháp học tập, giáo dục ý thức cho học sinh tự vươn lên [40]. - Năm 2012, Dưới góc độ của Tâm lý học hoạt động, ĐCHT được phân thành hai loại là động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội. Hai loại động cơ
  • 20. 10 này cùng được hình thành ở người học và được sắp xếp theo thứ bậc. Việc phát triển ĐCHT như là kích thích bên trong nhằm thúc đẩy SV tham gia học tập một cách tích cực và việc phát triển hứng thú nhận thức diễn ra ngay trong quá trình nhận thức là những vấn đề đặc biệt quan trọng tác động đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy và hoạt động học [50, tr.122]. - Tác giả Phạm Văn Sỹ trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra kết luận: động cơ học tập của sinh viên trường Nhân văn được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ khác nhau trong đó nổi bật là động cơ hoàn thiện tri thức và yếu nhất là động cơ xã hội. Đa số sinh viên đều có động cơ học tập đúng đắn thể hiện qua mục đích, thái độ và hành vi trong học tập [52, tr.81]. - Năm 2013, tác giả Thái Văn Anh trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của sinh viên học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã sắp xếp thức bậc các động cơ ưu thế, trong đó động cơ nghề nghiệp được sắp xếp ở vị trí thứ nhất, kế đến là động cơ nhận thức khoa học, động cơ xã hội, động cơ khẳng định mình và cuối cùng là động cơ vụ lợi. Tuy nhiên vị trí các động cơ đó có thể thay đổi trong quá trình học tập của SV [2]. - Tác giả Dương Thị Kim Oanh (2013) đề cập đến một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập như phân tâm học, hành vi, nhân văn, nhận thức, học tập xã hội và văn hóa xã hội. Tác giả đã khẳng định việc tìm hiểu các hướng tiếp cận trong nghiên cứu về vấn đề động cơ học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định rõ bản chất, phân loại, biểu hiện và các nhân tố tác động đến động cơ học tập của người học, từ đó có cơ sở lí luận vững chắc lượng hóa các khía cạnh nội dung (cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt tới) và khía cạnh lực (phản ánh độ mạnh của động cơ) trong học tập của người học [38]. Nhìn chung, những tác giả này khi nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên đều có chung nhận định: Động cơ học tập là lực đẩy trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục giúp chủ thể vượt qua khó khăn, đạt mục đích đã định. Động cơ học tập của học sinh, sinh viên rất đa dạng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu ở lứa tuổi học sinh, động cơ