SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM (TTKDTM) 1) Hình thành và 
phát triển 1.1 . Thời kỳ ngân hàng họat động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Nhận rõ được vai trò 
quan trọng của công tác TTKDTM nên ngay từ khi hệ thống ngân hàng mới ra đời công tác TTKDTM đã 
được chú trọng triển khai thực hiện. Trong thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập 
trung, công tác TTKDTM ở nước ta đã phát triển trong khu vực kinh tế quốc doanh , kinh tế tập thể và 
cũng có những tác dụng nhất định như tập trung được nguồn vốn trong ngân hàng, giảm khối lượng tiền 
mặt trong lưu thông. Nhưng hiệu quả công tác thanh toán còn kém chưa thể hiện được ưu thế hơn hẳn 
so với thanh toán bằng tiền mặt do đang trong thời gian của cuộc kháng chiến chống Mỹ và gầ n 2 thập 
kỷ sau chiến tranh, nền kinh tế khó khăn, hoạt động ngân hàng suy thoái. Vì vậy những năm đầu công 
cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng trong thập kỷ 80, vấn đề hàng đầu là khôi phục tập quán và lòng tin 
của khách hàng đối với ngân hàng, đồng thời phải xúc tiến cải cách hệ thống thanh toán cho phù hợp với 
những đổi mới về tổ chức hệ thống ngân hàng 2 cấp mới ra đời. 1.2 . Thời kỳ ngân hàng hoạt động theo 
cơ chế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM đã nhanh chóng trở thành 1 phần không thể 
thiếu và là sản phẩm dịch vụ quan trọng của NHTM để cung cấp cho khách hàng là các đơn vị, tổ chức 
kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế. Tạo điều kiện cho các chủ thể mở rộng quan hệ kinh tế trong nước và 
nước ngoài, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của 
xã hội thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiền tệ Đi đôi với sự phát triển về bộ máy, tổ 
chức và hoạt động ngân hàng, công tác TTKDTM của ngân hàng cũng được phát triển và thay đổi theo 
từng giai đoạn nhằm hình thành sứ mạng lịch sử của nó đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của nền kinh tế. 
Công tác TTKDTM đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đặc biệt từ sau khi hai pháp lệnh ngân hàng 
ra đời tháng 5 /1990 có hiệu lực từ ngày 1/10 /1990. Những thành tựu đó được biểu hiện qua phạm vi 
thanh toán không còn bó hẹp trong kinh tế quốc doanh , tập thể mà đã mở rộng hơn, tới các thành phần 
kinh tế ngoài quốc doanh các tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức như tài khoản tư nhân khách hàng 
được tự do lựa chọn ngân hàng giao dịch, tự do lựa chọn hình thức thanh toán, tự do rút tiền tuy nhiên 
đa số vẫn là giao dịch bằng tiền mặt. Việc ứng dụng tin học vào công tác TTKDTM đã làm cho chế độ 
luân chuyển và lưu trữ chứng từ được thay đổi cơ bản, việc chứng từ được lập bằng máy vi tính thay cho 
chứng từ gốc lập bằng tay đã rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ giúp cho việc chuyển tiền 
được thực hiện nhanh chóng , chính xác, an toàn khắc phục được sư ách tắc trong thanh toán. Một số 
công nghệ thanh toán mới đã được sử dụng như tham gia vào thanh toán quốc tế – SWIFT Sau khi thực 
hiện công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những quy 
định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ hoặc các văn bản q uy phạm pháp 
luật mới ban hành nhưng không đi vào cuộc sống. Tiền mặt nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh 
toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Thói quen trong dân chúng, trong các doanh 
nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế hì nh thành, đó là “việc ưa thích sử dụng tiền mặt trong 
thanh toán”. Có những quan điểm cho rằng trong kinh tế thị trường thì Nhà nước không thể bắt ép các 
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phải sử dụng phương thức này hoặc phương thức khác trong thanh 
toán, việc sử dụng tiền mặt, séc hay uỷ nhiệm chi... để thanh toán cho nhau. Đây là quan điểm hết sức 
sai lầm, bởi dù là kinh tế thị trường nhưng vì lợi ích chung của nền kinh tế, mọi công dân, doanh nghiệp 
đều phải tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về thanh toán. Thực tế cho thấy rằng, sau khi thực 
hiện công cuộc đổi mới kinh tế, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới rất quan trọng, nhưng trong lĩnh 
vực thanh toán thì không những chưa được đổi mới để phát triển mà còn gần như bị buông lỏng. Tình 
trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý 
ngay từ đầu; Nhà nước không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, 
tổ chức kinh tế và giữa các tầng lớp dân cư với nhau, sự buông l ỏng của Nhà nước trong quản lý tiền 
mặt vô hình chung đã tạo cho kinh tế “ngầm” phát triển. Trước thực trạng trên, theo đề nghị của NHNN, 
Chính phủ phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 
số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, giao NHNN, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ 
chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần. Những kết quả bước đầu đạt được Có thể
thấy mục tiêu và các chỉ tiêu của Đề án TTKDTM giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 là 
khá toàn diện và sự phân công, phân nhiệm giữa các Bộ, ngành có liên quan khá chi tiết, sau hơn 2 năm 
triển khai, đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Để triển khai Đề án thành phần thuộc nhóm TTKDTM trong 
khu vực công, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2006 
ngày 29/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt của các cơ quan, tổ chức sử dụng vốn NSNN và 
tổ chức sử dụng vốn nhà nước; để hướng dẫn thi hành Nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 
33/2006/TT- BTC ngày 17/4/20006 về quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, trong đó 
quy định nội dung, đăng ký số tiền cần rút, định mức tồn quỹ, giá trị số tiền thanh toán bằng tiền mặt cho 
việc mua hàng hóa, dịch vụ không quá 5 triệu đồng; NHNN ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN 
ngày 7/3/2007 hướng dẫn thi hành điều 4 và điều 7 của Nghị định bao gồm: mức phí giao dịch bằng tiền 
mặt là các doanh nghiệp nhà nước với các ngân hàng, mức chi trả bằng tiền mặt không quá 30 triệu 
đồng. Để thúc đẩy TTKDTM, ngành Ngân hàng đã tăng cường đầu tư phát triển mạnh cơ cở hạ tầng về 
công nghệ thông tin: với nguồn vốn vay 106 triệu USD của WB, trong tiểu dự án NHNN đã khai trương 
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 vào ngày 28/2/2009, đáp ứng nhu cầu thanh, 
quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao, giữ vai trò là hệ thống thanh toán “xương sống” của 
quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng 
truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống này đã sẵn sàng kết nối 
với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán 
và các hệ thống cần thiết khác. Các NHTM đã hoàn thành dự án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao 
dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện 
đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ 
cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao 
như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử... được các NHTM cung ứng, 
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. NHNN đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây 
dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất”, qua đó thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên 
minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người 
sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương 
của Chính phủ phát triển TTKDTM. Với trách nhiệm là chủ trì trong việc xây dựng và triển khai đề án 
TTKDTM trong khu vực công, ngoài việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 161, Bộ Tài 
chính đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản 
thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy trình thu NSNN bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng 
cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản , triển khai thu 
thuế qua hệ thống thanh toán điện tử. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên 
cứu xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ công qua thẻ ngân hàng và sẽ thí điểm ở 
một số thành phố lớn, ngành Thuế đang có kế hoạch ký hợp đồng với các NHTM để thu thuế qua tài 
khoản của khách hàng nộp cho Kho bạc. Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10220/BTC-TCT, 
hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Theo đó, 
điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải có 
chứng từ thanh toán qua ngân hàng, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg 
ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hư ởng lương từ NSNN. Theo NHNN, 
việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN đã hoàn thành giai đoạn 1 với kết 
quả khả quan, từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã tăng hơn 4 
lần, từ 5.181 lên 21.562 đơn vị, số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần, từ 298.920 lên đến 
1.132.442 người. Để đáp ứng yêu cầu việc chi trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị của Chính phủ, nhiều 
NHTM đã đầu tư nhiều tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS và phát hành nhiều loại thẻ ATM 
với nhiều tiện ích khác nhau, đến cuối tháng 6/2009, toàn thị trường đã có 8.800 ATM và 28.300 POS, 
khoảng 17.032.000 thẻ đang lưu hành. Theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, hệ thống kết nối Smartlink - 
Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/5/2008, lần đầu tiên tạo ra một mạng lưới liên
minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc, đã kết nối thanh toán thẻ gồm 42 ngân hàng thành viên của 2 
liên minh thẻ, tổng số máy ATM của 2 hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM và số lượng 
thẻ thanh toán phát hành chiếm 86% thị phần trong cả nước. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều 
kiện cho các NHTM mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. 
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt 
tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể: (i) đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng 
phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; (ii) đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp 
cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số; 
(iii) thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 đã 
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010; (iv) phát triển dịch vụ 
thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị 
trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 
triệu giao dịch/năm; (v) áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của 
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 
Tiếp đến, ngày 31/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán 
bằng tiền mặt. Trong đó, Điều 6 quy định các doanh nghiệp (DN) không thanh toán bằng tiền mặt trong 
các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào DN; các DN không phải tổ chức tín 
dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 3/2014, cả 
nước có trên 15.500 máy rút tiền tự động (ATM) và trên 137.700 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) 
được lắp đặt, tăng lần lượt 8,4% và 31,7% so với cuối năm 2012. Trong năm 2013, số lượng và giá trị 
giao dịch qua POS tại Việt Nam tăng trưởng khá cao, đạt trên 28 triệu giao dịch và đạt trên 120.700 tỷ 
đồng, tăng tương ứng 34% và 26% so với năm 2012. Trên thực tế, thẻ ngân hàng đã mang lại khá nhiều 
tiện tích cho người dùng như: chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại POS, trả phí định kỳ 
với các khoản thanh toán thường xuyên (tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet), mua hàng trực tuyến 
tại hệ thống siêu thị... Thêm vào đó, các ngân hàng cũng chú trọng tới các loại sản phẩm, dịch vụ hiện 
đại, tiện lợi hơn như ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, ví 
điện tử... Tuy nhiên, tỷ trọng của việc rút tiền mặt bằng thẻ ATM vẫn còn cao, tỷ trọng giao dịch không 
dùng tiền mặt trong tổng số giao dịch đạt ở mức 3% tổng số giao dịch thực hiện và 60% dân số chưa có 
tài khoản ngân hàng. 
2) Thực trạng Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh toán bằng tiền mặt 
còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu 
vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Tại 750 doanh 
nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có 
khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 
25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực 
hiện qua ngân hàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt. Tại 
các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh 
chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng 
dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân 
viên công sở có thu nhập cao và ổn định. Từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong 
thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 
19%; năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%; tuy tỷ trọng hàng năm đã giảm 
nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na 
Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%. Các phương 
thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa thuận tiện Theo tác giả Đặng Đức Anh trong bài “Dịch vụ tài 
chính - ngân hàng Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập” đăng tải trên Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh 
tế - xã hội số 11/2006, tỷ trọng giá trị thanh toán bằng các phương tiện thanh toán (%) như sau: (x em
bảng) - Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy 
ATM, máy POS; tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại (NHTM) phát 
hành, lắp đặt ngày càng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn. 
Trong buổi giao lưu trực tuyến do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 8/6/2009, TS.Dương Hồng 
Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, theo thống kê, 
khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt. Theo người dân phản ánh, việc thanh toán tiền mua 
hàng, trả phí dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế vì không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều 
ngân hàng. Để trả tiền mua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt tại các cửa hàng, 
siêu thị. Ông Lưu Trung Thái - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội giải thích điều này: hệ thống 
POS lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị của các ngân hàng hiện nay chưa được kết nối với các hệ thống 
của ngân hàng khác, dẫn đến ít tiện ích cho các thẻ ATM nội địa của các ngân hàng Việt Nam. - Séc là 
một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa trên Công ước thế giới 
về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện 
Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng 
tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác 
địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh 
toán bằng séc được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển(1). Mỹ là nước sử dụng thanh toán điện 
tử trong hoạt động ngân hàng sớm nhất, thẻ thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ nhưng theo Ngân 
hàng dự trữ Liên bang Mỹ Atlanta (trích dẫn trong Bank Technology News, tháng 1/2005) thì số lượng 
thanh toán điện tử đã đạt đến 44, 5 tỷ USD, so với 46,7 tỷ USD thanh toán bằng séc; nhưng về mặt giá 
trị thì thanh toán điện tử chỉ đạt 27,4 ngàn tỷ USD, trong lúc thanh toán bằng séc đạt 39,3 ngàn tỷ 
USD(2); thanh toán bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở Ireland là 
70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; bình quân sử dụng séc tính theo đầu người hàng năm ở Pháp là 80 
món, ở Hà Lan là 56 món, bởi chi phí cho việc phát hành, thanh toán séc vừa đơn giản, an toàn và tiết 
kiệm, vì vậy, người dân, nhất là các nước Tây Âu đều thích sử dụng séc hơn là thẻ ATM, cụ thể thanh 
toán bằng thẻ ở Luxemburg chiếm 23% với 23 món/ người/ năm, ở Pháp 15% với 21 món/ 
người/năm(3). Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, 
phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh 
chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm 
séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ 
thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; Ông Vũ Huy Toản - Phó 
Giám đốc NHNN thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do 
chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và 
một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, 
séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách 
bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù 
trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. - Thương mại điện tử 
(TMĐT) còn nhiều rào cản: theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công thương, trong những năm gần đây, 
TMĐT đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ 31% 
năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so 
với 84% của năm trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối internet. Tuy nhiên, do thói quen 
mua sắm của người tiêu dùng và khâu thanh toán khiến TMĐT Việt Nam chậm phát triển; người mua và 
người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người tiêu dùng lo ngại mua phải sản 
phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin 
cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng TMĐT. Nhìn chung, 
việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ 
thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập 
những website TMĐT (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị
điện tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được 
marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 
20,3% năm 2004, xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả 
lương qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa 
vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền 
kinh tế phát triển bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, 
các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. 
Cơ cấu giao dịch qua các phương tiện TTKDTM trong quý III/2012 Loại phương tiện Số lượng Giá trị ( 
triệu đồng) Thẻ ngân hàng 5.907.782 24.277.032 Séc 117.879 42.661.803 Lệnh chi 41.602.258 
8.430.649.844 Nhờ thu 342.166 229.378.523 Khác 20.361.487 2.515.512.296 
Hiện tại, cả nước có khoảng 120.000 điểm thanh toán chấp nhận thẻ (POS) trên tổng 90 triệu dân, chỉ 
chiếm khoảng 1% dân số và phần lớn các điểm này lại tập trung ở các thành phố trung tâm. Đây là con 
số khá thấp và cần được gia tăng để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Nhưng chi phí trang bị thiết bị 
thanh toán thẻ POS khá đắt so với khả năng của các cửa hàng vừa và nhỏ, lên đến khoảng 600 USD 
một máy. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking), đặc biệt là 
dịch vụ thẻ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ (máy ATM và POS) nhằm 
thúc đẩy hành trình không tiền mặt. Đơn cử SCB vừa ra mắt sản phẩm thẻ SCB MasterCard nhằm cung 
cấp nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng, tạo thói quen chi tiêu, mua sắm theo xu hướng tiêu dùng 
hiện đại cho người dân. Không chỉ SCB mà nhiều ngân hàng tại Việt Nam như BIDV, VPBank, VIB, SHB, 
HDBank, VietCapital Bank…cũng phát hành MasterCard. Thay vì chỉ rút tiền qua ATM, chuyển khoản 
như hiện nay, các ngân hàng đã tích hợp trên thẻ ATM các dịch vụ gia tăng như thanh toán tiền điện, 
nước, điện thoại, mua vé máy bay, bảo hiểm, kết hợp với nhiều đối tác để phát hành thẻ đồng thương 
hiệu, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. 
Ví dụ bắt đầu từ ngày 20/12/2013, người tiêu dùng có thẻ MasterCard có thể mua xăng dầu mà không 
cần sử dụng tiền mặt tại 15 đại lý xăng dầu của Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn ở TP HCM 
3) Nhận xét ( nguyên nhân) Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài ngành Ngân hàng, có nhiều lý 
giải về tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện nay: - Cơ sở pháp lý còn nhiều lỗ hổng và thiếu đồng bộ: 
Năm 1991 sau khi Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về Ngân hàng, hệ thống ngân hàng từ 
một cấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp: các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế thông qua 
NHNN, các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, để thực hiện Pháp lệnh và phù hợp với những đòi hỏi 
của các tổ chức, cá nhân trong giai đoạn đổi mới, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/CP ngày 
25/11/1993 về tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) thay thế Nghị định số 04/CP 
ngày 7/3/1960 về thể lệ TTKDTM và Nghị định số 15/CP ngày 31/5/1960 quy định những nguyên tắc 
thanh toán bằng tiền mặt. Sau đó, ngày 20/9/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về 
hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho Nghị định số 91/CP , đến 
nay, Nghị định này vẫn còn hiệu lực thi hành; dù tên gọi hai nghị định có khác nhau nhưng nội dung cả 2 
nghị định trên đều quy định “ Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ, kịp 
thời các nhu cầu về gửi và rút tiền mặt của người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của 
pháp luật” (điều 13). Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân 
hàng nói riêng thì tất cả những quy định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại 
bỏ hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhưng không đi vào cuộc sống. Do vậy, tiền mặt 
đã nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Đây 
cũng chính là nguyên nhân để tạo ra một thói quen trong dân chúng, trong các doanh nghiệp và các tổ 
chức kinh tế trong nền kinh tế, đó là “việc ưa thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán”. Có những quan 
điểm cho rằng trong kinh tế thị trường thì Nhà nước không thể bắt ép các doanh nghiệp, các tổ chức kinh 
tế phải sử dụng phương thức này hoặc phương thức khác trong thanh toán, việc sử dụng tiền mặt, séc
hay uỷ nhiệm chi... để thanh toán cho nhau. Đây là quan điểm hết sức sai lầm, bởi dù là kinh tế thị 
trường nhưng vì lợi ích chung của nền kinh tế, mọi công dân, doanh nghiệp đều phải tuân thủ pháp luật, 
trong đó có pháp luật về thanh toán. Thực tế cho thấy rằng, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, 
ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới rất quan trọng, nhưng trong lĩnh vực thanh toán thì không những 
chưa được đổi mới để phát triển mà còn gần như bị buông lỏng. Do vậy, tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở 
Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nước 
không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa 
các tầng lớp dân cư với nhau, sự buông lỏng của Nhà nước trong quản lý tiền mặt vô hình chung đã tạo 
cho kinh tế “ngầm” phát triển. - Luật Các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 
nhưng đến nay, Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định thi hành, tuy NHNN đã ban hành Quyết 
định số 44/2006/QĐ-NHNN ngày 5/9/2006 quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ, đến 
nay trên thực tế, hối phiếu chưa được các tổ chức kinh tế sử dụng trong giao dịch thương mại và chiết 
khấu tại các NHTM, ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN ra Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN về Quy chế 
cung ứng và sử dụng séc, nhưng đến nay, séc vẫn chưa được nhiều người sử dụng, vì NHNN vẫn chưa 
thành lập được các trung tâm bù trừ séc, qua đây có thể thấy Luật Các công cụ chuyển nhượng đã ban 
hành từ hơn 3 năm nhưng chưa đi vào cuộc sống. - Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa 
hoàn thiện, mặc dù ngày 19 tháng 11 năm 2005 vừa qua, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông 
qua, tạo hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng 
tham gia sâu rộng vào các hoạt động TMĐT, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia 
kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để Luật này đi vào cuộc sống 
không chỉ của riêng ngành Ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh 
vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với 
thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng, để cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 
không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho 
các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp 
công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh 
toán bù trừ: - Cơ sở hạ tầng về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu về TTKDTM: Có một thực tế 
trong nhiều năm trước đây, cơ sở vật chất của nhiều NHTM còn nhiều yếu kém do không có nhiều vốn 
để đầu tư trang bị máy móc thiết bị và công nghệ nên khi thực hiện công tác thanh toán giữa các tổ chức 
kinh tế thường chậm trễ, ảnh hưởng đến chu chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và từng doanh 
nghiệp, cá nhân nói riêng, vì vậy họ lựa chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian gần đây, 
trước sự đòi hỏi của thị trường và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tư và ứng dụng 
công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng đã được cải thiện. 
Nguồn: http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1644&catid=43&Itemid=90 
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien-tu/day-manh-thanh-toan-khong-dung-tien-mat- 
2939948.html http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-an-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-cac-ngan-hang-thuong- 
mai-thuc-trang-va-dinh-huong-phat-trien-trong-qua-trinh-45633/ http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai- 
danh-gia-thuc-trang-hoat-dong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-nuoc-ta-hien-nay-va-ket-qua-thuc-hien- 
dinh-huong-57915/ http://www.tapchitaichinh.vn/Viet-Nam-chong-rua-tien-tai-t ro-khung-bo/Thanh-toan- 
khong-dung-tien-mat-Xu-huong-tren-the-gioi -va-thuc-tien-tai -Viet-Nam/52505.tctc 
http://tailieu.vn/doc/tieu-luan-tai-chinh-cac-hinh-thuc-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-va-loi-ich-cua-no-- 
660655.html 
Sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để quản lý việc sử dụng vốn vay Nguyễn Thị 
Sương Thu
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là 
vấn đề trọng tâm của các cấp quản lý, trong đó, việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho 
vay, các khoản dự định giải ngân thông qua việc triển khai thực hiện Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 
10/4/2012 của Thống đốc NHNN về quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn 
vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 09) là một định 
hướng cơ bản. Bài viết dưới đây xin đề cập đến vai trò của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt 
(TTKDTM) trong quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng tại các NHTM và đề xuất một số giải pháp 
nhằm để thực hiện Thông tư 09 có hiệu quả. Phát huy tác dụng của Thông tư 09 trong quản lý việc sử 
dụng vốn đối với khách hàng của TCTD cũng là một trong các biện pháp góp phần thực hiện Ðề án đẩy 
mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2453/QÐ- 
TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 2453), đồng thời góp phần giám sát việc 
sử dụng vốn vay của khách hàng theo mục đích thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. 1. Vai trò của hệ 
thống NHTM đối với hoạt động TTKDTM Về khái niệm, TTKDTM là cách thức thanh toán trong đó không 
có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài 
khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. TTKDTM còn được định nghĩa là phương 
thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, 
giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của tổ chức, đơn vị, cá nhân này sang 
tài khoản của tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thông qua hệ thống ngân hàng. Sự ra đời của hìn h thức 
thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn 
liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Thực tiễn từ các nước có nền kinh tế phát triển cho thấy 
một nền kinh tế không thể phát triển mạnh nếu hệ thống ngân hàng của nó không phát triển. Sự lớn 
mạnh của các NHTM là điều kiện cần để một nền kinh tế có thể phát triển một cách ổn định và bền vững 
vì một trong những chức năng của NHTM đó là chức năng trung gian thanh toán, chức năng n ày được 
thể hiện thông qua công tác TTKDTM của các ngân hàng, sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã 
tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc 
thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. Trong xu thế phát triển kinh tế của 
đất nước và quá trình hội nhập với thế giới, ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn, một 
trong các đóng góp quan trọng đó phải kể đến vai trò là trung tâm thanh toán của nền k inh tế vì ngân 
hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản 
lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các 
nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình và với nghiệp vụ này, ngân hàng 
trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. 2. Những lợi ích khi thực hiện giải ngân 
vốn tín dụng bằng hình thức TTKDTM Về sự cần thiết, tính ưu việt và lợi ích của TTKDTM trong nền kinh 
tế thị trường đã được nhiều tác giả, chuyên gia kinh tế đánh giá qua nhiều tài liệu, bài viết, đề tài nghiên 
cứu. Dưới đây là những lợi ích trong quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng nếu giả i ngân bằng 
hình thức TTKDTM: - Góp phần thực hiện giảm bớt thủ tục hành chính trong xử lý hồ sơ vay vốn Một 
trong các nhiệm vụ trọng tâm trong nghiệp vụ ngân hàng đó là cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn 
giản hóa các thủ tục qui trình nghiệp vụ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ yếu tố pháp lý. Trong qui trình 
nghiệp vụ cho vay, việc quản lý sử dụng vốn vay của khách được tiến hành ở ba giai đoạn: trước, trong 
và sau khi giải ngân. Nếu giải ngân bằng tiền mặt thì sau khi giải ngân cán bộ phải thực hiện kiểm tra 
việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đánh giá tính chính xác về các mục đích vay vốn. Phương pháp 
phổ biến để thực hiện đó là yêu cầu khách hàng phải trình đầy đủ các tài liệu chứng từ về số tiền đã sử 
dụng. Nếu khách hàng sử dụng không đúng như mục đích kê khai ban đầu thì việc xử lý của ngân hàng 
ở thế “sự đã rồi”, bị phụ thuộc thái độ hợp tác và nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng, rất dễ 
xảy ra rủi ro. Sử dụng hình thức TTKDTM sẽ bớt đi một phần việc đó là công tác quản lý vốn đã được 
thực hiện trước khi giải ngân, nhờ vậy việc sử dụng vốn sẽ đi đúng đị a chỉ, đúng mục đích... giảm bớt cơ 
hội cho việc sử dụng vốn sai với mục đích đã đăng ký với ngân hàng, rút ngắn quá trình thẩm định, kiểm 
tra, giám sát việc sử dụng vốn theo đúng các dự án đầu tư. - Tạo sự minh bạch trong việc quản lý hoạt
động kinh doanh của khách hàng vay vốn Việc quy định sử dụng các phương tiện TTKDTM trong quá 
trình giải ngân vốn vay là góp phần đẩy mạnh chủ trương TTKDTM, giám sát vốn cho vay nhằm đảm bảo 
việc giải ngân vốn cho vay được thực hiện theo tiến độ sử dụng vốn của phương án, dự án vay vốn và 
nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Ðối tượng áp dụng lần này là khách hàng vay vốn, tổ 
chức và cá nhân liên quan đến việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. 
Khách hàng vay vốn có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định 
của ngân hàng để phục vụ cho việc xem xét quyết định sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân 
vốn cho vay. Khách hàng vay chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các 
thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho các ngân hàng. Từ đó, giúp gia tăng sự an toàn cũng như 
tính minh bạch của các giao dịch, góp phần kiểm soát tiền tệ, hạn chế các giao dịch không hợp pháp 
như: hoạt động buôn lậu, rửa tiền, tham ô, tham nhũng và có thể ngăn chặn các hoạt động kinh tế ngầm. 
TTKDTM giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong các quan hệ 
giao dịch, quản lí thu nhập của các công ty, các doanh nghiệp, các cá nhân để tính thuế thu nhập... - 
Giúp tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các giao dịch trong nền kinh tế để phù hợp với tiêu chuẩn 
và điều kiện của các định chế tài chính quốc tế TTKDTM tạo những điều kiện, ti ền đề kinh tế thuận lợi để 
ngân hàng kiểm soát các hoạt động kinh tế của các khách hàng với mục đích củng cố kỷ luật thanh toán, 
đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Thu chi bằng tiền của các 
khách hàng thể hiện trên tài khoản tại ngân hàng, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 
của các doanh nghiệp, từ đó để làm căn cứ cho vay hay thu hồi nợ đồng thời qua việc giám sát chu kỳ 
luân chuyển tiền tệ, ngân hàng có thể có những kiến nghị, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nâng 
cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển. 
Cũng thông qua việc giám sát tình hình thu chi qua tài khoản mà ngân hàng có thể kiểm soát tình hình 
chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, các nguyên tắc thanh toán, quản lý tiền tệ ở các doanh 
nghiệp. Chính việc giám sát này đã buộc doanh nghiệp phải minh bạch trong hoạt động kinh doanh, tạo 
mối quan hệ công khai giữa người vay và người cho vay nhằm tránh các rủi ro xảy ra. - Tạo điều kiện 
đánh giá chính xác “tình trạng sức khỏe” của khách hàng vay vốn Có nhiều tiêu chí để các NHTM đánh 
giá một khách hàng vay vốn được xếp hạng VIP (có uy tín và tốt), có thể tóm tắt ở mộ t số điểm nổi bật 
sau: đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng của NHTM, sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành 
mạnh, sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn... các tiêu chí trên phải được thể hiện qua bá o 
cáo luân chuyển tiền tệ và báo cáo tài chính của đơn vị. Nếu chỉ xét ở khía cạnh sử dụng vốn vay và 
nguồn tiền trả nợ thì công cụ hữu hiệu nhất để đánh giá là việc sử dụng hình thức TTKDTM ở tất cả các 
giao dịch tại đơn vị thông qua hệ thống ngân hàng. Khởi đầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đó là 
việc khách hàng sử dụng tiền (tiền tự có hoặc tiền vay) để đầu tư chi phí sản xuất, kết thúc chu kỳ sản 
xuất là việc hình thành nên các sản phẩm đưa ra tiêu thụ và thu tiền về, nếu việc mua và bán đều qua tài 
khoản tại ngân hàng thì vòng luân chuyển vốn theo chu kỳ sản xuất sẽ thông suốt, nếu ách tắc tại khâu 
thanh toán nào thì ngân hàng phát hiện được ngay, việc kiểm tra “sức khỏe” của khách hàng sẽ sớm 
phát hiện để xử lý kịp thời, tránh được rủi ro... - Tránh được các hệ lụy trong việc sử dụng vốn không 
đúng mục đích Nếu giải ngân vốn tín dụng qua TTKDTM thì việc sử dụng vốn đã được kiểm soát ngay từ 
đầu theo đúng nơi, đúng địa chỉ. Khách hàng không thể lợi dụng việc vay vốn để đảo nợ từ nơi này sang 
nơi khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ khế ước này sang khế ước khác. Trong thực tế 
hiện nay, một khách hàng không chỉ vay ở một NHTM mà có thể vay được ở nhiều NHTM nếu đáp ứng 
được điều kiện tín dụng của nơi cho vay. Sẽ xảy ra trường hợp, khách hàng sẽ sử dụng khoản vay ở 
ngân hàng này đến trả nợ tại ngân hàng khác rồi sau đó làm thủ tục vay lại, hoặc họ có thể tìm các 
nguồn vay nóng ở ngoài trả nợ đến hạn và làm thủ tục vay lại để rút vốn ra trả nợ cho bên ngoài...đây là 
các trường hợp phổ biến đối với các khách hàng đang có dấu hiệu hoặc rơi vào tình trạng mất khả năng 
trả nợ ngân hàng. Việc giải ngân bằng tiền mặt sẽ tạo điều kiện che dấu tình hình tài chính thực tế của 
khách hàng đến lúc không kiểm soát được thì hậu quả xảy ra gây bất lợi cả bên cho vay lẫn bên đi vay. 
Tình trạng lợi dụng vay ké, chia phần, sử dụng sai mục đích... cũng xuất phát từ việc giải ngân bằng tiền
mặt. Việc phát sinh nợ xấu, nợ mất khả năng thanh toán cũng bắt nguồn do việc cán bộ cho vay không 
quản lý chính xác vốn vay được sử dụng có hiệu quả không và ngăn ngừa trước các tình trạng trên. Ðây 
cũng là lý do dẫn đến là rào cản đối với việc khách hàng, thậm chí cả ngân hàng trong việc thực hiện 
không nghiêm túc Thông tư 09 như một số phản ánh gần đây. 
3. Một số hành vi “lợi dụng”, “lách luật” trong việc thực hiện Thông tư 09 Sự vận động của tiền tệ dưới 
hình thức TTKDTM đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Thúc đẩy 
nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản 
xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó được coi là khâu đầu tiên và cũng là 
khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất và liên quan đến toàn bộ lĩnh vực lưu thông hàng hoá, tiền tệ của 
các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do vậy nếu tổ chức công tác thanh toán nhanh chóng an toàn và 
chuẩn xác sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn và góp phần 
thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, với thói quen và những tiện ích nhằm tránh sự 
quản lý của các cơ quan nhà nước cũng như không muốn công khai sự minh bạch trong hoạt động sản 
xuất kinh doanh của mình, nếu không có sự nhận thức đúng đắn của toàn xã hội thì việc đẩy mạnh 
TTKDTM trong nền kinh tế theo Quyết định số 2453 cũng như việc thực hiện Thông tư 09 sẽ khó thực 
hiện một cách tự giác và đồng bộ. Cụ thể là những yếu tố tiêu cực trong việc giải ngân bằng tiền mặt sẽ 
được các đơn vị, cá nhân triệt để lợi dụng sẽ là rào cản lớn nhất cho công tác quản lý của các cơ quan 
nhà nước. Vì vậy, nếu người cho vay (cả cán bộ lãnh đạo và cán bộ thẩm định - sau đây gọi chung là 
cán bộ ngân hàng) lẫn bên đi vay gặp phải các vấn đề liên quan đến yếu tố đạo đức, sự không minh 
bạch trong tài chính, trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán... sẽ tìm cách “lợi dụng”, “lách luật” 
trong việc thực hiện Thông tư 09 bằng nhiều lý do. Dưới đây là một số tình huống có thể xảy ra: - Ðối với 
cán bộ ngân hàng: Sẽ tạo điều kiện để cho cán bộ ngân hàng trong thẩm định hồ sơ cho khách hàng vay 
vốn lợi dụng vì lợi ích riêng của mình. Ðược biểu hiện dưới các hình thức như: gợi ý hoặc buộc khách 
hàng vay vốn phải mua hàng tại những nơi mình chỉ định; bắt tay với các nhà cung cấp để tư lợi; gây khó 
khăn cho khách hàng nếu không chấp nhận các gợi ý của mình; thông đồng với người vay để chuyển 
tiền vào tài khoản của các khách hàng có liên quan nhưng sau đó lại rút tiền mặt ra để đảo nợ hay sử 
dụng vốn sai mục đích... - Ðối với khách hàng: Sẽ tìm mọi lý do hợp lý để tăng tỉ trọng vốn vay được giải 
ngân bằng tiền mặt nhằm tránh sự kiểm soát của ngân hàng và các cơ quan chức năng; thông đồng với 
khách hàng có liên quan trong việc chuyển tiền mua hàng hoặc có địa chỉ chuyển tiền nhưng thực chất 
không phải mua hàng mà sử dụng các tài khoản đó để rút tiền mặt ra sử dụng để đảo nợ hay sử dụng 
vốn vì mục đích khác. - Sẽ có một số doanh nghiệp được thành lập nhưng thực chất không hoạt động 
sản xuất kinh doanh: Sẽ hình thành nên một số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng sẽ là nơi để 
phục vụ nhu cầu nhận tiền chuyển đến và rút tiền mặt, thậm chí xuất hóa đơn khống về bán h àng để rút 
tiền mặt từ ngân hàng... Chắc chắn là trong thực tế sẽ có vô vàn tình huống xảy ra, nhìn bề ngoài thì việ c 
thực hiện Thông tư 09 vẫn được chấp hành nghiêm túc, nhưng có thể bản chất của việc sử dụng vốn vay 
thông qua giải ngân bằng hình thức TTKDTM lại không như mong đợi của nhà quản lý. Phải công nhận 
rằng, cả ngân hàng lẫn khách hàng vay là những người chân chính, sản xuất kinh doanh thực chất đều 
mong muốn mọi hoạt động thanh toán đều qua ngân hàng, TTKDTM trong giải ngân vốn tín dụng đem lại 
những thuận lợi như đã nói trên sẽ giúp nền kinh tế tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí sử dụng tiền mặt 
như: chi phí cho việc in ấn, phát hành, vận chuyển, kiểm đếm và hệ thống kho tàng bảo quản tiền mặt; 
giải phóng được phần vốn của nền kinh tế không vận động vì các chủ thể thanh toán luôn phải giữ bên 
mình một lượng tiền mặt tồn quỹ ngoài hệ thống ngân hàng để phục vụ trực tiếp cho việc thanh toán vừa 
mất an toàn, vừa không tiện lợi khi thanh toán. Tuy nhiên, không thể chủ quan được, khi trong xã hội có 
khi có những cá nhân, doanh nghiệp đôi lúc gặp khó khăn thực sự trong khâu thanh khoản, có thể gặp 
khó khăn trong khâu luân chuyển vốn, có thể có khó khăn khi trót đã sử dụng vốn sai mục đích tại một 
chu kỳ nào dó mà buộc họ phải tháo gỡ thanh khoản khi có nguồn bù đắp, nhưng cũng không loại trừ 
các yếu tố lừa đảo, lợi dụng có thể xảy ra. Ở đây rủi ro đạo đức từ khách hàng và cán bộ ngân hàng đều
đem lại những hệ lụy không tốt cho việc góp phần hiện thực hóa một chủ trương lớn của nhà nước nhằm 
thực hiện các mục tiêu quản lý của cơ quan chức năng. Chưa kể đến tình huống áp lực về chỉ tiêu tăng 
trưởng dư nợ của một số NHTM giao cho cán bộ tín dụng cộng thêm với nhận thức không đúng sẽ dễ 
dàng dẫn đến sự “thỏa hiệp” giữa cán bộ thẩm định và khách hàng vay vốn để xảy ra các việc “lợi dụng” 
như đã kể trên. 
4. Một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả Thông tư 09 Sự dễ dãi trong việc áp dụng các phương thức 
giải ngân vốn vay của các NHTM trong thời gian qua đã khiến cho khách hàng đã quen và thích sử dụng 
tiền mặt trong mỗi lần vay vốn. Chính điều này đã khiến cho ngân hàng khó kiểm soát mục đích sử dụng 
vốn vay, một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Ngoài ra, hệ thống quản lý thuế chưa phát triển 
khiến cho nhiều doanh nghiệp có thể “lách luật”, thích sử dụng tiền mặt vì lợi ích cá nhân, hạn chế sử 
dụng thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản, ủy nhiệm chi), nhằm trốn tránh việc kiểm soát thuế từ 
phía các cơ quan chức năng. Ðể việc thực hiện Thông tư 09 một cách triệt để và có hiệu quả trong việc 
quản lý sử dụng vốn vay, bài viết đề xuất một số giải pháp sau: Trước hết, đẩy mạnh tuyên truyền để 
thay đổi nhận thức và thói quen về sử dụng tiền mặt ở mỗi cá nhân và tâm lý “ngại” minh bạch tài chính ở 
đối tượng doanh nghiệp đang là những rào cản lớn đối với TTKDTM ở Việt Nam hiện nay Ðưa giải pháp 
này lên đầu tiên bởi việc thay đổi cả một nhận thức và thói quen từ lâu đời là cả một quá trình và tốn rất 
nhiều thời gian. Thay đổi nhận thức rất quan trọng, nó sẽ là chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu 
của Ðề án TTKDTM đã đề ra tại Quyết định số 2453 và Thông tư 09. Bởi vì, tâm lý thích sử dụng tiền mặt 
trong giao dịch hàng ngày do tập quán, thói quen này đã ăn sâu vào tâm lý mỗi cá nhân, mỗi tổ chức lâu 
nay. Việc thay đổi nhận thức sẽ làm thay đổi tư duy hiện có và những lợi ích do TTKDTM đem lại và sự 
minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, cho nền kinh tế nói chung sẽ được ghi nhận 
một cách nghiêm túc. Từ đó, việc thực hiện các mục tiêu của TTKDTM sẽ là ý thức tự giác không cần 
đến các chế tài bắt buộc, do vậy, khách hàng nhận nợ bằng việc trực tiếp chuyển tiền thông qua ngân 
hàng đến những địa chỉ theo yêu cầu của mình, việc trả nợ thông qua tài khoản… sẽ tiết kiệm được 
nhiều thời gian giao dịch, đây là những lợi ích cụ thể mà người vay có thể thấy ngay trước mắt và là một 
minh chứng về sự tiện ích của TTKDTM trong lĩnh vực vay vốn tại NHTM. Thứ hai, cần có sự đồng bộ 
của các cơ quan chức năng trong việc giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Ðối 
với các hành vi “lợi dụng”, “lách luật” nhằm rút tiền mặt ra để sử dụng như đã trình bày phần trên có 
nguyên nhân từ việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh không được chặt 
chẽ. Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh ít khi có điều kiện đến để xem họ hoạt động như thế nào, có sản 
xuất kinh doanh thật sự không, nếu các đối tượng này qua mặt được cơ quan thuế thì việc phát hiện các 
hành vi vi phạm pháp luật càng khó phát hiện. Ðối với cán bộ ngân hàng, việc kiểm tra các chứng từ do 
khách hàng cung cấp chỉ diễn ra trên giấy tờ hiện có, việc tìm hiểu các địa chỉ nơi chuyển tiền do khách 
hàng chỉ định có thật sự sản xuất kinh doanh, nơi chuyên cung cấp nguồn hàng phù hợp với hoạt động 
sản xuất kinh doanh của người sử dụng vốn không… là khó có thể thực hiện được vì pháp luật qui định 
trách nhiệm của khách hàng vay vốn là phải cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo 
quy định cho TCTD xem xét việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Nhưng 
nếu gặp phải yếu tố lừa đảo hay cố tình lợi dụng thì sẽ không thể nào truy đến tận gốc của việc sử dụng 
vốn. Ðối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ chức hưởng 
lương NSNN đã có Kho bạc Nhà nước quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp 
tư nhân, hộ cá thể vay vốn là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các NHTM cũng là một 
doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực này, vì vậy, cần tăng cường công 
tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh toán thông qua một công cụ giám sát c ủa các 
cơ quan chuyên ngành đáp ứng nghiệp vụ này. Suy cho cùng, uy tín và s ự nghiêm túc chấp hành pháp 
luật của khách hàng vay vốn mới tránh được sự “lợi dụng” và “ lách luật” từ các tình huống trên. Yêu cầu 
về việc các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh... bắt buộc phải mở tài khoản tại các NHTM để thực
hiện các giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó để giám sát hoạt động kinh tế của 
khách hàng; yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ khi đăng ký kinh doanh phải trang bị hệ thống, phương 
tiện hỗ trợ TTKDTM... là một công cụ để các cơ quan chức năng xây dựng chương trình giám sát hoạt 
động của doanh nghiệp là một phương án khả thi để thực hiện sự giám sát đồng bộ này. Thứ ba, tăng 
cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ ngân hàng Ngân hàng là một nghề kinh doanh 
có vị trí quan trọng trong xã hội, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức kinh doanh luôn là một trong 
những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng.Việc 
gây khó khăn cho khách hàng nếu không thực hiện các yêu cầu, gợi ý, bắt tay, thông đồng… nhằm trục 
lợi cho cá nhân xuất phát từ việc thiếu ý thức đạo đức nghề nghiệp, đây là điều không thể chấp nhận đối 
với tư cách đạo đức của một cán bộ ngành ngân hàng. Trong một môi trường công tác liên quan đến lĩnh 
vực rất nhạy cảm, việc tiếp xúc trực tiếp với tiền bạc làm cho con người rất dễ sa ngã, phải thật sự có 
bản lĩnh, có tâm huyết mới vượt qua những cám dỗ trước đồng tiền. Hơn ai hết, bản thân của mỗi cán bộ 
phải nhận thức được điều này và tự mình tu dưỡng, rèn luyện. Mặt khác, là người quản lý phải sáng suốt 
trong việc nhìn nhận, đánh giá cán bộ trong việc thực hiện được giao và trên hết là sự gương mẫu trong 
rèn luyện đạo đức của người quản lý để cán bộ noi theo. Phải biết lắng nghe dư luận xã hội để có thông 
tin và cơ sở đánh giá cán bộ thông qua việc thường xuyên giao tiếp với khách hàng vay vốn. Yếu tố đạo 
đức của cán bộ ngân hàng được đánh giá từ: lòng yêu nghề, thái độ giao tiếp với khách hàng, tận tụy với 
công việc, tính cầu thị, không tham lam… đó chính là rào cản chống lại hành vi lợi dụng khách hàng 
nhằm trục lợi cho cá nhân từ lợi thế công việc đang làm. Mặt khác, loại trừ yếu tố đạo đức thì môi trường 
kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như: áp lực tăng trưởng tín dụng, áp lực hoàn thành chỉ tiêu cấp trên 
giao, áp lực về chỉ tiêu lợi nhuận… cũng là một trong những tác nhân đẩy cán bộ vào những tình huống 
dễ “thỏa hiệp” theo các đề nghị của khách hàng để giải ngân, dẫn đến việc không kiểm soát được dòng 
tiền sử dụng thực chất có đi vào sản xuất kinh doanh hay chỉ chạy lòng vòng, đảo nợ làm cho việc quản 
lý việc sử dụng vốn tín dụng cũng gặp khó khăn. Vì vậy, ý thức về quản lý tốt việc sử dụng vốn của 
khách hàng vay vốn vừa giúp cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa giúp cho khách hàng ý 
thức được việc chấp hành pháp luật trong sử dụng vốn vay sẽ giảm bớt những thiệt hại về kinh tế nếu sử 
dụng vốn vay không đúng mục đích và không đem lại hiệu quả. Thứ tư, cần sự quyết liệt hơn nữa trong 
việc triệt để và nghiêm túc thực hiện Thông tư 09 - Cần hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý cho hoạt 
động thanh toán của nền kinh tế như: xây dựng đề án TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp, trong khu 
vực dân cư; có hệ thống chế tài đủ mạnh trong xử lý vi phạm. Có s ự chỉ đạo quyết liệt, đúng mức của 
Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật về thanh toán, có chính sách 
ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp, cá nhân chấp hành tốt việc TTKDTM. - Cần đa dạng hơn 
nữa tính đa năng của các tiện ích giao dịch trong việc TTKDTM do ngân hàng cung cấp. Công tác chống 
tham ô, tham nhũng, hối lộ... thông qua các giao dịch tín dụng phải thường xuyên quan tâm; qui trình 
giao dịch của ngân hàng không tạo kẽ hở để bị lợi dụng. - Ðẩy mạnh ý thức tuân thủ pháp luật của toàn 
xã hội, tăng cường tính trách nhiệm của cả cộng đồng doanh nghiệp, dân cư trong việc thực hiện pháp 
luật nhà nước, mọi sự minh bạch về thông tin trong hoạt động kinh tế sẽ không có chỗ cho những lợi 
dụng, nhũng nhiễu có cơ hội thực hiện. Tăng cường tính liên k ết thanh toán giữa các ngành kinh tế, các 
tổ chức kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế. - Xây dựng công cụ, qui trình giám sát hiệu quả đối với các 
lệnh chi tiền của khách hàng khi giải ngân nhằm tránh các trường hợp chuyển tiền theo yêu cầu của 
khách hàng vào những nơi không đúng với mục đích sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh như khách 
hàng đã kê khai... Cuối cùng là, nâng cao tính hiệp hội nghề nghiệp trong việc kết nối hệ thống thanh 
toán thống nhất giữa các NHTM Chúng ta biết rằng, chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi 
của các khách hàng mới được quyền trích chuyển, thanh toán giữa những tài khoản này theo các 
nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình và với nghiệp vụ này, ngân hàng 
trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. Ðối tượng cung cấp dịch vụ ngân hàng 
tới các cá nhân, tổ chức chính là các NHTM, nếu không tạo ra một hệ thống kết nối thanh toán thống 
nhất thì sẽ gây khó khăn và bất tiện cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng khi phải mở nhiều tài khỏan 
tại các ngân hàng khác nhau. Có không ít những phàn nàn từ khách hàng về việc tiền đi trong hệ th ống
ngân hàng chậm, cũng không ít phàn nàn giữa các NHTM với nhau về việc tiền bị giữ lại quá lâu tại một 
ngân hàng bạn... Vì lợi ích chung của ngành, của toàn xã hội, các ngân hàng cần hiệp lực để tạo ra thị 
trường lớn hơn để cùng khai thác thay vì cạnh tranh nhau trên thị phần còn nhỏ bé. Trong thời gian qua, 
ngành Ngân hàng đã đầu tư mạnh về hạ tầng kinh tế cho việc kết nối giao dịch thanh toán cho toàn hệ 
thống, nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, 
thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử… được các NHTM cung ứng, đáp ứng yêu cầu của 
nền kinh tế. Sự đồng bộ trong việc cung ứng dịch vụ và tính hiệp hội được nâng cao sẽ tạo niềm tin cho 
người sử dụng dịch vụ, từ đó việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán như quan niệm “tiền trao, cháo 
múc” sẽ dần bị thay thế. Tóm lại, có rất nhiều phương pháp quản lý việc sử dụng vốn của người vay 
nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng vốn sai mục đích là một trong những nguyên nhân phát sinh nợ 
xấu, thực hiện giải ngân bằng TTKDTM là một trong các cách thức để thực hiện mục tiêu này. Việc thay 
đổi tập quán và thói quen sử dụng tiền mặt trong mọi giao dịch c ần phải có một khoảng thời gian đủ để 
thực hiện, đồng thời cần một sự kiên quyết mới có thể thành công. Hiện nay, hành lang pháp lý phục vụ 
cho TTKDTM tương đối đầy đủ, hạ tầng công nghệ do ngành Ngân hàng cung ứng cũng đáp ứng được 
yêu cầu thanh toán, việc thực hiện triệt để hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của 
khách hàng vay vốn và sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan nhà nước để giám sát việc tuân thủ các 
qui định của Thông tư 09 và Quyết định số 2453, có như vậy Ðề án TTKDTM được Chính phủ giao mới 
đạt hiệu 
Quá trình hình thành và phát triển thẻ tín dụng Nhiều người trong chúng ta hẳn cũng đã gặp phải những 
tình huống khó xử khi trong người không có tiền mặt. Chiếc thẻ đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về 
thẻ tín dụng ra đời từ một tình huống tương tự. Đó là buổi tối năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, 
ôngFrank MC Namara một doanh nhân người Mỹ bỗng phát hiện ra mình không mang theo tiền mặt và 
ông buộc phải gọi điện về nhà để người nhà mang đến thanh toán. Tình thế khó xử lần đó khiến ông nảy 
ra ý tưởng về một hình thức thanh toán gọn nhẹ mà không cần mang theo tiền mặt bên cạnh và ông đã 
mày mò sáng tạo ra một phương tiện không dùng tiền mặt trong những trường hợp tương tự. Thế là lần 
đầu tiên MC Namara đã cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners Club”. Với lệ phí hằng năm là 5 USD, những 
người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New 
York. Xuất phát từ một ý tưởng trong tình huống khó xử, nhưng với những tiện ích đi kèm, thẻ tín dụng 
đã nhanh chóng chinh phục được khách hàng. Đến năm 1951 hơn 1 triệu dollars được tính nợ và số 
lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ “Diners Club” nhanh chóng thu lãi. Tiếp nối thành 
công của ther “Diners Club” năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, GoldenKey, Gourment 
Club, Esquire lub. Đến năm 1958 Carte Blanche và American Expree ra đời và thống lĩnh thị trường. Và 
hiện nay tổ chưc thẻ Amex (American Express) đang là tổ chức thẻ du lịch giảI trí (Travel & 
Entertianment – T&E) lớn nhất thế giới. Tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Diners Club và gấp 2 lần JCB. 
Năm 1990 tổng doanh thu của thẻ Amex là 111,5 triệu USD với số lượng 35,4 triệu thẻ lưu hành, nhưng 
chỉ 3 năm sau đó vào năm 1993 tổng doanh thu đã tăng lên 124 tỷ USD với 36,5 triệu thẻ lưu hành, tại 
36 triệu cơ sở chấp nhận thẻ. Khác với loại thẻ khác tổ chức thẻ Amex tự phát hành và trực tiếp quản lý 
chủ thẻ. Qua đó nắm bắt được thông tin cần thiết về khách hàng để đưa ra các chương trình phát triển 
như phân loại khách hàng để cung cấp dịch vụ. Visa tiền thân là Bank Americard do Bank of American 
phát hành vào năm 1960 khi các chi nháng nhận thấy rằng phần lớn thẻ lúc bấy giờ chỉ dành cho giới 
doanh nhân giàu có trong khi đó mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu cho thị trường tương lai. Ngày 
nay Visa Card là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất toàn cầu.Tính đến năm 1990 tổng doanh thu là 
345 tỷ USD với 257 triệu thẻ lưu hành, nhưng đến năm 1993 tổng doanh thu đã đạt 542 tỷ USD. Hệ 
thống rút tiền tự động củaVisa có khoảng 164.000 máy ATM ở 65 nước trên thế giới. Visa không trực tiếp 
phát hành mà giao cho nhân viên, chính vì thế giúp Visa mở rộng được thị trường hơn so với các loại 
khác. JCB xuất phát từ Nhật Bản và ra đời vào năm 1961 bởi ngân hàng sanwa. Mục tiêu là hướng vào
thị trường du lịch và giải trí, hiện nay JCB là loại thẻ cạnh tranh với Amex và người nhật đã chứng tỏ 
công nghệ thẻ không phải là độc quyền tuyệt đối của các tổ chức Mỹ. Điều đó được thể hiện qua số liệu 
sau: năm 1990 tổng doanh thu đạt 16,5 tỷ USD với 17 triệu thẻ lưu hành và năm 1993 doanh số đã tăng 
lên 38,1 tỷ USD với 27,5 triệu thể được chấp nhận ở 400.000 nơi, tiêu thụ trên 109 quốcgia. Masters 
Casd ra đời vào năm 1966 với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệp hội ngân hàng gọi tắt là ICA 
(Interbank Card Assciation) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Năm 1993 tổng doanh thu 
là 320,6USD với 215 triệu thẻ được chấp nhận ở 220 quốc gia, có hệ thống ATM lớn nhất thế giới tại 9 
triệu điểm chấp nhận thẻ. Chính sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, những ứng dụng của 
cuộc cách mạng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ nhằm 
mục tiêu phục vụ lợi ích khách hàng mà một trong những sản phẩm dịch vụ đó là thẻ với các tên gọi khác 
nhau: Thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Với lợi thế về vốn, chuyên môn trong nghiệp vụ 
thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Chính vì thế ngày 
nay thanh toán bằng thẻ đã trở thành vấn đề hết sức phổ biến, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh 
doanh thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác đã chiếm 2/3 tổng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng. Sự phát 
triển của thẻ gắn liền với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay thẻ tín dụng được 
xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh thuận tiện đặc biệt là các nước phát triển. Sự phát 
triển không ngừng của khoa học công nghệ đẫ liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn tính năng của thẻ tín 
dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn, tiện lợi.

More Related Content

What's hot

Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Ken Hero
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
trantuktqd
 

What's hot (20)

Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
 
Omo
OmoOmo
Omo
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệLuận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Baocao chuyendethuctap 2 (1)
Baocao chuyendethuctap 2 (1)Baocao chuyendethuctap 2 (1)
Baocao chuyendethuctap 2 (1)
 
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcNghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 

Viewers also liked (15)

Isa presentation english
Isa presentation englishIsa presentation english
Isa presentation english
 
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.pptGraco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
Graco metro lite-stroller-rittenhouse.ppt
 
Intermark Serviced Apartments
Intermark Serviced ApartmentsIntermark Serviced Apartments
Intermark Serviced Apartments
 
Thao thuc trang
Thao thuc trangThao thuc trang
Thao thuc trang
 
Literacy at stdl
Literacy at stdlLiteracy at stdl
Literacy at stdl
 
Henryfordforddatthegioilen4banhxe
Henryfordforddatthegioilen4banhxeHenryfordforddatthegioilen4banhxe
Henryfordforddatthegioilen4banhxe
 
For travel agency
For travel agencyFor travel agency
For travel agency
 
Huong trang-giai phap
Huong trang-giai phapHuong trang-giai phap
Huong trang-giai phap
 
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.pptAprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
Aprica presto-stroller-tea-leaf-green.ppt
 
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.pptJeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
Jeep liberty-limited-urban-terrain-stroller-spark.ppt
 
Chia khoa song gian di
Chia khoa song gian diChia khoa song gian di
Chia khoa song gian di
 
About Me Presentation
About Me PresentationAbout Me Presentation
About Me Presentation
 
Duc giai phap
Duc giai phapDuc giai phap
Duc giai phap
 
Интермарк Хоспиталити
Интермарк ХоспиталитиИнтермарк Хоспиталити
Интермарк Хоспиталити
 
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.pptJeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
Jeep liberty-sport-x-all-terrain-stroller-sonar.ppt
 

Similar to Hậu thuc trang

Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
taothichmi
 
New Microsoft Word Document (2)
New  Microsoft  Word  Document (2)New  Microsoft  Word  Document (2)
New Microsoft Word Document (2)
guest702a29
 

Similar to Hậu thuc trang (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
 
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đDịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
 
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂMBáo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng VietcombankKhoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
 
New Microsoft Word Document (2)
New  Microsoft  Word  Document (2)New  Microsoft  Word  Document (2)
New Microsoft Word Document (2)
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 

Hậu thuc trang

  • 1. THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM (TTKDTM) 1) Hình thành và phát triển 1.1 . Thời kỳ ngân hàng họat động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Nhận rõ được vai trò quan trọng của công tác TTKDTM nên ngay từ khi hệ thống ngân hàng mới ra đời công tác TTKDTM đã được chú trọng triển khai thực hiện. Trong thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công tác TTKDTM ở nước ta đã phát triển trong khu vực kinh tế quốc doanh , kinh tế tập thể và cũng có những tác dụng nhất định như tập trung được nguồn vốn trong ngân hàng, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Nhưng hiệu quả công tác thanh toán còn kém chưa thể hiện được ưu thế hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt do đang trong thời gian của cuộc kháng chiến chống Mỹ và gầ n 2 thập kỷ sau chiến tranh, nền kinh tế khó khăn, hoạt động ngân hàng suy thoái. Vì vậy những năm đầu công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng trong thập kỷ 80, vấn đề hàng đầu là khôi phục tập quán và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, đồng thời phải xúc tiến cải cách hệ thống thanh toán cho phù hợp với những đổi mới về tổ chức hệ thống ngân hàng 2 cấp mới ra đời. 1.2 . Thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM đã nhanh chóng trở thành 1 phần không thể thiếu và là sản phẩm dịch vụ quan trọng của NHTM để cung cấp cho khách hàng là các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế. Tạo điều kiện cho các chủ thể mở rộng quan hệ kinh tế trong nước và nước ngoài, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiền tệ Đi đôi với sự phát triển về bộ máy, tổ chức và hoạt động ngân hàng, công tác TTKDTM của ngân hàng cũng được phát triển và thay đổi theo từng giai đoạn nhằm hình thành sứ mạng lịch sử của nó đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của nền kinh tế. Công tác TTKDTM đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đặc biệt từ sau khi hai pháp lệnh ngân hàng ra đời tháng 5 /1990 có hiệu lực từ ngày 1/10 /1990. Những thành tựu đó được biểu hiện qua phạm vi thanh toán không còn bó hẹp trong kinh tế quốc doanh , tập thể mà đã mở rộng hơn, tới các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh các tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức như tài khoản tư nhân khách hàng được tự do lựa chọn ngân hàng giao dịch, tự do lựa chọn hình thức thanh toán, tự do rút tiền tuy nhiên đa số vẫn là giao dịch bằng tiền mặt. Việc ứng dụng tin học vào công tác TTKDTM đã làm cho chế độ luân chuyển và lưu trữ chứng từ được thay đổi cơ bản, việc chứng từ được lập bằng máy vi tính thay cho chứng từ gốc lập bằng tay đã rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ giúp cho việc chuyển tiền được thực hiện nhanh chóng , chính xác, an toàn khắc phục được sư ách tắc trong thanh toán. Một số công nghệ thanh toán mới đã được sử dụng như tham gia vào thanh toán quốc tế – SWIFT Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những quy định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ hoặc các văn bản q uy phạm pháp luật mới ban hành nhưng không đi vào cuộc sống. Tiền mặt nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Thói quen trong dân chúng, trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế hì nh thành, đó là “việc ưa thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán”. Có những quan điểm cho rằng trong kinh tế thị trường thì Nhà nước không thể bắt ép các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phải sử dụng phương thức này hoặc phương thức khác trong thanh toán, việc sử dụng tiền mặt, séc hay uỷ nhiệm chi... để thanh toán cho nhau. Đây là quan điểm hết sức sai lầm, bởi dù là kinh tế thị trường nhưng vì lợi ích chung của nền kinh tế, mọi công dân, doanh nghiệp đều phải tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về thanh toán. Thực tế cho thấy rằng, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới rất quan trọng, nhưng trong lĩnh vực thanh toán thì không những chưa được đổi mới để phát triển mà còn gần như bị buông lỏng. Tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nước không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa các tầng lớp dân cư với nhau, sự buông l ỏng của Nhà nước trong quản lý tiền mặt vô hình chung đã tạo cho kinh tế “ngầm” phát triển. Trước thực trạng trên, theo đề nghị của NHNN, Chính phủ phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, giao NHNN, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần. Những kết quả bước đầu đạt được Có thể
  • 2. thấy mục tiêu và các chỉ tiêu của Đề án TTKDTM giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 là khá toàn diện và sự phân công, phân nhiệm giữa các Bộ, ngành có liên quan khá chi tiết, sau hơn 2 năm triển khai, đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Để triển khai Đề án thành phần thuộc nhóm TTKDTM trong khu vực công, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2006 ngày 29/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt của các cơ quan, tổ chức sử dụng vốn NSNN và tổ chức sử dụng vốn nhà nước; để hướng dẫn thi hành Nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 33/2006/TT- BTC ngày 17/4/20006 về quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, trong đó quy định nội dung, đăng ký số tiền cần rút, định mức tồn quỹ, giá trị số tiền thanh toán bằng tiền mặt cho việc mua hàng hóa, dịch vụ không quá 5 triệu đồng; NHNN ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 7/3/2007 hướng dẫn thi hành điều 4 và điều 7 của Nghị định bao gồm: mức phí giao dịch bằng tiền mặt là các doanh nghiệp nhà nước với các ngân hàng, mức chi trả bằng tiền mặt không quá 30 triệu đồng. Để thúc đẩy TTKDTM, ngành Ngân hàng đã tăng cường đầu tư phát triển mạnh cơ cở hạ tầng về công nghệ thông tin: với nguồn vốn vay 106 triệu USD của WB, trong tiểu dự án NHNN đã khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 vào ngày 28/2/2009, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao, giữ vai trò là hệ thống thanh toán “xương sống” của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống này đã sẵn sàng kết nối với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác. Các NHTM đã hoàn thành dự án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử... được các NHTM cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. NHNN đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất”, qua đó thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển TTKDTM. Với trách nhiệm là chủ trì trong việc xây dựng và triển khai đề án TTKDTM trong khu vực công, ngoài việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 161, Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy trình thu NSNN bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản , triển khai thu thuế qua hệ thống thanh toán điện tử. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên cứu xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ công qua thẻ ngân hàng và sẽ thí điểm ở một số thành phố lớn, ngành Thuế đang có kế hoạch ký hợp đồng với các NHTM để thu thuế qua tài khoản của khách hàng nộp cho Kho bạc. Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10220/BTC-TCT, hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Theo đó, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hư ởng lương từ NSNN. Theo NHNN, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN đã hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả khả quan, từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã tăng hơn 4 lần, từ 5.181 lên 21.562 đơn vị, số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần, từ 298.920 lên đến 1.132.442 người. Để đáp ứng yêu cầu việc chi trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị của Chính phủ, nhiều NHTM đã đầu tư nhiều tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS và phát hành nhiều loại thẻ ATM với nhiều tiện ích khác nhau, đến cuối tháng 6/2009, toàn thị trường đã có 8.800 ATM và 28.300 POS, khoảng 17.032.000 thẻ đang lưu hành. Theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, hệ thống kết nối Smartlink - Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/5/2008, lần đầu tiên tạo ra một mạng lưới liên
  • 3. minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc, đã kết nối thanh toán thẻ gồm 42 ngân hàng thành viên của 2 liên minh thẻ, tổng số máy ATM của 2 hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM và số lượng thẻ thanh toán phát hành chiếm 86% thị phần trong cả nước. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể: (i) đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; (ii) đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số; (iii) thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010; (iv) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm; (v) áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tiếp đến, ngày 31/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Trong đó, Điều 6 quy định các doanh nghiệp (DN) không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào DN; các DN không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 3/2014, cả nước có trên 15.500 máy rút tiền tự động (ATM) và trên 137.700 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) được lắp đặt, tăng lần lượt 8,4% và 31,7% so với cuối năm 2012. Trong năm 2013, số lượng và giá trị giao dịch qua POS tại Việt Nam tăng trưởng khá cao, đạt trên 28 triệu giao dịch và đạt trên 120.700 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và 26% so với năm 2012. Trên thực tế, thẻ ngân hàng đã mang lại khá nhiều tiện tích cho người dùng như: chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại POS, trả phí định kỳ với các khoản thanh toán thường xuyên (tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet), mua hàng trực tuyến tại hệ thống siêu thị... Thêm vào đó, các ngân hàng cũng chú trọng tới các loại sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi hơn như ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, ví điện tử... Tuy nhiên, tỷ trọng của việc rút tiền mặt bằng thẻ ATM vẫn còn cao, tỷ trọng giao dịch không dùng tiền mặt trong tổng số giao dịch đạt ở mức 3% tổng số giao dịch thực hiện và 60% dân số chưa có tài khoản ngân hàng. 2) Thực trạng Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt. Tại các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định. Từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19%; năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%; tuy tỷ trọng hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa thuận tiện Theo tác giả Đặng Đức Anh trong bài “Dịch vụ tài chính - ngân hàng Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập” đăng tải trên Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội số 11/2006, tỷ trọng giá trị thanh toán bằng các phương tiện thanh toán (%) như sau: (x em
  • 4. bảng) - Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS; tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại (NHTM) phát hành, lắp đặt ngày càng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn. Trong buổi giao lưu trực tuyến do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 8/6/2009, TS.Dương Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt. Theo người dân phản ánh, việc thanh toán tiền mua hàng, trả phí dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế vì không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng. Để trả tiền mua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị. Ông Lưu Trung Thái - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội giải thích điều này: hệ thống POS lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị của các ngân hàng hiện nay chưa được kết nối với các hệ thống của ngân hàng khác, dẫn đến ít tiện ích cho các thẻ ATM nội địa của các ngân hàng Việt Nam. - Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển(1). Mỹ là nước sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng sớm nhất, thẻ thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ nhưng theo Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ Atlanta (trích dẫn trong Bank Technology News, tháng 1/2005) thì số lượng thanh toán điện tử đã đạt đến 44, 5 tỷ USD, so với 46,7 tỷ USD thanh toán bằng séc; nhưng về mặt giá trị thì thanh toán điện tử chỉ đạt 27,4 ngàn tỷ USD, trong lúc thanh toán bằng séc đạt 39,3 ngàn tỷ USD(2); thanh toán bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở Ireland là 70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; bình quân sử dụng séc tính theo đầu người hàng năm ở Pháp là 80 món, ở Hà Lan là 56 món, bởi chi phí cho việc phát hành, thanh toán séc vừa đơn giản, an toàn và tiết kiệm, vì vậy, người dân, nhất là các nước Tây Âu đều thích sử dụng séc hơn là thẻ ATM, cụ thể thanh toán bằng thẻ ở Luxemburg chiếm 23% với 23 món/ người/ năm, ở Pháp 15% với 21 món/ người/năm(3). Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; Ông Vũ Huy Toản - Phó Giám đốc NHNN thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. - Thương mại điện tử (TMĐT) còn nhiều rào cản: theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công thương, trong những năm gần đây, TMĐT đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ 31% năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối internet. Tuy nhiên, do thói quen mua sắm của người tiêu dùng và khâu thanh toán khiến TMĐT Việt Nam chậm phát triển; người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng TMĐT. Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website TMĐT (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị
  • 5. điện tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004, xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. Cơ cấu giao dịch qua các phương tiện TTKDTM trong quý III/2012 Loại phương tiện Số lượng Giá trị ( triệu đồng) Thẻ ngân hàng 5.907.782 24.277.032 Séc 117.879 42.661.803 Lệnh chi 41.602.258 8.430.649.844 Nhờ thu 342.166 229.378.523 Khác 20.361.487 2.515.512.296 Hiện tại, cả nước có khoảng 120.000 điểm thanh toán chấp nhận thẻ (POS) trên tổng 90 triệu dân, chỉ chiếm khoảng 1% dân số và phần lớn các điểm này lại tập trung ở các thành phố trung tâm. Đây là con số khá thấp và cần được gia tăng để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Nhưng chi phí trang bị thiết bị thanh toán thẻ POS khá đắt so với khả năng của các cửa hàng vừa và nhỏ, lên đến khoảng 600 USD một máy. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking), đặc biệt là dịch vụ thẻ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ (máy ATM và POS) nhằm thúc đẩy hành trình không tiền mặt. Đơn cử SCB vừa ra mắt sản phẩm thẻ SCB MasterCard nhằm cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng, tạo thói quen chi tiêu, mua sắm theo xu hướng tiêu dùng hiện đại cho người dân. Không chỉ SCB mà nhiều ngân hàng tại Việt Nam như BIDV, VPBank, VIB, SHB, HDBank, VietCapital Bank…cũng phát hành MasterCard. Thay vì chỉ rút tiền qua ATM, chuyển khoản như hiện nay, các ngân hàng đã tích hợp trên thẻ ATM các dịch vụ gia tăng như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, mua vé máy bay, bảo hiểm, kết hợp với nhiều đối tác để phát hành thẻ đồng thương hiệu, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Ví dụ bắt đầu từ ngày 20/12/2013, người tiêu dùng có thẻ MasterCard có thể mua xăng dầu mà không cần sử dụng tiền mặt tại 15 đại lý xăng dầu của Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn ở TP HCM 3) Nhận xét ( nguyên nhân) Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài ngành Ngân hàng, có nhiều lý giải về tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện nay: - Cơ sở pháp lý còn nhiều lỗ hổng và thiếu đồng bộ: Năm 1991 sau khi Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về Ngân hàng, hệ thống ngân hàng từ một cấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp: các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế thông qua NHNN, các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, để thực hiện Pháp lệnh và phù hợp với những đòi hỏi của các tổ chức, cá nhân trong giai đoạn đổi mới, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) thay thế Nghị định số 04/CP ngày 7/3/1960 về thể lệ TTKDTM và Nghị định số 15/CP ngày 31/5/1960 quy định những nguyên tắc thanh toán bằng tiền mặt. Sau đó, ngày 20/9/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho Nghị định số 91/CP , đến nay, Nghị định này vẫn còn hiệu lực thi hành; dù tên gọi hai nghị định có khác nhau nhưng nội dung cả 2 nghị định trên đều quy định “ Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu về gửi và rút tiền mặt của người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật” (điều 13). Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những quy định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhưng không đi vào cuộc sống. Do vậy, tiền mặt đã nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Đây cũng chính là nguyên nhân để tạo ra một thói quen trong dân chúng, trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế, đó là “việc ưa thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán”. Có những quan điểm cho rằng trong kinh tế thị trường thì Nhà nước không thể bắt ép các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phải sử dụng phương thức này hoặc phương thức khác trong thanh toán, việc sử dụng tiền mặt, séc
  • 6. hay uỷ nhiệm chi... để thanh toán cho nhau. Đây là quan điểm hết sức sai lầm, bởi dù là kinh tế thị trường nhưng vì lợi ích chung của nền kinh tế, mọi công dân, doanh nghiệp đều phải tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về thanh toán. Thực tế cho thấy rằng, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới rất quan trọng, nhưng trong lĩnh vực thanh toán thì không những chưa được đổi mới để phát triển mà còn gần như bị buông lỏng. Do vậy, tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nước không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa các tầng lớp dân cư với nhau, sự buông lỏng của Nhà nước trong quản lý tiền mặt vô hình chung đã tạo cho kinh tế “ngầm” phát triển. - Luật Các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng đến nay, Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định thi hành, tuy NHNN đã ban hành Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN ngày 5/9/2006 quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ, đến nay trên thực tế, hối phiếu chưa được các tổ chức kinh tế sử dụng trong giao dịch thương mại và chiết khấu tại các NHTM, ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN ra Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN về Quy chế cung ứng và sử dụng séc, nhưng đến nay, séc vẫn chưa được nhiều người sử dụng, vì NHNN vẫn chưa thành lập được các trung tâm bù trừ séc, qua đây có thể thấy Luật Các công cụ chuyển nhượng đã ban hành từ hơn 3 năm nhưng chưa đi vào cuộc sống. - Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù ngày 19 tháng 11 năm 2005 vừa qua, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động TMĐT, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để Luật này đi vào cuộc sống không chỉ của riêng ngành Ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng, để cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ: - Cơ sở hạ tầng về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu về TTKDTM: Có một thực tế trong nhiều năm trước đây, cơ sở vật chất của nhiều NHTM còn nhiều yếu kém do không có nhiều vốn để đầu tư trang bị máy móc thiết bị và công nghệ nên khi thực hiện công tác thanh toán giữa các tổ chức kinh tế thường chậm trễ, ảnh hưởng đến chu chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp, cá nhân nói riêng, vì vậy họ lựa chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian gần đây, trước sự đòi hỏi của thị trường và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng đã được cải thiện. Nguồn: http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1644&catid=43&Itemid=90 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien-tu/day-manh-thanh-toan-khong-dung-tien-mat- 2939948.html http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-an-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-cac-ngan-hang-thuong- mai-thuc-trang-va-dinh-huong-phat-trien-trong-qua-trinh-45633/ http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai- danh-gia-thuc-trang-hoat-dong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-nuoc-ta-hien-nay-va-ket-qua-thuc-hien- dinh-huong-57915/ http://www.tapchitaichinh.vn/Viet-Nam-chong-rua-tien-tai-t ro-khung-bo/Thanh-toan- khong-dung-tien-mat-Xu-huong-tren-the-gioi -va-thuc-tien-tai -Viet-Nam/52505.tctc http://tailieu.vn/doc/tieu-luan-tai-chinh-cac-hinh-thuc-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-va-loi-ich-cua-no-- 660655.html Sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để quản lý việc sử dụng vốn vay Nguyễn Thị Sương Thu
  • 7. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là vấn đề trọng tâm của các cấp quản lý, trong đó, việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân thông qua việc triển khai thực hiện Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 của Thống đốc NHNN về quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 09) là một định hướng cơ bản. Bài viết dưới đây xin đề cập đến vai trò của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng tại các NHTM và đề xuất một số giải pháp nhằm để thực hiện Thông tư 09 có hiệu quả. Phát huy tác dụng của Thông tư 09 trong quản lý việc sử dụng vốn đối với khách hàng của TCTD cũng là một trong các biện pháp góp phần thực hiện Ðề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2453/QÐ- TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 2453), đồng thời góp phần giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo mục đích thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. 1. Vai trò của hệ thống NHTM đối với hoạt động TTKDTM Về khái niệm, TTKDTM là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. TTKDTM còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của tổ chức, đơn vị, cá nhân này sang tài khoản của tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thông qua hệ thống ngân hàng. Sự ra đời của hìn h thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Thực tiễn từ các nước có nền kinh tế phát triển cho thấy một nền kinh tế không thể phát triển mạnh nếu hệ thống ngân hàng của nó không phát triển. Sự lớn mạnh của các NHTM là điều kiện cần để một nền kinh tế có thể phát triển một cách ổn định và bền vững vì một trong những chức năng của NHTM đó là chức năng trung gian thanh toán, chức năng n ày được thể hiện thông qua công tác TTKDTM của các ngân hàng, sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. Trong xu thế phát triển kinh tế của đất nước và quá trình hội nhập với thế giới, ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn, một trong các đóng góp quan trọng đó phải kể đến vai trò là trung tâm thanh toán của nền k inh tế vì ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình và với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. 2. Những lợi ích khi thực hiện giải ngân vốn tín dụng bằng hình thức TTKDTM Về sự cần thiết, tính ưu việt và lợi ích của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường đã được nhiều tác giả, chuyên gia kinh tế đánh giá qua nhiều tài liệu, bài viết, đề tài nghiên cứu. Dưới đây là những lợi ích trong quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng nếu giả i ngân bằng hình thức TTKDTM: - Góp phần thực hiện giảm bớt thủ tục hành chính trong xử lý hồ sơ vay vốn Một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong nghiệp vụ ngân hàng đó là cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục qui trình nghiệp vụ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ yếu tố pháp lý. Trong qui trình nghiệp vụ cho vay, việc quản lý sử dụng vốn vay của khách được tiến hành ở ba giai đoạn: trước, trong và sau khi giải ngân. Nếu giải ngân bằng tiền mặt thì sau khi giải ngân cán bộ phải thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đánh giá tính chính xác về các mục đích vay vốn. Phương pháp phổ biến để thực hiện đó là yêu cầu khách hàng phải trình đầy đủ các tài liệu chứng từ về số tiền đã sử dụng. Nếu khách hàng sử dụng không đúng như mục đích kê khai ban đầu thì việc xử lý của ngân hàng ở thế “sự đã rồi”, bị phụ thuộc thái độ hợp tác và nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng, rất dễ xảy ra rủi ro. Sử dụng hình thức TTKDTM sẽ bớt đi một phần việc đó là công tác quản lý vốn đã được thực hiện trước khi giải ngân, nhờ vậy việc sử dụng vốn sẽ đi đúng đị a chỉ, đúng mục đích... giảm bớt cơ hội cho việc sử dụng vốn sai với mục đích đã đăng ký với ngân hàng, rút ngắn quá trình thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn theo đúng các dự án đầu tư. - Tạo sự minh bạch trong việc quản lý hoạt
  • 8. động kinh doanh của khách hàng vay vốn Việc quy định sử dụng các phương tiện TTKDTM trong quá trình giải ngân vốn vay là góp phần đẩy mạnh chủ trương TTKDTM, giám sát vốn cho vay nhằm đảm bảo việc giải ngân vốn cho vay được thực hiện theo tiến độ sử dụng vốn của phương án, dự án vay vốn và nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Ðối tượng áp dụng lần này là khách hàng vay vốn, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Khách hàng vay vốn có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định của ngân hàng để phục vụ cho việc xem xét quyết định sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Khách hàng vay chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho các ngân hàng. Từ đó, giúp gia tăng sự an toàn cũng như tính minh bạch của các giao dịch, góp phần kiểm soát tiền tệ, hạn chế các giao dịch không hợp pháp như: hoạt động buôn lậu, rửa tiền, tham ô, tham nhũng và có thể ngăn chặn các hoạt động kinh tế ngầm. TTKDTM giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong các quan hệ giao dịch, quản lí thu nhập của các công ty, các doanh nghiệp, các cá nhân để tính thuế thu nhập... - Giúp tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các giao dịch trong nền kinh tế để phù hợp với tiêu chuẩn và điều kiện của các định chế tài chính quốc tế TTKDTM tạo những điều kiện, ti ền đề kinh tế thuận lợi để ngân hàng kiểm soát các hoạt động kinh tế của các khách hàng với mục đích củng cố kỷ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Thu chi bằng tiền của các khách hàng thể hiện trên tài khoản tại ngân hàng, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó để làm căn cứ cho vay hay thu hồi nợ đồng thời qua việc giám sát chu kỳ luân chuyển tiền tệ, ngân hàng có thể có những kiến nghị, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển. Cũng thông qua việc giám sát tình hình thu chi qua tài khoản mà ngân hàng có thể kiểm soát tình hình chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, các nguyên tắc thanh toán, quản lý tiền tệ ở các doanh nghiệp. Chính việc giám sát này đã buộc doanh nghiệp phải minh bạch trong hoạt động kinh doanh, tạo mối quan hệ công khai giữa người vay và người cho vay nhằm tránh các rủi ro xảy ra. - Tạo điều kiện đánh giá chính xác “tình trạng sức khỏe” của khách hàng vay vốn Có nhiều tiêu chí để các NHTM đánh giá một khách hàng vay vốn được xếp hạng VIP (có uy tín và tốt), có thể tóm tắt ở mộ t số điểm nổi bật sau: đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng của NHTM, sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh, sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn... các tiêu chí trên phải được thể hiện qua bá o cáo luân chuyển tiền tệ và báo cáo tài chính của đơn vị. Nếu chỉ xét ở khía cạnh sử dụng vốn vay và nguồn tiền trả nợ thì công cụ hữu hiệu nhất để đánh giá là việc sử dụng hình thức TTKDTM ở tất cả các giao dịch tại đơn vị thông qua hệ thống ngân hàng. Khởi đầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đó là việc khách hàng sử dụng tiền (tiền tự có hoặc tiền vay) để đầu tư chi phí sản xuất, kết thúc chu kỳ sản xuất là việc hình thành nên các sản phẩm đưa ra tiêu thụ và thu tiền về, nếu việc mua và bán đều qua tài khoản tại ngân hàng thì vòng luân chuyển vốn theo chu kỳ sản xuất sẽ thông suốt, nếu ách tắc tại khâu thanh toán nào thì ngân hàng phát hiện được ngay, việc kiểm tra “sức khỏe” của khách hàng sẽ sớm phát hiện để xử lý kịp thời, tránh được rủi ro... - Tránh được các hệ lụy trong việc sử dụng vốn không đúng mục đích Nếu giải ngân vốn tín dụng qua TTKDTM thì việc sử dụng vốn đã được kiểm soát ngay từ đầu theo đúng nơi, đúng địa chỉ. Khách hàng không thể lợi dụng việc vay vốn để đảo nợ từ nơi này sang nơi khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ khế ước này sang khế ước khác. Trong thực tế hiện nay, một khách hàng không chỉ vay ở một NHTM mà có thể vay được ở nhiều NHTM nếu đáp ứng được điều kiện tín dụng của nơi cho vay. Sẽ xảy ra trường hợp, khách hàng sẽ sử dụng khoản vay ở ngân hàng này đến trả nợ tại ngân hàng khác rồi sau đó làm thủ tục vay lại, hoặc họ có thể tìm các nguồn vay nóng ở ngoài trả nợ đến hạn và làm thủ tục vay lại để rút vốn ra trả nợ cho bên ngoài...đây là các trường hợp phổ biến đối với các khách hàng đang có dấu hiệu hoặc rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ ngân hàng. Việc giải ngân bằng tiền mặt sẽ tạo điều kiện che dấu tình hình tài chính thực tế của khách hàng đến lúc không kiểm soát được thì hậu quả xảy ra gây bất lợi cả bên cho vay lẫn bên đi vay. Tình trạng lợi dụng vay ké, chia phần, sử dụng sai mục đích... cũng xuất phát từ việc giải ngân bằng tiền
  • 9. mặt. Việc phát sinh nợ xấu, nợ mất khả năng thanh toán cũng bắt nguồn do việc cán bộ cho vay không quản lý chính xác vốn vay được sử dụng có hiệu quả không và ngăn ngừa trước các tình trạng trên. Ðây cũng là lý do dẫn đến là rào cản đối với việc khách hàng, thậm chí cả ngân hàng trong việc thực hiện không nghiêm túc Thông tư 09 như một số phản ánh gần đây. 3. Một số hành vi “lợi dụng”, “lách luật” trong việc thực hiện Thông tư 09 Sự vận động của tiền tệ dưới hình thức TTKDTM đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó được coi là khâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất và liên quan đến toàn bộ lĩnh vực lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do vậy nếu tổ chức công tác thanh toán nhanh chóng an toàn và chuẩn xác sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn và góp phần thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, với thói quen và những tiện ích nhằm tránh sự quản lý của các cơ quan nhà nước cũng như không muốn công khai sự minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nếu không có sự nhận thức đúng đắn của toàn xã hội thì việc đẩy mạnh TTKDTM trong nền kinh tế theo Quyết định số 2453 cũng như việc thực hiện Thông tư 09 sẽ khó thực hiện một cách tự giác và đồng bộ. Cụ thể là những yếu tố tiêu cực trong việc giải ngân bằng tiền mặt sẽ được các đơn vị, cá nhân triệt để lợi dụng sẽ là rào cản lớn nhất cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, nếu người cho vay (cả cán bộ lãnh đạo và cán bộ thẩm định - sau đây gọi chung là cán bộ ngân hàng) lẫn bên đi vay gặp phải các vấn đề liên quan đến yếu tố đạo đức, sự không minh bạch trong tài chính, trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán... sẽ tìm cách “lợi dụng”, “lách luật” trong việc thực hiện Thông tư 09 bằng nhiều lý do. Dưới đây là một số tình huống có thể xảy ra: - Ðối với cán bộ ngân hàng: Sẽ tạo điều kiện để cho cán bộ ngân hàng trong thẩm định hồ sơ cho khách hàng vay vốn lợi dụng vì lợi ích riêng của mình. Ðược biểu hiện dưới các hình thức như: gợi ý hoặc buộc khách hàng vay vốn phải mua hàng tại những nơi mình chỉ định; bắt tay với các nhà cung cấp để tư lợi; gây khó khăn cho khách hàng nếu không chấp nhận các gợi ý của mình; thông đồng với người vay để chuyển tiền vào tài khoản của các khách hàng có liên quan nhưng sau đó lại rút tiền mặt ra để đảo nợ hay sử dụng vốn sai mục đích... - Ðối với khách hàng: Sẽ tìm mọi lý do hợp lý để tăng tỉ trọng vốn vay được giải ngân bằng tiền mặt nhằm tránh sự kiểm soát của ngân hàng và các cơ quan chức năng; thông đồng với khách hàng có liên quan trong việc chuyển tiền mua hàng hoặc có địa chỉ chuyển tiền nhưng thực chất không phải mua hàng mà sử dụng các tài khoản đó để rút tiền mặt ra sử dụng để đảo nợ hay sử dụng vốn vì mục đích khác. - Sẽ có một số doanh nghiệp được thành lập nhưng thực chất không hoạt động sản xuất kinh doanh: Sẽ hình thành nên một số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng sẽ là nơi để phục vụ nhu cầu nhận tiền chuyển đến và rút tiền mặt, thậm chí xuất hóa đơn khống về bán h àng để rút tiền mặt từ ngân hàng... Chắc chắn là trong thực tế sẽ có vô vàn tình huống xảy ra, nhìn bề ngoài thì việ c thực hiện Thông tư 09 vẫn được chấp hành nghiêm túc, nhưng có thể bản chất của việc sử dụng vốn vay thông qua giải ngân bằng hình thức TTKDTM lại không như mong đợi của nhà quản lý. Phải công nhận rằng, cả ngân hàng lẫn khách hàng vay là những người chân chính, sản xuất kinh doanh thực chất đều mong muốn mọi hoạt động thanh toán đều qua ngân hàng, TTKDTM trong giải ngân vốn tín dụng đem lại những thuận lợi như đã nói trên sẽ giúp nền kinh tế tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí sử dụng tiền mặt như: chi phí cho việc in ấn, phát hành, vận chuyển, kiểm đếm và hệ thống kho tàng bảo quản tiền mặt; giải phóng được phần vốn của nền kinh tế không vận động vì các chủ thể thanh toán luôn phải giữ bên mình một lượng tiền mặt tồn quỹ ngoài hệ thống ngân hàng để phục vụ trực tiếp cho việc thanh toán vừa mất an toàn, vừa không tiện lợi khi thanh toán. Tuy nhiên, không thể chủ quan được, khi trong xã hội có khi có những cá nhân, doanh nghiệp đôi lúc gặp khó khăn thực sự trong khâu thanh khoản, có thể gặp khó khăn trong khâu luân chuyển vốn, có thể có khó khăn khi trót đã sử dụng vốn sai mục đích tại một chu kỳ nào dó mà buộc họ phải tháo gỡ thanh khoản khi có nguồn bù đắp, nhưng cũng không loại trừ các yếu tố lừa đảo, lợi dụng có thể xảy ra. Ở đây rủi ro đạo đức từ khách hàng và cán bộ ngân hàng đều
  • 10. đem lại những hệ lụy không tốt cho việc góp phần hiện thực hóa một chủ trương lớn của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của cơ quan chức năng. Chưa kể đến tình huống áp lực về chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ của một số NHTM giao cho cán bộ tín dụng cộng thêm với nhận thức không đúng sẽ dễ dàng dẫn đến sự “thỏa hiệp” giữa cán bộ thẩm định và khách hàng vay vốn để xảy ra các việc “lợi dụng” như đã kể trên. 4. Một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả Thông tư 09 Sự dễ dãi trong việc áp dụng các phương thức giải ngân vốn vay của các NHTM trong thời gian qua đã khiến cho khách hàng đã quen và thích sử dụng tiền mặt trong mỗi lần vay vốn. Chính điều này đã khiến cho ngân hàng khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay, một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Ngoài ra, hệ thống quản lý thuế chưa phát triển khiến cho nhiều doanh nghiệp có thể “lách luật”, thích sử dụng tiền mặt vì lợi ích cá nhân, hạn chế sử dụng thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản, ủy nhiệm chi), nhằm trốn tránh việc kiểm soát thuế từ phía các cơ quan chức năng. Ðể việc thực hiện Thông tư 09 một cách triệt để và có hiệu quả trong việc quản lý sử dụng vốn vay, bài viết đề xuất một số giải pháp sau: Trước hết, đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi nhận thức và thói quen về sử dụng tiền mặt ở mỗi cá nhân và tâm lý “ngại” minh bạch tài chính ở đối tượng doanh nghiệp đang là những rào cản lớn đối với TTKDTM ở Việt Nam hiện nay Ðưa giải pháp này lên đầu tiên bởi việc thay đổi cả một nhận thức và thói quen từ lâu đời là cả một quá trình và tốn rất nhiều thời gian. Thay đổi nhận thức rất quan trọng, nó sẽ là chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu của Ðề án TTKDTM đã đề ra tại Quyết định số 2453 và Thông tư 09. Bởi vì, tâm lý thích sử dụng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày do tập quán, thói quen này đã ăn sâu vào tâm lý mỗi cá nhân, mỗi tổ chức lâu nay. Việc thay đổi nhận thức sẽ làm thay đổi tư duy hiện có và những lợi ích do TTKDTM đem lại và sự minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, cho nền kinh tế nói chung sẽ được ghi nhận một cách nghiêm túc. Từ đó, việc thực hiện các mục tiêu của TTKDTM sẽ là ý thức tự giác không cần đến các chế tài bắt buộc, do vậy, khách hàng nhận nợ bằng việc trực tiếp chuyển tiền thông qua ngân hàng đến những địa chỉ theo yêu cầu của mình, việc trả nợ thông qua tài khoản… sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian giao dịch, đây là những lợi ích cụ thể mà người vay có thể thấy ngay trước mắt và là một minh chứng về sự tiện ích của TTKDTM trong lĩnh vực vay vốn tại NHTM. Thứ hai, cần có sự đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Ðối với các hành vi “lợi dụng”, “lách luật” nhằm rút tiền mặt ra để sử dụng như đã trình bày phần trên có nguyên nhân từ việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh không được chặt chẽ. Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh ít khi có điều kiện đến để xem họ hoạt động như thế nào, có sản xuất kinh doanh thật sự không, nếu các đối tượng này qua mặt được cơ quan thuế thì việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật càng khó phát hiện. Ðối với cán bộ ngân hàng, việc kiểm tra các chứng từ do khách hàng cung cấp chỉ diễn ra trên giấy tờ hiện có, việc tìm hiểu các địa chỉ nơi chuyển tiền do khách hàng chỉ định có thật sự sản xuất kinh doanh, nơi chuyên cung cấp nguồn hàng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử dụng vốn không… là khó có thể thực hiện được vì pháp luật qui định trách nhiệm của khách hàng vay vốn là phải cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định cho TCTD xem xét việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Nhưng nếu gặp phải yếu tố lừa đảo hay cố tình lợi dụng thì sẽ không thể nào truy đến tận gốc của việc sử dụng vốn. Ðối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ chức hưởng lương NSNN đã có Kho bạc Nhà nước quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể vay vốn là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực này, vì vậy, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh toán thông qua một công cụ giám sát c ủa các cơ quan chuyên ngành đáp ứng nghiệp vụ này. Suy cho cùng, uy tín và s ự nghiêm túc chấp hành pháp luật của khách hàng vay vốn mới tránh được sự “lợi dụng” và “ lách luật” từ các tình huống trên. Yêu cầu về việc các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh... bắt buộc phải mở tài khoản tại các NHTM để thực
  • 11. hiện các giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó để giám sát hoạt động kinh tế của khách hàng; yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ khi đăng ký kinh doanh phải trang bị hệ thống, phương tiện hỗ trợ TTKDTM... là một công cụ để các cơ quan chức năng xây dựng chương trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp là một phương án khả thi để thực hiện sự giám sát đồng bộ này. Thứ ba, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ ngân hàng Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng trong xã hội, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức kinh doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng.Việc gây khó khăn cho khách hàng nếu không thực hiện các yêu cầu, gợi ý, bắt tay, thông đồng… nhằm trục lợi cho cá nhân xuất phát từ việc thiếu ý thức đạo đức nghề nghiệp, đây là điều không thể chấp nhận đối với tư cách đạo đức của một cán bộ ngành ngân hàng. Trong một môi trường công tác liên quan đến lĩnh vực rất nhạy cảm, việc tiếp xúc trực tiếp với tiền bạc làm cho con người rất dễ sa ngã, phải thật sự có bản lĩnh, có tâm huyết mới vượt qua những cám dỗ trước đồng tiền. Hơn ai hết, bản thân của mỗi cán bộ phải nhận thức được điều này và tự mình tu dưỡng, rèn luyện. Mặt khác, là người quản lý phải sáng suốt trong việc nhìn nhận, đánh giá cán bộ trong việc thực hiện được giao và trên hết là sự gương mẫu trong rèn luyện đạo đức của người quản lý để cán bộ noi theo. Phải biết lắng nghe dư luận xã hội để có thông tin và cơ sở đánh giá cán bộ thông qua việc thường xuyên giao tiếp với khách hàng vay vốn. Yếu tố đạo đức của cán bộ ngân hàng được đánh giá từ: lòng yêu nghề, thái độ giao tiếp với khách hàng, tận tụy với công việc, tính cầu thị, không tham lam… đó chính là rào cản chống lại hành vi lợi dụng khách hàng nhằm trục lợi cho cá nhân từ lợi thế công việc đang làm. Mặt khác, loại trừ yếu tố đạo đức thì môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như: áp lực tăng trưởng tín dụng, áp lực hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao, áp lực về chỉ tiêu lợi nhuận… cũng là một trong những tác nhân đẩy cán bộ vào những tình huống dễ “thỏa hiệp” theo các đề nghị của khách hàng để giải ngân, dẫn đến việc không kiểm soát được dòng tiền sử dụng thực chất có đi vào sản xuất kinh doanh hay chỉ chạy lòng vòng, đảo nợ làm cho việc quản lý việc sử dụng vốn tín dụng cũng gặp khó khăn. Vì vậy, ý thức về quản lý tốt việc sử dụng vốn của khách hàng vay vốn vừa giúp cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa giúp cho khách hàng ý thức được việc chấp hành pháp luật trong sử dụng vốn vay sẽ giảm bớt những thiệt hại về kinh tế nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không đem lại hiệu quả. Thứ tư, cần sự quyết liệt hơn nữa trong việc triệt để và nghiêm túc thực hiện Thông tư 09 - Cần hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế như: xây dựng đề án TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp, trong khu vực dân cư; có hệ thống chế tài đủ mạnh trong xử lý vi phạm. Có s ự chỉ đạo quyết liệt, đúng mức của Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật về thanh toán, có chính sách ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp, cá nhân chấp hành tốt việc TTKDTM. - Cần đa dạng hơn nữa tính đa năng của các tiện ích giao dịch trong việc TTKDTM do ngân hàng cung cấp. Công tác chống tham ô, tham nhũng, hối lộ... thông qua các giao dịch tín dụng phải thường xuyên quan tâm; qui trình giao dịch của ngân hàng không tạo kẽ hở để bị lợi dụng. - Ðẩy mạnh ý thức tuân thủ pháp luật của toàn xã hội, tăng cường tính trách nhiệm của cả cộng đồng doanh nghiệp, dân cư trong việc thực hiện pháp luật nhà nước, mọi sự minh bạch về thông tin trong hoạt động kinh tế sẽ không có chỗ cho những lợi dụng, nhũng nhiễu có cơ hội thực hiện. Tăng cường tính liên k ết thanh toán giữa các ngành kinh tế, các tổ chức kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế. - Xây dựng công cụ, qui trình giám sát hiệu quả đối với các lệnh chi tiền của khách hàng khi giải ngân nhằm tránh các trường hợp chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng vào những nơi không đúng với mục đích sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh như khách hàng đã kê khai... Cuối cùng là, nâng cao tính hiệp hội nghề nghiệp trong việc kết nối hệ thống thanh toán thống nhất giữa các NHTM Chúng ta biết rằng, chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển, thanh toán giữa những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình và với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. Ðối tượng cung cấp dịch vụ ngân hàng tới các cá nhân, tổ chức chính là các NHTM, nếu không tạo ra một hệ thống kết nối thanh toán thống nhất thì sẽ gây khó khăn và bất tiện cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng khi phải mở nhiều tài khỏan tại các ngân hàng khác nhau. Có không ít những phàn nàn từ khách hàng về việc tiền đi trong hệ th ống
  • 12. ngân hàng chậm, cũng không ít phàn nàn giữa các NHTM với nhau về việc tiền bị giữ lại quá lâu tại một ngân hàng bạn... Vì lợi ích chung của ngành, của toàn xã hội, các ngân hàng cần hiệp lực để tạo ra thị trường lớn hơn để cùng khai thác thay vì cạnh tranh nhau trên thị phần còn nhỏ bé. Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã đầu tư mạnh về hạ tầng kinh tế cho việc kết nối giao dịch thanh toán cho toàn hệ thống, nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử… được các NHTM cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Sự đồng bộ trong việc cung ứng dịch vụ và tính hiệp hội được nâng cao sẽ tạo niềm tin cho người sử dụng dịch vụ, từ đó việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán như quan niệm “tiền trao, cháo múc” sẽ dần bị thay thế. Tóm lại, có rất nhiều phương pháp quản lý việc sử dụng vốn của người vay nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng vốn sai mục đích là một trong những nguyên nhân phát sinh nợ xấu, thực hiện giải ngân bằng TTKDTM là một trong các cách thức để thực hiện mục tiêu này. Việc thay đổi tập quán và thói quen sử dụng tiền mặt trong mọi giao dịch c ần phải có một khoảng thời gian đủ để thực hiện, đồng thời cần một sự kiên quyết mới có thể thành công. Hiện nay, hành lang pháp lý phục vụ cho TTKDTM tương đối đầy đủ, hạ tầng công nghệ do ngành Ngân hàng cung ứng cũng đáp ứng được yêu cầu thanh toán, việc thực hiện triệt để hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của khách hàng vay vốn và sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan nhà nước để giám sát việc tuân thủ các qui định của Thông tư 09 và Quyết định số 2453, có như vậy Ðề án TTKDTM được Chính phủ giao mới đạt hiệu Quá trình hình thành và phát triển thẻ tín dụng Nhiều người trong chúng ta hẳn cũng đã gặp phải những tình huống khó xử khi trong người không có tiền mặt. Chiếc thẻ đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về thẻ tín dụng ra đời từ một tình huống tương tự. Đó là buổi tối năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, ôngFrank MC Namara một doanh nhân người Mỹ bỗng phát hiện ra mình không mang theo tiền mặt và ông buộc phải gọi điện về nhà để người nhà mang đến thanh toán. Tình thế khó xử lần đó khiến ông nảy ra ý tưởng về một hình thức thanh toán gọn nhẹ mà không cần mang theo tiền mặt bên cạnh và ông đã mày mò sáng tạo ra một phương tiện không dùng tiền mặt trong những trường hợp tương tự. Thế là lần đầu tiên MC Namara đã cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners Club”. Với lệ phí hằng năm là 5 USD, những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Xuất phát từ một ý tưởng trong tình huống khó xử, nhưng với những tiện ích đi kèm, thẻ tín dụng đã nhanh chóng chinh phục được khách hàng. Đến năm 1951 hơn 1 triệu dollars được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ “Diners Club” nhanh chóng thu lãi. Tiếp nối thành công của ther “Diners Club” năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, GoldenKey, Gourment Club, Esquire lub. Đến năm 1958 Carte Blanche và American Expree ra đời và thống lĩnh thị trường. Và hiện nay tổ chưc thẻ Amex (American Express) đang là tổ chức thẻ du lịch giảI trí (Travel & Entertianment – T&E) lớn nhất thế giới. Tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Diners Club và gấp 2 lần JCB. Năm 1990 tổng doanh thu của thẻ Amex là 111,5 triệu USD với số lượng 35,4 triệu thẻ lưu hành, nhưng chỉ 3 năm sau đó vào năm 1993 tổng doanh thu đã tăng lên 124 tỷ USD với 36,5 triệu thẻ lưu hành, tại 36 triệu cơ sở chấp nhận thẻ. Khác với loại thẻ khác tổ chức thẻ Amex tự phát hành và trực tiếp quản lý chủ thẻ. Qua đó nắm bắt được thông tin cần thiết về khách hàng để đưa ra các chương trình phát triển như phân loại khách hàng để cung cấp dịch vụ. Visa tiền thân là Bank Americard do Bank of American phát hành vào năm 1960 khi các chi nháng nhận thấy rằng phần lớn thẻ lúc bấy giờ chỉ dành cho giới doanh nhân giàu có trong khi đó mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu cho thị trường tương lai. Ngày nay Visa Card là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất toàn cầu.Tính đến năm 1990 tổng doanh thu là 345 tỷ USD với 257 triệu thẻ lưu hành, nhưng đến năm 1993 tổng doanh thu đã đạt 542 tỷ USD. Hệ thống rút tiền tự động củaVisa có khoảng 164.000 máy ATM ở 65 nước trên thế giới. Visa không trực tiếp phát hành mà giao cho nhân viên, chính vì thế giúp Visa mở rộng được thị trường hơn so với các loại khác. JCB xuất phát từ Nhật Bản và ra đời vào năm 1961 bởi ngân hàng sanwa. Mục tiêu là hướng vào
  • 13. thị trường du lịch và giải trí, hiện nay JCB là loại thẻ cạnh tranh với Amex và người nhật đã chứng tỏ công nghệ thẻ không phải là độc quyền tuyệt đối của các tổ chức Mỹ. Điều đó được thể hiện qua số liệu sau: năm 1990 tổng doanh thu đạt 16,5 tỷ USD với 17 triệu thẻ lưu hành và năm 1993 doanh số đã tăng lên 38,1 tỷ USD với 27,5 triệu thể được chấp nhận ở 400.000 nơi, tiêu thụ trên 109 quốcgia. Masters Casd ra đời vào năm 1966 với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệp hội ngân hàng gọi tắt là ICA (Interbank Card Assciation) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Năm 1993 tổng doanh thu là 320,6USD với 215 triệu thẻ được chấp nhận ở 220 quốc gia, có hệ thống ATM lớn nhất thế giới tại 9 triệu điểm chấp nhận thẻ. Chính sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, những ứng dụng của cuộc cách mạng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích khách hàng mà một trong những sản phẩm dịch vụ đó là thẻ với các tên gọi khác nhau: Thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Với lợi thế về vốn, chuyên môn trong nghiệp vụ thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Chính vì thế ngày nay thanh toán bằng thẻ đã trở thành vấn đề hết sức phổ biến, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác đã chiếm 2/3 tổng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng. Sự phát triển của thẻ gắn liền với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay thẻ tín dụng được xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh thuận tiện đặc biệt là các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đẫ liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn, tiện lợi.