SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Trần Chí Vĩnh Long
SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Trần Chí Vĩnh Long
SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Chuyên ngành: Tâm Lý Học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin gửi đến Phòng Sau đại học; Khoa
Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể
quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 21 lời cảm ơn
chân thành!
Xin gửi đến TS. Trần Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành đề tài này lòng biết ơn sâu sắc!
Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những
ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn bè!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới..........................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước..........................................................10
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................11
1.2.1. Vấn đề thích ứng trong tâm lý học................................................11
1.2.2. Nghề nghiệp và thực tập nghề nghiệp...................................................23
1.2.3. Sinh viên và đặc điểm tâm lý của sinh viên..........................................30
1.2.4. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên .........................31
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
của sinh viên............................................................................................35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...............................................................................38
Chương 2 THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
MARKETING ...............................................................................................39
2.1. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................39
2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu.................................................39
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................39
2.1.3. Khách thể và địa bàn khảo sát.......................................................43
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM...................................................................................46
2.2.1. Nhận thức của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập
nghề nghiệp................................................................................46
2.2.2. Thái độ của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập
nghề nghiệp................................................................................71
2.2.3. Hành vi của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập
nghề nghiệp................................................................................80
2.2.4. Kết quả tổng hợp về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM ......................................................................90
2.2.5. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi trong sự thích
ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM..........93
2.3. Nguyên nhân thực trạng sư thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM...................................................................................96
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên ĐHTCM....................................................96
2.3.2. Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên ĐHTCM..................................................100
2.4. Một số biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM.................................................................................102
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp..............................................................102
2.4.2. Biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM ......................................................................104
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................117
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 GV Giảng viên
2 SV Sinh viên
3 QL Cán bô quản lý tại đơn vị thực tập
4 ĐHTCM Trường Đại học Tài chính – Marketing
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.2. Bảng tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................42
Bảng 2.1.3.2. Cơ cấu khách thể nghiên cứu..........................................................45
Bảng 2.2.1.1a. Nhận thức của SV về khó khăn trong quá trình thực tập................46
Bảng 2.2.1.1b. Nhận thức của SV về các loại khó khăn trong quá trình thực tập .47
Bảng 2.2.1.2a. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của hoạt động thực tập........51
Bảng 2.2.1.2b. Nhận thức của SV về ý nghĩa của hoạt động thực tập....................52
Bảng 2.2.1.3a. Nhận thức của SV về nội dung của hoạt động thực tập.................55
Bảng 2.2.1.3b. Nhận thức của SV về công việc thực hiện trong quá trình thực tập ....56
Bảng 2.2.1.4. Nhận thức của SV về yêu cầu phẩm chất và năng lực trong quá
trình thực tập...................................................................................59
Bảng 2.2.1.5a. So sánh nhận thức của sinh viên và cán bộ quản lý về khó khăn của
hoạt động thực tập...........................................................................65
Bảng 2.2.1.5b. So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập
giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ......................66
Bảng 2.2.1.5c. So sánh nhận thức của SV và QL về tầm quan trọng của hoạt động
thực tập............................................................................................68
Bảng 2.2.1.5d. So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên
và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập..............................................69
Bảng 2.2.2.1a. Hứng thú của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp.............71
Bảng 2.2.2.1b. Hứng thú của SV đối với công việc trong quá trình thực tập........72
Bảng 2.2.2.2. Tâm trạng của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp ...........76
Bảng 2.2.2.3. Biểu hiện thái độ của SV đối vớii công việc trong quá trình thực
tập....................................................................................................77
Bảng 2.2.3.1. Hành vi chuyên cần của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp
.........................................................................................................80
Bảng 2.2.3.2. Hành vi thực hiện công việc của SV trong quá trình thực tập.......81
Bảng 2.2.3.3. Năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của SV trong quá trình thực
tập....................................................................................................85
Bảng 2.2.3.4a. Đánh giá của QL về hành vi chuyên cần của sinh viên trong quá
trình thực tập...................................................................................88
Bảng 2.2.3.4b. So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và
cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập...................................................88
Bảng 2.2.4: Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM90
Bảng 2.2.5: Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi ...........94
Bảng 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
của sinh viên ĐHTCM....................................................................96
Bảng 2.3.2. Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
của sinh viên ĐHTCM..................................................................101
Bảng 2.4.3. Nhân thức của QL và SV về mức độ cần thiết và khả thi của những
biện pháp đã nêu ...........................................................................115
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập giữa
sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập...................................67
Biểu đồ 2. So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên và
cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập .......................................................70
Biểu đồ 3. So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và cán
bộ quản lý tại đơn vị thực tập..............................................................89
Biểu đồ 4. Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM....93
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Sự thích ứng có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.
Trong công việc, nếu cá nhân đã thích ứng thì hiệu quả lao động sẽ cao hơn, tốn ít
sức lực, không bị căng thẳng, mệt mỏi, khả năng phục hồi lao động nhanh hơn.
Ngoài ra, sự thích ứng còn giúp cho con người sáng tạo trong công việc, lạc quan,
vui vẻ, thoải mái, không có sự gò ép… Trong cuộc sống, khi con người có khả năng
thích ứng nhanh sẽ mang lại cho họ nhiều thuận lợi so với người thích ứng chậm.
Họ dễ dàng hòa nhập với môi trường và đáp ứng tốt với những tác động của môi
trường, kể cả tác động tích cực và tiêu cực. Người thích ứng chậm, trước những tác
động tiêu cực dễ bi quan, chán nản, không có đủ ý chí để vươn lên khắc phục khó
khăn… Trong đào tạo nghề nghiệp, việc thích ứng với nghề là rất quan trọng. Nếu
cá nhân thích ứng với quá trình đào tạo nghề thì hiệu quả và chất lượng đào tạo sẽ
cao hơn. Việc thích ứng với hoạt động đào tạo nghề sẽ giúp cho sinh viên nhanh
chóng tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Quá trình tiếp thu sẽ giảm
bớt sự căng thẳng, mệt mỏi. Người học sẽ tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc
lĩnh hội tay nghề, say mê với công việc. Khi ra trường họ không bỡ ngỡ với công
việc, và bắt tay vào lao động nghề nghiệp với chất lượng cao.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống: kinh tế, văn hoá – xã hội... Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải
có rất nhiều những năng lực mới để thích ứng với cuộc sống đang từng ngày một
đổi thay. Đặc biệt đối với sinh viên thì vấn đề này cũng đang đặt ra một cách bức
thiết. Bởi vì đây là nguồn nhân lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển. Mặt khác,
tốc độ phát triển thông tin như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng và
phương pháp học tốt để có thể tự học và tự trau dồi kiến thức cho mình. Khác với
cách học ở phổ thông, học tập ở Đại học đòi hỏi ở sinh viên phải có kỹ năng,
phương pháp học tập mới để có tiếp nhận một lượng kiến thức lớn. Hoạt động học
tập của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học
2
cụ thể, hoạt động này mang tính độc lập, tự chủ và tính sáng tạo cao. Vì thế, vấn đề
đặt ra ở đây là bản thân họ phải luôn luôn tích cực và chủ động để có thể hoà nhập
và tự hoàn thiện chính bản thân.
Trường Đại học Tài chính – Marketing với hơn 35 năm xây dựng và phát
triển, nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ
cao cho cả nước. Trường cũng là nơi đầu tiên ở phía Nam đào tạo ngành Marketing,
Thẩm định giá và Quản trị bán hàng. Sinh viên năm cuối của trường Đại học Tài
chính – Marketing tất cả đều phải tham gia vào hoạt động thực tập nghề nghiệp, do
đó không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lạ lẫm và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách
thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của hoạt động thực tập nghề nghiệp nhiều
thực tế hơn so với hoạt động học tập mà sinh viên đã trải qua trong suốt 4 năm hoc
tập. Vì vậy, để thực tập nghề nghiệp có kết quả, sinh viên phải thích ứng được với
những đặc điểm, điều kiện mới của hoạt động thực tập. Nếu không thích ứng được,
sinh viên sẽ dễ rơi vào tình trạng lơ là, chán, thụ động và sẽ không hoàn thành tốt
đợt thực tập nghề nghiệp theo yêu cầu của nhà trường.
Với tính cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài “Sự thích ứng ban đầu đối với
nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và khảo sát sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, từ đó đề xuất một số biện pháp
nâng cao mức độ thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh
viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
3.2. Khách thể nghiên cứu: 280 sinh viên bậc Đại học chính quy khóa 08
(2008 – 2012) và 22 cán bộ quản lý sinh viên tại đơn vị thực tập đã ký kết hợp tác
đào tạo với trường Đại học Tài chính – Marketing.
4. Giả thiết nghiên cứu
Đa số sinh viên chưa thích ứng đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động
3
thực tập, chưa chăm chỉ trong hoạt động thực tập nghề nghiệp, thụ động, vụng về
trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị thực tập.
Nguyên nhân là do sinh viên chưa sang tạo, linh hoạt, tích cực trong hoạt
động thực tập nghề nghiệp, chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập
nghề nghiệp, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện rèn luyện nghề nghiệp ở
trường, thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp ít,.. Do vậy, kết quả sự thích ứng
ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên chưa cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở của lý luận về thích ứng nói chung và thích ứng nghệ
nghiệp nói riêng để từ đó xây dựng khái niệm công cụ của đề tài : thích ứng, nghề
nghiệp, sinh viên, thực tập tốt nghiệp, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng ban đầu đối
với nghề nghiệp,…
5.2. Khảo sát thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh
viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm ra những nguyên nhân của thực
trạng trên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp
của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu sự thích ứng ban đầu đối với
nghề nghiệp.
6.2. Về phạm vi nghiên cứu: thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên năm cuối bậc đại học chính quy của trường Đại học Tài chính
– Marketing
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lý luận để
làm cơ sở công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu sau này.
Nội dung:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
4
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan và xây dựng được khái niệm
công cụ của đề tài từ đó xác định phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản và các tạp chí
chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án về sự
thích ứng và thích ứng nghề nghiệp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể:
7.2.1. Phương pháp quan sát
* Mục đích:
Nhằm phát hiện, thu thập thêm những biểu hiện thể hiện sự thích ứng nghề
nghiệp ban đầu của sinh viên.
* Nội dung:
Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi, cử chỉ, sự thích ứng và thời
gian thực tập nghề nghiệp của sinh viên.
* Cách tiến hành:
Tham dự một số giờ thực tập nghề nghiệp của sinh viên tại đơn vị thực tập.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đảm bảo sự tự nhiên, khách quan, trung
thực những biểu hiện của sinh viên như : hăng hái làm việc, hay nêu thắc mắc, hỏi
thêm những việc chưa rõ với người hướng dẫn về công việc được giao,… Ghi chép
tỉ mỉ những nội dung cần quan sát, sau đó tổng kết đánh giá chung về những biểu
hiện của sinh viên.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến
* Mục đích:
Nhằm tìm hiểu những biểu hiện của sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm hiểu nguyên
nhân của thực trạng.
* Nội dung:
Chúng tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi cho sinh viên và cán bộ quản lý tại
đơn vị thực tập.
5
Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm 5 phần:
+ Phần 1: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở nhận thức đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên.
+ Phần 2: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở thái độ đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên.
+ Phần 3: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở hành vi thực hiện các công việc thực tập của sinh viên.
+ Phần 4: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân tác động đến sự thích ứng.
+ Phần 5: Thăm dò ý kiến của sinh viên về biện pháp nâng cao sự thích ứng
ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.
* Cách tiến hành
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến
- Tiến hành khảo sát thử trên 54 sinh viên để kiểm tra tính hiệu quả của công
cụ nghiên cứu đã soạn thảo
- Tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu đã chọn
- Thu thập và xử lý kết quả nghiên cứu thu được từ phiếu khảo sát
- Các tiến hành được thực hiện một cách khoa học, khách quan.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
* Mục đích:
Sử dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung nghiên
cứu hỗ trợ các phương pháp khác trong quá trình đưa ra kết luận.
* Nội dung:
Chúng tôi chuẩn bị trước một số nôi dung sẽ trao đổi với sinh viên và cán bộ
quản lý tại đơn vị thực tập về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh
viên.
* Cách thức tiến hành:
+ Chọn ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn một số sinh viên một số câu hỏi
liên quan đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp.
6
+ Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý đang tham gia hướng dẫn tại các
đơn vị thực tập được chọn làm khách thể nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận xét của
cán bộ quản lý về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.
+ Ghi chép trung thực nội dung trả lời từ phía sinh viên và cán bộ quản lý tại
đơn vị thực tập.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
* Mục đích:
Nhằm xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên,
đồng thời kiểm định tích khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
* Công cụ sử dụng:
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
8. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu và các biện pháp đề xuất của đề xuất của đề tài sẽ góp
phần nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại
học Tài chính – Marketing.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Thích ứng là một khái niệm được nghiên cứu trên phạm vi rất rộng và ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh vật học, kinh tế, xã hội, tâm lý và giáo dục.
Trong sinh vật học, “thích ứng” chỉ những thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp
với sự thay đổi của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Trong kinh tế
học, “thích ứng” có khi được dùng là dự tính về giá trị tương lai của các biến số.
Trong xã hội học, “thích ứng” được hiểu như là việc cá nhân tham gia vào quá trình
xã hội hóa. Trong tâm lý học, “thích ứng” được dùng để chỉ quá trình tâm lý cá
nhân. Còn trong giáo dục học, “thích ứng” như là một quá trình mà ở đó các thông
số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân phải diễn ra phù hợp với các điều kiện
mới của giáo dục.
Trong những năm 60 của thế kỷ 20, vấn đề thích ứng được nhiều nhà tâm lý
học của nhiều nước quan tâm và nghiên cứu như Vương quốc Anh, Mỹ, Đức,…đặc
biệt là các nhà tâm lý học Liên Xô. Việc nghiên cứu có thể được chia thành ba
hướng nghiên cứu chính gồm: hướng thứ nhất nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp,
thích ứng lao động; thứ hai nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới,
thích ứng xã hội; hướng thứ ba nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập. Một số
công trình tiêu biểu về sự thích ứng nghề nghiệp trên thế giới:
L. Đ. Xtôliarenkô cho rằng: sinh viên là sự tập hợp nhiều người cùng chung
mục đích, phương hướng, là phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bằng
sự lao động trí lực cần cù. Giới sinh viên được coi như một cộng đồng xã hội mang
nét đặc trưng bởi phương hướng nghề nghiệp, bởi sự hình thành các mối quan hệ
nghề nghiệp trong tương lai, chúng phản ánh bản chất đúng đắn trong việc lựa chọn
nghề của sinh viên [44].
8
E. A. Klimốp thì phần lớn các nghề nghiệp không đòi hỏi tuyệt đối ở con
người. Vấn đề tìm kiếm tài năng chỉ xuất hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng
tạo, nghệ thuật, công tác khoa học, đào tạo phi công, nhà giải phẫu; đa phần các
nghề đều có thể phù hợp với những người có năng lực bẩm sinh, bình thường chỉ
cần có thời gian học tập là có thể thích nghi được với công việc [42].
E. V. Tadevoxian, sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề nghiệp là năng
lực của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và chiếm lĩnh đối
tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực nhận thức mà
không có sự rối loạn đáng kể nào,… [45].
A. Kh. Rôxtunốp về thích ứng nghề của sinh viên nhận định: Sự thích ứng là
một quá trình tiếp cận phức tạp của sinh viên đối với các điều kiện và nhiệm vụ của
các trường Đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của họ nhằm phù hợp
với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các yêu cầu và
phẩm chất “mẫu mực” về giáo dục xã hội và tâm lý học của sự thích ứng nghề
nghiệp đã buộc chúng ta phải nêu ra những “kì vọng” sau đây của sự thích ứng giáo
dục xã hội:
- Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm hai yếu tố liên quan với nhau là: Nhu
cầu thích ứng và tình huống thích ứng.
- Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát triển và có kết quả.
- Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng hoạt
động của con người.
Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt động
nghề nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác định
được mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp các
giá trị của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp của các nhà chuyên môn
lương lai bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi của nghề
nào đó, cùng các điều kiện hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng,
giúp thúc đẩy quá trình nắm vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc phục được
mọi khó khăn trong công tác [43].
9
Peter Creed, Tracy Fallon và Michelle Hood thuộc trường Đại học Griffith
Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề và mối
quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 sinh viên năm thứ
nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về nghề,...
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan hệ bên trong và có thể
bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên (kế hoạch xây dựng nghề, khám phá nghề,
xu hướng nghề, sự quyết định nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có mối quan
hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [36].
M. L. Savickas đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghề và thích
ứng nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết “Measuring career
development: Current status and future dereetion”, ông đã đánh giá rất cao vai trò
của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “Sự trưởng thành về nghề nghiệp”, thậm chí
“Sự thích ứng nghề còn có giá trị hơn cả sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho
rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có
thể dự đoán được,… là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều
chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [38],
[39], [40].
D. E Super, và E. G. Knasel trong nghiên cứu của mình đã cho rằng: Sự phát
triển nghề của giới trẻ được phát triển gợi mở và sự thích ứng trở thành một năng
lực chính dẫn đến sự thành công về nghề nghiệp [41].
Rottinghaus, Day và Borgen, năm 2005, trong một công trình nghiên cứu đã
chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản
thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt
với những tình huống không biết trước. Đề cập đến tiến trình, tầm quan trọng của
mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi cá nhân, nhấn
mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng
xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp,…[37].
R. D. Duffy, và D. L. Blustein cũng cho rằng: Khả năng thích ứng nghề được
hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt được
10
những kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm những trường học nghề phù hợp với khả
năng của mình,…[35].
Khái quát các nghiên cứu trên thế giới về thích ứng nghề cho thấy: các
nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thích
ứng, thích ứng nghề của sinh viên và người lao động. Còn thiếu các công trình
nghiên cứu cụ thể về thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên, đặc biệt
là sinh viên kinh tế thông qua hoạt động thực tập cũng như đề xuất một số ý kiến để
nâng cao sự thích ứng của sinh viên đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thích ứng nói chung và thích ứng
nghề nghiệp nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung có đề tài: “Bước đầu tìm hiểu sự thích
ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý – Giáo dục”. Trong đó, tác giả đã đưa ra một
số chỉ số khách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của
giáo viên Tâm lý – Giáo dục [7].
Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Thích ứng học đường của
sinh viên sư phạm”. Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng của sinh viên sư
phạm, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng đó [4].
Năm 1996, tác giả Vũ Thị Nho cùng với đồng nghiệp đã thực hiện đề tài cấp
Bộ: “Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả
phân tích đặc điểm hiện trạng sự thích nghi, những yếu tố chi phối và đề xuất một
số biện pháp nhằm giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với hoạt động học tập [25].
Năm 2000, tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị
về giáo dục hướng nghiệp và thích ứng nghề thông qua tác phẩm “Thích ứng sư
phạm”, tác giả đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các
nội dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống cho sinh viên sư phạm, hình
thành khả năng thích ứng với tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinh viên sư
phạm [15], [16], [17].
11
Năm 2004, tác giả Trần Thị Minh Đức đã chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa
học đặc biệt cấp ĐHQG: “Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất –
Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học” [9].
Năm 2006, tác giả Nghiêm Thị Dương với đề tài: “Nghiên cứu xu hướng
nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung Ương 1”,
đã xây dựng một hệ thống lý luận về nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư
phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo, đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành xu hướng nghề
Sư phạm cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo [10].
Cũng trong năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hoa với luận văn: “Đánh giá mức
độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La”. Trong
đó, tác giả làm rõ thực trạng vấn đề thích ứng của sinh viên với ngành học trong quá
trình học tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La và đề xuất các biện pháp giúp
sinh viên có khả năng thích ứng tốt với ngành học đang được đào tạo [14].
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung vào sự thích
ứng của sinh viên với hoạt động học tập, với môi trường Đại học và sự thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp Đại học. Vấn đề thích ứng ban đầu đối với
nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing thông qua hoạt
động thực tập tốt nghiệp chưa được làm rõ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn làm rõ thực trạng thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên trong trường, qua đó đề xuất một số ý kiến giúp họ thích
ứng tốt hơn với hoạt động thực tập tốt nghiệp.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Vấn đề thích ứng trong tâm lý học
1.2.1.1. Khái niệm thích ứng
Thuật ngữ “thích ứng” đã được đề cập đến từ rất lâu và hiện nay được sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ thích ứng có hai nghĩa: một là có những
thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới; hai là, như thích nghi, tức là
12
có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường
mới [26].
Trong từ điển tâm lý học, đồng nhất “thích nghi” và “thích ứng”, đồng thời
phân biệt rõ “thích nghi” và “thích nghi xã hội”. Thích nghi là sự thích ứng về cấu
tạo và chức năng cơ thể bao gồm cả các cơ quan và tế bào của nó đối với điều kiện
môi trường. Thích nghi xã hội có hai nghĩa: 1) quá trình thích nghi tích cực của cá
nhân đối với những điều kiện của môi trường xã hội mới. 2) kết quả của quá trình
trên [8].
Theo tác giả Lê Ngọc Lan: “Sự thích nghi thấp nhất của giới sinh vật là thích
nghi sinh học. Sự thích nghi này đảm bảo cho cá thể sinh vật tồn tại trong môi
trường tương đối ổn định. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng, có
biến động cao… thì động vật bậc cao đã đưa sự thích nghi lên một trình độ mới cả
về nội dung và hình thức. Động vật không chỉ thụ động đáp ứng các kích thích của
môi trường mà còn có các phản ứng đáp lại các kích thích đó một cách kịp thời -
thích ứng. Sự thích ứng này được thực hiện bằng cơ chế phản xạ của hệ thần kinh”
[18].
Theo tác giả Phùng Đình Mẫn: “Thích ứng ở con người là thích ứng với hoạt
động và trong hoạt động. Khi tiến hành bất kì hoạt động nào, con người cũng phải
thích ứng với nó. Đó là điều kiện quyết định hiệu quả lao động” [21].
Theo tác giả Lê Thị Minh Loan, “Thích ứng là quá trình cá nhân lĩnh hội một
cách tích cực, chủ động các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, qua đó đạt được các
mục đích, yêu cầu đề ra và sự trưởng thành về mặt tâm lý, nhân cách” [20].
Có thể hiểu thích ứng tâm lý là một cấu trúc tâm lý gồm hai yếu tố cơ bản:
thứ nhất, nắm được những phương thức hành vi thích hợp, đáp ứng được yêu cầu
của cuộc sống và hoạt động; thứ hai, hình thành những cấu tạo tâm lý mới, tạo nên
tính chủ thể của hành vi và hoạt động. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo
nên sự thích ứng ở con người. Qua đó, con người điều chỉnh được hệ thống thái độ,
hành vi hiện có và hình thành được hệ thống thái độ, hành vi mới phù hợp với môi
trường đã thay đổi.
13
Có thể nói, thích ứng tâm lý của con người là sự thích ứng tích cực bằng hoạt
động và thông qua hoạt động. Mức độ thích ứng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào
mức độ tích cực hoạt động và hiệu quả hoạt động của chính bản thân người đó.
Chính vì vậy, để đánh giá mức độ thích ứng của cá nhân phải dựa vào mức độ phù
hợp của hành vi, ứng xử của cá nhân với điều kiện sống và hoạt động của người đó.
Có thể khẳng định rằng, hoạt động vừa là phương thức, vừa là biểu hiện khách quan
của sự thích ứng tâm lý - xã hội của cá nhân. Bên cạnh đó, hoạt động của con người
diễn ra trong mối quan hệ giữa con người với con người, cho nên, sự thích ứng tâm
lý ở con người là sự thích ứng trong quan hệ xã hội. Ngoài ra, thích ứng tâm lý còn
là biểu hiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, nó đảm bảo cho cá nhân đáp
ứng được với yêu cầu, điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động. Mặt khác, thích
ứng còn là điều kiện của việc tiếp thu những phương thức hành vi, hoạt động mới,
là điều kiện cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Xét ở góc độ ý thức, sự thích ứng tâm
lý còn được xem là sự hình thành những cấu trúc tâm lý, ý thức và tự ý thức giúp
con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh một cách tích cực và tự giác thái độ,
hành vi của bản thân để đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động.
Nhìn chung, ở nhiều góc độ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm
thích ứng khác nhau. Và biểu hiện của sự thích ứng cũng được chia ra thành nhiều
mức độ cao thấp khác nhau. Sau đây là các mức độ thích ứng theo quan điểm của
chúng tôi:
- Thích ứng sinh lý: là mức độ thấp nhất, đầu tiên của sự thích ứng. Mức độ
này được đặc trưng ở những phản ứng có tính chất tự động của cơ thể trước sự biến
đổi của môi trường sống trực tiếp để tạo ra sự cân bằng. Cơ chế của thích ứng sinh
lý là các phản xạ không điều kiện.
- Thích ứng tâm lý: đây là loại hình thích ứng ở trình độ cao hơn, xuất hiện ở
người và các động vật có hệ thần kinh trung ương. Đặc trưng của thích ứng tâm lý
là cơ thể thích ứng không chỉ với những tác động trực tiếp, mà còn với những kích
thích gián tiếp có tính chất tín hiệu của môi trường. Cơ chế của thích ứng tâm lý là
các phản xạ có điều kiện.
14
- Thích ứng tâm lý - xã hội: thể hiện sự thích ứng ở trình độ cao nhất chỉ có ở
con người. Đặc trưng của hình thức này là con người sống trong môi trường xã hội
tiếp nhận được các giá trị xã hội, hoà nhập vào xã hội và có khả năng đáp ứng được
những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường ở trình độ
này là sự cân bằng tích cực, tự giác. Cơ chế của sự thích ứng xã hội là hoạt động và
giao tiếp của con người.
Từ những khái niệm cơ bản nói trên, chúng tôi quan niệm: Thích ứng là hiện
tượng biến đổi của con người nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử để
hình thành những hành vi mới. Trên cơ sở đó, điều khiển, điều chỉnh hành vi phù
hợp với yêu cầu, điều kiện mới của môi trường.
1.2.1.2. Quan niệm của các trường phái tâm lý học về sự thích ứng tâm lý
Các trường phái tâm lý học khác nhau thường xem xét bản chất của sự thích
ứng trong khi nghiên cứu các phạm trù, khái niệm cơ bản của trường phái mình. Sau
đây là một vài quan điểm cơ bản về bản chất của sự thích ứng trong tâm lý học.
a. Tâm lý học chức năng
Đại diện cho trường phái này là Herbert Spencer (1820-1903) và William
James (1842-1910). H.Spencer là nhà triết học xã hội và tâm lý học thực chứng đã
quan niệm rằng: cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan hệ bên trong và
bên ngoài. Vì thế, ông cho rằng phải tìm hiểu vấn đề thích ứng trên cơ sở mối quan
hệ mật thiết giữa con người và môi trường sống, bởi vì môi trường sống luôn luôn
tác động tới con người và buộc con người phải thích nghi để tồn tại và phát triển.
Từ đó, H.Spencer khẳng định rằng mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên
ngoài của con người mới thực sự là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Tuy
nhiên, ông lại cho rằng, chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ bản của thích ứng tâm lý,
ông xem sự thích ứng tâm lý có cùng bản chất với sự thích nghi sinh học. Điều này
chứng tỏ ông đã áp dụng máy móc các quy luật và cơ chế của sự thích nghi sinh vật
lên con người, đánh đồng con người với con vật. Vì thế, không thấy được bản chất
xã hội của sự thích ứng ở con người “Theo Spencer, con người sống trong xã hội,
15
giống như các loài vật khác trong môi trường tự nhiên của chúng, tranh đấu để sống
còn, và chỉ có cá nhân nào thích hợp nhất mới sống sót” [13].
Những tư tưởng của Spencer được nhà tâm lý học Mỹ - William James kế
thừa. W.James bắt đầu nghiên cứu nhằm xác định các chức năng ý thức trong việc
giúp con người thích ứng với môi trường như thế nào. Ông cho rằng, tâm lý học
chính là khoa học nghiên cứu về cái ý thức, về đời sống tinh thần và sự vận hành
của ý thức, cũng như chức năng của nó trong việc giúp con người thích nghi với thế
giới [9].
Như vậy, H.Spencer và W.James đã xây dựng nên cơ sở của tâm lý học thích
ứng, tư tưởng chủ đạo là tâm lý, ý thức có chức năng thích ứng. Sự thích ứng chính
là chức năng của tâm lý, ý thức con người. Trong đó, ý thức đóng vai trò tiếp nhận,
phân loại, lựa chọn và so sánh các kích thích của môi trường và điều chỉnh hành vi
của cơ thể để đáp ứng với yêu cầu và điều kiện mới của môi trường. Đây là những
đóng góp cho tâm lý học nói chung và cho vấn đề nghiên cứu thích ứng nói riêng.
Tuy nhiên, do đứng trên lập trường thực chứng luận thực dụng, duy tâm nên hai ông
chưa giải quyết các vấn đề về bản chất xã hội của tâm lý và sự thích ứng tâm lý của
con người.
b. Tâm lý học hành vi
John Broadus Watson (1878-1958) là nhà tâm lý học người Mỹ sáng lập ra
thuyết hành vi với đối tượng nghiên cứu là hành vi của cơ thể. Năm 1913, với bài
báo có tính chất cương lĩnh “Tâm lý học dưới quan điểm của các nhà hành vi” do
J.B.Watson viết đã tạo ra một thay đổi căn bản về phương hướng nghiên cứu tâm lý
học. Năm 1924, với ấn phẩm “Chủ nghĩa hành vi”, J.Watson đã đạt được một bước
tiến đáng kể trong nỗ lực để định nghĩa lại môn khoa học này [1].
Ông chủ trương: “Tâm lý học hành vi không mô tả, giảng giải các trạng thái ý
thức, mà quan tâm đến hành vi của tồn tại người” [12]. Hành vi của con người là
những cử động, những ứng xử có thể quan sát được ở bên ngoài khi con người thực
hiện nhằm thích nghi với môi trường xung quanh. “Hành vi được hiểu là tổng số
các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó” [41].
16
Môi trường được coi là tổng các kích thích vật lý, kể cả tiếng nói. Toàn bộ hành vi,
phản ứng của con người và động vật được phản ánh bằng công thức: S (stimulant:
kích thích) - R (reaction: phản ứng). Có thể nói, kích thích - phản ứng (S - R) là
nguyên tắc để lý giải tất cả các sự kiện mà ta có thể quan sát được. Mục đích của
thuyết hành vi là dự đoán và điều khiển hành vi dựa trên nguyên tắc S - R, đáp ứng
yêu cầu của cuộc sống, thích nghi với môi trường. Theo đó, có thể biết được trong
một hoàn cảnh nhất định, có thể chờ đợi những hành vi nào và với một hành vi nhất
định thì những yếu tố nào đã tạo ra nó [1]. Con người là tồn tại xã hội, là cơ thể làm
việc và nói năng. Con người là cơ thể người, sống được nhờ thích nghi với môi
trường. Cuộc sống con người nói chung là những chuỗi phản ứng để đáp ứng lại
kích thích của môi trường nhằm thích nghi với môi trường đó. Vì vậy, để dự đoán và
điều khiển hành vi cũng phải dựa trên nguyên tắc S - R với phương pháp “thử và sai”.
Nhìn chung, tâm lý học hành vi đã gây được tiếng vang lớn khi luận giải về
hành vi người và có những đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu vấn đề thích ứng.
Đã chỉ ra mức độ thích ứng đầu tiên của con người là phản ứng trực tiếp đối với các
kích thích của môi trường cũng như cơ chế hình thành hành vi thích ứng. Tuy nhiên,
do không có quan niệm biện chứng về bản chất của con người và mối quan hệ giữa
con người với môi trường, nên họ đã cho rằng sự thích ứng tâm lý của con người
giống với sự thích ứng sinh lý ở động vật. Chính vì vậy, đã dẫn đến việc xác định
con người “không phải là một chủ thể chủ động hoạt động trong môi trường xã hội,
tác động và làm biến đổi môi trường đó, mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối với áp
lực của môi trường” [23].
c. Phân tâm học
Sigmund Freud (1856-1939), là bác sĩ người Áo, đã xây dựng nên học thuyết
phân tâm. Ông cho rằng phải lấy hiện tượng tâm lý để giải thích hiện tượng tâm lý.
Cần nghiên cứu vô thức để hiểu tâm lý con người [1]. Học thuyết của S.Freud đã
chia con người về mặt tinh thần ra làm ba khối: cái ấy (id), cái tôi (ego) và cái siêu
tôi (super-ego).
17
- Cái ấy: Là hệ thống gốc của nhân cách, từ đó cái tôi và siêu tôi tách ra và
phát triển. Cái ấy nằm trong vô thức, bao gồm tất cả những gì con người có được từ
khi mới sinh ra. Nó có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh của cá nhân
như ăn uống, tình dục, tự vệ. Bản năng tình dục trong khối vô thức là quan trọng
nhất, nó giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống của con người, nó là
nguồn năng lượng thúc đẩy con người sống và hoạt động, có thể nói “Khối vô thức
(cái ấy) là thùng năng lượng tâm thần chứa chất những khát vọng bản năng sục sôi”
[3, tr.55]. Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, luôn đòi hỏi được thỏa mãn.
- Cái tôi: Là cái con người thường ngày, con người có ý thức, tồn tại theo
nguyên tắc hiện thực. Cái tôi bao gồm những kinh nghiệm trong cách hành xử và
suy nghĩ đã tập luyện được trong cuộc sống để đối phó một cách hiệu quả với thế
giới bên ngoài. Cái tôi được hình thành do áp lực thực tại bên ngoài đến toàn bộ
khối bản năng.
- Cái siêu tôi: Tượng trưng cho hệ thống giá trị xã hội. Hệ thống giá trị xã hội
này được hình thành do bố mẹ truyền lại cho con cái, áp đặt con cái chấp nhận bằng
thưởng phạt hoặc qua quá trình trẻ nội tâm hoá những chuẩn mực đạo đức của xã
hội. Cái siêu tôi là vũ khí đạo đức của con người. Hoạt động của siêu tôi là ngăn
cản, chèn ép những bùng nổ, sự thỏa mãn của cái ấy.
Theo S.Freud, tất cả các hành vi và các quá trình tinh thần đều là sự phản ánh
của các quá trình đấu tranh thường xuyên của cái vô thức ở trong mỗi cá nhân. Để
tồn tại, con người phải đạt được sự cân bằng, sự hài hoà giữa các xung lực, giữa cái
Ấy và cái Siêu Tôi - đó chính là sự thích ứng.
Có thể nói rằng, S.Freud là người mang lại cách lý giải hoàn toàn mới về tính
chất, nguồn gốc, cơ chế và vai trò của vô thức trong đời sống tâm lý của con người;
về quan hệ giữa vô thức và ý thức. Tuy nhiên, do S.Freud xuất phát từ quan điểm
sinh vật luận nên ông đã nhìn nhận sự thích ứng tâm lý của con người như là một sự
thích nghi thực thể thuần sinh học, bản năng, không thấy được bản chất xã hội - lịch
sử của sự thích ứng ở con người.
18
d. Tâm lý học nhân văn
Tâm lý học nhân văn gắn liền với tên tuổi của Abraham Maslow (1908-1970)
và Carl Rogers (1902-1987) trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước. Trong đó
Maslow được xem như là người sáng lập ra trường phái tâm lý học nhân văn.
A.Maslow cho rằng, thích ứng là những ứng xử tích cực của cá nhân với tư cách là
chủ thể với thế giới xung quanh và chính mình. Trong đó hệ thống nhu cầu của
nhân cách được sắp xếp theo thứ bậc mà cao nhất là nhu cầu tự thể hiện. Theo ông,
những nhu cầu của con người đều có tính chất bản năng, nhưng trong mỗi bản năng
đều có tính xã hội. Trong hệ thống thứ bậc của nhu cầu, theo Maslow thì những nhu
cầu bậc thấp được ưu tiên thỏa mãn; và con người chỉ thực sự phát triển nhân cách
khi nhu cầu cao nhất, mang tính người nhất là nhu cầu tự thể hiện được thỏa mãn.
Ông khẳng định rằng nhu cầu tự thể hiện, hay mong muốn phát triển hết mức những
khả năng vốn có của bản thân và năng lực lựa chọn một cách có ý thức những mục
tiêu hành động của nhân cách là yếu tố quyết định sự thích ứng của con người.
A.Maslow coi thích ứng là sự thể hiện được những cái vốn có của cá nhân trong
những điều kiện sống nhất định. Cùng với quan điểm của Maslow, Carl Rogers
cũng coi sự tự thể hiện là thích ứng. Ông đã đưa ra khái niệm “cái tôi hiện thực” và
“cái tôi lý tưởng”; khoảng trống giữa cái tôi hiện thực và cái tôi lý tưởng, giữa cái
“tôi là” và “tôi nên là” được gọi là “điều phi lý”. Nếu chỗ trống này càng lớn thì
mâu thuẫn càng lớn và càng nhiều phi lý, cho nên, con người càng kém thích ứng
được với cuộc sống. Khi tham gia vào đời sống xã hội, cá nhân luôn tích cực, mềm
dẻo tạo ra sự phù hợp của các ứng xử, hành vi của mình bằng sự thống nhất giữa cái
bên trong và cái bên ngoài. Sự thống nhất đó đảm bảo cho con người thích ứng
được với cuộc sống. C.Rogers luôn tin rằng: con người sẽ tự tổ chức lại nhân cách
của mình, cả ở mức độ ý thức cũng như vô thức, theo một phương cách để đương
đầu với đời sống một cách xây dựng hơn, thông minh hơn, và trong một đường lối
xã hội hóa hơn, thỏa đáng hơn [27].
Như vậy, tâm lý học nhân văn đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên
cứu vấn đề thích ứng, đã có cái nhìn lạc quan về con người, về nhân cách; đánh giá
19
cao vai trò tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh xung quanh. Tuy nhiên, họ vẫn
chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi về bản chất xã hội, cơ chế của sự thích ứng tâm
lý người.
e. Tâm lý học nhận thức
Tâm lý học nhận thức được khai sinh bởi một trong những nhà tâm lý học nổi
tiếng hàng đầu của thế kỷ XX - Jean Piaget (1896-1980). Ông chuyên nghiên cứu
về sự phát triển trí tuệ của trẻ em dưới góc độ thích nghi. Theo J.Piaget, yếu tố sinh
học phát triển không chỉ do sự thuần thục của cơ thể (yếu tố nội sinh) hay do di
truyền, mà còn do những biến cố xảy ra trong môi trường sống. Ông khẳng định
rằng sự phát triển sinh học là một quá trình thích nghi. Ông định nghĩa: “Thích nghi
là quá trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể lên môi trường sống
xung quanh. Đó là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường” [23].
Piaget giải thích sự tiến hoá của cơ thể là quá trình thích nghi. Cơ chế của quá trình
thích nghi được giải thích bằng các khái niệm đồng hoá, điều ứng và sự cân bằng
giữa chúng. Ông cũng lấy khái niệm này làm công cụ để giải thích sự phát sinh,
phát triển sơ đồ nhận thức và sơ đồ thao tác trí tuệ của trẻ em. J.Piaget tin rằng, sự
tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường dẫn đến hình thành thao tác trí khôn.
Ông quan niệm: Trí tuệ là một hình thức của trạng thái cân bằng mà toàn bộ các sơ
đồ nhận thức hướng tới, đó là một dạng thích nghi của cơ thể. Sự cân bằng, theo
ông, là một sự bù đắp của cơ thể đối với những xáo trộn của môi trường bên ngoài.
Bản thân sự phát sinh, phát triển của các chức năng trí tuệ là quá trình tổ chức sự
thích nghi của cơ thể, thông qua các hoạt động đồng hoá và điều ứng nhằm tạo lập
các trạng thái cân bằng giữa hai trạng thái này. Đây là quá trình hình thành và thống
nhất các sơ đồ trí tuệ cá nhân.
Để giải thích bản chất và quá trình phát triển trí khôn, J.Piaget sử dụng bốn
khái niệm gốc sinh học:
- Sơ đồ hay cấu trúc trí tuệ: là những tri thức được hệ thống, có thể dùng để
chỉ đạo hoạt động. Khi đứa trẻ mới sinh chỉ có sơ đồ cảm giác vận động, dần dần
hình thành sơ đồ tiền thao tác rồi đến sơ đồ thao tác cụ thể, hình thức.
20
- Đồng hoá: Là chủ thể tiếp nhận khách thể để đồng hoá khách thể vào cấu
trúc hành động, xử lý tác động từ bên ngoài vào nhằm đạt được một mục tiêu nào
đó. Về mặt lý thuyết, đồng hoá không đem lại sự biến đổi về chất cho sự phát triển
nhận thức, nó chỉ làm tăng trưởng, mở rộng cái đã biết.
- Điều ứng: Là điều chỉnh chủ thể cho thích ứng với kích thích, nghĩa là chủ
thể đem sơ đồ hành động đã được tạo ra trước đó áp theo khách thể, qua đó biến đổi
sơ đồ đã có hoặc tạo ra sơ đồ mới phù hợp với khách thể, dẫn đến trạng thái cân
bằng giữa chủ thể với môi trường. Như vậy, điều ứng đã tạo ra sự phát triển, vì nó
làm biến đổi chủ thể. Có hai cách điều ứng đó là thay đổi một sơ đồ hiện có để phù
hợp với kích thích và tạo ra một sơ đồ mới tương ứng với kích thích.
- Cân bằng: Cá nhân có nhu cầu giữa sự cân bằng nội tại của cơ thể trong một
thế giới phức tạp và thay đổi thường xuyên. Khi đứa trẻ không thành công trong
việc tìm hiểu những kinh nghiệm của nó, sẽ cảm nhận sự khó chịu của việc mất cân
bằng. Điều này dẫn đứa trẻ đến quá trình cân bằng hoá bằng cách sử dụng quá trình
đồng hoá và điều ứng. Cơ thể cần phải thích nghi với môi trường mới. Cân bằng
hoạt động không phải chỉ để tồn tại mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, sáng tạo
ra các giá trị.
Tóm lại, thuyết phát sinh nhận thức của J.Piaget đã giải quyết nhiều vấn đề
của tâm lý học, nhất là vấn đề trí khôn và sự phát triển của trí khôn. Ông đã có
những đóng góp quan trọng vào lý luận về sự thích ứng tâm lý ở con người. Chính
J.Piaget là người đề cập một cách trực tiếp đến vấn đề thích ứng, cơ chế của sự
thích ứng tâm lý, đặc biệt là thích ứng về mặt trí tuệ - nhận thức. Những phát hiện
của ông về bản chất thao tác, về cấu trúc và cơ chế phát triển của thích ứng nhận
thức, về những yếu tố ảnh hưởng đến nó… rất có giá trị trong việc làm sáng tỏ bản
chất của sự thích ứng tâm lý của con nguời. Nhưng do xem xét sự phát triển tâm lý
người dưới góc độ thích nghi sinh học nên J.Piaget chưa quan tâm đúng mức tới bản
chất, nội dung xã hội, lịch sử của sự thích ứng tâm lý người.
21
g. Tâm lý học hoạt động
Tâm lý học hoạt động gắn liền với tên tuổi của các nhà tâm lý học nổi tiếng
như L.X.Vưgôtxki (1896-1934), A.N.Leonchiev (1903-1979), X.L.Rubinstein
(1889-1960), A.R.Luria (1902-1977), P.IA.Galperin (1902-1988)… Các nhà tâm lý
học hoạt động đã lấy triết học Mac-Lênin để làm cơ sở lý luận và phương pháp
luận. Điều này đã tạo một chuyển biến mới đối với các khoa học về con người trong
đó có tâm lý học. Một mặt, các nhà tâm lý học hoạt động thừa nhận con người với
tư cách là một thực thể tự nhiên phải thích nghi với môi trường sống như là một loài
sinh vật. Mặt khác, họ khẳng định con người là một thực thể xã hội nên khi nói đến
con người chúng ta phải đặt con người trong các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ
giữa con người với môi trường là mối quan hệ trong đó con người tích cực, chủ
động tác động vào môi trường để biến đổi hoàn cảnh và phát triển bản thân mình.
Theo L.X.Vưgôtxki, hệ thống hành vi cao cấp của con người khác xa về chất
so với hành vi sinh vật và “Sự khác biệt cơ bản và quyết định hết thảy quá trình lịch
sử và quá trình tiến hoá là ở chỗ các chức năng tâm lý cấp cao phát triển không cần
có sự biến đổi loại hình sinh vật của con người… ở đây nổi lên hàng đầu là sự phát
triển các cơ quan tự nhiên - các công cụ chứ không phải sự biến đổi của các cơ quan
và cấu tạo cơ thể” [32]. Con người có một khả năng đặc biệt là tự tạo ra các kích
thích tác động vào chính bản thân mình. Và hơn thế nữa, con người còn dùng các
kích thích tự tạo này để làm chủ hành vi của chính mình: “Con người tự kiểm soát
hành vi của mình bằng các kích thích - phương tiện tự tạo” [11]. Theo ông, thích
ứng theo nguyên tắc tín hiệu có chung ở người và động vật. Nhưng ở người, nguyên
tắc tín hiệu không phải là phương thức thích ứng đóng vai trò chủ đạo, mà đó là
nguyên tắc dấu hiệu, không có ở động vật. Quá trình tín hiệu hoá phản ánh các mối
quan hệ tự nhiên đảm bảo cho cơ thể đáp ứng kích thích với môi trường. Còn việc
dấu hiệu hoá cho phép con người có khả năng tạo ra một loại cân bằng với môi
trường - biến đổi chính môi trường và biến đổi hành vi của chính mình với tư cách
là một chủ thể tích cực. Dấu hiệu là công cụ tâm lý để chủ thể điều chỉnh hành vi,
cùng với dấu hiệu, cuộc sống xã hội tạo ra tất yếu buộc hành vi cá thể phải tuân thủ
22
các yêu cầu xã hội [11]. Đó là loại hành vi đặc thù của con người được quy định bởi
xã hội. Ngoài ra, để điều khiển hành vi này cần có nguyên tắc tự kích thích và làm
chủ bản thân của con người. Mỗi cá nhân có được nguyên tắc này là nhờ sự chuyển
hoá từ tác động xã hội bên ngoài thành tác động xã hội bên trong của con người.
Với việc phát hiện ra cơ chế của sự hình thành và điều khiển hành vi ở mỗi cá
nhân, L.X.Vưgôtxki đã thấy sự khác biệt cơ bản của sự thích ứng tâm lý - xã hội
ở con người và sự thích nghi sinh học ở động vật.
A.N.Leonchiev đã phân tích sự khác biệt cơ bản giữa phát triển của con người
và sự thích nghi của cá thể sinh vật về nội dung và cơ chế. Theo ông thì sự khác biệt
cơ bản giữa quá trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó và quá trình tiếp thu, lĩnh
hội là ở chỗ quá trình thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài
và năng lực của cơ thể. Quá trình tiếp thu hay lĩnh hội thì khác, đó là quá trình
mang lại kết quả là cá thể tái tạo lại được những năng lực và chức năng người đã
hình thành trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên, sự phát triển của con người đòi hỏi
phải giữ được sự tác động qua lại không ngừng với quá trình trao đổi chất giữa con
người với môi trường tự nhiên. Sự phát triển của con người cũng mang tính chất
môi trường, nhưng khác với sự tiến hoá của động vật, sự phát triển của con người
không phải là quá trình thích nghi hiểu theo nghĩa của từ này. Như vậy, bản chất và
nội dung của sự thích ứng ở người và sự thích nghi sinh vật có sự khác nhau về
chất, A.N.Leonchiev cũng vạch ra sự khác biệt về cơ chế của sự hình thành hành vi
của động vật và của người. Do đó, sự thích ứng tâm lý của cá nhân với môi trường
xã hội phải được xem xét khác với sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường,
dựa vào các yếu tố: cái tạo ra ứng xử thích hợp của cá nhân chủ yếu không phải là
cơ thể mà là nhân cách; xã hội là môi trường quyết định nội dung của nhân cách bao
gồm những điều kiện sống vật chất, tinh thần và những người khác, nó có tính lịch
sử - cụ thể đối với mỗi cá nhân; và nhân cách tiếp nhận sự tác động của môi trường
một cách tích cực; ngoài ra năng lực thích ứng của con người được hình thành, phát
triển, bộc lộ thông qua hoạt động và giao tiếp.
23
D.A.Andreeva đi sâu nghiên cứu, phân tích khái niệm thích ứng. Theo bà,
hai khái niệm này gần nghĩa nhưng nếu đem khái niệm thích ứng với ý nghĩa
thích nghi sinh học vào giải thích sự thích ứng tâm lý thì dĩ nhiên sẽ dẫn đến sai
lầm vì thích nghi sinh học chỉ sự đồng hoá của cơ thể đối với những tác động
trong điều kiện môi trường thay đổi. Còn thích ứng tâm lý ở người có ý nghĩa
khác biệt về chất [19].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học hoạt động có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bằng việc nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với cách tiếp cận hoạt động, các nhà tâm lý
học đã đưa vấn đề thích ứng tâm lý thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm sinh vật
hoá hay quan niệm máy móc về con người. Đồng thời, đã chỉ ra được bản chất hoạt
động, nội dung lịch sử - xã hội, tính tích cực và cơ chế thích ứng tâm lý của con người.
1.2.2. Nghề nghiệp và thực tập nghề nghiệp
1.2.2.1. Nghề nghiệp
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, dường như không có sự phân biệt rạch ròi
giữa khái niệm nghề và khái niệm nghề nghiệp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khái
niệm nghề và nghề nghiệp cũng có những khía cạnh khác nhau, song cũng không
nên tách bạch nội hàm hai khái niệm đó, bởi trong chúng có sự "chứa đựng" lẫn
nhau, trong nghề có ẩn chứa nghiệp, và đã có nghiệp nhất định phải có nghề, cho
nên người ta thường dùng thuật ngữ nghề nghiệp bởi sự song hành giữa chúng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch
sử. Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Điểm
xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động. Lao động là loại hoạt động sáng
tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động là loại
hoạt động sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao
động chính là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề.
Theo quan điểm kinh tế học, nghề nghiệp là tri thức và kỹ năng lao động mà
người lao động có được trong quá trình huấn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn,
cho phép người đó có thể thực hiện được một loại hoạt động nhất định trong hệ
24
thống phân công lao động xã hội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và khoa học
- kỹ thuật, việc phân ngành, phân nghề ngày càng mở rộng và chuyên sâu. Người
lao động, do vậy phải được đào tạo nghề một cách cơ bản và chuyên sâu. Tuy
nhiên, không thể coi nhẹ việc nâng cao kỹ năng lao động thông qua môi trường hoạt
động thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là trong một số nghề nghiệp
mà kỹ năng, kỹ xảo dựa nhiều vào sự khéo léo như nghề thủ công, mỹ nghệ, hay
dựa vào kinh nghiệm truyền thống (nghệ thuật, y học cổ truyền...).
Theo quan điểm giáo dục học, nghề nghiệp là công việc chuyên môn được
định hình một cách hệ thống, là dạng đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó để thực
hiện hoạt động cơ bản, giúp con người tồn tại và phát triển.
Theo quan điểm tâm lý học, nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động
mà trong đó, nhờ được đào tạo con người có được những tri thức, những kỹ năng để
làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu
cầu xã hội. [20].
Như vậy, bàn về khái niệm nghề nghiệp có nhiều quan niệm khác nhau. Có
quan niệm dựa trên tính chất chuyên môn của công việc để định nghĩa. Có quan
niệm dựa trên mức độ cần thiết của công việc đối với sự phân công của xã hội…
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm: Nghề nghiệp là một hình thức
lao động của con người mang tính chuyên môn, tương đối ổn định, được quy định
bởi nhu cầu và sự phân công lao động xã hôi.
Ở đây cần phân biệt giữa nghề nghiệp và việc làm: Việc làm được hiểu là
những công việc đem lại lợi ích cho người lao động, tạo nguồn thu nhập để nuôi
sống bản thân và gia đình. Việc làm xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực của hoạt động xã
hội. Hay nói cách khác việc làm được hiểu là những hành động cụ thể được trả công
để sinh sống.
Nghề nghiệp cũng được coi là việc làm. Nhưng không phải bất kỳ việc làm
nào cũng là nghề nghiệp. Những việc làm nhất thời, không ổn định, những việc làm
chỉ do con người bỏ sức lao động ra và được trả công thì không được là nghề
nghiệp. Nghề nghiệp là sự gắn bó lâu dài với công việc chuyên môn. Trong đó, ý
25
nghĩa của hoạt động nghề nghiệp đối với cá nhân được thể hiện khá rõ nét. Có
những người lúc đầu đơn thuần chỉ là kiếm một công việc để có thu nhập, nhưng
sau đó phát hiện thấy công việc đó phù hợp và có ý nghĩa đối với cá nhân thì việc
làm đó đã trở thành nghề nghiệp của cá nhân đó.
Nhóm ngành nghề có truyền thống đào tạo của trường Đại học Tài chính –
Marketing bao gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Tài chính – Ngân hàng.
- Ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là việc tiến hành thực hiện quản trị những hoạt động
kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện làm việc tập thể (nhóm hay tổ chức). Cụ thể
hơn, quản trị kinh doanh là tổng hợp của các quá trình: Xác định mục tiêu kinh
doanh; Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện mục tiêu
kinh doanh đã đề ra; Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá
trình thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Quản trị kinh doanh thực chất là một ngành rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh
vực, ngành nghề trong xã hội. Quản trị kinh doanh có thể được tiếp cận theo ba góc
độ chủ yếu: Quản trị kinh doanh chung (đa ngành, đa lĩnh vực, đa chức năng); Quản
trị kinh doanh theo đối tượng (hay còn gọi là theo chuyên ngành) trong nền kinh tế
như: kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vận tải,
bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… Quản trị kinh doanh theo chức năng
trong doanh nghiệp như: quản trị nhân lực, tài chính, marketing, hậu cần, công
nghệ, chất lượng…
Quản trị kinh doanh là nghề có thu nhập cao, môi trường làm việc năng động
và cơ hội thăng tiến nhanh là những lý do khiến ngành này đang thu hút nhiều
người học. Nhất là người say mê kinh doanh, yêu thích các công việc đòi hỏi đầu óc
tổ chức, quản lý, có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường công việc. Ngành
này có địa bàn hoạt động rộng nên bạn sẽ có cơ hội để đến với nhiều nơi trên lãnh
thổ Việt Nam cũng như trên thế giới. Thị trường và môi trường kinh doanh luôn
thay đổi vừa là thách thức, vừa là niềm vui cho bạn. Công việc không dập khuôn
máy móc, không cảm thấy nhàm chán.
26
Quản trị kinh doanh là nghề mà người học cần những phẩm chất và kỹ năng
cần thiết như: Kiến thức tự nhiên và xã hội, kiến thức về kinh doanh vững vàng;
Thành thạo ngoại ngữ và tin học; Có khát vọng làm giàu chính đáng; Sáng tạo và
đổi mới, tầm nhìn xa trông rộng; Có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách
khắc phục rủi ro; Có đạo đức kinh doanh.
Khoa Quản trị kinh doanh thuộc Trường Đại học Tài chính – Marketing
được thành lập năm 2004, tiền thân là khoa Quản trị kinh doanh thuộc trường Cao
đẳng Bán công Marketing – thành lập năm 1996. Khoa Quản trị kinh doanh là một
trong các khoa có bề dầy hoạt động nhất của trường Đại học Tài chính - Marketing.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, khoa Quản trị kinh doanh đã đào tạo được 13
khoá sinh viên tốt nghiệp ra trường, 4 khoá đang trong quá trình đào tạo. Hiện nay
có gần 2000 sinh viên các hệ và các bậc đào tạo đang theo học tại khoa. Theo chức
năng, nhiệm vụ được nhà trường giao, khoa Quản trị kinh doanh đang tổ chức đào
tạo các cấp độ từ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học các chuyên ngành thuộc ngành
quản trị kinh doanh với các hệ: chính qui, vừa học vừa làm, liên thông đại học.
Ngoài ra, Khoa Quản trị kinh doanh còn tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn liên
quan đến quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức xã
hội.
- Ngành Marketing
Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội
kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Cơ hội kinh doanh chính là
các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách
trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu
cho nó?...
Một cách khái quát nhất, công việc của người làm marketing là: Nghiên cứu
thị trường: nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác
động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp;
Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh: dự báo phản ứng của các đối thủ cũng như đề
xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh; Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng:
27
phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với các
chính sách marketing của doanh nghiệp; Xây dựng và lựa chọn chiến lược
marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau; Nghiên cứu và
thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mọi thay đổi từ phía nhu cầu của
khách hàng; Xây dựng và quản lý chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các cấp độ
nhu cầu khác nhau, các nhóm khách hàng khác nhau; Xây dựng và điều chỉnh chính
sách giá sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá
khuyến mãi…); Thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa
đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; Xây dựng và triển khai
các kế hoạch, chương trình khuyếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại,
quan hệ công chúng v.v…, đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và
chương trình xúc tiến đó; Xác lập và quản lý mối quan hệ với khách hàng nhằm
đảm bảo thỏa mãn khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm; Thực hiện việc
đánh giá và kiểm tra hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó có những thay
đổi cần thiết và đưa ra những tư vấn hợp lý cho những người làm công tác lãnh đạo
trong doanh nghiệp.
Marketing là nghề mà người học có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản
xuất ở bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…; Các doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ; Các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận… Môi trường làm việc của
người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu,
thống kê, báo cáo … là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao
cũng đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo.
Marketing là nghề cần người học có những pẩm chất cần thiết như: Tính kiên
trì; Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro; Sự năng động, linh hoạt và sáng
tạo; Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin cũng như tình cảm và sự nhiệt thành.
Những kỹ năng cần có: Kỹ năng quản lý; Kỹ năng lắng nghe hiệu quả; Kỹ năng
thuyết phục; Kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả.
Khoa Marketing thuộc trường Đại học Tài chính – Marketing được thành lập
từ năm 1999, từ khi còn là trường Trung học Chuyên nghiệp Marketing rồi phát
28
triển thành trường Cao đẳng Bán công Marketing, Đại học Bán công Marketing và
đến nay là trường Đại học Tài Chính – Marketing, một trong những trường Đại học
lớn ở khu vực Miền Nam. Khoa Marketing cũng là một trong những khoa đầu tiên
trong nước đào tạo ngành Marketing với hai chuyên ngành: Marketing Tổng Hợp và
Quản Trị Thương Hiệu.
- Ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá là rộng. Ở rất nhiều nước thì
ngành Tài chính - Ngân hàng và Kế toán thường đi kèm với nhau. Ngành học này
liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ chính vì vậy nó có rất
nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp mà tuy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng
trường. Ở Việt Nam thì tuỳ thuộc định hướng của từng trường mà sẽ chọn các
chuyên ngành hẹp khác nhau. Có thể hoạt động theo lĩnh vực vĩ mô lẫn vi mô.
Về mặt vĩ mô thì sinh viên ra trường có thể làm việc tại các Ngân hàng Nhà
nước, Bộ tài chính. Nhiệm vụ của người tốt nghiệp ở lĩnh vực này là định hướng
các chiến lược chính sách, chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá cho
Chính Phủ. Nếu nói ở lĩnh vực này thì ngành Tài chính - Ngân hàng khá quan trọng.
Nó liên quan đến hai hoạt động điều hành chính sách cơ bản đó là chính sách tiền tệ
và chính sách tài khoá. Ở nước ta thì trong thời gian vừa qua việc điều hành chính
sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất
lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy sẽ có rất nhiều triển vọng cho sinh viên theo
học ngành này. Chúng ta có thể coi lưu chuyển tiền tệ giống như các mạch máu
trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống chứ không
phụ thuộc vào hiện tại như khủng hoảng tài chính thế giới nên triển vọng việc làm
không bao giờ hạn hẹp. Ở lĩnh vực vĩ mô thì chúng ta có ngành liên quan mà nhiều
trường đào tạo đó là Tài chính công.
Về mặt vi mô chúng ta có thể chia ngành Tài chính - Ngân hàng thành nhiều
lĩnh vực khác nhau. Chuyên ngành quan trọng số một là chuyên ngành Tài chính.
Hầu hết các khoa Tài chính - Ngân hàng ở các trường Đại học trên thế giới đều có
chuyên ngành này. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có chuyên ngành Tài chính một
29
cách đúng nghĩa mà thay vào đó là chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp. Chuyên
ngành quan trọng số hai là chuyên ngành Ngân hàng. Ở Việt Nam thì chúng ta hầu
hết đào tạo chuyên ngành này. Bên cạnh các chuyên ngành Tài chính và chuyên
ngành Ngân hàng thì có rất nhiều chuyên ngành chuyên sâu khác. Chẳng hạn như,
chuyên ngành Phân tích tài chính; Kinh tế học tài chính…
Ngành Tài chính - Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Vì vậy
yêu cầu đầu tiên đối với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm
việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam
mê thì mới có khả năng sáng tạo. Yêu cầu thứ hai là đòi hỏi người học cần có tính
sáng tạo. Làm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì
chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như thu ngân
chẳng hạn. Yếu tố thứ ba cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên
ngoài việc học các kiến thức về Tài chính - Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng
mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng…
do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.
Khoa Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Tài Chính - Marketing được
thành lập năm 2006, tính đến nay khoa Tài Chính- Ngân hàng là một trong những
khoa có số lượng sinh viên theo học đông nhất với số lượng tăng bình quân 10% -
15% mỗi năm. Khoa Tài chính - Ngân hàng là một trong những khoa có chất lượng
đầu vào rất cao. Với tiêu chí tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, khoa không
ngừng triển khai các chương trình gắn kết với thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho sinh
viên ra trường đều nhanh chóng nhận được việc làm trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng, kinh tế khác,… và đều được các cơ quan đánh giá cao không chỉ về khả năng
chuyên môn mà còn về phẩm chất đạo đức tốt.
1.2.2.2. Thực tập nghề nghiệp
Theo quan điểm giáo dục học, thực tập nghề nghiệp một trong những khâu
thực hành tập trung, tương đối hoàn chỉnh trong quy trình đào tạo ở các trường dạy
nghề, trường Đại học và chuyên nghiệp, có tác dụng rất quan trọng đối với việc
hình thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của học sinh nói chung, nhất là đối với
30
các cán bộ kỹ thuật. Để thực tập nghề nghiệp có kết quả, người tham gia nhất thiết
phải nắm vững những hệ thống lý luận có liên quan, làm cơ sở cho việc tập luyện
trong thực tế. Trong điều kiện hiện nay, quan niệm về thực tập nghề nghiệp rất đa
dạng và linh hoạt để phù hợp với sự đổi mới và phát triển nhanh chóng về khoa học
và công nghệ.
1.2.3. Sinh viên và đặc điểm tâm lý của sinh viên
1.2.3.1. Sinh viên
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang theo học bậc
Cao đẳng, Đại học để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã
hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức, được đào tạo
cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có
ích cho xã hội. Sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing cũng thuộc là một
bộ phận của sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.
1.2.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên
Trong tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, độ tuổi của sinh viên dao
động từ 18 đến 25, tương ưng với thời kỳ thứ ba của giai đoạn thanh niên. Các nhà
nghiên cứu thường chia giai đoạn thanh niên thành ba thời kỳ chủ yếu: 1) 11/12 tuổi
– 14/15 tuổi là thời kỳ “một nửa trẻ con”; 2) 14/15 tuổi – 17/18 tuổi là thời kỳ “một
nửa người lớn” và 3) 17/18 tuổi – 23/25 tuổi là thời kỳ tiền trưởng thành.
Tuổi sinh viên là giai đoạn hết sức đặc biệt trong đời sống con người. Đây là
thời kỳ của sự trưởng thành xã hội, bắt đầu có quyền của người công dân, hoàn
thiện học vấn để chuẩn bị cho một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có quan
điểm chính trị, có được nghề ổn định, bắt đầu lao động, giảm phụ thuộc kinh tế,
bước vào hôn nhân,…
Sinh viên là người lớn cả về phương diện sinh vật và xã hội. Mặc dù vẫn còn
là đối tượng đang được tiếp tục giáo dục nhưng xã hội nhìn nhận sinh viên như chủ
thể có trách nhiệm của hoạt động sản xuất xã hội và đánh giá các kết quả hoạt động
của họ theo tiêu chuẩn người lớn.
31
1.2.4. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên
1.2.4.1. Thích ứng nghề nghiệp
Dưới góc độ tâm lý học, hướng nghiệp không chỉ gắn với khâu chọn nghề
của học sinh trường phổ thông mà còn gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kỳ trường
chuyên nghiệp (dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học) và tại các
cơ sở sản xuất kinh doanh - nơi các em đến làm việc sau khi tốt nghiệp [2]. Nếu
hiểu như vậy, công tác hướng nghiệp không chỉ được tiến hành ở các loại trường
học mà còn thực hiện ở các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh; không chỉ tiến
hành với thế hệ trẻ mà còn tiến hành với cả người lớn tuổi không có nghề hoặc vì lý
do nào đó phải thay đổi nghề, cần phải hướng nghiệp lại lần thứ hai, thứ ba. Nói
cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi học sinh đến trường đến khi các em có
một nghề trong tay.
Mục tiêu chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng
sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, trang bị sự sẵn
sàng tâm lý đi vào những nghề có thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở
bảo đảm sự phù hợp nghề, vì nếu không có sự phù hợp nghề thì không thể nói tới sự
sẵn sàng tâm lý.
Theo sơ đồ các giai đoạn hướng nghiệp thì hướng nghiệp được tiến hành qua
2 thời kỳ đó là thời kỳ chọn nghề và thời kỳ thích ứng nghề với 4 giai đoạn: giáo
dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề, thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở hai
giai đoạn đầu là của các trường phổ thông, ở hai giai đoạn cuối là của các trường
dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và cơ sở tuyển dụng. Tuy
nhiên, các trường Đại học, chuyên nghiệp và toàn xã hội cũng cần phải giúp trường
phổ thông làm công tác hướng nghiệp.
32
Sơ đồ: Các giai đoạn hướng nghiệp [3]
Cần nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây, sinh viên ra trường vẫn còn
hạn chế về năng lực thực hành, khả năng tư duy sáng tạo. Điều này phần nào nói lên
mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên chưa được quan tâm đúng mức. Thuật
ngữ “thích ứng” dưới góc độ tâm lý học, là một quá trình con người luôn tích cực,
chủ động hòa nhập, lĩnh hội các điều kiện, các yêu cầu, phương thức mới của hoạt
động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề ra. Thông qua đó, chủ thể của
hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, đáp ứng được những
yêu cầu của xã hội [3].
Thích ứng nghề nghiệp là quá trình thích ứng của người lao động với các
điều kiện bên ngoài và bên trong của quá trình lao động. Trong xã hội học và tâm lý
học người ta chia thành thích ứng xã hội và thích ứng nghề nghiệp. Trong đó, thích
ứng nghề nghiệp là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà tuyển dụng
vì đó là công cụ để giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng công việc ở người lao
động.
33
Theo chúng tôi, Thích ứng nghề nghiệp là hiện tượng biến đổi của con người
ở hai mặt. Một mặt là sự thích ứng của người lao động với vị thế nghề nghiệp mới
của mình, với các điều kiện, đòi hỏi của môi trường làm việc, với bản thân hoạt
động nghề nghiệp; mặt khác, là sự thích ứng của họ với những đặc trưng nhân cách
của nghề nghiệp.
1.2.4.2. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên
a. Khái niệm
Quá trình thích ứng nghề nghiệp chia ra làm bốn giai đoạn có mối quan hệ
tương hỗ lẫn nhau:
- Giai đoạn trước khi vào các trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn
hình thành định hướng nghề nghiệp trong quá trình học tập ở các các trường phổ
thông.
- Giai đoạn những học kỳ đầu của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học,
đây là giai đoạn đào tạo nghề nhằm củng cố hoặc điều chỉnh định hướng nghề
nghiệp.
- Giai đoạn học kỳ cuối của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là
giai đoạn sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp, “thâm nhập” nghề nghiệp và
nhân cách vào lao động nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách phù
hợp với nghề được đào tạo.
- Giai đoạn sau khi tốt nghiệp khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là
giai đoạn sinh viên sau tốt nghiệp tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động nghề
nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có của nghề
nhằm đạt được sự cân bằng và tự nguyện gắn bó lâu dài với lĩnh vực nghề nghiệp
mà mình tham gia.
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mac-Lênin, từ cơ sở của tâm lý học hoạt động, từ đặc điểm hoạt động của sinh viên
và từ những đặc điểm tâm lý cũng như quá trình nhận thức trong hoạt động thực tập
nghề nghiệp của sinh viên, chúng tôi có thể hiểu: Thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp là là hiện tượng biến đổi của sinh viên tích cực, chủ động thâm nhập vào
34
hoạt động thực tập nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất
nhân cách cần có của nghề. Kết quả của quá trình này là sinh viên đạt được sự cân
bằng và vun đắp thêm nhiệt huyết nghề và niềm đam mê công việc.
b. Biểu hiện của sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên được biểu hiện ở các
mặt: nhận thức, thái độ, hành vi trong hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên.
* Mặt nhận thức:
Hoạt động thực tập nghề nghiệp là hoạt động phức tạp, đa dạng với nhiều
công việc chuyên môn, nghiệp vụ,…hết sức mới mẻ. Vì vậy, để sinh viên thích ứng
ban đầu đối với nghề nghiệp tốt, trước hết sinh viên phải có nhận thức đúng đắn và
đầy đủ về khó khăn, tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung, tính chất của hoạt động thực
tập nghề nghiệp. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu và động cơ nghề nghiệp của sinh viên.
* Mặt thái độ:
Trên cơ sở sự hiểu biết đã được hình thành, sinh viên được những thái độ tích
cực đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp để sẵn sàng tham gia hoạt động nghề
nghiệp sau khi ra trường một cách nghiêm túc. Sinh viên cũng phải thể hiện tính
tích cực, tự giác để vượt qua những khó khăn nhất định trong quá trình hình thành
thái độ cần thiết với hoạt động thực tập nghề nghiệp.
* Mặt hành vi:
Đây là mặt thể hiện rõ nhất khả năng huy động chức năng tâm lý của bản
thân một cách tự giác, tích cực để vượt qua những khó khăn nhất định nhằm thực
hiện nhiệm vụ thực tập nghề nghiệp.
Như vậy, khi sinh viên ý thức được đầy đủ khó khăn, tầm quan trọng, ý
nghĩa của hoạt động thực tập nghề nghiệp, từ đó cũng có thái độ thực tập đúng đắn,
tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động đồng thời thực hiện các hành vi tương ứng
với thái độ đó, thì khi đó họ đã có sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp. Đây là
cơ sở lý luận để chúng tôi xây dựng hệ thống điều ra, mẫu phiếu trưng cầu ý kiến,
nội dung phỏng vấn,…trong nghiên cứu của mình về sự thích ứng ban đầu đối với
nghề nghiệp của sinh viên. Tất cả các mặt của sự thích ứng ban đầu đối với nghề
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAYLuận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOTLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đNhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAYLuận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Man_Ebook
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghềĐề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh việnLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bảnLuận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAYLuận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOTLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
 
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đNhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAYLuận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
 
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghềĐề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh việnLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
 
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bảnLuận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 

Similar to Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY

Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
khao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docx
khao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docxkhao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docx
khao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docx
LoanNguyn566598
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Garment Space Blog0
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuậtLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAYLuận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đLuận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viênKhó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Man_Ebook
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
ssuser499fca
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tếLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY (20)

Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
khao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docx
khao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docxkhao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docx
khao_sat_ky_nang_mem_cua_sinh_vien_dai_hoc_thuong_mai.docx
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuậtLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
 
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAYLuận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đLuận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
 
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viênKhó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
 
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tếLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (10)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Trần Chí Vĩnh Long SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Trần Chí Vĩnh Long SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Chuyên ngành: Tâm Lý Học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin gửi đến Phòng Sau đại học; Khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 21 lời cảm ơn chân thành! Xin gửi đến TS. Trần Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này lòng biết ơn sâu sắc! Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn bè! Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................7 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới..........................................................7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước..........................................................10 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................11 1.2.1. Vấn đề thích ứng trong tâm lý học................................................11 1.2.2. Nghề nghiệp và thực tập nghề nghiệp...................................................23 1.2.3. Sinh viên và đặc điểm tâm lý của sinh viên..........................................30 1.2.4. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên .........................31 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên............................................................................................35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...............................................................................38 Chương 2 THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ...............................................................................................39 2.1. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................39 2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu.................................................39 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................39 2.1.3. Khách thể và địa bàn khảo sát.......................................................43
  • 6. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM...................................................................................46 2.2.1. Nhận thức của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp................................................................................46 2.2.2. Thái độ của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp................................................................................71 2.2.3. Hành vi của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp................................................................................80 2.2.4. Kết quả tổng hợp về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM ......................................................................90 2.2.5. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi trong sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM..........93 2.3. Nguyên nhân thực trạng sư thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM...................................................................................96 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM....................................................96 2.3.2. Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM..................................................100 2.4. Một số biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM.................................................................................102 2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp..............................................................102 2.4.2. Biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM ......................................................................104 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................117
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 GV Giảng viên 2 SV Sinh viên 3 QL Cán bô quản lý tại đơn vị thực tập 4 ĐHTCM Trường Đại học Tài chính – Marketing
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.2. Bảng tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................42 Bảng 2.1.3.2. Cơ cấu khách thể nghiên cứu..........................................................45 Bảng 2.2.1.1a. Nhận thức của SV về khó khăn trong quá trình thực tập................46 Bảng 2.2.1.1b. Nhận thức của SV về các loại khó khăn trong quá trình thực tập .47 Bảng 2.2.1.2a. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của hoạt động thực tập........51 Bảng 2.2.1.2b. Nhận thức của SV về ý nghĩa của hoạt động thực tập....................52 Bảng 2.2.1.3a. Nhận thức của SV về nội dung của hoạt động thực tập.................55 Bảng 2.2.1.3b. Nhận thức của SV về công việc thực hiện trong quá trình thực tập ....56 Bảng 2.2.1.4. Nhận thức của SV về yêu cầu phẩm chất và năng lực trong quá trình thực tập...................................................................................59 Bảng 2.2.1.5a. So sánh nhận thức của sinh viên và cán bộ quản lý về khó khăn của hoạt động thực tập...........................................................................65 Bảng 2.2.1.5b. So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ......................66 Bảng 2.2.1.5c. So sánh nhận thức của SV và QL về tầm quan trọng của hoạt động thực tập............................................................................................68 Bảng 2.2.1.5d. So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập..............................................69 Bảng 2.2.2.1a. Hứng thú của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp.............71 Bảng 2.2.2.1b. Hứng thú của SV đối với công việc trong quá trình thực tập........72 Bảng 2.2.2.2. Tâm trạng của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp ...........76 Bảng 2.2.2.3. Biểu hiện thái độ của SV đối vớii công việc trong quá trình thực tập....................................................................................................77 Bảng 2.2.3.1. Hành vi chuyên cần của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp .........................................................................................................80 Bảng 2.2.3.2. Hành vi thực hiện công việc của SV trong quá trình thực tập.......81
  • 9. Bảng 2.2.3.3. Năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của SV trong quá trình thực tập....................................................................................................85 Bảng 2.2.3.4a. Đánh giá của QL về hành vi chuyên cần của sinh viên trong quá trình thực tập...................................................................................88 Bảng 2.2.3.4b. So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập...................................................88 Bảng 2.2.4: Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM90 Bảng 2.2.5: Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi ...........94 Bảng 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM....................................................................96 Bảng 2.3.2. Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM..................................................................101 Bảng 2.4.3. Nhân thức của QL và SV về mức độ cần thiết và khả thi của những biện pháp đã nêu ...........................................................................115
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập...................................67 Biểu đồ 2. So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập .......................................................70 Biểu đồ 3. So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập..............................................................89 Biểu đồ 4. Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM....93
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Sự thích ứng có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân. Trong công việc, nếu cá nhân đã thích ứng thì hiệu quả lao động sẽ cao hơn, tốn ít sức lực, không bị căng thẳng, mệt mỏi, khả năng phục hồi lao động nhanh hơn. Ngoài ra, sự thích ứng còn giúp cho con người sáng tạo trong công việc, lạc quan, vui vẻ, thoải mái, không có sự gò ép… Trong cuộc sống, khi con người có khả năng thích ứng nhanh sẽ mang lại cho họ nhiều thuận lợi so với người thích ứng chậm. Họ dễ dàng hòa nhập với môi trường và đáp ứng tốt với những tác động của môi trường, kể cả tác động tích cực và tiêu cực. Người thích ứng chậm, trước những tác động tiêu cực dễ bi quan, chán nản, không có đủ ý chí để vươn lên khắc phục khó khăn… Trong đào tạo nghề nghiệp, việc thích ứng với nghề là rất quan trọng. Nếu cá nhân thích ứng với quá trình đào tạo nghề thì hiệu quả và chất lượng đào tạo sẽ cao hơn. Việc thích ứng với hoạt động đào tạo nghề sẽ giúp cho sinh viên nhanh chóng tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Quá trình tiếp thu sẽ giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi. Người học sẽ tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội tay nghề, say mê với công việc. Khi ra trường họ không bỡ ngỡ với công việc, và bắt tay vào lao động nghề nghiệp với chất lượng cao. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, văn hoá – xã hội... Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải có rất nhiều những năng lực mới để thích ứng với cuộc sống đang từng ngày một đổi thay. Đặc biệt đối với sinh viên thì vấn đề này cũng đang đặt ra một cách bức thiết. Bởi vì đây là nguồn nhân lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển. Mặt khác, tốc độ phát triển thông tin như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng và phương pháp học tốt để có thể tự học và tự trau dồi kiến thức cho mình. Khác với cách học ở phổ thông, học tập ở Đại học đòi hỏi ở sinh viên phải có kỹ năng, phương pháp học tập mới để có tiếp nhận một lượng kiến thức lớn. Hoạt động học tập của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học
  • 12. 2 cụ thể, hoạt động này mang tính độc lập, tự chủ và tính sáng tạo cao. Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là bản thân họ phải luôn luôn tích cực và chủ động để có thể hoà nhập và tự hoàn thiện chính bản thân. Trường Đại học Tài chính – Marketing với hơn 35 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ cao cho cả nước. Trường cũng là nơi đầu tiên ở phía Nam đào tạo ngành Marketing, Thẩm định giá và Quản trị bán hàng. Sinh viên năm cuối của trường Đại học Tài chính – Marketing tất cả đều phải tham gia vào hoạt động thực tập nghề nghiệp, do đó không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lạ lẫm và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của hoạt động thực tập nghề nghiệp nhiều thực tế hơn so với hoạt động học tập mà sinh viên đã trải qua trong suốt 4 năm hoc tập. Vì vậy, để thực tập nghề nghiệp có kết quả, sinh viên phải thích ứng được với những đặc điểm, điều kiện mới của hoạt động thực tập. Nếu không thích ứng được, sinh viên sẽ dễ rơi vào tình trạng lơ là, chán, thụ động và sẽ không hoàn thành tốt đợt thực tập nghề nghiệp theo yêu cầu của nhà trường. Với tính cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài “Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và khảo sát sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing. 3.2. Khách thể nghiên cứu: 280 sinh viên bậc Đại học chính quy khóa 08 (2008 – 2012) và 22 cán bộ quản lý sinh viên tại đơn vị thực tập đã ký kết hợp tác đào tạo với trường Đại học Tài chính – Marketing. 4. Giả thiết nghiên cứu Đa số sinh viên chưa thích ứng đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động
  • 13. 3 thực tập, chưa chăm chỉ trong hoạt động thực tập nghề nghiệp, thụ động, vụng về trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị thực tập. Nguyên nhân là do sinh viên chưa sang tạo, linh hoạt, tích cực trong hoạt động thực tập nghề nghiệp, chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập nghề nghiệp, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện rèn luyện nghề nghiệp ở trường, thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp ít,.. Do vậy, kết quả sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên chưa cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở của lý luận về thích ứng nói chung và thích ứng nghệ nghiệp nói riêng để từ đó xây dựng khái niệm công cụ của đề tài : thích ứng, nghề nghiệp, sinh viên, thực tập tốt nghiệp, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp,… 5.2. Khảo sát thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm ra những nguyên nhân của thực trạng trên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp. 6.2. Về phạm vi nghiên cứu: thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên năm cuối bậc đại học chính quy của trường Đại học Tài chính – Marketing 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lý luận để làm cơ sở công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu sau này. Nội dung: - Xây dựng đề cương nghiên cứu.
  • 14. 4 - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan và xây dựng được khái niệm công cụ của đề tài từ đó xác định phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản và các tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án về sự thích ứng và thích ứng nghề nghiệp. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể: 7.2.1. Phương pháp quan sát * Mục đích: Nhằm phát hiện, thu thập thêm những biểu hiện thể hiện sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên. * Nội dung: Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi, cử chỉ, sự thích ứng và thời gian thực tập nghề nghiệp của sinh viên. * Cách tiến hành: Tham dự một số giờ thực tập nghề nghiệp của sinh viên tại đơn vị thực tập. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đảm bảo sự tự nhiên, khách quan, trung thực những biểu hiện của sinh viên như : hăng hái làm việc, hay nêu thắc mắc, hỏi thêm những việc chưa rõ với người hướng dẫn về công việc được giao,… Ghi chép tỉ mỉ những nội dung cần quan sát, sau đó tổng kết đánh giá chung về những biểu hiện của sinh viên. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến * Mục đích: Nhằm tìm hiểu những biểu hiện của sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. * Nội dung: Chúng tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi cho sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập.
  • 15. 5 Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm 5 phần: + Phần 1: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở nhận thức đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên. + Phần 2: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở thái độ đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên. + Phần 3: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở hành vi thực hiện các công việc thực tập của sinh viên. + Phần 4: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện ở việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân tác động đến sự thích ứng. + Phần 5: Thăm dò ý kiến của sinh viên về biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên. * Cách tiến hành - Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến - Tiến hành khảo sát thử trên 54 sinh viên để kiểm tra tính hiệu quả của công cụ nghiên cứu đã soạn thảo - Tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu đã chọn - Thu thập và xử lý kết quả nghiên cứu thu được từ phiếu khảo sát - Các tiến hành được thực hiện một cách khoa học, khách quan. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu * Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung nghiên cứu hỗ trợ các phương pháp khác trong quá trình đưa ra kết luận. * Nội dung: Chúng tôi chuẩn bị trước một số nôi dung sẽ trao đổi với sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên. * Cách thức tiến hành: + Chọn ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn một số sinh viên một số câu hỏi liên quan đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp.
  • 16. 6 + Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý đang tham gia hướng dẫn tại các đơn vị thực tập được chọn làm khách thể nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận xét của cán bộ quản lý về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên. + Ghi chép trung thực nội dung trả lời từ phía sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học * Mục đích: Nhằm xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên, đồng thời kiểm định tích khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. * Công cụ sử dụng: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. 8. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu và các biện pháp đề xuất của đề xuất của đề tài sẽ góp phần nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
  • 17. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Thích ứng là một khái niệm được nghiên cứu trên phạm vi rất rộng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh vật học, kinh tế, xã hội, tâm lý và giáo dục. Trong sinh vật học, “thích ứng” chỉ những thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Trong kinh tế học, “thích ứng” có khi được dùng là dự tính về giá trị tương lai của các biến số. Trong xã hội học, “thích ứng” được hiểu như là việc cá nhân tham gia vào quá trình xã hội hóa. Trong tâm lý học, “thích ứng” được dùng để chỉ quá trình tâm lý cá nhân. Còn trong giáo dục học, “thích ứng” như là một quá trình mà ở đó các thông số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân phải diễn ra phù hợp với các điều kiện mới của giáo dục. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, vấn đề thích ứng được nhiều nhà tâm lý học của nhiều nước quan tâm và nghiên cứu như Vương quốc Anh, Mỹ, Đức,…đặc biệt là các nhà tâm lý học Liên Xô. Việc nghiên cứu có thể được chia thành ba hướng nghiên cứu chính gồm: hướng thứ nhất nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp, thích ứng lao động; thứ hai nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích ứng xã hội; hướng thứ ba nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập. Một số công trình tiêu biểu về sự thích ứng nghề nghiệp trên thế giới: L. Đ. Xtôliarenkô cho rằng: sinh viên là sự tập hợp nhiều người cùng chung mục đích, phương hướng, là phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bằng sự lao động trí lực cần cù. Giới sinh viên được coi như một cộng đồng xã hội mang nét đặc trưng bởi phương hướng nghề nghiệp, bởi sự hình thành các mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai, chúng phản ánh bản chất đúng đắn trong việc lựa chọn nghề của sinh viên [44].
  • 18. 8 E. A. Klimốp thì phần lớn các nghề nghiệp không đòi hỏi tuyệt đối ở con người. Vấn đề tìm kiếm tài năng chỉ xuất hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng tạo, nghệ thuật, công tác khoa học, đào tạo phi công, nhà giải phẫu; đa phần các nghề đều có thể phù hợp với những người có năng lực bẩm sinh, bình thường chỉ cần có thời gian học tập là có thể thích nghi được với công việc [42]. E. V. Tadevoxian, sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề nghiệp là năng lực của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực nhận thức mà không có sự rối loạn đáng kể nào,… [45]. A. Kh. Rôxtunốp về thích ứng nghề của sinh viên nhận định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của sinh viên đối với các điều kiện và nhiệm vụ của các trường Đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các yêu cầu và phẩm chất “mẫu mực” về giáo dục xã hội và tâm lý học của sự thích ứng nghề nghiệp đã buộc chúng ta phải nêu ra những “kì vọng” sau đây của sự thích ứng giáo dục xã hội: - Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm hai yếu tố liên quan với nhau là: Nhu cầu thích ứng và tình huống thích ứng. - Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát triển và có kết quả. - Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng hoạt động của con người. Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt động nghề nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác định được mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp các giá trị của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp của các nhà chuyên môn lương lai bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi của nghề nào đó, cùng các điều kiện hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng, giúp thúc đẩy quá trình nắm vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc phục được mọi khó khăn trong công tác [43].
  • 19. 9 Peter Creed, Tracy Fallon và Michelle Hood thuộc trường Đại học Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 sinh viên năm thứ nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về nghề,... Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan hệ bên trong và có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên (kế hoạch xây dựng nghề, khám phá nghề, xu hướng nghề, sự quyết định nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có mối quan hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [36]. M. L. Savickas đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghề và thích ứng nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết “Measuring career development: Current status and future dereetion”, ông đã đánh giá rất cao vai trò của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “Sự trưởng thành về nghề nghiệp”, thậm chí “Sự thích ứng nghề còn có giá trị hơn cả sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có thể dự đoán được,… là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [38], [39], [40]. D. E Super, và E. G. Knasel trong nghiên cứu của mình đã cho rằng: Sự phát triển nghề của giới trẻ được phát triển gợi mở và sự thích ứng trở thành một năng lực chính dẫn đến sự thành công về nghề nghiệp [41]. Rottinghaus, Day và Borgen, năm 2005, trong một công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập đến tiến trình, tầm quan trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi cá nhân, nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp,…[37]. R. D. Duffy, và D. L. Blustein cũng cho rằng: Khả năng thích ứng nghề được hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt được
  • 20. 10 những kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm những trường học nghề phù hợp với khả năng của mình,…[35]. Khái quát các nghiên cứu trên thế giới về thích ứng nghề cho thấy: các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thích ứng, thích ứng nghề của sinh viên và người lao động. Còn thiếu các công trình nghiên cứu cụ thể về thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên kinh tế thông qua hoạt động thực tập cũng như đề xuất một số ý kiến để nâng cao sự thích ứng của sinh viên đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thích ứng nói chung và thích ứng nghề nghiệp nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung có đề tài: “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý – Giáo dục”. Trong đó, tác giả đã đưa ra một số chỉ số khách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý – Giáo dục [7]. Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Thích ứng học đường của sinh viên sư phạm”. Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng của sinh viên sư phạm, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng đó [4]. Năm 1996, tác giả Vũ Thị Nho cùng với đồng nghiệp đã thực hiện đề tài cấp Bộ: “Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả phân tích đặc điểm hiện trạng sự thích nghi, những yếu tố chi phối và đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với hoạt động học tập [25]. Năm 2000, tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về giáo dục hướng nghiệp và thích ứng nghề thông qua tác phẩm “Thích ứng sư phạm”, tác giả đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các nội dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống cho sinh viên sư phạm, hình thành khả năng thích ứng với tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinh viên sư phạm [15], [16], [17].
  • 21. 11 Năm 2004, tác giả Trần Thị Minh Đức đã chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp ĐHQG: “Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất – Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học” [9]. Năm 2006, tác giả Nghiêm Thị Dương với đề tài: “Nghiên cứu xu hướng nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung Ương 1”, đã xây dựng một hệ thống lý luận về nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo, đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành xu hướng nghề Sư phạm cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo [10]. Cũng trong năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hoa với luận văn: “Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La”. Trong đó, tác giả làm rõ thực trạng vấn đề thích ứng của sinh viên với ngành học trong quá trình học tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La và đề xuất các biện pháp giúp sinh viên có khả năng thích ứng tốt với ngành học đang được đào tạo [14]. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung vào sự thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập, với môi trường Đại học và sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp Đại học. Vấn đề thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing thông qua hoạt động thực tập tốt nghiệp chưa được làm rõ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn làm rõ thực trạng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trong trường, qua đó đề xuất một số ý kiến giúp họ thích ứng tốt hơn với hoạt động thực tập tốt nghiệp. 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Vấn đề thích ứng trong tâm lý học 1.2.1.1. Khái niệm thích ứng Thuật ngữ “thích ứng” đã được đề cập đến từ rất lâu và hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ thích ứng có hai nghĩa: một là có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới; hai là, như thích nghi, tức là
  • 22. 12 có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới [26]. Trong từ điển tâm lý học, đồng nhất “thích nghi” và “thích ứng”, đồng thời phân biệt rõ “thích nghi” và “thích nghi xã hội”. Thích nghi là sự thích ứng về cấu tạo và chức năng cơ thể bao gồm cả các cơ quan và tế bào của nó đối với điều kiện môi trường. Thích nghi xã hội có hai nghĩa: 1) quá trình thích nghi tích cực của cá nhân đối với những điều kiện của môi trường xã hội mới. 2) kết quả của quá trình trên [8]. Theo tác giả Lê Ngọc Lan: “Sự thích nghi thấp nhất của giới sinh vật là thích nghi sinh học. Sự thích nghi này đảm bảo cho cá thể sinh vật tồn tại trong môi trường tương đối ổn định. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng, có biến động cao… thì động vật bậc cao đã đưa sự thích nghi lên một trình độ mới cả về nội dung và hình thức. Động vật không chỉ thụ động đáp ứng các kích thích của môi trường mà còn có các phản ứng đáp lại các kích thích đó một cách kịp thời - thích ứng. Sự thích ứng này được thực hiện bằng cơ chế phản xạ của hệ thần kinh” [18]. Theo tác giả Phùng Đình Mẫn: “Thích ứng ở con người là thích ứng với hoạt động và trong hoạt động. Khi tiến hành bất kì hoạt động nào, con người cũng phải thích ứng với nó. Đó là điều kiện quyết định hiệu quả lao động” [21]. Theo tác giả Lê Thị Minh Loan, “Thích ứng là quá trình cá nhân lĩnh hội một cách tích cực, chủ động các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, qua đó đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra và sự trưởng thành về mặt tâm lý, nhân cách” [20]. Có thể hiểu thích ứng tâm lý là một cấu trúc tâm lý gồm hai yếu tố cơ bản: thứ nhất, nắm được những phương thức hành vi thích hợp, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và hoạt động; thứ hai, hình thành những cấu tạo tâm lý mới, tạo nên tính chủ thể của hành vi và hoạt động. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sự thích ứng ở con người. Qua đó, con người điều chỉnh được hệ thống thái độ, hành vi hiện có và hình thành được hệ thống thái độ, hành vi mới phù hợp với môi trường đã thay đổi.
  • 23. 13 Có thể nói, thích ứng tâm lý của con người là sự thích ứng tích cực bằng hoạt động và thông qua hoạt động. Mức độ thích ứng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào mức độ tích cực hoạt động và hiệu quả hoạt động của chính bản thân người đó. Chính vì vậy, để đánh giá mức độ thích ứng của cá nhân phải dựa vào mức độ phù hợp của hành vi, ứng xử của cá nhân với điều kiện sống và hoạt động của người đó. Có thể khẳng định rằng, hoạt động vừa là phương thức, vừa là biểu hiện khách quan của sự thích ứng tâm lý - xã hội của cá nhân. Bên cạnh đó, hoạt động của con người diễn ra trong mối quan hệ giữa con người với con người, cho nên, sự thích ứng tâm lý ở con người là sự thích ứng trong quan hệ xã hội. Ngoài ra, thích ứng tâm lý còn là biểu hiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, nó đảm bảo cho cá nhân đáp ứng được với yêu cầu, điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động. Mặt khác, thích ứng còn là điều kiện của việc tiếp thu những phương thức hành vi, hoạt động mới, là điều kiện cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Xét ở góc độ ý thức, sự thích ứng tâm lý còn được xem là sự hình thành những cấu trúc tâm lý, ý thức và tự ý thức giúp con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh một cách tích cực và tự giác thái độ, hành vi của bản thân để đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động. Nhìn chung, ở nhiều góc độ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm thích ứng khác nhau. Và biểu hiện của sự thích ứng cũng được chia ra thành nhiều mức độ cao thấp khác nhau. Sau đây là các mức độ thích ứng theo quan điểm của chúng tôi: - Thích ứng sinh lý: là mức độ thấp nhất, đầu tiên của sự thích ứng. Mức độ này được đặc trưng ở những phản ứng có tính chất tự động của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường sống trực tiếp để tạo ra sự cân bằng. Cơ chế của thích ứng sinh lý là các phản xạ không điều kiện. - Thích ứng tâm lý: đây là loại hình thích ứng ở trình độ cao hơn, xuất hiện ở người và các động vật có hệ thần kinh trung ương. Đặc trưng của thích ứng tâm lý là cơ thể thích ứng không chỉ với những tác động trực tiếp, mà còn với những kích thích gián tiếp có tính chất tín hiệu của môi trường. Cơ chế của thích ứng tâm lý là các phản xạ có điều kiện.
  • 24. 14 - Thích ứng tâm lý - xã hội: thể hiện sự thích ứng ở trình độ cao nhất chỉ có ở con người. Đặc trưng của hình thức này là con người sống trong môi trường xã hội tiếp nhận được các giá trị xã hội, hoà nhập vào xã hội và có khả năng đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường ở trình độ này là sự cân bằng tích cực, tự giác. Cơ chế của sự thích ứng xã hội là hoạt động và giao tiếp của con người. Từ những khái niệm cơ bản nói trên, chúng tôi quan niệm: Thích ứng là hiện tượng biến đổi của con người nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử để hình thành những hành vi mới. Trên cơ sở đó, điều khiển, điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới của môi trường. 1.2.1.2. Quan niệm của các trường phái tâm lý học về sự thích ứng tâm lý Các trường phái tâm lý học khác nhau thường xem xét bản chất của sự thích ứng trong khi nghiên cứu các phạm trù, khái niệm cơ bản của trường phái mình. Sau đây là một vài quan điểm cơ bản về bản chất của sự thích ứng trong tâm lý học. a. Tâm lý học chức năng Đại diện cho trường phái này là Herbert Spencer (1820-1903) và William James (1842-1910). H.Spencer là nhà triết học xã hội và tâm lý học thực chứng đã quan niệm rằng: cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan hệ bên trong và bên ngoài. Vì thế, ông cho rằng phải tìm hiểu vấn đề thích ứng trên cơ sở mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường sống, bởi vì môi trường sống luôn luôn tác động tới con người và buộc con người phải thích nghi để tồn tại và phát triển. Từ đó, H.Spencer khẳng định rằng mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài của con người mới thực sự là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Tuy nhiên, ông lại cho rằng, chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ bản của thích ứng tâm lý, ông xem sự thích ứng tâm lý có cùng bản chất với sự thích nghi sinh học. Điều này chứng tỏ ông đã áp dụng máy móc các quy luật và cơ chế của sự thích nghi sinh vật lên con người, đánh đồng con người với con vật. Vì thế, không thấy được bản chất xã hội của sự thích ứng ở con người “Theo Spencer, con người sống trong xã hội,
  • 25. 15 giống như các loài vật khác trong môi trường tự nhiên của chúng, tranh đấu để sống còn, và chỉ có cá nhân nào thích hợp nhất mới sống sót” [13]. Những tư tưởng của Spencer được nhà tâm lý học Mỹ - William James kế thừa. W.James bắt đầu nghiên cứu nhằm xác định các chức năng ý thức trong việc giúp con người thích ứng với môi trường như thế nào. Ông cho rằng, tâm lý học chính là khoa học nghiên cứu về cái ý thức, về đời sống tinh thần và sự vận hành của ý thức, cũng như chức năng của nó trong việc giúp con người thích nghi với thế giới [9]. Như vậy, H.Spencer và W.James đã xây dựng nên cơ sở của tâm lý học thích ứng, tư tưởng chủ đạo là tâm lý, ý thức có chức năng thích ứng. Sự thích ứng chính là chức năng của tâm lý, ý thức con người. Trong đó, ý thức đóng vai trò tiếp nhận, phân loại, lựa chọn và so sánh các kích thích của môi trường và điều chỉnh hành vi của cơ thể để đáp ứng với yêu cầu và điều kiện mới của môi trường. Đây là những đóng góp cho tâm lý học nói chung và cho vấn đề nghiên cứu thích ứng nói riêng. Tuy nhiên, do đứng trên lập trường thực chứng luận thực dụng, duy tâm nên hai ông chưa giải quyết các vấn đề về bản chất xã hội của tâm lý và sự thích ứng tâm lý của con người. b. Tâm lý học hành vi John Broadus Watson (1878-1958) là nhà tâm lý học người Mỹ sáng lập ra thuyết hành vi với đối tượng nghiên cứu là hành vi của cơ thể. Năm 1913, với bài báo có tính chất cương lĩnh “Tâm lý học dưới quan điểm của các nhà hành vi” do J.B.Watson viết đã tạo ra một thay đổi căn bản về phương hướng nghiên cứu tâm lý học. Năm 1924, với ấn phẩm “Chủ nghĩa hành vi”, J.Watson đã đạt được một bước tiến đáng kể trong nỗ lực để định nghĩa lại môn khoa học này [1]. Ông chủ trương: “Tâm lý học hành vi không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức, mà quan tâm đến hành vi của tồn tại người” [12]. Hành vi của con người là những cử động, những ứng xử có thể quan sát được ở bên ngoài khi con người thực hiện nhằm thích nghi với môi trường xung quanh. “Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó” [41].
  • 26. 16 Môi trường được coi là tổng các kích thích vật lý, kể cả tiếng nói. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật được phản ánh bằng công thức: S (stimulant: kích thích) - R (reaction: phản ứng). Có thể nói, kích thích - phản ứng (S - R) là nguyên tắc để lý giải tất cả các sự kiện mà ta có thể quan sát được. Mục đích của thuyết hành vi là dự đoán và điều khiển hành vi dựa trên nguyên tắc S - R, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, thích nghi với môi trường. Theo đó, có thể biết được trong một hoàn cảnh nhất định, có thể chờ đợi những hành vi nào và với một hành vi nhất định thì những yếu tố nào đã tạo ra nó [1]. Con người là tồn tại xã hội, là cơ thể làm việc và nói năng. Con người là cơ thể người, sống được nhờ thích nghi với môi trường. Cuộc sống con người nói chung là những chuỗi phản ứng để đáp ứng lại kích thích của môi trường nhằm thích nghi với môi trường đó. Vì vậy, để dự đoán và điều khiển hành vi cũng phải dựa trên nguyên tắc S - R với phương pháp “thử và sai”. Nhìn chung, tâm lý học hành vi đã gây được tiếng vang lớn khi luận giải về hành vi người và có những đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu vấn đề thích ứng. Đã chỉ ra mức độ thích ứng đầu tiên của con người là phản ứng trực tiếp đối với các kích thích của môi trường cũng như cơ chế hình thành hành vi thích ứng. Tuy nhiên, do không có quan niệm biện chứng về bản chất của con người và mối quan hệ giữa con người với môi trường, nên họ đã cho rằng sự thích ứng tâm lý của con người giống với sự thích ứng sinh lý ở động vật. Chính vì vậy, đã dẫn đến việc xác định con người “không phải là một chủ thể chủ động hoạt động trong môi trường xã hội, tác động và làm biến đổi môi trường đó, mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối với áp lực của môi trường” [23]. c. Phân tâm học Sigmund Freud (1856-1939), là bác sĩ người Áo, đã xây dựng nên học thuyết phân tâm. Ông cho rằng phải lấy hiện tượng tâm lý để giải thích hiện tượng tâm lý. Cần nghiên cứu vô thức để hiểu tâm lý con người [1]. Học thuyết của S.Freud đã chia con người về mặt tinh thần ra làm ba khối: cái ấy (id), cái tôi (ego) và cái siêu tôi (super-ego).
  • 27. 17 - Cái ấy: Là hệ thống gốc của nhân cách, từ đó cái tôi và siêu tôi tách ra và phát triển. Cái ấy nằm trong vô thức, bao gồm tất cả những gì con người có được từ khi mới sinh ra. Nó có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh của cá nhân như ăn uống, tình dục, tự vệ. Bản năng tình dục trong khối vô thức là quan trọng nhất, nó giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống của con người, nó là nguồn năng lượng thúc đẩy con người sống và hoạt động, có thể nói “Khối vô thức (cái ấy) là thùng năng lượng tâm thần chứa chất những khát vọng bản năng sục sôi” [3, tr.55]. Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, luôn đòi hỏi được thỏa mãn. - Cái tôi: Là cái con người thường ngày, con người có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Cái tôi bao gồm những kinh nghiệm trong cách hành xử và suy nghĩ đã tập luyện được trong cuộc sống để đối phó một cách hiệu quả với thế giới bên ngoài. Cái tôi được hình thành do áp lực thực tại bên ngoài đến toàn bộ khối bản năng. - Cái siêu tôi: Tượng trưng cho hệ thống giá trị xã hội. Hệ thống giá trị xã hội này được hình thành do bố mẹ truyền lại cho con cái, áp đặt con cái chấp nhận bằng thưởng phạt hoặc qua quá trình trẻ nội tâm hoá những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Cái siêu tôi là vũ khí đạo đức của con người. Hoạt động của siêu tôi là ngăn cản, chèn ép những bùng nổ, sự thỏa mãn của cái ấy. Theo S.Freud, tất cả các hành vi và các quá trình tinh thần đều là sự phản ánh của các quá trình đấu tranh thường xuyên của cái vô thức ở trong mỗi cá nhân. Để tồn tại, con người phải đạt được sự cân bằng, sự hài hoà giữa các xung lực, giữa cái Ấy và cái Siêu Tôi - đó chính là sự thích ứng. Có thể nói rằng, S.Freud là người mang lại cách lý giải hoàn toàn mới về tính chất, nguồn gốc, cơ chế và vai trò của vô thức trong đời sống tâm lý của con người; về quan hệ giữa vô thức và ý thức. Tuy nhiên, do S.Freud xuất phát từ quan điểm sinh vật luận nên ông đã nhìn nhận sự thích ứng tâm lý của con người như là một sự thích nghi thực thể thuần sinh học, bản năng, không thấy được bản chất xã hội - lịch sử của sự thích ứng ở con người.
  • 28. 18 d. Tâm lý học nhân văn Tâm lý học nhân văn gắn liền với tên tuổi của Abraham Maslow (1908-1970) và Carl Rogers (1902-1987) trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước. Trong đó Maslow được xem như là người sáng lập ra trường phái tâm lý học nhân văn. A.Maslow cho rằng, thích ứng là những ứng xử tích cực của cá nhân với tư cách là chủ thể với thế giới xung quanh và chính mình. Trong đó hệ thống nhu cầu của nhân cách được sắp xếp theo thứ bậc mà cao nhất là nhu cầu tự thể hiện. Theo ông, những nhu cầu của con người đều có tính chất bản năng, nhưng trong mỗi bản năng đều có tính xã hội. Trong hệ thống thứ bậc của nhu cầu, theo Maslow thì những nhu cầu bậc thấp được ưu tiên thỏa mãn; và con người chỉ thực sự phát triển nhân cách khi nhu cầu cao nhất, mang tính người nhất là nhu cầu tự thể hiện được thỏa mãn. Ông khẳng định rằng nhu cầu tự thể hiện, hay mong muốn phát triển hết mức những khả năng vốn có của bản thân và năng lực lựa chọn một cách có ý thức những mục tiêu hành động của nhân cách là yếu tố quyết định sự thích ứng của con người. A.Maslow coi thích ứng là sự thể hiện được những cái vốn có của cá nhân trong những điều kiện sống nhất định. Cùng với quan điểm của Maslow, Carl Rogers cũng coi sự tự thể hiện là thích ứng. Ông đã đưa ra khái niệm “cái tôi hiện thực” và “cái tôi lý tưởng”; khoảng trống giữa cái tôi hiện thực và cái tôi lý tưởng, giữa cái “tôi là” và “tôi nên là” được gọi là “điều phi lý”. Nếu chỗ trống này càng lớn thì mâu thuẫn càng lớn và càng nhiều phi lý, cho nên, con người càng kém thích ứng được với cuộc sống. Khi tham gia vào đời sống xã hội, cá nhân luôn tích cực, mềm dẻo tạo ra sự phù hợp của các ứng xử, hành vi của mình bằng sự thống nhất giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Sự thống nhất đó đảm bảo cho con người thích ứng được với cuộc sống. C.Rogers luôn tin rằng: con người sẽ tự tổ chức lại nhân cách của mình, cả ở mức độ ý thức cũng như vô thức, theo một phương cách để đương đầu với đời sống một cách xây dựng hơn, thông minh hơn, và trong một đường lối xã hội hóa hơn, thỏa đáng hơn [27]. Như vậy, tâm lý học nhân văn đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu vấn đề thích ứng, đã có cái nhìn lạc quan về con người, về nhân cách; đánh giá
  • 29. 19 cao vai trò tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh xung quanh. Tuy nhiên, họ vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi về bản chất xã hội, cơ chế của sự thích ứng tâm lý người. e. Tâm lý học nhận thức Tâm lý học nhận thức được khai sinh bởi một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng hàng đầu của thế kỷ XX - Jean Piaget (1896-1980). Ông chuyên nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của trẻ em dưới góc độ thích nghi. Theo J.Piaget, yếu tố sinh học phát triển không chỉ do sự thuần thục của cơ thể (yếu tố nội sinh) hay do di truyền, mà còn do những biến cố xảy ra trong môi trường sống. Ông khẳng định rằng sự phát triển sinh học là một quá trình thích nghi. Ông định nghĩa: “Thích nghi là quá trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể lên môi trường sống xung quanh. Đó là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường” [23]. Piaget giải thích sự tiến hoá của cơ thể là quá trình thích nghi. Cơ chế của quá trình thích nghi được giải thích bằng các khái niệm đồng hoá, điều ứng và sự cân bằng giữa chúng. Ông cũng lấy khái niệm này làm công cụ để giải thích sự phát sinh, phát triển sơ đồ nhận thức và sơ đồ thao tác trí tuệ của trẻ em. J.Piaget tin rằng, sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường dẫn đến hình thành thao tác trí khôn. Ông quan niệm: Trí tuệ là một hình thức của trạng thái cân bằng mà toàn bộ các sơ đồ nhận thức hướng tới, đó là một dạng thích nghi của cơ thể. Sự cân bằng, theo ông, là một sự bù đắp của cơ thể đối với những xáo trộn của môi trường bên ngoài. Bản thân sự phát sinh, phát triển của các chức năng trí tuệ là quá trình tổ chức sự thích nghi của cơ thể, thông qua các hoạt động đồng hoá và điều ứng nhằm tạo lập các trạng thái cân bằng giữa hai trạng thái này. Đây là quá trình hình thành và thống nhất các sơ đồ trí tuệ cá nhân. Để giải thích bản chất và quá trình phát triển trí khôn, J.Piaget sử dụng bốn khái niệm gốc sinh học: - Sơ đồ hay cấu trúc trí tuệ: là những tri thức được hệ thống, có thể dùng để chỉ đạo hoạt động. Khi đứa trẻ mới sinh chỉ có sơ đồ cảm giác vận động, dần dần hình thành sơ đồ tiền thao tác rồi đến sơ đồ thao tác cụ thể, hình thức.
  • 30. 20 - Đồng hoá: Là chủ thể tiếp nhận khách thể để đồng hoá khách thể vào cấu trúc hành động, xử lý tác động từ bên ngoài vào nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Về mặt lý thuyết, đồng hoá không đem lại sự biến đổi về chất cho sự phát triển nhận thức, nó chỉ làm tăng trưởng, mở rộng cái đã biết. - Điều ứng: Là điều chỉnh chủ thể cho thích ứng với kích thích, nghĩa là chủ thể đem sơ đồ hành động đã được tạo ra trước đó áp theo khách thể, qua đó biến đổi sơ đồ đã có hoặc tạo ra sơ đồ mới phù hợp với khách thể, dẫn đến trạng thái cân bằng giữa chủ thể với môi trường. Như vậy, điều ứng đã tạo ra sự phát triển, vì nó làm biến đổi chủ thể. Có hai cách điều ứng đó là thay đổi một sơ đồ hiện có để phù hợp với kích thích và tạo ra một sơ đồ mới tương ứng với kích thích. - Cân bằng: Cá nhân có nhu cầu giữa sự cân bằng nội tại của cơ thể trong một thế giới phức tạp và thay đổi thường xuyên. Khi đứa trẻ không thành công trong việc tìm hiểu những kinh nghiệm của nó, sẽ cảm nhận sự khó chịu của việc mất cân bằng. Điều này dẫn đứa trẻ đến quá trình cân bằng hoá bằng cách sử dụng quá trình đồng hoá và điều ứng. Cơ thể cần phải thích nghi với môi trường mới. Cân bằng hoạt động không phải chỉ để tồn tại mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, sáng tạo ra các giá trị. Tóm lại, thuyết phát sinh nhận thức của J.Piaget đã giải quyết nhiều vấn đề của tâm lý học, nhất là vấn đề trí khôn và sự phát triển của trí khôn. Ông đã có những đóng góp quan trọng vào lý luận về sự thích ứng tâm lý ở con người. Chính J.Piaget là người đề cập một cách trực tiếp đến vấn đề thích ứng, cơ chế của sự thích ứng tâm lý, đặc biệt là thích ứng về mặt trí tuệ - nhận thức. Những phát hiện của ông về bản chất thao tác, về cấu trúc và cơ chế phát triển của thích ứng nhận thức, về những yếu tố ảnh hưởng đến nó… rất có giá trị trong việc làm sáng tỏ bản chất của sự thích ứng tâm lý của con nguời. Nhưng do xem xét sự phát triển tâm lý người dưới góc độ thích nghi sinh học nên J.Piaget chưa quan tâm đúng mức tới bản chất, nội dung xã hội, lịch sử của sự thích ứng tâm lý người.
  • 31. 21 g. Tâm lý học hoạt động Tâm lý học hoạt động gắn liền với tên tuổi của các nhà tâm lý học nổi tiếng như L.X.Vưgôtxki (1896-1934), A.N.Leonchiev (1903-1979), X.L.Rubinstein (1889-1960), A.R.Luria (1902-1977), P.IA.Galperin (1902-1988)… Các nhà tâm lý học hoạt động đã lấy triết học Mac-Lênin để làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Điều này đã tạo một chuyển biến mới đối với các khoa học về con người trong đó có tâm lý học. Một mặt, các nhà tâm lý học hoạt động thừa nhận con người với tư cách là một thực thể tự nhiên phải thích nghi với môi trường sống như là một loài sinh vật. Mặt khác, họ khẳng định con người là một thực thể xã hội nên khi nói đến con người chúng ta phải đặt con người trong các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa con người với môi trường là mối quan hệ trong đó con người tích cực, chủ động tác động vào môi trường để biến đổi hoàn cảnh và phát triển bản thân mình. Theo L.X.Vưgôtxki, hệ thống hành vi cao cấp của con người khác xa về chất so với hành vi sinh vật và “Sự khác biệt cơ bản và quyết định hết thảy quá trình lịch sử và quá trình tiến hoá là ở chỗ các chức năng tâm lý cấp cao phát triển không cần có sự biến đổi loại hình sinh vật của con người… ở đây nổi lên hàng đầu là sự phát triển các cơ quan tự nhiên - các công cụ chứ không phải sự biến đổi của các cơ quan và cấu tạo cơ thể” [32]. Con người có một khả năng đặc biệt là tự tạo ra các kích thích tác động vào chính bản thân mình. Và hơn thế nữa, con người còn dùng các kích thích tự tạo này để làm chủ hành vi của chính mình: “Con người tự kiểm soát hành vi của mình bằng các kích thích - phương tiện tự tạo” [11]. Theo ông, thích ứng theo nguyên tắc tín hiệu có chung ở người và động vật. Nhưng ở người, nguyên tắc tín hiệu không phải là phương thức thích ứng đóng vai trò chủ đạo, mà đó là nguyên tắc dấu hiệu, không có ở động vật. Quá trình tín hiệu hoá phản ánh các mối quan hệ tự nhiên đảm bảo cho cơ thể đáp ứng kích thích với môi trường. Còn việc dấu hiệu hoá cho phép con người có khả năng tạo ra một loại cân bằng với môi trường - biến đổi chính môi trường và biến đổi hành vi của chính mình với tư cách là một chủ thể tích cực. Dấu hiệu là công cụ tâm lý để chủ thể điều chỉnh hành vi, cùng với dấu hiệu, cuộc sống xã hội tạo ra tất yếu buộc hành vi cá thể phải tuân thủ
  • 32. 22 các yêu cầu xã hội [11]. Đó là loại hành vi đặc thù của con người được quy định bởi xã hội. Ngoài ra, để điều khiển hành vi này cần có nguyên tắc tự kích thích và làm chủ bản thân của con người. Mỗi cá nhân có được nguyên tắc này là nhờ sự chuyển hoá từ tác động xã hội bên ngoài thành tác động xã hội bên trong của con người. Với việc phát hiện ra cơ chế của sự hình thành và điều khiển hành vi ở mỗi cá nhân, L.X.Vưgôtxki đã thấy sự khác biệt cơ bản của sự thích ứng tâm lý - xã hội ở con người và sự thích nghi sinh học ở động vật. A.N.Leonchiev đã phân tích sự khác biệt cơ bản giữa phát triển của con người và sự thích nghi của cá thể sinh vật về nội dung và cơ chế. Theo ông thì sự khác biệt cơ bản giữa quá trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó và quá trình tiếp thu, lĩnh hội là ở chỗ quá trình thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thể. Quá trình tiếp thu hay lĩnh hội thì khác, đó là quá trình mang lại kết quả là cá thể tái tạo lại được những năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên, sự phát triển của con người đòi hỏi phải giữ được sự tác động qua lại không ngừng với quá trình trao đổi chất giữa con người với môi trường tự nhiên. Sự phát triển của con người cũng mang tính chất môi trường, nhưng khác với sự tiến hoá của động vật, sự phát triển của con người không phải là quá trình thích nghi hiểu theo nghĩa của từ này. Như vậy, bản chất và nội dung của sự thích ứng ở người và sự thích nghi sinh vật có sự khác nhau về chất, A.N.Leonchiev cũng vạch ra sự khác biệt về cơ chế của sự hình thành hành vi của động vật và của người. Do đó, sự thích ứng tâm lý của cá nhân với môi trường xã hội phải được xem xét khác với sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường, dựa vào các yếu tố: cái tạo ra ứng xử thích hợp của cá nhân chủ yếu không phải là cơ thể mà là nhân cách; xã hội là môi trường quyết định nội dung của nhân cách bao gồm những điều kiện sống vật chất, tinh thần và những người khác, nó có tính lịch sử - cụ thể đối với mỗi cá nhân; và nhân cách tiếp nhận sự tác động của môi trường một cách tích cực; ngoài ra năng lực thích ứng của con người được hình thành, phát triển, bộc lộ thông qua hoạt động và giao tiếp.
  • 33. 23 D.A.Andreeva đi sâu nghiên cứu, phân tích khái niệm thích ứng. Theo bà, hai khái niệm này gần nghĩa nhưng nếu đem khái niệm thích ứng với ý nghĩa thích nghi sinh học vào giải thích sự thích ứng tâm lý thì dĩ nhiên sẽ dẫn đến sai lầm vì thích nghi sinh học chỉ sự đồng hoá của cơ thể đối với những tác động trong điều kiện môi trường thay đổi. Còn thích ứng tâm lý ở người có ý nghĩa khác biệt về chất [19]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học hoạt động có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bằng việc nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với cách tiếp cận hoạt động, các nhà tâm lý học đã đưa vấn đề thích ứng tâm lý thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm sinh vật hoá hay quan niệm máy móc về con người. Đồng thời, đã chỉ ra được bản chất hoạt động, nội dung lịch sử - xã hội, tính tích cực và cơ chế thích ứng tâm lý của con người. 1.2.2. Nghề nghiệp và thực tập nghề nghiệp 1.2.2.1. Nghề nghiệp Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, dường như không có sự phân biệt rạch ròi giữa khái niệm nghề và khái niệm nghề nghiệp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khái niệm nghề và nghề nghiệp cũng có những khía cạnh khác nhau, song cũng không nên tách bạch nội hàm hai khái niệm đó, bởi trong chúng có sự "chứa đựng" lẫn nhau, trong nghề có ẩn chứa nghiệp, và đã có nghiệp nhất định phải có nghề, cho nên người ta thường dùng thuật ngữ nghề nghiệp bởi sự song hành giữa chúng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử. Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động. Lao động là loại hoạt động sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động là loại hoạt động sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động chính là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề. Theo quan điểm kinh tế học, nghề nghiệp là tri thức và kỹ năng lao động mà người lao động có được trong quá trình huấn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn, cho phép người đó có thể thực hiện được một loại hoạt động nhất định trong hệ
  • 34. 24 thống phân công lao động xã hội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và khoa học - kỹ thuật, việc phân ngành, phân nghề ngày càng mở rộng và chuyên sâu. Người lao động, do vậy phải được đào tạo nghề một cách cơ bản và chuyên sâu. Tuy nhiên, không thể coi nhẹ việc nâng cao kỹ năng lao động thông qua môi trường hoạt động thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là trong một số nghề nghiệp mà kỹ năng, kỹ xảo dựa nhiều vào sự khéo léo như nghề thủ công, mỹ nghệ, hay dựa vào kinh nghiệm truyền thống (nghệ thuật, y học cổ truyền...). Theo quan điểm giáo dục học, nghề nghiệp là công việc chuyên môn được định hình một cách hệ thống, là dạng đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó để thực hiện hoạt động cơ bản, giúp con người tồn tại và phát triển. Theo quan điểm tâm lý học, nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội. [20]. Như vậy, bàn về khái niệm nghề nghiệp có nhiều quan niệm khác nhau. Có quan niệm dựa trên tính chất chuyên môn của công việc để định nghĩa. Có quan niệm dựa trên mức độ cần thiết của công việc đối với sự phân công của xã hội… Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm: Nghề nghiệp là một hình thức lao động của con người mang tính chuyên môn, tương đối ổn định, được quy định bởi nhu cầu và sự phân công lao động xã hôi. Ở đây cần phân biệt giữa nghề nghiệp và việc làm: Việc làm được hiểu là những công việc đem lại lợi ích cho người lao động, tạo nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Việc làm xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực của hoạt động xã hội. Hay nói cách khác việc làm được hiểu là những hành động cụ thể được trả công để sinh sống. Nghề nghiệp cũng được coi là việc làm. Nhưng không phải bất kỳ việc làm nào cũng là nghề nghiệp. Những việc làm nhất thời, không ổn định, những việc làm chỉ do con người bỏ sức lao động ra và được trả công thì không được là nghề nghiệp. Nghề nghiệp là sự gắn bó lâu dài với công việc chuyên môn. Trong đó, ý
  • 35. 25 nghĩa của hoạt động nghề nghiệp đối với cá nhân được thể hiện khá rõ nét. Có những người lúc đầu đơn thuần chỉ là kiếm một công việc để có thu nhập, nhưng sau đó phát hiện thấy công việc đó phù hợp và có ý nghĩa đối với cá nhân thì việc làm đó đã trở thành nghề nghiệp của cá nhân đó. Nhóm ngành nghề có truyền thống đào tạo của trường Đại học Tài chính – Marketing bao gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Tài chính – Ngân hàng. - Ngành quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh là việc tiến hành thực hiện quản trị những hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện làm việc tập thể (nhóm hay tổ chức). Cụ thể hơn, quản trị kinh doanh là tổng hợp của các quá trình: Xác định mục tiêu kinh doanh; Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra; Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh. Quản trị kinh doanh thực chất là một ngành rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Quản trị kinh doanh có thể được tiếp cận theo ba góc độ chủ yếu: Quản trị kinh doanh chung (đa ngành, đa lĩnh vực, đa chức năng); Quản trị kinh doanh theo đối tượng (hay còn gọi là theo chuyên ngành) trong nền kinh tế như: kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… Quản trị kinh doanh theo chức năng trong doanh nghiệp như: quản trị nhân lực, tài chính, marketing, hậu cần, công nghệ, chất lượng… Quản trị kinh doanh là nghề có thu nhập cao, môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến nhanh là những lý do khiến ngành này đang thu hút nhiều người học. Nhất là người say mê kinh doanh, yêu thích các công việc đòi hỏi đầu óc tổ chức, quản lý, có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường công việc. Ngành này có địa bàn hoạt động rộng nên bạn sẽ có cơ hội để đến với nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thế giới. Thị trường và môi trường kinh doanh luôn thay đổi vừa là thách thức, vừa là niềm vui cho bạn. Công việc không dập khuôn máy móc, không cảm thấy nhàm chán.
  • 36. 26 Quản trị kinh doanh là nghề mà người học cần những phẩm chất và kỹ năng cần thiết như: Kiến thức tự nhiên và xã hội, kiến thức về kinh doanh vững vàng; Thành thạo ngoại ngữ và tin học; Có khát vọng làm giàu chính đáng; Sáng tạo và đổi mới, tầm nhìn xa trông rộng; Có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro; Có đạo đức kinh doanh. Khoa Quản trị kinh doanh thuộc Trường Đại học Tài chính – Marketing được thành lập năm 2004, tiền thân là khoa Quản trị kinh doanh thuộc trường Cao đẳng Bán công Marketing – thành lập năm 1996. Khoa Quản trị kinh doanh là một trong các khoa có bề dầy hoạt động nhất của trường Đại học Tài chính - Marketing. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, khoa Quản trị kinh doanh đã đào tạo được 13 khoá sinh viên tốt nghiệp ra trường, 4 khoá đang trong quá trình đào tạo. Hiện nay có gần 2000 sinh viên các hệ và các bậc đào tạo đang theo học tại khoa. Theo chức năng, nhiệm vụ được nhà trường giao, khoa Quản trị kinh doanh đang tổ chức đào tạo các cấp độ từ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học các chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh với các hệ: chính qui, vừa học vừa làm, liên thông đại học. Ngoài ra, Khoa Quản trị kinh doanh còn tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn liên quan đến quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội. - Ngành Marketing Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó?... Một cách khái quát nhất, công việc của người làm marketing là: Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp; Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh: dự báo phản ứng của các đối thủ cũng như đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh; Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng:
  • 37. 27 phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp; Xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau; Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mọi thay đổi từ phía nhu cầu của khách hàng; Xây dựng và quản lý chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau, các nhóm khách hàng khác nhau; Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mãi…); Thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình khuyếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng v.v…, đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình xúc tiến đó; Xác lập và quản lý mối quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo thỏa mãn khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm; Thực hiện việc đánh giá và kiểm tra hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó có những thay đổi cần thiết và đưa ra những tư vấn hợp lý cho những người làm công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp. Marketing là nghề mà người học có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất ở bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…; Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ; Các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo … là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo. Marketing là nghề cần người học có những pẩm chất cần thiết như: Tính kiên trì; Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro; Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo; Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin cũng như tình cảm và sự nhiệt thành. Những kỹ năng cần có: Kỹ năng quản lý; Kỹ năng lắng nghe hiệu quả; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả. Khoa Marketing thuộc trường Đại học Tài chính – Marketing được thành lập từ năm 1999, từ khi còn là trường Trung học Chuyên nghiệp Marketing rồi phát
  • 38. 28 triển thành trường Cao đẳng Bán công Marketing, Đại học Bán công Marketing và đến nay là trường Đại học Tài Chính – Marketing, một trong những trường Đại học lớn ở khu vực Miền Nam. Khoa Marketing cũng là một trong những khoa đầu tiên trong nước đào tạo ngành Marketing với hai chuyên ngành: Marketing Tổng Hợp và Quản Trị Thương Hiệu. - Ngành Tài chính – Ngân hàng Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá là rộng. Ở rất nhiều nước thì ngành Tài chính - Ngân hàng và Kế toán thường đi kèm với nhau. Ngành học này liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ chính vì vậy nó có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp mà tuy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường. Ở Việt Nam thì tuỳ thuộc định hướng của từng trường mà sẽ chọn các chuyên ngành hẹp khác nhau. Có thể hoạt động theo lĩnh vực vĩ mô lẫn vi mô. Về mặt vĩ mô thì sinh viên ra trường có thể làm việc tại các Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính. Nhiệm vụ của người tốt nghiệp ở lĩnh vực này là định hướng các chiến lược chính sách, chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá cho Chính Phủ. Nếu nói ở lĩnh vực này thì ngành Tài chính - Ngân hàng khá quan trọng. Nó liên quan đến hai hoạt động điều hành chính sách cơ bản đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Ở nước ta thì trong thời gian vừa qua việc điều hành chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy sẽ có rất nhiều triển vọng cho sinh viên theo học ngành này. Chúng ta có thể coi lưu chuyển tiền tệ giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống chứ không phụ thuộc vào hiện tại như khủng hoảng tài chính thế giới nên triển vọng việc làm không bao giờ hạn hẹp. Ở lĩnh vực vĩ mô thì chúng ta có ngành liên quan mà nhiều trường đào tạo đó là Tài chính công. Về mặt vi mô chúng ta có thể chia ngành Tài chính - Ngân hàng thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Chuyên ngành quan trọng số một là chuyên ngành Tài chính. Hầu hết các khoa Tài chính - Ngân hàng ở các trường Đại học trên thế giới đều có chuyên ngành này. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có chuyên ngành Tài chính một
  • 39. 29 cách đúng nghĩa mà thay vào đó là chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp. Chuyên ngành quan trọng số hai là chuyên ngành Ngân hàng. Ở Việt Nam thì chúng ta hầu hết đào tạo chuyên ngành này. Bên cạnh các chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng thì có rất nhiều chuyên ngành chuyên sâu khác. Chẳng hạn như, chuyên ngành Phân tích tài chính; Kinh tế học tài chính… Ngành Tài chính - Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam mê thì mới có khả năng sáng tạo. Yêu cầu thứ hai là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như thu ngân chẳng hạn. Yếu tố thứ ba cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính - Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này. Khoa Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Tài Chính - Marketing được thành lập năm 2006, tính đến nay khoa Tài Chính- Ngân hàng là một trong những khoa có số lượng sinh viên theo học đông nhất với số lượng tăng bình quân 10% - 15% mỗi năm. Khoa Tài chính - Ngân hàng là một trong những khoa có chất lượng đầu vào rất cao. Với tiêu chí tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, khoa không ngừng triển khai các chương trình gắn kết với thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ra trường đều nhanh chóng nhận được việc làm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh tế khác,… và đều được các cơ quan đánh giá cao không chỉ về khả năng chuyên môn mà còn về phẩm chất đạo đức tốt. 1.2.2.2. Thực tập nghề nghiệp Theo quan điểm giáo dục học, thực tập nghề nghiệp một trong những khâu thực hành tập trung, tương đối hoàn chỉnh trong quy trình đào tạo ở các trường dạy nghề, trường Đại học và chuyên nghiệp, có tác dụng rất quan trọng đối với việc hình thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của học sinh nói chung, nhất là đối với
  • 40. 30 các cán bộ kỹ thuật. Để thực tập nghề nghiệp có kết quả, người tham gia nhất thiết phải nắm vững những hệ thống lý luận có liên quan, làm cơ sở cho việc tập luyện trong thực tế. Trong điều kiện hiện nay, quan niệm về thực tập nghề nghiệp rất đa dạng và linh hoạt để phù hợp với sự đổi mới và phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ. 1.2.3. Sinh viên và đặc điểm tâm lý của sinh viên 1.2.3.1. Sinh viên Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang theo học bậc Cao đẳng, Đại học để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức, được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing cũng thuộc là một bộ phận của sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước. 1.2.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên Trong tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, độ tuổi của sinh viên dao động từ 18 đến 25, tương ưng với thời kỳ thứ ba của giai đoạn thanh niên. Các nhà nghiên cứu thường chia giai đoạn thanh niên thành ba thời kỳ chủ yếu: 1) 11/12 tuổi – 14/15 tuổi là thời kỳ “một nửa trẻ con”; 2) 14/15 tuổi – 17/18 tuổi là thời kỳ “một nửa người lớn” và 3) 17/18 tuổi – 23/25 tuổi là thời kỳ tiền trưởng thành. Tuổi sinh viên là giai đoạn hết sức đặc biệt trong đời sống con người. Đây là thời kỳ của sự trưởng thành xã hội, bắt đầu có quyền của người công dân, hoàn thiện học vấn để chuẩn bị cho một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có quan điểm chính trị, có được nghề ổn định, bắt đầu lao động, giảm phụ thuộc kinh tế, bước vào hôn nhân,… Sinh viên là người lớn cả về phương diện sinh vật và xã hội. Mặc dù vẫn còn là đối tượng đang được tiếp tục giáo dục nhưng xã hội nhìn nhận sinh viên như chủ thể có trách nhiệm của hoạt động sản xuất xã hội và đánh giá các kết quả hoạt động của họ theo tiêu chuẩn người lớn.
  • 41. 31 1.2.4. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên 1.2.4.1. Thích ứng nghề nghiệp Dưới góc độ tâm lý học, hướng nghiệp không chỉ gắn với khâu chọn nghề của học sinh trường phổ thông mà còn gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kỳ trường chuyên nghiệp (dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học) và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh - nơi các em đến làm việc sau khi tốt nghiệp [2]. Nếu hiểu như vậy, công tác hướng nghiệp không chỉ được tiến hành ở các loại trường học mà còn thực hiện ở các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh; không chỉ tiến hành với thế hệ trẻ mà còn tiến hành với cả người lớn tuổi không có nghề hoặc vì lý do nào đó phải thay đổi nghề, cần phải hướng nghiệp lại lần thứ hai, thứ ba. Nói cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi học sinh đến trường đến khi các em có một nghề trong tay. Mục tiêu chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, trang bị sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề có thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp nghề, vì nếu không có sự phù hợp nghề thì không thể nói tới sự sẵn sàng tâm lý. Theo sơ đồ các giai đoạn hướng nghiệp thì hướng nghiệp được tiến hành qua 2 thời kỳ đó là thời kỳ chọn nghề và thời kỳ thích ứng nghề với 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề, thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở hai giai đoạn đầu là của các trường phổ thông, ở hai giai đoạn cuối là của các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và cơ sở tuyển dụng. Tuy nhiên, các trường Đại học, chuyên nghiệp và toàn xã hội cũng cần phải giúp trường phổ thông làm công tác hướng nghiệp.
  • 42. 32 Sơ đồ: Các giai đoạn hướng nghiệp [3] Cần nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây, sinh viên ra trường vẫn còn hạn chế về năng lực thực hành, khả năng tư duy sáng tạo. Điều này phần nào nói lên mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên chưa được quan tâm đúng mức. Thuật ngữ “thích ứng” dưới góc độ tâm lý học, là một quá trình con người luôn tích cực, chủ động hòa nhập, lĩnh hội các điều kiện, các yêu cầu, phương thức mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề ra. Thông qua đó, chủ thể của hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội [3]. Thích ứng nghề nghiệp là quá trình thích ứng của người lao động với các điều kiện bên ngoài và bên trong của quá trình lao động. Trong xã hội học và tâm lý học người ta chia thành thích ứng xã hội và thích ứng nghề nghiệp. Trong đó, thích ứng nghề nghiệp là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà tuyển dụng vì đó là công cụ để giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng công việc ở người lao động.
  • 43. 33 Theo chúng tôi, Thích ứng nghề nghiệp là hiện tượng biến đổi của con người ở hai mặt. Một mặt là sự thích ứng của người lao động với vị thế nghề nghiệp mới của mình, với các điều kiện, đòi hỏi của môi trường làm việc, với bản thân hoạt động nghề nghiệp; mặt khác, là sự thích ứng của họ với những đặc trưng nhân cách của nghề nghiệp. 1.2.4.2. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên a. Khái niệm Quá trình thích ứng nghề nghiệp chia ra làm bốn giai đoạn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau: - Giai đoạn trước khi vào các trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn hình thành định hướng nghề nghiệp trong quá trình học tập ở các các trường phổ thông. - Giai đoạn những học kỳ đầu của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn đào tạo nghề nhằm củng cố hoặc điều chỉnh định hướng nghề nghiệp. - Giai đoạn học kỳ cuối của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp, “thâm nhập” nghề nghiệp và nhân cách vào lao động nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách phù hợp với nghề được đào tạo. - Giai đoạn sau khi tốt nghiệp khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn sinh viên sau tốt nghiệp tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có của nghề nhằm đạt được sự cân bằng và tự nguyện gắn bó lâu dài với lĩnh vực nghề nghiệp mà mình tham gia. Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin, từ cơ sở của tâm lý học hoạt động, từ đặc điểm hoạt động của sinh viên và từ những đặc điểm tâm lý cũng như quá trình nhận thức trong hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên, chúng tôi có thể hiểu: Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp là là hiện tượng biến đổi của sinh viên tích cực, chủ động thâm nhập vào
  • 44. 34 hoạt động thực tập nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có của nghề. Kết quả của quá trình này là sinh viên đạt được sự cân bằng và vun đắp thêm nhiệt huyết nghề và niềm đam mê công việc. b. Biểu hiện của sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên được biểu hiện ở các mặt: nhận thức, thái độ, hành vi trong hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên. * Mặt nhận thức: Hoạt động thực tập nghề nghiệp là hoạt động phức tạp, đa dạng với nhiều công việc chuyên môn, nghiệp vụ,…hết sức mới mẻ. Vì vậy, để sinh viên thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp tốt, trước hết sinh viên phải có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về khó khăn, tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung, tính chất của hoạt động thực tập nghề nghiệp. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu và động cơ nghề nghiệp của sinh viên. * Mặt thái độ: Trên cơ sở sự hiểu biết đã được hình thành, sinh viên được những thái độ tích cực đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp để sẵn sàng tham gia hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường một cách nghiêm túc. Sinh viên cũng phải thể hiện tính tích cực, tự giác để vượt qua những khó khăn nhất định trong quá trình hình thành thái độ cần thiết với hoạt động thực tập nghề nghiệp. * Mặt hành vi: Đây là mặt thể hiện rõ nhất khả năng huy động chức năng tâm lý của bản thân một cách tự giác, tích cực để vượt qua những khó khăn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ thực tập nghề nghiệp. Như vậy, khi sinh viên ý thức được đầy đủ khó khăn, tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động thực tập nghề nghiệp, từ đó cũng có thái độ thực tập đúng đắn, tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động đồng thời thực hiện các hành vi tương ứng với thái độ đó, thì khi đó họ đã có sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp. Đây là cơ sở lý luận để chúng tôi xây dựng hệ thống điều ra, mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, nội dung phỏng vấn,…trong nghiên cứu của mình về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên. Tất cả các mặt của sự thích ứng ban đầu đối với nghề