SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
2.2. Sự biến đổi ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi

mới ở Việt Nam hiện nay

     2.2.1 Thực trạng

     Về đạo đức

      Sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con

người Việt Nam được thể hiện khá rõ nét ở lĩnh vực đạo đức. Chính vì có nhiều điểm

tương đồng nên ngay từ khi được truyền bá vào Việt Nam đã được người Việt tiếp nhận

một cách tự nhiên dễ dàng. Đó là sự sẵn sàng hy sinh cho đạo lý, hướng tới sự hòa hợp

toàn vũ trụ. Mọi người tìm thấy hạnh phúc khi được khai sáng cái tâm bằng các hoạt

động phụng sự xã hội, phụng sự dân tộc và mọi người. Đạo đức Phật giáo có ảnh hưởng

sâu đậm đến đạo đức của nhân dân Việt Nam và đã thích nghi với mọi biến đổi của xã

hội để đứng vững trong lòng người dân.

     Phật giáo với triết lý nhân sinh sâu sắc có ảnh hưởng và góp phần đắc lực trong

việc tạo nên nhân cách con người Việt Nam, hình thành và phát triển nhân sinh quan, đạo

đức trong nhân dân ta. Triết lý ấy còn giáo dục con người phấn đấu tu dưỡng để hoàn

thiện mình, làm lành, lánh ác; thấy được cuộc sống của mình do chính mình làm chủ, vì

vậy không chờ đợi ở một thế lực nào khác mà bản thân phải gắng sức luyện rèn để trở

thành người tốt, có ích cho xã hội. Nó còn giáo dục con người sống biết hy sinh lợi ích,

yêu thương mọi người, thương người như thể thương thân. Với quan niệm Phật tại tâm,

nên tu Phật là tu dưỡng đạo đức trong lòng của mỗi cá nhân. Vì vậy, đạo đức Phật giáo dễ

đi vào lòng người.

     Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường thì ảnh hưởng nhân sinh quan Phật

giáo đến đạo đức đã có sự biến đổi. Trong cơ chế mới, con người cầu mong một cuộc

sống tốt đẹp, đầy đủ thì phải cầu may trong cuộc cạnh tranh để trở thành người chiến

thắng, đây là nguyên nhân làm cho nhiều người tìm đến Phật giáo. Người lên chùa dâng

hương thờ Phật, Thần với nhu cầu tâm linh của con người trong cơ chế thị trường, họ cầu

xin Phật, Thần phù hộ độ trì để có được cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thậm chí họ cầu xin

Đức Phật cả những điều ngược trái với giáo lý tinh thần của Phật giáo, ví như: được trúng
quả đậm, buôn bán hàng lậu được trót lọt, hoặc mua được rẻ, bán lại đắt... Trong cơ chế

kinh tế mới này, nhu cầu tâm linh của các tín đồ lại càng phong phú hơn bao giờ hết, nhà


chùa cũng đã đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của các tín đồ. Nhiệm vụ của các tăng

ni là thỏa mãn nhu cầu tâm linh của các tín đồ ngày càng nhiều lên, thù lao cho những

hoạt động ấy cũng khác trước rất nhiều. Nhà chùa còn làm nhiều việc mà trước
đây

không phải là công việc của họ, ví dụ như: viết sớ, bói toán, xem thẻ, sóc thẻ... Sát sinh

cũng được hiểu khác trước. ăn thịt hay cỏ tùy nghi. Có thể nói, hình thức phục vụ tâm

linh của nhà chùa đã tỏ rõ vai trò đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các tín đồ

Phật giáo.

     Nếu như trước đây, người lên chùa chủ yếu là người già với tấm lòng thành kính

Phật, tự giác "trẻ vui nhà, già vui chùa", thì ngày nay người lên chùa gồm rất nhiều các

thành phần khác nhau, người già, người trẻ, công chức, nhà buôn... với những nhu cầu

khác nhau. Ngoài các tín đồ Phật tử theo đuổi ý tưởng tôn giáo, còn rất nhiều người đến

chùa không phải là Phật tử. Tuy vậy, lực lượng này vẫn thường xuyên đi chùa. Việc cung

tiến tiền cho nhà chùa cũng nhiều hơn trước đây, còn về phía nhà chùa cũng đặt thêm

nhiều hòm công đức, từ thiện... tất cả điều đó cũng đã nói lên biểu hiện sự tác động của

cơ chế thị trường tới hành vi đạo đức của tăng ni và tín đồ, qua đó một lần nữa lại khẳng

định ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức của con người Việt Nam có biểu

hiện khác thời kỳ khi kinh tế đất nước còn trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Tuy

vậy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo vẫn có

ý nghĩa tích cực (thương yêu con người, cứu vớt con người thoát khổ...). Còn trong cơ

chế kinh tế mới này, ảnh hưởng đạo đức Phật giáo vẫn góp phần để làm lành mạnh con

người trong kinh doanh theo luật nhân quả, làm hạn chế tác động mặt trái của cơ chế kinh

tế ấy, hạn chế, ngăn chặn sự suy thoái đạo đức trong xã hội, hướng thiện cho con người,

nếu chúng ta biết khai thác những giá trị nhân văn trong nhân sinh quan Phật giáo.

     Về lối sống
"Lối sống là phương thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội)

trong một xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống như: hoạt

động lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt

động sinh hoạt hàng ngày" [44. tr. 56].

     Nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nếp nghĩ nếp sống không

chỉ đối với giới tăng ni, phật tử mà còn cả trong đông đảo quần chúng nhân dân.

     Niềm tin vào luật nhân quả khiến cho các tín đồ phật tử tin vào tứ diệu đế một

cách tự nguyện, cho rằng cuộc đời con người là bể khổ trầm luân. Vì vậy, họ vào chùa tu

hành, sinh sống để xa lánh cuộc sống trần tục nơi thế gian đầy dục vọng và cám dỗ. ở đây

các tăng ni còn thực hiện việc tu luyện theo bát chính đạo, ăn chay niệm Phật mong thoát

khỏi vòng sinh tử luân hồi, cầu được cái chết siêu thoát và được lên cõi Niết bàn. Ngôi

chùa với không gian thiêng liêng trở thành chỗ dựa cho cuộc sống của biết bao tín đồ

Phật giáo, còn với đông đảo người dân Việt Nam tuy không xuất gia tu hành nhưng trong

đời sống tâm linh của họ vẫn có chỗ cho việc đi chùa lễ Phật. Việc làm này chi phối họ

trong cuộc sống và cả khi về thế giới bên kia. Sống ở trần gian được lên chùa lễ Phật vào

những buổi chiều xua đi những nỗi khổ ở đời, vì thế hoạt động này đã trở thành nếp sống

quen thuộc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người. Lẽ sống của
con

người Việt Nam còn là việc lễ Phật cầu an, thờ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một.

Những ngày này không chỉ còn riêng của sinh hoạt Phật giáo mà đã trở thành đại lễ của

đông đảo quần chúng nhân dân.

     ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam còn được

biểu hiện qua các phong tục tập quán trong các đám tang: có nhà sư mặc áo cà sa, là sự

thể hiện pháp lực của nhà Phật xua đuổi tà ma, có các vãi đi cầu kinh để dẫn vong hồn về

nơi yên nghỉ. Rồi sau đó là lễ cúng cầu siêu... nhà chùa vẫn là điểm tựa cho linh hồn người

chết được siêu thoát.

     Ngày nay, khi đất nước đã có sự đổi mới, nền kinh tế thị trường đang được xác

lập thì quan niệm về lối sống cũng có biến đổi nhiều. Lối sống của nhà sư cũng thực
----------------------- Page 67-----------------------


dụng. Mặc dù vậy, ngôi chùa vẫn là nơi ẩn chứa sự thiêng liêng của niềm tin nhân quả, là

nơi con người có thể tìm thấy con đường cứu khổ, cứu nạn, đem lại sự an nhàn tĩnh lặng

cho những con người có cuộc sống rủi ro, cho những số phận ngang trái như thiên tai,

hậu quả của chiến tranh... mà không tìm được lối ra trong cuộc sống.

       Về văn hóa

       Nói đến ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo, đến văn hóa của con người Việt

Nam là vấn đề khá phong phú, ở đây tác giả chỉ xin đề cập đến một khía cạnh sinh hoạt

văn hóa của người dân Việt Nam trong các ngôi chùa.

       Người dân Việt Nam từ bao đời nay đã rất quen thuộc với những ngôi chùa,

những hoạt động lên chùa lễ Phật đã trở thành sinh hoạt tinh thần của văn hóa người Việt

với sự hưởng ứng của đông đảo mọi người trong xã hội. Ngôi chùa là giá trị văn hóa rất

gần gũi thân thương của con người Việt Nam, góp phần tô điểm cho nhiều làng quê Việt

Nam. Hình ảnh ngôi chùa, cây đa, bến nước, sân đình đã không thể tách rời trong ký ức

của mỗi người dân khi xa quê. Hoạt động lên chùa lễ Phật giúp cho con người tìm đến

những phút giây thư thái, hướng tới cái chân, thiện, mỹ, làm vơi đi những nhọc nhằn lo

toan của cuộc sống thường nhật. Chúng ta có thể khẳng định, việc lên chùa lễ Phật là sinh

hoạt văn hóa mang bản sắc dân tộc, qua đó giúp con người hướng tới điều thiện vốn là

nét đẹp của văn hóa truyền thống. Chùa không chỉ là nơi thỏa mãn niềm tin tôn giáo của

con người mà có thể nói đây còn là địa điểm để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của họ. Chùa

được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, hòa mình vào thiên

nhiên, tô đẹp cho thiên nhiên nhưng lại mang dáng vẻ rất trầm mặc và thanh thoát như

một tiên cảnh ẩn hiện dưới những bóng cây mát mẻ, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra sông

hoặc nằm nơi đầu làng.

       Ngày nay chùa vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân,

biểu hiện là đến rằm tháng bảy - ngày hội Vu Lan mọi người dân Việt Nam đều
cầu

nguyện cho người chết được siêu thoát, ngày mồng tám tháng tư lễ hội Phật Đản, lễ hội
Chùa Hương với hát chèo đò gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian... Như vậy, tín ngưỡng

Phật giáo với sinh hoạt văn hóa của con người Việt Nam trở thành những giá trị văn hóa

trong đời sống tinh thần của dân tộc. Lễ hội chùa chứa đựng những nội dung văn hóa

nhất định trong di sản văn hóa của chúng ta. Ngày nay những giá trị ấy vẫn góp phần làm

đẹp cho cuộc sống của con người trong xã hội.

     Song trước sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nhân sinh quan

Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, trong đó có sinh hoạt văn hóa

của người dân tại các ngôi chùa cũng thay đổi rất nhiều. Những nét đẹp trong giá trị văn

hóa đã bị thị trường hóa, từ thiện, từ tâm để tu bổ sửa chữa lại chùa là việc làm hết sức

cần thiết cho những niềm tin nhân quả và bảo tồn một trong những di sản văn hóa dân

tộc, nhưng cũng cần có sự phê phán việc lợi dụng những hành vi trên để trục lợi làm

giảm uy tín của nhà chùa vốn là nơi linh thiêng, thanh tịnh. Do tác động của cơ chế thị

trường đã khiến sinh hoạt văn hóa của các nhà chùa có sự biến đổi, nhiều tín đồ, người

lên chùa đã quá sa đà vào việc lễ bái dẫn đến hiện tượng mê tín, dị đoan gây nhiều lãng

phí về mặt tiền bạc, thời gian. Trên thực tế đã xuất hiện danh nghĩa khôi phục văn hóa

Phật giáo để bày ra lễ hội tốn kém, những hiện tượng mê tín, dị đoan nhờ đó mà phát

triển. Nơi sinh hoạt văn hóa trước đây của nhiều người dân Việt Nam nay đã biến thành

chợ trời của sự cúng bái. Có kẻ mượn danh Phật tiến hành các hành vi mê tín, dị đoan:

bùa ngải, lên đồng, gọi hồn... thực chất là lợi dụng lòng mê muội của người dân, những

người này lên chùa cầu mong Đức Phật che chở, phù hộ cho họ được may mắn có nhiều

tài lộc, quan niệm nhân sinh của người tín đồ cũng có nhiều biến đổi để thích ứng với

thời đại mới. Trong điều kiện mới những ngôi chùa khó giữa được dáng vẻ như xưa. Hiện

nay những danh thắng ấy như một xã hội thu nhỏ có cả nhà ăn, quán trọ, cửa hàng với

không khí sôi động ồn ào, náo nhiệt của thị trường.

     Cuộc sống của con người trong xã hội rất đa dạng, có nhiều uẩn khúc, hiện nay

chưa có một lý thuyết nào có thể giải thích thỏa mãn. Đạo Phật với sinh hoạt văn hóa của
nó vẫn có cơ sở để tồn tại và rõ ràng Phật giáo không phải là con đường cứu khổ duy nhất

cho con người.

     2.2.2. Xu hướng biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo

     Là một trong những hình thái của ý thức xã hội, ý thức tôn giáo trong đó có Phật

giáo chịu sự quy định của kinh tế - xã hội đất nước. Trước thực tế nước ta hiện nay, sự

phát triển kinh tế đang diễn ra một cách mau lẹ, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội trở

nên nhanh chóng… đã làm tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu

hướng "đồng hành với dân tộc", sống "tốt đời, đẹp đạo", "sống phúc âm giữa lòng dân

tộc". Không nằm ngoài quy luật chung đó, ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo cũng

biến đổi theo xu hướng ngày càng thoáng hơn, thực dụng hơn, thực tế hơn. Trước xu thế

toàn cầu hóa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng Phật giáo Việt Nam

từng bước hòa nhập vào các diễn biến của thế giới và đất nước. Phật giáo biến đổi theo sự

biến đổi của cơ sở kinh tế, thích ứng với xã hội đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo hướng con người đến cái thiện, diệt

trừ cái ác, mang tính nhân văn, loại bỏ cái lạc hậu, tiếp nhận và chọn lọc những yếu tố

mới trong đời sống tôn giáo, phát huy những yếu tố truyền thống lành mạnh, vì vậy đã

hấp dẫn lôi kéo nhiều người trong xã hội với tôn chỉ, mục đích cứu khổ cho con người.

Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng các tín đồ và hoạt

động tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có Phật giáo ở Việt Nam. ảnh hưởng của việc chuyển

đổi nền kinh tế từ cơ chế tập quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng
với

những mặt trái của nó đã xô đẩy nhiều người tìm đến với tôn giáo nói chung, Phật giáo

nói riêng. Trong những năm gần đây số lượng người đến chùa ngày càng nhiều gồm đủ

mọi thành phần: Người già, người trẻ, trí thức, nhà buôn, công chức… với những lý do

và mục đích riêng. Song về cơ bản, chúng ta có thể nhận thấy, việc đi chùa của những

người này là nhằm mục đích cầu xin điều gì đó. Bên cạnh đó, cũng có người đi chùa đơn

giản là để lấy lại sự thoải mái, thư giãn trong tâm hồn. Cũng không ít người đi chùa là vì

sùng mộ Phật, nhưng lại rất cảnh giác với việc thương mại hóa chùa chiền, buôn thần,
bán thánh... để kiếm tiền. Qua đây chứng tỏ rằng, sự giác ngộ, trình độ nhận thức, sự hiểu

biết về tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân ta đã được nâng lên.

     Cùng với xã hội loài người, thực tiễn xã hội Việt Nam đang vận động biến đổi

từng ngày, từng giờ kéo theo đó là ý thức xã hội trong đó có ý thức tôn giáo, Phật giáo

cũng biến đổi cho phù hợp. Hiện nay Phật giáo đang có sự điều chỉnh thay đổi về nhiều

mặt, kể cả giới luật … để phù hợp với xu hướng biến đổi của kinh tế - xã hội đất nước.

Theo thời gian, trình độ dân trí, trạng thái tình cảm, quan niệm đạo đức, văn hóa, lối sống

(ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo) của các tín đồ phật tử cũng thay đổi. Nhiều điều

mà trước đây họ thực hiện, thì ngày nay không được chấp nhận cũng là điều dễ hiểu. Các

giới luật cũng được giải thích một cách nhẹ nhàng. Ví dụ như đối với giới đầu tiên trong

giới luật xưa bắt đầu bằng câu cấm sát sinh, thì trong một số tài liệu Phật học ngày nay đã

nêu nội dung giới này như sau: "ý thức được những khổ đau do sát hại gây ra, con xin

theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài"… làm người nghe cảm

thấy dễ chấp nhận hơn. Về giới luật "cấm sát sinh", Phật giáo đã thấy được phần nào hạn

chế của nó là khó thực hiện trong đời sống nên Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm nói:

"Không được tự mình sát sinh còn nếu mua thịt cá về nhà thì không có hại gì" [22, tr. 34].

Hoặc về giới thứ năm "không uống rượu" cũng được giải thích mở rộng như:
"không

dùng các chất ma túy, không tiêu thụ những sản phẩm độc hại như: sách báo, âm nhạc,

phim ảnh... có nội dung không lành mạnh". Những sự thay đổi như vậy đã làm giảm bớt

tính khắt khe của giới luật và nhằm mở rộng ảnh hưởng của nó trong xã hội, để dễ dàng

thu hút đông đảo người đến với đạo Phật hơn.

     Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh, suy, nhưng luôn luôn đi cùng dân

tộc, gắn bó với đất nước. Trong quá trình lịch sử của mình, Phật giáo Việt Nam đã có

nhiều biến đổi thích ứng với phong tục, tập quán, hoàn cảnh xã hội của con người Việt

Nam, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, công cuộc đổi

đã đem lại sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó đáng chú

ý là sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã
góp phần làm nên những thành tựu quan trọng về kinh tế, kéo theo sự chuyển biến tích

cực về chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, mặt trái kinh tế thị trường cũng là nguyên

nhân của nhiều hiện tượng tiêu cực đối với đời sống xã hội. Tồn tại với tính cách là một

những hình thái ý thức xã hội, Phật giáo Việt Nam có sự biến đổi đáng kể để thích ứng

với thực tiễn của đất nước. Nhiều vị chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận

thấy sự cần thiết phải thích ứng với tình hình mới của thời đại. Những hoạt động từ thiện,

từ bi của Phật giáo là những nét đẹp trong xã hội nhất là khi nền kinh tế thị trường với

mặt trái của nó đã đưa một số người đến với chủ nghĩa cá nhân. Điều này được họ quan

tâm chú ý nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật

giáo đối với đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

     Thực tế những năm gần đây cho thấy, không khí sinh hoạt Phật giáo sôi nổi hơn

rất nhiều so với trước. Có hiện tượng này là do Phật giáo thỏa mãn được một số nhu cầu

của con người trong điều kiện hiện nay. Từ việc đào tạo tăng ni trong cả nước, các hoạt

động Phật pháp ngày càng mở rộng về quy mô lẫn tổ chức và nội dung, đẩy mạnh các hoạt

động thu hút tín đồ v.v... Biểu hiện rõ nét của điều đó là việc người dân lên chùa dâng

hương lễ

     Phật ngày một nhiều, tệ cúng bái thờ tự nhiều lúc, nhiều nơi phát triển tràn lan

v.v... Hiện nay ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người

Việt Nam đã có những nét khác trước. Sự biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo và nhân sinh

quan của Phật giáo nói riêng là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Phật giáo, với nhiều

ưu thế trong việc truyền bá ảnh hưởng của mình thông qua hệ thống nhà chùa, các hoạt

động sinh hoạt tín ngưỡng có tính chất rộng rãi v.v... Nhiều ngôi chùa, nhất là những ngôi

chùa lớn ngày càng thu hút nhiều tầng lớp dân cư không chỉ thuần túy là sinh hoạt văn

hóa tinh thần như trước, mà còn nảy sinh nhiều biểu hiện vượt quá khuôn khổ cho phép

của hoạt động tôn giáo. Bên cạnh việc sinh hoạt của Phật giáo góp phần trong việc bảo

tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống cũng như củng cố, tôn tạo những giá trị

đời sống tinh thần, thì sự biến đổi nhân sinh quan Phật giáo cũng làm nảy nhiều vấn đề

phức tạp xung quanh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
ở một số địa phương, chẳng hạn ở Huế, việc xây dựng, tập hợp lực lượng quần

chúng của Phật giáo đã mở rộng sang nhiều hình thức mới. Nhiều tổ chức Phật giáo như
hội

Đoàn thanh niên Phật tử, Gia đình Phật tử v.v... ra đời, tích cực mở rộng ảnh
hưởng.

Những hoạt động này được kết hợp với nhiều hoạt động xã hội đã tạo ưu thế trong việc

thu hút các tín đồ và cạnh tranh ảnh hưởng đối với các tôn giáo khác. Sự phát triển mạnh

của những hoạt động truyền bá trên đây cũng gây nên nhiều hiện tượng phức tạp không

chỉ đối với xã hội mà ngay cả trong nội bộ giáo hội Phật giáo. Đây đó xảy ra mâu thuẫn,

chia rẽ bè phái gây mất đoàn kết nội bộ ảnh hưởng đến trật tự chung, tạo ra kẽ hở cho các

thế lực phản động lợi dụng phục vụ cho âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn

dân, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước.

     Hiện nay, xu hướng biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo nhằm phát

huy ảnh hưởng của đạo Phật, cộng với mặt trái của cơ chế thị trường, nhất là xu hướng

chạy theo đồng tiền, sự phân hóa giàu nghèo, sa sút đạo đức đã tạo điều kiện cho việc nảy

sinh tâm lý tín ngưỡng và cả mê tín dị đoan phát sinh, phát triển mạnh. Điều đó
ảnh

hưởng rất lớn không chỉ đối với sinh hoạt của Phật giáo, mà còn ảnh hưởng tới hoạt động

xã hội và đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình người Việt Nam. Sự biến đổi của ảnh

hưởng nhân sinh quan Phật giáo đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng thế tục hóa của Phật

giáo. Biểu hiện rõ nét của xu hướng này là sự tham gia vào những hoạt động xã hội có

tính chất nhập thế. Chẳng hạn như sự tham gia của nhiều vị giáo chức cũng như các tín

đồ vào các công tác giáo dục, y tế, các hoạt động cứu trợ, từ thiện... đã góp phần cùng xã

hội làm giảm bớt những nỗi khổ, bất hạnh của nhiều người do thiên tai hay những rủi do

đem lại. Chính những hoạt động xã hội mang đậm tính nhân đạo đã góp phần giảm bớt

tính chất thần thánh, làm cho hoạt động của Phật giáo không xa lánh với cuộc sống đời

thường, gần gũi với người dân. Nhiều người tín đồ từ chủ trương xuất thế xa lánh cuộc

sống trần tục chuyển sang nhập thế, quay về với cuộc sống hiện thực ở đời. Xu hướng thế

tục hóa của Phật giáo một mặt thúc đẩy các tín đồ gắn liền, không thoát ly công cuộc đổi
mới của đất nước, mặt khác giúp họ nhận rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của người công

dân đối với đất nước, đối với dân tộc. Bên cạnh các hoạt động tôn giáo, các tín đồ Phật tử

phải chăm lo công việc đời thường, làm theo lẽ đời, theo phương châm đạo pháp - dân

tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính việc hướng tới đời sống thế tục, tận tâm với lợi ích thế tục

lại của người Phật tử thúc đẩy xu hướng thế tục hóa sẽ đem lại nhiều cơ hội cho Phật giáo

mở rộng ảnh hưởng của mình trong quần chúng nhân dân.

     Trước thời kỳ đổi mới, nhà chùa duy trì sự tồn tại và phát triển của mình chủ yếu

bằng việc thu nhập dựa vào việc canh tác trên ruộng đất của nhà chùa, thì trong điều kiện

kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hóa đã làm đời sống kinh

tế của đất nước có bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của các tầng lớp dân cư trong đó

có các phật tử và tín đồ Phật giáo được nâng lên và cải thiện một bước rõ rệt. Trong bối

cảnh kinh tế thị trường, sinh hoạt của nhà chùa, khó giữ được dáng vẻ như xưa. Với việc

mở rộng và phát triển giáo hội, đội ngũ tăng ni, chức sắc và các tín đồ ngày càng đông

v.v... Để có thể duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp

dân cư, hoạt động của nhà chùa buộc phải có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực để thích

ứng với tình hình mới, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Tính chất kinh doanh đã len lỏi vào

trong nhiều hoạt động của nhà chùa. Nhiều chùa sẵn sàng đáp ứng và thực hiện những

yêu cầu của tín đồ như làm lễ giải oan, cầu siêu... cũng là hai bên cùng có lợi: các tín đồ

phật tử thỏa mãn nhu cầu tâm linh, còn về phía nhà chùa cũng tăng thêm thu nhập. Phần

lớn số lượng tiền dùng cho việc tu bổ, sửa chữa chùa là do những tín đồ, những người lên

chùa cung tiến, những người này quan niệm: nếu cung tiến vào chùa nhiều tiền sẽ được

Phật phù hộ cho nhiều tài lộc trong cuộc sống.

More Related Content

What's hot

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Man_Ebook
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Mười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmMười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmlyquochoang
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhMan_Ebook
 
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Man_Ebook
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngMan_Ebook
 
Tư tưởng triết học của albert einstein
Tư tưởng triết học của albert einsteinTư tưởng triết học của albert einstein
Tư tưởng triết học của albert einsteinMan_Ebook
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019hieupham236
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...Man_Ebook
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocquangbk1994
 
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...Man_Ebook
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 

What's hot (20)

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Mười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmMười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệm
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
 
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viênLuận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
 
Tư tưởng triết học của albert einstein
Tư tưởng triết học của albert einsteinTư tưởng triết học của albert einstein
Tư tưởng triết học của albert einstein
 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM_10572012092019
 
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn DuLuận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
 
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAYLuận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hoc
 
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 

Viewers also liked

Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamThao Marky
 
Cerpen menggenggem angin nanda sevty utomo
Cerpen menggenggem angin nanda sevty utomoCerpen menggenggem angin nanda sevty utomo
Cerpen menggenggem angin nanda sevty utomoNanda Utomo
 
Silva et al. 2010a
Silva et al. 2010aSilva et al. 2010a
Silva et al. 2010aLucas Silva
 
อาหารหลัก 5 หมู่
อาหารหลัก  5  หมู่อาหารหลัก  5  หมู่
อาหารหลัก 5 หมู่vaew Seangchareon
 
Cape cod collectables final power point
Cape cod collectables final power pointCape cod collectables final power point
Cape cod collectables final power pointChristine Petrone
 
Powdered form of PRP (platelet rich plasma)
Powdered form of PRP (platelet rich plasma)Powdered form of PRP (platelet rich plasma)
Powdered form of PRP (platelet rich plasma)Tom Hen
 
活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRP
活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRP活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRP
活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRPTom Hen
 
Cms 303 presentation
Cms 303 presentationCms 303 presentation
Cms 303 presentationnovealindsay
 
Presentasi abe-10-11-12
Presentasi abe-10-11-12Presentasi abe-10-11-12
Presentasi abe-10-11-12zulfakar yakub
 
Japanese American Internment
Japanese American InternmentJapanese American Internment
Japanese American InternmentMeowMix808
 
The battle of the coral sea
The battle of the coral seaThe battle of the coral sea
The battle of the coral seameleana808
 
Sam lightnin’ hopkins
Sam lightnin’ hopkinsSam lightnin’ hopkins
Sam lightnin’ hopkinskaelipyles
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 

Viewers also liked (20)

Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet Nam
 
媒體識讀
媒體識讀媒體識讀
媒體識讀
 
Cerpen menggenggem angin nanda sevty utomo
Cerpen menggenggem angin nanda sevty utomoCerpen menggenggem angin nanda sevty utomo
Cerpen menggenggem angin nanda sevty utomo
 
Silva et al. 2010a
Silva et al. 2010aSilva et al. 2010a
Silva et al. 2010a
 
маркетинг проекта Poworot
маркетинг проекта Poworotмаркетинг проекта Poworot
маркетинг проекта Poworot
 
อาหารหลัก 5 หมู่
อาหารหลัก  5  หมู่อาหารหลัก  5  หมู่
อาหารหลัก 5 หมู่
 
Cape cod collectables final power point
Cape cod collectables final power pointCape cod collectables final power point
Cape cod collectables final power point
 
Cape cod collectables bu473
Cape cod collectables   bu473Cape cod collectables   bu473
Cape cod collectables bu473
 
Powdered form of PRP (platelet rich plasma)
Powdered form of PRP (platelet rich plasma)Powdered form of PRP (platelet rich plasma)
Powdered form of PRP (platelet rich plasma)
 
活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRP
活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRP活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRP
活性粉末狀自體富含血小板之血漿PRP
 
Cms 303 presentation
Cms 303 presentationCms 303 presentation
Cms 303 presentation
 
TwitVisor
TwitVisorTwitVisor
TwitVisor
 
Presentasi abe-10-11-12
Presentasi abe-10-11-12Presentasi abe-10-11-12
Presentasi abe-10-11-12
 
Final power point
Final power pointFinal power point
Final power point
 
Japanese American Internment
Japanese American InternmentJapanese American Internment
Japanese American Internment
 
The battle of the coral sea
The battle of the coral seaThe battle of the coral sea
The battle of the coral sea
 
Sam lightnin’ hopkins
Sam lightnin’ hopkinsSam lightnin’ hopkins
Sam lightnin’ hopkins
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Twitter
TwitterTwitter
Twitter
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần landco
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần landcoPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần landco
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần landco
 

Similar to Nhan sinh quan 1

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975OnTimeVitThu
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Nhan sinh quan 1 (20)

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 

Nhan sinh quan 1

  • 1. 2.2. Sự biến đổi ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Thực trạng Về đạo đức Sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam được thể hiện khá rõ nét ở lĩnh vực đạo đức. Chính vì có nhiều điểm tương đồng nên ngay từ khi được truyền bá vào Việt Nam đã được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên dễ dàng. Đó là sự sẵn sàng hy sinh cho đạo lý, hướng tới sự hòa hợp toàn vũ trụ. Mọi người tìm thấy hạnh phúc khi được khai sáng cái tâm bằng các hoạt động phụng sự xã hội, phụng sự dân tộc và mọi người. Đạo đức Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm đến đạo đức của nhân dân Việt Nam và đã thích nghi với mọi biến đổi của xã hội để đứng vững trong lòng người dân. Phật giáo với triết lý nhân sinh sâu sắc có ảnh hưởng và góp phần đắc lực trong việc tạo nên nhân cách con người Việt Nam, hình thành và phát triển nhân sinh quan, đạo đức trong nhân dân ta. Triết lý ấy còn giáo dục con người phấn đấu tu dưỡng để hoàn thiện mình, làm lành, lánh ác; thấy được cuộc sống của mình do chính mình làm chủ, vì vậy không chờ đợi ở một thế lực nào khác mà bản thân phải gắng sức luyện rèn để trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Nó còn giáo dục con người sống biết hy sinh lợi ích, yêu thương mọi người, thương người như thể thương thân. Với quan niệm Phật tại tâm, nên tu Phật là tu dưỡng đạo đức trong lòng của mỗi cá nhân. Vì vậy, đạo đức Phật giáo dễ đi vào lòng người. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường thì ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức đã có sự biến đổi. Trong cơ chế mới, con người cầu mong một cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thì phải cầu may trong cuộc cạnh tranh để trở thành người chiến thắng, đây là nguyên nhân làm cho nhiều người tìm đến Phật giáo. Người lên chùa dâng hương thờ Phật, Thần với nhu cầu tâm linh của con người trong cơ chế thị trường, họ cầu xin Phật, Thần phù hộ độ trì để có được cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thậm chí họ cầu xin Đức Phật cả những điều ngược trái với giáo lý tinh thần của Phật giáo, ví như: được trúng
  • 2. quả đậm, buôn bán hàng lậu được trót lọt, hoặc mua được rẻ, bán lại đắt... Trong cơ chế kinh tế mới này, nhu cầu tâm linh của các tín đồ lại càng phong phú hơn bao giờ hết, nhà chùa cũng đã đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của các tín đồ. Nhiệm vụ của các tăng ni là thỏa mãn nhu cầu tâm linh của các tín đồ ngày càng nhiều lên, thù lao cho những hoạt động ấy cũng khác trước rất nhiều. Nhà chùa còn làm nhiều việc mà trước đây không phải là công việc của họ, ví dụ như: viết sớ, bói toán, xem thẻ, sóc thẻ... Sát sinh cũng được hiểu khác trước. ăn thịt hay cỏ tùy nghi. Có thể nói, hình thức phục vụ tâm linh của nhà chùa đã tỏ rõ vai trò đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các tín đồ Phật giáo. Nếu như trước đây, người lên chùa chủ yếu là người già với tấm lòng thành kính Phật, tự giác "trẻ vui nhà, già vui chùa", thì ngày nay người lên chùa gồm rất nhiều các thành phần khác nhau, người già, người trẻ, công chức, nhà buôn... với những nhu cầu khác nhau. Ngoài các tín đồ Phật tử theo đuổi ý tưởng tôn giáo, còn rất nhiều người đến chùa không phải là Phật tử. Tuy vậy, lực lượng này vẫn thường xuyên đi chùa. Việc cung tiến tiền cho nhà chùa cũng nhiều hơn trước đây, còn về phía nhà chùa cũng đặt thêm nhiều hòm công đức, từ thiện... tất cả điều đó cũng đã nói lên biểu hiện sự tác động của cơ chế thị trường tới hành vi đạo đức của tăng ni và tín đồ, qua đó một lần nữa lại khẳng định ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức của con người Việt Nam có biểu hiện khác thời kỳ khi kinh tế đất nước còn trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Tuy vậy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo vẫn có ý nghĩa tích cực (thương yêu con người, cứu vớt con người thoát khổ...). Còn trong cơ chế kinh tế mới này, ảnh hưởng đạo đức Phật giáo vẫn góp phần để làm lành mạnh con người trong kinh doanh theo luật nhân quả, làm hạn chế tác động mặt trái của cơ chế kinh tế ấy, hạn chế, ngăn chặn sự suy thoái đạo đức trong xã hội, hướng thiện cho con người, nếu chúng ta biết khai thác những giá trị nhân văn trong nhân sinh quan Phật giáo. Về lối sống
  • 3. "Lối sống là phương thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội) trong một xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống như: hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày" [44. tr. 56]. Nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nếp nghĩ nếp sống không chỉ đối với giới tăng ni, phật tử mà còn cả trong đông đảo quần chúng nhân dân. Niềm tin vào luật nhân quả khiến cho các tín đồ phật tử tin vào tứ diệu đế một cách tự nguyện, cho rằng cuộc đời con người là bể khổ trầm luân. Vì vậy, họ vào chùa tu hành, sinh sống để xa lánh cuộc sống trần tục nơi thế gian đầy dục vọng và cám dỗ. ở đây các tăng ni còn thực hiện việc tu luyện theo bát chính đạo, ăn chay niệm Phật mong thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, cầu được cái chết siêu thoát và được lên cõi Niết bàn. Ngôi chùa với không gian thiêng liêng trở thành chỗ dựa cho cuộc sống của biết bao tín đồ Phật giáo, còn với đông đảo người dân Việt Nam tuy không xuất gia tu hành nhưng trong đời sống tâm linh của họ vẫn có chỗ cho việc đi chùa lễ Phật. Việc làm này chi phối họ trong cuộc sống và cả khi về thế giới bên kia. Sống ở trần gian được lên chùa lễ Phật vào những buổi chiều xua đi những nỗi khổ ở đời, vì thế hoạt động này đã trở thành nếp sống quen thuộc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người. Lẽ sống của con người Việt Nam còn là việc lễ Phật cầu an, thờ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một. Những ngày này không chỉ còn riêng của sinh hoạt Phật giáo mà đã trở thành đại lễ của đông đảo quần chúng nhân dân. ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam còn được biểu hiện qua các phong tục tập quán trong các đám tang: có nhà sư mặc áo cà sa, là sự thể hiện pháp lực của nhà Phật xua đuổi tà ma, có các vãi đi cầu kinh để dẫn vong hồn về nơi yên nghỉ. Rồi sau đó là lễ cúng cầu siêu... nhà chùa vẫn là điểm tựa cho linh hồn người chết được siêu thoát. Ngày nay, khi đất nước đã có sự đổi mới, nền kinh tế thị trường đang được xác lập thì quan niệm về lối sống cũng có biến đổi nhiều. Lối sống của nhà sư cũng thực
  • 4. ----------------------- Page 67----------------------- dụng. Mặc dù vậy, ngôi chùa vẫn là nơi ẩn chứa sự thiêng liêng của niềm tin nhân quả, là nơi con người có thể tìm thấy con đường cứu khổ, cứu nạn, đem lại sự an nhàn tĩnh lặng cho những con người có cuộc sống rủi ro, cho những số phận ngang trái như thiên tai, hậu quả của chiến tranh... mà không tìm được lối ra trong cuộc sống. Về văn hóa Nói đến ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo, đến văn hóa của con người Việt Nam là vấn đề khá phong phú, ở đây tác giả chỉ xin đề cập đến một khía cạnh sinh hoạt văn hóa của người dân Việt Nam trong các ngôi chùa. Người dân Việt Nam từ bao đời nay đã rất quen thuộc với những ngôi chùa, những hoạt động lên chùa lễ Phật đã trở thành sinh hoạt tinh thần của văn hóa người Việt với sự hưởng ứng của đông đảo mọi người trong xã hội. Ngôi chùa là giá trị văn hóa rất gần gũi thân thương của con người Việt Nam, góp phần tô điểm cho nhiều làng quê Việt Nam. Hình ảnh ngôi chùa, cây đa, bến nước, sân đình đã không thể tách rời trong ký ức của mỗi người dân khi xa quê. Hoạt động lên chùa lễ Phật giúp cho con người tìm đến những phút giây thư thái, hướng tới cái chân, thiện, mỹ, làm vơi đi những nhọc nhằn lo toan của cuộc sống thường nhật. Chúng ta có thể khẳng định, việc lên chùa lễ Phật là sinh hoạt văn hóa mang bản sắc dân tộc, qua đó giúp con người hướng tới điều thiện vốn là nét đẹp của văn hóa truyền thống. Chùa không chỉ là nơi thỏa mãn niềm tin tôn giáo của con người mà có thể nói đây còn là địa điểm để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của họ. Chùa được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, hòa mình vào thiên nhiên, tô đẹp cho thiên nhiên nhưng lại mang dáng vẻ rất trầm mặc và thanh thoát như một tiên cảnh ẩn hiện dưới những bóng cây mát mẻ, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra sông hoặc nằm nơi đầu làng. Ngày nay chùa vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân, biểu hiện là đến rằm tháng bảy - ngày hội Vu Lan mọi người dân Việt Nam đều cầu nguyện cho người chết được siêu thoát, ngày mồng tám tháng tư lễ hội Phật Đản, lễ hội
  • 5. Chùa Hương với hát chèo đò gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian... Như vậy, tín ngưỡng Phật giáo với sinh hoạt văn hóa của con người Việt Nam trở thành những giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của dân tộc. Lễ hội chùa chứa đựng những nội dung văn hóa nhất định trong di sản văn hóa của chúng ta. Ngày nay những giá trị ấy vẫn góp phần làm đẹp cho cuộc sống của con người trong xã hội. Song trước sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, trong đó có sinh hoạt văn hóa của người dân tại các ngôi chùa cũng thay đổi rất nhiều. Những nét đẹp trong giá trị văn hóa đã bị thị trường hóa, từ thiện, từ tâm để tu bổ sửa chữa lại chùa là việc làm hết sức cần thiết cho những niềm tin nhân quả và bảo tồn một trong những di sản văn hóa dân tộc, nhưng cũng cần có sự phê phán việc lợi dụng những hành vi trên để trục lợi làm giảm uy tín của nhà chùa vốn là nơi linh thiêng, thanh tịnh. Do tác động của cơ chế thị trường đã khiến sinh hoạt văn hóa của các nhà chùa có sự biến đổi, nhiều tín đồ, người lên chùa đã quá sa đà vào việc lễ bái dẫn đến hiện tượng mê tín, dị đoan gây nhiều lãng phí về mặt tiền bạc, thời gian. Trên thực tế đã xuất hiện danh nghĩa khôi phục văn hóa Phật giáo để bày ra lễ hội tốn kém, những hiện tượng mê tín, dị đoan nhờ đó mà phát triển. Nơi sinh hoạt văn hóa trước đây của nhiều người dân Việt Nam nay đã biến thành chợ trời của sự cúng bái. Có kẻ mượn danh Phật tiến hành các hành vi mê tín, dị đoan: bùa ngải, lên đồng, gọi hồn... thực chất là lợi dụng lòng mê muội của người dân, những người này lên chùa cầu mong Đức Phật che chở, phù hộ cho họ được may mắn có nhiều tài lộc, quan niệm nhân sinh của người tín đồ cũng có nhiều biến đổi để thích ứng với thời đại mới. Trong điều kiện mới những ngôi chùa khó giữa được dáng vẻ như xưa. Hiện nay những danh thắng ấy như một xã hội thu nhỏ có cả nhà ăn, quán trọ, cửa hàng với không khí sôi động ồn ào, náo nhiệt của thị trường. Cuộc sống của con người trong xã hội rất đa dạng, có nhiều uẩn khúc, hiện nay chưa có một lý thuyết nào có thể giải thích thỏa mãn. Đạo Phật với sinh hoạt văn hóa của
  • 6. nó vẫn có cơ sở để tồn tại và rõ ràng Phật giáo không phải là con đường cứu khổ duy nhất cho con người. 2.2.2. Xu hướng biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo Là một trong những hình thái của ý thức xã hội, ý thức tôn giáo trong đó có Phật giáo chịu sự quy định của kinh tế - xã hội đất nước. Trước thực tế nước ta hiện nay, sự phát triển kinh tế đang diễn ra một cách mau lẹ, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội trở nên nhanh chóng… đã làm tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng "đồng hành với dân tộc", sống "tốt đời, đẹp đạo", "sống phúc âm giữa lòng dân tộc". Không nằm ngoài quy luật chung đó, ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo cũng biến đổi theo xu hướng ngày càng thoáng hơn, thực dụng hơn, thực tế hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng Phật giáo Việt Nam từng bước hòa nhập vào các diễn biến của thế giới và đất nước. Phật giáo biến đổi theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế, thích ứng với xã hội đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo hướng con người đến cái thiện, diệt trừ cái ác, mang tính nhân văn, loại bỏ cái lạc hậu, tiếp nhận và chọn lọc những yếu tố mới trong đời sống tôn giáo, phát huy những yếu tố truyền thống lành mạnh, vì vậy đã hấp dẫn lôi kéo nhiều người trong xã hội với tôn chỉ, mục đích cứu khổ cho con người. Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng các tín đồ và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có Phật giáo ở Việt Nam. ảnh hưởng của việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với những mặt trái của nó đã xô đẩy nhiều người tìm đến với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Trong những năm gần đây số lượng người đến chùa ngày càng nhiều gồm đủ mọi thành phần: Người già, người trẻ, trí thức, nhà buôn, công chức… với những lý do và mục đích riêng. Song về cơ bản, chúng ta có thể nhận thấy, việc đi chùa của những người này là nhằm mục đích cầu xin điều gì đó. Bên cạnh đó, cũng có người đi chùa đơn giản là để lấy lại sự thoải mái, thư giãn trong tâm hồn. Cũng không ít người đi chùa là vì sùng mộ Phật, nhưng lại rất cảnh giác với việc thương mại hóa chùa chiền, buôn thần,
  • 7. bán thánh... để kiếm tiền. Qua đây chứng tỏ rằng, sự giác ngộ, trình độ nhận thức, sự hiểu biết về tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân ta đã được nâng lên. Cùng với xã hội loài người, thực tiễn xã hội Việt Nam đang vận động biến đổi từng ngày, từng giờ kéo theo đó là ý thức xã hội trong đó có ý thức tôn giáo, Phật giáo cũng biến đổi cho phù hợp. Hiện nay Phật giáo đang có sự điều chỉnh thay đổi về nhiều mặt, kể cả giới luật … để phù hợp với xu hướng biến đổi của kinh tế - xã hội đất nước. Theo thời gian, trình độ dân trí, trạng thái tình cảm, quan niệm đạo đức, văn hóa, lối sống (ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo) của các tín đồ phật tử cũng thay đổi. Nhiều điều mà trước đây họ thực hiện, thì ngày nay không được chấp nhận cũng là điều dễ hiểu. Các giới luật cũng được giải thích một cách nhẹ nhàng. Ví dụ như đối với giới đầu tiên trong giới luật xưa bắt đầu bằng câu cấm sát sinh, thì trong một số tài liệu Phật học ngày nay đã nêu nội dung giới này như sau: "ý thức được những khổ đau do sát hại gây ra, con xin theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài"… làm người nghe cảm thấy dễ chấp nhận hơn. Về giới luật "cấm sát sinh", Phật giáo đã thấy được phần nào hạn chế của nó là khó thực hiện trong đời sống nên Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm nói: "Không được tự mình sát sinh còn nếu mua thịt cá về nhà thì không có hại gì" [22, tr. 34]. Hoặc về giới thứ năm "không uống rượu" cũng được giải thích mở rộng như: "không dùng các chất ma túy, không tiêu thụ những sản phẩm độc hại như: sách báo, âm nhạc, phim ảnh... có nội dung không lành mạnh". Những sự thay đổi như vậy đã làm giảm bớt tính khắt khe của giới luật và nhằm mở rộng ảnh hưởng của nó trong xã hội, để dễ dàng thu hút đông đảo người đến với đạo Phật hơn. Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh, suy, nhưng luôn luôn đi cùng dân tộc, gắn bó với đất nước. Trong quá trình lịch sử của mình, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều biến đổi thích ứng với phong tục, tập quán, hoàn cảnh xã hội của con người Việt Nam, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, công cuộc đổi đã đem lại sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó đáng chú ý là sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã
  • 8. góp phần làm nên những thành tựu quan trọng về kinh tế, kéo theo sự chuyển biến tích cực về chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, mặt trái kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng tiêu cực đối với đời sống xã hội. Tồn tại với tính cách là một những hình thái ý thức xã hội, Phật giáo Việt Nam có sự biến đổi đáng kể để thích ứng với thực tiễn của đất nước. Nhiều vị chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận thấy sự cần thiết phải thích ứng với tình hình mới của thời đại. Những hoạt động từ thiện, từ bi của Phật giáo là những nét đẹp trong xã hội nhất là khi nền kinh tế thị trường với mặt trái của nó đã đưa một số người đến với chủ nghĩa cá nhân. Điều này được họ quan tâm chú ý nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Thực tế những năm gần đây cho thấy, không khí sinh hoạt Phật giáo sôi nổi hơn rất nhiều so với trước. Có hiện tượng này là do Phật giáo thỏa mãn được một số nhu cầu của con người trong điều kiện hiện nay. Từ việc đào tạo tăng ni trong cả nước, các hoạt động Phật pháp ngày càng mở rộng về quy mô lẫn tổ chức và nội dung, đẩy mạnh các hoạt động thu hút tín đồ v.v... Biểu hiện rõ nét của điều đó là việc người dân lên chùa dâng hương lễ Phật ngày một nhiều, tệ cúng bái thờ tự nhiều lúc, nhiều nơi phát triển tràn lan v.v... Hiện nay ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam đã có những nét khác trước. Sự biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo và nhân sinh quan của Phật giáo nói riêng là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Phật giáo, với nhiều ưu thế trong việc truyền bá ảnh hưởng của mình thông qua hệ thống nhà chùa, các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng có tính chất rộng rãi v.v... Nhiều ngôi chùa, nhất là những ngôi chùa lớn ngày càng thu hút nhiều tầng lớp dân cư không chỉ thuần túy là sinh hoạt văn hóa tinh thần như trước, mà còn nảy sinh nhiều biểu hiện vượt quá khuôn khổ cho phép của hoạt động tôn giáo. Bên cạnh việc sinh hoạt của Phật giáo góp phần trong việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống cũng như củng cố, tôn tạo những giá trị đời sống tinh thần, thì sự biến đổi nhân sinh quan Phật giáo cũng làm nảy nhiều vấn đề phức tạp xung quanh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
  • 9. ở một số địa phương, chẳng hạn ở Huế, việc xây dựng, tập hợp lực lượng quần chúng của Phật giáo đã mở rộng sang nhiều hình thức mới. Nhiều tổ chức Phật giáo như hội Đoàn thanh niên Phật tử, Gia đình Phật tử v.v... ra đời, tích cực mở rộng ảnh hưởng. Những hoạt động này được kết hợp với nhiều hoạt động xã hội đã tạo ưu thế trong việc thu hút các tín đồ và cạnh tranh ảnh hưởng đối với các tôn giáo khác. Sự phát triển mạnh của những hoạt động truyền bá trên đây cũng gây nên nhiều hiện tượng phức tạp không chỉ đối với xã hội mà ngay cả trong nội bộ giáo hội Phật giáo. Đây đó xảy ra mâu thuẫn, chia rẽ bè phái gây mất đoàn kết nội bộ ảnh hưởng đến trật tự chung, tạo ra kẽ hở cho các thế lực phản động lợi dụng phục vụ cho âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước. Hiện nay, xu hướng biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo nhằm phát huy ảnh hưởng của đạo Phật, cộng với mặt trái của cơ chế thị trường, nhất là xu hướng chạy theo đồng tiền, sự phân hóa giàu nghèo, sa sút đạo đức đã tạo điều kiện cho việc nảy sinh tâm lý tín ngưỡng và cả mê tín dị đoan phát sinh, phát triển mạnh. Điều đó ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với sinh hoạt của Phật giáo, mà còn ảnh hưởng tới hoạt động xã hội và đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình người Việt Nam. Sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng thế tục hóa của Phật giáo. Biểu hiện rõ nét của xu hướng này là sự tham gia vào những hoạt động xã hội có tính chất nhập thế. Chẳng hạn như sự tham gia của nhiều vị giáo chức cũng như các tín đồ vào các công tác giáo dục, y tế, các hoạt động cứu trợ, từ thiện... đã góp phần cùng xã hội làm giảm bớt những nỗi khổ, bất hạnh của nhiều người do thiên tai hay những rủi do đem lại. Chính những hoạt động xã hội mang đậm tính nhân đạo đã góp phần giảm bớt tính chất thần thánh, làm cho hoạt động của Phật giáo không xa lánh với cuộc sống đời thường, gần gũi với người dân. Nhiều người tín đồ từ chủ trương xuất thế xa lánh cuộc sống trần tục chuyển sang nhập thế, quay về với cuộc sống hiện thực ở đời. Xu hướng thế tục hóa của Phật giáo một mặt thúc đẩy các tín đồ gắn liền, không thoát ly công cuộc đổi
  • 10. mới của đất nước, mặt khác giúp họ nhận rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân đối với đất nước, đối với dân tộc. Bên cạnh các hoạt động tôn giáo, các tín đồ Phật tử phải chăm lo công việc đời thường, làm theo lẽ đời, theo phương châm đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính việc hướng tới đời sống thế tục, tận tâm với lợi ích thế tục lại của người Phật tử thúc đẩy xu hướng thế tục hóa sẽ đem lại nhiều cơ hội cho Phật giáo mở rộng ảnh hưởng của mình trong quần chúng nhân dân. Trước thời kỳ đổi mới, nhà chùa duy trì sự tồn tại và phát triển của mình chủ yếu bằng việc thu nhập dựa vào việc canh tác trên ruộng đất của nhà chùa, thì trong điều kiện kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hóa đã làm đời sống kinh tế của đất nước có bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của các tầng lớp dân cư trong đó có các phật tử và tín đồ Phật giáo được nâng lên và cải thiện một bước rõ rệt. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, sinh hoạt của nhà chùa, khó giữ được dáng vẻ như xưa. Với việc mở rộng và phát triển giáo hội, đội ngũ tăng ni, chức sắc và các tín đồ ngày càng đông v.v... Để có thể duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư, hoạt động của nhà chùa buộc phải có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực để thích ứng với tình hình mới, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Tính chất kinh doanh đã len lỏi vào trong nhiều hoạt động của nhà chùa. Nhiều chùa sẵn sàng đáp ứng và thực hiện những yêu cầu của tín đồ như làm lễ giải oan, cầu siêu... cũng là hai bên cùng có lợi: các tín đồ phật tử thỏa mãn nhu cầu tâm linh, còn về phía nhà chùa cũng tăng thêm thu nhập. Phần lớn số lượng tiền dùng cho việc tu bổ, sửa chữa chùa là do những tín đồ, những người lên chùa cung tiến, những người này quan niệm: nếu cung tiến vào chùa nhiều tiền sẽ được Phật phù hộ cho nhiều tài lộc trong cuộc sống.