SlideShare a Scribd company logo
TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
Tác giả: NGUYỄN NGỌC BÍCH
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan
tâm vấn đề con người, đặc biệt nhân cách con người. Muốn công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước ta thành công thì phải có con người đạo đức và con
người trí tuệ. Đó chính là nhân cách.
Nhân cách có nhiều khoa học nghiên cứu: Triết học, xã hội học, văn
học, nghệ thuật, kinh tế học, tâm lý học, y học... Ở đây trên quan điểm tâm lý
học, chúng tôi đề cập tới những vấn đề lý luận nhân cách.
Do nhu cầu đào tạo học viên cao học tâm lý học và sinh viên học tâm lý
học, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách mang tính giáo trình này nhằm
phục vụ các đối tượng trên. Sách còn có ý đồ phục vụ cho những ai yêu mến
tâm lý học và có nhu cầu sử dụng nó vào công tác thực tiễn của mình.
Nội dung cuốn sách này có 6 chương.
Chương I đề cập tới những tư tưởng phương Đông cổ đại về nhân
cách. Những tư tưởng ở đây chủ yếu là tư tưởng Trung Hoa cổ đại trong các
học thuyết kinh dịch, học thuyết Khổng Mạnh v.v... về đạo đức nhân cách.
Chương II đề cập đến tâm lí học phương Tây về nhân cách. Ở đây,
chúng tôi không có điều kiện đề cập đến tất cả các trường phái hiện nay có
quan hệ về nhân cách. Chúng tôi chỉ đề cập tới các trường phái chính và một
ít những quan điểm nhân cách nổi bật hiện nay. Ví dụ như sự thống hợp nhân
cách của Vitkin; nhân cách hướng nội, hướng ngoại của Eysench; các kiểu
nhân cách của Rorschach; Thuyết hiện sinh, thuyết tương tác nhận thức của
Piaget; quan niệm nhân cách theo xu hướng Mác xít của Lucien Seve.
Chương III, đề cập tới xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô (cũ).
Chúng tôi không nêu lên tất cả các xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên
Xô, mà chỉ nêu lên các xu hướng lớn mang tính cách đặc trưng của các tác
giả có tên tuổi ở Liên Xô (cũ).
Chương IV, đề cập tới một số vấn đề về tư tưởng của Mác, Lênin, Hồ
Chí Minh về nhân cách - đây cũng là cơ sở phương pháp luận để xây dựng
khoa học này.
Chương V, khái niệm và cấu trúc nhân cách và một số thuộc tính nhân
cách.
Chương này phân loại một số quan niệm về nhân cách, cũng như các
loại cấu trúc nhân cách, trên cơ sở đó xây dựng mô hình nhân cách phù hợp.
Đặc biệt trong chương này có đề cập tới một số thuộc tính nhân cách như giá
trị và năng lực trong nhân cách. Chúng tôi không có ý định nêu tất cả các
thuộc tính nhân cách, chỉ đề cập tới vấn đề Tài (năng lực). Đây cũng là vấn đề
còn ít được bàn đến. Đất nước ta đang cần những người có đức có tài để
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, vấn đề
Tài (năng lực) cần phải được quan tâm thích đáng trong tâm lý học nhân
cách.
Chương VI, bàn về nhân cách trong tâm lý học xã hội.
Cá nhân trở thành nhân cách khi cá nhân đó hoạt động trong mối quan
hệ xã hội, trong nhóm xã hội nhất định. Vì vậy, nhân cách cũng được tâm lý
học xã hội coi là đối tượng nghiên cứu của mình. Theo đó, tâm lý học xã hội
nên quan tâm đến vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội. Đó chính là những
vấn đề nhân cách trong tâm lý học xã hội.
Cuối cùng là những lời tâm đắc của cổ nhân đối với người đời - Âu đó
cũng là thay lời kết luận của cuốn sách này.
Tập sách này cũng còn nhiều vấn đề để bàn luận, xin được những ý
kiến đóng góp chân thành để có thể hoàn thiện hơn trong những năm đến.
Nguyễn Ngọc Bích
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHÂN CÁCH THEO QUAN NIỆM
PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
I - CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG
1. Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây
Do hai nguồn văn hóa khác nhau nên triết học phương Đông khác biệt
triết học phương Tây.
- Xét về thế giới quan:
Phương Tây cho rằng người và trời khác biệt lẫn nhau.
Phương Đông cho rằng có sự hợp nhất giữa trời và người.
+ Lão Tử cho rằng: "Người phỏng theo đất, đất phỏng theo trời, trời
phỏng theo đạo, đạo phỏng theo tự nhiên".
Như vậy trời - đất - người thông nhau bằng một đạo.
+ Khổng Tử cho rằng người và trời thống nhất với nhau.
+ Triết học Trung Quốc lấy nhân sinh làm hạt nhân, triết học phương
Tây dựa vào siêu hình học và nhận thức luận.
Khổng Tử nói: "Chưa biết sự sống làm sao biết được cái chết".
Triết học Trung Quốc coi trọng "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
Xây dựng giá trị đạt được "Thành đức, thành nhân, thành phật, thành
thánh".
- Về tinh thần của triết học:
Trung Quốc lấy đạo đức làm tinh thần, lấy chân thực bên trong làm mục
đích, lấy nghệ thuật làm tinh thần, lấy việc theo đuổi trạng thái làm cảm hứng.
Trung Quốc coi trọng chủ thể đạo đức chứ không coi trọng chủ thể lí
tính. Từ đó xem xét nghệ thuật mang màu sắc lãng mạn, chuyển tính và tâm
vào vật - giữa người và vật không còn khác biết nhiều nữa mà vật đã thấm
đượm tâm người.
Nếu như phương Đông người là động vật đạo đức thì phương Tây
người là động vật duy lí.
- Phương pháp triết học:
+ Triết học Trung Quốc lấy trực giác trực quan, thể nghiệm làm phương
pháp luận.
+ Triết học phương Tây lấy phân tích logic trừu tượng và diễn dịch suy
lý làm phương pháp luận.
2. Những tư tưởng triết học phương Đông
2.1. Tư tưởng nhất nguyên lưỡng cực động
Quan niệm cơ bản của nguyên lý nhất nguyên lưỡng cực động là "đạo
học": Hai mà một, một mà hai.
Đó là "tư tưởng động" luôn luôn biến đổi từ cực này sang cực khác
(không thể nói ra được, không thể dùng một từ nào để định được).
Người phương Tây trắng ra trắng, đen ra đen.
Người phương Đông không xác định rõ ràng cái nào tốt cái nào là xấu
hẳn: không chịu sự phân tích, không hệ thống hóa, không duy tâm, không duy
vật, duy linh duy thực.
a) Thể hiện cách hành văn và lập luận của phương Đông
Cách diễn đạt của người phương Đông mập mờ, hư hư, thực thực
thiếu sự rõ ràng dứt khoát.
Khổng Tử trong khi giảng giải đạo lý cho học trò cũng tùy theo từng học
trò từng lúc mà có cách giải thích khác nhau, uyển chuyển vô cùng. Đó là
những tư tưởng siêu hình của Phật và Lão. Chính Khổng Tử cũng nhận xét
Lão Tử như con rồng. Có nghĩa là uyển chuyển vô cùng. Tư tưởng của Lão
Tử không thể định nghĩa một chiều.
- Người phương Đông: "Ý tại ngôn ngoại" (ý ngoài lời), "thư bất tận
ngôn" (sách không nói hết lời).
- Hay dùng phương pháp tượng trưng, ngụ ngôn; Thể hiện các nét vẽ
trong dịch học vào thi, nhạc, họa.
b) Đồng thanh tương ứng
Theo người phương Đông sự hiểu biết do người khác đưa đến là sự
hiểu biết không thật - Đọc một cuốn sách, một bài thơ không phải dễ hiểu
cuốn sách hoặc bài thơ đó, nó gợi lên những ý tưởng đã ấp ủ từ lâu trong
lòng. Tức là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Một câu nói có
người không hiểu gì cả, có người hiểu nhiều vấn đề, có sự rung chuyển lạ
thường.
- Người đệ tử đến tìm thầy để học thì phải biết chờ đợi, nhẫn nại. Mình
đợi thầy và thầy cũng đợi mình. Thầy đợi trò đến lúc trò rất cần và đủ độ nhẫn
nại mới dạy. Sách phương Đông không giải thích rõ ràng. Họ chỉ khêu gợi
chứ không truyền bá tư tưởng.
c) Ba giai đoạn trong lịch trình diễn biến của tâm thức theo triết học phương
Đông
- Giai đoạn 1: chưa có ta. Giai đoạn nhất nguyên.
Sống theo thiên tính, ngoại cảnh, lẫn lộn giữa lý và tình, giữa nội tâm và
ngoại giới. Sống vô tâm, bắt chước người xung quanh. Đây là thời kỳ của dân
tộc bán khai, thần thoại ấu trĩ, giai đoạn trẻ thơ.
- Giai đoạn 2: Sự trưởng thành của cái ta. Giai đoạn nhị nguyên.
Cá tính con người dần dần xuất hiện. Tính bắt chước giảm đần. Phân
biệt rạch ròi thiện ác, trắng đen, vinh nhục. Có tâm hồn độc đáo, sáng kiến và
phê bình sâu sắc. Óc khoa học đóng vai trò quan trọng như phương Tây ngày
nay.
- Giai đoạn 3: Siêu thoát nhị nguyên.
Giai đoạn này không cần đến lý trí nữa, cảm thấy mình không còn cách
biệt với vũ trụ, hợp nhất các mâu thuẫn. Đó là giai đoạn thoát cái tiểu ngã để
nhập vào cái toàn thể.
Câu chuyện vườn Eden cho ta biết về diễn biến của tâm thức
Lúc ban đầu loài người sống chung với loài vật và thiên nhiên. ADAM
và EVA sống trần truồng không phân biệt giới tính. Hai người tượng trưng cho
âm - dương.
Nhưng EVA ném trái thiện ác rồi đem cho AĐAM ăn. Từ khi ăn trái thiện
ác hai người biết xấu hổ và lấy lá che, Chúa trời quở mắng. Những muốn trở
về trời thì phải trở về tâm vô sai biệt của ban đầu.
2.2. Tư tưởng tam nguyên
Tư tưởng này thể hiện rõ trong thái cực đồ.
a) Thái cực đồ
- Phần âm màu đen
- Phần dương màu trắng. Bao trong một cái vòng tròn. Cái đó gọi là
đạo. Đây là nguyên lý chỉ huy và điều hòa hai lực lượng mâu thuẫn kia.
+ Phần dương không hoàn toàn là dương, phần âm không hoàn toàn là
âm. Có điểm nhỏ dương trong âm và điểm âm trong dương. Nó là mầm mống
mạnh mẽ. Nó là hạt giống, có tiềm lực phi thường. Nó là nguyên nhân mâu
thuẫn nội tại. Không có một vật nào trên đời mà thuần tốt hoặc thuần xấu,
thuần hại hoặc thuần lợi. Đó là do mâu thuẫn nội tại.
+ Được gọi là âm khi âm lấn phần dương, gọi là dương khi nào dương
lấn âm. Nếu sự lấn át lên cực độ thì liền biến tức khắc. Đó là luật "phản
phục".
+ Âm dương vừa mâu thuẫn vừa tương đồng; không cái nào phụ thuộc
cái nào.
+ Nguyên lý tối cao hợp nhất gọi là đạo điều hòa và chi phối hai lực
lượng kia, làm cho âm dương không rời nhau.
Con người là một "tiểu kiền khôn" (tức là từng đốt nhỏ). Thực thể con
người là sản vật của nguyên lý âm dương. Nhờ cáo đạo mà thấy rõ nguyên lý
tích cực và tiêu cực vừa mâu thuẫn vừa đồng đẳng về giá trị; luôn luôn có luật
quân bình trong mọi vật; luật quân bình ấy là đạo hay gọi là thường đạo, trung
đạo hay trung dung.
b) Các cặp mâu thuẫn
- Mâu thuẫn nhưng nương tựa nhau: Mâu thuẫn nhưng nương tựa
nhau để tồn tại. Sáng nương tối mà có, thiện nương ác mà có.
- Mâu thuẫn nào cũng chứa đựng lẫn nhau. Trong âm có dương, trong
dương có âm.
- Chuyển hóa lẫn nhau: Cái này biến thành cái kia, âm biến thành
dương và dương biến thành âm.
- Quan hệ ngang nhau: Không cái nào hơn cái nào, không cái nào trọng
hơn cái nào.
- Các cặp mâu thuẫn bị cái thứ ba khống chế làm cho nó không tách rời
nhau mà thống nhất với nhau (tam nguyên).
- Sự tác động hai chiều là nguyên nhân của mọi sinh hóa.
Hai yếu tố mâu thuẫn đùn đẩy nhau tác động lẫn nhau tạo nên sự biến hóa.
+ Tối cũng cần mà sáng cũng cần.
+ Nắng cũng cần mà mưa cũng cần.
+ Mạnh cũng cần mà yếu cũng cần.
+ Tội ác, cái xấu cũng cần để cho người ta thấy cái tốt.
- Chân lý không thể chứng minh, chỉ có thể khêu gợi mà thôi. "Nói là
không biết, biết thì không nói".
Điều này đã ăn sâu vào lối sống của người phương Đông.
Họ sống kín đáo, tế nhị, khêu gợi, thi vị.
Uống trà thành "trà đạo", chơi hoa biến thành "hoa đạo".
Những cơ sở triết học này đã chi phối tâm lý người phương Đông. Vì
vậy, việc nghiên cứu tâm lý người phương Đông phải chú ý đến những quan
niệm triết học cổ xưa của người phương Đông đã ảnh hưởng đến ngày nay
như thế nào để chúng ta có quan điểm đúng đắn trong việc nghiên cứu tâm lý
người phương Đông ngày nay, đặc biệt là tâm lý người Việt Nam.
II – CÁC TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VỀ NHÂN CÁCH
1. Thiên địa nhân hợp nhất
“Thiên - địa - nhân” hợp nhất là trời, đất, người hợp thành một. Về cơ
bản con người mang những thuộc tính của vũ trụ.
Về một sinh học, năng lượng vũ trụ của trời đi xuyên qua luân xa 7
(bách hội) rồi xuống tủy sống, còn năng lượng của đất qua luân xa 1 lên phía
trên, theo đường tủy sống.
Theo triết học phương Đông trời được xem là dương và đất là âm. Nhờ
có năng lượng âm dương của trời đất mà con người có năng lượng để tồn tại
duy trì cuộc sống. Như vậy, có sự giao hòa giữa năng lượng của Trời - Người
và Đất, thể hiện nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất.
Trong đời sống xã hội người ta luôn nói: thiên thời, địa lợi nhân hòa để
nói lên sự hợp nhất của ba yếu tố trời đất và con người.
Về trời ảnh hưởng đến con người và xã hội loài người được thấy một
cách rõ ràng. Trời có các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, nhiều ngôi sao, đặc
biệt 5 ngôi sao: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý
con người. Chính mặt trời, mặt trăng, các hành tinh đã có ảnh hưởng đến thời
tiết, nhiệt độ, tâm lý con người.
Về đất, người ta hay nói đến địa linh. Đó là những vùng đất ảnh hưởng
một phần đến bệnh tật, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm, tính cách, năng lực của
con người và cộng đồng người. Ở Việt Nam một số người cho rằng những
vùng như chùa Hương, Tam Đảo; Núi Tản Viên, Côn Sơn, Ngũ Hành Sơn, núi
Yên Tử, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây... là những địa linh.
Tồn tại trong không gian và thời gian có lưỡng nghi gọi là âm và dương.
Âm đương giao hoà nhau, biến hóa không cùng trong vũ trụ. Từ đó sinh ra
vạn vật.
Âm dương đóng vai trò xoay chuyển không bao giờ ngừng.
Chúng cùng tồn tại, nhưng độc lập với nhau, tương phản nhưng hòa
đồng, hòa nhập vào nhau, mâu thuẫn nhưng không triệt tiêu nhau để sinh hóa
vô cùng.
Âm - dương dùng để biểu hiện trong thế giới hữu hình lẫn thế giới vô
hình (tư duy, tâm linh, tâm hồn), chúng có trong vạn vật dù có nhìn thấy hay
không nhìn thấy.
Triết học phương Đông cho trời là dương và đất là âm, đàn ông là
dương, đàn bà là âm. Đối với đàn ông mặt trước là âm mặt sau là dương và
đàn bà thì ngược lại. Trong cơ thể con người nơi nào cao là dương, nơi nào
thấp là âm. Trên dương dưới âm, thịt âm, xương dương.
Âm dương còn thể hiện trong môi trường. Cái gì nhẹ, lỏng, mềm, nhiều
nước là âm và trái lại là dương. Những lực hướng tâm đi xuống là dương,
những lực nhẹ bốc lên, thoát ra, mở rộng là âm.
Tất cả mọi vật đều có âm có dương. Không có vật nào tuyệt đối dương
hoặc tuyệt đối âm. Quả đất so với mặt trời là âm, nhưng so với trăng lại là
dương.
Những vật có hình thể theo phương thẳng đứng, lực li tâm chiếm ưu
thế đều là âm, các hình có phương nằm ngang, lực hướng tâm có ưu thế là
dương.
Màu nào cho ta cảm giác nóng, ấm áp hơn là dương, mát lạnh là âm.
Mùi vị cũng có âm dương. Ví dụ: vị chua là cực âm, vị cay là cực dương.
Âm dương không những là hai mặt đối lập nhưng dựa vào nhau và
phân loại theo một quy luật nhất định. Vạn vật và con người không có cái gì là
không có âm dương. Âm dương vừa dựa vào nhau vừa lợi dụng lẫn nhau.
Không có âm thì không có dương. Âm dương ở thế cân bằng động, cái này
giảm thì cái kia tăng; hết ngày lại đêm, hết nóng lại lạnh, âm dương chuyển
hóa cho nhau. Âm tiến đến cùng cực sinh dương, dương tiến đến cùng cực
sinh âm.
Con người không chỉ bị chi phối của quy luật âm dương mà còn bị chi
phối của quy luật ngũ hành.
Học thuyết cổ đại phương Đông cho rằng thế giới là do năm loại vật
chất cơ bản nhất tạo thành: mộc, thổ, hỏa kim, thủy. Sự phát triển về biến hóa
của các sự vật và hiện tượng (trong đó có con người) trong tự nhiên đều là
kết quả 5 loại vật chất khác nhau vận động và tác động lẫn nhau. Học thuyết
ngũ hành được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống.
Đặc tính của ngũ hành:
Mộc có đặc tính mọc lên và phát triển.
Hỏa có đặc tính nóng, hướng lên trên.
Thổ có đặc tính nuôi lớn, phát dục.
Kim có đặc tính thanh tĩnh, thu sát.
Thủy có đặc tính lạnh lẽo, lắng xuống dưới.
Sự phối hợp giữa âm dương và ngũ hành tạo ra đặc tính riêng:
- Dương mộc là cây của đại ngàn, cứng rắn làm trụ cột.
- Âm mộc là cây cỏ; có vẻ đẹp kiều diễm, tính yếu mềm.
- Dương hỏa là hỏa của mặt trời, chiếu sáng muôn nơi, vạn vật, tính
mãnh liệt.
- Âm hỏa là lửa của nến, chiếu sáng trong nhà, tính mềm yếu, có đức
hy sinh vì người.
- Dương thổ là đất trên thành, cứng, hướng dương, dưỡng dục cho vạn
vật có đặc tính là cao thượng.
- Âm thổ là đất của ruộng vườn, có chức năng nuôi dưỡng cây cối và
ngăn nước, mềm mại và ẩm ướt, ở thấp, hướng về âm, đưa lại hạnh phúc
cho mọi người.
- Dương kim là kim loại của mũi kiếm, tính cứng khỏe, sát phạt, có đặc
tính cương trực.
- Âm kim là ngọc quý dùng để trang trí, sáng trong, ấm, có đặc tính là
nhu nhược.
- Dương thủy là nước của sông, hồ, biển chảy khắp nơi không ngừng,
tính mạnh mẽ, thông suốt.
- Âm thủy là nước mưa có khả năng biến thành khí, yên tĩnh, mềm yếu
có khả năng nuôi nấng vạn vật.
Con người là tiểu vũ trụ, là một sinh vật - vô cùng phức tạp vừa đối lập
vừa thống nhất. Con người chứa trong nó nhiều thông tin tự có và thu nhận từ
bên ngoài. Và đồng thời có khả năng thu nhận thông tin và phát thông tin.
Chức năng này chịu ảnh hưởng của âm dương ngũ hành. Giữa người và vũ
trụ có sự cảm ứng qua lại. Đó là quan hệ giữa khí âm dương ngũ hành của
trời đất tương sinh tương khắc, tương chế, tương hóa với con người.
Âm dương ngũ hành là loại vật chất vô cùng tinh vi chúng ta chưa thể
biết về nó. Người xưa muốn biết tác dụng của âm dương ngũ hành đã dùng
cách sắp xếp thiên can địa chí của giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người -
Nó là thứ giao biến của đời người, chứa chất nhiều kịch tính phong phú,
mang tính chất dự báo cho tương lai con người và cộng đồng.
Âm dương cũng thể hiện trong tâm lý con người.
Người ta chia ra 3 loại người: loại người âm, loại người dương và trung
tính. Người âm tạng thì các đặc điểm về âm trội hơn, người dương tạng thì
các đặc điểm về dương trội hơn. Có thể dựa vào vẻ mặt, hình dáng, giọng
nói, dáng điệu, cử chỉ và tính tình để chia ra các loại người đó.
Người ta nhận thấy người dương tạng dễ bị kích thích nhiệt tình sôi nổi.
Người âm tạng khí chất lãnh đạm, trầm tĩnh. Ngoài ra có loại người bình tạng,
loại người này cân bằng về mặt tâm lý. Đó là loại người tối ưu về thể tạng
cũng như tâm lý. Để nhận biết người dương và người âm thì căn cứ vào thể
tạng.
Người dương tạng thân hình to khỏe, da nóng, sắc mặt tươi tắn, giọng
nói to.
Người âm tạng thì ướt, mát, sắc mặt xanh, giọng nói nhỏ, tròng đen
mắt hướng lên cao.
Sở dĩ có người dương tạng hay âm tạng là do chịu ảnh hưởng của di
truyền bố mẹ và sự ăn uống hoàn cảnh sinh hoạt hàng ngày, khí hậu và cách
sống của từng người. Tính cách của con người cũng chịu ảnh hưởng của ngũ
hành. Mỗi hành có đặc điểm về tính cách khác nhau. Người ta dựa vào 4 tiêu
chí: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh để biết ngũ hành của một
người.
Người mệnh kim ăn nói nghĩa khí, nếu kim vượng thì tính cách cương
trực.
Người mệnh hỏa thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, hay
thích nói lý luận. Nhưng nếu hỏa nhiều, hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ
hỏng việc.
Người mệnh thổ là người trọng chữ tín, nói là làm.
Nhưng thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, để bỏ mất thời
cơ.
Người mệnh mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng bao dung nhưng mộc
vượng thì tính cách bất khuất. Loại người này thích hợp với nghề nghiệp
quân sự và công an.
Người mệnh thủy thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt, như
nước chảy. Người mệnh thủy là người trí tuệ, thông minh ham học. Nếu thủy
vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây ra tai họa.
Đặc tính của ngũ hành là tương sinh, tương khắc. Trong con người
cùng có năm chất khí đó nên cũng có tương sinh, tương khắc.
Tương sinh:
Kim sinh thủy
Thủy sinh mộc
Mộc sinh hỏa
Hỏa sinh thổ
Thổ sinh kim.
Tương khắc:
Kim khắc mộc
Thủy khắc hỏa
Mộc khắc thổ
Hỏa khắc kim
Thổ khắc thủy.
Nếu trong đời một người ngũ hành tương sinh nhiều sẽ tốt tương khắc
nhiều sẽ xấu. Đồng thời dựa vào số lượng hành trong 4 tiêu chí để biết được
tính tình và con đường đời của người đó.
Như vậy, để dự đoán được tâm lý con người và hoạt động của con
người sẽ diễn ra như thế nào cần phải xác định cho được thành phần các
hành trong mỗi người.
Ví dụ: Người sinh giờ mão, ngày 7 tháng 3 năm 1964 có thể đối ra can
chi: quí mão, đinh dậu, mậu thìn, giáp dần.
Từ đó đối ra âm dương ngũ hành:
Giờ - Quý Mão: âm thuỷ + mộc
Ngày - Đinh Dậu: âm hỏa + kim
Tháng - Mậu Thìn: dương thổ + thổ
Năm - Giáp Thìn: dương mộc + thổ.
Dựa vào tính chất tương sinh tương khắc của ngũ hành xem xét mà
biết sự tương hợp hay không tương hợp tâm lý của vợ chồng, những người
trong gia đình hay một nhóm xã hội hay không.
Cách biết một phần nhân cách con người của người phương Đông xưa
dựa vào âm dương ngũ hành là một tiêu chí cần được nghiên cứu nghiêm túc
để có thể vận dụng trong tâm lý học nhân cách.
2/ Người phương Đông không có triết học theo nghĩa thông thường mà
chỉ có đạo học
Người phương Đông theo nhất nguyên luận - từ trước đến nay ta quen
cách nghĩ nhị nguyên. Nhị nguyên là phân chia các vật trong đời ra làm hai
phần biệt lập nhau, mâu thuẫn nhau để tiêu diệt lẫn nhau: Thiện – ác, tâm –
vật, tĩnh - động.
Theo tư tưởng phương Đông nhất nguyên luận quan niệm sự vật nào
cũng có 2 bề: bề mặt và bề trái. Hơn nữa cả hai là một không thể tách rời
nhau. Nho hay Lão đều quan niệm như vậy.
Tư tưởng phương Đông thiên về đạo học hơn triết học.
3/ Người phương Đông trọng phẩm hơn là lượng.
Văn minh lượng lấy tiến bộ làm lý tưởng. Đó là văn minh phương Tây
hiện đại.
- Người phương Đông lấy "Tận Thiện" làm lý tưởng.
Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan
tâm nhiều đến "phẩm". Do đó nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay
suy đồi, nhân cách con người thoái hóa, không bằng ngày xưa.
Những công trình văn hóa, mỹ nghệ, thơ văn, mỗi ngày bị mai một đi
cùng với văn minh lượng, tôn sùng tiến bộ vật chất. Tại sao trong thời đại văn
minh mà thấy cái gì cũng sa sút.
Người xưa do khoa học kỹ thuật lạc hậu nên sống nghèo nhưng các giá
trị văn hóa, tinh thần, mỹ thuật, văn chương, lý luận, tôn giáo, đã đến tận
thiện, tận mỹ.
Ngày nay về mặt lượng thì thấy có tăng, nhưng phẩm thì sa sút.
4/ Nhân cách người phương Đông thích sự im lặng hơn là nói ra
Chân lý là vô cùng và vô cùng uyển chuyển nên nói ra không hết ý.
"Ý tại ngôn ngoại" ý ở ngoài lời nói.
Người phương Đông dùng tượng trưng qua chữ hình tượng trong kinh
dịch, trong nhạc, họa, ngụ ngôn...
5/ Các quy luật vũ trụ chi phối cá nhân và cộng đồng
a. Tử vi và Độn giáp có những quy luật sâu xa chi phối con đường phát triển
của cá nhân.
- Tử vi cho ta biết con đường phát triển bên trong của từng con người.
- Độn giáp cho biết con đường phát triển bên ngoài của các cá nhân.
Đây là loại quy luật mang tính khả năng, trong quan hệ bổ sung, ngẫu
nhiêu và tất yếu; mang tính chủ quan và khách quan. Ý chí chủ quan của con
người góp phần quyết định.
b. Vũ trụ còn có những quy luật chi phối cộng đồng.
Nhưng những quy luật này còn mang tính khả năng, tính khách quan
kết hợp với chủ quan.
Hiểu được mệnh của cá nhân và cộng đồng - còn phải hiểu đến thân -
cái tạo nên ý chí.
6/ Con người là tiểu vũ trụ
Con người về cơ bản mang những đặc tính của vũ trụ.
Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người.
Giữa con người và vũ trụ có quan hệ nhau:
Con người - Vũ trụ
Tâm linh - Tâm linh
Vật lý - Vật lý
Trong con người có đại ngã và tiểu ngã.
- Đại ngã: là cái một - đạo thấm vào người. Đó là cái không tôi hay gọi
là cái nó - cái vô thức.
- Tiểu ngã là cái tôi: cái tiểu ngã là phụ, đại ngã có vai trò chính.
+ Con người thường hay quên cái đại ngã của mình, mà ra quá mức
vào tiểu ngã. Đó là nguyên nhân làm suy đồi đạo lý làm người.
Con người sống lành mạnh phải biết dung hòa giữa đại ngã và tiểu
ngã.
Con người nhận biết được tiểu ngã qua cảm giác và tư duy.
Nhưng đại ngã khó nhận biết được. Có những phương pháp tiếp cận
của cận sinh học, cận tâm lý học, cận vật lý để tìm hiểu đại ngã.
Các cấu trúc của tiểu ngã và đại ngã của nhân thế theo Raymond
Reaut (Pháp) (xem hình 1, 2, 3, 4, 5)
Con người cũng là một hệ thống mở, con người liên hệ với vũ trụ bao
la, nên con ngừời cần biết được các thông tin của vũ trụ.
Nhịp sinh học của con người và Trái Đất; ảnh hưởng của mặt trăng và
vũ trụ. Trong con người có 365 kinh lạc và 365 khớp, phù hợp 365 ngày trong
1 năm.
- Quy luật con số: chi phối con số 2 và 5 (2 mắt, 2 chân, 2 tai, 5 ngón
tay).
7/ Đời sống tâm lý con người phải cân bằng, không thái quá
- Trong cuộc sống xác thịt và tâm linh phải hài hòa. Có nghĩa là âm
dương phải điều hòa.
Tâm linh là dương
Xác thịt là âm.
- Âm dương biến đổi theo quy luật: Âm phát triển cực đại sang dương.
Dương phát triển cực đại sang âm. Như vậy mọi sự thái quá sẽ chuyển từ
cực này sang cực kia, không tạo nên sự cân bằng.
- Mọi sự thái quá sẽ gây cực đoan. Ăn uống không điều độ sẽ tạo con
người có khuôn mặt khác đi.
- Sự tiến hóa là một quá trình vận động của âm - dương biến đổi nhau:
Âm sinh - Âm tướng
Dương sinh - Dương tướng
Âm cực - sinh dương.
Dương cực - sinh âm.
Ông cha ta nói: "Không ai giàu (quá) 3 họ, không ai khó (quá) 3 đời.
Thịnh rồi suy, suy rồi thịnh. Đó là quy luật của sự tiến hóa.
Theo cổ nhân:
+ Thời kỳ dương thịnh từ năm 2196 (trước công nguyên) đến năm 504
khoảng 2700 năm.
+ Thời kỳ âm thịnh từ năm 504 đến năm 3204 (2700 năm).
Sự sống chết là quá trình âm tụ và dương tán.
Ra đi (cuộc sống) là âm tụ
Trở về (cái chết) là dương tán.
Bước ra đi là đại ngã tụ thêm tiểu ngã.
Bước trở về là tiểu ngã tan ra để trở lại đại ngã.
- Con đường tiến hóa của con người là từ đại ngã đến tiểu ngã rồi từ
Tiểu ngã đến đại ngã. Tức là con đường đi từ tiên thiên đến hậu thiên (cõi
trần) rồi sau đó đi từ hậu thiên đến tiên thiên (cõi trời).
8/ Sự sáng tạo của nhân cách (con người) là tạo nên ý thức thuần khiết
hay còn gọi là minh triết.
Sự minh triết nhờ siêu thiền định.
Ý thức thuần khiết là cội nguồn của mọi sáng tạo hài hòa cũng như
trong bông hoa chất nhựa làm cho cây phát triển là không màu - thuần khiết.
Bằng sự thuần khiết của ý thức con người sẽ được sự hỗ trợ của tự nhiên để
hành động. Sự thanh thản trong tâm hồn con người sẽ có những tư tưởng
hoạt động có hiệu lực và làm việc sẽ có kết quả hơn.
Trong trạng thái đó con người sẽ phát ra những sóng sinh động và hài
hòa với môi trường xung quanh.
9) Sự ổn định trong một thời điểm và sự biến đổi theo thời gian của
nhân cách
- Xét về một thời điểm của ngũ hành:
Các yếu tố tương sinh
+ Thổ sinh kim
+ Kim sinh thủy
+ Thủy sinh mộc
+ Mộc sinh hỏa
+ Hỏa sinh thổ.
Các yếu tố tương khắc:
+ Kim khắc Mộc
+ Mộc khắc Thổ
+ Thổ khắc Thủy
+ Thủy khắc Hỏa
+ Hỏa khắc Kim.
Xét về các thời điểm khác nhau:
- Mộc: Sinh thành
- Hỏa : Trưởng thịnh
- Thổ: (Hoá)
- Kim: Thân Suy
- Thủy: Tàng Huỷ
10/ Đặc điểm nhân cách của con người theo ngũ hành
a) Người mộc.
- Mộc vượng: Người có mộc vượng thì năng động, liều lĩnh, can đảm,
hay nổi giận, hay nói. Trong chiêm bao (giấc mơ) thường thấy cảnh đánh
nhau, thấy cây xanh tươi, thấy rừng và các vật màu sáng.
- Mộc suy: Thụ động, nhu nhược, không dám hành động, bi quan, chủ
bại. Trong mơ thường thấy bị rượt bắt, bị đánh đập không chống lại nổi, thấy
cây lá úa.
b) Người Hỏa:
- Hỏa vượng: sôi nổi, nóng nảy, cuồng nhiệt, hay cười vô cớ. Trong giấc
mơ thấy màu sắc đỏ tươi như máu, thấy lửa, các vật màu đỏ rực.
- Hỏa suy: Tinh thần bất ổn, hay lo lắng, thiếu sáng suốt. Trong giấc mơ
thấy vật tái xanh, trắng bệch hay đỏ bầm.
c) Người Thổ:
- Thổ vượng: vô tư, hay hát, trong giấc mơ thấy cảnh vật màu vàng
tươi.
- Thổ suy: ưu tư, hay nghĩ ngợi, hay thương nhớ. Trong giấc mơ thấy
cảnh vàng tía.
d) Người Kim:
- Kim vượng: hay trầm tĩnh, biết chịu đựng, kiên nhẫn, ôn hòa. Trong
giấc mơ thấy vật trắng bóng.
- Kim suy: Loại người hay buồn rầu, hay khóc. Trong giấc mơ thường
thấy màu trắng bệch hay thấy bay bổng lên.
c) Người Thuỷ:
- Thủy vượng: có ý chí mạnh.
- Thủy suy: Hay sợ hãi, hay rên rỉ. Trong giấc mơ thường thấy lạnh lẽo,
thấy nước hay cảnh vật màu đen.
III – NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NHÂN CÁCH DƯỚI DẠNG TRƯỜNG
SINH HỌC – VẬT LÝ
1. Khái quát về những biểu hiện của nhân cách
Thể hiện qua hình dạng và độ sáng của năng lượng tỏa ra của con
người. Năng lượng này tỏa ra một màu vàng trên đầu và trên vải lan ra khỏi
cơ thể một khoảng từ 3 đến 8 inso.
- Tư tưởng càng thanh cao thì càng sáng.
- Tính cách ích kỷ giống như những cái mộc
- Tư tưởng hiếu kỳ cao độ có dạng xoắn, màu vàng
- Sự tức giận, kéo dài có hình mũi tên nhọn, màu đỏ.
- Tiếng cười hồn nhiên của trẻ em là đường cong màu hồng
- Sự ghen tuông có hình con rắn và màu nâu sạm.
- Tiếng cười thân ái có làn sóng tròn đẹp, màu vàng hoặc xanh.
- Tiếng cười bỉ ổi giống như tiếng nổ, không biên giới rõ ràng và có màu
xám bẩn.
- Thái độ nhăn mặt có hình mũi tên đỏ bầm hẳn lên trên.
- Tiếng cười ích kỷ có dạng những vũng bùn sôi sùng sục.
- Tư tưởng sùng ái có dạng đóa hoa màu xanh lá cây hay hình tháp có đỉnh
hướng lên trên.
Các năng lượng tỏa sáng có thể giao thoa nhau: khi gặp 2 người yêu
nhau thì vòng tỏa sáng sẽ thành vòng cung nối hai quả tim với nhau.
Các hình tư tưởng khác nhau sẽ có thời gian sống khác nhau.
Khoa học về tư tưởng là một khoa học lớn về nhân cách.
Tương lai thế kỷ sau khoa học này sẽ được phát triển.
- Cơ thể có khả năng tự phát sáng như tinh tú.
2. Trường sinh học và nhân cách
Người ta nhận thức mỗi con người có những dạng trường sinh học
khác nhau. Điều dễ phụ thuộc vào sự phòng vệ của nhân cách chống lại bên
ngoài.
- Dạng con nhím: Trường sinh học có nhiều gai nhọn, sắc. Một người
ngoại cảm có cảm giác các đầu gai đâm vào ngón tay mình.
- Dạng rút lui: Một phần trường sinh học rời bỏ trong thân thể giây lát
dưới dạng một đám mây (màu xanh nhạt) trong lúc đó thì mặt không đờ đẫn,
bề ngoài làm ra vẻ lắng nghe.
- Dạng vía lệch ra bên cạnh: Trường sinh học lệch một phần ra ngoài
cơ thể vật lý trong một thời gian khá lâu có khi đến mấy năm. Trong thực tiễn
hiện tượng này gọi là mất linh hay mất vía.
- Dạng khước từ miệng: Xuất hiện nhiều năng lượng màu vàng ở đầu
và tắc nghẽn trầm trọng ở cổ. Trường sinh học suy yếu hẳn ở phía dưới cơ
thể và xuất hiện hiện tượng nhọc nhằn bất động.
- Dạng hút vào chủ thể để phòng vệ, hút năng lượng trường sinh học
của người xung quanh.
- Dạng dao quắm: Chủ thể đang đối đầu với một người hay một nhóm
người khác, hình thành một con dao quắm nơi đỉnh đầu của chủ thể, có thể
phóng đến đối thủ và tóm lấy đầu đối thủ.
- Dạng vòi: Các vòi của chủ thể vươn tới luân xa 3 của đối thủ để đoạt
lấy nguyên khí và lôi nó ra ngoài.
- Dạng ác khẩu “những mũi tên mềm”: Trường sinh học của chủ thể làm
bắn nhiều mũi tên trong không gian gây đau đớn cho đối phương qua ác
khẩu, làm nhiễu trường sinh học của đối phương. Các mũi tên này chọc tức
đối phương, đồng thời giải tỏa cơn giận của chủ thể.
- Dạng phối hợp: Chủ thể bắn các mũi tên mềm ở phía trên thân thể để
làm bẽ mặt đối phương, đồng thời né tránh cảm giác của bản thân mình dồn
về phía dưới.
- Dạng cuồng loạn (hysteris): Chủ thể phản ứng lại các mũi tên của đối
phương bằng cách làm cho nó bùng lên sự thịnh nộ của mình để nhiễu
trường sinh học của đối phương. Qua sự thịnh nộ này nhiều tia chớp đủ màu
hỗn loạn tỏa ra.
- Dạng ngăn biên giới: Chủ thể tự rút lui ra khỏi tình huống bị đối
phương tấn công bằng cách củng cố biên giới của mình.
Dạng phô trương quyền lực, ý chí, chủ thể tuyên bố quyền tối thượng
của mình làm cho đối phương sợ.
3. Nhân cách và vấn đề khai mở luân xa
- Luân xa là nơi tập trung tiếp xúc nguồn năng lượng con người và vũ
trụ.
- Trong con người có:
+ 21 sóng năng lượng tạo ra đại huyệt.
+ Giao thoa 14 sóng tạo ra trung huyệt.
+ Giao thoa 7 hoặc nhỏ hơn 7 huyệt tạo thành châm cứu.
Có 6 luân xa được khai thác hiện nay là:
+ Luân xa 6 nằm giữa trán liên quan tới vỏ não, làm tăng cường năng
lượng hệ thần kinh và hoạt động chân tay.
+ Luân xa 5: ở cột sống ngang vai liên quan đến cơ bắp.
+ Luân xa 4: ở cột sống ngay tim. Nó giúp con người thanh thản bình
tĩnh, dễ dàng thông cảm với người khác.
+ Luân xa 3: ngang thân, liên quan tới gan thận, dạ dày.
+ Luân xa 2: đốt sống cuối cùng liên quan tới bài tiết sinh lý.
4. Hào quang và nhân cách
a) Các vầng hào quang là năng lượng mang tích tổng hào quang thể của vật
chất.
Năm 1939 Kirlian đã chụp được hào quang của cỏ cây và con người.
Người ta thấy có 7 vầng hào quang bao bọc cơ thể sống.
Hào quang có thể cao 2,5m, dày 1m bao quanh thân người.
Nếu quan sát kỹ sẽ thấy rõ hào quang 1, 3, 5, 7.
Các hào quang có cấu trúc vật chất và mật độ khác nhau, nhưng chúng
luôn luôn chuyển động và tạo nên sóng đứng và vật chất mịn.
Mỗi vầng hào quang thể hiện hình thái cơ thể sống và tâm lý con người.
* Vầng hào quang 1 (cảm giác thể chất).
- Bao sát thân thể khoảng 2,5 cm có màu xanh nhạt hoặc xanh xám.
- Tạo nên cảm giác thể chất và hoạt động thể chất.
* Vầng hào quang 2 (cảm xúc).
- Cách da 2,5 - 7,5 cm, màu từ sáng chói đến xám xỉn nhưng chứa tất
cả các màu cầu vồng.
- Đặc trưng tạo nên cảm xúc, cảm nghĩ.
* Vầng thứ 3 (tâm thần)
- Cách da 7,5 - 20,5 cm.
- Màu vàng chói
- Thể hiện đời sống tư duy
* Vầng thứ 4 (tinh tú).
- Cách da 15 - 25 cm
- Màu hồng
- Thể hiện tình cảm yêu đương.
* Vầng thứ 5 (hình thái bổ sung).
- Cách da 15 - 60 cm
- Màu trong suốt trên nền xanh: vầng hình trái xoan.
- Thể hiện thái độ, lời nói trách nhiệm.
* Vầng thứ 6 (thượng giới).
- Cách da 60 - 82 cm
- Màu phấn là chủ yếu
- Thể hiện trí tưởng tượng, suy đoán, vượt giới hạn hữu hình.
* Vầng thứ 7 (nhân quả).
- Kích thước tùy bản thể.
- Gồm những sợi tơ vàng - bạc lấp lánh; có vỏ dày 0,6-12 cm giao tiếp
và phòng vệ năng lượng với môi trường, có tần số rung động lớn.
- Chứa đựng sơ đồ cuộc sống trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
- Đặc trưng thể hiện bản thể vật chất và tâm linh.
Như vậy, trường hào quang của con người có 7 vầng, luôn biểu hiện
cảm giác, cảm xúc, tư duy, trí nhớ, tính cách, trạng thái sức khỏe con người.
b) Mối tương tác của hào quang:
Đặc trưng của tương tác hào quang là không phụ thuộc vào không gian
ba chiều và thời gian tuyến tính.
+ Tương tác vật lý trường điện tử
- Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
- Tương tác lên vật có từ tính, vật dẫn điện.
- Khác dấu thì hút, cùng dấu thì đẩy.
- Nguồn phát có thể cùng chiều thông tin
- Truyền dẫn bị tiêu hao
+ Tương tác hào quang
- Không phụ thuộc vào không gian và thời gian.
- Tương tác lên bất kỳ vật gì đặc biệt là cơ thể sống.
- Như nhau thì cộng hưởng, khác nhau thì chinh phục
- Mọi nguồn phát đều thiếu thông tin.
- Ít bị tiêu hao.
c) Tác dụng của hào quang.
- Tạo khuôn mẫu cho cơ thể sống.
Một lá cây xuất hiện sau khi khuôn mẫu hào quang của nó xuất hiện,
định hình cho chiếc lá.
Những tư duy của con người phát ra định hình cho hình thái hành động
cho chủ nhân đó.
- Hình thành tư tưởng tình cảm.
Những rung động của trường năng lượng sinh học hình thành nên
những tình cảm, tư tưởng con người.
Những tác động của môi trường giao tiếp, học hỏi, nghiên cứu tác động
lâu ngày tạo nên tư tưởng tình cảm.
- Đồng hóa, cộng hưởng hào quang như:
Những tư tưởng lớn, cùng chí hướng, cùng lý tưởng dễ gặp nhau. Vì
từng năng lượng rung động cùng tần số và hiện tượng cộng hưởng dễ xuất
hiện.
Muốn cảm hóa người khác, trước hết phải có trường sinh học mạnh,
lấn át được hào quang người khác, hoặc chinh phục trường năng lượng đối
phương.
Những tư tưởng tốt đẹp sẽ tạo được những giao cảm, rung động hào
quang người khác.
- Phản ứng và phòng vệ năng lượng.
Tương tác trường năng lượng sinh học sẽ tạo ra phản ứng và phòng vệ
khi các trường hào quang không trùng hợp.
Bản thân chủ nhân của trường năng lượng sinh học phát những thông
tin không tốt lành sẽ tạo ra màu sắc hào quang u tối xám xịt, tạo những rung
động bất ngờ, gây tổn hại hào quang của chính mình và ảnh hưởng đến hào
quang của người khác.
d) Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang:
Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang rất lớn, có khi nó định hình và
thay đổi hào quang.
- Ảnh hưởng của thông tin tốt:
Những thông tin tốt như tình yêu thương sinh ra màu hồng sáng, tính
cần mẫn sinh ra màu sáng bạc và ý tưởng về sức khỏe tốt sẽ có màu hoàng
kim.
Những thông tin tốt sẽ giúp mở rộng hào quang thân thể, kết quả là con
người sẽ sống tốt hơn, thánh thiện hơn và có sức mạnh về tinh thần và vật
chất.
Những thông tin tốt sẽ có tương tác tích cực lên cơ thể sống xung
quanh.
Những thông tin tốt sẽ giúp ích cho cộng đồng, cho xã hội.
- Ảnh hưởng của thông tin xấu:
Những tư tưởng hận thù, thành kiến sẽ có tác hại ghê gớm lên hào
quang của chính chủ nhân và có ảnh hưởng xấu lên cộng đồng.
Những ý nghĩ xấu lâu ngày tạo thành thành trì tác động lên thân thể
bên trong, gây nên bệnh tật.
Như vậy, giữa hào quang và nhân cách con người có mối tác động làm
cho hào quang con người sáng rõ. Hào quang là sự biểu hiện một khía cạnh
nào đó nhân cách con người.
IV – MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG
1. Tính thiện trong nhân cách người phương Đông.
Người phương Đông đề cao tính thiện. Mọi tu thân, xử thế, chính trị đều
hướng tới thiện.
- 423 lời Phật dạy được ghi trong Pháp cú kinh đều nói về tính thiện.
- 550 bài nói của Khổng Tử trong Luận ngữ đều đề cập tới tính thiện.
- 81 chương của Đạo đức kinh của Lão Tử phần lớn đều nói đến thiện.
Tính thiện trong việc tu thân:
Lão Tử nói: "Ta có 3 vật báu thường ôm giữ: Một là từ, hai là kiệm, ba
là không dám đứng trước thiên hạ."
Từ là từ bi hiền lành, rộng lòng thương kẻ khác là người mạnh. Mạnh là
thắng được mình. Như vậy, thì không có kẻ thù. Sức mạnh của người quân tử
là tự thắng vậy.
Kiệm: Biết chi tiêu hợp lý, không phung phí là người có tấm lòng rộng
mới làm nổi. Họ không thái quá, vì thái quá sẽ gây ra tội ác.
Không dám đứng trước thiên hạ: Có nghĩa là không tranh giành địa vị
để được ngồi cao. Còn việc có được vị trí trong xã hội hay không là phải được
sự công nhận của tự nhiên, chứ không do mình tranh dành mà có.
Biết đủ (ĐĐK):
"Không hoạ nào lớn bằng không biết đủ. Không hại nào to bằng muốn
được. Bởi vậy, biết đủ trong cái đủ thì luôn luôn đủ".
Đa số con người muốn được, muốn cái không phải của mình, muốn cái
quá sức của mình. Lòng tham đó làm cho người thiếu nhân cách. Vì vậy, phải
dứt bỏ lòng tham lam, phải biết đủ, biết dừng đúng lúc.
Sống giản dị, chất phác (ĐĐK): "Ăn ở giản dị và chất phác, ít riêng tây,
ít tham dục".
Giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm ngôn từ, trong quan hệ với mọi
người.
Thân và Danh (ĐĐK): "Thân và danh cái nào quý hơn? Ở đời những
người biết tự trọng thân mình thì danh lợi đối với họ không đáng giá. Cái giá
trị nhất của họ là đạo đức."
Biết người là trí, biết mình là sáng.
"Biết người là trí, biết mình là sáng". Thắng người là có sức, thắng
mình là mạnh. Biết đủ là giàu.
"Biết người là trí" - Đó là sự nhận biết, nhận thức thế giới, nhận biết
người khác. Nhận biết người khác chỉ cần lý trí là đủ
Còn biết mình là sáng, bởi vì biết mình phải tự cảm, tự thấu hiểu, tự xét
mình thường sai lầm. Biết mình là sáng vì phải có năng lực gạt bỏ cái tôi. Vì
thế biết mình phải cao hơn biết người.
Thắng người là sức, thắng mình là mạnh, thắng mình mới khó vì phải
đấu tranh với cái tôi của mình.
Biết đủ là giàu. Mức độ giàu nghèo tùy theo sự ham muốn. Muốn nhiều
đã có rồi muốn có nữa. Sự ham muốn đó vô vàn. Cho nên không biết thế nào
là đủ. Chỉ khi nào biết đủ mới giàu.
Mềm yếu - cứng mạnh.
"Người mới sinh ra mềm yếu. Khi chết thì cứng mạnh- Vạn vật cỏ cây
mới sinh ra thì mềm dịu, khi chết thì khô héo - nên cứng và mạnh là đường
chết, mềm và yếu là đường sống".
Trong quan hệ con người phải biết lúc cương lúc nhu.
Nhưng nhu thường là thành công. Ngay cả lúc đấu tranh cũng phải lựa
lời lần nói cho dịu mềm. Lấy mềm thắng cứng, lấy nhu thắng cương mới là lẽ
biết đời.
Thích Ca:
+ Phải sống hợp đạo đức.
"Đời ta yên lặng, không oán, không phiền. Người đều thù oán, ta vẫn
thản nhiên". Mỗi con người được sống yên vui là nhờ tâm thiện, không thù,
không oán. Thù oán sẽ nối thù oán. Lòng nhân nhân lên lòng nhân.
+ Hãy tự thấy mình.
Tự thấy là quý, nên gọi vua người. Giữ ý rèn mình, tự bớt không thôi.
Tự thấy mình là điều kiện tiên quyết dẫn đến thiện. Thắng mình rất khó thực
hiện. Phải tự rèn mình, bỏ bớt dục vọng.
+ Phải sống thanh thản.
"Đời ta yên lặng, không nghĩ quanh co. Người đều lo sợ, ta vẫn không
lo". Chính là tâm chính thì không gì phải lo sợ.
+ Phải giữ tâm thiện. "Thương giữ tâm luôn, giữ đừng giận nóng. Tâm
ác phải trừ, nghĩ theo đạo đúng". Tâm có thiện thì mới sáng nhân lễ trí tín.
+ Biết nhận sự cuồng dại của mình là trí. "Người ngu chịu nhận ngu,
đáng vào bậc khôn giỏi. Kẻ ngu mà khoe khôn, ấy là ngu quá đỗi". Nếu người
không hiểu biết không nhận thức sai lầm của mình, còn người khôn thì nhận
biết được sai lầm của mình để sửa chữa. Đó là người có trí.
+ Hãy từ bỏ tham vọng thấp hèn: "Chớ gần thói đê hèn, chớ theo
phương càn rỡ, chớ gây giống gian tà; chớ theo đòi làm dở"
+ Dứt bỏ tật xấu: không giận, không kiêu, tham yêu, tránh bỏ. Danh sắc
đều không; vô vi hết khổ.
Những thói xấu như tham lam, oán giận, kiêu căng, hám danh lợi, dục
vọng làm hại con người tạo nên thói hư tật xấu.
+ Chính ta là vị cứu tinh của ta: Tự ta sẽ làm tất cả.
Tự ta sẽ vươn lên, tự ta sẽ tìm con đường để đạt đến sự thành đạt. Tự
cứu lấy mình, tự hướng vào đạo thiện. Việc thành đạt là tại ta.
2. Tính nhân.
Đức nhân (luận ngữ) của Khổng Tử.
Phàn Trì hỏi về đức nhân.
Khổng Tử đáp: "Ăn ở đối đãi phải khiêm cùng, làm việc phải nghiêm
cẩn, giao thiệp với người phải trung thực. Dẫu nước di dịch, cũng không thể
bỏ điều ấy".
Cư xử với người phải cung tức là phải nhún nhường, kính trọng.
Khi làm việc phải nghiêm chỉnh, cẩn thận.
Quan hệ với mọi người phải lấy trung làm đầu.
Người nhân (luận ngữ).
Tử Cống hỏi: "Nếu ngươi thi ân cho nhân dân và cứu giúp đại chúng,
thì người ấy thế nào? Có thể gọi là người nhân được không?"
Khổng Tử đáp: "Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Phải gọi là bậc thánh
chứ - Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm được vậy".
Khổng Tử phân biệt thánh với nhân. Thánh cao hơn nhân. Được gọi
thánh phải trí sáng, tâm thiện, thi ân, cứu giúp đại chúng.
Người có đức:
Tử Trương hỏi: Làm thế nào để đi đâu cũng được dễ dàng?
Khổng Tử đáp: Lời nói trung thực, hành vi phải thân kính - như vậy dầu
đi đến nước Man; Mạnh cũng dễ dàng.
Khổng Tử nói: "Người có đức tất có lời nói hay, người có lời nói hay
chưa hẳn đã có đức".
Người có đức nói hay vì có lời đức độ của họ.
Khổng Tử quan niệm trong con người cần có 5 đức tính: Nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín. Nhưng nhân là cái gốc, đứng đầu các điều thiện của con người.
Nhân, Khổng Tử quan niệm phù hợp với từng trường hợp, từng người.
Nhân là gì? Khổng Tử trả lời cho từng người:
Đối với Nhan Tử: Tự mình trở lại theo lễ là nhân.
Đối với Phàn Trì: Yêu người là nhân.
Đối với Trọng Cung: Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dân phải như
làm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm
cho ai.
Đối với Tử Trương: Có thể làm được năm điều trong thiên hạ là nhân
vậy: là cung, khoan, tín, mẫu, huệ. Cung thì không khinh nhờn, khoan thì
được lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫu thì có công, huệ thì đủ
khiến được người.
Nhân còn có nghĩa rộng hơn là nhân ái - yêu người, yêu vật, đó là lòng
tự nhiên, bình thản.
Người có nhân thì sáng suốt, bình tĩnh.
Nhân là gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất. Khổng Tử lấy nhân để
làm chỗ dựa cho chính trị, học thuật, lễ nghi trong xã hội. Đối với từng người
nhân là cái gốc để giữ vững nhân cách. Nhân cũng có thể thấp cho ai cũng
làm được, nhưng cũng là cao vô cùng. Nhân là cái đích tu dưỡng của con
người. Ai đã tu dưỡng đến bậc nhân thì làm việc gì cũng thích hợp với trời
đất.
Nhân còn có nghĩa là trung, đó cũng là đạo đối với người, với nước và
đối với mình.
Nhân còn có nghĩa là hiếu đễ. Đó là lòng kính yêu cha mẹ, người lớn.
Tể Dư bị Khổng Tử mắng là bất nhân vì bất hiếu, không nhớ công ba mẹ
bồng bế ba năm mà muốn rút thời gian để tang cha mẹ từ ba năm xuống còn
một năm.
Nhân cũng gồm có nghĩa. Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không
hề mưu tính lợi cho mình, cũng không cần biết hậu quả ra sao.
Lễ cũng là một bộ phận của nhân. Lễ là ngọn, nhân là gốc. "Người
không có đức nhân thì lễ mà làm gì?"
Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân, Khổng Tử đáp: "Khắc kỉ (chế thắng tư
dục) mà trở về với lễ thì là nhân... Cái gì không hợp lễ thì đừng nhìn, không
hợp lễ thì đừng nghe, không hợp lễ thì đừng nói, không hợp lễ thì đừng làm".
Muốn làm điều nghĩa phải dũng.
Khổng Tử nói: "Nhân giả tất hữu dũng" (Người có nhân tất phải có
dũng).
Nhân phải có trí vì nó sáng suốt thì mới lợi cho đức nhân mới biết cách
giúp người mà không làm hại cho người, cho mình.
Khổng Tử nói: Ham đức nhân mà không ham học thì bị sự che lấp làm
ngu muội... Phải sáng suốt mới biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng
ghét, đề bạt người chính trực, bỏ người cong queo.
Nhân còn liên quan với trực, tính thận trọng. Nhân gồm nhiều đức tính
như không một đức nào đủ là nhân được. Ví dụ trung thực chưa phải là nhân.
Như Tử Văn nước Sở ba lần làm Lệnh doãn mà không mừng, ba lần bị bãi
chức mà không hận, lại đem việc cũ bàn giao cho người thay mình, chỉ là
trung thực, chứ không chắc có gì để gọi được là nhân.
Nhân của Khổng Tử khác với thuyết kiêm ái của Mặc Tử. Nhân của
Khổng Tử mang tính đẳng cấp, kiêm ái thì ai cũng như ai, không phân biệt
thân sơ, riêng chung. Người nhân thì yêu người tốt ghét người xấu - Còn
người kiêm ái thì không phân biệt tốt xấu.
Nhân của Khổng Tử khác xa với từ bi của đạo Phật.
Phật thương người và cứu giúp chúng sinh. Còn nhân của Khổng Tử
yêu người giúp cho người tu thân hăng hái sống trong cõi đời chứ không phải
trên Niết Bàn.
Học thuyết của Khổng Tử có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi thế giới.
Nhiều quốc gia đã coi học thuyết của ông là quốc giáo; ảnh hưởng của học
thuyết của ông rất sâu sắc nhiều lĩnh vực. Chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo
dục, tâm lý, xã hội và ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp khác nhau, từ người dân
đến quan lại, vua tôi. Đặc biệt học thuyết của Khổng Tử còn ảnh hưởng to lớn
đến nhiều thế hệ con người từ mấy nghìn năm cho đến nay.
Nhiều tư tưởng của ông đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân và làm
nền tảng cho một nền luân lý dân tộc.
Nhưng học thuyết của ông quá cao, nên không ai dung nạp được ông,
vua các nước đều xa lánh, không nghe lời khuyên của ông. Ngay cả mục đích
giáo dục của ông cũng thất bại. Ông muốn đào tạo một lớp người có đức có
tài ra làm quan giúp dân, nhưng chỉ tạm được mươi người chưa hoàn hảo về
đức và tài. Trong 40 năm đào tạo mà chỉ được từng ấy học trò có ích thì quả
là thất bại.
Nhưng học thuyết của ông về nhân ái, vẫn mãi mãi là bài học đạo đức
soi sáng nhân cách cho đời sau.
3. Tính hòa nhập trong nhân cách của người Việt Nam.
Nếu ta coi nhân cách là hệ thống phẩm chất giá trị xã hội của cá nhân
về mặt tinh thần thì dễ dàng ta thấy tự hòa nhập là một đặc điểm trong nhân
cách của người Việt Nam xưa.
Điều thấy rõ nhất con người hòa nhập với thiên nhiên, trời đất, với con
người trong cộng đồng và người cộng đồng.
Sự hòa nhập đó thể hiện trong mối quan hệ với xóm làng, sự giao lưu
trong các 54 dân tộc Việt Nam, với các nước lân bang.
Người Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng. Chính trong mối quan
hệ này người ta giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn. Thậm chí người Việt Nam
còn coi láng giềng hơn cả anh em xa. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần".
Những người nào có những hành động xấu xa không dám về với làng xóm
láng giềng.
Các hội làng, lễ làng là có dịp cho người Việt Nam hòa nhập. Trong các
cuộc hội làng người ta hay tổ chức các cuộc thi: thi nấu cơm, đua thuyền, thi
chọi gà... Đó là những dịp để cho mọi người được hòa nhập trong văn hóa
của cộng đồng.
Điều đặc biệt trong nhân cách người Việt Nam là sự hòa nhập vào với
thiên nhiên, sự hài hòa. Mái đình, cây đa, bến nước còn ghi đậm trong tâm trí
của người Việt Nam một thời đã sống ở quê hương. Cảnh quang chùa
thường cũng có một hồ nước với hoa sen tỏa thơm ngát, núi non bộ, cây bồ
đề, cây đại, hoặc tùng, bách... Kiến trúc chùa, đình thường thể hiện được
nguyên lý âm dương, ngũ hành.
Chùa Một Cột ở Hà Nội thể hiện nguyên lý đó. Chùa có một cột tròn ở
dưới hình vuông ở trên thể hiện âm trên dương dưới. Mỗi ngôi chùa đều có
gác chuông - Chuông càng ngân vang xa bao nhiêu thì từ bi của đức Phật
càng thấm sâu vào chúng sinh bấy nhiêu. Chùa có 4 mái và một nóc là ngũ
hành, có 3 cửa gọi là tam quan. Cửa định (kiên định theo con đường của
Phật), cửa giới (giữ nghiêm giới luật), cửa tuệ (trí tuệ sảng suốt). Tam quan
cũng có nghĩa là khổ, vô thưởng, vô ngã. Đã bước vào cửa tam quan là đi
vào cõi Phật, thoát khỏi trần tục, con người thanh thản.
Đàn tế trời ở Huế gọi là đàn Nam Giao. Đàn tế lộ thiên gồm 3 tầng bệ
chồng lên nhau. Tầng dưới hình vuông màu đỏ, thể hiện yếu tố nhân (Người,
con đẻ xích tử), tầng giữa hình vuông, màu vàng (thể hiện đất), tầng bệ trên
cùng hình tròn màu xanh tượng trưng cho trời - Ba tầng đó thể hiện thiên địa
nhân hợp nhất.
Đồ đặt trên bàn thờ Phật hoặc tổ tiên cũng thể hiện âm dương ngũ
hành. Bát hương thể hiện hành thổ, cây đèn nến biểu hiện hành hỏa, lọ hoa
biểu hiện mộc (phương Đông mặt trời mọc là hành mộc, ý nghĩa khai hoa),
mâm ngũ quả thuộc hành kim (phương Tây - kết quả): rượu nước hành thủy.
Trong mâm ngũ quả cũng thể hiện rõ ngũ hành. Cam, quýt đỏ thuộc
hỏa, chuối vỏ xanh thuộc mộc, bưởi vàng thuộc thổ, na ruột trắng thuộc kim,
hồng tía (đen) thuộc thủy.
Như vậy, trong nhân cách người Việt Nam bao giờ cũng muốn mình
hòa nhập với thiên nhiên, với cộng đồng, với trời đất, với tổ tiên. Sự hoà nhập
đó làm cho con người thanh thản, trong sáng. Nếu thiếu sự hòa nhập đó con
người cảm thấy mình thiếu hụt trong nhân cách, trống vắng trong nhân tâm
của mình đối với cộng đồng.
Tất nhiên về đặc điểm nhân cách người Việt Nam đã được giáo sư
Trần Văn Giàu đúc kết gồm có 7 phẩm chất: Yêu nước, cần cù, anh hùng,
sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Tôi nghĩ rằng đặc điểm nhân cách
người Việt Nam có những nét đặc trưng nữa, nhất là trong thời kỳ đất nước ta
đổi mới hiện nay. Phải chăng đó là sự thích ứng hòa nhập với cộng đồng
trong nước và thế giới với thiên nhiên, đất trời.
Trong chương II chúng tôi đã trình bày tóm lược những tư tưởng
phương Đông cổ đại có liên quan đến nhân cách. Chúng ta rất trân trọng
những giá trị văn hóa của những tư tưởng này. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp
thu có chọn lọc và với thái độ cầu thị: "đãi cát lấy vàng". Việc ứng dụng những
tư tưởng phương Đông cổ đại này phải thận trọng, nghiêm túc trên tinh thần
nghiên cứu một cách khoa học thì sẽ đem lại những kết quả nhất định cho
việc nghiên cứu nhân cách hiện nay.
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ
HỌC PHƯƠNG TÂY
Hiện nay, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách.
Để xây dựng một khoa học về nhân cách, trong tâm lý học không thể không
nghiên cứu về các học thuyết này. Song chúng ta cũng không thể nghiên cứu
được tất cả các học thuyết ấy. Ở đây xin giới thiệu một số trường phái lớn
trong tâm lý học phương Tây về nhân cách: Phân tâm học, Ghestalt, chủ
nghĩa nhân văn và tâm lý học nhận thức của Piaget.
I. PHÂN TÂM HỌC CŨ VÀ MỚI VỀ NHÂN CÁCH
1. S. Freud về nhân cách
Học thuyết có ảnh hưởng to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội ở
phương Tây là học thuyết phân tâm của Freud. Sigmund Freud là người Do
Thái (1856 - 1939) sinh ở miền trung Tiệp Khắc, học ở Viên (Áo), làm việc ở
Áo và sau đó sang Mỹ.
a) Các giai đoạn phát triển tư tưởng Freud
Quá trình hình thành tư tưởng của Freud có thể chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Freud hợp tác với các nhà khoa học, đặc biệt là Brener từ
năm 1893 - 1895. Ông đã cùng với Brener viết cuốn "Nghiên cứu chứng loạn
thần kinh". Sau đó ông tạo ra phương pháp điều trị mới gọi là phân tâm học.
Phân tâm học là phương pháp chữa bệnh tâm thần, trong đó ông nhấn
mạnh đến tình dục là nguyên nhân chủ yếu của nhiều bệnh thần kinh và tinh
thần. Đồng thời tình dục cũng tham dự vào việc sáng tạo nền văn hóa nghệ
thuật của nhân loại.
Tóm lại, trong giai đoạn này ông hợp tác với những thầy thuốc chữa
bệnh tâm thần bằng các phương pháp tâm lý học.
- Giai đoạn 2 (1895 - 1905): ông nghiên cứu liên tưởng tự do thôi miên
và đặc biệt là giấc mơ.
+ Về thôi miên ông đã học phương pháp thôi miên của Charcot thày
thuốc chữa bệnh ở Pari và dùng nó để chữa bệnh tâm thần.
+ Về phương pháp liên tưởng tự do. Đây là phương pháp chính mà
Freud dùng để chữa bệnh. Những hiện tượng tâm lý như trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng đều do liên tưởng ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình liên
tưởng tự do ông khám phá ra rằng có một cái gì chống lại sự liên tưởng, đó là
cơ chế tự vệ.
+ Lý giải giấc mơ. Giấc mơ là sự thỏa mãn ước vọng.
Theo ông ước vọng là yếu tố chính tạo nên giấc mơ. Giấc mơ là sự
thỏa mãn việc dồn nén.
Ví dụ một người đàn bà mơ giết một con chó. Lý do là chồng đi ngoại
tình, bà ta nén giận. Bây giờ được thỏa mãn trong giấc mơ. Qua giấc mơ thỏa
mãn được sự đè nén, chèn ép. Nhưng ông cũng không lý giải được tất cả các
giấc mơ.
- Giai đoạn 3 (1905 - 1920): Trong giai đoạn này ông đã cho xuất bản
một số sách "Năm bài học về phân tâm học" (1909) "Nhập môn phân tâm
học" (1917).
Đây là giai đoạn trưởng thành của S.Freud. Ông đã phân biệt được ám
thị do thôi miên và ám thị do phân tâm. Phương pháp ám thị do thôi miên chỉ
tác động bên ngoài, còn phương pháp ám thị phân tâm lại tìm cách trở về cội
nguồn của hiện tượng. Người bệnh thần kinh không thể thôi miên để chữa
bệnh được. Trong khi đó nếu dùng phân tâm có thể chữa được. Dục vọng
con người theo Freud có thể thăng hoa vào các lĩnh vực khác.
- Giai đoạn 4 (1920 - 1939): Giai đoạn này ông đề cập đến vấn đề nhân
cách. Ông đã nêu lên cấu trúc nhân cách gồm có 3 phần: Nó, tôi và siêu tôi.
Sự phát triển tư tưởng của Sigmund Freud có ảnh hưởng to lớn đến
các lĩnh vực khoa học: tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, triết học, đạo đức
học, nghệ thuật và y học.
Đây cũng là vấn đề quan hệ đến sự tương phản lập trường hiện nay về
một tư tưởng về vô thức và ý thức.
Vì vậy việc nghiên cứu học thuyết Freud có vai trò rất quan trọng trong
tâm lý học.
b) Sigmund Freud về mặt y học.
Phân tâm học ra đời như là phương thuốc chữa bệnh tâm thần. Freud
đề ra 4 phương pháp để chữa bệnh tinh thần: ám thị, liên tưởng tự do, giải
thích giấc mơ, rửa tội. Tất cả các phương pháp đó đều nhằm làm cho cái vô
thức con người được bộc lộ ra dưới dạng vô thức.
Các phương pháp chữa bệnh tâm thần của ông có những thành tựu
nhất định. Song ông quá nhấn mạnh về nguồn gốc tình dục sinh ra bệnh tâm
thần. Do đó không thể giải thích được tất cả những bệnh nhân có nguồn gốc
xã hội khác nhau.
c) Về mặt tâm lý học.
S. Freud xây dựng lý thuyết tâm lý học để giải thích những hiện tượng
trong cuộc sống xã hội và làm căn cứ cho chữa bệnh tâm thần. Đó là các giả
thuyết về năng lượng tâm thần, vô thức và cơ cấu đời sống tinh thần.
* Về vô thức:
+ Khái niệm vô thức là khái niệm cơ bản trong học thuyết phân tâm của
S. Freud. Trên cơ sở phân tích những yếu tố thực nghiệm hành vi trong thôi
miên, trong giấc ngủ, giấc mơ, các liên tưởng.
Theo Freud tất cả những hiện tượng tâm hồn được chia ra 2 nhóm: ý
thức và vô thức. Vì vậy, cấu trúc tâm lý phải phân ra hai hệ thống ý thức và vô
thức. Trong vô thức còn phân chia ra tiền ý thức.
Vô thức là những ham muốn hay những biểu tượng bị dồn nén, kiểm
duyệt. Đó là những bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm. Vô thức
ngấm ngầm chi phối, điều khiển hành vi con người. Những hành vi mà con
người không thể dùng ý thức can thiệp được, gọi là hành vi sai lạc như nói lỡ
lời, sự quên hay những biểu hiện trong giấc mơ. Nhưng hiện tượng mà ban
ngày con người không thỏa mãn thì được thể hiện trong giấc ngủ dưới những
hình thức khác nhau do sự can thiệp của vô thức.
Để chứng minh cho sự có mặt của vô thức Freud đã đưa ra hiện tượng
sau: Một người trong thôi miên đang ngủ được lệnh nửa giờ sau khi tỉnh dậy
phải bò một vòng trong phòng. Khi trở dậy anh ta không nhớ gì, không biết gì
về lệnh bò trong phòng trong giấc ngủ thôi miên. Nhưng đến giờ theo lệnh đã
quy định, người đó bứt rứt không yên giả vờ đi tìm một cái gì đó trong phòng
và sau đó đã bò một vòng trong phòng như lệnh đã ra, mặc dù anh ta tưởng
là mình tự làm việc này. Thí nghiệm này chứng tỏ:
1- Có sự hiện diện của vô thức và chủ thể đã hiểu và ghi nhận một
mệnh lệnh nhất định. Điều mà bộ máy sinh lý không làm được.
2 - Có sự can thiệp của vô thức vào ý thức dưới hình thức phản ứng có
kỳ hạn.
3 - Ý thức của chúng ta có thể tạo ra nhiều lý lẽ hợp lý nhưng giả tạo và
bịa đặt. Những lý lẽ này không phải là căn nguyên thực của hành động (mà
thực sự là vô thức ngấm ngầm chi phối).
+ Nguồn gốc của vô thức: Nguồn gốc của vô thức là những bản năng
nguyên thủy mang tính sinh vật. Bản năng này có trong quá trình phát triển
chủng loại. Ngoài ra những ước mơ, thèm khát, những dục vọng không được
thỏa mãn, bị đè nén tích tụ sẽ trở thành vô thức.
+ Năng lượng của đời sống tinh thần bắt nguồn từ hai xu hướng có
nguồn gốc sinh vật trong cơ thể con người. Đó là xu hướng Eros (thần ái tình
trong thần thoại Hy Lạp) và xu hướng Thatanos (theo từ Hy Lạp có nghĩa là
chết).
Eros là xu hướng sống, năng lượng libido. Libido là những khát vọng,
khoái cảm, là những bản năng đam mê tình dục. Những đam mê tình dục tạo
nên nhu cầu tình dục ở mỗi người. Nhưng nhu cầu này luôn luôn bị xã hội
ràng buộc theo những chuẩn mực nhất định: ông cho rằng bệnh tâm thần
chẳng qua là sự tan rã của nhân cách do sự chèn ép các đam mê tình dục
gây ra. Trong đời sống con người đam mê tình dục trở thành nguồn năng
lượng quan trọng. Năng lượng này bị chèn ép đòi hỏi phải được giải thoát.
Nếu không được giải thoát ra ngoài xã hội thì nguồn năng lượng libido sẽ
thoát ngay trong chính bản thân mình. Nguồn đam mê tình dục là nguồn năng
lượng vô tận. Nó cung cấp năng lượng cho hoạt động con người.
Thatanos là xu hướng tự nhiên của cơ thể trở về trạng thái vô cơ. Xu
hướng này được hòa trong hệ cơ và được hiện ra ngoài như là bản năng xâm
hại, biểu hiện hành động phá phách, tàn sát, chém giết trong chiến tranh.
Cả hai bản năng tình dục và bản năng xâm hại có nguồn gốc sinh vật là
hoạt động lực chính cho đời sống tinh thần của con người. Song bản năng
tình dục đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp năng lượng hoạt động
của con người.
Mặc cảm là khái niệm trung tâm trong bản năng tình dục. Nó là hệ
thống biểu tượng phát minh trong vô thức chứa chất xúc cảm ngấm ngầm chi
phối ý thức. Có nhiều loại mặc cảm: mặc cảm tự ti, mặc cảm hẫng hụt, mặc
cảm bị thiếu, mặc cảm ơdip. Mặc cảm ơdip được hình thành từ tuổi thơ, gắn
liền với tình dục tuổi thơ.
Mặc cảm ơdip biểu hiện ở đứa trẻ khoảng 5 tuổi những tình cảm phức
hợp vừa khâm phục cha (đối với cháu trai) song lại rất ghét cha và yêu mẹ,
muốn dành riêng mẹ cho mình. Đối với em gái thì ngược lại, Freud viết rằng:
"Vua Odip giận bố mình là vua Lai rồi lấy mẹ mình là Rocatxơ chẳng qua là
thực hiện ham muốn tình dục tuổi thơ của chúng".
Hẫng hụt. Khi chủ thể gặp phải trở ngại bên ngoài hoặc bên trong làm
cho chủ thể không thỏa mãn được sẽ gây ra mặc cảm hẫng hụt.
Hẫng hụt có thể gây ra những phản ứng khác nhau như xâm kích.
Phản ứng xâm kích chống lại sự trở ngại. Nhưng nếu như sự xâm kích không
thực hiện được thì nó quay lại chống đối tượng khác hoặc chống lại ngay bản
thân mình (tự xâm kích). Do cơ thể có xu hướng muốn làm giảm tuyệt đối sự
căng thẳng nên tự đảo lộn lại tổ chức, trở lại trạng thái vô cơ.
* Về nhân cách:
a - Cấu trúc nhân cách:
Hiểu được vô thức, năng lượng libido của Freud là cơ sở để hiểu cấu
trúc nhân cách của ông.
Theo ông tâm lý con người được tạo bởi ba khối: Vô thức, ý thức và
siêu thức. Ứng với 3 khối đó là cái ấy, tôi, siêu tôi.
- Khối vô thức là khối bản năng, trong có bản năng tình dục giữ vị trí
trung tâm.
Bản năng có tính chất cơ bản sau đây:
1. Đặc điểm chung của bản năng là bị kìm nén, nó là nguồn động lực, là
sức mạnh cho những hoạt động.
2. Mục đích của bản năng là hướng đến sự thỏa mãn bằng cách trực
tiếp hay gián tiếp.
3. Bản năng hướng đến khách thể. Thế giới bên ngoài là đối tượng để
bản năng thỏa mãn. Bản năng đòi hỏi khách thể phải thỏa mãn ngay lập tức
và trực tiếp.
4. Chi phối toàn bộ đời sống hoạt động tâm thần của con người.
Khối vô thức (cái ấy) là thùng năng lượng tâm thần chứa chất những
khát vọng bản năng sục sôi.
Hoạt động của "cái ấy" theo nguyên tắc khoái cảm đòi hỏi sự thỏa mãn
ngay lập tức những khát vọng bản năng.
- Khối ý thức tương đương với cái "tôi". Cái tôi được hình thành do áp
lực thực tại bên ngoài, đến toàn bộ khối bản năng. Nó bảo đảm các chức
năng tâm lý như chú ý, trí nhớ v.v... Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc
thực tại. Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm
soát những bản năng phi lí của cái ấy. Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho cái ấy
thỏa mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách
tốt nhất. Cái tôi có tính chất tự chủ. Nó tự chủ về nguồn năng lượng từ trong
cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục
được trung hòa. Nó còn tự chủ với môi trường, chọn lọc những kích thích của
môi trường.
- Siêu tôi (Superego): Siêu tôi là tổ chức bên trong bao gồm tất cả
phạm trù xã hội, đạo đức, nghệ thuật, giáo dục.
Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt.
Cả 3 khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương
đối. Con người lúc ấy ở trạng thái bình thường. Nhưng cả 3 khối này luôn
luôn xung đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần.
Từ đó Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ
chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy
thoái.
Con người sống gồm các bản năng. Xu hướng của các bản năng này là
luôn luôn vươn lên chiếm đoạt những cái khác (cái tôi và siêu tôi). Nhưng cái
tôi không bao giờ cho cái bản năng xâm nhập vào để lấn chiếm nó. Cái bản
năng không thể xâm lấn được cái tôi vì có cái hàng rào ngăn cách giữa cái
siêu tôi và cái "cái ấy". Cơ chế ngăn cách đó gọi là cơ chế chèn ép. Những
cái bản năng không thể bị chèn ép mãi, nó tìm cách thoát ra. Do đó nó phải
biến dạng bằng một hình thức nào đó, gọi là cơ thể biến dạng. Bệnh tâm
thần, bệnh nói lắp, nói nhịu là hình thức biến dạng của cái tôi bị chèn ép.
Trong trường hợp nó không thoát lên được thì nó siêu thăng. Chẳng hạn như
trường hợp của danh họa Leonadơ Vanh xi - ông là nhà hội họa kiệt xuất đã
biến cái say mê tình dục thành say mê nghệ thuật.
Cái siêu tôi xuất hiện từ mối quan hệ đứa trẻ ngay từ những ngày đầu
với gia đình. Sự dạy dỗ, những quy định của bố mẹ và những người nuôi dạy
trẻ. Cái siêu tôi không chỉ thể hiện trong sự cấm đoán của cha mẹ mà còn thể
hiện trong truyền thống của thế hệ trước truyền lại trong giống loại trong dân
tộc.
Cơ chế tâm lý của việc hình thành siêu tôi là sự đồng nhất hóa. Cá
nhân đồng nhất hóa với bên ngoài (cha mẹ và những người giáo dục). Những
phẩm chất đạo đức - văn hóa của cha mẹ, người lớn được trẻ em đồng nhất
hóa và tạo ra những phẩm chất riêng của chúng.
Theo tâm lý học phân tích hành động của con người diễn ra phù hợp
với các lớp nhân cách được mô tả ở trên. Đó cũng là bản chất của cấu trúc
nhân cách.
b- Các giai đoạn phát triển nhân cách.
Freud chia ra 4 thời kỳ phát triển nhân cách. Nhân cách trẻ phát triển từ
lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Các giai đoạn này trùm lấn lên nhau không
có ranh giới rõ rệt.
Ba giai đoạn đầu gọi là tiền sinh dục, gồm có:
- Giai đoạn lỗ miệng (Oral) có từ lúc trẻ mới sinh trong giai đoạn này trẻ
tìm thấy khoái lạc với việc mút vú mẹ và các động tác quanh vú cũng như các
hoạt động quanh lỗ miệng. Trẻ có thể dùng ngón tay sờ mó hoặc cho vào
mồm để thỏa mãn lạc thú. Tất cả những đồ vật quanh nó đều là đối tượng để
chúng thỏa mãn lạc thú lỗ mồm. Nếu trong giai đoạn này bố mẹ ngăn cản trẻ
mút thì sau này sẽ gây ra hội chứng nhân cách: nói nhiều, tham ăn, ỷ lại, thụ
động.
- Giai đoạn hậu môn Anales. Giai đoạn này thể hiện ở trẻ năm thứ hai
và năm thứ ba. Đứa trẻ chú ý tập cho đại tiện đúng phép. Bố mẹ chú ý đến
đại tiện của trẻ và bài trừ những tật xấu của trẻ trong khi đại tiện. Do đó trẻ
chú ý tới hoạt động hậu môn.
Freud cho rằng trong giai đoạn này trẻ đó bắt đầu hình thành nhân
cách. Có mối quan hệ giữa giai đoạn này với một số đặc điểm nhân cách trẻ.
Đó là kiểu người hậu môn tính chất kiểu người này là tự yêu, tự mâu thuẫn,
khuôn phép, phục tùng, bị ép buộc, kiềm chế quá đáng.
- Giai đoạn âm vật và dương vật. Giai đoạn này trẻ chú ý đến bộ phận
sinh dục, nảy sinh ra tình cảm lãng mạn đối với cha hoặc mẹ khác giới. S.
Freud gọi hiện tượng này là mặc cảm ơdíp.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách.
Những biểu hiện quyến luyến tình dục này có rất sớm ở trẻ. Trẻ có thể chú ý
đến hình thức của đối tượng khác giới như tóc, quần áo, đặc biệt đối với trẻ
nhi đồng thiếu niên đã có hiện tượng này.Trẻ tìm lấy lạc thú trong việc tự kích
thích bộ phận sinh dục của mình. Trẻ có thái độ tiêu cực đối với đối tượng
tình dục. Vì vậy cha nhẹ đứa trẻ luôn luôn chú ý đến con cái. Điều đó đã gây
cho trẻ lo lắng, sợ hãi và có phản ứng tự vệ. Trong trường hợp bình thường
trẻ tự vệ bằng cách đồng nhất hóa với cha hay mẹ. Trẻ trai bắt chước các
hành động và tính cách của người cha. Trẻ gái lại bắt chước mẹ. Quá trình
đồng nhất hóa với cha hoặc mẹ sẽ dẫn tới tập nhiễm văn hóa. Đó chính là
quá trình xã hội hóa đứa trẻ.
Đặc điểm của giai đoạn này trẻ biểu hiện bằng hành động ác dâm và tự
hành hạ mình - Sadisme (ác dâm) và Masochistie (tự hành hạ). Ác dâm
thường thể hiện trong lời nói mồm và tay. Tự hành hạ mình là làm cho mình
đầu đón về tâm lý cũng như về vật lý để thỏa mãn tình dục. Theo ông tất cả
con người bình thường đều có giai đoạn tự hành hạ mình để có cảm giác lạc
thú hoặc cảm thấy có nguồn gốc gây ra lạc thú, ác dâm thể hiện trong vòng
sinh dục của mình, và ở loài vật và gây đau đớn cho con người. Khuynh
hướng ác dâm thể hiện nhiều mức độ khác nhau đối với cảm giác lạc thú ở
từng người. Đối với đối tượng khác giới người có tính ác dâm lại đem lại sự
đau đớn cho họ, ví dụ như cắn xé, đánh đập, xỉ vả hành hạ họ thì mình mới
thỏa mãn.
Trong giai đoạn tiền sinh dục cá nhân hướng đến bản thân mình. Đến
giai đoạn thứ 4 cá nhân hướng ra đối tượng bên ngoài. Giai đoạn này đứa trẻ
bắt dầu hướng ra ngoài để thỏa mãn tình dục bắt đầu từ tuổi dậy thì. Thời kỳ
này bản năng tình dục ở trạng thái tiềm tàng. Các năng lượng của con người
được sử dụng ở mục đích khác nhau như đi học, vui chơi, bắt chước. Hoặc
có thể có trẻ hướng ra đối tượng khác giới để làm tình.
Đánh giá học thuyết phân tâm của S. Freud.
Đánh giá học thuyết Freud là một vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có xu hướng thì quá đề cao học thuyết
Freud: cho đây là một phát kiến vĩ đại của loài người về mặt vô thức. Xu
hướng thứ hai lại phủ định học thuyết này vì cho rằng học thuyết này chỉ dựa
vào bản năng tình dục để cải quyết hiện tượng tâm lý con người. Điều đó là
phi lý. Xu hướng thứ ba trung hòa giữa hai xu hướng thứ nhất và thứ hai.
- Về mặt triết học, Freud chịu ảnh hưởng triết học Lepnich. Lý thuyết
bản thể luận của Freud là lấy từ triết học của Lepnich. Theo Lepnich thế giới
được tạo ra từ đơn tử đơn giản đến đơn tử phức tạp. Đơn tử đơn giản tạo
nên thế giới vô sinh, đơn tử phức tạp tạo nên thế giới hữu sinh. Trong con
người mỗi đơn tử có thể có nhiều trạng thái, trạng thái ý thức và trạng thái vô
thức. Vì vậy, con người có lúc nhận thức được, có lúc không nhận thức được.
Lúc không nhận thức được thì gọi là vô thức. Khái niệm vô thức được Freud
quan tâm đặc biệt và đã trở thành khái niệm trung tâm trong học thuyết của
Freud.
S Freud còn chịu ảnh hưởng của triết học Sophehanơ (1788 - 1860).
Đây là nhà triết học duy tâm đề ra thuyết phi lý và lực phi lý. Ông cho rằng
bản chất thế giới là ý chí toàn cầu. Đó là loại ý chí mù quáng vô nghĩa. Sau
này trong học thuyết của mình Freud cho rằng bản năng phải thắng ý thức,
phi lý phải thắng lý trí. Cái phi lý chính là cái vô thức mà Freud quan niệm
trong học thuyết của mình.
Về mặt triết học S. Freud không có đóng góp gì, thậm chí là trái với
luận đề của chủ nghĩa Mác. Không thể chỉ lấy vô thức làm cơ sở để xây dựng
khoa học tâm lý và lấy vô thức để giải thích mọi hiện tượng xã hội là điều
không thể chấp nhận được.
- Về mặt y học. Học thuyết phân tâm học có giá trị nhất định về mặt y
học. Trước hết Freud đưa ra phương pháp chữa bệnh tâm thần mới, khám
phá ra những mặc cảm vô thức và từ đó đưa ra phương pháp chữa bệnh tâm
thần. Ông đã chỉ ra một số hiện tượng vô thức như viết nhầm, nói nhảm, nói
nhịu và các triệu chứng khác của bệnh. Ông còn vạch ra nguyên nhân của
bệnh. Đó là những xung đột giữa sự mong muốn và hiện thực. Ông đã đề ra
phương pháp chữa bệnh tâm thần có chú ý đến quy luật tâm lý lâm sàng, đặc
biệt chú ý đến quá trình hình thành cái vô thức và vai trò của nó đối với hành
vi con người.
Song lý luận y học của ông là không vững chắc chỉ mới là giả thuyết
trong lĩnh vực y học mà thôi. Luận điểm xuất phát chính của ông là tình dục
tuổi trẻ. Ông cho đó là nguyên nhân của nhiều bệnh. Luận điểm này không
xác đáng và mang tính chủ quan. Ông cho rằng những rối loạn tình dục trẻ
thơ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh ở tuổi trưởng thành. Mặc dù
chưa có ai bác bỏ được quan điểm này của Freud một cách thành công,
nhưng chúng ta cũng thấy không phải bất kỳ bệnh thần kinh nào cũng xuất
phát từ rối loạn tình dục tuổi thơ. Nhiều bệnh tâm thần gắn liền với điều kiện
gia đình và xã hội mà cá nhân sống.
Ông cho rằng tình dục là lĩnh vực không ý thức được. Do đó khi chưa
bệnh ông thường gợi cho bệnh nhân nói về quá khứ của mình. Khi bệnh nhân
dừng lại là dấu hiệu sự từng trải của họ. Thầy thuốc cần tập trung khai thác.
Như vậy những luận điểm trong y học của.Freud đều chưa có cơ sở khoa học
xác đáng, cần có sự nghiên cứu làm sáng tỏ hơn.
- Về mặt tâm lý học: Đóng góp to lớn của S. Freud là đưa ra giả thuyết
về vô thức, tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý của con
người. Ngày nay người ta đã thừa nhận vô thức là có thật trong đời sống tâm
lý con người. Trong hội nghị về vấn đề vô thức ở Tbilixi năm 1979 người ta đã
kết luận vô thức có tồn tại trong làm thần con người. Nhà tâm lý học Pasin
cho rằng hoạt động vô thức là một vấn đề to lớn mà các khoa học về con
người cần đi sâu. Vấn đề vô thức là vấn đề lớn trong hành vi con người cũng
như vấn đề của nhân cách. Hiện nay khoa học ngày càng làm sáng tỏ vấn đề
vô thức. Nhưng tâm lý học cũng chưa có khả năng hiểu hết được vấn đề này.
Những học thuyết phân tâm học về vô thức là viên gạch đặt nền móng cho
việc nghiên cứu tâm lý học trong tương lai. Mặt khác đóng góp của Freud còn
ở chỗ đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm,
đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách. Những khái niệm này hiện
nay được làm phong phú thêm trong tâm lý học.
Tuy nhiên học thuyết phân tâm học cũng có những sai lầm. Nó đối lập
hoàn toàn với nguyên nhân của tâm lý học Mác xít. Nó tách rời điều kiện xã
hội với việc hình thành nhân cách, và cho rằng cái sinh vật và vô thức là yếu
tố quyết định việc hình thành nhân cách. Đối tượng của tâm lý học không phải
là ý thức mà là vô thức. S. Freud đã tuyệt đối hóa bản năng tình dục của con
người. Coi sự thỏa mãn tình dục là động lực của hoạt động. Ông giải thích
mọi hiện tượng của đời sống xã hội thông qua tình dục. Mọi hiện tượng xã
hội, tệ nạn, chiến tranh đều do bản năng tình dục gây nên. Điều đó không thể
chấp nhận được.
Chủ nghĩa sinh vật trong học thuyết phân tâm biểu hiện quá lộ liễu,
dung tục, nên một số người cộng tác với Freud cũng như học trò của ông
phải rời bỏ học thuyết Freud và hình thành học thuyết phân tâm học mới phát
triển theo nhiều trường khác nhau. Tiêu biểu của các hướng đó có Karl Jung,
Alped Adler và Erich Fromm.
2. Phân tâm học mới về nhân cách
a) Karl Jung về nhân cách.
Karl Jung (1879 - 1961) là bạn và người cộng tác với Freud, là người
phát triển học thuyết Freud theo một hướng mới.
Karl Jung bắt đầu sự nghiệp là bác sĩ trong bệnh viện thần kinh ở Thụy
Sĩ.
- Về vô thức: ông phê phán lập trường của Freud về vô thức. Ông cho
rằng hành vi con người được điều chỉnh bằng vô thức cả ý thức. Đó là quá
trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh.
Ý thức được hiểu là mối quan hệ của nội dung cái tôi. Ý thức không
đồng nhất với tâm lý mà còn có vô thức nữa. Vô thức là hiện tượng được thể
hiện ở sự quên, những kinh nghiệm đã được xác định trước đây bị ức chế,
che lấp chưa trở về được với ý thức.
Ông cho rằng con người có vô thức đạo đức bẩm sinh. Các hoạt động
của con người có tính chất bản năng và tạo thành vô thức tập thể. Điều đó
được thể hiện trong nền văn hóa dân tộc cũng như trong nghệ thuật. Chúng
có những biểu tượng tượng trưng cho mọi thời đại và mọi nơi. Mỗi dân tộc có
những truyền thuyết, thần thoại riêng đặc trưng cho biểu tượng của dân tộc
đó. Ví dụ hình ảnh con rồng đặc trưng cho nền văn hóa Việt Nam, hình ảnh
chú bé Thánh Gióng trong thần thoại Việt Nam là biểu tượng có tính chất tập
thể. Ông cho rằng có vô thức tập thể, bởi vì mỗi người đều tiềm tàng trong
mình một di sản tinh thần được truyền từ nhiều thế hệ trong nền văn hóa dân
tộc và nền văn minh nhân loại.
Bản năng con người có tính chất tập thể, mỗi hiện tượng của xã hội
đều giống nhau cho mỗi cá nhân. Vì vậy, hình thức phản ứng của mỗi cá
nhân cũng giống nhau. Vô thức tập thể được hình thành từ tổng số các bản
năng và hình mẫu cổ sơ...
Jung không thừa nhận bản năng tình dục của Freud là quyết định tâm
lý con người. Nhưng ông lại thừa nhận trong con người có vô thức như Freud
đã quan niệm. Vì vậy, về bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết phân
tâm được cải biên thành học thuyết phân tâm học mới.
- Cấu trúc nhân cách theo Jung
Thế giới bên ngoài
Nhân cách (Person)
Ý thức
Tôi
Cá nhân Cái bản thân Vô thức
Phần cá nhân
Nó
Trong tập thể
Vô thức
Nhân cách nguyên thuỷ Vô thức
Vô thức tập thể
Qua cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là người
mẹ của ý thức và vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân.
Cái bản thân (Selbst) nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự
tổng hợp cái bên trong và cái bên ngoài.
Đối với người đàn ông trong vô thức tập thể của họ có người đàn bà.
Người đàn bà là hình ảnh nguyên thủy trong vô thức tập thể của đàn ông. Đó
là người mẹ.
Kiểu nhân cách. Jung chia nhân cách làm 2 loại: Loại nhân cách hướng
nội và loại nhân cách hướng ngoại. Cả 2 kiểu đều thể hiện mối quan hệ đối
với thế giới bên ngoài.
Kiểu hướng ngoại và hướng nội đều có chức năng tư duy, chú ý, tình
cảm, ý chí. Về bản chất các kiểu này đều sử dụng năng lượng tâm lý để thực
hiện chức năng của mình.
Nhưng kiểu hướng ngoại về bản chất là hướng ra thế giới bên ngoài,
sử dụng năng lượng vào mục đích khách thể. Còn nhân cách hướng nội năng
lượng sử dụng vào các quá trình bên trong là chủ yếu.
Về nhân cách Jung cho rằng con người có 3 lớp vô thức.
Những vô thức này chi phối số phận con người trong việc chọn lựa tình
yêu, bạn bè, nghề nghiệp, trong ốm đau, chết chóc.
+ Lớp thứ nhất là vô thức cá nhân thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
+ Lớp thứ hai là vô thức gia đình thể hiện trong động lực gây ra đồng
tính luyến ái vô thức và sự trỗi dậy của bản năng.
+ Lớp thứ ba là vô thức tập thể xuất phát từ hình tượng cổ sơ có nguồn
gốc văn hóa chủng tộc.
Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng
sâu.
Lý luận nhân cách tầng sâu xuất phát từ quan niệm vô thức. Vô thức
được xác định bằng những sự kiện của hành vi.
Những nét nhân cách và sự hư hỏng nhân cách là do xung đột có tính
chất bản năng của hành vi. Đó là những bản năng trực tiếp và bản năng tức
thời.
Lý luận nhân cách tầng sâu là một khám phá mới về vô thức. Song điều
này chưa đủ để nói lên bộ mặt nhân cách con người. Nhân cách con người
còn thể hiện ở những phẩm chất khác như năng lực, khí chất cũng như bộ
mặt đạo đức trong nhân cách con người. Những cái này Jung chưa đi sâu
nghiên cứu.
b) Alfred Adler (1870 - 1937).
Nhà tâm lý học người Áo. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu được
công bố ở châu Âu và Mỹ. Là nhà nghiên cứu tâm lý học cá nhân, Adler đã
dùng phương pháp của tâm lý học phân tích trong nghiên cứu của mình.
Song về nội dung ông xuất phát từ quan niệm năng lực tâm hồn và nhấn
mạnh đến hành vi xã hội.
Ông cho rằng tất cả hành vi của con người đều chịu ảnh hưởng của xã
hội. Nhân cách thống nhất với hoàn cảnh và môi trường xã hội.
Trong tư tưởng cơ bản của ông vẫn là vô thức bản năng hay là năng
lượng tâm hồn là những cơ chế của tính tích cực, của xung đột và là cơ chế
bảo vệ.
- Về quan niệm nhân cách, ông cho rằng "Đời sống tâm hồn của con
người là mục đích đã vạch sẵn".
Tính mục đích có các hình thức sau đây:
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận

More Related Content

What's hot

Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
nataliej4
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
jackjohn45
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
phamhieu56
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
nataliej4
 
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
nataliej4
 
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆUĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
SoM
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
nataliej4
 
nhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach tt
nhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach ttnhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach tt
nhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach tt
truongkings
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
nataliej4
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)jeway007
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
Lenam711.tk@gmail.com
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
nataliej4
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýĐHKHXH&NV HN
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
Lenam711.tk@gmail.com
 
Giáo trình-tltl
Giáo trình-tltlGiáo trình-tltl
Giáo trình-tltl
Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Bản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý ngườiBản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý người
Ngoc Tran Bich
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
nataliej4
 
PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
nataliej4
 
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
nataliej4
 

What's hot (20)

Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Nhân cách
Nhân cáchNhân cách
Nhân cách
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
 
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆUĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
nhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach tt
nhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach ttnhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach tt
nhan cach va cac thuoc tinh cua nhan cach tt
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
Giáo trình-tltl
Giáo trình-tltlGiáo trình-tltl
Giáo trình-tltl
 
Bản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý ngườiBản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý người
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
 
PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
PHÂN LOẠI BỆNH QUỐC TẾ LẦN THỨ 10 VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
 
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
 

Similar to Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận

Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTĐề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Thu Nguyen
 
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docxTẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docxNội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
ThyNhii1
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thương
Hoa Huong Duong
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
Hưng Kute
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
nataliej4
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdf
rubii3
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
NamDngTun
 
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lêninTai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
2356181040
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Celestial Light
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Khai Nguyễn
 
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docxTẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
VyTng527140
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
ThoLi16
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
Ra Bi
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
Huong Phung
 

Similar to Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận (20)

Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTĐề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
 
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
Tiểu Luận Triết Học Mác Lenin Về Con Người
 
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docxTẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
TẢI FREE - Tiểu luận triết học Mác Lênin về con người.docx
 
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docxNội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thương
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdf
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
 
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lêninTai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
 
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docxTẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 

Recently uploaded (19)

BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 

Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận

  • 1. TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Tác giả: NGUYỄN NGỌC BÍCH LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan tâm vấn đề con người, đặc biệt nhân cách con người. Muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta thành công thì phải có con người đạo đức và con người trí tuệ. Đó chính là nhân cách. Nhân cách có nhiều khoa học nghiên cứu: Triết học, xã hội học, văn học, nghệ thuật, kinh tế học, tâm lý học, y học... Ở đây trên quan điểm tâm lý học, chúng tôi đề cập tới những vấn đề lý luận nhân cách. Do nhu cầu đào tạo học viên cao học tâm lý học và sinh viên học tâm lý học, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách mang tính giáo trình này nhằm phục vụ các đối tượng trên. Sách còn có ý đồ phục vụ cho những ai yêu mến tâm lý học và có nhu cầu sử dụng nó vào công tác thực tiễn của mình. Nội dung cuốn sách này có 6 chương. Chương I đề cập tới những tư tưởng phương Đông cổ đại về nhân cách. Những tư tưởng ở đây chủ yếu là tư tưởng Trung Hoa cổ đại trong các học thuyết kinh dịch, học thuyết Khổng Mạnh v.v... về đạo đức nhân cách. Chương II đề cập đến tâm lí học phương Tây về nhân cách. Ở đây, chúng tôi không có điều kiện đề cập đến tất cả các trường phái hiện nay có quan hệ về nhân cách. Chúng tôi chỉ đề cập tới các trường phái chính và một ít những quan điểm nhân cách nổi bật hiện nay. Ví dụ như sự thống hợp nhân
  • 2. cách của Vitkin; nhân cách hướng nội, hướng ngoại của Eysench; các kiểu nhân cách của Rorschach; Thuyết hiện sinh, thuyết tương tác nhận thức của Piaget; quan niệm nhân cách theo xu hướng Mác xít của Lucien Seve. Chương III, đề cập tới xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô (cũ). Chúng tôi không nêu lên tất cả các xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô, mà chỉ nêu lên các xu hướng lớn mang tính cách đặc trưng của các tác giả có tên tuổi ở Liên Xô (cũ). Chương IV, đề cập tới một số vấn đề về tư tưởng của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh về nhân cách - đây cũng là cơ sở phương pháp luận để xây dựng khoa học này. Chương V, khái niệm và cấu trúc nhân cách và một số thuộc tính nhân cách. Chương này phân loại một số quan niệm về nhân cách, cũng như các loại cấu trúc nhân cách, trên cơ sở đó xây dựng mô hình nhân cách phù hợp. Đặc biệt trong chương này có đề cập tới một số thuộc tính nhân cách như giá trị và năng lực trong nhân cách. Chúng tôi không có ý định nêu tất cả các thuộc tính nhân cách, chỉ đề cập tới vấn đề Tài (năng lực). Đây cũng là vấn đề còn ít được bàn đến. Đất nước ta đang cần những người có đức có tài để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, vấn đề Tài (năng lực) cần phải được quan tâm thích đáng trong tâm lý học nhân cách. Chương VI, bàn về nhân cách trong tâm lý học xã hội. Cá nhân trở thành nhân cách khi cá nhân đó hoạt động trong mối quan hệ xã hội, trong nhóm xã hội nhất định. Vì vậy, nhân cách cũng được tâm lý học xã hội coi là đối tượng nghiên cứu của mình. Theo đó, tâm lý học xã hội nên quan tâm đến vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội. Đó chính là những vấn đề nhân cách trong tâm lý học xã hội.
  • 3. Cuối cùng là những lời tâm đắc của cổ nhân đối với người đời - Âu đó cũng là thay lời kết luận của cuốn sách này. Tập sách này cũng còn nhiều vấn đề để bàn luận, xin được những ý kiến đóng góp chân thành để có thể hoàn thiện hơn trong những năm đến. Nguyễn Ngọc Bích Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHÂN CÁCH THEO QUAN NIỆM PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI I - CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG 1. Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây Do hai nguồn văn hóa khác nhau nên triết học phương Đông khác biệt triết học phương Tây. - Xét về thế giới quan: Phương Tây cho rằng người và trời khác biệt lẫn nhau. Phương Đông cho rằng có sự hợp nhất giữa trời và người. + Lão Tử cho rằng: "Người phỏng theo đất, đất phỏng theo trời, trời phỏng theo đạo, đạo phỏng theo tự nhiên". Như vậy trời - đất - người thông nhau bằng một đạo. + Khổng Tử cho rằng người và trời thống nhất với nhau. + Triết học Trung Quốc lấy nhân sinh làm hạt nhân, triết học phương Tây dựa vào siêu hình học và nhận thức luận. Khổng Tử nói: "Chưa biết sự sống làm sao biết được cái chết". Triết học Trung Quốc coi trọng "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
  • 4. Xây dựng giá trị đạt được "Thành đức, thành nhân, thành phật, thành thánh". - Về tinh thần của triết học: Trung Quốc lấy đạo đức làm tinh thần, lấy chân thực bên trong làm mục đích, lấy nghệ thuật làm tinh thần, lấy việc theo đuổi trạng thái làm cảm hứng. Trung Quốc coi trọng chủ thể đạo đức chứ không coi trọng chủ thể lí tính. Từ đó xem xét nghệ thuật mang màu sắc lãng mạn, chuyển tính và tâm vào vật - giữa người và vật không còn khác biết nhiều nữa mà vật đã thấm đượm tâm người. Nếu như phương Đông người là động vật đạo đức thì phương Tây người là động vật duy lí. - Phương pháp triết học: + Triết học Trung Quốc lấy trực giác trực quan, thể nghiệm làm phương pháp luận. + Triết học phương Tây lấy phân tích logic trừu tượng và diễn dịch suy lý làm phương pháp luận. 2. Những tư tưởng triết học phương Đông 2.1. Tư tưởng nhất nguyên lưỡng cực động Quan niệm cơ bản của nguyên lý nhất nguyên lưỡng cực động là "đạo học": Hai mà một, một mà hai. Đó là "tư tưởng động" luôn luôn biến đổi từ cực này sang cực khác (không thể nói ra được, không thể dùng một từ nào để định được). Người phương Tây trắng ra trắng, đen ra đen.
  • 5. Người phương Đông không xác định rõ ràng cái nào tốt cái nào là xấu hẳn: không chịu sự phân tích, không hệ thống hóa, không duy tâm, không duy vật, duy linh duy thực. a) Thể hiện cách hành văn và lập luận của phương Đông Cách diễn đạt của người phương Đông mập mờ, hư hư, thực thực thiếu sự rõ ràng dứt khoát. Khổng Tử trong khi giảng giải đạo lý cho học trò cũng tùy theo từng học trò từng lúc mà có cách giải thích khác nhau, uyển chuyển vô cùng. Đó là những tư tưởng siêu hình của Phật và Lão. Chính Khổng Tử cũng nhận xét Lão Tử như con rồng. Có nghĩa là uyển chuyển vô cùng. Tư tưởng của Lão Tử không thể định nghĩa một chiều. - Người phương Đông: "Ý tại ngôn ngoại" (ý ngoài lời), "thư bất tận ngôn" (sách không nói hết lời). - Hay dùng phương pháp tượng trưng, ngụ ngôn; Thể hiện các nét vẽ trong dịch học vào thi, nhạc, họa. b) Đồng thanh tương ứng Theo người phương Đông sự hiểu biết do người khác đưa đến là sự hiểu biết không thật - Đọc một cuốn sách, một bài thơ không phải dễ hiểu cuốn sách hoặc bài thơ đó, nó gợi lên những ý tưởng đã ấp ủ từ lâu trong lòng. Tức là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Một câu nói có người không hiểu gì cả, có người hiểu nhiều vấn đề, có sự rung chuyển lạ thường. - Người đệ tử đến tìm thầy để học thì phải biết chờ đợi, nhẫn nại. Mình đợi thầy và thầy cũng đợi mình. Thầy đợi trò đến lúc trò rất cần và đủ độ nhẫn nại mới dạy. Sách phương Đông không giải thích rõ ràng. Họ chỉ khêu gợi chứ không truyền bá tư tưởng.
  • 6. c) Ba giai đoạn trong lịch trình diễn biến của tâm thức theo triết học phương Đông - Giai đoạn 1: chưa có ta. Giai đoạn nhất nguyên. Sống theo thiên tính, ngoại cảnh, lẫn lộn giữa lý và tình, giữa nội tâm và ngoại giới. Sống vô tâm, bắt chước người xung quanh. Đây là thời kỳ của dân tộc bán khai, thần thoại ấu trĩ, giai đoạn trẻ thơ. - Giai đoạn 2: Sự trưởng thành của cái ta. Giai đoạn nhị nguyên. Cá tính con người dần dần xuất hiện. Tính bắt chước giảm đần. Phân biệt rạch ròi thiện ác, trắng đen, vinh nhục. Có tâm hồn độc đáo, sáng kiến và phê bình sâu sắc. Óc khoa học đóng vai trò quan trọng như phương Tây ngày nay. - Giai đoạn 3: Siêu thoát nhị nguyên. Giai đoạn này không cần đến lý trí nữa, cảm thấy mình không còn cách biệt với vũ trụ, hợp nhất các mâu thuẫn. Đó là giai đoạn thoát cái tiểu ngã để nhập vào cái toàn thể. Câu chuyện vườn Eden cho ta biết về diễn biến của tâm thức Lúc ban đầu loài người sống chung với loài vật và thiên nhiên. ADAM và EVA sống trần truồng không phân biệt giới tính. Hai người tượng trưng cho âm - dương. Nhưng EVA ném trái thiện ác rồi đem cho AĐAM ăn. Từ khi ăn trái thiện ác hai người biết xấu hổ và lấy lá che, Chúa trời quở mắng. Những muốn trở về trời thì phải trở về tâm vô sai biệt của ban đầu. 2.2. Tư tưởng tam nguyên Tư tưởng này thể hiện rõ trong thái cực đồ.
  • 7. a) Thái cực đồ - Phần âm màu đen - Phần dương màu trắng. Bao trong một cái vòng tròn. Cái đó gọi là đạo. Đây là nguyên lý chỉ huy và điều hòa hai lực lượng mâu thuẫn kia. + Phần dương không hoàn toàn là dương, phần âm không hoàn toàn là âm. Có điểm nhỏ dương trong âm và điểm âm trong dương. Nó là mầm mống mạnh mẽ. Nó là hạt giống, có tiềm lực phi thường. Nó là nguyên nhân mâu thuẫn nội tại. Không có một vật nào trên đời mà thuần tốt hoặc thuần xấu, thuần hại hoặc thuần lợi. Đó là do mâu thuẫn nội tại. + Được gọi là âm khi âm lấn phần dương, gọi là dương khi nào dương lấn âm. Nếu sự lấn át lên cực độ thì liền biến tức khắc. Đó là luật "phản phục". + Âm dương vừa mâu thuẫn vừa tương đồng; không cái nào phụ thuộc cái nào. + Nguyên lý tối cao hợp nhất gọi là đạo điều hòa và chi phối hai lực lượng kia, làm cho âm dương không rời nhau. Con người là một "tiểu kiền khôn" (tức là từng đốt nhỏ). Thực thể con người là sản vật của nguyên lý âm dương. Nhờ cáo đạo mà thấy rõ nguyên lý tích cực và tiêu cực vừa mâu thuẫn vừa đồng đẳng về giá trị; luôn luôn có luật quân bình trong mọi vật; luật quân bình ấy là đạo hay gọi là thường đạo, trung đạo hay trung dung. b) Các cặp mâu thuẫn - Mâu thuẫn nhưng nương tựa nhau: Mâu thuẫn nhưng nương tựa nhau để tồn tại. Sáng nương tối mà có, thiện nương ác mà có. - Mâu thuẫn nào cũng chứa đựng lẫn nhau. Trong âm có dương, trong dương có âm.
  • 8. - Chuyển hóa lẫn nhau: Cái này biến thành cái kia, âm biến thành dương và dương biến thành âm. - Quan hệ ngang nhau: Không cái nào hơn cái nào, không cái nào trọng hơn cái nào. - Các cặp mâu thuẫn bị cái thứ ba khống chế làm cho nó không tách rời nhau mà thống nhất với nhau (tam nguyên). - Sự tác động hai chiều là nguyên nhân của mọi sinh hóa. Hai yếu tố mâu thuẫn đùn đẩy nhau tác động lẫn nhau tạo nên sự biến hóa. + Tối cũng cần mà sáng cũng cần. + Nắng cũng cần mà mưa cũng cần. + Mạnh cũng cần mà yếu cũng cần. + Tội ác, cái xấu cũng cần để cho người ta thấy cái tốt. - Chân lý không thể chứng minh, chỉ có thể khêu gợi mà thôi. "Nói là không biết, biết thì không nói". Điều này đã ăn sâu vào lối sống của người phương Đông. Họ sống kín đáo, tế nhị, khêu gợi, thi vị. Uống trà thành "trà đạo", chơi hoa biến thành "hoa đạo". Những cơ sở triết học này đã chi phối tâm lý người phương Đông. Vì vậy, việc nghiên cứu tâm lý người phương Đông phải chú ý đến những quan niệm triết học cổ xưa của người phương Đông đã ảnh hưởng đến ngày nay như thế nào để chúng ta có quan điểm đúng đắn trong việc nghiên cứu tâm lý người phương Đông ngày nay, đặc biệt là tâm lý người Việt Nam.
  • 9. II – CÁC TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VỀ NHÂN CÁCH 1. Thiên địa nhân hợp nhất “Thiên - địa - nhân” hợp nhất là trời, đất, người hợp thành một. Về cơ bản con người mang những thuộc tính của vũ trụ. Về một sinh học, năng lượng vũ trụ của trời đi xuyên qua luân xa 7 (bách hội) rồi xuống tủy sống, còn năng lượng của đất qua luân xa 1 lên phía trên, theo đường tủy sống. Theo triết học phương Đông trời được xem là dương và đất là âm. Nhờ có năng lượng âm dương của trời đất mà con người có năng lượng để tồn tại duy trì cuộc sống. Như vậy, có sự giao hòa giữa năng lượng của Trời - Người và Đất, thể hiện nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất. Trong đời sống xã hội người ta luôn nói: thiên thời, địa lợi nhân hòa để nói lên sự hợp nhất của ba yếu tố trời đất và con người. Về trời ảnh hưởng đến con người và xã hội loài người được thấy một cách rõ ràng. Trời có các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, nhiều ngôi sao, đặc biệt 5 ngôi sao: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý con người. Chính mặt trời, mặt trăng, các hành tinh đã có ảnh hưởng đến thời tiết, nhiệt độ, tâm lý con người. Về đất, người ta hay nói đến địa linh. Đó là những vùng đất ảnh hưởng một phần đến bệnh tật, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm, tính cách, năng lực của con người và cộng đồng người. Ở Việt Nam một số người cho rằng những vùng như chùa Hương, Tam Đảo; Núi Tản Viên, Côn Sơn, Ngũ Hành Sơn, núi Yên Tử, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây... là những địa linh. Tồn tại trong không gian và thời gian có lưỡng nghi gọi là âm và dương. Âm đương giao hoà nhau, biến hóa không cùng trong vũ trụ. Từ đó sinh ra vạn vật.
  • 10. Âm dương đóng vai trò xoay chuyển không bao giờ ngừng. Chúng cùng tồn tại, nhưng độc lập với nhau, tương phản nhưng hòa đồng, hòa nhập vào nhau, mâu thuẫn nhưng không triệt tiêu nhau để sinh hóa vô cùng. Âm - dương dùng để biểu hiện trong thế giới hữu hình lẫn thế giới vô hình (tư duy, tâm linh, tâm hồn), chúng có trong vạn vật dù có nhìn thấy hay không nhìn thấy. Triết học phương Đông cho trời là dương và đất là âm, đàn ông là dương, đàn bà là âm. Đối với đàn ông mặt trước là âm mặt sau là dương và đàn bà thì ngược lại. Trong cơ thể con người nơi nào cao là dương, nơi nào thấp là âm. Trên dương dưới âm, thịt âm, xương dương. Âm dương còn thể hiện trong môi trường. Cái gì nhẹ, lỏng, mềm, nhiều nước là âm và trái lại là dương. Những lực hướng tâm đi xuống là dương, những lực nhẹ bốc lên, thoát ra, mở rộng là âm. Tất cả mọi vật đều có âm có dương. Không có vật nào tuyệt đối dương hoặc tuyệt đối âm. Quả đất so với mặt trời là âm, nhưng so với trăng lại là dương. Những vật có hình thể theo phương thẳng đứng, lực li tâm chiếm ưu thế đều là âm, các hình có phương nằm ngang, lực hướng tâm có ưu thế là dương. Màu nào cho ta cảm giác nóng, ấm áp hơn là dương, mát lạnh là âm. Mùi vị cũng có âm dương. Ví dụ: vị chua là cực âm, vị cay là cực dương. Âm dương không những là hai mặt đối lập nhưng dựa vào nhau và phân loại theo một quy luật nhất định. Vạn vật và con người không có cái gì là không có âm dương. Âm dương vừa dựa vào nhau vừa lợi dụng lẫn nhau. Không có âm thì không có dương. Âm dương ở thế cân bằng động, cái này giảm thì cái kia tăng; hết ngày lại đêm, hết nóng lại lạnh, âm dương chuyển
  • 11. hóa cho nhau. Âm tiến đến cùng cực sinh dương, dương tiến đến cùng cực sinh âm. Con người không chỉ bị chi phối của quy luật âm dương mà còn bị chi phối của quy luật ngũ hành. Học thuyết cổ đại phương Đông cho rằng thế giới là do năm loại vật chất cơ bản nhất tạo thành: mộc, thổ, hỏa kim, thủy. Sự phát triển về biến hóa của các sự vật và hiện tượng (trong đó có con người) trong tự nhiên đều là kết quả 5 loại vật chất khác nhau vận động và tác động lẫn nhau. Học thuyết ngũ hành được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống. Đặc tính của ngũ hành: Mộc có đặc tính mọc lên và phát triển. Hỏa có đặc tính nóng, hướng lên trên. Thổ có đặc tính nuôi lớn, phát dục. Kim có đặc tính thanh tĩnh, thu sát. Thủy có đặc tính lạnh lẽo, lắng xuống dưới. Sự phối hợp giữa âm dương và ngũ hành tạo ra đặc tính riêng: - Dương mộc là cây của đại ngàn, cứng rắn làm trụ cột. - Âm mộc là cây cỏ; có vẻ đẹp kiều diễm, tính yếu mềm. - Dương hỏa là hỏa của mặt trời, chiếu sáng muôn nơi, vạn vật, tính mãnh liệt. - Âm hỏa là lửa của nến, chiếu sáng trong nhà, tính mềm yếu, có đức hy sinh vì người.
  • 12. - Dương thổ là đất trên thành, cứng, hướng dương, dưỡng dục cho vạn vật có đặc tính là cao thượng. - Âm thổ là đất của ruộng vườn, có chức năng nuôi dưỡng cây cối và ngăn nước, mềm mại và ẩm ướt, ở thấp, hướng về âm, đưa lại hạnh phúc cho mọi người. - Dương kim là kim loại của mũi kiếm, tính cứng khỏe, sát phạt, có đặc tính cương trực. - Âm kim là ngọc quý dùng để trang trí, sáng trong, ấm, có đặc tính là nhu nhược. - Dương thủy là nước của sông, hồ, biển chảy khắp nơi không ngừng, tính mạnh mẽ, thông suốt. - Âm thủy là nước mưa có khả năng biến thành khí, yên tĩnh, mềm yếu có khả năng nuôi nấng vạn vật. Con người là tiểu vũ trụ, là một sinh vật - vô cùng phức tạp vừa đối lập vừa thống nhất. Con người chứa trong nó nhiều thông tin tự có và thu nhận từ bên ngoài. Và đồng thời có khả năng thu nhận thông tin và phát thông tin. Chức năng này chịu ảnh hưởng của âm dương ngũ hành. Giữa người và vũ trụ có sự cảm ứng qua lại. Đó là quan hệ giữa khí âm dương ngũ hành của trời đất tương sinh tương khắc, tương chế, tương hóa với con người. Âm dương ngũ hành là loại vật chất vô cùng tinh vi chúng ta chưa thể biết về nó. Người xưa muốn biết tác dụng của âm dương ngũ hành đã dùng cách sắp xếp thiên can địa chí của giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người - Nó là thứ giao biến của đời người, chứa chất nhiều kịch tính phong phú, mang tính chất dự báo cho tương lai con người và cộng đồng. Âm dương cũng thể hiện trong tâm lý con người.
  • 13. Người ta chia ra 3 loại người: loại người âm, loại người dương và trung tính. Người âm tạng thì các đặc điểm về âm trội hơn, người dương tạng thì các đặc điểm về dương trội hơn. Có thể dựa vào vẻ mặt, hình dáng, giọng nói, dáng điệu, cử chỉ và tính tình để chia ra các loại người đó. Người ta nhận thấy người dương tạng dễ bị kích thích nhiệt tình sôi nổi. Người âm tạng khí chất lãnh đạm, trầm tĩnh. Ngoài ra có loại người bình tạng, loại người này cân bằng về mặt tâm lý. Đó là loại người tối ưu về thể tạng cũng như tâm lý. Để nhận biết người dương và người âm thì căn cứ vào thể tạng. Người dương tạng thân hình to khỏe, da nóng, sắc mặt tươi tắn, giọng nói to. Người âm tạng thì ướt, mát, sắc mặt xanh, giọng nói nhỏ, tròng đen mắt hướng lên cao. Sở dĩ có người dương tạng hay âm tạng là do chịu ảnh hưởng của di truyền bố mẹ và sự ăn uống hoàn cảnh sinh hoạt hàng ngày, khí hậu và cách sống của từng người. Tính cách của con người cũng chịu ảnh hưởng của ngũ hành. Mỗi hành có đặc điểm về tính cách khác nhau. Người ta dựa vào 4 tiêu chí: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh để biết ngũ hành của một người. Người mệnh kim ăn nói nghĩa khí, nếu kim vượng thì tính cách cương trực. Người mệnh hỏa thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, hay thích nói lý luận. Nhưng nếu hỏa nhiều, hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Người mệnh thổ là người trọng chữ tín, nói là làm. Nhưng thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, để bỏ mất thời cơ.
  • 14. Người mệnh mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng bao dung nhưng mộc vượng thì tính cách bất khuất. Loại người này thích hợp với nghề nghiệp quân sự và công an. Người mệnh thủy thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt, như nước chảy. Người mệnh thủy là người trí tuệ, thông minh ham học. Nếu thủy vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây ra tai họa. Đặc tính của ngũ hành là tương sinh, tương khắc. Trong con người cùng có năm chất khí đó nên cũng có tương sinh, tương khắc. Tương sinh: Kim sinh thủy Thủy sinh mộc Mộc sinh hỏa Hỏa sinh thổ Thổ sinh kim. Tương khắc: Kim khắc mộc Thủy khắc hỏa Mộc khắc thổ Hỏa khắc kim Thổ khắc thủy. Nếu trong đời một người ngũ hành tương sinh nhiều sẽ tốt tương khắc nhiều sẽ xấu. Đồng thời dựa vào số lượng hành trong 4 tiêu chí để biết được tính tình và con đường đời của người đó.
  • 15. Như vậy, để dự đoán được tâm lý con người và hoạt động của con người sẽ diễn ra như thế nào cần phải xác định cho được thành phần các hành trong mỗi người. Ví dụ: Người sinh giờ mão, ngày 7 tháng 3 năm 1964 có thể đối ra can chi: quí mão, đinh dậu, mậu thìn, giáp dần. Từ đó đối ra âm dương ngũ hành: Giờ - Quý Mão: âm thuỷ + mộc Ngày - Đinh Dậu: âm hỏa + kim Tháng - Mậu Thìn: dương thổ + thổ Năm - Giáp Thìn: dương mộc + thổ. Dựa vào tính chất tương sinh tương khắc của ngũ hành xem xét mà biết sự tương hợp hay không tương hợp tâm lý của vợ chồng, những người trong gia đình hay một nhóm xã hội hay không. Cách biết một phần nhân cách con người của người phương Đông xưa dựa vào âm dương ngũ hành là một tiêu chí cần được nghiên cứu nghiêm túc để có thể vận dụng trong tâm lý học nhân cách. 2/ Người phương Đông không có triết học theo nghĩa thông thường mà chỉ có đạo học Người phương Đông theo nhất nguyên luận - từ trước đến nay ta quen cách nghĩ nhị nguyên. Nhị nguyên là phân chia các vật trong đời ra làm hai phần biệt lập nhau, mâu thuẫn nhau để tiêu diệt lẫn nhau: Thiện – ác, tâm – vật, tĩnh - động. Theo tư tưởng phương Đông nhất nguyên luận quan niệm sự vật nào cũng có 2 bề: bề mặt và bề trái. Hơn nữa cả hai là một không thể tách rời nhau. Nho hay Lão đều quan niệm như vậy.
  • 16. Tư tưởng phương Đông thiên về đạo học hơn triết học. 3/ Người phương Đông trọng phẩm hơn là lượng. Văn minh lượng lấy tiến bộ làm lý tưởng. Đó là văn minh phương Tây hiện đại. - Người phương Đông lấy "Tận Thiện" làm lý tưởng. Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến "phẩm". Do đó nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hóa, không bằng ngày xưa. Những công trình văn hóa, mỹ nghệ, thơ văn, mỗi ngày bị mai một đi cùng với văn minh lượng, tôn sùng tiến bộ vật chất. Tại sao trong thời đại văn minh mà thấy cái gì cũng sa sút. Người xưa do khoa học kỹ thuật lạc hậu nên sống nghèo nhưng các giá trị văn hóa, tinh thần, mỹ thuật, văn chương, lý luận, tôn giáo, đã đến tận thiện, tận mỹ. Ngày nay về mặt lượng thì thấy có tăng, nhưng phẩm thì sa sút. 4/ Nhân cách người phương Đông thích sự im lặng hơn là nói ra Chân lý là vô cùng và vô cùng uyển chuyển nên nói ra không hết ý. "Ý tại ngôn ngoại" ý ở ngoài lời nói. Người phương Đông dùng tượng trưng qua chữ hình tượng trong kinh dịch, trong nhạc, họa, ngụ ngôn... 5/ Các quy luật vũ trụ chi phối cá nhân và cộng đồng a. Tử vi và Độn giáp có những quy luật sâu xa chi phối con đường phát triển của cá nhân.
  • 17. - Tử vi cho ta biết con đường phát triển bên trong của từng con người. - Độn giáp cho biết con đường phát triển bên ngoài của các cá nhân. Đây là loại quy luật mang tính khả năng, trong quan hệ bổ sung, ngẫu nhiêu và tất yếu; mang tính chủ quan và khách quan. Ý chí chủ quan của con người góp phần quyết định. b. Vũ trụ còn có những quy luật chi phối cộng đồng. Nhưng những quy luật này còn mang tính khả năng, tính khách quan kết hợp với chủ quan. Hiểu được mệnh của cá nhân và cộng đồng - còn phải hiểu đến thân - cái tạo nên ý chí. 6/ Con người là tiểu vũ trụ Con người về cơ bản mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Giữa con người và vũ trụ có quan hệ nhau: Con người - Vũ trụ Tâm linh - Tâm linh Vật lý - Vật lý Trong con người có đại ngã và tiểu ngã. - Đại ngã: là cái một - đạo thấm vào người. Đó là cái không tôi hay gọi là cái nó - cái vô thức. - Tiểu ngã là cái tôi: cái tiểu ngã là phụ, đại ngã có vai trò chính.
  • 18. + Con người thường hay quên cái đại ngã của mình, mà ra quá mức vào tiểu ngã. Đó là nguyên nhân làm suy đồi đạo lý làm người. Con người sống lành mạnh phải biết dung hòa giữa đại ngã và tiểu ngã. Con người nhận biết được tiểu ngã qua cảm giác và tư duy. Nhưng đại ngã khó nhận biết được. Có những phương pháp tiếp cận của cận sinh học, cận tâm lý học, cận vật lý để tìm hiểu đại ngã. Các cấu trúc của tiểu ngã và đại ngã của nhân thế theo Raymond Reaut (Pháp) (xem hình 1, 2, 3, 4, 5) Con người cũng là một hệ thống mở, con người liên hệ với vũ trụ bao la, nên con ngừời cần biết được các thông tin của vũ trụ. Nhịp sinh học của con người và Trái Đất; ảnh hưởng của mặt trăng và vũ trụ. Trong con người có 365 kinh lạc và 365 khớp, phù hợp 365 ngày trong 1 năm. - Quy luật con số: chi phối con số 2 và 5 (2 mắt, 2 chân, 2 tai, 5 ngón tay). 7/ Đời sống tâm lý con người phải cân bằng, không thái quá - Trong cuộc sống xác thịt và tâm linh phải hài hòa. Có nghĩa là âm dương phải điều hòa. Tâm linh là dương Xác thịt là âm. - Âm dương biến đổi theo quy luật: Âm phát triển cực đại sang dương. Dương phát triển cực đại sang âm. Như vậy mọi sự thái quá sẽ chuyển từ cực này sang cực kia, không tạo nên sự cân bằng.
  • 19. - Mọi sự thái quá sẽ gây cực đoan. Ăn uống không điều độ sẽ tạo con người có khuôn mặt khác đi. - Sự tiến hóa là một quá trình vận động của âm - dương biến đổi nhau: Âm sinh - Âm tướng Dương sinh - Dương tướng Âm cực - sinh dương. Dương cực - sinh âm. Ông cha ta nói: "Không ai giàu (quá) 3 họ, không ai khó (quá) 3 đời. Thịnh rồi suy, suy rồi thịnh. Đó là quy luật của sự tiến hóa. Theo cổ nhân: + Thời kỳ dương thịnh từ năm 2196 (trước công nguyên) đến năm 504 khoảng 2700 năm. + Thời kỳ âm thịnh từ năm 504 đến năm 3204 (2700 năm). Sự sống chết là quá trình âm tụ và dương tán. Ra đi (cuộc sống) là âm tụ Trở về (cái chết) là dương tán. Bước ra đi là đại ngã tụ thêm tiểu ngã. Bước trở về là tiểu ngã tan ra để trở lại đại ngã. - Con đường tiến hóa của con người là từ đại ngã đến tiểu ngã rồi từ Tiểu ngã đến đại ngã. Tức là con đường đi từ tiên thiên đến hậu thiên (cõi trần) rồi sau đó đi từ hậu thiên đến tiên thiên (cõi trời).
  • 20. 8/ Sự sáng tạo của nhân cách (con người) là tạo nên ý thức thuần khiết hay còn gọi là minh triết. Sự minh triết nhờ siêu thiền định. Ý thức thuần khiết là cội nguồn của mọi sáng tạo hài hòa cũng như trong bông hoa chất nhựa làm cho cây phát triển là không màu - thuần khiết. Bằng sự thuần khiết của ý thức con người sẽ được sự hỗ trợ của tự nhiên để hành động. Sự thanh thản trong tâm hồn con người sẽ có những tư tưởng hoạt động có hiệu lực và làm việc sẽ có kết quả hơn. Trong trạng thái đó con người sẽ phát ra những sóng sinh động và hài hòa với môi trường xung quanh. 9) Sự ổn định trong một thời điểm và sự biến đổi theo thời gian của nhân cách - Xét về một thời điểm của ngũ hành: Các yếu tố tương sinh + Thổ sinh kim + Kim sinh thủy + Thủy sinh mộc + Mộc sinh hỏa + Hỏa sinh thổ. Các yếu tố tương khắc: + Kim khắc Mộc + Mộc khắc Thổ + Thổ khắc Thủy
  • 21. + Thủy khắc Hỏa + Hỏa khắc Kim. Xét về các thời điểm khác nhau: - Mộc: Sinh thành - Hỏa : Trưởng thịnh - Thổ: (Hoá) - Kim: Thân Suy - Thủy: Tàng Huỷ 10/ Đặc điểm nhân cách của con người theo ngũ hành a) Người mộc. - Mộc vượng: Người có mộc vượng thì năng động, liều lĩnh, can đảm, hay nổi giận, hay nói. Trong chiêm bao (giấc mơ) thường thấy cảnh đánh nhau, thấy cây xanh tươi, thấy rừng và các vật màu sáng. - Mộc suy: Thụ động, nhu nhược, không dám hành động, bi quan, chủ bại. Trong mơ thường thấy bị rượt bắt, bị đánh đập không chống lại nổi, thấy cây lá úa. b) Người Hỏa: - Hỏa vượng: sôi nổi, nóng nảy, cuồng nhiệt, hay cười vô cớ. Trong giấc mơ thấy màu sắc đỏ tươi như máu, thấy lửa, các vật màu đỏ rực. - Hỏa suy: Tinh thần bất ổn, hay lo lắng, thiếu sáng suốt. Trong giấc mơ thấy vật tái xanh, trắng bệch hay đỏ bầm. c) Người Thổ:
  • 22. - Thổ vượng: vô tư, hay hát, trong giấc mơ thấy cảnh vật màu vàng tươi. - Thổ suy: ưu tư, hay nghĩ ngợi, hay thương nhớ. Trong giấc mơ thấy cảnh vàng tía. d) Người Kim: - Kim vượng: hay trầm tĩnh, biết chịu đựng, kiên nhẫn, ôn hòa. Trong giấc mơ thấy vật trắng bóng. - Kim suy: Loại người hay buồn rầu, hay khóc. Trong giấc mơ thường thấy màu trắng bệch hay thấy bay bổng lên. c) Người Thuỷ: - Thủy vượng: có ý chí mạnh. - Thủy suy: Hay sợ hãi, hay rên rỉ. Trong giấc mơ thường thấy lạnh lẽo, thấy nước hay cảnh vật màu đen. III – NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NHÂN CÁCH DƯỚI DẠNG TRƯỜNG SINH HỌC – VẬT LÝ 1. Khái quát về những biểu hiện của nhân cách Thể hiện qua hình dạng và độ sáng của năng lượng tỏa ra của con người. Năng lượng này tỏa ra một màu vàng trên đầu và trên vải lan ra khỏi cơ thể một khoảng từ 3 đến 8 inso. - Tư tưởng càng thanh cao thì càng sáng. - Tính cách ích kỷ giống như những cái mộc - Tư tưởng hiếu kỳ cao độ có dạng xoắn, màu vàng
  • 23. - Sự tức giận, kéo dài có hình mũi tên nhọn, màu đỏ. - Tiếng cười hồn nhiên của trẻ em là đường cong màu hồng - Sự ghen tuông có hình con rắn và màu nâu sạm. - Tiếng cười thân ái có làn sóng tròn đẹp, màu vàng hoặc xanh. - Tiếng cười bỉ ổi giống như tiếng nổ, không biên giới rõ ràng và có màu xám bẩn. - Thái độ nhăn mặt có hình mũi tên đỏ bầm hẳn lên trên. - Tiếng cười ích kỷ có dạng những vũng bùn sôi sùng sục. - Tư tưởng sùng ái có dạng đóa hoa màu xanh lá cây hay hình tháp có đỉnh hướng lên trên. Các năng lượng tỏa sáng có thể giao thoa nhau: khi gặp 2 người yêu nhau thì vòng tỏa sáng sẽ thành vòng cung nối hai quả tim với nhau. Các hình tư tưởng khác nhau sẽ có thời gian sống khác nhau. Khoa học về tư tưởng là một khoa học lớn về nhân cách. Tương lai thế kỷ sau khoa học này sẽ được phát triển. - Cơ thể có khả năng tự phát sáng như tinh tú. 2. Trường sinh học và nhân cách Người ta nhận thức mỗi con người có những dạng trường sinh học khác nhau. Điều dễ phụ thuộc vào sự phòng vệ của nhân cách chống lại bên ngoài. - Dạng con nhím: Trường sinh học có nhiều gai nhọn, sắc. Một người ngoại cảm có cảm giác các đầu gai đâm vào ngón tay mình.
  • 24. - Dạng rút lui: Một phần trường sinh học rời bỏ trong thân thể giây lát dưới dạng một đám mây (màu xanh nhạt) trong lúc đó thì mặt không đờ đẫn, bề ngoài làm ra vẻ lắng nghe. - Dạng vía lệch ra bên cạnh: Trường sinh học lệch một phần ra ngoài cơ thể vật lý trong một thời gian khá lâu có khi đến mấy năm. Trong thực tiễn hiện tượng này gọi là mất linh hay mất vía. - Dạng khước từ miệng: Xuất hiện nhiều năng lượng màu vàng ở đầu và tắc nghẽn trầm trọng ở cổ. Trường sinh học suy yếu hẳn ở phía dưới cơ thể và xuất hiện hiện tượng nhọc nhằn bất động. - Dạng hút vào chủ thể để phòng vệ, hút năng lượng trường sinh học của người xung quanh. - Dạng dao quắm: Chủ thể đang đối đầu với một người hay một nhóm người khác, hình thành một con dao quắm nơi đỉnh đầu của chủ thể, có thể phóng đến đối thủ và tóm lấy đầu đối thủ. - Dạng vòi: Các vòi của chủ thể vươn tới luân xa 3 của đối thủ để đoạt lấy nguyên khí và lôi nó ra ngoài. - Dạng ác khẩu “những mũi tên mềm”: Trường sinh học của chủ thể làm bắn nhiều mũi tên trong không gian gây đau đớn cho đối phương qua ác khẩu, làm nhiễu trường sinh học của đối phương. Các mũi tên này chọc tức đối phương, đồng thời giải tỏa cơn giận của chủ thể. - Dạng phối hợp: Chủ thể bắn các mũi tên mềm ở phía trên thân thể để làm bẽ mặt đối phương, đồng thời né tránh cảm giác của bản thân mình dồn về phía dưới. - Dạng cuồng loạn (hysteris): Chủ thể phản ứng lại các mũi tên của đối phương bằng cách làm cho nó bùng lên sự thịnh nộ của mình để nhiễu trường sinh học của đối phương. Qua sự thịnh nộ này nhiều tia chớp đủ màu hỗn loạn tỏa ra.
  • 25. - Dạng ngăn biên giới: Chủ thể tự rút lui ra khỏi tình huống bị đối phương tấn công bằng cách củng cố biên giới của mình. Dạng phô trương quyền lực, ý chí, chủ thể tuyên bố quyền tối thượng của mình làm cho đối phương sợ. 3. Nhân cách và vấn đề khai mở luân xa - Luân xa là nơi tập trung tiếp xúc nguồn năng lượng con người và vũ trụ. - Trong con người có: + 21 sóng năng lượng tạo ra đại huyệt. + Giao thoa 14 sóng tạo ra trung huyệt. + Giao thoa 7 hoặc nhỏ hơn 7 huyệt tạo thành châm cứu. Có 6 luân xa được khai thác hiện nay là: + Luân xa 6 nằm giữa trán liên quan tới vỏ não, làm tăng cường năng lượng hệ thần kinh và hoạt động chân tay. + Luân xa 5: ở cột sống ngang vai liên quan đến cơ bắp. + Luân xa 4: ở cột sống ngay tim. Nó giúp con người thanh thản bình tĩnh, dễ dàng thông cảm với người khác. + Luân xa 3: ngang thân, liên quan tới gan thận, dạ dày. + Luân xa 2: đốt sống cuối cùng liên quan tới bài tiết sinh lý. 4. Hào quang và nhân cách a) Các vầng hào quang là năng lượng mang tích tổng hào quang thể của vật chất.
  • 26. Năm 1939 Kirlian đã chụp được hào quang của cỏ cây và con người. Người ta thấy có 7 vầng hào quang bao bọc cơ thể sống. Hào quang có thể cao 2,5m, dày 1m bao quanh thân người. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy rõ hào quang 1, 3, 5, 7. Các hào quang có cấu trúc vật chất và mật độ khác nhau, nhưng chúng luôn luôn chuyển động và tạo nên sóng đứng và vật chất mịn. Mỗi vầng hào quang thể hiện hình thái cơ thể sống và tâm lý con người. * Vầng hào quang 1 (cảm giác thể chất). - Bao sát thân thể khoảng 2,5 cm có màu xanh nhạt hoặc xanh xám. - Tạo nên cảm giác thể chất và hoạt động thể chất. * Vầng hào quang 2 (cảm xúc). - Cách da 2,5 - 7,5 cm, màu từ sáng chói đến xám xỉn nhưng chứa tất cả các màu cầu vồng. - Đặc trưng tạo nên cảm xúc, cảm nghĩ. * Vầng thứ 3 (tâm thần) - Cách da 7,5 - 20,5 cm. - Màu vàng chói - Thể hiện đời sống tư duy * Vầng thứ 4 (tinh tú). - Cách da 15 - 25 cm - Màu hồng
  • 27. - Thể hiện tình cảm yêu đương. * Vầng thứ 5 (hình thái bổ sung). - Cách da 15 - 60 cm - Màu trong suốt trên nền xanh: vầng hình trái xoan. - Thể hiện thái độ, lời nói trách nhiệm. * Vầng thứ 6 (thượng giới). - Cách da 60 - 82 cm - Màu phấn là chủ yếu - Thể hiện trí tưởng tượng, suy đoán, vượt giới hạn hữu hình. * Vầng thứ 7 (nhân quả). - Kích thước tùy bản thể. - Gồm những sợi tơ vàng - bạc lấp lánh; có vỏ dày 0,6-12 cm giao tiếp và phòng vệ năng lượng với môi trường, có tần số rung động lớn. - Chứa đựng sơ đồ cuộc sống trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Đặc trưng thể hiện bản thể vật chất và tâm linh. Như vậy, trường hào quang của con người có 7 vầng, luôn biểu hiện cảm giác, cảm xúc, tư duy, trí nhớ, tính cách, trạng thái sức khỏe con người. b) Mối tương tác của hào quang: Đặc trưng của tương tác hào quang là không phụ thuộc vào không gian ba chiều và thời gian tuyến tính. + Tương tác vật lý trường điện tử
  • 28. - Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. - Tương tác lên vật có từ tính, vật dẫn điện. - Khác dấu thì hút, cùng dấu thì đẩy. - Nguồn phát có thể cùng chiều thông tin - Truyền dẫn bị tiêu hao + Tương tác hào quang - Không phụ thuộc vào không gian và thời gian. - Tương tác lên bất kỳ vật gì đặc biệt là cơ thể sống. - Như nhau thì cộng hưởng, khác nhau thì chinh phục - Mọi nguồn phát đều thiếu thông tin. - Ít bị tiêu hao. c) Tác dụng của hào quang. - Tạo khuôn mẫu cho cơ thể sống. Một lá cây xuất hiện sau khi khuôn mẫu hào quang của nó xuất hiện, định hình cho chiếc lá. Những tư duy của con người phát ra định hình cho hình thái hành động cho chủ nhân đó. - Hình thành tư tưởng tình cảm. Những rung động của trường năng lượng sinh học hình thành nên những tình cảm, tư tưởng con người. Những tác động của môi trường giao tiếp, học hỏi, nghiên cứu tác động lâu ngày tạo nên tư tưởng tình cảm.
  • 29. - Đồng hóa, cộng hưởng hào quang như: Những tư tưởng lớn, cùng chí hướng, cùng lý tưởng dễ gặp nhau. Vì từng năng lượng rung động cùng tần số và hiện tượng cộng hưởng dễ xuất hiện. Muốn cảm hóa người khác, trước hết phải có trường sinh học mạnh, lấn át được hào quang người khác, hoặc chinh phục trường năng lượng đối phương. Những tư tưởng tốt đẹp sẽ tạo được những giao cảm, rung động hào quang người khác. - Phản ứng và phòng vệ năng lượng. Tương tác trường năng lượng sinh học sẽ tạo ra phản ứng và phòng vệ khi các trường hào quang không trùng hợp. Bản thân chủ nhân của trường năng lượng sinh học phát những thông tin không tốt lành sẽ tạo ra màu sắc hào quang u tối xám xịt, tạo những rung động bất ngờ, gây tổn hại hào quang của chính mình và ảnh hưởng đến hào quang của người khác. d) Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang: Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang rất lớn, có khi nó định hình và thay đổi hào quang. - Ảnh hưởng của thông tin tốt: Những thông tin tốt như tình yêu thương sinh ra màu hồng sáng, tính cần mẫn sinh ra màu sáng bạc và ý tưởng về sức khỏe tốt sẽ có màu hoàng kim.
  • 30. Những thông tin tốt sẽ giúp mở rộng hào quang thân thể, kết quả là con người sẽ sống tốt hơn, thánh thiện hơn và có sức mạnh về tinh thần và vật chất. Những thông tin tốt sẽ có tương tác tích cực lên cơ thể sống xung quanh. Những thông tin tốt sẽ giúp ích cho cộng đồng, cho xã hội. - Ảnh hưởng của thông tin xấu: Những tư tưởng hận thù, thành kiến sẽ có tác hại ghê gớm lên hào quang của chính chủ nhân và có ảnh hưởng xấu lên cộng đồng. Những ý nghĩ xấu lâu ngày tạo thành thành trì tác động lên thân thể bên trong, gây nên bệnh tật. Như vậy, giữa hào quang và nhân cách con người có mối tác động làm cho hào quang con người sáng rõ. Hào quang là sự biểu hiện một khía cạnh nào đó nhân cách con người. IV – MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG 1. Tính thiện trong nhân cách người phương Đông. Người phương Đông đề cao tính thiện. Mọi tu thân, xử thế, chính trị đều hướng tới thiện. - 423 lời Phật dạy được ghi trong Pháp cú kinh đều nói về tính thiện. - 550 bài nói của Khổng Tử trong Luận ngữ đều đề cập tới tính thiện. - 81 chương của Đạo đức kinh của Lão Tử phần lớn đều nói đến thiện. Tính thiện trong việc tu thân:
  • 31. Lão Tử nói: "Ta có 3 vật báu thường ôm giữ: Một là từ, hai là kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ." Từ là từ bi hiền lành, rộng lòng thương kẻ khác là người mạnh. Mạnh là thắng được mình. Như vậy, thì không có kẻ thù. Sức mạnh của người quân tử là tự thắng vậy. Kiệm: Biết chi tiêu hợp lý, không phung phí là người có tấm lòng rộng mới làm nổi. Họ không thái quá, vì thái quá sẽ gây ra tội ác. Không dám đứng trước thiên hạ: Có nghĩa là không tranh giành địa vị để được ngồi cao. Còn việc có được vị trí trong xã hội hay không là phải được sự công nhận của tự nhiên, chứ không do mình tranh dành mà có. Biết đủ (ĐĐK): "Không hoạ nào lớn bằng không biết đủ. Không hại nào to bằng muốn được. Bởi vậy, biết đủ trong cái đủ thì luôn luôn đủ". Đa số con người muốn được, muốn cái không phải của mình, muốn cái quá sức của mình. Lòng tham đó làm cho người thiếu nhân cách. Vì vậy, phải dứt bỏ lòng tham lam, phải biết đủ, biết dừng đúng lúc. Sống giản dị, chất phác (ĐĐK): "Ăn ở giản dị và chất phác, ít riêng tây, ít tham dục". Giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm ngôn từ, trong quan hệ với mọi người. Thân và Danh (ĐĐK): "Thân và danh cái nào quý hơn? Ở đời những người biết tự trọng thân mình thì danh lợi đối với họ không đáng giá. Cái giá trị nhất của họ là đạo đức." Biết người là trí, biết mình là sáng.
  • 32. "Biết người là trí, biết mình là sáng". Thắng người là có sức, thắng mình là mạnh. Biết đủ là giàu. "Biết người là trí" - Đó là sự nhận biết, nhận thức thế giới, nhận biết người khác. Nhận biết người khác chỉ cần lý trí là đủ Còn biết mình là sáng, bởi vì biết mình phải tự cảm, tự thấu hiểu, tự xét mình thường sai lầm. Biết mình là sáng vì phải có năng lực gạt bỏ cái tôi. Vì thế biết mình phải cao hơn biết người. Thắng người là sức, thắng mình là mạnh, thắng mình mới khó vì phải đấu tranh với cái tôi của mình. Biết đủ là giàu. Mức độ giàu nghèo tùy theo sự ham muốn. Muốn nhiều đã có rồi muốn có nữa. Sự ham muốn đó vô vàn. Cho nên không biết thế nào là đủ. Chỉ khi nào biết đủ mới giàu. Mềm yếu - cứng mạnh. "Người mới sinh ra mềm yếu. Khi chết thì cứng mạnh- Vạn vật cỏ cây mới sinh ra thì mềm dịu, khi chết thì khô héo - nên cứng và mạnh là đường chết, mềm và yếu là đường sống". Trong quan hệ con người phải biết lúc cương lúc nhu. Nhưng nhu thường là thành công. Ngay cả lúc đấu tranh cũng phải lựa lời lần nói cho dịu mềm. Lấy mềm thắng cứng, lấy nhu thắng cương mới là lẽ biết đời. Thích Ca: + Phải sống hợp đạo đức. "Đời ta yên lặng, không oán, không phiền. Người đều thù oán, ta vẫn thản nhiên". Mỗi con người được sống yên vui là nhờ tâm thiện, không thù, không oán. Thù oán sẽ nối thù oán. Lòng nhân nhân lên lòng nhân.
  • 33. + Hãy tự thấy mình. Tự thấy là quý, nên gọi vua người. Giữ ý rèn mình, tự bớt không thôi. Tự thấy mình là điều kiện tiên quyết dẫn đến thiện. Thắng mình rất khó thực hiện. Phải tự rèn mình, bỏ bớt dục vọng. + Phải sống thanh thản. "Đời ta yên lặng, không nghĩ quanh co. Người đều lo sợ, ta vẫn không lo". Chính là tâm chính thì không gì phải lo sợ. + Phải giữ tâm thiện. "Thương giữ tâm luôn, giữ đừng giận nóng. Tâm ác phải trừ, nghĩ theo đạo đúng". Tâm có thiện thì mới sáng nhân lễ trí tín. + Biết nhận sự cuồng dại của mình là trí. "Người ngu chịu nhận ngu, đáng vào bậc khôn giỏi. Kẻ ngu mà khoe khôn, ấy là ngu quá đỗi". Nếu người không hiểu biết không nhận thức sai lầm của mình, còn người khôn thì nhận biết được sai lầm của mình để sửa chữa. Đó là người có trí. + Hãy từ bỏ tham vọng thấp hèn: "Chớ gần thói đê hèn, chớ theo phương càn rỡ, chớ gây giống gian tà; chớ theo đòi làm dở" + Dứt bỏ tật xấu: không giận, không kiêu, tham yêu, tránh bỏ. Danh sắc đều không; vô vi hết khổ. Những thói xấu như tham lam, oán giận, kiêu căng, hám danh lợi, dục vọng làm hại con người tạo nên thói hư tật xấu. + Chính ta là vị cứu tinh của ta: Tự ta sẽ làm tất cả. Tự ta sẽ vươn lên, tự ta sẽ tìm con đường để đạt đến sự thành đạt. Tự cứu lấy mình, tự hướng vào đạo thiện. Việc thành đạt là tại ta. 2. Tính nhân. Đức nhân (luận ngữ) của Khổng Tử.
  • 34. Phàn Trì hỏi về đức nhân. Khổng Tử đáp: "Ăn ở đối đãi phải khiêm cùng, làm việc phải nghiêm cẩn, giao thiệp với người phải trung thực. Dẫu nước di dịch, cũng không thể bỏ điều ấy". Cư xử với người phải cung tức là phải nhún nhường, kính trọng. Khi làm việc phải nghiêm chỉnh, cẩn thận. Quan hệ với mọi người phải lấy trung làm đầu. Người nhân (luận ngữ). Tử Cống hỏi: "Nếu ngươi thi ân cho nhân dân và cứu giúp đại chúng, thì người ấy thế nào? Có thể gọi là người nhân được không?" Khổng Tử đáp: "Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Phải gọi là bậc thánh chứ - Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm được vậy". Khổng Tử phân biệt thánh với nhân. Thánh cao hơn nhân. Được gọi thánh phải trí sáng, tâm thiện, thi ân, cứu giúp đại chúng. Người có đức: Tử Trương hỏi: Làm thế nào để đi đâu cũng được dễ dàng? Khổng Tử đáp: Lời nói trung thực, hành vi phải thân kính - như vậy dầu đi đến nước Man; Mạnh cũng dễ dàng. Khổng Tử nói: "Người có đức tất có lời nói hay, người có lời nói hay chưa hẳn đã có đức". Người có đức nói hay vì có lời đức độ của họ. Khổng Tử quan niệm trong con người cần có 5 đức tính: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhưng nhân là cái gốc, đứng đầu các điều thiện của con người.
  • 35. Nhân, Khổng Tử quan niệm phù hợp với từng trường hợp, từng người. Nhân là gì? Khổng Tử trả lời cho từng người: Đối với Nhan Tử: Tự mình trở lại theo lễ là nhân. Đối với Phàn Trì: Yêu người là nhân. Đối với Trọng Cung: Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dân phải như làm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai. Đối với Tử Trương: Có thể làm được năm điều trong thiên hạ là nhân vậy: là cung, khoan, tín, mẫu, huệ. Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫu thì có công, huệ thì đủ khiến được người. Nhân còn có nghĩa rộng hơn là nhân ái - yêu người, yêu vật, đó là lòng tự nhiên, bình thản. Người có nhân thì sáng suốt, bình tĩnh. Nhân là gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất. Khổng Tử lấy nhân để làm chỗ dựa cho chính trị, học thuật, lễ nghi trong xã hội. Đối với từng người nhân là cái gốc để giữ vững nhân cách. Nhân cũng có thể thấp cho ai cũng làm được, nhưng cũng là cao vô cùng. Nhân là cái đích tu dưỡng của con người. Ai đã tu dưỡng đến bậc nhân thì làm việc gì cũng thích hợp với trời đất. Nhân còn có nghĩa là trung, đó cũng là đạo đối với người, với nước và đối với mình. Nhân còn có nghĩa là hiếu đễ. Đó là lòng kính yêu cha mẹ, người lớn. Tể Dư bị Khổng Tử mắng là bất nhân vì bất hiếu, không nhớ công ba mẹ bồng bế ba năm mà muốn rút thời gian để tang cha mẹ từ ba năm xuống còn một năm.
  • 36. Nhân cũng gồm có nghĩa. Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính lợi cho mình, cũng không cần biết hậu quả ra sao. Lễ cũng là một bộ phận của nhân. Lễ là ngọn, nhân là gốc. "Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì?" Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân, Khổng Tử đáp: "Khắc kỉ (chế thắng tư dục) mà trở về với lễ thì là nhân... Cái gì không hợp lễ thì đừng nhìn, không hợp lễ thì đừng nghe, không hợp lễ thì đừng nói, không hợp lễ thì đừng làm". Muốn làm điều nghĩa phải dũng. Khổng Tử nói: "Nhân giả tất hữu dũng" (Người có nhân tất phải có dũng). Nhân phải có trí vì nó sáng suốt thì mới lợi cho đức nhân mới biết cách giúp người mà không làm hại cho người, cho mình. Khổng Tử nói: Ham đức nhân mà không ham học thì bị sự che lấp làm ngu muội... Phải sáng suốt mới biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét, đề bạt người chính trực, bỏ người cong queo. Nhân còn liên quan với trực, tính thận trọng. Nhân gồm nhiều đức tính như không một đức nào đủ là nhân được. Ví dụ trung thực chưa phải là nhân. Như Tử Văn nước Sở ba lần làm Lệnh doãn mà không mừng, ba lần bị bãi chức mà không hận, lại đem việc cũ bàn giao cho người thay mình, chỉ là trung thực, chứ không chắc có gì để gọi được là nhân. Nhân của Khổng Tử khác với thuyết kiêm ái của Mặc Tử. Nhân của Khổng Tử mang tính đẳng cấp, kiêm ái thì ai cũng như ai, không phân biệt thân sơ, riêng chung. Người nhân thì yêu người tốt ghét người xấu - Còn người kiêm ái thì không phân biệt tốt xấu. Nhân của Khổng Tử khác xa với từ bi của đạo Phật.
  • 37. Phật thương người và cứu giúp chúng sinh. Còn nhân của Khổng Tử yêu người giúp cho người tu thân hăng hái sống trong cõi đời chứ không phải trên Niết Bàn. Học thuyết của Khổng Tử có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi thế giới. Nhiều quốc gia đã coi học thuyết của ông là quốc giáo; ảnh hưởng của học thuyết của ông rất sâu sắc nhiều lĩnh vực. Chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, tâm lý, xã hội và ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp khác nhau, từ người dân đến quan lại, vua tôi. Đặc biệt học thuyết của Khổng Tử còn ảnh hưởng to lớn đến nhiều thế hệ con người từ mấy nghìn năm cho đến nay. Nhiều tư tưởng của ông đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân và làm nền tảng cho một nền luân lý dân tộc. Nhưng học thuyết của ông quá cao, nên không ai dung nạp được ông, vua các nước đều xa lánh, không nghe lời khuyên của ông. Ngay cả mục đích giáo dục của ông cũng thất bại. Ông muốn đào tạo một lớp người có đức có tài ra làm quan giúp dân, nhưng chỉ tạm được mươi người chưa hoàn hảo về đức và tài. Trong 40 năm đào tạo mà chỉ được từng ấy học trò có ích thì quả là thất bại. Nhưng học thuyết của ông về nhân ái, vẫn mãi mãi là bài học đạo đức soi sáng nhân cách cho đời sau. 3. Tính hòa nhập trong nhân cách của người Việt Nam. Nếu ta coi nhân cách là hệ thống phẩm chất giá trị xã hội của cá nhân về mặt tinh thần thì dễ dàng ta thấy tự hòa nhập là một đặc điểm trong nhân cách của người Việt Nam xưa. Điều thấy rõ nhất con người hòa nhập với thiên nhiên, trời đất, với con người trong cộng đồng và người cộng đồng. Sự hòa nhập đó thể hiện trong mối quan hệ với xóm làng, sự giao lưu trong các 54 dân tộc Việt Nam, với các nước lân bang.
  • 38. Người Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng. Chính trong mối quan hệ này người ta giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn. Thậm chí người Việt Nam còn coi láng giềng hơn cả anh em xa. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Những người nào có những hành động xấu xa không dám về với làng xóm láng giềng. Các hội làng, lễ làng là có dịp cho người Việt Nam hòa nhập. Trong các cuộc hội làng người ta hay tổ chức các cuộc thi: thi nấu cơm, đua thuyền, thi chọi gà... Đó là những dịp để cho mọi người được hòa nhập trong văn hóa của cộng đồng. Điều đặc biệt trong nhân cách người Việt Nam là sự hòa nhập vào với thiên nhiên, sự hài hòa. Mái đình, cây đa, bến nước còn ghi đậm trong tâm trí của người Việt Nam một thời đã sống ở quê hương. Cảnh quang chùa thường cũng có một hồ nước với hoa sen tỏa thơm ngát, núi non bộ, cây bồ đề, cây đại, hoặc tùng, bách... Kiến trúc chùa, đình thường thể hiện được nguyên lý âm dương, ngũ hành. Chùa Một Cột ở Hà Nội thể hiện nguyên lý đó. Chùa có một cột tròn ở dưới hình vuông ở trên thể hiện âm trên dương dưới. Mỗi ngôi chùa đều có gác chuông - Chuông càng ngân vang xa bao nhiêu thì từ bi của đức Phật càng thấm sâu vào chúng sinh bấy nhiêu. Chùa có 4 mái và một nóc là ngũ hành, có 3 cửa gọi là tam quan. Cửa định (kiên định theo con đường của Phật), cửa giới (giữ nghiêm giới luật), cửa tuệ (trí tuệ sảng suốt). Tam quan cũng có nghĩa là khổ, vô thưởng, vô ngã. Đã bước vào cửa tam quan là đi vào cõi Phật, thoát khỏi trần tục, con người thanh thản. Đàn tế trời ở Huế gọi là đàn Nam Giao. Đàn tế lộ thiên gồm 3 tầng bệ chồng lên nhau. Tầng dưới hình vuông màu đỏ, thể hiện yếu tố nhân (Người, con đẻ xích tử), tầng giữa hình vuông, màu vàng (thể hiện đất), tầng bệ trên cùng hình tròn màu xanh tượng trưng cho trời - Ba tầng đó thể hiện thiên địa nhân hợp nhất.
  • 39. Đồ đặt trên bàn thờ Phật hoặc tổ tiên cũng thể hiện âm dương ngũ hành. Bát hương thể hiện hành thổ, cây đèn nến biểu hiện hành hỏa, lọ hoa biểu hiện mộc (phương Đông mặt trời mọc là hành mộc, ý nghĩa khai hoa), mâm ngũ quả thuộc hành kim (phương Tây - kết quả): rượu nước hành thủy. Trong mâm ngũ quả cũng thể hiện rõ ngũ hành. Cam, quýt đỏ thuộc hỏa, chuối vỏ xanh thuộc mộc, bưởi vàng thuộc thổ, na ruột trắng thuộc kim, hồng tía (đen) thuộc thủy. Như vậy, trong nhân cách người Việt Nam bao giờ cũng muốn mình hòa nhập với thiên nhiên, với cộng đồng, với trời đất, với tổ tiên. Sự hoà nhập đó làm cho con người thanh thản, trong sáng. Nếu thiếu sự hòa nhập đó con người cảm thấy mình thiếu hụt trong nhân cách, trống vắng trong nhân tâm của mình đối với cộng đồng. Tất nhiên về đặc điểm nhân cách người Việt Nam đã được giáo sư Trần Văn Giàu đúc kết gồm có 7 phẩm chất: Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Tôi nghĩ rằng đặc điểm nhân cách người Việt Nam có những nét đặc trưng nữa, nhất là trong thời kỳ đất nước ta đổi mới hiện nay. Phải chăng đó là sự thích ứng hòa nhập với cộng đồng trong nước và thế giới với thiên nhiên, đất trời. Trong chương II chúng tôi đã trình bày tóm lược những tư tưởng phương Đông cổ đại có liên quan đến nhân cách. Chúng ta rất trân trọng những giá trị văn hóa của những tư tưởng này. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp thu có chọn lọc và với thái độ cầu thị: "đãi cát lấy vàng". Việc ứng dụng những tư tưởng phương Đông cổ đại này phải thận trọng, nghiêm túc trên tinh thần nghiên cứu một cách khoa học thì sẽ đem lại những kết quả nhất định cho việc nghiên cứu nhân cách hiện nay.
  • 40. Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY Hiện nay, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách. Để xây dựng một khoa học về nhân cách, trong tâm lý học không thể không nghiên cứu về các học thuyết này. Song chúng ta cũng không thể nghiên cứu được tất cả các học thuyết ấy. Ở đây xin giới thiệu một số trường phái lớn trong tâm lý học phương Tây về nhân cách: Phân tâm học, Ghestalt, chủ nghĩa nhân văn và tâm lý học nhận thức của Piaget. I. PHÂN TÂM HỌC CŨ VÀ MỚI VỀ NHÂN CÁCH 1. S. Freud về nhân cách Học thuyết có ảnh hưởng to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội ở phương Tây là học thuyết phân tâm của Freud. Sigmund Freud là người Do Thái (1856 - 1939) sinh ở miền trung Tiệp Khắc, học ở Viên (Áo), làm việc ở Áo và sau đó sang Mỹ. a) Các giai đoạn phát triển tư tưởng Freud Quá trình hình thành tư tưởng của Freud có thể chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Freud hợp tác với các nhà khoa học, đặc biệt là Brener từ năm 1893 - 1895. Ông đã cùng với Brener viết cuốn "Nghiên cứu chứng loạn thần kinh". Sau đó ông tạo ra phương pháp điều trị mới gọi là phân tâm học. Phân tâm học là phương pháp chữa bệnh tâm thần, trong đó ông nhấn mạnh đến tình dục là nguyên nhân chủ yếu của nhiều bệnh thần kinh và tinh thần. Đồng thời tình dục cũng tham dự vào việc sáng tạo nền văn hóa nghệ thuật của nhân loại. Tóm lại, trong giai đoạn này ông hợp tác với những thầy thuốc chữa bệnh tâm thần bằng các phương pháp tâm lý học.
  • 41. - Giai đoạn 2 (1895 - 1905): ông nghiên cứu liên tưởng tự do thôi miên và đặc biệt là giấc mơ. + Về thôi miên ông đã học phương pháp thôi miên của Charcot thày thuốc chữa bệnh ở Pari và dùng nó để chữa bệnh tâm thần. + Về phương pháp liên tưởng tự do. Đây là phương pháp chính mà Freud dùng để chữa bệnh. Những hiện tượng tâm lý như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng đều do liên tưởng ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình liên tưởng tự do ông khám phá ra rằng có một cái gì chống lại sự liên tưởng, đó là cơ chế tự vệ. + Lý giải giấc mơ. Giấc mơ là sự thỏa mãn ước vọng. Theo ông ước vọng là yếu tố chính tạo nên giấc mơ. Giấc mơ là sự thỏa mãn việc dồn nén. Ví dụ một người đàn bà mơ giết một con chó. Lý do là chồng đi ngoại tình, bà ta nén giận. Bây giờ được thỏa mãn trong giấc mơ. Qua giấc mơ thỏa mãn được sự đè nén, chèn ép. Nhưng ông cũng không lý giải được tất cả các giấc mơ. - Giai đoạn 3 (1905 - 1920): Trong giai đoạn này ông đã cho xuất bản một số sách "Năm bài học về phân tâm học" (1909) "Nhập môn phân tâm học" (1917). Đây là giai đoạn trưởng thành của S.Freud. Ông đã phân biệt được ám thị do thôi miên và ám thị do phân tâm. Phương pháp ám thị do thôi miên chỉ tác động bên ngoài, còn phương pháp ám thị phân tâm lại tìm cách trở về cội nguồn của hiện tượng. Người bệnh thần kinh không thể thôi miên để chữa bệnh được. Trong khi đó nếu dùng phân tâm có thể chữa được. Dục vọng con người theo Freud có thể thăng hoa vào các lĩnh vực khác. - Giai đoạn 4 (1920 - 1939): Giai đoạn này ông đề cập đến vấn đề nhân cách. Ông đã nêu lên cấu trúc nhân cách gồm có 3 phần: Nó, tôi và siêu tôi.
  • 42. Sự phát triển tư tưởng của Sigmund Freud có ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực khoa học: tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, triết học, đạo đức học, nghệ thuật và y học. Đây cũng là vấn đề quan hệ đến sự tương phản lập trường hiện nay về một tư tưởng về vô thức và ý thức. Vì vậy việc nghiên cứu học thuyết Freud có vai trò rất quan trọng trong tâm lý học. b) Sigmund Freud về mặt y học. Phân tâm học ra đời như là phương thuốc chữa bệnh tâm thần. Freud đề ra 4 phương pháp để chữa bệnh tinh thần: ám thị, liên tưởng tự do, giải thích giấc mơ, rửa tội. Tất cả các phương pháp đó đều nhằm làm cho cái vô thức con người được bộc lộ ra dưới dạng vô thức. Các phương pháp chữa bệnh tâm thần của ông có những thành tựu nhất định. Song ông quá nhấn mạnh về nguồn gốc tình dục sinh ra bệnh tâm thần. Do đó không thể giải thích được tất cả những bệnh nhân có nguồn gốc xã hội khác nhau. c) Về mặt tâm lý học. S. Freud xây dựng lý thuyết tâm lý học để giải thích những hiện tượng trong cuộc sống xã hội và làm căn cứ cho chữa bệnh tâm thần. Đó là các giả thuyết về năng lượng tâm thần, vô thức và cơ cấu đời sống tinh thần. * Về vô thức: + Khái niệm vô thức là khái niệm cơ bản trong học thuyết phân tâm của S. Freud. Trên cơ sở phân tích những yếu tố thực nghiệm hành vi trong thôi miên, trong giấc ngủ, giấc mơ, các liên tưởng.
  • 43. Theo Freud tất cả những hiện tượng tâm hồn được chia ra 2 nhóm: ý thức và vô thức. Vì vậy, cấu trúc tâm lý phải phân ra hai hệ thống ý thức và vô thức. Trong vô thức còn phân chia ra tiền ý thức. Vô thức là những ham muốn hay những biểu tượng bị dồn nén, kiểm duyệt. Đó là những bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm. Vô thức ngấm ngầm chi phối, điều khiển hành vi con người. Những hành vi mà con người không thể dùng ý thức can thiệp được, gọi là hành vi sai lạc như nói lỡ lời, sự quên hay những biểu hiện trong giấc mơ. Nhưng hiện tượng mà ban ngày con người không thỏa mãn thì được thể hiện trong giấc ngủ dưới những hình thức khác nhau do sự can thiệp của vô thức. Để chứng minh cho sự có mặt của vô thức Freud đã đưa ra hiện tượng sau: Một người trong thôi miên đang ngủ được lệnh nửa giờ sau khi tỉnh dậy phải bò một vòng trong phòng. Khi trở dậy anh ta không nhớ gì, không biết gì về lệnh bò trong phòng trong giấc ngủ thôi miên. Nhưng đến giờ theo lệnh đã quy định, người đó bứt rứt không yên giả vờ đi tìm một cái gì đó trong phòng và sau đó đã bò một vòng trong phòng như lệnh đã ra, mặc dù anh ta tưởng là mình tự làm việc này. Thí nghiệm này chứng tỏ: 1- Có sự hiện diện của vô thức và chủ thể đã hiểu và ghi nhận một mệnh lệnh nhất định. Điều mà bộ máy sinh lý không làm được. 2 - Có sự can thiệp của vô thức vào ý thức dưới hình thức phản ứng có kỳ hạn. 3 - Ý thức của chúng ta có thể tạo ra nhiều lý lẽ hợp lý nhưng giả tạo và bịa đặt. Những lý lẽ này không phải là căn nguyên thực của hành động (mà thực sự là vô thức ngấm ngầm chi phối). + Nguồn gốc của vô thức: Nguồn gốc của vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật. Bản năng này có trong quá trình phát triển chủng loại. Ngoài ra những ước mơ, thèm khát, những dục vọng không được thỏa mãn, bị đè nén tích tụ sẽ trở thành vô thức.
  • 44. + Năng lượng của đời sống tinh thần bắt nguồn từ hai xu hướng có nguồn gốc sinh vật trong cơ thể con người. Đó là xu hướng Eros (thần ái tình trong thần thoại Hy Lạp) và xu hướng Thatanos (theo từ Hy Lạp có nghĩa là chết). Eros là xu hướng sống, năng lượng libido. Libido là những khát vọng, khoái cảm, là những bản năng đam mê tình dục. Những đam mê tình dục tạo nên nhu cầu tình dục ở mỗi người. Nhưng nhu cầu này luôn luôn bị xã hội ràng buộc theo những chuẩn mực nhất định: ông cho rằng bệnh tâm thần chẳng qua là sự tan rã của nhân cách do sự chèn ép các đam mê tình dục gây ra. Trong đời sống con người đam mê tình dục trở thành nguồn năng lượng quan trọng. Năng lượng này bị chèn ép đòi hỏi phải được giải thoát. Nếu không được giải thoát ra ngoài xã hội thì nguồn năng lượng libido sẽ thoát ngay trong chính bản thân mình. Nguồn đam mê tình dục là nguồn năng lượng vô tận. Nó cung cấp năng lượng cho hoạt động con người. Thatanos là xu hướng tự nhiên của cơ thể trở về trạng thái vô cơ. Xu hướng này được hòa trong hệ cơ và được hiện ra ngoài như là bản năng xâm hại, biểu hiện hành động phá phách, tàn sát, chém giết trong chiến tranh. Cả hai bản năng tình dục và bản năng xâm hại có nguồn gốc sinh vật là hoạt động lực chính cho đời sống tinh thần của con người. Song bản năng tình dục đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp năng lượng hoạt động của con người. Mặc cảm là khái niệm trung tâm trong bản năng tình dục. Nó là hệ thống biểu tượng phát minh trong vô thức chứa chất xúc cảm ngấm ngầm chi phối ý thức. Có nhiều loại mặc cảm: mặc cảm tự ti, mặc cảm hẫng hụt, mặc cảm bị thiếu, mặc cảm ơdip. Mặc cảm ơdip được hình thành từ tuổi thơ, gắn liền với tình dục tuổi thơ. Mặc cảm ơdip biểu hiện ở đứa trẻ khoảng 5 tuổi những tình cảm phức hợp vừa khâm phục cha (đối với cháu trai) song lại rất ghét cha và yêu mẹ,
  • 45. muốn dành riêng mẹ cho mình. Đối với em gái thì ngược lại, Freud viết rằng: "Vua Odip giận bố mình là vua Lai rồi lấy mẹ mình là Rocatxơ chẳng qua là thực hiện ham muốn tình dục tuổi thơ của chúng". Hẫng hụt. Khi chủ thể gặp phải trở ngại bên ngoài hoặc bên trong làm cho chủ thể không thỏa mãn được sẽ gây ra mặc cảm hẫng hụt. Hẫng hụt có thể gây ra những phản ứng khác nhau như xâm kích. Phản ứng xâm kích chống lại sự trở ngại. Nhưng nếu như sự xâm kích không thực hiện được thì nó quay lại chống đối tượng khác hoặc chống lại ngay bản thân mình (tự xâm kích). Do cơ thể có xu hướng muốn làm giảm tuyệt đối sự căng thẳng nên tự đảo lộn lại tổ chức, trở lại trạng thái vô cơ. * Về nhân cách: a - Cấu trúc nhân cách: Hiểu được vô thức, năng lượng libido của Freud là cơ sở để hiểu cấu trúc nhân cách của ông. Theo ông tâm lý con người được tạo bởi ba khối: Vô thức, ý thức và siêu thức. Ứng với 3 khối đó là cái ấy, tôi, siêu tôi. - Khối vô thức là khối bản năng, trong có bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm. Bản năng có tính chất cơ bản sau đây: 1. Đặc điểm chung của bản năng là bị kìm nén, nó là nguồn động lực, là sức mạnh cho những hoạt động. 2. Mục đích của bản năng là hướng đến sự thỏa mãn bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
  • 46. 3. Bản năng hướng đến khách thể. Thế giới bên ngoài là đối tượng để bản năng thỏa mãn. Bản năng đòi hỏi khách thể phải thỏa mãn ngay lập tức và trực tiếp. 4. Chi phối toàn bộ đời sống hoạt động tâm thần của con người. Khối vô thức (cái ấy) là thùng năng lượng tâm thần chứa chất những khát vọng bản năng sục sôi. Hoạt động của "cái ấy" theo nguyên tắc khoái cảm đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức những khát vọng bản năng. - Khối ý thức tương đương với cái "tôi". Cái tôi được hình thành do áp lực thực tại bên ngoài, đến toàn bộ khối bản năng. Nó bảo đảm các chức năng tâm lý như chú ý, trí nhớ v.v... Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại. Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm soát những bản năng phi lí của cái ấy. Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho cái ấy thỏa mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất. Cái tôi có tính chất tự chủ. Nó tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục được trung hòa. Nó còn tự chủ với môi trường, chọn lọc những kích thích của môi trường. - Siêu tôi (Superego): Siêu tôi là tổ chức bên trong bao gồm tất cả phạm trù xã hội, đạo đức, nghệ thuật, giáo dục. Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt. Cả 3 khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối. Con người lúc ấy ở trạng thái bình thường. Nhưng cả 3 khối này luôn luôn xung đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần. Từ đó Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái.
  • 47. Con người sống gồm các bản năng. Xu hướng của các bản năng này là luôn luôn vươn lên chiếm đoạt những cái khác (cái tôi và siêu tôi). Nhưng cái tôi không bao giờ cho cái bản năng xâm nhập vào để lấn chiếm nó. Cái bản năng không thể xâm lấn được cái tôi vì có cái hàng rào ngăn cách giữa cái siêu tôi và cái "cái ấy". Cơ chế ngăn cách đó gọi là cơ chế chèn ép. Những cái bản năng không thể bị chèn ép mãi, nó tìm cách thoát ra. Do đó nó phải biến dạng bằng một hình thức nào đó, gọi là cơ thể biến dạng. Bệnh tâm thần, bệnh nói lắp, nói nhịu là hình thức biến dạng của cái tôi bị chèn ép. Trong trường hợp nó không thoát lên được thì nó siêu thăng. Chẳng hạn như trường hợp của danh họa Leonadơ Vanh xi - ông là nhà hội họa kiệt xuất đã biến cái say mê tình dục thành say mê nghệ thuật. Cái siêu tôi xuất hiện từ mối quan hệ đứa trẻ ngay từ những ngày đầu với gia đình. Sự dạy dỗ, những quy định của bố mẹ và những người nuôi dạy trẻ. Cái siêu tôi không chỉ thể hiện trong sự cấm đoán của cha mẹ mà còn thể hiện trong truyền thống của thế hệ trước truyền lại trong giống loại trong dân tộc. Cơ chế tâm lý của việc hình thành siêu tôi là sự đồng nhất hóa. Cá nhân đồng nhất hóa với bên ngoài (cha mẹ và những người giáo dục). Những phẩm chất đạo đức - văn hóa của cha mẹ, người lớn được trẻ em đồng nhất hóa và tạo ra những phẩm chất riêng của chúng. Theo tâm lý học phân tích hành động của con người diễn ra phù hợp với các lớp nhân cách được mô tả ở trên. Đó cũng là bản chất của cấu trúc nhân cách. b- Các giai đoạn phát triển nhân cách. Freud chia ra 4 thời kỳ phát triển nhân cách. Nhân cách trẻ phát triển từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Các giai đoạn này trùm lấn lên nhau không có ranh giới rõ rệt. Ba giai đoạn đầu gọi là tiền sinh dục, gồm có:
  • 48. - Giai đoạn lỗ miệng (Oral) có từ lúc trẻ mới sinh trong giai đoạn này trẻ tìm thấy khoái lạc với việc mút vú mẹ và các động tác quanh vú cũng như các hoạt động quanh lỗ miệng. Trẻ có thể dùng ngón tay sờ mó hoặc cho vào mồm để thỏa mãn lạc thú. Tất cả những đồ vật quanh nó đều là đối tượng để chúng thỏa mãn lạc thú lỗ mồm. Nếu trong giai đoạn này bố mẹ ngăn cản trẻ mút thì sau này sẽ gây ra hội chứng nhân cách: nói nhiều, tham ăn, ỷ lại, thụ động. - Giai đoạn hậu môn Anales. Giai đoạn này thể hiện ở trẻ năm thứ hai và năm thứ ba. Đứa trẻ chú ý tập cho đại tiện đúng phép. Bố mẹ chú ý đến đại tiện của trẻ và bài trừ những tật xấu của trẻ trong khi đại tiện. Do đó trẻ chú ý tới hoạt động hậu môn. Freud cho rằng trong giai đoạn này trẻ đó bắt đầu hình thành nhân cách. Có mối quan hệ giữa giai đoạn này với một số đặc điểm nhân cách trẻ. Đó là kiểu người hậu môn tính chất kiểu người này là tự yêu, tự mâu thuẫn, khuôn phép, phục tùng, bị ép buộc, kiềm chế quá đáng. - Giai đoạn âm vật và dương vật. Giai đoạn này trẻ chú ý đến bộ phận sinh dục, nảy sinh ra tình cảm lãng mạn đối với cha hoặc mẹ khác giới. S. Freud gọi hiện tượng này là mặc cảm ơdíp. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách. Những biểu hiện quyến luyến tình dục này có rất sớm ở trẻ. Trẻ có thể chú ý đến hình thức của đối tượng khác giới như tóc, quần áo, đặc biệt đối với trẻ nhi đồng thiếu niên đã có hiện tượng này.Trẻ tìm lấy lạc thú trong việc tự kích thích bộ phận sinh dục của mình. Trẻ có thái độ tiêu cực đối với đối tượng tình dục. Vì vậy cha nhẹ đứa trẻ luôn luôn chú ý đến con cái. Điều đó đã gây cho trẻ lo lắng, sợ hãi và có phản ứng tự vệ. Trong trường hợp bình thường trẻ tự vệ bằng cách đồng nhất hóa với cha hay mẹ. Trẻ trai bắt chước các hành động và tính cách của người cha. Trẻ gái lại bắt chước mẹ. Quá trình đồng nhất hóa với cha hoặc mẹ sẽ dẫn tới tập nhiễm văn hóa. Đó chính là quá trình xã hội hóa đứa trẻ.
  • 49. Đặc điểm của giai đoạn này trẻ biểu hiện bằng hành động ác dâm và tự hành hạ mình - Sadisme (ác dâm) và Masochistie (tự hành hạ). Ác dâm thường thể hiện trong lời nói mồm và tay. Tự hành hạ mình là làm cho mình đầu đón về tâm lý cũng như về vật lý để thỏa mãn tình dục. Theo ông tất cả con người bình thường đều có giai đoạn tự hành hạ mình để có cảm giác lạc thú hoặc cảm thấy có nguồn gốc gây ra lạc thú, ác dâm thể hiện trong vòng sinh dục của mình, và ở loài vật và gây đau đớn cho con người. Khuynh hướng ác dâm thể hiện nhiều mức độ khác nhau đối với cảm giác lạc thú ở từng người. Đối với đối tượng khác giới người có tính ác dâm lại đem lại sự đau đớn cho họ, ví dụ như cắn xé, đánh đập, xỉ vả hành hạ họ thì mình mới thỏa mãn. Trong giai đoạn tiền sinh dục cá nhân hướng đến bản thân mình. Đến giai đoạn thứ 4 cá nhân hướng ra đối tượng bên ngoài. Giai đoạn này đứa trẻ bắt dầu hướng ra ngoài để thỏa mãn tình dục bắt đầu từ tuổi dậy thì. Thời kỳ này bản năng tình dục ở trạng thái tiềm tàng. Các năng lượng của con người được sử dụng ở mục đích khác nhau như đi học, vui chơi, bắt chước. Hoặc có thể có trẻ hướng ra đối tượng khác giới để làm tình. Đánh giá học thuyết phân tâm của S. Freud. Đánh giá học thuyết Freud là một vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có xu hướng thì quá đề cao học thuyết Freud: cho đây là một phát kiến vĩ đại của loài người về mặt vô thức. Xu hướng thứ hai lại phủ định học thuyết này vì cho rằng học thuyết này chỉ dựa vào bản năng tình dục để cải quyết hiện tượng tâm lý con người. Điều đó là phi lý. Xu hướng thứ ba trung hòa giữa hai xu hướng thứ nhất và thứ hai. - Về mặt triết học, Freud chịu ảnh hưởng triết học Lepnich. Lý thuyết bản thể luận của Freud là lấy từ triết học của Lepnich. Theo Lepnich thế giới được tạo ra từ đơn tử đơn giản đến đơn tử phức tạp. Đơn tử đơn giản tạo nên thế giới vô sinh, đơn tử phức tạp tạo nên thế giới hữu sinh. Trong con người mỗi đơn tử có thể có nhiều trạng thái, trạng thái ý thức và trạng thái vô
  • 50. thức. Vì vậy, con người có lúc nhận thức được, có lúc không nhận thức được. Lúc không nhận thức được thì gọi là vô thức. Khái niệm vô thức được Freud quan tâm đặc biệt và đã trở thành khái niệm trung tâm trong học thuyết của Freud. S Freud còn chịu ảnh hưởng của triết học Sophehanơ (1788 - 1860). Đây là nhà triết học duy tâm đề ra thuyết phi lý và lực phi lý. Ông cho rằng bản chất thế giới là ý chí toàn cầu. Đó là loại ý chí mù quáng vô nghĩa. Sau này trong học thuyết của mình Freud cho rằng bản năng phải thắng ý thức, phi lý phải thắng lý trí. Cái phi lý chính là cái vô thức mà Freud quan niệm trong học thuyết của mình. Về mặt triết học S. Freud không có đóng góp gì, thậm chí là trái với luận đề của chủ nghĩa Mác. Không thể chỉ lấy vô thức làm cơ sở để xây dựng khoa học tâm lý và lấy vô thức để giải thích mọi hiện tượng xã hội là điều không thể chấp nhận được. - Về mặt y học. Học thuyết phân tâm học có giá trị nhất định về mặt y học. Trước hết Freud đưa ra phương pháp chữa bệnh tâm thần mới, khám phá ra những mặc cảm vô thức và từ đó đưa ra phương pháp chữa bệnh tâm thần. Ông đã chỉ ra một số hiện tượng vô thức như viết nhầm, nói nhảm, nói nhịu và các triệu chứng khác của bệnh. Ông còn vạch ra nguyên nhân của bệnh. Đó là những xung đột giữa sự mong muốn và hiện thực. Ông đã đề ra phương pháp chữa bệnh tâm thần có chú ý đến quy luật tâm lý lâm sàng, đặc biệt chú ý đến quá trình hình thành cái vô thức và vai trò của nó đối với hành vi con người. Song lý luận y học của ông là không vững chắc chỉ mới là giả thuyết trong lĩnh vực y học mà thôi. Luận điểm xuất phát chính của ông là tình dục tuổi trẻ. Ông cho đó là nguyên nhân của nhiều bệnh. Luận điểm này không xác đáng và mang tính chủ quan. Ông cho rằng những rối loạn tình dục trẻ thơ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh ở tuổi trưởng thành. Mặc dù chưa có ai bác bỏ được quan điểm này của Freud một cách thành công,
  • 51. nhưng chúng ta cũng thấy không phải bất kỳ bệnh thần kinh nào cũng xuất phát từ rối loạn tình dục tuổi thơ. Nhiều bệnh tâm thần gắn liền với điều kiện gia đình và xã hội mà cá nhân sống. Ông cho rằng tình dục là lĩnh vực không ý thức được. Do đó khi chưa bệnh ông thường gợi cho bệnh nhân nói về quá khứ của mình. Khi bệnh nhân dừng lại là dấu hiệu sự từng trải của họ. Thầy thuốc cần tập trung khai thác. Như vậy những luận điểm trong y học của.Freud đều chưa có cơ sở khoa học xác đáng, cần có sự nghiên cứu làm sáng tỏ hơn. - Về mặt tâm lý học: Đóng góp to lớn của S. Freud là đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Ngày nay người ta đã thừa nhận vô thức là có thật trong đời sống tâm lý con người. Trong hội nghị về vấn đề vô thức ở Tbilixi năm 1979 người ta đã kết luận vô thức có tồn tại trong làm thần con người. Nhà tâm lý học Pasin cho rằng hoạt động vô thức là một vấn đề to lớn mà các khoa học về con người cần đi sâu. Vấn đề vô thức là vấn đề lớn trong hành vi con người cũng như vấn đề của nhân cách. Hiện nay khoa học ngày càng làm sáng tỏ vấn đề vô thức. Nhưng tâm lý học cũng chưa có khả năng hiểu hết được vấn đề này. Những học thuyết phân tâm học về vô thức là viên gạch đặt nền móng cho việc nghiên cứu tâm lý học trong tương lai. Mặt khác đóng góp của Freud còn ở chỗ đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách. Những khái niệm này hiện nay được làm phong phú thêm trong tâm lý học. Tuy nhiên học thuyết phân tâm học cũng có những sai lầm. Nó đối lập hoàn toàn với nguyên nhân của tâm lý học Mác xít. Nó tách rời điều kiện xã hội với việc hình thành nhân cách, và cho rằng cái sinh vật và vô thức là yếu tố quyết định việc hình thành nhân cách. Đối tượng của tâm lý học không phải là ý thức mà là vô thức. S. Freud đã tuyệt đối hóa bản năng tình dục của con người. Coi sự thỏa mãn tình dục là động lực của hoạt động. Ông giải thích mọi hiện tượng của đời sống xã hội thông qua tình dục. Mọi hiện tượng xã
  • 52. hội, tệ nạn, chiến tranh đều do bản năng tình dục gây nên. Điều đó không thể chấp nhận được. Chủ nghĩa sinh vật trong học thuyết phân tâm biểu hiện quá lộ liễu, dung tục, nên một số người cộng tác với Freud cũng như học trò của ông phải rời bỏ học thuyết Freud và hình thành học thuyết phân tâm học mới phát triển theo nhiều trường khác nhau. Tiêu biểu của các hướng đó có Karl Jung, Alped Adler và Erich Fromm. 2. Phân tâm học mới về nhân cách a) Karl Jung về nhân cách. Karl Jung (1879 - 1961) là bạn và người cộng tác với Freud, là người phát triển học thuyết Freud theo một hướng mới. Karl Jung bắt đầu sự nghiệp là bác sĩ trong bệnh viện thần kinh ở Thụy Sĩ. - Về vô thức: ông phê phán lập trường của Freud về vô thức. Ông cho rằng hành vi con người được điều chỉnh bằng vô thức cả ý thức. Đó là quá trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh. Ý thức được hiểu là mối quan hệ của nội dung cái tôi. Ý thức không đồng nhất với tâm lý mà còn có vô thức nữa. Vô thức là hiện tượng được thể hiện ở sự quên, những kinh nghiệm đã được xác định trước đây bị ức chế, che lấp chưa trở về được với ý thức. Ông cho rằng con người có vô thức đạo đức bẩm sinh. Các hoạt động của con người có tính chất bản năng và tạo thành vô thức tập thể. Điều đó được thể hiện trong nền văn hóa dân tộc cũng như trong nghệ thuật. Chúng có những biểu tượng tượng trưng cho mọi thời đại và mọi nơi. Mỗi dân tộc có những truyền thuyết, thần thoại riêng đặc trưng cho biểu tượng của dân tộc đó. Ví dụ hình ảnh con rồng đặc trưng cho nền văn hóa Việt Nam, hình ảnh chú bé Thánh Gióng trong thần thoại Việt Nam là biểu tượng có tính chất tập
  • 53. thể. Ông cho rằng có vô thức tập thể, bởi vì mỗi người đều tiềm tàng trong mình một di sản tinh thần được truyền từ nhiều thế hệ trong nền văn hóa dân tộc và nền văn minh nhân loại. Bản năng con người có tính chất tập thể, mỗi hiện tượng của xã hội đều giống nhau cho mỗi cá nhân. Vì vậy, hình thức phản ứng của mỗi cá nhân cũng giống nhau. Vô thức tập thể được hình thành từ tổng số các bản năng và hình mẫu cổ sơ... Jung không thừa nhận bản năng tình dục của Freud là quyết định tâm lý con người. Nhưng ông lại thừa nhận trong con người có vô thức như Freud đã quan niệm. Vì vậy, về bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết phân tâm được cải biên thành học thuyết phân tâm học mới. - Cấu trúc nhân cách theo Jung Thế giới bên ngoài Nhân cách (Person) Ý thức Tôi Cá nhân Cái bản thân Vô thức Phần cá nhân Nó Trong tập thể Vô thức Nhân cách nguyên thuỷ Vô thức Vô thức tập thể
  • 54. Qua cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là người mẹ của ý thức và vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân. Cái bản thân (Selbst) nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự tổng hợp cái bên trong và cái bên ngoài. Đối với người đàn ông trong vô thức tập thể của họ có người đàn bà. Người đàn bà là hình ảnh nguyên thủy trong vô thức tập thể của đàn ông. Đó là người mẹ. Kiểu nhân cách. Jung chia nhân cách làm 2 loại: Loại nhân cách hướng nội và loại nhân cách hướng ngoại. Cả 2 kiểu đều thể hiện mối quan hệ đối với thế giới bên ngoài. Kiểu hướng ngoại và hướng nội đều có chức năng tư duy, chú ý, tình cảm, ý chí. Về bản chất các kiểu này đều sử dụng năng lượng tâm lý để thực hiện chức năng của mình. Nhưng kiểu hướng ngoại về bản chất là hướng ra thế giới bên ngoài, sử dụng năng lượng vào mục đích khách thể. Còn nhân cách hướng nội năng lượng sử dụng vào các quá trình bên trong là chủ yếu. Về nhân cách Jung cho rằng con người có 3 lớp vô thức. Những vô thức này chi phối số phận con người trong việc chọn lựa tình yêu, bạn bè, nghề nghiệp, trong ốm đau, chết chóc. + Lớp thứ nhất là vô thức cá nhân thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. + Lớp thứ hai là vô thức gia đình thể hiện trong động lực gây ra đồng tính luyến ái vô thức và sự trỗi dậy của bản năng. + Lớp thứ ba là vô thức tập thể xuất phát từ hình tượng cổ sơ có nguồn gốc văn hóa chủng tộc.
  • 55. Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng sâu. Lý luận nhân cách tầng sâu xuất phát từ quan niệm vô thức. Vô thức được xác định bằng những sự kiện của hành vi. Những nét nhân cách và sự hư hỏng nhân cách là do xung đột có tính chất bản năng của hành vi. Đó là những bản năng trực tiếp và bản năng tức thời. Lý luận nhân cách tầng sâu là một khám phá mới về vô thức. Song điều này chưa đủ để nói lên bộ mặt nhân cách con người. Nhân cách con người còn thể hiện ở những phẩm chất khác như năng lực, khí chất cũng như bộ mặt đạo đức trong nhân cách con người. Những cái này Jung chưa đi sâu nghiên cứu. b) Alfred Adler (1870 - 1937). Nhà tâm lý học người Áo. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở châu Âu và Mỹ. Là nhà nghiên cứu tâm lý học cá nhân, Adler đã dùng phương pháp của tâm lý học phân tích trong nghiên cứu của mình. Song về nội dung ông xuất phát từ quan niệm năng lực tâm hồn và nhấn mạnh đến hành vi xã hội. Ông cho rằng tất cả hành vi của con người đều chịu ảnh hưởng của xã hội. Nhân cách thống nhất với hoàn cảnh và môi trường xã hội. Trong tư tưởng cơ bản của ông vẫn là vô thức bản năng hay là năng lượng tâm hồn là những cơ chế của tính tích cực, của xung đột và là cơ chế bảo vệ. - Về quan niệm nhân cách, ông cho rằng "Đời sống tâm hồn của con người là mục đích đã vạch sẵn". Tính mục đích có các hình thức sau đây: