SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
_____________________________
LÊ THỊ VIỆT NGÂN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
HUẾ, 2018
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
_____________________________
LÊ THỊ VIỆT NGÂN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 8310102
Định hướng đào tạo : Nghiên cứu
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN CHÂU
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi c ũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc.
Tôi xin ch ịu hoàn toàn trách nhi ệm về lời cam đoan trên.
Huế, tháng 8 năm 2018
Người cam đoan
Lê Thị Việt Ngân
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân tr ọng cám ơn quý thầy giáo, quý c ô giáo và các anh
chị chuyên viên của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã sẵn lòng giúp đỡ, hỗ
trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên c ứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày t ỏ
lòng bi ết ơn sâu sắc đến TS. Trần Xuân Châu - người hướng dẫn khoa học đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện đề tài, bản thân đã có nhi ều nỗ lực, cố gắng và tập
trung cao độ nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có cũng như thời gian nghiên
cứu hạn hẹp vì vừa đi làm vừa đi học nên nội dung luận văn sẽ không tránh kh ỏi
những hạn chế, thiếu sót. Do v ậy, tôi r ất mong nhận được sự góp ý c ủa quý thầy
giáo, quý cô giáo và các bạn có quan tâm để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin trân tr ọng cảm ơn!
Huế, thán g 8 năm 2018
Học viên
Lê Thị Việt Ngân
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCKT
CCKTN
CDCCKT
CDCCKTN
CNH, HĐH
KH- CN
: Cơ cấu kinh tế
: Cơ cấu kinh tế ngành
: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
: Công nghi ệp hoá, hiện đại hóa
: Khoa học - công ngh ệ
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên c ứu................................................................................................ 3
3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
3.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 4
5.1. Phương pháp chung:............................................................................................. 4
5.2. Phương pháp cụ thể:............................................................................................. 4
6. Ý ngh ĩa của đề tài .................................................................................................... 5
7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH .......................................................................................... 6
1.1. Quan niệm, nội dung, sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ......... 6
1.1.1. Quan niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .................................................. 6
1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ................................................... 11
1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ....................................... 13
1.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ............................ 15
iv
1.2.1. Các nguồn lực vật chất cho quá trình chuyển dịch.....................................................15
1.2.2. Cơ chế, chính sách.....................................................................................................................20
1.2.3. Trình độ phát triển của kinh tế thị trường.......................................................................21
1.3. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.............................................24
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh t ế.............................................24
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nhóm ngành kinh t ế.............................24
1.3.3. Yếu tố khoa học - công ngh ệ và hiện đại hóa s ản xuấ t trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế...................................................................................................................................................25
1.3.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.........................26
1.4. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành........................................................26
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới................................................................26
1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước.............................................................29
1.4.3. Kinh nghiệm rút ra v ận dụng cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..............33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH.......................................................................35
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên c ứu..................................................................................................35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................................35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................................37
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................48
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
..........................................................................................................................................................................50
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông nghi ệp, công nghiệp, dịch vụ
..........................................................................................................................................................................50
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành................................................51
2.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................58
2.2.4. Yếu tố khoa học - công ngh ệ và hiện đại hóa s ản xuất trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế...................................................................................................................................................64
2.2.5. Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình................................................................................................................................................66
v
2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân h ạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...............................................................................................67
2.3.1. Một số hạn chế.............................................................................................................................67
2.3.2. Nguyên nhân c ủa hạn chế......................................................................................................69
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH70
3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình................................................................................................................................................70
3.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghi ệp - xây dựng...70
3.1.3. Phương hướng cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ................................................................74
3.2. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bố Trach, tỉnh Quảng Bình75
3.2.1. Khai thác các ngu ồn vốn và nâng cao hi ệu quả đầu tư...........................................75
3.2.2. Hoàn thiện công tác quy ho ạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch
..........................................................................................................................................................................77
3.2.3. Giải pháp về thị trường............................................................................................................78
3.2.4. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.....................................................................................80
3.2.5. Phát triển, ứng dụng khoa học công ngh ệ và bảo vệ môi trường........................82
3.2.6. Thực hiện các giải pháp cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng ngành ..83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................86
1. Kết luận...................................................................................................................................................86
2. Kiến nghị................................................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................88
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013- 201750
Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành công nghi ệp ở huyện Bố
Trạch giai đoạn 2013 – 2017..............................................................................................................51
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông - lâm - thủy
sản ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.............................................................................52
Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghi ệp ở huyện Bố
Trạch giai đoạn 2013 - 2017..............................................................................................................53
Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành lâm nghiệp ở huyện Bố
Trạchgiai đoạn 2013 – 2017...............................................................................................................54
Bảng 2.6. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành thủy sản ở huyện
Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.......................................................................................................55
Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành dịch vụ ở huyện
Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.......................................................................................................56
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất các ngành kinh t ế (theo giá hiện hành)..................................59
huyện Bố Trạch giai đoạn 2013-2017............................................................................................59
Bảng 2.9. Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với xã hội ở huyện Bố
Trạch giai đoạn 2013 - 2017..............................................................................................................61
Bảng 2.10. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai
đoạn 2013 - 2017.....................................................................................................................................62
Bảng 2.11. Hiệu quả vốn đầu tư của các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn
2013 – 2017................................................................................................................................................63
Bảng 2.12. Trình độ ứng dụng khoa học công ngh ệ trong sản suất công nghi ệp ở
huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.........................................................................................64
vii
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý
có tính chất quyết định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, quyết định đến tăng
trưởng kinh tế trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và h ội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, đòi h ỏi Việt Nam phải có nh ững bước đi mang tính đột phá
trong quá trình công nghiệp hóa, hi ện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước để tận dụng
những cơ hội, vượt qua những thách thức khi bước vào sân chơi toàn cầu WTO.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (CDCCKTN) là m ột nội dung cơ bản của quá trình
CNH, HĐH, nhất là trong nông nghi ệp, nông thôn. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghi ệp lạc
hậu với 90% dân số làm nông nghi ệp, Việt Nam đã xây d ựng được cơ sở vật chất - kỹ
thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH tạo ra
môi trường thu hút ngu ồn lực xã hội cho sự phát triển dài hạn và bền vững, trong đó có
vai trò đóng góp cực kì quan trọng của quá trình CDCCKTN.
Bố trạch là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, là địa bàn có nhi ều
tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với 28 xã và 2 th ị trấn. Sở hữu đầy đủ địa hình
đồng bằng, miền núi, trung du và ven bi ển; cùng h ệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường biển và các tuy ến đường giao thông huy ết mạch chạy qua. Có th
ể nói, B ố Trạch có r ất nhiều thế mạnh để thực hiện quá trình CDCCKTN. Trong
những năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt CDCCKTN có s ự chuyển dịch
tích cực theo hướng: tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghi ệp - xây dựng, đồng thời
giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghi ệp - lâm nghiệp - thủy sản, cơ cấu kinh tế từ
mức thuần nông d ần chuyển dịch thành cơ cấu công nghi ệp - nông nghi ệp - dịch
vụ. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù h ợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm góp ph ần nâng cao chất lượng tăng
trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của huyện; tiềm năng, thế mạnh được xác định
và khai thác hợp lý sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
1
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn t ồn tại nhiều hạn chế và bất cập đáng quan tâm trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bố Trạch như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế
diễn ra chậm, chưa khai thác hết tiềm năng của khối ngành công nghi ệp - dịch vụ,
ngành nông nghi ệp vẫn còn chi ếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy, yêu cầu
cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu về quá trình CDCCKTN một cách có h ệ thống,
nhằm tìm ra nhóm biện pháp phù h ợp góp ph ần đẩy mạnh hơn nữa quá trình trên. Xuất
phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
CDCCKTN trong quá trình đẩy mạnh CN , ĐH là một nội dung quan trọng có
ý ngh ĩa lý lu ận và thực tiễn trong phát triển kinh tế ở nước ta nên có nhi ều đề tài,
công trình nghiên cứu cũng như các bài viết liên quan như:
- PGS.TS Nguyễn Văn Phát với luận án tiến sỹ Kinh tế (2004): “Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành ở Thừa Thiên Huế theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa
”. Luận án đề cập đến các vấn đề cơ sở lý lu ận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh
tế, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là
việc rút ra các kinh nghi ệm và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Th.S Võ Th ị Thu Ngọc (2011): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý lu ận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa. Xem xét và làm rõ th ực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đỗ Hoài am (1996): "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh t ế và phát tri ển
những ngành tr ọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam". Tác giả đã trình bày những vấn đề
lý lu ận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế trên cơ sở đó
xem xét nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành
và cơ cấu kinh tế vùng g ắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển các
vùng kinh t ế trọng điểm của Việt Nam.
2
- GS.TS Ngô Đình Giao (1994): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa n ền kinh tế quốc dân ” NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Tác giả tập trung nghiên c ứu những cơ sở lý lu ận và sự cần thiết của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghi ệp hóa. Đồng thời công trình còn đề xuất
những phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong
thời gian tới.
- PGS.TS Phạm Thị Khanh (2010): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phát tri ển bền vững ở Việt Nam” NXB Chính trị quố c gia, Hà Nội. Nội dung chủ
yếu tập trung nghiên cứu về cơ sở lý lu ận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực
trạng phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.
- Và một số đề tài cấp bộ, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ khác ở trường Đại
học Kinh tế - Đại học Huế cũng có đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên c ứu trên địa bàn huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình, nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu CDCCKTN một
cách tổng quát với tư cách là một luận văn thạc sỹ, đặc biệt trong giai đoạn huyện
Bố Trạch đã và đang đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế như hiện nay. Trên cơ sở
kế thừa có ch ọn lọc các công trình nghiên c ứu trên, ứng dụng vào nghiên c ứu một
địa bàn cụ thể tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý lu ận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
đề tài khảo sát thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và
phát triển KT-XH của huyện.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa nh ững vấn đề lý lu ận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành.
3
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017.
- Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá
trình CDCCKTN trong thời gian tới ở huyện Bố Trạch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian : Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
* Về thời gian: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2017 và đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp chung:
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: để xem
xét, phân tích vấn đề trong quá trình vận động và phát tri ển, gắn với giai đoạn lịch
sử cụ thể.
5.2. Phương pháp cụ thể:
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài được tiến hành dựa trên việc
thu thập số liệu từ các báo cáo v ề tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bố
Trạch từ năm 2013 đến nay; Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Bố
Trạch đến năm 2025; Niên giám thống kê huyện Bố Trạch từ năm 2013 đến năm
2017 và các tài li ệu liên quan khác.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài được tiến hành điều tra cán bộ
quản lý ở các phòng, ban và các c ơ sở doanh nghiệp của 15 xã và 2 th ị trấn thuộc
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành từ năm 2013 đến năm 2017.
4
5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Việc xử lý và h ệ thống hóa s ố liệu dựa vào phương pháp phân tổ thống kê
theo các tiêu th ức đáp ứng yêu cầu và mục đích nghiên cứu, các bảng hỏi được xử
lý bằng phần mềm exel.
5.2.3. Phương pháp thống kê mô t ả
Phương pháp này được sử dụng để mô t ả những đặc tính cơ bản của dữ liệu
thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Các tài li ệu sau khi được số hóa và th ống kê sẽ được tiến hành tổng hợp,
phân tích dựa trên các n ội dung cần nghiên cứu. Kết hợp giữa các thông tin t ừ
nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp phản ánh thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế ở huyện Bố Trạch.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được vận dụng để xây dựng, đề xuất các giải pháp
phát triển.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài có th ể làm tài li ệu tham khảo cho việc học tập và nghiên c ứu.
- Giúp chính quyền địa phương có cái nhìn rõ nét hơn về quá trình
CDCCKTN, từ đó có những chính sách khả thi hơn nhằm đẩy nhanh CDCCKTN.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài li ệu tham khảo, nội
dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH
1.1. Quan niệm, nội dung, sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành
1.1.1. Quan niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Để tiếp cận khái niệm “cơ cấu kinh tế”, cần làm rõ khái ni ệm “cơ cấu”. Theo
quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu hay k ết cấu là một khái niệm dùng
để chỉ cấu trúc bên trong c ủa một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối
quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó.
Từ khái niệm “cơ cấu” vận dụng vào đối tượng là nền kinh tế quốc dân của một
quốc gia, ta có được thuật ngữ “cơ cấu kinh tế”, cho đến nay đã có r ất nhiều quan niệm
về “cơ cấu kinh tế” do đó thuật ngữ này có nhi ều cách tiếp cận khác nhau:
Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin: “Cơ cấu kinh tế là t ổng thể các
bộ phận hợp thành, cùng v ới vị trí tương quan và quan hệ tương tác phù hợp giữa
các b ộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân”. [12]
Theo từ điển Bách khoa Vi ệt Nam: “Cơ cấu kinh tế là t ổng thể các ngành,
các l ĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và m ối quan
hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng h ợp thành trong m ột khoảng thời gian
nhất định” [1].
Theo quan điểm của C.Mác, CCKT của một xã hội là toàn b ộ những quan hệ
sản xuất phù h ợp với quá trình sản xuất nhất định của lực lượng sản xuất vật chất,
cơ cấu là một sự phân chia về chất và t ỷ lệ số lượng của những quá trình sản xuất
xã hội. C.Mác cho rằng: “Trong sự sản xuất xã h ội ra đời sống của mình, con
người có nh ững quan hệ nhất định, tất yếu, không ph ụ thuộc vào ý muốn của họ,
tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù h ợp với trình
6
độ phát tri ển nhất định của các l ực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn b ộ
những quan hệ sản xuất ấy cũng hợp thành cơ cấu kinh tế xã h ội” [12]
Từ những quan niệm về CCKT nói trên có th ể hiểu khái quát: “Cơ cấu kinh tế
là một phạm trù kinh t ế, nó bao g ồm tổng thể các bộ phận cấu thành của nền kinh
tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất xã hội như các ngành kinh tế (công nghiệp,
nông nghi ệp, dịch vụ), các vùng kinh t ế, các thành ph ần kinh tế. Các bộ phận này
gắn bó v ới nhau, tác động qua lại lẫn nhau và bi ểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số
lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và th ời gian nhất định,
phù h ợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cao. Ở mỗi vùng, m ỗi ngành lại có cơ
cấu riêng của nó ph ụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể”.
[19]
Cơ cấu kinh tế, xem xét trên c ấp độ nền kinh tế quốc dân hay trên m ột vùng
lãnh thổ, về mặt nội dung, là một hệ thống đa cơ cấu hợp thành, thường bao gồm:
+ Cơ cấu kinh tế ngành: là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, là tổ hợp các ngành của
nền kinh tế. Nó bi ểu thị quan hệ giữa các ngành kinh t ế, những tổng thể đơn vị kinh tế
cùng th ực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội theo
ngành để sản xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có đặc tính chung
nhất định. Sự phát triển các ngành kinh t ế quốc dân là m ột tất yếu khách quan, do
sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định.
+ Cơ cấu vùng (hay lãnh th ổ) kinh tế: là sự bố trí vùng, lãnh thổ của nền kinh tế.
Cơ cấu vùng kinh t ế theo lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt
không gian địa lý. C ơ cấu này do điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên quy ết định.
Ở mỗi vùng, lãnh th ổ được bố trí các ngành sản xuất khác nhau theo một tỷ lệ
thích ứng để khai thác triệt để các ưu thế, đặc thù c ủa từng vùng, đồng thời để hỗ
trợ lẫn nhau cùng phát tri ển.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: là cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Có th ể nói,
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của nền kinh tế. Nếu CCKTN trực
tiếp do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
quyết định, thì cơ cấu thành phần kinh tế trực tiếp do bản chất của quan hệ sản xuất
mà trước hết là quan hệ sở hữu quyết định.
7
Với mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài, nội dung luận văn tập trung chủ
yếu nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành
CCKTN là xét n ền kinh tế dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và
chuyên môn hóa s ản xuất thành các ngà nh nghề khác nhau. CCKTN là t ổng thể
các ngành của nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo một quan hệ tỷ lệ về
lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và ph ản ánh trình độ của nền kinh tế.
Đến nay, có nhi ều quan niệm về CCKTN, song theo quan điểm hệ thống ta có cách
ti ếp cận CCKTN như sau: “Cơ cấu kinh tế theo ngành là t ổng thể hợp thành các
ngành kinh tế quốc dân, trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về số
lượng và chất lượng giữa các ngành đó với nhau và với nền kinh tế quốc dân trong
khôn g gian, thời gian và những điều kiện kinh tế xã hội nhất định”[16]. Như vậy,
CCKTN phụ thuộc vào sự phân ngành kinh t ế và sự phân chia này l ại thay đổi theo
thời gian, tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh t ế.
Có th ể hiểu CCKTN qua các nội dung sau:
Thứ nhất, số lượng các ngành kinh t ế cấu thành. Số lượng các ngành kinh t ế
không c ố định mà luôn hoàn thi ện theo sự phát triển của phân công lao động xã
hội. Dựa vào tính chất của phân công lao động xã hội biểu hiện qua sự khác nhau về
quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ có th ể phân hệ thống kinh
tế thành 3 nhóm (3 khu v ực) ngành chính, đó là:
Nhóm ngành nông nghi ệp (khu vực I): gồm các ngành tr ồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Nhóm ngành công nghi ệp và xây d ựng (khu vực II): gồm các ngành công
nghiệp chế biến, công nghi ệp khai thác, công nghi ệp vật liệu xây dựng, công nghi
ệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành xây d ựng.
Nhóm ngành d ịch vụ (khu vực III): gồm các ngành thương mại, dịch vụ, tài
chính, bưu điện.
Trong CCKTN, khu vực I và khu vực II là nhóm ngành s ản xuất vật chất, còn
khu vực III thuộc nhóm ngành ph ục vụ sản xuất vật chất. Trong mỗi nhóm ngành s
ẽ có t ừng phân ngành nh ỏ hơn.
8
Thứ hai, mối quan hệ giữa các ngành. Trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định, các ngành k inh tế có m ối quan hệ liên kết, phối hợp, tương tác qua lại với
nhau theo những nội dung, cách thức nhất định và được biểu hiện ở các quan hệ về
số lượng, tương quan về chất lượng. Về số lượng, CCKTN thể hiện ở tỷ trọng (tính
theo GDP, lao động, vốn...) của mỗi ngành trong tổng thể hệ thống kinh tế. Về chất
lượng, CCKTN phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và m ối quan hệ,
tính chất tác động (trực tiếp hay gián tiếp, cùng chi ều hay ngược chiều) qua lại giữa
các ngành với nhau.
Thứ ba, sự hình thành CCKTN phản ánh khả năng khai thác các nguồn lực
hữu hạn hiện có. S ự hình thành và phát triển các ngành kinh t ế luôn d ựa trên việc
khai thác các ngu ồn lực hữu hạn của nền kinh tế, do đó CCKTN phản ánh quy mô
và tính hiệu quả các nguồn lực hữu hạn vào các n gành sản xuất riêng trong những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Thứ tư, CCKTN luôn v ận động và thay đổi theo từng thời kỳ phát triển. Số
lượng các ngành c ấu thành tổng thể hệ thống kinh tế và mối quan hệ của chúng bao
giờ cũng được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Tuy
nhiên, số lượng các ngành không c ố định và mối quan hệ giữa các ngành luôn thay
đổi cùng v ới sự vận động và biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Do vậy,
CCKTN là phạm trù động, luôn v ận động và thay đổi theo từng thời kỳ phát triển
khác nhau và là d ấu hiệu phản ánh trình độ của nền kinh tế.
Việc phân loại CCKTN là căn cứ vào từng mục đích nghiên cứu. Trong luận
văn này, tác giả lựa chọn CCKTN theo sự phân công lao động xã hội, bao gồm 3
nhóm: nhóm ngành nôn g nghiệp (khu vực I)gồm các ngành tr ồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và ngư nghiệp; nhóm ngành công nghi ệp (khu vực II) gồm các ngành
công nghi ệp chế biến, công nghi ệp khai thác, công nghi ệp vật liệu xây dựng, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành xây dựng…; nhóm ngành dịch vụ (khu vực
III) gồm các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, bưu điện… Sự phân tích
được chú tr ọng cả về mặt lượng (số lượng ngành, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành) và
9
mặt chất (vị trí, vai trò của các ngành hi ện tại trong nền kinh tế, các quan hệ gắn
kết, tương tác giữa các ngành trong n ền kinh tế…)
1.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và c ủa kinh tế ngành nói
riêng thì xu hướng thay đổi luôn là điều tất yếu. CCKTN thay đổi cả mặt lượng cũng
như mặt chất sẽ luôn v ận động, chuyển từ trạng thái này sang tr ạng thái khác theo
hướng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với điều kiện phát triển, và đó cũng chính là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (CDCCKTN).
CDCCKTN trên thực tế là kết quả của một quá trình, trong đó sự vận động
phát triển của bản thân các ngành d ẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ và mối quan
hệ vốn có c ủa chúng trong n ền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi cấu trúc các b ộ phận
hợp thành hay các ngành trong n ền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi cả nền kinh tế.
CDCCKTN có tính khách quan do yêu c ầ u của thị trường và sự phát triển kinh tế
nhưng đồng thời CDCCKTN có tính mục đích và định hướng nghĩa là nó g ắn với
sự chủ động của Nhà nước, sự nhận thức tính tất yếu khách quan cần thực hiện sự
thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang tr ạng thái khác, h ợp lý và hi ệu quả
hơn. Như vậy ta có: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là s ự biến đổi và s ự vận
động, phát tri ển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và m ối quan
hệ, tương tác gi ữa chúng theo th ời gian dưới tác động của những yếu tố kinh tế -
xã h ội của đất nước và qu ốc tế nhất định” [11].
Sự CDCCKTN luôn d ựa trên việc cải tạo CCKT hiện có v ới các ngành c ũ,
lạc hậu, không phù h ợp để xác lập CCKTN mới tiến bộ và phù h ợp hơn với xu
hướng phát triển. Do đó, nhịp đọ tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế phụ
thuộc vào khả năng CDCCKT linh hoạt, phù h ợp với điều kiện phát triển bên trong,
bên ngoài và l ợi thế tương đối của nền kinh tế.
Xem xét cụ thể trong một khoảng không gian và th ời gian nhất định, do nhiều
nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi của nhu cầu thị trường, sự phát triển của
KH - CN hoặc do yêu cầu kinh tế - xã hội mà CDCCKTN trong quá trình phát triển
biểu hiện ở những điểm sau:
10
- Một là, sự xuất hiện một số ngành kinh tế mới hoặc sự mất đi của một số
ngành đã có d ẫn đến sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế. Đó
cũng là quá trình cải tạo những ngành cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng
và phát triển các ngành m ới, tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung ngành cũ nhằm biến
đổi cơ cấu ngành cũ thành cơ cấu ngành mới hiện đại và phù h ợp hơn.
- Hai là, sự thay đổi tương quan tỷ lệ và mối quan hệ giữa các ngành so v ới
thời kỳ trước đó dẫn đến sự không đồng đều về tốc độ quy mô và tăng trưởng của
các ngành d ẫn đến, vì thế CCKTN đã có s ự thay đổi. Ngược lại, sự tăng trưởng
đồng đều về quy mô và t ốc độ sau một giai đoạn phát triển của các ngành và duy trì
tương quan tỷ lệ sẽ không d ẫn đến sự thay đổi CCKTN. Điều này cho thấy chỉ có
xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng, quy mô phát tri ển và tương quan tỉ lệ giữa
các ngành trong m ỗi thời kỳ trước đó mới đánh giá đúng quá trình CDCCKTN.
- Ba là, CDCCKTN còn th ể hiện ở sự thay đổi số lượng các ngành có liên
quan với nhau làm thay đổi mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành trong n ền
kinh tế. Mức độ tác động qua lại giữa các ngành này v ới ngành khác thông qua quy
mô mà nó cung c ấp cho các ngành hay nh ận được từ các ngành đó. Những thay đổi
này thường liên quan đến những thay đổi về công ngh ệ sản xuất sản phẩm hay khả
năng thay thế cho nhau để đáp ứ ng nhu cầu của xã hội trong điều kiện mới.
- Bốn là, sự tăng trưởng c ủa các ngành d ẫn đến thay đổi cơ cấu ngành trong
mỗi nền kinh tế cho nên CDCCKTN xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển
và đây là quy luật tất yếu. Vấn đề đáng quan tâm là sự CDCCKTN diễn ra theo
chiều hướng và tốc độ như thế nào.
Có th ể nói chuy ển dịch CCKTN là một quá trình mang tính khách quan bắt
nguồn từ sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá s ản xuất dưới tác động
của sự phát triển lực lượng sản xuất và sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Tuy
nhiên con người trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan vẫn có th ể có nh ững
tác động nhất định đối với quá trình CDCCKT nói chung và CC KTN nói riêng.
1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Nội dung của CDCCKTN có tính quy luật chung có th ể xét ở hai cấp độ:
- Ở cấp độ nền kinh tế quốc dân, nội dung chủ yếu của sự CDCCKTN bao gồm:
11
+ Xác định giảm tỷ trọng khu vực nông nghi ệp, Tăng tỷ trọng khu vực công
nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân.
+ Tăng tỷ trọng các ngành công ngh ệ và năng suất lao động cao, chứa đựng
hàm lượng chất xám ngày càng l ớn, giảm tỷ trọng các ngành có công ngh ệ lạc hậu,
sử dụng nhiều lao động, có năng suất lao động thấp.
+ Tăng tỷ trọng các ngành xu ất khẩu, giảm tỷ trọng các ngành nh ập khẩu
trong cơ cấu xuất nhập khẩu.
- Ở cấp độ nội bộ ngành, nội dung chủ yếu của sự CDCCKTN bao gồm:
+ Đối với nội bộ ngành nông nghi ệp, đó là sự hình thành các vùng s ản xuất
nông nghi ệp ổn định với chất lượng cao, bảo đảm an ninh lương thực; phát triển các
vùng cây ăn quả gắn với công nghi ệp chế biến; nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng
tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghi ệp, phát huy lợi thế ngành thủy sản,
tạo thành ngành xu ất khẩu mũi nhọn.
+ Đối với các ngành công nghi ệp, đó là sự phát triển các ngành d ầu khí, luyện
kim, hóa ch ất cơ bản, phân bón, v ật liệu xây dựng, cơ khí; các ngành công nghiệp dựa
vào công ng hệ cao, nhất là công ngh ệ thông tin, vi ễn thông, điện tử, đặc biệt là
phát triển công ngh ệ phần mềm.
Phát triển nhanh các ngành có kh ả năng phát huy lợi thế chi phí thấp, hiệu quả
cao, cạnh tranh chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước như chế biến nông
lâm, thủy sản, may mặc, giày dép, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu
dùng. Cùng v ới việc hoàn chỉnh nâng cấp các khu công nghi ệp, khu chế xuất hiện
có, xây d ựng một số khu công ngh ệ cao, hình thức các cụm công nghi ệp lớn và
khu kinh tế mở. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa
và lớn cả trong và ngoài nước.
+ Đối với các ngành d ịch vụ, đó là phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như
thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông, du l ịch, tài chính - tiền tệ và dịch vụ kỹ
thuật tư vấn,... với chất lượng ngày càng cao góp ph ần giải quyết việc làm, chuyển
dịch nhanh CCKT, cơ cấu lao động phù h ợp với tiến trình phát triển chung.
12
Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế
- xã hội và được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải là một quá trình vận động và có tính quy
luật, mọi sự nóng v ội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá trình chuyển dịch đều gây
phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề là phải biết chuyển
dịch từ đâu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành như thế nào để tác động vào nó s ẽ
gây phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ thống cơ cấu ngành
cùng phát tri ển, góp ph ần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.1.3.1. Xuất phát t ừ tình hình, xu hướng chung của khu vực và th ế giới
Tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương đều có giai đoạn phát triển, có lúc suy thoái. Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta
đang đứng trước cơ hội mới. Nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát
triển, mà đỉnh cao của nó là cu ộc cách mạng công nghi ệp lần thứ tư (industry 4.0), sử
dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành t ựu của khoa học công ngh ệ vào phục vụ
sản xuất đời sống. Khoa học công ngh ệ đã tạo ra những lĩnh vực công ngh ệ mới, có
hiệu quả cao đặc biệt là các công ngh ệ tiết kiệm tài nguyên, b ảo vệ môi trường.
Ngoài ra, nước ta cũng như các nước trong khu vực đang có sự phát triển năng
động, nhờ đó đã xuất hiện các nước công nghi ệp hóa m ới, mà trong đó có các nước
đã đứng vào hàng ng ũ những nước có t ốc độ tăng trưởng cao. Cùng v ới tốc độ
tăng trưởng ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng đã làm gi ảm khả năng
cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá thành tăng. Các nước kém phát tri
ển hơn lại có nhu c ầu tiếp nhận công ngh ệ có trình độ thấp để từng bước tham gia
vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranh trên
trường quốc tế. Sự gặp gỡ cung và cầu công ngh ệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển giao công ngh ệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển
làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này.
Vì vậy, xu hướng chung hiện nay là cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới theo
hướng hiện đại với đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác xây d ựng các khu vực
13
hòa bình, ổn định, thực hiện các nguyên t ắc bình đẳng, cùn g có l ợi, không can thi
ệp vào nội bộ của nhau. Bên cạnh đó, xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang
nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công
nghi ệp cùng v ới xu hướng quốc tế hóa n ền kinh tế thế giới. Tất cả xu hướng trên
đặt nước ta vào một cơ hội lớn nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Thực
tế, hiện nay nước ta còn nhi ều mặt hạn chế, chưa đạt được so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Vì vậy, trong tương lai chúng ta cần phải tìm ra và thực
hiện nhất quán các mục tiêu cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém còn t ồn tại.
Một trong những giải pháp quan trọng là phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đặc biệt
là cơ cấu ngành cho phù h ợp với tình hình kinh tế trong khu vực cũng như thế giới.
1.1.3.2. Xuất phát t ừ yêu cầu trong nước
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu
sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghi ệp theo hướng hiện đại, để thực hiện
được mục tiêu này thì CDCCKTN đóng vai trò vô cùng quan tr ọng.
CDCCKTN giúp gi ải quyết bài toán v ề phân công lao động, sớm đưa Việt
Nam đến với khu vực và thế giới; tạo tiềm năng, uy tín và thế đứng trong khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương cũng như vươn tầm ra quốc tế.
Ngày nay, cùng v ới xu thế hội nhập, Việt Nam đã tham gia vào r ất nhiều tổ
chức mang tầm quốc tế như AFTA, WTO và gần đây nhất là hiệp định thương mại
tự do TCTPP. Chúng ta đang trước rất nhiều cơ hội lớn nhưng cũng gặp không ít
thách thức, khó khăn, điều này bắt buộc Việt Nam phải thay đổi tư duy cũng như
đường lối chiến lược trong phát triển kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu cao của
thị trường thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò to l ớn của CDCCKTN,
CDCCKTN một cách đúng đắn góp ph ần tạo sự phù h ợp cho quá trình phát triển
kinh tế Việt Nam theo xu hướng chung của thế giới.
Trong tình trạng thất nghiệp ngày một tăng cao thì CDCCKTN giúp Việt Nam
giải quyết số lượng lớn nguồn lao động dư thừa trong xã hội. Việc mở rộng các lĩnh
vực, ngành nghề sẽ giúp m ột bộ phận lớn lao động nông thôn v ới truyền thống nghề
nông chuy ển sang khu vực công nghi ệp và dịch vụ. Từ đây người lao động có vi ệc
14
làm, tăng thu nhập, đời sống nhân dân ngày m ột cải thiện, góp ph ần vào công cu
ộc xóa đói giảm nghèo.
Ngoài ra, CDCCKT ngành còn m ở ra cho người dân Việt Nam những tư duy
mới về kinh tế - văn hóa - xã hội. Việt Nam là nước đi sau về phát triển kinh tế nên
phần lớn công ngh ệ đều là công ngh ệ cũ, kinh tế lạc hậu kéo theo những vấn đề
văn hóa, xã h ội cũng bị tụt hậu so với thế giới, CDCCKTN tác động tích cực vào tư
duy của mỗi người, làm cho con người Việt Nam ngày một trở nên hiện đại, năng
động, sáng tạo, góp ph ần nâng cao năng suất lao động và hi ệu quả kinh tế. Bên
cạnh đó, CDCCKTN tạo điều kiện thực hiện chiến lược “ly nông bất ly hương”,
người lao động có th ể làm giàu ngay trên quê hương mình, giảm thiểu tình trạng bỏ
nông thôn lên thành th ị gây tác động tiêu cực cho xã hội.
1.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.2.1. Các nguồn lực vật chất cho quá trình chuyển dịch
1.2.1.1. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên
Các nhân t ố tự nhiên bao gồm các nhân t ố như: vị trí địa lý, điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng, nguồn đất đai, nguồn tài nguyên khoáng s ản, tài nguyên r ừng, tài
nguyên nước. Đối với nền kinh tế đang phát triển thì CCKT nói chung và CCKTN
nói riêng ch ịu sự chi phối rất lớn của vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Chính
sự khác biệt về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đã tạo ra lợi thế so sánh cho
từng quốc gia, từng vùng lãnh th ổ, cho phép hình thành nên những ngành nghề có
tính cạnh tranh và hiệu quả cao. Vì vậy, để nền kinh tế có hi ệu quả cao cần thiết
phải có chi ến lược xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù h ợp với những vị
trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.
Là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ngu ồn tài nguyên
tương đối phong phú, có đường bờ biển kéo dài nên Vi ệt Nam có nhi ều lợi thế để phát
triển nền nông nghi ệp nhiệt đới, phát triển các ngành công nghi ệp khai thác, chế biến
khoáng sản có tr ữ lượng lớn, phát triển du lịch và các ngành d ịch vụ gắn với biển. Mặt
khác, chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các lợi thế tự
nhiên cũng như cần phải chú tr ọng đến bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
15
1.2.1.2. Nguồn vốn
Nguồn vốn là một nhân tố vô cùng quan tr ọng trong vấn đề đầu tư và phát
triển kinh tế. Vốn là một yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất, thôn g qua cải tiến
kỹ thuật, vốn đóng góp vào tăng trưởng sản lượng không ch ỉ một cách trực tiếp như
một yếu tố đầu vào mà còn gián ti ếp với vai trò tác động tích cực vào người lao
động cũng như năng suất lao động. Ta thấy rằng, thông qua c ải tiến kỹ thuật thì sự
đầu tư sẽ nâng cao kỹ năng của người lao động và làm tăng năng suất lao động, giúp
cho quá trình sản xuất có hi ệu quả hơn. Ngoài ra, muốn mở rộng và gia tăng các
ngành mới thì cần có ngu ồn vốn đầu tư lớn và sử dụng có hi ệu quả. Với ý ngh ĩa
đó, việc ưu tiên phân b ổ vốn đầu tư vào những ngành có ti ềm năng, có lợi thế so
sánh, có điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - công ngh ệ hiện
đại sẽ thúc đẩy các ngành đó tăng trưởng nhanh hơn và kết quả là CCKTN sẽ
chuyển dịch theo hướng đã định.
Như vậy, đầu tư vốn giúp phát tri ển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công ngh ệ
ở nhiều ngành kinh tế, góp ph ần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này
đồng thời làm tăng tỷ trọng của nó trong n ền kinh tế. Đầu tư vào ngành nào, qui mô
đầu tư vào từng ngành nhiều hay ít và việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp…
đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, khả năng tăng trưởng cơ sở vật chất của từng
ngành, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành… từ đó làm chuyển dịch cơ cấu
của từng ngành.
1.2.1.3. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người luôn là m ột nhân tố rất đỗi quan trọng trong phát triển
kinh tế cũng như CDCCKTN. Việc nâng cao chất lượng lao động, hướng đến một
đội ngũ lao động chất lượng cao là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn,
tổ chức và của cả nền kinh tế. Bởi vì, con người là nhân t ố quyết định, là nhân t ố
tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Có th ể nói, CDCCKTN đòi h ỏi phải có ngu ồn lao động chất lượng cao, việc
nâng cao chất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa sống còn đối với việc
CDCCKTN theo hướng hiện đại. Muốn phát huy nhân t ố con người một cách hợp
16
lý c ần có h ệ thống giáo dục, y tế,... tốt nhất. Trình độ học vấn và kiến thức thực tiễn
của mỗi con người không th ể tự nhiên có được, mà cần một nền giáo dục và đào tạo
đúng mức, hiệu quả. Ta thấy rằng, các nhân t ố về dân số như mật độ dân số, cơ cấu
dân số, tốc độ tăng dân số, tháp dân s ố có liên quan tr ực tiếp đến khả năng đảm bảo
nguồn lao động và nhu cầu của thị trường. Còn s ố lượng và chất lượng của lao động lại
liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn ngành nghề và ngành ngh ề cần ưu tiên để phát
triển, do đó có tác động trực tiếp đến sự thay đổi và CDCCKTN trong nền kinh tế. Vì
vậy, Chính phủ nhất thiết phải quan tâm đến việc đào tạo, tuyển chọn và thu hú t nhân
tài, góp ph ần tích cực vào quá trình CDCCKTN của đất nước.
1.2.1.4. Kết cấu hạ tầng
Nhân tố kết cấu hạ tầng là một nhân tố hết sức cần thiết trong quá trình
CDCCKTN. Các yếu tố của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: hệ thống giao
thông, th ủy lợi, điện, bưa chính - viễn thông, h ệ thống dịch vụ, hệ thống các công
trình giáo dục, y tế, thể dục, thể thao... là điều kiện, tiền đề cho sản xuất hàng hóa và
CDCCKT, tất cả các yếu tố đó đều có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến quá trình
CDCCKTN của mỗi nước.
Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các
ngành kinh tế, các vùng kinh t ế, chi phối trình độ kỹ thuật và công ngh ệ. Nếu có
một hệ thống giao thông hi ện đại, tiên tiến với sự liên kết giữa các vùng mi ền khác
nhau thì quá trình lưu thông hàng hóa sẽ rất thuận lợi. Ngoài ra, những đất nước có
hệ thống giáo dục, y tế tiên tiến chắc chắn sẽ cho đào tạo ra nguồn lao động khỏe về
thể chất, giỏi về năng lực chuyên môn, điều này hết sức quan trọng cho khả năng
thành công c ủa việc CDCCKTN. Hay các yếu tố thủy lợi, điện, bưu chính - viễn
thông đều phát triển sẽ tạo ra một môi trường sản suất hiệu quả và có năng suất, bên
cạnh đó nâng cao tính năng động của hàng hóa trên th ị trường. Do đó, có thể khẳng
định nhân tố kết cấu hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng
đến sự hình thành, vận động và biến đổi của CCKTN.
Thực tế đã chứng minh, ở những vùng, đất nước, khu vực có k ết cấu hạ tầng
phát triển, đặc biệt là các công trình h ạ tầng kỹ thuật phát triển thì ở đó có điều kiện
17
phát triển các ngành chuyên môn hóa, là điều kiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và
công ngh ệ tiên tiến vào các ngành kinh t ế, đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát tri
ển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư. Ngược lại, những nơi có kết
cấu hạ tầng kém phát tri ển thì quá trình hình thành và phát triển của các ngành s ản
xuất, các vùng chuyên môn hóa c ũng như quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật và công
ngh ệ vào sản xuất vì thế cũng bị kìm hãm.
1.2.1.5. Khoa học – công ngh ệ
Để tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, cũng như cơ hội mới để các nước đi
sau có th ể phát triển "rút ng ắn" bằng việc chuyển dịch trong nội bộ các ngành thì
sự xuất hiện những ngành mũi nhọn của KHCN như điện tử - tin học, sinh học và
gen, vật liệu mới và năng lượng mới…đóng vai trò h ết sức quan trọng. KHCN có
tác động tích cực đến quá trình sản xuất với việc làm tăng năng suất lao động, cải
thiện đáng kể hiệu quả sản xuất. Phương thức sản xuất mới với công ngh ệ tiên tiến
vượt trội góp ph ần làm cho quá trình phát triể n bền vững diễn ra mạnh mẽ hơn,
môi truòng được bảo vệ, đời sống nhân dân ngày m ột cải thiện tốt hơn.
Trong từng nội bộ ngành, sự phát triển của KHCN là một trong các nhân t ố
chủ nông nghi ệp, muốn thực hi ện được công cuộc phát triển nền nông nghi ệp chất
lượng cao thì yếu tố KHCN là không th ể thiếu. KHCN làm tăng năng suất lao
động, hiệu quả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động trong nông nghi ệp.
Khoa học kỹ thuật đã có nh ững tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá,
thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Vì vậy mà hàng lo ạt giống cây trồng vật nuôi
có năng suất cao với hiệu quả kinh tế lớn đã ra đời và được đưa vào sản xuất. Nhờ
đó nông nghiệp chuyển sang sản xuất các ngành tr ồng trọt giá trị và hiệu quả kinh
tế cao như cây công nghi ệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh v ật cảnh... Như
vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng c ủa KHCN, những lợi thế của các yếu tố
sản xuất truyền thống sẽ giảm xuống, đồng thời xuất hiện những lợi thế so sánh mới
liên quan tới hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm được sản xuất ra.
Trong lĩnh vực công nghi ệp, nhờ tiến bộ của KHCN các ngành khai thác, ch ế
biến nguyên liệu truyền thống bị thu hẹp, kéo theo đó là sự xuất hiện những ngành
18
khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp. Nền sản xuất và công nghi ệp truyền
thống được thay thế dần bằng các ngành công nghi ệp mới và dịch vụ mới với hiệu quả
kinh tế cao. Khu vực dịch vụ ngày càng m ở rộng so với hai khu vực còn l ại của nền
kinh tế quốc dân. Giá tr ị sản xuất và lợi nhuận kinh doanh dựa chủ yếu vào tài nguyên
thông tin, đặc biệt là những thông tin v ề tương lai, về cái chưa biết. Quy mô tiêu dùng
c ủa mỗi nước cũng như thế giới không ng ừng mở rộng. Chính những tiến bộ khoa học
và công ngh ệ sẽ làm thay đổi cơ cấu và tổ chức vật chất - kinh tế - xã hội của xã hội
loài người nói chung, thúc đẩy phát triển và CDCCKTN của mỗi quốc gia.
1.2.1.6. Nhân t ố thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố đầu vào, đầu ra của các ngành, các cơ sở kinh tế đều
do thị trường quyết định. Do đó, thị trường có tác động đến CCKTN và CDCCKTN theo các khía
cạnh sau:
Thứ nhất, thị trường quyết định cả về vấn đề số lượng và chất lượng, cơ cấu và
mẫu mã của sản phẩm hàng hóa, d ịch vụ.
Thứ hai, thị trường là nhân t ố kích thích, thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc
đẩy các chủ thể kinh doanh không ng ừng đổi mới kỷ thuật - công ngh ệ và tổ chức
quản lý để giành lấy thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, thị trường có s ức ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển
của cơ sở kinh tế, xu hướng phân công lao động, vị trí, tỷ trọng các ngành, l ĩnh vực
trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, sự điều tiết các quan hệ kinh tế cũng cần đến sự tác động của thị
trường. Sự tác động này góp ph ần vào việc phân bố tư liệu sản xuất và sức lao động
giữa các ngành, các vùng.
Thứ năm, thị trường có s ự tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay thu hẹp
quy mô c ủa các nhà s ản xuất.
Ngày nay, hòa theo xu h ướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang quyết
tâm đẩy mạnh công cu ộc hội nhập kinh tế quốc tế, lấy việc mở cửa giao thương với
các nước trên thế giới làm động lực để phát triển kinh tế. Môi trường kinh tế thuận
lợi sẽ thúc đẩy sự CDCCKT trong nước. Kinh tế quốc tế mang tính cạnh tranh cao,
đòi h ỏi mỗi quốc gia phải khẳng định thế mạnh của mình và liên tục cập nhật xu
19
hướng mới để không b ị tụt hậu so với quốc tế. Trong bối cảnh này, rõ ràng CCKT
của một quốc gia sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi CCKT của các nước trong khu vực.
Những mặt tích cực, tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, h ợp tác quốc tế và việc cải
cách CCKT của các nước có liên quan ph ải được cân nhắc kỹ khi lựa chọn CCKT
cho đất nước mình. Điều này có ý ngh ĩa to lớn khi Việt Nam trở thành thành viên
của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế khác.
1.2.2. Cơ chế, chính sách
CDCCKTN của nền kinh tế nhanh hay chậm, phù h ợp với xu hướng phát triển
hay không tùy thu ộc nhiều vào chủ trương chiến lược chuyển dịch và tổ chức thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong quá trình CDCCKTN thì Nhà nước
đóng vai trò quy ết định trong việc hoạch định đường lối và chính sách thúc đẩy sự
chuyển dịch.
Nhà nước đóng vai trò then ch ốt trong nhiệm vụ xây dựng chiến lược và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm hiệ n thực hóa các m ục tiêu kinh tế - xã hội.
Đó thực chất là các định hướng phát triển, định hướng phân bổ nguồn lực và đầu tư
theo ngành, địa phương và theo vùng lãnh thổ. Với vai trò đặc biệt này, Nhà nước
có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành và xu hướng hoạt động của CDCCKTN.
Trong đa số trường hợp, Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế,
các ngành hay các l ĩnh vực quan trọng có tác d ụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, đối với một số ngành, lĩnh vực không khuy ến khích hoặc không có l ợi
cho nền kinh tế, Nhà nước hạn chế đầu tư sản xuất. Trong những trường hợp này,
vai trò c ủa Nhà nước có tác động lớn đến CDCCKTN hoặc điều chỉnh, tạo ra
CCKTN mới trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong trường hợp này Nhà nước có
thể lạm dụng vai trò tác động của mình, xem nhẹ vai trò c ủa thị trường. Do vậy, sự
can thiệp trực tiếp nhiều khi có th ể đưa lại kết quả không như mong muốn và gây
tác động ngược lại.
Nhà nước có th ể khuyến khích hay hạn chế, thậm chí gây áp lực để các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) phát triển sản xuất kinh doanh theo
định hướng Nhà nước đã xác định bằng hệ thống chính sách, pháp luật và các công
20
cụ khác. Thông qua h ệ thống cơ chế, chính sách, như chính sách về thuế quan, bảo
hộ mậu dịch, ưu đãi đầu tư…, Nhà nước có kh ả năng ngăn cản một cách hiệu quả
sự di chuyển các dòng v ốn đầu tư hoặc các luồng di chuyển hàng hóa d ịch vụ giữa
các quốc gia, các ngành hay các vùng lãnh th ổ. Qua đó, Nhà nước có th ể điều
chỉnh, hạn chế, thậm chí ngăn cản quá trình hình thành và CDCCKTN.
Trong vai trò qu ản lý, Nhà n ước sử dụng hiệu quả các đòn b ẩy kinh tế được thể
hiện trong hệ thống chính sách hoặc vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để điều chỉnh, thúc
đẩy sự CDCCKTN. Các chính sách kinh tế vĩ mô nh ằm phát triển kinh tế, cùng v ới hệ
thống pháp luật kinh tế, sẽ tạo môi trường kinh tế thuận lợi và kích thích lợi ích kinh tế
để các chủ thể sản xuất kinh doanh theo hướng của Nhà nước. hệ thống chính sách kinh
tế như: chính sách đất đai, chính sách về vốn tín dụng, chính sách đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, chính sách khuyến công, khuy ến nông, chính sách tiêu thủ sản phẩm,
chính sách xóa đói giảm nghèo... Nếu ban hành kịp thời, đồng bộ và phù h ợp với từng
giai đoạ n phát triển nhất định, sẽ có tác d ụng làm chuyển biến mạnh mẽ CCKTN.
Ngược lại, sẽ giảm động lực, không phát huy h ết mọi tiềm năng, thế mạnh của từng
vùng cho s ự phát triển, sẽ hạn chế và làm ch ậm
quá trình CDCCKTN.
1.2.3. Trình độ phát tri ển của kinh tế thị trường
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước xây dựng và thực hiện nền kinh tế thị
trường hiện đại, với một tầm cao mới về chất lượng. Chúng ta xác định nền kinh tế
thị trường hiện đại là n ấc thang cao trong lịch sử phát triển kinh tế thị trường, là
phương tiện tốt nhất để tạo lập cơ sở và sức mạnh kinh tế cho sự phát triển của mỗi
quốc gia. Kinh tế thị trường càng hiện đại và được vận hành có hi ệu quả thì sức
mạnh kinh tế nó t ạo ra càng lớn. Có th ể nói, trình độ phát triển của kinh tế thị
trường có tác động trực tiếp đến quá trình CDCCKT của mỗi địa phương cũng như
cả nước. Nền kinh tế thị trường hiện đại có tác động đến quá trình CDCCKTN cụ
thể như sau:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường hiện đại phải dựa trên tính sở hữu hỗn hợp
của các chủ thể thị trường. Nghĩa là sở hữu hỗn hợp dựa trên việc chế độ cổ phần
21
chiếm ưu thế và trở nên phổ biến hơn. Thực tế, hiện nay trong công tác CDCCKTN,
xu hướng chung là hướng tới việc cổ phần hóa trong t ất cả các ngành. Nông nghi
ệp, công nghi ệp, dịch vụ đều hướng đến cổ phần hóa trên quy mô l ớn, khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng tính tự chủ trong kinh doanh, tạo động lực
trong sản xuất và phát tri ển. Các doanh nghiệp, công ty, t ập đoàn kinh tế nhà nước
cũng lần lượt triển khai thực hiện cổ phần hóa, ph ần lớn diễn ra ở hai ngành công
nghi ệp và dịch vụ. Sở dĩ có s ự chuyển dịch này xuất phát từ việc đáp ứng trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học, công ngh ệ và trình độ quản lý, phù h
ợp với tiến trình phát triển chung hiện nay của nền kinh tế.
Thứ hai, sự tiến bộ của khoa học, công ngh ệ và kinh tế tri thức là thế mạnh
để phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, từ đó tác động trực tiếp vào quá trình
CDCCKTN, có th ể nói đây là yếu tố vô cùng quan tr ọng để thúc đẩy nhanh quá
trình CDCCKTN. Việc phát triển khoa học - công ngh ệ giúp cho năng suất lao
động tăng cao, làm giảm sức người trong sản xuất, máy móc hi ện đại cho ra những
sản phẩm chất lượng cao và tương đồng nhau. Ngoài ra, còn t ạo được nhiều thuận
lợi trong công tác qu ản lý và kinh doanh.
Thứ ba, nền kinh tế thị trường hiện đại yêu cầu phải có cơ cấu rõ ràng, trong
đó chuyển dịch theo hướng đổi mới tích cực các ngành khác nhau trong n ền kinh
tế, cụ thể như: công nghiệp - thị trường, hệ thống kết cấu hạ tầng, các ngành d ịch
vụ cao cấp; bên cạnh đó, khuyến khích phát triển nền nông nghi ệp chất lượng cao.
Muốn làm được điều này nhất thiết cần sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghi ệp, nông
thôn v ới nền tảng công nghi ệp và thị trường hiện đại. Hướng tới nền kinh tế với
các ngành nghề mới ứng dụng công ngh ệ cao, đáp ứng được như cầu thị trường
trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho quá trình CDCCKT diễn ra thuân lợi hơn.
Thứ tư, nền kinh tế thị trường hiện đại được vận hành với thể chế thị trường,
thể chế quản lý nhà n ước và chế độ quản trị công ty hi ện đại. Việc vận hành nền
kinh tế theo thể chế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh năng động, giải quyết
được mối quan hệ giữa nhà nước - thị trường - doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tiến
bộ trong bối cảnh hiện tại với ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình toàn cầu hóa, cách
22
mạng khoa học - công ngh ệ, kinh tế thị trường và xã h ội thông tin. T ất cả những
điều này tạo đòn b ẩy cho quá trình CDCCKTN diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Như vậy, sự phát triển về trình độ của kinh tế thị trường là nhân t ố góp ph ần
vào sự thành công c ủa quá trình CDCCKTN. Điều này khẳng định phải
CDCCKTN theo hướng phù h ợp theo tình hình chung của nhu cầu thị trường trong
và ngoài nước. Có th ể nói, nh ất thiết phải dựa vào nhu cầu đổi mới của kinh tế thị
trường hiện đại để định hướng chuyển dịch một cách phù h ợp nhất. Tuy nhiên, bản
thân thị trường luôn mang tính rủi ro cao có t hể gây ảnh hưởng đến CCKTN và
CDCCKTN của một quốc gia. Vì vậy, để phát huy những tác động tích cực và đẩy
lùi nh ững tác động tiêu cực chúng ta c ần nâng cao vai trò qu ản lý và điều tiết thị
trường của Nhà nước. Luôn đề cao tính phối hợp giữa quản lý nhà n ước với quá
trình vận hành của thị trường, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình CDCCKTN.
1.2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Thương mại
và đầu tư quốc tế lại đóng vai trò quan tr ọng trong cung cấp các đầu vào cho quá
trình sản xuất. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế có tác động lớn tới CDCCKTN. Điều
này được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
- Hội nhập quốc tế làm cho luồng thương mại quốc tế mở mang và tác động
mạnh đến quá trình xuất nhập khẩu. Từ đó, nó tác động đến cơ cấu đầu tư, dẫn đến
làm thay đổi cơ cấu và trình độ sản xuất của các ngành kinh t ế.
- Hội nhập quốc t ế thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, thay đổi công ngh ệ,
tiến bộ kỹ thuật. Chuyên môn hoá c ũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biến
mới. Điều đó làm cho tỷ trọng của các ngành truy ền thống giảm trong khi đó tỷ
trọng của các ngành d ịch vụ kỹ thuật mới được tăng trưởng nhanh chóng, d ần dần
chiếm ưu thế.
- Hội nhập quốc tế thúc đẩy tự do hoá đầu tư và ảnh hưởng mạnh đến thu hút
các nguồn vốn quốc tế, qua đó thúc đẩy sản xuất và chuyển đổi CCKTN quốc gia.
23
Với toàn cầu hoá đầu tư, các nước trên thế giới có quan h ệ tài chính chặt chẽ
và ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau, làm cho sự di động của dòng v ốn đầu tư quốc tế
nhanh hơn, chuyển dịch CCKTN ở các nước cũng được thúc đẩy nhanh hơn.
Như vậy, tự do hoá thương mại và đầu tư dưới dạng tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế có tác động làm thay đổi CCKTN thế giới: cơ cấu sản xuất và đầu
tư, cơ cấu tiêu dùng, cơ cấu luồng hàng và th ị trường của các nước. Những thay đổi
đó ảnh hưởng to lớn tới định hướng CCKTN của một quốc gia.
1.3. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế
CDCCKT theo nhóm ngành kinh t ế là tiêu chí quan trọng, rất cần thiết khi
đánh giá CDCCKTN của một địa phương. Tiêu chí này cho ta thấy một cách tổng
quát về sự chuyển dịch của ba nhóm ngành chính là nông - lâm - thủy sản, công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Có th ể nói r ằng, bất cứ một quốc gia hay một địa
phương nào cũng đặt mục tiêu phát tri ển kinh tế lên hàng đầu. Tuy nhiên, để có m
ột nền kinh tế thực sự phát triển thì rất cần đến một cơ cấu kinh tế hợp và quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành kinh t ế thể hiện xu hướng vận
động và trình độ phát triển của một nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang
có sự chuyển dịch các nhóm ngành theo hướng: tăng tỷ trọng khu vực II (công nghi
ệp - xây dựng), giảm tỷ trọng khu vực I (nông nghi ệp), khu vực III (dịch vụ) có t ỷ
trọng khá cao nhưng chưa ổn định. Đây cũng là xu hướng chung và phù h ợp với tư
duy chiến lược, hướng đến mục tiêu CNH, HĐH đất nước.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nhóm ngành kinh tế
Việc phân tích cụ thể CDCCKT trong nội bộ nhóm ngành kinh t ế cho ta thấy
rõ s ự chuyển dịch của các nhóm ngành nông -lâm-thủy sản, công nghi ệp-xây dựng
và dịch vụ.
Về khu vực nông -lâm-thủy sản: khu vực này có vai trò là ch ỗ dựa vững chắc
cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững vì giải quyết tốt an ninh lương thực, tạo việc
làm và b ảo đảm thu nhập cho phần lớn dân cư của địa phương. Tiến hành phân tích
giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành nông nghi ệp, lâm nghiệp và thủy sản sẽ
24
cho ta thấy được hiệu quả sản xuất của địa phương. Từ đó, đi sâu nghiên cứu các
thuận lợi và khó khăn của mỗi ngành để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn
quá trình sản xuất.
Về khu vực công nghi ệp - xây dựng: bất cứ một nền kinh tế nào nếu muốn
phát triển nhanh chóng đều cần đến cơ sở hạ tầng hiện đại, đảm bảo nhu cầu sản
xuất một cách toàn di ện. Chính vì lẽ đó mà công nghiệp - xây dựng luôn có v ị trí
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quố c gia, địa phương. Để
nghiên cứu về khu vực này, tiến hành phân tích giá tr ị sản xuất và cơ cấu của mỗi
ngành riêng công nghi ệp và xây d ựng, từ đó biết được hiệu quả kinh tế mà nó đem
lại cho xã hội. Khẳng định vai trò thi ết yếu cũng như đưa ra các giải pháp phát triển
cho khu vực này.
Về khu vực dịch vụ: đây là khu vực rất được quan tâm và khuy ến khích phát
triển. Tuy vẫn đang trong thời kì manh nha phát triển nhưng dịch vụ luôn có ti ềm
năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi địa phương. Để nghiên cứu khu vực này
cần tiến hành phân tích các kết quả hoạt động của thương mại, dịch vụ, du lịch, cụ
thể như: bán buôn, bán lẻ, thương nghiệp, vận tải, dịch vụ lưu trú... từ đó đưa ra các
đánh giá, nhận xét về nội bộ ngành này. Kh ẳng định thành tự và tìm ra khó khăn
nhằm phấn đấu và khắc phục, tạo tiền đề cho khu vực này ngày m ột đi lên xứng
đáng với tiềm năng phát triển.
1.3.3. Yếu tố khoa học - công nghệ và hiện đại hóa sản xuất trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Có thể khẳng định, KH - CN là một bộ phận nguồn lực không th ể thiếu trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nó không nh ững mở rộng
đẩykhả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò
tích cực trong quá trình CDCCKT. Sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN không ch ỉ
đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà còn tác động sâu sắc đến phân công
lao động xã hội, dẫn đến phân chia ngành kinh t ế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện
nhiều ngành và l ĩnh vực kinh tế mới. Nghiên cứu yếu tố KH - CN trong quá trình
CDCCK N giúp ta n ắm được tình hình áp dụng kỹ thuật hiện đại trong công tác
25
chuyển dịch của mỗi địa phương. Từ đó đánh giá tiềm năng và hiệu quả phát triển
của mỗi ngành kinh tế. Ngày này khi cu ộc cách mạng 4.0 đã hình thành và đang
phát triển trên toàn th ế giới, thì việc áp dụng KH - CN vào sản xuất là việc làm tất
yếu nếu như không muốn bị tụt hậu so với quốc tế. Chính vì lẽ đó, cần đầu tư và
phát triển nhiều hơn nữa về KH - Cn trong sản xuất cũng như CDCCKT ở mỗi quốc
gia, địa phương.
1.3.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Hiệu quả kinh tế - xã hội là hình thức đánh giá cuối cùng và chính xác đối với
một lĩnh vực, hoạt động hay xu hướng phát triển của n ền kinh tế. Việc đánh giá
giúp ta biết kết quả đạt được, thành tựu và khó khăn còn t ồn tại của vấn đề đang
nghiên cứu. Để biết được hiệu quả kinh tế - xã hội của việc CDCCKTN ở mỗi địa
phương cần nghiên cứu về các chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập
bình quân đầu người hay tỷ lệ hộ nghèo... Từ kết quả đó cho chúng ta thấy được
toàn diện về hiệu quả của quá trình CDCCKT ngành của địa phương, từ đó đưa ra
các giải pháp khắc phục và phát tri ển từng ngành trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu
phát tri ển nền kinh tế một cách bền vững.
1.4. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới
1.4.1.1. Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản được thế giới biết đến với tinh thần quật cường, vượt lên
thất bại trong chiến tranh, đối mặt với thiên tai, Nhật Bản luôn là nước nằm trong
tốp đầu của Châu Á c ũng như thế giới về phát triển kinh tế. Nhật Bản - hiện tượng
thần kỳ của thế giới đã có s ự phát triển CDCCKTN theo hướng công nghi ệp hóa
cùng chi ến lược hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Nhật Bản mạnh dạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cho dù n ền
kinh tế chưa phát triển; thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư từng bước. Chủ
động xin trì hoãn, bảo lưu một số điều khoản khi gia nhập GATT (Hiệp ước chung
về thuế quan và mậu dịch), IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế). Nhật Bản kiên trì theo chiến lược phát triển nền kinh tế và
26
CDCCKTN hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu hàng hóa là l ợi ích sống còn, là
động lực của tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản chủ trương tập trung vào các ngành cho
năng suất lao động cao, có n ền tảng khoa học - công ngh ệ cao để đầu tư phát triển.
Để đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Nhật Bản điều chỉnh cơ cấu
ngành theo hướng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, hướng lựa chọn và phát tri ển
các ngành công nghi ệp có hàm lượng vốn và khoa học - công ngh ệ cao, không gây
ô nhi ễm môi trường, tiêu hao ít nguyên liệu và lao động sống. Bên cạnh đó, Nhật Bản
cũng coi trọng và quan tâm đến phát triển nông nghi ệp theo hướng chất lượng cao.
Đảm bảo nhu cầu và an ninh lương thực trong nước, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển
nông nghi ệp, nông thôn để ngành nông nghi ệp có th ể phát triển hết tiềm năng
của nó.
Nhật Bản đã khéo léo ph ối kết hợp giữa chức năng của Nhà nước với sự năng
động của thị trường trong việc phát triển kinh tế cũng như quá trình CDCCKTN. Chính
phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công c ụ chính sách,
kế hoạch định hướng phát triển, khuyến khích các công ty tư nhân, các thương xá tổng
hợp hoạt động kinh doanh xuất khẩu; khuyến khích và ủng hộ mọi mặt với sự phát triển
của các tập đoàn tài phiệt có ảnh hưởng lớn tới kinh tế, các tập đoàn cũng tranh thủ thời
cơ để tạo thế đứng và ảnh hưởng trong nền kinh tế, từ đó thành lập các công ty xuyên
qu ốc gia và đa quốc gia với sự năng động hơn bao giờ hết.
Với những tư duy đi trước thời đại, Nhật Bản đã có nh ững bước phát triển
vượt bậc với nhiều thành tựu to lớn. Vì vậy, sự thành công v ề CDCCKTN của Nhật
Bản được rất nhiều quốc gia học tập và thực hiện, trong đó có Việt Nam. Cũng đã
có nhi ều nước thành công, c ũng có nước chưa đạt được yêu cầu phát triển như
mong muốn, song kinh nghiệm của sự “thần kỳ Nhật Bản” luôn được mọi quốc gia
quan tâm và hướng đến.
1.4.1.2. Thái Lan
Thái Lan là m ột trong các quốc gia Đông Nam Á duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, liên tục với mức bình quân 7%/năm. Cách đây trên 30 năm, Thái
Lan có cơ cấu kinh tế tương đối giống Việt Nam. Từ đầu những năm 70, chính phủ
27
Thái Lan đã có nhi ều cuộc bàn luận để xác định hướng phát triển kinh tế. Hai xu
hướng chủ yếu là: Phát tri ển ngành nôn g nghiệp toàn diện, thâm canh và HĐH để
trở thành nền nông nghi ệp hàng hóa; phát tri ển mạnh ngành công nghi ệp hàng tiêu
dùng đồng thời xây dựng ngành công nghi ệp điện tử.
Sau một số lần điều chỉnh hướng phát triển, đến nay n ền kinh tế Thái Lan đã
trở thành một nền công – nông nghi ệp khá phát tri ển, có s ản lượng xuất khẩu
đứng hàng thứ hai thế giới, cùng nhi ều mặt hàng nông s ản phẩm công nghi ệp xuất
khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan là qu ần áo, vải vóc, máy
tính, đồ trang sức và trang trí, gạo, dày dép, h ải sản…xu hướng đang tiến tới sản
phẩm điện tử sẽ thay thế hàng dệt và trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu.
Việc đầu tư phát triển sẽ tập trung cho các đô thị, khu công nghi ệp và vùng nông
nghiệp sản xuất hàng hóa tr ọng điểm. Tuy nhiên gạo xuất khẩu có ch ất lượng cao, bột
sắn và nhiều nông s ản chế biến xuất khẩu của Thái Lan vẫn có v ị trí quan trọng trên
thị trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan vẫn vào loại cao của các
nước trên thế giới. Đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng năm 1989 là 12,2% và năm 1990 là
11,6% đã đưa thu nhập bình quân đầu người từ 900USD năm 1987 lên 2700USD vào
năm 1997. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 4,5% Để đạt được
thành tựu trên Thái Lan đã áp d ụng những chính sách và các biện pháp:
- Thực hiện điều chỉnh ngành theo mô hình công nghi ệp hoá rút ng ắn; chuyển
mô hình cơ cấu ngành kinh tế hướng nội sang mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu. Vào
năm 1995, tỷ trọng nông nghi ệp trong GDP chiếm 10,7%, tỷ trọng công nghi ệp là
41,7% và d ịch vụ là 47,46% GDP và đến nay các tỷ trọng tương ứng là 10,2%,
44,2% và 45.6%.
- Thái Lan đã thực hiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng đa dạng , vừa
tận dụng được lợi thế tài nguyên thiên nhiên, v ừa thâm nhập vào được những
khoảng trống trong phân công lao động quốc tế. Ngày nay Thái Lan phát tri ển
mạnh các ngành có hàm lượng công ngh ệ cao như điện tử, điện dân dụng ..
28
- Thái Lan đã áp d ụng cơ chế “Chính Phủ cứng và thị trường mềm”, tăng
cường vai trò công ty t ư nhân, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế hướng về
xuất khẩu.
Để vượt qua những khó khăn, thách thức mới và phát tri ển nền kinh tế đất
nước. Thái Lan đã thực hiện nhiều giải pháp, nhất là điều chỉnh lại cơ cấu ngành
kinh tế, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi năng động và thực tế, tự do hóa
thương mại và giá c ả triệt để theo cơ chế thị trường, khuyế n khích sản xuất, kinh
doanh, nâng cao giá tr ị và sức cạnh tranh của nông s ản hàng hóa sao cho phù h ợp
với điều kiện mới và đạt hiệu quả cao hơn.
Cơ cấu kinh tế của Thái Lan dần chuyển dịch, ngành công nghi ệp và dịch vụ
đã đóng vai trò quan tr ọng trong nền kinh tế và vai trò c ủa nông nghi ệp giảm dần.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, các ngành công nghi
ệp sử dụng nhiều lao động đã từng thúc đẩy sự tăng trưởng của Thái Lan trong một
thời gian dài nay đã lỗi thời. Những ngành dư dệt, dày dép và đồ chơi….khó có thể
phục hồi do sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước khác. Những cố gắng của
Thái Lan khi đi theo một số nước Châu Á khác nh ằm phát triển thị trường điện tử
đã bị thất bại. Mặc dù vi ệc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hóa này v ẫn đang tồn
tại, nhưng nền công nghi ệp điện tử của Thái Lan vẫn là lắp ráp và đóng gói.
1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước
1.4.2.1. Kinh nghiệm của thị xã H ương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thị xã Hương Trà là địa phương quan trọng góp ph ần nâng cao diện mạo cho
tỉnh Thừa Thiên Huế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2006-
2010) đạt 17,7% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.170 USD/người/năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa v ới tỷ trọng các
ngành; Dịch vụ - công nghi ệp - nông nghi ệp trong GDP năm 2010 đạt 41,2% -
35,1% - 23,7%.
Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ khá nhanh, bình quân 18,05%/năm,
làm thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - công nghi ệp - nông
nghiệp. Hiện tại, thị xã có h ơn 5.662 hộ kinh doanh; có kho ảng 115 tổ chức doanh
29
nghiệp và 38 Hợp tác xã ngành ngh ề sản xuất; các cơ sở sản xuất lớn tập trung chủ
yếu ở cụm công nghi ệp Tứ Hạ, một số vùng ph ụ cận và ở các làng ngh ề; có hơn
20 tổ chức khai thác tài nguyên khoáng s ản; tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng, phát
triển đô thị hóa ngày càng m ạnh. Cùng v ới sự phát triển của công nghi ệp, tiểu thủ
công nghi ệp, ngành nghề thì việc sản xuất, chăn nuôi cũng phát triển, đời sống
nhân dân được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao.
Ngày 15/11/2011, Chính phủ đã ban hành Ngh ị quyết số 99/ NQ-CP về việc
thành lập Thị xã hương Trà và các phường trực thuộc hị xã Hương Trà. Trước đó,
Quyết định số 86/2009/ QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2020 đã xác định Hương Trà sẽ trở thành thị xã với chức năng trung tâm thương
mại, dịch vụ; trung tâm công nghi ệp đa ngành, đa lĩnh vực; với tiềm năng về dự trữ
quỹ đất và giãn dân cho thành ph ố Huế. Thị xã hương Trà sẽ trở thành khu vực
phát triển công nghi ệp và vành đai xanh. Hiện Thị xã có khu côn g nghiệp Tứ Hạ
-Hương Văn với diện tích 126,7 ha đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
cụm công nghiệp tứ Hạ 25,5 ha đã được lấp đầy và mở rộng thêm 30 ha.
Các công trình giao thông đã được đầu tư và đưa vào sử dụng như: đường và
cầu Ca Cút, đường Thanh Phước - Cồn Tè, cầu Tứ Phú, đường ven sông B ồ,... tạo
nên sự liên thông gi ữa các địa bàn toàn Th ị xã. Hương Trà cũng đã chỉnh trang và
mở rộng các tuyến đường nội thị tạo nên một diện mạo mới của thị xã với nhiều
tiềm năng phát triển.
Với nông nghi ệp thị xã nhất quán chủ trương phát triển theo hướng toàn diện,
có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, việc phát triển các vùng chuyên canh
các loại cây trồng hiện có trên địa bàn như: lúa, lạc, cao su, cây ăn quả đặc sản
(thanh trà), hoa và rau các loại...làm nên s ự tiến bộ của nông nghi ệp mới qua sự cơ
giới hóa nông nghi ệp, có chuyên môn ngh ề nghiệp. Với điều kiện khoa học công
nghệ phát triển, Hương Trà đang tiến đến xây dựng nông nghi ệp sạch với mục tiêu
cung cấp cho nhân dân trên địa bàn thị xã cũng như cấp tỉnh, cấp vùng nh ững mặt
hàng sạch, đảm bảo chất lượng.
30
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

More Related Content

What's hot

Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế, HAY
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế, HAYLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế, HAY
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon TumLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
 
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình VũĐề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
 
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
 
200 đề tài luận văn chuyên ngành kinh tế đầu tư
200 đề tài luận văn chuyên ngành kinh tế đầu tư200 đề tài luận văn chuyên ngành kinh tế đầu tư
200 đề tài luận văn chuyên ngành kinh tế đầu tư
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu phương pháp xử lý, lọc bụi trong công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu phương pháp xử lý, lọc bụi trong công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Nghiên cứu phương pháp xử lý, lọc bụi trong công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu phương pháp xử lý, lọc bụi trong công nghiệp
 

Similar to Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...Man_Ebook
 
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...Man_Ebook
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...nataliej4
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docNguyễn Công Huy
 
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...Luong Nguyen
 
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (20)

Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng công ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài GònĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
 
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
 
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
Hoach dinh chien luoc kinh doanh cho Cong ty Co phan xuat nhap khau Bac Giang...
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
 
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
 
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ _____________________________ LÊ THỊ VIỆT NGÂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU HUẾ, 2018
  • 2. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ _____________________________ LÊ THỊ VIỆT NGÂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 8310102 Định hướng đào tạo : Nghiên cứu LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN CHÂU HUẾ, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi c ũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc. Tôi xin ch ịu hoàn toàn trách nhi ệm về lời cam đoan trên. Huế, tháng 8 năm 2018 Người cam đoan Lê Thị Việt Ngân i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân tr ọng cám ơn quý thầy giáo, quý c ô giáo và các anh chị chuyên viên của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên c ứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày t ỏ lòng bi ết ơn sâu sắc đến TS. Trần Xuân Châu - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình thực hiện luận văn. Trong thời gian thực hiện đề tài, bản thân đã có nhi ều nỗ lực, cố gắng và tập trung cao độ nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có cũng như thời gian nghiên cứu hạn hẹp vì vừa đi làm vừa đi học nên nội dung luận văn sẽ không tránh kh ỏi những hạn chế, thiếu sót. Do v ậy, tôi r ất mong nhận được sự góp ý c ủa quý thầy giáo, quý cô giáo và các bạn có quan tâm để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin trân tr ọng cảm ơn! Huế, thán g 8 năm 2018 Học viên Lê Thị Việt Ngân ii
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CCKT CCKTN CDCCKT CDCCKTN CNH, HĐH KH- CN : Cơ cấu kinh tế : Cơ cấu kinh tế ngành : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành : Công nghi ệp hoá, hiện đại hóa : Khoa học - công ngh ệ iii
  • 6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên c ứu................................................................................................ 3 3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 3.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 4 5.1. Phương pháp chung:............................................................................................. 4 5.2. Phương pháp cụ thể:............................................................................................. 4 6. Ý ngh ĩa của đề tài .................................................................................................... 5 7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH .......................................................................................... 6 1.1. Quan niệm, nội dung, sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ......... 6 1.1.1. Quan niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .................................................. 6 1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ................................................... 11 1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ....................................... 13 1.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ............................ 15 iv
  • 7. 1.2.1. Các nguồn lực vật chất cho quá trình chuyển dịch.....................................................15 1.2.2. Cơ chế, chính sách.....................................................................................................................20 1.2.3. Trình độ phát triển của kinh tế thị trường.......................................................................21 1.3. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.............................................24 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh t ế.............................................24 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nhóm ngành kinh t ế.............................24 1.3.3. Yếu tố khoa học - công ngh ệ và hiện đại hóa s ản xuấ t trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................................................................................................25 1.3.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.........................26 1.4. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành........................................................26 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới................................................................26 1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước.............................................................29 1.4.3. Kinh nghiệm rút ra v ận dụng cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..............33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH.......................................................................35 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên c ứu..................................................................................................35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................................35 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................................37 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................48 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ..........................................................................................................................................................................50 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông nghi ệp, công nghiệp, dịch vụ ..........................................................................................................................................................................50 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành................................................51 2.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................58 2.2.4. Yếu tố khoa học - công ngh ệ và hiện đại hóa s ản xuất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................................................................................................64 2.2.5. Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình................................................................................................................................................66 v
  • 8. 2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân h ạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...............................................................................................67 2.3.1. Một số hạn chế.............................................................................................................................67 2.3.2. Nguyên nhân c ủa hạn chế......................................................................................................69 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH70 3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình................................................................................................................................................70 3.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghi ệp - xây dựng...70 3.1.3. Phương hướng cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ................................................................74 3.2. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bố Trach, tỉnh Quảng Bình75 3.2.1. Khai thác các ngu ồn vốn và nâng cao hi ệu quả đầu tư...........................................75 3.2.2. Hoàn thiện công tác quy ho ạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch ..........................................................................................................................................................................77 3.2.3. Giải pháp về thị trường............................................................................................................78 3.2.4. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.....................................................................................80 3.2.5. Phát triển, ứng dụng khoa học công ngh ệ và bảo vệ môi trường........................82 3.2.6. Thực hiện các giải pháp cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng ngành ..83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................86 1. Kết luận...................................................................................................................................................86 2. Kiến nghị................................................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................88 PHỤ LỤC vi
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013- 201750 Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành công nghi ệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2017..............................................................................................................51 Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông - lâm - thủy sản ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.............................................................................52 Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghi ệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017..............................................................................................................53 Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành lâm nghiệp ở huyện Bố Trạchgiai đoạn 2013 – 2017...............................................................................................................54 Bảng 2.6. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành thủy sản ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.......................................................................................................55 Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành dịch vụ ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.......................................................................................................56 Bảng 2.8. Giá trị sản xuất các ngành kinh t ế (theo giá hiện hành)..................................59 huyện Bố Trạch giai đoạn 2013-2017............................................................................................59 Bảng 2.9. Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với xã hội ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017..............................................................................................................61 Bảng 2.10. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.....................................................................................................................................62 Bảng 2.11. Hiệu quả vốn đầu tư của các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2017................................................................................................................................................63 Bảng 2.12. Trình độ ứng dụng khoa học công ngh ệ trong sản suất công nghi ệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017.........................................................................................64 vii
  • 10. viii
  • 11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cơ cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý có tính chất quyết định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và h ội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi h ỏi Việt Nam phải có nh ững bước đi mang tính đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, hi ện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước để tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức khi bước vào sân chơi toàn cầu WTO. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (CDCCKTN) là m ột nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH, nhất là trong nông nghi ệp, nông thôn. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghi ệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghi ệp, Việt Nam đã xây d ựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH tạo ra môi trường thu hút ngu ồn lực xã hội cho sự phát triển dài hạn và bền vững, trong đó có vai trò đóng góp cực kì quan trọng của quá trình CDCCKTN. Bố trạch là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, là địa bàn có nhi ều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với 28 xã và 2 th ị trấn. Sở hữu đầy đủ địa hình đồng bằng, miền núi, trung du và ven bi ển; cùng h ệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và các tuy ến đường giao thông huy ết mạch chạy qua. Có th ể nói, B ố Trạch có r ất nhiều thế mạnh để thực hiện quá trình CDCCKTN. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt CDCCKTN có s ự chuyển dịch tích cực theo hướng: tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghi ệp - xây dựng, đồng thời giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghi ệp - lâm nghiệp - thủy sản, cơ cấu kinh tế từ mức thuần nông d ần chuyển dịch thành cơ cấu công nghi ệp - nông nghi ệp - dịch vụ. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù h ợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm góp ph ần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của huyện; tiềm năng, thế mạnh được xác định và khai thác hợp lý sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. 1
  • 12. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn t ồn tại nhiều hạn chế và bất cập đáng quan tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bố Trạch như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, chưa khai thác hết tiềm năng của khối ngành công nghi ệp - dịch vụ, ngành nông nghi ệp vẫn còn chi ếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu về quá trình CDCCKTN một cách có h ệ thống, nhằm tìm ra nhóm biện pháp phù h ợp góp ph ần đẩy mạnh hơn nữa quá trình trên. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài CDCCKTN trong quá trình đẩy mạnh CN , ĐH là một nội dung quan trọng có ý ngh ĩa lý lu ận và thực tiễn trong phát triển kinh tế ở nước ta nên có nhi ều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như các bài viết liên quan như: - PGS.TS Nguyễn Văn Phát với luận án tiến sỹ Kinh tế (2004): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thừa Thiên Huế theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa ”. Luận án đề cập đến các vấn đề cơ sở lý lu ận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là việc rút ra các kinh nghi ệm và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Th.S Võ Th ị Thu Ngọc (2011): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý lu ận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa. Xem xét và làm rõ th ực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đỗ Hoài am (1996): "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh t ế và phát tri ển những ngành tr ọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam". Tác giả đã trình bày những vấn đề lý lu ận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế trên cơ sở đó xem xét nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế vùng g ắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển các vùng kinh t ế trọng điểm của Việt Nam. 2
  • 13. - GS.TS Ngô Đình Giao (1994): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa n ền kinh tế quốc dân ” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên c ứu những cơ sở lý lu ận và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghi ệp hóa. Đồng thời công trình còn đề xuất những phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. - PGS.TS Phạm Thị Khanh (2010): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát tri ển bền vững ở Việt Nam” NXB Chính trị quố c gia, Hà Nội. Nội dung chủ yếu tập trung nghiên cứu về cơ sở lý lu ận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. - Và một số đề tài cấp bộ, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ khác ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng có đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên c ứu trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu CDCCKTN một cách tổng quát với tư cách là một luận văn thạc sỹ, đặc biệt trong giai đoạn huyện Bố Trạch đã và đang đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế như hiện nay. Trên cơ sở kế thừa có ch ọn lọc các công trình nghiên c ứu trên, ứng dụng vào nghiên c ứu một địa bàn cụ thể tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý lu ận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề tài khảo sát thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển KT-XH của huyện. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa nh ững vấn đề lý lu ận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 3
  • 14. - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017. - Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình CDCCKTN trong thời gian tới ở huyện Bố Trạch. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian : Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. * Về thời gian: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2017 và đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp chung: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: để xem xét, phân tích vấn đề trong quá trình vận động và phát tri ển, gắn với giai đoạn lịch sử cụ thể. 5.2. Phương pháp cụ thể: 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài được tiến hành dựa trên việc thu thập số liệu từ các báo cáo v ề tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch từ năm 2013 đến nay; Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Bố Trạch đến năm 2025; Niên giám thống kê huyện Bố Trạch từ năm 2013 đến năm 2017 và các tài li ệu liên quan khác. * Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài được tiến hành điều tra cán bộ quản lý ở các phòng, ban và các c ơ sở doanh nghiệp của 15 xã và 2 th ị trấn thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ năm 2013 đến năm 2017. 4
  • 15. 5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Việc xử lý và h ệ thống hóa s ố liệu dựa vào phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu th ức đáp ứng yêu cầu và mục đích nghiên cứu, các bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm exel. 5.2.3. Phương pháp thống kê mô t ả Phương pháp này được sử dụng để mô t ả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Các tài li ệu sau khi được số hóa và th ống kê sẽ được tiến hành tổng hợp, phân tích dựa trên các n ội dung cần nghiên cứu. Kết hợp giữa các thông tin t ừ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp phản ánh thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia được vận dụng để xây dựng, đề xuất các giải pháp phát triển. 6. Ý nghĩa của đề tài - Đề tài có th ể làm tài li ệu tham khảo cho việc học tập và nghiên c ứu. - Giúp chính quyền địa phương có cái nhìn rõ nét hơn về quá trình CDCCKTN, từ đó có những chính sách khả thi hơn nhằm đẩy nhanh CDCCKTN. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài li ệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5
  • 16. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.1. Quan niệm, nội dung, sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.1.1. Quan niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế Để tiếp cận khái niệm “cơ cấu kinh tế”, cần làm rõ khái ni ệm “cơ cấu”. Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu hay k ết cấu là một khái niệm dùng để chỉ cấu trúc bên trong c ủa một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Từ khái niệm “cơ cấu” vận dụng vào đối tượng là nền kinh tế quốc dân của một quốc gia, ta có được thuật ngữ “cơ cấu kinh tế”, cho đến nay đã có r ất nhiều quan niệm về “cơ cấu kinh tế” do đó thuật ngữ này có nhi ều cách tiếp cận khác nhau: Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin: “Cơ cấu kinh tế là t ổng thể các bộ phận hợp thành, cùng v ới vị trí tương quan và quan hệ tương tác phù hợp giữa các b ộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân”. [12] Theo từ điển Bách khoa Vi ệt Nam: “Cơ cấu kinh tế là t ổng thể các ngành, các l ĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và m ối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng h ợp thành trong m ột khoảng thời gian nhất định” [1]. Theo quan điểm của C.Mác, CCKT của một xã hội là toàn b ộ những quan hệ sản xuất phù h ợp với quá trình sản xuất nhất định của lực lượng sản xuất vật chất, cơ cấu là một sự phân chia về chất và t ỷ lệ số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. C.Mác cho rằng: “Trong sự sản xuất xã h ội ra đời sống của mình, con người có nh ững quan hệ nhất định, tất yếu, không ph ụ thuộc vào ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù h ợp với trình 6
  • 17. độ phát tri ển nhất định của các l ực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn b ộ những quan hệ sản xuất ấy cũng hợp thành cơ cấu kinh tế xã h ội” [12] Từ những quan niệm về CCKT nói trên có th ể hiểu khái quát: “Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh t ế, nó bao g ồm tổng thể các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất xã hội như các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghi ệp, dịch vụ), các vùng kinh t ế, các thành ph ần kinh tế. Các bộ phận này gắn bó v ới nhau, tác động qua lại lẫn nhau và bi ểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và th ời gian nhất định, phù h ợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cao. Ở mỗi vùng, m ỗi ngành lại có cơ cấu riêng của nó ph ụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể”. [19] Cơ cấu kinh tế, xem xét trên c ấp độ nền kinh tế quốc dân hay trên m ột vùng lãnh thổ, về mặt nội dung, là một hệ thống đa cơ cấu hợp thành, thường bao gồm: + Cơ cấu kinh tế ngành: là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, là tổ hợp các ngành của nền kinh tế. Nó bi ểu thị quan hệ giữa các ngành kinh t ế, những tổng thể đơn vị kinh tế cùng th ực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội theo ngành để sản xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có đặc tính chung nhất định. Sự phát triển các ngành kinh t ế quốc dân là m ột tất yếu khách quan, do sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định. + Cơ cấu vùng (hay lãnh th ổ) kinh tế: là sự bố trí vùng, lãnh thổ của nền kinh tế. Cơ cấu vùng kinh t ế theo lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. C ơ cấu này do điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên quy ết định. Ở mỗi vùng, lãnh th ổ được bố trí các ngành sản xuất khác nhau theo một tỷ lệ thích ứng để khai thác triệt để các ưu thế, đặc thù c ủa từng vùng, đồng thời để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát tri ển. + Cơ cấu thành phần kinh tế: là cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Có th ể nói, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của nền kinh tế. Nếu CCKTN trực tiếp do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyết định, thì cơ cấu thành phần kinh tế trực tiếp do bản chất của quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. 7
  • 18. Với mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài, nội dung luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành CCKTN là xét n ền kinh tế dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa s ản xuất thành các ngà nh nghề khác nhau. CCKTN là t ổng thể các ngành của nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo một quan hệ tỷ lệ về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và ph ản ánh trình độ của nền kinh tế. Đến nay, có nhi ều quan niệm về CCKTN, song theo quan điểm hệ thống ta có cách ti ếp cận CCKTN như sau: “Cơ cấu kinh tế theo ngành là t ổng thể hợp thành các ngành kinh tế quốc dân, trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó với nhau và với nền kinh tế quốc dân trong khôn g gian, thời gian và những điều kiện kinh tế xã hội nhất định”[16]. Như vậy, CCKTN phụ thuộc vào sự phân ngành kinh t ế và sự phân chia này l ại thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh t ế. Có th ể hiểu CCKTN qua các nội dung sau: Thứ nhất, số lượng các ngành kinh t ế cấu thành. Số lượng các ngành kinh t ế không c ố định mà luôn hoàn thi ện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Dựa vào tính chất của phân công lao động xã hội biểu hiện qua sự khác nhau về quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ có th ể phân hệ thống kinh tế thành 3 nhóm (3 khu v ực) ngành chính, đó là: Nhóm ngành nông nghi ệp (khu vực I): gồm các ngành tr ồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nhóm ngành công nghi ệp và xây d ựng (khu vực II): gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghi ệp khai thác, công nghi ệp vật liệu xây dựng, công nghi ệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành xây d ựng. Nhóm ngành d ịch vụ (khu vực III): gồm các ngành thương mại, dịch vụ, tài chính, bưu điện. Trong CCKTN, khu vực I và khu vực II là nhóm ngành s ản xuất vật chất, còn khu vực III thuộc nhóm ngành ph ục vụ sản xuất vật chất. Trong mỗi nhóm ngành s ẽ có t ừng phân ngành nh ỏ hơn. 8
  • 19. Thứ hai, mối quan hệ giữa các ngành. Trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, các ngành k inh tế có m ối quan hệ liên kết, phối hợp, tương tác qua lại với nhau theo những nội dung, cách thức nhất định và được biểu hiện ở các quan hệ về số lượng, tương quan về chất lượng. Về số lượng, CCKTN thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn...) của mỗi ngành trong tổng thể hệ thống kinh tế. Về chất lượng, CCKTN phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và m ối quan hệ, tính chất tác động (trực tiếp hay gián tiếp, cùng chi ều hay ngược chiều) qua lại giữa các ngành với nhau. Thứ ba, sự hình thành CCKTN phản ánh khả năng khai thác các nguồn lực hữu hạn hiện có. S ự hình thành và phát triển các ngành kinh t ế luôn d ựa trên việc khai thác các ngu ồn lực hữu hạn của nền kinh tế, do đó CCKTN phản ánh quy mô và tính hiệu quả các nguồn lực hữu hạn vào các n gành sản xuất riêng trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Thứ tư, CCKTN luôn v ận động và thay đổi theo từng thời kỳ phát triển. Số lượng các ngành c ấu thành tổng thể hệ thống kinh tế và mối quan hệ của chúng bao giờ cũng được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, số lượng các ngành không c ố định và mối quan hệ giữa các ngành luôn thay đổi cùng v ới sự vận động và biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Do vậy, CCKTN là phạm trù động, luôn v ận động và thay đổi theo từng thời kỳ phát triển khác nhau và là d ấu hiệu phản ánh trình độ của nền kinh tế. Việc phân loại CCKTN là căn cứ vào từng mục đích nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn CCKTN theo sự phân công lao động xã hội, bao gồm 3 nhóm: nhóm ngành nôn g nghiệp (khu vực I)gồm các ngành tr ồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; nhóm ngành công nghi ệp (khu vực II) gồm các ngành công nghi ệp chế biến, công nghi ệp khai thác, công nghi ệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành xây dựng…; nhóm ngành dịch vụ (khu vực III) gồm các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, bưu điện… Sự phân tích được chú tr ọng cả về mặt lượng (số lượng ngành, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành) và 9
  • 20. mặt chất (vị trí, vai trò của các ngành hi ện tại trong nền kinh tế, các quan hệ gắn kết, tương tác giữa các ngành trong n ền kinh tế…) 1.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và c ủa kinh tế ngành nói riêng thì xu hướng thay đổi luôn là điều tất yếu. CCKTN thay đổi cả mặt lượng cũng như mặt chất sẽ luôn v ận động, chuyển từ trạng thái này sang tr ạng thái khác theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với điều kiện phát triển, và đó cũng chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (CDCCKTN). CDCCKTN trên thực tế là kết quả của một quá trình, trong đó sự vận động phát triển của bản thân các ngành d ẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ và mối quan hệ vốn có c ủa chúng trong n ền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi cấu trúc các b ộ phận hợp thành hay các ngành trong n ền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi cả nền kinh tế. CDCCKTN có tính khách quan do yêu c ầ u của thị trường và sự phát triển kinh tế nhưng đồng thời CDCCKTN có tính mục đích và định hướng nghĩa là nó g ắn với sự chủ động của Nhà nước, sự nhận thức tính tất yếu khách quan cần thực hiện sự thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang tr ạng thái khác, h ợp lý và hi ệu quả hơn. Như vậy ta có: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là s ự biến đổi và s ự vận động, phát tri ển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và m ối quan hệ, tương tác gi ữa chúng theo th ời gian dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã h ội của đất nước và qu ốc tế nhất định” [11]. Sự CDCCKTN luôn d ựa trên việc cải tạo CCKT hiện có v ới các ngành c ũ, lạc hậu, không phù h ợp để xác lập CCKTN mới tiến bộ và phù h ợp hơn với xu hướng phát triển. Do đó, nhịp đọ tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng CDCCKT linh hoạt, phù h ợp với điều kiện phát triển bên trong, bên ngoài và l ợi thế tương đối của nền kinh tế. Xem xét cụ thể trong một khoảng không gian và th ời gian nhất định, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi của nhu cầu thị trường, sự phát triển của KH - CN hoặc do yêu cầu kinh tế - xã hội mà CDCCKTN trong quá trình phát triển biểu hiện ở những điểm sau: 10
  • 21. - Một là, sự xuất hiện một số ngành kinh tế mới hoặc sự mất đi của một số ngành đã có d ẫn đến sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế. Đó cũng là quá trình cải tạo những ngành cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng và phát triển các ngành m ới, tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung ngành cũ nhằm biến đổi cơ cấu ngành cũ thành cơ cấu ngành mới hiện đại và phù h ợp hơn. - Hai là, sự thay đổi tương quan tỷ lệ và mối quan hệ giữa các ngành so v ới thời kỳ trước đó dẫn đến sự không đồng đều về tốc độ quy mô và tăng trưởng của các ngành d ẫn đến, vì thế CCKTN đã có s ự thay đổi. Ngược lại, sự tăng trưởng đồng đều về quy mô và t ốc độ sau một giai đoạn phát triển của các ngành và duy trì tương quan tỷ lệ sẽ không d ẫn đến sự thay đổi CCKTN. Điều này cho thấy chỉ có xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng, quy mô phát tri ển và tương quan tỉ lệ giữa các ngành trong m ỗi thời kỳ trước đó mới đánh giá đúng quá trình CDCCKTN. - Ba là, CDCCKTN còn th ể hiện ở sự thay đổi số lượng các ngành có liên quan với nhau làm thay đổi mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành trong n ền kinh tế. Mức độ tác động qua lại giữa các ngành này v ới ngành khác thông qua quy mô mà nó cung c ấp cho các ngành hay nh ận được từ các ngành đó. Những thay đổi này thường liên quan đến những thay đổi về công ngh ệ sản xuất sản phẩm hay khả năng thay thế cho nhau để đáp ứ ng nhu cầu của xã hội trong điều kiện mới. - Bốn là, sự tăng trưởng c ủa các ngành d ẫn đến thay đổi cơ cấu ngành trong mỗi nền kinh tế cho nên CDCCKTN xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển và đây là quy luật tất yếu. Vấn đề đáng quan tâm là sự CDCCKTN diễn ra theo chiều hướng và tốc độ như thế nào. Có th ể nói chuy ển dịch CCKTN là một quá trình mang tính khách quan bắt nguồn từ sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá s ản xuất dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất và sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Tuy nhiên con người trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan vẫn có th ể có nh ững tác động nhất định đối với quá trình CDCCKT nói chung và CC KTN nói riêng. 1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Nội dung của CDCCKTN có tính quy luật chung có th ể xét ở hai cấp độ: - Ở cấp độ nền kinh tế quốc dân, nội dung chủ yếu của sự CDCCKTN bao gồm: 11
  • 22. + Xác định giảm tỷ trọng khu vực nông nghi ệp, Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. + Tăng tỷ trọng các ngành công ngh ệ và năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượng chất xám ngày càng l ớn, giảm tỷ trọng các ngành có công ngh ệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động, có năng suất lao động thấp. + Tăng tỷ trọng các ngành xu ất khẩu, giảm tỷ trọng các ngành nh ập khẩu trong cơ cấu xuất nhập khẩu. - Ở cấp độ nội bộ ngành, nội dung chủ yếu của sự CDCCKTN bao gồm: + Đối với nội bộ ngành nông nghi ệp, đó là sự hình thành các vùng s ản xuất nông nghi ệp ổn định với chất lượng cao, bảo đảm an ninh lương thực; phát triển các vùng cây ăn quả gắn với công nghi ệp chế biến; nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghi ệp, phát huy lợi thế ngành thủy sản, tạo thành ngành xu ất khẩu mũi nhọn. + Đối với các ngành công nghi ệp, đó là sự phát triển các ngành d ầu khí, luyện kim, hóa ch ất cơ bản, phân bón, v ật liệu xây dựng, cơ khí; các ngành công nghiệp dựa vào công ng hệ cao, nhất là công ngh ệ thông tin, vi ễn thông, điện tử, đặc biệt là phát triển công ngh ệ phần mềm. Phát triển nhanh các ngành có kh ả năng phát huy lợi thế chi phí thấp, hiệu quả cao, cạnh tranh chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước như chế biến nông lâm, thủy sản, may mặc, giày dép, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng. Cùng v ới việc hoàn chỉnh nâng cấp các khu công nghi ệp, khu chế xuất hiện có, xây d ựng một số khu công ngh ệ cao, hình thức các cụm công nghi ệp lớn và khu kinh tế mở. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn cả trong và ngoài nước. + Đối với các ngành d ịch vụ, đó là phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông, du l ịch, tài chính - tiền tệ và dịch vụ kỹ thuật tư vấn,... với chất lượng ngày càng cao góp ph ần giải quyết việc làm, chuyển dịch nhanh CCKT, cơ cấu lao động phù h ợp với tiến trình phát triển chung. 12
  • 23. Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải là một quá trình vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng v ội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá trình chuyển dịch đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề là phải biết chuyển dịch từ đâu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành như thế nào để tác động vào nó s ẽ gây phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ thống cơ cấu ngành cùng phát tri ển, góp ph ần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.1.3.1. Xuất phát t ừ tình hình, xu hướng chung của khu vực và th ế giới Tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có giai đoạn phát triển, có lúc suy thoái. Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước cơ hội mới. Nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển, mà đỉnh cao của nó là cu ộc cách mạng công nghi ệp lần thứ tư (industry 4.0), sử dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành t ựu của khoa học công ngh ệ vào phục vụ sản xuất đời sống. Khoa học công ngh ệ đã tạo ra những lĩnh vực công ngh ệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công ngh ệ tiết kiệm tài nguyên, b ảo vệ môi trường. Ngoài ra, nước ta cũng như các nước trong khu vực đang có sự phát triển năng động, nhờ đó đã xuất hiện các nước công nghi ệp hóa m ới, mà trong đó có các nước đã đứng vào hàng ng ũ những nước có t ốc độ tăng trưởng cao. Cùng v ới tốc độ tăng trưởng ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng đã làm gi ảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá thành tăng. Các nước kém phát tri ển hơn lại có nhu c ầu tiếp nhận công ngh ệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Sự gặp gỡ cung và cầu công ngh ệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công ngh ệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này. Vì vậy, xu hướng chung hiện nay là cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới theo hướng hiện đại với đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác xây d ựng các khu vực 13
  • 24. hòa bình, ổn định, thực hiện các nguyên t ắc bình đẳng, cùn g có l ợi, không can thi ệp vào nội bộ của nhau. Bên cạnh đó, xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghi ệp cùng v ới xu hướng quốc tế hóa n ền kinh tế thế giới. Tất cả xu hướng trên đặt nước ta vào một cơ hội lớn nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Thực tế, hiện nay nước ta còn nhi ều mặt hạn chế, chưa đạt được so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, trong tương lai chúng ta cần phải tìm ra và thực hiện nhất quán các mục tiêu cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém còn t ồn tại. Một trong những giải pháp quan trọng là phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành cho phù h ợp với tình hình kinh tế trong khu vực cũng như thế giới. 1.1.3.2. Xuất phát t ừ yêu cầu trong nước Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghi ệp theo hướng hiện đại, để thực hiện được mục tiêu này thì CDCCKTN đóng vai trò vô cùng quan tr ọng. CDCCKTN giúp gi ải quyết bài toán v ề phân công lao động, sớm đưa Việt Nam đến với khu vực và thế giới; tạo tiềm năng, uy tín và thế đứng trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng như vươn tầm ra quốc tế. Ngày nay, cùng v ới xu thế hội nhập, Việt Nam đã tham gia vào r ất nhiều tổ chức mang tầm quốc tế như AFTA, WTO và gần đây nhất là hiệp định thương mại tự do TCTPP. Chúng ta đang trước rất nhiều cơ hội lớn nhưng cũng gặp không ít thách thức, khó khăn, điều này bắt buộc Việt Nam phải thay đổi tư duy cũng như đường lối chiến lược trong phát triển kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò to l ớn của CDCCKTN, CDCCKTN một cách đúng đắn góp ph ần tạo sự phù h ợp cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam theo xu hướng chung của thế giới. Trong tình trạng thất nghiệp ngày một tăng cao thì CDCCKTN giúp Việt Nam giải quyết số lượng lớn nguồn lao động dư thừa trong xã hội. Việc mở rộng các lĩnh vực, ngành nghề sẽ giúp m ột bộ phận lớn lao động nông thôn v ới truyền thống nghề nông chuy ển sang khu vực công nghi ệp và dịch vụ. Từ đây người lao động có vi ệc 14
  • 25. làm, tăng thu nhập, đời sống nhân dân ngày m ột cải thiện, góp ph ần vào công cu ộc xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, CDCCKT ngành còn m ở ra cho người dân Việt Nam những tư duy mới về kinh tế - văn hóa - xã hội. Việt Nam là nước đi sau về phát triển kinh tế nên phần lớn công ngh ệ đều là công ngh ệ cũ, kinh tế lạc hậu kéo theo những vấn đề văn hóa, xã h ội cũng bị tụt hậu so với thế giới, CDCCKTN tác động tích cực vào tư duy của mỗi người, làm cho con người Việt Nam ngày một trở nên hiện đại, năng động, sáng tạo, góp ph ần nâng cao năng suất lao động và hi ệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, CDCCKTN tạo điều kiện thực hiện chiến lược “ly nông bất ly hương”, người lao động có th ể làm giàu ngay trên quê hương mình, giảm thiểu tình trạng bỏ nông thôn lên thành th ị gây tác động tiêu cực cho xã hội. 1.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.2.1. Các nguồn lực vật chất cho quá trình chuyển dịch 1.2.1.1. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên Các nhân t ố tự nhiên bao gồm các nhân t ố như: vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn đất đai, nguồn tài nguyên khoáng s ản, tài nguyên r ừng, tài nguyên nước. Đối với nền kinh tế đang phát triển thì CCKT nói chung và CCKTN nói riêng ch ịu sự chi phối rất lớn của vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Chính sự khác biệt về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đã tạo ra lợi thế so sánh cho từng quốc gia, từng vùng lãnh th ổ, cho phép hình thành nên những ngành nghề có tính cạnh tranh và hiệu quả cao. Vì vậy, để nền kinh tế có hi ệu quả cao cần thiết phải có chi ến lược xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù h ợp với những vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ngu ồn tài nguyên tương đối phong phú, có đường bờ biển kéo dài nên Vi ệt Nam có nhi ều lợi thế để phát triển nền nông nghi ệp nhiệt đới, phát triển các ngành công nghi ệp khai thác, chế biến khoáng sản có tr ữ lượng lớn, phát triển du lịch và các ngành d ịch vụ gắn với biển. Mặt khác, chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các lợi thế tự nhiên cũng như cần phải chú tr ọng đến bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. 15
  • 26. 1.2.1.2. Nguồn vốn Nguồn vốn là một nhân tố vô cùng quan tr ọng trong vấn đề đầu tư và phát triển kinh tế. Vốn là một yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất, thôn g qua cải tiến kỹ thuật, vốn đóng góp vào tăng trưởng sản lượng không ch ỉ một cách trực tiếp như một yếu tố đầu vào mà còn gián ti ếp với vai trò tác động tích cực vào người lao động cũng như năng suất lao động. Ta thấy rằng, thông qua c ải tiến kỹ thuật thì sự đầu tư sẽ nâng cao kỹ năng của người lao động và làm tăng năng suất lao động, giúp cho quá trình sản xuất có hi ệu quả hơn. Ngoài ra, muốn mở rộng và gia tăng các ngành mới thì cần có ngu ồn vốn đầu tư lớn và sử dụng có hi ệu quả. Với ý ngh ĩa đó, việc ưu tiên phân b ổ vốn đầu tư vào những ngành có ti ềm năng, có lợi thế so sánh, có điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - công ngh ệ hiện đại sẽ thúc đẩy các ngành đó tăng trưởng nhanh hơn và kết quả là CCKTN sẽ chuyển dịch theo hướng đã định. Như vậy, đầu tư vốn giúp phát tri ển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công ngh ệ ở nhiều ngành kinh tế, góp ph ần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này đồng thời làm tăng tỷ trọng của nó trong n ền kinh tế. Đầu tư vào ngành nào, qui mô đầu tư vào từng ngành nhiều hay ít và việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, khả năng tăng trưởng cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành… từ đó làm chuyển dịch cơ cấu của từng ngành. 1.2.1.3. Nguồn lực con người Nguồn lực con người luôn là m ột nhân tố rất đỗi quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như CDCCKTN. Việc nâng cao chất lượng lao động, hướng đến một đội ngũ lao động chất lượng cao là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức và của cả nền kinh tế. Bởi vì, con người là nhân t ố quyết định, là nhân t ố tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Có th ể nói, CDCCKTN đòi h ỏi phải có ngu ồn lao động chất lượng cao, việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa sống còn đối với việc CDCCKTN theo hướng hiện đại. Muốn phát huy nhân t ố con người một cách hợp 16
  • 27. lý c ần có h ệ thống giáo dục, y tế,... tốt nhất. Trình độ học vấn và kiến thức thực tiễn của mỗi con người không th ể tự nhiên có được, mà cần một nền giáo dục và đào tạo đúng mức, hiệu quả. Ta thấy rằng, các nhân t ố về dân số như mật độ dân số, cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số, tháp dân s ố có liên quan tr ực tiếp đến khả năng đảm bảo nguồn lao động và nhu cầu của thị trường. Còn s ố lượng và chất lượng của lao động lại liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn ngành nghề và ngành ngh ề cần ưu tiên để phát triển, do đó có tác động trực tiếp đến sự thay đổi và CDCCKTN trong nền kinh tế. Vì vậy, Chính phủ nhất thiết phải quan tâm đến việc đào tạo, tuyển chọn và thu hú t nhân tài, góp ph ần tích cực vào quá trình CDCCKTN của đất nước. 1.2.1.4. Kết cấu hạ tầng Nhân tố kết cấu hạ tầng là một nhân tố hết sức cần thiết trong quá trình CDCCKTN. Các yếu tố của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: hệ thống giao thông, th ủy lợi, điện, bưa chính - viễn thông, h ệ thống dịch vụ, hệ thống các công trình giáo dục, y tế, thể dục, thể thao... là điều kiện, tiền đề cho sản xuất hàng hóa và CDCCKT, tất cả các yếu tố đó đều có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến quá trình CDCCKTN của mỗi nước. Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh t ế, chi phối trình độ kỹ thuật và công ngh ệ. Nếu có một hệ thống giao thông hi ện đại, tiên tiến với sự liên kết giữa các vùng mi ền khác nhau thì quá trình lưu thông hàng hóa sẽ rất thuận lợi. Ngoài ra, những đất nước có hệ thống giáo dục, y tế tiên tiến chắc chắn sẽ cho đào tạo ra nguồn lao động khỏe về thể chất, giỏi về năng lực chuyên môn, điều này hết sức quan trọng cho khả năng thành công c ủa việc CDCCKTN. Hay các yếu tố thủy lợi, điện, bưu chính - viễn thông đều phát triển sẽ tạo ra một môi trường sản suất hiệu quả và có năng suất, bên cạnh đó nâng cao tính năng động của hàng hóa trên th ị trường. Do đó, có thể khẳng định nhân tố kết cấu hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự hình thành, vận động và biến đổi của CCKTN. Thực tế đã chứng minh, ở những vùng, đất nước, khu vực có k ết cấu hạ tầng phát triển, đặc biệt là các công trình h ạ tầng kỹ thuật phát triển thì ở đó có điều kiện 17
  • 28. phát triển các ngành chuyên môn hóa, là điều kiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công ngh ệ tiên tiến vào các ngành kinh t ế, đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát tri ển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư. Ngược lại, những nơi có kết cấu hạ tầng kém phát tri ển thì quá trình hình thành và phát triển của các ngành s ản xuất, các vùng chuyên môn hóa c ũng như quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật và công ngh ệ vào sản xuất vì thế cũng bị kìm hãm. 1.2.1.5. Khoa học – công ngh ệ Để tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, cũng như cơ hội mới để các nước đi sau có th ể phát triển "rút ng ắn" bằng việc chuyển dịch trong nội bộ các ngành thì sự xuất hiện những ngành mũi nhọn của KHCN như điện tử - tin học, sinh học và gen, vật liệu mới và năng lượng mới…đóng vai trò h ết sức quan trọng. KHCN có tác động tích cực đến quá trình sản xuất với việc làm tăng năng suất lao động, cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất. Phương thức sản xuất mới với công ngh ệ tiên tiến vượt trội góp ph ần làm cho quá trình phát triể n bền vững diễn ra mạnh mẽ hơn, môi truòng được bảo vệ, đời sống nhân dân ngày m ột cải thiện tốt hơn. Trong từng nội bộ ngành, sự phát triển của KHCN là một trong các nhân t ố chủ nông nghi ệp, muốn thực hi ện được công cuộc phát triển nền nông nghi ệp chất lượng cao thì yếu tố KHCN là không th ể thiếu. KHCN làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động trong nông nghi ệp. Khoa học kỹ thuật đã có nh ững tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Vì vậy mà hàng lo ạt giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao với hiệu quả kinh tế lớn đã ra đời và được đưa vào sản xuất. Nhờ đó nông nghiệp chuyển sang sản xuất các ngành tr ồng trọt giá trị và hiệu quả kinh tế cao như cây công nghi ệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh v ật cảnh... Như vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng c ủa KHCN, những lợi thế của các yếu tố sản xuất truyền thống sẽ giảm xuống, đồng thời xuất hiện những lợi thế so sánh mới liên quan tới hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm được sản xuất ra. Trong lĩnh vực công nghi ệp, nhờ tiến bộ của KHCN các ngành khai thác, ch ế biến nguyên liệu truyền thống bị thu hẹp, kéo theo đó là sự xuất hiện những ngành 18
  • 29. khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp. Nền sản xuất và công nghi ệp truyền thống được thay thế dần bằng các ngành công nghi ệp mới và dịch vụ mới với hiệu quả kinh tế cao. Khu vực dịch vụ ngày càng m ở rộng so với hai khu vực còn l ại của nền kinh tế quốc dân. Giá tr ị sản xuất và lợi nhuận kinh doanh dựa chủ yếu vào tài nguyên thông tin, đặc biệt là những thông tin v ề tương lai, về cái chưa biết. Quy mô tiêu dùng c ủa mỗi nước cũng như thế giới không ng ừng mở rộng. Chính những tiến bộ khoa học và công ngh ệ sẽ làm thay đổi cơ cấu và tổ chức vật chất - kinh tế - xã hội của xã hội loài người nói chung, thúc đẩy phát triển và CDCCKTN của mỗi quốc gia. 1.2.1.6. Nhân t ố thị trường Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố đầu vào, đầu ra của các ngành, các cơ sở kinh tế đều do thị trường quyết định. Do đó, thị trường có tác động đến CCKTN và CDCCKTN theo các khía cạnh sau: Thứ nhất, thị trường quyết định cả về vấn đề số lượng và chất lượng, cơ cấu và mẫu mã của sản phẩm hàng hóa, d ịch vụ. Thứ hai, thị trường là nhân t ố kích thích, thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh không ng ừng đổi mới kỷ thuật - công ngh ệ và tổ chức quản lý để giành lấy thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba, thị trường có s ức ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của cơ sở kinh tế, xu hướng phân công lao động, vị trí, tỷ trọng các ngành, l ĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Thứ tư, sự điều tiết các quan hệ kinh tế cũng cần đến sự tác động của thị trường. Sự tác động này góp ph ần vào việc phân bố tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành, các vùng. Thứ năm, thị trường có s ự tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô c ủa các nhà s ản xuất. Ngày nay, hòa theo xu h ướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang quyết tâm đẩy mạnh công cu ộc hội nhập kinh tế quốc tế, lấy việc mở cửa giao thương với các nước trên thế giới làm động lực để phát triển kinh tế. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ thúc đẩy sự CDCCKT trong nước. Kinh tế quốc tế mang tính cạnh tranh cao, đòi h ỏi mỗi quốc gia phải khẳng định thế mạnh của mình và liên tục cập nhật xu 19
  • 30. hướng mới để không b ị tụt hậu so với quốc tế. Trong bối cảnh này, rõ ràng CCKT của một quốc gia sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi CCKT của các nước trong khu vực. Những mặt tích cực, tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, h ợp tác quốc tế và việc cải cách CCKT của các nước có liên quan ph ải được cân nhắc kỹ khi lựa chọn CCKT cho đất nước mình. Điều này có ý ngh ĩa to lớn khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế khác. 1.2.2. Cơ chế, chính sách CDCCKTN của nền kinh tế nhanh hay chậm, phù h ợp với xu hướng phát triển hay không tùy thu ộc nhiều vào chủ trương chiến lược chuyển dịch và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong quá trình CDCCKTN thì Nhà nước đóng vai trò quy ết định trong việc hoạch định đường lối và chính sách thúc đẩy sự chuyển dịch. Nhà nước đóng vai trò then ch ốt trong nhiệm vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm hiệ n thực hóa các m ục tiêu kinh tế - xã hội. Đó thực chất là các định hướng phát triển, định hướng phân bổ nguồn lực và đầu tư theo ngành, địa phương và theo vùng lãnh thổ. Với vai trò đặc biệt này, Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành và xu hướng hoạt động của CDCCKTN. Trong đa số trường hợp, Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế, các ngành hay các l ĩnh vực quan trọng có tác d ụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, đối với một số ngành, lĩnh vực không khuy ến khích hoặc không có l ợi cho nền kinh tế, Nhà nước hạn chế đầu tư sản xuất. Trong những trường hợp này, vai trò c ủa Nhà nước có tác động lớn đến CDCCKTN hoặc điều chỉnh, tạo ra CCKTN mới trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong trường hợp này Nhà nước có thể lạm dụng vai trò tác động của mình, xem nhẹ vai trò c ủa thị trường. Do vậy, sự can thiệp trực tiếp nhiều khi có th ể đưa lại kết quả không như mong muốn và gây tác động ngược lại. Nhà nước có th ể khuyến khích hay hạn chế, thậm chí gây áp lực để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng Nhà nước đã xác định bằng hệ thống chính sách, pháp luật và các công 20
  • 31. cụ khác. Thông qua h ệ thống cơ chế, chính sách, như chính sách về thuế quan, bảo hộ mậu dịch, ưu đãi đầu tư…, Nhà nước có kh ả năng ngăn cản một cách hiệu quả sự di chuyển các dòng v ốn đầu tư hoặc các luồng di chuyển hàng hóa d ịch vụ giữa các quốc gia, các ngành hay các vùng lãnh th ổ. Qua đó, Nhà nước có th ể điều chỉnh, hạn chế, thậm chí ngăn cản quá trình hình thành và CDCCKTN. Trong vai trò qu ản lý, Nhà n ước sử dụng hiệu quả các đòn b ẩy kinh tế được thể hiện trong hệ thống chính sách hoặc vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để điều chỉnh, thúc đẩy sự CDCCKTN. Các chính sách kinh tế vĩ mô nh ằm phát triển kinh tế, cùng v ới hệ thống pháp luật kinh tế, sẽ tạo môi trường kinh tế thuận lợi và kích thích lợi ích kinh tế để các chủ thể sản xuất kinh doanh theo hướng của Nhà nước. hệ thống chính sách kinh tế như: chính sách đất đai, chính sách về vốn tín dụng, chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách khuyến công, khuy ến nông, chính sách tiêu thủ sản phẩm, chính sách xóa đói giảm nghèo... Nếu ban hành kịp thời, đồng bộ và phù h ợp với từng giai đoạ n phát triển nhất định, sẽ có tác d ụng làm chuyển biến mạnh mẽ CCKTN. Ngược lại, sẽ giảm động lực, không phát huy h ết mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng cho s ự phát triển, sẽ hạn chế và làm ch ậm quá trình CDCCKTN. 1.2.3. Trình độ phát tri ển của kinh tế thị trường Hiện nay, Việt Nam đang từng bước xây dựng và thực hiện nền kinh tế thị trường hiện đại, với một tầm cao mới về chất lượng. Chúng ta xác định nền kinh tế thị trường hiện đại là n ấc thang cao trong lịch sử phát triển kinh tế thị trường, là phương tiện tốt nhất để tạo lập cơ sở và sức mạnh kinh tế cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Kinh tế thị trường càng hiện đại và được vận hành có hi ệu quả thì sức mạnh kinh tế nó t ạo ra càng lớn. Có th ể nói, trình độ phát triển của kinh tế thị trường có tác động trực tiếp đến quá trình CDCCKT của mỗi địa phương cũng như cả nước. Nền kinh tế thị trường hiện đại có tác động đến quá trình CDCCKTN cụ thể như sau: Thứ nhất, nền kinh tế thị trường hiện đại phải dựa trên tính sở hữu hỗn hợp của các chủ thể thị trường. Nghĩa là sở hữu hỗn hợp dựa trên việc chế độ cổ phần 21
  • 32. chiếm ưu thế và trở nên phổ biến hơn. Thực tế, hiện nay trong công tác CDCCKTN, xu hướng chung là hướng tới việc cổ phần hóa trong t ất cả các ngành. Nông nghi ệp, công nghi ệp, dịch vụ đều hướng đến cổ phần hóa trên quy mô l ớn, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng tính tự chủ trong kinh doanh, tạo động lực trong sản xuất và phát tri ển. Các doanh nghiệp, công ty, t ập đoàn kinh tế nhà nước cũng lần lượt triển khai thực hiện cổ phần hóa, ph ần lớn diễn ra ở hai ngành công nghi ệp và dịch vụ. Sở dĩ có s ự chuyển dịch này xuất phát từ việc đáp ứng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học, công ngh ệ và trình độ quản lý, phù h ợp với tiến trình phát triển chung hiện nay của nền kinh tế. Thứ hai, sự tiến bộ của khoa học, công ngh ệ và kinh tế tri thức là thế mạnh để phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, từ đó tác động trực tiếp vào quá trình CDCCKTN, có th ể nói đây là yếu tố vô cùng quan tr ọng để thúc đẩy nhanh quá trình CDCCKTN. Việc phát triển khoa học - công ngh ệ giúp cho năng suất lao động tăng cao, làm giảm sức người trong sản xuất, máy móc hi ện đại cho ra những sản phẩm chất lượng cao và tương đồng nhau. Ngoài ra, còn t ạo được nhiều thuận lợi trong công tác qu ản lý và kinh doanh. Thứ ba, nền kinh tế thị trường hiện đại yêu cầu phải có cơ cấu rõ ràng, trong đó chuyển dịch theo hướng đổi mới tích cực các ngành khác nhau trong n ền kinh tế, cụ thể như: công nghiệp - thị trường, hệ thống kết cấu hạ tầng, các ngành d ịch vụ cao cấp; bên cạnh đó, khuyến khích phát triển nền nông nghi ệp chất lượng cao. Muốn làm được điều này nhất thiết cần sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghi ệp, nông thôn v ới nền tảng công nghi ệp và thị trường hiện đại. Hướng tới nền kinh tế với các ngành nghề mới ứng dụng công ngh ệ cao, đáp ứng được như cầu thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho quá trình CDCCKT diễn ra thuân lợi hơn. Thứ tư, nền kinh tế thị trường hiện đại được vận hành với thể chế thị trường, thể chế quản lý nhà n ước và chế độ quản trị công ty hi ện đại. Việc vận hành nền kinh tế theo thể chế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh năng động, giải quyết được mối quan hệ giữa nhà nước - thị trường - doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tiến bộ trong bối cảnh hiện tại với ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình toàn cầu hóa, cách 22
  • 33. mạng khoa học - công ngh ệ, kinh tế thị trường và xã h ội thông tin. T ất cả những điều này tạo đòn b ẩy cho quá trình CDCCKTN diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Như vậy, sự phát triển về trình độ của kinh tế thị trường là nhân t ố góp ph ần vào sự thành công c ủa quá trình CDCCKTN. Điều này khẳng định phải CDCCKTN theo hướng phù h ợp theo tình hình chung của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Có th ể nói, nh ất thiết phải dựa vào nhu cầu đổi mới của kinh tế thị trường hiện đại để định hướng chuyển dịch một cách phù h ợp nhất. Tuy nhiên, bản thân thị trường luôn mang tính rủi ro cao có t hể gây ảnh hưởng đến CCKTN và CDCCKTN của một quốc gia. Vì vậy, để phát huy những tác động tích cực và đẩy lùi nh ững tác động tiêu cực chúng ta c ần nâng cao vai trò qu ản lý và điều tiết thị trường của Nhà nước. Luôn đề cao tính phối hợp giữa quản lý nhà n ước với quá trình vận hành của thị trường, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình CDCCKTN. 1.2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Thương mại và đầu tư quốc tế lại đóng vai trò quan tr ọng trong cung cấp các đầu vào cho quá trình sản xuất. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế có tác động lớn tới CDCCKTN. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Hội nhập quốc tế làm cho luồng thương mại quốc tế mở mang và tác động mạnh đến quá trình xuất nhập khẩu. Từ đó, nó tác động đến cơ cấu đầu tư, dẫn đến làm thay đổi cơ cấu và trình độ sản xuất của các ngành kinh t ế. - Hội nhập quốc t ế thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, thay đổi công ngh ệ, tiến bộ kỹ thuật. Chuyên môn hoá c ũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biến mới. Điều đó làm cho tỷ trọng của các ngành truy ền thống giảm trong khi đó tỷ trọng của các ngành d ịch vụ kỹ thuật mới được tăng trưởng nhanh chóng, d ần dần chiếm ưu thế. - Hội nhập quốc tế thúc đẩy tự do hoá đầu tư và ảnh hưởng mạnh đến thu hút các nguồn vốn quốc tế, qua đó thúc đẩy sản xuất và chuyển đổi CCKTN quốc gia. 23
  • 34. Với toàn cầu hoá đầu tư, các nước trên thế giới có quan h ệ tài chính chặt chẽ và ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau, làm cho sự di động của dòng v ốn đầu tư quốc tế nhanh hơn, chuyển dịch CCKTN ở các nước cũng được thúc đẩy nhanh hơn. Như vậy, tự do hoá thương mại và đầu tư dưới dạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế có tác động làm thay đổi CCKTN thế giới: cơ cấu sản xuất và đầu tư, cơ cấu tiêu dùng, cơ cấu luồng hàng và th ị trường của các nước. Những thay đổi đó ảnh hưởng to lớn tới định hướng CCKTN của một quốc gia. 1.3. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế CDCCKT theo nhóm ngành kinh t ế là tiêu chí quan trọng, rất cần thiết khi đánh giá CDCCKTN của một địa phương. Tiêu chí này cho ta thấy một cách tổng quát về sự chuyển dịch của ba nhóm ngành chính là nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Có th ể nói r ằng, bất cứ một quốc gia hay một địa phương nào cũng đặt mục tiêu phát tri ển kinh tế lên hàng đầu. Tuy nhiên, để có m ột nền kinh tế thực sự phát triển thì rất cần đến một cơ cấu kinh tế hợp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành kinh t ế thể hiện xu hướng vận động và trình độ phát triển của một nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có sự chuyển dịch các nhóm ngành theo hướng: tăng tỷ trọng khu vực II (công nghi ệp - xây dựng), giảm tỷ trọng khu vực I (nông nghi ệp), khu vực III (dịch vụ) có t ỷ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. Đây cũng là xu hướng chung và phù h ợp với tư duy chiến lược, hướng đến mục tiêu CNH, HĐH đất nước. 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nhóm ngành kinh tế Việc phân tích cụ thể CDCCKT trong nội bộ nhóm ngành kinh t ế cho ta thấy rõ s ự chuyển dịch của các nhóm ngành nông -lâm-thủy sản, công nghi ệp-xây dựng và dịch vụ. Về khu vực nông -lâm-thủy sản: khu vực này có vai trò là ch ỗ dựa vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững vì giải quyết tốt an ninh lương thực, tạo việc làm và b ảo đảm thu nhập cho phần lớn dân cư của địa phương. Tiến hành phân tích giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành nông nghi ệp, lâm nghiệp và thủy sản sẽ 24
  • 35. cho ta thấy được hiệu quả sản xuất của địa phương. Từ đó, đi sâu nghiên cứu các thuận lợi và khó khăn của mỗi ngành để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn quá trình sản xuất. Về khu vực công nghi ệp - xây dựng: bất cứ một nền kinh tế nào nếu muốn phát triển nhanh chóng đều cần đến cơ sở hạ tầng hiện đại, đảm bảo nhu cầu sản xuất một cách toàn di ện. Chính vì lẽ đó mà công nghiệp - xây dựng luôn có v ị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quố c gia, địa phương. Để nghiên cứu về khu vực này, tiến hành phân tích giá tr ị sản xuất và cơ cấu của mỗi ngành riêng công nghi ệp và xây d ựng, từ đó biết được hiệu quả kinh tế mà nó đem lại cho xã hội. Khẳng định vai trò thi ết yếu cũng như đưa ra các giải pháp phát triển cho khu vực này. Về khu vực dịch vụ: đây là khu vực rất được quan tâm và khuy ến khích phát triển. Tuy vẫn đang trong thời kì manh nha phát triển nhưng dịch vụ luôn có ti ềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi địa phương. Để nghiên cứu khu vực này cần tiến hành phân tích các kết quả hoạt động của thương mại, dịch vụ, du lịch, cụ thể như: bán buôn, bán lẻ, thương nghiệp, vận tải, dịch vụ lưu trú... từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét về nội bộ ngành này. Kh ẳng định thành tự và tìm ra khó khăn nhằm phấn đấu và khắc phục, tạo tiền đề cho khu vực này ngày m ột đi lên xứng đáng với tiềm năng phát triển. 1.3.3. Yếu tố khoa học - công nghệ và hiện đại hóa sản xuất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Có thể khẳng định, KH - CN là một bộ phận nguồn lực không th ể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nó không nh ững mở rộng đẩykhả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò tích cực trong quá trình CDCCKT. Sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN không ch ỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà còn tác động sâu sắc đến phân công lao động xã hội, dẫn đến phân chia ngành kinh t ế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành và l ĩnh vực kinh tế mới. Nghiên cứu yếu tố KH - CN trong quá trình CDCCK N giúp ta n ắm được tình hình áp dụng kỹ thuật hiện đại trong công tác 25
  • 36. chuyển dịch của mỗi địa phương. Từ đó đánh giá tiềm năng và hiệu quả phát triển của mỗi ngành kinh tế. Ngày này khi cu ộc cách mạng 4.0 đã hình thành và đang phát triển trên toàn th ế giới, thì việc áp dụng KH - CN vào sản xuất là việc làm tất yếu nếu như không muốn bị tụt hậu so với quốc tế. Chính vì lẽ đó, cần đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa về KH - Cn trong sản xuất cũng như CDCCKT ở mỗi quốc gia, địa phương. 1.3.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Hiệu quả kinh tế - xã hội là hình thức đánh giá cuối cùng và chính xác đối với một lĩnh vực, hoạt động hay xu hướng phát triển của n ền kinh tế. Việc đánh giá giúp ta biết kết quả đạt được, thành tựu và khó khăn còn t ồn tại của vấn đề đang nghiên cứu. Để biết được hiệu quả kinh tế - xã hội của việc CDCCKTN ở mỗi địa phương cần nghiên cứu về các chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập bình quân đầu người hay tỷ lệ hộ nghèo... Từ kết quả đó cho chúng ta thấy được toàn diện về hiệu quả của quá trình CDCCKT ngành của địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và phát tri ển từng ngành trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu phát tri ển nền kinh tế một cách bền vững. 1.4. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới 1.4.1.1. Nhật Bản Đất nước Nhật Bản được thế giới biết đến với tinh thần quật cường, vượt lên thất bại trong chiến tranh, đối mặt với thiên tai, Nhật Bản luôn là nước nằm trong tốp đầu của Châu Á c ũng như thế giới về phát triển kinh tế. Nhật Bản - hiện tượng thần kỳ của thế giới đã có s ự phát triển CDCCKTN theo hướng công nghi ệp hóa cùng chi ến lược hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nhật Bản mạnh dạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cho dù n ền kinh tế chưa phát triển; thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư từng bước. Chủ động xin trì hoãn, bảo lưu một số điều khoản khi gia nhập GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch), IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Nhật Bản kiên trì theo chiến lược phát triển nền kinh tế và 26
  • 37. CDCCKTN hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu hàng hóa là l ợi ích sống còn, là động lực của tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản chủ trương tập trung vào các ngành cho năng suất lao động cao, có n ền tảng khoa học - công ngh ệ cao để đầu tư phát triển. Để đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Nhật Bản điều chỉnh cơ cấu ngành theo hướng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, hướng lựa chọn và phát tri ển các ngành công nghi ệp có hàm lượng vốn và khoa học - công ngh ệ cao, không gây ô nhi ễm môi trường, tiêu hao ít nguyên liệu và lao động sống. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng coi trọng và quan tâm đến phát triển nông nghi ệp theo hướng chất lượng cao. Đảm bảo nhu cầu và an ninh lương thực trong nước, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nông nghi ệp, nông thôn để ngành nông nghi ệp có th ể phát triển hết tiềm năng của nó. Nhật Bản đã khéo léo ph ối kết hợp giữa chức năng của Nhà nước với sự năng động của thị trường trong việc phát triển kinh tế cũng như quá trình CDCCKTN. Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công c ụ chính sách, kế hoạch định hướng phát triển, khuyến khích các công ty tư nhân, các thương xá tổng hợp hoạt động kinh doanh xuất khẩu; khuyến khích và ủng hộ mọi mặt với sự phát triển của các tập đoàn tài phiệt có ảnh hưởng lớn tới kinh tế, các tập đoàn cũng tranh thủ thời cơ để tạo thế đứng và ảnh hưởng trong nền kinh tế, từ đó thành lập các công ty xuyên qu ốc gia và đa quốc gia với sự năng động hơn bao giờ hết. Với những tư duy đi trước thời đại, Nhật Bản đã có nh ững bước phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu to lớn. Vì vậy, sự thành công v ề CDCCKTN của Nhật Bản được rất nhiều quốc gia học tập và thực hiện, trong đó có Việt Nam. Cũng đã có nhi ều nước thành công, c ũng có nước chưa đạt được yêu cầu phát triển như mong muốn, song kinh nghiệm của sự “thần kỳ Nhật Bản” luôn được mọi quốc gia quan tâm và hướng đến. 1.4.1.2. Thái Lan Thái Lan là m ột trong các quốc gia Đông Nam Á duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục với mức bình quân 7%/năm. Cách đây trên 30 năm, Thái Lan có cơ cấu kinh tế tương đối giống Việt Nam. Từ đầu những năm 70, chính phủ 27
  • 38. Thái Lan đã có nhi ều cuộc bàn luận để xác định hướng phát triển kinh tế. Hai xu hướng chủ yếu là: Phát tri ển ngành nôn g nghiệp toàn diện, thâm canh và HĐH để trở thành nền nông nghi ệp hàng hóa; phát tri ển mạnh ngành công nghi ệp hàng tiêu dùng đồng thời xây dựng ngành công nghi ệp điện tử. Sau một số lần điều chỉnh hướng phát triển, đến nay n ền kinh tế Thái Lan đã trở thành một nền công – nông nghi ệp khá phát tri ển, có s ản lượng xuất khẩu đứng hàng thứ hai thế giới, cùng nhi ều mặt hàng nông s ản phẩm công nghi ệp xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan là qu ần áo, vải vóc, máy tính, đồ trang sức và trang trí, gạo, dày dép, h ải sản…xu hướng đang tiến tới sản phẩm điện tử sẽ thay thế hàng dệt và trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu. Việc đầu tư phát triển sẽ tập trung cho các đô thị, khu công nghi ệp và vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tr ọng điểm. Tuy nhiên gạo xuất khẩu có ch ất lượng cao, bột sắn và nhiều nông s ản chế biến xuất khẩu của Thái Lan vẫn có v ị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan vẫn vào loại cao của các nước trên thế giới. Đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng năm 1989 là 12,2% và năm 1990 là 11,6% đã đưa thu nhập bình quân đầu người từ 900USD năm 1987 lên 2700USD vào năm 1997. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 4,5% Để đạt được thành tựu trên Thái Lan đã áp d ụng những chính sách và các biện pháp: - Thực hiện điều chỉnh ngành theo mô hình công nghi ệp hoá rút ng ắn; chuyển mô hình cơ cấu ngành kinh tế hướng nội sang mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu. Vào năm 1995, tỷ trọng nông nghi ệp trong GDP chiếm 10,7%, tỷ trọng công nghi ệp là 41,7% và d ịch vụ là 47,46% GDP và đến nay các tỷ trọng tương ứng là 10,2%, 44,2% và 45.6%. - Thái Lan đã thực hiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng đa dạng , vừa tận dụng được lợi thế tài nguyên thiên nhiên, v ừa thâm nhập vào được những khoảng trống trong phân công lao động quốc tế. Ngày nay Thái Lan phát tri ển mạnh các ngành có hàm lượng công ngh ệ cao như điện tử, điện dân dụng .. 28
  • 39. - Thái Lan đã áp d ụng cơ chế “Chính Phủ cứng và thị trường mềm”, tăng cường vai trò công ty t ư nhân, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế hướng về xuất khẩu. Để vượt qua những khó khăn, thách thức mới và phát tri ển nền kinh tế đất nước. Thái Lan đã thực hiện nhiều giải pháp, nhất là điều chỉnh lại cơ cấu ngành kinh tế, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi năng động và thực tế, tự do hóa thương mại và giá c ả triệt để theo cơ chế thị trường, khuyế n khích sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá tr ị và sức cạnh tranh của nông s ản hàng hóa sao cho phù h ợp với điều kiện mới và đạt hiệu quả cao hơn. Cơ cấu kinh tế của Thái Lan dần chuyển dịch, ngành công nghi ệp và dịch vụ đã đóng vai trò quan tr ọng trong nền kinh tế và vai trò c ủa nông nghi ệp giảm dần. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, các ngành công nghi ệp sử dụng nhiều lao động đã từng thúc đẩy sự tăng trưởng của Thái Lan trong một thời gian dài nay đã lỗi thời. Những ngành dư dệt, dày dép và đồ chơi….khó có thể phục hồi do sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước khác. Những cố gắng của Thái Lan khi đi theo một số nước Châu Á khác nh ằm phát triển thị trường điện tử đã bị thất bại. Mặc dù vi ệc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hóa này v ẫn đang tồn tại, nhưng nền công nghi ệp điện tử của Thái Lan vẫn là lắp ráp và đóng gói. 1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước 1.4.2.1. Kinh nghiệm của thị xã H ương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Thị xã Hương Trà là địa phương quan trọng góp ph ần nâng cao diện mạo cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2006- 2010) đạt 17,7% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.170 USD/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa v ới tỷ trọng các ngành; Dịch vụ - công nghi ệp - nông nghi ệp trong GDP năm 2010 đạt 41,2% - 35,1% - 23,7%. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ khá nhanh, bình quân 18,05%/năm, làm thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - công nghi ệp - nông nghiệp. Hiện tại, thị xã có h ơn 5.662 hộ kinh doanh; có kho ảng 115 tổ chức doanh 29
  • 40. nghiệp và 38 Hợp tác xã ngành ngh ề sản xuất; các cơ sở sản xuất lớn tập trung chủ yếu ở cụm công nghi ệp Tứ Hạ, một số vùng ph ụ cận và ở các làng ngh ề; có hơn 20 tổ chức khai thác tài nguyên khoáng s ản; tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị hóa ngày càng m ạnh. Cùng v ới sự phát triển của công nghi ệp, tiểu thủ công nghi ệp, ngành nghề thì việc sản xuất, chăn nuôi cũng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao. Ngày 15/11/2011, Chính phủ đã ban hành Ngh ị quyết số 99/ NQ-CP về việc thành lập Thị xã hương Trà và các phường trực thuộc hị xã Hương Trà. Trước đó, Quyết định số 86/2009/ QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã xác định Hương Trà sẽ trở thành thị xã với chức năng trung tâm thương mại, dịch vụ; trung tâm công nghi ệp đa ngành, đa lĩnh vực; với tiềm năng về dự trữ quỹ đất và giãn dân cho thành ph ố Huế. Thị xã hương Trà sẽ trở thành khu vực phát triển công nghi ệp và vành đai xanh. Hiện Thị xã có khu côn g nghiệp Tứ Hạ -Hương Văn với diện tích 126,7 ha đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cụm công nghiệp tứ Hạ 25,5 ha đã được lấp đầy và mở rộng thêm 30 ha. Các công trình giao thông đã được đầu tư và đưa vào sử dụng như: đường và cầu Ca Cút, đường Thanh Phước - Cồn Tè, cầu Tứ Phú, đường ven sông B ồ,... tạo nên sự liên thông gi ữa các địa bàn toàn Th ị xã. Hương Trà cũng đã chỉnh trang và mở rộng các tuyến đường nội thị tạo nên một diện mạo mới của thị xã với nhiều tiềm năng phát triển. Với nông nghi ệp thị xã nhất quán chủ trương phát triển theo hướng toàn diện, có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, việc phát triển các vùng chuyên canh các loại cây trồng hiện có trên địa bàn như: lúa, lạc, cao su, cây ăn quả đặc sản (thanh trà), hoa và rau các loại...làm nên s ự tiến bộ của nông nghi ệp mới qua sự cơ giới hóa nông nghi ệp, có chuyên môn ngh ề nghiệp. Với điều kiện khoa học công nghệ phát triển, Hương Trà đang tiến đến xây dựng nông nghi ệp sạch với mục tiêu cung cấp cho nhân dân trên địa bàn thị xã cũng như cấp tỉnh, cấp vùng nh ững mặt hàng sạch, đảm bảo chất lượng. 30