SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
1
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA TRUNG QUỐC
PGS.TS. Phạm Thái Quốc, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
1. Mở đầu
Khi nghiên cứu về kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phát triển
thương mại biên giới, Ge và cộng sự (2014) cho rằng Trung Quốc là một trường
hợp điển hình thú vị. Đây là quốc gia có tổng chiều dài đường biên giới với các
nước láng giềng dài nhất thế giới. Hơn nữa, tại các khu vực biên giới của Trung
Quốc, giao thông rất thuận tiện cho việc giao thương buôn bán. Trung Quốc có
đường biên giới với 14 nước gồm có Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Ấn Độ,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Mông Cổ, Nepal, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga,
Tajikistan và Việt Nam và có tổng chiều dài đường biên giới trên đất liền lên tới
22.800km. 8 tỉnh và khu tự trị liên quan đến thương mại biên giới của Trung Quốc
gồm có: Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng,
Vân Nam và
Quảng Tây
(Bộ Công
thương
Trung
Quốc,
2011).
2
Hình 1: Biên giới Trung Quốc
Nguồn: Ge và cộng sự (2014, tr.2)
Phát triển thương mại biên giới là một phần quan trọng của chiến lược mở
cửa biên giới của Trung Quốc. Chính vì vậy, Trung Quốc xác định lấy mậu dịch
biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục
địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh làm mục tiêu
trong chiến lược phát triển vùng biên giới (Nguyễn Văn Căn, 2008). Chính vì thế,
việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc
đưa ra các bài học cho Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách phát triển
thương mại biên giới.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng và thực hiện chính
sách về phát triển và quản lý thương mại biên giới
Phát triển thương mại biên giới thịnh vượng đã trở thành một động lực mạnh
mẽ cho phát triển kinh tế biên giới nên thương mại biên giới và sự thịnh vượng của
nó trong tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mối quan hệ giữa chính quyền
trung ương với địa phương và các thành phố biên giới, và cơ chế, chính sách quản
lý để có thể tạo ra các chính sách ưu đãi.
2.1.1. Vềchính sách quản lý thương mại biên giớicủa Trung Quốc
Vào năm 1994, Trung Quốc ban hành Luật Ngoại thương, trong đó Điều 42,
Chương VIII đã quy định rõ ràng về thương mại biên giới của Trung Quốc: “Nhà
3
nước sẽ có các biện pháp quản lý cụ thể, các ưu đãi và biện pháp khuyến khích để
quản lý kinh doanh thương mại biên giới giữa các thị trấn biên giới của Trung
Quốc và các nước láng giềng”. Các biện pháp cụ thể sẽ do Hội đồng nhà nước
thông qua theo nguyên tắc “5 tự”: Các doanh nghiệp “tự tìm nguồn lực riêng cho
mình, “tự bán hàng của riêng mình”, “tự đàm phán”, “tự cân bằng” và “tự chủ về
tài chính”1.
2.1.1.1. Chủ thểquản lý
Vào 2001, sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),
thương mại biên giới của quốc gia này phải đối mặt với những cơ hội và thách thức
mới. Một mặt, việc gia nhập WTO giúp nền kinh tế Trung Quốc mở cửa và hội
nhập hơn, mối quan hệ với các nước láng giềng ngày càng được cải thiện, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới. Tuy nhiên, sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thương mại biên giới, cũng với sự cảnh giác
của các quốc gia láng giềng với hiện tượng “Trung quốc trỗi dậy”, nên chủ nghĩa
bảo hộ có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trong bối cảnh này, xu hướng điều chỉnh hệ thống pháp lý đã dẫn tới sự
hình thành một hệ thống cấu trúc đa cấp của các chính sách và quy định, chủ yếu
liên quan đến văn bản và chính sách mà Hội đồng nhà nước và các Bộ có liên quan
ban hành để quản lý thương mại biên giới. Tháng 4/2004, Hội đồng Nhà nước đã
thông qua Luật thương mại nước ngoài sửa đổi của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
(hay còn gọi là Luật ngoại thương), trong đó dành một chương để quy định về
thương mại biên giới. Hiện nay, cấu trúc của các chính sách và quy định thương
mại biên giới của Trung Quốc có thể chia thành ba cấp độ (Li, 2013): Thứ nhất,
Luật ngoại thương mà cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động giao thương với nước
ngoài. Thứ hai, Bộ Ngoại thương và Tổng cục Hải quan phối hợp quản lý thương
1(http://baike.baidu.com/view/10055.htm).
4
mại của thương mại biên giới tại các tỉnh biên giới và khu tự trị theo quy định
thống nhất của Hội đồng Nhà nước và các ban ngành có liên quan, xây dựng các
biện pháp cụ thể để thực hiện, lãnh đạo và quản lý và thúc đẩy sự phát triển lành
mạnh của thương mại biên giới. Bộ Ngoại thương cùng với các viện nghiên cứu có
liên quan hoạch định và ban hành kịp thời các chính sách thương mại biên giới
quốc gia và hợp tác kinh tế và các biện pháp quản lý vĩ mô. Tổng cục Hải quan
tăng cường giám sát và trừng trị thẳng tay hoạt động buôn lậu để đảm bảo việc
thực hiện các chính sách thương mại biên giới được hiệu quả. Thứ ba, một số vùng
biên giới, dựa trên các chính sách và quy định cấp quốc gia sẽ phát triển hơn nữa
các quy định nhằm phục vụ sự phát triển của thương mại biên giới của địa phương
đó. Ba cấp độ của quy định và pháp luật là bổ sung cho nhau để thương mại biên
giới của Trung Quốc phát triển một cách lành mạnh trong khung khổ của pháp luật.
2.1.1.2.Về cơ chế, chính sách quản lý
Phát triển thương mại biên giới phụ thuộc phần lớn vào chính sách. Hơn 30
năm cải cách và mở cửa thương mại biên giới của Trung Quốc, sự nhạy cảm của
chính sách thương mại biên giới đối với hoạt động thương mại biên giới là cao. Ở
một mức độ nào đó, không gian chính sách trực tiếp xác định không gian thị
trường, xác định các hoạt động thương mại biên giới. Hiện nay, trong lĩnh vực
thương mại biên giới, Trung Quốc đã giới thiệu một số chính sách gồm chính sách
thương mại, chính sách tài khóa, chính sách ngoại hối, chính sách thanh toán bằng
nhân dân tệ (RMB) đối với thương mại biên giới và chính sách hợp tác kinh tế
nước ngoài.
Với sự phát triển liên tục của thương mại biên giới, mô hình thương mại
biên giới của Trung Quốc đã dần dần phát triển và được nâng cấp. Trung Quốc đã
lập các cụm cảng biên giới chính, thành phố biên giới, khu hợp tác kinh tế xuyên
biên giới và ưu tiên xây dựng và phát triển khu vực kinh tế xuyên biên giới thử
5
nghiệm và các loại cùng tồn tại, thúc đẩy lẫn nhau cho sự phát triển của quy hoạch
tổng thể thương mại biên giới.
Dựa trên những ưu điểm của các tỉnh cửa khẩu biên giới và đặc tính của giao
dịch thương mại biên giới, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách ưu đãi thuế
thương mại biên giới, chương trình khuyến mại và hợp tác kinh tế và hợp tác phát
triển hạ tầng công nghệ với các nước láng giềng, hỗ trợ chính sách hoàn thuế xuất
khẩu nếu sử dụng đồng tiền RMB để thanh toán (He và Yang, 2013).
Để thúc đẩy tốc độ xây dựng và phát triển thương mại biên giới, công tác
quản lý và các dịch vụ hỗ trợ như ngân hàng, thông tin viễn thông, hạ tầng giao
thông, dịch vụ ăn uống, bất động sản tại khu vực biên giới, và tư vấn thông tin,
việc làm, logistics tại các cơ sở giao thông vận tải và thông tin liên lạc dần dần đã
được cải thiện.
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh biên giới đã xuất hiện mô hình phát triển
thương mại biên giới mới. Hầu hết các tỉnh biên giới tùy thuộc vào vị trí địa lý và
lợi thế địa lý của riêng họ để lựa chọn một mô hình điển hình theo định hướng phát
triển, liên kết các tỉnh lân cận và khu vực xung quanh của nó để tái tổ hợp giá trị
gia tăng giữa các nước láng giềng và các nước thứ ba.
Đối với chính sách thanh toán, tại tỉnh Quảng Tây và Đông Hưng, thương
mại biên giới tại đây sử dụng đồng RMB từ rất sớm. Sau khi Trung Quốc và Việt
Nam ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại biên giới vào cuối năm 1996, các Ngân
hàng quốc doanh lớn đã chính thức mở thanh toán thương mại biên giới và thành
lập chi nhánh tại tỉnh Đông Hưng để hỗ trợ thanh toán sử dụng RMB trong thương
mại biên giới với Việt Nam. Trong năm 2010, Hội đồng Nhà nước phê duyệt cho
tỉnh Quảng Tây và 18 tỉnh khác (gồm khu tự trị và thành phố) thí điểm sử dụng
RMB trong thanh toán thương mại biên giới, giải quyết kịp thời các khó khăn trong
6
việc sử dụng RMB để thúc đẩy thương mại biên giới, hỗ trợ nâng cao năng lực
công nghệ điện tử cho hệ thống thanh toán.
2.1.1.3.Về quản lý ngoại hối
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã thực hiện tốt các cam
kết của WTO trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hoá thương
mại và đầu tư thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngoại thương, giảm
bớt các rào cản thương mại và đoan giản hoá thủ tục hành chính để đưa hoạt động
thương mại biên giới lên một tầm cao mới (Li, 2013) . Ví dụ, để thuận lợi hoá việc
thanh toán trong thương mại biên giới, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về ngoại hối, tháng 9/2003 ban hành quy định về quản lý ngoại hối trong
thương mại biên giới để cho phép các doanh nghiệp và cư dân có thể tự do chuyển
đổi đồng tiền, nên cạnh việc sử dụng đồng tiền quốc gia. Điều này đã nâng cao
hiệu quả của hoạt động thanh toán trong thương mại quốc tế, và được các doanh
nghiệp cũng như các nước láng giềng ủng hộ.
Thêm nữa, mỗi tỉnh biên giới sẽ có các Ngân hàng có mối quan hệ với các
ngân hàng của nước láng giềng trong khu vực biên giới để hỗ trợ và cung cấp dịch
vụ thanh toán tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
qua biên giới và các ngân hàng này hoạt động phù hợp với các quy định có liên
quan của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Cục Quản lý Nhà nước về ngoại
hối.
2.2. Thực trạng phát triển TMBG của Trung Quốc
Ngay từ cuối những năm 80, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là “đột
phát khẩu” và lĩnh vực này ngày càng phát triển. Đến năm 1994, Trung Quốc đã có
mở cửa 5 thành phố, thị trấn biên giới. Ngoài ra còn có hơn 100 cửa khẩu mở cửa
và chợ biên giới đã được hình thành nhằm liên kết chặt chẽ khu vực ven biên giới
7
giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Theo phân chia địa lý, thương mại
biên giới Trung Quốc có thể được chia thành 3 khu vực mậu dịch biên giới chính
gồm khu thương mại biên giới phía Đông Bắc, khu thương mại biên giới phía Tây
Bắc và khu thương mại biên giới phía Tây Nam. Quy mô của 3 khu thương mại
biên giới này có đặc trưng riêng bởi có sự khác biệt về các hình thức và cấu trúc
hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.2.1. Khu thương mại biên giới phía Đông Bắc
2.2.1.1. Thương mại biên giới của Trung Quốc với Nga
Khu thương mại biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc có đối tác thương
mại lớn nhất là Nga. Trung Quốc đã xây dựng một khu thương mại hiện đại dọc
theo biên giới với Nga với trị giá 500 triệu đôla Mỹ, được cho là một dấu hiệu về
mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai nước. Hiện tại cổng thương mại biên
giới giữa Trung Quốc và Nga hoạt động chủ yếu tại Mãn Châu Lý, Hắc Hà, Tân
Cương, và Yên Chung. Nhưng Mãn Châu Lý là cửa khẩu quan trọng nhất với Nga
đã được đầu tư xây dựng khu logistics để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa qua biên
giới. Giai đoạn đầu của dự án hoàn thành với số tiền đầu tư là 500 triệu đôla Mỹ và
cho phép 70 triệu tấn hàng đi qua cổng biên giới mỗi năm. Ngoài ra, nơi đây cũng
đang xây dựng một dự án đường sắt xuyên lục địa nhằm liên kết hai nền kinh tế.2
Trung Quốc nhập khẩu với số lượng lớn hàng hóa chủ yếu gồm các sản phẩm gỗ,
dầu thô, quặng sắt và các nguyên liệu năng lượng khác từ Nga và xuất khẩu sang
Nga các hàng hóa như trái cây, hàng may mặc, quần áo, giầy dép, máy móc và các
sản phẩm điện. Theo thống kê từ phía Trung Quốc3, riêng trong 3 tháng đầu năm
2015 từ, tại cửa khẩu Mãn Châu Lý, Trung Quốc đã xuất khẩu trái cây và rau củ
quả sang Nga với khối lượng là 471.000 tấn, giảm 15,8%. Kể từ năm 2014, sự mất
2 Tham khảo trên website http://www.thehindu.com/news/international/china-pushes-border-model-in-a-booming-
russian-trade-zone/article6304857.ece;
3 Tham khảo tại https://read01.com/Dnxgnj.html; (truy cập ngày 27/7/2016).
8
giá mạnh của đồng rúp, trái cây và rau quả Trung Quốc xuất khẩu sang Nga bị ảnh
hưởng đáng kể. Trước những khó khăn và thuận lợi trong thương mại biên giới
Trung – Nga, Trung Quốc đã có các chính sách và giải pháp cho từng nhóm vấn đề
cụ thể như sau:
Hỗ trợ thanh toán
Trước những khó khăn do sự mất giá của đồng tiền ảnh hưởng trực tiếp tới
thương mại biên giới 2 nước, Trung Quốc luôn tìm cách hỗ trợ về chính sách tạo
thuận lợi cho thương mại biên giới Trung-Nga khi đồng rúp mất giá trong 2 năm
gần đây. Cụ thể, khuyến khích tất cả các Ngân hàng thương mại trong nước thành
lập chi nhánh tại các cửa khẩu biên giới, hỗ trợ thanh toán, và thúc đẩy sự tự do
trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, nhà nước cũng đã ban hành các chính sách ưu đãi nếu
thanh toán bằng RMB, hỗ trợ thiết lập tài khoản tại nước ngoài, tạo thuận lợi cho
đồng RMB thâm nhập vào thị trường vốn của Nga.
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Do đồng rúp mất giá liên tục và giảm giá sâu nên gây khó khăn cho hoạt
động xuất khẩu của Trung Quốc vì các doanh nghiệp thương mại của Nga thường
chậm thanh toán. Vì vậy, các công ty bảo hiểm trong nước của Trung Quốc đã
được khuyến khích mở chi nhánh tại cửa khẩu biên giới Trung – Nga để cung cấp
các dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp hoạt động thương
mại biên giới với Nga. Ngoài ra, chính phủ cũng được yêu cầu cung cấp các khoản
trợ cấp tài chính nhất định để mở rộng phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu, giảm phí bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp
thương mại xuất khẩu tại biên giới Trung – Nga.
Thành lập kho ngoại quan Logistics tại thành phố biên giới Trung-Nga
Chi phí logistics tai khu thương mại biên giới Trung – Nga là khá cao. Đây
được cho là một yếu tố quan trọng hạn chế sự phát triển của thương mại xuất nhập
9
khẩu từ phía Nga đối với Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã
đưa ra chính sách ưu đãi thuế biên giới. Hội đồng Nhà nước đã chính thức chấp
thuận việc thành lập các khu vực ngoại quan logistics tại khu vực biên giới Mãn
Châu Lý, tạo ra những lợi thế chính sách, hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh
nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc nắm bắt được các chính sách ưu đãi ngoại quan
logistics của Nga, và với sự hợp tác tích cực của các doanh nghiệp hậu cần của
Nga, cải thiện các dịch vụ hậu cần chuỗi cung ứng, trên cơ sở hợp tác cùng có lợi
về thương mại qua biên giới nhằm tiếp tục giảm chi phí logistics.
Xây dựng một cơ chế cảnh báo nhanh về TBT
Các rào cản phi thuế quan như thuế chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật đối
với thương mại đã trở thành một trở ngại quan trọng đối với sự phát triển của
thương mại biên giới Trung-Nga. Để khắc phục điểm này, Trung Quốc đã tích cực
thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, cải thiện công tác kiểm tra và nâng
cao hiệu quả kiểm dịch theo các điều khoản dựa trên Hiệp định thương mại song
phương và cơ chế hợp tác kinh tế, đẩy nhanh việc thành lập các cơ chế và hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm với các tiêu chuẩn quốc
tế, giảm thiểu các rào cản thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Nga. Trung
Quốc cũng đã thúc giục phía Nga nhanh chóng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm
về kiểm soát chất lượng sản phẩm từ xa so với tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ
thuật và xây dựng cơ chế cung cấp thông tin và hướng dẫn kịp thời cho các doanh
nghiệp tham gia hoạt động thương mại biên giới Trung – Nga nắm được nội dung
cụ thể.
2.2.1.2. Thương mại biên giới của Trung Quốc với Mông Cổ
Trung Quốc và Mông Cổ chia sẻ đường biên giới dài 4.677 km. Giữa hai
nước có lợi thế địa lý tốt, bổ sung kinh tế mạnh mẽ, thương mại song phương cho
nhau. Theo Zhou và Ding (2008), do thiếu phương tiện thanh toán hiệu quả của
10
ngân hàng tại khu vực biên giới, nên tình trạng thanh toán tiền mặt là phổ biến
trong hoạt động thương mại biên giới Trung Quốc và Mông Cổ. Với sức mạnh
toàn diện của Trung Quốc, đồng nhân dân tệ ổn định và đang ngày càng trở nên
được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong thanh toán thương mại biên giới Trung-
Mông Cổ. Mông Cổ xuất khẩu thương mại biên giới các sản phẩm gồm ngũ cốc,
rau quả, các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác từ
Trung Quốc. Trong khi đó, Mông Cổ nhập khẩu nhiên liệu, nguyên liệu, gỗ và các
sản phẩm dựa trên nguồn lực khác, và số lượng hàng hóa nhập khẩu thường lớn
hơn xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa thương mại biên giới giữa 2 nước như vậy đã giữ
ổn định lâu dài. Ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc đối với Mông Cổ là sự trao
đổi thương mại, trong đó 70% xuất khẩu là sản phẩm thiên nhiên cung cấp năng
lượng hoặc nguyên vật liệu cho các nhà máy ở Trung Quốc. Số lượng doanh
nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lên tới 400 doanh
nghiệp tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ. Trong năm 2015, tăng
thêm 287 doanh nghiệp vi mô và 42 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 doanh nghiệp
lớn.
Hệ thống chính sách thương mạibiên giới giữa hai nước không phảilà hoàn
hảo.
Mặc dù thương mại biên giới giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng,
nhưng vẫn chưa có các chính sách quản lý thương mại biên giới hiệu quả, thiếu
chính sách hỗ trợ mạnh mẽ. Ưu đãi thuế nhập khẩu là một trụ cột quan trọng để tạo
ra lợi nhuận thương mại biên giới. Tuy nhiên, các chính sách ữu đãi thuế nhập
khẩu thương mại qua biên giới đã giảm dần và không được hưởng chính sách giảm
thuế xuất khẩu. Trong những năm gần đây, các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho thương
mại biên giới gữa hai nước đã được cải thiện. Hỗ trợ phát hành các thư tín dụng,
11
bảo lãnh và các dịch vụ khác, để thúc đẩy và phát triển thương mại biên giới Trung
Quốc và Mông Cổ.
2.2.1.3. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, và nguồn cung chính về thực
phẩm, vũ khí, và năng lượng của Bắc Triều Tiên. Đan Đông là thành phố biên giới
lớn nhất Trung Quốc dọc theo biên giới Trung-Bắc Triều Tiên. Đan Đông đã có
một lịch sử đầy biến động vì vị trí chiến lược của nó đối với các nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú của vùng đông bắc và thuận tiện giao thông đường thủy. Nó
được thiết kế như là một trung tâm sản xuất xuất khẩu chủ lực của tỉnh, và là một
thành phố cảng kết nối bằng đường sắt giúp lưu thông một số lượng đáng kể của
thương mại với Bắc Hàn qua thành phố biên giới này.
Các chính sách và hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại biên giới
Trung Quốc đã đầu tư 156 triệu đôla Mỹ để xây dựng khu thương mại biên
giới với diện tích 24.000 m2 và cho phép các cư dân sống trong phạm vi 20 km
biên giới để buôn bán với nhau và được hưởng một số lợi ích như miễn giảm thuế
và lệ phí xuất khẩu đối với các giao dịch có giá trị dưới 8.000 nhân dân tệ (tương
đương với 1.260 đôla Mỹ) một ngày. Đan Đông hiện có khoảng 600 công ty
thương mại biên giới, chiếm hơn 70% thương mại giữa Bắc Triều Tiên và Trung
Quốc. Đối với thành phố, mức độ thương mại giữa hai bên là một vấn đề gắn chặt
với phát triển kinh tế của riêng mình. Giai đoạn đầu mới mở vào tháng 4 năm 2015
đã có khoảng 40-50 công ty Bắc Triều Tiên tham gia kinh doanh các sản phẩm
nông nghiệp như nấm và nhân sâm.
Để hỗ trợ phát triển thương mại biên giới giữa hai nước, hàng năm Trung
Quốc còn tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Trung Quốc-Bắc Triều Tiên để giao
lưu văn hóa và thúc đẩy phát triển du lịch. Hội chợ này thường thu hút các phái
đoàn Bắc Triều Tiên đến tham gia khoảng 100 công ty kinh doanh và khoảng 500
12
đại biểu. Mặt hàng được đưa ra bởi các thương gia Bắc Triều Tiên chủ yếu bao
gồm mật ong, nhân sâm, thuốc lá, hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc), mỹ
phẩm và thuốc men.
Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho dân cư của Bắc Triều
Tiên đến làm ăn sinh sống tại khu vực Đan Đông bằng cách Văn phòng Công an
thành phố đã cấp giấy phép lưu trú cho khoảng 12.000 công nhân.
2.2.2. Khu thương mại biên giới phía Tây Bắc
Từ phía Đông Bắc đến Tây Nam, Tân Cương giáp Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan. Với một đường biên giới
là 5.600 km, nó là một trong các tỉnh của Trung Quốc với đường biên giới dài nhất.
Trong thời cổ đại, Tân Cương là một phần quan trọng của con đường tơ lụa.Khu
thương mại biên giới Tây Bắc Tân Cương chủ yếu đề cập đến thương mại biên giới
các quốc gia Trung Á.
2.2.2.1. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Nam Á (Ấn Độ,
Bhutan, Pakistan và Nepal)
Trung Quốc và Ấn Độ
Trung Quốc và Ấn Độ hiện là 2 quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới và
cũng là hai nước có nguồn lao động có tay nghề cao lớn nhất. Sự gần gũi về mặt
địa lý, những giá trị chung về mặt văn hoá, và quy mô khổng lồ của nền kinh tế hai
bên chính là cơ sở làm gia tăng nhanh chóng mối quan hệ đầu tư và thươngg mại
song phương. Sự phát triển của thương mại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc cũng
dựa trên mối quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia. Các giao dịch
mậu biên giữa Trung Quốc và Ấn độ bắt đầu vào năm 2006, giữa Tây Tạng – một
khu tự trị của Trung Quốc thông qua cửa khẩu Nathu-la. Cửa khẩu này đã được mở
cửa trở lại sau 44 năm.
13
Hoạt động thương mại biên giới giữa hai quốc gia được tiến hành đối với
danh mục hàng hoá và dịch vụ được hai bên thống nhất. Ban đầu, có 44 loại hàng
hoá và dịch vụ trong danh mục này gồm có 15 loại cho xuất khẩu và 29 loại cho
nhập khẩu (Vishal và Muthupandian, 2016). Các loại hàng hoá nhập khẩu từ Ấn
Độ gồm các loại gia vị, bột, đồ gia dụng, thiết bị nông nghiệp, giày dép, … và các
hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là động vật và sản phẩm từ động vật như dê, cừu,
ngựa, da cừu, lông và đuôi bò Tây Tạng, …
Trong chuyến thăm của thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee tới Bắc Kinh
vào năm 2003, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký Biên bản Ghi nhớ về việc mở rộng
thương mại biên giới. Theo đó, hai quốc gia đã thống nhất mở cửa thương mại dọc
biên giới Sikkim – Tây Tạng thông qua cửa khẩu Nathu-La. Do nhu cầu mở rộng
danh mục hàng hoá giao dịch, 5 loại hàng hoá xuất khẩu và 7 loại hàng hoá nhập
khẩu đã được bổ sung vào danh mục hàng hoá giao dịch vào tháng 5/2012 (Vishal
và Muthupandian, 2016). Các sản phẩm được nhập khẩu từ Ấn Độ bao gồm thủ
công mỹ nghệ, thổ cẩm và quần áo may sẵn và một số mặt hàng mà Trung Quốc
xuất khẩu sang Ấn Độ bao gồm chăn mền và giày dép.
Quyết định này sẽ có nhiều ảnh hưởng tới quốc gia láng giềng, trong đó có
Bhutan (Mathou, 2004).
Trung Quốc – Bhutan
Do sự gần gũi về mặt địa lý, Trung Quốc coi Bhutan có tầm quan trọng lớn
về mặt chính trị và chiến lược trong vùng Hymalaya. Hơn nữa, Bhtuan có mối giao
lưu về mặt văn hoá và tôn giáo rất gần gũi với khu tự trị Tây Tạng. Tuy nhiên, do
những mâu thuẫn về mặt chính trị, mối quan hệ về mặt kinh tế và thương mại giữa
hai quốc gia là rất nhỏ. Vào năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung
Quốc và Bhutan là 637.000 đô la Mỹ, trong đó giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc
sang Bhutan là 616.000 đô la Mỹ(Mathou, 2004). Giá trị thương mại thậm chí còn
14
giảm 60,6% so với năm 2001. Vào năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
hai quốc gia đạt 1,62 triệu đô la Mỹ, trong đó giá trị xuất khẩu của Trung Quốc
sang Bhutan đạt 1,6 triệu đô la Mỹ(Mathou, 2004).
Từ quan điểm của Trung Quốc, phát triển thương mại biên giới với Bhutan
là một phẩn trong chiến lược tổng thể của quốc gia này ở vùng Himalaya. Tuy
nhiên, theo đánh giá của Mathou (2004), mối quan hệ thương mại Trung Quốc –
Bhutan rất khó phát triển. Leo.E.Rose đã đưa ra nhận định vào năm 1974 rằng
“phương thức thương mại của Bhutan đã thay đổi kể từ năm 1960, sau khi vương
quốc này tiếp cận thị trường Ấn Độ và bất cứ sự thay đổi nào đối với cấu trúc
thương mại này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của Bhutan. Chính vì thế,
việc dỡ bỏ cấm vận với Tây Tạng có rất ít ảnh hưởng tới Bhutan, trừ một số vùng
thưa dân cư nhưng có vị trí chiến lược ở vùng biên giới phía Bắc” (trích lại trong
Mathou, 2004, tr.407). Nhận định này vẫn còn đúng cho đến thời điểm hiện tại.
Mặc dù việc thiết lập mối quan hệ thương mại với Trung Quốc sẽ mang lại những
lợi ích lớn về mặt kinh tế đối với Bhutan, tuy nhiên trên thực trên, Bhutan sẽ tự
khai thác tiềm năng kinh tế của đất nước mình, đồng thời khai thác Biên bản Ghi
nhớ Trung-Ấn về thương mại biên giới.
Trung Quốc - Pakistan
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan bắt đầu từ năm 1950 khi Pakistan
là một trong các quốc gia đầu tiên chấm dứt mối quan hệ ngoại giao chính thức với
với Đài Loan và công nhận nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hiện nay,
Pakistan đang xây dựng một mối quan hệ rất gần gũi với Trung Quốc, và coi đây là
trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của quốc gia này. Nguyên nhân chính là cả
quốc gia này cùng có một đối thủ chung là Ấn Độ.
Sau chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình tới Pakistan vào năm 2015, hai
bên đã ký kết một thoả thuận phát triển một “hành lang kinh tế” trị giá 46 tỉ đô la,
15
trải dài từ khu tự trị Tân Cương đến cảng Gwadar, tây nam Pakistan. Theo đó là
hàng loạt những dự án cơ sở hạ tầng khác, đề tạo thành một “con đường tơ lụa
mới” để rút ngắn tới 12.000km trên tuyến đường từ Trung Quốc đến Trung Đông
(Chellaney, 2016). Từ đó, Trung Quốc có thể tiến vào Ấn Độ Dương, và thách
thức Ấn Độ ngày từ chính sân sau trên biển của New Delhi.
Trung Quốc – Nepal
Nepal là vùng đất có đường biên giới phía Tây, Nam và Đông với Ấn Độ, và
vùng phía Bắc tiếp giáp với khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Khu vực tiếp
giáp giữa Trung Quốc và Nepal là vùng núi, chính vì thế, 95% hoạt động ngoại
thương của Nepal là với Ấn Độ. Thương mại với Tây Tạng chiến chưa tới 1%
trong tổng số thương mại với nước ngoài của Nepal.
Hiện nay, mối quan hệ thương mại biên giới có tiềm năng phát triển hơn do
vào năm 2007-2008, Trung Quốc bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt dài 770km nối
liền thủ đô của Tây Tạng là Lhasa và thị trấn biên giới Nepal là Khasa, từ đó kết
nối với hệ thống đường sắt nội địa của Trung Quốc.
Giát trị xuất khẩu của Trung Quốc tới Nepal qua cửa khẩu biên giới là 29
triệu nhân dân tệ, và giá trị nhập khẩu là gần 2,4 tỉ nhân dân tệ vào tháng 6 năm
2015 (China news, 2015). Các hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu là các
sản phẩm truyền thống của Nepal như các tác phẩm điêu khắc đồng, các loại thuốc
và thảm. Hàng hoá nhập khẩu bao gồm các loại sản phẩm dệt may, hàng gia dụng
và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác như quần áo, giày dép, …(Qi, 2014)
2.2.2.2. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Á
(Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan)
Đặc thù của thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Á
Thương mại xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước Trung Á chủ yếu
là xuất khẩu từ Trung Quốc tại Khu tự trị Tân Cương. Đây là khu tự trị với diện
16
tích 1.600.000 km2 và có chung đường biên với với Kazakhstan, Cộng hoà Kyrgyz
và Tajikistan. Sản phẩm hàng hoá trong thương mại biên giới giữa Khu tự trị Tân
Cương và Trung Quốc gồm cả nông sản và sản phẩm công nghiệp, trong đó sản
phẩm nông nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn.
Hiện nay, do sự phát triển của hệ thống giao thông, các cửa khẩu của Tân
Cương đã trở thành cánh cửa để xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang các
quốc gia Trung Á láng giềng. Theo thống kê về hải quan của Tân Cương, kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa khu tự trị này và 3 quốc gia Trung Á đã tăng từ 22.9 tỉ
đô la Mỹ và năm 2009 tới 46,14 tỉ đô la Mỹ vào năm 2014 (HKTDC Research,
2016). Xuất khẩu của Tân Cương tới Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan chiếm
lần lượt 62.3%, 74.7% và 76.7% trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc tới ba thị
trường này.
Ngoài nhập khẩu các sản phẩm từ Tân Cương, các nhà nhập khẩu từ Trung
Á vẫn tìm kiếm hàng hoá được sản xuất tại các vùng khác của Trung Quốc. Mặc
dù nhu cầu của thị trường các quốc gia Trung Á có giảm vào năm 2015 do sự suy
giảm về kinh tế, tỉ giá hối đoái và các nhân tố khác, xuất khẩu hàng hoá công
nghiệp nhẹ, máy móc và sản phẩm điện tử tiếp tục tăng do nhu cầu đối với các sản
phẩm Trung Quốc của thị trường Trung Á tăng lên.
Theo nghiên cứu của World Bank (2007), hai đặc điểm quan trọng của hoạt
động thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Á là:
Thứ nhất, thương mại biên giới giữa Trung Quốc và ba quốc gia Đông Á
được thực hiện hoàn toàn bởi dân cư địa phương, và thậm chí là bởi toàn bộ các hộ
gia đình trong khu vực biên giới để tối đa hoá lượng hàng hoá được vận chuyển
qua biên giới.
Thứ hai, chợ là phương tiện chính để tiến hành các giao dịch xuyên biên
giới. Vì giới hạn hàng hoá được áp dụng trên cơ sở cá nhân, việc di chuyển cùng
17
vợ và các con sẽ tăng lượng hàng hoá được giao dịch qua biên giới mà không phải
thanh toán thêm.
2.2.2.3. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và quốc gia ở vùng Trung Đông
(Afghanistan)
Hoạt động thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Afganistan chủ yếu
được thực hiện trên cơ sở cá nhân, hoặc thậm chí là các thành viên trong các hộ gia
đình ở khu vực biên giới để tối đa hoá lượng hàng hoá có thể được vận chuyển qua
khu vực biên giới.
Để thúc đẩy thương mại biên giới, Trung Quốc và Afghanistan đã có kế hoạt
xây dựng một con đường để mở rộng đường biên giới khá hẹp giữa hai quốc gia
thông qua vành đai Wakhan. Đường biên giới tại Wakhan nằm gần thành phố
Kashgar và khu kinh tế ở đây. Trung quốc kỳ vọng sẽ đưa Kashgar trở thành điểm
kết nối và đưa thương mại biên giới giữa hai quốc gia phát triển đến một tầm cao
mới và có thể thay thế con đường tơ lụa huyền thoại (Khan, 2015, Lin, 2011).
2.2.3. Khu thương mại biên giới phía Tây Nam
Khu thương mại biên giớiTây Nam chủ yếu đề cập đến thương mại biên
giới ở Tây Tạng, Vân Nam và Quảng Tâyvới Myanmar, Làovà ViệtNam. Trong
những năm gần đây, Tây Tạng luôn thâm hụt thương mại, hàng nhập khẩu chủ yếu
là các sản phẩm cơ khí và điện, hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm cơ điện tử
và dệt may. Xuất khẩu của Quảng Tây sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm
công nghiệp và hàng tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, và thủy sản.
2.2.3.1. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar
Vân Nam là tỉnh tiếp giáp với Myanmar, Lào và Việt Nam. Trung Quốc đã
đầu tư cảng tại Đặc khu Kinh tế (SEZ) Kyaukphyu tỉnh Vân Nam và đầu tư nhiều
vào các đường ống dẫn dầu và khí đốt tại Myanmar, như là một tuyến đường năng
18
lượng thay thế làm giảm bớt sự phụ thuộc lớn của nước này vào việc vận chuyển
năng lượng xuyên qua Eo biển Malacca. Điều này cho thấy cách Trung Quốc đang
sử dụng việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Myanmar để thúc đẩy an ninh năng lượng
của nước này - đóng một vai trò quyết định trong chính sách “Một vành đai, một
con đường” của Trung Quốc và là một đối tác đáng kể trong sáng kiến Con đường
tơ lụa trên biển đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy.4 Theo Sở
Thương mại tỉnh Vân Nam, Thương mại biên giới của tỉnh Vân Nam với Myanmar
chiếm khoảng 49% tổng thương mại của Trung Quốc với Myanmar. Tỉnh biên giới
này nhập khẩu từ Myanmar chủ yếu là các sản phẩm gỗ và hải sản, và xuất khẩu
quần áo dệt may, bia, dầu hỏa và các sản phẩm công nghiệp khác sang Myanmar.
Chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực thương mại biên giới
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào tháng 1 năm 2016 đã ban hành chính
sách “hỗ trợ phát triển biên giới mở tại các khu vực trọng điểm”, trong đó đề xuất
dựa vào các đặc điểm lợi thế của từng khu vực biên giới để phát triển công nghiệp,
hỗ trợ, ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm về nhập khẩu nguồn năng lượng, hỗ trợ sản
xuất chế biến tại khu cửa khẩu để phát triển các cụm công nghiệp định hướng xuất
khẩu và đề xuất việc thành lập các khu vực trọng điểm biên giới sử dụng nguồn từ
quỹ phát triển công nghiệp. Những chính sách này cho thấy cả hai cấp trung ương
cũng như địa phương tích cực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp của khu
vực biên giới.
Vân Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu có các chính sách thúc đẩy sự
phát triển khu hợp tác kinh tế biên giới Trung Quốc – Myanmar như hỗ trợ thiết
lập một mạng lưới bán hàng xe bán tải ở biên giới Myanmar, thông qua liên doanh
với các công ty của tỉnh Vân Nam tại Myanmar, cùng mở cửa hàng bán hàng, bảo
trì và cung cấp dịch vụ liên quan. Ngoài ra, Trung Quốc cũng hỗ trợ thanh toán,
4http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/4929-trung-quoc-voi-van-de-hoc-bua-myanmar
19
miễn thuế hải quan, thuế nhập khẩu, thiết lập khu chế biến, kho bãi tạo kênh phân
phối cho ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ gụ phát triển.
2.2.3.1. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Lào
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Lào đã được bình thường hoá vào năm
1989 sau hàng loạt sự kiện chính trị. Thương mại biên giới giữa hai quốc gia ngày
càng được mở rộng, từ việc trao đổi buôn bán các hàng hoá địa phương tại khu vực
biên giới giáp ranh đến việc Trung Quốc đầu tư 11 dự án vào Lào trong năm 1991,
trong đó có một nhà máy lắp ráp ô tô. Sau khi thành lập Uỷ Ban Biên giới Trung –
Lào vào năm 1991, một thoả thuận đã đạt được trong việc phân chia biên giới.
Thương mại biên giới giữa hai quốc gia đã tăng lên vào năm 1993, 1994.
Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Lào diễn ra ở cửa khẩu Luan
Namtha. Do lợi thế về mặt địa lý của cử khẩu này nên kim ngạch xuất nhập khẩu
qua đây tăng khá nhanh. Từ năm 2001 đến năm 2005, xuất khẩu tăng trung bình
28%/năm và nhập khẩu tăng khoảng 8%/năm. Các sản phẩm nhập khẩu của Trung
Quốc chủ yếu là khoáng sản, nông sản (bao gồm các sản phẩm của ngành chăn
nuôi) và các các lâm sản không phải gỗ, chiếm tới 43%, 30% và 10% tổng kim
ngạch nhập khẩu. Các sản phẩm chủ yếu mà Trung Quốc xuất khẩu sang Lào chủ
yếu là quần áo, hàng hoá tiêu dùng, máy móc, công cụ nông nghiệp và thực phẩm
(Khontaphane và cộng sự, 2006).
2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trung Quốc là một quốc gia lớn và có chung đường biên giới với nhiều quốc
gia láng giềng và cũng vì thế, nghiên cứu trường hợp của quốc gia này có thể rút ra
bài học hữu ích cho Việt Nam trong việc phát triển thương mại xuyên biên giới.
Các kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu hoạt động thương
mại biên giới của Trung Quốc gồm có:
20
Thứ nhất, về mặt chính sách cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản
lý từ trung ương đến địa phương. Hệ thống pháp luật và quy định liên quan đến
thương mại biên giới được phân chia thành ba cấp như đã được phân tích tại báo
cáo này. Đặc biệt với quốc gia có các khu vực tự trị như khu tự trị Tân Cương, khu
tự trị Nội Mông … thì việc phối hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả giữa các cấp
chính quyền là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thông suốt và hỗ trợ cho sự phát
biển của hoạt động thương mại qua các cửa khẩu biên giới.
Thứ hai, về cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy đây chính
là nền tảng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của thương mại biên giới.
Chính vì thế, Việt Nam cũng cần đầu tư hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng tại
khu biên giới như khu hội chợ thương mại, hệ thống chi nhánh ngân hàng, đường
xá, kho bãi,…làm nền tảng thúc đẩy thương mại biên giới.
Thứ ba, trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, nhà nước cần có biện pháp điều
hành một cách linh hoạt, từ đó có thể phát triển hoạt động thương mại.
Thứ tư, cần có các chính sách cụ thể như chính sách hỗ trợ tài chính, chính
sách thuế… để hỗ trợ phát triển và quản lý thương mại biên giới nói chung và
chính sách đặc thù cho từng khu biên giới do hiện tại mỗi khu biên giới của Việt
Nam còn có nhiều đặc điểm riêng biệt. Tổ chức nhiều Hội chợ thương mại quốc tế
để giao lưu văn hóa và thúc đẩy phát triển thương mại và du lịch giữa hai nước
ngay tại vùng biên giới.
Cuối cùng, cần thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, cải thiện công
tác kiểm tra và nâng cao hiệu quả kiểm dịch theo các điều khoản dựa trên Hiệp
định thương mại song phương và cơ chế hợp tác kinh tế, đẩy nhanh việc thành lập
các cơ chế và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm với
các tiêu chuẩn quốc tế, giảm thiểu các rào cản thương mại biên giới giữa Việt Nam
và các nước láng giềng.
21
3. Các tồn tại, hạn chế của báo cáo
Khi thực hiện báo cáo về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển
thương mại biên giới, nhóm tác giả gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu về
hoạt động này. Thương mại biên giới rất khó để hạch toán một cách đầy đủ và có
khi quy mô của mỗi giao dịch còn nhỏ, và tổng quy mô chỉ chiếm một phần nhỏ
trong tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc (Ge và cộng sự, 2014). Chính vì
khó khăn này, báo cáo của nhóm tác giả chưa phân tích được một cách hoàn chỉnh
các nội dung liên quan đến chính sách và đặc thù thương mại biên giới với tường
quốc gia láng giềng.
4. Kết luận
Nghiên cứu về trường hợp của Trung Quốc trong việc phát triển thương mại
biên giới cho thấy đây là một trường hợp thú vị, tuy nhiên cũng là một trường hợp
rất phức tạp. Do có đường biên giới với 14 quốc gia láng giềng và mối quan hệ
thương mại lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, cũng
như điều kiện phát triển của các quốc gia này. Hơn nữa, Trung Quốc lại tiếp giáp
với nhiều quốc gia láng giềng thông qua khu tự trị Nội Mông và khu tự trị Tân
Cương.
Kinh nghiệm hợp tác biên giới Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đã
đưa ra một số bài học hữu ích cho Việt Nam. Tuy nhiên, các bài học này cần được
áp dụng linh hoạt trong các điều kiện cụ thể, phù hợp với trình độ phát triển cũng
như mối quan hệ chính trị, xã hội giữa Việt Nam và các nước đối tác có chung
đường biên.
5. Tài liệu tham khảo
BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG QUỐC. 2011. 中国边境贸易政策的研究和思考
(Research and reflection on Chinese Border Trade Policies) [Online].
22
Available:
http://cdtb.mofcom.gov.cn/article/shangwubangzhu/af/201107/201107076501
29.shtml [Accessed 27/7 2016].
CHELLANEY, B. 2016. Bóng hình Trung Quốc tại Pakistan [Online]. Available:
http://thanhnien.vn/the-gioi/bong-hinh-trung-quoc-tai-pakistan-714929.html
[Accessed 15/7 2016].
CHINA NEWS. 2015. Available: http://big5.chinanews.com/m/cj/2015/06-
26/7368937.shtml [Accessed July 30th 2016].
GE, Y., HE, Y., JIANG, Y. & YIN, X. 2014. Border Trade and Regional
Integration. Review of Development Economics, 18, 300-312.
HE, J. & YANG, Z. 2013. 中国边贸城市经济的未来前景 (Future prosopect of
China border city) [Online]. Available: http://www.caijing.com.cn/2013-10-
21/113446588.html [Accessed 20/7 2016].
HKTDC RESEARCH. 2016. A Belt and Road Development Story: Trade between
Xinjiang and Central Asia [Online]. Available:
http://beltandroad.hktdc.com/en/market-analyses/details.aspx?ID=473580
[Accessed 15/7 2016].
KHAN, R. M. 2015. China's Economic and Strategic Interests in Afghanistan.
FWU Journal of Social Sciences, 1, 74.
KHONTAPHANE, S., INSISIANGMAY, S. & NOLINTHA, V. 2006. Impact of
Border Trade In Local Livelihoods: Lao-Chinese Border Trade in
Luangnamtha and Oudomxay Province. International Trade and Human
Development, Technical Background Paper for the Third National Human
Development Report.
LI, T. 2013. 改革开放以来中国边境贸易政策演变的历史考察 (Historical
investigation on the the reform and opening of China's border trade policy)
23
[Online]. Available:
http://www.hprc.org.cn/gsyj/jjs/jjzhds/201312/t20131227_259895.html
[Accessed 27/7 2016].
LIN, C. 2011. China's Silk Road Strategy in AfPak: The Shanghai Cooperation
Organization, ISPSW.
MATHOU, T. Bhutan-China Relations: Towards a New Step in Himalayan
Politics. Papers Submitted for the International Seminar on Bhutanese
Studies, 2004. 20-23.
NGUYỄN VĂN CĂN 2008. Chiến lược “Hưng biên phú dân” của Trung Quốc,
Hà Nội, NXB Từ điển Bách Khoa.
QI, Y. 2014. 西藏邊境小額貿易一季度實現進出口總值16.1億元 (Import and
export value of Tibet in the first quarter is 1.61 billion yuan) [Online].
Available: http://www.chinesetoday.com/big/article/871376 [Accessed July
30th 2016].
VISHAL, R. S. & MUTHUPANDIAN, B. 2016. India’s Border Trade With China:
Current Status And Potential Of Trade Route Through Nathu La.
Management Insight, 11.
WORLD BANK. 2007. Cross-border Trade within the Central Asia Regional
Economic Cooperation [Online]. Central Asia Regional Economic
Cooperation (CAREC) Institute. Available:
http://www.carecprogram.org/uploads/docs/Cross-Border-Trade-CAREC.pdf
[Accessed].
ZHOU, Y. & DING, Y. 2008. 内蒙古自治区中蒙边境贸易发展研究
(Development of Border Trade in Mongolia). Journal of Inner Mongolia
Norm al University (Philosophy & Social Science), 37 (6).
24
6. Phụ lục (các minh chứng kèm theo)
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)
Thủ trưởng
Tổ chức chủ trì đề tài
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

More Related Content

What's hot

Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Huyền Trần
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Thanh Huyền
 
Thuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vnThuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vn
mjcuty
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
trantuktqd
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecn
nganvpt
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Ánh Phượng Lê
 
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì  fedCục dự trữ liên bang hoa kì  fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Le Minhnguyet
 
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàngThuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Tùng Yo
 

What's hot (20)

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nướcNgân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước
 
Nhtw
NhtwNhtw
Nhtw
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcNghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
 
Omo
OmoOmo
Omo
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vn
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
 
Thuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vnThuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vn
 
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngTiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Luận án: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn đ...
Luận án: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn đ...Luận án: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn đ...
Luận án: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn đ...
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecn
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
 
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì  fedCục dự trữ liên bang hoa kì  fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
 
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàngThuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàng
 

Similar to Chính sách thương mại biên giới của trung quốc

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Nguyễn Công Huy
 
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...
Anh Nguyen
 

Similar to Chính sách thương mại biên giới của trung quốc (20)

Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
 
Kinh nghiệm hợp tác logistics giữa các nước trong cộng đồng Châu Âu (EU) đối ...
Kinh nghiệm hợp tác logistics giữa các nước trong cộng đồng Châu Âu (EU) đối ...Kinh nghiệm hợp tác logistics giữa các nước trong cộng đồng Châu Âu (EU) đối ...
Kinh nghiệm hợp tác logistics giữa các nước trong cộng đồng Châu Âu (EU) đối ...
 
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAYLuận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
 
Luận án: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về hoạt động thương mại
Luận án: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về hoạt động thương mạiLuận án: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về hoạt động thương mại
Luận án: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về hoạt động thương mại
 
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
 
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quanKiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Thanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdfThanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdf
 
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong ...
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầu
 

Chính sách thương mại biên giới của trung quốc

  • 1. 1 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA TRUNG QUỐC PGS.TS. Phạm Thái Quốc, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 1. Mở đầu Khi nghiên cứu về kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phát triển thương mại biên giới, Ge và cộng sự (2014) cho rằng Trung Quốc là một trường hợp điển hình thú vị. Đây là quốc gia có tổng chiều dài đường biên giới với các nước láng giềng dài nhất thế giới. Hơn nữa, tại các khu vực biên giới của Trung Quốc, giao thông rất thuận tiện cho việc giao thương buôn bán. Trung Quốc có đường biên giới với 14 nước gồm có Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Mông Cổ, Nepal, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Tajikistan và Việt Nam và có tổng chiều dài đường biên giới trên đất liền lên tới 22.800km. 8 tỉnh và khu tự trị liên quan đến thương mại biên giới của Trung Quốc gồm có: Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam và Quảng Tây (Bộ Công thương Trung Quốc, 2011).
  • 2. 2 Hình 1: Biên giới Trung Quốc Nguồn: Ge và cộng sự (2014, tr.2) Phát triển thương mại biên giới là một phần quan trọng của chiến lược mở cửa biên giới của Trung Quốc. Chính vì vậy, Trung Quốc xác định lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh làm mục tiêu trong chiến lược phát triển vùng biên giới (Nguyễn Văn Căn, 2008). Chính vì thế, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các bài học cho Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách phát triển thương mại biên giới. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng và thực hiện chính sách về phát triển và quản lý thương mại biên giới Phát triển thương mại biên giới thịnh vượng đã trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế biên giới nên thương mại biên giới và sự thịnh vượng của nó trong tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với địa phương và các thành phố biên giới, và cơ chế, chính sách quản lý để có thể tạo ra các chính sách ưu đãi. 2.1.1. Vềchính sách quản lý thương mại biên giớicủa Trung Quốc Vào năm 1994, Trung Quốc ban hành Luật Ngoại thương, trong đó Điều 42, Chương VIII đã quy định rõ ràng về thương mại biên giới của Trung Quốc: “Nhà
  • 3. 3 nước sẽ có các biện pháp quản lý cụ thể, các ưu đãi và biện pháp khuyến khích để quản lý kinh doanh thương mại biên giới giữa các thị trấn biên giới của Trung Quốc và các nước láng giềng”. Các biện pháp cụ thể sẽ do Hội đồng nhà nước thông qua theo nguyên tắc “5 tự”: Các doanh nghiệp “tự tìm nguồn lực riêng cho mình, “tự bán hàng của riêng mình”, “tự đàm phán”, “tự cân bằng” và “tự chủ về tài chính”1. 2.1.1.1. Chủ thểquản lý Vào 2001, sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại biên giới của quốc gia này phải đối mặt với những cơ hội và thách thức mới. Một mặt, việc gia nhập WTO giúp nền kinh tế Trung Quốc mở cửa và hội nhập hơn, mối quan hệ với các nước láng giềng ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thương mại biên giới, cũng với sự cảnh giác của các quốc gia láng giềng với hiện tượng “Trung quốc trỗi dậy”, nên chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh này, xu hướng điều chỉnh hệ thống pháp lý đã dẫn tới sự hình thành một hệ thống cấu trúc đa cấp của các chính sách và quy định, chủ yếu liên quan đến văn bản và chính sách mà Hội đồng nhà nước và các Bộ có liên quan ban hành để quản lý thương mại biên giới. Tháng 4/2004, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Luật thương mại nước ngoài sửa đổi của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (hay còn gọi là Luật ngoại thương), trong đó dành một chương để quy định về thương mại biên giới. Hiện nay, cấu trúc của các chính sách và quy định thương mại biên giới của Trung Quốc có thể chia thành ba cấp độ (Li, 2013): Thứ nhất, Luật ngoại thương mà cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động giao thương với nước ngoài. Thứ hai, Bộ Ngoại thương và Tổng cục Hải quan phối hợp quản lý thương 1(http://baike.baidu.com/view/10055.htm).
  • 4. 4 mại của thương mại biên giới tại các tỉnh biên giới và khu tự trị theo quy định thống nhất của Hội đồng Nhà nước và các ban ngành có liên quan, xây dựng các biện pháp cụ thể để thực hiện, lãnh đạo và quản lý và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại biên giới. Bộ Ngoại thương cùng với các viện nghiên cứu có liên quan hoạch định và ban hành kịp thời các chính sách thương mại biên giới quốc gia và hợp tác kinh tế và các biện pháp quản lý vĩ mô. Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát và trừng trị thẳng tay hoạt động buôn lậu để đảm bảo việc thực hiện các chính sách thương mại biên giới được hiệu quả. Thứ ba, một số vùng biên giới, dựa trên các chính sách và quy định cấp quốc gia sẽ phát triển hơn nữa các quy định nhằm phục vụ sự phát triển của thương mại biên giới của địa phương đó. Ba cấp độ của quy định và pháp luật là bổ sung cho nhau để thương mại biên giới của Trung Quốc phát triển một cách lành mạnh trong khung khổ của pháp luật. 2.1.1.2.Về cơ chế, chính sách quản lý Phát triển thương mại biên giới phụ thuộc phần lớn vào chính sách. Hơn 30 năm cải cách và mở cửa thương mại biên giới của Trung Quốc, sự nhạy cảm của chính sách thương mại biên giới đối với hoạt động thương mại biên giới là cao. Ở một mức độ nào đó, không gian chính sách trực tiếp xác định không gian thị trường, xác định các hoạt động thương mại biên giới. Hiện nay, trong lĩnh vực thương mại biên giới, Trung Quốc đã giới thiệu một số chính sách gồm chính sách thương mại, chính sách tài khóa, chính sách ngoại hối, chính sách thanh toán bằng nhân dân tệ (RMB) đối với thương mại biên giới và chính sách hợp tác kinh tế nước ngoài. Với sự phát triển liên tục của thương mại biên giới, mô hình thương mại biên giới của Trung Quốc đã dần dần phát triển và được nâng cấp. Trung Quốc đã lập các cụm cảng biên giới chính, thành phố biên giới, khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới và ưu tiên xây dựng và phát triển khu vực kinh tế xuyên biên giới thử
  • 5. 5 nghiệm và các loại cùng tồn tại, thúc đẩy lẫn nhau cho sự phát triển của quy hoạch tổng thể thương mại biên giới. Dựa trên những ưu điểm của các tỉnh cửa khẩu biên giới và đặc tính của giao dịch thương mại biên giới, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách ưu đãi thuế thương mại biên giới, chương trình khuyến mại và hợp tác kinh tế và hợp tác phát triển hạ tầng công nghệ với các nước láng giềng, hỗ trợ chính sách hoàn thuế xuất khẩu nếu sử dụng đồng tiền RMB để thanh toán (He và Yang, 2013). Để thúc đẩy tốc độ xây dựng và phát triển thương mại biên giới, công tác quản lý và các dịch vụ hỗ trợ như ngân hàng, thông tin viễn thông, hạ tầng giao thông, dịch vụ ăn uống, bất động sản tại khu vực biên giới, và tư vấn thông tin, việc làm, logistics tại các cơ sở giao thông vận tải và thông tin liên lạc dần dần đã được cải thiện. Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh biên giới đã xuất hiện mô hình phát triển thương mại biên giới mới. Hầu hết các tỉnh biên giới tùy thuộc vào vị trí địa lý và lợi thế địa lý của riêng họ để lựa chọn một mô hình điển hình theo định hướng phát triển, liên kết các tỉnh lân cận và khu vực xung quanh của nó để tái tổ hợp giá trị gia tăng giữa các nước láng giềng và các nước thứ ba. Đối với chính sách thanh toán, tại tỉnh Quảng Tây và Đông Hưng, thương mại biên giới tại đây sử dụng đồng RMB từ rất sớm. Sau khi Trung Quốc và Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại biên giới vào cuối năm 1996, các Ngân hàng quốc doanh lớn đã chính thức mở thanh toán thương mại biên giới và thành lập chi nhánh tại tỉnh Đông Hưng để hỗ trợ thanh toán sử dụng RMB trong thương mại biên giới với Việt Nam. Trong năm 2010, Hội đồng Nhà nước phê duyệt cho tỉnh Quảng Tây và 18 tỉnh khác (gồm khu tự trị và thành phố) thí điểm sử dụng RMB trong thanh toán thương mại biên giới, giải quyết kịp thời các khó khăn trong
  • 6. 6 việc sử dụng RMB để thúc đẩy thương mại biên giới, hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ điện tử cho hệ thống thanh toán. 2.1.1.3.Về quản lý ngoại hối Sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã thực hiện tốt các cam kết của WTO trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hoá thương mại và đầu tư thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngoại thương, giảm bớt các rào cản thương mại và đoan giản hoá thủ tục hành chính để đưa hoạt động thương mại biên giới lên một tầm cao mới (Li, 2013) . Ví dụ, để thuận lợi hoá việc thanh toán trong thương mại biên giới, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ngoại hối, tháng 9/2003 ban hành quy định về quản lý ngoại hối trong thương mại biên giới để cho phép các doanh nghiệp và cư dân có thể tự do chuyển đổi đồng tiền, nên cạnh việc sử dụng đồng tiền quốc gia. Điều này đã nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán trong thương mại quốc tế, và được các doanh nghiệp cũng như các nước láng giềng ủng hộ. Thêm nữa, mỗi tỉnh biên giới sẽ có các Ngân hàng có mối quan hệ với các ngân hàng của nước láng giềng trong khu vực biên giới để hỗ trợ và cung cấp dịch vụ thanh toán tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới và các ngân hàng này hoạt động phù hợp với các quy định có liên quan của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Cục Quản lý Nhà nước về ngoại hối. 2.2. Thực trạng phát triển TMBG của Trung Quốc Ngay từ cuối những năm 80, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là “đột phát khẩu” và lĩnh vực này ngày càng phát triển. Đến năm 1994, Trung Quốc đã có mở cửa 5 thành phố, thị trấn biên giới. Ngoài ra còn có hơn 100 cửa khẩu mở cửa và chợ biên giới đã được hình thành nhằm liên kết chặt chẽ khu vực ven biên giới
  • 7. 7 giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Theo phân chia địa lý, thương mại biên giới Trung Quốc có thể được chia thành 3 khu vực mậu dịch biên giới chính gồm khu thương mại biên giới phía Đông Bắc, khu thương mại biên giới phía Tây Bắc và khu thương mại biên giới phía Tây Nam. Quy mô của 3 khu thương mại biên giới này có đặc trưng riêng bởi có sự khác biệt về các hình thức và cấu trúc hàng hóa xuất nhập khẩu. 2.2.1. Khu thương mại biên giới phía Đông Bắc 2.2.1.1. Thương mại biên giới của Trung Quốc với Nga Khu thương mại biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc có đối tác thương mại lớn nhất là Nga. Trung Quốc đã xây dựng một khu thương mại hiện đại dọc theo biên giới với Nga với trị giá 500 triệu đôla Mỹ, được cho là một dấu hiệu về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai nước. Hiện tại cổng thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Nga hoạt động chủ yếu tại Mãn Châu Lý, Hắc Hà, Tân Cương, và Yên Chung. Nhưng Mãn Châu Lý là cửa khẩu quan trọng nhất với Nga đã được đầu tư xây dựng khu logistics để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Giai đoạn đầu của dự án hoàn thành với số tiền đầu tư là 500 triệu đôla Mỹ và cho phép 70 triệu tấn hàng đi qua cổng biên giới mỗi năm. Ngoài ra, nơi đây cũng đang xây dựng một dự án đường sắt xuyên lục địa nhằm liên kết hai nền kinh tế.2 Trung Quốc nhập khẩu với số lượng lớn hàng hóa chủ yếu gồm các sản phẩm gỗ, dầu thô, quặng sắt và các nguyên liệu năng lượng khác từ Nga và xuất khẩu sang Nga các hàng hóa như trái cây, hàng may mặc, quần áo, giầy dép, máy móc và các sản phẩm điện. Theo thống kê từ phía Trung Quốc3, riêng trong 3 tháng đầu năm 2015 từ, tại cửa khẩu Mãn Châu Lý, Trung Quốc đã xuất khẩu trái cây và rau củ quả sang Nga với khối lượng là 471.000 tấn, giảm 15,8%. Kể từ năm 2014, sự mất 2 Tham khảo trên website http://www.thehindu.com/news/international/china-pushes-border-model-in-a-booming- russian-trade-zone/article6304857.ece; 3 Tham khảo tại https://read01.com/Dnxgnj.html; (truy cập ngày 27/7/2016).
  • 8. 8 giá mạnh của đồng rúp, trái cây và rau quả Trung Quốc xuất khẩu sang Nga bị ảnh hưởng đáng kể. Trước những khó khăn và thuận lợi trong thương mại biên giới Trung – Nga, Trung Quốc đã có các chính sách và giải pháp cho từng nhóm vấn đề cụ thể như sau: Hỗ trợ thanh toán Trước những khó khăn do sự mất giá của đồng tiền ảnh hưởng trực tiếp tới thương mại biên giới 2 nước, Trung Quốc luôn tìm cách hỗ trợ về chính sách tạo thuận lợi cho thương mại biên giới Trung-Nga khi đồng rúp mất giá trong 2 năm gần đây. Cụ thể, khuyến khích tất cả các Ngân hàng thương mại trong nước thành lập chi nhánh tại các cửa khẩu biên giới, hỗ trợ thanh toán, và thúc đẩy sự tự do trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, nhà nước cũng đã ban hành các chính sách ưu đãi nếu thanh toán bằng RMB, hỗ trợ thiết lập tài khoản tại nước ngoài, tạo thuận lợi cho đồng RMB thâm nhập vào thị trường vốn của Nga. Cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Do đồng rúp mất giá liên tục và giảm giá sâu nên gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc vì các doanh nghiệp thương mại của Nga thường chậm thanh toán. Vì vậy, các công ty bảo hiểm trong nước của Trung Quốc đã được khuyến khích mở chi nhánh tại cửa khẩu biên giới Trung – Nga để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại biên giới với Nga. Ngoài ra, chính phủ cũng được yêu cầu cung cấp các khoản trợ cấp tài chính nhất định để mở rộng phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, giảm phí bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu tại biên giới Trung – Nga. Thành lập kho ngoại quan Logistics tại thành phố biên giới Trung-Nga Chi phí logistics tai khu thương mại biên giới Trung – Nga là khá cao. Đây được cho là một yếu tố quan trọng hạn chế sự phát triển của thương mại xuất nhập
  • 9. 9 khẩu từ phía Nga đối với Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã đưa ra chính sách ưu đãi thuế biên giới. Hội đồng Nhà nước đã chính thức chấp thuận việc thành lập các khu vực ngoại quan logistics tại khu vực biên giới Mãn Châu Lý, tạo ra những lợi thế chính sách, hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc nắm bắt được các chính sách ưu đãi ngoại quan logistics của Nga, và với sự hợp tác tích cực của các doanh nghiệp hậu cần của Nga, cải thiện các dịch vụ hậu cần chuỗi cung ứng, trên cơ sở hợp tác cùng có lợi về thương mại qua biên giới nhằm tiếp tục giảm chi phí logistics. Xây dựng một cơ chế cảnh báo nhanh về TBT Các rào cản phi thuế quan như thuế chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật đối với thương mại đã trở thành một trở ngại quan trọng đối với sự phát triển của thương mại biên giới Trung-Nga. Để khắc phục điểm này, Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, cải thiện công tác kiểm tra và nâng cao hiệu quả kiểm dịch theo các điều khoản dựa trên Hiệp định thương mại song phương và cơ chế hợp tác kinh tế, đẩy nhanh việc thành lập các cơ chế và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm với các tiêu chuẩn quốc tế, giảm thiểu các rào cản thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Nga. Trung Quốc cũng đã thúc giục phía Nga nhanh chóng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về kiểm soát chất lượng sản phẩm từ xa so với tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật và xây dựng cơ chế cung cấp thông tin và hướng dẫn kịp thời cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại biên giới Trung – Nga nắm được nội dung cụ thể. 2.2.1.2. Thương mại biên giới của Trung Quốc với Mông Cổ Trung Quốc và Mông Cổ chia sẻ đường biên giới dài 4.677 km. Giữa hai nước có lợi thế địa lý tốt, bổ sung kinh tế mạnh mẽ, thương mại song phương cho nhau. Theo Zhou và Ding (2008), do thiếu phương tiện thanh toán hiệu quả của
  • 10. 10 ngân hàng tại khu vực biên giới, nên tình trạng thanh toán tiền mặt là phổ biến trong hoạt động thương mại biên giới Trung Quốc và Mông Cổ. Với sức mạnh toàn diện của Trung Quốc, đồng nhân dân tệ ổn định và đang ngày càng trở nên được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong thanh toán thương mại biên giới Trung- Mông Cổ. Mông Cổ xuất khẩu thương mại biên giới các sản phẩm gồm ngũ cốc, rau quả, các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác từ Trung Quốc. Trong khi đó, Mông Cổ nhập khẩu nhiên liệu, nguyên liệu, gỗ và các sản phẩm dựa trên nguồn lực khác, và số lượng hàng hóa nhập khẩu thường lớn hơn xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa thương mại biên giới giữa 2 nước như vậy đã giữ ổn định lâu dài. Ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc đối với Mông Cổ là sự trao đổi thương mại, trong đó 70% xuất khẩu là sản phẩm thiên nhiên cung cấp năng lượng hoặc nguyên vật liệu cho các nhà máy ở Trung Quốc. Số lượng doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lên tới 400 doanh nghiệp tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ. Trong năm 2015, tăng thêm 287 doanh nghiệp vi mô và 42 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 doanh nghiệp lớn. Hệ thống chính sách thương mạibiên giới giữa hai nước không phảilà hoàn hảo. Mặc dù thương mại biên giới giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn chưa có các chính sách quản lý thương mại biên giới hiệu quả, thiếu chính sách hỗ trợ mạnh mẽ. Ưu đãi thuế nhập khẩu là một trụ cột quan trọng để tạo ra lợi nhuận thương mại biên giới. Tuy nhiên, các chính sách ữu đãi thuế nhập khẩu thương mại qua biên giới đã giảm dần và không được hưởng chính sách giảm thuế xuất khẩu. Trong những năm gần đây, các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho thương mại biên giới gữa hai nước đã được cải thiện. Hỗ trợ phát hành các thư tín dụng,
  • 11. 11 bảo lãnh và các dịch vụ khác, để thúc đẩy và phát triển thương mại biên giới Trung Quốc và Mông Cổ. 2.2.1.3. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, và nguồn cung chính về thực phẩm, vũ khí, và năng lượng của Bắc Triều Tiên. Đan Đông là thành phố biên giới lớn nhất Trung Quốc dọc theo biên giới Trung-Bắc Triều Tiên. Đan Đông đã có một lịch sử đầy biến động vì vị trí chiến lược của nó đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của vùng đông bắc và thuận tiện giao thông đường thủy. Nó được thiết kế như là một trung tâm sản xuất xuất khẩu chủ lực của tỉnh, và là một thành phố cảng kết nối bằng đường sắt giúp lưu thông một số lượng đáng kể của thương mại với Bắc Hàn qua thành phố biên giới này. Các chính sách và hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại biên giới Trung Quốc đã đầu tư 156 triệu đôla Mỹ để xây dựng khu thương mại biên giới với diện tích 24.000 m2 và cho phép các cư dân sống trong phạm vi 20 km biên giới để buôn bán với nhau và được hưởng một số lợi ích như miễn giảm thuế và lệ phí xuất khẩu đối với các giao dịch có giá trị dưới 8.000 nhân dân tệ (tương đương với 1.260 đôla Mỹ) một ngày. Đan Đông hiện có khoảng 600 công ty thương mại biên giới, chiếm hơn 70% thương mại giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Đối với thành phố, mức độ thương mại giữa hai bên là một vấn đề gắn chặt với phát triển kinh tế của riêng mình. Giai đoạn đầu mới mở vào tháng 4 năm 2015 đã có khoảng 40-50 công ty Bắc Triều Tiên tham gia kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp như nấm và nhân sâm. Để hỗ trợ phát triển thương mại biên giới giữa hai nước, hàng năm Trung Quốc còn tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Trung Quốc-Bắc Triều Tiên để giao lưu văn hóa và thúc đẩy phát triển du lịch. Hội chợ này thường thu hút các phái đoàn Bắc Triều Tiên đến tham gia khoảng 100 công ty kinh doanh và khoảng 500
  • 12. 12 đại biểu. Mặt hàng được đưa ra bởi các thương gia Bắc Triều Tiên chủ yếu bao gồm mật ong, nhân sâm, thuốc lá, hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc), mỹ phẩm và thuốc men. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho dân cư của Bắc Triều Tiên đến làm ăn sinh sống tại khu vực Đan Đông bằng cách Văn phòng Công an thành phố đã cấp giấy phép lưu trú cho khoảng 12.000 công nhân. 2.2.2. Khu thương mại biên giới phía Tây Bắc Từ phía Đông Bắc đến Tây Nam, Tân Cương giáp Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan. Với một đường biên giới là 5.600 km, nó là một trong các tỉnh của Trung Quốc với đường biên giới dài nhất. Trong thời cổ đại, Tân Cương là một phần quan trọng của con đường tơ lụa.Khu thương mại biên giới Tây Bắc Tân Cương chủ yếu đề cập đến thương mại biên giới các quốc gia Trung Á. 2.2.2.1. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Nam Á (Ấn Độ, Bhutan, Pakistan và Nepal) Trung Quốc và Ấn Độ Trung Quốc và Ấn Độ hiện là 2 quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới và cũng là hai nước có nguồn lao động có tay nghề cao lớn nhất. Sự gần gũi về mặt địa lý, những giá trị chung về mặt văn hoá, và quy mô khổng lồ của nền kinh tế hai bên chính là cơ sở làm gia tăng nhanh chóng mối quan hệ đầu tư và thươngg mại song phương. Sự phát triển của thương mại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc cũng dựa trên mối quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia. Các giao dịch mậu biên giữa Trung Quốc và Ấn độ bắt đầu vào năm 2006, giữa Tây Tạng – một khu tự trị của Trung Quốc thông qua cửa khẩu Nathu-la. Cửa khẩu này đã được mở cửa trở lại sau 44 năm.
  • 13. 13 Hoạt động thương mại biên giới giữa hai quốc gia được tiến hành đối với danh mục hàng hoá và dịch vụ được hai bên thống nhất. Ban đầu, có 44 loại hàng hoá và dịch vụ trong danh mục này gồm có 15 loại cho xuất khẩu và 29 loại cho nhập khẩu (Vishal và Muthupandian, 2016). Các loại hàng hoá nhập khẩu từ Ấn Độ gồm các loại gia vị, bột, đồ gia dụng, thiết bị nông nghiệp, giày dép, … và các hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là động vật và sản phẩm từ động vật như dê, cừu, ngựa, da cừu, lông và đuôi bò Tây Tạng, … Trong chuyến thăm của thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee tới Bắc Kinh vào năm 2003, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký Biên bản Ghi nhớ về việc mở rộng thương mại biên giới. Theo đó, hai quốc gia đã thống nhất mở cửa thương mại dọc biên giới Sikkim – Tây Tạng thông qua cửa khẩu Nathu-La. Do nhu cầu mở rộng danh mục hàng hoá giao dịch, 5 loại hàng hoá xuất khẩu và 7 loại hàng hoá nhập khẩu đã được bổ sung vào danh mục hàng hoá giao dịch vào tháng 5/2012 (Vishal và Muthupandian, 2016). Các sản phẩm được nhập khẩu từ Ấn Độ bao gồm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm và quần áo may sẵn và một số mặt hàng mà Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn Độ bao gồm chăn mền và giày dép. Quyết định này sẽ có nhiều ảnh hưởng tới quốc gia láng giềng, trong đó có Bhutan (Mathou, 2004). Trung Quốc – Bhutan Do sự gần gũi về mặt địa lý, Trung Quốc coi Bhutan có tầm quan trọng lớn về mặt chính trị và chiến lược trong vùng Hymalaya. Hơn nữa, Bhtuan có mối giao lưu về mặt văn hoá và tôn giáo rất gần gũi với khu tự trị Tây Tạng. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn về mặt chính trị, mối quan hệ về mặt kinh tế và thương mại giữa hai quốc gia là rất nhỏ. Vào năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Bhutan là 637.000 đô la Mỹ, trong đó giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Bhutan là 616.000 đô la Mỹ(Mathou, 2004). Giá trị thương mại thậm chí còn
  • 14. 14 giảm 60,6% so với năm 2001. Vào năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đạt 1,62 triệu đô la Mỹ, trong đó giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Bhutan đạt 1,6 triệu đô la Mỹ(Mathou, 2004). Từ quan điểm của Trung Quốc, phát triển thương mại biên giới với Bhutan là một phẩn trong chiến lược tổng thể của quốc gia này ở vùng Himalaya. Tuy nhiên, theo đánh giá của Mathou (2004), mối quan hệ thương mại Trung Quốc – Bhutan rất khó phát triển. Leo.E.Rose đã đưa ra nhận định vào năm 1974 rằng “phương thức thương mại của Bhutan đã thay đổi kể từ năm 1960, sau khi vương quốc này tiếp cận thị trường Ấn Độ và bất cứ sự thay đổi nào đối với cấu trúc thương mại này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của Bhutan. Chính vì thế, việc dỡ bỏ cấm vận với Tây Tạng có rất ít ảnh hưởng tới Bhutan, trừ một số vùng thưa dân cư nhưng có vị trí chiến lược ở vùng biên giới phía Bắc” (trích lại trong Mathou, 2004, tr.407). Nhận định này vẫn còn đúng cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù việc thiết lập mối quan hệ thương mại với Trung Quốc sẽ mang lại những lợi ích lớn về mặt kinh tế đối với Bhutan, tuy nhiên trên thực trên, Bhutan sẽ tự khai thác tiềm năng kinh tế của đất nước mình, đồng thời khai thác Biên bản Ghi nhớ Trung-Ấn về thương mại biên giới. Trung Quốc - Pakistan Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan bắt đầu từ năm 1950 khi Pakistan là một trong các quốc gia đầu tiên chấm dứt mối quan hệ ngoại giao chính thức với với Đài Loan và công nhận nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hiện nay, Pakistan đang xây dựng một mối quan hệ rất gần gũi với Trung Quốc, và coi đây là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của quốc gia này. Nguyên nhân chính là cả quốc gia này cùng có một đối thủ chung là Ấn Độ. Sau chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình tới Pakistan vào năm 2015, hai bên đã ký kết một thoả thuận phát triển một “hành lang kinh tế” trị giá 46 tỉ đô la,
  • 15. 15 trải dài từ khu tự trị Tân Cương đến cảng Gwadar, tây nam Pakistan. Theo đó là hàng loạt những dự án cơ sở hạ tầng khác, đề tạo thành một “con đường tơ lụa mới” để rút ngắn tới 12.000km trên tuyến đường từ Trung Quốc đến Trung Đông (Chellaney, 2016). Từ đó, Trung Quốc có thể tiến vào Ấn Độ Dương, và thách thức Ấn Độ ngày từ chính sân sau trên biển của New Delhi. Trung Quốc – Nepal Nepal là vùng đất có đường biên giới phía Tây, Nam và Đông với Ấn Độ, và vùng phía Bắc tiếp giáp với khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Khu vực tiếp giáp giữa Trung Quốc và Nepal là vùng núi, chính vì thế, 95% hoạt động ngoại thương của Nepal là với Ấn Độ. Thương mại với Tây Tạng chiến chưa tới 1% trong tổng số thương mại với nước ngoài của Nepal. Hiện nay, mối quan hệ thương mại biên giới có tiềm năng phát triển hơn do vào năm 2007-2008, Trung Quốc bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt dài 770km nối liền thủ đô của Tây Tạng là Lhasa và thị trấn biên giới Nepal là Khasa, từ đó kết nối với hệ thống đường sắt nội địa của Trung Quốc. Giát trị xuất khẩu của Trung Quốc tới Nepal qua cửa khẩu biên giới là 29 triệu nhân dân tệ, và giá trị nhập khẩu là gần 2,4 tỉ nhân dân tệ vào tháng 6 năm 2015 (China news, 2015). Các hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm truyền thống của Nepal như các tác phẩm điêu khắc đồng, các loại thuốc và thảm. Hàng hoá nhập khẩu bao gồm các loại sản phẩm dệt may, hàng gia dụng và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác như quần áo, giày dép, …(Qi, 2014) 2.2.2.2. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Á (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan) Đặc thù của thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Á Thương mại xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước Trung Á chủ yếu là xuất khẩu từ Trung Quốc tại Khu tự trị Tân Cương. Đây là khu tự trị với diện
  • 16. 16 tích 1.600.000 km2 và có chung đường biên với với Kazakhstan, Cộng hoà Kyrgyz và Tajikistan. Sản phẩm hàng hoá trong thương mại biên giới giữa Khu tự trị Tân Cương và Trung Quốc gồm cả nông sản và sản phẩm công nghiệp, trong đó sản phẩm nông nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn. Hiện nay, do sự phát triển của hệ thống giao thông, các cửa khẩu của Tân Cương đã trở thành cánh cửa để xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang các quốc gia Trung Á láng giềng. Theo thống kê về hải quan của Tân Cương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa khu tự trị này và 3 quốc gia Trung Á đã tăng từ 22.9 tỉ đô la Mỹ và năm 2009 tới 46,14 tỉ đô la Mỹ vào năm 2014 (HKTDC Research, 2016). Xuất khẩu của Tân Cương tới Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan chiếm lần lượt 62.3%, 74.7% và 76.7% trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc tới ba thị trường này. Ngoài nhập khẩu các sản phẩm từ Tân Cương, các nhà nhập khẩu từ Trung Á vẫn tìm kiếm hàng hoá được sản xuất tại các vùng khác của Trung Quốc. Mặc dù nhu cầu của thị trường các quốc gia Trung Á có giảm vào năm 2015 do sự suy giảm về kinh tế, tỉ giá hối đoái và các nhân tố khác, xuất khẩu hàng hoá công nghiệp nhẹ, máy móc và sản phẩm điện tử tiếp tục tăng do nhu cầu đối với các sản phẩm Trung Quốc của thị trường Trung Á tăng lên. Theo nghiên cứu của World Bank (2007), hai đặc điểm quan trọng của hoạt động thương mại biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Á là: Thứ nhất, thương mại biên giới giữa Trung Quốc và ba quốc gia Đông Á được thực hiện hoàn toàn bởi dân cư địa phương, và thậm chí là bởi toàn bộ các hộ gia đình trong khu vực biên giới để tối đa hoá lượng hàng hoá được vận chuyển qua biên giới. Thứ hai, chợ là phương tiện chính để tiến hành các giao dịch xuyên biên giới. Vì giới hạn hàng hoá được áp dụng trên cơ sở cá nhân, việc di chuyển cùng
  • 17. 17 vợ và các con sẽ tăng lượng hàng hoá được giao dịch qua biên giới mà không phải thanh toán thêm. 2.2.2.3. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và quốc gia ở vùng Trung Đông (Afghanistan) Hoạt động thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Afganistan chủ yếu được thực hiện trên cơ sở cá nhân, hoặc thậm chí là các thành viên trong các hộ gia đình ở khu vực biên giới để tối đa hoá lượng hàng hoá có thể được vận chuyển qua khu vực biên giới. Để thúc đẩy thương mại biên giới, Trung Quốc và Afghanistan đã có kế hoạt xây dựng một con đường để mở rộng đường biên giới khá hẹp giữa hai quốc gia thông qua vành đai Wakhan. Đường biên giới tại Wakhan nằm gần thành phố Kashgar và khu kinh tế ở đây. Trung quốc kỳ vọng sẽ đưa Kashgar trở thành điểm kết nối và đưa thương mại biên giới giữa hai quốc gia phát triển đến một tầm cao mới và có thể thay thế con đường tơ lụa huyền thoại (Khan, 2015, Lin, 2011). 2.2.3. Khu thương mại biên giới phía Tây Nam Khu thương mại biên giớiTây Nam chủ yếu đề cập đến thương mại biên giới ở Tây Tạng, Vân Nam và Quảng Tâyvới Myanmar, Làovà ViệtNam. Trong những năm gần đây, Tây Tạng luôn thâm hụt thương mại, hàng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm cơ khí và điện, hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm cơ điện tử và dệt may. Xuất khẩu của Quảng Tây sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, và thủy sản. 2.2.3.1. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar Vân Nam là tỉnh tiếp giáp với Myanmar, Lào và Việt Nam. Trung Quốc đã đầu tư cảng tại Đặc khu Kinh tế (SEZ) Kyaukphyu tỉnh Vân Nam và đầu tư nhiều vào các đường ống dẫn dầu và khí đốt tại Myanmar, như là một tuyến đường năng
  • 18. 18 lượng thay thế làm giảm bớt sự phụ thuộc lớn của nước này vào việc vận chuyển năng lượng xuyên qua Eo biển Malacca. Điều này cho thấy cách Trung Quốc đang sử dụng việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Myanmar để thúc đẩy an ninh năng lượng của nước này - đóng một vai trò quyết định trong chính sách “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và là một đối tác đáng kể trong sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy.4 Theo Sở Thương mại tỉnh Vân Nam, Thương mại biên giới của tỉnh Vân Nam với Myanmar chiếm khoảng 49% tổng thương mại của Trung Quốc với Myanmar. Tỉnh biên giới này nhập khẩu từ Myanmar chủ yếu là các sản phẩm gỗ và hải sản, và xuất khẩu quần áo dệt may, bia, dầu hỏa và các sản phẩm công nghiệp khác sang Myanmar. Chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực thương mại biên giới Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào tháng 1 năm 2016 đã ban hành chính sách “hỗ trợ phát triển biên giới mở tại các khu vực trọng điểm”, trong đó đề xuất dựa vào các đặc điểm lợi thế của từng khu vực biên giới để phát triển công nghiệp, hỗ trợ, ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm về nhập khẩu nguồn năng lượng, hỗ trợ sản xuất chế biến tại khu cửa khẩu để phát triển các cụm công nghiệp định hướng xuất khẩu và đề xuất việc thành lập các khu vực trọng điểm biên giới sử dụng nguồn từ quỹ phát triển công nghiệp. Những chính sách này cho thấy cả hai cấp trung ương cũng như địa phương tích cực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp của khu vực biên giới. Vân Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu có các chính sách thúc đẩy sự phát triển khu hợp tác kinh tế biên giới Trung Quốc – Myanmar như hỗ trợ thiết lập một mạng lưới bán hàng xe bán tải ở biên giới Myanmar, thông qua liên doanh với các công ty của tỉnh Vân Nam tại Myanmar, cùng mở cửa hàng bán hàng, bảo trì và cung cấp dịch vụ liên quan. Ngoài ra, Trung Quốc cũng hỗ trợ thanh toán, 4http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/4929-trung-quoc-voi-van-de-hoc-bua-myanmar
  • 19. 19 miễn thuế hải quan, thuế nhập khẩu, thiết lập khu chế biến, kho bãi tạo kênh phân phối cho ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ gụ phát triển. 2.2.3.1. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Lào Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Lào đã được bình thường hoá vào năm 1989 sau hàng loạt sự kiện chính trị. Thương mại biên giới giữa hai quốc gia ngày càng được mở rộng, từ việc trao đổi buôn bán các hàng hoá địa phương tại khu vực biên giới giáp ranh đến việc Trung Quốc đầu tư 11 dự án vào Lào trong năm 1991, trong đó có một nhà máy lắp ráp ô tô. Sau khi thành lập Uỷ Ban Biên giới Trung – Lào vào năm 1991, một thoả thuận đã đạt được trong việc phân chia biên giới. Thương mại biên giới giữa hai quốc gia đã tăng lên vào năm 1993, 1994. Thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Lào diễn ra ở cửa khẩu Luan Namtha. Do lợi thế về mặt địa lý của cử khẩu này nên kim ngạch xuất nhập khẩu qua đây tăng khá nhanh. Từ năm 2001 đến năm 2005, xuất khẩu tăng trung bình 28%/năm và nhập khẩu tăng khoảng 8%/năm. Các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu là khoáng sản, nông sản (bao gồm các sản phẩm của ngành chăn nuôi) và các các lâm sản không phải gỗ, chiếm tới 43%, 30% và 10% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các sản phẩm chủ yếu mà Trung Quốc xuất khẩu sang Lào chủ yếu là quần áo, hàng hoá tiêu dùng, máy móc, công cụ nông nghiệp và thực phẩm (Khontaphane và cộng sự, 2006). 2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trung Quốc là một quốc gia lớn và có chung đường biên giới với nhiều quốc gia láng giềng và cũng vì thế, nghiên cứu trường hợp của quốc gia này có thể rút ra bài học hữu ích cho Việt Nam trong việc phát triển thương mại xuyên biên giới. Các kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu hoạt động thương mại biên giới của Trung Quốc gồm có:
  • 20. 20 Thứ nhất, về mặt chính sách cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Hệ thống pháp luật và quy định liên quan đến thương mại biên giới được phân chia thành ba cấp như đã được phân tích tại báo cáo này. Đặc biệt với quốc gia có các khu vực tự trị như khu tự trị Tân Cương, khu tự trị Nội Mông … thì việc phối hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả giữa các cấp chính quyền là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thông suốt và hỗ trợ cho sự phát biển của hoạt động thương mại qua các cửa khẩu biên giới. Thứ hai, về cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy đây chính là nền tảng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của thương mại biên giới. Chính vì thế, Việt Nam cũng cần đầu tư hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng tại khu biên giới như khu hội chợ thương mại, hệ thống chi nhánh ngân hàng, đường xá, kho bãi,…làm nền tảng thúc đẩy thương mại biên giới. Thứ ba, trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, nhà nước cần có biện pháp điều hành một cách linh hoạt, từ đó có thể phát triển hoạt động thương mại. Thứ tư, cần có các chính sách cụ thể như chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế… để hỗ trợ phát triển và quản lý thương mại biên giới nói chung và chính sách đặc thù cho từng khu biên giới do hiện tại mỗi khu biên giới của Việt Nam còn có nhiều đặc điểm riêng biệt. Tổ chức nhiều Hội chợ thương mại quốc tế để giao lưu văn hóa và thúc đẩy phát triển thương mại và du lịch giữa hai nước ngay tại vùng biên giới. Cuối cùng, cần thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, cải thiện công tác kiểm tra và nâng cao hiệu quả kiểm dịch theo các điều khoản dựa trên Hiệp định thương mại song phương và cơ chế hợp tác kinh tế, đẩy nhanh việc thành lập các cơ chế và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm với các tiêu chuẩn quốc tế, giảm thiểu các rào cản thương mại biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
  • 21. 21 3. Các tồn tại, hạn chế của báo cáo Khi thực hiện báo cáo về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển thương mại biên giới, nhóm tác giả gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu về hoạt động này. Thương mại biên giới rất khó để hạch toán một cách đầy đủ và có khi quy mô của mỗi giao dịch còn nhỏ, và tổng quy mô chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc (Ge và cộng sự, 2014). Chính vì khó khăn này, báo cáo của nhóm tác giả chưa phân tích được một cách hoàn chỉnh các nội dung liên quan đến chính sách và đặc thù thương mại biên giới với tường quốc gia láng giềng. 4. Kết luận Nghiên cứu về trường hợp của Trung Quốc trong việc phát triển thương mại biên giới cho thấy đây là một trường hợp thú vị, tuy nhiên cũng là một trường hợp rất phức tạp. Do có đường biên giới với 14 quốc gia láng giềng và mối quan hệ thương mại lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, cũng như điều kiện phát triển của các quốc gia này. Hơn nữa, Trung Quốc lại tiếp giáp với nhiều quốc gia láng giềng thông qua khu tự trị Nội Mông và khu tự trị Tân Cương. Kinh nghiệm hợp tác biên giới Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đã đưa ra một số bài học hữu ích cho Việt Nam. Tuy nhiên, các bài học này cần được áp dụng linh hoạt trong các điều kiện cụ thể, phù hợp với trình độ phát triển cũng như mối quan hệ chính trị, xã hội giữa Việt Nam và các nước đối tác có chung đường biên. 5. Tài liệu tham khảo BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG QUỐC. 2011. 中国边境贸易政策的研究和思考 (Research and reflection on Chinese Border Trade Policies) [Online].
  • 22. 22 Available: http://cdtb.mofcom.gov.cn/article/shangwubangzhu/af/201107/201107076501 29.shtml [Accessed 27/7 2016]. CHELLANEY, B. 2016. Bóng hình Trung Quốc tại Pakistan [Online]. Available: http://thanhnien.vn/the-gioi/bong-hinh-trung-quoc-tai-pakistan-714929.html [Accessed 15/7 2016]. CHINA NEWS. 2015. Available: http://big5.chinanews.com/m/cj/2015/06- 26/7368937.shtml [Accessed July 30th 2016]. GE, Y., HE, Y., JIANG, Y. & YIN, X. 2014. Border Trade and Regional Integration. Review of Development Economics, 18, 300-312. HE, J. & YANG, Z. 2013. 中国边贸城市经济的未来前景 (Future prosopect of China border city) [Online]. Available: http://www.caijing.com.cn/2013-10- 21/113446588.html [Accessed 20/7 2016]. HKTDC RESEARCH. 2016. A Belt and Road Development Story: Trade between Xinjiang and Central Asia [Online]. Available: http://beltandroad.hktdc.com/en/market-analyses/details.aspx?ID=473580 [Accessed 15/7 2016]. KHAN, R. M. 2015. China's Economic and Strategic Interests in Afghanistan. FWU Journal of Social Sciences, 1, 74. KHONTAPHANE, S., INSISIANGMAY, S. & NOLINTHA, V. 2006. Impact of Border Trade In Local Livelihoods: Lao-Chinese Border Trade in Luangnamtha and Oudomxay Province. International Trade and Human Development, Technical Background Paper for the Third National Human Development Report. LI, T. 2013. 改革开放以来中国边境贸易政策演变的历史考察 (Historical investigation on the the reform and opening of China's border trade policy)
  • 23. 23 [Online]. Available: http://www.hprc.org.cn/gsyj/jjs/jjzhds/201312/t20131227_259895.html [Accessed 27/7 2016]. LIN, C. 2011. China's Silk Road Strategy in AfPak: The Shanghai Cooperation Organization, ISPSW. MATHOU, T. Bhutan-China Relations: Towards a New Step in Himalayan Politics. Papers Submitted for the International Seminar on Bhutanese Studies, 2004. 20-23. NGUYỄN VĂN CĂN 2008. Chiến lược “Hưng biên phú dân” của Trung Quốc, Hà Nội, NXB Từ điển Bách Khoa. QI, Y. 2014. 西藏邊境小額貿易一季度實現進出口總值16.1億元 (Import and export value of Tibet in the first quarter is 1.61 billion yuan) [Online]. Available: http://www.chinesetoday.com/big/article/871376 [Accessed July 30th 2016]. VISHAL, R. S. & MUTHUPANDIAN, B. 2016. India’s Border Trade With China: Current Status And Potential Of Trade Route Through Nathu La. Management Insight, 11. WORLD BANK. 2007. Cross-border Trade within the Central Asia Regional Economic Cooperation [Online]. Central Asia Regional Economic Cooperation (CAREC) Institute. Available: http://www.carecprogram.org/uploads/docs/Cross-Border-Trade-CAREC.pdf [Accessed]. ZHOU, Y. & DING, Y. 2008. 内蒙古自治区中蒙边境贸易发展研究 (Development of Border Trade in Mongolia). Journal of Inner Mongolia Norm al University (Philosophy & Social Science), 37 (6).
  • 24. 24 6. Phụ lục (các minh chứng kèm theo) Chủ nhiệm đề tài (Họ tên, chữ ký) Thủ trưởng Tổ chức chủ trì đề tài (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)