SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH



THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI
TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO VÀ KHÔNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA
NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Họ và tên MSSV
Trần Bá Hùng 2220151019
Nguyễn Ngọc Hưng 2220151020
Nguyễn Phạm Mai Thảo 2220151054
Đỗ Ngọc Anh Thư 2220151062
Lê Phước Hoàng Vũ 2220151075
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt được bài thuyết trình này, đầu tiên chúng em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã
đưa môn CHÍNH TRỊ vào chương trình giảng dạy, để chúng em được tìm hiểu
và có thêm nhiều sự hiểu biết với môn học này. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – LÊ THỊ THÙY TRANG đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
học tập. Khoảng thời gian tham gia lớp học CHÍNH TRỊ của cô, chúng em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc.
Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể
vững bước sau này.
Bộ môn CHÍNH TRỊ là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thuyết
trình này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác,
kính mong cô xem xét và góp ý để bài thuyết trình của chúng em được hoàn thiện
hơn.
1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...............................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
.................................................................................................
TP. HCM, ngày tháng 03 năm 2023
Giảng viên
2
MỤC LỤC
Chương I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................. 3
Chương II: NỘI DUNG....................................................................................4
1. Các khái niệm liên quan.........................................................................4
1.1. Tôn giáo là gì?...............................................................................4
1.2. Tín ngưỡng là gì?..........................................................................4
1.3. Phân biệt tôn giáo tín ngưỡng......................................................4
1.4. Vai trò của tôn giáo và tín ngưỡng..............................................5
1.4.1. Vai trò của tôn giáo....................................................................5
1.4.2. Vai trò của tín ngưỡng...............................................................5
1.5. Nguồn gốc của tôn giáo.................................................................6
1.5.1. Nguồn gốc kinh tế - xã hội.........................................................6
1.5.2. Nguồn gốc nhận thức.................................................................6
1.5.3. Nguồn gốc tâm lý.......................................................................7
2. Các chủ trương chính sách trong vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà
nước...........................................................................................................7
2.1. Về công tác chỉ đạo.........................................................................7
2.2. Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo................................................8
3. Các tôn giáo chính của Việt Nam.............................................................9
3.1. Khái quát về đạo Cao đài................................................................9
3.2. Quá trình phát triển đạo Cao Đài tại Việt Nam..........................10
3.3. Giáo lý đạo cao đài..........................................................................11
4. Thực trạng về vấn đề tôn giáo hiện nay...................................................13
4.1. Thành tựu.........................................................................................13
4.2. Hạn chế.............................................................................................15
3
CHƯƠNG I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, xã hội loài người đã có những bước tiến vô cùng to lớn trong
mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Trong một xã hội
như vậy có một bộ phận không thể thiếu đó chính là tín ngưỡng tôn giáo. Tín
ngưỡng tôn giáo – một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ nhưng thực chất
nó luôn luôn mới mẻ. Đặc biệt, nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của
đời sống nhân loại như: chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là tham gia vào
nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần. Các tôn giáo lớn không chỉ ảnh hưởng sâu sắc
trong phạm vi một quốc gia riêng lẻ mà tầm ảnh hưởng còn mang tính quốc tế.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, đa tôn giáo, trong đó có
khoảng 24 triệu tín đồ thuộc 40 tổ chức tôn giáo được công nhận, chiếmtới 27%
dân số. Sự đa dạng các hình thức tôn giáo là nhân tố quan trọng góp phần hình
thành bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng chính vì sự đa dạng về hình thức và rộng về
quy mô, tôn giáo và tín ngưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của
con người Việt Nam. Tôn giáo giúp một dân tộc xây dựng nền đạo đức mới, nềm
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng bên cạnh đó, tôn giáo là một
hình thức phản ánh hư ảo, xuyên tạc đời sống hiện thực, gây ra sự lệch lạc về
nhận thức người dân ở một số nơi của Việt Nam, một số thế lực phản động có thể
lợi dụng điều ấy phục vụ cho việc âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng ở
Việt Nam nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung.
Vì vậy bài thuyết trình này sẽ nói lên những ảnh hưởng nhất định của tôn
giáo, tín ngưỡng đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Giúp chúng ta có
một cái nhìn nhận khách quan và thực tế về tôn giáo, tín ngưỡng.
4
Chương II: NỘI DUNG
1. Các khái niệm liên quan
1.1. Tôn giáo là gì?
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt
động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng
bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên
quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ.
Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi, Thiên Chúa giáo, đạo Tin lành,...
1.2. Tín ngưỡng là gì?
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ
nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh
thần cho cá nhân và cộng đồng.
Ví dụ: Thắp hương bàn thờ tổ tiên, đi lễ chùa, tin vào thần linh, thần mặt
trời,....
1.3. Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng
 Giống nhau:
- Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin
lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào
những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy,
mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ
tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng
chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.
- Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của
tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa
các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết
tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi
theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn
giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
 Khác nhau:
- Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo
lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4
yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni
sáng lập ra đạo Phật, đức Chúa Giê-su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà
tiên tri Mô-ha-mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của
đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội
soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ
là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.
- Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ
thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh
hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có
tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch
5
hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một
người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng
Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…
- Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các
loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ
thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ
thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của
Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ
kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng
họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các
miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
- Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và
theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không
có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và
các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp
và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm
tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình
làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và
như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.
1.4. Vai trò của tôn giáo và tín ngưỡng
1.4.1. Vai trò của tôn giáo
- Đối với mỗi cá nhân: Tôn giáo giúp xây dựng niềm tin, tiếp thêm sức mạnh
tinh thần cho mỗi cá nhân; Mang lại sự thoải mái và bình yên trong tâm
hồn.
- Đối với xã hội: Tôn giáo giúp kết nối cộng đồng, xã hội; Các tổ chức tôn
giáo ngày càng làm tốt công tác vận động chức sắc, chức việc, tín đồ chấp
hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách , pháp luật của
Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Góp phần xây dựng lối sống, đạo đức
tốt đẹp.
- Đối với chính trị: Các hoạt động và tổ chức tôn giáo có nhiều đóng góp cho
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên mọi mặt như kinh tế, giáo dục,
văn hóa, công tác an sinh xã hội….
Ví dụ: Gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; các hoạt động thiện nguyện,...
1.4.2. Vai trò của tín ngưỡng
- Đối với mỗi cá nhân: Hoạt động tín ngưỡng giúp mỗi người có thêm niềm
tin, sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; Giúp
mỗi cá nhân hiểu rõ hơn về truyền thống, văn hóa, lịch sử của dân tộc thông
qua các sự kiện, hoạt động, lễ, hội.
- Đối với xã hội: Tín ngưỡng giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới xung
quanh; Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của con người thông
qua các hoạt động giao lưu; Giáo dục, nâng cao nhận thức của mỗi người
về các giá trị văn hóa, đạo đức của cha ông thông qua hình thức thờ cúng
6
tổ tiên và những người có công với dân tộc; Kết nối gia đình, làng xã, cộng
đồng. Ngoài ra, tín ngưỡng còn giúp bảo tồn, truyền tải các giá trị văn hóa
nghệ thuật dân gian thông qua các công trình đền, miếu,…và các hoạt động
giao lưu văn hóa, văn nghệ.
Ví dụ: Đốt vàng mã, rất nhiều gia đình Việt Nam những ngày lễ, tết,
cúng giỗ ông bà tổ tiên đều mua về để đốt theo phong tục truyền thống.
 Tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo có thể giúp cho con người
bảo đảm an ninh tinh thần. Đến các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thực
hành các nghi lễ khiến người ta cảm thấy yên tâm, thanh thản, cảm
thấy được che chở, được bảo vệ. Đây chính là vai trò của tôn giáo,
là điều mà tôn giáo có thể mang lại cho mọi người.
Ngoài ra, hiện nay đang có một thực trạng, dường như người dân đi
lễ, đến nơi thờ tự mang tính thực dụng nhiều hơn là nhu cầu đi để
chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản, tìm đến nơi thanh tịnh, linh
thiêng để cho mình nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều
người đến nơi thờ tự bởi nghe tuyên truyền quảng bá; người đến để
thỏa mãn hiếu kỳ, thỏa chí tò mò; có người đến vì đi theo phong trào,
có người đến cầu tài, cầu danh, thăng quan tiến chức… thậm chí cầu
hại người khác. Chính vì đến các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo với mục
đích thực dụng nên dẫn đến có nhiều biểu hiện lệch lạc, phản cảm,
thậm chí mù quáng.
1.5. Nguồn gốc của tôn giáo
1.5.1. Nguồn gốc kinh tế - xã hội
- Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ sản xuất thấp khiến con người
cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên, vì vậy họ đã gắn cho tự
nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức
mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
- Khi xã hội phân chia thành giai cấp, con người cảm thấy bất lực trước
sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn
gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột tội ác… tất cả họ quy
về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người
thành thần có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà
sinh ra tôn giáo.
 Như vậy, sự bất lực của con người trước thế lực tự nhiên và thế lực xã
hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
1.5.2. Nguồn gốc nhận thức
Khi mà sự nhận thức về tự nhiên xã hội con người và ngay cả bản thân họ
đều có giới hạn nào đó.Cái giới hạn đó ở đây là những cái chưa biết.
- Khả năng nhận thức chưa đầy đủ, khi những điều mà khoa học chưa
giải thích được thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính
các tôn giáo.
7
- Cái cường điệu hóa nhận thức, thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện
thực , rơi vào ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng , biến cái khách quan
=> cái thần thánh.
1.5.3. Nguồn gốc tâm lý
- Tâm lí bi quan sợ sệt, yếu đuối , thiếu sức mạnh lí trí trước nhữnghiện
tượng tự nhiên, xã hội (Ví dụ những lúc ốm đau bệnh tật, gặp xui xẻo
thất bại hoặc tâm lí muốn bình yên khi làm một việc lớn cũng đều tìm
tới tôn giáo).
- Phản ánh tình cảm của nhân dân (thờ các anh hùng dân tộc, thờ các
thần hoàng làng,...) những cái đấy thể hiện nhu cầu tinh thần của quần
chúng nhân dân.
2. Các chủ trương chính sách trong vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà
nước
2.1. Về quan điểm chỉ đạo
Nghị quyết 25 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tôn
giáo, chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân
dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Nước ta hiện nay có khoảng 16 tôn giáo, với trên 13,2 triệu tín đồ, chiếm
khoảng 13,7% dân số và nhiều tổ chức tôn giáo; hơn 80 “hiện tượng tôn giáo
mới”; hơn 85% dân số có đời sống duy tâm. Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang là
đứa con tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân
tộc và cùng với chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo
đang có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ trước biến động của thế giới và sự phát
triển đi lên của đất nước. Vì vậy, quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu
hiện: Chủ quan, tư duy ý chí, phiến diện trong nhận thức và giải quyết vấn đề tôn
giáo.
Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn
dân tộc: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Do vậy, thực hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những
tôn giáo khác nhau; mặt khác, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào
không theo tôn giáo, giải quyết tốt mối quan hệ người có tín ngưỡng khác nhau
với người theo chủ nghĩa vô thần. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các
biểu hiện như phân biệt đối xử, đố kỵ, mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tôn giáo và
kiên quyết chống ấm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng nhân dân. Đây là tư tưởng chỉ đạo quan trọng nói lên bản chất của công tác
tôn giáo gắn với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Mục tiêu trên chính là tiền đề để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự
khác biệt của nhân dân có đạo. Đối tượng của công tác vận động quần chúng nhân
dân bao gồm: tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng
thời cũng phải vận động quần chúng không có tôn giáo thực hiện chính sách tôn
8
giáo. Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác
giáo dục, tuyên truyền, tổ chức phong trào quần chúng, tổ chức các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở.
Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Hành chính, quan liêu,
cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuôi quần chúng.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác
tôn giáo liên quan đến tất cả lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội, mọi ngành
nghề mọi cấp bậc từ Trung ương đến cơ sở. Trong công tác tôn giáo, Đảng là
nhân tố lãnh đạo, quyết định toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành
công tác; Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo theo quy định
của Hiến pháp, pháp luật; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về vận động quần chúng
thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các
biểu hiện: thiếu sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ đồng bộ để phát huy sức mạnh
tổng hợp hoặc buông lỏng quản lý.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Đây cũng là một quan điểm quan
trọng nhằm xác định rõ các hoạt động tôn giáo (bao gồm: hành đạo, quản đạo và
truyền đạo) đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước bảo hộ chính
đạo, đồng thời bày trừ tà đạo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu
hiện như can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ tôn giáo; buông lỏng quản lý
trước các hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động
tôn giáo.
2.2. Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo
Nghị quyết nêu 6 nhiệm vụ là:
(1) Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó
có đồng bào các tôn giáo.
(2) Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính
sách và pháp luật của nhà nước.
(3) Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "Tốt đời,
đẹp đạo" trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo
vệ đất nước.
(4) Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp
đấutranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo,
dân tộc đểphá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.
(5) Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm hất bại những luận điệu tuyên
truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình
tôn giáo vàcông tác tôn giáo ở nước ta.
(6) Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác
tôn giáo. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp
9
luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước
mắt và lâu dài đối với tôn giáo.
3. Các tôn giáo chính của Việt Nam
Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi
giáo, Cao Đài, Hòa Hảo.
- Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công
nguyên. Từ thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng
với nền độc lập của dân tộc. Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế
kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân
Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt
Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế.
- Công giáo: Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời
mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Từ năm 1533 đến
năm 1614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và
Đa minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam. Từ
năm 1615 đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma-
cao (Macau, Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam
sông Gianh), Đàng Ngoài (bắc sông Gianh).
- Tin Lành: Đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn
giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary
Alliance-CMA) truyền vào. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận
việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam.
- Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu
lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI. Có hai khối người
Chăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận,
Bình Thuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối
người Chăm theo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), thành phố Hồ Chí
Minh, Tây Ninh, Đồng Nai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam.
- Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa. Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10
năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai
đạo tại chùa Gò Kén-Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao đài.
- Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ
khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo,
tỉnh An Giang.
3.1. Khái quát về đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài hay Cao Đài Giáo là một tôn giáo thờ Thượng đế ra đời vào
năm 1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”, nghĩa bóng là nơi cao nhất ở
đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo
Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Một số tín đồ Cao Đài thường tự gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.
10
Đạo Cao Đài được sáng lập do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức
sáng lập và phát triển chủ yếu ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Đầu thế kỷ XX, tư
tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt Nam có xu hướng giảm
xuống nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh
Đường, Minh Tân, Minh Thiện) tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo
đồng nguyên. Cùng lúc đó, phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển
mạnh tại Nam Bộ với các hình thức “xây bàn” tương tự như tục cầu hồn của người
Việt và cầu cơ của nhóm Ngũ chi Minh đạo đã tạo thành phong trào cầu cơ, chấp
bút gọi tắt là “cơ bút”.
Trong các đàn cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài. Nhóm
thứ nhất do ông Ngô Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa, phật đường theo truyền
thống cơ bút thuộc nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm các vị: Cao
Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc (nhóm Cao – Phạm) tổ chức xây bàn
cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây. Năm 1926, hai nhóm cơ bút nói
trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài, ông Ngô Văn Chiêu được thiên phong
phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài.
Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín đồ đã thống
nhất kí tên vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Ngày 19/11/1926, những chức
sắc đầu tiên của đạo Cao Đài đã tổ chức lễ khai đạo tại tỉnh Tây Ninh và chính
thức ra mắt đạo Cao Đài. Ông Ngô Văn Chiêu sau khi có công lớn sáng lập đạo
Cao Đài đã không nhận chức Giáo tông tại Tây Ninh mà về Cần Thơ thành lập
phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, thực hiện đường hướng tu luyện
theo pháp môn “vô vi” không phổ độ, không thành lập tổ chức giáo hội.
Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả
vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao
Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai
sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có
nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ Ba.
Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, Cao Đài nhanh chóng phát
triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thống kê năm 2009 của các tổ chức Cao
Đài, đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 5 triệu tín
đồ, với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo
Cao Đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4
ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ
nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.
3.2. Quá trình phát triển đạo Cao Đài tại Việt Nam
Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài tiến hành
xây dựng Toà thánh Tây Ninh và cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống
bộ máy tổ chức hành chính đạo từ Trung ương đến cơ sở. Do một số bất đồng
trong điều hành giáo hội, một số chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài đã tách ra
và về địa phương thành lập các tổ chức Cao Đài mới như: Cao Đài Chơn Lý, Cao
Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chỉnh đạo,… Tại Tây Ninh, số chức sắc ở lại tiếp
tục điều hành hoạt động của đạo Cao Đài.
11
Cao Đài Tây Ninh là tổ chức tôn giáo, có Toà thánh Tây Ninh, có số lượng
chức sắc, chức việc, tín đồ lớn nhất trong các Hội thánh Cao Đài. Một số tổ chức
Cao Đài sau khi dời Tòa thánh Tây Ninh về các địa phương thành lập tổ chức
Cao Đài mới đã xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, sớm có tinh thần yêu
nước và vận động đông đảo chức sắc, tín đồ tích cực ủng hộ cách mạng, tham gia
kháng chiến chống ngoại xâm. Tuy bị chia rẽ thành nhiều tổ chức khác nhau
nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài vẫn phát triển rộng khắp
các tỉnh Nam Bộ đồng thời đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội
đương thời.
Chia rẽ, phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm
1975. Thời gian này, đạo Cao Đài chia rẽ thành nhiều tổ chức Cao Đài khác nhau,
có lúc lên đến 30 tổ chức. Trong các tổ chức Cao Đài này có khoảng 10 tổ chức
là hoạt động theo đúng chân truyền của đạo Cao Đài và tồn tại đến nay.
Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận tổ chức tôn giáo
đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng
ký hoạt động tôn giáo đối với 01 pháp môn Cao Đài.
3.3. Giáo lý đạo Cao Đài
Giáo lý đạo Cao đài là sự kết hợp các tín ngưỡng, tôn giáo Đông, Tây, Kim,
Cổ, nhất là tư tưởng Tam giáo và lấy đạo Lão làm gốc. Trung tâm giáo lý đạo
Cao đài là những tín điều về việc thống nhất các tôn giáo và sứ mệnh Phổ độ
chúng sinh với các lý thuyết về Tam giáo, Ngũ chi, Cao đài, Đại đạo, Tam kỳ Phổ
độ…
Đạo Cao đài quan niệm Vạn giáo Nhất lý, cho rằng họ là tôn giáo tổng hợp
các tôn giáo phương Đông và phương Tây, dựa trên cơ sở Quy nguyên Tam giáo,
hợp nhất ba tôn giáo lớn ở phương Đông là Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo với tư
tưởng là Từ bi - Công bằng - Bác ái và Hiệp nhất Ngũ chi, nghĩa là thống nhất
năm ngành đạo: Đạo Nhân do Khổng Tử lập, đạo Thần do Khương Thái Công
lập, đạo Thánh do Chúa Giêsu Kitô lập, đạo Tiên do Lão Tử lập, đạo Phật do
Thích Ca Mâu Ni lập. Đạo Cao đài cho rằng sự tổng hợp các tôn giáo không phải
là một phép cộng đơn thuần mà là sự chắt lọc tất cả những tinh túy và tốt đẹp nhất
của các tôn giáo. Trong sách Đại đạo vấn đáp căn nguyên, ông Nguyễn Ngọc Thơ
viết: “Phàm các tôn giáo lớn trên thế giới đều hay, đều tốt cả. Những nhà sáng
lập ra các tôn giáo đều là các bậc cao thượng trên đời, từ bi bác ái cả. Mục đích
của Cao đài Đại đạo Tam kỳ Phổ độ chúng tôi mang kết hợp tất thảy các tôn giáo
trên thế giới mà khảo cứu đi đến chỗ truy tầm nguyên ủy những điều cao thâm
tinh khiết”.
Sự tổng hợp giáo lý các tôn giáo thể hiện rõ trong việc thờ phụng của đạo
Cao đài; Cao đài thờ Thượng đế và các bậc giáo chủ của các tôn giáo. Trên bàn
thờ đạo Cao đài, dưới Thiên Nhãn là Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử (Tam giáo),
Quan Âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh (Tam trấn), Giêsu Kitô, Khương Thái
Công, tất cả gồm 08 vị.
Đạo Cao đài thờ Thượng đế bằng hình ảnh con mắt trái, gọi là Thiên Nhãn;
Thiên Nhãn là sự phát lộ mầu nhiệm, sự thể hiện quyền năng giám sát và điều
12
động của vũ trụ, quyền năng tối cao là Thượng đế, chúa tể càn khôn thế giới, cũng
là hiện thân của đấng chí tôn cầm giềng mối cho sự tấn hóa vũ trụ qua các giáo
chủ đều do Thượng đế điều động mà có. Thiên Nhãn còn biểu thị sự cảm thông
giữa con người và vũ trụ, có ý nghĩa rất quan trọng với người tín đồ, nhắc nhở tín
đồ rằng mọi cử chỉ, hành động, luôn luôn có Thượng đế soi xét. Do vậy, tất cả
những ngôi Thánh thất được thiết lập thì Thiên Nhãn được hướng về phía Bắc,
và có thể giải thích, theo truyền thuyết phương Đông, phương Bắc là phương có
ngôi sao Bắc Đẩu điển hình cho sự ngự trị của ngôi chúa tể vũ trụ hay tá danh
Cao đài trên bầu vũ trụ, khi hướng về phương Bắc cũng là hướng về Đức Cao đài
tức Thượng đế, và sự chiêm ngưỡng Đức Cao đài qua Thiên Nhãn cũng phải
hướng về phương Bắc.
Giáo lý Cao đài xây dựng trên hai nguyên lý căn bản là: Thiên địa vạn vật
đồng nhất thể (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể); Nhất bổn tán vạn thù, vạn
thù qui nhất bổn (Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai
biệt) quay về một gốc).
Từ nguyên lý thứ nhất, giáo lý Cao đài quan niệm Trời và Người có cùng
bản thể, có thể tương thông tương ứng và hiệp nhất được; nên Đức Thượng đế đã
dạy rằng “Thầy là các con, các con là Thầy”. Kế đến chúng sanh cũng đồng bản
thể nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người phải xem nhau như
anh em một cha, từ đó phải thực hiện mục đích đại đồng nhân loại.
Từ nguyên lý thứ hai, giáo lý Cao đài quan niệm vũ trụ là một trường tiến
hóa có khởi điểm từ bản thể Đại Linh Quang, tức Thượng đế, phóng phát các
điểm Linh quang tiềm tàng trong vạn loại để tiến hóa từ khoáng sản, đến thảo
mộc, thú cầm đến con người; rồi từ con người đến các bậc thiêng liêng Thần,
Thánh, Tiên, Phật trở về hiệp nhất với Thượng đế. Do đó cứu cánh của con người
là tiến hóa trở về với Thượng đế, tức nguồn gốc của mình mà cũng là của vũ trụ;
muốn thế, con người phải biết tu công, lập đức để hoàn hảo hóa bản thân đến mức
chí chơn, chí thiện; giáo lý Cao đài gọi đó là Phản bổn hoàn nguyên.
Đạo Cao đài cho rằng con người có Nhị xác thân, phần thân xác là tạm
thời, phần chân linh (linh hồn) do tinh, khí, thần mà luyện thành nên bất diệt. Con
người phải có một thân phàm tinh khiết thì mới có được một chân linh tinh khiết
và muốn có một thân phàm tinh khiết phải có đạo. Đạo là con đường để cho
Thánh, Tiên, Phật theo đó mà hồi cựu vị, Đạo là đường của các nhân phẩm theo
đó mà tránh khỏi luân hồi.
Đạo Cao đài khuyên mọi người xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, tu hành
diệt dục để được Phổ độ về nơi Bạch Ngọc Kinh (Niết bàn). Cơ bút ngày 19 tháng
12 năm 1926 viết về con đường chuyển hóa của chúng sinh đến sự cứu rỗi: “Cả
kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến cầm
thú, loài người phải chuyển kiếp ngàn năm, muôn muôn lần, mới đến địa vị nhân
phẩm… rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng đến Bạch Ngọc Kinh là nơi
đạo Phật gọi là Niết bàn đó vậy”.
13
4. Thực trạng về vấn đề tôn giáo hiện nay
4.1.Thành tựu
Thứ nhất, đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của xã hội, nhất là nhận
thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở các cấp về tôn giáo và công
tác tôn giáo. Nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân; coi trọng những giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo tốt đẹp; thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân. Tâm lý mặc cảm, định kiến với tôn giáo giảm dần; coi đồng bào có tôn
giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi sinh hoạt tín
ngưỡng, tôn giáo cũng là sinh hoạt văn hóa bình thường của nhân dân, quần chúng
có đạo.
Thứ hai, diện mạo tôn giáo khởi sắc, tăng thêm tiềm lực cho tôn giáo và
cho đất nước. Nhờ hệ thống chính sách, pháp luật và những hướng dẫn, chỉ đạo
cụ thể, có thể nói, chưa bao giờ sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân được
thuận lợi như hiện nay. Năm 2003, cả nước có khoảng 17,4 triệu tín đồ chiếm
21,8% dân số, 15 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận thuộc 6 tôn giáo
(Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo). Sau 15
năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW (khóa IX) và Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã
có thêm 25 tổ chức đủ điều kiện được cơ quan Nhà nước công nhận và cấp đăng
ký hoạt động, nâng tổng số các tổ chức tôn giáo được công nhận lên 41 tổ chức,
thuộc 16 tôn giáo, có 29.801 cơ sở thờ tự với 26.548.509 tín đồ, chiếm 27% dân
số cả nước. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có sự phát triển về tín đồ, chức sắc, nhà
tu hành, cơ sở thờ tự được xây dựng mới, tu bổ khang trang, các lớp đào tạo, bồi
dưỡng chức sắc, in ấn kinh sách, các lễ hội tôn giáo ngày càng phong phú.
Thứ ba, ý thức chính trị của tổ chức, chức sắc/chức việc, nhà tu hành và tín
đồ tôn giáo ngày càng được nâng cao, đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt trách
nhiệm của tín đồ và nghĩa vụ công dân đối với đất nước. Các hoạt động tôn giáo
từng bước đi vào nề nếp, ổn định theo đúng Hiến chương, Điều lệ đã được phê
duyệt, hoạt động thuần túy tôn giáo đảm bảo tuân thủ chính sách, pháp luật của
Nhà nước; các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được phát huy, các
yếu tố tiêu cực từng bước bị đẩy lùi. Vì vậy, hoạt động của các tổ chức tôn giáo
trong mối quan hệ với Nhà nước cũng theo chiều hướng tích cực thể hiện ở
phương châm hành đạo, gắn bó đồng hành với dân tộc. Nhiều thư chung, thông
bạch, văn bản của các chức sắc cao cấp, các tôn giáo gửi chức sắc, tín đồ khuyến
khích tính thần đoàn kết và tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế… để
họ có dịp thể hiện lòng yêu nước. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo đều có ý thức về
quyền và nghĩa vụ công dân của mình, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật diễn
ra không những góp phần tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn
giáo phát huy được tính tích cực trong cộng đồng các dân tộc, đóng góp công sức
của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn giúp các tôn giáo
chủ động đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chia rẽ đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo.
14
Thứ tư, chức sắc/chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia
các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa. Quán triệt Nghị
quyết 25-NQ/TW, nhận thức về trách nhiệm của hệ thống chính trị về đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” trong
quần chúng chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ có bước chuyển biến rõ rệt
nhằm phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ví dụ: Trong những năm qua các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia các
cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương, đóng góp sức
người, sức của chung tay cùng nhân dân cả nước làm cho đời sống của người dân,
bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi: hệ thống ngõ xóm, kênh mương từng bước
được bê tông hóa, nhiều cây cầu bê tông được xây dựng, an ninh trật tự trên địa
bàn được bảo đảm. Nhiều mô hình vận động quần chúng có hiệu quả thiết thực
được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo.
4.2.Hạn chế
Hoạt động của các “hiện tượng tôn giáo mới” đã gây ra những ảnh hưởng
nhất định về kinh tế. Trước hết là tổn thất về kinh tế cho chính bản thân những
“tín đồ” theo “hiện tượng tôn giáo mới”. Nhiều người theo các “hiện tượng tôn
giáo mới” đã phải bỏ công việc để tham gia hoạt động của “đạo”; một số người
có sức khỏe yếu, bệnh tật hiểm nghèo tìm đến với các “hiện tượng tôn giáo mới”
để nuôi hy vọng chữa khỏi bệnh nên đã phải bỏ ra kinh phí lớn.
Một số người đứng đầu hoặc có vai trò chủ chốt trong các “hiện tượng tôn
giáo mới” đã thu tiền trái phép của “tín đồ”, thậm chí dùng tiền của “tín đồ” để
tư lợi “vinh thân phì gia”, trái với lời rao giảng “xả phú cầu bần” của họ. Những
người theo những “đạo” này thường là những gia đình có hoàn cảnh éo le, khó
khăn về kinh tế phải đóng góp tiền bạc một cách mù quáng cho những đối tượng
cầm đầu thu lợi bất chính sẽ làm cho kinh tế gia đình họ ngày càng giảm sút, làm
ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.
Bên cạnh đó, có không ít “hiện tượng tôn giáo mới” tuyên truyền tín đồ
theo “đạo” sẽ được sung sướng; “không làm mà đòi có ăn”, khiến “tín đồ” bê trễ
sản xuất kinh doanh.
Việc những người tham gia các “hiện tượng tôn giáo mới” đều phải đóng
góp kinh phí để xây dựng tổ chức và thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo
ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của những người vốn đã có đời sống khó khăn.
Việc tham gia vào các “hiện tượng tôn giáo mới” sẽ ảnh hưởng nhất định đến lao
động, sản xuất, chất lượng và hiệu quả của việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội
cũng như việc đảm bảo đời sống kinh tế của từng cá nhân, vì họ chờ sự xuất hiện
của Đấng siêu linh, lúc đó sẽ sung sướng, không làm mà cũng có ăn, gây tâm lý
hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Việc in ấn kinh sách, xây sửa nơi thờ tự, nghi lễ thờ cúng gây phiền hà, tốn
kém công sức, tiền bạc của nhân dân. Đồng thời, họ còn tổ chức các cuộc viếng
thăm, hành hương, tham quan,.. kết hợp với sinh hoạt tôn giáo trái phép ở nơi
15
công cộng, gây tốn kém tiền của, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã
hội.
Ví dụ: Người theo Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ phải đóng 10% thu
nhập cho người đứng đầu. Đạo Long Hoa Di Lặc yêu cầu tín đồ tu tại gia,không
cần làm, chỉ cần cầu khấn là có ăn. Khi ốm không cần thuốc, chỉ uống rượu pha
nước lã đặt trên bàn thờ là khỏi, kể cả gia súc và cây cối.
Thế nhưng, các thế lực thù địch đã lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo là vũ khí
lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, với nhiều chiêu thức
thâm độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai.
 Vậy tại sao họ lại lợi dụng tôn giáo để chống phá chúng ta?
- Điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch
là lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của
chúng, mà trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa bằng chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Phương thức hoạt động của chúng là tập
hợp, liên kết lực lượng lấy danh nghĩa tôn giáo, thành lập các tổ chức chính
trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam,phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, chia rẽ lương – giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của
Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để dễ bề can thiệp vào công việc
nội bộ của ta.
 Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc các thế lực thù địch lợi
dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta là do tôn giáo nói
chung, ở ViệtNamnóiriêngcónhữngđặcđiểmmàchúngcóthể
khoétsâu,khai thác.
- Sự đối lập về thế gian quan của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện
chứng trong nền tảng tư tưởng của Đảng là cơ sở để chúng lợi dụng, khoét
sâu mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa với tôn giáo. Thế giới quan
của tôn giáo là thế giới quan “lộn ngược”; “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của nhữnglực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng
siêu trần thế”. Tính chất duy tâm, thần bí của tôn giáo đối lập với khoa
học, thế giới quan duy vật biện chứng của hệ tư tưởng Mác – Lê-nin.
- Lợi dụng sự đối lập này, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc
tâm lý cho rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn
giáo, từ đó tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống
hiện thực xã hội chủ nghĩa để kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước
và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, tiến hành các hoạt
động nhằm thực hiện âm mưu hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi
quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức “Liên tôn chống cộng”. Nếu nhìn
nhận phiến diện thì đúng là có sự đối lập giữa thế giới quan tôn giáo và thế
giới quan cách mạng của Đảng. Sự đối lập đó không có nghĩa là phải xóa
bỏ tôn giáo, mà đòi hỏi có cách nhìn sâu sắc, toàn diện, lịch sử, cụ thể hơn.
16
Chúng ta cần hiểu rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo
tất yếu đồng hành cùng dân tộc. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta chưa bao giờ có tư tưởng xóa bỏ, kỳ thị hay áp
bức tôn giáo mà luôn nhất quán nhận thức: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là
bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, chúng ta cần quán
triệt, thực hiện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù
địch, nhất là các luận điệu vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch,
cho rằng Đảng, Nhà nước ta kỳ thị tôn giáo.
Ví dụ: Từ năm 1954 đến 1963, miền Nam Việt Nam đặt dưới sự cai trị của
chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính quyền đã thực hiện nhiều chính sách
hà khắc với nhân dân; trong đó, nổi bật với chính sách kỳ thị tôn giáo, đặc
biệt là Phật giáo. Chính quyền ra lệnh cấm các chùa treo cờ Phật giáo, cấm
Tăng Ni hoằng Pháp, những cuộc bắt bớ, đánh đập Tăng Ni liên tục xảy ra.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Tòa án Nhân dân Điện tử, 30/4/2018, Sự giống nhau và khác nhau
giữa tôn giáo với tín ngưỡng, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan và mối
quan hệ, 10/4/2023, https://tapchitoaan.vn/su-giong-nhau-va-khac-nhau-
giua-ton-giao-voi-tin-nguong-giua-tin-nguong-voi-me-tin-di-doan-va-
moi-quan-he
2. Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Bộ luật Hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Cổng thông tin Điện tử Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh, 2/11/2014, Quan điểm,
chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quán,
10/4/2023, http://thanhtratinh.hatinh.gov.vn/quan-diemchinh-sach-ve-ton-
giao-cua-dang-va-nha-nuoc-viet-nam-la-nhat-quan-1638256148.html
4. Quân đội nhân dân, 31/03/2019, Xây dựng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo
lành mạnh cho nhân dân, https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/xay-
dung-niem-tin-tin-nguong-ton-giao-lanh-manh-cho-nhan-dan-570532,
10/4/2023
5. Sở Nội vụ Tỉnh Ninh Thuận, 31/08/2022, Vai trò của các tổ chức tôn giáo
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,
https://sonv.ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/2022-8-31/Vai-tro-cua-cac-to-
chuc-ton-giao-trong-cong-cuoc-
xnxhjuv.aspx?fbclid=IwAR2YsLd_IGCLuKm5r0gVTyNJq0qWjor8fjcW
CbQw6Sk2hdW5O8Qszv_kigs#:~:text=%E1%BB%9E%20nhi%E1%BB
%81u%20n%C6%A1i%2C%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o,%C4%91
%E1%BB%93ng%20b%C3%A0o%20c%C3%A1c%20t%C3%B4n%20g
i%C3%A1o, 10/4/2023
6. Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán tại Việt Nam, 15/06/2018, Báo cáo tự
do tôn giáo quốc tế 2017 - Việt Nam, https://vn.usembassy.gov/vi/bao-
cao-tu-do-ton-giao-quoc-te-
2017/#:~:text=15%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20%C4%91%C3%
B3%20l%C3%A0,gi%C3%A1o%20Hi%E1%BA%BFu%20Ngh%C4%A
9a%20T%C3%A0%20L%C6%A1n, 10/04/2023
7. Tỉnh ủy Tuyên Quang Ban dân vận, 05/05/2021, Đôi nét về đạo Phật và
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam,
https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-
va-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html,10/04/2023

More Related Content

Similar to vấn đề về tôn giáo.pdf

Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội nataliej4
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdfNuioKila
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóaNông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...
Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...
Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
Baocaothuctapcuong030
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...nataliej4
 

Similar to vấn đề về tôn giáo.pdf (20)

Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAYLuận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
 
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóaNông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóalv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
 
Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...
Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...
Báo cáo tốt nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty T...
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docx
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docxKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docx
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docx
 
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
Baocaothuctap
 
Lv (29)
Lv (29)Lv (29)
Lv (29)
 
60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
Đề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đ
Đề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đĐề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đ
Đề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đ
 

Recently uploaded

Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

vấn đề về tôn giáo.pdf

  • 1. BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH    THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ KHÔNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
  • 2. Họ và tên MSSV Trần Bá Hùng 2220151019 Nguyễn Ngọc Hưng 2220151020 Nguyễn Phạm Mai Thảo 2220151054 Đỗ Ngọc Anh Thư 2220151062 Lê Phước Hoàng Vũ 2220151075
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt được bài thuyết trình này, đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã đưa môn CHÍNH TRỊ vào chương trình giảng dạy, để chúng em được tìm hiểu và có thêm nhiều sự hiểu biết với môn học này. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – LÊ THỊ THÙY TRANG đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập. Khoảng thời gian tham gia lớp học CHÍNH TRỊ của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Bộ môn CHÍNH TRỊ là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thuyết trình này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài thuyết trình của chúng em được hoàn thiện hơn.
  • 4. 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................................. TP. HCM, ngày tháng 03 năm 2023 Giảng viên
  • 5. 2 MỤC LỤC Chương I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................. 3 Chương II: NỘI DUNG....................................................................................4 1. Các khái niệm liên quan.........................................................................4 1.1. Tôn giáo là gì?...............................................................................4 1.2. Tín ngưỡng là gì?..........................................................................4 1.3. Phân biệt tôn giáo tín ngưỡng......................................................4 1.4. Vai trò của tôn giáo và tín ngưỡng..............................................5 1.4.1. Vai trò của tôn giáo....................................................................5 1.4.2. Vai trò của tín ngưỡng...............................................................5 1.5. Nguồn gốc của tôn giáo.................................................................6 1.5.1. Nguồn gốc kinh tế - xã hội.........................................................6 1.5.2. Nguồn gốc nhận thức.................................................................6 1.5.3. Nguồn gốc tâm lý.......................................................................7 2. Các chủ trương chính sách trong vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước...........................................................................................................7 2.1. Về công tác chỉ đạo.........................................................................7 2.2. Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo................................................8 3. Các tôn giáo chính của Việt Nam.............................................................9 3.1. Khái quát về đạo Cao đài................................................................9 3.2. Quá trình phát triển đạo Cao Đài tại Việt Nam..........................10 3.3. Giáo lý đạo cao đài..........................................................................11 4. Thực trạng về vấn đề tôn giáo hiện nay...................................................13 4.1. Thành tựu.........................................................................................13 4.2. Hạn chế.............................................................................................15
  • 6. 3 CHƯƠNG I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, xã hội loài người đã có những bước tiến vô cùng to lớn trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Trong một xã hội như vậy có một bộ phận không thể thiếu đó chính là tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo – một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ nhưng thực chất nó luôn luôn mới mẻ. Đặc biệt, nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống nhân loại như: chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là tham gia vào nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần. Các tôn giáo lớn không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc gia riêng lẻ mà tầm ảnh hưởng còn mang tính quốc tế. Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, đa tôn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ thuộc 40 tổ chức tôn giáo được công nhận, chiếmtới 27% dân số. Sự đa dạng các hình thức tôn giáo là nhân tố quan trọng góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng chính vì sự đa dạng về hình thức và rộng về quy mô, tôn giáo và tín ngưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Tôn giáo giúp một dân tộc xây dựng nền đạo đức mới, nềm văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng bên cạnh đó, tôn giáo là một hình thức phản ánh hư ảo, xuyên tạc đời sống hiện thực, gây ra sự lệch lạc về nhận thức người dân ở một số nơi của Việt Nam, một số thế lực phản động có thể lợi dụng điều ấy phục vụ cho việc âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng ở Việt Nam nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Vì vậy bài thuyết trình này sẽ nói lên những ảnh hưởng nhất định của tôn giáo, tín ngưỡng đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Giúp chúng ta có một cái nhìn nhận khách quan và thực tế về tôn giáo, tín ngưỡng.
  • 7. 4 Chương II: NỘI DUNG 1. Các khái niệm liên quan 1.1. Tôn giáo là gì? Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ. Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi, Thiên Chúa giáo, đạo Tin lành,... 1.2. Tín ngưỡng là gì? Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Ví dụ: Thắp hương bàn thờ tổ tiên, đi lễ chùa, tin vào thần linh, thần mặt trời,.... 1.3. Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng  Giống nhau: - Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó. - Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.  Khác nhau: - Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức Chúa Giê-su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô-ha-mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó. - Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch
  • 8. 5 hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,… - Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển. - Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp. 1.4. Vai trò của tôn giáo và tín ngưỡng 1.4.1. Vai trò của tôn giáo - Đối với mỗi cá nhân: Tôn giáo giúp xây dựng niềm tin, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mỗi cá nhân; Mang lại sự thoải mái và bình yên trong tâm hồn. - Đối với xã hội: Tôn giáo giúp kết nối cộng đồng, xã hội; Các tổ chức tôn giáo ngày càng làm tốt công tác vận động chức sắc, chức việc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách , pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Góp phần xây dựng lối sống, đạo đức tốt đẹp. - Đối với chính trị: Các hoạt động và tổ chức tôn giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên mọi mặt như kinh tế, giáo dục, văn hóa, công tác an sinh xã hội…. Ví dụ: Gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; các hoạt động thiện nguyện,... 1.4.2. Vai trò của tín ngưỡng - Đối với mỗi cá nhân: Hoạt động tín ngưỡng giúp mỗi người có thêm niềm tin, sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ hơn về truyền thống, văn hóa, lịch sử của dân tộc thông qua các sự kiện, hoạt động, lễ, hội. - Đối với xã hội: Tín ngưỡng giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh; Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của con người thông qua các hoạt động giao lưu; Giáo dục, nâng cao nhận thức của mỗi người về các giá trị văn hóa, đạo đức của cha ông thông qua hình thức thờ cúng
  • 9. 6 tổ tiên và những người có công với dân tộc; Kết nối gia đình, làng xã, cộng đồng. Ngoài ra, tín ngưỡng còn giúp bảo tồn, truyền tải các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian thông qua các công trình đền, miếu,…và các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ. Ví dụ: Đốt vàng mã, rất nhiều gia đình Việt Nam những ngày lễ, tết, cúng giỗ ông bà tổ tiên đều mua về để đốt theo phong tục truyền thống.  Tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo có thể giúp cho con người bảo đảm an ninh tinh thần. Đến các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thực hành các nghi lễ khiến người ta cảm thấy yên tâm, thanh thản, cảm thấy được che chở, được bảo vệ. Đây chính là vai trò của tôn giáo, là điều mà tôn giáo có thể mang lại cho mọi người. Ngoài ra, hiện nay đang có một thực trạng, dường như người dân đi lễ, đến nơi thờ tự mang tính thực dụng nhiều hơn là nhu cầu đi để chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản, tìm đến nơi thanh tịnh, linh thiêng để cho mình nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều người đến nơi thờ tự bởi nghe tuyên truyền quảng bá; người đến để thỏa mãn hiếu kỳ, thỏa chí tò mò; có người đến vì đi theo phong trào, có người đến cầu tài, cầu danh, thăng quan tiến chức… thậm chí cầu hại người khác. Chính vì đến các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo với mục đích thực dụng nên dẫn đến có nhiều biểu hiện lệch lạc, phản cảm, thậm chí mù quáng. 1.5. Nguồn gốc của tôn giáo 1.5.1. Nguồn gốc kinh tế - xã hội - Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ sản xuất thấp khiến con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng. - Khi xã hội phân chia thành giai cấp, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột tội ác… tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành thần có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.  Như vậy, sự bất lực của con người trước thế lực tự nhiên và thế lực xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. 1.5.2. Nguồn gốc nhận thức Khi mà sự nhận thức về tự nhiên xã hội con người và ngay cả bản thân họ đều có giới hạn nào đó.Cái giới hạn đó ở đây là những cái chưa biết. - Khả năng nhận thức chưa đầy đủ, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo.
  • 10. 7 - Cái cường điệu hóa nhận thức, thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực , rơi vào ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng , biến cái khách quan => cái thần thánh. 1.5.3. Nguồn gốc tâm lý - Tâm lí bi quan sợ sệt, yếu đuối , thiếu sức mạnh lí trí trước nhữnghiện tượng tự nhiên, xã hội (Ví dụ những lúc ốm đau bệnh tật, gặp xui xẻo thất bại hoặc tâm lí muốn bình yên khi làm một việc lớn cũng đều tìm tới tôn giáo). - Phản ánh tình cảm của nhân dân (thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thần hoàng làng,...) những cái đấy thể hiện nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân. 2. Các chủ trương chính sách trong vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước 2.1. Về quan điểm chỉ đạo Nghị quyết 25 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo: Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nước ta hiện nay có khoảng 16 tôn giáo, với trên 13,2 triệu tín đồ, chiếm khoảng 13,7% dân số và nhiều tổ chức tôn giáo; hơn 80 “hiện tượng tôn giáo mới”; hơn 85% dân số có đời sống duy tâm. Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang là đứa con tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo đang có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ trước biến động của thế giới và sự phát triển đi lên của đất nước. Vì vậy, quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Chủ quan, tư duy ý chí, phiến diện trong nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo. Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, thực hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau; mặt khác, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, giải quyết tốt mối quan hệ người có tín ngưỡng khác nhau với người theo chủ nghĩa vô thần. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối xử, đố kỵ, mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tôn giáo và kiên quyết chống ấm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng nhân dân. Đây là tư tưởng chỉ đạo quan trọng nói lên bản chất của công tác tôn giáo gắn với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu trên chính là tiền đề để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của nhân dân có đạo. Đối tượng của công tác vận động quần chúng nhân dân bao gồm: tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận động quần chúng không có tôn giáo thực hiện chính sách tôn
  • 11. 8 giáo. Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức phong trào quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuôi quần chúng. Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo liên quan đến tất cả lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội, mọi ngành nghề mọi cấp bậc từ Trung ương đến cơ sở. Trong công tác tôn giáo, Đảng là nhân tố lãnh đạo, quyết định toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác; Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo theo quy định của Hiến pháp, pháp luật; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: thiếu sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp hoặc buông lỏng quản lý. Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Đây cũng là một quan điểm quan trọng nhằm xác định rõ các hoạt động tôn giáo (bao gồm: hành đạo, quản đạo và truyền đạo) đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước bảo hộ chính đạo, đồng thời bày trừ tà đạo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ tôn giáo; buông lỏng quản lý trước các hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động tôn giáo. 2.2. Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo Nghị quyết nêu 6 nhiệm vụ là: (1) Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. (2) Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước. (3) Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "Tốt đời, đẹp đạo" trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. (4) Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấutranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc đểphá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ. (5) Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm hất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo vàcông tác tôn giáo ở nước ta. (6) Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp
  • 12. 9 luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo. 3. Các tôn giáo chính của Việt Nam Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. - Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Từ thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. - Công giáo: Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Từ năm 1533 đến năm 1614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và Đa minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam. Từ năm 1615 đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma- cao (Macau, Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng Ngoài (bắc sông Gianh). - Tin Lành: Đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance-CMA) truyền vào. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam. - Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI. Có hai khối người Chăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, Bình Thuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam. - Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa. Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10 năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén-Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao đài. - Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang. 3.1. Khái quát về đạo Cao Đài Đạo Cao Đài hay Cao Đài Giáo là một tôn giáo thờ Thượng đế ra đời vào năm 1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”, nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Một số tín đồ Cao Đài thường tự gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.
  • 13. 10 Đạo Cao Đài được sáng lập do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt Nam có xu hướng giảm xuống nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Tân, Minh Thiện) tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo đồng nguyên. Cùng lúc đó, phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển mạnh tại Nam Bộ với các hình thức “xây bàn” tương tự như tục cầu hồn của người Việt và cầu cơ của nhóm Ngũ chi Minh đạo đã tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa, phật đường theo truyền thống cơ bút thuộc nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm các vị: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc (nhóm Cao – Phạm) tổ chức xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây. Năm 1926, hai nhóm cơ bút nói trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài, ông Ngô Văn Chiêu được thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài. Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín đồ đã thống nhất kí tên vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Ngày 19/11/1926, những chức sắc đầu tiên của đạo Cao Đài đã tổ chức lễ khai đạo tại tỉnh Tây Ninh và chính thức ra mắt đạo Cao Đài. Ông Ngô Văn Chiêu sau khi có công lớn sáng lập đạo Cao Đài đã không nhận chức Giáo tông tại Tây Ninh mà về Cần Thơ thành lập phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, thực hiện đường hướng tu luyện theo pháp môn “vô vi” không phổ độ, không thành lập tổ chức giáo hội. Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ Ba. Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thống kê năm 2009 của các tổ chức Cao Đài, đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 5 triệu tín đồ, với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc. 3.2. Quá trình phát triển đạo Cao Đài tại Việt Nam Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài tiến hành xây dựng Toà thánh Tây Ninh và cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống bộ máy tổ chức hành chính đạo từ Trung ương đến cơ sở. Do một số bất đồng trong điều hành giáo hội, một số chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài đã tách ra và về địa phương thành lập các tổ chức Cao Đài mới như: Cao Đài Chơn Lý, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chỉnh đạo,… Tại Tây Ninh, số chức sắc ở lại tiếp tục điều hành hoạt động của đạo Cao Đài.
  • 14. 11 Cao Đài Tây Ninh là tổ chức tôn giáo, có Toà thánh Tây Ninh, có số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ lớn nhất trong các Hội thánh Cao Đài. Một số tổ chức Cao Đài sau khi dời Tòa thánh Tây Ninh về các địa phương thành lập tổ chức Cao Đài mới đã xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, sớm có tinh thần yêu nước và vận động đông đảo chức sắc, tín đồ tích cực ủng hộ cách mạng, tham gia kháng chiến chống ngoại xâm. Tuy bị chia rẽ thành nhiều tổ chức khác nhau nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài vẫn phát triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ đồng thời đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội đương thời. Chia rẽ, phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm 1975. Thời gian này, đạo Cao Đài chia rẽ thành nhiều tổ chức Cao Đài khác nhau, có lúc lên đến 30 tổ chức. Trong các tổ chức Cao Đài này có khoảng 10 tổ chức là hoạt động theo đúng chân truyền của đạo Cao Đài và tồn tại đến nay. Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận tổ chức tôn giáo đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 01 pháp môn Cao Đài. 3.3. Giáo lý đạo Cao Đài Giáo lý đạo Cao đài là sự kết hợp các tín ngưỡng, tôn giáo Đông, Tây, Kim, Cổ, nhất là tư tưởng Tam giáo và lấy đạo Lão làm gốc. Trung tâm giáo lý đạo Cao đài là những tín điều về việc thống nhất các tôn giáo và sứ mệnh Phổ độ chúng sinh với các lý thuyết về Tam giáo, Ngũ chi, Cao đài, Đại đạo, Tam kỳ Phổ độ… Đạo Cao đài quan niệm Vạn giáo Nhất lý, cho rằng họ là tôn giáo tổng hợp các tôn giáo phương Đông và phương Tây, dựa trên cơ sở Quy nguyên Tam giáo, hợp nhất ba tôn giáo lớn ở phương Đông là Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo với tư tưởng là Từ bi - Công bằng - Bác ái và Hiệp nhất Ngũ chi, nghĩa là thống nhất năm ngành đạo: Đạo Nhân do Khổng Tử lập, đạo Thần do Khương Thái Công lập, đạo Thánh do Chúa Giêsu Kitô lập, đạo Tiên do Lão Tử lập, đạo Phật do Thích Ca Mâu Ni lập. Đạo Cao đài cho rằng sự tổng hợp các tôn giáo không phải là một phép cộng đơn thuần mà là sự chắt lọc tất cả những tinh túy và tốt đẹp nhất của các tôn giáo. Trong sách Đại đạo vấn đáp căn nguyên, ông Nguyễn Ngọc Thơ viết: “Phàm các tôn giáo lớn trên thế giới đều hay, đều tốt cả. Những nhà sáng lập ra các tôn giáo đều là các bậc cao thượng trên đời, từ bi bác ái cả. Mục đích của Cao đài Đại đạo Tam kỳ Phổ độ chúng tôi mang kết hợp tất thảy các tôn giáo trên thế giới mà khảo cứu đi đến chỗ truy tầm nguyên ủy những điều cao thâm tinh khiết”. Sự tổng hợp giáo lý các tôn giáo thể hiện rõ trong việc thờ phụng của đạo Cao đài; Cao đài thờ Thượng đế và các bậc giáo chủ của các tôn giáo. Trên bàn thờ đạo Cao đài, dưới Thiên Nhãn là Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử (Tam giáo), Quan Âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh (Tam trấn), Giêsu Kitô, Khương Thái Công, tất cả gồm 08 vị. Đạo Cao đài thờ Thượng đế bằng hình ảnh con mắt trái, gọi là Thiên Nhãn; Thiên Nhãn là sự phát lộ mầu nhiệm, sự thể hiện quyền năng giám sát và điều
  • 15. 12 động của vũ trụ, quyền năng tối cao là Thượng đế, chúa tể càn khôn thế giới, cũng là hiện thân của đấng chí tôn cầm giềng mối cho sự tấn hóa vũ trụ qua các giáo chủ đều do Thượng đế điều động mà có. Thiên Nhãn còn biểu thị sự cảm thông giữa con người và vũ trụ, có ý nghĩa rất quan trọng với người tín đồ, nhắc nhở tín đồ rằng mọi cử chỉ, hành động, luôn luôn có Thượng đế soi xét. Do vậy, tất cả những ngôi Thánh thất được thiết lập thì Thiên Nhãn được hướng về phía Bắc, và có thể giải thích, theo truyền thuyết phương Đông, phương Bắc là phương có ngôi sao Bắc Đẩu điển hình cho sự ngự trị của ngôi chúa tể vũ trụ hay tá danh Cao đài trên bầu vũ trụ, khi hướng về phương Bắc cũng là hướng về Đức Cao đài tức Thượng đế, và sự chiêm ngưỡng Đức Cao đài qua Thiên Nhãn cũng phải hướng về phương Bắc. Giáo lý Cao đài xây dựng trên hai nguyên lý căn bản là: Thiên địa vạn vật đồng nhất thể (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể); Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn (Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc). Từ nguyên lý thứ nhất, giáo lý Cao đài quan niệm Trời và Người có cùng bản thể, có thể tương thông tương ứng và hiệp nhất được; nên Đức Thượng đế đã dạy rằng “Thầy là các con, các con là Thầy”. Kế đến chúng sanh cũng đồng bản thể nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người phải xem nhau như anh em một cha, từ đó phải thực hiện mục đích đại đồng nhân loại. Từ nguyên lý thứ hai, giáo lý Cao đài quan niệm vũ trụ là một trường tiến hóa có khởi điểm từ bản thể Đại Linh Quang, tức Thượng đế, phóng phát các điểm Linh quang tiềm tàng trong vạn loại để tiến hóa từ khoáng sản, đến thảo mộc, thú cầm đến con người; rồi từ con người đến các bậc thiêng liêng Thần, Thánh, Tiên, Phật trở về hiệp nhất với Thượng đế. Do đó cứu cánh của con người là tiến hóa trở về với Thượng đế, tức nguồn gốc của mình mà cũng là của vũ trụ; muốn thế, con người phải biết tu công, lập đức để hoàn hảo hóa bản thân đến mức chí chơn, chí thiện; giáo lý Cao đài gọi đó là Phản bổn hoàn nguyên. Đạo Cao đài cho rằng con người có Nhị xác thân, phần thân xác là tạm thời, phần chân linh (linh hồn) do tinh, khí, thần mà luyện thành nên bất diệt. Con người phải có một thân phàm tinh khiết thì mới có được một chân linh tinh khiết và muốn có một thân phàm tinh khiết phải có đạo. Đạo là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật theo đó mà hồi cựu vị, Đạo là đường của các nhân phẩm theo đó mà tránh khỏi luân hồi. Đạo Cao đài khuyên mọi người xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, tu hành diệt dục để được Phổ độ về nơi Bạch Ngọc Kinh (Niết bàn). Cơ bút ngày 19 tháng 12 năm 1926 viết về con đường chuyển hóa của chúng sinh đến sự cứu rỗi: “Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến cầm thú, loài người phải chuyển kiếp ngàn năm, muôn muôn lần, mới đến địa vị nhân phẩm… rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng đến Bạch Ngọc Kinh là nơi đạo Phật gọi là Niết bàn đó vậy”.
  • 16. 13 4. Thực trạng về vấn đề tôn giáo hiện nay 4.1.Thành tựu Thứ nhất, đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của xã hội, nhất là nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở các cấp về tôn giáo và công tác tôn giáo. Nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; coi trọng những giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo tốt đẹp; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Tâm lý mặc cảm, định kiến với tôn giáo giảm dần; coi đồng bào có tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng là sinh hoạt văn hóa bình thường của nhân dân, quần chúng có đạo. Thứ hai, diện mạo tôn giáo khởi sắc, tăng thêm tiềm lực cho tôn giáo và cho đất nước. Nhờ hệ thống chính sách, pháp luật và những hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, có thể nói, chưa bao giờ sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân được thuận lợi như hiện nay. Năm 2003, cả nước có khoảng 17,4 triệu tín đồ chiếm 21,8% dân số, 15 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận thuộc 6 tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo). Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW (khóa IX) và Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã có thêm 25 tổ chức đủ điều kiện được cơ quan Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, nâng tổng số các tổ chức tôn giáo được công nhận lên 41 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo, có 29.801 cơ sở thờ tự với 26.548.509 tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có sự phát triển về tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự được xây dựng mới, tu bổ khang trang, các lớp đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, in ấn kinh sách, các lễ hội tôn giáo ngày càng phong phú. Thứ ba, ý thức chính trị của tổ chức, chức sắc/chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo ngày càng được nâng cao, đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt trách nhiệm của tín đồ và nghĩa vụ công dân đối với đất nước. Các hoạt động tôn giáo từng bước đi vào nề nếp, ổn định theo đúng Hiến chương, Điều lệ đã được phê duyệt, hoạt động thuần túy tôn giáo đảm bảo tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước; các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được phát huy, các yếu tố tiêu cực từng bước bị đẩy lùi. Vì vậy, hoạt động của các tổ chức tôn giáo trong mối quan hệ với Nhà nước cũng theo chiều hướng tích cực thể hiện ở phương châm hành đạo, gắn bó đồng hành với dân tộc. Nhiều thư chung, thông bạch, văn bản của các chức sắc cao cấp, các tôn giáo gửi chức sắc, tín đồ khuyến khích tính thần đoàn kết và tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế… để họ có dịp thể hiện lòng yêu nước. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo đều có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân của mình, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật diễn ra không những góp phần tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo phát huy được tính tích cực trong cộng đồng các dân tộc, đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn giúp các tôn giáo chủ động đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
  • 17. 14 Thứ tư, chức sắc/chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa. Quán triệt Nghị quyết 25-NQ/TW, nhận thức về trách nhiệm của hệ thống chính trị về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” trong quần chúng chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ có bước chuyển biến rõ rệt nhằm phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Trong những năm qua các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương, đóng góp sức người, sức của chung tay cùng nhân dân cả nước làm cho đời sống của người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi: hệ thống ngõ xóm, kênh mương từng bước được bê tông hóa, nhiều cây cầu bê tông được xây dựng, an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm. Nhiều mô hình vận động quần chúng có hiệu quả thiết thực được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo. 4.2.Hạn chế Hoạt động của các “hiện tượng tôn giáo mới” đã gây ra những ảnh hưởng nhất định về kinh tế. Trước hết là tổn thất về kinh tế cho chính bản thân những “tín đồ” theo “hiện tượng tôn giáo mới”. Nhiều người theo các “hiện tượng tôn giáo mới” đã phải bỏ công việc để tham gia hoạt động của “đạo”; một số người có sức khỏe yếu, bệnh tật hiểm nghèo tìm đến với các “hiện tượng tôn giáo mới” để nuôi hy vọng chữa khỏi bệnh nên đã phải bỏ ra kinh phí lớn. Một số người đứng đầu hoặc có vai trò chủ chốt trong các “hiện tượng tôn giáo mới” đã thu tiền trái phép của “tín đồ”, thậm chí dùng tiền của “tín đồ” để tư lợi “vinh thân phì gia”, trái với lời rao giảng “xả phú cầu bần” của họ. Những người theo những “đạo” này thường là những gia đình có hoàn cảnh éo le, khó khăn về kinh tế phải đóng góp tiền bạc một cách mù quáng cho những đối tượng cầm đầu thu lợi bất chính sẽ làm cho kinh tế gia đình họ ngày càng giảm sút, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó, có không ít “hiện tượng tôn giáo mới” tuyên truyền tín đồ theo “đạo” sẽ được sung sướng; “không làm mà đòi có ăn”, khiến “tín đồ” bê trễ sản xuất kinh doanh. Việc những người tham gia các “hiện tượng tôn giáo mới” đều phải đóng góp kinh phí để xây dựng tổ chức và thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của những người vốn đã có đời sống khó khăn. Việc tham gia vào các “hiện tượng tôn giáo mới” sẽ ảnh hưởng nhất định đến lao động, sản xuất, chất lượng và hiệu quả của việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như việc đảm bảo đời sống kinh tế của từng cá nhân, vì họ chờ sự xuất hiện của Đấng siêu linh, lúc đó sẽ sung sướng, không làm mà cũng có ăn, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân. Việc in ấn kinh sách, xây sửa nơi thờ tự, nghi lễ thờ cúng gây phiền hà, tốn kém công sức, tiền bạc của nhân dân. Đồng thời, họ còn tổ chức các cuộc viếng thăm, hành hương, tham quan,.. kết hợp với sinh hoạt tôn giáo trái phép ở nơi
  • 18. 15 công cộng, gây tốn kém tiền của, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ví dụ: Người theo Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ phải đóng 10% thu nhập cho người đứng đầu. Đạo Long Hoa Di Lặc yêu cầu tín đồ tu tại gia,không cần làm, chỉ cần cầu khấn là có ăn. Khi ốm không cần thuốc, chỉ uống rượu pha nước lã đặt trên bàn thờ là khỏi, kể cả gia súc và cây cối. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo là vũ khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, với nhiều chiêu thức thâm độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai.  Vậy tại sao họ lại lợi dụng tôn giáo để chống phá chúng ta? - Điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch là lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của chúng, mà trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Phương thức hoạt động của chúng là tập hợp, liên kết lực lượng lấy danh nghĩa tôn giáo, thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam,phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ lương – giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của ta.  Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta là do tôn giáo nói chung, ở ViệtNamnóiriêngcónhữngđặcđiểmmàchúngcóthể khoétsâu,khai thác. - Sự đối lập về thế gian quan của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện chứng trong nền tảng tư tưởng của Đảng là cơ sở để chúng lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa với tôn giáo. Thế giới quan của tôn giáo là thế giới quan “lộn ngược”; “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của nhữnglực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Tính chất duy tâm, thần bí của tôn giáo đối lập với khoa học, thế giới quan duy vật biện chứng của hệ tư tưởng Mác – Lê-nin. - Lợi dụng sự đối lập này, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo, từ đó tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực xã hội chủ nghĩa để kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện âm mưu hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức “Liên tôn chống cộng”. Nếu nhìn nhận phiến diện thì đúng là có sự đối lập giữa thế giới quan tôn giáo và thế giới quan cách mạng của Đảng. Sự đối lập đó không có nghĩa là phải xóa bỏ tôn giáo, mà đòi hỏi có cách nhìn sâu sắc, toàn diện, lịch sử, cụ thể hơn.
  • 19. 16 Chúng ta cần hiểu rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo tất yếu đồng hành cùng dân tộc. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chưa bao giờ có tư tưởng xóa bỏ, kỳ thị hay áp bức tôn giáo mà luôn nhất quán nhận thức: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, chúng ta cần quán triệt, thực hiện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch, nhất là các luận điệu vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cho rằng Đảng, Nhà nước ta kỳ thị tôn giáo. Ví dụ: Từ năm 1954 đến 1963, miền Nam Việt Nam đặt dưới sự cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính quyền đã thực hiện nhiều chính sách hà khắc với nhân dân; trong đó, nổi bật với chính sách kỳ thị tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Chính quyền ra lệnh cấm các chùa treo cờ Phật giáo, cấm Tăng Ni hoằng Pháp, những cuộc bắt bớ, đánh đập Tăng Ni liên tục xảy ra.
  • 20. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Tòa án Nhân dân Điện tử, 30/4/2018, Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan và mối quan hệ, 10/4/2023, https://tapchitoaan.vn/su-giong-nhau-va-khac-nhau- giua-ton-giao-voi-tin-nguong-giua-tin-nguong-voi-me-tin-di-doan-va- moi-quan-he 2. Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 3. Cổng thông tin Điện tử Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh, 2/11/2014, Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quán, 10/4/2023, http://thanhtratinh.hatinh.gov.vn/quan-diemchinh-sach-ve-ton- giao-cua-dang-va-nha-nuoc-viet-nam-la-nhat-quan-1638256148.html 4. Quân đội nhân dân, 31/03/2019, Xây dựng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh cho nhân dân, https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/xay- dung-niem-tin-tin-nguong-ton-giao-lanh-manh-cho-nhan-dan-570532, 10/4/2023 5. Sở Nội vụ Tỉnh Ninh Thuận, 31/08/2022, Vai trò của các tổ chức tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, https://sonv.ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/2022-8-31/Vai-tro-cua-cac-to- chuc-ton-giao-trong-cong-cuoc- xnxhjuv.aspx?fbclid=IwAR2YsLd_IGCLuKm5r0gVTyNJq0qWjor8fjcW CbQw6Sk2hdW5O8Qszv_kigs#:~:text=%E1%BB%9E%20nhi%E1%BB %81u%20n%C6%A1i%2C%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o,%C4%91 %E1%BB%93ng%20b%C3%A0o%20c%C3%A1c%20t%C3%B4n%20g i%C3%A1o, 10/4/2023 6. Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán tại Việt Nam, 15/06/2018, Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2017 - Việt Nam, https://vn.usembassy.gov/vi/bao- cao-tu-do-ton-giao-quoc-te- 2017/#:~:text=15%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20%C4%91%C3% B3%20l%C3%A0,gi%C3%A1o%20Hi%E1%BA%BFu%20Ngh%C4%A 9a%20T%C3%A0%20L%C6%A1n, 10/04/2023 7. Tỉnh ủy Tuyên Quang Ban dân vận, 05/05/2021, Đôi nét về đạo Phật và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat- va-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html,10/04/2023