SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- ---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
TỈNH NGHỆ AN
HOÀNG THỊ TRÀ GIANG
Khóa học 2008-2012
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- ---
PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Trà Giang
Lớp: K42 Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
Niên khoá: 2008-2012
Huế, 5-2012
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tổ chức. Tôi xin bày tỏ
lòng cám ơn và kính trọng đến tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PSG.TS.
NGUYỄN TÀI PHÚC- Người đã hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu, khoa quản trị kinh
doanh, các giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Đại Học Huế- Người
đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cám ơn tập thể cán CBCNV chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT huyện
Đô Lương tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong suốt qus trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên chia
sẻ, giú đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 05 năm 2012
Sinh viên: Hoàng Thị Trà Giang
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng .............................................................................3
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................3
4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................5
1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................5
1.1.1. Lý luận chung về ngân hàng thương mại ..............................................................5
1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại ..................................................................6
1.1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại .........................................................7
1.1.2. Vốn trong kinh doanh ngân hàng ........................................................................10
1.1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại ..................................................10
1.1.2.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng ................................10
1.1.2.3. Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại ............................................................13
1.1.3. Vốn tự huy động của ngân hàng thương mại ......................................................17
1.1.3.1. Phân loại theo thời hạn huy động .....................................................................17
1.1.3.2. Theo nguồn huy động .......................................................................................18
1.1.3.3. Theo hình thức huy động..................................................................................19
1.1.3.4. Phân loại theo loại tiền .....................................................................................20
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động .................................................20
1.1.4.1. Nhân tố khách quan..........................................................................................20
1.1.4.2. Nhân tố chủ quan..............................................................................................23
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tín dụng ......................25
1.1.5.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ...................................................................25
1.1.5.2 Vốn huy động trên dư nợ ...................................................................................25
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN HUYỆN
ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN..............................................................................................27
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônĐô Lương......27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Đô Lương .............................................................................................27
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.............................................................28
2.1.3. Tình hình lao động tại chi nhánh NH No&PTNNT Đô Lương ..........................30
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương ...........32
2.2. Thực trạng công tác HĐV tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đô Lương
- Nghệ An. .....................................................................................................................37
2.2.1. Theo nguồn huy động ..........................................................................................39
2.2.2. Theo thời hạn huy động .......................................................................................42
2.2.3. Theo hình thức huy động .....................................................................................43
2.2.4. Nguồn hình thành theo cơ cấu đồng tiền gửi.......................................................45
2.3. Đánh giá của khách hàng về công tác huyđộng vốn tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT
Đô Lương.......................................................................................................................46
2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra. ........................................................................................46
2.3.2. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố được quan tâm khi chọn ngân hàng để
mở tài khoản và thực hiện giao dịch..............................................................................49
2.3.3. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất .........................................................52
2.3.4. Đánh giá của khách hàng về thủ tục giao dịch ....................................................55
3.3.2. Đánh giá của khách hàng về thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên .......56
3.3.3. Đánh giá của khách hàng về lãi suất và các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đưa ra. ...................................................................................................................60
3.3.4. Đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi ....................................63
3.3.5. Đánh giá của khách hàng về nguồn thông tin giúp khách biết đến ngân hàng ..........65
2.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tín dụng ............66
2.4.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn. ....................................................................66
2.4.2 .Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động .......................................................67
2.5. Thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn tín
dung của Chi nhánh NHNo&PTTN Đô Lương.............................................................68
2.5.1 Thành tựu đạt được. ..............................................................................................68
2.5.2. Hạn chế còn tồn tại. .............................................................................................69
3.1. Định hướng kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương. ......................71
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tín dụng tại
chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương. ........................................................................73
3.2.1. Đánh giá của khách hàng về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy
động vốn tại chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương. ....................................................73
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tín dụng tại
chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương..........................................................................76
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ. ...........................................................................76
3.2.2.2. Chính sách lãi suất huy động linh hoạt và phù hợp..........................................77
3.2.2.3. Tăng cường công tác marketing .......................................................................78
3.2.2.4. Đa dạng hóa hình thức huy động......................................................................79
3.2.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng. ....................................................................80
3.2.2.6. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, đổi mới phong cách quản lý. .81
3.2.2.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán .............................82
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................84
3.1. Kết luận..................................................................................................................84
3.2. Kiến nghị. ..............................................................................................................85
3.2.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.....................................................................85
3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .......85
3.2.3. Kiến nghị với chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương. .......................................86
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CBVC Cán bộ viên chức
CBTD Cán bộ tín dụng
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
ĐVT Đơn vị tính
GT Giá trị
HĐV Huy động vốn
KT-NQ Kế toán- Ngân quỹ
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCTD Tổ chức tín dụng
TD Tín dụng
TDN Tổng dư nợ
TNV Tổng nguồn vốn
VHĐ Vốn huy động
UNC Ủy nhiệm chi
WU Western Union
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng NNo&PTNT Đô Lương ...................................37
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch...................................................................37
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại chi nhánh ..................................................................30
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của chi nhánh ................................................................32
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh ..................................................................33
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay .............................................................36
Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương ...38
Bảng 2.6: Bảng thống kê giới tính mẫu.........................................................................46
Bảng 2.7: Bảng thống kê tình trạng hôn nhân ...............................................................47
Bảng 2.8 : Thống kê nghề nghiệp..................................................................................47
Bảng 2.9: Bảng thống kê thu nhập ................................................................................48
Bảng 2.10 : Thống kê mẫuđối với yếu tốđược quan tâm khi lựa chọn ngân hàng giao dịch.49
Bảng 2.11: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về yếu tố được quan
tâm khi chọn ngân hàng giao dịch.................................................................................51
Bảng 2.12: Thống kê đánh giá của khách hàng về cở sở vật chất .................................53
Bảng 2.13: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất tại
ngân hàng.......................................................................................................................54
Bảng 2.14: Thống kê đánh giá của khách hàng về thủ tục khi giao dịch. .....................55
Bảng 2.15 : Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về thủ tục giao dịch
tai ngân hàng..................................................................................................................56
Bảng 2.16: Thống kê đánh giá của khách hàng về thủ tục khi giao dịch. .....................57
Bảng 2.17: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về thái độ, phong
cách phục vụ của nhân viên khi giao dịch tại ngân hàng ..............................................59
Bảng 2.18: Thống kê đánh giá của khách hàng về lãi suất và các loại hình sản phẩm
dịch vụ ngân hàng đưa ra...............................................................................................60
Bảng 2.19: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về lãi suất và các loại
hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra. .....................................................................62
Bảng 2.20: Thống kê đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi ..............63
Bảng 2.21: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về chương trình
khuyến mãi ....................................................................................................................64
Bảng 2.22: Thống kê nguồn thu thập thông tin giúp khách hàng biếtđến khách hàng........65
Bảng 2.23: Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn ...............................................66
Bảng 2.24: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động ...............................................67
Bảng 3.1: Thống kê đánh giá của khách hàng về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác huy động vốn tín dụng tại chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương. ................74
Bảng 3.2: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về một số giải pháp
đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. 75
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam có nhiều
chuyển biến theo tích cực theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá nhằm đưa đất
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 trong đó phát huy nội
lực trong nước là chính đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Như vậy nền kinh
tế đòi hỏi phải cần một lượng vốn rất lớn bởi vốn là yếu tố quan trọng góp phần vào
thành quả chung của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, dần đưa nước ta thoát
khỏi tình trạng nghèo nàn, tụt hậu, từ đó tiến nhanh, tiến chắc, ngang với các nước
trong khu vực và thế giới.
Với bất kỳ doanh nghiêp nào, vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản
của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại - Tổ chức kinh
doanh tài chính- mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng, cho vay từ số tiền huy động được và thực hiện các dịch vụ ngân hàng thì vai trò
của nguồn vốn càng trở nên quan trọng.
Thời gian gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, hàng loạt
các ngân hàng mới được thành lập, điều đó khiến cho cạnh tranh giữa các ngân hàng
ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh thu hút nguồn vốn . Do đó công tác
huy động vốn đang là mối quan tâm hàng đầu đối với ngân hàng thương mại.
Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Đô Lương là một trong những ngân hàng
lớn mạnh nhất trên địa bàn huyện Đô Lương. Trong thực tiễn hoạt động của
NHNo&PTNT chi nhánh Đô Lương hoạt động huy động vốn đã được coi trọng đúng
mức và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một
số tồn tại do đó cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhằm phục vụ công tác công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.Vì vậy,
việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại
chi nhánh là rất cần thiết và cấp bách.
Thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của Chi
nhánh,trong quá trình nghiên cứu hoạt động của Chi nhánh NNo&PTNT Đô Lương
em chọn đề tài “Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đô Lương- Nghệ An” làm khóa luận tốt
nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tiến hành phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh
ngân hàng nông nghiệp và triển nông thôn Đô Lương- Nghệ An từ đó đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về: Ngân hàng thương mại và vốn của
Ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh
- Phân tích các đánh giá của khách hàng về công tác huyđộng vốn của chi nhánh
-Đềxuấtmộtsốgiải phápnhằmnângcaohiệuquảcôngtác huyđộngvốntại chinhánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Đô Lương- Nghệ An
- Phạm vi:
+ Thời gian: Tình hình công tác huy động vốn qua các năm 2009-2011 và số
liệu sơ cấp thu thập trong quá trình thực tập thông qua phiếu khảo sát khách hàng từ
tháng 2 tới tháng 5 năm 2012.
+ Không gian: Tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đô Lương- Nghệ An
+ Nội dung: Nghiên cứu liên quan đến công tác huy động vốn tín dụng đồng
thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp này xem xét sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong mối
quan hệ chặt chẽ với các sự vật hiện tượng khác và sự vận động của các sự vật hiện
tượng qua các thời kỳ khác nhau.
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu với dữ liệu thứ cấp
- Các số liệu về tình hình hoạt động lao động, kinh doanh của chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Đô Lương- Nghệ An
- Một số tài liệu liên quan được thu tập từ các báo, tạp chí, internet.
Phương pháp nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn khách hàng
bằng bảng hỏi
Thiết kế bảng hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu thứ cấp và nghiên cứu
định tính bằng phỏng vấn nhóm mục tiêu 10 khách hàng bất kỳ là khách hàng đến giao
dịch tại chi nhánh. Nội dung phỏng vấn nhằm xác định các tiêu chí của các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn của chi nhánh.
Bảng câu hỏi chủ yếu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 là hoàn toàn
không đồng ý cho đến 5 là hoàn toàn đồng ý đồng ý, từ 1 là rất không quan trọng cho
đến 5 là quan trọng và thang đo định danh nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác huy động vốn tại chi nhánh.
Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu:
Đối tượng nghiên cứu là khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngân hàng
NNo&PTNT Đô Lương, tổng thể nghiên cứu là 11250 khách hàng, ta có công thức
tính mẫu như sau:
n =
Z2
P(1- P)
e2
=
1,962
. 0,2(1- 0.2)
0,052
= 246
Trong đó:
- n: kích cỡ mẫu
- Z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn. Trong đề tài này Z = 1,96, tương ứng
với độ tin cậy là 95%.
- e: sai số cho phép. Trong đề tài này e=5%.
- p= 0,2: là tỷ lệ hồi đáp của khách hàng khi điều tra thử 30 bảng hỏi.
Ta có tỷ lệ: n/N=0,02<5% nên không cần hiệu chỉnh kích cỡ mẫu. Vậy kích
thước mẫu là 246 khách hàng.
Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Về mặt lý thuyết, phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ không đảm bảo tính đại
diện cho tổng thể và không được phép dùng để suy luận kết quả cho tổng thể. Tuy
nhiên, trong thực tế của lĩnh vực ngân hàng, khó có thể thực hiện các phương pháp
chọn mẫu xác suất do điều kiện về kinh phí, thời gian hạn chế và yêu cầu bảo mật
thông tin của ngân hàng, do đó đây cũng là một hạn chế của đề tài.
Với tổng mẫu là 246, ta sẽ tiến hành khảo sát trong 10 ngày vậy mỗi ngày sẽ
khảo sát 25 khách hàng. Ta sẽ khảo sát khách hàng bất kỳ đến giao dịch tại chi nhánh
cho đến khi đủ số lượng mẫu.
4.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp sánh: Đối với dữ liệu thứ cấp thu thập tại chi nhánh ngân hàng
NNo&PTNT Đô Lương, tôi sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để
thấy rõ sự biến đông về tình hình kinh doanh và huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm.
- Phương pháp thống kê và phân tích thống kê.Phương pháp thống kê là việc sử
dụng các số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn đinh, lâu dài,
độ tin cậy của số liệu thông tin.
Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp quan trọng, luôn luôn sử dụng
nhằm phân tích tổng hợp số liệu, thông tin có liên quan nhằm khái quát hóa, mô hình
hóa các yếu tố nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng việc ứng dụng phần mềm xử lý SPSS:
Thống kê mô tả
Kiểm định giá trị trung bình của một tổng thể bằng phương pháp One-
Sample T-Test.
Các giá trị trung bình được kiểm định bằng kiểm định trung bình theo phương
pháp One-Sample T test để khẳng định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.
Giả thiết kiểm định: H0: = Giá trị kiểm định
H1: Giá trị kiểm định
= 0.1 là mức ý nghĩa của kiểm định
Nếu Sig.< Sig 2 tailed (Sig 2 tailed = /2 = 0.05): Bác bỏ giả thiết H0, chấp
nhận giả thiết H1
Nếu Sig.>0.05: Chấp nhận giả thiết H0
Số lượng phiếu khảo sát phát ra là 246, số lượng phiếu khảo sát hợp lệ thu về
là 229 bản. Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu thập được, tôi tiến hành kiểm đị nh
Cronback Alfa đối với thang đo được sử dụng trong bảng khảo sát khách hàng. Kết
quả kiểm định với các giá trị tương ứng là: 0,767 và 0,737 cho thấy rằng các thang đo
đảm bảo độ tin cậy, co thể sử dụng để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài
này.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận chung về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại
kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của kinh tế thị trường thì ngân
hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài
chính không thể thiếu được.
Ðạo luật ngân hàng của Pháp (1941): “Ngân hàng thương mại là những Xí
nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới
hình thức ký thác,hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ
trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.(1)
Theo luật của các TCTD tại Việt Nam:
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doa nh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền
gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán” .
“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liê quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước.”(2)
Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn
(1)
; (2)
Phan Thị Thu Hà- Nguyễn Thị Thu Thảo, (2002), “Ngân hàng thương mại Quản
trị và nghiệp vụ” NXB Thống Kê, Hà Nội
tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho
vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau:
– Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế
– Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
và dịch vụ ngân hàng.
1.1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại
Mua bán trao đổi ngoại tệ
Lịch sử cho thấy một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng là dịch vụ
được thực hiện là trao đổi ngoại tệ, theo đó ngân hàng sẽ đứng ra mua một loại tiền tệ
này đổi lấy một loại tiền tệ khác, để hưởng phí dịch vụ và hưởn chênh lệch giá. Điều
này rất quan trọng đối với khách du lịch quốc tế khi di du lịch tại nước sở tại, đồng
thời hiện nay các ngân hàng thương mại còn thực hiện việc huy động vốn, cho vay
bằng ngoại tệ và quan trọng hơn nữa là việc thanh toán cho lĩnh vực Xuất, nhập khẩu
hàng hoá cùng các hoạt động khác liên quan đến hoạt động thương mại Quốc tế.
Nhận tiền gửi
Như phần trên đã trình bày, để có vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh thì
các ngân hàng thương mại phải tiến hành huy động từ các thành phần trong nền kinh
tế. Ngân hàng sẽ tiếp nhận tất cả các nguồn tiền gửi của dân cư, của các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với mức lãi suất phù hợp
được công bố. Hiện nay khi khách hàng tới gửi tiền thì Ngân hàng sẻ mở một tài
khoản giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch và kiểm tra.
Cho vay
Cho vay là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu đối với các Nước đang phát
triển (còn ở các Nước phát triển thì thu nhập chủ yếu lại là thu từ phí hoạt động dịch
vụ), hiện nay có một số loại hình cho vay như sau:
- Cho vay Thương mại và chiết khấu thương phiếu
Nghiệp vụ này suất hiện ngay từ thời kỳ đầu thành lập ngân hàng, các ngân
hàng sẽ chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nghiệp địa
phương, những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngân
hàng để lấy tiền mặt. Đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu sang cho vay trực tiếp đối
với khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và
mua sắm trang thiết bị sản xuất.
- Cho vay tiêu dùng
Trong lịch sử hình thành và phát triển thì hầu hết các ngân hàng thương mại
không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho
vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ song lại có độ rủi ro vỡ nợ tương đối cao
và do đó chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ XX, các ngân hàng bắt đầu
dựa nhiều hơn vào tiền gửi khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn.
Và rồi sự cạnh tranh gay gắt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân
hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành và tiềm năng.
Nhiều ngân hàng thương mại lớn trên thế giới đã thành lập hẳn phòng tín dụng tiêu
dùng lớn mạnh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cho vay tiêu dùng đã trở thành loại
hình tín dụng có mức tăng trưởng mạnh nhất. M ặc dù trong thời gian gần đây tốc độ có
chậm lại do cạnh tranh tín dụng ngày càng lớn trong khi nền kinh tế đã phát triển với
tốc độ chậm lại. Tuy nhiên người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của
ngân hàng và tạo ra một nguồn thu quan trọng.
- Cho vay tài trợ và đồng tài trợ dự án
Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ và đồng tài trợ
cho những chi phí xây dựng nhà máy mới, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao
và các dự án có quy mô vốn lớn, thời gian hoạt động lâu dài. Do rủi ro trong loại hình
tín dụng này nói chung là cao nên chúng thường được thực hiện qua một hoặc nhiều
công ty đầu tư, các thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với việc tham gia
của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro. Ngoài ra các ngân hàn g còn tiến hành tài trợ
cho các chương trình văn hoá xã hội, các chương trình thể thao, các chương trình phúc
lợi xã hội...
Bảo quản vật có giá
Đây là nghiệp vụ có từ thời trung cổ khi mà ngân hàng đang còn ở dạng sơ
khai, các ngân hàng bảo quản vật có giá của khách hàng trong các kho của mình. Một
điều hấp dẫn là, các loại giấy tờ có giá này như giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát
cho khách hàng (ghi nhận về tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền -
đây chính là hình thức đầu tiên của loại hình thanh toán Séc và Thẻ sau này. Ngày nay
nghiệp vụ bảo quản vật có giá thường do “phòng bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
Khi các doanh nghiệp gửi tiền và ngân hàng, họ nhận thấy các ngân hàng không
chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả thay cho khách hàng. Thanh toán qua
ngân hàng, đã mở đầu cho hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi
tiền không phải đến ngân hàng rút tiền sau đó thực hiện thao tác thanh toán, mà ch ỉ
cần viết lệnh yêu cầu ngân hàng thanh toán thay cho mình. Hoặc cũng có thể khách
hàng mang giấy (Séc, Uỷ nhiệm chi- UNC, do khách hàng khác ký phát) đến ngân
hàng sẽ nhận được tiền. Việc cung cấp dịch vụ thanh toán này đã góp phần quan trọng
trong việc tiết kiệm thời gian giao dịch cho cả ngân hàng lẫn khách hàng, giảm thiểu chi
phí, đặc biệt là ngân hàng sẽ mở rộng màng lưới của mình để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, một cách nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó khuyến khích các doanh
nghiệp, các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung
cấp. Do đó, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi
giao dịch (demand deposit), giúp cho người gửi tiền viết Séc, uỷ nhiệm chi (UNC) để
thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ. Việc đưa ra loại hình dịch vụ này được xem
như là một trong những bước đi quan trọng nhất trong ngành công nghiệp ngân hàng.
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Đây là một trong nhiều loại hình nghiệp vụ mà ngân hàng áp dụng, bởi lẽ hoạt
động của ngành ngân hàng liên quan trực tiếp tới bức tranh toàn cảnh về hoạt động của
nền kinh tế. Do đó ngay từ khi thành lập các ngân hàng đã phải chịu sự quản lý và điều
tiết trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ. Thông thương các ngân hàng phải cam kết
mua một lượng trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng nguồn tiền mà
nó huy động được. Các ngân hàng cam kết cho Chính phủ vay tiền, hoặc tiến hành tài
trợ các dự án, chương trình của Chính phủ trong những trường hợp cần thiết.
Các dịch vụ của ngân hàng
Dịch vụ bảo lãnh
Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư
Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
1.1.2 Vốn trong kinh doanh ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại
Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn c ủa NHTM như sau:
“Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy động
được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.” (3)
Thực chất, vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời
nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng
gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác, họ
chuyển nhượng quyền dử dụng vốn cho Ngân hàng, để Ngân hàng trả lại cho họ một
khoản thu nhập.
Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn
dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt
động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và
phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2.2 Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng
Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì
(3)
GSTS Lê Văn Tư, (2000), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê Hà Nội.
phải có: Công nghệ - Lao động – Tiền vốn trong đó vốn là nhân tố quan trọng, nó phản
ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với NHTM, vốn
lại càng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn là
cơ sở để NHTM tổ chức hoạt độnh kinh doanh, ngân hàng không thể thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn. Như đã biết, đặc trưng của hoạt động ngân
hàng:Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh
chủ yếu của NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị
trường tiền tệ thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài
hạn). Những ngân hàng trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh.
Hơn nữa, vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành pháp luật trước hết là luật
NHTW, luật các TCTD, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Chính vì
thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, là khâu
cốt tử của ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo
luật định thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt
quá trình hoạt động của mìnhTừ đặc trưng kinh doanh củ a Ngân hàng, vốn vừa là
phương tiện kinh doanh, vừa là đối tượng kinh doanh. Các NHTM thực hiện kinh
doanh loại “hàng hoá đặc biệt” – tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn
hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn).
Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khi thành lập theo qui định của pháp luật, các Ngân
hàng phải thường xuyên tìm mọi biện pháp để tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt
động kinh doanh.
Vốn quyếtđịnh khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh của Ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt
động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín
đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách hàng
của ngân hàng. Chúng ta đã biết, đại bộ phận vốn của ngân hàng là vốn tiền gửi và đi
vay, do vậy ngân hàng phải trả cho khách hàng khi họ có yêu cầu rút tiền. Với một
ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi nhu cầu vay vốn trên thị trường là rất lớn, một mặt
ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay, mặt khác với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu
cho vay tối đa nguồn vốn huy động đuợc, dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh
toán. Trong khi đó, với một ngânh hàng trường vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả năng
thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu c ầu vay vốn của nền kinh tế, do đó sẽ tạo
được uy tín ngày càng cao.
Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng
càng lớn. Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ
lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói
riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày
càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa
nâng cao vị thế của ngân hàng.
Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh
doanh khác của Ngân hàng
Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng.
Thông thường, các Ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản mục đầu tư,
khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng thu hút
vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu
vốn vay của doanh nhiệp. Họ sẽ mất khách hàng và không tận dụng được cơ hội kinh
doanh. Nếu là Ngân hàng lớn, nguồn vốn dồi dào chắc chắn họ sẽ đáp ứng được nhu
cầu về vốn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị
trường tín dụng.
Nguồn vốn lớn còn giúp Ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hình
khác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứng
khoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho Ngân
hàng. đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, vốn có
vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của
ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều
kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành
phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn
cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút
ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh
chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện
để bổ xung thêm vốn tự có của ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy
mô hoạt động của ngân hàng trê n mọi lĩnh vực.
Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho việc sử dụng tổng hòa
các nguồn vốn khác. Trên cơ sở đó sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh
doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các
hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua (leasing), mua bán nợ
(phactoring), kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh
đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn
cho ngân hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Ngoài ra vốn của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm bảo khả
năng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, đảm bảo cân đối
tiền – hàng trong nền kinh tế.
Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và của nền kinh tế nên nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói riêng phải thường
xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của vốn là
tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh ngân
hàng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn là sự cần
thiết trong quá trình hoạt động của NHTM ở tất cả các quốc gia
1.1.2.3 Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại
Vốn tự có
Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc
về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để hình
thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một
ngân hàng.
Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác
nhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay góp vốn li ên
doanh… vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi Ngân hàng gặp rủi ro.
Sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự phát triển của NHTM. Vốn
tự có của Ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức của NHTM là:
NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần hay NHTM liên doanh…
Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung.
+ Vốn tự có cơ bản: Là vốn điều lệ – vốn pháp định
Vốn điều lệ: do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của
Ngân hàng, theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định.
Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp
luật quy định
+ Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng gia tăng vốn của
chủ theo nhiều phưong thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ như:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác
Nguồn nội bộ (nguồn từ lợi nhuận): Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn
không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một phần thu nhập
ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích
lũy từ lợi nhuận và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm có thu nhập ròng lớn, nguồn
vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn với vốn của chủ hình thành ban đầu.
Nguồn bên ngoài: Là nguồn bổ xung từ phát hành thêm cổ phiếu để mở rộng
quy mô hoạt động hoặc để đổim mới trang thiết bị hay để đáp ứng yêu cầu vốn của chủ
do ngân hàng nhà nước quy định
Các quỹ:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Là quỹ được dùng với mục đích tăng cường
vốn tự có ban đầu. Lợi nhuận hàng năm bổ sung vào quỹ này cho đến khi đạt 50% vốn
tự có thì sẽ chuyển thành vốn tự có.
Quỹ dự trữ đặc biệt: Là quỹ dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình
kinh doanh nhằm bảo toàn vốn.
Các quỹ khác: Gồm có lợi nhuận chưa phân phối, quỹ phúc lợi, quỹ khen
thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định. Các quỹ trên thuộc sở hữu của ngân hàng.
Nguồn hình thành là từ thu nhập của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển
đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn
bổ xung) do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà
cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.
Vốn huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ
chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,
thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ
có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thời
hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút.Vốn huy động đóng vai trò rất
quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của NHTM.
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọ i thành phần
kinh tế trong xã hội. Do đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở rộng tín dụng.
Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữ một
tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán.
Vốn đi vay
Vốn đi vay: là khoản tiền vay muợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả
năng huy động vốn bị hạn chế. Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoản của
các ngân hàng
- Vay từ NHTƯ là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả
của NHTM. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (tái cấp vốn). Các
thương phiếu đã được các NNTM chiết khấu (tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ.
Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại NHNN.
Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng như
thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong
từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu NHNN cho NHTM vay dưới hình
thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ
trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào
chính sách tiền tệ của NHTƯ
- Với các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết quả dư gia tăng bất
ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng
khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.Với các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ lại có
nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản
- Vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng vay mượn bằng cách phát hành các
giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Các khoản vay trung và
dài hạn nhằm bổ xung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư
trung dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo
Vốn khác
Vốn khác là toàn bộ giá tị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông qua việc
cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư. Bao gồm
nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác
Nguồn ủy thác là nguồn vốn mà ngân hàng có được nhờ thực hiện tốt các dịch
vụ của khách hàng đặc biẹt là dịch vụ cho vay và dịch vụ thanh toán.
Nguồn trong thanh toán: Nguồn này được hình thành từ các hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt như: Séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C
Nguồn khác: Là các khoản nợ như thuế chưa nộp, lương chưa trả vv.
1.1.3 Vốn tự huy động của ngân hàng thương mại
Đối với ngân hàng thương mại, thì hoạt động huy động vốn luôn được quan tâm
hàng đầu, bởi vì nếu huy động được nhiều vốn thì ngân hàng mới có khả năng mở
rộng được hoạt động, cũng như quy mô của ngân hàng. Ngày nay, trước sức ép của
cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có
những chính sách thu hút nguồn tiền ngày một linh hoạt, để từ đó đáp ứng cho hoạt
động của ngân hàng. Các phương thức huy động vốn mà hệ thống ngân hàng thương
mại thường áp dụng là:
1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn huy động
Ngày nay người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này để có
thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược dự
trữ phù hợp và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quá trình hoạt động
kinh doanh.
- Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút
ra bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền gửi này thường
thấp hơn so với các loại tiền gửi có kì hạn xác định. Tiền gửi không kì hạn đáp ứng
nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai. Đây là hình
thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh
doanh. Do vậy lượng tiền gửi không kì hạn thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến
động cho nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định của lượng
tiền gửi không kì hạn tùy thuộc vào dự tính của ngân hàng về sự ổn định tương đối của
lượng tiền huy động được trong thời gian tới. Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một
phần quan trọng của quản lý dự trữ ngân hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số
lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi đó. Do có sự xác định rõ rang về kỳ hạn
nên Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương xứng hoặc có thể chuyển
đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Do đặc tính của
khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng
nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, vù vậy ngân hàng trả lãi
cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh
toán. Ngân hàng đưa ra các loại mức kỳ hạn khác nhau như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,
6 tháng, 12 tháng. Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn sẽ được thanh
toán cả gốc lẫn lãi theo quy định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng rút tiền ra trước thì
khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
1.1.3.2 Theo nguồn huy động
- Huy động từ dân cư
Trên cơ cở hoạt động của mình ngân hàng thương mại tiến hành huy động các
nguồn tiền nhà rỗi trong dân cư, thông qua các hình thức tiết kiệm, gửi thanh toán, ủy
thác cho ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên thì nguồn tiền gửi trong dân cư bao giờ cũng
chiếm một tỷ lệ đáng kể (nếu không nói là chủ yếu) của ngân hàng thương mại, Nguồn
này vừa có tính ổn định cao, thời hạn chủ yếu là trung và dài hạn, các khoản chi phí
cho giao dịch đối với nguồn này thường thấp về số tương đối, khách hàng mang tính
ổn định cao, ít biến động, rất thuận lợi cho việc hoạch định chính sách hoạt động của
ngân hàng nói chung và chính sách huy động vốn nói riêng.
- Huy động từ các doanh nghiệp
Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, thông thường thì các tổ chức
này, không thường xuyên gửi tiền và ngân hàng với mục đích tiết kiệm mà chủ yếu là
dùng vào việc thanh toán. Trên cơ sở nắm bắt được chu kì sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, chu kì hoạt động của các tổ chức, mà ngân hàng đề nghị, hoặc khuyến
khích doanh nghiệp, các tổ chức gửi tiết kiệm theo một số quy định cụ thể mà hai bên
thoả thuận, cũng như quy định hiện hành của pháp luật. Một số doanh nghiệp Nhà
Nước (doanh nghiệp quốc doanh) không được phép gửi tiết kiệm thì họ lại gửi dưới
hình thức biến tướng của tiền gửi tiết kiệm là uỷ thác đầu tư.
1.1.3.3 Theo hình thức huy động
- Tiền gửi tiết kiệm
Hoạt động này đem lại cho ngân hàng nguồn vốn chủ yếu trong tổng nguồn vốn
hoạt động. Thông qua tình hình thực tế của ngân hàng, các chỉ số phát triển của nền
kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn hiện tại và dự báo trong tương lai, mà các ngân hàng
thương mại có chính sách huy động vốn hợp lí, thường là công cụ lãi suất nhằm gây sự
quan tâm của khách hàng, từ đóthu hút khách hàng tới gửi tiền vào ngân hàng với
những mục tiêu khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách gửi tiền và danh mục mà
ngân hàng cung cấp.
- Tiền gửi thanh toán
Nguồn tiền này chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán thường xuyên hay tiêu
dùng hàng ngày của khách hàng của ngân hàng, nó có tính ổn địnhkhông cao, tuy
nhiên các ngân hàng thương mại có thể dùng một phần của nguồn nay để tiến hàng sử
dụng theo mục đích của mình trên cơ sở tính toán hợp lý quy luật biến động của loại
tiền gửi này.
- Tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: Là khoản tiền được ký gửi với mục đích an
toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần thanh toán khách hàng
có thể đến ngân hàng để chi tiêu. Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng
khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tài khoản khi đảm bảo khả năng
chi trả.
Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người
gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn khác nhau để người
gửi tiền lựa chọn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,
18 tháng, 24 tháng, 36 tháng...
- Phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn
trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
1.1.3.4 Phân loại theo loại tiền
- Tiền gủi nội tệ
Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các ngân hàng thương mại nhận được, nguồn
vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu
nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷ
trọng cao trong tổng lượng tiết kiệm.
- Tiền gủi ngoại tệ
Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ
đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như: USD,EUR,GBP,DEM,JPY,.... Những ngoại tệ này
cũng rất cần thiết trong hoạt động của ngân hàng như kih doanh ngoại tệ trong
nước,trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,...các ngân hàng có xu
hướng mở rộng kinh doanh đối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn. Nhận tiền gửi
bằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hóa về phương thức huy động vốn của các
ngân hàng thương mại.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động
1.1.4.1 Nhân tố khách quan
Môi trường chính trị - pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của
pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động ngân hàng được điều
chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý đem lại ch o
ngân hàng hàng loạt các cơ hội và thách thức. Ví dụ như việc dỡ bỏ các hạn chế về
huy động vốn tièn gửi nội tệ sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát triển
các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ và các sản phẩm về cho vay nội tệ.
Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật : luật dân sự,
luật NHTƯ, các quy định của chính phủ... Do đó hoạt động huy động vốn của ngân
hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của NHTƯ
như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng... Sự thay đổi của những chính sách
này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn của NHTM.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu
nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng .
Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập
bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ... sẽ ảnh
hưởng đến khả năngtiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả
năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu
dùng và tiết kiệm tăng và người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại.
Môi trường dân số
Môi trường dân số là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu
và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn là căn cứ để
hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng. Đồng thời môi trường dân số là cơ sở
để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Môi trường dân số
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của ngân hàng do đó ngân hàng phải nghiên cứu
kỹ lưỡng môi trường kinh tế trước khi đưa ra chiến lược huy động vốn để có hể huy
động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của ngân hàng về chất lượng, số lượng và
thời hạn....
Môi trường địa lý
Môi trường địa lý được xác định bởi quy định của quốc tế để hình thành quốc
gia và quy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã, thành phố,
nông thôn... tuỳ từng khu vực địa lý mà ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ít điểm
huy động vốn và quyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khu vực có số
dân và các điều kiện khác nhau.
Môi trường công nghệ
Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Hoạt
động ngân hàng là một trong những hoạt động chụi sự tác động mạnh mẽ của công
nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển của công
nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin.
Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang
lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những thách thức mới.
Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối
sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới... nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động
vốn được cải tiến, phất triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính
xác... giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng
thu nhập và uy tín của ngân hàng.
Môi trường văn hoá xã hội
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản
sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý... Đối với ngân hàng hoạt động
huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá. Cụthể ở các
nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện
ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể
thiếu được , là một phàn tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không mấy
khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại
ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy độn vốn của ngân hàng gặp rất
nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ
ngân hàng. Mặt khác ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với người dân sáu
hàng loạt sự kiện đã xảy ra như: đổi tiền 1985-1986, tỷ lệ lạm phát 600-700% làm
nhiều người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tín dụng nhân dân và hàng loạt sự
kiên khác có liên quan đến ngân hàng : Dệt Nam Định, Minh phụng EPCO làm cho
các ngân hàng bị thiệt hại lớn.Ngân hàng chưa chú trọng đến công tác marketing, tiếp
thị, quảng cáo ... người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước,
hoạt động của ngân hàng vì vậy cho đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không
muốn gửi ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất
thời gian do thủ tục rườm rà...
1.1.4.2 Nhân tố chủ quan
Chiến lược kimh doanh của ngân hàng
Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong
chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô
huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi suất huy
động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn
đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao.
Chính sách lãi suất cạnh tranh
Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất
cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất
cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối
cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ
chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn. Đặc biệt
trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ
thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ công cụ mà họ đang có sang
tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức tiết kiệm này sangtổ chức tiết kiệm khác.
Chính sách khách hàng
Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều
nhóm để có cách phục vụ phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường
xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng t hì ngân hàng sẽ có
chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất.....
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng
Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động
vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng, pho ng phú,
linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều
này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư. Mức độ
đa dạng của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tố t
nhất nhu cầu của dân cư và họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gưỉ tiền phù hợp
mà lại an toàn. Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào hình thức
huy động mới.
Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng
khác. Trong đièu kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất
lượng dịch vụ và đa dạng hoá các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng
thu nhập của ngân hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân
hàng không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng vươn lên
trong cạnh tranh.
Chính sách marketing
Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sự khác
biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố vô
cùng quan trọng để thu hút khách hàng . Thái độ phục vụ thân thiện, chu dáo là điều
kiện để thu hút khách hàng , chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có nhiều
khách hàng mới. Do đó để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách
hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng phải không ngừng
nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để để nhiều người biết
đến ngân hàng và sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng.
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tín dụng
1.1.5.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy
trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.
VỐN HUY ĐỘNG
VHĐ/TNV = X 100%
TỔNG NGUỒN VỐN
1.1.5.2 Vốn huy động trên dư nợ
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của các chi nhánh để phục vụ cho
vay, chỉ tiêu này còn đánh giá ngân hàng có sử dụng hiệu quả vốn huy động để chovay
hay không.
VỐN HUY ĐỘNG
VHĐ/TDN =
TỔNG DƯ NỢ
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường huy động vốn rất sôi động,
đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản
phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi. Các tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tà khoản cá nhân, tài khoản sử dụng
thẻ, ... tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng 1.950.000 tài khoản cá nhân .
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế xã hội, giữa
các tổ chức tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi kho bạc nhà nước, bảo hiêm xã hội,
các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực,...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn giữa các
tổ chức tín dụng. Thời gian gần đây để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng
thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích kũy, tiết kiệm lũy
tiến trả lãi theo số gửi tiền càng cao, tiết kiệm lih hoạt, tiết kiệm dự thưởng,...
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trả phiếu,... chủ yếu là huy động vốn
có thời hạn từ 6 tháng trở lên.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2011, vị thế
dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 29.606 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: 443.476 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh vàphòng giao dịch trên toàn quốc,
Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 42.000 cán bộ.
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất
Việt Nam với 1.065 ngân hàng đại lý tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về huy động vốn của ngân hàng N No&PTNT Việt Nam giai đoạn 2009-1011
thu được những kết quả khả quan, cụ thể: năm nguồn vốn huy động đạt 366.995 tỷ
đồng, năm 2010 đạt 418.510 tỷ đồng và năm 2011 đạt 421.355 tỷ đồng
Chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương là chi nhánh cấp II trực thuộc
NHNNo&PTNT Nghệ An. Cùng với sự phát triển của AGIBANK trên toàn quốc, hoạt
động của chi nhánh cũng gặt hái được nhiều thành công nổi bật. Chi nhánh đã mở
thêm được 2 Ngân hàng cấp III và một phòng giao dịch. Thị phần vốn huy động trên
địa bàn tăng nhanh, chiếm gần 60%. Nguồn vốn tự huy động cũng tăng cao tăng 28.89
% vào năm 2010 và 9.48% vào năm 2011.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG
THÔN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN
2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đô Lương
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Đô Lương
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Đô Lương là một chi
nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Nghệ An, được
thành lập theo quyết định số 53- HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và
công văn số 91/ NHNo & PTNT- TCCB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Tỉnh Nghệ An. Trụ sở của chi nhánh được đặt tại xã Yên Sơn, huyện Đô
Lương tỉnh Nghệ An.
Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đô Lương là một ngân hàng thương mại, kinh
doanh trên địa bàn trung du nên có nhiều khó khăn. Ngân hàng vừa phải thực hiện cơ
chế khoán tài chính trong kinh doanh vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa
bàn là đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất cho bà con nông dân trong toàn huyện, từng
bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần phù hợp với lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Với
một địa bàn thật không ít khó khăn song hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp huyện
Đô Lương được đánh giá là một trong những huyện khá của tỉnh Nghệ An. Mặt khác
Ngân hàng Nông nghiệp Đô lương là một trong những đơn vị có hàng ngũ lãnh đạo có
năng lực, năng động trong điều hành hoạt động kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống
nhất. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng nông nghiệp huyện Đô Lương
mở rộng kinh doanh, khối lượng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng thanh toán
và dịch vụ ngân hàng.
GIÁM ĐỐC
Phòng KT-NQ Phòng TD
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Mô hình tổ chức Ngân hàng No&PTNN Đô Lương
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng NNo&PTNT Đô Lương
Mô hình tổ chức phòng giao dịch
Sơ đồ: 2.2 Cơ cấu tổ chứcphòng giao dịch
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Đô Lương là Ngân hàng cấp 2 loại 3 của NHNo
& PTNT Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các đơn vị cấp trên mà cơ quan chủ
quản là NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An.
Quy mô hoạt động của NHNo & PTNT huyện Đô Lương gồm một trụ sở chính
là Ngân hàng cấp 2 đóng tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương. Hiện nay cơ cấu tổ chức
của bộ máy Ngân hàng Đô Lương như sau:
Phòng Kế Toán-
Ngân Quỹ
Phòng Tín Dụng Phòng Hành
Chính
Phòng Kiểm
Soát
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Bao gồm 3 phòng nghiệp vụ:
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh:
- Phòng nghiệp vụ kế toán - Ngân quỹ:
- Phòng Hành chính - Nhân sự:
- Có 2 ngân hàng cấp III:
+ Ngân hàng cấp III Văn Hiến:
+ Ngân hàng cấp III Bạch Ngọc:
- Có 1 phòng giao dịch:Phòng Giao dịch Xuân Bài:
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban:
Ban Giám đốc:
Giám đốc: Trực tiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh và chịu
trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tỉnh Nghệ An.
Các phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số
công việc do Giám đốc phân công.
Kiểm tra nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động nội bộ
của Chi nhánh.
Phòng kế toán-ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong khi
giao dịch với khách hàng; kiểm tra các hoạt động kinh doanh; lập và phân tích các báo
cáo tài chính của Chi nhánh; Tổng hợp lưu giữ hồ sơ về hạch toán kế toán theo chế độ
quy định.
Phòng nghiệp vụ tín dụng: Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược
khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng vừa có hiệu qủa, vừa an
toàn, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của nợ
quá hạn, giúp lãnh đạo chi nhánh đưa ra biện pháp chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín
dụng.
Phòng Hành chính - Nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, thi đua, lao
động tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ Công nhân viên...
Các Phòng Giao dịch: Trực tiếp và thực hiện giao dịch với khách hàng cũng
có các dịch vụ kinh doanh tương tự như phòng kế toán - Ngân quỹ và phòng Tín dụng.
Mặc dù mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ
mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành một khối thống nhất góp phần đổi mới
NHNo&PTNT Đô Lương.
2.1.3 Tình hình lao động tại chi nhánh NH No&PTNNT Đô Lương
Trong quá trình hội nhập, hệ thống Ngân hàng có sự đổi mới một cách toàn
diện không chỉ về phương thức hoạt động mà cả về con người thực hiện hoạt động đó.
Vì vậy NHNo&PTNT huyện Đô Lương trong những năm gần đây đang xây dựng
chiến lược phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho mình đội ngũ nhân sự trong giai
đoạn mới, đó là những con người trẻ tuổi, năng động, có kiến thức chuyên môn cao.
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại chi nhánh
ĐVT: Người
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
GT % GT %
Tổng số lao động 55 56 57 1 1,82 1 1,78
Phân theo giới tính
Nam 20 22 22 2 10 0 0
Nữ 35 34 35 -1 2,94 1 2,94
Phân theo trình độ văn hóa
Đại học, cao đẳng 33 37 43 4 12,1 6 16,2
Trung cấp 17 17 11 0 0 -6 54,5
Sơ cấp 5 2 3 -3 40 1 50
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Quan sát bảng 2.1 tình hình lao động của chi nhánh trên ta thấy rõ: nhìn chung
lượng lao động qua các năm có tăng nhưng rất ít. Năm 2010 ngân hàng nhận thêm 1
nhân viên tương ứng tỉ lệ là 1,82%. Năm 2011 nhận thêm 1 nhân viên, tỷ lệ lao động
tăng tương ứng là 1,78%. Điều đó cho thấy hoạt động của ngân hàng vẫn ổn định qua
các năm.
Xét theo giới tính: Lao động của ngân hàng chủ yếu là lao động nữ chiếm tỷ lệ
trên 60%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy vì do đặc thù của công việc quy định, hoạt
động cung cấp dịch vụ của ngân hàng đòi hỏi nhân viên phả i kiên trì, mềm mỏng và
khéo léo khi tiếp xúc với khách hàng và đó là những tố chất thiên về nữ giới, chính vì
vậy trong khâu tuyển dụng vào các vị trí như nhân viên giao dịch, nhân viên văn
phòng thường ưu tiên nữ giới.Cụ thể tình hình lao động của ngân hàng qua các năm là:
Năm 2009, lao động nam là 20 người, chiếm 36,36% so với tổng lao động. Trong khi
đó, lao động nữ là 35 người, chiếm 63,64%. Sang năm 2010, lao động nam là 22
người, chiếm 39,29% so với tổng lao động, còn lao động nữ là 34 người, chiếm
60,71%. Đến năm 2011, lao động nam là 22 người, chiếm 38,60%, còn lao động nữ là
35 người, chiếm 61,40%, Do tính chất công việc, ở ngân hàng lao động nữ chủ yếu
làm ở bộ phòng giao dịch và ngân quỹ cò lao động nam chủ yếu làm ở phòng tín dụng.
Xét theo trình độ: Đa số có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ trên
60%. Do hoạt động của ngân hàng ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ mới của khoa học-
kỹ thuật, nhiều dịch vụ đa dạng phát sinh để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của
khách hàng, chính vì vậy cần đội ngũ nhân viên được đào tạo, nắm vững chuyên môn
nghiệp vụ, nhạy bén trong công việc mới, đảm bảo hoạt động của ngân hàng được vận
hành tốt. Trước đòi hỏi khắt khe đó những năm qua ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Đô Lương luôn chú trọng tuyển dụng những nhân viên có
trình độ cao.Điều đó được thể hiện: n ăm 2009 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng
có 33 người chiếm 60%, nhân viên có trình độ trung cấp 17 người chiếm 30,9% và
nhân viên có trình độ sơ cấp 5 người chiếm 9,1% trong tổng số lao động.Năm 2010
nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng là 37 ngư ời chiếm 66,1%, nhân viên có trình
độ trung cấp, sơ cấp có 17 người chiếm 30,9%.Và đến năm 2011 nhân viên có trình độ
đại học, cao đẳng tăng lên 43 người chiếm 75,44% ; nhân viên có trình độ trung cấp
giảm xuống còn 11 người chiếm 19,30% và nhân viên có trình độ sơ cấp còn 3 người
chiếm 5,26% trong tổng số lao động tại ngân hàng.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của chi nhánh
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
GT % GT %
I- Tổng thu 54,235 65,429 85,055 11,194 20.64 19,626 30.00
II- Chi phí hoạt
động 45,154 54,504 72,484 9,350 20.71 17,980 32.99
III- Lợi nhuận 9,081 10,925 12,571 1,844 20.31 1,646 15.07
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.Qua bảng số liệu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô
Lương giai đoạn 2009-2011 ta thấy: Năm 2010 doanh thu của chi nhánh tăng 11,194
triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 20.64%. Do mở rộng quy mô hoạt
động nguồn vốn của chi nhánh tăng mạnh nên chi phí hoạt động tăng lên, tăng thêm
9,350 triệu đồng . Trong đó khoản tăng lớn nhất là chi trả lãi huy động vốn.Thêm vào
đó, trong năm NH gặp nhiều trở ngại cho việc tìm đầu ra cho nguồn vốn, đơn vị chưa
sử dụng hết nguồn vốn huy động. Tuy nhiên năm 2010 lợi nhuận của NH đạt 10,925
triệu đồng tăng 1,184 triệu đồng tương ứng với 20.31% so với năm 2009. Sang năm
2011 thu nhập của NH tiếp tục tăng so với năm 2010 tỉ lệ tăng là 30% tương ứng với
19,926 triệu đồng so với năm 2010. Chi phí hoạt động năm 2011 tăng khá cao so với
năm 2010, năm 2011 chi phí hoạt động tăng 17,980 triệu đồng tương ứng với 32.99%
và lợi nhuận của năm đạt 12,571 triệu đồng tăng 1646 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng là 15.7%. Mức lợi luận của chi nhánh đã đạt được mục tiêu hoạt động là lợi nhuận
năm sau cao hơn năm trước. Chi nhánh cần duy trì và cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa
để hoạt động kinh donah có hiệu quả đặc biệt là vấn đề huy độ ng vốn và sử dụng vốn.
Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
GT % GT %
Tổng nguồn vốn 518,606 614,597 683,743 95,991 18.51 69,146 11.25
Tiền gửi các TCTD 50,810 58,920 62,325 8,110 15.96 3,405 5.78
Tiền vốn huy động 430,038 509,558 570,706 79,520 18.49 61,148 12.00
Nguồn vốn UTĐT 32,748 40,089 40,942 7,341 22.42 853 2.13
Nguồn vốn khác 5,010 6,030 9,770 1,020 20.36 3,740 62.02
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương giai đoạn 2009-
2011 gồm: tiền gửi của tổ chức xã hội, tiền vốn huy động, nguồn vốn UTĐT và nguồn
vốn khác. Trong đó nguồn vốn tự huy động luôn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ
trọng lớn.
Xét về tốc độ tăng trưởng ta thấy trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng của chi
nhánh khá chậm. Năm 2010, tổng nguồn vốn của chi nhánh là 614,597 triệu đồngtăng
so với năm 2009 là 95,991 triệu đồng,tốc độ tăng trưởng đạt 18.51 % và năm 2011 tốc
độ tăng trưởng là 11.25% so với năm 2010.
Nguồn vốn của chi nhánh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng
nguồn vốn tự huy động vẫn chiếm tỷ tỷ lớn. năm 2009 nguồn vốn này chiếm 82,.9 %
so với tổng nguồn vốn của chi nhánh, đến năm 2010 tỷ lệ này không có sự thay đổi tuy
nhiên nguồn vốn này tăng thêm 79,520 triệu đồng so với năm 2009 tốc độ tăng trưởng
của năm 2010 so với năm 2009 là 18.49%. Năm 2011, nguồn vốn huy động của chi
nhánh đạt 570,706 triệu đồng chiếm 83.47% trong tổng nguồn vốn.
Sau nguồn vốn huy động, nguồn vốn tiền gửi các TCTD chiếm tỷ trọng tương
đối và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009, nguồn vốn tiền gửi của các TCTD là
50,810 triệu đồng chiếm 9,7%. Năm 2010 nguồn vốn này tăng thêm 8,110 triệu đồng
so với năm 2009 và đến năm 2011 nguồn vốn này tăng thêm 3405 triệu đồng đạt
62,325 triệu đồng.
Ngoài ra Chi nhánh còn tiếp nhận một lượng uỷ thác đầu tư khá lớn của các tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp Nhà Nước, các doanh
nghiệp này tuỳ theo tính chất hoạt động và ngành nghề kinh doanh mà không được
phép gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng theo quy định của Nhà Nước, và như vậy họ biến
tướng nguồn tiền nhàn rỗi thay vì gửi tiết kiệm, họ uỷ thác cho ngân hàng để đầu tư.
Tuy nhiên mức tăng trưởng của nguồn này qua các năm khôn g ổn định năm 2010 tốc
độ tăng trưởng của nguồn lày khá cao là 22.42% nhưg đến năm 2011 chỉ đạt 2.13%.
Nguồn vốn khác luôn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, nhưng qua 3 năm đã có sự
biến động lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2009 nguồn vốn này đạt 5,010 t riệu
đồng chiếm 0.96%. Năm 2010 nguồn vốn này tăng thêm 1,020 triệu đồng so với năm
2009 và tốc độ tăng trưởng đạt 20.36%. Năm 2011 đạt 9,970 triệu đồng chiếm 1.43%
và tốc độ tăng trưởng của năm đạt 62.02%
Hoạt động cho vay:
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo và đem lại nguồn thu chủ yếu cho
ngân hàng. Mặt khác, hoạt động này còn thể hiện một phần sức cạnh tranh, thị phần
của ngân hàng so với các ngân hàng khác cùng địa bàn. Chi nhánh NHNo Đô Lương
đã cố gắng không ngừng để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, an toàn. Trước
hết, chi nhánh luôn duy trì mối quan hệ tốt với các đơn vị sản xuất kinh doanh như các
doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân hàng. Chi nhánh luôn tìm biện pháp để mở rộng và
giữ vững thị trường cho vay, tăng cường công tác tiếp thị, đẩ y mạnh cho vay tiêu
dùng, đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, phù hợp với địa bàn hoạt động. Chi nhánh luôn
bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện để đầu tư, đặc biệt là đầu tư
vốn cho các làng có nghề truyền thống như đan lát ở Đà Lam, kẹ o lạc, bánh đa ở Vĩnh
phúc, nuôi trồng thuỷ sản ở xã Đại sơn, Trù Sơn, buôn bán dịch vụ, chăn nuôi trâu
bò… Chi nhánh đã thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể tới từng cán bộ; quyết
toán theo tháng, quý, năm có chế độ đãi ngộ thoả đáng với cán bộ tí n dụng, thưởng
phạt rõ ràng nhằm hạn chế sai phạm xảy ra, thực hiện khoán lương tới từng người để
nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc mở rộng và nâng cao chất
lượng tín dụng.
Việc mở rộng cho vay vẫn được tiến hành với mọi đối tượng khách hàng như
cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp
Nhà nước có thu nhập từ lương ổn định.
Được sự quan tâm của cấp trên, chi nhánh NHNo Đô lương đã tham gia đầu tư
các dự án xây dựng cơ bản. Chi nhánh luôn phối hợp cùng các ban ngành của huyện để
xây dựng các dự án tiểu vùng, đề án mang tính chiến lược lâu dài và mang tính chính
trị của huyện. Chi nhánh đã có định hướng đúng trong hoạt động đầu tư, chỉ đạo uyển
chuyển linh hoạt về mức lãi suất cho vay xác định đối tượng được ưu tiên, ưu đãi về
lãi suất.
Dư nợ của mỗi CBTD được nâng cao, chất lượng hoạt động tín dụng tăng (thể
hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn thấp) là nhờ có chính sách đối với cán bộ công nhân viên của
ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay các phòng nghiệp vụ đều lên kế hoạch tập huấn
nghiệp vụ cho cán bộ vào ngày thứ 7, chủ nhật. Chi nhánh tập trung cán bộ học các
quy chế nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tiền vay và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vayđể chấn chỉnh kịp thời sai sót.
Bảng 2.4 cho ta thấy dư nợ cho vay năm 2010 đã tăng lên cao so với năm 2009:
Năm 2010 tăng 36,117 triệu đồng so với 2009 tương đương 19,23%.Ngân hàng chủ
yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn. Tỷ lệ cho vay giữa ngắn hạn và trung hạn gần
tương đương nhau.
Về vấn đề nợ quá hạn và việc thu hồi nợ tồn đọng. Có thể nói rằng năm 2010
chi nhánh đã có thành công trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Năm 2009 nợ quá hạn là
560 triệu đồng chiếm 0,19% tổng dư nợ. Đến 31/12/2010 nợ quá hạn là 680 triệu,
chiếm 0,18% tổng dư nợ và chỉ tập trung vào hộ sản xuất, không có doanh nghiệp nào
nợ quá hạn.
Nợ quá hạn hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể,
ở dưới mức cho phép (1%) cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp Đô lương đã rất quan
tâm đến chất lượng tín dụng, vì đó là sự sống còn của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao
công tác thẩm định, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ chớnh quyền điạ phương, tăng cường
cụng tỏc kiểm tra, kiểm soátt trước trong và sau khi vay.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
GT % GT %
Ngắn hạn 186,903 223,020 264,983 36,117 19.32 41,963 18.82
Trung hạn 132,129 161,857 185,324 29,728 22.50 23,467 14.50
Tổng dư nợ 319,032 384,877 450,307 65,845 20.64 65,430 17.00
(Nguồn: Phòng kế toán)
Công tác kế toán, thanh toán và dịch vụ chuyển tiền:
Hoạt động công tác kế toán thanh toán và dịch vụ chuyển tiền trong thời gian
qua đó có nhiều khởi sắc. Có thể nói đây là thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp trên
địa bàn Đô lương. Công tác thanh toán điện tử đảm bảo an toàn chính xác nhanh chóng
thuận tiện cho khách hàng và ngày càng thu hút đến với Ngân hàng Nông nghiệp Đô
lương. Đến nay đó có trên 32.000 khách hàng giao dịch với Ngân hàng nông nghiệp,
đã thực hiện chuyển hàng triệu món chuyển tiền đi với hàng trăm tỷ đồng hàng năm
.Hầu hết việc chuyển tiền thụng qua dịch vụ WU trên địa bàn Đô lương đều do Ngân
hàng nông nghiệp đảm nhiệm nhưng không để xẩy ra sai sót nào và càng khẳng định
vị thế của ngân hàng nông nghiệp Đô lương. (Năm 2011 Chuyển tiền kiều hối qua WU
được 377.673 món với 30.668.892 USD, Chuyển qua NHNo 700 món với 917.259
USD).
Đặc biệt trong thời gian qua cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên Ngân
hàng Nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc và tạo được s ự đột phá trong hiện đại
hóa công nghệ Ngân hàng với việc hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ chi nhành và
các phòng giao dịch. Hệ thống công nghệ hiện đại đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng
dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích ngân hàng tiến tiến trên quy mô toàn quốc và
tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường . Ngân hàngnông nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong
việc triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiên tiến như thẻ quốc tế,
SMS Banking, chuyển tiền qua SMS. Đến nay Ngân hàng nông nghiệp huyện Đô
Lương đã mở hơn 25.000 thẻ ATM và lắp đặt một máy rút tiền tự động tạo thuận lợi
cho khách hàng giao dịch và tăng thu nhập.
2.2 Thực trạng công tác HĐV tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đô
Lương- Nghệ An.
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 

Similar to Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!

Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...NOT
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM! (20)

Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải biển
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải biểnĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải biển
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải biển
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAYĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
 
Đề tài cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ĐIỂM 8
Đề tài  cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ĐIỂM 8Đề tài  cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh t...
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhá...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
 
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAYĐề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
 
Đề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOT
Đề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOTĐề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOT
Đề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOT
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Đề tài: Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, 9 ĐIỂM!

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --- --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN HOÀNG THỊ TRÀ GIANG Khóa học 2008-2012
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --- --- PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Trà Giang Lớp: K42 Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp Niên khoá: 2008-2012 Huế, 5-2012
  • 3. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn và kính trọng đến tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PSG.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC- Người đã hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu, khoa quản trị kinh doanh, các giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Đại Học Huế- Người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Cám ơn tập thể cán CBCNV chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt qus trình thực tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên chia sẻ, giú đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 05 năm 2012 Sinh viên: Hoàng Thị Trà Giang
  • 4. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4.1. Phương pháp duy vật biện chứng .............................................................................3 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................3 4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................5 1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................5 1.1.1. Lý luận chung về ngân hàng thương mại ..............................................................5 1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại ..................................................................6 1.1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại .........................................................7 1.1.2. Vốn trong kinh doanh ngân hàng ........................................................................10 1.1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại ..................................................10 1.1.2.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng ................................10 1.1.2.3. Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại ............................................................13 1.1.3. Vốn tự huy động của ngân hàng thương mại ......................................................17 1.1.3.1. Phân loại theo thời hạn huy động .....................................................................17 1.1.3.2. Theo nguồn huy động .......................................................................................18 1.1.3.3. Theo hình thức huy động..................................................................................19 1.1.3.4. Phân loại theo loại tiền .....................................................................................20 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động .................................................20 1.1.4.1. Nhân tố khách quan..........................................................................................20 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan..............................................................................................23 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tín dụng ......................25
  • 5. 1.1.5.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ...................................................................25 1.1.5.2 Vốn huy động trên dư nợ ...................................................................................25 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN..............................................................................................27 2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônĐô Lương......27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đô Lương .............................................................................................27 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.............................................................28 2.1.3. Tình hình lao động tại chi nhánh NH No&PTNNT Đô Lương ..........................30 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương ...........32 2.2. Thực trạng công tác HĐV tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đô Lương - Nghệ An. .....................................................................................................................37 2.2.1. Theo nguồn huy động ..........................................................................................39 2.2.2. Theo thời hạn huy động .......................................................................................42 2.2.3. Theo hình thức huy động .....................................................................................43 2.2.4. Nguồn hình thành theo cơ cấu đồng tiền gửi.......................................................45 2.3. Đánh giá của khách hàng về công tác huyđộng vốn tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương.......................................................................................................................46 2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra. ........................................................................................46 2.3.2. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố được quan tâm khi chọn ngân hàng để mở tài khoản và thực hiện giao dịch..............................................................................49 2.3.3. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất .........................................................52 2.3.4. Đánh giá của khách hàng về thủ tục giao dịch ....................................................55 3.3.2. Đánh giá của khách hàng về thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên .......56 3.3.3. Đánh giá của khách hàng về lãi suất và các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra. ...................................................................................................................60 3.3.4. Đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi ....................................63
  • 6. 3.3.5. Đánh giá của khách hàng về nguồn thông tin giúp khách biết đến ngân hàng ..........65 2.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tín dụng ............66 2.4.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn. ....................................................................66 2.4.2 .Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động .......................................................67 2.5. Thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn tín dung của Chi nhánh NHNo&PTTN Đô Lương.............................................................68 2.5.1 Thành tựu đạt được. ..............................................................................................68 2.5.2. Hạn chế còn tồn tại. .............................................................................................69 3.1. Định hướng kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương. ......................71 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tín dụng tại chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương. ........................................................................73 3.2.1. Đánh giá của khách hàng về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương. ....................................................73 3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tín dụng tại chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương..........................................................................76 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ. ...........................................................................76 3.2.2.2. Chính sách lãi suất huy động linh hoạt và phù hợp..........................................77 3.2.2.3. Tăng cường công tác marketing .......................................................................78 3.2.2.4. Đa dạng hóa hình thức huy động......................................................................79 3.2.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng. ....................................................................80 3.2.2.6. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, đổi mới phong cách quản lý. .81 3.2.2.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán .............................82 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................84 3.1. Kết luận..................................................................................................................84 3.2. Kiến nghị. ..............................................................................................................85 3.2.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.....................................................................85 3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .......85 3.2.3. Kiến nghị với chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương. .......................................86
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CBVC Cán bộ viên chức CBTD Cán bộ tín dụng DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐVT Đơn vị tính GT Giá trị HĐV Huy động vốn KT-NQ Kế toán- Ngân quỹ NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHNNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TDN Tổng dư nợ TNV Tổng nguồn vốn VHĐ Vốn huy động UNC Ủy nhiệm chi WU Western Union
  • 8. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng NNo&PTNT Đô Lương ...................................37 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch...................................................................37
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động tại chi nhánh ..................................................................30 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của chi nhánh ................................................................32 Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh ..................................................................33 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay .............................................................36 Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương ...38 Bảng 2.6: Bảng thống kê giới tính mẫu.........................................................................46 Bảng 2.7: Bảng thống kê tình trạng hôn nhân ...............................................................47 Bảng 2.8 : Thống kê nghề nghiệp..................................................................................47 Bảng 2.9: Bảng thống kê thu nhập ................................................................................48 Bảng 2.10 : Thống kê mẫuđối với yếu tốđược quan tâm khi lựa chọn ngân hàng giao dịch.49 Bảng 2.11: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về yếu tố được quan tâm khi chọn ngân hàng giao dịch.................................................................................51 Bảng 2.12: Thống kê đánh giá của khách hàng về cở sở vật chất .................................53 Bảng 2.13: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất tại ngân hàng.......................................................................................................................54 Bảng 2.14: Thống kê đánh giá của khách hàng về thủ tục khi giao dịch. .....................55 Bảng 2.15 : Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về thủ tục giao dịch tai ngân hàng..................................................................................................................56 Bảng 2.16: Thống kê đánh giá của khách hàng về thủ tục khi giao dịch. .....................57 Bảng 2.17: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên khi giao dịch tại ngân hàng ..............................................59 Bảng 2.18: Thống kê đánh giá của khách hàng về lãi suất và các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra...............................................................................................60 Bảng 2.19: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về lãi suất và các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra. .....................................................................62 Bảng 2.20: Thống kê đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi ..............63 Bảng 2.21: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi ....................................................................................................................64 Bảng 2.22: Thống kê nguồn thu thập thông tin giúp khách hàng biếtđến khách hàng........65
  • 10. Bảng 2.23: Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn ...............................................66 Bảng 2.24: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động ...............................................67 Bảng 3.1: Thống kê đánh giá của khách hàng về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tín dụng tại chi nhánh NHNNo&PTTN Đô Lương. ................74 Bảng 3.2: Kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về một số giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. 75
  • 11. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến theo tích cực theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 trong đó phát huy nội lực trong nước là chính đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Như vậy nền kinh tế đòi hỏi phải cần một lượng vốn rất lớn bởi vốn là yếu tố quan trọng góp phần vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, dần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, tụt hậu, từ đó tiến nhanh, tiến chắc, ngang với các nước trong khu vực và thế giới. Với bất kỳ doanh nghiêp nào, vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại - Tổ chức kinh doanh tài chính- mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay từ số tiền huy động được và thực hiện các dịch vụ ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên quan trọng. Thời gian gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, hàng loạt các ngân hàng mới được thành lập, điều đó khiến cho cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh thu hút nguồn vốn . Do đó công tác huy động vốn đang là mối quan tâm hàng đầu đối với ngân hàng thương mại. Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Đô Lương là một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất trên địa bàn huyện Đô Lương. Trong thực tiễn hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Đô Lương hoạt động huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại do đó cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm phục vụ công tác công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại chi nhánh là rất cần thiết và cấp bách.
  • 12. Thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của Chi nhánh,trong quá trình nghiên cứu hoạt động của Chi nhánh NNo&PTNT Đô Lương em chọn đề tài “Đánh giá công tác huy động vốn tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đô Lương- Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Tiến hành phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và triển nông thôn Đô Lương- Nghệ An từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về: Ngân hàng thương mại và vốn của Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh - Phân tích các đánh giá của khách hàng về công tác huyđộng vốn của chi nhánh -Đềxuấtmộtsốgiải phápnhằmnângcaohiệuquảcôngtác huyđộngvốntại chinhánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đô Lương- Nghệ An - Phạm vi: + Thời gian: Tình hình công tác huy động vốn qua các năm 2009-2011 và số liệu sơ cấp thu thập trong quá trình thực tập thông qua phiếu khảo sát khách hàng từ tháng 2 tới tháng 5 năm 2012. + Không gian: Tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đô Lương- Nghệ An + Nội dung: Nghiên cứu liên quan đến công tác huy động vốn tín dụng đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.
  • 13. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp này xem xét sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ chặt chẽ với các sự vật hiện tượng khác và sự vận động của các sự vật hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau. 4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu với dữ liệu thứ cấp - Các số liệu về tình hình hoạt động lao động, kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Đô Lương- Nghệ An - Một số tài liệu liên quan được thu tập từ các báo, tạp chí, internet. Phương pháp nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn khách hàng bằng bảng hỏi Thiết kế bảng hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu thứ cấp và nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn nhóm mục tiêu 10 khách hàng bất kỳ là khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. Nội dung phỏng vấn nhằm xác định các tiêu chí của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn của chi nhánh. Bảng câu hỏi chủ yếu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 là hoàn toàn không đồng ý cho đến 5 là hoàn toàn đồng ý đồng ý, từ 1 là rất không quan trọng cho đến 5 là quan trọng và thang đo định danh nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại chi nhánh. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu: Đối tượng nghiên cứu là khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đô Lương, tổng thể nghiên cứu là 11250 khách hàng, ta có công thức tính mẫu như sau: n = Z2 P(1- P) e2 = 1,962 . 0,2(1- 0.2) 0,052 = 246
  • 14. Trong đó: - n: kích cỡ mẫu - Z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn. Trong đề tài này Z = 1,96, tương ứng với độ tin cậy là 95%. - e: sai số cho phép. Trong đề tài này e=5%. - p= 0,2: là tỷ lệ hồi đáp của khách hàng khi điều tra thử 30 bảng hỏi. Ta có tỷ lệ: n/N=0,02<5% nên không cần hiệu chỉnh kích cỡ mẫu. Vậy kích thước mẫu là 246 khách hàng. Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Về mặt lý thuyết, phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ không đảm bảo tính đại diện cho tổng thể và không được phép dùng để suy luận kết quả cho tổng thể. Tuy nhiên, trong thực tế của lĩnh vực ngân hàng, khó có thể thực hiện các phương pháp chọn mẫu xác suất do điều kiện về kinh phí, thời gian hạn chế và yêu cầu bảo mật thông tin của ngân hàng, do đó đây cũng là một hạn chế của đề tài. Với tổng mẫu là 246, ta sẽ tiến hành khảo sát trong 10 ngày vậy mỗi ngày sẽ khảo sát 25 khách hàng. Ta sẽ khảo sát khách hàng bất kỳ đến giao dịch tại chi nhánh cho đến khi đủ số lượng mẫu. 4.3 Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp sánh: Đối với dữ liệu thứ cấp thu thập tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đô Lương, tôi sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để thấy rõ sự biến đông về tình hình kinh doanh và huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm. - Phương pháp thống kê và phân tích thống kê.Phương pháp thống kê là việc sử dụng các số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn đinh, lâu dài, độ tin cậy của số liệu thông tin. Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp quan trọng, luôn luôn sử dụng nhằm phân tích tổng hợp số liệu, thông tin có liên quan nhằm khái quát hóa, mô hình hóa các yếu tố nghiên cứu. - Phương pháp xử lý số liệu bằng việc ứng dụng phần mềm xử lý SPSS: Thống kê mô tả
  • 15. Kiểm định giá trị trung bình của một tổng thể bằng phương pháp One- Sample T-Test. Các giá trị trung bình được kiểm định bằng kiểm định trung bình theo phương pháp One-Sample T test để khẳng định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Giả thiết kiểm định: H0: = Giá trị kiểm định H1: Giá trị kiểm định = 0.1 là mức ý nghĩa của kiểm định Nếu Sig.< Sig 2 tailed (Sig 2 tailed = /2 = 0.05): Bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 Nếu Sig.>0.05: Chấp nhận giả thiết H0 Số lượng phiếu khảo sát phát ra là 246, số lượng phiếu khảo sát hợp lệ thu về là 229 bản. Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu thập được, tôi tiến hành kiểm đị nh Cronback Alfa đối với thang đo được sử dụng trong bảng khảo sát khách hàng. Kết quả kiểm định với các giá trị tương ứng là: 0,767 và 0,737 cho thấy rằng các thang đo đảm bảo độ tin cậy, co thể sử dụng để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài này. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Lý luận chung về ngân hàng thương mại
  • 16. 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Ðạo luật ngân hàng của Pháp (1941): “Ngân hàng thương mại là những Xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác,hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.(1) Theo luật của các TCTD tại Việt Nam: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doa nh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán” . “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liê quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước.”(2) Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn (1) ; (2) Phan Thị Thu Hà- Nguyễn Thị Thu Thảo, (2002), “Ngân hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ” NXB Thống Kê, Hà Nội tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau: – Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế
  • 17. – Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng. 1.1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại Mua bán trao đổi ngoại tệ Lịch sử cho thấy một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng là dịch vụ được thực hiện là trao đổi ngoại tệ, theo đó ngân hàng sẽ đứng ra mua một loại tiền tệ này đổi lấy một loại tiền tệ khác, để hưởng phí dịch vụ và hưởn chênh lệch giá. Điều này rất quan trọng đối với khách du lịch quốc tế khi di du lịch tại nước sở tại, đồng thời hiện nay các ngân hàng thương mại còn thực hiện việc huy động vốn, cho vay bằng ngoại tệ và quan trọng hơn nữa là việc thanh toán cho lĩnh vực Xuất, nhập khẩu hàng hoá cùng các hoạt động khác liên quan đến hoạt động thương mại Quốc tế. Nhận tiền gửi Như phần trên đã trình bày, để có vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh thì các ngân hàng thương mại phải tiến hành huy động từ các thành phần trong nền kinh tế. Ngân hàng sẽ tiếp nhận tất cả các nguồn tiền gửi của dân cư, của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với mức lãi suất phù hợp được công bố. Hiện nay khi khách hàng tới gửi tiền thì Ngân hàng sẻ mở một tài khoản giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch và kiểm tra. Cho vay Cho vay là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu đối với các Nước đang phát triển (còn ở các Nước phát triển thì thu nhập chủ yếu lại là thu từ phí hoạt động dịch vụ), hiện nay có một số loại hình cho vay như sau: - Cho vay Thương mại và chiết khấu thương phiếu Nghiệp vụ này suất hiện ngay từ thời kỳ đầu thành lập ngân hàng, các ngân hàng sẽ chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nghiệp địa phương, những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt. Đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu sang cho vay trực tiếp đối
  • 18. với khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và mua sắm trang thiết bị sản xuất. - Cho vay tiêu dùng Trong lịch sử hình thành và phát triển thì hầu hết các ngân hàng thương mại không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ song lại có độ rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ XX, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn. Và rồi sự cạnh tranh gay gắt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành và tiềm năng. Nhiều ngân hàng thương mại lớn trên thế giới đã thành lập hẳn phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cho vay tiêu dùng đã trở thành loại hình tín dụng có mức tăng trưởng mạnh nhất. M ặc dù trong thời gian gần đây tốc độ có chậm lại do cạnh tranh tín dụng ngày càng lớn trong khi nền kinh tế đã phát triển với tốc độ chậm lại. Tuy nhiên người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và tạo ra một nguồn thu quan trọng. - Cho vay tài trợ và đồng tài trợ dự án Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ và đồng tài trợ cho những chi phí xây dựng nhà máy mới, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao và các dự án có quy mô vốn lớn, thời gian hoạt động lâu dài. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao nên chúng thường được thực hiện qua một hoặc nhiều công ty đầu tư, các thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với việc tham gia của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro. Ngoài ra các ngân hàn g còn tiến hành tài trợ cho các chương trình văn hoá xã hội, các chương trình thể thao, các chương trình phúc lợi xã hội... Bảo quản vật có giá Đây là nghiệp vụ có từ thời trung cổ khi mà ngân hàng đang còn ở dạng sơ khai, các ngân hàng bảo quản vật có giá của khách hàng trong các kho của mình. Một
  • 19. điều hấp dẫn là, các loại giấy tờ có giá này như giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền - đây chính là hình thức đầu tiên của loại hình thanh toán Séc và Thẻ sau này. Ngày nay nghiệp vụ bảo quản vật có giá thường do “phòng bảo quản” của ngân hàng thực hiện. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Khi các doanh nghiệp gửi tiền và ngân hàng, họ nhận thấy các ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả thay cho khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng, đã mở đầu cho hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không phải đến ngân hàng rút tiền sau đó thực hiện thao tác thanh toán, mà ch ỉ cần viết lệnh yêu cầu ngân hàng thanh toán thay cho mình. Hoặc cũng có thể khách hàng mang giấy (Séc, Uỷ nhiệm chi- UNC, do khách hàng khác ký phát) đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Việc cung cấp dịch vụ thanh toán này đã góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian giao dịch cho cả ngân hàng lẫn khách hàng, giảm thiểu chi phí, đặc biệt là ngân hàng sẽ mở rộng màng lưới của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một cách nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Do đó, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit), giúp cho người gửi tiền viết Séc, uỷ nhiệm chi (UNC) để thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ. Việc đưa ra loại hình dịch vụ này được xem như là một trong những bước đi quan trọng nhất trong ngành công nghiệp ngân hàng. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ Đây là một trong nhiều loại hình nghiệp vụ mà ngân hàng áp dụng, bởi lẽ hoạt động của ngành ngân hàng liên quan trực tiếp tới bức tranh toàn cảnh về hoạt động của nền kinh tế. Do đó ngay từ khi thành lập các ngân hàng đã phải chịu sự quản lý và điều tiết trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ. Thông thương các ngân hàng phải cam kết mua một lượng trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng nguồn tiền mà nó huy động được. Các ngân hàng cam kết cho Chính phủ vay tiền, hoặc tiến hành tài trợ các dự án, chương trình của Chính phủ trong những trường hợp cần thiết.
  • 20. Các dịch vụ của ngân hàng Dịch vụ bảo lãnh Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán 1.1.2 Vốn trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn c ủa NHTM như sau: “Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.” (3) Thực chất, vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền dử dụng vốn cho Ngân hàng, để Ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập. Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.1.2.2 Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì (3) GSTS Lê Văn Tư, (2000), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê Hà Nội. phải có: Công nghệ - Lao động – Tiền vốn trong đó vốn là nhân tố quan trọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với NHTM, vốn lại càng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn là
  • 21. cơ sở để NHTM tổ chức hoạt độnh kinh doanh, ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn. Như đã biết, đặc trưng của hoạt động ngân hàng:Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tiền tệ thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn). Những ngân hàng trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Hơn nữa, vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành pháp luật trước hết là luật NHTW, luật các TCTD, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Chính vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, là khâu cốt tử của ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mìnhTừ đặc trưng kinh doanh củ a Ngân hàng, vốn vừa là phương tiện kinh doanh, vừa là đối tượng kinh doanh. Các NHTM thực hiện kinh doanh loại “hàng hoá đặc biệt” – tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn). Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khi thành lập theo qui định của pháp luật, các Ngân hàng phải thường xuyên tìm mọi biện pháp để tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn quyếtđịnh khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh của Ngân hàng Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Chúng ta đã biết, đại bộ phận vốn của ngân hàng là vốn tiền gửi và đi vay, do vậy ngân hàng phải trả cho khách hàng khi họ có yêu cầu rút tiền. Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi nhu cầu vay vốn trên thị trường là rất lớn, một mặt ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay, mặt khác với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu cho vay tối đa nguồn vốn huy động đuợc, dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong khi đó, với một ngânh hàng trường vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả năng
  • 22. thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu c ầu vay vốn của nền kinh tế, do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân hàng. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thông thường, các Ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp. Họ sẽ mất khách hàng và không tận dụng được cơ hội kinh doanh. Nếu là Ngân hàng lớn, nguồn vốn dồi dào chắc chắn họ sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng. Nguồn vốn lớn còn giúp Ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứng khoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho Ngân hàng. đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, vốn có vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn
  • 23. cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện để bổ xung thêm vốn tự có của ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động của ngân hàng trê n mọi lĩnh vực. Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho việc sử dụng tổng hòa các nguồn vốn khác. Trên cơ sở đó sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua (leasing), mua bán nợ (phactoring), kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Ngoài ra vốn của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm bảo khả năng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, đảm bảo cân đối tiền – hàng trong nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và của nền kinh tế nên nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói riêng phải thường xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của vốn là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của NHTM ở tất cả các quốc gia 1.1.2.3 Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại Vốn tự có Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
  • 24. Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay góp vốn li ên doanh… vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi Ngân hàng gặp rủi ro. Sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự phát triển của NHTM. Vốn tự có của Ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức của NHTM là: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần hay NHTM liên doanh… Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung. + Vốn tự có cơ bản: Là vốn điều lệ – vốn pháp định Vốn điều lệ: do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của Ngân hàng, theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định + Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phưong thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác Nguồn nội bộ (nguồn từ lợi nhuận): Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy từ lợi nhuận và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm có thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn với vốn của chủ hình thành ban đầu. Nguồn bên ngoài: Là nguồn bổ xung từ phát hành thêm cổ phiếu để mở rộng quy mô hoạt động hoặc để đổim mới trang thiết bị hay để đáp ứng yêu cầu vốn của chủ do ngân hàng nhà nước quy định Các quỹ:
  • 25. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Là quỹ được dùng với mục đích tăng cường vốn tự có ban đầu. Lợi nhuận hàng năm bổ sung vào quỹ này cho đến khi đạt 50% vốn tự có thì sẽ chuyển thành vốn tự có. Quỹ dự trữ đặc biệt: Là quỹ dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình kinh doanh nhằm bảo toàn vốn. Các quỹ khác: Gồm có lợi nhuận chưa phân phối, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định. Các quỹ trên thuộc sở hữu của ngân hàng. Nguồn hình thành là từ thu nhập của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ xung) do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút.Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọ i thành phần kinh tế trong xã hội. Do đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở rộng tín dụng. Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn đi vay
  • 26. Vốn đi vay: là khoản tiền vay muợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động vốn bị hạn chế. Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoản của các ngân hàng - Vay từ NHTƯ là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các NNTM chiết khấu (tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại NHNN. Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTƯ - Với các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết quả dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.Với các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ lại có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản - Vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ xung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo Vốn khác Vốn khác là toàn bộ giá tị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư. Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác Nguồn ủy thác là nguồn vốn mà ngân hàng có được nhờ thực hiện tốt các dịch vụ của khách hàng đặc biẹt là dịch vụ cho vay và dịch vụ thanh toán.
  • 27. Nguồn trong thanh toán: Nguồn này được hình thành từ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C Nguồn khác: Là các khoản nợ như thuế chưa nộp, lương chưa trả vv. 1.1.3 Vốn tự huy động của ngân hàng thương mại Đối với ngân hàng thương mại, thì hoạt động huy động vốn luôn được quan tâm hàng đầu, bởi vì nếu huy động được nhiều vốn thì ngân hàng mới có khả năng mở rộng được hoạt động, cũng như quy mô của ngân hàng. Ngày nay, trước sức ép của cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách thu hút nguồn tiền ngày một linh hoạt, để từ đó đáp ứng cho hoạt động của ngân hàng. Các phương thức huy động vốn mà hệ thống ngân hàng thương mại thường áp dụng là: 1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn huy động Ngày nay người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược dự trữ phù hợp và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quá trình hoạt động kinh doanh. - Tiền gửi không kỳ hạn Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kì hạn xác định. Tiền gửi không kì hạn đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai. Đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh. Do vậy lượng tiền gửi không kì hạn thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định của lượng tiền gửi không kì hạn tùy thuộc vào dự tính của ngân hàng về sự ổn định tương đối của lượng tiền huy động được trong thời gian tới. Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ ngân hàng.
  • 28. - Tiền gửi có kỳ hạn Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi đó. Do có sự xác định rõ rang về kỳ hạn nên Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương xứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, vù vậy ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán. Ngân hàng đưa ra các loại mức kỳ hạn khác nhau như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn sẽ được thanh toán cả gốc lẫn lãi theo quy định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng rút tiền ra trước thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. 1.1.3.2 Theo nguồn huy động - Huy động từ dân cư Trên cơ cở hoạt động của mình ngân hàng thương mại tiến hành huy động các nguồn tiền nhà rỗi trong dân cư, thông qua các hình thức tiết kiệm, gửi thanh toán, ủy thác cho ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên thì nguồn tiền gửi trong dân cư bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể (nếu không nói là chủ yếu) của ngân hàng thương mại, Nguồn này vừa có tính ổn định cao, thời hạn chủ yếu là trung và dài hạn, các khoản chi phí cho giao dịch đối với nguồn này thường thấp về số tương đối, khách hàng mang tính ổn định cao, ít biến động, rất thuận lợi cho việc hoạch định chính sách hoạt động của ngân hàng nói chung và chính sách huy động vốn nói riêng. - Huy động từ các doanh nghiệp Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, thông thường thì các tổ chức này, không thường xuyên gửi tiền và ngân hàng với mục đích tiết kiệm mà chủ yếu là dùng vào việc thanh toán. Trên cơ sở nắm bắt được chu kì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chu kì hoạt động của các tổ chức, mà ngân hàng đề nghị, hoặc khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức gửi tiết kiệm theo một số quy định cụ thể mà hai bên
  • 29. thoả thuận, cũng như quy định hiện hành của pháp luật. Một số doanh nghiệp Nhà Nước (doanh nghiệp quốc doanh) không được phép gửi tiết kiệm thì họ lại gửi dưới hình thức biến tướng của tiền gửi tiết kiệm là uỷ thác đầu tư. 1.1.3.3 Theo hình thức huy động - Tiền gửi tiết kiệm Hoạt động này đem lại cho ngân hàng nguồn vốn chủ yếu trong tổng nguồn vốn hoạt động. Thông qua tình hình thực tế của ngân hàng, các chỉ số phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn hiện tại và dự báo trong tương lai, mà các ngân hàng thương mại có chính sách huy động vốn hợp lí, thường là công cụ lãi suất nhằm gây sự quan tâm của khách hàng, từ đóthu hút khách hàng tới gửi tiền vào ngân hàng với những mục tiêu khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách gửi tiền và danh mục mà ngân hàng cung cấp. - Tiền gửi thanh toán Nguồn tiền này chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán thường xuyên hay tiêu dùng hàng ngày của khách hàng của ngân hàng, nó có tính ổn địnhkhông cao, tuy nhiên các ngân hàng thương mại có thể dùng một phần của nguồn nay để tiến hàng sử dụng theo mục đích của mình trên cơ sở tính toán hợp lý quy luật biến động của loại tiền gửi này. - Tiền gửi Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: Là khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần thanh toán khách hàng có thể đến ngân hàng để chi tiêu. Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tài khoản khi đảm bảo khả năng chi trả. Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
  • 30. Các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn khác nhau để người gửi tiền lựa chọn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng... - Phát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. 1.1.3.4 Phân loại theo loại tiền - Tiền gủi nội tệ Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các ngân hàng thương mại nhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiết kiệm. - Tiền gủi ngoại tệ Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như: USD,EUR,GBP,DEM,JPY,.... Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của ngân hàng như kih doanh ngoại tệ trong nước,trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,...các ngân hàng có xu hướng mở rộng kinh doanh đối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn. Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hóa về phương thức huy động vốn của các ngân hàng thương mại. 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động 1.1.4.1 Nhân tố khách quan Môi trường chính trị - pháp luật Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý đem lại ch o ngân hàng hàng loạt các cơ hội và thách thức. Ví dụ như việc dỡ bỏ các hạn chế về
  • 31. huy động vốn tièn gửi nội tệ sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát triển các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ và các sản phẩm về cho vay nội tệ. Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật : luật dân sự, luật NHTƯ, các quy định của chính phủ... Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của NHTƯ như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng... Sự thay đổi của những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn của NHTM. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng . Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ... sẽ ảnh hưởng đến khả năngtiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm tăng và người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại. Môi trường dân số Môi trường dân số là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn là căn cứ để hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng. Đồng thời môi trường dân số là cơ sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Môi trường dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của ngân hàng do đó ngân hàng phải nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tế trước khi đưa ra chiến lược huy động vốn để có hể huy động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của ngân hàng về chất lượng, số lượng và thời hạn....
  • 32. Môi trường địa lý Môi trường địa lý được xác định bởi quy định của quốc tế để hình thành quốc gia và quy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã, thành phố, nông thôn... tuỳ từng khu vực địa lý mà ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ít điểm huy động vốn và quyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khu vực có số dân và các điều kiện khác nhau. Môi trường công nghệ Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chụi sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những thách thức mới. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới... nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải tiến, phất triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác... giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng. Môi trường văn hoá xã hội Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý... Đối với ngân hàng hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá. Cụthể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được , là một phàn tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy độn vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ
  • 33. ngân hàng. Mặt khác ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với người dân sáu hàng loạt sự kiện đã xảy ra như: đổi tiền 1985-1986, tỷ lệ lạm phát 600-700% làm nhiều người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tín dụng nhân dân và hàng loạt sự kiên khác có liên quan đến ngân hàng : Dệt Nam Định, Minh phụng EPCO làm cho các ngân hàng bị thiệt hại lớn.Ngân hàng chưa chú trọng đến công tác marketing, tiếp thị, quảng cáo ... người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân hàng vì vậy cho đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà... 1.1.4.2 Nhân tố chủ quan Chiến lược kimh doanh của ngân hàng Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao. Chính sách lãi suất cạnh tranh Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn. Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức tiết kiệm này sangtổ chức tiết kiệm khác. Chính sách khách hàng Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều nhóm để có cách phục vụ phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường
  • 34. xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng t hì ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất..... Các hình thức huy động vốn của ngân hàng Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng, pho ng phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tố t nhất nhu cầu của dân cư và họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gưỉ tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào hình thức huy động mới. Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng khác. Trong đièu kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập của ngân hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh. Chính sách marketing Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng . Thái độ phục vụ thân thiện, chu dáo là điều kiện để thu hút khách hàng , chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có nhiều khách hàng mới. Do đó để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để để nhiều người biết đến ngân hàng và sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng.
  • 35. 1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tín dụng 1.1.5.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động. VỐN HUY ĐỘNG VHĐ/TNV = X 100% TỔNG NGUỒN VỐN 1.1.5.2 Vốn huy động trên dư nợ Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của các chi nhánh để phục vụ cho vay, chỉ tiêu này còn đánh giá ngân hàng có sử dụng hiệu quả vốn huy động để chovay hay không. VỐN HUY ĐỘNG VHĐ/TDN = TỔNG DƯ NỢ 1.2 Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường huy động vốn rất sôi động, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi. Các tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau: - Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tà khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ, ... tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng 1.950.000 tài khoản cá nhân . - Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế xã hội, giữa các tổ chức tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi kho bạc nhà nước, bảo hiêm xã hội, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực,... - Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng. Thời gian gần đây để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng
  • 36. thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích kũy, tiết kiệm lũy tiến trả lãi theo số gửi tiền càng cao, tiết kiệm lih hoạt, tiết kiệm dự thưởng,... - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trả phiếu,... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: - Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.606 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: 443.476 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh vàphòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia. - Nhân sự: gần 42.000 cán bộ. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.065 ngân hàng đại lý tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về huy động vốn của ngân hàng N No&PTNT Việt Nam giai đoạn 2009-1011 thu được những kết quả khả quan, cụ thể: năm nguồn vốn huy động đạt 366.995 tỷ đồng, năm 2010 đạt 418.510 tỷ đồng và năm 2011 đạt 421.355 tỷ đồng Chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNNo&PTNT Nghệ An. Cùng với sự phát triển của AGIBANK trên toàn quốc, hoạt động của chi nhánh cũng gặt hái được nhiều thành công nổi bật. Chi nhánh đã mở thêm được 2 Ngân hàng cấp III và một phòng giao dịch. Thị phần vốn huy động trên địa bàn tăng nhanh, chiếm gần 60%. Nguồn vốn tự huy động cũng tăng cao tăng 28.89 % vào năm 2010 và 9.48% vào năm 2011.
  • 37. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN 2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đô Lương 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đô Lương Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Đô Lương là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Nghệ An, được thành lập theo quyết định số 53- HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và công văn số 91/ NHNo & PTNT- TCCB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Nghệ An. Trụ sở của chi nhánh được đặt tại xã Yên Sơn, huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An. Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đô Lương là một ngân hàng thương mại, kinh doanh trên địa bàn trung du nên có nhiều khó khăn. Ngân hàng vừa phải thực hiện cơ chế khoán tài chính trong kinh doanh vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn là đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất cho bà con nông dân trong toàn huyện, từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Với một địa bàn thật không ít khó khăn song hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp huyện Đô Lương được đánh giá là một trong những huyện khá của tỉnh Nghệ An. Mặt khác Ngân hàng Nông nghiệp Đô lương là một trong những đơn vị có hàng ngũ lãnh đạo có năng lực, năng động trong điều hành hoạt động kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống nhất. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng nông nghiệp huyện Đô Lương mở rộng kinh doanh, khối lượng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng thanh toán và dịch vụ ngân hàng.
  • 38. GIÁM ĐỐC Phòng KT-NQ Phòng TD 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Mô hình tổ chức Ngân hàng No&PTNN Đô Lương Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng NNo&PTNT Đô Lương Mô hình tổ chức phòng giao dịch Sơ đồ: 2.2 Cơ cấu tổ chứcphòng giao dịch Hiện nay NHNo&PTNT huyện Đô Lương là Ngân hàng cấp 2 loại 3 của NHNo & PTNT Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các đơn vị cấp trên mà cơ quan chủ quản là NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An. Quy mô hoạt động của NHNo & PTNT huyện Đô Lương gồm một trụ sở chính là Ngân hàng cấp 2 đóng tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương. Hiện nay cơ cấu tổ chức của bộ máy Ngân hàng Đô Lương như sau: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ Phòng Tín Dụng Phòng Hành Chính Phòng Kiểm Soát GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC
  • 39. Bao gồm 3 phòng nghiệp vụ: - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: - Phòng nghiệp vụ kế toán - Ngân quỹ: - Phòng Hành chính - Nhân sự: - Có 2 ngân hàng cấp III: + Ngân hàng cấp III Văn Hiến: + Ngân hàng cấp III Bạch Ngọc: - Có 1 phòng giao dịch:Phòng Giao dịch Xuân Bài: Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban: Ban Giám đốc: Giám đốc: Trực tiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tỉnh Nghệ An. Các phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số công việc do Giám đốc phân công. Kiểm tra nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động nội bộ của Chi nhánh. Phòng kế toán-ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong khi giao dịch với khách hàng; kiểm tra các hoạt động kinh doanh; lập và phân tích các báo cáo tài chính của Chi nhánh; Tổng hợp lưu giữ hồ sơ về hạch toán kế toán theo chế độ quy định. Phòng nghiệp vụ tín dụng: Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng vừa có hiệu qủa, vừa an toàn, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của nợ quá hạn, giúp lãnh đạo chi nhánh đưa ra biện pháp chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng.
  • 40. Phòng Hành chính - Nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, thi đua, lao động tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ Công nhân viên... Các Phòng Giao dịch: Trực tiếp và thực hiện giao dịch với khách hàng cũng có các dịch vụ kinh doanh tương tự như phòng kế toán - Ngân quỹ và phòng Tín dụng. Mặc dù mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành một khối thống nhất góp phần đổi mới NHNo&PTNT Đô Lương. 2.1.3 Tình hình lao động tại chi nhánh NH No&PTNNT Đô Lương Trong quá trình hội nhập, hệ thống Ngân hàng có sự đổi mới một cách toàn diện không chỉ về phương thức hoạt động mà cả về con người thực hiện hoạt động đó. Vì vậy NHNo&PTNT huyện Đô Lương trong những năm gần đây đang xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho mình đội ngũ nhân sự trong giai đoạn mới, đó là những con người trẻ tuổi, năng động, có kiến thức chuyên môn cao. Bảng 2.1: Tình hình lao động tại chi nhánh ĐVT: Người Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % Tổng số lao động 55 56 57 1 1,82 1 1,78 Phân theo giới tính Nam 20 22 22 2 10 0 0 Nữ 35 34 35 -1 2,94 1 2,94 Phân theo trình độ văn hóa Đại học, cao đẳng 33 37 43 4 12,1 6 16,2 Trung cấp 17 17 11 0 0 -6 54,5 Sơ cấp 5 2 3 -3 40 1 50 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
  • 41. Quan sát bảng 2.1 tình hình lao động của chi nhánh trên ta thấy rõ: nhìn chung lượng lao động qua các năm có tăng nhưng rất ít. Năm 2010 ngân hàng nhận thêm 1 nhân viên tương ứng tỉ lệ là 1,82%. Năm 2011 nhận thêm 1 nhân viên, tỷ lệ lao động tăng tương ứng là 1,78%. Điều đó cho thấy hoạt động của ngân hàng vẫn ổn định qua các năm. Xét theo giới tính: Lao động của ngân hàng chủ yếu là lao động nữ chiếm tỷ lệ trên 60%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy vì do đặc thù của công việc quy định, hoạt động cung cấp dịch vụ của ngân hàng đòi hỏi nhân viên phả i kiên trì, mềm mỏng và khéo léo khi tiếp xúc với khách hàng và đó là những tố chất thiên về nữ giới, chính vì vậy trong khâu tuyển dụng vào các vị trí như nhân viên giao dịch, nhân viên văn phòng thường ưu tiên nữ giới.Cụ thể tình hình lao động của ngân hàng qua các năm là: Năm 2009, lao động nam là 20 người, chiếm 36,36% so với tổng lao động. Trong khi đó, lao động nữ là 35 người, chiếm 63,64%. Sang năm 2010, lao động nam là 22 người, chiếm 39,29% so với tổng lao động, còn lao động nữ là 34 người, chiếm 60,71%. Đến năm 2011, lao động nam là 22 người, chiếm 38,60%, còn lao động nữ là 35 người, chiếm 61,40%, Do tính chất công việc, ở ngân hàng lao động nữ chủ yếu làm ở bộ phòng giao dịch và ngân quỹ cò lao động nam chủ yếu làm ở phòng tín dụng. Xét theo trình độ: Đa số có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ trên 60%. Do hoạt động của ngân hàng ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ mới của khoa học- kỹ thuật, nhiều dịch vụ đa dạng phát sinh để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, chính vì vậy cần đội ngũ nhân viên được đào tạo, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nhạy bén trong công việc mới, đảm bảo hoạt động của ngân hàng được vận hành tốt. Trước đòi hỏi khắt khe đó những năm qua ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đô Lương luôn chú trọng tuyển dụng những nhân viên có trình độ cao.Điều đó được thể hiện: n ăm 2009 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng có 33 người chiếm 60%, nhân viên có trình độ trung cấp 17 người chiếm 30,9% và nhân viên có trình độ sơ cấp 5 người chiếm 9,1% trong tổng số lao động.Năm 2010 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng là 37 ngư ời chiếm 66,1%, nhân viên có trình độ trung cấp, sơ cấp có 17 người chiếm 30,9%.Và đến năm 2011 nhân viên có trình độ
  • 42. đại học, cao đẳng tăng lên 43 người chiếm 75,44% ; nhân viên có trình độ trung cấp giảm xuống còn 11 người chiếm 19,30% và nhân viên có trình độ sơ cấp còn 3 người chiếm 5,26% trong tổng số lao động tại ngân hàng. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của chi nhánh ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % I- Tổng thu 54,235 65,429 85,055 11,194 20.64 19,626 30.00 II- Chi phí hoạt động 45,154 54,504 72,484 9,350 20.71 17,980 32.99 III- Lợi nhuận 9,081 10,925 12,571 1,844 20.31 1,646 15.07 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Qua bảng số liệu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đô Lương giai đoạn 2009-2011 ta thấy: Năm 2010 doanh thu của chi nhánh tăng 11,194 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 20.64%. Do mở rộng quy mô hoạt động nguồn vốn của chi nhánh tăng mạnh nên chi phí hoạt động tăng lên, tăng thêm 9,350 triệu đồng . Trong đó khoản tăng lớn nhất là chi trả lãi huy động vốn.Thêm vào đó, trong năm NH gặp nhiều trở ngại cho việc tìm đầu ra cho nguồn vốn, đơn vị chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động. Tuy nhiên năm 2010 lợi nhuận của NH đạt 10,925 triệu đồng tăng 1,184 triệu đồng tương ứng với 20.31% so với năm 2009. Sang năm 2011 thu nhập của NH tiếp tục tăng so với năm 2010 tỉ lệ tăng là 30% tương ứng với 19,926 triệu đồng so với năm 2010. Chi phí hoạt động năm 2011 tăng khá cao so với năm 2010, năm 2011 chi phí hoạt động tăng 17,980 triệu đồng tương ứng với 32.99% và lợi nhuận của năm đạt 12,571 triệu đồng tăng 1646 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.7%. Mức lợi luận của chi nhánh đã đạt được mục tiêu hoạt động là lợi nhuận
  • 43. năm sau cao hơn năm trước. Chi nhánh cần duy trì và cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa để hoạt động kinh donah có hiệu quả đặc biệt là vấn đề huy độ ng vốn và sử dụng vốn. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % Tổng nguồn vốn 518,606 614,597 683,743 95,991 18.51 69,146 11.25 Tiền gửi các TCTD 50,810 58,920 62,325 8,110 15.96 3,405 5.78 Tiền vốn huy động 430,038 509,558 570,706 79,520 18.49 61,148 12.00 Nguồn vốn UTĐT 32,748 40,089 40,942 7,341 22.42 853 2.13 Nguồn vốn khác 5,010 6,030 9,770 1,020 20.36 3,740 62.02 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNNo&PTNT Đô Lương giai đoạn 2009- 2011 gồm: tiền gửi của tổ chức xã hội, tiền vốn huy động, nguồn vốn UTĐT và nguồn vốn khác. Trong đó nguồn vốn tự huy động luôn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn. Xét về tốc độ tăng trưởng ta thấy trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng của chi nhánh khá chậm. Năm 2010, tổng nguồn vốn của chi nhánh là 614,597 triệu đồngtăng so với năm 2009 là 95,991 triệu đồng,tốc độ tăng trưởng đạt 18.51 % và năm 2011 tốc độ tăng trưởng là 11.25% so với năm 2010. Nguồn vốn của chi nhánh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn vốn tự huy động vẫn chiếm tỷ tỷ lớn. năm 2009 nguồn vốn này chiếm 82,.9 % so với tổng nguồn vốn của chi nhánh, đến năm 2010 tỷ lệ này không có sự thay đổi tuy nhiên nguồn vốn này tăng thêm 79,520 triệu đồng so với năm 2009 tốc độ tăng trưởng của năm 2010 so với năm 2009 là 18.49%. Năm 2011, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 570,706 triệu đồng chiếm 83.47% trong tổng nguồn vốn.
  • 44. Sau nguồn vốn huy động, nguồn vốn tiền gửi các TCTD chiếm tỷ trọng tương đối và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009, nguồn vốn tiền gửi của các TCTD là 50,810 triệu đồng chiếm 9,7%. Năm 2010 nguồn vốn này tăng thêm 8,110 triệu đồng so với năm 2009 và đến năm 2011 nguồn vốn này tăng thêm 3405 triệu đồng đạt 62,325 triệu đồng. Ngoài ra Chi nhánh còn tiếp nhận một lượng uỷ thác đầu tư khá lớn của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp Nhà Nước, các doanh nghiệp này tuỳ theo tính chất hoạt động và ngành nghề kinh doanh mà không được phép gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng theo quy định của Nhà Nước, và như vậy họ biến tướng nguồn tiền nhàn rỗi thay vì gửi tiết kiệm, họ uỷ thác cho ngân hàng để đầu tư. Tuy nhiên mức tăng trưởng của nguồn này qua các năm khôn g ổn định năm 2010 tốc độ tăng trưởng của nguồn lày khá cao là 22.42% nhưg đến năm 2011 chỉ đạt 2.13%. Nguồn vốn khác luôn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, nhưng qua 3 năm đã có sự biến động lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2009 nguồn vốn này đạt 5,010 t riệu đồng chiếm 0.96%. Năm 2010 nguồn vốn này tăng thêm 1,020 triệu đồng so với năm 2009 và tốc độ tăng trưởng đạt 20.36%. Năm 2011 đạt 9,970 triệu đồng chiếm 1.43% và tốc độ tăng trưởng của năm đạt 62.02% Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo và đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Mặt khác, hoạt động này còn thể hiện một phần sức cạnh tranh, thị phần của ngân hàng so với các ngân hàng khác cùng địa bàn. Chi nhánh NHNo Đô Lương đã cố gắng không ngừng để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, an toàn. Trước hết, chi nhánh luôn duy trì mối quan hệ tốt với các đơn vị sản xuất kinh doanh như các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân hàng. Chi nhánh luôn tìm biện pháp để mở rộng và giữ vững thị trường cho vay, tăng cường công tác tiếp thị, đẩ y mạnh cho vay tiêu dùng, đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, phù hợp với địa bàn hoạt động. Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện để đầu tư, đặc biệt là đầu tư vốn cho các làng có nghề truyền thống như đan lát ở Đà Lam, kẹ o lạc, bánh đa ở Vĩnh phúc, nuôi trồng thuỷ sản ở xã Đại sơn, Trù Sơn, buôn bán dịch vụ, chăn nuôi trâu
  • 45. bò… Chi nhánh đã thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể tới từng cán bộ; quyết toán theo tháng, quý, năm có chế độ đãi ngộ thoả đáng với cán bộ tí n dụng, thưởng phạt rõ ràng nhằm hạn chế sai phạm xảy ra, thực hiện khoán lương tới từng người để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Việc mở rộng cho vay vẫn được tiến hành với mọi đối tượng khách hàng như cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập từ lương ổn định. Được sự quan tâm của cấp trên, chi nhánh NHNo Đô lương đã tham gia đầu tư các dự án xây dựng cơ bản. Chi nhánh luôn phối hợp cùng các ban ngành của huyện để xây dựng các dự án tiểu vùng, đề án mang tính chiến lược lâu dài và mang tính chính trị của huyện. Chi nhánh đã có định hướng đúng trong hoạt động đầu tư, chỉ đạo uyển chuyển linh hoạt về mức lãi suất cho vay xác định đối tượng được ưu tiên, ưu đãi về lãi suất. Dư nợ của mỗi CBTD được nâng cao, chất lượng hoạt động tín dụng tăng (thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn thấp) là nhờ có chính sách đối với cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay các phòng nghiệp vụ đều lên kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ vào ngày thứ 7, chủ nhật. Chi nhánh tập trung cán bộ học các quy chế nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tiền vay và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vayđể chấn chỉnh kịp thời sai sót. Bảng 2.4 cho ta thấy dư nợ cho vay năm 2010 đã tăng lên cao so với năm 2009: Năm 2010 tăng 36,117 triệu đồng so với 2009 tương đương 19,23%.Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn. Tỷ lệ cho vay giữa ngắn hạn và trung hạn gần tương đương nhau. Về vấn đề nợ quá hạn và việc thu hồi nợ tồn đọng. Có thể nói rằng năm 2010 chi nhánh đã có thành công trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Năm 2009 nợ quá hạn là 560 triệu đồng chiếm 0,19% tổng dư nợ. Đến 31/12/2010 nợ quá hạn là 680 triệu,
  • 46. chiếm 0,18% tổng dư nợ và chỉ tập trung vào hộ sản xuất, không có doanh nghiệp nào nợ quá hạn. Nợ quá hạn hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể, ở dưới mức cho phép (1%) cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp Đô lương đã rất quan tâm đến chất lượng tín dụng, vì đó là sự sống còn của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao công tác thẩm định, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ chớnh quyền điạ phương, tăng cường cụng tỏc kiểm tra, kiểm soátt trước trong và sau khi vay. Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % Ngắn hạn 186,903 223,020 264,983 36,117 19.32 41,963 18.82 Trung hạn 132,129 161,857 185,324 29,728 22.50 23,467 14.50 Tổng dư nợ 319,032 384,877 450,307 65,845 20.64 65,430 17.00 (Nguồn: Phòng kế toán) Công tác kế toán, thanh toán và dịch vụ chuyển tiền: Hoạt động công tác kế toán thanh toán và dịch vụ chuyển tiền trong thời gian qua đó có nhiều khởi sắc. Có thể nói đây là thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Đô lương. Công tác thanh toán điện tử đảm bảo an toàn chính xác nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng và ngày càng thu hút đến với Ngân hàng Nông nghiệp Đô lương. Đến nay đó có trên 32.000 khách hàng giao dịch với Ngân hàng nông nghiệp, đã thực hiện chuyển hàng triệu món chuyển tiền đi với hàng trăm tỷ đồng hàng năm .Hầu hết việc chuyển tiền thụng qua dịch vụ WU trên địa bàn Đô lương đều do Ngân hàng nông nghiệp đảm nhiệm nhưng không để xẩy ra sai sót nào và càng khẳng định vị thế của ngân hàng nông nghiệp Đô lương. (Năm 2011 Chuyển tiền kiều hối qua WU được 377.673 món với 30.668.892 USD, Chuyển qua NHNo 700 món với 917.259 USD).
  • 47. Đặc biệt trong thời gian qua cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên Ngân hàng Nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc và tạo được s ự đột phá trong hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng với việc hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ chi nhành và các phòng giao dịch. Hệ thống công nghệ hiện đại đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích ngân hàng tiến tiến trên quy mô toàn quốc và tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường . Ngân hàngnông nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiên tiến như thẻ quốc tế, SMS Banking, chuyển tiền qua SMS. Đến nay Ngân hàng nông nghiệp huyện Đô Lương đã mở hơn 25.000 thẻ ATM và lắp đặt một máy rút tiền tự động tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch và tăng thu nhập. 2.2 Thực trạng công tác HĐV tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đô Lương- Nghệ An.