SlideShare a Scribd company logo
THUYẾT MINH DỰ ÁN
SẢN XUẤT DỆT MAY, GIÀY DA, THỰC
PHẨM
Tháng 07/2023
CÔNG TY TNHH
Địa điểm:
, Thành phố Hà Nội.
CÔNG TY TNHH
-----------  -----------
DỰ ÁN
SẢN XUẤT DỆT MAY, GIÀY DA, THỰC
PHẨM
Địa điểm: Thành phố Hà Nội.
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH
0936260633-0918755356 Chủ tịch công ty
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 6
3.1. Ngành công nghiệp may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới....... 6
3.2. Các yếu tố giúp ngành dệt may tăng trưởng ................................................ 10
3.3. Chế biến nông sản chưa phát huy tối đa tiềm năng ..................................... 13
3.4. Chế biến thực phẩm nhiều tiềm năng phát triển .......................................... 14
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 15
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 16
5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 16
5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 17
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 18
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN ....................................................................................................................... 18
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện đề án. .................................................... 18
1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng đề án. ........................................... 24
1.3. Huyện Phúc Thọ........................................................................................... 26
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 27
2.1. Thị trường dệt may, may mặc toàn cầu........................................................ 27
2.2. Thị trường dệt may, may mặc trong nước.................................................... 29
2.3. Thị trường nông sản chế biến....................................................................... 30
2.4. Thị trường thực phẩm chế biến.................................................................... 30
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 33
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
3
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 33
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 34
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 35
4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 35
4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 35
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 35
5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 35
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 35
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 36
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 36
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 36
2.1. Quy trình thiết kế và sản xuất hàng may mặc.............................................. 36
2.2. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản ....... 43
2.3. quy trình chế biến thực phẩm....................................................................... 48
2.4. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen........................................... 50
2.5. Kho lạnh bảo quản........................................................................................ 54
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 63
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 63
1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 63
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 63
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 63
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 63
2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 63
2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 63
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 65
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
4
3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 65
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 65
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 67
I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 67
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 67
III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 69
3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 69
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 71
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 74
V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG................................................ 74
5.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 74
5.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 80
VI. KẾT LUẬN................................................................................................... 83
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 84
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 84
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 86
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 86
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ......................... 86
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................... 87
2.4. Phương ánvay............................................................................................... 87
2.5. Các thông số tài chính của dự án ................................................................. 88
KẾT LUẬN......................................................................................................... 91
I. KẾT LUẬN...................................................................................................... 91
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 91
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
5
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................. 92
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................. 92
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm............................................................ 93
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................... 94
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm........................................................ 95
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................. 96
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn..................................... 97
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ............................ 98
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................. 99
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ....................... 100
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Sản xuất dệt may, giày da, thực phẩm”
Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Hà Nội..
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 11.554,0 m2 (1,16 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 90.000.341.000 đồng.
(Chín mươi tỷ, ba trăm bốn mươi mốt nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (20%) : 18.000.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (80%) : 72.000.341.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản xuất dệt may, giày da 657,0 nghìn sản phẩm/năm
Chế biến nông sản 1.642,5 tấn/năm
Chế biến thực phẩm 292,0 tấn/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
2.1. Ngành công nghiệp may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới
2.1.1. Giá bông quốc tế dần ổn định trước bối cảnh thị trường quay về quỹ
đạo ban đầu
Với vai trò là nguyên liệu đầu vào tối quan trọng của ngành dệt may,
những biến động của giá bông đóng vai trò không hề nhỏ đến tương lai của
ngành công nghiệp lâu năm nói trên.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
7
Giá bông được giao dịch trên Sở ICE đã trải qua năm 2022 với những
rung lắc mạnh mẽ. Có thời điểm giá bật tăng lên mức cao kỷ lục với 157,00
cents/pound, cao nhất kể từ mức đỉnh lịch sử vào năm 2011, rồi ngay sau đó lại
tụt xuống mốc 70,00 cents/pound, thấp nhất kể từ tháng 11/2020 khi giá đồng
USD ở mức cao nhất trong 20 năm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng
lãi suất liên tục. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu
bông hàng đầu thế giới đang nghiêm ngặt trong việc thực hiện chính sách Zero
Covid, khiến nhu cầu về bông trên toàn cầu rơi vào tình trạng thâm hụt nghiêm
trọng, đã kéo giá bông lao dốc thảm hại.
Bước sang năm 2023, tình hình dịch bệnh cũng như lạm phát được kiểm
soát phần nào. Trung Quốc đã mở cửa giao thương lại với thế giới, trong khi tốc
độ tăng lãi suất của Fed cũng giảm dần từ mức 75 điểm cơ bản ở thời điểm năm
2022 xuống còn 25 điểm cơ bản trong lần điều chỉnh mới nhất vào tuần trước.
Điều này, thúc đẩy nhu cầu về bông được khôi phục và đảm bảo sự ổn định về
giá. Từ đầu năm đến nay, giá bông chủ yếu dao động trong khoảng 76,00 –
90,00 cents/pound.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
8
2.1.2. Cung - cầu bông ổn định, tạo điều kiện để ngành dệt may trở lại vị thế
vốn có
Cung – cầu là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến diễn biến giá
bông, trong khi mặt hàng này lại là nguyên liệu đầu vào trọng yếu của ngành
công nghiệp dệt may. Do đó, những diễn biến trong cán cân cung – cầu thời gian
tới có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ lâu năm
này.
Nhu cầu về bông từ các nước nhập khẩu chính như Trung Quốc và Việt
Nam được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi trong những tháng tiếp theo của năm
2023. Sau khi gỡ bỏ chính sách Zero Covid, Trung Quốc tập trung hơn vào việc
hỗ trợ kinh tế hồi phục, giúp ngành dệt may nước này có cơ hội sôi động trở lại,
kéo theo nhu cầu về nhập khẩu bông gia tăng. Tại Việt Nam các chuyên gia
trong ngành nhận định, tình hình quốc tế ổn định, cùng với lo ngại về suy thoái
kinh tế trên toàn cầu giảm bớt, giúp các đơn hàng dệt may sớm quay trở lại từ
quý II/2023.
Sự hồi phục cũng được thể hiện từ phía nguồn cung, sau những đợt cắt
giảm mạnh dự đoán sản lượng bông tại Mỹ do ảnh hưởng từ thời tiết khô hạn
kéo dài tại vùng Texas hồi giữa năm 2022, những ước tính gần đây dần ổn định
hơn. Theo số liệu mới nhất trong báo cáo cung – cầu nông sản tháng 3, sản
lượng bông tại Mỹ đã thoát khỏi mức thấp nhất trong 7 năm và luôn duy trì ở
mốc trên 14,5 triệu kiện trong những tháng gần đây. Điều này giúp thị trường
xua tan những lo ngại về vấn đề nguồn cung rơi vào tình trạng thiếu hụt trước
đó, tạo bước đệm đến sự cân bằng trong cán cân cung – cầu.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
9
Trong thời gian tới, cung – cầu bông trên toàn cầu sẽ duy trì với trạng thái
cân bằng, tạo môi trường thuận lợi để giá bông đang giao dịch trên Sở ICE và thị
trường hàng thực được ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
của ngành dệt may.
2.1.3. Việt Nam chủ động trở lại cuộc đua tái phục hồi ngành dệt may
Dệt may là ngành công nghiệp mang lại giá trị xuất khẩu hàng đầu của
Việt Nam với kim ngạch đạt 44 tỷ USD trong năm 2022 và chiếm giữ vị trí
ngành công nghiệp lớn thứ 5 cả nước. Trong giai đoạn 5 năm (2015 - 2020),
ngành liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 17%/năm, cho thấy tiềm năng
để phát triển vẫn còn rất lớn và là cơ sở để ngành tiếp tục phát triển trong năm
nay.
Tuy vậy, thách thức là điều không thể tránh khỏi và một trong những khó
khăn hàng đầu đối với dệt may trong nước chính là việc phụ thuộc hoàn toàn
vào nguyên liệu đầu vào là bông tự nhiên từ nước ngoài. Bất cập hơn chính là
việc phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ 1 nước, điều này đã để lại bài học lớn cho
các doanh nghiệp trong năm 2022 khi nguồn nhập khẩu bông lớn nhất của nước
ta là Mỹ rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
10
trong nước đã loay hoay trong việc duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm
bảo hoạt động sản xuất, đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về việc chủ động nguồn
nguyên liệu đầu vào.
2.2. Các yếu tố giúp ngành dệt may tăng trưởng
Đầu tiên là sự phục hồi của các thị trường Âu - Mỹ được dự đoán sẽ
"nóng" trở lại từ cuối quý II năm 2023
Tiếp đó, tăng trưởng của ngành dệt may được kỳ vọng vào những cơ hội
từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, trong
đó có EVFTA. Từ năm 2023, nhiều mặt hàng từ Việt Nam xuất sang EU chính
thức được áp dụng thuế suất bằng 0 và lộ trình áp dụng cho tất cả mặt hàng ở
các năm sau.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
11
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
12
Những tín hiệu tích cực sau chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy triển khai hiệp
định thương mại với châu Âu. Bên cạnh đó, chuyến công tác của Thủ tướng sẽ
mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào công nghiệp dệt may, nhất là các dự án nguyên
phụ liệu mà trong nước chưa chủ động được.
Một yếu tố quan trọng khác làm nền tảng cho ngành dệt may tăng trưởng
là năng lực chủ động nguồn cung trong nước đang tăng dần tỉ trọng qua từng
năm. Hiện ngành dệt may đã chủ động từ 45-47% nguồn cung. Phần còn lại chủ
yếu là nguyên phụ liệu kỹ thuật cao vẫn đang nhập khẩu. Trong một thế giới mở,
không nhất thiết một quốc gia phải chủ động toàn bộ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên,
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
13
nếu không chủ động được nguyên phụ liệu thì các hiệp định thương mại thế hệ
mới mà Việt Nam đã tham gia không còn ý nghĩa với dệt may. Vì một trong
những tiêu chuẩn để hàng hoá từ Việt Nam hưởng thuế suất bằng 0 là nguyên
phụ liệu nội địa. Đây là động lực rất lớn cho dệt may Việt Nam để đầu tư sản
xuất xơ, sợi và nguyên phụ liệu cũng như thu hút đầu tư FDI.
Cuối năm 2022, chính phủ đã ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê
duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2035” với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa ngành giai đoạn
2021 - 2025 đạt 51% - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56% - 60%.
Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2035 mới được Chính phủ phê duyệt cũng đưa ra những định
hướng cơ bản cho ngành. Trong đó, ngành được định hướng phát triển theo
hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất
sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn.
Phát triển thời trang dệt may, thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các
nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra
các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; phát triển xây dựng thương
hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia. Phát triển trung tâm thời trang tại TP.
Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội.
Sự quan tâm và thúc đẩy từ phía Nhà nước trong thời điểm này là vô cùng
quan trọng và cấp thiết cho sự phát triển mang tính bền vững của ngành công
nghiệp dệt may nước nhà. Đồng thời cũng cho thấy sự chủ động và sẵn sàng của
Việt Nam trong việc trở lại và làm chủ ngành công nghiệp này.
Như vậy, sau khi trải qua những thăng trầm trong quá khứ, ngành dệt may
Việt Nam đã sẵn sàng và chủ động hồi phục với hỗ trợ kép từ sự bình ổn của thị
trường cũng như bước đệm từ sự quan tâm và sát sao từ Chính phủ.
2.3. Chế biến nông sản chưa phát huy tối đa tiềm năng
Theo Bộ Công Thương, cùng với sự phát triển thị trường tiêu thụ, công
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể
với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5-7%/năm, trở thành chìa khóa
nâng cao giá trị sản phẩm.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
14
Nhiều địa phương và doanh nghiệp đầu tàu đã dần hình thành và phát
triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế đảm bảo chế
biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm, có trên 7.500 doanh
nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu.
Dù vậy, công nghiệp chế biến vẫn còn nhiều nút thắt ngăn cản việc phát
huy tối đa tiềm năng. Cụ thể, các mặt hàng đưa vào chế biến chỉ chiếm 5-10%
sản lượng hằng năm trong khi đó tỷ lệ sử dụng công suất được thiết kế bình
quân là 56.2%.
Ngoài ra, một số cơ sở chế biến có tuổi đời trên 15 năm với hệ số đổi mới
thiết bị chỉ ở mức 7%/năm khiến gây hao tốn nguyên liệu, năng lượng nhưng lại
có năng suất thấp.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến công nghiệp chế biến còn
yếu là do thiếu tính khả thi, tính nhất quán và cơ chế tài chính dù chính phủ đã
ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Do đầu tư dây chuyền hiện đại đòi hỏi chi phí
rất lớn với thời gian thu hồi vốn khá lâu, chỉ có doanh nghiệp lớn mới có thể
tham gia vào công nghiệp chế biến.
Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đưa chế biến nông nghiệp Việt
Nam trở thành top 10 thế giới với tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến
sâu đạt 7 – 8%/năm.
Để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông
nghiệp để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả. Song
song đó là đầu tư công nghiệp chế tạo máy và thiết bị sản xuất theo hướng
chuyên sâu kết hợp hệ thống logistic đồng bộ.
2.4. Chế biến thực phẩm nhiều tiềm năng phát triển
Chế biến thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và
nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Theo một đánh giá được đưa ra đầu
tháng 8/2022 của Tổ chức Nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor
Intelligence Inc, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng
năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.
Con số trên là minh chứng rõ nét về dư địa và tiềm năng của ngành chế
biến thực phẩm, giúp ngành này đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong,
ngoài nước tiếp tục mở rộng đầu tư.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
15
Gần đây một số "ông lớn" ngành thực phẩm như Kido, Masan đều có
động thái đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này. Trong đó, Kido cho biết sẽ tăng tốc
tiến độ hoàn thành nâng cấp Nhà máy dầu Vinh nhằm sớm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng lớn tại thị trường miền Bắc trước thềm Tết Nguyên đán 2023. Ngoài ra,
Kido sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dầu ăn sang các nước trong khu vực,
trước mắt là thị trường Campuchia, Lào. Còn với Masan, vào giữa tháng 7/2022
vừa qua cũng đã nhận chủ trương đầu tư dự án Trung tâm Công nghiệp Thực
phẩm Miền Tây 2 tại Hậu Giang, ước tính dự án này có tổng mức đầu tư 3.500
tỷ đồng, thực hiện trên diện tích 46ha…
Cũng trong năm 2022 ngành thực phẩm và đồ uống được dự báo phục hồi
mạnh mẽ nhờ sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng bởi việc thích ứng an toàn với
dịch bệnh thúc đẩy nhu cầu tại nội địa sẽ tăng trở lại. Đây là thời điểm được cho
rằng có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ đối với ngành thực phẩm và đồ uống tại
Việt Nam. Nhất là khi hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng
chú trọng hơn tới các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm
hữu cơ hay những thành phần dinh dưỡng lành mạnh, tiện dụng.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Sản
xuất dệt may, giày da, thực phẩm”tại Khu công nghiệp Tích Giang, Xã Tích
Giang, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.nhằm phát huy được tiềm năng thế
mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhcông nghiệp sản xuất và
chế biếncủahuyện Phúc Thọ.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
16
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023
về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ
phận kết cấu công trình năm 2022.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Sản xuất dệt may, giày da, thực phẩm” theohướng
chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả
kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩmngànhcông nghiệp sản xuất và
chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
17
địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực huyện Phúc Thọ.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của huyện Phúc Thọ.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hìnhcông nghiệp sản xuất, chế biến chuyên nghiệp, hiện
đại,góp phần cung cấp sản phẩmcông nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế
cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Cung cấp sản phẩm dệt may, dày da, nông sản chế biến, thực phẩm chế
biến cho thị trường khu vực trong nước và xuất khẩu.
 Đáp ứng chiến lược phát triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản xuất dệt may, giày da 657,0 nghìn sản phẩm/năm
Chế biến nông sản 1.642,5 tấn/năm
Chế biến thực phẩm 292,0 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và huyện
Phúc Thọnói chung.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
18
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện đề án.
Vị trí địa lý
Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34’ đến 21°18’ vĩ độ Bắc và từ
105°17’ đến 106°02’ kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
19
Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng
Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của
Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm
khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong
63 tỉnh, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km².
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Địa hình
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Địa hình Hà
Nội có thể chia ra làm hai bộ phận.
Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của
các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các
bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và
các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các dòng
sông cổ). Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong mùa mưa lũ và khi
có mưa lớn ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Quốc Oai,
Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ thống
đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông. Hệ thống đê điều này khiến cho các
cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng
nhiều công trình thủy lợi để tưới và tiêu nước.
Vùng đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các huyện
Sóc Sơn, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
20
Vì (1296 m), Gia Dê (707 m), Hàm Lợn (462 m)... Khu vực nội thành có một số
gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của
các con sông chính chảy qua Hà Nội.
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được nêu
trên trang web chính thức của Hà Nội. Tuy nhiên, dựa theo Phân loại khí hậu
Köppen, trang web ClimaTemps.com lại xếp Hà Nội mang khí hậu cận nhiệt đới
ẩm (Humid Subtropical) với mã Cwa.
Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh. Mặc dù thời
tiết được chia làm hai mùa chính: mùa mưa (từ tháng 4 tới tháng 10) và mùa khô
(từ tháng 11 tới tháng 3), Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các
tháng giao mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8, khí hậu nóng ẩm
vào đầu mùa và cuối mùa mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 9 và tháng
10. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Từ cuối tháng
11 đến nửa đầu tháng 2 rét và hanh khô, từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh
và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11, Hà Nội
có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và
nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Tuy nhiên,
do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của
mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng
chỉ mang tính tương đối.
Nhiệt độ trung bình mùa đông: 16,4 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung
bình mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 42,8 °C). Nhiệt độ trung bình cả năm
là 23,6 °C, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức 1.800mm đến 2.000mm.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
21
Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục
42,8 °C.
Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên mặt nước:
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,
phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1
- 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 -
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
22
1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình
Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng
do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây
dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có
thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà
Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành
phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ
dưỡng.
Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy
qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.
 Tài nguyên đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông
nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý
nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và
đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là
không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt
lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
 Tài nguyên sinh vật
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi
ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ
sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính
đa dạng sinh học cao hơn cả.
Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá
phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực
vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài
động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực
vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
23
Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo
ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vườn
hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật
trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như
bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen,
long nhãn, me..Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà,
Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v... đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng
gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô
như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với
các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho
tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú.
 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn Hà Nội, đã phát hiện được 82 mỏ và điểm quặng với 8 lao
khác nhau. Chiếm ưu thế hơn cả là sét các loại, kaolin. Sét- Kaolin, cát xây dựng
và than bùn; các khoáng sản khác nhưa đá xây dựng, đá ôog, sét dung dịch ít qua
triển vong.
Vật liệu xây dựng có cát đen: với trữ lượng 48,506 m3
. Cát vàng có nhiều ở
sông Cà Lồ và sông Công, trữ lượng 53,76m3
Đá xây dựng trachit phân bố ở Minh Phú – Sóc Sơn
Đá ong ở Sóc Sơn, chiều dày trung bình 1,5m.
Sét gạch có 2 loai: sép phân hóa ở Soc Sơn, trữ lượng 36.82 m3
và sét trầm
tích Đế Tứ ở Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lam, Thành Trù, trữ lượng
223.45 m3
 Tài nguyên du lịch
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có
tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc,
Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
24
phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách
nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền
thống,... Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách.
Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008,
trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.
Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Một trong
các bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan nhất là Bảo tàng dân tộc học. Hàng
năm, bảo tàng Dân tộc học, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn
du lịch, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.
1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng đề án.
Phát triển kinh tế
Kinh tế - xã hội TP Hà Nội quý III và 9 tháng năm 2022 tiếp tục phát triển
tích cực, nhiều ngành tăng trưởng ấn tượng. Tổng thu ngân sách nhà nước hơn
244.100 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán, tăng 13,7% so với cùng kỳ.
Trong 9 tháng năm 2022, Hà Nội chủ động tích cực thực hiện tốt việc thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội. Các hoạt động thương mại, vận tải, xuất nhập khẩu, du lịch, văn
hóa, thể thao được đẩy mạnh đã góp phần tăng trưởng ngành dịch vụ. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý III ước tăng 0,9% so với quý trước và
tăng 82,9% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, trong 9 tháng, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà
phục hồi tích cực, chuyển biến rõ nét. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III tăng
cao so với quý trước và cùng kỳ năm trước, là động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của TP.
Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,6% so
với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2021 tăng 4,1%). Trong đó, công nghiệp
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
25
chế biến, chế tạo tăng 8,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6%; cung cấp nước
và xử lý rác, nước thải tăng 8,2%; khai khoáng giảm 5,7%.
Trong 9 tháng năm nay, đa số các ngành đều có sản lượng hàng hóa tăng do
doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh công suất hoạt động để nối lại chuỗi cung ứng
bị gián đoạn sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều ngành tăng
trưởng ấn tượng, góp phần nâng cao chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp
9 tháng.
Cụ thể: Sản xuất đồ uống tăng 18%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
tăng 17,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 17%; chế biến gỗ và sản
xuất sản phẩm từ gỗ tăng 16,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng
16%; sản xuất, lắp ráp xe máy, phụ tùng xe máy và các phương tiện vận tải tăng
13,1%...
Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt
13,1 tỷ USD, tăng 19,6% so cùng kỳ năm 2021; trong đó, khu vực kinh tế trong
nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6 tỷ
USD, tăng 21,1%. Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu tăng trong
9 tháng năm nay gồm: Hàng dệt may đạt 2,04 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng
kỳ; linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi đạt 1,775 tỷ USD, tăng 26,4%; máy
móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,516 tỷ USD, tăng 3,5%...
Tính chung 9 tháng qua, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 1.697
nghìn lượt khách, gấp 2,3 lần cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu đón khách
du lịch năm nay của TP.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2022 ước thực hiện
244.100 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. TP
đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đẩy
mạnh công tác quyết toán những dự án hoàn thành; tăng cường giải ngân vốn
đầu tư công; chỉ đạo điều hành chi ngân sách đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ
chi thường xuyên trong đó ưu tiên các nhiệm vụ chi phục hồi kinh tế.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
26
Dân cư
Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là
8.053.663 người, trong đó: Dân số nam là 3.991.919 người, chiếm 49,6%; dân
số nữ là 4.061.744 người, chiếm 50,4%. Dân số sống ở khu vực thành thị là
3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người,
chiếm 50,8%. Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố
Hồ Chí Minh (8.993.082 người).
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà
Nội là 2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,14%/năm) và cao thứ 2
trong vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh (2,90%/năm). Trong thời
gian qua, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, đây cũng
là xu thế tất yếu của các thành phố lớn, thể hiện qua tỷ lệ dân số khu vực thành
thị tăng nhanh: từ 36,8% năm 1999 lên 41% năm 2009 và 49,2% năm 2019.
Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân
số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mật độ dân số
của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số
cả nước.
1.3. Huyện Phúc Thọ
Vị trí địa lý
Huyện Phúc Thọ nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hà
Nội khoảng 35 km về phía tây. Huyện nằm bên bờ hữu ngạn của sông Hồng và
sông Đáy; có vị trí địa lý:
Phía tây giáp thị xã Sơn Tây
Phía nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai
Phía đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức với ranh giới là
sông Đáy.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
27
Phía bắc giáp huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
với ranh giới là sông Hồng.
Kinh tế, xã hội
Trong những năm gần đây, tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm.
huyện Phúc Thọ hiện nay được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh
thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Hy vọng trong thời
gian tới, huyện sẽ có bước phát triển mới và là điểm đến của các nhà đầu tư và
khách du lịch.
Huyện Phúc Thọ đã đẩy mạnh các nghề truyền thống như may mặc, sản
xuất vật liệu xây dựng,chế biến nông sản thực phẩm, quy hoạch phát triển 9 cụm
công nghiệp…
Các công trình như: trạm y tế, trường học,đài truyền thanh, nhà văn hóa
cụm dân cư, trụ sở Ủy ban Nhân dân thị trấn, xã,… được đầu tư khang trang
hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo huyện.
Giao thông
Đường bộ có quốc lộ 32 chạy dọc phía nam huyện, theo hướng Đông
Đông Nam-tây tây bắc, từ Hà Nội, qua thị trấn Phúc Thọ (Gạch), sang thị xã
Sơn Tây, Hà Nội, (đoạn cắt qua sông Đáy nằm phía nam đập Đáy). Quốc lộ 32
trước đây là quốc lộ 11A, sau năm 1976 mới đổi thành quốc lộ 32.
Đường thủy có sông Hồng.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường dệt may, may mặc toàn cầu
May mặc, giày dép là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu của con người.
Ngay cả khi có trào lưu tiêu dùng xanh thì mức chi tiêu toàn cầu cho các mặt
hàng này vẫn tiếp tục tăng lên. Như đã trình bày ở phần trên, thị trường dệt may
thế giới sẽ đạt trên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2025, và thị trường tiêu thụ chính
sẽ dịch chuyển từ Hoa Kỳ và EU sang Trung Quốc và Ấn Độ. Khi đó, Trung
Quốc và Ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu, và chuyển từ thị trường xuất khẩu sang thị
trường nhập khẩu hàng may mặc, giầy dép, mở ra cơ hội cho các nước đi sau,
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
28
trong đó có Việt Nam. Năm 2017, Trung Quốc đã gia nhập nhóm các thị trường
nhập khẩu trên 1 tỷ USD hàng dệt may từ Việt Nam.
Bên cạnh xu hướng mở rộng quy mô và dịch chuyển trung tâm tiêu dùng
hàng may mặc, nhờ công nghệ thông tin phát triển và dữ liệu lớn (big data), thị
trường toàn cầu còn chứng kiến sự thay đổi và đa dạng hoá về thói quen tiêu
dùng hàng may mặc, đó là xu hướng thời trang nhanh (rút ngắn thời gian đưa
sản phẩm từ khâu thiết kế đến tay người tiêu dùng) đi cùng với xu hướng thời
trang chậm (tiêu dùng xanh, sản phẩm may mặc thân thiện môi trường), và đa
dạng hoá về nguyên liệu, ứng dụng công nghệ mới vào các sản phẩm dệt may
(vải giữ nhiệt, vải điều hoà không khí nhiệt độ, vải khử mùi, vải tự làm sạch,
v.v…). Phân tích và dự báo, cập nhật thông tin thị trường là nhu cầu thiết yếu để
các doanh nghiệp trong nước có thể bắt kịp xu hướng phát triển của ngành dệt
may toàn cầu.
Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị
trường thế giới với 5,7% thị phần. Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt
44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung
Quốc, Bangladesh.Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đề ra hai kịch bản
tăng trưởng gồm kịch bản tích cực có thể đạt giá trị xuất khẩu là 47-48 tỷ USD
với kỳ vọng nhu cầu hồi phục trong nửa sau năm 2023 và 45-46 tỷ USD cho
kịch bản còn lại kém tích cực hơn.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
29
Thị trường Mỹ đánh giá ngành dệt may của Việt Nam có tính đa dạng về
dòng hàng, làm được đơn hàng khó, thời gian giao hàng ổn định.
Với thị trường EU, Việt Nam được hưởng ưu đãi từ Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - EU. Năm 2022, số hàng hoá đáp ứng được quy tắc xuất xứ
và hưởng ưu đãi khoảng 5-6%. Đây cũng là động lực kéo nhà mua hàng tới Việt
Nam. Năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu sang EU giảm thuế nhập khẩu theo lộ
trình của EVFTA, trong đó các sản phẩm thuộc danh mục B3 sẽ được hưởng
thuế suất 0%.Điều này giúp hàng dệt may Việt Nam có thêm sức cạnh tranh tại
thị trường này, khi các đối thủ chính như Bangladesh, Pakistan đang được
hưởng thuế suất ưu đãi 0%.
Bên cạnh EU, các thị trường thuộc khuôn khổ CPTPP như Canada tăng
44%, Mexico tăng 68% đã ghi nhận tăng trưởng tốt trong năm 2022, cho thấy
khả năng CPTPP sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả nhờ vào ưu đãi thuế từ hiệp định.
Biểu
đồ xuất khẩu dệt may Việt Nam theo thị trường
2.2. Thị trường dệt may, may mặc trong nước
Với quy mô dân số đạt trên 95 triệu dân năm 2020 và trên 100 triệu dân
vào năm 2030, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho
các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cùng
với sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu hứa hẹn mức chi tiêu cho các mặt
hàng may mặc tăng trưởng nhanh hơn. Cụ thể, số liệu khảo sát mức sống hộ gia
đình của GSO cho biết mức chi bình quân cả nước của một nhân khẩu trong 1
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
30
tháng cho các mặt hàng may mặc, mũ nón, giày dép đã tăng từ 21.000 đồng năm
2006 lên 74.000 đồng năm 2016, trong đó chi tiêu của nhân khẩu ở thành thị
trong cùng giai đoạn tăng từ 31.000 đồng lên 106.000 đồng. Nhìn chung, chi
tiêu cho các mặt hàng may mặc, giày dép chiếm từ 3-4% trong tổng chi tiêu của
1 nhân khẩu trong 1 tháng. Như vậy, hiện nay quy mô thị trường tiêu dùng hàng
may mặc, giày dép trong nước đạt khoảng 4-5 tỷ USD/năm, và dự kiến sẽ tăng
lên 6-7 tỷ USD vào năm 2020.
2.3. Thị trường nông sản chế biến
Sản phẩm nông - lâm - thủy sản của Việt Nam dù đã chinh phục được
nhiều thị trường quốc tế song xuất khẩu chủ yếu vẫn tập trung vào 4 thị trường
lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Do vậy, doanh nghiệp Việt
Nam vẫn luôn phải tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường, tìm khách hàng mới
nhằm giảm phụ thuộc vào một số thị trường, tăng lợi thế hàng hóa.
Mới đây, Mỹ đã chính thức mở cửa cho trái bưởi của Việt Nam; quả nhãn,
mắc ca cũng được Nhật Bản cho phép nhập khẩu; New Zealand mở cửa cho trái
chanh xanh của Việt Nam; trong khi đó, nhiều loại gạo chất lượng cao của Việt
Nam đã xuất hiện ở các siêu thị của Mỹ, EU, Nhật Bản… Những kết quả trong
việc mở cửa thị trường đã góp phần giúp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt
Nam trong 11 tháng năm 2022 đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với
cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc mở cửa được thị trường
đã khó nhưng giữ được thị trường và phát triển bền vững còn khó hơn, đòi hỏi
mỗi nông dân, doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, đáp ứng
các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường.
2.4. Thị trường thực phẩm chế biến
2.4.1. Cơ hội cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam
Nhiều năm nay thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan
trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm
Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn thành công khi
giữ vị thế cao trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Việt Nam đang dần trở thành
nguồn cung quan trọng, phong phú các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nhiều
quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm chế biến như cà phê Trung Nguyên (Tập
đoàn Trung Nguyên) được ưa chuộng tại Hàn Quốc, phở Vifon (Công ty cổ
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
31
phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam) được người tiêu dùng Thái Lan yêu thích,
hay tiêu xanh sấy lạnh của Tập đoàn Phúc Sinh được xuất khẩu rộng rãi ở EU…
Về cơ hội cho DN ngành chế biến thực phẩm Việt Nam, bà Mary NG –
Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế, Xúc tiến xuất khẩu và Doanh nghiệp nhỏ
Canada cho biết, kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam – Canada đạt 25 tỷ
USD/năm và duy trì tốc độ tăng trưởng 25%/năm. Các ngành chế biến lương
thực thực phẩm Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn để mở rộng thị phần tại Canada
do người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể gia
nhập thị trường Canada nói riêng và thị trường khó tính trên thế giới nói chung
một cách bền vững, về phía DN xuất khẩu phải chuẩn hóa quy trình sản xuất,
đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ khâu trồng trọt, chăn
nuôi đến thu hoạch, chế biến, đóng gói, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng.
Đặc biệt, phải ứng dụng công nghệ số hóa để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn
gốc, minh bạch thông tin sản phẩm của người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam tham gia các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã mở ra rất nhiều cơ hội cho DN ngành
thực phẩm phát triển, tăng cơ hội xuất khẩu. Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công
thương) cũng cho rằng DN phải nắm bắt những cơ hội này qua thay đổi phương
thức kinh doanh, tiếp cận khách hàng; sản xuất theo hướng minh bạch hóa, đáp
ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm toàn cầu để sản phẩm được hưởng
lợi về thuế quan cũng như đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo cam kết của FTA…
2.4.2. Thị trường thực phẩm của Việt Nam
Theo dự báo của Statista, thị trường thực phẩm của Việt Nam trong năm
2023 sẽ đạt mức 96.47 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2022, và tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 – 2027 đạt khoảng 8.22%/năm.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
32
Doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam từ năm 2014 – 2022 và dự báo từ năm
2023-2027
Như vậy, doanh thu của ngành thực phẩm Việt Nam nhỏ hơn khoảng 14.4
lần so với thị trường Trung Quốc, khi thị trường này được dự báo sẽ đạt mức
1.388 ngàn tỉ USD vào năm 2023.
Trong số các phân khúc của ngành thực phẩm Việt Nam, phân khúc Bánh
kẹo và Đồ ăn nhẹ chiếm tỉ trọng lớn nhất là 14.6%, với khối lượng thị trường đạt
khoảng 14.13 tỉ USD trong năm 2023.
Tuy nhiên, doanh thu đến từ mảng bán thực phẩm trực tuyến chỉ chiếm
khoảng 1.2% tổng doanh thu của ngành.
Nếu so sánh trong phạm vi Đông Nam Á, ngành thực phẩm Việt Nam
đang xếp thứ ba (sau Indonesia và Philippines), tốc độ tăng trưởng dự kiến so
với 2022 xếp thứ tám, và tốc độ phát triển thị trường bình quân (CAGR) đến
năm 2027 xếp thứ hai so với các quốc gia trong khu vực.
Dưới đây là bảng so sánh ngành thực phẩm Việt Nam so với các quốc gia
Đông Nam Á khác:
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
33
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
34
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm
2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
35
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Sản xuất dệt may, giày da, thực phẩm” được thực hiệntại Thành
phố Hà Nội.
Vị trí thực hiện dự án
Mặt bằng khu đất thực hiện dự án (tỷ lệ 1/750)
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Nhà điều hành + nhà công nhân 521,6 4,51%
2 Nhà xưởng sản xuất 4.558,4 39,45%
3 Bãi đậu xe công nhân 189,9 1,64%
4 Đất dự kiến mở rộng nhà xưởng 1.006,4 8,71%
5 Đường giao thông nội bộ 3.152,6 27,29%
6 Cây xanh, khuôn viên 2.125,1 18,39%
Tổng cộng 11.554,0 100,00%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Vị trí thực hiện dự án
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
36
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Quy trình thiết kế và sản xuất hàng may mặc
Quy trình sản xuất hàng may mặc
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
37
Để quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra một cách linh hoạt, thuận lợi và
đảm bảo chất lượng, khâu chuẩn bị là điều cực kỳ quan trọng mà bất cứ doanh
nghiệp may nào cũng cần có. Sau khi nhận được lệnh sản xuất, mỗi bộ phận
trong doanh nghiệp sẽ có những sự chuẩn bị khác nhau. Trong đó, một số công
việc quan trọng có thể kể đến như: chuẩn bị vải, kiểm tra vải, kiểm tra khả năng
hoạt động của máy móc, chuẩn bị bản thiết kế,…
Bước 1: Thiết kế rập trong may mặc
Thiết kế rập là bước quan trọngvà phải thực hiện đầu tiên để tạo ra bản
gốc của trang phục đó. Dựa vào rập hình ảnh, xưởng sẽ tiến hành sản xuất các
sản phẩm với nhiều số size khác nhau để phục vụ cho mọi khách hàng.
Có 2 loại thiết kế rập:
- Rập tay: Là phương pháp truyền thống, người thợ sẽ sử dụng thước, kéo,
bút, giấy cứng và công thức chuẩn để phác họa ra bản mẫu gốc dựa vào form
châu Âu, châu Á, hay Việt Nam.
Thiết kế rập tay
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
38
- Rập máy: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho ngành may như:
Gerber, Optitex, … với ưu điểm là tiết kiệm công sức và thời gian, cho phép
người dùng tùy chỉnh size và chạy sơ đồ.
Thiết kế rập bằng máy
Bước 2: Trải vải và cắt tạo sản phẩm
Trải vải
Khi hoàn thành xong rập, người thợ sẽ dựa vào sơ đồ này để biến một tấm
vải “sống” trở thành những sản phẩm thời trang như váy, áo, quần, …
Công đoạn này có mục đích là biến nguyên liệu thô thành các tấm vải
mảnh để chuẩn bị cho khâu may sản phẩm. Trong khâu này cần yêu cầu sự tập
trung, khéo tay và cẩn thận vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, vì:
- Sẽ loại bỏ tất cả bán thành phẩm bị lỗi
- Cần đảm bảo đúng kỹ thuật của các bán thành phẩm gồm: thông số, kích
cỡ, số lượng, …
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
39
- Tạo ra được các bán sản phẩm chuẩn để không làm mất thời gian cho
giai đoạn sau.
Cắt vải
Có 2 cách thực hiện để cắt vải thành bán thành phẩm là cắt vải bằng máy
cắt công nghiệp và cắt vải cầm tay.
Hầu hết những người thợ ở khâu này đều có kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp
hạn chế tình trạng cắt hư, cắt sai, cắt thiếu, … gây ảnh hưởng đến cả tiến trình
công việc sản xuất.
Bước 3: May thành sản phẩm hoàn thiện
Bộ phận may sau khi có những bán sản phẩm sẽ nhanh chóng ráp thành
bộ trang phục hoàn chỉnh và tiến hành may. Vì có rất nhiều kiểu sản phẩm thời
trang và chất liệu vải sử dụng nên sẽ có nhiều kiểu may đa dạng:
- May vắt sổ
Kiểu may giống như móc xích, giống với cách may thông thường mà
chúng ta thường làm.
- Đường may móc xích kép
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
40
Tương tự như ở trên, kiểu may này được hình thành do một mũi kim kết
hợp 1 mũi móc tạo thành đường móc xích bên dưới nguyên liệu. Cứ tiếp tục các
mũi may tiếp theo tạo thành đường may hoàn chỉnh. Ưu điểm nổi bật của may
móc xích kép là giúp sản phẩm có độ đàn hồi tốt hơn.
- Đường may móc xích đơn
Người thợ chỉ cần dùng mũi may 1 chỉ của kim để tạo ra đường vòng xích
khóa chặt nhau phía bên dưới sản phẩm. Ưu điểm của nó là thời gian thực hiện
nhanh, nhưng nhược điểm lớn là không bền, dễ tuột thường chỉ dùng để may
đường chìm hoặc đính khuy áo, quần mà thôi.
May hoàn thiện sản phẩm
Bước 4: Là ủi sản phẩm
Là một trong những khâu quan trọng phải có trong quy trình sản xuất
hàng may mặc. Công đoạn này có tác dụng giúp cho sản phẩm thêm đẹp mắt,
đạt chất lượng và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Mặc dù chúng ta thường là ủi quần áo tại nhà và nghĩ rằng nó quan trọng.
Nhưng trong khâu sản xuất thì công đoạn này càng phải kỹ lưỡng hơn. Chỉ một
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
41
chút lơ là sẽ làm cháy sản phẩm, đổi màu, co rút, … Và tất nhiên thành phẩm
này không được xuất đi và loại bỏ, làm tốn chi phí và thời gian thực hiện.
Vì là công đoạn quan trọng nên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
nguyên liệu. Nếu làm không đúng sẽ làm biến chất nguyên liệu như co rút, đổi
màu, cháy thành phẩm,.. . Làm giảm đi chất lượng của sản phẩm.
Là ủi sản phẩm
Một số phương pháp ủi, ép thường được sử dụng phổ biến:
– Ủi thiết kế: Tạo hình sản phẩm bằng cách kéo dãn, uốn, nén kép giúp
tạo ra độ phồng tại những vị trí nhất định trên trang phục.
– Ủi phẳng: Loại bỏ những hình dạng không đúng trên bề mặt và giảm các
nếp nhăn trở nên thẳng mịn.
– Ủi sau khi may xong.
– Ủi ngay sau khi cắt thành bán thành phẩm.
– Ủi để tạo kiểu dáng sau cùng của thành phẩm.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng và đóng gói sản phẩm
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
42
Đây là công đoạn cuối cùng để kiểm tra xem sản phẩm đó có đạt tiêu
chuẩn để xuất ra thị trường hay giao đến tay khách hàng hay không.
Các phương pháp kiểm định:
Theo giai đoạn
- Kiểm tra các bán thành phẩm ngay sau khi cắt.
- Kiểm tra các thành phẩm ngay sau công đoạn may.
Theo địa điểm
- Kiểm tra cố định mọi chi tiết sản phẩm để để xác định chất lượng.
- Kiểm tra đột xuất trong từng khâu làm việc để tăng hiệu quả sản xuất
cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
-Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các nguyên nhận sai để
sửa chữa nhanh chóng.
Kiểm tra sản phẩm
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
43
Xếp và đóng gói sản phẩm
Bước 6: Quản lý sản xuất may mặc
Quản lý sản xuất may mặc sẽ đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, số lượng
cũng như tiến độ làm việc trong từng khâu. Quy trình làm việc của một nhân
viên quản lý sẽ diễn ra như sau:
– Tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh và bắt đầu lập trình trình
sản xuất.
– Ước lượng về ngân sách và thời gian sản xuất. Đảm bảo tình trạng hàng
hóa diễn ra đúng theo như ước tính ban đầu.
– Lập báo cáo trong quá trình sản xuất.
– Phân công từng công việc cho các bộ phận sản xuất cấp dưới.
– Lên kế hoạch điều phối, chọn mua nguyên liệu, vật tư phù hợp.
– Kiểm định, khắc phục lỗi và đánh giá sản phẩm trước khi giao đến tay
khách hàng.
2.2. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
44
Quy trình sơ chế các loại rau, củ, quả
Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến
đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian
1. Phân loại
rau nguyên
liệu
2. Băng tải sơ
chế kèm thao
tác
3. Máy rửa sục khí
kèm gàu tải tự
động
4. Máy rửa sục khí
Ozone và tia cực
tím
5. Máy sàn
rung tách nước
6. Băng tải
lưới Inox kèm
quạt thổi tách
nước
7. Băng tải thu
gom sản phẩm sau
rửa
8. Máy đóng gói
rau củ tự động
9. Kho mát bảo
quản
10. Thị trường
tiêu thụ
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
45
ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là
quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động.
1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự
động.
2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại
theo chất lượng và kích thước.
3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch
lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà
không làm dập, nát rau, củ quả.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
46
4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’.
5. Rửa lại bằng nước sạch
6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn chế biến, loại bỏ nước thừa
bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa.
7. Gọt vỏ, cắt trái cây theo kích thước đã định
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
47
8. Cấp đông IQF => Sử dụng công nghệ cấp đông nhanh từng cá thể, đây
chính là một bước cải tiến mới để giúp trái cây cấp đông đạt chất lượng tốt nhất.
Khác với phương pháp cấp đông thông thường, cấp đông IQF giúp bảo quản trái
cây được lâu hơn và quan trọng là nó giúp giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng
trong mỗi loại trái cây.
9. Đóng gói và dán nhãn.
10. Lưu kho và bảo quản trước khi xuất cho khách hàng.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
48
 Hệ thống VHT (Vapor Heat Treatment)
Đây là công nghệ xử lý rau quả tươi. Nguyên lý hoạt động của công nghệ là
sử dụng nhiệt hơi nước để xử lý rau củ trái cây thông qua việc liên tục thay đổi
nhiệt độ một cách đột ngột sẽ làm cho các loại ấu trùng sâu bệnh và các côn
trùng gây hại bám trên vỏ ngoài của trái cây bị tiêu diệt mà không cần dùng đến
hóa chất, không gây ra tổn hại ảnh hưởng đến độ tươi ngon của trái cây.
+ Ưu điểm của công nghệ là: Thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe
người tiêu dùng và đáp ứng được các quy định khắt khe của các thị trường phát
triển như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc; Giữ được chất lượng, màu sắc và hương vị
của trái cây, rau củ và không làm biến đổi tính chất thịt quả; Kéo dài thời gian
bảo quản trái cây, rau củ; Điều khiển nhiệt độ hơi chính xác đảm bảo diệt hoàn
toàn ấu trùng; Sử dụng hơi bão hòa không làm mất độ ẩm trái cây tươi; Không
sử dụng hóa chất để khử trùng.
Hệ thống máy móc VHT
2.3. quy trình chế biến thực phẩm
Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm và bảo quản thực phẩm
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
49
Bước 1: Nhập hàng và kiểm tra hàng hóa
Hàng hóa cần phải trải qua công đoạn nhập hàng và kiểm tra hàng hóa
một cách kỹ lưỡng. Nếu như việc kiểm tra hàng hóa không đạt yêu cầu để chế
biến thực phẩm thì phải tiến hành nhập lại hàng hóa. Do đó, yêu cầu về giai
đoạn nhập hàng và kiểm tra hàng phải vô cùng cần thiết và được thực hiện đầy
đủ các nguyên tắc như:
 Nguồn gốc các loại hàng hóa đầu vào phải rõ ràng.
 Cơ sở cung cấp hàng hóa như thực phẩm, rau củ, gia vị, thịt…cần phải
xuất trình các mẫu giấy kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Đánh giá sơ bộ về độ tươi, độ mới, hạn sử dụng của sản phẩm ban đầu
bằng mắt thường cũng cần đảm bảo các yếu tố như tươi ngon, đạt yêu cầu sử
dụng và chế biến.
Bước 2: Tiến hành sơ chế thực phẩm ( Rửa sạch, làm sạch)
Đây là bước quan trọng trong quy trình chế biến thực phẩm. Hàng hóa sau
khi được phân loại và tiến hành kiểm tra chất lượng sẽ được tiến hành sơ chế và
làm sạch.
 Đối với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản): Được sơ chế, rửa sạch và
được bảo quản theo các biện pháp chuyên dụng.
 Đối với thực phẩm là rau, củ quả: Sẽ được thực hiện các bước sơ chế như:
Nhặt bỏ phần gốc, gọt vỏ, rửa sạch, ngâm qua nước… Các loại rau củ khác nhau
sẽ được sơ chế theo yêu cầu khác nhau.
 Các thực phẩm đặc biệt khác như hàng đông lạnh, hàng khô… cần được
phân loại, sắp xếp ở vị trí đặc thù để đảm bảo được yêu cầu trước khi chế biến.
Bước 3: Chế biến thực phẩm
Quy trình chế biến thực phẩm sẽ không thể bỏ qua được bước chế biến
thực phẩm. Bước này được thực hiện dựa theo thực đơn và số lượng đơn thực
phẩm theo yêu cầu. Việc chế biến thực phẩm sẽ được thực hiện theo yêu cầu của
từng doanh nghiệp, đơn vị hay từng nhà bếp. Đặc biệt, quá trình chế biến thực
phẩm sẽ cần đảm bảo được những yêu cầu như sau:
 Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
50
 Đảm bảo được các tiêu chuẩn trong dinh dưỡng, suất ăn phù hợp theo đơn
hàng hay yêu cầu của thực phẩm.
Bước 4: Chia suất ăn và Bảo quản thực phẩm
Chia suất ăn và bảo quản suất ăn cũng là bước quan trọng trong quy trình
chế biến thực phẩm.
Việc phân chia suất ăn sẽ được thực hiện theo phương pháp định lượng
quy định cho mỗi sản phẩm thực phẩm. Sau đó, thực phẩm sẽ được tiến hành
bảo quản theo từng loại:
 Bảo quản thực phẩm lạnh
 Bảo quản thực phẩm mát
 Bảo quản thực phẩm đóng hộp
 Bảo quản thực phẩm đông lạnh.
Điều này sẽ đảm bảo cho thực phẩm giữ được dinh dưỡng và đạt được
yêu cầu sử dụng trong thời gian lâu nhất.
Bước 5: Phục vụ theo khẩu phần
Phục vụ theo khẩu phần ăn của các nhà hàng, hoặc tiến hành đóng gói để
bán thực phẩm ra thị trường.... Thực phẩm được hoàn thiện và tối ưu với chất
lượng tốt nhất để mang lại giá trị cho người tiêu dùng.
2.4. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen
Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen được ứng dụng trong việc
đông lạnh, bảo quản chế biến thực phẩm, rau quả, chế biến gia cầm, thủy sản, sơ
chế, thực phẩm đông lạnh.
Ngày nay kho lạnh được sử dụng phổ biến để bảo quản các loại nguyên
liệu, sản phẩm, hàng hóa như thủy hải sản, dược phẩm, nông sản… trong thời
gian dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Các thực phẩm bảo quản
trong kho lạnh sẽ trải qua một quá trình cấp đông IQF. IQF viết tắt của từ
"Individual Quick Frozen" nghĩa là cấp đông nhanh từng cá thể.
Quy trình cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen: Tiền xử lý Cấp đông nhanh
Đóng gói và bảo quản.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
51
- Phương pháp cấp đông dạng tầng sôi, quá trình cấp đông thực hiện theo
3 giai đoạn: giai đoạn làm lạnh nhanh, làm lạnh bề mặt và làm lạnh sâu hiệu quả
tối ưu.
- Nhiệt độ sản phẩm đầu ra: -18 độ C
- Sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ khoảng -30 ~ -40 độ C, chất
làm lạnh R22, R474, NH3¬.
- Phù hợp cấp đông các sản phẩm rau củ quả, hải sản dạng miếng, lát, …
Quy trình công nghệ
Đặt từng cá thể vào trong môi trường có nhiệt độ từ -40 độ C đến -35 độ
C và sau dưới 30 phút mà nhiệt độ trung tâm của cá thể đó đạt -18 độ C.
Quy trình hệ thống cấp đông nhanh bằng Nitrogen
Với sản phẩm được cấp đông IQF công nghệ Nitrogen thì thời gian bảo
quản sản phẩm được lâu hơn, chất lượng sản phẩm gần như được giữ nguyên
vẹn.
Nguyên lý hoạt động:
Các sản phẩm, nguyên liệu đi trên băng tải của dây chuyền di chuyển qua
các khe gió thổi tốc độ lớn, các khe gió thổi từ trên xuống để làm lạnh sản phẩm
trên băng và từ dưới lên để làm lạnh băng truyền. Gió thổi tạo nên hiệu ứng
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
52
Coanda (là một hiện tượng vật lý được nhà khí động học tên Henri Coan đã
khám phá ra) giúp cho khí lạnh tiếp xúc với tất cả bề mặt của các loại sản phẩm
để được đông nhanh và đều. Ở tâm sản phẩm đạt mức nhiệt -18 độ C là tốt nhất.
Ưu điểm của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen
– Thời gian cấp đông nhanh chóng, đạt hiệu quả cao (70-100 giây)
– Đa dạng hóa sản phẩm cấp đông.
– Đảm bảo giữ được độ tươi và dinh dưỡng của sản phẩm.
– Liên tục hoạt động trong thời gian dài. Thời gian rã đông có thể lên tới
20 giờ, tùy theo yêu cầu sản xuất.
– Kết cấu hợp lý, hình thức đẹp; độ bền và tuổi thọ cao; vận hành và bảo
trì đơn giản.
– Tối ưu thiết kế:
+ Được thiết kế với sức gió mạnh và đều ở 2 mặt sản phẩm
+ Có nhiều loại công suất khác nhau theo yêu cầu
– Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
– Sản phẩm giữ nguyên được hình dạng ban đầu.
– Đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
– Vận hành - Bảo trì - Bảo dưỡng dễ dàng
– Vệ sinh đơn giản
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
53
Kho cấp đông nhanh
Đặc tính công nghệ của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen
• Băng chuyền được làm bằng các tấm phẳng được thiết kế và lắp đặt với
vai trò giúp cấp đông nhanh các loại thực phẩm như nông sản, thủy hải sản được
đóng gói hoặc dạng rời.
• Dây chuyền hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học do vậy sản
phẩm sẽ được làm lạnh đều và không bị hao hụt.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
54
2.5. Kho lạnh bảo quản
Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm,
nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp nhẹ vv… Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công
nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng
mặt hàng bảo quản bao gồm:
- Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp
- Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả. - Bảo quản các sản phẩm y tế,
dược liệu
- Kho bảo quản sữa.
- Kho bảo quản và lên men bia.
- Bảo quản các sản phẩm khác.
Phân loại kho lạnh
Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30o
C
tới -28 o
C đối với thủy sản), Kho đông lạnh (từ -20o
C tới -16 o
C đối với sản
phẩm thịt) và Kho mát (từ 2o
C tới 4 o
C đối với rau quả và hoa các loại).
Chọn nhiệt độ bảo quản
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
55
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ
thuật. Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng.
Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn
nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -25o
C đến -30o
C, ở nước ta thường chọn trong
khoảng -18o
C ± 2 o
C. Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất
bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp đông tránh không để rã đông và tái kết tinh
lại làm giảm chất lượng sản phẩm.
Dưới đây là chế độ và thời gian bảo quản của một số rau quả thực phẩm.
Chế độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
56
Đối với rau quả, không thể bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 0 oC, vì ở nhiệt độ
này nước trong rau quả đóng băng làm hư hại sản phẩm, giảm chất lượng của
chúng.
Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
57
Chế độ và thời gian bảo quản TP đông lạnh
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
58
Kết cấu kho lạnh
Hầu hết các kho lạnh bảo quản và kho cấp đông hiện nay đều sử dụng các
tấm panel polyurethan đã được chế tạo theo các kích thước tiêu chuẩn. Đặc điểm
các tấm panel cách nhiệt của các nhà sản xuất Việt Nam như sau:
Vật liệu bề mặt
- Tôn mạ màu (colorbond) dày 0,5đến 0,8mm
- Tôn phủ PVC dày 0,5đến 0,8mm - Inox dày 0,5đến 0,8 mm
Lớp cách nhiệt polyurethan (PU)
- Tỷ trọng: 38 đến 40 kg/m3
- Độ chịu nén: 0,2 đến 0,29 MPa
- Tỷ lệ bọt kín: 95%
Chiều dài tối đa
Chiều dài tối đa: 12.000 mm
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
59
Chiều rộng tối đa
Chiều rộng tối đa: 1.200mm
Chiều rộng tiêu chuẩn:
Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900 và 1200mm
Chiều dày tiêu chuẩn:
Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200mm
Phương pháp lắp ghép:
Ghép bằng khoá camlocking hoặc ghép bằng mộng âm dương. Phương
pháp lắp ghép bằng khoá camlocking được sử dụng nhiều hơn cả do tiện lợi và
nhanh chống hơn.
Hệ số dẫn nhiệt
Hệ số dẫn nhiệt: alpha = 0,018 đến 0,020 W/m.
K Vì vậy khi thiết kế cần chọn kích thước kho thích hợp: kích thước bề
rộng, ngang phải là bội số của 300mm. Chiều dài của các tấm panel tiêu chuẩn
là 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800 và 6000mm.
Cấu tạo gồm có 03 lớp chính: Hai bên là các lớp tôn dày 0,5 đến 0,6mm,
ở giữa là lớp polyurethan cách nhiệt dày từ 50đến 200mm tuỳ thuộc phạm vi
nhiệt độ làm việc. Hai chiều cạnh có dạng âm dương để thuận lợi cho việc lắp
ghép.
So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng
nên sử dụng loại có mật độ cao, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được
xếp vuông góc với các con lươn thông gió.
Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khoá gọi là
camlocking đã được gắn sẵn trong panel, vì thế lắp ghép rất nhanh, khít và chắc
chắn.
Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và cũng được
gắn bằng khoá camlocking. Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ
panel, nếu không panel sẽ bị võng ở giữa và có thể gãy gập.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
60
Sau khi lắp đặt xong, cần phun silicon hoặc sealant để làm kín các khe hở
lắp ghép. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để
cân bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông
áp. Nếu không có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn
khi mở cửa hoặc ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra.
Kết cấu kho lạnh panel
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
61
Cấu tạo tấm panel cách nhiệt
Để giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa, ở ngay cửa kho có lắp quạt màng dùng
ngăn cản luồng không khí thâm nhập vào ra. Mặt khác do thời gian xuất nhập
hàng thường dài nên người ta có bố trí trên tường kho 01 cửa nhỏ, kích thước
680x680mm để ra vào hàng. Không nên ra, vào hàng ở cửa lớn vì như thế tổn
thất nhiệt rất lớn.
Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt tự mở chống nhốt người, còi báo động,
bộ điện trở sấy chống đóng băng.
Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn, nên các dàn lạnh được
treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp.
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
62
Kho lạnh bảo quản
Lắp ghép panel kho lạnh
Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da”
Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633
63
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Các phương án xây dựng công trình
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
2.2. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Thiết kế mặt bằng tổng thể của dự án (tỷ lệ 1/500)
Thiết kế mặt đứng nhà xưởng (tỷ lệ 1/250)
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx

More Related Content

What's hot

Dehydrated onion
Dehydrated onionDehydrated onion
Dehydrated onion
Sumit Kulkarni
 
Sugar technology
Sugar technologySugar technology
Sugar technology
Muhammad waqas
 
Potato flour
Potato flourPotato flour
Bread
BreadBread
Natural pickles
Natural picklesNatural pickles
Natural pickles
Sej Visawadia
 
Ice Cream Technology
Ice Cream TechnologyIce Cream Technology
Ice Cream Technology
Paweł Tomczuk
 
Milk reception /raw milk reception dock
Milk reception /raw milk reception dockMilk reception /raw milk reception dock
Milk reception /raw milk reception dock
soumyagupta84
 
Chapter 24 frozen desserts
Chapter 24 frozen dessertsChapter 24 frozen desserts
Chapter 24 frozen desserts
Dr. Sunil Kumar
 
Sugar production
Sugar  productionSugar  production
Sugar production
KNIT Sultanpur
 
Tea Manufacturing Process
Tea Manufacturing ProcessTea Manufacturing Process
Tea Manufacturing Process
GITAM University
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
nataliej4
 
Sugar mill
Sugar millSugar mill
Sugar mill
sometech
 
Spice
SpiceSpice
Spice
dhariniak
 
How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...
How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...
How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...
Ajjay Kumar Gupta
 
Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .
Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .
Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .
sevaingo
 
Bakery ppt
Bakery pptBakery ppt
Bakery ppt
P Divya
 
How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...
How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...
How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...
Ajjay Kumar Gupta
 
Grains
GrainsGrains
Grains
Imani Bent
 
Canny coffee coffee for coffee machine
Canny coffee   coffee for coffee machineCanny coffee   coffee for coffee machine
Canny coffee coffee for coffee machine
Canny Coffee
 
Defrects of cheddar cheese
Defrects of cheddar cheeseDefrects of cheddar cheese
Defrects of cheddar cheese
Md Sadakatul Bari
 

What's hot (20)

Dehydrated onion
Dehydrated onionDehydrated onion
Dehydrated onion
 
Sugar technology
Sugar technologySugar technology
Sugar technology
 
Potato flour
Potato flourPotato flour
Potato flour
 
Bread
BreadBread
Bread
 
Natural pickles
Natural picklesNatural pickles
Natural pickles
 
Ice Cream Technology
Ice Cream TechnologyIce Cream Technology
Ice Cream Technology
 
Milk reception /raw milk reception dock
Milk reception /raw milk reception dockMilk reception /raw milk reception dock
Milk reception /raw milk reception dock
 
Chapter 24 frozen desserts
Chapter 24 frozen dessertsChapter 24 frozen desserts
Chapter 24 frozen desserts
 
Sugar production
Sugar  productionSugar  production
Sugar production
 
Tea Manufacturing Process
Tea Manufacturing ProcessTea Manufacturing Process
Tea Manufacturing Process
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
 
Sugar mill
Sugar millSugar mill
Sugar mill
 
Spice
SpiceSpice
Spice
 
How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...
How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...
How to Manufacture Starch and Its Derivatives (Wheat Starch, Maize Starch, Ri...
 
Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .
Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .
Power point Presentation on SEVAI - COW PROJECT, .
 
Bakery ppt
Bakery pptBakery ppt
Bakery ppt
 
How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...
How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...
How to Start Sugarcane Juice Preservation and Bottling Plant. Business Ideas ...
 
Grains
GrainsGrains
Grains
 
Canny coffee coffee for coffee machine
Canny coffee   coffee for coffee machineCanny coffee   coffee for coffee machine
Canny coffee coffee for coffee machine
 
Defrects of cheddar cheese
Defrects of cheddar cheeseDefrects of cheddar cheese
Defrects of cheddar cheese
 

Similar to Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx

Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sảnDự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợpThuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sảnThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356
DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356
DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUCDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx (20)

Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sảnDự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợpThuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sảnThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
 
DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356
DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356
DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TỔNG HỢP 0918755356
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUCDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt NamThuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
 
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
 
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
 
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt NamThuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
 
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 

Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN SẢN XUẤT DỆT MAY, GIÀY DA, THỰC PHẨM Tháng 07/2023 CÔNG TY TNHH Địa điểm: , Thành phố Hà Nội.
  • 2. CÔNG TY TNHH -----------  ----------- DỰ ÁN SẢN XUẤT DỆT MAY, GIÀY DA, THỰC PHẨM Địa điểm: Thành phố Hà Nội. ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH 0936260633-0918755356 Chủ tịch công ty
  • 3. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 2 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 6 3.1. Ngành công nghiệp may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới....... 6 3.2. Các yếu tố giúp ngành dệt may tăng trưởng ................................................ 10 3.3. Chế biến nông sản chưa phát huy tối đa tiềm năng ..................................... 13 3.4. Chế biến thực phẩm nhiều tiềm năng phát triển .......................................... 14 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 15 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 16 5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 16 5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 17 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 18 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................................... 18 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện đề án. .................................................... 18 1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng đề án. ........................................... 24 1.3. Huyện Phúc Thọ........................................................................................... 26 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 27 2.1. Thị trường dệt may, may mặc toàn cầu........................................................ 27 2.2. Thị trường dệt may, may mặc trong nước.................................................... 29 2.3. Thị trường nông sản chế biến....................................................................... 30 2.4. Thị trường thực phẩm chế biến.................................................................... 30 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 33
  • 4. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 3 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 33 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 34 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 35 4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 35 4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 35 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 35 5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 35 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 35 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 36 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 36 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 36 2.1. Quy trình thiết kế và sản xuất hàng may mặc.............................................. 36 2.2. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản ....... 43 2.3. quy trình chế biến thực phẩm....................................................................... 48 2.4. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen........................................... 50 2.5. Kho lạnh bảo quản........................................................................................ 54 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 63 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 63 1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 63 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 63 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 63 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 63 2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 63 2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 63 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 65
  • 5. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 4 3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 65 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 65 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 67 I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 67 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 67 III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 69 3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 69 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 71 IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 74 V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG................................................ 74 5.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 74 5.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 80 VI. KẾT LUẬN................................................................................................... 83 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 84 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 84 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 86 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 86 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ......................... 86 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................... 87 2.4. Phương ánvay............................................................................................... 87 2.5. Các thông số tài chính của dự án ................................................................. 88 KẾT LUẬN......................................................................................................... 91 I. KẾT LUẬN...................................................................................................... 91 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 91
  • 6. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 5 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................. 92 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................. 92 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm............................................................ 93 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................... 94 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm........................................................ 95 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................. 96 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn..................................... 97 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ............................ 98 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................. 99 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ....................... 100
  • 7. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Sản xuất dệt may, giày da, thực phẩm” Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Hà Nội.. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 11.554,0 m2 (1,16 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 90.000.341.000 đồng. (Chín mươi tỷ, ba trăm bốn mươi mốt nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (20%) : 18.000.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (80%) : 72.000.341.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản xuất dệt may, giày da 657,0 nghìn sản phẩm/năm Chế biến nông sản 1.642,5 tấn/năm Chế biến thực phẩm 292,0 tấn/năm II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 2.1. Ngành công nghiệp may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới 2.1.1. Giá bông quốc tế dần ổn định trước bối cảnh thị trường quay về quỹ đạo ban đầu Với vai trò là nguyên liệu đầu vào tối quan trọng của ngành dệt may, những biến động của giá bông đóng vai trò không hề nhỏ đến tương lai của ngành công nghiệp lâu năm nói trên.
  • 8. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 7 Giá bông được giao dịch trên Sở ICE đã trải qua năm 2022 với những rung lắc mạnh mẽ. Có thời điểm giá bật tăng lên mức cao kỷ lục với 157,00 cents/pound, cao nhất kể từ mức đỉnh lịch sử vào năm 2011, rồi ngay sau đó lại tụt xuống mốc 70,00 cents/pound, thấp nhất kể từ tháng 11/2020 khi giá đồng USD ở mức cao nhất trong 20 năm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất liên tục. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu bông hàng đầu thế giới đang nghiêm ngặt trong việc thực hiện chính sách Zero Covid, khiến nhu cầu về bông trên toàn cầu rơi vào tình trạng thâm hụt nghiêm trọng, đã kéo giá bông lao dốc thảm hại. Bước sang năm 2023, tình hình dịch bệnh cũng như lạm phát được kiểm soát phần nào. Trung Quốc đã mở cửa giao thương lại với thế giới, trong khi tốc độ tăng lãi suất của Fed cũng giảm dần từ mức 75 điểm cơ bản ở thời điểm năm 2022 xuống còn 25 điểm cơ bản trong lần điều chỉnh mới nhất vào tuần trước. Điều này, thúc đẩy nhu cầu về bông được khôi phục và đảm bảo sự ổn định về giá. Từ đầu năm đến nay, giá bông chủ yếu dao động trong khoảng 76,00 – 90,00 cents/pound.
  • 9. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 8 2.1.2. Cung - cầu bông ổn định, tạo điều kiện để ngành dệt may trở lại vị thế vốn có Cung – cầu là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến diễn biến giá bông, trong khi mặt hàng này lại là nguyên liệu đầu vào trọng yếu của ngành công nghiệp dệt may. Do đó, những diễn biến trong cán cân cung – cầu thời gian tới có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ lâu năm này. Nhu cầu về bông từ các nước nhập khẩu chính như Trung Quốc và Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi trong những tháng tiếp theo của năm 2023. Sau khi gỡ bỏ chính sách Zero Covid, Trung Quốc tập trung hơn vào việc hỗ trợ kinh tế hồi phục, giúp ngành dệt may nước này có cơ hội sôi động trở lại, kéo theo nhu cầu về nhập khẩu bông gia tăng. Tại Việt Nam các chuyên gia trong ngành nhận định, tình hình quốc tế ổn định, cùng với lo ngại về suy thoái kinh tế trên toàn cầu giảm bớt, giúp các đơn hàng dệt may sớm quay trở lại từ quý II/2023. Sự hồi phục cũng được thể hiện từ phía nguồn cung, sau những đợt cắt giảm mạnh dự đoán sản lượng bông tại Mỹ do ảnh hưởng từ thời tiết khô hạn kéo dài tại vùng Texas hồi giữa năm 2022, những ước tính gần đây dần ổn định hơn. Theo số liệu mới nhất trong báo cáo cung – cầu nông sản tháng 3, sản lượng bông tại Mỹ đã thoát khỏi mức thấp nhất trong 7 năm và luôn duy trì ở mốc trên 14,5 triệu kiện trong những tháng gần đây. Điều này giúp thị trường xua tan những lo ngại về vấn đề nguồn cung rơi vào tình trạng thiếu hụt trước đó, tạo bước đệm đến sự cân bằng trong cán cân cung – cầu.
  • 10. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 9 Trong thời gian tới, cung – cầu bông trên toàn cầu sẽ duy trì với trạng thái cân bằng, tạo môi trường thuận lợi để giá bông đang giao dịch trên Sở ICE và thị trường hàng thực được ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may. 2.1.3. Việt Nam chủ động trở lại cuộc đua tái phục hồi ngành dệt may Dệt may là ngành công nghiệp mang lại giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch đạt 44 tỷ USD trong năm 2022 và chiếm giữ vị trí ngành công nghiệp lớn thứ 5 cả nước. Trong giai đoạn 5 năm (2015 - 2020), ngành liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 17%/năm, cho thấy tiềm năng để phát triển vẫn còn rất lớn và là cơ sở để ngành tiếp tục phát triển trong năm nay. Tuy vậy, thách thức là điều không thể tránh khỏi và một trong những khó khăn hàng đầu đối với dệt may trong nước chính là việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu đầu vào là bông tự nhiên từ nước ngoài. Bất cập hơn chính là việc phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ 1 nước, điều này đã để lại bài học lớn cho các doanh nghiệp trong năm 2022 khi nguồn nhập khẩu bông lớn nhất của nước ta là Mỹ rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp
  • 11. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 10 trong nước đã loay hoay trong việc duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo hoạt động sản xuất, đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. 2.2. Các yếu tố giúp ngành dệt may tăng trưởng Đầu tiên là sự phục hồi của các thị trường Âu - Mỹ được dự đoán sẽ "nóng" trở lại từ cuối quý II năm 2023 Tiếp đó, tăng trưởng của ngành dệt may được kỳ vọng vào những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, trong đó có EVFTA. Từ năm 2023, nhiều mặt hàng từ Việt Nam xuất sang EU chính thức được áp dụng thuế suất bằng 0 và lộ trình áp dụng cho tất cả mặt hàng ở các năm sau.
  • 12. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 11
  • 13. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 12 Những tín hiệu tích cực sau chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy triển khai hiệp định thương mại với châu Âu. Bên cạnh đó, chuyến công tác của Thủ tướng sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào công nghiệp dệt may, nhất là các dự án nguyên phụ liệu mà trong nước chưa chủ động được. Một yếu tố quan trọng khác làm nền tảng cho ngành dệt may tăng trưởng là năng lực chủ động nguồn cung trong nước đang tăng dần tỉ trọng qua từng năm. Hiện ngành dệt may đã chủ động từ 45-47% nguồn cung. Phần còn lại chủ yếu là nguyên phụ liệu kỹ thuật cao vẫn đang nhập khẩu. Trong một thế giới mở, không nhất thiết một quốc gia phải chủ động toàn bộ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên,
  • 14. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 13 nếu không chủ động được nguyên phụ liệu thì các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia không còn ý nghĩa với dệt may. Vì một trong những tiêu chuẩn để hàng hoá từ Việt Nam hưởng thuế suất bằng 0 là nguyên phụ liệu nội địa. Đây là động lực rất lớn cho dệt may Việt Nam để đầu tư sản xuất xơ, sợi và nguyên phụ liệu cũng như thu hút đầu tư FDI. Cuối năm 2022, chính phủ đã ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa ngành giai đoạn 2021 - 2025 đạt 51% - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56% - 60%. Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 mới được Chính phủ phê duyệt cũng đưa ra những định hướng cơ bản cho ngành. Trong đó, ngành được định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn. Phát triển thời trang dệt may, thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia. Phát triển trung tâm thời trang tại TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Sự quan tâm và thúc đẩy từ phía Nhà nước trong thời điểm này là vô cùng quan trọng và cấp thiết cho sự phát triển mang tính bền vững của ngành công nghiệp dệt may nước nhà. Đồng thời cũng cho thấy sự chủ động và sẵn sàng của Việt Nam trong việc trở lại và làm chủ ngành công nghiệp này. Như vậy, sau khi trải qua những thăng trầm trong quá khứ, ngành dệt may Việt Nam đã sẵn sàng và chủ động hồi phục với hỗ trợ kép từ sự bình ổn của thị trường cũng như bước đệm từ sự quan tâm và sát sao từ Chính phủ. 2.3. Chế biến nông sản chưa phát huy tối đa tiềm năng Theo Bộ Công Thương, cùng với sự phát triển thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5-7%/năm, trở thành chìa khóa nâng cao giá trị sản phẩm.
  • 15. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 14 Nhiều địa phương và doanh nghiệp đầu tàu đã dần hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm, có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Dù vậy, công nghiệp chế biến vẫn còn nhiều nút thắt ngăn cản việc phát huy tối đa tiềm năng. Cụ thể, các mặt hàng đưa vào chế biến chỉ chiếm 5-10% sản lượng hằng năm trong khi đó tỷ lệ sử dụng công suất được thiết kế bình quân là 56.2%. Ngoài ra, một số cơ sở chế biến có tuổi đời trên 15 năm với hệ số đổi mới thiết bị chỉ ở mức 7%/năm khiến gây hao tốn nguyên liệu, năng lượng nhưng lại có năng suất thấp. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến công nghiệp chế biến còn yếu là do thiếu tính khả thi, tính nhất quán và cơ chế tài chính dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Do đầu tư dây chuyền hiện đại đòi hỏi chi phí rất lớn với thời gian thu hồi vốn khá lâu, chỉ có doanh nghiệp lớn mới có thể tham gia vào công nghiệp chế biến. Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đưa chế biến nông nghiệp Việt Nam trở thành top 10 thế giới với tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến sâu đạt 7 – 8%/năm. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả. Song song đó là đầu tư công nghiệp chế tạo máy và thiết bị sản xuất theo hướng chuyên sâu kết hợp hệ thống logistic đồng bộ. 2.4. Chế biến thực phẩm nhiều tiềm năng phát triển Chế biến thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Theo một đánh giá được đưa ra đầu tháng 8/2022 của Tổ chức Nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026. Con số trên là minh chứng rõ nét về dư địa và tiềm năng của ngành chế biến thực phẩm, giúp ngành này đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước tiếp tục mở rộng đầu tư.
  • 16. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 15 Gần đây một số "ông lớn" ngành thực phẩm như Kido, Masan đều có động thái đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này. Trong đó, Kido cho biết sẽ tăng tốc tiến độ hoàn thành nâng cấp Nhà máy dầu Vinh nhằm sớm phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn tại thị trường miền Bắc trước thềm Tết Nguyên đán 2023. Ngoài ra, Kido sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dầu ăn sang các nước trong khu vực, trước mắt là thị trường Campuchia, Lào. Còn với Masan, vào giữa tháng 7/2022 vừa qua cũng đã nhận chủ trương đầu tư dự án Trung tâm Công nghiệp Thực phẩm Miền Tây 2 tại Hậu Giang, ước tính dự án này có tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, thực hiện trên diện tích 46ha… Cũng trong năm 2022 ngành thực phẩm và đồ uống được dự báo phục hồi mạnh mẽ nhờ sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng bởi việc thích ứng an toàn với dịch bệnh thúc đẩy nhu cầu tại nội địa sẽ tăng trở lại. Đây là thời điểm được cho rằng có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ đối với ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam. Nhất là khi hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng chú trọng hơn tới các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ hay những thành phần dinh dưỡng lành mạnh, tiện dụng. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Sản xuất dệt may, giày da, thực phẩm”tại Khu công nghiệp Tích Giang, Xã Tích Giang, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhcông nghiệp sản xuất và chế biếncủahuyện Phúc Thọ. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
  • 17. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 16 nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;  Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022. IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 4.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Sản xuất dệt may, giày da, thực phẩm” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩmngànhcông nghiệp sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế
  • 18. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 17 địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực huyện Phúc Thọ.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của huyện Phúc Thọ.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 4.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hìnhcông nghiệp sản xuất, chế biến chuyên nghiệp, hiện đại,góp phần cung cấp sản phẩmcông nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.  Cung cấp sản phẩm dệt may, dày da, nông sản chế biến, thực phẩm chế biến cho thị trường khu vực trong nước và xuất khẩu.  Đáp ứng chiến lược phát triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Sản xuất dệt may, giày da 657,0 nghìn sản phẩm/năm Chế biến nông sản 1.642,5 tấn/năm Chế biến thực phẩm 292,0 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và huyện Phúc Thọnói chung.
  • 19. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 18 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện đề án. Vị trí địa lý Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34’ đến 21°18’ vĩ độ Bắc và từ 105°17’ đến 106°02’ kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng
  • 20. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 19 Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km². Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì. Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Địa hình Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Địa hình Hà Nội có thể chia ra làm hai bộ phận. Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong mùa mưa lũ và khi có mưa lớn ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ thống đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông. Hệ thống đê điều này khiến cho các cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng nhiều công trình thủy lợi để tưới và tiêu nước. Vùng đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba
  • 21. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 20 Vì (1296 m), Gia Dê (707 m), Hàm Lợn (462 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính chảy qua Hà Nội. Khí hậu Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được nêu trên trang web chính thức của Hà Nội. Tuy nhiên, dựa theo Phân loại khí hậu Köppen, trang web ClimaTemps.com lại xếp Hà Nội mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Humid Subtropical) với mã Cwa. Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh. Mặc dù thời tiết được chia làm hai mùa chính: mùa mưa (từ tháng 4 tới tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 tới tháng 3), Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8, khí hậu nóng ẩm vào đầu mùa và cuối mùa mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 9 và tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Từ cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 2 rét và hanh khô, từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Tuy nhiên, do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối. Nhiệt độ trung bình mùa đông: 16,4 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung bình mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 42,8 °C). Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6 °C, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức 1.800mm đến 2.000mm.
  • 22. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 21 Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tài nguyên thiên nhiên  Tài nguyên mặt nước: Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 -
  • 23. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 22 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.  Tài nguyên đất Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.  Tài nguyên sinh vật Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả. Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội.
  • 24. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 23 Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me..Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v... đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú.  Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn Hà Nội, đã phát hiện được 82 mỏ và điểm quặng với 8 lao khác nhau. Chiếm ưu thế hơn cả là sét các loại, kaolin. Sét- Kaolin, cát xây dựng và than bùn; các khoáng sản khác nhưa đá xây dựng, đá ôog, sét dung dịch ít qua triển vong. Vật liệu xây dựng có cát đen: với trữ lượng 48,506 m3 . Cát vàng có nhiều ở sông Cà Lồ và sông Công, trữ lượng 53,76m3 Đá xây dựng trachit phân bố ở Minh Phú – Sóc Sơn Đá ong ở Sóc Sơn, chiều dày trung bình 1,5m. Sét gạch có 2 loai: sép phân hóa ở Soc Sơn, trữ lượng 36.82 m3 và sét trầm tích Đế Tứ ở Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lam, Thành Trù, trữ lượng 223.45 m3  Tài nguyên du lịch So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành
  • 25. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 24 phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống,... Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài. Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Một trong các bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan nhất là Bảo tàng dân tộc học. Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài. 1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng đề án. Phát triển kinh tế Kinh tế - xã hội TP Hà Nội quý III và 9 tháng năm 2022 tiếp tục phát triển tích cực, nhiều ngành tăng trưởng ấn tượng. Tổng thu ngân sách nhà nước hơn 244.100 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán, tăng 13,7% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng năm 2022, Hà Nội chủ động tích cực thực hiện tốt việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động thương mại, vận tải, xuất nhập khẩu, du lịch, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh đã góp phần tăng trưởng ngành dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý III ước tăng 0,9% so với quý trước và tăng 82,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, trong 9 tháng, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực, chuyển biến rõ nét. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III tăng cao so với quý trước và cùng kỳ năm trước, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2021 tăng 4,1%). Trong đó, công nghiệp
  • 26. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 25 chế biến, chế tạo tăng 8,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,2%; khai khoáng giảm 5,7%. Trong 9 tháng năm nay, đa số các ngành đều có sản lượng hàng hóa tăng do doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh công suất hoạt động để nối lại chuỗi cung ứng bị gián đoạn sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều ngành tăng trưởng ấn tượng, góp phần nâng cao chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp 9 tháng. Cụ thể: Sản xuất đồ uống tăng 18%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 17,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 17%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 16,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 16%; sản xuất, lắp ráp xe máy, phụ tùng xe máy và các phương tiện vận tải tăng 13,1%... Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt 13,1 tỷ USD, tăng 19,6% so cùng kỳ năm 2021; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6 tỷ USD, tăng 21,1%. Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 9 tháng năm nay gồm: Hàng dệt may đạt 2,04 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ; linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi đạt 1,775 tỷ USD, tăng 26,4%; máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,516 tỷ USD, tăng 3,5%... Tính chung 9 tháng qua, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 1.697 nghìn lượt khách, gấp 2,3 lần cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu đón khách du lịch năm nay của TP. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2022 ước thực hiện 244.100 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. TP đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đẩy mạnh công tác quyết toán những dự án hoàn thành; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công; chỉ đạo điều hành chi ngân sách đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên trong đó ưu tiên các nhiệm vụ chi phục hồi kinh tế.
  • 27. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 26 Dân cư Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 8.053.663 người, trong đó: Dân số nam là 3.991.919 người, chiếm 49,6%; dân số nữ là 4.061.744 người, chiếm 50,4%. Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8%. Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh (8.993.082 người). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà Nội là 2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,14%/năm) và cao thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh (2,90%/năm). Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố lớn, thể hiện qua tỷ lệ dân số khu vực thành thị tăng nhanh: từ 36,8% năm 1999 lên 41% năm 2009 và 49,2% năm 2019. Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. 1.3. Huyện Phúc Thọ Vị trí địa lý Huyện Phúc Thọ nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km về phía tây. Huyện nằm bên bờ hữu ngạn của sông Hồng và sông Đáy; có vị trí địa lý: Phía tây giáp thị xã Sơn Tây Phía nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai Phía đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức với ranh giới là sông Đáy.
  • 28. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 27 Phía bắc giáp huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với ranh giới là sông Hồng. Kinh tế, xã hội Trong những năm gần đây, tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm. huyện Phúc Thọ hiện nay được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Hy vọng trong thời gian tới, huyện sẽ có bước phát triển mới và là điểm đến của các nhà đầu tư và khách du lịch. Huyện Phúc Thọ đã đẩy mạnh các nghề truyền thống như may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng,chế biến nông sản thực phẩm, quy hoạch phát triển 9 cụm công nghiệp… Các công trình như: trạm y tế, trường học,đài truyền thanh, nhà văn hóa cụm dân cư, trụ sở Ủy ban Nhân dân thị trấn, xã,… được đầu tư khang trang hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo huyện. Giao thông Đường bộ có quốc lộ 32 chạy dọc phía nam huyện, theo hướng Đông Đông Nam-tây tây bắc, từ Hà Nội, qua thị trấn Phúc Thọ (Gạch), sang thị xã Sơn Tây, Hà Nội, (đoạn cắt qua sông Đáy nằm phía nam đập Đáy). Quốc lộ 32 trước đây là quốc lộ 11A, sau năm 1976 mới đổi thành quốc lộ 32. Đường thủy có sông Hồng. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường dệt may, may mặc toàn cầu May mặc, giày dép là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu của con người. Ngay cả khi có trào lưu tiêu dùng xanh thì mức chi tiêu toàn cầu cho các mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng lên. Như đã trình bày ở phần trên, thị trường dệt may thế giới sẽ đạt trên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2025, và thị trường tiêu thụ chính sẽ dịch chuyển từ Hoa Kỳ và EU sang Trung Quốc và Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu, và chuyển từ thị trường xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu hàng may mặc, giầy dép, mở ra cơ hội cho các nước đi sau,
  • 29. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 28 trong đó có Việt Nam. Năm 2017, Trung Quốc đã gia nhập nhóm các thị trường nhập khẩu trên 1 tỷ USD hàng dệt may từ Việt Nam. Bên cạnh xu hướng mở rộng quy mô và dịch chuyển trung tâm tiêu dùng hàng may mặc, nhờ công nghệ thông tin phát triển và dữ liệu lớn (big data), thị trường toàn cầu còn chứng kiến sự thay đổi và đa dạng hoá về thói quen tiêu dùng hàng may mặc, đó là xu hướng thời trang nhanh (rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ khâu thiết kế đến tay người tiêu dùng) đi cùng với xu hướng thời trang chậm (tiêu dùng xanh, sản phẩm may mặc thân thiện môi trường), và đa dạng hoá về nguyên liệu, ứng dụng công nghệ mới vào các sản phẩm dệt may (vải giữ nhiệt, vải điều hoà không khí nhiệt độ, vải khử mùi, vải tự làm sạch, v.v…). Phân tích và dự báo, cập nhật thông tin thị trường là nhu cầu thiết yếu để các doanh nghiệp trong nước có thể bắt kịp xu hướng phát triển của ngành dệt may toàn cầu. Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới với 5,7% thị phần. Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc, Bangladesh.Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đề ra hai kịch bản tăng trưởng gồm kịch bản tích cực có thể đạt giá trị xuất khẩu là 47-48 tỷ USD với kỳ vọng nhu cầu hồi phục trong nửa sau năm 2023 và 45-46 tỷ USD cho kịch bản còn lại kém tích cực hơn.
  • 30. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 29 Thị trường Mỹ đánh giá ngành dệt may của Việt Nam có tính đa dạng về dòng hàng, làm được đơn hàng khó, thời gian giao hàng ổn định. Với thị trường EU, Việt Nam được hưởng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Năm 2022, số hàng hoá đáp ứng được quy tắc xuất xứ và hưởng ưu đãi khoảng 5-6%. Đây cũng là động lực kéo nhà mua hàng tới Việt Nam. Năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu sang EU giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của EVFTA, trong đó các sản phẩm thuộc danh mục B3 sẽ được hưởng thuế suất 0%.Điều này giúp hàng dệt may Việt Nam có thêm sức cạnh tranh tại thị trường này, khi các đối thủ chính như Bangladesh, Pakistan đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Bên cạnh EU, các thị trường thuộc khuôn khổ CPTPP như Canada tăng 44%, Mexico tăng 68% đã ghi nhận tăng trưởng tốt trong năm 2022, cho thấy khả năng CPTPP sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả nhờ vào ưu đãi thuế từ hiệp định. Biểu đồ xuất khẩu dệt may Việt Nam theo thị trường 2.2. Thị trường dệt may, may mặc trong nước Với quy mô dân số đạt trên 95 triệu dân năm 2020 và trên 100 triệu dân vào năm 2030, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cùng với sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu hứa hẹn mức chi tiêu cho các mặt hàng may mặc tăng trưởng nhanh hơn. Cụ thể, số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của GSO cho biết mức chi bình quân cả nước của một nhân khẩu trong 1
  • 31. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 30 tháng cho các mặt hàng may mặc, mũ nón, giày dép đã tăng từ 21.000 đồng năm 2006 lên 74.000 đồng năm 2016, trong đó chi tiêu của nhân khẩu ở thành thị trong cùng giai đoạn tăng từ 31.000 đồng lên 106.000 đồng. Nhìn chung, chi tiêu cho các mặt hàng may mặc, giày dép chiếm từ 3-4% trong tổng chi tiêu của 1 nhân khẩu trong 1 tháng. Như vậy, hiện nay quy mô thị trường tiêu dùng hàng may mặc, giày dép trong nước đạt khoảng 4-5 tỷ USD/năm, và dự kiến sẽ tăng lên 6-7 tỷ USD vào năm 2020. 2.3. Thị trường nông sản chế biến Sản phẩm nông - lâm - thủy sản của Việt Nam dù đã chinh phục được nhiều thị trường quốc tế song xuất khẩu chủ yếu vẫn tập trung vào 4 thị trường lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn phải tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường, tìm khách hàng mới nhằm giảm phụ thuộc vào một số thị trường, tăng lợi thế hàng hóa. Mới đây, Mỹ đã chính thức mở cửa cho trái bưởi của Việt Nam; quả nhãn, mắc ca cũng được Nhật Bản cho phép nhập khẩu; New Zealand mở cửa cho trái chanh xanh của Việt Nam; trong khi đó, nhiều loại gạo chất lượng cao của Việt Nam đã xuất hiện ở các siêu thị của Mỹ, EU, Nhật Bản… Những kết quả trong việc mở cửa thị trường đã góp phần giúp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc mở cửa được thị trường đã khó nhưng giữ được thị trường và phát triển bền vững còn khó hơn, đòi hỏi mỗi nông dân, doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường. 2.4. Thị trường thực phẩm chế biến 2.4.1. Cơ hội cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam Nhiều năm nay thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn thành công khi giữ vị thế cao trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng, phong phú các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nhiều quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm chế biến như cà phê Trung Nguyên (Tập đoàn Trung Nguyên) được ưa chuộng tại Hàn Quốc, phở Vifon (Công ty cổ
  • 32. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 31 phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam) được người tiêu dùng Thái Lan yêu thích, hay tiêu xanh sấy lạnh của Tập đoàn Phúc Sinh được xuất khẩu rộng rãi ở EU… Về cơ hội cho DN ngành chế biến thực phẩm Việt Nam, bà Mary NG – Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế, Xúc tiến xuất khẩu và Doanh nghiệp nhỏ Canada cho biết, kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam – Canada đạt 25 tỷ USD/năm và duy trì tốc độ tăng trưởng 25%/năm. Các ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn để mở rộng thị phần tại Canada do người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể gia nhập thị trường Canada nói riêng và thị trường khó tính trên thế giới nói chung một cách bền vững, về phía DN xuất khẩu phải chuẩn hóa quy trình sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến thu hoạch, chế biến, đóng gói, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng. Đặc biệt, phải ứng dụng công nghệ số hóa để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin sản phẩm của người tiêu dùng. Theo các chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã mở ra rất nhiều cơ hội cho DN ngành thực phẩm phát triển, tăng cơ hội xuất khẩu. Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cũng cho rằng DN phải nắm bắt những cơ hội này qua thay đổi phương thức kinh doanh, tiếp cận khách hàng; sản xuất theo hướng minh bạch hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm toàn cầu để sản phẩm được hưởng lợi về thuế quan cũng như đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo cam kết của FTA… 2.4.2. Thị trường thực phẩm của Việt Nam Theo dự báo của Statista, thị trường thực phẩm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 96.47 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 – 2027 đạt khoảng 8.22%/năm.
  • 33. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 32 Doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam từ năm 2014 – 2022 và dự báo từ năm 2023-2027 Như vậy, doanh thu của ngành thực phẩm Việt Nam nhỏ hơn khoảng 14.4 lần so với thị trường Trung Quốc, khi thị trường này được dự báo sẽ đạt mức 1.388 ngàn tỉ USD vào năm 2023. Trong số các phân khúc của ngành thực phẩm Việt Nam, phân khúc Bánh kẹo và Đồ ăn nhẹ chiếm tỉ trọng lớn nhất là 14.6%, với khối lượng thị trường đạt khoảng 14.13 tỉ USD trong năm 2023. Tuy nhiên, doanh thu đến từ mảng bán thực phẩm trực tuyến chỉ chiếm khoảng 1.2% tổng doanh thu của ngành. Nếu so sánh trong phạm vi Đông Nam Á, ngành thực phẩm Việt Nam đang xếp thứ ba (sau Indonesia và Philippines), tốc độ tăng trưởng dự kiến so với 2022 xếp thứ tám, và tốc độ phát triển thị trường bình quân (CAGR) đến năm 2027 xếp thứ hai so với các quốc gia trong khu vực. Dưới đây là bảng so sánh ngành thực phẩm Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á khác:
  • 34. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 33 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
  • 35. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 34 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng) Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 36. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 35 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Sản xuất dệt may, giày da, thực phẩm” được thực hiệntại Thành phố Hà Nội. Vị trí thực hiện dự án Mặt bằng khu đất thực hiện dự án (tỷ lệ 1/750) 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Nhà điều hành + nhà công nhân 521,6 4,51% 2 Nhà xưởng sản xuất 4.558,4 39,45% 3 Bãi đậu xe công nhân 189,9 1,64% 4 Đất dự kiến mở rộng nhà xưởng 1.006,4 8,71% 5 Đường giao thông nội bộ 3.152,6 27,29% 6 Cây xanh, khuôn viên 2.125,1 18,39% Tổng cộng 11.554,0 100,00% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện. Vị trí thực hiện dự án
  • 37. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 36 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Quy trình thiết kế và sản xuất hàng may mặc Quy trình sản xuất hàng may mặc Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
  • 38. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 37 Để quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra một cách linh hoạt, thuận lợi và đảm bảo chất lượng, khâu chuẩn bị là điều cực kỳ quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp may nào cũng cần có. Sau khi nhận được lệnh sản xuất, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp sẽ có những sự chuẩn bị khác nhau. Trong đó, một số công việc quan trọng có thể kể đến như: chuẩn bị vải, kiểm tra vải, kiểm tra khả năng hoạt động của máy móc, chuẩn bị bản thiết kế,… Bước 1: Thiết kế rập trong may mặc Thiết kế rập là bước quan trọngvà phải thực hiện đầu tiên để tạo ra bản gốc của trang phục đó. Dựa vào rập hình ảnh, xưởng sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm với nhiều số size khác nhau để phục vụ cho mọi khách hàng. Có 2 loại thiết kế rập: - Rập tay: Là phương pháp truyền thống, người thợ sẽ sử dụng thước, kéo, bút, giấy cứng và công thức chuẩn để phác họa ra bản mẫu gốc dựa vào form châu Âu, châu Á, hay Việt Nam. Thiết kế rập tay
  • 39. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 38 - Rập máy: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho ngành may như: Gerber, Optitex, … với ưu điểm là tiết kiệm công sức và thời gian, cho phép người dùng tùy chỉnh size và chạy sơ đồ. Thiết kế rập bằng máy Bước 2: Trải vải và cắt tạo sản phẩm Trải vải Khi hoàn thành xong rập, người thợ sẽ dựa vào sơ đồ này để biến một tấm vải “sống” trở thành những sản phẩm thời trang như váy, áo, quần, … Công đoạn này có mục đích là biến nguyên liệu thô thành các tấm vải mảnh để chuẩn bị cho khâu may sản phẩm. Trong khâu này cần yêu cầu sự tập trung, khéo tay và cẩn thận vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, vì: - Sẽ loại bỏ tất cả bán thành phẩm bị lỗi - Cần đảm bảo đúng kỹ thuật của các bán thành phẩm gồm: thông số, kích cỡ, số lượng, …
  • 40. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 39 - Tạo ra được các bán sản phẩm chuẩn để không làm mất thời gian cho giai đoạn sau. Cắt vải Có 2 cách thực hiện để cắt vải thành bán thành phẩm là cắt vải bằng máy cắt công nghiệp và cắt vải cầm tay. Hầu hết những người thợ ở khâu này đều có kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp hạn chế tình trạng cắt hư, cắt sai, cắt thiếu, … gây ảnh hưởng đến cả tiến trình công việc sản xuất. Bước 3: May thành sản phẩm hoàn thiện Bộ phận may sau khi có những bán sản phẩm sẽ nhanh chóng ráp thành bộ trang phục hoàn chỉnh và tiến hành may. Vì có rất nhiều kiểu sản phẩm thời trang và chất liệu vải sử dụng nên sẽ có nhiều kiểu may đa dạng: - May vắt sổ Kiểu may giống như móc xích, giống với cách may thông thường mà chúng ta thường làm. - Đường may móc xích kép
  • 41. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 40 Tương tự như ở trên, kiểu may này được hình thành do một mũi kim kết hợp 1 mũi móc tạo thành đường móc xích bên dưới nguyên liệu. Cứ tiếp tục các mũi may tiếp theo tạo thành đường may hoàn chỉnh. Ưu điểm nổi bật của may móc xích kép là giúp sản phẩm có độ đàn hồi tốt hơn. - Đường may móc xích đơn Người thợ chỉ cần dùng mũi may 1 chỉ của kim để tạo ra đường vòng xích khóa chặt nhau phía bên dưới sản phẩm. Ưu điểm của nó là thời gian thực hiện nhanh, nhưng nhược điểm lớn là không bền, dễ tuột thường chỉ dùng để may đường chìm hoặc đính khuy áo, quần mà thôi. May hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Là ủi sản phẩm Là một trong những khâu quan trọng phải có trong quy trình sản xuất hàng may mặc. Công đoạn này có tác dụng giúp cho sản phẩm thêm đẹp mắt, đạt chất lượng và được người tiêu dùng đánh giá cao. Mặc dù chúng ta thường là ủi quần áo tại nhà và nghĩ rằng nó quan trọng. Nhưng trong khâu sản xuất thì công đoạn này càng phải kỹ lưỡng hơn. Chỉ một
  • 42. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 41 chút lơ là sẽ làm cháy sản phẩm, đổi màu, co rút, … Và tất nhiên thành phẩm này không được xuất đi và loại bỏ, làm tốn chi phí và thời gian thực hiện. Vì là công đoạn quan trọng nên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu. Nếu làm không đúng sẽ làm biến chất nguyên liệu như co rút, đổi màu, cháy thành phẩm,.. . Làm giảm đi chất lượng của sản phẩm. Là ủi sản phẩm Một số phương pháp ủi, ép thường được sử dụng phổ biến: – Ủi thiết kế: Tạo hình sản phẩm bằng cách kéo dãn, uốn, nén kép giúp tạo ra độ phồng tại những vị trí nhất định trên trang phục. – Ủi phẳng: Loại bỏ những hình dạng không đúng trên bề mặt và giảm các nếp nhăn trở nên thẳng mịn. – Ủi sau khi may xong. – Ủi ngay sau khi cắt thành bán thành phẩm. – Ủi để tạo kiểu dáng sau cùng của thành phẩm. Bước 5: Kiểm tra chất lượng và đóng gói sản phẩm
  • 43. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 42 Đây là công đoạn cuối cùng để kiểm tra xem sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn để xuất ra thị trường hay giao đến tay khách hàng hay không. Các phương pháp kiểm định: Theo giai đoạn - Kiểm tra các bán thành phẩm ngay sau khi cắt. - Kiểm tra các thành phẩm ngay sau công đoạn may. Theo địa điểm - Kiểm tra cố định mọi chi tiết sản phẩm để để xác định chất lượng. - Kiểm tra đột xuất trong từng khâu làm việc để tăng hiệu quả sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. -Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các nguyên nhận sai để sửa chữa nhanh chóng. Kiểm tra sản phẩm
  • 44. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 43 Xếp và đóng gói sản phẩm Bước 6: Quản lý sản xuất may mặc Quản lý sản xuất may mặc sẽ đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, số lượng cũng như tiến độ làm việc trong từng khâu. Quy trình làm việc của một nhân viên quản lý sẽ diễn ra như sau: – Tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh và bắt đầu lập trình trình sản xuất. – Ước lượng về ngân sách và thời gian sản xuất. Đảm bảo tình trạng hàng hóa diễn ra đúng theo như ước tính ban đầu. – Lập báo cáo trong quá trình sản xuất. – Phân công từng công việc cho các bộ phận sản xuất cấp dưới. – Lên kế hoạch điều phối, chọn mua nguyên liệu, vật tư phù hợp. – Kiểm định, khắc phục lỗi và đánh giá sản phẩm trước khi giao đến tay khách hàng. 2.2. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản
  • 45. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 44 Quy trình sơ chế các loại rau, củ, quả Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian 1. Phân loại rau nguyên liệu 2. Băng tải sơ chế kèm thao tác 3. Máy rửa sục khí kèm gàu tải tự động 4. Máy rửa sục khí Ozone và tia cực tím 5. Máy sàn rung tách nước 6. Băng tải lưới Inox kèm quạt thổi tách nước 7. Băng tải thu gom sản phẩm sau rửa 8. Máy đóng gói rau củ tự động 9. Kho mát bảo quản 10. Thị trường tiêu thụ
  • 46. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 45 ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động. 1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự động. 2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại theo chất lượng và kích thước. 3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà không làm dập, nát rau, củ quả.
  • 47. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 46 4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’. 5. Rửa lại bằng nước sạch 6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn chế biến, loại bỏ nước thừa bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa. 7. Gọt vỏ, cắt trái cây theo kích thước đã định
  • 48. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 47 8. Cấp đông IQF => Sử dụng công nghệ cấp đông nhanh từng cá thể, đây chính là một bước cải tiến mới để giúp trái cây cấp đông đạt chất lượng tốt nhất. Khác với phương pháp cấp đông thông thường, cấp đông IQF giúp bảo quản trái cây được lâu hơn và quan trọng là nó giúp giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng trong mỗi loại trái cây. 9. Đóng gói và dán nhãn. 10. Lưu kho và bảo quản trước khi xuất cho khách hàng.
  • 49. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 48  Hệ thống VHT (Vapor Heat Treatment) Đây là công nghệ xử lý rau quả tươi. Nguyên lý hoạt động của công nghệ là sử dụng nhiệt hơi nước để xử lý rau củ trái cây thông qua việc liên tục thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột sẽ làm cho các loại ấu trùng sâu bệnh và các côn trùng gây hại bám trên vỏ ngoài của trái cây bị tiêu diệt mà không cần dùng đến hóa chất, không gây ra tổn hại ảnh hưởng đến độ tươi ngon của trái cây. + Ưu điểm của công nghệ là: Thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và đáp ứng được các quy định khắt khe của các thị trường phát triển như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc; Giữ được chất lượng, màu sắc và hương vị của trái cây, rau củ và không làm biến đổi tính chất thịt quả; Kéo dài thời gian bảo quản trái cây, rau củ; Điều khiển nhiệt độ hơi chính xác đảm bảo diệt hoàn toàn ấu trùng; Sử dụng hơi bão hòa không làm mất độ ẩm trái cây tươi; Không sử dụng hóa chất để khử trùng. Hệ thống máy móc VHT 2.3. quy trình chế biến thực phẩm Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm và bảo quản thực phẩm
  • 50. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 49 Bước 1: Nhập hàng và kiểm tra hàng hóa Hàng hóa cần phải trải qua công đoạn nhập hàng và kiểm tra hàng hóa một cách kỹ lưỡng. Nếu như việc kiểm tra hàng hóa không đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm thì phải tiến hành nhập lại hàng hóa. Do đó, yêu cầu về giai đoạn nhập hàng và kiểm tra hàng phải vô cùng cần thiết và được thực hiện đầy đủ các nguyên tắc như:  Nguồn gốc các loại hàng hóa đầu vào phải rõ ràng.  Cơ sở cung cấp hàng hóa như thực phẩm, rau củ, gia vị, thịt…cần phải xuất trình các mẫu giấy kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.  Đánh giá sơ bộ về độ tươi, độ mới, hạn sử dụng của sản phẩm ban đầu bằng mắt thường cũng cần đảm bảo các yếu tố như tươi ngon, đạt yêu cầu sử dụng và chế biến. Bước 2: Tiến hành sơ chế thực phẩm ( Rửa sạch, làm sạch) Đây là bước quan trọng trong quy trình chế biến thực phẩm. Hàng hóa sau khi được phân loại và tiến hành kiểm tra chất lượng sẽ được tiến hành sơ chế và làm sạch.  Đối với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản): Được sơ chế, rửa sạch và được bảo quản theo các biện pháp chuyên dụng.  Đối với thực phẩm là rau, củ quả: Sẽ được thực hiện các bước sơ chế như: Nhặt bỏ phần gốc, gọt vỏ, rửa sạch, ngâm qua nước… Các loại rau củ khác nhau sẽ được sơ chế theo yêu cầu khác nhau.  Các thực phẩm đặc biệt khác như hàng đông lạnh, hàng khô… cần được phân loại, sắp xếp ở vị trí đặc thù để đảm bảo được yêu cầu trước khi chế biến. Bước 3: Chế biến thực phẩm Quy trình chế biến thực phẩm sẽ không thể bỏ qua được bước chế biến thực phẩm. Bước này được thực hiện dựa theo thực đơn và số lượng đơn thực phẩm theo yêu cầu. Việc chế biến thực phẩm sẽ được thực hiện theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, đơn vị hay từng nhà bếp. Đặc biệt, quá trình chế biến thực phẩm sẽ cần đảm bảo được những yêu cầu như sau:  Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • 51. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 50  Đảm bảo được các tiêu chuẩn trong dinh dưỡng, suất ăn phù hợp theo đơn hàng hay yêu cầu của thực phẩm. Bước 4: Chia suất ăn và Bảo quản thực phẩm Chia suất ăn và bảo quản suất ăn cũng là bước quan trọng trong quy trình chế biến thực phẩm. Việc phân chia suất ăn sẽ được thực hiện theo phương pháp định lượng quy định cho mỗi sản phẩm thực phẩm. Sau đó, thực phẩm sẽ được tiến hành bảo quản theo từng loại:  Bảo quản thực phẩm lạnh  Bảo quản thực phẩm mát  Bảo quản thực phẩm đóng hộp  Bảo quản thực phẩm đông lạnh. Điều này sẽ đảm bảo cho thực phẩm giữ được dinh dưỡng và đạt được yêu cầu sử dụng trong thời gian lâu nhất. Bước 5: Phục vụ theo khẩu phần Phục vụ theo khẩu phần ăn của các nhà hàng, hoặc tiến hành đóng gói để bán thực phẩm ra thị trường.... Thực phẩm được hoàn thiện và tối ưu với chất lượng tốt nhất để mang lại giá trị cho người tiêu dùng. 2.4. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen được ứng dụng trong việc đông lạnh, bảo quản chế biến thực phẩm, rau quả, chế biến gia cầm, thủy sản, sơ chế, thực phẩm đông lạnh. Ngày nay kho lạnh được sử dụng phổ biến để bảo quản các loại nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa như thủy hải sản, dược phẩm, nông sản… trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Các thực phẩm bảo quản trong kho lạnh sẽ trải qua một quá trình cấp đông IQF. IQF viết tắt của từ "Individual Quick Frozen" nghĩa là cấp đông nhanh từng cá thể. Quy trình cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen: Tiền xử lý Cấp đông nhanh Đóng gói và bảo quản.
  • 52. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 51 - Phương pháp cấp đông dạng tầng sôi, quá trình cấp đông thực hiện theo 3 giai đoạn: giai đoạn làm lạnh nhanh, làm lạnh bề mặt và làm lạnh sâu hiệu quả tối ưu. - Nhiệt độ sản phẩm đầu ra: -18 độ C - Sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ khoảng -30 ~ -40 độ C, chất làm lạnh R22, R474, NH3¬. - Phù hợp cấp đông các sản phẩm rau củ quả, hải sản dạng miếng, lát, … Quy trình công nghệ Đặt từng cá thể vào trong môi trường có nhiệt độ từ -40 độ C đến -35 độ C và sau dưới 30 phút mà nhiệt độ trung tâm của cá thể đó đạt -18 độ C. Quy trình hệ thống cấp đông nhanh bằng Nitrogen Với sản phẩm được cấp đông IQF công nghệ Nitrogen thì thời gian bảo quản sản phẩm được lâu hơn, chất lượng sản phẩm gần như được giữ nguyên vẹn. Nguyên lý hoạt động: Các sản phẩm, nguyên liệu đi trên băng tải của dây chuyền di chuyển qua các khe gió thổi tốc độ lớn, các khe gió thổi từ trên xuống để làm lạnh sản phẩm trên băng và từ dưới lên để làm lạnh băng truyền. Gió thổi tạo nên hiệu ứng
  • 53. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 52 Coanda (là một hiện tượng vật lý được nhà khí động học tên Henri Coan đã khám phá ra) giúp cho khí lạnh tiếp xúc với tất cả bề mặt của các loại sản phẩm để được đông nhanh và đều. Ở tâm sản phẩm đạt mức nhiệt -18 độ C là tốt nhất. Ưu điểm của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen – Thời gian cấp đông nhanh chóng, đạt hiệu quả cao (70-100 giây) – Đa dạng hóa sản phẩm cấp đông. – Đảm bảo giữ được độ tươi và dinh dưỡng của sản phẩm. – Liên tục hoạt động trong thời gian dài. Thời gian rã đông có thể lên tới 20 giờ, tùy theo yêu cầu sản xuất. – Kết cấu hợp lý, hình thức đẹp; độ bền và tuổi thọ cao; vận hành và bảo trì đơn giản. – Tối ưu thiết kế: + Được thiết kế với sức gió mạnh và đều ở 2 mặt sản phẩm + Có nhiều loại công suất khác nhau theo yêu cầu – Tiết kiệm điện năng tiêu thụ – Sản phẩm giữ nguyên được hình dạng ban đầu. – Đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. – Vận hành - Bảo trì - Bảo dưỡng dễ dàng – Vệ sinh đơn giản
  • 54. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 53 Kho cấp đông nhanh Đặc tính công nghệ của dây chuyền cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen • Băng chuyền được làm bằng các tấm phẳng được thiết kế và lắp đặt với vai trò giúp cấp đông nhanh các loại thực phẩm như nông sản, thủy hải sản được đóng gói hoặc dạng rời. • Dây chuyền hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học do vậy sản phẩm sẽ được làm lạnh đều và không bị hao hụt.
  • 55. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 54 2.5. Kho lạnh bảo quản Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ vv… Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm: - Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp - Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả. - Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu - Kho bảo quản sữa. - Kho bảo quản và lên men bia. - Bảo quản các sản phẩm khác. Phân loại kho lạnh Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30o C tới -28 o C đối với thủy sản), Kho đông lạnh (từ -20o C tới -16 o C đối với sản phẩm thịt) và Kho mát (từ 2o C tới 4 o C đối với rau quả và hoa các loại). Chọn nhiệt độ bảo quản
  • 56. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 55 Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp. Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -25o C đến -30o C, ở nước ta thường chọn trong khoảng -18o C ± 2 o C. Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp đông tránh không để rã đông và tái kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm. Dưới đây là chế độ và thời gian bảo quản của một số rau quả thực phẩm. Chế độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả
  • 57. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 56 Đối với rau quả, không thể bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 0 oC, vì ở nhiệt độ này nước trong rau quả đóng băng làm hư hại sản phẩm, giảm chất lượng của chúng. Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi
  • 58. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 57 Chế độ và thời gian bảo quản TP đông lạnh
  • 59. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 58 Kết cấu kho lạnh Hầu hết các kho lạnh bảo quản và kho cấp đông hiện nay đều sử dụng các tấm panel polyurethan đã được chế tạo theo các kích thước tiêu chuẩn. Đặc điểm các tấm panel cách nhiệt của các nhà sản xuất Việt Nam như sau: Vật liệu bề mặt - Tôn mạ màu (colorbond) dày 0,5đến 0,8mm - Tôn phủ PVC dày 0,5đến 0,8mm - Inox dày 0,5đến 0,8 mm Lớp cách nhiệt polyurethan (PU) - Tỷ trọng: 38 đến 40 kg/m3 - Độ chịu nén: 0,2 đến 0,29 MPa - Tỷ lệ bọt kín: 95% Chiều dài tối đa Chiều dài tối đa: 12.000 mm
  • 60. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 59 Chiều rộng tối đa Chiều rộng tối đa: 1.200mm Chiều rộng tiêu chuẩn: Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900 và 1200mm Chiều dày tiêu chuẩn: Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200mm Phương pháp lắp ghép: Ghép bằng khoá camlocking hoặc ghép bằng mộng âm dương. Phương pháp lắp ghép bằng khoá camlocking được sử dụng nhiều hơn cả do tiện lợi và nhanh chống hơn. Hệ số dẫn nhiệt Hệ số dẫn nhiệt: alpha = 0,018 đến 0,020 W/m. K Vì vậy khi thiết kế cần chọn kích thước kho thích hợp: kích thước bề rộng, ngang phải là bội số của 300mm. Chiều dài của các tấm panel tiêu chuẩn là 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800 và 6000mm. Cấu tạo gồm có 03 lớp chính: Hai bên là các lớp tôn dày 0,5 đến 0,6mm, ở giữa là lớp polyurethan cách nhiệt dày từ 50đến 200mm tuỳ thuộc phạm vi nhiệt độ làm việc. Hai chiều cạnh có dạng âm dương để thuận lợi cho việc lắp ghép. So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng nên sử dụng loại có mật độ cao, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được xếp vuông góc với các con lươn thông gió. Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khoá gọi là camlocking đã được gắn sẵn trong panel, vì thế lắp ghép rất nhanh, khít và chắc chắn. Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và cũng được gắn bằng khoá camlocking. Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ panel, nếu không panel sẽ bị võng ở giữa và có thể gãy gập.
  • 61. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 60 Sau khi lắp đặt xong, cần phun silicon hoặc sealant để làm kín các khe hở lắp ghép. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông áp. Nếu không có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn khi mở cửa hoặc ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra. Kết cấu kho lạnh panel
  • 62. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 61 Cấu tạo tấm panel cách nhiệt Để giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa, ở ngay cửa kho có lắp quạt màng dùng ngăn cản luồng không khí thâm nhập vào ra. Mặt khác do thời gian xuất nhập hàng thường dài nên người ta có bố trí trên tường kho 01 cửa nhỏ, kích thước 680x680mm để ra vào hàng. Không nên ra, vào hàng ở cửa lớn vì như thế tổn thất nhiệt rất lớn. Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt tự mở chống nhốt người, còi báo động, bộ điện trở sấy chống đóng băng. Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn, nên các dàn lạnh được treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp.
  • 63. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 62 Kho lạnh bảo quản Lắp ghép panel kho lạnh
  • 64. Dự án “Khu sản xuất kinh doanh thực phẩm, dệt may, giày da” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356-0936260633 63 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Các phương án xây dựng công trình Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 2.2. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Thiết kế mặt bằng tổng thể của dự án (tỷ lệ 1/500) Thiết kế mặt đứng nhà xưởng (tỷ lệ 1/250)