SlideShare a Scribd company logo
ÒBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-----------o0o-----------
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Ở CÁC TRƯỜNG THPT QUẬN 12
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở các trường THPT tại quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh” đến nay tôi đã hoàn
thành luận văn.
Với tình cảm chân thành, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường, phòng Khoa học
công nghệ và sau đại học, các phòng ban chức năng của trường Đaịhọc Sư phạm TP.Hồ Chí
Minh. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng giáo dục & Đào tạo quận 12 TP.Hồ Chí
Minh, Ban giám hiện các trường THPT Quận 12 và các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với quí Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục, các
Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong giảng
dạy, trong nghiên cứu khoa học và luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong khóa học
vừa qua.
Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thị Bích Hạnh
– Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc tới Ban giám hiệu, Thầy
Hiệu trưởng Hồ Đắc Anh cùng tập thể Hội đồng sư phạm trường THPT Võ Trường Toản –
Quận 12 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song những
thiếu sót trong luận văn là không thể tránh khỏi, kính mong sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn
của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010
MỤC LỤC
2TLỜI CẢM ƠN2T ............................................................................................................... 2
2TMỤC LỤC2T ..................................................................................................................... 3
2TKÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T ............................................................................... 6
2TMỞ ĐẦU2T........................................................................................................................ 7
2T1. Lý do chọn đề tài2T ............................................................................................................7
2T2. Mục đích nghiên cứu2T ......................................................................................................8
2T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu2T..............................................................................8
2T4. Giả thuyết khoa học2T .......................................................................................................8
2T5. Nhiệm vụ nghiên cứu2T .....................................................................................................9
2T6. Phương pháp nghiên cứu2T ..............................................................................................9
2T7. Giới hạn đề tài2T ..............................................................................................................10
2TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN2T ............................................................................... 11
2T1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề2T .........................................................................................11
2T1.1.1 Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
một số nước trên thế giới2T................................................................................................11
2T1.1.2. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam :2T .................................................13
2T1.2. Một số khái niệm có liên quan2T ................................................................................16
2T1.2.1. Hướng nghiệp:2T.....................................................................................................16
2T1.2.2. Quản lý2T .................................................................................................................17
2T1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .........................................19
2T1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT2T.............................20
2T1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ..................................20
2T1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .............23
2T1.3.3. Các phương pháp, hình thức và lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp2T ......25
2T1.3.4. Những vấn đề mới cần phải quán triệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng
nghiệp hiện nay2T ..............................................................................................................25
2T1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .............................................28
2T1.4.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN2T ..........................................28
2T1.4.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN2T............................29
2T1.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .........................................29
2T1.4.4. Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ...........................30
2TTiểu kết chương 12T .............................................................................................................31
2TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH2T ................. 32
2T2.1 Đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hóa-xã hội ở Quận 12 TP. HCM2T ......................32
2T2.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của quận 122T ...............................32
2T2.1.2 Đặc điểm về giáo dục2T ...........................................................................................34
2T2.2. Đặc điểm các trường THPT quận 12 năm học 2009 – 20102T ..................................34
2T2.2.1 Tình hình học sinh2T .................................................................................................34
2T2.2.2 Số lượng trường lớp2T ..............................................................................................34
2T2.2.3 Đội ngũ giáo viên, Cán bộ quản lý (CBQL)2T .........................................................34
2T2.2.4. Kết quả học tập của học sinh Bậc THPT ở Quận 12 TP.HCM2T...........................35
2T2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12 TP.HCM2T
............................................................................................................................................35
2T2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở các trường THPT Q12 thành phố HCM2T ..........................................................37
2T2.3.2 Thực trạng việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục hướng
nghiệp2T .............................................................................................................................38
2T2.3.3. Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T................................42
2T2.3.4. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .................................43
2T2.3.5 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá HĐGDHN2T .....................................................44
2T2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12
TP.HCM2T ............................................................................................................................45
2T2.4.1 Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của từng nội dung quản lý của Hiệu trưởng
đối với hoạt động giáo dục Hướng nghiệp2T .....................................................................45
2T2.4.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục
hướng nghiệp2T ..................................................................................................................47
2T2.4.3 Thực trạng quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động
giáo dục hướng nghiệp2T ...................................................................................................50
2T2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ..54
2T2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện và các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục
hướng nghiệp2T ..................................................................................................................56
2T2.5. Những yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp của Ban giám hiệu và Tổ GDHN2T ........................................................................58
2T2.6 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng2T .............................................................................62
2T2.6.1 Nguyên nhân khách quan2T ......................................................................................62
2T2.6.2 Nguyên nhân chủ quan2T ..........................................................................................63
2TTiểu kết chương 22T .............................................................................................................63
2TCHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG2T.................. 65
2T3.1 Cơ sở lý luận :2T .............................................................................................................65
2T3.2 Cơ sở thực tiễn2T ............................................................................................................65
2T3.3 Các biện pháp đề xuất2T................................................................................................66
2T3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về HĐGDHN2T .................................................66
2T3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người tham gia HĐGDHN2T 68
2T3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện HĐGDHN2T
........................................................................................................................................71
2T3.3.4. Biện pháp 4: Cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện hoạt
động giáo dục hướng nghiệp2T ..........................................................................................72
2T3.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh2T .................................................74
2T3.3.6. Biện pháp 6: Xây dưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo
dục hướng nghiệp2T ...........................................................................................................76
2T3.3.7. Biện pháp 7: Nâng cao trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng về hoạt động giáo
dục hướng nghiệp2T ...........................................................................................................77
2T3.4. Khảo cứu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp2T ...................................80
2T3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất2T .............................................................80
2T3.4.2. Tính khả thi của các đề xuất2T .................................................................................81
2TTiểu kết chương 32T .............................................................................................................84
2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T.................................................................................... 85
2TTÀI LIỆU THAM KHẢO2T ......................................................................................... 88
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu
Ban ĐDCMHS : Ban Đại diện Cha Mẹ học sinh
CSVC : Cơ sở vật chất
CBQL : Cán bộ quản lý
CTQG : Chính trị quốc gia
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ĐHSP : Đại học sư phạm
Đoàn TNCS HCM : Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đội TNTP HCM : Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
GD : Giáo dục
GDĐT : Giáo dục đào tạo
GVBM : Giáo viên bộ môn
HĐGD : Hoạt động giáo dục
HĐGDHN : Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
HS : Học sinh
HT : Hiệu trưởng
NXB : Nhà xuất bản
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
Sở GD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục Việt Nam hiện nay, khiến toàn xã hội
phải quan tâm đó là việc định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh. Mỗi năm có
khoảng 12.000 học sinh vào lớp 10 và số học sinh tốt nghiệp THPT đều đăng kí thi Đại học,
Cao đẳng. Xét về nhu cầu, xu hướng và nguyện vọng của lớp trẻ thì những số liệu nêu trên
là đáng trân trọng, nhưng thực tiễn về năng lực và nhu cầu xã hội lại không cho phép
nguyện vọng đó thành hiện thực. Mỗi năm số học sinh được tuyển vào Đại học, Cao đẳng (
ĐH, CĐ) chỉ chiếm khoảng 10 – 15%, tạo nên sự ùn tắc trong các kì thi tuyển sinh, gây tốn
kém cho gia đình và xã hội.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có ý nghĩa rất to lớn. Về
mặt giáo dục đó là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng
thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội, góp phần vào việc cụ
thể hóa các mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Về ý nghĩa kinh tế thì công tác hướng
nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó
nâng cao năng suất lao động của xã hội. Để đảm bảo được ý nghĩa đó nhà trường phổ thông
phải gắn mục tiêu đào tạo với những mục tiêu kinh tế – xã hội. Về ý nghĩa chính trị – xã hội,
công tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Vì thế nếu làm tốt công tác hướng nghiệp, chúng ta sẽ có những lớp người đủ năng lực và
phẩm chất cách mạng để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, hướng nghiệp có tác
dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bổ lực
lượng dân cư. Tóm lại, công tác hướng nghiệp có ý nghĩa đối với việc triển khai chiến lược
con người – một bộ phận của chiến lược kinh tế, khoa học và công nghệ.
Từ Đại hội III, Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là đầu tư cho sự
phát triển. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW (Ban chấp hành Trung ương) Đảng khoá
VIII đã nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục kĩ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc
học phổ thông”. Vấn đề này cũng được khẳng định tại điều 24 Luật giáo dục: “ Nội dung
giáo dục phổ thông phải đảm bảo yêu cầu về tính phổ thông, toàn diện, cơ bản và hướng
nghiệp…”[8]. Tiếp theo là chỉ thị 33/ 2003 ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT
(giáo dục & đào tạo) về việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề
nghiệp cho học sinh phổ thông. Để thực hiện được nhiệm vụ mục tiêu giáo dục đào tạo,
ngành GD & ĐT nói chung và các trung tâm KTTH – HN (kĩ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp) nói riêng cần làm tốt công tác “Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông”, tạo điều
kiện cho các em có thể chọn được một nghề phù hợp theo ý muốn, năng lực của mình, phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
Ở các trường THPT Q12 sau một vài năm triển khai nhiệm vụ HĐGDHN, chúng tôi
gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài liệu, nội dung chương trình giảng dạy.
Đồng thời phụ huynh học sinh chưa nhận thức được vị trí vai trò, tác dụng của HĐGDHN,
vì vậy hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa cao. Sự đổi mới trong quản lý,
tổ chức giáo dục nói chung và HĐGDHN nói riêng ở các trường THPT Q12 còn chuyển
biến chậm.Việc sử dụng và khai thác các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) cho
HĐGDHN còn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên như tổ chức hoàn thiện
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy nghề, thông tin nghề…Công tác
xã hội hoá giáo dục còn nhiều hạn chế và chưa có biện pháp hữu hiệu. Với lý do trên, tôi lựa
chọn vấn đề: “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT
Quận 12 – TPHCM” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐGDHN ở các trường THPT Quận 12 –
TP.HCM. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý
HĐGDHN ở các trường THPT Quận 12 – TP.HCM
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường THPT Quận 12 - TPHCM
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12 -
TPHCM
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT Q12 đã đạt được
một số thành tích như đã đưa chương trình giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy chính
khóa, xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, có sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho
giảng dạy... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp như xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra
đánh giá. Vì vậy, cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
hợp lý cho học sinh THPT thì sẽ khắc phục được những hạn chế và nâng cao hiệu quả của
hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12.TP.HCM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp và công tác quản lý
HĐGDHN cho học sinh các trường THPT
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT
Q12 TP.HCM.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
6.1.1 Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc trong công tác quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông Q12 TP.HCM bao gồm những yếu tố như:
mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, kết quả quản lý.
6.1.2 Quan điểm thực tiễn
Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các
trường Trung học phổ thông Q12 TP.HCM còn nhiều tồn tại, khó khăn trên cơ sở đó đề ra
những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường
Trung học phổ thông Q.12.
6.1.3 Quan điểm lịch sử - logic
Đề xuất một số biện pháp cho công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
các trường Trung học phổ thông Q.12 TP.HCM, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
giáo dục hướng nghiệp các trường THPT.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
-Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết về công tác quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp
-Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết cần nghiên cứu trong phạm vi đề tài; lý luận về
quản lý nói chung và quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp nói riêng.
-Tổng hợp, nghiên cứu, khai thác những tri thức khoa học đã có trong các công trình
khoa học, chính sách, chiến lược, chỉ thị,…của ngành Giáo dục và Đào tạo; sách, tạp chí
chuyên ngành,… nhằm xác lập cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động của nhà trường: các tiết dạy hướng nghiệp, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa
6.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra giáo dục để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý,
giáo viên chủ nhiệm, học sinh và các lực lượng khác của một số trường THPT ở Q12 TP
HCM.
6.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Đặt câu hỏi phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp của một số trường
THPT ở Q12 TP HCM.
6.2.2.4 Phương pháp thống kê toán học :
Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS FOR WINDOW
7. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở 3
trường Trung học phổ thông Q12 TP.HCM (Trường THPT Võ Trường Toản, Trường THPT
Thạnh Lộc, Trường THPT Trường Chinh).
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
một số nước trên thế giới
Trong hệ thống giáo dục, giáo dục trung học phổ thông là giai đoạn học tập chính
quy cuối cùng của đa phần thanh thiếu niên học sinh. Giáo dục trung học phổ thông không
chỉ có mục tiêu chuẩn bị nguồn cho giáo dục đại học mà chủ yếu là chuẩn bị cho học sinh –
những con người trưởng thành bước vào cuộc sống lao động xã hội. Xuất phát từ thực tế đó,
thanh thiếu niên học sinh phổ thông dù học lên đại học hay sớm đi vào cuộc sống lao động
nghề nghiệp, họ đều phải được trang bị những tri thức khoa học, kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng
lao động nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, ý thức tổ chức kỉ luật và những phát minh nhằm
thiết thực góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia .
Trên thực tế, khi khoa học – kĩ thuật phát triển, quy trình công nghệ thay đổi, đặc biệt
là trong thời kì bùng nổ thông tin, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, người
lao động thường không có khả năng để thích ứng kịp thời. Trong khi đó, số học sinh phổ
thông khi rời ghế nhà trường với vốn kiến thức “văn hoá chay” không có cơ sở và khả năng
hội nhập vào cuộc sống lao động – xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, có các nhà tư tưởng và
giáo dục học tiến bộ, đã đưa ra những hình thức gắn giáo dục với lao động nghề nghiệp, với
cuộc sống. Nhiều công trình nghiên cứu về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp ở các
nước như, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản, các nước ASEAN, UNESCO.
 Vào giữa thế kỉ 19, ở Pháp xuất hiện cuốn sách “ Hướng nghiệp chọn nghề” [18, tr.7]
Nội dung cuốn sách đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề do sự phát triển
công nghiệp. Ngay khi đó, người ta đã nhận thấy tính đa dạng, phức tạp của hệ thống nghề
nghiệp, tính chuyên môn hoá vượt lên hẳn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủ
công nghiệp, qua đó khẳng định tính cấp thiết phải giúp đỡ thanh thiếu niên học sinh đi vào
“Thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng hiệu quả lao động trẻ tuổi. Đến năm 1975, nước Pháp
tiến hành cải cách giáo dục theo hướng: tăng cường giáo dục tự nhiên và toán học, trong đó
tăng kiến thức thực hành đối với khoa học tự nhiên, đưa giáo dục kĩ thuật vào để đảm bảo
sự liên hệ giữa trường học và đời sống, đồng thời vẫn giữ vững ý nghĩa của các môn xã hội
và nhân văn, giảm bớt tính hàn lâm trong việc cung cấp các kiến thức khoa học, tăng cường
tỷ trọng các kiến thức có ý nghĩa thực dụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp học sinh trung
học chuẩn bị đi vào cuộc sống nghề nghiệp.
 Vấn đề dạy học lao động nghề nghiệp
Vấn đề này đã được nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng thuộc tổ chức nghiên cứu về
lao động, kĩ thuật và kinh tế trong hoạt động dạy và học của Cộng hoà liên bang Đức nghiên
cứu. Các công trình nghiên cứu đó đã làm sáng tỏ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học lao động nghề nghiệp, tổ chức cho học sinh phổ thông thực tập ở các nhà máy,
xí nghiệp, ở các cơ sở kinh doanh – dịch vụ. Qua đó cho thấy rằng hoạt động dạy học lao
động – kĩ thuật – kinh tế không chỉ quan trọng đối với những môn học khác, mà còn là bộ
phận cấu thành cơ bản của giáo dục Trung học phổ thông... Bởi vì nó tạo điều kiện cho học
sinh phổ thông phát triển thành những con người trưởng thành trong cuộc sống – xã hội.
 Giáo dục hướng nghiệp, lập nghiệp ở các trường trung học của Australia
Vấn đề GDHN và lập nghiệp ở các trường học Úc không chỉ dạy lý thuyết đơn thuần,
mà còn cung cấp cho học sinh một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng trong
tất cả các học sinh, làm cho học sinh vừa có kĩ năng lao động, vừa có tri thức. Việc giáo dục
này giúp cho học sinh biết tự ra được những quyết định về việc lựa chọn có tính hướng
nghiệp, lập nghiệp trong và sau khi học ở trường và tham gia có hiệu quả vào đời sống lao
động.
 Magumi Nishino ở Viện nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng
tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết cho học sinh phổ thông.
Theo tác giả, học sinh trung học phải được: “Bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản
của những ngành nghề cần thiết trong xã hội, có thái độ tôn trọng đối với lao động và có khả
năng lựa chọn nghề tương lai phù hợp với mỗi cá nhân”[40, tr.49]. Mặc dù từ lâu, giáo dục
Nhật Bản đã chú ý đến vấn đề hoàn thiện nội dung, hình thức dạy học kĩ thuật nhằm cung
cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng lao động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học
sinh phổ thông. Chính vì vậy, ở Nhật, trong vòng 30 năm từ 1952 – 1982 nhiều cuộc cải
cách giáo dục đã được tiến hành, với mục đích đảm bảo cho giáo dục phổ thông đáp ứng các
yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của đất nước.
 Các nước ASEAN: Đang tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông
- Tại Malaysia: Một trong những chức năng chính của giáo dục bên cạnh việc góp
phần phát triển nhân cách là xây dựng nguồn nhân lực. Mục tiêu của khoá học phổ thông 9
năm (từ lớp 1 – lớp 9) là tạo điều kiện cho mỗi học sinh có cơ hội bước vào ngưỡng cửa
nghề nghiệp.
- Tại Philippin: Một trong những mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo nguồn nhân
lực với trình độ tay nghề cần thiết để có thể lựa chọn nghề. Chính vì thế ở cấp II đã thực
hiện giáo dục nghề nghiệp và chuẩn của học sinh là phải đạt được những kiến thức, kĩ năng,
thông tin nghề nghiệp và tinh thần làm việc tối thiểu cần thiết để có thể chọn nghề. Sang cấp
III tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như hướng nghiệp – dạy nghề.
- Tại Thái Lan: Ngay từ Tiểu học đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, kĩ
năng tối thiểu của một số công việc nội trợ, nông nghiệp và nghề thủ công. Sang cấp II đẩy
mạnh công tác GDHN gắn với một nghề trên cơ sở phù hợp với độ tuổi, sở thích, nhu cầu
của mỗi học sinh. Đây là bước tiền đề cho học sinh vào cấp III. Giáo dục nghề nghiệp gắn
liền với hướng nghiệp nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng nghề nghiệp. Tất cả các
trường phải dạy nghề theo quy định của Bộ, học sinh đạt chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ nghề.
 Jacques Delors, chủ tịch Uỷ ban quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỉ XXI của
UNESCO khi phân tích “Những trụ cột của giáo dục” đã viết: “ Học tri thức, học làm việc,
học cách chung sống và học cách tồn tại " [36, tr.6-8], đó là 4 trụ cột mà Uỷ ban đã trình
bày và minh họa những nền tảng của giáo dục.
Theo tác giả vấn đề GDHN và học nghề của học sinh phổ thông là một căn bản
không thể thiếu được trong giáo dục. Tác giả đã nhấn mạnh việc học sinh có cơ hội phát
triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp song song với việc
học tập tri thức.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học, lao động chuẩn bị
nghề nghiệp ở nước ngoài đều chú ý việc cải cách mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở
vật chất- kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lao động chuẩn bị nghề nghiệp cho học
sinh phổ thông, tức là đề cập tới hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu đó còn chưa chú ý tới cách tổ chức, quản lý hoạt động GDHN và dạy
nghề phổ thông.
1.1.2. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam :
Ở nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, rất coi trọng và vận dụng sáng tạo quan
điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm đào tạo lớp người lao động mới. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi với lao động; Lí
luận đi với thực hành; Cần cù đi với tiết kiệm” [27, tr.55].
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã đề ra nhiệm vụ của ngành giáo dục là cần mở rộng và
nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng
cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã ghi rõ:“Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng
học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù
hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Tới Đại hội X,
Đảng ta tiếp tục xác định đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo, yêu cầu dạy học phân ban và
tự chọn ở cấp THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng từ THCS.
Công tác hướng nghiệp được chính thức đưa vào trường phổ thông từ 19/03/1981
theo quyết định 126/CP của Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và
việc sử dụng hợp lý học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường.
Quyết định nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân công cụ thể chính
quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ Trung ương đến địa phương có nhiệm vụ tạo
mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng
hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng học sinh phổ thông sau khi ra trường. Ban hành kèm theo quyết
định 126/CP của chính phủ là thông tư 31 – TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc hướng dẫn thực hiện quyết định nêu trên. Nội dung thông tư nêu rõ mục đích, nhiệm vụ
và hình thức hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Đồng thời phân công
trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đang công tác tại trường trung học phổ thông, cho
dù đảm nhận chức vụ công tác nào đều phải hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác
giáo dục hướng nghiệp.
Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông không phải là vấn đề mới.
Đây là một vấn đề được tất cả các cấp, ban ngành đoàn thể trong xã hội từ Trung ương đến
địa phương, các nhà quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh thực sự
quan tâm.
Việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này đã được các
nhà khoa học giáo dục quan tâm. Các cuộc hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề do Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: “Đổi mới
công tác lao động – hướng nghiệp phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” (7/2003); “Tổ chức giáo dục lao động – hướng nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông” (11/2001). Tiếp đó là các đề tài nghiên cứu của các tác giả :
Tác giả Tạ Văn Doanh với đề tài “Tìm hiểu tình hình đội ngũ làm công tác quản
lý trường lớp dạy nghề (công lập và bán công), thiết kế chương trình và phương thức
bồi dưỡng về quản lý cho đội ngũ này tại thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy cần phải
mở các khóa bồi dưỡng về đội ngũ quản lý cho cán bộ quản lý chủ chốt của khối trường dạy
nghề (cả công lập, bán công và tư thục) một cách hiệu quả. Nhằm nâng cao năng lực về
quản lý cho các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng giáo vụ, Giám đốc, Phó giám
đốc các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề hoạt động, giữ
đúng vai trò chủ đạo trong việc phát triển dạy nghề, góp phần cung ứng lao động có kỹ
thuật cao cho nền kinh tế thành phố.
Đề tài khoa học cấp nhà nước KX-05-09 mang tên "Giáo dục phổ thông và hướng
nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá"
đã tiến hành khảo sát học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý trên phạm vi 8
tỉnh, thành phố. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 85 - 90% học sinh trung học cơ sở (được
điều tra) muốn được tiếp tục học lên, chỉ có 6,1% số học sinh muốn được thôi học để đi làm,
kiếm tiền. Có từ 76,8 - 90,1% số học sinh (được điều tra) muốn có một nghề nghiệp ổn
định, phù hợp với sở thích và năng lực.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đáng kể HS (23,8%)
cho rằng chọn nghề nghiệp nào không quan trọng, miễn là kiếm ra nhiều tiền. Đa số giáo
viên được hỏi cũng cho rằng phần lớn học sinh ít hiểu biết về nghề .Theo đánh giá của
những người nghiên cứu thì kết quả này phản ánh công tác giáo dục nói chung và giáo dục
hướng nghiệp nói riêng ở các trường phổ thông hiện nay chưa định hướng tốt cho HS.
Một đề tài khác nói về việc quản lý công tác hướng nghiệp đó là “Quản lý công tác
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường
xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thực trạng và giải pháp” (của tác giả Huỳnh
Thị Tam Thanh). Đề tài này đã xác định được các đầu việc quản lý của lãnh đạo các nhà
trường trong công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp và đưa ra những biện pháp nhằm tăng
cường hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, đề tài còn chưa xây dựng được một cơ sở lý
luận hoàn chỉnh làm nền tảng cho việc giải quyết phần nội dung. [32, tr. 25]
Trong công trình khoa học của tác giả Phạm Tất Dong đã cho thấy: “Trong
những người không kiếm ra việc làm có đến 85% là thanh niên. Trong tổng số thanh niên
đứng ngoài việc làm thì 67,4% là không biết nghề” [20, tr. 25]. Trên cơ sở đó, tác giả đã xác
định cần: “ Chú trọng việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm
ra việc làm”, [20, tr.19] đồng thời: “Tiếp sau quá trình hướng nghiệp, dứt khoát phải dạy
nghề cho học sinh...đây sẽ là một nguyên tắc rất cơ bản”[20, tr.40]
- Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp đã được tác giả Hoàng
Đức làm sáng tỏ: “Trong cơ chế đổi mới hiện nay vấn đề chuẩn bị nghề nghiệp là một yêu
cầu nóng bỏng của thực tế xã hội”. Học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp có phần giao
thoa ngày càng rõ theo hướng mô đun hoá ở mức phổ thông. Phần giao thoa đó ngày càng
lớn nghĩa là công tác GDHN và dạy nghề phổ thông được tiến hành sớm và phát triển mạnh.
Đó là cơ sở cho việc định hướng và phân luồng học sinh, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất
Học vấn
nghề
nghiệp
lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Phần học vấn: - KTTH- HN
- NPT
Kết quả nghiên cứu của tác giả hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới của giáo dục
trung học hiện nay. Giáo dục trung học đang ngày càng không còn là nền giáo dục cho một
số ít người như vào đầu thế kỷ XX, không phải chỉ để cho người học học lên, mà còn chuẩn
bị cho thanh niên đi vào thế giới lao động nghề nghiệp, đặc biệt cho những ai chỉ có thể học
hết bậc trung học.
- Với công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Hộ, tác giả đã đề cập vấn đề: “Thiết lập
và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam”[19, tr.50]. Trong đó tác giả
xây dựng luận chứng cho hệ thống hướng nghiệp và DNPT trong điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Tác giả đề xuất những hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở
đào tạo nghề, cơ sở sản xuất hướng nghiệp – dạy nghề, các lực lượng khác tham gia vào
công tác GDHN và DNPT cho học sinh phổ thông.
Riêng tại Q12 chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh THPT.
1.2. Một số khái niệm có liên quan
1.2.1. Hướng nghiệp:
1.2.1.1 Hướng nghiệp
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển
chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu
cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương
và quốc gia. Trước đây chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề
nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là
phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng
nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết
hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp
Học vấn
phổ thông
(career management), phát triển nghề nghiệp (careerdevelopment)... Trong đó lựa chọn nghề
nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp
là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá
trình trau dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được những ngành nghề phù hợp với khả
năng hứng thú và sở trường của mình. Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề
nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao
chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực
lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng
năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà
trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn
bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang
cần phát triển đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân
1.2.1.2 Giáo dục hướng nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã
được xác định trong Luật giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 và chủ
trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng
cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng
cho học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo
phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.[ 3, tr.2]
1.2.2. Quản lý
1.2.2.1 Quản lý
Theo F.Taylor: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và
sau đó là hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. [41, tr.
35]
Theo Harold Koolz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý
là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích
của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.[41, tr.38]
Theo các nhà tâm lý học: “Quản lý là hoạt động đặc biệt của con người trong xã hội,
một hoạt động rất phức tạp và đa dạng. Đó là sự tác động toàn diện vào một nhóm người,
một tập thể người, điều khiển họ hoạt động nhằm đạt tới mục đích nhất định đã được đề ra
từ trước”.[25, tr28]
Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; quản lý gồm những
công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt mục
đích của nhóm.
Theo tôi, nói một cách đơn giản: quản lý là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý
tới khách thể và đối tượng quản lý một cách có kế hoạch, có tổ chức, có kiểm tra, đánh giá
công việc nhằm đạt được những mục tiêu đã dự kiến.
1.2.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn
nhân lực nhằm chuẩn bị những cán bộ, nhân viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng, phẩm
chất để đảm nhận các công việc sau.
- Tham gia quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo và quản lý cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp và các công tác khác ở các trường: Mầm non, tiểu học, phổ thông, dạy nghề...
Quản lý chuyên môn, hành chính, nhân sự tại các Sở, Phòng giáo dục và đào tạo.
- Làm công tác giảng dạy khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý trong và ngoài ngành giáo dục đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ
quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói
riêng.
Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo
dục, đó có thể là một trường học, một trung tâm KTTH – HN, một tập hợp các cơ sở giáo
dục phân bố trên một địa bàn dân cư... Và muốn quản lý một cách khoa học (hoặc tối ưu)
thì chủ thể quản lý phải nắm được các quy luật khách quan đang chi phối vận hành của đối
tượng quản lý.
1.2.2.3 Quản lý trường học
Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật
của chủ thể quản lý nhà trường, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm
giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần
thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động quản lý: (1) tác động của những chủ
thể quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường, (2) tác động của chủ thể quản lý bên trong
nhà trường.
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp
trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập của nhà
trường. Quản lý nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên
ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp với nhà trường như cộng đồng được đại diện
dưới hình thức Hội đồng nhân dân, nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ
tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường (Hiệu trưởng) bao gồm
các hoạt động: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – giáo dục,
quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý lớp
học như nhiệm vụ của giáo viên, quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
Như vậy, quản lý nhà trường còn được coi là tập hợp những tác động tối ưu (cộng
tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý tới tập thể giáo
viên, học sinh và các bộ, công nhân viên khác trong nhà trường, nhằm tận dụng các nguồn
lực do Nhà nước đầu tư, do xã hội đóng góp và do nhà trường tạo ra để hướng vào việc đẩy
mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học – giáo dục.[25]
1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một nội dung của quản lý trường học, là
hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến hoạt động
giáo dục hướng nghiệp để đạt mục đích giáo dục hướng nghiệp.
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT
1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.3.1.1 Khái niệm của hoạt động giáo dục hướng nghiệp
* Hướng nghiệp trên bình diện xã hội
Toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trường, các cơ quan quản lý kinh
tế và quản lý nhà nước, các đoàn thể chính trị và xã hội … đều cần đến những người có
năng lực và phẩm chất, nhân cách phù hợp. Để chọn được người theo đúng những tiêu
chuẩn đã định, cơ quan, tổ chức nói trên có nhiệm vụ làm cho thế hệ trẻ hiểu được nội dung,
tính chất, đặc điểm, điều kiện công tác,… của mình, giúp học tìm hiểu những nghề nghiệp,
chuyên môn mình cần tuyển chọn. Cuối cùng, các cơ quan, cơ sở sản xuất phải tiến hành
tuyển chọn người trên cơ sở nguyện vọng và dự định nghề nghiệp của người đó.
Như vậy, hướng nghiệp có thể hiểu như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo
dục học, y học, xã hội học, kinh tế học… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù
hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực
của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
* Hướng nghiệp trên bình diện trường phổ thông
Trong trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy
của thầy và hoạt động của trò. Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được
coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh
trong việc chọn nghề. Trên cơ sở đó giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên
cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các
ngành sản xuất trong xã hội. Như vậy, hướng nghiệp trong trường phổ thông được thể hiện
như một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho các em học sinh lựa chọn nghề một cách
hợp lý.
Với cách hiểu này, hướng nghiệp là nhiệm vụ của bất kỳ thành viên nào trong tập thể
sư phạm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, cán bộ
phụ trách Đội thiếu niên tiền phong, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,….
Vấn đề là phải có sự phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng loại cán bộ nói trên.
Hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của học sinh.Thông
qua hoạt động này, mỗi học sinh phải lĩnh hội những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội,
đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương. Các em phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng

More Related Content

What's hot

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
nataliej4
 
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
tn4417
 
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAYSự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
nataliej4
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn TrãiLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạoLuận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
nataliej4
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiênLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duyLuận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOTĐề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (15)

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
 
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAYSự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
 
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn TrãiLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạoLuận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiênLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duyLuận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
 
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOTĐề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
 

Similar to Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_tp_ho_chi_minh_2319

Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAYLuận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docxMối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đLuận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ HoàngPhân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
luanvantrust
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.
ssuser499fca
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Garment Space Blog0
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_tp_ho_chi_minh_2319 (20)

Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAYLuận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
 
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docxMối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
 
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đLuận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ HoàngPhân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
 
Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 

More from Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Garment Space Blog0
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Garment Space Blog0
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Garment Space Blog0
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Garment Space Blog0
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Garment Space Blog0
 

More from Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
 

Recently uploaded

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 

Recently uploaded (18)

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 

Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_tp_ho_chi_minh_2319

  • 1. ÒBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -----------o0o----------- NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 2. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT tại quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh” đến nay tôi đã hoàn thành luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường, phòng Khoa học công nghệ và sau đại học, các phòng ban chức năng của trường Đaịhọc Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng giáo dục & Đào tạo quận 12 TP.Hồ Chí Minh, Ban giám hiện các trường THPT Quận 12 và các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với quí Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục, các Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy, trong nghiên cứu khoa học và luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong khóa học vừa qua. Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thị Bích Hạnh – Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc tới Ban giám hiệu, Thầy Hiệu trưởng Hồ Đắc Anh cùng tập thể Hội đồng sư phạm trường THPT Võ Trường Toản – Quận 12 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song những thiếu sót trong luận văn là không thể tránh khỏi, kính mong sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010
  • 3. MỤC LỤC 2TLỜI CẢM ƠN2T ............................................................................................................... 2 2TMỤC LỤC2T ..................................................................................................................... 3 2TKÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T ............................................................................... 6 2TMỞ ĐẦU2T........................................................................................................................ 7 2T1. Lý do chọn đề tài2T ............................................................................................................7 2T2. Mục đích nghiên cứu2T ......................................................................................................8 2T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu2T..............................................................................8 2T4. Giả thuyết khoa học2T .......................................................................................................8 2T5. Nhiệm vụ nghiên cứu2T .....................................................................................................9 2T6. Phương pháp nghiên cứu2T ..............................................................................................9 2T7. Giới hạn đề tài2T ..............................................................................................................10 2TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN2T ............................................................................... 11 2T1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề2T .........................................................................................11 2T1.1.1 Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới2T................................................................................................11 2T1.1.2. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam :2T .................................................13 2T1.2. Một số khái niệm có liên quan2T ................................................................................16 2T1.2.1. Hướng nghiệp:2T.....................................................................................................16 2T1.2.2. Quản lý2T .................................................................................................................17 2T1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .........................................19 2T1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT2T.............................20 2T1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ..................................20 2T1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .............23 2T1.3.3. Các phương pháp, hình thức và lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp2T ......25 2T1.3.4. Những vấn đề mới cần phải quán triệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp hiện nay2T ..............................................................................................................25 2T1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .............................................28 2T1.4.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN2T ..........................................28 2T1.4.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN2T............................29 2T1.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .........................................29 2T1.4.4. Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ...........................30 2TTiểu kết chương 12T .............................................................................................................31
  • 4. 2TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH2T ................. 32 2T2.1 Đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hóa-xã hội ở Quận 12 TP. HCM2T ......................32 2T2.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của quận 122T ...............................32 2T2.1.2 Đặc điểm về giáo dục2T ...........................................................................................34 2T2.2. Đặc điểm các trường THPT quận 12 năm học 2009 – 20102T ..................................34 2T2.2.1 Tình hình học sinh2T .................................................................................................34 2T2.2.2 Số lượng trường lớp2T ..............................................................................................34 2T2.2.3 Đội ngũ giáo viên, Cán bộ quản lý (CBQL)2T .........................................................34 2T2.2.4. Kết quả học tập của học sinh Bậc THPT ở Quận 12 TP.HCM2T...........................35 2T2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12 TP.HCM2T ............................................................................................................................................35 2T2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12 thành phố HCM2T ..........................................................37 2T2.3.2 Thực trạng việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .............................................................................................................................38 2T2.3.3. Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T................................42 2T2.3.4. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T .................................43 2T2.3.5 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá HĐGDHN2T .....................................................44 2T2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12 TP.HCM2T ............................................................................................................................45 2T2.4.1 Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của từng nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục Hướng nghiệp2T .....................................................................45 2T2.4.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ..................................................................................................................47 2T2.4.3 Thực trạng quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ...................................................................................................50 2T2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ..54 2T2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện và các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ..................................................................................................................56 2T2.5. Những yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Ban giám hiệu và Tổ GDHN2T ........................................................................58 2T2.6 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng2T .............................................................................62 2T2.6.1 Nguyên nhân khách quan2T ......................................................................................62 2T2.6.2 Nguyên nhân chủ quan2T ..........................................................................................63 2TTiểu kết chương 22T .............................................................................................................63
  • 5. 2TCHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG2T.................. 65 2T3.1 Cơ sở lý luận :2T .............................................................................................................65 2T3.2 Cơ sở thực tiễn2T ............................................................................................................65 2T3.3 Các biện pháp đề xuất2T................................................................................................66 2T3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về HĐGDHN2T .................................................66 2T3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người tham gia HĐGDHN2T 68 2T3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện HĐGDHN2T ........................................................................................................................................71 2T3.3.4. Biện pháp 4: Cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ..........................................................................................72 2T3.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh2T .................................................74 2T3.3.6. Biện pháp 6: Xây dưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ...........................................................................................................76 2T3.3.7. Biện pháp 7: Nâng cao trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng về hoạt động giáo dục hướng nghiệp2T ...........................................................................................................77 2T3.4. Khảo cứu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp2T ...................................80 2T3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất2T .............................................................80 2T3.4.2. Tính khả thi của các đề xuất2T .................................................................................81 2TTiểu kết chương 32T .............................................................................................................84 2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T.................................................................................... 85 2TTÀI LIỆU THAM KHẢO2T ......................................................................................... 88
  • 6. KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu Ban ĐDCMHS : Ban Đại diện Cha Mẹ học sinh CSVC : Cơ sở vật chất CBQL : Cán bộ quản lý CTQG : Chính trị quốc gia CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐHSP : Đại học sư phạm Đoàn TNCS HCM : Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đội TNTP HCM : Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh GD : Giáo dục GDĐT : Giáo dục đào tạo GVBM : Giáo viên bộ môn HĐGD : Hoạt động giáo dục HĐGDHN : Hoạt động giáo dục hướng nghiệp HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng NXB : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở Sở GD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục Việt Nam hiện nay, khiến toàn xã hội phải quan tâm đó là việc định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh. Mỗi năm có khoảng 12.000 học sinh vào lớp 10 và số học sinh tốt nghiệp THPT đều đăng kí thi Đại học, Cao đẳng. Xét về nhu cầu, xu hướng và nguyện vọng của lớp trẻ thì những số liệu nêu trên là đáng trân trọng, nhưng thực tiễn về năng lực và nhu cầu xã hội lại không cho phép nguyện vọng đó thành hiện thực. Mỗi năm số học sinh được tuyển vào Đại học, Cao đẳng ( ĐH, CĐ) chỉ chiếm khoảng 10 – 15%, tạo nên sự ùn tắc trong các kì thi tuyển sinh, gây tốn kém cho gia đình và xã hội. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có ý nghĩa rất to lớn. Về mặt giáo dục đó là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội, góp phần vào việc cụ thể hóa các mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Về ý nghĩa kinh tế thì công tác hướng nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó nâng cao năng suất lao động của xã hội. Để đảm bảo được ý nghĩa đó nhà trường phổ thông phải gắn mục tiêu đào tạo với những mục tiêu kinh tế – xã hội. Về ý nghĩa chính trị – xã hội, công tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Vì thế nếu làm tốt công tác hướng nghiệp, chúng ta sẽ có những lớp người đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bổ lực lượng dân cư. Tóm lại, công tác hướng nghiệp có ý nghĩa đối với việc triển khai chiến lược con người – một bộ phận của chiến lược kinh tế, khoa học và công nghệ. Từ Đại hội III, Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là đầu tư cho sự phát triển. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW (Ban chấp hành Trung ương) Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục kĩ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc học phổ thông”. Vấn đề này cũng được khẳng định tại điều 24 Luật giáo dục: “ Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo yêu cầu về tính phổ thông, toàn diện, cơ bản và hướng nghiệp…”[8]. Tiếp theo là chỉ thị 33/ 2003 ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT (giáo dục & đào tạo) về việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề
  • 8. nghiệp cho học sinh phổ thông. Để thực hiện được nhiệm vụ mục tiêu giáo dục đào tạo, ngành GD & ĐT nói chung và các trung tâm KTTH – HN (kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) nói riêng cần làm tốt công tác “Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông”, tạo điều kiện cho các em có thể chọn được một nghề phù hợp theo ý muốn, năng lực của mình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và đất nước. Ở các trường THPT Q12 sau một vài năm triển khai nhiệm vụ HĐGDHN, chúng tôi gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài liệu, nội dung chương trình giảng dạy. Đồng thời phụ huynh học sinh chưa nhận thức được vị trí vai trò, tác dụng của HĐGDHN, vì vậy hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa cao. Sự đổi mới trong quản lý, tổ chức giáo dục nói chung và HĐGDHN nói riêng ở các trường THPT Q12 còn chuyển biến chậm.Việc sử dụng và khai thác các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) cho HĐGDHN còn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên như tổ chức hoàn thiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy nghề, thông tin nghề…Công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều hạn chế và chưa có biện pháp hữu hiệu. Với lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12 – TPHCM” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐGDHN ở các trường THPT Quận 12 – TP.HCM. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý HĐGDHN ở các trường THPT Quận 12 – TP.HCM 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường THPT Quận 12 - TPHCM 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12 - TPHCM 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT Q12 đã đạt được một số thành tích như đã đưa chương trình giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy chính
  • 9. khóa, xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, có sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho giảng dạy... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp như xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Vì vậy, cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp hợp lý cho học sinh THPT thì sẽ khắc phục được những hạn chế và nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12.TP.HCM. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp và công tác quản lý HĐGDHN cho học sinh các trường THPT 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Q12 TP.HCM. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở phương pháp luận 6.1.1 Quan điểm hệ thống - cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc trong công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông Q12 TP.HCM bao gồm những yếu tố như: mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, kết quả quản lý. 6.1.2 Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học phổ thông Q12 TP.HCM còn nhiều tồn tại, khó khăn trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học phổ thông Q.12. 6.1.3 Quan điểm lịch sử - logic Đề xuất một số biện pháp cho công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học phổ thông Q.12 TP.HCM, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường THPT. 6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
  • 10. -Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp -Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết cần nghiên cứu trong phạm vi đề tài; lý luận về quản lý nói chung và quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp nói riêng. -Tổng hợp, nghiên cứu, khai thác những tri thức khoa học đã có trong các công trình khoa học, chính sách, chiến lược, chỉ thị,…của ngành Giáo dục và Đào tạo; sách, tạp chí chuyên ngành,… nhằm xác lập cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát các hoạt động của nhà trường: các tiết dạy hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa 6.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng phương pháp điều tra giáo dục để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và các lực lượng khác của một số trường THPT ở Q12 TP HCM. 6.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn Đặt câu hỏi phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp của một số trường THPT ở Q12 TP HCM. 6.2.2.4 Phương pháp thống kê toán học : Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS FOR WINDOW 7. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở 3 trường Trung học phổ thông Q12 TP.HCM (Trường THPT Võ Trường Toản, Trường THPT Thạnh Lộc, Trường THPT Trường Chinh).
  • 11. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới Trong hệ thống giáo dục, giáo dục trung học phổ thông là giai đoạn học tập chính quy cuối cùng của đa phần thanh thiếu niên học sinh. Giáo dục trung học phổ thông không chỉ có mục tiêu chuẩn bị nguồn cho giáo dục đại học mà chủ yếu là chuẩn bị cho học sinh – những con người trưởng thành bước vào cuộc sống lao động xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, thanh thiếu niên học sinh phổ thông dù học lên đại học hay sớm đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp, họ đều phải được trang bị những tri thức khoa học, kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng lao động nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, ý thức tổ chức kỉ luật và những phát minh nhằm thiết thực góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia . Trên thực tế, khi khoa học – kĩ thuật phát triển, quy trình công nghệ thay đổi, đặc biệt là trong thời kì bùng nổ thông tin, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, người lao động thường không có khả năng để thích ứng kịp thời. Trong khi đó, số học sinh phổ thông khi rời ghế nhà trường với vốn kiến thức “văn hoá chay” không có cơ sở và khả năng hội nhập vào cuộc sống lao động – xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, có các nhà tư tưởng và giáo dục học tiến bộ, đã đưa ra những hình thức gắn giáo dục với lao động nghề nghiệp, với cuộc sống. Nhiều công trình nghiên cứu về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp ở các nước như, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản, các nước ASEAN, UNESCO.  Vào giữa thế kỉ 19, ở Pháp xuất hiện cuốn sách “ Hướng nghiệp chọn nghề” [18, tr.7] Nội dung cuốn sách đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề do sự phát triển công nghiệp. Ngay khi đó, người ta đã nhận thấy tính đa dạng, phức tạp của hệ thống nghề nghiệp, tính chuyên môn hoá vượt lên hẳn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, qua đó khẳng định tính cấp thiết phải giúp đỡ thanh thiếu niên học sinh đi vào “Thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng hiệu quả lao động trẻ tuổi. Đến năm 1975, nước Pháp tiến hành cải cách giáo dục theo hướng: tăng cường giáo dục tự nhiên và toán học, trong đó tăng kiến thức thực hành đối với khoa học tự nhiên, đưa giáo dục kĩ thuật vào để đảm bảo sự liên hệ giữa trường học và đời sống, đồng thời vẫn giữ vững ý nghĩa của các môn xã hội và nhân văn, giảm bớt tính hàn lâm trong việc cung cấp các kiến thức khoa học, tăng cường tỷ trọng các kiến thức có ý nghĩa thực dụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp học sinh trung
  • 12. học chuẩn bị đi vào cuộc sống nghề nghiệp.  Vấn đề dạy học lao động nghề nghiệp Vấn đề này đã được nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng thuộc tổ chức nghiên cứu về lao động, kĩ thuật và kinh tế trong hoạt động dạy và học của Cộng hoà liên bang Đức nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đó đã làm sáng tỏ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học lao động nghề nghiệp, tổ chức cho học sinh phổ thông thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp, ở các cơ sở kinh doanh – dịch vụ. Qua đó cho thấy rằng hoạt động dạy học lao động – kĩ thuật – kinh tế không chỉ quan trọng đối với những môn học khác, mà còn là bộ phận cấu thành cơ bản của giáo dục Trung học phổ thông... Bởi vì nó tạo điều kiện cho học sinh phổ thông phát triển thành những con người trưởng thành trong cuộc sống – xã hội.  Giáo dục hướng nghiệp, lập nghiệp ở các trường trung học của Australia Vấn đề GDHN và lập nghiệp ở các trường học Úc không chỉ dạy lý thuyết đơn thuần, mà còn cung cấp cho học sinh một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng trong tất cả các học sinh, làm cho học sinh vừa có kĩ năng lao động, vừa có tri thức. Việc giáo dục này giúp cho học sinh biết tự ra được những quyết định về việc lựa chọn có tính hướng nghiệp, lập nghiệp trong và sau khi học ở trường và tham gia có hiệu quả vào đời sống lao động.  Magumi Nishino ở Viện nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết cho học sinh phổ thông. Theo tác giả, học sinh trung học phải được: “Bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết trong xã hội, có thái độ tôn trọng đối với lao động và có khả năng lựa chọn nghề tương lai phù hợp với mỗi cá nhân”[40, tr.49]. Mặc dù từ lâu, giáo dục Nhật Bản đã chú ý đến vấn đề hoàn thiện nội dung, hình thức dạy học kĩ thuật nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng lao động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông. Chính vì vậy, ở Nhật, trong vòng 30 năm từ 1952 – 1982 nhiều cuộc cải cách giáo dục đã được tiến hành, với mục đích đảm bảo cho giáo dục phổ thông đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của đất nước.  Các nước ASEAN: Đang tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông - Tại Malaysia: Một trong những chức năng chính của giáo dục bên cạnh việc góp phần phát triển nhân cách là xây dựng nguồn nhân lực. Mục tiêu của khoá học phổ thông 9 năm (từ lớp 1 – lớp 9) là tạo điều kiện cho mỗi học sinh có cơ hội bước vào ngưỡng cửa nghề nghiệp. - Tại Philippin: Một trong những mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cần thiết để có thể lựa chọn nghề. Chính vì thế ở cấp II đã thực
  • 13. hiện giáo dục nghề nghiệp và chuẩn của học sinh là phải đạt được những kiến thức, kĩ năng, thông tin nghề nghiệp và tinh thần làm việc tối thiểu cần thiết để có thể chọn nghề. Sang cấp III tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như hướng nghiệp – dạy nghề. - Tại Thái Lan: Ngay từ Tiểu học đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, kĩ năng tối thiểu của một số công việc nội trợ, nông nghiệp và nghề thủ công. Sang cấp II đẩy mạnh công tác GDHN gắn với một nghề trên cơ sở phù hợp với độ tuổi, sở thích, nhu cầu của mỗi học sinh. Đây là bước tiền đề cho học sinh vào cấp III. Giáo dục nghề nghiệp gắn liền với hướng nghiệp nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng nghề nghiệp. Tất cả các trường phải dạy nghề theo quy định của Bộ, học sinh đạt chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ nghề.  Jacques Delors, chủ tịch Uỷ ban quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỉ XXI của UNESCO khi phân tích “Những trụ cột của giáo dục” đã viết: “ Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại " [36, tr.6-8], đó là 4 trụ cột mà Uỷ ban đã trình bày và minh họa những nền tảng của giáo dục. Theo tác giả vấn đề GDHN và học nghề của học sinh phổ thông là một căn bản không thể thiếu được trong giáo dục. Tác giả đã nhấn mạnh việc học sinh có cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp song song với việc học tập tri thức. Nhìn chung những công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học, lao động chuẩn bị nghề nghiệp ở nước ngoài đều chú ý việc cải cách mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất- kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lao động chuẩn bị nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, tức là đề cập tới hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó còn chưa chú ý tới cách tổ chức, quản lý hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông. 1.1.2. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam : Ở nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, rất coi trọng và vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm đào tạo lớp người lao động mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi với lao động; Lí luận đi với thực hành; Cần cù đi với tiết kiệm” [27, tr.55]. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã đề ra nhiệm vụ của ngành giáo dục là cần mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã ghi rõ:“Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Tới Đại hội X,
  • 14. Đảng ta tiếp tục xác định đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo, yêu cầu dạy học phân ban và tự chọn ở cấp THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng từ THCS. Công tác hướng nghiệp được chính thức đưa vào trường phổ thông từ 19/03/1981 theo quyết định 126/CP của Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường. Quyết định nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ Trung ương đến địa phương có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng học sinh phổ thông sau khi ra trường. Ban hành kèm theo quyết định 126/CP của chính phủ là thông tư 31 – TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện quyết định nêu trên. Nội dung thông tư nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và hình thức hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đang công tác tại trường trung học phổ thông, cho dù đảm nhận chức vụ công tác nào đều phải hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác giáo dục hướng nghiệp. Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông không phải là vấn đề mới. Đây là một vấn đề được tất cả các cấp, ban ngành đoàn thể trong xã hội từ Trung ương đến địa phương, các nhà quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh thực sự quan tâm. Việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này đã được các nhà khoa học giáo dục quan tâm. Các cuộc hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: “Đổi mới công tác lao động – hướng nghiệp phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (7/2003); “Tổ chức giáo dục lao động – hướng nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (11/2001). Tiếp đó là các đề tài nghiên cứu của các tác giả : Tác giả Tạ Văn Doanh với đề tài “Tìm hiểu tình hình đội ngũ làm công tác quản lý trường lớp dạy nghề (công lập và bán công), thiết kế chương trình và phương thức bồi dưỡng về quản lý cho đội ngũ này tại thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy cần phải mở các khóa bồi dưỡng về đội ngũ quản lý cho cán bộ quản lý chủ chốt của khối trường dạy nghề (cả công lập, bán công và tư thục) một cách hiệu quả. Nhằm nâng cao năng lực về quản lý cho các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng giáo vụ, Giám đốc, Phó giám đốc các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề hoạt động, giữ
  • 15. đúng vai trò chủ đạo trong việc phát triển dạy nghề, góp phần cung ứng lao động có kỹ thuật cao cho nền kinh tế thành phố. Đề tài khoa học cấp nhà nước KX-05-09 mang tên "Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá" đã tiến hành khảo sát học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý trên phạm vi 8 tỉnh, thành phố. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 85 - 90% học sinh trung học cơ sở (được điều tra) muốn được tiếp tục học lên, chỉ có 6,1% số học sinh muốn được thôi học để đi làm, kiếm tiền. Có từ 76,8 - 90,1% số học sinh (được điều tra) muốn có một nghề nghiệp ổn định, phù hợp với sở thích và năng lực.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đáng kể HS (23,8%) cho rằng chọn nghề nghiệp nào không quan trọng, miễn là kiếm ra nhiều tiền. Đa số giáo viên được hỏi cũng cho rằng phần lớn học sinh ít hiểu biết về nghề .Theo đánh giá của những người nghiên cứu thì kết quả này phản ánh công tác giáo dục nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng ở các trường phổ thông hiện nay chưa định hướng tốt cho HS. Một đề tài khác nói về việc quản lý công tác hướng nghiệp đó là “Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thực trạng và giải pháp” (của tác giả Huỳnh Thị Tam Thanh). Đề tài này đã xác định được các đầu việc quản lý của lãnh đạo các nhà trường trong công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, đề tài còn chưa xây dựng được một cơ sở lý luận hoàn chỉnh làm nền tảng cho việc giải quyết phần nội dung. [32, tr. 25] Trong công trình khoa học của tác giả Phạm Tất Dong đã cho thấy: “Trong những người không kiếm ra việc làm có đến 85% là thanh niên. Trong tổng số thanh niên đứng ngoài việc làm thì 67,4% là không biết nghề” [20, tr. 25]. Trên cơ sở đó, tác giả đã xác định cần: “ Chú trọng việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra việc làm”, [20, tr.19] đồng thời: “Tiếp sau quá trình hướng nghiệp, dứt khoát phải dạy nghề cho học sinh...đây sẽ là một nguyên tắc rất cơ bản”[20, tr.40] - Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp đã được tác giả Hoàng Đức làm sáng tỏ: “Trong cơ chế đổi mới hiện nay vấn đề chuẩn bị nghề nghiệp là một yêu cầu nóng bỏng của thực tế xã hội”. Học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp có phần giao thoa ngày càng rõ theo hướng mô đun hoá ở mức phổ thông. Phần giao thoa đó ngày càng lớn nghĩa là công tác GDHN và dạy nghề phổ thông được tiến hành sớm và phát triển mạnh. Đó là cơ sở cho việc định hướng và phân luồng học sinh, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất
  • 16. Học vấn nghề nghiệp lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Phần học vấn: - KTTH- HN - NPT Kết quả nghiên cứu của tác giả hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới của giáo dục trung học hiện nay. Giáo dục trung học đang ngày càng không còn là nền giáo dục cho một số ít người như vào đầu thế kỷ XX, không phải chỉ để cho người học học lên, mà còn chuẩn bị cho thanh niên đi vào thế giới lao động nghề nghiệp, đặc biệt cho những ai chỉ có thể học hết bậc trung học. - Với công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Hộ, tác giả đã đề cập vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam”[19, tr.50]. Trong đó tác giả xây dựng luận chứng cho hệ thống hướng nghiệp và DNPT trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tác giả đề xuất những hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sản xuất hướng nghiệp – dạy nghề, các lực lượng khác tham gia vào công tác GDHN và DNPT cho học sinh phổ thông. Riêng tại Q12 chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT. 1.2. Một số khái niệm có liên quan 1.2.1. Hướng nghiệp: 1.2.1.1 Hướng nghiệp Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Trước đây chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp Học vấn phổ thông
  • 17. (career management), phát triển nghề nghiệp (careerdevelopment)... Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trau dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được những ngành nghề phù hợp với khả năng hứng thú và sở trường của mình. Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân 1.2.1.2 Giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng cho học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.[ 3, tr.2] 1.2.2. Quản lý 1.2.2.1 Quản lý Theo F.Taylor: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó là hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. [41, tr. 35] Theo Harold Koolz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.[41, tr.38]
  • 18. Theo các nhà tâm lý học: “Quản lý là hoạt động đặc biệt của con người trong xã hội, một hoạt động rất phức tạp và đa dạng. Đó là sự tác động toàn diện vào một nhóm người, một tập thể người, điều khiển họ hoạt động nhằm đạt tới mục đích nhất định đã được đề ra từ trước”.[25, tr28] Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm. Theo tôi, nói một cách đơn giản: quản lý là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý tới khách thể và đối tượng quản lý một cách có kế hoạch, có tổ chức, có kiểm tra, đánh giá công việc nhằm đạt được những mục tiêu đã dự kiến. 1.2.2.2 Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị những cán bộ, nhân viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng, phẩm chất để đảm nhận các công việc sau. - Tham gia quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo và quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các công tác khác ở các trường: Mầm non, tiểu học, phổ thông, dạy nghề... Quản lý chuyên môn, hành chính, nhân sự tại các Sở, Phòng giáo dục và đào tạo. - Làm công tác giảng dạy khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý trong và ngoài ngành giáo dục đào tạo. - Nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng. Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục, đó có thể là một trường học, một trung tâm KTTH – HN, một tập hợp các cơ sở giáo dục phân bố trên một địa bàn dân cư... Và muốn quản lý một cách khoa học (hoặc tối ưu) thì chủ thể quản lý phải nắm được các quy luật khách quan đang chi phối vận hành của đối tượng quản lý.
  • 19. 1.2.2.3 Quản lý trường học Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhà trường, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động quản lý: (1) tác động của những chủ thể quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường, (2) tác động của chủ thể quản lý bên trong nhà trường. Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập của nhà trường. Quản lý nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp với nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng nhân dân, nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó. Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường (Hiệu trưởng) bao gồm các hoạt động: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý lớp học như nhiệm vụ của giáo viên, quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng. Như vậy, quản lý nhà trường còn được coi là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý tới tập thể giáo viên, học sinh và các bộ, công nhân viên khác trong nhà trường, nhằm tận dụng các nguồn lực do Nhà nước đầu tư, do xã hội đóng góp và do nhà trường tạo ra để hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học – giáo dục.[25] 1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một nội dung của quản lý trường học, là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp để đạt mục đích giáo dục hướng nghiệp.
  • 20. 1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT 1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp 1.3.1.1 Khái niệm của hoạt động giáo dục hướng nghiệp * Hướng nghiệp trên bình diện xã hội Toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trường, các cơ quan quản lý kinh tế và quản lý nhà nước, các đoàn thể chính trị và xã hội … đều cần đến những người có năng lực và phẩm chất, nhân cách phù hợp. Để chọn được người theo đúng những tiêu chuẩn đã định, cơ quan, tổ chức nói trên có nhiệm vụ làm cho thế hệ trẻ hiểu được nội dung, tính chất, đặc điểm, điều kiện công tác,… của mình, giúp học tìm hiểu những nghề nghiệp, chuyên môn mình cần tuyển chọn. Cuối cùng, các cơ quan, cơ sở sản xuất phải tiến hành tuyển chọn người trên cơ sở nguyện vọng và dự định nghề nghiệp của người đó. Như vậy, hướng nghiệp có thể hiểu như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. * Hướng nghiệp trên bình diện trường phổ thông Trong trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò. Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề. Trên cơ sở đó giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Như vậy, hướng nghiệp trong trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho các em học sinh lựa chọn nghề một cách hợp lý. Với cách hiểu này, hướng nghiệp là nhiệm vụ của bất kỳ thành viên nào trong tập thể sư phạm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, cán bộ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,…. Vấn đề là phải có sự phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng loại cán bộ nói trên. Hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của học sinh.Thông qua hoạt động này, mỗi học sinh phải lĩnh hội những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương. Các em phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng