SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
LẠI THỊ THU CÚC
XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
LẠI THỊ THU CÚC
XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 – X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình ngoài sự nỗ
lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt
tình của các đoàn thể cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy
giáo, cô giáo khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hàm thụ kiến thức
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sỹ
Nguyễn Thị Thúy Hạnh, là người đã định hướng nghiên cứu và tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia
Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu để
hoàn thành khóa luận tại thư viện.
Xin gửi lời thân thương tới gia đình, bạn bè những người đã luôn ở
bên động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm cũng như thời gian thực hiện
đề tài, nên đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý
thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2013
Sinh viên
Lại Thị Thu Cúc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSTS Bộ sưu tập số
CSDL Cơ sở dữ liệu
NDT Người dùng tin
TLS Tài liệu số
TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam
TVS Thư viện số
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT TÊN HÌNH ẢNH TRANG
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện Quốc gia Việt Nam 16
2 Cơ sở dữ liệu AGORA 29
3 Cơ sở dữ liệu Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến 30
4 Cơ sở dữ liệu Châu Âu 31
5 Nam phong tạp chí 32
6 Tri tân tạp chí 33
7 Kỹ thuật của người An Nam 34
8 Máy scan 4DigitalBooks 48
9 Sách được số hóa 49
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU………………………………..…………………………...1
1. Tính cấp thiết của đề tài………………..………………………………............1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài…………………………..........…...2
3. Tình hình nghiên cứu…………………………...……..……………………….3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………...………………………………4
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………...…..………………4
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài………………………...….………5
7. Kết luận khóa luận………………...…………….………...……………………5
PHẦN 2: NỘI DUNG………………………..…………………….…………………...6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT
NAM.……………...…... 6
1.1.Tài liệu số hóa……………………………………..………………………..…..6
1.1.1.Khái niệm……………………………………………………………….….6
1.1.2. Đặc trưng của tài liệu số hóa………………………………….………..….7
1.2.Bộ sưu tập số……………………………………………………………..……..8
1.2.1.Khái niệm…………………………………………...…………………..….8
1.2.2.Lợi ích của bộ sưu tập số……………………………………………..……8
1.2.3.Tạo lập bộ sưu tập số………………………………………..……………..9
1.3.Hoạt động Thông tin – Thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam………...10
1.3.1. Giới thiệu về Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………………..…10
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện…………………………………..….12
1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………..….14
1.3.4 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện …………………………..………16
1.3.5. Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện……………………………………..17
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM……………………..19
2.1. Vài nét về bộ sưu tập số của Thư viện Quốc gia Việt Nam……………..….19
2.1.1. Bộ sưu tập Luận án Tiến sĩ…………………………………………..…..20
2.1.2. Bộ sưu tập sách; bản đồ về Hà Nội …………………………………..….21
2.1.3. Bộ sưu tập sách Đông Dương………………………………………....…22
2.1.4. Bộ sưu tập sách Hán Nôm……………………………………………..…23
2.1.5. Bộ sưu tập sách tiếng Anh viết về Việt Nam………………………….…24
2.1.6. Bộ sưu tập Tuồng – Cải lương cổ………………………………………..25
2.1.7. Bộ sưu tập băng đĩa CD – ROM, DVD………………………………….25
2.1.8. Cơ sở dữ liệu toàn văn bổ sung từ bên ngoài…………………………….25
2.1.9. Một số bộ sưu tập số khác……………………………………………..…29
2.2. Các yếu tố tác động đến công tác xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam…………………………………………………………………………..33
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý về bản quyền tài liệu được số hóa…………….…..33
2.2.2. Chính sách xây dựng phát triển bộ sưu tập số…………………...………35
2.2.3. Ngân sách đầu tư xây dựng bộ sưu tập số………………………..……..36
2.2.4. Xây dựng bộ sưu tập số - Nguồn nhân lực…………………………….……37
2.2.5. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị………………………………………………38
2.2.6. Hợp tác chia sẻ để xây dựng bộ sưu tập số………………………………40
2.3. Quy trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam…….42
2.3.1. Sưu tầm tài liệu………………………………………………………..…42
2.3.2. Phân loại tài liệu và bảo quản tài liệu………………………………..…..43
2.3.3. Số hóa tài liệu………………………………………………………….…43
2.3.4. Biên mục tài liệu số………………………………………………...…….48
2.3.5. Giai đoạn thử nghiệm………………………………………………….…49
2.3.6. Tải dữ liệu lên mạng…………………………………………………..…49
2.3.7. Công bố bộ sưu tập……………………………………………………....50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM………..…51
3.1. Nhận xét………………………………………………………………...……..51
3.1.1. Lợi thế…………………………………………………………………....51
3.1.2. Hạn chế…………………………………………………………………..55
3.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình xây dựng bộ sưu tập số tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam………………………………………………………….…58
3.2.1. Giải pháp về công nghệ……………………………………………………..58
3.2.2. Giải pháp về vốn tài liệu số hóa toàn văn……………………………………61
3.2.3. Giải pháp về trình độ chuyên môn, năng lực của người cán bộ thư viện
số…..63
3.2.4. Giải pháp cho NDT trong quá trình tiếp cận và sử dụng bộ sưu tập số của
Thưviện………………….………………………………………………………………..64
3.2.5. Giải pháp về vấn đề bản quyền cho bộ sưu tập số của Thư viện……...…67
KẾT LUẬN………………………………………………………………..…………..68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..………...69
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, nó thúc
đẩy tiến trình phát triển của mọi lĩnh vực. Thông tin làm nên những cuộc cách
mạng mang tính đột phá của nền văn minh nhân loại. Những lợi ích mà cách
mạng thông tin mang lại cho loài người là không thể đong đếm được, nó vô cùng
to lớn và hữu ích. Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người. Mọi
diễn tiến sự kiện của các vùng lãnh thổ, hay tri thức khoa học - xã hội đều được
phổ biến và tiếp nhận bởi thông tin. Vì vậy mà thông tin đáp ứng nhu cầu hiểu
biết và tìm hiểu cuộc sống của con người, là động lực để thúc đẩy sự phát triển.
Có thể nói, thông tin gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, góp phần quan trọng cho sự tiến hóa nhân loại. Vì vậy, xã hội hóa thông
tin là một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động Thông tin – Thư viện
thời hiện đại. Giờ đây tài liệu trong thư viện không chỉ là tài liệu truyền thống
như sách, báo, tạp chí mà còn bao gồm các tài liệu dạng số như: Cơ sở dữ liệu
trên mạng, đĩa CD –ROM, DVD... Chính vì vậy mà công tác số hóa tài liệu, xây
dựng bộ sưu tập số được các cơ quan Thông tin – Thư viện đặc biệt coi trọng, là
một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin
của người dùng tin trong thời đại mới.
Thư viện Quốc Việt Nam là Thư viện trung tâm của cả nước, là thư viện
đứng đầu trong hệ thống thư viện của cả nước. Thư viện cũng là nơi lưu trữ, bảo
tồn di sản văn hóa đồ sộ của dân tộc với số lượng tài liệu lớn, phong phú đa dạng
về dạng thức tồn tại (dạng truyền thống và dạng điện tử - số hóa). Son song với
việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường nghiệp vụ đào tạo đội
ngũ cán bộ thì công tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số là vấn đề đang
được Thư viện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin
ngày càng tăng cao và đa dạng của người dùng tin.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của việc xây dựng bộ sưu tập số tại Thư
viện Quốc gia Việt Nam trong thời đại của nền kinh tế thông tin tri thức tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu khóa luận cho mình. Thực hiện đề tài nghiên cứu
nhằm tìm hiểu và bổ sung những kiến thức thực tế cho bản thân và góp một phần
nhỏ bé vào việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác số hóa tài
liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục;
đào tạo và các nhu cầu khác của người dùng tin góp phần vào sự nghiệp phát
triển nền kinh tế tri thức của đất nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng công tác số hóa tài
liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư Viện Quốc gia Việt Nam. Qua việc khảo sát
đề tài, sẽ phân tích quy trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, đồng thời đưa
ra đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác
số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được mục đích đề ra, nhiệm vụ của khóa luận là:
- Nêu được cách thức tạo lập và ý nghĩa của bộ sưu tập sốvới sự phát
triển của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Trình bày hiện trạng các bộ sưu tập số tại Thư viện và cách thức (quy
trình) số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam.
- Nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu theo hướng của đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu
về các khía cạnh tại Thư viện Quốc gia Việt Nam:
- “Công tác bảo quản vốn tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” của
Ngô Thị Hằng Nga, khóa luận tốt nghiệp năm 2004.
- “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lưu chiểu ở Thư
viện Quốc gia Việt Nam” của Nguyễn Thị Hảo, khóa luận tốt nghiệp năm
2004.
- “Lịch sử phân loại tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Vũ
Quỳnh Nhung, khóa luận tốt nghiệp năm 2005.
- “Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam” của
Nguyễn Thị Thu Hiền, khóa luận tốt nghiệp năm 2006.
- “Tìm hiểu công tác tổ chức và phực vụ kho mở tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam” của Nguyễn Thị Hảo Hà, khóa luận tốt nghiệp năm 2008.
- “Khảo sát một số phần mềm tiêu biểu được sử dụng để xây dựng bộ sưu
tập số trong các cơ quan Thông tin – Thư viện Việt Nam”
- “Công tác tổ chức và bảo quản tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia
Việt Nam” của Nghiêm Thị Bình, khóa luận tốt nghiệp năm 2009.
Vấn đề xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam là vấn đề
mà tôi quyết định lựa chọn làm đề tài khóa luận cho mình, để bổ sung phong phú
hơn vào các vấn đề nghiên cứu về Thư viện. Đồng thời với việc tìm hiểu về công
tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, tôi muốn đem một
phần kiến thức nhỏ bé đã được tiếp nhận trong quá trình học tập tại trường vào
thực tế ngành học của mình. Từ đó, đưa ra những nhận xét và giải pháp về vấn đề
mà tôi đã nghiên cứu, để có sự so sánh rõ ràng hơn về khoảng cách giữa lý thuyết
và thực tế. Đúc rút thêm kinh nghiệm cho bản thân về ngành nghề mà mình sẽ
gắn bó lâu dài trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài được xác định là công tác xây
dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về mặt không gian và thời
gian là: “Xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam giai
đoạn hiện nay”.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận
- Khóa luận được viết trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác Lê nin.
 Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực tế
- Trao đổi với cán bộ thư viện
- Quan sát, ghi chép, thu thập, chọn lọc và tích hợp thông tin
- Thống kê dữ liệu.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài
- Lý luận: Khóa luận làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến xây
dựng bộ sưu tập số: Tài liệu số hóa, bộ sưu tập số, số hóa tài liệu... Tầm
quan trọng của hoạt động xây dựng bộ sưu tập số đối với thư viện.
- Thực tiễn: Đưa ra nhận xét, đánh giá về hoạt động xây dựng bộ sưu tập
số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đề xuất giải pháp giải quyết những
vấn đề gặp phải của Thư viện khi tiến hành xây sựng bộ sưu tập số.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố
cục chính của khóa luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về hoạt động Thông tin – Thư
viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Chương 2: Tổng qua về bộ sưu tập sồ và quy trình xây dựng bộ sưu tập
số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lương bộ
sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT
NAM
1.1.Tài liệu số hóa
1.1.1.Khái niệm
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa về tài liệu số
hóa được đưa ra, điểm chung của các định nghĩa này đều cho rằng “ tài liệu số
hóa là tài liệu mà thông tin được mã hóa và được biểu diễn dưới dạng nhị phân
gồm hai số 0 và 1, được lưu trữ, khai thác trên máy tính điện tử, với sự hỗ trợ của
một hay một vài thiết bị chuyên dụng, phần mềm ứn dụng và hệ thống mạng máy
tính”.
Tiêu chuẩn GOST R 51141-98 của Nga: “Tài liệu điện tử là những tài liệu
được tạo lập do sử dụng các vật mang tin và các phương pháp ghi bảo đảm xử lý
thông tin của nó bằng máy tính điện tử”.
Đối với một số tài liệu ở dạng truyền thống: sách, báo, luận văn,... việc số
hóa tài liệu này có thể ở các cấp độ khác nhau: Số hóa thư muc, số hóa dữ kiện,
dữ kiện và số hóa toàn văn
Tài liệu số hóa thư mục là tài liệu chỉ được số hóa phần thư mục. Các yếu
tố thư mục được đưa vào số hóa bao gồm một số hoặc tất cả các yếu tố sau: Tác
giả, tên tài liệu; Nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản; Khổ cỡ của tài liệu;
Số trang của tài liệu; Chỉ số ISBN hoặc ISSN... Ngoài ra, còn một số các yếu tố
khác là: Ký hiệu phân loại tài liệu, ký hiệu xếp giá tài liệu (có thể có cả ký hiệu
tên thư viện, trung tâm thông tin, cơ quan lưu trữ tài liệu nếu là mục lục liên
hợp); Ký hiệu định chủ đề; Các từ khóa; Bản tóm tắt nội dung tài liệu...
Tài liệu số hóa dữ kiện, dữ kiện là tài liệu ngoài phần số hóa thư mục còn
có thêm phần số hóa một số dữ kiện, dữ liệu của tài liệu gốc nhưng không phải là
toàn bộ các thông tin chứa đựng trong tài liệu gốc. Các dữ kiện, dữ liệu này có
thể là thông tin lịch sử; số liệu thống kê; biểu đồ tăng trưởng; thành phần cấu tạo;
công thức điều chế hóa học; một số nhận định, phân tích và dự báo được nêu
trong tài liệu gốc...
Tài liệu số hóa toàn văn có nội dung của tài liệu gốc đã được số hóa. Đây
là loại hình tài liệu số hóa trọn vẹn nhất, có giá trị sử dụng lớn nhất trong số các
loại hình tài liệu số hóa. Bởi giá trị của thông tin, nằm ngay ở chính thông tin đó,
chứ không phải được quy định bởi tên tác giả, tên tài liệu...hay một vài dòng xuất
hiện trong nguồn tin.
1.1.2. Đặc trưng của tài liệu số hóa
Đặc trưng của tài liệu giúp cho người dùng tin có thể nhận biết và sử dụng
chúng một cách dễ dàng. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của tài liệu điện tử
là kết quả tất yếu của bùng nổ thông tin, của sự phát triển khoa học công nghệ,
nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin về chất lượng
cũng như mức độ cập nhật thông tin. Như vậy, tài liệu số hóa có những đặc trưng
sau:
Mật độ thông tin của tài liệu số hóa rất lớn. Nhờ sự phát triển của công
nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ lưu trữ, nén thông tin trên các vật mang
tin dạng số tạo điều kiện để tài liệu số hóa chứa đựng trong nó một khối lượng
thông tin cực lớn.
1.2.Bộ sưu tập số
1.2.1.Khái niệm
Theo Từ điển giải nghĩa các thuật ngữ khoa học của trường Đại học Bay
Lor: “Bộ sưu tập số là bộ sưu tập của thư viện hoặc các tài liệu lưu trữ được
chuyển đổi sang định dạng thuật ngữ máy tính nhằm mục đích bảo quản hoặc
phục vụ truy cập điện tử”
Tóm lại, BSTS là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu dưới dạng số về
một chủ đề nhất định được lưu giữ, quản lý và khai thác thống nhất bằng máy
tính thông qua một giao diện thống nhất.
Đơn cử một BSTS về các tài liệu Hán Nôm bao gồm: sắc phong, hồi ký,
bản thảo tác phẩm, hương ước, tộc phả, tiểu sử, các bài thi quan trường, kịch bản,
tài liệu giáo khoa, đặc san, gia phả, lịch sử, bản khắc, ngữ học, văn chương, thuốc
nam, truyện viết bằng chữ Nôm, thi phú, tôn giáo, Trung Quốc học, triều chính,
lệ làng, luật gia đình... Rất nhiều những tài liệu có giá trị, chứa đựng nhiều thông
tin lịch sử: Cuốn “Quốc triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (1522-1527),
tập “Mộ Trạch Lê Thị gia phả sự tích ký” – bản chép tay chữ Hán về gia phả họ
Lê ở Mộ Trạch... Tất cả những tài liệu hán Nôm nêu trên sẽ được số hóa, sau đó
được lưu trữ, khai thác và bảo quản thành bộ sưu tập tại Thư viện.
1.2.2.Lợi ích của bộ sưu tập số
Bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý
hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất
sử dụng.
Tính linh hoạt và khả năng ứng dụng của tài liệu số trong nghiên cứu, đào
tạo, thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối
tượng, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian, đồng thời xóa bỏ
khoảng cách địa lý giữa tài liệu và người dùng tin.
Vì vậy tính hiệu quả của bộ sưu tập số là tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản
và kinh phí trả lương cho người phục vụ. Đối với người dùng tin, họ sẽ tiết kiệm
được quỹ thời gian đến thư viện, tiết kiệm được chi phí đi lại, vì chỉ cần có máy
tính được kết nối mạng Internet hay các thiết bị tra cứu thông tin thông minh
khác thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào người dùng tin cũng có thể thỏa
mãn được nhu cầu tin của mình.
Lợi ích to lớn mà bộ sưu tập số đem lại đó là tạo ra môi trường và cơ hội
bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người. Không phân biệt đẳng cấp, khoảng cách
giàu nghèo, khi sử dụng bộ sưu tập số thì lượng thông tin mà mọi người nhận
được là hoàn toàn giống nhau. Với bộ sưu tập số, bất cứ ai trên trái đất này đều
có thể tiếp cận được với nguồn tri thức quý báu của toàn nhân loại.
1.2.3.Tạo lập bộ sưu tập số
Có 2 cách để tạo lập bộ sưu tập số:
Cách đầu tiên đó là số hóa nguồn tài liệu trên giấy của chính cơ quan
Thông tin – Thư viện ấy: Chuyển dạng tài liệu hiện có sang dạng số bằng phương
pháp quét hay nhập lại thông tin từ bàn phím. Đây là chiến lược số hóa phát triển
lâu dài cần đâu tư nguồn lực rất lớn về cả thời gian, chi phí, công sức và những
tài nguyên khác của thư viện.
Ngoài ra việc bổ sung tích hợp nguồn tin điện tử thông qua mua bán, trao
đổi CSDL của nước ngoài hoặc cơ sở dữ liệu của các tổ chức thông tin khác cũng
là một trong những hình thức để tạo lập bộ sưu tập số. Đây là phương cách xây
dựng bộ sưu tập số tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
1.3.Hoạt động Thông tin – Thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.3.1. Giới thiệu về Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông
Dương, được thành lập ngày 29/11/1917. Thư viện Quốc gia Việt Nam
(TVQGVN) là thư viện trung tâm của cả nước, trực thuộc sự quản lý của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng chủ yếu là thu nhận các xuất bản phẩm
lưu chiểu, các luận án tiến sĩ của người Việt Nam; bổ sung các tài liệu ngoại văn;
xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc và về dân tộc; biên
soạn, xuất bản Thư mục quốc gia, Tổng thư mục Việt Nam và các ấn phẩm thông
tin khoa học; tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và
giải trí của người dân; nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin
- thư viện; tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người
làm công tác thư viện trong cả nước. Trụ sở đặt tại 31 Trường Thi ( nay là phố
Tràng Thi) Hà Nội, nơi xưa kia thường diễn ra các cuộc tuyển chọn nhân tài thời
phong kiến và cũng là trụ sở cuả Kinh lược Bắc kỳ.
Trong gần một thế kỷ xây dựng, phát triển Thư viện luôn đạt những thành
tựu nổi bật và vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng nhất,
huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
Ngày 1 tháng 9 năm 1919 Thư viện Trung ương Đông Dương chính thức
mở cửa phục vụ người đọc. Năm 1922 ra đời Nghị định thực hiện chế độ lưu
chiểu văn hoá phẩm trên toàn Đông Dương, Sở Lưu chiểu được thành lập. Sở có
nhiệm vụ thu nhận sách, báo, tạp chí, bản đồ được xuất bản trên toàn cõi Đông
Dương.
Ngày 28/2/1935, Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội được đổi tên
thành Thư viện Pierre Pasquier.
Ngày 8/9/1945, chỉ 6 ngày sau khi tuyên bố Độc lập, Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 13 chuyển giao các Thư viện
công cộng trong đó có Thư viện Pierre Pasquier về cho Bộ Quốc gia Giáo dục
quản lý. Ngày 20/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ra quyết định đổi tên
Thư viện Pierre Pasquier thành Quốc gia Thư viện. Nhưng sau đó, cùng với một
số cơ quan khác, Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc được sát nhập vào
Nha Giám đốc Đại học vụ và được đổi tên thành Sở Lưu trữ công văn và Thư
viện toàn quốc.
Từ khi Pháp chiếm lại Hà Nội (tháng 2/1947), theo Nghị định ngày
25/7/1947 của Phủ Cao ủy Pháp thì Nha Lưu trữ công văn và Thư viện Đông
Dương được tái lập tại Sài Gòn. Nha này ngoài việc lưu trữ tài liệu còn có nhiệm
vụ điều khiển Thư viện Trung ương lúc đó được đổi tên thành Thư viện Trung
ương ở Hà Nội.
Ngày 28/1/1955 Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 446-TTg
chuyển việc quản lý Thư viện Trung ương thuộc Bộ Giáo dục sang Bộ Tuyên
truyền.
Qua nhiều năm phát triển và đổi tên, ngày 21/11/1958 Bộ trưởng Bộ Văn
hóa ra nghị định tách Thư viện ra khỏi Vụ Văn hóa đại chúng thành Thư viện
Quốc gia trực thuộc Bộ. Là Thư viện trung ương của cả nước, đồng thời là thư
viện trọng điểm của hệ thống Thư viện Công cộng nhà nước thuộc Bộ văn hóa-
thể thao và Du lịch, TVQGVN có vốn tài liệu và sách báo khá lớn, phong phú
nhất cả nước và đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, thiết bị cơ sở vật
chất tốt đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin trong thời đại công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra TVQGVN cũng đang thực hiện công tác số hóa
nguồn tài liệu để thuận tiện trong việc lưu giữ và để NDT tiện sử dụng.
Hiện nay, TVQGVN là thành viên chính thức của Hiệp hội thư viện thế
giới (IFLA); thành viên của Đại hội cán bộ thư viện Đông Nam Á (CONSAL);
trong lĩnh vực bảo quản, thư viện đã tham gia vào PAC (Preservation and
Conservation Progarmme- chương trình bảo tồn và bảo quản). Thư viện đã được
nhà nước tặng huân chương lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất và Huân
chương Độc lập Hạng Ba cùng nhiều bằng khen, Cờ Luân lưu của Bộ Văn hóa-
Thể thao và Du lịch.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước, là Thư
viện đứng đầu trong Hệ thống thư viện, đi đầu trong công tác tự động hóa và ứng
dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động của mình, ngoài
việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ
thì công tác số hóa tài liệu và tổ chức phát triển bảo quản nguồn TLS cũng là một
vấn đề đang được Thư viện đặc biệt quan tâm
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện
Theo quyết định số 579/TC-QĐ của Bộ Văn hóa thông tin ban hành ngày
17/03/1997 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của TVQGVN “Thư viện
Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp của Bộ Văn hóa thông tin có chức năng:
gìn giữ di sản thư tịch của dân tộc thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử
dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin
phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân
dân. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển
khoa học, công nghệ, kỹ thuật, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.
TVQGVN là Thư viện Trung tâm của cả nước. Vai trò thư viện trung tâm
của TVQGVN được thể hiện trên các phương diện sau:
 Xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và
tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác gải trong nước và nước ngoài.
 Luân chuyển và trao đổi tài liệu giữa các thư viện trong và ngoài nước.
 Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật xuất bản,
các luận án tiến sỹ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và
nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam.
 Biên soạn, xuất bản thư mục Quốc gia và phối hợp với thư viện trung
tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn Tổng thư
mục Việt Nam.
 Nghiên cứu thư viện học, thư mục học; hướng dẫn nghiệp vụ cho các
thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du
lịch.
Theo quyết định số 81/2004/QĐ – VHTT ngày 24/08/2004 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa – Thông tin TVQGVN có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
 Về chức năng:
TVQGVN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ văn hóa thông tin( nay là Bộ
văn hóa- Thể thao – Du lịch) có trách nhiệm giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc,
thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội.
 Thư viện có nhiệm vụ:
 Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng vốn tài
liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện
tổ chức
 Xây dựng và bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu
của nước ngoài viết về Việt Nam.
 Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến
sỹ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của
công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.
 Xử lý thông tin, biên soạn xuất bản thư mục Quốc gia và ấn
phẩm thông tin văn hóa nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục
Việt Nam
 Hợp tác trao đổi tài liệu vớ thư viện trong nước và nước ngoài
theo quy định của pháp luật.
 Nghiên cứu khoa học ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
hoạt động thư viện
 Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả
nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn
hóa- Thể thao – Du lịch) hoặc yêu cầu của địa phương đơn vị.
 Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa –
Thông tin( nay là Bộ văn hóa- Thể thao- Du lịch) và quy định của
pháp luật.
 Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh
Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của Chính Phủ
1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Theo Quyết định số 81/QĐ – BVHTT, ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) bộ máy
tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm 13 phòng ban, với tổng số 175
cán bộ, viên chức và người lao động. Họ là những người có trình độ về chuyên
môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ
phát triển của thư viện, trong đó có 1 tiến sĩ, 16 thạc sĩ, 124 cử nhân TTTV
(chiếm 72%) và các ngành khác.
Dưới đây là Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện Quốc gia Việt Nam:
1.3.4 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện
NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ
của công tác thông tin tư liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin,
đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. NDT giữ vai trò quan trọng
trong các hệ thống thông tin.
NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. NDT
tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn
thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó.
NDT là đối tượng phục vụ của bất kì một cơ quan TTTV nào. NDT là
người sử dụng thông tin đồng thời là người sáng tạo và làm giàu nguồn thông tin.
Thỏa mãn nhu cầu tin cho NDT cũng đồng nghĩa với việc phát triển nguồn tin
của thư viện. sự thỏa mãn nhu cầu tin cho NDT chính là cơ sở để đánh giá chất
lượng hoạt động thông tin trong thư viện.
Hiện nay NDT của TVQGVN phát triển nhanh chóng cả về số lượng và
thành phần. Trình độ của NDT có nhiều cấp độ khác nhau. Đối tượng NDT mà
Thư viện hướng tới là các nhà quản lí, lãnh đạo các cấp, các ngành; các cán bộ
giảng dạy ở các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường
phổ thông; cán bộ công tác tại các phòng hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh
doanh; sinh viên các trường đại học cao đẳng…
Có thể chia NDT tại TVQGVN thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Cán bộ quản lí, lãnh đạo
Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các nhà chuyên môn đơn vị hành
chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh
Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
1.3.5. Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên
toàn thế giới. Nhiều thành tựu khoa học mới ra đời đã tạo nên hiện tượng “bùng
nổ thông tin”. Lượng thông tin trong xã hội vô cùng phong phú và đa dạng. Cũng
từ đây thông tin trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhu cầu thông
tin ngày càng lớn và trở nên cấp thiết. Nhu cầu tin chính là đòi hỏi khách quan
của con người đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin để duy trì và phát triển sự
sống. Nhu cầu tin xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người tăng lên cùng
với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội và mang tính chất chu kỳ. Nếu nhu
cầu tin được thỏa mãn kịp thời, chính xác thì nhu cầu tin ngày càng được phát
triển.
Nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện Quôc gia Việt
Nam:
 Nhu cầu tin của cán bộ quản lý, lãnh đạo
Đây là nhóm NDT chiếm số lượng ít song lại là nhóm NDT rất quan trọng
của thư viện. Đáp ứng nhu cầu tin của họ là việc mà thư viện hết sức quan tâm.
Bởi lẽ họ là những người đưa ra quyết định mang tính chiến lược và sách lược ở
tầm vĩ mô hay vi mô có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội; Họ có thể là
những người xây dựng, phác thảo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,
của các cán bộ, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công tác
quản lý, một số cán bộ còn trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học. Do đó, nhu
cầu tin của họ rất đa dạng, phong phú và chính xác cao. Thông tin phải vừa rộng
đồng thời cũng phải mang tính chuyên sâu, bảo mật và hệ thống.
 Nhu cầu tin của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các nhà chuyên môn đơn
vị hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh
Nhóm NDT này chiếm tỉ lệ khá nhiều tại Thư viện. Họ có nhu cầu tài liệu
khá cao. Thông tin họ cần vừa mang tính tổng hợp lại mang tính chuyên sâu.
Nhóm NDT này có khả năng sử dụng mọi loại hình thức tài liệu cả truyền thống
lẫn hiện đại. Tài liệu họ cần thường là tài liệu quý hiếm; tài liệu xám, tài liệu đã
số hóa; các tài liệu chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực cụ thể mà họ quan
tâm.
 Nhu cầu tin của nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên
Đây là nhóm NDT chính chiếm tỉ lệ lớn nhất tại Thư viện. Nhu cầu tin của
họ rất đa dạng và rất cao. Họ mong muốn tham khảo tài liệu để mở rộng kiến
thức. Đặc biệt, các sinh viên năm cuối có nhu cầu tài liệu chuyên ngành rất cao
như : Giáo trình, tài liệu nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành, luận văn…bên cạnh
tài liệu quốc văn, ngoại văn họ có nhu cầu sử dụng khá cao các nguồn TLS của
Thư viện.
Nghiên cứu đặc điểm NDT và nhu cầu tin tại TVQGVN là giúp cho việc
nhận dạng nhu cầu thông tin và sử dụng các nguồn TLS của họ, qua đó tìm ra
những biện pháp phù hợp để đáp ứng đúng với nhu cầu. Điều này khẳng định vai
trò quan trọng của TVQGVN.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
2.1. Vài nét về bộ sưu tập số của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam tiến hành số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập
số từ rất sớm. Bắt đầu từ năm 1986 và được triển khai mạnh mẽ từ năm 2001 đến
nay với các dự án về công nghệ thông tin như: “Xây dựng hệ thống thông tin thư
viện điện tử/thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” (2001); “Nâng cao hệ
thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và
thư viện 61 tỉnh thành phố” (2003); “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ
thống Thư viện công cộng” (2005); “Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư viện điện
tử/thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ thống Thư viện công cộng”
(2006); “Tăng cường năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”
(2007).
Công cuộc số hóa tài liệu được khởi động từ năm 2003, quá trình xây
dựng bộ sưu tập số cũng được khởi sắc, thời gian tới sẽ tiếp tục được đẩy mạnh
với dự án “Tăng cường năng lực thư viện số và bảo quản số tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam (2012)”. Đây là dự án vừa được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch
đầu tư, xứng tầm là thư viện đứng đầu cả nước, giải quyết tốt nhất coonga tác bảo
tồn văn hóa, lịch sử, khoa học của dân tộc. Cùng với đó tạo thêm nhiều cơ hội
cho bạn đọc tiếp cận đến các nguồn thông tin quý giá.
Xây dựng thành công bộ sưu tập số cho thư viện góp phần tạo sự phát triển
cho thư viện trong thời đại mới – Thời đại của công nghệ số, tiết kiệm quỹ thời
gian, hạn chế chi phí thông tin với giá thành cao, giúp cho người dùng tin tiếp
cận nhanh chóng với nguồn thông tin hiện thời và cần thiết. Bộ sưu tập số ra đời
làm thay đổi tố chất và diện mạo của thư viện. Phát triển từ một thư viện truyền
thống lên thư viện số, điện tử hiện đại.
2.1.1. Bộ sưu tập Luận án Tiến sĩ
Kho Luận án ở Thư viện Quốc gia Việt Nam rất đa dạng về lĩnh vực
nghiên cứu: kinh tế, nông lâm nghiệp, y tế, luật, xã hội, ngôn ngữ. Các đề tài về
tôn giáo, nghệ thuật, ngành công nghiệp nhẹ có tỷ lệ thấp. Kho Luận án là kho tài
liệu được đánh giá cao về giá trị sử dụng, khai thác thông tin.
Đây là nơi chứa đựng tài liệu tài liệu xám đa ngôn ngữ: Nga, Đức,
Hungary, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật... Có sự phong phú về ngôn ngữ như vậy bởi có
tới 40% số luận án được bảo vệ ở nước ngoài. Đa dạng về ngành khoa học. Đây
là nguồn tài liệu xám quan trọng góp phần cung cấp những thông tin hữu ích,
thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo hướng Công ngiệp hóa –
Hiện đại hóa.
Mặc dù chưa được lưu trữ một cách đầy đủ tất cả các luận án đã được bảo
về thành công do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng kho luận
án của Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn là một trong những kho tài liệu được tra
cứu, sử dụng nhiều nhất trong thư viện. Đặc biệt, khối lượng luận án thuộc lĩnh
vực kinh tế chiếm số lượng lớn hơn cả, điều này chứng tỏ một điều rằng trong
thời điểm hiện tại vấn đề kinh tế, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước được
chú trọng đầu tư nghiên cứu mạnh mẽ. Nâng tầm kinh tế đất nước sánh vai với
bước phát triển kinh tế của các nước phát triển khác. Ngoài ra, các luận án còn
chú trọng nghiên cứu các vấn đề xã hội khác, lĩnh vực y tế quan tâm đến sức
khỏe người dân nhiều hơn với những nghiên cứu về lĩnh vực này và sức khỏe
cộng đồng.
Trước đây khi chưa có quy định về việc nộp bản điện tử luận án chưa được
áp dụng thì việc số hóa luận án còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở thời điểm
hiện tại với luận án đã được bảo vệ thành công khi nộp lưu chiểu tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam gồm 3 loại văn bản: toàn văn luận án, tóm tắt luận án và bản
điện tử của luận án (đĩa CD – ROM). Mỗi luận án đều được bảo quản trong hộp
cứng, ngoài bìa có ghi rõ ký hiệu và tổng số bản.
Hiện tại, bộ sưu tập số có khoảng hơn 19 bản luận án toàn văn, theo đó là
19000 bản tóm tắt luận án đã được số hóa. Đây là bộ sưu tập số được đánh giá là
đầy đủ nhất của Việt Nam, những công trình nghiên cứu đồ sộ được bảo vệ ở
trong và ngoài nước.
Hiện tại thư viễn vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch số hóa cho kho tài liệu
này. Đã có hơn 15000 bản (tương đương với 25 triệu trang) chiếm 80% tổng số
luận án hiện có. Trung bình mỗi năm Thư viện Quốc gia Việt Nam nhận được
1500 bộ luận án Tiến sĩ (tương đương 35000 trang/năm).
Bộ sưu tập số Luận án Tiến sĩ là bộ sưu tập có khối lượng đồ sộ và quan
trọng tại Thư viên. Số lượng truy cập tra cứu thông tin của bộ sưu tập này rất lớn.
Bộ sưu tập đảm bảo thông tin xám chất lượng cao, phục vụ hiệu quả tối đa, thỏa
mãn nhu cầu của người dùng tin ở mức độ cao nhất.
2.1.2. Bộ sưu tập sách; bản đồ về Hà Nội
Bộ sưu tập được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội, TVQGVN phối hợp với nhà xuất bản Hà Nội tiến hành xây dựng CSDL
toàn văn tài liệu về Thăng Long – Hà Nội, bộ sưu tập bao gồm: Sách Thăng Long
– Hà Nội trước năm 1954, Sách Thăng Long – Hà Nội sau năm 1954, Luận án
Tiến sĩ về Thăng Long – Hà Nội, Sách Hán Nôm về Thăng Long – Hà Nội, Bản
đồ Hà Nội và vùng phụ cận. Kết quả hiện tại đã số hóa được 850 cuốn (tương
đương hơn 400000 trang).
Bộ sưu tập là thành quả của quá trình sưu tầm chọn lọc những tài liệu có
giá trị về thông tin, cũng như giá trị lịch sử quý báu về truyền thống Thăng Long
– Hà Nội. Đây là tài liệu số hóa mang giá trị lưu trữ cao, chứa đựng trong nó là
thông tin về những thăng trầm, thay đổi của mảnh đất Hà Thành xinh đẹp. Đó là
nét đẹp về con người, cảnh vật và những tinh hoa mà chỉ có Hà Nội mới có được.
Bộ sưu tập là tài sản quốc gia mang giá trị lịch sử và nẹt đẹp của Hà Nội nói
riêng và của mảnh đất hình chữ S nói chung. Phát triển bộ sưu tập là nhiệm vụ
hàng đầu mà Thư viện quyết tâm thực hiện.
2.1.3. Bộ sưu tập sách Đông Dương
Đây là bộ sách có giá trị về lịch sử, văn hóa, địa lý của toàn Đông Dương,
đã được thu thập và lưu trữ 67000 bản sách từ trước năm từ thế kỷ 17 đến năm
1954.
Hiện nay, việc số hóa bộ sách này được phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại
Việt Nam Bộ ngoại gia Pháp cùng một số thư viện ở Việt Nam thực hiện chương
trình “Số hóa kho tài liệu Pháp ngữ cổ tại Việt Nam” (dự án VALEASE). Hiện
tại Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn tiếp tục và đã số hóa được khoảng trên 800
cuốn tương đương 130000 trang tài liệu Đông Dương.
Tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực: kinh tế, địa lý, xã hội, văn học... Phục vụ cho
nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của đa số bạn đọc. Bộ sưu tập số tài
liệu Đông Dương ra đời là thành quả của sự cố gắng nỗ lực tìm kiếm, chọn lọc và
xử lý công phu của người cán bộ thư viện thuộc Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bộ
sưu tập không chỉ có ý nghĩa về mặt thông tin mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị,
khẳng định sự phát triển của các nước Đông Dương qua các thời kỳ, đồng thời
lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa của toàn dân tộc.
2.1.4. Bộ sưu tập sách Hán Nôm
Theo số liệu thống kê thì Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện đang bảo tồn
và lưu giữ một bộ sưu tập đặc biệt gồm hơn 4000 thư tịch Hán Nôm với 2278 tên,
đây là hệ thống tiếng Việt thời xưa. Nhưng từ năm 1970 đến ny việc sưu tầm và
thu nhận loại sách này không còn được Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện
nữa mà đã được Thư viện Viện Hán Nôm lưu trữ.
Kho sách Hán Nôm là nguồn thư tịch cổ chứa đựng lượng thông tin phong
phú, đa dạng, đáng tin cậy về nhiều lĩnh vực: Địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục,
sách về y học, văn học nghệ thuật... bộ sách phản ánh diễn tiến lịch sử và những
thay đổi về mọi lĩnh vực của Việt Nam qua từng thời kỳ. Có rất nhiều cuốn sách
mang giá trị cao, chứa đựng nhiều thông tin lịch sử đang được lưu giữ: Cuốn từ
điển Hán – Nôm cổ nhất “Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa” ra đời vào khoảng thế kỷ
17 – tương tryền do bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ( thời Lê) biên soạn; cuốn
“Quốc triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (năm 1522-1527); “Tập mẫu
văn khế”, khoán ước dừng trong giao dịch dân sự, đầu thời Lê – một bản sách in
ván gỗ chữ Hán cổ; tập “Mộ Trạch Lê thị gia phả sự tích ký” – bản chép tay chữ
Hán về gia phả họ Lê ở mộ Trạch . Nhiều sách của tác giả nổi tiếng như “Cung
oán ngâm khúc” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều bản chữ Nôm, in ván gỗ,
trong đó có 3394 mục từ ngữ Hán được giải thích ra tiếng Việt (dưới dạng chữ
Hán Nôm), theo lối có vần, chủ yếu là thơ lục bát... đều có mặt tại kho sách Hán
Nôm của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Vốn sách Hán Nôm của Thư viện Quốc gia Việt Nam được đăng ký theo
số đăng ký cá biệt. Các phích mục lục Hán Nôm được chia làm 2 loại phích: 1/
Phích mục lục chủ đề; 2/ Phích mục lục chữ cái. Hiện vốn sách Hán Nôm của
Thư viện đang được số hóa để đưa vào tra cứu trên máy tra cứu. Và Thư viện
Quốc gia Việt Nam đã chính thức đưa vào thử nghiệm CSDL Hán Nôm toàn văn
trên mạng Internet với hai ngôn ngữ Anh-Việt. Đây là kết quả của một dự án hợp
tác giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và Quỹ Bảo tồn Di sản chữ Nôm (VNPF)
của Hoa Kỳ nhằm gìn giữ kho di sản thành văn quý báu này của dân tộc.
Kể từ năm 2006, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hợp tác với Hội Bảo tồn
Di sản chữ Nôm để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quan trọng này qua việc
xây dựng một bộ sưu tập số. Mục tiêu của sự hợp tác này là để cung cấp một cơ
sở dữ liệu tiện ích cho việc sử dụng, khai thác và bảo quản vốn tài liệu quý hiếm
cho nhân loại. Nhiều tài liệu quý hiếm chưa bao giờ được đưa ra phục vụ do tính
chất của tài liệu này, giờ đây nhờ vào việc xây dựng bộ sưu tập số mà các tài liệu
ấy lần đầu tiên được đưa vào sử dụng một cách hữu ích.
Hiện tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã số hóa và đưa ra phục vụ trực
tuyến trên 3000 bản tương đương với 220000trang. Đây là bộ sưu tập số mang
tính đặc thù và kén bạn đọc, tiếp cận với bộ sưu tập là tiếp cận tới nền văn minh
cổ xưa nhất của dân tộc, từ đó bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về sự phát triển
của Việt Nam về tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội...
2.1.5. Bộ sưu tập sách tiếng Anh viết về Việt Nam
Bộ sưu tập được xây dựng với mục đích chia sẻ nguồn lực thông tin của
Hiệp hội Cán bộ Thư viện các nước Đông Nam Á (CONSAL) với chương trình
ASEAN – COCI. Thư viện Quốc gia Việt Nam đã lựa chọn và số hóa 338 cuốn
sách tiếng Anh viết về Việt Nam, tương đương với 92520 trang.
Đây là bộ sưu tập cung cấp thông tin cơ bản về Việt Nam: địa lý, khí hậu,
con người, kinh tế, xã hội... Giúp cho bạn đọc trong và ngoài nước có cái nhìn
tổng thể và toàn diện hơn về đất nước và con người Việt Nam. Xây dựng bộ sưu
tập còn thể hiện tình đoàn kết gắn bó của Việt Nam với những nước bạn láng
giềng, đặc biệt là các nước Đông Dương. Từ đó khẳng định thêm về chủ quyền
lãnh thổ và nâng cao hơn vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.1.6. Bộ sưu tập Tuồng – Cải lương cổ
Bộ sưu tập Tuồng – Cải lương cổ được xây dựng trên nền tảng của bộ sách
Đông Dương, là những tài liệu chọn lọc về nghệ thuật Tuồng – Cải lương cổ
được rút trích từ bộ sách Đông Dương, sau đó được số . Hiện tại, bộ sưu tập đã
được số hóa gần 100 cuốn tương đương với 5000 trang.
2.1.7. Bộ sưu tập băng đĩa CD – ROM, DVD
Bộ sưu tập băng, đĩa CD, VCD, CD – ROM, được thu thập qua con đường
lưu chiểu, bổ sung, trao đổi quốc tế, hoặc cá nhân, tổ chức biếu tặng trong vài
năm gần đây, với 4000 tên tài liệu (bao gồm nhiều lĩnh vực: Âm nhạc, tài chính
kế toán, kinh tế, tin học, ngôn ngữ, địa lý, lịch sử, giáo dục...). Song song với bộ
sưu tập Luận án Tiến sĩ, bộ sưu tập băng đĩa CD – ROM, DVD là một trong
những nguồn lục số quan trọng và được bổ sung thường xuyên nhất. Lợi thế của
bộ sưu tập là dễ sử dụng, chi phí xây dựng không quá cao.
2.1.8. Cơ sở dữ liệu toàn văn bổ sung từ bên ngoài
 Cơ sở dữ liệu trực tuyến Proquest
Proquest là cơ sở dữ liệu trực tuyến được bổ sung về Thư viện trong
chương trình liên hiệp Thư viện các nguồn tin điện tử. Đây là cơ sở dữ liệu toàn
văn tổng hợp lớn nhất hiện nay, cho phép truy cập 11.700 tên tạp chí, với gần
8.800 tạp chí toàn văn. ProQuest được xây dựng với gần 30.000 luận văn toàn
văn, hơn 44.000 hồ sơ doanh nghiệp, hơn 3.000 báo cáo công nghiệp (Snapshots
Series), một số tài liệu không phải là xuất bản phẩm định kỳ như báo cáo của
OxResearch và EIU về 252 quốc gia và khu vực ; hơn 60 nguồn học liệu tham
khảo gồm Brookings Paper, OEF, Career Guide, Occupational Outlook
Handbook với chủ đề chính gồm 160 chuyên ngành khoa học, lĩnh vực khác
nhau: Quản trị kinh doanh, tài chính, thương mại, ngân hàng, kế toán,...
 CSDL Keesings
CSDL Keesings được bổ sung năm 2009, bao gồm hơn 95.000 bài báo, là
CSDL tập hợp toàn diện, chính xác và súc tích tất cả các bài báo trên thế giới về
chính trị, kinh tế, xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ 1931 – nay và được
xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Hà Lan. Đây là CSDL
được cập nhật hàng ngày các sự kiện trên toàn thế giới như: Bầu cử, chiến tranh,
các hiệp ước, các chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế…
 Cơ sở dữ liệu Wilson
Cơ sở dữ liệu toàn văn Wilson Ommifile Full Text trên đĩa CD- ROM là
nguồn lực thông tin của nước ngoài bằng tiếng Anh, được bổ sung vào năm 2007,
bao gồm 10 chủ đề cơ bản như: Khoa học Thông tin – thư viện, Khoa học kỹ
thuật ứng dụng, nghệ thuật, khoa học xã hội, Giáo dục, Nhân chủng học… Đây là
một hệ cơ sở đa cấu trúc cung cấp cho người sử dụng nội dung hoàn chỉnh về các
chỉ số, bản tóm tắt và đầy đủ các tài liệu, văn bản. Đây là CSDL trên đĩa CD-
ROM được thư viện mua và cài đặt trong một máy chủ đặt tại phòng đọc Đa
phương tiện, để truy cập vào CSDL này, bạn đọc phải đọc trong mạng LAN Thư
viện và không thể truy cập trực tuyến.
 Cơ sở dữ liệu AGORA (Access to Global Online Research in
Agriculture)
Đây là chương trình được thiết lập bởi tổ chức Lương thực và Nông nghiêp
của Liên Hợp Quốc (FAO) và một số nhà xuất bản. Chương trình này cho phép
các nước đang phát triển được quyền truy cập vào bộ sưu tập số các tài liệu đã
được kiểm định nội dung trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp, khoa học, môi
trường và nhiều khoa học xã hội khác có liên quan. Cơ sở dữ liệu này cung cấp
1.278 tạp chí khoa học tới các cơ sở giáo dục, Vện nghiên cứu.. tại hơn 107 Quốc
gia liên quan đến vấn đề: Nông nghiệp, Công nghệ sinh học, các ngành liên quan
đến sinh vật, Môi trường và Xã hội học với 4 ngôn ngữ Anh, Pháp, Arập, Tây
Ban Nha. TVQGVN đã đăng kí và được phép truy cập từ 2005.
 CSDL Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (Vietnam Journals
Online- VJOL)
Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL) là CSDL tóm tắt và toàn
văn các tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam với mục tiêu giúp cho độc giả
nghiên cứu tiếp cận dễ dàng hơn với tri thức khoa học xuất bản tại Việt Nam và
giúp thế giới biết đến nhiều hơn về một nền học thuật xuất bản tại Việt Nam và
giúp thế giới biết đến nhiều hơn về một nền học thuật của Việt Nam. Đây còn là
một dịch vụ cho phép các tạp chí thành viên tự xuất bản và quản lý tạp chí của
mình trên mạng internet. Nói cách khác đây còn là một CSDL hữu cơ, luôn được
cập nhật thông tin mới từ chính những tạp chí tham gia vào VJOL.
Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến
 Cơ sở dữ liệu sách Châu Âu
Bao gồm 2 Cơ sở dữ liệu trực tuyến phổ biến nhất:
 Cơ sở dữ liệu thư mục về các nhà xuất / nhập khẩu trên toàn cầu.
 Cơ sở dữ liệu dữ kiện trực tuyến về các công ty ở nước này đang
hợp tác làm ăn với công ty ở nước khác (ví dụ như các công ty của
Đức hợp tác với công ty của Trung Quốc)
Giao diện EBM Centers
2.1.9. Một số bộ sưu tập số khác
 Nam Phong Tạp chí
Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1
tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và
210 số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút; Phạm
Quỳnh làm Chủ biên phần chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần
chữ nho. Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể
thức, bài bản và giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1
phố Hàng Trống, Hà Nội - cùng nhà Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, năm 1926 chuyển
về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội.
Nam phong tạp chí
Nam Phong thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình văn
học, và tài liệu lịch sử bằng quốc ngữ. Là một phương tiện của thực dân Pháp để
tuyên truyền cho chế độ thực dân, cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý.
Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá Chữ Quốc ngữ vào Việt Nam.
Hiện tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã số hóa bộ 6 đĩa DVD bao gồm
210 số Nam-Phong Tạp-Chí (1917-1934)
 Tri tân Tạp chí
Tri tân là một tạp chí văn hóa xuất bản hàng tuần ở Hà Nội, Việt Nam bắt
đầu từ năm 1941 đến năm 1945 thì đình bản. Toà soạn ban đầu đặt tại số nhà 349
phố Huế, Hà Nội; từ ngày 8 tháng 8 năm 1941 trụ sở được chuyển tới số 195 phố
Hàng Bông; từ Tri tân số 100, ngày 24 tháng 6 năm 1943 thì dời địa chỉ đến số
95-97 phố Chanceaulme (nay là Tô Hiến Thành). Chủ nhiệm (directeur) Tri tân là
Nguyễn Tường Phượng; quản lý (administrateur gérant) là Dương Tụ Quán; từ
đầu tháng 7 năm 1943, Nguyễn Tường Phượng đảm nhiệm cả hai vai trò nói trên
(directeur gérant).
Tri tân Tạp chí
Sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền vào Tháng Tám năm 1945 thì Tri
tân bị chỉ trích là “nệ cổ” và “cản trở sự tiến hóa của dân tộc”nên phải đình bản.
Số báo Tri tân cuối cùng ra ngày 22 tháng 11 năm 1945, kết thúc năm năm
xuất bản với 212 số báo. Sang Năm 1946 Tri tân số 1 loại mới ra mắt ngày 6
tháng 6 năm 1946 với chuyên khảo “Nam Bộ đất Việt Nam” do Long Điền biên
tập rồi theo đó ra được số 2 ngày 16 tháng 6 năm 1946 thì ngưng hẳn. Trên thực
tế đây mới là số báo cuối cùng. Tổng cộng Tri tân “mới” và “cũ” ra được 214 số
với hơn 5.000 trang bài vở, đánh dấu một bước tiến trong ngành báo chí tiếng
Việt.
 Kỹ thuật của người An Nam
“Kỹ thuật của người An Nam” (tựa tiếng Pháp: “Technique du peuple
Annamite”, tựa tiếng Anh: “Mechanics and crafts of the Annamites”) là một công
trình nghiên cứu văn minh vật chất ở An Nam khoảng 100 năm về trước được
thực hiện bởi một người Pháp tên Monsier Henri Oger và nghệ nhân người Việt
Nam thực hiện năm 1908 – 1909 và phát hành với số lượng hạn chế (60 bản).
Bao gồm 700 bản tranh khắc gỗ với hơn 4000 hình ảnh về đời sống văn hóa, lao
động của người dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Kỹ thuật của người An Nam
 Sắc phong tỉnh Hưng Yên
Hiện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã số hóa bộ 4 đĩa DVD: bao gồm
hơn 450 sắc phong về tỉnh Hưng Yên.
2.2.Các yếu tố tác động đến công tác xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý về bản quyền tài liệu được số hóa
Nguồn tài liệu số hóa đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả
toàn bộ nguồn tin trong nước tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Khẳng định trên
được chứng minh là đúng đắn bởi Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện trung
tâm của cả nước với chức năng và nhiệm vụ được quy định theo Pháp lệnh thư
viện được ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 28/12/2000 và
được Chủ tịch nước ký sắc lệnh CNT ban hành ngày 11/01/2001, đồng thời là thư
viện đứng đầu trong hệ thống Thư viện Công cộng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Do vậy vấn đề số hóa tài liệu và xây dựng bộ
sưu tập số là nhiệm vụ tất yếu và cực kỳ quan trọng. Trong quá trình xây dựng bộ
sưu tập số, Thư viện gặp phải những khó khăn nhất định về vấn đề bản quyền tài
liệu.
Lựa chọn tài liệu số hóa là một trong những vấn đề gặp phải nhiều khó
khăn khi thực hiện. Tài liệu xám là tài liệu chứa đựng trí tuệ, công sức, tiền bạc
và thời gian của người sáng tạo ra nó. Vì vậy, khi thực hiện số hóa tài liệu các cơ
quan thông tin luôn chú trọng tới vấn đề bảo đảm bản quyền tác giả.
Bản quyền đối với tài liệu trong Thư viện số chia làm 2 loại:
 Các tài liệu còn luật bản quyền
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 25: Các trường hợp sử dụng
tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhậu bút, thù lao
cụ thể:
 Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng
dạy cá nhân
 Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên
cứu
Vì vậy, việc số hóa tài liệu cho TVS/TVĐT là không vi phạm bản quyền
nếu:
 Tài liệu nằm ngoài bản quyền: Tài liệu xuất bản bởi chính phủ:
văn bản pháp quy, số liệu thống kê, tài liệu thuộc lĩnh vực tư pháp (theo
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam; chương 1, mục 1, điều 15: Các đối tượng
không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: “Tin tức thời sự thuần túy
đưa tin; văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác
thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; quy trình
hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu”.
 Tài liệu được bảo hộ bản quyền nhưng số hóa để sử dụng với
mục đích phi thương mại trong phạm vi hạn chế của thư viện, trường
học, viện nghiên cứu. Bản thân việc số hóa tài liệu không vi phạm bản
quyền, việc vi phạm hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng (chẳng
hạn dùng với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế
của người nắm giữ bản quyền là vi phạm).
 Các tài liệu hết luật bản quyền
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 27, khoản (a), (b) “ Tác
phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là
suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm
có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác
giả cuối cùng chết.”
Theo Khoản 3 Điều 20 và điểm (đ) khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí
tuệ, việc số hóa tài liệu khi chưa xin phép chủ sở hữu quyền tác giả đó là “Sao
Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả”. Như vậy, công tác số hóa tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có vi
phạm bản quyền hay không? Đã có rất nhiều quan điểm và những ý kiến khác
nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, để có được nhận định chính xác về vấn đề này,
cần xem xét và đối chiếu các văn bản pháp lý vào trường hợp cụ thể đối với mỗi
tài liệu đươc số hóa tại Thư viện. Qua việc đối chiếu với các văn bản trên cho
thấy, việc số hóa tài liệu tại Thư viện là đáp ứng được yêu cầu về mục đích (phục
vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập), song vẫn chưa giải quyết triệt để được vấn đề
về quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Cũng cần khẳng định một số sai phạm pháp lý liên quan tới số hóa tài liệu
tại TVQGVN là điều không thể tránh khỏi. Lý do là, ở thời điểm hiện tại Việt
Nam chưa áp dụng luật Bản quyền một cách triệt để, hơn thế, TVQGVN lại số
hóa tài liệu từ khá sớm. Cần phải có thời gian và hành lang pháp lý hợp lý hơn để
giải quyết vấn đề này.
2.2.2. Chính sách xây dựng phát triển bộ sưu tập số
Căn cứ vào Quyết định số 2638/QĐ-BVHTTDL, ngày 11/6/2008 của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của TVQGVN, hiện nay TVQGVN có chức năng, nhiệm
vụ như sau:
Điều 1: Vị trí và chức năng:
 Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước, là
đơn vị sự nghiệp văn hoá có thu trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch, có chức năng: thu thập, giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; bổ sung,
bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội.
Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
 Thư viện Quốc gia Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng.
Như vậy, với vị trí và chức năng trên TVQGVN cần có những chính sách
phát triển hợp lí để thực hiện được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Chính sách là hệ thống các biện pháp cụ thể dựa trên cơ sở đường lối chính trị
chung và tình hình thực tế, tác động lên một lĩnh vực hoạt động nhất định và trong
một phạm vi nhất định nhằm đạt được mục đích nhất định. Chính sách có thể bao
gồm cả kế hoạch thực hiện cụ thể.
Ngày nay, các thư viện trên thế giới đang có xu hướng tự động hóa nghiệp vụ
hoặc chuyển sang các loại hình thư viện điện tử, thư viện số nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu tri thức và thong tin không ngừng gia tăng nhanh chóng trong xã hội. Đưa ra
những chính sách phát triển hợp lý sẽ tạo bước đà vững chắc cho sự phát triển của thư
viện trong thời đại mới. Ngoài việc bổ sung them vốn tài liệu cho thư viện, TVQGVN
đã tiến hành xây dựng cho mình bộ sưu tập số đồ sộ nhằm đáp ứng được nhu cầu tin
ngày càng cao của bạn đọc. Tài liệu số ra đời đánh dấu bước phát triển vượt bậc của
thư viện nói chung và TVQGVN nói riêng. Thành công trong việc xây dựng bộ sưu
tập số là một chứng minh cho những chính sách phát triển tài nguyên số của
TVQGVN. Đó là những chính sách mang tính toàn diện, có tính thuyết phục và khả
năng thực tế cao, chính sách là những ý tưởng đầu tư về sức người, sức của để xây
dựng phát triển lên một bộ sưu tập số hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu thông tin
ngày càng cao của người dùng tin.
2.2.3. Ngân sách đầu tư xây dựng bộ sưu tập số
Xuất phát điểm thành công trong hoạt động thông tin – thư viện đối với mỗi cơ
quan thông tin đó là số lượt bạn đọc đến sử dụng khai thác vốn tài liệu trong thư viện.
Một thư viện có vốn tài liệu đa dạng, phong phú chưa phải là điều kiện đủ để thu hút
4124510

More Related Content

Similar to Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TieuNgocLy
 
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...HanaTiti
 
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...HanaTiti
 
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...NuioKila
 
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...NuioKila
 
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNuioKila
 
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanKe hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanBinh Boong
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...KhoTi1
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdfTìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdfHanaTiti
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...nataliej4
 

Similar to Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf (20)

Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hìnhBáo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
 
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
 
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
 
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
 
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
 
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia IIILuận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
 
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanKe hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdfTìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
 
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nướcLuận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
 
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nướcLuận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
 
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN ------------ LẠI THỊ THU CÚC XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 - X HÀ NỘI - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN ------------ LẠI THỊ THU CÚC XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 – X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh HÀ NỘI - 2013
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các đoàn thể cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hàm thụ kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy Hạnh, là người đã định hướng nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tại thư viện. Xin gửi lời thân thương tới gia đình, bạn bè những người đã luôn ở bên động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm cũng như thời gian thực hiện đề tài, nên đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2013 Sinh viên Lại Thị Thu Cúc
  • 4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BSTS Bộ sưu tập số CSDL Cơ sở dữ liệu NDT Người dùng tin TLS Tài liệu số TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam TVS Thư viện số
  • 5. DANH MỤC HÌNH ẢNH STT TÊN HÌNH ẢNH TRANG 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện Quốc gia Việt Nam 16 2 Cơ sở dữ liệu AGORA 29 3 Cơ sở dữ liệu Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến 30 4 Cơ sở dữ liệu Châu Âu 31 5 Nam phong tạp chí 32 6 Tri tân tạp chí 33 7 Kỹ thuật của người An Nam 34 8 Máy scan 4DigitalBooks 48 9 Sách được số hóa 49 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH
  • 6. PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU………………………………..…………………………...1 1. Tính cấp thiết của đề tài………………..………………………………............1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài…………………………..........…...2 3. Tình hình nghiên cứu…………………………...……..……………………….3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………...………………………………4 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………...…..………………4 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài………………………...….………5 7. Kết luận khóa luận………………...…………….………...……………………5 PHẦN 2: NỘI DUNG………………………..…………………….…………………...6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM.……………...…... 6 1.1.Tài liệu số hóa……………………………………..………………………..…..6 1.1.1.Khái niệm……………………………………………………………….….6 1.1.2. Đặc trưng của tài liệu số hóa………………………………….………..….7 1.2.Bộ sưu tập số……………………………………………………………..……..8 1.2.1.Khái niệm…………………………………………...…………………..….8 1.2.2.Lợi ích của bộ sưu tập số……………………………………………..……8 1.2.3.Tạo lập bộ sưu tập số………………………………………..……………..9 1.3.Hoạt động Thông tin – Thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam………...10 1.3.1. Giới thiệu về Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………………..…10 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện…………………………………..….12 1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………..….14 1.3.4 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện …………………………..………16 1.3.5. Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện……………………………………..17
  • 7. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM……………………..19 2.1. Vài nét về bộ sưu tập số của Thư viện Quốc gia Việt Nam……………..….19 2.1.1. Bộ sưu tập Luận án Tiến sĩ…………………………………………..…..20 2.1.2. Bộ sưu tập sách; bản đồ về Hà Nội …………………………………..….21 2.1.3. Bộ sưu tập sách Đông Dương………………………………………....…22 2.1.4. Bộ sưu tập sách Hán Nôm……………………………………………..…23 2.1.5. Bộ sưu tập sách tiếng Anh viết về Việt Nam………………………….…24 2.1.6. Bộ sưu tập Tuồng – Cải lương cổ………………………………………..25 2.1.7. Bộ sưu tập băng đĩa CD – ROM, DVD………………………………….25 2.1.8. Cơ sở dữ liệu toàn văn bổ sung từ bên ngoài…………………………….25 2.1.9. Một số bộ sưu tập số khác……………………………………………..…29 2.2. Các yếu tố tác động đến công tác xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………………………………………………………………..33 2.2.1. Khuôn khổ pháp lý về bản quyền tài liệu được số hóa…………….…..33 2.2.2. Chính sách xây dựng phát triển bộ sưu tập số…………………...………35 2.2.3. Ngân sách đầu tư xây dựng bộ sưu tập số………………………..……..36 2.2.4. Xây dựng bộ sưu tập số - Nguồn nhân lực…………………………….……37 2.2.5. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị………………………………………………38 2.2.6. Hợp tác chia sẻ để xây dựng bộ sưu tập số………………………………40 2.3. Quy trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam…….42 2.3.1. Sưu tầm tài liệu………………………………………………………..…42 2.3.2. Phân loại tài liệu và bảo quản tài liệu………………………………..…..43
  • 8. 2.3.3. Số hóa tài liệu………………………………………………………….…43 2.3.4. Biên mục tài liệu số………………………………………………...…….48 2.3.5. Giai đoạn thử nghiệm………………………………………………….…49 2.3.6. Tải dữ liệu lên mạng…………………………………………………..…49 2.3.7. Công bố bộ sưu tập……………………………………………………....50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM………..…51 3.1. Nhận xét………………………………………………………………...……..51 3.1.1. Lợi thế…………………………………………………………………....51 3.1.2. Hạn chế…………………………………………………………………..55 3.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam………………………………………………………….…58 3.2.1. Giải pháp về công nghệ……………………………………………………..58 3.2.2. Giải pháp về vốn tài liệu số hóa toàn văn……………………………………61 3.2.3. Giải pháp về trình độ chuyên môn, năng lực của người cán bộ thư viện số…..63 3.2.4. Giải pháp cho NDT trong quá trình tiếp cận và sử dụng bộ sưu tập số của Thưviện………………….………………………………………………………………..64 3.2.5. Giải pháp về vấn đề bản quyền cho bộ sưu tập số của Thư viện……...…67 KẾT LUẬN………………………………………………………………..…………..68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..………...69
  • 9. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, nó thúc đẩy tiến trình phát triển của mọi lĩnh vực. Thông tin làm nên những cuộc cách mạng mang tính đột phá của nền văn minh nhân loại. Những lợi ích mà cách mạng thông tin mang lại cho loài người là không thể đong đếm được, nó vô cùng to lớn và hữu ích. Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người. Mọi diễn tiến sự kiện của các vùng lãnh thổ, hay tri thức khoa học - xã hội đều được phổ biến và tiếp nhận bởi thông tin. Vì vậy mà thông tin đáp ứng nhu cầu hiểu biết và tìm hiểu cuộc sống của con người, là động lực để thúc đẩy sự phát triển. Có thể nói, thông tin gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, góp phần quan trọng cho sự tiến hóa nhân loại. Vì vậy, xã hội hóa thông tin là một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động Thông tin – Thư viện thời hiện đại. Giờ đây tài liệu trong thư viện không chỉ là tài liệu truyền thống như sách, báo, tạp chí mà còn bao gồm các tài liệu dạng số như: Cơ sở dữ liệu trên mạng, đĩa CD –ROM, DVD... Chính vì vậy mà công tác số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số được các cơ quan Thông tin – Thư viện đặc biệt coi trọng, là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin trong thời đại mới. Thư viện Quốc Việt Nam là Thư viện trung tâm của cả nước, là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện của cả nước. Thư viện cũng là nơi lưu trữ, bảo tồn di sản văn hóa đồ sộ của dân tộc với số lượng tài liệu lớn, phong phú đa dạng về dạng thức tồn tại (dạng truyền thống và dạng điện tử - số hóa). Son song với việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường nghiệp vụ đào tạo đội ngũ cán bộ thì công tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số là vấn đề đang
  • 10. được Thư viện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin ngày càng tăng cao và đa dạng của người dùng tin. Nhìn nhận được tầm quan trọng của việc xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời đại của nền kinh tế thông tin tri thức tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khóa luận cho mình. Thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu và bổ sung những kiến thức thực tế cho bản thân và góp một phần nhỏ bé vào việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục; đào tạo và các nhu cầu khác của người dùng tin góp phần vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng công tác số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư Viện Quốc gia Việt Nam. Qua việc khảo sát đề tài, sẽ phân tích quy trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, đồng thời đưa ra đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết được mục đích đề ra, nhiệm vụ của khóa luận là: - Nêu được cách thức tạo lập và ý nghĩa của bộ sưu tập sốvới sự phát triển của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  • 11. - Trình bày hiện trạng các bộ sưu tập số tại Thư viện và cách thức (quy trình) số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng của đề tài Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu về các khía cạnh tại Thư viện Quốc gia Việt Nam: - “Công tác bảo quản vốn tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Ngô Thị Hằng Nga, khóa luận tốt nghiệp năm 2004. - “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lưu chiểu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Nguyễn Thị Hảo, khóa luận tốt nghiệp năm 2004. - “Lịch sử phân loại tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Vũ Quỳnh Nhung, khóa luận tốt nghiệp năm 2005. - “Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hiền, khóa luận tốt nghiệp năm 2006. - “Tìm hiểu công tác tổ chức và phực vụ kho mở tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Nguyễn Thị Hảo Hà, khóa luận tốt nghiệp năm 2008. - “Khảo sát một số phần mềm tiêu biểu được sử dụng để xây dựng bộ sưu tập số trong các cơ quan Thông tin – Thư viện Việt Nam” - “Công tác tổ chức và bảo quản tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Nghiêm Thị Bình, khóa luận tốt nghiệp năm 2009.
  • 12. Vấn đề xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam là vấn đề mà tôi quyết định lựa chọn làm đề tài khóa luận cho mình, để bổ sung phong phú hơn vào các vấn đề nghiên cứu về Thư viện. Đồng thời với việc tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, tôi muốn đem một phần kiến thức nhỏ bé đã được tiếp nhận trong quá trình học tập tại trường vào thực tế ngành học của mình. Từ đó, đưa ra những nhận xét và giải pháp về vấn đề mà tôi đã nghiên cứu, để có sự so sánh rõ ràng hơn về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Đúc rút thêm kinh nghiệm cho bản thân về ngành nghề mà mình sẽ gắn bó lâu dài trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài được xác định là công tác xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về mặt không gian và thời gian là: “Xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam giai đoạn hiện nay”. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu  Cơ sở lý luận - Khóa luận được viết trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác Lê nin.  Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, khảo sát thực tế - Trao đổi với cán bộ thư viện - Quan sát, ghi chép, thu thập, chọn lọc và tích hợp thông tin
  • 13. - Thống kê dữ liệu. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài - Lý luận: Khóa luận làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến xây dựng bộ sưu tập số: Tài liệu số hóa, bộ sưu tập số, số hóa tài liệu... Tầm quan trọng của hoạt động xây dựng bộ sưu tập số đối với thư viện. - Thực tiễn: Đưa ra nhận xét, đánh giá về hoạt động xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề gặp phải của Thư viện khi tiến hành xây sựng bộ sưu tập số. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố cục chính của khóa luận được chia thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về hoạt động Thông tin – Thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - Chương 2: Tổng qua về bộ sưu tập sồ và quy trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lương bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  • 14. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1.Tài liệu số hóa 1.1.1.Khái niệm Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa về tài liệu số hóa được đưa ra, điểm chung của các định nghĩa này đều cho rằng “ tài liệu số hóa là tài liệu mà thông tin được mã hóa và được biểu diễn dưới dạng nhị phân gồm hai số 0 và 1, được lưu trữ, khai thác trên máy tính điện tử, với sự hỗ trợ của một hay một vài thiết bị chuyên dụng, phần mềm ứn dụng và hệ thống mạng máy tính”. Tiêu chuẩn GOST R 51141-98 của Nga: “Tài liệu điện tử là những tài liệu được tạo lập do sử dụng các vật mang tin và các phương pháp ghi bảo đảm xử lý thông tin của nó bằng máy tính điện tử”. Đối với một số tài liệu ở dạng truyền thống: sách, báo, luận văn,... việc số hóa tài liệu này có thể ở các cấp độ khác nhau: Số hóa thư muc, số hóa dữ kiện, dữ kiện và số hóa toàn văn Tài liệu số hóa thư mục là tài liệu chỉ được số hóa phần thư mục. Các yếu tố thư mục được đưa vào số hóa bao gồm một số hoặc tất cả các yếu tố sau: Tác giả, tên tài liệu; Nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản; Khổ cỡ của tài liệu; Số trang của tài liệu; Chỉ số ISBN hoặc ISSN... Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác là: Ký hiệu phân loại tài liệu, ký hiệu xếp giá tài liệu (có thể có cả ký hiệu tên thư viện, trung tâm thông tin, cơ quan lưu trữ tài liệu nếu là mục lục liên hợp); Ký hiệu định chủ đề; Các từ khóa; Bản tóm tắt nội dung tài liệu...
  • 15. Tài liệu số hóa dữ kiện, dữ kiện là tài liệu ngoài phần số hóa thư mục còn có thêm phần số hóa một số dữ kiện, dữ liệu của tài liệu gốc nhưng không phải là toàn bộ các thông tin chứa đựng trong tài liệu gốc. Các dữ kiện, dữ liệu này có thể là thông tin lịch sử; số liệu thống kê; biểu đồ tăng trưởng; thành phần cấu tạo; công thức điều chế hóa học; một số nhận định, phân tích và dự báo được nêu trong tài liệu gốc... Tài liệu số hóa toàn văn có nội dung của tài liệu gốc đã được số hóa. Đây là loại hình tài liệu số hóa trọn vẹn nhất, có giá trị sử dụng lớn nhất trong số các loại hình tài liệu số hóa. Bởi giá trị của thông tin, nằm ngay ở chính thông tin đó, chứ không phải được quy định bởi tên tác giả, tên tài liệu...hay một vài dòng xuất hiện trong nguồn tin. 1.1.2. Đặc trưng của tài liệu số hóa Đặc trưng của tài liệu giúp cho người dùng tin có thể nhận biết và sử dụng chúng một cách dễ dàng. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của tài liệu điện tử là kết quả tất yếu của bùng nổ thông tin, của sự phát triển khoa học công nghệ, nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin về chất lượng cũng như mức độ cập nhật thông tin. Như vậy, tài liệu số hóa có những đặc trưng sau: Mật độ thông tin của tài liệu số hóa rất lớn. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ lưu trữ, nén thông tin trên các vật mang tin dạng số tạo điều kiện để tài liệu số hóa chứa đựng trong nó một khối lượng thông tin cực lớn.
  • 16. 1.2.Bộ sưu tập số 1.2.1.Khái niệm Theo Từ điển giải nghĩa các thuật ngữ khoa học của trường Đại học Bay Lor: “Bộ sưu tập số là bộ sưu tập của thư viện hoặc các tài liệu lưu trữ được chuyển đổi sang định dạng thuật ngữ máy tính nhằm mục đích bảo quản hoặc phục vụ truy cập điện tử” Tóm lại, BSTS là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu dưới dạng số về một chủ đề nhất định được lưu giữ, quản lý và khai thác thống nhất bằng máy tính thông qua một giao diện thống nhất. Đơn cử một BSTS về các tài liệu Hán Nôm bao gồm: sắc phong, hồi ký, bản thảo tác phẩm, hương ước, tộc phả, tiểu sử, các bài thi quan trường, kịch bản, tài liệu giáo khoa, đặc san, gia phả, lịch sử, bản khắc, ngữ học, văn chương, thuốc nam, truyện viết bằng chữ Nôm, thi phú, tôn giáo, Trung Quốc học, triều chính, lệ làng, luật gia đình... Rất nhiều những tài liệu có giá trị, chứa đựng nhiều thông tin lịch sử: Cuốn “Quốc triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (1522-1527), tập “Mộ Trạch Lê Thị gia phả sự tích ký” – bản chép tay chữ Hán về gia phả họ Lê ở Mộ Trạch... Tất cả những tài liệu hán Nôm nêu trên sẽ được số hóa, sau đó được lưu trữ, khai thác và bảo quản thành bộ sưu tập tại Thư viện. 1.2.2.Lợi ích của bộ sưu tập số Bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng. Tính linh hoạt và khả năng ứng dụng của tài liệu số trong nghiên cứu, đào tạo, thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian, đồng thời xóa bỏ khoảng cách địa lý giữa tài liệu và người dùng tin.
  • 17. Vì vậy tính hiệu quả của bộ sưu tập số là tiết kiệm thời gian và kinh phí. Thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lương cho người phục vụ. Đối với người dùng tin, họ sẽ tiết kiệm được quỹ thời gian đến thư viện, tiết kiệm được chi phí đi lại, vì chỉ cần có máy tính được kết nối mạng Internet hay các thiết bị tra cứu thông tin thông minh khác thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào người dùng tin cũng có thể thỏa mãn được nhu cầu tin của mình. Lợi ích to lớn mà bộ sưu tập số đem lại đó là tạo ra môi trường và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người. Không phân biệt đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo, khi sử dụng bộ sưu tập số thì lượng thông tin mà mọi người nhận được là hoàn toàn giống nhau. Với bộ sưu tập số, bất cứ ai trên trái đất này đều có thể tiếp cận được với nguồn tri thức quý báu của toàn nhân loại. 1.2.3.Tạo lập bộ sưu tập số Có 2 cách để tạo lập bộ sưu tập số: Cách đầu tiên đó là số hóa nguồn tài liệu trên giấy của chính cơ quan Thông tin – Thư viện ấy: Chuyển dạng tài liệu hiện có sang dạng số bằng phương pháp quét hay nhập lại thông tin từ bàn phím. Đây là chiến lược số hóa phát triển lâu dài cần đâu tư nguồn lực rất lớn về cả thời gian, chi phí, công sức và những tài nguyên khác của thư viện. Ngoài ra việc bổ sung tích hợp nguồn tin điện tử thông qua mua bán, trao đổi CSDL của nước ngoài hoặc cơ sở dữ liệu của các tổ chức thông tin khác cũng là một trong những hình thức để tạo lập bộ sưu tập số. Đây là phương cách xây dựng bộ sưu tập số tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. 1.3.Hoạt động Thông tin – Thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 1.3.1. Giới thiệu về Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • 18. Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương, được thành lập ngày 29/11/1917. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện trung tâm của cả nước, trực thuộc sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng chủ yếu là thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu, các luận án tiến sĩ của người Việt Nam; bổ sung các tài liệu ngoại văn; xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc và về dân tộc; biên soạn, xuất bản Thư mục quốc gia, Tổng thư mục Việt Nam và các ấn phẩm thông tin khoa học; tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của người dân; nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin - thư viện; tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện trong cả nước. Trụ sở đặt tại 31 Trường Thi ( nay là phố Tràng Thi) Hà Nội, nơi xưa kia thường diễn ra các cuộc tuyển chọn nhân tài thời phong kiến và cũng là trụ sở cuả Kinh lược Bắc kỳ. Trong gần một thế kỷ xây dựng, phát triển Thư viện luôn đạt những thành tựu nổi bật và vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng nhất, huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba. Ngày 1 tháng 9 năm 1919 Thư viện Trung ương Đông Dương chính thức mở cửa phục vụ người đọc. Năm 1922 ra đời Nghị định thực hiện chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm trên toàn Đông Dương, Sở Lưu chiểu được thành lập. Sở có nhiệm vụ thu nhận sách, báo, tạp chí, bản đồ được xuất bản trên toàn cõi Đông Dương. Ngày 28/2/1935, Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội được đổi tên thành Thư viện Pierre Pasquier. Ngày 8/9/1945, chỉ 6 ngày sau khi tuyên bố Độc lập, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 13 chuyển giao các Thư viện công cộng trong đó có Thư viện Pierre Pasquier về cho Bộ Quốc gia Giáo dục
  • 19. quản lý. Ngày 20/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ra quyết định đổi tên Thư viện Pierre Pasquier thành Quốc gia Thư viện. Nhưng sau đó, cùng với một số cơ quan khác, Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc được sát nhập vào Nha Giám đốc Đại học vụ và được đổi tên thành Sở Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc. Từ khi Pháp chiếm lại Hà Nội (tháng 2/1947), theo Nghị định ngày 25/7/1947 của Phủ Cao ủy Pháp thì Nha Lưu trữ công văn và Thư viện Đông Dương được tái lập tại Sài Gòn. Nha này ngoài việc lưu trữ tài liệu còn có nhiệm vụ điều khiển Thư viện Trung ương lúc đó được đổi tên thành Thư viện Trung ương ở Hà Nội. Ngày 28/1/1955 Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 446-TTg chuyển việc quản lý Thư viện Trung ương thuộc Bộ Giáo dục sang Bộ Tuyên truyền. Qua nhiều năm phát triển và đổi tên, ngày 21/11/1958 Bộ trưởng Bộ Văn hóa ra nghị định tách Thư viện ra khỏi Vụ Văn hóa đại chúng thành Thư viện Quốc gia trực thuộc Bộ. Là Thư viện trung ương của cả nước, đồng thời là thư viện trọng điểm của hệ thống Thư viện Công cộng nhà nước thuộc Bộ văn hóa- thể thao và Du lịch, TVQGVN có vốn tài liệu và sách báo khá lớn, phong phú nhất cả nước và đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, thiết bị cơ sở vật chất tốt đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra TVQGVN cũng đang thực hiện công tác số hóa nguồn tài liệu để thuận tiện trong việc lưu giữ và để NDT tiện sử dụng. Hiện nay, TVQGVN là thành viên chính thức của Hiệp hội thư viện thế giới (IFLA); thành viên của Đại hội cán bộ thư viện Đông Nam Á (CONSAL); trong lĩnh vực bảo quản, thư viện đã tham gia vào PAC (Preservation and Conservation Progarmme- chương trình bảo tồn và bảo quản). Thư viện đã được
  • 20. nhà nước tặng huân chương lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất và Huân chương Độc lập Hạng Ba cùng nhiều bằng khen, Cờ Luân lưu của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước, là Thư viện đứng đầu trong Hệ thống thư viện, đi đầu trong công tác tự động hóa và ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động của mình, ngoài việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thì công tác số hóa tài liệu và tổ chức phát triển bảo quản nguồn TLS cũng là một vấn đề đang được Thư viện đặc biệt quan tâm 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện Theo quyết định số 579/TC-QĐ của Bộ Văn hóa thông tin ban hành ngày 17/03/1997 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của TVQGVN “Thư viện Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp của Bộ Văn hóa thông tin có chức năng: gìn giữ di sản thư tịch của dân tộc thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. TVQGVN là Thư viện Trung tâm của cả nước. Vai trò thư viện trung tâm của TVQGVN được thể hiện trên các phương diện sau:  Xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác gải trong nước và nước ngoài.  Luân chuyển và trao đổi tài liệu giữa các thư viện trong và ngoài nước.
  • 21.  Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật xuất bản, các luận án tiến sỹ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam.  Biên soạn, xuất bản thư mục Quốc gia và phối hợp với thư viện trung tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn Tổng thư mục Việt Nam.  Nghiên cứu thư viện học, thư mục học; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch. Theo quyết định số 81/2004/QĐ – VHTT ngày 24/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin TVQGVN có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:  Về chức năng: TVQGVN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ văn hóa thông tin( nay là Bộ văn hóa- Thể thao – Du lịch) có trách nhiệm giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội.  Thư viện có nhiệm vụ:  Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng vốn tài liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức  Xây dựng và bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước ngoài viết về Việt Nam.  Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sỹ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.
  • 22.  Xử lý thông tin, biên soạn xuất bản thư mục Quốc gia và ấn phẩm thông tin văn hóa nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục Việt Nam  Hợp tác trao đổi tài liệu vớ thư viện trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.  Nghiên cứu khoa học ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thư viện  Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao – Du lịch) hoặc yêu cầu của địa phương đơn vị.  Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa – Thông tin( nay là Bộ văn hóa- Thể thao- Du lịch) và quy định của pháp luật.  Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của Chính Phủ 1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam Theo Quyết định số 81/QĐ – BVHTT, ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) bộ máy tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm 13 phòng ban, với tổng số 175 cán bộ, viên chức và người lao động. Họ là những người có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của thư viện, trong đó có 1 tiến sĩ, 16 thạc sĩ, 124 cử nhân TTTV (chiếm 72%) và các ngành khác. Dưới đây là Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện Quốc gia Việt Nam:
  • 23. 1.3.4 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin.
  • 24. NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó. NDT là đối tượng phục vụ của bất kì một cơ quan TTTV nào. NDT là người sử dụng thông tin đồng thời là người sáng tạo và làm giàu nguồn thông tin. Thỏa mãn nhu cầu tin cho NDT cũng đồng nghĩa với việc phát triển nguồn tin của thư viện. sự thỏa mãn nhu cầu tin cho NDT chính là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động thông tin trong thư viện. Hiện nay NDT của TVQGVN phát triển nhanh chóng cả về số lượng và thành phần. Trình độ của NDT có nhiều cấp độ khác nhau. Đối tượng NDT mà Thư viện hướng tới là các nhà quản lí, lãnh đạo các cấp, các ngành; các cán bộ giảng dạy ở các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường phổ thông; cán bộ công tác tại các phòng hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh; sinh viên các trường đại học cao đẳng… Có thể chia NDT tại TVQGVN thành 3 nhóm chính như sau: Nhóm 1: Cán bộ quản lí, lãnh đạo Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các nhà chuyên môn đơn vị hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên 1.3.5. Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nhiều thành tựu khoa học mới ra đời đã tạo nên hiện tượng “bùng nổ thông tin”. Lượng thông tin trong xã hội vô cùng phong phú và đa dạng. Cũng từ đây thông tin trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhu cầu thông tin ngày càng lớn và trở nên cấp thiết. Nhu cầu tin chính là đòi hỏi khách quan
  • 25. của con người đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin để duy trì và phát triển sự sống. Nhu cầu tin xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội và mang tính chất chu kỳ. Nếu nhu cầu tin được thỏa mãn kịp thời, chính xác thì nhu cầu tin ngày càng được phát triển. Nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện Quôc gia Việt Nam:  Nhu cầu tin của cán bộ quản lý, lãnh đạo Đây là nhóm NDT chiếm số lượng ít song lại là nhóm NDT rất quan trọng của thư viện. Đáp ứng nhu cầu tin của họ là việc mà thư viện hết sức quan tâm. Bởi lẽ họ là những người đưa ra quyết định mang tính chiến lược và sách lược ở tầm vĩ mô hay vi mô có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội; Họ có thể là những người xây dựng, phác thảo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cán bộ, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công tác quản lý, một số cán bộ còn trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học. Do đó, nhu cầu tin của họ rất đa dạng, phong phú và chính xác cao. Thông tin phải vừa rộng đồng thời cũng phải mang tính chuyên sâu, bảo mật và hệ thống.  Nhu cầu tin của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các nhà chuyên môn đơn vị hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh Nhóm NDT này chiếm tỉ lệ khá nhiều tại Thư viện. Họ có nhu cầu tài liệu khá cao. Thông tin họ cần vừa mang tính tổng hợp lại mang tính chuyên sâu. Nhóm NDT này có khả năng sử dụng mọi loại hình thức tài liệu cả truyền thống lẫn hiện đại. Tài liệu họ cần thường là tài liệu quý hiếm; tài liệu xám, tài liệu đã số hóa; các tài liệu chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực cụ thể mà họ quan tâm.
  • 26.  Nhu cầu tin của nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên Đây là nhóm NDT chính chiếm tỉ lệ lớn nhất tại Thư viện. Nhu cầu tin của họ rất đa dạng và rất cao. Họ mong muốn tham khảo tài liệu để mở rộng kiến thức. Đặc biệt, các sinh viên năm cuối có nhu cầu tài liệu chuyên ngành rất cao như : Giáo trình, tài liệu nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành, luận văn…bên cạnh tài liệu quốc văn, ngoại văn họ có nhu cầu sử dụng khá cao các nguồn TLS của Thư viện. Nghiên cứu đặc điểm NDT và nhu cầu tin tại TVQGVN là giúp cho việc nhận dạng nhu cầu thông tin và sử dụng các nguồn TLS của họ, qua đó tìm ra những biện pháp phù hợp để đáp ứng đúng với nhu cầu. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của TVQGVN. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Vài nét về bộ sưu tập số của Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • 27. Thư viện Quốc gia Việt Nam tiến hành số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số từ rất sớm. Bắt đầu từ năm 1986 và được triển khai mạnh mẽ từ năm 2001 đến nay với các dự án về công nghệ thông tin như: “Xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” (2001); “Nâng cao hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện 61 tỉnh thành phố” (2003); “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ thống Thư viện công cộng” (2005); “Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư viện điện tử/thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ thống Thư viện công cộng” (2006); “Tăng cường năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” (2007). Công cuộc số hóa tài liệu được khởi động từ năm 2003, quá trình xây dựng bộ sưu tập số cũng được khởi sắc, thời gian tới sẽ tiếp tục được đẩy mạnh với dự án “Tăng cường năng lực thư viện số và bảo quản số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (2012)”. Đây là dự án vừa được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đầu tư, xứng tầm là thư viện đứng đầu cả nước, giải quyết tốt nhất coonga tác bảo tồn văn hóa, lịch sử, khoa học của dân tộc. Cùng với đó tạo thêm nhiều cơ hội cho bạn đọc tiếp cận đến các nguồn thông tin quý giá. Xây dựng thành công bộ sưu tập số cho thư viện góp phần tạo sự phát triển cho thư viện trong thời đại mới – Thời đại của công nghệ số, tiết kiệm quỹ thời gian, hạn chế chi phí thông tin với giá thành cao, giúp cho người dùng tin tiếp cận nhanh chóng với nguồn thông tin hiện thời và cần thiết. Bộ sưu tập số ra đời làm thay đổi tố chất và diện mạo của thư viện. Phát triển từ một thư viện truyền thống lên thư viện số, điện tử hiện đại. 2.1.1. Bộ sưu tập Luận án Tiến sĩ
  • 28. Kho Luận án ở Thư viện Quốc gia Việt Nam rất đa dạng về lĩnh vực nghiên cứu: kinh tế, nông lâm nghiệp, y tế, luật, xã hội, ngôn ngữ. Các đề tài về tôn giáo, nghệ thuật, ngành công nghiệp nhẹ có tỷ lệ thấp. Kho Luận án là kho tài liệu được đánh giá cao về giá trị sử dụng, khai thác thông tin. Đây là nơi chứa đựng tài liệu tài liệu xám đa ngôn ngữ: Nga, Đức, Hungary, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật... Có sự phong phú về ngôn ngữ như vậy bởi có tới 40% số luận án được bảo vệ ở nước ngoài. Đa dạng về ngành khoa học. Đây là nguồn tài liệu xám quan trọng góp phần cung cấp những thông tin hữu ích, thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo hướng Công ngiệp hóa – Hiện đại hóa. Mặc dù chưa được lưu trữ một cách đầy đủ tất cả các luận án đã được bảo về thành công do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng kho luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn là một trong những kho tài liệu được tra cứu, sử dụng nhiều nhất trong thư viện. Đặc biệt, khối lượng luận án thuộc lĩnh vực kinh tế chiếm số lượng lớn hơn cả, điều này chứng tỏ một điều rằng trong thời điểm hiện tại vấn đề kinh tế, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước được chú trọng đầu tư nghiên cứu mạnh mẽ. Nâng tầm kinh tế đất nước sánh vai với bước phát triển kinh tế của các nước phát triển khác. Ngoài ra, các luận án còn chú trọng nghiên cứu các vấn đề xã hội khác, lĩnh vực y tế quan tâm đến sức khỏe người dân nhiều hơn với những nghiên cứu về lĩnh vực này và sức khỏe cộng đồng. Trước đây khi chưa có quy định về việc nộp bản điện tử luận án chưa được áp dụng thì việc số hóa luận án còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại với luận án đã được bảo vệ thành công khi nộp lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam gồm 3 loại văn bản: toàn văn luận án, tóm tắt luận án và bản
  • 29. điện tử của luận án (đĩa CD – ROM). Mỗi luận án đều được bảo quản trong hộp cứng, ngoài bìa có ghi rõ ký hiệu và tổng số bản. Hiện tại, bộ sưu tập số có khoảng hơn 19 bản luận án toàn văn, theo đó là 19000 bản tóm tắt luận án đã được số hóa. Đây là bộ sưu tập số được đánh giá là đầy đủ nhất của Việt Nam, những công trình nghiên cứu đồ sộ được bảo vệ ở trong và ngoài nước. Hiện tại thư viễn vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch số hóa cho kho tài liệu này. Đã có hơn 15000 bản (tương đương với 25 triệu trang) chiếm 80% tổng số luận án hiện có. Trung bình mỗi năm Thư viện Quốc gia Việt Nam nhận được 1500 bộ luận án Tiến sĩ (tương đương 35000 trang/năm). Bộ sưu tập số Luận án Tiến sĩ là bộ sưu tập có khối lượng đồ sộ và quan trọng tại Thư viên. Số lượng truy cập tra cứu thông tin của bộ sưu tập này rất lớn. Bộ sưu tập đảm bảo thông tin xám chất lượng cao, phục vụ hiệu quả tối đa, thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin ở mức độ cao nhất. 2.1.2. Bộ sưu tập sách; bản đồ về Hà Nội Bộ sưu tập được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, TVQGVN phối hợp với nhà xuất bản Hà Nội tiến hành xây dựng CSDL toàn văn tài liệu về Thăng Long – Hà Nội, bộ sưu tập bao gồm: Sách Thăng Long – Hà Nội trước năm 1954, Sách Thăng Long – Hà Nội sau năm 1954, Luận án Tiến sĩ về Thăng Long – Hà Nội, Sách Hán Nôm về Thăng Long – Hà Nội, Bản đồ Hà Nội và vùng phụ cận. Kết quả hiện tại đã số hóa được 850 cuốn (tương đương hơn 400000 trang). Bộ sưu tập là thành quả của quá trình sưu tầm chọn lọc những tài liệu có giá trị về thông tin, cũng như giá trị lịch sử quý báu về truyền thống Thăng Long – Hà Nội. Đây là tài liệu số hóa mang giá trị lưu trữ cao, chứa đựng trong nó là
  • 30. thông tin về những thăng trầm, thay đổi của mảnh đất Hà Thành xinh đẹp. Đó là nét đẹp về con người, cảnh vật và những tinh hoa mà chỉ có Hà Nội mới có được. Bộ sưu tập là tài sản quốc gia mang giá trị lịch sử và nẹt đẹp của Hà Nội nói riêng và của mảnh đất hình chữ S nói chung. Phát triển bộ sưu tập là nhiệm vụ hàng đầu mà Thư viện quyết tâm thực hiện. 2.1.3. Bộ sưu tập sách Đông Dương Đây là bộ sách có giá trị về lịch sử, văn hóa, địa lý của toàn Đông Dương, đã được thu thập và lưu trữ 67000 bản sách từ trước năm từ thế kỷ 17 đến năm 1954. Hiện nay, việc số hóa bộ sách này được phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam Bộ ngoại gia Pháp cùng một số thư viện ở Việt Nam thực hiện chương trình “Số hóa kho tài liệu Pháp ngữ cổ tại Việt Nam” (dự án VALEASE). Hiện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn tiếp tục và đã số hóa được khoảng trên 800 cuốn tương đương 130000 trang tài liệu Đông Dương. Tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực: kinh tế, địa lý, xã hội, văn học... Phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của đa số bạn đọc. Bộ sưu tập số tài liệu Đông Dương ra đời là thành quả của sự cố gắng nỗ lực tìm kiếm, chọn lọc và xử lý công phu của người cán bộ thư viện thuộc Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bộ sưu tập không chỉ có ý nghĩa về mặt thông tin mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, khẳng định sự phát triển của các nước Đông Dương qua các thời kỳ, đồng thời lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa của toàn dân tộc. 2.1.4. Bộ sưu tập sách Hán Nôm Theo số liệu thống kê thì Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện đang bảo tồn và lưu giữ một bộ sưu tập đặc biệt gồm hơn 4000 thư tịch Hán Nôm với 2278 tên, đây là hệ thống tiếng Việt thời xưa. Nhưng từ năm 1970 đến ny việc sưu tầm và
  • 31. thu nhận loại sách này không còn được Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện nữa mà đã được Thư viện Viện Hán Nôm lưu trữ. Kho sách Hán Nôm là nguồn thư tịch cổ chứa đựng lượng thông tin phong phú, đa dạng, đáng tin cậy về nhiều lĩnh vực: Địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, sách về y học, văn học nghệ thuật... bộ sách phản ánh diễn tiến lịch sử và những thay đổi về mọi lĩnh vực của Việt Nam qua từng thời kỳ. Có rất nhiều cuốn sách mang giá trị cao, chứa đựng nhiều thông tin lịch sử đang được lưu giữ: Cuốn từ điển Hán – Nôm cổ nhất “Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa” ra đời vào khoảng thế kỷ 17 – tương tryền do bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ( thời Lê) biên soạn; cuốn “Quốc triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (năm 1522-1527); “Tập mẫu văn khế”, khoán ước dừng trong giao dịch dân sự, đầu thời Lê – một bản sách in ván gỗ chữ Hán cổ; tập “Mộ Trạch Lê thị gia phả sự tích ký” – bản chép tay chữ Hán về gia phả họ Lê ở mộ Trạch . Nhiều sách của tác giả nổi tiếng như “Cung oán ngâm khúc” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều bản chữ Nôm, in ván gỗ, trong đó có 3394 mục từ ngữ Hán được giải thích ra tiếng Việt (dưới dạng chữ Hán Nôm), theo lối có vần, chủ yếu là thơ lục bát... đều có mặt tại kho sách Hán Nôm của Thư viện Quốc gia Việt Nam. Vốn sách Hán Nôm của Thư viện Quốc gia Việt Nam được đăng ký theo số đăng ký cá biệt. Các phích mục lục Hán Nôm được chia làm 2 loại phích: 1/ Phích mục lục chủ đề; 2/ Phích mục lục chữ cái. Hiện vốn sách Hán Nôm của Thư viện đang được số hóa để đưa vào tra cứu trên máy tra cứu. Và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức đưa vào thử nghiệm CSDL Hán Nôm toàn văn trên mạng Internet với hai ngôn ngữ Anh-Việt. Đây là kết quả của một dự án hợp tác giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và Quỹ Bảo tồn Di sản chữ Nôm (VNPF) của Hoa Kỳ nhằm gìn giữ kho di sản thành văn quý báu này của dân tộc.
  • 32. Kể từ năm 2006, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hợp tác với Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quan trọng này qua việc xây dựng một bộ sưu tập số. Mục tiêu của sự hợp tác này là để cung cấp một cơ sở dữ liệu tiện ích cho việc sử dụng, khai thác và bảo quản vốn tài liệu quý hiếm cho nhân loại. Nhiều tài liệu quý hiếm chưa bao giờ được đưa ra phục vụ do tính chất của tài liệu này, giờ đây nhờ vào việc xây dựng bộ sưu tập số mà các tài liệu ấy lần đầu tiên được đưa vào sử dụng một cách hữu ích. Hiện tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã số hóa và đưa ra phục vụ trực tuyến trên 3000 bản tương đương với 220000trang. Đây là bộ sưu tập số mang tính đặc thù và kén bạn đọc, tiếp cận với bộ sưu tập là tiếp cận tới nền văn minh cổ xưa nhất của dân tộc, từ đó bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về sự phát triển của Việt Nam về tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội... 2.1.5. Bộ sưu tập sách tiếng Anh viết về Việt Nam Bộ sưu tập được xây dựng với mục đích chia sẻ nguồn lực thông tin của Hiệp hội Cán bộ Thư viện các nước Đông Nam Á (CONSAL) với chương trình ASEAN – COCI. Thư viện Quốc gia Việt Nam đã lựa chọn và số hóa 338 cuốn sách tiếng Anh viết về Việt Nam, tương đương với 92520 trang. Đây là bộ sưu tập cung cấp thông tin cơ bản về Việt Nam: địa lý, khí hậu, con người, kinh tế, xã hội... Giúp cho bạn đọc trong và ngoài nước có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về đất nước và con người Việt Nam. Xây dựng bộ sưu tập còn thể hiện tình đoàn kết gắn bó của Việt Nam với những nước bạn láng giềng, đặc biệt là các nước Đông Dương. Từ đó khẳng định thêm về chủ quyền lãnh thổ và nâng cao hơn vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế. 2.1.6. Bộ sưu tập Tuồng – Cải lương cổ
  • 33. Bộ sưu tập Tuồng – Cải lương cổ được xây dựng trên nền tảng của bộ sách Đông Dương, là những tài liệu chọn lọc về nghệ thuật Tuồng – Cải lương cổ được rút trích từ bộ sách Đông Dương, sau đó được số . Hiện tại, bộ sưu tập đã được số hóa gần 100 cuốn tương đương với 5000 trang. 2.1.7. Bộ sưu tập băng đĩa CD – ROM, DVD Bộ sưu tập băng, đĩa CD, VCD, CD – ROM, được thu thập qua con đường lưu chiểu, bổ sung, trao đổi quốc tế, hoặc cá nhân, tổ chức biếu tặng trong vài năm gần đây, với 4000 tên tài liệu (bao gồm nhiều lĩnh vực: Âm nhạc, tài chính kế toán, kinh tế, tin học, ngôn ngữ, địa lý, lịch sử, giáo dục...). Song song với bộ sưu tập Luận án Tiến sĩ, bộ sưu tập băng đĩa CD – ROM, DVD là một trong những nguồn lục số quan trọng và được bổ sung thường xuyên nhất. Lợi thế của bộ sưu tập là dễ sử dụng, chi phí xây dựng không quá cao. 2.1.8. Cơ sở dữ liệu toàn văn bổ sung từ bên ngoài  Cơ sở dữ liệu trực tuyến Proquest Proquest là cơ sở dữ liệu trực tuyến được bổ sung về Thư viện trong chương trình liên hiệp Thư viện các nguồn tin điện tử. Đây là cơ sở dữ liệu toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay, cho phép truy cập 11.700 tên tạp chí, với gần 8.800 tạp chí toàn văn. ProQuest được xây dựng với gần 30.000 luận văn toàn văn, hơn 44.000 hồ sơ doanh nghiệp, hơn 3.000 báo cáo công nghiệp (Snapshots Series), một số tài liệu không phải là xuất bản phẩm định kỳ như báo cáo của OxResearch và EIU về 252 quốc gia và khu vực ; hơn 60 nguồn học liệu tham khảo gồm Brookings Paper, OEF, Career Guide, Occupational Outlook Handbook với chủ đề chính gồm 160 chuyên ngành khoa học, lĩnh vực khác nhau: Quản trị kinh doanh, tài chính, thương mại, ngân hàng, kế toán,...  CSDL Keesings
  • 34. CSDL Keesings được bổ sung năm 2009, bao gồm hơn 95.000 bài báo, là CSDL tập hợp toàn diện, chính xác và súc tích tất cả các bài báo trên thế giới về chính trị, kinh tế, xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ 1931 – nay và được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Hà Lan. Đây là CSDL được cập nhật hàng ngày các sự kiện trên toàn thế giới như: Bầu cử, chiến tranh, các hiệp ước, các chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế…  Cơ sở dữ liệu Wilson Cơ sở dữ liệu toàn văn Wilson Ommifile Full Text trên đĩa CD- ROM là nguồn lực thông tin của nước ngoài bằng tiếng Anh, được bổ sung vào năm 2007, bao gồm 10 chủ đề cơ bản như: Khoa học Thông tin – thư viện, Khoa học kỹ thuật ứng dụng, nghệ thuật, khoa học xã hội, Giáo dục, Nhân chủng học… Đây là một hệ cơ sở đa cấu trúc cung cấp cho người sử dụng nội dung hoàn chỉnh về các chỉ số, bản tóm tắt và đầy đủ các tài liệu, văn bản. Đây là CSDL trên đĩa CD- ROM được thư viện mua và cài đặt trong một máy chủ đặt tại phòng đọc Đa phương tiện, để truy cập vào CSDL này, bạn đọc phải đọc trong mạng LAN Thư viện và không thể truy cập trực tuyến.  Cơ sở dữ liệu AGORA (Access to Global Online Research in Agriculture) Đây là chương trình được thiết lập bởi tổ chức Lương thực và Nông nghiêp của Liên Hợp Quốc (FAO) và một số nhà xuất bản. Chương trình này cho phép các nước đang phát triển được quyền truy cập vào bộ sưu tập số các tài liệu đã được kiểm định nội dung trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp, khoa học, môi trường và nhiều khoa học xã hội khác có liên quan. Cơ sở dữ liệu này cung cấp 1.278 tạp chí khoa học tới các cơ sở giáo dục, Vện nghiên cứu.. tại hơn 107 Quốc gia liên quan đến vấn đề: Nông nghiệp, Công nghệ sinh học, các ngành liên quan
  • 35. đến sinh vật, Môi trường và Xã hội học với 4 ngôn ngữ Anh, Pháp, Arập, Tây Ban Nha. TVQGVN đã đăng kí và được phép truy cập từ 2005.  CSDL Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (Vietnam Journals Online- VJOL) Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL) là CSDL tóm tắt và toàn văn các tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam với mục tiêu giúp cho độc giả nghiên cứu tiếp cận dễ dàng hơn với tri thức khoa học xuất bản tại Việt Nam và giúp thế giới biết đến nhiều hơn về một nền học thuật xuất bản tại Việt Nam và giúp thế giới biết đến nhiều hơn về một nền học thuật của Việt Nam. Đây còn là một dịch vụ cho phép các tạp chí thành viên tự xuất bản và quản lý tạp chí của mình trên mạng internet. Nói cách khác đây còn là một CSDL hữu cơ, luôn được cập nhật thông tin mới từ chính những tạp chí tham gia vào VJOL.
  • 36. Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến  Cơ sở dữ liệu sách Châu Âu Bao gồm 2 Cơ sở dữ liệu trực tuyến phổ biến nhất:  Cơ sở dữ liệu thư mục về các nhà xuất / nhập khẩu trên toàn cầu.  Cơ sở dữ liệu dữ kiện trực tuyến về các công ty ở nước này đang hợp tác làm ăn với công ty ở nước khác (ví dụ như các công ty của Đức hợp tác với công ty của Trung Quốc)
  • 37. Giao diện EBM Centers 2.1.9. Một số bộ sưu tập số khác  Nam Phong Tạp chí Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút; Phạm Quỳnh làm Chủ biên phần chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần chữ nho. Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bài bản và giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội - cùng nhà Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, năm 1926 chuyển về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội.
  • 38. Nam phong tạp chí Nam Phong thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình văn học, và tài liệu lịch sử bằng quốc ngữ. Là một phương tiện của thực dân Pháp để tuyên truyền cho chế độ thực dân, cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý. Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá Chữ Quốc ngữ vào Việt Nam. Hiện tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã số hóa bộ 6 đĩa DVD bao gồm 210 số Nam-Phong Tạp-Chí (1917-1934)  Tri tân Tạp chí Tri tân là một tạp chí văn hóa xuất bản hàng tuần ở Hà Nội, Việt Nam bắt đầu từ năm 1941 đến năm 1945 thì đình bản. Toà soạn ban đầu đặt tại số nhà 349 phố Huế, Hà Nội; từ ngày 8 tháng 8 năm 1941 trụ sở được chuyển tới số 195 phố Hàng Bông; từ Tri tân số 100, ngày 24 tháng 6 năm 1943 thì dời địa chỉ đến số 95-97 phố Chanceaulme (nay là Tô Hiến Thành). Chủ nhiệm (directeur) Tri tân là
  • 39. Nguyễn Tường Phượng; quản lý (administrateur gérant) là Dương Tụ Quán; từ đầu tháng 7 năm 1943, Nguyễn Tường Phượng đảm nhiệm cả hai vai trò nói trên (directeur gérant). Tri tân Tạp chí Sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền vào Tháng Tám năm 1945 thì Tri tân bị chỉ trích là “nệ cổ” và “cản trở sự tiến hóa của dân tộc”nên phải đình bản. Số báo Tri tân cuối cùng ra ngày 22 tháng 11 năm 1945, kết thúc năm năm xuất bản với 212 số báo. Sang Năm 1946 Tri tân số 1 loại mới ra mắt ngày 6
  • 40. tháng 6 năm 1946 với chuyên khảo “Nam Bộ đất Việt Nam” do Long Điền biên tập rồi theo đó ra được số 2 ngày 16 tháng 6 năm 1946 thì ngưng hẳn. Trên thực tế đây mới là số báo cuối cùng. Tổng cộng Tri tân “mới” và “cũ” ra được 214 số với hơn 5.000 trang bài vở, đánh dấu một bước tiến trong ngành báo chí tiếng Việt.  Kỹ thuật của người An Nam “Kỹ thuật của người An Nam” (tựa tiếng Pháp: “Technique du peuple Annamite”, tựa tiếng Anh: “Mechanics and crafts of the Annamites”) là một công trình nghiên cứu văn minh vật chất ở An Nam khoảng 100 năm về trước được thực hiện bởi một người Pháp tên Monsier Henri Oger và nghệ nhân người Việt Nam thực hiện năm 1908 – 1909 và phát hành với số lượng hạn chế (60 bản). Bao gồm 700 bản tranh khắc gỗ với hơn 4000 hình ảnh về đời sống văn hóa, lao động của người dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kỹ thuật của người An Nam  Sắc phong tỉnh Hưng Yên Hiện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã số hóa bộ 4 đĩa DVD: bao gồm hơn 450 sắc phong về tỉnh Hưng Yên.
  • 41. 2.2.Các yếu tố tác động đến công tác xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 2.2.1. Khuôn khổ pháp lý về bản quyền tài liệu được số hóa Nguồn tài liệu số hóa đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả toàn bộ nguồn tin trong nước tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Khẳng định trên được chứng minh là đúng đắn bởi Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện trung tâm của cả nước với chức năng và nhiệm vụ được quy định theo Pháp lệnh thư viện được ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 28/12/2000 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh CNT ban hành ngày 11/01/2001, đồng thời là thư viện đứng đầu trong hệ thống Thư viện Công cộng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Do vậy vấn đề số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số là nhiệm vụ tất yếu và cực kỳ quan trọng. Trong quá trình xây dựng bộ sưu tập số, Thư viện gặp phải những khó khăn nhất định về vấn đề bản quyền tài liệu. Lựa chọn tài liệu số hóa là một trong những vấn đề gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện. Tài liệu xám là tài liệu chứa đựng trí tuệ, công sức, tiền bạc và thời gian của người sáng tạo ra nó. Vì vậy, khi thực hiện số hóa tài liệu các cơ quan thông tin luôn chú trọng tới vấn đề bảo đảm bản quyền tác giả. Bản quyền đối với tài liệu trong Thư viện số chia làm 2 loại:  Các tài liệu còn luật bản quyền Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 25: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhậu bút, thù lao cụ thể:
  • 42.  Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân  Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu Vì vậy, việc số hóa tài liệu cho TVS/TVĐT là không vi phạm bản quyền nếu:  Tài liệu nằm ngoài bản quyền: Tài liệu xuất bản bởi chính phủ: văn bản pháp quy, số liệu thống kê, tài liệu thuộc lĩnh vực tư pháp (theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam; chương 1, mục 1, điều 15: Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: “Tin tức thời sự thuần túy đưa tin; văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; quy trình hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu”.  Tài liệu được bảo hộ bản quyền nhưng số hóa để sử dụng với mục đích phi thương mại trong phạm vi hạn chế của thư viện, trường học, viện nghiên cứu. Bản thân việc số hóa tài liệu không vi phạm bản quyền, việc vi phạm hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng (chẳng hạn dùng với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nắm giữ bản quyền là vi phạm).  Các tài liệu hết luật bản quyền Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 27, khoản (a), (b) “ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.” Theo Khoản 3 Điều 20 và điểm (đ) khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ, việc số hóa tài liệu khi chưa xin phép chủ sở hữu quyền tác giả đó là “Sao Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 43. chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”. Như vậy, công tác số hóa tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có vi phạm bản quyền hay không? Đã có rất nhiều quan điểm và những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, để có được nhận định chính xác về vấn đề này, cần xem xét và đối chiếu các văn bản pháp lý vào trường hợp cụ thể đối với mỗi tài liệu đươc số hóa tại Thư viện. Qua việc đối chiếu với các văn bản trên cho thấy, việc số hóa tài liệu tại Thư viện là đáp ứng được yêu cầu về mục đích (phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập), song vẫn chưa giải quyết triệt để được vấn đề về quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Cũng cần khẳng định một số sai phạm pháp lý liên quan tới số hóa tài liệu tại TVQGVN là điều không thể tránh khỏi. Lý do là, ở thời điểm hiện tại Việt Nam chưa áp dụng luật Bản quyền một cách triệt để, hơn thế, TVQGVN lại số hóa tài liệu từ khá sớm. Cần phải có thời gian và hành lang pháp lý hợp lý hơn để giải quyết vấn đề này. 2.2.2. Chính sách xây dựng phát triển bộ sưu tập số Căn cứ vào Quyết định số 2638/QĐ-BVHTTDL, ngày 11/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TVQGVN, hiện nay TVQGVN có chức năng, nhiệm vụ như sau: Điều 1: Vị trí và chức năng:  Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước, là đơn vị sự nghiệp văn hoá có thu trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng: thu thập, giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội. Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 44.  Thư viện Quốc gia Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Như vậy, với vị trí và chức năng trên TVQGVN cần có những chính sách phát triển hợp lí để thực hiện được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Chính sách là hệ thống các biện pháp cụ thể dựa trên cơ sở đường lối chính trị chung và tình hình thực tế, tác động lên một lĩnh vực hoạt động nhất định và trong một phạm vi nhất định nhằm đạt được mục đích nhất định. Chính sách có thể bao gồm cả kế hoạch thực hiện cụ thể. Ngày nay, các thư viện trên thế giới đang có xu hướng tự động hóa nghiệp vụ hoặc chuyển sang các loại hình thư viện điện tử, thư viện số nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tri thức và thong tin không ngừng gia tăng nhanh chóng trong xã hội. Đưa ra những chính sách phát triển hợp lý sẽ tạo bước đà vững chắc cho sự phát triển của thư viện trong thời đại mới. Ngoài việc bổ sung them vốn tài liệu cho thư viện, TVQGVN đã tiến hành xây dựng cho mình bộ sưu tập số đồ sộ nhằm đáp ứng được nhu cầu tin ngày càng cao của bạn đọc. Tài liệu số ra đời đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thư viện nói chung và TVQGVN nói riêng. Thành công trong việc xây dựng bộ sưu tập số là một chứng minh cho những chính sách phát triển tài nguyên số của TVQGVN. Đó là những chính sách mang tính toàn diện, có tính thuyết phục và khả năng thực tế cao, chính sách là những ý tưởng đầu tư về sức người, sức của để xây dựng phát triển lên một bộ sưu tập số hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dùng tin. 2.2.3. Ngân sách đầu tư xây dựng bộ sưu tập số Xuất phát điểm thành công trong hoạt động thông tin – thư viện đối với mỗi cơ quan thông tin đó là số lượt bạn đọc đến sử dụng khai thác vốn tài liệu trong thư viện. Một thư viện có vốn tài liệu đa dạng, phong phú chưa phải là điều kiện đủ để thu hút 4124510