SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
4
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ
(1428 - 1527)
(Bài tiểu luận kết thúc học phần)
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
NỀN GIÁO DỤC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1428 - 1527)
(Bài tiểu luận kết thúc học phần)
Học phần: Giáo dục học đại cương
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Vân
Mã phách:…………………………
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................3
A.ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)............................................................................................4
B.GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) ..........................................................................5
I.Hệ thống giáo dục ........................................................................................................................................5
1. Mục đích giáo dục....................................................................................................................................5
2. Hệ thống trường lớp................................................................................................................................5
2.1.Trường công:......................................................................................................................................5
2.2.Trường tư ............................................................................................................................................6
3. Phân loại học sinh....................................................................................................................................7
4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ...................................................................................................7
5. Nội dung giáo dục ....................................................................................................................................8
5.1.Hệ tư tưởng chi phối..........................................................................................................................8
5.2.Nội dung giảng dạy: ..........................................................................................................................8
5.3.Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử:..............................................................................................9
6. Phương pháp đào tạo............................................................................................................................11
II.Chế độ khoa cử .........................................................................................................................................13
1. Quan niệm về thi cử ..............................................................................................................................13
2. Các loại hình thi cử................................................................................................................................13
2.1.Thi hương:.........................................................................................................................................13
2.2.Thi hội: ..............................................................................................................................................13
2.3.Thi đình:............................................................................................................................................14
3. Quy định thi cử.......................................................................................................................................14
3.1.Hạnh kiểm người đi thi: ..................................................................................................................14
3.2.Quy trường: ......................................................................................................................................15
3.3.Hội đồng thi:.....................................................................................................................................15
4. Ân điển .....................................................................................................................................................16
III.Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ............................................................17
1. Thành tựu................................................................................................................................................17
2. Hạn chế.....................................................................................................................................................18
3. Rút ra bài học kinh nghiệm.................................................................................................................19
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................................22
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
3
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào
tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự
nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung
là tư tưởng tiến bộ và hiện thực luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của
đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài. Trong lịch sử Việt Nam, triều Lê sơ có đóng góp
đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thời phong kiến, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông là
đỉnh cao nhất của chế độ giáo dục, thi cử trong toàn bộ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Chính vì
có chính sách đào tạo, kén chọn người tài và đối đãi với người tài rất trọng hậu mà thời Lê Sơ đã
sản sinh ra rất nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Đội ngũ trí thức Nho học - sản phẩm giáo dục
khoa cử thời Lê sơ như Bùi Xương Trạch, Đào Công Soạn, Bùi Cầm Hồ, Nguyễn Thiên Tích,
Nguyễn Như Đổ, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh…trở thành những trụ cột góp
phần đưa quốc gia phong kiến Đại Việt phát triển cường thịnh trên nhiều mặt. Với cách làm và
sự thành công của nhà Lê sơ nói chung và Lê Thánh Tông nói riêng về đào tạo quan lại, có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển của dân tộc ta thế kỷ XV, đồng thời để lại những bài học kinh
nghiệm cho các thế hệ sau học tập, vận dụng. Đó là những giá trị tinh thần quý báu mà chúng ta
cần phát huy, khai thác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời
kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng
trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng Đảng. Trong bối cảnh đó, việc
nghiên cứu những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại phục
vụ cho việc xây dựng và vận hành của nền chính trị truyền thống Việt Nam là việc làm cần thiết.
Trên cơ sở đó để học tập và vận dụng vào việc xây dựng Đảng và nhà nước. Chính vì vậy em
chọn đề tài “Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)”.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
4
A. ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10
năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh (Trung Quốc), do Lê Lợi lãnh đạo. Nhà Hậu Lê chính
thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ.
Bộ máy chính quyền dưới thời Lê sơ được hoàn thiện dần qua các đời vua và đến thời vua
Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình
là vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần. Nhà nước được tổ chức thành sáu bộ: Lại, Lễ,
Hộ, Binh, Hình, Công.
Lê Thánh Tông quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như sửa đổi luật thuế
khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Các ngành nghề thủ công nghiệp và
xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển khá mạnh.
Giáo dục được chú trọng và mở rộng hơn. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa
thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ
chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.
Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê
Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức.
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, nông dân là giai cấp bị bóc
lột nghèo khổ trong xã hội. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ
một vị trí quan trọng. Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh
chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái
Tông. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình
lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).
Về việc tổ chức quân đội, Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân
đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm
đạo. Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân
đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn.
Nhìn chung ở thời nhà Lê, Việt Nam đã được đưa tới thời hoàng kim của chế độ phong
kiến. Chẳng những có thành tựu về chính trị, kinh tế mà cả về giáo dục lẫn quân sự, làm cho
nước Đại Việt được mở rộng. Dù trong cung đình nhà Lê luôn có biến, nhiều việc khuynh loát,
tranh quyền xảy ra nhưng đời sống nhân dân vẫn được đảm bảo nên nước Đại Việt vẫn phát
triển vững mạnh. Dù sao, nhà Lê sơ cũng có công rất lớn đối với dân tộc và là một triều đại có
thể nói là " được lòng dân " nhất trong số các triều đại phong kiến Việt Nam.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
5
B. GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
I. Hệ thống giáo dục
1. Mục đích giáo dục
Khẳng định, bảo vệ, củng cố, ca ngợi và duy trì chủ nghĩa tôn quân phong kiến, chứng
minh cho sự trường tồn của chế độ phong kiến là hợp quy luật. Nhằm xây dựng nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.
Đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ương đến địa phương. Đào tạo quan
lại để giúp việc cho nhà vua, quản lý xã hội. Nếu như các triều đại trước đây, việc tuyển chọn
người ra làm quan có thể do tiến cử, nhiệm cử thì đến Lê Sơ phương thức chủ yếu là khoa
cử.
Truyền bá ý thức hệ phong kiến vào trong nhân dân. Giai cấp phong kiến Lê Sơ muốn tất
cả các nho sĩ đã được theo học chữ thánh hiền không những chỉ suy nghĩ và làm theo mà còn
là những người truyền bá đạo Nho cho nhân dân, là những tấm gương để mọi người bắt
chước, noi theo. Nho giáo bắt rễ sâu vào tâm hồn mỗi con người, bám trụ vào mỗi tế bào xã
hội gia đình, đó chính là mục đích tối cao của giai cấp phong kiến thống trị.
Thông qua giáo dục, con người biết được thế nào là cương thường đạo lý, biết cách làm
người.
2. Hệ thống trường lớp:
Trường học thời Lê sơ bao gồm hệ thống trường công và trường tư. Trường công gồm có
Quốc Tử Giám ở kinh đô và các trường công được mở ở các lộ, phủ. Trường tư gồm các
trường lớp tư thục và dân lập.
2.1. Trường công:
Năm 1492, Quốc Tử Giám được cho sang sửa và tu bổ. Năm 1483, Lê Thánh Tông
mở rộng Quốc Tử Giám, phía sau Văn Miếu là nhà Thái học, xây dựng thành một
trường rộng lớn bao gồm giảng đường lớn là Minh Luân đường, hai giảng đường Đông,
Tây và bí thư khố dùng để trữ sách. Ngòai ra còn có các nhà ở nội trú cho 300 xá sinh
ăn học trong trường. Phía ngoài cùng có hai dãy nhà bia để ghi tên các nhà tân khoa
tiến sĩ.
Hình 1.1. Hai dãy bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội)
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
6
Chức quan trông coi Quốc Tử Giám: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học)
phụ trách chung và khiêm chủ tế, Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó) đặc trách việc
giảng dạy và học tập.
Thầy dạy trong Quốc tử giám gồm các giáo thụ, giúp việc có các trực giảng và trợ
giáo. Ngòai ra còn có bác sĩ, đi sâu vào việc sưu tầm, nghiên cứu giải thích các kinh
sách, tư liệu. Các học quan này được tuyển chọn không qua bằng cấp mà dựa vào năng
lực, tuổi phải từu 35 trở lên.
Học sinh Quốc Tử Giám:
– Các hoàng tử con vua
– Con quan lại đã thi đỗ Hương Cống
– Con em nhân dân đã thi đỗ Hương Cống
– Quân dân đã thi đỗ Hương Cống
Ngoài Quốc Tử Giám, ở mỗi lộ và phủ đều có một trường công do một học quan
huấn đạo, trông nom việc giảng dạy, khảo hạch để tuyển chọn học sinh vào danh sách
thi Hương. Việc lựa chọn những người đảm nhiệm việc giảng dạy học trò ở các trường
địa phương cũng được chú ý, đặt tiêu chuẩn và tổ chức thi để lựa chọn. Những học sinh
ở các trường địa phương đa phần đã từng thi sát hạch cấp nhà nước nhưng không đủ
điều kiện vào học ở Quốc Tử Giám.
2.2. Trường tư
Trường tư là những ngôi trường nhỏ, đông học sinh, với cơ sở tốt, đầy đủ tài liệu
sách vở, do người có danh tiếng mở ra.Thầy dạy ở trường tư rất đa dạng:
– Người có tài học, đã đỗ đạt nhưng không ra làm quan
– Người chưa đỗ tiến sĩ, vừa mở trường dạy học, vừa tranh thủ học để đi thi
tiếp
– Người đã đỗ đạt làm quan nhưng bị cách chức nên về làng mở trường dạy
học
– Đỗ đạt làm quan nhưng chán chốn quan trường nên bỏ về quê dạy học
Hình 1.2. Lớp học tư ở một làng quê
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
7
Ngoài ra còn có các lớp tư gia, là các lớp nhỏ, do cá nhân tự mở, mời thầy về dạy.
Những thầy dạy ở đây thường là các nho sĩ không có điều kiện học cao lên nữa, không
đỗ làm quan.
Học trò học ở trường tư thường là những con em ở xa xôi và con nhà nghèo không
có điều kiện lên phủ huyện ăn học hoặc ra kinh đô học tập văn bài có những nhà Nho
nổi tiếng trông nom giảng dạy. Tuy là mang danh trường tư nhưng học sinh cũng được
học hành dạy dỗ đầy đủ các chương trình từ thấp lên cao để có đủ trình độ và điều kiện
để đi thi. Có rất nhiều người đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ) chỉ học ở các trường làng.
Giữa hai hệ thống trường công và trường tư không có gì khác nhau ngoài việc các
thầy giáo trường tư thì sống bằng tiền đóng góp của học trò còn các thầy giáo trường
công thì hưởng lương bổng của triều đình. Chương trình học cùng cách thức học tập
cũng giống nhau. Đến ngày đi thi các thí sinh không có sự phân biệt giữa trường công,
trường tư, tất cả đều phải thi chung một trường với cùng một đề thi như nhau.
3. Phân loại học sinh:
Những người nhập học Quốc Tử Giám được chia thành hai loại là: một loại gọi là giám
sinh gồm có con các quan viên và đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương; một loại gọi là học sinh
gồm quân và dân đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương.
Ở Quốc Tử Giám: Trừ hoàng tử có chế độ học tập riêng, còn các giám sinh hay còn gọi
là Xá sinh, phải qua thi cử, sát hạch, mới được tuyển chọn vào học, dựa vào kết quả các kì
thi mà phân chia thành 3 loại xá sinh:
– Thượng xá sinh : đỗ tam trường, được cấp 10 quan tiền một tháng
– Trung xá sinh : đỗ nhị trường, được cấp 9 quan tiền một tháng
– Hạ xá sinh : đỗ một trường, được cấp 8 quan tiền 1 tháng
Con em quân, dân học giỏi được tuyển vào học ở Quốc Tử giám không học chung ở Minh
Luân đường mà nghe giảng riêng ở Tăng Quảng đường. Các Tăng Quảng sinh không được
cấp học bổng và phải ở ngoại trú.
Ngoài ra còn có ưu đãi cho các con quan lại hỏng thi, không có khả năng học ở Thái học
Viện là được đến đọc sách ở các quán, cục như Sùng lâm quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục.
Ai không thích học văn, có thể học võ nghệ ở Vệ Kim Ngô.
Trường công ở địa phương và trường tư tuy chương trình học cũng như ở Quốc Tử Giám
nhưng lại không phân loại học sinh.
4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ
Thời gian học tập ở Quốc Tử Giám và các trường công ở địa phương nói chung là 3 năm.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
8
Hàng ngày, vào lúc sáng sớm, học sinh phải đến nhà thầy giáo nộp bài, sau đó mới về ăn
cơm sáng.
Thời gian học ở trường là 6 tiếng mỗi ngày. Học sinh phải học liên tục cả 7 ngày trong
tuần.
Hàng năm có 3 kì nghỉ dài ngày là Tết Đoan Ngọ (nghỉ hơn 1 tháng), Tết Cơm Mới ( tháng
10, nghỉ 1 tháng ), Tết Nguyên Đán (nghỉ 2 tháng).
Vào đầu năm học thường có “Lễ nhập môn”. Ngoài tiền ra lễ, cha mẹ học sinh còn trả tiền
học phí cho Thầy 2 lần, tổng cộng khoảng 4 quan tiền.
5. Nội dung giáo dục
5.1. Hệ tư tưởng chi phối:
Dưới thời Lê sơ, các vua quan tâm và phát triển bộ máy nhà nước theo kiểu quân
chủ tập trung (quyền hạn tập trung vào tay vua) mang tính quan liêu chuyên chế. Nho
giáo chính là hệ tư tưởng phù hợp nhất với kiểu nhà nước này, vì thế mà dưới thời Lê sơ
nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc
tôn và được chọn làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia.
Năm 1435, Lê Thái Tông cho làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ
năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở
Việt Nam. Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng.
Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học,
Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học. Năm
1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên
cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội.
5.2. Nội dung giảng dạy:
Nội dung khái quát chung:
– Những kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội
– Những kiến thức về lịch sử, văn hóa, thơ ca
– Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho giáo
– Cách sống, đạo trị nước, an dân.
Việc học chữ Nho chia thành hai bậc:
– Bậc tiểu học : Trẻ em bắt đầu học các sách do ta soạn như: Nhất Thiên tự,
Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, rồi đến Sơ học vấn tân , Ấu học ngũ ngôn thi.
Sau đó học các sách do người trung Quốc soạn như Tam tự kinh, Minh tâm
bảo giám, Minh đạo gia huấn…
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
9
– Chữ Hán là chữ tượng hình học rất khó. Bởi vậy, trẻ em phải học viết rất
công phu, không chỉ ở bậc tiểu học mà còn kéo dài nhiều năm sau, đủ các
kiểu “chân, thảo, lệ, triện”.
Ở bậc đại học : Cách học có phát huy tính chủ động của người học hơn, học sinh
không phải đi học thường xuyên hàng ngày nữa mà định lệ mỗi tuần vài ba buổi. Đến
lớp, thầy sẽ giảng sách Ngũ kinh, Tứ thư. Ở nhà, học sinh phải “Nấu sử sôi kinh” sao
cho thuộc như cháo. Lại phải đọc nhiều sách giải nghĩa, ghi nhớ các điển cố, có khi dài
gấp mấy lần nguyên bản. Lại phải học phép làm câu đối, thơ phú, kinh nghĩa, văn sách
sao cho đúng phép, đúng luật. Việc tự học công phu như vậy kéo dài hàng chục năm mới
đủ sức thi Hương. Có thể nói, ở giai đoạn này người ta tự học là chính.
5.3. Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử:
5.3.1. Tứ thư:
Là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa
chọn. Chúng bao gồm:
– Đại Học: là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia; gồm 2 phần,
phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử, phần
sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên; dạy người ta
cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi đức dĩ chính" của nho
gia.
– Trung Dung: do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ;
dẫn những lời của Khổng Tử nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn
luôn ở mức trung hòa, không thái quá, theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho
thành người quân tử; sách chia làm hai phần, phần 1 từ chương 1 đến
chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về
đạo lý trung dung, phần 2 từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm
những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của
hai chữ trung dung.
– Luận Ngữ: sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời
nói của người đương thời; sách gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu
mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau; sách dạy con người ta
đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để
làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
– Mạnh Tử: là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông; ghi chép
lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử
và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
10
khác; Sách gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học; phần
Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.
– Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu
o Kinh thi: sách sưu tầm những bài dân ca, ca dao và những bài hát
trong cung đình Trung Quốc và các nước chư hầu
o Kinh thư: là những lời khuyên răn dạy bảo của các vua đời trước
o Kinh dịch: sách về tướng số và bói toán
o Kinh lễ: sách chép lại những lễ nghi trong gia đình và triều đình
o Kinh xuân thu: là bộ sử nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử
5.3.2. Ngũ Kinh:
– Là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng
trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng
Tử soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm 5 quyển:
– Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về
tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi
người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong
sáng.
– Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước
Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương
các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
– Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong
dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự.
– Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa
trên các khái niệm âm dương,bát quái…Dựa vào sách để xem tướng số hay
bói tóan.
– Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử.
Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị
nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời
thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc
nhất.
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy
Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký.
Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
11
5.3.3. Một số tài liệu khác:
Ngoài Tứ Thư và Ngũ Kinh là hai tài liệu chính thì còn có:
– Ngọc đường văn phạm: chưa khảo cứu được tác giả
– Văn hiến thông khảo: là tác phẩm mở rộng và phát triển bộ sử Thông
điển của Đỗ Hựu thời nhà Đường; do Mã Đoan Lâm biên soạn; gồm có 24
môn với 348 quyển; so với Thông điển chỉ có 19 môn, Văn hiến thông khảo
nhiều hơn 5 môn và khái quát thời gian lịch sử cho tới triều đại Nam Tống.
– Văn tuyển: Còn gọi là Chiêu minh văn tuyển; gồm 602 quyển do Chiêu
Thống, Chiêu minh Thái tử nhà Lương biên soạn.
– Cương mục: Là tên gọi tắt của bộ sách "Khâm định Việt sử thông giám
cương mục"; được viết theo thể "cương mục" của Chu Hi thời Tống, chia
ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể
hơn); Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên);
là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa tiếp thu được nhiều thành tựu của
các sử gia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng có giá trị về sử học.
– Bắc sử (Sử Trung Quốc): là một quyển sách trong Nhị thập tứ sử do Lý Đại
Sư viết từ năm 386 tới 618, sau đó Lý Diên Thọ, một nhà văn kiêm sử gia
thời nhà nhà Đường, và là con trai của Lý Đại Sư, tiếp tục viết sách này từ
năm 643 tới năm 659; sách có 100 quyển bao gồm Bản kỷ 12 quyển, Liệt
truyện 88 quyển, viết về lịch sử những quốc gia Bắc triều vào thời Nam
Bắc triều.
Ngoài ra, chương trình học để đi thi còn phải kể đến những sử sách và thơ văn gọi
là ngoại thư như bộ Cổ văn gồm các văn phẩm của các văn thân thi sĩ Trung Hoa từ
Tiên Tần, Chư Tử đến đời Tống; bộ Đường thi và mấy cuốn Thi văn đời đường.
Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt
bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những
câu sáo rỗng
Nội dung giáo dục có nhiều mặt tích cực như đề cao giáo dục đạo đức, phẩm chất
cho người học, hình thành ở người học ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm đối với xã
hội. Tuy nhiên lại chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nội dung giáo dục
chưa gắn liền với sự phát triển của xã hội.
6. Phương pháp đào tạo
Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc
lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
12
(Nghĩa là lặp lại những gì thầy đọc, học và đọc lại thuộc lòng dù không hiểu được ý nghĩa của
những câu đó).
Phương thức đào tạo gồm các hình thức giảng sách, làm văn và bình văn. Trong những
buổi giảng bài và bình văn, ngoài các giám sinh chính thức, còn có các nho sinh từ các nơi
khác đến dự thính. Phương pháp dạy và học thời đó đều bắt buộc học trò phải học thuộc lòng.
Hình thức học tập ở các trường công cấp đạo, phủ, huyện trong nước cũng theo khuôn phép
của Quốc Tử Giám, tức là cũng có 3 phần giảng sách, làm văn và bình văn cụ thể như sau:
– Giảng sách: Mỗi tháng các học quan định những kỳ giảng sách nhất định. Theo
lệ định này các học trò từ các trường tư cùng với học trò các trường khác đến
đông đủ để nghe các vị học quan giảng sách kinh truyện.
– Làm văn: Mỗi tháng định những kỳ tập làm văn. Vào ngày hôm ấy, thầy giáo ra
đầu bài cho học sinh làm. Có 2 lối tập làm văn, làm văn tại trường là thầy giáo
ra đầu bài buộc học sinh làm ngay tại trường và nộp bài ngay trong ngày hôm
đó, còn lối văn tập làm tại nhà tức là học sinh mang đầu bài về nhà làm và đúng
kỳ hạn đem nộp bài.
– Bình văn: Học sinh nộp quyển cho thầy giáo, khi đã chấm xong định ngày họp
hội học sinh trở lại để phê bình. Những đoạn văn hay, những bài đặc sắc sẽ được
đọc lên cho học sinh nghe, thỉnh thoảng thầy giáo còn đặt ra những giải thưởng
cho cuộc bình văn thêm sôi nổi, hứng thú. Thông thường, những buổi bình văn
sẽ được định vào ngày cuối tháng. Học sinh nào tốt giọng sẽ được cử ra để đọc
những đoạn văn hay hoặc những bài xuất sắc.
Ở Quốc Tử Giám, thỉnh thoảng nhà vua cũng ngự ra nghe giảng sách, các quan thông hiểu
kinh điển Nho giáo sẽ phụ trách việc giảng sách và kinh truyện cho vua nghe.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
13
II. Chế độ khoa cử
1. Quan niệm về thi cử
– Coi thi cử và tiến cử là hai biện pháp quan trọng nhất để để phát hiện nhân tài cho
đất nước.
– Vua Lê Thái Tông năm 1434 “muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học,
phép chọn người có học thì thi cử là hàng đầu”.
– Để lựa chọn được hiền tài thì yêu cầu cơ bản nhất của việc thi cử là phải nghiêm
túc, công minh, ngăn chặn được kẻ gian.
2. Các loại hình thi cử
Có 3 loại hình thi cử:
– Thi văn: tuyển chọn quan cai trị và giáo dục, truyền bá tư tưởng của chế độ cai
trị đến nhân dân.
– Thi võ: tuyển chọn tướng lĩnh phục vụ cho quân độ, bảo vệ đất nước, chống
ngoại xâm.
– Thi lại viên: tuyển chọn lại điển các loại để giúp việc cho các quan.
Riêng thi văn được chia thành 3 loại: Thi Hương. Thi Hội, Thi Đình.
2.1. Thi hương:
Kì thi do các địa phương tồ chức.
Trước khi thi Hương, các thí sinh phải trải qua kì thi khảo hạch, đậu khảo hạch
được gọi là cống sĩ và mới được thi hương.
Thí sinh dự thi Hương phải trải qua bốn trường và đậu kỳ trước mới được thi kỳ
sau:
– Kì thứ nhất thi kinh nghĩa: giải thích những câu trong kinh truyện (tứ thư và
ngũ kinh).
– Kì thứ hai thi thơ, phú, đòi hỏi thí sinh phải nắm rõ niêm luật và các thể thơ,
phú.
– Kì thứ ba thi chế, chiếu, biểu.
– Kì thứ tư thi một bài văn sách.
2.2. Thi hội:
Do bộ Lễ của triều đình tổ chức. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hương thì năm sau
mới được dự thi kỳ thi Hội.
Theo quy định thi Hội cũng trải qua bốn kì như thi Hương:
– Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa;
– Kỳ II: chiếu, chế, biểu;
– Kỳ III: thơ phú;
– Kỳ IV: văn sách.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
14
Kết thúc thi Hội chưa có học vị mà phải chờ thi Đình mới quyết định. Người đỗ
đầu thi Hội gọi là Hội Nguyên.
2.3. Thi đình:
Là một khóa thi cử cao cấp nhất, để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi
đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Sau
khi thí sinh đỗ kỳ thi Hội thì mới được dự thi kỳ thi Đình.
Được tổ chức trong sân điện của nhà vua. Đề thi thường do nhà vua ra và hỏi về
việc dùng người, những biện pháp làm ích nước, lợi dân.
Danh hiệu sau thi Đình:
 Đệ nhất giáp tiến sĩ: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.
 Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.
 Đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân.
Hình 2.3. Hình ảnh các sĩ tử đi thi
3. Quy định thi cử
3.1. Hạnh kiểm người đi thi:
Các triều Lê sơ rất coi trọng việc tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài ra làm
quan. Muốn được dự thi phải có hạnh kiểm tốt. Năm 1462, Lê Thánh Tông đặt ra lệnh
“Bảo kết hương thí” và “Cung khai tam đại”. Quy định yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự
các kì thi phải có sự đảm bảo và cam kết của các quan lại địa phương về tư cách thí sinh.
Đồng thời mỗi thí sinh phải có bản khai lý lịch ba đời. Nếu là con cháu của những người
mang tiếng xấu (bất hiếu, bất mục, lọan luân, điêu toa…) hay con cái những người làm
nghề hát xướng thì không được đi thi. Con em những người nghịch đãng, ngụy quan đều
bị loại.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
15
3.2. Quy trường:
Quy định khi vào trường thi:
 Thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi.
 Không được tẩy xoá lung tung trong bài làm.
 Ngoài ra phải tránh phạm những lỗi sau: trọng húy, khinh húy, khiếm trang,
khiếm đài…
Những ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Hình 3.2. Hình ảnh trường thi thời phong kiến.
3.3. Hội đồng thi:
Hội đồng coi thi và chấm thi bao gồm các quan lại:
 Đề điệu : chánh chủ khảo
 Giám thị : Phó chủ khảo
 Thu quyển : thu nhận quyển thi của thí sinh
 Di phong : làm nhiệm vụ “ rọc phách”
 Đằng lục : chép lại từng bài văn của thí sinh sang một quyển khác để giám
khảo chấm
 Đối độc : đọc lại bài đăng lục, đối chiếu với bài làm của thí sinh cho chính
xác
Hình 3.3. Hội đồng coi thi nghiêm khắc
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
16
4. Ân điển
Treo Bảng Vàng
Lễ Xướng Danh
Lễ ban áo mũ
Dựng bia Tiến Sĩ
Các tân khoa dự yến tiệc
Hình 4.1. Lễ ban áo mũ, vinh quy bái tổ
Hình 4.2. Những người đỗ đạt được dự yến tiệc do vua ban
Ngoài ra, vua cho các học trò thi đỗ trong khảo thí, có đạo đức tốt được giảm một nữa số
thuế và tha lao dịch. Đối với các quan lại cấp thấp ở nha môn, theo định kì 3 năm, 6 năm, 9
năm, nếu ai đỗ 3 đợi khảo xét thì được thăng chức.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
17
III. Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ
1. Thành tựu:
Thời Lê sơ được xem là giai đoạn mà nền giáo dục khoa cử đã hòan thiện về nội
dung lẫn hình thức. Là đánh dấu sự kết thúc của quá trình tiếp thu các khuynh hướng giáo
dục bên ngoài sau khi đã vượt ra khỏi cái bóng của Nho, Phật, Lão để dựng nên một cột
mốc mới trong lĩnh vực tri thức.
Hệ thống trường lớp được mở rộng, tương đối đa dạng, đáp ứng được phần lớn nhu
cầu học tập. Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường
dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Quy chế học hành thi cử được thắt chặt, chất lượng
từ đó được nâng cao, nhân tài được quan tâm bồi dưỡng, có điều kiện được phát triển.
Việc công khai các quy định, thể lệ trong việc tổ chức thi cử và tuyển bổ quan lại
tạo điều kiện cho giới nho sĩ cả nước không phân biệt giàu nghèo đều được quyền tham
gia ứng thí. Người học ở trường công hay trường tư, ở Trung ương hay địa phương đều
bình đẳng, có cơ hội đem hết tài trí của mình ra để thi thố. Từ đó tạo ra môi trường công
bằng, khách quan để mọi người phấn đấu. Con em tầng lớp bình dân lương thiện nếu có
chí, có tài đều có hy vọng lập được công danh sự nghiệp mà trước đó chỉ có thể dành
riêng cho tầng lớp quí tộc.
Tổ chức thi cử nghiêm túc, hạn chế được gian lận. Quy chế tuyển chọn ở địa phương
chặt chẽ hơn, góp phần ổn định trật tự xã hội, vì nhờ đó mà loại bỏ đi những thành phần
yếu kém, chắc lọc được những nhân tài thực sự.
Vua trực tiếp ngự điện, tự tay ra đề thi văn sách cho các sĩ tử, thường hỏi về “đạo
trị nước”, “cách sử dụng nho sĩ”. Đề thi ra thiết thực, gắn liền với thực tiễn dựng nước,
trị dân. Các sĩ tử thì được tự do nêu lên những tư tưởng, bộc bạch và trình bày thoải mái
những vấn đề lớn của đất nước. Nhà vua từ đó mà trau dồi, lĩnh ngộ được nhiều gợi ý hay
cho việc trị quốc, bình thiên hạ.
Có thể nói rằng, nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ đã được định hình và phát triển
rực rỡ từ năm 1442 đến năm 1526. Trong thời gian đó, tổ chức được 26 kỳ thi, tuyển
được 998 tiến sĩ. Đó là những con người tài giỏi và một số trong những tiến sĩ này là
những nhân tài kiệt xuất (Nguyễn Trực, Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận),
góp phần làm rạng rỡ lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chính họ là những người trao truyền,
giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông để lại và biến chúng trở
thành bất tử. Những tiến sĩ ấy là sản phẩm của một thời thịnh trị và phát triển đến đỉnh
cao của nền văn hóa, giáo dục dân tộc.
Mục tiêu giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
18
Quan tâm đến rèn luyện thái độ và kỹ năng của người học. Thông qua việc dạy học
trong sách vở, trao truyền giữa các thế hệ, học ở đời kết hợp với học qua thầy, qua bạn
mà nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ đã hướng con người đến chữ Nhân, đưa con người
về chữ Hiếu, dẫn con người tới chữ Trung và khuyên răn con người sống có chữ Nghĩa.
Đó là những giá trị tinh thần vô giá và bất biến.
Nền giáo dục thời Lê sơ coi trọng việc giáo dục đạo đức con người, rèn luyện con
người cách sống hướng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong sạch
dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Tinh thần nhân văn và nhân đạo trong nền giáo dục đó đã tạo
nên lòng tin vào một cuộc sống tươi đẹp hơn, góp phần điều chỉnh hành vi con người,
cung cấp những chuẩn mực để họ có khả năng nhận thức chân lý.
2. Hạn chế:
Quá coi trọng việc làm quan, làm chính sự, coi đó là thước đo thành công của người
đi học và kết quả đào tạo của nhà trường. Từ đó tạo điều kiện cho tâm lí chuộng bằng
cấp, địa vị xã hội, là những mặt trái của giáo dục – khoa cử, có cơ hội phát triển.
Chế độ học hành khoa cử thời kì này là coi mục đích của việc học cốt để đi thi, chứ
không phải học do nhu cầu muốn được trang bị tri thức, nên tinh thần giáo dục bao trùm
là cử tử, nghĩa là ra sức học theo đúng phép tắc, đúng quy phạm, cốt sao thi đỗ, tạo nên
tình trạng học hành thụ động, máy móc, thủ tiêu sáng tạo cá nhân.
Nội dung dạy đi xa thực tế, không có khả năng áp dụng, học để biết chứ không học
để làm. Mặc dù lý tưởng của người nho sinh là phải trở thành bậc chính nhân quân tử, và
biểu hiện cao nhất của lý tưởng này là hành đạo cứu đời, kinh bang tế thế. Tuy nhiên, cái
tri thức do học được với cái yêu cầu của thực tế là khoảng cách một trời một vực. Thành
ra, việc tự tu dưỡng, mở mang học vấn, tri thức là một việc làm suốt đời. Số người này
bao giờ cũng ít ỏi. Còn lại đa phần là những người ở mức trung bình, đi ra cuộc đời quá
lắm chỉ biết làm nghề dạy học, hoặc bốc thuốc, hoặc bói toán để mưu sinh (trên cơ sở của
các tri thức nho, y, lý, số đã được trau dồi), chứ không áp dụng vào việc sản xuất, phát
minh để làm lợi cho đời sống. Cái sở học của họ tuy cũng thu hoạch khá nhiều kiến thức,
song cái học đó cốt để biết, chứ không đem ra thực hành được, tức là không để làm.
Đề cao giáo dục đạo đức, lễ nghĩa nhưng ứng dụng một cách máy móc, không linh
động.
Nội dung dạy học thiên về giáo dục tri thức đạo đức, mà chưa chú trọng nhiều đến
các tri thức khoa học khác cũng như thực tiễn của đất nước. Ngoài ra nội dung còn phụ
thuộc quá nhiều vào kinh điển Nho giáo và Bắc sử. Tài liệu học tập dường như không đề
cập đến chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), nhằm phát triển tư duy dân tộc.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
19
Lối học nhồi nhét, rập khuôn, trọng từ chương, cách truyền đạt cổ hủ, thiếu tính
sáng tạo dẫn đến không phát huy được tính năng động và chủ động của học sinh.
Phương pháp học duy chỉ có cách học thuộc lòng, cách học này trước hết là học thuộc
chữ, sau đó giải thích những chữ đó (rộng ra là văn bản) cũng phải theo cách người trước
đã giải thích, tức là lấy Trung Hoa làm mẫu mực, không có cách giải thích khác theo cách
hiểu cá nhân, nếu ai cố tình giải thích theo cách hiểu của mình sẽ bị đánh trượt trong các
kỳ thi chính thức. Nó không chấp nhận sáng tạo. Chính vì vậy, trong lịch sử thi cử, có
một số cá nhân vượt trội trong khi đi thi, do không chịu khuôn theo những điển mẫu có
sẵn trong sách, cứ muốn trồi ra những ý tưởng xuất sắc của mình, nên đã bị đánh trượt.
Nền giáo dục này đã vô tình đào tạo ra những con người thụ động, chỉ biết nghe theo,
làm theo, những người giỏi bắt chước.
Trường quy quá nghiêm ngặt, gây áp lực và tạo tâm lí không tốt cho học sinh, đã
phần nào hạn chế khả năng của học sinh.
Đối tượng được đi học, được tiếp cận hệ thống giáo dục chính thống của nhà nước
còn hạn chế. Chỉ tập trung phát triển hệ thống giáo dục – khoa cử chủ yếu ở đô thị, hướng
vào đào tạo con quan, con nhà khá giả là chủ yếu.
Nền giáo dục thời Lê sơ luôn có sự phân biệt đẳng cấp, dễ tạo nên sự bất mãn. Vì
quan điểm cực đoan, thiếu tinh thần khoan dung trong việc lựa chọn người học, người thi
mà đã làm mất đi một lực lượng nhân tài đáng kể.
3. Rút ra bài học kinh nghiệm :
Luôn để cao vai trò của giáo dục trong nhận thức và hành động. Giáo dục tri thức
phải đi đôi với giáo dục đạo đức.
Luôn thay đổi và sáng tạo trong cách dạy sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả
năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.
Đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người thực tài. Tuy
nhiên, hạn chế những quy định quá khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học
cũng như thi cử để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
Khi nghiên cứu và đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều
kiện lịch sử cụ thể.
Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với tình hình thực tế và kết hợp hài
hòa lợi ích.
Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính cập
nhật.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
20
Có những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích học tập.
Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi
tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình
đẳng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp
của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
21
KẾT LUẬN
Thời đại Lê sơ được xem là đỉnh cao của sự phát triển trong lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam. Là thời đại lâu nhất, các vua nhà Lê đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng
cường trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội.
Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Gắn liền với
việc đổi mới, xây dựng thể chế chính trị, họ đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị,
trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Với việc xác định được vai trò quan trọng của
hiền tài đối với vận mệnh quốc gia, các vị vua thời Lê sơ đã có những chính sách đúng đắn để
tuyển dụng và đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho đất nước. Hệ thống trường học mở rộng,
chế độ học tập và thi cử được cải cách, nghiêm ngặc và hoàn chỉnh hơn. Nhờ đó, đội ngũ quan
chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất
lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của phát triển đất nước. Tuy
vẫn còn nhiều chỗ cần khắc phục nhưng phải khẳng định rằng những tư tưởng trọng hiền tài thời
Lê Sơ cũng vẫn là những viên ngọc sáng, chắc hẳn sẽ tồn tại mãi với thời gian và góp phần tích
cực vào trong quá trình xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo của nước nhà trong thời kỳ Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa, tiến đến thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu.
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội
2. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn hóa Thông tin
3. Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên), Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945, NXB
Giáo dục, 1996.
4. Nguyễn Tiến Cường, Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, NXB
Giáo dục, 1998.
5. Đại Việt sử kí tòan thư ( 2004), tập 2, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Thịnh (2010), Khoa cử và văn chương khoa cử Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
7. Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7, Nxb Giáo Dục
8. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 306, tháng 12, 2009
Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
23
Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB chấm thi Chữ kí xác nhận của
Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2 CB nhận bài thi

More Related Content

What's hot

Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
ưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịvuthu031323
 
Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945
Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945
Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945Long Toro
 
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí MinhTiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí MinhVuKirikou
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMlenazuki
 
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phước Nguyễn
 
Tư tưởng hcm
Tư tưởng hcm Tư tưởng hcm
Tư tưởng hcm HongH472894
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
Bài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vuaBài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vuanataliej4
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoHai Nguyen Huu
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC nataliej4
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnkuki29292
 

What's hot (20)

Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
ưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trị
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945
Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945
Tiểu luận về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945
 
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí MinhTiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
 
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
 
Tư tưởng hcm
Tư tưởng hcm Tư tưởng hcm
Tư tưởng hcm
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Bài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vuaBài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vua
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáo
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - MôngLuận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
 

Viewers also liked

Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Hiền Nhân
 
Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoChính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoLinh Trần
 
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]Thanh Vy Trần
 
Báo cáo cuối kỳ
Báo cáo cuối kỳBáo cáo cuối kỳ
Báo cáo cuối kỳKhỉ Lùn
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 Jackson Linh
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945mikado3f
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939quoctuongdoan740119
 
Nhật kí kiến tập (mẫu)
Nhật kí kiến tập (mẫu)Nhật kí kiến tập (mẫu)
Nhật kí kiến tập (mẫu)Khôi Phan
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...Võ Tâm Long
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 

Viewers also liked (11)

Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
 
Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoChính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạo
 
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
 
Báo cáo cuối kỳ
Báo cáo cuối kỳBáo cáo cuối kỳ
Báo cáo cuối kỳ
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
 
Nhật kí kiến tập (mẫu)
Nhật kí kiến tập (mẫu)Nhật kí kiến tập (mẫu)
Nhật kí kiến tập (mẫu)
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 

Similar to Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lịch sử.pptx
Lịch sử.pptxLịch sử.pptx
Lịch sử.pptxVNguynNhAnh
 
GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI
GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI
GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI nataliej4
 
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptxĐại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptxpmphuc
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfPhngL812903
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019PinkHandmade
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-Phi Phi
 

Similar to Nền giáo dục việt nam thời lê sơ (20)

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
 
Lịch sử.pptx
Lịch sử.pptxLịch sử.pptx
Lịch sử.pptx
 
GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI
GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI
GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI CẬN DẠI
 
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
 
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng HòaLuận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
 
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
 
Cơ sở lí luận và lịch sử về giá trị nhân văn, tiến bộ của quốc triều hình luậ...
Cơ sở lí luận và lịch sử về giá trị nhân văn, tiến bộ của quốc triều hình luậ...Cơ sở lí luận và lịch sử về giá trị nhân văn, tiến bộ của quốc triều hình luậ...
Cơ sở lí luận và lịch sử về giá trị nhân văn, tiến bộ của quốc triều hình luậ...
 
Luận án: Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII -XVII
Luận án: Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII -XVIILuận án: Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII -XVII
Luận án: Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII -XVII
 
Đề tài: Vị trí, vai trò của giáo dục Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam
Đề tài: Vị trí, vai trò của giáo dục Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt NamĐề tài: Vị trí, vai trò của giáo dục Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam
Đề tài: Vị trí, vai trò của giáo dục Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam
 
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptxĐại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
Đại cương lịch sử VN - nhóm 2.pptx
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
 
Luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.doc
Luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.docLuận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.doc
Luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.doc
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đĐề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
 
Luận án: Thi hương thời Nguyễn qua các trường Hà Nội, Nam Định
Luận án: Thi hương thời Nguyễn qua các trường Hà Nội, Nam ĐịnhLuận án: Thi hương thời Nguyễn qua các trường Hà Nội, Nam Định
Luận án: Thi hương thời Nguyễn qua các trường Hà Nội, Nam Định
 
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
 
Giithi~1
Giithi~1Giithi~1
Giithi~1
 
Giithi~1
Giithi~1Giithi~1
Giithi~1
 

More from Lenam711.tk@gmail.com

Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nóKhái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nóLenam711.tk@gmail.com
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýLenam711.tk@gmail.com
 
Phương pháo công não (alex.osborn 1908)
Phương pháo công não (alex.osborn   1908)Phương pháo công não (alex.osborn   1908)
Phương pháo công não (alex.osborn 1908)Lenam711.tk@gmail.com
 
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mớiMô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mớiLenam711.tk@gmail.com
 
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốMô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốLenam711.tk@gmail.com
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
13 ctl nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệ
13 ctl   nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệ13 ctl   nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệ
13 ctl nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệLenam711.tk@gmail.com
 
Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam - kimberly kay hoang
Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam -  kimberly kay hoangTính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam -  kimberly kay hoang
Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam - kimberly kay hoangLenam711.tk@gmail.com
 
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...Lenam711.tk@gmail.com
 

More from Lenam711.tk@gmail.com (20)

Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nóKhái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
 
Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)
Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)
Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)
 
Proud of being a psychology student
Proud of being a psychology studentProud of being a psychology student
Proud of being a psychology student
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
Thuyết gắn bó mẹ con
Thuyết gắn bó mẹ conThuyết gắn bó mẹ con
Thuyết gắn bó mẹ con
 
Phương pháo công não (alex.osborn 1908)
Phương pháo công não (alex.osborn   1908)Phương pháo công não (alex.osborn   1908)
Phương pháo công não (alex.osborn 1908)
 
Cơ sở sinh lý của sáng tạo
Cơ sở sinh lý của sáng tạoCơ sở sinh lý của sáng tạo
Cơ sở sinh lý của sáng tạo
 
Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạoPhong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo
 
Thực nghiệm hình thành
Thực nghiệm hình thànhThực nghiệm hình thành
Thực nghiệm hình thành
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mớiMô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới
 
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốMô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
 
Bình luận về các khái niệm
Bình luận về các khái niệmBình luận về các khái niệm
Bình luận về các khái niệm
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
 
13 ctl nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệ
13 ctl   nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệ13 ctl   nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệ
13 ctl nhóm 1 - thuật ngữ trí tuệ
 
Tình hình việc làm
Tình hình việc làmTình hình việc làm
Tình hình việc làm
 
Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam - kimberly kay hoang
Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam -  kimberly kay hoangTính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam -  kimberly kay hoang
Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại việt nam - kimberly kay hoang
 
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

  • 1. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 4 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) (Bài tiểu luận kết thúc học phần) Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
  • 2. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC NỀN GIÁO DỤC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) (Bài tiểu luận kết thúc học phần) Học phần: Giáo dục học đại cương Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Vân Mã phách:………………………… Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
  • 3. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................3 A.ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)............................................................................................4 B.GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) ..........................................................................5 I.Hệ thống giáo dục ........................................................................................................................................5 1. Mục đích giáo dục....................................................................................................................................5 2. Hệ thống trường lớp................................................................................................................................5 2.1.Trường công:......................................................................................................................................5 2.2.Trường tư ............................................................................................................................................6 3. Phân loại học sinh....................................................................................................................................7 4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ...................................................................................................7 5. Nội dung giáo dục ....................................................................................................................................8 5.1.Hệ tư tưởng chi phối..........................................................................................................................8 5.2.Nội dung giảng dạy: ..........................................................................................................................8 5.3.Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử:..............................................................................................9 6. Phương pháp đào tạo............................................................................................................................11 II.Chế độ khoa cử .........................................................................................................................................13 1. Quan niệm về thi cử ..............................................................................................................................13 2. Các loại hình thi cử................................................................................................................................13 2.1.Thi hương:.........................................................................................................................................13 2.2.Thi hội: ..............................................................................................................................................13 2.3.Thi đình:............................................................................................................................................14 3. Quy định thi cử.......................................................................................................................................14 3.1.Hạnh kiểm người đi thi: ..................................................................................................................14 3.2.Quy trường: ......................................................................................................................................15 3.3.Hội đồng thi:.....................................................................................................................................15 4. Ân điển .....................................................................................................................................................16 III.Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ............................................................17 1. Thành tựu................................................................................................................................................17 2. Hạn chế.....................................................................................................................................................18 3. Rút ra bài học kinh nghiệm.................................................................................................................19 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................................22
  • 4. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
  • 5. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 3 LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung là tư tưởng tiến bộ và hiện thực luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài. Trong lịch sử Việt Nam, triều Lê sơ có đóng góp đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thời phong kiến, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông là đỉnh cao nhất của chế độ giáo dục, thi cử trong toàn bộ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Chính vì có chính sách đào tạo, kén chọn người tài và đối đãi với người tài rất trọng hậu mà thời Lê Sơ đã sản sinh ra rất nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Đội ngũ trí thức Nho học - sản phẩm giáo dục khoa cử thời Lê sơ như Bùi Xương Trạch, Đào Công Soạn, Bùi Cầm Hồ, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Như Đổ, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh…trở thành những trụ cột góp phần đưa quốc gia phong kiến Đại Việt phát triển cường thịnh trên nhiều mặt. Với cách làm và sự thành công của nhà Lê sơ nói chung và Lê Thánh Tông nói riêng về đào tạo quan lại, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của dân tộc ta thế kỷ XV, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm cho các thế hệ sau học tập, vận dụng. Đó là những giá trị tinh thần quý báu mà chúng ta cần phát huy, khai thác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng Đảng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại phục vụ cho việc xây dựng và vận hành của nền chính trị truyền thống Việt Nam là việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó để học tập và vận dụng vào việc xây dựng Đảng và nhà nước. Chính vì vậy em chọn đề tài “Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)”.
  • 6. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 4 A. ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh (Trung Quốc), do Lê Lợi lãnh đạo. Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ. Bộ máy chính quyền dưới thời Lê sơ được hoàn thiện dần qua các đời vua và đến thời vua Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần. Nhà nước được tổ chức thành sáu bộ: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Lê Thánh Tông quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển khá mạnh. Giáo dục được chú trọng và mở rộng hơn. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên. Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái Tông. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Về việc tổ chức quân đội, Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn. Nhìn chung ở thời nhà Lê, Việt Nam đã được đưa tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Chẳng những có thành tựu về chính trị, kinh tế mà cả về giáo dục lẫn quân sự, làm cho nước Đại Việt được mở rộng. Dù trong cung đình nhà Lê luôn có biến, nhiều việc khuynh loát, tranh quyền xảy ra nhưng đời sống nhân dân vẫn được đảm bảo nên nước Đại Việt vẫn phát triển vững mạnh. Dù sao, nhà Lê sơ cũng có công rất lớn đối với dân tộc và là một triều đại có thể nói là " được lòng dân " nhất trong số các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • 7. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 5 B. GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) I. Hệ thống giáo dục 1. Mục đích giáo dục Khẳng định, bảo vệ, củng cố, ca ngợi và duy trì chủ nghĩa tôn quân phong kiến, chứng minh cho sự trường tồn của chế độ phong kiến là hợp quy luật. Nhằm xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh. Đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ương đến địa phương. Đào tạo quan lại để giúp việc cho nhà vua, quản lý xã hội. Nếu như các triều đại trước đây, việc tuyển chọn người ra làm quan có thể do tiến cử, nhiệm cử thì đến Lê Sơ phương thức chủ yếu là khoa cử. Truyền bá ý thức hệ phong kiến vào trong nhân dân. Giai cấp phong kiến Lê Sơ muốn tất cả các nho sĩ đã được theo học chữ thánh hiền không những chỉ suy nghĩ và làm theo mà còn là những người truyền bá đạo Nho cho nhân dân, là những tấm gương để mọi người bắt chước, noi theo. Nho giáo bắt rễ sâu vào tâm hồn mỗi con người, bám trụ vào mỗi tế bào xã hội gia đình, đó chính là mục đích tối cao của giai cấp phong kiến thống trị. Thông qua giáo dục, con người biết được thế nào là cương thường đạo lý, biết cách làm người. 2. Hệ thống trường lớp: Trường học thời Lê sơ bao gồm hệ thống trường công và trường tư. Trường công gồm có Quốc Tử Giám ở kinh đô và các trường công được mở ở các lộ, phủ. Trường tư gồm các trường lớp tư thục và dân lập. 2.1. Trường công: Năm 1492, Quốc Tử Giám được cho sang sửa và tu bổ. Năm 1483, Lê Thánh Tông mở rộng Quốc Tử Giám, phía sau Văn Miếu là nhà Thái học, xây dựng thành một trường rộng lớn bao gồm giảng đường lớn là Minh Luân đường, hai giảng đường Đông, Tây và bí thư khố dùng để trữ sách. Ngòai ra còn có các nhà ở nội trú cho 300 xá sinh ăn học trong trường. Phía ngoài cùng có hai dãy nhà bia để ghi tên các nhà tân khoa tiến sĩ. Hình 1.1. Hai dãy bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội)
  • 8. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 6 Chức quan trông coi Quốc Tử Giám: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học) phụ trách chung và khiêm chủ tế, Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó) đặc trách việc giảng dạy và học tập. Thầy dạy trong Quốc tử giám gồm các giáo thụ, giúp việc có các trực giảng và trợ giáo. Ngòai ra còn có bác sĩ, đi sâu vào việc sưu tầm, nghiên cứu giải thích các kinh sách, tư liệu. Các học quan này được tuyển chọn không qua bằng cấp mà dựa vào năng lực, tuổi phải từu 35 trở lên. Học sinh Quốc Tử Giám: – Các hoàng tử con vua – Con quan lại đã thi đỗ Hương Cống – Con em nhân dân đã thi đỗ Hương Cống – Quân dân đã thi đỗ Hương Cống Ngoài Quốc Tử Giám, ở mỗi lộ và phủ đều có một trường công do một học quan huấn đạo, trông nom việc giảng dạy, khảo hạch để tuyển chọn học sinh vào danh sách thi Hương. Việc lựa chọn những người đảm nhiệm việc giảng dạy học trò ở các trường địa phương cũng được chú ý, đặt tiêu chuẩn và tổ chức thi để lựa chọn. Những học sinh ở các trường địa phương đa phần đã từng thi sát hạch cấp nhà nước nhưng không đủ điều kiện vào học ở Quốc Tử Giám. 2.2. Trường tư Trường tư là những ngôi trường nhỏ, đông học sinh, với cơ sở tốt, đầy đủ tài liệu sách vở, do người có danh tiếng mở ra.Thầy dạy ở trường tư rất đa dạng: – Người có tài học, đã đỗ đạt nhưng không ra làm quan – Người chưa đỗ tiến sĩ, vừa mở trường dạy học, vừa tranh thủ học để đi thi tiếp – Người đã đỗ đạt làm quan nhưng bị cách chức nên về làng mở trường dạy học – Đỗ đạt làm quan nhưng chán chốn quan trường nên bỏ về quê dạy học Hình 1.2. Lớp học tư ở một làng quê
  • 9. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 7 Ngoài ra còn có các lớp tư gia, là các lớp nhỏ, do cá nhân tự mở, mời thầy về dạy. Những thầy dạy ở đây thường là các nho sĩ không có điều kiện học cao lên nữa, không đỗ làm quan. Học trò học ở trường tư thường là những con em ở xa xôi và con nhà nghèo không có điều kiện lên phủ huyện ăn học hoặc ra kinh đô học tập văn bài có những nhà Nho nổi tiếng trông nom giảng dạy. Tuy là mang danh trường tư nhưng học sinh cũng được học hành dạy dỗ đầy đủ các chương trình từ thấp lên cao để có đủ trình độ và điều kiện để đi thi. Có rất nhiều người đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ) chỉ học ở các trường làng. Giữa hai hệ thống trường công và trường tư không có gì khác nhau ngoài việc các thầy giáo trường tư thì sống bằng tiền đóng góp của học trò còn các thầy giáo trường công thì hưởng lương bổng của triều đình. Chương trình học cùng cách thức học tập cũng giống nhau. Đến ngày đi thi các thí sinh không có sự phân biệt giữa trường công, trường tư, tất cả đều phải thi chung một trường với cùng một đề thi như nhau. 3. Phân loại học sinh: Những người nhập học Quốc Tử Giám được chia thành hai loại là: một loại gọi là giám sinh gồm có con các quan viên và đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương; một loại gọi là học sinh gồm quân và dân đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương. Ở Quốc Tử Giám: Trừ hoàng tử có chế độ học tập riêng, còn các giám sinh hay còn gọi là Xá sinh, phải qua thi cử, sát hạch, mới được tuyển chọn vào học, dựa vào kết quả các kì thi mà phân chia thành 3 loại xá sinh: – Thượng xá sinh : đỗ tam trường, được cấp 10 quan tiền một tháng – Trung xá sinh : đỗ nhị trường, được cấp 9 quan tiền một tháng – Hạ xá sinh : đỗ một trường, được cấp 8 quan tiền 1 tháng Con em quân, dân học giỏi được tuyển vào học ở Quốc Tử giám không học chung ở Minh Luân đường mà nghe giảng riêng ở Tăng Quảng đường. Các Tăng Quảng sinh không được cấp học bổng và phải ở ngoại trú. Ngoài ra còn có ưu đãi cho các con quan lại hỏng thi, không có khả năng học ở Thái học Viện là được đến đọc sách ở các quán, cục như Sùng lâm quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục. Ai không thích học văn, có thể học võ nghệ ở Vệ Kim Ngô. Trường công ở địa phương và trường tư tuy chương trình học cũng như ở Quốc Tử Giám nhưng lại không phân loại học sinh. 4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ Thời gian học tập ở Quốc Tử Giám và các trường công ở địa phương nói chung là 3 năm.
  • 10. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 8 Hàng ngày, vào lúc sáng sớm, học sinh phải đến nhà thầy giáo nộp bài, sau đó mới về ăn cơm sáng. Thời gian học ở trường là 6 tiếng mỗi ngày. Học sinh phải học liên tục cả 7 ngày trong tuần. Hàng năm có 3 kì nghỉ dài ngày là Tết Đoan Ngọ (nghỉ hơn 1 tháng), Tết Cơm Mới ( tháng 10, nghỉ 1 tháng ), Tết Nguyên Đán (nghỉ 2 tháng). Vào đầu năm học thường có “Lễ nhập môn”. Ngoài tiền ra lễ, cha mẹ học sinh còn trả tiền học phí cho Thầy 2 lần, tổng cộng khoảng 4 quan tiền. 5. Nội dung giáo dục 5.1. Hệ tư tưởng chi phối: Dưới thời Lê sơ, các vua quan tâm và phát triển bộ máy nhà nước theo kiểu quân chủ tập trung (quyền hạn tập trung vào tay vua) mang tính quan liêu chuyên chế. Nho giáo chính là hệ tư tưởng phù hợp nhất với kiểu nhà nước này, vì thế mà dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và được chọn làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. Năm 1435, Lê Thái Tông cho làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam. Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học. Năm 1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội. 5.2. Nội dung giảng dạy: Nội dung khái quát chung: – Những kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội – Những kiến thức về lịch sử, văn hóa, thơ ca – Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho giáo – Cách sống, đạo trị nước, an dân. Việc học chữ Nho chia thành hai bậc: – Bậc tiểu học : Trẻ em bắt đầu học các sách do ta soạn như: Nhất Thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, rồi đến Sơ học vấn tân , Ấu học ngũ ngôn thi. Sau đó học các sách do người trung Quốc soạn như Tam tự kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn…
  • 11. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 9 – Chữ Hán là chữ tượng hình học rất khó. Bởi vậy, trẻ em phải học viết rất công phu, không chỉ ở bậc tiểu học mà còn kéo dài nhiều năm sau, đủ các kiểu “chân, thảo, lệ, triện”. Ở bậc đại học : Cách học có phát huy tính chủ động của người học hơn, học sinh không phải đi học thường xuyên hàng ngày nữa mà định lệ mỗi tuần vài ba buổi. Đến lớp, thầy sẽ giảng sách Ngũ kinh, Tứ thư. Ở nhà, học sinh phải “Nấu sử sôi kinh” sao cho thuộc như cháo. Lại phải đọc nhiều sách giải nghĩa, ghi nhớ các điển cố, có khi dài gấp mấy lần nguyên bản. Lại phải học phép làm câu đối, thơ phú, kinh nghĩa, văn sách sao cho đúng phép, đúng luật. Việc tự học công phu như vậy kéo dài hàng chục năm mới đủ sức thi Hương. Có thể nói, ở giai đoạn này người ta tự học là chính. 5.3. Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử: 5.3.1. Tứ thư: Là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm: – Đại Học: là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia; gồm 2 phần, phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử, phần sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên; dạy người ta cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi đức dĩ chính" của nho gia. – Trung Dung: do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ; dẫn những lời của Khổng Tử nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử; sách chia làm hai phần, phần 1 từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phần 2 từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung. – Luận Ngữ: sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời; sách gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau; sách dạy con người ta đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo. – Mạnh Tử: là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông; ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết
  • 12. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 10 khác; Sách gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học; phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo. – Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu o Kinh thi: sách sưu tầm những bài dân ca, ca dao và những bài hát trong cung đình Trung Quốc và các nước chư hầu o Kinh thư: là những lời khuyên răn dạy bảo của các vua đời trước o Kinh dịch: sách về tướng số và bói toán o Kinh lễ: sách chép lại những lễ nghi trong gia đình và triều đình o Kinh xuân thu: là bộ sử nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử 5.3.2. Ngũ Kinh: – Là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm 5 quyển: – Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. – Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. – Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. – Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương,bát quái…Dựa vào sách để xem tướng số hay bói tóan. – Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất. Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.
  • 13. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 11 5.3.3. Một số tài liệu khác: Ngoài Tứ Thư và Ngũ Kinh là hai tài liệu chính thì còn có: – Ngọc đường văn phạm: chưa khảo cứu được tác giả – Văn hiến thông khảo: là tác phẩm mở rộng và phát triển bộ sử Thông điển của Đỗ Hựu thời nhà Đường; do Mã Đoan Lâm biên soạn; gồm có 24 môn với 348 quyển; so với Thông điển chỉ có 19 môn, Văn hiến thông khảo nhiều hơn 5 môn và khái quát thời gian lịch sử cho tới triều đại Nam Tống. – Văn tuyển: Còn gọi là Chiêu minh văn tuyển; gồm 602 quyển do Chiêu Thống, Chiêu minh Thái tử nhà Lương biên soạn. – Cương mục: Là tên gọi tắt của bộ sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục"; được viết theo thể "cương mục" của Chu Hi thời Tống, chia ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể hơn); Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên); là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa tiếp thu được nhiều thành tựu của các sử gia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng có giá trị về sử học. – Bắc sử (Sử Trung Quốc): là một quyển sách trong Nhị thập tứ sử do Lý Đại Sư viết từ năm 386 tới 618, sau đó Lý Diên Thọ, một nhà văn kiêm sử gia thời nhà nhà Đường, và là con trai của Lý Đại Sư, tiếp tục viết sách này từ năm 643 tới năm 659; sách có 100 quyển bao gồm Bản kỷ 12 quyển, Liệt truyện 88 quyển, viết về lịch sử những quốc gia Bắc triều vào thời Nam Bắc triều. Ngoài ra, chương trình học để đi thi còn phải kể đến những sử sách và thơ văn gọi là ngoại thư như bộ Cổ văn gồm các văn phẩm của các văn thân thi sĩ Trung Hoa từ Tiên Tần, Chư Tử đến đời Tống; bộ Đường thi và mấy cuốn Thi văn đời đường. Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng Nội dung giáo dục có nhiều mặt tích cực như đề cao giáo dục đạo đức, phẩm chất cho người học, hình thành ở người học ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Tuy nhiên lại chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nội dung giáo dục chưa gắn liền với sự phát triển của xã hội. 6. Phương pháp đào tạo Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng
  • 14. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 12 (Nghĩa là lặp lại những gì thầy đọc, học và đọc lại thuộc lòng dù không hiểu được ý nghĩa của những câu đó). Phương thức đào tạo gồm các hình thức giảng sách, làm văn và bình văn. Trong những buổi giảng bài và bình văn, ngoài các giám sinh chính thức, còn có các nho sinh từ các nơi khác đến dự thính. Phương pháp dạy và học thời đó đều bắt buộc học trò phải học thuộc lòng. Hình thức học tập ở các trường công cấp đạo, phủ, huyện trong nước cũng theo khuôn phép của Quốc Tử Giám, tức là cũng có 3 phần giảng sách, làm văn và bình văn cụ thể như sau: – Giảng sách: Mỗi tháng các học quan định những kỳ giảng sách nhất định. Theo lệ định này các học trò từ các trường tư cùng với học trò các trường khác đến đông đủ để nghe các vị học quan giảng sách kinh truyện. – Làm văn: Mỗi tháng định những kỳ tập làm văn. Vào ngày hôm ấy, thầy giáo ra đầu bài cho học sinh làm. Có 2 lối tập làm văn, làm văn tại trường là thầy giáo ra đầu bài buộc học sinh làm ngay tại trường và nộp bài ngay trong ngày hôm đó, còn lối văn tập làm tại nhà tức là học sinh mang đầu bài về nhà làm và đúng kỳ hạn đem nộp bài. – Bình văn: Học sinh nộp quyển cho thầy giáo, khi đã chấm xong định ngày họp hội học sinh trở lại để phê bình. Những đoạn văn hay, những bài đặc sắc sẽ được đọc lên cho học sinh nghe, thỉnh thoảng thầy giáo còn đặt ra những giải thưởng cho cuộc bình văn thêm sôi nổi, hứng thú. Thông thường, những buổi bình văn sẽ được định vào ngày cuối tháng. Học sinh nào tốt giọng sẽ được cử ra để đọc những đoạn văn hay hoặc những bài xuất sắc. Ở Quốc Tử Giám, thỉnh thoảng nhà vua cũng ngự ra nghe giảng sách, các quan thông hiểu kinh điển Nho giáo sẽ phụ trách việc giảng sách và kinh truyện cho vua nghe.
  • 15. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 13 II. Chế độ khoa cử 1. Quan niệm về thi cử – Coi thi cử và tiến cử là hai biện pháp quan trọng nhất để để phát hiện nhân tài cho đất nước. – Vua Lê Thái Tông năm 1434 “muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là hàng đầu”. – Để lựa chọn được hiền tài thì yêu cầu cơ bản nhất của việc thi cử là phải nghiêm túc, công minh, ngăn chặn được kẻ gian. 2. Các loại hình thi cử Có 3 loại hình thi cử: – Thi văn: tuyển chọn quan cai trị và giáo dục, truyền bá tư tưởng của chế độ cai trị đến nhân dân. – Thi võ: tuyển chọn tướng lĩnh phục vụ cho quân độ, bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm. – Thi lại viên: tuyển chọn lại điển các loại để giúp việc cho các quan. Riêng thi văn được chia thành 3 loại: Thi Hương. Thi Hội, Thi Đình. 2.1. Thi hương: Kì thi do các địa phương tồ chức. Trước khi thi Hương, các thí sinh phải trải qua kì thi khảo hạch, đậu khảo hạch được gọi là cống sĩ và mới được thi hương. Thí sinh dự thi Hương phải trải qua bốn trường và đậu kỳ trước mới được thi kỳ sau: – Kì thứ nhất thi kinh nghĩa: giải thích những câu trong kinh truyện (tứ thư và ngũ kinh). – Kì thứ hai thi thơ, phú, đòi hỏi thí sinh phải nắm rõ niêm luật và các thể thơ, phú. – Kì thứ ba thi chế, chiếu, biểu. – Kì thứ tư thi một bài văn sách. 2.2. Thi hội: Do bộ Lễ của triều đình tổ chức. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự thi kỳ thi Hội. Theo quy định thi Hội cũng trải qua bốn kì như thi Hương: – Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa; – Kỳ II: chiếu, chế, biểu; – Kỳ III: thơ phú; – Kỳ IV: văn sách.
  • 16. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 14 Kết thúc thi Hội chưa có học vị mà phải chờ thi Đình mới quyết định. Người đỗ đầu thi Hội gọi là Hội Nguyên. 2.3. Thi đình: Là một khóa thi cử cao cấp nhất, để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hội thì mới được dự thi kỳ thi Đình. Được tổ chức trong sân điện của nhà vua. Đề thi thường do nhà vua ra và hỏi về việc dùng người, những biện pháp làm ích nước, lợi dân. Danh hiệu sau thi Đình:  Đệ nhất giáp tiến sĩ: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.  Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.  Đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân. Hình 2.3. Hình ảnh các sĩ tử đi thi 3. Quy định thi cử 3.1. Hạnh kiểm người đi thi: Các triều Lê sơ rất coi trọng việc tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài ra làm quan. Muốn được dự thi phải có hạnh kiểm tốt. Năm 1462, Lê Thánh Tông đặt ra lệnh “Bảo kết hương thí” và “Cung khai tam đại”. Quy định yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự các kì thi phải có sự đảm bảo và cam kết của các quan lại địa phương về tư cách thí sinh. Đồng thời mỗi thí sinh phải có bản khai lý lịch ba đời. Nếu là con cháu của những người mang tiếng xấu (bất hiếu, bất mục, lọan luân, điêu toa…) hay con cái những người làm nghề hát xướng thì không được đi thi. Con em những người nghịch đãng, ngụy quan đều bị loại.
  • 17. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 15 3.2. Quy trường: Quy định khi vào trường thi:  Thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi.  Không được tẩy xoá lung tung trong bài làm.  Ngoài ra phải tránh phạm những lỗi sau: trọng húy, khinh húy, khiếm trang, khiếm đài… Những ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Hình 3.2. Hình ảnh trường thi thời phong kiến. 3.3. Hội đồng thi: Hội đồng coi thi và chấm thi bao gồm các quan lại:  Đề điệu : chánh chủ khảo  Giám thị : Phó chủ khảo  Thu quyển : thu nhận quyển thi của thí sinh  Di phong : làm nhiệm vụ “ rọc phách”  Đằng lục : chép lại từng bài văn của thí sinh sang một quyển khác để giám khảo chấm  Đối độc : đọc lại bài đăng lục, đối chiếu với bài làm của thí sinh cho chính xác Hình 3.3. Hội đồng coi thi nghiêm khắc
  • 18. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 16 4. Ân điển Treo Bảng Vàng Lễ Xướng Danh Lễ ban áo mũ Dựng bia Tiến Sĩ Các tân khoa dự yến tiệc Hình 4.1. Lễ ban áo mũ, vinh quy bái tổ Hình 4.2. Những người đỗ đạt được dự yến tiệc do vua ban Ngoài ra, vua cho các học trò thi đỗ trong khảo thí, có đạo đức tốt được giảm một nữa số thuế và tha lao dịch. Đối với các quan lại cấp thấp ở nha môn, theo định kì 3 năm, 6 năm, 9 năm, nếu ai đỗ 3 đợi khảo xét thì được thăng chức.
  • 19. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 17 III. Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ 1. Thành tựu: Thời Lê sơ được xem là giai đoạn mà nền giáo dục khoa cử đã hòan thiện về nội dung lẫn hình thức. Là đánh dấu sự kết thúc của quá trình tiếp thu các khuynh hướng giáo dục bên ngoài sau khi đã vượt ra khỏi cái bóng của Nho, Phật, Lão để dựng nên một cột mốc mới trong lĩnh vực tri thức. Hệ thống trường lớp được mở rộng, tương đối đa dạng, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập. Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Quy chế học hành thi cử được thắt chặt, chất lượng từ đó được nâng cao, nhân tài được quan tâm bồi dưỡng, có điều kiện được phát triển. Việc công khai các quy định, thể lệ trong việc tổ chức thi cử và tuyển bổ quan lại tạo điều kiện cho giới nho sĩ cả nước không phân biệt giàu nghèo đều được quyền tham gia ứng thí. Người học ở trường công hay trường tư, ở Trung ương hay địa phương đều bình đẳng, có cơ hội đem hết tài trí của mình ra để thi thố. Từ đó tạo ra môi trường công bằng, khách quan để mọi người phấn đấu. Con em tầng lớp bình dân lương thiện nếu có chí, có tài đều có hy vọng lập được công danh sự nghiệp mà trước đó chỉ có thể dành riêng cho tầng lớp quí tộc. Tổ chức thi cử nghiêm túc, hạn chế được gian lận. Quy chế tuyển chọn ở địa phương chặt chẽ hơn, góp phần ổn định trật tự xã hội, vì nhờ đó mà loại bỏ đi những thành phần yếu kém, chắc lọc được những nhân tài thực sự. Vua trực tiếp ngự điện, tự tay ra đề thi văn sách cho các sĩ tử, thường hỏi về “đạo trị nước”, “cách sử dụng nho sĩ”. Đề thi ra thiết thực, gắn liền với thực tiễn dựng nước, trị dân. Các sĩ tử thì được tự do nêu lên những tư tưởng, bộc bạch và trình bày thoải mái những vấn đề lớn của đất nước. Nhà vua từ đó mà trau dồi, lĩnh ngộ được nhiều gợi ý hay cho việc trị quốc, bình thiên hạ. Có thể nói rằng, nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ đã được định hình và phát triển rực rỡ từ năm 1442 đến năm 1526. Trong thời gian đó, tổ chức được 26 kỳ thi, tuyển được 998 tiến sĩ. Đó là những con người tài giỏi và một số trong những tiến sĩ này là những nhân tài kiệt xuất (Nguyễn Trực, Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận), góp phần làm rạng rỡ lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chính họ là những người trao truyền, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông để lại và biến chúng trở thành bất tử. Những tiến sĩ ấy là sản phẩm của một thời thịnh trị và phát triển đến đỉnh cao của nền văn hóa, giáo dục dân tộc. Mục tiêu giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.
  • 20. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 18 Quan tâm đến rèn luyện thái độ và kỹ năng của người học. Thông qua việc dạy học trong sách vở, trao truyền giữa các thế hệ, học ở đời kết hợp với học qua thầy, qua bạn mà nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ đã hướng con người đến chữ Nhân, đưa con người về chữ Hiếu, dẫn con người tới chữ Trung và khuyên răn con người sống có chữ Nghĩa. Đó là những giá trị tinh thần vô giá và bất biến. Nền giáo dục thời Lê sơ coi trọng việc giáo dục đạo đức con người, rèn luyện con người cách sống hướng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong sạch dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Tinh thần nhân văn và nhân đạo trong nền giáo dục đó đã tạo nên lòng tin vào một cuộc sống tươi đẹp hơn, góp phần điều chỉnh hành vi con người, cung cấp những chuẩn mực để họ có khả năng nhận thức chân lý. 2. Hạn chế: Quá coi trọng việc làm quan, làm chính sự, coi đó là thước đo thành công của người đi học và kết quả đào tạo của nhà trường. Từ đó tạo điều kiện cho tâm lí chuộng bằng cấp, địa vị xã hội, là những mặt trái của giáo dục – khoa cử, có cơ hội phát triển. Chế độ học hành khoa cử thời kì này là coi mục đích của việc học cốt để đi thi, chứ không phải học do nhu cầu muốn được trang bị tri thức, nên tinh thần giáo dục bao trùm là cử tử, nghĩa là ra sức học theo đúng phép tắc, đúng quy phạm, cốt sao thi đỗ, tạo nên tình trạng học hành thụ động, máy móc, thủ tiêu sáng tạo cá nhân. Nội dung dạy đi xa thực tế, không có khả năng áp dụng, học để biết chứ không học để làm. Mặc dù lý tưởng của người nho sinh là phải trở thành bậc chính nhân quân tử, và biểu hiện cao nhất của lý tưởng này là hành đạo cứu đời, kinh bang tế thế. Tuy nhiên, cái tri thức do học được với cái yêu cầu của thực tế là khoảng cách một trời một vực. Thành ra, việc tự tu dưỡng, mở mang học vấn, tri thức là một việc làm suốt đời. Số người này bao giờ cũng ít ỏi. Còn lại đa phần là những người ở mức trung bình, đi ra cuộc đời quá lắm chỉ biết làm nghề dạy học, hoặc bốc thuốc, hoặc bói toán để mưu sinh (trên cơ sở của các tri thức nho, y, lý, số đã được trau dồi), chứ không áp dụng vào việc sản xuất, phát minh để làm lợi cho đời sống. Cái sở học của họ tuy cũng thu hoạch khá nhiều kiến thức, song cái học đó cốt để biết, chứ không đem ra thực hành được, tức là không để làm. Đề cao giáo dục đạo đức, lễ nghĩa nhưng ứng dụng một cách máy móc, không linh động. Nội dung dạy học thiên về giáo dục tri thức đạo đức, mà chưa chú trọng nhiều đến các tri thức khoa học khác cũng như thực tiễn của đất nước. Ngoài ra nội dung còn phụ thuộc quá nhiều vào kinh điển Nho giáo và Bắc sử. Tài liệu học tập dường như không đề cập đến chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), nhằm phát triển tư duy dân tộc.
  • 21. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 19 Lối học nhồi nhét, rập khuôn, trọng từ chương, cách truyền đạt cổ hủ, thiếu tính sáng tạo dẫn đến không phát huy được tính năng động và chủ động của học sinh. Phương pháp học duy chỉ có cách học thuộc lòng, cách học này trước hết là học thuộc chữ, sau đó giải thích những chữ đó (rộng ra là văn bản) cũng phải theo cách người trước đã giải thích, tức là lấy Trung Hoa làm mẫu mực, không có cách giải thích khác theo cách hiểu cá nhân, nếu ai cố tình giải thích theo cách hiểu của mình sẽ bị đánh trượt trong các kỳ thi chính thức. Nó không chấp nhận sáng tạo. Chính vì vậy, trong lịch sử thi cử, có một số cá nhân vượt trội trong khi đi thi, do không chịu khuôn theo những điển mẫu có sẵn trong sách, cứ muốn trồi ra những ý tưởng xuất sắc của mình, nên đã bị đánh trượt. Nền giáo dục này đã vô tình đào tạo ra những con người thụ động, chỉ biết nghe theo, làm theo, những người giỏi bắt chước. Trường quy quá nghiêm ngặt, gây áp lực và tạo tâm lí không tốt cho học sinh, đã phần nào hạn chế khả năng của học sinh. Đối tượng được đi học, được tiếp cận hệ thống giáo dục chính thống của nhà nước còn hạn chế. Chỉ tập trung phát triển hệ thống giáo dục – khoa cử chủ yếu ở đô thị, hướng vào đào tạo con quan, con nhà khá giả là chủ yếu. Nền giáo dục thời Lê sơ luôn có sự phân biệt đẳng cấp, dễ tạo nên sự bất mãn. Vì quan điểm cực đoan, thiếu tinh thần khoan dung trong việc lựa chọn người học, người thi mà đã làm mất đi một lực lượng nhân tài đáng kể. 3. Rút ra bài học kinh nghiệm : Luôn để cao vai trò của giáo dục trong nhận thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức. Luôn thay đổi và sáng tạo trong cách dạy sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học. Đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người thực tài. Tuy nhiên, hạn chế những quy định quá khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học cũng như thi cử để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện. Khi nghiên cứu và đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể. Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với tình hình thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích. Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.
  • 22. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 20 Có những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích học tập. Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
  • 23. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 21 KẾT LUẬN Thời đại Lê sơ được xem là đỉnh cao của sự phát triển trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Là thời đại lâu nhất, các vua nhà Lê đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội. Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Gắn liền với việc đổi mới, xây dựng thể chế chính trị, họ đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Với việc xác định được vai trò quan trọng của hiền tài đối với vận mệnh quốc gia, các vị vua thời Lê sơ đã có những chính sách đúng đắn để tuyển dụng và đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho đất nước. Hệ thống trường học mở rộng, chế độ học tập và thi cử được cải cách, nghiêm ngặc và hoàn chỉnh hơn. Nhờ đó, đội ngũ quan chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của phát triển đất nước. Tuy vẫn còn nhiều chỗ cần khắc phục nhưng phải khẳng định rằng những tư tưởng trọng hiền tài thời Lê Sơ cũng vẫn là những viên ngọc sáng, chắc hẳn sẽ tồn tại mãi với thời gian và góp phần tích cực vào trong quá trình xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo của nước nhà trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, tiến đến thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu.
  • 24. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội 2. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn hóa Thông tin 3. Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên), Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945, NXB Giáo dục, 1996. 4. Nguyễn Tiến Cường, Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, NXB Giáo dục, 1998. 5. Đại Việt sử kí tòan thư ( 2004), tập 2, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Thịnh (2010), Khoa cử và văn chương khoa cử Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7, Nxb Giáo Dục 8. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 306, tháng 12, 2009
  • 25. Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) 23 Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB chấm thi Chữ kí xác nhận của Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2 CB nhận bài thi