SlideShare a Scribd company logo
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................6
I. Tính cấp thiết của đề án.........................................................................................6
II. Mục tiêu của đề án................................................................................................6
III. Yêu cầu của đề án................................................................................................7
IV. Căn cứ xây dựng đề án........................................................................................7
V. Kết cấu của đề án..................................................................................................8
VI. Tổ chức nghiên cứu xây dựng Đề án..................................................................8
PHẦN THỨ NHẤT....................................................................................................9
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGÀNH KINH TẾ......................................9
MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC................................................................9
I. KHÁI NIỆM NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC....9
1. Khái niệm ngành kinh tế mũi nhọn............................................................9
2. Khái niệm sản phẩm chủ lực.......................................................................9
3. Phạm vi ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực.............................9
4. Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực........................9
II. LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC.10
1. Quan điểm lựa chọn...................................................................................10
2. Tiêu thức xác định ngành kinh tế mũi nhọn............................................10
3. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực.........................................................10
4. Phương pháp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực..11
PHẦN THỨ HAI......................................................................................................13
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ SẢN PHẨM CHỦ
YẾU Ở TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010............................................13
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM...13
1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................13
1.1. Vị trí địa lý............................................................................................13
1.2. Địa hình.................................................................................................13
2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên........................................................13
2.1 Tài nguyên đất đai..................................................................................13
2.2. Tài nguyên nước....................................................................................14
2.3. Tài nguyên khí hậu................................................................................14
2.4. Tài nguyên khoáng sản.........................................................................14
2.5. Tài nguyên rừng....................................................................................15
3. Nguồn nhân lực..........................................................................................15
3.1. Dân số...................................................................................................15
3.2.Lao động và cơ cấu lao động.................................................................16
4. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum................................................16
4.1. Tăng trưởng kinh tế...............................................................................16
4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................17
4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Kon Tum.................19
1
4.3.1. Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản.......................................................19
4.3.2. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng..............................................21
4.4. Thu chi ngân sách.................................................................................24
4.5. Thực hiện vốn đầu tư.............................................................................24
4.6. Hoạt động xuất nhập khẩu....................................................................24
4.7. Khoa học công nghệ.............................................................................24
4.8. Bảo vệ môi trường.................................................................................25
4.9. Giáo dục và đào tạo..............................................................................25
4.10. Văn hóa thể thao.................................................................................25
4.11. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.......................................................26
5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và thách thức của tỉnh Kon Tum
.........................................................................................................................26
5.1. Thuận lợi...............................................................................................26
5.2. Khó khăn - thách thức...........................................................................26
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH VÀ SẢN PHẨM CHỦ
YẾU CỦA TỈNH KON TUM..................................................................................27
1. Nhóm ngành nông nghiệp.........................................................................27
1.1. Ngành trồng cây hàng năm....................................................................27
1.1.1. Đánh giá chung....................................................................................27
1.1.2. Một số cây trồng hàng năm.................................................................27
1.2. Ngành trồng cây lâu năm.................................................................................30
1.2.1. Đánh giá chung....................................................................................30
1.2.3. Một số cây trồng lâu năm chủ yếu.......................................................31
1.4. Ngành lâm nghiệp.............................................................................................36
2. Nhóm ngành công nghiệp....................................................................................37
2.1. Ngành chế biến nông, lâm sản..........................................................................37
2.1.1. Đánh giá chung:...................................................................................37
2.1.2.Phân tích ma trận SWOT về công nghiệp chế biến nông, lâm sản...37
2.1.3. Một số sản phẩm chính........................................................................38
2.2. Ngành sản xuất điện (sản phẩm thủy điện).....................................................39
2.2.1. Đánh giá chung....................................................................................39
2.2.2. Phân tích ma trận SWOT ngành sản xuất điện của tỉnh Kon Tum. .40
2.3. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng....................................................................40
2.3.1. Tình hình chung...................................................................................40
2.3.2. Phân tích ma trận SWOT ngành sản xuất VLXD của tỉnh Kon Tum
.........................................................................................................................42
2.4. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản........................................................42
2.4.1. Hiện trạng khai thác............................................................................42
2.4.2. Tình hình sử dụng khoáng sản...........................................................43
2.4.3. Đánh giá chung....................................................................................43
3. Ngành du lịch........................................................................................................43
3.1. Đánh giá chung.......................................................................................43
3.2. Phân tích ma trận SWOT về ngành du lịch tỉnh Kon Tum...................44
PHẦN THỨ BA........................................................................................................47
2
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI
NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020. 47
I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA TỈNH KON TUM...........................................................................................47
1. Yếu tố quốc tế.......................................................................................................47
2. Yếu tố trong nước.................................................................................................48
3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của một số ngành kinh tế của tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2011 - 2020.......................................................................................48
3.1. Đối với công nghiệp chế biến nông, lâm sản:..................................................48
3.2. Đối với ngành sản xuất điện, cụ thể là thủy điện:...........................................49
3.3. Đối với ngành du lịch........................................................................................50
II. PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN
PHẨM CHỦ LỰC....................................................................................................50
1. Cơ sở lựa chọn:.....................................................................................................50
2. Lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực:.................................50
2.1. Phương pháp phân tích SWOT........................................................................50
2.2. Phương pháp định lượng..................................................................................51
2.3. Phương pháp chuyên gia..................................................................................52
2.4. Tổng hợp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020..............................................................................52
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN
VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020..............53
1. Quan điểm, mục tiêu............................................................................................53
1.1. Quan điểm phát triển:......................................................................................53
1.2. Mục tiêu phát triển:..........................................................................................53
2. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực
của tỉnh Kon Tum đến năm 2020............................................................................54
2.1. Trồng rau, hoa xứ lạnh.....................................................................................54
2.2. Ngành trồng cây lâu năm.................................................................................55
2.2.1. Cây cao su.............................................................................................55
2.2.2. Cây cà phê.............................................................................................56
2.2.3. Trồng cây dược liệu (Sâm Ngọc Linh)................................................57
2.3. Ngành trồng rừng và chăm sóc rừng (trồng cây nguyên liệu giấy)...............58
2.4. Nuôi trồng thủy sản (thủy đặc sản tại huyện Kon Plông và thủy sản nước
ngọt khác).................................................................................................................58
2.5. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản....................................................60
2.5.1. Quan điểm phát triển...........................................................................60
2.5.2. Dự báo các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến nông,
lâm sản của tỉnh đến năm 2020.....................................................................61
2.5.3. Phát triển các sản phẩm chủ lực.........................................................61
2.5.3.1. Sản phẩm cao su................................................................................61
2.5.3.2. Sản phẩm cà phê...............................................................................63
2.5.3.3. Sản phẩm bột giấy và giấy................................................................63
2.5.3.4. Chế biến sắn và tinh bột sắn:............................................................64
2.6. Sản xuất sản phẩm từ khoáng sản...................................................................65
2.6.1. Quan điểm và phương hướng phát triển.............................................65
3
2.6.2. Dự báo nhu cầu VLXD của tỉnh Kon Tum đến năm 2020.................65
2.6.3. Phát triển sản phẩm chủ lực: gạch nung và gạch không nung.........65
2.7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (sản xuất thủy điện).........................68
2.7.1. Quan điểm phát triển...........................................................................68
2.7.2. Phương hướng, nhiệm vụ:...................................................................69
2.8. Ngành du lịch.....................................................................................................69
2.8.1. Quan điểm phát triển...........................................................................69
2.8.2. Định hướng phát triển:........................................................................70
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN
PHẨM CHỦ LỰC....................................................................................................72
1. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch:...................................72
2. Giải pháp về thị trường.......................................................................................73
2.1. Tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ...........................................................73
2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và sản phẩm.......................................73
2.3. Chiến lược phân phối........................................................................................74
3. Giải pháp tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng.................75
3.1. Về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực điều hành......................75
3.2. Về tiếp cận các nguồn lực.................................................................................75
3.3. Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô..................................................................76
3.4. Cải thiện năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI)...............................................76
3.5. Xúc tiến thương mại..........................................................................................76
4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng..................................................................................77
5. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ...........................................................78
6. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...................................................78
7. Giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát
triển ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực..............................................79
8. Giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế..................................................................80
9. Một số cơ chế, chính sách:...................................................................................81
PHẦN THỨ TƯ.......................................................................................................83
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................83
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................................83
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:..............................................................................83
2. Các sở, ban, ngành, địa phương...............................................................83
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư.........................................................................83
2.2. Sở Công thương....................................................................................83
2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..............................................83
2.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch..........................................................83
2.5. Sở Lao động thương binh và Xã hội.....................................................84
2.6. Sở Tài chính..........................................................................................84
2.7. Sở Khoa học và Công nghệ...................................................................84
2.8. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Kon Tum........................................84
2.9. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Kon Tum.........84
2.10. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh...............................................................84
2.11. Các sở, ban ngành, địa phương khác..................................................84
II. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................84
4
1. Đối với Chính phủ................................................................................................84
2. Đối với các bộ, ngành.................................................................................85
2.1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư...........................................................85
2.2. Đối với Bộ Tài chính............................................................................86
2.3. Bộ Giao thông vận tải...........................................................................86
2.4. Bộ Công Thương...................................................................................86
2.5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:.........................................................86
2.6. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.............................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................87
PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................88
PHỤ LỤC 1:.............................................................................................................88
TỔNG HỢP Ý KIẾN PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT LỰA CHỌN.................88
SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020.........................................88
PHỤ LỤC 2: Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu một số ngành kinh tế của tỉnh
đến năm 2020..........................................................................................................
PHỤ LỤC 3: Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu một số ngành kinh tế và sản
phẩm của tỉnh đến năm 2020.................................................................................
PHỤ LỤC 4: Tổng hợp điểm của một số ngành kinh tế của tỉnh Kon Tum đến
năm 2020...............................................................................................................
PHỤ LỤC 5A: Sản lượng và giá trị sản xuất (giá cố định 1994) các ngành
kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực..................................................................
PHỤ LỤC 5B: Giá trị tăng thêm (giá hiện hành) và cơ cấu các ngành kinh tế
mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trong tổng SPXH.................................................
PHỤ LỤC 6: Danh mục các tuyến, điểm, cụm du lịch trên địa bàn tỉnh..............
5
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề án
Trong quá trình phát triển của một quốc gia, một địa phương, việc xác định
đúng ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực để lựa chọn hướng đi, đưa ra
các chính sách, biện pháp phát triển là một trong những nhân tố quyết định sự
phát triển thành công của quốc gia, địa phương đó.
Kon Tum có một vị trí địa kinh tế - địa chính trị quan trọng, là cửa ngõ của
Tây Nguyên và ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia với cửa khẩu quốc
tế Bờ Y. Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Kon Tum tăng trưởng với tốc độ
khá cao, bình quân tăng khoảng 14,71%/năm giai đoạn 2006 - 2010; thu nhập
bình quân đầu người ngày càng tăng nhanh, tăng từ 4,8 triệu đồng năm 2005 lên
13,34 triệu đồng năm 2010; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng hợp
lý, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và
thương mại - dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.
Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa bền vững; ngành công
nghiệp còn nhỏ bé, cơ sở vật chất yếu kém, công nghệ sản xuất lạc hậu; chất
lượng nguồn nhân lực còn thấp; hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh các sản
phẩm của tỉnh còn thấp; các tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác và sử dụng
hiệu quả; số lượng các ngành, sản phẩm có quy mô sản xuất lớn và tạo ra giá trị
gia tăng cao chưa nhiều.v.v..
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Kon Tum
tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, việc lựa chọn và tập trung phát triển
một số ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trên cơ sở khai thác các tiềm
năng, thế mạnh, phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh là hết sức cần thiết. Chính vì
vậy, việc xây dựng đề án “Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020” có ý nghĩa quan trọng
cả về lý luận và thực tiễn.
II. Mục tiêu của đề án
1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề án là xác định một số ngành và sản phẩm trên
địa bàn tỉnh đáp ứng các tiêu chí lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn và sản
phẩm chủ lực, từ đó tỉnh sẽ tạo điều kiện và đề ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ
phù hợp để thúc đẩy các ngành, các sản phẩm phát triển nhanh, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và là đầu tàu kéo nền KT - XH của tỉnh tăng trưởng nhanh và
phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Trên cơ sở số liệu tổng hợp của các ngành, các sản phẩm từ năm 2000
đến nay, đề án sẽ lựa chọn 6-7 ngành và 8-9 sản phẩm giàu tiềm năng, có lợi thế
cạnh tranh trên địa bàn tỉnh đáp ứng các tiêu chí lựa chọn, để đầu tư thúc đẩy phát
triển trở thành các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
6
+ Phân tích, đánh giá các tiềm năng và lợi thế, hỗ trợ phát triển một số
ngành, sản phẩm có điều kiện để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và sản
phẩm chủ lực trong giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Phát triển thêm từ 1-2 ngành kinh tế mũi nhọn và 1-2 sản phẩm chủ lực;
hình thành những ngành, sản phẩm chủ lực mới của tỉnh đáp ứng nhu cầu mới và
ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.
III. Yêu cầu của đề án
- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về
phát triển KT - XH của cả nước và vùng Tây Nguyên;
- Phù hợp với định hướng phát triển vùng Tây Nguyên, các quy hoạch
ngành kinh tế - kỹ thuật;
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Kon Tum đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV;
- Phù hợp với Kế hoạch phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2011 - 2015;
- Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi.
IV. Căn cứ xây dựng đề án
- Quyết định số 260/2005/QĐ - TTg ngày 21/10/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển KT - XH vùng phía Tây
đường Hồ Chí Minh đến năm 2020;
- Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công
nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 10/2008/QĐ - TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020";
- Quyết định số 25/2008/QĐ - TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH đối với
các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010;
- Quyết định số 52/2008/QĐ - TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của
Việt Nam đến năm 2020";
- Quyết định số 864/QĐ - TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm
2020 (đoạn từ Điện Biên đến Kon Tum);
- Quyết định số 2214/QĐ - TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum;
7
- Quyết định số 581/QĐ - TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến
năm 2020.
- Quyết định số 11/2007/QĐ - BCN ngày 14/02/2007 của Bộ Công nghiệp
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí
Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV;
- Kế hoạch phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 607/QĐ - UBND ngày 27/6/2007 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc ban hành “Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển một số cây hàng
hóa chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2010 có tính đến năm 2015”;
- Quyết định 14/2009/QĐ - UBND của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt Đề
án về chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su.
V. Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
án gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Một số khái niệm cơ bản về ngành kinh tế mũi nhọn và sản
phẩm chủ lực.
- Phần thứ hai: Thực trạng phát triển một số ngành và sản phẩm chủ yếu
của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001 - 2010.
- Phần thứ ba: Định hướng và giải pháp phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020.
- Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện và kiến nghị.
VI. Tổ chức nghiên cứu xây dựng Đề án
1. Chỉ đạo thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh
2. Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. Các cơ quan phối hợp thực hiện
- Sở Công Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Sở Tài chính;
- Sở Lao động thương binh và xã hội;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh và các cơ quan Trung ương có liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Viện Nghiên cứu Phát triển KT - XH Đà Nẵng.
8
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGÀNH KINH TẾ
MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC
I. KHÁI NIỆM NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC
1. Khái niệm ngành kinh tế mũi nhọn
Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành kinh tế khi được tập trung đầu tư phát
triển sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối, tối ưu, tổng hợp…nền
kinh tế, từ đó góp phần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững(1)
.
Trong đó:
- Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành kinh tế nếu tập trung phát triển sẽ có
ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế khác, có trình độ công nghệ cao, có hiệu quả
vượt trội.v.v..
- Phát triển cân đối là giới hạn cho phép của ngành kinh tế mũi nhọn, nó
không thể vượt quá mức giới hạn để dẫn đến sự phá vỡ, gây thiệt hại cho các
ngành khác.
- Phát triển tối ưu là ngành nếu được tập trung phát triển (trong mối quan
hệ cân đối giới hạn) sẽ làm cho tổng thể nền kinh tế phát triển nhanh nhất, hợp lý
nhất.
- Phát triển tổng hợp là sự phát triển ổn định, bền vững; nó phải được xem
xét trên quan điểm hệ thống, tất cả các yếu tố nào có tác động chi phối đến sự
phát triển kinh tế đều phải được tính toán và không được bỏ sót.
2. Khái niệm sản phẩm chủ lực
Sản phẩm chủ lực là sản phẩm đóng vai trò then chốt, quyết định đối với
việc thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ nhất
định về phát triển kinh tế của một nước, vùng lãnh thổ hay một địa phương. Đây
là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành; có nhịp độ tăng
trưởng cao; có tỷ lệ giá trị gia tăng cao; có vị trí chi phối và ảnh hưởng đến sự
phát triển đối với các sản phẩm khác; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong
và ngoài nước.
3. Phạm vi ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực
Ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực có thể là: Một sản phẩm; một
nhóm sản phẩm; một ngành kinh tế; một nhóm ngành kinh tế; một địa phương;
một khu vực lãnh thổ.v.v…
4. Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực
- Đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng kinh tế: Ngành kinh tế mũi nhọn
và sản phẩm chủ lực là những ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh về giá và
1
(): Một số cơ sở lý luận về phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, phát triển bền
vững của tỉnh Kon Tum nói riêng (Xem phần phụ lục 1)
9
chất lượng sản phẩm, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và ổn định, đây là
nguồn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, của địa phương
cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự phát triển của
ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đề ra yêu cầu cải tạo và đổi mới các
ngành sản xuất truyền thống và dần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng hàm
lượng chất xám, sử dụng ít năng lượng, nguyên liệu và giá trị gia tăng cao.
- Có hiệu ứng tích cực đối với những ngành và sản phẩm liên quan.
II. LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC
1. Quan điểm lựa chọn
Trên cơ sở một số quan điểm của các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế,
quan điểm lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực là những ngành,
sản phẩm khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, có giá trị gia tăng cao, tốc độ
tăng trưởng nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, sử dụng
công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện môi trường, tạo động lực phát triển cho
các ngành, sản phẩm khác, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội của
tỉnh Kon Tum.
2. Tiêu thức xác định ngành kinh tế mũi nhọn
Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành thỏa mãn đa số hoặc đồng thời các tiêu
thức sau:
- Về kinh tế:
+ Có giá trị sản xuất lớn
+ Có vùng nguyên liệu dồi dào
+ Có tốc độ tăng trưởng nhanh
- Về xã hội:
+ Giải quyết công ăn việc làm và sử dụng nhiều lao động.
+ Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Về môi trường:
+ Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
+ Phát triển không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái.
3. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực
Một sản phẩm được coi là sản phẩm chủ lực của tỉnh phải thỏa mãn các tiêu
chí sau đây:
- Có giá trị sản xuất lớn.
- Có tốc độ tăng trưởng cao.
- Khai thác vùng nguyên liệu trên địa bàn.
- Có tiềm năng đột phá lớn
10
4. Phương pháp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Đây là phương pháp ra quyết định
lựa chọn chiến lược dựa trên số liệu thu thập được về bốn yếu tố: Điểm mạnh;
điểm yếu; thách thức; thời cơ.
- Phương pháp định lượng: Trên cơ sơ số liệu thu thập thứ cấp từ các báo
cáo thống kê của tỉnh, báo cáo của các sở ban ngành liên quan và của các doanh
nghiệp, sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo phát triển một số
ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2015 và 2020, từ đó căn cứ vào tiêu chí lựa chọn
để chọn ra các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực.
Phương pháp được tiến hành như sau:
+ Bước 1: Phân loại các tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn theo 03
nhóm tiêu thức là kinh tế, xã hội và môi trường;
+ Bước 2: Cho điểm đối với từng tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi
nhọn;
+ Bước 3: Dự báo phát triển các ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2015 và
2020;
+ Bước 4: Cho điểm các ngành kinh tế mũi nhọn theo các tiêu thức lựa
chọn;
+ Bước 5: Sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp đối với các ngành kinh tế chủ
yếu theo kết quả điểm và lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn.
Bảng 1.1: Điểm số các tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn
Tiêu thức Điểm
Tổng 100
I. Về kinh tế 60
1.1.1. 1. Giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) 30
1.1.2. 1.1. Chiếm tỷ trọng so với ngành cấp 2 (1% tương ứng với 1
điểm, tối đa (trên 20%) 20 điểm)
20
1.2. Tốc độ tăng BQ/năm (2% tương ứng với 1 điểm, tối đa (trên
20%) 10 điểm)
10
2. Vùng nguyên liệu (6% tương ứng với 1 điểm, tối đa (trên
90%) 15 điểm)
15
3. Tiềm năng đột phá (0,2 lần tương ứng với 1 điểm, tối đa ≥ 3
lần 15 điểm.
15
II. Về xã hội 20
1. Giải quyết việc làm (100 lao động tương ứng 1 điểm, tối đa
(trên 1000 lao động) 10 điểm)
10
2. Thu nhập bình quân/ tháng (1 triệu đồng tương ứng với 2
điểm, tối đa (trên 5 triệu) 10 điểm)
10
III. Về môi trường 20
1. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên 10
2. Công nghệ thân thiện môi trường 10
11
- Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp ra quyết định lựa chọn
chiến lược dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý, giám đốc các doanh nghiệp.v.v..thông qua điều tra khảo sát bằng
bảng hỏi; kết hợp với tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp và tổ chức hội thảo xin ý
kiến các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, các sở ban ngành, các chuyên gia
trong các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu.v.v..
12
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ SẢN
PHẨM CHỦ YẾU Ở TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới của Tây Nguyên, có tọa
độ địa lý từ 130
55'10''B-150
27'15''B vĩ độ Bắc, 1070
20'15''Đ-1080
32'30''Đ kinh độ
Đông, cách thủ đô Hà Nội 1.300 km. Phía Tây giáp Lào và Campuchia với 280,7
km đường biên giới, (trong đó: giáp CHDCND Lào: 142,4 km; Vương quốc
Campuchia: 138,3 km); phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (142 km), Đông giáp tỉnh
Quảng Ngãi (74 km), phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km). Diện tích tự nhiên
9.690,5 km2, chiếm 17,2% diện tích vùng Tây Nguyên; chiếm 3% diện tích cả
nước.
Kon Tum nằm ở ngã ba Đông Dương, nằm vào đoạn gần cuối dãy Trường
Sơn, vì vậy Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng
đối với vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và cả nước.
Kon Tum có khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, các Quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh
nối khu kinh tế cửa khẩu này với hành lang kinh tế Đông - Tây (qua cảng Tiên Sa
ở Đà Nẵng), khu kinh tế Dung Quất cùng các cảng ở miền Trung và với các tỉnh
khác, đồng thời nối Đông bắc Cămpuchia - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên,
Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
1.2. Địa hình
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, dốc ở phía Bắc và độ
dốc thấp 2% - 5% ở phía Nam. Địa hình rất đa dạng, gò đồi núi cao nguyên và
vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Phía Bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu
vực, với độ cao 2.596 m.
Địa hình có độ dốc 00
-150
chiếm khoảng 24,3% tổng diện tích tự nhiên chủ
yếu là đất khu dân cư, đất đã sản xuất nông nghiệp, đất trống, cây bụi, trảm cỏ,
đất có khả năng nông nghiệp.
2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên.
2.1 Tài nguyên đất đai
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2009 là 969.046 ha, trong đó: Đất
nông nghiệp khoảng 827.043 ha, chiếm 85,35% diện tích, đất phi nông nghiệp
khoảng 35.075 ha, chiếm 3,62% diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng là
106.928 ha chiếm 11,03%. Trong thời gian tới, do sức ép tăng dân số và quá trình
đô thị hóa nên một phần diện tích đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi sang diện
tích đất ở.
13
Đất có chất lượng cao gồm các nhóm đất phù sa, Gley, đất mới biến đổi và
đất đỏ, có chất lượng trung bình là nhóm đất xám, có chất lượng kém là đất xám
có thành phần cơ giới nhẹ; đất không có khả năng sản xuất gồm đất xói mòn trơ
sỏi đá và đất mùn Alít núi cao.
2.2. Tài nguyên nước
a) Tài nguyên nước mặt:
Kon Tum có hệ thống sông Sê San là một nhánh của sông Mêkông chảy
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tổng tiềm năng thủy điện trên sông Sê San vào
khoảng 2.500 MW. Trên hệ thống sông Sê San đã hoàn thành, đưa vào phát điện
các công trình thủy điện: Ya Ly (công suất 720 MW); Sê San 3 (công suất 260
MW); Sê San 3A (công suất 100 MW), Plei Krông (công suất 110 MW). Một số
công trình thủy điện khác như Sê San 4 (công suất 330 MW); Thượng Kon Tum
(220 MW). Ngoài ra, Kon Tum còn có tiềm năng rất lớn về thủy điện vừa và nhỏ,
có khả năng xây dựng 120 công trình, trong đó 49 công trình có công suất từ 1
MW đến 70 MW.
Kon Tum cũng có các hồ thủy điện và hồ thủy lợi với diện tích hồ Ya Ly
do Kon Tum quản lý khoảng 4.450 ha và các hồ thuỷ điện sẽ có như Plei Krong -
11.080 ha, Đăk Bla - 9.750 ha, Đăk Ne - 510 ha và các hồ thuỷ lợi như Đăk
HNiêng, Đăk Uy. Đây cũng là các hồ giữ nước trong mùa khô phục vụ cho tưới
tiêu để sản xuất, vừa triển khai nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và phát triển
các dịch vụ du lịch.
b) Tài nguyên nước ngầm:
Nguồn nước ngầm tỉnh Kon Tum được phân bố ở độ sâu 10 - 25 m, lưu
lượng các lỗ khoan 1-3 lít/s, chất lượng nước tốt về thành phần hoá học còn về
mặt vi sinh học thì có nơi bị nhiễm bẩn.
2.3. Tài nguyên khí hậu
Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của
phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên, nhiệt độ trung
bình năm 220
C - 230
C. Lượng mưa trung bình năm 1.880mm. Kon Tum có các
dạng địa hình, vùng núi cao và cao nguyên phía Bắc tỉnh nóng ấm và mát ở khu
vực Ngọc Linh nhiệt độ trung bình hàng năm là 200
C, biên độ giao động nhiệt
ngày đêm lớn; ở khu vực núi thấp và thung lũng phía Tây và Tây Nam nhiệt độ
không khí nóng hơn, nhiệt độ trung bình 240
C - 250
C và có sự khác biệt giữa các
khu vực phía Tây và Tây Nam với các vùng trũng khác ở phía Đông.
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Kon Tum là tỉnh có nhiều loại tài nguyên khoáng sản. Vùng phân bố
khoáng sản được trải đều khắp trên địa bàn tỉnh. Theo tài liệu công bố năm 2007,
khoáng sản tỉnh Kon Tum gồm có các loại như sau: Nhiên liệu (than bùn), kim
loại đen (sắt, mangan, crôm); kim loại màu (đồng, chì, kẽm, nhôm), kim loại hiếm
(thiếc, molipđen), kim loại quý (vàng gốc, vàng sa khoáng), khoáng sản kim loại
phóng xạ, khoáng sản không kim loại.v.v..
14
2.5. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2009, diện tích rừng của tỉnh là 650.297 ha,
trong đó rừng tự nhiên là 610.625 ha, rừng trồng là 39.672 ha, với tỷ lệ che phủ
rừng khoảng 66,6%. Rừng Kon Tum có nhiều loại gỗ và dược liệu quí hiếm, với
khoảng hơn 300 loài thực vật thuộc nhiều thể loại khác nhau, phổ biến là thông
hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua, kháo, chẹc... Đặc biệt vùng núi Ngọc Linh có
những loài dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô, quế... Trong
thời gian qua, diện tích rừng của Kon Tum bị thu hẹp do nạn khai thác gỗ trái
phép.
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã thực hiện khá nghiêm túc chủ trương đóng
cửa rừng, không tổ chức khai thác rừng tự nhiên (chỉ khai thác tận dụng gỗ trên
diện tích chuyển đổi rừng sang mục đích khác để xây dựng các công trình giao
thông, thuỷ lợi, thuỷ điện và chuyển đổi rừng sang trồng cao su theo quy hoạch).
2.6. Tài nguyên du lịch
Kon Tum có các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia: Ngục Kon Tum,
ngục Đăk Glei; những địa danh nổi tiếng như đồi Charlie, những công trình lịch
sử, văn hóa, kiến trúc cổ như: nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùa Bác Ái.v.v.. với
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với sông, hồ, thác, núi hùng vĩ còn đậm vẻ hoang
sơ; các khu bảo tồn thiên nhiên đầy giá trị như: Vườn quốc gia Chư Mom Rây,
khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk Uy; khu du lịch sinh thái
quốc gia Măng Đen (huyện KonPlong).
Kon Tum là nơi đóng góp cho hồ sơ không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, là nơi phát hiện về Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (huyện Sa Thầy).
3. Nguồn nhân lực
3.1. Dân số
Dân số trung bình tỉnh Kon Tum năm 2009 là 432.865 người (nam chiếm
50,78%, nữ chiếm 49,22%); khu vực thành thị chiếm 33% dân số toàn tỉnh. Mật
độ dân số trung bình toàn tỉnh 44 người/km2
, tuy nhiên dân cư phân bố không
đều, dân cư tập trung đông ở các thành phố, thị trấn, thị xã…(thành phố Kon Tum
là 324 người/km2) trong khi đó có những vùng dân cư rất thưa thớt như xã Mô
Rây, Rờ Kơi huyện Sa Thầy; một số xã thuộc huyện Kon Plong; Tu Mơ Rông;
ĐăkGlei.
So với khi mới tách tỉnh năm 1991 dân số là 243.662 người, dân số năm
2009 đã gấp hơn 1,77 lần. Do đẩy mạnh công tác KHHGĐ nên tỉnh đã giảm được
tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,48% năm 2001 xuống còn
khoảng 2,26% năm 2009. Dân số tăng cơ học do di chuyển dân từ các vùng khác
đến tuy đã giảm, song vẫn còn tiếp tục. Đặc biệt, sự di chuyển lao động tạm thời
theo mùa vụ vẫn còn rất lớn.
15
3.2.Lao động và cơ cấu lao động
Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của tỉnh Kon Tum năm 2009
là 234,1 ngàn người, cơ cấu lao động của tỉnh Kon Tum đang chuyển dịch theo
hướng tích cực: tăng nhanh lao động làm việc trong các ngành dịch vụ (từ 14,25%
năm 2005 lên 20,80% năm 2009) và tăng khá lao động trong ngành công nghiệp
xây dựng (từ 6,44% năm 2005 lên 9,8% năm 2009); giảm lao động làm việc trong
ngành nông, lâm, thủy sản (từ 79,31% năm 2005 xuống còn 69,40% năm 2009).
Trong các ngành kinh tế thì những ngành, lĩnh vực sau đây có lực lượng lao
động chiếm tỷ lệ lớn nhất: nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng,
thương nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng.
4. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
4.1. Tăng trưởng kinh tế
Kể từ khi được tách tỉnh và chính thức thành lập vào tháng 08/1991, nhất là
từ khi thực hiện Nghị quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phát triển KT - XH
và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010", tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Kon Tum trong 10 năm qua đã có những bước tiến đáng
kể, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh cơ bản thoát ra khỏi tình trạng kém phát
triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Kon Tum trong những năm trở lại đây liên
tục đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) bình quân của tỉnh từ 11%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005
tăng lên 14,7%/năm trong giai đoạn 2006 - 2009; cao hơn gấp 2 lần so với tốc độ
tăng trưởng bình quân của cả nước (7%) và cao hơn so với một số tỉnh khác trong
khu vực kinh tế Tây Nguyên như Gia Lai (13,9%), Đắk Lắk (13,1%) và Lâm
Đồng (13,7%).
Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kon Tum 2001 - 2009
Nguồn: Tính toán từ các số liệu thống kê của Cục thống kê Kon Tum
16
Mặc dù có sự gia tăng liên tục về qui mô, song tốc độ tăng trưởng GDP của
Kon Tum trong giai đoạn 2001 - 2009 có nhiều diễn biến khá khác biệt. Tốc độ
tăng trưởng GDP giảm nhanh trong hai năm 2004 và 2005 sau 3 năm tăng trưởng
tương đối liên tục (từ 12,39%/năm 2003 giảm xuống 10,5%/năm và 8,8%/năm
tương ứng trong các năm 2004 và 2005). Ngoài ra, những ảnh hưởng gián tiếp của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 9 là
nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế của tỉnh có sự suy giảm nhẹ từ 15,2%/năm
2008 giảm xuống 13,4%/năm 2009.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người của Kon Tum cũng
đã có sự cải thiện đáng kể (từ 3,2 triệu đồng/năm năm 2001 tăng lên 4,8 triệu
đồng/năm 2005 và 11,2 triệu đồng/năm 2009) với tốc độ tăng bình quân trong cả
hai giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2009 lần lượt là 7,6%/năm và 11,4%/năm.
Tuy nhiên, những con số này vẫn còn ở mức rất thấp so với bình quân chung của
cả nước (GDP bình quân đầu người của cả nước là 19,1 triệu đồng/năm 2009 -
cao hơn gấp 1,7 lần so Kon Tum) và Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo
nhất của cả nước (tỷ lệ nghèo chung của Kon Tum năm 2009 là 19% trong khi đó
con số này của cả nước là 12%).
4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Kon Tum đang có những chuyển biến
tích cực song vẫn theo hướng nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Trong giai
đoạn 2001 - 2005, khu vực nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất đối với tăng
trưởng của tỉnh, tốc độ tăng trưởng và điểm phần trăm đóng góp vào tăng trưởng
chung từ ngành nông nghiệp luôn cao hơn so với các ngành còn lại; sang giai
đoạn 2006 - 2009, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của khu vực công nghiệp và
dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân năm lần lượt là 34,6%/năm và
19,64%/năm. Đáng chú ý là ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng bình quân
cao gấp 2 lần so với giai đoạn trước và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của tỉnh.
Hình 2.2: Tỷ trọng đóng góp vào GDP và cơ cấu lao động của các ngành
`
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009))
17
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nguồn lực cũng có sự chuyển dịch
tích cực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ cấu lao động cũng có sự
dịch chuyển tương đồng với sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, thể
hiện tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp đã có xu hướng giảm từ 80,6%
năm 2001 còn 69,4% năm 2009; Đồng thời tỷ lệ lao động trong các ngành dịch vụ
(dịch vụ thương mại và giáo dục đào tạo) và công nghiệp (công nghiệp chế biến
và xây dựng) lại có xu hướng tăng lên tương ứng từ 13,5% tăng lên 20,8% và từ
5,9% tăng lên 9,8%. Trong đó, tỷ lệ việc làm được tạo ra từ khu vực công nghiệp
có tốc độ tăng nhanh hơn so với khu vực dịch vụ. Đặc điểm này cho thấy sự phát
triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ có khả năng hấp thụ lực lượng lao
động cao, đặc biệt là lao động được chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp tuy
nhiên mức độ chuyển dịch lao động vẫn còn rất thấp.
Ngoài ra, so sánh tỷ trọng đóng góp vào GDP và cơ cấu lao động giữa các
ngành còn cho thấy năng suất lao động trong các ngành nông nghiệp là chưa cao
(khoảng 74% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp tạo ra GDP bình quân là
43%/năm; trong khi đó tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ
thấp hơn (trung bình khoảng 8,5%/năm và 17,3%/năm) nhưng có tỷ trọng đóng
góp vào GDP là khá cao (tương ứng 22%/năm và 35%/năm); cao hơn gấp 2 lần so
với năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp.
Xét về qui mô vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư tương đối ổn định trong giai
đoạn 2001 - 2009; khu vực dịch vụ vẫn luôn chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất
chiếm trung bình 45,6% (chủ yếu tập trung vào các ngành vận tải, kho bãi, thông
tin liên lạc và thương mại), tiếp đó là ngành nông nghiệp (trung bình chiếm
khoảng 30,7%/năm) và công nghiệp (trung bình chiếm khoảng 23,6%/năm). Tỷ lệ
vốn đầu tư/GDP có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2001 - 2005 (từ 67,2%
năm 2001 tăng lên 107,8 % năm 2005) và khá ổn định trong giai đoạn 2006 -
2009 (90,4% năm 2006 và 90,3% năm 2009); tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bình quân
cũng có xu hướng giảm từ 86,3% trong giai đoạn 2001 - 2005 giảm xuống còn
77,9%, trong giai đoạn 2006 - 2009. Điều này có thể được lý giải là do tỷ trọng
nguồn vốn đầu tư phát triển có nguồn gốc từ trung ương chiếm tỷ lệ còn quá lớn
(khoảng 47% trong giai đoạn 2001 - 2005 và 29% giai đoạn 2006 - 2009). Điều
này đặt ra một vấn đề đối với hoạch định chính sách của tỉnh là nếu không có
những giải pháp để tái cơ cấu và sử dụng hiệu quả nguồn vốn thì có thể sẽ ảnh
hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn của tỉnh một khi nguồn vốn từ trung ương
không được đảm bảo.
Cơ cấu thành phần kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2009 nhìn chung ít có sự
thay đổi, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất
trung bình khoảng 63%/năm trong GDP. Đáng chú ý là mức độ chuyển dịch theo
thành phần kinh tế vẫn còn diễn ra chậm, khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn chiếm
tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP (trung bình khoảng 41,3%/năm trong GDP),
trong khi đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm chưa tới 1%
và hầu như không có sự cải thiện đáng kể nào trong suốt thời gian dài.
18
4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Kon Tum
4.3.1. Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản
Trong gần 10 năm qua, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn là khu vực đóng vai
trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với tỷ trọng đóng góp vào GDP bình
quân luôn đạt trên 44% và tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001 -
2009 là 8,1%/năm. Sự thay đổi cơ cấu trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
nhìn chung không khác nhiều so với sự thay đổi cơ cấu trong những thời kỳ trước
đó; trong nhóm ngành này thì ngành nông nghiệp luôn là ngành chiếm vai trò chủ
đạo với tỷ trọng đóng góp vào GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2009 đạt
gần 90%. So với các ngành kinh tế khác, cơ cấu của ngành thủy sản chiếm tỷ
trọng tương đối nhỏ (tỷ trọng đóng góp vào GDP chung của ngành bình quân
1,15%/năm) vì phần lớn hình thức nuôi thủy sản ở tỉnh chủ yếu được thực hiện
trên diện tích ao hồ nhỏ; tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng
và điểm phần trăm đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp từ
ngành thủy sản đã có nhiều cải thiện đáng khích lệ (từ 9,98%/năm trong giai đoan
2001 - 2005 tăng lên 21,41%/năm trong giai đoạn 2006 - 2009).
Hình 2.3: Tỷ trọng đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng
của ngành nông, lâm và thủy sản
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009))
Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp năm 2001 (theo giá so sánh 1994) của
tỉnh là 580.088 triệu đồng tăng lên 840.653 triệu đồng năm 2005 và 1.162.823
triệu đồng năm 2009 với tốc độ tăng bình quân trong cả hai giai đoạn 2001 - 2005
và 2006 - 2009 lần lượt là 9,7%/năm và 4,5%/năm. Trong đó, ngành trồng trọt có
tỷ trọng đóng góp vào GTSX chung cho cả ngành nông nghiệp là cao nhất, đạt
bình quân 80%/năm. So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX của các ngành
trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) trong giai
đoạn 2001 - 2009 cho thấy mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt không
cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành nông nghiệp, song
ngành này lại chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng GTSX của toàn ngành so với
ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong khi đó tốc độ tăng trưởng của
ngành chăn nuôi và dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp diễn biến khá khác biệt so
với tốc độ tăng trưởng chung của cả ngành. (Xem Hình 2.4, 2.5 và 2.6).
19
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX
của ngành trồng trọt
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009))
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX
của ngành chăn nuôi
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009))
Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX
của ngành dịch vụ trong NN
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009))
20
4.3.2. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai
đoạn 2001 - 2009 có xu hướng tăng nhưng có nhiều biến động. GTSX ngành công
nghiệp từ 314.318 triệu đồng năm 2001 đã tăng lên 496.325 triệu đồng năm 2004
tuy nhiên lại sụt giảm vào năm 2005 nhưng đã tăng trở lại và đạt 637.520 triệu
đồng vào năm 2009. Sự biến động này còn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng,
trong giai đoạn 2001 - 2005 giá trị SXCN tăng trưởng tương đối thấp, đạt bình
quân 5%/năm, thấp hơn nhiều dự kiến, do ngành công nghiệp Kon Tum gặp nhiều
khó khăn về vốn đầu tư và nhiều dự án không đạt được tiến độ xây dựng như thủy
điện Đăk Rô Sa, nhà máy chế biến tinh bột sắn… Nhưng trong giai đoạn 2006 -
2009 ngành công nghiệp Kon Tum đã có sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng
trưởng khá cao, bình quân 13,3 %/năm nhờ một số dự án mới được đưa vào hoạt
động. Nhờ kết quả này mà tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2009 đạt
khá với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,2%/năm.
Hình 2.7. Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào tổng GTSX
toàn ngành công nghiệp
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009))
Trong tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngành công nghiệp chế
biến là ngành có đóng góp đáng kể với tỷ trọng đóng góp bình quân hàng năm
trên 82%, tuy nhiên tỷ trọng này lại có xu hướng giảm qua các năm. Tỷ trọng sụt
giảm của ngành công nghiệp chế biến được bổ sung từ sự tăng trưởng của ngành
công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, từ 4% năm 2001 lến đến
13% vào năm 2009. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp khai thác cũng có
xu hướng tăng, tuy nhiên mức đóng góp không lớn.
Tốc độ tăng trưởng của từng lĩnh vực trong ngành công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Kon Tum cũng có những sự khác biệt đáng kể. Biểu đồ trên cho thấy tốc độ
tăng trưởng ngành công nghiệp khai thác có xu hướng ngày càng giảm, bên cạnh
đó là sự tăng trưởng nhưng không ổn định của ngành công nghiệp chế biến. Chỉ
có ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước là có tốc độ
tăng trưởng mạnh và có xu hướng ngày càng tăng.
21
Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GTSX của các ngành công nghiệp
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009))
Giai đoạn 2001 - 2005 cơ cấu các ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch
đáng kể, ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế đã chiếm 20,67% (năm 2005), các
ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất và phân phối điện ga chiếm tỷ
trọng thấp tuy nhiên vẫn tăng đều qua các năm trong giai đoạn này. Ngược lại,
ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống; ngành sản xuất trang phục đều có xu
hướng giảm với tỷ trọng tương ứng vào năm 2005 là 38,92% và 12,01%. Các
ngành còn lại hầu như vẫn giữ nguyên cơ cấu.
Giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục có những sự
chuyển dịch như sau: Năm 2009, ngành chế biến thực phẩm đồ uống vẫn là ngành
chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng tỷ trọng này đã giảm mạnh và chỉ còn 34,94%, tiếp
đến là ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn với
18,21%. Các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất và phân phối điện ga
có tỷ trọng tiếp tục tăng và đều chiếm trên 10% vào năm 2009. Bên cạnh sự ít
biến động trong tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim
và ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế thì tỷ trọng đóng góp của các ngành sản
xuất trang phục; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản giảm đáng kể và chỉ còn chưa
đến 4,5% năm 2009.
4.3.3. Nhóm ngành dịch vụ
Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực dịch vụ là thấp hơn so với
khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của
ngành này lại đạt mức khá cao trong suốt giai đoạn 2001 - 2009, cao hơn so với
tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu bên trong khu
vực dịch vụ được xem xét trên khía cạnh tỷ trọng của từng phân ngành dịch vụ
trong GDP. Tỷ trọng từng phân ngành dịch vụ trong GDP và tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm của từng phân ngành dịch vụ được thể hiện qua các Hình 2.9.
và 2.10.
Số liệu thống kê cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các phân ngành dịch vụ của
Kon Tum trong giai đoạn 2001 - 2009 ít có sự thay đổi khác biệt.
22
Những ngành dịch vụ hiện đại có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm cao như
ngành tài chính - tín dụng, vận tải - kho bãi và thông tin liên lạc, khách sạn - nhà
hàng còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn; trong khi đó những phân ngành dịch vụ
khác như quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, các hoạt động phục vụ cá
nhân và cộng đồng lại chiếm tỷ trọng rất lớn (chiếm bình quân trên 70% trong cơ
cấu GDP của cả khu vực dịch vụ). Đáng chú ý là mặc dù vai trò của các phân
ngành dịch vụ hiện đại trong cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ là không lớn, song
tỷ trọng đóng góp của những phân ngành này đang ngày càng có những cải thiện
đáng khích lệ, đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính - tín dụng và giáo dục đào tạo
(Xem Hình 2.9).
Xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân năm của từng phân ngành dịch vụ qua
các giai đoạn 2001 - 2009 cho thấy những ngành dịch vụ truyền thống như thương
mại-bán buôn, bán lẻ thuần túy có tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm song
mức độ tăng là không cao; trong khi đó những phân ngành dịch vụ hiện đại lại có
xu hướng gia tăng rất nhanh như ngành dịch vụ tài chính - tín dụng và khách sạn -
nhà hàng (Xem Hình 2.10).
Hình 2.9: Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các phân ngành dịch vụ
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009))
Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng của các phân ngành dịch vụ so
với tốc độ tăng trưởng chung của ngành dịch vụ
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009))
23
4.4. Thu chi ngân sách
- Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn năm 2010 đạt 1.246,4 tỷ đồng, đạt
mục tiêu kế hoạch, bình quân tăng 29,5%/năm, bằng 19,83% GDP, 29,71% tổng
chi ngân sách địa phương và bằng 64,8% mức chi thường xuyên.
- Chi ngân sách địa phương bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 là 2.347
tỷ đồng/năm, tăng 28,3%/năm, chi cho đầu tư phát triển bình quân hàng năm 1230
tỷ đồng, tăng 23,7%/năm, chi cho đầu tư phát triển đảm bảo tỷ trọng cho khoa học
công nghệ, giáo dục và đào tạo theo quy định, chi thường xuyên bình quân tăng
19,9%/năm.
4.5. Thực hiện vốn đầu tư
Công tác đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ cả về huy động, quản lý và sử
dụng vốn. Năm 2000, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 578 tỷ
đồng đã tăng lên 1970,77 tỷ đồng năm 2005 và 4451,18 tỷ đồng năm 2009, năm
2010 ước đạt 5050 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2006 - 2010 trên
địa bàn tỉnh là 18,59 ngàn tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch và tăng bình quân
21,34%/năm, giai đoạn này gấp 3,08 lần so với giai đoạn 2001 - 2005.
4.6. Hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh ngày càng trở nên sôi động. Giai đoạn
1996-2005 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14,6%/năm, đặc biệt trong 4
năm gần đây (2006 - 2009) tăng khoảng 60%/năm. Năm 2009 giá trị xuất khẩu
đạt 71,194 triệu USD, năm 2010 đạt 59,15 triệu USD, trong đó hàng nông sản và
lâm sản như bàn ghế gỗ, mộc tinh chế, cà phê nhân, sắn lát khô, cao su thô chiếm
tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu. Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn năm 2009
đạt 6,5 triệu USD, năm 2010 đạt 8,8 triệu USD chủ yếu là nhập gỗ tròn, gỗ xẻ…
4.7. Khoa học công nghệ
Mặc dù kinh phí cấp cho hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh hàng
năm chưa đáp ứng theo tỷ lệ 2% trong tổng chi ngân sách, nhưng các hoạt động
khoa học và công nghệ của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần
quan trọng, thiết thực phục vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH địa phương, bảo
đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên. Đã tập trung nghiên
cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông -
lâm nghiệp, xúc tiến nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn và bước đầu khảo sát, nghiên cứu một số loại khoáng sản. Hầu hết các đề tài,
dự án khoa học và công nghệ trong quá trình triển khai và khi kết thúc đều gắn
với sản xuất và đời sống xã hội, được đưa vào ứng dụng phục vụ cho phát triển
KT - XH địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động khoa
học và công nghệ cũng còn một số tồn tại sau:
- Công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời
sống mới chỉ tập trung ở một số ngành, lĩnh vực. Một số kết quả nghiên cứu của
các đề tài, dự án chậm được đưa vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.
24
- Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhất là việc xây dựng cơ chế chính
sách phát triển KT - XH còn ít ỏi, nhiều vấn đề vướng mắc chưa được đầu tư
nghiên cứu giải quyết.
- Công tác triển khai đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào ứng dụng
trong thực tế chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức.
4.8. Bảo vệ môi trường
Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm quản lý bảo vệ
môi trường sống. Diện tích rừng tiếp tục được phục hồi và phát triển; hiện tượng
đốt rừng làm rẫy đã hạn chế, góp phần nâng độ che phủ của rừng.Thông qua
chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các
chương trình dự án khác đã huy động đầu tư xây dựng 1.532 công trình cấp nước
sạch sinh hoạt, góp phần nâng tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch.
4.9. Giáo dục và đào tạo
Năm 2010 có 70 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia là 35%; đã tổ chức triển khai xây dựng trường bán trú thí điểm tại 15 xã
đặc biệt khó khăn.
Quy mô và mạng lưới trường học được mở rộng từ tỉnh đến cơ sở, các
ngành học, bậc học từng bước hoàn thiện dần, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học
tập.
Tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả 03 cuộc vận động và 01 phong trào
của ngành GD - ĐT; thực hiện dạy học bằng tiếng địa phương cho học sinh dân
tộc thiểu số; chất lượng dạy, học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số đã có chuyển biến; kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và thực
hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được nâng cao; phổ cập
giáo dục trung học cơ sở được chú trọng, bước đầu đạt được một số kết quả nhất
định, đạt mục tiêu đề ra.
Tỉnh đầu tư xây mới 2.021 phòng học kiên cố, nâng tổng số phòng học lên
5.980 phòng. Trung tâm giáo dục thường xuyên được thành lập ở 7/9 huyện,
thành phố, gấp 3,5 lần so với năm 2005. Công tác xã hội hóa giáo dục có bước
tiến bộ, đã thu hút sự quan tâm, tham gia sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội.
Đội ngũ giáo viên có sự chuyển biến đáng kể về chuyên môn và nhận thức
trong đổi mới phương pháp dạy học; hầu hết giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn,
nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa.
4.10. Văn hóa thể thao
Các hoạt động văn hóa đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà
nước, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân,
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển cả về số
lượng và chất lượng, phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá tiếp tục
phát triển.
25
Một số công trình văn hóa, phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng, lễ
hội văn hóa tiêu biểu của 6 dân tộc bản địa được phục dựng. Đã đầu tư xây dựng
và sửa chữa 530 nhà rông/820 làng đồng bào dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 64,63% số
làng có nhà rông. Đã phối hợp, triển khai thực hiện dự án điều tra sưu tầm về sử
thi các dân tộc thiểu số; xuất bản hệ thống sử thi liên hoàn rất có giá trị của dân
tộc Ba Na, Rơ Ngao, Xơ Đăng… cùng với việc phát hiện, công tác tôn tạo các di
tích lịch sử, văn hóa đã được tăng cường đầu tư.
Công tác phát hiện, tuyển chọn và đào tạo vận động viên được duy trì
thường xuyên; hoạt động thể thao thành tích cao được duy trì, phát triển và đạt
được một số kết quả; xã hội hóa thể dục thể thao có bước phát triển, hình thành
được một số cơ sở tập luyện thể thao ngoài công lập.
4.11. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Bệnh viện đa khoa tỉnh, các Trung tâm y tế được đầu tư, nâng cấp và đưa
vào sử dụng một số thiết bị kỹ thuật y học tiên tiến; Bệnh viên đa khoa khu vực
Ngọc Hồi đã được hoàn thành; toàn tỉnh có 17 trạm y tế xã, phường đạt chuẩn
quốc gia về y tế; hiện có 81 xã có Bác sỹ luân phiên khám chữa bệnh, chiếm tỷ lệ
83,5%. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được duy trì;
các dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi, không để xảy ra trên diện rộng; thực
hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và đồng bào dân
tộc thiểu số; y tế dự phòng được triển khai tích cực.
5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và thách thức của tỉnh Kon Tum
5.1. Thuận lợi
- Kon Tum là một tỉnh có thế mạnh về tài nguyên đất đai, rừng và đất rừng,
nước, khoáng sản, lợi thế của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Khu du lịch
sinh thái Măng Đen.
- Các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với Tây Nguyên tiếp tục
được thực hiện và phát huy hiệu quả tích cực. Quan hệ hợp tác phát triển giữa tỉnh
Kon Tum với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố
trong nước ngày càng mở rộng. Hợp tác giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh trong khu
vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam được củng cố, tăng cường.
- Nhiều dự án đầu tư quan trọng có tác động rất lớn đến phát triển KT - XH
đang triển khai; hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư được quan tâm, tạo môi trường
thông thoáng, thuận lợi hơn; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ngày càng được
cải thiện... sẽ tác động lớn đến phát triển KT - XH của tỉnh.
- Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống yêu nước, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng và có tinh thần đoàn kết cao.
5.2. Khó khăn - thách thức
- Hạ tầng KT - XH yếu kém, địa hình chia cắt; quy mô dân số ít và sinh
sống phân tán, trình độ dân trí chưa cao; các vùng nguyên liệu phục vụ công
nghiệp chế biến còn gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn đầu tư phát triển hạn chế.
26
- Năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện ở một số ngành, địa
phương còn hạn chế; một số nơi còn lúng túng, thiếu trách nhiệm, không sát công
việc. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nhiều nơi còn yếu.
- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức về giảm nghèo chưa
chuyển biến mạnh, chậm tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; chất
lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản
trái phép, phá rừng làm nương rẫy, tình trạng thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp
luật, vi phạm trật tự an toàn giao thông... đang là thách thức đối với tỉnh.
- Cơn bão số 9 năm 2009 đã để lại hậu quả nặng nề phải mất thời gian và
nguồn lực để khắc phục; nguy cơ dịch bệnh, thời tiết, khí hậu có thể diễn biến
phức tạp, khó lường...
- Âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo, “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá cách mạng của các thế
lực thù địch.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH VÀ SẢN PHẨM CHỦ
YẾU CỦA TỈNH KON TUM
1. Nhóm ngành nông nghiệp
1.1. Ngành trồng cây hàng năm
1.1.1. Đánh giá chung
Mặc dù trong những năm qua, ngành trồng cây hàng năm của tỉnh ngày
càng phát triển, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực; diện tích, năng
suất và sản lượng một số cây trồng chính (cây lúa, cây ngô, cây sắn, rau quả.v.v..)
có xu hướng tăng lên, góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhu
cầu tiêu dùng của người dân và đáp ứng một phần cho nhu cầu phát triển ngành
chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh. Năm 2009 giá trị sản
xuất ngành trồng cây hàng năm đạt 213.529 triệu đồng, tăng 53.523 triệu đồng so
với năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2009 GTSX ngành trồng cây hàng năm
tăng 3,263/năm. Tỷ trọng ngành trồng cây hàng năm trong nông nghiệp của tỉnh
năm 2009 chiếm 18,340%. Tuy nhiên, việc phát triển cây hàng năm thiếu quy
hoạch, manh mún, năng suất cây trồng chưa cao, khả năng chống chịu sâu bệnh
và chất lượng sản phẩm thấp.
1.1.2. Một số cây trồng hàng năm
1.1.2.1.Cây lúa:
Những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các
công trình thuỷ lợi phục vụ công tác tưới tiêu đã làm cho diện tích lúa ngày càng
tăng lên, tăng từ 20.905 ha năm 2000 lên 22.4154 ha năm 2010, đi đôi với việc
mở rộng diện tích, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được tích
cực triển khai, đã từng bước nâng cao trình độ sản xuất và thâm canh cho nông
dân. Cơ cấu giống lúa trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng, nhiều giống lúa có
27
năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như: lúa nhị ưu
838; HT1, DR2…nên năng suất không ngừng tăng lên từ 24,79 tạ/ha năm 2000
tăng lên 34,7 tạ/ha năm 2010, do đó đã làm cho sản lượng lúa tăng lên nhanh
chóng, năm 2010 sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 77.681 tấn tăng hơn 1,5 lần so với
năm 2000 (sản lượng lúa năm 2000 là 51.830 tấn).
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa của tỉnh giai đoạn 2000 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2000 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích Ha 20.905 23.218 23.231 23.345 23.764 22.415
Năng suất Tạ/ha 24,79 30,55 32,13 33,14 32,57 34.7
Sản lượng Tấn 51.830 70.936 74.644 77.374 77.450 77.681
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh KonTum năm 2010)
1.1.2.2. Cây ngô
Sau cây lúa, cây ngô cũng là một trong những cây lương thực quan trọng và
là sản phảm chủ yếu phục vụ cho ngành chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm. Cùng với cây lúa, cây ngô cũng được chú trọng phát triển, nên diện
tích ngô trên địa bàn tỉnh tăng lên nhanh chóng, năm 2010 diên tích ngô là 8.067
ha cao gấp 1,81 lần so với năm 2000, các giống ngô mới có năng suất và chất
lượng cao như giống ngô: DK888; DK 999; LVN10; DK171; DK989… cộng với
người dân chú động đầu tư thâm canh, đã làm cho năng suất và sản lượng ngô
tăng nhanh.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô của tỉnh giai đoạn 2000 – 2010
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2000 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích Ha 4.445 9.203 8.702 8.022 8.197 8.067
Năng suất Tạ/ha 29,49 32,82 34,98 35,35 34,65 35.1
Sản lượng Tấn 13.110 30.203 30.436 28.360 28.404 28.332
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh KonTum năm 2010)
Nếu như năm 2000 trên địa bàn tỉnh chưa có diện tích ngô lai thì năm 2009
diện tích ngô lai chiếm trên 90 % tổng diện tích gieo trồng ngô, ngoài vụ ngô
truyền thống gieo trong mùa mưa, một số địa phương đã sản xuất ngô vụ 2 (gieo
tháng 7, tháng 8) đạt năng suất tương đương vụ 1 lại thuận lợi khi thu hoạch vào
mùa khô nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn ngô vụ 1.
1.1.2.3. Cây sắn
Cây sắn là cây không kén đất, không cần tưới, phát triển tốt trên nhiều vùng
đất. Cây sắn được mệnh danh là “lực sỹ của đất đồi”. Từ năm 2002 trở lại đây, do
giá sắn hấp dẫn nên diện tích sắn tăng mạnh, phá vỡ quy hoạch mà các địa
phương không kiểm soát được, diện tích sắn tăng đã lấn sang cả đất trồng các cây
ngắn ngày khác như mía và kể cả việc phá rừng lấy đất trồng sắn cũng đã xảy ra ở
nhiều địa phương trong tỉnh.
28
Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích sắn toàn tỉnh là 37.190 ha (thực
tế có thể diện tích còn cao hơn nhiều), bình quân giai đoạn 2000 - 2010 diện tích
sắn của tỉnh tăng bình quân 9,47%/năm. Mặc dù từ năm 2008 trở lại đây, diện tích
trồng sắn có xu hướng giảm dần, nhưng do người dân đã chủ động đưa giống sắn
cao sản vào trồng nên năng suất và sản lượng sắn của tỉnh vẫn tăng lên, năng suất
bình quân năm 2010 đạt 150,20 tạ/ha, sản lượng sắn đạt 558.710 tấn.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn giai đoạn 2000 – 2010
Chỉ tiên ĐVT
Năm
2000 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng diện tích Ha 15.048 32.008 35.750 37.786 37.275 37.190
Năng suất Ta/ha 31,50 140,00 141,80 146,40 145,70 150,20
Sản lượng Tấn
47.351 448.105 506.961
553.09
0
543.00
0
558.710
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh KonTum năm 2010)
Do năng suất và sản lượng sắn tươi hàng năm đạt trên 550 ngàn tấn/năm,
bên cạnh cung cấp một phần cho các tỉnh lân cận, còn lại làm nguyên liệu phục vụ
cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, sản lượng tinh bột sắn của
tỉnh năm 2009 đạt 72.570 tấn góp phần to lớn trong việc nâng kim ngạch xuất
khẩu nông sản của tỉnh Kon Tum.
Ngoài vấn đề kinh tế, cây sắn còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
lao động nông thôn, đồng bào dân tộc…Tuy nhiên, cây sắn là cây làm kiệt tài
nguyên đất nhanh, trồng sắn liên tục nhiều năm trên 1 diện tích mà không được
bón phân sẽ làm cho đất bị nghèo kiệt, trồng sắn trên đất dốc không theo đường
đồng mức, không có băng chống xói mòn làm cho đất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Bên
cạnh đó, ngành chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do
lượng chất thải, nước thải khó xử lý.v.v..
1.1.2.4. Cây mía
Những năm gần đây, diện tích trồng mía của tỉnh giảm mạnh, giảm từ
3.589 ha năm 2000 xuống còn 1.898 ha năm 2010, nguyên nhân làm diện tích mía
giảm mạnh là do giá cả thiếu ổn định làm cho người dân chưa an tâm, duy trì và
mở rộng sản xuất mía, mặt khác người dân đã chuyển một phần diện tích đất
trồng mía sang trồng sắn (do giá sắn những năm gần đây tăng cao) và một phần
diện tích bị ngập do việc xây dựng các công trình thuỷ điện.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng mía giai đoạn 2000 – 2010
Chỉ tiên ĐVT
Năm
2000 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng diện tích Ha 3.588 2.730 2.805 2.289 2.067 1.898
Năng suất Tạ/ha 407,8 451,6 455,1 462,9 463,2 481,7
Sản lượng Tấn 146.323 123.287 127.655 105.958 95.743 91.427
29
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum năm 2010)
1.1.2.5. Trồng rau hoa xứ lạnh
Phát triển rau hoa xứ lạnh đang ở giai đoạn thử nghiệm với các mô hình rau
hoa xứ lạnh ở Kon Plong, bước đầu cho thấy các loại rau hoa xứ lạnh có giá trị
hàng hóa và kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Kon Plong. Việc thí
điểm thành công mô hình rau hoa xứ lạnh mở ra hướng đi mới cho việc sản xuất
hàng hóa sản phẩm này. Hiện nay, đã có một số dự án của các doanh nghiệp đang
triển khai đầu tư trồng rau hoa xứ lạnh tại huyện Kon Plong theo Quy hoạch rau
hoa xứ lạnh đã được UBND tỉnh phê duyệt.
1.2. Ngành trồng cây lâu năm
1.2.1. Đánh giá chung
Kon Tum có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp cho việc
trồng một số loại cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.v.v..). Những
năm gần đây, ngành trồng cây lâu năm của tỉnh đã phát triển nhanh chóng, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết công ăn việc
làm và nâng cao thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao động khu vực nông
thôn, miền núi, đồng bào dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác tốt các
tiềm năng lợi thế của tỉnh. GTSX ngành trồng cây lâu năm của tỉnh tăng từ
169.250 triệu đồng năm 2000 lên 508.572 triệu đồng năm 2010, bình quân giai
đoạn 2000 - 2010 GTSX ngành trồng cây lâu năm tăng 11,63%/năm.
Đối với các loại cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cây
cao su, cà phê đang được phát triển với nhiều loại hình: kinh tế nông lâm trường,
kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại hình thành nên các vùng
chuyên canh cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh sản
xuất cà phê tại huyện Đăk Hà, vùng chuyên canh cao su tập trung ở thành phố
Kon Tum, huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Ngọc Hồi.v.v..
30
1.2.2. Phân tích SWOT ngành trồng cây lâu năm trong thời gian qua
Bảng 2.5: Phân tích SWOT về ngành trồng cây lâu năm
Điểm mạnh Điểm yếu
- Điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai, thổ
nhưỡng rất thích hợp cho việc trồng cây
lâu năm.
- Có tốc độ phát triển nhanh với tốc độ
tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn
2000 - 2010 là 11,63%.
- Giải quyết nhiều công ăn việc làm cho
người lao động, đặc biệt lao động khu vực
nông thôn, đồng bào dân tộc.
- Có nhiều thành phần kinh tế tham gia
phát triển ngành trồng cây lâu năm.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn.
- Phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, bảo vệ
môi trường sinh thái.
- Chất lượng nguồn lao động còn
thấp.
- Tỷ lệ sản phẩm qua chế biến và chế
biến sâu còn rất thấp.
- Hệ thống bảo quản chế biến còn thô
sơ, lạc hậu chưa đủ sức tạo ra sản
phẩm có chất lượng và khả năng cạnh
tranh cao
- Sự liên kết giữa hộ nông dân với
các thành phần kinh tế còn hạn chế.
- Phát triển thiếu quy hoạch, sản xuất
theo lối quảng canh vẫn tồn tại, phát
triển tự phát, không ổn định.
Thời cơ Thách thức
- Chủ trương chính sách từ trung ương
đến địa phương đều khuyến khích ngành
trồng cây lâu năm.
- Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
ngày càng tăng cao tạo điều kiện để mở
rộng thị trường.
- Khoa học kỹ thuật, đặc biệt công nghệ
bảo quản chế biến ngày càng phát triển.
- Xu hướng chuyển dịch đầu tư của các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đang
quan tâm đầu tư vào lĩnh vực trồng cây
lâu năm.
- Sức ép cạnh tranh lớn trên thị
trường trong và ngoài nước.
- Giá vật tư đầu vào ngày càng tăng.
- Rủi ro, bất lợi do ảnh hưởng của
thời tiết, khí hậu (bão lũ, hạn hán
thường xuyên xảy ra).
- Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch
chậm và thiếu bền vững
1.2.3. Một số cây trồng lâu năm chủ yếu
1.2.3.1. Cây cao su
Thực hiện chủ trương phát triển diện tích cây cao su của Chính phủ và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, tỉnh Kon Tum đã quan tâm chỉ
đạo các Sở ngành, các huyện, thành phố tập trung ưu tiên các quỹ đất để phát triển
trồng cây cao su. Bên cạnh đó, công tác chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật về giống, canh tác, phân bón, kích thích tạo mủ, kỹ thuật khai thác.v.v..
phục vụ phát triển cao su cũng được chú trọng, do đó đã làm cho diện tích, năng
31
suất và sản lượng cao su không ngừng tăng lên. Loại hình kinh tế trồng cây cao su
cũng phát triển đa dạng, trong đó loại hình cao su doanh nghiệp, nông trường có
sự liên kết với nông dân có quy mô lớn hơn với 22.713 ha, chiếm 51,8% tổng diện
tích; loại hình cao su hộ gia đình, trang trại 21.134 ha, chiếm 48,2% tổng diện tích
cao su toàn tỉnh.
Giá trị sản xuất cây cao su của tỉnh năm 2010 là 187.952,5 triệu đồng, tăng
gấp 13,856 lần so với năm 2000 (GTSX cây cao su năm 2000 là 13.564,5 triệu
đồng), bình quân giai đoạn 2000 - 2010 GTSX cây cao su tăng bình quân
30,066%/năm.
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cao su giai đoạn 2000 – 2010
Chỉ tiên ĐVT
Năm
2000 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng diện tích Ha 14.20
7
22.467 26.069 31.757 37.054 43.139
Diện tích thu hoạch Ha 1.603 9.320 12.443 13.187 15.874 17.574
Năng suất Ta/ha 10,5 9,79 10,19 12,30 12,80 13,27
Sản lượng Tấn 1.683 9.124 12.679 16.220 20.319 23.320
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum năm 2010)
Tính đến năm 2010, diện tích cao su toàn tỉnh là 43.139 ha, trong đó diện
tích cao su tiểu điền 20.426 ha, chiếm 47,35% tổng diện tích, tốc độ tăng diện tích
bình quân từ năm 2000 - 2010 đạt khoảng 11,747%/năm. Trong đó:
- Giai đoạn 2000 - 2005: Chủ yếu là mở rộng diện tích trồng mới của các
doanh nghiệp nhà nước và chăm sóc phục hồi diện tích cao su tiểu điền đã trồng
từ Chương trình 327 và một phần diện tích dân tự trồng. Năm 2005, tổng diện tích
cao su của tỉnh là 19.830 ha, tăng 5.623 ha so với năm 2000, bình quân giai đoạn
2000 - 2005 diện tích tăng 1.026 ha/năm. Mặc khác, do tác động của giá cả thị
trường mủ cao su trong giai đoạn này thấp, người dân chưa nhận thức được hết
giá trị kinh tế của cây cao su nên vườn cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản không
đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, tỷ lệ sống thấp; xảy ra tình trạng chặt phá
bỏ vườn cây cao su, chuyển đổi sang trồng cây khác. Trong khi đó, do có sự đầu
tư nên diện tích cao su của các doanh nghiệp trên địa bàn năm 2005 chiếm tỷ lệ
cao đạt 14.096 ha, chiếm 71,9% tổng diện diện tích.
- Giai đoạn 2006 - 2010: Do các chủ trương, chính sách của Chính phủ về
việc phát triển cao su, sự tác động của giá thị trường mủ cao su tăng và nhất là
việc triển khai thực Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII nhiệm kỳ
(2006 - 2010) về việc phát triển diện tích cao su đa thành phần kinh tế, chuyển
quỹ đất đồi trồng sắn đã bạc màu sang trồng cao su, lập dự án quy hoạch diện tích
trồng cao su trên địa bàn toàn tỉnh, đã kích thích, tạo điều kiện cho người dân phát
triển cây cao su. Tổng diện tích cao su năm 2010 là 43.139 ha, diện tích cao su
tăng nhanh, tăng gấp 3,086 lần so với năm 2000, bình quân giai đoạn này diện
32
tích cao su của tỉnh tăng 18,20%/năm. Đây là giai đoạn phát triển diện tích cao su
tiểu điền nhanh và rộng khắp, các tiến bộ trong cải tiến giống và kỹ thuật canh tác
được người dân áp dụng vào sản xuất, năng suất mủ khô bình quân năm 2010 đạt
13,27 tạ/ha, sản lượng đạt 23.320 tấn.
Sự phát triển nhanh cây cao su đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo ra
nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao
động khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng bào dân tộc.
1.2.3.2. Cây cà phê
Diện tích từ 14.404 ha (năm 2000) giảm xuống còn 10.752 ha (năm 2005).
Những năm gần đây do có sự quan tâm mở rộng diện tích trồng mới cây cà phê
chè tại các xã thuộc vùng Đông Trường Sơn nên đã đưa diện tích toàn tỉnh đạt
11.502 ha năm 2010, bình giai đoạn 2005 - 2010 diện tích tăng bình quân
1,358%/năm. Giá trị sản xuất cây cà phê tăng từ 142.164 triệu đồng năm 2000 lên
253.392 triệu đồng năm 2010, bình quân giai đoạn 2000 - 2010 tăng 5,95%/năm.
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê giai đoạn 2005 – 2010
Chỉ tiêu
Năm
ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng diện tích Ha 10.752 9.844 9.949 10.360 11.109 11.502
DT thu hoạch Ha 10.635 9.759 9.683 9.626 9.774 10.018
Năng suất Tạ/ha 13,471 19,737 17,090 22,610 19,542 21,128
Sản lượng Tấn 14326 19261 16.548 21.764 19.100 21.166
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum năm 2010)
Mặc dù diện tích trồng cà phê của tỉnh trong những năm qua tăng chậm,
nhưng do người trồng cà phê đã chú trọng đầu tư thâm canh, nên đã làm cho năng
suất cà phê của tỉnh tăng nhanh, tăng từ 13,471 tạ/ha năm 2005 lên 21,128 tạ/ha
vào năm 2010, bình quân giai đoạn 2005 - 2010 năng suất cà phê tăng
9,419%/năm. Chính vì vậy, đã kéo theo sản lượng cà phê của tỉnh tăng lên, năm
2010 sản lượng cà phê của tỉnh đạt 21.116 tấn bình quân tăng 8,119%/năm.
1.2.3.3. Cây dược liệu (Sâm Ngọc Linh)
Cây Sâm Ngọc Linh: Là cây dược liệu quý mọc dưới tán rừng ở huyện Tu
Mơ Rông, song đang bị cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi, quá mức. Việc phát
triển diện tích sâm Ngọc Linh đã được bắt đầu chú ý từ cuối những năm 90, đầu
năm 2000. Dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh do Công ty TNHH MTV
lâm nghiệp Đăk Tô làm chủ đầu tư bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2007, triển khai
trên địa bàn các xã Tê Xăng, Măng Ri..., đến năm 2010 ước đạt 4,29 ha, đạt 58%
mục tiêu của Dự án. Dự án phát triển sâm do Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh
triển khai thực hiện, bắt đầu từ cuối những năm 90, đầu năm 2000 đến nay đã
trồng được khoảng 140 ha, phát triển tốt. Diện tích trồng Sâm Ngọc Linh này vừa
là mô hình thí điểm, vừa là nơi đào tạo kỹ thuật sản xuất, đồng thời cung cấp
33
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020

More Related Content

What's hot

Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Alice Jane
 
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
Trần Đương
 
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cươngTrắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
Trần Đương
 
CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...
CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...
CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
NamDngTun
 
Tổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchTổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchLaw Slam
 
Phương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện liPhương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện li
Khanh Sac
 
Thi thử hóa đại cương (30câu)
Thi thử hóa đại cương (30câu)Thi thử hóa đại cương (30câu)
Thi thử hóa đại cương (30câu)
Trần Đương
 
Công thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương IIICông thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương III
Vũ Lâm
 
quy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chínhquy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chính
trietav
 
Can bang hoa hoc
Can bang hoa hocCan bang hoa hoc
Can bang hoa hoc
Danh Lợi Huỳnh
 
Bài tập nhiệt học.14085
Bài tập nhiệt học.14085Bài tập nhiệt học.14085
Bài tập nhiệt học.14085camnhan
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vữngLuận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf
LinhTrnh75
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
protein va bien doi sinh hoa
protein va bien doi sinh hoaprotein va bien doi sinh hoa
protein va bien doi sinh hoa
Food chemistry-09.1800.1595
 
Dung dich va nong do
Dung dich va nong doDung dich va nong do
Dung dich va nong do
Danh Lợi Huỳnh
 
Phạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêngPhạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêng
PhngAnhTrng1
 
Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1
Đức Nguyễn Xuân
 

What's hot (20)

Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
 
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cươngTrắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
 
CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...
CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...
CHUYÊN ĐỀ PHỔ HỒNG NGOẠI IR, PHỔ KHỐI LƯỢNG MS PHỤC VỤ VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG ...
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
 
Tổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchTổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tích
 
Phương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện liPhương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện li
 
Thi thử hóa đại cương (30câu)
Thi thử hóa đại cương (30câu)Thi thử hóa đại cương (30câu)
Thi thử hóa đại cương (30câu)
 
Công thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương IIICông thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương III
 
quy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chínhquy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chính
 
Can bang hoa hoc
Can bang hoa hocCan bang hoa hoc
Can bang hoa hoc
 
Bài tập nhiệt học.14085
Bài tập nhiệt học.14085Bài tập nhiệt học.14085
Bài tập nhiệt học.14085
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vữngLuận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
 
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN.pdf
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
 
protein va bien doi sinh hoa
protein va bien doi sinh hoaprotein va bien doi sinh hoa
protein va bien doi sinh hoa
 
Dung dich va nong do
Dung dich va nong doDung dich va nong do
Dung dich va nong do
 
Phạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêngPhạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêng
 
Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1
 

Similar to Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020

DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
NguyenQuang195
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DU AN KHU DU LICH DA NGOAI
DU AN KHU DU LICH DA NGOAIDU AN KHU DU LICH DA NGOAI
DU AN KHU DU LICH DA NGOAI
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2robinking277
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
nataliej4
 

Similar to Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020 (20)

DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
 
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DU AN KHU DU LICH DA NGOAI
DU AN KHU DU LICH DA NGOAIDU AN KHU DU LICH DA NGOAI
DU AN KHU DU LICH DA NGOAI
 
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy viên đốt 0918755356
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.pptNgon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
linhlevietdav
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 

Recently uploaded (20)

CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.pptNgon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 

Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh kon tum đến năm 2020

  • 1. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................6 I. Tính cấp thiết của đề án.........................................................................................6 II. Mục tiêu của đề án................................................................................................6 III. Yêu cầu của đề án................................................................................................7 IV. Căn cứ xây dựng đề án........................................................................................7 V. Kết cấu của đề án..................................................................................................8 VI. Tổ chức nghiên cứu xây dựng Đề án..................................................................8 PHẦN THỨ NHẤT....................................................................................................9 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGÀNH KINH TẾ......................................9 MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC................................................................9 I. KHÁI NIỆM NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC....9 1. Khái niệm ngành kinh tế mũi nhọn............................................................9 2. Khái niệm sản phẩm chủ lực.......................................................................9 3. Phạm vi ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực.............................9 4. Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực........................9 II. LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC.10 1. Quan điểm lựa chọn...................................................................................10 2. Tiêu thức xác định ngành kinh tế mũi nhọn............................................10 3. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực.........................................................10 4. Phương pháp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực..11 PHẦN THỨ HAI......................................................................................................13 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU Ở TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010............................................13 I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM...13 1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................13 1.1. Vị trí địa lý............................................................................................13 1.2. Địa hình.................................................................................................13 2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên........................................................13 2.1 Tài nguyên đất đai..................................................................................13 2.2. Tài nguyên nước....................................................................................14 2.3. Tài nguyên khí hậu................................................................................14 2.4. Tài nguyên khoáng sản.........................................................................14 2.5. Tài nguyên rừng....................................................................................15 3. Nguồn nhân lực..........................................................................................15 3.1. Dân số...................................................................................................15 3.2.Lao động và cơ cấu lao động.................................................................16 4. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum................................................16 4.1. Tăng trưởng kinh tế...............................................................................16 4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................17 4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Kon Tum.................19 1
  • 2. 4.3.1. Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản.......................................................19 4.3.2. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng..............................................21 4.4. Thu chi ngân sách.................................................................................24 4.5. Thực hiện vốn đầu tư.............................................................................24 4.6. Hoạt động xuất nhập khẩu....................................................................24 4.7. Khoa học công nghệ.............................................................................24 4.8. Bảo vệ môi trường.................................................................................25 4.9. Giáo dục và đào tạo..............................................................................25 4.10. Văn hóa thể thao.................................................................................25 4.11. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.......................................................26 5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và thách thức của tỉnh Kon Tum .........................................................................................................................26 5.1. Thuận lợi...............................................................................................26 5.2. Khó khăn - thách thức...........................................................................26 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA TỈNH KON TUM..................................................................................27 1. Nhóm ngành nông nghiệp.........................................................................27 1.1. Ngành trồng cây hàng năm....................................................................27 1.1.1. Đánh giá chung....................................................................................27 1.1.2. Một số cây trồng hàng năm.................................................................27 1.2. Ngành trồng cây lâu năm.................................................................................30 1.2.1. Đánh giá chung....................................................................................30 1.2.3. Một số cây trồng lâu năm chủ yếu.......................................................31 1.4. Ngành lâm nghiệp.............................................................................................36 2. Nhóm ngành công nghiệp....................................................................................37 2.1. Ngành chế biến nông, lâm sản..........................................................................37 2.1.1. Đánh giá chung:...................................................................................37 2.1.2.Phân tích ma trận SWOT về công nghiệp chế biến nông, lâm sản...37 2.1.3. Một số sản phẩm chính........................................................................38 2.2. Ngành sản xuất điện (sản phẩm thủy điện).....................................................39 2.2.1. Đánh giá chung....................................................................................39 2.2.2. Phân tích ma trận SWOT ngành sản xuất điện của tỉnh Kon Tum. .40 2.3. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng....................................................................40 2.3.1. Tình hình chung...................................................................................40 2.3.2. Phân tích ma trận SWOT ngành sản xuất VLXD của tỉnh Kon Tum .........................................................................................................................42 2.4. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản........................................................42 2.4.1. Hiện trạng khai thác............................................................................42 2.4.2. Tình hình sử dụng khoáng sản...........................................................43 2.4.3. Đánh giá chung....................................................................................43 3. Ngành du lịch........................................................................................................43 3.1. Đánh giá chung.......................................................................................43 3.2. Phân tích ma trận SWOT về ngành du lịch tỉnh Kon Tum...................44 PHẦN THỨ BA........................................................................................................47 2
  • 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020. 47 I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH KON TUM...........................................................................................47 1. Yếu tố quốc tế.......................................................................................................47 2. Yếu tố trong nước.................................................................................................48 3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của một số ngành kinh tế của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020.......................................................................................48 3.1. Đối với công nghiệp chế biến nông, lâm sản:..................................................48 3.2. Đối với ngành sản xuất điện, cụ thể là thủy điện:...........................................49 3.3. Đối với ngành du lịch........................................................................................50 II. PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC....................................................................................................50 1. Cơ sở lựa chọn:.....................................................................................................50 2. Lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực:.................................50 2.1. Phương pháp phân tích SWOT........................................................................50 2.2. Phương pháp định lượng..................................................................................51 2.3. Phương pháp chuyên gia..................................................................................52 2.4. Tổng hợp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020..............................................................................52 III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020..............53 1. Quan điểm, mục tiêu............................................................................................53 1.1. Quan điểm phát triển:......................................................................................53 1.2. Mục tiêu phát triển:..........................................................................................53 2. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020............................................................................54 2.1. Trồng rau, hoa xứ lạnh.....................................................................................54 2.2. Ngành trồng cây lâu năm.................................................................................55 2.2.1. Cây cao su.............................................................................................55 2.2.2. Cây cà phê.............................................................................................56 2.2.3. Trồng cây dược liệu (Sâm Ngọc Linh)................................................57 2.3. Ngành trồng rừng và chăm sóc rừng (trồng cây nguyên liệu giấy)...............58 2.4. Nuôi trồng thủy sản (thủy đặc sản tại huyện Kon Plông và thủy sản nước ngọt khác).................................................................................................................58 2.5. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản....................................................60 2.5.1. Quan điểm phát triển...........................................................................60 2.5.2. Dự báo các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh đến năm 2020.....................................................................61 2.5.3. Phát triển các sản phẩm chủ lực.........................................................61 2.5.3.1. Sản phẩm cao su................................................................................61 2.5.3.2. Sản phẩm cà phê...............................................................................63 2.5.3.3. Sản phẩm bột giấy và giấy................................................................63 2.5.3.4. Chế biến sắn và tinh bột sắn:............................................................64 2.6. Sản xuất sản phẩm từ khoáng sản...................................................................65 2.6.1. Quan điểm và phương hướng phát triển.............................................65 3
  • 4. 2.6.2. Dự báo nhu cầu VLXD của tỉnh Kon Tum đến năm 2020.................65 2.6.3. Phát triển sản phẩm chủ lực: gạch nung và gạch không nung.........65 2.7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (sản xuất thủy điện).........................68 2.7.1. Quan điểm phát triển...........................................................................68 2.7.2. Phương hướng, nhiệm vụ:...................................................................69 2.8. Ngành du lịch.....................................................................................................69 2.8.1. Quan điểm phát triển...........................................................................69 2.8.2. Định hướng phát triển:........................................................................70 IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC....................................................................................................72 1. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch:...................................72 2. Giải pháp về thị trường.......................................................................................73 2.1. Tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ...........................................................73 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và sản phẩm.......................................73 2.3. Chiến lược phân phối........................................................................................74 3. Giải pháp tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng.................75 3.1. Về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực điều hành......................75 3.2. Về tiếp cận các nguồn lực.................................................................................75 3.3. Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô..................................................................76 3.4. Cải thiện năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI)...............................................76 3.5. Xúc tiến thương mại..........................................................................................76 4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng..................................................................................77 5. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ...........................................................78 6. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...................................................78 7. Giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực..............................................79 8. Giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế..................................................................80 9. Một số cơ chế, chính sách:...................................................................................81 PHẦN THỨ TƯ.......................................................................................................83 TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................83 I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................................83 1. Ủy ban nhân dân tỉnh:..............................................................................83 2. Các sở, ban, ngành, địa phương...............................................................83 2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư.........................................................................83 2.2. Sở Công thương....................................................................................83 2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..............................................83 2.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch..........................................................83 2.5. Sở Lao động thương binh và Xã hội.....................................................84 2.6. Sở Tài chính..........................................................................................84 2.7. Sở Khoa học và Công nghệ...................................................................84 2.8. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Kon Tum........................................84 2.9. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Kon Tum.........84 2.10. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh...............................................................84 2.11. Các sở, ban ngành, địa phương khác..................................................84 II. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................84 4
  • 5. 1. Đối với Chính phủ................................................................................................84 2. Đối với các bộ, ngành.................................................................................85 2.1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư...........................................................85 2.2. Đối với Bộ Tài chính............................................................................86 2.3. Bộ Giao thông vận tải...........................................................................86 2.4. Bộ Công Thương...................................................................................86 2.5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:.........................................................86 2.6. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.............................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................87 PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................88 PHỤ LỤC 1:.............................................................................................................88 TỔNG HỢP Ý KIẾN PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT LỰA CHỌN.................88 SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020.........................................88 PHỤ LỤC 2: Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu một số ngành kinh tế của tỉnh đến năm 2020.......................................................................................................... PHỤ LỤC 3: Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu một số ngành kinh tế và sản phẩm của tỉnh đến năm 2020................................................................................. PHỤ LỤC 4: Tổng hợp điểm của một số ngành kinh tế của tỉnh Kon Tum đến năm 2020............................................................................................................... PHỤ LỤC 5A: Sản lượng và giá trị sản xuất (giá cố định 1994) các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực.................................................................. PHỤ LỤC 5B: Giá trị tăng thêm (giá hiện hành) và cơ cấu các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trong tổng SPXH................................................. PHỤ LỤC 6: Danh mục các tuyến, điểm, cụm du lịch trên địa bàn tỉnh.............. 5
  • 6. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề án Trong quá trình phát triển của một quốc gia, một địa phương, việc xác định đúng ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực để lựa chọn hướng đi, đưa ra các chính sách, biện pháp phát triển là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển thành công của quốc gia, địa phương đó. Kon Tum có một vị trí địa kinh tế - địa chính trị quan trọng, là cửa ngõ của Tây Nguyên và ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia với cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Kon Tum tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân tăng khoảng 14,71%/năm giai đoạn 2006 - 2010; thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nhanh, tăng từ 4,8 triệu đồng năm 2005 lên 13,34 triệu đồng năm 2010; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng hợp lý, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa bền vững; ngành công nghiệp còn nhỏ bé, cơ sở vật chất yếu kém, công nghệ sản xuất lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh các sản phẩm của tỉnh còn thấp; các tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả; số lượng các ngành, sản phẩm có quy mô sản xuất lớn và tạo ra giá trị gia tăng cao chưa nhiều.v.v.. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Kon Tum tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, việc lựa chọn và tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh, phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, việc xây dựng đề án “Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. II. Mục tiêu của đề án 1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề án là xác định một số ngành và sản phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng các tiêu chí lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực, từ đó tỉnh sẽ tạo điều kiện và đề ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy các ngành, các sản phẩm phát triển nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là đầu tàu kéo nền KT - XH của tỉnh tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. 2. Mục tiêu cụ thể: - Giai đoạn 2011 - 2015: + Trên cơ sở số liệu tổng hợp của các ngành, các sản phẩm từ năm 2000 đến nay, đề án sẽ lựa chọn 6-7 ngành và 8-9 sản phẩm giàu tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh đáp ứng các tiêu chí lựa chọn, để đầu tư thúc đẩy phát triển trở thành các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực của tỉnh. 6
  • 7. + Phân tích, đánh giá các tiềm năng và lợi thế, hỗ trợ phát triển một số ngành, sản phẩm có điều kiện để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trong giai đoạn tiếp theo. - Giai đoạn 2016 - 2020: + Phát triển thêm từ 1-2 ngành kinh tế mũi nhọn và 1-2 sản phẩm chủ lực; hình thành những ngành, sản phẩm chủ lực mới của tỉnh đáp ứng nhu cầu mới và ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. III. Yêu cầu của đề án - Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển KT - XH của cả nước và vùng Tây Nguyên; - Phù hợp với định hướng phát triển vùng Tây Nguyên, các quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật; - Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; - Phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV; - Phù hợp với Kế hoạch phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015; - Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi. IV. Căn cứ xây dựng đề án - Quyết định số 260/2005/QĐ - TTg ngày 21/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển KT - XH vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020; - Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020; - Quyết định số 10/2008/QĐ - TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020"; - Quyết định số 25/2008/QĐ - TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010; - Quyết định số 52/2008/QĐ - TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020"; - Quyết định số 864/QĐ - TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 (đoạn từ Điện Biên đến Kon Tum); - Quyết định số 2214/QĐ - TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum; 7
  • 8. - Quyết định số 581/QĐ - TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020. - Quyết định số 11/2007/QĐ - BCN ngày 14/02/2007 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV; - Kế hoạch phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015; - Quyết định số 607/QĐ - UBND ngày 27/6/2007 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành “Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển một số cây hàng hóa chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2010 có tính đến năm 2015”; - Quyết định 14/2009/QĐ - UBND của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt Đề án về chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su. V. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề án gồm 4 phần: - Phần thứ nhất: Một số khái niệm cơ bản về ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực. - Phần thứ hai: Thực trạng phát triển một số ngành và sản phẩm chủ yếu của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001 - 2010. - Phần thứ ba: Định hướng và giải pháp phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020. - Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện và kiến nghị. VI. Tổ chức nghiên cứu xây dựng Đề án 1. Chỉ đạo thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh 2. Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư 3. Các cơ quan phối hợp thực hiện - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Sở Tài chính; - Sở Lao động thương binh và xã hội; - Các sở, ban, ngành của tỉnh và các cơ quan Trung ương có liên quan; - UBND các huyện, thành phố; - Viện Nghiên cứu Phát triển KT - XH Đà Nẵng. 8
  • 9. PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC I. KHÁI NIỆM NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC 1. Khái niệm ngành kinh tế mũi nhọn Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành kinh tế khi được tập trung đầu tư phát triển sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối, tối ưu, tổng hợp…nền kinh tế, từ đó góp phần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững(1) . Trong đó: - Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành kinh tế nếu tập trung phát triển sẽ có ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế khác, có trình độ công nghệ cao, có hiệu quả vượt trội.v.v.. - Phát triển cân đối là giới hạn cho phép của ngành kinh tế mũi nhọn, nó không thể vượt quá mức giới hạn để dẫn đến sự phá vỡ, gây thiệt hại cho các ngành khác. - Phát triển tối ưu là ngành nếu được tập trung phát triển (trong mối quan hệ cân đối giới hạn) sẽ làm cho tổng thể nền kinh tế phát triển nhanh nhất, hợp lý nhất. - Phát triển tổng hợp là sự phát triển ổn định, bền vững; nó phải được xem xét trên quan điểm hệ thống, tất cả các yếu tố nào có tác động chi phối đến sự phát triển kinh tế đều phải được tính toán và không được bỏ sót. 2. Khái niệm sản phẩm chủ lực Sản phẩm chủ lực là sản phẩm đóng vai trò then chốt, quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ nhất định về phát triển kinh tế của một nước, vùng lãnh thổ hay một địa phương. Đây là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành; có nhịp độ tăng trưởng cao; có tỷ lệ giá trị gia tăng cao; có vị trí chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển đối với các sản phẩm khác; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. 3. Phạm vi ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực Ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực có thể là: Một sản phẩm; một nhóm sản phẩm; một ngành kinh tế; một nhóm ngành kinh tế; một địa phương; một khu vực lãnh thổ.v.v… 4. Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực - Đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng kinh tế: Ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực là những ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh về giá và 1 (): Một số cơ sở lý luận về phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, phát triển bền vững của tỉnh Kon Tum nói riêng (Xem phần phụ lục 1) 9
  • 10. chất lượng sản phẩm, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và ổn định, đây là nguồn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, của địa phương cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững. - Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đề ra yêu cầu cải tạo và đổi mới các ngành sản xuất truyền thống và dần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng hàm lượng chất xám, sử dụng ít năng lượng, nguyên liệu và giá trị gia tăng cao. - Có hiệu ứng tích cực đối với những ngành và sản phẩm liên quan. II. LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC 1. Quan điểm lựa chọn Trên cơ sở một số quan điểm của các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế, quan điểm lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực là những ngành, sản phẩm khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, có giá trị gia tăng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện môi trường, tạo động lực phát triển cho các ngành, sản phẩm khác, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội của tỉnh Kon Tum. 2. Tiêu thức xác định ngành kinh tế mũi nhọn Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành thỏa mãn đa số hoặc đồng thời các tiêu thức sau: - Về kinh tế: + Có giá trị sản xuất lớn + Có vùng nguyên liệu dồi dào + Có tốc độ tăng trưởng nhanh - Về xã hội: + Giải quyết công ăn việc làm và sử dụng nhiều lao động. + Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. - Về môi trường: + Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. + Phát triển không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái. 3. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực Một sản phẩm được coi là sản phẩm chủ lực của tỉnh phải thỏa mãn các tiêu chí sau đây: - Có giá trị sản xuất lớn. - Có tốc độ tăng trưởng cao. - Khai thác vùng nguyên liệu trên địa bàn. - Có tiềm năng đột phá lớn 10
  • 11. 4. Phương pháp lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực - Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Đây là phương pháp ra quyết định lựa chọn chiến lược dựa trên số liệu thu thập được về bốn yếu tố: Điểm mạnh; điểm yếu; thách thức; thời cơ. - Phương pháp định lượng: Trên cơ sơ số liệu thu thập thứ cấp từ các báo cáo thống kê của tỉnh, báo cáo của các sở ban ngành liên quan và của các doanh nghiệp, sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2015 và 2020, từ đó căn cứ vào tiêu chí lựa chọn để chọn ra các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực. Phương pháp được tiến hành như sau: + Bước 1: Phân loại các tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn theo 03 nhóm tiêu thức là kinh tế, xã hội và môi trường; + Bước 2: Cho điểm đối với từng tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn; + Bước 3: Dự báo phát triển các ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2015 và 2020; + Bước 4: Cho điểm các ngành kinh tế mũi nhọn theo các tiêu thức lựa chọn; + Bước 5: Sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp đối với các ngành kinh tế chủ yếu theo kết quả điểm và lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn. Bảng 1.1: Điểm số các tiêu thức lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn Tiêu thức Điểm Tổng 100 I. Về kinh tế 60 1.1.1. 1. Giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) 30 1.1.2. 1.1. Chiếm tỷ trọng so với ngành cấp 2 (1% tương ứng với 1 điểm, tối đa (trên 20%) 20 điểm) 20 1.2. Tốc độ tăng BQ/năm (2% tương ứng với 1 điểm, tối đa (trên 20%) 10 điểm) 10 2. Vùng nguyên liệu (6% tương ứng với 1 điểm, tối đa (trên 90%) 15 điểm) 15 3. Tiềm năng đột phá (0,2 lần tương ứng với 1 điểm, tối đa ≥ 3 lần 15 điểm. 15 II. Về xã hội 20 1. Giải quyết việc làm (100 lao động tương ứng 1 điểm, tối đa (trên 1000 lao động) 10 điểm) 10 2. Thu nhập bình quân/ tháng (1 triệu đồng tương ứng với 2 điểm, tối đa (trên 5 triệu) 10 điểm) 10 III. Về môi trường 20 1. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên 10 2. Công nghệ thân thiện môi trường 10 11
  • 12. - Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp ra quyết định lựa chọn chiến lược dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, giám đốc các doanh nghiệp.v.v..thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi; kết hợp với tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp và tổ chức hội thảo xin ý kiến các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, các sở ban ngành, các chuyên gia trong các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu.v.v.. 12
  • 13. PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU Ở TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới của Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 130 55'10''B-150 27'15''B vĩ độ Bắc, 1070 20'15''Đ-1080 32'30''Đ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 1.300 km. Phía Tây giáp Lào và Campuchia với 280,7 km đường biên giới, (trong đó: giáp CHDCND Lào: 142,4 km; Vương quốc Campuchia: 138,3 km); phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (142 km), Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi (74 km), phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km). Diện tích tự nhiên 9.690,5 km2, chiếm 17,2% diện tích vùng Tây Nguyên; chiếm 3% diện tích cả nước. Kon Tum nằm ở ngã ba Đông Dương, nằm vào đoạn gần cuối dãy Trường Sơn, vì vậy Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng đối với vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và cả nước. Kon Tum có khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, các Quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh nối khu kinh tế cửa khẩu này với hành lang kinh tế Đông - Tây (qua cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng), khu kinh tế Dung Quất cùng các cảng ở miền Trung và với các tỉnh khác, đồng thời nối Đông bắc Cămpuchia - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. 1.2. Địa hình Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, dốc ở phía Bắc và độ dốc thấp 2% - 5% ở phía Nam. Địa hình rất đa dạng, gò đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Phía Bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu vực, với độ cao 2.596 m. Địa hình có độ dốc 00 -150 chiếm khoảng 24,3% tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là đất khu dân cư, đất đã sản xuất nông nghiệp, đất trống, cây bụi, trảm cỏ, đất có khả năng nông nghiệp. 2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. 2.1 Tài nguyên đất đai Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2009 là 969.046 ha, trong đó: Đất nông nghiệp khoảng 827.043 ha, chiếm 85,35% diện tích, đất phi nông nghiệp khoảng 35.075 ha, chiếm 3,62% diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng là 106.928 ha chiếm 11,03%. Trong thời gian tới, do sức ép tăng dân số và quá trình đô thị hóa nên một phần diện tích đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi sang diện tích đất ở. 13
  • 14. Đất có chất lượng cao gồm các nhóm đất phù sa, Gley, đất mới biến đổi và đất đỏ, có chất lượng trung bình là nhóm đất xám, có chất lượng kém là đất xám có thành phần cơ giới nhẹ; đất không có khả năng sản xuất gồm đất xói mòn trơ sỏi đá và đất mùn Alít núi cao. 2.2. Tài nguyên nước a) Tài nguyên nước mặt: Kon Tum có hệ thống sông Sê San là một nhánh của sông Mêkông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tổng tiềm năng thủy điện trên sông Sê San vào khoảng 2.500 MW. Trên hệ thống sông Sê San đã hoàn thành, đưa vào phát điện các công trình thủy điện: Ya Ly (công suất 720 MW); Sê San 3 (công suất 260 MW); Sê San 3A (công suất 100 MW), Plei Krông (công suất 110 MW). Một số công trình thủy điện khác như Sê San 4 (công suất 330 MW); Thượng Kon Tum (220 MW). Ngoài ra, Kon Tum còn có tiềm năng rất lớn về thủy điện vừa và nhỏ, có khả năng xây dựng 120 công trình, trong đó 49 công trình có công suất từ 1 MW đến 70 MW. Kon Tum cũng có các hồ thủy điện và hồ thủy lợi với diện tích hồ Ya Ly do Kon Tum quản lý khoảng 4.450 ha và các hồ thuỷ điện sẽ có như Plei Krong - 11.080 ha, Đăk Bla - 9.750 ha, Đăk Ne - 510 ha và các hồ thuỷ lợi như Đăk HNiêng, Đăk Uy. Đây cũng là các hồ giữ nước trong mùa khô phục vụ cho tưới tiêu để sản xuất, vừa triển khai nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và phát triển các dịch vụ du lịch. b) Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm tỉnh Kon Tum được phân bố ở độ sâu 10 - 25 m, lưu lượng các lỗ khoan 1-3 lít/s, chất lượng nước tốt về thành phần hoá học còn về mặt vi sinh học thì có nơi bị nhiễm bẩn. 2.3. Tài nguyên khí hậu Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên, nhiệt độ trung bình năm 220 C - 230 C. Lượng mưa trung bình năm 1.880mm. Kon Tum có các dạng địa hình, vùng núi cao và cao nguyên phía Bắc tỉnh nóng ấm và mát ở khu vực Ngọc Linh nhiệt độ trung bình hàng năm là 200 C, biên độ giao động nhiệt ngày đêm lớn; ở khu vực núi thấp và thung lũng phía Tây và Tây Nam nhiệt độ không khí nóng hơn, nhiệt độ trung bình 240 C - 250 C và có sự khác biệt giữa các khu vực phía Tây và Tây Nam với các vùng trũng khác ở phía Đông. 2.4. Tài nguyên khoáng sản Kon Tum là tỉnh có nhiều loại tài nguyên khoáng sản. Vùng phân bố khoáng sản được trải đều khắp trên địa bàn tỉnh. Theo tài liệu công bố năm 2007, khoáng sản tỉnh Kon Tum gồm có các loại như sau: Nhiên liệu (than bùn), kim loại đen (sắt, mangan, crôm); kim loại màu (đồng, chì, kẽm, nhôm), kim loại hiếm (thiếc, molipđen), kim loại quý (vàng gốc, vàng sa khoáng), khoáng sản kim loại phóng xạ, khoáng sản không kim loại.v.v.. 14
  • 15. 2.5. Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê năm 2009, diện tích rừng của tỉnh là 650.297 ha, trong đó rừng tự nhiên là 610.625 ha, rừng trồng là 39.672 ha, với tỷ lệ che phủ rừng khoảng 66,6%. Rừng Kon Tum có nhiều loại gỗ và dược liệu quí hiếm, với khoảng hơn 300 loài thực vật thuộc nhiều thể loại khác nhau, phổ biến là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua, kháo, chẹc... Đặc biệt vùng núi Ngọc Linh có những loài dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô, quế... Trong thời gian qua, diện tích rừng của Kon Tum bị thu hẹp do nạn khai thác gỗ trái phép. Từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã thực hiện khá nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng, không tổ chức khai thác rừng tự nhiên (chỉ khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển đổi rừng sang mục đích khác để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện và chuyển đổi rừng sang trồng cao su theo quy hoạch). 2.6. Tài nguyên du lịch Kon Tum có các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia: Ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei; những địa danh nổi tiếng như đồi Charlie, những công trình lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ như: nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùa Bác Ái.v.v.. với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với sông, hồ, thác, núi hùng vĩ còn đậm vẻ hoang sơ; các khu bảo tồn thiên nhiên đầy giá trị như: Vườn quốc gia Chư Mom Rây, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk Uy; khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện KonPlong). Kon Tum là nơi đóng góp cho hồ sơ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, là nơi phát hiện về Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (huyện Sa Thầy). 3. Nguồn nhân lực 3.1. Dân số Dân số trung bình tỉnh Kon Tum năm 2009 là 432.865 người (nam chiếm 50,78%, nữ chiếm 49,22%); khu vực thành thị chiếm 33% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 44 người/km2 , tuy nhiên dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung đông ở các thành phố, thị trấn, thị xã…(thành phố Kon Tum là 324 người/km2) trong khi đó có những vùng dân cư rất thưa thớt như xã Mô Rây, Rờ Kơi huyện Sa Thầy; một số xã thuộc huyện Kon Plong; Tu Mơ Rông; ĐăkGlei. So với khi mới tách tỉnh năm 1991 dân số là 243.662 người, dân số năm 2009 đã gấp hơn 1,77 lần. Do đẩy mạnh công tác KHHGĐ nên tỉnh đã giảm được tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,48% năm 2001 xuống còn khoảng 2,26% năm 2009. Dân số tăng cơ học do di chuyển dân từ các vùng khác đến tuy đã giảm, song vẫn còn tiếp tục. Đặc biệt, sự di chuyển lao động tạm thời theo mùa vụ vẫn còn rất lớn. 15
  • 16. 3.2.Lao động và cơ cấu lao động Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của tỉnh Kon Tum năm 2009 là 234,1 ngàn người, cơ cấu lao động của tỉnh Kon Tum đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh lao động làm việc trong các ngành dịch vụ (từ 14,25% năm 2005 lên 20,80% năm 2009) và tăng khá lao động trong ngành công nghiệp xây dựng (từ 6,44% năm 2005 lên 9,8% năm 2009); giảm lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản (từ 79,31% năm 2005 xuống còn 69,40% năm 2009). Trong các ngành kinh tế thì những ngành, lĩnh vực sau đây có lực lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất: nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng. 4. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum 4.1. Tăng trưởng kinh tế Kể từ khi được tách tỉnh và chính thức thành lập vào tháng 08/1991, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phát triển KT - XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010", tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kon Tum trong 10 năm qua đã có những bước tiến đáng kể, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh cơ bản thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Kon Tum trong những năm trở lại đây liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân của tỉnh từ 11%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 tăng lên 14,7%/năm trong giai đoạn 2006 - 2009; cao hơn gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (7%) và cao hơn so với một số tỉnh khác trong khu vực kinh tế Tây Nguyên như Gia Lai (13,9%), Đắk Lắk (13,1%) và Lâm Đồng (13,7%). Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kon Tum 2001 - 2009 Nguồn: Tính toán từ các số liệu thống kê của Cục thống kê Kon Tum 16
  • 17. Mặc dù có sự gia tăng liên tục về qui mô, song tốc độ tăng trưởng GDP của Kon Tum trong giai đoạn 2001 - 2009 có nhiều diễn biến khá khác biệt. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm nhanh trong hai năm 2004 và 2005 sau 3 năm tăng trưởng tương đối liên tục (từ 12,39%/năm 2003 giảm xuống 10,5%/năm và 8,8%/năm tương ứng trong các năm 2004 và 2005). Ngoài ra, những ảnh hưởng gián tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 9 là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế của tỉnh có sự suy giảm nhẹ từ 15,2%/năm 2008 giảm xuống 13,4%/năm 2009. Cùng với tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người của Kon Tum cũng đã có sự cải thiện đáng kể (từ 3,2 triệu đồng/năm năm 2001 tăng lên 4,8 triệu đồng/năm 2005 và 11,2 triệu đồng/năm 2009) với tốc độ tăng bình quân trong cả hai giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2009 lần lượt là 7,6%/năm và 11,4%/năm. Tuy nhiên, những con số này vẫn còn ở mức rất thấp so với bình quân chung của cả nước (GDP bình quân đầu người của cả nước là 19,1 triệu đồng/năm 2009 - cao hơn gấp 1,7 lần so Kon Tum) và Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước (tỷ lệ nghèo chung của Kon Tum năm 2009 là 19% trong khi đó con số này của cả nước là 12%). 4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Kon Tum đang có những chuyển biến tích cực song vẫn theo hướng nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Trong giai đoạn 2001 - 2005, khu vực nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất đối với tăng trưởng của tỉnh, tốc độ tăng trưởng và điểm phần trăm đóng góp vào tăng trưởng chung từ ngành nông nghiệp luôn cao hơn so với các ngành còn lại; sang giai đoạn 2006 - 2009, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân năm lần lượt là 34,6%/năm và 19,64%/năm. Đáng chú ý là ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng bình quân cao gấp 2 lần so với giai đoạn trước và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh. Hình 2.2: Tỷ trọng đóng góp vào GDP và cơ cấu lao động của các ngành ` (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009)) 17
  • 18. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nguồn lực cũng có sự chuyển dịch tích cực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ cấu lao động cũng có sự dịch chuyển tương đồng với sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, thể hiện tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp đã có xu hướng giảm từ 80,6% năm 2001 còn 69,4% năm 2009; Đồng thời tỷ lệ lao động trong các ngành dịch vụ (dịch vụ thương mại và giáo dục đào tạo) và công nghiệp (công nghiệp chế biến và xây dựng) lại có xu hướng tăng lên tương ứng từ 13,5% tăng lên 20,8% và từ 5,9% tăng lên 9,8%. Trong đó, tỷ lệ việc làm được tạo ra từ khu vực công nghiệp có tốc độ tăng nhanh hơn so với khu vực dịch vụ. Đặc điểm này cho thấy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ có khả năng hấp thụ lực lượng lao động cao, đặc biệt là lao động được chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp tuy nhiên mức độ chuyển dịch lao động vẫn còn rất thấp. Ngoài ra, so sánh tỷ trọng đóng góp vào GDP và cơ cấu lao động giữa các ngành còn cho thấy năng suất lao động trong các ngành nông nghiệp là chưa cao (khoảng 74% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp tạo ra GDP bình quân là 43%/năm; trong khi đó tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ thấp hơn (trung bình khoảng 8,5%/năm và 17,3%/năm) nhưng có tỷ trọng đóng góp vào GDP là khá cao (tương ứng 22%/năm và 35%/năm); cao hơn gấp 2 lần so với năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp. Xét về qui mô vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư tương đối ổn định trong giai đoạn 2001 - 2009; khu vực dịch vụ vẫn luôn chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất chiếm trung bình 45,6% (chủ yếu tập trung vào các ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc và thương mại), tiếp đó là ngành nông nghiệp (trung bình chiếm khoảng 30,7%/năm) và công nghiệp (trung bình chiếm khoảng 23,6%/năm). Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2001 - 2005 (từ 67,2% năm 2001 tăng lên 107,8 % năm 2005) và khá ổn định trong giai đoạn 2006 - 2009 (90,4% năm 2006 và 90,3% năm 2009); tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bình quân cũng có xu hướng giảm từ 86,3% trong giai đoạn 2001 - 2005 giảm xuống còn 77,9%, trong giai đoạn 2006 - 2009. Điều này có thể được lý giải là do tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển có nguồn gốc từ trung ương chiếm tỷ lệ còn quá lớn (khoảng 47% trong giai đoạn 2001 - 2005 và 29% giai đoạn 2006 - 2009). Điều này đặt ra một vấn đề đối với hoạch định chính sách của tỉnh là nếu không có những giải pháp để tái cơ cấu và sử dụng hiệu quả nguồn vốn thì có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn của tỉnh một khi nguồn vốn từ trung ương không được đảm bảo. Cơ cấu thành phần kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2009 nhìn chung ít có sự thay đổi, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trung bình khoảng 63%/năm trong GDP. Đáng chú ý là mức độ chuyển dịch theo thành phần kinh tế vẫn còn diễn ra chậm, khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP (trung bình khoảng 41,3%/năm trong GDP), trong khi đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm chưa tới 1% và hầu như không có sự cải thiện đáng kể nào trong suốt thời gian dài. 18
  • 19. 4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Kon Tum 4.3.1. Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản Trong gần 10 năm qua, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn là khu vực đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với tỷ trọng đóng góp vào GDP bình quân luôn đạt trên 44% và tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001 - 2009 là 8,1%/năm. Sự thay đổi cơ cấu trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung không khác nhiều so với sự thay đổi cơ cấu trong những thời kỳ trước đó; trong nhóm ngành này thì ngành nông nghiệp luôn là ngành chiếm vai trò chủ đạo với tỷ trọng đóng góp vào GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2009 đạt gần 90%. So với các ngành kinh tế khác, cơ cấu của ngành thủy sản chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (tỷ trọng đóng góp vào GDP chung của ngành bình quân 1,15%/năm) vì phần lớn hình thức nuôi thủy sản ở tỉnh chủ yếu được thực hiện trên diện tích ao hồ nhỏ; tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng và điểm phần trăm đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp từ ngành thủy sản đã có nhiều cải thiện đáng khích lệ (từ 9,98%/năm trong giai đoan 2001 - 2005 tăng lên 21,41%/năm trong giai đoạn 2006 - 2009). Hình 2.3: Tỷ trọng đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm và thủy sản (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009)) Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp năm 2001 (theo giá so sánh 1994) của tỉnh là 580.088 triệu đồng tăng lên 840.653 triệu đồng năm 2005 và 1.162.823 triệu đồng năm 2009 với tốc độ tăng bình quân trong cả hai giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2009 lần lượt là 9,7%/năm và 4,5%/năm. Trong đó, ngành trồng trọt có tỷ trọng đóng góp vào GTSX chung cho cả ngành nông nghiệp là cao nhất, đạt bình quân 80%/năm. So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) trong giai đoạn 2001 - 2009 cho thấy mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt không cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành nông nghiệp, song ngành này lại chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng GTSX của toàn ngành so với ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong khi đó tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi và dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp diễn biến khá khác biệt so với tốc độ tăng trưởng chung của cả ngành. (Xem Hình 2.4, 2.5 và 2.6). 19
  • 20. Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX của ngành trồng trọt (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009)) Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX của ngành chăn nuôi (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009)) Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX của ngành dịch vụ trong NN (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009)) 20
  • 21. 4.3.2. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2001 - 2009 có xu hướng tăng nhưng có nhiều biến động. GTSX ngành công nghiệp từ 314.318 triệu đồng năm 2001 đã tăng lên 496.325 triệu đồng năm 2004 tuy nhiên lại sụt giảm vào năm 2005 nhưng đã tăng trở lại và đạt 637.520 triệu đồng vào năm 2009. Sự biến động này còn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2001 - 2005 giá trị SXCN tăng trưởng tương đối thấp, đạt bình quân 5%/năm, thấp hơn nhiều dự kiến, do ngành công nghiệp Kon Tum gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư và nhiều dự án không đạt được tiến độ xây dựng như thủy điện Đăk Rô Sa, nhà máy chế biến tinh bột sắn… Nhưng trong giai đoạn 2006 - 2009 ngành công nghiệp Kon Tum đã có sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 13,3 %/năm nhờ một số dự án mới được đưa vào hoạt động. Nhờ kết quả này mà tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2009 đạt khá với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,2%/năm. Hình 2.7. Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào tổng GTSX toàn ngành công nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009)) Trong tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngành công nghiệp chế biến là ngành có đóng góp đáng kể với tỷ trọng đóng góp bình quân hàng năm trên 82%, tuy nhiên tỷ trọng này lại có xu hướng giảm qua các năm. Tỷ trọng sụt giảm của ngành công nghiệp chế biến được bổ sung từ sự tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, từ 4% năm 2001 lến đến 13% vào năm 2009. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp khai thác cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên mức đóng góp không lớn. Tốc độ tăng trưởng của từng lĩnh vực trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng có những sự khác biệt đáng kể. Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khai thác có xu hướng ngày càng giảm, bên cạnh đó là sự tăng trưởng nhưng không ổn định của ngành công nghiệp chế biến. Chỉ có ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước là có tốc độ tăng trưởng mạnh và có xu hướng ngày càng tăng. 21
  • 22. Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GTSX của các ngành công nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum (2005, 2009)) Giai đoạn 2001 - 2005 cơ cấu các ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể, ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế đã chiếm 20,67% (năm 2005), các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất và phân phối điện ga chiếm tỷ trọng thấp tuy nhiên vẫn tăng đều qua các năm trong giai đoạn này. Ngược lại, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống; ngành sản xuất trang phục đều có xu hướng giảm với tỷ trọng tương ứng vào năm 2005 là 38,92% và 12,01%. Các ngành còn lại hầu như vẫn giữ nguyên cơ cấu. Giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục có những sự chuyển dịch như sau: Năm 2009, ngành chế biến thực phẩm đồ uống vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng tỷ trọng này đã giảm mạnh và chỉ còn 34,94%, tiếp đến là ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn với 18,21%. Các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất và phân phối điện ga có tỷ trọng tiếp tục tăng và đều chiếm trên 10% vào năm 2009. Bên cạnh sự ít biến động trong tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim và ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế thì tỷ trọng đóng góp của các ngành sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản giảm đáng kể và chỉ còn chưa đến 4,5% năm 2009. 4.3.3. Nhóm ngành dịch vụ Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực dịch vụ là thấp hơn so với khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của ngành này lại đạt mức khá cao trong suốt giai đoạn 2001 - 2009, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu bên trong khu vực dịch vụ được xem xét trên khía cạnh tỷ trọng của từng phân ngành dịch vụ trong GDP. Tỷ trọng từng phân ngành dịch vụ trong GDP và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của từng phân ngành dịch vụ được thể hiện qua các Hình 2.9. và 2.10. Số liệu thống kê cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các phân ngành dịch vụ của Kon Tum trong giai đoạn 2001 - 2009 ít có sự thay đổi khác biệt. 22
  • 23. Những ngành dịch vụ hiện đại có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm cao như ngành tài chính - tín dụng, vận tải - kho bãi và thông tin liên lạc, khách sạn - nhà hàng còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn; trong khi đó những phân ngành dịch vụ khác như quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng lại chiếm tỷ trọng rất lớn (chiếm bình quân trên 70% trong cơ cấu GDP của cả khu vực dịch vụ). Đáng chú ý là mặc dù vai trò của các phân ngành dịch vụ hiện đại trong cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ là không lớn, song tỷ trọng đóng góp của những phân ngành này đang ngày càng có những cải thiện đáng khích lệ, đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính - tín dụng và giáo dục đào tạo (Xem Hình 2.9). Xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân năm của từng phân ngành dịch vụ qua các giai đoạn 2001 - 2009 cho thấy những ngành dịch vụ truyền thống như thương mại-bán buôn, bán lẻ thuần túy có tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm song mức độ tăng là không cao; trong khi đó những phân ngành dịch vụ hiện đại lại có xu hướng gia tăng rất nhanh như ngành dịch vụ tài chính - tín dụng và khách sạn - nhà hàng (Xem Hình 2.10). Hình 2.9: Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các phân ngành dịch vụ (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009)) Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng của các phân ngành dịch vụ so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành dịch vụ (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum(2005, 2009)) 23
  • 24. 4.4. Thu chi ngân sách - Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn năm 2010 đạt 1.246,4 tỷ đồng, đạt mục tiêu kế hoạch, bình quân tăng 29,5%/năm, bằng 19,83% GDP, 29,71% tổng chi ngân sách địa phương và bằng 64,8% mức chi thường xuyên. - Chi ngân sách địa phương bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 là 2.347 tỷ đồng/năm, tăng 28,3%/năm, chi cho đầu tư phát triển bình quân hàng năm 1230 tỷ đồng, tăng 23,7%/năm, chi cho đầu tư phát triển đảm bảo tỷ trọng cho khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo theo quy định, chi thường xuyên bình quân tăng 19,9%/năm. 4.5. Thực hiện vốn đầu tư Công tác đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ cả về huy động, quản lý và sử dụng vốn. Năm 2000, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 578 tỷ đồng đã tăng lên 1970,77 tỷ đồng năm 2005 và 4451,18 tỷ đồng năm 2009, năm 2010 ước đạt 5050 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh là 18,59 ngàn tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch và tăng bình quân 21,34%/năm, giai đoạn này gấp 3,08 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. 4.6. Hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh ngày càng trở nên sôi động. Giai đoạn 1996-2005 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14,6%/năm, đặc biệt trong 4 năm gần đây (2006 - 2009) tăng khoảng 60%/năm. Năm 2009 giá trị xuất khẩu đạt 71,194 triệu USD, năm 2010 đạt 59,15 triệu USD, trong đó hàng nông sản và lâm sản như bàn ghế gỗ, mộc tinh chế, cà phê nhân, sắn lát khô, cao su thô chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu. Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn năm 2009 đạt 6,5 triệu USD, năm 2010 đạt 8,8 triệu USD chủ yếu là nhập gỗ tròn, gỗ xẻ… 4.7. Khoa học công nghệ Mặc dù kinh phí cấp cho hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh hàng năm chưa đáp ứng theo tỷ lệ 2% trong tổng chi ngân sách, nhưng các hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần quan trọng, thiết thực phục vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên. Đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, xúc tiến nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và bước đầu khảo sát, nghiên cứu một số loại khoáng sản. Hầu hết các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong quá trình triển khai và khi kết thúc đều gắn với sản xuất và đời sống xã hội, được đưa vào ứng dụng phục vụ cho phát triển KT - XH địa phương. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ cũng còn một số tồn tại sau: - Công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống mới chỉ tập trung ở một số ngành, lĩnh vực. Một số kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án chậm được đưa vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống. 24
  • 25. - Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhất là việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển KT - XH còn ít ỏi, nhiều vấn đề vướng mắc chưa được đầu tư nghiên cứu giải quyết. - Công tác triển khai đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong thực tế chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. 4.8. Bảo vệ môi trường Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm quản lý bảo vệ môi trường sống. Diện tích rừng tiếp tục được phục hồi và phát triển; hiện tượng đốt rừng làm rẫy đã hạn chế, góp phần nâng độ che phủ của rừng.Thông qua chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các chương trình dự án khác đã huy động đầu tư xây dựng 1.532 công trình cấp nước sạch sinh hoạt, góp phần nâng tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch. 4.9. Giáo dục và đào tạo Năm 2010 có 70 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là 35%; đã tổ chức triển khai xây dựng trường bán trú thí điểm tại 15 xã đặc biệt khó khăn. Quy mô và mạng lưới trường học được mở rộng từ tỉnh đến cơ sở, các ngành học, bậc học từng bước hoàn thiện dần, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả 03 cuộc vận động và 01 phong trào của ngành GD - ĐT; thực hiện dạy học bằng tiếng địa phương cho học sinh dân tộc thiểu số; chất lượng dạy, học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có chuyển biến; kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được nâng cao; phổ cập giáo dục trung học cơ sở được chú trọng, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, đạt mục tiêu đề ra. Tỉnh đầu tư xây mới 2.021 phòng học kiên cố, nâng tổng số phòng học lên 5.980 phòng. Trung tâm giáo dục thường xuyên được thành lập ở 7/9 huyện, thành phố, gấp 3,5 lần so với năm 2005. Công tác xã hội hóa giáo dục có bước tiến bộ, đã thu hút sự quan tâm, tham gia sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội. Đội ngũ giáo viên có sự chuyển biến đáng kể về chuyên môn và nhận thức trong đổi mới phương pháp dạy học; hầu hết giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn, nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa. 4.10. Văn hóa thể thao Các hoạt động văn hóa đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển cả về số lượng và chất lượng, phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá tiếp tục phát triển. 25
  • 26. Một số công trình văn hóa, phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng, lễ hội văn hóa tiêu biểu của 6 dân tộc bản địa được phục dựng. Đã đầu tư xây dựng và sửa chữa 530 nhà rông/820 làng đồng bào dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 64,63% số làng có nhà rông. Đã phối hợp, triển khai thực hiện dự án điều tra sưu tầm về sử thi các dân tộc thiểu số; xuất bản hệ thống sử thi liên hoàn rất có giá trị của dân tộc Ba Na, Rơ Ngao, Xơ Đăng… cùng với việc phát hiện, công tác tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa đã được tăng cường đầu tư. Công tác phát hiện, tuyển chọn và đào tạo vận động viên được duy trì thường xuyên; hoạt động thể thao thành tích cao được duy trì, phát triển và đạt được một số kết quả; xã hội hóa thể dục thể thao có bước phát triển, hình thành được một số cơ sở tập luyện thể thao ngoài công lập. 4.11. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân Bệnh viện đa khoa tỉnh, các Trung tâm y tế được đầu tư, nâng cấp và đưa vào sử dụng một số thiết bị kỹ thuật y học tiên tiến; Bệnh viên đa khoa khu vực Ngọc Hồi đã được hoàn thành; toàn tỉnh có 17 trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; hiện có 81 xã có Bác sỹ luân phiên khám chữa bệnh, chiếm tỷ lệ 83,5%. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được duy trì; các dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi, không để xảy ra trên diện rộng; thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; y tế dự phòng được triển khai tích cực. 5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và thách thức của tỉnh Kon Tum 5.1. Thuận lợi - Kon Tum là một tỉnh có thế mạnh về tài nguyên đất đai, rừng và đất rừng, nước, khoáng sản, lợi thế của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Khu du lịch sinh thái Măng Đen. - Các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với Tây Nguyên tiếp tục được thực hiện và phát huy hiệu quả tích cực. Quan hệ hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố trong nước ngày càng mở rộng. Hợp tác giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam được củng cố, tăng cường. - Nhiều dự án đầu tư quan trọng có tác động rất lớn đến phát triển KT - XH đang triển khai; hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư được quan tâm, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi hơn; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ngày càng được cải thiện... sẽ tác động lớn đến phát triển KT - XH của tỉnh. - Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và có tinh thần đoàn kết cao. 5.2. Khó khăn - thách thức - Hạ tầng KT - XH yếu kém, địa hình chia cắt; quy mô dân số ít và sinh sống phân tán, trình độ dân trí chưa cao; các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến còn gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn đầu tư phát triển hạn chế. 26
  • 27. - Năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện ở một số ngành, địa phương còn hạn chế; một số nơi còn lúng túng, thiếu trách nhiệm, không sát công việc. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nhiều nơi còn yếu. - Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức về giảm nghèo chưa chuyển biến mạnh, chậm tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy, tình trạng thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật, vi phạm trật tự an toàn giao thông... đang là thách thức đối với tỉnh. - Cơn bão số 9 năm 2009 đã để lại hậu quả nặng nề phải mất thời gian và nguồn lực để khắc phục; nguy cơ dịch bệnh, thời tiết, khí hậu có thể diễn biến phức tạp, khó lường... - Âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA TỈNH KON TUM 1. Nhóm ngành nông nghiệp 1.1. Ngành trồng cây hàng năm 1.1.1. Đánh giá chung Mặc dù trong những năm qua, ngành trồng cây hàng năm của tỉnh ngày càng phát triển, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực; diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính (cây lúa, cây ngô, cây sắn, rau quả.v.v..) có xu hướng tăng lên, góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và đáp ứng một phần cho nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh. Năm 2009 giá trị sản xuất ngành trồng cây hàng năm đạt 213.529 triệu đồng, tăng 53.523 triệu đồng so với năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2009 GTSX ngành trồng cây hàng năm tăng 3,263/năm. Tỷ trọng ngành trồng cây hàng năm trong nông nghiệp của tỉnh năm 2009 chiếm 18,340%. Tuy nhiên, việc phát triển cây hàng năm thiếu quy hoạch, manh mún, năng suất cây trồng chưa cao, khả năng chống chịu sâu bệnh và chất lượng sản phẩm thấp. 1.1.2. Một số cây trồng hàng năm 1.1.2.1.Cây lúa: Những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi phục vụ công tác tưới tiêu đã làm cho diện tích lúa ngày càng tăng lên, tăng từ 20.905 ha năm 2000 lên 22.4154 ha năm 2010, đi đôi với việc mở rộng diện tích, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được tích cực triển khai, đã từng bước nâng cao trình độ sản xuất và thâm canh cho nông dân. Cơ cấu giống lúa trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng, nhiều giống lúa có 27
  • 28. năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như: lúa nhị ưu 838; HT1, DR2…nên năng suất không ngừng tăng lên từ 24,79 tạ/ha năm 2000 tăng lên 34,7 tạ/ha năm 2010, do đó đã làm cho sản lượng lúa tăng lên nhanh chóng, năm 2010 sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 77.681 tấn tăng hơn 1,5 lần so với năm 2000 (sản lượng lúa năm 2000 là 51.830 tấn). Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa của tỉnh giai đoạn 2000 - 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích Ha 20.905 23.218 23.231 23.345 23.764 22.415 Năng suất Tạ/ha 24,79 30,55 32,13 33,14 32,57 34.7 Sản lượng Tấn 51.830 70.936 74.644 77.374 77.450 77.681 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh KonTum năm 2010) 1.1.2.2. Cây ngô Sau cây lúa, cây ngô cũng là một trong những cây lương thực quan trọng và là sản phảm chủ yếu phục vụ cho ngành chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Cùng với cây lúa, cây ngô cũng được chú trọng phát triển, nên diện tích ngô trên địa bàn tỉnh tăng lên nhanh chóng, năm 2010 diên tích ngô là 8.067 ha cao gấp 1,81 lần so với năm 2000, các giống ngô mới có năng suất và chất lượng cao như giống ngô: DK888; DK 999; LVN10; DK171; DK989… cộng với người dân chú động đầu tư thâm canh, đã làm cho năng suất và sản lượng ngô tăng nhanh. Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô của tỉnh giai đoạn 2000 – 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích Ha 4.445 9.203 8.702 8.022 8.197 8.067 Năng suất Tạ/ha 29,49 32,82 34,98 35,35 34,65 35.1 Sản lượng Tấn 13.110 30.203 30.436 28.360 28.404 28.332 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh KonTum năm 2010) Nếu như năm 2000 trên địa bàn tỉnh chưa có diện tích ngô lai thì năm 2009 diện tích ngô lai chiếm trên 90 % tổng diện tích gieo trồng ngô, ngoài vụ ngô truyền thống gieo trong mùa mưa, một số địa phương đã sản xuất ngô vụ 2 (gieo tháng 7, tháng 8) đạt năng suất tương đương vụ 1 lại thuận lợi khi thu hoạch vào mùa khô nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn ngô vụ 1. 1.1.2.3. Cây sắn Cây sắn là cây không kén đất, không cần tưới, phát triển tốt trên nhiều vùng đất. Cây sắn được mệnh danh là “lực sỹ của đất đồi”. Từ năm 2002 trở lại đây, do giá sắn hấp dẫn nên diện tích sắn tăng mạnh, phá vỡ quy hoạch mà các địa phương không kiểm soát được, diện tích sắn tăng đã lấn sang cả đất trồng các cây ngắn ngày khác như mía và kể cả việc phá rừng lấy đất trồng sắn cũng đã xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. 28
  • 29. Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích sắn toàn tỉnh là 37.190 ha (thực tế có thể diện tích còn cao hơn nhiều), bình quân giai đoạn 2000 - 2010 diện tích sắn của tỉnh tăng bình quân 9,47%/năm. Mặc dù từ năm 2008 trở lại đây, diện tích trồng sắn có xu hướng giảm dần, nhưng do người dân đã chủ động đưa giống sắn cao sản vào trồng nên năng suất và sản lượng sắn của tỉnh vẫn tăng lên, năng suất bình quân năm 2010 đạt 150,20 tạ/ha, sản lượng sắn đạt 558.710 tấn. Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn giai đoạn 2000 – 2010 Chỉ tiên ĐVT Năm 2000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích Ha 15.048 32.008 35.750 37.786 37.275 37.190 Năng suất Ta/ha 31,50 140,00 141,80 146,40 145,70 150,20 Sản lượng Tấn 47.351 448.105 506.961 553.09 0 543.00 0 558.710 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh KonTum năm 2010) Do năng suất và sản lượng sắn tươi hàng năm đạt trên 550 ngàn tấn/năm, bên cạnh cung cấp một phần cho các tỉnh lân cận, còn lại làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, sản lượng tinh bột sắn của tỉnh năm 2009 đạt 72.570 tấn góp phần to lớn trong việc nâng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh Kon Tum. Ngoài vấn đề kinh tế, cây sắn còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc…Tuy nhiên, cây sắn là cây làm kiệt tài nguyên đất nhanh, trồng sắn liên tục nhiều năm trên 1 diện tích mà không được bón phân sẽ làm cho đất bị nghèo kiệt, trồng sắn trên đất dốc không theo đường đồng mức, không có băng chống xói mòn làm cho đất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Bên cạnh đó, ngành chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do lượng chất thải, nước thải khó xử lý.v.v.. 1.1.2.4. Cây mía Những năm gần đây, diện tích trồng mía của tỉnh giảm mạnh, giảm từ 3.589 ha năm 2000 xuống còn 1.898 ha năm 2010, nguyên nhân làm diện tích mía giảm mạnh là do giá cả thiếu ổn định làm cho người dân chưa an tâm, duy trì và mở rộng sản xuất mía, mặt khác người dân đã chuyển một phần diện tích đất trồng mía sang trồng sắn (do giá sắn những năm gần đây tăng cao) và một phần diện tích bị ngập do việc xây dựng các công trình thuỷ điện. Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng mía giai đoạn 2000 – 2010 Chỉ tiên ĐVT Năm 2000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích Ha 3.588 2.730 2.805 2.289 2.067 1.898 Năng suất Tạ/ha 407,8 451,6 455,1 462,9 463,2 481,7 Sản lượng Tấn 146.323 123.287 127.655 105.958 95.743 91.427 29
  • 30. (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum năm 2010) 1.1.2.5. Trồng rau hoa xứ lạnh Phát triển rau hoa xứ lạnh đang ở giai đoạn thử nghiệm với các mô hình rau hoa xứ lạnh ở Kon Plong, bước đầu cho thấy các loại rau hoa xứ lạnh có giá trị hàng hóa và kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Kon Plong. Việc thí điểm thành công mô hình rau hoa xứ lạnh mở ra hướng đi mới cho việc sản xuất hàng hóa sản phẩm này. Hiện nay, đã có một số dự án của các doanh nghiệp đang triển khai đầu tư trồng rau hoa xứ lạnh tại huyện Kon Plong theo Quy hoạch rau hoa xứ lạnh đã được UBND tỉnh phê duyệt. 1.2. Ngành trồng cây lâu năm 1.2.1. Đánh giá chung Kon Tum có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp cho việc trồng một số loại cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.v.v..). Những năm gần đây, ngành trồng cây lâu năm của tỉnh đã phát triển nhanh chóng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao động khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của tỉnh. GTSX ngành trồng cây lâu năm của tỉnh tăng từ 169.250 triệu đồng năm 2000 lên 508.572 triệu đồng năm 2010, bình quân giai đoạn 2000 - 2010 GTSX ngành trồng cây lâu năm tăng 11,63%/năm. Đối với các loại cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cây cao su, cà phê đang được phát triển với nhiều loại hình: kinh tế nông lâm trường, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh sản xuất cà phê tại huyện Đăk Hà, vùng chuyên canh cao su tập trung ở thành phố Kon Tum, huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Ngọc Hồi.v.v.. 30
  • 31. 1.2.2. Phân tích SWOT ngành trồng cây lâu năm trong thời gian qua Bảng 2.5: Phân tích SWOT về ngành trồng cây lâu năm Điểm mạnh Điểm yếu - Điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai, thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc trồng cây lâu năm. - Có tốc độ phát triển nhanh với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2000 - 2010 là 11,63%. - Giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc. - Có nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành trồng cây lâu năm. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. - Phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. - Chất lượng nguồn lao động còn thấp. - Tỷ lệ sản phẩm qua chế biến và chế biến sâu còn rất thấp. - Hệ thống bảo quản chế biến còn thô sơ, lạc hậu chưa đủ sức tạo ra sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao - Sự liên kết giữa hộ nông dân với các thành phần kinh tế còn hạn chế. - Phát triển thiếu quy hoạch, sản xuất theo lối quảng canh vẫn tồn tại, phát triển tự phát, không ổn định. Thời cơ Thách thức - Chủ trương chính sách từ trung ương đến địa phương đều khuyến khích ngành trồng cây lâu năm. - Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng cao tạo điều kiện để mở rộng thị trường. - Khoa học kỹ thuật, đặc biệt công nghệ bảo quản chế biến ngày càng phát triển. - Xu hướng chuyển dịch đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm đầu tư vào lĩnh vực trồng cây lâu năm. - Sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường trong và ngoài nước. - Giá vật tư đầu vào ngày càng tăng. - Rủi ro, bất lợi do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu (bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra). - Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm và thiếu bền vững 1.2.3. Một số cây trồng lâu năm chủ yếu 1.2.3.1. Cây cao su Thực hiện chủ trương phát triển diện tích cây cao su của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, tỉnh Kon Tum đã quan tâm chỉ đạo các Sở ngành, các huyện, thành phố tập trung ưu tiên các quỹ đất để phát triển trồng cây cao su. Bên cạnh đó, công tác chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác, phân bón, kích thích tạo mủ, kỹ thuật khai thác.v.v.. phục vụ phát triển cao su cũng được chú trọng, do đó đã làm cho diện tích, năng 31
  • 32. suất và sản lượng cao su không ngừng tăng lên. Loại hình kinh tế trồng cây cao su cũng phát triển đa dạng, trong đó loại hình cao su doanh nghiệp, nông trường có sự liên kết với nông dân có quy mô lớn hơn với 22.713 ha, chiếm 51,8% tổng diện tích; loại hình cao su hộ gia đình, trang trại 21.134 ha, chiếm 48,2% tổng diện tích cao su toàn tỉnh. Giá trị sản xuất cây cao su của tỉnh năm 2010 là 187.952,5 triệu đồng, tăng gấp 13,856 lần so với năm 2000 (GTSX cây cao su năm 2000 là 13.564,5 triệu đồng), bình quân giai đoạn 2000 - 2010 GTSX cây cao su tăng bình quân 30,066%/năm. Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cao su giai đoạn 2000 – 2010 Chỉ tiên ĐVT Năm 2000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích Ha 14.20 7 22.467 26.069 31.757 37.054 43.139 Diện tích thu hoạch Ha 1.603 9.320 12.443 13.187 15.874 17.574 Năng suất Ta/ha 10,5 9,79 10,19 12,30 12,80 13,27 Sản lượng Tấn 1.683 9.124 12.679 16.220 20.319 23.320 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum năm 2010) Tính đến năm 2010, diện tích cao su toàn tỉnh là 43.139 ha, trong đó diện tích cao su tiểu điền 20.426 ha, chiếm 47,35% tổng diện tích, tốc độ tăng diện tích bình quân từ năm 2000 - 2010 đạt khoảng 11,747%/năm. Trong đó: - Giai đoạn 2000 - 2005: Chủ yếu là mở rộng diện tích trồng mới của các doanh nghiệp nhà nước và chăm sóc phục hồi diện tích cao su tiểu điền đã trồng từ Chương trình 327 và một phần diện tích dân tự trồng. Năm 2005, tổng diện tích cao su của tỉnh là 19.830 ha, tăng 5.623 ha so với năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2005 diện tích tăng 1.026 ha/năm. Mặc khác, do tác động của giá cả thị trường mủ cao su trong giai đoạn này thấp, người dân chưa nhận thức được hết giá trị kinh tế của cây cao su nên vườn cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản không đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, tỷ lệ sống thấp; xảy ra tình trạng chặt phá bỏ vườn cây cao su, chuyển đổi sang trồng cây khác. Trong khi đó, do có sự đầu tư nên diện tích cao su của các doanh nghiệp trên địa bàn năm 2005 chiếm tỷ lệ cao đạt 14.096 ha, chiếm 71,9% tổng diện diện tích. - Giai đoạn 2006 - 2010: Do các chủ trương, chính sách của Chính phủ về việc phát triển cao su, sự tác động của giá thị trường mủ cao su tăng và nhất là việc triển khai thực Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII nhiệm kỳ (2006 - 2010) về việc phát triển diện tích cao su đa thành phần kinh tế, chuyển quỹ đất đồi trồng sắn đã bạc màu sang trồng cao su, lập dự án quy hoạch diện tích trồng cao su trên địa bàn toàn tỉnh, đã kích thích, tạo điều kiện cho người dân phát triển cây cao su. Tổng diện tích cao su năm 2010 là 43.139 ha, diện tích cao su tăng nhanh, tăng gấp 3,086 lần so với năm 2000, bình quân giai đoạn này diện 32
  • 33. tích cao su của tỉnh tăng 18,20%/năm. Đây là giai đoạn phát triển diện tích cao su tiểu điền nhanh và rộng khắp, các tiến bộ trong cải tiến giống và kỹ thuật canh tác được người dân áp dụng vào sản xuất, năng suất mủ khô bình quân năm 2010 đạt 13,27 tạ/ha, sản lượng đạt 23.320 tấn. Sự phát triển nhanh cây cao su đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng bào dân tộc. 1.2.3.2. Cây cà phê Diện tích từ 14.404 ha (năm 2000) giảm xuống còn 10.752 ha (năm 2005). Những năm gần đây do có sự quan tâm mở rộng diện tích trồng mới cây cà phê chè tại các xã thuộc vùng Đông Trường Sơn nên đã đưa diện tích toàn tỉnh đạt 11.502 ha năm 2010, bình giai đoạn 2005 - 2010 diện tích tăng bình quân 1,358%/năm. Giá trị sản xuất cây cà phê tăng từ 142.164 triệu đồng năm 2000 lên 253.392 triệu đồng năm 2010, bình quân giai đoạn 2000 - 2010 tăng 5,95%/năm. Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê giai đoạn 2005 – 2010 Chỉ tiêu Năm ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích Ha 10.752 9.844 9.949 10.360 11.109 11.502 DT thu hoạch Ha 10.635 9.759 9.683 9.626 9.774 10.018 Năng suất Tạ/ha 13,471 19,737 17,090 22,610 19,542 21,128 Sản lượng Tấn 14326 19261 16.548 21.764 19.100 21.166 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum năm 2010) Mặc dù diện tích trồng cà phê của tỉnh trong những năm qua tăng chậm, nhưng do người trồng cà phê đã chú trọng đầu tư thâm canh, nên đã làm cho năng suất cà phê của tỉnh tăng nhanh, tăng từ 13,471 tạ/ha năm 2005 lên 21,128 tạ/ha vào năm 2010, bình quân giai đoạn 2005 - 2010 năng suất cà phê tăng 9,419%/năm. Chính vì vậy, đã kéo theo sản lượng cà phê của tỉnh tăng lên, năm 2010 sản lượng cà phê của tỉnh đạt 21.116 tấn bình quân tăng 8,119%/năm. 1.2.3.3. Cây dược liệu (Sâm Ngọc Linh) Cây Sâm Ngọc Linh: Là cây dược liệu quý mọc dưới tán rừng ở huyện Tu Mơ Rông, song đang bị cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi, quá mức. Việc phát triển diện tích sâm Ngọc Linh đã được bắt đầu chú ý từ cuối những năm 90, đầu năm 2000. Dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô làm chủ đầu tư bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2007, triển khai trên địa bàn các xã Tê Xăng, Măng Ri..., đến năm 2010 ước đạt 4,29 ha, đạt 58% mục tiêu của Dự án. Dự án phát triển sâm do Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh triển khai thực hiện, bắt đầu từ cuối những năm 90, đầu năm 2000 đến nay đã trồng được khoảng 140 ha, phát triển tốt. Diện tích trồng Sâm Ngọc Linh này vừa là mô hình thí điểm, vừa là nơi đào tạo kỹ thuật sản xuất, đồng thời cung cấp 33